Khóa luận Kinh tế nông nghiệp công nghệ cao - động lực phát triển kinh tế huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang

docx 28 trang thiennha21 16/04/2022 5111
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kinh tế nông nghiệp công nghệ cao - động lực phát triển kinh tế huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxkhoa_luan_kinh_te_nong_nghiep_cong_nghe_cao_dong_luc_phat_tr.docx

Nội dung text: Khóa luận Kinh tế nông nghiệp công nghệ cao - động lực phát triển kinh tế huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC II TIỂU LUẬN LỚP ĐẠI HỌC CHÍNH TRỊ CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG ĐẢNG - CHÍNH QUYỀN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO - ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN CAI LẬY, TỈNH TIỀN GIANG ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG Bằng số Bằng chữ TP. HCM- NĂM 2021
  2. i MỤC LỤC Phần 1: MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Kết cấu tiểu luận 2 PHẦN 2: NỘI DUNG 2 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 2 1. Khái niệm và chủ trương, đường lối của của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 2 1.1. Khái niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 2 1.2. Chủ trương, đường lối của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 3 1.3. Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 4 1.4. Giải pháp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 5 1.4.1. Hiện đại hóa nền nông nghiệp 5 1.4.2. Phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn 6 1.4.3. Giảm bớt tỷ trọng lao động làm nông nghiệp 7 1.4.4. Đẩy mạnh ứng dựng khoa học công nghệ trong nông nghiệp và nông thôn 7 1.4.5. Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp 8 1.4.6. Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp và nông thôn 8 1.4.7. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn 8 2. Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp công nghệ cao 9 2.1. Khái niệm nông nghiệp 9 2.2. Khái niệm công nghệ cao 9 2.3. Khái niệm nông nghiệp công nghệ cao 10 2.4. Quan điểm về phát triển nông nghiệp công nghệ cao 10 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN CAI LẬY, TỈNH TIỀN GIANG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP 14 1. Khái quát chung về huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang 14 2. Các văn bản của tỉnh, huyện về thực hiện nông nghiệp công nghệ cao15
  3. ii 3. Các mô hình nông nghiệp công nghệ cao huyện Cai Lậy 16 3.1. Dự án vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao 16 3.2. Mô hình canh tác dưa lưới trong nhà màng ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt 17 4. Thực trạng ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp của huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang 18 4.1. Mặt tích cực 18 4.2. Mặt hạn chế 19 4.3. Nguyên nhân của hạn chế 20 5. Một số giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới 21 5.1. Giải pháp về cơ chế chính sách 21 5.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về pháttriển nông nghiệp công nghệ cao và đổi mới phương thức sản xuất nông nghiệp 21 5.3. Huy động vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và doanh nghiệp 21 5.4. Giải pháp về khoa học công nghệ và phát triển nguồnnhân lực 22 5.5. Giải pháp về mở rộng thị trường, liên kết và tiêu thụ sản phẩm 23 Phần 3. KẾT LUẬN 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
  4. 1 Phần 1: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm gần đây, nền nông nghiệp nước ta tăng trưởng đáng kể, đã đáp ứng cơ bản nhu cầu đời sống nhân dân và xuất khẩu. Tuy nhiên, chất lượng nông sản hàng hóa còn thấp, nông sản xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô và giá thấp. Do vậy, cùng với xu hướng phát triển của nền nông nghiệp thế giới, nền nông nghiệp nước ta cần phải ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào trong sản xuất nhằm tạo ra nông sản có năng suất và chất lượng cao để có thể hòa nhập, làm chủ thị trường trong nước và chiếm lĩnh thị trường nước ngoài. Sự ra đời của Chương trình Nông nghiệp công nghệ cao sẽ tạo ra môi trường thích hợp cho những sáng tạo khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực chất lượng cao, tạo thuận lợi cho chuyển hóa tri thức thành sức mạnh sản xuất, phát triển thị trường, tạo việc làm và đem lại lợi ích cho đất nước. Huyện Cai Lậy nằm ở phía Tây tỉnh Tiền Giang, là một huyện thuần nông với nhiều ưu đãi, có thể đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa lớn; tuy nhiên,quá trình sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn còn gặp những khó khăn nhất định: đó là sản xuất nông nghiệp phần lớn còn manh mún, nhỏ lẻ, áp dụng khoa học kỹ thuật còn thấp,chất lượng nông sản thấp, có nhiều mặt hàng có giá trị kinh tế cao nhưng chưa đạt chuẩn để xuất khẩu. Bên cạnh đó, quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn đang diễn ra mạnh mẽ ởTiền Giang nên nhu cầu tiêu dùng nông sản ngày càng tăng. Vì thế, việc nghiên cứu và ứngdụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp của huyện là một việc làm hết sức cần thiết nhằm đưa ngành nông nghiệp của huyện sản xuất theo hướng mới dựa trên những lợi thếsẵn có - Đó là phát triển nền nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Vì những lý do trên, tôi nhận thấy việc nghiên cứu, phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn huyện Cai Lậy là cần thiết, là động lực đểngành nông nghiệp của huyện phát triển theo hướng hiện đại, trở thành đầu tàu phát triển nông nghiệp của tỉnh Tiền Giang. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Kinh tế nông nghiệp công nghệ cao - Động lực phát triển kinh tế huyện
