Khóa luận Kiểm soát rủi ro tín dụng quy trình cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thừa Thiên Huế - Chi nhánh Nam Sông Hương

pdf 91 trang thiennha21 5330
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kiểm soát rủi ro tín dụng quy trình cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thừa Thiên Huế - Chi nhánh Nam Sông Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_kiem_soat_rui_ro_tin_dung_quy_trinh_cho_vay_tai_ng.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kiểm soát rủi ro tín dụng quy trình cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thừa Thiên Huế - Chi nhánh Nam Sông Hương

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG QUY TRÌNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỪA THIÊN HUẾ - CHI NHÁNH NAM SÔNG HƯƠNG NGUYỄN TRẦN MỸ LINH Khóa học: 2015 - 2019 Trường Đại học Kinh tế Huế
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG QUY TRÌNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỪA THIÊN HUẾ - CHI NHÁNH NAM SÔNG HƯƠNG Ngành: Kiểm Toán Họ và tên sinh viên: Giảng viên hướng dẫn: NGUYỄN TRẦN MỸ LINH Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Lớp: K49B Kiểm Toán Niên khóa: 2015-2019 Huế, tháng 05 năm 2019 Trường Đại học Kinh tế Huế
  3. LỜI CÁM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên – Th.S Hoàng Thị Kim Thoa đã trực tiếp nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến các thầy cô giáo của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường. Kiến thức tôi học được không những là cơ sở nền tảng để giúp tôi hoàn thành tốt bài khóa luận này mà còn là hành trang kiến thức giúp tôi vận dụng vào công việc thực tiễn trong tương lai. Tôi cũng xin chân thành cám ơn Ban Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thừa Thiên Huế - Chi nhánh Nam Sông Hương đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể đến thực tập tại Ngân hàng. Bên cạnh đó, tôi được cung cấp những số liệu cần thiết và những ý kiến đóng góp để phục vụ cho đề tài nghiên cứu khóa luận. Xin chân thành cám ơn! Sinh viên thực hiện Nguyễn Trần Mỹ Linh Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh i
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Agribank Tên thương hiệu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam BCTC Báo cáo tài chính CBTD Cán bộ tín dụng CIC Credit Information Center (Trung tâm Thông tin Tín dụng) DN Doanh nghiệp HĐBĐ Hợp đồng bảo đảm HĐTD Hợp đồng tín dụng IPCAS Interbank Payment and Customer Accounting System (Hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng) KSNB Kiểm soát nội bộ NHNN Ngân hàng Nhà nước NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NHTM Ngân hàng thương mại ODA Official Development Assistance (Hỗ trợ phát triển chính thức) PASXKD/DAĐT Phương án sản xuất kinh doanh/ Dự án đầu tư TCTD Tổ chức tín dụng TSĐB Tài sản đảm bảo Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh ii
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 – Tình hình nhân sự của Ngân hàng Agribank – Chi nhánh Nam Sông Hương giai đoạn 2016-2018 35 Bảng 2.2 – Tình hình tài sản - nguồn vốn của Ngân hàng Agribank - Chi nhánh Nam Sông Hương giai đoạn 2016-2018 38 Bảng 2.3 – Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Agribank - Chi nhánh Nam Sông Hương giai đoạn 2016- 2018 41 Bảng 2.4 – Tình hình dư nợ theo thời hạn vay tại Ngân hàng Agribank – Chi nhánh Nam Sông Hương giai đoạn 2016- 2018 43 Bảng 2.5 – Tình hình dư nợ theo các ngành kinh tế tại Ngân hàng Agribank – Chi nhánh Nam Sông Hương trong giai đoạn 2016- 2018 46 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh iii
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 - Bộ máy tổ chức quản lý tại NHNo&PTNT Thừa Thiên Huế - Chi nhánh Nam Sông Hương 33 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh iv
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa MỤC LỤC Trang LỜI CÁM ƠN I DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT II DANH MỤC BẢNG BIỂU III DANH MỤC SƠ ĐỒ IV MỤC LỤC V PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 I.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 I.4. Phương pháp nghiên cứu 2 I.5. Kết cấu khóa luận 3 PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG QUY TRÌNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5 1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại 5 1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại 5 1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại 6 1.1.3. Khái niệm và phân loại hoạt động cho vay tại các ngân hàng thương mại 6 1.1.4.Quy trình cho vay tại các ngân hàng thương mại 9 1.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 12 1.2.1. Khái niệm và phân loại rủi ro tín dụng 12 1.2.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng 14 1.2.3. Hậu quả của rủi ro tín dụng 18 1.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng quy trình cho vay tại các ngân hàng thương mại 19 1.3.1. Khái niệm kiểm soát rủi ro tín dụng 19 1.3.2 Đặc điểm kiểm soát rủi ro tín dụng quy trình cho vay 20 1.3.3 CácTrường nhân tố ảnh hưở ngĐại đến kiể mhọc soát rủi roKinh tín dụng quy tế trình Huế cho vay 20 SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh v
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa 1.3.4. Kiểm soát rủi ro tín dụng quy trình cho vay 25 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG QUY TRÌNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỪA THIÊN HUẾ - CHI NHÁNH NAM SÔNG HƯƠNG 32 2.1. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thừa Thiên Huế - Chi nhánh Nam Sông Hương 32 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thừa Thiên Huế - Chi nhánh Nam Sông Hương 32 2.1.2. Chức năng và các hoạt động chính của NHNo&PTNT Thừa Thiên Huế – Chi nhánh Nam Sông Hương 33 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý tại NHNo&PTNT Thừa Thiên Huế – Chi nhánh Nam Sông Hương 33 2.1.4 Các nguồn lực hoạt động của NHNo&PTNT Thừa Thiên Huế – Chi nhánh Nam Sông Hương 35 2.2. Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng quy trình cho vay tại NHNo&PTNT Thừa Thiên Huế – Chi nhánh Nam Sông Hương 44 2.2.1. Thực trạng tín dụng tại NHNo&PTNT Thừa Thiên Huế – Chi nhánh Nam Sông Hương 44 2.2.2. Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng quy trình cho vay tại NHNo&PTNT Thừa Thiên Huế - Chi nhánh Nam Sông Hương 48 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG QUY TRÌNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỪA THIÊN HUẾ - CHI NHÁNH NAM SÔNG HƯƠNG 65 3.1. Đánh giá kiểm soát rủi ro tín dụng quy trình cho vay tại NHNo&PTNT Thừa Thiên Huế - Chi nhánh Nam Sông Hương 65 3.1.1. Những kết quả đạt được 65 3.1.2. Tồn tại và nguyên nhân 67 3.2. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện kiểm soát rủi ro tín dụng quy trình cho vay tại NHNo&PTNTTrường Thừ aĐại Thiên Hu họcế - Chi nhánh Kinh Nam Sông tế Hương Huế 71 SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh vi
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện yếu tố nhân sự 71 3.2.2. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng 70 3.2.3. Nâng cấp và hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng 71 3.2.4. Giải pháp hoàn thiện các thủ tục kiểm soát rủi ro tín dụng Error! Bookmark not defined. PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78 III.1 KẾT LUẬN 78 III.2 KIẾN NGHỊ 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC GIẤY XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh vii
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, hệ thống các ngân hàng luôn đóng một vai trò quan trọng, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Hệ thống Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam ra đời từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX khi nền kinh tế của đất nước đang trong giai đoạn chuyển mình, có nhiều thay đổi. Các NHTM ngày càng thể hiện vị trí quan trọng, then chốt trong việc huy động vốn đầu tư, phân phối các nguồn lực trong xã hội, kích thích tăng trưởng kinh tế, ổn định lạm phát và tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân. Bên cạnh đó, trước những cơ hội và thách thức của tiến trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế, vấn đề khả năng cạnh tranh của các NHTM trong nước cần được cải thiện và nâng cao so với các NHTM nước ngoài khác, mà cụ thể là nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu các rủi ro từ việc nợ quá hạn không thu hồi được đang chuyển dần sang nợ xấu ngày càng tăng. Mặt khác, tín dụng luôn là một hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, do đó, nếu các ngân hàng muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì cần phải có những chiến lược, giải pháp để tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng thích hợp và hiệu quả. Các ngân hàng đã và đang không ngừng đưa ra các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng để quản lý chặt chẽ mọi hoạt động tín dụng và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Tuy nhiên, đây là một công việc rất khó khăn mà hiện nay các ngân hàng vẫn chưa thể hoàn thiện được trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng khi cho vay. Trong quản trị rủi ro tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng đóng vai trò quan trọng nhất và có ảnh hưởng lớn nhất đối với chất lượng tín dụng tại các ngân hàng nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thừa Thiên Huế – Chi nhánh Nam Sông Hương nói riêng. Xuất phát từ thực trạng và thực tế em lựa chọn đề tài “Kiểm soát rủi ro tín dụng quy trình cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thừa Thiên Huế – Chi nhánh Nam Sông Hương” để nghiên cứu làm đề tài khóa luận, đồng thời Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 1
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa cũng mong muốn được góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng tại ngân hàng trong thời gian tới. I.2. Mục tiêu nghiên cứu - Làm rõ các khái niệm, nội dung cơ bản liên quan đến quy trình hoạt động tín dụng, các loại rủi ro và các hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tại NHTM. - Đánh giá hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank - Chi nhánh Nam Sông Hương nhằm rút ra những thành tựu đạt được và những tồn tại, hạn chế cần được giải quyết theo yêu cầu thực tiễn. - Và trên cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng, đề xuất đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra – kiểm soát của công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank – Chi nhánh Nam Sông Hương. I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu tập trung hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng áp dụng trong quy trình cho vay tại Ngân hàng Agribank - Chi nhánh Nam Sông Hương. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi nội dung: Hệ thống kiểm soát chỉ hạn chế trong việc quản lý một loại rủi ro cụ thể của NHTM đó là rủi ro tín dụng đối với khách hàng DN. + Phạm vi không gian: Phòng kinh doanh tại Ngân hàng Agribank - chi nhánh Nam Sông Hương, thành phố Huế. + Phạm vi thời gian: Nguồn số liệu nghiên cứu để làm đề tài trong khoảng thời gian 3 năm từ 2016-2018. I.4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp tham khảo, nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này tham khảo các tài liệu từ thưTrường viện trường, các quyĐại định pháp học luật, các Kinh bài báo, bài tế viết liênHuế quan trên các SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 2
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa website nhằm hệ thống hóa, tổng hợp lý luận và lý thuyết cơ bản làm cơ sở để tìm hiểu thực trạng hoạt động kiểm tra, kiểm soát của công tác quản lý tín dụng từ đó đánh giá hiệu quả công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong quy trình tín dụng tại ngân hàng. Phương pháp này chủ yếu được áp dụng trong Chương I. - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Trao đổi trực tiếp với CBTD tại phòng Kinh doanh, phòng Kế toán của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thừa Thiên Huế - Chi nhánh Nam Sông Hương trong hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng, phù hợp với điệu kiện thời gian và không gian cụ thể. - Phương pháp quan sát: Quan sát công việc của các CBTD trong phòng Kinh doanh và cán bộ phòng Kế toán để thấy được công việc cụ thể và các hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong quy trình cho vay tại Chi nhánh. - Phương pháp phân tích số liệu: Phương pháp này được sử dụng để tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp thông tin từ báo cáo tài chính (BCTC), hồ sơ cho vay, hồ sơ thẩm định thu thập được từ đó đánh giá hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong quy trình cho vay đối với khách hàng DN tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thừa Thiên Huế - Chi nhánh Nam Sông Hương qua ba năm 2016-2018. I.5. Kết cấu khóa luận Nội dung đề tài gồm 3 phần: Phần I – Đặt vấn đề Phần II – Nội dung và kết quả nghiên cứu Trong đó gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lí luận về kiểm soát rủi ro tín dụng quy trình cho vay tại NHTM. Chương 2: Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng quy trình cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thừa Thiên Huế - Chi nhánh Nam Sông Hương. Chương 3: Đánh giá và giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng quy trình cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thừa Thiên Huế - Chi nhánh Nam Sông Hương. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 3
