Khóa luận Nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0

pdf 75 trang thiennha21 15/04/2022 4540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nang_cao_chat_luong_giao_duc_ky_nang_mem_cho_sinh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA TRIẾT HỌC NGUYỄN THỊ LINH NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRONG THỜI ĐẠI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa: QH – 2015 – X Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn Hà Nội, 2020
  2. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 8 1.1. Cách mạng công nghiệp 4.0 8 1.2. Sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội 15 1.3. Việc giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội 24 Tiểu kết chƣơng 1: 41 CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRONG THỜI ĐẠI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 42 2.1. Thực trạng việc học tập kỹ năng mềm của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. 42 2.2. Những vấn đề đặt ra đối với việc nâng cao chất lƣợng giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời đại công nghiệp 4.0. 50 2.3. Giải pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời đại công nghiệp 4.0 52 Tiểu kết chƣơng II: 57 KẾT LUẬN 58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 PHỤ LỤC 63
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, thế giới đang trong giai đoạn của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0). Nếu như trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu vào khoảng năm 1784 với việc sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất thì cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai sử dụng điện năng để tạo ra sản xuất đại trà. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba sử dụng các thiết bị điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Giờ đây nhân loại đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, được xây dựng trên cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, đó là cuộc cách mạng kỹ thuật số đã được xuất hiện từ giữa thế kỷ trước với sự xuất hiện hệ thống quản lý ảo, là sự hợp nhất các công nghệ làm mờ đi ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống, đặc biệt là môi trường giáo dục - nơi trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp phục vụ cho công nghiệp hóa hiện đại hóa. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại nhiều cơ hội cũng như những thách thức không hề nhỏ đối với sinh viên với tư cách là đội ngũ tri thức là lực lượng chính trong cuộc cách mạng này. Nhận thấy được việc trang bị những kỹ năng mềm cho sinh viên là điều vô cùng cần thiết và quan trọng trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 để sinh viên có thể theo kịp cũng như thích ứng với những biến đổi vô cùng mạnh mẽ của nó, để thực sự trở thành đội ngũ tri thức đóng vai trò như lực lượng sản xuất chính của xã hội có đầy đủ kỹ năng, phẩm chất để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với việc hoàn tất nhiều hiệp định thương mại tự do quy mô lớn như TPP, FTA với EU, Liên minh kinh tế Á - Âu , việc áp dụng những thành tựu cách mạng sản xuất mới sẽ tạo ra công cụ đắc lực giúp Việt Nam tham gia hiệu quả chuỗi giá trị toàn cầu và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những cải cách công nghệ mang tính đột phá của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem đến những kỳ diệu trong sản xuất và năng suất lao động sẽ tăng. 1
  4. Nó cũng tạo nên sự thay đổi trong cung - cầu lao động trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nền kinh tế với việc tự động hóa sẽ cao đòi hỏi người lao động phải thích ứng nhanh với sự thay đổi của sản xuất nếu không sẽ bị dư thừa. Thị trường lao động không chỉ đòi hỏi sinh viên có trình độ chuyên môn cao, mà cần phải có ngoại ngữ cũng như kỹ năng mềm để có thể hội nhập, cạnh tranh trên thị trường lao động thế giới, cũng như Việt Nam. Có thể nói hiện nay phần lớn sinh viên tốt nghiệp đều được trang bị những kiến thức chuyên môn phù hợp với ngành nghề mà họ đang lựa chọn. Tuy nhiên các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vẫn đề, tìm kiếm thông tin, của sinh viên còn rất hạn chế. Nhận thấy việc trang bị cho sinh viên những kỹ năng mềm cần thiết là điều vô cùng quan trong, giúp sinh viên có thể ứng phó với những thay đổi của thị trường lao động. Như vậy, thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại nhiều cơ hội những như thách thức cho kinh tế Việt Nam và giáo dục nói riêng đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục Đại học. Sinh viên Đại học cần thay đổi từ tư duy nhận thức đến hành động để thích nghi với môi trường ngày càng có nhiều biến động và phát triển không ngừng hiện nay. Để làm được vậy ,sinh viên không chỉ cần trang bị những kỹ năng cứng (những vấn đề thuộc về chuyên môn) mà cần trang bị những kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề lí luận và thực tiễn trên, tôi chọn vấn đề “Nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành triết học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề về giáo dục đang là chủ đề nóng đã được nghiên cứu rất nhiều hiện nay, đặc biệt về việc nghiên cứu vai trò, tầm quan trọng của kỹ năng mềm. Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 thì vấn đề về giáo dục đang đứng trước những cơ hội và thách thức không hề nhỏ. Đã có nhiều cuộc hội thảo cũng như những công trình nghiên cứu khoa học đề cập tới vấn đề này. Thứ nhất, những công trình nghiên cứu về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 : 2
  5. Cuốn sách Cách mạng công nghiệp lần thứ tư của Klaus Schwab. Trong cuốn sách của mình, GS Klaus Schwab nhấn mạnh, những cuộc cách mạng công nghiệp trước đây đã giải phóng con người khỏi sức mạnh của loài vật, tạo ra sản xuất hàng loạt và mang lại sức mạnh kỹ thuật số cho hàng tỷ người. Tuy nhiên, Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư khác biệt về bản chất. Cuộc cách mạng này được hình thành bằng loạt công nghệ mới kết nối các thế giới vật chất, kỹ thuật số và sinh học, tác động đến tất cả mọi quy luật, nền kinh tế, ngành công nghiệp, và thậm chí thách thức cả định nghĩa về nhân loại. Báo cáo tổng hợp Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư một số đăc trưng, tác động và hàm ý chính sách đối với Việt Nam do một nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Phân tích và Dự báo, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam xây dựng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Nhóm nghiên cứu bao gồm TS.Nguyễn Thắng (Trưởng nhóm), TS. La Hải Anh, Ths. Nguyễn Thu Hương, Ths. Phạm Minh Thái, Ths. Nguyễn Thị Kim Thái và Nguyễn Thị Vân Hà. Báo cáo nêu lên được đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp tới phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam từ đó nêu ra được một số kiến nghị, chính sách phát triển kinh tế- xã hội trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Cuốn Cách mạng công nghiệp lần thứ tư- Cuộc cách mạng của sự hội tụ và tiết kiệm của TSKH Phan Xuân Dũng. Tác giả nêu lên lịch sử dẫn đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 từ đó nêu lên đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp. Cuốn sách Hướng nghiệp 4.0 của Ths. Vũ Tuấn Anh và Ths. Đào Trung Thành. Cuốn sách định hướng nghề nghiệp theo năng lực và đam mê của mỗi người. Nếu muốn không bị đào thải, chắc chắn cuốn sách này sẽ là kim chỉ nam cho hiện tại và tương lai của bạn trong thời đại công nghệ 4.0. Cuốn sách Cách mạng công nghiệp 4.0- Vấn đề đặt ra cho phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế Việt Nam của PGS.TS. Trần Thị Vân Hoa. Cuốn sách trình bày những vấn đề cơ bản nhất về lịch sử ra đời của các cuộc cách mạng công nghiệp, đặc biệt là cách mạng công nghiệp 4.0; các xu hướng công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0; những tác động và chính sách ứng phó với 3
  6. cách mạng công nghiệp 4.0; những cơ hội, thách thức và yêu cầu đặt ra của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, phân tích mức độ sẵn sàng của Việt Nam trong đáp ứng các yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 và nêu rõ những điểm phù hợp, nguyên nhân. Từ những phân tích thực trạng tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, nhóm tác giả đã mạnh dạn đưa ra phương hướng, giải pháp xây dựng và phát triển năng lực đổi mới sáng tạo phù hợp để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam trong thời gian tới. Một số nghiên cứu trên các tạp chí khoa học như : Tác động của cuộc cách mạng 4.0 tới giáo dục của Việt Nam của ThS. Trần Mạnh Hùng trên Tạp chí Công thương Tháng 7/2017 tác giả nêu lên khái quát về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; lực lượng lao động trước đòi hỏi của cuộc cách mạng 4.0; tác động của cuộc cách mạng 4.0 tới giáo dục của Việt Nam. Cách mang công nghiệp lần thứ 4 của PGS.TS Phạm Viết Thảo trong tạp chí Lý luận Chính trị 5/2017 đã nêu lên lịch sử phát triển dẫn đến cách mạng công nghiệp 4.0 và những đặc điểm chính của cuộc cách mạng này. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra đối với hệ thống giáo dục nghề nghiệp của TS. Nguyễn Hồng Minh trên Tạp chí Lao động và Xã hội, số tháng 2/2017 đã nêu lên những vấn đề đặt ra trong giáo dục nghề nghiệp từ đó nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế sáng tạo, trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Thứ hai, những công trình nghiên cứu liên quan tới kỹ năng mềm cho sinh viên: Nghiên cứu về kỹ năng mềm, giáo dục kỹ năng mềm thì chưa có nhiều công trình, mà mới chỉ có một số bài tạp chí, luận văn thạc sĩ như Bài viết Tăng cường giáo dục, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên yêu cầu cấp bách của đổi mới giáo dục đại học của Bùi Loan Thủy. Trong đó tác giả phân tích thực trạng sử dụng kỹ năng làm việc nhóm của SV Việt Nam, những lợi ích đối với SV khi sử dụng tốt kỹ năng này. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả làm việc nhóm đối với nhà trường, giảng viên và bản thân sinh viên. Nhóm tác giả Huỳnh Văn Sơn, Trần Hoàng, Mai Mỹ Hạnh, Hồ Ngọc Kiều đã thực hiện nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý việc phát triển kỹ năng mềm 4
  7. cho sinh viên hướng đến việc đảm bảo chuẩn nghề nghiệp của sinh viên. Tác giả Lê Thi Hồng Hạnh ở trường Đại học An Giang đã thực hiện nghiên cứu về đề xuất biện pháp tổ chức, triển khai hoạt động, giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên năm cuối tại đại học An Giang. Tác giả Nguyễn Tùng Lâm, Hội tâm lý giáo dục Hà Nội đề xuất một số giải pháp để tháo gỡ những khó khăn trong công tác tổ chức triển khai hoạt động giáo dục kỹ năng mềm ở các trường hiện nay. Tác giả Huỳnh Văn Sơn cũng đã nghiên cứu và đề xuất biện pháp các thức tổ chức triển khai các hoạt động nhằm mục đích rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học ngành sư phạm. Có thể thấy rằng, những công trình nghiên cứu đó mới chỉ tập trung phân tích tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối với sinh viên và những kết quả đánh giá kỹ năng mềm của sinh viên còn yếu, một số tác giả nêu ra biện pháp nâng cao kỹ năng mềm ở trường Đại học. Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu việc cần thiết phải nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 với nhiều sự thay đổi mới và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao ngay từ việc nhận thức về tầm quan trọng và sự cần thiết giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Với sự phân tích sâu sắc, cụ thể, tiếp cận góc độ kĩ lưỡng, đề tài nghiên cứu của tôi Nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có điểm mới khác so với các tác phẩm, công trình nghiên cứu trước đây. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, về giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đề tài phân tích thực trạng việc học tập kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Quốc Gia Hà Nội, trên cơ sở đó, đề ra những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả việc học tập kỹ năng mềm của sinh viên. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên , báo cáo có những nhiệm vụ sau : 5
