Khóa luận Một số biện pháp phát huy vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay

pdf 57 trang thiennha21 16/04/2022 4221
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Một số biện pháp phát huy vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_mot_so_bien_phap_phat_huy_vai_tro_cua_khoa_hoc_va.pdf

Nội dung text: Khóa luận Một số biện pháp phát huy vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ ===o0o=== NGUYỄN THỊ NGỌC MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƢỢNG SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Triết học HÀ NỘI - 2019
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ ===o0o=== NGUYỄN THỊ NGỌC MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƢỢNG SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Triết học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Hồng Loan HÀ NỘI - 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khóa luận, ngoài sự cố gắng của bản thân, em đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè. Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Trần Thị Hồng Loan - ngƣời cô đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Em xin bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Chính trị cùng các thầy cô giáo trong trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã giảng dạy, chỉ bảo em trong suốt thời gian qua. Em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình cũng nhƣ bạn bè đã góp ý, ủng hộ em hoàn thành khóa luận này. Trong quá trình nghiên cứu, với điều kiện hạn chế về thời gian cũng nhƣ kiến thức của bản thân nên khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy cô cũng nhƣ các bạn sinh viên. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2019 Ngƣời thực hiện Nguyễn Thị Ngọc
  4. LỜI CAM ĐOAN Khóa luận tốt nghiệp này đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Trần Thị Hồng Loan. Tôi xin cam đoan rằng: Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi và các số liệu trong khóa luận là trung thực. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2019 Ngƣời thực hiện Nguyễn Thị Ngọc
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNTT: Công nghệ thông tin KH&CN: Khoa học và công nghệ LLSX: Lực lƣợng sản xuất QHSX: Quan hệ sản xuất
  6. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÀ VAI TRÕ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƢỢNG SẢN XUẤT 5 1.1. Một số lý luận chung về khoa học và công nghệ 5 1.2. Một số lý luận chung về Lực lƣợng sản xuất 10 1.3. Vai trò của khoa học công nghệ đối với sự phát triển của LLSX 15 1.4. Một số yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng tới sự phát huy vai trò của KH&CN đối với sự phát triển của LLSX 19 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG 25 2.1. Thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến sự phát triển của khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay 25 2.2. Thực trạng phát triển KH&CN ở Việt Nam hiện nay 28 2.3. Nguyên nhân của thực trạng 35 Chƣơng 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƢỢNG SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 39 3.1. Hoàn thiện công tác xây dựng chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ 39 3.2. Tăng cƣờng việc hoàn thiện chất lƣợng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ 43 3.3. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ 44 3.4. Nâng cao nhận thức của xã hội và các tầng lớp dân cƣ về vai trò của khoa học công nghệ đối với sự phát triển của lực lƣợng sản xuất 46 KẾT LUẬN 49 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử phát triển của nhân loại đã phải chứng kiến những sự thay đổi lớn về chất trong toàn bộ đời sống xã hội, trong khi đó, KH&CN đã và đang có ảnh hƣởng ngày càng quan trọng đến đời sống nhân loại, hơn thế nữa nó đã tạo ra đƣợc bƣớc ngoặt phát triển về chất của LLSX. Điều đó đã minh chứng và làm sâu sắc thêm cho luận điểm đƣợc nêu ra ngay từ những năm giữa thế kỷ XIX của C.Mác: “Khoa học - kỹ thuật đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp”. Từ đó cho ta thấy C.Mác đã rất đề cao vai trò của khoa học trong việc thúc đẩy sự phát triển của LLSX. KH&CN không chỉ làm thay đổi diện mạo trên hầu hết các mặt của đời sống kinh tế - xã hội mà còn tác động đến sự phát triển của LLSX hiện đại. Bên cạnh đó, LLSX với vai trò nòng cốt, là nhân tố đầu tiên cho một đất nƣớc phát triển, bởi vì xét cho đến cùng, sự phát triển của xã hội loài ngƣời đều do xã hội quyết định, trong đó LLSX giữ vai trò tiên phong. Đẩy mạnh phát triển LLSX không chỉ là yêu cầu của sự phát triển một nền kinh tế thị trƣờng, mà điều quan trọng hơn hết nó có tác động trực tiếp tới sự phát triển đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Thực tế từ các nƣớc phát triển đã chỉ rõ: con đƣờng nhanh nhất và hiệu quả nhất để phát triển lực lƣợng sản xuất là phải dựa vào sự phát triển của KH&CN. Nhƣ vậy, những thành tựu của KH&CN cho phép ngƣời lao động đảm đƣơng đƣợc những vai trò quan trọng, những tri thức khoa học với hệ quả trực tiếp của chúng là các giải pháp về công nghệ tƣơng ứng làm nên thang bậc mới về chất trong sự phát triển của KH&CN. Vậy nên, thông qua sự tác động trực tiếp vào ngƣời lao động, KH&CN đã tạo nên đƣợc xu thế trí tuệ hoá LLSX của lịch sử nhân loại từ trƣớc cho đến nay. Từ những nhận thức cơ bản về vai trò của KH&CN đối với sự phát triển của LLSX nhƣ trên, tôi tự nhận thấy tính cấp thiết cần phải nghiên cứu 1
  8. vấn đề này, nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp phát huy vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Liên quan đến nội dung này, đã có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu nhƣ: + “Phát huy yếu tố con người trong lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay" (Hồ Anh Dũng, Nxb Khoa học Xã hội, 2002), đề cập đến nội dung cơ bản của khái niệm LLSX, yếu tố con ngƣời trong LLSX ở Việt Nam hiện nay. + “Để khoa học và công nghệ thực sự là nền tảng và động lực trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (Hoàng Văn Phong, Bộ trƣởng bộ Khoa học công nghệ và môi trƣờng tạp chí Cộng sản tháng 10/2003), nói đến vai trò KH&CN là nền tảng và động lực của sự nghiệp CNH, HĐH. + “Khoa học, công nghệ và đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường”, (Nguyễn Đình Hòa, Tạp chí Triết học tháng 6/2001), bàn về mối quan hệ giữa KH&CN và đạo đức, nhấn mạnh trong điều kiện hiện nay, dựa vào KH&CN hiện đại để phát triển kinh tế theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Các công trình đều nêu lên các khía cạnh khác nhau, tuy vậy chƣa có công trình nào nói về “Một số biện pháp phát huy vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay”. Vì vậy tôi mạnh dạn nghiên cứu nội dung này, với mục tiêu đƣa ra một số các biện pháp để phát huy đƣợc vai trò của KH&CN đối với sự phát triển của LLSX ở Việt Nam hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ vai trò của KH&CN đối với sự phát triển của LLSX, nghiên cứu thực trạng của KH&CN ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, đề xuất một số biện 2
  9. pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của KH&CN đối với sự phát triển của LLSX ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để làm rõ mục đích nghiên cứu, khóa luận có những nhiệm vụ chủ yếu sau: Một là, làm rõ một số lý luận cơ bản về KH&CN và vai trò của nó đối với sự phát triển của LLSX. Hai là, nghiên cứu thực trạng KH&CN ở Việt Nam hiện nay và chỉ ra nguyên nhân của thực trạng đó. Ba là, đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy vai trò của KH&CN đối với sự phát triển của LLSX ở Việt Nam hiện nay. 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp nhằm phát huy vai trò của KH&CN đối với sự phát triển của LLSX ở Việt Nam hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài này đi sâu vào tìm hiểu và đƣa ra một số biện pháp để phát huy vai trò của KH&CN đối với sự phát triển của LLSX ở Việt Nam từ năm 2010 cho đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu khóa luận đã sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phƣơng pháp nhận thức duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Các phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết nhƣ: phân tích và tổng, logic và lịch sử, quy nạp và diễn dịch, Các phƣơng pháp nghiên cứu và phân tích thực tiễn nhƣ: điều tra xã hội học, thống kê toán học, so sánh, 3
  10. 6. Ý nghĩa của đề tài Đề tài góp phần làm rõ và bổ sung những khái niệm, tính chất về KH&CN, LLSX. Đề tài xoay quanh những vấn đề về thực trạng của KH&CN ở Việt Nam hiện nay vả từ đó đƣa ra đƣợc một số biện pháp phát huy vai trò của KH&CN đối với sự phát triển của LLSX ở Việt Nam hiện nay. Đề tài có thể làm tài liệu trong công tác tác giảng dạy, làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ và sinh viên khi tìm hiểu về vai trò của KH&CN đối với sự phát triển của LLSX. 7. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Một số lý luận cơ bản về KH&CN và vai trò của nó đối với sự phát triển của LLSX. Chƣơng 2: Thực trạng phát triển của KH&CN ở Việt Nam hiện nay và nguyên nhân của thực trạng. Chƣơng 3: Một số biện pháp phát huy vai trò của KH&CN đối với sự phát triển của LLSX ở Việt Nam hiện nay. 4
  11. Chƣơng 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÀ VAI TRÕ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƢỢNG SẢN XUẤT 1.1. Một số lý luận chung về khoa học và công nghệ 1.1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Khái niệm Khoa học * Khoa học là gì? Khoa học đƣợc hiểu là tập hợp những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và tƣ duy của con ngƣời đƣợc thể hiện qua các sản phẩm thông qua các sáng kiến dƣới dạng các lý thuyết, định lý, định luật và nguyên tắc. Tùy theo từng mục đích khác nhau, chúng ta có thể phân tích đƣợc khái niệm khoa học ở nhiều khía cạnh khác nhau. Ở mức độ khái quát của khoa học thì đƣợc hiểu ở các góc độ sau: Thứ nhất, khoa học là một hình thái ý thức xã hội Thứ hai, khoa học là một hoạt động xã hội đặc thù Thứ ba, khoa học là một hệ thống tri thức của nhân loại về tự nhiên, xã hội và con người Vậy nên theo quan điểm hiện nay, khoa học đƣợc coi là “một hệ thống những tri thức về tự nhiên, xã hội và tƣ duy, về những quy luật phát triển khách quan của tự nhiên”, Mỗi một bộ môn khoa học là sự tồn tại một thể thống nhất của các thành tố: chủ thể khoa học và khách thể khoa học. Bên cạnh đó còn cần phải có ngôn ngữ khoa học tức ngôn ngữ chuyên môn hóa nhƣ: ký hiệu, biểu trƣng, phƣơng trình, công thức là phƣơng tiện ghi nhận, biểu đạt, giữ gìn tri thức tích và đƣợc truyền bá. Từ đó ta có thể hiểu một cách khái quát: “Khoa học là một hệ thống tri thức, được khái quát từ thực tiễn và đã được thực tiễn kiểm nghiệm, phản ánh 5
