Khóa luận Lập hồ sơ kỹ thuật sản xuất tủ Vanity tại Công ty Cổ phần Woodsland

pdf 44 trang thiennha21 12/04/2022 6881
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Lập hồ sơ kỹ thuật sản xuất tủ Vanity tại Công ty Cổ phần Woodsland", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_lap_ho_so_ky_thuat_san_xuat_tu_vanity_tai_cong_ty.pdf

Nội dung text: Khóa luận Lập hồ sơ kỹ thuật sản xuất tủ Vanity tại Công ty Cổ phần Woodsland

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆN CÔNG NGHIỆP GỖ VÀ NỘI THẤT ===&&&=== KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP LẬP HỒ SƠ KỸ THUẬT SẢN XUẤT TỦ VANITY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN WOODSLAND NGÀNH: CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN LÂM SẢN MÃ SỐ: 7549001 Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Vũ Mạnh Tường Sinh viên thực hiện : Phạm Viết Nhiên Lớp : K61B - CBLS Khóa học : 2016 – 2020 Hà Nội, 2020
  2. LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, cho phép em được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến thầy cô viện công nghiệp gỗ Trường Đại học Lâm nghiệp đã giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường. Em xin gửi đến quý thầy cô Viện Công nghiệp gỗ đã tâm huyết nhiệt tình truyền đạt vốn kinh nghiệm quý báu cho chúng em trong suốt thời gian qua. Và trong thời gian này là thời gian mà thầy cô hướng dẫn chúng em làm khóa luận, đặc biệt là thầy Vũ Mạnh Tường đã hướng dẫn em thực hiện khóa. Thầy đã chỉ bảo nhiệt tình cho em biết về bài khóa luận của em một cách chi tiết, một lần nữa em xin chân thành cám ơn thầy. Vì đây là bài khóa luận đầu tiên nên có thể có thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn học cùng khóa để kiến thức của em được vững chắc hơn trên con đường sau này. Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Vũ Mạnh Tường là thầy cố vấn học tập cho em trong suốt 4 năm qua, và các bạn khóa K61 -CBLS đã cùng nhau học tập rèn luyện để trở thành những con người có ích cho xã hội sau này. Cuối cùng em xin chúc các quý thầy cô sức khỏe thật tốt. Em xin chân thành cám ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2020 Sinh viên Phạm Viết Nhiên i
  3. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH SÁCH CÁC BẢNG iv DANH SÁCH CÁC MỤC HÌNH v ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 2 1.1. Mục tiêu đề tài 2 1.2. Nội dung nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 2 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 2 1.4. phương pháp nghiên cứu 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4 2.1. Cơ sở lý luận 4 2.1.1. Nguyên tắc sản xuất sản phẩm 4 2.1.2. Các bước sản xuất sản phẩm tủ 5 2.1.3. Nguyên lý mỹ thuật trong sản xuất 6 2.1.4. Các loại liên kết của sản phẩm mộc phổ biến 7 2.1.5. Trang sức sản phẩm 11 2.2. Dự toán chi phí sản xuất sản phẩm mộc 11 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 14 3.1. Thông tin về công ty cổ phần Woodsland 14 3.2. Tìm hiểu, phân tích đặc điểm nguyên liệu, máy móc và các sản phẩm tủ Vanity . 15 3.2.1. Nguyên vật liệu chính sử dụng cho sản phẩm 15 3.2.2. Máy và thiết bị được sử dụng trong sản xuất sản phẩm 19 3.2.3. Các sản phẩm tủ vanity 23 3.3. Xây dựng hệ thống bản vẽ triển khai sản xuất tủ Vanity. 32 3.4. Lập biểu tính toán khối lượng nguyên liệu, phụ kiện cho một sản phẩm tủ Vanity. 32 ii
  4. 3.4.1. Tính toán khối lượng nguyên liệu 32 3.4.2 Tính toán phụ kiện 33 3.5. Lập phiếu công nghệ gia công chi tiết cho tủ Vanity 33 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 37 1. Kết luận 37 2. Tồn tại 37 3. Kiến nghị 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO iii
  5. DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 3.1 Kích thước cơ bản của tủ vanity (mm) 26 Bảng 3.2 Các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm 28 Bàng 3.3. Nguyên vật liệu chi tiết tủ Vanity 32 Bảng.3.4 Linh phụ kiện vật tư sản phẩm 33 Bảng 3.5.Phiếu công nghệ gia công tủ Vanity 33 iv
  6. DANH SÁCH CÁC MỤC HÌNH Hình 2.1 Ảnh sử dụng keo dán gỗ 8 Hình 2.2. Liên kết bằng mộng 9 Hình 2.3. Chốt gỗ 10 Hình 2.4. Liên kết đinh vít trong đồ mộc 10 Hình 3.1. Công ty CP Woodsland 15 Hình 3.2. Gỗ tự nhiên 15 Hình 3.3. Ván nhân tạo 18 Hinh 3.4 Bản vẽ phối cảnh tủ vanity 25 Hình 3.5 Liên kết chốt gỗ 29 Hình 3.6 Liên kết mộng 29 Hình 3.7.Day trượt ngăn kéo 30 Hình 3.8.Vít Bulong 30 Hình 3.9.Liên kết đinh vít gia cố chi tiết 31 Hình 3.10. Núm chân trống ẩm 31 v
  7. ĐẶT VẤN ĐỀ Sản phẩm mộc nói chung, sản phẩm tủ Vanity nói riêng, tuy có nhiều chủng loại, mẫu mã nhưng mỗi loại đều có những đặc thù riêng. Song nhìn chung đều phải đáp ứng yêu cầu về công năng và thẩm mỹ. Tủ Vanity thiết kế phải phù hợp với không gian nội thất, phù hợp với mục đích sử dụng, phù hợp với con người và thao tác thuận tiện. Tuy nhiên, một trong những yếu tố được con người chú trọng là giá thành sản phẩm. Do vậy sản phẩm phải đẹp, giá thành hợp lý phù hợp với điều kiện kinh tế của khách hàng thì sản phẩm đó sẽ chiếm lĩnh thị trường. Để làm được điều đó thì trong sản phẩm chúng ta phải có kế hoạch sử dụng vật liệu, phụ kiện hợp lý, thuận tiện cho gia công chế tạo sản phẩm, giá thành hợp lý nhưng vẫn đảm bảo được công năng và tính chắc chắn, bền lâu của sản phẩm. Nhằm áp dụng kiến thức đã được học trong quá trình hoc tập chuyên ngành Công nghệ Chế biến Lâm sản tại Viện Công nghiệp gỗ, Trường Đại học Lâm nghiệp, kết hợp với công ty cổ phần Woodsland, em đã tiến hành thực hiện khoá luận tốt nghiệp với tên: “Lập hồ sơ kỹ thuật sản xuất tủ Vanity tại công ty cổ phần Woodsland”. 1