  8. Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, về giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Thứ hai, phân tích thực trạng việc giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội. Thứ ba, đề ra những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả việc giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Nâng cao chất lượng việc học tập kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. - Phạm vi nghiên cứu + Về không gian: nghiên cứu việc giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội + Phạm vi thời gian: từ năm 2015 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Quan điểm Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam về con người và giáo dục, về khoa học – công nghệ. Ngoài ra, nghiên cứu còn kế thừa và phát triển kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các công trình khoa học liên quan đến đề tài. - Phương pháp nghiên cứu: Đề tài vận dụng phương pháp luận biện chứng duy vật trong nghiên cứu các vấn đề xã hội với các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: Phân tích - tổng hợp; so sánh - đối chiếu; trừu tượng hóa; hệ thống - cấu trúc; chứng minh; giải thích, quy nạp và diễn dịch, lịch sử - cụ thể, phương pháp thu thập và xử lý tư liệu, điều tra xã hội học, phỏng vấn sâu, tham vấn ý kiến chuyên gia 6. Đóng góp mới của đề tài Chỉ ra được tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng mềm trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra và nêu lên được những giải pháp cho việc giáo dục kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. 6
  9. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa lý luận Hệ thộng hóa các khái niệm, lịch sử về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và việc hoàn thiện các vấn đề về giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên, quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên. - Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá được thực trạng giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên và thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội, chỉ ra những bất cập và nguyên nhân. Đề ra được những giải pháp đối với việc giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên hiện nay từ phía cơ sở đào tạo cũng như từ phía sinh viên trong bối cảnh công nghiệp 4.0. 8. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Khóa luận gồm 2 chương, 6 tiết. 7
  10. CHƢƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 1.1. Cách mạng công nghiệp 4.0 1.1.1. Khái niệm và lịch sử hình thành cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất được cho rằng ra đời từ những năm 1784 với việc sử dụng động cơ hơi nước để cơ giới hóa, cơ khí hóa sản xuất, với sự đánh dấu mở đầu bằng việc phát minh ra động cơ hơi nước và xây dựng các tuyến đường sắt. Với việc từ khi có sự ra đời của đầu máy hơi nước của Jame Watt vào giữa thế kỉ 18, kéo dài cho đến giữa thế kỉ 19 với nền tảng là các phát minh cơ bản như máy hơi nước, máy kéo sợi, máy dệt, các lò luyện thép, tàu thủy, tàu hỏa chạy bằng hơi nước, sử dụng than đá. Nó diễn ra ở một số nước Tây Âu như Anh, Pháp, Ý, Hà Lan. Với nền tảng công nghệ là máy hơi nước và công nghệ cơ khí. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã thay thế hệ thông kĩ thuật cũ có tính truyền thống của thời đại nông nghiệp kéo dài. So với trước đây chủ yếu sử dụng gỗ và sức mạng cơ bắp đó là lao động thủ công, giản đơn, sức nước, sức gió, sức kéo của động vật thì với cuộc cách mạng lần thứ nhất này với nhiều thay đổi với nguồn động lực là máy hơi nước và nguồn nguyên, nhiên vật liệu và năng lượng mới là sắt và than đá khiến lực lượng sản xuất được thúc đẩy và phát triển mạnh mẽ, tạo nên sự phát triển vượt bậc của nền công nghiệp và nền kinh tế. Có thể nói đây là giai đoạn quá độ từ nền sản xuất nông nghiệp sang nền sản xuất cơ khí. Đặc trưng cơ bản nhất của cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra vào thời kỳ này là, nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ, sản xuất vốn dựa trên lao động chân tay được thay thế bằng sản xuất công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn. Tác động của cách mạng công nghiệp là vô cùng sâu rộng. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai bắt đầu vào khoảng năm 1870, khi các tiến bộ về kinh tế kĩ thuật cí được phát triển nhờ sự phát triển của tàu hơi nước, đường sắt. Đến cuối thế kỉ 19, động lực cho cuộc cách mạng công nghiệp 8
  11. lần thứ hai là động cơ đốt trong và máy móc sử dụng điện. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai tiếp tục ngay từ nửa sau thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20. Như vậy cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai ra đời sau gần 100 năm so với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất- từ khoảng năm 1870 đến khi Thế chiến I nổ ra với việc sử dụng năng lượng điện để tạo ra nền sản xuất quy mô lớn. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra khi có sự phát triển của ngành điện, vận tải, hóa học, sản xuất thép, và đặc biệt là sản xuất tiêu dùng hàng loạt đã tạo nên những tiền đề mới và là cơ sở vững chắc để phát triển nền công nghiệp ở mức cao hơn nữa. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai được chuẩn bị bằng quá trình phát triển gần 100 năm của các lực lượng sản xuất trên cơ sở của nền sản xuất đại cơ khí và bằng sự phát triển của khoa học trên cơ sở của nền sản xuất đại cơ khí và bằng sự phát triển của khoa học trên cơ sở kĩ thuật. Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng này là chuyển sang sản xuất trên cơ sở điện, cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất, tạo ra các ngành mới trên cơ sở khoa học thuần túy, biến khoa học thành một ngành lao động đặc biệt. Cuộc cách mạng này đã mở ra một kỉ nguyên sản xuất hàng loạt, được thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây truyền lắp ráp. Công nghiệp hóa còn lan rộng hơn tới Nhật Bản sau thời Minh Trị Duy Tân, và thâm nhập sâu và nước Nga là quốc gia phát triển bùng nổ vào đầu Thế chiến I. Tóm lại, đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần này là việc sử dụng năng lượng điện và sự ra đời của các dây truyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn. Cuộc cách mạng lần thứ 2 này diễn ra khi có sự phát triển của ngành điện, vận tải, hóa học, sản xuất thép, và sản xuất tiêu dùng hàng loạt đóng vai trò quan trọng. Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng này là sản xuất trên cơ sở điện - cơ khí sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất tạo ra các ngành mới trên cơ sở khoa học thuần túy, biến khoa học trở thành một ngành lao động đặc biệt. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã mở ra kỉ nguyên sản xuất hàng loạt, được thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp. Về tư tưởng kinh tế - xã hội, cuộc cách mạng này tạo ra những tiền đề thắng lợi của cuộc chủ nghĩa xã hội ở quy mô thế giới. 9
  12. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba xuất hiện cũng gần 100 năm sau so với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, tức là khoảng năm 1969-1970, với sự ra đời và lan rộng của công nghệ thông tin, sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Cuộc cách mạng này thường được gọi là cuộc cách mạng máy tính hay cách mạng số bởi vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính, máy tính cá nhân và Internet (thập niên 1990). Động lực thúc đẩy của cuộc cách mạng này là nhờ cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. So với hai cuộc cách mạng công nghiệp trước là chỉ thay thế một phần chức năng lao động chân tay của con người bằng máy móc cơ khí, hoặc tự động hóa một phần, hay tự động hóa cục bộ, thì khác biệt của cuộc cách mạng này là sự thay thế phần lớn và hầu hết chức năng của con người bao gồm lao động chân tay lẫn trí óc bằng các thiết bị máy móc tự động hóa hoàn toàn trong quá trình sản xuất nhất định. Cơ sở năng lượng của cuộc cách mạng này là từ năng lượng hạt nhân dựa trên nguyên tắc phân rã hạt nhân với những chất thải gây ô nhiễm môi trường, đến dựa trên nguyên tắc hoàn toàn mới và ngược hẳn lại, đó là tổng hợp hạt nhân, thường được gọi là tổng hợp nhiệt hạch. Đây là nguồn năng lượng của tương lai, không gây ô nhiễm môi trường, không gây ra các thảm họa môi trường cho nhân loại. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba này đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng theo hai hướng chủ yếu. Thứ nhất là thay đổi chức năng và vị trí của con người trong sản xuất trên cơ sở dịch chuyển từ nền tảng điện- cơ khí sang nền tảng cơ- điện tử và cơ- vi điện tử. Thứ hai là chuyển sang sản xuất trên cơ sở các ngành công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ nano, công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng mới, công nghệ vũ trụ, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba dựa trên nền tảng cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại không chỉ góp phần tiết kiệm lao động sống như cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và thứ hai mà đã tạo điều kiện tiết kiệm hơn các tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực xã hội, cho phép chi phí tương đối ít hơn các phương tiện sản xuất để tạo ra cùng một khối lượng hàng hóa tiêu dùng. 10
  13. Thuật ngữ “Cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ” hay còn gọi là “Công nghiệp 4.0”, lần đầu tiên được đưa ra tại Hội chợ Công nghệ Hannover, Cộng hòa Liên bang Đức năm 2011. Trong tháng 10 năm 2012, Nhóm cộng tác của Đức về “Công nghiệp 4.0” dưới sự chủ trì của Siegfried Dais (Robert Bosch GmbH) và Henning Kagermann (Acatech) đã trình bày các nguyên tắc Công nghiệp 4.0 đề xuất thực hiện đối với Chính phủ Đức. Ngày 8/4/2013 cũng tại Hội chợ Hannover, báo cáo cuối của Nhóm công tác Công nghiệp 4.0 đã được trình bày. Đó cũng là tên gọi của làn sóng thay đổi sản xuất đang diễn ra tại Đức. Ngày 20/1/2016 tại Diễn đàn Kinh tế thế giới lần thứ 46 đã khai mạc tại thành phố Davos-Klosters của Thụy Sỹ, chủ đề “Làm chủ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” đã có sự tham gia của 2500 đại biểu từ hơn 100 quốc gia cùng nhiều nguyên thủ và giám đốc điều hành của các tập đoàn lớn trên thế giới. Tại diễn đàn này, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos, Giáo sư Klaus Schwad, người Đức đã phát biểu: “Chúng ta đang tiến tới một cuộc cách mạng công nghệ, công nghiệp làm thay đổi cơ bản lối sống, phong cách làm việc và cách thức giao tiếp. Xét về phạm vi và mức độ và tính phức tạp, sự di chuyển này không giống với bất kỳ điều gì mà con người từng trải qua”. Theo định nghĩa của giáo sư Klaus Schwab thì “Cách mạng công nghiệp lần đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần 3, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lí, kĩ thuật số và sinh họ” [1]. Khái niệm trên đã trở thành chủ đề chính của Diễn đàn kinh tế lớn nhất thế giới năm 2016. Như vật bản chất của cách mạng công nghiệp lần thứ tư là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất, nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy, trí tuệ nhân tạo, 11
  14. Bối cảnh ra đời dẫn đến cuộc cách mạng cộng nghiệp lần thứ tư do 5 nguyên nhân chính có thể kể đến. Thứ nhất là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 đã đặt ra cho nhiều nước, nhiều doanh nghiệp phải điều chỉnh, thay đổi căn bản mô hình phát triển để hướng tới các mô hình phát triển mới hiệu quả hơn bền vững hơn. Thứ hai là nhiều nền kinh tế phát triển, nhất là Mỹ và phương Tây có dấu hiệu suy yếu sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, đang đứng trước sức ép lớn phải tái cơ cấu kinh tế để giành lại sản xuất và việc làm, vị thế dẫn dắt trong các ngành công nghệ cao. Thứ ba là sự phát triển như vũ bão với nhiều đột phá mới có tính cách mạng của khoa học và công nghệ đã tạo nên nhiều cơ hội và thách thức lớn lao cho tất cả mọi quốc gia, tổ chức và cá nhân trên thế giới. Thứ tư là sự già hóa dân số nhanh chóng của các nước phương Tây và cả những nước mới nổi, lực lượng lao động giảm không chỉ làm suy yếu tăng trưởng , mà còn xói mòn năng lực cạnh tranh của các quốc gia này. Thứ năm là sự thúc ép mạnh mẽ và quyết liệt của nhà cầm quyền một số nước công nghiệp phát triển về việc làm, đặc biệt là Hoa Kỳ buộc các nhà tư bản, các công ty chính quốc phải chuyển các doanh nghiệp đang ở nước ngoài quay trở về tổ quốc mình. Về bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh, công nghệ cao để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; là sự kết hợp của hệ thống thực và ảo, là sự hội tu của các giá trị sức mạnh. Không giống như các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây thường diễn ra theo xu hướng có phát minh mới làm lu mờ đi phát minh cũ thì ngày nay công nghệ nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ tạo cơ sở cho các công nghệ khác, các ngành nghề khác cũng phát triển. Công nghệ nền tảng của cuộc cách mạng này: 1) Dữ liệu lớn; 2) Điện toán đám mây; 3) Các Robot có kết nối; 4) Internet kết nối vạn vật. Công nghệ ứng dụng mới là: 12