  5. 2 Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang”làm tiểu luận kết thúc môn học Kinh tế chính trị Mác-Lênin. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin và quan điểm đổi mới củaĐảng về sự cần thiết, nội dung và điều kiện, tiền tề đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong bối cảnh cuộc cách mạngkhoa học công nghệ 4.0 và xu hướng hội nhập kinh tế quốc hiện nay; phântích, đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệcao trong nông nghiệp ở huyện Cai Lậy,từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần đưa nền nông nghiệp của huyện phát triển hiện đại theo hướng ứng dụng công nghệ cao. 3. Đối tượng nghiên cứu Phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay. 4. Kết cấu tiểu luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và hệ thống các tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm 02 chương, bao gồm: Chương 1.Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Những vấn đề cơ bản về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Chương 2.Thực trạng ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang và một số giải pháp. PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1.NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN; NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO 1. Khái niệm và chủ trương, đường lối của của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 1.1. Khái niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn là quá trình xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo định hướng sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại,
  6. 3 gắn nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ, cho phép phát huy có hiệu quả cao mọi nguồn lực và lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới, mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội trong nông nghiệp và nông thôn, xây dựng nông thôn mới giàu có, công bằng, dân chủ, văn minh và xã hội chủ nghĩa. Thực chất CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn là quá trình phát triển nông thôn theo hướng tiến bộ kinh tế - xã hội của một nước công nghiệp. Điều đó có nghĩa là không chỉ phát triển công nghiệp nông thôn mà bao gồm cả việc phát triển toàn bộ các hoạt động, các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và đời sống văn hóa, tinh thần ở nông thôn phù hợp với nền sản xuất công nghiệp ở nông thôn và cả nước nói chung. Như vậy, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là quá trình chuyển biến quy trình kĩ thuật sản xuất từ trình độ thủ công sang một nền sản xuất tiên tiến, hướng tới một nền sản xuất hàng hóa lớn, gắn kết vối công nghệ chế biến và thị trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỉ trọng ngành nông nghiệp. 1.2. Chủ trương, đường lối của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Trong từng thời kỳ phát triển, Đảng ta lại hoàn thiện những quan điểm xây dựng chủ nghĩa xã hội cho phù hợp với điều kiện thực tế và xu thế vận động của thời đại. Trên cơ sở quan điểm phát triển chung, các ngành, các cấp vận dụng cho phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành mình. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn cần quán triệt các quan điểm sau: - Coi trọng thực hiện CNH, HĐH trong nông nghiệp và xây dựng nông thôn, đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn. Đây là nhiệm vụ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, là cơ sở để ổn định tình hình kinh tế, chính trị xã hội, củng cố liên minh công nông với tầng lớp trí thức đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
  7. 4 - CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn phải tạo ra một nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh, đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng mạnh về xuất khẩu. - CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn phải ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn nhằm khai thác nguyên vật liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động và yêu cầu ít vốn, chú trọng phát triển các cơ sở có quy mô vừa và nhỏ kể cả quy mô hộ gia đình. - CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn phải đảm bảo cho công nghiệp nông thôn có trình độ công nghệ tiên tiến kết hợp với công nghệ truyền thống để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Phát huy lợi thế của từng vùng và cả nước, áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học và công nghệ để phát triển hàng hóa đa dạng, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu nông sản thực phẩm với nhiều thành phần kinh tế. - CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn phải gắn bó chặt chẽ với sự phát triển kinh tế đô thị và các khu công nghiệp, trong đó cần khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, sử dụng nhiều lao động hiện đang tập trung ở đô thị vào phát triển ở nông thôn. - CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn phải dựa trên cơ sở sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên đất, nước, rừng; đảm bảo những yêu cầu về cải tạo môi trường sinh thái ở nông thôn. 1.3. Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Mục tiêu tổng quát của CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn là xây dựng một nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ và phù hợp để tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nhanh chóng nâng cao thu nhập và đời sống của dân cư nông thôn, đưa nông thôn nước ta tiến lên văn minh, hiện đại.
  8. 5 Nội dung cơ bản của CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn: - Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng, xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất trên quy mô lớn và từng bước hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Trước mắt tập trung một số ngành chủ lực như: cây lương thực (lúa, ngô), cây công nghiệp (cao su, cà phê, chè, mía, lạc), cây ăn quả, rau, hoa, chăn nuôi và nuôi trồng thủy, hải sản. - Thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nông nghiệp và kinh tế nông thôn bao gồm thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa. Phát triển giao thông nông thôn, phát triển thông tin liên lạc, phát triển giáo dục, văn hóa, y tế, khoa học công nghệ và ứng dựng các thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ sản xuất vào đời sống. - Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn như: công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; công nghiệp dệt may, giày dép, thủy tinh, sành sứ, cơ khí sửa chữa; các ngành nghề truyền thống tại các địa phương. - Phát triển các loại hình dịch vụ sản xuất và đời sống ở nông thôn như: dịch vụ thủy nông, dịch vụ thú y, dịch vụ bảo vệ thực vật, dịch vụ cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm. - Xây dựng nông thôn mới sạch về môi trường, giàu có, công bằng, dân chủ, văn minh. 1.4. Giải pháp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 1.4.1. Hiện đại hóa nền nông nghiệp - Gia tăng nhanh quá trình hiện đại hóa nền nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên, sinh thái của từng vùng và từng loại sản phẩm. Như vậy mới rút được lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp mà vẫn bảo đảm nông nghiệp đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ngày càng gia tăng.
