Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây Lôi khoai (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E. Vid.) trong giai đoạn vườn ươm tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên

pdf 64 trang thiennha21 20/04/2022 3660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây Lôi khoai (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E. Vid.) trong giai đoạn vườn ươm tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_anh_huong_cua_hon_hop_ruot_bau_den_sinh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây Lôi khoai (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E. Vid.) trong giai đoạn vườn ươm tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN NGỌC QUANG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HỖN HỢP RUỘT BẦU ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LÔI KHOAI (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E. Vid.) TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2016 - 2020 Thái Nguyên, năm 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN NGỌC QUANG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HỖN HỢP RUỘT BẦU ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LÔI KHOAI (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E. Vid.) TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Lớp : K48 QLTNR Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2016 - 2020 Giảng viên hướng dẫn : TS. Lê Sỹ Hồng Thái Nguyên, năm 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được thu thập trong quá trình thực hiện đề tài, không sao chép của ai. Nội dung khóa luận có tham khảo một số tài liệu được liệt kê trong danh mục tài liệu của khóa luận. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày tháng năm Xác nhận của GVHD Sinh viên Nguyễn Ngọc Quang Xác nhận của giáo viên chấm phản biện (Ký và ghi rõ họ tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt ngiệp là một giai đoạn không thể thiếu để mỗi sinh viên có thể vận dụng được kiến thức mình đã học và làm quen với thực tiễn, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và tích lũy được những kinh nghiệm cần thiết sau này. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, khoa Lâm nghiệp tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây Lôi khoai (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E. Vid.) trong giai đoạn vườn ươm tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên”. Để hoàn thành khóa luận tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình của cán bộ, công nhân viên của viện, các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn: TS. Lê Sỹ Hồng. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã tạo mội đều kiện tốt nhất tôi hoàn thành khóa luận này. Mặc dù tôi đã cố gắng, nhưng do thời gian và kiến thức của bản thân còn hạn chế, khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong được sự đóng góp ý kiến để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 30 tháng 05 năm2020 Sinh viên Nguyễn Ngọc Quang
  5. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐHNL : Đại Học Nông Lâm CTTN : Công thức thí nghiệm CT : Công thức TB : Trung bình Hvn : Chiều cao vút ngọn D00 : Đường kính cổ rễ STT : Số thứ tự Cm : Xentimet SL : Số lượng H vn : Chiều cao vút ngọn trung bình D 00 : Đường kính cổ rễ trung bình
  6. iv DANH MỤC CÁC BẢNG Mẫu bảng 3.1. Sơ đồ bố trí các công thức thí nghiệm ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây Lôi khoai 23 Mẫu bảng 3.2: Bảng theo dõi tỷ lệ cây nảy mầm của cây Lôi khoai 25 Mẫu bảng 3.3: Bảng theo dõi ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng đường kính, chiều cao, động thái ra lá của cây Lôi khoai 25 Bảng 4.1. Tỷ lệ hạt nảy mầm của hạt Lôi khoai ở các công thức thí nghiệm 30 Bảng 4.2. Chiều cao cây Lôi khoai dưới tác động của hỗn hợp ruột bầu 32 Bảng 4.3. Đường kính của cây Lôi khoai dưới ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu 34 Bảng 4.4. Động thái ra lá của cây Lôi khoai dưới ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu 36
  7. v DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Bố trí công thức thí nghiệm 23 Hình 3.2. Cách thức tra hạt 24 Hình 3.3. Vệ sinh vườn ươm 26 Hình 3.4. Thu thập số liệu 27 Hình 4.1. Quả và hạt Lôi khoai 29 Hình 4.2. Xử lý hạt giống 30 Hình 4.3a. Tỷ lệ hạt nảy mầm giai đoạn 15 ngày tuổi 31 Hình 4.3b. Tỷ lệ hạt nảy mầm giai đoạn 30 ngày tuổi 31
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii DANH MỤC CÁC BẢNG iv DANH MỤC CÁC HÌNH v MỤC LỤC vi Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.3. Ý nghĩa đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3 Phần 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 2.1. Cơ sở khoa học 5 2.2. Những nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam 8 2.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới 8 2.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam 10 2.3. Thảo luận 16 2.4. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 17 2.4.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu 17 2.4.2. Đặc điểm khí hậu thủy văn 18 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 20 3.3. Nội dung nghiên cứu 20
  9. vii 3.4. Phương pháp nghiên cứu 20 3.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp 21 3.4.2. Phương pháp nội nghiệp 27 Phần 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 29 4.1. Nghiên cứu về thu hái, bảo quản và xử lý hạt giống 29 4.2. Kết quả nghiên cứu tỉ lệ nảy mầm của cây Lôi khoai dưới ảnh hưởng của các công thức hỗn hợp ruột bầu 30 4.3. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng chiều cao của cây Lôi khoai 31 4.4. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến đường kính của cây Lôi khoai 33 4.5. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến động thái ra lá của cây Lôi khoai 35 4.6. Kết quả nghiên cứu về sâu bệnh hại của cây con Lôi khoai trong giai đoạn vườn ươm 37 4.7. Đề xuất hướng dẫn kĩ thuật nhân giống 38 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41 5.1. Kết luận 41 5.2. Tồn tại 42 5.3. Kiến nghị 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 43 PHỤ BIỂU
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Sự phát triển của mỗi cá nhân hay xã hội đều gắn với những môi trường nhất định. Trong đó bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Việc bảo vệ môi trường sống là công việc hết sức cần thiết. Nghị định 41- NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước khẳng định “Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phương. Khắc phục tư tưởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế - xã hội mà coi nhẹ việc bảo vệ môi trường. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững”. Trong môi trường tự nhiên thì cây xanh đóng vai trò hết sức quan trọng đối với con người. Cây xanh đối với môi trường sống được ví như là “lá phổi hô hấp”, tạo ra môi trường sống tự nhiên, trong lành cho mỗi con người. Đối với các đô thị lớn thì cây xanh càng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Phát triển cây xanh đô thị là một trong những giải pháp hướng tới một đô thị bền vững. Cây xanh đô thị không chỉ tạo ra môi trường sống thuận lợi mà còn giải quyết được nhiều vấn đề đặt ra ở các đô thị như tạo bóng mát, xây dựng cảnh quan đô thị văn minh Ngoài ra, cây xanh với các đặc điểm tự nhiên, cùng các công trình kiến trúc khác tạo nên những sắc thái văn hóa đặc trưng, góp phần làm tăng vẻ đẹp cảnh quan, làm phong phú cuộc sống văn hóa tinh thần của cư dân đô thị. Cây xanh ngày càng đóng vai trò quan trọng và là một tiêu chí không thể thiếu để Đảng và Nhà nước quan tâm. Đảng và Nhà nước ta đang hướng tới phát triển đô thị bền vững, trong đó phát triển kinh tế gắn liền với an ninh xã hội và bảo vệ môi trường.
  11. 2 Việc đa dạng hóa các loài cây đô thị là một phần rất quan trọng tạo nên sự phong phú và vẻ đẹp riêng cho các tuyến đường, khu phố Tuy nhiên so với các loại hình cây xanh cảnh quan khác cây xanh đường phố, đô thị do sinh trưởng bị hạn chế đồng thời lại thường xuyên bị tác động bởi các yếu tố con người công trình nên tiêu chuẩn chọn cây và hình thức tổ chức trồng cây xanh đô thị cũng có những yêu cầu đặc thù riêng. Nghiên cứu chọn loài cây trồng phù hợp với đặc điểm môi trường và tạo được nét đặc sắc riêng là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu. Để có được cây giống phục vụ cho nhu cầu trên cần có nguồn giống để cung cấp hàng năm, việc tạo giống là một việc rất quan trọng đối với ngành Lâm nghiệp. Qua tìm hiểu, cây Lôi khoai là loài cây có đặc điểm rất đẹp, vừa tạo bóng mát, vừa tạo cảnh quan xanh cho các công trình đô thị, vừa góp phần vào đa dạng các loài thực vật ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Cây thường xuất hiện trong các khu rừng tự nhiên. Tuy nhiên ở Việt Nam thì vẫn còn ít và chưa phổ biến và đặc biệt chưa có một công trình nghiên cứu nào về cây Lôi khoai. Với đặc điểm sinh học như trên cũng như giá trị sử dụng về nhiều mặt nên cây Lôi khoai có khả năng phát triển rộng rãi. Hiện nay có hai phương pháp tạo giống phổ biến đó là phương pháp nhân giống vô tính và hữu tính. Nhân giống hữu tính phù hợp với nhiều đặc tính cây trồng, đem lại hiệu quả cao mà giá thành thấp và dễ tiến hành, cây con tạo ra rễ thích ứng rộng với điều kiện ngoại cảnh, đây là phương pháp được ứng dụng rộng rãi phổ biến trong thời gian qua. Trong sản xuất cây con từ hạt có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây con trong giai đoạn vườn ươm, trong đó có hỗn hợp ruột bầu. Ruột bầu là nơi cung cấp chủ yếu dinh dưỡng cho cây trong giai đoạn nuôi dưỡng ở vườn ươm, tuy nhiên mỗi loài cây phù hợp với thành phần ruột bầu
  12. 3 khác nhau. Thực tế có những kết quả nghiên cứu đầy đủ về tạo hỗn hợp ruột bầu và được áp dụng cho một số loài cây đã sử dụng để trồng trong cả nước. Đặc tính chống chịu sâu bệnh của mỗi loài cây cũng khác nhau. Xuất phát từ những vấn đề nói trên, em đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây Lôi khoai (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E. Vid.) trong giai đoạn vườn ươm tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến tỷ lệ nảy mầm, sinh trưởng của cây con Lôi khoai (Hvn, D00, Số lá). - Trên cơ sở đó, đề xuất gieo ươm theo nội dung nghiên cứu cây Lôi khoai. 1.3. Ý nghĩa đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Qua nghiên cứu thực tiễn đề tài giúp ta làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng kiến thức đã học được từ trong nhà trường và thực tiễn. Củng cố kiến thức cơ sở cũng như chuyên nghành, sau này có điều kiện tốt hơn để phục vụ công tác phát triển ngành Lâm nghiệp. Tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp xúc, làm quen với thực tế công tác nghiên cứu khoa học. Góp phần hoàn chỉnh dữ liệu khoa học về nghiên cứu chuyên sâu loài cây Lôi Khoai. Kết quả nghiên cứu làm cơ sở khoa học để lựa chọn phương thức nhân giống và phát triển loài Lôi khoai. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Biết được cây Lôi khoai ở giai đoạn vườn ươm cần loại hỗn hợp ruột bầu nào phù hợp nhất, góp phần vào việc xây dựng hệ thống cây xanh đô thị.
  13. 4 Kết quả nghiên cứu vận dụng vào sản xuất, đồng thời có thể phổ biến công thức tốt nhất cho cây sinh trưởng cho người dân cùng áp dụng. Từ những hạn chế đề xuất xây dựng những biện pháp chăm sóc tạo giống cây con ở giai đoạn vườn ươm. Tạo cây con đảm bảo chất lượng tốt.
  14. 5 Phần 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học Theo tổng cục lâm nghiệp cây con được tạo ra từ các vườn ươm phải đảm bảo cây giống được lựa chọn có những phẩm chất tốt phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai để giảm bớt sự cạnh tranh của các loài cây khác với chúng. Việc chăm sóc cây con sẽ đảm bảo cho sự phát triển của cây con trong tương lai. Các loại phân bón hóa học được chăm sóc cây con trong thời gian ngắn. Bón phân này cần kết hợp với các biện pháp lâm sinh như: Nhổ cỏ, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh phải thường xuyên phát huy tối đa hiệu lực của phân bón. - Trong sản xuất nông nghiệp: Đất là giá thể, môi trường sống trực tiếp của bộ rễ và là nguồn cung cấp nước, chất dinh dưỡng cho cây. Đất tốt cây sinh trưởng tốt ra hoa kết quả sớm, sản lượng, chất lượng quả hạt cao, chu kì sai quả ngắn và ngược lại. Đất tốt là đất giàu dinh dưỡng chủ yếu là N, P, K, và các nguyên tố vi lượng cần thiết đồng thời các thành phần đó có một tỷ lệ thích hợp. Trong gieo ươm: - Điều kiện đất đai: Đất là hoàn cảnh để cây con sinh trưởng, phát triển sau này, cây con sinh trưởng, phát triển tốt hay xấu là do đất cung cấp chất dinh dưỡng nước và không khí cho cây. Chất dinh dưỡng, nước và không khí trong đất có đầy đủ cho cây hay không chủ yếu là do: Thành phần cơ giới, độ ẩm, độ pH, của đất quyết định.
