Khóa luận Mở rộng thị trường cho vay tín chấp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Huế
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Mở rộng thị trường cho vay tín chấp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_mo_rong_thi_truong_cho_vay_tin_chap_tai_ngan_hang.pdf
Nội dung text: Khóa luận Mở rộng thị trường cho vay tín chấp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Huế
- Đại học Kinh tế Huế ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Đại học kinh tế Huế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY TÍN CHẤP TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH HUẾ Giảng viên hướng dẫn: Ths. Bùi Thị Thanh Nga Sinh viên: Phan Võ Thùy Nhi Lớp: QTKD K48 Mã sv: 14K4021372 Huế, 2018
- Đại học Kinh tế Huế ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Đại học kinh tế Huế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY TÍN CHẤP TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH HUẾ Giảng viên hướng dẫn: Ths. Bùi Thị Thanh Nga Sinh viên: Phan Võ Thùy Nhi Lớp: QTKD K48 Mã sv: 14K4021372 Huế, 2018
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác. Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình Người cam đoan Phan Võ Thùy Nhi Đại học kinh tế Huế SVTH: Phan Võ Thùy Nhi i
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga Lời Cám Ơn Sau thời gian dài học tập, thực tập, và nỗ lực làm bài khóa luận tốt nghiệp cuối khóa của tôi đã được hoàn thành. Đạt được kết quả này là nhờ có sự giúp đỡ tận tình của thầy cô, gia đình, bạn bè và đơn vị thực tập. Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban giám hiệu Trường Đại học Kinh tế Huế, quý thầy cô giáo đã hướng dẫn, giảng dạy, cung cấp kiến thức và phương pháp trong 4 năm học vừa qua. Những kiến thức đã được học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu đề tài mà còn là hành trang quý giá sau này. Đặc biĐạiệt tôi xin học gửi lời cảkinhm ơn sâu sắtếc đế nHuế cô giáo Thạc sĩ Bùi Thị Thanh Nga, người đã dành nhiều thời gian và công sức trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận. Bên cạnh đó, tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng - chi nhánh Huế và các cô chú, anh chị đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực tập tại chi nhánh. Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn của mình đến gia đình, bạn bè và người thân đã luôn bên tôi, quan tâm động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Mặc dù có cố gắng nhưng do hạn chế về mặt thời gian cũng như kinh nghiệm thực tế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của quý thầy cô cũng như bạn đọc để đề tài được hoàn thiện. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Phan Võ Thùy Nhi SVTH: Phan Võ Thùy Nhi ii
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN i LỜI CÁM ƠN ii DANH MỤC VIẾT TẮT vi DANH MỤC BẢNG BIÊU vii DANH MỤC SƠ ĐỒ vii PHẦN I.ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượngĐại và phạm họcvi nghiên ckinhứu tế Huế 2 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Kết cấu đề tài 3 PHẦN II.NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 1.1. Cơ sở lý luận 4 1.1.1. Cho vay tín chấp 4 1.1.2. Mở rộng cho vay tín chấp và ý nghĩa mở rộng cho vay tín chấp 4 1.1.3. Đặc điểm và vai trò cho vay tín chấp 7 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tín chấp 9 1.1.5. Các chỉ tiêu ảnh hưởng đến khả năng mở rộng hoạt động cho vay tínchấp của ngân hàng thương mại 13 1.2. Cơ sở thực tiễn 15 1.2.1. Nhu cầu vay tín chấp của người dân 15 1.2.2. Xu hướng phát triển cho vay tín chấp trong những năm tới 16 1.2.3. Tình hình hoạt động cho vay tín chấp của các ngân hàng trên địa bàn 16 1.3. Bình luận các đề tài liên quan 17 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 18 CHƯƠNG 2: MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY TÍN CHẤP TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - CHI NHÁNH HUẾ 19 2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 19 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 19 SVTH: Phan Võ Thùy Nhi iii
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga 2.1.2. Cơ cấu tổ chức 22 2.1.3. Tình hình lao động 24 2.1.4.Kết quả hoạt động kinh doanh 25 2.2. Một số quy định cho vay tín chấp của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 26 2.2.1. Đối tượng cho vay 26 2.2.2. Thủ tục vay vốn 26 2.2.3. Nguyên tắc và điều kiện cho vay 27 2.2.4. Quy trình cho vay tín chấp tại chi nhánh VP Bank Huế 29 2.3. Tình hình hoạt động của chi nhánh trong 3 năm gần đây 30 2.3.1. Tình hình doanh số cho vay tín chấp 30 2.3.2. TìnhĐại hình doanh học số thu hkinhồi nợ cho vay tế tín chHuếấp 31 2.3.3. Tình hình dư nợ cho vay tín chấp 32 2.4. Tình hình mở rộng cho vay tín chấp tại VP Bank Huế 35 2.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng mở rộng cho vay tín chấp tại VP Bank Huế 35 2.4.2. Đánh giá khả năng mở rộng hoạt động cho vay tín chấp của Chi nhánh VP Bank Huế 38 2.5. Những cơ hội và thách thức của hoạt đông cho vay tín chấp 42 2.5.1. Cơ hội 42 2.5.2. Thách thức 42 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 43 CHUƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TÍN CHẤP TẠI CHI NHÁNH VP BANK HUẾ 44 3.1. Định hướng phát triển chung 44 3.2. Định hướng mở rộng hoạt động vay tín chấp của chi nhánh Ngân hàng VP Bank Huế. 44 3.3. Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng VP Bank Huế. .45 3.3.1. Hoạch định chiến lược mở rộng thị trường cho vay tín chấp và xác định đúng vị trí của nó trọng kinh doanh 45 3.3.2. Nâng cao hình ảnh, vị thế ngân hàng, phát triển marketing thị trường, xây dựng nguồn khách hàng bền vững, nhận diện thương hiệu 46 3.3.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ: 51 SVTH: Phan Võ Thùy Nhi iv
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga 3.3.4. Điều chỉnh lãi suất hợp lý 54 3.3.5. Nâng cao nhận thức con người về dịch vụ vay tín chấp 55 3.3.6. Tăng vốn điều lệ 56 3.3.7. Mở rộng kênh phân phối 56 3.3.8. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 57 3.3.9. Hoàn thiện chính sách thông tin, nghiên cứu, tìm hiểu, điều tra về các yếu tố liên quan đến vay tín chấp 57 3.3.10. Cải tiến cách cho vay, hoàn thiện công tác giải ngân, nâng cao tăng trưởng dư nợ 58 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 59 PHẦN III.KẾĐạiT LUẬN họcVÀ KIẾ Nkinh NGHỊ tế Huế 60 1. Kết luận 60 2. Kiến nghị 60 2.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước 60 2.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước 62 2.2.1. Hoàn thiện công tác quản lý cho vay nói chung 62 2.2.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động cho vay 63 2.3. Kiến nghị với ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 65 SVTH: Phan Võ Thùy Nhi v
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga DANH MỤC VIẾT TẮT Kí hiệu viết tắt Tên đầy đủ CVTC Cho vay tín chấp NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng Thương mại TMCP Thương mại cổ phần CBCNV Cán bộ công nhân viên Đại học kinh tế Huế SVTH: Phan Võ Thùy Nhi vi
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga DANH MỤC BẢNG BIÊU Bảng 2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2015 – 2017 25 Bảng 2.3 Tình hình cho vay tín chấp tại Chi nhánh VP Bank Huế 30 Bảng 2.4 Doanh số thu hồi nợ cho vay tín chấp của chi nhánh ngân hàng VP Bank Huế 31 Bảng 2.5 Tổng dư nợ cho vay tín chấp của chi nhánh VP Bank Huế 32 Bảng 2.6 Cơ cấu dư nợ cho vay tín chấp theo thời gian 33 Bảng 2.7 Cơ cấu dư nợ cho vay tín chấp theo mục đích sử dụng vốn 34 Bảng 2.8 Số lượng khách hàng qua ba năm 2015 – 2017 của chi nhánh VP Bank Huế 35 Bảng 2.9 Lợi nhuân cho vay tín chấp của chi nhánh qua 3 năm 2015 - 2017 35 Bảng 2.10 Tỷ Đạilệ nợ xấu tronghọc vay tínkinh chấp của chitế nhánh Huế qua 3 năm 2015 – 2017 36 Bảng 2.11Thị phần hoạt động vay tín chấp các ngân hàng trong 3 năm 2015 – 2017 37 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Bộ máy tổ chức quản lý của VP Bank Huế 22 SVTH: Phan Võ Thùy Nhi vii
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm vừa qua GDP của Việt Nam tăng trưởng ổn định và vẫn tăng dần qua hằng năm, theo đó thu nhập bình quân đầu người cũng tăng lên. Nhu cầu mua sắm của người dân tỷ lệ thuận theo làm thúc đẩy thị trường tài chính. Mặt khác, dân số Việt Nam trẻ, độ tuổi lao động hiện chiếm tới khoảng 60% mà những đối tượng này lại có nhu cầu mua sắm : xe, nhà, các vật dụng cần thiết cho cuộc sống Thêm vào đó Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài rất hiệu quả, số lượng chuyên gia, lao động người nước ngoài sangĐại Việt Nam học rất nhi ềkinhu và đây cũng tế là nhómHuế khách hàng ưa thích dịch vụ vay tín chấp. Cùng với đó là dịch vụ bán lẻ ở Việt Nam những năm qua phát triển mạnh, số lượng bạn trẻ mỗi năm ra trường ở các thành phố lớn lên đến hàng nghìn nhưng không phải ai cũng đủ điều kiện mua xe hay máy tính xách tay để phục vụ công việc và cuộc sống của mình. Cho nên vay tín chấp cũng là một kênh đưa vốn tiêu dùng vào một cách thuận lợi, qua đó thúc đẩy thị trường tài chính tiêu dùng phát triển. Chi nhánh VP Bank Huế là một trong những ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực cho vay tín chấp dưới sự lãnh đạo của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Ra đời trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng đã không ngừng thay đổi, thích nghi và phát triển trở thành một trong những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực này. Mặc dù đã đạt được rất nhiều thành công, trở thành một doanh nghiệp vững mạnh, xong để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường đầy biến động cũng như đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng cao, mở rộng thị trường cho vay tín chấp vừa là mục tiêu vừa là phương thức quan trọng để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển, thu hút vốn tiêu dùng. Duy trì mối quan hệ thường xuyên gắn bó với khách hàng , cũng cố tạo dựng uy tín doanh nghiệp và tìm kiếm những khách hàng mới. Có như vậy doanh nghiệp mới phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh , tăng thu nhập cho nhân viên. Mở rộng thị trường không những giúp cho doanh nghiệp phát triển mà còn đáp ứng được những nhu cầu cấp thiết và ngày càng tăng cao của khách hàng. Trong quá trình thực tập, nhận thấy vấn đề mở rộng thị trường cho vay tín chấp nói chung đã được ban lãnh đạo xem xét và thực hiện, tuy nhiên việc chiếm giữ thị trường nói chung và chiếm giữ thị trường cho vay tín chấp nói riêng lại càng khó khăn hơn. Với sự nổ lực và hoàn SVTH: Phan Võ Thùy Nhi 1
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga thiện nhăm gia tăng thị phần cho vay tín chấp, trong những năm qua đã đạt được một số thành tựu nhất định.Tuy nhiên do chỉ mới gia nhập thị trường trong một thời gian ngắn và còn tồn tại những hạn chyế nhất định nên hoạt động cho vay tín chấp của chi nhánh vẫn chưa đem lại hiệu quả mong muốn. Do đó, tác giả chọn đề tài : “Mở rộng thị trường cho vay tín chấp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng- Chi nhánh Huế”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Qua việc nghiên cứu thực trạnghoạt động cho vay tín chấp của chi nhánhVP Bank Huế, đề tài đưa đến sự khẳng định giữa cơ sở lí luận của vấn đề với thực tiễn kinh doanh từĐạiđó đưa ra họccác phân tíchkinh đánh giá tế và đ ềHuếra phương hướng nhằm mở rộng thị trường cho vay tín chấp tại chi nhánh VP Bank Huế. 2.2. Mục tiêucụ thể Hệ thống hóa lý luận về những vấn đề liên quan đến hoạt động mở rộng thị trường cho vay tín chấp của chi nhánh VP Bank Huế Phân tích tình hình thực trạng mở rộng hoạt động cho vay tín chấp của chi nhánh ngân hàng Phân tích những ý kiến đánh giá của khách hàng đối với hoạt động cho vay tín chấp của chi nhánh VP Bank Huế Nghiên cứu giải pháp cho hoạt động mở rộng thị trường 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Thị trường cho vay tín chấp tại chi nhánh VP Bank Huế 3.2. Đối tượng khảo sát Khách hàng vay tín chấp tại chi nhánh VP Bank Huế. 3.3. Phạm vi thời gian Số liệu sơ cấp thu được ngày 01/02/2018 đến ngày 01/03/2018 Số liệu thứ cấp thu được chủ yếu từ năm 2016 - 2017 3.4. Phạm vi không gian Chi nhánh VP BankHuế 3.5. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu và giải quyết các vấn đề về lý luận và thực tiễn hoạt động mở rộng thị trường của chi nhánh VPBankHuế. SVTH: Phan Võ Thùy Nhi 2
