Khóa luận Không gian nghệ thuật trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài

pdf 62 trang thiennha21 16/04/2022 5020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Không gian nghệ thuật trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_khong_gian_nghe_thuat_trong_chuyen_cu_ha_noi_cua_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Không gian nghệ thuật trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== PHẠM THỊ NGÁT KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG CHUYỆN CŨ HÀ NỘI CỦA TÔ HOÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. LA NGUYỆT ANH HÀ NỘI – 2016
  2. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình triển khai khóa luận tôi nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn của tiến sĩ La Nguyệt Anh, các thầy cô trong Tổ Bộ môn văn học Việt Nam. Nhân khóa luận hoàn thành tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Tiến sĩ, giảng viên La Nguyệt Anh, cùng toàn thể thầy, cô giáo. Do khuôn khổ thời gian có hạn, năng lực nghiên cứu của bản thân còn hạn chế, chắc chắn không tránh khỏi sự thiếu sót, tôi mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô cùng toàn thể bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2016 TÁC GIẢ PHẠM THỊ NGÁT
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: 1. Khóa luận Không gian nghệ thuật trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài là công trình nghiên cứu của của riêng tôi, có tham khảo ý kiến của những người đi trước. Dưới sự hướng dẫn khoa học trực tiếp của Tiến sĩ, giảng viên La Nguyệt Anh. 2. Khóa luận không sao chép từ một tài liệu, công trình có sẵn nào. Hà Nội, ngày11 tháng 5 năm 2016 Tác giả khóa luận PHẠM THỊ NGÁT
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 4. Mục đích nghiên cứu 4 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 6. Phương pháp nghiên cứu 5 7. Đóng góp của khóa luận 5 8. Cấu trúc khóa luận 5 NỘI DUNG 6 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 6 1.1. Những vấn đề lí luận 6 1.1.1. Khái niệm không gian và không gian nghệ thuật 6 1.1.1.1. Khái niệm không gian 6 1.1.1.2. Không gian nghệ thuật 6 1.1.2. Các hình thức tồn tại của không gian nghệ thuật 7 1.1.2.1. Không gian nghệ thuật trong văn học dân gian 7 1.1.2.2. Không gian nghệ thuật trong văn học viết trung đại 8 1.1.2.3. Không gian trong văn học hiện đại 8 1.2. Giới thiệu chung về nhà văn Tô Hoài 9 1.2.1. Tác giả Tô Hoài 9 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác 11 1.3. Tô Hoài với tác phẩm Chuyện cũ Hà Nội 15 1.3.1. Tô Hoài với đề tài Hà Nội 15 1.3.2. Chuyện cũ Hà Nội - tập kí sự độc đáo 17
  5. Chương 2. NHỮNG KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT ĐẶC TRƯNG TRONG CHUYỆN CŨ HÀ NỘI CỦA TÔ HOÀI 19 2.1. Không gian nội đô Hà Nội 19 2.1.1. Không gian sinh thái nội đô 19 2.1.2. Không gian sinh hoạt, phong tục nội đô 20 2.1.3. Không gian văn hóa phố nghề 32 2.2. Không gian ngọai đô Hà Nội 36 2.2.1. Không gian sinh thái ngoại đô 36 2.2.2. Không gian sinh hoạt, phong tục ngoại đô 41 2.2.3. Không gian văn hóa làng nghề 50 KẾT LUẬN 53 TƯ LIỆU THAM KHẢO
  6. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Tô Hoài một cây bút văn xuôi quan trọng trong nền văn học Việt Nam, là một trong số những nhà văn có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại. Đánh giá về sự nghiệp của nhà văn Tô Hoài, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nói: “Tô Hoài là một nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại, người có 95 tuổi đời nhưng đã có 70 năm đóng góp cho văn học. Ông là nhà văn chuyên nghiệp, bền bỉ sáng tác và có tác phẩm đồ sộ. Ông cũng nổi tiếng từ rất sớm với tác phẩm. Dế mèn phưu lưu ký. Văn chương của ông hướng về cuộc đời, số phận con người lấm láp đời thường. Ông ra đi vì tuổi đời nhưng văn chương của ông vẫn còn nguyên giá trị.” 1.2. Hà Nội mảnh đất “phồn hoa đô hội”, “nghìn năm văn hiến” đã đi vào từ lịch sử đến thơ ca in đấu ấn trên nhiều phương diện từ văn hóa vật chất đến văn hóa tinh thần. Đề tài về Hà Nội đã từng được viết bởi được nhà văn Nguyễn Tuân với những nét hào hoa, một Hà Nội nhiều màu sắc tươi mát, lãng mạn của Vũ Bằng với “mùa xuân của Hà Nội là mùa xuân có mưa liêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh” hay một Hà Nội của Thạch Lam với những món ăn tinh tế, những kí ức ấm áp ngày tết, với đêm đông, gió lạnh Riêng đối với Tô Hoài từ một cách nghe, cách cảm xúc một cách nhìn, gương mặt, tâm hồn của những con người Hà Nội xưa, đã chạm vào tầng sâu của đời sống con người, trải qua những năm tháng tích lũy vốn sống, kinh nghiệm, Tô Hoài đã tạo nên những nhận thức mới về mảnh đất Thăng Long xưa qua không gian thật đặc sắc và ấn tượng. 1.3. Sáng tác của Tô Hoài rất phong phú trên nhiều lĩnh vực. Ông viết truyện ngắn bút kí, tiểu thuyết, lí luận, viết kinh nghiệm sáng tác và viết cho thiếu nhi.Tô Hoài là người hiểu biết rộng, sự hiểu biết của ông bao trùm nhiều 1
  7. mặt của xã hội. Đối với đề tài về Hà Nội ông đã để lại một dấu ấn thật đặc biệt trong mắt bạn đọc, là người Hà Nội mảnh đất và con người nơi đây đã tạo cảm hứng và định hướng nghệ thuật cho nhà văn từ những ngày đầu cầm bút. Cho đến hôm nay, khi Tô Hoài đã mất nhưng dấu ấn mà Hà Nội được thể hiện qua trang viết của Tô Hài vẫn còn nguyên giá trị. Sức hấp dẫn về sáng tác của Tô Hoài nói chung và tác phẩm Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài nói riêng đã thôi thúc em lựa chon đề tài Không gian nghệ thuật trong Chuyện cũ Hà Nội. Trên cơ sở khám phá Không gian nghệ thuật tập kí sự đặc biệt của nhà văn là một việc cần thiết góp phần vào gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của mảnh đất Thăng Long xưa, và đồng thời làm rõ hơn nghệ thuật văn chương của một cây bút giàu nội lực với nhiều tâm huyết của nền văn học Việt Nam hiện đại. 2. Lịch sử vấn đề Việc nghiên cứu về không gian nghệ thuật một cách có ý thức chỉ xuất hiện từ sau khi có thi pháp học hiện đại được các nhà nghiên cứu giới thiệu và vận dụng phổ biến ở Việt Nam. Trong khuôn khổ của một khóa luận chúng tôi cố gắng tìm hiểu những ý kiến của các nhà nghiên cứu về vấn đề không gian nghệ thuật nói chung. Bên cạnh Dế mèn phưu lưu ký và những trang văn viết cho thiếu nhi, bút ký , Tô Hoài có một kho báu văn chương về Hà Nội – Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nói “nhờ ông, một người chưa biết về Hà Nội chỉ đọc riêng các sách của ông về chốn kinh thành này thôi đã đủ để hiểu Hà Nội là gì và Kẻ Chợ là thế nào” Nhà văn Hoàng Việt nhận xét: “nói đến Tô Hoài, người ta nghĩ đến một nhà văn có chất riêng của người Hà Nội, sống với Hà Nội, gắn bó với Hà Nội và viết về Hà Nội. Ông thuộc rất nhiều ca dao tục ngữ, truyền thuyết dân gian, những câu chuyện kể rất bình thường, về con người Hà Nội, cuộc sống 2
  8. Hà Nội. Có thể nói trong ông có một kho tàng bách khoa về cuộc sống và con người Hà Nội”. Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến – Hội viên hội nhà văn Hà Nội nói: “bản lĩnh và phẩm chất văn chương của Tô Hoài đã thuyết phục được nhiều người, nhiều thế hệ với hàng trăm tác phẩm văn học đã làm rạng rỡ tên tuổi ông và là niềm tự hào của văn hóa Thăng Long - Hà Nội” Trong giới cầm bút ông nổi tiếng là người đi nhiều, để rồi sau những chuyến đi ấy, ông lại trở về với thành phố thân yêu của mình. Trong lòng Hà Nội, Tô Hoài sống với gia đình bạn bè, cũng trong lòng xã hội đóTô Hoài trở về với thế giới sáng tác. Đến nay Tô Hoài đã đi xa, nhưng văn chương của ông, những con chữ trên trang sách của ông vẫn tiếp tục cuộc hành trình lâu dài cùng người đọc. Riêng về Hà Nội, ông có cả chục tập sách trong đó không thể không nhắc tới Chuyện cũ Hà Nội, và nếu như có dịp đặt chúng bên nhau, độc giả sẽ nhận ra nét đặc biệt trong tình yêu của nhà văn với vùng đất địa linh nhân kiệt. Đọc các sáng tác của Tô Hoài - một người con Hà Nội, để hiểu Hà Nội hơn, yêu Hà Nội hơn. Trong lời giới thiệu về Chuyện cũ Hà Nội, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc khẳng định: “Có thể coi đó là một thứ Vũ trung tùy bút thời hiện đại, vì với những mẩu chuyện không dài, Tô Hoài với tư cách là một nhân chứng đã ghi lại muôn mặt đời thường của cái Hà Nội thời thuộc Tây. Tuy mới qua sáu bảy chục năm mà dường như không mấy ai nhớ nữa, thậm chí đã trở thành chuyện đời xưa”. Hay theo Vương Trí Nhàn thì tác giả viết về Hà Nội thật là nhiều. Song có lẽ chỉ có Tô Hoài là mang lại được cái chất riêng của vùng đất mà mình đã từ đó trưởng thành. Và giữ được cái chất đó, trong suốt cuộc đời cầm bút. Trong sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài, tác phẩm Chuyện cũ Hà Nội có vai trò quan trọng. Tác phẩm này đã được Uỷ ban nhân thành phố Hà Nội 3
  9. tặng giải thưởng Thăng Long năm 1997- 1998 và coi đó là một tập kí sự đặc biệt có giá trị về Hà Nội trong khoảng chục năm trở lại đây. Đúng là chuyện cũ, chuyện của những ngày tháng thuộc địa với cái đời sống mệt mỏi, song không nhạt hay lạc lõng với bạn đọc ngày hôm nay. Bởi nó không chỉ là một tập kí sự mà còn được đánh giá như một cuốn biên khảo về văn hóa, phong tục tập quán, hội hè đình đám và thậm chí là công trình nghiên cứu về xã hội học. Cho đến nay, có rất nhiều những công trình nghiên cứu về tác giả Tô Hoài, nhưng vấn đề Không gian trong văn ông thì rất ít hầu như chưa có gì là hệ thống sâu sắc. Chỉ có một vài ý kiến của các nhà phê bình được nằm rải rác trong các công trình nghiên cứu mang tính chất khái quát, giới thiệu, mà chưa thực sư đi vào nghiên cứu chuyên biệt. Người ta chú ý nghiên cứu tìm hiểu về thân thế sự nghiệp Tô Hoài sự biểu hiện cảm quan hiện thực qua các tác phẩm của ông. Tuy nhiên dù ít, dù nhiều những công trình nghiên cứu cùng với tìm hiểu về cuộc đời nhà văn, bài viết về Không gian có tính chất lí luận mở đường, định hướng cho đề tài chúng tôi. Trên cơ sở ấy cùng nghiên cứu về con người, sự nghiệp, nhất là khám phá Không gian nghệ thuật trong Chuyện cũ Hà Nội chúng tôi sẽ làm nổi bật nét độc đáo sáng tạo và phong cách sáng tác của nhà văn Tô Hoài. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu Không gian nghệ thuật trong Chuyện cũ Hà Nội của nhà văn Tô Hoài. Qua tìm hiểu về Không gian nghệ thuật trong Chuyện cũ Hà Nội sẽ làm nổi bật nên nét độc đáo trong phong cách nghê thuật của nhà văn. 4. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở thống kê phân lọai so sánh hướng tới mục đích tìm hiểu một cách cụ thể về “Không gian nghệ thuật trong Chuyện cũ Hà Nội ” của nhà văn Tô Hoài. 4
  10. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng là tập Chuyện cũ Hà Nội của nhà văn Tô Hoài gồm 114 chuyện. Phạm vi nghiên cứu là Không gian nghệ thuật trong Chuyện cũ Hà Nội. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên cơ sở kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu Phương pháp thống kê phân loại. Phương pháp phân tích. Phương pháp nghiên cứu liên nghành. Phương pháp so sánh đối chiếu. 7. Đóng góp của khóa luận Tìm hiểu Không gian nghệ thuật trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài nhằm làm nổi bật phong cách sáng tác nghệ thuật cũng như những đóng góp của Tô Hoài nói chung về đề tài Hà Nội. 8. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và tư tiệu tham khảo, phần nội dung chính của khóa luận gồm hai chương chính: Chương 1: Những vấn đề chung. Chương 2: Những không gian nghệ thuật trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài 5
  11. NỘI DUNG Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Những vấn đề lí luận 1.1.1. Khái niệm không gian và không gian nghệ thuật 1.1.1.1. Khái niệm không gian Không gian là một khái niệm thuộc phạm trù triết học, là hình thức tồn tại của vật chất. Trong cuộc sống không có gì có thể tồn tại ngoài không gian và thời gian. Con người luôn phải tồn tại thể hiện tính xác định của mình trong thế giới khách thể lớn đó một chiều không gian và một chiều thời gian. Không gian là một định lượng có thể xác định quá trình tồn tại vận động và phát triển của mọi sự vật, sự việc trong thế giới tự nhiên. Không gian là hình thức tồn tại cơ bản của thế giới vật chất. Trong cuốn Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê đã cắt nghĩa, lí giải về không gian “Không gian là khoảng không bao trùm lên tất cả sự vật hiện tượng xung quanh đời sống con người” . 1.1.1.2. Không gian nghệ thuật Để hiểu được khái niệm không gian nghệ thuật một cách cơ bản và khái quát chúng tôi xin được viện dẫn cách hiểu của Lê Bá Hán trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật, thể hiện tính chỉnh thể của nó”. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn , diễn ra trong trường nhìn nhất định , qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quán tính của nó: Cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài, tạo thành viễn cảnh nghệ thuật. Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian, nên mang tính chủ quan. 6
