Khóa luận Kết cấu chữ nôm và chữ nôm vay mượn trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kết cấu chữ nôm và chữ nôm vay mượn trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_ket_cau_chu_nom_va_chu_nom_vay_muon_trong_tho_nom.pdf
Nội dung text: Khóa luận Kết cấu chữ nôm và chữ nôm vay mượn trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ BÍCH THÚY KẾT CẤU CHỮ NÔM VÀ CHỮ NÔM VAY MƢỢN TRONG THƠ NÔM TRUYỀN TỤNG HỒ XUÂN HƢƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI- 2018
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ BÍCH THÚY KẾT CẤU CHỮ NÔM VÀ CHỮ NÔM VAY MƢỢN TRONG THƠ NÔM TRUYỀN TỤNG HỒ XUÂN HƢƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. Nguyễn Thị Thanh Vân HÀ NỘI- 2018
- LỜI CẢM ƠN Đề tài Kết cấu chữ Nôm và chữ Nôm vay mượn trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương là nội dung chúng tôi chọn để nghiên cứu và làm khóa luận tốt nghiệp sau bốn năm theo học chương trình Đại học chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Để hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận này, lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Cô: Nguyễn Thị Thanh Vân, người đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thiện khóa luận này. Ngoài ra tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong khoa Ngữ văn đã đóng góp những ý kiến quý báu cho khóa luận được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn bên tôi, động viên tôi hoàn thành khóa học và khóa luận này. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Bích Thúy
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: khóa luận tốt nghiệp với đề tài Kết cấu chữ Nôm và chữ Nôm vay mượn trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương là đề tài nghiên cứu của riêng cá nhân tôi có sự hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn, không sao chép của bất cứ ai. Kết quả nghiên cứu trong khóa luận chưa được công bố trên các công trình nào khác. Nếu không đúng như trên tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Bích Thúy
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu 3 3. Mục đích nghiên cứu 6 4. Đối tượng nghiên cứu 6 5. Phạm vi nghiên cứu 7 6. Phương pháp nghiên cứu 7 7. Đóng góp của khóa luận 8 8. Bố cục của khóa luận 9 NỘI DUNG 10 Chƣơng 1. NÉT CHÍNH VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA HỒ XUÂN HƢƠNG 10 1.1. Nét chính về cuộc đời Hồ Xuân Hương 10 1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và tư tưởng văn hóa 10 1.1.2. Thân thế 11 1.2. Sự nghiệp sáng tác của Hồ Xuân Hương 13 1.2.1. Xuân Hương thi tập 14 1.2.2. Tập thơ Lưu hương ký 15 1.3. Thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương 16 1.3.1. Thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương 16 1.3.2. Hồ Xuân Hương với Thơ Nôm Đường luật 18 1.4. Đóng góp của Hồ Xuân Hương với văn học dân tộc 20 1.5. Tiểu kết chƣơng 1 21 Chƣơng 2. KẾT CẤU CHỮ NÔM VÀ CHỮ NÔM VAY MƢỢN TRONG THƠ NÔM TRUYỀN TỤNG HỒ XUÂN HƢƠNG 22 2.1. Kết cấu chữ Nôm 22 2.1.1. Khái niệm chữ Nôm 22
- 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của chữ Nôm 22 2.1.2.1. Nguồn gốc chữ Nôm xuất hiện. 23 2.1.2.2. Chữ Nôm trong văn chương 23 2.1.2.3. Chữ Nôm trong các văn bản hành chính 25 2.2. Kết cấu chữ Nôm 26 2.3. Khảo sát chữ Nôm vay mượn trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương 28 2.3.1. Âm Tiền Hán Việt 28 2.3.2. Âm Hán Việt Việt hóa 33 2.3.2.1. Hữu thanh hóa 34 2.3.2.2. Xát hóa 35 2.3.2.3. Mũi hóa 36 2.3.2.4. Những sự biến đổi âm đầu khác không thành xu hướng rõ rệt k sang kh 36 2.2.3. Âm Hán Việt 38 2.4. Tiểu kết chƣơng 2 41 Chƣơng 3. HƢỚNG TIẾP CẬN TÁC PHẨM TỰ TÌNH II CỦA HỒ XUÂN HƢƠNG TRONG NHÀ TRƢỜNG PHỔ THÔNG 42 3.1. Thực trạng giảng dạy tác phẩm trong nhà trường phổ thông 43 3.2. Tiếp cận tác phẩm từ đặc trưng thể loại 44 3.2.1. Khái niệm 44 3.2.2. Đặc điểm thể loại thất ngôn bát cú Đường luật 44 3.2.3 Phương hướng tiếp cận tác phẩm Tự Tình (II) theo đặc trưng thể loại 45 3.2.4. Xác định nội dung và cách thức tiếp cận 46 3.2.5. Xác định kiến thức cơ bản 48 3.3. Tiểu kết chƣơng 3 51 KẾT LUẬN 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chữ Nôm là ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam, do người Việt sáng tạo nên dựa trên cơ sở của chữ Hán, ra đời sau chữ Hán. Theo một số tài liệu thì chữ Nôm xuất hiện ở thế kỉ XIII nhưng chưa có một văn bản nào còn lưu truyền, đến thế kỉ XV có bước phát triển nhảy vọt với hai tập thơ lớn là: Quốc âm thi tập và Hồng Đức quốc âm thi tập, chuyển sang thế kỷ XVI chữ Nôm được ghi nhận với tác phẩm thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Bỉnh Khiêm là Bạch Vân quốc ngữ thi tập. Thế kỉ XVII thơ Nôm Đường luật không có nhiều sự xuất hiện của các tác giả, tác phẩm nổi bật. Đến thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX, thơ Nôm khởi sắc trở lại và đạt nhiều thành tựu rực rỡ. Văn học thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX được coi là “giai đoạn hoàng kim” của văn học trung đại Việt Nam - giai đoạn văn chương đạt đến đỉnh cao, kết tinh những thành tựu nội dung, nghệ thuật trong nhiều thể loại văn học. Văn học chữ Hán vẫn phát triển với thành tựu thơ chữ Hán và văn xuôi tự sự. Văn học Nôm thời kì này nở rộ với các thể loại: Thơ Nôm Đường luật, Khúc ngâm song thất lục bát, Truyện Nôm lục bát và thơ hát nói, làm nên đỉnh cao của lịch sử văn học. Thơ Nôm Đường luật có thi tập của “Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương, thi phẩm của Bà Huyện Thanh Quan. Truyện Nôm có kiệt tác Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều) của Nguyễn Du và rất nhiều tác giả khác. Như vậy, giai đoạn này văn học phát triển có sự đóng góp không nhỏ của nhà thơ Hồ Xuân Hương, bà đã đưa thơ Nôm Đường luật phát triển trở lại và đạt thành tựu to lớn.Với hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương, Nôm Đường luật tiếp tục phát triển và có nhiều cải tiến mới mẻ cả về nội dung và hình thức. Khối lượng tác phẩm thơ Nôm của Hồ Xuân Hương đến nay chưa có tài liệu chính xác nhưng nhiều bài thơ đi sâu vào tâm thức của dân gian. 1
- Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”, thật đúng như lời nhận xét đó của Xuân Diệu, tác phẩm của bà chủ yếu bằng thể thơ Nôm Đường luật truyền tụng đến nay. Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng lòng trong muôn tấm lòng của người phụ nữ Việt. Trong văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX, Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa, bởi vì thơ bà trước hết là tiếng nói tâm tình của phụ nữ. Không phải người phụ nữ lầu son gác tía, chinh phụ hay cung tần, mà là người phụ nữ bình thường, người phụ nữ lao động có nhiều bất hạnh trong cuộc sống. “Có thể nói, ngoài văn học dân gian, Hồ Xuân Hương là nhà thơ đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc đã đem đến cho thơ văn tiếng nói của những người phụ nữ ấy: những tiếng than và những tiếng thét, những tiếng căm hờn và những tiếng châm biếm sâu cay” [20,t1]. Bởi trong xã hội lúc bấy giờ, phụ nữ là người chịu nhiều thiệt thòi nhất. Họ không chỉ bị áp bức về mặt giai cấp mà trong tư cách là người phụ nữ nói chung, họ còn bị áp bức về mặt giới tính với đạo “tam tòng”. Tất nhiên, họ cũng không lặng câm mà chịu đau khổ, họ vẫn nói, vẫn kêu, vẫn lên tiếng. Nhưng nhìn chung, tiếng nói ấy chỉ là những tiếng kêu thương thất vọng. Đại diện cho giới phụ nữ, Hồ Xuân Hương đã nói bằng thứ ngôn ngữ riêng của mình, kết hợp nhuần nhuyễn với tiếng nói của nhân dân lao động để tố cáo, đả kích xã hội bất công suy đồi ấy. Việc sử dụng chữ Nôm trong các sáng tác của mình, Hồ Xuân Hương đã vận dụng từ ngữ một cách linh hoạt và tinh tế, ngôn ngữ giàu âm thanh, hình ảnh, lời thơ bình dị, chân thực. Vì thế ta có thể thấy rõ bà rất điêu luyện trong việc sử dụng chữ Nôm. Chữ Nôm có rất nhiều cách cấu tạo khác nhau nhưng có thể chia thành hai loại chính: chữ Nôm vay mượn và chữ Nôm sáng tạo. Chữ Nôm vay mượn: là loại chữ Nôm mượn chữ Hán để đọc âm Nôm, chữ Nôm tự tạo: là loại chữ do người Việt mượn chữ Hán để tạo ra chữ Nôm. Vậy Hồ Xuân Hương đã sử dụng những chữ Nôm đó như thế nào trong những trang thơ của mình? 2
- Để hiểu rõ hơn về cấu tạo chữ Nôm và đặc biệt là chữ Nôm vay mượn trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, khóa luận của chúng tôi tìm hiểu: Kết cấu của chữ Nôm và chữ Nôm vay mượn trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương. 2. Lịch sử nghiên cứu Thế kỉ XX, Hồ Xuân Hương cùng với những tác phẩm của bà thể hiện sự cách tân thơ Nôm Đường luật một cách độc đáo, với nhiều bài thơ có giá trị tiêu biểu đã khiến cho bao người tốn giấy mực để tìm hiểu, nghiên cứu. Các nhà phê bình văn học, những lời bình sâu sắc, những nghiên cứu về thơ Hồ Xuân Hương, bài viết, bài tiểu luận đã đưa ra rất nhiều ý kiến về hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương. Cùng với những nghiên cứu về Hồ Xuân Hương thì các nghiên cứu về chữ Nôm cũng như kết cấu chữ Nôm cũng có rất nhiều những công trình tìm hiểu nghiên cứu sâu rộng về chữ Nôm. Liên quan đến đề tài Kết cấu chữ Nôm và chữ Nôm vay mượn trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương mà chúng tôi đã chọn, có các bài viết và công trình nghiên cứu sau: Trong cuốn Các nhà thơ cổ điển Việt Nam in năm 1982 của Xuân Diệu, tác giả đã đưa nhận xét “Hồ Xuân Hương - bà chúa thơ Nôm” cũng theo đó ông nói rằng “Thơ Xuân Hương là thứ thơ không chịu ở trong cái khuôn khổ thông thường, một thứ thơ muốn lặn thật sâu vào sự thật, vào những đáy rất kín thẳm của tâm tư; những đáy kín thẳm ấy không phải lạc lõng, cô đơn, cá nhân chủ nghĩa mà trái lại được hàng vạn người đồng tình, đồng cảm” [2,t5.6]. Xuân Diệu khẳng định: “Ít có tác giả nào mà đời lại gắn liền với tác phẩm khăng khít như Xuân Hương” [2,t7]. Từ đó giúp ta hiểu hơn một phần nào cuộc đời của bà cũng như nội dung thơ Nôm Hồ Xuân Hương đã phản ánh. Xuân Diệu với công trình nghiên cứu của mình với những tác giả cổ điển, nhất là Hồ Xuân Hương người đứng đầu trong trang sách với những tìm 3
- hiểu của tác giả đã khẳng định Xuân Hương là “bà chúa thơ Nôm”, mặt khác tác giả còn cho chúng ta thấy được một phần về cuộc đời của nữ sĩ ấy và còn đào sâu tính tư tưởng trong thơ của bà trong ba bài thơ: Tát nước, Trăng thu, Cảnh thu. Đến nay những nghiên cứu này vẫn được người đọc tiếp nhận và coi nó như là một nguồn tài liệu hữu ích. Đào Thái Tôn với công trình nghiên cứu Hồ Xuân Hương - từ cội nguồn vào thế tục xuất bản năm 1996. Theo như lời tựa thì “cội nguồn” ở đây hiểu là những bài thơ đích thực của nhà thơ Hồ Xuân Hương mà ta có thể chứng minh, “thế tục” dùng để chỉ những bài thơ từ lâu vẫn được truyền tụng được xem là của Hồ Xuân Hương. Lưu Hương ký là “Tập thơ tình yêu có giá trị”. Đưa ra cơ sở để lựa chọn thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương gần với nguyên tác. Kết quả nghiên cứu là như vậy nhưng thật sự thơ văn của Hồ Xuân Hương vẫn là một vấn đề nan giải, Đào Thái Tôn cũng chỉ dừng lại ở việc muốn giải đáp một số vấn đề đó là: giá trị chân thực của các bài thơ Nôm, cơ sở xác định những bài thơ Nôm được xem là của Hồ Xuân Hương, tiếp đó là nói đến tập Lưu hương ký có đích thực là của Hồ Xuân Hương hay không. Được xuất bản năm 1999, Đỗ Lai Thúy với cuốn Hồ Xuân Hương - hoài niệm phồn thực đã lí giải hiện tượng tục dâm trong thơ Hồ Xuân Hương từ điểm nhìn văn hóa, văn hóa phồn thực, tín ngưỡng phồn thực. Với phương pháp nghiên cứu mới mẻ Đỗ Lai Thúy nhìn nhận thơ Hồ Xuân Hương, lí giải yếu tố dâm tục trong thơ của bà và đưa người đọc tiếp nhận thơ Hồ Xuân Hương theo một hướng tích cực. Luận văn thạc sĩ Thơ Nôm Hồ Xuân Hương nhìn từ góc độ giới tính của Bùi Thị Thanh Vân, trường Đại học Sư phạm Hồ Chí Minh năm 2009, Thời gian và không gian nghệ thuật trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương, khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Hải, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, năm 2009 và rất nhiều công trình nghiên cứu lấy Hồ Xuân Hương làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiêp. 4