  15. 6 + Thành phần cơ giới của đất: Đất vườn ươm nên chọn thành phần cơ giới cát pha có kết cấu tơi xốp, thoáng khí, khả năng thấm nước và giữ nước tốt, loại đất này thuận lợi cho hạt nảy mầm sinh trưởng của cây con, dễ làm đất và chăm sóc cây con hơn Tuy nhiên chọn đất xây dựng vườn ươm cũng cần căn cứ và đặc tính sinh học của loài cây, ví dụ: Gieo ươm cây Mỡ ưa đất thịt trung bình, đất tơi xốp, thoáng khí và ẩm. Gieo ươm cây Thông ưa đất cát pha, thoát nước tốt. + Độ phì của đất: Đất có độ phì tốt là đất có hàm lượng cao các chất dinh dưỡng khoáng chủ yếu cho cây như: N, P, K, Mg, Ca và các chất vi lượng khác. Đồng thời tỷ lệ các chất phải cân đối và thích hợp. Gieo ươm trên đất tốt cây con sinh trưởng càng nhanh, khỏe mập, các bộ phận thân, rễ, cành, lá phát triển cân đối. + Độ ẩm của đất: Có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển cân đối giữa các bộ phận dưới mặt đất và trên mặt đất của cây con. Đất quá khô hoặc quá ẩm đều không tốt. Mực nước ngầm trong đất cao hay thấp có liên quan đến độ ẩm của đất, mực nước ngầm thích hợp cho đất cát pha ở độ sâu là 1,5 - 2m, đất sét là trên 2,5m. Chọn đất vườn ươm không nên chỉ dựa vào độ ẩm của đất, mực nước ngầm cao hay thấp mà còn tùy thuộc vào đặc tính sinh vật học của từng loài cây ươm. Ví dụ: Gieo ươm cây Phi lao nên chọn đất thường xuyên ẩm, song gieo ươm cây Thông cần phải chọn đất nơi cao ráo, thoát nước. Nước: Nước đóng vai trò rất quan trọng đối với thực vật, nhất là giai đoạn vườn ươm. Việc cung cấp nước cho cây con đòi hỏi cần phải đủ về số lượng. Sự dư thừa hay thiếu hụt nước đều không có lợi cho cây Lôi khoai. Hệ rễ cây con trong bầu cần cân bằng giữa lượng nước và dưỡng khí để sinh trưởng. Nhiều nước sẽ tạo ra môi trường quá ẩm, kết quả rễ cây phát triển kém hoặc chết do thiếu không khí. Vì thế, việc xác định hàm lượng nước
  16. 7 thích hợp cho cây non ở vườn ươm là việc làm rất quan trọng (Larcher, 1983; Nguyễn Văn Sở, 2004) [12]. + Độ pH của đất: được coi là một biến số chính trong đất vì nó ảnh hưởng đến nhiều quá trình hóa học. Nó đặc biệt ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng thực vật bằng cách kiểm soát các dạng hóa học của các chất dinh dưỡng khác nhau và ảnh hưởng đến các phản ứng hóa học mà chúng trải qua. Phạm vi pH tối ưu cho hầu hết các cây trồng là từ 5,5 đến 7,5; tuy nhiên, nhiều loại cây trồng đã thích nghi để phát triển mạnh ở độ pH nằm ngoài phạm vi này. Một trong nhiều phương pháp đang được sử dụng nhiều hiện nay là nhân giống từ hạt. Để cây con phát triển tốt trong giai đoạn vườn ườm nhân tố rất quan trọng tới sinh trưởng của cây đó là hỗn hợp ruột bầu. Thành phần hỗn hợp ruột bầu bao gồm đất, phân bón (hữu cơ, vô cơ) và chất phụ gia để đảm bảo điều kiện lý hóa tính của ruột bầu. Đất được chọn làm ruột bầu là đất tốt, có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, PH trung tính, không mang mầm mống sâu bệnh hại. Phân bón là chất dùng để cung cấp một trong nhiều chất cần thiết cho cây. Phân bón có thể là sản phẩm thiên nhiên hoặc được chế tạo trong công nghiệp. Trong cả hai trường hợp các nguyên tố dinh dưỡng đều như nhau và tác dụng như nhau đối với sinh trưởng của cây. Bón phân vào đất (qua rễ) cây hấp thụ thường không hết nên giữ lại trong đất hoặc tự rửa trôi. Còn bón phân qua lá nồng độ bón phân qua lá thường nhỏ. Nếu bón nồng độ cao thì cây tự xót và chết. Nếu bón nồng độ quá thấp thì hiệu quả không rõ. Vì vậy trong một đời cây phải bón nhiều lần ở những nồng độ thích hợp. Trong vườn ươm hầu hết phân bón được trộn với đất trong hỗn hợp ruột bầu, tùy theo tính chất đất, đặc tính sinh thái học của cây con mà tỉ lệ pha trộn hỗn hợp ruột bầu cho phù hợp. Có thể nhân giống cây theo 2 cách:
  17. 8 + Nhân giống hữu tính là hình thức gieo hạt để được thế hệ sau. Cây con sinh trưởng và phát triển từ hạt thường mập, tuổi thọ dài, tính thích ứng mạnh, thích hợp với việc trồng hàng loạt. + Nhân giống vô tính là từ một phần của các cơ quan dinh dưỡng (như rễ, thân, lá) dùng phương pháp nuôi nhân tạo để mọc ra cây mới, còn gọi là nhân giống sinh dưỡng. Đặc điểm chủ yếu của nhân giống vô tính là chúng có thể giữ được đặc tính của bố mẹ, có thể ra hoa sớm, nhưng sự phát triển bộ rễ cây con kém hơn, tính thích ứng và sức sống không mạnh và không thể trồng hàng loạt như cây gieo hạt. Phương pháp thường dùng trong nhân giống vô tính có: tách cây, chiết cành, giâm cành, tiếp ghép. + Nhân giống hữu tính có những ưu điểm: Kỹ thuật đơn giản, dễ làm, chi phí lao động thấp, do đó giá thành cây con thấp, hệ số nhân giống cao, tuổi thọ của cây trồng bằng hạt thường cao, cây trồng bằng hạt thường có khả năng thích ứng rộng với điều kiện ngoại cảnh. + Nhân giống hữu tính có những nhược điểm: Cây giống trồng từ hạt thường khó giữ được những đặc tính của cây mẹ, cây giống trồng từ hạt thường ra hoa kết quả muộn, cây giống trồng từ hạt thường có thân tán cao, gặp khó khăn trong việc chăm sóc cũng như thu hái sản phẩm. Do những nhược điểm như vậy nên phương pháp nhân giống bằng hạt chỉ được sử dụng trong một số trường hợp: Gieo hạt lấy cây làm gốc ghép, sử dụng gieo hạt đối với những cây chưa có phương pháp khác tốt hơn dùng trong công tác lai tạo chọn lọc giống. 2.2. Những nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam 2.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới 2.2.1.1. Nghiên cứu về hỗn hợp ruột bầu Vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX thuyết mùn do Thaer (1873) đề xuất cho từng cây hấp thụ mùn để sống. Đến thế kỷ XIX nhà hóa học người Đức Liibig (1840) đã xây dựng thuyết chất khoáng Liibig cho rằng độ màu
  18. 9 mỡ của đất là do muối khoáng trong đất. Ông nhấn mạnh rằng việc bón phân hóa học cho cây sẽ làm tăng năng suất cây trồng. Năm 1963, Kinur và Chiber khẳng định việc bón phân cho đất theo từng thời kỳ khắc nhau là khác nhau. Theo nghiên cứu năm 1974 của Polster, Fidler và Lir đã kết luận sinh trưởng của cây thân gỗ thuộc vào sự hút các nhân tố khoáng trong đất trong suốt quá trình sinh trưởng. Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi cây thân gỗ ở mỗi thời kì khác nhau là khác nhau. Theo kết quả nghiên cứu về sinh thái của hạt giống và sinh trưởng của cây gỗ non, Ekta và Singh (2000) đã nhận thấy rằng, cường độ ánh sáng, hỗn hợp ruột bầu có ảnh hưởng rõ tệt tới sự nảy mầm, sự sống sót và quá trình sinh trưởng của cây con. Theo Thomas D.Landis (1985), chất lượng cây con có mối quan hệ logic với tình trạng chất khoáng. Nitơ và photpho cung cấp nguyên liệu cho sự sinh trưởng và phát triển của cây con. Tình trạng dinh dưỡng của cây con thể hiện rõ qua màu sắc lá. Phân tích thành phần hóa học của mô là một cách duy nhất để đo lường mức độ thiếu hụt dinh dưỡng của cây con. 2.2.1.2. Nghiên cứu về cây Lôi khoai IPNI liệt kê 7 loài Lôi khoai như sau: + Gymnocladus angustifolius (Gagnepain) J.E.Vidal, 1980, Đông Dương. Loài này có tên gọi địa phương trong tiếng Việt là lô khoai hay lim xanh, lá thắm. Tại Việt Nam, được cho là sinh trưởng tại khu vực Vườn quốc gia Bạch Mã, Thừa Thiên - Huế. + Gymnocladus arabicus Lam., 1785 + Gymnocladus assamicus Kanjilal ex P.C.Kanjilal, 1934, Assam, Ấn Độ + Gymnocladus burmanicus C.E.Parkinson, 1928, Tenasserim, Myanma + Gymnocladus chinensis Baill., 1875, Trung Quốc, tên tiếng Trung là 肥皂荚 (phì tạo giáp), nghĩa là cây có quả làm xà phòng.
  19. 10 + Gymnocladus dioicus (L.) K.Koch, 1869, đồng nghĩa Gymnocladus canadensis Lam., 1785. Phân bố: Bắc Mỹ. Tên tiếng Anh của nó là Kentucky coffeetree, nghĩa là cây cà phê Kentucky, do có thời kỳ người ta đã dùng hạt của nó để thay thế cho cà phê thật sự, tuy nhiên, do có chứa độc tố [1], không nên dùng với số lượng lớn. + Gymnocladus guangxiensis P.C.Huang & Q.W.Yao, 1980, Trung Quốc Tuy nhiên, nhiều tài liệu chỉ đề cập tới 3 loài là G. dioicus, G. burmanicus và G. chinensis. Trong IPNI cũng nhắc tới danh pháp Gymnocladus williamsii Hance, 1884 như là từ đồng nghĩa của Gledits(ch)ia sinensis tức cây tạo giáp hay bồ kết Hoa Nam. 2.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam 2.2.2.1. Nghiên cứu về hỗn hợp ruột bầu Theo Nguyễn Xuân Quát (2001) để chuẩn bị đất làm ruột bầu cần đảm bảo các tiêu chí: - Tiêu chuẩn đất làm ruột bầu: + Đất làm bầu là thành phần chủ yếu dùng để làm hỗn hợp ruột bầu tạo ra cây con có bầu, đây là cách thức được sử dụng phổ biến ở nhiều nơi, góp phần quan trọng vào quy mô phát triển và kết quả của việc trồng rừng. + Hỗn hợp ruột bầu được coi là một cái giá đỡ và cái kho chứa chất dinh dưỡng nuôi cây, đảm bảo môi trường an toàn và thuận lợi cho cây phát triển không chỉ trong vườn ươm mà cả trong thời gian đầu khi trồng xong. + Đất làm bầu thường chiếm 80 - 90% trọng lượng ruột bầu thậm chí chiếm đến 99% hoặc 100% nếu đất tốt. Để đáp ứng được yêu cầu trên, đất làm bầu phải tơi xốp ,thấm và giữ nước tốt và thoáng khí cho rễ phát triển nhưng cũng phải có độ kết dính không có hạt đất hoặc các hạt khác to hơn 4 - 5mm để không bị vỡ khi di chuyển (trừ loại bầu treo).
