Khóa luận Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_khong_gian_nghe_thuat_trong_truyen_ngan_nguyen_kha.pdf
Nội dung text: Khóa luận Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== NGUYỄN THỊ LÝ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI SAU 1985 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. LA NGUYỆT ANH HÀ NỘI - 20171
- LỜI CẢM ƠN Khóa luận này đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn tận tình của TS. La Nguyệt Anh - giảng viên Tổ Văn học Việt Nam. Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới cô. Tôi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn các thầy cô giáo trong Tổ Văn học Việt Nam, cùng các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn – Trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận. Do hạn chế về mặt thời gian, khả năng bƣớc đầu nghiên cứu khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong tiếp tục nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 4 năm 2017 Sinh Viên Nguyễn Thị Lý 2
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Khóa luận “Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, đề tài không trùng lặp với bất cứ một công trình khoa học nào trƣớc đó. Các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong khóa luận là trung thực, chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 4 năm 2017 Sinh viên Nguyễn Thị Lý 3
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích nghiên cứu 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 5 7. Đóng góp khóa luận 5 8. Cấu trúc khóa luận 5 NỘI DUNG 6 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT VÀ TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI 6 1.1. Những vấn đề lí luận về không gian và không gian nghệ thuật 6 1.1.1. Khái niệm không gian và không gian nghệ thuật 6 1.1.2. Các hình thức không gian nghệ thuật trong văn học 8 1.2. Tác giả Nguyễn Khải và truyện ngắn sau năm 1985 11 1.2.1. Tác giả Nguyễn Khải 11 1.2.2. Quá trình sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Khải sau 1985 13 CHƢƠNG 2. NHỮNG KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT ĐẶC TRƢNG 18 2.1. Không gian tự nhiên trong sự thay đổi của đất nƣớc 18 2.2. Không gian gia đình 22 2.2.1. Không gian gia đình với những giá trị hằng thƣờng, bền vững 22 2.2.2. Không gian gia đình gắn với những đổi thay trong cuộc sống 30 2.3. Không gian xã hội 33 2.3.1. Không gian thành thị với nếp sống, nếp nghĩ của ngƣời Hà Nội 34 4
- 2.3.2. Không gian làng quê trƣớc những thay đổi 37 KẾT LUẬN 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 5
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nguyễn Khải là một trong số những nhà văn tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Ông thuộc thế hệ nhà văn trƣởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Với hơn nửa thế kỉ cầm bút, lao động nghệ thuật miệt mài không ngừng nghỉ, Nguyễn Khải đã để lại một khối lƣợng sáng tác khá đồ sộ trên nhiều thể loại. Trong đó, truyện ngắn là mảng sáng tác nổi bật của Nguyễn Khải. Đặc biệt, sự kết tinh nghệ thuật và độ “chín” của văn nghiệp Nguyễn Khải đƣợc ghi nhận rõ rệt trong truyện ngắn sau 1985. Sự chuyển dịch môi trƣờng sống và viết những năm sau 1985 đã mang đến sự đổi thay lớn trong tƣ duy nghệ thuật của Nguyễn Khải. Không gian nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Khải nói chung, truyện ngắn Nguyễn Khải nói riêng chuyển từ không gian sử thi, lý tƣởng sang không gian hiện thực đời thƣờng. Vẫn là những không gian quen thuộc chốn thôn quê và phố thị mà Nguyễn Khải từng sống và gắn bó, vẫn là bầu khí quyển tự nhiên nơi ông hít thở nhƣng trong thế giới nghệ thuật Nguyễn Khải sau 1985, không gian ấy mang chứa những trăn trở suy tƣ, gợi bao điều suy ngẫm. Sức hấp dẫn từ những không gian nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Khải nói chung và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985 nói riêng đã thôi thúc tác giả khóa luận lựa chọn đề tài: Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985. Nghiên cứu đề tài này, ngƣời viết mong muốn kiến thức này sẽ là cơ sở góp phần vào quá trình tiếp nhận các tác phẩm của Nguyễn Khải đồng thời tích lũy cho bản thân những kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học, phục vụ tốt công việc giảng dạy sau này. 1
- 2. Lịch sử vấn đề Nguyễn Khải đƣợc giới nghiên cứu phê bình đánh giá là một cây bút thông minh, nhạy bén trong khám phá và nắm bắt hiện thực. Sự mẫn cảm với cái hằng ngày, với những gì đang diễn ra của hôm nay đã tạo nên sức cuốn hút riêng của ngòi bút Nguyễn Khải. Sáng tác của Nguyễn Khải nói chung, truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985 nói riêng luôn thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu và nhiều thế hệ độc giả, khơi gợi đƣợc hứng thú tranh luận trở thành nơi giao tiếp, đối thoại với đông đảo bạn đọc. Cùng với sự ra đời của hàng loạt tác phẩm nghệ thuật khẳng định tài năng sáng tác của Nguyễn Khải, ngƣời đọc có thể tìm thấy một số lƣợng khá lớn những bài nghiên cứu phê bình về Nguyễn Khải đƣợc công bố dƣới nhiều dạng khác nhau và đề cập đến nhiều phƣơng diện. Nghiên cứu về văn chƣơng Nguyễn Khải, với bài viết Nguyễn Khải trong sự vận động cách mạng từ sau 1945, Vƣơng Trí Nhàn đã có sự so sánh khá lí thú về hai giai đoạn sáng tác trƣớc 1975 và sau 1975 của nhà văn, ông cho rằng: “Một bên là cái nông nổi vô tâm của tuổi trẻ, một bên là những chuyện chiêm nghiệm sâu sắc của tuổi già, một bên là nói ào ào nói lấy được, một bên vừa ngập ngừng chậm rãi, chỉ sợ mình khái quát sai một lần” [15, 106]. Tác giả Bích Thu có bài viết: Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải những năm 80 đến nay, đi sâu vào nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Khải ở phƣơng diện giọng điệu. Theo tác giả giọng điệu trần thuật là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sức chinh phục của truyện ngắn Nguyễn Khải từ những năm tám mƣơi đến nay: “Sức chinh phục của truyện ngắn Nguyễn Khải những năm gần đây một phần đáng kể là do nghệ thuật kể chuyện, trong đó giọng điệu trần thuật là một trong những yếu tố quan trọng làm nên sức hấp dẫn trong các sáng tác tự sự của nhà văn” [21, 122]. 2
- Bên cạnh những ý kiến khái quát đó, những đặc sắc không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải cũng đã đƣợc bàn tới. Tìm hiểu phong cách văn xuôi Nguyễn Khải, luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Nga đã đề cập đến đặc điểm phong cách trong toàn bộ quá trình sáng tác của nhà văn. Tác giả chú trọng làm sáng tỏ các vấn đề, quan điểm nghệ thuật của nhà văn, vấn đề hiện thực, giọng điệu, thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật trong văn xuôi Nguyễn Khải. Nghiên cứu về không gian nghệ thuật trong văn xuôi Nguyễn Khải, tác giả Nguyễn Thị Tuyết Nga khái quát: “Với đời sống nghiêng về tinh thần, không gian trong tác phẩm của Nguyễn Khải là một không gian khá đặc biệt. Dường như mọi nỗ lực của nhà văn được tập trung hướng vào không gian bên trong con người, không gian của thế giới ý thức Ông đã đi từ không gian xã hội rộng lớn tới không gian đời tư, không gian tự nhiên giới hạn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày” [13, 22]. Những nhận xét của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Nga là gợi mở quý báu cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Trong bài viết: Cảm nhận con người trong sáng tác của Nguyễn Khải những năm gần đây, tác giả Phạm Thu Huệ đã có những tìm tòi phát hiện, đánh giá về sự thể hiện con ngƣời trong sáng tác của Nguyễn Khải. Theo Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Khải đã miêu tả khám phá con ngƣời trong mối quan hệ với thời gian, nhìn con ngƣời trong tƣơng quan với sự nghiệp, nghiên cứu con ngƣời trong mối quan hệ giữa các lịch sử thế hệ. Theo đó vấn đề không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985 cũng đƣợc tác giả gián tiếp đề cập: “Gặp gỡ cuối năm, trong khoảng thời gian một buổi tối giao thừa, xung quanh một bàn tiệc tất niên là một cuộc đối thoại giữa những người thân thuộc trong gia đình, họ hàng, dường như không ồn ào, gay gắt mà chậm rãi căng thẳng”[5, 146]. 3
- Trong luận văn thạc sĩ Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975, tác giả Lê Vũ Kỳ Hƣơng cũng dành những trang viết nghiên cứu về thi pháp không gian trong truyện ngắn Nguyễn Khải. Theo khái quát của Lê Vũ Kỳ Hƣơng, không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975 bao gồm không gian thành thị và không gian làng quê. Tác giả nhận xét: “Cách tổ chức không gian của nhà văn đã giúp ông khám phá sâu hơn vào thế giới tinh thần của nhân vật, từ đó thấy được mối quan hệ sâu sắc giữa con người với thực tại cuộc sống” [6, 73]. Sau khi tìm hiểu những ý kiến của các nhà nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy: Thứ nhất: các công trình khoa học, các bài viết về Nguyễn Khải đã đề cập đến nhiều vấn đề trong sáng tác của Nguyễn Khải. Tuy nhiên, do mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu riêng, đến nay chƣa có một công trình nào tìm hiểu một cách hệ thống về không gian trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985. Thứ hai: những ý kiến, những bài viết trên là những tƣ liệu vô cùng quý giá để trên cơ sở đó, chúng tôi nghiên cứu một cách có hệ thống về không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985. Và qua đó chúng tôi muốn tìm hiểu thêm về tƣ duy nghệ thuật của Nguyễn Khải cũng nhƣ góp phần khẳng định tài năng của ông. 3. Mục đích nghiên cứu Với việc nghiên cứu đề tài này tôi nhằm mục đích: Có sự hiểu biết sâu sắc về không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học nói chung và trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985 nói riêng. Thấy đƣợc tài năng của nhà văn Nguyễn Khải trong việc tạo dựng không gian nghệ thuật trong tác phẩm. 4