  12. dưới dạng lôgíc trừu tượng những thuộc tính, kết cấu, những mối liên hệ bản chất, những quy luật của tự nhiên, của xã hội và chính bản thân con người”. * Đặc điểm của khoa học: Khoa học bao gồm: “là một số hệ thống tri thức về các quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy. Hệ thống tri thức này được hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn của xã hội. Phân biệt ra 2 hệ thống tri thức: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học”. Tri thức kinh nghiệm: “đó là “những hiểu biết được tích lũy qua các hoạt động sống hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên”. “Tri thức kinh nghiệm được con người không ngừng sử dụng và phát triển trong các hoạt động thực tế””. Tri thức khoa học: “là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học, các họat động đều có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoa học”. Tri thức khoa học dựa trên các kết quả quan sát, thu thập được qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra một cách ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội và trong tự nhiên”. Ta có thể thấy, những kết quả trong thực tiễn của quá trình nghiên cứu chính là khoa học chính, trong hoạt động sản xuất thì khoa học đóng một vai trò to là lớn tác độn trực tiếp mạnh mẽ lại hoạt động sản xuất. Nhƣ vậy, khoa học có thể hoàn toàn trở thành LLSX trực tiếp mà con ngƣời có thể đƣa vào. 1.1.1.2. Khái niệm Công nghệ * Khái niệm Công nghệ Ở Việt Nam, cho đến nay thì công nghệ thƣờng đƣợc hiểu là quá trình tiến hành công đoạn sản xuất và là thiết bị để thực hiện một công việc. Cách hiểu này có xuất xứ từ Liên Xô trƣớc đây: “công nghệ là tập hợp các phƣơng pháp gia công, chế tạo, làm thay đổi trạng thái, tính chất, hình dáng nguyên, 6
  13. vật liệu hay bán thành phẩm sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh”. Định ngĩa về hai từ công nghệ đã dần trở nên rộng rãi và phổ biến khi nó đƣợc con ngƣời đón nhận theo chiều hƣớng tích cực với việc thay đổi tên gọi của các tạp chí lớn trên thế giới nhƣ “Tạp chí khoa học và kỹ thuật” đổi thành “Khoa học và công nghệ”. Cách chung nhất hiểu về công nghệ đƣợc hiểu nhƣ sau: “Công nghệ là tập hợp một hế thống kiến thức và kết quả của khoa học được ứng dụng nhằm mục đích biến các tài nguyên thiên nhiên thành các sản phẩm. Công nghệ là chía khóa cho sự phát triển, niềm hi vọng để nâng cao mức sống xã hội”. * Đặc điểm công nghệ Mỗi khoa học và công nghệ đều bao gồm các thành phần chính: Kỹ thuật: Bao gồm các máy móc, thiết bị. “Thành phần kỹ thuật là cốt lõi của bất kì công nghệ nào”. Nhờ vào các máy móc, kỹ thuật hiện đại của công nghệ mà con ngƣời đã tạo ra đƣợc những nguồn năng lƣợng khổng lồ cho các hoạt động sản xuất. Con ngƣời: “Bao gồm sự hiểu biết, có kiến thức sâu rộng, kinh nghiệm cuộc sống, kỹ năng do học hỏi, đƣợc hình thành trong hoạt động lao động, bên cạnh đó con ngƣời cũng có những tố chất khác nhƣ cần cù sáng tạo, biết học hỏi tìm những điều mới lạ, biết hợp tác nhịp nhàng với nhau, giúp đỡ nhau tạo ra những nền văn hóa lao động. Thông tin: Dữ liệu về phần kĩ thuật, về con ngƣời và tổ chức. Các thông số về đặc tính của thiết bị về vận hành thiết bị. 1.1.1.3. Khái niệm Khoa học và công nghệ KH&CN đƣợc hiểu là một nhân tố nằm trong lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội, tuy nhiên ngƣời ta nhận thấy KH&CN là một nhân tố đặc biệt của LLSX, để nhân tố này có thể phát huy hết đƣợc vai trò của nó chỉ khi đƣợc kết hợp với con ngƣời và các yếu tố về tƣ liệu lao động. 7
  14. Thông qua KH&CN hệ thống những tri thức sẽ phần nào phản ánh rõ ràng nhất hiện thực khách quan và những giải pháp tối ƣu để cải tạo thực hiện đã đƣợc thực tiễn kiểm nghiệm, nhanh chóng đƣợc áp dụng vào quá trình sản xuất vật chất. Nhận xét về mối quan hệ giữa KH&CN trong sản xuất, Ăngghen viết: “Kỹ thuật phụ thuộc mạnh mẽ vào tình trạng khoa học, khoa học phụ thuộc vào đòi hỏi của kỹ thuật còn mạnh hơn. Nếu xã hội có yêu cầu về kỹ thuật thì nó sẽ giúp cho khoa học tiến lên phía trước hơn mười trường đại học”. [14, tr.788]. KH&CN có rất nhiều nội dung phong phù, đƣợc thể hiện nhƣ là trụ cột chính của KH&CN: Thứ nhất, khoa học về sự sống: có hai sự đột phá đó là công nghệ gen và công nghệ tế bào, chính sự phát triển này đã đƣa ngành công nghiệp phát triển giống bƣớc sáng một trang mới giúp con ngƣời thể tạo ra những giống, những loại theo ý muốn. Trong lĩnh vực của khoa học sự sống phải kể đến một trong những ngƣời đạt giải Nobel năm 1996, Rô-bớt-cớt nói: “Nếu thế kỷ đã qua là thế kỷ của vật lý và hóa học, thì thế kỷ tới (Thế kỷ XXI) sẽ là thế kỷ của sinh học”. Thứ hai, công nghệ về vật liệu: Bên cạnh việc tái chế các vật liệu đã có sẵn. Thì sự phát triển của nguyên vật liệu mới đƣợc chú trọng hơn, tạo ra những loại vật liệu hoàn toàn mới bằng cách thay đổi tỷ lệ, cách thức pha chế, nhiệt độ từ những hỗn hợp chất đã phát hiện ra, những nguyên tố hóa học chƣa đƣợc biết đến, thậm chí có thể đó là những hỗn hợp phi vật chất. Thứ ba, khoa học về năng lƣợng: Vấn đề ô nhiễm môi trƣờng đang là vấn đề rất khó khăn mà chúng ta phải đƣơng đầu. Một con số rất lớn lên đến trên 98% những nguồn năng lƣợng gây ô nhiễm hoặc tổn hại đến môi trƣờng và cả sức khỏe, lại ít có khả năng phục hồi đƣợc con ngƣời đang sử dụng. 8
  15. Thứ tư, khoa học về CNTT: Bên cạnh sự phát triển với tốc độ chóng mặt của CNTT khiến thế giới ngày càng bị giới hạn, bão hòa, khoảng cách về thời gian và không gian bị xóa nhòa. CNTT chủ yếu tạp trung vào kỹ thuật phần cứng, phần mềm, mạng, Sự phát triển của CNTT đƣợc đánh dấu bởi các sự kiện: "năm 1946, Ét-cơ và Mát-chơ-li cùng với các cộng sự ở trƣờng Đại học Pen-si-lơ-va-ni-a ở Mỹ đã cho ra đời chiếc máy tính điện tử cỡ lớn đầu tiên". Ở cả bốn ngành KH&CN nói trên thì đều đƣợc coi là bốn trụ cột chính của công nghệ cao. Những tri thức khoa học ngày càng đƣợc phát triển đến những trình độ cao nhất, nó không dừng lại ở đó mà đƣợc con ngƣời tích lũy và nâng cao qua các thế hệ, có tác động mạnh mẽ đến sản xuất và nó đƣợc gọi là công nghệ cao. Ngoài bốn ngành công nghệ trên thì nhiều nƣớc trên thế giới còn thêm vào lĩnh vực công nghệ cao nhiều ngành khác nữa. Ví dụ nhƣ: KH&CN tự động hóa và khoa học vũ trụ đều là công nghệ cao. 1.1.2. Quan hệ biện chứng giữa khoa học và công nghệ KH&CN tuy nội dung khác nhau nhƣng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cụ thể từ khi còn ở trình độ thấp, khi khoa học tác động tới kĩ thuật và sản xuất còn yếu, cho đến ngày nay khi khoa học công nghệ phát triển thì nó tác động mạnh mẽ và trực tiếp tới sản xuất. Đầu thế kỷ XX, mối quan hệ mật thiết giữa KH&CN đã tạo nên một cuộc cách mạng KH&CN hiện đại của xã hội loài ngƣời, đánh dấu quá trình KH&CN biến thành LLSX trực tiếp là điều kiện cần để đƣa LLSX lên một bƣớc phát triển mới. Cuộc cách mạng KH&CN hiện đại là đột phá căn bản trong bản thân các lĩnh vực KH&CN cũng nhƣ mối quan hệ và chức năng xã hội của chúng, khiến cho cơ cấu và động thái phát triển của các LLSX bị thay đổi hoàn toàn. Ở nét khái quát nhất có thể định nghĩa cuộc cách mạng KH&CN hiện đại là sự biến đổi tận gốc LLSX của xã hội. 9
  16. Mối quan hệ giữa KH&CN đƣợc phát triển qua các giai đoạn khác nhau: Vào thế kỉ XVII - XVIII thì KH&CN đã phát triển theo một hƣớng riêng và đã có những mặt công nghệ đi trƣớc khoa học. Vào thế kỉ XIX thì KH&CN đã bắt đầu có sự tiếp cận, mỗi khó khăn của công nghệ gợi ý cho sự nghiên cứu của khoa học và ngƣợc lại những phát minh khoa học tạo điều kiện cho việc ứng dụng và nghiên cứu. Sang thế kỉ XX khoa học đã chuyển sang vị trí chủ đạo và dẫn dắt sự nhảy vọt về công nghệ. Ngƣợc lại sự đổi mới công nghệ đã tạo điều kiện cho nghiên cứu khoa học tiếp tục phát triển. KH&CN là hai khái niệm tuy chúng khác nhau, nhƣng lại có mối quan hệ biện chứng và chúng tác động qua lại lẫn nhau. Chính vì vậy mà con ngƣời luôn luôn tìm cách phát minh và ứng dụng những thành tựu khoa học vào sản xuất. Điều này đòi hỏi khoa học phải phát triển. Ngƣợc lại, chính sự phát triển của công nghệ làm cho những phát minh khoa học nhanh chóng đƣợc ứng dụng trong thực tiễn. Công nghệ cao giúp cho khoa học phát triển nhanh hơn và thời gian nghiên cứu khoa học sẽ đƣợc rút ngắn. 1.2. Một số lý luận chung về Lực lƣợng sản xuất 1.2.1. Khái niệm và kết cấu của Lực lượng sản xuất 1.2.1.1. Khái niệm Lực lượng sản xuất Thuật ngữ “Lực lƣợng sản xuất” lần đầu tiên đƣợc C. Mác nêu trong tác phẩm “Hệ tƣ tƣởng Đức” (1846). Nội dung của khái niệm đƣợc ông phát biểu sâu sắc thêm trong các tác phẩm: “Sự khốn cùng của triết học” (1847), “Lao động làm thuê và tƣ bản” (1849) và đặc biệt là trong bộ “Tƣ bản”, Mác đã nêu rõ nội hàm của khái niệm LLSX qua những yếu tố cấu thành, đó là “ngƣời lao động và tƣ liệu sản xuất". Các yếu tố này tác động với nhau thúc đẩy sự phát triển sản xuất, làm cho LLSX luôn thay đổi. Từ đó, LLSX đƣợc hiểu là kết quả của “năng lực thực tiễn” của con ngƣời trong quá trình sản xuất tạo ra của cải xã hội. 10
  17. LLSX là mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên, nó không phải là những gì có sẵn trong tự nhiên mà nó là kết quả, sản phẩm của hoạt động đã qua con ngƣời. LLSX đã đƣợc lƣu giữ và đƣợc chuyển từ thế hệ đi trƣớc đến thế hệ đi sau. Mỗi thế hệ dựa trên những LLSX đã có thể tạo nên LLSX mới. Công cụ lao động chính là biểu hiện rõ nhất của các thời kì phất triển của LLSX. Năng suất lao động là thƣớc đo trình độ của LLSX". Vậy LLSX chính là toàn bộ các nhân tố vật chất, kĩ thuật của quá trình sản xuất và do các yếu tố đó là ngƣời lao động và tƣ liệu sản xuất hợp thành. Bất kỳ một quá trình sản xuất vật chất nào cũng cần phải có các nhân tố thuộc về ngƣời lao động, ví dụ nhƣ: năng lực, kỹ năng, tri thức , cùng với các tƣ liệu sản xuất nhƣ: đối tƣợng, lao động, công cụ lao động, LLSX chính là toàn bộ các nhân tố vật chất, kỹ thuật của quá trình sản xuất, từ đó tạo ra sức sản xuất làm cải tiến các đối tƣợng trong quá trình sản xuất và tạo ra năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tƣợng vật chất của tự nhiên. Nhƣ vậy, LLSX đƣợc biểu hiện dựa trên mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên trong hoạt động sản xuất. LLSX đồng thời cũng thể hiện năng lực thực tiễn của con ngƣời đối với quá trình sản xuất và tạo ra của cải vật chất. 1.2.1.2. Các yếu tố cấu thành của LLSX Ngày nay, KH&CN có vai trò ngày càng to lớn. “LLSX “bao gồm người lao động và tư liệu sản xuất. Trong đó lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động” [17,Tr.430]. Bộ phận thứ nhất của LLSX: Ngƣời lao động Nhân tố đầu tiên của LLSX chính là ngƣời lao động đây là yếu tố giữ vị trí hàng dấu và chủ yếu của LLSX”. C.Mác viết: “Một vật do bản thân tự nhiên cung cấp đã trở thành một khí quan của sự hoạt động của con ngƣời, khí quan mà con ngƣời dem chắp vào những khí quan của có thể mình và do đó kéo dài cái tầm thƣớc tự nhiên của cơ thể đó ”[15,Tr.268]. 11
  18. Những tƣ liệu sản xuất sẽ tạo ra năng suất tối ƣu nhất khi nó tác dụng với con ngƣời sử dụng và trên cơ sở vận dụng những thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng KH&CN, ngày nay con ngƣời đang dần chinh phục tự nhiên một cách kỳ diệu. Vì vậy ngƣời lao động luôn phải đƣợc tăng cƣờng thêm tri thức trên mọi lĩnh vực. Bộ phận thứ hai của LLSX: Tƣ liệu sản xuất Để quá trình sản xuất có thể thỏa mãn đƣợc nhu cầu ngày càng cao của con ngƣời đòi hỏi con ngƣời phải sử dụng tƣ liệu sản xuất. Tƣ liệu sản xuất đƣợc coi là quan trọng hàng đầu trong quá trình sản xuất”. C.Mác nói: "Cả tư liệu lao động và đối tượng lao động đều biểu hiện ra là tư liệu sản xuất". Trong đó: Đối tượng lao động: Nó đƣợc tồn tại dƣới hai dạng: dạng thứ nhất là có sẵn trong tự nhiên thì ở đó con ngƣời tách nó ra khỏi mối liên hệ trực tiếp với tự nhiên và dạng thứ hai thì biến thành sản phẩm nhƣ gỗ trong rừng nguyên sinh, khoáng sản. Cuối cùng thì đối tƣợng lao động thuộc dạng này gọi nó là nguyên liệu, bởi vì chúng thuộc đối trong ngành công nghiệp chế biến. Trong lao động có thể nói mọi nguyên liệu đều là đối tƣợng của lao động nhƣng điều đó không đồng nghĩa với việc mọi đối tƣợng lao động đều đƣợc gọi là nguyên liệu. Trong tƣơng lai thì nguyên liệu tự nhiên đã và đang dần cạn kiệt và dần đƣợc thay bằng những vật liệu không có trong tự nhiên, tƣơng lai sẽ sử dụng những nguyên liệu nhân tạo nhằm thay thế cho nguyên liệu truyền thống. Tuy nhiên thì những nguyên liệu đó cũng đều đƣợc bắt nguồn từ tự nhiên. Tư liệu lao động: công cụ lao động, các phƣơng tiện sản xuất, kết cấu hạ tầng, Trong đó yếu tố quyết định là công cụ lao động, con ngƣời muốn chinh phục thì đây đƣợc coi là yếu tố cơ bản giúp con ngƣời thành công. Nó đƣợc coi là khâu trung gian của lao động và của đối tƣợng lao động. 12