- Trong cuốn Hồ Xuân Hương - Thơ và đời của Nhóm trí thức Việt, xuất bản năm 2016 cũng thu hút được khá nhiều bạn đọc, nó tập hợp tất cả những bài thơ được coi là của Hồ Xuân Hương và một số bài nghiên cứu nhận xét của một số tác giả về thơ cũng như cuộc đời của bà. Theo khuynh hướng sưu tầm, xác định những văn bản thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương của Hội nhà văn với cuốn Thơ Nôm Hồ Xuân Hương năm 2008. Một số tác giả tiêu biểu khác như Tuấn Thành - Anh Vũ với cuốn Hồ Xuân Hương - tác phẩm và lời bình, tái bản lần thứ ba vào năm 2017 đã sưu tầm và tổng hợp khá đầy đủ các tác phẩm thơ Nôm truyền tụng của bà cũng như một số lời bình về cuộc đời của Hồ Xuân Hương. Sách Giáo trình văn học trung đại Việt Nam của Lã Nhâm Thìn, tái bản lần thứ ba năm 2017 đã cho ta thấy một phần thời đại, hoàn cảnh lịch sử mà Hồ Xuân Hương sống. Thể loại thơ Nôm Đường luật với những đóng góp to lớn của Hồ Xuân Hương trong sự phát triển đỉnh cao của nó. Về chữ Nôm, cuốn sách của Đào Duy Anh Chữ Nôm nguồn gốc- cấu tạo - diễn biến xuất bản năm 1975, đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể để chứng minh nguồn gốc và sự hình thành và phát triển chữ Nôm của dân tộc. Tác giả đưa ra một số phương pháp cấu thành nên chữ Nôm và cách đọc chữ Nôm. Những nghiên cứu của ông được lưu giữ đến ngày nay và trở thành tài liệu quan trọng cho những người muốn tìm hiểu sâu về chữ Nôm. Đưa ra nhiều ý kiến về vấn đề cấu tạo của chữ Nôm là nghiên cứu của Nguyễn Ngọc San với cuốn Lý thuyết chữ Nôm văn Nôm xuất bản năm 2003. Ông đưa ra những cách cấu tạo về chữ Nôm khác với Đào Duy Anh, đưa ra những minh chứng cho cách cấu tạo ấy. Đến nay cuốn sách được nhiều người đọc và tìm hiểu. Như vậy, tất cả những công trình nghiên cứu trước đó đã cho ta thấy được không chỉ về nội dung, nghệ thuật trong thơ của Hồ Xuân Hương mà còn hiểu rõ hơn cuộc đời của bà theo một số nghiên cứu riêng của các tác giả 5
- tiêu biểu. Và những nghiên cứu về chữ Nôm cho ta biết về kết cấu của nó. Nhưng chưa có một công trình nghiên cứu nào nói đến việc sử dụng chữ Nôm như thế nào trong thơ của nữ sĩ. Trong công trình nghiên cứu của mình, chúng tôi sẽ tập trung tìm hiểu về kiểu chữ Nôm vay mượn trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương, để làm rõ được sự điêu luyện trong việc sử dụng chữ Nôm trong sáng tác văn học của bà qua hai cuốn sách có sự tương đồng với nhau về số lượng bài thơ Nôm truyền tụng đó là cuốn Thơ Nôm Hồ Xuân Hương của Hội nhà văn, xuất bản năm 2008 và cuốn Hồ Xuân Hương tác phẩm và lời bình của hai tác giả Tuấn Thành - Anh Vũ tái bản lần thứ 3, xuất bản năm 2017. 3. Mục đích nghiên cứu Từ trước đến nay việc tìm hiểu, khảo sát kết cấu chữ Nôm vay mượn trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương mới chỉ được một số ít công trình nghiên cứu quan tâm. Bởi vậy, mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là thông qua quá trình khảo sát 48 bài thơ Nôm truyền tụng để tìm hiểu kết cấu chữ Nôm vay mượn trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương, xác định được cách sử dụng chữ Nôm trong thơ của bà. Cách nhận diện chữ Nôm vay mượn trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hương không chỉ thông qua những bài thơ Nôm truyền tụng của bà mà còn với những tác phẩm khác của các tác giả khác cùng thời hoặc sau này. 4. Đối tƣợng nghiên cứu Khóa luận có tên Kết cấu chữ Nôm và chữ Nôm vay mượn trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương, chúng tôi lựa chọn các bài thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương để khảo sát. Chúng ta đã biết những tác phẩm của bà chia làm hai phần: thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm, ở đây chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu mảng thơ chữ Nôm của bà. Trong khóa luận của mình, 6
- chúng tôi lựa chọn bộ phận thơ Nôm truyền tụng trong cuốn Hồ Xuân Hương - tác phẩm và lời bình tái bản lần thứ ba, xuất bản tháng 3 năm 2017 của Nhà xuất bản Văn học. Có thể nói cho đến nay các tài liệu về con người cũng như các sáng tác của Hồ Xuân Hương chưa có một tài liệu cụ thể nào, cũng như khẳng định về thơ Nôm của bà. Tuy vậy, trong quá trình khảo sát chúng tôi lựa chọn 48 bài (có phụ lục đính kèm) được coi là của Hồ Xuân Hương mà nhiều người đã xếp vào mảng thơ Nôm truyền tụng của bà. 5. Phạm vi nghiên cứu Khóa luận của chúng tôi với đề tài: Kết cấu chữ Nôm và chữ Nôm vay mượn trong thơ truyền tụng Hồ Xuân Hương. Phạm vi nghiên cứu thuộc mảng thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương như đã nêu ở trên. Trọng tâm của khóa luận là đi sâu phân tích cấu tạo chữ Nôm vay mượn trong các bài thơ Nôm truyền tụng của bà. Từ đó nêu lên hướng tiếp cận văn bản của Hồ Xuân Hương trong nhà trường phổ thông. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để triển khai đề tài Kết cấu chữ Nôm và chữ Nôm vay mượn trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương, chúng tôi đã vận dụng những phương pháp và một số thao tác nghiên cứu sau: 6.1. Phương pháp văn bản văn học Hán Nôm Phương pháp văn bản văn học Hán Nôm là phương pháp giúp ta xác định được các văn bản Nôm, bản in, bản sao, giấy in thể chữ, kĩ thuật, kí hiệu, xác định tác giả và thời gian ra đời của tác phẩm. 6.2. Phương pháp phân tích văn học Phương pháp phân tích này là phương pháp xem xét hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, những giá trị nội dung và nghệ thuật mà hàm chứa trong tác phẩm đó. 6.3. Phương pháp phân tích lịch sử 7
- Sự xuất hiện của các tác phẩm thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương, và thể loại thơ Nôm Đường luật gắn liền với một thời đại, một giai đoạn văn học. Vì vậy việc sử dụng phương pháp phân tích lịch sử này giúp chúng tôi xác định đúng vị trí, vai trò của tác phẩm, những đóng góp của tác phẩm đối với nền văn học nước nhà. 6.4. Phương pháp thống kê Phương pháp thống kê là đem tất cả những tác phẩm thuộc một phạm vi tập hợp lại, sau đó phân tích và khảo sát. 6.5. Phương pháp kết cấu - hệ thống Ở phương pháp này giúp ta xem xét kết cấu chữ Nôm vay mượn trong hệ thống các bài thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương, tìm ra và hệ thống những chữ Nôm vay mượn được bà sử dụng trong các tác phẩm của mình. Ngoài những phương pháp nêu trên chúng tôi còn sử dụng một số thao tác khoa học khác như: so sánh, đối chiếu Những phương pháp và thao tác khoa học nêu trên tuy phân chia tách bạch nhưng đã được chúng tôi vận dụng một cách linh hoạt trong khóa luận của mình. Các phương pháp có sự xen kẽ lẫn nhau, bổ trợ cho nhau. 7. Đóng góp của khóa luận Khóa luận của chúng tôi tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác thơ văn Hồ Xuân Hương dựa trên những tài liệu chúng tôi tìm được giúp người đọc hiểu rõ hơn thế nào là chữ Nôm, kiểu kết cấu chữ Nôm và đặc biệt tìm hiểu sâu rộng việc sử dụng chữ Nôm vay mượn trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương. Từ những vấn đề chung về Hồ Xuân Hương khóa luận còn nghiên cứu hướng tiếp cận thơ Hồ Xuân Hương trong nhà trường phổ thông với bài thơ Tự tình (II). Từ đó thấy được những đóng góp của nữ sĩ trong nền văn học dân tộc. 8
- 8. Bố cục của khóa luận Bài khóa luận gồm ba phần chính như sau: Chương 1: Nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Xuân Hương Chương 2: Kết cấu của chữ Nôm và chữ Nôm vay mượn trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương Chương 3: Hướng tiếp cận tác phẩm Tự tình (II) của Hồ Xuân Hương trong trường phổ thông 9
- NỘI DUNG Chƣơng 1. NÉT CHÍNH VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA HỒ XUÂN HƢƠNG 1.1. Nét chính về cuộc đời Hồ Xuân Hƣơng 1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và tư tưởng văn hóa Hồ Xuân Hương một nhà thơ nữ nổi tiếng của nền văn học dân tộc Việt Nam. Tên tuổi của bà được lưu truyền rộng rãi trong dân gian và cả sau này người đời vẫn nhớ đến bà. Hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt, ở đây đặc biệt không chỉ là những cách tân trong nội dung và hình thức sáng tác trong thơ của bà mà còn đặc biệt về cuộc đời riêng tư của mình. Cho đến nay chưa có một tài liệu nghiên cứu nào chính xác về cuộc đời và sự nghiệp của bà. Đến cả năm sinh, năm mất cũng chưa một ai nắm rõ được, chỉ biết bà sống vào khoảng cuối triều nhà Lê đầu triều nhà Nguyễn, ở cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Xã hội Việt Nam thời kì này có nhiều những biến động, để lại một dấu chấm lớn trong lịch sử. Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, cuộc chiến tranh giữa chúa Nguyễn và chúa Trịnh kéo dài suốt nửa thế kỉ khiến cho nhân dân Đàng trong cũng như Đàng ngoài rơi vào tình trạng khổ cực và điêu đứng. Kéo theo đó là sự suy tàn của xã hội phong kiến, giai cấp thống trị ngày càng xuống dốc, tha hóa khiến cho xã hội phong kiến lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày càng trở nên sâu sắc, quyết liệt. Từ những mâu thuẫn trong xã hội một cách sâu sắc như vậy thì cuộc khởi nghĩa của nhân dân được nổi lên đấu tranh một cách mạnh mẽ. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, cuộc khởi nghĩa này đã đập tan mọi xiềng xích của chế độ Lê - Trịnh - Nguyễn và hơn nữa đã lột trần bộ mặt xấu xa của những lễ giáo và đạo đức từng tồn tại trong chế độ phong kiến mục rỗng ấy. 10
- Với cuộc khởi nghĩa bão táp này đã làm lay động nền tảng tư tưởng xã hội và ý thức hệ phong kiến bị đổ vỡ. Từ đó ảnh hưởng đến tư tưởng và nhận thức của nhiều người, theo Lã Nhâm Thìn “Trào lưu tư tưởng dân chủ, nhân văn phát triển mạnh mẽ, tác động đến ý thức con người thời đại, đặc biệt là tầng lớp nho sĩ tiến bộ, dẫn đến sự chuyển biến mạnh mẽ trong thế giới quan, thái độ chính trị và quan niệm đạo đức xã hội của các tác gia văn học” [8, t20]. Thời kì này, văn học phát triển một cách mạnh mẽ và nở rộ để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ cả về hình thức cũng như nội dung và thể loại. Chính yếu tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc tới việc nhận thức và quan niệm sáng tác các tác phẩm văn chương của nhiều tác giả. Lúc này, văn học làm một nhiệm vụ tất yếu của nó đó là phản ánh sức mạnh của con người, của thời đại, của dân tộc, phơi bày cái mặt trái của xã hội; phản ánh số phận con người - đặc biệt là người phụ nữ với những nỗi khổ đau, vất vả, sự lam lũ, cam chịu cũng như khát vọng mãnh liệt về tình cảm, hạnh phúc, tự do, công lí Văn học nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX là một giai đoạn văn học phát triển đỉnh cao của chữ Nôm. Với nhiều thể loại như: Thơ Nôm Đường luật, Khúc ngâm song thất lục bát, Truyện Nôm lục bát và thơ hát nói. Đóng góp to lớn đó phải kể đến những tác giả tiêu biểu là “Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm Như vậy, ta có thể thấy thời đại là yếu tố tất yếu ảnh hưởng đến cuộc đời cũng như những sáng tác của Hồ Xuân Hương. 1.1.2. Thân thế Hồ Xuân Hương - một cái tên quen thuộc trong nền văn học dân tộc, nữ tác giả nổi tiếng trong nền lịch sử văn học dân tộc của Việt Nam. Nhưng rất ít ai biết chắc chắn về cuộc đời của bà. Bằng những tư liệu văn học và qua những nguồn thông tin từ những nghiên cứu trước đó (tuy chưa có cơ sở chắc chắn), nhưng các nhà nghiên cứu của nhiều thế hệ đã cố gắng vẽ nên hình 11