  15. 1) Công nghệ in 3D 2) Máy móc tự động hóa 3) Trí tuệ nhân tạo 4) Tích hợp con người- máy móc Sự phân loại công nghệ nền tảng hay công nghệ ứng dụng trong giao đoạn này đều chỉ là tương đối, bởi vì cá lĩnh vực khoa học và công nghệ quyện lẫn nhau, tích hợp với nhau để hỗ trợ nhau cùng phát triển. 1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với đặc trưng cơ bản là sự hợp nhất, giữa các lĩnh vực công nghệ, vật lý, kĩ thuật số và sinh học không còn ranh giới. Vấn đề đó dẫn đến xu hướng kết hợp giữa các hệ thống ảo với thực tế, Internet vạn vật (IoT) và các hệ thống kết nối Internet (IoS). Thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 là làm thay đổi cách thức sản xuất hiện đại với khả năng công nghệ được hình thành, các máy móc được kết nối Internet và liên kết với nhau qua một hệ thống có thể định dạng được quy trình sản xuất, từ đó đưa ra các quyết định sẽ thay thế dần các dây chuyền sản xuất mang tính truyền thống. Toàn bộ thế giới diễn ra sự kết nối cực lớn, hàng tỉ người thông qua trên thế giới thông qua các thiết bị di động và khả năng tiếp cận với cơ sở dữ liệu lớn (big data) để trao đổi từ văn hóa, chính trị, kinh tế. Điều đó cho thấy cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với những tính năng xử lý thông tin chính xác, cùng với những đột phá công nghệ trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo sẽ tạo ra: công nghệ người máy, xe tự lái, công nghệ in 3D, vạn vật kết nối (IoT), công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học vật liệu, lưu trữ năng lượng và tính toán lượng tử, các ngành tự động hóa sẽ làm thay đổi thế giới một cách nhanh chóng. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được dự đoán sẽ mở ra kỷ nguyên mới cho các nước trên thế giới nếu xác định chủ trương “đi tắt đón đầu” về các cơ hội đầu tư cho công nghệ, làm tăng năng suất và tạo điều kiện cho sự gia tăng về đời sống vật chất và tinh thần, các quốc gia nắm bắt được thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thể hiện ở sự áp dụng thành công trong lĩnh vực robot, vạn vật kết nối, dữ liệu lớn, điện thoại di động và công nghệ in 3D, kỹ thuật điện toán 13
  16. đưa vào sản xuất tạo ra năng suất lao động cao, nhiều ngành, nghề mới. Thế giới sẽ là chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, những thành tựu của các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây không chỉ được kế thừa mà còn được phát huy trên các lĩnh vực khi được ứng dụng vào sản xuất. Mặt khác cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 còn tạo ra bước đột phá lớn về tốc độ phát triển phạm vi và mức độ tác động chưa từng có trong lịch sử của quá trình sản xuất mang tính toàn cầu. Sự khác biệt giữa cuộc cách mạng 4.0 với các cuộc cách mạng trước đây từ quy mô, công nghệ, năng suất lao động, vị trí con người trong quá trình sản xuất đều phát triển nhanh hơn, rộng hơn, chất lượng hơn, trí tuệ hơn. Như vậy, cuộc các mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm biến đổi sâu sắc nền công nghiệp ở các quốc gia cả về bề rộng và chiều sâu, tạo nên hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị mang tính chất toàn cầu. Thành tựu của các cuộc cách mạng trước đây là cố gắng sử dụng tối đa các nguồn lực nhưng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ dựa vào các nguồn lực đó, mà còn sử dụng năng lượng mới và công nghệ mới tạo ra hiệu quả cho quá trình sản xuất cả về góc độ kinh tế lẫn môi trường. Do đó, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm thay đổi cơ bản khái niệm đổi mới công nghệ, trang thiết bị trong các dây chuyền sản xuất. Bên cạnh đó, còn có các thiết bị sử dụng trong sản xuất sẽ được tăng theo khả năng áp dụng công nghệ, giúp nhà sản xuất nâng cao phần mềm để bổ sung các tính năng mới cho hệ thống thông minh tạo ra sự thay thế cho các dây truyền sản xuất trước đây chủ yếu phụ thuộc vào sức lao động của con người. Thế giới tạo ra nền sản xuất hàng hóa đa dạng, năng suất cao, ít sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng từ mẫu mã đến chất lượng sản phẩm. Như vậy, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những đặc trưng sau: “Một là, nhờ khả năng kết nối thông qua các thiết bị di động và khả năng tiếp cận với cơ sở dữ liệu lớn, những tính năng xử lý thông tin sẽ được nhân lên bởi những đột phá công nghệ trên nhiều lĩnh vực. Hai là, tốc độ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là không có tiền lệ trong lịch sử. Nếu các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây diễn ra với tốc độ tuyến tính, thì tốc độ phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là theo hàm số mũ. Ba là, cuộc cách mạng lần 14
  17. này làm thay đổi căn bản cách thức con người tạo ra sản phẩm, từ đó tạo nên "cách mạng" về tổ chức các chuỗi sản xuất - giá trị” [1]. 1.2. Sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội 1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển Đại học Quốc Gia Hà Nội Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập theo Nghị định số 97/ CP ngày 10 tháng 12 năm 1993 của Chính phủ trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại 3 trường đại học lớn ở Hà Nội: Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội I và Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội. Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) chính thức bước vào hoạt động theo Quy chế do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 5/9/1994. Nhìn lại lịch sử quá trình hình thành và phát triển có thể thấy Đại học Quốc gia Hà Nội phát triển dựa trên tinh thần đào tạo tinh hoa, kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp. Có thể điểm lại những dấu mốc quan trọng tạo nên một Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay như sau. Năm 1906, Thành lập Trường Đại học Đông Dương, tiền thân của Đại học Quốc gia Hà Nội ngày nay (Quyết định số: 1514a, ngày 16/5/1906 của Toàn quyền Đông Dương). Trường Đại học Đông Dương đặt trụ sở tại 19 - Lê Thánh Tông - Hà Nội. Sau Cách mạng tháng Tám, cơ sở này thuộc về Đại học Quốc gia Việt Nam. Sau khi hoà bình lập lại ở miền Bắc do Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội quản lý, sử dụng và nay là một trong những cơ sở chính của Đại học Quốc gia Hà Nội. Năm 1945, Trường Đại học Quốc gia Việt Nam khai giảng khoá đầu tiên vào 15/11/1945 dưới sự chủ toạ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực đầu tiên được thành lập dưới chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trường Đại học Quốc gia Việt Nam trực tiếp kế thừa truyền thống khoa học và giáo dục của Trường Đại học Đông Dương. Năm 1951, Nhà nước ta thành lập Trường Khoa học Cơ bản (tại Chiến khu Việt Bắc). Đây là một trong những trường tiền thân của Trường đại học Tổng hợp Hà Nội được thành lập năm 1956 - trường đại học Khoa học cơ bản (Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội & Nhân văn) đầu tiên ở miền Bắc sau hoà bình lập lại. Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trực tiếp kế thừa truyền thống và cơ sở 15
  18. vật chất, kỹ thuật của các Trường Đại học Đông Dương (1906), Trường Đại học Quốc gia Việt Nam (1945) và Trường Khoa học Cơ bản (1951). Thành lập Trường đại học Sư phạm Hà Nội, trong đó có khoa Ngoại ngữ, sau này tách ra thành Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội (Cả hai trường đại học: Đại học Tổng hợp Hà Nội và Đại học Sư phạm Hà Nội cùng chung Quyết định thành lập số 2183/TC ngày 4/6/1956 của Chính phủ). Năm 1967, Thành lập Trường đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội trên cơ sở khoa Ngoại ngữ của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I. Năm 1993, Thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại 3 trường đại học lớn ở Hà Nội: Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội I và Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội (Nghị định 93/CP ngày 10/12/1993 của Chính phủ). Đây là mô hình đại học đa ngành, đa lĩnh vực, kết hợp chặt chẽ đào tạo và nghiên cứu khoa học, được giao quyền tự chủ cao, được ưu tiên đầu tư về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ để thực hiện đào tạo và nghiên cứu khoa học chất lượng cao. Ngày 10.12.1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/CP thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) trên cơ sở sát nhập 3 trường đại học: Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội. Trở thành trường thành viên của ĐHQGHN, Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội được đổi tên thành Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN.Đại học Ngoại ngữ là một trong những trường đại học đầu ngành về đào tạo ngoại ngữ của cả nước. Đến với ULIS bạn sẽ có cơ hội được học tập và lấy bằng nước ngoài với hơn 20 chuyên ngành. Là sinh viên Đại học Ngoại ngữ, bạn sẽ được trang bị sự tự tin và hành trang cần thiết để sẵn sàng bước ra ngoài thế giới, khám phá nhiều nền văn hóa, ngôn ngữ đa dạng. Khoảng 95% sinh viên ULIS ra trường đều có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, 5% còn lại theo học ở bậc học cao hơn ở trong và ngoài nước. Vì vậy, học ngoại ngữ sẽ giúp bạn mở ra nhiều cơ hội việc làm trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Ngày 10/12/1993, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 97/CP thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội, trong đó có Trường Đại học Khoa học Xã hội và 16
  19. Nhân văn, được thành lập trên cơ sở các khoa xã hội của Đại học Tổng hợp Hà Nội. Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (USSH). Trường có sứ mệnh đi đầu trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao; nghiên cứu, sáng tạo và truyền bá tri thức về Khoa học xã hội và nhân văn, phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Hiện tại trường có 22 ngành đào tạo, thỏa sức để các bạn học sinh, sinh viên lựa chọn ngành học phù hợp với mình. Trường đào tạo các ngành học như chính trị học, công tác xã hội, báo chí, hán nôm, khoa học quản lí, lịch sử, triết học, nhân học, quản lý thông tin, quốc tế học, đông phương học học về ngoại ngữ và văn hóa, văn học, xã hội học, lưu trữ học. Các ngành học rất đa dạng, mỗi ngành học lại có một đặc thù riêng mà theo đó sinh viên có những đặc điểm riêng khác nhau nhưng nhìn chung sinh viên rất ham học hỏi, tìm hỏi, đặc thù là một trường chuyên về xã hội đòi hỏi sinh viên luôn phải nỗ lực tìm tòi tài liệu để nâng cao kiến thức, kỹ năng cũng như đạo đức. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập theo Nghị định số 97/CP ngày 10/12/1993 của Chính phủ Đại học Khoa học Tự nhiên (HUS), Với hơn 100 năm truyền thống xây dựng và phát triển, Đại học Khoa học Tự nhiên được biết đến như một trường đại học hàng đầu tại Việt Nam về lĩnh vực khoa học tự nhiên. Trường sẽ giúp bạn mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp thông qua 25 chương trình đào tạo đại học và trên 100 chương trình đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ. Trường có các khoa như khoa Toán-Cơ- Tin, khoa Vật lý, khoa Sinh học, Địa lý, Hóa học, Địa chất, Môi trường, Khí tượng thủy văn và Hải dương học. Sinh viên không chỉ được học về những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp trong một lĩnh vực cụ thể mà còn được trang bị năng lực học tập suốt đời, năng lực sáng tạo, năng lực lãnh đạo và kỹ năng giải quyết vấn đề. Năm 2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 07/2001/NĐ-CP ngày 1/2/2001 về Đại học Quốc gia. Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 16/2001/QĐ-TTg ngày 12/2/2001 ban hành Quy chế về Tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia; Quyết định số 14/2001/QĐ-TTg ngày 12/2/2001 về việc tổ chức lại Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu 17
  20. bước phát triển mới của Đại học Quốc gia Hà Nội. Sau 8 năm xây dựng và phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội, một mô hình đại học đa ngành, đa lĩnh vực có quy mô lớn, hoạt động theo cơ chế tự chủ cao, có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài khoa học, công nghệ cho đất nước, đã được khẳng định. Tháng 12 năm 2003 Giai đoạn I xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội đã được khởi động. Ngày 20 tháng 12 năm 2003 Thủ tướng Phan Văn Khải đã chính thức động thổ xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hoà Lạc. Năm 2004, Thành lập Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển trên cơ sở Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và Giao lưu văn hóa và thành lập Trường Đại học Công nghệ trên cơ sở nâng cấp và phát triển Khoa Công nghệ. Đại học Công nghệ (UET) là một trong những trường đại học đầu ngành về lĩnh vực công nghệ trong cả nước với hai nhiệm vụ chính là đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học, sau đại học và bồi dưỡng nhân tài thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ, thứ hai là nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. UET là nơi để sinh viên trải nghiệm môi trường đào tạo chuẩn mực, làm chủ được công nghệ trong thời đại công nghiệp 4.0. Sinh viên được tạo điều kiện để phát huy tối đa năng lực sáng tạo trong học tập và nghiên cứu. Hoạt động giảng dạy của trường luôn gắn liền với nghiên cứu khoa học và nhu cầu của doanh nghiệp, nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp trong các lĩnh vực để sẵn sàng làm việc ngay khi có cơ hội. Năm 2007, Thành lập Trường Đại học Kinh tế trên cơ sở nâng cấp Khoa Kinh tế. Thành lập Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học trên cơ sở nâng cấp Trung tâm Công nghệ sinh học. Trường Đại học Kinh tế hiện đang có 8 ngành đào tạo bậc cử nhân, 11 ngành đào tạo bậc thạc sĩ, 5 ngành đào tạo bậc tiến sĩ; trong đó có 1 ngành đại học bậc đại học và 2 ngành đại học bậc thạc sĩ liên kết với nước ngoài. UET không ngừng cải tiến chất lượng đào tạo để tạo ra môi trường học tập chất lượng cho sinh viên. Không chỉ có vậy, trường đã tiến hành tổ chức kiểm định 2 chương trình đào tạo theo bộ tiêu chí của mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN) và kiểm định 2 ngành đại học bậc đại học theo bộ tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đặc biệt, tỷ lệ sinh viên tốt 18
