Khóa luận Nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

pdf 91 trang thiennha21 15/04/2022 4640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_thu_vien_quan_huyen_th.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

  1. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN  TÔ THỊ THÚY HẰNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THƢ VIỆN QUẬN, HUYỆN THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐÁP ỨNG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƢỚC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH THÔNG TIN – THƯ VIỆN Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH–2005–X NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. TRẦN THỊ QUÝ HÀ NỘI, 2009 K50 Thông tin – Thư viện 1
  2. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc em xin gửi tới Cô giáo, PGS. TS. Trần Thị Quý, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành Khóa luận. Em xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy, Cô trong khoa Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đã tận tình chỉ bảo, dạy dỗ em trong suốt 4 năm học tập tại Trường. Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc và các anh, chị đang công tác tại Thư viện Thành Phố Hà Nội, đặc biệt là cán bộ phòng “Phong trào và nghiệp vụ cơ sở” cũng như các cán bộ đang trực tiếp làm việc tại các thư viện quận, huyện Thành phố Hà Nội đã cung cấp cho em những thông tin sát với thực tế nhất giúp em hoàn thành tốt Khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè – những người luôn bên em, động viên và khuyến khích để em có thể hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp và đạt được kết quả như ngày hôm nay. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2009 Sinh viên Tô Thị Thúy Hằng K50 Thông tin – Thư viện K50 Thông tin – Thư viện 2
  3. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Khóa luận “Nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” do chính tác giả viết dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Trần Thị Quý. Mọi số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực. Tôi xin cam đoan: Các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm đối với Khóa luận của mình. Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2009 Tác giả Tô Thị Thúy Hằng K50 Thông tin – Thư viện 3
  4. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng BẢNG TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt STT Từ viết tắt Nghĩa của từ 1 CNH-HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa 2 CNTT Công nghệ thông tin 3 CSDL Cơ sở dữ liệu 4 ĐKCB Đăng ký cá biệt 5 HĐND Hội đồng nhân dân 6 UBND Ủy ban nhân dân 7 VHTT Văn hóa thông tin 8 TDTT Thể dục thể thao Tiếng Anh STT Từ viết tắt Nghĩa của từ 1 CD-ROM Compact Dict Read Only Memory 2 ISBD International Standard Book Description 3 AACR2 Anglo-American Cataloguing Rules 4 MARC21 Machine Readable Cataloguing K50 Thông tin – Thư viện 4
  5. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 8 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 10 2.1. Mục đích nghiên cứu 10 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 10 3. Tình hình nghiên cứu đề tài 10 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5 4.1. Đối tượng nghiên cứu 12 4.2. Phạm vi nghiên cứu 12 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 12 5.1. Phương pháp luận 12 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 12 6. Đóng góp về mặt thực tiễn và lí luận của khóa luận 13 6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận. 13 6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn. 13 7. Bố cục khóa luận 13 NỘI DUNG 14 CHƢƠNG 1: THƢ VIỆN THÀNH PHỐ VỚI HOẠT ĐỘNG THƢ VIỆN QUẬN, HUYỆN THỦ ĐÔ HÀ NỘI 14 1.1. Quá trình hình thành và phát triển Thƣ viện Hà Nội 14 1.2. Chức năng – Nhiệm vụ của Thƣ viện Hà Nội 15 1.2.1. Chức năng 15 1.2.2. Nhiệm vụ 16 1.3. Đặc điểm hoạt động thông tin của Thƣ viện Hà Nội trong thời kỳ hội nhập và phát triển 18 K50 Thông tin – Thư viện 5
  6. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng 1.4. Vai trò của Thƣ viện Hà Nội đối với hệ thống thƣ viện cơ sở 22 1.5. Thƣ viện quận, huyện của Thủ đô Hà Nội 23 1.5.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ thư viện quận, huyện 23 1.5.2. Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin 25 1.5.3. Vai trò thư viện quận, huyện đối với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội 28 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THƢ VIỆN QUẬN, HUYỆN THỦ ĐÔ HÀ NỘI 30 2.1. Đặc điểm vốn tài liệu 31 2.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của thƣ viện 32 2.3. Đặc điểm cơ cấu tổ chức - Đội ngũ cán bộ 34 2.3.1. Cơ cấu tổ chức 34 2.3.2. Đội ngũ cán bộ 36 2.4. Hoạt động bổ sung vốn tài liệu 37 2.4.1. Diện bổ sung 38 2.4.2. Kinh phí bổ sung 39 2.4.3. Nguồn bổ sung 40 2.5. Hoạt động xử lý tài liệu 40 2.5.1. Xử lý hình thức tài liệu 42 2.5.2. Xử lý nội dung tài liệu 45 2.6. Công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu 49 2.6.1. Công tác tổ chức vốn tài liệu 49 2.6.2. Công tác bảo quản vốn tài liệu 53 2.7. Công tác phục vụ ngƣời dùng tin 54 2.7.1. Đọc tại chỗ 55 2.7.2. Mượn về nhà 55 2.7.3. Tuyên truyền giới thiệu tài liệu 55 2.7.4. Phục vụ bên ngoài thư viện 59 2.8. Ứng dụng công nghệ thông tin 60 K50 Thông tin – Thư viện 6
  7. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng 2.9. Thƣ viện quận, huyện với việc phát triển mạng lƣới thƣ viện, tủ sách cơ sở 61 ĐÁNH GIÁ CHUNG 63 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THƢ VIỆN QUẬN, HUYỆN THỦ ĐÔ HÀ NỘI 64 3.1. Một số nhận xét về tổ chức hoạt động của thƣ viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội 64 3.1.1. Điểm mạnh 64 3.1.2. Điểm yếu 65 3.1.3. Nguyên nhân 66 3.2. Định hƣớng phát triển thƣ viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội 59 3.3. Kiến nghị và giải pháp 71 3.3.1. Nhóm giải pháp về tổ chức và cơ sở vật chất 71 3.3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin 65 3.3.3. Nhóm giải pháp về chuyên môn 73 3.3.4. Kiến nghị đối với Thư viện Hà Nội 75 3.3.5. Đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý chuyên môn thực thi các chính sách mới của Nhà nước đối với thư viện 67 KẾT LUẬN 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC K50 Thông tin – Thư viện 7
  8. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ những năm 50, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên qui mô thế giới đã gây ra hiện tượng “bùng nổ thông tin”. Các số liệu thống kê cho thấy, số lượng thông tin lưu hành trong xã hội, trong đó có các thông tin khoa học công nghệ tăng theo cấp số nhân: cứ sau chu kỳ 10-15 năm, lượng thông tin tăng lên gấp hai lần. Cùng với sự “bùng nổ thông tin”, các nước công nghiệp hóa phát triển đang chuyển biến từ một xã hội văn minh công nghiệp sang một xã hội “văn minh hậu công nghiệp” mà thực chất là “xã hội thông tin”. Một xã hội thông tin theo quan điểm của các nhà khoa học thì đó là “xã hội mà ở đó nó diễn ra không chỉ quá trình chuyển dịch từ sản xuất sang dịch vụ, mà còn là sự thay đổi từ một xã hội sản xuất vật phẩm sang một xã hội sản xuất thông tin hoặc tri thức”. Thuật ngữ Tri thức ngày càng được nhiều người nhiều giới nhắc đến. Chúng ta thường nghe nói đến Kinh tế tri thức, Công nghệ tri thức, Xã hội tri thức, Giáo dục hướng tri thức, vv Và gần đây chúng ta được nghe chính Tổng bí thư Lê Khả Phiêu nhắc nhủ: “Phải tri thức hóa Đảng, tri thức hóa dân tộc, tiếp tục tri thức hóa công nông, cả nước là một xã hội học tập”. Như vậy hai tiếng TRI THỨC không phải là từ hoa mỹ, thời thượng, mà nó mang tính nghiêm túc, đặc biệt đối với bối cảnh xã hội Việt Nam khi mà chúng ta tỏ ra lạc hậu trong nền kinh tế công nghiệp, kinh tế hàng hóa thì chúng ta hoàn toàn có thể “đi tắt đón đầu” để bắt kịp cộng đồng thế giới trong nền kinh tế tri thức. Trong kinh tế tri thức, mọi nhà doanh nghiệp đều là nhà khoa học. Giáo dục cơ bản cũng được đổi mới thành giáo dục hướng tri thức trong đó căn bản là giúp mọi người tự hình thành tri thức có nghĩa là giúp cho mọi người có ý thức tự học, học liên tục, và học suốt đời. Qua đó chúng ta thấy rằng vai trò thư viện trong việc hình thành tri thức cho mọi người là hết sức quan trọng. Do đó đứng trước bối cảnh xã hội đang cổ vũ cho việc tiến lên K50 Thông tin – Thư viện 8
  9. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng một nền kinh tế tri thức trọng trách của ngành thông tin thư viện trong việc đáp ứng yêu cầu hình thành tri thức cho mọi người trong xã hội là vô cùng quan trọng. Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước với hàng nghìn nhà máy, xí nghiệp lớn nhỏ thuộc mọi ngành nghề khác nhau đang bước vào thời kỳ phát triển và đổi mới. Mọi hoạt động xã hội đều chuyển theo trục kinh tế. Tuy nhiên Hà Nội ngày nay còn là hiện thân của ngàn năm văn hiến, của bản sắc văn hoá, là biểu tượng, là tinh hoa của đất nước. Hệ thống thư viện công cộng Thủ đô Hà Nội đứng đầu là Thư viện Hà Nội đã góp phần không nhỏ vào việc gìn giữ tinh hoa ấy bằng cách đẩy mạnh các hoạt động của mình, phát triển mạng lưới thư viện cơ sở nhằm nâng cao văn hóa đọc cho người dân. Trong bài báo “Có thể làm gì cho nền giáo dục Quốc dân”, V.I. Lê nin đã viết: “Niềm hãnh diện và tự hào của một thư viện công cộng không phải ở chỗ nó có bao nhiêu cuốn sách quý, có bao nhiêu bộ sách xuất bản hồi thế kỷ XVI hay có bao nhiêu tác phẩm viết tay từ hồi thế kỷ X mà là ở chỗ sách có được chuyển đọc trong nhân dân rộng rãi đến mức nào, đã thu hút được bao nhiêu bạn đọc mới, mọi việc hỏi, mượn sách nhanh hay chậm, có bao nhiêu sách được mượn về nhà đọc, có bao nhiêu trẻ em được thu hút vào việc đọc sách và sử dụng thư viện”. Quán triệt tư tưởng đó, hệ thống 12 thư viện quận, huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động cung cấp và tuyên truyền giới thiệu tài liệu, hệ thống thư viện quận, huyện đã góp phần không nhỏ vào việc đưa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống nhân dân, nâng cao trình độ dân trí, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đời sống Tuy nhiên hiện nay vẫn đang còn một số vấn đề bất cập như vốn tài liệu thư viện chưa thực sự thỏa mãn nhu cầu của bạn đọc, trình độ tin học, ngoại ngữ của cán bộ thư viện chưa cao, thiếu những hình thức phục vụ hiệu quả Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động thư K50 Thông tin – Thư viện 9
  10. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” làm đề tài Khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở điều tra, khảo sát, nghiên cứu tổ chức hoạt động thư viện quận, huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và phục vụ người dùng tin Thủ đô. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khẳng định vai trò Thư viện Hà Nội trong hoạt động thư viện cơ sở, cũng như vai trò thư viện quận, huyện đối với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội. - Tìm hiểu đặc điểm nhu cầu tin và người dùng tin tại các thư viện quận, huyện Thành phố Hà Nội. - Khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động của các thư viện quận, huyện trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đồng thời phân tích, đánh giá những mặt đã đạt được và chưa đạt được trong hoạt động của các thư viện, cụ thể là trong việc đảm bảo thông tin cho người dùng tin chính là cư dân địa bàn phục vụ cho mục đích nghiên cứu, học tập, phát triển kinh tế - xã hội. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các thư viện trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 3. Tình hình nghiên cứu đề tài Liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài đã có một số công trình nghiên cứu, bài viết tập trung vào các hướng sau: - “Mô hình tổ chức và hoạt động của thư viện tỉnh, huyện và cơ sở ở Việt Nam: Đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng cấp Bộ của tác giả TS. Lê Văn Viết công bố năm 2007. Đề tài nghiên cứu quá trình hình thành, mô hình tổ chức và hoạt động qua các thời kỳ trong giai đoạn từ năm 1954 tới nay ở K50 Thông tin – Thư viện 10
  11. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng nước ta. Phân tích nguyên nhân thất bại hay ít có hiệu quả của các mô hình thư viện công cộng đã và đang tồn tại ở nước ta. - “Một số định hướng về hoạt động nghiệp vụ đối với thư viện cấp huyện trong thời kỳ đổi mới” của ThS. Nguyễn Trọng Phượng đăng trên Tạp chí Thư viện Việt Nam số 1(2009). Đề tài nghiên cứu đưa ra định hướng hoạt động nghiệp vụ các thư viện huyện nói chung. - “Hoạt động thư viện phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng” của tác giả Nguyễn Thị Lan Thanh xuất bản năm 2008. Đề tài trên nghiên cứu cung cấp những kết quả đạt được, những tồn tài cần khắc phục trong hoạt động của các thư viện công cộng khu vực Đồng bằng sông Hồng trong việc phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Các đề tài trên chưa có đề tài nào tập trung nghiên cứu sâu về tổ chức hoạt động của các thư viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội. Cho đến nay nghiên cứu về thư viện quận, huyện Thủ Đô Hà Nội có đề tài : - Báo cáo khoa học “Khảo sát tình hình hoạt động của các thư viện tuyến quận, huyện trên địa bàn Hà Nội” năm 2006 của tác giả Trần Thị Loan. Tuy nhiên, đề tài mới chỉ dừng lại ở mức độ là báo cáo khoa học và thời gian khảo sát là năm 2006. Chưa có đề tài nào tập trung vào thư viện quận, huyện Thành phố Hà Nội năm 2007 - 2008, những năm bản lề có nhiều ngày kỷ niệm và nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 1000 Thăng Long – Hà Nội. Vì vậy, đây là đề tài rất mới đề cập toàn diện hoạt động thư viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội đáp ứng sự nghiệp CNH-HĐH đất nước; và cần thiết để nghiên cứu, tìm hiểu bởi thư viện quận, huyện là cầu nối giữa thư viện tỉnh, thành phố với thư viện tủ sách cơ sở, là cơ quan hướng dẫn nghiệp vụ cho các thư viện trên địa bàn. Thư viện quận, huyện đồng thời cũng đóng vai trò là cơ quan văn hóa giáo dục hàng đầu, là trung tâm thông tin – thư K50 Thông tin – Thư viện 11