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Phần III – Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 4
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG QUY TRÌNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại Lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Sự phát triển hệ thống NHTM đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa, ngược lại kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được. Cùng với sự phát triển đó có rất nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về Ngân hàng. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Luân trong cuốn Các nguyên lý tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính (2007): “NHTM là tổ chức trung gian tài chính có giới hạn hoạt động rất lớn và đa dạng: trước tiên là các hoạt động liên quan đến tín dụng, tiết kiệm, các tài khoản thanh toán; tiếp theo là thực hiện các chức năng tài chính đa dạng đối với tất cả các chủ thể kinh tế”. Theo Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 quy định: “NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật nhằm mục tiêu lợi nhuận.” Có thể nói rằng, NHTM là một định chế tài chính trung gian quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế hiện nay, đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá. Ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 5
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa 1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại NHTM bao gồm một hệ thống các ngân hàng chuyên thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ: Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có những chức năng sau: - NHTM là những DN kinh doanh tiền tệ và tự chịu trách nhiệm về lãi lỗ trong kinh doanh. - NHTM là những trung gian tài chính nhận tiền gửi của người này rồi đem số tiền đó cho người khác vay để thu lợi nhuận. - NHTM cung cấp các dịch vụ thanh toán, ví dụ như tài khoản séc, và có vai trò quan trọng trong việc quyết định mức cung tiền của nền kinh tế. Chức năng này là điểm quan trọng phân biệt ngân hàng với các trung gian tài chính khác. - NHTM ủng hộ chính sách tài khóa của chính phủ bằng việc mua hoặc bán tín phiếu, trái phiếu. 1.1.3. Khái niệm và phân loại hoạt động cho vay tại các ngân hàng thương mại Theo Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 do Quốc Hội ban hành quy định: “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.” Cho vay là một hình thức cấp vốn thông qua hợp đồng tín dụng (HĐTD), được phân loại căn cứ dựa vào thời hạn vay, cách thức cho vay, phương thức cho vay, mức độ tín nhiệm đối với khách hàng cho vay và mục đích vay. (1) Căn cứ theo thời hạn cho vay: Thời hạn cho vay là khoảng thời gian đươc tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi được thoả thuận trong HĐTD giữa ngân hàng và khách hàng. Theo tiêu thức này, cho vay được chia thành 3 loại, bao gồm cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và cho vay dài hạn. Cho vay ngắn hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay dưới 12 tháng, nhằm mục đíchTrường tài trợ vốn lưu độ ngĐại của DN họcvà các nhu Kinh cầu chi tiêu tế ngắn Huếhạn khác. Thông SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 6
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa thường các khách hàng cá nhân hoặc DN bán lẻ, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng theo thời vụ có nhu cầu cao về hình thức vay này. Cho vay trung hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 12 tháng đến dưới 60 tháng. Các khoản vay trung hạn thường nhằm mục đích tài trợ cho các DN để mua sắm trang thiết bị, máy móc chống bị hao mòn, cải tiến, đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô vừa và nhỏ, phục vụ đời sống. Cho vay dài hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay từ 60 tháng trở lên, chủ yếu để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn như mua sắm dây chuyển sản xuất, thiết bị vận tải quy mô lớn, xây mới các công trình dân dụng, công trình công nghiệp, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản và đầu tư vào các dự án phát triển hoặc cho các dự án có giá trị lớn như xây dựng sân bay, cầu đường, có thời gian sử dụng lâu. (2) Căn cứ theo cách thức cho vay Cho vay trực tiếp: Là loại hình cho vay mà người vay trực tiếp nhận khoản vay và trả nợ cho ngân hàng. Cho vay gián tiếp: Là loại hình cho vay được thực hiện thông qua các tổ chức trung gian như cho vay theo tổ hội, nhóm sản xuất, cho vay thông qua các tổ chức tín dụng (TCTD) khác dưới hình thức đồng tài trợ. (3) Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng cho vay: Tài sản đảm bảo (TSĐB) cho phép ngân hàng có được nguồn thu nợ thứ cấp bằng cách bán các tài sản đó khi nguồn thu nợ thứ nhất không có hoặc không đủ. Dựa vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng cho vay mà ngân hàng có thể đồng ý cho vay có TSĐB hoặc cho vay không có TSĐB. Cho vay có TSĐB: Là hình thức cho vay mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng được cam kết đảm bảo bằng tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay như nhà, xe, nhà máy, phân xưởng, máy móc, dây chuyền sản xuất hoặc được bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. Cho vay có TSĐB yêu cầu ngân hàng và khách hàng phải kí hợp đồng bảo đảm (HĐBĐ) tiền vay. Ngân hàng phải kiểm tra, đánh giá được tình trạngTrường của TSĐB như quy Đạiền sở hữ u,học giá trị th ịKinhtrường, kh ảtếnăng bán,Huế khả năng tài SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 7
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa chính của người thứ ba. TSĐB cũng chính là cơ sở để xác lập trách nhiệm của người vay đối với khoản tiền vay. TSĐB sẽ được thanh lý trong trường hợp khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng theo cam kết trong hợp đồng. Cho vay không có TSĐB: Là hình thức mà ngân hàng tiến hành cho DN vay vốn nhưng không cần tài sản cầm cố, thế chấp mà chủ yếu dựa vào uy tín của khách hàng đối với ngân hàng hoặc có thể cho vay dựa vào uy tín của bên thứ ba, hay nói cách khác, đây là hình thức cho vay tín chấp. (4) Căn cứ theo phương thức cho vay Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn, khách hàng và ngân hàng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và kí kết HĐTD. Cho vay theo hạn mức tín dụng: Ngân hàng và khách hàng xác định, thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Cho vay theo dự án đầu tư: Ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. Cho vay hợp vốn: Một nhóm TCTD cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó, có một tổ chức làm đầu mối dàn xếp, phối hợp thực hiện với các tổ chức khác. Việc cho vay hợp vốn tiến hành theo quy định của quy chế này và quy chế đồng tài trợ khác của các TCTD do Thống đốc NHNN ban hành. Cho vay trả góp: Khi vay vốn, ngân hàng và khách hàng xác định, thỏa thuận lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kì hạn trong thời hạn cho vay. Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Ngân hàng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực và mức trả phí cho hạn mức tín dụng dự phòng. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 8
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Ngân hàng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, ngân hàng và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà ngân hàng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. (5) Căn cứ theo mục đích vay: Mỗi khoản vay vốn đều có những mục đích nhất định, ảnh hưởng tới quyết định của ngân hàng. Thông thường có hai hình thức cho vay theo mục đích gồm cho vay tiêu dùng và cho vay sản xuất kinh doanh. Cho vay tiêu dùng: Là loại hình cho vay nhằm đáp ứng những nhu cầu như mua ô tô, dụng cụ sinh hoạt hay các chi phí thông thường của đời sống. Cho vay sản xuất kinh doanh: Là loại hình cho vay nhằm đáp ứng những nhu cầu như bổ sung vốn lưu động, mở rộng quy mô sản xuất, mua sắm máy móc, thiết bị, đổi mới công nghệ, trả lương công nhân viên, chi phí sản xuất kinh doanh của các DN. 1.1.4. Quy trình cho vay đối tại các ngân hàng thương mại Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng Đây là khâu căn bản đầu tiên của quy trình tín dụng. Công việc này được thực hiện sau khi cán bộ tín dụng (CBTD) tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn. Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng là bước quan trọng vì đây là bước thu thập thông tin làm cơ sở để thực hiện các bước tiếp theo, đặc biệt là bước phân tích, thẩm định và bước đưa ra quyết định cho vay. Tùy theo quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, loại tín dụng yêu cầu quy mô tín dụng, CBTD hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ với những thông tin yêu cầu khác nhau. Nhìn chung,Trường một bộ hồ sơ vayĐại vốn c ầnhọc thu thập tKinhừ khách hàng tế nhữ ngHuế thông tin như: SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 9
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng; Thông tin về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn của khách hàng; Thông tin về bảo đảm tín dụng. Để thu thập được những thông tin căn bản như trên, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải lập và nộp cho ngân hàng các loại giấy tờ như: Giấy đề nghị vay vốn; Giấy tờ chứng nhận tư cách pháp nhân của khách hàng, chẳng hạn như giấy phép thành lập công ty, quyết định bổ nhiệm giám đốc, điều lệ hoạt động; Phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư (PASXKD/DAĐT) và kế hoạch trả nợ, hoặc dự án đầu tư; BCTC của thời kì gần nhất; Các giấy tờ liên quan về tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh vay nợ; Các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết. Bước 2: Phân tích, thẩm định tín dụng Phân tích, thẩm định tín dụng là bước phân tích khả năng hiện tại và tương lai của khách hàng về phương thức sử dụng vốn tín dụng, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc lẫn lãi dựa trên các thông tin về khách hàng như quy mô tổ chức của DN, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, tình hình tài chính, phương án sử dụng vốn vay và tài sản thế chấp cho ngân hàng. Mục tiêu của bước này là tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán khả năng kiểm soát những rủi ro đó và dự kiến các biện pháp phòng ngừa, hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Mặt khác, phân tích, thẩm định tín dụng còn quan tâm đến việc kiểm tra tính chân thật của hồ sơ vay vốn mà khách hàng cung cấp, từ đó nhận định về thái độ trả nợ của khách hàng để ngân hàng đưa ra quyết định cho vay hay không. Bước 3: Quyết định và kí HĐTD Quyết định cho vay và kí HĐTD là bước quyết định cho vay hay từ chối đối với hồ sơ vay vốn của khách hàng. Đây là bước cực kì quan trọng trong quy trình tín dụng vì ảnh hưởng rất lớn đến các bước sau và ảnh hưởng đến uy tín, hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Quyết định cho vay là bước quan trọng khó xử lý nhất và thường dễ phạm sai lầm nhất. Có hai loại sai lầm cơ bản thường xảy ra trong bước này: (1) Quyết định đồng ý cho vay đối với một khách hàng không tốt; (2) Từ chối cho vay đối với một khách hàng tốt. Cả hai loại sai lầm này đều dẫn đến thiệt hại đáng kể cho ngân Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 10
