Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của ALGIMUN đến tỷ lệ mắc bệnh và khả năng sản xuất của gà Ri lai nuôi chuồng hở vụ Đông tại Thái Nguyên

pdf 89 trang thiennha21 19/04/2022 3110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của ALGIMUN đến tỷ lệ mắc bệnh và khả năng sản xuất của gà Ri lai nuôi chuồng hở vụ Đông tại Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_anh_huong_cua_algimun_den_ty_le_mac_ben.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của ALGIMUN đến tỷ lệ mắc bệnh và khả năng sản xuất của gà Ri lai nuôi chuồng hở vụ Đông tại Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐỖ QUANG KHẢI Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ALGIMUN ĐẾN TỶ LỆ MẮC BỆNH VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ RI LAI NUÔI CHUỒNG HỞ VỤ ĐÔNG TẠI THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐỖ QUANG KHẢI Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ALGIMUN ĐẾN TỶ LỆ MẮC BỆNH VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ RI LAI NUÔI CHUỒNG HỞ VỤ ĐÔNG TẠI THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: K47 - TY - N02 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Trần Thanh Vân Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại giảng đường trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và quá trình thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và các cá nhân. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin bày tỏ lòng biết ơn, sự kính trọng sâu sắc nhất tới: Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y, các thầy cô giáo cùng ban lãnh đạo xã Quyết Thắng – TP. Thái Nguyên. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của toàn thể gia đình thầy giáo PGS.TS. Trần Thanh Vân, cô giáo PGS.TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ đã trực tiếp chỉ bảo, động viên và hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp. Tất cả những bài học đó sẽ giúp em vững tin hơn trong cuộc sống cũng như công tác sau này. Một lần nữa em xin kính chúc thầy cô giáo sức khỏe, hạnh phúc và thành công hơn nữa trong sự nghiệp trồng người. Cuối cùng em xin trân trọng gửi tới các Thầy giáo, Cô giáo trong hội đồng chấm báo cáo lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày tháng 12 năm 2019 Sinh viên Đỗ Quang Khải
  4. ii LỜI NÓI ĐẦU Với phương châm “Học đi đôi với hành”, “Lý thuyết gắn liền với thực tiễn”, thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng trong chương trình đào tạo của các trường đại học nói chung và Trường Đại Học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên nói riêng. Và mỗi sinh viên đều phải trải qua đợt thực tập tốt nghiệp, đây là khoảng thời gian cần thiết để sinh viên tiếp cận với sản xuất, nhằm nâng cao kiến thức đã được học trong nhà trường đồng thời giúp sinh viên có được những kinh nghiệm thực tế. Từ đó nâng cao được trình độ chuyên môn, rèn luyện cho sinh viên kỹ năng tổ chức, triển khai các hoạt động, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tạo cho mình tác phong làm việc nghiêm túc đúng đắn, đáp ứng được nhu cầu xã hội góp phần xây dựng nền nông nghiệp nước nhà ngày càng phát triển. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự đồng ý của trường, Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS. Trần Thanh Vân và cô giáo PGS.TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ, em tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của Algimun đến tỷ lệ mắc bệnh và khả năng sản xuất của gà Ri lai nuôi chuồng hở vụ đông tại Thái Nguyên”. Do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, kiến thức chuyên môn chưa sâu, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều và thời gian thực tập ngắn nên bản khóa luận của em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để bản khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái nguyên, ngày tháng 12 năm 2019 Sinh viên ĐỖ QUANG KHẢI
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 30 Bảng 4.1. Chương trình sử dụng vắc-xin 38 Bảng 4.2. Kết quả phục vụ sản xuất 39 Bảng 4.3. Ảnh hưởng của Algimun đến tỷ lệ mắc bệnh CRD gà theo các tuần tuổi (%) 40 Bảng 4.4. Ảnh hưởng của Algimun đến điều trị bệnh CRD của đàn gà thí nghiệm 41 Bảng 4.5. Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của gà thí nghiệm (%) 42 Bảng 4.6. Sinh trưởng tích lũy gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g) 43 Bảng 4.7. Tăng khối lượng tuyệt đối theo tuần của gà thí nghiệm 45 Bảng 4.8. Sinh trưởng tương đối theo tuần của gà thí nghiệm (%) 47 Bảng 4.9. Thu nhận thức ăn theo tuần của gà thí nghiệm (gam/con/ngày) 48 Bảng 4.10. Tiêu tốn thức ăn cộng dồn cho 1 kg khối lượng (kg) 49 Bảng 4.11. Chỉ số sản xuất (PI) và chỉ số kinh tế (EN) của gà thí nghiệm 50 Bảng 4.12. Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm lúc 84 ngày tuổi 51 Bảng 4.13. Sơ bộ hạch toán thu – chi phí trực tiếp của gà thí nghiệm 53
  6. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Hệ tiêu hoá của gia cầm 7 Hình 2.2. Gà Ri 16 Hình 2.3. Gà Lương Phượng 18 Hình 2.4. Gà F1 18 Hình 4.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm 44 Hình 4.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối 46 Hình 4.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối 47
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa Cs Cộng sự ĐC Đối chứng ĐHNL Trường Đại học Nông Lâm FCR Hệ số chuyển hóa thức ăn Nxb Nhà xuất bản SS Sơ sinh TĂ Thức ăn TĂTN Lượng thức ăn thu nhận TTTA Tiêu tốn thức ăn TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TN Thí nghiệm VM Vân Mỵ
  8. vi MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i LỜI NÓI ĐẦU ii DANH MỤC CÁC BẢNG iii DANH MỤC CÁC HÌNH iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v MỤC LỤC vi PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.1.1. Giới thiệu về Algimun 4 2.1.2.Đặc điểm cấu tạo bộ máy tiêu hóa và sinh lý tiêu hóa của gà 7 2.1.3. Đặc điểm sinh trưởng và những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gia cầm 11 2.2. Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của gà Ri, gà Lương Phượng và gà F1 16 2.2.1. Đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà Ri 16 2.2.2. Đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà Lương Phượng 17 2.2.3. Đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà F1 (♂ Ri x ♀ Lương Phượng) 18 2.3. Một số bệnh thường gặp ở gà lông màu và biện pháp phòng trị 19 2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 21
  9. vii 2.4.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 21 2.4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 26 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 3.1. Đối tượng nghiên cứu 29 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 29 3.3. Nội dung nghiên cứu 29 3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 29 3.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 29 3.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 30 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 35 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 36 4.1. Kết quả phục vụ sản xuất 36 4.2. Kết quả chuyên đề nghiên cứu khoa học 40 4.2.1. Tỷ lệ mắc bệnh của gà thí nghiệm 40 4.2.2. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm 42 4.2.3. Sinh trưởng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 43 4.2.4. Khả năng thu nhận và chuyển hoá thức ăn của gà thí nghiệm 47 4.2.5. Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm 50 4.2.6. Kết quả mổ kháo sát của gà thí nghiệm 51 4.2.7. Chi phí trực tiếp cho 1 kg gà xuất bán 53 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 54 5.1. Kết luận 54 5.2. Tồn tại 54 5.3. Đề nghị 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CỦA ĐỀ TÀI
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi có xu hướng phát triển mạnh đặc biệt là ngành chăn nuôi gia cầm. Chăn nuôi gia cầm đang giữ một vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm có giá trị như: thịt, trứng cho nhu cầu của người dân. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống xã hội ngày càng nâng cao, nhu cầu về thực phẩm đòi hỏi nhiều hơn, ngon hơn. Đây là động lực thúc đẩy chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng phát triển với tốc độ nhanh theo xu hướng phát triển công nghiệp có năng suất cao và nuôi bán chăn thả để nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi có xu hướng phát triển mạnh đặc biệt là ngành chăn nuôi gia cầm. Chăn nuôi gia cầm đang giữ một vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm có giá trị như: thịt, trứng cho nhu cầu của người dân. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống xã hội ngày càng nâng cao, nhu cầu về thực phẩm đòi hỏi nhiều hơn, ngon hơn rẻ hơn và đa dạng hơn Đây là động lực thúc đẩy chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng phát triển với tốc độ nhanh theo xu hướng công nghiệp có năng suất cao và nuôi bán chăn thả để nâng cao chất lượng sản phẩm. Để phù hợp với phương thức nuôi công nghiệp, nước ta nhập khẩu một số giống gà có năng suất thịt cao như: Ross 208, Ross 308, Cobb 500. Đây là giống gà có chất lượng thịt thơm ngon, ít mỡ, thích nghi với khí hậu Việt Nam. Sản phẩm thịt và con giống cũng được người dân chấp nhận, và có nhu cầu cao. Để nâng cao năng suất cũng như chất lượng gà địa phương, các nhà
  11. 2 chăn nuôi đã lai tạo ra gà Ri lai, kết quả của phép lai này đã đem lại nhiều hiệu quả kinh tế cao và là nguồn thu lớn cho nhiều chủ trang trại chăn nuôi. Hiện nay có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ cho gia cầm để tăng được năng suất cũng như là chất lượng sản phẩm thịt, trứng. Trong đó có sản phẩm Algimun, đây là sản phẩm có nguồn gốc tại Pháp, do công ty Olmix sản xuất, có tác dụng giúp cho vật nuôi chống chọi tốt hơn trước các tác nhân gây stress và giúp tiềm năng di truyền của vật nuôi được biểu hiện trọn vẹn, đồng thời giúp tăng cường chức năng phòng vệ các tế bào biểu mô đường tiêu hóa, giảm sự xâm phạm của vi khuẩn có hại và đáp ứng miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch đạt đến năng suất và lợi nhuận tối ưu. Để có đủ dữ liệu khoa học chứng minh sự ảnh hưởng của chế phẩm đến gà thịt, với phương thức nuôi chuồng hở tại miền Bắc Việt Nam.Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của ALGIMUN đến tỷ lệ mắc bệnh và khả năng sản xuất của gà Ri lai nuôi chuồng hở vụ Đông tại Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Xác định ảnh hưởng của Algimun trong khẩu phần ăn đến tỷ lệ mắc bệnh của gà ri lai nuôi chuồng hở trong vụ Đông. -Xác định ảnh hưởng của Algimun trong khẩu phần ăn đến khả năng sinh trưởng và chuyển hóa thức ăn của đàn gà thịt nuôi tại Thái Nguyên. - Xác định ảnh hưởng của Algimun trong khẩu phần ăn đến năng xuất thịt của gà Ri lai thịt nuôi tại Thái Nguyên. - Xác định hiệu quả kinh tế khi bổ sung Algimun cho gà thịt. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cho khoa học thức ăn và dinh dưỡng gia cầm những thông tin cơ bản về việc sử dụng chế phẩm Algimun trong chăn nuôi gà thịt.
  12. 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đưa sản phẩm Algimun đến với người chăn nuôi. - Sử dụng chế phẩm Algimun vào công thức thức ăn hỗn hợp nâng cao khả năng sinh trưởng của gà thịt. - Từ kết quả nghiên cứu ta có thể sử dụng Algrimun để áp dụng vào thực tiễn sản xuất.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Giới thiệu về Algimun  Khái niệm Algimun là một chế phẩm dạng bột có chứa bốn thành phần thiết yếu (axit hóa, enzyme, chất điện giải và các vi khuẩn axit lactic) giúp cho việc duy trì sức khỏe, các chức năng cần thiết và giảm stress.  Thành phần và chức năng của Algimun Axit citric là một axit hữu cơ yếu. Nó là một chất bảo quản tự nhiên và cũng được sử dụng để bổ sung vị chua. Trong hóa sinh học, nó là tác nhân trung gian quan trọng trong chu trình axit citric và vì thế xuất hiện trong trao đổi chất của gần như mọi sinh vật. Nó cũng được coi là chất chống oxy hóa. Axit citric giúp nâng cao hệ số tiêu hoá thức ăn và tính năng sản xuất của vật nuôi, ngăn ngừa ỉa chảy, thúc đẩy sinh trưởng, nâng cao hiệu suất chuyển hoá thức ăn. Muối: tăng tính ngon miệng, tăng khả năng tiêu hóa, hấp thu protein, giúp ổn định độ toan kiềm của máu, tham gia vào hệ đệm của máu, giữ áp suất thẩm thấu của máu và mô bào, ổn định nhịp tim và hô hấp. Maltodextrin: tạo vị ngọt trong các sản phẩm thức ăn chăn nuôi thú y Potassium chloride: giúp cho các dây thần kinh và cơ bắp hoạt động đúng chức năng. Tăng cảm giác ngon miệng. tham gia vào quá trình cân bằng điện giải ở tế bào.
  14. 5 Silicon dioxide: cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng, làm tăng tăng trọng lượng của vật nuôi và hiệu quả hấp thụ thức ăn một cách lành mạnh và bền vững. Silicon dioxide còn giúp giảm mùi hôi thối. Sodium saccharin: Bổ sung chất tạo vị ngọt (Sodium saccharin) trong thức ăn cho vật nuôi. Cải thiện tính ngon miệng, giúp vật nuôi ăn nhiều hơn.Chất tạo vị ngọt giúp khắc phục những vị không ngon của các nguyên liệu khác có trong khẩu phần Sodium citrate: điều chỉnh độ PH, tăng thêm hương vị, làm chất bảo quản, điều chỉnh lại độ acid trong thức ăn chăn nuôi. Kẽm sulfate: đóng vai trò quan trọng trong trao đổi chất Protein, carbohydrate, lipit. Có vai trò trong phát triển xương, duy trì sức sinh sản, chống sừng hóa. Sắt sulfate: tham gia vào quá trình hình thành Hemoglobin trong hồng cầu máu. Tham gia tạo nên cơ, da và lông Magnesium sulfate: là thành phần của xương và răng. Đảm bảo khả năng hoạt động của hệ thống thần kinh và cơ, nằm trong thành phần 1 số enzyme. Điều hòa phản ứng photphoryl - oxy hóa, tham gia vào điều hòa thân nhiệt. Chiết xuất men Aspergillus niger được sấy khô: Là một loại nấm và là một trong những loài phổ biến nhất của chi Aspergillus. Trong công nghiệp sản xuất chế biến thực phẩm như: tương chao, nước mắm, nước tương; công nghiệp sản xuất một số axit hữu cơ như: acid citric, acid glucomic. Một số loài thuộc giống Aspergillus khác có khả năng tạo chất kháng sinh, như A.fumigatus tạo thành fumagilin có tác dụng lên Entamoabae histolyca; A.humicola, A.nidulans tạo thành humicolin, nidulin có tác dụng ức chế đối với với các loại vi khuẩn, trong số các chất này thực sự dùng trong công
  15. 6 nghiệp dược phẩm hiện nay chỉ có loài A.fumigatus sản xuất fumagilin làm thuốc chữa lị amip. Nhiều loài giống Aspergillus có khả năng biến đổi sinh học, một số khác tạo ra các loại độc tố. Chiết xuất men Bacillus subtilis được sấy khô: Trong hệ tiêu hóa, B.subtilis sản sinh ra nhiều enzyme, trong đó chủ yếu nhất là các men tiêu hóa alpha amylase và protease. Đây là các enzyme xúc tác cho các phản ứng phân hủy tinh bột, protein. Đặc biệt, kể cả khi đã chết đi, xác lợi khuẩn Bacillus subbtilis vẫn tiếp tục giải phóng ra các enzyme, kháng sinh và các vitamin có lợi cho cơ thể sử dụng lợi khuẩn. Ngoài ra, B. subtilis còn có nhiều tác dụng khác có lợi cho sức khỏe như chống đông máu, kích thích hệ miễn dịch, phòng ngừa rối loạn tiêu hóa, phòng tránh nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Sản phẩm lên men Lactobacillus acidophilus được sấy khô: Giúp cải thiện sức khỏe của động vật, giúp tăng trọng, giảm tỉ lệ chết non và ngăn chặn tác nhân gây bệnh gây ra bởi các sinh vật như E.coli, Salmonella và Clostridium. Chiết xuất men Enterococcus faecium được sấy khô: Là các chất thay thế kháng sinh để thúc đẩy sức khoẻ ở động vật. khuyến khích môi trường ruột cân bằng, tăng cường chức năng miễn dịch của tế bào, điều chỉnh tăng cường sự gia tăng tế bào. Những chất này giúp hỗ trợ phòng ngừa nhiễm các khuẩn gây bệnh, bảo vệ chức năng tiêu hóa, hỗ trợ thay thế kháng sinh kích thích tăng trưởng, tăng cường sức khỏe cho vật nuôi. *Tác dụng của Algimun đến hiệu quả chăn nuôi gà - Tăng khả năng hấp thụ thức ăn đặc biệt là giai đoạn cuối nuôi thịt - Hạn chế bệnh tiêu chảy, giúp phân khô và khuôn, giảm mùi hôi.
