Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ tới sinh trưởng, phát triển cây Râu mèo (Orthsiphon stamineus Benth) tại trường Đại học Nông Lâm Tỉnh Thái Nguyên
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ tới sinh trưởng, phát triển cây Râu mèo (Orthsiphon stamineus Benth) tại trường Đại học Nông Lâm Tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_nghien_cuu_anh_huong_cua_mat_do_toi_sinh_truong_ph.pdf
Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ tới sinh trưởng, phát triển cây Râu mèo (Orthsiphon stamineus Benth) tại trường Đại học Nông Lâm Tỉnh Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THỊ NIÊN Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TỚI SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CÂY RÂU MÈO (Orthosiphon stamineus Benth) TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TỈNH THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : NLKH Khoa : Lâm Nghiệp Khóa học : 2015- 2019 Thái Nguyên - 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THỊ NIÊN Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TỚI SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CÂY RÂU MÈO (Orthosiphon stamineus Benth) TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TỈNH THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp Lớp : K47 - NLKH Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Đặng Thị Thu Hà Thái Nguyên – 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thái Nguyên, tháng năm 2019 XÁC NHẬN CỦA GVHD Người viết cam đoan TS. Đặng Thị Thu Hà Hoàng Thị Niên
- ii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã trang bị cho mình kiến thức cơ bản về chuyên môn dưới sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của toàn thể thầy, cô giáo. Để củng cố lại những khiến thức đã học cũng như làm quen với công việc ngoài thực tế thì việc thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn rất quan trọng, tạo điều kiện cho sinh viên cọ sát với thực tế nhằm củng cố lại kiến thức đã tích lũy được trong nhà trường đồng thời nâng cao tư duy hệ thống lý luận để nghiên cứu ứng dụng một cách có hiệu quả những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và cô TS. Đặng Thị Thu Hà, tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và ảnh hưởng của mật độ tới sinh trưởng, phát triển cây Râu mèo (Orthsiphon stamineus Benth) tại trường Đại Học Nông Lâm Tỉnh Thái Nguyên”. Trong thời gian thục hiên đề tài, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của cô TS. Đặng Thị Thu Hà và các thầy cô giáo trong khoa, tôi đã hoàn thành khóa luận đúng thời hạn. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy, cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là cô giáo TS. Đặng Thị Thu Hà đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế do vậy khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn đồng nghiệp để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng năm 2019 Sinh viên Hoàng Thị Niên
- iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Ảnh hưởng mật độ trồng đến sinh trưởng đường kính gốc cây Râu mèo 31 Bảng 4.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng chiều cao cây Râu mèo 32 Bảng 4.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng số cành cấp 1 trên cây Râu mèo 33 Bảng 4.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều dài, chiều rông của lá cây Râu mèo 34 Bảng 4.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất cây Râu mèo 35 Bảng 4.6. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thành phần sâu hại của cây Râu mèo 37
- iv DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 21 Hình 4.1. Chăm sóc cây Râu mèo 27 Hình 4.2. hoa của cây Râu mèo 28 Hình 4.3. Chiều cao của cây Râu mèo 29 Hình 4.4. Cành của cây Râu mèo 30 Hình 4.5. Lá của cây Râu mèo 30 Hình 4.6. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng đường kính cây Râu mèo 31 Hình 4.7. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng chiều cao 32 Hình 4.8. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng số cành cấp 1 trên cây Râu mèo 33 Hình 4.9. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều dài và chiều rộng của lá cây Râu mèo 35 Hình 4.10. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất cây Râu mèo 36 Hình 4.11. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thành phần sâu hại của cây Râu mèo 37
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC BẢNG iii DANH MỤC HÌNH iv MỤC LỤC v PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 4 2.1.1. Cơ sở khoa học 4 2.1.2. Cơ sở khoa học của phương pháp nhân giống vô tính 5 2.1.3. Cơ sở khoa học xác định mật độ trồng hợp lý 7 2.1.4. Cơ sở thực tiễn về khoảng cách và mật độ cây trồng 8 2.2. Nguồn gốc, phân bố, đặc điểm sinh thái và thành phần hóa học cây Râu mèo 8 2.2.1. Nguồn gốc và phân bố 8 2.2.2. Phân loại 9 2.2.3. Đặc điểm sinh thái 9 2.2.4. Thành phần hoá hóa 9 2.3. Giá trị chữa bệnh của cây Râu mèo 9 2.4. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam 10 2.4.1. Tình hình nghiên cứu cây thuốc trên thế giới 10
- vi 2.4.2. Tình hình nghiên cứu cây Râu mèo trên thế giới 11 2.5. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 14 2.5.1. Tình hình nghiên cứu cây thuốc Việt Nam 14 2.5.2. Tình hình nghiên cứu cây Râu mèo Việt Nam 16 2.6. Tổng quan về điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 18 2.6.1. Vị trí địa lí 18 2.6.2. Đất đai 18 2.6.3. Địa hình 19 2.6.4. Khí hậu 19 2.6.5. Tài nguyên nước 19 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 3.1. Đối tượng nghiên cứu 20 3.2. Địa điểm nghiên cứu 20 3.3. Phạm vi nghiên cứu 20 3.4. Nội dung nghiên cứu 20 3.5. Phương pháp nghiên cứu 20 3.5.1. Phương pháp kế thừa tài liệu 20 3.5.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 21 3.5.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi thí nghiệm 23 3.5.4. Phương pháp xử lý số liệu 25 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27 4.1. Đặc điểm sinh học của cây Râu mèo 27 4.1.1. Thân cây Râu mèo 27 4.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, và năng xuất cây Râu mèo 31 4.2.1. Đánh giá được ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng đường kính và chiều cao 31
- vii 4.2.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng chiều cao cây Râu mèo 32 4.2.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tăng trưởng số cành cấp 1 33 4.2.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến lá chiều dài, chiều rộng cây Râu mèo 34 4.2.5. Năng xuất cây Râu mèo theo các mật độ trồng khác nhau. 35 4.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thành phần sâu hại của cây Râu mèo . 36 4.4. Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu Râu mèo 38 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39 5.1. Kết luận 39 5.2. Kiến nghị 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Việt Nam có rất nhiều loại dược liệu quý hiếm, có giá trị kinh tế ca. Điều kiện tự nhiên ở Việt Nam là tiềm năng to lớn để phát triển nhiều loại dược liệu, đặc biệt là nhiều loại dược liệu quý, nhưng người dân không biết giá trị kinh tế và công dụng của chúng nên vẫn khai thác bừa bãi và chưa có kế hoạch bảo tồn, nuôi trồng sau gần 30 năm thực hiện, công tác bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn cây thuốc đã đạt những kết quả nhất định. Đến nay, ngành y tế đã duy trì mạng lưới bảo tồn nguồn gen tại 7 vùng sinh thái gồm: vùng đồng bằng Sông Hồng (Hà Nội), vùng trung du phía Bắc (Tam Đảo), vùng núi cao phía Bắc (Lào Cai), vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa), vùng Tây Nguyên (Đà Lạt), vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Phú Yên) và vùng Đông Nam bộ (Thành phố Hồ Chí Minh). Đồng thời, ngành đã lưu giữ và bảo tồn 1.531 nguồn gen thuộc 884 loài cây thuốc tại 7 vườn cây thuốc thuộc các đơn vị; 100% các nguồn gen bảo tồn được đánh giá ban đầu; 30% nguồn gen được đánh giá chi tiết về các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển Theo kết quả điều tra đến năm 2016, Việt Nam đã ghi nhận được trên 5.000 loài thực vật được sử dụng làm thuốc; trong đó có gần 200 loài có tiềm năng khai thác và phát triển trồng để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và hướng tới xuất khẩu. Đặc biệt, hiện đã có 11 cây dược liệu được trồng theo nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc hiện nay việc nuôi trồng dược liệu trong nước vẫn chưa chủ động và dược liệu chưa trở thành hàng hóa có sức cạnh tranh. Cây Râu mèo còn gọi là Cây bông bạc. Tên khoa học là Orthosiphon stamineus Benth., họ Bạc hà (Lamiaceae).Trên thế giới Râu mèo là cây nhiệt đới tương đối điển hình, mọc
- 2 tự nhiên phổ biến ở Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, các nước ở Đông Dương và cả ở châu Phi.Cây Râu mèo là vị thuốc Đông y có tác dụng điều trị bệnh sỏi thận, tăng bài tiết, hạ đường huyết Ở Việt Nam, Râu mèo phân bố rải rác ở vùng đồng bằng và miền núi như: Cao Bằng, Thanh Hóa (Vĩnh Lộc), Hà Nội (Ba Vì), Lâm Đồng, Phú Yên (Tuy Hòa), Ninh Thuận (Phan Rang), Kiên Giang (Phú Quốc) Tuy trồng nhiều nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng [9]. Hằng năm nước ta nước phải nhập khẩu hàng chục tấn dược liệu cây râu mèo từ Trung Quốc, Campuchia. Theo Đông y, cây Râu mèo có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, trừ thấp, dùng làm thuốc lợi tiểu mạnh, thông mật, dùng trong bệnh sỏi thận, sỏi túi mật, viêm túi mật, dùngtrị viêm thậncấp tính và mạn tính;viêm bàng quang; sỏi tiết niệu Xuất phát từ lý do đó, được sự đồng ý của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp tôi tiến hành nghiên cứu đề tài” “ Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ tới sinh trưởng, phát triển cây Râu mèo (Orthsiphon stamineus Benth) tại trường Đại học Nông Lâm Tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề tài thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu sau: - Xác định được đặc điểm sinh thái, hình thái cuả cây Râu mèo. - Xác định được ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng, phát triển cây Râu mèo. - Đề xuất được một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu Râu mèo. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về cây Râu mèo. Các kết quả
- 3 nghiên cứu của đề tài có thể bổ sung thêm nguồn tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, chỉ đạo sản xuất, chọn tạo giống và nghiên cứu các các biện pháp kỹ thuật khác cũng như là cơ sở khoa học trong điều trị và chữa bệnh. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài bước đầu đã phân biệt đặc điểm hình thái, khả năng sinh trưởng và phát triển của cây Râu mèo và xác định mật độ trồng thích hợp cho cây Râu mèo nhằm góp phần hoàn thiện kỹ thuật trồng cây Râu mèo cho năng suất chất lượng cao. Đa dạng hóa các sản phẩm hàng hóa từ cây trồng bản địa. Góp phần tăng thêm thu hút đầu tư vào cây dược liệu để tạo vùng sản xuất cung cấp được nhiều loại cây thuốc có ích.
