Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của công thức phân bón đến quá trình sinh trưởng, phát triển cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) tại Thái Nguyên

pdf 62 trang thiennha21 20/04/2022 4310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của công thức phân bón đến quá trình sinh trưởng, phát triển cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) tại Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_anh_huong_cua_cong_thuc_phan_bon_den_qu.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của công thức phân bón đến quá trình sinh trưởng, phát triển cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) tại Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM GIÀNG SEO PAO NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG THỨC BÓN PHÂN ĐẾN QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LẠC TIÊN (Passiflora foetida L.) NHÂN GIỐNG BẰNG HẠT TẠI THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Sinh thái và Bảo tồn ĐDSH Khoa : Lâm Nghiệp Khóa học : 2016 - 2020 Thái Nguyên - 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM GIÀNG SEO PAO NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG THỨC BÓN PHÂN ĐẾN QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LẠC TIÊN (Passiflora foetida L.) NHÂN GIỐNG BẰNG HẠT TẠI THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Sinh thái và Bảo tồn ĐDSH Lớp : K48 – ST&BTĐDSH Khoa : Lâm Nghiệp Khóa học : 2016 - 2020 Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Thu Hiền Thái Nguyên – 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực. Khóa luận đã được giáo viên hướng dẫn xem và sửa. Thái Nguyên, ngày 10 tháng 7 năm 2020 Giáo viên hướng dẫn Sinh viên TS. Nguyễn Thị Thu Hiền Giàng Seo Pao XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Xác nhận đã sửa chữa sai xót sau khi Hội đồng chấm đánh giá (Ký, họ và tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một thời gian có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình học tập của mỗi sinh viên. Đây là một quá trình giúp sinh viên hệ thống hóa, củng cố lại kiến thức đã học. Đồng thời cũng là thời gian để cho sinh viên học hỏi, làm quen với công tác nghiên cứu, tiếp xúc và cọ sát với thực tế, giúp mỗi sinh viên nâng cao kiến thức, kĩ năng, thái độ trước khi ra trường. Là tiền đề cho sự thành công của mình trong tương lai. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của công thức bón phân đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) nhân giống bằng hạt tại thái nguyên”. Trong quá trình thực tập được sự giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của các thầy cô trong khoa, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, đặc biệt cô giáo hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Hiền là người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này cùng sự cố gắng của bản thân đã giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận này. Đặc biệt cho tôi xin bày tỏ lòng biết ơn với chân thành và sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thu Hiền đã hướng dẫn tận tình trong suốt thời gian tôi thực tập và hoàn thành khóa luận. Do điều kiện và thời gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn. Thái Nguyên, ngày 10 tháng 7 năm 2020 Sinh viên
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Mẫu bảng đo đếm chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cây Lạc tiên nhân giống bằng hạt tại thái nguyên 25 Bảng 4.1 Ảnh hưởng của công thức bón phân đến Hvncủa cây Lạc tiên 27 Bảng 4.2 Ảnh hưởng công thức bón phân trồng đến D00 cây Lạc tiên 30 Bảng 4.3 Ảnh hưởng công thức phân bón đến động thái tăng trưởng 33 Bảng 4.4. Ảnh hưởng của phân bón đến số cành cấp 1 cây Lạc tiên 34 Bảng 4.5. Ảnh hưởng công thức phân bón đến số nụ của cây Lạc tiên 37 Bảng 4.6. Ảnh hưởng công thức bón phân đến tình hình sâu bệnh cây Lạc tiên ngoài mô hình trồng 40
  6. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Thực hiện các bước kỹ thuật lên luống, trộn phân lót, phủ ni lông luống, đóng cọc và căng giàn trên luống 24 Hình 4.1. Chỉ tiêu Hvn cây Lạc tiên tại các công thức bón phân 29 Hình 4.2. Chỉ tiêu D00 cây Lạc tiên tại các công thức phân bón 31 Hình 4.3. Tác giả đo đến tình hình D00 cây Lạc tiên ở mô hình trồng 32 Hình 4.4. Động thái tăng trưởng Hvn, D00 cây ở các công thức bón phân 34 Hình 4.5. Chỉ tiêu số cành cấp 1 của cây tại các công thức phân bón 36 Hình 4.6. Chỉ tiêu số nụ của cây Lạc tiên tại các công thức bón phân 38 Hình 4.7. Tác giả theo dõi tình hình nụ của cây Lạc tiên 39 Hình 4.8. Tác giả theo dõi tình hình sâu bệnh hại cây Lạc tiên 41
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt/ký hiệu Cụm từ đầy đủ cm Xentimet mm milimet CT Công thức D00 Đường kính H Chiều cao Stt Số thứ tự Tb Trung bình GCL Giảo cổ lan KVNC Khu vực nghiên cứu
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC BẢNG iii DANH MỤC CÁC HÌNH iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa về mặt khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở khoa học của phương pháp nhân giống bằng hạt, đưa ra trồng công thức bón phân 4 2.2. Tình hình nghiên cứu về dược liệu 4 2.2.1. Trên thế giới 4 2.2.2. Ở Việt Nam 7 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu 12 2.3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 12 2.3.2. Đặc điểm điều kinh tế - xã hội 13 2.4. Đặc điểm chung của cây Lạc tiên 14 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 17 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 17 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 17
  9. vii 3.2. Nội dung nghiên cứu 17 3.3. Phương pháp nghiên cứu 18 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 18 3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 18 3.3.2.1. Phương pháp chuẩn bị (dụng cụ, vật tư phục vụ nghiên cứu) . 18 3.2.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 18 3.3.2.3. Phương pháp thực hiện gieo ươm và chăm sóc cây con giai đoạn đầu 19 3.3.2.4. Phương pháp tổ chức các bước kỹ thuật ở ngoài mô hình trồng 21 3.3.2.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi, đánh giá ngoài mô hình trồng 24 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27 4.1. Ảnh hưởng của công thức phân bón đến chỉ tiêu D00 và Hvn cây Lạc tiên nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên 27 4.1.1. Ảnh hưởng của phân bón đến Hvn cây Lạc tiên 27 4.1.2. Ảnh hưởng của phân bón đến D00 cây Lạc tiên 29 4.2. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng trưởng Hvn và D00 cây Lạc tiên nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên. 32 4.3. Ảnh hưởng của phân bón đến số cành cấp một cuả cây Lạc tiên nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên 34 4.4. Ảnh hưởng phân bón đến số nụ của cây Lạc tiên nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên 36 4.5. Ảnh hưởng của phân bón đến tình hình sâu bệnh hại cây Lạc tiên nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên 39 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42 5.1. Kết luận 42
  10. viii 5.2. Kiến nghị 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 44 PHỤ LỤC 48
  11. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới, thời tiết quanh năm nóng ẩm từ đó tạo nên nguồn tài nguyên dược liệu thiên nhiên vô cùng phong phú. Trong những năm gần đây nhu cầu về thảo dược trong điều trị bệnh, làm đẹp, nâng cao sức khoẻ cho con người ngày càng cao. Các hoạt động mưu cầu cuộc sống của con người đã và đang gây sức ép lên sự sinh tồn và phát triển của các loài cây thuốc trong tự nhiên. Để đáp ứng yêu cầu đó, ngành dược liệu đã và đang phấn đấu không ngừng tìm hiểu thêm những dược liệu mới, công dụng mới giúp điều trị và nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng. Cho nên, thúc đẩy và không ngừng phát triển công tác nghiên cứu trồng cây thuốc là một yêu cầu cấp bách hiện nay. Mặt khác, theo nghiên cứu của các nhà khoa học đã công bố, tỉ lệ người mất ngủ có thể từ 4% cho tới 48% tùy theo đối tượng và lứa tuổi. Khoảng 33% dân số bị một trong nhiều triệu chứng của mất ngủ, 18% không thoả mãn với giấc ngủ. 30% bệnh mất ngủ có liên hệ bệnh tâm thần Theo số liệu thống kê, có tới khoảng 20% dân số gặp phải tình trạng mất ngủ về đêm. Trước đây tình trạng khó ngủ về đêm, mất ngủ thường chỉ xảy ra ở những người cao tuổi thì hiện nay càng có nhiều người trẻ phải vật lộn chứng khó ngủ, mất ngủ. Tình trạng khó ngủ, mất ngủ về đêm kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, làm ảnh hưởng tới cuộc sống và hiệu quả công việc. Việc sử dụng thuốc ngủ và thuốc an thần trong thời gian dài ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và có thể gây nghiện. Hiện nay, sử dụng thảo dược trong điều trị mất ngủ và rối loạn an thần đang được chú trọng, khắc phục được các hạn chế của thuốc ngủ và thuốc an thần. Cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) là một loại dược liệu được dùng trong sản xuất đông dược và tân dược. Cây còn có nhiều tên gọi: cây Lạc, cây
  12. 2 Lồng đèn, Hồng tiên, Mắc mát, Long châu quả Cây Lạc tiên có trong Dược điển Pháp và được nhiều nước ở châu Âu, Mỹ sử dụng. Các nghiên cứu cho thấy nó có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: trấn tĩnh, an thần, chống hồi hộp, lo âu, mất ngủ. Nó còn có tác dụng trực tiếp lên cơ trơn, làm giãn và chống co thắt nên chữa được các chứng đau do co thắt đường tiêu hóa, tử cung. Dân gian thường dùng dây và lá cây Lạc tiên sắc uống làm thuốc an thần chữa mất ngủ. Theo Đỗ Tất Lợi, dây, lá, hoa cây Lạc tiên thái nhỏ, phơi khô có công dụng an thần, giải nhiệt, mát gan; chữa trị chữa đau đầu, mất ngủ, thường phối hợp thêm với một số vị thuốc khác. Quả cây Lạc tiên vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy, dùng chữa ho do phế nhiệt, phù thũng, giã đắp chữa ung nhọt lở loét ở chân. Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc có điều kiện tự nhiên, khí hậu thích hợp với phát triển trồng cây dược liệu. Trong quy hoạch phát triển nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 đã xác định rõ trồng cây dược liệu là một hướng phát triển bên cạnh phát triển các cây trồng truyền thống với mục tiêu hình thành một số vùng chuyên 6 canh trông cây dược liệu. Cây Lạc tiên là một loại thảo dược quý, dễ trồng, thích hợp với nhiều điều kiện tự nhiên khí hậu nhiệt đới khác nhau. Do đó, trồng cây Lạc tiên và chế biến cây Lạc tiên thành các sản phẩm điều trị và hỗ trợ điều trị an thần. Xuất phát từ lý do trên chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của công thức phân bón đến quá trình sinh trưởng, phát triển cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) tại Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu của đề tài Xác định được công thức bón phân trội hơn cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) nhân giống bằng hạt được trồng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
  13. 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa về mặt khoa học - Là tài liệu trong học tập, cho những nghiên cứu tiếp theo và là cơ sở trong những đề tài nghiên cứu trong các lĩnh vực có liên quan. - Giúp cho sinh viên áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn và có thể tích lũy được những kiến thức thực tiễn quý giá phục vụ cho quá trình công tác trong tương lai. - Qua quá trình nghiên cứu sẽ giúp sinh viên nắm được những kiến thức trong lĩnh vực lâm sinh: Kỹ thuật đóng bầu, chọn hạt trước khi gieo, xử lý hạt khi mang đi gieo Đồng thời biết được quá trình sinh trưởng của hạt từ lúc bắt đầu gieo cho đến lúc cây có đủ tiêu chuẩn xuất vườn. Trong quá trình nghiên cứu còn được bổ sung thêm kiến thức qua một số tài liệu, sách báo thông tin trên mạng. Từ đó áp dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, và tạo cho sinh viên tác phong làm việc sau khi ra trường. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài bước đầu cung cấp cho chúng tôi có những khuyến cáo với bà con nông dân về sử dụng công thức phân bón cho cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) trồng bằng hạt tại các mô hình ở khu vực Thái Nguyên.