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa hàng. Loại sai lầm thứ nhất dễ dẫn đến thiệt hại do nợ quá hạn hoặc nợ không thể thu hồi, tức là thiệt hại về tài chính. Loại sai lầm thứ hai dễ dẫn đến thiệt hại về uy tín và mất cơ hội cho vay. Nhằm hạn chế sai lầm, trong bước quyết định và kí HĐTD, các ngân hàng thường chú trọng hai vấn đề: (1) Thu thập và xử lý thông tin một cách đầy đủ và làm cơ sở để ra quyết định, (2) Trao quyền quyết định cho một hội đồng tín dụng hoặc cho những người có năng lực phân tích và phán quyết. Sau khi ra quyết định tín dụng, kết quả có thể là chấp nhận hoặc từ chối cho vay, tùy vào kết quả thẩm định và phân tích tín dụng ở bước trước. Nếu đồng ý cho vay, CBTD sẽ hướng dẫn khách hàng kí kết HĐTD và làm các bước tiếp theo. Nếu từ chối cho vay, ngân hàng sẽ có văn bản trả lời và giải thích lý do cho khách hàng được rõ. Bước 4: Giải ngân Giải ngân là bước tiếp theo sau khi HĐTD được kí kết. Đây là bước phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết trong hợp đồng. Tuy là bước tiếp theo sau của quyết định cho vay, nhưng giải ngân cũng là bước quan trọng vì nó có thể góp phần phát hiện và chấn chỉnh kịp thời nếu có sai sót ở các bước trước. Ngoài ra, cách thức giải ngân còn góp phần kiểm tra và kiểm soát xem vốn tín dụng có được sử dụng đúng mục đích cam kết hay không. Nguyên tắc giải ngân là luôn luôn gắn liền với sự vận động của tiền tệ và sự vận động của hàng hóa hoặc dịch vụ đối ứng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ sau này. Tuy vậy, giải ngân cũng phải tuân thủ nguyên tắc đảm bảo thuận lợi, tránh gây khó khăn và phiền hà cho khách hàng. Bước 5: Kiểm tra và giám sát tín dụng Kiểm tra, giám sát tín dụng là bước quan trọng nhằm mục tiêu đảm bảo cho tiền vay được sử dụng đúng theo mục đích đã cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này. Các phương pháp giám sát tín dụng có thể áp dụng bao gồm: (1) Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng; (2) Phân tích BCTC của khách hàng theo địnhTrường kỳ; (3) Giám sát kháchĐại hàng họcthông qua Kinhviệc trả lãi đtếịnh k ỳHuế; (4) Quan sát và SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 11
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa kiểm soát địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nơi cư ngụ của khách hàng đứng tên vay vốn; (5) Kiểm tra các hình thức đảm bảo tiền vay; (6) Giám sát hoạt động của khách hàng thông qua mối quan hệ với khách hàng khác; (7) Giám sát khách hàng thông qua những thông tin thu thập khác. Bước 6: Thanh lý hợp đồng Đây là bước kết thúc của quy trình tín dụng. Bước này gồm các công việc quan trọng cần xử lý: (1) Thu nợ cả gốc và lãi; (2) Tái xét HĐTD; (3) Thanh lý HĐTD. (1) Thu nợ cả gốc và lãi: Ngân hàng tiến hành thu nợ khách hàng theo đúng những điều khoản đã cam kết trong HĐTD. Tùy theo tính chất của khoản nợ vay và tình hình tài chính của khách hàng, hai bên có thể chọn một trong số những hình thức thu nợ như sau: Thu nợ gốc và lãi một lần khi đáo hạn; Thu nợ gốc một lần và thu lãi theo định kỳ; Thu nợ gốc và lãi theo nhiều kỳ hạn. Nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng không có khả năng trả nợ thì ngân hàng có thể xem xét cho gia hạn nợ hoặc chuyển sang nợ quá hạn để sau này có biện pháp xử lý thích hợp nhằm đảm bảo thu hồi được nợ. (2) Tái xét HĐTD: Thực chất là tiến hành phân tích tín dụng trong điều kiện khoản tín dụng đã được cấp, nhằm mục tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, phát hiện các rủi ro để có biện pháp xử lý kịp thời. (3) Thanh lý HĐTD: Nếu hết thời hạn của HĐTD và khách hàng đã hoàn tất các nghĩa vụ trả nợ cả gốc và lãi thì ngân hàng và khách hàng làm thủ tục thanh lý HĐTD, giải chấp tài sản nếu có và lưu hồ sơ vay vốn của khách vào kho lưu trữ. 1.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 1.2.1. Khái niệm và phân loại rủi ro tín dụng Có nhiều quan điểm khác nhau về rủi ro, đối với NHTM, theo Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 quy định: “Rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất (tổn thất tài chính, tổn thất phi tài chính) làm giảm thu nhập và vốn tự có dẫn đến làm Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 12
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa giảm tỉ lệ an toàn vốn hoặc hạn chế khả năng đạt được mục tiêu kinh doanh của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.” Theo Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD được ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN, “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD được coi là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.” Có thể hiểu rằng, rủi ro tín dụng là những rủi ro do khách hàng vay không thực hiện đúng các điều khoản của HĐTD, với biểu hiện cụ thể là khách hàng chậm trả nợ, trả nợ không đầy đủ hoặc không trả nợ khi đến hạn các khoản gốc và lãi vay, gây ra những tổn thất về tài chính và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, các ngân hàng thiếu đa dạng trong kinh doanh các dịch vụ tài chính, các sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, tín dụng được coi là dịch vụ sinh lời chủ yếu, đặc biệt đối với các ngân hàng nhỏ. Vì vậy, rủi ro tín dụng cao hay thấp sẽ quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mặt khác, rủi ro và lợi nhuận kì vọng của ngân hàng là hai đại lượng đồng biến với nhau trong một phạm vi nhất định (lợi nhuận kì vọng càng cao thì rủi ro tiềm ẩn càng lớn). Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rủi ro tín dụng theo nghĩa xác suất, là khả năng, do đó có thể xảy ra hoặc không xảy ra tổn thất. Điều này có nghĩa là một khoản vay dù chưa quá hạn nhưng vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tổn thất. Một ngân hàng có tỉ lệ nợ quá hạn thấp nhưng nguy cơ rủi ro tín dụng sẽ rất cao nếu danh mục đầu tư tín dụng tập trung vào một nhóm khách hàng, ngành kinh tế tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cách hiểu này sẽ giúp cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng được chủ động trong phòng ngừa, trích lập dự phòng, đảm bảo chống đỡ và bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra. Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân thành các loại sau: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 13
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa (1) Rủi ro giao dịch là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh xuất phát những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có ba loại rủi ro chính, gồm có rủi ro lựa chọn, rủi ro đảm bảo và rủi ro nghiệp vụ. Rủi ro lựa chọn là rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay. Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại TSĐB, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị TSĐB. Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề. (2) Rủi ro danh mục là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân thành hai loại gồm rủi ro nội tại và rủi ro tập trung. Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn. Rủi ro tập trung là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều DN hoạt động trong cũng một ngành hoặc một lĩnh vực kinh tế, hoặc trong cũng một khu vực địa lý nhất định hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao. 1.2.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng a. Nguyên nhân thuộc về phía ngân hàng Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 14
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Nguyên nhân rủi ro từ phía ngân hàng rất quan trọng vì ngân hàng là chủ thể của các hoạt động tín dụng. Theo đánh giá của quỹ tiền tệ quốc tế IMF thì 50% ngân hàng phá sản trên thế giới là do năng lực quản lý yếu kém. Nguyên nhân cụ thể như sau: Ngân hàng thiếu một chính sách cho vay rõ ràng, chính sách cho vay không phù hợp với thực trạng nền kinh tế. Thực tế chứng minh sự hoạt động của một ngân hàng dựa trên cơ sở chính sách thống nhất hiệu quả nhiều hơn là dựa trên cơ sở kinh nghiệm và trao quyền quyết định cho Giám đốc. Chính sách cho vay ở đây phải được hiểu theo nghĩa đầy đủ, bao gồm định hướng chung cho việc cho vay, chế độ tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, các quy định về bảo đảm tiền vay, về loại khách hàng mà ngân hàng cho vay quan tâm, ngành nghề được ưu tiên, quy trình xét duyệt cho vay cụ thể Chính sách cho vay của một ngân hàng là kim chỉ nam cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó. Ngân hàng chưa chú trọng vào mục tiêu của khoản vay, tính toán sai hiệu quả đầu tư của dự án xin vay sẽ dẫn đến các quyết định sai lầm trong cho vay. Ngân hàng đánh giá chưa đúng mức về khoản vay, về người đi vay hoặc do chủ quan tin tưởng khách hàng của mình mà coi nhẹ khâu kiểm tra về tình hình tài chính, phi tài chính, khả năng thanh toán hiện tại và tương lai, nguồn trả nợ. CBTD không am hiểu về ngành kinh doanh mà mình đang tài trợ, ngân hàng không có đủ các số liệu thống kê, các chỉ tiêu để phân tích, so sánh đánh giá vai trò của vị trí của DN (DN) trong ngành, khả năng thị trường hiện tại và tương lai, chu kỳ, vòng đời sản phẩm, dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của dự án xin cấp tín dụng, không bao quát được hết các điểm yếu về mặt pháp lý hoặc sai sót do khách quan, chủ quan của DN trong hồ sơ, chứng từ xin vay, hoặc đôi khi CBTD có vấn đề về đạo đức. CBTD thiếu thông tin tín dụng, hoặc thông tin không chính xác, không kịp thời, chưa có danh sách “Phân loại DN”, chưa có sự phân tích đánh giá DN một cách khách quan, đúng đắn. Ngân hàng thiếu một cơ chế theo dõi, quản lý rủi ro, thiếu hạn mức tín dụng tối đa cho từng khách hàng thuộc các ngành nghề, sản phẩm địa phương khác nhau để phân tán rủi ro, chưa đủ các tiêu thức đo lường rủi ro, độ rủi ro tín dụng tối đa cho phépTrường chấp nhận đối với từĐạing khách họchàng thuộ cKinh các ngành kháctế nhau. Huế SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 15
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa b. Nguyên nhân thuộc về khách hàng Đối với khách hàng là cá nhân, nguồn trả nợ chủ yếu là từ thu nhập của cá nhân. Các khách hàng là cá nhân thường có những rủi ro vì nguyên nhân sau: Có thu nhập không ổn định; Xuất hiện rủi ro đạo đức như sử dụng vốn vay sai mục đích, không muốn hoàn trả nợ vay, đặc biệt là dùng khoản vay ngân hàng để cho vay với lãi suất cao hơn; Do công việc bị thay đổi hoặc bị mất việc làm; Không có nơi cứ trú ổn định. Đối với khách hàng là DN, nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng bao gồm: + Về phía thị trường của DN: Thị trường cung cấp đầu vào bị thu hẹp, giá cả nguyên vật liệu tăng cao, chi phí sản xuất tăng lên, sản phẩm giảm sức cạnh tranh. Sản phẩm kém phẩm chất, không phù hợp với thị trường, khó tiêu thụ. Nguyên nhân khác như cạnh tranh, thị hiếu thay đổi, thị trường bị thu hẹp. Tất cả các nguyên nhân trên, làm doanh thu của DN giảm sút. + Khách hàng sử dụng sai mục đích, do đó mất vốn hoặc hiệu quả đầu tư thấp không trả đươc nợ dẫn đến nợ quá hạn. + Trình độ của cán bộ quản lý thiếu năng lực và thiếu trình độ chuyên môn trong kinh doanh hay không có kinh nghiệm làm cho việc tổ chức và việc điều hành yếu kém, hiệu quả sử dụng vốn giảm, khả năng trả nợ giảm. + Do sự thay đổi nhân sự hoặc thay đổi sở hữu DN: Khi có sự thay đổi về đội ngũ chủ chốt trong DN làm cho bộ máy DN trở nên kém đồng bộ, hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao, giảm số lượng sản phẩm sản xuất ra hoặc chất lượng sản phẩm giảm. Lúc đó DN sẽ không thu được lợi nhuận như dự kiến hoặc bị thua lỗ. + Do tình trạng tham nhũng diễn ra trong nội bộ DN. c. Nguyên nhân khách quan khác Rủi ro do các nguyên nhân bất khả kháng thuộc về thiên nhiên như thiên tai dịch bệnh, lũ lụt hạn hán, chiến tranh, gây ra các biến động xấu ngoài dự kiến trong mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng, làm gia tăng khối lượng các khoản nợ quá hạn. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 16
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định, bao gồm các yếu tố: các giai đoạn của chu kỳ kinh tế (phát triển, hưng thịnh hay suy thoái), sự thay đổi cơ chế chính sách kinh tế, lãi suất, tỷ giá, CPI Trong thời kỳ nền kinh tế phát triển mạnh, hoạt động kinh doanh thuận lợi dẫn đến việc rủi ro vỡ nợ và rủi ro không trả được nợ thấp hơn, do đó, hoạt động tín dụng được cho là tương đối an toàn. Trong điều kiện nền kinh tế suy thoái, sản xuất bị đình trệ dẫn và ứ đọng vốn dẫn đến khả năng tài chính của khách hàng gặp nhiều khó khăn, khả năng trả nợ của khách hàng kém sẽ dẫn đến rủi ro các khoản tín dụng gia tăng. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển quá nóng, NHNN sẽ áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất thị trường tăng, DN sẽ phải đi vay với lãi suất cao hơn, dẫn đến chi phí tài chính của DN tăng, trong khi đó doanh thu của DN giảm một cách rõ rệt, vì vậy rủi ro tín dụng sẽ gia tăng. Môi trường chính trị, pháp luật: Khi một quốc gia có nền chính trị không ổn định, luôn xảy ra các cuộc chiến tranh, bạo loạn, đình công, tranh chấp giữa các đảng phái thì việc kinh doanh trong giai đoạn đầu tư của các DN chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các ngân hàng trong hoạt động tín dụng. Ngoài ra, những sự thay đổi về chính trị, điều chỉnh chính sách, chế độ, luật pháp của Nhà nước hoặc thay đổi địa giới hành chính của các địa phương, sự sát nhập hay tách ra của các cơ quan, bộ ngành trong nền kinh tế là tất yếu trong quá trình phát triển của một đất nước, nhưng đó là nguyên nhân gây ra rủi ro trong kinh doanh tín dụng của ngân hàng, vì liên quan đến các đối tượng vay bị thay đổi. Môi trường quốc tế: Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, tín dụng trong nước có mối quan hệ chặt chẽ với tín dụng nước ngoài, vì các dòng vốn luôn vận hành theo quy luật thị trường. Khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra làm cho mối quan hệ thương mại quốc tế giữa Việt Nam và các nước bị thay đổi, cắt đứt hoặc tạm ngưng trệ, làm giảm sút sức mua hàng hóa, dẫn đến việc hàng hóa tiêu thụ sẽ bị ứ đọng và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn ngân hàng, tất yếu sẽ ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Ngoài ra, còn tồn tại rủi ro tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế: Quá trìnhTrường tự do hóa tài chính Đại và hộ i họcnhập quố cKinh tế có thể làm tế cho viHuếệc bất cân xứng SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 17
