Khóa luận Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Nhựa Việt Nam

pdf 99 trang thiennha21 21/04/2022 3520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Nhựa Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_doanh_thu_chi_phi_va_xac_dinh_ket_qua_kinh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Nhựa Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VIỆT NAM Ngành : KẾ TOÁN Chuyên ngành : KẾ TOÁN TÀI CHÍNH Giảng viên hướng dẫn : TS. PHAN MỸ HẠNH Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ HẠNH DUNG Mã số sinh viên : 1054030115 Lớp: 10DKTC05 TP. Hồ Chí Minh, 2014 i
  2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH. 3 1.1. Kế toán doanh thu, thu nhập khác: 3 1.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: 3 1.1.1.1 Khái niệm doanh thu: 3 1.1.1.2 Chứng từ sử dụng: 3 1.1.1.3 Tài khoản sử dụng: 4 1.1.1.5 Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: 5 1.1.2 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính: 6 1.1.2.1 Khái niệm doanh thu hoạt động tài chính: 6 1.1.2.2 Tài khoản sử dụng: 6 1.1.2.3 Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: 7 1.1.3 Kế toán thu nhập khác: 8 1.1.3.1 Khái niệm thu nhập khác: 8 1.1.3.2 Tài khoản sử dụng: 9 1.1.3.3 Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: 9 1.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu: 10 1.2.1 Hàng bán bị trả lại: 10 1.2.1.1 Khái niệm: 10 1.2.1.2 Tài khoản sử dụng: 10 1.2.1.3 Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: 11 1.2.2 Giảm giá hàng bán: 11 1.2.2.1 Khái niệm: 11 1.2.2.2 Tài khoản sử dụng: 12 1.2.2.3 Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: 12 1.3. Kế toán các khoản chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng: 13 1.3.1 Giá vốn hàng bán: 13 1.3.1.1Khái niệm: 13 1.3.1.2Phương pháp tính giá xuất kho: 13 1.3.1.3Tài khoản sử dụng: 13 v
  3. 1.3.1.4Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: 14 1.3.2 Chi phí bán hàng: 15 1.3.2.1 Khái niệm: 15 1.3.2.2 Tài khoản sử dụng: 15 1.3.2.3 Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: 16 1.3.3 Chi phí quản lý doanh nghiệp: 17 1.3.3.1 Khái niệm: 17 1.3.3.2 Tài khoản sử dụng: 17 1.3.3.3 Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: 18 1.3.4 Chi phí hoạt động tài chính: 19 1.3.4.1 Khái niệm: 19 1.3.4.2 Tài khoản sử dụng: 19 1.3.4.3 Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: 20 1.3.5 Chi phí khác: 21 1.3.5.1 Khái niệm: 21 1.3.5.2 Tài khoản sử dụng: 21 1.3.5.3 Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: 21 1.3.6 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: 22 1.3.6.1 Khái niệm: 22 1.3.6.2 Tài khoản sử dụng: 23 1.3.6.3 Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: 24 1.4. Xác định kết quả kinh doanh: 25 1.4.1 Khái niệm: 25 1.4.2 Tài khoản sử dụng: 25 1.4.3 Phương pháp hạch toán xác định kết quả kinh doanh: 26 CHƢƠNG 2: KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VIỆT NAM 28 2.1 Giới thiệu chung về công ty Cổ phần Nhựa Việt Nam: 28 2.1.1 Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần Nhựa Việt Nam: 28 2.1.1.1 Lịch sử hình thành: 28 2.1.1.2 Loại hình doanh nghiệp: 28 2.1.2 Cơ cấu tổ chức, quản lý tại công ty cổ phần Nhựa Việt Nam; 30 2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy tại công ty cổ phần Nhựa Việt Nam 30 vi
  4. 2.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ từng phòng ban: 30 2.1.3 Cơ cấu tổ chức kế toán tại công ty cổ phần Nhựa Việt Nam: 32 2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty cổ phần Nhựa Việt Nam: 32 2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng phần hành kế toán: 33 2.1.3.3 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty: 35 2.1.3.4 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty: 35 2.1.3.4.1 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty: 35 2.1.3.4.2 Chứng từ sổ sách kế toán áp dụng: 36 2.1.4 Tình hình công ty những năm gần đây: 36 2.1.4.1 Tình hình doanh thu, lợi nhuận công ty những năm gần đây: 36 2.1.4.2 Hoạt động công ty những năm gần đây: 37 2.1.5 Thuận lợi, khó khăn, phương hướng phát triển của công ty: 38 2.1.5.1 Thuận lợi: 38 2.1.5.2 Khó khăn: 38 2.1.5.3 Phương hướng phát triển của công ty: 39 2.2 Thực trạng tổ chức công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần Nhựa Việt Nam: 40 2.2.1 Đặc điểm kinh doanh, các phương thức tiêu thụ và thanh toán tại công ty cổ phần Nhựa Việt Nam: 40 2.2.1.1 Đặc điểm kinh doanh: 40 2.2.1.2 Phương thức tiêu thụ hàng hóa: 40 2.2.1.3 Phương thức thanh toán: 40 2.2.2 Kế toán doanh thu, thu nhập khác tại công ty: 41 2.2.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng: 41 2.2.2.1.1 Đặc điểm: 41 2.2.2.1.2 Chứng từ sử dụng: 41 2.2.2.1.3 Tài khoản sử dụng: 42 2.2.2.1.4 Sổ sách sử dụng: 42 2.2.2.1.5 Một số nghiệp vụ phát sinh thực tế tại công ty: 42 2.2.2.2 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính tại công ty: 46 2.2.2.2.1 Đặc điểm: 46 2.2.2.2.2 Chứng từ kế toán: 46 2.2.2.2.3 Tài khoản sử dụng: 46 vii
  5. 2.2.2.2.4 Sổ sách sử dụng: 46 2.2.2.2.5 Một số nghiệp vụ phát sinh thực tế tại công ty: 46 2.2.2.3 Kế toán thu nhập khác: 49 2.2.2.3.1 Đặc điểm: 49 2.2.2.3.2 Chứng từ kế toán: 49 2.2.2.3.3 Tài khoản sử dụng: 49 2.2.2.3.4 Sổ sách sử dụng: 49 2.2.2.3.5 Một số nghiệp vụ phát sinh thực tế tại công ty: 49 2.2.3 Các chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng: 51 2.2.3.1 Giá vốn hàng bán: 51 2.2.3.1.1 Đặc điểm: 51 2.2.3.1.2 Chứng từ kế toán: 51 2.2.3.1.3 Tài khoản sử dụng: 51 2.2.3.1.4 Sổ sách sử dụng: 51 2.2.3.1.5 Một số nghiệp vụ thực tế phát sinh tại công ty: 52 2.2.3.2 Chi phí bán hàng: 55 2.2.3.2.1 Đặc điểm: 55 2.2.3.2.2 Chứng từ kế toán: 55 2.2.3.2.3 Tài khoản sử dụng: 55 2.2.3.2.4 Sổ sách sử dụng: 55 2.2.3.2.5 Một số nghiệp vụ thực tế phát sinh tại công ty: 55 2.2.3.3 Chi phí quản lý doanh nghiệp: 59 2.2.3.3.1 Đặc điểm: 59 2.2.3.3.2 Chứng từ kế toán: 59 2.2.3.3.3 Tài khoản sử dụng: 59 2.2.3.3.4 Sổ sách sử dụng: 59 2.2.3.3.5 Một số nghiệp vụ thực tế phát sinh tại công ty: 60 2.2.3.4 Chi phí hoạt động tài chính: 63 2.2.3.4.1 Đặc điểm: 63 2.2.3.4.2 Chứng từ kế toán: 63 2.2.3.4.3 Tài khoản sử dụng: 63 2.2.3.4.4 Sổ sách sử dụng: 63 2.2.3.4.5 Một số nghiệp vụ thực tế phát sinh tại công ty: 63 viii
  6. 2.2.3.5 Chi phí khác: 65 2.2.3.5.1 Đặc điểm: 65 2.2.3.5.2 Chứng từ kế toán: 65 2.2.3.5.3 Tài khoản sử dụng: 65 2.2.3.5.4 Sổ sách sử dụng: 65 2.2.3.5.5 Một số nghiệp vụ thực tế phát sinh tại công ty: 65 2.2.4 Các khoản giảm trừ doanh thu thuần: 67 2.2.4.1 Đặc điểm: 67 2.2.4.2 Chứng từ kế toán: 67 2.2.4.3 Tài khoản sử dụng: 67 2.2.4.4 Sổ sách sử dụng: 67 2.2.4.5 Một số nghiệp vụ thực tế phát sinh tại công ty: 67 2.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh: 71 2.3.1 Xác đinh kết quả kinh doanh: 71 2.3.2 Chứng từ kế toán: 71 2.3.3 Tài khoản sử dụng: 71 2.3.4 Sổ sách sử dụng: 71 2.3.5 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: 71 CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VIỆT NAM. 74 3.1 Nhận xét: 74 3.1.1 Nhận xét tổng quát về tình hình hoạt động tại công ty: 74 3.1.2 Nhận xét về công tác kế toán tại công ty: 74 3.1.2.1 Ưu điểm: 74 3.1.2.2 Nhược điểm: 75 3.2 Kiến nghị: 75 3.2.1 Kiến nghị về công tác kế toán: 75 3.2.2 Kiến nghị khác: 76 KẾT LUẬN 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 ix
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HĐQT Hội đồng quản trị CP Cổ phần XN Xí nghiệp TM DV Thương mại dịch vụ TNHH Trách nhiệm hữu hạn KD Kinh doanh KT Kỹ thuật KTTC Kế toán tài chính NV Nghiệp vụ TK Tài khoản KTQT Kế toán quản trị TSCĐ Tài sản cố định GTGT Giá trị gia tang SV Sinh viên x
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Doanh thu và Lợi nhuận của công ty cổ phần Nhựa Việt Nam 36 Bảng 2.2: Phương hướng phát triển của công ty CP Nhựa Việt Nam 39 xi
  9. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Sơ Đồ 1.1: Kế Toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Trong Kỳ 27 Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy tại công ty cổ phần Nhựa Việt Nam 30 Sơ đồ 2.2: Bộ máy kế toán tại công ty cổ phần Nhựa Việt Nam 32 Sơ Đồ 2.3: Luân Chuyển Chứng Từ 35 Sơ đồ 2.4: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012. 44 Sơ đồ 2.5: Giá vốn hàng bán năm 2012. 53 Sơ đồ 2.6: Chi phí bán hàng năm 2012. 57 Sơ đồ 2.7: Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 61 Sơ đồ 2.8: Kết quả kinh doanh năm 2012. 73 xii
  10. LỜI MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Trong nền kinh tế mở cửa hiện nay, Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế gới. Để tồn tại và phát triển thì buộc các doanh nghiệp phải có đủ trình độ và sự nhạy bén để đưa ra những phương pháp, chiến lược kinh tế nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp là phải làm sao cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng hiệu quả, nguồn vốn kinh doanh luôn ổn định và phát triển. Để làm được những điều trên, một trong những chỉ tiêu ảnh hưởng đến quyết định của nhà quản lý trong hoạt động kinh doanh đó là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Xác định kết quả kinh doanh là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh đích thực tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việc phân tích chỉ tiêu này cho ta thấy được kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mình có hiệu quả hay không, lời lỗ như thế nào, từ đó sẽ có cái nhìn khách quan hơn về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Vì vậy, kế toán xác định kết quả kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của việc quản lý tại doanh nghiệp. Với mong muốn tìm hiểu về doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp như thế nào để có thể đánh giá đúng tình trạng của công ty.Tại công ty cổ phần nhựa Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế như về việc đối chiếu công nợ phải thu khách hàn chưa tiến hành định kỳ hàn thán, khoản mục chi phí chưa phân loại rõ ràng, hạch toán chứng từ ngân hàng còn chậm Vì vậy mà tôi đã chon để tài làm khóa luận tốt nghiệp cho mình là “ Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Nhựa Việt Nam” để tìm hiểu về thự trạng công tác kế toán tại công ty rồi từ đó đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán tại công ty. II. Mục tiêu nghiên cứu: - Việc nghiên cứu đề tài này có thể giúp chúng ta nắm rõ hơn về phương pháp hạch toán cũng như việc xác định tầm quan trọng của việc xác định kết quả kinh doanh. So sánh giữa lý thuyết và thực tế kế toán tại doanh nghiệp, từ đó rút ra ưu – khuyết điểm của kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty để đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty. - Học hỏi và tích lũy kinh nghiệm thực tế để rút ra bài học cho mình. III. Phạm vi nghiên cứu: - Giới hạn về không gian: Công ty cổ phần Nhựa Việt Nam. - Giới hạn về thời gian: Số liệu, chứng từ và nghiệp vụ phát sinh trong năm 2010, 2011, 2012. - Giới hạn về nội dung: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Nhựa Việt Nam. 1
  11. IV. Phƣơng pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập số liệu: phỏng vấn, quan sát nhân viên trong phòng kế toán tài chính, tìm hiểu thêm trên Internet. - Phương pháp đánh giá và so sánh giữa lý thuyết và thực tiễn. - Phương pháp nghiên cứu: thu thập, tổng hợp và phân tích các chứng từ, sổ kế toán liên quan đến kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh của công ty và từ đó đưa ra một số kiến nghị và giải pháp giúp công ty có thêm ý kiếm về phương hướng phát triển trong xu thế toàn cầu như hiện nay. V. Bố cục của đề tài: gồm 3 chƣơng: - Chương 1: Cơ sở lý luận kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh. - Chương 2: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần Nhựa Việt Nam. - Chương 3: Nhận xét và kiến nghị về công ty cổ phần Nhựa Việt Nam. . 2