  12. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng viện – thư mục phục vụ cho học tập, nghiên cứu và sản xuất của nhân dân địa phương. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và giải quyết tốt những nhiệm vụ đã đề ra. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định và giới hạn như sau: 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là tổ chức hoạt động của các thư viện quận, huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Thực trạng tổ chức hoạt động của 12 thư viện quận, huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội trước khi Hà Tây được sát nhập: Thư viện Quận Thanh Xuân, Thư viện Quận Cầu Giấy, Thư viện Quận Hoàn Kiếm, Thư viện Quận Ba Đình, Thư viện Quận Hai Bà Trưng, Thư viện Quận Tây Hồ, Thư viện Quận Đống Đa, Thư viện huyện Gia Lâm, Thư viện huyện Đông Anh, Thư viện huyện Thanh Trì, Thư viện huyện Từ Liêm, Thư viện huyện Sóc Sơn. - Phạm vi thời gian: Thực trạng tổ chức hoạt động của thư viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội từ năm 2007 đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Khóa luận dựa trên cơ sở phép biện chứng duy vật lịch sử, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác sách, báo và thư viện; các Chỉ thị và Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về đường lối phát triển sự nghiệp thông tin - thư viện. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể - Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu - Phương pháp quan sát khoa học K50 Thông tin – Thư viện 12
  13. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng - Phương pháp thống kê - Phương pháp phỏng vấn, mạn đàm với các chuyên gia 6. Đóng góp về mặt thực tiễn và lí luận của khóa luận 6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận: Góp phần làm rõ và bổ sung lý luận công tác tổ chức và quản lý hệ thống thư viện quận, huyện. 6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Khóa luận đưa ra các giải pháp khả thi nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện quận, huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội để ngày càng phục vụ tốt nhất nhu cầu tin của người dùng tin trên địa bàn. 7. Bố cục khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Thư viện Thành phố với hoạt động thư viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội Chương 2: Thực trạng hoạt động thư viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội Chương 3: Một số nhận xét và kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội. K50 Thông tin – Thư viện 13
  14. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng NỘI DUNG CHƢƠNG 1 THƢ VIỆN THÀNH PHỐ VỚI HOẠT ĐỘNG THƢ VIỆN QUẬN, HUYỆN THỦ ĐÔ HÀ NỘI 1.1 . Quá trình hình thành và phát triển Thƣ viện Hà Nội Thư viện Hà Nội là thư viện công cộng lớn nhất của Thủ đô, trung tâm thông tin, văn hóa, giáo dục quan trọng của Thành phố, là thư viện trung tâm đầu ngành của mạng lưới thư viện ở Thủ đô, thư viện hạng nhất, thư viện có vị trí đặc biệt quan trọng của quốc gia (theo Điều 14, mục 2 Nghị định 72/2000/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2002 của Chính phủ). Thư viện Hà Nội được thành lập ngày 15/10/1956 với tên gọi ban đầu “Phòng đọc sách nhân dân”. Thư viện đã qua nhiều lần thay đổi địa điểm. Lúc ở bên hồ Hoàn Kiếm (nhà Thuỷ Tạ), khi về Lò Đúc, Mai Dịch, Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Đến tháng 1/1959 Thư viện chính thức đóng tại 47 Bà Triệu và mang tên “Thư viện Nhân dân Hà Nội”, nay là Thư viện Hà Nội. Số lượng cán bộ trong những ngày đầu mới thành lập chỉ có 4 người, với vốn sách nhỏ bé vài ngàn cuốn được chuyển từ kháng chiến về, ngoài ra là một số báo, tạp chí. Cơ sở vật chất của Thư viện còn nghèo nàn. Cán bộ K50 Thông tin – Thư viện 14
  15. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng của Thư viện đã tìm mọi cách khắc phục khó khăn để từng bước đưa Thư viện Hà Nội đi lên. Năm 1975, khi đất nước hoàn toàn giải phóng, Nam – Bắc thu về một mối, toàn dân phấn khởi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước. Được sự quan tâm của Thành ủy, UBND, HĐND, Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội, Thư viện Hà Nội từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất, bổ sung thêm đội ngũ cán bộ có trình độ cao, tăng cường vốn tài liệu, đồng thời phát huy tốt công tác phục vụ người dùng tin thông qua một số hình thức tuyên truyền giới thiệu sách. Từng bước nâng cao chất lượng phục vụ người dùng tin, phát triển toàn diện các hoạt động của mình cả về mặt chất và lượng nhằm phục vụ tốt nhu cầu ngày càng cao của người dùng tin. Với những hoạt động phong phú, đa dạng, hiệu quả của mình, Thư viện Hà Nội đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển Thủ đô và nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân Hà Nội. Vì thế Thư viện Hà Nội đã vinh dự được Nhà nước trao tặng ba Huân chương Lao động (1991, 1996, 2001), và Huân chương Độc lập hạng ba (2006), được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen ba năm liền (1977, 1978, 1979). Được UBND thành phố và Bộ VHTT tặng nhiều bằng khen và Cờ thưởng luân lưu “Đơn vị thi đua xuất sắc dẫn đầu toàn ngành thư viện toàn quốc”, được Nhà nước công nhận là “Thư viện hạng I cấp quốc gia”. Thư viện Hà Nội qua nửa thế kỷ xây dựng và phát triển đã không ngừng lớn mạnh xứng đáng là một địa chỉ văn hóa quen thuộc và đáng tin cậy của bạn đọc Thủ đô và cả nước. Cũng như các cơ quan Thông tin – Thư viện khác, Thư viện Hà Nội có chức năng và nhiệm vụ đặc thù của mình. 1. 2. Chức năng – Nhiệm vụ của Thƣ viện Hà Nội 1.2.1. Chức năng - Thư viện Hà Nội có chức năng nhiệm vụ giữ gìn di sản Thư tịch về Hà Nội; thu thập, tàng trữ, bảo quản, tổ chức việc khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã hội nhằm truyền bá tri thức, cung cấp thông tin K50 Thông tin – Thư viện 15
  16. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác và giải trí của mọi tầng lớp nhân dân Thủ đô, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa, phục vụ công cuộc CNH – HĐH đất nước. - Là trung tâm nghiên cứu địa chí về Thủ đô. Đây là công tác đặc thù của thư viện. Thư viện thu thập, lưu trữ, bảo quản và phục vụ người dùng tin các tài liệu địa chí có liên quan đến Hà Nội từ nhiều nguồn khác nhau. - Là trung tâm thông tin thư mục của Thủ đô. - Thư viện biên soạn và phổ biến các loại thư mục, nhất là thư mục địa chí nhằm phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của Thủ đô. - Thư viện Hà Nội phục vụ người dùng tin rộng rãi: cán bộ, công chức của các cơ quan Đảng và chính quyền, cán bộ các tổ chức chuyên môn, người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập, chỉ đạo sản xuất, thiếu nhi Vì vậy, Thư viện Hà Nội là một Thư viện khoa học tổng hợp đồng thời có chức năng nghiên cứu và hướng dẫn nghiệp vụ thư viện cơ sở. 1.2.2. Nhiệm vụ Tổ chức thu thập, lưu giữ, bảo quản các loại hình tài liệu xuất bản ở trong nước và nước ngoài, đặc biệt chú ý tài liệu về Hà Nội, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của thư viện và nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương. Hướng dẫn, tư vấn tổ chức thư viện; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác thư viện; tổ chức luân chuyển sách, báo; chủ trì phối hợp hoạt động về chuyên môn, nghiệp vụ với các thư viện khác trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Tổ chức phục vụ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dùng tin được sử dụng vốn tài liệu thư viện thông qua các hình thức đọc tại chỗ, mượn về nhà, luân chuyển tài liệu hoặc phục vụ ngoài thư viện phù hợp với K50 Thông tin – Thư viện 16
  17. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng nội quy thư viện, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập và giải trí của người dùng tin Thủ đô. Tổ chức và thực hiện công tác tuyên truyền, giới thiệu kịp thời, rộng rãi vốn tài liệu thư viện đến mọi người, đặc biệt là các tài liệu phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội ở Thủ đô; xây dựng phong trào đọc sách báo trong nhân dân Thủ đô. Xây dựng và phát triển vốn tài liệu phù hợp với đặc điểm tự nhiên - kinh tế - văn hóa của Thủ đô Hà Nội và đối tượng phục vụ của thư viện. Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước; là nơi đặt trụ sở của các cơ quan Trung ương của Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế và là nơi diễn ra các hoạt động đối nội, đối ngoại quan trọng nhất của đất nước. Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của Thư viện Hà Nội và hệ thống thư viện Thủ đô, từng bước hiện đại hóa công tác thư viện đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng tin Thủ đô; tham gia xây dựng và phát triển mạng thông tin - thư viện của hệ thống Thư viện công cộng và hệ thống Thông tin khoa học. Biên soạn và xuất bản các ấn phẩm thông tin - thư mục, thông tin có chọn lọc, xuất bản điện tử phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đối tượng phục vụ của Thư viện. Xây dựng các đề án, dự án, quy hoạch phát triển sự nghiệp Thư viện Thủ đô trong từng giai đoạn cụ thể, phù hợp với sự phát triển của Thủ đô và của đất nước. Tham gia các hoạt động nghiệp vụ trong Liên hiệp các thư viện khu vực Đồng bằng sông Hồng và hệ thống Thư viện công cộng toàn quốc. Phát triển quan hệ quốc tế, giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm và công nghệ với các thư viện trong khu vực và thế giới. K50 Thông tin – Thư viện 17
  18. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng 1.3. Đặc điểm hoạt động thông tin của Thƣ viện Hà Nội trong thời kỳ hội nhập và phát triển Thời đại chúng ta đang sống là thời đại khoa học và công nghệ. Hiện tại, xã hội loài người đã và đang tiếp cận một nền văn minh mới, trong đó tri thức, trước hết là những tri thức khoa học và công nghệ sẽ chiếm ưu thế và trở thành phổ biến. Trong xu thế đó, bất kỳ một quốc gia, dân tộc nào nếu không xây dựng cho mình một thực lực khoa học, công nghệ mạnh sẽ có nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn. - Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ ngày nay được áp dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực thông tin – thư viện. - Tìm tin bằng phương pháp truyền thống về cơ bản là phương pháp chủ yếu trong thư viện khi mà phương pháp tìm tin hiện đại chưa triển khai rộng rãi. - Cùng với quá trình phát triển của Thư viện, sự bùng nổ của thông tin, việc tra cứu truyền thống không còn phù hợp hay nói một cách khác tốc độ tìm kiếm chậm hơn so với tìm tin trên máy tính vừa nhanh vừa dễ thao tác. - Nhu cầu tin của người dùng tin cũng thay đổi, họ không chỉ khai thác thông tin trên giấy mà còn có nhu cầu khai thác thông tin trên mạng máy tính, chỉ cần ngồi nhà cũng có thể tra cứu tài liệu một cách dễ dàng. - Xu hướng người dùng tin chủ yếu sử dụng máy tính để tra tìm tài liệu rất phổ biến đòi hỏi thư viện cũng phải đổi mới để hội nhập với thời đại. Trong giai đoạn hiện nay, thực hiện định hướng phát triển văn hóa do Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đề ra là phát huy bản sắc dân tộc, bảo tồn tôn tạo các di sản văn hóa phi vật thể làm nền tảng cho sự giao lưu văn hóa với bên ngoài. Thư viện Hà Nội đã có nhiều đổi mới trong hoạt động thông tin nhằm quán triệt nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao phó, đồng thời theo kịp sự phát triển và hội nhập của đất nước trong giai đoạn hiện nay: K50 Thông tin – Thư viện 18