  19. Còn về trình độ của công cụ lao động thì nó là thƣớc đo trình độ chinh phục tự nhiên của con ngƣời và đƣợc coi là tiêu chuẩn để phân biệt các thời đại kinh tế khác nhau. C.Mác đã viết: “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào”[15, Tr.269]. Về các phƣơng tiện sản xuất và kết cấu hạ tầng thì bao gồm: đƣờng xá, cầu cống và hệ thống dịch vụ, Tuy nhiên những yếu tố này sẽ không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhƣng nó vẫn ảnh hƣởng tới giá trị của sản phẩm và ảnh hƣởng đến sản xuất. Cuối cùng nó sẽ là yếu tố nội sinh của cả quá trình sản xuất và từ đó góp phần tạo ra giá trị mới. Bộ phận thứ ba của LLSX: khoa học và công nghệ Ngày này, “khoa học đã, đang và sẽ trở thành LLSX trực tiếp”. C.Mác cũng đã dự đoán khoa học sẽ trở thành LLSX trực tiếp và ông đã chỉ rõ đƣợc điều kiện để khoa học trở thành LLSX: “Những lực lƣợng tự nhiên nhƣ hơi nƣớc, nƣớc, đƣợc áp dụng vào quá trình sản xuất cũng không tốn kém gì cả. Nhƣng con ngƣời cần có phổi để thở, thì tƣ bản cũng cần có một sản phẩm của bàn tay con ngƣời, để có thể tiêu dùng một cách sản xuất những lực lƣợng của tự nhiên. Cần phải có một cái xe nƣớc để có thể lợi dụng đƣợc sức đẩy của nƣớc, cần phải có một loại hơi nƣớc để có thể lợi dụng đƣợc tính đàn hồi của hơi nƣớc. Đối với khoa học thì cũng giống nhƣ đối với các lực lƣợng tự nhiên”. [15, Tr.557]. còn đối với ngày nay thì những lời dự đoán thiên tài của C.Mác đã trở thành hiện thực: “Khoa học là kết quả nghiên cứu của quá trình hoạt động thực tiễn, nhƣng đến lƣợt nó lại tác động mạnh mẽ đối với hoạt động sản xuất. Sự phát triển lớn mạnh của KH&CN đã tác động to lớn đến mọi lĩnh vực sản xuất, tạo điều kiện cho những nƣớc chậm phát triển có thể đi tắt đón đầu, ứng dụng những thành tựu KH&CN vào sản xuất”. 13
  20. Tóm lại thì KH&CN hiện đại đƣợc coi là đặc điểm thời đại của sản xuất. Từ đó mà nó hoàn toàn có thể đƣợc gọi là lực lƣợng trực tiếp và nó quyết định LLSX hiện nay. 1.2.2. Đặc trưng của Lực lượng sản xuất Đặc trưng thứ nhất, LLSX là lực lƣợng vật chất khách quan đƣợc con ngƣời đƣa vào quá trình sản xuất của mình. Con ngƣời cũng đã tạo ra đƣợc những yếu tố của LLSX. Trong đó thì có những bộ phận đã sẵn có trong giới tự nhiên, cũng nhƣ đã có những bộ phận con ngƣời đã phải cải tạo nhiều lần và phải qua nhiều thế hệ. Chính vì vậy mà con ngƣời đã không ngừng phát triển và đổi mới nó từng ngày. Đặc trưng thứ hai, trong mỗi nền sản xuất vật chất, LLSX đều thể hiện rõ mối quan hệ giữa con ngƣời với giới tự nhiên. Bằng sức mạnh, khả năng chinh phục những điều mới mẻ con ngƣời đã tìm hiểu và tích lũy đƣợc những sức mạnh của tự nhiên mang lại cho con, đều này cũng thể hiện sức mạnh hiện thực của con ngƣời, sức mạnh đã có đƣợc chủ nghĩa duy vật lịch sử đã đƣợc khái quát trong khái niệm LLSX. Do đó có thể coi nó là kết quả của năng lực thực tiễn mà ở đó con ngƣời trong quá trình tác động vào tự nhiên, đã tạo ra của cải, vật chất, bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của con ngƣời. Ở đó, LLSX đã nói lên năng lực thực tế của con ngƣời trong quá trình sản xuất tạo ra của cải xã hội. Đặc trưng thứ ba, lực lƣợng sản xuất sẽ quyết định đƣợc QHSX. LLSX có thể coi là yếu tố hoạt động nhất và nó là nội dung của quá trình sản xuất, còn đối với QHSX thì nó là yếu tố phụ thuộc vào LLSX và là một trong những hình thức xã hội của nền sản xuất nên nó có tính chất tƣơng đối ổn định, đồng thời cũng có xu hƣớng lạc hậu hơn so với sự phát triển của LLSX. Từ đó, LLSX phát triển đã làm cho QHSX đƣợc hình thành, phát triển và phù hợp với nó trong mọi trƣờng hợp. 14
  21. Đặc trưng thứ tư, LLSX phát triển liên tục và có xu hƣớng mở rộng thành phần theo hƣớng biến tất cả năng lực ngƣời thành LLSX. Về trình độ phát triển của nền sản xuất hiện nay, thì tri thức khoa học nó đã trở thành LLSX trực tiếp một cách chính đáng. “Chính vì vậy mà LLSX đã mở rộng và biến tất cả năng lực ngƣời trở thành LLSX”. Đặc trưng thứ năm, LLSX có tính lịch sử. Ở đặc trƣng này thì LLSX đƣợc xem là yếu tố động và cách mạng nhất. Trong phƣơng thức sản xuất thì nó thƣờng xuyên đƣợc vận động và phát triển, nó còn quyết định sự vận động và triển của lịch sử xã hội loài ngƣời một cách sâu hơn. Trình độ của LLSX ở những thời đại lịch sử mà khác nhau thì sẽ có trình độ phát triển khác nhau. 1.3. Vai trò của khoa học công nghệ đối với sự phát triển của LLSX 1.3.1. Quan điểm của C.Mác về vai trò của khoa học và kỹ thuật đối với sự phát triển của LLSX Khi bàn đến các yếu tố cấu thành LLSX thì ngoài việc đề cao đƣợc vai trò của hai yếu tố đó là tƣ liệu sản xuất và ngƣời lao động, thì ngoài ra C.Mác cũng đã nhấn mạnh đƣợc vai trò của khoa học và coi đó là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy LLSX phát triển. C.Mác đã nhận định: “Sự phát triển của tƣ bản cố định là chỉ số cho thấy tri thức xã hội phổ biến (wissen knowledge) đã chuyển hóa đến mức độ nào đó thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp”. Vậy theo luận điểm ở trên của C.Mác thì tri thức khoa học sẽ đƣợc ứng dụng và sẽ đƣợc vật hóa thành máy móc, các thiết bị, nhà xƣởng, và đƣợc ngƣời lao động sử dụng trong quá trình sản xuất, từ đó mà nó trở thành LLSX trực tiếp. C.Mác cũng đã khẳng định nhƣ sau: “Sự phát triển của hệ thống máy móc trên con đƣờng ấy chỉ bắt đầu khi nền đại công nghiệp đã đạt đƣợc một trình độ phát triển cao hơn và tất cả 15
  22. các môn khoa học đều đƣợc phục vụ tƣ bản, còn bản thân hệ thống máy móc hiện có thì có những nguồn lực to lớn”. Nhận xét của C.Mác về khoa học trở thành LLSX trực tiếp nên hiểu rõ hơn ở những khía cạnh nhƣ sau: Thứ nhất con ngƣời vận dụng vào hoạt động sản xuất của vật chất chính là những hệ thống những tri thức khoa học, đã đƣợc vật chất hóa các thao tác lao động và đã đem lại những hiệu quả nhất định. Nhƣ vậy thì ta có thể thấy, từ chỗ là LLSX tiềm năng, thì khoa học đã từng bƣớc một tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và dần dần trở thành LLSX trực tiếp. Thứ hai ở đây thì kỹ thuật và công nghệ đã có một mối quan hệ chặt chẽ với khoa học. Để trở thành cơ sở lý thuyết cho các phƣơng tiện kỹ thuật và công nghệ mà ở đó khoa học đã đƣợc các vật chất hóa ở trong những yếu tố vật thể của LLSX. Ngoài ra thì khoa học đã gắn bó chặt chẽ và nó cũng đƣợc coi là một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của LLSX trong ngày nay. Thứ ba, thời gian để lý thuyết khoa học đƣợc đi sâu vào thực tiễn sản xuất đã ngày càng đƣợc rút ngắn lại. Ở từ những thế kỷ trƣớc thì thời gian từ phòng thí nghiệm đến thực tế sản xuất thƣờng rất là dài và nó ngƣợc lại hoàn toàn với ngày nay. Thứ tư , cuối cùng thì khoa học cũng đã thâm nhập vào tất cả các yếu tố cấu thành của LLSX. Khi mà có khoa học thì công cụ lao động đã ngày càng đƣợc cải tiến và cũng từ đó mà sức lao động của con ngƣời ngày càng đƣợc giải phóng hơn. Nhờ có khoa học mà từ đó thì trình độ, tay nghề và kỹ năng của ngƣời lao động đã đƣợc nâng cao lên đáng kể. Và cũng nhờ đó, các hoạt động của các nhà lãnh đạo và các nhà điều hành sản xuất đã ngày càng có hiệu quả hơn, làm góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lƣợng và hiệu quả sản xuất hơn nữa. 16
  23. Từ đó, theo C.Mác thì: “Khoa học không phải là một LLSX độc lập, đứng bên ngoài con ngƣời, mà khoa học chỉ có thể tạo ra những biến đổi trong quá trình sản xuất thông qua hoạt động của con ngƣời. Khoa học đã đƣợc thẩm thấu vào tất cả các khâu của quá trình sản xuất, góp phần cải tiến công cụ lao động, tạo ra những đối tƣợng lao động mới, những phƣơng tiện sản xuất tiên tiến, góp phần nâng cao kỹ năng, tay nghề, trình độ cho ngƣời lao động”. Do vậy đối với ngày nay, khoa học đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của LLSX hiện đại. 1.3.2. Vai trò của KH&CN đối với sự phát triển của LLSXở Việt Nam hiện nay Nghị quyết Đại hội XI (2011 - 2015), Đảng ta cũng đã nhấn mạnh rõ vai trò to lớn của KH&CN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển LLSX nói riêng: “Trong những năm qua, khoa học, công nghệ đã có những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội trên tất cả các lĩnh vực, một số ngành khoa học, công nghệ mũi nhọn đã có đóng góp tích cực trong phát triển sản xuất và tăng cƣờng quốc phòng, an ninh”. Về công nghiệp, thì ở đây KH&CN đã phát triển và nó đang dần trở thành LLSX trực tiếp, để từ đó dẫn đến sự thay đổi to lớn trong quá trình sản xuất. Các công cụ lao động ngày càng đơn giản, tuy trƣớc kia mang đậm tính chất của tiểu thủ công nghiệp nhƣng nay đã đƣợc thay thế bằng đa số dây chuyền máy móc và các thiết bị hiện đại khác. Từ một nƣớc là thuần nông, thì Việt Nam hiện nay đã xây dựng đƣợc nhiều các nhà máy, các xí nghiệp với những dây chuyền về công nghệ tiến tiến; nhiều khu chế xuất công nghệ cao. Điều này đã đƣợc ghi nhận tại Đại hội XII của Đảng: “Công nghệ sản xuất công nghiệp đã có bƣớc thay đổi về trình độ theo hƣớng hiện đại. Tỷ trọng công nghiệp chế tạo, chế biến trong giá trị sản xuất công nghiệp tăng, tỉ trọng công nghiệp khai thác giảm dần. Khu vực thƣơng mại, dịch vụ tăng trƣởng khá”. 17
  24. Về vấn đề nông nghiệp thì với mục tiêu chính là CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thì Đảng và Nhà nƣớc ta chủ trƣơng và tích cực ứng dụng thành công những thành tựu KH&CN hiện đại vào trong sản xuất nông nghiệp. Việc nƣớc ta ứng dụng KH&CN vào sản xuất nông nghiệp đã tạo điều kiện cho ngƣời nông dân tiếp cận những thành tựu mới của KH&CN, từ đó đã góp phần nâng cao đƣợc chất lƣợng nguồn nhân lực của nông thôn nói chung và của cả nƣớc nói riêng. Vai trò của KH&CN trong vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại ở nƣớc ta đã đƣợc Đảng ta ghi nhận: “CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn có những bƣớc chuyển biến, nông nghiệp phát triển toàn diện hơn theo hƣớng khai thác những lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới; ứng dụng KH&CN mức độ cơ giới hóa đƣợc nâng lên”. Trong đại hội XII của Đảng ta cũng đã chỉ rõ: “KH&CN chƣa thực sự gắn kết và trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Đánh giá này đã dựa trên thực tiễn hiệu quả của việc ứng dụng KH&CN vào việc phát triển LLSX ở Việt Nam trong thời gian qua là chƣa thực sự có hiệu quả”. Việc nƣớc ta ứng dụng KH&CN vào trong sản xuất nông nghiệp vẫn chƣa đƣợc tiến hành đồng bộ. Bởi vì máy móc và các thiết bị đƣa vào sản xuất còn khá là lạc hậu so với thế giới, dẫn đến hậu quả về ô nhiễm môi trƣờng. Tuy nhiên thì tốc độ của cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp con chƣa đƣợc cao, cũng chƣa đƣợc đồng bộ và phát triển cũng chƣa toàn diện. “Đứng trƣớc những hạn chế và những bất cập trong việc ứng dụng KH&CN vào phát triển LLSX ở nƣớc ta, thì ở Đại hội XII trong đó Đảng ta đã nhấn mạnh”: “phát triển mạnh mẽ KHCN làm cho KH&CN thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển LLSX hiện đại”. “Đảng ta cũng đã định hƣớng một số nhiệm vụ cụ thể, nhƣ”: “tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý, tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ , đƣa nhanh tiến bộ khoa học - công nghệ vào hoạt động thực tiễn, 18