  8. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Mục tiêu đề tài - Hiểu được quy trình sản xuất sản phẩm gỗ tại công ty Cổ Phần Woodsland. - Xây dựng được hồ sơ kỹ thuật sản xuất sản phẩm tủ Vanity tại công ty Cổ Phần Woodsland. 1.2. Nội dung nghiên cứu Trên cơ sở mục tiêu đặt ra, khoá luận tiến hành thực hiện các nội dung nghiên cứu sau: (1) Tìm hiểu, phân tích đặc điểm nguyên liệu, máy móc và các sản phẩm tủ Vanity . (2) Xây dựng hệ thống bản vẽ triển khai sản xuất tủ Vanity. (3) Lập biểu tính toán khối lượng nguyên liệu, phụ kiện cho một sản phẩm tủ Vanity. (4) Lập phiếu công nghệ gia công chi tiết cho tủ Vanity . 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khoá luận gồm: - Tủ Vanity được sản xuất từ công ty Cổ Phần woodsland. - Hồ sơ sản xuất tủ Vanity của công ty cổ phần woodsland. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (1) Kiểu dáng: Tủ Vanity được thiết kế dựa trên kiểu dáng và kích thước của khách hàng. (2) Nguyên liệu: Sử dụng chủ yếu gỗ Keo (3) Hồ sơ kỹ thuật: Thông tin về sản phẩm, hồ sơ bản vẽ sản xuất, biểu tính toán khối lượng nguyên liệu, phụ kiện, phiếu gia công chi tiết. 1.4. Phương pháp nghiên cứu (1) Phương pháp lý thuyết: Áp dụng để tìm hiểu cơ sở xây dựng phương án sản xuất, lập bản vẽ chi tiết, lập phiếu công nghệ cho từng chi tiết sản phẩm, tính toán giá thành sản xuất. 2
  9. (2) Phương pháp họa đồ vi tính: Áp dụng để xây dựng Bản thiết kế. Phần mềm sử dụng trong khóa luận: Solidworks. (3) Phương pháp điều tra khảo sát:Phương pháp này dùng để ứng dụng vào khảo sát hiện trạng công trình, khảo sát xu thế sử dụng sản phẩm tủ Vanity hiện nay. (4) Phương pháp chuyên gia:Được sử dụng khi điều tra, khảo sát, đánh giá để lựa chọn phương án sản xuất. (5) Phương pháp kế thừa:Sử dụng phương pháp kế thừa các tài liệu có sẵn trường Đại học Lâm Nghiệp Việt và khóa luận của các khóa trên. 3
  10. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Nguyên tắc sản xuất sản phẩm Để có một sản phẩm tốt, ta phải thực hiện thiết kế theo một số nguyên tắc nhất định. Bởi điều đó có ý nghĩa quyết định đến chất lượng sản phẩm. Nhìn chung, khi thiết kế sảm phẩm mộc ta cần phải dựa trên một số nguyên tắc cơ bản sau: + Công năng sản phẩm: Đảm bảo công năng sản phẩm theo đúng ý đồ, mục đích của khách hàng. Trong mọi công đoạn sản xuất, người sản xuất phải lấy công năng của sản phẩm làm định hướng xuyên suốt. Khi tạo dáng, ngoài mục tiêu có mẫu mã đẹp, ta luôn phải chú ý khả năng đáp ứng của sản phẩm trong sử dụng. Tủ cần có kích thước bao phù hợp với kích thước người sử dụng và kích thước vật xung quanh. Đảm bảo yêu cầu sử dụng cần chú ý đến điều kiện sử dụng, tâm sinh lý con người cũng như tính chất nguyên vật liệu. + Tính nghệ thuật: - Đảm bảo các nguyên tắc thẩm mỹ trong sản xuất. Nguyên tắc này chủ yếu vận dụng trong quá trình tạo dáng sản phẩm. Nhưng trong quá trình thi công cũng không thể xem nhẹ bởi độ tinh xảo của mối liên kết, chất lượng bề mặt của sản phẩm ảnh hưởng không ít tới chất lượng thẩm mỹ. + Tính kinh tế: Tính kinh tế tức là lợi ích về kinh tế của sản phẩm, đây là mục tiêu rất quan trọng mà các sản phẩm công nghiệp mong muốn và theo đuổi. Khi thiết kế cần nhấn mạnh tính thương phẩm và tính kinh tế đối với đồ nội thất, thiết kế được những sản phẩm có giá thành thấp, thiêt kế ra được những sản phẩm đồ gia dụng thích hợp cho việc bán hàng, đạt được yêu cầu về chất 4
  11. lượng tốt, ngoại hình đẹp, tiêu hao ít nguyên liệu cũng như yêu cầu về môi trường. Khi sản xuất cần phải lựa chọn nguyên vật liệu hợp lý, xem xét khả năng gia công, điều kiện hiện có của nhà máy, cơ sở thi công. + Tính an toàn: Tính an toàn là vừa yêu cầu sản phẩm phải có đủ cường độ lực học và tính ổn định của sản phẩm, vừa yêu cầu sản phẩm có sự an toàn đối với môi trường ít gây ô nhiễm. Đa dạng hóa vật liệu. Sản phẩm phải đạt các mức tiêu chuẩn cho con người lẫn môi trường do nhà nước hay thế giới đề ra mức độ ổn định cho đồ gỗ không được vượt quá mức cho phép. + Đảm bảo tính dễ chịu: Muốn sản xuất ra đồ gia dụng dễ chịu phải phù hợp nguyên lý cấu tạo cấu, phải quan sát phân tích tỉ mỉ với đời sống. 2.1.2. Các bước sản xuất sản phẩm tủ Hiện nay công việc sản xuất có rất nhiều bước hoặc rất nhiều cách để sản xuất, nhưng một trong số đấy đều có điểm chung. Vì vậy nhìn chung các bước sản xuất có thể được thực hiện trong các bước như sau: Bước 1: Thu thập thông tin đưa của khách hàng. Bước 2: Tạo dáng cho sản phẩm: Xin ảnh minh họa của khách hàng . Bước 3: Lựa chọn phương án kết cấu, liên kết sản phẩm và tính toán nguyên vật liệu. Quá trình tạo dáng sản phẩm, ta đã có mẫu mã phù hợp, bước công việc náy sẽ nói lên tính khả thi của phương án thiết kế. Trong một số trường hợp bước công việc này được kết hợp với bước lựa chọn công nghệ và gia công. Đây là một công đoạn đòi hỏi người thiết kế có một kiến thức nhất định về công việc. Tùy vào mục đích của bước tạo dáng, ta phải lựa chọn nguyên vật liệu cùng các kết cấu phù hợp. Các mối liên kết giữa các chi tiết, bộ phận phải được lựa chọn đảm bảo công năng của sản phẩm. Cho dù chúng ta lựa chọn được cách 5
  12. thức liên kết như thế nào, sử dụng nguyên vật liệu ra sao thì chúng ta vẫn không thể sao nhãng các nguyên tắc thiết kế: Đảm bảo tính công năng – thẩm mỹ - kinh tế - phú hợp công nghệ. Bước 4: Lựa chọn công nghệ và lập kế hoạch thi công. Lựa chọn các máy phug hợp có sẵn trong công ty để sản xuất ra sản phẩm tủ vanity. Một số máy phù hợp trong sản xuất như là : Máy cưa , máy bào , máy lạng , máy CNC , may khoan 2 chiều , máy cắt mộng ovan ( âm , dương ) , máy khoan 6 mũi , máy khoan dàn đứng , máy ép lực, nhiêt , máy ghép ngang , máy ép khí đứng , may trà 2 đầu , máy phay trục đứng , máy khaon giàn ngang. Bóc tách sản phẩm chi tiết. Bước 5: Chế thử - kiểm tra, đánh giá – nghiệm thu, lắp đặt – bàn giao. 2.1.3. Nguyên lý mỹ thuật trong sản xuất Tỉ lệ - kích thước: tỷ lệ này cho biết mồi quan hệ giữa phần này với phần kia, mộ-t phần với toàn phần hay vật này với vật khác. Quan hệ tỉ lệ: có thể trên trị số, số lượng, số mức, mức độ. Kích thước đồ gia dụng là chỉ mức độ lớn nhỏ giữa kích thước chỉnh thể đồ gia dụng với các chi tiết của nó, giữa đồ gia dụng đặt trên nó, giữa đồ gia dụng với môi trường không gian nội thất, mà từ đó có thể tạo ra một ấn tượng về sự vật lớn nhỏ. Những ấn tượng về sự vật lớn nhỏ khác nhau sẽ làm cho con người có được những cảm giác khác nhau, như thông thoáng, chật hẹp, khó chịu. Tỷ lệ đồ gia dụng bao gồm mối quan hệ giữa kích thước tương đối của trên dưới , trái phải, trước sau, chủ thể và phụ kiện, độ dài ngắn, lớn nhỏ, cao thấp giữa các bộ phận và chỉnh thể. Một hình dáng có tỷ lệ thích hợp sẽ làm cho con người cảm nhận được cái đẹp, khi thiết kế đồ gia dụng bắt buộc phải có những tỉ lệ hợp lí nhất định. Những nhân tố quyết định đến tỉ lệ của đồ gia dụng có công năng, vật liệu, công nghệ sản xuất, không gian nội thất Kích thước khi thiết kế tạo dáng được căn cứ vòa kích thước của cơ thể con người hoặc những yêu cầu khi sử dụng để hình thành lên một phạm vi kích thước nhất định nào đó. 6