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp thu thập thông tin và phương pháp phân tích. Thông tin thu thập được qua nhiều kênh như quá trình thực tập trực tiếp tị chi nhánh, phỏng vấn trực tiếp cán bộ công nhân viên, khách hàng, báo cáo tài chính năm, báo cáo tín dụng Phương pháp phân tích sử dụng thông tin này, kết hợp với phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp thông tin. 5. Kết cấu đề tài Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Những vấn đề chung về hoạt động cho vay tín chấp tại VP Bank Huế ChươngĐại 2: Thực trhọcạng cho vaykinh tín chấp ttếại chi Huếnhánh VP Bank Huế Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay tín chấp tại chi nhánh VP Bank Huế Phần III: Kết luận SVTH: Phan Võ Thùy Nhi 3
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Cho vay tín chấp Vay tín chấp là hình thức cho vay không cần tài sản đảm bảo, dựa hoàn toàn vào uy tín của cá nhân về năng lực trả nợ để phục vụ cho các mục đích cá nhân, có thể là một khoản chi phí cho đám cưới, du lịch hoặc mua hàng tiêu dùng và các khoản cho vay rất thuận tiện để phục vụ cho tất cả các nhu cầu của bạn. Một khoản vay tín chấp thường dao động từ 10 triệu đồng đến 500 triệu đồng và thời hạn cho vay linh hoạt từ 12 tháng đến 60Đại tháng. học kinh tế Huế Vay tín chấp có thể vay theo lương, vay theo bảo hiểm nhân thọ, vay theo hóa đơn tiền điện, vay theo giấy phép kinh doanh, vay theo hợp đồng tín dụng trả góp, vay theo cà vẹt xe máy chính chủ và vay theo hạn mức thẻ tín dụng Khách hàng đi vay tín chấp được vay bằng tiền mặt và trả góp cả gốc và lãi hàng tháng. Vì vay tín chấp không cần tài sản đảm bảo do đó lãi suất cho vay tín chấp thường sẽ cao hơn so với vay theo hình thức thế chấp và chỉ áp dung với các khoản vay vừa và nhỏ. Lãi suất cho vay tín chấp, dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên nên không có khung quy định chi tiết. Tuy nhiên, lãi suất cho vay tín chấp từ 20%- 25%/năm là cao, trên 30%/năm là khá cao, trên 40%/năm là rất cao và nếu khách hàng phải vay với mức lãi suất trên 50%/năm là “cắt cổ”. Còn những khoản vay lãi suất lên đến 70-80%/năm có thể được xem là tín dụng đen. 1.1.2. Mở rộng cho vay tín chấp và ý nghĩa mở rộng cho vay tín chấp 1.1.2.1. Khái niệm mở rộng thị trường cho vay tín chấp Cho vay tín chấp ở các ngân hàng thương mại ngày càng chứng tỏ được vai trò của mình và vì thế các ngân hàng phải đi sâu, mở rộng lĩnh vực này để cho vay một cách có hiệu quả các khoản cho vay tín chấp Trước hết ta hiểu rằng mở rộng là sự gia tăng về mặt lượng của một đối tượng cụ thể nào đó. Chẳng hạn như mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp được hiểu là làm tăng những chỉ tiêu phản ánh mặt lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó SVTH: Phan Võ Thùy Nhi 4
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga Trên cơ sở đó ta có thể hiểu “ Mở rộng cho vay tín chấp là việc ngân hàng thương mại gia tăng hoạt động cho vay, đẩy mạnh cho vay đối với khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh có nhu cầu vay vốn mục đích tiêu dùng, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống. Từ đó làm gia tăng thu nhập cho ngân hàng và mở rộng mối quan hệ với khách hàng”. 1.1.2.2. Ý nghĩa mở rộng cho vay tín chấp Đối với ngân hàng thương mại Là nguồn lời nhuận cho ngân hàng. Cho vay đem lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Đối với cho vay tín chấp, với số lượng các món vay nhiều và lãi suất cho vay lớn nên việc mở rộng hoạt động cho vay tín chấp sẽ mang lại nguồn lợi nhuận cho ngân hàng khôngĐại hề nh ỏhọc. Là mộ t cáchkinh để ngân tế hàng Huế đa dạng hóa sản phẩm cho vay. Với việc mở rộng cho vay tín chấp, ngân hàng sẽ có thêm nhiều hơn nhưng gói cho vay đến đến với khách hàng. Điều này góp phần làm cho sản phẩm, dịch vụ cho vay của ngân hàng đa dạng hơn. Phân tán được rủi ro. Khi mở rộng cho vay tín chấp, ngân hàng đa dạng hóa sản phẩm cho vay của mình. Sẽ có thêm nhiều gói vay và các khoản vay khác nhau. Điều này góp phần làm giảm sự rủi ro cho ngân hàng. Giúp ngân hàng mở rộng, thắt chặt mối quan hệ với khách hàng. Mở rộng cho vay tín chấp làm cho ngân hàng có thêm nhiều sản phẩm dịch vụ. Và mỗi sản phẩm dịch vụ mới, ngân hàng thường có nhiều chính sách ưu đãi, điều này giúp ngân hàng mở rộng thêm nhiều khách hàng mới và thắt chặt thêm mối quan hệ với các khách hàng cũ. Thu hút được nguồn vốn từ khách hàng đi vay. Khi thu hút được thêm nhiều khách hàng mới, cùng với việc mối quan hệ tốt với khách hàng. Ngân hàng có thêm rất nhiều cơ hội để tiếp cận với nguồn vốn từ khách hàng Đối với khách hàng Giúp khách hàng có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn, được hưởng các tiện ích mình mong muốn trước khi tích lũy đủ tiền. Mở rộng cho vay tín chấp có ý nghĩa rất lớn đối với các khách hàng. Nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân và hộ gia đình là rất lớn và thường xuyên nhưng không phải lúc nào họ cũng có đủ nguồn lực tài chính để đáp ứng các nhu cầu đó. Với việc NHTM mở rộng cho vay tín chấp, khách hàng có nhiều cơ hội tiếp cận với nguồn vốn hơn, được hưởng các tiện ích, được sử dụng các hàng hoá và dịch vụ mình mong muốn trước khi tích luỹ đủ tiền.Giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. Với việc ngân hàng mở rộng cho vay tín chấp, khách hàng có thêm SVTH: Phan Võ Thùy Nhi 5
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga nhiều cơ hội hơn để tiếp cận với nguồn vốn. Điều này giúp họ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và chất lượng cuộc sống được nâng cao. Đối với nhà sản xuất Giúp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Cho vay tín chấp bổ sung số tiền còn thiếu giúp người tiêu dùng có đủ khả năng tài chính để hưởng thụ giá trị hàng hoá, dịch vụ, từ đó đẩy mạnh khả năng tiêu thụ sản phẩm và mang lại lợi nhuận cho nhà sản xuất. Mạng lại nhiều cơ hội giải quyết được bế tắc giữa khâu sản xuất và lưu thông hàng hóa. Việc mở rộng cho vay tiêu dùng kích thích người dân hưởng thụ hàng hóa dịch vụ. Điều này mang lại nhiều cơ hội giải quyết được bế tắc giữa các khâu sản xuất và lưu thông hàng hoá. Tạo điều kiện mở rộng sản xuất. Khi khách hàng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụĐạinhiều hơn học thì nhà skinhản xuất bán tế đượ cHuế nhiều sản phẩm hơn, quay vòng vốn nhanh hơn, trên cơ sở đó có điều kiện đầu tư mở rộng sản xuất. Góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường thu nhập cho nhà sản xuất. Nhờ việc mở rộng cho vay tiêu dùng mà người dân có thêm điều kiện để hưởng thụ nhiều hơn những sản phẩm dịch vụ, mang lại nhiều lợi ích cho nhà sản xuất. Như vậy, việc mở rộng cho vay tiêu dùng góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường thu nhập cho các cơ sở sản xuất Đối với nền kinh tế xã hội Là đòn bẩy kích cầu hàng hóa dịch vụ. Mở rộng cho vay tín chấp tạo ra nhiều cơ hội cho người dân tiếp cận nguồn vốn trước khi họ tích lũy đủ tiền để chi tiêu. Nên nó là đòn bẩy để kích cầu hàng hóa dịch vụ. Mở rộng sản xuất, thúc đẩy kinh tế. Khi hàng hóa, dịch vụ được sử dụng nhiều hơn thì nó sẽ mang lại lợi nhuận cho nhà sản xuất. Từ đó, nhà sản xuất có thể mở rộng sản xuất, mang thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ cung ứng làm thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Giúp gia tăng các cơ hội việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp Khi các nhà sản xuất mở rộng sản xuất thì sẽ cần thêm lượng lao động để cung ứng sản phẩm, dịch vụ ra thị trường. Điều này đã làm gia tăng thêm các cơ hội việc làm cho người dân, góp phần làm cho tỷ lệ thất nghiệp giảm. Tăng thu nhập của người dân. Mở rộng cho vay tín chấp là đòn bẩy kích cầu hàng hoá dịch vụ, mở rộng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhờ đó, các cơ hội việc làm được tạo ra nhiều hơn, tỷ lệ thất nghiệp cũng như các tệ nạn xã hội giảm, đồng thời thu nhập của người dân tăng lên. Dịch vụ này của ngân hàng thoả mãn tốt nhất các nhu cầu của người tiêu dùng, do đó góp phần nâng SVTH: Phan Võ Thùy Nhi 6
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga cao chất lượng đời sống vật chất cũng như tinh thần của họ. Rõ ràng, mở rộng cho vay tín chấp không những có vai trò quan trọng đối với các chủ thể như người tiêu dùng, ngân hàng thương mại, nhà sản xuất mà còn có ý nghĩa vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của mỗi quốc gia. 1.1.3. Đặc điểm và vai trò cho vay tín chấp 1.1.3.1. Đặc điểm cho vay tín chấp Cho vay tín chấp là một trong số hoạt động không thể thiếu của ngân hàng. Đây là hoạt động rất rủi ro nhưng được chủ trọng phát triển. Có những đặc điểm riêng thể hiện sự khác biệt đối với các loại hình vay khác: Quy mô khoản vay nhỏ: Hầu hết các khoản vay tín chấp có quy mô nhỏ và khối lượng cũng khôngĐại lớn lắm,học do cho kinh vay để đáp tếứng Huếnhu cầu cá nhân hoặc các hộ gia đình nhằm mục đích tiêu dùng hoặc thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ nên quy mô một khoản vay tương đối nhỏ so với tài sản của ngân hàng, số lượng khoản vay cũng không lớn bới ngân hàng duyệt dựa trên uy tín của khách hàng. Do đặc thù của các khoản vay tín chấp đã giới hạn số lượng của các khoản vay. Tuy nhiên đối tượng cá nhân và hộ gia đình cũng nhiều, nhu cầu tiêu dùng cũng đa dạng nên khoản vay này đôi khi cũng có chuyển bước đáng kể. Mục đích vay: Nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh nhỏ của cá nhân và hộ gia đình. Do đó nhu cầu vay vốn thuộc vào tâm lý của khách hàng và chu kỳ kinh tế của người đi vay. Khi nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định, khách hàng sẽ có thái độ lạc quan hơn về tương lai, họ hi vọng sẽ có nhiều khoản thu nhập hơn trong tương lai và như vậy sẽ thúc đẩy sự chi tiêu cho tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh ở hiện tại. Ngược lại khi nền kinh tế suy thoái người dân có xu hướng giảm tiêu dùng, giảm đầu tư vào sản xuất kinh doanh, thay vào đó là tăng cương tiết kiệm và hạn chế vay mượn từ ngân hàng. Nhu cầu vay của khách hàng thường kém nhạy cảm với lãi suất, thông thường người đi vay quan tâm tới số tiền mà họ vay hơn lãi suất mà họ phải chịu. Mức thu nhập và trình độ dân trí là hai nhân tố tác động lớn đến nhu cầu vay của khách hàng Rủi ro cho vay tín chấp rất cao: xuất phát từ những biến động về tài chính ảnh hưởng đến khả năng chi trả khoản nợ hay khách hàng cố tình không chịu trả nợ hoặc do sự biến động về sức khỏa, công việc Việc thẩm định khả năng trả nợ là rất khó khăn SVTH: Phan Võ Thùy Nhi 7
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga Đặc biệt, ngân hàng quyết định cho khách hàng vay là do sự tin tưởng của cả đôi bên vì không có tài sản đảm bảo nếu rủi ro xảy ra. Do vậy các ngân hàng thường xem xét kĩ lưỡng trước khi đồng ý kí kết hợp đồng. Lãi suất cho vay cao: Do quy mô của các khoản vay thường nhỏ dẫn đến chi phí cho vay về thời gian, nhân lực đi thẩm định, quản lí các khoản cho vay này cao đồng thời rủi ro của các khoản vay này rất cao, do vậy lãi suất của loại hình cho vay này thường cao hơn loại hình cho vay khác của ngân hàng thương mại. Tư cách của khách hàng là yếu tố khó xác định song lại rất quan trọng, quyết định sự hoàn trả của khoản vay. Vì vậy mức độ rủi ro của vay tín chấp rất cao. Nguồn trả nợ chủ yếu của người đi vay có thể biến động lớn, phụ thuộc vào quá trình làm việc,Đại kỹ năng vàhọc kinh nghi kinhệm đối vớ i tếcông viHuếệc của những người này. Chất lượng các thông tin tài chính của khách hàng vay thường không cao. 1.1.3.2. Vai trò cho vay tín chấp Đối với người tiêu dùng Nền kinh tế càng ngày càng phát triển, nhu cầu con người ngày càng phong phú, đa dạng. Họ mong muốn hưởng thụ các tiện ích, các sản phẩm nâng cao đời sống, vật chất con người. Tuy nhiên, không phải lúc nào khả năng tài chính nói chung và thu nhập nói riêng của họ cũng cho phép họ đáp ứng được các nhu cầu hiện tại. Vì vậy, con người thường được thụ hưởng khi về già. Tuy nhiên lúc này, cảm nhận về sự hưởng thụ có xu hướng giảm. Với hoạt động cho vay tín chấp của ngân hàng đã giúp người dân được hưởng các dịch vụ, tiện ích đó một cách nhanh chóng trước khi họ đủ tiền bởi thay vì trả một khoản tiền lớn tại thời điểm mua sản phẩm, dịch vụ, họ chỉ phải trả dần một khoản tiền lớn tại thời điểm mua sắm hàng hóa dịch vụ . Mặc khác, không phải cá nhân, hộ kinh doanh nào cũng có đủ tích lũy dự phòng cho các khoản chi tiêu mang tính đột xuất, cấp bách như y tế, giáo dục Như vậy ngân hàng đã giúp người tiêu dùng kết hợp nhu cầu chi tiêu hiện tại và khả năng thanh toán trong tương lai. Điều này phù hợp với những cá nhân, hộ gia đình có thu nhập trung bình, chiếm tỷ trọng lớn trong xã hội. Kích thích khách hàng làm việc hiệu quả hơn: Cho vay tín chấp kích thích người lao động thanh toán nhanh chóng các khoản nợ cho ngân hàng, trở thành người sở hữu thực sự đối với hàng hóa dịch vụ đó. Có thể nói cá nhân, hộ kinh doanh là những người hưởng lợi nhiều nhất từ cho vay tín chấp. SVTH: Phan Võ Thùy Nhi 8