- dáng cuộc đời của nhà thơ, mặc dù giữa họ còn những dị biệt, nhưng cũng đã có nhiều điểm tương đồng: Theo các nhà nghiên cứu đầu tiên về Hồ Xuân Hương như Nguyễn Hữu Tiến, Dương Quảng Hàm, Hồ Xuân Hương bà là con ông Hồ Phi Diễn (sinh 1704) ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông thi đậu tú tài năm 24 tuổi dưới triều Lê Bảo Thái. Nhà nghèo không thể tiếp tục học, ông ra dạy học ở Hải Hưng, Hà Bắc, để kiếm sống. Tại đây ông đã lấy cô gái Bắc Ninh, họ Hà, làm vợ lẽ - Hồ Xuân Hương ra đời là kết quả của mối tình duyên đó. Nhưng theo một tài liệu mới được công bố (trên Tạp chí Văn học, số 10-1964) của nhà nghiên cứu văn học cố giáo sư Trần Thanh Mại, thì Hồ Xuân Hương có cùng quê quán, nhưng là con ông Hồ Sĩ Danh (1706-1783), em cùng cha với Hồ Sĩ Đống (1738-1786). Có giai thoại cho rằng trước khi Hồ Xuân Hương ra đời gia đình thầy đồ Diễn dọn về ở phường Khán Xuân, huyện Vĩnh Thuận (gần Hồ Tây - Hà Nội bây giờ). Lúc Hồ Xuân Hương đã lớn, gia đình về thôn Tiên Thị, Tổng Tiên Túc, huyện Thọ Xương (nay là phố Lý Quốc Sư - Hà Nội). Ở tuổi thành niên, nữ sĩ có một ngôi nhà riêng dựng gần Hồ Tây, lấy tên là Cổ Nguyệt đường. Cổ Nguyệt đường: có thể là phòng văn, cũng có thể là nơi dạy học. Điều chắc chắn đó là nơi diễn ra các cuộc bình thơ, tiếp bạn bè [6,t22]. Vì không có một tài liệu chính xác nào nói về cuộc đời Hồ Xuân Hương, nên các đoạn đời của Hồ Xuân Hương không thể sắp xếp một cách hợp lí được. Nhiều tài liệu cho biết, sau khi cha của bà mất Hồ Xuân Hương ở với mẹ, có đi học, sáng dạ, thông minh, nhưng không được học nhiều, thích làm thơ. Bà có một bạn thơ rất đỗi tri âm, tri kỉ là Chiêu Hổ. Nhưng Chiêu Hổ là ai? Vẫn còn là một ẩn số? Hồ Xuân Hương cũng như bao người con gái cùng thời khác, khi đã trưởng thành thì lấy chồng. Nhưng cuộc đời của nữ sĩ ấy bất hạnh, có thuyết 12
- nói rằng người chồng đầu tiên của bà đó là Tổng Cóc- một người cai tổng góa vợ. Sau khi ông tổng Cóc chết Hồ Xuân Hương đã làm thơ: Khóc Tổng Cóc. Người chồng thứ hai của bà là một ông thủ khoa làm quan tri phủ Vĩnh Tường, lấy bà làm vợ lẽ. Nhưng hạnh phúc không được bao lâu thì ông phủ Vĩnh Tường mất, bà lại làm thơ để khóc chồng nhưng khóc khác với Tổng Cóc. Với bài thơ: Khóc ông phủ Vĩnh Tường bà đã khóc với biết bao suy nghĩ, bài thơ có sự tiếc thương nhưng lại không rõ sự yêu mến. Ngoài ra, nhiều tài liệu ghi chép giai thoại về Hồ Xuân Hương và Chiêu Hổ, nhưng cũng không rõ hai người làm bạn xướng họa với nhau vào thời gian nào. Ta có thể thấy được Hồ Xuân Hương lấy chồng nhưng đều chịu cảnh làm vợ lẽ, đây cũng là một yếu tố tác động đến những sáng tác của bà. Ở một số cuốn sách nói rằng sau khi hai người chồng của mình qua đời thì Hồ Xuân Hương không vướng mắc gì nữa và thời gian tiếp đến Xuân Hương hay đi đó đây, du ngoạn cảnh đẹp ở khắp mọi nơi và bà đi đến đâu đều có thơ viết về những nơi bà đã đến như Vịnh Thăng Long hoài cổ, Trạo thanh ca, Hải ốc trù Qua những vấn đề vừa nêu trên ta thấy Hồ Xuân Hương với một cuộc đời gặp nhiều trắc trở nhất trong chuyện tình duyên của bà. Sống trong hoàn cảnh xã hội phong kiến suy tàn, Hồ Xuân Hương đã mạnh dạn lên tiếng phê phán sâu sắc cái xã hội mục rỗng ấy và bà cảm thông cho số phận của người phụ nữ thời kì ấy. Từ những điều kiện trên nó chi phối ảnh hưởng sâu sắc tới những sáng tác thơ của Hồ Xuân Hương. 1.2. Sự nghiệp sáng tác của Hồ Xuân Hƣơng Hồ Xuân Hương là nhà thơ Nôm nổi tiếng. Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm (Xuân Diệu). Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam, người ta nói đến hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương một phần cho ta thấy được nét độc đáo trong thơ ca của bà. Hồ Xuân 13
- Hương có nhiều đóng góp đối với nền văn học dân tộc với các tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm. Nhưng đến nay các tác phẩm của Hồ Xuân Hương vẫn còn nhiều tranh cãi rằng đó có phải thơ do chính bà sáng tác hay của ai khác? Các tác phẩm của bà đã bị mất nhiều, đến nay còn lưu truyền chủ yếu là những bài thơ chữ Nôm truyền miệng. 1.2.1. Xuân Hương thi tập Hầu hết di tác của nữ sĩ họ Hồ được gom trong cuốn Xuân Hương thi tập, Phúc Văn Đường tàng bản ấn hành tại Hà Nội năm 1930. Trong sách có khoảng 60 bài nhưng lẫn cả thơ của nhiều tác giả khác, nay chưa truy nguyên được tất cả. Tuy nhiên xuất xứ của tập thơ và một số bài thơ trong đó hiện nay vẫn còn là một ẩn số. Xuân Hương Thi Tập nói chung là tập thơ Nôm Đường luật, Xuân Diệu đã nhận xét rằng: “Xuân Hương chỉ chuyên dùng thể thơ thất ngôn luật Đường, thế mà không phút nào ta nghĩ nó là một điệu thơ nhập nội, thơ Xuân Hương cứ nôm na, bình dân, tự nhiên; lời cứ trong veo không gợn, đọc cứ thoải mái dễ thuộc; những câu đối nhau thì căn chỉnh già giặn đến ai cũng phải sợ mà vẫn như lời nói thường” [11,t157]. Điểm nổi bật của tập thơ là thơ của người phụ nữ viết về người phụ nữ phong kiến Việt Nam. Bên cạnh những chùm thơ than thân thân còn có những chùm thơ phản kháng lại lễ giáo phong kiến, bày tỏ quan điểm về vai trò của cuả người phụ nữ. Hồ Xuân Hương bày tỏ thái độ cảm thông đối với số phận người phụ nữ thời xưa. Hồ Xuân Hương dùng những lời thơ bình dị mà rất nên thơ, trong thơ sử dụng lời nói thường nhiều nhưng vẫn tạo nên cái hay riêng của nó, sử dụng ngôn ngữ giàu âm thanh, hình ảnh, mang nhiều màu sắc và đặc biệt ngôn ngữ thơ luôn sống động, cách gieo vần tinh tế độc đáo. Thơ văn bà có ý lẳng lơ, mai mỉa, tinh nghịch, táo bạo, nhưng chứa chan tình cảm lãng mạn, thoát ly hẳn với 14
- những lễ giáo phong kiến thời bấy giờ. Cách tả cảnh, tả tình, cách dùng từ trong thơ Nôm của bà có một không hai, vô cùng sống động và đặc sắc. 1.2.2. Tập thơ Lưu hương ký Lưu hương ký mang bút danh của nữ sĩ do ông Trần Thanh Mại phát hiện vào năm 1964 gồm 24 bài thơ chữ Hán và 28 bài thơ Nôm. Với một nghệ thuật điêu luyện, nhà thơ viết về tâm sự và những mối tình của mình với những người bạn trai. Đọc kỹ người ta thấy có một khoảng cách khá xa giữa tập thơ Nôm của Xuân Hương và Lưu hương ký, chủ yếu là về phong cách biểu hiện. Trong Lưu hương ký có cả thơ chữ Hán lẫn thơ chữ Nôm. Riêng phần thơ chữ Nôm trong Lưu hương ký nếu so sánh với thơ lâu nay được coi là của Xuân Hương thì hai bên vẫn có sự khác nhau. Thơ cữ Nôm trong Lưu hương ký có rất nhiều từ Hán Việt, giọng thơ lại hiền lành chứ không góc cạnh, gân guốc như ở Xuân Hương thi tập. Lưu Hương Ký là tập thơ có nội dung tình yêu gia đình, đất nước, nó không thể hiện rõ cá tính mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương, cho nên, việc nghiên cứu giá trị thơ Hồ Xuân Hương chủ yếu được thực hiện trên những bài thơ Nôm truyền tụng của bà. Vì lý do trên, để bảo đảm tính khoa học, các nhà nghiên cứu chủ yếu chỉ dừng lại ở tập thơ Nôm còn Lưu hương ký được coi là một tập thơ để tham khảo. Tuy nhiên, văn bản đáng quý nhất là Lưu hương ký với bài tựa của Phan Huy Huân, được học giả Trần Thanh Mại phát kiến và công bố trên thi đàn vào năm 1964. Trước đó không lâu, năm 1962, đã có học giả Trần Văn Giáp đăng trên báo Văn Nghệ (Hà Nội) 5 thi phẩm chữ Hán được cho là của Hồ Xuân Hương. Nhưng mãi đến năm 1984, học giả Hoàng Xuân Hãn mới dịch nghĩa và đăng trên tập san Khoa Học Xã Hội (Paris), lại đặt nhan đề lần lượt là Độ hoa phong, Hải ốc trù, Nhãn phóng thanh, Trạo ca thanh, Thủy vân hương. Bà cũng có một số bài thơ viết bằng chữ Hán. Đến 15
- nay, tác phẩm thơ chữ Hán của bà chỉ còn lại rất ít bài, trong đó có 5 bài thơ đã ông Trần văn Giáp công bố năm 1962 gồm: Hải ốc trù, Nhãn phóng thanh, Độ Hoa Phong, Trạo ca thanh, Thuỷ vân hương. Xuân Hương là một nữ sĩ có thiên tài và giàu tình cảm, nhưng “vì số phận hẩm hiu, thân thế long đong, nên trong thơ của bà hoặc có ý lẳng lơ, hoặc có giọng mỉa mai, nhưng bài nào cũng chứa chan tình tự”. Thơ Xuân Hương cũng rắc rối, phức tạp như chính cuộc đời bà. Số bài thơ còn lại cho đến nay chủ yếu nhờ vào sự lưu truyền, bảo vệ của nhân dân nên có nhiều dị bản. Thơ Hồ Xuân Hương luôn được trình bày theo phong cách thất ngôn bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt, bút pháp được nhận định là điêu luyện nhưng phần chữ Nôm nhiều phần đặc sắc hơn chữ Hán. Ý tưởng trong thơ cũng rất táo bạo, dù là điều cấm kị đối với lễ giáo đương thời. Cho nên, Hồ Xuân Hương được xem như hiện tượng kỳ thú của dòng thi ca cổ điển Việt Nam khi tích cực đưa ra cái nhìn đối lập với truyền thống đạo đức, nhưng không vì thế mà tự trở nên suy đồi. Tựu trung, các di tác phần nào cho phép hậu thế thấy thực trạng tang thương ở thời đại bà sống và cả quá trình mục rữa của nhiều lề lối cũ. 1.3. Thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hƣơng 1.3.1. Thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương Theo từ điển Tiếng Việt, truyền tụng được hiểu là truyền miệng cho nhau rộng rãi và ca ngợi [12, t1504]. Một bài thơ được truyền tụng đồng nghĩa với việc ca tụng nó. Như vậy, ta có thể thấy thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương là những bài thơ được người xưa truyền cho nhau với lòng ngưỡng mộ, người xưa ca tụng thơ của bà. Do đó phần nào ta hiểu được giá trị lớn của các sáng tác Hồ Xuân Hương. Nội dung tư tưởng trong thơ Nôm của nữ sĩ Hồ Xuân Hương mang nội dung tư tưởng nhân đạo sâu sắc. Đó là những tiếng nói đả kích, tố cáo bọn giai cấp thống trị, những cái xấu xa thối nát của xã hội phong kiến lúc bấy 16
- giờ, tố cáo thói đạo đức giả của chúng. Qua đó lời thơ của bà đã nói lên lòng yêu thương, cảm thông, chia sẻ những bất hạnh của những con người đặc biệt là những người phụ nữ. Nói lên những khao khát về quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc của những con người bất hạnh. Cuộc đời nhà thơ vẫn còn là vấn đề mà nhiều nhà nghiên cứu còn để một dấu hỏi, vậy nên các tác phẩm của bà cũng không ngoại lệ, chưa có một tài liệu chính xác nào nói về các tác phẩm của bà, các tác phẩm vẫn còn gây nhiều tranh cãi đối với giới nghiên cứu về thơ văn bà Hồ Xuân Hương tạo nên tiếng vang lớn với những tác phẩm thơ bằng chữ Nôm. Các tác phẩm thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương là những sáng tác từ rất lâu, mà các sách vở ghi chép chỉ mới xuất hiện gần đây, vì vậy các tác phẩm này vô cùng phức tạp. Theo giáo sư Nguyễn Lộc“Trong một thời gian rất dài, thơ Hồ Xuân Hương chỉ tồn tại trong kí ức của mọi người và lưu hành bằng con đường truyền miệng, giống như phương thức lưu hành của văn học dân gian. Cho nên không nghi ngờ gì cả, thơ Hồ Xuân Hương hoặc nhiều hoặc ít đã bị nhuận sắc thêm bớt, mô phỏng, bắt chước Góp nhặt tất cả những tác phẩm được công bố trên các sách báo nói là của Hồ Xuân Hương có khoảng trên 60 bài, nhưng thực tế cho thấy chỉ có 30 bài theo một phong cách thống nhất” [6, t31]. Mặt khác trong cuốn Hồ Xuân Hương từ cội nguồn vào thế tục, Đào Thái Tôn đã đưa ra những minh chứng chứng minh rằng thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương không chỉ có hơn 60 bài mà lên tới con số 139 bài. Như vậy, ta có thể thấy các tác phẩm thơ Nôm của Hồ Xuân Hương đến nay chưa có một số liệu chính xác về các tác phẩm thơ Nôm của bà. Nhưng theo rất nhiều nhà nghiên cứu thì thơ Nôm của bà trong tập Lưu hương kí là 28 bài, trong Xuân Hương thi tập khoảng 60 bài. Nhưng các tác phẩm của bà vẫn còn gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu vì nhiều người cho rằng những tác phẩm đó là của nhiều người sáng tác. 17