  12. 1.1.2. Các hình thức không gian nghệ thuật trong văn học 1.1.2.1. Không gian nghệ thuật trong văn học dân gian. Đặc điểm chung trong sáng tác văn học dân gian là ba giới, ba tầng, ba cõi: thượng giới, trần gian, và địa ngục, với thần linh, người, ma quỷ.Ở đó, con người có thể tự do đi lại trong ba cõi mà ít gặp sự trở ngại nào. Đó chính là tính chất tôn giáo trong văn học dân gian. Không gian thần thoại: Không gian có tính chất đặc thù là tính nguyên sơ hoang dã, không gian vũ trụ là cõi hồng hoang âm u, lạnh lẽo vắng bóng con người, “ban ngàylà một cõi hỗn độn mờ mịt, tối tăm, lạnh lẽo. Từ cõi hỗn độn ấy, thần Trụ Trời xuất hiện, ông lấy đầu đội trời cao lên và dùng chân đạp đất xuống thấp” (Thần Trụ trời). Không gian sử thi: Đó là không gian mang tính chất thần thoại, hư ảo, kì diệu, không gian thay đổi theo ý thức của thần linh, xong không gian mang tính địa vực. Trong Iliat và ôđixê của Home nổi bật lên là không gian của các hòn đảo, không gian của các chiến trường rộn lớn, trời đất bao la Không gian trong truyện cổ tích: Là sự say đắm trong những giấc mơ ngọt ngào của người xưa, là ước mơ về một cuộc sống ấm no, không còn những áp bức bất công. Bởi thế không gian ở đây có đặc tính là ít tính chống đối của môi trường vật chất - tính siêu dẫn của không gian. Ở đó con người có thể tự do hoạt động tự do di chuyển mà không gặp trở ngại và luôn có sự giúp đỡ của lực lượng thần kì, siêu nhiên. Không gian trong ca dao: ca dao là tiếng nói chân thật của tình cảm, của những người lao động, là cây đàn muôn điệu, là dòng sữa trong lành nuôi ta khôn lớn. Không gian trong ca dao là không gian sinh hoạt không gian lao động của con người. 7
  13. 1.1.2.2. Không gian nghệ thuật trong văn học viết trung đại. Trung đại là một phạm trù văn học lớn, sự đa dạng của không gian nghệ thuật trong các thể loại với các tác giả khác nhau. Nét chung của không gian nghệ thuật là không gian vũ trụ, gắn liền với tính bất biến của không gian. Không gian vũ trụ được tạo nên từ nhật, nguyệt, mây, sao, sông, núi, chim, muông, cây cỏ. Con người tìm về thiên nhiên vũ trụ như tìm về nguồn cội (Trần Đình Sử). Bên cạnh đó không gian cũng mang tính nhàn tản, thoát tục, gợi lên cuộc sống bình dị thanh nhàn của con người trong thế giới tự nhiên như bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm, và không gian nhgệ thuật cũng mang tính chất ước lệ tượng trưng có thế giới và nó có sự đối lập không gian cố hương với tha hương, hay đồng quê ngọt ngào với xa lạ lạnh lùng. Theo dòng chảy của thời gian thì không gian trong văn học viết trung đại cũng được “trần tục hóa”,trong thơ của bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương đã miêu tả được những địa danh trong cảm quan “văn hóa phồn thực” hay “thế tục hóa” trong thơ của Nguyễn Khuyến với không gian làng quê yên tĩnh, cùng những cảnh phố xá, cao lâu buôn bán chợ búa 1.1.2.3. Không gian trong văn học hiện đại. Sự đổi thay trong quan niệm cá nhân, xã hội, không gian nghệ thuật trong văn học đã thay đổi. Bên cạnh kế thừa các kiểu không gian nghệ thuật trên, ở giai đoạn này không gian nghệ thuật phong phú và đa dạng hơn. Đến với các tác giả văn học hiện đại không không gian nghệ thuật mang tính khái quát cao, phạm vi phản ánh rộng lớn. Đó là không gian xã hội, không gian con người phải vật lộn với cuộc sống đầy sóng gió. Không gian nghệ thuật mang tính cá nhân trong thời đại này cũng phản ánh cuộc sống, số phận từng các nhân trong mối quan hệ hữu cơ với cuộc sống vì vậy không gian cũng mang đậm dấu ấn cá nhân như trong phong trào thơ Mới chúng ta thấyđó không gian nhỏ hẹp, quẩn quanh, bế tắc thường gằn liền với tình yêu và nỗi 8
  14. buồn. Với Chế Lan Viên là không gian nghệ thuật đầy hư ảo mộng mị, ma quái kinh dị, với những máu, tủy, sọ người cùng những tiếng rên than hay lạc vào không gian chốn quê bình yên thơ mộngtrong thơ Nguyễn Bính với giậu mồng tơi, đàn bướm lượn vòng. “Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay/ Hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy”. Không gian nghệ thuật trở về gần hơn với cuộc sống con người lao động, số phận kém may mắn. Con người hiện lên với vai trò là nhân vật trung tâm của bức tranh cuộc sống, bám sâu vào hiện thực để phản ánh chân thực những nỗi khổ nhọc nhằn vất vả của con người trên hành trình mưu sinh (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu). Tóm lại không gian nghệ thuật là một phạm trù lớn có vị trí quan trọng trong việc thể hiện tính cách nhân vật, tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Đó là một phạm trù quan trọng của thi pháp học, là phương tiện chiếm lĩnh đời sống bằng hình tượng nghệ thuật về cuộc sống. Không gian nghệ thuật góp phần thể hiện quan điểm nghệ thuật của mỗi nhà văn. Không gian nghệ thuật luôn có sự biến đổi theo dòng chảy của văn học. Xong chỉ đến với văn học hiện đại không gian mới gần gũi với cuộc sống của cá nhân con người, đi sâu phản ánh hiện thực cuộc sống với những nỗi vất vả nhọc nhằn, không gian nghệ thuật được cá thể hóa. 1.2. Giới thiệu chung về nhà văn Tô Hoài 1.2.1. Tác giả Tô Hoài Tô Hoài một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Ông tên thật là Nguyễn Sen, sinh ngày 27 tháng 9 năm 1920 trong một gia đình thợ thủ công nghèo tại quê ngoại làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy Hà Nội. Quê nội tác giả ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Ông có nhiều bút danh như: Mai Trang, Mắt Biển, Thái Yên, Vũ Đột Kích, Duy Phương, 9
  15. Hồng Hoa bút danh được ông tâm đắc nhất và rất quen thuộc với độc giả là Tô Hoài. Cái tên mà tác giả đã mượn con sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức làm nên bút danh cho mình. Xuất thân trong một gia đình thợ thủ công nghèo, Tô Hoài chỉ được học hết bậc tiểu học rồi sớm trở thành anh thợ cửi, sau đó phải kiếm sống bằng nhiều nghề: bán hàng, dạy học, kế toán, coi kho và từng trải qua những ngày thất nghiệp tủi nhục không một đồng xu dính túi. Có thể nói sinh ra và lớn lên ở vùng quê mang những đặc điểm nổi bật với những làng nghề thủ công truyền thống. Những không gian hiện thực của quê hương làng nghề chính là chất liệu hết sức quý báu mà sau này đã in đậm trên từng trang viết của ông. Tô Hoài đến với nghề văn hết sức tự nhiên bằng một số bài thơ lãng mạn. Ông sớm nhận ra đây không phải là mảnh đất “canh tác” của mình và nhanh chóng chuyển sang “cánh đồng ” văn xuôi. Ở đây, ông đã phát huy triệt để năng khiếu và sở trường của mình. Tác phẩm đầu tay của Tô Hoài là Nước lên (1940), Giăng thề (1941), Dế mèn phưu lưu ký (1941), O chuột (1942). Trong đó Dế mèn phưu lưu ký được bạn đọc chú ý hơn cả. Tô Hoài sớm tham gia hoạt động chính trị. Trước cách mạng tháng Tám, thời kỳ Mặt trận Dân chủ, ông đã tích cực tham gia phong trào Ái hữu thợ dệt ở Hà Đông và Thanh niên dân chủ ở Hà Nội. Năm 1943, Tô Hoài tham gia Hội Văn hóa cứu quốc, hoạt động tuyên truyền Việt minh, viết báo bí mật. Sau cách mạng tháng Tám 1945, Tô Hoài làm báo cứu quốc - cơ quan của tổng bộ Việt Minh. Ông đi vào mặt trận phía nam, tới Tuy Hòa, Nha Trang, lên chiến trường Tây Nguyên rồi xuống mặt trận An Khê. Tháng 10 năm 1946 ông được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng Sản. Kháng chiến toàn quốc, Tô Hoài lên Việt Bắc tiếp tục làm báo, sau đó ông công tác tại Hội văn nghệ Việt Nam. Năm 1949 ông tham gia chiến dịch sông Thao. 10
  16. Năm 1950, ông lại đi chiến dịch Biên Giới. Năm 1952, ông theo bộ đội chủ lực tiến vào giải phóng Tây Bắc. Những chuyến đi ấy đã giúp ông trưởng thành về mặt tư tưởng và tạo cho ông vốn sống phong phú. Năm 1957 trong Đại hội thành lập Hội Nhà văn Việt Nam , ông được bầu làm Tổng thư kí Hội nhà văn, từ năm 1958 là phó Tổng thư kí. Ông liên tục tham gia ban chấp hành Hội nhà văn đến năm 1980, ông còn là ủy viên Đoàn chủ tịch Uỷ ban Liên hiệp văn học nghệ thuật, từng làm Gám đốc Nhà xuất bản Hội nhà văn và Bí thư Đảng đoàn Hội Nhà văn. Trong một thời gian dài từ năm 1969 đến 1996 ông giữ chức Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội. Vì thế sau cách mạng tháng Tám khi mà còn nhiều nhà văn còn đang lúng túng nhận đường thì Tô Hoài đã lần lượt cho ra mắt bạn đọc hàng loạt tác phẩm có giá trị và trong đó chúng ta không thể không nhắc tới “Chuyện cũ Hà Nội”. Những thăng trầm và biến cố cuộc đời từng trải của một con người sống gần trọn một thế kỉ luôn lao động cần mẫn và bề bỉ ông đã để lại cho bạn đọc những tác phẩm vô cùng ý nghĩa và sâu sắc khiến cho người đọc phải suy ngẫm. 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác Nhìn lại toàn bộ cuộc đời văn học của Tô Hoài, Giáo sư Phong Lê từng khẳng định rằng: “Tô Hoài là một trong những tác gia lớn nhất của thế kỉ XX. Ông thuộc thế hệ vàng mà tôi quan niện thế hệ sinh năm 20, từ năm 1920 thuộc về trước. Đó là thế hệ vàng của văn chương hiện đại, làm nên ngoạn mục nhất của văn học thế kỉ 20 - làm nên mùa màng 1903-1945, cùng với Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Xuân Diệu, Huy Cận. Ông cũng là người hiếm hoi nhất còn lại của thế hệ ấy, cùng với nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh”. 11
  17. Tô Hoài được biết đến trong dư luận xã hội như một nhà văn thân thuộc của nhiều thế hệ bạn đọc nhất là trẻ em. Kể từ khi cho ra đời những tác phẩm đầu tiên đến nay, ông đã có quá trình hơn 70 năm cầm bút: Tuổi viết hiếm có rất đáng nể trọng. Nhà văn lão thành Tô Hoài có vị trí đặc biệt trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông từng cầm bút và nổi danh trước năm 1945, nhưng hầu như sự nghiệp văn học chủ yếu lại được khẳng định trong vòng 55 năm dưới chế độ cách mạng. Với khối lượng tác phẩm đồ sộ gồm đủ các thể lọai: Truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, hồi kí, bút kí Trong đó có nhiều tác phẩm đặc sắc. Tô Hoài xứng đáng được coi là cây bút văn xuôi lực lưỡng bậc nhất có nhiều đóng góp quan trọng vào tiến trình văn học mới. Ông là nhà văn có bản lĩnh nghệ thuật vững vàng, nêu cao tấm gương lao động cần mẫn, bền bỉ và giàu sáng tạo. Tô Hoài vào nghề bằng truyện ngắn Nước Lên (1940). Cho đến nay đã ra đi nhưng 70 năm cầm bút ông đã để lại trên 160 đầu sách. Đây là con số mà không phải nhà văn nào cũng đạt được. Hành trình sáng tác của Tô Hoài được chia làm hai giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Tám. Mỗi chặng đường sáng tác Tô Hoài có những thành tựu nổi bật riêng nhưng tựu trung lại, vẫn viết chủ yếu về hai vùng đề tài lớn là Hà Nội và miền núi, vẫn thống nhất trong một cảm quan hiện thực đời thường và một nghệ thuật thể hiện mang đậm phong cách tác giả. Trước cách mạng 1945: Đối tượng trong sáng tác của Tô Hoài giai đoạn này là loài vật và cuộc sống, con người ở vùng quê nghèo làm nghề thủ công ở ven thành. Truyện về loài vật: Dế mèn phưu lưu ký, Một cuộc bể dâu, Dê và lợn, Ba an em, Võ sĩ bọ ngựa, Đám cưới chuột, Trê và cóc. Mỗi truyện viết về loài vật Tô Hoài đã phản chiếu những cá tính, những phẩm chất và thói tật, những tốt - xấu, dở - hay trong trạng thái tự nhiên của con người. 12
  18. Truyện về vùng quê ven thành: Trước cách mạng Tô Hoài viết về vùng quê làng Nghĩa Đô và các khu vực lân cận như Bưởi, Trích Sài,Thụy Khê, Võng Thị ở đó có cuộc đời của những người nông dân, thợ thủ công lam lũ. Ông khác với những nhà văn hiện thực đương thời , không đề cập đến những ,mâu thuẫn giai cấp sục sôi, quyết liệt, nhưng không xây dựng những hình tượng điển hình, nông dân và địa chủ, Tô Hoài viết về những chuyện đời thường với những con người thật bình thường, con người ít bị đẩy tới tận cùng của những bi thương sầu thảm. Con người trong sáng tác của ông có nỗi khổ đau, có niềm bất hạnh, thậm chí có cả con người tha hóa trong mỗi con người, cái phần “thiên lương” vẫn còn tiềm ẩn: Nhà nghèo, Quê người, Ông cúm bà co Sau cách mạng 1945: Không chỉ tiếp tục viết về đề tài Hà Nội Tô Hoài còn sáng tác về đề tài miền núi và đã gặt hái được những thành tựu đáng kể Tô Hoài tiếp tục viết về Hà Nội nhưng có sự mở rộng không gian nghệ thuật: không gian ngoại đô và không gian nội đô Hà Nội. Trong đó nhiều tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc và đến nay vẫn còn nguyên giá trị sâu sắc: Mười năm (tiểu thuyết - 1958), Quê nhà (tiểu thuyết- 1980), Những ngõ phố, người đường phố (tiểu thuyết - 1982), Chuyện cũ Hà Nội (truyện -1998), Người ven thành (Tập truyện -1972) Ở đề tài miền núi: Chính đề tài miền núi đã đem đến nhiều vinh quang cho sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài, mở ra một chặng đường mới cho văn học viết về đề tài miền núi. Cách mạng tháng Tám thành công mở ra một chặng đường mới cho ngòi bút của Tô Hoài. Ông có điều kiện thâm nhập vào cuộc sống của đồng bào dân tộc miền núi, sống nhiều cùng với đồng bào dân tộc Tày, Dao ở Việt Bắc; Mường, Thái,Mông ở Tây Bắc cảm quan hiện thực đời thường khiến Tô Hoài am hiểu nhanh chóng và sâu sắc phong tục, phong cách sinh hoạt của các đồng bào dân tộc nơi đây. Tiêu biểu với hàng loạt các 13