- 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu chung về thể loại truyện ngắn, về không gian nghệ thuật trong truyện ngắn. Tìm hiểu khái quát về truyện ngắn Nguyễn Khải sau năm 1985. - Từ những vấn đề cơ sở trên, khóa luận nghiên cứu không gian nghệ thuật đặc trƣng trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985. - Phạm vi : Khóa luận sử dụng tƣ liệu chính trong Tuyển tập Nguyễn Khải (Tập 3) phần Truyện ngắn viết sau 1985 [9, 166-479]. Khi cần thiết có thể so sánh với những truyện ngắn khác của Nguyễn Khải trƣớc đó và của các tác giả khác. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Phƣơng pháp phân tích. - Phƣơng pháp so sánh. - Phƣơng pháp tổng hợp. 7. Đóng góp khóa luận - Khóa luận khái quát một số đặc điểm truyện ngắn sau 1985. - Khóa luận khái quát đƣợc những sáng tạo độc đáo trong việc xây dựng không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985. 8. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận gồm hai chƣơng: Chƣơng 1. Những vấn đề chung về không gian nghệ thuật và truyện ngắn Nguyễn Khải Chƣơng 2. Những không gian nghệ thuật đặc trƣng trong truyện ngắn Nguyễn Khải 5
- NỘI DUNG CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT VÀ TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI 1.1. Những vấn đề lí luận về không gian và không gian nghệ thuật 1.1.1. Khái niệm không gian và không gian nghệ thuật Không gian là khái niệm thuộc phạm trù triết học, là một hình thức tồn tại của vật chất. Trong cuộc sống không có gì tồn tại ngoài không gian và thời gian. Trong Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê đã cắt nghĩa, lí giải về không gian nhƣ sau:“Không gian là khoảng không bao la trùm lên tất cả sự vật hiện tượng xung quanh đời sống con người” [16, 492]. Trƣớc khi có định nghĩa hoàn chỉnh về không gian nhƣ trên, trong tƣ tƣởng của ngƣời Phƣơng Đông xƣa đã quan niệm cấu trúc không gian vũ trụ với mô hình tam tài và ngũ hành. “Tam tài” là một khái niệm bộ ba, “ba phép”: Thiên - Địa - Nhân. Nó thể hiện quan niệm của ngƣời xƣa về cấu trúc không gian dƣới dạng mô hình ba yếu tố. Còn “Ngũ hành” là khái niệm dùng để mô phỏng cấu trúc không gian vũ trụ bởi năm yếu tố theo thứ tự: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Xét về bản chất của những từ “thế giới”, “vũ trụ” thì đó đều là những khái niệm để chỉ tổng thể không gian - thời gian. Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Nếu nhƣ mọi vật trong thế giới đều tồn tại trong không gian ba chiều: cao, rộng, xa và một chiều thời gian thì không có hình tƣợng nghệ thuật nào không có không gian, không có nhân vật nào lại không có nền cảnh nào đó, ta có thể thấy để có thể nhìn rõ các sự vật mỗi nhà văn cũng cần có trƣờng nhìn nhất định. 6
- Theo Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên:“Sự miêu tả trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quán tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài, tạo thành viễn cảnh nghệ thuật, không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian nên mang tính chủ quan” [3, 135]. Không gian nghệ thuật mang tính chủ quan của ngƣời nghệ sĩ, là quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học. Tác giả Trần Đình Sử trong cuốn Một số vấn đề thi pháp học hiện đại đã lí giải thêm: “Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện quan niệm nhất định về cuộc sống. Do đó không thể quy nó về sự phản ánh đơn giản không gian địa lí hay không gian vật lí, vật chất và không gian nghệ thuật là mô hình thế giới của tác giả cụ thể được biểu hiện bằng các ngôn ngữ của biểu tượng không gian” [20, 16]. Tuy nhiên cũng trong cuốn này ông lại đƣa ra quan niệm khác về không gian nghệ thuật, đó là phạm trù của hình thức nghệ thuật: “Nếu thế giới nghệ thuật là thế giới cái nhìn và mang ý nghĩa thì không gian nghệ thuật là trường nhìn của cách nhìn” [20, 16]. Nhìn chung không gian nghệ thuật không phải và khác hẳn không gian hiện thực. Nó là hình tƣợng không gian, là hình thức tồn tại của con ngƣời trong thế giới nghệ thuật. Gắn liền với quan niệm về con ngƣời của nhà văn và góp phần biểu hiện quan niệm ấy. Các cặp phạm trù cao - thấp, xa- gần, rộng - hẹp đƣợc sử dụng nhằm biểu hiện phạm vi giá trị vật chất của đời sống xã hội. Chúng tạo thành ngôn ngữ nghệ thuật để thể hiện quan niệm về thế giới nghệ thuật của nhà văn trong tác phẩm. Sự lặp lại của các hình thức không gian tạo thành tính loại hình của không gian nghệ thuật. 7
- Không gian nghệ thuật không những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tƣợng trƣng, mà còn cho thấy những quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng nhƣ nghiên cứu loại hình của các hình tƣợng nghệ thuật. Vì vậy không thể tách hình tƣợng ra khỏi không gian mà nó tồn tại và không gian là một trong những phƣơng diện kết cấu nghệ thuật của tác phẩm. Nhà văn bao giờ cũng dựa trên cơ sở không gian của đời sống hiện thực để sáng tạo nên những hình tƣợng không gian riêng, nhằm bộc lộ những quan niệm của mình về bản thân chúng đồng thời phản ánh theo cách của riêng mình. Do khuynh hƣớng muốn đi sâu khám phá, tái hiện đời sống với những tính cách, cho nên không gian cũng mang những nét đặc sắc riêng. Không gian đƣợc nhà văn tổ chức nhƣ một hình tƣợng nghệ thuật gắn liền với các yếu tố khác cấu thành tác phẩm hình tƣợng nhân vật, cốt truyện nhà văn đã tổ chức linh hoạt không gian nghệ thuật góp phần làm nổi bật chủ đề tƣ tƣởng của tác phẩm và thể hiện rõ phong cách của tác giả. Tóm lại không gian là một trong những yếu tố nghệ thuật bao gồm không gian bối cảnh, tự nhiên, tâm lí Cũng nhƣ thời gian, không gian nghệ thuật là một trong những yếu tố không thể thiếu của thi pháp học. Nghiên cứu về yếu tố không gian, chúng ta có thể hình dung toàn bộ bối cảnh xã hội, đi sâu vào tâm lí nhân vật để tìm hiểu tầng nghĩa khác nhau của tác phẩm văn học. 1.1.2. Các hình thức không gian nghệ thuật trong văn học Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sử, không gian nghệ thuật trong văn học đã tồn tại qua nhiều hình thức, từ nền văn học sơ khai cho đến một nền văn học cận hiện đại về sau. Không gian nghệ thuật trong văn học dân gian và văn học viết. 8
- Trong truyện thần thoại, không gian có tính chất đặc thù, đó là tính nguyên sơ, hoang dã của nơi xuất phát đầu tiên của các sự kiện. Đồng thời nó còn có tính chất khác là phân biệt linh và phàm, gắn liền với ý thức tôn giáo. Ngoài ra, đặc điểm thƣờng thấy của không gian thần thoại là tính chất hƣ ảo. Không gian còn mang tính quy ƣớc, khuôn mẫu: trời tròn, đất vuông, trời đất chia làm bốn phƣơng: Đông, Tây, Nam, Bắc. Không gian trong truyện cổ tích có đặc trƣng cơ bản là “tính siêu dẫn”. Không gian ít chịu sự cản trở của môi trƣờng vật chất mà đƣợc mở rộng đến vô hạn nhƣng luôn luôn gắn với hành động của con ngƣời. Hành động tới đâu, không gian mở ra tới đó, nhƣng không gian này không có quan hệ với không gian thực tại, mà đó là một không gian khép kín. Nói khác đi, đó là miền không gian của mơ ƣớc. Không gian truyện cổ tích có tính chất ngƣợc với không gian tiểu thuyết. Nếu tiểu thuyết trong mỗi bƣớc đi đều gây khó khăn cho nhân vật, đòi hỏi nhân vật phải vƣợt qua trở ngại, bộc lộ cá tính thì truyện cổ tích ngƣợc lại, luôn có xu hƣớng ủng hộ, tạo thuận lợi cho con ngƣời. Đặc điểm này làm cho nhân vật chính diện luôn nhận đƣợc sự trợ giúp để vƣợt qua những khó khăn, trở ngại. Sự thể hiện của không gian nghệ thuật trong văn học viết trung đại lại vô cùng đa dạng. Tuy nhiên, do cùng hệ quy chiếu là một thế giới quan mà không gian nghệ thuật có nét thống nhất. Không gian trong văn học trung đại là mô hình của “không gian vũ trụ”, không gian mang tính bất biến, mang đậm dấu ấn chủ quan vì xây dựng không gian theo cách lấy con ngƣời cảm thụ là trung tâm. Con ngƣời trung đại luôn ý thức về vị trí của mình giữa không gian, tự cảm nhận mình nhƣ một khách thể trong vũ trụ, nhìn mình từ bên ngoài, trên cao hoặc ngoài xa, Văn học trung đại cũng xây dựng những không gian đối lập để tạo ấn tƣợng cảm xúc đặc biệt (thanh cao - phàm tục, cố hƣơng - tha hƣơng, ). Không gian có tầng thứ, lớp lang. Theo thời gian, 9
- quan niệm không gian vũ trụ có sự thay đổi về đặc tính (từ hƣ vô, thoát tục đến trần tục, thế tục). Sự biến đổi về mô hình không gian nghệ thuật gắn liền với không gian mở ra tới đó, bị chi phối bởi nhận thức, tƣ duy (hƣớng về vũ trụ, tâm linh, có tính bất biến). Không gian nghệ thuật trong văn học cận hiện đại. Do sự thay đổi trong quan niệm về xã hội, cá nhân, hoạt động của con ngƣời mà không gian trong văn học cận hiện đại có những điểm khác biệt so với không gian trong văn học dân gian và văn học trung đại. Sự thay đổi đó đƣợc thể hiện khá rõ nét trƣớc hết ở văn học Châu Âu. Trong Tấn trò đời, Balzac xem xã hội nhƣ cái biển lớn, nhƣ một vực sâu đầy bí ẩn. Môi trƣờng sống thấm nhuần đặc điểm cá tính nhân vật. Ở Việt Nam, từ thế kỉ X - XII xuất hiện những truyện văn xuôi viết dƣới dạng các thần phả. Thế kỉ XV - XVIII mới có những truyện viết về đời tƣ của những con ngƣời bình thƣờng, nhất là những ngƣời phụ nữ. Đến khi Hoàng Lê nhất thống chí ra đời mới có quy mô tiểu thuyết. Không gian trong Hoàng Lê nhất thống chí bao quát về cuộc sống nhiều mặt nhƣng chủ yếu đó là không gian mang tính chất sử thi vì gắn liền với sự hƣng vong của triều đại, đất nƣớc. Phải sang đến giai đoạn văn học từ đầu thế kỉ XX - năm 1945, nhất là với dòng tiểu thuyết hiện thực phê phán 1930 - 1945, văn học Việt Nam mới có những tiểu thuyết hiện đại. Những tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao, đã thực sự thể hiện cái nhìn cuộc sống từ góc độ đời tƣ. Không gian lịch sử xã hội và không gian sinh hoạt đời tƣ đƣợc xây dựng trong mối quan hệ khăng khít với nhau. Nhƣ vậy, không gian nghệ thuật là hình thức thể hiện quan niệm về thế giới và con ngƣời. Theo sự trôi chảy của dòng thời gian và sự phát triển của lịch sử, khi con ngƣời có nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn về xã hội, quan niệm về thế giới và bản thân trở nên phức tạp hơn, toàn vẹn hơn thì việc tổ chức 10