  21. nghiệp đại học có việc làm là 96,7%, đây chính là minh chứng cho chất lượng đào tạo tại UET . Năm 2008, Thành lập Trung tâm Truyền thông và Quan hệ công chúng trên cơ sở tổ chức và sắp xếp lại Bản tin và Bộ phận website của Đại học Quốc gia Hà Nội. Năm 2009, Thành lập Trường Đại học Giáo dục trên cơ sở nâng cấp Khoa Sư phạm, Trung tâm nghiên cứu Biển và đảo, Trung tâm Quốc tế nghiên cứu biến đổi toàn cầu, Trung tâm giáo dục Thể chất và Thể thao trên cơ sở sắp xếp và tổ chức lại các bộ môn giáo dục thể chất của các đơn vị đào tạo. Đây là sự ra đời của một mô hình đào tạo mới trong lịch sử khoa học giáo dục Việt Nam, hướng tới sự liên thông tuyệt đối trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Trường chủ yếu xây dựng chương trình đào tạo, giảng dạy kiến thức nghiệp vụ sư phạm, giáo dục cho những đối tượng cử nhân khoa học nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các bậc học và ngành giáo dục. Triết lý giáo dục của nhà trường là nhân bản và khai phóng, hướng đến mục tiêu giáo dục là đào tạo người học có nhân cách trưởng thành, vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, có tinh thần chuyên nghiệp, thái độ tận tâm và sự sáng tạo trong công việc. Đến tháng 5/2010 thành lập 3 đơn vị mới là: Trung tâm Nghiên cứu Đô thị, Ban Quản lý và phát triển dự án, Khoa Y Dược. Ngày 10/6/2010, thành lập Trung tâm ứng dụng Công nghệ thông tin trên cơ sở hợp nhất và tổ chức lại các đơn vị: Trung tâm Quản trị mạng VNUnet trực thuộc Viện Công nghệ Thông tin, Trung tâm nghiên cứu và phát triển Công nghệ Phần mềm trực thuộc Trường Đại học Công nghệ và Trung tâm Tích hợp dữ liệu trực thuộc Văn phòng Đại học Quốc gia Hà Nội Ngày 05/7/2010, đổi tên Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội thành Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục. Ngày 21/7/2014, Đại học Việt Nhật – trường đại học thành viên thứ 7 thuộc ĐHQGHN được thành lập. Trường là mô hình đại học mới ở Việt Nam được kỳ vọng sớm trở thành trường đại học đẳng cấp quốc tế. Đây cũng là biểu tượng của mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản. Trường hợp tác với nhiều đối 19
  22. tác uy tín như ĐH Ibaraki, ĐH Osaka, ĐH Ritsumeikan, ĐH Tokyo, ĐH Tsukuba, ĐH Yokohama, ĐH Waseda để mang lại chất lượng đào tốt nhất. Đồng thời trường cũng tận dụng nguồn lực tối đa từ các trường thành viên khác của Đại học Quốc gia nhằm mang lại môi trường học tập tốt nhất cho sinh viên. Ngoài ra còn có 5 khoa trực thuộc bao gồm: Khoa Luật, Khoa Quốc tế, Khoa Y Dược, Khoa Quản trị và Kinh doanh, Khoa các khoa học liên ngành. Ngoài ra Đại học Quốc gia Hà Nội còn có 7 viện nghiên cứu thành viên và trực thuộc, 2 trung tâm đào tạo và nghiên cứu, 13 đơn vị phục vụ và dịch vụ. Vị trí của Đại học Quốc gia Hà Nội trong tương quan trong khu vực và thế giới được cải thiện liên tục qua các năm. Theo công bố của tổ chức xếp hàng QS World University Rankings năm 2019 ĐHQG Hà Nội vẫn là trường có thứ hạng trong top 1000 trường Đại học hàng đầu trên thế giới, và ở vị trí thứ 124 Đại học hàng đầu châu Á. Mới đây nhất, Đại học quốc gia Hà Nội vẫn duy trì đại học hàng đầu ở Việt Nam. Đại học quốc gia Hà nội cũng là cơ sở giáo dục duy nhất ở Việt Nam có lĩnh vực vật lí được xếp hàng thứ 502 thế giới về vật lí trong các trường đại học tốt nhất hàng đầu do báo Tin tức Hoa Kỳ bình chọn. Sự phát triển của Đại học Quốc Gia Hà Nội dựa trên triết lí “Đạt đỉnh cao dựa vào tri thức” và dựa trên cốt lõi chất lượng cao, sáng tạo, tiên phong, tích hợp, trách nhiệm xã hội cao và phát triển bền vững. Các giá trị này thể hiện mạnh mẽ trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và hợp tác phát triển. Trên phương diện đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội đang là sự lựa chọn hàng đầu của những sinh viên xuất sắc tại Việt Nam cũng như sinh viên quốc tế nhờ vào các chương trình đào tạo chất lượng cao, đa ngành, đa lĩnh vực với hàng trăm ngành đào tạo trên mọi lĩnh vực. Bên cạnh các ngành học truyền thống Đại học Quốc gia Hà Nội tiên phong xây dựng nhiều ngành đào tạo mới đáp ứng nhu cầu xã hội và cập nhật xu hướng thế giới như: biến đổi khí hậu, quản lí khoa học công nghệ, quản lí tài nguyên thiên nhiên, khoa học bền vững, an ninh phi truyền thống, hàng không vũ trụ, quản trị trường học, công nghệ kỹ thuật xây dựng, nông nghiệp công nghệ cao. Sinh viên của Đại học Quốc gia Hà Nội tự hào được học tập trong môi trường quy tụ lực lượng đông đảo cán bộ nghiên cứu, giảng dạy là các chuyên gia đầu ngành và đội ngũ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, tiến sĩ khoa học đứng đầu trong các cơ sở giáo 20
  23. dục của cả nước. Ngoài ra sinh viên của Đại học Quốc gia Hà Nội còn được lựa chọn chương trình đào tạo bằng tiếng anh, chương trình đào tạo liên kết quốc tế, chương trình đào tạo trao đổi của các đối tác Đại học Quốc gia Hà Nội trong khu vực và trên thế giới. Đại học Quốc gia Hà Nội là cái nôi đào tạo và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Nhiều cựu sinh viên của Đại học Quốc gia Hà Nội là các chính trị gia, doanh nhân, nhà khoa học nổi danh không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Đại học Quốc gia Hà Nội tập trung vào bốn mũi nhọn chính là khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học công nghệ và thực phẩm, và các khoa học liên ngành liên lĩnh vực. Chất lượng đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội giữ vị trí hàng đầu của Việt Nam. Sinh viên tốt nghiệp ở Đại học Quốc gia Hà Nội được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích đánh giá, kỹ năng nghề nghiệp, bổ trợ và trình độ ngoại ngữ quốc tế. Ngoài các ngành, chuyên ngành truyền thống, Đại học Quốc gia Hà Nội luôn tiên phong xây dựng, phát triển các ngành, chuyên ngành mới có tính liên ngành như Khoa học Môi trường, Toán - Tin, Quản lý tài nguyên thiên nhiên, Hóa dược, Vật liệu và linh kiện nanô, Biến đổi khí hậu, Việt Nam học, Nhân học phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời đại “Công nghiệp 4.0”. Hàng năm có trên 800 học sinh trung học phổ thông năng khiếu về khoa học tự nhiên và ngoại ngữ tốt nghiệp tiếp cận chuẩn quốc tế, tạo nguồn cho các chương trình đào tạo tài năng, chương trình tiên tiến, chương trình đạt chuẩn quốc tế. Học sinh Trung học phổ thông Chuyên đã giành được nhiều huy chương trong các kỳ thi Olympic quốc tế. Nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới đã trưởng thành từ ĐHQGHN như GS. Ngô Bảo Châu (giải thưởng Fields trong lĩnh vực toán học năm 2010), GS. Đàm Thanh Sơn (ĐH Washington) Đại học Quốc gia Hà Nội tiên phong phối hợp với các trường đại học nước ngoài có uy tín cao để đào tạo thạc sỹ về chính sách công, quản lý khoa học công nghệ, quản lý xã hội thuộc Đề án 165 “Đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước” do Ban Tổ chức Trung ương chủ trì. Đại học Quốc gia Hà Nội là đơn vị tiên phong trong việc nghiên cứu xây dựng và triển khai áp dụng bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng đào tạo theo các 21
  24. mức chuẩn quốc gia, chuẩn khu vực và chuẩn quốc tế; hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm nội bộ (quy chế, quy định, hướng dẫn) về đào tạo đại học và sau đại học. Đại học Quốc gia Hà Nội tích cực tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ của các bộ, ngành (như Bộ Ngoại giao, Bộ GD&ĐT, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ), cấp tỉnh, huyện, các tổ chức nghiên cứu và tuyên truyền về chính sách công, công nghệ thông tin, kiểm định chất lượng, pháp luật, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững, phát triển tài nguyên miền núi; bồi dưỡng các môn lý luận chính trị cho giảng viên các trường đại học, cao đẳng; bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy tiên tiến cho giáo viên các trường trung học phổ thông góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, năng lực cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ chuyên môn. Sinh viên tốt nghiệp Đại học Quốc gia Hà Nội hiện đang đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng trong các cơ quan quản lý nhà nước cũng như trong các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan quản lý các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, có mặt và đóng góp vào nhiều thành công trong hoạt động nghiên cứu triển khai của nhiều viện nghiên cứu khoa học lớn của đất nước. Số lượng sinh viên tốt nghiệp làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài ngày càng tăng. Trong quá trình xây dựng và phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội đã từng bước khẳng định uy tín cao trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, từng bước tiếp cận chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, góp phần “có được nhiều nhân tài cho đất nước trong thế kỷ 21”. 1.2.2. Đặc điểm sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội Thứ nhất, Sinh viên luôn được tạo điều kiện tốt nhất trong học tập: từ thông tin về chương trình đào tạo, các môn học, khai thác và sử dụng tài liệu học tập (sách, giáo trình, tạp chí, các dữ liệu online) đến việc tham gia nghiên cứu khoa học dưới sự hướng dẫn, giảng dạy của đội ngũ giáo sư, tiến sĩ, giảng viên uy tín, v.v 22
  25. Thứ hai, Sinh viên rất tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học. Hoạt động nghiên cứu khoa học được sinh viên tham gia rất tích cực với quy mô và chất lượng ngày càng cao. Các sinh viên tham dự mà đạt kết quả cao từ cấp khoa sẽ lên tới cấp trường rồi cuối cùng được xét gửi công trình dự thi cấp Đại học Quốc Gia, cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo, được cộng điểm và bảng thành tích học tập cũng như có cơ hội được nhận nhiều suất học bổng từ các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước, có cơ hội được đi du học nước ngoài và có thể được giữ lại trường làm giảng viên sau khi tốt nghiệp. Thứ ba, Sinh viên tham gia các cuộc thi, các hoạt động phong trào được triển khai xuyên suốt năm học như các hoạt động chào mừng năm học, hoạt động văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, các giải bóng đá trong trường, cuộc thi Aerobic học sinh, sinh viên; cuộc thi Mr&Miss, thu hút rất nhiều sinh viên tham gia, được đông đảo sinh viên hưởng ứng. Thứ tư, sinh viên nhiệt tình đăng ký tham gia hoạt động tình nguyện với các hoạt động như: “Tiếp sức mùa thi tuyển sinh THPT chuyên”, “Tiếp sức mùa thi tuyển sinh đại học, cao đẳng”, “Xung kích tại các địa phương”, “Làng trẻ”, “Đội sinh viên tình nguyện hoạt động vì môi trường”, v.v Các hoạt động tình nguyện của Trường đã để lại dấu ấn trong lòng hàng nghìn hộ dân tại các địa phương nơi đội xung kích hoạt động, hàng vạn thí sinh thi vào các trường Đại học và Cao đẳng tại Hà Nội, Hà Tây và trong lòng nhiều em nhỏ của các làng trẻ. Thứ năm, Sinh viên tham gia giữ gìn, phát huy và quảng bá các giá trị văn hóa lịch sử của Thủ đô và đất nước. Các bạn sinh viên tham gia hoạt động đều là những bạn sinh viên có ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm cao; có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ và có niềm yêu thích tham gia các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng. Thứ sáu, sinh viên có tinh thần chủ động và ý thức trách nhiệm cao. Điều này thể hiện không chỉ với việc học mà với các hoạt động tình nguyện hoạt động xã hội mà sinh viên tham gia, thể hiện sự năng động, nhiệt tình của sinh viên trong các hoạt động không những từ phía Nhà trường và còn từ xã hội. 23