  13. Cân bằng: là chỉ mối quan hệ nặng nhẹ hoặc cảm giác tương đối giữa các bộ phận trái, phải, trước sau của đồ gia dụng. Sự cân bằng thị giác có thể sử lý bằng nhiều cách. Có thể dùng số lượng, mức độ hay vị trí để làm giải pháp cân bằng trong thiết kế mỹ thuật. Cân bằng động là một hình thái cân bằng không đối xứng, không cân bằng về chất và lượng, cân bằng động có được hiệu quả của sự sinh động, hoạt bát thanh thoát, Cân bằng tĩnh là dựa theo trục trung tâm để tạo ra trạng thái đối xứng hai bên trái và phải, nó là trạng thái cân bằng mà bằng nhau về chất và lượng, cân bằng tĩnh có được hiệu quả của sự đoan trang, nghiêm túc ổn định. Nhịp điệu: do một hoặc một nhóm các yếu tố tiến hành sắp xếp liên tục, lặp đi lặp lại và theo trật tự tạo hình. Nhấn mạnh: Che đậy cái xấu hoặc cái buồn tẻ nhàm chán, tách biệt, lạc lõng, vô duyên để thu hút tập trung hướng đến cái đẹp, sự hoàn hảo. Nhấn mạnh là yếu tố nào tập trung người xem nhất, nếu tất cả các yếu tố bằng nhau thì thiết kế ấy không có sự nhấn mạnh. Những yếu tố cần phải nổi bật thì sẽ cần được nhấn mạnh. Sự nhấn mạnh được tạo ra bởi sự sắp đặt các yếu tố một cách hợp lý. Sự nhấn mạnh hoặc tương phản làm cho mẫu thiết kế trở nên sinh động. Nhấn mạnh bằng tương phản xuất phát từ nhiều cách, nhưng cách phổ biến nhất có lẽ là dùng màu sắc. Sự tương phản về hình khối, chất liệu, nhịp điệu làm nên ưu thế của một chi tiết so với tổng thể. Thống nhất – Đa dạng: thống nhất về một phong cách sản xuất. Hài hòa: là sự hòa đồng, đồng đều về các yếu tố với nhau, cái này bù đắp cho cái kia, các yếu tố chung tính chất phổ quát (hình dáng, vật liệu, màu sắc, ) 2.1.4. Các loại liên kết của sản phẩm mộc phổ biến Từ xưa đến nay đồ gỗ có rất nhiều cách để liên kết với nhau, đối với ngày xưa cha ông ta đã có nhiều cách để liên kết đồ gỗ như dùng các vật dụng dán dính đồ gỗ đến sử dụng các mối liên kết (mộng) để kết nối chúng với nhau thành các sản phẩm mộc. Đến khi con người hiện đại thì những liên kết đấy vẫn được áp dụng và cải tiến lên rất nhiều so với trước đó. Đối với các đồ dùng mộc hiện 7
  14. nay có rất nhiều loại liên kết khác nhau để liên kết, sau đây là một số liên kết đồ gỗ thường được sử dụng hiện nay: a. Liên kết bằng keo dán Hình 2.1 Ảnh sử dụng keo dán gỗ Liên kết dán sử dụng các loại keo dán để tạo nên những thanh có tiết diện khá lớn bằng cách dán nhiều tấm ván lại với nhau. Hiện nay liên kết này được sử dụng rất phổ biến nhờ sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất các loại gỗ thương mại. Khi làm việc, các tấm gỗ được dán có thể bị trượt, bong lớp dán. Liên kết dán không đục khoét gỗ (không có giảm yếu) nên khả năng chịu lực của gỗ sử dụng loại liên kết này là lớn nhất. Liên kết keo được sử dụng trong việc sản xuất đồ gỗ được thiết kế theo bất kỳ phương pháp nào. Liên kết keo là phương thức ghép chỉ đơn thuần dùng keo dán các chi tiết, cụm chi tiết hoặc toàn bộ một sản phẩm. Ghép chi tiết keo sử dụng rất rộng như ghép vật liệu ngắn thành dài, vật liệu hẹp thành rộng, ván mỏng thành dày, dán phủ mặt của ván rỗng ruột và dán gỗ uốn nhiều lớp ván mỏng Một số loại keo dán thường được sử dụng hiện nay như là: PU, PVA, PVAc, Gắn keo còn được ứng dụng ở các trường hợp mà các phương pháp ghép khác không sử dụng được, như công nghệ trang sức dán mặt bằng gỗ lạng và dán cạnh cụm chi tiết dạng tấm 8
  15. Ưu điểm của dán keo là có thể đạt được những gỗ nhỏ làm được nhiều việc, gỗ kém thành tốt, tiết kiệm gỗ, kết cấu ổn định, còn có thể nâng cao và cải thiện chất lượng trang sức của đồ gỗ. Trong sản phẩm tủ vanity này thì công ty Cổ Phần Woodsland đã dùng keo 1922 AKZO NOBEL. b. Liên kết mộng gỗ Hình 2.2. Liên kết bằng mộng Mộng là một hình thức cấu tạo có hình dạng xác định được gia công tạo thành ở đầu cuối chi tiết theo hướng dọc thớ, nhằm mục đích liên kết với lỗ được gia công trên chi tiết khác của kết cấu. Cấu tạo của mộng có nhiều dạng, song cơ bản vẫn bao gồm thân mộng và vai mộng. Thân mộng để cắm chắc vào lỗ mộng. Vai mộng để giới hạn mức độ cắm sâu của mộng, đồng thời cũng có tác dụng chống chèn dập mộng và đỡ tải trọng. Thân mộng có thể thẳng hoặc xiên, có bậc hay không có bậc, tiết diện có thể là hình tròn hay hình chữ nhật. Thân mộng có thể liền khối với chi tiết, nhưng cũng có thể là thân mộng mượn, không liền với chi tiết mà được gia công ngoài, cắm vào chi tiết tạo thành mộng. Độ cứng vững của liên kết mộng phụ thuộc vào tính chất của nguyên vật liệu, kích thước và hình dạng của lỗ và mộng. Để tăng cường độ bền cho liên kết mộng có 9
  16. thể sử dụng thêm liên kết đinh, chốt, nêm, ke hay sử dụng keo dán để gia cố. c. Liên kết bằng chốt gỗ Chốt thường được làm bằng gỗ, chốt tre, khi được làm việc chốt chịu uốn, và mặt lỗ chốt chịu ép mặt, loại liên kết này thường được dùng để nối các thanh gỗ hoặc dùng để nối các chi tiết với nhau thay cho vật liệu khác. Hình 2.3. Chốt gỗ d. Liên kết bằng đinh vít Hình 2.4. Liên kết đinh vít trong đồ mộc Liên kết đinh vít thường sử dụng các vật liệu làm bằng kim loại để liên kết trong đồ mộc. Đinh và vít là loại vật liệu dễ dàng tháo lắp nên cũng rất được mọi người ưa chuộng hiện nay và phổ biến trong đồ mộc. Liên kết đinh vít có nhược điểm là không thể tận dụng lại nếu hỏng cần phải thay thế luôn nên không thể tận dụng lại như gỗ, tre. Ghép liên kết đinh vít gỗ được dùng tương đối rộng rãi để cố định chi tiết, cụm chi tiết tấm mặt bàn, tấm ngồi ghế, mặt tủ, tấm móc tủ, giá chân, đường 10