- không gian nghệ thuật trong tác phẩm cũng có sự biến đổi cả về quy mô và tính chất. Truyện ngắn Nguyễn Khải sau năm 1985 vào giai đoạn văn học hiện đại Việt Nam đã đạt đến độ trƣởng thành về nhiều mặt. Bởi vậy, việc tổ chức không gian nghệ thuật trong tác phẩm cũng rất đa dạng, thể hiện sâu sắc nội dung tƣ tƣởng, chủ đề tác phẩm. 1.2. Tác giả Nguyễn Khải và truyện ngắn sau năm 1985 1.2.1. Tác giả Nguyễn Khải Nguyễn Khải tên đầy đủ là Nguyễn Mạnh Khải, sinh ngày 3 tháng 12 năm 1930 tại Hà Nội. Quê cha ở phố Hàng Nâu, quê mẹ ở xã Hiến Nam, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hƣng Yên. Trong một gia đình viên chức, thuở nhỏ sống ở quê ngoại Hƣng Yên, nhƣng cũng có thời gian học ở Hải Phòng và Hà Nội. Nguyễn Khải là con vợ lẽ, sớm chịu thân phận bị “khinh miệt rẻ rúng” do quan niệm “vợ lẽ con thêm” và do tính cách lạnh lùng của ngƣời cha. Suốt thời nhỏ ông đã có cuộc sống vô cùng khổ cực. Từ bé Nguyễn Khải chƣa một lần đƣợc nhìn rõ mặt cha đẻ của mình, một ông quan tri huyện. Lúc nào gặp cha cũng khúm núm, len lén sợ cha nhƣ một ngƣời có tội. Năm 12 tuổi, Nguyễn Khải từ Hải Phòng lên Hà Nội trú trong căn gác chật hẹp, mãi về sau nhà văn không sao quên đƣợc cảm giác bị thƣơng tổn và nỗi hờn giận đã gặm nhấm tâm hồn ông những năm tháng đó: “Tưởng là con ông cháu cha hóa ra không phải, chỉ là con thêm, con thừa. Bao nhiêu mộng mơ của một thưở ngây thơ, phút chốc mất sạch. Cái sự thật về thân phận qua mỗi tháng lại tuột ra một lớp vỏ, rút lại cái lõi của nó không đáng một xu. Chẳng là cái gì ở cõi đời này. Là một thằng ăn cắp! Lại ghẻ lở, bẩn thỉu, bị căm ghét còn khá, bị khinh rẻ mới thật nhục” [11, 200- 201]. Chính hoàn cảnh cay đắng ấy đã làm bùng dậy ở ông ý thức về nhân phẩm và ý chí sống để khẳng định mình: “Vậy thì phải sống. Sống bằng cái nhẫn nhục, cái chịu thương chịu khó, không giây 11
- phút nào được buông lơi, không giây phút nào được tự huyễn hoặc. Sống cho hết cái có thể có của mình rồi đời sẽ giúp mình sau” [11, 201]. Cách mạng Tháng Tám đến với ông nhƣ một ân huệ lớn. Ông đã tìm đƣợc niềm hạnh phúc lớn nhất đời mình, đƣợc trả lại tƣ cách làm ngƣời, đƣợc chọn con đƣờng viết văn để thực hiện một cách sống tạo dựng uy tín danh dự. Đây là con đƣờng để ông đền đáp cách mạng và rửa sạch nỗi hờn nhục bị chính ngƣời ruột thịt hắt hủi. Năm 16 tuổi, ông học xong năm thứ ba ở một trƣờng Trung học ở Hà Nội. Đầu năm 1949, ông tham gia kháng chiến ở Hƣng Yên, gia nhập đội quân tự vệ rồi trở thành chiến sĩ một đơn vị bộ đội ở địa phƣơng. Một thời gian ông làm y tá, sau đó trở thành phóng viên báo của tỉnh Hƣng Yên. Từ đây ông dốc một lòng để phục vụ cách mạng. Từ cuối năm 1950, Nguyễn Khải đƣợc cử đi tham dự lớp nghiên cứu Văn nghệ do Hội Văn nghệ Trung Ƣơng và Chi hội Văn nghệ khu IV tổ chức tại Vĩnh Lộc - Thanh Hóa. Bƣớc ngoặt lớn nhất vào tháng 5/1951, ông đƣợc cử đi dự trại viết của hai Chi hội Văn nghệ liên khu III và liên khu IV tổ chức tại Kim Tân - Thanh Hóa. “Đó là mốc quan trọng trên con đường dẫn đến nghề văn của tôi”- Nguyễn Khải đã nói nhƣ vậy về lớp học mà nhờ đó lần đầu tiên đƣợc làm quen với Nguyễn Tuân, Xuân Diệu Nguyễn Khải bắt đầu có truyện ngắn đăng báo. Năm 1955, ông về dự trại toàn quân để viết truyện anh hùng Mạc Thị Bƣởi. Kết thúc trại ông có tác phẩm Người con gái quang vinh. Năm 1956 ông chuyển công tác về Tạp chí Văn nghệ quân đội, ở đây ông làm việc cùng nhiều nhà văn nổi tiếng lúc bấy giờ nhƣ: Thanh Tịnh, Phùng Quán, Chính Hữu, Nguyên Ngọc Năm 1957, ông trở thành một trong những thành viên trẻ nhất tham gia thành lập hội nhà văn Việt Nam. Tại đây ông đã phát biểu quan niệm nghệ 12
- thuật của mình: “Nghệ thuật là khoa học thể hiện lòng người, là lịch sử của lòng người”. Quan niệm này đã chi phối trực tiếp phƣơng hƣớng tiếp cận hiện thực, tƣ tƣởng các trạng thái tâm lí của con ngƣời làm đối tƣợng khám phá, để cuộc sống hiện lên trong tác phẩm nhƣ những dòng chảy, những sự va xiết của các nền tƣ tƣởng, các lối sống và một nghệ thuật màu sắc chính luận. Từ Đại hội lần thứ hai, Nguyễn Khải trở thành Ủy viên ban chấp hành, Ủy viên thƣờng vụ của Hội Nhà văn. Sau đó, ông còn giữ nhiều trọng trách quan trọng đối với quá trình phát triển của Hội Nhà văn. Sau năm 1975, ông cùng gia đình chuyển vào sinh sống ở Sài Gòn. Với những đóng góp của mình cho nền văn học nƣớc nhà, năm 2000 ông đƣợc tặng giải thƣởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật và giải thƣởng ASEAN cùng năm đó. Năm 2000 nhà văn qua đời tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Ông là nhà văn của lí tƣởng, của những triết lí nhân sinh, của khát khao vô tận, đƣợc sống để sáng tạo nên nhiều tác phẩm văn chƣơng đích thực phục vụ cho cuộc sống cách mạng của dân tộc cũng nhƣ nhiệm vụ xây dựng cuộc sống mới. 1.2.2. Quá trình sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Khải sau 1985 Nguyễn Khải đã tự phân chia quá trình sáng tác của mình thành hai giai đoạn : chặng đƣờng trƣớc năm 1978 và chặng đƣờng sau năm 1978. Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Khải chúng tôi phần nào hiểu đƣợc cơ sở của sự phân chia này. Tuy nhiên theo quan sát chủ quan chúng tôi đã tiến hành chia quá trình sáng tác của Nguyễn Khải thành hai giai đoạn đó là: giai đoạn trƣớc năm 1985 và giai đoạn sau năm 1985, nó thể hiện rõ đƣợc sự vận động trong tƣ duy của Nguyễn Khải. Bằng tài năng và sự mẫn cảm nghệ thuật, ông không ngừng điều chỉnh, làm mới và mỗi giai đoạn sáng tác của ông đều có những 13
- khám phá mới mẻ. Đặc biệt ở thể loại truyện ngắn, Nguyễn Khải đã đạt đƣợc những thành tựu riêng. * Chặng đƣờng trƣớc năm 1985 Trong chặng đƣờng này, truyện ngắn Nguyễn Khải tập trung chủ yếu vào hai đề tài chính: đề tài nông thôn và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc. Bên cạnh đó ông còn khai thác đề tài chiến đấu qua hai cuộc kháng chiến. Ở đề tài nông thôn và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội tác giả tập trung khẳng định vẻ đẹp con ngƣời mới, những con ngƣời gắn kết cộng đồng trở thành nhu cầu máu thịt của mỗi cá nhân nhƣ nhân vật cô Đào (Mùa lạc); Tấm (Đứa con nuôi) Nguyễn Khải đã miêu tả bộ mặt đầy sức sống của nông thôn miền Bắc với những vẻ đẹp mới mẻ trong các mối quan hệ đầy tin cậy giữa tập thể với cá nhân, giữa cấp trên với cấp dƣới, tình đồng chí, tình bạn bè vừa tỏ thái độ không khoan nhƣợng với những biểu hiện tiêu cực không mang tinh thần chủ nghĩa xã hội, nhƣ lối làm ăn kiểu phƣờng hội: Tuy Kiền, (Tầm nhìn xa), Mơ (Chủ tịch huyện) hay là những không gian mới mẻ của cuộc sống mới ở nông trƣờng Điện Biên, nông thôn miền Bắc. Ở đề tài chiến tranh và cách mạng, Nguyễn Khải khắc họa vẻ đẹp nổi bật của con ngƣời Việt Nam: lòng yêu nƣớc, tinh thần kỉ luật, niềm khát khao khẳng định phẩm giá trƣớc kẻ thù, tỉnh táo trong nhận thức, thông minh tháo vát trong hành động và đức tính kiên nhẫn, khiêm nhƣờng. Ông ít diễn tả khía cạnh mất mát hay mặt trái của chiến tranh mà khám phá sức mạnh tinh thần tiềm ẩn trong mỗi con ngƣời, đặt họ vào các tình huống thử thách để bắt họ bộc lộ tài trí và nhân cách. Các tác phẩm ít nhiều tạo đƣợc không khí nhờ các chi tiết đặc sắc và nhờ giọng kể sôi nổi, hóm hỉnh giàu màu sắc hùng biện. Nguyễn Khải đặc biệt nhạy cảm với những thân phận nhỏ bé, những tính cách khiêm nhƣờng, nhƣng khao khát thầm lặng về hạnh phúc. Đồng thời 14
- thói háo danh, sự ích kỉ, dù có ngụy trang kĩ lƣỡng đến đâu cũng bị ông vạch ra thật sắc sảo. Ông nồng nhiệt khẳng định vẻ đẹp của những ngƣời lao động kiểu mới, những con ngƣời làm cho sự gắn kết cộng đồng trở thành nhu cầu của mỗi cá nhân . Các tác phẩm tiêu biểu thời kì này nhƣ: Mùa lạc (tập truyện ngắn, 1960), Một chặng đường (truyện ngắn, 1962), Tầm nhìn xa (1963), Họ sống và chiến đấu (1966), Đường trong mây (tiểu thuyết, 1970), Ra đảo (tiểu thuyết, 1970), Chủ tịch huyện (truyện, 1972) * Chặng đƣờng sau năm 1985 Do đòi hỏi của hoàn cảnh lịch sử và thị hiếu về công chúng, văn học sau năm 1985 có nhiều biến đổi, chủ nghĩa đề tài mất ý nghĩa khi quan niệm về hiện thực đƣợc mở rộng. Thay vì coi trọng biến cố lịch sử, văn học lấy con ngƣời làm tâm điểm khám phá, ngòi bút Nguyễn Khải trẻ lại với niềm say mê “Cái hôm nay ngổn ngang bề bộn”. Ông chiếm lĩnh nhiều vùng đất mới mà vùng đất nào cũng để lại cho ông những suy nghĩ, trăn trở về số phận con ngƣời, về giá trị làm ngƣời. Bên cạnh đó thì cái “tôi” tiểu sử của tác giả cũng xuất hiện đem lại hiệu quả cao góp phần vào việc đổi mới văn học. Tiểu thuyết và truyện ngắn là hai thể loại sáng tác tiêu biểu cho chặng đƣờng sáng của Nguyễn Khải. Ở chặng đƣờng sáng tác này truyện ngắn của Nguyễn Khải có nhiều khởi sắc. Đó là thế giới phong phú những cảnh ngộ cá biệt, những không gian sống đầy nhọc nhằn, những cuộc vật lộn kiên cƣờng của con ngƣời với hoàn cảnh để bảo vệ một niềm tin cá nhân. Đất nƣớc tiến hành đổi mới, đặc biệt sự xuất hiện của nền kinh tế thị trƣờng đem lại nhiều biến đổi tốt đẹp cho xã hội, những quan niệm, tình cảm đẹp đẽ trƣớc đây của con ngƣời. Mọi thứ dần thay đổi cùng với sự hiểu biết và kinh nghiệm vốn sống của mình, Nguyễn Khải tái hiện trong các truyện ngắn của mình. Ông có khả năng chớp 15
- lấy sự thật tiềm ẩn trong cái bình thƣờng, cuộc sống trong con mắt của ông không đơn lặng, êm đẹp mà đầy thách thức. Sáng tác của Nguyễn Khải thời kì này tập trung vào hai đề tài chủ yếu: một là cuộc sống hôm nay của những ngƣời chung quanh, bạn bè đồng nghiệp cùng tuổi tác. Hai là số phận của những ngƣời thân trong họ hàng. Đây là thời kì cảm hứng triết lí tạo nên phong cách rất riêng cho văn Nguyễn Khải. Không gian nghệ thuật đặc trƣng trong truyện ngắn Nguyễn Khải là không gian đời thƣờng trong phạm vi xã hội và gia đình. Ông viết rằng sự từng trải của tuổi tác hắn đã nhận ra vẻ đẹp của đời thƣờng và sự bất biến của những tính cách mới đƣợc xác lập trong nửa thế kỉ qua sẽ thành máu huyết của dân tộc thành tính cách Việt Nam. Nói thì dễ nhƣng hiểu đƣợc vẻ đẹp của đời thƣờng với riêng “hắn” cũng phải mất nửa thế kỉ. Nhận ra vẻ đẹp một cách nên thơ trong ánh sáng của bình minh thì Nguyễn Khải đã nhận ra từ Mùa lạc, Hãy đi xa hơn nữa, nhƣng nhận ra vẻ đẹp của thất bại, của vất vả trầm luân trong cái quầng sáng vàng úa của hoàng hôn thì phải từ năm ông đã 50 tuổi, khi ông viết Hai ông già Đồng Tháp Mười. Có thể nói, cùng kinh nghiệm sống, thẩm mĩ của nhà văn cũng có nhiều thay đổi. Từ chỗ bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp của không gian sử thi, không gian lịch sử ông dần chuyển sang say mê vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống đời thƣờng. Các tác phẩm tiêu biểu : Một người Hà Nội (tập truyện ngắn, 1990), Một thời gió bụi (truyện ngắn, 1993), Sống ở đời (Truyện ngắn, 2002), Thượng đế thì cười (tiểu thuyết, 2004) Với số lƣợng tác phẩm của mình và những thành tựu nghệ thuật đã đạt đƣợc, Nguyễn Khải xứng đáng trở thành một trong những cây bút tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Ông có những đóng góp nhất định cho văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Hành trình sáng tác 16