  16. 7 - Nâng cao sức đề kháng, giảm stress khi làm vắc-xin, thời tiết thay đổi, bệnh dịch. - Dùng rất hiệu quả khi úm gia cầm, giai đoạn khai thác thịt và tăng tỷ lệ đẻ, tỷ lệ phôi trên gia cầm đẻ trứng. *Liều lượng dùng Algimun - Liều dùng: 1g/kg thức ăn - Cách dùng: Pha 1gam chế phẩm Algimun với 20ml nước trộn vào thức ăn 2.1.2.Đặc điểm cấu tạo bộ máy tiêu hóa và sinh lý tiêu hóa của gà Hình 2.1. Hệ tiêu hoá của gia cầm Gia cầm có tốc độ trao đổi chất và năng lượng cao hơn so với động vật có vú. Cường độ tiêu hoá mạnh ở gia cầm được xác định bằng tốc độ di chuyển của thức ăn qua ống tiêu hoá. Ở gà còn non, tốc độ này là 30 - 39 cm trong 1 giờ; ở gà lớn hơn là 32 – 40 cm và ở gà trưởng thành là 40 – 42 cm (Xelianxki, 1986), [19]. Chiều dài của ống tiêu hoá gia cầm không lớn, thời gian mà khối thức ăn được giữ lại trong đó không vượt quá 2 - 4 giờ, ngắn hơn rất nhiều so với động vật khác.
  17. 8 * Tiêu hóa ở miệng Gia cầm mổ thức ăn bằng mỏ, số lượng thức ăn mà gia cầm ăn được trong 1 đơn vị thời gian phụ thuộc vào mức độ hấp dẫn của thức ăn, loài và tuổi của gia cầm, trung bình một phút gà mổ từ 180 - 240 lần, lúc đói mổ nhanh, mỏ mở rộng. Mặt trên lưỡi có răng rất nhỏ hóa sừng, hướng về cổ họng để đưa thức ăn về phía thực quản. Các cơ quan thị giác và xúc giác kiểm tra tiếp nhận thức ăn, còn vị giác và khứu giác kém phát triển. Thiếu ánh sáng gà ăn kém. Khi thức ăn đi trong khoang miệng, nó được thấm ướt nước bọt để dễ nuốt. Các tuyến nước bọt của gia cầm phát triển kém, thành phần chủ yếu của nước bọt là dịch nhầy, nước bọt có tác dụng thấm trơn thức ăn thuận tiện cho việc nuốt. * Tiêu hóa ở diều Diều là khoảng mở rộng của thực quản ở khoang ngực. Diều là một chỗ phình rộng hơn, hình túi. Ở vịt và ngỗng, diều là phần giãn rộng không lớn lắm nhưng rất dài của thực quản, làm cho nó có thể chứa được một lượng thức ăn cực lớn. Ở gà, diều chứa được 100 - 120 gam thức ăn. Khi gia cầm đói, thức ăn theo ống này đi thẳng vào dạ dày, không qua túi diều. Diều dự trữ và chuẩn bị tiêu hóa thức ăn. Thức ăn ở diều được thấm ướt, làm mềm ra, quấy trộn và được tiêu hoá từng phần bởi các men của thức ăn và các vi khuẩn nằm trong thức ăn thực vật. Thức ăn cứng lưu lại trong diều lâu hơn. Ở diều nhờ men amylaza của nước bọt chuyển xuống, tinh bột được phân giải thành đường đa rồi một phần chuyển thành đường glucoza. * Tiêu hoá ở dạ dày Dạ dày gia cầm gồm dạ dày tuyến và dạ dày cơ. Thức ăn từ diều được chuyển vào dạ dày tuyến, nó có dạng ống ngắn, vách dày, được nối với dạ dày cơ bằng một eo nhỏ. Vách dạ dày tuyến cấu tạo gồm màng nhày, cơ và mô
  18. 9 liên kết. Bề mặt của màng nhầy có những nếp gấp dễ thấy, đậm và liên tục. Ở đáy màng nhầy có những tuyến hình túi phức tạp. Dịch tiêu hóa của dạ dày tuyến chứa HCL, men pepxinogen tham gia trong thành phần acid HCL để chuyển thành men pepsin. Nó phân giải protein thành pepton. Sự tiết dịch diễn ra liên tục, sau khi ăn càng được tăng cường. Thức ăn không giữ lâu ở dạ dày tuyến, khi được dịch dạ dày làm ướt, thức ăn chuyển xuống dạ dày cơ nhờ nhịp co bóp đều đặn của dạ dày cơ (không quá một lần/phút). Dạ dày cơ (mề) có dạng như hai chiếc đĩa nhỏ úp vào nhau và có thành rất dày, có màu đỏ sẫm Phần trên của dạ dày cơ thông với dạ dày tuyến qua khe tương đối thắt lại, gần vị trí đó là khe thông với tá tràng. Dạ dày cơ không tiết dịch tiêu hóa mà dịch này từ dạ dày tuyến tiết ra chảy vào dạ dày cơ. Thức ăn được nghiền nát bằng cơ học, trộn lẫn và tiêu hóa dưới tác dụng của men dịch dạ dày, enzyme và các vi khuẩn. Acid Chlohydric tác động làm cho các pepton và một phần thành các acid amin. Từ dạ dày cơ, các chất dinh dưỡng được truyền vào tá tràng có các men của dịch ruột và tuyến tụy cùng tham gia, môi trường kiềm hóa tạo điều kiện thích hợp cho sự hoạt động của các men phân giải protein và glucid. Sỏi và các dị vật trong dạ dày làm tăng tác động nghiền của vách dạ dày. Đối với gia cầm, sỏi tốt nhất là từ thạch anh, chúng bền với acid clohidric của dịch dạ dày. * Tiêu hoá ở ruột Quá trình tiêu hoá các chất dinh dưỡng đều xảy ra ở ruột non gia cầm. Toàn bộ phần ruột non dài khoảng 100 - 150 cm. Ruột non bắt đầu từ bên phải dạ dày cơ đi xuống phía dưới dạ dày cơ, cong gập lại, đi xuống xoang chậu rồi ngược trở lại lên phía trên tạo thành vòng. Quá trình cơ bản phân tích men từng bước các chất dinh dưỡng đều được tiến hành chủ yếu ở ruột non. Phần ruột già gồm manh tràng (có hai manh tràng) và trực tràng.
  19. 10 Dịch ruột gà là một chất lỏng đục, có phản ứng kiềm yếu (pH = 7,42) với tỷ trọng 1,0076. Trong thành phần dịch ruột có các men proteolytic, aminolytic và lypolytic và cả men enterokinaza. Dịch tuỵ là một chất lỏng không màu, hơi mặn, có phản ứng hơi toan hoặc hơi kiềm ( pH = 6 ở gà, pH = 7,2 - 7,5 ở gia cầm khác). Trong chất khô của dịch, ngoài các men, còn có các axit amin, lipit và các chất khoáng (NaCl, CaCl 2, NaHCO3 ). Dịch này có men tripsin, carboxin peptidaza, mantaza và lipaza. Dưới tác dụng của các men hoạt hóa lần lượt phân giải protein, polysacarit, lipit thành axit amin, monosacarit glucoza, glyxerin và axit béo. Gà một năm tuổi, lúc bình thường tuyến tụy tiết ra 0,4 - 0,8 ml/giờ, sau khi 5 - 10 phút lượng tiết tăng gấp 3 - 4 lần, giữ cho đến giờ thứ 3, rồi giảm dần. Thành phần thức ăn có ảnh hưởng đến quá trình tiết dịch men của tụy: thức ăn giàu protein nâng hoạt tính proteolytic lên 60 %, giàu lipid tăng hoạt tính của lypolitic, v.v. Mật được gan tiết ra không ngừng, một phần đi vào túi mật (gà, vịt, ngỗng), phần còn lại thì đổ trực tiếp vào tá tràng. Mật gia cầm là một chất lỏng màu sáng hoặc xanh đậm, kiềm tính (pH 7,3 - 8,5). Dịch trong túi mật đậm đặc hơn và có màu đậm hơn. Các thành phần điển hình của mật là các axit mật, sắc tố, và cholesterin, ngoài ra còn có gluxit, các axit béo và các lipit trung tính, musin, các chất khoáng và các sản phẩm trao đổi chất có chứa nitơ. Ngoài sự tham gia vào quá trình tiêu hoá ở ruột, gan còn đóng vai trò quan trọng trong trao đổi protein, gluxit, lipit và khoáng. Ở ruột gluxit được phân giải thành các monosaccarit do men amylaza của dịch tụy, một phần của dịch ruột. Phần dưỡng chất không được hấp thu ở ruột non chuyển xuống manh tràng và van hồi manh tràng của ruột già. Ruột già không có tuyến tiết dịch tiêu hóa, chỉ có tế bào chén của màng nhầy tiết ra dịch nhầy. Quá trình tiêu hóa trong ruột già phụ thuộc vào enzyme của ruột
  20. 11 non đi xuống, các enzyme này chỉ hoạt động ở phần đầu ruột già. Quá trình tiêu hóa trong ruột già một phần do tác dụng của enzyme ở ruột non đi xuống còn chủ yếu nhờ tác dụng của hệ vi sinh vật. Quá trình tiêu hóa cellulose và tiêu hóa protein tạo ra các acid béo bay hơi và các amino acid sẽ được hấp thu ở đây. * Sự hấp thu Ở gia cầm, các quá trình hấp thu chủ yếu xảy ra ở ruột non. Ở đây các sản phẩm phân giải cuối cùng protein, lipit và gluxit; nước, các chất khoáng, các vitamin được hấp thu. 2.1.3. Đặc điểm sinh trưởng và những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gia cầm 2.1.3.1. Khái niệm sinh trưởng Ở vật nuôi từ khi hình thành phôi đến khi trưởng thành khối lượng và thể tích cơ thể tăng lên. Điều này trước tiên là tế bào tăng lên về số lượng, các cơ quan bộ phận trong cơ thể đều có sự tăng lên về khối lượng và kích thước. Từ đó, dẫn đến khối lượng và thể tích của cơ thể tăng lên. Sự lớn lên của cơ thể là do sự tích lũy các chất hữu cơ thông qua việc trao đổi chất. Sinh trưởng là một quá trình sinh lý phức tạp và tuân theo những quy luật nhất định. Trần Đình Miên và cs, (1992) [5], đã khái quát như sau: “Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ thông qua trao đổi chất, là sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của từng cơ quan, bộ phận cũng như toàn bộ cơ thể trên cơ sở tính di truyền từ đời trước.” Theo tài liệu của Chambers (1990) [13], thì tác giả MoZan (1977),[20] đã đưa ra khái niệm: Sinh trưởng cơ thể là tổng hợp sự sinh trưởng của các bộ phận như thịt, xương, da. Những bộ phận này không chỉ khác nhau về tốc độ sinh trưởng mà còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và nhiều yếu tố khác. Theo Trần Thanh Vân và cs, (2015)[11], sinh trưởng là đặc điểm chất
  21. 12 lượng phản ánh sức sản xuất, nó mang tính di truyền và liên quan đến những đặc điểm trao đổi chất và kiểu hình của dòng, giống. Đặc điểm này có ý nghĩa trong thực tế rất lớn. Nếu giống gia cầm nào đó có sức sinh trưởng nhanh thì vỗ béo và giết thịt sớm hơn, sử dụng thức ăn tốt hơn. 2.1.3.2. Những chỉ tiêu sản xuất của gà thịt - Khối lượng cơ thể: Sức sản xuất thịt của gia cầm là khả năng hình thành cơ ở giai đoạn sớm, chi phí thức ăn cho tăng khối lượng ít, nghĩa là đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trên mỗi đơn vị sản phẩm. Khả năng này của các loài gia cầm liên quan mật thiết với đặc điểm, ngoại hình, thể chất, sinh trưởng Trong thực tế sản xuất cho thấy: tùy thuộc vào loài giống gia cầm, trình độ chăn nuôi và thị hiếu người tiêu dùng mà có tuổi và khối lượng giết thịt khác nhau. Để đạt hiệu quả kinh tế, tất cả các loại gia cầm tuổi giết thịt không nên vượt quá 10-12 tuần tuổỉ (Trần Thanh Vân và cs, 2015) [11]. - Tỷ lệ nuôi sống: Là chỉ tiêu quan trọng phản ánh sức sống và khả năng chống bệnh của gia cầm. Nó có vai trò rất quan trọng góp phần tăng hiệu quả chăn nuôi (Trần Thanh Vân và cs, 2015) [11]. - Sinh trưởng tích lũy: Sinh trưởng tích lũy là khối lượng, kích thước, thể tích của toàn cơ thể hay của từng bộ phận cơ thể tại các thời điểm sinh trưởng (thường xác định theo tuần tuổi). Các thông số thu được qua các lần cân, đo là biểu hiện sự sinh trưởng tích lũy. Ta có thể biểu thị trên đồ thị, đồ thị sinh trưởng tích lũy có hình chữ S. - Sinh trưởng tương đối: Là tỷ lệ phần trăm tăng lên về khối lượng, kích thước trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát (T.C.V.N.2, 40 - 77 [10]). Đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng hypebol, gà còn non có tốc độ sinh trưởng cao, sau đó giảm dần theo tuổi. - Sinh trưởng tuyệt đối: Là sự tăng lên về khối lượng kích thước của cơ
  22. 13 thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát (T.C.V.N.2, 39 - 77 [10]), sinh trưởng tuyệt đối thường tính bằng g/con/ngày hoặc g/con/tuần. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng Parapol. Giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn. - Hệ số chuyển hóa thức ăn: Là tỷ lệ chuyển hóa thức ăn để đạt được 1 kg thịt, với gà broiler tiêu tốn thức ăn chủ yếu dùng cho việc tăng khối lượng. Hệ số chuyển hóa thức ăn càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao. - Thành phần và tỷ lệ cấu thành thân thịt gà khi giết mổ: + Tỷ lệ thân thịt (%): Là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng thân thịt và khối lượng sống. + Tỷ lệ thịt đùi (%): Là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng thịt đùi và khối lượng thân thịt. + Tỷ lệ thịt ngực (%): Là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng thịt ngực và khối lượng thân thịt. + Tỷ lệ thịt đùi và thịt ngực (%): Là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng thịt đùi, thịt ngực với khối lượng thân thịt. + Tỷ lệ mỡ bụng (%): Là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng mỡ bụng và khối lượng thân thịt. - Chỉ số sản xuất (Performance index - PI): Chỉ số sản xuất là một đại lượng biểu thị mối quan hệ tổng hợp giữa khối lượng cơ thể, tỷ lệ nuôi sống, FCR và thời gian nuôi. Chỉ số sản xuất là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế của nuôi gia cầm lấy thịt. - Chỉ số kinh tế (Economic number - EN): EN càng cao thể hiện hiệu quả kinh tế càng lớn. 2.1.3.3.Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và sức sản xuất thịt của gia cầm. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gà như giống, giới
  23. 14 tính, tốc độ mọc lông, dinh dưỡng, các điều kiện chăn nuôi -Ảnh hưởng của dòng, giống Theo tài liệu của Chambers (1990) [13], có nhiều gen ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cơ thể gà. Có gen ảnh hưởng đến sự phát triển chung, có gen ảnh hưởng đến sự phát triển nhiều chiều, có gen ảnh hưởng theo nhóm tính trạng, có gen ảnh hưởng đến một vài tính trạng riêng lẻ. Mỗi giống có một khả năng sinh trưởng nhất định, sự khác nhau về sinh trưởng đó là do bản chất di truyền quyết định. Các loài gia cầm khác nhau thì có khả năng sinh trưởng hoàn toàn khác nhau. Nguyễn Thị Thúy Mỵ (1997) [6], khi nghiên cứu ba giống gà AA, Avian và BE88 nuôi 49 ngày tuổi tại Thái Nguyên cho thấy khối lượng cơ thể của 3 giống khác nhau, khối lượng cụ thể của từng giống như sau: giống gà AA là 2501,09 g; giống gà Avian là 2423,28 g; giống BE88 là 2305,14 g. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương và cs, (2017) [7]: Ở gà H’Mông nuôi theo phương thức công nghiệp khối lượng lúc 10 tháng tuổi, con trống đạt 967,6 g/con trống; 822,6 g/con mái, lúc 12 tháng tuổi đạt tương ứng 1206,7 g/con và 1026,7 g/con. -Ảnh hưởng của tính biệt Ở gia cầm tốc độ sinh trưởng giữa 2 giới có sự khác nhau về trao đổi chất, đặc điểm sinh lý, tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ thể. Thường thì con trống có tốc độ sinh trưởng mạnh hơn con mái. Sự khác nhau này được giải thích thông qua tác động của các gen liên kết giới tính. Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thanh Vân và cs, (2015) [11]: Ở gà hướng thịt, giai đoạn 60 - 70 ngày tuổi, con trống nặng hơn con mái 180 – 250 g. Theo North, 1990 [14] kết luận: lúc mới sinh gà trống nặng hơn gà mái 1 %, tuổi càng tăng sự sai khác càng lớn, ở 2 tuần tuổi là 5 %, 3 tuần tuổi là >11 %, 5 tuần tuổi là >17 %, 6 tuần tuổi là >20 %, 7 tuần tuổi là >23 %, 8