  19. tác phẩm như: Núi cứu quốc (tập truyện - 1948), Truyện Tây Bắc (Tập truyện - 1953), Miền tây (tiểu thuyết - 1967), Lên Sùng Đô (bút kí Họ hàng ở Phìn Sa (tiểu thuyết -1984), Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (Tiểu thuyết - 1971). Tác phẩm của ông đã tạo nên sự đối sánh giữa hai cuộc đời cũ - mới trên chất liệu những phong tục, những cảnh sinh hoạt hàng ngày với những tập tục tồn tại lâu đời trong đời sống sinh hoạt của các dân tộc mền núi. Từ đó nhà văn khai thác triệt để, để tạo dấu ấn riêng trên từng trang sách của mình. Sáng tác cho thiếu nhi cũng là một trong những đề tài khá phong phú mà tác giả Tô Hoài đã dành một khối lượng tác phẩm lớn tiêu biểu nhất là Dế mèn phưu lưu kí một trong những tác phẩm đặc sắc và được dịch ra nhiều thứ tiếng, ngoài ra còn có Con mèo lười, Cá đi ăn thề, Đàn chim gáy, Chim chích lạc rừng,Cậu miu, Vừ A Dính (195 ), Kim Đồng (196 ), Đảo Hoang (Tiểu thuyết-1980), Chuyện Nỏ Thần (tiểu thuyết - 1984), Nhà Chử (tiểu thuyết- 1985), tuyển tập văn học thiếu nhi (truyện - 2 tập - 1999). Đề tài cá nhân trong các hồi kí và tự truyện. Trong sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài, hồi kí là thể loại in đậm phong cách nghệ thuật của tác giả.với các tác phẩm như: Cỏ Dại, Tự truyện, Cát bụi chân ai, Chiều chiều những kỉ niệm vui buồn được hiện lên qua nhiều cung bậc trong sự tồn tại khách quan qua lăng kính cảm quan đời thường của nhà văn. Ngoài những đề tài trên Tô Hoài còn có một số tác phẩm lí luận, kinh nghiệm sáng tác: Một số kinh nghiệm viết văn của tôi (1959), Người bạn đọc ấy (1963), Sổ tay viết văn (1977), Nghệ thuật và phương pháp viết văn (1997) Với gia tài đồ sộ của mình, cho đến nay Tô Hoài là nhà viết văn xuôi có tác phẩm nhiều nhất trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Hơn nửa thế kỉ sáng tác không biết mệt mỏi, ông đã dành toàn bộ tâm huyết, sức lực của mình cho nghệ thuật. Mỗi chặng đường sáng tác của Tô Hoài đều gắn với 14
  20. những chặng đường lịch sử của xã hội Việt Nam. Trong hành trình dằng dặc ấy, Tô Hoài đã tìm cho mình một con đường thể hiện riêng, một giọng điệu riêng, một phong cách nghệ thuật riêng, Tô Hoài là nhà văn của người thường của chuyện thường, của đời thường. Ông là cây bút lớn trong nền văn học Việt Nam. Những tác phẩm được giải thưởng của nhà văn: Truyện Tây Bắc - Giải nhất tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam năm 1960; Miền Tây - Giải thưởng Bông Sen vàng của Hội Nhà văn Á- Phi năm 1970; Quê nhà - Giải A của Hội Văn nghệ Hà Nội năm 1980; Chuyện cũ Hà Nội - Giải Thăng Long năm 1998 - 1998. Với nhiều đóng góp cho nền văn học nghệ thuật nước nhà. Ông là một trong mười bốn nhà văn nhận giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1, năm 1996. 1.3. Tô Hoài với tác phẩm Chuyện cũ Hà Nội 1.3.1. Tô Hoài với đề tài Hà Nội Cùng với những đề tài về miền núi hay đề tài viết cho thiếu nhi thì nhà văn Tô Hoài cũng dành nhiều trang viết của mình về Hà Nội bằng một tình yêu của một người Hà Nội, với cái nhìn đầy hiện thực đời thường qua chính cuộc sống mà nhà văn đã từng trải qua. Điều ấy đã mang lại vinh quang cho sự nghiệp sáng tác của ông. Ông viết bằng tất cả những gì chân thực nhất từ lòng mình qua một loạt những sáng tác về Hà Nội bạn đọc có thể thấy được Hà Nội qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, một mảnh đất “quần ngư tranh thực” được tái hiện rõ nét. Nếu trước Cách mạng Tô Hoài chỉ viết về những “chuyện trong làng và trong nhà, những cảnh và người của một vùng công nghệ đương xa sút, nghèo khó” thì sau Cách mạng nhà văn mở rộng không gian và thời gian phản ánh, Tô Hoài không chỉ viết về vùng “Kẻ Bưởi” mà còn viết về Hà Nội với “Băm sáu phố phường”, không chỉ viết về cuộc sống hiện tại mà còn đi ngược dòng 15
  21. lịch sử viết về những năm tháng cuối thế kỉ XX trong thời kì thực dân pháp xâm lước nước ta (tập truyện Người ven thành, tiểu thuyết quê nhà) tái hiện thời kì đau thương nhưng vô cùng oanh liệt của dân tộc ta từ 1935 đến 1945 (tiểu thuyết Mười năm), thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội (tiểu thuyết Những ngõ phố, người đường phố, truyện ngắn Phố ) và gần đây muôn chuyện đời thường ở Hà Nội được tác giả tái hiện phản ánh trong “Chuyện cũ Hà Nội” Như vậy sau Cách mạng viết về Hà Nội Tô Hoài đã có cái nhìn về chiều dài lịch sử. Do đó qua muôn chuyện đời thường, nhiều biến cố của đời sống xã hội đã được hiện diện trong các sáng tác của Tô Hoài. Viết về Hà Nội, bộ ba tiểu thuyết Quê Người (1941), Mười Năm (1958), Quê Nhà (1980) đã tạo sự nhất quán về tiến trình lịch sử Hà Nội qua hơn 50 năm từ cuối thế kỉ XIX đến 1945. Tiểu thuyết Quê Nhà viết về thời kì cuối thế kỉ XIX - thời kì thực dân Pháp đặt chân lên đất Hà thành. Trong tình thế nước sôi lửa bỏng, khi các cuộc kháng cự của triều đình thất bại, quần chúng nhân dân nhất tề nổi dậy đánh đuổi giặc ngoại xâm. Từ vùng Ba Trại, chân núi Ba Vì đến Kẻ Chợ, từ già đến trẻ, từ nam đến nữ, dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh Xuất rồi thủ lĩnh Nghĩa, nhân dân sôi sục tham gia đánh giặc giữ đất, giữ làng. Trong tác phẩm này hai nhân vật chính được tác giả dày công xây dựng là bà Xuất vợ góa thủ lĩnh Xuất và Nghĩa - cô con gái Ba Trại đóng giả trai, nén nỗi đau riêng quyết đứng lên bước tiếp con đường mà người đi trước. Tiểu thuyết Mười Năm phản ánh một thời kì lịch sử của dân tộc - thời kì mặt trận dân chủ, tiếp đến đại chiến thế giới lần thứ hai, rồi nạn đói hoành hoành cướp đi hơn hai triệu người dân. Cũng trong thời kì đau thương đó, những người nông dân, những người thợ thủ công nghèo đã đến với cách mạng. Mặc dù có những hạn chế nhất định nhưng lòng nhiệt tình tham gia phong trào của nhóm thanh niên làng Nha như Lê, Lạp, Trung, Ba đã được khẳng định. Đây là mọi nhân tố khơi nguồn cho quần chúng đến với cách mạng. 16
  22. Và những năm gần đây, Tô Hoài trở về với “muôn mặt đời thường” qua Chuyện cũ Hà Nội. Chuyện cũ Hà Nội là một tập kí sự đặc sắc được vinh dự nhận giải thưởng Thăng Long 1997 - 1998. Tập kí sự có 114 bài ghi lại muôn mặt đời thường của Hà Nội. Từ cảnh chợ thuê mướn, mua bán những thân phận nghèo hèn ở Phố Mới (Phố Mới), chuyện đi tù rượu trong chuyện (Bắt Rượu), chuyện phạt xe đạp trong (Cái xe đạp), chuyện làm ma khô (Làm ma khô), chuyện đòi nợ vào ngày tết (những ngày áp tết), tục ăn cơm ăn cỗ (Ăn cơm ăn cỗ), tục chào hỏi nhau (Lời chào cao hơn mâm cỗ), tục giỗ tết (Giỗ, Tết), đến cách thưởng thức các món ăn Hà Nội như nem Sà Gòng (Nem Sà Gòng), chả cá Lã Vọng (Chả cá), bánh cuốn Thanh Trì (Bánh cuốn), rau thơm Láng Hạ (Rau thơm) Tác phẩm thể hiện vốn hiểu biết phong phú kĩ càng thấu đáo về đời sống Hà Nội xưa và sự nhất quán trong cảm quan hiện thực đời thường trong sáng tác của Hà Nội. Tô Hoài mang một tình yêu đặc biệt với mảnh đất Thăng Long xưa cũ, những trang văn của ông với đề tài về Hà Nội đã làm cho bạn đọc cảm nhận thực sự sâu sắc qua những đổi thay trong từng năm tháng. 1.3.2. Chuyện cũ Hà Nội - tập kí sự độc đáo “Một tác phẩm văn học có giá trị bao giờ cũng là câu trả lời những yêu cầu của con người về Tổ quốc, gia đình, diện mạo của mỗi thời, của mỗi dân tộc. Đó cũng chính là phương diện văn hóa của văn học”. Lịch sử văn học Việt Nam đã cho thấy có rất nhiều tác phẩm như vậy và trong đó có Chuyện cũ Hà Nội của nhà văn Tô Hoài. Từ 10 năm trở lại đây, Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài được bạn đọc nhiều nơi biết đến qua những câu chuyện thật hay và sâu sắc. Đây là một tập kí sự đặc sắc về đề tài Hà Nội, đã từng được Uỷ ban Nhân Dân TP Hà Nội Thăng Long (1997 - 1988). Người đọc có thể nhìn thấy tập truyện này như một Vũ Trung tùy bút thời hiện đại Bằng những mẩu chuyện nhỏ, tác giả đã ghi lại muôn mặt đời thường của xã hội Hà 17
  23. Nội thuộc Tây dưới đôi mắt một chứng nhận của thời 60 năm về trước. Những vấn đề xa xưa ấy không biết “có ai còn nhớ đến”. Được Tô Hoài tái hiện rất rõ, rất sống động trong Chuyện cũ Hà Nội. Tác phẩm là một tập kí sự độc đáo hấp dẫn người đọc bởi một lối kể chân thực, một cách nhìn thấu đáo hồn hậu, thấm đẫm tình yêu sâu lắng xót xa mà vẫn tràn trề hi vọng về mảnh đất Thăng Long xưa. Tác phẩm được xuất bản từ năm 1986 gồm 40 truyện và sau đó tái bản lần hai năm 2004 gồm 114 truyện với mở đầu là Phố Mới, và kết thúc là Cửa thiền – Cấu trúc tác phẩm đã tạo cảm hứng bao trùm về một đời sống văn hóa Hà Nội xưa: Vận động và phát triển nhưng vẫn trầm lặng và cổ kính. Không gian tác phẩm được tái hiện từ các vùng quê ven đô đến 36 phố phường, từ những câu ca dao bình dị kể về sự tích làng Yên Thái, chợ Bưởi, chùa Bà Sách, gái kẻ có buôm dăm, trai làng nghề dệt cửi đến làng Vòng, chuyện làng Cốm tới làng Láng mở hội kéo cờ, đế 36 phố phường với âm vang rộn ràng của tiếng leng keng tàu điện với tà áo dài tha thướt của thiếu nữ Hà Nội, tới tiếng đàn nhịp phách, tiếng hát nỉ non ở phố Hàng Giấy. Tác giả đã dựng lên một bức tranh rất thực của Hà Nội xưa – nơi quần ngư của nhiều con người đến từ mọi miền, hòa hợp với những giá trị tự thân của Hà Nội, tạo nên nét tinh tế tao nhã của văn hóa Thăng Long. Điều khác biệt của Tô Hoài so với các nhà văn khác viết về Hà Nội, là tác giả đi vào tầng sâu của cuộc sống Hà Nội, cảnh lầm than đau khổ của người dân nghèo phố thị bị bóc lột, đè nén áp bức, cảnh bọn thực dân nghênh ngang đầu phố cuối chợ, nhưng trong mạch sâu của cuộc sống vẫn tồn tại đời sống văn hóa với bao phong tục tập quán lễ hội làm nên sắc diện của cuộc sống Hà Nội xưa. Viết về mảnh đất Thăng Long như lời tác giả “là tự thuật đời sống tinh thần, vật chất và hoạt động của một địa phương là khơi gợi và xem xét thấy được lịch sử mỗi vùng làm nên hình ảnh cả nước, cả dân tộc, có nối tiếp và lâu dài. Nó cũng là kỉ yếu đời người, bài học hôm nay và mai sau”. 18
  24. Chƣơng 2 NHỮNG KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT ĐẶC TRƢNG TRONG CHUYỆN CŨ HÀ NỘI CỦA TÔ HOÀI 2.1. Không gian nội đô Hà Nội Nếu như người Pháp có Paris, người Anh có London, người Tàu (Trung Quốc) có Thượng Hải trong các sách vở, tên báo chí, họ nói đến các thành phố của của họ một cách tha thiết, mến yêu thì những điều ấy với chúng ta cũng không ngoại lệ. Chúng ta cũng có Hà Nội, một thành phố với rất nhiều vẻ đẹp văn hóa làm rung động lòng người. 2.1.1. Không gian sinh thái nội đô Không gian sinh thái trong chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài trước hết là không gian của những danh lam thắng cảnh, tiêu biểu trong bài Cây Hồ Gươm tác giả đã tái hiện lại một không gian thiên thật tuyệt đẹp của đất nước “nắng nghiêng bóng đưa những hàng dâu ngày xưa hắt vào chấm đến cầu Thê Húc, Có hôm trời quang đứng bên tam quan đền Bà Kiệu, trông lên phía tây trên làn sóng mái nhà nhấp nhô Hàng Gai, cầu Gỗ thấy in hình màu lam huyền của ngọn núi Ba Vì, làn cây ven hồ Gươm như làn mi, như ai dướn đôi mày ”. Hay đó còn là những cây liễu đứng một mình buông tóc trong gió in bóng hồ điểm trong bức tranh hồ cuối thu phặng lặng, có hoa lộc vừng đỏ hây rơi tung cánh xuống mặt nước. Một vẻ đẹp thật hài hòa êm dịu, một vẻ đẹp thật hoàn mỹ để rồi nhà văn phải thốt lên: “ô hay, bất chợt vào mùa thu, hoa vông - đỏ như hoa vông, đông như miếng tiết”, chỉ đến mùa đông hoa vông đỏ khé một góc hồ không gian thật đẹp và tinh tế. Dưới ngòi bút tài năng của mình tác giả đã làm cho bạn đọc thấy được khung cảnh của Hồ Gươm giữa lòng Hà Nội mang một nét đẹp nền nã mà hết sức cổ kính. Ở đó những cây quanh hồ Gươm hội tụ các thứ cây của làng nước - và thời thế. Vì thế 19
  25. không phải ngẫu nhiên hồ Gươm sau này hồ Gươm đã trở thành trung tâm mang nhịp đập trái tim của cả nước và đã được đi vào thơ ca nằm sâu trong trái tim và khối óc của những người dành tình yêu sâu nặng với mảnh đất này: “Em đứng đó nhìn bầu trời xa thẳm/ Hồ Gươm xanh in bóng một khoảng trời/ Có phải xưa, viên ngọc của sao rơi/ Mà ở đó thành trái tim Hà Nội (Hồ Gươm - Nguyễn Minh Phú). Viết về Hà Nội với bao đổi thay xong Tô Hoài cũng không quên đưa những nét đẹp tinh tế của nhiên nhiên làm say đắm lòng người vào những trang văn của mình, phải có sự gắn bó am hiểu, và thực sự yêu mến vùng đất này thì ông mới có những câu văn uyển chuyển mượt mà đầy ý tứ sâu sắc đến như vậy. 2.1.2. Không gian sinh hoạt, phong tục nội đô Trong cái nhìn điềm tĩnh chân thực của ông, Hà Nội thời thuộc Pháp hiện ra lầm lụi, buồn tủi. Một Hà Nội “nhếch nhác ” với những chân dung lam lũ, nhàu nhĩ, khổ đau. Một Hà Nội được kí họa bằng chì xám phác lên cái không gian ảm đạm, vui ít buồn nhiều đó là không gian của cuộc sống sinh hoạt. Nhà văn Tô Hoài từng trải lòng khi viết về Hà Nội “viết và nhớ về Hà Nội xưa, tôi muốn viết và nhớ về những người lao động bình thường, đặc biệt là những người lao động thời Pháp thuộc, bởi đơn giản thôi, tôi cảm nhân được nhịp sống, tâm sự của họ và thấy hợp với cái tạng của mình”. Tôi viết để nhắc người ta nhớ rằng, để có một thủ đô phồn hoa, tấp nập như ngày hôm nay thì cũng có một thời Hà Nội lầm than. Nhà văn đã chạm đến đời sống khốn khổ của Hà Nội xưa mà hầu như ít ai viết về Hà Nội để ý đến. Tô Hoài đặc biệt thể hiện thành công cuộc sống của người Hà Nội xưa từ thợ củi, thợ giầy lầm than bụi bặm, đến những người lao động vất vả trong đêm tối mà không để ý đến cả thời gian trong Tiếng rao đêm Tô Hoài đã tái hiện lại không gian ấy qua hoạt động của con người, con người mải miết sống với nhu 20
