Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH MTV Xi Măng Hạ Long

pdf 97 trang thiennha21 21/04/2022 5760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH MTV Xi Măng Hạ Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_tap_hop_chi_phi_san_xuat_va_tinh_gia_thanh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH MTV Xi Măng Hạ Long

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐ T NGHIÊP̣ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MTV XI MĂNG HẠ LONG Ngành: Kế Toán. Chuyên ngành: Kế Toán – Tài Chính. Giảng viên hướng dẫn: Ths. LÊ VĂN TUẤN Sinh viên thực hiện : HÀ ĐỨC HẢI MSSV : 1054030800 Lớp: 10DKTC3 TP. Hồ Chí Minh, 7/2014
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong khóa luận tốt nghiệp được thực hiện tại công ty TNHH MTV Xi Măng Hạ Long, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. Bình Dương, ngày tháng năm 2014 Sinh viên thực hiện HÀ ĐỨC HẢI i
  3. LỜI CẢM ƠN Trước hết em xin gử i lời cám ơn chân thành đến toàn thể quý thấy cô trường Đaị Hoc̣ Công Nghê ̣Thành Phố Hồ Chí Minh, Quý thầy cô khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng đa ̃ daỵ dỗ, truyền đaṭ những kiến thứ c quý báu cho em tr ong suốt bốn năm hoc̣ tâp̣ và rèn luyêṇ taị trường . Em xin cám ơn thầy Lê Văn Tuấn , người đa ̃ nhiêṭ tình hướng dâñ em thưc̣ hiêṇ khóa luận tốt nghiêp̣ này. Em xin chân thành cám ơn ban lañ h đaọ và các anh chi ̣phòng kế toán công ty TNHH MTV Xi măng Ha ̣Long đa ̃ taọ điều kiêṇ thuâṇ lơị cho em đươc̣ thưc̣ tâp̣ taị công ty , đươc̣ tiếp xúc thưc̣ tế , giải đáp thắc mắc , giúp em có thêm hiểu biết về công việc kế toán trong suốt quá trình thưc̣ tâp̣ . Với kiến thứ c haṇ hep̣ và thời gian thưc̣ tâp̣ taị công ty có haṇ nên em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhâṇ đươc̣ những ý kiến đóng góp , phê bình của quý thầy cô và anh chị phòng kế toán công ty TNHH MTV Xi măng Hạ Long . Đó sẽ là hành trang quý giá giúp em hoàn thiện kiến thức của mình sau này. Bình Dương, ngày tháng năm 2014 Sinh viên thực hiện HÀ ĐỨC HẢI ii
  4. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN Tp.Hồ Chí Minh, ngày . tháng .năm 2014 Giảng viên hƣớng dẫn iii
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CCDC Công cụ dụng cụ CP Cổ phần CP NCTT Chi phí nhân công trực tiếp CP NVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CP SXC Chi phí sản xuất chung CP SXKDDD Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang CT Chứng từ Đ Đồng ĐVT Đơn vị tính Deadweight Tonnage ( đơn vị đo năng lực vận tải an toàn của tàu thủy DWT tính bằng tấn) GS Ghi sổ GTGT Giá trị gia tăng HT Hạch toán International Organization for Standardization (Tổ chức tiêu chuẩn hoá ISO quốc tế) KH TSCĐ Khấu hao tài sản cố định TP KHVT Trưởng phòng kế hoạch vật tư KPCĐ Kinh phí công đoàn MMTB Máy móc thiết bị MST Mã số thuế NKC Nhật ký chung NVL Nguyên vật liệu NVQLPX Nhân viên quản lý phân xưởng PS Phát sinh PXSX Phân xưởng sản xuất SC Sổ cái STT Số thứ tự SX Sản xuất TP TCKT Trưởng phòng tài chính kế toán TK Tài khoản TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TT Trực tiếp VAT Value Added Tax (Thuế giá trị gia tăng) iv
  6. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí sản xuất chung Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy tính v
  7. MỤC LỤC CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Lời mở đầu 1.1. Những vấn đề chung về tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 4 1.1.1 Chi phí sản xuất 4 1.1.1.1. Khái niệm 4 1.1.1.2. Phân loại 4 1.1.2 Giá thành sản phẩm 6 1.1.2.1. Khái niệm 6 1.1.2.2. Phân loại 7 1.1.3. Phân biệt chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 7 1.1.4. Ðối tượng tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm 8 1.1.4.1. Ðối tượng tập hợp chi phí sản xuất 8 1.1.4.2. Ðối tượng tính giá thành 8 1.1.4.3. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm 8 1.1.5. Kỳ tính giá thành 8 1.2. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất 8 1.2.1 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp 8 1.2.1.1 Nội dung và nguyên tắc hạch toán 8 1.2.1.2 Chứng từ, sổ sách 9 1.2.1.3 Phương pháp phân bổ chi phí NVLTT 9 1.2.1.4 Một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 10 1.2.1.5 Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 11 1.2.2. Chi phí nhân công trực tiếp 11 1.2.2.1 Nội dung và nguyên tắc hạch toán 11 1.2.2.2 Chứng từ sổ sách 12 1.2.2.3 Một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 12 1.2.2.4 Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công liệu trực tiếp 13 vi
  8. 1.2.3. Chi phí sản xuất chung 14 1.2.3.1 Nội dung và nguyên tắc hạch toán 14 1.2.3.2 Chứng từ, sổ sách 15 1.2.3.3 Một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 15 1.2.3.4 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung 17 1.3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 17 1.3.1 Phương pháp tổng hợp và nguyên tắc hạch toán 17 1.3.2 Các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 18 1.3.3 Sơ đồ hạch toán chung 19 1.3.4 Đánh giá và điều chỉnh các khoản làm giảm giá thành 19 1.3.5. Sản phẩm dở dang và các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang 20 1.3.5.1 Khái niệm sản phẩm dở dang 20 1.3.3.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang 21 1.4. Các phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm 23 1.4.1. Tính giá thành ở các đơn vị có quy trình công nghệ giản đơn 23 1.4.2. Tính giá thành ở các đơn vị có quy trình công nghệ phức tạp. 24 CHƢƠNG 2: KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MTV XI MĂNG HẠ LONG 2.1 Giới thiệu chung về công ty 25 2.1.1 Lịch sử hình thành 25 2.1.2 Bộ máy tổ chức, quản lý ở của công ty 26 2.1.3 Cơ cấu tổ chức kế toán tại công ty 27 2.1.4 Hệ thống thông tin kế toán tại công ty 29 2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 30 2.2.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 30 2.2.1.1 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 30 2.2.1.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 30 2.2.1.2.1 Nội dung 31 2.2.1.2.2 Tài khoản sử dụng 31 2.2.1.2.3 Phương pháp hac̣ h toán 31 2.2.1.2.4 Chứ ng từ và sổ sách liên quan 33 vii
  9. 2.2.1.3 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 33 2.2.1.3.1 Nội dung 33 2.2.1.3.2 Phương pháp tính lương 34 2.2.1.3.3 Tài khoản sử dụng 36 2.2.1.3.4 Phương pháp hac̣ h toán 37 2.2.1.3.5 Chứ ng từ và sổ sách liên quan 37 2.2.1.4 Kế toán chi phí sản xuất chung 37 2.2.1.4.1 Nội dung 37 2.2.1.4.2 Tài khoản sử dụng 37 2.2.1.4.3 Phương pháp hac̣ h toán 38 2.2.1.4.4 Chứ ng từ và sổ sách liên quan 39 2.2.2 Kế toán đánh giá sản phẩm dở dang 39 2.2.3 Tổng hơp̣ chi phí sản xuất 39 2.2.3.1 Phương pháp hac̣ h toán 39 2.2.3.2 Sổ sách liên quan 39 2.2.4 Kế toán tính giá thành sản phẩm 40 2.2.4.1 Đối tượng tính giá thành 40 2.2.4.2 Phương pháp tính giá thành 40 2.2.4.3 Chứ ng từ liên quan 40 CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Nhận xét 41 3.1.1 Đánh giá khái quát 41 3.1.2 Ưu điểm 41 3.1.2.1 Về tổ chức kế toán nói chung 41 3.1.2.2 Về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng 42 3.1.3 Hạn chế còn tồn tại 43 3.1.3.1 Về tổ chức kế toán nói chung 43 3.1.3.2 Về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng 44 3.2 Kiến nghị 44 3.2.1 Về tổ chức kế toán nói chung 45 3.2.2 Về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng 45 viii
  10. Kết luận 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC ix
  11. LỜI MỞ ÐẦU Lý do chọn đề tài Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nền kinh tế Việt Nam với chính sách mở cửa đã thu hút được các nguồn vốn trong và ngoài nước, tạo ra động lực thúc đẩy sự tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế. Ðặc biệt là sau sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này thì nền kinh tế nước ta có sự chuyển biến rõ rệt. Các doanh nghiệp cổ phần hóa nhiều hơn, các mặt hàng xuất khẩu không chỉ giới hạn ở một vài Quốc Gia mà nó có mặt trên khắp thế giới óđ là một dấu hiệu đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam. Ðiều đó nói lên rằng việc bước vào “ Sân chơi thế giới” vừa là cơ hội để Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế của mình không chỉ trong khu vực Ðông Nam Á mà còn tiến xa hơn trên thị trường quốc tế. Cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có rất nhiều thuận lợi, đồng thời cũng là một thách thức lớn đòi hỏi phải có sự vận động một cách toàn diện đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững phải tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình từ việc dầu tư vốn tổ chức sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Ðể cạnh tranh trên thị trường các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lựợng sản phẩm thay đổi mẫu mã sao cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất mà các doanh nghiệp áp dụng đó là biện pháp hạ giá thành sản phẩm. Do đó việc nghiên cứu tìm tòi và tổ chức hạ giá thành là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất. Ðể đạt được mục tiêu đó trước hết các doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất đồng thời tìm ra các biện pháp giảm chi phí không cần thiết, tránh lãng phí. Với chức năng giám sát và phản ánh trung thực, kịp thời các thông tin về chi phí sản xuất phát sinh trong một thời kì nhất dịnh, kế toán tập hôp chi phí sán xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được xác định là khâu trọng tâm của công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất. Tính đúng đủ chi phí vào giá thành sản phẩm sẽ giúp cho các nhà quản trị đưa ra các phương án thích hợp trong sản xuất, xác định được giá bán sản phẩm và đảm bảo sản xuất kinh doanh hiệu quả. 1
  12. Cũng như nhiều doanh nghiệp khác Công ty TNHH MTV Xi Măng Hạ đã không ngừng đổi mới hoàn thiện để đứng vững và tồn tại trên thị trường. Ðặc biệt là công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng ngày càng được coi trọng. Chính vì tầm quan trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đối với doanh nghiệp và sự mong muốn được tìm hiểu cách tổ chức cũng như các phương pháp tính giá thành thực tế ở doanh nghiệp nên em chọn đề tài “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH MTV Xi Măng Hạ Long” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu khái quát về bộ máy cũng như hoạt động bộ phận kế toán tại đơn vị thực tập. Ðặc biệt đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu về qui trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thực tế tại công ty nhằm hiểu sâu hơn về lý thuyết đã đựợc học. Ðồng thời thấy được những điểm khác nhau giữa thực tế và lý thuyết cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. Từ đó đề xuất các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, hoàn thiện công tác kế toán và nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phạm vi nghiên cứu Thời gian: Thời gian thực hiện khóa luận từ ngày 27/04/2014 đến 20/07/2014. Không gian: Ðề tài được nghiên cứu và phân tích tại phòng Kế toán công ty TNHH MTV Xi Măng Hạ Long. Phạm vi: Các thông tin, số liệu kế toán sử dụng trong bài báo cáo được lấy từ dữ liệu của tháng 06 năm 2013 tại công ty TNHH MTV Xi Măng Hạ Long. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được thực hiện trong đề tài này là: Tham quan phân xưởng sản xuất và các phòng ban trong công ty. Quan sát hoạt động của bộ máy kế toán, trình tự luân chuyển chứng từ và cách thức ghi sổ chi tiết và sổ cái. 2
  13. Thu thập thống kê số liệu cụ thể và các chứng từ có liên quan tại phòng kế toán trong công ty. Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn và kinh nghiệm của anh chị kế toán. Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp tổng hợp số liệu, so sánh và tham khảo các văn kiện, văn bản tài liệu liên quan. Khảo sát việc hạch toán chi phí sản xuất tại công ty, trình bày việc tập hợp, tổng hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm. Tìm hiểu phương pháp hạch toán và phân tích dữ liệu kế toán. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận báo cáo gồm 3 chương: CHƢƠNG 1: Cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. CHƢƠNG 2: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. CHƢƠNG 3: Nhận xét và kiến nghị 3