  12. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH. 1.1. Kế toán doanh thu, thu nhập khác: 1.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: 1.1.1.1 Khái niệm doanh thu: Doanh thu là tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu và sẽ thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu. Điều kiện ghi nhận doanh thu: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn 5 điều kiện sau đây:  Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.  Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.  Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.  Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.  Xác định được chi phí có liên quan đến giao dịch bán hàng. 1.1.1.2 Chứng từ sử dụng:  Hóa đơn bán hàng: hóa đơn bán hàng thông thường phản ánh giá bán (đã có thuế GTGT), các khoản phụ thu, phí tính ngoài tiền bán hàng (nếu có), tổng giá thanh toán (đã có thuế GTGT).  Hóa đơn giá trị gia tăng: phản ánh giá bán (chưa có thuế GTGT), các khoản phụ thu, phí tính ngoài tiền bán hàng (nếu có), thuế GTGT, tổng giá thanh toán (đã có thuế GTGT).  Phiếu thu, phiếu chi để ghi nhận các khoản thu chi bằng tiền.  Giấy báo nợ, giấy báo có của Ngân hàng .  Các chứng từ khác có liên quan (nếu có). 3
  13. 1.1.1.3 Tài khoản sử dụng:  Tài khoản 511: “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”. Kết cấu tài khoản: Bên Nợ: Số thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của sản phẩm, háng hóa, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng và được xác định là đã bán trong kỳ kế toán. Thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp tính theo phương pháp trực tiếp. Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển vào cuối kỳ. Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển vào cuối kỳ. Trị giá hàng bán bị trả lại kết chuyển vào cuối kỳ. Kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911 “xác định kết quả kinh doanh”. Bên Có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp đã thực hiện trong kỳ kế toán. Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 511 có 05 tài khoản cấp 2: TK 5111: Doanh thu bán hàng hóa. TK 5112: Doanh thu bán các thành phẩm. TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ . TK 5114: Doanh thu trợ cấp , trợ giá. TK 5117: Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư.  Tài khoản 512: “Doanh thu bán hàng nội bộ”. Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ doanh nghiệp. Kết cấu tài khoản: Bên nợ: Trị giá hàng bán bị trả lại, khoản giảm giá hàng bán đã chấp thuận trên khối lượng sản phẩm, hàng hóa dịch vụ đã bán nội bộ kết chuyển cuối kỳ kế toán. Số thuế TTĐB phải nộp của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán nội bộ. 4
  14. Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội bộ. Kết chuyển doanh thu bán hàng nội bộ thuần vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Bên có: Tổng số doanh thu bán hàng nội bộ của đơn vị thực hiện trong kỳ kế toán. Tài khoản 512 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 512 gồm có 03 tài khoản cấp hai: TK 5121: Doanh thu bán hàng hóa. TK 5122: Doanh thu bán thành phẩm. TK 5123: Doanh thu cung cấp dịch vụ. 1.1.1.5 Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: Doanh thu của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã xác định là đã bán trong kỳ kế toán: Nợ TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán) Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (trường hợp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) Khi bán hàng hóa theo phương thức trả chậm, trả góp đối với sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT, ghi: Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá bán trả tiền ngay ) Có TK 3331 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (chênh lệch giữa tổng số tiền theo giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT). - Khi thu được tiền bán hàng, ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 131 – Phải thu của khách hàng. 5
  15. Định kỳ, ghi nhận doanh thu tiền bán hàng trả chậm, trả góp trong kỳ: Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện. Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính . 1.1.2 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính: 1.1.2.1 Khái niệm doanh thu hoạt động tài chính: Doanh thu hoạt động tài chính là doanh thu phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và gồm: Tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp. Doanh thu hoạt động tài chính gồm: - Tiền lãi: lãi cho vay, lãi tiền gửi ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hóa, dịch vụ, - Cổ tức, lợi nhuận được chia. - Thu nhập về hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn. - Thu nhập về thu hồi hoặc thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư vào công ty con, đầu tư vốn khác. - Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác. - Lãi tỷ giá hối đoái. - Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ. - Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn. - Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác. 1.1.2.2 Tài khoản sử dụng:  Tài khoản 515: “Doanh thu hoạt động tài chính”. Kết cấu tài khoản: Bên Nợ: Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có) Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh” Bên Có: Tiền lãi, cổ tức và lợi nhuận được chia. Lãi do nhượng bán các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết. 6
  16. Chiết khấu thanh toán được hưởng. Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ hoạt động kinh doanh. Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh khi bán ngoại tệ. Lãi tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động kinh doanh. Kết chuyển hoặc phân bổ lãi tỷ giá hối đoái của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động) đã hoàn thành đầu tư vào hoạt động doanh thu tài chính. Doanh thu hoạt động tài chính khác phát sinh trong kỳ. Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ. 1.1.2.3 Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: Khi nhận thông báo chia cổ tức, lãi kinh doanh hoặc nhận được tiền từ các khoản lãi được chia từ công ty con, công ty liên kết, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 138 Nợ TK 221 – Đầu tư vào công ty con (Nhận cổ tức bằng cổ phiếu). Nợ TK 222 – Vốn góp liên doanh (Lợi nhuận được chia bổ sung vốn góp liên doanh). Nợ TK 223 – Đầu tư vào công ty liên kết (Cổ tức, lợi nhuận được chia bố sung vốn đầu tư). Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính. Kế toán bán ngoại tệ (của hoạt động kinh doanh) nếu có lãi, ghi: Nợ TK 111, 112 (Tổng giá thanh toán – Tỷ giá thực tế bán) Có TK 111, 112 (Theo tỷ giá trên sổ kế toán) Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (Số chênh lệch tỷ giá thực tế bán lớn hơn tỷ giá trên sổ kế toán) Số tiền chiết khấu thanh toán doanh nghiệp được hưởng: Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính Khi bán các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, kế toán ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính vào Tài khoản 515 là số chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá vốn, ghi: 7
  17. Nợ TK 111, 112, Có TK 221 – Đầu tư vào công ty con (Giá vốn) Có TK 222 – Vốn góp liên doanh (Giá vốn). Có TK 223 – Đầu tư vào công ty liên kết (Giá vốn). Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (Chênh lệch giá bán lớn hơn giá vốn). Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ vào TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. Nợ TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính. Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh. 1.1.3 Kế toán thu nhập khác: 1.1.3.1 Khái niệm thu nhập khác: Thu nhập khác là những khoản thu mà doanh nghiệp không dự tính trước được hoặc có dự tính đến nhưng ít có khả năng thực hiện, hoặc là những khoản thu không mang tính thường xuyên.  Thu nhập khác bao gồm: Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định. Thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng. Thu các khoản nợ phải thu khó đòi đã xử lý khóa sổ. Các khoản thuế xuất nhập khẩu, thuế TTĐB được ngân sách Nhà Nước hoàn lại. Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ. Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có). Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp. Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay quên ghi sổ kế toán, năm nay mới phát hiện ra. Các khoản thu nhập khác. 8
  18. 1.1.3.2 Tài khoản sử dụng:  Tài khoản 711: “Thu nhập khác”. Kết cấu tài khoản: Bên Nợ: Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phương pháp trực tiếp đối với các khoản thu nhập khác ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển các khoản thu nhập khác sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Bên Có: Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ. Tài khoản 711 – “Thu nhập khác” không có số dư cuối kỳ. 1.1.3.3 Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: Thu nhập về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, ghi: Nợ TK 111, 112, 131 – Số tiền thu được. Có TK 711 – Giá nhượng bán, thanh lý tài sản cố định. Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có). Khi đầu tư vào công ty liên kết dưới hình thức góp vốn bằng vật tư, hàng hóa, căn cứ vào giá đánh giá lại vật tư, hàng hóa, được thỏa thuận giữa nhà đầu tư và công ty liên kết, trường hợp giá đánh giá lại của vật tư, hàng hóa lớn hơn giá trị ghi sổ của vật tư, hàng hóa, ghi: Nợ TK 223 – Đầu tư vào công ty liên kết (Giá đánh giá lại) Có TK 152, 153, 155, 156 (Giá trị ghi sổ) Có TK 711 – Thu nhập khác (Chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ của vật tư hàng hóa) Khi đầu tư vào công ty liên kết dưới hình thức góp vốn bằng TSCĐ, căn cứ vào giá đánh giá lại TSCĐ được thỏa thuận giữa nhà đầu tư và công ty liên kết, trường hợp giá đánh giá lại của TSCĐ lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ, ghi: Nợ TK 223 – Đầu tư vào công ty liên kết (Giá đánh giá lại) Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn lũy kế) Có TK 211, 213 (Nguyên giá) Có TK 711 – Thu nhập khác (Chênh lệch giữa giá đánh giá lại Của TSCĐ lớn hơn giá trị giá trị còn lại của TSCĐ) 9
  19. Khi thu phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng kinh tế, ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 711 – Thu nhập khác. Cuối kỳ, kết chuyển thu nhập khác phát sinh trong kỳ vào TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. Nợ TK 711 – Thu nhập khác Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh. 1.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu: 1.2.1 Hàng bán bị trả lại: 1.2.1.1 Khái niệm: Hàng bán bị trả lại là do số sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đã xác định tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế như hàng hóa kém chất lượng, sai quy cách, chủng loại Doanh thu hàng bị trả lại = Số lượng hàng bán bị trả lại * Đơn giá ghi trên hợp đồng. Hàng bán bị trả lại phải có văn bản đề nghị người mua ghi rõ lý do trả lại hàng, giá trị, số lượng hàng bán bị trả lại đính kèm hóa đơn (nếu trả lại toàn bộ), một bảng sau hóa đơn (nếu trả lại một phần hàng) và kèm chứng từ nhập lại kho của doanh nghiệp số hàng nói trên. 1.2.1.2 Tài khoản sử dụng:  Tài khoản 531: “Hàng bán bị trả lại”. Kết cấu tài khoản: Bên Nợ: Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào khoản phải thu khách hàng về số sản phẩm, hàng hóa đã bán. Bên Có: Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ doanh thu của hàng bán bị trả lại sang Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo. Tài khoản 531 – Hàng bán bị trả lại không có số dư cuối kỳ. 10