  25. đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy nghiên cứu và triển khai (R&D), nhập khẩu công nghệ mới”. Đối với sự phát triển của LLSX thì KH&CN ngày càng đóng vai trò to lớn. Trong đó sự thâm nhập ngày càng sâu của KH&CN vào sản xuất đã trở thành một yếu tố không thể thiếu đối với sản xuất, từ đó LLSX đã có những bƣớc phát triển nhảy vọt. Yếu tố về trí lực trong sức lao động đƣợc đặc trƣng cho lao động hiện đại và đã không còn là kinh nghiệm hay cũng nhƣ thói quen của họ mà nó còn là tri thức của khoa học. Vì vậy, cách mạng KH&CN buộc mọi ngƣời dù có muốn hay không thì cũng phải thừa nhận rằng, văn hóa phổ thông ngày nay đã trở thành bộ phận không thể tách rời đƣợc sự chuyên môn hóa của ngƣời lao động và nếu ai không đủ trình độ để thích ứng đƣợc với những đổi mới kỹ thuật sẽ bị thất nghiệp. Từ đó chúng ta có thể khẳng định: “Trong sự phát triển của LLSX, khoa học đóng vai trò ngày càng to lớn. Sự thâm nhập ngày càng sâu của khoa học vào sản xuất, trở thành một yếu tố không thể thiếu đƣợc của sản xuất đã làm cho LLSX có bƣớc phát triển nhảy vọt. Yếu tố trí lực trong sức lao động đặc trƣng cho lao động hiện đại không còn là kinh nghiệm và thói quen của họ mà là tri thức khoa học”. 1.4. Một số yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng tới sự phát huy vai trò của KH&CN đối với sự phát triển của LLSX 1.4.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với lĩnh vực KH&CN Những chủ trƣờng và chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta đã có ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình phát triển của KH&CN ở nƣớc ta. Đã làm ảnh hƣởng đến các lĩnh vực nhƣ: nguồn vốn đầu tƣ cho KH&CN, cơ chế quản lý 19
  26. hay là mức đầu tƣ đóng góp cho nghiên cứu KH&CN, Trong xu thế toàn cầu hóa của thế giới thì việc giao lƣu chuyển giao công nghệ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với phát triển đất nƣớc, do đó đòi hỏi Đảng ta phải có những chính sách nguồn vốn đầu tƣ hỗ trợ cho KH&CN phát triern một cách toàn diện. Nếu muốn phát triển LLSX thì chúng ta không thể không phát triển nghiên cứu KH&CN. Nếu nhƣ không có những chính sách đầu tƣ KH&CN thích hợp, hạn chế ứng dụng KH&CN vào trong nƣớc thì chúng ta sẽ lạc hậu, nghèo nàn tụt xa các nƣớc trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới. Trong văn kiện Đại hội IX khẳng định “Con đƣờng đi lên của nƣớc ta là sự phát triển quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tƣ bản chủ nghãi tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thƣợng tầng tƣ bản chủ nghãi, nhƣng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đạt đƣợc dƣới chế độ tƣ bản, đặc biệt về KH&CN, để phát triển nhanh LLSX, xây dựng nền kinh tế hiện đại” [6, Tr.84]. Do vậy trong Văn kiện đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ XI Đảng cộng sản Việt Nam nêu rõ “Đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức hoạt động KH&CN xem đó là khâu đột phá để thúc đẩy phát triển và nâng cao hiệu quả KH&CN, chuyển các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, phát triển các doanh nghiệp KH&CN, thị trƣờng KH&CN” [7, Tr.123]. Báo cáo về nội dung chính trị của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI đã đƣợc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (20-28/01/2016) thông qua và đã có những nhận định, đánh giá về KH&CN nhƣ sau: “Trong những năm qua, khoa học, công nghệ đã có những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội trên tất cả các lĩnh vực. Khoa học xã hội và nhân văn góp phần quan trọng trong việc cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc; 20
  27. khẳng định lịch sử hình thành và phát triển dân tộc, bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, bảo tồn các giá trị và bản sắc văn hóa Việt Nam. Lĩnh vực khoa học tự nhiên, các ngành khoa học cơ bản, KH&CN liên ngành, khoa học mới tiếp tục phát triển, góp phần nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Một số ngành KH&CN mũi nhọn đã có đóng góp tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội và tăng cƣờng quốc phòng - an ninh. Hiệu quả hoạt động KH&CN có chuyển biến; tiềm lực khoa học, công nghệ đƣợc nâng lên. Quản lý nhà nƣớc về khoa học, công nghệ có đổi mới. Hợp tác quốc tế về KH&CN có bƣớc tiến bộ. Thị trƣờng khoa học, công nghệ đã hình thành và bƣớc đầu phát huy tác dụng”. Tuy nhiên thì bên cạnh đó Đảng và Nhà nƣớc ta đã quan tâm tới việc nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các chính quyền về những vấn đề về vai trò của KH&CN trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc. Từ đó đã xác định việc cần phải phát huy và phát triển KH&CN là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp và các chính quyền; là một trong những nội dung lãnh đạo đặc biệt quan trọng của ngƣời đứng đầu cấp ủy đảng và các chính quyền từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Chính vì vậy mà ta cần phải đẩy mạnh hơn về vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nƣớc trong công tác phát triển KH&CN. Nhà nƣớc cần phải tạo điều kiện về môi trƣờng thuận lợi để cho hoạt động nghiên cứu KH&CN và khuyến khích cũng nhƣ động viên các công trình nghiên cứu khoa học. Từ đó đồng thời có những chính sách đầu tƣ và hỗ trợ cho những hoạt động nghiên cứu khoa học thúc đẩy nhanh, mạnh KH&CN phát triển. 1.4.2. Chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu và ứng dụng KH&CN Đối với một nền kinh tế - xã hội, thì bất kì một phƣơng thức nào cũng vậy, nếu nhƣ muốn tồn tại và phát triển thì đều phải dựa trên những nền tảng 21
  28. cơ sở vật chất – kỹ thuật nhất định. Chính vì thế mà Chủ nghĩa Mác – Lênin cũng đã khẳng định: “muốn chuyển một nền kinh tế từ nền sản xuất nhỏ sang một nền sản xuất lớn, đòi hỏi phải có một cơ sở vật chất – kỹ thuật đủ mạnh”. Nƣớc ta quá độ đi lên từ CNXH từ một nƣớc nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất – kỹ thuật thấp kém, do đó muốn đẩy mạnh kinh tế - xã hội phát triển nhanh theo hƣớng hiện đại, chỉ có duy nhất một cách đó là áp dụng tiến bộ KH&CN tiên tiến, hiện đại vào sản xuất. “Tuy nhiên, thì để KH&CN có thể phát triển đƣợc cần phải tạo dựng đƣợc những tiền đề cần thiết cho KH&CN phát triển, KH&CN chỉ có thể phát triển đƣợc khi đảm bảo những điều kiện cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ cho việc nghiên cứu và ứng dụng KH&CN. Chúng ta phải xây dựng đƣợc hệ thống nhà xƣởng, máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình nghiên cứu và ứng dụng KH&CN. Bởi lẽ, nếu muốn nghiên cứu khoa học mà những điều kiện vật chất thiếu thốn máy móc, trang thiết bị lạc hậu hoặc không có thì không thể nghiên cứu khoa học đƣợc, mặt khác nghiên cứu phải đi đôi với ứng dụng, nếu nghiên cứu mà không ứng dụng thì chỉ là thí nghiệm lý thuyết suông không có ích lợi và kết quả gì. Ngƣợc lại nếu trang thiết bị cơ sở vật chất – kỹ thuật tiên tiến đáp ứng đầy đủ cho việc nghiên cứu nó sẽ phục vụ đắc lực cho quá trình nghiên cứu và ứng dụng KH&CN, thúc đẩy KH&CN phát triển đi nhanh vào phục vụ kinh tế”. Do đó phải chú trọng đầu tƣ vào chất lƣợng cơ sở vật chất – kỹ thuật, các trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu và ứng dụng KH&CN. Để làm đƣợc điều đó, đòi hỏi Nhà nƣớc ta cần đầu tƣ nguồn vốn cho xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, xây dựng các khu trung tâm nghiên cứu khoa học nhằm tạo điều kiện cho vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra cần phải hiện đại hóa các trang thiết bị, máy móc cũ, lạc hậu thay thế cái mới. Cơ sở vật chất và trang thiết bị đƣợc xem nhƣ là yếu tố động lực để tiến hành thực hiện đề tài và dự án của KH&CN. Cơ sở vật chất đầy đủ (đáp ứng cho các nhà 22
  29. nghiên cứu về tài liệu, cơ sở dữ liệu, trang thiết bị và phòng thí nghiệm, phòng làm việc, ) và có sự quan tâm, hỗ trợ, phối hợp của các bên liên quan, bao gồm các cấp lãnh đạo, đơn vị chủ quản, những ngƣời cộng tác nghiên cứu và ngƣời dân sẽ thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu KH&CN một cách nhanh chóng. 1.4.3. Chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ Chất lƣợng đội ngũ cán bộ KH&CN là nhân tố quyết định trong việc thu dần khoảng cách phát triển giữa nƣớc ta với các nƣớc khác. Chính nhờ có nguồn nhân lực khoa học và hoạt động nghiên cứu khoa học mà công nghệ đƣợc đổi mới, sản xuất phát triển kéo theo sự phát triển của xã hội. Sự chênh lệch giữa các nƣớc ngày nay chủ yếu do sự chênh lệch của tri thức, của trình độ KH&CN đƣa lại, muốn rút ngắn khoảng cách chênh lệch này phải do chính những ngƣời thuộc nguồn nhân lực KH&CN thực hiện. Nếu nhà nƣớc không tự tạo ra cho mình một đội ngũ chất lƣợng cán bộ KH&CN thì sẽ không bao giờ đuổi kịp các nƣớc đi trƣớc. Nhân tố con ngƣời đã và đang là một trong những điều kiện quyết định trong sự nghiệp phát triển của KH&CN ở nƣớc ta. Chính vì vậy, ta có thể thấy rõ đƣợc vai trò của chất lƣợng đội ngũ cán bộ KH&CN là hết sức quan trọng, là một trong những nhân tố quan trọng có tầm ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển kinh tế mỗi quốc gia. Bởi lẽ, do sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại đến nền kinh tế thế giới đang biến đổi rất sâu sắc, LLSX của xã hội loài ngƣời đang chuyển từ kinh tế tài nguyên sang kinh tế tri thức, nền văn minh loài ngƣời chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ, KH&CN đã trở thành LLSX trực tiếp. Do vậy mà chất lƣợng cán bộ, đội ngũ hoạt động nghiên cứu KH&CN đƣợc đặt lên hàng đầu, đƣợc coi là nền tảng, là cái gốc của sự phát triển. Vì vậy, để KH&CN phát triển thì song hành với nó đòi hỏi phải đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn giỏi thực hiện việc nghiên cứu và ứng dụng 23
  30. KH&CN hiện đại vào trong nƣớc. Đội ngũ cán bộ giỏi thì các công nghệ hiện đại tiên tiến ngày càng đƣợc đƣa vào sản xuất và thúc đẩy sự phát triển kinh tế, KH&CN cũng ngày càng đƣợc củng cố và đƣợc phát triển. Và ngƣợc lại, nếu không chú trọng vào đào tạo và bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ nghiên cứu và ứng dụng KH&CN thì công nghệ không ứng dụng đƣợc vào sản xuất, công nghệ lạc hậu, kinh tế suy thoái, Do đó cần phải chú trọng tới chất lƣợng của đội ngũ cán bộ để thực hiện việc nghiên cứu và ứng dụng KH&CN vào sản xuất. 1.4.4. Nhận thức của xã hội và các tầng lớp dân cư về vai trò của KH&CN đối với sự phát triển của LLSX “Nhờ có sự quan tâm của tổ chức Đảng và của chính quyền các cấp, thì hoạt động tích cực của các tổ chức KH&CN, các tổ chức khuyến nông và các công tác phổ biến đã tuyên truyền rộng rãi về tác động của KH&CN đến sản xuất và đời sống, nhận thức và các khả năng tiếp thu, ứng dụng tri thức KH&CN của ngƣời dân trong thời gian qua đã tăng lên rõ rệt. Hoạt động về KH&CN ngày càng đƣợc xã hội hóa trên phạm vi cả nƣớc”. “Sự nhận thức các toàn thể xã hội và các tầng lớp dân cƣ đã đƣợc coi là chủ thể sáng tạo ra KH&CN, đến lƣợt KH&CN lại trở thành phƣơng tiện công cụ và đồng thời cũng là cơ sở để từ đó con ngƣời vƣơn lên hoàn thiện mình về mọi mặt, đặc biệt là mặt năng lực trí tuệ” Bằng nhiều hình thức khác nhau, Nhà nƣớc ta đã và đang thực hiện các trang bị cho công nghệ một cách hiện đại, nó có thể đƣợc coi là sự chuyển giao về công nghệ. Nếu vậy chúng ta có thể đƣa công nghệ vào sử dụng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên thì khi ta thực hiện bằng bất cứ cách thức nhƣ thế nào thì điều quan trọng nhất đó là phải có đƣợc sự nhận thức của toàn xã hội và về các tầng lớp dân cƣ về vai trò của KH&CN. 24