  24. 15 tuần tuổi là >27 %. -Ảnh hưởng của độ tuổi và mức độ dinh dưỡng Theo Chambers (1990) [13] cho biết: Sinh trưởng là tổng số của sự phát triển các phần cơ thể như thịt, xương, da. Tỷ lệ sinh trưởng các phần này phụ thuộc vào độ tuổi, tốc độ sinh trưởng và phụ thuộc vào mức độ dinh dưỡng. Mức độ dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển các bộ phận khác nhau của cơ thể mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của từng mô này đối với mô khác. - Ảnh hưởng của môi trường chăm sóc nuôi dưỡng Khả năng sinh trưởng của gia cầm bị ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố môi trường và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Khẩu phần ăn đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng, chăm sóc quản lý chu đáo sẽ có tác dụng tăng khả năng sinh trưởng nâng cao năng suất chăn nuôi. Nhiệt độ, ẩm độ, chế độ chiếu sáng và mật độ nuôi nhốt đều có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, tỷ lệ nuôi sống và sức chống chịu bệnh tật của gia cầm. Nhiệt độ môi trưởng ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng rất rõ rệt, đặc biệt là giai đoạn gà con. Nhiệt độ cao làm cho gà sinh trưởng chậm, tăng tỷ lệ chết, gây thiệt hại kinh tế lớn khi chăn nuôi gà broiler theo hướng công nghiệp ở vùng khí hậu nhiệt đới (Wesh Bunr, 1992 [16]). Ẩm độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của gia cầm. Khi ẩm độ tăng làm cho chất độn chuồng dễ ẩm ướt, thức ăn dễ bị ẩm mốc làm ảnh hưởng xấu đến gà. Đặc biệt là NH3 do vi khuẩn phân hủy acid uric trong phân và chất độn chuồng, làm tổn thương đến hệ hô hấp của gà, tăng khả năng nhiễm bệnh cầu trùng, CRD dẫn tới làm giảm khả năng sinh trưởng của gà. Trong điều kiện nóng ẩm mưa nhiều như nước ta, độ thông thoáng trong chuồng có vai trò quan trọng trong việc giúp gà có đủ O2, thải CO2 và các
  25. 16 chất độc khác, nó giúp giảm ẩm độ chuồng nuôi, điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi, qua đó hạn chế bệnh tật. Chế độ chiếu sáng cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gà, gà rất nhạy cảm với ánh sáng, mỗi giai đọan gà cần chế độ chiếu sáng khác nhau. Theo Trần Thanh Vân và cs, (2015) [22], đối với gà giết thịt sớm 38 - 42 ngày tuổi, thời gian chiếu sáng như sau: 3 ngày đầu chiếu sáng 24/24 giờ, cường độ ánh sáng 20 lux/m2, ngày thứ tư đến khi kết thúc thời gian chiếu sáng giảm xuống còn 23/24 giờ, cường độ chiếu sáng còn 5 lux/m2. Mật độ nuôi nhốt cũng là một yếu tố quan trọng để chăn nuôi gà đạt hiệu quả cao. Mỗi giai đoạn sinh trưởng, mỗi phương thức nuôi đều có quy định mật độ nuôi nhất định. Theo Van Horne P (1991) [27]: Khi chăn nuôi gà ở mật độ cao thì hàm lượng NH3, CO2, H2S được sinh ra trong chất độn chuồng cao. Vì khi mật độ gà đông thì lượng bài tiết thải ra nhiều hơn, trong khi đó gà cần tăng cường trao đổi chất nên lượng nhiệt thải ra cũng nhiều, do đó nhiệt độ chuồng nuôi tăng, nên sẽ ảnh hưởng đến việc tăng khối lượng gà và làm tăng tỷ lệ chết khi mật độ chuồng nuôi quá cao cùng nhiệt độ không khí cao. 2.2. Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của gà Ri, gà Lương Phượng và gà F1 2.2.1. Đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà Ri * Nguồn gốc Đến nay chưa rõ nguồn gốc của gà Ri. Gà Ri phân bố rộng khắp các vùng trong cả nước, đặc biệt là miền Bắc và miền Trung của Việt Nam. * Đặc điểm ngoại hình Rất đa dạng, gà mái: Lông màu vàng rơm, vàng đất hoặc nâu nhạt, xung quanh cổ có hàng lông đen, mào kém phát triển, Hình 2.2. Gà Ri
  26. 17 lá tai chủ yếu màu đỏ, một số lá tai màu trắng. Gà trống: Màu lông phổ biến là đỏ thẫm, đầu lông cánh và lông đuôi có lông đen ánh xanh, ngoài ra còn có các màu: Trắng, hoa mơ đốm trắng. Mào cờ, mào tích đốm đỏ tươi rất phát triển. Gà Ri có da màu vàng là chủ yếu, một số da trắng chân 4 ngón, có hai hàng vảy màu vàng xen lẫn màu đỏ tươi. * Khả năng sản xuất Dẫn theo Trần Thanh Vân và cs, (2015) [11], các kết quả nghiên cứu được công bố của Nguyễn Viết Ly, 2001; Át lát vật nuôi, 2004; Nguyễn Đăng Vang, Nguyễn Thanh Sơn, 2000; Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006 thì: Khối lượng mới nở là 30 - 31 g; 6 tháng tuổi gà mái là 1130 g, ở gà trống là 1636 g; đến 12 tháng tuổi gà mái là 1246 g, ở gà trống là 2735 g. Thịt thơm ngon màu trắng. Thành thục về tính sớm: Gà trống 2 - 3 tháng tuổi đã biết gáy và đạp mái, gà mái 4 tháng tuổi đã bắt đầu đẻ trứng. Số lượng trứng/lứa/mái từ 13 - 15 quả. Năng suất trứng có thể đạt từ 70 - 125 quả. Tỷ lệ trứng có phôi đạt 92,6 %, tỷ lệ nở/trứng có phôi là 78 %, tỷ lệ gà con loại I đạt 94,1 %. Gà nuôi thịt đến 12 tuần: Tỷ lệ nuôi sống là 95,7 %. Khối lượng con trống: 1.140,7 g; con mái 940,5 g. Tỷ lệ thân thịt chung cho trống mái là 77,75 %. Còn tỷ lệ thịt đùi + thịt ngực đạt 37 %. Gà thích nghi với điều kiện nuôi bán chăn thả. 2.2.2. Đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà Lương Phượng * Nguồn gốc Gà Lương Phượng hay còn gọi là Lương Phượng Hoa, do xuất xứ từ vùng ven sông Lương Phượng. Đây là giống gà thịt lông màu do xí nghiệp nuôi gà thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây Trung Quốc lai tạo thành công
  27. 18 sau hơn chục năm nghiên cứu, sử dụng dòng trống địa phương và dòng mái nhập của nước ngoài. Việt Nam nhập từ Trung Quốc năm 1997. * Đặc điểm ngoại hình Gà Lương Phượng có hình dáng bên ngoài gần giống với gà Ri của ta. Lông màu vàng tuyền, vàng đen hoặc đốm hoa. Mào, yếm, mặt và tích tai màu đỏ. Gà trống mào đơn ngực nở, lưng thẳng lông đuôi vươn cong, chân cao Hìnhvừa phải. 2.3. GàGà Lươngmái đầu Phư nhỏ,ợng thân hình chắc, chân thấp. Da gà Lương Phượng màu vàng, thịt mịn, thơm ngon. * Khả năng sản xuất Gà trống ở độ tuổi trưởng thành, có khối lượng cơ thể 2700 g, gà mái đạt khối lượng 2100 g lúc vào đẻ. Gà bắt đầu vào đẻ lúc 24 tuần tuổi, sau một chu kỳ khai thác trứng (66 tuần tuổi) đạt 177 trứng, sản xuất 130 gà con 1 ngày tuổi. Gà thịt nuôi đến 65 ngày tuổi đạt 1500 – 1600 g. Tiêu tốn thức ăn 2,4 – 2,6 kg thức ăn/kg tăng khối lượng, nuôi sống trên 95 %. Gà Lương Phượng dễ nuôi, có tính thích nghi cao, chịu đựng tốt với khí hậu nóng ẩm, đòi hỏi chế độ dinh dưỡng không cao, có thể nuôi nhốt (kiểu nuôi công nghiệp), bán công nghiệp (vừa nhốt vừa thả) hoặc nuôi thả vườn, ngoài đồng, trên đồi. 2.2.3. Đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà F1 (♂ Ri x ♀ Lương Phượng) Thế hệ con lai vẫn giữ được màu lông tương tự gà Ri, qua ba thế hệ tự giao ngoại hình vẫn ổn định, tỷ lệ nuôi sống từ 1 – 19 tuần tuổi là 89 – 91%, khối lượng cơ thể lúc 19 tuần tuổi đạt 1,7 – 1,9 kg, sản lượng đến Hình 2.4. Gà F1
  28. 19 52 tuần tuổi đạt 115 – 118 quả/mái. Gà lai thương phẩm nuôi nhốt đến 12 tuần tuổi có tỷ lệ nuôi sống 97 - 100 %, khối lượng cơ thể 2,0 - 2,1 kg/con. Nuôi bán chăn thả đến 12 tuần tuổi có tỷ lệ nuôi sống đạt 94 – 96 % , khối lượng cơ thể đạt 1,8 - 2,1 kg. Chất lượng thịt ngon như gà Ri. 2.3. Một số bệnh thường gặp ở gà lông màu và biện pháp phòng trị  Bệnh CRD - Nguyên nhân: Do Mycoplasma gallisepticum gây ra. Gà bị mắc bệnh trong khoảng thời gian từ 2 – 12 tuần tuổi và thường hay phát bệnh khi trời có mưa phùn, gió mùa, độ ẩm không khí cao. - Triệu chứng: + Thời gian ủ bệnh từ 6 - 10 ngày. + Gà thở khò khè, chảy nước mũi, ăn ít, gầy ốm. Trên thực tế theo dõi chúng tôi thấy, bênh xảy ra giữa 4 - 8 tuần tuổi trên đàn gà thịt với triệu chứng nặng hơn, do kết hợp với E. coli, có các triệu chứng: Âm ran khí quản, chảy nước mũi, ho, sưng mặt, sưng mí mắt, viêm kết mạc. - Phòng bệnh: Thực hiện tốt quy trình vệ sinh thú y, chuồng thông thoáng, mật độ hợp lý, chăm sóc và nuôi dưỡng tốt, cho uống thuốc để phòng bệnh. - Điều trị: Tilmicox liều 10 mg – 20 mg/kg P, pha 20 – 30 ml + 100 lít nước cho uống 5 ngày.  Bệnh Bạch lỵ - Nguyên nhân: Do vi khuẩn Gram âm Salmonella gallinarum và Salmonella pullorum gây ra, chủ yếu thông qua đường tiêu hoá và hô hấp. Gà đã khỏi bệnh vẫn tiếp tục thải vi khuẩn ra theo phân, đây là nguồn lây lan quan trọng và nguy hiểm nhất.
  29. 20 - Triệu chứng: + Ở gà con: Gà bị bệnh nặng từ mới nở đến 2 tuần tuổi, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất vào lúc 24 - 28 giờ sau khi nở. Biểu hiện: Gà yếu, bụng trễ do lòng đỏ không tiêu, tụ tập thành từng dám, kêu xáo xác, ủ rũ. Lông xù, ỉa chảy, phân trắng mùi hôi khắm có bọt trắng, có khi lẫn máu, phân bết quanh hậu môn, gà chết 2 - 3 ngày sau khi phát bệnh. + Ở gà lớn: Gà thường bị bệnh ở dạng ẩn (mãn tính). Gà biểu hiện gầy yếu, ủ rũ, xù lông, niêm mạc, mào, yếm nhợt nhạt, - Bệnh tích: Ở gà con mổ khám thấy gan, lách bị viêm sưng có màu đỏ, tím ở lách, tim, phổi có các hoại tử. - Phòng bệnh: + Nhập giống từ cơ sở gà bố mẹ không bị bệnh Salmonella, đây là cách tốt nhất, tuy nhiên về thực tế, cơ sở bán giống cho chúng tôi không có cam kết bảo hành điều này. + Nuôi dưỡng chăm sóc tốt để tăng sức đề kháng cho gà. + Thức ăn trên máng phải thường xuyên sàng qua để loại bỏ những phân gà dính bám vào thức ăn có mang mầm bệnh. + Giữ gìn vệ sinh chuồng trại để làm giảm nguy cơ lây lan bệnh. + Dùng dung dịch Profil (0,2%) khử trùng toàn bộ khu chuồng nuôi và khu vực xung quanh. - Điều trị: Dùng Norfacoli pha vào nước hoặc trộn vào thức ăn, vitamin B - Complex: 1 g/1 lit nước, vitamin C: 1 g/1 lit nước. Dùng liên tục 3 - 5 ngày.  Bệnh cầu trùng Nguyên nhân: Do các loại cầu trùng như: Eimeria tenella ký sinh ở manh tràng và Eimeria necatrix ký sinh ở ruột non của gà. Cả hai đều gây ra tiêu chảy có máu ở gà
  30. 21 - Triệu chứng: - Bệnh cầu trùng gà có hai dạng: Cầu trùng manh tràng và cầu trùng ruột non, đôi khi kết hợp cả hai thể cùng một lúc. - Bệnh tích + Bệnh cầu trùng manh tràng: Bệnh tích điển hình nhất là hai manh tràng sưng to. + Bệnh cầu trùng tá tràng (ruột non): Tá tràng sưng to, thành ruột dày cộm lên và thấy rõ những chấm trắng. Ruột phình to lên từng đoạn khác thường. Ở thể kết hợp thì cả manh tràng và tá tràng đều sưng to và có màu đỏ sậm - Phòng bệnh + Kiểm tra nền chuồng và đảo nền chuồng định kỳ. + Sau mỗi đợt nuôi làm vệ sinh và sát trùng chuồng trại. + Giữ gìn vệ sinh chuồng trại, quét dọn khu vực đi lại hàng ngày. + Giữ cho chuồng thông thoáng, không bị lạnh hoặc quá nóng. - Điều trị: + Dùng HanEba 30%; Vinacoc . 2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.4.1 Tình hình nghiên cứu trong nước Tham dự hội thảo những nhà dinh dưỡng, những nhà làm công thức, kỹ thuật viên đại diện của các nhà máy thức ăn chăn nuôi, trang trại chăn nuôi heo và gia cầm lớn của khu vực chăn nuôi lớn của hai miền Nam - Bắc Việt Nam. Với chủ đề của hội thảo xoay quanh vấn đề kháng khuẩn và miễn dịch của vật nuôi, Olmix mang đến cho khách hàng tham dự những kiến giải, luận điểm và các giải pháp phù hợp, tối ưu bằng sự góp mặt của các chuyên gia đến từ Pháp và trường đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
  31. 22 Trong bối cảnh sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi vẫn còn là một vấn đề nóng, nhận được rất nhiều sự quan tâm, và nhu cầu về những giải pháp thay thế cho kháng sinh vẫn đang rất cấp thiết thì chúng ta vẫn không thể phủ nhận rằng, kháng sinh được sử dụng trong chăn nuôi nhằm giúp vật nuôi tăng trưởng nhanh hơn, giảm hệ số tiêu tốn thức ăn Kháng sinh là nền tảng quan trọng trong sức khỏe con người và vật nuôi. Do đó, hiệu quả của kháng sinh Phải được gìn giữ. Thông qua việc sử dụng kháng sinh theo quy định, hợp lý, có kiểm soát và chỉ khi kháng sinh là giải pháp điều trị cuối cùng Thông qua việc sử dụng hiệu quả các chất kháng khuẩn thay thế. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều quốc gia hạn chế việc sử dụng kháng sinh kích thích tăng trưởng như một phần của chính sách phòng ngừa đề kháng với kháng sinh trên người. Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng hiểm họa đề kháng của vi khuẩn đối với kháng sinh, nguyên nhân là do sử dụng kháng sinh rộng rãi, dùng không đúng liều và không kiểm soát đúng mức trong ngành chăn nuôi. Bên cạnh đó, trong quá trình nuôi xảy ra nhiều biến cố như vật nuôi bị stress, nhiễm dịch bệnh, tăng trưởng kém hoặc hỗ trợ dinh dưỡng từ nguồn thức ăn khác bị hạn chế dẫn đế khả năng miễn dịch của vật nuôi kém. Những luận điểm đó đã được PGS. TS Võ Thị Trà An (2018) [17], đến từ Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh giải thích đầy thuyết phục trong bài trình bày của mình về câu chuyện kháng sinh và ngành chăn nuôi Việt Nam. Theo PGS.TS. “kháng sinh được sử dụng với mục đích kích thích sinh trưởng, phòng bệnh và trị bệnh. Hiện tại và 10, 20 năm nữa, chúng ta cũng chưa bỏ được kháng sinh và chăn nuôi không kháng sinh vẫn còn là mơ ước khá xa”.