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa gia tăng, nợ xấu gia tăng khi tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến cho các DN, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các NHTM trong nước với hệ thống quản lý yếu kém cũng gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút. 1.2.3. Hậu quả của rủi ro tín dụng a. Đối với hoạt động ngân hàng: Rủi ro tín dụng làm giảm thu nhập của ngân hàng: Khi có một khoản nợ được coi là quá hạn, thu nhập của ngân hàng bị giảm sút ngay, một phần vì không thu được lãi hoặc nợ gốc như cam kết, trong khi vẫn phải trả lãi cho nguồn huy động, một phần do các chi phí quản lý, giám sát phát sinh. Mặt khác, nếu các khoản nợ quá hạn chuyển thành khó đòi hoặc không thu được thì việc xử lý TSĐB luôn gặp khó khăn về pháp lý và định giá nên trường hợp ngân hàng có thể thu hồi được nợ khi phát mại tài sản là rất khó xảy ra. Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng: Tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cao không những làm giảm thu nhập của ngân hàng mà còn làm giảm nguồn vốn, đồng thời làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng. Khi đó, ngân hàng sẽ phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao, bởi huy động từ tiền gửi dân cư thường mất rất nhiều thời gian. Nếu tình trạng này kéo dài với việc hàng loạt người gửi tiền rút tiền, ngân hàng sẽ buộc phải đóng cửa và tuyên bố phá sản. Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín và năng lực cạnh tranh của ngân hàng: Khi ngân hàng mất khả năng thanh toán, phải đi vay từ nhiều nguồn khác nhau, uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính sẽ bị giảm đi nghiêm trọng. Hơn nữa, tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cao cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá không tốt về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý đối tác của Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 18
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa ngân hàng, dẫn đến việc huy động vốn trở nên khó khăn hơn và gặp nhiều trở ngại trong việc cạnh tranh với các ngân hàng khác. b. Đối với nền kinh tế: Hoạt động của NHTM mạng tính xã hội hóa cao vì nó liên quan đến nhiều ngành nghề và nhiều thành phần khác nhau trong nền kinh tế. Do vậy, khi một ngân hàng bị phá sản nó sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận còn lại trong xã hội, trước tiên là các ngân hàng khác, vì các ngân hàng có quan hệ mật thiết với nhau trong hoạt động nên một ngân hàng sụp đổ có thể dẫn đến sự sụp đổ của các ngân hàng còn lại. Ngoài ra, việc sản xuất kinh doanh của DN bị gián đoạn do thiếu vốn, người gửi tiền không lấy lại tiền được. Những hậu quả này còn làm giảm lòng tin của công chúng vào sự vững chắc và lành mạnh của hệ thống tài chính, cũng như hiệu lực của các chính sách tiền tệ của Chính phủ. 1.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng quy trình cho vay tại các ngân hàng thương mại 1.3.1. Khái niệm kiểm soát rủi ro tín dụng Theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9788:2013 về Quản trị rủi ro, kiểm soát rủi ro là mọi quá trình, chính sách, thiết bị, thực tiễn hay hành động khác để điều chỉnh rủi ro của một tổ chức thông qua việc né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu bằng cách kiểm soát tần suất và mức độ của rủi ro và tổn thất. Theo Hiệp ước Basel II được ban hành bởi Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng, quản trị rủi ro tín dụng là việc thiết lập cơ chế nhận biết, đo lường, quản lý và kiểm soát được các rủi ro hiện tại và rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng một cách đầy đủ, nhằm tối đa hoá lợi nhuận được điều chỉnh theo yếu tố rủi ro bằng cách duy trì mức độ rủi ro tín dụng trong phạm vi chấp nhận được. Quản trị rủi ro tín dụng bao gồm các bước như sau: nhận dạng rủi ro, đo lường rủi ro, quản lý rủi ro và kiểm soát, xử lí rủi ro. Kiểm soát rủi ro là một bước quan trọng trong quy trình quản trị rủi ro. Đây chính là sự khác nhau cơ bản giữa quản lý rủi ro và kiểm soátTrường rủi ro. Quản trị r ủĐạii ro tín d ụhọcng là mộ t Kinhtrong những tếhoạt đHuếộng chủ đạo của SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 19
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa NHTM. Quản trị rủi ro tín dụng phải hướng vào việc đảm bảo hiệu quả của hoạt động tín dụng và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM ngay cả trong những điều kiện thị trường đầy biến động, nguy cơ rủi ro không ngừng gia tăng. Kiểm soát rủi ro tín dụng nhằm mục tiêu phòng chống và kiểm soát các rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động ngân hàng, đảm bảo toàn bộ các bộ phận và cá nhân trong ngân hàng tuân thủ các quy định của pháp luật, thực hiện các chiến lược, chính sách đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động ngân hàng. 1.3.2. Đặc điểm kiểm soát rủi ro tín dụng trong quy trình cho vay Kiểm soát rủi ro tín dụng là những hoạt động nhằm giảm thiểu rủi ro trước khi rủi ro xảy ra. Ngân hàng là một DN kinh doanh tiền tệ với những rủi ro luôn tiềm ẩn, trong đó rủi ro tín dụng mang tính tất yếu sẽ xảy ra, nó làm giảm thu nhập của ngân hàng, đồng thời tác động đến khả năng thanh toán của ngân hàng và đặc biệt là ảnh hưởng đến uy tín và năng lực cạnh tranh của đơn vị. Do vậy, ngân hàng luôn luôn phải có những động thái nhằm hạn chế tối đa rủi ro tín dụng xảy ra trong tương lai và kiểm soát rủi ro tín dụng chính là nhiệm vụ mà ngân hàng cần thực hiện, sẵn sàng chủ động trước khi có những hiện tượng tiêu cực xảy ra. Kiểm soát rủi ro tín dụng được thực hiện xuyên suốt trước, trong và sau khi cho vay. nhằm hạn chế tối thiểu các rủi ro tín dụng trong quy trình cho vay DN. Yêu cầu quan trọng nhất là cần phải kiểm soát thường xuyên một cách chặt chẽ và liên tục trong toàn bộ quá trình vay vốn của khách hàng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi được vốn. Kiểm tra, kiểm soát trước khi cho vay: Thu thập đầy đủ thông tin và nắm rõ các vấn đề liên quan đến khách hàng vay: pháp lý, hoạt động, tài chính làm cơ sở cho việc thẩm định và quyết định cho vay Kiểm tra, kiểm soát trong khi cho vay: Giúp cho đơn vị kinh doanh cho vay đúng đối tượng, đúng mục đích, kiểm chứng được nhu cầu vay của DN. Việc kiểm chứng này thựcTrường hiện thông qua kiể mĐại tra chứng học từ giải ngân. Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 20
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay: Nhằm biết chắc rằng vốn vay được sử dụng đúng mục đích và đánh giá được hiệu quả thực hiện phương án kinh doanh, khả năng trả nợ của DN. Hoạt động kiểm soát ở mức độ cao có thể giảm thiểu rủi ro tối đa nhưng hiệu quả lại thấp, ngược lại mức độ kiểm soát thấp hơn nhưng có thể đem lại lợi nhuận cao nhưng rủi ro cũng có thể cao. Cho nên các ngân hàng cần phải tìm ra sự cân bằng tối ưu giữa hoạt động kiểm soát rủi ro và lợi ích đem lại. Ví dụ: Nếu một ngân hàng nâng chuẩn cho vay cao hơn thì rủi ro giảm nhưng quy mô cho vay sẽ bị thu hẹp và lợi nhuận có thể cũng bị giảm. 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát rủi ro tín dụng quy trình cho vay Để kiểm soát rủi ro tín dụng trong quy trình cho vay khách hàng DN của NHTM đạt hiệu quả cao thì các ngân hàng thực hiện những biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời. Tuy nhiên, các biện pháp này cũng chịu nhiều sự tác động bởi các yếu tố như sau: a. Nhân tố bên ngoài (1) Môi trường kinh tế vĩ mô Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước như chính sách tài chính, đất đai, thuế, chính sách tiền tệ, xuất nhập khẩu, có tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế. Điều này có thể khuyến khích phát triển hay kìm hãm sự phát triển của các thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, những diễn biến khác về môi trường kinh tế vĩ mô, như diễn biến lạm phát, tiền tệ, thị trường, lãi suất, tỷ giá, lại ảnh hưởng đến sự phát triển của các hoạt động trong ngân hàng. Trong giai đoạn kinh tế hưng thịnh, tăng trưởng ổn định thì người đi vay hoạt động kinh doanh thuận lợi hơn, lợi nhuận thu được tương đối cao, khả năng hoàn trả vốn vay được đảm bảo chắc chắn hơn. Ngược lại, khi nền kinh tế giảm sút, mất ổn định, có chiều hướng đi xuống, sức mua giảm sút, người đi vay tiêu thụ sản phẩm và thu hồi vốn khó khăn, khả năng trả nợ vay giảm. Do đó, quá trình kiểm soát rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay cũng chịu tác động mạnh mẽ từ các tác động môi trường kinh tế vĩ mô. (2) MôiTrường trường chính trị Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 21
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Một nền chính trị ổn định là điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, yên tâm đầu tư sản xuất, tập trung vốn cho mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu môi trường chính trị không ổn định, xảy ra các cuộc xung đột, chiến tranh, làm cho các thành phần kinh tế không quan tâm đến sản xuất, sản xuất đình trệ, khả năng trả nợ cho ngân hàng khó khăn. Vì vậy, công tác kiểm soát rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay khách hàng DN của các ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những biến động môi trường chính trị. (3) Môi trường pháp lý Trong kinh doanh, các yếu tố pháp lý có tác động đến hoạt động kinh doanh bao gồm hệ thống pháp luật, hệ thống các biện pháp bảo đảm cho pháp luật được thực thi và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh và ngành liên quan. Các yếu tố trên đan xen, tác động đến hoạt động kinh doanh một cách tổng hợp chứ không riêng rẽ, và mang tính đồng bộ cao. Nếu môi trường pháp lý đồng bộ, hệ thống pháp luật chặt chẽ có hiệu lực sẽ làm lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế, đảm bảo các hoạt động kinh doanh cho các chủ thể trong môi trường đó, các chủ thể sẽ yên tâm kinh doanh, mở rộng đầu tư phát triển sản xuất. Đây là cơ sở thúc đẩy hoạt động tín dụng phát triển. Để đảm bảo hạn chế rủi ro tín dụng thì các ngân hàng đẩy mạnh công tác kiểm soát rủi ro tín dụng. (4) Môi trường thông tin Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng là quan hệ kinh tế, vì vậy phát sinh nhu cầu trao đổi và thu thập thông tin giữa các bên. Tuy nhiên, trong thực tế do nhiều nguyên nhân khác nhau xảy ra, tình trạng môi trường thông tin không cân xứng, ngân hàng thường không có đầy đủ thông tin về khách hàng như: quan hệ bạn hàng, kế hoạch sản xuất kinh doanh, quan hệ thanh toán, tình hình tài chính, tiêu thụ sản phẩm Khách hàng không có đầy đủ thông tin về ngân hàng: quy mô, các dịch vụ đáp ứng, phương Trườngthức tài trợ phù hợ p,Đại giá cả th họcực tế. Việ cKinh thiếu thông tếtin trong Huế các giao dịch SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 22
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa này sẽ dẫn đến sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Do môi trường thông tin không cân xứng, thay vì lựa chọn những khách hàng có khả năng trả nợ, ngân hàng lại cho vay những khách hàng có khả năng trả nợ cho ngân hàng thấp, gây ra những rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng. Còn đối với rủi ro đạo đức, người vay sau khi nhận được khoản tiền vay thực hiện những hoạt động trái với cam kết đưa đến khó có thể hoàn trả vốn vay, gây rủi ro cho ngân hàng và tác động đến công tác kiểm soát rủi ro tín dụng. (5) Chính sách tài chính, tiền tệ và quản trị tín dụng của Nhà nước Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng của NHTM chịu ảnh hưởng bởi quản trị tín dụng của Nhà nước cả về khách quan và chủ quan. Về khách quan, khi Nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển một ngành, một lĩnh vực, khu vực kinh tế nào đó, Nhà nước sẽ sử dụng các công cụ về tiền tệ - tín dụng như giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc của các NHTM đối với nguồn vốn huy động để đầu tư cho khu vực kinh tế đó, cho các NHTM vay vốn phát triển tín dụng ưu đãi, vốn ODA của các tổ chức quốc tế với lãi suất thấp Đặc biệt, nhà nước tạo hành lang pháp lý thuận lợi để bảo vệ cho hoạt động tín dụng của NHTM đối với khu vực được khuyến khích phát triển. Do vậy, khả năng sinh lợi của NHTM có thể cao hơn khi hướng đầu tư vốn tín dụng vào khu vực này hoặc cũng có thể gặp rủi ro khi các định hướng tính khả thi thấp. Về chủ quan, hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng của NHTM phải tuân thủ mục tiêu chung của quản trị tín dụng quốc gia. Vì vậy, các NHTM buộc phải điều chỉnh hệ thống quản trị tín dụng của mình cho phù hợp với chính sách chung của Nhà nước. Để đạt được mục tiêu của mình, Nhà nước sử dụng mệnh lệnh hành chính để buộc các TCTD, đặc biệt là các TCTD của nhà nước phải ưu tiên tập trung vốn đầu tư, hoặc rút vốn khỏi đối tượng cần điều chỉnh. Việt Nam từ nền kinh tế tập trung kế hoạch hóa chuyển sang nền kinh tế thị trường, vì vậy, mệnh lệnh hành chính trong quản lý kinh tế vẫn được Nhà nước sử dụng khá nhiều trong thời gian qua. Khi nền kinh tế chuyển hẳn sang nền kinh tế thị trường, các hoạt động kinh tế được luật hóa rõ ràng thì tính mệnh lệnh hành chính của Nhà nước sẽ giảm dần. Chính sách tài chính tiền tệ của Nhà nước cũng ảnh hưởng lớn đến quản trị tín dụng của NHTM theo cơ chế tương tự. Hiện nay, Nhà nước áp dụng chính sách th t ch t ti n t ch ng l m phát. Vi c các NHTM ph i mua tín phi u Trườngắ ặ ề ệ đĐạiể ố họcạ Kinhệ tế Huếả ế SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 23