  17. rãnh ngăn kéo cố định tấm lưng của đồ gỗ kiểu tháo lắp cũng có thể dùng ghép liên kết đinh vít, tay kéo, khóa cửa, bản lề Khi lắp đặt cũng thường dùng ghép đinh vít gỗ. Ưu điểm của vít đinh gỗ là thao tác đơn giản, kinh tế và dễ có được đinh vít tiêu chuẩn có quy cách khác nhau. 2.1.5. Trang sức sản phẩm Sơn Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sơn cho sản phẩm gỗ, đa dạng từ mẫu mã đến màu sắc, từ sơn lót đến sơn phủ bề mặt ngoài với nhiều công dụng khác nhau. Sơn được pha chế theo nguyên tắc riêng và được phun lên bề mặt gỗ để bám vào bề mặt gỗ bảo vệ và làm đẹp cho sản phẩm mộc. ví dụ như một số loại sơn PU trên thị trường hiện nay là:sơn PU 1K, sơn vilyn sơn 1K là hệ sơn một thành phần, được xuất sứ từ alkyd cao cấp và nhựa PU 1 thành phần giúp nâng cao tính năng sản phẩm phù hợp dùng cho gỗ nội và ngoại thất gồm kim loại, mây tre lá Sơn PU 1K có tất cả các hệ màu. Sơn vilyn là loại sơn một thành phần được sản xuất đặc biết dành cho các dây chuyền sơn công nghiệp. Sơn vinyl nhanh khô và khắc phục được những yếu điểm của sơn thông thường. Sơn vinyl được sử dụng làm sơn lót và phủ trên bề mặt gỗ và kim loại. Trong sản phẩm tủ Vanity này thì công ty CP Woodsland dùng sơn PU màu cà phê của Trung Quốc. 2.2. Dự toán chi phí sản xuất sản phẩm mộc Một số khái niệm cơ bản dự toán chi phí sản xuất Dự toán : Là một kế hoạch chi tiết (detailed plan) được lập cho một kỳ hoạt động trong tương lai, biểu hiện dưới hình thức định lượng (số lượng và giá trị), chỉ ra việc huy động các nguồn lực và việc sử dụng chúng trong thời kỳ đó. Dự toán là một công cụ của nhà quản lý, được sử dụng trong việc lập kế hoạch, kiểm soát và đánh giá hoạt động. Dự toán chi phí sản xuất kinh doanh là những dự kiến (kế hoạch) chi tiết, chỉ rõ cách thức huy động và sử dụng các nguồn lực cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách toàn diện và phối hợp, được xác định 11
  18. bằng một hệ thống các chỉ tiêu về số lượng và giá trị cho một khoảng thời gian xác định trong tương lai, theo yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp. Dự toán chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là bản dự tính toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải chi ra cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong một thời kỳ nhất định. Được dùng để xây dựng kế hoạch tài chính, kế hoạch chuẩn bị và khai thác các nguồn vốn cho nhu cầu của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản tiêu hao các nguồn lực (lao động & vật chất) trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Mức tiêu hao các Chi phí sản xuất có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phân loại chi phí: Nguyên vật liệu chính dùng vào sản xuất Vật liệu phụ dùng vào sản xuất Nguyên liệu dùng vào sản xuất Chi phí trực tiếp Năng lượng dùng vào sản xuất Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phúc lợi chế độ Chi phí sử dụng máy móc thiết bị trực tiếp Chi phí quản lý phân xưởng Chi phí gián tiếp Chi phí quản lý doanh nghiệp Thiệt hại sp hỏng và thiệt hại ngừng sản xuất Chi phí ngoài sản xuất Giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các chi phí chi ra cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong kỳ của doanh nghiệp xác định cho từng loại sản phẩm cụ thể chỉ tính toán đối với những thành 12
  19. phẩm hoặc đã hoàn thành một giai đoạn công nghệ nhất định, có thể bán ra bên ngoài. Giá thành sản xuất (giá thành phân xưởng): Là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành việc SX sản phẩm. Giá thành sản xuất = Chi phí trực tiếp + Chi phí sản xuất chung (CP QLPX) Giá thành toàn bộ: là toàn bộ chi phí để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Giá thành toàn bộ = giá thành sản xuất + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lí doanh nghiệp. Bảng 2.1: Các loại giá thành sản phẩm Chi phí Chi phí sử dụng Chi phí trực tiếp MMTB QLPX Giá thành phân xưởng Chi phí QLDN Giá thành công xưởng Chi phí ngoài sản xuất Giá thành toàn bộ 13
  20. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thông tin về công ty cổ phần Woodsland Công ty CP Woodsland tiền thân là công ty Liên doanh Woodsland được thành lập theo giấy phép số 19/GP-VP ngày 22 tháng 05 năm 2002 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc và được sửa đổi bổ xung theo giấy phép số 19/ GPDDC3- VP ngày 10 tháng 04 năm 2006. Công ty được xây dựng từ năm 2002 đến 2003 và chính thức đi vào sản xuất vào tháng 11 năm 2003 . Ngay sau đó, vào tháng 4 năm 2004 Woodsland đã được lựa chọn để trở thành nhà cung cấp chính thức cho IKEA – tập đoàn đồ gỗ nội thất hàng đầu thế giới và nay đã được xác định là một trong 15 nhà cung cấp trọng yếu trong khu vực Đông Nam Á của tập đoàn IKEA. Ngày 30 tháng 06 năm 2008 Công ty Liên doanh Woodsland được chuyển đổi thành công ty Cổ Phần Woodsland theo giấy chứng nhận đầu tư số 192032000108. Tập trung sản xuất cho thị trường xuất khẩu, năng suất và doanh số của Công ty không ngừng tăng trưởng trong suốt những năm vừa qua. Các sản phẩm do Công ty Woodsland sản xuất được suất khẩu sang các thị trường lớn và khó tính nhất như Mỹ, Canada, Châu Âu, Nga, Nhật Bản, Với mục tiêu mang các sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu vô cùng khắt khe của các khách hàng nước ngoài để phục vụ người dùng trong nước, Công ty Woodsland đã tham gia vào việc cung cấp các sản phẩm nội thất cho thị trường nội địa với các loại sản phẩm chất lượng cao mang lại giá trị cho doanh nghiệp. 14
  21. Hình 3.1. Công ty CP Woodsland 3.2. Tìm hiểu, phân tích đặc điểm nguyên liệu, máy móc và các sản phẩm tủ Vanity . 3.2.1. Nguyên vật liệu chính sử dụng cho sản phẩm a. Gỗ tự nhiên ( gỗ Keo) Hình 3.2. Gỗ tự nhiên 15