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga Nhờ có hoạt động vay tín chấp mà người tiêu dùng có thu nhập ở mức trung bình hay thấp đều có thể mua được hàng hóa với giá trị lớn như căn hộ ở chung cư, phương tiện đi lại có giá cao, lớn hơn hẳn với mức lương mà cá nhân tiêu dùng nhận được trong mỗi tháng và giúp họ có thể nâng cao cuộc sống hơn Trên thực tế việc vay tín chấp phải chịu lai suất cao nhưng đổi lại là chúng ta có được tài sản mà ta muốn ở ngay thời điểm ấy. Vì vậy lợi ích của dịch vụ vay tín chấp với ngân hàng và người tiêu dùng tương đối lớn. Nền kinh tế của nước nhà: Người dân sẽ có thêm cơ hội để tiếp cận, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ mới. Vai trò của vay tín chấp đối với nền kinh tế là không thể phủ nhận. Ngân hàng cho vay tín chấpĐạiđể úc đâyhọc thị trư ờngkinh tiêu dùng, tế phát Huếtriển nền kinh tế. Mức tiêu dùng càng phát triển thì các nhà sản xuất, doanh nghiệp phát triển, kéo theo nền kinh tế cũng phát triển theo, do đó việc tiêu dùng mọi người chính là điểm tựa, đòn bẩy cho nền kinh tế cũng như kích thích việc cung cấp hàng hóa. Vì vậy, vay tín chấp ngân hàng càng mạnh thì tiêu dùng và nhu cầu mua sắm của mọi người càng lớn sẽ làm cho nền kinh tế phát triển. Từ đó việc cho vay tín chấp là hướng đi đúng đắn của nhiều ngân hàng Ngân hàng thương mại: Trách nhiệm của các ngân hàng thương mại là nhận tiền gửi của các đối tượng và tìm các phương án để huy động vốn cho vay đối với các cá nhân cũng như dong nghiệp. Muốn vậy các ngân hàng cần phải khai thác các thị trường như cho vay tiêu dùng, cho vay doanh nghiệp. Ngoài ra, các ngân hàng cần phải quan tâm tới đối tượng khách hàng là cá nhân. Việc ngân hàng đó có uy tín hay không đều là nhờ các đối tượng cá nhân quảng cáo. Vì vậy các ngân hàng thương mại nên quan tâm đến đối tượng khách hàng là các cá nhân thông qua việc mở rộng vay tín chấp để giúp ngân hàng có thể phát triển được trên thị trường 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tín chấp 1.1.4.1. Nhân tố khách quan Môi trường pháp lý: Những văn bản pháp luật về hoạt động của các tổ chức tín dụng, quy chế cho vay chính là môi trường pháp lý cho hoạtđộng cho vay tín chấp. Bản chất của cho vay tín chấp là hoạt động đem lại lợi nhuận cao nhưng rủi ro lớn, số lượng món vay nhiều SVTH: Phan Võ Thùy Nhi 9
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga nhưng chất lượng thông tin về khách hàng không cao, do đó yêu câu về một môi trường pháp lý hoàn thiện để điều chỉnh hoạt động cho vay tín chấp là điều cần thiết. Khi đó, một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh chính là cơ sở để phát triển thị trường tín dụng an toàn, thúc đẩy các tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ tài chính chất lượng cao cho dân cư, đảm bảo quyền lợi cho cả ngân hàng và khách hàng. Môi trường kinh tế: Như ta đã biết, môi trường kinh tế bao gồm có : trình độ phát triển kinh tế, sự ổn định về kinh tế, thu nhập quốc dân, thu nhập bình quân đầu người, chính sách tiền tệ, đầu tư, và các yếu tố khác sẽ tác động đến nhu cầu và cách thức tiêu dùng của người dân.Đặc biệt, khi đời sống người dân càng cao thì nhu cầu vay vốn càng lớn vì người dân họ cóĐại nhu cầu học mua sắm, kinhchi tiêu và sảntế xuất Huế kinh doanh, từ đó tạo điều kiện, cơ hội cho ngân hàng phát triển dịch vụ của mình. Nhưng cũng có những thách thức mà đòi hỏi ngân hàng phải có sự điều chỉnh để có thể tồn tại và phát triển. Là một trong những yếu tố có khả năng tác động đến hoạt động cho vay tín chấp bởi lẽ nó có khả năng tác động mạnh đến nhu cầu vay tín chấp của người dân. Cho vay tín chấp có nhạy cảm theo chu kì kinh tế: Doanh số vay tín chấp tăng lên khi nền kinh tế phát triển, khi người dận cảm thấy an tâm về tương lai cũng như nhìn thấy được nguồn thu đem lại, doanh số cho vay tín chấp sẽ không khả quan khi nền kinh tế bị trì trệ, khủng hoảng hay sa sút, Sự ổn định về kinh tế, đặc biệt là ổn định về lạm phát, giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái làm cho các ngân hàng yên tâm khi cho vay tín chấp Một yếu tố kinh tế nữa là tình hình kinh tế thế giới. Với xu thế toàn cầu hóa, nền kinh tế thế giới sẽ có rất nhiều nhà đầu tư, tập đoàn, tài chính nước ngoài làm sự cạnh tranh trở nên gay gắt . Từ đó các ngân hàng trong nước phải có những thay đổi mạnh mẽ, trong tất cả các hoạt động của mình để có thể cạnh tranh được với các ngân hàng nước ngoài. Chính vì thế, một nền kinh tế ổn định là điều kiện thuận lợi để các tổ chức tài chính và khách hàng tham gia vào hoạt động cho vay tín chấp Nhóm khách hàng mục tiêu của hoạt động cho vay tín chấp: Để phát triển một hoạt động kinh doanh thì điều không thể không quan tâm là nhóm khách hàng mục tiêu cảu hoạt động kinh doanh ấy. Cho vay tín chấp cũng vậy, theo tâm lý học thì những yếu tố văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý của nhóm khách hàng này có khả năng ảnh hưởng tới nhu cầu vay tín chấp của họ và vì thế có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tín chấp của ngân hàng. SVTH: Phan Võ Thùy Nhi 10
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga Cụ thể: Yếu tố văn hóa: những nền văn hóa khách nhau thì người dân bị ảnh hưởng những suy nghĩ về cách sống và cách hưởng thụ. Đối với nền văn hóa mang nặng tích lũy văn hóa lâu đời người ta càng chủ trọng tiết kiệm, ít tiêu dùng, mua sắm hơn do vậy hoạt động cho vay kém phát triển. Đối với những nền văn hóa hiện đại, tư tưởng một số bộ phận người dân thoáng hơn, họ muốn hưởng thụ, tiêu dùng để nâng cao chất lượng cuộc sống Yếu tố xã hội: Xã hội thường được phân thành ba nhóm: giàu, trung bình, nghèo. Đối với từng nhóm có nhu cầu tiêu dùng khách nhau nên dẫn tới nhu cầu vay tín chấp khác nhau: nhóm nghèo tập trung chủ yếu vào các nhu cầu cần thiết trong cuộc sống, nhómĐại trung bhọcình thì ch ủkinh yếu để mua tế sắm xeHuế cộ,giáo dục, sửa nhà Những nơi có nhu cầu tiêu dùng cao thì hoạt động cho vay tín chấp càng phát triển. Thành thị sẽ phát triển hơn nông thôn, nơi dân trí cao sẽ phát triển hơn nơi dân trí thấp. Yếu tố đặc điểm cá nhân:yếu tố này liên quan đến tuổi tác, giai đoạn của chu kì đời sống, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, nhân cách sống, nghề nghiệp . Mỗi giai đoạn đều có nhu cầu vay riêng. Theo nghiên cứu, tỷ lệ người trẻ tuổi có xu hướng vay nợ tốc độ nhanh hơn người lớn tuổi, phong cách sống hiện đại cũng có xu hướng vay tín chấp cao hơn so với phong cách sống bình dị Yếu tố tâm lý: Đây là yếu tố quan trọng chi phối hành vi của người tiêu dùng. Động cơ vay tín chấp của khách hàng thường là động cơ thúc đẩy khách hàng hưởng thụ và thể hiện. Tuy nhiên các khách hàng khi vay tín chấp chủ yếu chỉ lo ngại về yếu tố tâm lý hoặc lo lắng về khả năng trả nợ trong tương lai. Khách hàng cá nhân thường mang nặng tâm lý ngại rủi ro khi giao dịch tiền bạc với khách hàng, ngại phiền phức, thủ tục. Đối với người thu nhập cao, họ thường sợ lộ thông tin về thu nhập. Còn đối với người thu nhập thấp họ lại mặc cảm. Bởi vậy yếu tố này khá nhạy cảm và có thể thay đổi khi bị tác động từ bên ngoài ( nhân viên tín dụng ) hay bối cảnh xã hội thay đổi. 1.1.4.2. Nhân tố chủ quan Nhân tố thuộc về ngân hàng: Chính sách tín dụng của NHTM là hệ thống các chủ trương, định hướng, quy định, chi phối hoạt động tín dụng của ngân hàng đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân từ đó để đạt được mục tiêu ngân SVTH: Phan Võ Thùy Nhi 11
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga hàng đã hoạch định. Tùy từng thời kì và định hướng phát triển của ngân hàng trong thời kì đó, chính sách tín dụng sẽ được xây dựng cho phù hợp. Bởi vậy nó ảnh hưởng tới khách hàng có muốn vay tín chấp hay không. Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh của ngân hàng, là nền móng trong việc đưa ra quyết định cho vay và danh mục cho vay. Hơn nữa hoạt động tín dụng bao trùm hết hoạt động của ngân hàng nên đóng vai trò rát quan trọng trong việc vay tín chấp Nhân tố về nhân sự: Năng lực của cán bộ nhân viên, con người là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định sự thành bại của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cũng như trong hoạt động ngân hàng nói riêng. Để có được những khoản cho vay tín chấp có chất lượng tốt, thu Đạihút đượ c họckhối lượ ngkinh khách hàng tế lớ n Huếthì ngân hàng phải chú trọng từ công tác tiếp xúc, thẩm định hồ sơ, giám sát khách hàng, thu nợ Do đó, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như nhận thức và đạo đức của cán bộ tín dụng đóng vai trò quan trọng nhất trong số các nhân tố tác động tới khả năng cho vay của ngân hàng. Ngay trong lần tiếp xúc ban đầu, những nhân viên tín dụng có kinh nghiệm có thể đánh giá sơ bộ về sự trung thực, đạo đức của khách hàng. Yếu tố này giúp cho quyết định cho vay có thể diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn. Thực tế hiện nay nhiều ngân hàng đã rất chú trọng tới tác phong, thái độ phục vụ khách hàng của nhân viên. Một nhân viên có tác phong chuyên nghiệp, niềm nở và nhiệt tình phục vụ khách hàng thì sẽ chiếm được cảm tình của khách hàng, khiến họ cảm thấy thoải mái và yên tâm khi quan hệ với ngân hàng. Đặc biệt, đạo đức nghề nghiệp, sự tôn trọng pháp luật cũng như các quy định của ngân hàng và tinh thần trách nhiệm của nhân viên cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của việc cho vay. Chính vì vậy, ngân hàng phải có chính sách đãi ngộ hợp lí, thường xuyên giáo dục nhắc nhở các nhân viên về nhận thức, đạo đức nghề nghiệp cũng như trách nhiệm trong công việc. Mạng lưới hoạt động của ngân hàng: Đây là một nhân tố quan trọng trong hoạt động vay tín chấp, bởi các chi nhánh được coi là kênh phân phối của NHTM, thông qua xây dựng các trụ sở và hệ thống cơ sở vật chất tại những địa điểm nhất định mà khách hàng tìm đến ngân hàng. Việc cung cấp dịch vụ ngân hàng chủ yếu là bằng lao động thủ công của đội ngủ nhân viên ngân hàng. Đối với loại hình sản phẩm tín dụng, khách hàng muốn sử dụng sản phẩm sẽ SVTH: Phan Võ Thùy Nhi 12
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga phải đến giao dịch trực tiếp tại trụ sở hoặc quầy giao dịch của chi nhánh. Mỗi ngân hàng đều có chi nhánh rộng khắp Bên cạnh những nhân tố đã nêu trên thì công nghệ và uy tín của ngân hàng cũng tác động tới chi phí của khoản vay, công nghệ càng cao ngân hàng càng có khả năng tiết kiệm được chi phí và đưa ra các mức lãi suất cạnh tranh. Ngân hàng càng có uy tín, vị thế lớn trên thị trường thì càng có khả năng thu hút được nhiều khách hàng, từ đó mở rộng cho vay tín dụng 1.1.5. Các chỉ tiêu ảnh hưởng đến khả năng mở rộng hoạt động cho vay tínchấp của ngân hàng thương mại 1.1.5.1. Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số cho vay tín chấp: Doanh Đạisố cho vay học tín chấp làkinh cộng dồn cáctế kho Huếản vaytrong một kì kế toán ( Có thể là một tháng, một quý hay một năm ). Đó là tổng số tiền khách hàng vay trong một kỳ. Đây là con số mang tính thời kỳ nên nó phản ánh một cách khái quát nhất về quy mô, hoạt động cho vay tín chấp của ngân hàng trong một thời gian nhất định, thường là một năm tài chính 1.1.5.2. Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ cho vay tín chấp: Dư nợ cho vay tín chấp phản ánh số tiền khách hàng đang nợ ngân hàng tại một thời điểm nhất định dựa trên số tiền đang vay cuối kì trên bảng cân đối kế tóa. Chỉ tiêu này mang tính thời điểm, phản ánh khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, khả năng cạnh tranh thu hút của ngân hàng. 1.1.5.3. Chỉ tiêu phản ánh số lượng khách hàng Số lượng khách hàng là tổng số khách hàng thực hiện giao dịch với ngân hàng trong một thời kì thường là một năm. Trong đó vay tín chấp, số lượng khách hàng thể hiện qua số các khoản vay tín chấp mà ngân hàng đã cấp cho khách hàng Chỉ tiêu này được tính bằng hiệu số giữa lượng khách hàng năm t với số lượng khách hàng năm ( t-1) Dựa vào việc so sánh số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm qua các năm ta sẽ thấy được tình hình hoạt động cho vay tín chấp tại ngân hàng cùng với xu hướng mở rộng hay thu hẹp cho vay tín chấp của ngân hàng. Mở rộng CVTC là ngân hàng phải giữ vững lượng khách hàng trọng hiện tại và không ngừng làm nó gia tăng. SVTH: Phan Võ Thùy Nhi 13