  14. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.1. Những vấn đề chung về tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.1.1. Chi phí sản xuất 1.1.1.1. Khái niệm Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp trong một kỳ nhất định. 1.1.1.2. Phân loại Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, có nội dung kinh tế, mục đích công dụng khác nhau. Vì vậy, tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý người ta tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo những tiêu thức thích hợp. Phân loại theo chức năng hoạt động: toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chia làm hai loại: chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất:  Chi phí sản xuất: là toàn bộ các chi phí phát sinh tại các phân xưởng, tổ, đội, bộ phận sản xuất gắn liền với hoạt động sản xuất như CPNVLTT, chi phí tiền lương công nhân sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí điện Chi phí sản xuất bao gồm các khoản mục chi phí cơ bản sau:  Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp : là toàn bộ CP NVL chính, vật liệu phụ được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm.  Chi phí nhân công trực tiếp: là các khoản chi phí phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, như tiền lương, các khoản phụ cấp, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, tiền ăn giữa ca  Chi phí sản xuất chung : Là khoản chi phí sản xuất sau khi trừ đi chi phí NVLTT và CPNCTT, như CP nhân viên QLPX, chi phí CCDC, chi phí khấu hao TSCĐ, .  Chi phí máy thi công: là chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình trong trường hợp trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp. Trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình hoàn toàn theo phương thức bằng máy, thì không sử dụng tài khoản 623 “Chi phí sử dụng 4
  15. máy thi công”, mà hạch toán toàn bộ chi phí xây lắp trực tiếp vào các TK 621, TK 622, TK 627.  Chi phí ngoài sản xuất gồm các chi phí bán hàng và chi phí quản lýdoanh nghiệp:  Chi phí bán hàng: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí phục vụ cho quá trình bảo quản và tiêu thụ hàng hóa.  Chi phí quản lý doanh nghiệp: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình quản lý và điều hành hoạt động SXKD của doanh nghiệp. * Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động giúp quản lý định mức chi phí, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Phân loại theo lĩnh vực hoạt động Căn cứ vào việc tham gia của chi phí và hoạt động sản xuất kinh doanh, toàn bộ chi phí được chia ra làm 3 loại:  Chi phí sản xuất kinh doanh : Bao gồm những chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất và bán sản phẩm đó.  Chi phí hoạt động đầu tư tài chính : Bao gồm những chi phí liên quan đến việc dùng tiền đầu tư vào lĩnh vực khác.  Chi phí hoạt động khác : Gồm những chi phí của các nghiệp vụ không xảy ra thường xuyên trong doanh nghiệp như thanh lý, bồi thường hợp đồng Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế Theo cách phân loại này những khoản chi phí có chung tính chất kinh tế được xếp chung vào một yếu tố chi phí, không kể chi phí đó phát sinh ở địa điểm nào và dùng vào mục đích gì trong quá trình sản xuất kinh doanh. Phân loại theo cách này thì toàn bộ chi phí được chia thành các yếu tố sau :  Chi phí nguyên vật liệu : Gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ, xuất dùng cho sản xuất.  Chi phí tiền lương : Bao gồm toàn bộ chi phí trả cho người lao động thường xuyên hay tạm thời về tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp có 5
  16. tính chất lương trong kỳ báo cáo trước khi trừ các khoản giảm trừ. Bao gồm cả chi phí BHYT, BHXH, KPCÐ mà doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước theo quy định. Không bao gồm chi phí nhân công cho XDCB hoặc được bù đắp bằng các nguồn kinh phí khác.  Chi phí khấu hao tài sản cố định : Là toàn bộ số tiền trích khấu hao trong kỳ của các loại tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất.  Chi phí dịch vụ mua ngoài : Là các khoản chi về điện, nước, điện thoại, tiền trả hoa hồng đại lý, ủy thác và môi giới xuất – nhập khẩu, quảng cáo, sửa chữa tài sản cố định và các dịch vụ mua ngoài khác.  Chi phí khác bằng tiền : Là toàn bộ các chi phí bằng tiền chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngoài các khoản chi phí đã kể trên. * Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp biết được kết cấu, tỷ trọng của từng loại chi phí sản xuất mà doanh nghiệp đã chi ra để lập bản thuyết minh báo cáo tài chính, phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí cho kỳ sau. Phân loại chi phí sản xuất theo quan hệ ứng xử chi phí  Biến phí: là những khoàn chi phí biến đổi theo mức độ hoạt động, như chi phí NVL thay đổi theo số lượng sản xuất ra, chi phí hoa hồng bán hàng thay đổi theo sản lượng tiêu thụ  Định phí: là những khoản chi phí không thay đổi theo bất kỳ một chỉ tiêu nào trong một kỳ nhất định, ví dụ tiền lượng bộ phận quản lý doanh nghiệp, chi phí khấu hao TSCĐ (theo phương pháp đường thẳng),  Chi phí hỗn hợp: là chi phí có đặc điểm bao gồm cả hai yếu tố biến phí và định phí, như chi phí điện thoại cố định *Phân loại theo cách này giúp phân tích tình hình tiết kiệm chi phí và xác định các biện pháp thích hợp để hạ thấp chi phí đơn vị. 1.1.2. Giá thành sản phẩm 1.1.2.1. Khái niệm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm, lao vụ dịch vụ đã hoàn thành trong một kỳ hạn nhất định. 6
  17. 1.1.2.2. Phân loại Phân loại giá thành theo thời điểm và nguồn số liệu  Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở sản lượng sản phẩm sản xuất thực tế và chi phí sản xuất định mức.  Giá thành kế hoạch: là giá thành tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch.  Giá thành thực tế: là giá thành tính trên cơ sở sản lượng sản phẩm sản xuất thực tế và chi phí sản xuất thực tế. * Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định được các nguyên nhân cao hoặc thấp hơn định mức chi phí trong kỳ hạch toán, từ đó điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức cho phù hợp. Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí  Giá thành sản xuất: là giá thành tính trên cơ sở toàn bộ chi phí liên quan đến việc sản xuất ra sản phẩm, chi phí NVLTT, CPNCTT, CPSXC và chi phí máy thi công.  Giá thành toàn bộ: là giá thành tính trên cơ sở toàn bộ chi phí liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, gồm CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC, chi phí máy thi công, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. * Phân loại theo cách này giúp nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên, do hạn chế nhất định nên cách phân loại này chỉ mang ý nghĩa nghiên cứu, ít dược áp dụng. 1.1.3. Phân biệt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có sự giống và khác nhau như sau: Giống nhau: cả chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cùng giống nhau về chất, cùng là loại chi phí sản xuất sản phẩm và được biểu hiện bằng tiền của lao động sống và lao động vật hóa. Khác nhau: chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm khác nhau về lượng. Chi phí sản xuất gắn với một kỳ nhất định. Còn giá thành sản phẩm gắn với một loại sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định. 7
  18. 1.1.4. Ðối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm 1.1.4.1. Ðối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất Trong doanh nghiệp, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là từng phân xưởng, từng bộ phận, đội sản xuất hoặc từng doanh nghiệp, từng giai đoạn công nghệ hoặc toàn bộ quy trình công nghệ, từng sản phẩm, đơn đặt hàng, từng nhóm sản phẩm hoặc bộ phận chi tiết sản phẩm. 1.1.4.2. Ðối tƣợng tính giá thành sản phẩm Là những thành phẩm, bán thành phẩm hoặc công việc lao vụ. Tùy theo đặc điểm SXKD của doanh nghiệp mà chọn đối tượng tính giá thành cho phù hợp và đơn vị đo lường phổ biến trong nền kinh tế. Do đó đối tượng tính giá thành cụ thể trong doanh nghiệp có thể là: Từng sản phẩm, công việc, đơn đặt hàng đã hoàn thành. Từng chi tiết, bộ phận sản phẩm. 1.1.4.3. Mối quan hệ giữa đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất và đối tƣợng tính giá thành sản phẩm Ðối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm có nội dung khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Thể hiện ở việc tính giá thành sản phẩm phải sử dụng chi chi phí sản xuất đã tập hợp. Ngoài ra, một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành. 1.1.5. Kỳ tính giá thành Kỳ tính giá thành là thời điểm tính giá thành, có thể là tháng, quý, 6 tháng. Tùy theo doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc hay hàng loạt, chu kỳ sản xuất dài hay ngắn. 1.2. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất 1.2.1 Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp 1.2.1.1 Nội dung và nguyên tắc hạch toán Nội dung Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm. Kế toán sẽ tập hợp trực tiếp chi phí này theo từng đối tượng tập hợp chi phí, từng đối tượng giá thành có liên quan. 8
  19. Nguyên tắc hạch toán  Kế toán sử dụng TK 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để theo dõi.  Chi phí nguyên vật liệu vượt định mức không được tính vào giá thành sản phẩm, dịch vụ mà được tính vào giá vốn hàng bán.  Cuối kỳ kế toán thực hiện kết chuyển hoặc tiến hành tính phân bổ và kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (phương pháp kê khai thường xuyên) 1.2.1.2 Chứng từ, sổ sách Hóa đơn (GTGT), hóa đơn bán hàng, giấy báo vật tư còn lại cuối kỳ, lệnh sản xuất, phiếu xuất kho, phiếu chi, giấy báo nợ, các bảng phân bổ nguyên vật liệu. Sổ chi tiết, sổ cái chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, sổ nhật ký chung. 1.2.1.3 Phƣơng pháp phân bổ chi phí NVLTT Nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm nhưng không thể xác định mức tiêu hao thực tế cho từng loại sản phẩm thì kế toán phải tiến hành phân bổ theo tiêu thức phù hợp. Các tiêu thức có thể sử dụng: Ðịnh mức tiêu hao cho từng loại sản phẩm, hệ số phân bổ được quy định, tỷ lệ trọng lượng sản phẩm được sản xuất. Mức phân bổ chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính dùng cho từng loại sản phẩm được xác định theo công thức tổng quát sau: Tổng giá NVL chính xuất dùng Mức độ phân bổ Khối lựợng của từng CPNVL chính cho = X đối tượng được xác từng đối tương Tổng số khối lượng của định theo một tiêu thức các đối tượng được xác nhất định định theo một tiêu thức nhất định . 9
  20. 1.2.1.4 Một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu Khi xuất nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ, ghi: Nợ TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu. Trường hợp mua nguyên liệu, vật liệu sử dụng (Không qua nhập kho) cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi: Nợ TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (Giá mua chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có các TK 331, 141, 111, 112,. . . Trường hợp mua nguyên liệu, vật liệu sử dụng (Không qua nhập kho) sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, ghi: Nợ TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (Giá mua có thuế GTGT) Có các TK 331, 141, 111, 112,. . . Trường hợp số nguyên liệu, vật liệu xuất ra không sử dụng hết vào hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ cuối kỳ nhập lại kho, ghi: Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu Có TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp. Trường hợp số nguyên liệu, vật liệu xuất ra không sử dụng hết vào hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ cuối kỳ nhưng không nhập lại kho, ghi: Nợ TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (Ghi âm) Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Ghi âm) Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào Bảng phân bổ vật liệu tính cho từng đối tượng sử dụng nguyên liệu, vật liệu (Phân xưởng sản xuất sản phẩm, loại sản phẩm, công trình, hạng mục công trình của hoạt động xây lắp, loại dịch vụ,. . .) ghi: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường) Có TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp. 10