  22. Tên khoa học: Acacia Willd, tên đồng nghĩa Racosperma (Willd.), tên địa phương Brown salwood, black wattle, hickory wattle (En). Indonesia: tongke hutan, mangge hutan (phổ thông), nak (Moluccas). Malaysia: mangium (phổ thông). Thái Lan: krathin-thepha. Phân bố Đảo Sula, Seram, Aru, tỉnh miền Tây của Papua New Guinea và miền Đông Bắc Queenland; đã được trồng rải rác ở vùng Malesian, đặc biệt là ở Sabah và Peninsular của Malaysia. Keo được nhập vào trồng ở Việt Nam khoảng đầu thập niên 80 thế kỉ XX. Hiện nay, hầu hết các tỉnh trong cả nước đều đã gây trồng loài cây này. Đặc điểm nhận biết Cây gỗ trung bình đến khá lớn cao tới 35m, chiều cao dưới tán tới 15m, đường kính có thể đạt 90 cm, bề mặt vỏ bị nứt ở gần gốc, vỏ màu nâu xám đến nâu đậm, lớp vỏ phía trong màu nâu nhạt. Tán hình trứng hoặc hình tháp, thường phân cành thấp. Cành nhỏ, có cạnh nhẵn, màu xanh lục. Trên cây mầm dưới một tuổi có lá kép lông chim 2 lần, cuống thường bẹt. Trên cây trưởng thành có dạng lá đơn, phiến lá hình trứng hoặc trái xoan dài, đầu có mũi lồi tù, đuôi mem cuống, dài 14-25cm, rộng 6-9cm, khá dầy, 2 mặt xanh đậm. Có 4 gân dọc song song nổi rõ. Hoa tự hình bông dài gần bằng lá, mọc lẻ hoặc tập trung 2-4 hoa tự ở nách lá. Hoa đều lưỡng tính mẫu 4, tràng hoa màu vàng, nhị nhiều vươn dài ra ngoài hoa. Quả đậu, xoắn. Hạt hình trái xoan hơi dẹt, màu đen. Đặc điểm cấu tạo của gỗ Đặc điểm cấu tạo thô đại: Gỗ lõi có màu nâu hồng đến nâu đen, đôi khi thấy màu nâu cánh gián hoặc nâu xám, phân biệt rõ với gỗ giác có màu vàng tía đến màu vàng rơm. Thớ gỗ thường thẳng, đôi khi thấy thớ xoắn. Bề mặt khá mịn và đồng nhất; Thỉnh thoảng thấy có các giải sọc do có các giải màu sẫm chạy dọc, gỗ có tính phản quang; mạch gỗ khá lớn đến lớn và có thể thấy rõ bằng mắt thường; tế bào mô mềm dọc không có nhiều; tia gỗ nhỏ, khó quan sát từng tia bằng mắt thường; gỗ không có hiện tượng cấu tạo lớp. Đặc điểm cấu tạo hiển vi: Vòng năm không rõ. Mạch phân tán, số lượng 5,9-6,4/mm2, mạch đơn (chiếm 40%) và mạch kép 2-3(-4), đường kính trung 16
  23. bình của lỗ mạch 154m; lỗ xuyên mạch đơn, lỗ thông ngang xếp so le, miệng lỗ thông ngang hình đa giác, đường kính 6-9m; lỗ thông ngang giữa mạch và tia là đôi lỗ thông ngang nửa có vành; không có thể bít. Sợi gỗ dài 1063 m, đường kính trung bình 21,1m, chiều dầy vách 2,38m, không có vách ngăn ngang, mang lỗ thông ngang đơn hoặc có vành kích thước nhỏ. Tế bào mô mềm xếp dọc thân cây khá nhiều, ở dạng vây quanh mạch kín hình tròn, thường có từ 2-4 hàng tế bào mô mềm vây kín quanh lỗ mạch, có xu hướng vây quanh mạch hình cánh đặc biệt với các lỗ mạch nhỏ, mỗi dây tế bào mô mềm dọc có 2-4 tế bào. Tia gỗ rộng 1-2(-3) hàng tế bào, cao 0,2-0,4mm (10-40 hàng tế bào), số lượng 4-6(-8) tia/mm, tia gỗ có cấu tạo đồng nhất. Tinh thể hình lăng trụ có trong ruột của các tế bào mô mềm xếp dọc thân cây. Gỗ không có silic. Gỗ phát quang khi có tia cực tím. Tính chất Gỗ keo là loại gỗ lá rộng có khối lượng thể tích trung bình. Khối lượng thể tích gỗ khô kiệt 0,55 g/cm3. Khối lượng thể tích gỗ khô (ở độ ẩm 12%) là 0,58g/cm3. Tỉ lệ co rút thể tích 6,7%. Hệ số co rút thể tích 0,46.Tính chất cơ học của gỗ Keo tai tượng ở Ba Vì được thử nghiệm ở độ ẩm 12%, thu được kết quả như sau: cường độ uốn tĩnh 99N/mm2, mô-đun đàn hồi uốn tĩnh 10.000N/mm2, cường độ ép dọc thớ 43N/mm2, trượt dọc thớ 12,7N/mm2, lực tách 12,7N/mm. Gỗ Keo có hàm lượng xenlulo tổng 78%, alpha-xenlulo 46,5%, lignin 27%, pentozan 14% và tro 0,2%; hàm lượng các chất tan trong cồn-benzen 3,8%, trong nước nóng 3,3%, và trong xút 13,4%. Ưu điểm: Được trồng đại trà nên là nguồn nguyên liệu và chất lượng tương đối ổn định , độ cong vênh thấp so với các loại gỗ khác, độ bền cơ học dẻo dai , thích nghi với thời tiết khác nghiệt. Gỗ keo lai to, tròn là nguyên liệu sư dụng để sản xuất đồ nội thất xuất khẩu. b. Ván nhân tạo 17
  24. Hình 3.3. Ván nhân tạo Ván nhân tạo là thuật ngữ dùng để chỉ những loại vật liệu dạng tấm được tạo thành từ những nguyên liệu thực vật có xơ sợi, liên kết với nhau nhờ keo hoặc không keo trong một điều kiện nhất định. Mỗi loại ván đều có tên riêng theo đặc điểm cấu tạo và công nghệ sản xuất như: Ván dăm, ván sợi, ván ghép thanh Xét về mặt môi trường thì ván nhân tạo hơn hẳn các loại vật liệu khác (plastic, cao su tổng hợp, sành sứ ) đây là một loại vật liệu tự nhiên, nó sinh ra từ tự nhiên và có thể tái sử dụng hoặc cuối cùng nó trả về tự nhiên, không gây ô nhiễm môi trường, chính vì vậy mà các tổ chức môi trường khuyến cáo tăng cường ưu tiên sử dụng các vật liệu sản xuất từ gỗ. Ngày nay nhu cầu về gỗ trong xây dựng đã thay đổi cùng với sự thay đổi của cách thức xây dựng nhà ở. Rất ít nhà ở thành thị cũng như nông thôn còn được xây dựng theo kiến trúc cổ truyền. Nhà kiểu mới đòi hỏi những tấm gỗ khổ rộng có tính cách âm, cách nhiệt, chống cháy, ít bị côn trùng và sâu nấm phá hoại, rẻ tiền. Sự thay đổi đó cũng phù hợp với sự giảm sút khả năng cung cấp gỗ của rừng tự nhiên. Trong rừng tự nhiên không những loại cây cho gỗ có tính chất cơ lý cao trở nên hiếm mà những loại cây gỗ tạp mọc nhanh cũng đã cạn 18
  25. kiệt. Việc chuyển hướng sang sử dụng gỗ rừng trồng là một yếu tố khách quan. Vì vậy công nghệ sản xuất ván nhân tạo được phát triển rất nhanh. Ván nhân tạo gồm nhiều loại khác nhau như: Ván dán (plywood); Ván dăm (chipboard); Ván sợi (fiberboard), đặc biệt ván sợi có khối lượng thể tích trung bình (MDF) (Medium Density Fiberboard); Ván ghép thanh (block board); Ván mộc (Veneer space lumber); Ván sợi xi măng (cement fiberboard); Ván dăm định hướng (oriented stand board). Mỗi loại ván được ứng với một loại công nghệ phù hợp. Song điểm chung nhất là vật liệu được liên kết với nhau bằng keo hữu cơ hay vô cơ và được ép thành tấm dưới áp lực trong điều kiện bàn ép có gia nhiệt hay không gia nhiệt tùy loại sản phẩm và keo. Trong sản phẩm của Woodsland ván nhân tạo được dùng để làm tủ vanity là ván dán. Máy móc thiết bị. 3.2.2. Máy và thiết bị được sử dụng trong sản xuất sản phẩm Máy bào hai mặt (thô, tinh) Thông số kỹ thuật Bề rộng phôi bào lớn nhất 610 mm (24”) Bề dày phôi bào lớn nhất 200 mm (8”) Bề dày phôi bào nhỏ nhất 10 mm Chiều dài làm việc tối thiểu 310 mm Số lưỡi bào 04 lưỡi Kích thước lưỡi bào (dài x rộng x dày) 610 x 6.35 x 38 mm Đường kính dao Ø126 mm Tốc độ quay trục bào 4000 vòng/ phút Tốc độ đưa phôi 7 ~ 20 mét/ phút 19