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga 1.1.5.4. Lợi nhuận từ cho vay tín chấp Lợi nhuận là một trong những tiêu chí quan trọng mà các ngân hàng hướng tới. Lợi nhuận cho vay tín chấp được tín bằng hiệu số giữa doanh thu và chi phí hoạt động cho vay tín chấp. Trong đó: Doanh thu từ CVTC bao gồm các khoản lãi cho vay và các chi phí thu được. Chi phí CVTC gồm chi phí huy động vốn ( chi phí trả lãi tiền gửi, tiền vay), chi phí marketing và các chi phí vay khác. Lợi nhuận thu được từ cho vay tín chấp càng lớn phần nào thể hiện hoạt động cho vay tín chấp của ngân hàng ngày càng có hiệu quả. 1.1.5.5. Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay tín chấp: Nợ xấuĐại trong vay học tín chấp làkinh khoản vay tếmượ nHuế từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác mà đến thời hạn thanh toán khách hàng không có khả năng hoàn trả và không được ngân hàng cho gia hạn nợ hay giãn nợ. Thông thường nếu khách hàng chậm 90 ngày sẽ bị liệt vào nợ xấu nhóm Ý nghĩa: Nếu một ngân hàng thương mại có tỷ lệ nợ xấu trong cho vay tín chấp cao sẽ bị đánh giá là có độ rủi ro trong cho vay tín chấp cao. Ngược lại ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cho vay tín chấp thấp ( dưới 3%) đồng nghĩa với việc ngân hàng đó có khả năng quản lý và thu hồi vốn cho vay tín chấp tốt, do đó sẽ làm tăng niềm tin của người tiêu dùng vào ngân hàng hơn. 1.1.5.6. Thị phần trong cho vay tín chấp Thị phần cho vay tín chấp là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà ngân hàng đó chiếm lĩnh Thị phần = doanh số cho vay tín chấp của ngân hàng / Tổng doanh số của thị trường Ý nghĩa: Thị phần nói rõ phần sản phẩm tiêu thụ của riêng doanh nghiệp so với tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Để giành giật mục tiêu thị phần trước đối thủ, doanh nghiệp thường phải có chính sách giá phù hợp thông qua mức giảm giá cần thiết, nhất là khi bắt đầu thâm nhập thị trường mới. 1.1.5.7. Mức độ hài lòng của khách hàng Chỉ tiêu này đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng cho vay tín chấp của ngân hàng. Nếu chất lượng cho vay tín chấp của ngân hàng tốt, từ đó sẽ tạo sự tin tưởng, thoải mái cho khách hàng đến vay vốn. Mức độ hài lòng của khách hàng càng cao thì khả năng thu hút lượng khách hàng mới sử dụng dịch vụ cho vay tín SVTH: Phan Võ Thùy Nhi 14
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga chấp của ngân hàng càng nhiều và điều này cho thấy khả năng mở rộng cho vay tín chấp của ngân hàng càng tốt và ngược lại. Khả năng gia tăng uy tín và mức độ nhận biết thương hiệu ngân hàng của khách hàng Chỉ tiêu này đánh giá mức độ hiểu biết của khách hàng về các hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng phải điều tra xem khách hàng biết đến ngân hàng của mình như thế nào. Một khi thương hiệu của ngân hàng được định vị trong tâm trí của khách hàng thì khách hàng sẽ tìm đến ngân hàng khi có nhu cầu. Đây là điều rất cần thiết từ đó đưa ra các chiến lược marketing phù hợp cho các sản phẩm cho vay tiêu dùng. Nếu ngân hàng có khả năng gia tăng uy tín và khả năng nâng cao mức độ nhận biết thương hiệu với khách hàng thì cho thấy khả năng mở rộng cho vay tín chấp của ngân hàng càng cao. 1.1.5.8. Mức độ đa dạng hóa cho vay tín chấp Số lượngĐại sản ph ẩmhọc cho vay kinhtín chấp là ytếếu t ốHuếđánh giá đầu tiên về mức độ phát triển các hoạt động dịch vụ của ngân hàng. Số lượng các sản phẩm cho vay tín chấp càng nhiều, càng đa dạng, phong phú thì ngân hàng sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch với ngân hàng. Trong môi trường mang tính cạnh tranh cao như hiện nay, các ngân hàng luôn chú trọng đầu tư, nghiên cứu đưa ra thị trường các sản phẩm cho vay tín chấp đa dạng, với nhiều tiện ích. Các sản phẩm cho vay tín chấp với các đặc tính khác nhau, hướng tới những đối tượng khác nhau trong nền kinh tế, từ đó các ngân hàng thu hút được nhiều đối tượng khách hàng hơn, từ đó cho thấy khả năng mở rộng cho vay tín chấp của ngân hàng là tốt hơn và ngược lại. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Nhu cầu vay tín chấp của người dân Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển kéo theo đời sống tăng cao của con người, vì thế nhu cầu tiêu dùng và hưởng thụ cuộc sống ngày càng được nâng cao. Người dân có nhu cầu thiết yếu về việc mua xe cộ, mua nhà, laptop, đi du học Cùng với đó các hộ gia đình muốn hoạt động kinh doanh nhỏ bằng cách mua máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, xây dựng cơ sở hạ tầng cho nên họ đành cho phép mình chi tiêu vượt mức thu nhập dẫn đến nhu cầu cho vay tín chấp được nâng cao vì không cần phải có tài sản đảm bảo. Điều này đã tạo nên một thị trường tiềm năng để các ngân hàng cho vay tín chấp. Khi đó việc thẩm định các hồ sơ cho vay là một trong những quá trình quan trọng nhất để có thể biết được khả năng trả nợ của khách hàng để tránh nợ xấu, nợ quá hạn Cùng với đó giúp ngân hàng đưa ra lãi sất và số tiền cho vay phù hợp. SVTH: Phan Võ Thùy Nhi 15
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga 1.2.2. Xu hướng phát triển cho vay tín chấp trong những năm tới Đẩy mạnh tín dụng tín chấp đang là xu hướng tất yếu là điều kiện khách quan cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Đồng thời nó cũng là chiến lược, là mục tiêu và là thị trường đầy tiềm năng cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong vài năm trở lại đây, Việt Nam luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao, 7,5% đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Với số dân là 90 triệu người thì việc mở rộng thị trường cho vay tín chấp là một điều vô cùng thuận lợi. Trong thời gian tới, ngân hàng đẩy mạnh hoạt động tín dụng cho vay tín chấp để thực hiện chiến lược đa dạng hóa ngân hàng, phân tán rủi ro và kích thích nền kinh tế phát triển, cải thiện đời sống cho người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo, mang lại cuộc sống đầy đủ cho người dân Qua đóĐại chúng ta họccần tập trung kinh một số ltếĩnh v ựHuếc: Cho vay qua thẻ: Thị trường tiền tệ ở Việt Nam đang phát triển với tốc độ rất nhanh, trong năm 2017 đã hơn 700.000 thẻ và doanh số sử dụng thẻ cũng tăng tương ứng. tỷ trọng thanh toán qua thẻ khá cao cho thấy tiềm năng phát triển sản phẩm này. Đời sống người dân ngày càng cao, công nghệ ngày càng hiện đại, người dân muốn có một sản phẩm dịch vụ nhanh chóng và thuận tiện, đồng thời nhu cầu mua sắm, du lịch ngày càng cao nên những thẻ tín dụng ra đời sẽ góp phần thúc đẩy thị trường cho vay ngày càng phát triển. Cho vay tín chấp thông thường: Mặc dù nhu cầu cho vay tín chấp của người dân là rất lớn như vay để mua sắm nội thất, vay để kinh doanh nhưng số lượng các ngân hàng phục vụ nhu cầu này chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn và chỉ cho vay đối với cán bộ, viên chức nhà nước với mức vay tương đối thấp so với nhu cầu. Các ngân hàng cũng cần phải tiếp cận với một số các đối tượng khác để họ có thể tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng đồng thời ngân hàng cũng thu được lợi nhuận. 1.2.3. Tình hình hoạt động cho vay tín chấp của các ngân hàng trên địa bàn Hiện nay. Các ngân hàng nư ACB, BIDV, Quân Đội cũng đang đẩy mạnh dịch vụ cho vay tín chấp. Có thể kể đến việc BIDV áp dụng mức lãi suất ưu đãi khoảng 11%/ năm là một động thái thúc đẩy phát triển thị trường cho vay tín chấp và thu hút khách hàng. Tuy nhiên, để được vay tại những ngân hàng này, thì khách hàng cần phải thỏa mãn một số điều kiện khắt khe như: Làm việc trong nhà nước với mức lương từ 5 triệu đồng trở lên, làm việc trong câc công ty lớn như điện lực, bảo hiểm thay vì tại VP SVTH: Phan Võ Thùy Nhi 16
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga Bank chỉ cần 4.500.000 đồng và có hợp đồng lao động là có thể vay được. Khách hàng phải chấp nhận quy trình thẩm định rườm rà, phức tạp, tốn thời gian cũng như nguy cơ bị trả lại hồ sơ, không nhận được vốn vay. Nhìn lợi ích thực tế có thể nói, sự biến động cho vay của các ngân hàng năm 2017 là rất tích cực. Bất chấp lãi suất có tăng hay không. Tuy nhiên, với việc mở rộng quy mô cho vay, nới lỏng điều kiện cho vay đã giúp các ngân hàng thu hút được một lượng khách hàng lớn và đa dạng hơn trong các sản phẩm cho vay. 1.3. Bình luận các đề tài liên quan “Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam Eximbank chi nhánh Huế” Ưu điểm: Nêu rõ Đạithực trang học cho vay tiêukinh dùng tại chitế nhánh Huế Eximbank Huế Đưa ra các sản phẩm đề xuất đáp ứng với nhu cầu của khách hàng và tình hình kinh tế hiện nay Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng một cách chi tiết, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện Kết cấu bài làm chặt chẽ, logic, sử dụng các dữ liệu thứ cấp phù hợp với yêu cầu của đề tài Nhược điểm: Đưa ra các giải pháp còn sơ sài, chưa nêu rõ cụ thể từng giải pháp Các giải pháp hay còn thiếu nhiều, chưa nêu rõ giải pháp marketing hữu hiệu để mở rộng thị trường “Phát triển hoạt động cho vay thấu chi tại ngân hàng TMCP Hàng Hải - Chi nhánh Huế” Ưu điểm: Đưa ra các giải pháp hiệu quả để phát triển hoạt động cho vay thấu chi tại chi nhánh Phân tích thực trạng logic, đầy đủ với các bảng số liêu hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong vòng 3 năm để từ đó đưa ra giải pháp So sánh chi nhánh ngân hàng Hàng Hải với các ngân hàng khác trên địa bàn để đưa ra các chính sách phát triển hoạt động cho vay thấu chi Nhược điểm: Chưa trình bày ngắn gọn, trọng tâm vào để tài, cần giải thích ngắ gọn, xúc tích về ý nghĩa của việc phát triển thị trường cho vay thấu chi Chưa có căn cứ, cơ sở nào để so sánh các ngân hàng với nhau để đưa ra nhận xét Phần đưa ra giải pháp tuy hay nhưng còn thiếu nhiều giải pháp cơ bản. SVTH: Phan Võ Thùy Nhi 17
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong chương 1, khóa luận đã nghiên cứu cơ bản về cho vay tín chấp và mở rộng cho vay tín chấp. Đây là cơ sở để khóa luận tiếp tục nghiên cứu thực trạng mở rộng hoạt động cho vay tín chấp tại chi nhánh ngân hàng VP Bank Huế trong chương 2. Đại học kinh tế Huế SVTH: Phan Võ Thùy Nhi 18
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga CHƯƠNG 2:MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY TÍN CHẤP TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - CHI NHÁNH HUẾ 2.1.Tổng quan về ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập ngày 12/8/1993. Sau gần 25 năm hoạt động, VPBank đã phát triển mạng lưới lên 219 điểm giao dịch với đội ngũ gần 24.000 cán bộ nhân viên. Tính đến hết năm 2017, vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên mức 15.706 tỷ đồng. VPBank đang từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, có năng lực tài chínhĐạiổn đ ịhọcnh và có tráchkinh nhiệm tếvới cộHuếng đồng. Năm 2017 đã khép lại hành trình 5 năm (2012-2017) của VPBank với những dấu ấn rực rỡ về quy mô và lợi nhuận, đưa VPBank trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam. Đặc biệt, năm 2017 là một cột mốc có tính lịch sử của ngân hàng khi gần 1,5 tỷ cổ phiếu chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE, thu hút sự quan tâm lớn của nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Sự tăng trưởng vượt bậc của VPBank thể hiện sinh động ở mức độ mở rộng mạng lưới các chi nhánh, điểm giao dịch trên toàn quốc cùng sự phát triển đa dạng của các kênh bán hàng và phân phối. Bên cạnh đó, theo định hướng “Khách hàng là trọng tâm”, các điểm giao dịch đã được thay đổi hoàn toàn về diện mạo, mô hình và tiện nghi phục vụ. Các sản phẩm, dịch vụ của VPBank luôn được cải tiến và kết hợp thêm nhiều tiện ích nhằm gia tăng quyền lợi cho khách hàng Tất cả đã góp phần làm hài lòng khách hàng hiện tại và thu hút thêm khách hàng mới, mở rộng tập khách hàng của VPBank cả về độ lớn và thời gian gắn bó với tốc độ nhanh chóng. Ngân hàng luôn đi đầu thị trường trong việc ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến trong các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống vận hành. Cùng với việc xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, hiệu quả, các hệ thống quản trị nhân sự cốt lõi đã được xây dựng và triển khai thành công tại VPBank. Bên cạnh đó, Ngân hàng đã từng bước phát triển một hệ thống quản trị rủi ro độc lập, tập trung và chuyên môn hóa, đáp ứng chuẩn mực quốc tế và gắn kết với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng. Song song với việc thực thi những thông lệ quốc tế tốt nhất về quản trị doanh nghiệp, SVTH: Phan Võ Thùy Nhi 19