- của Nguyễn Khải tiêu biểu cho quá trình vận động của văn học hơn nửa thế kỉ qua. 17
- CHƢƠNG 2. NHỮNG KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT ĐẶC TRƢNG TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI SAU 1985 2.1. Không gian tự nhiên trong sự thay đổi của đất nƣớc Không gian tự nhiên hay có thể hiểu là không gian thiên nhiên góp phần làm nổi bật lên giá trị tác phẩm cũng nhƣ thể hiện cuộc sống đất nƣớc. Ta bắt gặp hình ảnh thiên nhiên trong mỗi tác phẩm của mỗi nhà văn, thiên nhiên luôn là đối tƣợng đƣợc chú ý khá nhiều. Ở mỗi tác giả đều có sự cảm nhận thiên nhiên khác nhau bởi họ đều có quan niệm văn chƣơng, ý đồ nghệ thuật riêng. Thời trung đại, do bị chi phối bởi tính quy phạm, tính khuôn mẫu của văn chƣơng cổ điển nên thiên nhiên trong thời kì này mang tính khuôn sáo ƣớc lệ. Đến văn học hiện đại, thiên nhiên giữ vai trò quan trọng, thiên nhiên đƣợc coi là đối tƣợng thẩm mỹ nhằm thể hiện sự hòa điệu, gắn bó nội tâm với thế giới bên ngoài giữa những tình cảm thiên nhiên mang xúc động tinh tế của con ngƣời trƣớc vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nƣớc. Trong văn học hiện thực, không gian bối cảnh xã hội thƣờng là dạng không gian chiếm ƣu thế, nói nhƣ nhà nghiên cứu Nguyễn Thái Hòa nó làm thành một thứ không khí nuôi dƣỡng và thúc đẩy phát triển vì thế mà các nhà văn thƣờng vận dụng bối cảnh xã hội hơn là miêu tả thiên nhiên song khi miêu tả thiên nhiên lại thể hiện sâu sắc các trạng thái tâm lí phức tạp của mỗi nhân vật. Thiên nhiên không phải là những cánh đồng thơm mùi lúa mới, những bãi biển nhuộm ánh trăng mà là thiên nhiên nhƣ bản thân đời sống nhân vật, thể hiện phƣơng thức nhận thức và cảm thụ cuộc sống một cách độc đáo và riêng biệt. 18
- Nguyễn Khải là nhà văn ít miêu tả cảnh thiên nhiên, ngòi bút của ông dƣờng nhƣ muốn hƣớng vào không gian bên trong, không gian ý thức của con ngƣời. Quang cảnh thiên nhiên nhiều khi chỉ là cái cớ để gợi cho nhân vật suy tƣởng giúp nhà văn miêu tả ý thức nhân vật. Dù vậy, không gian thiên nhiên trong truyện ngắn Nguyễn Khải vẫn mang những vẻ đẹp bí ẩn, gợi trong lòng ngƣời đọc bao suy ngẫm. Không gian tự nhiên cụ thể trong tác phẩm Nguyễn Khải thƣờng là những không gian hẹp. Chúng gần nhƣ chỉ đóng vai trò của một màn cảnh, một sân khấu mà ở đó nó hiện về những không gian gián tiếp đƣợc truyền tải bằng các luồng ánh sáng tri thức. Nhà văn đã gắn điểm nhìn nghệ thuật của mình vào một không gian thực tại với vấn đề của tự nhiên nhƣng lại hƣớng trƣờng nhìn của mình vào không gian tinh thần. Không gian thiên nhiên trong Cặp vợ chồng ở chân động Từ Thức là một không gian rộng lớn nói về cảnh Từ Thức gặp tiên ở trên núi Phù Lai, phải chèo thuyền mới tới, rồi cửa biển thành bãi bùn, thành đất rắn, thành rừng phải xuyên rừng mới đến đƣợc chân núi, nay thì rừng cũng chẳng còn, núi đứng trần trụi giữa đám cây èo ọt, khẳng khiu mấy gian nhà tranh dựng nép bên chân núi làm nơi đón tiếp khách tới thăm động. Nơi đây có hai ông già đang ngồi giảng giải sự tích với mấy bà buôn trên tỉnh tới lễ thánh. Chỉ có một ông nói ngôn ngữ nửa cán bộ, nửa ông: câu trƣớc là di tích văn hóa, câu sau là lạy thánh mớ bái xin của cầu con các ngài đều cho cả, chẳng còn hiểu ra làm sao, lại còn mời mỗi ngƣời ăn một bánh khảo, vừa cứng vừa hôi, lộc lễ thánh các đồng chí không nên từ chối Ở đây không gian tự nhiên linh thiêng đã bị trần tục hóa, hỗn độn, xô bồ. Phải chăng Nguyễn Khải đang rung lên một hồi chuông cảnh tỉnh, đánh thức ý thức tâm linh của chúng ta? Suốt mấy tiếng đồng hồ nhân vật “tôi” lang thang trong không gian núi rồi vào không gian động, chiêm ngắm nơi ăn, chốn nằm cả chỗ vui chơi mà 19
- ngƣời đời sau vẫn cho là của cặp vợ chồng nửa tiên nửa tục mà lòng cứ dửng dƣng. Qua không gian ấy, Nguyễn Khải lại gửi những suy ngẫm của riêng mình về cái buồn, cái vui của ngƣời xƣa. Ngày xƣa ấy sao họ sang trọng và văn chƣơng quá! Họ không cần nghĩ tới miếng ăn hàng ngày, không phải lo nuôi dạy con cái, cũng chẳng phải chú ý tới cách cƣ xử với thiên hạ Trong Một người Hà Nội, khoảnh khắc nhớ về không gian Hà Nội trong những năm đầu phóng, với lứa tuổi hăm bốn hăm nhăm cái xuân xanh là cực kì khoan khoái lắm, chín năm xa phố phƣờng xa ánh điện không đƣợc vào xem rạp chiếu bóng hoặc cải lƣơng không đƣợc vào cái chợ đông ngƣời giữa ban ngày bây giờ đƣợc sống Hà Nội, nhƣng tại sao mọi ngƣời lại chƣa vui bởi họ đang tìm cách thích ứng với chế độ mới cách sống cả cách nói năng nữa, mọi thứ có sự thay đổi kéo theo cuộc sống cũng phải thay đổi con ngƣời cũng thế. Không gian thiên nhiên nhƣ báo trƣớc mọi sự đổi thay của đất nƣớc: “Mùa hè năm nay bão vào Hà Nội gào rú một đêm, sáng ra mở cửa nhìn sang đền Ngọc Sơn mà hãi, cây si cổ thụ nghiêng tán cây đè lên hậu cung, một phần bộ rễ bật đất chổng ngược lên trời”[9, 327]. Nhƣ báo hiệu sự khác thƣờng sự dời đổi của thời cuộc. Ý nghĩ ấy, đƣợc tác giả gửi gắm qua suy tƣ của cô Hiền – nhân vật chính của truyện: “Thiên địa tuần hoàn cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được”[9, 327]. Có thể thấy thiên nhiên trong tác phẩm của Nguyễn Khải thể hiện rõ mối tƣơng quan giữa con ngƣời và xã hội, con ngƣời và tự nhiên. Không gian thiên nhiên ấy là biểu hiện tâm trạng con ngƣời, tham gia vào cuộc sống của mỗi ngƣời, vẫn là khoảng không gian xác thực nhƣng sự cảm nhận của mỗi con ngƣời về nó lại không giống nhau, và tiếp cận không gian ấy chính là nhà văn đang tiếp cận tầng sâu trong đời sống tình cảm con ngƣời. Đến với Nếp nhà, khung cảnh thiên nhiên hiện ra là mùa xuân ở Hà Nội đƣợc cảm nhận bao giờ cũng đẹp với một chút lạnh trong hơi gió tạt qua mặt. 20
- Một chút mƣa bụi bay lây rây nhƣ có nhƣ không, trời hơi sẫm nhƣng mặt ngƣời và quần áo rét họ mặc cứ sáng bừng lên những sắc màu tƣơi tắn bây giờ. Nhân vật “tôi” đã cảm nhận đƣợc cái khí hậu thiên nhiên mấy hôm trƣớc trời hơi ấm nhƣng hơi nồm chỗ nào cũng lép nhép nhầy nhụa đến khó chịu đêm nhƣ có mƣa, hơi nặng hạt thì phải hạt mƣa gõ trên mái ngói nghe rất rõ sáng ra tất cả đã khô ráo mảnh sân trắng toát, hè nhà trắng toát, trời khô và lạnh. Cái lạnh của mùa xuân thật dịu dàng, thở rất dễ, ngƣời rất nhẹ, mặc một cái áo len mỏng, khoác thêm một cái áo ngoài, đạp xe ra đƣờng nhìn vào cái gì cũng đẹp. Huống hồ bay giờ, Hà Nội lại đang đẹp, mỗi ngày một đẹp ra, trẻ ra. Trong truyện ngắn Lạc thời, thiên nhiên cuối đông đƣợc miêu tả rất qua cảm nhận của nhân vật ông Trác, dƣờng nhƣ nó lạnh lẽo và tê tái và đầy tâm trạng: “Giữa tháng chạp ta, trời tối sẫm cả ngày, mưa nhỏ cả ngày và gió lạnh thổi rát mặt ( ) ngày mai có thể trời không mưa nhưng chắc sẽ lạnh lắm cái lạnh khô da mặt, da tay chắc chắn sẽ sần lên nẻ ra”[9, 441]. Và lời dự báo “Ngày mai có thể trời không mưa nhưng chắc sẽ lạnh lắm”, thiên nhiên nhƣ trở thành bể chứa những nỗi niềm tâm trạng của nhân vật. Cái giá buốt, lạnh lẽo của thiên nhiên kia phải chăng là sự lạnh lẽo, tái tê, trống trải của lòng ngƣời? Chuyện tình của mỗi người thiên nhiên hiện ra giữa nhân vật tôi và Quê ngồi ở nhà thờ tổ và các hậu: “Trời sáng trăng, hương hoa mộc thơm say, có tiếng vỗ cánh rất nhẹ trong bụi thanh trà bên kia ao bờ, những tầu cau hắt sáng lên nền trời làm nhạt của một đêm hầu hạ”[9, 297]. Khung cảnh thiên nhiên tƣơi đẹp hiện lên thông qua cuộc trò chuyện giữa các nhân vât làm sáng tỏ hơn đƣợc ý đồ nghệ thuật của tác giả. Dƣới ngòi bút của Nguyễn Khải, ngƣời đọc dễ dàng cảm nhận đƣợc một bức tranh thiên nhiên đẹp, trữ tình và đồng thanh tƣơng ứng với tâm 21
- trạng của nhân vật. Nó là hƣơng vị màu sắc, ánh sáng trƣớc cái nhìn cảm xúc suy tƣ của con ngƣời. Thiên nhiên đó là thiên nhiên sắc nét, chân thực nhƣ bản thân nó đang hiện hữu nhƣng đƣợc nghệ thuật hóa trở thành một phƣơng thức nhận thức và cảm thục cuộc sống theo nhãn quan riêng của nhà văn. Có thể thấy trong các truyện ngắn của Nguyễn Khải sau 1985, không gian thiên nhiên dù đƣợc miêu tả trong hoàn cảnh nào cũng đều mang dụng ý nghệ thuật của tác giả, mang ý nghĩa dự báo và qua đó bộc lộ rõ nét chủ đề tƣ tƣởng của tác phẩm. Không gian thiên nhiên đƣợc nhà văn đƣa vào và cải biến chúng thành những đƣờng nét nghệ thuật đặc sắc điêu luyện mà không phải nhà văn nào cũng có thể làm đƣợc. 2.2. Không gian gia đình Không gian nghệ thuật trong những sáng tác trƣớc năm 1975 chủ yếu là không gian đồng, không gian lịch sử. Không gian của con đƣờng nối tiền tuyến với hậu phƣơng, không gian của những bầu trời, những công trƣờng nhà máy Trong không gian rộng lớn ấy có đủ mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi sôi nổi lao động và sản xuất. Tất cả đều hƣớng đến mục đích cao cả vì độc lập tự do của dân tộc. Trong các sáng tác của Nguyễn Khải thời kì đổi mới, bên cạnh dụng công miêu tả không gian thiên nhiên, tác giả chú ý xây dựng không gian gia đình và không gian xã hội. Từ không gian gia đình quen thuộc, nhà tƣ tƣởng Nguyễn Khải đã gửi gắm những suy tƣ, chiêm nghiệm về các giá trị của cuộc sống, về những gì bất biến và khả biến trong sự đổi thay của cuộc sống. 2.2.1. Không gian gia đình với những giá trị hằng thƣờng, bền vững Có thể nhận thấy sau mỗi giai đoạn, mỗi nhà văn lại có cái nhìn khác về thời điểm mà họ đang sống, Nguyễn Khải cũng không ngoại lệ. Cuộc đổi mới đất nƣớc đã khiến mọi thứ thay đổi từ suy nghĩ cho đến cách nhìn nhận mọi vấn đề của đời sống. Nguyễn Khải có khuynh hƣớng triết luận với sức mạnh 22