  26. Máy CNC Thông số kỹ thuật Mã máy FM-4060 Khung máy Khung thép, mặt bàn nhôm đúc, tủ điện Khổ máy làm việc X400 * Y600 * 200 mm Tốc độ 24000 mm/min/0.02mm Độ dày vật ≤ 40mm liệu Máy cắt hai đầu TDS-4SA Thông số kỹ thuật Số ray trượt 01 cái Chiều dài cắt lớn nhất 1219 mm Chiều dài cắt nhỏ nhất 305 mm Chiều rộng cắt lớn nhất 610 mm Độ dầy kẹp phôi lớn nhất 114 mm Đường kính lưỡi cưa 203/254/305 mm Đường kính trục lưỡi cưa Ø 30 mm Tốc độ lưỡi cưa 3400 vòng /phút Máy cảo quay ghép ngang Thông số kỹ thuật Model KCC -20.08.50.2600 Số tay cảo trên một giàn 08 Số giàn 20 Bề rộng làm việc tối đa 1270mm Chiều dài làm việc tối đa 3000mm Bề dày lam việc tối đa 90mm Số xi lanh đè phôi 02 Số súng cảo 02 20
  27. Máy cắt bàn trượt Máy cưa cắt ngang bàn đẩy CBD01: Lưỡi cưa cố định Thông số kĩ thuật máy: Chiều dày cắt 60mm Đường kinh lưỡi cưa 300/25.4mm Tốc độ trục 3000rpm Chiều dài làm việc 650mm Kích thước bàn 700 x 1500mm Máy đánh mộng oval dương Thông số kỹ thuật Chiều rộng tối đa của mộng 115+2Rmm Chiều rộng tiêu chuẩn công cụ 10~45mm Chiều rộng công cụ đặt biệt 6~90mm Trên 0-15º Dưới 0~30º Bên 0~20º Tốc độ trục: 5HP Tốc độ cắt tròn: 1HP Máy đánh mộng oval âm Thông số kỹ thuật Chiều rộng tối đa của lỗ mộng: 120 mm Độ sâu tối đa của lỗ mộng: 50mm Điều chỉnh bàn theo chiều dọc 3” Tốc độ cắt: 9500rpm Độ dày kẹp tối đa: 4” Động cơ trục: 2HP Động cơ lắc: 1/2HP Khí nén: 5-6k/cm^2 21
  28. Kích thước máy: 1300x1200x1200mm Kích thước đóng gói: 1430x1340x1410mm Trọng lượng: 700/800kgs Máy khoan Máy khoan đứng 12 mũi thủy lực Thông số kỹ thuật Động cơ thủy lực 1Hp - 3phases - 4P Động cơ trục chính 2 x (5Hp - 3 phases - 4P) Đầu khoan cái 12 Gá kẹp phôi cái 4 Kích thước bàn (mm) 1870 x 615 Hành trình bàn (mm) 100 Khoảng cách ngắn nhất giữa 2 đầu khoan 55 (mm) Đường kính mũi khoan (mm) Ø3 - Ø13 Máy khoan ngang 6 mũi tự động Thông số kỹ thuật Động cơ 3Hp - 3phases - 4P Khoảng cách làm việc dài nhất (mm) 1130 Khoảng cách làm việc ngắn nhất (mm) 55 Đường kính mũi khoan (mm) Ø3 - Ø13 Hành trình khoan (mm) 100 Hành trình bàn lên xuống (mm) 150 Kích thước bàn (mm) 1230 x 300 Áp lực làm việc xy lanh hơi (kg/cm²) 6 Đầu khoan (cái) 6 Kích thước máy (D x R x C) (mm) 1230 x 1050 x 980 Trọng lượng máy 495 kg 22
  29. Máy nhám thùng 610 MM SHENGSHING Model: SD-2-600 Thông số kỹ thuật Chiều rộng làm việc: 610 mm Chiều cao làm việc: 125 mm Tổng công suất máy 28 HP Môtơ đưa phôi thủy lực: 05 HP Độ nén khí yêu cầu: 6kg/ 1cm2 Kích thước máy: 1950 x 1250 x 2000 mm Trọng lượng máy: 2200 kg Máy đánh mộng ngăn kéo Thông số kỹ thuật Chiều dày thân mộng 7~20 mm Chiều rộng thân mộng 6 ~ 18 mm Chiều dài thân mộng 10~30 mm Điều chỉnh độ lên xuống của trục 30 mm Kích thước phôi lớn nhất 1500 x 480 mm Số kẹp khí 8 cái Tốc độ trục quay 21.500 v/ph Công suất Motor 2 HP Áp suất khí 5kg Đường kính ống thoát bụi 60 mm 3.2.3. Các sản phẩm tủ vanity a, Điều kiện môi trường nơi đặt sản phẩm Tủ Vanity được thiết kế để dùng trong nhà vệ sinh, trong phong thủy, nhà vệ sinh thường ẩm ướt do đây là nơi để giải quyết các nhu cầu sinh hoạt của con người liên quan đến nước. Không gian phòng vệ sinh là nơi có nhiều nước cũng 23
  30. là nơi không gian ẩm và ướt. Vì là nơi giải quyết nhu cầu sinh hoạt của con người lên nơi này được coi là nơi chứa nhiều tạp khí. Do đó, nó nên được thiết kế tại vị trí thích hợp nhất là không đước thiết kế tại vị trí trung tâm ngôi nhà vì đặt ở vị trí trung tâm ngôi nhà sẽ phát tán ra nguồn năng lượng xấu lan tỏa khắp căn phòng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tâm trạng của người sử dụng. Phòng phòng vệ sinh, có không gian khá chật hẹp và ẩm ướt. Không nên đặt phòng vệ sinh Việc đảm bảo các thông số tiêu chuẩn về kích thước sẽ làm tăng tính thẩm mỹ, thuận tiện và an toàn khi sử dụng cho không gian nhà tắm. Kích thước tiêu chuẩn của phòng vệ sinh dựa trên cơ sở nhân trắc học và thói quen sử dụng của con người. Và riêng với mỗi gia đình cũng có thể điều chỉnh đôi chút để có thể phù hợp hơn với các thành viên. Từ thông tin bài viết bạn hãy tìm kiếm cho mình những cách điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của gia đình mình. Ánh sáng và cửa thông gió cũng trở thành yếu tố rất quan trọng. Ánh sáng tự nhiên là loại ánh sáng tốt nhất cho mắt và không gian sống của bạn, vậy nên để có thể lấy được nguồn ánh sáng này, bạn hãy sử dụng kính mờ cho phòng vệ sinh của khách sạn. Tủ Vanity là sản phẩm thiết kế để trong nhà vệ sinh nhưng chất liệu lại làm bằng gỗ. Gỗ thì chống nước không tốt nên chúng ta dựa vào thiết kế của nhà vệ sinh để đặt tủ vanity. Nhà vệ sinh thì được thiết kế dốc để dễ đảm bảo nước được thoát nhanh và tốt nhất, dựa vào điều này ta lên đặt sản phẩm tủ vanity vào nơi dốc cao để tránh tiếp súc nhiều với nước và độ ẩm của nơi đó cũng sẽ thấp hơn nơi thoát nước. b, Thông tin về tủ Vanity Tủ vanity là thiết bị được dùng trong phòng vệ sinh, được thiết kế đẹp nhằm đảm bảo được tính hài lòng của khách hàng, sản xuất bởi công nghệ dây chuyền hiện đại tại công ty Cổ Phần Woodsland, lắp đặt chuyên nghiệp sẽ mang tới cho khách hàng sự thanh lịch tiện ích cho không gian nhà vệ sinh. Giúp cho nhà vệ sinh của ngôi nhà chúng ta được cải tiện tính thẩm mỹ hơn. 24
  31. Ngoài tính thẩm mỹ tủ vanity còn có thiết kế thông minh là có ngăn kéo sẽ giúp bạn lưu trữ đồ dùng gọn gàng đối với không gian nhỏ trong nhà tắm. Một vài lưu ý khi sử dụng tủ Vanity: - Tránh tiếp xúc trực tiếp với nước. - Thường xuyên vệ sinh lau chùi để tránh vi khuẩn và ẩm mốc. - Tránh chịu tác động lực mạnh từ môi trường bên ngoài để tăng độ bền và tuổi thọ của sản phẩm. c, Mẫu sản phẩm tủ Vanity Hinh 3.4 Bản vẽ phối cảnh tủ vanity 25