  14. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của phương pháp nhân giống bằng hạt, đưa ra trồng công thức bón phân Bảo tồn nguồn gen ở thực vật hay động vật là bảo tồn các đa dạng di truyền cần thiết cho các loài nhằm phục vụ công tác cải thiện, duy trì giống trước mắt hoặc lâu dài, tại chỗ hoặc nơi khác. Một trong nhiều phương pháp đang được sử dụng nhiều hiện nay là phương pháp gieo bằng hạt. 2.2. Tình hình nghiên cứu về dược liệu 2.2.1. Trên thế giới Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 80% dân số ở các nước đang phát triển việc chăm sóc sức khỏe ít nhiều vẫn còn liên quan đến y học cổ truyền (YHCT) hoặc thuốc từ dược thảo truyền thống để bảo vệ sức khỏe. Trong vài thập kỷ gần đây, các nước trên thế giới đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, bào chế và sản xuất các chế phẩm có nguồn gốc thiên nhiên từ cây dược liệu để hỗ trợ, phòng ngừa và điều trị bệnh. Theo thống kê của WHO, ở Trung Quốc doanh số thị trường thuốc từ dược liệu đạt 26 tỷ USD (2008, tăng trưởng hàng năm đạt trên 20%), Mỹ đạt 17 tỷ USD (2004), Nhật Bản đạt 1,1 tỷ USD (2006), Hàn Quốc 250 triệu USD (2007), châu Âu đạt 4,55 tỷ Euro (2004), Tính trên toàn thế giới, hàng năm doanh thu thuốc từ dược liệu ước đạt khoảng trên 80 tỷ USD [31] Năm 2004, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (dẫn theo Đặng Kim Vui, 2018) [17], đã có tài liệu hướng dẫn thực hành nông nghiệp tốt đối với cây thuốc (Guidelines on good agricultural and collection practices for medicinal plants). Tài liệu đã đưa ra những hướng dẫn cụ thể từ chọn cây thuốc, chọn vùng trồng trọt thích hợp, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch. Đây là một hướng dẫn và là thước đo chất lượng sản phẩm dược liệu khi trở thành sản phẩm hàng hóa trên Thế giới. Trung Quốc và Nhật Bản là hai
  15. 5 nước đã dựa trên tài liệu hướng dẫn này để xây dựng khung quy định cho sản xuất cây dược liệu, nhằm đưa cây dược liệu và các sản phẩm dược liệu trở thành sản phẩm hàng hóa trên toàn Thế giới. Những nước sản xuất và cung cấp dược liệu trên thế giới chủ yếu là những nước đang phát triển ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Bangladesh ở Châu Phi như Madagasca, Nam Phi ở Châu Mỹ La tinh như Brasil, Uruguay Những nước nhập khẩu và tiêu dùng chủ yếu là những nước thuộc liên minh châu Âu (EU), chiếm 60% nhập khẩu của Thế giới. Trung bình hàng năm các nước EU nhập khoảng 750 triệu đến 800 triệu USD dược liệu và gia vị. Nguồn cung cấp dược liệu chính cho thị trường EU là Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Brazil, Đức. Nhu cầu về dược liệu cũng như thuốc từ dược liệu (thuốc được sản xuất từ nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, thực vật hoặc khoáng chất) có xu hướng ngày càng tăng, nhất là ở các quốc gia đang phát triển. Xu thế trên thế giới con người bắt đầu sử dụng nhiều các loại thuốc chữa bệnh và bồi dưỡng sức khỏe có nguồn gốc từ thảo dược hơn là sử dụng thuốc tân dược vì nó ít độc hại hơn và ít tác dụng phụ hơn. Hơn nữa hiện còn nhiều triệu chứng và bệnh hiểm nghèo chưa có thuốc đặc hiệu để chữa trị, người ta hi vọng rằng từ nguồn động thực vật tự nhiên hoặc từ vốn trí tuệ bản địa của các cộng đồng, qua nghiên cứu sàng lọc có thể cung cấp cho nhân loại những hợp chất có hoạt tính sinh học cao để làm ra các loại thuốc mới có hiệu quả chữa bệnh như mong muốn. Nghiên cứu sàng lọc cây dược liệu hiện cũng được chú trọng ở nhiều quốc gia, nhiều lĩnh vực như dược liệu, công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm Theo thống kê hiện nay tỷ lệ số người sử dụng YHCT trong chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh ngày càng tăng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Các nước Châu phi, Ở Trung Quốc chi phí cho sử dụng YHCT khoảng 10 tỷ USD,
  16. 6 chiếm 40% tổng chi phí cho y tế, Nhật Bản khoảng 1,5 tỷ USD, Hàn Quốc khoảng trên 500 triệu USD. Nhận thức được tầm quan trọng của dược liệu, Hội nghị môi trường và phát triển của Liên hợp quốc (UNCED) năm 1992 đã thông qua Chương trình nghị sự 21 đã xác định vài trò quan trọng của cây dược liệu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và là nguồn nuôi sống người dân miền núi. Do đó các tổ chức thế giới như FAO, UNCED, WB, v.v đã xây dựng nhiều chương trình, giúp các nước bảo tồn, nuôi trồng và khai thác cây dược liệu theo hướng phát triển bền vững, tạo nguồn thu nhập, nâng cao đời sống kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội cho người dân miền núi. Cây lạc tiên có nhiều giá trị thực phẩm và dược học đã được nghiên cứu và sử dụng trên thế giới. Quả tươi được sử dụng ăn trực tiếp ở Thái Lan (Dassanayake và Hicks, 1994) [23]. Ở Venezuela, quả được sử dụng tạo thành nước giải khát (Padhye và Deshpande, 1960) [29]. Các bộ phận của Passiflora foetida có nhiều dược tính khác nhau để điều trị đau mãn tính, ho, hen suyễn, mất ngủ, các vấn đề tiêu hóa, bao gồm chứng khó tiêu (Da Costa Sacco, 1980) [22]. Dịch chiết cây Lạc tiên cho thấy hoạt tính diệt nấm, kháng khuẩn chống lại bốn vi khuẩn trên người Pseudomonas putida, Vibrio cholerae, Shigella flexneri và Streptococcus pyogenes (Hoffmann và cs., 2003) [28]. Phân tích cao chiết methanol lá cây Lạc tiên có tác dụng diệt nấm và chống vi khuẩn thấy có sự hiện diện của hợp chất cyclopropane, triterpene và glycoside (Gardner, 1989) [27]. Expectorant chiết xuất từ cây lạc tiên có tác dụng lên hệ thần kinh, chống co thắt và chống viêm trên chuột nghiên cứu (Fernandes và cs., 2013) [26]. Nghiên cứu của Patil và cộng sự cho thấy rằng chất chiết xuất từ P. foetida có tác dụng chống trầm cảm có thể được sử dụng trong điều trị bệnh nhân trầm cảm rối loạn (Patil và cs., 2015) [30]. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các thành phần chiết từ cây Lạc tiên như vitexin có thể chống viêm và Kaempferol,
  17. 7 Apigenin và luteolin có thể dẫn đến phát triển thuốc chống dị ứng để bồi thường sử dụng thuốc quá nhiều steroid (Brindha và cs., 2012) [21] Dịch chiết từ cây Lạc tiên đã được nghiên cứu chứng minh hoạt tính chống oxi hóa, hạ đường huyết và ức chế tế bào ung thư (Balasubramaniam và cs., 2010; Asir và cs., 2014a; Asir và cs., 2014b) [20], [18], [19]. 2.2.2. Ở Việt Nam Việt Nam có 54 dân tộc, với tổng số dân hiện nay là hơn 97 triệu người, trong đó dân tộc kinh chiếm tới 73%, sau đó đến dân tộc Tày, Thái, Dao, Bana, Ê Đê Trong quá trình tồn tại và phát triển, từ lâu đời cộng đồng các dân tộc đã biết sử dụng nhiều loài cây cỏ có sẵn để làm thuốc chữa bệnh và bồi bổ sức khoẻ. Theo kết quả điều tra của viện Dược liệu - Bộ Y tế (kết quả điều tra từ năm 1961 đến năm 2004) đã ghi nhận được ở nước ta có 3.948 loài cây thuốc thuộc 307 họ của 9 ngành thực vật bậc cao cũng như bậc thấp (kể cả nấm), cũng theo kết quả điều tra này, trong số 3.948 loài cây thuốc đã biết ở trên, phần lớn loài là được ghi nhận từ kinh nghiệm sử dụng của cộng đồng các dân tộc ở khắp các địa phương. Cây thuốc được sử dụng để chữa hầu hết các chứng bệnh thông thường mắc phải cho đến nhiều chứng bệnh nan y. Trong đó không thể không nhắc đến cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.). Cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) là một loại dược liệu được dùng trong sản xuất đông dược và tân dược. Cây còn có nhiều tên gọi: cây Lạc, cây Lồng đèn, Hồng tiên, Mắc mát, Long châu quả Dân gian thường dùng dây và lá cây Lạc tiên sắc uống làm thuốc an thần chữa mất ngủ. Theo Đỗ Tất Lợi (2004), dây, lá, hoa cây Lạc tiên thái nhỏ, phơi khô có công dụng an thần, giải nhiệt, mát gan; chữa trị chữa đau đầu, mất ngủ, thường phối hợp thêm với một số vị thuốc khác. Quả cây Lạc tiên vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy, dùng chữa ho do phế nhiệt, phù thũng, giã đắp chữa ung nhọt lở loét ở chân [8].
  18. 8 Các nhà khoa học trong nước đã có những nghiên cứu về thành phần hoạt chất và tác dụng sinh học của cây Lạc tiên: Huỳnh Lời và Trần Hùng đã khảo sát thành phần hóa học của cây Lạc tiên. Tác giả đã tách chiết được vitexin và xylosyl vitexin từ những phần trên mặt đất của cây Lạc tiên (Huỳnh Lời và Trần Hùng, 2011) [10]. Bằng kỹ thuật HPLC-DAD, nhóm tác giả đã xác định được hàm lượng vitexin trong lá từ 0,15- 0,4%, trong hạt 0,005% (Huỳnh Lời và Trần Hùng, 2011) [9]. Năm 2014, Vũ Thị Hiệp và cộng sự đã đánh giá tác dụng an thần giải lo âu của cao chiết cồn Lạc tiên tây (Passiflora incarrnata L.) trên chuột nhắt trắng. Kết quả cho thấy Cao cồn Lạc tiên tây không thể hiện độc tính cấp ở liều 3,2 g/kg. Ở liều 150 mg/kg, cao Lạc tiên tây thể hiện tác dụng an thần giải lo âu trên mô hình hai ngăn sáng tối. Trên mô hình kéo dài thời gian ngủ của thiopental và chữ thập nâng cao, liều 300 mg/kg có tác dụng an thần, giải lo âu. Nghiên cứu độc tính bán trường diễn cho thấy cao cồn Lạc tiên tây không làm thay đổi số lượng hồng cầu, bạch cầu, Hb, AST, ALT (Vũ Thị Hiệp và Nguyễn Phương Dung, 2014) [6]. Nhóm tác giả Nguyễn Văn Đàn và cộng sự đã nghiên cứu độc tính và tác dụng an thần của cao bình vôi – Lạc tiên – lá sen – lá vông nem trên chuột nhắt trắng. Kết quả đã chỉ ra rằng cao chiết liều 1,97 g/kg không có tác dụng kéo dài thời gian gây ngủ của thiopental sau 30 phút sử dụng, chỉ thể hiện sau 60 phút sử dụng. Trong khi liều 3,94 g/kg khẳng định tác dụng sau 30 và 60 phút sử dụng. Sau 60 phút, cao chiết liều 3,94 g/kg hiệu quả gây ngủ tăng hơn gấp 1,9 lần so với Sen vông-R liều 40 mg/kg. Cả hai liều không thể hiện tác dụng giải lo âu tại thời điểm 30 và 60 phút sử dụng. Chưa xác định được LD50 và độc tính bán trường diễn trên chuột nhắt trắng (Nguyễn Văn Đàn, Phan Quan Chí Hiếu, 2014) [4].