  20. 11 + Tiêu chuẩn đất làm ruột bầu là thành phần cơ giới trung bình thuộc loại đất thịt hay thịt pha có 40 - 50% hạt đất mịn và bạt sét, ít chua có độ pH từ 5 - 6, đất tầng mặt có mùn và các dưỡng chất cần thiết. - Kĩ thuật làm đất ruột bầu: + Lấy đất: Phát dọn sạch thực bì nơi được chọn, cuốc hoặc cày lớp đất mặt sâu không quá 20 - 30 cm, đập nhỏ và nhặt bỏ đá cục và các tạp vật thô, sàng đất qua lưới thép hoặc phên nan tre để loại bỏ các hạt đất lớn hơn 4 - 5 mm. + Phơi ải và ủ đất: Rải đất trên nền phẳng ở ngoài trời dày khoẳng 5 - 7 cm, dùng tấm vải mưa trong suốt phủ lên mặt đất, lấy gạch đá chặn mép tấm vải mưa, để nguyên như vậy phơi nắng khoảng 3 - 4 ngày để cho đất ải. Vun đất lại thành đống cao 40 - 50 cm cũng dùng vải mưa phủ kín và chặn mép để ủ đất sau vài ba tuần để diệt trừ mầm mống sâu bệnh và cỏ dại trước khi đem dùng. + Trộn hỗn hợp ruột bầu: Cân đong chính xác từng loại nguyên liệu (đất, phân bón ) theo tỉ lệ cần dùng, loại nguyên liệu nào nhiều đổ trước ở dưới, loại nguyên liệu ít đổ sau ở trên tạo thành đống hình nón. Dùng xẻng xúc đảo hỗn hợp chuyển sang bên cạnh phải đảo trộn như vậy 2 - 3 lần cho đều. + Bảo quản đất và hỗn hợp ruột bầu: sau khi phơi ủ hoặc trộn xong nếu chưa dùng hoặc dùng chưa hết phải để trên nền khô ráo có mái che và tủ bằng vải nhựa để tránh mưa hoặc bị nhiễm lại các mầm mống sâu, bệnh hại và cỏ dại làm giảm phẩm chất nguyên liệu. Những năm trước thời kì đổi mới chúng ta chưa đánh giá đúng tầm quan trọng và vai trò to lớn của công tác giống trong sản xuất lâm nghiệp. Sự quan tâm của công tác giống lúc bấy giờ chủ yếu là làm sao có đủ số lượng giống cho rừng trồng, hầu như chưa coi trọng đến chất lượng giống. Sử dụng giống không rõ nguồn gốc xuất xứ, thu hái xô bồ, dẫn đến rừng trồng có chất lượng kém, năng xuất thấp phổ biến chỉ đạt 5 - 10m3/ha/năm. Đến những năm gần đây chúng ta mới bắt đầu chú trọng đến khâu sản xuất giống năng xuất,
  21. 12 chất lượng đã tăng lên 30 - 70 m3/ha/năm 1998. Lâm nghiệp cho quyết định ban hành: Quy phạm xây dựng rừng giống và vườn giống. Theo Nguyễn Văn Sở và Trần Thế Phong (2003) [7] [13], thành phần hỗn hợp ruột bầu là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng cây con trong vườn ươm. Hỗn hợp ruột bầu tốt phải đảm bảo những điều kiện lý tính và hóa tính giúp cây sinh trưởng khoẻ mạnh và nhanh. Một hỗn hợp ruột bầu nhẹ, thoáng khí, khả năng giữ nước cao nhưng nghèo chất khoáng cũng không giúp cây phát triển tốt. Ngược lại, một hỗn hợp ruột bầu chứa nhiều chất khoáng, nhưng cấu trúc đất nặng, khó thấm nước và thoát nước cũng ảnh hưởng xấu đến cây con. Theo Nguyễn Xuân Quát (1985) [13], để giúp cây con sinh trưởng và phát triển tốt, vấn đề bổ sung thêm chất khoáng và cải thiện tính chất của ruột bầu bằng cách bón phân là rất cần thiết. Trong giai đoạn vườn ươm, những yếu tố được đặc biệt quan tâm là đạm, lân, kali và các chất phụ gia. Nguyễn Minh Đường và nhiều tác giả khác từ năm (1980 - 1985), cũng có những nghiên cứu chi tiết về gieo ươm và trồng rừng Sao dầu ở rừng miền Đông Nam Bộ. Khi nghiên cứu gieo ươm thông nhựa (Pinus merkusii), Nguyễn Xuân Quát (1985) cũng đã tập trung xem xét ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp ruột bầu. Những nghiên cứu như thế cũng đã được Hoàng Công Đãng (2000) thực hiện với loài Bần chua ở giai đoạn vườn ươm. Khi bố trí thí nghiệm về ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu, Nguyễn Xuân Quát (1985) [13] và Hoàng Công Đãng (2000) thăm dò phản ứng của cây con với phân bón, Nguyễn Xuân Quát (1985) [13] và Hoàng Công Đãng (2000) đã bón lót super lân, clorua kali, sulphat amôn với tỷ lệ từ 0 - 6% so với trọng lượng ruột bầu. Đối với phân hữu cơ, các tác giả thường sử dụng phân chuồng hoai (phân trâu, phân bò và phân heo) với liều lượng từ 0 - 25%
  22. 13 so với trọng lượng bầu. Một số nghiên cứu cũng hướng vào xem xét phản ứng của cây gỗ non với nước. Tuy vậy, đây là một vấn đề khó, bởi vì hiện nay còn thiếu những điều kiện nghiên cứu cần thiết (Nguyễn Xuân Quát, 1985) [12]. Từ những năm 2000 trở về đây nước ta đẩy mạnh các công trình nghiên cứu về kĩ thuật lâm sinh nhằm mang lại hiệu quả vốn rừng cùng các chính sách hợp lý của nhà nước. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của kích thước bầu đến sinh trưởng của cây gỗ non cũng đã được nhiều tác giả quan tâm. Theo Nguyễn Tuấn Bình (2002), kích thước bầu thích hợp cho gieo ươm Dầu song nàng là 20*30cm, đục 8 - 10 lỗ. Một vấn đề thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu là thành phần hỗn hợp ruột bầu. Theo Nguyễn Văn Sở (2004) [7] [12], sự phát triển của cây con phụ thuộc không chỉ vào tính chất di truyền của cây, mà còn vào môi trường sinh trưởng của nó (tính chất lý hóa tính của ruột bầu). Tuy nhiên không phải tất cả các loài cây đều cần một loại hỗn hợp như nhau, mà chúng thay đổi tùy thuộc vào đặc tính sinh thái học của mỗi loài cây. Khi nghiên cứu gieo ươm Dầu song nàng (Dipterrocarpus dyerii), Nguyễn Tuấn Bình (2002) cũng nhận thấy hỗn hợp ruột bầu có ảnh hưởng rất nhiều đến sinh trưởng của cây con. Theo tác giả, đất feralit đỏ vàng trên phiến thạch sét và đất xám trên granit có tác dụng nâng cao sức sinh trưởng của cây con Dầu song nàng. Hàm lượng phân super phốt phát (Long Thành) thích hợp cho sinh trưởng của Dầu song nàng là 2% - 3%, còn phân NPK là 3% so với trọng lượng bầu. Theo Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2006), khi gieo ươm cây Huỳnh liên (Tecoma stans (L.) H.B.K), hỗn hợp ruột bầu thích hợp bao gồm đất, phân chuồng hoai, xơ dừa, tro, trấu theo tỷ lệ 90: 5: 2: 2, 1 và 0,3% kali clorua, 0,5% super lân và 0,1% vôi.
  23. 14 Cuốn sách “Giống cây rừng”, “Lâm sinh 1”, “Lâm sinh 2”, “Hướng dẫn kĩ thuật trồng cây nông lâm nghiệp cho đồng bào miền núi”, “Tổ chức gieo ươm cây bản địa phục vụ mục tiêu phục hồi rừng” Và hàng loạt các bài luận văn, luận án, đề tài, chuyên đề nghiên cứu về nhân giống về gieo ươm. Những cuốn sách này có nói về các khâu chính và các kĩ thuật cần thiết trong công tác gieo ươm từ khâu xây dựng vườn ươm, khảo nghiệm giống, bảo quản hạt giống và hàng loạt các nghiên cứu về cách thức xử lý ở mỗi loại hạt giống khác nhau. Nghiên cứu tỷ lệ nảy mầm của mỗi loại hạt, nghiên cứu các công thức phân phù hợp với từng loại cây trồng. Hiện nay có một số nghiên cứu mới: Lê Khắc Sơn (2015,“- Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây Sa Mộc Dầu (Cunninghamia konishii Hayata) tại vườn ươm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên” kết quả hỗn hợp ruột bầu có tỉ lệ 90% đất tầng A+ 10% phân chuồng hoai là công thức trội nhất. Nông Xuân Thắng (2015) “- Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây Ngâu (Aglaia duperreana) tại vườn ươm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên” kết quả hỗn hợp ruột bầu có tỉ lệ 88% tầng đất mặt + 10% phân chuồng hoai + 2% Lân là công thức trội nhất. Nguyễn Thái Bảo (2015) “- Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây Hồi (Illicium verum) tại viện nghiên cứu và phát triển Lâm nghiệp trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên” kết quả hỗn hợp ruột bầu có tỉ lệ 98% đất tầng A+ 2% NPK là công thức trội nhất Tất cả các đề tài đều đã tìm ra được những công thức hỗn hợp ruột bầu tốt nhất cho từng loài cây để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Tất cả đều nhằm mục đích tìm ra phương pháp gieo ươm thích hợp nhất cho mỗi loại cây đạt hiệu quả tốt cả về chất lượng, số lượng và thu được lợi nhuận cao lại nhanh nhất. Ngoài ra còn đáp ứng cho nhu cầu nghiên cứu, thử nghiệm cho công tác nghiên cứu áp dụng khoa học tiên tiến.