  32. Bảng 3.1 Kích thước cơ bản của tủ vanity (mm) Chiều rộng Chiều sâu Chiều cao Tủ vanity 295 450 831 d, Những yêu cầu cơ bản về sản phẩm tủ vanity Yêu cầu về tính thẩm mỹ (tạo hình tạo dáng) Vì đây là sản phẩm tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng nên thẩm mỹ là một thứ rất quan trọng đối với việc sản xuất, nên yêu cầu này tôi xin phép đưa lên đầu tiên trong các yêu cầu về bản vẽ. Yêu cầu về tính thẩm mỹ rất là quan trọng, vì đây cũng là vấn đề quyết định đến sự thành bại của việc hoàn thiện đến sản phẩm. Sản phẩm đòi hỏi phải đẹp, được người sử dụng yêu thích. Để sản phẩm đẹp, phải tạo dáng hài hòa; màu sắc. Thiết kế thẩm mỹ là truyền tải cảm hứng, truyền cái đẹp của sản phẩm đến cho khách hàng, thể hiện được bản chất của công ty. Yêu cầu về tính công năng của sản phẩm Tính công năng là tính thích ứng của quan hệ giữa sản phẩm tủ vanity với con người, như kích thước của đồ mộc tỉ lệ đúng với kích thước của con người. phải phù hợp với kích thước cơ thể của con người. Tính thích ứng sử dụng, có thich ứng với môi trường xung quanh không. Sản xuất tủ vanity phải kết hợp nhiều yếu tố kết hợp với nhau để làm nên một sản phẩm hoàn thiện đầy đủ tính công năng của một chiếc tủ. Yêu cầu về kết cấu Yêu cầu về kết cấu của sản phẩm phải được lựa chọn một cách thật tỉ mỉ và hợp lý, kết cấu của sản phẩm phải thật bền chắc, chắc chắn theo thời gian, sản phẩm phải đạt tuổi thọ theo đề ra hoặc hơn thế. Sản phẩm phải đạt được sự an toàn người dùng đồng thời mang lại sự tiện ích trong sử dụng. 26
  33. Yêu cầu về kinh tế Sử dụng nguyên liệu hợp lý, công nghệ gia công chế tạo dễ dàng, giá thành hạ. Sản phẩm có cấu tạo bền chắc, bền lâu mang ý nghĩa kinh tế lớn đối với khách hàng cũng như đối với lợi ích của xã hội. Yêu cầu về thi công sản phẩm Sản phẩm phải được thi công một cách tỉ mỉ cẩn thận, sai số phải ít để tránh tốn kém nguyên vật liệu. Khi thi công cần phải đảm bảo các an toàn về lao động cho công nhân, làm việc đúng giờ giấc, không nô đùa khi làm việc thi công sản phẩm. Đảm bảo tính chính xác từ sản phẩm. Đảm bảo được sự an toàn cho sản phẩm khi sử dụng đối với khách hàng khi hoàn thiện lắp đặt xong cho sản phẩm, đảm bảo trong suốt quá trình sử dụng sản phẩm không bị hỏng hóc do sản phẩm hay tai nạn xảy ra do sản phẩm gây ra cho khách hàng. Các tiêu chí chất lượng sản phẩm tủ vanity Chất lượng sản phẩm là yếu tố vô cùng quan trọng. Théo quan điểm của các nhà sản xuất thì: Chất lượng là sự hoàn hảo và phù hợp của một sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn, quy cách đã xác định trước. Chất lượng sản phẩm laf khả năng tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và những bên liên quan. Chất lượng sản phẩm chịu ảnh hưởng rất nhiều của chất lượng nguyên liệu: Kích thước nguyên liệu, khuyết tật, yêu cầu kỹ thuật nguyên liệu Đối với các mặt hàng xuất khẩu, thì chất lượng sản phẩm đòi hỏi rất nghiêm ngặt và chặt chẽ như thế mới đáp ứng được yêu cầu của khách hàng khó tính như IKEA. 27
  34. Bảng 3.2 Các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm STT Các chỉ tiêu Yêu cầu chất lượng sản phẩm đánh giá - Chấp nhận mắt chết, mắt long trên bề mặt chi tiết có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 20mm. 1 Mắt gỗ - Mắt sống trên bề mặt chi tiết có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 20mm. - Số lượng chi tiết có mắt nhỏ hơn 50% tổng số lượng chi tiết cùng loại. - Không chấp nhận ruột gỗ trên bề mặt A và B của sản phẩm. 2 Ruột gỗ - Mặt C cho phép ruột gỗ đặc, không ảnh hưởng đến liên kết của sản phẩm. - Số lượng chi tiết có ruột nhỏ hơn 25% tổng số lượng chi tiết cùng loại. - Đối với sản phẩm dùng gỗ loại 2, gỗ giác nhỏ hơn hoặc bằng 20% diện tích mặt A. 3 Giác gỗ - Đối với sản phẩm dùng gỗ loại 3 thì giác gỗ nhỏ hơn hoặc bằng 35% diện tích mặt A. Các yêu cầu - Gỗ không: Mắt thủng và mắt chết ở góc cạnh chi 4 khác tiết sản phẩm - Không mọt nước Tiêu chuẩn các liên kết của sản phẩm tủ vanity Phải là các liên kết không bị oxi hóa trong môi trường ẩm thấp, là sản phẩm của các nhà cung cấp có sự tin tưởng cao trên thị trường. Trước khi nắp các chi tiết liên kết phải đảm bảo các chi tiết ý không bị móp méo, lồi nõm, oxi hóa rỉ sét hay cong vênh. Phải đạt tiêu chuẩn của khách hàng đưa ra. Trước khi nắp ghép các mối liên kết phải siết chặt các chi tiết lắp ghép trước khi thử. Tiêu chuẩn khi lắp ráp sản phẩm 28
  35. Khi lắp đặt sản phẩm phải vận chuyển sản phẩm thật cẩn thận, đảm bảo sản phẩm không bị hoặc ít bị trầy xước hay gãy vỡ sản phẩm. Khi vận chuyển đến nơi phải lắp đặt đúng các vị trí của bộ phận sản phẩm, lắp đúng các con ốc đúng vị trí bắt vít chuẩn, đạt được những yêu cầu về mỹ quan, độ chắc chắn và kín khít. Phải chú ý đến những chi tiết dùng liên kết có keo, khi bôi keo không được bôi quá nhiều keo sẽ chàn ra ngoài mối liên kết sẽ gây mất thẩm mỹ cho sản phẩm. e, Phương án kết cấu chi tiết sản phẩm Liên kết trong sản phẩm Sản phẩm sử dụng nhiều loại liên kết với nhau. Sản phẩm có các liên kết như: Liên kết mộng, chốt gỗ ở bên trong cùng với keo dán 1922 AKZO NOBEL. Hình 3.5 Liên kết chốt gỗ \ Hình 3.6 Liên kết mộng 29
  36. + Liên kết day trượt của ngăn kéo Hình 3.7. Day trượt ngăn kéo + Liên kết vít bulong tay cầm ngăn kéo Hình 3.8. Vít Bulong 30
  37. + Liên kết bằng đinh vít Hình 3.9. Liên kết đinh vít gia cố chi tiết Hình 3.10. Núm chân trống ẩm 31
  38. 3.3. Xây dựng hệ thống bản vẽ triển khai sản xuất tủ Vanity. 3.4. Lập biểu tính toán khối lượng nguyên liệu, phụ kiện cho một sản phẩm tủ Vanity. 3.4.1. Tính toán khối lượng nguyên liệu Bàng 3.3. Nguyên vật liệu chi tiết tủ Vanity Kích thước tinh Kích thước thô Khối Tên chi Số Khối STT Dài Rộng Dày Dài Rộng Dày lượng tiết Lượng lượng(m^3) (mm) (mm) (mm) (mm) (mm) (mm) (m^3) 1 Ván hồi 1 735 430 15 0.0047 755 435 18 0.0059 Chân 2 2 831 50 32 0.0027 851 53 35 0.0032 trước 3 Chân sau 2 831 50 17 0.0014 851 53 20 0.0018 Giằng 4 4 382 48 17 0.0012 392 51 20 0.0016 chân Giằng 5 trước 1 231 58 17 0.0002 241 61 20 0.0003 dưới Giằng 6 sau trên, 2 231 93 15 0.0006 241 96 18 0.0008 dưới Giằng 7 trước 1 261 58 17 0.0003 271 61 20 0.0003 trên Mặt ô 8 1 248 227 18 0.001 258 232 21 0.0013 kéo Thành 9 bên ô 2 300 95 15 0.0009 310 98 18 0.0011 kéo Thành 10 trước ô 1 210 79.8 15 0.0003 220 82.8 18 0.0003 kéo Thành 11 1 210 79.8 15 0.0003 220 82.8 18 0.0003 sau ô kéo 12 Đáy tủ 1 430 261 15 0.0017 440 266 18 0.0021 Đáy ô 13 1 300 203 5 0.0003 310 208 8 0.0005 kéo 14 Bọ sau 2 90 30 30 0.0002 100 33 33 0.0002 15 Bọ trước 2 50 30 30 0.0001 60 33 33 0.0001 chân 16 1 81 50 15 0.0001 91 53 18 0.0001 ghép sau Tổng 25 0.016 0.0199 32