  19. 9 Như vậy, cả kinh nghiệm dân gian và những nghiên cứu hiện đại đều đánh giá Lạc tiên là cây dược liệu có nhiều tác dụng quý, không độc đặc biệt có tác dụng an thần khi dùng riêng và dùng phối hợp với các dược liệu khác. Hiện nay, có nhiều công ty dược và sản xuất thực phẩm chức năng trong nước đã sản xuất các sản phẩm hỗ trợ an thần phòng ngừa mất ngủ từ cây dược liệu Lạc tiên. Nhưng nguồn nguyên liệu chủ yếu thu hái từ tự nhiên dẫn đến nguồn dược liệu này cạn kệt, không chủ động nguyên liệu trong sản xuất. Hiện nay mới chỉ có tập đoàn TH đầu tư hình thành vùng trồng dược liệu 250 ha tại Nghệ An trong đó có cây Lạc tiên đạt chuẩn hữu cơ. Từ dược liệu Lạc tiên trồng được, tập đoàn TH đã sản xuất một số thức uống thảo dược trong đó có thành phần chiết xuất từ cây Lạc tiên cung cấp ra thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài (Báo Nghệ An, 2017) [32]. Năm 2019, tác giả Sình Sín Tỷ khi nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên đã xác định được công thức mật độ trồng thích hợp nhất để nhân giống mô hình trồng cây Lạc tiên cho tỉ lệ (%) trọng lượng sinh khối khô cao nhất là công thức với mật độ trồng 0,7m x 1m cho trọng lượng sinh khối khô là 37,69% và công thức với mật độ trồng 0,2m x 1m cho trọng lượng sinh khối khô là 37,64%. Đồng thời công thức mật độ trồng 0,7m x 1m cũng là công thức có tỉ lệ cây bị sâu bệnh hại thấp nhất trong các công thức thí nghiệm tại thời điểm nghiên cứu [16]. Năm 2019 tác giả Lồ Di Mềnh khi nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm điều hòa sinh trưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên sử dụng hai loại chế phẩm là Atonik và GA3 (Gibberellic Acid 99%) với các nồng độ 50ppm, 100ppm, 150ppm đã xác định được Atonik là chế phẩm phù hợp nhất cho quá trình nảy mầm của hạt Lạc tiên với tỉ lệ nảy mầm lên đến 90% đồng thời Atonik
  20. 10 cũng là chế phẩm giúp cho đường kính trung bình cây con lớn nhất và số lượng lá cây nhiều nhất [12]. Ngoài các công trình nghiên cứu về cây Lạc tiên như trên cũng có nhiều công trình nghiên cứu khác về cây dược liệu khác ở Việt Nam có thể kể đến dưới đây: Năm 2017, Mai Hải Châu đã nghiên cứu ảnh hưởng của loại phân hữu cơ đến sinh trưởng và năng suất giống Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) Ninh Thuận tại Đồng Nai kết quả cho thấy phân hữu cơ bón lá khác nhau có ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất sinh khối tươi, năng suất cuống lá, năng suất lá lý thuyết và năng suất lá thực thu. Phân hữu cơ bón lá VIF-Super cho năng suất lá giống Chùm ngây Ninh Thuận đạt cao nhất. Phân hữu cơ bón rễ cũng có ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất giống Chùm ngây Ninh Thuận. Phân hữu cơ Growmore cho năng suất cao nhất. Trong điều kiện mùa mưa tại tỉnh Đồng Nai, giống Chùm ngây Ninh Thuận cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất khi bón 10 tấn/ha phân Growmore (5:5:5) + 6,625 L/ha phân bón lá VIF-Super [3]. Năm 2018, Ninh Thị Phíp và Đỗ Thị Bé nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và phân bón đến khả năng sinh trưởng của cây Kim Ngân (Lonicera japonica Thunb.) tại Thanh Trì – Hà Nội cho thấy mật độ trồng và lượng phân bón ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng dược liệu cây kim ngân. Trong đó, công thức bón phân P3 (Nền + 120 kg N/ha + 90 kg P2O5 /ha + 120 kg K2O/ha) kết hợp với mật độ M2 (mật độ 27.800 cây/ha, khoảng cách giữa cây và hàng 60 × 60 cm cho năng suất thực thu đặt 152,09 tạn/ha tươi, 42,18 tạ/ha khô nhưng chất lượng dược liệu thấp (hàm lượng loganin chỉ đặt 0,08%) nên hiệu quả kinh tế thấp. Công thức phân bón P1 (Nền + 80 kg N/ha + 60 kg P2O5 /ha + 80 kg K2O/ha) kết hợp với mật độ M2 (mật độ 27.800 cây/ha, khoâng cách giữa cây và hàng 60 × 60 cm) cho năng
  21. 11 suất dược liệu khá (năng suất thực thu đặt 125,24 tạ/ha, 34,7 tạ/ha), nhưng hàm lượng loganin (0,23%) và năng suất hoạt chất loganin cao nhất đặt 7,98 kg/ha [13]. Năm 2017, tác giả Trần Đình Hà khi nghiên cứu kỹ thuật canh tác cây dược liệu Giảo cổ lam tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Kết quả thí nghiệm cho thấy ở giai đoạn đầu của thời kì sinh trưởng, cây cần ít dinh dưỡng nên mức độ ảnh hưởng các tổ hợp phân bón chưa rõ rệt, chiều dài thân ít chênh lệch giữa các công thức và có giá trị từ 33,9 - 36,5 cm sau 15 ngày trồng, 56,3 - 60,6 cm sau trồng 30 ngày. Ở giai đoạn sau trồng 45 ngày đến thu hoạch (77 ngày) ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón thể hiện rõ rệt hơn. Các công thức bón phân liều lượng cao có chiều dài thân lớn hơn các công thức bón liều lượng thấp. Tại thời điểm thu hoạch chiều dài thân đạt từ 117,8 – 127,7 cm. Ở giai đoạn đầu tác dụng hiệu lực của các tổ hợp phân bón đối với ra lá cây GCL 7 lá chét chưa khác biệt nhiều thể hiện giá trị ít chênh lêch từ 16,2 – 19,3 lá/cây sau 30 ngày trồng. Kể từ 45 sau trồng đến ngày đến thu hoạch (77 ngày), ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến tăng trưởng số lá rõ rệt, liều lượng bón càng tăng cho số lá trên cây càng nhiều. Tại thời điểm thu hoạch số lá/cây của các công thức thí nghiệm đạt từ 36 – 44,8 lá/cây. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến năng suất sinh khối cây GCL 7 lá chét trồng ở huyện Văn Chấn thu được kết quả: Hai công thức 4 (250 N: 80 P2O5: 140 K2O) và công thức 5 (275 N: 90 P2O5: 150 K2O) cho năng suất tươi và khô tương đương nhau và cao nhất tương ứng 3,82 – 4,02 tấn/lứa/ha và 0,74 – 0,79 tấn/lứa/ha. Tiếp đến công thức 3 (225 N: 70 P2O5: 130 K2O) có năng cao hơn hoặc tương đương với 2 công thức bón liều lượng thấp hơn còn lại, Vậy Tổ hợp phân bón: 3 tấn phân hữu vi sinh Sông Gianh + (250 N: 80 P2O5: 140 K2O) phù hợp nhất cho trồng GCL 7 lá chét [5]. Năm 2018, Lầu A Trừ nghiên cứu ảnh hưởng của công thức bón phân đến sinh trưởng của cây Hoàng Đằng (Fibraurea Tinctoria Kour) tại xã Sam
  22. 12 Mứn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên cho thấy ở các công thức trồng động thái ra lá của cây Hoàng Đằng khác nhau, mức độ bón phân khác nhau. Tỷ lệ sống của mô hình trồng cây Hoàng Đằng: sau 5 tháng theo dõi tỷ lệ sống trung bình đạt từ: 64 – 76%. Ảnh hưởng của công thức bón phân đến sinh trưởng đường kính cổ rễ của cây Hoàng Đằng sau 5 tháng tuổi. Công thức phân bón khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến sinh trưởng đường kính cổ rễ. Công thứ 1 có ảnh hưởng rõ ràng nhất đến sinh trưởng đường kính cổ rễ của cây Hoàng Đằng ở 5 tháng tuổi. Ảnh hưởng của công thức bón phân đến sinh trưởng chiều cao vút ngọn của cây Hoàng Đằng sau 5 tháng tuổi. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến sinh trường chiều cao vút ngọn của cây Hoàng Đằng 5 tháng tuổi là như nhau [15]. 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu 2.3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý: Vườn ươm khoa Lâm nghiệp thuộc trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Nằm cách thành phố Thái Nguyên khoảng 3 km về phía Tây. Căn cứ vào bản đồ Thành phố Thái Nguyên thì xác định được vị trí như sau: - Phía Bắc giáp với phường Quan Triều; - Phía Nam giáp với phường Thịnh Đán; - Phía Tây giáp xã Phúc Hà; - Phía Đông giáp khu dân cư và khu kí túc xá thuộc trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. * Đặc điểm địa Hình: Vườn ươm khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên nằm dưới chân đồi nhưng nhìn chung tương đối bằng phẳng. * Đặc điểm đất đai: Vườn ươm khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên nằm dưới chân đồi, đất không màu mỡ, ít dinh dưỡng. Đặc điểm của đất là đất Feralit phát triển trên đá Sa Thạch. * Đặc điểm khí hậu thủy văn:
  23. 13 Theo số liệu quan trắc của Trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên cho thấy Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp vùng núi phía Bắc - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa; Xuân - Hạ - Thu - Đông, song chủ yếu là 2 mùa chính; Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, cụ thể: - Nắng: Số giờ nắng cả năm là 1.588 giờ. Tháng 5 - 6 có số giờ nắng nhiều nhất (khoảng 170 - 180 giờ). - Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 – 250C. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2 – 50C. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 390C, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 130C. - Lượng mưa: Trung bình năm khoảng 2007 mm/năm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa (tháng 6, 7, 8, 9) chiếm 85% lượng mưa cả năm, trong đó tháng 7 có số ngày mưa nhiều nhất. - Độ ẩm không khí: Trung bình đạt khoảng 82%. Độ ẩm không khí nhìn chung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 7 (mùa mưa) lên đến 86,8%, thấp nhất vào tháng 3 (mùa khô) là 70%. Sự chênh lệch độ ẩm không khí giữa 2 mùa khoảng 10 - 17%. - Gió, bão: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa nóng là gió mùa Đông Nam và mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc. Do nằm xa biển nên xã Quyết Thắng nói riêng và thành phố Thái Nguyên nói chung ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. 2.3.2. Đặc điểm điều kinh tế - xã hội - Sản xuất nông nghiệp: Chiếm 80% số hộ là sản xuất nông nghiệp, ngoài ra còn có sự kết hợp giữa vật nuôi và cây trồng. - Sản xuất lâm nghiệp: Từ 10 năm trở lại đây việc trồng cây gây rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc đã được tiến hành. Hiện nay toàn xã đã phủ xanh được phần lớn diện tích đất trống đồi núi trọc. Mặc dù thu nhập từ lâm
  24. 14 nghiệp chưa đáng kể nhưng thời điểm này có một số rừng trồng đã đủ tuổi khai thác. - Dịch vụ: Hiện nay dịch vụ đang có sự phát triển đi lên. Nhìn chung kinh tế của xã vẫn chưa cao, quy mô sản xuất chưa lớn và chưa có kế hoạch cụ thể, rõ ràng đây là một điểm hạn chế của xã. Trong xã chưa phát triển tương đối giữa các ngành, mức sống của người dân vẫn chưa đồng đều. Trong những năm gần đây mức sống của người dân tăng lên rõ rệt. Hệ thống cơ sở hạ tầng của xã được đầu tư và phát triển đặc biệt là hệ thống giao thông, thủy lợi là lĩnh vực quan trọng để phục vụ về các mặt của đời sống, kinh tế, xã hội của nhân dân trong xã. 2.4. Đặc điểm chung của cây Lạc tiên * Tên khoa học: Passiflora foetida L. * Họ: Lạc tiên– Passifloraceae * Tên gọi khác: Chùm bao, Dây nhãn lồng, Dây lưới, Mắn nêm, Dây bầu đường (Đà nẵng), Tây phiên liên, Mò pì, Mác quánh mon (Tày), Co hồng tiên. (Thái), Stinking passion-flower, granadilla, tagua passion-flower (Anh); passiflore, passion (Pháp). * Dạng sống: Lạc tiên là một loại dây leo, thân nhỏ, Hình trụ có rãnh dọc, nhiều lông thưa. Cây mọc leo có khi dài tới hàng chục mét, lá mọc xen, mang lá kèm ở mỗi đốt. Cuống lá dài 2 – 3 cm, mang phiến lá có 3 thùy dài, kích thước lá 7 - 10 cm, bìa phiến có răng cưa nhỏ, tròn đầu. Hoa mọc ở kẽ lá, màu trắng hồng, đài 5 cánh màu xanh lục, cánh hoa dài 2 - 2,5 cm, tràng 5 cánh rời nhau, xếp xen kẽ với các lá đài; tràng phụ do 4 - 5 hàng sợi trắng, gốc tím, cuống nhụy dài 1,5 cm. Hoa đơn độc, có 5 cánh màu trắng hơi phớt tím. Quả Hình tròn hay Hình trứng, bên ngoài được bao bởi lá bắc trông giống như cái đèn lồng; khi chín có màu vàng, trong chứa nhiều hạt mọng, vị ngọt, thơm, ăn được.
  25. 15 * Phân bố, sinh học và sinh thái: Lạc tiên mọc hoang khắp nơi ở nước ta và các vùng nhiệt đới đều có Lạc tiên mọc. * Mùa thu hoạch: Thu hoạch quanh năm nhưng tốt nhất nên thu hoạch vào mùa xuân – hè, có thể dùng tươi hoặc băm nhỏ rồi phơi hay sấy khô. Lạc tiên 8 – 16g sắc uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với lá vông, lá dâu, tâm sen nấu thành cao lỏng, mỗi ngày dùng 2 – 5g, chia nhiều lần uống, nên uống trước khi đi ngủ * Đặc điểm sinh trưởng: Lạc tiên đòi hỏi khí hậu ấm và ẩm, lượng mưa trung bình từ 1.600 mm trở lên, phân bố đều, trong thời kỳ ra hoa ít bị mưa, nhiệt độ thích hợp từ 16 – 300C, không có sương muối; độ ẩm từ 75 - 80%. Cây Lạc tiêncó thể trồng những vùng có khí hậu nóng Cây Lạc tiên không kén đất, có thể trồng ở những vùng có khí hậu nóng, kể cả đất có pH cao, tốt nhất là chọn đất thoát nước tốt, không để nước đọng. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, tầng canh tác sâu giá trị; 50 cm, độ mùn trên 1% và pH 5,5 - 6. Lạc tiên quả tím thích hợp vùng á nhiệt đới, cao độ 1.000 - 1.200 m so mặt biển cho chất lượng quả tốt. Ngược lại giống quả vàng thích hợp vùng nhiệt đới, độ cao lên tới; 600 m. * Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất phơi hay sấy khô của cây Lạc tiên * Công dụng: Ngọn Lạc tiên được thu hái về làm rau luộc ăn hay nấu canh. Quả chín vàng ăn ngon. Lạc tiên được dùng trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, ngủ hay mơ, phụ nữ hành kinh sớm. Còn dùng trị ho, phù thũng, viêm mủ da, lở ngứa, loét ở chân. Dùng ngoài đun nước rửa và giã cành lá tươi để đắp. Ở Ấn Độ, nước sắc lá dùng để trị bệnh thiếu mật và hen suyễn; quả dùng gây nôn; lá dùng đắp điều trị choáng váng và đau đầu. Ở Vân Nam Trung Quốc,
  26. 16 toàn cây dùng trị bỏng lửa, cháy, viêm kết mạc mắt và viêm kết mạc do ngoại thương, viêm hạch lymphô, ung thũng. Quả có làm nước giải khát tốt thanh nhiệt giải độc cho cơ thể con người, thân lá dùng làm thuốc.
  27. 17 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) nhân giống bằng hạt dưới ảnh hưởng của công thức bón phân khác nhau. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Giới hạn về nội dung: - Tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của bón phân đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây Lạc tiên (Passiflora foetide L.) nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên. - Đề tài này được thực hiện gắn với một phần nội dung đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Bộ mã số B2019-TNA-05 của TS. Nguyễn Thị Thu Hiền - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Giới hạn về địa điểm: Đề tài tốt nghiệp được nghiên cứu thực hiện tại mô hình khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Giới hạn về thời gian nghiên cứu: Thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp được gắn với thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của sinh viên năm 2019, thời gian từ tháng 4/2019 đến tháng 6/2020. 3.2. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu ảnh hưởng của bón phân đến đường kính gốc và chiều dài thân chính cây Lạc tiên nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên. - Nghiên cứu ảnh hưởng của bón phân đến động thái tăng trưởng đường kính gốc và chiều dài thân chính cây Lạc tiên nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên.
  28. 18 - Ảnh hưởng của bón phân đến số nụ và số cành cấp một của cây Lạc tiên nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên. - Ảnh hưởng của bón phân đến tình hình sâu bệnh hại cây Lạc tiên nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Kế thừa những những tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở khu vực nghiên cứu và các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 3.3.2.1. Phương pháp chuẩn bị (dụng cụ, vật tư phục vụ nghiên cứu) - Hạt giống; túi bầu; đất tầng A; sàng đất; bình phun xương; ô roa; lưới đen; ni lông trắng, lưới giàn leo, ni lông đen phủ luống, kéo, dao, cuốc, sẻng, dây cước, dây rút, dây dứa, bay, tre làm cọc. - Thuốc chống nấm bệnh; thuốc KMnO4; phân bón. - Thước dây, thước palme, bảng biểu, sổ ghi, bút. 3.2.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ hoàn chỉnh gồm 6 công thức (CT) và 3 lần nhắc lại (NL). Mỗi lần nhắc lại có 28 cây, khoảng cách giữa các cây là 0,7 m. Mỗi ô thí nghiệm có diện tích là 12 m2 (1,2 x 10 m), khoảng cách giữa các lần nhắc lại là 0,6 m, khoảng cách giữa các ô là 0,6 m, xung quanh thí nghiệm có băng bảo vệ. Công thức thí nghiệm: tính cho diện tích 1 ha như sau: Công thức 1: Nền + 110 kg N + 110 kg K2O Công thức 2: Nền + 110 kg N + 130 kg K2O Công thức 3: Nền + 140 kg N + 110 kg K2O Công thức 4: Nền + 140 kg N + 130 kg K2O Công thức 5: Nền + 170 kg N + 110 kg K2O Công thức 6: Nền + 170 kg N + 130 kg K2O