  9. 6 - Xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp. + Điều chỉnh quy hoạch phù hợp và ổn định các vùng sản xuất lương thực phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ, tăng năng suất lao động đi đôi với nâng cấp chất lượng. Xây dựng các vùng sản xuất tập trung lúa hàng hóa; tận dụng điều kiện thích hợp trên các địa bàn khác để sản xuất lương thực có hiệu quả. Có chính sách bảo đảm lợi ích của người sản xuất lương thực. + Phát triển theo quy hoạch và chú trọng đầu tư thâm canh các cây công nghiệp như cà phê, chè, dừa bông, mía, lạc , hình thành các vùng rau quả có giá trị cao gắn với phát triển các cơ sở bảo quản, chế biến. + Phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả chăn nuôi gia súc, gia cầm, áp dụng rộng rãi phương pháp chăn nuôi gắn với chế biến sản phẩm, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp. + Phát huy lợi thế của các ngành thủy sản, tạo thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Phát triển mạnh nuôi trồng thủy, hải sản theo phương thức tiến bộ và bền vững môi trường; nâng cao năng lực và hiệu quả đánh bắt hải sản xa bờ. + Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, nâng độ che phủ của rừng lên 43%. Hoàn thành việc giao đất, giao rừng ổn định và lâu dài, kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp để định canh, định cư ổn định và cải thiện đời sống người dân miền núi. Đẩy mạnh trồng rừng kinh tế và ngăn chặn nạn đốt phá rừng, tạo nguồn gỗ, nguyên liệu cho công nghiệp bột giấy, chế biến đồ gỗ gia dụng và mỹ nghệ xuất khẩu. 1.4.2. Phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn -Phát triển các làng nghề truyền thốngđể khai thác các tiềm năng kinh tế của các địa phương và phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Thu hút đầu tư của mọi thành phần kinh tế vào phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn với những chính sách ưu đãi như: đất đai, thuế, tín dụng
  10. 7 - Chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác; từng bước tăng quỹ đất canh tác cho mỗi lao động nông nghiệp; mở rộng quy mô sản xuất, tăng việc làm và thu nhập cho dân cư nông thôn. - Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế nông thôn phải đặt trong điều kiện của kinh tế thị trường, tránh chủ quan duy ý chí; chú ý tới các yếu tố khách quan như khả năng về vốn, tổ chức quản lý, công nghệ và điều kiện thị trường. 1.4.3. Giảm bớt tỷ trọng lao động làm nông nghiệp Đây là một tiêu chí quan trọng nhất để thực hiện và đánh giá kết quả quá trình CNH, HĐH ở nông thôn. Hiện nay, cơ cấu lao động nông nghiệp và nông thôn đang chuyển dịch theo hướng tích cực. Theo số liệu tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, cơ cấu lao động trong nông nghiệp từ 57,1% (năm 20015) giảm xuống còn 48,2% (năm 2020). Như vậy, sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong những năm qua đã có một bước tiến đáng kể. Với thực tiễn này, chương trình Chiến lược phát triển nông thôn bền vững ở Việt Nam đã đề ra mục tiêu đến năm 2025 tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm 40-41% lao động xã hội, đến năm 2025 còn khoảng 25-30% lao động xã hội. Để đạt được những mục tiêu đó, phải có thêm nhiều việc làm phi nông nghiệp được tạo ra ngay tại khu vực nông thôn và những đô thị vừa và nhỏ nằm rải rác trên khắp các vùng ngay sát với các làng xóm nông thôn còn xa các thành phố lớn. 1.4.4. Đẩy mạnh ứng dựng khoa học công nghệ trong nông nghiệp và nông thôn CNH, HĐH đất nước đòi hỏi phải trang bị kỹ thuật cho các ngành của nền kinh tế theo hướng hiện đại. Do đó phát triển kinh tế nông thôn trong điều kiện CNH, HĐH cần phải đẩy mạnh ứng dụng của tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Ngoài những việc về thủy lợi hóa, sử dụng giống mới đã có phương thức, quy hoạch thực hiện tốt, trên nhiều lĩnh vực còn có chưa có phương thức, cách làm có hiệu quả như cơ giới hóa, sinh học hóa, đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất rất
  11. 8 cần có những mô hình được xây dựng từ thực tiễn, thích hợp với từng địa bàn sinh thái và tính chất của từng hoạt động sản xuất. Cần đưa nhanh công nghệ mới vào sản xuất thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; ứng dụng công nghệ sạch trong nuôi trồng và chế biến thực phẩm, hạn chế việc sử dụng hóa chất độc hại trong nông nghiệp, tăng cường đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật viên bám sát đồng ruộng, huấn luyện về kỹ năng cho người nông dân. 1.4.5. Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp Kinh tế hộ nông dân là hình thức kinh tế phổ biến ở nông thôn trong các làng nghề, trong hoạt động dịch vụ và sản xuất nông nghiệp. Nhà nước cần khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế hộ trang trại phát triển sản xuất hàng hóa với quy mô ngày càng lớn. Bên cạnh đó, phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng mà nòng cốt là hợp tác xã dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể. Đối với kinh tế tư nhân cần có chính sách hỗ trợ hướng dẫn tạo điều kiện cho thành phần kinh tế này phát triển vì đây là lực lượng quan trọng và năng động trong cơ chế thị trường, có khả năng về vốn, tổ chức quản lý và kinh nghiệm sản xuất. Thành phần kinh tế nhà nước đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế nông nghiệp nông thôn. 1.4.6. Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp và nông thôn Nguồn nhân lực ở nông thôn có đặc điểm là trình độ học vấn thấp và phần lớn không qua đào tạo. Đây là một cản trở lớn trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn. Do vậy, việc đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn phải có chính sách giáo dục đào tạo riêng, không chỉ tính đến trình độ đầu vào, ưu đãi về tài chính cho khu vực nông nghiệp mà còn phải tính đến nhu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu lao động được đào tạo trong hiện tại và tương lai. 1.4.7. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn
  12. 9 Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn bao gồm: hệ thống đường xá, thông tin, thủy lợi, trạm biến thế, trạm giống, trường học, nhà văn hóa rất cần thiết cho sự phát triển nông nghiệp và nông thôn. Cần quy hoạch hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nguồn nước, vốn, rừng, gắn với bảo vệ môi trường. Quy hoạch các khu dân cư phát triển các thị trấn, thị tứ, các điểm văn hóa ở làng, xã; nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần, xây dựng cuộc sống dân chủ, công bằng, văn minh ở nông thôn. 2. Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp công nghệ cao 2.1. Khái niệm nông nghiệp Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất cơ bản nhằm cung cấp các sản phẩm về lương thực và thực phẩm cho xã hội và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.“Nông nghiệp là ngành kinh tế chuyên cung cấp sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi”. Như vậy, theo quan niệm trên, nông nghiệp là ngành sản xuất có những đặc điểm khác với những ngành khác. Cụ thể như sau: Thứ nhất, quá trình sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên như khí hậu, đất đai,thời tiết Thứ hai, tư liệu sản xuất trong nông nghiệp chủ yếu là ruộng đất.Theoquan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, đây là một loại tư liệu sản xuất đặc biệt. Do đó, nếu ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp sẽ đem lại năng suất cao, cải thiện đời sống của người dân. 2.2. Khái niệm công nghệ cao Theo quan điểm của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), côngnghệ cao được hiểu là công nghệ có ý nghĩa chiến lược đối với quốc gia,có các sản phẩm và quy trình công nghệ được đổi mới nhanh chóng, có tác động mạnh mẽ đối với sự hợp tác và cạnh tranh quốc tế trong nghiên cứu và phát triển, sản xuất và chiếm lĩnh thị trường thế giới. Ở Việt Nam, theo Luật Công nghệ Cao (2008): “Công nghệ cao là côngnghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ,
  13. 10 được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, tạo ra sản phẩmcó chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng, thân thiện với môi trường, có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hoá ngành sản xuất, dịch vụ hiện có”. Như vậy, có thể hiểu công nghệ cao là công nghệ áp dụng thành tựu nghiên cứu khoa học mới, hiện đại, có độ chính xác cao để tạo ra sản phẩm có chất lượng vượt trội, hiệu quả kinh tế cao; đồng thời đảm bảo thân thiện với môi trường. 2.3. Khái niệm nông nghiệp công nghệ cao Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Nông nghiệp ứng dụngcông nghệ cao là nền nông nghiệp được áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất, bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ”. Như vậy, có thể hiểu: Nông nghiệp công nghệ cao là sự ứng dụng khoahọc công nghệ phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội vào quá trình sản xuấtnông nghiệp tạo ra sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, an toàn, giá trịkinhtếvượt trội so với sản phẩm nông nghiệp truyền thống; đồng thời đảm bảo môitrường bền vững. 2.4. Quan điểm về phát triển nông nghiệp công nghệ cao Phát triển được coi quá trình tiến đổi lên tục cả về lượng và chất của nền kinh tế, bao gồm: tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiến bộ xã hội. Phát triển nông nghiệp là ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật làm tăng năng suất lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấukinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thờinâng cao đời sống của người nông dân. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) là hoạt động chủ động
  14. 11 của các chủ thế thông qua cơ chế, chính sách để phát triển nông nghiệp, tác động đến cơ cấu nông nghiệp bằng việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến nâng cao hoạt động sản xuất nông nghiệp, tạo ra bước đột phá về năng suất và chất lượng sản phẩm, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người, đặc biệt là đảm bảo sự phát triển bền vững, đem lại lợi ích cho người nông dân và các chủ thể tham gia. Do đó, phát triển nông nghiệp công nghệ cao có thể hiểu như sau: - Lựa chọn ứng dụng vào từng lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hàng hoá những công nghệ tiến bộ nhất về giống, công nghệ canh tác, chăn nuôi tiên tiến, công nghệ tưới, công nghệ sau thu hoạch - bảo quản - chế biến. Từng bước ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, xây dựng thương hiệu và xúc tiến thị trường. - Sản phẩm NNCNC là sản phẩm hàng hoá mang tính đặc trưng của từng vùng sinh thái, đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị diện tích, có khả năng cạnh tranh cao về chất lượng với các sản phẩm cùng loại trên thị trường trong nước và thế giới, có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất và sản lượng hàng hoá khi có yêu cầu của thị trường. - Sản xuất NNCNC tạo ra sản phẩm phải theo một chu trình khép kín, trong sản xuất khắc phục được những yếu tố rủi ro của tự nhiên và hạn chế rủi ro của thị trường. - Phát triển NNCNC theo từng giai đoạn và mức độ phát triển khác nhau, tuỳ tình hình cụ thể của từng nơi, nhưng phải thể hiện được những đặc trưng cơ bản, tạo ra được hiệu quả to lớn hơn nhiều so với sản xuất bình thường. Phát triển NNCNC có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế xãhội, nâng cao đời sống của người dân: Thứ nhất, NNCNC góp phần quan trọng vào tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Với việc phát triển NNCNC tạo điều kiện cho các hộ nông dân và doanh nghiệp tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiên tiến, điển hình là công nghệ
  15. 12 sinh học, công nghệ gens; nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới có tính ưu việt, năng suất cao, các giống cây trồng ngắn ngày đem lại hiệu quả kinh tế cao được đưa vào sản xuất làm cho năng suất lao động tăng nhanh, nâng cao chất lượng sản phẩm được. Đồng thời, việc sử dụng công nghệ chăm sóc tự động và bán tự động giúp tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí nguồn lực, tăng năng suất lao động trong nông nghiệp. Từ kinh nghiệm thực tế của các quốc gia trên thế giới như Israel, Trung Quốc, NNCNC luôn cho năng suất trong nông nghiệp cao hơn 10 lần so với nông nghiệp truyền thống. Bên cạnh đó, các khu NNCNC, vùng nông nghiệp công nghệ với quy mô sản xuất lớn là kết quả của quá trình tích tụ ruộng đất nông nghiệp. Cùng với đó là việc ápdụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp làm giảm bớt lao chân tay. Do đó, lực lượng lao động trong nông nghiệp theo đó sẽ có xu hướng giảm, chuyển động sang nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Điều này tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại học. Trong nội bộ ngành nông nghiệp, khi phát triển NNCNC dẫn đến tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Điều này làm cho giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao chiếm tỷ trọng ngày càng lớn so với sản phẩm nông nghiệp truyền thống. Thứ hai, NNCNC góp phần nâng cao trình độ nguồn nhân lực nông thôn, hướng đến sự chuyên nghiệp, hiện đại. Phát triển NNCNC được thực hiện chủ yếu dựa trên sự đột phá về công nghệ sinh học, công nghệ chăm sóc, thu hoạch hệ thống nhà lưới, nhà màng, với quy mô lớn. Với những yêu cầu về kỹ thuật khắt khe, đòi hỏi người laođộng cũng phải có trình độ nhất định. Do đó, những kỹ thuật canh tác nông nghiệp theo kiểu truyền thống là không còn không phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong bối cảnh mới; phải có những cơ chế, chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn. Chính vì thế, khi NNCNC ngày càng phát triển tạo điều kiện nhân lựcnông thôn có sự thay đổi về chất. NNCNC sẽ tạo ra những thay đổi mang tính cách mạng trên mọi mặt ởnông thôn, mà sự thay đổi lớn nhất chính là cuộc cách mạng về trình độ, nhận thức và thói quen sản xuất của người nông