- Tác phẩm của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương là những bài thơ viết bằng chữ Nôm, theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật (tám câu bảy chữ) và thất ngôn tứ tuyệt (bốn câu bảy chữ) - thơ Nôm Đường luật. Một số tác phẩm thơ nôm của bà: Bánh Trôi Nước, Bọn Đồ Dốt, Cái Quạt, Cảnh Làm Lẽ, Quả mít, Ốc nhồi, Lũ ngẩn ngơ, Phường lòi tói, Dỗ người đàn bà khóc chồng, Không chồng mà chửa Thơ của Hồ Xuân Hương vừa thanh vừa tục, chủ yếu viết về đề tài người phụ nữ Việt Nam, về thói hư tật xấu của nhà sư, thầy đồ thời phong kiến. 1.3.2. Hồ Xuân Hương với Thơ Nôm Đường luật Thơ Nôm Đường luật là một thể loại thơ lớn của văn học trung đại Việt Nam. Trên cơ sở tiếp thu thơ Đường luật của Trung Quốc để sáng tạo nên một thể loại văn học mới. Với sự ra đời của thơ Nôm Đường luật, văn học Việt Nam chính thức xuất hiện dòng văn học Tiếng Việt tồn tại và phát triển song song với văn học chữ Hán. Khái niệm thơ Nôm Đường luật là bao hàm những bài thơ viết bằng chữ Nôm theo luật Đường hoàn chỉnh và cả những bài viết theo thơ luật Đường phá cách - những bài có xen câu ngũ ngôn, lục ngôn vào bài thơ thất ngôn [8, t142]. Việc đưa câu thơ năm chữ hay sáu chữ vào vào bài thất ngôn luật Đường làm thay đổi bản chất và hình thức của Đường luật Nôm so với thơ Đường luật. Nhưng nhìn chung cái hình thức cơ bản của thơ Đường luật vẫn được giữ lại như: số câu trong bài, kết cấu bài thơ, luật, đối, vần và thanh điệu. Theo Lã Nhâm Thìn “Đặc điểm của thơ Nôm Đường luật, nói một cách ngắn gọn nhất và bản chất nhất là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố Nôm và yếu tố Đường luật” [8, t142]. Thơ Nôm Đường luật có lẽ ra đời từ thế kỉ XIII, thể thơ phú quốc âm nhưng cho đến nay chưa có một văn bản nào chứng minh cho điều đó. Đến thế kỉ XV, được gọi là thế kỉ của thơ Nôm Đường luật với sự xuất hiện của 18
- hai tập thơ lớn đó là Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và Hồng Đức quốc âm thi tập của các tác giả thời Hồng Đức. Ở thế kỉ XVI bước phát triển mới của thơ Nôm Đường luật với Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Sự phát triển ở thế kỉ XVII dường như nhạt dần và chủ yếu là truyện thơ Nôm, với nhịp điệu phát triển một cách bình thường, không có những thành tựu lớn thì bước sang thế kỉ XVIII - thế kỉ XIX Đường luật Nôm khởi sắc trở lại. Sự trở lại của thơ Nôm Đường luật đó chính là hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương, với hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương đã giúp thơ Nôm Đường luật giành lại vị trí của mình. Với thơ Hồ Xuân Hương, Đường luật Nôm tiếp tục xu hướng dân tộc hóa đồng thời di chuyển nhanh trên con đường dân chủ hóa nội dung và hình thức thể loại [8, t149]. Dân chủ hóa thể Đường luật là xu hướng mạnh mẽ nhất ở thơ Hồ Xuân Hương. Thơ của bà là sự giải tỏa hoàn toàn khỏi những giáo điều phong kiến, thể hiện sự triệt để với tinh thần của Nho giáo, từ đó ta có thể thấy thơ của Hồ Xuân Hương không viết dưới ánh sáng của học thuyết tôn giáo nào, học thuyết chính trị nào. Thơ Hồ Xuân Hương, Đường luật Nôm thực hiện cuộc cách tân đầy ý nghĩa: cuộc sống đời thường, những điều bình dị, chất phác, dân dã nó đã trở thành đối tượng thẩm mĩ. Cái gọi là bản năng, trần tục, tự nhiên vốn dĩ không thuộc vào phong cách cao quý, trang trọng của Đường luật, giờ đây nó trở nên thích hợp với phong cách trữ tình trào phúng của thơ Hồ Xuân Hương. Bà đưa một nội dung “không nghiêm chỉnh” vào một hình thức “nghiêm chỉnh” vào thơ của mình để khẳng định chức năng trào phúng của Đường luật Nôm. Thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương là sự trở về với kết cấu vốn có của thể Đường luật. Sau thơ hồ Xuân Hương, câu lục ngôn không còn là dấu hiệu để nhận diện thơ Nôm Đường luật. Đóng góp lớn nhất của bà với sự phát triển của thơ Nôm Đường luật là ở xu hướng dân chủ hóa chứ không 19
- phải xu hướng dân tộc hóa. Đến thơ Hồ Xuân Hương, Đường luật Nôm đạt đến đỉnh cao của nó. 1.4. Đóng góp của Hồ Xuân Hƣơng với văn học dân tộc Để làm nên một giai đoạn văn học trong lịch sử, ắt hẳn phải có sự góp mặt của những tác giả tiêu biểu cho văn chương lúc bấy giờ. Văn học trung đại đạt đến đỉnh cao của nó thì phải kể đến văn học thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX với nhiều tác giả tiêu biểu với lối văn chương độc đáo. Một trong những tác giả góp mặt trong lịch sử văn học đưa nền văn học thời kì đó lên tầm cao mới phải kể đến Hồ Xuân Hương. Nữ sĩ ấy đã có những đóng góp không nhỏ trong nền văn học dân tộc với những tấc phẩm thơ độc đáo cả về nội dung hình thức và thể loại. Trước hết, là về nội dung, nội dung tư tưởng trong các sáng tác của Hồ Xuân Hương là giá trị nhân đạo. Nhân đạo ở đây gồm 2 yếu tố là nhân văn (giá trị, vẻ đẹp tinh thần của con người) và nhân bản (cái gốc, cái bản chất của con người, đi sâu vào đời sống bản năng của con người đặc biệt là đời sống tình cảm, xúc cảm). Trong thơ bà yếu tố nhân đạo biểu hiện ở các nội dung: Thứ nhất đó là tiếng nói đả kích, tố cáo tội ác giai cấp thống trị, vạch trần sự xấu xa, thối nát của xã hội phong kiến. Thứ hai, bày tỏ lòng cảm thông, yêu thương với con người đặc biệt là số phận là người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Thứ ba, đề cao con người cá nhân đi sâu vào thế giới nội tâm phong phú, phức tạp của con người khẳng định quyền sống của con người. Hồ Xuân Hương nhà thơ nữ đầu tiên nói lên số phận của người phụ nữ. Tiếp đến về về giá trị nghệ thuật: Hồ Xuân Hương đã dùng thể thơ thất ngôn bát cú theo thể Đường luật Trung Quốc với sự sáng tạo của mình một cách độc đáo, nhiều câu phá vỡ khuôn nhịp cũ của thơ Đường luật thất ngôn bát cú nhưng câu thơ vẫn uyển chuyển. Sử dụng nghệ thuật thơ trào phúng lên đến đỉnh, thơ của bà có tính chiến đấu mạnh với những vũ khí sắc bén nhất, 20
- đặc biệt nhất đó là châm biếm và khôi hài. Trong việc vận dụng nghệ thuật khôi hài, Hồ Xuân Hương thường dùng hai phương tiện là xây dựng hình ảnh tương phản và lối nói ám dụ nửa tục nửa thanh, dùng cái tục để nói đến cái thanh. Ngoài ra, bà còn sử dụng nghệ thuật tả cảnh độc đáo bằng ngôn ngữ của nhân dân, nôm na, giản dị, dễ hiểu giàu âm thanh, hình ảnh. Hồ Xuân Hương còn sử dụng tục ngữ, ca dao, lối so sánh, ví von trong thơ của mình. Cuối cùng là sự đóng góp về thể loại văn học, với thể loại thơ Nôm Đường luật cùng với sự thành công trong việc vận dụng yếu tố Nôm và yếu tố Đường luật trong thơ của mình, đã làm cho văn học trung đại có những thành tựu nổi bật của thể thơ này. 1.5. Tiểu kết chƣơng 1 Hồ Xuân Hương một nhà thơ nổi tiếng của văn học dân tộc, được mệnh danh “Bà chúa thơ Nôm”, nhưng đến nay cuộc đời và thơ của bà vẫn chưa được sáng tỏ, vẫn còn là một dấu hỏi cho giới nghiên cứu. Từ những tìm hiểu trên, ta có thể thấy Hồ Xuân Hương một nhà thơ có những sáng tác đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật. Bà là nhà thơ sử dụng ngôn ngữ chữ Nôm một cách điêu luyện và sắc sảo, ít người sánh kịp. Hồ Xuân Hương thường chọn những âm khó đọc để hạ vần nói lái, nghiã bóng thành những bài thơ rất tài tình và đầy thú vị trong đó ý thơ và tình thơ bao gồm: đạo đức, tiếu lâm, hay châm biếm, độc đáo có một không hai trong văn chương bác học. Hồ Xuân Hương có những đóng góp không nhỏ trong nền văn học dân tộc nước nhà với sự cách tân độc đáo của Nôm Đường luật trong các sáng tác của bà. Một nhà thơ nữ viết về người phụ nữ trong xã hội phong kiến suy tàn của Việt Nam. 21
- Chƣơng 2. KẾT CẤU CHỮ NÔM VÀ CHỮ NÔM VAY MƢỢN TRONG THƠ NÔM TRUYỀN TỤNG HỒ XUÂN HƢƠNG 2.1. Kết cấu chữ Nôm 2.1.1. Khái niệm chữ Nôm Theo dòng lịch sử phát triển văn hóa của Việt Nam không thể không kể đến chữ Nôm - ngôn ngữ do người Việt sáng tạo nên. Vậy chữ Nôm là gì? Khái niệm: Wikipedia Tiếng Việt: chữ Nôm gọi là quốc âm, nó là một hệ chữ ngữ tố từng được dùng để viết tiếng Việt. Bao gồm các từ Hán- Việt và các từ vựng khác, hơn nữa nó còn gồm chữ Hán tiêu chuẩn và các chữ khác được tạo ra dựa theo quy tắc nhất định. Một khái niệm khác trong Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 6/1979 Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Đại học Tokyo do Lã Minh Hằng sưu tầm và biên dịch, chữ Nôm được định nghĩa như sau: Chữ có nghĩa là văn tự, Nôm có nghĩa là lời nói hay là Nam (đối lập với Trung Quốc) cả từ này có nghĩa là văn tự của lời nói hay văn tự của nước Nam, nó đối lập với văn tự chính thống “chữ Nho” với ý nghĩa là văn tự của nhà Nho. 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của chữ Nôm Đất nước đang từng bước phát triển, ý thức về dân tộc và đặc biệt đó là văn hóa dân tộc ngày càng mạnh mẽ, nhu cầu về việc tạo ra một ngôn ngữ của dân tộc ngày càng bức thiết - văn tự ghi âm Tiếng Việt. Trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, ngôn ngữ dân tộc không mất đi, trước yêu cầu của đời sống xã hội chữ Nôm đã ra đời. Đây có thể coi là một cuộc cách mạng văn tự, đánh dấu bước phát triển tiến lên của lịch sử, nó thể hiện mạnh mẽ ý chí tự cường của dân tộc ta. Thời điểm ra đời của chữ Nôm đến nay vẫn còn nhiều vấn đề tranh luận. 22
- 2.1.2.1. Nguồn gốc chữ Nôm xuất hiện Những dấu tích xa xưa nhất của chữ Nôm, theo nghiên cứu của Đào Duy Anh về Chữ Nôm nguồn gốc - diễn biến - cấu tạo thì dấu vết của chữ Nôm thuộc về thời Lý. “Trong báo tổ quốc số 3 năm 1963, ông Trần Huy Bá có giới thiệu một cái chuông đồng của chùa Vân bản ở Đồ Sơn mà năm 1958 ngư dân vùng Đồ sơn vớt ở dưới biển lên. Ông thấy có chữ Hán khắc ở thành chuông và có lẫn ba chữ Nôm nhưng khi được kiểm tra thì thấy có hai chữ là Ông Hà” [1,t12]. Ông Bá dựa vào những dòng chữ Hán để thấy rằng chuông này do thầy tăng Hương Tâm và cư sĩ Đại ác xây dựng, căn cứ vào chữ Bính thìn để biết chuông ấy đúc vào năm Bính thìn thời Lý Nhân Tôn, tức năm 1076 sau khi xây dựng tháp Đồ Sơn. Sau chuông đồng chùa Vân bản thì tấm bia chùa Tháp miếu huyện Yên Lãng tỉnh Vĩnh Phú đề đầu năm 1210 đời Lý Cao Tôn, có hơn 20 chữ Nôm khác nhau. Văn bia này được xếp trong tập I Văn bia của Thư viện khoa học xã hội. Chữ Nôm dùng để chép tên đất và tên người. Chữ Nôm lúc này được viết với quy cách đầy đủ mà đời sau vẫn dùng như vậy có thể nói chữ Nôm xuất hiện trước rồi. Sử chép rằng nước ta có thơ phú chữ Nôm từ thời Trần. Theo như Đào Duy Anh “Thời Trần Nhân Tôn, Ty Hành khiển phải giải nghĩa các chiếu chỉ của vua bằng chữ Nôm” [1,t53]. Nghiên cứu của tác giả đưa ra 4 bài phú Nôm nhưng đến nay các bài phú này không có một bản lưu truyền nào. Từ đó chúng ta có thể suy ra rằng do các yêu cầu của xã hội từ sau các cuộc giải phóng, đặc biệt dưới các triều Đinh Lê và đầu triều Lý, chữ Nôm xuất hiện. 2.1.2.2. Chữ Nôm trong văn chương Thời Trần đã khởi phát một phong trào dùng chữ Nôm để sáng tác văn học, như thơ phú Nôm nhưng đáng tiếc là các tác phẩm hầu hết đã bị thất 23