  29. 19 Trong đó, nền phân bón cho thí nghiệm trên diện tích 1 ha là: 3 tấn phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh + 60 kg P2O5. Sơ đồ thí nghiệm được bố trí như sau: Băng bảo vệ NL I CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 NL II CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 CT1 NL III CT3 CT4 CT5 CT6 CT1 CT2 Băng bảo vệ 3.3.2.3. Phương pháp thực hiện gieo ươm và chăm sóc cây con giai đoạn đầu Tạo bầu: - Đất ruột bầu được đập nhỏ, sàng loại bỏ rễ cây, sỏi đá, tạp vật rồi trộn đều với phân theo các công thức trên. Vỏ bầu bằng Polyetylen kích thước 8 x 12 cm có đáy đục lỗ hai bên. - Tạo luống đặt bầu: Luống rộng 1,2 m, dài 5 m, mặt luống được rẫy sạch cỏ dại, san phẳng, nền đặt bầu là nền đất cố định (chặt). - Đóng và xếp bầu: Trộn đều hỗn hợp ruột bầu theo tỷ lệ từng công thức, hỗn hợp ruột bầu đủ ẩm. Cho đất vào 1/3 bầu lèn chặt để tạo đáy bầu, tiếp tục cho đất vào đầy bầu, dỗ cho đất xuống đều. Bầu được xếp sát nhau trên luống. Vun đất xung quanh bầu cao 2/3 thân bầu xung quanh luống để giữ bầu không bị nghiêng ngả, giữ ẩm cho luống cây. - Xử lý giá thể đất trước khi gieo hạt 12 – 24h bằng cách tưới thấm đều giá thể bằng KMnO4 nồng độ 0,3 – 0,5% lên luống. Xử lý kích thích hạt: - Ngâm hạt đã loại bỏ tạp vật, hạt lép trong dung dịch thuốc tím KMnO4 0,05% trong 20 - 30 phút, sau đó vớt ra, để ráo nước,
  30. 20 Cấy cây vào bầu: Trước khi cấy, bầu đất phải được tưới nước đủ ẩm trước đó 1 ngày. Sau đó ta dùng que bằng đầu đũa được vót nhọn một đầu để tạo lỗ giữa bầu sâu từ 1-2 cm rồi cho cây vào bầu, bên trên làm dàn che nắng 50% khi cây sống ổn định trong rồi không che nắng. Làm luống và vòm che: Trên luống làm khung vòm che bằng tre được uốn theo hình vòng cung để phủ ni lông trắng và phủ lưới đen 50% ánh sáng để đảm bảo cho cành sau khi giâm hom không bị thoát hơi nước, tránh ánh xạ trực xạ, tránh nóng. Xung quanh được phát dọn sạch sẽ cỏ dại nhằm hạn chế sâu bệnh hại. Chăm sóc cây con: - Tưới nước: tưới đủ ẩm cho cây con vào sáng sớm và chiều mát. Số lần tưới tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và độ ẩm của đất trong bầu. Thí nghiệm luôn giữ đủ độ ẩm cho cây, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng. Bình quân lượng nước tưới cho mỗi lần là 3 - 5 lít/m2. - Cấy dặm: Nếu cây nào chết cấy dặm ngay, đảm bảo mỗi bầu có 1 cây sinh trưởng tốt. - Nhổ cỏ phá váng: Trước khi nhổ cỏ phá váng cho luống bầu cây tôi tưới nước cho đủ ẩm trước khoảng 1 - 2 tiếng cho bầu ngấm đủ độ ẩm. Nhổ hết cỏ trong bầu và quanh luống, kết hợp xới nhẹ, phá váng bằng một que nhỏ, xới xa gốc, tránh làm cây bị tổn thương, trung bình 10 - 15 ngày/lần. Sâu bệnh hại: Trong quá trình chăm sóc thí nghiệm hàng ngày kiểm tra tình hình sâu bệnh hại kết hợp trước khi tưới nước, từ đó xác định định kỳ phun thuốc phòng bệnh cho cây. Một số kỹ thuật cơ bản:
  31. 21 Tiêu chí vườn ươm phải thuận lợi cho quá trình vận chuyển, chăm sóc, nguồn nước tưới, dễ thoát nước, địa Hình bằng phẳng, độ dốc không quá 100. Giá thể ruột bầu: 70% đất thịt nhẹ + 20% phân hữu cơ hoai mục hoặc 90% đất + 10% trấu hun. Bầu được xếp vào luống rộng 1,2 m trong giàn che nắng. Ngừng bón phân vô cơ và giảm nước tưới trước khi đưa cây con ra trồng khoảng 10 ngày. Tiêu chuẩn cây giống xuất vườn: cây con cao từ 20 - 30 cm, từ 40 – 50 ngày tuổi, sinh trưởng tốt, không sâu bệnh. 3.3.2.4. Phương pháp tổ chức các bước kỹ thuật ở ngoài mô hình trồng Chuẩn bị đất và lên luống trước khi đưa cây ra mô hình: - Chuẩn bị đất: Trước khi trồng cây phải xử lý đất để diệt trừ mầm sâu bệnh bằng cách quốc sâu 30 – 35 cm, nhặt sạch cỏ dại và tàn dư thực vật khác, đập nhỏ đất tơi sốp nhặt sạch các rễ cỏ, vơ thành đống nếu khô đốt để làm tro cho đất. - Lên luống: mỗi khối công thức được thiết kế 1 luống kích thước 12 m2 (12 m x 1 m), trên mỗi luống sẽ bố trí có 2 hàng cây để theo dõi các chỉ tiêu. Dùng cuốc tạo rãnh sâu 20 – 25 cm trải dọc theo chiều dài. Bón phân và phủ ni lông: - Bón phân: Cây Lạc tiên rất thích hợp với các loại phân hữu cơ, nhất là phân chuồng ủ hoai. Lượng phân bón cho cây theo giai đoạn sinh trưởng, tùy thuộc mật độ trồng khác nhau cần điều chỉnh lượng phân bón khác nhau. + Bón lót: Đào hố xong xử lý bằng vôi. Tiếp đó dùng quốc tạo rãnh sâu 20 – 25 cm trải dọc theo chiều dài luống và dải hỗn hợp phân đã trộn lên các luống ở các công thức, lấp đất lại để ủ 25 - 30 ngày. Mỗi luống (khối) được bón lót với phân chuồng hoai, trấu hun và phân hữu cơ Sông Gianh (trộn đều 3 bao
  32. 22 to phân chuồng hoai + 1 bao trấu hun + 1 bao phân hữu cơ Sông Gianh 5 kg). Lượng phân chuồng 15 - 20 tấn /ha. + Bón thúc: Mỗi luống (hoặc NL) được bón thúc bằng cách hòa hỗn hợp phân đạm và phân kali theo công thức pha với 120 lít nước để tưới (lượng phân bón được qui đổi từ diện tích 1 ha). Tiến hành bón thúc 10 ngày/1 lần. Liều lượng phân sử dụng bón thúc cho từng công thức cụ thể như sau: Công thức 1: 0,33 kg phân đạm + 0,33 kg K2O Công thức 2: 0,33 kg phân đạm + 0,39 kg K2O Công thức 3: 0,42 kg phân đạm + 0,33 kg K2O Công thức 4: 0,42 kg phân đạm + 0,39 kg K2O Công thức 5: 0,51 kg phân đạm + 0,33 kg K2O Công thức 6: 0,51 kg phân đạm + 0,39 kg K2O - Phủ ni lông: Trước khi phủ ni lông tưới qua một lần nước thật đậm để tạo ra độ ủ cho phân. Giải ni lông trên các luống thứ nhất để tạo độ ủ, trống cỏ dại và tránh được sự dửa trôi của mưa ta tạo thành dòng chảy, phủ ni lông bằng cách căng ni lông trên cách luống giữ cho mặt phẳng đều hai bân để làm sao ni lông phủ kín trên các luống. Đóng cọc và làm giàn leo: - Đóng cọc: Đóng các cọc trụ để căng lưới cắm ở 2 bên của luống, các cọc đóng được cắt đều, mỗi cọc dài 5 m vót gốc nhọn đóng chính giữa của luống, đóng sau xuống đất từ 35 – 40 cm để cọc giữ được khi căng lưới cho cây leo không bị trùng hoặc đổ, khi đóng xong các cọc tre ta cần cọc trống đớ cho cọc trụ.
  33. 23 - Làm giàn cho cây leo: Trước khi căng lưới ta cần các cọc đóng phải chắc chắn, chịu được lực nặng. Thực hiên bằng cách căng dây ở hai đầu cả trên và dưới, buật chặt lại, kéo căng ra rồi luần lưới vào trải dọc theo các luống, giải dọc theo chiều ngang, đều toa dùng day nịt, nịt lại các đầu rồi nịt cho đến hết tương tự các luống khác đều làm tương tự. Tưới nước: Cây Lạc tiên có bộ rễ ăn cạn, cho nên vấn đề tưới giữ ẩm và tủ gốc là rất cần thiết. Không để nước ngập úng trong mùa mưa nhưng phải đủ nước tưới trong mùa khô đặc biệt trong giai đoạn cây ra hoa. Tưới nức thường xuyên trong nhưng ngày khô hanh mỗi ngày tưới 2 lần vào buổi sáng và chiều. A. Lên luống B. Trộn hỗn hợp phân bón lót C. Bón lót trên luống D. Phủ ni lông trên luống
  34. 24 E. Đóng cọc trên luống F. Căng giàn leo Hình 3.1. Thực hiện các bước kỹ thuật lên luống, trộn phân lót, phủ ni lông luống, đóng cọc và căng giàn trên luống 3.3.2.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi, đánh giá ngoài mô hình trồng Cây được đưa ra mô hình trồng theo các công thức bón phân là cây đạt 30 ngày tuổi(tuổi cây được bắt đầu tính từ thời điểm hạt nảy mầm). Số liệu về các chỉ tiêu theo dõi ở các công thức được tiến hành 1 lần/1 tuần đối với tất cả các cây, số liệu lần đầu được lấy vào thời điểm sau khi ra cây con trồng trên luống ngoài mô hình. Cụ thể: - Tiến hành tra hạt vào bầu đất ngày 15/4/19. Sau đó theo dõi quá trình nảy mầm và chăm sóc cây con. Cây con được 30 ngày tuổi thì tiến hành ra cây trên luống ngoài mô hình (tính từ lúc cây nảy mầm). - Tại mô hình trồng Lạc tiên theo các công thức phân bón, số liệu về chỉ tiêu Hvn, D00, số cành cấp 1, số nụ được tiến hành đo đếm ở 5 thời điểm là: Lần 1 vào ngày 29/5/19 (sau 7 ngày trồng ngoài mô hình); Lần 2 vào ngày 5/6/19 (sau trồng ngoài mô hình cây 14 ngày); Lần 3 vào ngày 12/6/19 (sau trồng ngoài
  35. 25 mô hình 21 ngày); Lần 4 vào ngày 19/6/19 (sau trồng ngoài mô hình 28 ngày); Lần 5 vào ngày 26/6/19 (sau trồng ngoài mô hình 35 ngày). Các chỉ tiêu được theo dõi như sau: - Đo đếm đường kính gốc (D00: cm) được đo bằng thước palme ở vị trí nơi to nhất ở vị trí sát gốc. - Đo đếm chiều cao thân chính (Hvn: cm) được tính từ vị trí gốc sát mặt đất lên đỉnh sinh trưởng ngọn. - Xác định số cành cấp 1: đếm cành cấp 1 của các cây theo dõi. - Xác định số nụ: đếm số nụ các cây theo dõi. - Xác định động thái tăng trưởng đường kính cây. - Xác định động thái tăng trưởng chiều dài thân chỉnh cây. Bảng 3.1. Mẫu bảng đo đếm chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cây Lạc tiên nhân giống bằng hạt tại thái nguyên Công thức: Đia điểm điều tra . Ngày điều tra: . Người điều tra: D00 Cành cấp 1 Số nụ Sâu Bệnh Đánh giá sinh Stt Hvn (cm) (mm) (cành) (nụ) hại hại trưởng cây 1 2 38 - Theo dõi tình hình sâu bệnh hại: theo dõi thành phần các đối tượng sâu bệnh gây hại (các loài sâu, bệnh hại, thời gian xuất hiện) (dẫn theo Nguyễn Minh Tuấn, 2019) [14]. 푆ố â ị ệ푛ℎ ỉ 푙ệ ệ푛ℎ ℎạ𝑖 (%) = 100 ổ푛𝑔 푠ố â đ𝑖ề 푡