  21. 1.2.1.5 Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 152 (611) TK 621 TK 152 Xuất kho NVL sử dụng Trị giá NVL sử dụng NVL sử dụng không hết để Không hết nhập kho lại phân xưởng (-) TK 331, 112 TK 154 Mua NVL sử dụng ngay Cuối kỳ kết chuyển chi phí không qua kho tính giá thành TK 154 TK 632 NVL tự sản xuất đưa vào Kết chuyển chi phí sử dụng vượt mức Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1.2.2 Chi phí nhân công trực tiếp 1.2.2.1 Nội dung và nguyên tắc hạch toán Nội dung Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả chi phí của công nhân trực tiếp sản xuất như: tiền lương chính, các khoản phụ cấp lương, lương nghỉ phép, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN, tiền ăn giữa ca . Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí liên quan. Nếu chi phí nhân công trực tiếp liên quan tới nhiều đối tượng thì có thể tập hợp chung và chon tiêu thức phân bổ thích hợp. 11
  22. Nguyên tắc hạch toán  Kế toán sử dụng TK 622 để theo dõi nhân công trực tiếp  Chi phí nhân công trực tiếp vượt định mức không được tính vào giá thành sản phẩm, dịch vụ mà được tính vào giá vốn hàng bán.  Cuối kỳ kế toán thực hiện kết chuyển hoặc tiến hành tính phân bổ vàkết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (phương pháp kê khai thường xuyên) 1.2.2.2 Chứng từ, sổ sách Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng. Bảng thanh toán tiền thuê ngoài. Bảng kê trích nộp các khoản trích theo lương. Bảng phân bổ tiền lương. Phiếu xác nhận sản phẩm công việc hoàn thành. Sổ chi tiết, sổ cái chi phí nhân công trực tiếp, sổ nhật ký chung. 1.2.2.3 Một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương, ghi nhận số tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ, ghi: Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 334 - Phải trả người lao động. Tính, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ (Phần tính vào chi phí doanh nghiệp phải chịu) trên số tiền lương, tiền công phải trả theo chế độ quy định, ghi: Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384). Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, ghi: Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335 - Chi phí phải trả. Khi công nhân sản xuất thực tế nghỉ phép, kế toán phản ánh số phải trả về tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, ghi: 12
  23. Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 334 - Phải trả người lao động. Cuối kỳ kế toán, tính phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vàobênNợ TK 154 theo đối tượng tập hợp chi phí, ghi: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang; hoặc Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường) Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp. 1.2.2.3 Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp TK 334 TK 622 TK 154 Tiền lương phải trả cho Cuối kỳ kết chuyển chi phí Trị giá NVL sử dụng CNTT sản xuất tính giá thành TK 335 TK 632 Trích trước tiền lương nghỉ Kết chuyển chi phí Phép của CNTT sản xuất vượt mức TK 338 Trích BHXH, BHYT, KPC Đ, BHTN Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 13
  24. 1.2.3. Chi phí sản xuất chung 1.2.3.1 Nội dung và nguyên tắc hạch toán Nội dung Chi phí sản xuất chung là những chi phí được dùng để quản lý và phục vụ cho quá trình sản xuất ra sản phẩm, bao gồm:  Chi phí lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng.  Chi phí vật liệu  Chi phí khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất  Chi phí dịch vụ mua ngoài như: điện, nước, điện thoại, sửa chữa TSCĐ  Chi phí khác bằng tiền Nguyên tắc hạch toán Kế toán sử dụng TK 627 để theo dõi chi phí sản xuất chung. Chi phí sảnxuất chung được chia theo 2 loại: Biến phí và định phí.  Biến phí sản xuất chung là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp. Biến phí sản xuất chung được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.  Định phí sản xuất chung là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí bảo trì máy, chi phí quản lý hành chính ở phân xưởng Định phí sản xuất chung phân bổ vào chi phí sản xuất cho mỗi đơn vị sản phẩm theo công suất bình thường, sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường của máy móc sản xuất. Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì định phí sản xuất chung được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì định phí sản xuất chung chỉ được phân bổ cho mỗi đơnvịsản phẩm theo công suất bình thường. Khoản chi sản xuất chung không được phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán.  Trường hợp một chi phí sản xuất chung liên quan tới nhiều loại sản phẩm thì chi phí sản xuất chung được phân bổ cho mỗi loại theo tiêu thức phù hợp, nhất quán giữa các kỳ kế toán. 14
  25.  Cuối kỳ kế toán thực hiện kết chuyển hoặc tiến hành tính phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung vào TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (phương pháp kê khai thường xuyên) 1.2.3.2 Chứng từ, sổ sách Bảng lương, bảng phân bổ tiền lương. Phiếu xuất kho, hóa đơn dịch vụ. Bảng phân bổ NVL, công cụ dụng cụ. Bảng phân bổ khấu hao TSCÐ. Sổ chi tiết, sổ cái chi phí sản xuất chung; sổ nhật ký chung. 1.2.3.3 Các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu Khi tính tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên của phân xưởng; tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất, ghi: Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung Có TK 334 - Phải trả người lao động. Khi trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng, bộ phận, đội sản xuất, ghi: Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác Khi xuất vật liệu dùng chung cho phân xưởng, như sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ dùng cho quản lý điều hành hoạt động của phân xưởng, ghi: Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu. Khi xuất công cụ, dụng cụ sản xuất có tổng giá trị nhỏ sử dụng cho phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất, căn cứ vào phiếu xuất kho, ghi: Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung. Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ. 15
  26. Khi xuất công cụ, dụng cụ sản xuất có tổng giá trị lớn sử dụng cho phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất trong nhiều kỳ căn cứ vào phiếu xuất kho, ghi: Nợ TK 142, 242 - Chi phí trả trước. Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ Từng kỳ phân bổ vào chi phí sản xuất chung: Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung. Có TK 142, 242 – Chi phí trả trước Trích khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng sản xuất,. . . thuộc phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất, đội, ghi: Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung. Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ. Chi phí điện, nước, điện thoại,. . . thuộc phân xưởng, bộ phận,tổ, đội sản xuất, ghi: Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có các TK 111, 112, 331,. . . Trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ dung ở phân xưởng sản xuất, ghi: Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung. Có TK 334 – Chi phí phải trả Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung để kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung vào các tài khoản có liên quan cho từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, dịch vụ theo tiêu thức phù hợp: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Nợ TK 632 - Giá vốn bán hàng (Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ) Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung. 16
  27. 1.2.3.4 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung TK 334,338 TK 627 TK 154 Tiền lương và các khoản Cuối kỳ kết chuyển chi phí Trị giá NVL sử dụng trích theo lương tính giá thành TK 152,153, 142, 242 TK 632 Xuất NVL, CCDC cho Kết chuyển chi phí Phân xưởng sản xuất vượt mức TK 214 Trích khấu hao TSCĐ TK 331,111,112 CP sản xuất mua ngoài TK 335 Trích trước CP sửa chữa TSC Đ TSCĐ ở PXSX Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí sản xuất chung 17
  28. 1.3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.3.1. Phƣơng pháp tổng hợp và nguyên tắc hạch toán Kế toán sử dụng tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang phản ánh khối lượng sản phẩm dịch vụ trong kỳ, chi phí sản xuất kinh doanh đầu kỳ, cuối kỳ của hoạt động sản xuất kinh doanh và thuê ngoài gia công chế biến ở các đơn vị sản xuất kinh doanh. Chi phí kinh doanh hạch toán trên tài khoản 154 phải được chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí, theo loại nhóm sản phẩm, hoặc chi tiết bộ phận sản phẩm . Vào cuối mỗi kỳ, kế toán phải tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh để kết chuyển vào tài khoản tính giá thành. 1.3.2 Các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí NVLTT, NVTT, SXC đề tính giá thành: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp. Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung. Nhập kho thành phẩm: Nợ TK 155 – Thành phẩm Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Hàng gửi đi bán và bán trực tiếp không nhập kho Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang 18
  29. 1.3.3 Sơ đồ hạch toán chung TK 111,152 TK 621 TK 154 TK 111,152 SDĐK Các khoản làm giảm Tập hợp CP NVLTT Kết chuyển giá thành TK 34,338 TK 622 TK 155 Giá thành sản phẩm Tập hợp CP NCTT Kết chuyển nhập kho hoàn thành TK 157 TK 334,338 TK 627 Gửi bán Tập hợp CP SXC Kết chuyển TK 111,142,152 TK 632 Bán trực tiếp không nhập kho Tập hợp CP SXC SDCK Sơ đồ 1.4: Hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí sản xuất chung 1.3.4. Ðánh giá và điều chỉnh các khoản giảm giá thành Các khoản giảm giá thành là những khoản chi phí phát sinh gắn liền với chi phí sản xuất thực tế nhưng không được tính vào giá thành sản phẩm hoặc những chi phí phát sinh nhưng không tạo ra giá trị sản phẩm chính như sản phẩm hỏng , phế liệu thu hồi từ vật tư sử dụng, thiệt hại do ngừng sản xuất. Một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu: 19
  30. Sản phẩm hỏng sửa chữa đƣợc Chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng phát sinh, ghi: Nợ TK 621, 622 ,623, 627 Có TK 152, 153, 334, 338 . Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất vào TK 154, ghi: Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 621, 622, 623, 627 Sản phẩm hỏng không sửa chữa đƣợc Thu phế liệu sản phẩm hỏng hoặc bồi thường thiệt hại, ghi: Nợ TK 111, 112, 138, 152, 153. Có TK 632 – Giá vốn hàng bán Giảm chi phí từ phế liệu tận thu được, ghi: Nợ TK 111, 112, 138, 152, 153. Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Thiệt hại do ngừng sản xuất Trích trước chi phí ngừng sản xuất, ghi: Nợ TK 622, 627. Có TK 335 – Chi phí phải trả Khi phát sinh chi phí ngừng sản xuất thực tế, ghi: Nợ TK 335 – Chi phí phải trả Có TK 111, 112, 334, 338 . 1.3.5. Sản phẩm dở dang và các phƣơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang 1.3.5.1 Khái niệm sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang cuối kỳ là sản phẩm còn nằm trên dây chuyền sản xuất hoặc dưới chân máy vào cuối kỳ kế toán. Để phản ánh chi phí sản xuất sản phẩm hoàn thành trong kỳ trung thực, doanh nghiệp phải tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang vào cuối kỳ bằng cách là cân, đo, đếm để tính số lượng và kế toán tính giá trị của sản phẩm dở dang trước khi tính giá thành. 20
  31. 1.3.5.2 Phƣơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang Tùy thuộc vào đặc điểm, mức độ CPSX trong sản phẩm dở dang và yêu cầu quản lý về CPSX có thể đánh giá SPDD bằng một trong những phương pháp sau: Ðánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Áp dụng thích hợp cho những sản phẩm có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn (từ 80% trở lên) trong tổng giá thành sản phẩm, nguyên vật liệu bỏ ngay từ đầu quy trình sản xuất. Ta có công thức: Chi phí SXKD dở Chi phí NVLTT Trị giá dang đầu kỳ + phát sinh trong kỳ Số lượng sản phẩm x sản phẩm = dở dang cuối kỳ dở dang Số lượng sản Số lượng sản phẩm cuối kỳ phẩm hoàn thành + dở dang cuối kỳ trong kỳ Ðánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo phƣơng pháp ƣớc lƣợng sản phẩm hoàn thành tƣơng đƣơng Áp dụng cho các đơn vị có tỷ trọng các khoản mục chi phí sản xuất không chênh lệch nhiều trong tổng giá thành và nguyên vật liệu được bỏ một lần ngay từ đầu quy trình sản xuất. Trình tự tiến hành như sau: Bước 1: Quy đổi SPDD theo tỷ lệ hoàn thành tương đương Số lượng sản Tỷ lệ hoàn Số lượng sản phẩm dở dang = x thành của sản phẩm dở dang quy đổi phẩm dở dang Bước 2: Xác định chi phí NVLTT, NVTT, SXC Chi phí NVLTT được tính theo công thức: Chi phí Chi phí NVLTT Chi phí NVLTT NVLTT đầu kỳ + phát sinh trong kỳ Số lượng sản phẩm x của sản = dở dang cuối kỳ phẩm dở Số lượng sản Số lượng sản phẩm + dở dang cuối kỳ dang phẩm hoàn thành trong kỳ 21