- truyền. Sự xuất hiện củ chữ Nôm và thơ văn Nôm thể hiện sự cố gắng nâng cao địa vị Tiếng Việt trong việc xây dựng nền văn học dân tộc, là bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của ý thức dân tộc, của nền văn hóa dân tộc. Từ trước đến nay nói đến văn chương chữ Nôm xưa nhất còn truyền thì người ta kể đến Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, ra đời đầu thời Lê. Văn chương chữ Nôm thời Trần chỉ là sử chép. Chữ Nôm đi vào các sáng tác văn chương từ đó. Ta có thể thấy rõ trong văn học thế kỉ XV- XVII, chữ Nôm có bước phát triển vượt bậc so với thế kỉ trước với sự xuất hiện của nhiều tập thơ với quy mô đồ sộ như: Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi (gồm 254 bài), Hồng Đức quốc âm thi tập các tác gia nửa sau thế kỉ XV (gồm 328 bài), Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm (khoảng 170 bài) Ngoài ra còn có các tác phẩm phú Nôm của Nguyễn Giản Thanh, Nguyễn Hãng Các sáng tác bằng chữ Nôm còn được thử trên một số đề tài khác nữa. Đầu tiên chúng ta có thể thấy được việc sử dụng nhiều bài thơ Nôm Đường luật nối tiếp nhau để xây dựng truyện thơ, với tác phẩm tiêu biểu đó là Lâm truyền kì ngộ (với 146 bài thơ thất ngôn bát cú và một bài thất ngôn tứ tuyệt) và Thạch tuyền ca khúc dài 12 câu gần với điệu hát nói Đặc biệt hơn thế kỉ XVI- XVII xuất hiện rất nhiều các tác phẩm thơ ca Nôm viết bằng thể thơ dân tộc, có quy mô lớn. Ví dụ: thơ lục bát được dùng viết tác phẩm như Lâm tuyền vãn của Phùng Khắc Hoan (185 câu), Ngọa Long cương vãn (136 câu), Tư Dung vãn (332 câu) của Đào Duy Từ. Đồ sộ hơn vào cuối thế kỉ XVII là sự ra đời của Thiên Nam ngữ lục, tập diễn ca lịch sử Việt Nam bằng thơ Nôm gồm 8136 câu lục bát Thành tựu nổi bật của hai thể thơ này mở ra một chân trời mới cho thơ ca dân tộc, bao gồm thơ trữ tình và thơ tự sự. Ở giai đoạn văn học thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX, văn học Nôm nở rộ và phát triển mạnh mẽ. Thành tựu tiêu biểu với các thể loại: Thơ Nôm 24
- Đường luật, Khúc ngâm song thất lục bát, Truyện Nôm lục bát và thơ hát nói với những thể loại này đã tạo nên đỉnh cao nghệ thuật của nền văn học dân tộc. Thơ Nôm Đường luật có thi tập của “Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương, chùm thi phẩm của Bà Huyện Thanh Quan. Đến Truyện Nôm thể thơ lục bát được hoàn thiện, ngôn ngữ trong sáng và tinh tế hơn. Thành tựu về thể loại này khá nhiều nhưng phải kể đến kiệt tác Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều) của Nguyễn Du, Quan âm Thị Kính của Nguyễn Cấp, Sơ kính tân trang của Phạm Thái Ngoài ra thì còn hàng loạt truyện Nôm khuyết danh khác. Thể thơ song thất lục bát được nhiều tác giả sử dụng trong các sáng tác của mình qua nhiều thế kỉ. Khúc ngâm song thất lục bát là thể loại có quy mô lớn và đạt được thành tựu rực rỡ trong thơ ca trữ tình của Việt Nam. Những tác phẩm tiêu biểu có Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, Tự tình khúc của Cao Bá Nhạ Thơ hát nói là thể loại độc đáo của văn học Nôm thế kỉ XIX, mang tính chất phóng khoáng với các sáng tác đỉnh cao của các tác giả như: Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Tú Xương Ta có thể thấy văn học Nôm giai đoạn này phát triển rực rỡ và đạt đến đỉnh cao của nó với nhiều tác phẩm để đời và các tác giả tiêu biểu của nền văn học dân tộc. Văn học nửa sau thế kỉ XIX, là giai đoạn mà văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm kết thúc vai trò lịch sử để văn chương dân tộc bắt đầu với sáng tác bằng chữ Quốc ngữ. Nhưng giai đoạn này văn học Nôm vẫn có những đóng góp quan trọng, thơ văn mang tính cụ thể, thời sự và phản ánh một cách chân thực. Tiêu biểu là các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu với thơ ca chống Pháp (Chạy giặc, Thơ điếu Trương Định, Thơ điếu Phan Tòng), văn tế các anh hùng liệt sĩ . 2.1.2.3. Chữ Nôm trong các văn bản hành chính Chữ Nôm ngoài việc sử dụng trong các sáng tác văn chương, thì còn được sử dụng trong các văn bản hành chính nhưng số lượng hạn chế. Trong 25
- các sử liệu, nhất là chính sử cùng các văn bản hành chính của triều đình thì nhất thể đều bằng chữ Hán. Ngoại lệ là những năm tồn tại ngắn ngủi của nhà Hồ ở thế kỉ XV và nhà Tây Sơn thế kỉ XVIII. Những văn bản hành chính như sổ sách, công văn, giấy tờ, thư từ, khế ước, địa bạ v.v. chỉ đôi khi xen chữ Nôm nếu không thể tìm được một chữ Hán đồng nghĩa để chỉ các danh từ riêng (như tên đất, tên làng, tên người), nhưng tổng thể vẫn là văn bản Hán Việt bởi quan niệm chung của giới sĩ đại phu các triều đại bấy giờ thì cho là: "nôm na là cha mách qué". Dưới triều đại nhà Tây Sơn, do sự hậu thuẫn của Quang Trung hoàng đế, toàn bộ các văn kiện hành chính bắt buộc phải viết bằng chữ Nôm trong 24 năm, từ 1788 đến 1802. Nói cách khác, chữ Nôm là công cụ thuần Việt ghi lại lịch sử văn hoá của dân tộc trong khoảng 10 thế kỷ, mặc dù đó là công cụ còn nhiều hạn chế về mặt kỹ thuật cũng như mức phổ dụng so với chữ Hán. Như vậy, chữ Nôm được sử dụng trong các văn bản hành chính còn rất hạn chế vì nó không được phổ biến bằng chữ Hán. Tóm lại qua quá trình hình thành và phát triển của chữ Nôm phần nào cho ta thấy được văn học Nôm có vai trò quan trọng trong việc phát triển nền văn học của dân tộc. Chữ Nôm ra đời là kết quả của sự sáng tạo của người Việt tạo nên một ngôn ngữ riêng của dân tộc. Cho đến nay chữ quốc ngữ đã thay thế chữ Nôm và chữ Nôm không còn được sử dụng nữa. Và nó dường như đã mờ dần trong nhận thức của người Việt. Các văn bản chữ Nôm hiện chỉ được lưu trữ và bảo tồn trong các thư viện. 2.2. Kết cấu chữ Nôm Cha ông ta sáng tạo ra chữ Nôm dựa trên cơ sở của chữ Hán, chọn cách cấu tạo chữ khoa học hơn chứ không sử dụng tất cả các cách cấu tạo của chữ Hán. Vì vậy, khi chạm vào các văn bản Nôm tức là chúng ta đang tiếp xúc với văn tự của dân tộc chứ tuyệt nhiên không phải là sự tiếp xúc với một loại biến 26
- thể của văn tự Hán. Vậy để nghiên cứu chữ Nôm các nhà khoa học đã chia ra thành các cách cấu tạo. Tuy có nhiều cách khác nhau nhưng có thể qui tụ lại hai cách cấu tạo sau: + Loại 1: Chữ Nôm vay mượn: Đây là loại chữ Nôm mượn chữ Hán để đọc âm Nôm. Loại này có thể chia nhỏ ra làm 6 loại. Loại ghi tiếng Hán việt như chữ 學 (học); ghi âm Hán cổ như chữ 房 buồng (phòng); ghi âm Việt cổ như 馬 mựa (mã); mượn nghĩa như 而 mà (nhi); mượn âm chính xác như 半 (bán); mượn âm đọc chệch như 固 có (cố). + Loại 2: Chữ Nôm tự tạo: Đây là loại chữ do người Việt mượn chữ Hán để tạo ra chữ Nôm. Loại này chia thành 5 loại nhỏ. Loại mượn chữ Hán thêm dấu phụ để đọc âm nôm như 乃 nảy (nãi); loại mượn hai âm của chữ Hán để tạo chữ Nôm như 禥 sang (cự + lang); loại mượn nghĩa của hai chữ Hán để suy đọc âm Nôm như mệt (亡 vong: mất + 力 lực: sức; mất sức nên mệt); loại mượn một chữ Hán biểu âm, một chữ Hán biểu nghĩa ghép lại để đọc âm Nôm như 禥 mở (美 mỹ (âm) + 開 khai (mở)); loại chữ Nôm do chữ Hán viết giản thể rồi đọc theo nghĩa của chữ Hán như chữ 乄 (làm) vốn từ chữ 為 vi (làm) của chữ Hán. Khi nghiên cứu cấu tạo chữ Nôm phần lớn các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng: càng về sau các tác phẩm viết bằng chữ Nôm càng có xu thế tăng dần loại chữ tự tạo và giảm dần loại chữ nôm vay mượn chữ Hán. 27
- 2.3. Khảo sát chữ Nôm vay mƣợn trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hƣơng Chữ Nôm là công cụ ghi lại tiếng Việt, dựa trên cơ sở chữ Hán, dựa vào âm Hán và hệ thống chỉnh âm trong tiếng Việt mà hình thành nên âm Nôm. Sau gần một nghìn năm độc lập, ông cha ta đã sáng tạo ra chữ Nôm để dùng trong nhiều phạm vi từ thực tiễn đến văn học. Qua nhiều thời kỳ, số lượng chữ tăng lên nhanh chóng nhờ mô phỏng các phương pháp cấu tạo của chữ Hán và cũng được điều chỉnh, thay đổi theo quan niệm của người sử dụng, hoặc theo tình hình của lịch sử của các giai đoạn phát triển ngôn ngữ. Chữ Nôm đóng góp cho nền văn hóa dân tộc nhiều tác phẩm và tác gia văn học nổi tiếng mà ở đây phải kể đến Hồ Xuân Hương, nhà thơ nữ thế kỷ XVIII, bà đã để lại cho nền văn học nước nhà nhiều tác phẩm bằng chữ Nôm có giá trị được lưu truyền đến ngày nay và được đông đảo các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Bên cạnh văn chương xuất sắc của Hồ Xuân Hương còn phải kể đến cách dùng chữ Nôm tài tình trong thơ bà, trong khóa luận chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu chữ Nôm vay mượn trong tập thơ Nôm truyền tụng 47 bài thơ của bà. Khảo sát thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương, những chữ Nôm vay mượn sẽ được chúng tôi khảo sát và đưa ra những nhận định mà theo chúng tôi là xác đáng trong khóa luận của mình. Để làm được việc này đầu tiên chúng tôi phân định chữ Nôm dựa theo tiêu chuẩn âm đọc trong chữ Nôm, hay nói cách khác, để đi tới âm đọc, thực hiện chức năng văn tự của nó, một chữ Nôm thường trải qua các bước sau: Xác định âm Tiền Hán Việt, âm Hán Việt và Âm Hán Việt Việt hóa mới có thể đọc được những chữ Nôm vay mượn. 2.3.1. Âm Tiền Hán Việt Tiếng Hán bắt đầu xâm nhập vào Giao Châu từ đầu công nguyên, được bọn đô hộ sử dụng trên phương diện giao dịch hành chính. Với tư cách công cụ của ngoại bang nên lúc này nó còn mang tính chất một sinh ngữ. Trong lúc 28
- giao dịch với người Hán, người Việt đã phải cố gắng phát âm theo cách nói của người Hán, tất nhiên nó đã bị thay đổi đi ít nhiều do cách phát âm của người Việt. Chính một số cách đọc này đã lọt vào được các khẩu ngữ của quần chúng và lưu lại được đến ngày nay tạo ra cái mà ta gọi là âm Tiền Hán Việt. Quá trình này kéo dài khá lâu. Đồng thời các nhà nghiên cứu cũng thường gọi loại âm này là âm cổ Hán Việt. Âm Tiền Hán Việt cũng là âm Hán Việt nhưng là âm Hán Việt cổ. Âm Hán Việt là cách đọc chữ Hán ở Việt Nam có xuất phát điểm từ ngữ âm tiếng Hán ở một giai đoạn nhất định và biến chuyển ở tiếng Việt theo những quy luật và phương thức nhất định, trở thành một cách đọc duy nhất và phổ biến cho tất cả các thư tịch của người Hán và người Việt được sáng tác từ trước đến nay, kể từ thời Tiên Tần ở Trung Quốc cho đến Ngục trung nhật ký của Hồ Chí Minh ở thế kỷ XX. Như thế là âm Hán Việt có thể dùng để đọc cả những từ du nhập từ thời Bắc thuộc cho đến những từ du nhập ở thế kỷ XX do người Nhật dùng chữ Hán trong văn tự của họ dịch các khái niệm của châu Âu như hiến pháp, quân chủ, tự do, giai cấp, truyền sang Trung Quốc, từ đó lại truyền sang Việt Nam. Do đó, người ta có thể hiểu cổ Hán Việt là những từ Hán Việt du nhập vào ta từ thời cổ đại và Trung cổ, khu biệt với những từ du nhập gần đây. Khái niệm Tiền Hán Việt để chỉ những âm và từ Hán Việt đã du nhập vào Việt Nam trước khi có âm Hán Việt. Âm Tiền Hán Việt có một sự phát triển riêng khác với âm Hán Việt. Tuy nhiên ở các thời điểm khác nhau âm chữ Hán cũng có thể có những cách đọc khác nhau. Âm 角 ở thời kỳ của Hồ Xuân Hương và thế kỷ XVII đọc là giác nhưng ở thế kỷ XV còn có thể đọc là chác trong tác phẩm Thập giới cô hồn quốc ngữ văn còn ghi âm này với chữ chác có nghĩa là mua. Thế kỷ XIII còn ghi âm cóc trong tác phẩm Thiền Tông bản hạnh với nghĩa là hay, biết. 29
- Âm Tiền Hán Việt thuộc một hệ quy chiếu khác có thể xuất hiện sớm hơn âm Hán Việt gần chục thế kỷ. Xuất phát điểm của nó phần lớn là hệ thống âm Hán Thượng cổ, âm này tồn tại từ thời từ Tiên Tần Lưỡng Hán cho đến khoảng các đời Ngụy Tấn. Lúc này ở Giao Châu tiếng Hán thượng cổ còn mang tính chất là một sinh ngữ. Về âm Hán Thượng cổ, giới Hán ngữ Trung Quốc bắt đầu đề cập đến từ thời Ngụy Tấn nhưng đến đời Thanh nó mới bắt đầu được nghiên cứu một cách hệ thống với các công trình của Đoàn Ngọc Tài, Cố Viêm Võ, Trần Phong, Đới Chấn. Các ông đã dựa vào thành tựu nghiên cứu của cổ nhân, dựa vào các trước tác thời Tiên Tần như Kinh Thi, Kinh Thư, Sở Từ, và nghiên cứu những cứ liệu ngữ âm cổ còn bảo tồn lại được như Thiết vận, Đường vận, Quảng vận để từ đó tái hiện lại bộ mặt của âm Hán Thượng cổ. Trong thơ Nôm qua khảo sát hệ thống chữ Nôm thơ Hồ Xuân Hương chúng tôi nhận thấy có rất nhiều âm Tiền Hán Việt được xuất phát từ âm Hán Thượng cổ. Dưới đây là dấu vết của âm Hán Thượng cổ trong cách đọc Tiền Hán Việt được sử dụng trong chữ Nôm của Hồ Xuân Hương Chữ Tiền Hán Việt Hán Việt 放 buông phóng 房 buồng phòng 煩 buồn phiền 禥 buộc phọc 舞 múa vũ 晚 muộn vãn 30