  19. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng - Thư viện đang sử dụng phần mềm CDS/ISIS for window cải tiến có nhiều tính năng hơn có thể quản lý bạn đọc, quản lý, bổ sung, xử lý tài liệu. - Thư viện cho phép bạn đọc khai thác thông tin trên mạng internet, trên trang Web và bản tin điện tử. - Phục vụ tra cứu tìm tin trên máy tính trên mạng thông tin của Thư viện (mạng LAN) - Thư viện xây dựng được một nguồn lực thông tin sách báo phong phú đa dạng với 674.139 tài liệu và 450 loại báo, tạp chí; Trong đó: - Sách Tiếng Việt: 508.929 bản - Sách Ngoại văn: 30.180 bản - Sách Thiếu nhi: 116.525 bản - Tài liệu địa chí: 16.505 tài liệu - 2000 sách chữ nổi, 1700 băng catsette, đĩa CD - CSDL: 8 CSDL với 210.000 biểu ghi sẵn sàng phục vụ nhu cầu tra cứu tìm tài liệu trên máy tính. Với nguồn tài liệu phong phú như hiện nay Thư viện Hà Nội đã xây dựng được hệ thống các phòng phục vụ bạn đọc đa dạng gồm 9 phòng: Đọc tổng hợp; Đọc tự chọn; Mượn; Đọc báo – Tạp chí; Đọc thiếu nhi; Mượn thiếu nhi; Đọc địa chí; Đọc khiếm thị; Đọc tài liệu ngoại văn và tổ chức phục vụ bạn đọc dưới nhiều hình thức: + Tổ chức phục vụ bạn đọc tại chỗ, mượn về nhà, luân chuyển sách xuống cơ sở qua thành viện tình nguyện, phục vụ tại nhà các đối tượng chính sách, người tàn tật, người khiếm thị, phục vụ qua mạng thông tin, phục vụ qua thư mục. + Mở cửa phục vụ bạn đọc liên tục từ 8h00 – 19h30, từ thứ 2 đến thứ 6, thứ 7 từ 8h00 – 17h00. K50 Thông tin – Thư viện 19
  20. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng + Phục vụ rộng rãi mọi đối tượng bạn đọc bao gồm: các cháu thiếu niên, nhi đồng, người tàn tật, học sinh, sinh viên, cán bộ hưu trí, cán bộ nghiên cứu giảng dạy, các nhà quản lý, lãnh đạo. + Nhiều sản phẩm và dịch vụ mới: Khai thác thông tin trên Internet, bản tin điện tử, thông tin chọn lọc, thư mục chuyên đề, thư mục trích báo, tạp chí. - Đổi mới hình thức và đa dạng hóa các nội dung tuyên truyền sách mới, tuyên truyền sách chuyên đề, tuyên truyền sách thiếu nhi (ứng dụng CNTT, thi trắc nghiệm ) nhằm nâng cao tính hấp dẫn và hiệu quả của công tác tuyên truyền giới thiệu sách. - Tích cực xây dựng các dự án khả thi để phát triển sự nghiệp thư viện Thủ đô như: Xây dựng bộ sưu tập di sản thư tịch Thăng Long – Hà Nội, xây dựng thư viện điện tử, phát triển hệ thống thư viện Thủ đô trong giai đoạn CNH - HĐH đất nước. Thư viện Hà Nội với những hoạt động thông tin trong thời kỳ hội nhập và phát triển đã có những bước chuyển mình tích cực để hòa mình vào xu thế chung của thời đại, của xã hội. Thư viện đã xây dựng trụ sở mới tại 47 Bà Triệu, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội - một công trình văn hoá trọng điểm của Thành phố hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Trong năm 2009 Thư viện đặt cho mình một chương trình hoạt động cụ thể: - Thực hiện tốt việc sát nhập Thư viện Hà Nội và Thư viện Hà Tây, nhanh chóng ổn định tổ chức, xây dựng được kế hoạch công tác chung để phát huy thế mạnh ở cả 2 trụ sở. - Đa dạng hóa, hiện đại hóa công tác bạn đọc, tổ chức hợp lý các phòng phục vụ bạn đọc năm 2009 mở cửa phục vụ bạn đọc đến 19h30 hàng ngày và ngày thứ 7. K50 Thông tin – Thư viện 20
  21. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng - Tiếp tục củng cố, sáng tạo đổi mới các hình thức hoạt động tại thư viện. - Tăng cường các biện pháp bảo quản và phát triển vốn tài liệu của thư viện đảm bảo cả về chất lượng và số lượng. - Tiếp tục cải cách các thủ tục cấp thẻ bạn đọc, đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện, không ngừng đổi mới các hình thức hoạt động, phương thức phục vụ bạn đọc để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thư viện. - Tăng cường phối hợp với các quận, huyện, nhà trường, các cơ quan làm tốt công tác tuyên truyền giới thiệu sách báo (tổ chức các cuộc triển lãm, trưng bày sách báo tư liệu, liên hoan tuyên truyền giới thiệu sách báo với các chủ đề: “Mừng Đảng – mừng xuân”, “Thăng Long – Hà Nội”, “Làm theo tấm gương của Bác”, “Như có Bác trong ngày vui đại thắng”, “Anh bộ đội cụ Hồ”, “Danh nhân Tản Đà – Nguyễn Khắc Hiếu” vào các dịp kỷ niệm của Thủ đô và đất nước) phục vụ nhiệm vụ chính trị, thu hút đông đảo nhân dân đến thư viện. - Cập nhật thông tin cho trang Web Thư viện Hà Nội - Tích cực luân chuyển sách báo xuống cơ sở, phối hợp với các quận, huyện duy trì, phát triển hệ thống thư viện quận, huyện và cơ sở. Giúp đỡ các địa phương xây dựng các thư viện, tủ sách mới. - Tổ chức tập huấn kiến thức nghiệp vụ mới cho cán bộ thư viện trung tâm, thư viện quận, huyện về biên mục MARC21, áp dụng khung phân loại thập phân DEWEY. - Chú trọng công tác sưu tầm thu thập tài liệu về địa chí Hà Nội đáp ứng các nhu cầu nghiên cứu tìm hiểu về 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. - Hoàn thiện các văn bản pháp quy về tổ chức và hoạt động của hệ thống Thư viện Thủ đô trình UBND Thành phố Hà Nội, tạo hành lang pháp K50 Thông tin – Thư viện 21
  22. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng lý cho Thư viện Hà Nội, các thư viện quận, huyện và cơ sở phát triển mạnh mẽ. - Xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với Thư viện hiện đại tại trụ sở 47 Bà Triệu. - Phấn đấu xây dựng Thư viện Hà Nội trở thành Thư viện kiểu mẫu ở Thủ đô. 1.4. Vai trò của Thƣ viện Hà Nội đối với hệ thống thƣ viện cơ sở Đã từ lâu, ngành Thư viện cả nước vận hành theo định hướng vươn tới cơ sở. Quan điểm ấy thể hiện mong muốn mang sách báo – tri thức về vùng sâu, vùng xa, xóa dần khoảng cách về dân trí, về nhu cầu hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn. Tuy nhiên, nhiệm vụ nâng cao chất lượng đọc tại các vùng xa trung tâm không phải nơi nào cũng thực hiện trọn vẹn. Với người dân nội thành và ngoại thành Hà Nội họ quả là “may mắn” vì có được sự phục vụ tận tâm của Thư viện Hà Nội. Thư viện Hà Nội là một thư viện Khoa học tổng hợp đồng thời có chức năng nghiên cứu và hướng dẫn nghiệp vụ thư viện cơ sở. 45 năm trưởng thành và phát triển, một chặng đường không dài cho một ngành công tác nhưng Thư viện Hà Nội đã thực hiện được nhiều hoạt động hữu ích đối với hệ thống thư viện quận, huyện. + Đã xây dựng được một mạng lưới thư viện, tủ sách rộng khắp thành phố, bao gồm thư viện trung tâm, 12 thư viện quận - huyện: Thư viện Quận Thanh Xuân, Thư viện Quận Cầu Giấy, Thư viện Quận Hoàn Kiếm, Thư viện Quận Ba Đình, Thư viện Quận Hai Bà Trưng, Thư viện Quận Tây Hồ, Thư viện Quận Đống Đa, Thư viện huyện Gia Lâm, Thư viện huyện Đông Anh, Thư viện huyện Thanh Trì, Thư viện huyện Từ Liêm, Thư viện huyện Sóc Sơn, 389 thư viện, tủ sách cơ sở, 136 điểm Bưu điện Văn hoá xã, hàng trăm thư viện trong các trường phổ thông. K50 Thông tin – Thư viện 22
  23. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng + Xây dựng được một nguồn lực thông tin sách báo phong phú đa dạng. Toàn mạng lưới có trên 830.699 tài liệu, hơn 530 loại báo, tạp chí. Thư viện Hà Nội có 674.139 tài liệu và 450 loại báo, tạp chí; Trong đó: - Sách Tiếng Việt: 508.929 bản - Sách Ngoại văn: 30.180 bản - Sách Thiếu nhi: 116.525 bản - Tài liệu địa chí: 16.505 tài liệu - 2000 sách chữ nổi, 1700 băng catsette, đĩa CD - CSDL: 8 CSDL với 210.000 biểu ghi Số thẻ cấp: 14.500 thẻ các loại Lượt bạn đọc: 570.000/năm Lượt luân chuyển sách: 1.600.000 lượt/năm + Xây dựng các đề án, dự án, quy hoạch phát triển sự nghiệp Thư viện Thủ đô trong từng giai đoạn cụ thể, phù hợp với sự phát triển của Thủ đô và của đất nước + Là trung tâm hướng dẫn nghiệp vụ cho các Thư viện cơ sở trên địa bàn Thủ Đô Hà Nội. Thư viện kiểm tra thường xuyên và mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ cán bộ Thư viện cơ sở trên địa bàn nhằm đẩy mạnh phong trào đọc sách của nhân dân địa phương. 1.5. Thƣ viện quận, huyện của Thủ đô Hà Nội 1.5.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ thư viện quận, huyện Theo Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động của thư viện quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (Ban hành kèm theo Quyết định số 49/2006/QĐ- BVHTT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin) quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ thư viện quận, huyện như sau: K50 Thông tin – Thư viện 23
  24. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng Thư viện huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là thư viện cấp huyện) là đơn vị sự nghiệp văn hóa - thông tin, do Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập; có chức năng xây dựng và tổ chức việc sử dụng chung vốn tài liệu thư viện phục vụ nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương. Xây dựng kế hoạch hoạt động dài hạn, ngắn hạn của thư viện và tổ chức thực hiện sau khi được cơ quan chủ quản phê duyệt; Tổ chức phục vụ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người đọc sử dụng vốn tài liệu thư viện, tổ chức các hình thức phục vụ, mở cửa thư viện theo ngày, giờ nhất định phù hợp với điều kiện công tác, sản xuất và sinh hoạt của nhân dân địa phương; không đặt ra các quy định làm hạn chế quyền sử dụng thư viện của người đọc; Xây dựng vốn tài liệu phù hợp với trình độ, nhu cầu của nhân dân, với đặc điểm và yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Tăng cường vốn tài liệu thư viện thông qua việc tiếp nhận sách luân chuyển từ thư viện tỉnh hoặc thực hiện việc mượn, trao đổi tài liệu với các thư viện khác trên địa bàn. Thực hiện việc thanh lọc ra khỏi kho các tài liệu không còn giá trị sử dụng theo quy định của Bộ Văn hóa - Thông tin; Thường xuyên tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền giới thiệu sách, báo để thu hút người đọc đến sử dụng vốn tài liệu thư viện; tổ chức các đợt vận động đọc sách, báo; xây dựng phong trào và hình thành thói quen đọc sách, báo trong nhân dân địa phương; Tổ chức các dịch vụ thông tin - thư viện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; Tham gia xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện, phòng đọc sách; hướng dẫn nghiệp vụ cho các thư viện, phòng đọc sách trên địa bàn, K50 Thông tin – Thư viện 24
  25. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng Từng bước triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của thư viện; Thực hiện báo cáo định kỳ tháng, 6 tháng, hàng năm và báo cáo đột xuất vê tình hình hoạt động của thư viện với cơ quan chủ quản và thư viện cấp tỉnh; Thực hiện các nhiệm vụ khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của thư viện do cơ quan chủ quản giao. Thư viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội với vị trí địa lý, kinh tế, chính trị, xã hội đặc biệt đã hoàn thành và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của thư viện quận, huyện Theo Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động của thư viện quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh được ban hành kèm theo Quyết định số 49/2006/QĐ-BVHTT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin. Đồng thời đã thể hiện tốt vai trò quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức cơ bản và kiến thức mới nhất, giúp cho người dân có những thông tin cần thiết, liên quan đến công việc và cuộc sống của chính mình và của cộng đồng. 1.5.2. Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin Thư viện quận, huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội là hệ thống thư viện công cộng, đặc biệt đây còn là tuyến thư viện tiếp xúc khá gần với người dân nên người dùng tin của thư viện quận, huyện là tất cả mọi tầng lớp nhân dân với trình độ và nghề nghiệp khác nhau. Với thành phần người dùng tin đa dạng cùng với sự tăng trưởng kinh tế, phát triển về văn hóa, sự tăng nhanh và phong phú của các xuất bản phẩm, việc đẩy nhanh công tác tuyên truyền và giới thiệu sách báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đã tạo điều kiện cho nhu cầu đọc của người dân tăng lên nhanh chóng. Nghiên cứu người dùng tin và nhu cầu tin là một trong những trong những nhiệm vụ trọng tâm của các thư viện nói chung và thư viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội nói riêng nhằm nắm được các đối tượng người dùng tin khác nhau cũng như những nhu cầu thông tin của họ để không ngừng K50 Thông tin – Thư viện 25
  26. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng nâng cao khả năng thỏa mãn nhu cầu thông tin của người dùng tin. Người dùng tin và nhu cầu thông tin trong các thư viện chính là các căn cứ quan trọng để các cơ quan thông tin – thư viện nâng cao chất lượng vốn tài liệu cũng như chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện. 1.5.2.1. Đặc điểm người dùng tin Người dùng tin là yếu tố cơ bản của mọi hệ thống thông tin. Đó là đối tượng phục vụ của các cơ quan thông tin tư liệu. Người dùng tin vừa là khách hàng của các dịch vụ thông tin, đồng thời họ cũng là người sản sinh ra thông tin mới. Việc phân loại người dùng tin giúp các cơ quan thông tin thư viện phục vụ hiệu quả nhất. Đối với người dùng tin ở các quận, huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội tập trung vào 3 nhóm chính: - Nhóm người dùng tin trí thức - Nhóm người dùng tin là học sinh - Nhóm người dùng tin là người cao tuổi, lao động  Nhóm người dùng tin trí thức Bao gồm các cán bộ lãnh đạo, quản lý, các nhà nghiên cứu, các cán bộ giảng dạy tại các trường học Nhóm người dùng tin này thường không ổn định. Họ đến Thư viện nhiều hay ít tùy thuộc vào số đề tài mà họ nghiên cứu cần tới nhiều tài liệu hay ít tài liệu tham khảo về địa phương. Họ là những người có trình độ học vấn cao hoạt động chủ yếu của họ là nghiên cứu, giảng dạy, quản lý nên thời gian học dành cho việc đọc sách và nghiên cứu tài liệu là khá lớn.  Nhóm người dùng tin là học sinh Nhóm người dùng tin là học sinh đông đảo nhất trong tổng số người dùng tin đến các thư viện quận, huyện. Các em có độ tuổi rất trẻ, ham học, K50 Thông tin – Thư viện 26