  32. Chi phí NCTT được tính theo công thức: Chi phí Chi phí NCTT Chi phí NCTT phát NCTT đầu kỳ + sinh trong kỳ Số lượng sản phẩm x của sản = quy đổi cuối kỳ phẩm dở Số lượng sản Số lượng sản phẩm dang phẩm hoàn thành + quy đổi cuối kỳ trong kỳ Chi phí SXC được tính theo công thức: Chi phí Chi phí SXC đầu Chi phí SXC phát SXC của kỳ + sinh trong kỳ Số lượng sản phẩm x sản phẩm = quy đổi cuối kỳ dở dang Số lượng sản Số lượng sản phẩm phẩm hoàn thành + quy đổi cuối kỳ trong kỳ Bước 3: Xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo công thức: Trị giá sản Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Chi phí SXC phẩm dở dang = của sản phẩm dở + của sản phẩm + của sản phẩm dở cuối kỳ dang dở dang dang Ðánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo chi phí sản xuất định mức Áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất có định mức cho từng công đoạn, kế toán có thể căn cứ vào chi phí định mức cho từng công đoạn do đơn vị xây dựng để tính giá trị sản phẩm dở dang vào cuối kỳ. Công thức: Chi phí sản xuất Số lượng sản phẩm dở dang (hoặc Trị giá sản phẩm dở = định mức cho một x số lượng sản phẩm dở dang quy dang cuối kỳ đơn vị sản phẩm đổi theo tỷ lệ hoàn thành) 22
  33. 1.4. Các phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm 1.4.1. Tính giá thành ở các đơn vị có quy trình công nghệ giản đơn Phƣơng pháp trực tiếp (giản đơn) Theo phương pháp này thì đối tượng tập hợp chi phí đựợc chọn trùng với đối tượng tính giá thành. Giá thành sản phẩm được tính theo công thức sau: Tổng giá CPSX CPSX phát CPSX dở Giá trị các thành thực = dở dang + sinh trong - dang cuối - khoản giảm tế sản phẩm đầu kỳ kỳ kỳ giá thành Tổng giá thành thực tế Giá thành thực tế sản phẩm sản phẩm = Số lượng sản phẩm hoàn thành. Phƣơng pháp loại trừ sản phẩm phụ Ðối với những quy trình công nghệ sản xuất kết quả sản xuất vừa tạo ra sản phẩm chính và sản phẩm phụ thì phương pháp này được áp dụng để tínhgiá thành sản phẩm. Khi tính giá thành của một loại hay một nhóm sản phẩm chính cần phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ. Giá trị của sản phẩm phụ có thể được tính theo giá vốn ước tính, giá thành kế hoạch, giá nguyên vật liệu ban dầu. Phƣơng pháp hệ số Phương pháp này dùng để tính giá thành khi cùng một quy trình công nghệ thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau về giá trị sử dụng, chi phí tập hợp theo quy trình công nghệ, còn giá thành tính cho từng loại sản phẩm, mỗi loại sản phẩm được xây dựng một hệ số tính giá thành. Hệ số này được xây dựng dựa theo định mức chi phí nguyên vật liệu hoặc theo giá thành kế hoạch. 23
  34. Phƣơng pháp tỷ lệ Phương pháp này được áp dụng khi chi phí đựợc tập hợp cùng cho nhiều đối tượng, nhiều loại sản phẩm cùng một quy trình công nghệ, kết quả tính giá thành là từng đối tựợng, quy cách trong nhóm sản phẩm. 1.4.2. Tính giá thành ở các đơn vị có quy trình công nghệ phức tạp Tính giá thành theo phƣơng pháp phân bƣớc Những quy trình sản xuất phức tạp, tạo ra một loại sản phẩm, gồm nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau, sản phẩm hoàn thành của giai đoạn trước là nguyên vật liệu của giai đoạn sau. Doanh nghiệp sử dụng phương pháp này để tính giá thành sản phẩm là hiệu quả và chính xác nhất. Tính giá thành theo phƣơng pháp đơn đặt hàng Phương pháp này được áp dụng ở những doanh nghiệp chuyên thực hiện gia công sản xuất theo yêu cầu của khách hàng hay những sản phẩm sản xuất theo yêu cầu đặc biệt, ít được lặp lại. Ðối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là sản phẩm của đơn đặt hàng. Tính giá thành theo phƣơng pháp liên hiệp Phương pháp tính giá thành này thực chất là kết hợp nhiều phương pháp tính giá thành đã đề cập ở trên để tính giá thành sản phẩm của những quy trình công nghệ kết hợp sản phẩm của nhiều công đoạn, quy trình nhỏ khác nhau. 24
  35. CHƢƠNG 2: KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MTV XI MĂNG HẠ LONG 2.1 Giới thiệu chung về công ty 2.1.1 Lịch sử hình thành Công ty TNHH MTV Xi Măng Hạ Long là công ty con của Công Ty CP Xi Măng Hạ Long. Công ty chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01/01/2009 tại địa chỉ Lô 25C, khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chi Minh. Dự án nhà máy xi măng Hạ Long được Thủ tướng chính phủ cho phép đầu tư tại quyết định số 642/QĐ-Ttg ngày 5/8/2002 do Công ty Cổ phần Xi măng Hạ Long làm chủ đầu tư gồm các cổ đông: Tập đoàn Sông Đà Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí (PVC) Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí (PVFC) Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính Công đoàn Dầu khí (PVFI) Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị và KCN Sông Đà (SUDICO) Nhà máy xi măng Hạ Long có công suất 2,1 triệu tấn/năm với hệ thống dây chuyền thiết bị công nghệ đồng bộ của tập đoàn F.L. Smidth - Ðan Mạch là một trong những nhà máy lớn nhất ở nước ta hiện nay đặt tại hai đầu đất nước: Nhà máy chính thuộc tỉnh Quảng Ninh và Trạm nghiền thuộc khu công nghiệp Hiệp Phước, Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. Xi măng Hạ Long có vị trí địa lý thuận lợi cho vận tải cả bằng đường bộ và đường thuỷ; Nhà máy chính và Trạm nghiền đều có cảng nước sâu có thể tiếp nhận tàu biển lớn có tải trọng đến 20.000 DWT, bến xuất thuỷ có mái che phục vụ xuất hàng ngay cả trong điều kiện thời tiết không thuận lợi đảm bảo việc xuất nhập hàng hoá được nhanh chóng thuận tiện. Ngày 02/02/2010 nhà máy xi măng Hạ Long đã tổ chức lễ đốt lò, chính thức bắt đầu một giai đoạn mới, giai đoạn sản xuất thương mại. Ngày 12/05/2010 nhà máy xi măng Hạ Long đã tổ chức Lễ khánh thành tại trụ sở chính Xã Thống Nhất, Huyện Hoành Bồ, Tỉnh Quảng Ninh. Tháng 9/2010 xi măng Hạ Long làm nên dấu mốc quan trọng cho diện mạo ngành xi măng Việt Nam, đó là xuất khẩu 15.000 tấn Clinker Cpc 50 đầu tiên. 25
  36. Thành tích, danh hiệu: Đón nhận chứng nhận ISO 9001 : 2008 và ISO 14001 : 2004 Cúp vàng chất lượng xây dựng Việt Nam do Bộ Xây dựng chủ trì tổ chức Top 50 Doanh nghiệp hội nhập và phát triển Cúp vàng Vtop Build Top 20 Sản phẩm vàng thời hội nhập vv 2.1.2 Bộ máy tổ chức, quản lý ở của công ty Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc kinh tế sản xuất Phòng tổ Phòng tài Phòng kinh Phòng kết Bộ phận chức hành chính kế doanh tiếp hoạch vật sản xuất chính toán thị tư Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: Giám đốc: Chịu trách nhiệm giám sát về kết quả hoạt động của công ty; Trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh; Hoạch định những chiến lược phát triển và đề ra những quyết định tài chính cho doanh nghiệp. Phó Giám đốc kinh doanh: Phụ trách toàn bộ khâu phân phối sản phẩm quản lý hệ thống kho, bến bãi và công tác giao nhận xi măng trong nhà máy.Tổ chức thực hiện các chương trình quảng bá sản phẩm, quản lý và tính toán hiệu quả của công tác quảng bá sản phẩm. Phó Giám đốc sản xuất:Là trưởng ban ISO; Đại diện lãnh đạo quản lý chất lượng sản phẩm; Quản lý quy trình sản xuất, công nghệ sản xuất của nhà máy; Trưởng ban nghiên cứu cách cải tiến kĩ thuật, phát triển sản phẩm mới. 26
  37. Phòng Tổ chức hành chính: Tham mưa và tổ chức thực hiện công tác tổ chức, lao động tiền lương, thi đua khen thưởng, quản lý hành chính, y tế; Chăm lo sức khỏe của người lao động; Thực hiện an toàn vệ sinh lao động, vệ sinh công nghiệp. Phòng Tài chính kế toán:Thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ về công tác Kế toán; Hoạch định chiến lược về tài chính, thực hiện chức năng của Giám đốc tài chính; Thực hiện việc hạch toán từ chi tiết đến tổng hợp để lập và quản lý: báo cáo tài chính, sổ sách chứng từ liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh của nhà máy. Phòng Kinh doanh tiếp thị: Chịu trách nhiệm bán hàng; Chịu trách nhiệm mở rộng thị trường và phát triển thương hiệu xi măng Hạ Long, xây dựng triển khai và đánh giá định kỳ chiến lược kinh doanh. Chú trọng phát triển hợp lý mạng phân phối độc quyền về các chính sách bảo vệ và phát triển hệ thống các nhà phân phối chính cùng hệ thống bán lẻ. Phòng Kế hoạch vật tư: Tổng hợp thông tin để lập kế hoạch sản xuất hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Lập kế hoạch tìm nguồn cung ứng vật liệu, vật tư, phụ tùng kịp thời cho sản xuất kinh doanh; Chịu trách nhiệm điều phối vận tải; Chủ trì, tham mưu xây dựng kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Bộ phận sản xuất: Tổ chức nghiên cứu áp dụng kiểm tra, giám sát chất lượng quy trình sản xuất sản phẩm; Nghiên cứu cải tiến nhằm năng cao chất lượng sản phẩm, đề xuất sản phẩm phù hợp, chịu trách nhiệm quản lý và giao sản phẩm về kho. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức kế toán tại công ty Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán thuế, đầu tư, Kế toán thanh vật tư ngân theo dõi bán Thủ quỹ toán hàng nguồn hàng vốn 27
  38. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: Kế toán trƣởng: Tổ chức công tác kế toán, xác định và phản ánh chính xác, kịp thời, đúng chế độ, kết quả kiểm kê tài sản hàng kỳ; Xét duyệt các báo cáo kế toán, thống kê và báo cáo tài chính của đơn vị trực thuộc; Lập, tổng hợp đầy đủ và gửi đúng hạn báo cáo kế toán, thống kê và quyết toán tài chính của công ty theo chế độ qui định; Nghiên cứu các chế độ chính sách trong lĩnh vực thuế, tài chính, thống kê, luật doanh nghiệp của Nhà nước liên quan đến hoạt động của Công ty. Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu và số liệu kế toán của Công ty; Chịu trách nhiệm về số liệu báo cáo tài chính. Kế toán tổng hợp: Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý và chế độ báo cáo định kỳ, hàng tháng, qúy, năm, căn cứ vào số liệu nhập trên hệ thống, các tài liệu về khấu hao, tiền lương, phân bổ chi phí để tính toán giá thành, lập các báo cáo tổng hợp: cân đối kế toán, cân đối số phát sinh, kết quả kinh doanh, báo cáo VAT hàng tháng. Lập hồ sơ hoàn thuế theo luật định. Kế toán vật tƣ: Lập chứng từ kế toán trung gian (phiếu nhập, phiếu xuất ) dựa vào chứng từ gốc hợp lệ; Kiểm tra việc thực hiện phát hành và lưu chuyển chứng từ theo qui định; Cùng Kế toán thanh toán, đối chiếu các số liệu nhập xuất với các chứng từ liên quan (hóa đơn, hợp đồng, đơn đặt hàng ); Nhập liệu vào hệ thống và xử lý số liệu nhập xuất; Theo dõi tình hình sử dụng vật tư; Báo cáo tình hình sử dụng và tồn kho vật tư. Thủ quỹ: Thực hiện việc chi, thu tiền mặt theo chứng từ chi, thu do phòng phát hành theo qui định; Quản lý tiền mặt tại quỹ, đảm bảo an toàn tiền; Kiểm quỹ và lập báo cáo kiểm quỹ theo định kỳ; Phát lương hàng tháng theo bảng lương cho từng bộ phận; Rút hoặc nộp tiền qua ngân hàng khi có yêu cầu. Kế toán thuế, ngân hàng: Lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng, kiểm tra và theo dõi tờ khai thuế GTGT hàng tháng của các đơn vị trực thuộc từ đó lên tờ khai GTGT tổng hợp cho toàn công ty; Ðối chiếu và cung cấp các chứng từ thanh toán với Kế toán thanh toán; Giao dịch với ngân hàng và theo dõi số liệu theo yêu cầu thanh toán; Cung cấp số liệu chi tiết hoặc tổng hợp phục vụ cho nhu cầu quyết toán. Kế toán thanh toán: Lập chứng từ thanh toán trên cơ sở kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ gốc và các chứng từ khác theo qui định (bao gồm các loại thanh toán - tiền mặt, và không dùng tiền mặt và tín dụng); Nhập liệu vào hệ thống, xử lý, theo dõi, quản lý và 28
  39. báo cáo mọi phát sinh, biến động, hiện hữu của vốn bằng tiền trong phạm vi được giao theo chế độ báo cáo hiện hành hoặc theo yêu cầu của công ty; Quản lý việc tạm ứng và thanh toán tạm ứng theo từng đối tượng. Kế toán bán hàng: Ghi chép tất cả những nghiệp vụ liên quan đến hóa đơn bán hàng : bán phải ghi sổ chi tiết doanh thu , thuế GTGT phải nộp, ghi sổ chi tiết hàng hoá, thành phẩm xuất bán, 2.1.4 Hệ thống thông tin kế toán tại công ty Công ty sử duṇ g phần mềm kế toán UNESCO với giao diêṇ sổ sách , chứ ng từ theo hình thứ c Nhâṭ ký chung . Tùy thuộc vào yêu cầu của công ty mà phần mềm kế toán được cài đặt và xây dựng hệ thống sổ kế toán tổng hợp tương ứng với hình thức kế toán của công ty và phù hợp với chế độ sổ kế toán quy định. Sổ kế toán dùng để ghi chép tập hợp chi phí sản xuất gồm 2 hệ thống sổ: Sổ kế toán tổng hợp: được mở theo tài khoản tổng hợp, tùy theo hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng mà có các loại sổ khác nhau. Sổ kế toán chi tiết: sổ được mở để phản ánh chi tiết một đối tương cụ thể. Mẫu sổ chi tiết tùy theo đặc điểm sản phẩm, quy trình công nghệ của doanh nghiệp mà được mở và thiết kế cho phù hợp với việc theo dõi chi tiết từng khoản mục chi phí theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Sơ đồ 2.3 29