  26. 1.3. Việc giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội 1.3.1. Khái niệm“Giáo dục kỹ năng mềm” Kỹ năng là những kiến thức cần thiết để con người thực hiện một công việc trong một hoàn cảnh, điều kiện nhất định nhằm đạt được kết quả mong muốn. Các kỹ năng có thể là kỹ năng cứng, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng sống, kỹ năng mềm. Mỗi người làm việc trên các lĩnh vực khác nhau thì có các kỹ năng khác nhau nhưng các kỹ năng sống, kỹ năng mềm như chất xúc tác tạo ra hiệu quả, thành công trong công việc và cuộc sống thì bất cứ ai làm nghề gì, cả giảng viên và học viên đều cần phải có. Kỹ năng cứng – trí tuệ logic: Thể hiện trình độ học vấn, chuyên môn, kinh nghiệm và sự thành thạo trong giải quyết công việc, nhiệm vụ. Những kiến thức đó có thể đo đếm, định lượng được và trong cuộc đời học tập con người chỉ tiếp nhận được một phần rất nhỏ trong thế giới kiến thức mênh mông luôn biến đổi và phát triển. Kỹ năng cứng mang tính kỹ thuật, chuyên môn, giúp con người thực hiện những công việc cụ thể. Các kỹ năng cứng mà sinh viên Đại học quốc gia được học như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học công nghệ và thực phẩm, và các khoa học liên ngành liên lĩnh vực. Ngoài các ngành, chuyên ngành truyền thống, Đại học Quốc gia Hà Nội luôn tiên phong xây dựng, phát triển các ngành, chuyên ngành mới có tính liên ngành như Khoa học Môi trường, Toán - Tin, Quản lý tài nguyên thiên nhiên, Hóa dược, Vật liệu và linh kiện nanô, Biến đổi khí hậu, Việt Nam học, Nhân học phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời đại “Công nghiệp 4.0”. Kỹ năng mềm – trí tuệ cảm xúc: Là tổng thể những quan điểm, phương pháp tư duy và hành động, phẩm chất, thói quen, sức cảm thụ thu hút xã hội của một con người nhằm đem lại hiệu quả, sự thành công trong mọi lĩnh vực. Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng thường ít được học trong nhà trường, không liên quan nhiều đến kiến thức chuyên môn, khó có thể đo đếm, định lượng và phụ thuộc chủ yếu vào cá tính, kinh nghiệm sống, phương pháp ứng xử xã hội của từng người. Trong cuộc sống có rất nhiều các kỹ năng mềm. Một số kỹ năng mềm cơ bản cần thiết để thành công đối với cả giảng viên và học 24
  27. viên trong giáo dục đào tạo có thể kể đến là: Kỹ năng học và tự học, Kỹ năng lắng nghe, Kỹ năng thuyết trình, Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng giải quyết vấn đề, Kỹ năng tư duy sáng tạo, Kỹ năng quản lý và lãnh đạo, Kỹ năng đặt mục tiêu, tạo động lực làm việc, Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ, Kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng lãnh đạo bản thân, Kỹ năng xây dựng đội ngũ, Kỹ năng tạo ảnh hưởng, Kỹ năng lắng nghe Theo Bộ Lao động Mĩ (The US Department of Labour) cùng với Hiệp hội Đào tào và phát triển Mĩ (The American society of Training and Development) đã nghiên cứu và đưa ra 13 Kỹ năng để thành công trong công việc và đó là những Kỹ năng mềm đóng vai trò trung tâm: • Kỹ năng học và tự học (Learning to learn). • Kỹ năng lắng nghe (Listening skills). • Kỹ năng thuyết trình (Oral communication skills). • Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills). • Kỹ năng tư duy sáng tạo (Creative thinking skills). • Kỹ năng quản lí bản thân và tinh thần tự tôn (Self-esteem skills). • Kỹ năng xác lập mục tiêu/tạo động lực làm việc (Golf setting/Motivation skills). • Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp (Personal and career development skills). • Kỹ năng giao tiếp và tạo lập mối quan hệ (Interpersonal skills). • Kỹ năng làm việc nhóm (Teamwork skills). • Kỹ năng thương lượng (Negotiation skills). • Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả (Organization effectiveness skills). • Kỹ năng lãnh đạo (Leadership skills) Tài liệu "Kỹ năng hành nghề cho tương lai" xuất bản tại Úc với sự tham gia của nhiều tổ chức chuyên môn thì cho rằng, có 8 Kỹ năng hành nghề như sau: • Kỹ năng giao tiếp (Communication skills). • Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork skills). • Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills). • Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm (Initiavive and enterprise skills). 25
  28. • Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising skills). • Kỹ năng quản lí bản thân (Self-managerment skills). • Kỹ năng học tập (Learning skills). • Kỹ năng về công nghệ (Technology skills). Bộ Phát triển nguồn nhân lực và kỹ năng Canada (Human resouces and skill Development Cananda - HRSĐC) cũng phân loại về Kỹ năng mềm theo hướng liệt kê những Kỹ năng chi tiết: • Kỹ năng giao tiếp (Communication skills). • Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills). • Kỹ năng tư duy và hành vi tích cực (Positive attidudes and behaviours skills). • Kỹ năng thích ứng (Adaptability skills). • Kỹ năng làm việc với con người (Working with others skills). • Kỹ năng nghiên cứu khoa học, công nghệ và toán (Science, technology and mathematics skills). Ngoài ra, Kỹ năng quản lý cảm xúc cũng là một trong những kỹ năng quan trọng trong những môi trường làm việc nhiều căng thẳng và áp lực công việc cực lớn. Giáo dục kỹ năng mềm là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến người học nhằm hình thành các thói quen và thay đổi hành vi người học, tác động vào nhận thức, làm nảy nở thái độ cầu tiến trong ý thức bản thân của mỗi cá nhân để từ đó tự điều khiển thái độ hành vi giao tiếp giữa người với người. Giáo dục KNM bao gồm hệ thống phương pháp, cách thức của nhà giáo dục dùng để tác động đến nhận thức, thái độ người học đồng thời kết hợp huấn luyện cho người học những hoạt động, hành vi tương ứng nhằm hình thành kỹ năng. Trong cách hiểu nêu trên, cần lưu ý một số vấn đề sau về Giáo dục kỹ năng mềm: Thứ nhất: Giáo dục kỹ năng mềm là quá trình tác động đến người học về mặt kỹ năng, tinh thần, thái độ, đảm bảo cho quá trình thích ứng của con người với con người, con người với công việc nhằm duy trì tốt mối quan hệ tích cực, biết ứng xử linh hoạt trong công việc, trong cuộc sống và hỗ trợ thực hiện công việc chuyên môn đạt hiệu quả cao. 26
  29. Thứ hai: Giáo dục kỹ năng mềm có các ý nghĩa sau đây: giúp con người đạt được hiệu quả sử dụng ngôn ngữ, khả năng hòa nhập xã hội, thái độ và hành vi ứng xử áp dụng vào việc giao tiếp giữa người với người; giúp từng cá thể riêng biệt biết cách hòa mình vào cuộc sống hay tương tác với xã hội, cộng đồng, tập thể hoặc tổ chức và hướng đến hiệu quả hay đỉnh cao của việc làm hay nghề nghiệp. Giáo dục kỹ năng mềm hướng đến phát triển năng lực hành vi mà đặc biệt là những kỹ năng cá nhân hay kỹ năng con người, gắn liền với những thể hiện của tính cách cá nhân trong một tương tác cụ thể, đó là kỹ năng chuyên biệt rất “người” của con người. Thứ ba: Hoạt động giáo dục kỹ năng mềm phải được tổ chức rất linh hoạt, mềm dẻo giúp người học có cơ hội học tập theo nhu cầu, điều kiện và khả năng của mình. Người học có thể tham gia trọn vẹn một khóa học tập, huấn luyện tại các trung tâm huấn luyện kỹ năng mềm trong khoảng thời gian nhất định; cũng có thể tự rèn luyện thông qua quá trình học tập ở trường đại học hoặc thông qua hoạt động đoàn thể, phong trào hoặc tự rèn luyện qua trải nghiệm ngoài thực tiễn xã hội. Quá trình học tập, rèn luyện kỹ năng mềm có thể diễn ra suốt đời, mọi lúc, mọi nơi trong thực tiễn cuộc sống và công việc. Trong đó, yếu tố tự giáo dục đóng vai trò cốt lõi, quyết định đến sự thành công của đối tượng được giáo dục. 1.3.2. Các yếu tố hợp thành công tác Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội 1.3.2.1. Đối tượng và mục đích giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Đối tượng giáo dục kỹ năng mềm trong khóa luận chính là sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội. Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua bằng cấp đạt được sau quá trình học tập. Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên nhằm mục tiêu tạo ra sản phẩm đào tạo (lao động trình độ cao) có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu xã hội, thích ứng nhanh với môi trường làm việc cạnh tranh có tính quốc tế cao hiện nay. Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Mục đích của Giáo dục kỹ năng mềm tập trung vào các điểm sau: Giúp sinh viên nắm bắt được lý thuyết cơ bản về các kỹ năng mềm cần thiết phục vụ cho 27
  30. công việc và bản thân, đóng góp vào sự phát triển của tổ chức và xã hội. Trang bị cho sinh viên các kỹ năng giúp phát triển tiềm năng bản thân, phát triển các kỹ năng mềm thiết yếu cho sinh viên. Rèn luyện cho sinh viên khả năng thích ứng, biết cách ứng phó trước những tình huống căng thẳng, khó khăn trong hoạt động hàng ngày; biết cách thích nghi với người khác trong phối hợp làm việc. Tạo ra cho sinh viên những cơ hội, hướng suy nghĩ, hướng đi tích cực và tự tin cũng như giúp sinh viên tự có quyết định và chọn lựa đúng đắn trong các vấn đề liện quan đến công việc, cuộc sống Tạo lập môi trường phát triển kỹ năng mềm để sinh viên phát huy tối đa năng lực học tập, nghiên cứu khoa học và lập nghiệp; góp phần vào quá trình nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Nội dung giáo dục kỹ năng mềm phải tập trung đào tạo kỹ năng thực hành, coi trọng giáo dục nhận thức, rèn luyện kỹ năng thích ứng theo yêu cầu của từng ngành nghề, nâng cao kỹ năng vận dụng các kiến thức chuyên môn áp dụng vào thực tiễn công việc. Ngoài ra công tác giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên còn giúp đạt được các mục tiêu sau: Thứ nhất, về kiến thức: giúp sinh viên hiểu được khái niệm kỹ năng mềm nói chung và từng kỹ năng mềm nói riêng cũng như sự cần thiết, cách biểu hiện các kỹ năng trong cuộc sống và công việc. Thứ hai, về thái độ: sinh viên có thái độ tích cực trong quá trình học tập và rèn luyện kỹ năng mềm từ đó có các thái độ phù hợp trước các vấn đề trong cuộc sống và công việc. Thứ ba, về kỹ năng mềm: sinh viên biết vận dụng các kỹ năng mềm trong cuộc sống và công việc, liên tục rèn luyện để phát triển. 1.3.2.2. Nội dung nâng cao chất lượng giáo dục Kỹ năng mềm Nội dung giáo dục kỹ năng mềm phải tập trung đào tạo kỹ năng thực hành, coi trọng giáo dục nhận thức, rèn luyện tính phản xạ, rèn luyện khả năng thích ứng theo yêu cầu của từng ngành nghề, nâng cao kỹ năng vận dụng các kiến thức chuyên môn áp dụng vào thực tiễn công việc. Theo nhiều nghiên cứu đã tổng kết có đến 60 kỹ năng mềm. Tuy nhiên, trong điều kiện ở nước ta hiện nay, theo điều tra bảng hỏi xã hội học những kỹ năng mềm cần thiết mà sinh viên cần trang bị hiện nay có 16 đầu mục là: kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng học và tự học, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ 28
  31. năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng trả lời phỏng vấn khi xin việc, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng thích ứng, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng quản lý bản thân, kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả. 16 kỹ năng này được sắp xếp từ quan trọng nhất đến ít quan trọng hơn. Hình 1: Biểu đồ về sự cần thiết các kỹ năng mềm cho Sinh viên ĐHQGHN Nguồn: Số liệu thống kê từ sinh viên Kỹ năng ngoại ngữ bao gồm 4 kỹ năng là: nghe, nói, đọc, viết. Kỹ năng ngoại ngữ giúp chúng ta có thể có được một công việc tốt hơn trong tương lai, nhất là trong thời kì 4.0 thì sự cần thiết phải nâng cao trình độ ngoại ngữ là vô cùng quan trọng Kỹ năng giao tiếp là một tập hợp những quy tắc, nghệ thuật, cách ứng xử, đối đáp được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế hằng ngày giúp mọi người giao tiếp hiệu quả thuyết phục hơn. Có thể nói kỹ năng giao tiếp đã được nâng lên thành nghệ thuật giao tiếp bởi trong bộ kỹ năng này có rất nhiều kỹ năng nhỏ khác như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thấu hiểu, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể, kỹ năng sử dụng ngôn từ, âm điệu Để có được kỹ năng giao tiếp tốt đòi 29
  32. hỏi người sử dụng phải thực hành thường xuyên, áp dụng vào mọi hoàn cảnh mới có thể cải thiện tốt kỹ năng giao tiếp của mình. Kỹ năng học và tự học là quá trình tự trau dồi kiến thức không chỉ từ sách vở mà còn từ các trải nghiệm trong cuộc sống. Trí tò mò và óc ưa thích khám phá khiến bạn có thể học hỏi bất cứ điều gì từ công việc dù bạn tham gia ngành nghề nào như kế toán, kinh doanh, Marketing, lập trình, để hoàn thiện bản thân. Chu trình học và tự học bao gồm Tự nhận thức – Áp dụng – Cân nhắc – Biến đổi dựa trên 3 phương thức. Hành vi: Sự học hỏi đâm chồi khi bạn được động viên, khuyến khích. Nhận thức: Kiến thức và các bài học tự động “len lỏi” vào tiềm thức nhờ khả năng ghi nhớ tuyệt vời. Nhân văn: Những kinh nghiệm cá nhân sẽ mang đến cho bạn nhiều bài học để trưởng thành, từ đó đúc kết những giá trị bản thân. Kỹ năng tƣ duy sáng tạo, Theo các nhà tâm lý học thì tư duy sáng tạo được xem là dạng hoạt động trí não cao nhất của con người. Năng lực sáng tạo là cốt lõi của tư duy sáng tạo, làm tiền đề bên trong của hoạt động sáng tạo, nó được xác định từ chất lượng đặc biệt của các quá trình tâm lý bao gồm nhiều quá trình gắn kết như: quá trình trí nhớ, tư duy, xúc cảm. Tư duy sáng tạo là kiểu giải quyết vấn đề dựa trên quá trình động não để tìm ra những phương án khả thi, rồi rút ra được phương án tối ưu dựa trên các phương án đã nêu ra. Điều này thoạt đầu nghe có vẻ đơn giản nhưng thực ra là cả một quá trình rất phức tạp đòi hỏi sự nỗ lực cao độ của hoạt động trí óc.Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về tư duy sáng tạo. Có thể tham khảo của Torrance (1962) định nghĩa: “Tư duy sáng tạo là một quá trình tạo ra ý tưởng hoặc giả thuyết, thử nghiệm ý tưởng này đi đến kết quả Kết quả này có ít nhiều mới mẻ, có chút ít gì đó trước đây con người chưa bao giờ nhìn thấy, chưa có ý thức về nó”. Nói ngắn gọn thì bản chất sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần mới về chất. Kỹ năng làm việc nhóm là những cách thức khiến nhiều người cùng thực hiện tốt một nhiệm vụ và hướng đến mục tiêu chung. Cách làm việc này sẽ giúp các cá nhân bổ sung những thiếu sót cho nhau và hoàn thiện bản thân mình. Tuy nhiên, khi làm việc nhóm sẽ không tránh khỏi những ý kiến trái chiều, những 30