  32. 23 Với những thách thức rất lớn đặt ra cho các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi và nhà chăn nuôi trong bối cảnh ngành chăn nuôi Việt Nam đang từng bước vượt qua khó khăn, với chủ đề “ Sinh khối biển trong điều hòa kháng khuẩn và miễn dịch”, Olmix đã mang đến những kiến giải cho vấn đề Thay thế chất kháng sinh và tăng cường hệ miễn dịch cho vật nuôi bằng giải pháp tự nhiên từ công nghệ “sinh học xanh” độc đáo của Olmix - Công nghệ chiết xuất tảo biển tiên tiến nhất của Olmix: Hỗ trợ hoạt động điều hòa miễn dịch và kháng khuẩn. Tiến sĩ Pi NYVAL trong bài báo cáo đầy thú vị “Đặc tính sinh học mạnh mẽ của các chiết xuất tảo biển” đã mang đến cho toàn thế quan khách tham dự hội nghị một bức tranh tổng thể về công nghệ chiết xuất tảo biển độc đáo của Olmix, đặc biệt là Công nghệ MSP®. MSP® là gì? MSP® là tên thương hiệu của đường đa sulphat hóa chuyên biệt được chiết xuất từ vách tế bào của các tảo đa bào bởi Tập đoàn Olmix. Các đường đa này có thể chiết xuất từ vách tế bào tảo biển bao gồm các hợp chất ulvans chiết xuất từ tảo lục, carrageenans từ tảo đỏ hoặc fucoidans tảo nâu. Phức hợp MSP® và cấu trúc đa ion âm tạo ra các hoạt động sinh học độc đáo. Kỹ thuật chiết xuất các phân đoạn phân tử đặc trưng là chìa khóa đảm bảo cho tính mục tiêu sử dụng cho cây trồng, vật nuôi và con người. Ngày nay, đặc tính dược động học của polysaccharide hứa hẹn sẽ là chất kháng khuẩn, kháng vi-rút, điều hòa miễn dịch và tác dụng ngăn hình thành khối u. Tiến sĩ Pi khẳng định: “Tập đoàn OLMIX là chuyên gia về Tảo biển”, từ thu hoạch tới thành phẩm chính vì thế, Tập đoàn Olmix đã phát triển một dây chuyền chế biến tảo biển hoàn chỉnh, một nhà máy tinh luyện sinh học độc đáo, cho phép chiết xuất các phân tử hoạt tính sinh học tiên tiến mang tên MSP®. Bí quyết của Tập đoàn Olmix dựa trên công nghệ tinh chế sinh học, giúp chiết xuất các phân đoạn hay phân tử từ tảo biển đặc hiệu để ứng dụng các hoạt tính đa năng của chúng”.
  33. 24 Hiện tại, MSP ® hoạt động trên 5 phạm vi: MSP rào cản và miễn dịch trong phần miễn dịch vật nuôi, MSP® Mucin trong phúc lợi tiêu hóa, MSP® Lipid trong chuyển hóa Lipid và MSP® kháng khuẩn trong hiệu quả tiêu hóa. Olmix khẳng định vẫn chưa dừng lại ở đó! MSPMUCIN tham gia vào hoạt động gia nhiệt (Trong và sau tiêu chảy, nguyên nhân làm yếu lớp nhày) và hoạt động bảo vệ (Kéo dài thời gian để hệ thống miễn dịch «đấu tranh» với tác nhân gây bệnh). MSP®BARRIER được chiết xuất từ tảo đỏ tác dụng trên sức khỏe đường ruột, bảo vệ tiêu hóa: giúp củng cố mối nối chặt tế bào niêm mạc ruột, Tăng cường tiết mucin và hạn chế Hạn chế sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh. MSP®IMMUNITY chiết xuất từ tảo lục giúp hỗ trợ miễn dịch cho vật nuôi: Kích thích sinh tổng hợp các chất trung gian, MSP gắn với thụ thể tế bào (cấu trúc tương đồng với LPS), Hoạt hóa thụ thể, Hoạt hóa các chức năng tế bào, Hoạt hóa các leukocyte. MSPLIPIDS: Các polysaccharide sulfat hóa từ tảo biển có hiệu quả đối với lipid máu. MSPANTIBACTERIAL, Tiên tiến, hiệu quả thay thế kháng sinh. Hoạt tính kháng khuẩn chống lại mầm bệnh: Salmonella, Pasteurella Multocida, Enterococcus cecorum Phòng ngừa nhiễm khuẩn và các bệnh do nhiễm khuẩn, Hoạt động điều hòa miễn dịch, Cải thiện sức khỏe và tăng trưởng của vật nuôi. Vậy, giải pháp của Olmix cụ thể là gì cho những vấn đề được đưa ra và chứng minh cho những công nghệ tiên tiến nhất mà Tập đoàn Olmix đã nghiên cứu và phát triển không ngừng? Giải pháp đầu tiên được giới thiệu bởi tiến sĩ Michel GUILLAUME, Giám đốc Kỹ thuật Tập đoàn Olmix. Đó là giải pháp về một phổ kháng khuẩn phổ rộng - Asead - Một sản phẩm mới được phát triển trên cơ sở am hiểu thị trường Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung nhằm mang tới một giải pháp
  34. 25 tự nhiên, Một sự kết hợp sáng tạo độc đáo của chất kháng khuẩn và chất hỗ trợ tiêu hóa. Asead là một tổ hợp cộng hưởng của các tác nhân kháng khuẩn mạnh mẽ để tối ưu sức khỏe và tăng trưởng: đó là MSP - Đường đa sulphat hóa có nguồn gốc từ tảo biển, Axit hữu cơ, Muối của axit hữu cơ, Tảo- Tiền chất của VFA giúp Hỗ trợ phòng ngừa nhiễm các khuẩn gây bệnh, Bảo vệ chức năng tiêu hóa, Tăng cường hiệu quả sử dụng protein, Phòng ngừa tiêu chảy, Hỗ trợ thay thế kháng sinh kích thích tăng trưởng, Tăng cường sức khỏe cho heo, gia cầm và thủy cầm, cá và các loài thủy sản. MSP ®ANTIBACTERIAL đã được cấp bằng sáng chế thế giới WO2015071502, Đăng ký với tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới chính là công nghệ tiên tiến trong thành phần công thức, tạo nên sự độc đáo và hiệu quả cao cho MSP ®ANTIBACTERIAL đã được minh chứng bằng các kết quả thử nghiệm. Bên cạnh đó, để giúp người chăn nuôi có thêm một giải pháp bảo vệ sức khỏe đường ruột vật nuôi, giúp vật nuôi tăng trường tốt, Algimun sẽ là giải pháp tối ưu vì công nghệ MSP độc đáo tạo nên Hàng rào phòng vệ tự nhiên vững chắc, cải thiện năng suất chăn nuôi. Bà Daniele Marzin, Giám đốc Marketing Tập đoàn Olmix, Pháp trong bài báo cáo của mình đã làm rõ những luận điểm đó. Xuất phát từ những thách thức trong chăn nuôi như: Mật độ nuôi, Stress từ môi trường nuôi (Stress nhiệt), Các tác nhân gây bệnh, Chất lượng thức ăn, Chuyển đổi khẩu phần ăn, Chuyển đổi chuồng nuôi, Chương trình vắcxin, đặc biệt là trên thú non khiến cho hệ miễn dịch và sức khỏe của vật nuôi hoàn toàn không tốt. Vậy đâu là hiệu quả trong chăn nuôi? Với đặc điểm nổi 6*597 bật: 100% từ tảo biển, Nguyên liệu tái sinh, Độc đáo đạt được chứng nhận bằng sáng chế trên toàn thế giới, Cơ chế tác động (đã công bố
  35. 26 khoa học), Hiệu quả được chứng minh thực nghiệm, Algimun Tăng cường hàng rào phòng vệ ở vật nuôi: Tính nguyên vẹn đường ruột (hàng rào đầu tiên), Đáp ứng miễn dịch (bẩm sinh & thích ứng). Am hiểu sâu sắc tình hình chăn nuôi thực tế tại mỗi địa phương cùng chiến lược phát triển bền vững: Luôn không ngừng sáng tạo ra những sản phẩm để trả lời cho những thách thức của việc giảm thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh và hóa chất phụ gia, Tập đoàn Olmix với kinh nghiệm hơn 20 năm đã mang đến cho người chăn nuôi trên toàn thế giới những giải pháp tự nhiên về dinh dưỡng và sức khỏe dựa trên năng lực cốt lõi: Công nghệ sinh học “xanh” từ sinh khối biển: tảo biển. Với cấu trúc và đặc tính sinh học, tảo biển góp phần góp phần thay thế thuốc trừ sâu, các hợp chất hóa học, đặc biệt là kháng sinh trong chăn nuôi, giúp người chăn nuôi gia tăng năng suất, đảm bảo xây dựng các chuỗi thực phẩm sạch, an toàn và có truy xuất nguồn gốc. Hội thảo khép lại với “Dịch vụ mới, hướng đi mới” của Vipha.Lab bằng bài thuyết trình ngắn gọn, súc tích đến từ Bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết (2018), [18] - Trưởng phòng Phân tích Vipha.Lab. VIPHA.LAB - Phòng xét nghiệm, chẩn đoán thú y và phân tích thức ăn chăn nuôi là một trong số các dịch vụ của Olmix Asialand Việt Nam được khách hàng đánh giá rất cao trong thời gian qua. Với những hướng đi mới: Xét nghiệm nhanh, chính xác, bảo mật, Chuyên gia trên tất cả lĩnh vực chăn nuôi thú y, chẩn đoán, Giải pháp toàn diện đến khách hàng, VIPHA.LAB hứa hẹn sẽ mang đến một giải pháp toàn diện hơn, tối ưu hơn cho khách hàng trong thời gian tới. 2.4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Theo Võ Thị Trà An (2018) [17], kháng sinh được sử dụng với mục đích kích thích sinh trưởng, phòng bệnh và trị bệnh. Hiện tại và 10, 20 năm nữa, chúng ta cũng chưa bỏ được kháng sinh và chăn nuôi không kháng sinh vẫn còn là mơ ước khá xa.
  36. 27 Hiện nay, tình trạng tồn dư kháng sinh dẫn đến kháng kháng sinh cũng đang ở mức báo động. Theo chuyên gia này, sự lan truyền đề kháng kháng sinh hiện nay do vật nuôi dùng kháng sinh và phát triển vi khuẩn đề kháng. Vi khuẩn kháng thuốc có trong thịt động vật và truyền cho người nếu không nấu chín hoặc làm sạch. Phân bón, nước nhiễm phân vật nuôi và vi khuẩn kháng thuốc dùng cho cây, có thể đến ruột con người. Chính vì vậy, phải chung tay bảo vệ nguồn kháng sinh, thực phẩm sạch bằng cách giáo dục nhận thức cho người chăn nuôi, thú y viên. Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học như dinh dưỡng, vệ sinh, sát trùng, tiêu độc Còn theo TS Michel Guillaume, GĐ Kỹ thuật Tập đoàn Olmix, kháng sinh cho rằng nền tảng quan trọng trong sức khỏe con người và vật nuôi. Hiệu quả của kháng sinh được bảo đảm thông qua việc sử dụng đều đặn, hợp lý, có kiểm soát và chỉ khi kháng sinh là giải pháp điều trị cuối cùng. Cần thiết phải quản lý môi trường và quản lý điều chỉnh hiệu quả của việc thay thế kháng sinh trong thức ăn cho vật nuôi bằng các chất kháng khuẩn thay thế. Cùng với đó, giải pháp thay thế kháng sinh trong TĂCN đầu tiên được TS. Michel Guillaume giới thiệu đó là giải pháp về một phổ kháng khuẩn phổ rộng - Asead. Một sự kết hợp sáng tạo độc đáo của chất kháng khuẩn và chất hỗ trợ tiêu hóa. Asead là một tổ hợp cộng hưởng của các tác nhân kháng khuẩn mạnh mẽ để tối ưu sức khỏe và tăng trưởng. Đó là MSP - Đường đa sunphat hóa có nguồn gốc từ axit hữu cơ, muối của axit hữu cơ và tảo - tiền chất của VFA. Những chất này giúp hỗ trợ phòng ngừa nhiễm các khuẩn gây bệnh, bảo vệ chức năng tiêu hóa, hỗ trợ thay thế kháng sinh kích thích tăng trưởng, tăng cường sức khỏe cho vật nuôi. Bà Daniele Marzin, Giám đốc Marketing Tập đoàn Olmix, Pháp giới thiệu thêm một giải pháp bảo vệ sức khỏe đường ruột vật nuôi, giúp vật nuôi tăng trưởng tốt, đó là Algimun. Đây sẽ là giải pháp tối ưu vì công nghệ MSP
  37. 28 độc đáo tạo nên hàng rào phòng vệ tự nhiên vững chắc, cải thiện năng suất chăn nuôi. Algimun với thành phần 100% từ tảo biển, nguyên liệu tái sinh, độc đáo đạt được chứng nhận bằng sáng chế trên toàn thế giới. Cơ chế tác động của Algimun đã công bố khoa học, hiệu quả được chứng minh thực nghiệm, Algimun tăng cường hàng rào phòng vệ ở vật nuôi bằng cách đảm bảo tính nguyên vẹn đường ruột (hàng rào đầu tiên), đáp ứng miễn dịch (bẩm sinh & thích ứng). Điểm độc đáo của cả 2 giải pháp này chính là công nghệ chiết xuất tảo biển độc đáo của Olmix - Công nghệ MSP. Tiến sĩ Pi NYVAL, Giám đốc nghiên cứu và phát triển, Tập đoàn Olmix, Pháp khẳng định: “MSP ® đã được cấp bằng sáng chế thế giới WO2015071502, đăng ký với tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới”. Các polysaccharides sulfate hóa (MSP) có cấu trúc 3D (phân nhánh), đường hiếm (rhamnose), chứa gốc Sulfate, có tính tương đồng về nguồn gốc phát sinh loài với các glycosaminoglycan từ động vật (heparin), duy nhất ở tảo biển. Ngoài ra, còn ở kỹ thuật chiết xuất quyết định hoạt tính của MSP. Ngày nay, đặc tính dược động học của polysaccharide hứa hẹn sẽ là chất kháng khuẩn, kháng vi-rút, điều hòa miễn dịch và tác dụng ngăn hình thành khối u.
  38. 29 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Gà Ri lai (Ri × Lương Phượng) nuôi từ một ngày tuổi đến 84 ngày tuổi. - Yếu tố thí nghiệm: Algimun 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: Trang trại gia cầm VM, Xã Quyết Thắng - TP. Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên. - Thời gian tiến hành: Từ ngày 18/11/2018 đến ngày 18/5/2019. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Ảnh hưởng của việc bổ sung Algimun đến khả năng sản xuất thịt của gà Ri lai. - Sơ bộ tính toán hiệu quả kinh tế khi sử dụng Algimun trong chăn nuôi gà Ri lai lấy thịt. 3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 3.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành trên gà Ri lai và theo dõi thí nghiệm từ tuần 1 đến tuần 12. Thí nghiệm được nuôi theo phương thức nuôi nhốt hoàn toàn, hệ thống chuồng hở. Mỗi lô gà thí nghiệm được nuôi với số lượng 50 con, lặp lại 3 lần, tổng gà thí nghiệm/lô là 150 con. Lô đối chứng sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, không có chế phẩm Algimun, cón các lô thí nghiệm 1 (TN1), lô thí nghiệm 2 (TN2), lô thí nghiệm 3 (TN3) sử dụng thức ăn hồn hợp và bổ sung 1 gam chế phẩm Algimun pha 20ml nước và trộn với 1kg TĂ, Tất cả các yếu tố khác của hai lô gà đều được tiến hành đồng đều như nhau.