  16. 13 dân.Cuộc cách mạng này ngoài biểu hiện ở việc trước đây nông dân chiếm số lượng đông nhất trong xã hội sang lực lượng chiếm số ít thông qua việc không ngừng chuyển ra khỏi ngành nông nghiệp, đặc biệt nó còn biểu hiện ở việc những người nông dân kiểu cũ, chất phác, lạc hậu, bảo thủ được thay thế bằng những người lao động kiểu mới, có ý thức hiện đại, nắm vững tri thức khoa học - kỹ thuật, hiểu quy tắc vận hành của nền kinh tế thị trường, chuyển từ lối sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tự phát sang sản xuất tập trung, quy mô lớn, hiệu quả và gắn với thị trường. Thứ ba, NNCNC góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề xã hội ở nông thôn. Do năng suất lao động trong nông nghiệp tăng cao từ việc phát triển NNCNC; thu nhập của người lao động cũng được tăng lên. Từ đó, giảm dần khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị. Bên cạnh đó, mô hình liên kết giữa các doanh nghiệp, các hợp tác xã hình thành liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đã tạo không ít việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực này. Thứ tư, NNCNC góp phần nâng cao sức cạnh tranh quốc tế trong nông nghiệp của Việt Nam. Ngày nay, các quan hệ kinh tế quốc tế không chỉ bao hàm quan hệ thương mại hàng hóa và đầu tư, mà còn bao hàm các hoạt động hợp tác khoa học và chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực công nghệ của các bên hữu quan. Ngay trong quan hệ trao đổi hàng hóa và đầu tư cũng đã chứa đựng sự chuyển giao và phát triển khoa học và công nghệ.Phát triển nền NNCNC vừa góp phần khai thác tiềm năng lợi thế nông nghiệp Việt Nam đồng thời cũng góp phần giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, quá trình hội nhập đã tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN), nâng cao năng suất chất lượng, khả năng cạnh tranh nông, lâm, thủy sản và tăng cường hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong đó, sự gia tăng cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu và doanh nghiệp nước ngoài đã tạo sức ép tích cực lên doanh nghiệp và các nhà sản xuất. Việc cải tiến KHCN, đầu tư phát triển sản phẩm được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu trong sản
  17. 14 xuất, giúp nâng cao chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao năng suất, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng và tiêu chuẩn chất lượng của các thị trường tiêu dùng khó tính. Nhiều kỹ thuật tiên tiến và các tiêu chuẩn kỹ thuật như VietGAP, ISO, HACCP trong lĩnh vực sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng và chế biến thủy sản đã và đang được áp dụng tại Việt Nam. Các tiêu chuẩn quốc gia về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật của Việt Nam có tỷ lệ hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế tham chiếu ngày càng tăng. Thứ năm, NNCNC góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.Việc ứng dụng công nghệ sinh học tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi sạch, không chứa mầm bệnh, có khả năng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt vừa giảm việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc hóa học, góp phần bảo vệ môi trường vừa tăng khả năng chống đỡ với tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Hơn nữa, việc sử dụng các vật tư trong sản xuất nông nghiệp có tính sinh học (phân bón hữu cơ, kiểm soát dịch bệnh bằng biện pháp sinh học ) còn góp phần bồi dưỡng, tái tạo các tài nguyên nông nghiệp một cách hợp lý như cải thiện cấu trúc, độ phì của đất, tạo sự cân bằng về sinh thái, sản xuất nông nghiệp thường thải ra những phế phẩm gây tác động xấu tới môi trường (phân và khí thải trong chăn nuôi). Với việc ứng dụng công nghệ sinh học, những phế phẩm này được làm sạch khi thải ra môi trường hoặc được tận dụng để tạo ra những sản phẩm có ích, từ đó góp phần bảo vệ môi trường. CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN CAI LẬY, TỈNH TIỀN GIANG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP 1. Khái quát chung về huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang Huyện Cai Lậy có diện tích 29.482,88 ha, với dân số là 194.944 người, có 16 đơn vị hành chính cấp xã, với 126 ấp, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong những năm qua, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện luôn quan tâm, chú trọng đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,
  18. 15 hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trong lĩnh vực nông nghiệp, Ủy ban nhân dân huyện đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất.Điều này được thể hiện trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộhuyện lần thứ XII: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp theohướng hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp nâng cao giá trị gia tăng, chuyển dịch mạnh lao động nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, làm nền tảng để xây dựng huyện Cai Lậy phát triển nhanh và bền vững”. Bên cạnh đó, huyện Cai Lậy đã xác định “Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch là 1 trong 3 tiêu chí quan trọng của tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới”, trong đó tập trung thu hút doanh nghiệp vào đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để trở thành hạt nhân chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, dẫn dắt nông dân tham gia chương trình liên kết để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và thu nhập. 2. Các văn bản của tỉnh, huyện về thực hiện nông nghiệp công nghệ cao Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 08/7/2018 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững nông nghiệp, nông thôn tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030. Kế hoạch số 1281/KH-UBND ngày 30/7/2018 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 08/7/2018 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững nông nghiệp, nông thôn tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030. Nghị quyết số 29/2018/NQ-HĐND ngày 02/8/2018 của HĐND tỉnh về việc Phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Tiền Giang đến năm 2030, định hướng đến năm 2050. Quyết định số 2125/QĐ-UBND ngày 08/8/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về phê duyệt Dự án vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao tại huyện Cai Lậy giai đoạn 2018-2020 và định hướng đến năm 2025. Kế hoạch số 253/KH-UBND ngày 13/11/2018 của Ủy ban nhân dân huyện Cai Lậy về thực hiện Dự án vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2018-2020 và định hướng đến năm 2025.