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa ngân hàng với khối lượng lớn, phải dự trữ bắt buộc lớn, đã buộc họ phải thu hẹp quy mô tín dụng và tăng lãi suất cho vay. b. Nhân tố bên trong (1) Chính sách cho vay khách hàng DN Chính sách tín dụng khách hàng DN có tác động rất lớn đến chất lượng tín dụng khách hàng DN. Điều này định hướng về cơ cấu tín dụng, lĩnh vực đầu tư tín dụng, lãi suất, cơ chế nghiệp vụ đối với CBTD, quyền lợi và trách nhiệm của CBTD, quy trình nghiệp vụ tín dụng, Nếu ngân hàng xác định chính sách tín dụng mở rộng, tăng trưởng theo lợi nhuận trước mắt thì sẽ ít quan tâm đến cơ cấu tín dụng, chất lượng tín dụng, thường áp dụng lãi suất cho vay có thể thấp để tăng khả năng cạnh tranh, việc lựa chọn khách hàng vay cũng không chặt chẽ, cho vay tràn lan và cho vay không có cơ sở đảm bảo, CBTD không được coi trọng, Với chính sách như vậy rất dễ gây rủi ro về sau này đối với hoạt động tín dụng khách hàng DN và cơ cấu nguồn vốn huy động. (2) Quy mô kinh doanh Quy mô kinh doanh của ngân hàng là điều kiện tiên quyết để quyết định sự phát triển tín dụng DN. Nếu trong kế hoạch phát triển của mình các ngân hàng không quan tâm phát triển lĩnh vực này thì các khách hàng DN có nhu cầu vay vốn cũng sẽ không có nhiều lựa chọn có thể thỏa mãn nhu cầu. Ngược lại, nếu ngân hàng muốn phát triển tín dụng DN thì họ sẽ đưa ra những chiến lược cụ thể để thu hút những khách hàng có nhu cầu đến với mình. Khi cung cầu có điều kiện thuận lợi để gặp nhau, cũng có nghĩa là NHTM sẽ có nhiều cơ hội để phát triển về quy mô tín dụng DN. Phát triển về quy mô thì đồng nghĩa rủi ro tín dụng tăng lên làm ảnh hưởng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay. (3) Năng lực quản trị điều hành Năng lực quản trị điều hành liên quan đến khả năng vận hành, quản lý mọi hoạt động ngân hàng. Nó ảnh hưởng mọi hoạt động của lĩnh vực ngân hàng ngay cả trong công tácTrường kiểm soát rủi ro tín dĐạiụng. Ngân học hàng có năngKinh lực quả n tếlý đi ềuHuếhành tốt thì mọi SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 24
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa hoạt động sẽ luôn được quản lý chặt chẽ, công tác thẩm định hiệu quả, chất lượng tín dụng nâng cao, góp phần thực hiện hiệu quả công tác kiểm soát rủi ro tín dụng đối với cho vay. (4) Nhân sự Các cán bộ làm công tác tín dụng trong cho vay phải nắm vững cơ chế, quy định, quy trình nghiệp vụ; có khả năng thẩm định độc lập, thu thập, phân tích, tổng hợp và xử lý thông tin liên quan đến khách hàng, ngành hàng hoạt động của khách hàng nhằm phục vụ công tác thẩm định; hiểu biết sâu về BCTC, các nghiệp vụ ngân hàng và các văn bản pháp quy nhằm phục vụ công tác thẩm định và đề xuất tín dụng. Do đó, khi CBTD thiếu trình độ chuyên môn, hiểu biết về các kiến thức kinh doanh ngân hàng, hoạt động kinh doanh của khách hàng, kiến thức pháp luật, trình độ thẩm định khách hàng, dự án còn hạn chế và thực hiện nghiệp vụ không có đạo đức nghề nghiệp, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích ngân hàng sẽ dễ dẫn đến rủi ro tín dụng xảy ra và ảnh hưởng trực tiếp đến công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong ngân hàng. (5) Công nghệ Cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ bao gồm hệ thống máy móc thiết bị, chương trình phần mềm hiện đại và phù hợp phục vụ cho quá trình cho vay, thẩm định dự án, thu thập và xử lý thông tin. Nếu cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu quá trình thu thập thông tin không cập nhật, chính xác thì việc thẩm định quyết định cho vay không hiệu quả, rủi ro tín dụng dễ xảy ra và ảnh hưởng trực tiếp đến công tác kiểm soát rủi ro tín dụng. 1.3.4. Kiểm soát rủi ro tín dụng quy trình cho vay Theo Thông tư 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 của NHNN Việt Nam quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) của NHTM, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài thì KSNB là việc kiểm tra, giám sát đối với các cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện cơ chế, chính sách, quy định nội bộ, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, văn hóa kiểm soát nhằm kiểm soát xung đột lợi ích, kiểm soát rủi ro, đảm bảo hoạt động của Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 25
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đạt được các mục tiêu đề ra đồng thời tuân thủ quy định của pháp luật. Theo báo cáo COSO hiện hành (2013), KSNB là một quy trình bị chi phối bởi Hội đồng Quản trị, nhà quản lý và các nhân viên của đơn vị, được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lí nhằm đạt được mục tiêu về hoạt động, báo cáo và tuân thủ. Trong hoạt động quản lý của mình, các nhà quản lý luôn có xu hướng tìm kiếm các nguồn huy động, cho vay và tìm cách vận dụng chính sách kế toán, khi lập BCTC có lợi cho ngân hàng, nhằm thu hút nguồn đầu tư của các bên có liên quan cũng như đảm bảo lợi ích cá nhân riêng của họ hoặc chính các nhân viên tham gia quy trình tín dụng trong ngân hàng. Do đó, rủi ro tín dụng đã xảy ra dưới nhiều hình thức và nguyên nhân khác nhau, cũng như ảnh hưởng đến ngân hàng ở các mức độ khác nhau. Để ngăn chặn, các ngân hàng cần thực thi KSNB chặt chẽ và liên tục, đặc biệt là hoạt động kiểm soát trong quy trình cho vay vì khi quy trình này hoạt động có hiệu quả sẽ giảm thiểu những tổn thất và rủi ro xảy ra trong ngân hàng. 1.3.4.1. Các rủi ro thường gặp trong quy trình cho vay tại các ngân hàng thương mại a. Trong giai đoạn lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng Hồ sơ vay vốn của khách hàng không được cung cấp đầy đủ và chính xác; Khách hàng đã sử dụng các sản phẩm cho vay tín chấp khác của ngân hàng trước đó nhưng không đề cập đến khi vay vốn; Khách hàng đã có quan hệ tín dụng đối với các ngân hàng khác mà CBTD không biết; Khách hàng và CBTD móc nối làm giả thông tin. b. Trong giai đoạn phân tích, thẩm định tín dụng CBTD đánh giá không chính xác và không toàn diện về tư cách pháp lý, tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng. CBTD có quan hệ mật thiết hoặc có phụ thuộc lợi ích với khách hàng, cố tình bỏ qua một số bước trong quy trình thẩm định nhằm tạo điều kiện có lợi cho khách hàng. CBTD không có đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệp, chủ quan trong công việc. CBTD không tiến hành thẩm định hoặc thẩm định không đạt hiệu quả đối với phương Trườngán, dự án vay vốn c ủaĐại khách hàng. học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 26
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Tài sản bảo đảm của khách hàng không đủ giá trị thế chấp hoặc hư hỏng, không phù hợp với yêu cầu thế chấp nhưng không được phát hiện trong giai đoạn thẩm định. CBTD thẩm định sai giá trị của tài sản thế chấp c. Trong giai đoạn quyết định và kí HĐTD Người chịu trách nhiệm phê chuẩn đối với khoản vay đưa ra quyết định sai lầm, chấp nhận cho vay đối với khách hàng không tốt hoặc từ chối cho vay đối với khách hàng tốt, làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng và uy tín của ngân hàng. HĐTD không được điền đầy đủ các thông tin, đặc biệt là các thông tin cần thiết, mang tính bắt buộc, dẫn đến nguy cơ khách hàng có hành vi lợi dụng kẽ hở của hợp đồng để thực hiện mục đích sử dụng khoản vay vào hoạt động không được pháp luật cho phép. d. Trong giai đoạn giải ngân CBTD đồng ý và tiến hành giải ngân khi chưa có quyết định của Giám đốc hoặc có quyết định đồng ý cho vay nhưng chậm giải ngân, gây khó khăn cho khách hàng. Phòng Kế toán phát tiền vay thừa hoặc thiếu cho khách hàng, chuyển nhầm tiền vay vào tài khoản của khách hàng khác, làm tổn thất tài chính và uy tính của ngân hàng nghiêm trọng. e. Trong giai đoạn kiểm tra và giám sát tín dụng Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng như mục đích đã cam kết trong HĐTD. Phương án, dự án vay vốn của khách hàng không thực hiện được hiệu quả như dự kiến, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng không thuận lợi, không có khả năng trả nợ và lãi vốn vay đúng thời hạn theo cam kết. f. Trong giai đoạn thanh lý HĐTD Ngân hàng không thu được nợ gốc và lãi vốn vay theo đúng thời hạn theo HĐTD mà kháchTrường hàng đã cam kết, chuyĐạiển sang học nợ quá hKinhạn, nợ khó đtếòi không Huế thu hồi được. SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 27
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Khách hàng mất khả năng tài chính do DN bị phá sản, hoạt động sản xuất kinh doanh của DN bị pháp luật cấm. 1.3.4.2. Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong quy trình cho vay tại các ngân hàng thương mại Đánh giá các nguồn thông tin theo hồ sơ: Khi khách hàng đến ngân hàng xin cấp hồ sơ tín dụng, CBTD sẽ tiến hành đánh giá về mức độ đầy đủ và các yếu tố thông tin cơ bản liên quan đến bộ hồ sơ vay vốn như giấy tờ về tư cách pháp nhân, TSĐB, thông tin về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn để yêu cầu khách hàng cung cấp. Thu thập thông tin có liên quan đến hồ sơ vay khách hàng: Dựa trên hồ sơ vay vốn đầy đủ mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng, CBTD tiến hành thu thập, tổng hợp và xác minh lại các thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình phân tích, thẩm định tín dụng. Trong trường hợp hồ sơ vay vốn của khách hàng chưa thể cung cấp đầy đủ các thông tin và các loại giấy tờ cần thiết, CBTD có thể sử dụng các kênh thông tin khác như: Thông tin từ các nhà cung cấp, các đối tác; Thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng; Thông tin từ các phương án, dự án tương tự. Thẩm định pháp lý, quy mô tổ chức của DN: Đây là việc CBTD phân tích, thẩm định mức độ đầy đủ, hợp lí, hợp pháp về pháp lí và quy mô tổ chức của DN, qua các nội dung như: Năng lực pháp luật dân sự; Tư cách pháp lí của người đại diện; Điều lệ, quy chế tổ chức; Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, Giấy phép hành nghề; Khách hàng vay vốn có trụ sở tại địa bàn nơi ngân hàng đóng trụ sở hay không vì một số ngân hàng nếu cho vay ngoài địa bàn phải xin phép Hội sở. Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN: Hoạt động này đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN trong quá khứ, hiện tại và dự đoán khả năng phát triển của DN trong tương lai, từ đó, CBTD có thể dự đoán, đưa ra kết luận về khả năng sử dụng vốn và khả năng hoàn trả vốn của khách hàng đối với khoản vay xin cấp tín dụng tại ngân hàng. Trường hợp CBTD nhận thấy DN đang có những dấu hiệu hoạt động thiếu ổn định hoặc có xu hướng gặp khó khăn trong tương lai, cần đưa ra quyết định đúng đắn để hạn chế rủi ro không thu hồi được nợ, gây tổn thất đến tình hìnhTrường kinh doanh của ngân Đại hàng. học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 28