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga VPBank cũng không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo chính sách quản trị công ty rõ ràng và minh bạch. Với những nỗ lực không ngừng, thương hiệu của VPBank đã trở nên ngày càng vững mạnh và được khẳng định qua nhiều giải thưởng uy tín. Riêng trong năm 2017, VPBank đã liên tiếp nhận được 20 giải thưởng trong nước và quốc tế thể hiện sự ghi nhận của các tổ chức uy tín đối với kết quả tăng trưởng ấn tượng của VPBank về mặt giá trị thương hiệu. VPBank được Brand Finance, công ty tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới, xếp hạng là một trong bốn ngân hàng có giá trị thương hiệu cao nhất và là một trong 22 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2017. Bên cạnhĐại đó, các học tổ chức qukinhốc tế uy tíntế đã lHuếựa chọn VPBank trong số ít các ngân hàng châu Á để trao tặng các giải thưởng dành riêng cho tổ chức tín dụng, như“Ngân hàng tốt nhất Việt Nam dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017” do Asia Money trao, Asian Banking & Finance cùng lúc trao ba danh hiệu cho VPBank là “Ngân hàng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tốt nhất năm 2017”, “Ngân hàng có dịch vụ quản lý dòng tiền tốt nhất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ” và “Sản phẩm tín dụng tốt nhất của năm”. Trong khi đó The Asian Banker cũng trao cho VPBank ba giải thưởng, gồm “Giải pháp Ngân hàng số tốt nhất Việt Nam”, “Ngân hàng cung cấp sản phẩm vay tín chấp ưu việt nhất Việt Nam” và “Sản phẩm vay tín chấp tốt nhất khu vực Châu Á”. Những giải thưởng quốc tế này một lần nữa khẳng định cho chất lượng sản phẩm, dịch vụ, uy tín và sức cạnh tranh nổi bật của VPBank trên thị trường tài chính, ngân hàng tại Việt Nam, đồng thời khẳng định định hướng phát triển đúng đắn của Ngân hàng trong thời gian qua. Trong thời gian tới, VPBank sẽ tập trung đổi mới sản phẩm, dịch vụ, nhằm đem đến những lợi ích vượt trội cho Khách hàng và đặc biệt tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm hướng tới một ngân hàng chuẩn quốc tế. Tầm nhìn, Sứ mệnh, Chiến lược Phát triển và Giá trị Cốt lõi của VPBank Là một trong những ngân hàng TMCP thành lập sớm nhất tại Việt nam, VPBank đã có những bước phát triển vững chắc trong suốt lịch sử của ngân hàng. Đặc biệt từ năm 2010, VPBank đã tăng trưởng vượt bậc với việc xây dựng và triển khai chiến lược chuyển đổi toàn diện dưới sự hỗ trợ của một trong các công ty tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới. Theo chiến lược này, VPBank đặt mục tiêu trở thành một trong SVTH: Phan Võ Thùy Nhi 20
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga 5 ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam và một trong 3 ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2017. Tầm nhìn trên được hiện thực hóa bằng một chiến lược gồm 2 gọng kìm chính: Tăng trưởng hữu cơ quyết liệt, tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân và SME, đồng thời khai thác cơ hội trong phân khúc khách hàng doanh nghiệp lớn và tín dụng tiêu dùng. Xây dựng các hệ thống nền tảng vững chắc về tổ chức, nhân sự, công nghệ, vận hành, v.v. Hậu thuẫn cho việc triển khai chiến lược nói trên là văn hóa doanh nghiệp của VPBank, được xây dựng và vun đắp dựa trên 6 giá trị cốt lõi: Khách hàngĐại là tr ọhọcng tâm; kinh tế Huế Hiệu quả; Tham vọng; Phát triển con người; Tin cậy; Tạo sự khác biệt. Những thành quả đạt được trong giai đoạn chuyển đổi vừa qua đã khẳng định chiến lược đúng đắn của VPBank, với những thay đổi tích cực về hình ảnh, chất lượng dịch vụ, tính chuyên nghiệp, v.v. Sự tin cậy của khách hàng đối với VPBank cũng ngày càng củng cố với việc gia tăng liên tục số lượng khách hàng mới và nguồn vốn huy động. Đặc biệt hơn cả là VPBank đang trở thành một địa chỉ thu hút nhân tài trong ngành tài chính ngân hàng. Những yếu tố then chốt này đã, đang, và sẽ trở thành vũ khí chiến lược của VPBank trong hành trình hướng tới mục tiêu trở thành một trong 5 ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam và một trong 3 ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2017. VPBank tin tưởng rằng với tầm nhìn và chiến lược trên, ngân hàng sẽ hoàn thành sứ mệnh của mình là mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, quan tâm chú trọng đến quyền lợi người lao động và cổ đông, xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, và đóng góp hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng. Ngày 08/06/2004, Ngân hàng nhận được công văn chấp thuận của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế số 1332/NH-UB, ngày 01/10/2004 công văn chấp thuận của Ngân hàng nhà nước số 1106/NHNN-CNH cho phép thành lập Chi nhánh cấp I – Huế SVTH: Phan Võ Thùy Nhi 21
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga tại 64 Hùng Vương, thành phố Huế. Sau đó hội đồng quản trị của VPBank đã ban hành quyết định số 77-2004/QĐ-HĐQT thành lập chi nhánh Thừa Thiên Huế và đã đi vào hoạt động chính thức kể từ ngày 07/01/2005. Sau một thời gian tồn tại và phát triển, VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế đã chuyển chi nhánh chính từ 64 Hùng Vương đến 35 Lý Thường Kiệt với cơ sở vật hạ tầng tốt hơn, được trang bị nhiều 19 trang thiết bị hiện đại hơn và chính thức đi vào hoạt động tại chi nhánh chính mới ngày 28/09/2015. Sau gần 12 năm có mắt tại thì trường tỉnh Thừa Thiên Huế VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế đã từng bước phát triển trên đà tăng trưởng của nền kinh tế trong khu vực và với toàn hệ thống của VPBank. VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế đang từng bước phát triển mạnh và bền vững đồng thời tiếp tục tạo dựng thành một thương hiệu lớn trên thì trường Ngân hàng Việt Nam trên nhiều lĩnh vực kinh doanh, hoạt động theoĐại phương châmhọc luôn kinhđặt lợi ích vàtế sự hàiHuế lòng của khánh hàng lên hàng đầu, phấn đấu trở thành một Ngân hàng lớn tại thì trường Ngân hàng Việt Nam. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức Sơ đồ 2.1. Bộ máy tổ chức quản lý của VP Bank Huế (Nguồn: Cơ cấu quản lý VP Bank Huế) ❖Ban giám đốc • Điều hành hoạt động của chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật và thể chế của Ngân hàng VPBank. SVTH: Phan Võ Thùy Nhi 22
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga • Tạo dựng kế hoạch và chiến lược hoạt động kinh doanh cho chi nhánh, phù hợp với đặc điểm tại tỉnh Thừa Thiên Huế, mang lại lợi ích cho cả hệ thống và tình hình xã hội tại địa bàn hoạt động. Ban Giám đốc Phòng kiểm soát nội bộ Phòng dịch vụ khách hàng Phòng kế toán tin học Phòng giao dịch kho quỹ Phòng tổ chức hành chính Phòng giao dịch Bến Ngự Phòng giao dịch Mai Thúc Loan Phòng giao dịch Đông Ba Phòng giao dịch Vỹ Dạ Phòng giao dịch Phú Hội • Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của chi nhánh. • Quản lý một cách có hiệu quả về nhân sự tại chi nhánh. • Kiểm tra, giám sát, đôn đốc các bộ phận, các phòng chức năng, nhân viên tại chi nhánh về thực hiện nhiệm vụ chấp hành chính sách nhà nước và của VPBank. • Xử lýĐại theo quy họcền hạn trách kinh nhiệm, kitếến nghHuếị cấp trên có thẩm quyền giải quyết các hành vi vi phạm liên quan tới hoạt động của chi nhánh. ❖Phòng kiểm soát nội bộ • Thương xuyên kiểm soát và theo dõi toàn bộ các hoạt động của chi nhi nhánh để phù hợp với các quy định cả ngà nước và chế độ của VPBank. ❖Phòng phục vụ khách hàng • Tìm hiểu, thu thập, xữ lý, nghiên cứu thị trường về nhu cầu khách hàng tại địa bàn, đưa ra các đề xuất chính sách tiếp thị khách hàng. Lập kế hoạch phục vụ cho từng nhóm tầng lớp khách hàng. • Tiếp cận, hướng dẫn khách hàng, thường xuyên theo dõi các hoạt động của khách hàng và có hướng xử lý phù hợp nhất cho từng đối tượng khách hàng, xây dựng mối quan hệ tốt đối với khách hàng. • Tiếp xúc thường xuyên các loại hồ sơ giao dịch với khách hàng, thẩm định và đưa ra các đề xuất với cấp trên để có phương hướng giải quyết đúng đắng cho từng trường hợp cụ thể. ❖Phòng tổ chức hành chính • Phối hợp với văn phòng VPBank để thực hiện công tác tổ chức, quản lý và phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng lẫn chất lượng. • Thực hiện tốt công tác văn thư lễ tân. • Thường xuyên rà soát và kiểm tra tài sản, mua sắm vật tư, trang thiết bị làm việc cho chi nhánh. • Thực hiện công tác của cơ quan, phối hợp với bộ phận kho quỹ đảm bảo an toàn cho kho quỹ. SVTH: Phan Võ Thùy Nhi 23
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga ❖Phòng kế toán tin học • Quản lý và tổ chức hạch toán thu nhập, chi phí hoạt động của chi nhánh. • Quản lý các khoản tiền gửi của của chi nhánh tại Ngân hàng nhà nước và tổ chức tín dụng, thực hiện các nhiệm vụ về giao dịch liên ngân hàng. • Nắm kỹ tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn hiệu quả, đưa ra các dự báo về biến động trong kỳ, xây dựng cân đối vốn. ❖Phòng giao dịch kho quỹ • Tiếp cận, chào đón khách hàng, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng. • Giải thích và hướng dẫn khách hàng sử dụng các sản phẩm, tiện ích của dịch vụ của ngân hàngĐại một cách học có hiệ ukinh quả. tế Huế • Thường xuyên tìm hiểu, thu thập thông tin và nhu cầu của khách hàng. Cập nhập những thay đổi của khách hàng kịp thời và có hướng phục vụ cho phù hợp. • Luôn lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc, yêu cầu của khách hàng về sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng. • Quản lý các tài khoản dùng trong giao dịch tại Ngân hàng. • Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến các loại tài khoản tiền gửi, tiết kiệm, tín dụng, thực hiện các công tác liên quan đến giải ngân, thu hồi vốn – lãi, hạch toán, chuyển nợ quá hạn. • Thực hiện thu chi trên các tài khoản ký quỹ, thanh toán. • Tính toán lãi và giải thích cho khách hàng từ các hoạt động tín dụng . • Cung cấp các thông tin về các loại tài khoản của khách hàng một cách kịp thời và nhanh chóng cho khách hàng theo đúng quy định của nhà nước và Ngân hàng. • Thực hiện các nghiệp vụ kho quỹ. ❖Các phòng chi nhánh cấp 2 của VPBank • Thực hiện các công tác như phòng giao dịch kho quỹ tại chi nhánh chính (chi nhánh cấp 1). • Đóng vai trò như là mạng lưới giao dịch mở rộng đối với khách hàng trên từng địa bàn hoạt động. • Chịu sự quản lý từ chi nhánh chính tại Thừa Thiên Huế 2.1.3. Tình hình lao động Đứng đầu là giám đốc chi nhánh, một trưởng phòng khách hàng cá nhân, 6 trưởng phòng phòng giao dịch SVTH: Phan Võ Thùy Nhi 24
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga 46 giao dịch viên tại quầy giao dịch 24 cộng tác viên khách hàng cá nhân 24 chuyên viên tín dụng 4 nhân viên cho vay doanh nghiệp 20 nhân viên xử lý nợ xấu 20 nhân viên thu hồi nợ 2.1.4.Kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2015 – 2017 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Danh mục Số tiền Số tiền Số tiền +/- % +/- % Tổng thu nhập hoạt 34.355 59.635 69.183 25.280 73,58 9.548 16,01 động thuần Đại học kinh tế Huế Thu nhập lãi thuần 29.455 51.065 57.425 21.610 73,37 6.360 12,45 Lãi thuần từ hoạt 3.035 4.425 5.214 1.390 45,80 789 17,83 động dịch vụ Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối và vàng -450 -1.450 -862 -1.000 -222,22 588 40,55 Lãi/lỗ từ mua bán 2.305 365 1.327 -1.940 -84,16 962 263,56 chứng khoán Lãi thuần từ hoạt -35 4.375 4.831 4.410 12.600 456 10,42 động khác Thu ngập từ góp 45 855 1.248 810 1.800 393 45,96 vốn, mua cổ phần Chi phí hoạt động 18.415 28.460 31.576 10.045 54,55 3.116 10,95 Lợi nhuận trước dự 15.940 31.175 37.607 15.235 95,58 6.432 20,63 phòng rủi ro Chi phí dự phòng 4.895 16.390 18.348 11.495 234,83 1.958 11,95 rủi ro Lợi nhuận trước thuế 11.045 14.785 19.259 3.740 33,86 4.474 30,26 (Nguồn: Báo cáo thường niên VP Bank Huế) Hiệu quả hoạt động kinh doanh của VPBank trong hai năm trở lại đây tăng trưởng khá mạnh,với lợi nhuận trước thuế là 14.785 triệu đồng vào năm 2016 và 19.259 triệu đồng vào năm 2017 tương ứng với tốc độ tăng trưởng lần lượt là 33,86%và 30,26% cho thấy răng việc kinh doanh của VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế đang trên đà phát triển tốt. SVTH: Phan Võ Thùy Nhi 25
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga Tổng doanh thu có sự tăng trưởng đột biến ở năm 2016 lên đến 73,58% so với năm 2015 chủ yếu thu nhập từ hai nguồn thu là thu nhập lãi thuầnvà lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tương ứng với 73,37% và45,8% Bên cạnh doanh thu tăng mạnh thì chi phí hoạt động cũng tăng theo tương ứng với 54,55% vì phải tốn cho các hoạt động quảng cáo, xây dựng các chương trình khuyếnmãi, ưu đãi cho khách, việcchiphíchohoạtđộngxâydựngsản phẩm và lập chiến lược kinh doanh cũng chiếm một phần lớn cho việc tăng chi phíở năm 2016 này. Qua năm 2017 thì chi phí này đã được duy trì ổn định so với năm 2016 chỉ tăng trưởng ở mức10,95% Việc thu nhập từ lãi tăng mạnh ở năm 2016 sẽ làm cho độ rủi ro từ hoạt động nàytăngcaovì vĐạiậy chi phí họccho dự phòngkinhrủi ro tếtăng lênHuếđến 234,83% cũng khôngcó gì là lạ, mà ngược lại đó là sự hợp lý cho việc đề phòng rủi ro cho Ngân hàng việc cho vay tăng quá đột biến sẽ làm cho rủi ro tăng lên rất nhanh vì vậy cần phải có sự chuẩn bị dự phòng rủi ro cao để tránh trường hợp xấu nhất. Năm 2017 thì chi phí dự phòng rủi ro cũng đi vào ổn định ở mức tăng trưởng 11,95% so với năm 2016 dothu thập từ lãi thuần không còn biến động lớn chỉ ở mức tăng trưởng12,45%. Thu nhập từ việc kinh doanh ngoại hối và vàng của VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế qua các năm đều âm, vì vậy cần đầu tư về nhân lực có khả năng làm tốt công việc đầu vàng và ngoại hối để đem lại thêm một phần lợi nhuận choNgân hàng. 2.2. Một số quy định cho vay tín chấp của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 2.2.1. Đối tượng cho vay Công dân Việt Nam hay Công an, bộ đội cư trú ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Nam Định, Hải Phòng, Thái Bình, Hòa Bình Đi làm hưởng lương hoặc tự doanh Độ tuổi từ 22 – 60 Có thu nhập tối thiểu là 4,5 triệu đồng/ tháng Nhận lương qua tài khoản ngân hàng hoặc tiền mặt đối với làm nhà nước Ưu tiên là giáo viên hoặc bác sĩ 2.2.2. Thủ tục vay vốn Đơn đề nghị vay tiêu dùng cá nhân Bản sao CMND SVTH: Phan Võ Thùy Nhi 26