  24. 15 2.2.2.2. Nghiên cứu về cây Lôi khoai Lôi khoai tên khoa học (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E. Vid.) thuộc họ Đậu (Fabaceae). Các loài trong chi này là các dạng cây thân gỗ từ nhỡ tới lớn, có thể cao từ 10 tới 30 m, đường kính thân cây đạt 0,6 tới 0,9 m. Tán lá có đường kính tới 8 m. Thân cây thường chia thành 3 đến 4 nhánh ở độ cao 3 - 5 m. Các cành to, mập, nhiều ruột. Rễ chùm. Vỏ cây màu xám tro, dễ bóc. Các lá kép hai lần chẵn, mọc so le và các lá chét cấp 2 (khoảng 10 tới 14) mọc đối. Các lá chét cấp 1 phía dưới suy giảm thành các lá nhỏ. Kích thước lá: dài khoảng 60 - 90 cm và rộng khoảng hai phần ba chiều dài. Cuống lá và cuống của các lá chét hình trụ thon, phình to ở phần gốc, nhẵn khi trưởng thành, màu lục nhạt, thường tía ở mặt trên. Các lá chét hình trứng, kích thước dài tới 5 - 6 cm, hình nêm hoặc thuôn tròn không đều ở gốc, mép lá hơi gợn, nhọn đỉnh. Khi mới xuất hiện từ chồi có màu hồng hay đỏ tươi, nhanh chóng chuyển sang màu xanh đồng, nhẵn và bóng ở mặt trên. Khi phát triển đầy đủ có màu xanh lục sẫm ở mặt trên, lục nhạt ở mặt dưới. Về mùa thu chuyển sang màu vàng. Hoa ra vào mùa hè, đơn tính khác gốc, mọc ở đầu cành, màu trắng ánh xanh lục. Đài hoa hình ống, có lông tơ, 10 gân, 5 thùy. Các thùy mở bằng mảnh vỏ trong chồi. Tràng hoa với 5 cánh hoa thuôn dài, có lông tơ, lợp khi ở trong chồi. Các hoa đực mọc thành ngù ngắn giống như chùm hoa, dài 8 - 10 cm, các hoa cái mọc thành chùm dài 25 - 30 cm. Nhị hoa 10, với 5 nhị dài và 5 nhị ngắn, bao phấn màu vàng cam, hướng trong. Bầu nhụy thượng, không cuống, có lông tơ, co lại thành vòi nhụy ngắn với 2 thùy đầu nhụy. Các lá noãn mọc thành 2 hàng. Quả dạng quả đậu, dài 15 - 25 cm, rộng 3 - 5 cm, hơi cong, mép dầy, màu nâu ánh đỏ sẫm, hơi có phấn ở vỏ quả, chứa 6 - 9 hạt, được bao bọc trong lớp cùi thịt dầy có vị ngọt. Cuống dài 2 - 5 cm.
  25. 16 Do cây có lá kép lông chim, dạng như lá cây Lim xanh, nhưng khi non có màu đỏ son chói lọi, nên nhiều người đã gọi nó là "Lim lửa". Cái tên này cũng hay, vì chính nhà thực vật học người Pháp Gagnepain xếp nó vào chi Lim xanh - Erythrofloeum (Lim xanh) với tên khoa học là Erythrofloeum angustifolium (Gagn) và từ đó cũng đã có nhiều người gọi là Lim lá thắm, thậm chí là Lim xanh lá thắm. Theo quy luật sinh học, trong vùng khí hậu á nhiệt đới, nhiều thực vật khi trải qua một thời gian sống có nhiệt độ môi trường thấp kéo dài trong năm, màu lá của chúng thay đổi mạnh qua các thời kỳ sinh trưởng, lá non đỏ thắm, lá trưởng thành màu xanh lục, đến lúc già cỗi sắp lìa cành thì lại đỏ hay vàng rực lên rất đẹp mắt. Cây Lôi khoai là một trong những ví dụ điển hình. Đó là những kết quả bước đầu, cũng có thể do cây còn nhỏ bé. Dù sao cũng phải tiếp tục theo dõi, đến lúc cây trưởng thành mới kết luận chắc chắn được mức độ thích nghi của nó. 2.3. Thảo luận Từ các công trình nghiên cứu được trình bày như ở trên ta thấy các công trình nghiên cứu về hỗn hợp ruột bầu, kích thước ruột bầu, thành phần phân bón, được thực hiện khá nhiều, nhưng về loài Lôi khoai thì chưa có công trình nghiên cứu nào nên thiếu cơ sở để chọn tạo và nhân giống. Dựa trên những kiến thức trên là cơ sở cho tôi nghiên cứu về loài cây này. Từ những công trình nghiên cứu trên làm cơ sở tốt để tôi lựa chọn những nội dung và hướng đi thích hợp cho đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây con Lôi khoai (Gymnocladus angustifolia (Gagn). J.E. Vid.) trong giai đoạn vườn ươm tại trường Đại học Nông Lâm- Đại học Thái Nguyên”.
  26. 17 2.4. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 2.4.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, trường Đại học Nông lâm- Đại học Thái Nguyên trở thành một trung tâm đâò tạo và chuyển giao khoa học- công nghệ hàng đầu Việt Nam về nông, lâm nghiệp, quản lý tài nguyên và môi trường cho các tỉnh trung du, miền núi phía bắc Việt Nam. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học các cấp và chương trình chuyển giao của Trường tại địa phương đã được thực hiện đạt kết quả tốt, có tính ứng dụng cao góp phần phát triển kinh tế tại các địa phương vùng trung du và miền núi phía Bắc. * Vị trí địa lý Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên cách trung tâm thành phố khoảng 3km về phía Tây và nằm trong địa bàn xã Quyết Thắng, căn cứ vào điều kiện địa lý Thành Phố Thái Nguyên thì vị trí như sau: - Phía Nam giáp với phường Thịnh Đán - Phía Bắc giáp với phường Quán Triều - Phía Đông giáp với khu dân cư - Phía Tây giáp với xã Phúc Hà * Cơ sở vật chất + Vườn ươm cây đầu dòng khoa Lâm nghiệp mới được thành lập nên cơ sở vật chất còn hạn chế, tuy nhiên Viện hiện nay đang dần dần cải tiến trang bị hiện đại phục vụ cho quá trình nghiên cứu. + Vườn ươm cây đầu dòng khoa Lâm nghiệp hiện nay sản xuất các loại cây ăn quả như cam, bưởi, ổi, cây trồng lâm nghiệp như keo, mỡ, lát, + Vườn ươm cây đầu dòng khoa Lâm nghiệp có khu vực riêng dành cho sinh viên thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học. Hệ thống tưới nước và có dàn che cho từng khu vực riêng để tiện cho việc chăm sóc.
  27. 18 + Hiện nay vườn ươm cây đầu dòng khoa Lâm nghiệp đã mở rộng diện tích để phục vụ cho việc cung cấp cây giống đảm bảo cho công tác trồng rừng ở miền núi phía bắc. * Địa hình Xã Quyết Thắng chủ yếu là đồi bát úp không có núi cao, có độ dốc trung bình từ 10 - 25 độ, độ cao trung bình từ 50 - 70 m. Nói chung, xã Quyết Thắng có địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Vườn ươm cây đầu dòng trường Đại Học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên thuộc trung tâm thực nghiệm của trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Nằm ở khu vực chân đồi, hầu hết đất ở đây là đất Feralit phát triển trên sa thạch. Do vườn ươm mới chuyển về đây nên đất lấy để hoạt động đóng bầu gieo cây là đất mặt ở đồi tương đối tốt. Theo kết quả phân tích mẫu đất của trường thì chúng ta có thể nhận thấy: 2.4.2. Đặc điểm khí hậu thủy văn Theo số liệu quan trắc của Trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên cho thấy Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp vùng núi phía Bắc Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông, song chủ yếu là 2 mùa chính: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, cụ thể: - Nắng: Số giờ nắng cả năm là 1,588 giờ. Tháng 5 - 6 có số giờ nắng nhiều nhất (khoảng 170 - 180 giờ). - Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 - 25oC. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2 - 5oC. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 39 oC, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 3 oC.
  28. 19 - Lượng mưa: Trung bình năm khoảng 2007 mm/năm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa (tháng 6, 7, 8, 9) chiếm 85% lượng mưa cả năm, trong đó tháng 7 có số ngày mưa nhiều nhất. - Độ ẩm không khí: Trung bình đạt khoảng 82%. Độ ẩm không khí nhìn chung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 7 (mùa mưa) lên đến 86,8%, thấp nhất vào tháng 3 (mùa khô) là 70%. Sự chênh lệch độ ẩm không khí giữa 2 mùa khoảng 10 - 17%. - Gió, bão: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa nóng là gió mùa Đông Nam và mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc. Do nằm xa biển nên xã Quyết Thắng nói riêng và thành phố Thái Nguyên nói chung ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão.
  29. 20 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: cây Lôi khoai trong giai đoạn vườn ươm - Phạm vi nghiên cứu: Ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây con. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành Địa điểm: Vườn ươm cây đầu dòng Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên Thời gian: Từ tháng 11/2019 đến tháng 5/2020. 3.3. Nội dung nghiên cứu Để đáp ứng được mục tiêu đề tài thực hiện một số nội dung sau: - Nghiên cứu về thu hái, bảo quản và xử lý hạt giống cây Lôi khoai. - Ảnh hưởng của công thức hỗn hợp ruột bầu đến tỷ lệ nảy mầm của hạt Lôi khoai. - Ảnh hưởng của công thức hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng chiều cao của cây Lôi khoai. - Ảnh hưởng của công thức hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng đường kính gốc. - Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến động thái ra lá của cây Lôi khoai. - Một số loại sâu bệnh hại ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây Lôi khoai. - Đề xuất hướng dẫn kỹ thuật gieo ươm loài cây Lôi khoai. 3.4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu: - Sử dụng phương pháp nghiên cứu kế thừa có chọn lọc các tài liệu, kết quả đã nghiên cứu trước.
  30. 21 - Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: bố trí thí nghiệm theo các công thức so sánh ảnh hưởng của các công thức đến tỷ nảy mầm của cây Lôi khoai. - Sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu điều tra: Từ những số liệu thu thập qua các mẫu biểu điều tra ngoại nghiệp tiến hành tổng hợp và phân tích các thí nghiệm bằng các phương pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp. 3.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật tư phục vụ nghiên cứu + Chuẩn bị hạt giống Lôi khoai. + Túi bầu, cuốc, xẻng, sàng đất, đất đóng bầu, lưới che + Dụng cụ tưới, bình phun, khay đựng + Dụng cụ văn phòng phẩm: giấy, bút, tài liệu tham khảo, thước đo chiều cao, thước kẹp kính. + Vật tư nông nghiệp: phân bón, thuốc diệt nấm NPK: Phân tổng hợp chế biến: loại thường dùng trong sản xuất nông nghiệp hiện nay. Loại phân có dạng hột có màu xám, có mùi chua, tan được trong nước. Các chỉ tiêu hóa, lý của phân bón NPK phải phù hợp với các chỉ tiêu kỹ thuật và mức chất lượng như sau: Phân NPK thành phần phân bón NPK –S 5.10.3-8 có (P2O5 hữu hiệu 10%, N: 5%, K2O: 3%, S:8 - 11%, CaO: 18 - 20%, MgO: 2 - 2,5%, SiO2: 4 - 5%, Cu: 20 - 30ppm, Zn: 40 - 50ppm, Co: 10 - 15ppm) loại phân này chủ yếu dùng để bón lót. Bước 2: Chuẩn bị hỗn hợp ruột bầu + Chuẩn bị hạt và hỗn hợp ruột bầu:
  31. 22 Quả Lôi khoai phải lấy từ những cây sinh trưởng tốt, thân thẳng, tán rộng và đều, không bị sâu bệnh và đã có từ 2 vụ quả trở lên. Cách thức thu hái là dùng sào có buộc ngoắc ở đầu để ngoắc từng chùm quả khi đã chín, không nên chặt cành làm ảnh hưởng đến năng suất vụ sau. - Chuẩn bị đất đóng bầu: Đất làm trước 1 tuần, nghiền nhỏ, tơi xốp. Diệt trừ các mầm mống sâu bệnh, cỏ dại có trong đất. Phơi ải để cải thiện tính chất đất. - Kĩ thuật tạo túi bầu: Loại vỏ bầu PE mầu đen, bảo đảm độ bền để khi đóng bầu hoặc quá trình chăm sóc cây trong vườn cũng như khi vận chuyển cây không bị hư hỏng. - Kích thước bầu: 9x13cm. Đất và phân được trộn đều trước khi đóng bầu. Ruột bầu phải đảm bảo độ xốp (khoảng 60 - 70%) không quá chặt hoặc quá lỏng và đủ độ ẩm. - Để đóng bầu nhanh và đều tay ta thực hiện các thao tác sau: Dùng tay xoa và mở miệng túi bầu, tay không thuận giữ túi đồng thời dùng ngón tay cái và ngón trỏ căng miệng túi ra. Tay thuận bốc đất, vào bầu tạo 1/3 đáy bầu đồng thời ấn để tạo đáy bầu chặt, còn 2/3 phía trên bầu lỏng hơn. - Luống xếp bầu phải có nền phẳng, bố trí luống theo mặt vườn ươm, luống bầu rộng 0,8 đến 1m, mặt bầu phẳng, lấp đất xung quanh 2/3 bầu và các kẽ hở của bầu để cho chặt luống bầu đồng thời giữ độ ẩm cho bầu. Các luống bầu cách nhau 50 - 60 cm để chăm sóc cây con được thuận tiện. - Khi hạt được gieo vào bầu phải đảm bảo bầu luôn được ẩm 75%. Đảm bảo cho hạt sinh trưởng tốt nhất. Trời nắng thì ngày phải tưới nước cho bầu 1 lần, trời mưa thì phải tìm biện pháp thoát nước kịp thời tránh trường hợp bầu bị ngập úng.