- 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 2.1.1. Cơ sở khoa học Ở Việt Nam, Râu mèo phân bố rải rác ở một số tỉnh miền núi như Cao Bằng, Thanh Hoá (Vĩnh Lộc), Hà Tây (Ba Vì), Lâm Đồng, Phú Yên (Tuy Hoà), Vũng Tàu – Côn Đảo (Bà Rịa), Ninh Thuận (Phan Rang), Kiên Giang (Phú Quốc) Cây ưu ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, thường mọc trên đất giàu chất mùn ở ven rừng, gần bờ nước hoặc trong thung lũng. Độ cao phân bố của cây từ khoảng 10m (ở Phú Yên) đến 600m (ở Cao Bằng). Cây sinh trưởng mạnh trong mùa xuân hè. Mùa đông có hiện tượng bán tán lụi ở phần thân cành trên mặt đất. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt, nhưng tỷ lệ hạt nẩy mầm thường rất thấp. Râu mèo tái sinh chồi khoẻ, nhất là từ những phần còn lại sau khi cắt [9]. Trên cơ sở phân bố và điều kiện tự nhiên của cây Râu mèo Việt Nam như vậy, chúng tôi thấy rằng nghiên cứu đặc điểm thực vật, phương thức nhân giống và mật độ trồng cho Râu mèo ở vùng Hà Nội cho năng suất cao và chất lượng phù hợp là rất cần thiết cho việc chủ động cung cấp nguồn dược liệu thay thế nguồn dược liệu sẵn có trong tự nhiên. Theo GS. Đỗ Tất Lợi cây Râu mèo tên khoa học là Orthosiphon stamineus Benth còn có tên gọi là Bông Bạc, thuộc họ Hoa môi Lamiaceae [11]. Thành phần hoạt chất chính của Râu mèo gồm các chất thuộc nhóm flavonoid, terpenoid và dẫn xuất của acid caffeic Trong đó, sinensetin, acid ursolic và acid rosmarinic là các thành phần hoạt chất chính của Râu mèo [5]. Ngày nay ở Việt Nam, tiến bộ khoa học ngày một phát triển, kỹ thuật nhân giống của các cây nông nghiệp, công nghiệp và lâm nghiệp, cây dược liệu ngày một nâng cao cả về chất lượng và số lượng.
- 5 2.1.2. Cơ sở khoa học của phương pháp nhân giống vô tính Giâm cành là một phương pháp nhân giống vô tính mà trong đó người ta tách các cơ quan dinh dưỡng như cành, thân, thân ngầm, thân rễ và tác động các biện pháp kỹ thuật để tạo ra rễ bất định để có cây con có khả năng sống độc lập với cây mẹ, sinh trưởng phát triển tốt mà vẫn giữ được những đặc tính ban đầu của giống điều này đặc biệt quan trọng đối với cây thuốc. Phương pháp này dựa vào hiện tượng cực tính, khả năng tái sinh của thực vật và đặc tính độc lập từ một bộ phận dinh dưỡng ngay cả một tế bào nhỏ bé cũng có thể tái sinh, phân chia tạo cơ thể hoàn chỉnh đó chính là nhờ tính toàn năng của tế bào. Như vậy, phương pháp giâm cành là phương pháp nhân giống thực vật bằng cơ quan dinh dưỡng . Khi đặt cơ quan dinh dưỡng trong điều kiện thích hợp (giá thể, độ ẩm, ánh sáng, dinh dưỡng ) thì chúng sẽ phân chia tế bào khôi phục những bộ phận còn thiếu trở thành một cơ thể hoàn chỉnh. Khả năng này phụ thuộc vào tính toàn năng và sự phản phân hóa. Haberland (1902) lần đầu tiên quan niệm rằng mỗi tế bào bất kỳ của một cơ thể sinh vật đều có khả năng tiềm tàng để phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh. Theo quan niệm của sinh học hiện đại thì mỗi tế bào riêng rẽ đã được phân hoá đều chứa toàn bộ lượng thông tin di truyền (ADN) cần thiết của cả cơ thể thực vật đó đều có khả năng phát triển hoàn chỉnh tạo thành một cá thể gọi là tính toàn năng của tế bào thực vật. Theo tác giả V.sil, Hondebrond (1965) thì tính toàn năng của mọi tế bào cho biết mọi tế bào sống đều chứa đầy đủ thông tin di truyền để tái sinh các bộ phận chức năng của cây. Còn theo E.Libbert 1987 khẳng định tính phản phân hóa là khả năng trở lại trạng thái Meristem và phát triển thành những điểm sinh trưởng của các tế bào đã trưởng thành (sự phản phân hoá). Theo Libbere 1976 thì cơ chế hình thành và phát triển của rễ bất định phải trải qua ba giai đoạn:
- 6 Khi có tác động cắt cành thì auxin sẽ được hình thành một cách nhanh chóng tại đỉnh sinh trưởng và các cơ quan non, sau đó qua quá trình hình thành mạch libe thì auxin được vận chuyển tới vết cắt của cành giâm để kích thích tạo thành rễ bất định. Người ta chia việc hình thành rễ bất định thành ba giai đoạn: Giai đoạn phản phân hoá của tế bào tượng tầng trở lại, chức năng phân chia mô phân sinh tạo khối tế bào bất định (callus). Lượng auxin lớn để phản phân hóa tế bào (10-6 – 10-5 g/cm3). Giai đoạn tái phân hóa: Các tế bào bất định tái phân hóa hình thành rễ mầm bất định cần lượng auxin thấp hơn 910-7 g/cm3. Giai đoạn sinh trưởng của mầm rễ để hình thành rễ bất định. Lượng auxin cần thấp (10-10 – 10-12 g/cm3) hoặc không cần. Thường sử dụng các chất thuộc nhóm auxin ngoại sinh để kích thích sự tạo rễ bất định nhanh và hiệu quả trong kích thích giâm cành: TBA, αNAA, 2,4D. Theo Oparin miêu tả như sau: Ngay sau khi cắt cành giâm không cho nhựa luyện vận chuyển từ trên xuống dưới, các sản phẩm của quá trình quang hợp trong đó có auxin được tích tụ trong các tế bào màng mỏng làm kích thích hoạt động của tượng tầng mô sẹo (callus) gặp điều kiện thuận lợi sẽ hình thành rễ bất định. Theo quan điểm của di truyền học về sự phát triển của cá thể thì quá trình tạo mới trong quá trình phát triển cá thể được thực hiện bằng con đường thi hành các chương trình di truyền được mã hoá trong cấu trúc phân tử ADN và sự điều chỉnh thực hiện đó trong suốt quá trình sống của cá thể thông qua việc điều hoà sinh tổng hợp Protein Enzim và Protein cấu trúc. Người ta xác định rằng trong các tế bào phân hoá khác nhau của một cây chứa lượng ADN giống nhau. Lượng ADN đó chứa một lượng thông tin đầy đủ mà các tế bào này trong các điều kiện nhất định có thể thực hiện được và có thể trở thành một cơ thể hoàn chỉnh.
- 7 Như vậy sự hình thành rễ của cành giâm diễn ra rất phức tạp. Khi cắt cành giâm, các tế bào sống ở mặt cắt bị tổn thương, các tế bào chất của mạch gỗ được mở ra bên ngoài tức là quá trình làm lành vết thương và quá trình tái sinh diễn ra 2.1.3. Cơ sở khoa học xác định mật độ trồng hợp lý Mật độ và khoảng cách gieo trồng là hai yếu tố ảnh hưởng nhiều đến năng suất. Giải quyết tốt vấn đề về mật độ tức giải quyết tốt mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển của các cá thể làm cho quần thể cây khai thác tốt nhất khoảng không gian (không khí, ánh sáng) và mặt đất (khai thác nước, dinh dưỡng trong đất) nhằm thu được sản lượng cao nhất trên một đơn vị diện tích. Mật độ càng cao thì sự cạnh tranh diễn ra càng quyết liệt. Dưới đất cây cạnh tranh nhau về nước, dinh dưỡng trong đất và khoảng trống trong đất để phát triển củ. Khi đất không cung cấp đủ cho nhu cầu của cây thì cây sẽ phát triển kém, cây nhỏ, củ sẽ nhỏ. Trên khoảng không gian, để có thể lấy được ánh sáng khi phải cạnh tranh với các cây khác cây sẽ phải tăng trưởng chiều cao một cách tối đa chính vì vậy sẽ làm cho thân nhỏ, cây yếu, đường kính bẹ của lá nhỏ, sức chống chịu kém trước các điều kiện ngoại cảnh, khả năng chống đổ kém. Khi trồng ở mật độ thấp cây sẽ không phải cạnh tranh nhau nhiều do vậy cây sẽ có điều kiện phát triển tốt cho năng suất cá thể cao nhưng năng suất quần thể lại giảm bên cạnh đó cây sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện ngoại cảnh do tính quần thể bị giảm, củ của cây sẽ bị phân nhánh do bộ rễ của cây sẽ phát triển theo chiều ngang vì không phải cạnh tranh nhiều với bộ rễ của các cây khác điều này sẽ làm giảm phẩm cấp của củ. Mật độ trồng thích hợp sẽ giúp cho cây sử dụng được tối đa các điều kiện của đồng ruộng từ đó giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, khả năng tích
- 8 luỹ của cây tăng từ đó có thể tăng năng suất và tăng sản lượng cũng như hiệu quả kinh tế. 2.1.4. Cơ sở thực tiễn về khoảng cách và mật độ cây trồng Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoà ảnh hưởng mật độ và phân bón đến sinh trưởng, phát triển của cây Nhân trần cho thấy: Mật độ thích hợp nhất với cây nhân trần là 15 x 15cm và 15 x 20cm làm tăng trưởng chiều cao và khối lượng cá thể của cây[7]. Ngoài ra với khoảng cách và mật độ hợp lý còn làm hạn chế được cỏ dại và sâu bệnh phát triển, tận dụng được dinh dưỡng trong đất, dẫn đến sẽ làm giảm chi phí sản xuất. Cho nên việc bố trí mật độ hợp lý là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất cây trồng. Từ những dẫn cứ khoa học và thực tiễn trên cho thấy nghiên cứu đặc điểm thực vật, phương thức nhân giống là cần thiết nhằm xác định được ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển của hai giống Râu mèo cho năng suất cao với chất lượng phù hợp. Đưa Râu mèo vào trồng trọt thành công thì sẽ chủ động được nguồn nguyên liệu làm thuốc, đảm bảo về số lượng và chất lượng đồng đều không phụ thuộc vào việc khai thác hoang dại. 2.2. Nguồn gốc, phân bố, đặc điểm sinh thái và thành phần hóa học cây Râu mèo 2.2.1. Nguồn gốc và phân bố Chi Orthosiphon Benth, có 40 loài trên thế giới, phân bố rải rác khắp các vùng nhiệt đới Châu Á, Châu Phi và Châu Đại Dương. Vùng nhiệt đới Đông Nam Á được coi là nơi tập trung và có tính đa dạng cao về thành phần loài của chi, trong đó Việt Nam có 8 loài. Trên thế giới Râu mèo là cây nhiệt đới tương đối điển hình, mọc tự nhiên phổ biến ở Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, các nước ở Đông Dương và cả ở Châu Phi. Cây còn được trồng ở Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, Cu Ba và Việt Nam.