- 望 mong vọng 霧 mù vụ 誇 khoe khoa 盞 chén trản 斬 chém trảm 限 hẹn hạn 察 xét sát Sang âm Tiền Hán Việt do i không thích ứng với ngữ âm tiếng Việt nên bị thủ tiêu: Chữ Tiền Hán Việt Hán Việt 主 chúa chủ 注 chua chú 須 tua tu 重 chuộng trọng 驅 khua khu 鍾 chuông chung Cùng với nguyên âm đôi, giữa và sau, tạo ra xu hướng ưa > ư 驢 lừa lư 31
- 御 ngừa ngự 貯 chứa trữ 似 tựa tự Ở đây chúng tôi cũng lựa chọn phân tích một số điểm liên quan đến cách đọc Tiền Hán Việt. Trong phần vần của tiếng Hán Thượng cổ, riêng về nguyên âm, chúng tôi đã khảo sát đến một số điểm sau trong thơ chữ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương: - â và a không đứng một mình hoặc không theo sau giới âm w và i Chữ Tiền Hán Việt Hán Việt 皮 bia bì 碑 bia bi 惜 tiếc tích 隻 chiếc chích 席 tiệc tích 碧 biếc bích - o sẽ chuyển dần sang uo qua một bước trung gian là wo o > wo > uo Nếu đứng sau i thì nó sẽ dừng lại ở bước trung gian này, nhưng nếu không đứng sau i nó tiếp tục thành uo. Trong âm Tiền Hán Việt và Hán Việt chúng ta cũng thấy dấu vết của quá trình này. 丸 yon (hòn) ywon yuon (hoàn) 32
- Có những từ vay mượn trước thời Tam Quốc khi thanh mẫu r còn có giá trị đi cùng thanh huyền, sau này sang âm Hán Việt chúng biến thành âm đầu L đi cùng thanh ngang. 簾 rèm liêm 梁 rường lương 龍 rồng long Thuộc âm Tiền Hán Việt, ngoài những chữ bắt nguồn từ âm Hán Thượng cổ nêu trên nhưng có một số chữ chưa đi tới được âm Hán Việt mà nửa chừng đã tạo ra các âm Việt hóa khác. - Chữ 叫 sách Từ nguyên phiên là “các điểu thiết, tiêu vận”, âm kêu. Âm này có trước âm Hán Việt đọc là khiếu. - Chữ 梗 âm Hán Việt là ngạnh, nhưng trước đó là âm cành. 2.3.2. Âm Hán Việt Việt hóa Cũng như âm Tiền Hán Việt, âm Hán Việt Việt hóa là âm Hán Việt được đọc khác đi theo những ngữ âm tiếng Việt xảy ra sau quá trình Hán Việt hóa. Xuất phát điểm của nó là âm Hán Việt. Trong thực tế nó còn bao gồm những âm bắt nguồn từ tiếng Hán Trung cổ xảy ra song song với quá trình Hán Việt Việt hóa nhưng đọc theo cách biến thể dân gian. Âm Hán Việt là kết quả của một quá trình biến đổi có tính quy luật chặt chẽ xảy ra đồng loạt cho các chữ Hán nằm trong thư tịch, kinh, sử, tử, tập từ Tiên Tần, Lưỡng Hán đến Đường Tống. Nó được dùng làm âm đọc chính thức để giảng dạy chữ Hán trong các trường học ở Việt Nam từ chốn kinh kỳ đến nơi phiên trấn, từ đời này sang đời khác. Nó được dùng làm âm đọc chữ Hán trong cơ quan hành chính cũng như trong sáng tác văn học. Nó là âm đọc 33
- của nền văn tự bác học qua nhiều thời kỳ, nhiều thế hệ, do đó cách đọc Hán Việt ngày càng thống nhất và được tiêu chuẩn hóa. Vì vậy, những biến đổi của ngữ âm tiếng Việt không tác động đồng loạt vào tất cả các bộ phận của âm Hán Việt mà chỉ ảnh hưởng vào một số đơn vị lẻ tẻ. Đứng trước tác động này, một số âm Hán Việt đã bảo tồn tính thống nhất và hệ thống của mình bằng cách để các đơn vị nói trên tách ra làm đôi, một là giữ lại âm Hán Việt, hai là sinh ra âm Hán Việt Việt hóa. Trong thơ chữ Nôm Hồ Xuân Hương ta thấy rất rõ điều này trong quá trình khảo sát các tác phẩm. 鏡 được đọc thành: kính, gương 紙 được đọc thành: chỉ, giấy 停 được đọc thành: đình, đừng Dưới đây chúng ta lựa chọn và sắp xếp các âm Hán Việt Việt hóa căn cứ vào những biến đổi xảy ra chữ Nôm thơ Hồ Xuân Hương 2.3.2.1. Hữu thanh hóa Từ k sang g: Chữ Hán Việt Hán Việt Việt hóa 肝 can gan 几 kỷ ghế 寄 kí gửi 寡 quả góa 筋 cân gân 34
- Từ ch sang gi: 紙 chỉ giấy 正 chính giêng 種 chủng giồng, giống 争 tranh giành 2.3.2.2. Xát hóa Từ đ sang d: 停 đình dừng 篤 đốc dốc 帶 đái dải 刀 đao dao Từ b sang v: 本 bản vốn 板 bản ván 壁 bích vách 補 bổ vá Từ hw sang v: 劃 họa vẽ 35
- 回 hồi về 丸 hoàn viên 完 hoàn vẹn 2.3.2.3. Mũi hóa Từ d sang n, từ b sang m, từ gi sang nh: 毒 độc nọc 盤 bàn mâm 家 gia nhà 2.3.2.4. Những sự biến đổi âm đầu khác không thành xu hướng rõ rệt k sang kh: 巾 cân khan t sang th: 錫 tích thiếc 粟 túc thóc 繡 tú thêu s sang th: 所 sở thửa 紗 sa the s sang t: 灑 sái tưới 36
- th sang s: 鐵 thiết sắt Về phần vần thì giữa âm Hán Việt và âm Hán Việt Việt hóa tuy có biến đổi nhưng vẫn giữ các nét ngữ âm sau: Giống nhau về nguyên âm dòng giữa hoặc dòng sau và âm cuối: Chữ Hán Việt Hán Việt Việt hóa 初 sơ xưa 事 sự thờ 爐 lô lò 禥 lự lo 庫 khố kho 共 cộng cùng 桶 thống thùng 散 tán tan, tản 銀 ngân ngần Chỉ giống nhau ở âm cuối, nguyên âm xê dịch giữa dòng trước và dòng sau: 源 nguyên nguồn 嘲 trào (lộng) chèo 棹 trạo chèo 37
- 説 thuyết thốt 生 sinh sống Đọc theo lối biến thể dân gian, chưa chứng minh được mối quan hệ ngữ âm: 夷 di rợ 卜 bốc bói 瓦 ngõa ngói 仰 ngưỡng ngửa Các loại âm Hán Việt Việt hóa trình bày trên trong thơ chữ Nôm Hồ Xuân Hương được dùng trong rất nhiều trong các văn bản gần đây như Truyện Kiều và các văn bản truyện Nôm khác. Sở dĩ như vậy là vì loại âm này bù đắp được một khoản đáng kể các âm tiết thiếu hụt trong hệ thống Hán Việt. Cho đến gần đây vẫn còn có người cho chúng là loại chữ đọc theo nghĩa trong chữ Nôm. Qua phần phân tích trên ta đã chứng minh rằng đó là quan điểm sai lầm. 2.2.3. Âm Hán Việt Từ thời Tủy, Đường việc giảng dạy chữ Hán ở Giao Châu đã mở rộng cho người bản xứ, chế độ sĩ tộc trước kia đã được thay thế bằng chế độ khoa cử. Mặt khác, Phật giáo và Đạo giáo thuộc chi phái do người Hán truyền bá sang cũng được phát triển cùng với sự phổ biến của sách Phật bằng chữ Hán. Càng gần thời tự chủ, thư tịch lưu hành ở Giao Châu càng nhiều. Số lượng các nho sĩ và cao tăng tinh thông chữ Hán cũng tăng lên. Rõ ràng lúc này ngôn ngữ văn tự Hán đã có một ảnh hưởng nhất định trên địa bàn Việt Nam. Sang đến thời tự chủ, chữ Hán lại được các triều đại phong kiến Việt Nam sử 38
- dụng trong công việc hành chính, trong khoa cử và cả trong trước tác. Nhưng lúc này tiếng Hán không còn mang tính chất là một sinh ngữ nữa, cách đọc chữ Hán ở Việt Nam càng ngày càng xa dần âm Hán và được đọc dưới sự tác động của các quy luật ngữ âm tiếng Việt. Tiếng Hán đọc theo kiểu Việt hóa. Lúc này tiếng Hán đã đọc theo âm Hán trung cổ và gây ảnh hưởng ở Việt Nam với tư cách là một hệ thống nên sự Việt hóa cũng xảy ra cho toàn hệ thống và tạo thành một loại âm đọc mà ta gọi là âm Hán Việt. Từ đó chúng ta có thể thấy một chữ Hán từ khi được tạo ra cho đến nay có thể có nhiều âm đọc, ví dụ âm Hán thượng cổ, âm Hán Trung cổ, âm thời Trung nguyên âm vận. Lại có hiện tượng một chữ Hán trong quá trình sử dụng có thể biểu thị những nghĩa mới. Đó là hiện tượng một mã chữ biểu thị nhiều từ khác nhau trong đó có những từ đồng âm và dị âm. Âm 角 giác có các từ với những nghĩa sau: 1. Sừng 2. Xương trán 3. Chén đựng cơm 4. Góc 5. Tên một ngôi sao 6. Vật chứa có ba chân, đựng được bốn thăng. Âm giốc cũng được coi là âm Hán Việt, nhưng âm này không có trong các từ điển Hán, có các nghĩa: 1. Vật nhau 2. Một âm trong ngũ âm (cung, thương, giốc, chủy, vũ) 3. Cái tù và. Ngoài ra còn có âm. - Cốc (cổ lục thiết, âm cốc) từ tượng thanh tiếng chim kêu. 39
- Về lý thuyết thì bất cứ chữ Hán nào cũng có âm Hán Việt. Nhưng không phải âm Hán Việt nào cũng được sử dụng trong chữ Nôm. Chữ Nôm chỉ lựa chọn lấy một vài trong những âm đó để ghi tiếng Việt, ở đây cần phân tích ra hai trường hợp khác nhau: Một là sử dụng chữ Hán để ghi chép hoặc sáng tạo ra những thư tịch Hán văn, lúc này chữ Hán nằm trong hệ thống ngôn ngữ Hán. Do chỗ một chữ Hán có nhiều âm, thực ra là nhiều từ, tùy theo nghĩa từ mà âm đọc khác nhau: 度 đạc, nghĩa là đo và âm đọc độ, trong pháp độ Hai là sử dụng chữ Hán với tư cách một đơn vị, trong hệ thống văn tự dân tộc của người Việt. Lúc này chữ Hán biểu thị những đơn vị từ hội ít nhiều quen thuộc trong tiếng Việt, nó được biểu thị từ gốc Hán hoặc được dùng thuần âm để biểu thị từ thuần Việt. Những đơn vị từ hội Hán khác, tuy cùng mặt chữ với loại trên, rất ít khi được dùng tới. Hiện tượng dùng một lúc nhiều âm Hán Việt của một chữ Hán đôi khi gây trở ngại cho việc ghi âm tiếng Việt. Chữ 度 trong chữ Nôm thường được dùng ghi âm độ, khi cần ghi âm đạc chữ Nôm dùng chữ Hán khác là 鐸 (âm đạc, nghĩa là cái mõ dùng gõ khi tuyên đọc chiếu chỉ hay khi xuống dân gian thu thập thi ca). Dưới đây là cách đọc Hán Việt của chữ Hán, âm thường dùng trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương: 台 đài, hai, di, thai 司 tư, ti, tứ 合 hợp, cáp 呼 hô, há 40
- 唇 thần, chân 圜 hoàn, viên 土 thổ, đỗ 塗 đồ, trà Điều này chứng tỏ chữ Nôm tôn trọng hai nguyên tắc: Hạn chế hiện tượng một chữ Hán cùng một lúc có hai cách đọc trong chữ Nôm, trừ trường hợp thật cần thiết và tiết kiệm được số lượng chữ. Trong chữ Nôm âm phiết được dùng chữ 丿 âm ảnh được dùng chữ 影, âm đỗ được dùng chữ 杜. Cố gắng sử dụng các âm Hán Việt quen thuộc được dùng để đọc chữ Nôm. Cả hai nguyên tắc này đều nhằm làm cho chữ Nôm thể hiện được chính xác âm Việt, loại trừ những khả năng đọc theo nhiều cách. 2.4. Tiểu kết chƣơng 2 Như vậy, để hiểu rõ được kết cấu của chữ Nôm việc đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu về nguồn gốc và quá trình phát triển của nó. Hơn nữa là phải hiểu được thế nào là chữ Nôm. Và đặc biệt là phải hiểu rõ được kết cấu của chữ Nôm. Từ việc hiểu rõ kết cấu chữ Nôm ta áp dụng vào khảo sát chữ Nôm vay mượn trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương. Thông qua quá trình khảo sát ta có thể thấy được lượng chữ Nôm vay mượn trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương khá đa dạng và được bà sử dụng rất tinh tế. Nữ sĩ đã sử dụng âm tiền Hán Việt, âm hán Việt hóa và đặc biệt là sử dụng âm Hán Việt trong các sáng tác của mình. Mặc dù là chữ Nôm vay mượn nhưng vẫn tôn trọng nguyên tắc về âm và về cách đọc để đảm bảo chính xác các âm đọc. 41
- Chƣơng 3. HƢỚNG TIẾP CẬN TÁC PHẨM TỰ TÌNH II CỦA HỒ XUÂN HƢƠNG TRONG NHÀ TRƢỜNG PHỔ THÔNG Văn học trung đại Việt Nam, phát triển rực rỡ và đạt đến đỉnh cao với nhiều tác phẩm có giá trị và nhiều các thể loại khác nhau như: truyện Nôm của Nguyễn Du với tác phẩm Truyện Kiều, bản diễn Nôm của Đoàn Thị Điểm là Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều Không thể thiếu Hồ Xuân Hương với những sáng tác về thơ Nôm Đường luật. Hồ Xuân Hương với những tác phẩm thơ Nôm truyền tụng đã có những đóng góp không nhỏ trong kho tàng văn học dân tộc. Những sáng tác của bà đã để lại những giá trị lớn về nội dung nghệ thuật và thể loại. Chương trình giáo dục của trường phổ thông đã lựa chọn bài thơ Tự tình (II) của bà để giảng dạy, giúp học sinh hiểu được phần nào nội dung, nghệ thuật độc đáo mà Hồ Xuân Hương tạo nên những vần thơ đó trong thể Nôm Đường luật. Tự tình (II) của Hồ Xuân Hương có mặt trong chương trình Ngữ văn lớp 11 THPT hiện hành. Là một tác phẩm tiểu biểu có giá trị lớn về nội dung và nghệ thuật nhưng tác phẩm này cũng có những khó khăn đối với việc tiếp nhận của học sinh nó được gọi là khoảng cách tiếp nhận, khoảng cách ấy biểu hiện ở chỗ giữa học sinh với tác phẩm này. Và có nhiều yếu tố tác động đến để tạo ra cái khoảng cách đó là: yếu tố về văn hóa, lịch sử, các từ ngữ cổ, điển tích, điển cố Những yếu tố về lịch sử- văn hóa, tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài nhưng vẫn có khoảng cách nhất định đối với học sinh lớp 11 ở lứa tuổi 16, 17 hiện nay. Điều đặc biệt là người tiếp nhận dù có muốn hay không cũng phải có sự hiểu biết về hoàn cảnh lịch sử, thời đại của tác giả sinh sống, về văn hóa Việt Nam trung đại, tư tưởng ý thức hệ phong kiến hơn cả là người phụ nữ trong xã hội phong kiến thời xưa. Qua tất cả những yếu tố trên ta đã thấy phần nào gây ra những khó khăn và trở thành rào 42