  19. 16 Quyết định số 152/QĐ-SKH&CN ngày 28/8/2018 của Sở Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở triển khai năm 2018-2019; trong đó, có Dự án Ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt kết hợp nhà màng trong canh tác dưa lưới tại huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang, từ tháng 6/2020 đến tháng 8/2021. Kế hoạch số 175/KH-PNN ngày 01/9/2018 của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thực hiện Dự án Ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt kết hợp nhà màng trong canh tác dưa lưới tại huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang. 3. Các mô hình nông nghiệp công nghệ cao huyện Cai Lậy 3.1. Dự án vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao - Áp dụng công nghệ cao vào sản xuất lúa, tăng thu nhập ít nhất 30% cho nông dân so với sản xuất truyền thống. - Xây dựng 01 điểm trình diễn, nhân rộng mô hình sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao tại 03 xã trồng lúa trọng điểm của huyện với quy mô: Bảng 1. Quy mô Dự án: Đơn vị tính (ha) Năm Giai đoạn Năm 2019 2020 2021-2025 Tổng Stt Xã Thực Nhân Nhân Nhân cộng hiện rộng rộng rộng 1 Mỹ Thành Bắc 10 130 1.000 1.140 2 Mỹ Thành Nam 100 700 800 3 Thạnh Lộc 100 600 700 4 Phú Cường 400 400 5 Phú Nhuận 200 200 6 Bình Phú 100 100 Tổng cộng 10 330 3.000 3.340 Phương thức thực hiện: - Áp dụng phương thức quản lý theo công nghệ 4.0: Phần mềm quản lý, trạm điều phối nước, các thiết bị cảm biến. Hình 1.Dự án lúa công nghệ cao
  20. 17 - Áp dụng phương thức sản xuất thông minh: Phân bón thông minh, máy cấy 3 trong 1. - Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật khác: Lúa giống chất lượng cao, cấp xác nhận, chế phẩm sinh học. Hình 1. Dự án sản xuất lúa công nghệ cao 3.2. Mô hình canh tác dưa lưới trong nhà màng ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt Dự án xây dựng 01 mô hình canh tác dưa lưới trong nhà màng, ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt với diện tích 800 m 2, quá trình canh tác được thực hiện trong 03 vụ trồng tại nhà nông hộ được chọn ở xã Thạnh Lộc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Với diện tích mô hình 800 m2, dự án trồng 2.200 cây dưa lưới/vụ (tổng cộng trồng 6.600 cây/3 vụ trồng), giống dưa lưới canh tác là các giống dưa lưới đang được thị trường ưa chuộng (Taki, ML 238, ). Sản lượng thu được là 6.972 kg. Hình 2. Mô hình dưa lưới
  21. 18 4. Thực trạng ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp của huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang 4.1. Mặt tích cực Thời gian qua, việc ban hành các chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp công nghệ cao được tỉnh, huyện quan tâm, cụ thể như: Về quy hoạch phát triển nông nghiệp, đề án phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao, vùng nông nghiệp công nghệ cao, đến các chính sách vềxây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hỗ trợ đầu tư, liên kết tiêu thụ sản phẩm, trên cơ sở đó, huyện Cai Lậy đã cụ thể hóa, triển khai thực hiện các dự án sản xuất và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp nghiệm trên địa bàn huyện, trong đó, huyện đã chọn xã Mỹ Thành Bắc và xã Thạnh Lộc để chọn thực hiện thí điểm, Nhìn chung, các chính sách bước đầu tạo hành lang pháp lý, mang tính chiến lược về phát triển nông nghiệp công nghệ cao phù hợp với đặc điểm về kinh tế - xã hội huyện và đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Quan điểm quy hoạch phát triển nông nghiệp nông nghiệp cao của tỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện; phát triển nông nghiệp bền vững, theo hướng nâng cao giá trịđảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả, trên cơ sở khai thác thế mạnh điều kiện tự nhiên của từng vùng, trong đó có Cai Lậy là huyện trọng điểm về phát triển nông nghiệp, tập trung phát triển một số sản phẩm chủ lực (lúa hàng hóa, cây ăn trái như: Sầu riêng theo chuẩn Vietgap, dưa lưới, nhãn, chôm chôm, ). Qua thực hiện các chính sách về phát triển đầu tư nông nghiệp công nghệ cao,bước đầu có những thành tựu khả quan, đã thu hút được nhiều doanh nghiệp,hộ gia đình đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn huyện.Bên cạnh đó, việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệpcông nghệ cao cũng góp phần giải quyết những vấn đề xã hội của huyện: Giải quyết việc làm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Nền NNCNC ở huyện Cai Lậy đang ở giai đoạn bắt đầu chuyển hóa từ nền sản xuất nông nghiệp truyền thống sang nền sản xuất nông nghiệp hiện
  22. 19 đại ứng dụng công nghệ cao và mới được định hình bằng một số Dự án, chương trình phát triển nông nghiệp chung của tỉnh Tiền Giang. Một số công nghệ hiện đại cũng được đưa vào ứng dụng sản xuất như công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, hoặc cơ khí hóa và điện khí hóa trong NN với các quy trình bán tự động hoặc tự động. Doanh thu trên một đơn vị diện tích đã được tăng lên từ 15 đến 30%, nhất là trong sản xuất lúa công nghệ cao, cây ăn trái, 4.2. Mặt hạn chế Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nông nghiệp công nghệ cao ở huyện Cai Lậy trong những năm qua vẫn còn một số hạn chế nhất định: - Thứ nhất, nhận thức của người nông dân về phát triển nông nghiệp công nghệ cao còn hạn chế nên việc triển khai thực hiện còn rất ít, chỉ thực hiện ở 02/16 xã với 02 mô hình sản xuất chủ yếu trên lúa và dưa lưới. - Thứ hai, công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp công nghệ cao chưa có tầm nhìn dài hạn, chưa đầy đủ. - Thứ ba, chưa có quy hoạch rõ ràng về vùng nông nghiệp công nghệ cao, các mô hình nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn huyện hầu hết chưa đáp ứng được các tiêu chí về diện tích, giá trị kinh tế của sản phẩm. - Thứ tư, mô hình và quy mô ứng dụng công nghệ còn mang tính chất tựphát,phântán, nhỏ lẻ theo hộ gia đình là chủ yếu. - Thứ năm, một số công nghệ được ứng dụng nhưng khung khổ và nội dung ứng dụng còn nhỏ hẹp chưa có sự ứng dụng đồng bộ và liên kết giữa các công nghệ. - Thứ sáu, liên kết giữa các bên tham gia còn mang tính chất tự phát. -Thứ bảy, công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật chưa theo kịp yêu cầu thực tế sản xuất, tiêu chí về nông nghiệp công nghệ cao, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cho từng đối tượng cây trồng vật nuôi chưa được các cấp có thẩm quyền ban hành. - Thứ tám, các hình thức liên kết trong sản xuất còn lỏng lẻo, thiếu ràng buộc, chưa hiệu quả và còn nhiều hạn chế. Mối quan hệ giữa các chủ thể