  20. 1.2.1.3 Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: Khi doanh nghiệp nhận lại sản phẩm, hàng hóa bị trả lại, kế toán phản ánh vào giá vốn của hàng bán bị trả lại: Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Nợ TK 155 – Thành phẩm Nợ TK 156 – Hàng hóa Có TK 632 – Giá vốn hàng bán. Thanh toán với người mua hàng về số tiền của hàng bán bị trả lại: Trường hợp sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, và doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi: Nợ TK 531 – Hàng bán bị trả lại (Theo giá bán chưa có thuế GTGT) Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại) Có TK 111, 112, 131, Trường hợp sản phẩm, hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp số tiền thanh toán với người mua về hàng bán bị trả lại, ghi: Nợ TK 531 – Hàng bán bị trả lại Có TK 111, 112, 131, Các chi phí liên quan đến hàng bán bị trả lại (nếu có), ghi: Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng Có TK 111, 112, Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ doanh thu của hàng bán bị trả lại phát sinh trong kỳ sang tài khoản “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, ghi: Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 531 – Hàng bán bị trả lại 1.2.2 Giảm giá hàng bán: 1.2.2.1 Khái niệm: Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ được bên bán chấp nhận một cách đặc biệt trên giá đã thỏa thuận trên hóa đơn vì một số lý do như hàng bán bị kém phẩm chất, không đúng quy cách hoặc không đúng thời hạn đã ghi trên hợp đồng, 11
  21. 1.2.2.2 Tài khoản sử dụng:  Tài khoản 532: “Giảm giá hàng bán”. Kết cấu tài khoản: Bên Nợ: Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng do hàng kém chất lượng hoặc sai quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế. Bên Có: Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán sang Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo. Tài khoản 532 – Giảm giá hàng bán không có số dư cuối kỳ 1.2.2.3 Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu:  Trường hợp sản phẩm, hàng hóa đã bán phải giảm giá cho người mua thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, và doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì khoản giảm giá đã chấp thuận cho người mua, ghi: Nợ TK 532 – Giảm giá hàng bán (Theo giá bán chưa có thuế GTGT) Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (Số thuế GTGT của hàng bán phải giảm giá) Có TK 111, 112, 131,  Trường hợp sản phẩm, hàng hóa đã bán phải giảm giá cho người mua không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp thì khoản giảm giá hàng bán cho người mua, ghi: Nợ TK 532 – Giảm giá hàng bán Có TK 111, 112, 131, Cuối kỳ kế toán, kết chuyển tổng số giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ sang tài khoản “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, ghi: Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 532 – Giảm giá hàng bán 12
  22. 1.3. Kế toán các khoản chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng: 1.3.1 Giá vốn hàng bán: 1.3.1.1Khái niệm: Giá vốn hàng bánlà giá thực tế xuất kho của sản phẩm (gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa đã bán ra trong kỳ đối với doanh nghiệp thương mại), hoặc là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành và đã xác định là tiêu thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. 1.3.1.2Phƣơng pháp tính giá xuất kho: Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO): Theo phương pháp này thì giá trị của hàng hóa xuất kho được tính theo giá trị của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ. Giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá trị của hàng nhập kho ở thời điếm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ.  Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO):Theo phương pháp này, giá trị của hàng xuất kho được tính căn cứ theo giá trị của lô hàng nhập kho ở thời điếm cuối kỳ. Giá trị của hàng tồn kho được tính căn cứ theo giá trị của lô hàng nhập ở thời điểm đầu kỳ.  Phương pháp bình quân gia quyền: Theo phương pháp này, xác định đơn giá bình quân của từng loại hàng hóa theo công thức: GiáGiá th thựựcc t ếtế hàng hàng + Giá thực tế hàng hóahóa tồ tnồ nđ ầđuầ uk ỳk ỳ nhập kho trong kỳ Đơn giá bình quân = Đơn giá bình quân = Số lượng hàng hóa + Số lượng hàng hóa tồn đầu kỳ nhập trong kỳ Phương pháp thực tế đích danh: Theo phương pháp này, hàng hóa khi xuất kho thuộc lô hàng nào thì căn cứ theo đúng giá nhập của lô hàng đó để tính giá xuất kho cho từng mặt hàng. 1.3.1.3Tài khoản sử dụng:  Tài khoản 632: “Giá vốn hàng bán”. Kết cấu tài khoản: Bên Nợ: Phản ánh giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ. 13
  23. Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí phân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung phân bổ không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán. Phản ánh khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra. Số khấu hao bất động sản đầu tư trích trong kỳ. Chi phí sửa chữa, nâng cấp, cải tạo bất động sản đầu tư không đủ điều kiện tính vào nguyên giá bất động sản đầu tư. Chi phí của nghiệp vụ bán, thanh lý Bất động sản đầu tư phát sinh trong kỳ. Phản ánh khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn khoản đã lập dự phòng năm trước. Bên Có: Phản ánh hoàn lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính. Phản ánh giá trị của thành phẩm, hàng hóa bán ra bị khách hàng trả lại. Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ và kết chuyển toàn bộ chi phí kinh doanh bất động sản đầu tư phát sinh trong kỳ sang tài khoản 911 để xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ. Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán không có số dư cuối kỳ. 1.3.1.4Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: Khi xuất các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đi tiêu thụ, ghi : Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán. Có TK 154, 155, 156, 157 Khi hàng hóa bán ra không đúng quy cách theo hợp đồng kinh tế nên khách hàng trả lại nhập kho, ghi: Nợ TK 154, 155, 156 Có TK 632 – Giá vốn hàng bán. Khi số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước, thì số chênh lệch lớn hơn được lập thêm ghi: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán. Có TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 14
  24. Khi số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng đã lập năm trước, thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập, ghi: Nợ TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Có TK 632 – Giá vốn hàng bán. Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn hàng bán của các sản phẩm vào bên nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh. Có TK 632 – Giá vốn hàng bán 1.3.2 Chi phí bán hàng: 1.3.2.1 Khái niệm: Chi phí bán hànglà toàn bộ các chi phí có liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp, bao gồm: Chi phí nhân viên Chi phí vật liệu bao bì Chi phí dụng cụ, đồ dùng Chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí bảo hành Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền khác. 1.3.2.2 Tài khoản sử dụng:  Tài khoản 641: “Chi phí bán hàng”. Kết cấu tài khoản: Bên Nợ: Tập hợp các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Bên Có: Kết chuyển chi phí bán hàng vào TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” để tính kết quả kinh doanh trong kỳ. Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng có 07 tài khoản cấp 2: TK 6411: Chi phí nhân viên. 15
  25. TK 6412: Chi phí vật liệu, bao bì. TK 6413: Chi phí dụng cụ, đồ dùng. TK 6414: Chi phí khấu hao TSCĐ. TK 6415: Chi phí bảo hành. TK 6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài. TK 6418: Chi phí bằng tiền khác. Tùy theo đặc diểm kinh doanh của từng doanh nghiệp, có thể chia nhỏ thêm một số nội dung của chi phí bán hàng để quản lý một cách cụ thể và hiệu quả hơn. 1.3.2.3 Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: Tính tiền lương, phụ cấp, tiền ăn giữa ca phải trả công nhân viên ở bộ phận bán hàng, ghi: Nợ TK 6411 – Chi phí nhân viên. Có TK 334 – Phải trả công nhân viên. Đồng thời trích các khoản trên tiền lương theo quy định: Nợ K 6411 – Chi phí nhân viên. Có TK 3382 – Kinh phí công đoàn. Có TK 3383 – Bảo hiểm xã hội. Có TK 3384 – Bảo hiểm y tế. Có TK 3389 – Bảo hiểm thất nghiệp. Kế toán trích khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng: Nợ TK 6414 – Chi phí khấu hao TSCĐ Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ. Chi phí vật liệu, dụng cụ phục vụ cho qua trình bán hàng, ghi: Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng Có TK 152, 153, 142, 242. Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí bán hàng, ghi: Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng Có TK 335 – Chi phí phải trả Khi chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tế phát sinh, ghi: Nợ TK 335 – Chi phí phải trả Có TK 331, 241, 111, 112, 16
  26. Cuối kỳ, kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ vào TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh. Có TK 641 – Chi phí bán hàng 1.3.3 Chi phí quản lý doanh nghiệp: 1.3.3.1 Khái niệm: Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí có liên quan đến toàn bộ hoạt động quản lý điều hành chung của toàn bộ doanh nghiệp, bao gồm: Chi phí nhân viên quản lý. Chi phí vật liệu quản lý. Chi phí đồ dùng văn phòng. Chi phí khấu hao TSCĐ. Thuế, phí và lệ phí. Chi phí dự phòng. Chi phí dịch vụ mua ngoài. Chi phí bằng tiền khác 1.3.3.2 Tài khoản sử dụng:  Tài khoản 642: “Chi phí quản lý doanh nghiệp”. Kết cấu tài khoản: Bên Nợ: Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ Số dự phòng phải thu khó đòi Dự phòng trợ cấp mất việc làm. Bên Có: Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi. Dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết). Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” để tính kết quả kinh doanh trong kỳ. Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp có 08 tài khoản cấp 2: 17
  27. TK 6421: Chi phí nhân viên quản lý. TK 6422: Chi phí vật liệu quản lý. TK 6423: Chi phí đồ dùng văn phòng. TK 6424: Chi phí khấu hao TSCĐ. TK 6425: Thuế, phí và lệ phí. TK 6426: Chi phí dự phòng. TK 6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài. TK 6428: Chi phí bằng tiền khác. Tùy theo đặc diểm kinh doanh của từng doanh nghiệp, có thể chia nhỏ thêm một số nội dung của chi phí quản lý doanh nghiệp để quản lý một cách cụ thể và hiệu quả hơn 1.3.3.3 Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: Tính tiền lương, phụ cấp, tiền ăn giữa ca phải trả công nhân viên ở bộ phận quản lý doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 6421 – Chi phí nhân viên. Có TK 334 – Phải trả công nhân viên. Đồng thời trích các khoản trên tiền lương theo quy định: Nợ K 6421 – Chi phí nhân viên. Có TK 3382 – Kinh phí công đoàn. Có TK 3383 – Bảo hiểm xã hội. Có TK 3384 – Bảo hiểm y tế. Có TK 3389 – Bảo hiểm thất nghiệp. Kế toán trích khấu hao TSCĐ ở bộ phận quản lý doanh nghiệp: Nợ TK 6424 – Chi phí khấu hao TSCĐ Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ. Giá trị vật liệu xuất dùng, hoặc mua vào sử dụng ngay cho quản lý doanh nghiệp: Nợ TK 6422 – Chi phí quản lý doanh nghiệp. Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu. Có TK 111, 112, 142, 242, 18
  28. Kế toán các khoản thuế, phí và lệ phí, thuế nhà đất, thuế môn bài, các khoản phí và lệ phí phải nộp: Nợ TK 6425 – Thuế, phí và lệ phí. Có TK 3337 – Thuế nhà, đất (tiền thuê đất) phải nộp Có TK 3338 – Thuế môn bài phải nộp. Có TK 3339 – Phí và lệ phí phải nộp. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ: Nợ TK 6426 – Chi phí quản lý doanh nghiệp. Có TK 139 – Dự phòng phải thu khó đòi. Cuối kỳ, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ vào TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ: Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh. Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp. 1.3.4 Chi phí hoạt động tài chính: 1.3.4.1 Khái niệm: Chi phí hoạt động tài chínhlà những chi phí hoạt động tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp như chi phí lãi tiền vay và những chi phí liên quan đến hoạt động cho các bên khác sử dụng tài sản sinh ra lợi tức, những chi phí này phát sinh dưới dạng tiền và các khoản tương đương tiền.  Chi phí hoạt động tài chính gồm: Các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính. Chi phí cho vay và đi vay vốn. Chi phí góp vố liên doanh, liên kết, lỗ chyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán. Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán Khoản phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái. 1.3.4.2 Tài khoản sử dụng:  Tài khoản 635: “Chi phí tài chính”. Kết cấu tài khoản: Bên Nợ: Chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm, lãi thuê tài sản thuê tài chính. Lỗ bán ngoại tệ. 19