  31. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG 2.1. Thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến sự phát triển của khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay 2.1.1. Thuận lợi * Điều kiện tự nhiên: Trên đất liền, điểm cực Bắc của Việt Nam nằm vĩ độ 23ᵒ23’B, điểm cực Nam nằm ở vĩ độ 8ᵒ34’B, điểm cực Tây ở kinh độ 102ᵒ09’Đ và kinh độ 109ᵒ24’Đ. Biên giới nƣớc ta giáp với các vịnh: vịnh Thái Lan ở phía Nam với Vịnh Bắc Bộ và Biển Đông ở phía Đông, với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Campuchia ở phía tây. Nƣớc ta địa hình thì chủ yếu là đồi núi, đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, trong đó đồi núi thấp chiếm hơn 60% diện tích, còn núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%. Đồng bằng chiếm ¼ diện tích đất nƣớc với hai đồng bằng lớn là: Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng sống Cửu Long. Ngoài ra còn có đồng bằng duyên hải ven biển. “Ngoài ra, nƣớc ta còn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình trên 20ᵒC, lƣợng mƣa trung bình là 1500 – 2000 mm/năm, độ ẩm trung bình trên 80% thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp”. Từ đó ta có thể thấy đƣợc sự tác động của điều kiện tự nhiên ảnh hƣởng đến sự phát triển của KH&CN đó là: Việt Nam tiếp giáp với nhiều quốc gia lớn, tiêu biểu nhƣ Trung Quốc và các nƣớc khác. Từ đó chúng ta hình thành nên mối quan hệ hữu hảo thân tình, có thể học hỏi trình độ KH&CN phát triển của Trung Quốc và các nƣớc phát triển khác. 25
  32. Đặc điểm và điều kiện tự nhiên của Việt Nam khá giống với những quốc gia phía Đông Nam Á, Châu Á cho nên có thể học và ứng dụng đƣợc các thành tựu KH&CN từ các nƣớc đó vào điều kiện địa hình của Việt Nam. Việt Nam có một nguồn tài nguyên thiên nhiên hết sức phong phú và hệ sinh thái vô cùng đa dạng (rừng, biển). Đây cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành nghiên cứu khoa học liên quan đến sinh vật và hệ sinh thái. * Điều kiện kinh tế - xã hội: Theo thống kê Việt Nam năm 2019 dân số nƣớc ta hơn 97 triệu ngƣời, đứng thứ 13 trên thế giới, mật độ dân số trung bình cả nƣớc khoảng 313 ngƣời/km2. Việt Nam có 54 dân tộc anh em trong đó dân tộc Kinh chiếm phần lớn. Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội thời ký 2001 – 2010 đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn. Cơ cấu chuyển dịch đang phát triển theo hƣớng tích cực, trong đó thì tỷ trọng ngành công nghiệp và ngành xây dựng, ngành dịch vụ trong cơ cấu của GDP tăng, còn tỷ trọng ngành nông – lâm – ngƣ nghiệp giảm cùng với tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm. Tác động của kinh tế - xã hội đến việc phát triển của KH&CN đó là: Do sự tác động của lịch sử Việt Nam là một nƣớc đi sau trong cuộc cách mạng KH&CN trên thế giới. "Từ đó, nƣớc ta có thể đi tắt, đón đầu và tận dụng các thành tựu KH&CN trƣớc đó để tiếp tục xây dựng và nghiên cứu KH&CN cho nƣớc nhà". Con ngƣời Việt Nam với tinh thần ham học hỏi, chăm chỉ, cần cù và dễ thích nghi đƣợc với những điều kiện mới, do vậy mà có thể nhanh chóng nắm bắt đƣợc các thành tựu KH&CN trên toàn thế giới. Nƣớc ta đã và đang thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần, định hƣớng xã hội chủ nghĩa dƣới sự lãnh đạo của Đảng. Đảng và Nhà nƣớc không ngững đƣa ra những chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho KH&CN ngày càng đi lên. 26
  33. Nền kinh tế nƣớc ta không những phát triển trong thời gian qua. “Phát triển kinh tế là nguồn vốn mạnh mẽ để đầu tƣ cho KH&CN, giúp cho việc nâng cao chất lƣợng cơ sở vật chất để phục vụ cho việc ứng dụng và đào tạo về KH&CN. Ngoài ra còn có điều kiện đầu tƣ vào giáo dục để từ đó giáo dục phát triển thì cán bộ, đội ngũ lao động sẽ có khả năng nghiên cứu sâu vào KH&CN hơn nữa”. Khi kinh tế phát triển, đời sống của con ngƣời ổn định hơn, không phải lo cơm áo, gạo tiền mà chỉ tập chung vào những đƣờng lối sẽ tiến tới chiều sâu, đi xa hơn nhằm cải thiện khoa học đời sống, phục vụ cho sau này. Khi xã hội phát triển, đời sống dân trí cao nên đa số con ngƣời sẽ có hƣớng tƣ duy cao và chủ yếu tập trung vào nghiên cứu về KH&CN. Từ đó ta có thể thấy đƣợc, khi một nền kinh tế - xã hội phát triển thì sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của KH&CN, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển đất nƣớc. Giúp tăng nguồn thu nhập của ngƣời dân và giảm tỷ lệ hộ nghèo đã, đặc biệt là công tác về môi trƣờng đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm hơn. 2.1.2. Khó khăn * Điều kiện tự nhiên: Việt Nam có địa hình khá phức tạp với diện tích ¾ là đồi núi cho nên khi áp dụng các máy móc và những công nghệ hiện đại sẽ tạo nên những khó khăn lớn, công tác chế tạo máy móc công nghệ cũng mất khá nhiều công sức và chi phí lớn. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa đông lạnh, tạo điều kiện bảo quản các loại máy móc chƣa đƣợc tốt, dễ gây hao mòn và hỏng các loại máy móc. Việt Nam là nơi hoạt động của áp thấp nhiệt đới nên gặp nhiều ảnh hƣởng của thiên tai: bão, lũ lụt làm ảnh hƣởng đến việc áp dụng và phát triển KH&CN. 27
  34. * Điều kiện kinh tế - xã hội: Việt Nam là một nƣớc đã và đang phát triển, kinh tế chƣa vững mạnh do đó mà nguồn vốn đầu tƣ cho KH&CN còn hạn chế. Do vậy mà nƣớc ta chƣa tiếp xúc đƣợc với nhiều thành tựu KH&CN trên thế giới. Việc nghiên cứu, áp dụng sự tiến bộ của KH&CN vào trong sản xuất còn gặp khó khăn do sự cản trở của các phong tục, tín ngƣỡng của một số đồng bào dân tộc thiểu số. Khi nền kinh tế khó khăn, con ngƣời phải tập trung lo cho đời sống, lo cơm áo, gạo tiền. Chính vì vậy mà không có điều kiện để trau dồi kiến thức hay áp dụng đƣợc công nghệ hiện đại. Cơ sở vật chất – kỹ thuật, cơ sở hạ tầng của nƣớc ta còn kém, nếu KH&CN không đƣợc đầu tƣ cao thì lực lƣợng lao động chủ yếu là lao động bằng chân tay. Từ đó, sẽ làm cho năng suất lao động thấp và kìm hãm sự phát triển của KH&CN. 2.2. Thực trạng phát triển KH&CN ở Việt Nam hiện nay 2.2.1. Thực trạng về khoa học sự sống * Những thành tựu nổi bật của khoa học về sự sống: Thế giới đang bƣớc vào thời đại KH&CN với mục tiêu “nâng cao chất lƣợng cuộc sống, lĩnh vực về vấn đề sức khỏe đƣợc coi là quan trọng nhất”. “Các công trình nghiên cứu KH&CN sinh học trong lĩnh vực Y dƣợc học trong thời gian qua đã góp phần đƣa Y học của Việt Nam sánh tầm với thế giới. Trong đó: Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử vào trong chuẩn đoán bất thƣờng phôi thai, bệnh di truyền, bệnh ung thƣ ví dụ nhƣ: “Các bất thƣờng trên gene gây ra các bệnh nguy hiểm trong lúc mang thai”, Để từ đó, con ngƣời có thể xác định những căn bệnh nguy hiểm ở mức độ sớm nhất, để việc chữa trị đạt đƣợc hiệu quả cao nhất. Giúp cho con ngƣời có đƣợc sức khỏe tốt nhất trong cuộc sống. 28
  35. Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong giám định về pháp y: “Các kỹ thuật sinh học phân tử đã và đang đƣợc các nhà khoa học ứng dụng tốt vào giám định pháp y về xâm hại tình dục hay cũng nhƣ quan hệ huyết thống”, Đây là một sự phát triển quan trọng mang tính đột phá, nó phục vụ cho công tác về pháp luật cho việc xét xử các vụ án với các hoạt động đặc trƣng: khám nghiệm hiện trƣờng, khám nghiệm tử thi, Ứng dụng tế bào gốc là những tế bào có khả năng phân chia và biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau của cơ thể. Bên cạnh đó thì tế bào gốc và các sản phẩm từ tế bào gốc đa và đang từng bƣớc đƣợc ứng dụng trong lĩnh vực về thẩm mĩ chăm sóc sắc đẹp và đã mang lại hiệu quả điều trị tích cực và đƣợc khách hàng đánh giá cao. Sản xuất cây dƣợc liệu và các thực phẩm chức năng: “Việt Nam là một nƣớc giàu tài nguyên về dƣợc liệu. Nhờ có sự kết hợp với công nghệ sinh học trong thực vật, di truyền chọn giống, công nghệ cao trong canh tác, nhiều cây dƣợc liệu đã đƣợc nhân và trồng đại trà. Đây là một trong những lĩnh vực kinh tế lớn đã đƣợc xã hội quan tâm và phát triển trong tƣơng lai”. Điều đặc biệt khi nhắc đến công nghệ sinh học, chúng ta không thể không nhắc đến đó là “công nghệ gen”. “Công nghệ gen” đã đƣợc ứng dụng trong rất nhiều các lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. “Trong nông nghiệp hiện nay đã có rất nhiều những giống lúa mới có khả năng chống chọi lại bệnh tật. Ngoài ra, trong chăn nuôi, bằng các kỹ thuật di truyền phân tử PCR – RFLPs, Sequencing đã phát hiện gen halothan liên quan đến tỷ lệ nạc”, Với trình độ KH&CN ngày càng phát triển sẽ giúp cho ngành “công nghệ gen” có thể lƣu giữ, bảo tồn và nhân giống những nguồn gen quý hiếm để nhân giống và ngày càng phát triển. Từ đó tạo ra những nguồn lợi, năng suất lớn trong các lĩnh vực về: nông nghiệp, lâm nghiệp. Nhƣ vậy, đối với thời đại cách mạng KH&CN phát triển vƣợt bậc này thì có ảnh hƣởng rất lớn đến trình độ nhận thức trong lĩnh vực sinh học của 29
  36. con ngƣời. Ngoài những tài nguyên sinh học đã có thì nay dƣới sự tác động của KH&CN mà những tài nguyên ấy ngày trở nên càng phong phú và ngày càng đa dạng hơn. Từ đó, giúp cho cuộc sống con ngƣời phát triển, văn minh và hiện đại hơn. * Những hạn chế của khoa học về sự sống: Trên thực tế, việc áp dụng công nghệ sinh học trong thực tiễn sản xuất ngành nông nghiệp còn rất hạn chế, trong đó việc đào tạo đƣợc một đội ngũ nghiên cứu chuyên sâu là rất khó khăn. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học vào thực tiễn sản xuất đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn, mà chỉ riêng ngân sách nhà nƣớc cũng khó đáp ứng. Trong khi đó, việc kêu gọi các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực mới mẻ này, dù có chính sách, nhƣng chƣa đạt hiệu quả cao. Và đặc biệt thì cơ sở vật chất hay các trang thiết bị phục vụ nghiên cứu còn khá lạc hậu, chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển của KH&CN. 2.2.2. Thực trạng về khoa học vật liệu * Những thành tựu nổi bật về khoa học vật liệu: Ngoài những vật liệu tự nhiên ra thì hiện nay có rất nhiều các loại vật liệu nhân tạo nhƣ: vật liệu nano, vật liệu siêu dẫn hay vật liệu về điện tử, Gần đây, vật liệu Nano đang đƣợc sử dụng rất rộng rãi. Sở dĩ thì vật liệu nano đã có đƣợc rất nhiều ƣu thế vƣợt trội so với các vật liệu khác. Trong lĩnh vực về điện tử và cơ khí, lĩnh vực về năng lƣợng, ngoài ra thì công nghệ nano cũng có thể chế tạo ra đƣợc những thiết bị ít tốn năng lƣợng hơn do sử dụng những loại vật liệu nhỏ nhẹ hơn, Xỉ thép đã và đang đƣợc thu gom từ những nhà máy luyện thép và đƣa vào thiết bị nghiền và thành phẩm đƣợc đƣa ra chƣa đủ để ủ theo những phƣơng pháp tự nhiên trong một thời gian thích hợp để ổn định cấu trúc đảm bảo sản phẩm đạt đƣợc tính chất cơ lý nhƣ đá tự nhiên. Xỉ thép sau khi qua tái 30
  37. chế đƣợc xem là “đá nhân tạo” với chất lƣợng tin cậy để thay thế đá tự nhiên, đƣợc sử dụng linh hoạt nhƣ: làm nền móng kho bãi, nhà xƣởng, gia cố mặt bằng. Ngoài ra việc tái chế xỉ thép thành vật liệu ngoài việc giúp cho các doanh nghiệp luyện thép thành vật liệu mà còn giúp giải quyết bài toán về môi trƣờng do xỉ thép thải ra. Trong thời gian hiện nay, đã có một số các công trình sử dụng vật liệu lọc từ xỉ thép để xử lý nƣớc thải nhƣ: hệ thống xử lý nƣớc thải ở Sở Tài nguyên và Môi trƣờng thuộc tỉnh Trà Vinh. Nhƣ vậy, KH&CN đã giúp ích rất lớn cho ngành công nghiệp vật liệu. Những phát minh và sáng chế đã giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của con ngƣời, trở thành niềm tự hào của ngƣời Việt Nam trƣớc cộng đồng quốc tế. * Những hạn chế của khoa học vật liệu: Cở sở vật chất và các trang thiết bị còn khá là lạc hậu và cũng chƣa phát triển. Có rất nhiều các trang thiết bị của các nhà máy, xí nghiệp Nhà nƣớc đã đƣợc sử dụng trƣớc đây ít nhất 30 năm. Lực lƣợng đội ngũ cán bộ về KH&CN vẫn còn thiếu nhiều cán bộ đầu đàn giỏi, đặc biệt là thiếu cán bộ về KH&CN trẻ kế cận có trình độ cao. Quá trình về thực hiện đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp còn khá là chậm, so với trình độ công nghệ của các doanh nghiệp thì chủ yếu là trung bình và thấp, dẫn đến việc chất lƣợng và vấn đề cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc chƣa đƣợc cao. 2.2.3. Thực trạng về khoa học về năng lượng * Những thành tựu nổi bật của khoa học về năng lượng : Khoa học về năng lƣợng đƣợc coi nhƣ là một trong những ngành kinh tế quan trọng và cơ bản nhất của mỗi quốc gia. Để có đƣợc một nền sản xuất hiện đại thì chỉ có thể phát triển nhờ sự tồn tại của ngành năng lƣợng. Việc phát triển khoa học về năng lƣợng sẽ đƣợc kéo theo hàng loạt các ngành khác 31