  39. 3.4.2 Tính toán phụ kiện Bảng.3.4 Linh phụ kiện vật tư sản phẩm STT Tên vật tư, phụ kiện Số lượng Đơn vị 1 Chốt gỗ: 8 x 30 20 Chiếc 2 Đinh bắn 20 Băng 3 Chân chống ẩm cao su 4 Chiếc 4 ốc vít 20 Chiếc 5 Day trượt ngăn kéo 3 Bộ 6 Tay cầm ngăn kéo 3 Chiếc 7 Bulong 6 Chiếc 3.5. Lập phiếu công nghệ gia công chi tiết cho tủ Vanity Quy trình của sản phẩm tủ Vanity từ gỗ tự nhiên (gỗ Keo) và ván dán tại công ty Cổ Phần Woodsland. Bảng 3.5.Phiếu công nghệ gia công tủ Vanity Thiết bị, Công Hướng dẫn Yêu cầu dụng cụ, đoạn vật tư. Nguyên Gỗ tươi sau khi được xếp sấy đạt Phôi đạt chỉ tiêu về Pallet liệu thời gian được đưa ra lò lưu kho chất lượng bề mặt Dây đai bảo ôn để ổn định rồi được đem ra và không khuyết tật. gia công thô và kiểm tra độ ẩm. Sau khi sấy đặt lưu kho bảo ôn trong vòng 7 ngày phôi được chuyển khâu lựa phôi tiến hành bào thô và đọc ẩm. Các thanh phôi được dỡ từ pallet đưa lên băng tải và đẩy vào máy bào. 33
  40. Bào Bào định hình kích thước thô phôi. Đảm bảo về kích Máy bào 2 Phôi sau khi được kiểm tra đạt độ thước tiêu chuẩn mặt ẩm sẽ được chuyển tiếp sang máy tinh phẳng nhẵn đạt bào hai mặt để thực hiện công đoạn yêu cầu. bào phôi tinh.Ở công đoạn này phôi sẽ được bào về kích thước tinh đảm bảo về độ nhẵn, phẳng khít đảm bảo tiêu chuẩn cho công đoạn gia công sau. Kiểm Sau khi đã được bào định hình kích Phôi đạt độ ẩm yêu Máy đọc tra độ thước thô phôi được chuyển đem cầu MC = 7 – 9%. độ ẩm ẩm vào máy kiểm tra độ ẩm với mục đích phân loại và chọn lọc phôi sau sấy theo những nhóm độ ẩm. Đánh Sau khi đọc ẩm và bào về kích Kích thước của Máy đánh mộng thước tinh thì một số chi tiết sẽ mộng chân: mộng oval được đưa vào máy đánh mộng. Các Âm: 38 x 8 x 16 âm chi tiết được đánh mộng âm trong Dương:38 x 8 x 15 Máy đánh sản phẩm tủ Vanity là chi tiết chân mộng oval và thành bên ngăn kéo. Các chi tiết dương được đánh mộng dương trong sản Máy đánh phẩm là các giằng chân và thành mộng ngăn trên dưới ngăn kéo. kéo Khoan Sau khi đọc ẩm và bào về kích Kích thước Máy khoan lỗ thước tinh thì một số chi tiết sẽ Chân trước: 8 sâu (Máy được đưa vào máy khoan. Các chi 11mm khoan tiết khoan lỗ trong sản phẩm tủ Hồi: 8 sâu 11mm ngang 6 Vanity là: chân trước, hồi, giằng Giằng tủ: 8 sâu mũi tự trong tủ và ngăn kéo. 21mm động và Thành bên ngăn Máy khoan 34
  41. kéo: 8 sâu 10mm đứng 12 Mặt ngăn kéo: 5 mũi thủy Thành trên ngăn lực ) kéo: 5 Thành dưới ngăn kéo: 8 sâu 10mm Lắp ráp Lắp các chi tiết chân trước , sau Các bộ phận đạt tiêu Vít bằng giằng Tiếp theo lắp tấm chuẩn về chất lượng Day ngăn ván hồi bằng keo Tiếp theo lắp hình học. kéo các giằng trong tủ bằng chốt gỗ Đạt tiêu chuẩn về Bulong Sau khi lắp xong ta lắp các chi tiết khản năng cơ học Tay cầm của ngăn kéo thành ngăn kéo sau ráp mộng và ngăn kéo Tiếp theo ta sẽ bắt vít lắp tay cầm chốt gỗ. Chốt gỗ ngăn kéo Bắn day trượt ngăn kéo Đính bắn vào tủ Bắn giay trượt vào ngăn Chân trống kéo Nắp ngăn kéo vào với tủ ẩm Kiểm tra và đóng gói sản phẩm. Đóng Trước khi cho sản phẩm vào thùng Sắp xếp các bộ Thùng gói thì sẽ kê xốp lụa vào những chỗ hay phận,vật liệu phụ catong va chạp như ngăn kéo. Sau khi kê đúng vị trí và dải Xốp lụa xốp xong sẽ bọc sản phẩm bằng lụa xốp đầy đủ. Xốp màng bọc quấn hàng. Trong thùng Các mối dán dính Màng bọc đựng sản phẩm họ kê xung quanh đẹp và đạt yêu cầu. quấn hàng thùng bằng catong và xốp để cố Dán tem, đóng kiện Dây đai định và giữ độ êm cho sản phẩm. theo đúng mã lô Ke góc sau cùng và dán băng dính thùng hàng. nhựa hàng. Đai dây chắc chắn, Pallet Dán tem, đóng kiện theo đúng mã quấn màng co đảm lô hàng. bảo. Đai dây chắc chắn, quấn màng co đảm bảo. 35
  42. Bảng 3.6. Quy trình gia công chi tiết Bắn Máy Máy Sơn Máy đánh đinh ép khoan mộng Máy cắt Súng Mấy Máy Khoan CNC(hoặc phun đánh đánh STT Tên chi tiết Súng lỗ, cưa bàn Ép sơn mộng mộng bắn khoan trượt) nguội oval ngăn đinh mộng, âm, kéo vít dương, 1 Ván hồi x x x x x 2 Chân trước x x x x x 3 Chân sau x x x x x 4 Giằng trước dưới x x x x 5 Giằng trước trên x x x 6 Giằng chân x x x x 7 Giằng sau trên , dưới x x x x 8 Mặt ô kéo x x x 9 Thành bên ô kéo x x x x 10 Thành trước ô kéo x x x x 11 Thành sau ô kéo x x x x 12 Đáy ô kéo x 13 Đáy tủ x x 14 Bọ sau x x x 15 Bọ trước x x x 16 Ghép chân sau x x x 36
  43. CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Khoá luận đã đạt được các kết quả sau: (1) Đã lựa chọn được phương án sản xuất và xây dựng được bản vẽ chi tiết về sản phẩm tủ vanity tại công ty CP Woodsland. (2) Nguyên liệu sử dụng cho sản phẩm là ván dán ( polywood ) và gỗ keo. (3) Đã bóc tách được khối lượng nguyên liệu, vật tư sử dụng để sản xuất tủ vanety. (4) Đã lập được các bước công nghệ gia công chi tiết sản phẩm và quy trình lắp ráp sản phẩm. 2. Tồn tại Về Hồ sơ kỹ thuật: Hồ sơ kỹ thuật mới có hệ thống bản vẽ, các bước công nghệ gia công chi tiết cơ bản, các thông số công nghệ gia công do trong quá trình thực hiện mới chỉ khảo sát nghiên cứu về hình dáng và kết cấu chi tiết sản phẩm. 3. Kiến nghị Kết cấu, nguyên liệu: Nguyên liệu cần đa dạng và phong phú hơn. 37
  44. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Việt - Máy và thiết bị gia công gỗ – Tập 1 NXB Nông Nghiệp Hà Nội - 1980 2. Hoàng Việt - Máy và thiết bị chế biến gỗ 2 – NXB Nông Nhiệp Hà Nội - 2003 3. Trần Ngọc Thiệp-Võ Thành Minh-Đặng Đinh Bôi Công nghệ xẻ mộc Tập 2-Trường Đại Học Lâm Nghiệp-1992 4. Trần Văn Chứ Công nghệ trang sức vật liệu gỗ nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội-2004 5. Lờ Xuân Tình Khoa Học Gỗ nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội –1998 6. Nguyễn Quốc Cừ-Quản lý chất lượng sản phẩm. Nhà xuát bản khoa học kỹ thuật 2003. 7. Hệ thống quản lý chất lượng cơ sở- từ vựng-TCVN 9000-2000. Hà Nội 2000 8. Cơ sở quản lý chất lượng QWAY