  26. cầu mưu sinh. Xong Tiếng rao đêm của Tô Hoài vẫn chưa đựng nhiều ý tứ mới, không kém phần hấp dẫn so với tiếng rao đêm của Thạch Lam, Tô Hoài cảm thấy “những tiếng rao hàng nghe cũng thật lạ tai cũng thật quen thuộc”. Phải chăng tác giả thấy lạ là do giọng nói của mỗi người sống ở từng vùng khác nhau, hoặc cũng có thể là vì đặc trưng riêng của từng món ăn nhưng nếu nghe Tiếng rao đêm ấy, chắc chắn chúng ta sẽ đồng cảm với tác giả rằng, đằng sau lời mời là một sự khổ cực, cam chụi và chưa nhiều hi vọng. “Phố xá đêm buồn như châu chấu cắn”. Mỗi ngày lại có một người nghèo khó rời xa quê hương đến đây để làm ăn với mong muốn cuộc sống của mình sẽ dễ thở hơn tại cái Thủ đô rực rỡ ấy. Chính vì thế Tiếng rao đêm đối với người dân nơi này quá đỗi quen thuộc, từ chập tối tới tận trời sáng, âm thanh ấy vẫn vang lên khắp mọi ngóc nghách của phố phường Hà Nội. Cái tiếng xôi lạp xườn ấy cất lên là lúc trời đã mờ mờ sáng. Tiếng rao đêm như lan tỏa vào không gian rộng lớn của đất trời Hà Nội trong những ngày rét mướt với những cơn gió lạnh đến cắt da cắt thịt như thấm vào lòng người của những con người tha hương. Cuộc sống của những con người ấy sẽ mãi mãi quẩn quanh và khốn khó. Bên cạnh những Tiếng rao đêm đó chúng ta cũng lại bắt gặp được không gian sinh hoạt ở phố phường Hà Nội trong một quang cảnh hết sức nhốn nháo, hỗn tạp và xô bồ qua câu chuyện Cơm đầu ghế. Phố xá hiện lên qua những quán hàng với nhiều dạng thức khác nhau, một không gian thật đặc biệt dành cho những người nghèo ở cái thời buổi bấy giờ “bấy giờ là phó Phó Đức Chính, gần cổng nhà máy điện Yên Phụ, có một dày hàng cơm. Cơm đầu ghế, quán hàng gian ngoài bày cái chõng tre, đôi khi là tấm cánh cửa được ngả xuống, xếp gạch làm mễ. Cái chõng, cái ghế dài chơ chỏng. Người ăn cơm xúm xít chen chúc trong nhà, ngoài hè ”. Qua câu chuyện Cơm đầu ghế là đó là không gian của quán hàng cơm. Dưới cái nhìn chân thực Tô Hoài đã 21
  27. làm cho người đọc cảm nhận được không gian ở nơi đây thật đông đúc với cảnh những người lao động nghèo đi ra ăn cơm vào lúc nghỉ trưa với những món ăn hết sức đạm bạc “có đến hàng chục quán cơm ở đây. Thợ nhà in Ideo, nhà in Viễn Đông và thợ nhà máy điện Yên Phụ ra ăn, buổi trưa đông túi bụi,người ra cứ ùn ùn, chen nhau ”. Nhưng trong cái sự nghèo khó lúc bấy giờ thì cũng có đủ cách và đủ kiểu người đến ăn cơm hàng “có người trả tháng trả tuần theo kì lương Nhưng cũng có người ăn rồi lại bảo không gọi món. Có người giở vờ nghê nga ngồi xỉa răng rồi thoắt cái đã lỉnh đi lúc nào ”chính cái cuộc sống nghèo khó lúc bấy giờ nên con người mới trở nên như vậy con người cứ chen chúc, bon chen trong một cái không gian thật chặt hẹp. Cái hay ở Tô Hoài là cái “lăng nhăng” của sự đời ấy đã có ít nhiều người ghi lại. Chuyện Ông Hai Tây, Bà Bé Tý lên đồng sách báo đã từng đề cập. Nhưng lần này Tô Hoài lại nhìn ra những nét hoạt kê mới. Cũng là không gian của một chốn đô thị tấp nập ồn ào nhưng quanh quẩn đâu đó cũng có những mảnh đời khốn khó vì miếng cơm manh áo. Họ sống dưới chế độ thực dân bị ghì cho sát đất nghèo đói và khó khăn tìm mọi cách khác nhau để kiếm sống, mà cũng không phân biệt lứa tuổi từ già cho đến trẻ. Mọi thứ cứ quay cuồng trong vòng quay đó, đã làm sống lại một xã hội sinh động rất thực với những tính cách số phận đa dạng. Ông Hai Tây biết lấy việc đóng đinh vào mũi là rất nguy hiểm xong vẫn phải làm việc đó để mua vui cho mọi người nhằm kiếm miếng ăn. Nơi Mà Ông Hai Tây làm việc được tác giả tái hiện trong không gian của đô thị đông người qua lại:“Ở phố Hàng Mã, chỗ ngã tư Hàng Lược, Hàng Đồng bên kia vỉa hè có quán nước chè tươi. Suốt ngày đông người ra ngồi uống nước. Thợ đánh bóng đồng hồ, thợ làm trang kim vàng mã, người cởi trần khăn mặt vắt vai, xúm xít mỗi buổi sáng, cứ đến quãng bóng cây nhội ấy lấn ra giữa đường, lại thấy Ông Hai Tây lù lù từ phía đằng Cổng Chéo chùa Tây Đen đi đến” mặc dù đông người là thế 22
  28. xong đó đều là những người cùng cảnh ngộ họ đều đến đây để kiếm sống, bởi vậy xem ông làm xiếc người ta cũng chỉ cho được một đến hai đồng chinh như là của bố thí cho một kẻ khốn cùng “Một đồng chinh đây. Rút đinh ra ghê bỏ mẹ ” Hay với mẩu chuyện Trèo me trèo sấu đó là những kiếp trẻ em đi trộm me trộm sấu đem bán để sinh sống hàng ngày, có khi nuôi cả nhà nhưng rồi những cảnh đau lòng lại xảy ra. Khi buổi sáng ở những gốc cây, giữa những đám lá đám quả rụng “có cành cây gãy bê bết máu, những vũng máu đã khô đen. Không biết người ngã gãy chân hay vỡ đầu mà lũ trẻ đã khiêng nhau đi từ trong đêm” cảnh tượng đau thương ấy như ám ảnh người đọc bởi những kiếp nghèo ngay cả ở trong thành phố. Có một Hà Nội buồn thương nghèo khó bởi những kiếp người như thế thì cũng có một Hà Nội đang đổi thay để hòa nhịp với cuộc sống mới cái mới xuất hiện nhưng cái cũ chưa hẳn đã mất đi, tất cả đã tạo nên một Hà Nội pha tạp nhiều giá trị văn hóa. Qua những mẩu chuyện như Cái tàu điện, Chiếc xe đạp, hay Chiếc xe cút kít sự xuất hiện của Cái tàu điện đã làm cho phố phường trở nên nhộn nhịp hơn, đời sống của người Hà Nội tất bật hơn, cái tàu điện chạy sớm làm náo động cả phố xá. Điều ấy đã thể hiện Hà Nội đã bắt nhịp với một cuộc sống mới, đã có sự đổi thay xong đồng nghĩa với đó đã mất đi bãi đê để đá bóng, vật nhau đánh nhau và đúc dế vì những nơi ấy đã nhường chỗ cho đoàn tàu. Nhưng trong cái không gian lẫn đâu đây vẫn còn những người nghèo khổ “trên các quãng tàu tránh từ đầu ô đi ra, mỗi khi tàu đỗ tiếng ăn mày kêu xin, tiếng hát xẩm lại thảm thiết rên rỉ”, rồi có những con người trở nên vô tâm họ sẵn sàng đẩy người ta xuống tàu khi không có vé “gặp người đi tàu đứng cheo leo ở bậc lên xuống, thấy trẻ con trèo vào thành tàu Tây Cooc đẩy xuống tức thì. Đứa nào ngã ra đường hay lăn vào bánh tàu, chết chẹc mặc kệ” cũng vì đồng tiền mà con người trở nên vô tâm hơn bao giờ hết. 23
  29. Tác giả Tô Hoài dưới cái nhìn chân thực đời thường ông đã viết về những gì nhỏ nhặt bình thường nhất nhưng ẩn sau đó là cả một ước muốn thể hiện lòng mình từ cuộc sống hàng ngày mà ông đã dựng lên bức tranh về cuôc sống có sự đổi thay từng ngày giữa lòng Hà Nội . Qua chi tiết về Chiếc xe đạp hay Chiếc xe cút kít người đọc đã hình dung được cuộc sống của người dân Hà Nội nơi đây. Với họ đã không chỉ phải nộp đủ thứ thuế mà với họ còn phải sống trong nỗi lo về mọi mặt. họ mong ước có một chiếc xe đạp nhưng khi có được nó rồi thì mọi thứ lại cứ rắc rối thêm bởi lúc nào họ cũng lo bị phạt, sợ bị phạt mà tiền thì họ đâu có, những kẻ bóc lột cứ rình rập như hở ra chỗ nào là bắt nộp phạt chỗ ấy: “thời ấy nuôi được cái xe đạp khổ lắm, nhọc lắm. Xe phải gắn một mảnh sắt, mảnh kền khắc tên số nhà, tên phố của chủ xe. Không có, phạt. Đèo nhau, phạt. Trông cái xe mướp quá ngứa mắt cũng phạt”. Câu chuyện về chiếc xe đạp không chỉ dừng lại ở đó, mà ở cuối tác phẩm tác giả đã tái hiện một không gian chật hẹp tù túng, bẩn thỉu trong tù khi mà những người đi xe đạp bị bắt và nhốt vào đó vì không có tiền nộp phạt “cái buồng giam ở bóp Hàng Đậu, khai tịt cả mũi. Suốt đêm người lúc nhúc ngồi bó gối, chen nhau. Muỗi đói đốt gáy sần lên như gạo”, rồi có cả chuyện người thắt cổ, đã gợi cho bạn đọc về sự lầm than khốn khó ở mảnh đất Thủ đô dưới thời thuộc Pháp, sự xuất hiện của cái xe đạp hay cái tàu điện ở chốn đô thị ngay trong lòng thành phố mang nhiều sự đổi thay nhưng kèm theo đó là bao nhiêu thứ như đang rình rập con người nơi đây. Hà Nội phồn hoa đô hội là thế, Hà Nội đẹp và sang là thế, Hà Nội lung linh sáng rực trong những ánh đèn ánh điện thì bên cạnh đó cũng có một Hà Nội lầm than. Nói dến Hà Nội là nói đến thú ăn chơi, và trong có chốn ăn chơi ấy không gian cũng có sự đối lập. Dưới cái con mắt bao quát và cái nhìn đầy chân thực Tô Hoài không ngần ngại giấu diếm mà đưa vào trang viết của mình những điều ấy, cái điều mà ít nhà văn nào khi viết về Hà Nội mà chụi 24
  30. tìm hiểu và miêu tả: Qua một loạt các mẩu chuyện như Phố nghề, Cái xe cút kít, Cửa đông, Hát ả đào, và đặc biệt trong mẩu chuyên Hát đào, Hát rượu được tác giả tái hiện không gian có sự đối lập rõ nét của giàu nghèo, sang hèn, nhà hát sang nhất ở phố Khâm Thiên - nổi tiếng là Đàm Mộng Hoàn, nhà Chu Thị Năm gắn với những người giàu, tay chơi, mật thám, chùm cờ bạc, chúa tể đầu trộm đuôi cướp, tiêu tiền ném qua cửa sổ. Trung lưu là cô đầu Ngã Tư Sở, khách đông và tạp nham, gồm thầy kí sở tư, ông nhà văn , nhà báo đi che tàn, ông buôn nước bọt, ông giáo. Hạ lưu là nhà hát ở cầu giấy, Kim Mã và Thượng Cát, đón vét khách bên Hà Nội, khách quê các ông chánh lý, các bác thợ mũ, thợ cửi, các cậu đầu bếp, thợ khảm, khách lái gỗ, lái dó đường ngược xuôi về. Hay đó là sự đổi thay của các phố nghề, đan cài các phố nghề còn do khi làm ăn phát đạt người ta buôn bán lớn, nổi lên nhà giàu có. Giữa các phố nghề lụp xụp, chen chúc nhà cửa đình đền có những dinh cơ đồ sộ kín cổng cao tường của những nhà buôn, nhà làm nghề nên triệu phú. Và đã hình thành ở nhiều khu vực nhà của những người khá giả vì làm công chức như các khu phó quanh chợ Hôm và những người ở các nơi về Hà Nội làm nghề lao động lam lũ: Kéo xe, đi ở, phu hồ, khuân vác,cu li Những người này họ sống ở gầm cầu và lan ra các bãi nhà lá dọc sông Hồng với cái nhìn mang đậm cảm quan đời thường Tô Hoài có khả năng soi chiếu vào không gian nghệ thuật ở những vẻ đẹp ở chiều sâu. Bởi thế chỉ qua cái nhìn về “cái nhà, bức tường, vòm cống, bờ hè viền xi măng hay viên đá xanh đều có thể đọc ở đấy ra cuộc đời và nhìn thấy tang thương Hà Nội” ngay trong một thành phố sang trọng và văn hiến nền nếp ấy, dưới con mắt của nhà văn bạn đọc có thể nhìn thấy một Hà Nội muôn hình muôn vẻ, có Hà Nội giàu sang thì cũng có Hà Nội của những người nghèo khó. Tác giả như chạm vào tầng sâu trong cảm thức của mỗi người để đọc và nhìn nhận về Hà Nội ngày hôm nay. Một Hà Nội buồn thương nghèo khó. 25
  31. Băm sáu phố phường, Cái tàu điện, Phố mới, Phố Hàng Đào, Phố Hàng Ngang, Phố nghề, Hội Tây, Bà ba tý,Tiếng rao đêm, Cơm đầu ghế, Chiếc áo dài, Ông Hai Tây,Cây Hồ Gươm nay thì cả một đô thị Hà Nội dàn trải trong tập sách. Chỉ nêu qua vài bài như thế ta đã thấy sự hiện diện đa dạng của cái nội thành đa đoan lắm chuyện với bao nhiêu ký ức về một thời nhếch nhác kệch cỡm của một đô thị. Mỗi câu chuyện là một dòng ý thức với bao trải nghiệm, không giải thích, không bình luận nhưng chỉ một nhận xét ngắn ngủi cũng tạo cảm xúc sâu xa về mảnh đất Thăng Long xưa. Có thể nói rằng bằng tình yêu Hà Nôi sống và gắn bó với Hà Nội với những kỉ niệm chân thực. Phải yêu Hà Nội. Phải thực sự là người hiểu về mảnh đất và con người nơi đây thì ông mới có thể viết lên những trang văn chân thực và thấm đẫm tình người như thế. Ông quan sát tỉ mỉ từ mọi góc nhìn và hầu như không bỏ sót. Đó là những nét văn hóa truyền thống luôn hướng về nguồn cội, tác phẩm vẫn ánh lên nét đẹp văn hóa, phong tục tập quán tất cả những điều ấy được ông nhìn nhận và khám phá bằng cảm quan hiện thực quan sát lắng nghe ở các cung bậc, các giá trị dân tộc Sống và gắn bó cuộc đời mình với mảnh đất Hà Nội. Tô Hoài đã để lại trên trang viết của mình những am hiểu sâu sắc về nếp sống phong tục nơi đây.Trong Chuyện cũ Hà Nội, viết vùng nội đô tác giả dành nhiều trang viết của mình về mảng phong tục tập quán của người Hà Nội xưa đó là những nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của người dân nơi đây, đó là nếp sống luôn hướng về nguồn cội, tác phẩm ánh lên những nét đẹp của văn hóa phong tục, là tâm hồn trong sáng, bình dị tiềm ẩn trong các mối quan hệ hàng ngày mà vẫn đầy sức mạnh và khát vọng đổi thay của người Hà Nội bên cạnh làm sống lại những phong tục cổ xưa Tô Hoài còn kể về cái ăn cái mặc, đi đứng, những quan hệ và giao tiếp của người ta đó là nề nếp văn hóa của con người rất thân thiết. Với quan niệm như vậy ông luôn chăm chú, quan sát lắng nghe, 26