  29. Chiết khấu thanh toán cho người mua. Các khoản lỗ cho thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư. Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán. Các khoản chi phí của hoạt động đầu tư tài chính khác. Bên Có: Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết). Kết chuyển chi phí tài chính vào TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” để tính kết quả kinh doanh trong kỳ. Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ. 1.3.4.3 Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: Khi phát sinh chi phí liên quan đến hoạt động bán chứng khoán, ghi: Nợ TK 635 – Chi phí tài chính Có TK 111, 112, 141 Khi bán góp vốn liên doanh, bán vốn đầu tư vào công ty con, công ty liên kết mà giá bán nhỏ hơn giá trị vốn góp (lỗ), ghi: Nợ TK 111, 112 (giá bán) Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (số lỗ) Có TK 221 – Đầu tư vào công ty con Có TK 222 – Vốn góp liên doanh Có TK 223 – Đầu tư vào công ty liên kết. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn: Nợ TK 635 – Chi phí tài chính Có TK 129 – Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn Có TK 229 – Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn Trong trường hợp số dự phòng giảm giá đầu tư ngăn hạn, dài hạn phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn đã lập năm trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch phải được hoàn nhập, ghi giảm chi phí tài chính: Nợ TK 129 – Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn Nợ TK 229 – Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn Nợ TK 635 – Chi phí tài chính 20
  30. Khoản chiết khấu thanh toán cho người mua hàng hóa, dịch vụ được hưởng do thanh toán trước hạn phải thanh toán theo thỏa thuận khi mua, bán hàng, ghi: Nợ TK 635 – Chi phí tài chính Có TK 131, 111, 112 Cuối kỳ, kết chuyển chi phí hoạt động tài chính để xác định kết quả kinh doanh: Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh. Có TK 635 – Chi phí tài chính. 1.3.5 Chi phí khác: 1.3.5.1 Khái niệm: Chi phí kháclà những khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp gây ra, cũng có thể là những khoản chi phí bị bỏ sót những năm trước.  Chi phí khác bao gồm: Chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý, nhượng bán tài sản cố định (nếu có). Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác. Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế. Bị phạt thuế, truy nộp thuế. Các khoản chi phí khác. 1.3.5.2 Tài khoản sử dụng:  Tài khoản 811: “Chi phí khác”. Kết cấu tài khoản: Bên Nợ: Các khoản chi phí khác phát sinh. Bên Có: Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ vào TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” để tính kết quả kinh doanh trong kỳ. Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ. 1.3.5.3 Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: Thu nhập về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, ghi: 21
  31. Nợ TK 111, 112, 131 – Số tiền thu được. Có TK 711 – Giá nhượng bán, thanh lý tài sản cố định. Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có). Các chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý, nhượng bán tái sản cố định, ghi: Nợ TK 811 – Chi phí khác Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 141, 331 Đồng thời ghi giảm nguyên giá TSCĐ thanh lý, nhượng bán, ghi: Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn) Nợ TK 811 – Chi phí khác (Giá trị còn lại) Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá) Có TK 213 – TSCĐ vô hình (Nguyên giá) Hạch toán các khoản tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt thuế, truy nộp thuế, ghi: Nợ TK 811 – Chi phí khác Có TK 111, 112 Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác. Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ chi phí khác phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” để xác định kết quả kinh doanh, ghi: Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh. Có TK 811 – Chi phí khác. 1.3.6 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: 1.3.6.1 Khái niệm: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp(hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp) là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại (hoặc thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại) khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ.  Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại, đây là một trong những căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. 22
  32. Chi phí thuế thu nhập hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là số thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từ: ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm, hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước. 1.3.6.2 Tài khoản sử dụng:  Tài khoản 821: “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp”. Kết cấu tài khoản: Bên Nợ: Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm. Thuế thu nhập doanh nghiệp của các năm trước phải nộp bổ sung do sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả (số chênh lệch giữa Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã được hoàn nhập trong năm) Ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8212 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” lớn hơn số phát sinh bên Nợ TK 8212 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” phát sinh trong kỳ vào bên Có TK 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”. Bên Có: Giảm trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành đã ghi nhận trong năm do số thực tế phải nộp nhỏ hơn phần đã nộp. Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại. 23
  33. Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại (số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm). Kết chuyển chi phí thuế thu nhập hiện hành vào bên nợ tài khoản 911 “xác định kết quả kinh doanh”. Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ TK 8212 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” lớn hơn số phát sinh bên Có TK 8212 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” phát sinh trong kỳ vào bên Nợ TK 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”. Tài khoản 821 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp có 02 tài khoản cấp II: TK 8211:Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. TK 8212: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. 1.3.6.3 Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: Hàng quý xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, kế toán ghi: Nợ Tk 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Có TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi nộp thuế vào ngân sách nhà nước, ghi: Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp. Có TK 111 – Nộp thuế thu nhập bằng tiền mặt Có TK 112 – Nộp thuế thu nhập băng chuyển khoản. Cuối năm tài chính, nếu số thuế thu nhập thực tế phải nộp lớn hơn số đã tạm nộp, kế toán phản ánh bổ sung thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp, ghi: Nợ TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Có TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp. Sau đó định khoản nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Nếu số tạm nộp lớn hơn số phải nộp, ghi: Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp. Có TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. 24
  34. Cuối năm tài chính, kế toán kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Nợ Tk 911 – Xác định kết quả kinh doanh. Có TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Hoặc : Nợ TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh. 1.4. Xác định kết quả kinh doanh: 1.4.1 Khái niệm: Kết quả kinh doanhlà kết quả cuối cùng về các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định và được xác định bằng các so sánh giữa một bên là tổng doanh thu và thu nhập với một bên là tổng chi phí của các hoạt động kinh tế đã được thực hiện. Nếu doanh thu và thu nhập từ các hoạt động lớn hơn chi phí thì doanh nghiệp có lãi. Ngược lại, nếu doanh thu và thu nhập nhỏ hơn chi phí thì doanh nghiệp bị lỗ. Lợi nhuậnlà một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Nó là nguồn tích lũy nhằm tái sản xuất mở rộng, cải thiện và nâng cao đời sống của người lao động. Lợi nhuận của doanh nghiệp thương mại bao gồm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác. 1.4.2 Tài khoản sử dụng:  Tài khoản 911: “Xác định kết quả kinh doanh”. Kết cấu tài khoản: Bên Nợ: Trị giá vốn của hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm đã tiêu thụ trong kỳ. Chi phí bán hàng. Chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí hoạt động tài chính. Chi phí khác, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Kết chuyển lãi. Bên Có: Doanh thu thuần của hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ. Doanh thu hoạt động tài chính. 25
  35. Thu nhập khác. Kết chuyển lỗ. Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ. 1.4.3 Phƣơng pháp hạch toán xác định kết quả kinh doanh: Kết chuyển doanh thu, thu nhập trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh, ghi: Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Nợ TK 512 – Doanh thu nội bộ. Nợ TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính. Nợ TK 711 – Thu nhập khác. Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh. Kết chuyển các loại chi phí trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh, ghi: Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh. Có TK 632 – Giá vốn hàng bán. Có TK 641 – Chi phí bán hàng. Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp. Có TK 635 – Chi phí tài chính. Có TK 811 – Chi phí khác. Có TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Kết chuyển hoạt động kinh doanh trong kỳ. Nếu lãi, ghi: Nợ Tk 911 – Xác định kết quả kinh doanh. Có TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối. Nếu lỗ, ghi: Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối. Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh. 26
  36. SƠ ĐỒ 1.1: KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG KỲ TK 911 TK 632, 635, 641, TK 511, 512, 642, 811 Xác định kết quả kinh doanh 515, 711 Kết chuyển chi phí. Kết chuyển doanh thu và thu nhập khác TK 8211, 8212 TK 8212 Kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại. Kết chuyển khoản giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại. TK 421 TK 421 Kết chuyển lãi hoạt động Kết chuyển lỗ hoạt động kinh doanh trong kỳ. kinh doanh trong kỳ 27