  33. mâu thuẫn khiến nhóm dễ tan vỡ. Vì vậy mỗi thành viên khi tìm việc làm thành công, cần phải luyện cho mình những kỹ năng làm việc nhóm cần thiết để xây dựng nhóm hoàn thiện, gắn kết hơn trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Kỹ năng quản lí thời gian là kỹ năng sử dụng và kiểm soát tốt thời gian. Giúp phân bổ thời gian thực hiện các công việc trở nên hợp lý và hoàn thiện hơn. Kỹ năng quản lý thời gian là một kỹ năng hết sức cần thiết trong hoàn cảnh xã hội bận rộn như hiện nay. Một người một lúc phải đảm nhiệm nhiều vị ví, vai trò vì vậy nếu không biết cách tiết kiệm thời gian chúng ta dễ rơi vào căng thẳng và khó thành công. Điều khó khăn nhất trong kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả là làm sao phải đưa bản thân vào được khuôn khổ có vậy những gì trong bảng thời gian biểu bạn xây dựng mới có ý nghĩa. Kỹ năng thuyết trình. “Thuyết” là Nói, “Trình” là trình bày. Thuyết trình là trình bày về một chủ đề cụ thể nào đó trước nhiều người. Quá trình này nhằm mục đích truyền đạt thông tin, nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể nào đó. Kỹ năng giải quyết vấn đề là Kỹ năng giải quyết vấn đề là khả năng giải quyết tình huống khó khăn và bất ngờ khi tương tác với các đối tác doanh nghiệp. Kỹ năng giải quyết vấn đề liên quan đến kỹ năng lắng nghe tích cực, phân tích, nghiên cứu, sáng tạo, giao tiếp, khả năng đáng tin cậy và làm việc teamwork. Kỹ năng giải quyết vấn đề liên quan đến 2 khả năng: khả năng sắp xếp trật tự, phân tích và sáng tạo như so sánh, tương phản và chọn lọc. Tư duy phân tích là phạm trù trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng giải quyết vấn đề bởi quá trình phân tích sẽ giúp phát hiện ra các vấn đề và định hướng ra các giải pháp. Kỹ năng lãnh đạo là kỹ năng bạn sử dụng khi tổ chức, sắp xếp công việc cho những người khác để đạt được mục tiêu chung. Cho dù bạn ở vị trí quản lý hay lãnh đạo một dự án, kỹ năng lãnh đạo vẫn luôn quan trọng, cho phép bạn thúc đẩy người khác hoàn thành một loạt các nhiệm vụ, thường là theo lịch trình cố định. Lãnh đạo không chỉ là một kỹ năng mà là sự kết hợp của nhiều kỹ năng mềm khác. Kỹ năng trả lời phỏng vấn khi xin việc, Một cuộc phỏng vấn xin việc thành công là tổng hòa của rất nhiều yếu tố, từ hình thức đến nội dung. Nhiều người trước khi tìm được một công việc phù hợp đã phải trải qua nhiều lần phỏng 31
  34. vấn xin việc, và không ít lần thất bại. Câu hỏi “tại sao mình thất bại trong buổi phỏng vấn đó” dường như chưa được các ứng viên lưu tâm. Vì vậy để không lãng phí thời gian và công sức cho những cuộc phỏng vấn “ra về tay không”, hãy trang bị cho mình những kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc cần thiết nhất. Kỹ năng ra quyết định là một loạt các kết luận và hoạt động của bản thân để đưa ra một quyết định đảm bảo đạt được một kết quả nào đó theo mong muốn của bản thân. Những người thành công thích cảm giác tự tin do biết cách lựa chọn khôn ngoan thích hợp. Cùng với việc rèn luyện, bạn có thể cải thiện khả năng đưa ra những quyết định tốt cho mình trong mọi lĩnh vực của cuộc sống - riêng tư, tài chính và nghề nghiệp - vì cuộc sống bao gồm rất nhiều quyết định và những lựa chọn tốt nhất là chìa khoá cho sự thành công của bạn. Khả năng đưa ra quyết định tốt có thể giúp bạn đạt được mục đích ở nơi làm việc và trong cuộc sống riêng tư, tránh được những sai lầm có thể để lại hậu quả không tốt cho bạn. Kỹ năng thích ứng là một người thích nghi với mọi sự thay đổi của hoàn cảnh. Những thay đổi này thường rất khó khăn. Có khi đó đơn giản chỉ là sự thay đổi về tự nhiên (thời tiết, môi trường sống ), cũng có khi đó là sự thay đổi về hoàn cảnh. Có thể là những thay đổi thông thường như là thói quen ăn uống,kết hôn,khởi nghiệp, sinh con, cũng có khi lớn hơn đó là chấm dứt một mối quan hệ, thậm chí bị mất đi người thân yêu. Kỹ năng đặt mục tiêu. Mục tiêu là những trạng thái, cột mốc mà con người muốn đạt được trong một khoảng thời gian xác định. Vì vậy để đạt được mục tiêu chúng ta phải rèn luyện bản thân một cách tích cực trong một khoảng thời gian nhất định để đạt đến mục tiêu đã đề ra. Kỹ năng quản lí bản thân. Quản lý bản thân có nghĩa là bạn chịu trách nhiệm cho tất cả các hành động của mình và cố gắng thực hiện mọi việc tốt nhất có thể. Kỹ năng này cho thấy bạn có thể tự tổ chức và đưa ra ý tưởng của riêng mình cho bất kỳ dự án hay công việc teamwork nào. Đây là kỹ năng mà ai cũng nên có trong cuộc sống cũng như công việc. Quản lý bản thân bao gồm 3 kỹ năng quan trọng đó là Chủ động, Tổ chức và Tính trách nhiệm. Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp. Để học tập hiệu quả hơn, bạn phải xem xét về kinh nghiệm của mình và những gì bạn đã học được từ đó. 32
  35. Thường xuyên xem lại các kế hoạch phát triển cá nhân và các hoạt động để phát triển bản thân thì chắc chắn rằng bạn sẽ học hỏi từ những gì mình đã làm. Điều này cũng cho thấy rằng các hoạt động đó sẽ tiếp tục đưa bạn đến với mục tiêu của mình và những mục tiêu hoặc cách nhìn của bạn vẫn phù hợp với bạn. Kỹ năng đàm phán. Đàm phán là phương tiện cơ bản để đạt được cái mà ta mong muốn từ người khác. Đó là quá trình giao tiếp có đi có lại được thiết kế nhằm thỏa thuận trong khi giữa ta và bên kia có những quyền lợi có thể chia sẻ và có những quyền lợi đối kháng. Francois de Cailere, một nhà đàm phán, thương thuyết nổi tiếng của Pháp ngay từ năm 1716 đã khẳng định: "Một nhà đàm phán kinh doanh giỏi phải là người mềm dẻo như ngọn cỏ và cũng phải cứng rắn như một khối đá. Người đó phải có phản xạ ứng xử nhanh nhậy và phải là người biết lắng nghe, lịch sự và có thể đem lại cảm giác dễ chịu cho đối tác. Song đồng thời cũng phải biết tranh luận, thuyết phục bằng cách biết hé lộ, đưa ra những thông tin có vẻ là bí mật đối với người khác. Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả là kỹ năng sắp xếp lại công việc sao cho có tổ chức. Ví dụ như việc sắp xếp một không gian làm việc sao cho mọi vật dụng điều có mục đích của nó. Nơi làm việc của bạn sẽ gọn gàng hơn. Bạn cũng không mất thời gian để tìm kiếm chúng. Từ đó bạn có thể vận hành công việc hiệu quả hơn. 1.3.2.3. Các loại chủ thể giáo dục Chủ thể giáo dục là bộ phận then chốt quyết định sự thành bại của công việc. Chủ thể giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên bao gồm: Nhà trường (đội ngũ cán bộ, giảng viên, các phòng chức năng, Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên – Hội sinh viên, ); xã hội; gia đình và bản thân sinh viên. Muốn phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên đòi hỏi tất cả các loại chủ thể nêu trên phải hoạt động tích cực trong sự phối hợp tương tác với nhau, trong đó sinh viên là tự chủ thể thể cần phát huy nhiều nhất tính chủ động tích cực trong việc học hỏi, nâng cao các kỹ năng mềm. Thứ nhất, về phía Nhà trường: Đội ngũ tổ chức triển khai hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ở Đại học Quốc gia Hà Nội gồm Đảng ủy, Ban giám hiệu, các phòng ban chức 33
  36. năng như Phòng đào tạo, Phòng Chính trị và công tác sinh viên, Phòng Hợp tác phát triển, Phòng Quản lí nghiên cứu khoa học, Tất cả các đội ngũ nói trên phải có năng lực về lĩnh vực giáo dục kỹ năng mềm, phải có ý chí quyết tâm vượt khó vì hoạt động giáo dục kỹ năng mềm là hoạt động có tính chất đặc thù, không ít khó khăn trong quá trình thực hiện. Thứ hai, từ các tổ chức chính trị xã hội như Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trong trường. Họ là nòng cốt chính trị trong hoạt động của Hội Sinh viên trường, cùng nhau xây dựng tổ chức của tuổi trẻ nhà trường vững mạnh nắm bắt được tình hình tư tưởng, nguyện vọng của đoàn viên, sinh viên, đoàn kết, tập trung được trí tuệ của tuổi trẻ nhà trường, giáo dục niềm tự hào dân tộc, tin tưởng vào đường lối của Đảng, khơi dậy sức trẻ và phát huy ý chí rèn luyện của đoàn viên, sinh viên; tạo động lực tích cực, say mê học tập và nghiên cứu khoa học để đáp ứng với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đồng thời, nâng cao nhận thức về trách nhiệm đối với xã hội và chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn viên. Đoàn thanh niên, Hội sinh viên đóng vai trò tích cực trong việc giáo dục kỹ năng mềm thông qua các hoạt động sôi nổi trong trường, các hoạt động xã hội, Thứ ba, khả năng tự giáo dục và rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên Ngoài các chủ thể trên còn có một chủ thể khác cũng góp phần không kém phần quan trọng đối với việc giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên, đó chính là bản thân sinh viên. Trong trường hợp này, họ vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của quá trình giáo dục đó. Bởi vì giáo dục học hiện đại xác định sinh viên vừa là đối tượng giáo dục vừa là chủ thể của quá trình giáo dục và lấy người học làm trung tâm, giáo viên là chủ đạo trong mối tương quan vốn có của quá trình giáo dục và coi một nền giáo dục chân chính là nền giáo dục biết biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục. Hoạt động giáo dục kỹ năng mềm sẽ đạt hiệu quả cao khi sinh viên hình thành ý thức tự giáo dục và rèn luyện kỹ năng mềm cho bản thân. Kỹ năng mềm không thể có được nếu SV chỉ tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện kỹ năng mềm của giáo viên vì việc hình thành kỹ năng phải trải qua quá trình rèn luyện được lặp đi, lặp lại nhiều lần thì mới hình thành kỹ năng. Khả năng tự giáo dục sẽ 34
  37. ảnh hưởng rất lớn và tác động trực tiếp đến quá trình tự rèn luyện nhằm mục tiêu hình thành kỹ năng mềm cho bản thân thông qua hoạt động học tập chính khóa trên lớp, hoạt động phong trào, hoạt động ngoại khóa Nó đóng vai trò hỗ trợ rất hiệu quả cho quá trình hình thành, rèn luyện và phát triển kỹ năng mềm cho SV trong thời gian học tại trường. Thứ tư, nguồn lực hỗ trợ hoạt động giáo dục kỹ năng mềm Doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc phổ biến, truyền đạt những yêu cầu về kỹ năng mềm mà doanh nghiệp đang cần ở người lao động hiện nay. Những kiến thức này mang tính thực tiễn và tính cấp thiết rất cần cho sinh viên. Đặc biệt, nếu đại diện doanh nghiệp có thể trực tiếp tham gia giáo dục - huấn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên thì càng nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng mềm ở trường Đại học. Nói cách khác là doanh nghiệp cùng tham gia vào quá trình đào tạo với nhà trường. Các khu kí túc xá hay khu ở trọ của sinh viên cũng là môi trường sinh viên rèn luyện những kỹ năng mềm cần thiết. Là nơi tập trung đông sinh viên là môi trường thuận lợi để sinh viên có thể tự rèn luyện cho bản thân kỹ năng mềm cần thiết cho cuộc sống sau này. 1.3.2.4. Các hình thức giáo dục kỹ năng mềm a) Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên qua các lớp chuyên đào tạo kỹ năng mềm của Trung tâm Dự báo và Phát triển nguồn nhân lực (HDC). b) Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên qua tích hợp vào quá trình dạy học. c) Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm lao động nghề nghiệp. d) Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên thông qua hoạt động giáo dục ngoại khóa, qua các hoạt động Đoàn, Hội, sinh hoạt tập thể, hoạt động cộng đồng, công tác xã hội. e) Giáo dục kỹ năng mềm qua quá trình tự rèn luyện của SV. 1.3.2.5. Các phương pháp giáo dục kỹ năng mềm Sử dụng các phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động của SV. Tùy theo yêu cầu, điều kiện, hoàn cảnh mà nhà giáo dục vận dụng, phối hợp các 35