  36. 26 푆ố â ị 푠â ỉ 푙ệ 푠â ℎạ𝑖 (%) = 100 ổ푛𝑔 푠ố â đ𝑖ề 푡 푆ố 푙ầ푛 ắ푡 𝑔ặ ủ ỗ𝑖 푙표à𝑖 ầ푛 푠 ấ푡 ắ푡 𝑔ặ (%) = 100 ổ푛𝑔 푠ố 푙ầ푛 đ𝑖ề 푡 Trong đó: + : Rất ít phổ biến (tần suất bắt gặp 50%)
  37. 27 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Ảnh hưởng của công thức phân bón đến chỉ tiêu D00 và Hvn cây Lạc tiên nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên 4.1.1. Ảnh hưởng của phân bón đến Hvn cây Lạc tiên Kết quả đánh giá về ảnh hưởng phân bón đến chiều cao cây Lạc tiên nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên được tổng hợp tại Bảng 4.1 và Hình 4.1 sau: Bảng 4.1 Ảnh hưởng của công thức bón phân đến Hvncủa cây Lạc tiên Chiều cao cây sau trồng ngoài mô hình . ngày (cm) CT Khối 7 ngày 14 ngày 21 ngày 28 ngày 35 ngày NL I 62,71 106,43 155,74 203,23 265,42 NL II 63,39 106,79 159,7 213,37 260,96 CT1 NL III 62,04 106,07 151,78 193,07 266,22 TB 62,71 106,43 155,74 203,22* 264,20* NL I 59,57 102,93 154,43 211,74 280,27 NL II 58,64 104,43 158 210,36 280,86 CT2 NL III 60,5 101,43 150,86 213,14 279,66 TB 59,57* 102,93* 154,43* 211,75 280,26 NL I 59,50 96,57 139,18 186,18 262,00 NL II 57,93 95,86 140,75 185,71 272,21 CT3 NL III 61,07 97,29 137,61 186,66 251,79 TB 59,50 96,57 139,18 186,18 262,00 NL I 52,61 84,57 117,61 152,32 225,08 NL II 52,07 84,93 118,11 151,89 232,79 CT4 NL III 53,13 84,57 117,11 152,75 224,43 TB 52,60 84,69 117,61 152,32 227,43 NL I 52,71 86,15 127,19 166,54 237,24 NL II 52,39 84,57 128,71 168,96 253,68 CT5 NL III 53,05 82,68 125,68 164,11 220,8 TB 52,72 84,47 127,19 166,54 237,24 NL I 54,71 91,25 117,61 181,05 251,14 NL II 54,07 98,07 117,57 180,61 263,54 CT6 NL III 55,34 84,43 117,64 181,48 238,77 TB 54,71 91,25 117,61 181,05 251,15 Chú thích: là giá trị trung bình cao thứ nhất, * là giá trị trung bình cao thứ hai
  38. 28 Kết quả Bảng 4.1 và Hình 4.1 cho thấy, phân bón có ảnh hưởng đến tăng trưởng chiều cao cây ngoài mô hình trồng như sau: - Sau trồng ngoài mô hình 7 ngày: công thức có giá trị H vn lớn nhất là CT1 với 62,71 cm; đứng thứ hai là CT2 có gí trị là 59,57 cm; đứng thứ ba là CT3 có gí trị là 59,50 cm; đứng thứ tư là CT6 có giá trị là 54,71 cm; tiếp là CT5 có giá trị là 52,72 cm; Và cuối cùng là CT4 có giá trị là 52,60 cm. - Sau trồng ngoài mô hình 14 ngày: công thức có giá trị lớn nhất là CT1 với 106,43 cm; đứng thứ hai là CT2 có gí trị là 102,93 cm; đứng thứ ba là CT3 có gí trị là 96,57 cm; đứng thứ tư là CT6 có giá trị là 91,25 cm; đứng thứ 5 là CT4 có giá trị là 84,69 cm và cuối cùng là CT45 có giá trị là 84,47 cm. - Sau trồng ngoài mô hình 21 ngày: công thức có giá trị lớn nhất là CT1 với 155,74 cm; đứng thứ hai là CT2 có gí trị là 154,43 cm; đứng thứ ba là CT3 có gí trị là 139,18 cm; đứng thứ tư là CT5 có giá trị là 127,19 cm; và cuối cùng là CT4 và CT6 có giá trị là 117,61 cm. - Sau trồng ngoài mô hình 28 ngày: công thức có giá trị lớn nhất là CT2 với 211,75 cm; đứng thứ hai là CT1 có gí trị là 203,22 cm; đứng thứ ba là CT3 có gí trị là 186,18 cm; đứng thứ tư là CT6 có giá trị là 181,05 cm; đứng thứ 5 là CT5 có giá trị là 166,54 cm. Và cuối cùng là CT4 có giá trị là 152,32 cm. Sau trồng ngoài mô hình 35 ngày: công thức có giá trị lớn nhất là CT2 với 280,26 cm; đứng thứ hai là CT1 có gí trị là 264,20 cm; đứng thứ ba là CT3 có gí trị là 262,00 cm; đứng thứ tư là CT5 có giá trị là 237,24 cm; đứng thứ 5 là CT6 có giá trị là 251,15 cm. Và cuối cùng là CT4 có giá trị là 227,43 cm. Nhìn chung, ở lần đo sau trồng ngoài mô hình 7 ngày, 14 ngày, 28 ngày công thức có trung bình đại lượng chiều dài thân chính của cây luôn đạt giá trị cao đứng thứ nhất là CT1 và đứng thứ 2 là CT2 so với các công thức còn lại, sang lần đo sau trồng ngoài mô hình 28 ngày, 35 ngày thì giá trị trung chiều dài
  39. 29 thân chính cao nhất là CT2 và và đứng thứ 2 là CT1. Điều này chứng tỏ CT1, CT2 là 2 công thức thích hợp. Hình 4.1. Chỉ tiêu Hvn cây Lạc tiên tại các công thức bón phân 4.1.2. Ảnh hưởng của phân bón đến D00 cây Lạc tiên Kết quả đánh giá về ảnh hưởng của phân bón đến D00 cây Lạc tiên nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên được tổng hợp tại Bảng 4.2 và Hình 4.2. Kết quả đạt được cho thấy, giá trị bình quân về D00 của cây Lạc tiên chịu sự sai khác rõ rệt giữa các công thức phân bón khác nhau: - Sau trồng ngoài mô hình 7 ngày: CT1 có giá trị cây Lạc tiên đạt giá trị cao nhất là 0,2409 cm, đứng thứ hai là công thức CT2 đạt 0,2384 cm, đứng thứ ba là công thức CT3 đạt 0,2242 cm, đứng thứ tư là CT5 đạt 0,2229 cm, đứng thứ năm là CT6 đạt 0,2218 cm và thấp nhất CT4 đạt giá trị 0,2202 cm. - Sau trồng ngoài mô hình 14 ngày: CT1 có giá trị cây Lạc tiên đạt giá trị cao nhất là 0,3119 cm, đứng thứ hai là công thức CT2 đạt 0,3089 cm, đứng thứ ba là công thức CT3 đạt 0,3016 cm, đứng thứ tư là CT5 đạt 0,3004 cm, đứng thứ năm là CT36 đạt 0,2955 cm và thấp nhất là CT4 đạt giá trị 0,2826 cm.
  40. 30 Bảng 4.2 Ảnh hưởng công thức bón phân trồng đến D00 cây Lạc tiên Đường kính cây sau trồng ngoài mô hình . ngày (cm) CT Khối 7 ngày 14 ngày 21 ngày 28 ngày 35 ngày NL I 0,2409 0,3119 0,3893 0,4360 0,5354 NL II 0,2421 0,3093 0,3969 0,4502 0,5439 CT1 NL III 0,2396 0,3145 0,3817 0,4219 0,5269 TB 0,2409 0,3119 0,3893* 0,4360 0,5354 NL I 0,2384 0,3059 0,3941 0,4415 0,5527 NL II 0,2411 0,3104 0,3984 0,4425 0,5525 CT2 NL III 0,2357 0,3104 0,3898 0,4404 0,553 TB 0,2384* 0,3089 0,3941 0,4415* 0,5527* NL I 0,2241 0,3016 0,3893 0,4474 0,5692 NL II 0,2243 0,2975 0,3811 0,4461 0,5707 CT3 NL III 0,2242 0,3056 0,3975 0,4485 0,5677 TB 0,2242 0,3016 0,3893* 0,4473 0,5692 NL I 0,2202 0,2827 0,3564 0,3764 0,4590 NL II 0,2182 0,2779 0,352 0,3861 0,4614 CT4 NL III 0,2221 0,2873 0,3602 0,3849 0,4647 TB 0,2202 0,2826 0,3562 0,3825 0,4617 NL I 0,2229 0,3083 0,3898 0,4231 0,5088 NL II 0,221 0,2961 0,3886 0,4461 0,5507 CT5 NL III 0,2245 0,2967 0,3910 0,4183 0,4669 TB 0,2229 0,3004 0,39 0,43 0,5088 NL I 0,2218 0,2955 0,3564 0,4170 0,4962 NL II 0,2214 0,3002 0,3529 0,4157 0,4932 CT6 NL III 0,2223 0,2908 0,36 0,4183 0,4993 TB 0,2218 0,2955 0,3564 0,4170 0,4962 Chú thích: là giá trị trung bình cao thứ nhất, * là giá trị trung bình cao thứ hai
  41. 31 - Sau trồng ngoài mô hình 21 ngày: CT2 có giá trị D00 cây Lạc tiên đạt giá trị cao nhất là 0,3941 cm, đứng thứ hai là công thức CT5 đạt 0,3898 cm, đứng thứ ba là công thức CT3 và CT1 đạt 0,3893 cm, đứng thứ năm là CT6 đạt 0,3564 cm và thấp nhất là CT4 đạt giá trị 0,3562 cm. - Sau trồng ngoài mô hình 28 ngày: CT3 có giá trị cây Lạc tiên đạt giá trị cao nhất là 0,4473 cm, đứng thứ hai là công thức CT2 đạt 0,4415 cm, đứng thứ ba là công thức CT1 đạt 0,4360 cm, đứng thứ tư là CT5 đạt 0,4292 cm, tiếp là CT6 đạt 0,4170 cm và cuối cùng là CT4 đạt giá trị 0,3825 cm. - Sau trồng ngoài mô hình 35 ngày: CT3 có giá trị cây Lạc tiên đạt giá trị cao nhất là 0,5692 cm, đứng thứ hai là công thức CT2 đạt 0,5527 cm, đứng thứ ba là công thức CT1 đạt 0,5354 cm, đứng thứ tư là CT5 đạt 0,5088 cm, đứng thứ năm là CT6 đạt 0,4962 cm và thấp nhất là CT4 đạt giá trị 0,4617 cm. Như vậy, với kết quả xác định được công thức CT3 và CT2 đạt giá trị cao nhất sau 5 lần đo đến, do vậy điều này chứng minh rằng CT3 với CT2 là phù hợp nhất đặc biệt là CT3. Hình 4.2. Chỉ tiêu D00 cây Lạc tiên tại các công thức phân bón
  42. 32 Một số hình ảnh trong quá trình đo đến đường kính cây Lạc tiên: Hình 4.3. Tác giả đo đến tình hình D00 cây Lạc tiên ở mô hình trồng 4.2. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng trưởng Hvn và D00 cây Lạc tiên nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của công thức phân bón đến động thái tăng trưởng chiều dài thân chính và đường kính gốc cây Lạc tiên được tổng hợp tại Bảng 4.3 và Hình 4.4. Về động thái tăng trưởng chiều dài thân chính: CT2 đạt được giá trị trung bình tăng trưởng chiều dài thân chính cao nhất so với các công thức còn lại đạt ( Z Hvn = 54,868 cm/cây/tuần); tiếp đến là công thức CT3 đạt = 51,44 cm/cây/tuần, kế tiếp là CT1 đạt = 51,024 cm/cây/tuần, tiếp theo là CT6 đạt = 50,154, và thấp nhất là CT5 đạt giá trị = 46,963 và CT có giá trị trung bình tẳng trưởng chiều dài thân chính thấp nhất là CT4 đạt giá trị là = 43,830. Về động thái tăng trưởng đường kính cây: CT3 đạt được giá trị trung bình tăng trưởng đường kính cây cao nhất trong 6 công thức theo dõi và đạt Z D = 0.0861 cm/cây/tuần); đứng thứ hai là CT2 đạt giá trị là = 0,0783 cm/cây/tuần, tiếp đến là CT5 đạt = 0,0753 cm/cây/tuần; tiếp là CT1 đạt giá