  27. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng ham hiểu biết. Các em có nhiều thời gian dành cho việc đọc sách và nghiên cứu.  Nhóm người dùng tin là người cao tuổi, lao động Bao gồm các cán bộ hưu trí, công nhân, nông dân, cư dân sống trên địa bàn quận, huyện đến thư viện để giải trí, nghỉ ngơi, khám phá, tìm hiểu nâng cao tri thức trong mọi lĩnh vực đời sống. Họ có độ tuổi tương đối cao. Họ không thường xuyên đến thư viện vì mục đích của họ đến thư viện chủ yếu để nâng cao hiểu biết và giải trí. Ngoài đọc sách, họ còn dành thời gian cho hoạt động thể dục thể thao, xem vô tuyến, ngỉ ngơi 1.5.2.2. Đặc điểm nhu cầu tin Nhu cầu tin là đòi hỏi khách quan của con người đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin nhằm duy trì và phát triển hoạt động sống. Nhu cầu tin nảy sinh khi con người hoạt động, giao lưu và ngày càng phong phú, sâu sắc nếu con người tham gia nhiều hoạt động và tính chất phức tạp của hoạt động gia tăng.  Nhóm người dùng tin trí thức Nhóm người dùng tin này cần những thông tin định hướng chiến lược, dự báo chung (thông tin ở tầm vĩ mô), ưu tiên sự tổng hợp tài liệu về những vấn đề, đề tài cụ thể. Họ không chỉ cần những tài liệu mới xuất bản mà cả những tài liệu cũ. Họ cần các tài liệu bậc 1, bậc 2, tài liệu gốc Điều này cho thấy sách báo là công cụ không thể thiếu của những nhà tri thức trong hoạt động chuyên môn của họ.  Nhóm người dùng tin học sinh Nhu cầu tin của các em khá đơn giản và ổn định. Các em đọc chủ yếu sách văn học nghệ thuật, sách khoa học thưởng thức để khám phá những điều mới lạ, để hiểu biết cuộc sống; Các sách viết về các tấm gương anh hùng liệt sĩ, các danh nhân, người tốt việc tốt, truyện cười, truyện tranh, truyện khoa học viễn tưởng . K50 Thông tin – Thư viện 27
  28. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng  Nhóm người dùng tin cao tuổi, người lao động Nội dung nhu cầu đọc của nhóm người dùng tin này khá phong phú nhưng không chuyên sâu. Nhu cầu chủ yếu là về lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật, sản xuất kinh doanh, bảo vệ sức khỏe Nhu cầu đọc của nhóm này khá ổn định. 1.5.3. Vai trò thư viện quận, huyện đối với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội Trong công cuộc đổi mới hiện nay, theo quan điểm của Đảng và Nhà nước, huyện là địa bàn kết hợp công nghiệp với nông nghiệp, nông dân với công nhân, kinh tế toàn dân với kinh tế tập thể và các thành phần kinh tế khác. Huyện là trọng điểm để tiến hành xây dựng nền kinh tế mới, nền văn hóa mới, con người mới. + Thư viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội có vai trò vị trí quan trọng trong hệ thống Thư viện công cộng, là cầu nối giữa thư viện tỉnh, thành phố với thư viện tủ sách cơ sở, là cơ quan hướng dẫn nghiệp vụ cho các thư viện trên địa bàn. Thư viện quận, huyện đồng thời cũng đóng vai trò là cơ quan văn hóa giáo dục hàng đầu, là trung tâm thông tin – thư viện – thư mục phục vụ cho học tập, nghiên cứu và sản xuất của nhân dân địa phương, có nhiệm vụ tuyên truyền phổ biến chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa, trình độ văn hóa khoa học kỹ thuật cho cán bộ và nhân dân góp phần phát triển và đổi mới đất nước. + Thư viện quận, huyện là loại hình thư viện công cộng cung cấp tài liệu, sách báo phục vụ cho người dân và con em của họ mà không đòi hỏi một lệ phí nào. Các thư viện trên phục vụ có chọn lọc tài liệu, sách báo phù hợp thiết thực cho nhân dân, từng địa phương từng vùng. + Thư viện quận, huyện sẽ góp phần tích cực thu hẹp dần khoảng cách về đời sống văn hoá giữa đô thị và nông thôn, giữa vùng kinh tế phát triển và vùng kinh tế chưa phát triển; nâng cao dần trình độ dân trí, phát triển văn K50 Thông tin – Thư viện 28
  29. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng hoá, phát triển kinh tế, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống ở địa phương. + Thư viện quận, huyện là trung tâm luân chuyển tài liệu sách báo rộng rãi trong nhân dân, là nơi sử dụng tài liệu sách báo mang tính tập thể xã hội, hợp lý, tiết kiệm và kinh tế nhất trong điều kiện hiện nay. + Thư viện quận, huyện góp phần giáo dục, phát triển và gìn giữ văn hoá đọc, văn hoá nghe nhìn bằng cách tuyên truyền hướng dẫn đọc, xây dựng thói quen đọc sách báo trong các tầng lớp dân cư. + Đặc biệt, thư viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội không chỉ lưu giữ vốn tài liệu phong phú phục vụ độc giả mà còn có những tài liệu quý hiếm được sưu tầm trên địa bàn quận, huyện mà các thư viện khác không có. Như vậy, Thư viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội là hệ thống thư viện có vai trò quan trọng và để hoạt động của hệ thống được đẩy mạnh nhằm nâng cao chất lượng văn hóa đọc cho nhân dân trong địa phương thì việc tìm hiểu cụ thể tình hình hoạt động hiện nay của các thư viện này là việc cần thiết và phù hợp thực tế để có những nhìn nhận đánh giá và đưa ra những phương hướng tốt nhất cho sự phát triển của từng thư viện. K50 Thông tin – Thư viện 29
  30. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THƢ VIỆN QUẬN, HUYỆN THỦ ĐÔ HÀ NỘI Cuộc cách mạng thông tin đã thay đổi bộ mặt xã hội. Thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng đối với con người. Nó tác động trong mọi lĩnh vực sinh hoạt của đời sống hiện nay và cả trong thiên niên kỷ tới. Không sai chút nào khi người ta dùng từ “Xã hội thông tin” để gọi xã hội đương thời - một xã hội mà lực lượng lao động trong lĩnh vực thông tin chiếm một tỷ lệ cao. Trong xã hội thông tin, các loại hình thư viện ngày càng đóng góp vai trò quan trọng và tích cực trong việc khám phá và truyền bá tri thức về tự nhiên và xã hội. Thư viện với những hoạt động của mình đã trở thành một trong những hình thức cơ bản của tri thức xã hội và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với Thủ đô Hà Nội – trái tim của cả nước, hệ thống thư viện quận, huyện chỉ đứng sau Thư viện Hà Nội đang dần tự hoàn thiện từ tổ chức đến hoạt động nhằm nâng cao trình độ dân trí của nhân dân góp phần vào sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Nằm trong hệ thống Thư viện công cộng, các thư viện quận, huyện Thành phố Hà Nội thuộc sự chỉ đạo của Thư viện Hà Nội về các hoạt động nghiệp vụ (định hướng bổ sung tài liệu, đào tạo nghiệp vụ ). Tuy nhiên, các thư viện cũng nằm trong hệ thống cơ quan của từng quận, huyện nói riêng, hoạt động phục vụ cho nhân dân trong quận, huyện mà các thư viện phụ trách nên các thư viện cũng chịu sự quản lý của Phòng văn hóa, Trung tâm (Nhà) văn hoá các quận, huyện (ngân sách, nội dung hoạt động ). Hà Nội có 14 quận, huyện hiện tại 12 quận, huyện có thư viện là: Thư viện Quận Thanh Xuân, Thư viện Quận Cầu Giấy, Thư viện Quận Hoàn Kiếm, Thư viện Quận Ba Đình, Thư viện Quận Hai Bà Trưng, Thư viện Quận Tây Hồ, Thư viện Quận Đống Đa, Thư viện huyện Gia Lâm, Thư viện huyện Đông Anh, Thư viện huyện Thanh Trì, Thư viện huyện Từ Liêm, Thư K50 Thông tin – Thư viện 30
  31. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng viện huyện Sóc Sơn. Lịch sử hình thành của các thư viện khác nhau tuy nhiên hoạt động của các thư viện không vì thế mà yếu kém. Hiện nay, hệ thống thư viện quận, huyện có số lượng tài liệu khá lớn và đang phục vụ hàng nghìn lượt bạn đọc, cấp hàng ngàn thẻ đọc mới và triển khai nhiều dịch vụ thông tin cho nhân dân. Bảng 1: Số liệu hoạt động thư viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội 2007 - 2008 Thư viện quận - huyện Năm Tổng Số sách Số sách Số thẻ Lượt bạn Lượt tài liệu số thư hiện có bổ sung cấp mới đọc luân chuyển viện 2007 12 133.780 20.765 5.200 210.200 445.700 2008 12 156.560 22.780 3.240 312.000 612.000 2.1. Đặc điểm vốn tài liệu Vốn tài liệu là một tập hợp có hệ thống các xuất bản phẩm và các vật mang tin khác nhau, lựa chọn phù hợp với nhiệm vụ, tính chất loại hình thư viện. Vốn tài liệu là một trong những yếu tố cấu thành thư viện, là tiêu chuẩn tiền đề cho sự hình thành tồn tại và phát triển của thư viện. Mọi hoạt động của thư viện đều lấy vốn tài liệu làm trung tâm, từ bổ sung, đăng ký, xử lý, đến tổ chức sắp xếp, phục vụ người dùng tin. Vốn tài liệu giúp thư viện thực hiện tốt các chức năng của mình: Chức năng thông tin, chức năng văn hóa, giáo dục, giải trí. Đồng thời vốn tài liệu còn giúp Thư viện hoàn thiện các nhiệm vụ đối nội và đối ngoại: - Đối nội: trong phạm vi thư viện, các hoạt động đều dựa trên nền tảng vốn tài liệu (bổ sung, xử lý ) K50 Thông tin – Thư viện 31
  32. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng - Đối ngoại: Thông qua việc cung cấp vốn tài liệu cho người dùng tin, thư viện đang tham gia vào chương trình phát triển văn hóa, giáo dục, kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước. Cơ cấu vốn tài liệu theo nội dung Toàn bộ hệ thống 12 thư viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội có vốn tài liệu bao quát được các lĩnh vực chính: sách chính trị - xã hội, sách khoa học – kỹ thuật, sách văn học – nghệ thuật, sách thiếu nhi. Nhìn chung nguồn lực thông tin của các thư viện quận, huyện phong phú, chuyên sâu về nội dung đáp ứng khá tốt nhu cầu tin của người dùng tin các thư viện quận, huyện. Cơ cấu tài liệu theo loại hình Theo thống kê hết năm 2008 các thư viện quận, huyện Thành phố Hà Nội đã có: - Sách: 156.560 bản sách chiếm 99,6% tổng số vốn tài liệu. - Báo, tạp chí: Có khoảng 480 tên báo, tạp chí. Đặc biệt các báo như Nhân dân, An ninh Thủ đô, Lao động, tạp chí Đảng cộng sản có ở tất cả các thư viện góp phần to lớn vào việc tuyên truyền đường lối của Đảng và Nhà nước cho nhân dân, nâng cao tinh thần yêu quê hương, bảo vệ đất nước. Cơ cấu tài liệu theo ngôn ngữ 100% vốn tài liệu của thư viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội là tiếng Việt. Điều này được lý giải một phần là do bạn đọc có trình độ phổ thông chiếm đa số và phần nữa là do kinh phí của các thư viện không đủ để mua sách, báo nước ngoài. 2.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của thƣ viện Trụ sở, trang thiết bị là một trong những yếu tố đảm bảo cho thư viện hoạt động một cách bình thường. Trụ sở càng khang trang, rộng rãi, trang thiết bị càng đầy đủ, hiện đại thì càng tăng thêm sức hút người dùng tin tới sử dụng thư viện. Ngược lại, ở những nơi, trụ sở chật hẹp, trang thiết bị không đầy đủ, cũ kỹ thì việc thu hút đông đảo người dùng tin đến thư viện là K50 Thông tin – Thư viện 32
  33. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng điều rất khó, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi các thư viện đang phải đối mặt với sự cạnh tranh của các phương tiện thông tin đại chúng cũng như các khu vui chơi, giải trí khác. Để thuận lợi cho việc phục vụ người dùng tin, thư viện các quận, huyện đều được xây dựng ở trung tâm, nơi tập trung đông dân cư. Các thư viện đều đặt trong trung tâm văn hoá của các quận, huyện giúp cho các thư viện dễ dàng tuyên truyền, giới thiệu các hoạt động của mình. Đồng thời giúp cho người dùng tin có thể tham gia phong phú các loại hình văn hoá, thúc đẩy tinh thần tham gia, học hỏi, tìm hiểu của người dùng tin. Với những sự đầu tư thích đáng và ngày càng được quan tâm, các Thư viện quận, huyện không ngừng trang bị hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị hoàn thiện, đầy đủ nhằm mục đích phục vụ người dùng tin hiệu quả nhất. Toàn bộ 12 thư viện đều có nhà kiên cố. Mỗi thư viện có từ 4 đến 6 giá sách, các thư viện lớn như Ba Đình, Hoàn Kiếm có nhiều hơn: thư viện quận Ba Đình 11 giá sách, thư viện quận Hoàn Kiếm trên 20 giá sách, thư viện huyện Đông Anh 10 giá sách Các giá sách đúng tiêu chuẩn, kích cỡ, không bị hoen gỉ giúp cho việc bảo quản tốt tài liệu thư viện. Ngoài ra các thư viện đều có tủ trưng bày, giới thiệu sách mới, sách theo chuyên đề rất thuận tiện cho độc giả tìm đọc. Mỗi thư viện cho phép một lúc từ 15 – 30 người ngồi đọc. Hệ thống quạt máy, đèn điện, bàn ghế rộng, mới được đáp ứng đầy đủ tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng tin khi đến sử dụng thư viện. K50 Thông tin – Thư viện 33
  34. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng Hàng năm, các thư viện còn không ngừng đầu tư để bổ sung các trang thiết bị cho thư viện: Tủ chứa báo, tạp chí, tủ để đồ của bạn đọc tạo điều kiện yên tâm nhất cho cả cán bộ thư viện và người dùng tin đến thư viện. Việc phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động thư viện nói chung và hệ thống thư viện quận, huyện Thành phố Hà Nội nói riêng. Các thư viện đang dần dần từng bước tự động hóa hoạt động thư viện. Toàn hệ thống có 9 máy tính phục vụ cho hoạt động thư viện. Ví dụ: Thư viện quận Tây Hồ có 1 máy tính, máy in. Sử dụng miễn phí phần mềm CDS/ISIS for Dos trong việc quản lý tài liệu. Đặc biệt, Thư viện quận Hoàn Kiếm vừa xây dựng, hoàn thiện lại cơ sở vật chất tại 42 Nhà Chung với kinh phí lên tới 500 triệu đồng. Thư viện trang bị 3 máy tính, sử dụng phần mềm Inforlib phần mềm thư viện điện tử trong việc quản lý tài liệu. 2.3. Đặc điểm cơ cấu tổ chức - Đội ngũ cán bộ 2.3.1. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của thư viện được tổ chức tốt sẽ đảm bảo cho thư viện thực hiện có chất lượng các hoạt động của mình. Chính vì vậy, việc củng cố cơ cấu tổ chức cho các thư viện là vấn đề rất cần thiết. Để giúp các thư viện có được cơ cấu tổ chức phù hợp với điều kiện của từng loại hình thư viện, K50 Thông tin – Thư viện 34