  32. 23 Bước 3: Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được thực hiện với 4 công thức và mỗi công thức được lặp lại 3 lần, mỗi lần lặp là 30 hạt. Vậy trong một công thức là 90 hạt, tổng số hạt đem thí nghiệm là 360 hạt. + Công thức I: 98% đất tầng mặt + 2% NPK + Công thức II: 93% đất tầng mặt + 5% phân chuồng hoai + 2% NPK + Công thức III: 88% đất tầng mặt + 10% phân chuồng hoai + 2% NPK + Công thức IV: 83% đất tầng mặt + 15% phân chuồng hoai + 2% NPK Hình 3.1. Bố trí công thức thí nghiệm Các công thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố với 3 lần lặp, được thể hiện ở mẫu bảng 3.1 Mẫu bảng 3.1. Sơ đồ bố trí các công thức thí nghiệm ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây Lôi khoai Số lần Công thức thí nghiệm nhắc lại 1 CT4 CT3 CT2 CT1 2 CT1 CT2 CT3 CT4 3 CT3 CT4 CT1 CT2
  33. 24 Cách thức tra hạt: Trước khi cấy, bầu đất phải được tưới nước đủ ẩm trước đó 1 ngày chọn những hạt to khỏe có khả năng nảy mầm tốt để cấy, dùng que hoặc ngón tay trỏ tạo lỗ giữa bầu sâu khoảng 1,5 - 2 cm rồi thả hạt vào phủ một lớp đất mịn vừa lấp kín hạt. Hình 3.2. Cách thức tra hạt Sau khi bố trí công thức thí nghiệm và tra hạt, hàng ngày ta tiến hành tưới nước cho bầu và tiến hành theo dõi . Sau khi tra hạt và tưới nước 7 - 10 ngày hạt bắt đầu nảy mầm nên khỏi mặt đất. Khi hạt đã nảy mầm ta theo dõi các chỉ tiêu như: - Tỷ lệ nảy mầm của cây Lôi khoai. - Sinh trưởng về chiều cao và số lá - Kết quả ghi vào mẫu bảng 3.2, mẫu bảng 3.3.
  34. 25 Mẫu bảng 3.2: Bảng theo dõi tỷ lệ cây nảy mầm của cây Lôi khoai Loài cây: Thời gian theo dõi: Ngày theo dõi: Người theo dõi: Công thức 1 Công thức 2 Công thức Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Hạt Hạt Hạt Lần Hạt hạt Hạt hạt Hạt hạt không không không lặp nảy nảy nảy nảy nảy nảy nảy nảy nảy mầm mầm mầm mầm mầm mầm mầm mầm mầm (%) (%) (%) 1 2 3 Mẫu bảng 3.3: Bảng theo dõi ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng đường kính, chiều cao, động thái ra lá của cây Lôi khoai Loài cây: Thời gian theo dõi: Ngày theo dõi: Người theo dõi: CÔNG THỨC CÔNG THỨC 1 CÔNG THỨC 2 CÔNG THỨC 4 3 STT H D H D H D Số H D Số lá Số lá Số lá (cm) (cm) (cm) (cm) (cm) (cm) lá (cm) (cm) 1 2 3
  35. 26 Bước 4: Chăm sóc cây con, thu thập số liệu *Chăm sóc cây con. + Tưới nước Tưới đủ ẩm cho cây con vào sáng sớm và chiều mát. Số lần tưới tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và độ ẩm của đất có trong bầu, thí nghiệm luôn giữ đủ độ ẩm cho cây, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng. Bình quân lượng nước tưới cho mỗi lần là 3 - 5 lít/m2. + Cấy dặm Nếu cây nào chết cấy dặm ngay đảm bảo mỗi bầu có 1 cây sinh trưởng và phát triển tốt. + Nhổ cỏ phá váng Trước khi nhổ cỏ phá váng cho luống bầu cây, cần tưới nước cho đủ ẩm trước khoảng 1 - 2 tiếng cho bầu ngấm đủ độ ẩm. Nhổ hết cỏ trong bầu và quanh luống, kết hợp sử lý nhẹ, phá váng bằng 1 que nhỏ, xới xa gốc, tránh làm cây bị tổn thương, trung bình 15 - 20 ngày/lần. Hình 3.3. Vệ sinh vườn ươm * Thu thập số liệu Mỗi lần lặp của một công thức được tiến hành đo đếm 30 cây, một công thức tiến hành đo 90 cây. Thời gian đo đếm được thực hiện theo định kỳ hàng tháng.
  36. 27 Cách thức đo đếm như sau: Đường kính cổ rễ: Định kỳ một tháng đo một lần được đo bằng thước kẹp Palme với độ chính xác 0,1 mm. Chiều cao thân cây: Định kỳ một tháng đo một lần. Chiều cao toàn thân (từ mặt bầu đến đỉnh ngọn cây) được đo bằng thước kỹ thuật với độ chính xác 0,5 cm. Số lá: Đếm số lá theo thứ tự của các cây đo chiều cao. Hình 3.4. Thu thập số liệu 3.4.2. Phương pháp nội nghiệp Quá trình sử lý số liệu được thực hiện trên phần mềm Excel, SPSS cài đặt sẵn trên máy tính. Bước 1: Nhập số liệu vào máy tính Bước 2: Phân tích và xử lý số liệu Các chỉ tiêu theo dõi là. + Tỷ lệ hạt nảy mầm = (Tổng số hạt nảy mầm/ Tổng số hạt thí nghiệm) x 100%. + Chiều cao trung bình = (Tổng chiều cao các cây/ Tổng số cây thí nghiệm). + Số lá trung bình = (Tổng số lá của từng cây/ Tổng số cây thí nghiệm). + Đường kính cổ rễ trung bình = (Tổng đường kính cổ rễ của từng cây/ Tổng số cây thí nghiệm).
  37. 28 - Để kiểm tra xem mức độ ảnh hưởng của mỗi công thức thí nghiệm tới khả năng sinh trưởng chiều cao, động thái ra lá, đường kính cổ rễ em dùng phương pháp phân tích phương sai 1 nhân tố để kiểm tra kết quả thí nghiệm. - Từ những số liệu thu thập được qua công tác ngoại nghiệp, tiến hành tổng hợp và phân tích số liệu trên phần mềm SPSS. Tìm công thức trội nhất theo tiêu chuẩn Duncan. Để có bảng phân tích phương sai 1 nhân tố ANOVA như trên: Ta thực hiện trên phần mềm SPSS như sau: Nhập số liệu vào bảng tính Click Analyz -> Compare Means ->One way Anova Trong hộp thoại One way Anova Dependent List: Khai vùng dữ liệu Facto: Khai báo biến Kích chuột vào Post Hoc: Chọn Ducan. Trong Options chọn Descriptive và Homogeneity of variance Test để có các đặc trưng mẫu và kiểm tra sự bằng nhau của các phương sai. Chọn OK.
  38. 29 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 4.1. Nghiên cứu về thu hái, bảo quản và xử lý hạt giống - Chọn cây mẹ để lấy giống: + Cây mẹ có đặc điểm sau: Cây sinh trưởng, phát triển tốt, thân thẳng, tán cân đối, sai quả, hạt lớn, phẩm chất sinh lý chất lượng quả tốt. Khi quả chín thì thu hái quả làm giống. - Thu hái và bảo quản hạt giống: Dùng sào có buộc ngoắc ở đầu để ngoắc từng chùm quả khi đã chín, hoặc dùng dụng cụ trèo lên cây để hái từng chùm xuống. Thời gian thu hái quả tháng 10, tháng 11. Phơi trong nắng trực tiếp cho quả tách ra, loại bỏ tạp vật, hạt hỏng rồi tiến hành bảo quản khô trong tủ lạnh từ 10 đến 15 độ C, hoặc tiến hành xử lý ngay và gieo. Hình 4.1. Quả và hạt Lôi khoai + Thời vụ gieo ươm: Vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. + Xử lý hạt: 1 kg quả khô được 590 hạt, 10 kg quả tươi thì được 1 kg khô. Ngâm hạt giống cây Lôi khoai 12h trong khoảng nhiệt độ từ 80 đến 90 độ C. Ủ hạt từ ngày 7 tháng 11 năm 2019. Sau 4 đến 5 ngày hạt bắt đầu nảy mầm. Tỉ lệ nảy mầm ngày thứ 4 là 10%, ngày thứ 5 10%, tỉ lệ nảy mầm của 1
  39. 30 lần ngâm khoảng 40%. Sau ngày thứ 5 từ 7 đến 10 ngày hạt không nảy mầm coi như là hạt hỏng. Hình 4.2. Xử lý hạt giống 4.2. Kết quả nghiên cứu tỉ lệ nảy mầm của cây Lôi khoai dưới ảnh hưởng của các công thức hỗn hợp ruột bầu Trong thời gian thí nghiệm tỷ lệ nảy mầm của mỗi công thức là khác nhau. Tỷ lệ cây nảy mầm của cây Lôi khoai ở các công thức thí nghiệm được biểu hiện ở bảng 4.1. Bảng 4.1. Tỷ lệ hạt nảy mầm của hạt Lôi khoai ở các công thức thí nghiệm Số hạt Số hạt nảy mầm theo Tổng số Tỷ lệ (%) CTTN thí các lần lặp hạt nảy hạt nảy nghiệm 1 2 3 mầm mầm Sau gieo 15 ngày CT1 90 19 22 23 64 71,11 CT2 90 20 26 23 69 76,66 CT3 90 25 21 22 68 75,55 CT4 90 23 24 25 72 79,12 Sau gieo 30 ngày CT1 90 24 28 25 77 85,55 CT2 90 26 28 25 79 87,77 CT3 90 26 24 26 76 84,44 CT4 90 25 27 27 79 87,77
  40. 31 Kết quả bảng 4.1 cho thấy tỷ lệ nảy mầm của các hạt trong các công thức thí nghiệm có sự chênh lệch tương đối rõ. Sau khi gieo hạt được 15 ngày, tỷ lệ cây nảy mầm ở công thức thứ 1 là 71,11%, công thức 2 là 76,66 %, công thức 3 là 75,55 %, công thức 4 là 79,12%. Sau khi gieo hạt được 30 ngày, tỷ lệ cây nảy mầm ở công thức thứ 1 là 85,55 %, công thức 2 là 87,77 %, công thức 3 là 84,44%, công thức 4 là 87,77%. Như vậy, hàm lượng phân chuồng hoai và super lân có tác động đến tỷ lệ nảy mầm của cây ở các công thức là khác nhau, khi gieo hạt được 30 ngày cây ở hỗn hợp ruột bầu có 15% phân chuồng hoai và 2% super lân (CT4) là cao nhất, cây ở hỗn hợp ruột bầu có 10% phân chuồng hoai và 2% super lân là thấp nhất. So sánh công thức có tỷ lệ nảy mầm cao nhất 87,77 % và công thức có tỷ lệ nảy mầm thấp nhất 84,44%. Hình 4.3a. Tỷ lệ hạt nảy mầm Hình 4.3b. Tỷ lệ hạt nảy mầm giai đoạn 15 ngày tuổi giai đoạn 30 ngày tuổi 4.3. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng chiều cao của cây Lôi khoai Khi có hỗn hợp ruột bầu khác nhau thì nó sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến sinh trưởng và phát triển chiều cao trung bình của cây Lôi khoai giai đoạn vườn ươm.