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga Bản sao hộ khẩu (và) KT3 ( nếu khách hàng đang sống tại địa chỉ tạm trú). Chứng minh thu nhập: Sao kê Ngân hàng hoặc Giấy xác nhận lương của 3 tháng gần nhất (theo mẫu vpbank) Thông tin nghề nghiệp: bản sao của Hợp Đồng Lao Động hoặc Giấy tờ công tác: Quyết định tăng lương, cấp bậc, bổ nhiệm Tự doanh: Đăng ký kinh doanh, báo cáo thuế 2 kỳ gần nhất 2.2.3. Nguyên tắc và điều kiện cho vay 2.2.3.1. Nguyên tắc cho vay Trước hết cho vay tín chấp của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng phải tuân thủ các nguyên tắc cho vay nói chung nên cho vay tín chấp của ngân hàng VP Bank cũng bao gồm đầy đĐạiủ các nguyên học tắc cho kinhvay đã nêu ratế trong Huế cơ sở lý luận chung. Bên cạnh đó khách hàng vay vốn phải tuân thủ các nguyên tắc sau: Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận Hoàn trả nợ gốc, lãi tiền vay và các loại phí (nếu có) đầy đủ, đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng Mang lại lợi ích hợp lý cho VP Bank và đáp ứng quy định pháp luật và ngân hàng nhà nước liên quan đến hoạt động cho vay Những nhu cầu vốn không được cho vay: VP Bank không được cho vay các nhu cầu vốn sau Để mua sắm các tài sản và chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi Để thanh toán các chi phí thực hiện giao dịch mà pháp luật cấm Để đáp ứng nhu cầu tài chính cho các giao dịch mà pháp luật cấm Để trả nợ gốc, lãi vốn vay cho hệ thống VP Bank hoặc tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp thuộc đối tượng được phép cho vay do giám đốc quy định trong từng thời kỳ trên cơ sở báo cáo và được HĐQT chấp nhận Để nộp thuế thu nhập cá nhân trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Để mua vàng, trừ trương hợp gia công trang sức, mỹ nghệ 2.2.3.2.Điều kiện cho vay Độ tuổi: Điều đầu tiên cũng là quan trọng đó là bạn phải là công dân Việt Nam, nằm trong SVTH: Phan Võ Thùy Nhi 27
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga độ tuổi nữ thì từ 18 đến 55 tuổi, nam giới là đến 60 tuổi. Người đi vay phải thuộc diện này bởi tất nhiên phải thuộc độ tuổi lao động thì bạn mới có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Đây cũng là thời gian có năng lực pháp luật hình sự và dân sự. Có mức lương ổn định: Bởi đây là hình thức vay vốn không cần tài sản đảm bảo nên uy tín của người đi vay là rất quan trọng. Khách hàng muốn vay tiền thế chấp thì phải chứng minh được mình có việc làm ổn định để có khả năng trả nợ và phải có mức thu nhập ổn định không dưới 3 triệu đồng/tháng. Đó là điều kiện để có thể vay theo lương, ngoài ra phải thống kê được mức thu nhập 3 tháng gần nhất với thời điểm vay vốn. Bên cạnh đó nếu vay theo hóa đơn tiền điện thì khách hàng phải trình được hóa đơn tiền điện đĐạiứng tên mìnhhọc và hóa kinhđơn phải ít tếnhất 300.000Huế đồng/tháng. Hoặc phải có bảo hiểm nhân thọ từ công ty bảo hiểm bất kì nhưng đã mua được 1 năm trở lên và phí bảo hiểm phải tối thiểu 1 triệu đông/ năm đối với hình thức vay theo bảo hiểm nhân thọ Không có nợ xấu: Bắt đầu từ thời gian giao dịch, khách hàng không có bất kì nợ xấu nào. Để tránh nợ xấu, trước khi thực hiện vay tiền ngân hàng, xem trước lãi suất phải trả hàng tháng là bao nhiêu. Đảm bảo chi phí trả nợ không được quá 50% mức lương để đảm bảo chất lượng cuộc sống. Khi có sử dụng thẻ Credit Card, khách hàng phải trả hết nợ, và không sử dụng thẻ quá số tiền mà khách hàng có thể thanh toán trong vòng một tháng VP Bank sẽ không cho vay tín chấp nếu như lịch sử tín dụng của khách hàng không tốt trong vòng 2 năm. SVTH: Phan Võ Thùy Nhi 28
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga 2.2.4. Quy trình cho vay tín chấp tại chi nhánh VP Bank Huế Diễn ra gồm 4 bước: Bước 1: Liên hệ với hệ thống hỗ trợ vay Khi khách hàng xác định được mục đích vay vốn cũng như số tiền muốn vay việc đầu tiên khách hàng cần làm là liên hệ với đội ngũ nhân viên hỗ trợ vay để được tư vấn các hình thức vay, mức lãi suất, hạn mức vay hợp lý để quyết định lựa chọn một khoản vay và thời gian phù hợp nhất với khả năng chi trả của mình. Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ vay vốn và ký hợp đồng vay Ở VP Bank hiện nay có 4 sản phẩm vay là: Vay tín chấp theo lương, vay theo bảo hiểm nhân thọ, vay theo hóa đơn điện, vay theo hợp đồng tín chấp khác. Và mỗi hình thức vay Đạisẽ có bộ hồhọcsơ vay vốkinhn khác nhau. tế Huế Hồ sơ vay vốn tín chấp theo lương: 01 tấm ảnh 3*4 01 bản sao CMND Hộ khẩu photo nguyên cuốn Sao kê chi tiết lương 3 tháng gần nhất/ bản lương/ giấy xác nhận lương photo 01 hồ sơ vay tín chấp theo lương theo mẫu của ngân hàng VP Bank Hồ sơ vay vốn tín chấp hộ kinh doanh: Giấy Đề nghị vay vốn theo mẫu của VPBank Bản sao CMND/ Sổ hộ khẩu/ Chứng từ tương đương Chứng từ chứng minh nguồn thu nhập theo quy định của VPBank Sau khi chuẩn bi đầy đủ giấy tờ yêu cầu của hồ sơ vay vốn tín chấp theo sản phẩm khách hàng đăng kí vay thì khách hàng lại nhân viên hỗ trợ để đối chiếu bản gốc toàn bộ hồ sơ, qua kiểm tra nếu phù hợp sẽ ký hợp đồng vay với khách hàng và up lên hệ thống ngân hàng Bước 3: Thẩm định Sau khi hồ sơ vay vốn tín chấp của khách hàng lên hệ thống ngân hàng thì sẽ có nhân viên thẩm định của ngân hàng sẽ xác minh lại thông tin khách hàng. (Vd: Năng lực tài chính, nơi ở ) qua điện thoại, hoặc thẩm định trực tiếp tại nhà. Bước 4: Duyệt hồ sơ vay Sau khi được thẩm định hồ sơ của khách hàng sẽ có được đáp án là có được vay hay không. SVTH: Phan Võ Thùy Nhi 29
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga Nếu hồ sơ của khách hàng rớt (nhiều nguyên nhân : hồ sơ không đủ điều kiện, khách hàng gian dối, hoặc rớt trong khâu thẩm định nhà, ) thì nhân viên hỗ trợ vay sẽ gọi điện thông báo tình trạng hồ sơ cho khách hàng. Nếu hồ sơ khách hàng đạt và được giải ngân thì khách hàng có thể mang theo CMND trực tiếp đến ngân hàng để nhận tiền vay và sử dụng vào mục đích của riêng mình. 2.3. Tình hình hoạt động của chi nhánh trong 3 năm gần đây Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Huế đã bắt đầu triển khai hoạt động cho vay tín chấp ngay từ đầu những năm thành lập, cùng với việc cho phép của ngân hàng Nhà Nước về loại hình cho vay này nhằ tạo ra thị trường hoạt động của mình,Đại thu hút đưhọcợc khách kinh hàng mới trongtế giaiHuế đoạn đầu. Tuy nhiên trong giai đoạn này, do nhiều yếu tố không thuận lợi, như môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, mức sống người dân chưa cao, hàng hóa còn ít, thói quen tiêu dùng chưa có nên doanh số còn ít. Cho đến những năm gần đây dịch vụ cho vay tín chấp mới thực sự phát triển và bắt đầu mở rộng. 2.3.1.Tình hình doanh số cho vay tín chấp Bảng 2.3 Tình hình cho vay tín chấp tại Chi nhánh VP Bank Huế Đơn vị: Triệu đồng Năm Năm Năm 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- % Doanh số cho vay tín 28.380 48.174 66.288 19.794 69,75 18.114 37,60 chấp Doanh số cho vay thế 15.000 9.360 7.476 - 5640 -37,60 - 1884 - 20,12 chấp Doanh số 43.380 57.534 73.734 14.154 32,63 16.200 28,16 cho vay ( Nguồn: Báo cáo thường niênVP Bank Huế) Nhìn vào bảng trên ta thấy hoạt động cho vay tín chấp của chi nhánh VP Bank Huế thực sự khá phát triển. Ta thấy tổng doanh số cho vay tín chấp năm 2015 đạt 28.380 triệu đồng. Đến năm 2016 doanh số tiếp tục tăng lên đáng kể, với 48.174 triệu SVTH: Phan Võ Thùy Nhi 30
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga đồng và so với năm 2015 là 69,75% . Sang đến năm 2017 hoạt động cho vay tín chấp thực sự phát triển, với 66.288 triệu đồng, so với năm 2016 là 37.60% cho ta thấy tốc độ phát triển có chậm lại nhưng vẫn là dịch vụ chủ chốt của ngân hàng khi doanh số cho vay của năm 2017 so với năm 2016 chỉ là 28,16%. Có thể thấy qua 3 năm 2015, 2016, 2017, doanh số cho vay tín chấp tại VP Bank Huế biến động theo chiều hướng tăng lên và tăng khá nhanh. So với cho vay thế chấp chiếm tỷ trọng thấp so với doanh số cho vay. Điều nay cho thấy, hoạt động cho vay tín chấp của VP Bank Huế đang có xu hướng mở rộng và điều này do ngân hàng rất quan tâm chú trọng đến lĩnh vực này bởi ngân hàng tập trung chủ yếu cho vay khối khách hàng cá nhân, hộ gia đình Hơn nữa 3 năm gần đây, tình hình kinh tế Việt Nam đã từng bưĐạiớc ổn đ ịnhhọc và phát kinhtriển,đời số ngtế đư ợHuếc cải thiện, con người có nhu cầu mua sắm tiêu dùng, sản xuất kinh doanh cao nên nhu cầu vay tín chấp cũng tăng lên. Mặt khác, trên thị trường hiện nay có rất nhiều ngân hàng cạnh tranh trong dịch vụ cho vay tín dụng nhưng VP Bank đã đẩy mạnh dịch vụ vay tín chấp, nắm được nhu cầu thiết yếu của khách hàng và đã có chỗ đứng trên thị trường hiện nay. Với phân khúc khách hàng cá nhân, hộ gia đình, VP Bank đã làm tăng doanh số cho vay lên đáng kể. 2.3.2.Tình hình doanh số thu hồi nợ cho vay tín chấp Bảng 2.4 Doanh số thu hồi nợ cho vay tín chấp của chi nhánh ngân hàng VP Bank Huế Đơn vị: Triệu đồng Năm Năm Năm 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- % Doanh số thu 13.482 29.082 32.118 15.600 115,70 18.636 60,08 nợ tín chấp Doanh số 18.312 36.756 41.292 18.444 100,72 4.536 12,34 thu nợ ( Nguồn: Báo cáo thường niên VP Bank Huế ) Từ bảng ta có thể thấy doanh số thu hồi nợ cho vay tín chấp thay đổi qua các năm. doanh số thu nợ qua các năm biến động, năm 2016 so với 2015 tăng 115,70%, từ năm 2017so với 2016 giảm mạnh 60,08%. Nguyên nhân chính là do kinh tế thế giới đứng trước nhiều khó khăn và biến động như sự kiện nước Anh rời khỏi Liên minh SVTH: Phan Võ Thùy Nhi 31
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga Châu Âu, tổng thống Donald Trump đắc cử. Cùng với đó đầu năm 2016 Việt Nam đứng trước những tổn thất lớn như sự cố môi trường biển miền Trung, hạn hán tại miền Nam và Tây Nguyên, bất động sản liên tục tăng giá và xảy ra tranh chấp Đó là những yếu tố tác động xấu đến khả năng trả nợ của khách hàng cũ và làm hạn chế những khách hàng mới, điều này đồng nghĩa với doanh số. Tuy nhiên, tại chi nhánh do khâu thẩm định và kiểm tra, giám sát và thu nợ được thực hiện một cách bài bản nên rủi ro đạo đức của khách hàng cũng được hạn chế. Như vậy có thể nói, do sự biến động về kinh tế từ năm 2016 đến 2017 đã làm cho tỷ trọng cho vay tín chấp chi nhánh ngân hàng VP Bank Huế giảm nhẹ, tuy nhiên không đáng kể. Thực tế khách quan cho công tác, giám sát thu nợ, kiểm tra của chi nhánh được thực hiện khá tốt. Tại chi nhánh có riêng bộ phĐạiận quản lýhọc nợ có v ấkinhn đề chuyên tế về theo Huế dõi, rà soát và đôn đốc những món nợ quá hạn đồng thời phân tích và đưa ra các giải pháp xử lý đối với những món nợ có vấn đề, phối hợp cùng phòng khách hàng quản lý dư nợ một cách an toàn và hiệu quả nhất. Do thực hiện một cách chặt chẽ theo quy trình công tác giám sát, thu nợ, kiểm tra mà trong nhiều năm liên tiếp chi nhánh không phát sinh nợ xấu hoặc có năm phát hiện nợ xấu nhưng với tỷ lệ rất nhỏ trên tổng dư nợ. Chất lượng tín dụng của chi nhánh vẫn kiểm soát tốt. 2.3.3.Tình hình dư nợ cho vay tín chấp 2.3.3.1.Tổng dư nợ cho vay tín chấp Bảng 2.5 Tổng dư nợ cho vay tín chấp của chi nhánh VP Bank Huế Đơn vị: Triệu đồng Năm Năm Năm 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- % Dư nợ cho 51.768 70.860 105.030 19.092 36,87 34.170 48,22 vay tín chấp Tổng dư nợ 64.290 85.068 117.564 20.778 32,32 32.496 38,20 cho vay ( Nguồn: Báo cáo thường niên VP Bank Huế ) Về dư nợ cho vay tín chấp, có thể thấy dư nợ cho vay tín chấp đang trên đà tăng lên. Năm 2015 dư nợ cho vay tín chấp là 51.768 triệu đồng, trong khi tổng dư nợ cho vay là 64.290 triệu đồng. Sang năm 2016 dư nợ cho vay tín chấp tăng khá mạnh là SVTH: Phan Võ Thùy Nhi 32