  32. nhìn nhận và khám phá những nét văn hóa đời thường ở các cung bậc, các giá trị văn hóa của dân tộc mỗi thời .Tất cả những điều ấy được tái hiện qua một loạt những mẩu chuyện như: Chiếc áo dài, Lời chào cao hơn mâm cỗ, Ăn cơm ăn cỗ, Khai bút, Tảo mộ, Chơi chùa, Cưới, Giỗ tết, Nem Sà Goong, Chả cá, Bánh cuốn, Rau thơm, Cháo, Phở, Thịt chó Tác giả đã tái hiện trong một của không gian Hà Nội mang những nét phong tục từ xa xưa. Kể về Hà Nội, rất nhiều người trong chúng ta đặc biệt là những ai sành về ẩm thực Hà Nội ắt hẳn sẽ nhớ ngay về những món đặc sắc lâu đời, chúng ta đã bắt gặp con mắt đời thường dung dị của nhà văn khi khám phá về văn hóa ẩm thực. Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc kể về phố Chả cá đó là một không gian của khu phố được trải dài “phố chả cá dài 180m, đi từ phố Hàng Mã đến phố Lãn Ông ”. Người đọc có thể tưởng tượng ra không khí của sự tấp nập, rộn ràng giữa người mua kẻ bán trên quãng đường này. Cái tên chả cá nghe cũng thật đơn giản, đó chỉ là cá nướng thành chả rồi ăn chung với bún và một số gia vị nhưng vần được nhiều người khen ngon. Bây giờ, người thưởng thức món ăn này sẽ nướng cá tại chỗ. Nếu người ăn không quen việc bếp núc thì đây quả là một công đoạn rườm rà, hơi khó nhọc, nhưng ngược lại nướng tới đâu ăn tới đó, chả còn nóng sẽ ngon hơn bội phần, hơn nữa việc nướng chả cá cũng là thú vui của nhiều người “nước mỡ xèo xèo nổi bọt đã dược pha đẫm với bát rau thì đặt cách gắp chả cá đương tuốt ra bốc khói thơm ngậy”. Tất cả những điều ấn tượng ấy được tái hiện trong một không gian mang đậm nét đặc trưng xưa “cái gác hai hàng chả cá ấy lúc nào cũng đượm phong vị nề nếp cũ càng – mặc đầu bây giờ khách ngoại quốc đến thưởng thức nhiều, nhưng đến đấy vẫn thấy hàng quán phảng phất ngày trước. Cái gác hai vẫn chật chội thế. Ông Lã Vọng cần câu đã đứng vài chục năm rồi”. Một hình ảnh thật dung dị trong cuộc sống đời thường hàng ngày, không gian được tái hiện chân thực và gần gũi hơn bao giờ hết. 27
  33. Không chỉ có chả cá, một món truyền thống của người dân Hà Nội từ xa xưa. Bên cạnh đó cũng còn một số những món ăn mang đậm chất dân tộc Việt mà đến nay mỗi khi có khách ngoại quốc đến với Việt Nam đều muốn thưởng thức món ăn này. Đó chính là món Phở. Nếu như trong tác phẩm băm sáu phố phường nhà văn Thạch Lam mô tả loại “phở có mấy giọt cà cuống”, hay Nguyễn Tuân sành thưởng thức đã nói “ai muốn tẩm bổ thì cứ chén tái dung, tái lăn, sào giòn, sào mền. Tôi thì chỉ có phở thịt bò chín, đấy mới là tinh hoa phở”, thì đến với Tô Hoài lại có một cách cảm nhận riêng mà hết sức đơn giản “tôi ăn kiểu phở nào cũng thấy được, được cả”. Phở có thật nhiều loại: nào là phở Bắc, phở chua, phở chín, phở bò, phở trâu cho đến phở gà, và mãi về sau xuất hiện thêm phở tái bò. Không gian buôn bán của các hàng Phở cũng mang một nét đặc trưng riêng biệt “mỗi hàng chuyên một thứ, hàng nào được tiếng cũng vì một thứ phở ấy, phở xào, phở sốt vang thì lên hàng Buồm, Phở tái lăn có ở hiệu Nghi Xuân Hàng Quạt dọc đường, các nhà hàng đều đề bảng rõ ràng: cơm phở rồi trong cái ngõ ở chợ Đồng Xuân ở Phố Hàng Chiếu lại có hàng phở chua”(Phở) có thể thấy rằng món phở là một món ăn đặc trưng của dân tộc, món phở xuất hiện ở nhiều không gian khác nhau của các khu phố nghề, mỗi khu phố lại có một món phở đặc trưng, không lẫn vào đâu được. Vẫn phở, nhưng đã thay đổi nhiều, theo thời gian và thời thế. Xưa nước phở trong và ngọt vì xương hầm. Bây giờ nước phở ngọt vì mì chính. Thời gian trôi qua nhiều thứ thay đổi và phở cũng không ngoại lệ: “giờ đây trong bát phở lại có thêm hai quả trứng gà, nửa khoanh giò lụa, một cục thịt mọc trắng hếu”. Mỗi thời mỗi khác, nhu cầu thưởng thức món ăn của người dân chắc chắn sẽ đổi thay nhưng đến tận ngày nay và có lẽ sau này vẫn thế, phở vẫn là một món ăn truyền thống và rất riêng của người Hà Nội. Hay đến với mẩu chuyện Cháo. Cháo đã trở thàng một món quà sáng quen thuộc từ xa xưa. Bởi thế trong tên các con phố cũ có phố Hàng Cháo. 28
  34. Phố Hàng Cháo lại ngay cạnh Văn Miếu. Món cháo ấy được tác giả tái hiện hầu như dàn trải tất cả không gian của khu phố , “cháo thường bán quanh chợ - cháo kê, cháo bột sen. Cháo bán trong các của hàng - cháo lươn, cháo cá, cháo bò. Cháo quẩy đi rong phố. Trong mỗi nhà đến mùa nắng nóng hay có nóng cháo hoa đặt trên bếp” những món Cháo ấy còn xuất hiện dày đặc với tấn suất lớn trong khoảng thời gian vào mỗi ngày từ sáng sớm đến buổi trưa, rồi cả chiều và đêm khuya chốc lại nghe tiếng rao, khan khàn với món cháo gà quen thuộc Xong nói về những món ngon Hà Nội Tô Hoài không những nói đến nguồn gốc, cách làm cách ăn mà Tô Hoài còn làm cho người đọc thấy được sự đổi thay của các món ăn đó. Các món ăn không còn giữ được nguyên gốc, mà đã có sự pha tạp đổi theo su hướng phát triển của thời đại. Bên cạnh những cái nổi chìm của chả cá, những gian truân của thịt chó, sự cầu kì của rau thơm thì Cháo vẫn là đặc sắc. Nhưng bây giờ chẳng còn cái thú quà sáng cháo hoa, cháo trắng nữa. Không có hàng cháo bán rong đi rao, cháo bán được trong cửa hàng và cái thú ăn cháo cũng khác trước. Nếu bây giờ người ta lấy Phở thay bữa cơm chứ không thưởng thức quà Phở như trước, thì Cháo thành ra món nhậu nhẹt (cháo lòng, tiết canh) và ăn cháo để tẩm bổ Một đất nước năm mươi tư dân tộc anh em, mỗi dân tộc lại có những nét đặc trưng riêng biệt xong mọi thứ ấy đều nằm trong một chỉnh thể mang bản sắc của người Việt nói chung vì thế say mê với đề tài cái “ăn”, Tô Hoài không quên sự chú ý của mình đối với chuyện “mặc” của người Hà Nội. Cái mặc cũng biến thiên lịch sử và sự cách điệu của tà áo sau những cú va chạm giao lưu, tiếp xúc của các nền văn hóa. Trải qua hàng ngàn năm, cách ăn mặc của người Hà Nội đã có sự đổi thay theo mỗi thời đại, điển hình là chuyện Chiếc áo dài cũng là một ghi nhớ đáng chép lại cho lịch sử ăn mặc. Chiếc áo dài ấy được tác giả tái hiện và xuất hiện trong nhiều không gian khác nhau: 29
  35. đó có thể là những dịp hội hè đình đám, hay tết nhất không chỉ miêu tả chiếc áo dài mà tác giả Tô Hoài bên cạnh đó còn nói đến nét duyên ngầm của người phụ nữ Việt Nam khi mặc trên mình chiếc áo dài đó tất cả mang một vẻ đẹp mượt mà càng thêm ý nhị và duyên dáng. Bên cạnh những kiểu áo dài truyền thống ngày xưa vẫn còn tồn tại thì bây giờ một số kiểu áo dài đã được cách tân và khác trước cho phù hợp với xu thế của thời đại “áo dài trong làng đã dần được cải tiến theo áo dài của thành thị”.Hay chiếc áo dài đã được những người thợ may cải tiến. Có sự giao lưu và thay đổi là thế nhưng với người Hà Nội họ vẫn giữ được những nét thanh lịch và duyên dáng, chính vì điều ấy mà đến nay chiếc áo dài vẫn được coi là quốc phục của dân tộc bởi chiếc áo dài đã tạo nên một vẻ đẹp kiêu sa, đằm thắm, ý nhị mà hết sức duyên dáng khi bất cứ một người phụ nữ nào khoác trên mình chiếc áo dài ấy. Không gian nghệ thuật trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài được biểu hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau, đa dạng và phong phú. Mỗi kiểu không gian nghệ thuật được xây dựng trong tác phẩm đều nhằm chuyền tải những ý đồ nghệ thuật nhất định của nhà văn cũng như quan niệm của ông về con người, cuộc đời hay xã hội, đồng thời cũng thể hiện cá tính sáng tạo và phong cách tác giả. Đến với tập truyện Tô Hoài phần nào đã cho bạn đọc nhìn thấy được Hà Nội trong những năm tháng xa xưa. Không chỉ có con người, thiên nhiên cảnh vật, mà văn hóa phong tục vẫn còn in dấu ắn đặc sắc. Một mảng không gian không thể không nhắc tới khi đọc Chuyện cũ Hà Nôi là không gian của lễ hội và lễ tết. Chuyện cũ Hà Nội được nhận xét là một tập kí sự về lịch sử. Tác giả Tô Hoài đưa vào trang viết của mình tất cả những gì tai nghe mắt thấy, ông đã tái hiện lại một số không gian đặc trưng trong lễ tết mà đến nay không còn như xưa nữa. Như các đám múa sư tử thi đêm trăng rằm Trung Thu. Trung thu là tết của thiếu nhi, với bọn trẻ là ngày được vui chơi, chúng mong ngóng từng 30
  36. ngày để đến được ngày đó, được phá cỗ trông trăng. Bởi tháng tám mỗi năm, nếu chẳng kể ngày tết Nguyên đán thì tết Trung thu vui nhất, dù nhà có nhà không có, chỉ đủ tiền mua quả bưởi bày cỗ, ai cũng đếm từng ngày, từ hôm đầu tháng. Không chỉ tết của con trẻ, mà người lớn cũng nao nức.Trong cái không khí thật đặc biệt ấy, tác giả đã tái hiện trong một không gian thật đẹp, không chỉ có hoa quả, mà còn có cả bánh trung thu, chiếc bánh tròn (viên) biểu tượng cho ánh trăng, cho sự sum vầy đoàn viên của mỗi gia đình vào dịp tết Trung Thu. Có thể nói các sinh hoạt thuộc trung Thu không bao giờ hạn hẹp bất cứ lưa tuổi nào Đêm Trung Thu thành viên gia đình quây quần cùng nhau, những phích chè sen ấm cúng cùng rót ra. Cháu con cùng với gia đình cắt bánh Trung Thu để mà cùng nhau thưởng thức đa dạng mỗi loại nhân bánh bên trong, lại luôn miệng tấm tắc khen rồi chia sớt cho người nhà để cùng nếm thử bánh. Không gian người nhà ấm nồng, không phải thế mà mãi đến sau này dù đi đến đâu người Việt không thể nào vơi đi cái cảm giác đầy yêu thương mỗi lúc nhìn thấy một vầng trăng sáng. “Các trẻ em rộn ràng ca hát, những cái đèn sao năm cánh, đèn lồng bươm bướm nối đuôi nhau bao phủ khắp thôn xóm, phố xá”(Tết rằm trung thu). Người lớn tuổi có được này bình yên, nhắc lại nhiều kỉ niệm để mà thấm nhuần nghĩa tình cảm, để mà săn sóc nhiều hơn đối với mối tình thâm giao bền vững. Trò chơi dân gian trong những ngày này cũng xuất hiện đó là múa sư tử. Các đội sư tử cũng sửa soạn tết rằm. Không khí thật tưng bừng cả phố xá dường như náo nhiệt bởi có thêm đội sư tử. “Trong ánh điện người đổ ra xem, mỗi sư tử người đội đầu, người cầm đuôi, người múa hòn ngọc nhử mồi ” tất cả hò reo vui mừng bởi múa sư tử (múa lân) biểu trưng cho điềm lành, nếu nhà nào trong đêm trung thu được lân hay sư tử vào nhà thì đó là mang đến sư may mắn cho gia đình. Xong những phong tục đến nay không còn nữa nhưng có lẽ những bối cảnh ấy vẫn rất có giá trị tương đối với những ai làm phim, dựng kịch hay viết truyện lịch sử. 31
  37. Tuy vậy bên cạnh những nét văn hóa đẹp trong những ngày lễ hội đầu xuân , trong văn hóa ẩm thực, trong cái ăn mặc thường ngày của người Hà Nội xưa, thì đâu đó phảng phất những mảng tối những vị cay đắng trong miếng ăn và những hủ tục lạc hậu ở những vùng quê nghèo khó. Những đặc trưng về nếp sống của người Hà Nội, trải qua những thăng trầm và biến thiên cùng lịch sử, giờ đây có những đặc trưng đã trở thành những giá trị văn hóa truyền thống tạo nên bản sắc dân tộc và là tinh hoa của người Việt. Tuy nhiên với sự hội nhập thay đổi thì nhiều tác động đến đời sống con người về nhiều mặt, phần nào họ đã bị “Tây hóa”theo nền văn hóa của nước ngoài mà có phần sao nhãng nếp sống của dân tộc mình. Trong hoàn cảnh như vậy cái cũ chưa hoàn toàn mất đi, cái mới lại chưa định hình rõ ràng cụ thể. Cái mới cái cũ tồn tại song song, làm cho xã hội có sự thay đổi mạnh mẽ. Vì vậy bên cạnh một Hà Nội văn hiến giàu bản sắc thì có một Hà Nội phồn tạp nhiều giá trị văn hóa. 2.1.3. Không gian văn hóa phố nghề Hà Nội ba sáu phố phường là một quần thể kiến trúc độc đáo với những mái ngói rêu phong cổ kính, những ngôi nhà nhỏ hình ống xen kẽ, hòa quyện vào nhau tạo nên một không gian kiến trúc đa dạng sinh động. Đặc điểm chung của các phố cổ Hà Nội là nhiều tên phố được bắt đầu bằng từ Hàng, tiếp đó là từ chỉ nghề nghiệp nào đó như Hàng Đào, Hàng Thiếc, Hàng Chiếu, Hàng Mã khác với các phố cổ khác trên thế giới, phố cổ Hà Nội hiện nay là nơi diễn ra đồng thời nhiều hoạt động của đời sống xã hội. Nơi đây chính là một trung tâm kinh tế văn hóa đa dạng. Không chỉ đơn thuần là văn hóa vật thể mà còn là văn hóa phi vật thể, đó chính là cái hồn của phố phường Hà Nội “thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố hiến”. Không gian của những phố nghề được tác giả Tô Hoài tái hiện qua một loạt các mẩu chuyện khác nhau, có thể nói đó chỉ là câu chuyện đời thường 32
  38. hàng ngày mà tác giả kể lại nhưng tất cả đã tái hiện được rất sâu sắc, mảnh đất Hà Nội những năm đầu thế kỉ XX được hiện lên sinh động và chân thực, cả một nội thị Hà Nội dàn trải trong tập sách: Băm sáu phố phường, Phố Mới, Phố Hàng Ngang, Phố Nghề, Phố Hàng Đào. Nhắc đến những con phố ai đã từng sống ở Hà Nội có lẽ không thể không biết đến, thậm chí có người chưa từng đặt chân đến đây vẫn biết bởi lẽ chúng là những cái tên quen thuộc thậm chí đã thành những câu ca. Những câu ca ấy không chỉ nói lên sự sầm uất của một đô thị lớn mà còn phản ánh một trong những đặc điểm về cấu trúc hành chính và sự phân bố của cư dân đô thị nơi đây. Đó là nơi cư dân nông nghiệp sống tập trung thành từng phố theo phường nghề. Hà Nội xưa đã hiện lên dưới con mắt của bạn đọc, cả không gian đô thị Hà Nội hiện ra, và nhìn lại quang cảnh phố phường bây giờ cũng thấy ra thành phố đã thay đổi. Bao nhiêu tên phố đã biến mất, mặc dù đường phố vẫn đấy. “Phố Hàng Tàn (đường Lê Duẩn),năm phố Hàng Khóa, Hàng Áo Cũ, phố Thuốc Bắc, Hàng Vải, Hàng Bút nay gộp lại là phố Thuốc Bắc”(Phố nghề ).Tính chất của các phố nghề ở Kẻ Chợ thay đổi rất nhiều. Sống và cảm nhận gắn bó với mảnh đất đã trải qua bao nhiêu thăng trầm có cả lúc huy hoàng có cả lúc khó khăn. Tô Hoài đã giúp người đọc hình dung lại chốn phồn hoa đô hội này dưới một ngòi bút vô cùng tinh tế qua cái nhìn chân thực. Tên các phố nghề không chỉ đơn thuần nữa, mà xen kẽ vào đó là mua bán đủ các loại, với những hạng người, kiểu người ở khắp mọi nơi hội tụ lại về đây để kiếm sống. Không gian đô thị được mở rộng và dàn trài trong 36 phố phường ở các phố và làm các nghề khác nhau. Phải chăng Hà Nội đã thay đổi không còn là một Hà Nội đơn thuần nữa. Sự thay đổi ấy hiện lên trên từng bộ mặt ở từng khu phố. Chẳng hạn phố Hàng Buồm không đơn thuần như tên gọi nữa mà “bày la liệt những quán, ngành nghề khác nhau. Ở đầu phố hai bên là 33