  41. 32 Bảng 4.2. Chiều cao cây Lôi khoai dưới tác động của hỗn hợp ruột bầu Chỉ tiêu về chiều cao Công thức Hvn(cm) F Sig Giai đoạn 4 tháng tuổi 1 10,06 2 10,85 3,618 0,065 3 10,74 4 11,54 Giai đoạn 5 tháng tuổi 1 12,20 2 14,06 6,291 0,017 3 14,07 4 14,58 Giai đoạn 6 tháng tuổi 1 15,25 2 17,15 14,566 0.001 3 17,61 4 19,17 (Nguồn: Kết quả tính toán đề tài) Giai đoạn 4 tháng tuổi: sau khi xử lý phương sai một nhân tố bằng phần mềm SPSS, thì ta có chỉ số Sig.F= 0,065 > 0,05 nên ở giai đoạn này ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng chiều cao của cây con Lôi khoai không có sự khác nhau rõ rệt. Sinh trưởng chiều cao ở công thức 1 (10,06 cm), công thức 2 (10,85 cm), công thức 3 (10,74 cm), công thức 4 (11,54 cm). Như vậy sinh trưởng chiều cao cao nhất ở công thức 4 (11,54 cm), và thấp nhất tại công thức 1 (10,06 cm). Giai đoạn 5 tháng tuổi: sau khi xử lý phương sai một nhân tố bằng phần mềm SPSS, thì ta có chỉ số Sig.F= 0,017 < 0,05 nên ở giai đoạn này ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng chiều cao của cây con Lôi khoai có sự khác nhau rõ rệt. Sinh trưởng chiều cao tại công thức 1 (12,20 cm), công thức 2 (14,06 cm), công thức 3 (14,07 cm), công thức 4 (14,58 cm). Trong đó biến động cao nhất ở công thức 4 (14,58 cm), và thấp nhất tại công
  42. 33 thức 1 (12,20 cm). Sử dụng tiêu chuẩn Duncan để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu nhằm lựa chọn hỗn hợp ruột bầu tốt nhất đến sinh trưởng chiều cao cây Lôi khoai giai đoạn 5 tháng tuổi ở công thức 2(14,06 cm), công thức 3(14,07 cm), công thức 4( 14,58 cm). Giai đoạn 6 tháng tuổi: sau khi xử lý phương sai một nhân tố bằng phần mềm SPSS, thì ta có chỉ số Sig.F= 0,001< 0,05 nên ở giai đoạn này ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng chiều cao của cây con Lôi khoai có sự khác nhau rõ rệt. Sinh trưởng chiều cao tại công thức 1 (15,25 cm), công thức 2 (17,15 cm), công thức 3 (17,61 cm), công thức 4 (19,17 cm). Giữa các công thức cũng có sự phân hóa rất mạnh về chiều cao thân cây. Trong đó biến động cao nhất ở công thức 4 (19,17 cm), và thấp nhất tại công thức 1 (15,25 cm). Sử dụng tiêu chuẩn Duncan để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu nhằm lựa chọn hỗn hợp ruột bầu tốt nhất cho sinh trưởng chiều cao cây Lôi khoai giai đoạn 6 tháng tuổi ở công thức 4 là công thức trội nhất (19,17 cm). Như vậy: Trong sản xuất gieo ươm cây Lôi khoai, giai đoạn 4 đến 6 tháng tuổi thì cây con Lôi khoai sinh trưởng chiều cao tốt nhất khi hỗn hợp ruột bầu gồm 83% đất tầng mặt + 15% phân chuồng hoai + 2% NPK. Đây là một đặc điểm cần được chú ý và áp dụng trong thực tiễn sản xuất để mang lại hiệu quả cao nhất. 4.4. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến đường kính của cây Lôi khoai Khi có hỗn hợp ruột bầu khác nhau thì nó sẽ có nhiều ảnh hưởng khác nhau đến sinh trưởng và phát triển đường kính trung bình của cây Lôi khoai giai đoạn vườn ươm.
  43. 34 Bảng 4.3. Đường kính của cây Lôi khoai dưới ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu Chỉ tiêu về đường kính Công thức Đường kính F Sig trung bình (cm) Giai đoạn 4 tháng tuổi 1 0,32 2 0,33 5,976 0,019 3 0,34 4 0,36 Giai đoạn 5 tháng tuổi 1 0,38 2 0,41 9,976 0,004 3 0,42 4 0,43 Giai đoạn 6 tháng tuổi 1 0,43 2 0,46 12,908 0.002 3 0,46 4 0,48 (Nguồn: Kết quả tính toán đề tài) Giai đoạn 4 tháng tuổi: sau khi xử lý phương sai một nhân tố bằng phần mềm SPSS, thì ta có chỉ số Sig.F= 0,019 < 0,05 nên ở giai đoạn này ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng đường kính của cây con Lôi khoai có sự khác nhau rõ rệt. Sinh trưởng đường kính ở công thức 1 (0,32 cm), công thức 2 (0,33 cm), công thức 3 (0,34 cm), công thức 4 (0,36 cm). Như vậy sinh trưởng đường kính cao nhất ở công thức 4 (0,36 cm), và thấp nhất tại công thức 1 (0,32 cm). Sử dụng tiêu chuẩn Duncan để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu nhằm lựa chọn hỗn hợp ruột bầu tốt nhất đến sinh trưởng đường kính cây Lôi khoai giai đoạn 4 tháng tuổi ở công thức 3(0,34 cm), công thức 4(0,36 cm). Giai đoạn 5 tháng tuổi: sau khi xử lý phương sai một nhân tố bằng phần mềm SPSS, thì ta có chỉ số Sig.F= 0,004< 0,05 nên ở giai đoạn này ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng đường kính của cây con Lôi khoai có sự
  44. 35 khác nhau rõ rệt. Sinh trưởng đường kính tại công thức 1 (0,38 cm), công thức 2 (0,41 cm), công thức 3 (0,42 cm), công thức 4 (0,43 cm). Giữa các công thức cũng có sự phân hóa rất mạnh về đường kính cổ rễ. Trong đó biến động cao nhất ở công thức 4 (0,43 cm), và thấp nhất tại công thức 1 (0,38 cm). Sử dụng tiêu chuẩn Duncan để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu nhằm lựa chọn hỗn hợp ruột bầu tốt nhất đến sinh trưởng đường kính cây Lôi khoai giai đoạn 5 tháng tuổi ở công thức 3(0,42 cm), công thức 4(0,43 cm). Giai đoạn 6 tháng tuổi: sau khi xử lý phương sai một nhân tố bằng phần mềm SPSS, thì ta có chỉ số Sig.F= 0,002< 0,05 nên ở giai đoạn này ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây con Lôi khoai có sự khác nhau rõ rệt. Sinh trưởng đường kính tại công thức 1 (0,43 cm), công thức 2 (0,46 cm), công thức 3 (0,46 cm), công thức 4 (0,48 cm). Giữa các công thức cũng có sự phân hóa rất mạnh về đường kính cổ rễ. Trong đó biến động cao nhất ở công thức 4 (0,48 cm), và thấp nhất tại công thức 1 (0,43 cm). Sử dụng tiêu chuẩn Duncan để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu nhằm lựa chọn hỗn hợp ruột bầu tốt nhất đến sinh trưởng đường kính cây Lôi khoai giai đoạn 6 tháng tuổi ở công thức 3(0,46 cm), công thức 4(0,48 cm). 4.5. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến động thái ra lá của cây Lôi khoai Khi có hỗn hợp ruột bầu khác nhau thì nó sẽ có nhiều ảnh hưởng khác nhau đến động thái ra lá của cây Lôi khoai giai đoạn vườn ươm.
  45. 36 Bảng 4.4. Động thái ra lá của cây Lôi khoai dưới ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu Chỉ tiêu về động thái ra lá Công thức Số lá trung bình F Sig (lá) Giai đoạn 4 tháng tuổi 1 7 2 6 0,735 0,560 3 7 4 7 Giai đoạn 5 tháng tuổi 1 10 2 11 2,831 0,106 3 11 4 12 Giai đoạn 6 tháng tuổi 1 14 2 15 7,819 0.009 3 16 4 18 (Nguồn: Kết quả tính toán đề tài) Giai đoạn 4 tháng tuổi: Sau khi xử lý phương sai một nhân tố bằng phần mềm SPSS, thì ta có chỉ số Sig.F= 0,56> 0,05 nên ở giai đoạn này ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến động thái ra lá của cây con Lôi khoai không sự khác nhau rõ rệt. Động thái ra lá ở công thức 1 (7 lá), công thức 2 (6 lá), công thức 3 (7 lá), công thức 4 (7 lá). Như vậy có thể thấy động thái ra lá ở các công thức là tương đương nhau, không có sự chênh lệch quá lớn. Giai đoạn 5 tháng tuổi: sau khi xử lý phương sai một nhân tố bằng phần mềm SPSS, thì ta có chỉ số Sig.F= 0,106> 0,05 nên ở giai đoạn này ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến động thái ra lá của cây con Lôi khoai không có sự khác nhau rõ rệt. Động thái ra lá tại công thức 1 (10 lá), công thức 2 (11 lá), công thức 3 (11 lá), công thức 4 (12 lá). Giữa các công thức cũng có sự phân hóa về động thái ra lá. Trong đó biến động cao nhất ở công thức 4 (12
  46. 37 lá), và thấp nhất tại công thức 1 (10 lá). Theo mức độ phân hóa về động thái ra lá có thể phân chia cây Lôi khoai 5 tháng tuổi thành 3 nhóm: nhóm 1 (thấp nhất) là những cây sống ở công thức 1 (10 lá), nhóm 2 là những cây sống ở công thức 2 và công thức 3 (11 lá), nhóm 3 là những cây sống ở công thức 4 (12 lá). Giai đoạn 6 tháng tuổi: sau khi xử lý phương sai một nhân tố bằng phần mềm SPSS, thì ta có chỉ số Sig.F= 0,009< 0,05 nên ở giai đoạn này ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến động thái ra lá của cây con Lôi khoai có sự khác nhau rõ rệt. Động thái ra lá tại công thức 1 (14 lá), công thức 2 (15 lá), công thức 3 (16 lá), công thức 4 (18 lá). Giữa các công thức cũng có sự phân hóa về động thái ra lá. Trong đó biến động cao nhất ở công thức 4 (18 lá), và thấp nhất tại công thức 1 (14 lá). Sử dụng tiêu chuẩn Duncan để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu nhằm lựa chọn hỗn hợp ruột bầu tốt nhất cho động thái ra lá cây Lôi khoai giai đoạn 6 tháng tuổi ở công thức 3( 16 lá), công thức 4( 18 lá). 4.6. Kết quả nghiên cứu về sâu bệnh hại của cây con Lôi khoai trong giai đoạn vườn ươm Trong thời gian chăm sóc, theo dõi các công thức thí nghiệm gieo ươm cây Lôi khoai trong giai đoạn vườn ươm, có sâu bệnh hại xảy ra là: Loài ốc sên, loài dế đen và sâu sám xuất hiện. Chúng điều là những loài ăn lá thân và cành non, đặc biệt là ăn những lá non xanh mơn mởn, ăn nhiều vào ban đêm, ban ngày chúng lại ẩn kỹ dưới đất. Do số lượng sâu hại chỉ xuất hiện về đêm, mức độ hại ít, nên tôi tiến hành phòng trừ bằng phương pháp hóa học như: Rải thuốc trừ ốc bươu vàng trên mặt luống, phun thuốc trừ sâu Apphe 666EC và thuốc trừ sâu của Mỹ. Ngoài ra tôi còn phòng trừ bằng biện pháp cơ giới như: Ngắt bỏ lá bị sâu bệnh, làm cỏ sạch sẽ, bắt giết sâu hại vào sáng sớm và chiều tối.