  39. 30 Chi tiết bố trí thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.1: Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Diễn giải Lô Thí nghiệm Lô Đối chứng Gà F1 (Ri × Lương Phượng) F1 (Ri × Lương Phượng) Số lượng gà/ lô 50 50 3 Số lần lặp lại Mật độ nuôi nhốt 7 gà/m2 7 gà/m2 Thời gian nuôi 84 84 (ngày) Japfa: Queen 1 (1-28 ngày) Thức ăn thí nghiệm Japfa: Queen 2 (29- 84 ngày) Yếu tố thí nghiệm: Có Không Algimun Liều lượng: 1g/kg /thức ăn Cách dùng Algimun Cách sử dụng: 1g pha với 20ml nước trộn với TĂ 3.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi Thí nghiệm được tiến hành trong 12 tuần, gà được nuôi bắt đầu từ 1 cho đến 84 ngày tuổi. Theo Bùi Hữu Đoàn và cs, (2011) [2] các chỉ tiêu theo dõi gà thí nghiệm gồm có: Tỷ lệ mặc bệnh,Tỷ lệ nuôi sống, sinh trưởng tuyệt đối, sinh trưởng tương đối, khả năng chuyển hóa thức ăn, chi phí thức ăn cho tăng khối lượng, chỉ số sản xuất (PI), chỉ số kinh tế (EI), khối lượng và tỷ lệ thân thịt.
  40. 31 *Tỷ lệ mắc bệnh: Hàng ngày theo dõi, quan sát các biểu hiện lâm sàng, xác định những con mắc bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh được tính theo công thức: ∑ số gà mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh % = x 100 ∑ số gà theo dõi (con) * Tỷ lệ chết ∑ số gà chết do bị bệnh(con) Tỷ lệ chết = x 100 ∑ số gà mắc bệnh(con) * Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh ∑ số gà khỏi bệnh Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh = x 100 ∑ số gà được điều trị * Tỷ lệ nuôi sống(%) Hằng ngày theo dõi, thống kê tổng số gà chết của từng lô thí nghiệm để xác định tỷ lệ sống. Tỷ lệ nuôi sống được tính theo từng tuần và cả kỳ nuôi. Đơn vị tính là tỷ lệ phần trăm. Tỷ lệ nuôi sống được tính theo công thức sau: ∑ số gà cuối kỳ (con) Tỷ lệ nuôi sống = x 100 ∑ số gà đầu kỳ (con) * Khả năng sinh trưởng Khả năng sinh trưởng là chỉ tiêu đặc biệt quan trọng trong chăn nuôi gia cầm lấy thịt, quyết định sức sản xuất thịt của gia cầm. Để đánh giá sức sinh trưởng của gà thí nghiệm, em đã dùng các chỉ tiêu: Sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối. + Sinh trưởng tích lũy Sinh trưởng tích lũy là khối lượng cơ thể gà qua các tuần tuổi. Cân gà trước khi đưa gà vào thí nghiệm, sau đó tiến hành cân gà hàng tuần vào buổi sáng đầu tuần theo dõi, trước khi cho ăn. Tất cả số gà được cân để tính khối
  41. 32 m lượng trung bình ( X ), sai số trung bình ( x ). + Sinh trưởng tuyệt đối: Sinh trưởng tuyệt đối được xác định theo từng tuần (khối lượng tuần sau trừ khối lượng tuần trước liền kề) và tính trung bình mỗi ngày trong tuần. Sinh trưởng tuyệt đối được tính theo công thức (TCVN -2-39-77) [10]. P2 – P1 A = T Trong đó: A: Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) P2: Khối lượng cơ thể cuối kỳ (g) P1: Khối lượng cơ thể đầu kỳ (g) t: Thời gian giữa 2 kỳ cân ( ngày ). + Sinh trưởng tương đối Là tỷ lệ phần trăm của khối lượng cơ thể gà tăng lên trong khoảng thời gian 2 lần khảo sát tính theo công thức (TCVN-2-40-77) [10]. P2 – P1 R = × 100 (P2 + P1) /2 Trong đó: R: Là sinh trưởng tương đối P1: Khối lượng cơ thể của gà lần khảo sát trước (g) P2: Khối lượng cơ thể của gà tại thời điểm khảo sát (g) * Lượng thức ăn thu nhận (g/con/ngày) Gà thí nghiệm được cho ăn tự do. Xác định lượng thức ăn cho gà ăn: Hàng ngày, vào một giờ nhất định, cân chính xác lượng thức ăn đổ vào máng cho gà ăn. Xác định lượng thức ăn thừa: Vào giờ nhất định (giờ cân thức ăn của ngày hôm trước) của ngày hôm sau vét sạch lượng thức ăn còn thừa trong
  42. 33 máng và cân lại lượng thức ăn còn thừa. Công thức tính lượng thức ăn thu nhận (TĂTN) TĂ cho ăn (g) – TĂ thừa (g) TĂTN = Số đầu gia cầm * Khả năng chuyển hóa thức ăn Khả năng chuyển hóa thức ăn được tính toán dựa trên các chỉ tiêu đã được xác định ở phần trên như sinh trưởng và lượng thức ăn thu nhận. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng trong tuần (F.C.Rw). Khối lượng thức ăn tiêu thụ trong tuần (kg) F.C.Rw = Khối lượng gà tăng trong tuần ( kg) Tiêu tốn thức ăn (kg)/ kg tăng khối lượng cộng dồn (F.C.Rcum) Khối lượng thức ăn tiêu thụ cộng dồn tính đến thời điểm tính (kg) F.C.Rcum = Khối lượng gà tăng cộng dồn đến thời điểm tính (kg) * Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng Cách tính chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng: Chi phí thức ăn = FCR x giá thức ăn (đồng) * Chỉ số sản xuất PI (Performance Index) Chỉ số sản xuất là một đại lượng biểu thị mối quan hệ tổng hợp giữa khối lượng cơ thể; tỷ lệ nuôi sống, FCR và thời gian nuôi, được tính theo công thức: A (g/con/ngày) x Tỷ lệ nuôi sống (%) PI = FCR x 10 Ghi chú: Tăng khối lượng tuyệt đối (A), Hệ số chuyển hoá thức ăn (FCR) và tỷ lệ nuôi sống đều là giá trị cộng dồn đến thời điểm tính. PI càng cao thể hiện sức sản xuất càng lớn.
  43. 34 * Chỉ số kinh tế EN (Economic Number) Chỉ số sản xuất (PI) EN = x 1000 Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng (đ) EN càng cao thể hiện hiệu quả kinh tế càng lớn. *Đánh giá năng suất thịt Tiến hành mổ khảo sát gà thí nghiệm lúc 84 ngày tuổi với tất cả các lô thí nghiệm. Chọn mỗi lô thí nghiệm 3 trống 3 mái có khối lượng tương đương với khối lượng trung bình của lô tại thời điểm mổ khảo sát. Khối lượng sống: Không cho gà ăn chỉ cho gà uống nước trước khi cân 12 giờ, sau đó cân lên ta được khối lượng sống. Khối lượng và tỷ lệ thân thịt Cách xác định khối lượng thân thịt: Sau khi cắt tiết, vặt lông, rạch bụng theo xương lườn bỏ ruột, phổi, khí quản, lá lách, tách mật khỏi gan, lấy thức ăn và màng sừng ra khỏi mề, bỏ mề và gan vào bụng. Cắt bỏ đầu ở đoạn xương chẩm và đốt xương cổ đầu tiên, cắt chân ở đoạn khuỷu rồi cân khối lượng lên ta được khối lượng thân thịt. Khối lượng thân thịt (g) Tỷ lệ thân thịt (%) = x 100 Khối lượng sống (g) Khối lượng và tỷ lệ cơ đùi Cách xác định khối lượng cơ đùi: Rạch một đường cắt từ khớp xương trái song song với xương sống dẫn đến chỗ xương đùi gắn vào xương mình. Lột da đùi, da bụng theo đường rạch ranh giới giữa cơ đùi và cơ ngực để rạch một đường cho tách rời ra, cắt bỏ hết tiết, da. Cắt dọc theo xương chày, xương mác để lấy xương này ra cùng với xương bánh chè và xương sụn. Cân khối lượng cơ đùi trái rồi nhân đôi ta có khối lượng cơ đùi.
  44. 35 Khối lượng cơ đùi (g) Tỷ lệ cơ đùi (%) = x 100 Khối lượng thân thịt (g)  Khối lượng và tỷ lệ cơ ngực Cách xác định khối lượng cơ ngực: Rạch một đường dọc theo xương ức lấy ngực trái, cắt tiếp từ xương đòn đến xương vai, bỏ da từ cơ ngực đến xương vai lấy cơ ngực ra khỏi xương. Cân khối lượng cơ ngực trái và nhân đôi ta được khối lượng cơ ngực. Khối lượng cơ ngực (g) Tỷ lệ cơ ngực (%) = x 100 Khối lượng thân thịt (g)  Tỷ lệ cơ ngực + cơ đùi (%) KL cơ ngực + KL cơ đùi (g) Tỷ lệ cơ ngực + cơ đùi (%) = x 100 Khối lượng thân thịt (g)  Tỷ lệ mỡ bụng Khối lượng mỡ bụng (g) Tỷ lệ mỡ bụng (%) = x 100 Khối lượng thân thịt (g) 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu - Các số liệu thu được từ thí nghiệm đều được quản lý bằng Microsoft Exel và phân tích thống kê theo phương pháp thống kê sinh vật học trên phần mềm MINITAB 16.0. Trong đó X là giá trị trung bình, m x là sai số trung bình, Cv% là hệ số biến dị.
  45. 36 PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả phục vụ sản xuất Trong suốt quá trình thực tập tại trại VM, Xã Quyết Thắng, TP Thái Nguyên, được sự giúp đỡ tận tình của thầy, cô, cùng với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân. Em đã có được những kinh nghiệm quý báu và đạt được một số kết quả như sau: * Công tác chăn nuôi - Công tác chuẩn bị chuồng trại nuôi gà Trước khi nhận gà vào nuôi chuẩn bị đầy đủ về chuồng trại và trang thiết bị dụng cụ chăn nuôi như khay ăn, máng ăn nhỏ, máng ăn lớn, máng uống, bạt che, đèn chiếu sáng, sưởi ấm cho gà (bếp than, chụp sưởi). Chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi được khử trùng bằng dung dịch OMNICID với nồng độ 1:125. Chuồng nuôi sau khi phun sát trùng để trống 12 – 15 ngày mới tiến hành nhập gà. Đệm lót được sử dụng là trấu khô, sạch được phun thuốc khử trùng trước khi đưa gà vào 1 ngày, độ dày của đệm lót tùy thuộc vào điều kiện thời tiết. Tất cả các dụng cụ chăn nuôi như: Khay ăn, máng ăn, máng uống, đều được cọ rửa sạch sẽ, ngâm thuốc khử trùng OMNICID trong vòng 20 phút với tỷ lệ 1:125, sau đó được tráng rửa dưới vòi nước sạch và phơi nắng trước khi đưa vào chuồng nuôi. - Công tác chọn giống Con giống phải khỏe mạnh, nhanh nhẹn, mắt sáng, lông mượt, chân bóng, không hở rốn, khoèo chân, vẹo mỏ, đảm bảo khối lượng trung bình lúc mới nhập chuồng là 38 – 40 gam. - Công tác chăm sóc và nuôi dưỡng Tùy theo từng giai đoạn phát triển của gà mà ta áp dụng quy trình nuôi
  46. 37 dưỡng cho phù hợp. + Giai đoạn úm gà con: Trước khi nhập gà ta phải đảm bảo nước uống và nhiệt độ úm cho gà. Nước uống phải sạch và pha đường glucozo 5 %, thắp bóng đèn chụp sưởi trước khi gà về 2 tiếng để đảm bảo nhiệt độ trong quây cho gà. Khi nhập gà về chúng em tiến hành cân khối lượng, ghi chép lại sau đó cho gà con vào ô úm và thả gà vào gần các máng đã đổ nước trước để gà tập uống nước. Cho gà uống nước khoảng 2 tiếng sau đó bắt đầu cho gà ăn. Cách cho ăn: lúc đầu cho gà ăn ít, cho ăn nhiều bữa, giữ thức ăn khô, sạch, mỗi lần cho gà ăn đi thu khay ăn, sàng thức ăn loại bỏ phân và trấu. Nhiệt độ trong giai đoạn này là rất quan trọng, nhiệt độ trong ô úm tuần đầu tiên đảm bảo đạt 33 oC, từ tuần tuổi thứ 2 nhiệt độ giảm dần theo ngày tuổi và khi gà lớn nhiệt độ của gà là 22oC. Thường xuyên theo dõi đàn gà để điều chỉnh nhiệt độ phù hợp cho sự phát triển của gà. Ô úm, máng uống, rèm che đều được điều chỉnh phù hợp theo tuổi gà (độ lớn của gà) ánh sáng được đảm bảo cho gà hoạt động bình thường. + Giai đoạn nuôi thịt: Ở giai đoạn này thì em thay dần khay ăn tròn bằng máng ăn dành cho gà lớn, thay máng uống gallon loại nhỏ bằng máng loại 8 lít. Những dụng cụ được thay thế và những dụng cụ thay thế phải được cọ rửa, khử trùng và phơi nắng trước khi sử dụng. Hàng ngày vào các buổi sáng sớm và đầu giờ chiều em tiến hành cọ rửa máng uống, thu dọn máng ăn đảm bảo máng ăn, máng uống luôn sạch sẽ. Nhu cầu nước uống, thức ăn của gà tăng dần theo lứa tuổi. Lượng thức ăn còn thay đổi theo thời tiết, ở giai đoạn này cho gà ăn tự do đến khi xuất bán. - Chế độ chiếu sáng : Chế độ chiếu sáng gồm 2 yếu tố: Thời gian chiếu sáng và cường độ chiếu sáng.
  47. 38 Chế độ chiếu sáng đúng góp phần quan trọng vào tăng tỷ lệ nuôi sống, đạt được khối lượng mong muốn khi xuất bán, FCR thấp, gà ít bị bệnh, bị chết. + Thời gian chiếu sáng: Tuần đầu và tuần thứ 2 : 23 giờ/24 giờ Tuần thứ 3 và tuần thứ 4: 22 giờ/24 giờ Tuần thứ 5- đến trước xuất bán 1 tuần : 20 giờ sau đó giảm 2 giờ mỗi tuần dần đến 13 giờ hoặc 14 giờ/ 24 giờ Tuần cuối khi xuất bán : Tăng mỗi ngày 1 giờ, từ 15 giờ đến 22 giờ/ 24 giờ. + Cường độ chiếu sáng (bóng đèn dây tóc) : 1-3 tuần tuổi : 4 W/ m2 nền chuồng. Từ tuần thứ 4 – tuần cuối khi xuất bán : 1W/ m2 nền chuồng. Chế độ chiếu sáng luôn được điều chỉnh thích hợp để thúc đẩy cho gà ăn nhiều hơn. Ở giai đoạn úm, gà cần nhiều ánh sáng để phát triển do đó chế độ chiếu sáng ở giai đoạn này thường lớn. Tuy nhiên khi gà lớn thì chế độ chiếu sáng cần ít đi. Vì ánh sáng mạnh sẽ kích thích gà vận động làm giảm khả năng tích lũy của gà, do đó phải giảm ánh sáng để gà tăng trưởng nhanh hơn và tránh hiện tượng gà mổ nhau. Bảng 4.1. Chương trình sử dụng vắc-xin Ngày tuổi Loại vắc-xin Phương pháp sử dụng Lasota lần 1 Nhỏ mắt 1 giọt 7 ngày tuổi Gumboro lần 1 Nhỏ miệng 4 giọt Lasota lần 2 Nhỏ mắt 1 giọt 21 ngày tuổi Gumboro lần 2 Nhỏ miệng 4 giọt 45 ngày tuổi ND Clone- 45 Tiêm dưới da cổ * Công tác thú y - Công tác phòng bệnh: Gà thí nghiệm đều được tiêm các loại vắc-xin phòng bệnh theo đúng quy trình kỹ thuật. * Tham gia các hoạt động khác
  48. 39 Trong quá trình thực tập ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng và theo dõi đàn gà thí nghiệm, bản thân tôi còn tham gia một số công việc như sau: - Tiêu độc, khử trùng dụng cụ chăn nuôi, chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng trại. - Nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng và điều trị bệnh những đàn gà khác không thuộc đàn gà thí nghiệm. - Sửa chữa lại máng ăn bị hỏng, thay rèm che, quét dọn kho trấu và thức ăn, đi đóng trấu. - Tham gia bắt, cân và bán gà. - Tham gia công tác phục vụ sản xuất như: trồng rau, cây ăn quả * Kết quả công tác phục vụ sản xuất Sau 6 tháng thực tập kết quả của công tác này được thể hiện tổng quát qua bảng dưới đây: Bảng 4.2. Kết quả phục vụ sản xuất Kết quả Số lượng Nội dung công việc (Khỏi bệnh/an toàn) (con) Số lượng Tỷ lệ (%) 1. Chăn nuôi gà Nuôi gà thịt 600 600 100 2. Phòng bệnh ở gà Tiêm vắc-xin Newcastle 600 600 An toàn Nhỏ vắc-xin Gumboro 1200 1200 An toàn Nhỏ vắc-xin IB- ND 1200 1200 An toàn 3. Chữa bệnh cho gà Bệnh Cầu trùng 600 600 100 Bệnh CRD 600 600 100 Trong quá trình thực tập em đã trực tiếp tham gia nuôi gà, phòng và chữa bệnh cho đàn gà. Cụ thể ở 7 ngày tuổi em tiến hành làm vắc-xin Gumboro và vắc-xin IB-ND lần 1, ở 21 ngày tuổi em tiến hành làm vắc-xin Gumboro và vắc-xin IB-ND lần 2, ở 45 ngày tuổi em tiến hành làm vắc-xin Newcastle, ngoài ra, em theo dõi và điều trị bệnh CRD cho đàn gà.