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Phân tích tình hình tài chính DN: Việc thẩm định nhằm xác định tình trạng năng lực tài chính của DN, thông qua các nhóm chỉ tiêu chính như sau: Nhóm chỉ tiêu về thanh toán, Nhóm chỉ tiêu ổn định, Nhóm chỉ tiêu về sức tăng trưởng, Nhóm chỉ tiêu về tính hiệu quả hoạt động, Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời. Thẩm định phương án vay vốn: Thẩm định PASXKD/DAĐT của DN để xem xét tính khả thi và hiệu quả của dự án, khả năng trả nợ cũng như những rủi ro có thể xảy ra của phương án sản xuất hay dự án đầu tư. Trên cơ sở đó, ngân hàng có thể đưa ra quyết định nên cho vay hay không. Nếu đồng ý với hồ sơ xin cấp tín dụng của khách hàng thì số tiền cho vay, thời hạn cho vay, tiến độ giải ngân, mức thu nợ khi đến kì hạn phải hợp lí, nhằm đảm bảo khách hàng có điều kiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả, thu hồi được nợ, hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Thẩm định tài sản thế chấp: Tài sản thế chấp là phương tiện cuối cùng đảm bảo quyền lợi của ngân hàng nếu có rủi ro xảy ra khi khách hàng không trả nợ như cam kết. Vì vậy, thẩm định tài sản thế chấp có vai trò rất quan trọng. Hoạt động này được thực hiện bởi cán bộ thẩm định và Giám đốc Chi nhánh hoặc Phó Giám đốc phụ trách Kinh doanh. Nội dung thẩm định bao gồm: Thẩm định tính pháp lý giấy tờ TSĐB; Tình trạng sở hữu, tranh chấp, quy hoạch; Tính thanh khoản của tài sản thế chấp; Giá trị tài sản Chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng: Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng là quy trình đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của khách hàng đối với ngân hàng như trả lãi và vốn vay khi đến hạn, nhằm xác định rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Mức độ rủi ro tín dụng thay đổi theo từng khách hàng, được xác định thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm, dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính có sẵn của khách hàng tại thời điểm chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Thẩm định rủi ro tín dụng độc lập đối với khoản vay: Đây là việc tái thẩm định khoản vay đối với các khoản vay lớn, vượt quyền phán quyết của đơn vị. Hoạt động này được thực hiện một cách độc lập bởi một bộ phận chuyên trách không phụ thuộc các thànhTrường viên đã tham gia thĐạiẩm định họctín dụng lầKinhn đầu. Bộ ph tếận này Huế có trách nhiệm SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 29
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa tiến hành rà soát, thẩm định lại toàn bộ các công việc mà bộ phận tín dụng trước đó đã thực hiện gồm: thẩm định khách hàng, thẩm định phương án vay vốn, thẩm định TSĐB, rà soát việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng, sau đó đề xuất ý kiến độc lập về khoản vay trên để lãnh đạo cấp trên xem xét quyết định cho vay hay không. Quyết định và kí HĐTD: Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách Kinh doanh tại Chi nhánh là người chịu trách nhiệm phê chuẩn, có thẩm quyền quyết định đồng ý cho vay đối với khoản cấp tín dụng hay không. Đây là bước xét duyệt cuối cùng trước khi giải ngân. Giám đốc hoặc Phó Giám đốc sẽ rà soát lại lần nữa tính đầy đủ và hợp pháp của các loại giấy tờ, hợp đồng xin cấp tín dụng của khách hàng; kiểm tra các thông tin về tỉ lệ lãi suất cho vay, hạn mức nhận nợ, mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, biên bản báo cáo thẩm định Sau đó Giám đốc hoặc Phó Giám đốc sẽ kí vào HĐTD nếu đồng ý cho vay. Kiểm soát trong khi giải ngân: Đến bước này, CBTD sẽ cùng khách hàng đi công chứng các loại giấy tờ liên quan về HĐTD, tài sản thế chấp, lập HĐBĐ để xác thực lại lần nữa giá trị TSĐB và bàn giao TSĐB cho ngân hàng để được nhận tiền vay. Phòng Kế toán phải kiểm tra kĩ lưỡng chữ kí của người phê duyệt và con dấu của ngân hàng trên các hợp đồng, báo cáo liên qua trước khi giải ngân. Các hồ sơ liên quan và chứng từ như giấy nhận nợ, giấy rút tiền, phiếu thu phải có đầy đủ chữ kí hợp lệ của các bên liên quan theo quy định, được lưu tại ngân hàng và khách hàng giữ một bản để có thể kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết. Kiểm tra và giám sát tín dụng: Các thủ tục kiểm soát chủ yếu tập trung vào hai công việc chính là kiểm tra sử dụng vốn vay và kiểm tra quá trình trả nợ. Sau khi giải ngân, CBTD dựa trên hồ sơ vay vốn để tiến hành kiểm tra toàn diện hồ sơ giấy kết hợp đối chiếu với dữ liệu nhập vào hệ thống, đồng thời CBTD phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Bên cạnh đó, cán bộ thẩm định độc lập tiến hành và rà soát các thông tin về khoản vay trên hệ thống, kiểm tra việc chấm điểm tín dụng của CBTD, chỉnh sửa nếu thấy không hợp lý; định kì thẩm định lại TSĐB của DN và kiểm tra việc giám sát DN sử dụng vốn vay của CBTD thực tế có thực hiện đầyTrường đủ các bước giám sát Đại hay không học để kịp th Kinhời phát hiện cáctế sai Huếphạm của CBTD SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 30
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa nếu có. Định kì 7 ngày làm việc trước khi đến hạn trả nợ gốc và lãi, CBTD sẽ kiểm tra danh sách khách hàng có nợ đến hạn và tiến hành thông báo cho khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn. Nếu có phát sinh xảy ra, CBTD kiểm tra thực hiện cơ cấu lại thời hạn nợ. Kiểm soát khi thanh lý HĐTD: Độc lập kiểm tra việc thực hiện các thủ tục thanh lý HĐTD của CBTD đối với khách hàng DN; ghi nhận các phản hồi từ khách hàng về quy trình cho vay tại ngân hàng và thái độ của CBTD trực tiếp làm việc để có biện pháp khắc phục, nâng cao chất lượng tín dụng trong ngân hàng. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 31
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG QUY TRÌNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỪA THIÊN HUẾ - CHI NHÁNH NAM SÔNG HƯƠNG 2.1. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thừa Thiên Huế - Chi nhánh Nam Sông Hương 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thừa Thiên Huế - Chi nhánh Nam Sông Hương Tên tiếng Việt: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thừa Thiên – Huế - Chi nhánh Nam Sông Hương Tên tiếng Anh: Bank for Agriculture and Rural Development of Thua Thien – Hue – Song Huong Southern Branch Tên thương hiệu: Agribank Mã số thuế: 0100686174-257 Địa chỉ: 72 Hùng Vương, phường Phú Nhuận, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế Số điện thoại: 0234 3 828 182 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thừa Thiên Huế – Chi nhánh Nam Sông Hương tiền thân là phòng giao dịch trực thuộc NHNo&PTNT Thừa Thiên – Huế, được thành lập theo quyết định số 115/QĐ-TCCB ngày 28/07/1998 của Giám đốc Ngân hàng Agribank Thừa Thiên – Huế. Những ngày đầu thành lập tuy còn nhiều khó khăn, nhưng nhờ nỗ lực cố gắng của toàn bộ thế hệ cán bộ, công nhân viên, kế thừa kinh nghiệm của những chi nhánh đi trước, hiện nay, Ngân hàng Agribank – Chi nhánh Nam Sông Hương đã gặt hái được nhiều thành tự nhất định trong quá trình hơn 20 năm hình thành và phát triển của mình. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 32
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa 2.1.2. Chức năng và các hoạt động chính của NHNo&PTNT Thừa Thiên Huế – Chi nhánh Nam Sông Hương NHNo&PTNT Thừa Thiên Huế - Chi nhánh Nam Sông Hương cũng như mọi NHTM khác đóng vai trò trung gian tài chính và cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. Ngân hàng Agribank – Chi nhánh Nam Sông Hương thực hiện nhiệm vụ huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư để phân phối cho những bộ phận cần vốn trong các thành phần kinh tế, thực hiện nhiệm vụ ủy thác đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, các tổ chức kinh tế quốc tế, các DN, cá nhân trong và ngoài nước dành cho các chương trình dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Nhằm đáp ứng đầy đủ, nhanh chóng và thuận tiện nhu cầu khách hàng, Ngân hàng Agribank – Chi nhánh Nam Sông Hương luôn cố gắng nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng phục vụ, dịch vụ, hiện đại hóa công nghệ, mở rộng mạng lưới nhằm thực hiện mục tiêu chung của toàn hệ thống là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò NHTM hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước. Hiện nay, ngoài mục đích hỗ trợ cho lĩnh vực nông nghiệp với các chương trình ưu đãi riêng, NHNo&PTNT Thừa Thiên Huế - Chi nhánh Nam Sông Hương còn cung cấp đến khách hàng hơn 100 sản phẩm dịch vụ, thuộc các dịch vụ: dịch vụ tài khoản, giấy tờ có giá, tín dụng, bảo lãnh, thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử (Internet banking, SMS banking, Atransfer, Apaybill, E-mobile banking ), dịch vụ séc, chiết khấu và tái chiết khấu 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý tại NHNo&PTNT Thừa Thiên Huế – Chi nhánh Nam Sông Hương Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Thừa Thiên Huế – Chi nhánh Nam Sông Hương được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, thực hiện các nghiệp vụ theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng. Cơ cấu tổ chức quản lý này phù hợp với yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kinh doanh của ngân hàng, thuận lợi trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh và báo cáo thông tin phản hồi từ cấp dưới. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 33
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH PHỤ TRÁCH KẾ KINH DOANH TOÁN PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KINH - NGÂN QUỸ - DOANH HÀNH CHÍNH TỔ KẾ TỔ NGÂN TỔ HÀNH TOÁN QUỸ CHÍNH Sơ đồ 2.1 - Bộ máy tổ chức quản lý tại NHNo&PTNT Thừa Thiên Huế - Chi nhánh Nam Sông Hương Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban Giám đốc: Đây là người đứng đầu Chi nhánh, có quyền hạn cao nhất và chịu trách nhiệm cuối cùng. Giám đốc là người chỉ đạo trực tiếp, có nhiệm vụ tổ chức điều hành hoạt động, đưa ra quyết định bổ nhiệm các vị trí chủ chốt và chịu trách nhiệm về mọi công việc trong chi nhánh. Phó giám đốc phụ trách Kế toán: Thực hiện, chỉ đạo, điều hành các nhiệm vụ do Giám đốc phân công; chỉ đạo trực tiếp phòng kế toán – ngân quỹ. Phó giám đốc phụ trách Kinh doanh: Thực hiện, chỉ đạo, điều hành các nhiệm vụ do Giám đốc phân công; chỉ đạo trực tiếp phòng kinh doanh; có nhiệm vụ điều hành các hoạt động tín dụng của Chi nhánh theo ủy quyền của Giám đốc. Phòng Kế toán – Ngân quỹ: Chịu trách nhiệm thực hiện các công việc liên quan tiền mặt, giao dịch với khách hàng; kiểm tra, theo dõi số phát sinh, số dư các tài khoản kế toán phát sinh trong ngân hàng, trực tiếp hạch toán và thanh toán theo quy định của NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam; quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng, đảm bảo an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định; lập kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiềnTrường lương, lưu trữ hồ sơ Đại tài liệu vềhọchạch toán, Kinh kế toán và tếbáo cáo Huế theo quy định; SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 34
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến mua, bán ngoại tệ; thực hiện các chế độ lương, thưởng, phụ cấp cho từng cán bộ một cách công bằng; thực hiện nhiệm vụ quản lý và cung cấp thông tin khách hàng, thông tin tiền gửi, tiền vay; quản lý và phát hành thẻ; quản lý công tác hành chính. Phòng Kinh doanh: Chuyên thẩm định, đề xuất cho vay các đối tượng khác nhau; thu thập các thông tin cần thiết để phục vụ cho công tác thẩm định, phòng ngừa rủi ro cho Chi nhánh; thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay; phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục, phân tích tình hình biến động trong hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn, phân tích tình hình kinh tế để đưa ra những biện pháp cho vay an toàn và hiệu quả; định kì sơ kết, tổng kết chuyên đề, đánh giá hoạt động chi nhánh; xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm; quản lý và cân đối nguồn vốn sử dụng. 2.1.4. Các nguồn lực hoạt động của NHNo&PTNT Thừa Thiên Huế – Chi nhánh Nam Sông Hương 2.1.4.1. Tình hình nhân sự của NHNo&PTNT Thừa Thiên Huế - Chi nhánh Nam Sông Hương Trong giai đoạn 2016-2018, Ngân hàng Agribank – Chi nhánh Nam Sông Hương có những biến đổi về tình hình nhân sự được thu thập từ báo cáo thống kê của Agribank – Chi nhánh Nam Sông Hương và được thể hiện qua bảng cơ cấu lao động như sau: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 35
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Bảng 2.1 - Tình hình nhân sự của Ngân hàng Agribank – Chi nhánh Nam Sông Hương giai đoạn 2016-2017 Năm So sánh 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ lượng trọng lượng trọng lượng trọng +/- (%) +/- (%) Chỉ tiêu (người) (%) (người) (%) (người) (%) Tổng số lao động 23 100 22 100 21 100 - 1 - 4,35 - 1 - 4,55 1. Phân theo giới tính Nam 10 43,48 12 54,55 11 52,38 2 20,00 - 1 - 8,33 Nữ 13 56,52 10 44,45 10 47,62 - 3 - 23,08 0 0 2. Phân theo trình độ Trên Đại học 3 13,04 4 18,19 4 19,05 1 33,33 0 0 Đại học 17 73,91 16 72,73 15 71,43 - 1 - 5,88 - 1 - 6,25 Cao đẳng, Trung cấp 2 8,70 1 4,55 1 4,76 - 1 - 50,00 0 0 Chưa qua đào tạo 1 4,35 1 4,55 1 4,76 0 0 0 0 (Nguồn: Báo cáo thống kê của Agribank – Chi nhánh Nam Sông Hương) SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 36 Trường Đại học Kinh tế Huế