  23. 20 trong chuỗi tham gia sản xuất hàng hóa nông sản chưa được thiết lập bền vững trên cơ sở xử lý hài hòa, cân bằng lợi ích. 4.3. Nguyên nhâncủa hạn chế - Thứ nhất, nền nông nghiệp công nghệ cao ở huyện Cai Lậy chỉ mới ở giai đoạn bắt đầu chuyển hóa từ nền sản xuất nông nghiệp truyền thống sang nền sản xuất nông nghiệp hiện đại ứng dụng công nghệ cao và mới được định hình. - Thứ hai,chưa có chương trình chung về phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở huyện Cai Lậy; hầu hết các dự án còn mang tính nhỏ lẻ và được tích hợp trong Quy hoạch phát triển nông nghiệp của tỉnh Tiền Giang. - Thứ ba, nhận thức sản xuất của người dân còn mang tính sản xuất nhỏ, truyền thống; còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chính quyềnnên ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. - Thứ tư, đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn thời gian qua còn ít, thấp hơn nhiều so với vị trí tiềm năng và nhu cầu phát triển. Việc phân bổ vốn đầu tư trong nội bộ ngành tập trung chủ yếu cho hạ tầng cơ bản, trong khi vốn đầu tư trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp và các chương trình, dự án mang tính chất hỗ trợ sản xuất còn thấp. - Thứ năm,chất lượng nguồn nhân lực trực tiếp sản xuất còn thấp, năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức của ngành nông nghiệp còn hạn chế. - Thứ sáu, giá cả vật tư nông nghiệp, chi phí đầu tư trang thiết bị đầu vào còn cao trong khi giá bán sản phẩm nông nghiệp trong những năm qua lại có xu thế giảm, không ổn định nên sức cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp chưa cao, ảnh hưởng đến việc đầu tư mở rộng sản xuất, thu nhập của người dân. - Thứ bảy, việc liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm khó thực hiện do chưa có chế tài đủ mạnh để ràng buộc giữa doanh nghiệp và người dân. 5. Một số giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới 5.1. Giải pháp về cơ chế chính sách Hoàn thiện đồng bộ hệ thống chính sách tạo hành lang pháp lý phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
  24. 21 Tiếp tục thực thi chính sách, hỗ trợ doanh nghiệp về đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực của huyện, tham gia triển lãm hội chợ trong nước; Xây dựng chương trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao mang tính chiến lược dài hạn gắn với đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện, tỉnh; Chú trọng ban hành và thực hiện những chính sách về đầu tư phát triển CNC để nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của cản phẩm. 5.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển nông nghiệp công nghệ cao và đổi mới phương thức sản xuất nông nghiệp Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức đến các cấp, các ngành, xác định phát triển nông nghiệp công nghệ cao là nhiệm vụ chiến lược trong phát triển nông nghiệp huyện trong thời gian tới, giúp ổn định đời sống và sản xuất, nâng cao thu nhập, xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, phát triển cao, năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng cao và bền vững. Tuyên truyền đến người dân việc phát triển một số vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện và đặc biệt là các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện. 5.3. Huy động vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và doanh nghiệp Khó khăn lớn nhất cho hoạt động đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao là vốn đầu tư. Do đó, Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng và triển khai cơ chế tín dụng cho đầu tư và phát triển nông nghiệp công nghệ cao, cần đưa ra những chính sách ưu đãi cụ thể về lãi suất, quy mô vốn vay và thời gian cho vay với từng lĩnh vực, dự án. Kêu gọi các doanh nghiệp, tập đoàn đầu tư sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; cần khuyến khích và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nông nghiệp xây dựng trang trại, khu chăn nuôi tập trung, mở rộng quy môsản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tìm kiếm đối tác liên doanh; mở rộng các hoạt động tín dụng, ngân hàng, cho các doanh nghiệp vay vốn ưu đãi với những cơ chế thuận lợi; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