- cản khi cho học sinh tiếp xúc với một văn bản. Trong việc dạy học một tác phẩm văn chương, người giáo viên cần phải xác định được khoảng cách tiếp nhận của học sinh để đưa ra những biện pháp, phương pháp phù hợp với nhận thức của học sinh. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu vấn đề này để phần nào giải quyết được khó khăn trong việc dạy và học nhằm nâng cao hiệu quả bài học Tự tình (II) của Hồ Xuân Hương trong chương trình phổ thông hiện nay. Theo giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, một trong những người phụ trách soạn thảo chương trình sách giáo khoa phổ thông trung học ở Việt Nam đánh giá Hồ Xuân Hương là một nhà thơ vĩ đại nhưng không thể đưa nhiều các tác phẩm vào chương trình giảng dạy mà cần phải có sự chọn lọc. Tự tình (II) là tác phẩm được chọn với nội dung phù hợp với nhận thức của lứa tuổi học sinh, tác phẩm được giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 11, học kì I. Với nội dung nghệ thuật và thể loại độc đáo có sự cách tân trong việc sử dụng ngôn từ giàu hình ảnh, ý nghĩa nhưng Tự Tình (II) vẫn gây ra khó khăn với người dạy ở từng hoạt động cụ thể của bài. Vì vậy, chúng tôi đưa ra hướng tiếp cận của tác phẩm từ đặc trưng thể loại, để phần nào giúp việc dạy của giáo viên và việc tiếp nhận tác phẩm của học sinh dễ dàng hơn. 3.1. Thực trạng giảng dạy tác phẩm trong nhà trƣờng phổ thông Bài thơ Tự tình (II) của Hồ Xuân Hương tác phẩm thơ Nôm thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Thể thơ này được đưa vào giảng dạy dưới góc độ tiếp cận của tác phẩm tiêu biểu là Tự tình (II) sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11, tập 1. Là một trong những bài thơ mà giáo viên thường lấy để làm đề kiểm tra 15 phút, 1 tiết hay cả thi học kì. Một tác phẩm thơ thì nội dung vẫn là phần trọng điểm nhưng tiếp cận tác phẩm từ nội dung dễ gây nhàm chán, ít người đưa ra hướng tiếp cận từ đặc trưng thể loại. Theo khảo sát của tôi, hiện nay phần nhiều giáo viên khi dạy tác phẩm hướng đến nội dung là chủ yếu mà chưa khai thác từ đặc trưng thể loại, chưa 43
- làm rõ được đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Hồ Xuân Hương với tài thơ của mình đã tạo nên một tác phẩm có giá trị đối với văn học dân tộc, góp phần sáng tạo đề tài mới cho văn học. Để lĩnh hội trọn vẹn một tác phẩm thì phải đi từ nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó đặc trưng thể loại của bài thơ phần nào cũng nói lên nội dung của tác phẩm, đặc trưng thể loại giúp ta am hiểu hơn về tài của người sáng tác. Như vậy tiếp cận tác phẩm này ta nên đi từ đặc trưng thể loại của nó. 3.2. Tiếp cận tác phẩm từ đặc trƣng thể loại 3.2.1. Khái niệm Thể loại tác phẩm văn học là khái niệm chỉ quy luật loại hình tác phẩm. Trong đó ứng với một loại nội dung nhất định là một loại hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể. Thể thơ thất ngôn bát cú là loại cổ thi, xuất hiện sớm ở Trung Quốc. Đến đời nhà Đường (thế kỉ thứ VII) mới được các nhà thơ đặt quy định cụ thể, rõ ràng. Một thời gian dài trong chế độ phong kiến, thể thơ này đã được các đời vua Trung Quốc và Việt Nam dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài. Thơ thất ngôn bát cú là loại thơ mỗi bài có 8 câu và mỗi câu 7 chữ, tức là chỉ có 56 chữ trong một bài thơ thất ngôn bát cú. Thơ thất ngôn bát cú là thể thơ có luật rất chặt chẽ. 3.2.2. Đặc điểm thể loại thất ngôn bát cú Đường luật - Luật bằng trắc: Cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là vần bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Luật bằng vần bằng là bài thơ mà tiếng thứ hai của câu đầu là tiếng bằng và các tiếng ở cuối các câu 1-2-4-6-8 phải vần với nhau và đều là vần bằng. Luật trắc vần bằng là bài thơ mà tiếng thứ hai của câu đầu là tiếng trắc và các tiếng ở cuối các câu 1-2-4-6-8 phải vần với nhau và phải là vần bằng. 44
- - Thể thơ quy định rất nghiêm ngặt về luật bằng trắc. Luật bằng trắc này đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, uyển chuyển cân đối làm lời thơ cứ du dương như một bản tình ca. Người ta đã có những câu nối vấn đề về luật lệ của bằng trắc trong từng tiếng ở mỗi câu thơ: các tiếng nhất - tam - ngũ bất luận còn các tiếng: nhị - tứ - lục phân minh. - Luật thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật: Có quy luật nghiêm khắc về Luật, Niêm, Vần và có bố cục rõ ràng. - Bố cục: Hai câu đầu tiên (1 và 2) là Mở Đề và Vào Đề (mở bài, giới thiệu ) Hai câu tiếp theo (3 và 4) là hai câu Thực (miêu tả), yêu cầu của 2 câu này là đối nhau cả về thanh (bằng đối trắc hoặc ngược lại) và về nghĩa. Hai câu 5 và 6 là hai câu Luận (suy luận), yêu cầu cũng đối nhau cả về thanh và nghĩa, tương tự như hai câu thực ở trên Hai câu cuối cùng (7 và 8) là hai câu Kết (kết luận), không yêu cầu đối nhau. - Cách ngắt nhịp: 2/2/3 hoặc 4/3, 3/4. Như vậy, ta có thể thấy thể loại thất ngôn bát cú Đường luật có quy định rất chặt chẽ, thiếu đi một yếu tố nào thì không thể gọi là Đường luật. Mặc dù thể thơ quy định chặt chẽ như vậy nhưng Hồ Xuân Hương vẫn làm nên những vần thơ đi sâu vào lòng người. 3.2.3 Phƣơng hƣớng tiếp cận tác phẩm Tự Tình (II) theo đặc trƣng thể loại Tự tình (II) là bài thơ thuộc thể thất ngôn bát cú Đường luật và là một bài thơ trữ tình sâu sắc vì vậy mà quá trình tiếp cận khó khăn hơn so với thể tự sự hay truyện Học sinh khó tiếp nhận được văn bản là do các bài thơ viết bằng chữ Nôm, theo thể Đường luật tuy có phiên âm, dịch nghĩa nhưng sử dụng nhiều từ ngữ Hán Việt, từ cổ, sử dụng điển tích, điển cố vì vậy rất khó hiểu được nội dung nếu như không hiểu được nghĩa của các từ đó. Vì bài thơ 45
- từ đầu đến cuối là tâm trạng của nhân vật trữ tình, cảm xúc đau buồn, nỗi xót xa cay đắng của số phận vì vậy nó cũng là rào cản đối với việc tiếp nhận của học sinh. Ở Tự tình (II), nhân vật trữ tình là một người phụ nữ đau buồn, phẫn uất trước bi kịch tình duyên của mình và khao khát hạnh phúc, tình yêu. Hay Hồ Xuân Hương đang gián tiếp nói lên số phận của mình. Nội dung của tác phẩm nói lên quyền của mình đó là quyền được yêu thương và hạnh phúc, quyền được tồn tại. Tác phẩm là một trong những bài tiêu biểu trong các sáng tác của Hồ Xuân Hương nêu lên được giá trị nội dung nghệ thuật đặc sắc thơ Nôm của bà. Dựa trên cơ sở đặc trưng thể loại và yêu cầu của dạy học đọc hiểu tác phẩm thơ Nôm Đường luật, nội dung phương hướng tiếp cận bài thơ hướng đến mục tiêu cụ thể sau: + Giúp học sinh hiểu được tâm trạng vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc mạnh mẽ của một người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. + Giúp học sinh hiểu được tài thơ Nôm của Hồ Xuân Hương: Thơ Đường luật được viết bằng ngôn ngữ tiếng Việt đa nghĩa, giàu hình ảnh, linh hoạt và có sức biểu cảm cao. Phương hướng tiếp cận của bài thơ được thể hiện qua từng hoạt động cụ thể, từ hoạt động gợi dẫn đến cách tổ chức hoạt động tiếp thu các kiến thức cơ bản trong bài và cách thức vận dụng tri thức đã học trong phần liên hệ thực tế. 3.2.4. Xác định nội dung và cách thức tiếp cận Gợi dẫn tiếp cận một tác phẩm văn học là một hoạt động không thể thiếu của các giáo viên dạy Văn. Hoạt dộng này sẽ cung cấp những thông tin, công cụ hữu ích và định hướng hoạt động cho học sinh tiếp cận ban đầu với tác phẩm thông qua hoạt động tự đọc văn bản. Với bài Tự tình (II) của Hồ 46
- Xuân Hương giáo viên có thể gợi dẫn cách tiếp cận cho học sinh qua những nội dung chủ yếu sau: Đầu tiên, là về tác giả Hồ Xuân Hương: chúng ta giới thiệu nét đặc trưng về tác giả, quê quán, thời đại sinh sống. Những đánh giá của những tác giả đương thời về bà. Thứ hai, về tác phẩm Tự tình (II) cần nêu xuất xứ của bài thơ, thể loại sáng tác, để học sinh dễ hơn trong việc tìm hiểu nội dung của bài Thứ ba, gợi dẫn đọc tác phẩm: giáo viên cần lưu ý với học sinh đọc đúng nhịp điệu của một bài thơ trữ tình: ngắt nhịp đúng, chậm rãi, buồn, tha thiết Thứ tư, hoạt động gợi dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm đó chính là quá trình tổ chức hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản một cách chi tiết. Giáo viên gợi dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm trên hai bình diện nội dung và nghệ thuật để thấy được cái hay cái đẹp trong bài thơ. Qua hoạt động đọc hiểu giúp cho học sinh có thêm những kiến thức về thể loại thất ngôn bát cú Đường luật mà tác giả Hồ Xuân Hương sử dụng, về nội dung mà bà muốn phản ánh trong thực trạng xã hội phong kiến thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX. Trong phần gợi dẫn này giáo viên cần lưu ý hướng dẫn học sinh phát hiện và cảm thụ được một bài thơ trữ tình đằng sau lớp vỏ ngôn từ của nó. Từ đó giúp học sinh tổng hợp những kiến thức cơ bản của bài học. Thứ năm, hoạt động gợi dẫn củng cố bài học, giáo viên đưa ra một số câu hỏi trắc nghiệm có liên quan đến bài học, học sinh trả lời để nhắc lại kiến thức và giúp học sinh có mạch lạc kiến thức qua bài học. Cuối cùng, giáo viên định hướng cho học sinh vận dụng những kiến thức vừa học vào làm các bài tập nâng cao, liên hệ thực tế đời sống hiện nay. Về cách thức gợi dẫn cho học sinh, chúng ta có nhiều cách thức gợi dẫn khác nhau ở những hoạt động khác nhau trong bài học. Một số cách thức gợi dẫn như: sử dụng tranh ảnh, các dạng câu hỏi, thuyết trình, giảng bình, đánh 47
- giá, nhận xét thông qua các hoạt động hướng dẫn chuẩn bị bài, tìm hiểu tác giả, đọc và tìm hiểu tác phẩm. Trong tất cả các hình thức trên thì đặt câu hỏi là hình thức gơi dẫn quan trọng nhất, các hình thức câu hỏi như: câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi tái hiện, câu hỏi cảm xúc, câu hỏi hiểu biết, câu hỏi vận dụng cao thấp, câu hỏi liên hệ Tóm lại, gợi dẫn là hoạt động quan trọng của giáo viên khi giảng dạy tác phẩm, điểm chính ở đây là giáo viên gợi dẫn như thế nào để phát huy tính tích cực chủ động cho học sinh trong quá trình học tập mà vẫn đảm bảo được nội dung kiến thức của bài học. 3.2.5. Xác định kiến thức cơ bản Kiến thức cơ bản của một bài học bao gồm những kiến thức chủ yếu như: đảm bảo nội dung kiến thức bài học, thái độ và kĩ năng. Đây là một nội dung mà giáo viên cần đạt được trong hoạt động dạy của mình. Khi dạy Tự tình (II) cần chú ý những nội dung cơ bản sau: Về tác giả, việc đầu tiên trước khi đi tìm hiểu một tác phẩm văn học là tìm hiểu về cuộc đời sự nghiệp văn học của tác giả đó. Từ đó cho ta biết hoàn cảnh lịch sử xã hội, gia đình, thân thế của bà đã ảnh hưởng đến việc sáng tác các tác phẩm. Hồ Xuân Hương chưa rõ năm sinh năm mất, quê ở Nghệ An và sinh sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long. Cuộc đời tình duyên của bà có nhiều éo le, trắc trở. Bà được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”, là người phụ nữ đầu tiên nói lên tiếng nói của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Về xuất xứ của tác phẩm: đây là một yếu tố quan trọng để biết được vị trí của tác phẩm. Tự tình (II) nằm trong chùm thơ Tự tình gồm 3 bài của Hồ Xuân Hương, tập trung thể hiện sự cảm thức về thời gian, không gian và đặc biệt là tâm trạng buồn tủi, phẫn uất trước duyên phận éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nhà thơ. Về thể loại của bài thơ: cho ta biết được kết cấu của một bài thơ thông qua thể loại của bài thơ đó. Bài Tự tình (II) là bài thơ theo thể thất ngôn bát cú 48