  49. 40 * Kết luận về công tác phục vụ sản xuất Qua 6 tháng thực tập tại trại gia cầm VM tại xã Quyết Thắng – thành phố Thái Nguyên được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, đặc biệt là sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của thầy, cô giáo, em đã dần từng bước tiếp cận với thực tiễn sản xuất, vận dụng được kiến thức học được ở nhà trường để rèn luyện chuyên môn, củng cố kiến thức bản thân. 4.2. Kết quả chuyên đề nghiên cứu khoa học 4.2.1. Tỷ lệ mắc bệnh của gà thí nghiệm 4.2.1.1. Tình hình nhiễm bệnh đường hô hấp của đàn gà thí nghiệm và kết quả điều trị Hàng ngày chúng em đều trực tiếp chăm sóc, theo dõi tình hình sức khỏe của đàn gà. Qua việc chăm sóc, theo dõi hàng ngày chúng em nhận thấy gà thịt nuôi chuồng hở nhiễm bệnh đường hô hấp chủ yếu là mắc bệnh hen gà. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.3: Bảng 4.3. Ảnh hưởng của Algimun đến tỷ lệ mắc bệnh CRD gà theo các tuần tuổi (%) LÔ ĐC LÔ TN Tuần Số con Số con Số con Số con Tỷ lệ Tỷ lệ tuổi theo dõi mắc bệnh theo dõi mắc bệnh mắc mắc(%) (con) (con) (con) (con) (%) 1 300 0 0 300 0 0 2 300 0 0 300 0 0 3 300 1 0,33 300 0 0 4 300 50 16,67 300 42 14,00 5 300 45 15,00 300 38 12,67 6 300 30 10,00 300 27 9,00 7 300 22 7,33 300 19 6,33 8 300 20 6,67 300 15 5,00 9 300 17 5,67 300 9 3,00 10 300 11 3,67 300 7 2,33 11 300 6 2,00 300 5 1,67 12 300 4 1,33 300 0 0
  50. 41 Qua bảng 4.3 cho thấy: Tỷ lệ mắc bệnh gà ở cả 2 lô đều cao, cao nhất ở tuần tuổi thứ 4 sau đó giảm dần, cụ thể: Ở tuần tuổi thứ 4 lô ĐC có 50 con mắc bệnh chiếm tỷ lệ 16,67%, lô TN có 42 con chiếm 14% thấp hơn lô ĐC 2,67%, ở tuần thứ 5 tỷ lệ nhiễm bệnh vẫn cao lô TN là 12,67%, lô ĐC là 15%. Nguyên nhân là do 1 số con chưa khỏi lây sang 1 số con khác trong đàn. Tuần tuổi thứ 12 có tỷ lệ nhiễm bệnh giảm do đã được điều trị và sức đề kháng của gà cao hơn: Lô được bổ sung Algimun thấp hơn lô không bổ sung là 1,33%. Như vậy Algimun đã góp phần làm tăng sức đề kháng cho gà Ri lai. *Kết quả điều trị Ở tuần tuổi thứ 4 gà đã có triệu trứng bệnh hen, chúng em đã dung Tylosin để điều trị bệnh trên đàn gà (chữa bệnh cho đàn gà bị bệnh và phòng bệnh Hen gà cho nhưng gà chưa bị bệnh). Sau khi điều trị bằng thuốc Tylosin, những con bị tái nhiễm và bị nhiễm nặng hơn, vì vậy chúng em đã dùng Gentamycin để tiếp tục điều trị. + Điều trị bằng Tylosin: Pha vào nước cho gà uống, liều lượng 1g pha với 2 lít nước cho gà uống thuốc 4 ngày liên tiếp. + Điều trị bằng Gentamycin: Tiêm bắp, liều lượng 0,2 ml/kg, tiêm 3 ngày liên tục. Bảng 4.4. Ảnh hưởng của Algimun đến điều trị bệnh CRD của đàn gà thí nghiệm Số con Số con Tỷ lệ Thuốc Liều Cách Lô thí Bệnh mắc khỏi khỏi điều trị lượng dùng nghiệm (con) (con) (%) Cho Lô ĐC 47 47 100,00 uống Tylosin 1g/lít toàn Hen Lô TN 41 41 100,00 đàn gà 0,2 Tiêm Lô ĐC 3 2 66,67 Gentamycin ml/kg bắp cá TT thể Lô TN 1 1 100
  51. 42 4.2.2. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm Tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu quan trọng, phản ánh sức sống, tình trạng sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật, khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh của gia cầm. Tỷ lệ nuôi sống chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh thú y. Đối với con lai, việc xác định tỷ lệ nuôi sống còn có ý nghĩa quan trọng đến thành hay bại của việc lai tạo. Tỷ lệ nuôi sống ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến hiệu quả chăn nuôi và giá thành sản phẩm nên nâng cao tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu quan trọng cần được xem xét khi nghiên cứu bất kỳ dòng, giống vật nuôi nào. Tỷ lệ nuôi sống gà ri lai (Ri x Lương Phượng) được thể hiện qua bảng 4.5: Bảng 4.5. Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của gà thí nghiệm (%) Lô TN Lô ĐC Tuần tuổi Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn 1 100 100 100 100 2 100 100 100 100 3 100 100 100 100 4 100 100 100 100 5 100 100 100 100 6 100 100 100 100 7 100 100 100 100 8 100 100 100 100 9 100 100 100 100 10 100 100 100 100 11 100 100 100 100 12 100 100 100 100 Bảng 4.5 cho thấy: Trong điều kiện nuôi tốt tỷ lệ sống của gà thí nghiệm ở cả 2 lô là khá cao. Tỷ lệ nuôi sống khá cao là do chúng em đã thực hiện
  52. 43 nghiêm ngặt mọi khâu, từ chọn giống,nuôi úm,chăm sóc nuôi dưỡng, chủng vắc-xin và phòng bệnh tốt. Qua 12 tuần tỷ lệ nuôi sống của gà ở lô Đc và TN đều đạt 100% chứng tỏ quy trình chăm sóc của chúng em là phù hợp và gà Ri lai (Ri x Lương Phượng) thích nghi tốt với điều kiện khí hậu tự nhiên ở thái nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung. Kết quả này cho thấy việc bổ sung Algimun vào thức ăn của gà thí nghiệm không ảnh hưởng tới tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm 4.2.3. Sinh trưởng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 4.2.3.1. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi Chỉ tiêu sinh trưởng tích lũy trong chăn nuôi gia cầm hướng thịt là chỉ tiêu kinh tế rất quan trọng, thông qua tăng trọng lượng cơ thể có thể đánh giá được khả năng sinh trưởng và cho thịt của một dòng, một giống gà. Kết quả được trình bày ở bảng 4.6. Bảng 4.6. Sinh trưởng tích lũy gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g) ( n = 3 ) Lô Thí nghiệm Lô Đối chứng Ngày tuổi P X ±mx Cv% ±mx Cv% 1 40,95 0,18 0,61 40,93 1,09 0,37 0,98 7 98,08 1,09 1,57 96,41 0,74 1,08 0,12 14 193,09 1,11 0,81 190,57 1,44 1,07 0,18 21 306,29 2,81 1,3 300,83 1,94 0,91 0,15 28 443,09 1,9 0,61 438,05 0,62 0,2 0,09 35 612,2 3,81 0,88 606,61 1,49 0,35 0,24 42 786,52 2,29 0,41 779,39 0,96 0,17 0,07 49 964,3a 1,66 0,24 955,75b 1,41 0,21 0,02 56 1153,3a 0,9 0,11 1142,6b 1,83 0,23 0,02 63 1340,1 0,96 0,1 1334,7 2,98 0,32 0,17 70 1504,5 1,89 0,18 1499,0 0,6 0,06 0,08 77 1661,1a 1,36 0,12 1647,9b 1,31 0,11 0,02 84 1814,2a 4,2 0,33 1797,3b 3,05 0,24 0,03 So Sánh 100,94 100 Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang các chữ cái khác nhau thì sai khác
  53. 44 giữa chúng là rõ rệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) Khối lượng gà ở lô thí nghiệm và lô đối chứng không có sự sai khác nhau. Thời điểm 84 ngày tuổi, khối lượng gà thí nghiệm vượt gà đối chứng là 1814,16– 1797,25 g/con. So sánh khối lượng gà lô đối chứng với công bố của các tác giả khác trên cùng đối tượng cho thấy lúc 77 ngày tuổi khối lượng gà lô thí nghiệm cao hơn kết quả nghiên cứu Hồ Xuân Tùng và cs (2008) [8] là 1479,17 g. Tại thời điểm kết thúc thí nghiệm thì khối lượng gà trong thí nghiệm của chúng em cao hơn công bố của Võ Văn Hùng (2017) [3] trên gà Ri lai (Ri x Lương Phượng) nuôi vụ Đông đến 84 ngày tuổi là 1642,0 g/con. Để thấy rõ hơn sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm em minh hoạ bằng hình 4.1. Hình 4.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm 4.2.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm * Sinh trưởng tuyệt đối Sinh trưởng tuyệt đối biểu hiện sự tăng lên về khối lượng cơ thể trong
  54. 45 khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát. Trên cơ sở khối lượng cơ thể gà thí nghiệm được theo dõi qua các tuần tuổi, chúng em xác định được tốc độ sinh trưởng tuyệt đối ở các tuần tuổi khác nhau. *Kết quả được trình bày ở bảng 4.7 và biểu đồ 4.2. Bảng 4.7. Tăng khối lượng tuyệt đối theo tuần của gà thí nghiệm (Đơn vị tính: g/con/ngày) Lô TN Lô ĐC Giai đoạn P X ±mx Cv% ±mx Cv% 1-7 8,16 0,07 1,21 7,96 0,07 1,16 0,08 8-14 13,57 0,13 1,31 13,41 0,17 1,80 0,42 15-21 16,17 0.32 2,83 15,75 0,20 1,81 0,27 22-28 19,54 0,50 3,61 19,60 0,29 2,11 0,91 29-35 24,16 0,34 1,98 24,08 0,15 0,87 0,82 36-42 24,90 0,27 1,55 24,68 0,13 0,75 0,47 43-49 25,40 0,37 2,08 25,19 0,28 1,59 0,63 50-56 26,99 0,11 0,58 26,51 0,29 1,53 0,20 57-63 26,70 0,19 1,03 26,79 0,35 1,86 0,79 64-70 23,69 0,21 1,23 23,33 0,55 3,35 0,53 71-77 22,37 0,27 1,73 21,27 0,11 0,71 0,04 78-84 21,87 0,42 2,69 20,46 0,52 3,58 0,08 Số liệu bảng 4.7 cho thấy: Sinh trưởng tuyệt đối của gà ở cả 2 lô đều tuân theo quy luật sinh trưởng chung của gia cầm. Giai đoạn từ 1 đến 77 ngày tuổi, sinh trưởng tuyệt đối của lô thí nghiệm và lô đối chứng không có sự sai khác về mặt ý nghĩa thống kê. Lúc 84 ngày tuổi sinh trưởng tuyệt đối của gà ri lai lô có bổ sung Algimun là 21,87g/con/ngày, lô không bổ sung là 20,46 g/con/ngày. Như vậy, bổ sung Algimun vào thức ăn có ảnh hưởng tốt tới gà
  55. 46 tới gà ri lai (Ri x Lương Phượng) tại Thái Nguyên. 30,00 25,00 20,00 sinh trưởng tuyệt đối 15,00 TN 10,00 sinh trưởng tuyệt đối 5,00 ĐC 0,00 ss-1 T1-T2 T2 - T3 - T4 - T5 - T6 - T7 - T8 - T9 - T10 - T11 - T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Hình 4.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối * Sinh trưởng tương đối Sinh trưởng tương đối nó biểu thị tốc độ sinh trưởng của đàn gà sau một thời gian nuôi dưỡng. Kết quả theo dõi về sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi được thể hiện qua bảng 4.8 và biểu đổ 4.3. Số liệu bảng 4.8 cho thấy: Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm ở tuần 0 – 1 là cao nhất sau đó giảm dần qua các tuần tuổi và sự giảm dần này tuân theo quy luật chung của gia súc, gia cầm. Ở tuần thứ nhất dao động từ 82,18 % ở lô TN đến 81,33 % ở lô ĐC, giai đoạn từ 11 - 12 tuần tuổi giảm xuống còn 8,81 % (lô TN) và 8,30 % (lô ĐC). Tuy nhiên, sinh trưởng tương đối của cả 2 lô có bổ sung và không bổ sung Algimun không có sự sai khác về mặt ý nghĩa thống kê. Như vậy, Algimun không ảnh hưởng đến sinh trưởng tương đối của gà ri lai (Ri x Lương Phượng).