  40. 2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm 2.2.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 2.2.1.1 Nội dung Công ty TNHH MTV Xi Măng Hạ long có quy trình công nghệ hiện đại của Đan mạch, sản phẩm của nhà máy là xi măng PCB - 40 dưới dạng đóng bao và xi măng xá(rời). Toàn bộ những chi phí trong quá trình sản xuất chi ra trong tháng ở tất cả các bộ phận trong toà n công ty đều để sản xuất xi măng . Vì vậy chi phí sản xuất được tập hợp theo phân xưởng. Toàn bộ các chi phí để sản xuất ra sản phẩm Công ty chia ra như sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Các nguyên vật liệu chủ yếu được sử dụng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm . Chi phí nhân công trực tiếp: Những chi phí về tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất theo qui chế khoán sản phẩm, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn. Chi phí sản xuất chung: Bao gồm tất cả những chi phí như: nhân viên quản lý, chi phí điện nước, chi phí khấu hao tài sản cố định, các chi phí mua vật liệu, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. 2.2.1.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.2.1.2.1 Nội dung CPNVLTT là toàn bộ những vật liệu có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Bao gồm NVL chính như: Clinker, Thạch cao ,đá Puzoland, đá vôi . NVL phụ như: vỏ bao, bi đạn. Công ty tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Trình tự hạch toán: căn cứ vào phiếu xuất kho NVL kế toán hoạch toán vào sổ chi tiết tài khoản “6211”,“6212”,“6213”,“6214”,“6215”,“6216” sau đó ghi nhận vào sổ nhật ký chung và sổ cái tài khoản “621” 30
  41. 2.2.1.2.2 Tài khoản sử dụng Công ty TNHH MTV Xi măng Ha ̣long dùng những tài khoản sau để hac̣ h toán chi phí nguyên vâṭ liêụ trưc̣ tiếp: Tài khoản 152 " Nguyên Vật liệu " gồm có:  TK 1521 : Nguyên liệu chính  TK 1522 : Vật liệu phụ  TK 1523 : Nhiên Liệu  TK 1524 : Phụ tùng thay thế  TK 1525 : Thiết bị vật tư xây dựng cơ bản  TK 1526 : Vật liệu thuê ngoài chế biến  TK 1527 : Vật liệu khác Tài khoản 621 " Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp " gồm có:  TK 6211 : Chi phí nguyên liệu trực tiếp Clinker  TK 6213 : Chi phí nguyên liệu trực tiếp đá Puzolan ( đá mu rùa)  TK 6212 : Chi phí nguyên liệu trực tiếp thạch cao  TK 6214 : Chi phí nguyên liệu trực tiếp đá vôi  TK 6215 : Chi phí nguyên liệu trực tiếp vỏ bao  TK 6216 : Chi phí nguyên liệu trực tiếp bi đạn 2.2.1.2.3 Phƣơng phá p hac̣ h toá n Ngày 01 tháng 06 năm 2013 xuất kho 66.408,33 tấn Clin ker theo phiếu xuất kho số T06-07/NVL phục vụ cho sản xuất xi măng với đơn giá là: 19.583.840.000 + 51.000.000.000 Đơn giá xuất Clinker = = 1.000.000 đ/tấn 20.583,84 + 50.000 Giá trị Clinker xuất trong tháng = 1.000.000 x 66.408,33 = 66.408.330.000 đ. Hạch toán: Nơ ̣TK 6211: 66.408.330.000 Có TK 1521: 66.408.330.000 Ngày 01 tháng 06 năm 2013 xuất kho 3.176,663 tấn Thạch cao theo phiếu xuất kho số T06-08/NVL phục vụ cho sản xuất xi măng với đơn giá là: 31
  42. 2.643.084.000 + 900.000.000 Đơn giá xuất thạch cao = = 900.000 đ/tấn 2.936,76 + 1.000 Giá trị thạch cao xuất trong tháng = 900.000 x 3.176,66 = 2.858.994.000 đ. Hạch toán: Nơ ̣TK 6212: 2.858.994.000 Có TK 1521: 2.858.994.000 Ngày 01 tháng 06 năm 2013 xuất kho 3.907,49 tấn Puzoland theo phiếu xuất kho số T06-09/NVL phục vụ cho sản xuất xi măng với đơn giá là: 271.608.000 + 7.800.000.000 Đơn giá xuất đá Puzoland = = 600.000 đ/tấn 452,68 + 13.000 Giá trị thạch đá Puzoland xuất trong tháng = 600.000 x 3.907,49 = 2.344.494.000 đ. Hạch toán: Nơ ̣TK 6213: 2.344.494.000 Có TK 1521: 2.344.494.000 Ngày 01 tháng 06 năm 2013 xuất kho 3.747,99 tấn đá vôi theo phiếu xuất kho số T06-10/NVL phục vụ cho sản xuất xi măng với đơn giá là: 871.200.000 + 1.800.000.000 Đơn giá xuất đá vôi = = 600.000 đ/tấn 1.452 + 3000 Giá trị vôi xuất xuất trong tháng = 600.000 x 3.747,99 = 2.248.794.000 đ. Hạch toán: Nơ ̣TK 6214: 2.248.794.000 Có TK 1521: 2.248.794.000 Ngày 01 tháng 06 năm 2013 xuất kho 100.000 vỏ bao PK và 80.000 vỏ bao KPK theo phiếu xuất kho số T06-11/NVL phục vụ cho sản xuất xi măng với đơn giá là: 1.150.000.000 + 2.500.000.000 Đơn giá xuất vỏ bao PK = = 5.000 đ/cái 230.000 + 500.000 32
  43. 660.000.000 + 3.000.000.000 Đơn giá xuất vỏ bao PK = = 6.000 đ/cái 110.000 +500.000 Giá trị vỏ bao PK xuất trong tháng = 5.000 x 100.000 = 500.000.000 đ. Giá trị vỏ bao PKP xuất trong tháng = 6.000 x 800.000 = 480.000.000 đ. Hạch toán: Nơ ̣TK 6215: 980.000.000 Có TK 1522: 980.000.000 Ngày 01 tháng 06 năm 2013 xuất kho bi đạn 77.339,15 theo phiếu xuất kho số T06-12/NVL phục vụ cho sản xuất xi măng với đơn giá là: Giá trị bi đạn xuất trong tháng = 811,92 x 77.339,15= 62.793.202 đ Hạch toán: Nơ ̣TK 6216: 62.793.202 Có TK 1522: 62.793.202 2.2.1.2.4 Sổ sá ch và chƣ́ ng tƣ̀ liên quan Phiếu xuất kho : Clinker, thạch cao, Puzoland, đá vôi, vỏ bao, bi đaṇ đính kèm phu ̣ lục A. Sổ chi tiết TK “6211”, “6212”, “6213”, “6214”, “6215”, “6216” đính kèm phu ̣luc̣ A. Sổ nhâṭ ký chung: điń h kèm phu ̣luc̣ A. Số cái TK 621 đính kèm phu ̣luc̣ A. 2.2.1.3 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 2.2.1.3.1 Nội dung Là những khoản tiền phải trả cho nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm bao gồm tiền lương chính, tiền lương phụ, các loại phụ cấp và các khoản trích theo lương của các đối tượng này. Tiền lương liên quan đến đối tượng nào thì tính trực tiếp cho đối tượng đó. Nếu liên quan đến nhiều đối tượng thì chọn tiêu thức phân bổ: giờ công sản xuất, định mức chi phí nhân công trực tiếp, 33
  44. Đối với khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tính trực tiếp cho đối tượng. Cụ thể công ty thực hiện việc trích nộp các khoản theo lương theo chế độ hiện hành của nhà nước cụ thể như sau : Bảo hiểm xã hội trích 24% trên lương cơ bản của cán bộ công nhân viên. Bảo hiểm y tế trích 4,5% trên lương cơ bản của cán bộ công nhân viên. Kinh phí công đoàn trích 2% trên lương sản phẩm của cán bộ công nhân viên. Bảo hiểm thất nghiệp trích 2% trên lương cơ bản của cán bộ công nhân viên. 2.2.1.3.2 Phƣơng pháp tính lƣơng *Quỹ lƣơng trong tháng Dựa trên sản lượng tiêu thụ và sản lượng sản xuất trong tháng trong tháng để xác định quỹ lương. Trong tháng 06/2013 sản lượng xi măng tiêu thụ là : 81.059,93 tấn. Trong đó: Xi măng xá là : 22.378,24 tấn Xi măng bao là : 58.681,69 tấn Sản lượng sản xuất ra là 77.339,15 tấn. Theo quy định của công ty về chi trả lương 1 tấn xi măng sản xuất sẽ chi trả 12.000đ và 1 tấn xi măng tiêu thụ được sẽ được chi trả 3000đ. Vậy quỹ lương trong tháng 06/2013 : Tiền lương xuất xưởng = 77.339,15 tấn x 12.000đ/ tấn = 928.069.800 đ Tiền lương kinh doanh = 81.059,93 tấn x 3.000đ/ tấn = 243.179.790 đ Quỹ tiền lương = 1.171.249.590 đ Căn cứ vào tình hình thực tế tại công ty, công ty phân bổ tiền lương cho các bộ phận theo tỷ lệ sau : Lương công nhân trực tiếp = 48,757% trên tổng qũy tiền lương Lương nhân viên QL phân xưởng = 4,793% trên tổng qũy tiền lương Cụ thể phân bổ như sau : Tiền lương NCTT = 1.171.249.590 đ x 48,757% = 571.066.163 đ Tiền lương NVQLPX = 1.171.249.590 đ x 4,793% = 56.137.992 đ 34
  45. *Tổng các khoản trích trong tháng của toàn công ty Lương cơ bản theo thang lương nhà nước qui định của toàn công ty là: 400.800.000 đồng / tháng. Các khoản trích nộp theo lương của toàn công ty trong tháng 06/2013 được tính như sau : BHXH = LCB x 17 % = 400.800.000 x 17% = 68.136.000 đ BHYT = LCB x 3% = 400.800.000 x 3% = 12.024.000 đ BHTN = LCB x 1% = 400.800.000 x 1% = 4.008.000 đ KPCĐ = Lương theo đơn giá x 2% = 1.171.249.590 x 2% = 23.424.991 đ Số còn lại 9,5% (bao gồm : BHXH : 7%, BHYT : 1.5%, BHTN : 1%) người lao động nộp trừ vào tiền lương hàng tháng *Chi tiết các khoản trích theo lƣơng của bộ phận sản xuất Căn cứ vào tiền lương phải trả thực tế để tính ra các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định và trong tháng 06/2013 có tình hình về việc thanh toán các khoản trích theo lương như sau: Căn cứ vào tình hình thực tế tại công ty, công ty phân bổ BHXH cho các bộ phận theo tỷ lệ sau :  BHXH công nhân trực tiếp = 51,514% trên tổng qũy BHXH công ty nộp  BHXH NVQL phân xưởng = 2,80% trên tổng qũy BHXH công ty nộp Cụ thể phân bổ như sau :  BHXH nhân công trực tiếp = 68.136.000 x 51,514% = 35.099.579 đ  BHXH nhân viên QLPX = 68.136 000 x 2,80% = 1.907.808 đ Căn cứ vào tình hình thực tế tại công ty, công ty phân bổ BHYT cho các bộ phận theo tỷ lệ sau :  BHYT công nhân trực tiếp = 51,514% trên tổng qũy BHYT công ty nộp  BHYT NVQL phân xưởng = 2,80% trên tổng qũy BHYT công ty nộp Cụ thể phân bổ như sau :  BHYT nhân công trực tiếp = 12.024.000 x 51,514% = 6.194.043 đ  BHYT NVQL phân xưởng = 12.024.000 x 2,80% = 336.672 đ Căn cứ vào tình hình thực tế tại công ty, công ty phân bổ BHTN cho các bộ phận theo tỷ lệ sau :  BHTN công nhân trực tiếp = 51,514% trên tổng qũy BHTN công ty nộp 35
  46.  BHTN NVQL phân xưởng = 2,80% trên tổng qũy BHTN công ty nộp Cụ thể phân bổ như sau :  BHTN nhân công trực tiếp = 4.008.000 x 51,514% = 2.064.681 đ  BHTN NVQL phân xưởng = 4.008.000 x 2,80% = 112.224 đ Căn cứ vào tình hình thực tế tại công ty, công ty phân bổ KPCĐ cho các bộ phận theo tỷ lệ sau :  KPCĐ công nhân trực tiếp = 48,757% trên tổng qũy KPCĐ của công ty  KPCĐ NVQL phân xưởng = 2,80% trên tổng qũy KPCĐ của công ty Cụ thể phân bổ như sau :  KPCĐ nhân công trực tiếp = 23.424.991 x 48,757% = 11.421.322 đ  KPCĐ NVQL phân xưởng = 23.424.991 x 4,793% = 1.122.760 đ 2.2.1.3.3 Tài khoản sử dụng TK 3341 " Phải trả người lao động " TK 338 " Phải trả phải nộp khác " bao gồm :  TK 3382 : Kinh phí công đoàn  TK 338301 : Bảo hiểm xã hội  TK 338401 : Bảo hiểm y tế  TK 338904 : Bảo hiểm thất nghiệp TK 622 " Tiền lương NCTT "  TK 622 : Lương công nhân trực tiếp  TK 6222 : BHXH nhân công trực tiếp  TK 6223 : BHYT nhân công trực tiếp  TK 6224 : KPCĐ nhân công tiếp 2.2.1.3.4 Phƣơng phá p hac̣ h toá n Dưạ vào Bảng thanh toán tiền lương PXSX và bảng phân bổ tiền lương PXSX kế toán tổng hơp̣ hac̣ h toán chi phí NCTT như sau: Hạch toán lương phải trả NCTT: Nơ ̣TK 622: 571.066.163 Có TK 3341: 571.066.163 36
  47. Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương PXSX hạch toán các khoản trích theo lương: Nơ ̣TK 622: 54.779.625 Có TK 338: 54.779.625 Chi tiết TK 338: 338301: 35.099.579 338401: 6.194.043 338904: 2.064.681 3382 : 11.421.322 2.2.1.3.5 Chƣ́ ng tƣ̀ và sổ sá ch liên quan Bảng thanh thanh toán tiền lương PXSX và bảng phân bổ tiền lương PXSX đính kèm Phụ lục C. Sổ chi tiết TK “622” đính kèm Phu ̣luc̣ B. Sổ nhâṭ ký chung đính kèm Phụ lục B. Sổ cái TK “622” đính kèm Phụ lục B. 2.2.1.4 Kế toán chi phí sản xuất chung 2.2.1.4.1 Nội dung Chi phí sản xuất chung của công ty là những chi phí liên quan đến tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất ở phân xưởng trừ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp). Bao gồm: Vật liệu, CCDC dùng cho quản lý phân xưởng sản xuất Chi phí nhân công: Tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân phục vụ và của công nhân quản lý phân xưởng. KH TSCĐ: gồm máy móc thiết bị và TSCĐ khác dùng trong PXSX. Lao vụ, dịch vụ mua ngoài dùng trong phân xưởng. Chi phí bằng tiền chi cho phân xưởng. 2.2.1.4.2 Tài khoản sử dụng Tài khoản 627- Chi phí sản xuất chung Tài khoản này mở chi tiết cho từng bộ phận: 37
  48.  TK 214 : "Khấu hao tài sản cố định"  TK 21412 : " Hao mòn TSCĐ nhà cửa VP, nhà cửa PX"  TK 21433 : "Hao mòn MMTB phân xưởng"  TK 21414 : "Hao mòn phương tiện vận tải , truyền dẫn"  TK 21415 : "Hao mòn thiết bị, dụng cụ quản lý"  TK 21435 : "Hao mòn TSCĐ vô hình phần mềm máy vi tính"  TK 6274 : "Chi phí sản xuất chung (khấu hao TSCĐ) Tài khoản 152: Nguyên vâṭ liêụ Tài khoản 153: Công cu ̣duṇ g cụ Tài khoản 111: Tiền mặt 2.2.1.4.3 Phƣơng phá p hac̣ h toá n Xuất CCDC và NVL phục vụ sản xuất: Nơ ̣TK 627 : 573.436.892 Có TK 1532 : 521.500.681 Có TK 1523: 51.936.211 Theo phiếu xuất kho số T06-79/CCDC và phiếu xuất kho số T06-81/NVL . Trích khấu hao TSCĐ thuộc PXSX : Nơ ̣TK 627 : 4.082.518.462 Có TK 214 : 4.082.518.462 Theo bảng khấu hao TSCĐ thuôc̣ PXSX tháng 06 năm 2013 Chi phí sản xuất thuê ngoài : Nơ ̣TK 627 : 74.080.866 Có TK 331 : 74.080.866 Theo bảng phân bổ tiền điêṇ , nước cho PXSX tháng 06 năm 2013 Lương và các khoản trích theo lương của nhân viên QLPX : Nơ ̣TK 627 : 59.617.456 Có TK 334 : 56.137.992 Có TK 338 : 3.479.464 Theo Bảng thanh thanh toán tiền lương và bảng phân bổ tiền lương PXSX. 38