- của lí trí tỉnh táo với cái nhìn đầy trăn trở, chiêm nghiệm cảm nhận những hiện thực xô bồ của cuộc sống. Bƣớc vào thời kì đổi mới, Nguyễn Khải đã có những chuyển biến ngày càng mạnh mẽ trong tƣ tƣởng và nghệ thuật của mình. Ngòi bút của ông hƣớng nhiều vào thế sự với sự chiêm nghiệm và triết lí về nhân sinh, tìm kiếm những giá trị bền vững, vĩnh hằng của con ngƣời và đời sống. Không gian nghệ thuật của Nguyễn Khải vì thế cũng thay đổi, mở rộng. Không gian gia đình trở thành phông nền để Nguyễn Khải gửi gắm những tƣ tƣởng, những quan niệm mà mỗi truyện là một luận đề mời gọi sự đối thoại, thảo luận về những giá trị cuộc sống. Trong truyện Nếp nhà, Nguyễn Khải đã tái hiện một không gian gia đình truyền thống. Trong không gian Nếp nhà ấy, gia đình bà cô gồm mẹ, hai con trai, hai con dâu, một gái, một rể và những đứa cháu mà tất cả vẫn sống chung, ăn chung một bếp với cuộc sống êm thấm khiến nhiều ngƣời ngƣỡng mộ. “Thủ cựu” chăm lo, gìn giữ nếp nhà chính là nhân vật bà cô. Bà đƣợc coi là “túi khôn”, tuy bà thuộc lớp ngƣời cao tuổi nhƣng không hề tỏ ra tụt hậu trong cách tƣ duy, cách sống trƣớc những biến động của thời thế. Dù cuộc sống bên ngoài luôn thay đổi, trải qua biết bao thăng trầm, biến động bà vẫn kiên trì giữ đƣợc một nếp nhà từ dáng vẻ ngôi nhà đến cách sinh hoạt. Bà có đủ điều kiện để thay đổi theo cách sống nhƣng bà vẫn giữ cho mình lối sống đúng đắn cần thiết. Với trí tuệ sắc sảo bà đã chèo chống gia đình mình, giữ gia đình mình bình yên khỏi những biến động của lịch sử. Bà cụ có “cái đầu lạnh”, vì thế bà có đủ sức mạnh ý chí giữ đƣợc ngôi nhà nề nếp gia phong. Những năm 56, khi bị đánh thuế kho vô lý, chồng bà thì sợ phiền, vốn nhát, vui vẻ bằng lòng, nhƣng bà nhất định không đồng ý. Nguyễn Khải nhận xét: “Bà bƣớng bỉnh đến nguy hiểm, ai cũng sợ nhƣng bà cứ thản nhiên: “Lý của mình đúng, việc gì phải sợ”. Quả nhiên lý lẽ của bà chiến thắng. Chính 23
- bởi vì, bà có một lối sống thanh sạch, nên có thể ngẩng cao đầu mà sống, không sợ hãi bất kì điều gì. “Bà luôn luôn đúng vì bà rất tỉnh táo trong mọi mối quan hệ, chỉ nhận những gì đáng có, có quyền được có, tuyệt đối không để bị dụ về tiền bạc cũng như về tình cảm”[9, 330]. Giữa thời buổi thiên hạ nháo nhác kiếm tiền, tôn vinh giá trị của đồng tiền, bà đã thẳng thắn khi nói về quan điểm của mình: “Thời bây giờ có được vài trăm cây vàng không phải là khó, cũng không phải là lâu, nhưng có một gia đình hạnh phúc cũng phải mất vài đời người, phải được giáo dục vài đời. Hạnh phúc không phải là món quà tặng bất ngờ không thể đi tìm mà cũng không nên cầu xin nhưng nhận ra được nó có ý thức vun trồng nó lại hoàn toàn không dễ” [9, 334]. Bà cô trong Nếp nhà đƣa ra một sự lựa chọn mà nhiều ngƣời có thể ngỡ ngàng: sở hữu “một ngôi nhà đẹp, một cửa hàng tuyệt vời ngay giữa đại lộ trung tâm trông thẳng ra hồ Hoàn Kiếm”[9, 328- 329]. Có ngƣời trả giá triệu đô, nhƣng bà nhất định không bán. Bà từ bỏ một món lợi khổng lồ để giữ lấy nguyên tắc sống của mình, sống thanh bạch, lƣơng thiện, bình yên. Các con bà vẫn đi làm cho nhà nƣớc, ở những vị trí yên ổn, thiện lƣơng. Đó là nguyên tắc sống bất di bất dịch bao lâu nay của gia đình bà: “Sống thẳng thắn, sống lương thiện và sống theo pháp luật hiện hành”. Cái lẽ sống biết mình biết ta, an phận, chỉ nhận những gì đúng là của mình giúp con ngƣời tỉnh táo trƣớc thời cuộc, tránh xa cám dỗ, giữ vững những phẩm chất tốt đẹp của tâm hồn. Tác giả nhận xét: “Ở cái nhà này, theo tôi biết, chưa bao giờ họ mua vé số. Cũng không thờ cúng ông thần bà thánh nào, ngoại trừ ngày giỗ để anh em con cháu gặp nhau. Họ không cầu gặp may mắn, không săn đón may mắn. Họ chỉ nhận những cái đáng nhận. Bà cụ vẫn đi lễ các chùa miếu đền phủ với bạn bè nhưng bà không khấn. Bà cũng chưa từng xem bói, xem tướng, xin xăm”[9, 335]. Phƣơng châm sống đó rõ ràng, còn giúp con ngƣời có một cuộc 24
- sống chủ động, độc lập, tích cực lao động và thụ hƣởng thành quả chính đáng do bàn tay mình làm ra. Khi đó, con ngƣời có thể thanh thản và hạnh phúc. Bà cụ sống thanh thản, không bói toán không cầu xin chỉ đi lễ chùa miếu đền phủ với bạn bè. Chính ngƣời biết giữ nếp nhà trong mọi hoàn cảnh đã góp phần giữ gìn mọi vẻ đẹp, chiều sâu nhân bản của cuộc sống xã hội kinh tế thị trƣờng thời mở cửa. Giữa cái xô bồ hỗn tạp của cuộc sống hôm nay những quan niệm sống và cách xử thế của bà cụ đã góp phần thanh lọc những giá trị của đời sống làm xã hội phát triển nhƣng vẫn giữ đƣợc những chuẩn mực đạo đức có tính bền vững. “Con người ta ai cũng có phần thiện phần ác. Muốn dưỡng thiện diệt ác thì trong nhà phải có gia pháp, ngoài xã hội phải có pháp luật. Trong gia pháp có phần truyền thống và danh dự của dòng họ, có phần đạo đức của người trên và nghĩa vụ của kẻ dưới” [9, 336]. Chính con ngƣời biết giữ nếp nhà ấy góp phần giữ gìn vẻ đẹp, chiều sâu nhân bản của cuộc sống, để lại những triết lí về chuẩn mực đạo đức có tính vững bền. Không gian gia đình trong Nếp nhà mang đậm không gian quá khứ, nằm giữa thủ đô nhƣng nó đại diện cho văn hóa truyền thống nơi mà các thế hệ vẫn cùng nhau chung sống trong không gian nhỏ hẹp nhƣng đậm chất Hà thành. Trong Một người Hà Nội không gian bao trùm là không gian Hà Nội từ những năm trƣớc năm 1954 đến sau giải phóng. Không gian ngôi nhà bà Hiền đƣợc thể hiện qua lời kể của nhân vật “tôi”. Ngôi nhà ấy – nhƣ lời kể của “tôi” – tọa lạc ngay tại một đƣờng phố lớn hƣớng nhà nhìn thẳng ra cây si cổ thụ và hậu cung của đền Ngọc Sơn. Trong suốt chín năm kháng chiến gia đình cô Hiền không rời xa Hà Nội, không rời xa ngôi nhà ấy. Tất nhiên vì nhiều lẽ, vì không thể sinh cơ lập nghiệp ở vùng đất khác, lại thêm chồng cô (nhân vật “chú tôi”) làm nghề dạy học – ông giáo dạy cấp tiểu học, là ngƣời cần thiết của mọi chế độ và sâu sắc hơn là tình yêu mãnh liệt với Hà Nội, với ngôi 25
- nhà thân thuộc. Sau bao nhiêu biến thiên của lịch sử, không gian gia đình bà Hiền vẫn giữ đƣợc những nét quí phái truyền thống. Không gian phòng ăn nhà bà Hiền vẫn giữ nguyên sự sang trọng, thanh lịch: Bàn ăn trải khăn trắng, giữa bàn có một lọ hoa nhỏ, bát úp trên đĩa, đũa bọc trong giấy bản và từng người ngồi đúng chỗ đã quy định”[9, 308]. Khác với không gian ăn uống, sinh hoạt của nhà bà Hiền, không gian nhà “tôi” – ngƣời kể chuyện – tác giả, bình dân hơn: “vợ chồng con cái ngồi xúm xít quanh cái mâm nhôm, thức ăn có khi múc ra bát đĩa, thức ăn có khi cứ để nguyên trong nồi, nồi lớn đặt giữa mâm, nồi nhỏ đặt đặt cạnh mâm, cứ việc sục muôi vào, sục đũa vào, vừa ăn vừa quát con mắng cái, nhồm nhoàm, hả hê, không cần phải khuôn bó theo một quy tắc nào cả” [9, 308- 309]. Dù bày tỏ quan điểm khá rõ ràng: “Ăn cốt để sống, để làm việc, hay hớm gì cái thứ lễ nghi rườm rà của giai cấp tư sản”, dù có hàm ý phê phán lối sống “tƣ sản” của bà Hiền nhƣng rõ ràng tác giả đang ngầm đối thoại về cách sống. Cách sống của gia đình bà Hiền có “tƣ sản” thật nhƣng quy củ, đáng ngƣỡng mộ, đáng sống. Cái mà tác giả quan tâm và tập trung thể hiện ở nhân vật bà Hiền chính là vẻ đẹp của một lối sống, nhân cách ngƣời Hà Nội, “Một người Hà Nội của hôm nay, thuần túy Hà Nội, không pha trộn”, nhƣ chính lời của ngƣời kể chuyện nói về nhân vật bà Hiền. Trong lời nhận xét này, có hai khía cạnh đƣợc nhấn mạnh ở tƣ cách ngƣời Hà Nội của nhân vật bà Hiền: “Thuần túy không pha trộn” và “Một người Hà Nội của hôm nay”. Truyện đƣa ra nhiều chi tiết sự việc về nhân vật bà Hiền, nhƣng tựu chung vẫn là ở hai mối quan hệ chính (có liên quan với nhau). Trong gia đình và với xã hội, với cách mạng. Trong tƣ cách là ngƣời mẹ, ngƣời chủ gia đình, hay một công dân, ở nhân vật bà Hiền đều toát lên một vẻ đẹp của nhân cách, của lối sống văn hoá, của một bản lĩnh. Đó là con ngƣời luôn giữ vững những quan niệm và cách sống của mình, không bị biến suy theo những đổi thay của thời cuộc, lại tỉnh 26
- táo sáng suốt, không xu thời nhƣng cũng không để bị rơi vào tình thế của kẻ lạc thời. Hãy chú ý những xử sự của bà Hiền trong gia đình trong việc dạy dỗ con cái. Cô Hiền sinh trƣởng trong một gia đình gia giáo, giàu có, ông bố đậu tú tài, mê văn thơ, dạy con cái theo khuôn phép nhà quan. Thời trẻ cô Hiền đƣợc cha mẹ cho phép mở một xa lông văn chƣơng, nơi gặp gỡ của nhiều văn nhân nghệ sĩ có tiếng của đất Hà Thành. Nhƣ thế, cô thuộc thế hệ tân tiến trong lớp thanh niên thành thị thời trƣớc cách mạng. Nhƣng việc cô lấy chồng mới thật là điều đặc biệt, thể hiện rõ sự lựa chọn tỉnh táo và những quan niệm nghiêm túc của cô về hôn nhân và gia đình. “Gần 30 tuổi cô mới lấy chồng, không lấy một ông quan nào hết, cũng chả hứa hẹn gì với đám nghệ sĩ văn nhân, đùa vui một thời son trẻ thế là đủ, bây giờ phải làm vợ làm mẹ, cô chọn bạn trăm năm là một ông giáo cấp tiểu học hiền lành, chăm chỉ, khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc” [9, 309]. Đến việc sinh con của cô cũng thể hiện ý thức trách nhiệm, sự tỉnh táo của ngƣời làm cha, làm mẹ với tƣơng lai của con. Ở cái thời mà đông con, nhiều cháu vẫn đƣợc coi là có phúc lớn, thì cô Hiền lại quyết định ngừng việc sinh đẻ khi ở độ tuổi 40. Không phải cô ngại vất vả, cũng không phải do thiếu thốn về kinh tế, mà vì nhƣ lời cô nói với chồng: “Nếu ông và tôi sống đến sáu chục thì con út đã hai mươi, có thể tự lập được, khỏi phải sống bám vào các anh chị”[9,317]. Là một ngƣời Hà Nội, bà Hiền có ý thức sâu sắc về điều đó nhƣ một giá trị, một đòi hỏi cao về nhân cách, về lối sống. Bà luôn nhắc nhở các con là ngƣời Hà Nội thì cách đi đứng, nói năng phải có chuẩn, không đƣợc sống tuỳ tiện, buông tuồng. Bà quan niệm rất rõ ràng về vai trò “nội tướng” của ngƣời vợ. Bà nói với ngƣời cháu (nhân vật kể chuyện – một anh bộ đội, một nhà văn): “Mày bắt nạt vợ mày quá, không để nó tự quyết định bất cứ việc gì, vậy là hỏng, người đàn bà không là nội tướng thì cái gia đình ấy cũng chả ra sao”[9, 317- 318]. Nhƣng việc dạy dỗ con cái của bà không phải chỉ nhằm vào những 27