- 9 Ở Việt Nam, Râu mèo phân bố rải rác ở vùng đồng bằng và miền núi như: Cao Bằng, Thanh Hoá (Vĩnh Lộc), Hà Tây (Ba Vì), Lâm Đồng, Phú Yên (Tuy Hoà), Vũng Tàu – Côn Đảo (Bà Rịa), Ninh Thuận (Phan Rang), Kiên Giang (Phú Quốc) [9]. 2.2.2. Phân loại Râu mèo, Tên khác: Cây bông bạc Có tên khoa học là: Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr Tên đồng nghĩa: Orthosiphon stamineus Benth, Orthosiphon aristatus (Blume) Miq. Tên nước ngoài: Orthosiphon, thé de Java, barbiflore, moustache de chat (Pháp). Họ Hoa môi: Lamiaceae 2.2.3. Đặc điểm sinh thái Cây ưu ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, thường mọc trên đất giàu chất mùn ở ven rừng, gần bờ nước hoặc trong thung lũng. Độ cao phân bố của cây từ khoảng 10 m (ở Phú Yên) đến 600 m (ở Cao Bằng). Cây sinh trưởng mạnh trong mùa xuân hè. Mùa đông có hiện tượng bán tán lụi ở phần thân cành trên mặt đất. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt, nhưng tỷ lệ hạt nẩy mầm thường rất thấp. Râu mèo tái sinh chồi khoẻ, nhất là từ những phần còn lại [9]. 2.2.4. Thành phần hoá hóa Cả cây chứa glucosid đắng orthosiphonin, saponin, alcaloid, tinh dầu, tanin, flavonoid, cholin, betain, alcol triterpen, các acid hữu cơ: acid tartric, citric, glycolic, muối vô cơ kali [33] . 2.3. Giá trị chữa bệnh của cây Râu mèo Râu mèo có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, trừ thấp, tiêu viêm.
- 10 Râu mèo làm tăng lượng nước tiểu và thúc đẩy sự bài tiết urê, các chlorua và acid uric. Có tác dụng tốt đối với các chứng rối loạn đường tiêu hoá, bệnh thấp khớp, đau lưng, đau nhức khớp xương. Còn tác dụng tốt đối với bệnh xung huyết gan và bệnh đường ruột. Hiệu quả của nó là do tác dụng kết hợp của glycosid với các muối kiềm, các chất giống như tanin của dầu thơm và của một saponin. Dịch chiết bằng nước giàu hoạt chất hơn (28,8%)[9] . 2.4. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam 2.4.1. Tình hình nghiên cứu cây thuốc trên thế giới Trải qua nhiều thế kỷ, con người vẫn luôn coi trọng cây cỏ như là một nguồn thuốc chủ yếu để phòng và chữa bệnh. Theo WHO đến năm 1985, trên thế giới đã có khoảng 20.000 trong số 25.000 loài thực vật được dùng trực tiếp để làm thuốc hoặc cung cấp các hoạt chất tự nhiên để làm thuốc. Trong đó, vùng nhiệt đới châu Á ước tính có khoảng 6.500 loài thực vật có hoa được dùng làm thuốc. Ấn Độ 6.000 loài, Trung Quốc 5.135 loài. Bên cạnh việc sử dụng cây thuốc ở dạng cổ truyền (cao, thuốc ngâm rượu, thuốc sắc, ); thì nhiều năm nay người ta đã chế được ra nhiều loại thuốc hiện đại có nguồn gốc từ tự nhiên. Cho đến nay chưa có con số chính xác thống kê về tổng số lượng thực vật được sử dụng là bao nhiêu, chỉ đoán là rất lớn [34]. Khuynh hướng phát triển sản phẩm dược hiện nay là sự giao thoa hai chiều giữa khoa học kỹ thuật của phương Tây và những nguyên lý kinh dịch phương Đông trong y học cổ truyền. Tỷ trọng các sản phẩm Đông dược tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam càng ngày càng chiếm tỷ trọng cân bằng hoặc cao hơn sản phẩm được xuất xứ từ phương Tây. Theo thống kê của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) trên thế giới có khoảng 250.000 - 270.000 loài thực vật bậc cao thì có đến 35.000 - 70.000 loài được sử dụng vào mục đích chữa bệnh. Trong đó Trung Quốc có trên 10.000 loài, Ấn Độ có khoảng 7.500 - 8.000 loài, Indonesia có khoảng 7.500
- 11 loài, Malaysia có khoảng 2.000 loài, Hàn Quốc có khoảng 1.000 loài có thể sử dụng được trong y học truyền thống [35]. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá 80% dân số trên thế giới dựa vào nền y học cổ truyền để đáp ứng cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe, trong đó chủ yếu là thuốc từ cây cỏ (WHO, IUCN & WWF, 1992). Thực tế cho thấy vấn đề này ngày càng phổ biến ở các nước phát triển, nhất là trong 20 năm gần đây. Việc trở về với tự nhiên hay sự bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về sản phẩm tự nhiên (Green cosummerism) dẫn đến chất lượng sản phẩm và các tiêu chuẩn dược liệu được nâng cao. Sự tín nhiệm của sản phẩm từ thảo dược ngày càng gia tăng. Xu hướng trên thế giới hiện nay là vừa bảo tồn những cây thuốc quý hiếm, vừa có kế hoạch khai thác có hiệu quả những nguồn gen này để chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học tạo ra những sản phẩm mới có chất lượng cao, giá thành phù hợp. 2.4.2. Tình hình nghiên cứu cây Râu mèo trên thế giới Trên thế giới Râu mèo là cây nhiệt đới tương đối điển hình, mọc tự nhiên phổ biến ở Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, các nước ở Đông 10 Dương và cả ở Châu Phi. Cây còn được trồng ở Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, Cu Ba và Việt Nam. Theo tài liệu scialert.net cây Râu mèo có tên khoa học là Orthosiphon stamineus Benth. (OS) được sử dụng rộng rãi tại nhiều nước ở Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia và Thái Lan, để điều trị bệnh thận và bàng quang bệnh liên quan (Jaganth và Ng, 2000). OS chứa một số thành phần hoạt động như terpenoids và polyphenol (Tezuka et al, 2002.) [24], (2004) báo cáo về sự hiện diện của Rosmarinic acid (RA), Sinensetin (SEN) và Eupatorin (eup) trong lá của hệ điều hành. Gần đây, methanolic giải nén của hệ điều hành được tìm thấy có hoạt động chống mạnh - angiogenic tinh trong ống nghiệm (Sahib et al, 2008.). Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng VEGFR là hiện nay trên bề mặt của nội tiết tố nhạy cảm dòng tế bào ung thư
- 12 vú MCF-7 (Amin et al, 2000.). Lâm sàng gần đây kết quả của một số điều trị ung thư sử dụng đồng quản trị của các đại lý antiangiogenic với đại lýchemotherapeutic cổ điển như: TMX, có hiển thị được thành công đáng kể (Lee et al, 2008.). Nghiên cứu này nhằm thực hiện theo mô hình tương tự như điều trị cho bệnh ung thư vú phụ thuộc nội tiết tố nhưng bằng cách sử dụng một chiết xuất thực vật antiangiogenic với TMX thay vào đó là một cách tiếp cận khác. Ở Malaysia, Việt Nam và Nhật Bản (Theo cpmedical.net) đã sử dụng và tiêu thụ dược liệu cây Râu mèo nhiều. Gần đây các nhà khoa học đã tìm thấy trong các sản phẩm mới Herbal Diuretic cùng với 99 mg kali từ nguồn nguyên liệu cây Râu mèo, đó là một tài nguyên thiên nhiên quý bổ sung mà có thể hỗ trợ gan thận và sức khỏe, chống viêm. Sản phẩm Diuretic là một sự lựa chọn tuyệt vời cho gan cũng có thể duy trì sức khỏe và lượng đường trong máu. Theo Awale S, Tezuka Y và cộng sự [19], dược liệu Râu mèo đã được sử dụng trong y học cổ truyền cho các thế kỷ để nâng cao sức khỏe của con người. Râu mèo là một loại thực vật truyền thống phổ biến rộng rãi được sử dụng trong khu vực Đông Nam Á. Chúng có tác dụng làm giảm tiểu đường, tăng huyết áp, tonsillitis, epilepsy, kinh rối loạn, gonorrhea, syphilis, sỏi thận, sốt, bệnh viêm gan, và jaundice. Ở Nhật Bản dược liệu Râu mèo được làm thành trà và được tiêu thụ trên thị trường. Dược liệu Râu mèo sấy khô đã trở nên phổ biến trong các liệu pháp thảo dược trà Châu Âu vào đầu thế kỷ 20. Khi nó được giới thiệu các thành phần quan trọng của Râu mèo là polyphenols như sinesetine và eupatorine. Râu mèo là được sử dụng rộng rãi tại Malaysia cho các phương pháp trị liệu trong việc điều trị bệnh sỏi thận, gout, viêm khớp. Orthosiphon stamineus làm giảm sự thay đổi trong necrotic trong gan và inhibited tăng serum enzymes của gan. O. stamineus đã chống viêm và không hoạt động narcotictê. Những kết quả
- 13 trên đã đưa cây râu mèo vào trồng trọt làm nguyên liệu cho việc điều trị bệnh. Cây Râu mèo còn có tác dụng làm giảm mức glucose trong máu người bệnh tiểu đường, lipid . Theo Beaux D, Fleurentin J, Mortier F [18], sỏi thận được phát hiện thông qua chụp X - quang. Loại sỏi này khó được điều trị thành công bằng phương pháp tây y nhưng một số loại thuốc có thể giúp ngăn ngừa sỏi thận nếu họ đã có một propensity để tái diễn. Sỏi thận cũng có thể được gây ra bởi disordered 12 uric acid metabolism. Uric acid là một yếu tố phổ biến của urinary và thận calculi (thận đá) và các gouty concretions. Diuretic là một yếu tố quan trọng trong điều trị bệnh sỏi thận. Tăng khối lượng chất lỏng chảy qua thận sẽ giúp hòa tan các sỏi, thông qua việc hỗ trợ của họ để tránh tiếp tục duy trì và phát triển. Theo Yuliana ND, Khatib A và cs [24], nghiên cứu gần đây cung cấp một nền tảng khoa học sử dụng râu mèo trong điều trị bệnh thận và gout. Trước tiên, Râu mèo xuất hiện ảnh hưởng đến hoạt động của adenosine receptor antagonists. Có thể bảo vệ thận bằng cách tăng lưu lượng nước tiểu và natri excretion . Ngoài ra, một nghiên cứu trước đó cho thấy Orthosiphon stamineus giảm độ axit uric trong động vật gặm nhấm . Không giống như một số dược phẩm khác, dịch chiết từ cây Râu mèo có thể thật sự duy trì lượng đường trong máu cấp. Khi đã được trích cho bình thường và bệnh tiểu đường Rats, nó đã giảm đáng kể plasma glucose tập trung trong một liều - phụ thuộc vào cách thức. Sau khi lặp đi lặp lại hàng ngày uống quản lý của các trích cho 14 ngày, các trích plasma glucose giảm mạnh tập trung trong bệnh tiểu đường tại Rats ngày 7 và 13 14. Trong một nghiên cứu 2008, các nhà nghiên cứu quản lý thực vật bằng miệng để Rats cho 14 ngày và so sánh nó với một nhóm kiểm soát nhận được distilled nước. Bốn nhóm thử nghiệm đã được điều trị bằng 0,5 g / kg, 1 g / kg, 3 g / kg và 5 g / kg trọng lượng cơ thể của Râu mèo tương ứng. Không có bất lethality hoặc dấu hiệu độc hại đã được nhìn thấy trong thời gian thử nghiệm period Chưa thấy có tài liệu nào nói về kỹ thuật trồng cây Râu mèo trên thế giới.