  47. 38 Bệnh héo xanh (héo tươi, héo rũ, chết yểu): Bệnh héo xanh do vi khuẩn có tên khoa học là (Pseudomonas solanacearum Smith) gây ra, còn có tên khác là Ralstoria solanacearum. Đây là loài kí sinh đa thực, rất phổ biến ở vùng nhiệt đới. Thích hợp ở nhiệt độ t = 24oC, tối đa 27oC, tối thiểu 18oC, tôi tiến hành phòng trừ bằng phương pháp hóa học, phun thuốc trừ bệnh của Nhật Bản DACONIL500SC. Bệnh thối cổ rễ cây con: Tôi tiến hành phòng trừ bệnh thối cổ rễ cho cây con, bằng boócđô pha nồng độ 0,5 - 1%, phun 1 lít 4 m2. 4.7. Đề xuất hướng dẫn kĩ thuật nhân giống + Gieo hạt: Luống đất gieo hạt được bố trí ở trong vườn ươm đã khử trùng, cát được làm nhỏ và san phẳng mặt luống, đóng bầu bằng loại túi PE màu đen có kích thước 9 x 13 cm xếp thành luống, chiều rộng luống khoảng 1m, chiều dài tùy thuộc vào diện tích vườn ươm. Gieo xong phủ lên mặt luống một lớp cát mỏng khoảng 1 - 1,5cm, tưới nước đủ ẩm hàng ngày. Sau 4 - 5 ngày cây bắt đầu nảy mầm. + Tạo bầu Vỏ bầu polyetylen có đáy đục từ 6 - 8 lỗ xung quanh gần đáy để thoát nước, kích thước 9x13cm, hỗn hợp ruột bầu được làm nhỏ và sàng qua sàng có mắt lưới nhỏ từ 2 - 3cm2, gồm 83% đất tầng mặt kết hợp với 15% phân chuồng hoai và 2% super lân. Khử trùng hỗn hợp ruột bầu trước khi đóng bầu
  48. 39 bằng dung dịch vi ben C (0,15%) phun và trộn đều, ủ từ 2 - 3 ngày. Đóng bầu chặt tương đối và đầy đến miệng túi bầu, xếp bầu theo luống rộng 1m, chiều dài tùy theo điều kiện địa hình vườn ươm + Gieo hạt hoặc cấy cây mầm vào bầu: Trước khi gieo hạt hoặc cấy cây mầm cần tưới nước đủ ẩm cho bầu đất, sao cho nước thấm đều xuống tận đáy bầu. Nếu gieo hạt đã xử lý, sử dụng que nhọn tạo 1 lỗ có kích thước lớn hơn kích thước hạt, mỗi bầu chỉ gieo 1 hạt, lấp đất phủ kín hạt và dày ≈1cm, gieo xong cần tưới đẫm nước để lấp những khoảng trống xung quanh hạt. Nếu cấy cây mầm, mỗi bầu cũng chỉ cấy 1 cây, sử dụng que nhọn tạo 1 lỗ nhỏ sâu tương đương chiều dài rễ cọc của cây mầm (khoảng 4 - 5cm), nếu rễ cọc quá dài có thể cắt bớt, đặt rễ cọc thẳng đứng, không làm cong gập rễ, dùng 2 ngón tay ấn nhẹ hai bên sao cho đất ép chặt vào rễ mà không làm tổn thương rễ cây mầm, cấy xong khoảng 1m chiều dài của luống bầu thì dùng thùng ô doa lỗ nhỏ tưới đẫm nước để lấp cổ rễ cây mầm. + Chăm sóc cây con Do Lôi khoai giai đoạn đầu là cây chịu bóng nên cần làm dàn che giai đoạn từ 1-3 tháng tuổi. Sau thời gian từ 1 đến 3 tháng có thể tháo bỏ hoàn toàn dàn che, bón phân , phun thuốc định kỳ (Dacolin, Anvil ) Định kỳ 1 tháng nhổ cỏ, vệ sinh vườn ươm, phá váng một lần, khi cây có hiện tượng phân hóa, rễ ăn xuyên qua bầu cần tiến hành đảo bầu và phân loại chất lượng cây để có chế độ chăm sóc thích hợp, những cây tốt cần phải hãm cây cho cứng cáp bằng cách hạn chế tưới nước, những cây xấu cần bón thúc và tưới nước đủ ẩm. Đảo bầu vào những ngày thời tiết râm mát và tưới nước đủ ẩm trước khi đảo bầu. Trong quá trình gieo ươm, trong khoảng 1 tháng đầu tiên phải phát hiện sớm sâu dế ăn lá có thể sử dụng chế phẩm Ankill để ngăn ngừa, từ
  49. 40 tháng thứ 2 và thứ 3 xuất hiện bệnh thán thư phải phát hiện và phun thuốc kịp thời, từ tháng 5 đến 6 cây xuất hiện bệnh vàng lá phải bón phân bón lá ngay lập tức. + Tiêu chuẩn cây con xuất vườn: Sau 6 - 9 tháng tuổi nuôi dưỡng trong vườn ươm, cây con Lôi khoai có đường kính gốc (D00) từ 0,3 - 0,5cm, chiều cao vút ngọn (Hvn) ≥ 20cm, cây sinh trưởng bình thường, không sâu bệnh hại, không cụt ngọn hay vỡ bầu.
  50. 41 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Trong quá trình điều tra và nghiên cứu về ảnh hưởng của công thức hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây Lôi khoai giai đoạn vườn ươm tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tôi có một số kết luận như sau: Hàm lượng phân chuồng hoai và super lân có tác động đến tỷ lệ nảy mầm của cây ở các công thức là khác nhau, khi gieo hạt được 30 ngày cây ở hỗn hợp ruột bầu có 83% đất tầng mặt + 15% phân chuồng hoai và 2% super lân (CT4) là cao nhất, cây ở hỗn hợp ruột bầu có 88% đất tầng mặt + 10% phân chuồng hoai và 2% super lân (CT3) là thấp nhất. So sánh công thức có tỷ lệ nảy mầm cao nhất 87,77 % và công thức có tỷ lệ nảy mầm thấp nhất 84,44%. Trong sản xuất gieo ươm cây Lôi khoai, giai đoạn 4 đến 6 tháng tuổi thì cây con Lôi khoai sinh trưởng chiều cao tốt nhất khi hỗn hợp ruột bầu gồm 83% đất tầng mặt + 15% phân chuồng hoai + 2% super lân. Cây con Lôi khoai sinh trưởng chiều cao thấp nhất là công thức 1 (đối chứng) 98% đất tầng mặt + 2% super lân. Trong sản xuất gieo ươm cây Lôi khoai, giai đoạn 4 đến 6 tháng tuổi thì cây con Lôi khoai có đường kính cổ rễ tốt nhất khi hỗn hợp ruột bầu gồm 83% đất tầng mặt + 15% phân chuồng hoai + 2% super lân (CT4). Cây con Lôi khoai đường kính cổ rễ thấp nhất là công thức 1 (đối chứng) 98% đất tầng mặt + 2% super lân. Trong sản xuất gieo ươm cây Lôi khoai, giai đoạn 4 đến 6 tháng tuổi thì cây con Lôi khoai có động thái ra lá tốt nhất khi hỗn hợp ruột bầu gồm 83% đất tầng mặt + 15% phân chuồng hoai + 2% super lân (CT4). Cây con Lôi khoai có động thái ra lá thấp nhất là công thức 1 (đối chứng) 98% đất tầng mặt + 2% super lân.
  51. 42 Như vậy có thể kết luận công thức ảnh hưởng tốt nhất đến cây con Lôi khoai giai đoạn vườn ươm là công thức 4 (83% đất tầng A+ 15% phân chuồng hoai + 2% super lân). 5.2. Tồn tại Do thời gian có hạn và cũng là lần đầu tiên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện. Đề tài chỉ bố trí được ngẫu nhiên 4 công thức về hỗn hợp ruột bầu nên các kết quả nghiên cứu thu được chưa thực sự đánh giá được mức độ ảnh hưởng tốt nhât. Thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên chưa thể đánh giá hết được hiệu quả của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây con giai đoạn vườn ươm. 5.3. Kiến nghị Để kết quả nghiên cứu được hoàn thiện hơn tôi xin có một số kiến nghị như sau: Nên sử dụng phân chuồng hoai có tỷ lệ 15 % và super lân 2% ở công thức 4 vào quy trình sản xuất cây Lôi khoai trong giai đoạn vườn ươm. Để có kết quả đầy đủ hơn cần thử nghiệm thêm với một số công thức hỗn hợp ruột bầu khác nhằm đưa ra công thức thí nghiệm tốt cho việc sản xuất cây giống trong quá trình gieo ươm. Để có kết quả đầy đủ hơn cần thử nghiệm thêm một số công thức hỗn hợp ruột bầu khác nhau để đưa ra các công thức thí nghiệm tốt hơn.
  52. 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt 1. Lương thị Anh và Mai Quan Trường (2007), Giáo trình trồng rừng, Trường Đại học Nông Lâm- Đại học Thái Nguyên. 2. Giáo trình Kỹ thuật lâm sinh (2013), Nhà xuất bản Nông Nghiệp. 3. Bài giảng Bệnh cây lâm nghiệp (2017), Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 4. Lê Sỹ Hồng (2015), Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kĩ thuật tạo cây con cây Phay (Duabanga grandisflora Roxb.ex.DC). Luận án tiến sĩ Lâm nghiệp, Trường Đại Học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên. 5. Nguyễn Thị Mừng (1997), Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ che bóng, hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng cây cẩm lai (Dalbergia bariaensis pierre) trong giai đoạn vườn ươm ở Kon Tum, luận án thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp, trường Đại học Lâm nghiệp. 6. Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2006), Nghiên cứu điều kiện cất trữ và gieo ươm cây Huỳnh liên (Tecoma stans) phục vụ cho trồng cây xanh đô thị. Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp, Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh 7. Nguyễn Xuân Quát (1985), Thông nhựa ở Việt Nam - yêu cầu chất lượng của cây con và hỗn hợp ruột bầu ươm cây để trồng rừng. Tóm tắt luận án phó tiến sĩ khoa học nông nghiệp, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. 8. Phạm Hoài Đức, 1992. Hướng dẫn kỹ thuật hạt giống cây rừng, Nxb Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội. 9. Nguyễn Văn Sở (2004), Kĩ thuật gieo ươm cây con tại vườn ươm. Tủ sách trường ĐHNL Tp.Hồ Chí Minh. 10. Nguyễn Văn Thêm (2002), Sinh thái rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh.
  53. 44 11. Ngô Quang Đê, 1985. Cơ sở chọn giống và nhân giống cây rừng. Nxb nông nghiệp, Hà Nội. 12. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch (2012), Bài giảng sinh lý thực vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 13. Viện Thổ nhưỡng nông hóa (1998), Sổ tay phân tích đất, nước, phân bón cây trồng, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. 14. Trịnh Xuân Vũ và các tác giả khác (1975), sinh lý thực vật. NXB Nông Nghiệp Việt Nam 15. POBEGOP (1972), sử dụng phân bón trong Lâm Nghiệp, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội 16. Lê Đình Khả và các cộng sự, 2003. Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, trung tâm nghiên cứu giống cây rừng: chọn tao giống và nhân giống một số loài cây trồng rừng chủ yếu ở Việt Nam. 17. Nguyễn Xuân Quát (Chủ biên), Nguyễn Hửu Vĩnh, Phạm Đức Tuấn( 2000), Kỹ thuật vườn ươm cây rừng ở hộ gia đình. II. Tài liệu tiếng anh 18. Ekta Khurana and J.S. Singh (2000), Ecology of seed and seedling growth for conservation and restoration of tropical dry forest: a review. Department of Botany, Banaras Hindu University, Varanasi India. 19. Kimmins, J. P (1998), Forest ecology. Prentice – Hall, Upper Saddle River, New Jersey. 20. Thomas D. Landis (1985), Mineral nutrition as an index of seedling quality. Evaluating seedling quality: principles, procedures, and predictive abilities of major tests. Workshop held October 16-18, 1984. Forest Research Laboratory, Oregon State University.