  39. những của hàng bán thịt lợn, thịt vịt quay bên cạnh những hàng vịt quay bày cao những gian trong nhà là táo, lê, hồng, hạt dưa Tàu lái buôn từ Hồng Công sang” (Phố nghề). Chỉ qua một vài nét phác họa về không gian của phố nghề mà chúng ta dường như đã thấy sự thay đổi bên cạnh những nghề truyền thống thì đã pha tạp và buôn bán nhiều mặt hàng khác nhau không đơn thuần như chính tên gọi nữa. Phố Hàng Đào hiện lên là một phiên chợ tơ lụa một tháng chỉ có sáu phiên vào ngày một và ngày sáu. Dưới con mắt quan sát thu nhặt từ những gì chân thực nhất không gian ở phố Hàng Đào được hiện lên từ những góc cạnh khác nhau. Không gian buôn bán quang cảnh ngày phiên ở Hàng Đào được tác giả miêu tả chân thực “trẻ con phải ngồi ở xó bậc của nhà người ta ở giữa là cái sân con tun hút , tối mờ mờ thấp xuống, trên mảnh đất lát gạch vuông lộ thiên lắp kính cái bể cạn giữa có hòn núi non bộ, cây si uốn giả cổ thụ tý hon, nắng hắt lên của sổ ” đó là một không gian gò bó và chật hẹp bên cạnh không gian ấy là hình ảnh của con người được hiện lên thật sinh động,người ngồi lố nhố tận ngoài chen vào nịnh khéo, xuýt xoa kêu mát quá. Trong cái thời buổi khó khăn ấy con người ta phải tìm đủ mọi cách khác nhau để có thể kiếm ra miếng ăn, những kẻ giàu thì cứ giàu còn những người nghèo thì cứ mãi nghèo và khốn khó như thế. Cả phố Hàng Đào hiện ra một không gian buôn bán khá tấp nập dân cư ở đây cũng khá đông đúc. Xong trong cái không gian ấy lại xuất hiện một anh dở hơi mà ai đến Phố Hàng Ngang, Hàng Đào đều biết anh chàng dở hơi ấy hay qua lại ở phố và cũng hay cười tình với bất cứ một cô gái trẻ nào ở quanh khu phố này. Câu chuyện được đan cài vào trong một không gian nhốn nháo, tấp nập của một khu buôn bán mà mọi người đang chạy xô kiếm miếng cơm manh áo làm cho người đọc thấy có một chút gì đó xót xa bởi cuộc đời đầy bất hạnh của anh chàng dở hơi kia đang hòa lẫn với những kẻ du côn, kẻ cắp, và bạc bịp mà không một ai mảy may đến. 34
  40. Hay đến với Phố Mới một khu phố nổi tiếng với hiệu cầm đồ nhà Vạn Bảo như lột da dân nghèo. Trong cái phố Mới ấy hiện ra là một không gian buôn bán hết sức lạ thường, “có cả một thứ chợ đưa người, môi giới thuê mướn cả mua bán những vú em, con sen, con nhài, u già, cậu nhỏ, anh xe, thằng quýt, đủ các kẻ ăn người ở trong nhà còn các mụ tú bà cứ nhao nhác, tao tác, chạy đèn cù, chào hàng, tán tỉnh, nói thách, ngã giá, đòi tiền lót tay ”. Những người ở các làng đều phải sợ ra cái phố Mới sợ dây vào quân nặc nô, rồi cả bọn thầy tướng, bọn bói bài tây, bọn chơi cua cá bạc bịp nhan nhản khắp phố lan sang cả Hàng Đào, Hàng Ngang Và có những lúc khi nhìn vào không gian của khu Phố Mới ấy con người ta bỗng có một tâm trạng buồn tủi bởi sự nghèo khó: “mưa bụi, có lẽ mưa bụi đã nhiều ngày. Những cây nhội che mái nhà, người qua lại trên mặt đường âm u, xám ngắt nhẽo nhợt ra. Mấy của hàng bán củ nâu hai bên cửa ô, từng đống nâu chất cao xám xịt như đống đất, các nhà bán thừng, bán chiếu mưa hắt thâm xì”(Phố Mới).Một khu phố mà hiện lên đủ các loại người khác nhau khi mà trong cái không gian cứ bon chen mua bán tấp nập, nhốn nháo, xô bồ của những thân phận nghèo hèn đem thân làm nô bộc cho thiên hạ. Thời gian qua đi, vật đổi sao dời. Ngày nay ba mươi sáu phố nghề truyền thống của đất kinh kỳ không còn được như xưa nữa. Chính bằng con mắt chân thực đời thường mà tác giả không ngần ngại đưa vào trang viết của mình những điều ấy. Tất cả đã làm cho người đọc cảm nhận được nhiều điều khác nhau của một chốn đô thị buôn bán tấp nập nhưng đằng sau đó là bao nhiêu thứ cần phải nghĩ về sự đổi thay.Tác giả như theo những câu ca dao về phố nghề mà làm sống lại một thời bên trong cái đô thị lại có một sắc thái riêng. Phố nghề không chỉ đơn thuần như những chính tên gọi của nó nữa mà đến nay đã thay đổi rất nhiều. “Giữa Hà Nội quen thuộc mà phố phường thì thật xa lạ”. 35
  41. 2.2. Không gian ngọai đô Hà Nội Có lẽ sinh ra và lớn lên tại một vùng quê nghèo ven đô nên ông đã dành nhiều trang viết của mình với mảnh đất sâu nặng ân tình này. Bởi chính cái tên bút danh của nhà văn đã cho chúng ta thấy được tình cảm yêu mến mà ông dành cho vùng quê của mình: Tô Hoài cái tên mà tác giả đã mượn con sông Tô Lịch và đất phủ Hoài Đức làm nên bút danh cho mình. 2.2.1. Không gian sinh thái ngoại đô Viết về đề tài Hà Nội, nhà văn Tô Hoài không chỉ quan tâm đến thành phố nghìn năm tuổi đang gấp gáp trở thành nửa Tây, nửa ta, nửa cũ, nửa mới, nửa sang, nửa quê hay cuộc sống lầm than của những kiếp nghèo bên ngay trong thành phố với một cuộc sống lam lũ, khó khăn, vất vả khó nhọc bị cái nghèo đeo bám. Mà để cho những trang viết của mình đỡ xót xa hơn, với một tâm hồn trong sáng Tô Hoài cũng không quên đưa vào đó những cảnh trí của non sông đất nước, của thiên nhiên đất trời mà tạo hóa đã ban tặng cho mảnh đất Thủ đô này, đó là một không gian thiên thiên từ trong đô thị ra đến vùng ven đô sâu nặng ân tình, đâu đó ta bắt gặp những hình ảnh của thiên nhiên đẹp bình dị mà mộc mạc, lặng thầm mà cổ kính. Cây đa bến nước sân đình là một không gian đặc trưng của những ngôi làng. Đó cũng là một nét đẹp cổ kính. Bởi nó làm nên những đặc trưng riêng biệt. Đó cũng là nét văn hóa đã tồn tại từ xa xưa lâu đời trong sâu thẳm tâm thức người Việt. Với con mắt bao quát, ngòi bút tinh tế cảm nhận sâu sắc và hết sức chân thực qua cái nhìn hiện thực đời thường không gian ấy được cảm nhận rõ nét hơn bao giờ hết qua một loạt các mẩu chuyện như: Làng tôi, đình làng tôi, phố và làng. Từ các con đường dẫn vào đến làng, cổng làng, miếu, đền thờ hết sưc gần gũi mà thân thuộc: “đình làng Nghè ở ven sông rậm rạp, um tùm những bụi chuối, lại càng âm u dưới bóng cây đa, rễ vắt chằng chịt thành hai cây bá vai nhau. Có một cái miếu thờ một con hổ bằng đá ”(Làng 36
  42. tôi). Không gian đình làng đã phản ánh đúng đặc trưng nét văn hóa truyền thống của dân tộc, hay những ngôi đình thờ được dựng nơi cảnh đẹp theo phong thủy, có hướng sông hồ, tay long hổ. Đình phong quang – ao đình nước sánh như gương, trồng sen, trên bờ có cây đa, cây muỗn cổ thụ, cảnh chí không âm u tĩnh mịch như đền chùa (Phố và làng). Tuy có gì đó xa lại với chốn thị thành xong đưa những không gian làng quê với những ngôi đình chùa vào trang viết của mình. Tô Hoài đã có cái nhìn bao quát hơn không chỉ còn là không gian của sinh hoạt đời sống mà nó còn là một không gian văn hóa tâm linh đặc biệt của các làng quê, chân thực và gắn bó. Đưa không gian văn hóa đình làng vào tập truyện là một sự sáng tạo mới của nhà văn. Không gian thiên nhiên trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài tuy không rộng lớn như không gian vũ trụ đất trời, nhưng nó mang một nét đẹp lạ gắn với tuổi thơ, kí ức đã trôi qua ở những vùng quê nghèo yêu dấu qua một loạt các mẩu chuyện như: Bẫy chim chơi, Chơi chim, hay Mùa hạ tiếng chim Không gian mùa xuân của mảnh đất Thủ đô ở vùng ngoại thành hiện lên thật đẹp qua ngòi bút của nhà văn, ở đó có đủ màu sắc, âm thanh. Tất cả được cảm nhận bằng cả thính giác, lẫn thị giác, mang những nét đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ: “mưa bụi như phấn trắng dăng khắp trời, trong bụi mưa, từng đàn chim nhỏ rúi rít bay về trước sân ”(Bẫy chim chơi). Rồi buổi sáng sông Tô Lịch mờ mờ làn sương mỏng. Bóng người đi đen lẫn trên cầu. Tiếng chim chích, chim sâu hót trong bụi. Tiếng bò rống. Ruộng rau cải và xu hào mới, hơi xanh. Những lều canh rau, mái rơm còn vàng xọng, buổi sáng rục rịch sang xuân. Những âm thanh của tiếng chim vang lên trên vòm trời như báo hiệu một mùa xuân mới. Tiếng chim hót lẫn li ti trong làn sương mưa bụi của đất trời mùa xuân mới vang lên như lan tỏa vào một không gian rộng lớn của đất trời mùa xuân, giống như một bản nhạc với những âm hưởng nhẹ nhàng và đầy hương sắc. Hình ảnh đàn chim đã gợi lại những kí ức của 37
  43. năm tháng tuổi thơ với những trò chơi chim, bẫy chim của tác giả. Nó là một kí ức tuổi thơ thật đẹp. Hay đến với Mùa hạ tiếng chim cũng là không gian của một khu vườn đầy hương sắc cảnh vật sống động giống như đang cựa quậy trước mặt bạn đọc, mùa hạ thì tiếng chim rộn ràng nhất trong bốn mùa, đời sống con người và chim đan vào nhau tự nhiên. Có câu đồng dao ru: bụi đất mà ném chim trời, chim bay đi mất, đất rơi vào chùa Không gian thật đẹp của một khu vườn hiện ra: “Mặt trời lên đầu ngọn tre, ấy là lúc chim ra đông vui nhất trong ngày, giữa vòm lá cây đa đầu làng, lũ vàng anh,con vẹt xanh thẫm với lá kìa kìa đàn chim bay vào cây gạo mới đầu mùa hạ mà hoa đã nở đỏ ối bãi Cơm Thi bên sông Tô Lịch ”(Mùa hạ tiếng chim).Tất cả đã đem đến một sức sống mới trong những ngày mùa hạ. Một không gian thật trong lành tươi mát biết bao, dưới ngòi bút tinh tế,sắc sảo của nhà văn bạn đọc cảm thấy “mắt dường như ngủ mê” đẹp và cuốn hút đến kì lạ.Viết về không gian thiên nhiên Tô Hoài như có sự đối lập với cái ồn ào, tấp nập bon chen chốn thi thành. Nơi đây giống như một góc thư giãn của con người để quên đi những nhọc nhằn, lo âu trên con đường mưu sinh đầy khốn khó. Xong tất cả những điều ấy chỉ là trong quá khứ giờ đây mọi thứ đã khác trước và đã thay đổi nhiều rồi, những tiếng chim ngoài đầu ngõ, đầu đồng, nóc nhà, đó là tiếng chim ngày trước. Tiếng chim rúi rít chỉ còn mờ mờ trong trí nhớ mai kia rồi trong làng ngoài phố tiệt cả chim, các cô các cậu đi học còn biết con chim ấy cái lông, cái cánh, cái mỏ,cái mắt thế nào mà hiểu câu ví von, mà làm được bài văn tả chim. Mọi thứ thay đổi đô thị và phố xá mọc lên, một phần của Hà Nội cũng đã thay đổi mất rồi. Viết về không gian thiên nhiên “thật là lời lẽ thanh thoát, ý tứ thâm trầm”. Trong văn ông không gian thiên nhiên còn rất đặc biệt khi đó là không gian của những con đường làng quanh co. Hay cả những con đường nhỏ chặt 38
  44. hẹp nơi đô thị. Tất cả được thể hiện sinh động và tinh tế qua cái nhìn bao quát của nhà văn. Những con đường hằn vết chân trong đời người ấy là con đường về quê nội chỉ hai mươi cây số con đường từ huyện Từ Liêm đến Thanh Oai “Một khoảng trời xanh xám úp chụp xuống đồng ruộng sau ngôi nhà rách rưới, ở cuối cái tỉnh lẻ, im lìm, mờ mịt hoàng hôn. Cánh đồng liền với chân tường, khi những cơn gió bấc đưa mùa đông đến suốt chân trời, đôi chỗ đùn lên một đám khói của bọn trẻ trâu ngồi run rẩy sưởi quanh gốc rạ” (Đường về quê) con đường được trải rộng ra trong một không gian của thiên nhiên ở làng quê ven nội. Đó là con đường làng có gió lạnh mùa đông nhưng đâu đó có sự ấm cúng của những đứa trẻ con hay cụ già ngồi sưởi ấm. Xong đâu đó ta vẫn thấy có những con đường lạnh lẽo: “đường lầy quá rẻ như teo cảnh vật lại. Gió hun hút hơn mọi ngày. Không có tiếng trống, tiếng chuông. Trong đình miếu nào, đâu đây vẳng lại tiếng hát đồng thanh của thanh niên ” (Ghi lại). Con đường không phải chỉ là không gian thiên nhiên. Con đường ở đây còn là con đường đời, con đường của những bước đi, đó còn là những chặng đường trong những năm tháng chiến đấu đầy khó khăn nhưng vẫn mang theo một niềm tin tươi sáng. Bởi thế có những lúc con đường không còn lạnh lẽo, u ám bởi gió mùa đông bắc nữa mà có những con đường thật đẹp bởi có niền tin của con người trong Nhật kí Phan Phú: “Cuộc hành quân vượt qua phòng tuyến địch hai bên đường, trên những ruộng lúa chin vàng, mấy người thợ gặt trai đương nhìn chúng mình. Chiều đẹp quá. Êm ả như bất cứ chiều thu nào khác ở thôn quê. Xa xa, bên kia sông, cứ điểm của Pháp hiện thành một khối vuông trắng xóa giữa các đỉnh đồi chọc ”. Chính niềm tin vào chiến thắng nên những chiến sĩ mới nhìn con đường ấy bằng một đôi mắt thơ mộng và đầy huyền ảo, con đường hiện ra thật đẹp trong mắt của bạn đọc. Đó giống như một khoảnh khắc đặc biệt, không chỉ có con người là dấu 39