  25. 22 5.4. Giải pháp về khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực Khoa học công nghệ được xem là yêu tố then chốt trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Do đó, cần phải có những giải pháp phù hợp để đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp, tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ hiện đại (công nghệ sinh học, công nghệ tưới, cơ giới hóa )trong nước và thế giới để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp theo quy trình ứng dụng công nghệ cao phù hợp với điều kiện sản xuất của huyện Cai Lậy với hiệu quả cao và bền vững. Tăng cường sự trợ giúp của các cơ quan khoa học, đặc biệt là các công trình, đề tài về ứng dụng giống mới, công nghệ mới trong nông nghiệp, đồng thời tranh thủ tối đa sự trợ giúp của các cơ quan nghiên cứu của tỉnh. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực để phát triển nông nghiệp công nghệ cao phải được tiến hành toàn diện về quy mô, cơ cấu hợp lý, hiệu quả để hình thành đội ngũ cán bộ KHCN và đội ngũ người lao động nông nghiệp có kiến thức cả về chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất, năng lực tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh. Về dài hạn, cần tăng cường đào tạo nguồn nhân lực trẻ, nhất là lực lượng thanh niên ở nông thôn. Đây là nguồn nhân lực quan trọng, bởi họ có thể chất tốt, năng động, nhạy bén tiếp thu tri thức mới và có khả năng ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất. Chú trọng đào tạo chuyên sâu, gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo lý thuyết với thực hành thí nghiệm, ứng dụng, vì đây là khâu quan trọng trong quá trình đào tạo. 5.5. Giải pháp về mở rộng thị trường, liên kết và tiêu thụ sản phẩm Tiếp tục thực hiện các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp và đóng vai trò chủ thể trong mối liên kết sản xuất sản phẩm nông sản theo chuỗi, đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn. Có chính sách khuyến khích phát triển các mối liên kết giữa hộ nông dân với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng
  26. 23 và thị trường tiêu thụ sản phẩm để hỗ trợ kinh tế hộ phát triển theo hướng gia trại, trang trại có quy mô phù hợp, sản xuất hàng hoá lớn. Xây dựng, nhân rộng mô hình “Liên kết 4 nhà” trong sản xuất nông nghiệp, hình thành chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài huyện, tỉnh nhằm thu hút đầu tư, ứng dụng công nghệ cao sản xuất nông sản sạch. Phần 3:KẾT LUẬN Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân là đòi hỏi khách quan của sự phát triển đất nước ngày nay.Sự phát triển của khoa học - công nghệ hiện đại đã tác động mạnh mẽ và hình thành xu hướng mới trong phát triển nông nghiệp là ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là con đường tất yếu tạo nên nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn, hiện đại, bền vững, năng suất và chất lượng cao, nâng cao giá trị gia tăng của nông sản trên thị trường và khắc phục được tình trạng sản xuất lạc hậu, manh mún. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao cũng là sự lựa chọn tất yếu của tỉnh Tiền Giang nói chung, huyện Cai Lậy nói riêng hiện nay và đó cũng là mục tiêu mà ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang đang hướng tới. Xác định việc đưa nhanh công nghệ cao vào ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước, hướng vào xuất khẩu, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích, nâng cao hơn nữa thu nhập cho người lao động, là yêu cầu bức thiết đối với ngành nông nghiệp ở tỉnh Tiền Giang và huyện Cai Lậy trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở huyện Cai Lậy trong thời gian qua; đồng thời, đề xuất các giải pháp đồng bộ, đó là những giải pháp cơ bản, tổng hợp nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở huyện Cai Lậy, góp phần tích cực vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Tiền Giang.
  27. 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dương Anh Đào (2012), Nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Thành phố Cần Thơ,Luận văn thạc sỹ Địa lý học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Đảng bộ huyện Cai Lậy (2021), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Cai Lậy lần thứ XII, Tiền Giang 3. Đảng bộ tỉnh Tiền Giang (2021), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnhTiền Giang lần thứ XI, Tiền Giang. 4. Đảng Công sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Hà Nội. 5. Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang (2018), Nghị quyết số 29/2018/NQ-HĐND về việc Phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Tiền Giang đến năm 2030, định hướng đến năm 2050, Tiền Giang. 6. Nguyễn Mạnh Hổ (2017), Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam: Một số kết quả và đề xuất -Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam, Hà Nội. 7. Nguyễn Thị Miền (2018), Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Những rào càn và giải pháp khắc phục -Tạp chí Lý luận Chính trị, Hà Nội. 8. Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Cai Lậy (2018), Kế hoạch số 175/KH-PNN về thực hiện Dự án Ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt kết hợp nhà màng trong canh tác dưa lưới tại huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang. 9. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tiền Giang (2018), Quyết định số 152/QĐ-SKH&CN việc phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở triển khai năm 2018-2019; trong đó, có Dự án Ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt kết hợp nhà màng trong canh tác dưa lưới tại huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang, từ tháng 6/2020 đến tháng 8/2021, Tiền Giang. 10. Tỉnh ủy Tiền Giang (2018), Nghị quyết số 05-NQ/TU về đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững nông nghiệp, nông thôn tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030, Tiền Giang.
  28. 25 11. Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang (2018), Kế hoạch số 1281/KH- UBND về thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 08/7/2018 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững nông nghiệp, nông thôn tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030, Tiền Giang. 12. Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang (2018), Quyết định số 2125/QĐ- UBND về phê duyệt Dự án vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2018-2020 và định hướng đến năm 2025, Tiền Giang. 13. Ủy ban nhân dân huyện Cai Lậy (2018), Kế hoạch số 253/KH-UBND về thực hiện Dự án vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2018-2020 và định hướng đến năm 2025, Cai Lậy.