  38. phát triển nhƣ: về cơ khí hay sản xuất vật liệu xây dựng Khoa học về năng lƣợng cũng đã thu hút đƣợc nhiều ngành công nghiệp đã sử dụng điện năng nhƣ: luyện kim màu, chế biến kim loại, Chính vì thế mà khoa học năng lƣợng đã có khả năng tạo vùng rất lớn nếu nhƣ nó đƣợc nằm ở vị trí địa lí thuận lợi. Năng lượng truyền thống (củi, gỗ) là “nguồn năng lƣợng đã đƣợc con ngƣời sử dụng từ thời xa xƣa với xu hƣớng tỷ trọng ngày càng giảm nhanh chóng, từ 80% năm 1860 xuống 25% năm 1920 và sau một thế kỷ nữa thì vai trò của nó hầu nhƣ không đáng kể (2%). Đây là xu hƣớng tiến bộ về củi, gỗ thuộc tài nguyên có thể phục hồi nhƣng rất chậm. Nếu nhƣ con ngƣời tiếp tục đốt củi thì chẳng bao lâu nữa trái đất sẽ hết màu xanh và nhƣ vậy, đất đai sẽ bị xói mòn mạnh, khí hậu sẽ nóng lên, ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng sống của nhân loại” [Trích theo 25]. Than đá đã đƣợc coi nhƣ là một “nguồn năng lƣợng hóa thạch”, nó có thể phục hồi tuy nhiên quá trình diễn ra rất chậm. Than đá đã đƣợc biết từ rất sớm và cho đến nay nó vẫn tiếp tục đƣợc sử dụng rộng rãi trong sản xuất cũng nhƣ trong đời sống. Và từ nửa sau của thế kỷ XX, tỷ trọng của than đá trong cơ cấu năng lƣợng đã bắt đầu giảm nhanh, một phần là do việc khai thác và sử dụng than đã gây suy thoái và ô nhiễm môi trƣờng. Dầu mỏ và khí đốt là một trong những nguồn năng lƣợng mới, nó chỉ thực sự đƣợc sử dụng nhiều vào từ nửa sau của thế kỷ XX. Bƣớc sang thế kỷ XXI thì vai trò của dầu mỏ đã bắt đầu giảm do nhiều nguyên nhân: xung đột và khủng hoảng về dầu lửa với các nƣớc sản xuất, ô nhiễm do khai thác, Tuy nhiên thì do mức khai thác quá lớn dẫn đến sự cạn kiệt nguồn năng lƣợng này. Nguồn năng lƣợng gió: “Việt Nam có tiềm năng gió cao so với các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á. Tiềm năng năng lƣợng gió là 1.750MW. Tốc độ gió trung bình ở khu vực có gió tốt là 6m/s ở độ cao 60m. Hiện nay có 32
  39. một trang trại điện gió với tổng công suất 30MW đang vận hành và một trang trại điện gió công suất 90MW đang xây dựng” [Trích theo 26]. Năng lƣợng mặt trời: “Đã đƣợc sử dụng dƣới hai dạng chính đó là điện và nhiệt. Đây đƣợc coi là nguồn năng lƣợng vô tận để đun nƣớc, sƣởi ấm, Nhằm phục vụ cho các ngành kinh tế và phục vụ trong đời sống”. Từ năm 2000 – 2005, Trung tâm Nghiên cứu thiết bị áp lực và năng lƣợng mới, đã triển khai Dự án “Bếp năng lƣợng mặt trời” cho các hộ dân tại quận Ngũ Hành Sơn. Ngoài năng lƣợng gió và năng lƣợng mặt trời thì “năng lƣợng sinh khối” cũng đƣợc coi là một trong những dạng năng lƣợng mới, nó là khí sinh vật đã đƣợc tạo ra từ việc lên men các chất phế thải hữu cơ công nghiệp và sinh hoạt và từ đó nhằm đảm bảo nhu cầu về đun nấu và thắp sáng cho cƣ dân nông nghiệp. Đặc biệt là làm góp phần bảo vệ môi trƣờng ở nông thôn. * Những hạn chế của khoa học năng lượng: Nguồn tài nguyên đang ngày một cạn kiệt dần. Tăng lƣợng khí thải carbon dioxit trong môi trƣờng từ đó tạo nên những cơn mƣa axit, khói bụi, ảnh hƣởng tới đồng ruộng, ô nhiễm nguồn nƣớc ngầm, suối nên đã ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời dân. Một số các quy trình công nghệ để chế tạo ra các nguồn năng lƣợng tái tạo dài hạn và đi kèm với việc phát thải các loại khí nhƣ: nitơ trifluoride và hexaflorua lƣu huỳnh. “Việc sản xuất các loại năng lƣợng tái tạo đòi hỏi phải sử dụng những chất quý hiếm và đắt tiền”, điều này đã dẫn đến sự gia tăng chi phí khá lớn. 2.2.4. Thực trạng về khoa học công nghệ thông tin Mặc dù là chịu ảnh hƣởng của một nền kinh tế, nhƣng trong những năm gần đây thì ngành CNTT vẫn đang tiếp tục đƣợc củng cố và phát triển hơn. Ngành CNTT đã góp một phần quan trọng trong tiến trình nhằm đƣa Việt Nam sớm trở thành một nƣớc mạnh về CNTT và truyền thông. 33
  40. Ngành CNTT đang tiếp tục tăng trƣởng và đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng, đang dần trở thành điểm sáng của nền kinh tế trong bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam còn đang gặp khá nhiều khó khăn. * Những thành tựu nổi bật của ngành CNTT: Ngành CNTT đã và đang có nhiều cải thiện theo đánh giá của quốc tế theo Bộ Thông tin và truyền thông ngày 26 tháng 12 năm 2013 cho biết: “trong xếp hạng chung về CNTT – truyền thông, chỉ số phát triển CNTT - truyền thông của Việt Nam xếp 81/141 quốc gia, đứng thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á (2012)”. Nhƣ vậy thì dƣới sự phát triển của KH&CN đã giúp cho ngành CNTT ngày càng đƣợc phát triển và đã bắt kịp xu thế của thế giới. Ngành CNTT đã giúp cho ngành công nghệ Việt Nam đạt đƣợc những con số mà chúng ta chƣa từng nghĩ đến, doanh thu ngày càng tăng sẽ giúp cho nền kinh tế của đất nƣớc đƣợc ổn định và đời sống của con ngƣời ngày càng đƣợc phát triển. Phát thanh truyền hình Việt Nam doanh thu ổn định với mức thuê bao tăng ấn tƣợng: “Hệ thống phát thanh truyền hình đã phát triển mạnh với 67 đài phát thanh – truyền hình và liên tục đƣợc nâng cấp, cập nhật các công nghệ trên thế giới. Tổng doanh thu truyền hình trả tiền đạt hơn 200 triệu USD, trong đó truyền hình cáp chiếm 97% doanh thu”. "Nhƣ vậy, CNTT đã giúp cho phát thanh truyền hình Việt Nam ngày càng hiện đại và chuyên nghiệp hơn”. Cùng với đó là sự phủ sóng ngày càng rộng rãi đến mọi ngƣời, giúp cho con ngƣời có thể dễ dàng tiếp cận đƣợc các nguồn thông tin, nâng cao sự hiểu biết của con ngƣời. Ngành xuất bản vẫn đang duy trì đƣợc chất lƣợng sản phẩm và phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 21 triệu USD. CNTT đã giúp cho ngành xuất bản đã tạo ra năng suất và chất lƣợng sản phẩm cao, phục vụ và đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng lớn của con ngƣời. 34
  41. “Về việc ứng dụng CNTT thì các cơ quan Nhà nƣớc mà có Trang/Cổng thông tin điện tử, cung cấp hơn 100.000 dịch vụ công trực tuyến các loại phục vụ cho ngƣời dân và các doanh nghiệp. Từ đó, mọi ngƣời có thể quản lý hành chính, kinh tế”, một cách thuận tiện và nhanh gọn nhất thông qua các ứng dụng Internet. Với những kết quả, thành tựu đáng ghi nhận, “ngành CNTT tiếp tục củng cố vị thế và tăng trƣởng, góp phần hoàn thành nhiệm vụ nhằm đƣa Việt Nam trở thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2030”. * Những hạn chế của ngành công nghệ thông tin: Đối với đội ngũ cán bộ KH&CN thì còn thiếu nhiều cán bộ đầu giỏi, đặc biệt là cán bộ KH&CN trẻ kế cận có trình độ cao. Ngoài ra cần phải đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ về CNTT. Chính vì vậy mà việc ứng dụng CNTT vào KH&CN chƣa đạt hiệu quả cao. Nguồn nhân lực về CNTT còn khá hạn chế, đẩy mạnh các “chính sách nhằm thu hút những nguồn nhân lực chủ chốt” hơn nữa. Việc kết nối và sử dụng công CNTT chƣa đƣợc triệt để và chƣa có chiều sâu, sử dụng không thƣờng xuyên, nhất là những vùng sâu vùng xa, 2.3. Nguyên nhân của thực trạng 2.3.1. Nguyên nhân dẫn đến thành tựu đạt được của KH&CN ở Việt Nam Sau hơn 10 năm Nghị quyết Trung ƣơng 2 đƣợc thực hiện, KH&CN nƣớc ta đã có bƣớc phát triển, việc ứng dụng KH&CN trong sản xuất đã đạt đƣợc nhiều những thành tựu quan trọng, tạo ra bƣớc đột phá trong sự phát triển của LLSX. Chúng ta có đƣợc những thành tựu đó là do những nguyên nhân sau: Thứ nhất, Đảng và nhà nƣớc ta “luôn luôn coi vấn đề về phát triển và ứng dụng KH&CN vào trong phát triển LLSX là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ CNH, HĐH đất nƣớc. Vì vậy mà trong những năm 35
  42. qua, Đảng đã đề ra nhiều chủ trƣơng, những chính sách kinh tế: chính sách về thuế, tài chính, từ đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, tổ chức đầu tƣ và ứng dụng KH&CN vào trong sản xuất. “Hệ thống pháp luật về KH&CN đã đƣợc hoàn thiện nhƣ: Luật sở hữu trí tuệ, Luật chuyển giao công nghệ đã tạo thành hành trang pháp lý đồng bộ, môi trƣờng, khoa học minh bạch và thuận lợi thúc đẩy KH&CN phát triển, nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng vào phát triển LLSX”. Thứ hai, thị trƣờng về KH&CN của nƣớc ta đã ngày càng phát triển. "Cơ chế quản lý kinh tế ở nƣớc ta đã tạo ra một môi trƣờng thuận lợi cho hoạt động KH&CN nói chung và chuyển giao công nghệ nói riêng. Nhà nƣớc ta đã hỗ trợ việc nhập khẩu những công nghệ mới, mũi nhọn cho các doanh nghiệp. Thứ ba, đối với đội ngũ cán bộ KH&CN đông đảo, trình độ ngày càng đƣợc nâng cao. Nhà nƣớc ta đã đƣa ra những chính sách nhằm sử dụng, ƣu đãi đối với đội ngũ cán bộ KH&CN, từ đó tạo điều kiện cho họ thực hiện các công tác nghiên cứu và thúc đẩy KH&CN ngày một phát triển. Thứ tư, “nguồn chi ngân sách của nhà nƣớc cho đầu tƣ phát triển KH&CN ngày càng nhiều. Chính vì vậy mà việc ứng dụng những công nghệ mới nhƣ công nghê sinh học, công nghệ tin học vào sản xuất đã làm tăng năng suất và nâng cao chất lƣợng sản phẩm đáng kể”. Thứ năm, “do việc đẩy mạnh các công tác tuyên truyền nên nhận thức của các lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp, các doanh nghiệp và ngƣời dân về việc ứng dụng KH&CN để phát triển LLSX ngày càng đƣợc nâng cao. Chính vì vậy mà đã nâng cao đƣợc hiệu quả của việc ứng dụng KH&CN vào trong sản xuất và từ đó đã thúc đẩy LLSX phát triển”. 2.3.2. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế về khoa học và công nghệ ở Việt Nam Ngoài những thành tựu đã đạt đƣợc trong lĩnh vực về KH&CN thì vẫn còn khá nhiều những tồn tại cũng nhƣ hạn chế. "Điều này đã chứng tỏ rằng, 36
  43. KH&CN ở nƣớc ta vẫn chƣa phát triển tƣơng xứng với những tiềm năng và là quốc sách hàng đầu, chƣa trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy LLSX và kinh tế - xã hội phát triển. Những hạn chế đó là do những nguyên nhân sau: Thứ nhất, về các hoạt động nghiên cứu và triển khai tuy đã đạt đƣợc những bƣớc tiến đáng kể trong thời gian gần đây nhƣng chất lƣợng thì vẫn còn ở mức khiêm tốn, khả năng ứng dụng vào thực tế vẫn còn khá thấp. “Còn tồn tại những khoảng cách đáng kể giữa nghiên cứu và triển khai với nhu cầu thực tế, phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất, công tác nghiên cứu KH&CN mới chỉ tập trung vào một số chủ lực mà chƣa quan tâm đến sản phẩm công nghệ ứng dụng cho những nơi nhƣ”: vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Thứ hai, thị trƣờng của KH&CN chƣa phát triển do trình độ công nghệ quốc gia còn thấp nên nguồn cung cấp cho KH&CN còn rất hạn chế. Chúng ta thiếu các chính sách, đầu tƣ và các biện pháp hữu hiệu khuyến khích nhằm phát triển của các tổ chức dịch vụ trung gian để thúc đẩy, gắn kết giữa cung và cầu trên thị trƣờng KH&CN. Quan hệ hợp tác giữa nƣớc ta với các nƣớc quốc tế về KH&CN còn ít nên thị trƣờng KH&CN không phong phú, đa dạng. Trong nhiều năm qua, chúng ta chủ yếu thƣờng nhập khẩu những công nghệ lạc hậu cho nên việc ứng dụng là không cao, đạt hiệu quả thấp. Thứ ba, đối với việc thực hiện các chủ trƣơng, những chính sách của Đảng và Nhà nƣớc thì ta còn thiếu chủ động, thiếu tính quyết liệt, chƣa đƣa ra đƣợc các giải pháp đông bộ và các cơ chế để kiểm tra, giám sát hiệu quả. Sự phối hợp giữa các bộ phận từ trung ƣơng đến địa phƣơng còn gặp rất nhiều khó khăn và có nhiều những vƣớng mắc trong việc ứng dụng KH&CN. Hiện tại thì chúng ta vẫn còn phải “duy trì sự bao cấp gián tiếp của nhà nƣớc, sự độc quyền của các doanh nghiệp trong một số lĩnh vực kinh doanh, làm cho nhiều doanh nghiệp có ý tƣởng ỷ lại, chƣa có đƣợc quan tâm đến việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu và đổi mới công nghệ”. 37