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Nhìn chung, tổng số nhân viên của Ngân hàng Agribank – Chi nhánh Nam Sông Hương giảm dần trong giai đoạn 2016-2017, cụ thể: Năm 2017 giảm 1 người so với năm 2016, năm 2018 giảm 1 người so với năm 2017. Nguyên nhân của sự biến động này là do số lao động tại Chi nhánh phần lớn là nữ có tuổi đời trung bình trên 40 tuổi, trong đó một số người đến độ tuổi về hưu. Mặt khác, hằng năm, NHNo&PTNT Thừa Thiên Huế thường điều chuyển 1-2 nhân viên từ các chi nhánh khác hoặc nhân viên mới về Chi nhánh Nam Sông Hương dẫn đến sự thay đổi nhân sự này. Xét theo giới tính: Năm 2017, số lao động nam tăng 2 người, tương ứng tăng 20%, trong khi số lao động nữ giảm 3 người so với năm 2016, tương ứng giảm 23,08%; đối với năm 2018, số lao động nam tiếp tục giảm 1 người, tương ứng với giảm 8,33% nhưng số lượng nhân viên nữ vẫn không thay đổi so với năm 2017 tại Ngân hàng Agribank – Chi nhánh Nam Sông Hương. Lí do cho sự chênh lệch này là vì số lao động nam tại Chi nhánh đa số được phân vào vị trí CBTD vì công việc này đòi hỏi sức khỏe và khả năng chịu đựng được áp lực cao, còn số lao động nữ được đưa vào các vị trí như nhân viên tại phòng Kế toán, cụ thể là giao dịch viên, thủ quỹ, kế toán viên vì bản chất công việc này đòi hỏi tính cẩn thận và tỉ mỉ. Xét theo trình độ chuyên môn: Nhân viên có trình độ cử nhân Đại học và sau Đại học tại Ngân hàng Agribank – Chi nhánh Nam Sông Hương không có quá nhiều sự thay đổi trong giai đoạn 2016-2018. Cụ thể là năm 2017 và năm 2016, số lao động có trình độ cử nhân Đại học và sau Đại học đều là 20 người, năm 2018 chỉ bị giảm 1 người. Số nhân viên có trình độ Cao đẳng, Trung cấp của Chi nhánh năm 2016 có 2 người, chiếm tỉ lệ 8,7% và nhân viên có trình độ sơ cấp, chưa qua đào tạo là 1 người, chiếm tỉ lệ 4,35%. Đến cuối năm 2017 và 2018, nhân viên có trình độ Cao đẳng, Trung cấp và nhân viên chưa qua đào tạo chỉ còn lại 1 người, tương ứng với tỉ lệ 4,55%. Số lượng lao động ở bậc Cao đẳng, Trung cấp và chưa qua đào tạo không chiếm số lượng lớn vì các vị trí như lao công và lái xe, bảo vệ không đòi hỏi trình độ học vấn, chuyên môn cao. Đối với bậc cử nhân Đại học và sau Đại học, số lượng lao động ở trình độ này luôn chiếm phần lớn, chứng tỏ nhiều năm qua, NHNo&PTNT Thừa Thiên Huế đã Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 37
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa nâng cao tiêu chuẩn và chất lượng tuyển dụng để ngân hàng và các chi nhánh trực thuộc có đủ năng lực cạnh tranh với các ngân hàng khác trong địa bàn thành phố Huế. 2.1.4.2. Tình hình về tài sản, nguồn vốn của NHNo&PTNT Thừa Thiên Huế - Chi nhánh Nam Sông Hương Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 38
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Bảng 2.2 - Tình hình tài sản - nguồn vốn của Ngân hàng Agribank - Chi nhánh Nam Sông Hương giai đoạn 2016-2018 Đơn vị tính: triệu đồng 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Năm Tỉ trọng Tỉ trọng Tỉ trọng Chỉ tiêu Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- % (%) (%) (%) TÀI SẢN 352.707 100% 400.280 100 432.037 100 47.573 13,49 31.757 7,93 1. Ti àng b ền mặt, v ạc, đá 3.984 1,13 4.025 1,01 4.536 1,05 41 0,01 511 12,71 quý 2. Cho vay khách hàng 343.868 97,49 392.650 98,09 423.742 98,08 48.782 14,19 31.092 7,92 3. Tài sản cố định 2.473 0,70 1.515 0,38 1.244 0,30 - 958 - 38,74 - 271 - 17,89 3.1 Tài sản cố định hữu hình 2.249 1.347 1.137 - 902 - 40,11 - 210 - 15,59 Nguyên giá TSCĐ 5.250 5.265 5.270 15 0,29 5 0,09 Hao mòn TSCĐ - 3.001 - 3.918 - 4.133 - 917 - 30,56 - 215 5,49 3.2 Tài sản cố định vô hình 224 167 107 - 57 - 25,45 - 60 - 35,93 Nguyên giá TSCĐ 561 561 561 - - Hao mòn TSCĐ - 337 - 394 - 454 - 57 16,91 - 60 15,23 4. Tài sản Có khác 2.382 0,68 2.090 0,52 2.515 0,57 - 292 - 12,26 425 20,32 NGUỒN VỐN 352.707 100 400.280 100 432.037 100 47.573 13,49 31.757 7,93 1. Tiền gửi của khách hàng 332.375 94,24 358.768 89,63 387.667 89,73 26.393 7,94 28.899 8,06 2. Phát hành giấy tờ có giá - - - - - 3. Các khoản nợ khác 14.688 4,16 33.806 8,44 35.729 8,27 19.118 130,16 1.923 5,69 4. Vốn và các quỹ 5.644 1,60 7.706 1,93 8.641 2,00 2.062 36,53 935 12,13 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Agribank - Chi nhánh Nam Sông Hương) SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 39 Trường Đại học Kinh tế Huế
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Tình hình tài sản Qua bảng 2.2, ta thấy được quy mô về Tổng Tài sản của Ngân hàng Agribank – Chi nhánh Nam Sông Hương tăng liên tục theo thời gian qua các năm, được thể hiện cụ thể như sau: Tổng tài sản của Ngân hàng Agribank – Chi nhánh Nam Sông Hương năm 2017 xấp xỉ 400.280 triệu đổng, đã tăng lên hơn 47.573 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 13,49% so với tổng tài sản của năm 2016 là 352.707 triệu đồng. Nguyên nhân của việc tăng tổng tài sản này chủ yếu là do khoản mục Cho vay khách hàng tăng mạnh, tăng gần 48.782 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 14,19% so với năm 2016. Mặc dù các khoản mục còn lại trong tổng tài sản có chiều hướng giảm, nhưng quy mô và tỉ lệ giảm không đáng kể so với quy mô tăng của khoản mục Cho vay khách hàng. Đến năm 2018, tổng tài sản của Chi nhánh vẫn tiếp tục tăng lên khoảng 432.037 triệu đồng, tăng khoảng 31.757 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 7,93% so với năm 2017. Tài sản cố định của Chi nhánh giảm 271 triệu đồng so với năm 2017, nhưng các khoản mục Tiền mặt, vàng bạc, đá quý và khoản mục Cho vay khách hàng lại tiếp tục tăng mạnh, lần lượt là 511 triệu đồng và khoảng 31.092 triệu đồng so với năm 2017. Chính vì vậy mà tổng tài sản của Ngân hàng Agribank – Chi nhánh Nam Sông Hương vẫn tăng trong năm 2018. Việc tăng tài sản liên tục trong 3 năm qua chứng tỏ rằng Ngân hàng Agribank – Chi nhánh Nam Sông Hương đang ngày càng mở rộng quy mô kinh doanh trên địa bàn thành phố. Khoản mục Tài sản của Chi nhánh tăng trưởng nhanh và mạnh giúp cho tính thanh khoản tăng, cũng như là khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn được đảm bảo, thuận lợi cho việc kinh doanh của Ngân hàng. Tình hình nguồn vốn Qua bảng 2.2, ta thấy khoản mục Tiền gửi khách hàng luôn chỉ tỉ trọng lớn trong tổng cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Agribank – Chi nhánh Nam Sông Hương và có xu hướng tăng liên tục qua các năm. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 40
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Năm 2017, tổng nguồn vốn có giá trị hơn 400.280 triệu đồng, tăng mạnh xấp xỉ 47.573 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng với tốc độ tăng 13,49%, cụ thể là khoản mục Tiền gửi khách hàng tăng 26,393 triệu đồng tương ứng với 7,49%; các khoản nợ khác cũng tăng mạnh, tăng hơn 19.118 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 130,16%. Bên cạnh đó, trong năm 2017, khoản mục Vốn và các quỹ cũng có sự thay đổi, tăng gần 2.062 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 36,53% năm 2016. Tổng nguồn vốn tiếp tục lại tăng trong năm 2018, tăng gần 31.757 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 7,93% so với năm 2017, cụ thể là khoản mục Tiền gửi khách hàng vẫn chiếm tỉ trọng lớn và tăng mạnh hơn 28.889 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ 8,06%, hai khoản mục còn lại là khoản mục Vốn và các quỹ và khoản mục Các khoản nợ khác cũng có sự tăng nhẹ nhưng không nhiều như năm 2017. Từ đó ta thấy rằng Ngân hàng Agribank – Chi nhánh Nam Sông Hương đang tận dụng được lợi thế là đòn bẩy tài chính, huy động được nhiều nguồn vốn từ bên ngoài để mở rộng và phát triển quy mô hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 2.1.4.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Thừa Thiên Huế - Chi nhánh Nam Sông Hương Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 41
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Bảng 2.3 - Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Agribank - Chi nhánh Nam Sông Hương giai đoạn 2016-2018 Đơn vị tính: triệu đồng So sánh STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % Thu nh ãi và các kho 1 ập l ản thu nhập tương 25.255 34.581 43.076 9.326 36,93 8.495 24,57 tự 2 Chi phí lãi và các chi phí tương tự 15.332 21.596 25.050 6.264 40,86 3.454 15,99 I Thu nhập lãi thuần 9.923 12.985 18.026 3.062 30,86 5.041 38,82 3 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 1.287 1.677 1.997 390 30,30 320 19,08 4 Chi phí hoạt động dịch vụ 66 100 126 34 51,52 26 26,00 II Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ 1.221 1.577 1.871 356 29,16 294 18,64 Lãi/l III ỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại 19 7 9 - 12 - 63,16 2 28,57 hối Lãi/l IV ỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh - - - - - - - doanh Lãi/l V ỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu - - - - - - - tư 5 Thu nhập từ hoạt động khác 121 116 119 - 5 - 4,13 3 2,59 6 Chi phí hoạt động khác 280 311 304 31 11,07 - 7 - 2,25 VI Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác - 159 - 195 - 185 - 36 22,64 10 - 5,13 VII Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần - - - - - - - VIII Chi phí hoạt động 4.971 6.119 7.347 1.148 23,09 1.228 20,07 L IX ợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 6.033 8.254 9.341 2.221 36,81 1.087 13,17 trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng X Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 392 559 756 167 42,60 197 35,24 XI Tổng lợi nhuận trước thuế 5.641 7.695 8.585 2.054 36,41 890 11,57 7 Chi phí thuế TNDN hiện hành - - - - - - - 8 Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - - - - - - XII Chi phí thuế TNDN - - - - - - - XIII Lợi nhuận sau thuế 5.641 7.695 8.585 2.054 36,41 890 11,57 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Nam Sông Hương) SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 42 Trường Đại học Kinh tế Huế
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Đặc điểm của NHNo & PTNT Thừa Thiên Huế - Chi nhánh Nam Sông Hương là hạch toán kinh doanh trực thuộc NHNo&PTNT Tỉnh Thừa Thừa Huế nên hàng năm Chi nhánh không phải nộp thuế lợi tức mà khoản này sẽ do NHNo&PTNT Tỉnh Thừa Thiên Huế nộp. Qua bảng 2.3, ta nhận thấy lợi nhuận trước thuế tăng trong giai đoạn 2016-2018. Cụ thể như sau: Tại năm 2017, lợi nhuận trước thuế đã có xu hướng tăng, tăng trên 2.054 triệu đồng tương ứng tăng 36,41% so với năm 2016. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do khoản mục Chi phí hoạt động tăng, tăng gần 1.148 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 23,09% so với năm 2016, nhưng tốc độ tăng của tổng các khoản thu nhập lại lớn hơn tốc độ tăng của chi phí hoạt động đã giúp cho lợi nhuận trước thuế của năm 2017 tăng. Đối với năm 2018, khoản mục này tăng nhẹ 890 triệu đồng so với năm 2017. Đây là một biến động tốt, chứng tỏ Ngân hàng đã có chiến lược kinh doanh đúng đắn. Bên cạnh việc sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả thì giảm thiểu chi phí luôn là mục tiêu mà Chi nhánh phấn đấu hướng tới. Song song với việc mở rộng quy mô các hoạt động tín dụng và hoạt động dịch vụ khác thì việc chi phí hoạt động tăng là điều tất yếu không thể tránh khỏi. Hoạt động tín dụng mang lại nguồn thu lớn nhất cho Ngân hàng Agribank – Chi nhánh Nam Sông Hương thì đồng thời cũng là hoạt động phải bỏ ra chi phí nhiều nhất. Tuy nhiên trong giai đoạn 2016-2018, Chi nhánh đã thực hiện tái cấu trúc giúp giảm thiểu chi phí quản lý, chi phí hoạt động nhưng thu nhập lãi và các khoản thu nhập khác tương tự từ hoạt động cho vay, hoạt động tiền gửi vẫn tăng ổn định, dẫn đến giá trị khoản mục Thu nhập lãi thuần tăng mạnh và chiếm phần lớn trong tổng lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh. Cụ thể vào năm 2017, thu nhập lãi thuần đã tăng lên khoảng 3.062 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 30,86% so với năm 2016. Khoản mục này tiếp tục tăng hơn 5.041 triệu đồng trong năm 2018, tương ứng với 38,82% so với năm 2017. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ mặc dù chiếm tỉ trọng không lớn những cũng là nguồn thu khá ổn định và có tăng đều đặn liên tục trong giai đoạn 2016-2018 do Ngân hàng Agribank – Chi nhánh Nam Sông Hương mở rộng một số dịch vụ khác như choTrường vay du học, thanh tĐạioán trong họcnước, thanh Kinh toán quố c tếtế ĐHuếiều này dẫn đến SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 43
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa giá trị của khoản mục Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh có xu hướng tăng dần qua các năm. Vào năm 2017, giá trị của khoản mục này tăng trên 356 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 29,16% so với năm 2016. Đến năm 2018, giá trị của khoản mục lãi/lỗ từ hoạt động dịch vụ vẫn tăng nhẹ lên khoảng 294 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 18,64%. Khoản mục lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối có biến động tăng giảm không đều trong giai đoạn 2016-2018, tuy nhiên giá trị khoản mục này nhỏ, không đáng kể. 2.2. Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng quy trình cho vay tại NHNo&PTNT Thừa Thiên Huế – Chi nhánh Nam Sông Hương 2.2.1. Thực trạng tín dụng tại NHNo&PTNT Thừa Thiên Huế – Chi nhánh Nam Sông Hương 2.2.1.1.Tình hình dư nợ theo thời hạn vay Bảng 2.4 - Tình hình dư nợ theo thời hạn vay tại Ngân hàng Agribank – Chi nhánh Nam Sông Hương giai đoạn 2016-2018 Đơn vị tính: triệu đồng 2017/2016 2018/2017 Năm 2016 2017 2018 +/- % +/- % Tổng dư 362.305 413.677 426.098 51.372 14,18 12.421 3,00 nợ Ngắn hạn 269.118 296.400 303.465 27.282 10,14 7.065 2,38 Trung và 93.187 117.277 122.633 24.090 25,85 5.356 4,57 dài hạn Nợ quá 9.030 6.167 1.405 - 2.863 - 31,71 - 4.762 - 77,22 hạn Ngắn hạn 7.836 5.346 1.101 - 2.490 - 31,78 - 4.245 - 79,41 Trung và 1.194 821 304 - 373 - 31,24 - 516 - 62,92 dài hạn Nợ xấu 8.587 10.301 9.672 1.714 19,96 - 628 - 6,10 Ngắn hạn 7.194 8.133 8.248 939 13,06 114 1,41 Trung và 1.393 2.167 1.425 774 55,61 - 742 - 34,26 dài hạn (Nguồn: phòng Kinh doanh Agribank – Chi nhánh Nam Sông Hương) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 44