  49. Chi phí hoaṭ đôṇ g khác: Nơ ̣TK 627 : 29.524.000 Có TK 111 : 29.524.000 Theo phiếu chi số PC15/06 2.2.1.4.4 Chƣ́ ng tƣ̀ và sổ sá ch liên quan Chứ ng từ nêu trên đính kèm phu ̣luc̣ C. Sổ chi tiết TK “627” đính kèm Phu ̣luc̣ C. Sổ nhâṭ ký chung đính kèm Phụ lục C. Sổ cái TK “627” đính kèm Phu ̣luc̣ C. 2.2.2 Kế toá n đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Công ty tiến hành sản xuất và kinh doanh đồng thời cả xi măng bao và xi măng xá (loại xi măng không đóng vào bao) nhưng công ty không tập hợp giá thành cụ thể cho từng loại mà tập hợp chung với nhau. Vì vậy cuối kỳ, những sản phẩm dở dang chưa được đóng bao công ty đều hạch toán hết vào thành phẩm dưới dạng xi măng xá. Ngoài ra công ty đã có sẵn định mức sản xuất cho 1 tấn xi măng xá. Do đó công ty không có sản phẩm dở dang cuối kỳ và đầu kỳ. 2.2.3 Tâp̣ hơp̣ chi phí sản xuấ t 2.2.3.1 Phƣơng phá p hac̣ h toá n Tâp̣ hơp̣ chi phí NVLTT, NCTT, SXC vào tài khoản “154”: Nơ ̣TK 154 : 80.353.428.666 Có TK 621 : 74.908.405.202 Có TK 622 : 625.845.788 Có TK 627 : 4.819.177.676 2.2.3.2 Sổ sá ch liên quan Sổ chi tiết TK “154” đính kèm Phu ̣luc̣ D. Sổ nhâṭ ký chung đính kèm Phụ lục D. Sổ cái TK “154” đính kèm Phu ̣luc̣ D. 2.2.4 Kế toán tính giá thành sản phẩm 2.2.4.1 Đối tƣợng tính giá thành 39
  50. Là các sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành đòi hỏi phải xác định tổng giá thành và giá thành đơn vị. Xác định đối tượng tính giá thành là xác định đối tượng mà hao phí vật chất được doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất đã kết tinh trong đó nhằm định lượng hao phí cần được bù đắp cũng như tính toán được kết quả kinh doanh. Việc xác định đối tượng giá thành là căn cứ để kế toán giá thành lập bảng tính giá thành, lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp, tổ chức công việc tính giá thành hợp lý, phục vụ cho việc quản lý, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và tính toán hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể, đối tượng tính giá thành của công ty là thành phẩm xi măng (bao gồm xi măng bao và xi măng xá) 2.2.4.2 Phƣơng pháp tính giá thành Cuối tháng sau khi kế toán tập hợp các chi phí trên TK 621, TK622, TK 627 vào bên nợ TK 154 giảm trừ các yếu tố làm giảm TK 154 kế toán se ̃ kết chuyển vào TK 155 thành phẩm: Nơ ̣TK 155 : 80.353.428.666 Có TK 154 : 80.353.428.666 Kế toán tổng hợp thực hiện tính giá thành cho SP của công ty vào cuối mỗi tháng bằng cách tập hợp số liệu từ sổ cái, sổ chi tiết, các TK có liên quan vào TK 155 để phục vụ cho việc tính GTSP. Kế toán thực hiện tính giá thành theo phương pháp giản đơn. Kế toán thực hiện tính giá thành như sau: Tổng chi phí phát sinh trong tháng 06/2013 là: 80.353.428.666đ Tổng sản lượng xi măng sản xuất trong tháng là : 77.339,15 tấn Tổng xi măng nhập kho trong tháng là: 77.339,15 tấn Vì nhà máy không có chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ nên tổng chi phí phát sinh trong tháng chính là tổng giá thành của sản phẩm. Vậy tổng giá thành sản phẩm: 80.353.428.666 đ Giá một tấn XM thành phẩm là: 80.353.428.666/77.339,15=1.038.975 đ/tấn 2.2.4.3 Chƣ́ ng tƣ̀ liên quan Phiếu tính giá thành đươc̣ đính kèm Phu ̣luc̣ E. 40
  51. CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Nhận xét 3.1.1 Đá nh giá khá i quá t Tuy mới trải qua gần 10 năm xây dưṇ g , hình thành và phát triển , Công ty TNHH MTV Xi măng Ha ̣Long đa ̃ có những phát triển vươṭ bâc̣ , đaṭ đươc̣ những kết quả bước đầu đáng khích lê.̣ Vị thế của công ty trên thị trường dần dần được củng cố , thương hiêụ “ Xi măng Ha ̣Long – Bền vững cùng thiên nhiên” ngày càng dành đươc̣ sư ̣ mến mô ̣ , tín nhiêṃ của khách hàng. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển công ty luôn maṇ h daṇ đầu tư cải tiến kỹ thuâṭ , tăng năng lưc̣ sản xuất với công nghê ̣mới tiên tiến để tăng nhanh sản lươṇ g xi măng , hạ giá thành , tăng chất lươṇ g sản phẩm cung ứ ng cho khách hàng . Công ty TNHH MTV XM Ha ̣Long đa ̃ thưc̣ hiêṇ đ ồng bô ̣nhiều g iải pháp đảm bảo sản xuất kinh doanh đaṭ hiêụ quả cao . Trong đó nổi bâṭ nhất là các giải pháp kỹ thuâṭ , quản lý kinh tế , công tác thi ̣trường và đào taọ nguồn nhân lưc̣ . Công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nó i riêng đươc̣ công ty đăc̣ biêṭ chú trọng, thường xuyên củng cố và hoàn thiêṇ đáp ứ ng kip̣ thời các yêu cầu quản lý và hạch toán. Qua thời gian thưc̣ tâp̣ tìm hiểu , nghiên cứ u, tiếp câṇ thưc̣ tế sản xuất và công tác kế toán tại công ty TNHH MTV XM Hạ Long , em xin có môṭ số nhâṇ xét về tình hình công tác kế toán và đăc̣ biêṭ là công tác kế toán tâp̣ hơp̣ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty như sau: 3.1.2 Ƣu điểm 3.1.2.1 Về hê ̣thống tổ chƣ́ c kế toá n nói chung Về mô hình tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán được thiết kế theo mô hình kế toán tập trung rất phù hợp với một đơn vị thống nhất độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, một doanh nghiệp lớn, có kỹ thuật xử lý thông tin hiện đại nhanh chóng và hiệu quả. Về tổ chức lao động phòng kế toán: Đội ngũ CBCNV phòng tài chính kế toán có năng lực chuyên môn cao cùng với hệ thống máy tính hiện đại đã giúp cho công tác hạch toán càng trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn. Với tổng số CBCNV 8 người, dưới sự điều hành của kế toán trưởng, các nhân viên được bố trí vào các tổ khác nhau (tổ 41
  52. tổng hợp, tổ vật liệu, tổ thanh toán) làm công việc phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Mỗi người chịu trách nhiệm về phần hành mình được giao, không có hiện tượng bất kiêm nhiệm. Về hệ thống sổ sách và phương pháp kế toán: Hệ thống sổ sách kế toán đồng bộ, luôn có sự giúp đỡ tư vấn từ các cơ quan chức năng như kiểm toán về các lĩnh vực tài chính có liên quan nên việc ghi chép, nghiên cứu đều có hệ thống và theo đúng pháp luật. Hiện nay công ty đang sử dụng hình thức “Nhật ký chung” để ghi chép nội dung kinh tế phát sinh. Hình thức này rất phù hợp với tình hình hiện nay, được áp dụng ở nhiều nước, đơn giản, dễ làm và thuận lợi trong điệu kiện sử dụng kế toán máy. Về hệ thống tài khoản: với hệ thống tài khoản hoàn chỉnh và chi tiết đến cấp 4, cấp 5 rất phù hợp và thuận tiện trong việc quản lý và cập nhật thông tin đối với một công ty tương đối lớn và công nghệ sản xuất phức tạp như Công ty TNHH MTV XM Hạ Long. Về chứng từ ban đầu: Chứng từ ban đầu được tổ chức hợp lý, hợp pháp. Quá trình luân chuyển chứng từ đúng và hợp lý. Những thông tin về các nghiệp vụ kế toán được phản ánh đầy đủ trung thực hợp lý trên các chứng từ. 3.1.2.2 Về công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng Về phương pháp kế toán hàng tồn kho: Hiện nay, công ty đang sử dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, với độ chính xác cao cũng như việc cung cấp thông tin về hàng tồn kho nhanh chóng, kịp thời tại bất kỳ thời điểm nào. Trong đó, yếu tố thông tin về chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành cũng có được những ưu điểm này. Về phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho: Với phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp giá bình quân sau mỗi lần nhập là hoàn toàn phù hợp. Thông tin về giá xuất được tính toán ngay trong kỳ, phản ánh được độ chính xác cao của giá xuất nói riêng cũng như chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói chung. Hơn nữa, hiện nay nhờ sự hỗ trợ của máy tính thì công việc này hoàn toàn đơn giản và phù hợp giúp cho việc tính giá xuất nguyên vật liệu đảm bảo chính xác kịp thời. 42
  53. Về phương pháp tính giá thành sản phẩm: Do công ty có quy trình sản xuất là quy trình khép kín nên việc tập hợp chi phí có phần đơn giản hơn các công ty có quy trình sản xuất theo nhiều công đoạn. Hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn rất phù hợp với điều kiện và đặc điểm sản xuất hiện nay của công ty . 3.1.3 Hạn chế còn tồn tại. Mặc dù Công ty đã có rất nhiều cố gắng trong công tác hạch toán kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Tuy nhiên do quy mô lớn, cơ cấu tổ chức quản lý cũng như sản xuất, hạch toán kế toán phức tạp nên khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Nhằm hoàn thiện hơn công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty, sau đây em xin đưa ra một số mặt hạn chế còn tồn tại tại Công ty: 3.1.3.1 Về hê ̣thống tổ chƣ́ c kế toá n nói chung Chứng từ ban đầu: Việc quản lý và sắp xếp các chứng từ của công ty chưa thực sự hợp lý làm cho tìm kiếm và theo dõi chứng từ trở nên bất tiện. Phân loại công cụ, dụng cụ: Hiện nay công ty vẫn còn có một số công cụ dụng cụ có giá trị cao vượt quá mức quy định của công cụ dụng cụ. Do đó, việc xếp các danh điểm vật tư này vào công cụ dụng cụ là sai tính chất và quy định. Nên cần phải có sự chuyển đổi hợp lý và sắp xếp vật tư một cách phù hợp để các khoản mục chi phí giá thành được đánh giá đúng. Quản lý công cụ, dụng cụ: Công cụ dụng cụ tại Công ty có số lượng lớn, vì vậy công tác theo dõi của kế toán vật tư gặp nhiều khó khăn cũng như công tác kiểm kê còn chưa triệt để về thực tế, có mặt hàng không kiểm đếm được mà chỉ đối chiếu trên sổ sách. Kế toán quản trị: Hiện nay công ty vẫn chưa có hệ thống kế toán quản trị để phân tích ưu, nhược điểm của các kế hoạch sản xuất và kinh doanh trong tương lai nhằm giúp cho các nhà lãnh đạo có được các quyết định hợp lý. 43
  54. 3.1.3.2 Về công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng Đối tượng tính giá thành: Công ty không hạch toán riêng biệt xi măng bao và xi măng xá mà hạch toán chung với nhau. Trích trước tiền lương: Công ty không trích trước tiền lương nghỉ phép. Điều đó sẽ làm cho chi phí sản xuất trong tháng đó tăng so với số lượng sản phẩm sản xuất ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm trong kỳ. Kế toán chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng: Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung Có TK 153: Công cụ, dụng cụ Ngoài ra tại công ty, khi đưa công cụ dụng cụ vào sản xuất, toàn bộ chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng đều hạch toán luôn vào chi phí sản xuất trong tháng đó. Nhưng thực tế cho thấy, có nhiều công cụ sử dụng nhiều kỳ, có giá trị lớn. Theo cách hạch toán như hiện nay thì dù công cụ dụng cụ được sử dụng ở nhiều kỳ cũng chỉ được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ xuất dùng. Như vậy, giá thành sản phẩm của kỳ xuất công cụ dụng cụ sử dụng cho nhiều kỳ sẽ bị tăng lên, còn giá thành ở các kỳ khác thì không phản ánh hết. Do đó, giá thành sản phẩm hạch toán là chưa chính xác và không phản ánh đúng thực trạng. Chi phí sửa chữa lớn: Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung Có TK có liên quan TK 111, 112, 331 Công ty không trích trước chi phí sửa chữa lớn, khi sửa chữa lớn thực tế phát sinh, thì hạch toán luôn vào chi phí trong tháng đó. Việc hạch toán trực tiếp như trên sẽ đẩy chi phí sản xuất trong tháng đó tăng lên. Do đó sẽ không đảm bảo ổn định chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong kỳ. 3.2 Kiến nghị Xuất phát từ tình hình thực tế của Công ty TNHH MTV xi măng Hạ Longtừ những thuận lợi cần nắm bắt những khó khăn cần đẩy lùi; từ những kết quả đã đạt được và những hạn chế cần khắc phục công ty cần từng bước hoàn thiện mình trên con đường phát triển chung của toàn xã hội. 44