  37. CHƢƠNG 2: KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu chung về công ty Cổ phần Nhựa Việt Nam: 2.1.1 Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần Nhựa Việt Nam: 2.1.1.1 Lịch sử hình thành: - Năm 1960: Một số nhà máy nhựa quốc doanh đầu tiên của Việt Nam được xây dựng. Những nhà máy này sau này đều là thành viên của Tổng Công ty Nhựa Việt Nam. - Năm 1976:Công ty Tạp phẩm được thành lập với sản phẩm chủ yếu bao gồm sản phẩm nhựa, da giày, chất tẩy rửa, kim khí tiêu dùng, văn phòng phẩm -Năm 1987:Công ty Tạp phẩm đổi tên thành Liên hiệp các Xí nghiệp Nhựa và Tạp phẩm. Sản phẩm chính là sản phẩm nhựa, kim khí tiêu dùng, văn phòng phẩm . -Năm 1989:Liên hiệp các Xí nghiệp Nhựa và Tạp phẩm đổi tên thành Liên hiệp Sản xuất - Xuất nhập khẩu Nhựa, tên giao dịch viết tắt là VINAPLAST. -Năm 1990: Hiệp Hội Nhựa Việt Nam được thành lập. VINAPLAST giữ vai trị nòng cốt của Hiệp hội. -Năm 1995: Liên hiệp Sản xuất - Xuất nhập khẩu Nhựa được đổi tên thành Công ty Nhựa Việt Nam, tên giao dịch viết tắt là VINAPLAST. -Năm 1996: Tổng Công ty Nhựa Việt Nam được thành lập, tên giao dịch vẫn giữ nguyên là VINAPLAST. -Năm 2003: Hình thành Công ty Nhựa Việt Nam kế thừa nghĩa vụ và quyền lợi của Tổng Công Nhựa Việt Nam, tiếp tục giữ nguyên tên giao dịch viết tắt VINAPLAST. -Tháng 10/2008 Công ty Nhựa Việt Nam chuyển đổi thành Công ty Cổ Phần Nhựa Việt Nam. 2.1.1.2 Loại hình doanh nghiệp: Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VIỆT NAM. Tên giao dịch: VIETNAM PLASTIC CORPORATION. Tên viết tắt: VINAPLAST. Logo của công ty: 28
  38. Trụ sở chính của công ty: 300B Nguyễn Tất Thành, Phường 13, Quận 4, TP.HCM Tel: (84-8) 39453301 – 39453302 – 39453303 Fax: (84-8)39453298 Email: vinaplast@vinaplast.com.vn - Website: www.vinaplast.com.vn 2 Đơn vị trực thuộc: - Chi nhánh công ty cổ phần nhựa Việt Nam tại Hà Nội. Địa chỉ: 39A Ngô Quyền, Tầng 6, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. -Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng chất dẻo và đào tạo( CEPLAS). 6 Công ty con: - Công ty TNHH TM & DV Nhựa Việt Nam. - Công ty TNHH MTV TM & DV Nhựa Số Một. - Công ty TNHH MTV TM & DV Nhựa Trường An . - Công ty Cổ phần Nhựa Việt Phước (VIPLAST). - Công ty Cổ phần Nhựa Thăng Long (THALOPLAST). - Công ty Cổ phần Nhựa Bắc Giang. 3 Công ty liên doanh: - Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC Vina. - Công ty Cổ phần Nhựa Youl Chon Vina. - Công ty TNHH Liên doanh Việt Thái Plastchem . 3 Công ty liên kết: - Công ty Cổ phần Nhựa Vân Đồn (SIMIPLAST). - Công ty Cổ phần Nhựa Tân Phú (TAPLAST). - Công ty CP TMDV Nhựa, Mộc Nghệ An . 29
  39. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức, quản lý tại công ty cổ phần Nhựa Việt Nam; 2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy tại công ty cổ phần Nhựa Việt Nam Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy tại công ty cổ phần Nhựa Việt Nam Đại Hội Đồng Cổ Đông Ban kiểm soát Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Kiêm Tổng Giám Đốc Phó Tổng Giám Đốc KD Phó Tổng giám đốc KT Phòng Phòng Phòng Phòng Trung Chi nhánh Tổ Tài Kinh Kế tâm Công ty Chức Chính Doanh Hoạch nghiên CP Nhựa Hành Kế Đầu cứu chất Việt Nam Chính Toán Tư dẻo tại Hà Nội 2.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ từng phòng ban: Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám Đốc: Là người đứng đầu Công ty, có nhiệm vụ lãnh đạo công ty, chịu trách nhiệm với Cổ phần về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty mình. Phó tổng giám đốc: Gồm 2 người (Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh, Phó Tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật) có nhiệm vụ giúp Giám đốc theo lĩnh vực đã được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công việc của mình. Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho Ban quản trị và Giám đốc trong vấn đề chế độ chính sách, tổ chức nhân sự, lao động, tiền lương, hành chính, bảo vệ, điều động xe . . . . 30
  40. Phòng tài chính kế toán: Giúp giám đốc thực hiện chức năng về quản lý tài chính, kế toán, giá cả nhựa trong công ty theo quy định của pháp luật. Thu thập, xử lí thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung kinh tế, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Phân tích thông tin, số liệu kế toán,tham mưu, đề xuất các giải pháp để phục vụ yêu cầu quản trị và ra quyết định Giám đốc. Lưu trữ bảo quản cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định. Phòng kinh doanh: Giúp giám đốc trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh các loại vật tư nguyên vật liệu ngành nhựa theo quy định của pháp luật. Phòng kế hoạch đầu tƣ: Tham mưu cho Tổng Giám đốc về công tác kế hoạch, công tác thống kê, công tác quy hoạch và đầu tư. Giúp Giám đốc thực hiện chức năng quản lý công ty trong lĩnh vực xây dựng, quy hoạch, tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch và đầu tư phát triển trong toàn công ty theo quy định của pháp luật. Trung tâm nghiên cứu chất dẻo: - Nghiên cứu chiến lược, quy hoạch phát triển về kỹ thuật công nghệ của công ty. Tổ chức thực hiện các công trình nghiên cứu ứng dụng và triển khai các tiến bộ khoa học kỹ thuật. - Quy hoạch và định hướng sử dụng, sản xuất nguyên vật liệu, phụ liệu trong nước để phục vụ cho việc sản xuất của công ty và các đơn vị trong ngành. - Nghiên cứu đổi mới và ứng dụng thiết bị, công nghệ, nguyên liệu mới để mở rộng sản xuất các sản phẩm mới có chất lượng cao, giảm giá thành để tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu. - Xây dựng các quy trình, quy phạm tiêu chuẩn các định mức kinh tế kỹ thuật để áp dụng trong công ty. - Hướng dẫn, dịch vụ tư vấn chuyển giao, công nghệ và ứng dụng các đề tài nguyên liệu vào sản xuất trong công ty và ngoài công ty. Thiết kế, chế tạo thiết bị, khuôn mẫu chuyên ngành, kiểm định chất lượng nguyên vật liệu, hoá chất phụ gia, chất lượng sản phẩm ngành nhựa. 31
  41. - Tổ chức thu thập thông tin kinh tế, khoa học kỹ thuật và phổ biến thông tin chuyên ngành qua ấn phẩm, hội thảo, hội chợ triển lãm hoặc báo cáo khoa học chuyên đề về ngành nhựa Việt Nam và Thế giới. - Biên soạn giáo trình, giáo án, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật chuyên ngành, tổ chức và tham gia giảng dạy các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật, công nhân công nghệ cho công ty và ngành nhựa. Chi nhánh Công ty CP Nhựa Việt Nam tại Hà Nội: - Sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu tổng hợp, dịch vụ ngành nhựa và làm công tác quản lí. Theo uỷ quyền và phân cấp của công ty để đại diện báo cáo với Bộ và các cơ quan chức năng có thâm quyền. Nắm bắt các thông tin hoạt động chuyên ngành ở khu vực phía Bắc để báo cáo về công ty. - Được kí hợp đồng theo phân cấp hoặc công ty uỷ quyền ký hợp đồng kinh doanh mua bán vật tư và xuất nhập khẩu. - Tổ chức hoạt dộng dịch vụ về cho thuê văn phòng, thông tin quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, đại lý tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp trong, ngoài ngành và các hoạt dộng dịch vụ khác. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức kế toán tại công ty cổ phần Nhựa Việt Nam: 2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty cổ phần Nhựa Việt Nam: Sơ đồ 2.2: Bộ máy kế toán tại công ty cổ phần Nhựa Việt Nam Kế Toán Trưởng Kế Toán Kế Toán Kế Kế Kế Thủ Thanh Ngân Toán Toán Toán Quỹ Toán– Hàng– Phải Hàng Công Thuế Tiền Mặt Trả Người Hoá Nợ Bán Vật Tư 32
  42. 2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng phần hành kế toán: Kế toán trƣởng: - Là người đứng đầu bộ máy kế toán, thay mặt Giám đốc tiến hành tổ chức công tác kế toán của Công ty. - Tổ chức tình hình ghi chép, phản ánh trung thực, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đơn vị thuộc phạm vi, nghỉa vụ của mình. - Có quyền kiểm tra, giám sát công tác tài chính tại Công ty. - Chịu trách nhiệm lập báo cáo tổng hợp cho cấp trên. - Tham mưu và thực hiện công tác đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh. - Tổ chức lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán của Công ty. - Có quyền kiến nghị, đình chỉ việc thu, chi không đúng nguyên tắc tại Công ty. - Là thánh viên của hội đồng tiền lương, khen thưởng và được tham gia đầy đủ các hội nghị giao ban, đánh giá việc hoàn thành kế hoạch sản xuất và kết quả kinh doanh. - Trực tiếp giám sát việc hạch toán kế toán của các kế toán viên. - Hạch toán lương cho nhân viên, quản lý và trích khấu hao TSCĐ. - Theo dõi và báo cáo các khoản nợ phải thu và các khoản phải thu khác. - Theo dõi và phản ánh trực tiếp các số liệu phát sinh hàng ngày tại Công ty, lên hệ thống sổ sách kế toán, tập hợp chứng từ phát sinh hàng ngày. - Tập hợp số liệu từ sổ kế toán chi tiết, sau đó tiến hành tổng hợp kết chuyển vào sổ cái, lên báo biểu, báo cáo tổng hợp, lập báo cáo quyết toán. Kế toán Thanh toán- Tiền mặt: - Lập các phiếu thu, phiếu chi vào các sổ kế toán liên quan và xử lý các khoản thanh toán. Tổ chức hạch toán tiền mặt và tình hình thanh toán, khả năng thanh toán chi trả của Công ty. - Ghi sổ chi tiết các khoản thu, chi. Kế toán Ngân Hàng- Phải trả ngƣời bán: - Thực hiện việc mở sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng, ghi chép và phân loại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan. - Định kỳ, tiến hành đối chiếu số dư của ngân hàng và các kế toán viên khác nhằm giúp cho kế toán trưởng tham mưu cho Giám đốc tình hình tiền gửi và tiền vay ngân hàng của Công ty. - Lập báo cáo công nợ, đối chiếu sổ phụ của ngân hàng và sổ quỹ tiền gửi ngân hàng 33
  43. - Lập phiếu thanh toán cho các khoản nợ đến hạn Kế toán hàng hóa vật tƣ: - Ghi chép, phân loại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty có liên quan đến nhập – xuất – tồn vật tư. - Kiểm tra và giám sát tình hình định mức tiêu hao vật tư tại chi nhánh Công ty. - Kiểm tra và giám sát chặt chẽ tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về quá trình mua hàng, bán hàng. - Theo dõi chặt chẽ tình hình tồn kho hàng hoá, giảm giá hàng hoá Tổ chức kiểm kê hàng hoá đúng theo quy định, báo cáo kịp thời hàng tồn kho. Kế toán công nợ: - Ghi nhận các khoản phải thu khách hàng, phải thu nội bộ. - Thông báo các khoản nợ đã đến hạn trả, đối chiếu công nợ với khách hàng, nội bộ. - Lập báo cáo công nợ trình cho kế toán trưởng. - Định kỳ đối chiếu sổ chi tiết với sổ cái. Kế toán thuế: - Theo dõi tình hình mua bán hàng hoá của công ty để ghi nhận các khoản thuế. - Lập báo cáo thuế trình cho kế toán trưởng. - Nộp thuế cho cơ quan thuế Thủ Quỹ: - Quản lý tiền mặt tại quỹ của Công ty, chịu trách nhiệm việc thu, chi khi có quyết định của Giám đốc hoặc Kế toán trưởng đồng thời có nhiệm vụ phát lương cho các cán bộ công nhân viên tại Công ty. - Thực hiện việc kiểm kê quỹ vào cuối ngày để báo cáo số dư quỹ. - Ghi chép sổ quỹ và lập báo cáo tồn quỹ theo đúng chế độ quy định. 34
  44. 2.1.3.3 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty: Công ty cổ phần Nhựa Việt Nam áp dụng hình thức kế toán: Nhật Ký Chứng Từ. SƠ ĐỒ 2.3: LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ Chứng từ gốc và các bản phân bổ Sổ chi tiết Bảng kê Sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ Nhật ký chứng từ Bảng tổng Sổ cái hợp chi tiết Báo cáo kế toán Ghi chú: Ghi hàng ngày (định kỳ) Ghi vào cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 2.1.3.4 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty: 2.1.3.4.1 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty: - Niên độ kế toán: Từ 01/01 đến 31/12 - Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam - Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi ngoại tệ: Đánh giá lại ngoại tệ cuối kì theo tỷ giá Bình quân liên ngân hàng,chuyển đổi ngoại tệ theo phương pháp Thực tế đích danh. - Phương pháp kế toán tài sản cố định: Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: Theo nguyên giá; Khấu hao TSCĐ theophương pháp đường thẳng. - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kiểm kê hàng hóa theo phương pháp "kê khai thường xuyên", giá vốn hàng bán xác định theo phương pháp " Thực tế đích danh" - Tình hình trích lập và hồn nhập dự phòng: Khi giá thị trường thấp hơn giá trị hàng hóa nhập kho, đơn vị lập dự phòng với khoản tiền bằng khoảng chnh lệch giá trị thuần có 35