- hành vi cụ thể, những nề nếp tỉ mỉ trong đi đứng, nói năng, ăn uống, tất cả những điều đó là nhằm hƣớng tới cái quan trọng nhất trong nhân cách một con ngƣời. Ngƣời cháu có ý chê bà Hiền dạy dỗ con cái theo những khuôn phép không thích hợp với thời chiến, thời loạn, thì bà nói chỉ dạy chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ, còn sau này muốn sống ra sao thì tùy. Việc hai ngƣời con trai của bà lần lƣợt xung phong nhập ngũ, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, đã thể hiện rõ lòng tự trọng, ý thức trách nhiệm công dân của họ, các anh không muốn sống bám vào sự hi sinh của ngƣời khác, muốn đƣợc bình đẳng với mọi ngƣời cùng thế hệ mình, cả trong việc chia sẻ những hi sinh. Trong quan hệ với xã hội với thời cuộc những nét đẹp trong nhân cách của nhân vật này phải đƣợc nhìn nhận từ một quan niệm mới, từ những giá trị bền vững theo tinh thần nhân văn và dân chủ. Bà Hiền hoàn toàn không phải là nhân vật thuộc mẫu hình “con người mới” của văn học xã hội chủ nghĩa một thời: không xuất thân từ quần chúng lao động, không phải là con ngƣời tiên tiến của cách mạng, thậm chí lại có một lối sống “rất tư sản”, một khuôn mặt “rất tư sản” – nghĩa là gần nhƣ thuộc về một giai cấp đối lập với cách mạng, là đối tƣợng mà cách mạng phải đánh đổ, cải tạo. Gia đình bà không có ai tham gia kháng chiến, nhƣng cũng không liên quan gì với chính quyền của thực dân. Bà ở lại Hà Nội không di cƣ vào Nam chỉ vì không thể sống xa Hà Nội. Những ngày đầu làm quen với chính thể mới, xã hội mới, nhiều ngƣời dân Hà Nội thời ấy không tránh khỏi những khó khăn bỡ ngỡ, e ngại, nhất là những ngƣời thuộc tầng lớp trên. Chính trong những năm tháng ấy càng bộc lộ rõ ở bà Hiền một sự tỉnh táo, thức thời mà không xu thời. Bà đã từng tuyên bố: “Một đời tao chưa từng bị ai cám dỗ, kể cả chế độ‟‟. Không nông nổi ấu trĩ hay cơ hội, cũng không đặt mình vào thế đối lập với xã hội mới, chế độ mới, bà Hiền biết tìm ra cách thích ứng, nhƣng đồng thời cũng sớm nhận ra những lệch lạc, cực đoan của chính quyền cách mạng, của chế độ mới. Bà 28
- nhận xét ngay từ những ngày đầu tiếp quản Thủ đô: “Vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều, phải nghĩ đến chuyện làm ăn chứ”, rồi tiếp đó là, chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá Trƣớc những lời phàn nàn của ngƣời cháu về sự hỗn tạp, thiếu văn minh, xuống cấp trong lối sống và cách giao tiếp của một bộ phận ngƣời Hà Nội, nhất là lớp trẻ, bà Hiền không trả lời mà lại kể câu chuyện về cây si ở đền Ngọc Sơn, thẳng phía trƣớc nhà bà. “Mùa hè năm nọ, bão vào Hà Nội gầm rú một đêm, sáng ra mở cửa nhìn sang đền Ngọc Sơn mà hãi – cây si cổ thụ đổ nghiêng tán cây đè lên hậu cung, một phần bộ rễ bật đất chổng ngược lên trời”[9, 327]. Tƣởng là chết đứt, bổ ra làm củi, nhƣng rồi thành phố cho xe cần cẩu đến buộc dây cáp tới kéo dần mỗi ngày một tí, sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ lá non. Từ câu chuyện về sự sống lại của cây si đền Ngọc Sơn, bà Hiền ngẫm ra điều kì diệu về “thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được”. Nghe câu chuyện của bà, ngƣời kể chuyện nhƣ đƣợc vỡ lẽ về những điều ở tầm cao sâu: “Cô muốn mở rộng sự tính toán vốn dĩ đã rất khôn ngoan của mình lên thêm một tầng nữa chăng, cái tầng vô hình, không thể biết, nhưng phải biết là trên đời này còn có nhiều lí sự không thể biết để khỏi bị bó vào những cái có thể biết”[9, 327]. Chƣa nói đến những triết lí đó, thì hình ảnh cây si cổ thụ đền Ngọc Sơn sống lại sau trận bão đã là một biểu tƣợng giàu ý nghĩa: sau những biến động dữ dội của xã hội, những đổi thay lịch sử chẳng khác nào nhƣ cơn bão lớn kia nhiều giá trị vốn bền vững và quen thuộc của đời sống, đã bị lung lay bật gốc, tƣởng nhƣ sắp tiêu tan. Nhƣng sự sống rất huyền nhiệm, những giá trị tốt đẹp đã đƣợc hình thành và xây đắp từ bao đời sẽ đƣợc đặt lại đúng với vị trí của nó. Từ những truyện ngắn sau 1985 của Nguyễn Khải chúng ta cũng nhận thấy những giá trị đích thực cần gìn giữ để không gian gia đình luôn là mái ấm, nơi lƣu giữ những giá trị bền vững. Những giá trị hằng thƣờng của cuộc 29
- sống, những nếp nhà cần thiết phải bảo lƣu, lan tỏa, cần thiết phải đƣợc nhân lên để làm cho mỗi gia đình, mỗi cuộc đời thêm ý nghĩa. 2.2.2. Không gian gia đình gắn với những đổi thay trong cuộc sống Bƣớc vào thời kỳ đổi mới, xã hội có bao biến động, đổi thay. Gia đình – tế bào nhỏ của xã hội cũng không nằm ngoài quĩ đạo ấy. Không gian gia đình, hiển nhiên, cũng có những thay đổi. Trong không gian căn nhà tại chính gia đình anh Tần trong Đổi đời sự tác động với đổi thay của bối cảnh xã hội nhất là nền kinh tế thị trƣờng đã đƣa đến nhiều quan điểm và lối sống lệch lạc, con ngƣời ngày càng sống thực dụng, ít đi sự sẻ chia và lòng nhân ái qua đó thấy đƣợc niềm trăn trở của ngƣời cầm bút về nỗi lo giá lạnh tâm hồn về sự phôi pha của các giá trị đạo đức truyền thống. Đọc Đổi đời ta không khỏi trăn trở băn khoăn diễn ra ngay chính trong gia đình nhà báo Tần. Ba mƣơi năm trƣớc, vợ anh sống giản dị là ngƣời đồng cam cộng khổ bên anh, nhƣng giờ đây chị thay đổi lối nghĩ và cách sống của mình, ngƣời đàn bà ấy coi thƣờng chồng là một nhà báo quèn, nhà văn Tần Đổi đời lại có sự lựa chọn mang tính bi kịch. Con gái Tần thì bảo bố mình: “Bôn”, không theo thời thì chết đói. Vợ Tần gào lên với chồng trƣớc mặt khách: “Thế thì giải tán gia đình đi” ở đây tác giả cho thấy một thực tế đáng lo ngại của cuộc sống đó là con ngƣời bị đồng tiền cám dỗ làm cho tha hóa khiến họ sống mỗi ngày thêm thực dụng, xa dần những mối quan hệ tốt đẹp giữa con ngƣời với con ngƣời. Nguyễn Khải đã chỉ ra rằng: “Người đầu tiên muốn phá vỡ cuộc sống nề nếp của gia đình không phải là đám trẻ cũng không phải ông nhà báo với tư tưởng cấp tiến mà lại là bà chủ theo thói thường là người nắm giữ kỉ cương” một khi giữ vai trò là nội tướng không còn nghĩ tới nề nếp gia đình mà chỉ muốn ngồi hầu đồng vài giá”[9, 253]. Không còn nghĩ tới nề nếp gia đình, cho chuyện nấu nƣớng học đòi kiểu cách, ham tiền khinh nghĩa, coi rẻ nhân tình thì sự tha hóa đó không thể cứu vãn. 30
- Gia đình vốn yên ấm của Tần nay bị trao đảo có khi tan vỡ trƣớc những đợt sóng ngầm, Thủ phạm chính là đồng tiền thời kì kinh tế mở cửa, vợ con anh lao vào vòng cám dỗ của đồng tiền, tuyệt vọng Tần đã có ý định là một kẻ sát nhân: “giết thằng con rể lừa đảo, giết vợ con rồi giết cả mình”. Sự lựa chọn ấy thật quyết liệt nhƣng bế tắc. Họ có thể là những con ngƣời bình thƣờng đang phải chịu đựng những bi kịch với sự lựa chọn. Ngƣời ông trong ông cháu vì tƣơng lai của cháu mà chọn cho mình một cách giải quyết đau đớn. Ông ra đi mãi mãi để cháu khỏi vƣớng bận về mình khi đã tìm đƣợc nơi tin cậy để gửi gắm tƣơng lai con cháu. Cuộc sống của họ là đau khổ nhƣng sự lựa chọn ấy thật cao thƣợng. Có những sự lựa chọn phải trải qua đau đớn mới hiểu đƣợc ý nghĩa của cuộc sống. Nhân vật Tú, bà Tuất trong Người của nghề đã chọn lầm đất dụng võ, cái tai hại của sự lựa chọn ở họ là tự đánh mất bản thân, không phát huy đƣợc năng lực sở trƣờng của mình mà từ đó trở thành ngƣời thừa hoặc trở nên lố bịch trƣớc mắt mọi ngƣời, họ đã ngộ nhận về khả năng chỗ đứng của mình trong công việc trong cuộc đời chỉ có khi đƣợc trả về đúng vị trí đúng năng lực sở trƣờng của mình thì họ mới có sự cống hiến có ích cho cuộc đời. Ở truyện Lạc thời đối lập với cái quán cơm phố huyện nghèo nàn trong thời điểm buổi chiều cuối đông lạnh lẽo và hiu quạnh chính là không gian bữa tiệc và đó cũng là không gian nội tâm của nhân vật Trắc. Tâm trạng ấy không ngừng hiện hữu trong những không gian náo nhiệt, đông đúc những cuộc trò chuyện giao lƣu và bữa tiệc của những con ngƣời danh tiếng với đám quan chức địa phƣơng, đáng lẽ những con ngƣời có công và sống chân thành nhƣ ông phải đƣợc tiếp nhận nhƣng nơi đây lại không có chỗ cho một con ngƣời từng có công và sống tình nghĩa nhƣ ông. Chính cái không gian rộng lớn đã xoáy sâu vào bi kịch của nhân vật, bi kịch của con ngƣời luôn cảm thấy bị giày vò vì mình bị mọi ngƣời thất sủng, bị bạc đãi nhƣng vẫn nhận ra những 31
- hay dở đúng sai trong suy nghĩ và hành động của mình. Trƣớc đây ông sống ở một vùng quê quanh năm đói nghèo tuy nhiên tình ngƣời lúc nào cũng chan chứa sự yêu thƣơng quan tâm lẫn nhau, nhƣng giờ đây trƣớc thực tại của cuộc sống thì những giá trị đạo đức của hôm qua không còn vì lối sống cơ hội, xu thời và ông đã nhận ra đƣợc rằng: “Chỉ có sự lạnh nhạt, trống vắng của xung quanh là có thể giết chết được tôi thôi”. Ông đã nhận rõ đƣợc tâm trạng mà rất khó giãi bày, ông chỉ có thể tự minh oan cho mình bằng những ý nghĩ phân bua, tự nhìn lại, tự đánh giá lại những gì mình đã nói đã làm đã trải qua trong bữa tiệc nọ, cảm xúc bị xúc phạm, bị bỏ quên bị lạc thời khiến ông cảm thấy cô đơn ngay khi đang sống giữa đồng loại hiểu lầm, nhân phẩm bị hạ thấp, vì thế ông cảm thấy tê tái, thấm thía hơn ai hết :„Chỉ một chuyện như bữa hôm qua cũng làm tôi chết một nửa người.Chỉ có sự lạnh nhạt, trống vắng của xung quanh là có thể giết chết được tôi thôi, nó làm tôi ngạt thở, không biết bấu víu vào đâu để ngoi lên mà thở[9, 453]. Có thể thấy với cách tổ chức không gian theo cách thức này, Nguyễn Khải đã tạo ra một sự đối chiếu giữa những quãng đời của nhân vật, tạo ra sự đối thoại giữa những cảm xúc suy nghĩ ở chính nội tâm nhân vật. Đặt nhân vật vào không gian ấy tác giả đã khám phá một cách sâu sắc thế giới tinh thần đầy phức tạp và đa dạng của con ngƣời, đây cũng chính là cái đích của tác giả khi sáng tác văn chƣơng. Chuyện tình của mỗi người là một hình ảnh tiêu biểu thông qua nhân vật Dụ là ngƣời chiến sĩ một thời đã từng là niềm mơ ƣớc của bao cô gái, anh từ chối tình yêu trong sáng của một con gái thùy mị nết na để rồi cuối cùng lại phải sống với ngƣời vợ mà hạnh phúc gia đình phụ thuộc vào lí trí . Khi xây dựng hạnh phúc gia đình Dụ, không xuất phát từ tình yêu mà xuất phát từ tính thiển cận anh ta nghĩ rằng cuộc hôn nhân với ngoan sẽ là điều kiện để vợ chồng giúp nhau cùng thăng tiến trên con đƣờng công danh, đó là sự lựa chọn 32