  55. Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH MTV xi măng Hạ Long, được trực tiếp quan sát và học hỏi công việc tại phòng Tài chính kế toán của Công ty, em xin được đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty như sau: 3.2.1 Về hê ̣thống tổ chƣ́ c kế toá n nói chung Chứng từ ban đầu: cần được đóng lại theo từng phần hành kế toán được bảo quản và lưu trữ một cách khoa học đảm bảo dễ tìm, dễ thấy, dễ kiểm tra. Phân loại công cụ, dụng cụ: Theo quy định hiện hành thì tài sản có nguyên giá trên 30 triệu trở lên thì được xác định là Tài sản cố định. Vì vậy những công cụ dụng cụ đang được công ty ghi nhận có nguyên giá trên 30 triệu thì công ty phải ghi nhận lại là tài sản cố định để theo dõi. Quản lý công cụ, dụng cụ: Căn cứ hạch toán là các phiếu xuất kho công cụ dụng cụ mà công ty lại có rất nhiều công cụ dụng cụ được xuất dùng trong kỳ do vậy đã làm cho công việc của các kế toán viên tăng lên. Để giảm bớt khối lượng công việc cho kế toán viên, kế toán nên lập bảng công cụ dụng cụ để việc ghi sổ được nhanh gọn hơn. Kế toán quản trị: Công ty nên xây dựng hệ thống kế toán quản trị với vai trò chủ yếu là thu thập và cung cấp thông tin thích hợp và nhanh chóng cho các nhà lãnh đạo để họ thực hiện việc điều hành, kiểm soát hoạt động của tổ chức và ra quyết định. 3.2.2 Về công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng Đối tượng tính giá thành: công ty nên hạch toán riêng biệt xi măng xá và xi măng bao để đảm bảo độ chính xác trong công tác tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh. Bởi vì, khi hạch toán chung như vậy khi công ty xuất bán xi măng xá thì trong giá thành có bao gồm chi phí NVL là vỏ bao nhưng thực tế thì không có. Trích trước tiền lương: Việc trích trước tiền lương nghỉ phép cũng là để nhằm ổn định chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phát sinh trong kỳ khi có sự nghỉ đột xuất của công nhân thì Công ty cần phải trích trước tiền lương nghỉ phép. Việc trích trước căn cứ vào tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch, nghỉ đột xuất của những kỳ trước mà xác định tỷ lệ trích cho phù hợp. Ta có thể áp dụng công thức sau: 45
  56. Mức trích trước tiền lương của lao Tiền lương chính trả động trực tiếp = cho người lao động x Tỷ lệ trích trước theo kế hoạch trực tiếp trong kỳ Tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch năm của lao động trực tiếp Tỷ lệ trích trước = Tổng số lao động chính kế hoạch năm của lao động trực tiếp Hàng tháng khi trích trước tiền lương nghỉ phép của lao động trực tiếp kế toán ghi: Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335: Chi phí phải trả Khi có lao động trực tiếp nghỉ phép kế toán phản ánh tiền lương thực tế phải trả cho họ kế toán ghi: Nợ TK 335: Chi phí phải trả Có TK 334: Phải trả người lao động Kế toán công cụ dụng cụ xuất dùng: Việc Công ty không tiến hành phân bổ công cụ dụng cụ sẽ làm chi phí công cụ dụng cụ phát sinh trong tháng tăng lên đáng kể điều này sẽ làm cho chi phí sản xuất chung trong kỳ tăng lên tất yếu sẽ làm cho giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ tăng cao hơn bình thường. Về nguyên tắc, các chi phí công cụ dụng cụ có giá trị lớn và liên quan đến nhiều kỳ tính giá thì phải phân bổ cho nhiều kỳ tính giá. Công ty nên hạch toán: Khi xuất dùng công cụ dụng cụ có giá trị lớn kế toán ghi: Nợ TK 142 (242): Chi phí trả trước (Tổng giá trị công cụ, dụng cụ) Có TK 153: Công cụ dụng cụ Hàng tháng kế toán căn cứ vào thời gian sử dụng của loại công cụ dụng cụ đó tiến hành phân bổ dần giá trị công cụ dụng cụ trên vào chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung Có TK 142 (242): Chi phí trả trước Chi phí sửa chữ lớn: Về vịêc trích trước chi phí sửa chữa lớn để nhằm ổn định chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phát sinh trong kỳ, thì Công ty cần phải trích trước chi phí sửa chữa lớn, việc xác định mức trích chi phí sửa chữa lớn hàng tháng có thể căn cứ vào kế hoạch sửa chữa lớn trong năm nay hoặc chi phí sửa chữa lớn đã 46
  57. phát sinh vào năm trước. Khi đó mức trích trước chi phí sửa chữa lớn trong tháng là: Chi phí sửa chữa lớn trong năm/12 tháng. Hàng tháng khi tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn kế toán hạch toán. Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung Có TK 335: Chi phí phải trả Khi phát sinh chi phí sửa chữa lớn, căn cứ vào chứng từ hoá đơn hợp lý, hợp lệ kế toán ghi: Nợ TK 2413: Sửa chữa lớn tài sản cố định Có TK liên quan: 111, 112, 331, 152, 152 Khi quyết toán chi phí sửa chữa lớn kế toán ghi: Nợ TK 335: Chi phí phải trả Có 2413: Sửa chữa lớn tài sản cố định Cuối kỳ nếu số trích trước lớn hơn số thực tế phát sinh thì kế toán ghi: Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung Có TK 335: Chi phí phải trả 47
  58. Kết luận Qua thời gian thực tập, tìm hiểu về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH MTV Xi Măng Hạ Long, em càng nhận thấy tầm quan trọng của nội dung công tác kế toán này. Đây là một công tác quản lý tài chính quan trọng, giúp cho các doanh nghiệp sản xuất, thực hiện việc quản lý chặt chẽ những khoản chi, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Do đó các nhà sản xuất cần phải xây dựng cho mình phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách khoa học và chính xác phù hợp với đặc điểm điều kiện sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Thời gian thực tập tuy không nhiều, nhưng đây là khoảng thời gian rất quan trọng đối với bản thân em nói riêng và đối với những sinh viên nói chung, giúp em nắm vững và hiểu sâu hơn những kiến thức đã học trên ghế nhà trường đồng thời để vậndụng chúng vào thực tế, phục vụ tốt hơn cho công tác nghiệp vụ kế toán của bản thân sau này. Từ những vấn đề còn tồn đọng và dựa trên kiến thức cơ bản của mình về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, em đã trình bày quan điểm cá nhân bằng một số nhận xét và kiến nghị nhằm tăng cường và phát huy công tác kế toán nói chung, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, em cũng hy vọng rằng những giải pháp đó sẽ góp phần làm cho Công ty phát triển ngày càng vững mạnh hơn nữa. Theo phân tích và nhận định của em về tình hình hạch toán chi phí và tính giá thành tại công ty TNHH MTV Xi Măng Hạ Long thì công ty đã, đang và sẽ phát triển mạnh để trở thành một trong những thương hiệu xi măng hàng đầu Việt Nam trong tương lai không xa. Tuy vậy, công ty vẫn cần cải thiện những hạn chế còn tồn đọng. Huy động sự trợ giúp từ công ty mẹ để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nghiên cứu để tạo ra thêm những sản phẩm mới, hoàn thiện hơn về chất lượng cũng như mẫu mã để đáp ứng nhu cầu trong nước cùng với đó là đẩy mạnh xuất khẩu nhằm đưa thương hiệu công ty vươn tầm quốc tế. 48
  59. Danh muc̣ tài liêụ tham khảo 1. Chế độ kế toán doanh nghiệp theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006. 2. Th.S Trịnh Ngọc Anh (2009). Giáo trình kế toán tài chính 1.Trường Đại học kỹ thuật công nghệ Tp.HCM. 3. Th.S Trịnh Ngọc Anh (2009). Giáo trình Mô phỏng sổ kế toán Việt Nam. Trường Đại học kỹ thuật công nghệ Tp.HCM. 4. TS. Phạm Thị Phụng (2014). Giáo trình kế toán chi phí. Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM. 5. TS. Ngô Hà Tấn (Chủ biên) – Th.S Nguyễn Hữu Cường (2010). Giáo trình Hệ thống thông tin kế toán (Phần 1). NXB Giáo dục Việt Nam. 6. Các tài liệu, chứng từ, sổ sách kế toán tham khảo tại Phòng kế toán Công ty TNHH MTV Xi Măng Hạ Long. 7. Các bài khóa luận tốt nghiệp của các anh chị khóa trước.
  60. PHỤ LỤC A Chứ ng từ và sổ sách kế toán liên quan đến Chi phí nguyên vâṭ liêụ trƣc̣ tiếp: Chứ ng từ :  Phiếu xuất kho Clinker.  Phiếu xuất kho thac̣ h cao.  Phiếu xuất kho đá Puzoland.  Phiếu xuất kho đá vôi.  Phiếu xuất kho vỏ bao.  Phiếu xuất kho bi đaṇ Sổ sách:  Sổ chi tiết Tk “6211”, “6212”,“6213”,“6214”,“6215”,“6216”.  Sổ nhâṭ ký chung.  Sổ cái tài khoản “621”.
  61. Công Ty TNHH MTV Xi Măng Hạ long MST : 0309453823 SỔ CHI TIẾT Tháng 06 năm 2013 TK 6211:Xuất Clinker cho PX Nghiền ĐVT: đồng Số Ngày Ngày Đối Số phát sinh Diễn giải Số dƣ CT CT GS ứng Nợ Có Số dư đầu kỳ Xuất Clinker T06- 01/06 30/06 cho PX Nghiền 152 66.408.330.000 66.408.330.000 07/N phục vụ SXXM VL T06/2013 30/06 Kết chuyển chi 154 66.408.330.000 phí để tính giá thành SP Cộng PS 66.408.330.000 66.408.330.000 Ngày 30 tháng 06 năm 2013 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Hà Sơn Hải Nguyêñ Linh Phƣơṇ g
  62. Công Ty TNHH MTV Xi Măng Hạ long MST : 0309453823 SỔ CHI TIẾT Tháng 06 năm 2013 TK 6212:Xuất Thạch cao cho PXSX ĐVT: đồng Số Ngày Ngày Đối Số phát sinh Diễn giải Số dƣ CT CT GS ứng Nợ Có Số dư đầu kỳ Xuất Thạch cao T06- 01/06 30/06 152 2.858.994.000 2.858.994.000 cho PXSX phục 08/N vụ SXXM VL T06/2013 30/06 154 2.858.994.000 Kết chuyển chi phí để tính giá thành SP Cộng PS 2.858.994.000 2.858.994.000 Ngày 30 tháng 06 năm 2013 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Hà Sơn Hải Nguyêñ Linh Phƣơṇ g
  63. Công Ty TNHH MTV Xi Măng Hạ long MST : 0309453823 SỔ CHI TIẾT Tháng 06 năm 2013 TK 6213:Xuất Puzoland cho PXSX ĐVT: đồng Số Ngày Ngày Đối Số phát sinh Diễn giải Số dƣ CT CT GS ứng Nợ Có Số dư đầu kỳ T06- 01/06 30/06 Xuất đá Puzoland 152 2.344.494.000 2.344.494.000 09/N phục vụ SXXM VL T06/2013 30/06 Kết chuyển chi phí 154 2.344.494.000 để tính giá thành SP Cộng PS 2.344.494.000 2.344.494.000 Ngày 30 tháng 06 năm 2013 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Hà Sơn Hải Nguyêñ Linh Phƣơṇ g
  64. Công Ty TNHH MTV Xi Măng Hạ long MST : 0309453823 SỔ CHI TIẾT Tháng 06 năm 2013 TK 6214:Xuất Đá vôi cho PXSX ĐVT: đồng Số Ngày Ngày Đối Số phát sinh Diễn giải Số dƣ CT CT GS ứng Nợ Có Số dư đầu kỳ T06- 01/06 30/06 Xuất đá vôi phục 152 2.248.794.000 2.248.794 000 10/N vụ SXXM VL T06/2013 30/06 Kết chuyển chi phí 154 2.248.794.000 để tính giá thành SP Cộng PS 2.248.794.000 2.248.794.000 Ngày 30 tháng 06 năm 2013 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Hà Sơn Hải Nguyêñ Linh Phƣơṇ g
  65. Công Ty TNHH MTV Xi Măng Hạ long MST : 0309453823 SỔ CHI TIẾT Tháng 06 năm 2013 TK 6215:Xuất Vỏ bao cho PXSX ĐVT: đồng Số Ngày Ngày Đối Số phát sinh Diễn giải Số dƣ CT CT GS ứng Nợ Có Số dư đầu kỳ T06- 01/06 30/06 Xuất vỏ bao phục 152 980.000.000 980.000.000 11/N vụ SXXM VL T06/2013 30/06 Kết chuyển chi phí 154 980.000.000 để tính giá thành SP Cộng PS 980.000.000 980.000.000 Ngày 30 tháng 06 năm 2013 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Hà Sơn Hải Nguyêñ Linh Phƣơṇ g
  66. Công Ty TNHH MTV Xi Măng Hạ long MST : 0309453823 SỔ CHI TIẾT Tháng 06 năm 2013 TK 6216:Xuất Bi đạn cho PX Nghiền ĐVT: đồng Số Ngày Ngày Đối Số phát sinh Diễn giải Số dƣ CT CT GS ứng Nợ Có Số dư đầu kỳ T06- 01/06 30/06 Xuất bi đaṇ phục 152 67.793.202 67.793.202 12/N vụ SXXM VL T06/2013 30/06 Kết chuyển chi phí 154 67.793.202 để tính giá thành SP Cộng PS 67.793.202 67.793.202 Ngày 30 tháng 06 năm 2013 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Hà Sơn Hải Nguyêñ Linh Phƣơṇ g
  67. Công Ty TNHH MTV Xi Măng Hạ long MST : 0309453823 SỐ NHÂṬ KÝ CHUNG Tháng 06 năm 2013 ĐVT: đồng Chứng từ Đã Số Số phát sinh Ngày DIỄN GIẢI ghi hiệu ghi sổ Số Ngày Nợ Có SC TK T06- Xuất clinker 01/06 x 6211 66.408.330.000 07/NVL phục vụ SX 1521 66.408.330.000 T06- Xuất thạch cao 01/06 x 6212 2.858.994.000 08/NVL phục vụ SX 1521 2.858.994.000 T06- Xuất Puzoland phục 01/06 x 6213 2.344.494.000 09/NVL vụ SX 1521 2.344.494.000 T06- Xuất đá vôi phục vụ 01/06 x 6214 2.248.794.000 30/06 10/NVL SX 1521 2.248.794.000 T06- Xuất vỏ bao phục 01/06 x 6215 980.000.000 11/NVL vụ SX 1522 980.000.000 T06- Xuất bi đạn phục vụ 01/06 x 6216 67.793.202 12/NVL SX 1522 67.793.202 Kết chuyển chi phí 154 74.908.405.202 để tính giá thành SP 621 74.908.405.202 Ngày 30 tháng 06 năm 2013 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Hà Sơn Hải Nguyêñ Linh Phƣơṇ g
  68. Công Ty TNHH MTV Xi Măng Hạ long MST : 0309453823 SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tháng 6/2013 Tên TK: “Chi phí NVL trực tiếp” Số hiệu: 621 ĐVT: đồng SH Ngày Chứng từ N KC Số tiền TK ghi Diễn giải Trang STT Đối sổ Số Ngày Nợ Có sổ dòng ứng A B C D E G H 1 2 T06- Xuất Clinker 30/06 01/06 152 66.408.330.000 07/NVL phục vụ SX T06- Xuất thạch cao 30/06 01/06 152 2.858.994.000 08/NVL phục vụ SX T06- Xuất Puzoland 30/06 01/06 152 2.344.494.000 09/NVL phục vụ SX T06- Xuất đá vôi phục 30/06 01/06 152 2.248.794.000 10/NVL vụ SX T06- Xuất vỏ bao 30/06 01/06 152 980.000.000 11/NVL phục vụ SX T06- Xuất bi đạn phục 30/06 01/06 152 67.793.202 12/NVL vụ SX Kết chuyển chi 30/06 phí để tính giá 154 74.908.405.202 thành SP 74.908.405.202 74.908.405.202 Côṇ g PS Ngày 30 tháng 06 năm 2013 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Hà Sơn Hải Nguyêñ Linh Phƣơṇ g
  69. PHỤ LỤC B Chứ ng từ và sổ sách kế toán liên quan đến Chi phí nhân công trƣc̣ tiếp: Chứ ng từ :  Bảng thanh thanh toán tiền lương PXSX.  Bảng phân bổ tiền lương PXSX. Sổ sách:  Sổ chi tiết TK “622”  Sổ nhâṭ ký chung.  Sổ cái tài khoản “622”.