  56. 47 Bảng 4.8. Sinh trưởng tương đối theo tuần của gà thí nghiệm (%) Giai đoạn Lô TN Lô ĐC P (Tuần tuổi) X ±mx Cv% ±mx Cv% SS – 1 82,18 0,35 0,60 81,33 0,33 0,57 0,12 1 – 2 65,25 0,47 1,02 65,36 0,52 1,14 0,87 2 – 3 45,33 0,66 2,07 44,87 0,53 1,67 0,56 3 – 4 36,51 1,00 3,87 37,15 0,64 2,43 0,56 4 – 5 32,05 0,32 1,42 24,93 0,16 0,91 0 5 – 6 24,93 0,37 2,08 24,93 0,16 0,91 1 6 – 7 20,31 0,31 2,17 20,33 0,22 1,54 0,95 7 – 8 17,85 0,09 0,75 17,68 0,19 1,48 0,4 8 – 9 14,99 0,11 1,03 15,11 0,23 2,12 0,61 9 – 10 11,66 0,10 1,16 11,52 0,29 3,54 0,63 10 – 11 9,89 0,12 1,77 9,46 0,04 0,63 0,06 11 – 12 8,81 0,15 2,47 8,30 0,22 3,74 0,1 % 90 80 70 60 50 sinhtrưởng tương 40 đối TN 30 20 10 sinhtrưởng tương đối ĐC 0 ss-1 T1-T2 T2 - T3 - T4 - T5 - T6 - T7 - T8 - T9 - T10 - T11 - T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Hình 4.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối 4.2.4. Khả năng thu nhận và chuyển hoá thức ăn của gà thí nghiệm
  57. 48 4.2.4.1. Tiêu thụ thức ăn của gà TN qua các giai đoạn Lượng thức ăn tiêu thụ hằng ngày phản ánh tình trạng sức khỏe của gà, chất lượng thức ăn, trình độ chăm sóc nuôi dưỡng, sinh trưởng và khả năng cho sản phẩm của gia cầm. Chúng em đã theo dõi và tính được lượng thức ăn tiêu thụ hằng ngày của gà thí nghiệm qua các giai đoạn thể hiện ở bảng 4.9. Bảng 4.9. Thu nhận thức ăn theo tuần của gà thí nghiệm (gam/con/ngày) Lô TN Lô ĐC Tuần tuổi P X ±mx Cv% ±mx Cv% 1 12,06 0,22 2,57 12,38 0,37 4,26 0,44 2 22,12 0,22 1,4 22,42 0,22 1,38 0,03 3 30,38 0,22 1,02 30,67 0,22 1,01 0,32 4 38,54 0,22 0,8 38,89 0,22 0,8 0,24 5 44,69 0,22 0,69 45,01 0,22 0,69 0,28 6 55,63 0,22 0,56 55,78 0,22 0,56 0,59 7 63,83 0,22 0,49 64,11 0,22 0,48 0,33 8 72,21 0,22 0,43 72,85 0,22 0,43 0,07 9 79,73 0,21 0,38 80,78 0,23 0,4 0,01 10 88,55 0,21 3,51 88,58 0,23 0,37 0 11 92,81 0,22 0,34 93,54 0,22 0,34 0,06 12 95,32 0,21 0,32 96,06 0,22 0,31 0,06 Tổng 4871,09 - - 4907,49 - - Lượng ăn vào của gà thí nghiệm tại bảng 4.9 cho thấy: Lượng thức ăn thu nhận/ngày tính theo giai đoạn từng tuần tuổi hay từ ss đến 84 ngày tuổi ở 2 lô là tương đương nhau, sai khác không có ý nghĩa thống kê. Đến 84 ngày tuổi, lượng thu nhận thức ăn của lô thí nghiệm là 95,32, lô đối chứng là 96,06. So sánh với kết quả nghiên cứu của Bùi Hữu Đoàn và cs (2011) [1] khi nghiên cứu trên gà Mía - Hồ - Lương Phượng thì khả năng thu nhận thức ăn lúc 7-12 tuần tuổi trung bình là 71,56 g/con/ngày, của gà thí nghiệm ri lai là cao hơn, trung bình là 82,55 g/con/ngày.Tổng lượng thức ăn của gà thí nghiệm là 4871,09,gà
  58. 49 đối chứng là 4907,47 cho thấy tổng lượng thức ăn của gà đối chứng cao hơn gà thí nghiêm. 4.2.4.2. Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng Trong chăn nuôi gà thịt tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng càng thấp hiệu quả kinh tế càng cao, đây là chỉ tiêu quan trọng luôn được các nhà chọn giống quan tâm hàng đầu. Mọi biện pháp kỹ thuật làm giảm tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng đều đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Kết quả theo dõi hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm được thể hiện qua bảng 4.10. Bảng 4.10. Tiêu tốn thức ăn cộng dồn cho 1 kg khối lượng (kg) Lô TN Lô ĐC Tuần tuổi P X ±mx Cv% ±mx Cv% 1 1,66 0,21 18,07 1,69 0,23 18,93 0,91 2 1,71 0,21 17,54 1,75 0,23 18,29 0,89 3 1,88 0,21 15,96 1,95 0,23 16,41 0,80 4 1,96 0,21 15,31 2,02 0,23 15,84 0,83 5 2,01 0,21 14,93 2,06 0,23 15,53 0,86 6 2,04 0,21 14,71 2,15 0,23 14,88 0,69 7 2,19 0,21 13,70 2,23 0,23 14,35 0,89 8 2,34 0,23 13,68 2,29 0,21 13,10 0,86 9 2,51 0,23 12,75 2,45 0,21 12,24 0,83 10 2,66 0,21 11,28 2,37 0,23 13,50 0,34 11 2,88 0,21 10,42 2,95 0,23 10,85 0,80 12 3,06 0,21 9,80 3,16 0,23 10,13 0,72 Kết quả bảng 4.10 cho thấy: Tiêu tốn thức ăn cộng dồn cho 1 kg tăng khối lượng của lô có bổ sung Algimun luôn thấp hơn lô không bổ sung Algimun. Hệ số chuyển hóa thức ăn đến 77 ngày tuổi ở lô thí nghiệm là 2,88 thấp hơn lô đối chứng là 2,95. So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thưởng và Trần Thanh Vân (2004) [9] ở gà F1 (Ri x Lương Phượng) nuôi bán chăn thả tại Thái nguyên có FCR đến 77 ngày tuổi là 2,93 kg thì kết
  59. 50 quả của chúng em là thấp hơn. Tại thời điểm kết thúc thí nghiệm, tiêu tốn thức ăn cộng dồn/kg tăng khối lượng của lô thí nghiệm là 3,06 và lô đối chứng là 3,16, kết quả này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thành Luân (2015) [4], trong điều kiện nuôi nông hộ tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là 3,69. Như vậy, Algimun đã làm tăng hiệu quả chuyển hóa thức ăn của gà ri lai nuôi tại Thái Nguyên. 4.2.5. Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm Chỉ số sản xuất PI (Performance - Index) là một đại lượng biểu thị mối quan hệ tổng hợp giữa khối lượng cơ thể, tỷ lệ nuôi sống, FCR và thời gian nuôi. Chỉ số sản xuất là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế của nuôi gia cầm lấy thịt. Kết quả theo dõi về chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi được thể hiện qua bảng 4.11 Bảng 4.11. Chỉ số sản xuất (PI) và chỉ số kinh tế (EN) của gà thí nghiệm Tuần Chỉ Lô TN Lô ĐC P tuổi Số X ±mx Cv% ±mx Cv% PI 10 89,81 0,67 0,84 88,90 2,19 3,48 0,68 EN 3,40 0,03 0,07 3,39 0,09 3,63 0,84 PI 11 79,76 1,19 0,06 75,82 0,56 1,05 0,07 EN 2,84 0,05 0,09 2,70 0,03 1,38 0,06 PI 12 73,96 1,77 0,10 69,01 1,66 3,41 0,09 EN 2,50 0,07 4,06 2,33 0,05 3,25 0,10 Kết quả bảng 4.11 cho thấy: Chỉ số sản xuất (PI) giảm dần từ 70 đến 84 ngày tuổi, chỉ số sản xuất giảm từ 89,81 xuống 73,96 ở lô thí nghiệm, từ 88,90 xuống 73,96 ở lô đối chứng. Tương tự, chỉ số kinh tế (EN) ở lô thí nghiệm giảm từ 3,40 xuống 2,50 và 3,39 xuống 2,33 ở lô đối chứng. Từ 70 đến 84 ngày tuổi, lô có bổ sung Algimun có chỉ số kinh tế và chỉ số sản xuất
  60. 51 luôn cao hơn lô không bổ sung Algimun 4.2.6. Kết quả mổ kháo sát của gà thí nghiệm Thịt gà chứa hàm lượng protein cao, đặc biệt là thịt lườn (cơ ngực), ức gà chưa đến 21 g protein và 172 g calories nhưng chỉ chứa 9 g chất béo là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng trong bữa ăn hàng ngày. Vì vậy tỷ lệ cơ ngực, tỷ lệ cơ đùi, tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ mỡ bụng là những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả sử dụng của gà thịt. Chúng em đã tiến hành mổ khảo sát gà thí nghiệm, kết quả mổ khảo sát được thể hiện qua bảng 4.12. Bảng 4.12. Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm lúc 84 ngày tuổi Lô TN Lô ĐC Chỉ tiêu Trống Mái Trống Mái P X ± mx ± mx ± mx ± mx Khối lượng 1850,00 120,25 1420,10 150,66 1795,00 122,01 1400,10 145,35 0,63 sống (g) Tỷ lệ thận thịt 79,22 0,33 77,50 0,58 78,65 0,38 77,21 0,60 0,99 (%) Tỷ lệ cơ 22,25 0,22 19,87 0,36 21,68 0,25 19,55 0,32 0,06 đùi (%) Tỷ lệ cơ 16,54 0,35 16,10 0,39 16,22 0,62 15,86 0,66 0,83 ngực (%) Tỷ lệ cơ đùi + cơ 38,79 0,36 35,97 0,45 37,90 0,34 35,41 0,50 0,91 ngực (%) Tỷ lệ mỡ 1,81 bụng 1,82 0,06 1,85 0,12 0,08 1,83 0,20 0,99 (%) Qua kết quả mổ khảo sát ta thấy: Tỷ lệ cơ ngực thấp hơn đùi và tỷ lệ thịt đùi cộng ngực của lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng. Cụ thể, tỷ lệ thân thịt lô TN là 79,22 %; của lô ĐC là 77,93 %; tỷ lệ cơ ngực ở lô TN là 16,32 %; của lô ĐC là 16,04 %; tỷ lệ thịt đùi của lô ĐC là 20,62 %; của lô TN là 21,06 %; tỷ lệ thịt đùi cộng ngực ở lô ĐC là 36,66 %; ở lô TN là 37,38 %.
  61. 53 4.2.7. Chi phí trực tiếp cho 1 kg gà xuất bán Bảng 4.13. Sơ bộ hạch toán thu – chi phí trực tiếp của gà thí nghiệm (Đơn vị tính: đ/kg ) Lô TN Lô ĐC Diễn giải X Giống gà 3621 3680 Thức ăn 30.500 31.910 Thuốc thú y 850 1.155,50 Điện nước 1.500,32 1.655,56 Chi phí khác (đệm lót, lưới ngăn ô ) 750 835 Algimun 2000 - Tổng chi 39.221 39.236 Giá bán 60.000 60.000 Thu - Chi chi phí trực tiếp 20.160 19.135 So sánh (%) 105 100 Chi phí trực tiếp cho 1 kg tăng khối lượng là chỉ tiêu kinh tế quan trọng nhất trong chăn nuôi gà thịt, từ đó quyết định đến hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi. Chi phí trực tiếp/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm được ghi ở bảng 4.13. Kết quả bảng cho thấy: Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của gà lô có bổ sung Algimun là 30.500 đồng, thấp hơn so với lô không bổ sung là 31.910 đồng. Phần chi phí cho thuốc thú y của lô thí nghiệm là 850 đồng thấp hơn lô đối chứng là 1.155,5 đồng. Thu – chi chi phí trực tiếp của lô thí nghiệm là 20.160 đồng cao hơn lô đối chứng là 19.135 đồng. Như vậy việc bổ sung Algimun cho gà ri lai (Ri x Lương Phượng), đã giảm chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng và chi phí thuốc thú y, góp phần tăng thu nhập cho người chăn nuôi.
  62. 54 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Bổ sung 1g Algimun/1kg thức ăn trong 5 ngày đầu tiên và 1 ngày/1 tuần vào những tuần tuổi tiếp theo của gà ri lai (♂ Ri × ♀ Lương Phượng) nuôi đến 84 ngày tuổi theo phương thức nuôi nhốt trong chuồng hở nuôi vụ đông đã có tác dụng tốt. Kết quả cụ thể như sau: *Tỷ lệ mắc bệnh : Bổ sung Algimun vào thức ăn dễ thực hiện, đã làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, tăng khả năng sinh trưởng, giảm tiêu tốn cho 1 kg tăng khối lượng , tăng chỉ số sản xuất kinh tế, giảm chi phí trực tiếp cho gà thịt xuất bán * Sinh trưởng: Bổ sung Algimun không ảnh hưởng đến sinh trưởng của gà ri lai (Ri x Lương Phượng). * Về tỷ lệ nuôi sống: : Bổ sung Algimun không ảnh hưởng đến sinh trưởng của gà ri lai (Ri x Lương Phượng). * Tiêu tốn thức ăn: Hệ số chuyển hóa thức ăn ở lô bổ sung Algimun giảm so với lô đối chứng (3,06 so với 3,16), theo đó, chi phí thức ăn cho tăng khối lượng cũng giảm hơn so với lô không bổ sung Algimun (30.500 đ – 31.910 đ). * Chỉ số sản xuất (PI): Bổ sung chế phẩm Algimun đã có kết quả tốt với chỉ số sản xuất (PI), đạt 73,96 cao hơn so với không bổ sung đạt 69.01. Tương tự chỉ số kinh tế (EN) ở lô thí nghiệm vượt lô đối chứng (1,93 – 1,66). Như vậy, việc bổ sung Algimun đã làm giảm tiêu tốn cho 1 kg tăng khối lượng, tăng chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế, giảm chi phí thức ăn, do đó đem lại hiệu quả kinh tế tốt cho người chăn nuôi. 5.2. Tồn tại Thí nghiệm mới được nghiên cứu trên gà ri lai (♂ Ri × ♀ Lương
  63. 55 Phượng) ở vụ đông mà chưa có điều kiện để áp dụng trên nhiều giống gà và mùa vụ khác. 5.3. Đề nghị Nghiên cứu bổ sung Algimun vào thức ăn của gà trong các mùa vụ khác nhau, điều kiện nuôi khác nhau, trên các loại gà khác nhau để có kết luận chính xác và đầy đủ hơn về ảnh hưởng của việc bổ sung Algimun. Khuyến cáo người chăn nuôi nên sử dụng Algimun trong chăn nuôi gà thịt.
  64. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt 1. Bùi Hữu Đoàn, Hoàng Thanh (2011), Khả năng sản xuất và chất lượng thịt của tổ hợp gà lai kinh tế 3 giống (Mía - Hồ - Lương Phượng),Tạp chí Khoa học và phát triển 2011, tập 9, số 6, tr. 941 – 947. 2. Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Huy Đạt (2011), Các chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội 3. Võ Văn Hùng (2017), Nghiên cứu xác định mức protein thô, lysine/năng lượng trao đổi và tỷ lệ (methionine+ cysteine)/lysine thích hợp trong khẩu phần ăn của gà Ri lai (Ri x Lương Phượng) theo mùa vụ ở miền bắc Việt Nam, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên, tr. 75 4. Nguyễn Thành Luân (2015), Nghiên cứu khả năng sản xuất của giống gà Ri vàng rơm và Ri cải tiến nuôi trong nông hộ tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên. 5. Trần Đình Miên, Hoàng Kim Đường (1992), Chọn và nhân giống gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 40, 41, 94, 99, 116. 6. Nguyễn Thị Thúy Mỵ (1997), Khảo sát, so sánh khả năng sản xuất của gà broiler 49 ngày tuổi thuộc các giống Arbor Arces, Avian, BE88 nuôi vụ hè tại Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, tr. 34,35. 7. Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Văn Duy, Nguyễn Đình Tôn (2017), Khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của gà H’Mông nuôi theo phương thức công nghiệp, Tạp trí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2017, tập 15, số 4, tr. 428 - 445. 8. Hồ Xuân Tùng (2008), Nghiên cứu lai tạo giữa gà Lương Phượng và gà Ri nhằm chọn tạo giống gà thả vườn phục vụ cho chăn nuôi nông hộ,