  43. 33 trị Z D = 0,0751 cm/cây/tuần, đứng thứ năm là CT6 đạt = 0,0686 cm/cây/tuần, và đạt giá trị thấp nhất là CT4 đạt giá trị = 0,0606. Bảng 4.3 Ảnh hưởng công thức phân bón đến động thái tăng trưởng Hvn, D00 cây Lạc tiên ngoài mô hình trồng Dung lượng mẫu Động thái tăng trưởng (cm/tuần) Stt Khối n0 nt 퐇퐯퐧 퐃 NL I 28 26 51,058 0,0738 NL II 28 27 51,015 0,0776 CT1 NL III 28 27 51,001 0,0738 TB 28 27 51,024 0,0751 NL I 28 26 53,250 0,0786 NL II 28 28 55,630 0,0778 CT2 NL III 28 28 55,723 0,0786 TB 28 27 54,868 0,0783* NL I 28 25 51,590 0,0858 NL II 28 28 53,571 0,0866 CT3 NL III 28 28 49,170 0,0859 TB 28 27 51,444* 0,0861 NL I 28 25 43,610 0,0602 NL II 28 28 44,821 0,0608 CT4 NL III 28 28 43,058 0,0607 TB 28 27 43,830 0,0606 NL I 28 26 45,875 0,0714 NL II 28 28 50,143 0,0826 CT5 NL III 28 28 44,871 0,0719 TB 28 27 46,963 0,0753 NL I 28 21 50,024 0,0687 NL II 28 28 51,786 0,0679 CT6 NL III 28 28 48,652 0,0692 TB 0 26 50,154 0,0686 Chú thích: là giá trị trung bình cao thứ nhất, * là giá trị trung bình cao thứ hai
  44. 34 Nhìn chung, với kết quả đánh giá động thái tăng trưởng chiều dài thân chính và đường kính gốc đã xác định được công thức CT1 và CT2 là tối ưu nhất về chỉ tiêu sinh trưởng D00 so với các công thức thí nghiệm đã thử nghiệm. A. Chiều dài thân chính (Hvn) B. Đường kính gốc (D00) Hình 4.4. Động thái tăng trưởng Hvn, D00 cây ở các công thức bón phân 4.3. Ảnh hưởng của phân bón đến số cành cấp một cuả cây Lạc tiên nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên Kết quả đánh giá về ảnh hưởng của công thức phân bón đến số cành cấp một của cây Lạc tiên tại Thái Nguyên được tổng hợp tại Bảng 4.4 và Hình 4.5. Bảng 4.4. Ảnh hưởng của phân bón đến số cành cấp 1 cây Lạc tiên Cành cấp 1 cây sau trồng ngoài mô hình . ngày (cm) CT Khối 7 ngày 14 ngày 21 ngày 28 ngày 35 ngày NL I 0,25 8,86 18,22 22,58 28,35 NL II 0,18 9,14 19,11 21 26,93 CT1 NL III 0,32 8,57 17,3 24,15 29,11 TB 0,25 8,86* 18,21 22,58* 28,13* NL I 0 8,29 16,64 22,78 30,58 NL II 0 8,32 16,68 21,57 30,89 CT2 NL III 0 8,3 16,57 23,96 30,25 TB 0 8,30 16,63* 22,77 30,57 NL I 0,50 8,96 15,11 21,96 28,08 NL II 0,54 9,11 15,25 21,71 29,61 CT3 NL III 0,46 8,79 14,96 22,18 26,54 TB 0,50 8,95 15,11 21,95 28,08
  45. 35 NL I 0 5,75 9,68 14,36 18,76 NL II 0 6,07 9,89 14,54 18,61 CT4 NL III 0 5,5 9,43 14,2 18,95 TB 0 5,77 9,67 14,37 18,77 NL I 0,46 0,46 12,04 17,35 24,76 NL II 0,32 0,57 11,82 18,64 25,04 CT5 NL III 0,14 0,36 12,23 16,05 24,5 TB 0,31 0,46 12,03 17,35 24,77 NL I 0,39 7,71 12,96 18,14 24,24 NL II 0,29 7,57 13,29 18,21 25,11 CT6 NL III 0,5 7,84 12,66 18,07 23,38 TB 0,39* 7,71 12,97 18,14 24,24 Chú thích: là giá trị trung bình cao thứ nhất, * là giá trị trung bình cao thứ hai Qua Bảng 4.4 cho thấy: - Giai đoạn sau trồng ngoài mô hình 7 ngày: công thức CT3 có giá trị trung bình về số lượng cành cấp 1 cao nhất với 0.5 cành; đứng thứ hai là CT6 đạt 0.39 cành; và thấp nhất ở CT1 với 0,25 cành. - Giai đoạn sau trồng ngoài mô hình 14 ngày: công thức CT3 đạt giá trị trung bình về số lượng cành cấp 1 cao nhất là 8,95 cành; đứng thứ hai là CT1 đạt 8,86 cành; và thấp nhất ở CT4 với 0,46 cành. - Giai đoạn sau trồng ngoài mô hình 21 ngày: công thức CT1 đạt giá trị trung bình về số lượng cành cấp 1 cao nhất là 18,21 cành; đứng thứ hai là CT2 đạt 16,63 cành; và thấp nhất ở CT4 với 9,67 cành. - Giai đoạn sau trồng ngoài mô hình 28 ngày: công thức CT2 đạt giá trị trung bình về số lượng cành cấp 1 cao nhất là 22,77 cành; đứng thứ hai là CT1 đạt 22,58 cành; và thấp nhất ở CT4 với 14,37 cành. - Giai đoạn sau trồng ngoài mô hình 35 ngày: công thức CT2 đạt giá trị trung bình về số lượng cành cấp 1 cao nhất là 30,57 cành; đứng thứ hai là CT1 đạt 28,13 cành; và thấp nhất ở CT4 với 18,77 cành.
  46. 36 Mặt khác, để đánh giá công thức phân bón phù hợp nhất với chỉ tiêu theo dõi này, chúng tôi đã xác định độ chênh lệch số cành cấp 1 giữa lần đếm thứ 1 với lần đếm thứ 5, cụ thể: CT2 có tỉ lệ độ chênh lệch cành cấp 1 giữa lần 1 với lần 6 là cao nhất, đạt 31 cành; đứng thứ hai là CT1 và CT3 có 28 cành; đứng thấp nhất là CT5, CT6, và CT4 lần lượt đạt 25 cành, 24 cành, và 19 cành. Tóm lại, tại thời điểm nghiên cứu chúng tôi đã xác định được công thức có chỉ tiêu số cành cấp 1 cao nhất là CT2 và CT1, trong đó với chỉ tiêu độ chênh cành cấp 1 giữa các lần theo dõi thì CT2 có tính vượt trội hơn CT1. Hình 4.5. Chỉ tiêu số cành cấp 1 của cây tại các công thức phân bón 4.4. Ảnh hưởng phân bón đến số nụ của cây Lạc tiên nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên Kết quả đánh giá về ảnh hưởng của phân bón số nụ của cây Lạc tiên nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên được tổng hợp tại Bảng 4.5 và Hình 4.6.
  47. 37 Bảng 4.5. Ảnh hưởng công thức phân bón đến số nụ của cây Lạc tiên Số nụ cây sau trồng ngoài mô hình . ngày (cm) CT Khối 7 ngày 14 ngày 21 ngày 28 ngày 35 ngày NL I 0 0 4,44 3,38 17,08 NL II 0 0 3,85 3,81 18,37 CT1 NL III 0 0 4,98 2,98 15,78 TB 0 0 4,42 3,39 17,08 NL I 0 0 5,54 4,04 21,85 NL II 0 0 4,93 3,36 21,54 CT2 NL III 0 0 6,14 4,71 22,13 TB 0 0 5,54* 4,04 21,84 NL I 0 0 4,93 3,50 19,96 NL II 0 0 4,82 3,54 18,82 CT3 NL III 0 0 5,07 3,48 21,09 TB 0 0 4,94 3,51 19,96* NL I 0 0 4,11 3,46 11,44 NL II 0 0 4,57 3,71 11 CT4 NL III 0 0 3,68 3,21 11,88 TB 0 0 4,12 3,46 11,44 NL I 0 0 5,67 5,81 14,92 NL II 0 0 5,46 5,54 15,57 CT5 NL III 0 0 5,89 6,11 14,29 TB 0 0 5,67 5,82 14,93 NL I 0 0 5,00 4,41 10,81 NL II 0 0 4,79 4,79 10,93 CT6 NL III 0 0 5,23 4,05 10,66 TB 0 0 5,01 4,42* 10,80 Chú thích: là giá trị trung bình cao thứ nhất, * là giá trị trung bình cao thứ hai
  48. 38 Qua Bảng 4.5 cho thấy: - Ở lần đo đếm số nụ tại thời điểm sau trồng ngoài mô hình sau 7, 14 ngày cả 6 công thức phân bón đều chưa có nụ - Giai đoạn sau trồng ngoài mô hình sau 21 ngày: công thức CT5 có giá trị trung bình về số nụ cao nhất với 5,67 nụ so với các công thức còn lại. - Giai đoạn sau trồng ngoài mô hình 28 ngày: công thức CT5 có giá trị trung bình về số nụ cao nhất với 5,82 nụ; đứng thứ hai là CT6 đạt 4,42 nụ; và thấp nhất ở CT1 với 3,39 nụ. - Giai đoạn sau trồng ngoài mô hình sau 35 ngày: công thức CT2 có giá trị trung bình về số nụ cao nhất với 21,84 nụ; đứng thứ hai là CT3 đạt 19,96 nụ; và thấp nhất ở CT6 với 10,8 nụ. Điều này chứng minh rằng tại thời điểm nghiên cứu, số nụ cây Lạc tiên khu vực nghiên cứu đạt giá trị cao nhất ở CT2. Ngoài ra, với giá trị độ chênh lệch giữa số nụ lần 5 với lần 3 ta thấy CT2 có độ chênh số nụ cao hơn so với các CT còn lại, điều này cho thấy CT2 là công thức phù hợp với chỉ tiêu này. Hình 4.6. Chỉ tiêu số nụ của cây Lạc tiên tại các công thức bón phân
  49. 39 Hình 4.7. Tác giả theo dõi tình hình nụ của cây Lạc tiên 4.5. Ảnh hưởng của phân bón đến tình hình sâu bệnh hại cây Lạc tiên nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên Đánh giá ảnh hưởng của công thức phân bón đến tình hình sâu bệnh hại cây Lạc tiên nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên được tổng hợp tại Bảng 4.6. Kết quả cụ thể như sau: - Giai đoạn sau trồng ngoài mô hình 7 ngày: CT1, CT2, CT3, CT4 và CT6 có tần suất bắt gặp sâu cao hơn so với CT5 với tần suất ít phổ biến (++); CT5 có tần suất bắt gặp rất ít phổ biến (+). - Giai đoạn sau trồng ngoài mô hình 14 ngày: CT2, CT3, CT6 có tần suất bắt gặp sâu cao nhất so với các công thức còn lại với tần suất ít phổ biến (++); CT4 và CT5 có tần suất bắt gặp là rất ít phổ biến (+), và CT1 là không có sâu. - Giai đoạn sau trồng ngoài mô hình 21 ngày: CT2 với CT6 có tần suất bắt gặp sâu cao hơn so với các công thức còn lại với tần suất là ít phổ biến (++); CT1, CT3, CT4, và CT5 có tần suất bắt gặp là rất ít phổ biến (+). - Giai đoạn sau trồng ngoài mô hình 28 ngày: Ở CT3 và CT4 có tần suất bắt gặp sâu cao nhất so với các công thức còn lại với tần suất ít phổ biến (++); ở CT1, CT2, CT5 và CT6 có tần suất bắt gặp sâu là rất ít phổ biến (+). - Giai đoạn sau trồng ngoài mô hình 35 ngày: Tất cả 6 CT đều có tần suất bắt gặp ở mức ít phổ biến (++).