  45. ấn của lịch sử, của sự đổi thay mà những vật vô tri vô giác như con đường cũng gắn bó với con người cả lúc khó khăn nhất. Các danh lam thắng đã từng có rất nhiều nhà thơ đề cập tới, mỗi người mang một nét đặc trưng riêng biệt tạo nên một phong cách nghệ thuật tiêu biểu cho bản thân, và với Tô Hoài ông cũng nằm trong số ấy, những cảnh đẹp không chỉ có trong vùng đô thị mà còn có ở vùng ngoại đô với rất nhiều các chùa chiền nổi tiếng đã trở thành danh lam thắng cảnh của đất nước. Với Tô Hoài chùa chiền không chỉ là nơi thờ cúng các vị công thần của đất nước, không chỉ là không gian của lễ và hội, mà chùa chiền còn là nơi có những thắng cảnh đẹp. Khi còn người trong lòng không được thoải mái muốn tĩnh tâm họ luôn tìm về những chốn bình yên như vậy để trong lòng thanh thản hơn. Đến với mẩu chuyện Chơi chùa tác giả dường như đã lột tả vẻ đẹp của chùa Hương mà thiên nhiên ban tặng cho cảnh vật nơi đây: “Chùa Hương đẹp vô ngần trong thanh vắng. Suối Yến trong vắt in đồi núi hai bên hoa mơ rung rung nở trắng tinh ” đến với chùa Hương người ta không chỉ được thưởng thức về thắng cảnh nữa mà còn được thưởng thức những đặc sản đặc trưng ở nơi này: “Nghỉ đêm ngoài đền Trình,sáng vào giữa rừng mai, thưởng thức chén rượu sớm ”, trong chốn thanh bình một cảnh tượng thật đẹp như mê lòng người, cứ cuốn lấy con người vào vẻ đẹp chiêu hồn ấy. Một không gian thật đẹp nhưng cũng hết sức linh thiêng tạo nên một vẻ đẹp thuần khiết. Và sau này cũng với vẻ đẹp của không gian ấy đã đi vào trong thơ ca của Tố Hữu một cách thật nhẹ nhàng mà tinh tế, tạo nên một vẻ đẹp hài hòa mà ấm cúng trong bài “Chùa Hương”. Bến đục qua rồi suối Yến trong/ Long lanh núi gấm, nước mây lồng/ Mái chèo đưa khách lên tiên giới/ Lặng lẽ thuyền trôi giữa sắc, không (Chùa Hương- Tố Hữu).Hay đó còn là cảnh đẹp của chùa Quán La, chùa Láng: “Mùng bốn đi chùa Láng. Đường thành cao cao uốn theo bờ sông Tô Lịch. Cách đồng Vân làng Đoài Môn mưa bụi phấn rắc trên 40
  46. luống thìa là xanh mờ. Cuối làng Phú Yên, khói hương nghi ngút trong miếu. Đôi bùm tum, rặng cây si rễ chùm buông mành xuống mặt nước ”. Ở xa xa đâu đó trong sâu thẳm tâm hồn của tác giả, những cảnh đẹp của non sông đất nước không chỉ có ở vùng nội đô mảnh đất văn hóa Thăng Long nghìn năm tuổi mà còn có ở vùng ven nội sâu nặng ân tình này. Bằng ngòi bút tinh tế và con mắt sắc sảo tác giả dường như đã cho chúng ta thấy được những vẻ đẹp thật ấn tượng của những danh lam thắng cảnh đất nước, mang những nét đẹp đặc trưng và phong tục truyền thống của mỗi vùng miền. Qua không gian sinh thái vùng ngoại đô trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài cho ta thấy được một tâm hồn trong sáng thanh cao, luôn tự hào về những cảnh trí của non sông đất nước, mặc dù vẫn có những nơi là những vùng quê nghèo khó nhưng không vì thế mà tác giả bi quan. Ông vẫn tìm thấy được ở đó những gì là đẹp, là ấn tượng. Ông luôn say đắm khát khao được bày tỏ lòng mình để mọi người thấy được những vẻ đẹp vốn có mà bản thân nó vẫn từng tồn tại ở mọi góc cạnh của thời gian và không gian. Từ thành phố ra đến vùng ngoại đô đó là tất cả những gì mà tác giả quan sát tỉ mỉ, chi tiết thu nhặt trong cuộc đời của mình. Đôi lúc có chút khó khăn mệt mỏi xong những trang viết của ông về cảnh sắc thiên nhiên vẫn mang một nét tươi tắn và làm cho bạn đọc say đắm hơn bao giờ hết. 2.2.2. Không gian sinh hoạt, phong tục ngoại đô Hà Nội ồn ào sang trọng là thế, xong cũng có một Hà Nội lầm than. Thông qua một loạt những mẩu chuyện như: Thẻ thuế thân, Làm ma khô, Bắt rượu, Khổng văn cu, Bà viết, Chết đói ta vẫn bắt gặp đâu đấy sự đau khổ của cái gọi là lầm than của một giai đoạn lịch sử vừa trôi qua, cảnh lầm than ấy càng rõ nét khi tác giả tái hiện chúng ở một không gian của các làng quê ven nội. Thợ cửi, thợ giấy làm quần quật ngày đêm mà vẫn đói khổ, từ các làng quê chìm trong cảnh Tây đoan bắt rượu lậu và những người dân lành 41
  47. khốn khổ phải nhận đi “tù rượu thay” để vợ con ở nhà có người nuôi (Bắt rượu), đến cảnh chợ Mơ, chợ trâu Hà Đông, cầu Gỗ, Cầu Cuối nhan nhản người tàn tật ăn mày, ở đâu cũng ai oán vang lên tiếng nức nở trên môi là kẻ khó xin ăn. Là hình ảnh buồn nao lòng của cảnh đòi nợ, người chủ nợ và kẻ nợ đều nghèo, quá nghèo nên mỗi năm vào dịp những ngày áp tết chủ nợ đến đòi,cũng chỉ biết nhìn nhau, năm nào cũng vâng và kết thúc là lời hẹn “sang năm sang giêng” để rồi chẳng bao giờ trả nổi món nợ. Rồi những cảnh chết đói hai bên bờ sông Tô Lịch là lò dò đi ra những bộ xương người lảo đảo, kheo khư, nhấp nhô. Sự bần cùng ấy hằn sâu nhất trong chuyện Chết đói. Nạn đói năm 1945 đã làm vợi đi của làng Nghĩa Đô bao nhiêu người. Với cái nhìn chân thực tác giả đã tái hiện cho bạn đọc được một không gian của một ngôi làng những năm xảy ra nạn đói. Cũng giống như Kim Lân viết về nạn đói năm 1945 qua tác phẩm Vợ Nhặt, những hình ảnh tang thương đều được cái nhà văn nhìn thấy với Kim Lân đó là “đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt dúi nhau xanh xám như những bóng ma nằm ngổn ngang khắp lều chợ, người chết đói nằm như ngả rạ ”.Và giờ đây đến với Tô Hoài ông cũng sống trong những năm tháng khó khăn đó chứng kiến bao điều đau thương, ông đã tái hiện qua những trang viết đầy chân thực mà xót xa. Tác giả đã tái hiện lại không gian hết sức ảm đạm mà thê lương không ở đâu xa mà ở chính những làng quê nghèo ven thành phố “trong đầu chợ nhan nhản người bán trẻ con đêm đem các làng quanh chợ ở Yên Thái, người ta phải đi rà ngăm không cho người chết đói vào địa phận làng mình ”, “bên này đường ven thành, ven Hồ Tây, các làng thuộc phủ Hoài Đức ngày trước bây giờ là Từ Liêm, rộng ra cả tỉnh Hà Đông, và khắp các vùng đồng bằng, người chết đói như ngả rạ ” hình ảnh người chạy quanh quanh, nháo nhác rồi chết đói cả một vùng, câu chuyện đã giúp người đọc đẽ đồng cảm và thấu hiểu nỗi đau thương mất mát mà cũng chỉ một lí do là quá nghèo đói. “Người ăn cỏ, ăn khô dầu, thậm chí ăn cả thịt 42
  48. người”, thật ghê rợn nhưng cũng hết sức thương tâm trong một bầu không khí thật ảm đạm và ngột ngạt. Tất cả những điều ấy được chững minh bằng những câu chuyện có thật từ chính tác giả đã chứng kiến và đã trải qua, cái đói đã làm cho con người trở nên điêu đứng. Nạn đói đã tạo nên một quang cảnh thê lương, tiêu điều, xơ xác: “cái sân lạnh lẽo đầy cứt giun đùn”, “màu hoa trắng rờn rợn”. Những thân phận thì hắt hui, tàn tạ, không chỉ có hình ảnh như vậy mà tác giả Tô Hoài còn tái hiện điều đó bằng cả con số “khi số người chết đói tới 50%, hoặc có nơi nhiều hơn. Chỉ trong vòng hai tháng số người qua đời tại tỉnh Ninh Bình lên đến một vạn”.Những hình ảnh thật chân thực nhưng cũng hết sức xót xa. Nếu làng Đông Xá trong tiểu thuyết Tắt Đèn của Ngô Tất Tố náo động trong tiếng trống, tiếng tù và thúc sưu, tiếng chửi măng quát tháo của kẻ “chức quyền” khiến mâu thuẫn giữa nhân dân và địa chủ, giữa dân tộc và đế quốc càng thêm gay gắt, quyết liệt, thì ở đây trong chuyện Thẻ thuế thân cũng là vấn đề sưu thuế. Quang cảnh ven đô âm vang những tiếng giục nộp thuế liên hồi. Gợi ra một không gian tù túng và ngột ngạt trong mùa sưu thuế, xóm làng oi ả nặng nề thật chặt chội và nóng bức. “Tu hú kêu ra rả trên những cây gạo, mùa hè chứa chan nắng đã bắt đầu mùa sưu thuế khắp thành thị tới thôn quê” con người bị bóc lột, bị đè nén ngay khi bản thân họ có lao động nhưng họ không thể đủ tiền nộp sưu và họ đã bị đánh đập hết sức dã man, tàn bạo. Rồi với Bắt rượu cái nghèo đói đã làm cho con người ta phải chạy vạy và làm đủ mọi thứ để kiếm ăn sinh sống mặc dù bị cấm đoán nhưng họ vẫn phải liều mạng để làm ăn. Trong câu chuyện Bắt rượu, tác giả tái hiện không gian sinh hoạt ở một làng quê ven đô Cát Động Hà Đông. Bước vào đầu làng là một hình ảnh của một làng quê trong một không gian yên tĩnh, yên bình phẳng lặng tưởng như hết sức êm ả. “Cánh đông Thanh Oai phẳng lặng, xám ngắt phất phơ, khói đốt từng cuộn suất ngang tận láng Mai bên kia nước 43
  49. đồng chiêm, trắng bong xuống tận Chuồn Tre đồng vàng giáp vùng trũng Ứng Hòa, Phú Xuyên ” đó là một cảnh tượng thật êm ả và thanh bình nhưng đằng sau ấy ai biết được người dân nơi đay đang sống trong một nỗi hoang mang lo sợ, lo sợ bị Tây đoan bắt rượu lậu. Cái nghèo buộc họ phải tìm những cách khác nhau để kiếm sống. Định làm mẻ rượu bán tết mà hóa ra sạt nghiệp đi tù. Mà đáng thương thay những người dân lành đói khổ phải nhận “đi tù rượu thay” để vợ con ở nhà có người chu cấp và lo cho cái tết được tươm tất. Trong câu chuyện là hình ảnh chú bếp Mỡ bị bắt nhưng khi bị bắt chú lại cười bởi ở nhà có ông lí hào đưa cho món tiền cả chục bạc ăn tết. Câu chuyện mang đến một nỗi buồn thương đến khó tả. Hình ảnh cánh đồng vẫn im phăng phắc, đám khói gốc rạ vẫn nghi ngút đằng xa cũng vắng ngắt vắng ngơ đã in lai trong tâm trí bạn đọc về một ngôi làng tưởng yên bình thanh thản nhưng ẩn sau đó là nỗi khốn cùng, những lo toan gánh nặng của những người dân nghèo vẫn đang nằm in đó chụi đựng. Điều đặc biệt của Tô Hoài so với các nhà văn khác cũng thời viết về Hà Nội là tác giả không chỉ nói lên những nét đẹp lặng thầm cổ kính mà tác giả còn đi vào tầng sâu cuộc sống. Tô Hoài đã nhìn hiện thực ở một khoảng cách rất gần. Thế nên cuộc sống của con người trong tác phẩm hiện lên như bản thân nó tồn tại ngoài đời thực. ngòi bút của ông không hề né tránh những điều đó nên ông đã tạo dựng nhân vật của mình như những con người trong xã hội, những con người nếm trải va vấp với đời nhưng còn hết sức nghèo khó. Ở vùng ven đô ấy ta còn bắt gặp bao nhiêu cảnh đời khốn khó. Khổng Văn Cu cả đời làm mõ, không đủ ăn, quay ra làm mọi việc. Bà Viết già cả đời đi khâu vá thuê để kiếm miếng ăn cho qua ngày, tài sản của bà chỉ có cái áo bông mỏng và đôi dép bà mua từ thời con gái. Ngôi nhà của bà được tác giả tái hiện lại trong một không gian thật nghèo khó “cái nhà gỗ to đã dột nát và khoảng vườn rộng, trong đó có nhiều cây xoan, và một cây dừa”(Bà Viểt). Chính tại 44
  50. không gian và hình ảnh con người đã tạo cho chúng ta cảm nhận về cuộc đời thật nghèo khó của con người nơi đây, cuộc sống khó khăn buộc con người ta phải lao động để kiếm sống ngay cả khi thời tiết khắc nghiệt nhất. Rồi đến cả những ngày tết. Ngày mà đáng lẽ ra mọi người phải vui mừng phấn khởi bởi một năm chỉ có một lần phải chuẩn bị làm sao cho chu đáo tươm tất, nhưng ở ngày đó những người dân nghèo họ lo toan mọi thứ chạy vạy khắp nơi. Tết với họ không phải là niềm vui nhiều mà nỗi lo nhiều hơn, lo sao để được cái tết tuy không sang trọng xa hoa như những nhà giàu thì cũng có được mâm ngũ quả có cái bánh trưng hay miếng thịt lợn gọi là có không khí tết đúng nghĩa. Tác giả Tô Hoài đã nhìn lại và tái hiện cho chúng ta thấy được không gian, một quang cảnh của những người dân ven thành trong một phiên chợ Tết cuối năm, đông đúc, náo nhiệt, ồn ào người mua thì ít, người bán thì nhiều. Đằng sau đó là một cái nghèo của những con người lao động qua một số mẩu chuyện như: Phiên chợ trâu bò, Những ngày áp tết phiên chợ ấy được tác giả tái hiện ở cả chiều rộng của không gian và chiều dài của thời gian. Thời gian là bắt đầu từ phiên chợ 19, nói là thế nhưng sự thật chợ 19 là chợ của những người có tiền. Ai sẵn tiền thì sắm tết sớm. Chợ 24 là chợ của những người thường thường. Chợ 29, 30 là chợ của những người nghèo. “Nhà nghèo chạy cái tết bở hơi tai, cho đến hôm tất niên mới mò ra chợ mua được miếng thịt lợn, nén hương gọi là cho có tết nhất ” (Những ngày áp tết). Tô Hoài trong cái không khí của những ngày áp tết ấy tác giả đã dựng lại không gian buôn bán của đủ thức các mặt hàng của một phiên chợ quê ngày tết được đưa lên từ những vùng quê lân cận khác nhau. Họ bầy ra cả ngoài bãi, hè đường bên cả gốc đề quanh chợ “từ những chồng lá dong gói bánh trưng ngoài cổng chợ rồi đến lồng chim, rồi ông hàng dừa ngồi giữa cái gáo, cái muôi, xếp thành thừng đống, xếp thêm từng đống giang chẻ lạt làm thành bánh chưng”(những ngày áp tết). Đặc biệt trong cái không gian đặc trưng ấy 45
  51. tác giả cũng không quên đưa vào đó mân ngũ quả - một nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt từ xa xưa, thể hiện sự sung túc, no đủ, đầm ấm. Không chỉ có những món đồ hay vật dụng hay từ các món ăn truyền thống mà trong cái không gian nhỏ bé của phiên chợ ngày tết có bán cả những “món ăn tinh thần” như tranh gà, tranh cá chép, tranh nhà chuột, tranh hứng dừa. Và đặc biệt hơn cả trong phiên chợ tết. Cả năm chợ Bưởi chỉ có ba phiên đó là bán trâu bò, con trâu là đầu cơ nghiệp là người bạn thân thiết với nhà nông, là tài sản quý giá nhất của những người nông dân. Cả năm kiếm tiền vả vả cực nhọc mong sao cuối năm có tiền mà mua được con trâu về nhà, để sang năm có vốn ở đó mà làm ăn.Tất cả được tái hiện dưới một con mắt bao quát và cái nhìn đầy hiện thực, phiên chợ hiện lên thật đông đúc, náo nức, xong bên cạnh đó là một cảnh chợ chiều cuối năm táo tác, vội vã, chợ búa như cướp giật. Trải qua những biến thiên của lịch sử đất nước, có cái còn nguyên vẹn xong cũng có cái đã thay đổi rất nhiều không còn được như trước nữa. Tô Hoài đã tạo dựng không gian nghệ thuật trong tác phẩm bằng hồi ức và suy ngẫm của một con người đã đi gần hết cuộc đời mình, qua những thăng trầm và biến động. Nên như một lẽ tự nhiên hình hành một cặp không gian tương phản đối lập giữa xưa và nay. Hà Nội trong quá khứ và Hà Nội của ngày hôm nay. Tô Hoài như đối lập hai miền không gian mà như muốn “chiêu hồn” những cái đẹp tự nhiên đã biến mất. “Trước đó là những xóm làng nhan nhản toàn nhà tranh tường đất,mấp mô như con rùa bò, cái xóm thì ẩn mình trong những bụi tre,sau mấy cây nhãn và giữa những ao chuôm bờ lau la liệt khoai nước và chim cuốc hoàng hôn vè kêu khắc khoải”. Và giờ đây những hình ảnh ấy chỉ còn trong tưởng tượng của trí nhớ mà thôi, những thứ ấy không còn nữa thay vào đó là các nhà cao tầng hơn trước cái làng đã được đổi thành thị trấn, thành phường “các xóm 1,2,3,4, gọn gẽ không còn chỉ quanh quẩn bên này bên kia cũng chia ra thành làng Tân, làng Nghè. Làng Nghè lại cũng chia 46