  44. Thứ tư, đầu tƣ của Nhà nƣớc cho KH&CN còn rất ít và dàn trải. Việc đầu tƣ cho nguồn lực KH&CN còn chƣa đƣợc tƣơng xứng. Vì vậy mà dẫn đến sự thiếu đồng bộ giữa các ban ngành, các viện nghiên cứu, ứng dụng KH&CN trong thời gian dài chƣa đƣợc chú trọng đúng mực. Hiện nay chúng ta chủ yếu đầu tƣ cho KH&CN vào những ngành mũi nhọn mà không chú trọng vào việc ứng dụng KH&CN vào phát triển các ngành nghề ở các vùng nông thôn, miền núi. 38
  45. Chƣơng 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƢỢNG SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Hoàn thiện công tác xây dựng chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ * Mục đích của biện pháp: Thấy rõ đƣợc vai trò lãnh đạo của Đảng là hết sức quan trọng, mọi chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đều ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát triển của mỗi quốc gia. Trong thời đại của “cuộc cách mạng KH&CN phát triển nhƣ vũ bảo để tiếp cận nền KH&CN tiên tiến trên thế giới và có thể ứng dụng thành công thành tựu KH&CN vào phát triển kinh tế đất nƣớc, đòi hỏi vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nƣớc, không ngừng củng cố và tăng cƣờng”. * Nội dung của biện pháp: Thứ nhất, chúng ta cần phải đẩy mạnh các vấn đề nghiên cứu ứng dụng các thành tựu KH&CN trong các ngành sản xuất, dịch vụ cũng nhƣ trong quản lý và quốc phòng – an ninh và nhanh chóng nâng cao trình độ công nghệ đất nƣớc. Thứ hai, từng bƣớc hình thành nên một nền KH&CN hiện đại của Việt Nam có khả năng giải quyết phần lớn những vấn đề then chốt đƣợc đặt ra trong quá trình CNH, HĐH. Đồng thời, Nghị quyết Trung ƣơng 2 (Khóa VIII) cũng đã chỉ rõ những nhiệm vụ của các lĩnh vực KH&CN, bao gồm: “khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ; đặc biệt trong đó đã xác định rõ những mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KH&CN đến năm 2030”. Vì vậy, để tranh nguy cơ bị tụt hậu, thoát khỏi bẫy thu nhâp trung bình phát triển đất nƣớc nhanh và bền vững, nâng cao trình độ của LLSX, “không 39
  46. có con đƣờng nào khác là phải bằng và dựa vào KH&CN”. Theo đó, vấn đề cần đặt ra hiện nay là “phải có những biện pháp thích hợp để thúc đẩy tình hình nghiên cứu, triển khai và ứng dụng KH&CN một cách có hiệu quả, thực sự thể hiện vị thế quốc sách hàng đầu của KH&CN”. Đại hội lần thứ XI của Đảng đề ra những mục tiêu cần phải phấn đấu đến năm 2030, nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại. Để đạt đƣợc mục tiêu đó, Bộ KH&CN đã đề xuất các quan điểm phát triển KH&CN trong thời gian tới bao gồm 5 nội dung: Về mặt chính trị, phải “quán triệu chủ trƣờng phát triển KH&CN đó là quốc sách hàng đầu và cũng là yếu tố quan trọng nhất nhằm đảm bảo sự thành công của CNH, HĐH, cơ cấu nền kinh tế, đƣa nƣớc ta phát triển một các nhanh chóng và bền vững, đảm bảo an ninh - quốc phòng, nâng cao vị thế quốc gia và giữ vững chủ quyền, độc lập dân tộc”. Về cơ chế chính sách, bên cạnh việc đƣa ra các văn bản quy phạm pháp luật để đƣa các đạo luật về KH&CN vào cuộc sống; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý và cơ chế hoạt động KH&CN. Trong đó thì khâu đột phá đổi mới cơ chế tài chính và đồng thời đã tập trung đổi mới công tác xây dựng kế hoạch, phƣơng thức đầu tƣ. Về phát triển nguồn nhân nhực, nhận thức rõ nhân lực là yếu tố quan trọng nhất cho phát triển KH&CN. Nhân lực KH&CN là tài nguyên vô giá của quốc gia, đầu tƣ cho nhân lực KH&CN và đãi ngộ tri thức là đầu tƣ cho sự phát triển bền vững, nâng tầm trí tuệ và sức mạnh dân tộc, vì vậy mà phải có những chính sách ƣu đãi và trọng dụng đối với các cán bộ khoa học. Về tiềm lực vật chất và tài chính, nhà nƣớc đã có trách nhiệm duy trì mức đầu tƣ cần thiết, khuyến khích các thành phần kinh tế, đặc biệt là doanh nghiệp, đầu tƣ cho phát triển KH&CN, tham gia phát triển hạ tầng và nâng cao tiềm lực KH&CN của quốc gia. 40
  47. Về hợp tác quốc tế, cần phải chủ động hợp tác và hội nhập sâu rộng, có trọng tâm và trọng điểm trong lĩnh vực KH&CN là những phƣơng thức quan trọng, hiệu quả để bổ sung thêm nguồn lực, tri thức KH&CN tiên tiến trên thế giới, nâng cao tiềm lực và năng lực KH&CN quốc gia. Từ những nội dung chủ yếu nêu trên, Đại hội XI của Đảng đã đặt ra những mục tiêu mà nền KH&CN Việt Nam phải đạt đƣợc trong khoảng 10 năm tới là: Về trình độ phát triển của KH&CN thì: “Việt Nam sẽ có thêm một số nền KH&CN phát triển nằm trong nhóm các nƣớc dẫn đầu ASEAN và một số các lĩnh vực KH&CN đã đạt đƣợc những trình độ tiên tiến trên thế giới, tiềm lực KH&CN đã đáp ứng các yêu cầu cơ bản của một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại hóa”. "Về nguồn nhân lực thì sẽ hình thành lên đội ngũ cán bộ KH&CN chất lƣợng cao, trung thực, tận tụy trong khoa học, tâm huyết với đất nƣớc, phát triển các tập thể KH&CN mạnh, các nhà khoa học đầu ngành và tổng công trình sƣ”. Về hoàn thiện cơ chế chính sách, nƣớc ta tiếp tục hoàn thiện pháp luật về KH&CN cho phù hợp với tình hình phát triển của đất nƣớc, ban hành đồng bộ các cơ chế chính sách đổi mới trong quản lý KH&CN, tạo đột phá trong đổi mới phƣơng thức đầu tƣ và cơ chế tài chính phát triển KH&CN trong việc sử dụng nhân lực và trọng dụng nhân tài về KH&CN. Để đạt đƣợc những mục tiêu trên, vấn đề quan trọng là phải có quyết tâm chính trị lớn và cần phải đƣa ra những biện pháp mang tính hành động và có cơ sở khoa học. Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ƣơng khóa XI đã đề ra một số biện pháp để phát triển KH&CN. Cụ thể đó là: Một là, “cần phải đổi mới tƣ duy và tăng cƣờng đƣợc vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nƣớc đối với sự nghiệp phát triển của KH&CN”. 41
  48. Hai là cần phải “tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý, tổ chức hoạt động KH&CN”. Ba là cần phải triển khai các định hƣớng nhiệm vụ của KH&CN chủ yếu Bốn là cần phải phát huy và tăng cƣờng tiềm lực KH&CN quốc gia Năm là phát triển thị trƣờng KH&CN Sáu là cần phải “hợp tác và hội nhập quốc tế” về KH&CN. Triển khai hợp tác KH&CN tầm quốc gia với các nƣớc tiên tiến về KH&CN, nó là một trong những đối tác chiến lƣợc quan trọng của Việt Nam. * Điều kiện để thực hiện biện pháp: Nhà nƣớc phải tạo ra những môi trƣờng khác nhau nhằm hoạt động khoa học thuận lợi nhất cho các nhà nghiên cứu, thiết lập bộ máy quản lý, hợp lý để khai thác có hiệu quả nhất năng lực, tiềm năng của đội ngũ chất xám và phƣơng tiện kỹ thuật hiện có. “Nhà nƣớc cần phải đầu tƣ và xây dựng tiềm lực KH&CN ở một số lĩnh vực trọng điểm. Đồng thời, cần phải đẩy mạnh việc nghiên cứu và ứng dụng KH&CN phân bố đồng đều trên cả nƣớc để mọi ngƣời dân trên khắp đất nƣớc có thể tiếp cận, nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu KH&CN”. Đảng và Nhà nƣớc phải có những “chính sách” huy động nguồn vốn đầu tƣ cho KH&CN có hiệu quả, không có vốn thì không thể phát triển KH&CN đƣợc. Chính vì vậy mà thời gian tới ta cần phải phấn đấu để đảm bảo tốc độ chi ngân sách Nhà nƣớc cho đầu tƣ phát triển KH&CN hàng năm phải phù hợp với tốc độ tăng của thu nhập ngân sách của quốc gia. Có những biện pháp tích cực đa dạng hóa đầu tƣ cho hoạt động KH&CN nhƣ: nguồn vốn từ các doanh nghiệp Nhà nƣớc, vốn từ các chƣơng trình dự án về kinh tế - xã hội, Nhà nƣớc cần phải chú trọng phát triển giáo dục và đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ KH&CN về chất lƣợng, tăng về số lƣợng. Đồng thời Nhà nƣớc 42
  49. có chính sách khuyến khích hỗ trợ đầu tƣ thỏa đáng cho cán bộ KH&CN, tạo môi trƣờng thuận lợi cho họ nghiên cứu khoa học phát huy mọi tiềm năng. 3.2. Tăng cƣờng việc hoàn thiện chất lƣợng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ * Mục đích của biện pháp: Cơ sở vật chất – kỹ thuật của một nền kinh tế chính là những máy móc, nhà xƣởng và trang thiết bị, các điều kiện vật chất phục vụ cho phát triển kinh tế. Do đó để phục vụ cho công tác áp dụng và từ đó phát triển KH&CN thì trƣớc hết chúng ta phải chú trọng đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại. * Nội dung thực hiện: Đầu tiên đó là cần phải đầu tƣ vào kinh phí “sự nghiệp khoa học” nhằm tăng cƣờng đƣợc năng lực nghiên cứu, thí nghiệm và thử nghiệm cho các phòng thí nghiệm đã có từ những năm trƣớc đây. Vào năm 2001, Nhà nƣớc ta đã dành một tỷ lệ đáng kể chi cho KH&CN từ ngân sách nhà nƣớc để đầu tƣ cho các tổ chức nghiên cứu và phát triển nhằm hình thành cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho việc nghiên cứu và phát triển”, bao gồm từ nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản và từ nguồn kinh phí "sự nghiệp khoa học". Còn vào năm 2002, thì Nhà nƣớc ta đã tiếp tục chú trọng đầu tƣ vào phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các tổ chức KH&CN. Từ đó, ta thấy rõ đƣợc sự quan tâm của nhà nƣớc đến cơ sở vật chất – kỹ thuật đối với sự phát triển của KH&CN. Dựa vào mục tiêu phát triển KH&CN quốc gia, Bộ KH&CN đã phối hợp cùng với các cơ quan có liên quan xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của tổ chức KH&CN quan trọng; xây dựng các phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn khu vực và của thế giới nhằm tăng cƣờng việc hoàn thiện chất lƣợng cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu và ứng dụng KH&CN. 43
  50. * Điều kiện thực hiện biện pháp: Nhà nƣớc ta cần có những chính sách đầu tƣ nhằm hoàn thiện cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ cho nghiên cứu và ứng dụng cho KH&CN nhƣ: Đầu tƣ xây dựng các khu trung tâm nghiên cứu theo hƣớng tập trung trang thiết bị, đổi mới cơ chế quản lý nhằm phát huy hiệu quả cao nhất. Đầu tƣ nghiên cứu và nhập khẩu các trang thiết bị, máy móc công nghệ đồng bộ, hiện đại vào phục vụ cho nghiên cứu KH&CN. Thực hiện “đồng bộ hệ thống, trang thiết bị, nhà xƣởng, các phòng thí nghiệm thực hành theo phân khu riêng để thuận lợi cho hoạt động nghiên cứu và giám sát”. Nhà nƣớc cần thành lập ra “một tổ chức quỹ bảo trợ” để hỗ trợ kinh phí cho việc nghiên cứu và ứng dụng KH&CN, đồng thời đầu tƣ cho thay thế sửa chữa các công cụ thiết bị, máy móc bị hƣ hỏng không hoạt động đƣợc. Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu sản xuất những bộ phận máy móc, trang thiết bị dễ xảy ra hao mòn, hƣ hỏng do đó cần phải thƣờng xuyên bảo dƣỡng, đặc biệt những máy móc kỹ thuật, các trang thiết bị lạc hậu hoặc phải thay thế hoặc sửa chữa hỏng hóc khắc phục những khuyết điểm đó “Chính sách đầu tƣ phát triển KH&CN” trong nƣớc sẽ phù hợp tạo thế chủ động cho chúng ta nhanh ứng dụng những tiến bộ của khoa học, máy móc hiện đại vào sản xuất, thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nƣớc. 3.3. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ * Mục đích của biện pháp: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” do đó việc xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ KH&CN giỏi và có năng lực chất lƣợng cao là điều kiện tiên quyết trong phát triển kinh tế đất nƣớc. Đòi hỏi, Đảng và Nhà nƣớc cần phải có chính sách cụ thể và phù hợp nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ KH&CN để từ đó phát huy đƣợc vai trò của LLSX ở Việt Nam hiện nay. 44