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Qua bảng 2.4, với nguồn vốn tăng trưởng đều đặn, Ngân hàng Agribank – Chi nhánh Nam Sông Hương đang chủ động mở rộng hoạt động tín dụng trong giai đoạn 2016-2018, dẫn đến tổng dư nợ của Chi nhánh tăng dần qua các năm, chứng tỏ chính sách tín dụng của Chi nhánh là đúng đắn và đang phát huy được hiệu quả, uy tín của ngân hàng cũng đang ngày càng được khẳng định và nâng cao. Cụ thể là tổng dư nợ của năm 2017 mạnh, 51.372 triệu đồng, tương ứng với tỉ lệ 14,18% so với năm 2016. Đến năm 2018, tổng dư nợ của Chi nhánh vẫn tiếp tục tăng khoảng 12.421 triệu đồng so với năm 2017. Bên cạnh đó, các khoản vay ngắn hạn tăng trưởng cả về giá trị lẫn tỉ trọng, giúp đem lại lợi nhuận cho Chi nhánh, đồng thời Chi nhánh có thể dễ dàng quản lý và theo dõi các khoản vay, đảm bảo an toàn nguồn vốn. Tuy nhiên, tỉ lệ giữa dư nợ ngắn hạn với dư nợ trung và dài hạn lại có sự chênh lệch lớn do nhu cầu vay vốn và tỉ lệ lãi suất khác nhau. Vốn cho vay của ngân hàng chủ yếu do các là hộ gia đình vay nhằm phục vụ sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, đáp ứng nhu cầu vốn thời vụ của khách hàng hoặc các DN hoạt động theo công trình cũng vay vốn trong thời gian ngắn, nguồn vốn vay này cần phải nhiều để kịp thời cung ứng, vì thế nợ xấu xảy ra trong ngắn hạn nhiều hơn là trung và dài hạn. Trong khi các khoản giá trị nợ quá hạn đang có xu hướng giảm dần qua các năm thì nợ xấu của Chi nhánh lại tăng lên, chứng tỏ các khoản nợ quá hạn đang có dấu hiệu khó thu hồi được và đang chuyển dần sang nhóm nợ xấu. Điều này dẫn đến rủi ro tín dụng trong Chi nhánh càng ngày càng tăng, nguyên nhân chủ quan có thể là do CBTD vì chạy theo chỉ tiêu giao khoán của cấp trên nên trong quá trình tìm hiểu khách hàng vay vốn không kĩ càng, các bước phân tích rủi ro đối với từng khách hàng bị bỏ sót, dẫn đến Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách Kinh doanh đưa ra quyết định cho vay không hợp lý, không phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng. Bên cạnh đó, nguyên nhân khách quan đến từ phía khách hàng do khách hàng cung cấp thông tin cấp tín dụng không chính xác, dẫn đến bước đầu lập hồ sơ tín dụng không đúng yêu cầu của ngân hàng, từ đó gây ra các hệ quả xấu đến tình hình hoạt động kinh doanh và uy tín của Chi nhánh. Cụ thể vào năm 2017, dư nợ quá hạn giảm hơn 2.863 triệu đồng x u l Chi nhưng nTrườngợ ấ ại tăng lên 1.714 Đại triệu đ ồhọcng. Đến nămKinh 2018, Ngân tế hàng Huế Agribank – SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 45
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa nhánh Nam Sông Hương đã tăng cường siết chặt công tác KSNB, theo dõi và thu nợ đầy đủ từ các khách hàng nên nợ quá hạn và nợ xấu đã có xu hướng giảm đi đáng kể, nợ quá hạn giảm khoảng 4.762 triệu đồng, nợ xấu giảm 628 triệu đồng, chứng tỏ hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng của Chi nhánh đang thực hiện tương đối có hiệu quả. 2.2.1.2. Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 46
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Bảng 2.5 - Tình hình dư nợ theo các ngành kinh tế tại Ngân hàng Agribank – Chi nhánh Nam Sông Hương trong giai đoạn 2016-2018 Đơn vị tính: triệu đồng So sánh Năm 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Ngành Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) +/- % +/- % Nông nghiệp 9.676 2,67 2.953 0,71 2.269 0,53 - 6.723 - 69,48 - 684 - 23,16 Lâm nghiệp 1.194 0,33 1.142 0,28 991 0,23 - 52 - 4,36 - 151 - 13,22 Thủy sản 3.733 1,03 3.348 0,81 2.362 0,55 - 385 - 10,31 - 986 - 29,45 Công nghiệp chế biến, chế tạo 15.393 4,25 16.361 3,96 10.277 2,41 968 6,29 - 6.084 - 37,19 Sản xuất phân phối điện, khí đốt 1.720 0,47 2.788 0,67 2.467 0,58 1.068 62,09 - 321 - 11,51 Xây dựng 27.722 7,65 36.964 8,94 25.657 6,02 9.242 33,34 - 11.307 - 30,59 Bán, sửa chữa xe moto, xe máy 19.078 5,27 10.246 2,48 8.842 2,08 - 8.832 - 46,29 - 1.404 - 13,70 Bán buôn, bán lẻ 95.119 26,25 112.098 27,10 119.519 28,05 16.979 17,85 7.421 6,62 Vận tải kho bãi 35.023 9,67 42.287 10,22 43.942 10,31 7.264 20,74 1.655 3,91 Dịch vụ lưu trú, ăn uống 63.900 17,64 77.112 18,64 73.761 17,31 13.212 20,68 - 3.351 - 4,35 Nghệ thuật vui chơi, giải trí 4.358 1,20 3.410 0,82 5.160 1,21 - 948 - 21,75 1.750 51,32 Thông tin truyền thông - 0 1.611 0,39 1.826 0,43 1.611 - 215 13,35 Hoạt động y tế, giáo dục công ích 5.414 1,49 5.644 1,36 4.122 0,97 230 4,25 - 1.522 - 26,97 Hoạt động chuyên môn, KHCN 192 0,05 361 0,09 409 0,10 169 88,02 48 13,30 Hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm 5.000 1,38 4.400 1,06 6.250 1,47 - 600 - 12,00 1.850 42,05 Hoạt động dịch vụ khác 11.728 3,24 15.118 3,65 11.736 2,75 3.390 28,91 - 3.382 - 22,37 Hoạt động tiêu dùng và chi tiêu cá nhân bằng thẻ 63.055 17,40 77.812 18,81 106.488 24,99 14.757 23,40 28.676 36,85 Tổng dư nợ 362.305 100 413.655 100 426.078 100 51.350 14,17 12.423 3,00 (Nguồn: phòng Kinh doanh tại Agribank – Chi nhánh Nam Sông Hương) SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 47 Trường Đại học Kinh tế Huế
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Qua bảng 2.5 ta thấy, tổng dư nợ trong giai đoạn 2016-2018 của Ngân hàng Agribank - Chi nhánh Nam Sông Hương tăng liên tục nhưng dư nợ của Chi nhánh phân bổ vào các ngành kinh tế lại không đồng đều nhau. Giá trị dư nợ ở các ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản có sự sụt giảm mạnh, chiếm tỉ trọng rất nhỏ, dưới 3%, do địa bàn thành phố Huế đông dân cư, không có nhiều đất canh tác, thích hợp phát triển các lĩnh vực về xây dựng, vui chơi giải trí và các hoạt động về tài chính. Thực tế cho thấy, đa số đối tượng cho vay tại Chi nhánh là các DN vừa và nhỏ, hộ sản xuất, chuyển sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ hoặc tổ chức các dịch vụ, nên dư nợ của các ngành bán buôn, bán lẻ và dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn, cụ thể năm 2017, giá trị dư nợ của ngành bán buôn, bán lẻ tăng mạnh khoảng 16.979 triệu đồng, tương đương với tốc độ tăng 17,85% so với năm 2016. Bên cạnh đó, nền kinh tế trong địa bàn thành phố Huế đang có nhiều biến chuyển tốt, nhu cầu và chất lượng đời sống của người dân cũng đang dần cải thiện, chính vì vậy mà các hoạt động về tiêu dùng, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm phát triển tăng mạnh, dẫn đến nhu cầu cần vốn đầu tư của các ngành này chiếm tỉ trọng cao trong tổng dư nợ của Chi nhánh. Ngoài ra, trong giai đoại 2016-2018, Ngân hàng Agribank – Chi nhánh Nam Sông Hương đang tiến hành mở rộng thêm các hoạt động dịch vụ liên quan đến cho vay tiêu dùng cá nhân và phục vụ đời sống để tăng nguồn thu nhập. Do đó mà dư nợ của hoạt động tiêu dùng và chi tiêu cá nhân tăng vượt bậc. Cụ thể là năm 2017, giá trị dư nợ của ngành này chiếm 18,81% trên tổng dư nợ tại Chi nhánh. Đến năm 2018, dư nợ của ngành hoạt động tiêu dụng và chi tiêu cá nhân bằng thẻ tăng lên 24,99% trên tổng dư nợ, tương đương với tốc độ tăng 36,85% so với năm 2017. 2.2.2. Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng quy trình cho vay tại NHNo&PTNT Thừa Thiên Huế - Chi nhánh Nam Sông Hương Quy trình tín dụng đối với khách hàng DN tại Ngân hàng Agribank – Chi nhánh Nam Sông Hương luôn tuân thủ theo quyết định mới nhất của NHNo&PTNT Việt Nam số 838/QĐ-NHNo-KHL đối với khách hàng pháp nhân thực thi từ ngày 25/05/2017. Bên cạnh đó, rủi ro tín dụng đã xảy ra dưới nhiều hình thức và nguyên nhân khácTrường nhau, cũng như ảĐạinh hưởng học đến ngân Kinh hàng ở các mtếức đHuếộ khác nhau. Để SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 48
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa ngăn chặn, NHNo&PTNT Thừa Thiên Huế - Chi nhánh Nam Sông Hương đã thực thi KSNB chặt chẽ và liên tục, đặc biệt là hoạt động kiểm soát trong quy trình cho vay. Quá trình KSNB nói chung không thể thiếu các hoạt động kiểm soát, đặc biệt là đối với hoạt động tín dụng nói riêng, có những thủ tục kiểm soát cụ thể để đảm bảo quy trình tín dụng được thực hiện an toàn, hạn chế xảy ra rủi ro, gây thiệt hại cho Chi nhánh. Từ khi tiếp xúc khách hàng đến khi quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý HĐTD, Ngân hàng Agribank – Chi nhánh Nam Sông Hương luôn thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm soát một cách chặt chẽ nhằm ngăn ngừa rủi ro tín dụng trong quá trình cho vay. Quy trình tín dụng và các thủ tục kiểm soát rủi ro tín dụng được thực hiện qua các hoạt động kiểm tra, giám sát quá trình cho vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng tại NHNo&PTNT Thừa Thiên Huế - Chi nhánh Nam Sông Hương như sau: 2.2.2.1. Trong gia đoạn lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng Tùy vào địa chỉ khu vực mà khách hàng có nhu cầu vay vốn đang cư trú sẽ có CBTD chuyên phụ trách khu vực đó sẽ tiến hành làm việc trực tiếp với khách hàng đó. Lúc này, CBTB sẽ hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn cụ thể tùy thuộc loại tín dụng mà khách hàng yêu cầu và quy mô của nó. Nhìn chung, một bộ hồ sơ tín dụng cần thu thập từ khách hàng những thông tin sau: Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng; Thông tin về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn của khách hàng; Thông tin về bảo đảm tín dụng. Để thu thập những thông tin trên, CBTD thường yêu cầu khách hàng phải lập và nộp cho ngân hàng các giấy tờ sau: Giấy đề nghị vay vốn; Giấy tờ chứng nhận tư cách pháp nhân của khách hàng; PASXKD/DAĐT và kế hoạch trả nợ; BCTC của thời kì gần nhất; Các giấy tờ liên quan tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh vay nợ. Ví dụ: Khách hàng A đại diện công ty cổ phần X lần đầu đến ngân hàng xin cấp tín dụng. CBTD tại phòng Kinh doanh sẽ tư vấn cho ông A các loại hình cho vay phù hợp với mục đích vay vốn là chi phí vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 49
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa của công ty với số tiền vay là 3.850.000.000 đồng. Công ty X chuyên kinh doanh các dịch vụ lắp đặt, sửa chữa và sản xuất các mặt hàng cơ điện lạnh, có trụ sở chính tại đường Hàn Mạc Tử, phường Vĩ Dạ, thành phố Huế. Căn cứ vào nhu cầu vay vốn, CBTD hướng dẫn và tư vấn ông A chọn loại hình vay theo hạn mức tín dụng trong thời hạn 12 tháng với mức lãi suất 8,5%/năm tại thời điểm kí HĐTD, ông A được CBTD phổ biến và thông báo về các loại giấy tờ cần thiết để chuẩn bị đầy đủ, hoàn chỉnh một bộ hồ sơ vay vốn lần đầu tại ngân hàng. Đối với hồ sơ pháp lý, ông A cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh (bản sao có chứng thực), Biên bản góp vốn và danh sách thành viên (bản sao có chứng thực), Điều lệ hoạt động của công ty (bản sao có chứng thực), Biên bản bầu hoặc quyết định bổ nhiệm Chủ tịch hội đồng Quản trị, Giám đốc và kế toán trưởng (bản chính hoặc bản sao có chứng thực), Nghị quyết của Hội đồng quản trị (Đại hội cổ đông ) về việc thế chấp, vay vốn tại Ngân hàng (ghi rõ về việc ủy quyền hoặc xác định về thẩm quyền trong quan hệ vay vốn như văn bản của Hội đồng Quản trị, ủy quyền cho Tổng Giám đốc, Giám đốc, cho người khác kí hợp đồng), Văn bản ủy quyền vay vốn và thế chấp tài sản vay vốn. Đối với hồ sơ tài chính và hồ sơ thế chấp, ông A cần chuẩn bị BCTC 2 năm liền kề, bao gồm: Bảng tổng kết tài sản, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Thuyết minh BCTC, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các giấy tờ liên quan đến việc chứng minh quyền sở hữu của tài sản người thế chấp tài sản với Ngân hàng (tài sản hiện có), gồm có thẻ đỏ hoặc thẻ hồng. Sau khi đã cung cấp đầy đủ các loại hồ sơ trên, CBTD sẽ tiến hành hướng dẫn ông A lập hồ sơ tín dụng, bao gồm: Giấy đề nghị vay vốn, Báo cáo dự án đầu tư hoặc phương án kinh doanh, Dự toán chi tiết kèm bản thẩm định của cơ quan chức năng (bản sao có chứng thực) và Giấy phép xây dựng (bản sao có chứng thực). Các rủi ro có thể xảy ra: (1) CBTD và khách hàng thông đồng với nhau, dẫn đến cho vay những khách hàng không thuộc đối tượng cho vay theo quy định của ngân hàng hoặc khách hàng cung cấp thông tin sai lệch trong quá trình làm hồ sơ, CBTD lập hồ sơ khống. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Linh 50