  70. BẢNG THANH TOÁN LƢƠNG PXSX 6/2013 Lƣơng sản phẩm Các khoản trích theo lƣơng Các khoản khấu trừ khác Tổng TT Họ tên HS Đoan Thuế Cộng ̀ Thƣc̣ linh Tiền BHXH BHYT BHTN Tổng Điêṇ phí Đang TNCN Tổng ̃ Công ̉ lƣơng 7% 1,5% 1% Cộng nƣớ c công phí tạm côṇ g đoàn nôp̣ Phân A xƣởng cơ khí I Tổ nghiền Nguyễn 1 2,96 24 7.679.842 7.679.842 537.589 115.198 76.799 729.586 100.000 46.000 - - 146.000 6.804.256 Quốc Tú Bộ phận C đóng bao Phạm 3 3.58 24 9.500.000 9.500.000 665.000 142.500 95.000 902.500 100.000 100.000 49.875 249.875 8.347.625 Quốc Đaị TP.HCM ngà y 30 tháng 6 năm 2013 Người lâp̣ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Phạm Thị Hoa Nguyêñ Linh Phƣơṇ g Đào Điǹ h Kiểm
  71. Công ty TNHH MTV Xi Măng Hạ Long KCN Hiệp Phước – Nhà Bè – TP Hồ Chí Minh BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƢƠNG PXSX Tháng 06 năm 2013 TT Đối tƣợng phân bổ TK ghi có TK ghi nợ 622(NCTT) 627(NVQLPX) 1 Tiền lương CBCNV 3341 622 571.066.163 56.137.992 2 BHXH 17% 338301 622 35.099.579 1.907.808 3 BHYT 3% 338401 622 6.194.043 336.672 4 BHTN 1% 338904 622 2.064.681 112.224 5 KPCĐ 2% 3382 622 11.421.322 1.122.760 Tổng cộng 625.845.788 59.617.456 Ngày 30 tháng 06 năm 2013 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Hà Sơn Hải Nguyêñ Linh Phƣơṇ g
  72. Công Ty TNHH MTV Xi Măng Hạ long MST:0309453823 SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP Tháng 06/2013 TK 622: Chi phí nhân công TT Đ VT: đồng Ngày Ngày Số phát sinh Số CT Diễn giải Đối ứng Số dƣ CT GS Nợ Có Số dư đầu kỳ TTL13/ 30/06 30/06 HT phân bổ tiền lương 3341 571.066.163 571.066.163 T06 vào giá thành SX T06/2013 PBL13/ 30/06 30/06 HT phân bổ tiền bảo 338301 35.099.579 606.165.742 T06 hiểm các loại vào giá 338401 6.194.043 612.359.785 thành SX T06/2013 338904 2.064.681 614.424.466 3382 11.421.322 625.845.788 30/06 HT kết chuyển chi phí 154 625.845.788 nhân công trực tiếp xác định CPSXKD dở dang Tổng cộng 625.845.788 625.845.788 Ngày 30 tháng 06 năm 2013 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Hà Sơn Hải Nguyêñ Linh Phƣơṇ g
  73. Công ty TNHH MTV xi măng hạ long MST: 0309453823 NHẬT KÝ CHUNG Tháng 06/2013 Đ VT: đồng Chứng từ Đã Số phát sinh Ngày Số hiệu DIỄN GIẢI ghi ghi sổ Số Ngày TK Nợ Có SC TTL Hạch toán phân bổ chi 13/T 30/06 x 622 571.066.163 phí tiền lương NCTT 06 334 571.066.163 PBL 30/06 Các khoản trích theo 13/T 30/06 x 622 54.779.625 lương 06 338 54.779.625 Kết chuyển chi phí NCTT để tính giá x 154 625.845.788 thành SP 622 625.845.788 Ngày 30 tháng 6 năm 2013 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Hà Sơn Hải Nguyêñ Linh Phƣơṇ g
  74. Công Ty TNHH MTV Xi Măng Hạ long MST : 0309453823 SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tháng 06/2013 Tên TK: “Chi phí NC trực tiếp” Số hiệu: 622 Đ VT: đồng Ngày Chứng từ NK chung SH TK Số tiền ghi Diễn giải Đối Trang STT sổ Số Ngày ứng Nợ Có sổ dòng A B C D E F G 1 2 Hạch toán phân TTL13 30/06 30/06 bổ chi phí tiền 3341 571.066.163 /T05 lương. PBL13 Hạch toán phân 30/06 30/06 3382 11.421.322 /T05 bổ chi phí KPCĐ Hạch toán phân PBL13 30/06 30/06 bổ chi phí lương, 338301 35.099.579 /T05 BHXH Hạch toán phân PBL13 30/06 30/06 bổ chi phí lương 338401 6.194.043 /T05 BHYT Hạch toán phân PBL13 30/06 30/06 bổ chi phí 338904 2.064.681 /T05 BHTN. Kết chuyển chi 30/06 phí để tính giá 154 625.845.788 thành SP Cộng PS 625.845.788 625.845.788 Ngày 30 tháng 6 năm 2013 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Hà Sơn Hải Nguyêñ Linh Phƣơṇ g
  75. PHỤ LỤC C Chứ ng từ và sổ sách kế toán liên quan đến Chi phí sản xuấ t chung Chứ ng từ :  Phiếu xuất kho tấm lót Clinker  Phiếu xuất kho dầu DO  Phiếu chi  Bảng phân bổ khấu hao  Bảng phân bổ tiền điện  Bảng phân bổ tiền nước Sổ sách:  Sổ chi tiết TK “627”  Sổ nhâṭ ký chung.  Sổ cái tài khoản “627”.
  76. Công ty TNHH MTV Xi măng Ha ̣Long Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Địa chỉ : Nhà Bè - TPHCM Độc lập - tự do - Hạnh phúc BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Tháng 06 năm 2013 TT Tài sản TK ghi nợ Số tiền 1 Trích hao mòn TSCĐ nhà cửa, nhà cửa PX 6274 1.670.664.732 2 Hao mòn MMTB phân xưởng 6274 2.210.249.471 3 Hao mòn phương tiện vận tải, truyền dẫn PX 6274 102.350.959 4 Hao mòn phương tiện vận tải, truyền dẫn VP 6274 28.087.737 5 Hao mòn thiết bị, dụng cụ quản lý PX 6274 71.165.563 Tổng cộng 4.082.518.462 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Hà Sơn Hải Nguyêñ Linh Phƣơṇ g
  77. Công ty TNHH MTV Xi măng Ha ̣Long Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Địa chỉ : Nhà Bè - TPHCM Độc lập - tự do - Hạnh phúc BẢNG PHÂN BỔ TIỀN ĐIỆN SẢN XUẤT Tháng 06 năm 2013 TT Ghi có TK TK331- Phải trả công ty điện lực TPHCM Ghi nợ TK Số KVV Đơn giá Số tiền TK6277- Chi phí sản xuất chung 1 Phân xưởng cơ điện 8.694 2.053 17.848.782 2 Phân xưởng cơ khí 12.869 2.053 26.420.057 3 Bộ phận đóng bao 13.759 2.053 28.247.227 Tổng cộng 35.322 2.053 72.516.066 Ngày 30 tháng 06 năm 2013 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Hà Sơn Hải Nguyêñ Linh Phƣơṇ g
  78. Công ty TNHH MTV Xi măng Ha ̣Long Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Địa chỉ : Nhà Bè - TPHCM Độc lập - tự do - Hạnh phúc BẢNG PHÂN BỔ TIỀN NƢỚ C SẢN XUẤT Tháng 06 năm 2013 TT Ghi có TK TK331- Phải trả công ty nƣớ c TPHCM Ghi nợ TK Số khối Đơn giá Số tiền TK6277- Chi phí sản xuất chung 1 Phân xưởng cơ điện 51 9.600 489.600 2 Phân xưởng cơ khí 74 9.600 710.400 3 Bộ phận đóng bao 38 9.600 364.800 Tổng cộng 163 9.600 1.564.800 Ngày 30 tháng 06 năm 2013 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Hà Sơn Hải Nguyêñ Linh Phƣơṇ g
  79. Công Ty TNHH MTV Xi Măng Hạ long MST : 0309453823 SỔ CHI TIẾT Tháng 06 năm 2013 TK 627:Chi phí sản xuất chung ĐVT: Đồng Ngày Ngày Số phat sinh Số CT Diêñ giai Đối ứng ́ Số dƣ CT GS ̉ Nơ ̣ Có Số dư đầu kỳ PXKT06- 01/06 30/01 Xuất CCDC phục 1532 521.500.681 521.500.681 79/CCDC vụ SX PXKT06- 01/06 30/01 Xuất NL phục 1524 51.936.211 573.436.892 81/NVL vụ SX KH05/T06 30/01 30/01 Trích hao mòn TSCĐ 21412 1.670.664.732 2.244.101.624 nhà cửa, nhà cửa PX KH05/T06 30/01 30/01 Hao mòn MMTB phân 21413 2.210.249.471 4.454.351.095 xưởng KH05/T06 30/01 30/01 Hao mòn phương tiện 21414 102.350.959 4.556.702.054 vận tải, truyền dẫn PX KH05/T06 30/01 30/01 Hao mòn phương tiện 21414 28.087.737 4.584.789.791 vận tải, truyền dẫn VP KH05/T06 30/01 30/01 Hao mòn thiết bị, dụng 21415 71.165.563 4.655.955.354 cụ quản lý PX HT05/T06 30/01 30/01 Chi phí điêṇ sản xuất 331 72.516.066 4.728.471.420 HT06/T06 30/01 30/01 Chi phí nướ c sản xuất 331 1.564.800 4.730.036.220 TTL/T06 30/01 30/01 Tiền lương phải trả 3342 56.137.992 4.786.174.212 PBL/T06 30/01 30/01 Trích BHXH 338301 1.907.808 4.788.082.020 Trích BHYT 338401 336.672 4.788.418.692 Trích BHTN 338304 112.224 4.788.530.916 Trích KPC Đ 3382 1.122.760 4.789.653.676 PC15/06 30/01 30/01 Chi phí hoạt động khác 111 29.524.000 4.819.177.676 Kết chuyển chi phí để 154 4.819.177.676 tính giá thành SP Tổng côṇ g 4.819.177.676 4.819.177.676 Ngày 30 tháng 06 năm 2013 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Hà Sơn Hải Nguyêñ Linh Phƣơṇ g
  80. Công Ty TNHH MTV Xi Măng Hạ long MST : 0309453823 SỔ NHẬT KÝ CHUNG Tháng 06/2013 ĐVT: đồng Chứng từ Đã Số Số phát sinh Ngày DIỄN GIẢI ghi hiệuT ghi sổ Số Ngày Nợ Có SC K PXKT06- Xuất CCDC phục 01/06 627 521.500.681 79/CCDC vụ SX x 1524 521.500.681 PXKT06- Xuất NVL phục 01/06 627 51.936.211 81/NVL vụ SX x 1523 51.936.211 Khấu hao TSCĐ KH05/T06 30/06 627 4.082.518.462 thuộc PXSX x 214 4.082.518.462 Chi phí SX HT05/T06 30/06 627 72.516.066 thuê ngoài điêṇ x 331 72.516.066 Chi phí SX HT06/T06 30/06 627 1.564.800 30/06 thuê ngoài nướ c x 331 1.564.800 Tiền lương TTL/T06 30/06 x 627 phải trả 56.137.992 334 56.137.992 Các khoản PBL/T06 30/06 x 627 3.479.464 trích theo lương 338 3.479.464 Chi phí PC15/06 15/06 x 627 29.524.000 hoạt động khác 111 29.524.989 Kết chuyển chi phí để tính x 154 4.819.177.676 giá thành SP 627 4.819.177.676 Ngày 30 tháng 06 năm 2013 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Hà Sơn Hải Nguyêñ Linh Phƣơṇ g
  81. Công Ty TNHH MTV Xi Măng Hạ long MST : 0309453823 SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tháng 6/2013 ĐVT: Đồng Tên TK: “Chi phí sản xuất chung” Số hiệu: 627 ĐVT: đồng Ngà Chứng từ NK chung SH TK Số tiền y ghi Diễn giải Trang STT Đối Số Ngày Nợ Có sổ sổ dòng ứng A B C D E G H 1 2 PXKT06- Xuất CCDC 30/06 01/06 1524 521.500.681 79/CCDC phục vụ SX PXKT06- Xuất NVL 30/06 01/06 1523 51.936.211 81/NVL phục vụ SX Khấu hao KH 30/06 30/06 TSCĐ 214 4.082.518.462 05/T06 thuộc PXSX HT Chi phí SX 30/06 30/06 331 74.080.866 05/T06 thuê ngoài Tiền lương 30/06 TTL/T06 30/06 334 56.137.992 phải trả Các khoản trích 30/06 PBL/T06 30/06 338 3.479.464 theo lương PC Chi phí 30/06 15/06 15/06 111 29.524.000 hoạt động khác Kết chuyển 30/06 chi phí để tính 154 4.819.177.676 giá thành SP Cộng PS 4.819.177.676 4.819.177.676 Ngày 30 tháng 06 năm 2013 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Hà Sơn Hải Nguyêñ Linh Phƣơṇ g
  82. PHỤ LỤC D Sổ sách kế toán liên quan đến Tâp̣ hơp̣ chi phí sản xuấ t: Sổ chi tiết tài khoản “154” Sổ nhâṭ ký chung Sổ cái tài khoản “154”
  83. Công Ty TNHH MTV Xi Măng Hạ long MST : 0309453823 SỔ CHI TIẾT TÀ I KHOẢ N 154 Tháng 06 năm 2013 TK 154:Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ĐVT: Đồng Số Ngày Ngày Đối Số Tiền Số dƣ Diễn Giải CT CT GS ứng Nợ Có Kết chuyển 30/06 621 74.908.405.202 chi phí tính giá 74.908.405.202 thành Kết chuyển 30/06 chi phí tính giá 622 625.845.788 75.534.250.990 thành Kết chuyển 30/06 627 4.819.177.676 chi phí tính giá 80.353.428.666 thành T06/ Nhập kho thành 30/06 30/06 155 80.353.428.666 XM phẩm xi măng Cộng PS 80.353.428.666 80.353.428.666 Ngày 30 tháng 06 năm 2013 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Hà Sơn Hải Nguyêñ Linh Phƣơṇ g
  84. Công Ty TNHH MTV Xi Măng Hạ long MST : 0309453823 SỔ NHẬT KÝ CHUNG Tháng 6/2013 ĐVT: đồng Đã Số Ngày Chứng từ Số phát sinh DIỄN GIẢI ghi Hiệu ghi sổ Số Ngày SC TK Nợ Có Kết chuyển CP tính giá x 154 74.908.405.202 thành 621 74.908.405.202 Kết chuyển CP tính giá x 154 625.845.788 thành 622 625.845.788 30/06 Kết chuyển CP tính giá x 154 4.819.177.676 thành 627 4.819.177.676 155 30/06 Nhập kho thành phẩm xi T06/XM x /2013 măng 80.353.428.666 Kết chuyển CP tính giá 154 thành 80.353.428.666 Ngày 30 tháng 06 năm 2013 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Hà Sơn Hải Nguyêñ Linh Phƣơṇ g