  50. 40 Bảng 4.6. Ảnh hưởng công thức bón phân đến tình hình sâu bệnh cây Lạc tiên ngoài mô hình trồng Chỉ tiêu Tần suất sâu hại sau trồng ngoài mô hình . (ngày) Công thức 7 ngày 14 ngày 21 ngày 28 ngày 35 ngày NL I ++ - + - ++ NL II ++ - ++ ++ ++ CT1 NL III - - - + - TB ++ - + + ++ NL I ++ ++ ++ + ++ NL II - ++ ++ - ++ CT2 NL III ++ - ++ - - TB ++ ++ ++ + ++ NL I ++ ++ - - +++ NL II - ++ ++ ++ ++ CT3 NL III ++ - - ++ ++ TB ++ ++ + ++ ++ NL I ++ ++ ++ - ++ NL II ++ + - ++ ++ CT4 NL III ++ - - - - TB ++ + + ++ ++ NL I ++ ++ - ++ ++ NL II - - - - - CT5 NL III + + - + - TB + + - + ++ NL I ++ ++ ++ - ++ NL II ++ - - - - CT6 NL III - ++ - ++ ++ TB ++ ++ ++ + ++ Chú thích: Tần suất sâu bệnh +, ++, +++, ++++ lần lượt là rất ít phổ biến, ít phổ biến, phổ biến, rất phổ biến, và – là không có sâu
  51. 41 Nhìn chung, với kết quả điều tra cho thấy Lạc tiên tại khu vực nghiên cứu gặp rất ít sâu hại, chỉ tập trung ở rất ít phổ biến (+) đến ít phổ biến (++) và tần suất bắt gặp sâu hại ít nhất là ở CT5 và CT1 đặc biệt là ở CT5; ở CT2, CT3, CT4 và CT6 có tần suất bắt gặp sâu cao hơn. Một số hình ảnh trong quá trình thực hiện nội dung đề tài: Hình 4.8. Tác giả theo dõi tình hình sâu bệnh hại cây Lạc tiên
  52. 42 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Từ nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến quá trình sinh trưởng phát triển cây Lạc tiên nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên tại thời điểm nghiên cứu ở khu vực nghiên cứu chúng tôi đã thu được những kết quả sau: - Đã xác định được công thức phân bón CT1: 0,33 kg phân đạm + 0.33 kg K2O và CT2: 0,33 kg phân đạm + 0.39 kg K2O là công thức thích hợp tại thời điểm nghiên cứu cho quá trình sinh trưởng phát triển chiều dài thân chính cây Lạc tiên tại Thái Nguyên. - Đã xác định được công thức phân bón CT3: 0,42 kg phân đạm + 0.39 kg K2O và CT2 là công thức trội hơn tại thời điểm nghiên cứu cho quá trình sinh trưởng phát triển đường kính cây Lạc tiên tại Thái Nguyên. - Xác định được công thức cho giá trị trung bình của động thái tăng trưởng cả đường kính và chiều cao thân chính lớn nhất là công thức CT1 và CT2. - Xác định được CT1 và CT2 là hai công thức có giá trị trung bình số cành cấp 1 cao so với các công thức thí nghiệm tại thời điểm nghiên cứu của đề tài, đặc biệt là ở công thức CT2. - Xác định được công thức CT2 có giá trị trung bình số nụ cây Lạc tiên cao nhất ở lần đo đếm thứ 5. - Về tình hình sâu bệnh hại: Tại thời điểm nghiên cứu không thấy có bệnh hại xuất hiện và đã xác định được CT5 và CT1 là 2 công thức có tần suất bắt gặp sâu nhỏ nhất nên đây là 2 công thức ít bị ảnh hưởng nhất bởi sâu hại. 5.2. Kiến nghị - Thử nghiệm thêm nghiên cứu với một số công thức bón phân khác cho cây Lạc tiên để tìm thêm đưa công thức phân bón thích hợp.
  53. 43 - Thử nghiệm thêm nghiên cứu công thức bón phân với một số xuất sứ giống Lạc tiên khác nhau để kiểm chứng sự khác nhau với phân bón thích hợp của giống Lạc tiên khác nhau.
  54. 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TIẾNG VIỆT 1. GTZ (2006b), Phân tích chuỗi giá trị Bơ Daklak. Báo cáo dự án: 2. GTZ (2006a), "Analysis of water melon value chain in Long An province". Project report. 3. Mai Hải Châu (2017), Nghiêm cứu ảnh hưởng của loại phân hữu cơ đến sinh trưởng và năng suất giống Chùm Ngây (Moringa oleifera Lam.) Ninh Thuận tại Đồng Nai. 4. Nguyễn Văn Đàn và Phan Quan Chí Hiếu (2014). Nghiên cứu độc tính và tác dụng an thần của cao bình vôi – Lạc tiên – lá sen – lá vông nem trên chuột nhắt trắng. Y học TP Hồ Chí Minh 18: 130-135. 5. Trần Đình Hà (2017), Nghiên cứu kỹ thuật canh tác cây dược liệu Giảo cổ lam tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Đề tài cấp tỉnh Yên Bái. 6. Vũ Thị Hiệp, Nguyễn Phương Dung (2014), "Đánh giá tác dụng an thần giải lo âu của cao chiết cồn lạc tiên tây (Passiflora incarrnata L.) trên chuột nhắt trắng". Y học TP Hồ Chí Minh 18: 123-129. 7. Nguyễn Cao Long (2009), Cây dược liệu bản địa. Thách thức và khả năng phát triển trên đất canh tác của người Bana tại xã Konpne, huyện KBang, tỉnh Gia Lai. 8. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội. 9. Huỳnh Lợi và Trần Hùng (2011), Định lượng vitexin và nhận dạng dấu vân tay của Passiflora foetida đang phát triển ở các vị trí khác nhau ở Việt Nam bằng HPLC-DAD. Dữ liệu dữ liệu 16: 257-261. 10. Huỳnh Lời và Trần Hùng (2011). Khảo sát thành phần hóa học cây Lạc tiên. Tạp chí Dược liệu 16:24-29. 11. Huỳnh Lời và Trần Hùng (2011), "Quantification of vitexin and fingerprint identification of Passiflora foetida growing in different location in Vietnam by HPLC-DAD". Tạp chí Dược liệu 16: 257-261
  55. 45 12. Lồ Di Mềnh (2019), Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm điều hòa sinh trưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển cây Lạc tiên (Passitflora foetida L.) nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên. 13. Ninh Thị Phíp và Đỗ Thị Bé (2018), Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và phân bón đến khả năng sinh trưởng của cây Kim Ngân (Lonicera japonica Thunb.) tại Thanh Trì – Hà Nội. 14. Nguyễn Minh Tuấn (2019), nghiên cứu giải pháp kỹ thuật tổng hợp nâng cao năng suất, chất lượng Thanh long ruột đỏ tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. 15. Lầu A Trừ (2018), Nghiên cứu ảnh hưởng của công thức bón phân đến sinh trưởng của cây Hoàng Đằng (Fibraurea Tinctoria Kour) tại xã Sam Mứn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. 16. Sình Sín Tỷ (2019), Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên. 17. Đặng Kim Vui, 2018, nghiêm cứu trồng và chế biến cây giào cổ lam (gynostemma pubescens) tại Tỉnh Bắc Kạn. B. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI 18. Asir PJ, Hemmalakshmi S, Priyanga S, Devaki K (2014a), "Antidiabetic activity of aqueous and ethanolic extracts of Passiflora foetida L. in alloxan induced diabetes rats". World Journal of Pharmaceutical Research 3: 1627-1641 19. Asir PJ, Priyanga S, Hemmalakshmi S, Devaki K (2014b), "In vitro free radical scavenging activity and secondary metabolites in Passiflora foetida L.". Asian J Pharmaceut Res Health Care 6: 3-11 20. Balasubramaniam A, Manivannan R, Baby E (2010). Anticarcinogeneic effect of passiflora foeitida Linn root on the development of liver cancer
  56. 46 induced by den in rats: a research. International Journal of Drug Formulation & Research 1: 144-151. 21. Brindha D, Vinodhini S, Alarmelumangai K (2012). Fiber dimension and chemical contents of fiber from Passiflora foetida, l. and their suitability in paper production. Science Research Reporter 2: 210-219. 22. Da Costa Sacco J (1980). Passifloráceas . I parte. in Reitz R (ed) Flora ilustrada catarinense, Santa Catarina, Brasil: CNPq, IBDF, HBR, pp 1- 132. 23. Dassanayake EM, Hicks RGT (1994). Aphid resistant properties in Passiflora species with special reference to the glandular hairs. Sri Lankan Journal of Agricultural Sciences 31: 59-63. 24. FAO (1999): Non-wood forest producs. Volume 12. Rome, 1999. 25. FAO (2000): Non-wood News. Rome, 2000. 26. Fernandes J, Noronha MA, Fernandes R (2013). Evaluation of Anti- inflammatory activity of stems of Passiflora foetida Linn. in rats. Research Journal of Pharmaceutical, Biological and Chemical Sciences 4: 1236-1241. 27. Gardner DE (1989), "Pathogenicity of Fusarium oxysporum f. sp. passiflorae to banana poka and other Passiflora spp. in Hawaii". Plant Disease 73: 476-478 28. Hoffmann L, Maury S, Martz F, Geoffroy P, Lagrand M (2003). Purification, cloning and properties of an acyltransferase controlling shikimate and quinate ester intermediates in phenylpropanoid Metabolism. The Journal of Biological Chemistry 278: 95-103. 29. Padhye MD, Deshpande BG (1960). The male and female gametophytes of Passiflora foetida. Proc Indian Acad Sci B 52: 124-130. 30. Patil AS, Lade BD, Paikrao HM ( 2015). A scientific update on Passiflora foetida. European Journal of Medicinal Plants 5: 145-155.
  57. 47 31. WHO (2010), Monographs on Medicinal Plants Commonly Used in the Newly Independent States (NIS). C. TÀI LIỆU INTERNET 32. Báo Nghệ An (2017), duoc-lieu-tap-doan-th-161481.html.
  58. 48 PHỤ LỤC
  59. 1 PHỤ LỤC Một số hình ảnh trong quá trình nghiên cứu đề tài Cây Lạc tiên giai đoạn vườn ươm Trộn phân trước bón lót Phủ nilông trên luống Đóng cọc trên luống
  60. 2 Cây con trồng sau ngoài mô hình 7 ngày Hòa phân chuẩn bị bón thúc Quá trình tưới phân cho cây Thước pame đo đường kính Quá trình tưới phân cho cây
  61. 3 Kiểm tra sâu bệnh hại Quá trình tưới phân Cây sau sau ngoài mô hình 28 ngày Lạc tiên trước thu hoạch sinh khối
  62. 4 Cắt sinh khối tươi Lạc tiên