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga 70.860 triệu đồng và so với năm 2015 là 36,87% . Và đến năm 2017, dư nợ cho vay tín chấp tăng mạnh lên đến 105.030 triệu đồng, so với năm 2016 là 48,22%. Có thể thấy, qua ba năm 2015, 2016, 2017 cùng với doanh số cho vay tín chấp thì dư nợ cho vay tín chập tại chi nhánh VP Bank Huế cũng tăng lên. Bởi vì trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã đi dần vào ổn định, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng, người dân có nhu cầu chi tiêu, mua sắm, mở rộng kinh doanh , cùng với đó là độ tuổi lao động hiện chiếm tới khoảng 60%, mà những đối tượng này có rất nhiều nhu cầu: mua nhà, sắm xe, các vật dụng cần thiết cho cuộc sống Vì thế, họ có nhu cầu vay vốn ngân hàng để chi tiêu, mua sắm nhiều hơn. Mặc dù trên thị trường hiện nay, rất nhiều ngân hàng đẩy mạnh cho vay tín chấp, nhưng VP Bank Huế đã áp dụng mức lãi suất hợp lý, hồ sơ vay vốn khá dễ dàng nên khách hàng rất chuộng dịch vụ vay tínĐại chấp tại VPhọc Bank Hukinhế. tế Huế 2.3.3.2.Cơ cấu dư nợ cho vay tín chấp theo thời gian Bảng 2.6 Cơ cấu dư nợ cho vay tín chấp theo thời gian Đơn vị: Triệu đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- % Ngắn hạn 8.370 8.508 9.288 138 1,64 780 9,17 Trung và 55.920 76.560 108.276 20.640 36,90 31.716 41,43 dài hạn Dư nợ cho vay tín 64.290 85.068 117.564 20.778 32,32% 32.469 38,20 chấp ( Nguồn: Báo cáo thường niên VP Bank Huế ) Có thể thấy cho vay ngắn hạn tăng dần qua các năm, nhưng so với trung và dài hạn vẫn còn ở mức thấp. Cụ thể năm 2015 là 8.370 triệu đồng, năm 2016 là 8.508 triệu đồng, so với năm 2015 là tăng 138 triệu đồng và năm 2017 là 9.288 triệu đồng. Còn cho vay trung, dài hạn tăng qua các năm với giá trị lớn.Cụ thể, năm 2015 là 55.920 triệu đồng. Năm 2016 là 85.068 triệu đồng, tăng 36,90% so với năm 2015. Năm 2017 là 108.276 triệu đồng, tăng 41,43% so với năm 2016. Với việc khách hàng chọn kỳ hạn vay còn phụ thuộc vào khả năng tài chính của khách hàng. Khách hàng thường lựa chọn Do việc lựa chọn thời gian dài từ 3 đến 5 năm thì việc trả nợ gốc phù hợp với khả năng tích lũy của khách hàng cũng như làm giảm gánh nặng trả dồn một SVTH: Phan Võ Thùy Nhi 33
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga số tiền lớn vào một thời gian nhất định nên khách hàng đa số chọn vay tín chấp trung và dài hạn. 2.3.3.3.Cơ cấu dư nợ cho vay tín chấp theo mục đích sử dụng vốn Bảng 2.7 Cơ cấu dư nợ cho vay tín chấp theo mục đích sử dụng vốn Đơn vị: Triệu đồng Năm Năm Năm 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- % Cho vay mua sắm nội 51.432 72.307,8 105.807,6 20.875,8 40,59 33.499,8 46,33 thất, phương tiện Đại học kinh tế Huế Cho vay tín 12.858 12.760,2 11.756,4 - 97,8 - 0,76 - 1.003,8 - 7,87 chấp khác Cho vay tín 64.290 85.068 117.564 20.778 32,32 32.496 38,20 chấp ( Nguồn: Báo cáo thường niên VP Bank Huế ) Ta thấy cho vay mua sắm nội thất, phương tiện tăng dần qua các năm, tốc độ tăng khá nhanh, năm 2015 dư nợ cho vay mua sắm nội thất, phương tiện là 51.432 triệu đồng. Năm 2016 là 72.307,8 triệu đồng, và so với năm 2015 tăng 20.875,8 triệu đồng, tăng 40,59%. Năm 2017 là 105.807,6 triệu đồng, so với năm 2016 tăng 33.499,8 triệu đồng. Cho vay tín chấp khác giảm dần qua các năm. Năm 2015 là 12.858 triệu đồng, năm 2016 dư nợ cho vay là 12.760,2 triệu đồng. Năm 2017 là 11.756,4 triệu đồng. Cho thấy nhu cầu mua sắm cuả người tiêu dùng ngày càng tăng cao. Do nền kinh tế phát triển, thu nhập người dân ổn định, họ có nhu cầu hưởng thụ cuộc sống. Vì thế họ dễ dàng và thoải mái trong việc chi tiêu và cho phép bản thân vay vốn ngân hàng để có một số tiền trong việc mua sắm tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân. Còn một số hộ kinh doanh thông thường vay tín chấp để mua sắm thêm nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh. SVTH: Phan Võ Thùy Nhi 34
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga 2.4. Tình hình mở rộng cho vay tín chấp tại VP Bank Huế 2.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng mở rộng cho vay tín chấp tại VP Bank Huế 2.4.1.1. Số lượng khách hàng Bảng 2.8. Số lượng khách hàng qua ba năm 2015 – 2017 của chi nhánh VP Bank Huế Số lượng khách Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 hàng 11.388 11.910 12.780 ( Nguồn: Báo cáo thường niên của VP Bank Huế ) Qua bảng trên ta thấy, số lượng khách hàng tăng dần qua ba năm. Năm 2015 với 11.388 ngưĐạiời, năm 2016học với 11.910kinh ngườ i,tế năm Huế2017 với 12.780 người. Như vậy, khả năng mở rộng thị trường cho vay tín chấp rất khả thi. Số khách hàng sử dụng dịch vụ vay vốn của VP Bank ngày một tăng chứng tỏ nhu cầu vay vốn của họ cũng tăng cao. Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng cao của khách hàng thì việc mở rộng cho vay tín chấp của chi nhánh là điều hiển nhiên và rất có triển vọng. Càng những năm về sau, nền kinh tế càng phát triển, thu nhập người dân ngày càng ổn định thì việc họ thoải mái trong chi tiêu là điều hợp lý. Họ sẽ tìm đến các ngân hàng để vay vốn sản xuất kinh doanh cũng như mua sắm nên mở rộng thị trường cũng là một phần đáp ứng nhu cầu tăng cao của khách hàng, một phần để tăng doanh số cho ngân hàng. Việc mở rộng thị trường cũng rất được chi nhánh chú trọng đến. Kết quả là doanh số cho vay tín chấp luôn chiếm tỷ trọng cao trên dooanh số cho vay và số lượng khách hàng cũng tăng nhanh qua các năm. 2.4.1.2. Lợi nhuận trong cho vay tín cấp Bảng 2.9. Lợi nhuân cho vay tín chấp của chi nhánh qua 3 năm 2015 - 2017 Đơn vị: Triệu đồng Lợi nhuận 2015 2016 2017 14.436 33.624 55.272 ( Nguồn: Báo cáo thường niên của VP Bank Huế ) Bất kì doanh nghiệp nào cũng đặc lợi nhuận lên hàng đầu. Lợi nhuận quyết định sự tồn vong của doanh nghiệp. Và VP Bank cũng vậy. Qua bảng 2.9 cho ta thấy lợi nhuận của hoạt động cho vay tín chấp khá cao. Năm 2015, lợi nhuận là 14.436 triệu SVTH: Phan Võ Thùy Nhi 35
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga đồng. Năm 2016, lợi nhuận tiếp tục tăng mạnh là 33.624 triệu đồng. Năm 2017, lợi nhuận tiếp tục tăng nhanh là 55.272 triệu đồng. Điều này cho ta thấy, trong vòng ba năm, lợi nhuận của chi hánh càng ngày càng tăng, cho nên việt mở rộng thị trường cho vay tín chấp của chi nhánh là rất khả quan. Mở rộng thị trường sẽ giúp chi nhánh gia tăng lợi nhuận và đáp ứng được các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Việc chi nhánh đẩy mạnh cho vay hộ kinh doanh cũng là một hoạt động thúc đẩy thị trường cho vay tín chấp và sự chiếm lĩnh thị trường của chi nhánh trong giai đoạn nền kinh tế ngày càng phát triển và sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại. Lợi nhuận tăng cao cũng là cơ sở, là động lực thúc đẩy chi nhánh mở rộng thị trường cho vay tín chấp 2.4.1.3. Tỷ lệ nợ xấu Bảng 2.10. TỷĐạilệ nợ x ấuhọc trong vay kinh tín chấp ctếủa chi Huế nhánh qua 3 năm 2015 – 2017 Tỷ lệ nợ xấu 2015 2016 2017 0,00% 2,50% 2,00% ( Nguồn: Báo cáo thường niên của VP Bank Huế) Mặc dù khả năng mở rộng thị trường của chi nhánh VP Bank Huế đang trên đà phát triển nhưng tỷ lệ nợ xấu trong hoạt động này vẫn còn bất ổn. Như năm 2015 tỷ lệ nợ xấu là 0,00% nhưng sang năm 2016 tỷ lệ nợ xấu tăng lên 2,50% và đến năm 2017 giảm xuống 2,00%. Mặc dù việc thẩm định của ngân hàng tương đối chặt chẽ, tuy nhiên trong thời gian vay vốn có một số khách hàng gặp trở ngại trong vấn đề tài chính, sức khỏe, ảnh hưởng đến việc trả nợ. Chính vì vậy tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh VP BankHuế vẫn còn đang bất ổn. Chính vì điều này, cần phải có các chính sách siết chặt cho vay tín chấp để giảm tỷ lệ nợ xấu. Tuy nhiên tỷ lệ này khá thấp so với các chi nhánh khác trên cùng hệ thống. Chất lượng cho vay tín chấp tại chi nhánh vẫn được kiểm soát tương đối tốt. Nếu chi nhánh mở rộng thị trường mà quan tâm và chú trọng vào việc thẩm định, kiểm tra, giám sát và thu hồi nợ của chi nhánh. Tại chi nhánh hiện tại công tác này được thực hiện tốt. Đây là cơ sở đảm bảo cho việc mở rộng cho vay tín chấp tại chi nhánh không làm bùng phát thêm nhiều nợ xấu. SVTH: Phan Võ Thùy Nhi 36
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga 2.4.1.4. Thị phần Bảng 2.11. Thị phần hoạt động vay tín chấp các ngân hàng trong 3 năm 2015 – 2017 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu VP Bank ACB ĐTPT Quân Đội 2015 70.554 0 500.604 212.421 2016 104.182 242.077 677.248 259.101 2017 157.381 319.404 952.856 295.619 ( Nguồn: Báo cáo thường niên VP Bank Huế) Qua bảng trên cho ta thấy, thị phần của VP Bank so với các đối thủ vẫn còn thấp, cụ thể, vàoĐại năm 2015, học thị ph ầkinhn của VP Bank tế là 70.554Huế triệu đồng thấp hơn ĐTPT với 500.604 triệu đồng, Quân Đội với 212.421 triệu đồng và cao hơn ACB. Nhưng qua đến năm 2016 ACB đạt 242.007 triệu đồng nhưng VP Bank chỉ đạt 104.182 triệu đồng. Đến năm 2017, thị phần VP Bank tăng lên là 157.381 triệu đồng nhưng vẫn thấp hơn so với ba đối thủ còn lại. Qua đây cho ta thấy hoạt động mở rộng thị trường cũng đã được chi nhánh chú trọng và thực hiện, tuy nhiên cần phải đẩy mạnh hoạt động này hơn nữa mới có thể chiếm lĩnh được thị trường và cạnh tranh với các đối thủ còn lại. 2.4.1.5. Mức độ hài lòng của khách hàng Chi nhánh đã thực hiện đo lường mức độ hài lòng của khách hàng trong năm 2017, kết quả ghi nhận được rất khả quan. 97,5% khách hàng được phỏng vấn đưa ra mức độ hài lòng cao đối với các sản phẩm, dịch vụ mà họ đang sử dụng của VP Bank. Chỉ có 2,5% đưa ra mức độ hài lòng ở mức trung bình. Cùng với đó, tôi đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp 20 khách hàng đã vay tín chấp tại VP Bank thì 18/20 khách hàng đều hài lòng với các sản phẩm cho vay, chỉ 2 khách hàng còn lại họ còn e ngại về lãi suất khá cao. Điều này cho ta thấy, hoạt động mở rộng thị trường trong tương lai của VP Bank Huế là hoàn toàn khả quan. Dựa vào sự uy tín của thương hiệu, sự cạnh tranh về lãi suất và sự chuyên nghiệp của nhân viên, chi nhánh VP Bank Huế có thể mở rộng thị trường cho vay tín chấp. Đối với VP Bank Huế, quy trình thực hiện cho vay đang có nhiều tiến triển, cụ thể là đơn giản hóa hồ sơ vay vốn, rút ngắn thời gian và thủ tục cho vay để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. SVTH: Phan Võ Thùy Nhi 37
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga Vp Bank Huế đã rất cố gắng trong việc nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, nhân viên giao tiếp với khách hàng một cách cởi mở, thân thiện, tạo cảm giác an toàn, thoải mái cho khách hàng. 2.4.1.6. Khả năng gia tăng uy tín và mức độ nhận biết thương hiệu ngân hàng của khách hàng VP Bank là một trong những ngân hàng mạnh nhất Việt Nam, tại thành phố Huế, VP Bank đã có một trụ sở chính và năm phòng giao dịch. VP Bank hoạt động trải rộng khắp thành phố Huế nên mức độ uy tín đối với người dân trên địa bàn cao. Số lượng khách hàng tại VP Bank Huế gia tăng theo từng năm. Điều này chứng tỏ chất lượng vay tín chấp của chi nhánh rất tốt và rất có tiềm năng để tiếp tục mở rộng thị trường. Sự tinĐại cậy của kháchhọc hàng kinh vào ngân hàngtế là Huế cơ sở và động lực thúc đẩy hoạt động mở rộng thị trường cho vay tín chấp của VP Bank Huế 2.4.1.7. Mức độ đa dạng hóa cho vay tín chấp VP Bank Huế tích cực triển khai tất cả các sản phẩm cho vay tín chấp dưới sự chỉ đạo của ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng. Triển khai nhiều chương trình tư vấn, talk show và nhiều chương trình ưu đãi tới khách hàng.Điều này cho thấy VP Bank Huế đã rất chú trọng đến hoạt động mở rộng thị trường cho vay tín chấp. Các sản phẩm cho vay tín chấp tương đối đa dạng, bao gồm vay mua sắm nội thất, phương tiện, hộ gia đình, thẻ tín dụng, bảo hiểm, hóa đơn điện và cho vay tín chấp khác Đồng thời đưa ra các mức lãi suất hợp lý, phù hợp với khả năng trả nợ và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 2.4.2.Đánh giá khả năng mở rộng hoạt động cho vay tín chấp của Chi nhánh VP Bank Huế 2.4.2.1. Kết quả đạt được Chi nhánh đã phát triển dịch vụ cho vay tín chấp và nâng cao chất lượng dịch vụ nhờ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của khách hàng cụ thể: Chủ động đưa ra các sản phẩm mới và nâng cao chất lượng sản phẩm, giúp cho khách hàng có thể sử dụng tối ưu những lợi ích mà các sản phẩm đó đem lại. Danh mục sản phẩm đa dạng hơn, cơ cấu sản phẩm theo hướng tích cực, đáp ứng nhu cầu khách hàng SVTH: Phan Võ Thùy Nhi 38