- 14 2.5. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 2.5.1. Tình hình nghiên cứu cây thuốc Việt Nam Việt Nam được đánh giá là nước đứng thứ 16 trên thế giới về sự phong phú và đa dạng sinh vật. Trong đó có hệ thực vật. Hiện nay đã biết 10.386 loài thực vật bậc cao có mạch, dự đoán có thể tới 12.000 loài. Trong đó có khoảng 6.000 loài cây có ích, được sử dụng làm thuốc, rau ăn, lấy gỗ, thuốc nhuộm Việt Nam có nền y học cổ truyền giàu truyền thống, phong phú về các cây thuốc, bài thuốc và vị thuốc. Cùng với 4.000 năm dựng nước và giữ nước người Việt Nam phải đấu tranh với thiên nhiên, bệnh tật và chiến tranh, dần dần đã tích lũy được kinh nghiệm và tri thức trong sử dụng cây thuốc. Tới thế kỷ XVIII, Hải Thượng lãn ông Lê Hữu Trác đã xuất bản bộ sách lớn thứ hai "Y tông tâm lĩnh" cho nước ta. Bộ sách gồm 28 tập, 66 quyển đã mô tả khá chi tiết về thực vật, các đặc tính chữa bệnh. Trong thời kỳ thực dân Pháp xâm lược có một số nhà thực vật học, dược học người Pháp đã đến nước ta nghiên cứu. Điển hình là các nhà dược học Crevot, Petelot đã thống kê được 1.482 vị thuốc thảo mộc trên 3 nước Đông Dương [26]. Năm 1980 Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chương đã giới thiệu 519 loài cây thuốc, trong đó có 150 loài mới phát hiện "Sổ tay cây thuốc Việt Nam" [4]. Tập thể các nhà khoa học Viện dược liệu đã xuất bản cuốn "Dược liệu Việt Nam" tập I, II tổng kết các công trình nghiên cứu về cây thuốc trong những năm qua. Viện dược liệu này cùng với hệ thống các trạm nghiên cứu trên toàn quốc, đến năm 1985 đã thống kê nước ta có 1.863 loài và dưới loài, phân bố trong 1.033 chi, 236 họ, 101 bộ, 17 lớp 11 ngành được xếp theo hệ thống của nhà thực vật học Takhtajan [8]. Năm 1996, Võ Văn Chi cho ra đời quyển "Từ điển cây thuốc Việt Nam" [6], đã mô tả kỹ 3.200 cây thuốc Việt Nam. Đây là một công trình có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn phục vụ cho ngành dược và các nhà thực vật học. Nhóm tác giả của Viện dược liệu (2003) đã tiến
- 15 hành biên soạn bộ sách "Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam" với hơn 1.000 loài, trong đó 920 cây thuốc và 80 loài động vật được sử dụng làm thuốc được đề cập [11]. Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2003) [1, 5, 6], đã công bố bộ sách "Danh lục các loài thực vật Việt Nam" đây là bộ sách có ý nghĩa quan trọng trong tra cứu hệ thực vật nói chung và tra cứu thành phần cây thuốc nói riêng. Theo "Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam" (2006) của tác giả Nguyễn Tập [13], hiện ở Việt Nam có 400 loài thực vật và nấm có giá trị làm thuốc, trong đó có hơn 90% là cây mọc tự nhiên và tập trung chủ yếu trong các quần xã rừng. Hiện nay ở Việt Nam đã điều tra phát hiện được gần 4.000 loài thực vật và muốn có công dụng làm thuốc; trong đó có tới hơn 90% là cây mọc tự nhiên tập trung chủ yếu ở rừng. Hàng năm, đã khai thác một khối lượng lớn các loài dược liệu sử dụng cho nhu cầu làm thuốc trong nước và xuất khẩu. Nguồn tài nguyên thuốc của Việt Nam đã và tiếp tục đang bị suy giảm nghiêm trọng về số lượng loài, trữ lượng cũng như diện tích phân bố do 15 những nguyên nhân chính như: Khai thác liên tục trong nhiều năm; diện tích rừng tự nhiên bị suy giảm do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất rừng do nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu cây thuốc tăng mạnh. Trong Hội thảo tổng kết 20 năm bảo tồn cây thuốc, vấn đề trên cũng được nhấn mạnh thông qua một số tham luận. Một số khu vực vùng núi trước đây có nhiều loài cây thuốc quý phong phú, nay không còn, trở nên hiếm có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng như Sâm vũ diệp, Tam thất hoàng, đang ở tình trạng bị nguy cấp như các loài Hoàng tinh (trong đó có loài Hoàng tinh hoa trắng), các loài Bình vôi. Vùng sinh thái Lâm nghiệp Đông Bắc (có 9 tỉnh) và vùng sinh thái lâm nghiệp Tây Bắc (có 6 tỉnh) là nơi sinh sống của nhiều cộng đồng các dân tộc. Đây là những vùng có nhiều kiểu rừng và trạng thái rừng, đai độ cao, độ dốc và đá mẹ khác nhau nên thành phần cây thuốc cũng rất phong phú. Với vốn
- 16 kiến thức bản địa có từ lâu đời trong thu hái sử dụng cây làm thuốc của người dân nơi đây sinh sống đã giữ được nhiều bài thuốc quý để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. Như vậy, mặc dù chưa thống kê đầy đủ song các dẫn liệu kể trên cũng đã nói lên sự phong phú và tầm quan trọng của nguồn tài nguyên cây thuốc Việt Nam. Đáng tiếc rằng hiện nay nguồn tài nguyên thực vật nói chung và nguồn cây thuốc nói riêng không còn nguyên vẹn nữa. Nạn phá rừng, đốt nương làm rẫy, khai thác ồ ạt dẫn tới nguồn tài nguyên cây thuốc ngày càng cạn kiệt, nhiều loài cây thuốc bị giảm mạnh về trữ lượng như Bình vôi nhị ngắn (Stephania brachyandra), Tục đoạn (Dipsacus asper) Đặc biệt đối với những loài cây quý hiếm tình trạng suy kiệt càng trở nên gay gắt hơn như Sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidus), Tam thất hoang (Panax stipuleanatus) hiện lâm vào tình trạng bị đe dọa tuyệt chủng. Hiện nay cây Râu mèo cũng cần được bảo vệ và nghiên cứu phát triển, tránh việc khai thác và phá bỏ quá mức của người dân. 2.5.2. Tình hình nghiên cứu cây Râu mèo Việt Nam Các tài liệu về nghiên cứu cây Râu mèo ở trong nước còn rất ít. Theo Võ Văn Chi thì cây Râu mèo là cây thân thảo, sống lâu năm. Thân cây cũng có cạnh vuông và có màu nâu tím. Lá có mép khía răng cưa to, đầu lá có chóp nhọn. Cụm hoa là chùm xim có ở ngọn thân và đầu cành[6] . Theo tài liệu ybacsy.com Râu mèo là cây thân thảo sống nhiều năm, cao 0,30 – 0,50cm (có thể đến 1m), thân vuông, nhiều cành. Lá mọc đối chéo chữ thập, mép lá có răng cưa to. Cuống lá ngắn. Cụm hoa tận cùng, mọc thành xim co, cánh hoa màu trắng, sau ngả màu xanh tím. Chỉ nhị và vòi nhụy dài thò ra ngoài bao hoa trông như râu con mèo. Theo Đỗ Tất Lợi (1999) [11], thành phần hoá học trong cây Râu mèo có 1 glucid đắng gọi là orthosiphonin, ít tan trong rượu, tan nhiều trong nước. Ngoài ra còn một ít tinh dầu, một ít chất béo, tanin (5 - 6%), đường và một tỷ
- 17 lệ khá cao muối vô cơ trong đó chủ yếu là muối kali. Có tác giả nói còn lấy được một chất saponin tritecpenic gọi là sapophonin. Chất này thủy phân sẽ được sapogenin, arabinoza và hexoza. Nhưng gần đây có người không công nhận chất này. Tác dụng dược lý nước sắc hay nước pha lá Râu mèo làm tăng lượng nước tiểu, đồng thời tăng lượng clorua, urê và lượng axit uric, còn có tác dụng chữa xung huyết gan, đường mật. Công dụng: Dùng thuốc thông tiểu tiện chữa sỏi thận, sỏi túi mật, cúm, sốt ban, phù tê thấp. Ngoài ra, dịch chiết lá Râu mèo có tác dụng hạ đường huyết ở những bệnh nhân tiểu đường, nhưng tác dụng này không khẳng định, cơ chế tác dụng có thể là do kích thích sự hình thành glycogen ở gan. Các chất sinensetin và tetramethylscutellarein có tác dụng ức chế tế bào u báng Ehrlich. Bên cạnh các chất thông thường như muối kali (3%), β – sitosterol, ∂ - amyrin, inositol, còn có glycozit orthosiphonin, nhiều hợp chất polyphenol và một tỷ lệ rất thấp tinh dầu (0,02 – 0,06%). Polyphenol là thành phần có liên quan đến tác dụng trị liệu của CRM và gồm: các phenylpropanoit (axit rosmarinic, axit dicafeytartric), các flavonoit (dẫn xuất di, tri, tetra, pentametyl của sinensentin, salvigenin, eupatorin, rhamnazin, cirsimaritin, scutellarein; các dẫn xuất metylen của luteolol và trimetyl apigenin). Thành phần chủ yếu của tinh dầu là các sesquiterpen ( β – elemen, β – caryophylen, β – selinen ∂ - guaien, ∂ - humulen và ∂ - cadinen). Trong hoa có 4% một dẫn xuất benzopyran là metyl ripariochromen A. - Chống lão hóa: Trong RM có chứa saponin, chất này thường tương tác với hệ cytochrom P - 450 tham gia vào quá trình chống lão hóa tế bào. Qua thử nghiệm bằng cách gây ngộ độc phá vỡ tế bào gan chuột cho thấy: chuột ở nhóm không uống thuốc chết hết, chuột ở nhóm uống RM đã loại được độc tố khỏi cơ thể, tế bào gan được hồi sinh. - Lợi mật: Giúp nhũ hóa lipid, nhờ đó tránh tình trạng tích tụ lipid, nguyên nhân gây béo phì.