  35. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng ngay từ những năm 70 của thế kỷ XX, các cơ quan quản lý nhà nước đã quan tâm đến vấn đề biên soạn những văn bản quy định cách thức tổ chức và hoạt động của các thư viện. Năm 1972, Bộ Văn hóa đã ban hành: “Quy chế tổ chức và hoạt động của các thư viện huyện”. Đây là văn bản đầu tiên giúp các thư viện cấp huyện ở nước ta tiến hành tổ chức các hoạt động của thư viện. Trong quy chế này chưa quy định rõ cơ cấu tổ chức của thư viện huyện. Cho đến năm 1979 một quy chế mới về tổ chức và hoạt động của thư viện huyện được ban hành. Trong quy chế này đã quy định rõ cơ cấu tổ chức của thư viện huyện như sau: Thư viện huyện gồm 2 bộ phận phục vụ: Bộ phận đọc tại chỗ và cho mượn về nhà. Đến ngày 5/5/2006 Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin lại ban hành Quy chế mẫu về: “Tổ chức và hoạt động của thư viện huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh” kèm theo Quyết định số 49/2006/QĐ-BVTT. Trong qui chế quy định rõ thư viện cấp huyện có 2 bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ: Bộ phận nghiệp vụ và Bộ phận phục vụ. a) Bộ phận nghiệp vụ có nhiệm vụ: - Xây dựng, bổ sung và xử lý kỹ thuật vốn tài liệu thư viện; lập danh mục tài liệu theo yêu cầu người đọc; biên soạn các bản thông tin thư mục; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu qua sách báo trên quy mô toàn huyện và các hoạt động thông tin, tuyên truyền giới thiệu sách, báo khác; - Tham gia xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện cơ sở; hướng dẫn nghiệp vụ cho các thư viện trên địa bàn. b) Bộ phận phục vụ có nhiệm vụ: - Tổ chức phục vụ tại thư viện, đáp ứng yêu cầu về sử dụng vốn tài liệu thư viện thông qua các hình thức đọc tại chỗ và mượn về nhà; tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền giới thiệu sách, báo nhằm thu hút người đọc tới sử dụng vốn tài liệu thư viện; - Tổ chức phục vụ ngoài thư viện, thực hiện luân chuyển sách báo xuống các thư viện, phòng đọc sách cơ sở, các điểm Bưu điện Văn hóa xã, Tủ sách pháp luật và các mô hình thư viện mang tính chất công cộng khác; K50 Thông tin – Thư viện 35
  36. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng tiếp nhận sách luân chuyển từ thư viện tỉnh; thực hiện mượn, trao đổi tài liệu với các thư viện khác trên địa. Hiện tại, theo số liệu điều tra, khảo sát, 12 thư viện quận, huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội chỉ có một bộ phận: Phòng phục vụ. Do đội ngũ cán bộ thư viện còn thiếu, các thư viện nằm chung với nhà văn hóa nên không có đủ cả nhân lực và vật lực để tổ chức được đầy đủ các phòng. Các bộ phận lồng ghép khiến cho hoạt động thư viện chưa đạt hiệu quả cao. 2.3.2 Đội ngũ cán bộ Tuyên ngôn về Thư viện Công cộng năm 1994 của UNESCO đã nhấn mạnh: “Các cán bộ thư viện là người môi giới tích cực giữa người dùng và nguồn lực. Việc đào tạo nghề nghiệp và nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ thư viện là đòi hỏi tất yếu để nâng cao trình độ phục vụ”. Tuy nhiên, tại thời điểm này, với sự ra đời của kỷ nguyên số, sự hiện hữu của thư viện điện tử, các chuyên gia thông tin – thư viện thế giới đã dự báo: Xu thế giảm sự truy cập có hướng dẫn đến nội dung là một trong những yếu tố tác động đến vai trò của các cơ quan thông tin – thư viện cũng như người cán bộ thư viện. Sự tác động đó làm cho vai trò của vật mang tin sẽ gần như không còn, nghĩa là làm giảm đi vai trò của người cán bộ thông tin – thư viện. Tuy nhiên, trong bối cảnh ngành Thư viện Việt Nam hiện nay – đang ở giai đoạn phát triển kết hợp giữa mô hình thư viện truyền thống với thư viện điện tử (trong đó mô hình thư viện truyền thống vẫn giữ vai trò chủ đạo, đặc biệt là trong hệ thống thư viện công cộng), thì vật mang tin truyền thống vẫn còn giữ nguyên giá trị, và như vậy, người cán bộ thư viện với vai trò là người hướng dẫn người dùng truy cập tới các nguồn thông tin qua các dịch vụ của thư viện, vẫn hết sức cần thiết và không thể thiếu trong các thư viện. [8, tr. 21] Hệ thống thư viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội đang dần kiện toàn đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, trách nhiệm, nhiệt tình với công việc K50 Thông tin – Thư viện 36
  37. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng đáp ứng sự nghiệp CNH – HĐH của địa phương nói riêng và đất nước nói chung. Hầu hết các thư viện quận, huyện trên địa bàn Hà Nội có 2 cán bộ, chủ yếu là cán bộ nữ, trẻ, nhiệt tình, năng động. Theo thống kê có 21 cán bộ/12 thư viện. 18 cán bộ có trình độ đại học chiếm gần 81%. Còn lại 19% là trình độ trung cấp hoặc tương đương, cán bộ kiêm nhiệm là 6/21 cán bộ chiếm gần 29% trên tổng số cán bộ thư viện quận, huyện. 2.4. Hoạt động bổ sung vốn tài liệu Công tác bổ sung vốn tài liệu là quá trình sưu tầm, nghiên cứu và lựa chọn những tài liệu có nội dung tư tưởng tốt, có giá trị khoa học thực tiễn, nghệ thuật cao, nhằm đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin. Vốn tài liệu là một trong 4 yếu tố cấu thành nên cơ quan thông tin – thư viện. Việc bổ sung không đơn giản là mua thêm sách mới, mà phải phù hợp với diện đề tài bao quát và đối tượng phục vụ của thư viện, đồng thời phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản, đó là: Các tài liệu bổ sung phải mang tính Đảng, tính định hướng, tính hệ thống, tính khoa học và kế hoạch. Công tác bổ sung vốn tài liệu thực hiện tốt thì vốn tài liệu thư viện sẽ có giá trị cao, luôn luôn đổi mới và được cập nhật thường xuyên đồng thời thư viện sẽ nâng cao được khả năng đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin, thu hút được đông đảo số lượng người dùng tin đến thư viện. Để xây dựng vốn tài liệu phát huy được hiệu quả phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các thư viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội đều cần dựa vào chính sách bổ sung vốn tài liệu – một văn bản chính thức do ban lãnh đạo thư viện xây dựng, trong đó đề ra phương hướng cũng như cách thức xây dựng vốn tài liệu của cơ quan. Hiện tại trong các thư viện công cộng nói chung và hệ thống thư viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội nói riêng chưa có một thư viện nào xây dựng được chính sách bổ sung cho thư viện mình. Để tiến hành bổ sung các thư viện đã dựa vào các tiêu chí chủ yếu như: Chức năng, nhiệm vụ, đối tượng K50 Thông tin – Thư viện 37
  38. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng người dùng tin, kinh phí mà thư viện được cấp để tiến hành bổ sung vốn tài liệu. Chẳng hạn, căn cứ vào kinh phí được cấp hàng năm của thư viện mà thư viện dành một tỷ lệ nhất định cho hoạt động bổ sung có tính đến cơ cấu vốn tài liệu (theo nội dung, loại hình, ngôn ngữ) cũng như các nguồn bổ sung. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tác bổ sung, các thư viện quận, huyện Thành phố Hà Nội đã rất quan tâm đến việc bổ sung những tài liệu có nội dung phù hợp với nhu cầu học tập, nghiên cứu, giải trí của người dùng tin. Bảng 2: Số liệu vốn tài liệu bổ sung năm 2007 - 2008 Năm Thư viện quận – huyện Sách Báo - Tạp chí 2007 20.765 500 2008 22.780 480 2.4.1. Diện bổ sung Quy chế tổ chức và hoạt động của thư viện huyện năm 1979 quy định vốn tài liệu được bổ sung theo tỷ lệ môn loại như sau: Sách chính trị - xã hội: 30% Sách khoa học - kỹ thuật: 30% Sách văn học - nghệ thuật: 30% Sách thiếu nhi: 10% Tuy nhiên, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm người dùng tin, các thư viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội đã điều chỉnh tỷ lệ môn loại cho hợp lý. K50 Thông tin – Thư viện 38
  39. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng Ví dụ: Thư viện quận Tây Hồ bổ sung vốn tài liệu theo môn loại như sau:(%) 10 30 40 20 Sách chính trị - xã hội Sách khoa học - kỹ thuật sách văn học - nghệ thuật Sách thiếu nhi Thư viện quận Hoàn Kiếm đã bổ sung vốn tài liệu theo môn loại như sau: (%) 10 30 30 30 Sách chính trị - xã hội Sách khoa học - kỹ thuật sách văn học - nghệ thuật Sách thiếu nhi Riêng đối với sách lý luận – chính trị thì các thư viện đã chấp hành nghiêm chỉnh quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa số 50/2003-QĐ-BVHTT về việc quy định đảm bảo tối thiểu 10% kinh phí mua sách báo hàng năm để mua sách lý luận – chính trị góp phần tuyên truyền đường lối chính trị của Đảng, pháp luật của Nhà nước. 2.4.2. Kinh phí bổ sung Phần lớn nguồn kinh phí được cấp của các thư viện đều được sử dụng cho việc phát triển vốn tài liệu, bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất cho thư K50 Thông tin – Thư viện 39
  40. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng viện. Nhìn chung các nguồn kinh phí này đã được sử dụng một cách rất hiệu quả. Mức kinh phí hoạt động trung bình của các thư viện quận, huyện năm 2008 là khoảng 130.000.000 đồng/năm. Trong đó, thư viện quận Hoàn Kiếm do nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị nên năm 2008 kinh phí hoạt động của thư viện là 500 triệu đồng trong đó dành cho việc bổ sung vốn tài liệu là 190 triệu. Thư viện quận Ba Đình kinh phí dành cho bổ sung là 70 triệu, Tây hồ 84 triệu Các thư viện huyện cũng ưu tiên dành kinh phí khá lớn cho việc bổ sung vốn tài liệu như thư viện huyện Gia Lâm là 40 triệu, Đông Anh 25 triệu Mức kinh phí này ngày càng được các nhà lãnh đạo quận, huyện xem xét để có những phương hướng cải thiện cho phù hợp với vị trí, vai trò của thư viện, tương xứng với sự phát triển của các quận, huyện. Từ đó giúp cho các thư viện quận, huyện ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ người dùng tin. 2.4.3. Nguồn bổ sung - Nguồn mua: Đây là hình thức bổ sung chủ yếu của các thư viện. Hằng năm, các thư viện đều dành một phần kinh phí hoạt động của mình để bổ sung vốn tài liệu. Các thư viện có thể mua sách ở nhiều nguồn khác nhau như: Các nhà xuất bản (Chính trị quốc gia, Khoa học kỹ thuật), các nhà sách như Nhà sách Đống Đa, Nhà sách Thành phố Hà Nội - Các nguồn bổ sung khác: Ngoài nguồn mua từ ngân sách nhà nước, các thư viện còn được nhận tài trợ từ các nguồn khác nhau như: nguồn tặng của chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa của Bộ VHTT, Thư viện Hà Nội, sách tặng của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. 2.5. Hoạt động xử lý tài liệu Trong hoạt động thông tin - thư viện, công tác xử lý tài liệu, xử lý thông tin có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Kết quả của công tác xử lý tài liệu cho phép người dùng tin nắm được thông tin chi tiết về một tài liệu hoặc một nhóm tài liệu trên các phương diện: hình thức, nội dung, công dụng để từ đó K50 Thông tin – Thư viện 40
  41. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng tiến hành lựa chọn một cách thuận lợi, chính xác, nhanh chóng và phù hợp với nhu cầu tin của mình. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã dẫn tới hiện tượng “bùng nổ thông tin”. Hiện tượng này gây ra chủ yếu bởi sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại và sự đổi mới công nghệ. Ngoài các phương tiện lưu giữ thông tin truyền thống, người dùng tin có thể khai thác thông tin dưới dạng âm thanh, hình ảnh, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động làm cho nguồn tin trở nên đa dạng và phong phú hơn, đáp ứng nhu cầu tin ngày càng phức tạp của người dùng tin hiện đại. Tuy nhiên, sự phong phú và đa dạng về nguồn tin đó đôi khi lại là nguyên nhân gây nên sự nhiễu tin, thừa tin, thông tin không chính xác. Đứng trước một khối lượng lớn tri thức của nhân loại đôi khi người dùng tin không tìm thấy tài liệu cần thiết. Công tác xử lý tài liệu chính là quá trình kiểm soát thư mục – là kỹ năng hay nghệ thuật tổ chức tri thức/thông tin sao cho có thể tìm kiếm tri thức và thông tin ấy. Công tác xử lý tài liệu bao gồm các quy trình: Tạo lập, lưu trữ, thao tác, vận hành và tìm kiếm dữ liệu. Tập hợp các dữ liệu càng phát triển thì quy trình lưu trữ, xử lý và tìm kiếm càng trở nên phức tạp, do đó việc xử lý tài liệu ngày càng phải đặc biệt chú trọng tới kỹ năng, nghệ thuật xử lý, quản lý, khai thác, và sử dụng dữ liệu. Trong quy trình đường đi của tài liệu từ khâu bổ sung đến khâu phục vụ bạn đọc, xử lý thông tin là công đoạn khó khăn nhất. Hoạt động này mang tính chất quyết định và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thông tin và hiệu quả phục vụ. Có thể nói kết quả của công tác xử lý tài liệu chính là tiền đề cho việc tổ chức và hình thành các sản phẩm dịch vụ thông tin - thư viện. Tiến hành xử lý tốt nội dung tài liệu có thể: - Giúp người dùng tin tìm kiếm nhanh chóng tài liệu thông qua các ngôn ngữ tài liệu - Giúp người dùng tin tìm tin chính xác mà không bị nhiễu tin K50 Thông tin – Thư viện 41