- vào tính thiếu trách nhiệm của anh với chính hạnh phúc, anh phải sống một mình, sự lựa chọn của các nhân vật, do hoàn cảnh sống do tính cách thái độ và quan niệm sống mà mỗi cá nhân có sự lựa chọn riêng của mình. Mỗi ngƣời ở trong từng hoàn cảnh phải cố giữ đƣợc cốt cách. Ngƣời để lại nhiều ám ảnh nhất cho độc giả là chị Vách trong Đời khổ, chị là ngƣời vừa đáng thƣơng vừa đáng buồn, suốt một đời tần tảo chịu khó ham làm nhƣng không biết đến niềm vui hạnh phúc, thanh thản, cái nợ chồng con thay nhau ghì riết lấy cuộc đời ngƣời đàn bà. Điều trớ trêu là nguyên nhân dẫn đến bi kịch trong cuộc đời chị Vách là một phần do chị quen lối sống phụ thuộc vụng lo, vụng tính nhƣng điều cơ bản khiến chị khổ là do cách sống lãnh đạm vô trách nhiệm của ngƣời chồng mà lúc nào cũng tự hào và ca ngợi. Truyện cho thấy những ngƣời phụ nữ phải gánh lấy nỗi khổ trong cuộc đời do họ sống thiếu tỉnh táo sống trong sự ngộ nhận. Nguyễn Từ việc miêu tả những không gian gia đình trong sự đổi thay của cuộc sống, có thể nhận thấy mối lo ngại của Nguyễn Khải về sự băng hoại đạo đức con ngƣời trƣớc sự tác động của thời cuộc, của đồng tiền, sự nguy hại của lối sống hƣởng thụ đòi hỏi ngƣời khác phải đáp ứng những nhu cầu ích kỉ của mình. Thông qua đó chứng tỏ khả năng quan sát tinh tế, sâu sắc của Nguyễn Khải, sự lí giải nêu lên những vấn đề bức thiết của cuộc sống bằng tất cả tâm huyết và trách nhiệm cao cả của một ngƣời cầm bút. 2.3. Không gian xã hội Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thái Hòa: “Không gian bối cảnh xã hội là môi trường hoạt động của nhân vật, một địa điểm có tên riêng hay không có tên riêng trong đó đủ cả thiên nhiên xã hội và con người, nó là điều kiện cần thiết cho mọi sự kiện, mọi hoạt động mọi phạm vi thế giới không thể thiếu”. Ta nhận thấy bối cảnh xã hội rộng lớn bao gồm cuộc sống của những tầng lớp ngƣời và cá nhân này với cá nhân khác cũng có khi nó đƣợc thể hiện 33
- ở nhiều mảng phong tục tập quán luật lệ ở địa phƣơng, có khi là quan hệ có vấn đề giữa cá nhân này với cá nhân khác hoặc đƣợc biểu hiện cụ thể che giấu kín đáo, nó đã trở thành một khí quyển, nguồn nuôi dƣỡng và thúc đẩy cá nhân phát triển dƣới tác động của các chuỗi sự kiện theo luật nhân quả. Không gian xã hội trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985 là môi trƣờng để tác giả thể hiện những quan niệm về xã hội, về con ngƣời trong những mối quan hệ xã hội. Đồng thời qua đó ngƣời đọc cũng có thể nắm bắt đƣợc không khí xã hội ở thời điểm bắt đầu nền kinh tế thị trƣờng. 2.3.1. Không gian thành thị với nếp sống, nếp nghĩ của ngƣời Hà Nội Nếp sống, nếp nghĩ là những nét điển hình trong cách sống, cách nghĩ đƣợc lặp lại và định hình thành phong cách, thói quen trong đời sống cá nhân, nhóm xã hội, dân tộc hay là cả nền văn hóa. Một lối sống thƣờng phản ánh thái độ của một cá nhân, giá trị hoặc thế giới quan của cá nhân đó. Không gian xã hội nơi thành thị trong truyện ngắn Nguyễn Khải là một không gian hẹp. Đó có thể là không gian của một góc phố, một con đƣờng, một vỉa hè, hay cụ thể hơn đó là ở một tòa soạn báo, một khu tập thể Trong truyện Chị Mai, không gian là những quán nƣớc dọc phố Lí Nam Đế và đƣờng Phan Đình Phùng: “Đầu năm 1957, tạp chí Văn nghệ quân đội được dọn ra ở ngoài phố, tức là nhà số 4 phố Lí Nam Đế bây giờ. Cái mặt hè rất rộng góc đường Phùng Hưng – Phan Đình Phùng năm ấy có một dãy quán hàng nước giải khát. Quán ngoài trời nhưng có căng bạt che, bàn ghế tươm tất, bán cũng rẻ nên đã thành một thứ câu lạc bộ của đám văn nghệ sĩ quân đội sống dọc phố Lí Nam Đế”. Đó là không gian quán nƣớc vỉa hè nơi chị Mai bán hàng có lẽ không còn xa lạ nữa. Những quán nƣớc ấy đã trở thành hình ảnh quen thuộc của thời mở cửa, của cái gọi là kinh tế thị trƣờng. 34
- Không gian quán nƣớc còn trở thành nơi bàn luận của các nhà văn, mà cụ thể là nơi họp bàn của các cán bộ văn nghệ quân đội. Trong Một chiều mùa đông: “Có một ngôi nhà vẫn tồi tàn như thế, vẫn có nhiều hộ cũng ở chen chúc như ngày xưa, đặt một cái bàn nước chè đóng bằng ván thùng ở ngay lối ra và cửa chính, một cái ghế dài cao lênh khênh, không lấy gì làm chắc, kê hẳn xuống lề đường cho khách ngồi và không có ai bán hàng cả. Cái vẻ tiều tụy, buồn bã của một ngôi nhà giữa đường phố thay đổi nhanh, đáng giàu có nhanh khiến tôi phải lưu ý và muốn ngồi lại ít phút để ướng một chén nước dầu tôi không khát”. Cũng từ không gian quán nƣớc vỉa hè, việc thƣởng thức chén nƣớc chỉ là cái cớ để Nguyễn Khải nhìn ngắm, quan sát và gửi gắm những suy tƣ. Đáng phải băn khoăn lắm chứ, bởi trong sự của thay đổi của thành phố đang ngày càng giàu lên thì vẫn còn những ngôi nhà cũ kĩ. Trong truyện ngắn Mẹ và các con, không gian là dọc đƣờng Lí Nam Đế và dƣới mái vòm của một cơ quan: “Dọc đường Lí Nam Đế của Hà Nội có một bà lão gánh đôi sọt đan to đi nhặt hoa dại tại các sở có trồng cây dại. Bà lão nhặt hoa rụng trong đêm rồi lấy chổi rễ quét dọn sạch sẽ cả khoảng sân rộng. Bảo, đã có anh em bảo vệ làng, bà không nghe, nói rằng công việc quét quáy người già làm cẩn thận hơn ngườ trẻ, với lại có việc gì đâu, ngồi chơi không cả ngày ấy mà. Khoảng trưa, bà lão trải hoa trên một đoạn hè góc đường Phan Đình Phùng rồi ngồi nghỉ dưới vòm mái của một tòa nhà cơ quan đã trở thành nơi cư trú của bà cả năm nay”. Hay không gian khu tập thể X trong Đời khổ: “Năm 1961, vợ chồn tôi được khu tập thể cấp cho một căn nhà hăm bốn mét vuông ở khu tập thể Phúc Xá, là một rẻo đất phía ngoài đê sông Hồng lối vào khu tập thể là con đường đất nhỏ, một bên là hồ một bên trồng mía, trời mưa dầm phải tụt dép bấm chân mà đi. Những dãy nhà một tầng xây đối nhau, mười hai gian 35
- một dãy, như trại lính, là trại vợ lính Mỗi dãy nhà đã có vài bốn gia đình dọn đến ở, chồng xách nước dội, vợ gò người lấy chổi rễ cọ nền, vừa làm vừa cười, rồi mời gọi nhau sang uống nước, hút thuốc hả hê, khoan khoái vì đã có một mái nhà đã mất rất nhiều tâm sức để có được một gian nhà” [9, 453]. Trong Một người Hà Nội, không gian của hiện tại đầy ắp những tƣơi mới nhƣng cũng đầy háo nhoáng bóng bẩy của xã hội hiện đại, những nét cổ kính rêu phong chìm lấp dƣới những ngôi nhà cao tầng, Hà Nội chói lòa bởi ánh đèn điện và nhộn nhịp của tiếng xe : “Chưa bao giờ Hà Nội vui như bây giờ. Phố xá vui, mặt người vui. Nhiều người nói Hà Nội đã sống lại. Tôi nói có đúng một phần, phần xác thôi còn phần hồn thì chưa. Cứ nhìn nghe những người Hà Nội buôn bán, ăn uống nói năng cư xử với nhau ngoài đường là đủ rõ[9, 325]. Trong chuyện Ông cháu không gian thành thị hiện lên đó là không gian của quán cơm Hà Nội: “ Khi nhìn thấy một nhóm người nặng nề bước lên các bậc gạch dẫn ra bến xe, ông già níu chặt tay đưa cháu kéo lại, hàng cơm dưới đó mình đã đến trưa hôm qua rồi. Hai ông cháu ngồi xuống một góc của bậc gạch, từ đó có thể nhìn thấy một dãy quán cơm bình dân ở phía dưới đã đông người đến ăn”[9, 232- 233]. Không gian quán cơm quen thuộc, là nơi để cho những ngƣời đi đƣờng dừng nghỉ để ăn cơm. Nhƣng ngay tại không gian này đã xuất hiện những con ngƣời nghèo khổ lam lũng, từ một vùng quê nghèo Thanh Hóa ra phố để mong đứa cháu có đƣợc công ăn việc làm ổn định, kiếm sống nuôi thân. Lo cho sự sống bằng cách đi ăn xin nhƣng ông vẫn nghĩ rằng: Xin ăn ở tỉnh thành bữa ít bữa nhiều vẫn cứ no hơn ở trong quê lại có hy vọng đổi đời, biết đâu đấy họa phúc đều là những việc lớn có ai biết đƣợc trƣớc bao giờ. Và trong 36
- một tuần lễ ngƣời ông đều đi từ rất sớm và lảng vảng trở về lúc thằng nhỏ dọn hàng. Không gian thành thị trong truyện ngắn Nguyễn Khải là những không gian đời thƣờng gắn bó với cuộc sống mƣu sinh của con ngƣời nơi đây. Họ cũng có những lo toan vất vả những buồn vui nhƣng thật đáng trân trọng. Trong các truyện ngắn của nguyễn Khải, không gian thành thị hiện lên chân thực. Cách tổ chức không gian của nhà văn đã giúp ông khám phá sâu hơn vào thế giới tinh thần của nhân vật, từ đó thấy đƣợc mối quan hệ sâu sắc của con ngƣời với cuộc sống. 2.3.2. Không gian làng quê trƣớc những thay đổi Sau năm 1985, những thay đổi trong đời sống chính trị đất nƣớc cũng tác động đến cuộc sống trong mỗi làng quê Việt Nam. Nền kinh tế thị trƣờng và cơ chế thời mở cửa lúc này đã lan tỏa sâu rộng đến chốn làng quê, là một thứ thuốc thử về năng lực phẩm hạnh con ngƣời. Con ngƣời ngay tại làng quê mình cũng đứng trƣớc những thử thách mới. Trƣớc năm 1975, trong các tác phẩm của Nguyễn Khải không gian khá quen thuộc của một đồng lúa vào những ngày thu hoạch với sự tranh chấp riêng chung của một vùng công giáo, nơi ngƣời dân nào cũng có mặt, góp vào một lời nói để bắt tội (Nằm vạ) . hay không gian của một hợp tác xã với chủ nhiệm, phó chủ nhiệm và những hoạt động sôi nổi của các xã viên thời kì hợp tác hóa (Tầm nhìn xa) Sau 1985, không gian làng quê trong tác phẩm của ông vẫn là một không gian thanh bình, êm ả, nhƣng đang trở mình cùng đất nƣớc. Ở nơi đó có những con ngƣời vƣợt lên tất cả gian nan và trắc trở, họ là những ngƣời kiên trinh, tin tƣởng vì một lẽ sống quý giá nhất của cuộc đời là đóng góp cho cuộc đời. 37
- Trong Cái thời lãng mạn, Nguyễn Khải đã phác dựng một không gian Đồng Tiến quen thuộc. Tại đây, nhân vật “tôi” đƣợc gặp lại những ngƣời đã từng quen biết nhƣng mọi thứ dƣờng nhƣ thay đổi so với thời trƣớc. Trong hồi tƣởng của nhân vật tôi, ngày trƣớc, nơi này có một dãy nhà rất dài khoảng mƣời gian nhƣng chỉ có hai gian cửa để làm việc và tiếp khách, còn các gian khác đều khóa ngoài, một dãy nhà ngang cũng khóa và cái sân thì rộng, lát gạch hẳn hoi nhƣng cỏ mọc giữa các vuông gạch đã cao đến bụng chân và rất nhiều thanh sắt ngổn ngang cái khu vực nhộn nhịp của mƣời năm về trƣớc. Đó là nơi làm việc của ủy ban xã mà nhân vật tôi hồi tƣởng lại sau những gì trở lại thăm đồng nghiệp. Tiếp đó xuất hiện không gian nông thôn ngay tại nhà anh Phúc có hai cây duối hai bên, có những bậc đá đặt xô lệch dễ trƣợt ngã, nhà không có cổng không có bậc đá, mảnh sân rất hẹp, nhà ngang vẫn nhƣ cũ nhƣng nhà trên hình nhƣ có xây lại, ở đó xuất hiện bóng dáng gia đình nhà anh Phúc với các thành viên trong gia đình. Một gia đình rất nề nếp, công việc của gia đình anh đó là làm ruộng, vợ anh đi chợ gặp gì buôn nấy vẫn có thêm nghề may. Trong lúc ăn uống nói chuyện với cả nhà anh Phúc, nhân vật “tôi” đã đƣợc nghe nhiều câu chuyện từ chính đứa con trai của anh Phúc, bởi gia đình ông đều sinh ra những đứa con đẹp đẽ cao lớn, lại râu cằm, ria mép cái nhìn từng trải, cách nói lịch thiệp khôn ngoan hơn các chú ngày xƣa nhiều, mới biết thời thế đã đổi thay, một đời ngƣời là ngắn ngủi. Nhân vật tôi đã tiến hành phỏng vấn đứa con trai thứ tƣ của anh Phúc mắt xếch, cái miệng thật lém, da trắng tóc dài, lại một chút ria loáng thoáng đó là chàng trai của hôm nay có thể sống thoải mái, rất tự nhiên nhƣ ở chính nhà mình bất cứ một thành phố lớn nào trong cả nƣớc. Cũng trong Cái thời lãng mạn, Nguyễn Khải đã nhận ra vẻ tù đọng, khốn khổ tại làng quê. Ở đó vẫn còn những con ngƣời nghèo khổ, những cảnh khổ trong không gian tù túng. Không gian làng quê nhà anh Khang với những 38