- Đường luật, vì vậy khi đọc hiểu bà thơ ta phải thông qua kết cấu của một bài thơ Nôm Đường luật để tìm hiểu tâm trạng của nhân vật trữ tình. Mặc dù là một thể thơ có kết cấu rất chặt chẽ về luật (luật bằng trắc, luật thơ về niêm, đối, vần, nhịp ) nhưng cái tài tình của Hồ Xuân Hương là sử dụng lời thơ của mình vào thể thơ này một cách rất tinh tế. Thấy được tài năng nghệ thuật thơ Nôm của Hồ Xuân Hương: thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo. Về đề tài, chủ đề của tác phẩm: đề tài, chủ đề của tác phẩm nói về người phụ nữ trong văn học trung đại xưa. Thông qua nhân vật trữ tình cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. Về nội dung: Bài thơ mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Với việc giãi bày nỗi cô đơn, buồn tủi của mình, Hồ Xuân Hương đã nói lên được tình cảnh chung của muôn vàn phụ nữ trong xã hội phong kiến thời xưa. Đó là một xã hội bất công đã làm cho bao nhiêu thân phận “hồng nhan” bị lỡ làng, đau khổ, phẫn uất. Buồn tủi với tình cảnh hiện tại, nữ sĩ luôn khao khát một cuộc sống hạnh phúc, một tình yêu lứa đôi trọn vẹn. Khát vọng của Hồ Xuân Hương về hạnh phúc lứa đôi cũng chính là khát vọng của người phụ nữ trong xã hội lúc bây giờ. Đó là một khát vọng chính đáng và đầy tính nhân văn. Về nghệ thuật: cái đầu tiên nói đến trong nghệ thuật của bài là về thể loại thơ thất ngôn bát cú Đường luật mà Hồ Xuân Hương đã sử dụng. Giáo viên cho học sinh tìm hiểu về thể thơ, có thông tin gì thiếu giúp học sinh bổ sung. Và đặc biệt là vận dụng kiến thức về thể thơ để áp dụng vào việc tìm hiểu bài thơ tự tình. Trong bài thơ Tự tình (II) Hồ Xuân Hương đã vận dụng thể thơ đó như sau: - Luật bằng trắc: Ở bài thơ Tự tình II chữ thứ hai của câu 1 là vần bằng nên toàn bộ bài thơ theo thể bằng. 49
- - Cách gieo vần: cách gieo vần “dồn”, “non”, “tròn”, “hòn” và “con” ở các vị trí 1, 2, 4, 6 và 8 hiệp vần bằng với nhau nên gieo vần độc vận, thuộc bình vận. Tác dụng của gieo vần độc vận: gieo vần đúng theo nguyên tắc nhất - tam - ngũ bất luận còn các tiếng nhị - tứ - lục phân minh của thể thơ. - Niêm: Câu 1 niêm câu 8, câu 4 niêm câu 5 theo luật bằng. Câu 2 niêm câu 3, câu 6 niêm câu 7 theo luật trắc. Tác dụng của niêm: tạo âm điệu và sự gắn kết giữa các câu thơ. - Đối: câu 3 đối câu 4 đều thể hiện cái buồn, cái sầu và nói lên sự dở dang, chưa trọn vẹn hạnh phúc trong tình yêu. Câu 5 đối câu 6 đều thể hiện thái độ phản kháng mãnh liệt của người phụ nữ. - Cách ngắt nhịp: 2/2/3/ hoặc 4/3. - Bố cục: theo bố cục của bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật: đề, thực, luận, kết. o Hai câu đề: nỗi niềm buồn tủi, xót xa của nhân vật trữ tình. o Hai câu thực: hiện thực tâm trạng, nỗi lòng. o Hai câu luận: nỗi niềm phẫn uất o Hai câu kết: tâm trạng chán chường, buồn tủi. Ngoài ra, nghệ thuật còn thể hiện ở cách dùng từ ngữ của Hồ Xuân Hương. Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo nhưng lại rất tinh tế. Với tài nghệ sử dụng từ ngữ của mình Hồ Xuân Hương đã tạo cho bài thơ nhiều giọng điệu với đầy đủ các sắc thái tình cảm: tủi hổ, phiền muộn, bực dọc, phản kháng và cuối cùng là chua chát, chán chường. Về kĩ năng: bài dạy đọc hiểu văn bản thơ trữ tình theo thể Đường luật phải đảm bảo yêu cầu cơ bản là rèn luyện kĩ năng đọc và hiểu được thể loại thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Như vậy, ta có thể thấy nội dung kiến thức cơ bản của mỗi bài học là do mục tiêu bài học đặt ra quyết định, đi liền với quá trình dạy học. Trong quá 50
- trình giảng dạy tùy theo từng đối tượng, hoàn cảnh, môi trường mà giáo viên cần sử dụng những phương pháp linh hoạt trong giảng dạy để có được hiệu quả tốt nhất. 3.3. Tiểu kết chƣơng 3 Thông qua quá trình thực tập và thực nghiệm tại lớp 11A5 trường THPT Trung Giã - Sóc Sơn, Hà Nội, tôi nhận thấy việc cho học sinh tiếp cận tác phẩm theo đặc trưng thể loại sẽ tạo điều kiện cho học sinh dễ tiếp thu bài học, hiểu hơn về đặc trưng thể loại thơ thất ngôn bát cú Đường luật, nội dung của bài thơ và tài năng sử dụng chữ Nôm trong việc sáng tác thơ văn của Hồ Xuân Hương. Qua hoạt động đọc hiểu tác phẩm thơ trữ tình, học sinh chủ động tham gia tích cực, chủ động trong quá trình tiếp nhận văn bản. Vì vậy, nên kiến thức mà học sinh thu nhận đuộc là kết quả của sự khám phá, tìm tòi của chính học sinh. Giúp các em hiểu bài và ghi nhớ bài một cách nhanh nhất. Nhưng làm thế nào để học sinh có một kĩ năng đọc hiểu tốt thì giáo viên phải là người chủ động, linh hoạt trong quá trình định hướng cho học sinh, từ khâu hướng dẫn các em tìm hiểu tác phẩm ở nhà cho đến quá trình học tập trên lớp và cuối cùng là quá trình vận dụng kiến thức đã học vào thực hành. Để làm được việc đó giáo viên cần bỏ nhiều công sức trong việc tìm đặt câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh, đưa học sinh vào hoạt động học một cách hứng thú. Hướng dẫn học sinh tìm đọc hiểu một tác phẩm văn học, điều cần chú ý ở đây là giáo viên phải đưa ra những hướng tiếp cận tác phẩm ở những góc độ khác nhau. Để hình thành cho học sinh về kiến thức bài học, từ việc đi tìm hiểu một văn bản học sinh còn hiểu về thể loại đặc trưng của tác phẩm ấy, cách nhận biết một thể loại văn học với một số tác phẩm khác nữa. Như vậy mấy có thể cho học sinh hiểu sâu, hiểu kĩ về tác phẩm văn học, quá trình tiếp nhận của học sinh được hình thành sau mỗi bài học. 51
- Qua Tự tình (II) của Hồ Xuân Hương, học sinh cần nắm rõ kiến thức về nội dung cũng như nghệ thuật và đặc biệt phải nắm vững kiến thức về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Từ đó hiểu được một phần về Hồ Xuân Hương, bà có những đóng góp không nhỏ trong việc hình thành thể thơ mới cho văn học dân tộc, làm cho vốn ngôn ngữ dân tộc phong phú hơn. Biệt tài sử dụng chữ Nôm trong những sáng tác của bà, tạo nên một phong cách thơ độc đáo của riêng. “Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương vẫn mãi đi sâu vào lòng người đọc với những tác phẩm để đời. 52
- KẾT LUẬN Hồ Xuân Hương nữ thi tài của văn học Việt Nam. Mặc dù những yếu tố về cuộc đời cũng như thơ văn của bà đến nay vẫn là những dấu hỏi, nhưng qua nhiều tài liệu mà chúng tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu đã cho ta biết đôi nét về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của bà. Được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”, Hồ Xuân Hương với những tác phẩm của mình đã có những đóng góp quan trọng trong nền văn học nước ta. Mảng thơ Nôm truyền tụng của tác giả chúng tôi đi sâu vào việc phân tích các chữ Nôm vay mượn trong 48 bài thơ chữ Nôm (có phụ lục đính kèm), để hiểu được kết cấu, cấu tạo của chữ Nôm thông qua các văn bản. Đi vào thực tiễn, chúng tôi khảo sát cách tiếp cận thơ Nôm Hồ Xuân Hương trong nhà trường phổ thông với bài thơ Tự tình (II), để học sinh nắm được kiến thức cơ bản về tác giả Hồ Xuân Hương, nội dung nghệ thuật và thể loại chính trong tác phẩm Tự tình (II). Hiểu được ý đồ của người sáng tác trong tác phẩm. Như vậy, ta có thể thấy kho tàng văn học Hán Nôm mà người xưa để lại rất phong phú và đa dạng. Đó được coi là những thành quả, những đứa con tinh thần của ông cha ta đã để lại cho dân tộc bằng trí tuệ và tài năng của mình. Những thành quả ấy chúng ta cần khai thác, giữ gìn và bảo vệ. Nhiều tác phẩm Nôm đã bị mất, hoặc thất lạc do chiến tranh, hay thất truyền từ đời này qua đời khác, tác phẩm còn lại thì đã cũ, hỏng vì thế chúng ta cần bảo vệ giữ gìn vì đó không phải trách nhiệm của cá nhân nào mà là của chung tất cả mọi người. 53
- TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đào Duy Anh (1975), Chữ Nôm nguồn gốc - cấu tạo - diễn biến, Nxb Khoa học và xã hội. [2]. Xuân Diệu (1982), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Nxb Văn học. [3]. Nguyễn Thị Hải (2009), khóa luận tốt nghiệp có tên Thời gian và không gian nghệ thuật trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương, Đại học Sư phạm Hà Nội2. [4]. Nguyễn Ngọc San (2003), Lý thuyết chữ Nôm văn Nôm, Nxb Đại học Sư phạm. [5]. Đỗ Lai Thúy (1999), Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực, Nxb Văn hóa thông tin. [6]. Đào Thái Tôn (1996), Hồ Xuân Hương từ cội nguồn vào thế tục, Nxb Giáo dục. [7]. Hà Thị Kim Thoa (2013), Khóa luận tốt nghiệp có tên Hiệu quả sử dụng lớp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại trong thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Đại học Sư phạm Hà Nội 2. [8]. Lã Nhâm Thìn (2017), Giáo trình văn học trung đại Việt Nam, tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam. [9]. Tuấn Thành - Anh Vũ (2017), Hồ Xuân Hương tác phẩm và lời bình, Nxb Văn học. [10]. Bùi Thị Thanh Vân (2009), Luận văn thạc sĩ có tên Thơ Nôm Hồ Xuân Hương nhìn từ góc độ giới tính, Đại học Sư phạm Hồ Chí Minh. [11]. Nhóm tri thức Việt (2016), Hồ Xuân Hương thơ và đời, Nxb văn học. [12]. Viện nghiên cứu ngôn ngữ (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, trung tâm từ điển học. [13]. Hội nhà văn (2008), Thơ Nôm Hồ Xuân Hương, Nxb Hội nhà văn.
- [14]. Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 6/1979 Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Đại học Tokyo, Lã Minh Hằng (sưu tầm và dịch). [15]. Nguyễn Ngọc San (2003), Tìm hiểu Tiếng Việt lịch sử, Nxb Đại học Sư phạm. [16]. Nguyễn Ngọc San (1984), Vấn đề cấu trúc của chữ Nôm, luận văn Tiến sĩ. [17]. Chữ Nôm Việt Nam, Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và phát triển, [18]. Ngô Gia Võ (2002), Hồ Xuân Hương với dòng thơ Nôm Đường luật trào phúng, [19]. Trương Xuân Tiếu (2002), Tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương, [20]. Tạp chí online thơ Đường đất Việt (22/11/2011), Hồ Xuân Hương- nhà thơ của phụ nữ. nha-tho-cua-phu-nu.aspx. [21]. Xuân Hương di cảo, Xuân Hương quốc âm thi tuyển, Thư viện Quốc gia Việt Nam. [22]. Lê Anh Gia Tuấn (2004), Chữ Nôm thực hành, Nxb Đạo học Quốc gia. [23]. Nguyễn Văn Khang (2006), Từ ngoại lai trong Tiếng Việt, Nxb Giáo dục. [24]. GS. TS. Nguyễn Thiện Giáp chủ biên (2004), Lịch sử Việt ngữ học, Nxb Tri thức. [25]. Đặng Đức Siêu (2000), Dạy và học Tiếng Việt ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục. [26]. Đinh Trọng Thanh chủ biên (2007), Ngữ Văn Hán Nôm, Nxb Đại học quốc gia. [27]. Viện nghiên cứu Hán Nôm (2004), Ngữ văn Hán Nôm tập 1, tập 2, Nxb khoa học Xã hội. [28]. Lê Chí Viễn chủ biên (1987), Cơ sở Ngữ văn Hán Nôm tập 1,2,3,4, Nxb Giáo dục.
- [29]. Vũ Văn Kính (1996), Đại từ điển Chữ Nôm, Nxb Đà Nẵng. [30]. Lê Quang Thiêm (2004), Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
- PHỤ LỤC STT TÊN BÀI 1. Bánh trôi 2. Bỡn bà lang khóc chồng 3. Cái quạt (I) 4. Cái quạt (II) 5. Cái nợ chồng con 6. Cái kiếp tu hành 7. Chùa quán sứ 8. Chợ trời chùa Thầy 9. Cảnh thu 10. Cảnh chùa ban đêm 11. Dệt cửi 12. Dỗ người đàn bà khóc chồng 13. Đồng tiền hoẻn 14. Đánh đu 15. Đá ông chồng bà chồng 16. Đài khán xuân 17. Đền Sầm Nghi Đống 18. Đèo Ba Dội 19. Động Hương Tích 20. Giếng thơi 21. Hang Thánh Hóa 22. Hang Cắc Cớ 23. Hỏi Trăng 24. Không chồng mà chửa
- 25. Khóc tổng cóc 26. Khóc ông phủ Vĩnh Tường 27. Kẽm trống 28. Lũ ngẩn ngơ 29. Làm lẽ 30. Miếng trầu 31. Ốc nhồi 32. Phường lòi tói 33. Quan thị 34. Quả mít 35. Quán khánh 36. Sư bị ong châm 37. Sư hổ mang 38. Tranh tố nữ 39. Trống thủng 40. Tát nước 41. Thiếu ngữ ngủ ngày 42. Tự tình (I) 43. Tự tình (II) 44. Tự tình (III 45. Trăng thu 46. Xướng (I) 47. Xướng (II) 48. Xướng (III)