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga Xử lý rủi ro một cách nhanh chóng, tuân thủ theo những quy định của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, sử dụng quỹ dự phòng đề xử lý rủi ro. Trích lập dự phòng chung và dự phòng cụ thể được hạch toán vào chi phí của ngân hàng. Mọi khoản tiền thu hồi được từ các khoản nợ đẫ được xử lý rủi ro được hạch toán vào thu nhập của ngân hàng. Trong 3 năm 2015 – 2017 chi nhánh không phát sinh món nợ nào phải xử lý. Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ, kiểm tra và giám sát quy trình quy trình trong và sau giải ngân. Bộ quản lý nợ có vấn đề theo dõi, rà soát, đôn đốc những món nợ quá hạn, đồng thời phân tích và đưa ra các giải pháp xử lý đối với những món nợ có vấn đề, phối hợp cùng phòng khách hàng quản lý dư nợ một cách an toàn và hiệu quả nhất. Thực tế kháchĐại quan cho họcthấy quá trìnhkinh giám sát tế thu hHuếồi nợ của chi nhánh thực hiện tốt. Trong 3 năm gần đây, khi các ngân hàng thương mại trên địa bàn bùng phát nợ xấu, tại chi nhánh vần giữ được chất lượng tín dụng tương đối ổn định và tỷ lệ nợ xấu vẫn dưới mức thấp. Chất lượng dịch vụ vay tín chấp: Thông qua các chương trình tài trợ như: Hội chợ triển lãm, mở gian hàng tại Big C Huế, tài trợ học bổng cho các trường tiểu học tại địa bàn các huyện Nam Đông uy tín của VP Bank Huế ngày càng tăng. Cho đến nay, chi nhánh đã mở rộng được mạng lưới các phòng giao dịch trên toàn thành phố, gồm 5 phòng giao dịch, 1 tổ nghiệp vụ chứng khoán, CBNV làm việc với thái độ chuyên nghiệp theo 2 bộ quy chuẩn đạo đức của VP Bank và phong cách giao dịch khách hàng vàthủ tục hồ sơ cho vay tín chấp: đơn giản nhưng vẫn đảm bảo tuân theo đúng quy định, quy chế cho vay tiêu dùng của ngân hàng được cán bộ tín dụng làm nhanh, chính xác và an toàn. Chi nhánh có chính sách khách hàng linh hoạt, áp dụng cho tấc cả đối tượng khách hàng Tại chi nhánh, năm 2016 đã phát sinh nợ xấu. Tuy nhiên tỷ lệ còn thấp do chi nhánh vẫn làm chủ được chất lượng tín dụng, thẩm định hồ sơ cho vay một cách chặt chẽ, quy trình cho vay thực hiện một cách đúng đắn nên nợ xấu vẫn ở mức thấp so với tổng dư nợ của chi nhánh. 2.4.2.2.Những hạn chế còn tồn tại Mặc dù đã đạt được một số thành tích nhất định về phát triển hoạt động cho vay nhưng so với năng lực và yêu cầu vẫn còn một số hạn chế: Hồ sơ vay tín chấp còn nhiều phức tạp khiến khách hàng mang tâm lý lo sợ, e ngại khi vay tín chấp SVTH: Phan Võ Thùy Nhi 39
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga Mặc dù đã đưa ra các chính sách về marketing các sản phẩm cho vay nhưng chưa thực sự được nhiều người biết đến, các sản phẩm cho vay tín chấp đa dạng nhưng chưa có nhiều chức năng đặc biệt và thực sự hữu ích. Việc lãi suất vay tín chấp tại Vp Bank khá cao là một trong những vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường cho vay tín chấp. Với sự cạnh tranh của nhiều ngân hàng TMCP, việc cạnh tranh về lãi suất là điều dễ dàng xảy ra. Thông thường, khách hàng sẽ lựa chọn những ngân hàng với lãi suất thấp để vay vốn, thế nhưng, theo như phỏng vấn trực tiếp khách hàng thì đa phần khách hàng đều cho rằng lãi suất tại VP Bank khá cao so với các ngân hàng khác. Cụ thể, lãi suất của BIDV ưu đãi chỉ 11,9%/ năm thấp hơn 6,1% so với VP Bank. Điều này là ảnh hưởng đến sự chiếm lĐạiĩnh thị trư họcờng của VP kinh Bank và làmtế gi ảHuếm tính cạnh tranh. Nhân viên mặc dù đã từng bước tiếp thu các kiến thức về cho vay cũng như các nghiệp vụ cho vay. Đồng thời trải qua các kì thi để cấp chứng chỉ. Tuy nhiên, về việc thẩm định hồ sơ cho vay vẫn chưa được chặt chẽ, nghiêm túc. Có một số trường hợp thẩm định không kỹ khiến cho khách hàng không có khả năng trả nợ để tình trạng nợ xấu xảy ra 2.4.2.3. Nguyên nhân của hạn chế Nguyên nhân khách quan Một là: Các văn bản đa phần được xây dựng trên cơ sở thủ công với nhiều loại giấy tờ và quy trình xử lý phức tạp. Trong khi đó muốn mở rộng thị trường cho vay tín chấp thì phải áp dụng công nghệ hiện đại và nghiệp vụ chuyên nghiệp để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng. Với tốc độ phát triển dịch vụ như hiện nay, cần lược bỏ một số thủ tục rườm rà, khó thực hiện để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng cao của khách hàng. Hai là: Trình độ hiểu biết của người dân về vay tín chấp vẫn còn hạn chế. Số động vẫn chưa có thói quen tới ngân hàng giao dịch để thanh toán, chi trả, vay vốn . Khách hàng vẫn còn tâm lý e ngại khi vào ngân hàng vay vốn. Thay vào đó, họ vay tiền từ họ hàng, người quen và thậm chí là các tổ chức cho vay nặng lãi. Do đó nếu không có chính sách Marketing phù hợp thì rất khó để khách hàng biết đến và giao dịch với ngân hàng Ba là: Ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao Bốn là Ngân hàng Nhà Nước chưa quản lý được hết lãi suất của các NHTM khiến cho các NHTM đưa ra các lãi suất vay cao làm khó khách hàng SVTH: Phan Võ Thùy Nhi 40
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga Năm là Cơ chế quản lý của NHNN lên NHTM mang nặng tính chất hành chính thậm chí cổ hủ, dẫn đến không thep kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế, kìm hãm sự phát triển và sáng tạo của NHTM Kĩ thuật công nghệ, cơ chế quản lý các trung tâm thanh toán của NHNN chưa đạt yêu cầu, chưa đảm bảo được được thời gian, tốc độ thanh toán chậm gây khó khăn cho các NHTM nói chung và VP Bank Huế nói riêng. Nguyên nhân từ phía VP Bank Huế VP Bank Huế chưa có đội ngũ marketing chuyên nghiêp và làm việc sáng tạo. Việc phân khúc hộ gia đình đa số là những người có trình độ dân trí không cao, cần phải có những hoạt động tiếp thị, quảng cáo sản phẩm một cách đơn giản và dễ hiểu. Nhưng VP BankĐại Huế đ ãhọc thiếu đi nhkinhững hoạt đtếộng đóHuế và thường thụ động trong việc tìm kiếm khách hàng mới. Công tác marketing quảng bá hình ảnh cũng như tìm kiếm khách hàng chưa cao. Còn khá nhiều người chưa biết đến ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Mặc khác, cán bộ quan hệ khách hàng vừa tìm kiếm khách hàng vừa xử lý hồ sơ cho vay nên chưa có tính chuyên môn. Hơn nữa, nhân viên còn thiếu kinh nghiệm làm việc khi ngân hàng tuyển những người vừa mới ra trường mà không có kinh nghiệm nào Mặc dù VP Bank Huế đã tập trung đầu tư vào máy móc, thiết bị hiện đại công nghệ tiên tiến nhưng chưa đồng bộ, mức độ tự động hóa chưa cao . Phần mềm quản lý nghiệp vụ hay bị tắc nghẽn, tốc độ chậm làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của chi nhánh Số lượng văn bản hướng dẫn điều hành thực hiện các dịch vụ trong hệ thống của VP Bank VN nói chung chưa được soạn thảo hợp lí, đôi khi mâu thuẫn chồng chéo nhau. Do vậy việc tiếp thu, áp dụng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ gặp khó khăn dẫn đến rủi ro trong quáu trình tác nghiệp. Thủ tục vay chưa thực sự gọn nhẹ, linh hoạt: thủ tục vay vốn chưa thực sự đơn giản, thuận tiện. Hồ sơ vay vốn vẫn còn phức tạp đôi khi khó hiểu gây bất tiện cho khách hàng. Công tác thẩm định và đưa ra quyết cho vay còn mất khá nhiều thời gian. Đội ngũ cán bộ, công nhân viên ngày càng trẻ hóa, năng động, say mê, nhiệt tình với công việc, ham học hỏi và có tính sáng tạo nhưng lại thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý hoạt động cho vay cũng như các nghiệp vụ cho vay. SVTH: Phan Võ Thùy Nhi 41
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga Chính sách lãi suất của VP Bank quá cao,mất đi tính cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất tác động đến hoạt động mở rộng thị trường và chiếm lĩnh thị trường cho vay tín chấp của ngân hàng. Đồng ý với quan điểm : vay tín chấp rủi ro cao nên lãi suất đương nhiên cũng phải cao, Nhưng hiện nay, với tốc độ phát triển kinh tế kèm theo sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại, các ngân hàng không ngại áp dụng các mức lãi suất ưu đãi để lôi kéo khách hàng về phía mình thì VP Bank lại áp dụng lãi suất khá cao. Điều này làm cho khách hàng lo sợ không đủ khả năng trả nợ và e ngại khi vay vốn ngân hàng VP Bank 2.5. Những cơ hội và thách thức của hoạt đông cho vay tín chấp 2.5.1. Cơ hội Đại học kinh tế Huế Mặc dù lãi suất cho vay tín chấp cao hơn nhiều so với dịch vụ vay tín chấp của ngân hàng, nhưng dịch vụ này vẫn được nhiều người lựa chọn thay vì vay tiền tại đơn vị cho vay tiền truyền thống. Vay tín chấp của các công ty tài chính tư nhân giải quyết được mong muốn của đại đa số những người đi vay tiền đó là giải ngân nhanh chóng. Dịch vụ này mang tới cho những người không đủ điều kiện vay ngân hàng kênh vay tiền uy tín, thay vì phải vay của tín dụng đen hay các đơn vị cầm cố tài sản. Chính vì lãi suất vay tiền cao hơn ngân hàng, nên các doanh nghiệp cho vay tài chính thường cho vay trong thời gian ngắn nhằm đảm bảo khả năng chi trả của khách hàng. Ngoài ra, thời gian vay tiền thường linh động. Khách hàng vay tiền sẽ không bị cố định thời gian vay và có thể tất toán khoản vay trước hạn mà không lo bị phạt. Trước nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu về vốn tăng cao, nhận thức của người dân về dịch vụ vay tiền tư nhân đã hạn chế sự e ngại hơn trước đây. Đó chính là cơ hội để dịch vụ vay tiền nhanh tư nhân phát triển. 2.5.2. Thách thức Vay tiền tư nhân là cơ hội và cũng là thách thức cho những công ty tài chính. Trước những điều kiện thuận lợi để phát triển, liệu các doanh ty tài chính có đủ khả năng quản trị rủi ro, quản trị tài chính để phát triển doanh nghiệp? Huy động vốn để giải ngân đã là vẫn đề khó, quản trị rủi ro để phòng tránh nợ xấu và dẫn tới mất vốn mới là điều các công ty tài chính đáng quan tâm nhất. Không có hệ thông liên ngân hàng, không được bảo hộ bởi nhà nước, liệu các công ty tài chính có đủ năng lực, tầm nhìn để phát triển? SVTH: Phan Võ Thùy Nhi 42
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Chương 2 đã giới thiệu qua về lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức của VP Bank Huế. Bên cạnh đó, chương nêu lên những số liệu, thông tin tổng quan về tình hình cho vay tín chấp trong 3 năm 2015 - 2017. Từ việc đưa ra những cơ sở lý luận, các cơ chế, chương này đã nêu lên những thông tin, góc nhìn khái quát về tình hình cho vay tín chấp của VP Bank Huế và tập trung phân tích thực trạng hoạt động vay tín chấp của ngân hàng. Trên cơ sở các bảng số liệu, chương 2 đã đưa ra những phân tích, đánh giá về khả năng mở rộng cho vay tín chấp qua một số chỉ tiêu căn bản. Qua việc phân tích đó, ta có thể thấy được một phần thực trạng hoạt động cho vay tín chấp của ngân hàng và tìm ra đượcĐại những h ạhọcn chế còn kinhtồn tại cũng tếnhư nguyênHuế nhân gây ra những hạn chế đó. Đó cũng là cơ sở để đưa ra một số giải pháp, kiến nghị với hi vọng nâng cao được chất lượng cho vay tín chấp tại VP Bank Huế trong chương 3. SVTH: Phan Võ Thùy Nhi 43
- Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Bùi Thị Thanh Nga CHUƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TÍN CHẤP TẠI CHI NHÁNH VP BANK HUẾ 3.1. Định hướng phát triển chung Trong thời gian qua, VP Bank đã rất nổ lực trong công tác cho vay tín chấp theo đúng các quy định và chính sách của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng để đưa ra các chiến lược cũng như các chính sách để phát triển mở rộng thị trường cho vay tín chấp Ngân hàng không ngừng đổi mới các sản phẩm cho vay tín chấp như: thẻ tín dụng Platinum, VP Lady, MC2, payroll, kênh online với những hạn mức hấp dẫn. Cùng với đó chiĐại nhánh họccòn nâng kinhcáo các sả ntế phẩ mHuế dịch vụ, cung ứng liên kết cho khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh nhận được sự hỗ trợ cũng như lợi ích từ các sản phẩm dịch vụ đó. Ngoài ra ngân hàng cũng không ngừng hoàn thiện, mở rộng các nghiệp vụ cơ bản như: gửi tiền, cho vay, thanh toán quốc tế, thanh toán thẻ, chuyển tiền Ngân hàng không ngừng nâng cao chất lượng, đào tạo cán bộ, nguồn lực , triển khai tiếp cận công nghệ ngân hàng hiện đại. Đặc biệt, trong thời gian vừa qua VP Bank đã cho nhân viên thi UPL, kiến thức về cho vay tín chấp để cấp chứng chỉ. Đây cũng là một trong những hoạt động đáng tuyên dương, trong quá trình thi, nhân viên có thể củng cố lại kiến thức và nâng cao kiến thức của mình để nâng cao chất lượng công việc, đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng. Mỗi tháng, cán bộ tự đánh giá năng lực của mình dựa trên các chỉ tiêu đưa ra của VP Bank và sau đó giám đốc sẽ xét lại dựa trên năng lực và chỉ tiêu của nhân viên để đưa ra các mức điểm đúng đắn Xây dựng thị trường mới là hộ kinh doanh nhằm phát triển hoạt động cho vay tín chấp Tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, giảm tỷ trọng trung và dài hạn Nâng cao chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu xuống mức thấp 3.2. Định hướng mở rộng hoạt động vay tín chấp của chi nhánh Ngân hàng VP Bank Huế. Mở rộng thị trường cho vay tín chấp đang là hoạt động mà chi nhánh VP Bank đặc biệt chú trọng và quan tâm. Mở rộng thị trường cũng là một hướng đi đúng đắn của ngân hàng VP Bank nói chung và chi nhánh VP Bank Huế nói riêng. Bởi càng SVTH: Phan Võ Thùy Nhi 44