  38. phương pháp để đạt hiệu quả tối ưu. Các phương pháp chiếm ưu thế nhằm phát triển KNM cho SV có thể là: - Thuyết trình thông qua phát vấn trao đổi. - Nghiên cứu trường hợp. - Nêu và giải quyết vấn đề. - Hoạt động nhóm. - Nghiên cứu tình huống. - Semina, thảo luận. - Trò chơi. - Phương pháp dự án. 1.3.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả học tập kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như chúng ta đã thấy qua sự phát triển nhanh chóng của các thế hệ điện thoại di động thông minh với nhiều ứng dụng vô cùng phong phú. Chúng ta cũng chứng kiến sự ứng dụng của công nghệ thông tin trong mọi mặt của đời sống xã hội. Những đột phá trong lĩnh vực như trí thông minh nhân tạo, mạng Internet, in 3D; công nghệ nano, công nghệ sinh học, tin học sẽ còn tác động mạnh mẽ hơn nữa trong đời sống xã hội, trong đó giáo dục Việt Nam cũng sẽ bị tác động mạnh mẽ toàn diện. Hiện nay chương trình đào tạo sinh viên đang theo qui chế tín chỉ. Phương thức đào tạo này có ưu điểm là phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học; việc chọn môn học, thời gian học linh hoạt, có thể rút ngắn được thời gian đào tạo cho sinh viên. Quá trình tự học, tự nghiên cứu của sinh viên được coi trọng, được tính vào nội dung và thời lượng chương trình, đã phát huy được tính chủ động, sáng tạo của sinh viên trong quá trình học tập. Sinh viên được quyền quyết định tiến độ đào tạo và thời gian ra trường của mình, tùy vào khả năng và điều kiện của bản thân sinh viên. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc thực hiện đào tạo theo tín chỉ đang gây khó khăn cho cả sinh viên và nhà trường ở chỗ khó tạo nên sự gắn kết trong sinh viên: Vì sinh viên có thể tự do lựa chọn môn học nên các lớp học theo module không ổn định (lớp học phần), khó xây dựng các tập thể gắn kết chặt chẽ như các lớp theo khóa học nên việc tổ chức sinh hoạt đoàn thể của sinh viên 36
  39. gặp khó khăn. Chính vì nhược điểm này mà có người nói học chế tín chỉ khuyến khích chủ nghĩa cá nhân, không coi trọng tính cộng đồng. Tuy nhiên người ta thường khắc phục bằng cách xây dựng các tập thể tương đối ổn định qua các "lớp khóa học" và đảm bảo sắp xếp một số buổi xác định không bố trí thời khoa biểu để sinh viên có thể cùng tham gia các sinh hoạt đoàn thể chung. Ngày nay, sinh viên Việt Nam ra trường không hề thua kém về chuyên môn nhưng lại kém về ngoại ngữ và kỹ năng mềm. Ông Phan Minh từng là hiệu trưởng của một trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh nói rằng: “Sinh viên Việt Nam không kém, chuyên môn rất tốt nhưng có hai cái yếu khiến các em không được thị trường lao động quốc tế đón nhận đó là kém về ngoại ngữ và kỹ năng mềm". Trình độ ngoại ngữ của sinh viên Việt Nam đã có cải thiện trong những năm qua. Nhưng thực tế vẫn chưa có bước đột phá gì đáng kể và chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, đặc biệt là thị trường lao động quốc tế. Trong đó, kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ được đánh giá là khâu kém nhất. Lý do khả năng giao tiếp của sinh viên Việt Nam không cao là do các bạn chưa tự tin để giao tiếp. Các bạn sợ sai và sợ bị cười. Chính điều đó khiến môi trường giao tiếp ngoại ngữ của các bạn bị thu hẹp. Hiện nay, trước thời đại công nghiệp 4.0, giao lưu kinh tế mở cửa, liên doanh với nước ngoài ngày càng được mở rộng, hầu hết các doanh nghiệp hay các cơ quan nhà nước đều có nhu cầu tuyển dụng nhân sự có trình độ ngoại ngữ. Do đó, ngoại ngữ vẫn sẽ là yếu tố quan trọng song song với trình độ chuyên môn. Nên nếu lựa chọn giữa trình độ chuyên môn giỏi nhưng ngoại ngữ kém và một bạn trình độ chuyên môn khá nhưng ngoại ngữ giỏi thì có lẽ kết quả sẽ có lợi cho người có ngoại ngữ. Vậy, yếu thứ nhất là về ngoại ngữ, mà ngoại ngữ cũng là một kỹ năng mềm quan trọng nhất nên sự cần thiết phải nâng cao kỹ năng mềm là ở đây. Cùng với yêu cầu về ngoại ngữ thì kỹ năng mềm khác cũng là một yếu tố hết sức quan trọng để tạo ra nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp. Nhưng có rất ít sinh viên chú ý đến kỹ năng này. Kỹ năng mềm là các yếu tố thích nghi với môi trường, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng giao tiếp, khả năng thể hiện bản thân Các kỹ năng này là yếu tố quyết định rất quan trọng đối với sự phát triển nghề nghiệp của sinh viên. Tuy nhiên, không phải ai có chuyên môn tốt cũng thể hiện 37
  40. cho nhà tuyển dụng thấy được cái tốt, cái giỏi của mình. Và đó sẽ là một yếu thế khiến bạn tự làm mất điểm của bản thân trước nhà tuyển dụng. Đối với một số ngành khoa học ứng dụng, các nhà tuyển dụng có thể đo lường được khả năng của một nhân sự. Nhưng một số ngành nghề khác thì sẽ phụ thuộc vào sự thuyết phục của bản thân mỗi người. Và sự thuyết phục đó chính là một phần của kỹ năng mềm. Điều đó cho thấy, khi lựa chọn một ứng viên tiềm năng các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao vấn đề kỹ năng mềm. Họ sẵn sàng bỏ thời gian để đào tạo về năng lực chuyên môn để tìm một người có kỹ năng mềm tốt. Đó cũng chính là hai điểm yếu của sinh viên Việt Nam đã được nhiều chuyên gia cảnh báo. Như vậy cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi sinh viên ra trường đáp ứng được năng lực ngoại ngữ để có thể làm việc và giao tiếp mà còn đòi hỏi sinh viên những kỹ năng mềm cần thiết để trước những biến đổi của thị trường lao động ngày càng đòi hỏi cao không chỉ có đủ những kiến thức mà cần phải có những kĩ năng mềm. Hiện nay thế giới đang trong giai đoạn cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với trung tâm là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, Internet kết nối vạn vật, robot, công nghệ nano, công nghệ sinh học Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống đặc biệt là môi trường giáo dục- nơi trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực. Để hòa nhập vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hệ thống giáo dục cần phải có những đổi mới để đào tạo ra những sinh viên có đầy đủ năng lực đáp ứng nhu cầu thị trường. Giáo dục trong thời đại 4.0 sẽ đặt ra cho các trường đại học những thách thức vô cùng to lớn, bởi các trường đại học ở Việt Nam vẫn có những hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đội ngũ nhân lực có trình độ, có chất lượng. Do đó, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ đặt ra cuộc đua cạnh tranh nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ trong nước mà mang tính toàn cầu. Người lao động cần phải có tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi môi trường làm việc tránh nguy cơ thất nghiệp, bị sa thải. Thêm vào đó, Cuộc cách mạng 4.0 cũng đang dần tác động đến việc hình thành nhân cách sinh viên là người vừa có đức, vừa có tài. Bên cạnh các giá trị sống tốt đẹp kết hợp với kỹ năng mềm cần thiết thì con người biết cách tương tác, hòa nhập với nhiều hoạt động khác ngoài xã hội. Con người khi được giáo 38
  41. dục kỹ năng mềm sẽ tiếp tục rèn luyện, hình thành những tính cách, phẩm chất tốt đẹp cho bản thân; những yếu tố này sẽ hòa quyện với giá trị sống của con người. Đây là điều kiện hết sức quan trọng để hình thành nên một con người vừa có tài năng, vừa có đức độ và sự năng động cần thiết để sống và làm việc trong xã hội hiện đại luôn có nhiều cơ hội nhưng cũng ẩn chứa không ít thách thức như trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Như vậy để hình thành cho sinh viên là người có nhân cách, đức tài thì nó cũng đang đặt ra một cách gay gắt việc phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên. Hơn nữa với thời đại công nghiệp 4.0 thị trường việc làm sẽ thay đổi, do đó sinh viên cũng cần phải thay đổi để thích nghi, không chỉ có kiến thức nền tảng chuyên môn vững vàng mà cần phải có khả năng tự sáng tạo, tự tạo việc làm, khởi nghiệp, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, trang bị đầy đủ kỹ năng mềm, hiểu biết văn hóa rộng, khả năng ứng xử trong môi trường quốc tế thì mới đáp ứng được nhu cầu nguồn lực trong thời kỳ công nghệ số hóa. Ngày nay, các nhà tuyển dụng đánh giá cao các kỹ năng mềm của các ứng cử viên thông qua cách họ chuẩn bị hồ sơ xin việc, cách họ chuẩn bị cho buổi phỏng vấn, thái độ tự tin, khả năng giải quyết các vấn đề tình huống được đưa ra, hơn là chú trọng bằng cấp của sinh viên. Tuy nhiên thực tế cho thấy khả năng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của nhà tuyển dụng của các ứng viên là không cao thậm chí là rất thấp dẫn đến tình trạng vừa thừa, vừa thiếu lao động diễn ra phổ biến trong những năm gần đây. Đa phần sinh viên thiếu các kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng viết đơn xin việc và trả lời phỏng vấn, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng xác định mục tiêu cuộc đời, kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng làm chủ bản thân. Như vậy thì việc trang bị những kỹ năng mềm là vô cùng quan trọng trong thời đại ngày nay. Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, còn 75% còn lại quyết định bởi kỹ năng mềm mà họ được học hỏi trang bị qua kinh nghiệm bản thân. Hiện nay đa số sinh viên ra trường còn chạy theo “thành tích”, bảng điểm phải đẹp, phải có “chứng chỉ” nọ, “chứng chỉ” kia thì mới xin được một công việc lương cao. Đa số sinh viên đó chỉ biết chú 39
  42. tâm vào việc học những kiến thức sách vở mà không chú tâm vào việc trang bị cho mình những kỹ năng mềm cũng rất quan trọng. Một số sinh viên chỉ chú trọng chạy theo bằng cấp, chứng chỉ, làm thêm, phục vụ, mà không tích cực tham gia vào các hoạt động chung của nhà trường, hoạt động đoàn thể, xã hội, ở trường cũng như ở địa phương họ. Ngoài ra, sinh viên không có phương pháp học tập đúng đắn lại càng khiến cho sinh viên cảm thấy chán nản, bi quan với những kiến thức trên trường, dễ bị cám dỗ bởi những “hào quang”, “tệ nạn” bên ngoài xã hội, thiếu niềm tin ,thiếu động lực, có khi bị mất phương hướng trong học tập. Tất cả những điều trên là họ đều do thiếu những kĩ năng mềm cần thiết cho việc học tập cũng như sinh hoạt đời sống hàng ngày. Theo ông Nguyễn Vĩnh Thanh, chuyên gia tại một công ty chuyên cung cấp nhân sự cao cấp có tiếng tại TP Hồ Chí Minh nhận xét: “Nếu sinh viên nước ngoài thường chủ động, chuyên nghiệp trong các hoạt động ngoại khóa hay hoạt động xã hội, thì sinh viên Việt Nam còn thiếu các kỹ năng mềm trong những hoạt động này. Chính vì thiếu kỹ năng mềm mà khi tốt nghiệp, mặc dù có điểm số học tập rất cao nhưng họ vẫn không vượt qua “lưới” của các nhà tuyển dụng”. Như vậy, đã có rất nhiều nhà doanh nghiệp than phiền rằng, khi tuyển dụng được nhân viên, họ lại tiếp tục phải đào tạo thêm nhiều kỹ năng cho nhân viên mới. Theo điều tra của Bộ LĐ-TB và XH, có hơn 13% sinh viên phải được đào tạo lại hoặc bổ sung kỹ năng, gần 40% phải được kèm cặp lại tại nơi làm việc, 41% cần thời gian làm quen với công việc.Một thực trạng nói lên là kỹ năng mềm hiện nay của sinh viên vẫn còn rất kém. Theo một nghiên cứu mới đây của Viện Nghiên cứu Giáo dục Việt Nam, có đến 83% sinh viên tốt nghiệp ra trường bị đánh giá là thiếu kĩ năng mềm, 37% sinh viên ra trường không tìm được việc làm do không đáp ứng được nhu cầu về kỹ năng mềm. Điều đó lý giải tại sao rất nhiều sinh viên sớm bươn chải, đi làm thêm khi còn đi học đã thành công hơn những “mọt sách”. Đã có không ít những bạn sinh viên chỉ biết tập trung bài vở, đạt được điểm cao nhưng nhưng không xin được việc hoặc chỉ làm một nhân viên bình thường. Nếu trong thời đại cách mạng 4.0 này, chúng ta không nâng cao năng lực của bản thân thì rất dễ bị thụt lùi, thậm chí là “tụt hậu”, bởi ngày nay là họ đòi hỏi rất nhiều kĩ năng ở một 40
  43. người, nền công nghiệp 4.0 hoàn toàn máy róc, robot hay trí tuệ nhân tạo hoàn toàn có thể thay thế được con người. Đòi hỏi mỗi người trí thức không chỉ cần có kĩ năng cứng, kĩ năng chuyên môn là xong chúng ta cần phải luôn tục trau dồi học hỏi thêm những kỹ năng khác. Tiểu kết chƣơng 1: Hiện nay, thế giới đang trong giai đoạn của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0). Với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu vào khoảng năm 1784 với việc sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất thì cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai sử dụng điện năng để tạo ra sản xuất đại trà. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba sử dụng các thiết bị điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Giờ đây nhân loại đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư,đó là cuộc cách mạng kỹ thuật số đã được xuất hiện từ giữa thế kỷ trước với sự xuất hiện hệ thống quản lý ảo, là sự hợp nhất các công nghệ làm mờ đi ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức trong lĩnh vực giáo dục Đại học, chương trình giáo dục của Việt Nam còn gặp nhiều những hạn chế, sinh viên hiện nay thì thiếu ngoại ngữ cũng như kỹ năng mềm. Trong khi thời đại cách mạng 4.0 luôn đòi hỏi sinh viên cần có chuyên môn cao, trình độ cao, giỏi ngoại ngữ, khả năng tự sáng tạo,kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, trang bị đầy đủ kỹ năng mềm, hiểu biết văn hóa rộng, khả năng ứng xử trong môi trường quốc tế để đáp ứng được nhu cầu nguồn lực trong thời kỳ công nghệ số hóa. Thêm vào đó thì, thị trường lao động sẽ thay đổi cũng như đặt ra những vấn đề của thực tiễn trong việc hình thành nhân cách cho sinh viên. Tất cả những điều đó đang có những tác động, yêu cầu phải phát triển cũng như hoàn thiện các kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. 41