  52. ra xóm Trong, xóm giữa, xóm trẻ, xóm ngoài rắc rối đen lắm tên (Những nhà hàng xóm). Tác giả ngẩn ngơ đối diện trước không gian của hiện tại để đối thoại với chính mình trong một tiếc nuối da diết đến nghẹn ngào về sự đổi thay của năm tháng. Tất cả những hình ảnh rất thực cứ đan cài vào nhau, tạo nên dòng mạch ngược xuôi của cuộc đời lam lũ. Không gian mở rộng không chỉ còn trong vùng nội đô chen chúc đông người nữa, tác giả đã mở ra một hướng mới vùng đô ven thành phố để cho bạn đọc thấy được tất cả những gì từ cuộc sống sinh hoạt của con người, hay là những cảnh vật thân thuộc của những làng quê nghèo. Mặc dù nằm ngay sát cạnh thủ đô đây nhưng cuộc sống của họ cũng vẫn còn khó khăn, vẫn còn những cuộc đời như Bà Viết, Khổng Văn Cu, rồi những người nghèo đi chợ trong những ngày cuối năm, rồi cả chú bếp mỡ nhận đi tù rượu thay để vợ con ở nhà có người lo cho cái tết được no đủ (Bắt rượu), những người tàn tật, ăn mày, hay cảnh chết đói làm vợi đi của làng Nghĩa Đô bao người tất cả những hình ảnh rất thực ấy được tác giả tái hiện ở một không gian ngoại đô có sự thanh bình thật đấy nhưng bên cạnh ấy lại có sự xót xa thương cảm đến nao lòng.Những câu chuyện “tang thương ngẫu lục” ấy đủ giúp bạn đọc trẻ nhận thấy thời nay khác hẳn thời cũ, cuộc sống khá giả hơn trước nhiều lắm. Cho nên nói chuyện cũ mà tư tưởng sách lại không hề cũ. Nhìn về một phương diện khác, phương diện văn hóa tinh thần, tác phẩm vẫn ánh nên những nét đẹp của lễ tết, phong tục tập quán, lễ hội là tâm hồn trong sáng bình dị tiềm ẩn trong các mối quan hệ hàng ngày mà vẫn đầy sức mạnh và khát vong đổi thay của người Hà Nội băm sáu phố phường những năm tháng đó. Từ góc nhìn chung của văn hóa Việt, lễ hội bao giờ cũng tạo nên một không gian sống thật yên ấm, no đủ hạnh phúc ngay cả khi cuộc sống còn đói khổ cùng cực. Cả năm có một ngày như thế: Đó là tết, ngày 47
  53. của sum họp gia đình, nhưng cũng là ngày rất cơ cực của người Hà Nội thời đó “nhà nghèo chạy cái tết bở hơi tai” nhưng vẫn chuẩn bị cho ngày đó với tất cả tâm hồn cho người sống và cho cả tổ tiên ông bà “đến hôm tất niên mới mò ra chợ mua được miếng thịt lợn, nén hương, gọi là cho có tết nhất (Những ngày áp tết), những ngày áp tết được tác giả ghi lại với vài chi tiết đơn giản nhưng tác giả đã tạo dựng lên cả một không khí linh thiêng quan trọng của người dân nghèo Hà Nội xưa, là nét văn hóa gia đình người Việt- gia đình bao gồm cả người chết nên ngày tết có thăm mộ, cúng tổ tiên, thắp hương cầu may mắn cho cả năm. Nét vui của tết lại hiện lên trong niềm vu của trẻ thơ : “bánh pháo tép”, “miếng khế khô lẫn mật gừng”, “đôi guốc mộc mới” phải chăng, nét đẹp của ngày tết là ngày tiếp khách thăm hỏi nhau, ân cần, tha thứ cho nhau vì đấy là ngày “thân phận mỗi người được quý trọng” là ngày mừng nhau mọi sự tốt lành ngay cả trong cuộc sống khổ cực. Một nét văn hóa xưa của cha ông để lại đã làm đẹp, làm vui thêm cuộc sống vốn quanh năm nghèo túng bằng cái tết được kéo dài. Sau ngày tết nguyên đán “còn có ngày râu ria mà nhà nghèo rớt mùng tơi cũng phải có được gói hoa, nén hương. Những điều ấy được tái hiện trong một không gian chân thực, gần gũi của những ngôi nhà, ngôi làng. Mang những phong vị đặc trưng quen thuộc mà hể sức gắn bó. Sau lễ tết là đến hội hè. Cụm bốn chữ “hội hè đình đám” biểu tượng tưng bừng vui vẻ, náo nhiệt hội hè đình đám nhiều hơn mang ý nghĩa riêng từng chữ. Mà cắt ra thì là hai việc: làng vào hội và làng vào đám. Hội và đám lại tách bạch thêm: vào hội, có tế, có rước, có trò chơi vui, vào đám có chè chén việc làng, việc lành giáp đóng góp, mổ trâu bò. Cộng hai việc hội và đám lại thì bao trùm quang cảnh ý nghĩa vật chất và tinh thần trong sinh hoạt trong ngày trọng đại linh đình của làng. Làng Mọc tháng giêng vào hội đánh cờ người, tháng Tám hội đền Ghềnh, họi rước kiệu bò ở Đền Trại, Thủ Lệ, hội làng Đông, Làng Hồ rước về đền Voi Phục: “người xem hội đong nghịt 48
  54. đến khắp các chân tre. Trên gò cao đứng xa đến đâu cũng nhìn được cái kiệu bát cống lên gò rực rỡ lộng lẫy thật sướng mắt” (Hội làng), rồi đến cả hội Bơi ở làng Đăm, mấy chiếc thuyền đã tróc sơn bơi dạt vào trong cái đìa đầu làng, trong sân đình có hội thi cây cảnh “bên góc sân đình, cánh đu tiên tròn xoe cao hơn ngọn cây ngọc lan người chen ra chen vào đông như nêm cối” cả một không gian rực rỡ sắc màu “90 giàn lễ hội áo the, quần lĩnh tía, khăn vuông láng thâm, khăn nhiễu thanh, áo cánh lụa thâm, quần túm ống vào trong xà cạp hoa đào, tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng cọt kẹt của đu quay cùng tiếng hát” tất cả hòa điệu trong vùng Thăng Long xưa gợi lên bao nét đẹp riêng của đời sống văn hóa kinh thành. Bởi lễ hội là sản phẩm là một biểu hiện của nền văn hóa, tham gia lễ hội là thể hiện một cách ứng xử có văn hóa của người Hà Nội, họ tìm trong đó sức mạnh của tình đòan kết, tinh thần tương thân tương ái. Điều này được miêu tả thật sinh động trong đám rước Thánh Tăng. Lễ hội mà không cờ không kiệu, trống chiêng la thanh nhưng không khí lễ hội thật tưng bừng náo nhiệt, rất lạ và rất vui. Không gian được tái hiện thật chân thực và sinh động. Đó là một lễ hội phồn thực “cả một cánh đồng huyên náo sùng sục kì quái toàn trai gái cứ sông vào nhau cật lực, như đánh vật ,lại như đập lúa, tiếng cười rú, tiếng hí, tiếng hú, tiếng sút rầm rầm” (Đám rước Thánh Tăng). Lễ hội cư dân ngoại ô kinh Thăng Long nhưng vẫn mang những nét hồn hậu phóng khoáng của cư dân nông nghiệp Việt Nam, mang khát vọng đời sống ấm no, khát vọng về giải phóng tình cảm con người khỏi những luật lệ cấm kị của xã hội phong kiến. Vẻ đẹp thuần khiết, giản dị mà hồn nhiên của con người lao động được tái hiện thật độc đáo trong cảm xúc chân thành, nhân hậu của nhà văn. Tái hiện lại không gian của lễ hội, lễ tết trong tập truyện ngắn của mình. Nhà văn Tô Hoài đã có một cái nhìn bao quát, sâu sắc và thấu đáo về những nét phong tục xa xưa của người Việt Nam mà đến nay một số nét đẹp 49
  55. ấy vẫn còn tồn tại trong đời sống tâm linh của người Việt. Bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc là một nét khác nhau, hiểu về giá trị văn hóa dân tộc và phát triển nó không phải là ai cũng làm được điều ấy. Tô Hoài bằng tài năng và tình cảm yêu mến của mình ông đã viết nên những trang văn đầy ý nghĩa nó không chỉ thể hiện sự hiểu biết của mình mà ông còn một phần đang góp công vào công cuộc gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc ấy. 2.2.3. Không gian văn hóa làng nghề Thăng Long là nơi hội tụ của các làng nghề từ khắp mọi miền đất nước. Bằng sức lao động cần cù và tài năng khéo léo đã làm ra được những sản phẩm hàng hóa tinh xảo cung cấp cho dân chúng kinh kỳ và các vùng lân cận, làm cho phố phường ngày càng sầm uất hơn. Hơn đâu hết đất Thăng Long xưa - Hà Nội nay với sự phát triển của các làng nghề truyền thống không chỉ có vai trò nâng cao mức sống, mà còn đóng góp quan trọng trong đời sống, là dấu ấn truyền thống văn hóa dân tộc tại mỗi thời kỳ dựng nước và giữ nước Trong Chuyện cũ Hà Nội tác giả Tô Hoài cũng không quên đưa vào trang viết của mình về những hiểu biết của các làng nghề truyền thống qua các mẩu chuyện: Nón xưa, Sáng ngoại ô. Đối với Việt Nam tà áo dài, chiếc nón lá từ lâu đời đã trở thành biểu tượng tạo nên phong cách riêng, bản sắc và văn hóa riêng. Khi nhắc tới nón lá không thể không nhắc tới làng Chuông, cái nôi nghề làm nón Việt Nam tồn tại và phát triển qua gần 400 năm, qua bài Nón xưa tác giả đã cho ta thấy được cái nhìn toàn diện của chiếc nón trải qua bao năm tháng và tồn tại đến ngày nay, và giờ những chiếc nón ấy được xuất hiện trong nhiều không gian và dạng thức khác nhau “những chiếc nón có thể được bán ở chợ quê các vùng bán địa Ba Vì, Thạch Thất trên sơn” . Có thể khẳng định nghề làm nón ở đây đã có từ lâu đời, nó vẫn tồn tại và phát triển cho tới tận ngày nay, từng ngày những người dân thọ tạo ra những chiếc nón đẹp trở thành biểu tượng của người phụ nữ cùng tà áo dài duyên dáng. 50
  56. Cả một khung cảnh với các nghề khác nhau trong đời sống sinh hoạt từ cảnh vật đến con người đều được tái hiện trong câu chuyện Sáng ngoại ô.Cũng một quang cảnh cực nhọc ấy thuở trước những nhà thơ thao thức trong đêm trăng hồ Tây nghe phảng phất tiếng giã dó lan trên mặt nước lồng lộng. Mà đó là nhịp chày giã cuối xóm Đông Lân làng Hồ. Cả xóm vang tiếng xì xoẹt kéo tàu sôi nổi dần lên. Những người thợ giã dó từ các lều cối chày tay cuối làng bước ra, co ro mắt nhắm mắt mở trong chiếc áo tơi lá. Tiếng chày buông “xịch xì tum tum ” từ gà gáy tới giờ mới được một cối dó ai cũng lử lả, sã cách, không cố hơn được nữa. Tác giả đã tái hiện lại cuộc sống sinh hoạt của con người trong lao động ở một không gian nhỏ hẹp quanh các làng họ phải lao động vất vả và khó khắn để có được một cuộc sống tạm thời những tiếng chày của họ buông tum tum nặng nề mà khắc khoải thâu đêm như vang vọng vào mặt nước. Những người làm nghề giấy nhớ đêm giã dó khó nhọc cho tới sáng mới có được một mẻ bột rẻo mịn như đất thó đùn lên tròn quanh vành cối, rồi họ lại đem quang sọt quảy về bãi đìa. Và con người lại xuất hiện ở một không gian đó là một bến sông trong những ngày đông giá lạnh với cái rét mướt như cắt da cắt thịt vào người: “quãng sông Tô Lịch qua làng Hồ, làng Thọ, làng Đông có những bến sông dậm bìa, đãi bìa nước trong quang đãng. Trời đã sáng hẳn. Bóng cây nhãn lồng cống Đõ lá xanh đen ngả vờn bóng nước. Nước sông buốt thon thót, lô xô người đã lội ra bãi đìa bóng người bóng nước lung linh nhịp nhàng, trời rét như cắt ruột ” Hay đó còn là những làng tơ ẩn dưới chân Nghĩa Đô: “buổi sáng lặng lẽ hơn các làng làm giấy, mặc dù trong các nhà đều biết ngày phiên, thợ vào khung chỉ từ lúc sao mai còn long lánh”(Sáng ngoại ô). Tác giả đã cho ta thấy một cảnh tượng trong lao động của cuộc sống hàng ngày của những người dân ven thành. Tái hiện không gian của các làng nghề truyền thống, tác giả cũng cho chúng ta thấy được sự khó khăn vất vả của những con người nơi đây. Xong 51
  57. bằng những giá trị văn hóa lâu đời và sự sáng tạo của những người thợ làng nghề qua từng sản phẩm thủ công đặc trưng, những năm gần đây các làng nghề thủ công truyền thống của Hà Nội ngày càng hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. Và hiện nay du lịch làng nghề được các cơ quan ban nghành thành phố Hà Nội dành sự quan tâm đặc biệt. Viết và xây dựng lại những không gian đặc trưng của các làng nghề truyền thống Tô Hoài đã có cái nhìn xuyên suốt và am hiểu sâu sắc. Ông đã góp phần vào việc quảng bá, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc. 52
  58. KẾT LUẬN Với sự hiểu biết sâu rộng và lòng đam mê đầy tự hào của nhà văn với truyền thống văn hóa Hà Nội, Tô Hoài đã chọn cho mình một lối đi riêng. Với một tình yêu mến sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây, nhà văn đã gửi bao tâm huyết và trí sáng tạo của mình vào những trang sách quý giá ấy bằng một tài năng văn học xuất chúng. Nội dung sách phản ánh lại bức tranh toàn cảnh của một thành phố nghìn năm tuổi qua một loạt các không gian đặc trưng từ trong đô thị ra đến vùng ven đô sâu nặng ân tình, cả không gian thiên nhiên của lễ hội và lễ tết với những nét đặc trưng phong tục bằng việc ghi lại những cảnh,những người, những việc hoàn toàn có thật của một Hà Nội xưa qua các truyện ngắn như : Băm sáu phố phường, Đêm giao thừa, Phố Nghề, Tiếng rao đêm, Hội Tây, con nhà người Người đọc sẽ cảm nhận được nét văn hóa mang đậm dấu ấn của con người nơi đây. Không những thế đọc Chuyện cũ Hà Nội người đọc còn cảm nhận được Hà Nội đẹp đến tinh khôi và ấm áp rung động lòng người. Song đọc sách chúng ta cũng không khỏi bùi ngùi xúc động khi những giá trị văn hóa của một thời dần phai nhạt theo sự phát triển của xã hội như tác giả đã từng viết: “Cái thần thái của một thành phố nghìn năm tuổi đang gấp gáp trở thành nửa Tây, nửa ta, nửa cũ nửa mới, nửa sang nửa quê ”. Tuy nhiên phải thừa nhận rằng Chuyện cũ Hà Nội có ý nghĩa rất lớn trong việc lưu giữ các giá trị văn hóa của mảnh đất nhìn năm nay đúng như nhà văn Băng Sơn từng nhận xét: “Là người thuộc lớp trên 70, đọc bộ sách Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài càng cảm thấy đây là bộ sách có giá trị, đầy chất lịch sử và nhân văn, nhân ái, mỗi người đều có thể kiểm chứng được bằng chính bản thân cuộc sống của riêng mình”. 53