  42. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng - Giúp cán bộ tìm tin có thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu của người dùng tin về số lượng, chất lượng thông tin (cả về hình thức và nội dung) mà vẫn tiết kiệm được thời gian và công sức. - Nâng cao hiệu quả sử dụng thông tin - Góp phần tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin phong phú. - Tạo ra khả năng chia sẻ nguồn lực thông tin nếu có sự thống nhất trong quy trình xử lý giữa các thư viện. Đặc biệt ngày nay với việc ứng dụng ngày càng hiệu quả của hệ thống máy tính và các phần mềm quản trị đã đem lại lợi ích to lớn, thiết thực đối với công tác thông tin nói chung và xử lý nguồn tin nói riêng. Việc tin học hóa, hiện đại hóa trong công tác xử lý tài liệu đã trợ giúp rất nhiều trong việc nâng cao hiệu quả xử lý tài liệu, tăng cường độ chuẩn xác và tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức của cán bộ trong việc tổ chức và tra cứu nguồn tin. Hệ thống 12 thư viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội, tài liệu sau khi được bổ sung về sẽ được xử lý kỹ thuật, gồm: vào sổ đăng ký cá biệt, đóng dấu, dán nhãn. Sau đó, thực hiện từ khâu xử lý hình thức đến xử lý nội dung. Cụ thể như sau: 2.5.1. Xử lý hình thức tài liệu Xử lý hình thức tài liệu: là quá trình lựa chọn những chi tiết đặc trưng của tài liệu, trình bày chúng theo những quy tắc nhất định, giúp người dùng tin có khái niệm về tài liệu trước khi tiếp xúc với tài liệu đó. Công tác mô tả tài liệu Mô tả tài liệu vừa là một công đoạn vừa là một sản phẩm. Với tư cách là một sản phẩm, người ta gọi đó là một chỉ dẫn thư mục hay một tra cứu thư mục. Nó bao gồm một tập hợp các chỉ dẫn nhằm cung cấp cho ta một mô tả duy nhất và chính xác của tài liệu và được xem như một vật mang tin. K50 Thông tin – Thư viện 42
  43. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng Với tư cách là một công đoạn, người ta gọi đó là công tác biên mục mô tả. Đó là bước đầu tiên của công tác xử lý tài liệu, nhờ đó những chỉ dẫn được rút ra và trình bày theo một quy tắc chặt chẽ. Mô tả thư mục bao gồm các công việc: - Khảo sát tài liệu để xác định một số dữ liệu nêu lên những đặc trưng hình thức của tài liệu (tác giả, nhan đề, các yếu tố xuất bản, số trang ) - Ghi các dữ liệu này trên một vật mang tin nhất định (phiếu, tờ nhập tin) theo các quy định và tiêu chuẩn được xác lập trên phạm vi quốc tế để khai thác sau này. Mô tả tài liệu cung cấp một mô tả duy nhất, không mơ hồ. Nó giúp chúng ta cùng một lúc có thể xác định được tài liệu, sắp xếp chúng, đưa chúng vào các bộ phiếu và tìm kiếm các tài liệu đó. Thông qua việc mô tả sẽ giúp người dùng tin có một khái niệm về tài liệu và nhanh chóng tìm được tài liệu phù hợp với yêu cầu của mình trong hệ thống tìm tin truyền thống và hiện đại (mục lục, CSDL ) Hiện nay việc mô tả tài liệu trong các thư viện có 2 xu hướng. Xu hướng thứ nhất là áp dụng triệt để các quy tắc biên mục vào công tác xử lý tài liệu. Nghĩa là biên mục hoàn toàn tuân theo chuẩn. Xu hướng thứ 2 là áp dụng các chuẩn nhưng có sửa đổi sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi thư viện. Hiện nay Tiêu chuẩn quốc tế mô tả thư mục ISBD và Quy tắc biên mục Anh – Mỹ được sử dụng phổ biến nhất. Qua khảo sát thực tế, có 2/12 thư viện quận, huyện mô tả tài liệu đó là Thư viện quận Ba Đình và Thư viện huyện Gia Lâm. Hai Thư viện sử dụng Tiêu chuẩn quốc tế mô tả thư mục ISBD (International Standard Bibliographic Description) để mô tả sách. - Mô tả tài liệu theo ISBD Tiêu chuẩn ISBD quy định tất cả các yếu tố mô tả được phân chia thành 8 vùng mô tả, giữa các vùng và các yếu tố mô tả có dấu ngăn cách bắt K50 Thông tin – Thư viện 43
  44. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng buộc và thống nhất trong bản mô tả. Nhờ các dấu này mà có thể nhận dạng được các yếu tố mô tả khi tiếp cận với bất kỳ bản mô tả nào. Tiêu chuẩn ISBD ra đời phục vụ cho việc trao đổi thư mục trên phạm vi toàn cầu, khắc phục sự ngăn cách về địa lý, ngôn ngữ, tạo điều kiện để tự động hóa công tác biên mục. Các vùng mô tả của ISBD: 1. Vùng nhan đề và thông tin trách nhiệm 2. Vùng lần xuất bản 3. Vùng thông tin đặc thù về tài liệu. 4. Vùng địa chỉ xuất bản, phát hành 5. Vùng mô tả vật lý 6. Vùng tùng thư 7. Vùng phụ chú 8. Vùng chỉ số tiêu chuẩn và điều kiện có được tài liệu Tiêu đề mô tả Nhan đề chính = Nhan đề song song : Thông tin liên quan đến nhan đề / Thông tin về trách nhiệm. - Thông tin về lần xuất bản / Thông tin về trách nhiệm liên quan lần xuất bản. - Nơi xuất bản : Nhà xuất bản, Năm xuất bản. - Khối lượng : Hình bản ; Khổ sách + Tài liệu kèm theo. - (Nhan đề tùng thư / Thông tin về trách nhiệm của tùng thư ; ISSN ; Số tập) Phụ chú ISBN: Giá tiền, số lượng in K50 Thông tin – Thư viện 44
  45. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng Nghiêm Nhan Tiếng đàn đêm : Tập truyện ngắn / Nghiêm Nhan, Thu Hằng. –H. : NXB Hội Nhà văn, 2003. -232 tr. ; 19cm Với việc mô tả sách theo ISBD, thư viện Quận Ba Đình, huyện Gia Lâm đã tạo ra sản phẩm phục vụ việc tra cứu cho người dùng tin đó là Hệ thống mục lục phân loại. 2.5.2. Xử lý nội dung tài liệu - Xử lý nội dung tài liệu: là quá trình phân tích nội dung tài liệu để tiến hành các công đoạn: phân loại tài liệu, định từ khóa, định chủ đề cho tài liệu, tóm tắt và chú giải tài liệu nhằm đáp ứng nhu cầu tra cứu thông tin của người dùng tin. Đối với thư viện các quận, huyện Thủ đô Hà Nội công tác xử lý nội dung tài liệu được sự hướng dẫn của phòng Phong trào và nghiệp vụ cơ sở Thư viện Thành phố Hà Nội và công tác xử lý nội dung mới chỉ dừng lại ở việc phân loại tài liệu. Phân loại tài liệu là quá trình phân tích tài liệu nhằm xác định nội dung chủ yếu và thể hiện nội dung đó bằng những kí hiệu của khung phân loại cụ thể. Kí hiệu này có thể đơn giản hay phức tạp tùy thuộc vào nội dung, chủ đề mà tài liệu đề cập. Công tác phân loại tài liệu giữ vai trò cốt lõi cho dù ngày nay với tiện ích tra cứu tài liệu do việc ứng dụng tin học, song công tác phân loại vẫn không hề mất đi mà còn luôn duy trì và phát triển. Các khung phân loại vẫn được nghiên cứu, triển khai thực hiện để phân loại tài liệu, tạo dựng CSDL, các loại hình sản phẩm – dịch vụ thông tin thư viện. K50 Thông tin – Thư viện 45
  46. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng Hiện nay, toàn bộ hệ thống thư viện quận, huyện Thủ đô đều tiến hành phân loại tài liệu và sử dụng hai bảng phân loại chính là Bảng phân loại 19 lớp và Bảng Phân loại thập phân Dewey rút gọn. - Bảng phân loại 19 lớp Bảng phân loại 19 lớp có nguồn gốc từ Khung phân loại Thập tiến Quốc tế (UDC) do Thư viện Quốc gia Việt Nam biên soạn. Ban đầu có 17 lớp đến năm 1976, sau Đại hội Đảng IV, cả nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội, khoa học kỹ thuật, văn hóa phát triển kéo theo xuất bản phẩm phát triển, do đó Khung phân loại được nghiên cứu chỉnh sửa đặt tên là “Bảng phân loại dùng cho các thư viện khoa học tổng hợp tỉnh” gồm 19 lớp, thêm K: Văn học dân gian, Đ: Văn học thiếu nhi. Cấu trúc Bảng Phân loại dùng cho các Thư viện Công cộng Việt Nam gồm một bảng chính và 5 bảng trợ ký hiệu: Trợ ký hiệu hình thức, Trợ ký hiệu địa lý, Trợ ký hiệu ngôn ngữ, Trợ ký hiệu phân tích, Trợ kí hiệu dân tộc. Các lớp chính của Khung phân loại 19 lớp: 0 Tổng loại 1 Triết học 2 Chủ nghĩa vô thần tôn giáo 3K Chủ nghĩa Mác - Lê nin 3 Chủ nghĩa xã hội - Chính trị 4 Ngôn ngữ học 5 Các khoa học tự nhiên 5A Nhân loại học 61 Y học 6 Kỹ thuật 63 Nông nghiệp 7 Nghệ thuật 7A Thể dục thể thao 8 Nghiên cứu văn học K50 Thông tin – Thư viện 46
  47. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng 9 Lịch sử 91 Địa lý K Văn học dân gian Tác phẩm văn học Đ Sách thiếu nhi Nhận xét: - Ưu điểm: + Được xây dựng trên cơ sở Khung phân loại dùng cho các Thư viện Công cộng của Liên Xô có nguồn gốc UDC. + Sử dụng nhiều chữ cái tiếng Việt trong ký hiệu chính và trợ ký hiệu địa lý. + Thay đổi, bổ sung rõ nét trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn. + Các đề mục về Việt Nam được mở rộng chi tiết, phù hợp với cơ cấu Chính trị - xã hội, lịch sử Việt Nam. + Ngành Khoa học tự nhiên và kỹ thuật thêm vào khái niệm khoa học mới có tốc độ phát triển nhanh: Điện tử, tin học, viễn thông Kinh tế, tài chính, ngân hàng + Cập nhật tương đối kịp thời những thay đổi trên bản đồ địa lý, bản đồ chính trị thế giới hiện nay. + Là khung phân loại phù hợp dùng cho thư viện công cộng cỡ trung bình với vốn tài liệu không lớn. + Hệ thống Thư viện Công cộng Việt Nam và các thư viện khoa học khác sử dụng quen thuộc. - Nhược điểm: + Sự sắp xếp các lớp chính chưa thật hợp lý nên khó nhớ (kết hợp cả số + chữ, thứ tự các lớp không trật tự ) VD: 6 Kỹ thuật đặt sau 61 Y học + Thứ tự các số không liên tục + Đan xen giữa chữ và số K50 Thông tin – Thư viện 47
  48. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng + Thứ tự các chữ cái không liên tục (việc ghép thêm ký hiệu chữ cái để mở khung phân loại không theo trật tự) - Bảng phân loại thập phân Dewey Tiến tới hội nhập và chuẩn hóa hoạt động thư viện, các thư viện quận, huyện Thủ đô đã bước đầu áp dụng các chuẩn nghiệp vụ vào hoạt động của mình đó là Bảng phân loại thập phân Dewey. Các lớp chính của DDC gồm: 000 Tin học, thông tin & tác phẩm tổng quát 100 Triết học và tâm lý học 200 Tôn giáo 300 Khoa học xã hội 400 Ngôn ngữ 500 Khoa học 600 Công nghệ 700 Nghệ thuật và vui chơi giải trí 800 Văn học 900 Lịch sử & địa lý Các bảng phụ: Bảng 1: Tiểu phân mục chung Bảng 2: Khu vực địa lý, và con người Bảng 3: Tiểu phân mục cho từng nền văn học, cho các thể loại văn học cụ thể Bảng 4: Tiểu phân mục của từng ngôn ngữ Nhận xét - Ưu điểm: +Việc phân chia theo các môn loại khoa học của Dewey tạo nên một khung phân loại chặt chẽ. + Các đề mục được sắp xếp theo nguyên tắc thập tiến dễ sử dụng, dễ nhớ K50 Thông tin – Thư viện 48
  49. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng + Các ký hiệu được sử dụng đồng nhất bằng một loạt chữ số Ả rập – thuận lợi cho việc tự động hóa tìm tin và chia sẻ nguồn tin. + Được cập nhật và sửa đổi thường xuyên + Có diện sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia và Mỹ thuận lợi cho việc chia sẻ nguồn tin. - Nhược điểm: + Tính tư tưởng trái với tư tưởng Mác – xít làm hạn chế rất nhiều đến khả năng áp dụng DDC tại Việt Nam + Sự phân nhóm, sắp xếp các lớp chính trong dãy cơ bản hoàn toàn không phản ánh được sự phát triển của thế giới khách quan + Những khái niệm về kiến trúc thượng tầng xếp trước các khái niệm cơ sở hạ tầng là biểu hiện của quan điểm duy tâm về sự phát triển của vật chất. + Cấu trúc khung phân loại thiếu tính logic, khoa học + Hệ thống ký hiệu thập phân chỉ đến 10 lớp rất khó cho việc: => Mở rộng khung khi khoa học phát triển =>Không tìm được vị trí xứng đáng cho một số bộ môn khoa học + Tính tự tôn dân tộc quá cao, số lượng kí hiệu dành cho Mỹ và phương Tây quá nhiều so với châu lục khác + Nhiều khái niệm không phản ánh thực chất của vấn đề xã hội và bị xếp lẫn lộn, nhiều khi ở nhiều vị trí đối lập nhau. 2.6. Công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu 2.6.1. Công tác tổ chức vốn tài liệu Tổ chức kho là một loạt các quá trình và thao tác liên tục nhận - đăng ký - xử lý - sắp xếp và bảo quản vốn tài liệu với mục đích vừa sử dụng kho tốt nhất vừa bảo quản tài sản tốt nhất. K50 Thông tin – Thư viện 49
  50. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng Tổ chức kho đúng đắn sẽ tiết kiệm được nhân lực, phương tiện và diện tích cho thư viện; tiết kiệm thời gian, công sức của cán bộ thư viện và tăng cường chất lượng phục vụ bạn đọc; tiết kiệm ngân sách trong việc phục hồi, phục chế các tài liệu mất mát, hư hỏng đồng thời giải quyết hai nhiệm vụ đối lập nhau nhưng có quan hệ biện chứng với nhau đó là việc sử dụng tích cực vốn tài liệu và bảo quản lâu dài vốn tài liệu. Tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức của thư viện mà phân chia bố trí kho cho hợp lý, song việc xác định mức độ cần thiết của sự phân chia là nhiệm vụ không đơn giản. Tình trạng riêng biệt của các bộ phận kho đưa tới những vấn đề như sự tản mạn các nguồn tin và đi tới chỗ mâu thuẫn với sự tập trung và yêu cầu phân chia cán bộ để xử lý, bảo quản. Nhiệm vụ chủ yếu của phân chia kho là tạo ra một trật tự trong kho, tạo thuận lợi cho việc sử dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo quản tốt tài liệu. Căn cứ vào tình hình thực tế các thư viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội tiến hành tổ chức kho đóng và kho mở. Tổ chức kho là một hoạt động nghiệp vụ liên quan mật thiết với công tác phục vụ trong một thư viện, mỗi một cách tổ chức sắp xếp đều mang tính đặc thù về những ưu khuyết điểm của nó. Qua thực tế cho thấy kho đóng có khá nhiều ưu điểm: Phù hợp với thư viện có số lượng sách lớn. Thích ứng cho những thư viện có chức năng chính là lưu trữ. Tiết kiệm được không gian, phát triển kho đúng kế hoạch đã định. Bảo quản được sách, hạn chế hư hao mất mát. Phục vụ độc giả và kỹ thuật nghiệp vụ là hai hoạt động song phương của công tác thư viện. Phục vụ giúp ta nắm bắt yêu cầu độc giả làm nảy sinh những sáng kiến, cải tiến hoặc học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ, ngược lại, chính kỹ thuật nghiệp vụ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phục vụ đạt hiệu quả hơn. Một cuốn sách sau khi được bổ sung vào thư viện sẽ qua một quá trình xử lý kỹ thuật như sau: Đăng ký- Phân loại- Mô tả- xếp kho đến phục K50 Thông tin – Thư viện 50