  51. * Nội dung cụ thể của biện pháp: Tại Hội nghị lần 2 Ban chấp hành trung ƣơng khóa VIII cũng đã nhấn mạnh: “cần coi sự phát triển của KH&CN là sự nghiệp của cách mạng, của toàn dân, phát huy cao độ khả năng sáng tạo của quần chúng”. Nâng cao đƣợc năng lực để xây dựng và phát triển tiềm lực KH&CN của nƣớc nhà: “Đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ KH&CN có đủ đức, đủ tài, đủ điều kiện toàn hệ thống tổ chức, từng bƣớc một để hình thành nền KH&CN hiện đại của Việt Nam”. Xây dựng lên các chiến lƣợc để phát triển đội ngũ cán bộ về KH&CN. Trong chiến lƣợc để phát triển đội ngũ cán bộ KH&CN cần phải đào tạo đội ngũ cán bộ KH&CN với những chính sách và biện pháp đặc biệt. “Họ như là những người lái thuyền định hướng cho sự phát triển KH&CN. Để thực hiện được điều này thì phải thông qua cơ chế, chủ trường, chính sách phù hợp, thông thoáng và thực sự ưu đãi, trọng dụng”. “Cần phải có những chủ trƣơng và những chính sách cụ thể trong việc thực hiện việc phát triển và nâng cao trình độ sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ KH&CN của các địa phƣơng”. Ngoài ra cần phải đƣa các cán bộ KH&CN đi đào tạo tại các cơ sở có uy tín ở nƣớc ngoài về lĩnh vực KH&CN mũi nhọn. Nâng cao đƣợc dân trí nhằm tạo nguồn lực cho KH&CN là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển KH&CN Tri thức của KH&CN là tầm cao của sự nhận thức và vận dụng những quy luật của tự nhiên, xã hội, tƣ duy vao trong hoạt động thực tiễn của xã hội, trƣớc hết là trong hoạt động sản xuất. * Điều kiện thực hiện biện pháp: Một là, xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ Quy hoạch phát triển nhân lực KH&CN phải gắn kết chặt chẽ với quy hoạch nền kinh tế - xã hội. 45
  52. “Cần phải hình thành lên một mạng lƣới tổ chức KH&CN trong các ngành. Xây dựng và quy hoạch phát triển nhân lực KH&CN trong từng mốc thời gian cụ thể để có kế hoạch triển khai đào tạo. Cố gắng trong 10 năm tới thì Việt Nam sẽ trở thành một địa chỉ thƣờng xuyên của các hoạt động sinh hoạt khóa học khu vực và quốc tế”. Hai là, ban hành ra những chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN “Ban hành chính sách đào tạo, bồi dƣỡng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ cán bộ KH&CN. Tuyển dụng đội ngũ cán bộ, thực tập sinh, chuyên gia KH&CN, nhất là các chuyên gia giỏi, chuyên gia đầu đàn trong tất cả các lĩnh vực, nhằm tạo môi trƣờng thuận lợi để cán bộ KH&CN phát triển bằng tài bằng và hƣởng lợi ích xứng đáng” với giá trị lao động của mình”. Tôn vinh với những chính sách đãi ngộ đúng mức các tổ chức và các cá nhân đã đóng góp cho sự phát triển sự nghiệp KH&CN, cũng nhƣ các tập thể, các cá nhân đạt đƣợc những kết quả nổi bật trong nghiên cứu KH&CN. Ba là, tạo ra đƣợc môi trƣờng, điều kiện để cho các nhà khoa học làm việc tốt nhất Cho đến hiện nay: “điều mà các nhà khoa học quan tâm đến đó là điều kiện môi trƣờng làm việc, tức là họ phải đƣợc tin tƣởng giao nhiệm vụ, đƣợc quyền tự do nghiên cứu và đƣợc tạo điều kiện để làm việc tốt nhất và để làm việc trong môi trƣờng đó, thì học cần đƣợc quyền tự chủ cao về nhân sự và tài chính khi tiến hành các hoạt động nghiên cứu nhƣ ở các nƣớc phát triển”. 3.4. Nâng cao nhận thức của xã hội và các tầng lớp dân cƣ về vai trò của khoa học công nghệ đối với sự phát triển của lực lƣợng sản xuất * Mục đích của biện pháp: Tri thức đƣợc coi là “nguồn lực mạnh nhất so với nguồn tài nguyên thiên nhiên, tiền bạc của cải và sức mạnh cơ bắp. Giáo dục, đào tạo sẽ giúp 46
  53. chúng ta nâng cao được nhận thức của xã hội và các tầng lớp dân cư về vai trò của KH&CN đối với sự phát triển của LLSX”. * Nội dung thực hiện: Cần phải nâng cao nhận thức xã hội và các tầng lớp bằng giáo dục và đào tạo. Chúng ta cần phải phải nâng cao sự nhận thức của xã hội và của các tầng lớp dân cƣ về KH&CN để từ đó nhanh chóng nắm rõ đƣợc và làm thủ tục các thành tựu KH&CN nghệ tiên tiến của thế giới. “Trong thời đại mà chúng ta đang sống, đó chính là thời đại KH&CN. Thì hiện tại xã hội loài ngƣời đã và đang tiếp cận đến một nền văn minh mới, trong đó có tri thức. Trƣớc hết là tri thức về KH&CN sẽ chiếm ƣu thế và phổ biến hơn. mà trong đó, bất kỳ một quốc gia nào nếu nhƣ không xây dựng cho mình một lực thì sẽ có nguy cơ tụt hậu và ngày càng xa hơn”. Tập trung vào đầu tƣ, phát triển vào giáo dục và đào tạo con ngƣời. Tuy đã hơn 40 năm thực hiện quá trình CNH, HĐH nhƣng nền sản xuất của nƣớc ta, trong đó đặc biệt là LLSX vẫn còn rất lạc hậu so với trình độ phát triển chung của thế giới. Ph.Angan đã từng viết rằng: “một dân tộc muốn đứng trên đỉnh cao của khoa học không thể không có tư duy, lý luận. Hơn nữa trong thời đại ngày nay, KH&CN phát triển rất nhanh, tri thức của KH&CN thường xuyên đổi mới, nếu không nâng cao nhận thức của xã hội và dân cư về vai trò của KH&CN đối với LLSX thì họ sẽ không tránh khỏi sự lạc hậu và từ đó dễ dàng bị đào thải”. * Điều kiện thực hiện biện pháp: Một là, vấn đề quan trọng nhất hiện nay đó là phải nhanh chóng nâng cao đƣợc trình độ giảng viên, ngoài ra cần phải tăng cƣờng sự mở rộng và nâng cao chất lƣợng đào tạo cán bộ có trình độ trên đại học, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, khẩn trƣơng đào tạo bồi dƣỡng cán bộ trẻ và giỏi. Có những chính 47
  54. sách đặc biệt để khuyến khích nghề dạy học, tạo đƣợc nhiều điều kiện thuận lợi cho việc du học hay giao lƣu quốc tế”. Hai là, cần phải đầu tƣ cho giáo dục. “Gần đây, Nhà nƣớc ta đã chú trọng tăng tỷ lệ đầu tƣ cho giáo dục. Tuy nhiên thì tỷ lệ đó vẫn ở mức dƣới 10% ngân sách hàng năm, là còn thấp và chƣa đủ để đảm bảo cho nền giáo dục cất cánh. Ngân sách Nhà nƣớc thì có hạn mà những vấn đề bức xúc giải quyết ngay thì lại nhiều”. Chính vì vậy, mà mặt cần thiết ở đây đó là phải huy động đƣợc sự đóng góp của ngƣời học, của toàn xã hội để phát triển giáo dục. Ba là, chúng ta cần phải phấn đấu để xây dựng nên một nền giáo dục đậm đà bản sắc Việt Nam. Đó là “một nền giáo dục đã phát huy đƣợc những truyền thống và những văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, một nền giáo dục hiện đại đã đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc, theo kịp trình độ phát triển của KH&CN tiên tiến trên thế giới”. Cần phải học tập những kinh nghiệm hay của nƣớc ngoài, đặc biệt của các nƣớc phát triển, là cần thiết. 48
  55. KẾT LUẬN “Từ những thành tựu rực rỡ của cách mạng KH&CN đã ảnh hƣởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống nhân loại từ kinh tế đến chính trị và văn hóa tinh thần. Trƣớc hết, cuộc cách mạng này đã sáng tạo ra một nguồn lực vật chất mới làm nền tảng cho tiến bộ xã hội, đó là một LLSX hiện đại làm cơ sở cho một nền văn minh mới của lịch sử nhân loại đang hình thành. Vì vậy, mà chúng ta phải làm gì để biến KH&CN là động lực cho sự phát triển kinh tế thành hiện thực chứ không phải trên giấy tờ hay trong những Nghị quyết” Việt Nam đã và đang trong thời kỳ hội nhập nếu không phát triển KH&CN thì chắc chắn sự tăng trƣởng kinh tế sẽ bị hạn chế, thậm chí sẽ bị chậm lại. Vì thế mà Đảng ta đã xác định mục tiêu phấn đấu đến 2030: “về cơ bản thì Việt Nam sẽ trở thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại”. Đây là mục tiêu rất khó khăn trong bối cảnh trong nƣớc và thế giới hiện nay. “Tuy nhiên chúng ta có thể đạt đƣợc mục tiêu trên nếu nhƣ chúng ta có những chính sách đúng đắn và phù hợp về KH&CN. Bài học của các nƣớc trong khu vực và trên thế giới đều nhƣ vậy, bởi vì hiện nay giá trị gia tăng của KH&CN chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng số giá trị phát triển kinh tế của xã hội đem lại”. Vai trò của KH&CN đặc biệt quan trọng, nhƣng vấn đề sử dụng nó nhƣ thế nào thì đó cũng là một yêu cầu đặt ra cho chúng ta cần phải phải quan tâm. Trong thực tế, phải coi KH&CN là của con ngƣời, phát triển KH&CN cũng không ngoài mục đích cao nhất là nhằm phục vụ cho con ngƣời. Nếu không gắn KH&CN với con ngƣời, với vấn đề về đạo đức mà vì lợi nhuận thì sự phát triển KH&CN là một thảm họa. Tóm lại, “KH&CN đã làm thay đổi căn bản và sâu sắc đến các yếu tố của LLSX”. Dƣới sự tác động của KH&CN, các yếu tố nội tại của LLSX đã và đang không ngừng phát triển. Đó là sự biến đổi của công cụ lao động, cũng nhƣ sự thâm nhập của KH&CNvào quá trình sản xuất một cách trực tiếp. 49
  56. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hồ Anh Dũng (2002), “Phát huy yếu tố con người trong lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 2. Lê Thị Kim Chi (2009), “Cách mạng khoa học – công nghệ và nền kinh tế tri thức”, Tạp chí Triết học, (số 3), trang 5-7. 3. Nguyễn Trọng Chuẩn (1990), “Góp phần vào phát triển lực lƣợng sản xuất ở nƣớc ta hiện nay”, Tạp chí Triết học, (số 2), tr.12-14 4. Vũ Đình Cự - Trần Xuân Sầm (chủ biên) (2006), “Lực lượng sản xuất mới và kinh tế trí thức”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), “Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần VIII”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), “Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần IX”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), “Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần X”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 8. Nguyễn Minh Hiển (2004), “Khoa học và công nghệ với ngành giáo dục và đào tạo”, Tạp chí Hoạt động khoa học, (số 3), trang 34-36. 9. Nguyễn Đình Hoà (2001), “Khoa học, công nghệ và đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trƣờng”, Tạp chí Triết học, (số 6), trang 12-14. 10. Bá Hƣng (2001), “Công nghệ cao – một trụ cột của nền kinh tế tri thức”, Tổng luận khoa học – công nghệ kinh tế năm 2001, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 11. Nguyễn Đặng Hƣơng (1984), “Góp phần tìm hiểu chính sách khoa học và kỹ thuật của Đảng”, Nxb Sự thật, Hà Nội. 12. Nguyễn Kiểu Liên (2005), “Khoa học kỹ thuật thế kỷ XX”, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 50
  57. 13. C.Mác (1981), “Tư bản”, tập 1, quyển thứ nhất, phần I, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 14. C.Mác (1981), “Tư bản”, tập 1, quyển thứ nhất, phần II, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 15. C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), “Toàn tập”, tập 6, Nxb Sự thật, Hà Nội. 16. C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), “Toàn tập”, tập 23, Nxb Sự thật, Hà Nội. 17. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), “Toàn tập”, tập 2, Nxb Sự Thật, Hà Nội. 18. V.I.Lênin (1997), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Hoàng Văn Phong (2003), “Để khoa học và công nghệ thực sự là nền tảng và động lực trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Cộng sản, (số 10), trang 13-15. 20. Đỗ Nguyên Phƣơng (2004), “Tăng cƣờng năng lực khoa học và công nghệ của đất nƣớc”, Tạp chí Cộng sản, (số 1), trang 32-35. 21. Hoàng Xuân Thuận (2003), “Khoa học công nghệ phát triển nông thôn miền núi: Những vấn đề cần quan tâm”, Tạp chí Hoạt động khoa học, (số 12), trang 41-43. 22. Phạm Thị Ngọc Trầm (2003), “Khoa học công nghệ với nhận thức biến đổi thế giới và con người – mấy vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 23. Tạ Doãn Trịnh (2003), “Vấn đề hiệu quả trong hoạt động khoa học và công nghệ”, Tạp chí Hoạt động khoa học, (số 8), trang 23-26. 24. Ngô Đình Xây (2000), “Mối quan hệ giữa Khoa học – kỹ thuật – công nghiệp trong lịch sử”, Tạp chí Hoạt động khoa học, (số 12), trang 27-30. 25. Vi.wikipedia.org./wiki/congnghenangluong. 26. 51