- 18 - Lợi tiểu: Khi uống cây RM, nước tiểu mang theo nhiều cặn. RM giúp cơ thể thải hồi các loại sỏi ở bàng quang, thận, đường tiết niệu, mật. Theo kinh nghiệm dân gian, Râu mèo được dùng làm thuốc lợi tiểu trong điều trị bệnh viêm thận, sỏi thận, sỏi mật, tê thấp, phù thũng, viêm gan. Trồng bằng giâm cành, cắt đọan 2 mắt lá, bỏ bớt lá, cắm ngập vào đất một mắt lá, giữ đất ẩm, sau 15 - 20 ngày ra chồi mới. Cây Râu mèo ưa đất ẩm nhưng không chịu úng. Thu họach khi cây vừa ra hoa, cắt cả lá và ngọn có hoa, cách gốc 10cm. Cây tái sinh mạnh, 60-75 ngày một vụ cắt. Dược liệu thu xong phơi khô ngay để giữ được màu xanh lá. Bảo quản khô ráo, tránh ánh sáng. 2.6. Tổng quan về điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 2.6.1. Vị trí địa lí Trường Đại học Nông Lâm nằm ở vĩ độ21035’31’’ đến 105048’28’’ Đông, trường có vị trí tọa lạc tại Xã Quyết Thắng, TP Thái Nguyên nằm ở khu vực trung tâm thành phố, tiếp giáp với các trường Đại học như Đại học Sư Phạm Thái Nguyên, Đại học Kinh Tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Khoa Học. Thuộc địa bàn xã Quyết Thắng. Căn cứ vào bản đồ địa lý Thành Phố Thái Nguyên thì vị trí của trường như sau: - Phía Bắc giáp với phường Quan Triều - Phía Nam giáp với phường Thịnh Đán - Phía Tây giáp với xã Phúc Hà - Phía Đông giáp với khu dân cư trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. 2.6.2. Đất đai Trường Đại học Nông Lâm có diện tích 250.85 h, trong đó diện tích đất tại trường , xã Quyết Thắng TP Thái Nguyên là 102.85ha. Trạm nghiên cứu Sơn Dương Tuyên Quang 138ha, trạm nghiên cứu cây trồng ôn đới tại
- 19 Nguyên Bình, Cao Bằng 19ha. Diện tích sử dụng: Nơi làm việc, nơi ở: 63.084m2, phong học giảng đường là 16.4872, vườn hoa cây cảnh 50000m2, sân vận động 12000m2. Có nhiều các loại đất khác nhau nhưng phần lớn và chủ yếu vẫn là đất feralit và nhiều đá, loại đất khác chiếm phần nhỏ diện tích. 2.6.3. Địa hình Địa hình tương đối bằng phẳng nhưng phần lớn vẫn là các đồi thấp và trung bình, thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại giống cây trồng, thuận lợi phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tập trung thành các vùng chuyên canh lớn, sản xuất lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày và rau màu, hoa cây cảnh, cây dược liệu có giá trị kinh tế cao. Độ dốc trung bình 10 - , độ cao trung bình 50 – 70m, địa hình thấp đần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, 2.6.4. Khí hậu Khí hậu phân hóa theo mùa, thời tiết chia làm 4 mùa, chủ yếu là 2 mùa chính là mùa mưa và mùa khô, mùa mưa từ thánh 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm. nên có những năm gây ra hiện tượng lũ vào mùa mưa ở một số khu vực thấp, dốc và thiếu nước cho sản xuất, sinh hoạt của người dân vào mùa khô. Nguồn tài nguyên đất đai chưa được đánh giá phục vụ phát triển nông nghiệp chuyên canh, các ngành,nghề tiểu thủ công nghiệp. Diện tích đất canh tái thấp, không tập trung do ảnh hưởng của địa hình hạn chế khả năng phát triển đa dạng hóa vùng chuyên canh. Thuận lợi cho phát triển, trồng một số loại cây dược liệu. 2.6.5. Tài nguyên nước - Nhận được lượng mưa tương đối lớn, nguồn nước dồi dào nhờ việc sử dụng các nguồn nước ngầm dưới lòng đất, nguồn nước sạch của Thành Phố, từ các hệ thống sông ngòi lớn.
- 20 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là cây Râu mèo(Orthosiphon spiralis) hay còn gọi là cây Bông bạc, phân bố tại Tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Địa điểm nghiên cứu Thí nghiệm được bố trí tại vườn ươm Trung Tâm ĐT, NC&PT Thủy sản vùng Đông Bắc Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng đường kính (D00), (chiều cao Hvn), cây Râu mèo. 3.4. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu đặc điểm sinh thái cây Râu mèo - Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng cây Râu mèo - Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến năng suất cây Râu mèo - Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển Râu mèo 3.5. Phương pháp nghiên cứu 3.5.1. Phương pháp kế thừa tài liệu Các tài liệu, công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh thái, hình thái, tái sinh, giá trị sử dụng của loài Râu mèo được thực hiện ở trong và ngoài nước. Kế thừa các số liệu về hiện trạng, số liệu điều tra về cây Râu mèo tại khu vực nghiên cứu. Kế thừa tài liệu, báo cáo về các loại Râu mèo. Kế thưa kết quả nghiên cứu, những thông tin, số liệu khoa học đã có phục vụ thiết thực nội dung nghiên cứu của đề tài. Kế thừa có chọn lọc những tài liệu điều tra cơ bản như Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, dân sinh, tại khu vực nghiên cứu.
- 21 3.5.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm 1 nhân tố, bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 4 công thức và 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm là: 1,6m × 6,25m= 10m² Diện tích toàn thí nghiệm: 4 công thức × 3 lần nhắc lại × 10m2 =120m². (không kể diện tích bảo vệ). Kỹ thuật trồng (Theo quy trình của Viện dược liệu) + Chuẩn bị đất trồng - Chọn đất: Chọn đất có thành phần cơ giới nhẹ, có độ phì trung bình, đảm bảo giữ được độ ẩm, thoát nước tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng và hạn chế bệnh hại. - Làm đất, lên luống: Đất được cày sâu 20 - 25 cm, bừa ải, bừa kỹ, làm nhỏ đất, nhặt sạch cỏ dại, chia luống bón toàn bộ phân lót, vét thành luống cao 20 - 25 cm, rộng 70 - 80 cm, rãnh rộng 30 - 40 cm, độ dài tuỳ thuộc địa hình. Dải bảo vệ Lân lặp 1 Lần lặp 2 Lần lặp 3 CT1 CT2 CT3 CT4 CT4 CT3 CT2 CT1 CT3 CT4 CT1 CT2 Dải bảo vệ Hình 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm - Công thức 1: Mật độ 1: 25 cây/m2 (hàng cách hàng 40 cm, cây cách cây 10 cm) (đ/c). - Công thức 2: Mật độ 2: 16 cây/m2 (hàng cách hàng 40 cm, cây cách cây 15 cm). - Công thức 3: Mật độ 3: 12 cây/m2 (hàng cách hàng 40 cm, cây cách cây 20 cm).
- 22 - Công thức 4: Mật độ 4: 8 cây/m2 (hàng cách hàng 40 cm, cây cách cây 30 cm). + Phân bón và kỹ thuật bón phân Tổng lượng phân bón Bón thúc Loại phân Bón lót (%) Kg/ha Kg/sào (%) Phân chuồng 13.500 500 100 hoai mục 55,5- Phân NPK tổng hợp 1.500 -2.000 25 75 74,0 - Tổng lượng phân NPK được chia làm 3 đợt bón thúc cho mỗi lứa cắt: 25 % tổng lượng phân/ mỗi lần + Lần đầu: Bón khi cây bén rễ hồi xanh hoặc sau cắt 5 - 7 ngày bón 1/4 số phân trong đợt. + Lần 2: Sau khi trồng hoặc sau lứa cắt 45 ngày bón 2/4 số phân trong đợt. + Lần 3: Trước khi thu hoạch 30 ngày, bón 1/4 số phân còn lại. + Chăm sóc - Làm sạch cỏ dại, luôn đảm bảo ruộng thí nghiệm đủ ẩm và không để úng nước. - Từ khi trồng đến khi cây ra rễ (hoặc ra lá mới sau thu hoạch các lứa) 7 - 10 ngày, phải giữ ẩm thường xuyên 80 % (mỗi ngày tưới một lần), trong thời gian này loại bỏ những cây chết, dị dạng, bị sâu bệnh, dặm cây mới. - Chăm sóc: Khi Râu mèo vào giai đoạn phát triển mạnh (thường sau trồng hoặc cắt dược liệu 45 - 60 ngày) luôn giữ ẩm 50 - 60 %. Trước khi bón thúc kết hợp làm cỏ, xới xáo nếu không đủ ẩm phải tưới bổ xung. Khi cây bắt đầu ra hoa rộ có thể thu hoạch.