  51. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng vụ, trong đó còn có một động tác cực kỳ quan trong nhất là đối với loại hình kho đóng là đưa bộ phiếu mô tả của cuốn sách đó vào bộ máy tra cứu của thư viện (Hệ thống Mục lục). Hệ thống Mục lục là bộ mặt của thư viện bởi nó phản ánh đầy đủ thông tin về sách có trong kho, do đó sắp xếp, kiểm tra và rà soát tủ phiếu là công việc hết sức cần thiết và đòi hỏi một tinh thần trách nhiệm cao của cán bộ nghiệp vụ mà cụ thể là trưởng phòng kỹ thuật nghiệp vụ- người chịu trách nhiệm chính trong khâu kỹ thuật. Kho sách thường xuyên thay đổi, chẳng hạn như thêm sách mới, sách cũ đã hư hỏng, sách thanh lý, hoặc độc giả trong quá trình tra tìm đã xé mất phiếu mô tả của một cuốn sách nào đó nhưng sách vẫn còn trong kho, chí có kiểm tra thường xuyên chúng ta mới có thể phát hiện và chấn chính kịp thời những trường hợp trên, như thế kho sách và hệ thống mục lục mới như một, đây là nhân tố quan trọng nhất để duy trì và đẩy mạnh công tác phục vụ. Xã hội không ngừng thay đổi, kéo theo hàng loạt những đổi thay trong cuộc sống của con người. Một khi đời sống vật chất đã khá đầy đủ con người sẽ quan tâm hơn đến đời sống tinh thần, trong đó sách và thư viện chiếm vai trò tối quan trọng. Vai trò Thư viện đổi thay để trở thành "Trung tâm truyền thông tri thức". Quan niệm mở đã khiến thư viện quận, huyện chuyển dần sang phục vụ theo hình thức kho mở. Thực tế đã chứng minh hiệu suất phục vụ không ngừng tăng cao là hoàn toàn nhờ vào những yếu tố sau: . Toàn bộ sách, báo, tạp chí, tài liệu và cả máy tính độc giả đều có thể tiếp cận dễ dàng, tạo cho họ một cảm giác thoải mái trong lựa chọn và sử dụng. Xóa đi bức tường ngăn cách giữa kho sách và độc giả, thu hút độc giả đến với thư viện ngày càng nhiều hơn. . Kho sách được xếp theo môn loại dựa vào số phân loại không phân biệt ngôn ngữ hay kích cỡ, độc giả có thể tự truy tìm trên hệ thống tra cứu K50 Thông tin – Thư viện 51
  52. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng và trực tiếp vào kho lấy sách, do đó nội dung kho sách sẽ được giới thiệu đầy đủ và khai thác tối đa. . Với cách sắp xếp theo môn loại đã tập trung những tài liệu cùng chung một đề tài vào một nơi, đây là thuận lợi lớn nhất cho quá trình học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học của độc giả. Kho đóng và kho mở, mỗi một hình thức đều có những ưu thế đặc thù, cái này không thể phủ nhận cái kia và ngược lại cũng vậy. Điều chính yếu là có khai thác triệt để những ưu điểm của chúng hay không? Bên cạnh đó còn phải xem xét đến những yếu tố khách quan trong đó có xu hướng phát triển xã hội theo quan niệm "mở", để thấy rõ tính tất yếu của kho sách từ "đóng" đến "mở". Đảm bảo việc sắp xếp tài liệu một cách khoa học, hợp lý phải thỏa mãn tối ưu ba yêu cầu: Tài liệu phải dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy; tiết kiệm được diện tích và thuận lợi cho công tác bảo quản và kiểm kê. Hiện nay, có khá nhiều phương pháp sắp xếp khác nhau: sắp xếp theo phân loại, sắp xếp theo chủ đề, sắp xếp theo số ĐKCB, sắp xếp theo vần chữ cái của họ, tên tác giả, sắp xếp theo thời gian xuất bản, sắp xếp theo nơi xuất bản, sắp xếp theo ngôn ngữ, sắp xếp theo khổ sách nhưng chủ yếu sử dụng hai phương pháp: theo phân loại và số ĐKCB. Tuy nhiên mỗi phương pháp không tồn tại độc lập mà kết hợp với nhau. Các thư viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội tiến hành sắp xếp theo phân loại tài liệu kết hợp với số ĐKCB. VD: Ký hiệu xếp giá của Thư viện quận Tây Hồ: 808.06 VV 207 Số phân loại Số ĐKCB Số ký hiệu kho K50 Thông tin – Thư viện 52
  53. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng 2.6.2. Công tác bảo quản vốn tài liệu “Bảo quản là việc thiết lập những hành động để ngăn chặn, dừng hoặc làm trì hoãn sự xuống cấp của vốn tài liệu thư viện thông qua việc quản lý điều kiện môi trường kho tàng, nơi lưu giữ tài liệu và kỹ thuật đảm bảo an ninh, cách thức tiếp xúc với tài liệu cũng như việc giáo dục cho độc giả và nhân viên thư viện. Việc chuyển dạng tài liệu cũng là một dạng của bảo quản như là việc thay đổi định dạng tài liệu để giữ gìn nội dung có trong tài liệu”. [7, tr. 367] Bảo quản vốn tài liệu là công việc quan trọng đối với bất kỳ một cơ quan thông tin – thư viện nào. Vì bảo quản vốn tài liệu không những đảm bảo sự toàn vẹn hiện trạng vật lý bình thường của các tài liệu trong kho, giúp gìn giữ di sản văn hoá dân tộc, tăng tuổi thọ tài liệu tiết kiệm nguồn ngân sách của Nhà nước mà còn quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các thư viện. Một thư viện có quy mô càng lớn, vốn tài liệu càng phong phú, đa dạng, tài liệu quý hiếm càng nhiều thì việc tổ chức bảo quản càng phải khoa học, quy trình quản lý phải nghiêm ngặt và chặt chẽ. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo quản vốn tài liệu tất cả 100% thư viện quận, huyện Thành phố Hà Nội đã tiến hành các biện pháp nhằm bảo quản vốn tài liệu như sau: - Xây dựng hệ thống kho tàng đúng quy cách để tổ chức và bảo quản tốt vốn tài liệu. - Tổ chức các lớp hướng dẫn người dùng tin sử dụng các thiết bị thư viện, đồng thời giáo dục người dùng tin nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ tài liệu. - Lắp đặt hệ thống phòng cháy, chữa cháy. Cán bộ thư viện được tập huấn cách thức chữa cháy, sử dụng các phương tiện cứu hoả. - Các thư viện đã đề ra một số nội quy phòng đọc như: không viết bẩn, vẽ bẩn lên tài liệu, không cắt xén tài liệu, nếu người dùng tin vi phạm sẽ bị phạt theo nội quy. K50 Thông tin – Thư viện 53
  54. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng - Sao chụp những tài liệu quý hiếm, cũ và phục vụ người dùng tin bằng những bản sao. - Thường xuyên quét dọn, hút bụi trong kho, tiến hành phục chế những sách báo bị hư rách; tiến hành những đợt tiêu diệt chuột, mối mọt, côn trùng xâm hại tài liệu. - Thực hiện việc chiếu sáng kho tài liệu một cách hợp lý, bằng ánh sáng tự nhiên và hệ thống chiếu sáng nhân tạo. 2.7. Công tác phục vụ ngƣời dùng tin Công tác phục vụ người dùng tin là khâu cuối cùng trong chu trình đường đi của tài liệu nhưng giữ một vị trí quan trọng bởi lẽ, công tác phục vụ người dùng tin được tổ chức tốt sẽ đáp ứng và thoả mãn được nhu cầu tin ngày càng phong phú, đa dạng của người dùng tin. Vì thế hiệu quả của công tác phục vụ người dùng tin đánh giá hiệu quả hoạt động của một cơ quan thông tin – thư viện. Trong những năm qua, để thu hút bạn đọc đến thư viện, các thư viện đã tổ chức nhiều hình thức mới đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đọc của người dùng tin: Ngoài các phòng đọc, phòng mượn truyền thống trong điều kiện cho phép, các thư viện đã tổ chức phục vụ phòng đọc, phòng mượn tự chọn – hình thức phục vụ tiến tiến không những thỏa mãn nhu cầu thông tin của người dùng tin mà còn làm nẩy sinh những nhu cầu, hứng thú đọc mới. Bảng 3: Số liệu phục vụ của quận, huyện 2007-2008 Thư viện quận – huyện Năm Lượt bạn đọc Số thẻ cấp mới Lượt tài liệu luân chuyển 2007 210.200 5.200 445.700 2008 312.000 3.240 612.000 K50 Thông tin – Thư viện 54
  55. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, thư viện các quận, huyện tổ chức phục vụ người dùng tin dưới các hình thức như sau: 2.7.1. Đọc tại chỗ Đọc tại chỗ là hình thức người dùng tin tiếp nhận thông tin bằng cách đọc tài liệu tại thư viện. Đây là hình thức truyền thống, dễ thực nên hầu hết các thư viện quận, huyện Thành phố Hà Nội đều tổ chức phòng đọc tại chỗ, riêng Thư viện quận Cầu Giấy chỉ có hình thức mượn về nhà. Bắt nhịp theo xu hướng mới hội nhập và phát triển, thấy rõ được ưu điểm của việc tổ chức kho mở vừa đỡ tốn công sức cán bộ thư viện, kích thích hứng thú đọc của người dùng tin do được trực tiếp tiếp xúc với tài liệu nên các thư viện đều tổ chức phòng đọc mở, chỉ còn Thư viện Quận Ba Đình, Thư viện huyện Gia Lâm có phòng đọc là kho đóng. 2.7.2. Mượn về nhà Trong điều kiện hiện tại diện tích phòng đọc các thư viện quận, huyện còn hạn chế chưa thể đáp ứng hầu hết nhu cầu đọc tài liệu tại chỗ của người dùng tin, đồng thời người dùng tin cũng không phải lúc nào cũng có điều kiện đến thư viện để đọc sách vì vậy mượn tài liệu về nhà là hình thức phục vụ rất hiệu quả và thiết thực, 100% thư viện quận, huyện đều cho mượn sách về nhà. 2.7.3. Tuyên truyền giới thiệu tài liệu Đây là hoạt động rất quan trọng của các thư viện, một mặt nhằm tuyên truyền về công tác thư viện, xác định lại vai trò, vị trí của thư viện trong các thiết chế văn hóa – xã hội. Mặt khác nhằm thu hút người dùng tin tới thư viện, tạo điều kiện cho họ tiếp cận một cách nhiều nhất với vốn tài liệu của thư viện. Những năm gần đây, các thư viện đã sáng tạo rất nhiều hình thức tuyên truyền giới thiệu tài liệu mới đó là: tổ chức các cuộc thi đọc sách, kể chuyện theo sách, trưng bày triển lãm, nói chuyện chuyên đề . Vận dụng các loại hình văn hóa và nghệ thuật khác vào công tác tuyên truyền giới thiệu K50 Thông tin – Thư viện 55
  56. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng sách báo, nhằm nâng cao tính nghệ thuật, sinh động hấp dẫn, thu hút bạn đọc tìm đọc và làm theo sách báo. Tiêu biểu là các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và Cầu Giấy tổ chức được nhiều buổi tuyên truyền giới thiệu và trưng bày sách báo phục vụ các nhiệm vụ chính trị: VD: Năm 2007 Quận Ba Đình: 22 buổi Quận Hoàn Kiếm: 18 buổi Quận Hai Bà Trưng: 12 buổi Quận Cầu Giấy: 12 buổi Năm 2008 Quận Ba Đình 20 buổi Quận Hoàn Kiếm: 12 buổi Huyện Đông Anh: 15 buổi Tuyên truyền sách Thư viện huyện Gia Lâm K50 Thông tin – Thư viện 56
  57. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng + Tổ chức các cuộc thi đọc sách, kể chuyện theo sách Hội thi thiếu nhi tuyên truyền giới thiệu sách toàn Thành phố được tổ chức thường xuyên vào dịp hè hàng năm theo các chủ đề phục vụ các ngày kỷ niệm lớn của Thủ đô và đất nước nhằm tuyên truyền giáo dục các em về truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm xây dựng quê hương đất nước, tích cực phấn đấu rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội. Đây là hoạt động truyền thống của các thư viện quận, huyện góp phần khuyến khích việc đọc và tìm đọc của nhân dân, thông qua đó khơi dậy, kích thích nhu cầu đọc. Các cuộc thi sách báo rất đa dạng: Thi tìm hiểu về những vấn đề, đề tài nhất định, thi kể chuyện theo sách Được phát động từ Thư viện Thành phố Hà Nội, tất cả các thư viện quận, huyện đã tổ chức các cuộc thi: “Chúng em kể chuyện Bác Hồ”, “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” + Trưng bày, triển lãm sách về pháp luật, y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, về kỹ thuật nông nghiệp K50 Thông tin – Thư viện 57
  58. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng Tủ trưng bày sách Tủ trưng bày báo, tạp chí K50 Thông tin – Thư viện 58
  59. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng Hình thức tuyên truyền sách và báo trực quan này đã được các thư viện quận, huyện thường xuyên thực hiện. Các cuộc trưng bày, triển lãm thường được tổ chức dưới dạng: Trưng bày, triển lãm sách mới, sách theo chuyên đề nhân dịp các ngày lễ trọng đại, các sự kiện chính trị, xã hội trong nước và ở địa phương, triển lãm sách về pháp luật, y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, về kỹ thuật nông nghiệp ở các thư viện huyện. + Nói chuyện chuyên đề Cùng với các cuộc thi, các thư viện còn duy trì đều đặn các buổi nói chuyện chuyên đề mỗi năm từ 6-8 buổi. Cụ thể, trong năm 2007 các thư viện quận, huyện Hà Nội đã tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề như: “Đảng và mùa xuân”; “Uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa”; “Gương những người anh hùng”; “Quê hương cách mạng”; “Thủ đô Hà Nội trên đường hội nhập và phát triển” 2.7.4. Phục vụ bên ngoài thư viện Đây là hoạt động hết sức thiết thực của các thư viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội. Hoạt động này được tiến hành nhiều năm, thông qua các hình thức như: Tủ sách lưu động, ô tô lưu động góp phần không nhỏ vào việc đưa sách, báo tới người dân địa phương nhằm nâng cao trình độ dân trí, phổ biến và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật trong sách, báo vào sản xuất và đời sống, xây dựng nền văn hóa mới, cuộc sống mới, con người mới. Thư viện quận, huyện vừa là cầu nối giữa thư viện thành phố với thư viện, tủ sách, phòng đọc sách ở cơ sở trong việc trung chuyển sách, báo lại là đơn vị trực tiếp quản lý, điều hành số lượng sách luân chuyển. Các thư viện quận, huyện đều đảm bảo kho sách luân chuyển phải đảm bảo về số lượng và nhất là chất lượng, vì đây là nguồn tài liệu hết sức cần thiết hỗ trợ cho thư viện cơ sở thỏa mãn được nhu cầu thông tin của người dùng tin. Tài liệu của kho sách luân chuyển đã bao quát được các nội dung: Chính trị - xã hội, Khoa học Kỹ thuật và Văn học K50 Thông tin – Thư viện