  54. PHỤ BIỂU 1: MỘT SÔ HÌNH ẢNH NGHIÊN CỨU Hình 1.1. Lập dàn che Hình 1.2. Hạt giống chưa qua xử lý giai đoạn 1 - 3 tháng Hình 1.3. Hạt giống qua xử lý Hình 1.4. Cây con Lôi khoai chuẩn bị gieo ươm
  55. Hình 1.5. Hình ảnh công thức Hình 1.6. Hình ảnh công thức Hình 1.7. Hình ảnh công thức Hình 1.8. Hình ảnh công thức
  56. PHỤ BIỂU 2: KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU 2.1. Sinh trưởng chiều cao giai đoạn 4 tháng tuổi Descriptives N Mean Std. Std. Error 95% Confidence Interval for Mean Minimu Maximum Deviation Lower Bound Upper Bound m CT1 3 10.0633 .94659 .54651 7.7119 12.4148 9.15 11.04 CT2 3 10.8567 .20429 .11795 10.3492 11.3641 10.71 11.09 CT3 3 10.7467 .48003 .27715 9.5542 11.9391 10.38 11.29 CT4 3 11.5333 .18148 .10477 11.0825 11.9841 11.40 11.74 Total 12 10.8000 .71743 .20710 10.3442 11.2558 9.15 11.74 Test of Homogeneity of Variances CCTB Levene Statistic df1 df2 Sig. 2.259 3 8 .159 ANOVA CCTB Sum of Squares Df Mean Square F Sig. Between Groups 3.260 3 1.087 3.618 .065 Within Groups 2.402 8 .300 Total 5.662 11 CCTB Duncan CTTN N Subset for alpha = 0.05 1 2 CT1 3 10.0633 CT3 3 10.7467 10.7467 CT2 3 10.8567 10.8567 CT4 3 11.5333 Sig. .127 .130 Means for groups in homogeneous subsets are displayed. a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 3.000.
  57. 2.2. Sinh trưởng chiều cao giai đoạn 5 tháng tuổi Descriptives N Mean Std. Std. Error 95% Confidence Interval for Mean Minimu Maximu Deviation Lower Bound Upper Bound m m CT1 3 12.2000 1.31503 .75923 8.9333 15.4667 10.89 13.52 CT2 3 14.0600 .05292 .03055 13.9286 14.1914 14.02 14.12 CT3 3 14.0833 .48336 .27907 12.8826 15.2841 13.77 14.64 CT4 3 14.5833 .36638 .21153 13.6732 15.4935 14.20 14.93 Total 12 13.7317 1.13251 .32693 13.0121 14.4512 10.89 14.93 Test of Homogeneity of Variances CCTB Levene Statistic df1 df2 Sig. 2.414 3 8 .142 ANOVA CCTB Sum of Squares Df Mean Square F Sig. Between Groups 9.908 3 3.303 6.291 .017 Within Groups 4.200 8 .525 Total 14.108 11 CCTB Duncan CTTN N Subset for alpha = 0.05 1 2 CT1 3 12.2000 CT2 3 14.0600 CT3 3 14.0833 CT4 3 14.5833 Sig. 1.000 .421 Means for groups in homogeneous subsets are displayed. a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 3.000.
  58. 2.3. Sinh trưởng chiều cao giai đoạn 6 tháng tuổi Descriptives N Mean Std. Std. Error 95% Confidence Interval for Mean Minimu Maximu Deviation Lower Bound Upper Bound m m CT1 3 15.2533 1.03684 .59862 12.6777 17.8290 14.09 16.08 CT2 3 17.1533 .33561 .19376 16.3196 17.9870 16.78 17.43 CT3 3 17.6133 .85804 .49539 15.4818 19.7448 16.80 18.51 CT4 3 19.1767 .47585 .27473 17.9946 20.3587 18.77 19.70 Total 12 17.2992 1.58951 .45885 16.2892 18.3091 14.09 19.70 Test of Homogeneity of Variances Chieucaotb Levene Statistic df1 df2 Sig. 1.568 3 8 .271 ANOVA Chieucaotb Sum of Squares Df Mean Square F Sig. Between Groups 23.491 3 7.830 14.566 .001 Within Groups 4.301 8 .538 Total 27.792 11 Chieucaotb Duncan CTTN N Subset for alpha = 0.05 1 2 3 CT1 3 15.2533 CT2 3 17.1533 CT3 3 17.6133 CT4 3 19.1767 Sig. 1.000 .464 1.000 Means for groups in homogeneous subsets are displayed. a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 3.000.
  59. 2.4. Sinh trưởng về động thái ra lá giai đoạn 4 tháng Descriptives N Mean Std. Std. Error 95% Confidence Interval for Mean Minimu Maxim Deviation Lower Bound Upper Bound m um CT1 3 7.1167 .86263 .49804 4.9738 9.2596 6.39 8.07 CT2 3 6.6033 .32316 .18658 5.8006 7.4061 6.36 6.97 CT3 3 7.0000 .20881 .12055 6.4813 7.5187 6.86 7.24 CT4 3 7.1267 .30665 .17704 6.3649 7.8884 6.93 7.48 Total 12 6.9617 .47823 .13805 6.6578 7.2655 6.36 8.07 Test of Homogeneity of Variances Solatb Levene Statistic df1 df2 Sig. 3.266 3 8 .080 ANOVA Solatb Sum of Squares Df Mean Square F Sig. Between Groups .543 3 .181 .735 .560 Within Groups 1.972 8 .247 Total 2.516 11 Solatb Duncan CTTN N Subset for alpha = 0.05 1 CT2 3 6.6033 CT3 3 7.0000 CT1 3 7.1167 CT4 3 7.1267 Sig. .259 Means for groups in homogeneous subsets are displayed. a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 3.000.
  60. 2.5. Sinh trưởng về động thái ra lá giai đoạn 5 tháng tuổi Descriptives N Mean Std. Std. Error 95% Confidence Interval for Mean Minimu Maxim Deviation Lower Bound Upper Bound m um CT1 3 10.6067 .83740 .48347 8.5265 12.6869 9.64 11.11 CT2 3 11.5900 .70378 .40632 9.8417 13.3383 11.03 12.38 CT3 3 11.1467 .51588 .29784 9.8651 12.4282 10.72 11.72 CT4 3 12.2767 .80854 .46681 10.2681 14.2852 11.79 13.31 Total 12 11.4050 .89071 .25713 10.8391 11.9709 9.64 13.31 Test of Homogeneity of Variances Solatb Levene Statistic df1 df2 Sig. .615 3 8 .624 ANOVA Solatb Sum of Squares Df Mean Square F Sig. Between Groups 4.494 3 1.498 2.831 .106 Within Groups 4.233 8 .529 Total 8.727 11 Solatb Duncan CTTN N Subset for alpha = 0.05 1 2 CT1 3 10.6067 CT3 3 11.1467 11.1467 CT2 3 11.5900 11.5900 CT4 3 12.2767 Sig. .151 .105 Means for groups in homogeneous subsets are displayed. a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 3.000.
  61. 2.6. Sinh trưởng về động thái ra lá giai đoạn 6 tháng tuổi Descriptives N Mean Std. Std. Error 95% Confidence Interval for Mean Minim Maxim Deviation Lower Bound Upper Bound um um CT1 3 13.9767 .44837 .25887 12.8629 15.0905 13.50 14.39 CT2 3 14.9500 1.15806 .66861 12.0732 17.8268 13.66 15.90 CT3 3 16.0467 .89243 .51525 13.8297 18.2636 15.43 17.07 CT4 3 17.3533 .94854 .54764 14.9970 19.7096 16.30 18.14 Total 12 15.5817 1.52157 .43924 14.6149 16.5484 13.50 18.14 Test of Homogeneity of Variances Solatb Levene Statistic df1 df2 Sig. 1.170 3 8 .380 ANOVA Solatb Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups 18.990 3 6.330 7.819 .009 Within Groups 6.477 8 .810 Total 25.467 11 Solatb Duncan CTTN N Subset for alpha = 0.05 1 2 3 CT1 3 13.9767 CT2 3 14.9500 14.9500 CT3 3 16.0467 16.0467 CT4 3 17.3533 Sig. .222 .174 .113 Means for groups in homogeneous subsets are displayed. a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 3.000.
  62. 2.7. Sinh trưởng đường kính giai đoạn 4 tháng tuổi Descriptives N Mean Std. Std. Error 95% Confidence Interval for Mean Minim Maxim Deviation Lower Bound Upper Bound um um CT1 3 .3200 .01000 .00577 .2952 .3448 .31 .33 CT2 3 .3333 .00577 .00333 .3190 .3477 .33 .34 CT3 3 .3400 .01000 .00577 .3152 .3648 .33 .35 CT4 3 .3567 .01528 .00882 .3187 .3946 .34 .37 Total 12 .3375 .01658 .00479 .3270 .3480 .31 .37 Test of Homogeneity of Variances ĐKCR Levene Statistic df1 df2 Sig. .792 3 8 .532 ANOVA ĐKCR Sum of Squares Df Mean Square F Sig. Between Groups .002 3 .001 5.976 .019 Within Groups .001 8 .000 Total .003 11 ĐKCR Duncan CTTN N Subset for alpha = 0.05 1 2 CT1 3 .3200 CT2 3 .3333 CT3 3 .3400 .3400 CT4 3 .3567 Sig. .061 .095 Means for groups in homogeneous subsets are displayed. a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 3.000.
  63. 2.8. Sinh trưởng đường kính giai đoạn 5 tháng tuổi Descriptives N Mean Std. Std. Error 95% Confidence Interval for Mean Minim Maxim Deviation Lower Bound Upper Bound um um CT1 3 .3890 .00872 .00503 .3673 .4107 .38 .40 CT2 3 .4033 .00321 .00186 .3953 .4113 .40 .41 CT3 3 .4157 .00971 .00561 .3915 .4398 .41 .42 CT4 3 .4303 .01387 .00801 .3959 .4648 .42 .44 Total 12 .4096 .01793 .00518 .3982 .4210 .38 .44 Test of Homogeneity of Variances ĐKCR Levene Statistic df1 df2 Sig. 1.893 3 8 .209 ANOVA ĐKCR Sum of Squares Df Mean Square F Sig. Between Groups .003 3 .001 9.976 .004 Within Groups .001 8 .000 Total .004 11 ĐKCR Duncan CTTN N Subset for alpha = 0.05 1 2 3 CT1 3 .3890 CT2 3 .4033 .4033 CT3 3 .4157 .4157 CT4 3 .4303 Sig. .107 .156 .100 Means for groups in homogeneous subsets are displayed. a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 3.000.
  64. 2.9. Sinh trưởng đường kính giai đoạn 6 tháng tuổi Descriptives N Mean Std. Std. Error 95% Confidence Interval for Mean Minimu Maximu Deviation Lower Bound Upper Bound m m CT1 3 .4277 .00902 .00521 .4053 .4501 .42 .44 CT2 3 .4557 .00971 .00561 .4315 .4798 .45 .46 CT3 3 .4613 .01419 .00819 .4261 .4966 .45 .47 CT4 3 .4793 .00702 .00406 .4619 .4968 .47 .49 Total 12 .4560 .02128 .00614 .4425 .4695 .42 .49 Test of Homogeneity of Variances ĐKCR Levene Statistic df1 df2 Sig. .617 3 8 .623 ANOVA ĐKCR Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups .004 3 .001 12.908 .002 Within Groups .001 8 .000 Total .005 11 ĐKCR Duncan CTTN N Subset for alpha = 0.05 1 2 3 CT1 3 .4277 CT2 3 .4557 CT3 3 .4613 .4613 CT4 3 .4793 Sig. 1.000 .520 .065 Means for groups in homogeneous subsets are displayed. a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 3.000.