- 23 3.5.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi thí nghiệm 3.5.3.1. Đặc điểm sinh học của cây Râu mèo + Thời gian sinh trưởng: Tính từ lúc trồng cây Râu mèo đến khi cây bắt đầu cho thu hoạch. + Thời gian ra hoa: Tính từ Lúc trồng đến khi cây Râu mèo bắt đầu ra hoa. + Chiều cao cây (cm) : Đo từ cổ rễ đến vuốt lá cao nhất. + Số cành cấp 1 trên cây : Đếm số cành cấp 1 trên thân chính. + Động thái ra lá của cây: Đếm số lá trên thân chính. + Đường kính thân. + Hình dạng thân, màu sắc thân : Quan sát khi cây ra hoa. + Hình dạng lá, màu sắc lá : Quan sát và đo đếm trên cây, lá khi cây ra hoa. + Thời gian từ trồng đến nở hoa, màu sắc hoa, số cánh hoa, số nhị và nhụy/hoa. 3.5.3.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển - Đo chiều cao vút ngọn (Hvn): Sử dụng thước đo chiều cao và độ chính xác là 0,1cm. Đặt thước sát cổ rễ đến ngọn cây. Chiều cao toàn thân (từ mặt bầu đến đỉnh ngọn cây). - Đo đường kính cổ rễ ( ): Đo bằng thước kẹp Panme với độ chính xác 0,1mm. đặt thước đo sát cổ rễ để đo. - Số lá: Đếm số lá non mới ra theo thứ tự của các cây đo chiều cao đường kính cổ rễ của các công thức. - Đường kính tán đo bằng thước dây theo 2 chiều Đông Tây - Nam Bắc và lấy trị số trung bình theo phương pháp trung bình cộng. - Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm): Vuốt thẳng cây đo từ phần sát mặt đất đến đầu chóp của lá cao nhất/ cây. - Động thái tăng trưởng số cành cấp 1 (cành/thân): Đếm số cành cấp 1 trên thân chính
- 24 - Đường kính thân (cm): Đo cách gốc 3 cm. - Động thái ra lá của cây (lá/cây): Đếm số lá trên thân chính. + Năng suất cá thể (g/cây): Cân khối lượng thân, lá khô của mỗi cây, tính năng suất cá thể + NSLT (tạ/ha) = Năng suất cá thể × mật độ, quy đổi ra tạ/ha + NSTT (tạ/ha) = Năng suất toàn ô × 10.000 m2 /10m2 . * Phương pháp lấy mẫu lấy mẫu: Theo phương pháp đường chéo, mỗi chỉ tiêu đo đếm 5 cây/ công thức × 3 lần nhắc lại. Chỉ tiêu theo dõi động thái cứ 10 ngày đo 1 lần, bắt đầu theo dõi sau khi cây hồi xanh. Mẫu phiếu 1. Phiếu điều tra ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng và phát triển của cây Râu mèo. Thân Cành lá Màu CT Tuổi (số lá) L(cm) R(cm) sắc CT 1 CT 2 CT3 CT4 Tổng Tỷ lệ % TB S S%
- 25 Mẫu phiếu 2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng xuất cây Râu mèo. Khối lượng tươi Khối lượng tươi Khối lượng tươi CT (gr/cây) (kg/ ) (kg/ ) 1 2 3 4 Mẫu phiếu 3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thành phần sâu hại của cây Râu mèo Bọ xít đen ( cấp 1 – 4 ) Sâu cuốn lá ( cấp 1 – 4) CT 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 Tổng Tỷ lệ % 3.5.4. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu thu thập được phân tích, xử lý theo các phương pháp thống kê, so sánh, được thực hiện trên máy tính theo chương trình phần mềm Excel để tính toán và xử lý số liệu. Tổng hợp số liệu và viết báo cáo. Các công thức xác định chỉ tiêu sinh trưởng. =
- 26 = : Là chiều cao vút ngọn trung bình : Là dường kính gốc trung bình : Là giá trị đường kinh gốc của 1 cây Là giá trị chiều cao vút ngọn của một cây n : Là dung lượng mẫu điều tra i : Là thứ tự cây thứ i S% = x 100
- 27 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm sinh học của cây Râu mèo 4.1.1. Thân cây Râu mèo Râu mèo có thời gian sinh trưởng là 90 ngày đến 150 ngày, thời gian ra hoa từ 50 ngày đến 90 ngày. Chiều cao cây từ 0,4 – 0,8m, thân mảnh, cứng hình vuông, có màu tím, ít lông. Giống Râu mèo Việt Nam thường phân cành tập trung ở trên, có nhiều đốt, đốt ngắn, đường kính thân 0,6mm. Lá có màu xanh, gân lá màu tím, các chồi đều mọc ở nách lá. Lá mọc đối, hai mép có răng cưa chia đều hai bên. Gốc lá tròn đầu nhọn mép phía răng to, gân lá hơi nổi rõ ở mặt dưới, cuống lá dài 1,2 cm. Hình 4.1. Chăm sóc cây Râu mèo Cụm hoa là chùm xim, thường mọc thẳng ở ngọn thân và đầu cành, lá bắc nhỏ rụng sớm. Chiều dài cụm hoa 9,7 cm, mỗi cụm hoa có 15 vòng, mỗi
- 28 vòng có 6 hoa. Hoa màu trắng sau ngả sang màu phớt tím. Đài hình chuông có 5 răng, răng trên rộng, toẽ ra ngoài, tràng hình ống hẹp, thẳng hoặc hơi cong có chiều dài 2cm. Chiều dài của họng hoa dài từ 0,5cm – 0,6cm. Nhị và nhụy mọc thò ra ngoài, nhìn giống như râu con mèo. Số cánh hoa gồm 2 chiếc, có một môi trên và một môi dưới, môi trên xẻ làm 3 thuỳ, môi dưới nguyên. Nhị hoa gồm 4 nhị, chiều dài nhị hoa dài 3,4cm, chỉ nhị mảnh, nhẵn. Hoa có 1 nhụy, vòi nhụy dài hơn nhị, chiều dài nhụy hoa dài 4,6cm. Quả bế tư nhỏ nhẵn, tỷ lệ đậu quả rất thấp, mỗi quả có từ 1 – 2 hạt. Hạt có hình dạng thoi dẹt và có màu nâu xám. Cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, thường mọc trên đất giàu chất mùn ở ven rừng, gần bờ nước hoặc trong thung lũng. Độ cao phân bố của cây từ khoảng 10m ( ở Phú Yên ) đến 600 m ( ở Cao Bằng). Cây sinh trưởng mạnh trong mùa xuân và mùa hè. Mùa đông có hiện tượng bán tán lụi ở phần thân cành trên mặt đất , cây ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt, nhưng tỷ lệ hạt nảy mầm thường rất thấp. Râu mèo tái sinh chồi khỏe, nhất là những phần còn lại sau khi cắt. Hình 4.2. hoa của cây Râu mèo Chiều cao của cây là một chỉ tiêu quan trọng biểu hiện khả năng sinh trưởng, phát triển của cây đồng thời nó cũng phản ánh khả năng chống chịu
- 29 sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh của cây. Chiều cao cây cùng với số đốt trên cây ảnh hưởng đến số hoa, số quả, ảnh hưởng đến năng suất của cây. Chiều cao cây được quy định bởi yếu tố giống, chiều cao có liên quan chặt chẽ đến một số đặc điểm sinh học khác như số lá/cây, số quả/cây, khả năng chống đổ. Cây càng cao, nhiều đốt lóng thì thường có số lá/cây, số quả/cây nhiều. Tuy nhiên nó cũng chịu nhiều yếu tố ngoại cảnh như chế độ nước, chế độ nhiệt, ánh sáng, điều kiện dinh dưỡng và một số biện pháp kỹ thuật trồng. Nếu trồng dày cây vươn cao, lóng dài, dễ bị lốp đổ, sâu bệnh phát triển, số hoa, quả trên cây ít, năng suất thấp. Ngược lại nếu gieo trồng quá thưa cây thấp hơn so với mật độ trồng dày số cành trên cây nhiều tạo ra nhiều lá và hoa, nhưng số cây trên đơn vị diện tích ít. Chiều cao cây cũng được quy định bởi gen di truyền, nên mỗi giống và thời vụ khác nhau đều ảnh hưởng tới năng suất. Do vậy cần nghiên cứu mật độ và khoảng cách trồng hợp lý để cho năng xuất cao. Hình 4.3. Chiều cao của cây Râu mèo Cành trên thân chính có ý nghĩa quyết định đến năng suất chất xanh của cây Râu mèo.