  60. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng nghệ thuật phù hợp với trình độ dân trí của người dân địa phương, cơ cấu vùng, miền trên từng địa bàn. Ví dụ: Thư viện huyện Đông Anh đã luân chuyển được 700 cuốn cho các xã Liên Hà, Dục Tú, Mai Lâm, Kim Mỗ bằng hình thức tủ sách lưu động mượn từ Thư viện Thành phố Hà Nội. Thư viện quận Cầu Giấy luân chuyển hơn 900 cuốn cho các phường: Quan Hoa, Nghĩa Đô, Mai dịch, Dịch Vọng, Nghĩa Tân, Yên Hòa, Trung Hòa. Như vậy, việc thực hiện mô hình luân chuyển sách xuống cơ sở - một trong những hình thức phục vụ lưu động rất có hiệu quả: Tiết kiệm được kinh phí bổ sung, huy động được nguồn lực của cộng đồng và có tác dụng thiết thực đối với việc xây dựng phong trào đọc sách ở cơ sở bởi, thông qua việc luân chuyển sách báo xuống cơ sở đã tạo điều kiện cho người dân thường xuyên tiếp cận với những thông tin mới, những kiến thức bổ ích, cần thiết đối với những lĩnh vực mà người dân quan tâm như: Hiểu biết về đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tình hình thời sự, phổ biến tri thức khoa học phổ thông, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật nông nghiệp, xây dựng đời sống văn hóa Các thư viện quận, huyện Thủ đô đã từng bước khắc phục được tình trạng thiếu sách, sách quá cũ, sách không còn phù hợp với yêu cầu của người dùng tin. 2.8. Ứng dụng công nghệ thông tin Trong những năm gần đây, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin đã kéo theo sự phát triển và khởi sắc cho các ngành, các lĩnh vực khoa học trong đó có hoạt động thông tin – thư viện. Trong xu hướng chung của sự phát triển trên toàn thế giới là tin học hóa thư viện, tiến tới kết nối mạng thư viện toàn cầu, công nghệ thông tin góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ, phục vụ người dùng tin, trao đổi chia sẻ thông tin giữa các cơ quan thông tin – thư viện. Để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh chóng của xã hội và nhu cầu tin luôn thay đổi của người dùng tin đòi hỏi các cơ K50 Thông tin – Thư viện
  61. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng quan thông tin – thư viện phải từng bước ứng dụng công nghệ tin học trong hoạt động thư viện.Việc ứng dụng công nghệ tin học tiết kiệm được thời gian và công sức của cán bộ thư viện và người dùng tin trong quá trình tìm kiếm, khai thác các nguồn tin, tìm thấy tài liệu chính xác, đầy đủ và kịp thời. Việc tin học hóa các hoạt động đã và đang là mục tiêu hướng tới của các cơ quan thông tin – thư viện. Trong điều kiện mới, các thư viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác nghiệp vụ xử lý, xây dựng CSDL. Hiện tại, toàn hệ thống có 9 máy tính, con số khá cao so với năm 2006 chỉ có 1 máy tính. Đặc biệt, Thư viện quận Tây Hồ đã sử dụng phần mềm CDS/ISIS for Dos để xây dựng cơ sở dữ liệu cho sách. Năm 2008, cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, Thư viện quận Hoàn Kiếm đã trang bị 3 máy tính cấu hình cao, sử dụng phần mềm quản lý thư viện điện tử Inforlib vào việc xây dựng CSDL sách, quản lý sách giảm thiểu tối đa việc mất sách phục vụ tốt hơn cho người dùng tin đến thư viện. 2.9. Thƣ viện quận, huyện với việc phát triển mạng lƣới thƣ viện, tủ sách cơ sở Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vị trí mạng lưới thư viện cấp cơ sở hết sức quan trọng bởi, hoạt động của mạng lưới thư viện, tủ sách cơ sở có hoạt động tốt sẽ góp phần không nhỏ vào việc kịp thời đáp ứng nhu cầu thông tin cho một lực lượng đông đảo quần chúng dân cư, đang sống và trực tiếp lao động sản xuất ở địa bàn – những người trực tiếp triển khai mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Thực tế điều tra cho thấy, 100% các thư viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội đều thực hiện công tác xây dựng mạng lưới, tủ sách cơ sở. Các hình thức mà các thư viện giúp đỡ hỗ trợ cho các thư viện là: Tư vấn tổ chức thư viện, cung cấp tài K50 Thông tin – Thư viện
  62. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng liệu ban đầu, bồi dưỡng cán bộ nghiệp vụ cho các cán bộ thư viện và luân chuyển vốn tài liệu cho các thư viện, tủ sách cơ sở thuộc địa bàn quản lý của mình. Có thể nói, với sự hỗ trợ tích cực của Thư viện Thành phố Hà Nội, thư viện quận, huyện, thư viện cấp cơ sở đã có nhiều điều kiện để hoạt động tốt hơn. Bảng 4: Số liệu hoạt động thư viện cơ sở Thư viện, tủ sách xã, phường, thôn Lượt tài Năm Tổng số Số sách Số sách Số thẻ Lượt bạn liệu luân thư viện hiện có bổ sung cấp mới đọc chuyển 2007 289 254.300 22.090 7.200 520.200 1.480.100 2008 296 550.000 1.480.000 Như vậy, với phương châm “sách đi tìm người” các thư viện góp phần giúp người dân hiểu sâu sắc hơn sự quan tâm của Đảng và Nhà nước dành cho họ đồng thời nâng cao trình độ hiểu biết về mọi mặt cũng như biết ứng dụng khoa học kỹ thuật vào lao động, sản xuất và sinh hoạt, từng bước vượt qua khó khăn xây dựng và phát triển nông thôn mới, lành mạnh, tiến bộ, gia đình văn hóa, hạnh phúc K50 Thông tin – Thư viện
  63. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng ĐÁNH GIÁ CHUNG Cùng với sự chuyển mình của tất cả các ngành, các lĩnh vực trong xu thế hội nhập và phát triển, các thư viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội nằm trong hệ thống thư viện công cộng cả nước đã và đang hoạt động và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Với vị trí Thủ đô – trái tim của cả nước, các thư viện quận, huyện đáp ứng hầu hết nhu cầu về thông tin tài liệu cho người dùng tin, thu hút 312.000 (2008) người dùng tin đến khai thác thông tin tại thư viện, cấp mới 3.240 thẻ bạn đọc, bổ sung 22.780 cuốn sách, luân chuyển 612.000 lượt tài liệu. Qua thực tế đã khẳng định những nơi có phong trào phát triển là nơi có sự nhiệt tình năng động của cán bộ thư viện, của lãnh đạo Phòng VHTT-TDTT, Trung tâm (Nhà) Văn hóa, có sự quan tâm của cấp ủy, HĐND, UBND. K50 Thông tin – Thư viện
  64. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng Trong hai năm qua, các thư viện quận, huyện đã có những bước chuyển biến rõ rệt trong tổ chức hoạt động, tuy nhiên sự phát triển còn chưa đồng đều, một số thư viện do nhiều nguyên nhân khác nhau, nên hoạt động còn hạn chế, đặc biệt là kinh phí cho hoạt động thư viện còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, một số thư viện chưa thật sự chủ động, thiếu tính năng động và sáng tạo nên việc tổ chức và hoạt động chưa mang lại hiệu quả cao. Hệ thống thư viện cơ sở đã được củng cố và phát triển, song chủ yếu tập trung hoạt động vào 3 tháng hè, vốn tài liệu còn hạn chế, hình thức hoạt động còn đơn điệu, thiếu tính sáng tạo, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, chưa có chế độ bồi dưỡng cho người làm công tác thư viện nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của thư viện. CHƢƠNG 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THƢ VIỆN QUẬN, HUYỆN THỦ ĐÔ HÀ NỘI 3.1. Một số nhận xét về tổ chức hoạt động của thƣ viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội 3.1.1. Điểm mạnh - Ở vị trí Thủ đô nên người dùng tin có trình độ cao hơn những nơi khác, nhu cầu tìm hiểu thông tin do đó cũng cao hơn. - Về cơ bản đội ngũ cán bộ thư viện trẻ, năng động, nhiệt tình được đào tạo bài bản, tiếp cận được những vấn đề mới, hiện đại của ngành, nắm tương đối vững chuyên môn nghiệp vụ và vận dụng khá thành thạo vào điều kiện cụ thể của từng thư viện, 81% cán bộ có trình độ đại học chính quy chuyên ngành thư viện. K50 Thông tin – Thư viện
  65. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng - Từng bước triển khai áp dụng các chuẩn nghiệp vụ theo tinh thần công văn số 1598/BVHTT-TV do Thứ Trưởng Đỗ Quý Doãn ký ngày 7/5/2007, và công văn số 2667/BVHTT-TV Do Vụ trưởng Vụ Thư viện Nguyễn Thị Ngọc Thuần ký ngày 23/7/2007. Thư viện Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm là 2 thư viện đang triển khai áp dụng một trong 3 chuẩn nghiệp vụ là Khung phân loại thập phân Dewey (DDC). - Vốn tài liệu được bổ sung đa dạng, phong phú từ nhiều nguồn: Nguồn mua, nguồn tài trợ và biếu tặng. Nội dung tài liệu bao quát hầu hết các lĩnh vực phù hợp với Quy chế tổ chức và hoạt động của thư viện huyện năm 1979. - Bảo trì mối mọt các kho sách của thư viện theo định kỳ. - Các thư viện đã từng bước ứng dụng CNTT. Điều này đồng nghĩa với việc các thư viện đã được đầu tư trang thiết bị mới, hiện đại bước đầu làm thay đổi diện mạo của thư viện và mang lại hiệu quả phục vụ người dùng tin. - Kinh phí cấp cho các thư viện nhìn chung đã có chiều hướng tăng dần theo từng năm và đi vào ổn định giúp các thư viện chủ động trong việc thực hiện các kế hoạch hoạt động của mình. 3.1.2. Điểm yếu - Cơ cấu tổ chức: Hệ thống 12 thư viện quận, huyện Thủ đô chỉ có một bộ phận là Phòng phục vụ. Bộ phận nghiệp vụ chưa có điều kiện và khả năng để tách riêng mà lồng ghép vào bộ phận phục vụ. - Cán bộ thư viện: Chưa cân đối giữa cán bộ thư viện với số vốn tài liệu. Quy chế 1979: “Về tổ chức và hoạt động của thư viện huyện” cứ 10.000 bản sách có thêm 1 cán bộ thư viện. Tuy nhiên, như thư viện quận Ba Đình có 25.000 bản sách mà chỉ có 1 cán bộ. Số cán bộ kiêm nhiệm còn chiếm tỉ lệ khá cao (29%). - Vốn tài liệu ở một số thư viện đã lạc hậu: Đống Đa, Thanh Trì, đặc biệt các tài liệu về phổ biến kinh nghiệm sản xuất trong nông nghiệp còn rất thiếu ở các huyện như Thanh Trì, Sóc Sơn, Gia Lâm, Đông Anh. K50 Thông tin – Thư viện
  66. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng - Cơ sở vật chất, trang thiết bị thư viện còn nghèo nàn, cũ kỹ, lạc hậu. Hầu hết các thư viện chưa có trụ sở riêng mà nằm chung với Trung tâm (Nhà) Văn hóa các quận, huyện. - Ứng dụng CNTT còn yếu. Toàn hệ thống chỉ có 9 máy tính, và chỉ có 2 thư viện là Thư viện quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sử dụng phần mềm CDS/SIS, Inforlib vào việc xây dựng và quản lý CSDL. - Việc bổ sung tài liệu chưa cân đối giữa các lĩnh vực. - Hoạt động áp dụng các chuẩn nghiệp vụ ở thư viện cấp huyện mới chỉ thực hiện những bước đầu cho nên chưa đạt được những kết quả thực sự phục vụ tốt nhất người dùng tin ở thư viện. - Công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu vẫn còn bị coi nhẹ ở một số thư viện đặc biệt là việc sắp xếp tài liệu. - Mặc dù kinh phí được cấp theo chiều hướng tăng lên, song với vốn kinh phí trung bình 70.000.000 đồng/năm khó khăn cho việc bổ sung các tài liệu, nhất là các tài liệu có giá trị và triển khai các hoạt động nghiệp vụ khác, đáp ứng yêu cầu người dùng tin. 3.1.3. Nguyên nhân Có tình trạng của những tồn tại này là do những nguyên nhân chủ yếu sau: - Các thư viện thiếu chủ động, tích cực phát huy vai trò là một trong những trung tâm văn hóa, học tập cộng đồng cho người dân địa phương cũng như chưa năng động trong việc thuyết phục các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm, chú ý đến hoạt động thư viện. - Số lượng cán bộ thiếu, diện tích chật hẹp nên không tổ chức được đầy đủ các bộ phận, phòng, ban. - Cán bộ quản lý thư viện nhiệt tình có trách nhiệm với công việc, song chưa có tầm xây dựng các mục tiêu chiến lược cũng như các dự án phát triển thư viện K50 Thông tin – Thư viện
  67. Khóa luận tốt nghiệp Tô Thị Thúy Hằng trong từng giai đoạn nhất định. Một số cán bộ yếu về năng lực chuyên môn, không chịu tìm tòi, đề xuất những hình thức phục vụ tốt. - Thiếu chính sách bổ sung – một văn bản quan trọng của thư viện: định hướng đúng đắn cho công tác bổ sung cũng như thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng cho việc lựa chọn và thanh lọc tài liệu. - Chưa tiến hành điều tra nhu cầu tin của người dùng tin. - Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác thư viện tại các quận, huyện còn quá thấp chưa thể đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống nên đã không đẩy sự nhiệt tình của cán bộ thư viện lên mức cao nhất. 3.2. Định hƣớng phát triển thƣ viện quận, huyện Thủ đô Hà Nội Tiếp tục thực hiện Pháp lệnh Thư viện, Nghị định 72/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành Pháp lệnh Thư viện; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIV, thiết thực chào mừng các ngày lễ kỷ niệm trong năm 2009, hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội các thư viện quận, huyện cần tập trung vào một số định hướng sau: 1. Xây dựng và phát triển vốn tài liệu có chất lượng Đây là yếu tố đầu tiên và mang tính quyết định trong việc xây dựng và phát triển thư viện. Vốn tài liệu không chỉ là tài sản mà còn là cơ sở hoạt động hiệu quả của mỗi thư viện. Vốn tài liệu càng phong phú thì khả năng đáp ứng nhu cầu đọc càng lớn và càng có sức hút bạn đọc. Trong công tác bổ sung, các thư viện cần xác định cơ cấu tỷ lệ tài liệu hợp lý theo tỷ lệ: Sách chính trị - xã hội: 30% Sách khoa học – kỹ thuật: 30% Sách văn học – nghệ thuật: 30% Sách thiếu nhi: 10% K50 Thông tin – Thư viện