- thử thách của cuộc sống đem lại, vợ làm việc của tập thể thì giỏi nhƣng của gia đình thì lại vụng, đã vụng lại mắn đẻ. Sau này vợ anh lại mắc bệnh chỉ vì chủ quan khi bị cái nhọt ở vai mà không biết giữ cẩn thận cho lành vết thƣơng. Khi đƣợc nhắc nhở thì chị lại chủ quan, phản ứng lại một cách tiêu cực: “Vẽ, người làm ruộng lặn lội với phân gio từ sáng đến tối vệ sinh như dân tỉnh có mà đói dài”. Hậu quả thật đáng buồn sau vài ngày sốt và co giật vợ anh đã mất. Anh Khang cảm thấy đau khổ đến tột cùng, nhà văn thông qua không gian để nói lên đƣợc tâm lí của nhân vật thật xót xa cho số phận của một con ngƣời trong cảnh gà trống nuôi con. Năm đứa con, đứa lớn mƣời hai, đứa nhỏ một tuổi, rồi anh lại đau ốm lại không còn gì để ăn, không còn gì để bán, anh em kiến giả nhất phận, nhờ vả mãi cũng không thể, anh luôn nghĩ tới những điều đen tối rồi khóc mà thƣơng cho cả vợ mình, các con anh cũng phải bắt tay vào các công việc để giúp bố làm việc, một đời ngƣời đến là trầm luân khổ ải, nhƣng không thể chết đƣợc vì cái gan góc của con ngƣời ta cũng không cùng. Trong Một thời gió bụi, hình ảnh làng quê gợi ra trong kí ức nhân vật Tú đó là một vùng sông núi kiêu hùng những gƣơng mặt lịch sử những dấu tích của nhiều triều đại những truyền thuyết và bà con trong tộc họ làm nhiều hy sinh nhiều nhƣng chỉ đƣợc bù lại có rất ít, Tú muốn tìm lại cái ấm áp cái hiền hòa, sự đồng cảm của những tâm hồn bình dị thuần phác để thanh lọc tẩy rử những độc tố, không gian hiện ra với những cảnh vật khu hành cung của chúa Trịnh ở xóm thẳng, tƣợng phật tƣợng bằng gỗ mít, gỗ dổi, đó còn là không gian khu nhà thờ họ cột lồng đèn phía ngoài không còn, bệ thờ bị một nửa để kê thêm một hàng ghế ngồi họp vì nó từng là cửa hàng mua bán của xã, rồi nơi làm việc của ủy ban, một cái làng quê không còn quá khứ không còn lịch sử. Không gian trong bữa cơm nói chuyện với ông Trung anh đã đƣợc nghe câu chuyện kể về làng với biết bao chuyện, khu chợ xã không xây 39
- phải để đến những ngƣời không là cán bộ xây nên mỗi ngƣời bỏ ra dăm triệu, san nền dựng sáu dẫy lều lợp ngói hai lớp hàng rào cột bê tông tuy nhiên cuộc sống làng xã thay đổi nhiều Đồng Tiến cũng bắt đầu lên ngôi nhƣ thành thị, tình cảm bị phai nhạt đi dần, giết ngƣời trộm cắp cũng đƣợc diễn ra “Một bà thứ phi của chúa Trịnh Doanh là Nguyễn Thị Ngọc Diệm chôn ở chân núi Đa Bút đã được hơn hai trăm năm, một sáng trẻ chăn dê thấy một đám đất đá đào bới tanh bành chúng chạy lại nhìn xuống là một cái huyệt mới mở được một phần, không có mùi thối chỉ có mùi hôi liền chạy về báo cho xã”[9, 276]. Trong truyện Hai ông già ở Đồng Tháp Mười, không gian làng quê Nam Bộ thật tƣơi đẹp nhƣ chính con ngƣời nơi đây: “Thời tiết đã sang mùa mưa, đêm mưa một chút, sáng chiều lát lát lại mưa một chút. Nước kinh rất xanh, màu xanh rất trong, vứt cái kim dòm xuống còn thấy mà lại làm khổ người. Nước này thì cá chết, lúa chết phải đợi nước nước ngọt của mùa mưa đè phèn xuống tì mới cày cấy được. Xuồng đã chạy được cả giờ mà mùi dầu tràm của các lò nấu tư nhân dọc theo theo tỉnh lộ vẫn còn thơm cay trong mũi. Cất tinh dầu tràm là một nghề phụ rất lắm tiền của bà con vùng Đồng Tháp. Những rừng tràm màu lá xanh đen, màu hoa trinh trắng ôm lấy hai bờ kinh, những bãi gỗ tràm vừa kéo xuống dưới nước lên thịt gỗ đen bóng như sừng trâu, màu gỗ ấy phải ngâm chục cả năm dưới nước rồi, làm cột, làm kèo, làm cừ còn bền hơn sắt thép” [9, 454]. Tác giả đã xây dựng không gian làng quê rất đời thƣờng gắn với sự đổi thay của cuộc sống. Trong không gian ấy, Nguyễn Khải đã quan tâm những vấn đề nhân sinh, thế sự. Tác phẩm luôn đƣợc nhà văn đặt vào những không gian sinh hoạt đời thƣờng hàng ngày, đó là không gian để nhận vật sống nhân vật tự thể hiện mình trong đời thƣờng một cách chân thực nhất. Trong những không gian ấy con ngƣời của đời thƣờng đƣợc khắc họa chân thực với những cảm xúc những suy nghĩ riêng tƣ, những trăn trở những mối 40
- quan hệ phức tạp, thông qua đó nhà văn đã để cho các nhân vật tự bộc lộ mình một cách hồn nhiên và tự nhiên nhất. Nhƣ vậy không gian nghệ thuật chính là phƣơng tiện nghệ thuật, là cái cớ để nhà văn bộc lộ những chiêm nghiệm của mình về cuộc sống, những suy nghĩ của mình về số phận con ngƣời trƣớc sự đổi thay của thời cuộc. Không gian nông thôn hiện lên qua trang văn của Nguyễn Khải đa dạng, gắn với những cảnh đời, cuộc sống cụ thể. Với việc xây dựng không gian nghệ thuật phần nào đó cho độc giả cảm nhận đƣợc những mới mẻ trong việc quan sát, miêu tả rất chân thật của nhà văn. Đồng thời góp phần thể hiện rõ quan niệm triết lí sâu sắc của Nguyễn Khải qua mỗi tác phẩm. 41
- KẾT LUẬN Nguyễn Khải là một trong số những nhà văn – chiến sĩ tiêu biểu trong nền Văn học Việt Nam hiện đại. Ông có đóng góp lớn vào sự nghiệp đổi mới văn học dân tộc. Tuy không ở vào vị trí “ngƣời mở đƣờng tinh anh” nhƣng với những thành tựu nghệ thuật đã đạt đƣợc, ông xứng đáng là một trong những ngƣời tiên phong cho sự cách tân văn học thời kì đổi mới. Với hứng thú phân tích hiện thực, mọi biến cố sự kiện đất nƣớc đều đƣợc Nguyễn Khải phản ánh kịp thời trong trang văn của mình. Trƣớc 1985, bạn đọc biết đến Nguyễn Khải qua những tác phẩm viết về ngƣời lính, về nông thôn, về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhân vật văn học luôn xuất hiện ở thời điểm vinh quang, trong những không gian sử thi, không gian lý tƣởng. Sau 1985, hiện thực cuộc sống thay đổi, khi những trang văn là những trang đời, khi cuộc sống là những số phận, những mảnh đời nhỏ bé, bình dị, phẳng lặng thì ngòi bút Nguyễn Khải lại hƣớng vào tiếp cận đời sống từ cái nhìn thế sự, đời tƣ để khám phá ngóc ngách sâu kín của đời sống. Không gian nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Khải nói chung, truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985 nói riêng cũng có sự thay đổi rõ rệt. Không gian thiên nhiên, không gian gia đình, không gian xã hội hiện lên quen thuộc qua truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985. Từ những điểm nhìn cụ thể, những không gian ấy đƣợc phản ánh ở cự ly gần nhất, chân thực và thô mộc nhất. Mỗi không gian ấy luôn hàm chứa những triết luận sâu sắc của Nguyễn Khải và bộc lộ ý hƣớng về nhu cầu đối thoại của tác giả. Cũng chính vì thế, truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985 đã thể hiện rõ tinh thần dân chủ trong văn học thời kỳ đổi mới. Tái hiện mỗi không gian ấy, Nguyễn Khải đã giúp độc giả thế hệ sau mình hình dung đƣợc phần nào hiện thực đời sống đƣơng thời. Có thể khẳng 42
- định không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải chính là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên thành công cho tác phẩm. Hơn nửa thế kỉ cầm bút, miệt mài sáng tạo nghệ thuật, ông vẫn khiêm tốn tự cho cuộc đời mình chỉ là cuộc đời viết văn của một công chức nhƣng thực ra đó là cuộc đời của một con ngƣời không ngừng hƣớng tới sáng tạo và tự hoàn thiện mình. Những sáng tạo của Nguyễn Khải đã khẳng định vị trí và đóng góp lớn lao của ông trong sự phát triển của văn học Việt nam hiện đại. 43
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tạ Duy Anh (2008), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 2. Phan Cự Đệ (1978), Nhà văn Việt Nam 1945- 1975 (Tập 2), Nxb Giáo dục Hà Nội. 3. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục. 4. Nguyễn Văn Hạnh (1964), Vài ý kiến về tác phẩm của Nguyễn Khải, Tạp chí Văn học ( số 9). 5. Nguyễn Thị Huệ (1999), Cảm nhận về con người trong sáng tác của Nguyễn Khải những năm gần đây, in trong Nguyễn Khải tác gia tác phẩm, Nxb Giáo dục. 6. Lê Vũ Kỳ Hƣơng (2012), Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975, Luận văn thạc sĩ ngữ văn, Trƣờng ĐH Vinh. 7. Nguyễn Khải (1996), Tuyển tập Nguyễn Khải (Tập 1), Nxb Văn học, Hà Nội. 8. Nguyễn Khải (1996), Tuyển tập Nguyễn Khải (Tập 2), Nxb Văn học, Hà Nội. 9. Nguyễn Khải (1996), Tuyển tập Nguyễn Khải (Tập 3), Nxb Văn Học, Hà Nội. 10. Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hòa (1982), Phong cách học Tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 11. Nguyễn Văn Long (chủ biên), Nguyễn Thị Bình, Lã Thị Bắc Lí, Mai Thị Nhung, Trần Đăng Suyền (2012), Văn học Việt Nam hiện đại (Tập 2), Nxb Đại học Sƣ phạm Hà Nội. 12. Nguyễn Đăng Mạnh, (2000), Nhà văn Việt Nam hiện đại – chân dung và phong cách, Nxb Trẻ, TPHCM. 1
- 13. Chu Nga (1974), Đặc điểm ngòi bút hiện thực Nguyễn Khải, in trong Nguyễn Khải về tác gia, tác phẩm, Nxb Giáo dục. 14. Nguyễn Thị Tuyết Nga (2002), Tìm hiểu phong cách văn xuôi Nguyễn Khải, Luận án tiến sĩ, Viện Văn học. 15. Vƣơng Trí Nhàn (1996), Nguyễn Khải trong sự vận động của văn học cách mạng từ sau 1945, in trong Nguyễn Khải về tác gia, tác phẩm, Nxb Giáo dục. 16. Hoàng Phê chủ biên (1988), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội. 17. Trần Đình Sử chủ biên (2004), Giáo trình Lí luận Văn học (Tập 2), Nxb Đại Học SP Hà Nội. 18. Trần Đình Sử (chủ biên), La Khắc Hòa, Phan Huy Dũng, Lê Lựu Oanh (2011), Lí luận Văn học (Tập1), Nxb ĐHSP Hà Nội. 19. Trần Đình Sử (chủ biên), La Khắc Hòa, Phùng Ngọc Kiếm, Nguyễn Xuân Nam (2012), Lí luận Văn học (Tập 2), Nxb ĐHSP Hà Nội. 20. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại. Nxb Văn học. 21. Bích Thu (1997), Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải từ những năm tám mươi đến nay, in trong Nguyễn Khải về tác gia, tác phẩm, Nxb Giáo dục. 2