  45. thể thực hiện và nguyên giá. Khi giá trị có thể thực hiện được cao hơn giá trị thuần ước tính để lập dự phòng, đơn vị sẽ hoàn nhập dự phòng. 2.1.3.4.2 Chứng từ sổ sách kế toán áp dụng: Những sổ sách kế toán chủ yếu được sử dụng trong hình thức kế toán. - Bảng kê. - Bảng tổng hợp chi tiết - Bảng phân bổ chi phí - Sổ cái. - Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết. Căn cứ để ghi vào các sổ sách kế toán chủ yếu trong hình thức nhật ký chứng từ là các chứng từ gốc. Nhưng để đơn giản và hợp lý hoá công việc ghi chép kế toán hàng ngày, kế toán nhật ký chứng từ còn sử dụng hai chứng từ là: Bảng phân bổ và tờ kê chi tiết. Bảng phân bổ là chứng từ tổng hợp phân loại chứng từ gốc cùng loại theo các đối tượng sử dụng, được dùng cho các loại chi phí phát sinh nhiều lần và thường xuyên. Khi sử dụng bảng phân bổ thì chứng từ gốc trước hết được ghi vào bảng phân bổ, cuối tháng số liệu ở bảng phân bổ được ghi vào các bảng kê và nhật ký chứng từ có liên quan. Tờ kê chi tiết cũng là loại chứng từ tổng hợp chứng từ gốc, dùng để phân loại các chi phí bằng tiền và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh khác đã được phản ánh ở các nhật ký chứng từ hoặc các bảng kê để ghi vào các nhật ký chứng từ hoặc bảng kê khác có liên quan theo các chỉ tiêu hạch toán chi tiết qui định trên các nhật ký chứng từ. Khi sử dụng các tờ kê chi tiết thì số liệu từ chứng từ gốc trước hết được ghi vào tờ kê chi tiết, cuối tháng số liệu của các tờ kê chi tiết được ghi vào các nhật ký chứng từ và bảng kê liên quan. 2.1.4 Tình hình công ty những năm gần đây: 2.1.4.1 Tình hình doanh thu, lợi nhuận công ty những năm gần đây: Bảng 2.1. Doanh thu và Lợi nhuận của công ty cổ phần Nhựa Việt Nam Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Doanh thu 771,354,159,621 740,144,868,879 907,332,526,275 Lợi nhuận 12,416,582,922 2,329,372,608 9,803,066,248 36
  46. Nhìn chung doanh thu của công ty từ năm 2010 đến năm 2012 tăng. Cụ thể là doanh thu năm 2010 đạt 771,354,159,621 đồng, đến năm 2011 thì doanh thu giảm nhẹ đạt 740,144,868,879 đồng, giảm 4.2% so với năm 2010. Nhưng đến năm 2012 thì doanh thu của công ty tăng mạnh và đạt 907,332,526,275 đồng, tăng 22.6% so với năm 2011. Tuy doanh thu tăng mạnh nhưng lợi nhuận của công ty vẫn không cao mà còn giảm. Cụ thể là lợi nhuận năm 2010 của công ty là 12,416,582,922 đồng, đến năm 2011 thì lợi nhuận giảm mạnh còn 2,329,372,608 đồng. Đến năm 2012 lợi nhuận có tăng nhưng vẫn còn thấp hơn lợi nhuận năm 2010. 2.1.4.2 Hoạt động công ty những năm gần đây: Hoạt động nghiên cứu: Công ty Cổ phần Nhựa Việt Nam đang triển khai nghiên cứu sản phẩm mới phục vụ cho ngành điện, ngành xây dựng . hiện trong nước chưa sản xuất được. Một số các đề tài có tính thực tiễn cao đã được công bố như: - Nghiên cứu công nghệ sản xuất bao bì sử dụng trong thực phẩm, đồ uống và đóng gói - Nghiên cứu tính hài hòa giữa tiêu chuẩn cao su của Việt Nam với khối ASEAN trong lĩnh vực ô tô xe máy. - Nghiên cứu công nghệ sản xuất tiết kiệm nguyên liệu trong sản xuất sản phẩm nhựa. Trung tâm đang tiếp tục triển khai Dự án “Nghiên cứu ứng dụng nhựa sinh học để chế tạo các loại bao bì dễ phân hủy thay thế các bao bì làm từ nhựa hóa học khó phân hủy” và “Nghiên cứu thiết kế chuỗi cách điện chuỗi cách điện bằng Silicon-Composite thay thế cho chuỗi cách điện làm bằng gốm sứ và thủy tinh dùng cho đường dây trên không truyền tải điện của ngành điện”. Hoạt động Marketing Trong tình hình sức mua của thị trường yếu, cạnh tranh ngày càng gay gắt, Công ty rất chú trọng trong công tác Marketing nhằm đưa hình ảnh cũng như thương hiệu của công ty lên vị thế nhất định trên thị trường. Công ty cũng rất chú tâm trong việc xây dựng hình ảnh trong mắt khách hàng và đối tác, luôn đưa ra những thông điệp đảm bảo uy tín kinh doanh và chất lượng sản phẩm của công ty. Bên cạnh đó, hoàn thiện hình ảnh trực tuyến của công ty bằng cách đầu tư website của công ty kỹ lưỡng, luôn cập nhật đầy đủ kịp thời trên website giúp cho cổ đông cũng như đối tác có thể theo dõi được tình hình hoạt động, các dự định cũng như 37
  47. chiến lược kinh doanh của công ty. Công ty cũng đẩy mạnh công tác truyền thông quảng cáo nhằm tăng khả năng nhận diện thương hiệu cũng như đẩy mạnh công tác phát triển thị thường cho sản phẩm của công ty. Công ty còn có một số chiến lược Marketing online như: bám giữ duy trì quan hệ với các khách hàng tiềm năng, thường xuyên email cho các khách hàng tiềm năng để chúc sức khỏe và thông báo đến 1 số chính sách ưu đãi hay sản phẩm mới của công ty; tham gia các diễn đàn các website về hoạt động của ngành nhựa để đăng bài và xây dựng hình ảnh của công ty 2.1.5 Thuận lợi, khó khăn, phƣơng hƣớng phát triển của công ty: 2.1.5.1 Thuận lợi: Công ty CP Nhựa Việt Nam là một trong những công ty tiên phong của ngành Nhựa Việt Nam, có lịch sử phát triển khá lâu đời. Với tuổi đời dầy dặn vả cũng là cánh chim đầu đàn, Công ty CP Nhựa Việt Nam có những kinh nghiệm và hiểu biết nhất định về ngành nhựa cũng như thị trường Nhựa Việt Nam. Công ty cũng đã xây dựng cho mình hình ảnh cũng như vị thế nhất định với các doanh nghiệp trong ngành khó mà doanh nghiệp nào có thể thay thế. Hiện tại, công ty có một số đối thủ cạnh tranh về thị trường sản phẩm BOPP như Công ty Formosa là đối thủ chi phối và điều tiết thị trường Việt Nam với lợi thế nguồn nguyên liệu tự cung, máy móc hiện đại, chiếm 30% thị phần trong nước; Công ty Phước Kim Long cũng là đối thủ cạnh tranh lớn khi dần dần tạo được niềm tin với khách hàng nội địa 2.1.5.2 Khó khăn: Do nguồn nguyên vật liệu của công ty chủ yếu là từ nhập khẩu, nên sự ổn định của giá các loại hạt nhựa ảnh hưởng rất lớn đến công ty. Hiện tại Việt Nam vẫn chưa có nhiều nhà cung cấp nguyên liệu nhựa để chủ động, vậy nên ngành nhựa nói chung và công ty nói riêng vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào giá cả nguyên vật liệu nhựa của các thị trường xuất khẩu lớn. Trong năm 2 năm 2011 và 2012, giá nguyên liệu thế giới lên xuống thất thường làm cho việc hoạt động sản xuất của công ty gặp khó khăn trong việc dự toán chi phí và cân đối doanh thu. Bên cạnh đó, việc chính phủ dự kiến tăng thuế hạt nhựa PP là một trong ba nguyên liệu chính để sản xuất nhựa gia dụng và bao bì, đã khiến cho lợi nhuận của ngành nhựa nói chung và công ty nói riêng có nguy cơ bị giảm sút. 38
  48. Trong thời điểm kinh tế khủng hoảng, hầu hết các ngân hàng đều thắt chặt tín dụng, gia tăng lãi suất. Vậy nên việc xoay sở vốn kinh doanh của công ty luôn gặp khó khăn, chấp nhận chịu lãi suất ngân hàng cao để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh công ty phải giảm hiệu suất lợi nhuận của mình. 2.1.5.3 Phƣơng hƣớng phát triển của công ty: Căn cứ vào hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2010 - 2013, định hướng cho hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2014 - 2016 như sau: Bảng 2.2: Phƣơng hƣớng phát triển của công ty CP Nhựa Việt Nam ĐVT: triệu đồng./. STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1. Doanh thu 796.700 898.600 1.050.600 2. Lợi nhuận trước thuế - 9.660 1.160 9.960 3. Cổ tức (5%) 0 0 5 Theo chiến lược của ngành Nhựa Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2015 do Bộ Công Thương phê duyệt vào ngày 17/06/2011, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân giai đoạn 2011-2015 sẽ vào khoảng 17,56% năm. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung hiện nay, thì trong ba năm tới, định hướng của Công ty là duy trì mức tăng trưởng ở mức trung bình từ 13%; xây dựng thương hiệu Công ty CP Nhựa Việt Nam trở thành một trong những công ty hàng đầu về ngành nhựa và vững mạnh về nguồn lực; nỗ lực đạt được mức lợi nhuận và cổ tức có thể chấp nhận được để xây dựng lòng tin với các cổ đông. - Tiếp tục phát triển mảng kinh doanh truyền thống, mở rộng mạng lưới kinh doanh nguyên liệu nhựa. Tìm kiếm và mở rộng các mặt hàng kinh doanh mới. - Mở rộng thị trường xuất khẩu nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ góp phần giảm lãi vay do được hưởng lãi suất ưu đãi từ việc xuất khẩu hàng hóa. - Xây dựng và triển khai các giải pháp tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh. - Thực hiện thoái vốn tại các Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC - Vina và Công ty Cổ phần Nhựa YoulChon Vina để tạo nguồn vốn hoạt động sản xuất kinh doanh và giảm áp lực chi phí lãi vay. - Khai thác và sử dụng có hiệu quả bất động sản hiện có. 39
  49. 2.2 Thực trạng tổ chức công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần Nhựa Việt Nam: 2.2.1 Đặc điểm kinh doanh, các phƣơng thức tiêu thụ và thanh toán tại công ty cổ phần Nhựa Việt Nam: 2.2.1.1 Đặc điểm kinh doanh: Công ty Cổ phần Nhựa Việt Nam chuyên xuất khẩu, nhập khẩu kinh doanh và ủy thác nguyên liệu hóa chất, thiết bị chuyên ngành nhựa và vật tư cho các ngành khác từ các nước trong khu vực và thế giới: - Bột nhựa PVC, hạt nhựa PVC compound. - Các lọai nhựa như: PE, PP, PET, PS, ABS, SAN, POM, PA - Các loại màng nhựa (film) PVC, PP, BOPET, CPP, MCPP, BOPP. - Các loại phụ gia, hóa chất tăng cường lực, trợ gia công, hóa dẻo, mực in, dung môi. - Vật tư cho các ngành khác: nhôm thỏi, giấy nhôm (aluminium foil) - Khuôn mẫu, thiết bị, máy móc sản xuất sản phẩm nhựa. 2.2.1.2 Phƣơng thức tiêu thụ hàng hóa: - Phương thức bán lẻ (Chủ yếu cho cá nhân, ít phát sinh): Các cá nhân có nhu cầu mua hàng, phòng Kinh doanh- Xuất nhập khẩu sẽ cử nhân viên làm việc trực tiếp với khách hàng để thỏa thuận về lượng hàng, giá, hình thức thanh toán lẫn nơi giao hàng làm đề suất bán hàng thông qua Giám đốc phê duyệt. Sau khi hoàn thành thủ tục nêu trên giấy đề suất bán hàng được chuyển sang phòng Tài chính Kế toán xuất hóa đơn bán hàng. - Phương thức bán buôn (chủ yếu) : Thông qua đơn đặt hàng của khách hàng hoặc hợp đồng kinh tế đã ký kết với khách hàng hoặc qua tiếp thị chào hàng( Bằng thư chào hang qua FAX; gửi mẫu hàng hoặc chào hàng trực tiếp) của nhân viên phòng KD- XNK: Giấy đề nghị bán hàng được nhân viên thuộc phòng KD – XNK lập trình Giám đốc duyệt y sau đó chuyển sang phòng Tài chính kế toán xuất hóa đơn bán hàng 2.2.1.3 Phƣơng thức thanh toán: Công ty áp dụng 2 hình thức thanh toán cho khách hàng là: thanh toán trực tiếp và thanh toán chậm. - Phương thức thanh toán trực tiếp: Sau khi nhận được hàng thì khách hàng sẽ thanh toán trực tiếp cho công ty bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. - Phương thức thanh toán chậm: Khách hàng đã nhận hàng và sẽ thanh toán trong vòng từ 7 ngày đến 10 ngày kể từ ngày chấp nhận nợ. Nếu quá 10 ngày mà khách hàng 40
  50. vẫn chưa thanh toán thì sẽ chịu một khoảng tiền phạt do khách hàng thanh toán không đúng hạn. Số tiền phạt sẽ được quy định trên hợp đồng. 2.2.2 Kế toán doanh thu, thu nhập khác tại công ty: 2.2.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng: 2.2.2.1.1 Đặc điểm: Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty cổ phần Nhựa Việt Nam gồm:  Doanh thu từ hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu và nội địa: Hoạt động kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp là kinh doanh hàng nhập khẩu. Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, hóa chất, thiệt bị, phụ tùng thuộc ngành nhựa từ một số nước như: Malaysia, Indonesia, Thailand, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Ả Rập – Saudi, Mỹ (Chủ yếu là các nước thuộc Châu Á) để cung cấp cho các đơn vị SX- KD trong nước. Trong đó việc nhập khẩu nguyên liệu nhựa chiếm hơn 95% hoạt động kinh doanh của DN, còn lại DN phải mua nguyên liệu nhựa từ các nhà cung cấp trong nước (Chủ yếu tại Tp. Hồ Chí Minh) để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong điều kiện mặt hàng DN không đủ hoặc không đáp ứng nguồn hàng tức thời cho khách hàng.  Doanh thu từ hoạt động ủy thác nhập khẩu: Đây là một trong những chức năng hoạt động dịch vụ của doanh nghiệp, là khoảng hoa hồng ủy thác DN được hưởng; phát sinh khi khách hàng có nhu cầu nhập khẩu nhưng không có chức năng này hoặc có chức năng này nhưng họ tính toán nếu ủy thác sẽ lợi hơn khi họ phải nhập khẩu trực tiếp. Khi đó khách hàng sẽ ủy thác cho DN thực hiện. Doanh nghiệp sẽ tiến hành ký kết hợp đồng ủy thác nhập khẩu với khách hàng và hưởng hoa hồng ủy thác.  Doanh thu từ hoạt động dịch vụ: Hoạt động dich vụ xảy ra ở các lãnh vực cho thuê kho bãi., Hợp đồng cho thuê văn phòng, cho thuê máy móc thiết bị khi khách hàng có nhu cầu thuê thì ký kết hợp đồng , trong hợp đồng dịch vụ thường nêu rõ thời hạn thực hiện dịch vụ, phương thức thanh toán tiền, chi phí phát sinh do bên nào chịu trong thời gian thực hiện dịch vụ 2.2.2.1.2 Chứng từ sử dụng: - Đơn đặt hàng của khách hàng. - Giấy đề suất bán hàng được Giám đốc duyệt. Giấy này do phòng KD – XNK đề nghị. - Hợp đồng kinh tế đã ký kết. - Hợp đồng ủy thác nhập khẩu 41