- 30 Hình 4.4. Cành của cây Râu mèo Số lá trên cây phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm của giống, ngoài ra còn có các yếu tố tác động khác từ bên ngoài như điều kiện kỹ thuật canh tác, chăm sóc, điều kiện thời tiết. Hình 4.5. Lá của cây Râu mèo
- 31 4.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, và năng xuất cây Râu mèo 4.2.1. Đánh giá được ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng đường kính và chiều cao Kết quả đo đếm ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng đường kính và chiều cao ở các lần đo được tổng hợp ở bảng 4.1 và 4.2. Bảng 4.1. Ảnh hưởng mật độ trồng đến sinh trưởng đường kính gốc cây Râu mèo Kết quả theo dõi sinh trưởng đường kính Công thức Chất lượng S S % T X TB Mật độ 1: 25 cây/ m² 1,74 0,16 9,26 T Mật độ 2: 16 cây/ m² 1,76 0,46 6,5 T Mật độ 3: 12 cây/ m² 1,78 0,13 7,51 T Mật độ 4: 8 cây/ m² 1,72 0,14 8,13 T (Theo số liệu điều tra ) Hình 4.6. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng đường kính cây Râu mèo
- 32 Qua bảng 4.1 và hình 4.6 ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng đường kính gốc, đường kính trung bình đạt giá trị cao nhất tại công thức mật độ 2 = 3 (12 cây/m ) c 1,78 cm hệ số biến động SD00 7,51 %. Đường kính trung bình có giá trị thấp nhất là công thức mật độ 4 có = 1,72 cm hệ số = biến động SD00 8,13 %, cho giá trị sinh trưởng đường kính sấp sỉ nhau. 4.2.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng chiều cao cây Râu mèo Kết quả nghiên cứu động thái tăng trưởng chiều cao cây Râu mèo ở các công thức thí nghiệm khác nhau được trình bày qua bảng 4.2. Bảng 4.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng chiều cao cây Râu mèo Kết quả theo dõi sinh trưởng chiều cao(Hvn) Công thức Chất lượng % T X TB Mật độ 1: 25 cây/ m² 126,31 4,36 3,46 T Mật độ 2: 16 cây/ m² 98,04 3,02 4,27 T Mật độ 3: 12 cây/ m² 126,69 5,1 3,98 T Mật độ 4: 8 cây/ m² 120,54 4,71 3,85 T (Theo số liệu điều tra) Hình 4.7. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng chiều cao
- 33 Qua bảng 4.2 và hình 4.7: Cho thấy ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng chiều cao của cây Râu mèo, chiều cao trung bình đạt giá trị cao nhất tại công thức mật độ 3 (12 cây/m2) có Hvn = 131,31cm hệ số biến động = SD00 3,89 %. Công thức mật độ 1 có chiều cao trung bình đạt giá trị thấp 2 = nhất (25 cây/m ) có Hvn = 131,13cm hệ số biến động SD00 4,18 %. 4.2.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tăng trưởng số cành cấp 1 Số cành cấp 1 trên thân chính có ý nghĩa quyết định đến năng suất chất xanh của cây Râu mèo. Số cành cấp 1 trên thân chính tăng dần từ khi trồng và đạt cao nhất vào thời điểm 90 ngày sau trồng. Bảng 4.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng số cành cấp 1 trên cây Râu mèo Số cành cấp 1 TB theo thời gian Công thức 30 40 50 60 70 80 90 Mật độ 1: 25 cây/ m² 13,08 18,19 22,77 26,46 31,46 35,04 39,04 Mật độ 2: 16 cây/ m² 12,75 17,44 22,19 25,38 32 34,81 37,31 Mật độ 1: 12 cây/ m² 13 16,85 21,92 25 32,85 35,54 37,23 Mật độ 1: 8 cây/ m² 12,75 17,25 21,75 27,13 32,5 34,13 36,63 (Theo số liệu điều tra) Hình 4.8. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng số cành cấp 1 trên cây Râu mèo
- 34 Qua bảng 4.6 và hình 4.8 cho thấy cây Râu mèo sinh trưởng, phát triển mạnh cây Râu mèo phát triển nhanh nhất ở mật độ 1 khi đến 90 ngày là 39,04, cây phát triển chậm nhất là ở mật độ 4 khi đến 90 ngày là 36,63. 4.2.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến lá chiều dài, chiều rộng cây Râu mèo Lá là một bộ phận rất quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói chung và của cây Râu mèo nói riêng, vì lá là cơ quan quang hợp để tổng hợp nên các chất dinh dưỡng cho cây. Số lá trên cây phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm của giống, ngoài ra còn có các yếu tố tác động khác từ bên ngoài như điều kiện kỹ thuật canh tác, chăm sóc, điều kiện thời tiết Đặc biệt đối với cây Râu mèo thì ngoài thân cây, lá cây còn là bộ phận quan trọng được sử dụng làm thuốc. Do đó việc theo dõi động thái ra lá là cần thiết. Cơ quan quang hợp chính và tích luỹ chất khô trên cây trồng là lá cây. Diện tích lá không đảm bảo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cũng như chất lượng cây trồng. Đặc biệt đối với cây râu mèo, bộ lá không những là cơ quan quang hợp của cây mà còn là yếu tố cơ bản quyết định đến năng suất dược liệu cây râu mèo. Bảng 4.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều dài, chiều rông của lá cây Râu mèo CT (cm) (cm) % (cm) % Màu sắc 6,14 0,59 9,58 3,44 0,42 12,7 Xanh nhạt Mật độ 1: 25 cây/ m² 4,89 0,42 11,54 4,2 0,48 11,48 Xanh nhạt Mật độ 2: 16 cây/ m² 6,01 0,84 14,44 3,85 0,43 9,85 Xanh nhạt Mật độ 3: 12 cây/ m² 6,09 0,56 9,19 3,47 0,46 13,35 Xanh nhạt Mật độ 4: 8 cây/ m² (Theo số liệu điều tra)
- 35 Hình 4.9. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều dài và chiều rộng của lá cây Râu mèo Qua bảng 4.4 và hình 4.9: về ảnh hưởng của mật độ trồng đến hình thái lá cho thấy được giữa các mật độ khác nhau, lá có sự thay đổi nhất định về chiều dài và chiều rộng của lá, chiều dài lá cao nhất là ở mật độ 1 với chiều dài L L= 6,14cm hệ số biến động là SL% = 10,35% và thấp nhất là ở mật độ 3 có L = 6,23, hệ số biến động là SL%= 13,87cm. Mật độ chiều dài lá cao nhất là ở công thức, mật độ 2 R (cm) = 3,63cm hệ số biến động là SR% = 12,67 %, chiều dài lá thấp nhất là ở mật độ là ở mật độ 3 R (cm) = 3,54cm hệ số biến động là SR% = 11,29%. 4.2.5. Năng xuất cây Râu mèo theo các mật độ trồng khác nhau. Bảng 4.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất cây Râu mèo Khối Khối Khối lượng kượng lượng Công thức tươi tươi tươi (gr/cây) (kg/10m2) (kg/120m2) Mật độ 1: 25 cây/ m² 224,94 6,12 73,44 Mật độ 2: 16 cây/ m² 413,69 6,61 79,32 Mật độ 3: 12 cây/ m² 556,15 6,67 60,04 Mật độ 4: 8 cây/ m² 558,47 4,46 53,61 (Theo số liệu điều tra )
- 36 Hình 4.10. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất cây Râu mèo Qua bảng 4.5 và hình 4.10: Cho thấy mật độ trồng ảnh hưởng trực tiếp đến cây Râu mèo, khối lượng tươi cây Râu mèo cao nhất ở mật độ 4 là 558,47gr, khối lượng tươi cây Râu mèo thấp nhất ở mật độ 1 là 224,94gr. Đối với khối lượng tươi (kg/10 ), khối lượng tươi cao nhất ở mật độ 3 là 6,67kg, thấp nhất ở mật độ 4 là 4,46kg. Về khối lượng tươi, khối lượng cao nhất ở mật độ 2 là 79,32kg, thấp nhất ở mật độ 4 là 53,61kg. 4.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thành phần sâu hại của cây Râu mèo Khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất lợi nó là nguyên nhân làm giảm năng suất phẩm chất cây trồng. Chính vì thế mức độ thiệt hại do sâu, bệnh gây ra đều ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng của cây trồng. Để đánh giá được sự gây hại của sâu, bệnh đối với cây Râu mèo thu được kết quả ở bảng sau.
- 37 Bảng 4.6. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thành phần sâu hại của cây Râu mèo Công thức Bọ xít đen (%) Sâu cuốn lá (%) MĐ1: 25 cây/m² 10 8,67 MĐ2: 16 cây/m² 10,42 8,33 MĐ3: 12 cây/m² 6,94 4,16 MĐ4: 8 cây/m² 8,33 8,33 (Theo số liệu điều tra) Hình 4.11. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thành phần sâu hại của cây Râu mèo Qua bảng 4.6: Cho thấy thành phần hại của cây Râu mèo là không đáng kể, như mật độ bị hại của bọ xít đen nhiều nhất là ở mật độ 2 với 10,42%, thấp nhất ở mật độ 3 6,94%, đối với mật độ 1 mức độ bị hại là 10% tăng lên 0,42% ở mật độ 2, và giảm xuống còn 6,94%, mức độ hại tăng lên 8,33% ở mật độ 4. Đối với sâu cuốn lá mức độ hại nặng nhất là ở mật độ 1 với mức bị hai là 8,67% xuống 8,33% ở mật độ 2, và giảm xuống còn 4,16 ở mật độ, tăng lên ở mật độ 4 là 8,33%.
- 38 4.4. Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu Râu mèo Bước đầu đề tài xin đề xuất một số biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng nguồn nguyên liệu Râu mèo như sau: - Thời vụ trồng: Trồng vào vụ xuân, tháng 2 đến tháng 5 hàng năm. - Mật độ trồng: 125.000 cây/ha, hàng cách hàng 40cm, cây cách cây 20cm. - Phân bón: Phân chuồng hoai: 13.500 kg/ha. Phân NPK 1.500- 2.000kg/ha. - Khi thu hoạch tiến hành cắt toàn bộ thân, lá cách mặt đất 20-25cm. Rửa sạch bằng nước lã, cắt ngắn 2-3cm, phơi hoặc sấy khô. - Bảo quản: Dược liệu Râu mèo được đựng trong túi polyetylen và để trong kho thoáng mát, kê cách mặt đất 0,5m.
- 39 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua theo dõi và đánh giá sự ảnh hưởng của mật độ trồng đến đặc điểm sinh học và khả năng sinh trưởng phát triển cây Râu mèo tại Thái Nguyên, chúng tôi rút ra được một số kết luận sau: Râu mèo có thời gian sinh trưởng là 90 ngày đến 150 ngày, thời gian ra hoa từ 50 ngày đến 90 ngày. Chiều cao cây từ 0,4 - 0,8m, thân mảnh, cứng hình vuông, có màu tím, ít lông. Cây Râu mèo Việt Nam thường phân cành ở trên, có nhiều đốt và ngắn, cuống lá 1,2cm, cụm hoa 9,7cm và có 15 vòng, đài hình vuông có 5 răng, mỗi quả có 1 – 2 hạt. Cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, thường mọc trên đất giàu chất mùn ở ven rừng, gần bờ nước hoặc trong thung lũng. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng đường kính gốc cho thấy đường kính trung bình đạt giá trị cao nhất tại công thức mật độ 3 (12 cây/m2). Đường kính trung bình có giá trị thấp nhất là công thức mật độ 4, cho giá trị sinh trưởng đường kính sấp sỉ nhau. Chiều cao của cây là một chỉ tiêu quan trọng biểu hiện khả năng sinh trưởng, phát triển của cây đồng thời nó cũng phản ánh khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh của cây. Chiều cao trung bình đạt giá trị cao nhất tại công thức mật độ 3, mật độ 1 có chiều cao trung bình đạt giá trị thấp nhất . Số cành cấp 1 trên thân chính tăng dần từ khi trồng và đạt cao nhất vào thời điểm 150 ngày sau trồng. Phát triển nhanh nhất ở mật độ 1 khi đến 90 ngày là 39,04 số lá, cây phát triển chậm nhất là ở mật độ 4 khi đến 90 ngày số cành của cây là 36,63 cành. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hình thái lá cho thấy được giữa các
- 40 mật độ khác nhau, lá có sự thay đổi nhất định về chiều dài và chiều rộng của lá, chiều dài lá cao nhất là ở mật độ 4 với chiều dài L L. Mật độ trồng ảnh hưởng trực tiếp đến cây Râu mèo, khối lượng tươi cây Râu mèo, khối lượng tươi cao nhất ở mật độ 3 là 6,67kg, thấp nhất ở mật độ 4 là 4,46kg. Về khối lượng tươi, khối lượng cao nhất ở mật độ 2 là 79,32kg, thấp nhất ở mật độ 4 là 53,61kg. Thành phần hại của cây Râu mèo là không đáng kể, mật độ sâu hại rất thấp cho thấy cây Râu mèo có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. 5.2. Kiến nghị - Tiếp tục nghiên cứu các đặc điểm khác của râu mèo để phát triển sản xuất. - Nghiên cứu những biện pháp kỹ thuật như thời vụ,chăm sóc, phân bón, để hoàn thiện quy trình sản xuất dược liệu Râu mèo cho sản xuất Râu mèo tại Thái Nguyên. - Mở rộng phạm vi nghiên cứu.
- TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Tiến Bân - Chủ biên, (2003), Danh mục các loài thực vật Việt Nam, tập 2, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 2. Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chương (1980), Sổ Tay cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học. 3. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung và nhóm tác giả (2006), Cây thuốc và Động Vật Làm thuốc ở Việt Nam, tập 1, Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. 4. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập II, Nxb Khoa học và kỹ thuật, 2003. 5. Nguyễn Kim Bích, Nguyễn Thị Phương, Trịnh Thị Nga, Vũ Thị Lan, Nguyễn Minh Ngọc, Phân tích một số thành phần và nhóm hoạt chất trong râu mèo Herba Othosiphonis spiralis bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng kết hợp đo mật độ (TLC scanningz) phục nghiên cứu tiêu chuẩn hoá, Tạp chí dược liệu, tập 14, số 6/ 2009, tr.286. 6. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học, 1997, tr 979 7. Nguyễn Thị Hòa (1996), Bước đầu nghiên cứu di thực và thuần hóa một số cây thuốc ở Trung tâm nghiên cứu cây thuốc Văn Điển. Luận án thạc sĩ KHNN. 8. Nguyễn Bá Hoạt, Phạm Văn ý, Trần Văn Diễn, Hoàng Thị Bình, Trần Danh Việt (2001), Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách trồng và phân bón tổng hợp NPK đến năng suất dược liệu cây ô đầu (Aconitum fortunei Hemsl), Tạp chí Nông Nghiệp và phát triển nông thôn số 12, tr.867. 9. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách Đỏ Việt Nam, Phần II - Thực Vật, Nxb Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật Hà Nội.
- 10. Phạm Thanh Huyền, Nguyễn Văn Tập, Lê Thanh Sơn, Ngô Đức Phương, Cù Hải Long, Đinh Văn Mỵ, Nguyễn Bá Hoạt, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nghiên cứu khả năng nhân giống và bảo tồn ngũ gia bì hương và ngũ gia bì gai ở Việt Nam, Nghiên cứu phát triển dược liệu và đông dược ở Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, 2006. 11. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc việt nam, Nxb Y học, 1999 12. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Sinh lý thực vật, Bài giảng cao học và nghiên cứu sinh, Nxb Nông Nghiệp, 1996 13. Nguyễn Tập (2006), Danh lục cây thuốc Việt Nam, Tạp chí dược liệu tập 3. 15. 7. Phạm Văn Ý và cộng sự (1993), Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp gieo hạt và mật độ cây trồng đến năng suất và chất lượng dược liệu cây đương quy Angelica sp. Một số kết quả nghiên cứu khoa học của NCS. Nxb Nông Nghiệp, tr. 89 - 90 14. Nguyễn Tập (2006), Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam. Dự án Lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2. II. Tài liệu tiếng Anh 15. Arafat OM, Tham SY, Sadikun A, Zhari I, Haughton PJ, Asmawi MZ. Studies on diuretic and hypouricemic effects of Orthosiphon stamineus methanol extracts in rats. J Ethnopharmacol. 2008 Aug 13;118(3):354-60. 16. Awale S, Tezuka Y, Banskota AH, Siphonols KS. Novel Nitric Oxide Inhibitors from Orthosiphon stamineus of Indonesia. Bioorganic & Medicinal Chemistry Letters. 2003;13:31-35. 17. Beaux D, Fleurentin J, Mortier F. Effect of extracts of Orthosiphon stamineus Benth, Hieracium pilosella L., Sambucus nigra L. and Arctostaphylos uva-ursi (L.) Spreng. in rats. Phytother Res. 1999 May;13 (3):222-5.
- 18. Chin JH, Abas HH, Sabariah I. Toxicity study of Orthosiphon stamineus Benth (Misai Kucing) on Sprague Dawley rats. Trop Biomed. 2008 Apr;25 (1):9-16. 19. Sriplang K, Adisakwattana S, Rungsipipat A, Yibchok-Anun S. Effects of Orthosiphon stamineus aqueous extract on plasma glucose concentration and lipid profile in normal and streptozotocin-induced diabetic rats. J Ethnopharmacol. 2007 Feb 12;109 (3):510-4. 20. Yam MF, Ang LF, Basir R, Salman IM, Ameer OZ, Asmawi MZ. Evaluation of the anti-pyretic potential of Orthosiphon stamineus Benth standardized extract. Inflammopharmacology. 2009 Feb;17(1):50-4. 21. Yam MF, Asmawi MZ, Basir R. An investigation of the antiinflammatory and analgesic effects of Orthosiphon stamineus leaf extract. J Med Food. 2008. Jun;11 (2):362-8. 22.Yam MF, Basir R, Asmawi MZ, Ismail Z. Antioxidant and hepatoprotective effects of Orthosiphon stamineus Benth. standardized extract. Am J Chin Med. 2007;35 (1):115-26. 23.Yuliana ND, Khatib A, Link-Struensee AM, Ijzerman AP, RungkatZakaria F, Choi YH, Verpoorte R. Adenosine A1 receptor binding activity of methoxy flavonoids from Orthosiphon stamineus. Planta Med. 2009 Feb;75 (2):132-6. III. Tài liệu từ Internet 24. 25. 26. 27. 28. 29.
- 30. 31. ây râu mèo 32. Tổ chức y thế thế giới (WHO): www.who.int 33. Quỹ thiên nhiên thế giới (WWF): www.wwf.org 34. Website: 35.
- PHỤ LỤC Phụ biểu 01: Kết quả ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng phát triển của cây Râu mèo. Điều tra sinh trưởng câu Râu mèo Lần lặp 1 Thân Lá Sâu bệnh sâu xám bọ xít CT D00 Hvn L(cm) R(cm) màu sắc (cấp 0 - 5) (cấp 0 - 5) TB 1,46 124,2 6,29 3,8 xanh nhạt S 0,12 1,29 0,51 0,36 CT1 12 4 S% 8,53 1,04 8,07 9,55 Tỷ lệ% TB 1,67 117,75 5,99 3,09 xanh nhạt S 0,13 5,05 0,65 0,44 CT2 12,5 6,25 S% 7,88 4,29 10,84 14,1 Tỷ lệ% TB 1,64 118,1 5,55 3 xanh nhạt S 0,18 5,69 1,18 0,41 CT3 8,33 0 S% 11 4,81 21,18 1,36 Tỷ lệ% TB 1,38 122,25 6,25 3,68 xanh nhạt S 0,1 2,12 0,58 0,43 CT4 12,5 0 S% 7,42 1,74 9,29 11,6 Tỷ lệ%
- Lặp lần 2 Thân Lá Sâu bệnh Màu Sâu xám Bọ xít CT D00 Hvn L(cm) R(cm) săc (cấp 0 - 5) (cấp 0 - 5) Xanh TB 1,65 116,59 5,86 3,05 thẫm CT1 S 0,19 4,92 0,65 0,44 16 12 S% 11,74 4,22 11,1 14,57 Tỷ lệ% xanh TB 2,26 149,29 6,75 4,14 nhạt CT2 S 0,17 5,24 0,49 0,54 12,5 12,5 S% 7,58 3,51 7,21 13,01 Tỷ lệ% xanh TB 2,33 148,08 6,63 3,93 nhạt CT3 S 0,12 7,59 0,59 0,48 8,33 0 S% 5,23 5,12 8,95 12,16 Tỷ lệ% xanh TB 2,37 127,89 6,3 3,9 nhạt CT4 S 0,16 9,7 0,56 0,52 12,5 12,5 S% 6,83 7,59 8,91 13,26 Tỷ lệ%
- Lặp lần 3 Thân Lá Sâu bệnh sâu xám bọ xít CT D00 Hvn L(cm) R(cm) Màu sắc (%) (%) TB 2,29 147,76 6,63 4,03 xanh nhạt S 0,17 5,93 0,53 0,54 Mật độ 1 S% 7,39 4,01 8,02 13,3 Tỷ lệ% TB 1,43 124,13 6,33 3,71 xanh nhạt S 0,12 1,36 0,48 0,37 Mật độ 2 S% 8,15 1,1 7,61 9,89 Tỷ lệ% TB 1,7 117,08 5,62 2,9 xanh nhạt S 0,14 5,43 1,08 0,37 Mật độ 3 S% 8,48 4,64 19,24 12,9 Tỷ lệ% TB 1,56 117,5 5,94 3,21 xanh nhạt S 0,13 2,67 0,55 0,45 Mật độ 4 S% 8,51 2,27 9,25 14,09 Tỷ lệ%
- Lặp lần 4 Thân Lá Sâu bệnh sâu bọ CT D00 Hvn L(cm) R(cm) Màu sắc xám(%) xít(%) TB 1,65 116,68 5,79 2,89 xanh nhạt S 0,15 5,31 0,65 0,34 Mật độ 1 8 12 S% 9,36 4,55 11,14 11,65 Tỷ lệ% TB 1,66 117,06 5,88 2,96 xanh nhạt S 0,13 5,36 0,6 0,36 Mật độ 2 12,5 12,5 S% 7,86 4,58 10,25 12,17 Tỷ lệ% TB 1,45 123,5 6,22 5,57 xanh nhạt S 0,08 1,68 0,52 0,46 Mật độ 3 16,67 8,33 S% 5,33 1,36 8,38 12,96 Tỷ lệ% TB 1,58 114,5 5,86 3,09 xanh nhạt S 0,15 4,34 0,55 0,45 Mật độ 4 12,5 S% 9,75 3,79 9,31 14,45 0 Tỷ lệ%