  65. Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, viện KHNN Việt Nam 9. Nguyễn Văn Thưởng, Trần Thanh Vân (2004), “Khả năng sinh trưởng và cho thịt của gà F1 (trống Ri x mái Kabir) và F1 (trống Ri x mái Lương Phượng) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên”, Tạp chí Chăn nuôi, Số 8, tr. 4 - 6. 10. Tiêu chuẩn Việt Nam (1977), “Phương pháp xác định sinh trưởng tuyệt đối”, Tiêu chuẩn Việt Nam - 1997, 3 - 39 -77. 11. Trần Thanh Vân, Nguyễn Duy Hoan, Nguyễn Thị Thúy Mỵ (2015), Giáo trình chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 28 - 33, 40. II. Tài liệu Tiếng Anh 12. Byrd J, Hargis B, Caldwell D, Bailey R , Herron K, McReynolds J, Brew er R L, Anderson R, Bischoff K, Callaway T, Kubena L (2001), “Effect of lactic acid administration in the drinking water during pre-slaughter feet withdrawal on Salmonella and Campylobacter contamination of broilers”, Poultry Sci, pp. 278 – 283. 13. Chanbers (1990), “Genetic of growth and meat production in chicken”, Poultry breeding and genetics, R. D. Cawforded Elsevier Amsterdam – Holland, pp. 627 – 628. 14. North MO., Bel P. D (1990), Commercial chicken production manual, (Fourth edition) van nostrand Reinhold, New Yord. 15. VanHorne P (1991), “More space per hen increases production cost”, World Poultry science, No 2, pp160 – 166. 16. Wesh Bunr K. W. ET – AT (1992), “Influence of body weight on response to a heat stress environment”, World poultry congress, Vol. 2, pp. 53 – 63. III. Tài liệu Internet 17. Võ Thị Trà An, (2018), Bài thuyết trình về câu chuyện kháng sinh và ngành chăn nuôi Việt Nam, nghe-chiet-xuat-tao-bien-tin-tien-nhat-cua-olmix-ho-tro-hoat-ong-ieu- ha-mien-dich-v-khng
  66. 18. Nguyễn Thị Bạch Tuyết, (2018), Bài thuyết trình về câu chuyện kháng sinh và ngành chăn nuôi Việt Nam, tuc/cng-nghe-chiet-xuat-tao-bien-tin-tien-nhat-cua-olmix-ho-tro-hoat- ong-ieu-ha-mien-dich-v-khng 19. Xelianxki, (1986), Hệ tiêu hóa gia cầm, channuoigiacam/giai-phau-va -sinh-ly/he-tieu-hoa 20. MoZan (1977), cua-viec-bo-sung-ti-le-bot-la-san-trong-khau-phan-toi-suc-san-xuat- thit-cua-ga-broiler-1850/
  67. PHỤ LỤC 1 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CỦA ĐỀ TÀI Ảnh 1: Chế Phẩm Algimun
  68. Hình ảnh 2: Úm gà thí nghiệm Hình ảnh 3: Thức ăn hỗn hợp cho gà thịt từ 1-28 ngày tuổi Hình ảnh 4: Cân gà thí nghiệm Hình ảnh 5: Mổ khám gà bị bệnh
  69. Hình ảnh 6: Thu dọn chuồng Hình ảnh 7: Phun thuốc sát trùng Hình ảnh 8: Mổ khảo sát gà Hình ảnh 9: Mổ khảo sát gà thí thí nghiệm lô Đối chứng nghiệm lô Thí Nghiệm
  70. PHỤ LỤC 2 XỬ LÝ THỐNG KÊ TRÊN PHẦN MỀM MINITAB 16.0 Two-Sample T-Test and CI: KLSS TN, KLSSDC Two-sample T for KLSS TN vs KLSSDC N Mean StDev SE Mean KLSS TN 3 40.953 0.250 0.14 KLSSDC 3 41.60 1.14 0.66 Difference = mu (KLSS TN) - mu (KLSSDC) Estimate for difference: -0.647 95% CI for difference: (-3.536, 2.242) T-Test of difference = 0 (vs not =): T-Value = -0.96 P-Value = 0.437 DF = 2 Two-Sample T-Test and CI: KTN1, KLDC1 Two-sample T for KTN1 vs KLDC1 N Mean StDev SE Mean KTN1 3 98.087 0.858 0.50 KLDC1 3 96.41 1.04 0.60 Difference = mu (KTN1) - mu (KLDC1) Estimate for difference: 1.680 95% CI for difference: (-0.799, 4.159) T-Test of difference = 0 (vs not =): T-Value = 2.16 P-Value = 0.120 DF = 3 Two-Sample T-Test and CI: KLTN2, KLDC2 Two-sample T for KLTN2 vs KLDC2 N Mean StDev SE Mean KLTN2 3 193.09 1.57 0.90 KLDC2 3 190.57 2.03 1.2 Difference = mu (KLTN2) - mu (KLDC2) Estimate for difference: 2.51 95% CI for difference: (-2.20, 7.23) T-Test of difference = 0 (vs not =): T-Value = 1.70 P-Value = 0.188 DF = 3 Two-Sample T-Test and CI: KLTN3, KLĐC3 Two-sample T for KLTN3 vs KLĐC3 N Mean StDev SE Mean
  71. KLTN3 3 306.29 3.98 2.3 KLĐC3 3 300.83 2.75 1.6 Difference = mu (KLTN3) - mu (KLĐC3) Estimate for difference: 5.46 95% CI for difference: (-3.43, 14.35) T-Test of difference = 0 (vs not =): T-Value = 1.96 P-Value = 0.145 DF = 3 Two-Sample T-Test and CI: KLTN4, KLĐC4 Two-sample T for KLTN4 vs KLĐC4 N Mean StDev SE Mean KLTN4 3 443.09 2.69 1.6 KLĐC4 3 438.053 0.877 0.51 Difference = mu (KLTN4) - mu (KLĐC4) Estimate for difference: 5.04 95% CI for difference: (-1.99, 12.07) T-Test of difference = 0 (vs not =): T-Value = 3.09 P-Value = 0.091 DF = 2 Two-Sample T-Test and CI: KTTN5, KLĐC5 Two-sample T for KTTN5 vs KLĐC5 N Mean StDev SE Mean KTTN5 3 612.20 5.38 3.1 KLĐC5 3 606.61 2.10 1.2 Difference = mu (KTTN5) - mu (KLĐC5) Estimate for difference: 5.59 95% CI for difference: (-8.76, 19.95) T-Test of difference = 0 (vs not =): T-Value = 1.68 P-Value = 0.236 DF = 2 Two-Sample T-Test and CI: KLTN6, KLĐC6 Two-sample T for KLTN6 vs KLĐC6 N Mean StDev SE Mean KLTN6 3 786.52 3.23 1.9 KLĐC6 3 779.39 1.36 0.79 Difference = mu (KLTN6) - mu (KLĐC6) Estimate for difference: 7.13 95% CI for difference: (-1.58, 15.85) T-Test of difference = 0 (vs not =): T-Value = 3.52 P-Value = 0.072 DF = 2 Two-Sample T-Test and CI: KLTN7, KLĐC7
  72. Two-sample T for KLTN7 vs KLĐC7 N Mean StDev SE Mean KLTN7 3 964.30 2.35 1.4 KLĐC7 3 955.75 1.99 1.1 Difference = mu (KLTN7) - mu (KLĐC7) Estimate for difference: 8.55 95% CI for difference: (2.89, 14.21) T-Test of difference = 0 (vs not =): T-Value = 4.81 P-Value = 0.017 DF = 3 Two-Sample T-Test and CI: KLTN8, KLĐC8 Two-sample T for KLTN8 vs KLĐC8 N Mean StDev SE Mean KLTN8 3 1153.25 1.28 0.74 KLĐC8 3 1142.58 2.59 1.5 Difference = mu (KLTN8) - mu (KLĐC8) Estimate for difference: 10.67 95% CI for difference: (3.50, 17.85) T-Test of difference = 0 (vs not =): T-Value = 6.40 P-Value = 0.024 DF = 2 Two-Sample T-Test and CI: KLTN9, KLĐC9 Two-sample T for KLTN9 vs KLĐC9 N Mean StDev SE Mean KLTN9 3 1340.13 1.36 0.79 KLĐC9 3 1334.71 4.21 2.4 Difference = mu (KLTN9) - mu (KLĐC9) Estimate for difference: 5.43 95% CI for difference: (-5.58, 16.43) T-Test of difference = 0 (vs not =): T-Value = 2.12 P-Value = 0.168 DF = 2 Two-Sample T-Test and CI: KLTN10, KLĐC10 Two-sample T for KLTN10 vs KLĐC10 N Mean StDev SE Mean KLTN10 3 1504.52 2.67 1.5 KLĐC10 3 1499.013 0.855 0.49 Difference = mu (KLTN10) - mu (KLĐC10)
  73. Estimate for difference: 5.51 95% CI for difference: (-1.46, 12.47) T-Test of difference = 0 (vs not =): T-Value = 3.40 P-Value = 0.077 DF = 2 Two-Sample T-Test and CI: KLTN11, KLĐC11 Two-sample T for KLTN11 vs KLĐC11 N Mean StDev SE Mean KLTN11 3 1661.08 1.93 1.1 KLĐC11 3 1554.55 7.18 4.1 Difference = mu (KLTN11) - mu (KLĐC11) Estimate for difference: 106.53 95% CI for difference: (88.06, 125.00) T-Test of difference = 0 (vs not =): T-Value = 24.82 P-Value = 0.002 DF = 2 Two-Sample T-Test and CI: KLTN12, KLĐC12 Two-sample T for KLTN12 vs KLĐC12 N Mean StDev SE Mean KLTN12 3 1814.16 5.95 3.4 KLĐC12 3 1797.25 4.31 2.5 Difference = mu (KLTN12) - mu (KLĐC12) Estimate for difference: 16.91 95% CI for difference: (3.42, 30.40) T-Test of difference = 0 (vs not =): T-Value = 3.99 P-Value = 0.028 DF = 3 Two-Sample T-Test and CI: STTĐTN1, STTDĐC1 Two-sample T for STTĐTN1 vs STTDĐC1 N Mean StDev SE Mean STTĐTN1 3 8.1619 0.0990 0.057 STTDĐC1 3 7.9629 0.0921 0.053 Difference = mu (STTĐTN1) - mu (STTDĐC1) Estimate for difference: 0.1990 95% CI for difference: (-0.0494, 0.4475) T-Test of difference = 0 (vs not =): T-Value = 2.55 P-Value = 0.084 DF = 3 Two-Sample T-Test and CI: STTĐTN2, STTDĐC2 Two-sample T for STTĐTN2 vs STTDĐC2
  74. N Mean StDev SE Mean STTĐTN2 3 13.571 0.178 0.10 STTDĐC2 3 13.411 0.241 0.14 Difference = mu (STTĐTN2) - mu (STTDĐC2) Estimate for difference: 0.160 95% CI for difference: (-0.391, 0.711) T-Test of difference = 0 (vs not =): T-Value = 0.92 P-Value = 0.423 DF = 3 Two-Sample T-Test and CI: STTĐTN3, STTDĐC3 Two-sample T for STTĐTN3 vs STTDĐC3 N Mean StDev SE Mean STTĐTN3 3 16.171 0.458 0.26 STTDĐC3 3 15.750 0.284 0.16 Difference = mu (STTĐTN3) - mu (STTDĐC3) Estimate for difference: 0.421 95% CI for difference: (-0.570, 1.412) T-Test of difference = 0 (vs not =): T-Value = 1.35 P-Value = 0.269 DF = 3 Two-Sample T-Test and CI: STTĐTN4, STTDĐC4 Two-sample T for STTĐTN4 vs STTDĐC4 N Mean StDev SE Mean STTĐTN4 3 19.544 0.705 0.41 STTDĐC4 3 19.604 0.413 0.24 Difference = mu (STTĐTN4) - mu (STTDĐC4) Estimate for difference: -0.060 95% CI for difference: (-1.561, 1.441) T-Test of difference = 0 (vs not =): T-Value = -0.13 P-Value = 0.907 DF = 3 Two-Sample T-Test and CI: STTĐTN5, STTDĐC5 Two-sample T for STTĐTN5 vs STTDĐC5 N Mean StDev SE Mean STTĐTN5 3 24.158 0.478 0.28 STTDĐC5 3 24.079 0.210 0.12 Difference = mu (STTĐTN5) - mu (STTDĐC5) Estimate for difference: 0.079 95% CI for difference: (-1.219, 1.377) T-Test of difference = 0 (vs not =): T-Value = 0.26 P-Value = 0.818 DF = 2
  75. Two-Sample T-Test and CI: STTĐTN6, STTDĐC6 Two-sample T for STTĐTN6 vs STTDĐC6 N Mean StDev SE Mean STTĐTN6 3 24.903 0.386 0.22 STTDĐC6 3 24.683 0.185 0.11 Difference = mu (STTĐTN6) - mu (STTDĐC6) Estimate for difference: 0.220 95% CI for difference: (-0.844, 1.284) T-Test of difference = 0 (vs not =): T-Value = 0.89 P-Value = 0.467 DF = 2 Two-Sample T-Test and CI: STTĐTN7, STTDĐC7 Two-sample T for STTĐTN7 vs STTDĐC7 N Mean StDev SE Mean STTĐTN7 3 25.397 0.528 0.30 STTDĐC7 3 25.194 0.399 0.23 Difference = mu (STTĐTN7) - mu (STTDĐC7) Estimate for difference: 0.203 95% CI for difference: (-1.013, 1.419) T-Test of difference = 0 (vs not =): T-Value = 0.53 P-Value = 0.632 DF = 3 Two-Sample T-Test and CI: STTĐTN8, STTDĐC8 Two-sample T for STTĐTN8 vs STTDĐC8 N Mean StDev SE Mean STTĐTN8 3 26.993 0.156 0.090 STTDĐC8 3 26.514 0.406 0.23 Difference = mu (STTĐTN8) - mu (STTDĐC8) Estimate for difference: 0.479 95% CI for difference: (-0.602, 1.560) T-Test of difference = 0 (vs not =): T-Value = 1.91 P-Value = 0.197 DF = 2 Two-Sample T-Test and CI: STTĐTN9, STTDĐC9 Two-sample T for STTĐTN9 vs STTDĐC9 N Mean StDev SE Mean STTĐTN9 3 26.697 0.275 0.16 STTDĐC9 3 26.793 0.498 0.29 Difference = mu (STTĐTN9) - mu (STTDĐC9)
  76. Estimate for difference: -0.096 95% CI for difference: (-1.142, 0.949) T-Test of difference = 0 (vs not =): T-Value = -0.29 P-Value = 0.789 DF = 3 Two-Sample T-Test and CI: STTĐTN10, STTDĐC10 Two-sample T for STTĐTN10 vs STTDĐC10 N Mean StDev SE Mean STTĐTN10 3 23.690 0.292 0.17 STTDĐC10 3 23.330 0.782 0.45 Difference = mu (STTĐTN10) - mu (STTDĐC10) Estimate for difference: 0.360 95% CI for difference: (-1.713, 2.433) T-Test of difference = 0 (vs not =): T-Value = 0.75 P-Value = 0.533 DF = 2 Two-Sample T-Test and CI: STTĐTN11, STTDĐC11 Two-sample T for STTĐTN11 vs STTDĐC11 N Mean StDev SE Mean STTĐTN11 3 22.366 0.386 0.22 STTDĐC11 3 21.267 0.152 0.088 Difference = mu (STTĐTN11) - mu (STTDĐC11) Estimate for difference: 1.099 95% CI for difference: (0.069, 2.129) T-Test of difference = 0 (vs not =): T-Value = 4.59 P-Value = 0.044 DF = 2 Two-Sample T-Test and CI: STTĐTN12, STTDĐC12 Two-sample T for STTĐTN12 vs STTDĐC12 N Mean StDev SE Mean STTĐTN12 3 21.869 0.589 0.34 STTDĐC12 3 20.461 0.733 0.42 Difference = mu (STTĐTN12) - mu (STTDĐC12) Estimate for difference: 1.408 95% CI for difference: (-0.320, 3.135) T-Test of difference = 0 (vs not =): T-Value = 2.59 P-Value = 0.081 DF = 3 Two-Sample T-Test and CI: STTgĐTN1, STTgDĐC1 Two-sample T for STTgĐTN1 vs STTgDĐC1
  77. N Mean StDev SE Mean STTgĐTN1 3 82.181 0.489 0.28 STTgDĐC1 3 81.329 0.465 0.27 Difference = mu (STTgĐTN1) - mu (STTgDĐC1) Estimate for difference: 0.852 95% CI for difference: (-0.388, 2.092) T-Test of difference = 0 (vs not =): T-Value = 2.19 P-Value = 0.117 DF = 3 Two-Sample T-Test and CI: STTgĐTN2, STTgDĐC2 Two-sample T for STTgĐTN2 vs STTgDĐC2 N Mean StDev SE Mean STTgĐTN2 3 65.253 0.667 0.39 STTgDĐC2 3 65.358 0.742 0.43 Difference = mu (STTgĐTN2) - mu (STTgDĐC2) Estimate for difference: -0.105 95% CI for difference: (-1.939, 1.729) T-Test of difference = 0 (vs not =): T-Value = -0.18 P-Value = 0.867 DF = 3 Two-Sample T-Test and CI: STTĐTN3, STTgDĐC3 Two-sample T for STTĐTN3 vs STTgDĐC3 N Mean StDev SE Mean STTĐTN3 3 45.333 0.940 0.54 STTgDĐC3 3 44.874 0.750 0.43 Difference = mu (STTĐTN3) - mu (STTgDĐC3) Estimate for difference: 0.459 95% CI for difference: (-1.751, 2.669) T-Test of difference = 0 (vs not =): T-Value = 0.66 P-Value = 0.556 DF = 3 Two-Sample T-Test and CI: STTgĐTN4, STTgDĐC4 Two-sample T for STTgĐTN4 vs STTgDĐC4 N Mean StDev SE Mean STTgĐTN4 3 36.51 1.41 0.82 STTgDĐC4 3 37.147 0.904 0.52 Difference = mu (STTgĐTN4) - mu (STTgDĐC4) Estimate for difference: -0.632 95% CI for difference: (-3.716, 2.453) T-Test of difference = 0 (vs not =): T-Value = -0.65 P-Value = 0.561 DF = 3
  78. Two-Sample T-Test and CI: STTgĐTN5, STTgDĐC5 Two-sample T for STTgĐTN5 vs STTgDĐC5 N Mean StDev SE Mean STTgĐTN5 3 32.048 0.457 0.26 STTgDĐC5 3 24.933 0.228 0.13 Difference = mu (STTgĐTN5) - mu (STTgDĐC5) Estimate for difference: 7.115 95% CI for difference: (5.848, 8.382) T-Test of difference = 0 (vs not =): T-Value = 24.16 P-Value = 0.002 DF = 2 Two-Sample T-Test and CI: STTgĐTN6, STTgDĐC6 Two-sample T for STTgĐTN6 vs STTgDĐC6 N Mean StDev SE Mean STTgĐTN6 3 24.928 0.518 0.30 STTgDĐC6 3 24.933 0.228 0.13 Difference = mu (STTgĐTN6) - mu (STTgDĐC6) Estimate for difference: -0.005 95% CI for difference: (-1.411, 1.401) T-Test of difference = 0 (vs not =): T-Value = -0.02 P-Value = 0.989 DF = 2 Two-Sample T-Test and CI: STTgĐTN7, STTgDĐC7 Two-sample T for STTgĐTN7 vs STTgDĐC7 N Mean StDev SE Mean STTgĐTN7 3 20.308 0.440 0.25 STTgDĐC7 3 20.328 0.314 0.18 Difference = mu (STTgĐTN7) - mu (STTgDĐC7) Estimate for difference: -0.020 95% CI for difference: (-1.013, 0.974) T-Test of difference = 0 (vs not =): T-Value = -0.06 P-Value = 0.954 DF = 3 Two-Sample T-Test and CI: STTgĐTN8, STTgDĐC8 Two-sample T for STTgĐTN8 vs STTgDĐC8 N Mean StDev SE Mean STTgĐTN8 3 17.847 0.133 0.077 STTgDĐC8 3 17.680 0.262 0.15