  51. - Bộ chứng từ nhập khẩu từ lô hàng ủy thác gồm: Hóa đơn thương mại (Invoice); Bảng kê đóng gói chi tiết (Packing list); Vận đơn đường biển (Ocean Bill of lading); Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin) ; Yêu cầu bảo hiểm (Marine Cargo Policy); ; Tờ khai hải quan nhập khẩu; Thông báo thuế. - Hóa đơn giá trị gia tăng 2.2.2.1.3 Tài khoản sử dụng: - TK 111 “Tiền mặt” - TK 131 “Phải thu khách hàng” - TK 5111A “Doanh thu hàng hóa và ủy thác nhập khẩu’ - TK 5111H “Doanh thu hoạt động dịch vụ” - TK 3331 “Thuế GTGT đầu ra” - TK 33312 “Thuế GTGT hàng nhập khẩu” - TK 33332 “Thuế nhập khẩu” 2.2.2.1.4 Sổ sách sử dụng: - Sổ tiêu thụ hàng hóa( được lập cuối mỗi tháng) - Nhật ký chung. - Sổ cái tài khoản 5111 2.2.2.1.5 Một số nghiệp vụ phát sinh thực tế tại công ty: Nghiệp vụ 1: Căn cứ hoá đơn số 0002544,ngày 09 04/2012. Công ty Cổ Phần Nhựa Việt Nam bán hạt nhựa LLDPE, PP, PVC cho công ty TNHH TM-DV Nhựa Việt Nam trị giá 10.000.000.000 VNĐ chưa bao gồm thuế GTGT.(Phụ lục 1) Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 131 : 11.000.000.000 đồng Có TK 5111A : 10.000.000.000 đồng Có TK 33311 : 1.000.000.000 đồng Căn cứ vào Giấy báo có của Ngân hàng ACB ngày 18/04/2012, công ty TNHH TM&DV Nhựa Việt Nam đã chuyển tiền thanh toán trước một phần giá trị hàng mua cho công ty cổ phần Nhựa Việt Nam vào tài khoản của công ty tại Ngân hàng ACB. (phụ lục 2) Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 1121 : 1.390.000.000 đồng Có TK 131 : 1.390.000.000 đồng 42
  52. Nghiệp vụ 2: Căn cứ vào hợp đồng dịch vụ số 723/NVN-TP ngày 08/01/2012, công ty cổ phần Nhựa Việt Nam cho công ty cổ phần Nhựa Tân Phú thuê máy ép nhựa. Ngày 10/12/2012, công ty Cổ phần Nhựa Việt Nam xuất hóa đơn GTGT số 0003881 trị giá 179.979.000 VNĐ chưa bao gồm thuế GTGT Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 131 : 197.976.900 đồng Có TK 5111A : 179.979.000 đồng Có TK 33311 : 17.997.900 đồng Nghiệp vụ 3: Căn cứ hoá đơn số 0004321,ngày 26 12 2012. Công ty Cổ Phần Nhựa VIệt Nam bán 148.500 Kg hạt nhựa LLDPE 218W cho công ty TNHH TM-DV Nhựa Việt Nam trị giá 4.256.594.392 VNĐ chưa bao gồm thuế GTGT.(Phụ lục 3) Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 131 : 4.682.253.831 đồng Có TK 5111A : 4.256.594.392 đồng Có TK 33311 : 425.659.439 đồng Nghiệp vụ 4: Căn cứ hóa đơn số 0004349, ngày 28 12 2012. Công ty Cổ Phần Nhựa Việt Nam bán 74 cuộn màng BOPP cho công ty Cổ phần Nhựa Rạng Đông trị giá 297.904.682 VNĐ chưa bao gồm thuế GTGT (thuế 10%). Khách hàng thanh toán qua chuyển khoản vào tài khoản của Công ty tại ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam trong vòng 15 ngày sau khi nhận hàng.( Phụ lục 4) Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 131 : 327.695.150 đồng Có TK 5111A : 297.904.682 đồng Có TK 33311 : 29.790.468 đồng Ngoài ra trong năm 2 12 c n phát sinh một số nghiệp vụ doanh thu, với tổng doanh thu thuần cuối năm 2 12 à: 9 3.443.254.124 VND. Kế toán kết chuyển doanh thu vào xác định kết quả hoạt động kinh doanh nhƣ sau: Nợ TK 5111 : 903.443.254.124 đồng Có TK 911 :903.443.254.124 đồng 43
  53. Sơ đồ 2.4: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2 12. TK531 TK511 TK131 KC KC (531) 5.545.455 447.927.236 447.927.236 900.312.538.581 900.312.538.581 TK532 TK1388 KC KC 3.441.344.915 3.441.344.915 3.256.048.500 3.256.048.500 TK911 TK3387 KC KC 903.443.254.124 903.443.254.124 3.763.939.194 3.763.939.194 907.332.526.275 907.332.526.275 44
  54. CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VIỆT NAM Mẫu số: S 3b-DN Địa chỉ: 3 B Nguyễn Tất Thành, P.13, Q.4, TP HCM (Ban hành theo QĐ số 15 2006 QĐ Sổ cái tài khoản Tài khoản 5111: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Từ ngày 01 01 2012 đến ngày 31 12 2012 Chứng từ Số phát sinh Tk đối Diễn giải ứng Ngày Số Nợ Có Bán hạt nhựa LDPE, PP, 09/04/2012 2544 PVC 131 10,000,000,000 10/12/2012 3881 Cho thuê máy ép nhựa 131 179,979,000 Bán hạt nhựa hạt nhựa 26/12/2012 4321 LLDPE 218W 131 4,256,594,392 28/12/2012 4349 Bán cuộn màng BOPP 131 297,904,682 31/12/2012 Xác định kết quả kinh doanh 911 903,443,254,124 Tổng phát sinh Nợ: 907,332,526,275 Tổng phát sinh Có: 907,332,526,275 Số dư cuối kỳ: 0 TP HCM, Ngày 31 tháng 12 năm 2012 Ngƣời lập Phụ trách kế toán Tổng giám đốc 45
  55. 2.2.2.2 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính tại công ty: 2.2.2.2.1 Đặc điểm: Doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty phát sinh chủ yếu là lãi tiền gửi ngân hàng. Vào cuối mỗi tháng, căn cứ vào sổ phụ ngân hàng, kế toán hạch toán doanh thu tài chính phát sinh trong tháng. Ngoài ra, doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty còn phát sinh từ chênh lệch tỷ giá, cổ tức và lợi nhuận được chia, lãi bán hàng trả chậm, doanh thu tài chính khác. 2.2.2.2.2 Chứng từ kế toán: - Bảng kê tính lãi tiền gửi ngân hàng. - Giấy báo Có của Ngân hàng. 2.2.2.2.3 Tài khoản sử dụng: TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính” Tài khoản này có các TK cấp II sau: - TK 5151 : Lãi cho vay, tiền gửi. - TK 5152 : Chênh lệch lãi, tỷ giá phát sinh trong kỳ. - TK 5153 : Cổ tức và lợi nhuận được chia. - TK 5156 : Lãi bán hàng trả chậm. - TK 5158 : Doanh thu tài chính khác. 2.2.2.2.4 Sổ sách sử dụng: - Sổ nhật ký chung. - Sổ cái tài khoản 515. 2.2.2.2.5 Một số nghiệp vụ phát sinh thực tế tại công ty: Nghiệp vụ 1: Căn cứ vào giấy báo có ngày 3/10/2012 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, công ty nhận được tiền lãi tháng 9/2012 là 83.700.000 VND.(phụ lục 5) Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 112 : 83.700.000 đồng Có TK 5151 : 83.700.000 đồng 46
  56. Nghiệp vụ 2: : Căn cứ vào hóa đơn 0004292, ngày 20 12 2012 công ty cổ phần Nhựa Việt Nam thanh toán tiền lô hàng nhập khẩu cho cho công ty TNHH liên doanh Việt Thái, tiền lãi chênh lệch tỷ giá là 1.047.920 VND. Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 331 : 1.036.035.193 đồng Có TK 1121 : 1.034.987.273 đồng Có TK 5152 : 1.047.920 đồng Ngoài ra trong năm 2 12 c n phát sinh một số nghiệp vụ iên quan đến doanh thu hoạt động tài chính, với tổng doanh thu hoạt động tài chính cuối năm 2 12 à: 4 .675.573.916 VND. Kế toán kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính vào xác định kết quả hoạt động kinh doanh nhƣ sau: Nợ TK 515 : 40.675.573.916 đồng Có TK 911 : 40.675.573.916 đồng 47
  57. CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VIỆT NAM Mẫu số: S 3b-DN Địa chỉ: 3 B Nguyễn Tất Thành, P.13, Q.4, TP HCM (Ban hành theo QĐ số 15 2006 QĐ Sổ cái tài khoản Tài khoản 515: Doanh thu tài chính Từ ngày 01 01 2012 đến ngày 31 12 2012 Chứng từ Số phát sinh Tk đối Diễn giải ứng Ngày Số Nợ Có Lãi tiền gửi ngân hàng 03/10/2012 BIDV tháng 9/2012 1121 83,700,000 Chênh lệch lãi tỷ giá từ lô 20/12/2012 4292 hàng nhập khẩu 331 1,047,920 Chênh lệch lãi tỷ giá từ lô 28/12/2012 4347 hàng xuất khẩu 1121 897.979 Cổ tức được chia từ công ty 31/12/2012 liên kêt Youl Chon Vina 1121 570,976,479 31/12/2012 Xác định kết quả kinh doanh 911 40,675,573,916 Tổng phát sinh Nợ: 40,675,573,916 Tổng phát sinh Có: 40,675,573,916 Số dư cuối kỳ: 0 TP HCM, Ngày 31 tháng 12 năm 2012 Ngƣời lậ p Phụ trách kế toán Tổng giám đốc 48
  58. 2.2.2.3 Kế toán thu nhập khác: 2.2.2.3.1 Đặc điểm: Công ty cổ phần Nhựa Việt Nam bán hàng theo phương thức trả chậm là chủ yếu, nên khi đến hạn thanh toán khách hàng chưa thể thanh toán được thì khách hàng phải chịu một khoản tiền phạt do thanh toán không đúng hạn (căn cứ về thoả thuận trên hợp đồng về thanh toán không đúng hạn) hoặc thu tiền do bán thanh lý tài sản cố định không cần dùng đã khấu hao hết giá trị. Khoản thu từ tiền phạt này và thu nhập do thanh lý tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị kế toán hoạch toán vào thu nhập khác. 2.2.2.3.2 Chứng từ kế toán: - Hợp đồng kinh tế. - Biên bản đối chiếu công nợ. - Hóa đơn GTGT thanh lý TSCĐ. 2.2.2.3.3 Tài khoản sử dụng: TK 711 “Thu nhập khác" Tài khoản này có các TK cấp II sau: - TK 7111 “Thu nhập khác từ được thưởng, bồi thường” - TK 7112 “Thu nhập khác từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ” - TK 7113 “Thu nhập khác” 2.2.2.3.4 Sổ sách sử dụng: - Nhật ký chung. - Sổ cái tài khoản 711. 2.2.2.3.5 Một số nghiệp vụ phát sinh thực tế tại công ty: Nghiệp vụ 1: Căn cứ vào hóa đơn số 0006885, ngày 31/7/2012, Công ty cổ phần nhựa Việt Nam thu tiền phạt của công ty cổ phần nhựa Tân Phú do vi phạm hợp đồng, với giá trị là 10.000.000 VND. Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 1121 : 10.000.000 đồng Có TK 7111 : 10.000.000 đồng Nghiệp vụ 2: Căn cứ vào hóa đơn số 0009843, ngày 31/10/2012, Công ty cổ phần nhựa Việt Nam thanh lý máy ép nhựa đã hết thời gian khấu hao cho công ty cổ phần nhựa Việt Phước với giá trị thanh lý là 17.372.947 VND chưa bao gồm thuế GTGT. Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 1121 : 19.110.242 đồng Có TK 7112 : 17.372.947 đồng Có TK 3331 : 1.737.295 đồng 49
  59. Ngoài ra trong năm 2 12 c n phát sinh một số nghiệp vụ iên quan đến thu nhập khác, với tổng thu nhập khác cuối năm 2 12 à: 14.638. 15.1 6 VND. Kế toán kết chuyển thu nhập khác vào xác định kết quả hoạt động kinh doanh nhƣ sau: Nợ TK 711 : 14.638.015.106 đồng Có TK 911 : 14.638.015.106 đồng CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VIỆT NAM Mẫu số: S 3b-DN Địa chỉ: 3 B Nguyễn Tất Thành, P.13, Q.4, TP HCM (Ban hành theo QĐ số 15 2006 QĐ Sổ cái tài khoản Tài khoản 711: Thu nhập khác Từ ngày 01 01 2012 đến ngày 31 12 2012 Chứng từ Số phá t sinh Tk đối Diễn giải ứng Ngày Số Nợ Có Thu tiền phạt do vi phạm 31/7/2012 6885 hợp đồng 1121 10,000,000 31/10/2012 9843 Thanh lý máy ép nhựa 1121 17,372,947 31/12/2012 Xác định kết quả kinh doanh 911 14,638,015,106 Tổng phát sinh Nợ: 14,638,015,106 Tổng phát sinh Có: 14,638,015,106 Số dư cuối kỳ: 0 TP HCM, Ngày 31 tháng 12 năm 2012 Ngƣời lập Phụ trách kế toán Tổng giám đốc 50
  60. 2.2.3 Các chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng: 2.2.3.1 Giá vốn hàng bán: 2.2.3.1.1 Đặc điểm: Công ty cổ phần Nhựa Việt Nam hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và sử dụng phương pháp thực tế đích danh để tính giá xuất kho hàng hóa. Theo phương pháp này thì hàng hóa xuất kho thuộc kho hàng nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để làm giá xuất kho. 2.2.3.1.2 Chứng từ kế toán: Đối với hàng kinh doanh: - Các chứng từ nhập kho ( phiếu nhập kho ) để xác định giá vốn; các bảng phân bổ giá vốn; chứng từ ghi sổ - Chứng từ gốc kèm theo phiếu nhập căn cứ vào hoá đơn GTGT của đơn vị bán và hợp đồng kinh tế ( nếu có) - Chứng từ gốc kèm theo phiếu nhập căn cứ vào Biên bản giao nhận hàng hoá giữa nhân viên tiếp nhận hàng phòng KD XNK và thủ kho hoặc phiếu nhập kho hàng ký gửi; Hoá đơn thương mại (Invoice), Bảng kê đóng gói chi tiết ( Packing List), Vận đơn đường biển ( Ocean Bill of Lading ) Giấy chứng nhận xuất xứ ( Certificate of Origin), Tờ khai hải quan nhập khẩu, thông báo thuế Đối với hàng uỷ thác : các chứng từ liên quan đến lô hàng hàng uỷ thác đã nêu trên 2.2.3.1.3 Tài khoản sử dụng: - TK 1561 “ Giá mua hàng hoá: gồm 2 tài khoàn cấp III: + TK 15611 “ Hàng hoá kinh doanh chính “ ( Gồm hàng nhập khẩu , nội địa và uỷ thác ) + TK 15615 “ Hàng hoá khác” - TK 1562 “ Chi phí mua hàng “ - TK 632A “ Giá vốn hàng bán” 2.2.3.1.4 Sổ sách sử dụng: - Nhật ký chung. - Sổ cái tài khoản 632 51