  44. CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRONG THỜI ĐẠI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 2.1. Thực trạng việc học tập kỹ năng mềm của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. 2.1.1. Thực trạng việc rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học quốc gia Hà Nội trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 từ phía cơ sở đào tạo. Hiện nay ở một số trường đại học ở Việt Nam, đã có những trung tâm đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên ví dụ như đại học Quốc gia Hà Nội, đại học FPT, Về chương trình giảng dạy kỹ năng mềm của trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Trung tâm Dự báo và Phát triển nguồn nhân lực Đại học Quốc gia Hà Nội, với mỗi khối ngành, bộ phận của đại học Quốc gia Hà Nội thì việc giáo dục những kỹ năng mềm nào lại khác nhau cho phù hợp với chương trình đào tạo của trường. Đại học Quốc gia Hà Nội đã có Trung tâm Dự báo và Phát triển nguồn nhân lực (HDC) (hình 1.1) là trung tâm thi và đào tạo lấy chứng chỉ kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội. Ví dụ: ở trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN sinh viên được học 3/10 kỹ năng mềm chính là kỹ năng giao tiếp hiệu quả, kỹ năng phỏng vấn tìm việc thành công, Bí quyết cân bằng cuộc sống, kỹ năng thuyết trình ấn tượng, bí quyết quản lý thời gian hiệu quả, phương pháp kiểm soát stress, kỹ năng tư duy tích cực sáng tạo, kỹ năng lắng nghe hiệu quả, sử dụng “trí tuệ cảm xúc” trong công việc, kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính cơ bản. Chương trình đào tạo là sự kết hợp của hình thức đào tạo trực tiếp trên lớp và đào tạo trực tuyến trên mạng internet, trong đó các sinh viên được đào tạo 3 kỹ năng, mỗi kỹ năng sẽ có 2 cấu phần: 42
  45. Học trực tuyến trên mạng nhằm cung cấp đầy đủ kiến thức và tạo sự chủ động hoàn toàn cho sinh viên. Sinh viên đăng ký các kỹ năng, truy cập hệ thống, tự học và làm các bài kiểm tra. Sinh viên được coi là hoàn thành các kỹ năng sau khi đã thực hiện xong hết các nội dung của các kỹ năng và đạt từ 50% số điểm của mỗi kỹ năng kiểm tra. Học trực tiếp trên lớp nhằm bổ sung nâng cao kiến thức, tương tác và thảo luận về các tình huống trong thực tiễn, thực hành rèn luyện kỹ năng dưới sự giảng dạy, hướng dẫn của giảng viên. Thời lượng học trên lớp là 3 buổi, mỗi buổi có thời gian là 5 giờ tín chỉ, mỗi giờ tín chỉ là 50 phút. * Về nội dung đào tạo trực tuyến trên mạng internet - Chương trình được đào tạo trực tuyến với bộ học liệu “Các kỹ năng bổ trợ chuẩn quốc tế” như đã nêu ở trên, tùy theo ngành nghề đào tạo, nhu cầu của mình mà sinh viên sẽ tự lựa chọn kỹ năng cần thiết để học tập, rèn luyện. - Sinh viên đăng ký và học trực tuyến 3 kỹ năng phù hợp với chương trình đào tạo kỹ năng bổ trợ cho ngành học và yêu cầu của đơn vị đào tạo. - Việc kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của sinh viên sẽ được thực hiện trực tuyến tập trung tại địa điểm thi theo thông báo. * Về nội dung đào tạo trực tiếp trên lớp: - Song song với hoạt động đào tạo kỹ năng trực tuyến sinh viên sẽ được trang bị, mở rộng kiến thức, thảo luận và tương tác trực tiếp về các tình huống trong thực tiễn trên cơ sở hướng dẫn của giảng viên. Các kỹ năng sinh viên học trực tiếp trên lớp được giảng dạy tương ứng với các kỹ năng sinh viên học trực tuyến trên mạng internet. - Việc kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của sinh viên sẽ được thực hiện trực tiếp trên lớp. Ngoài các khóa học được đưa vào đào tạo chính thức, nếu có nhu cầu được đào tạo thêm các kỹ năng khác, sinh viên có thể đăng ký cho đến khi đủ số lượng sẽ tổ chức lớp học. Các lớp học này sẽ được thiết kế linh hoạt về thời gian, địa điểm nhằm tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên theo học được thuận tiện và hiệu quả. * Về phương pháp giảng dạy 43
  46. + Lớp học trực tiếp: là sự kết hợp giữa bài giảng lý thuyết với thực hành, chia sẻ và trải nghiệm, trong đó: - Thời lượng chính tập trung vào các bài tập thực hành thông qua các tình huống cụ thể. - Ngoài việc được tương tác, trải nghiệm trực tiếp các kỹ năng trên lớp với giảng viên và các sinh viên khác, sinh viên sẽ được yêu cầu thực hiện các bài tập, hoạt động trải nghiệm thực tế kỹ năng dưới các hình thức: làm việc cá nhân, làm việc nhóm hoặc giao lưu - Sản phẩm của các hoạt động trải nghiệm mang tính chất mở, đa dạng, phong phú có thể là bài thuyết trình, video, dự án thực tế nhằm khuyến khích tối đa tính sáng tạo trong việc ứng dụng những kỹ năng được trang bị vào thực tiễn cuộc sống, học tập. - Phát triển khả năng tự học, mở rộng kiến thức. + Lớp học trực tuyến: - Sinh viên được đào tạo dưới hình thức trực tuyến trên mạng internet với hệ thống bài giảng, tài liệu trong bộ học liệu “Các kỹ năng mềm trực tuyến chuẩn quốc tế”. - Tiêu chuẩn giảng viên lớp học trực tiếp trên lớp. Họ là các chuyên gia, quản lý điều hành có kinh nghiệm tại các cơ quan, doanh nghiệp, trường đại học, trình độ thạc sỹ trở lên, có kinh nghiệm giảng dạy kỹ năng mềm tại các trường đại học, Cao đẳng. Như vậy việc học trực tiếp trên lớp với với số lượng không quá 80 sinh viên còn việc học trực tuyến sẽ là không giới hạn. Kết quả đánh giá dựa trên việc học trên lớp với kiểm tra trên máy tính thông qua các bài kiểm tra độc lập. Và phải đạt trên 50% số điểm của bài kiểm tra. Có thể nói Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong những trường đi đầu về việc đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên để đáp ứng chuẩn đầu ra cho sinh viên. Bởi chứng chỉ kỹ năng mềm là một trong các điều kiện để công nhận tốt nghiệp cho sinh viên Đại học quốc gia Hà Nội. Có thể nói đây là nỗ lực của Đại học Quốc gia trong việc đảm bảo chuẩn đầu ra cho sinh viên. Phải chăng trường đã bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm cho sinh viên, cũng 44
  47. như yêu cầu của Bộ giáo dục và đào tạo đòi hỏi chuẩn đầu ra cho sinh viên với những trường hợp tác quốc tế như trường đại học Quốc gia Hà Nội nên Ban giám hiệu cũng như những nhà lãnh đạo quản lý đã ý thức được việc phải hội nhập quốc tế nên đã có những động thái hoàn thiện kỹ năng mềm cho sinh viên hiện nay. 2.1.2. Thực trạng việc giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Việt Nam hiện nay trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 từ phía sinh viên. Đối với Đại học Quốc gia Hà Nội với việc đảm bảo chuẩn đầu ra cho sinh viên thì sinh viên bắt buộc phải học và thi lấy chứng chỉ kỹ năng mềm. Hoạt động này rất bổ ích với sinh viên khi có một trung tâm đào tạo chuẩn đào tạo cho sinh viên những kỹ năng mềm cần thiết phù hợp với ngôi trường mà mình đang theo học. Ví dụ đối với trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN, Sinh viên học 3/10 kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp hiệu quả, kỹ năng phỏng vấn tìm việc thành công, Bí quyết cân bằng cuộc sống, kỹ năng thuyết trình ấn tượng, bí quyết quản lý thời gian hiệu quả, phương pháp kiểm soát stress, kỹ năng tư duy tích cực sáng tạo, kỹ năng lắng nghe hiệu quả, sử dụng “trí tuệ cảm xúc” trong công việc, kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính cơ bản. Sinh viên học và thi lấy chứng chỉ kỹ năng mềm. Đối với sinh viên không hoàn thành được 50% số điểm thì sẽ không qua và phải tổ chức học lại. Tuy nhiên việc học kỹ năng mềm này của sinh viên vẫn nặng về hình thức mà chưa mang lại hiệu quả cao cho sinh viên. Hiện nay chủ yếu sinh viên rèn luyện những kỹ năng mềm này là thông qua các hoạt động của Đoàn thanh niên, hội sinh viên, các hoạt động xã hội hỗ trợ cộng đồng, có thể nói đây là những môi trường tốt để sinh viên có thể tự rèn luyện cũng như trau dồi kỹ năng mềm. Thêm vào đó là tham gia vào các câu lạc bộ hay đi tình nguyện để tăng sự hòa đồng, hay rèn luyện sự tự tin. Bên cạnh những mặt tích cực đó thì còn có một số hạn chế, mặc dù dưới hình thức là những câu lạc bộ tình nguyện đó nhưng dường như rất khó khăn trong việc để được vào câu lạc bộ đó để rèn luyện cũng như đi tình nguyện. Đã gọi là đi tình nguyện thì ai đó muốn đi tình nguyện, đóng góp sức trẻ của mình đều có thể tham gia. Tuy nhiên, theo như tôi được biết, và đã được trải nghiệm và bạn bè 45
  48. của tôi, tôi có thể đưa ra kết luận rằng: “muốn được đi tình nguyện là chuyện muốn thôi, còn được vào để đi tình nguyện không lại là chuyện khác”. Một số câu lạc bộ tình nguyện khá “hot” trong trường hiện nay như câu lạc bộ thanh niên xung kích, câu lạc bộ hoa đá, đều rất khó để có thể “Được” trúng tuyển để đi tình nguyện. Với những người có nguyện vọng để đi nhưng lại không thể được vào đội sinh viên tình nguyện. Bên cạnh những hình ảnh đẹp về thanh niên về sức trẻ của thanh niên cống hiến thông qua những hoạt động tình nguyện, vẫn có những người đi tình nguyện chỉ mang tính hình thức. Tôi đã chứng kiến và thấy được khá nhiều, bảo sinh viên đi nhổ cỏ, lao động nó cũng chỉ là hình thức, sinh viên làm được một lúc đã kêu mệt rồi túm tụm nói chuyện, Hiện nay, sinh viên có thể nói ít tham gia vào hoạt động tình nguyện, tuy nhiên, về phía nhà trường cũng đã có động thái buộc sinh viên phải tham gia vào hoạt động xã hội nào đó. Như trong bảng xét điểm rèn luyện của mỗi sinh viên có mục “Ý thức tham gia các hoạt động xã hội có thành tích được ghi nhận, biểu dương, khen thưởng” 10 điểm, kích thích việc sinh viên tham gia vào hoạt động xã hội nhiều hơn. Ngoài ra với sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay các bạn sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận được với các khóa học kĩ năng mềm được giảng dạy trên internet, với đầy đủ các kĩ năng, điều này không chỉ giúp các bạn sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận mà còn có thể học mọi lúc mọi nơi, vào bất kì thời điểm nào trong ngày chỉ cần với một máy tính kết nối Internet hoặc một chiếc điện thoại thông minh, trên Internet bạn có thể dễ dàng học được các kĩ năng mềm, nhưng hầu như chỉ dưới dạng lí thuyết còn việc nắm bắt và thực hành đến đâu thì phụ thuộc chính vào bản thân các bạn sinh viên. Có thể kể đến một số trang web giảng dạy trực tuyến về kĩ năng mềm mà hầu như các bạn sinh viên đều biết hiện nay như Unica.vn, Kyna.vn và rất nhiều các trang web khác. Ví dụ như trang web Kyna. Vn, ở trang web này bạn có thể dễ dàng mua nội dung về các kĩ năng mềm cần thiết cho sinh viên, ví dụ bạn muốn tự tin giao tiếp có hiệu quả thì trang web này cung cấp khóa học giúp các bạn sinh viên nắm những nguyên tắc cơ bản để cải thiện ngoại hình, hình thành phong thái tự tin, khỏe mạnh. Tự tin làm quen và dễ dàng trò chuyện với bất kỳ ai (kể cả người mình không có cảm tình) trong nhiều tình huống khác nhau. Biết chọn chủ đề giao tiếp, 46
  49. thấu hiểu tâm lý người đối diện. Tìm được người “thật sự hiểu bạn” (thiết lập mối quan hệ bạn bè lành mạnh, bền vững). Có thể thấy nội dụng giảng dạy ở các trang mạng này có nội dung rất phong phú, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, người giảng dạy là những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy kĩ năng mềm có thể dễ dàng truyền đạt cho những sinh viên. Tuy nhiên, có những trang web giảng dạy miễn phí cho sinh viên, nhưng cũng có những trang mạng dạy nâng cao thì có tính phí. Sinh viên có thể tự do lựa chọn, tiết kiệm thời gian cũng như chi phí đi lại, tuy nhiên với việc giảng dạy trực tuyến như thế này như đã nói nó chỉ mang tính chất lí thuyết, sự tương tác cũng như thực hành trong môi trường công việc, hay đời thực còn gặp rất nhiều hạn chế, thì những lí thuyết được dạy đó nó sẽ mãi chỉ là lí thuyết nếu như chúng ta không gắn nó với thực hành. Bên cạnh việc học kĩ năng mềm trên mạng Internet, sinh viên cũng có thể học tập kĩ năng mềm thông qua những đầu sách dạy kĩ năng mềm rất phổ biến hiện nay. Có thể nói sách chính là kho tàng tri thức sinh viên không thể bỏ qua. Sách như là một người bạn mà bạn có thể đọc ở bất cứ đâu, bất kì thời điểm nào, không chỉ giúp sinh viên nắm bắt tri thức, mở mang kiến thức mà còn giúp nâng cao kĩ năng mềm. Các đầu sách sinh viên đọc giúp nâng cao kĩ năng mềm hiện nay đó là “Bảy thói quen để thành đạt” của Jack Canfeld, “Làm chủ tư duy thay đổi vận mệnh” của Adam Khoo, “Đánh thức con người phi thường trong bạn” của Anthony Robbins, Đa số những cuốn sách này là những cuốn sách bán chạy nhất trên thế giới và khu vực được dịch dễ hiểu sang tiếng Việt, sinh viên đang dễ dàng tiếp cận với nguồn tri thức vô tận này, những cuốn sách được trình bày dễ hiểu với hình bìa bắt mắt kích thích sự tìm tòi luôn là sự lựa chọn tốt cho sinh viên. Bên cạnh đó ngoài việc học tập những kĩ năng mềm không chỉ được tổ chức ở trên nhà trường, mà còn bên ngoài trên địa bàn Hà Nội sinh viên cũng có thể dễ dàng được học các kĩ năng mềm. Một số trung tâm có giảng dạy kĩ năng mềm cho sinh viên khi học xong có thể được cấp chứng chỉ kĩ năng mềm. Ví dụ về một trung tâm dạy kĩ năng mềm trên Hà Nội như “You Can Now” với những chuyên gia tâm huyết đã luôn nỗ lực hết mình để mang đến những chương trình đào tạo, những khóa học chất lượng cao và khác biệt ở đặc điểm nhấn mạnh tính 47