  61. 2.2.3.1.5 Một số nghiệp vụ thực tế phát sinh tại công ty: Nghiệp vụ 1:Căn cứ hoá đơn số 0000390, ngày 15 12 2012. Công ty Cổ Phần Nhựa Việt Nam mua 77 cuộn màng nhựa BOPP của công ty Cổ phần Nhựa Youl Chon Vina trị giá 8.219.200.761 VNĐ chưa bao gồm thuế GTGT. Chi phí vận chuyển là 29.888.002 VND chưa bao gồm thuế GTGT. Công ty chưa thanh toán tiền cho người bán. Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 1561 : 219.200.761 đồng Nợ TK 1331 : 21.920.076 đồng Có TK 331 : 241.120.837 đồng Nợ TK 1562 : 876.803 đồng Nợ TK 1331 : 87.680 đồng Có TK 331 : 964.483 đồng Căn cứ hóa đơn số 0004349, ngày 28/12/2012. Công ty cổ phần Nhựa Việt Nam bán 74 cuộn màng nhựa BOPP cho công ty cổ phần Nhựa Rạng Đông với giá bán chưa thuế GTGT là 297.904.682 VND. Kế toán ghi nhận giá vốn hàng bán: 219.200.761 + 876.803 Giá vốn cuộn màng BOPP = = 2.858.150 đồng/cuộn 77 Nợ TK 632 : 211.503.113 đồng Có TK 156 : 211.503.113 đồng Ngoài ra trong năm 2 12 c n phát sinh một số nghiệp vụ iên quan đến giá vốn, với tổng giá vốn cuối năm 2 12 à: 877.434.008.740 VND. Kế toán kết chuyển giá vốn vào xác định kết quả hoạt động kinh doanh nhƣ sau: Nợ TK 911 : 877.434.008.740 đồng Có TK 632 : 877.434.008.740 đồng 52
  62. Sơ đồ 2.5: Giá vốn hàng bán năm 2 12. TK156 TK632 TK911 KC KC 81.193.529.832 81.193.529.832 877.434.008.740 877.434.008.740(531) 5.545.455 TK151 KC 24.051.542.911 24.051.542.911 TK331 KC 763.484.634.420 763.484.634.420 TK333 KC 26.600.481 26.600.481 TK642 KC 8.642.732.136 8.642.732.136 TK711 KC 34.968.960 34.968.960 877.434.008.740 877.434.008.740 53
  63. CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VIỆT NAM Mẫu số: S 3b-DN Địa chỉ: 3 B Nguyễn Tất Thành, P.13, Q.4, TP HCM (Ban hành theo QĐ số 15 2006 QĐ Sổ cái tài khoản Tài khoản 632: Giá vốn hàng bán Từ ngày 01 01 2012 đến ngày 31 12 2012 Chứng từ Số phát sinh Tk đối Diễn giải ứng Ngày Số Nợ Có Giá vốn hạt nhựa LLDPE 10/4/2012 2567 218W 1561 1,494,929,700 Giá vốn cuộn màng nhựa 28/12/2012 4349 BOPP 1561 211,503,113 31/12/2012 Xác định kết quả kinh doanh 911 877,434,008,740 Tổng phát sinh Nợ: 877,434,008,740 Tổng phát sinh Có: 877,434,008,740 Số dư cuối kỳ: 0 TP HCM, Ngày 31 tháng 12 năm 2012 Ngƣời lậ p Phụ trách kế toán Tổng giám đốc 54
  64. 2.2.3.2 Chi phí bán hàng: 2.2.3.2.1 Đặc điểm: - Chi phi bán hàng là chi phí phát sinh liên quan đến khối lượng hàng hoá tiêu thụ hay dịch vụ. - Chi phí bán hàng tại doanh nghiệp không bao gồm tiền lương nhân viên bán hàng do nhân viên bán hàng cũng chính là nhân viên quản lý doanh nghiệp nên chi phí tiền lương nhân viên bán hàng được tính toàn bộ vào chi phí quản lý doanh nghiệp. - Chi phí bán hàng được phân bổ toàn bộ cho hoạt động kinh doanh chính của DN khi xác định kết quả kinh doanh cho từng hoạt động. 2.2.3.2.2 Chứng từ kế toán: - Các chứng từ gốc liên quan đến chi phí : hoá đơn nhà cung cấp, phiếu xuất kho hàng mẫu. - Biên bản xử lý hàng hoá thiếu hụt kiểm kê 2.2.3.2.3 Tài khoản sử dụng: - Tài khoản 641 “ Chi phí bán hàng “ gồm 3 tài khoản cấp II: + TK 6414 “Chi phí khấu hao kho hàng “ + TK 6417 “Chi phí dịch vụ mua ngoài “ + TK 6418 “Chi phí bằng tiền khác “ 2.2.3.2.4 Sổ sách sử dụng: - Nhật ký chung. - Sổ cái tài khoản 641 2.2.3.2.5 Một số nghiệp vụ thực tế phát sinh tại công ty: Nghiệp vụ 1: Căn cứ vào hoá đơn GTGT số 0085835, ngày 20/12/2012, Công ty CP Tập Đoàn Thành Hưng yêu cầu công ty cổ phần Nhựa Việt Nam chi trả tiền vận chuyển tấm PC làm brochure, tổng số tiền phải trả là 880.000 VND đã bao gồm thuế GTGT. Kế toán đã xuất quỹ tiền mặt chi trả tiền vận chuyển. Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 6417 : 800.000 đồng Nợ TK 1331 : 80.000 đồng Có TK 1111 : 880.000 đồng 55
  65. Nghiệp vụ 2: Căn cứ hoá đơn số 0004085, ngày 21 11 2012. Công ty Cổ Phần Nhựa VIệt Nam xuất mẫu chào hàng PVC COMOUND TYPE C6912BKA cho công ty TNHH Liên doanh VIệt Thái PlastChem. Trị giá hàng xuất mẫu là 3.332.480 VND, mẫu chào hàng có thuế suất 0%. (phụ lục 6) Kế toán định khoản như sau: +Nợ TK 632 : 3.332.480 đồng Có TK 1561 : 3.332.480 đồng +Nợ TK 6418 : 3.332.480 đồng Có TK 512 : 3.332.480 đồng Ngoài ra trong năm 2 12 c n phát sinh một số nghiệp vụ iên quan đến chi phí bán hàng, với tổng chi phí bán hàng cuối năm 2 12 à: 11.25 .894.724 VND. Kế toán kết chuyển chi phí bán hàng vào xác định kết quả hoạt động kinh doanh nhƣ sau: Nợ TK 911 : 11.250.894.724 đồng Có TK 641 : 11.250.894.724 đồng 56
  66. Sơ đồ 2.6: Chi phí bán hàng năm 2 12. TK111,112 TK641 TK911 (531) 5.545.455 KC KC 2.214.097.112 2.214.097.112 11.250.894.724 11.250.894.724 TK141 KC 984.565.422 984.565.422 TK242 KC 341.496.228 341.496.228 TK331 KC 4.363.886.831 4.363.886.831 TK334,338 KC 2.782.464.305 2.782.464.305 TK335 KC 522.905.664 522.905.664 11.250.894.724 11.250.894.724 57
  67. CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VIỆT NAM Mẫu số: S 3b-DN Địa chỉ: 3 B Nguyễn Tất Thành, P.13, Q.4, TP HCM (Ban hành theo QĐ số 15 2006 QĐ Sổ cái tài khoản Tài khoản 641: Chi phí bán hàng Từ ngày 01 01 2012 đến ngày 31 12 2012 Chứng từ Số phát sinh Tk đối Diễn giải ứng Ngày Số Nợ Có Xuất mẫu chào hàng PVC COMOUND TYPE 21/11/2012 4085 C6912BKA 512 3,332,480 Tiền vận chuyển hạt nhựa 28/11/2012 395 LLDPE 218W 1111 1,574,273 12/12/2012 313 Tiền mua hóa đơn GTGT 1111 206,000 Tiền vận chuyển tấm PC làm 20/12/2012 85835 brochure 1111 800,000 31/12/2012 Xác định kết quả kinh doanh 911 11,250,894,724 Tổng phát sinh Nợ: 11,250,894,724 Tổng phát sinh Có: 11,250,894,724 Số dư cuối kỳ: 0 TP HCM, Ngày 31 tháng 12 năm 2012 Ngƣời lập Phụ trách kế toán Tổng giám đốc 58
  68. 2.2.3.3 Chi phí quản lý doanh nghiệp: 2.2.3.3.1 Đặc điểm: - Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty ngoài chi phí bán hàng như chi phí nhân viên ( tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế); chi phí khấu hao tài sản dụng cụ quản lý; chi phí mua sắm công cụ đồ dùng; phí chuyển tiền; thuế môn bài; tiền điện; tiền điện thoại, FAX, tiền nước, văn phòng phẩm, chi phí đào tạo, chi phí tiếp tân khánh tiết . - Chi phí quản lý bằng tiền khác được phân bổ hết theo doanh thu tương ứng đối với doanh thu hoạt động kinh doanh uỷ thác nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ; phần còn lại sẽ phân bổ hết cho hoạt động kinh doanh chính khi xác định kết quả kinh doanh cho từng hoạt động. 2.2.3.3.2 Chứng từ kế toán: -Các chứng từ gốc liên quan đến chi phí : hoá đơn nhà cung cấp, bảng phân bổ chi phí khấu hao dụng cụ quản lý, thông báo nộp thuế môn bài . -Bảng tính lương, biên bản quyết toán Bảo Hiểm Xã Hội 2.2.3.3.3 Tài khoản sử dụng: Tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” gồm 8 tài khoản cấp II: + TK 6421 “Chi phí nhân viên quản lý “ + TK 6422 “Chi phí vật liệu quản lý “ + TK 6423 “Chi phí đồ dùng văn phòng “ +TK 6424 “Chi phí khấu hao tài sản cố định” + TK 6425 “Thuế, phí và lệ phí “ + TK 6427 “Chi phí dịch vụ mua ngoài “ + TK 6428 “Chi phí bằng tiền khác” 2.2.3.3.4 Sổ sách sử dụng: - Sổ nhật ký chung - Sổ cái tài khoản 642 59
  69. 2.2.3.3.5 Một số nghiệp vụ thực tế phát sinh tại công ty: Nghiệp vụ 1: Căn cứ vào bảng thanh toán lương nhân viên của công ty cô phần Nhựa Việt Nam, chi phí lương nhân viên tháng 12 2012 và thưởng Tết Tây cho nhân viên là 733.193.708 VND. Ngày 26 12 2012 công ty đã thanh toán tiền cho toàn bộ nhân viên qua chuyển khoản. Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 6421 : 733.193.708 đồng Có TK 334 : 733.193.708 đồng Nợ TK 334 : 733.193.708 đồng Có TK 112 : 733.193.708 đồng Nghiệp vụ 2: Căn cứ vào hoá đơn số 0012823, ngày 28/12/2012 của công ty TNHH nhà hàng Hoàng Yến về chi phí ăn uống tiếp khách của công ty cổ phần Nhựa Việt Nam, giá trị thanh toán là 1.323.636 VND chưa bao gồm thuế GTGT.(phụ lục 7, phụ lục 8). Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 6428 : 1.323.636 đồng Nợ TK 1331 : 132.364 đồng Có TK 1121 : 1.456.000 đồng 60
  70. Sơ đồ 2.7: Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2 12. TK111;112 TK642 TK632 KC KC (531) 5.545.455 2.603.645.688 2.603.645.688 8.642.732.136 8.642.732.136 TK138 TK911 KC KC 119.209.360 119.209.360 18.346.006.312 18.346.006.312 TK141 KC 1.086.194.368 1.086.194.368 TK161 KC 4.810.964 4.810.964 TK214 KC 10.820.433.852 10.820.433.852 TK331 KC 3.958.841.132 3.958.841.132 TK334;338 KC 6.910.078.979 6.910.078.979 TK335 KC 1.485.524.105 1.485.524.105 26.988.738.448 26.988.738.448 61
  71. CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VIỆT NAM Mẫu số: S 3b-DN Địa chỉ: 3 B Nguyễn Tất Thành, P.13, Q.4, TP HCM (Ban hành theo QĐ số 15 2006 QĐ Sổ cái tài khoản Tài khoản 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Từ ngày 01 01 2012 đến ngày 31/12/2012 Chứng từ Số phát sinh Tk đối Diễn giải ứng Ngày Số Nợ Có 27/11/2012 399 Chi phí ăn uống tiếp khách 1111 1.323.636 30/12/2012 Khấu hao tài sản cố định 2141 1,405,293,339 30/12/2012 Khấu hao tài sản cố định 2143 106,097,879 31/12/2012 Lương nhân viên tháng 12 334 733,193,708 31/12/2012 Xác định kết quả kinh doanh 911 18,346,006,312 Tổng phát sinh Nợ: 26.988.738,448 Tổng phát sinh Có: 26.988.738,448 Số dư cuối kỳ: 0 TP HCM, Ngày 31 tháng 12 năm 2012 Ngƣời lập Phụ trách kế toán Tổng giám đốc 62
  72. 2.2.3.4 Chi phí hoạt động tài chính: 2.2.3.4.1 Đặc điểm: Chi phí tài chính của công ty chủ yếu là chi phí sử dụng vốn vay bao gồm lãi vay ngắn hạn ngân hàng, vay dài hạn ngân hàng, huy động từ nội bộ doanh nghiệp. Ngoài ra chi phí tài chính của công ty còn là chi phí do dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn, chênh lệch lỗ tỷ giá đánh gia lại khoản vay ODA 2.2.3.4.2 Chứng từ kế toán: - Bảng kê tính lãi tiền gửi. - Lãi vay ngân hàng. 2.2.3.4.3 Tài khoản sử dụng: Tài khoản 635 “Chi phí tài chính” gồm 4 tài khoản cấp II: + TK 6351 “Chênh lệch lỗ tỷ giá phát sinh trong kỳ” + TK 6352 “Chi phí lãi vay” + TK 6353 “ Lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại” + TK 6358 “Chi phí tài chính khác” 2.2.3.4.4 Sổ sách sử dụng: - Sổ nhật ký chung. - Sổ cái tài khoản 635. 2.2.3.4.5 Một số nghiệp vụ thực tế phát sinh tại công ty: Nghiệp vụ 1: Căn cứ vào bảng kê tính lãi vay phải trả vốn huy động của ông Cao Minh Tâm nhân viên công ty cổ phần Nhựa Việt Nam. Số tiền lãi nhận được đến ngày 31/12/2012 là 55.950.096 VND đã trừ thuế thu nhập cá nhân. Kế toán đã chi tiền thanh toán tiền gốc và lãi cho ông Cao Minh Tâm.( phụ lục 9, phụ lục 10) Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 311 : 2.181.290.308 đồng Nợ TK 6351 : 55.950.096 đồng Có TK 111 : 2.240.185.146 đồng Nghiệp vụ 2: Cuối tháng 12/2012 công ty cổ phần Nhựa Việt Nam chi trả lãi vay cho cán bộ công nhân viên ngoài văn phòng tại Hà Nội là 60.378.496 VND Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 6351 : 60.378.496 đồng Có TK 1368 : 60.378.496 đồng Ngoài ra trong năm 2012 còn phát sinh một số nghiệp vụ liên quan đến chi phí tài chính, với tổng chi phí tài chính năm 2012 là: 41.550.896.104 VND. Kế toán kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính vào xác định kết quả hoạt động kinh doanh như sau: Nợ TK 911 : 41.550.896.104 đồng Có TK 635 : 41.550.896.104 đồng 63
  73. CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VIỆT NAM Mẫu số: S 3b-DN Địa chỉ: 3 B Nguyễn Tất Thành, P.13, Q.4, TP HCM (Ban hành theo QĐ số 15 2006 QĐ Sổ cái tài khoả n Tài khoản 635: Chi phí tài chính Từ ngày 01 01 2012 đến ngày 31 12 2012 Chứng từ Số phát sinh Tk đối Diễn giải ứng Ngày Số Nợ Có Lãi tiền vay ngân hàng 31/10/2012 VietBank tháng 9/2012 1121 96,800,000 Chênh lệch lỗ tỷ giá từ lô 15/11/2012 292 hàng nhập khẩu 112 1,749,475 Lãi vay vốn huy động của 31/12/2012 ông Cao Minh Tâm 1111 55,950,096 Lãi vay vốn huy động của công nhân viên ngoài văn 31/12/2012 phòng Hà Nội 1368 60,378,496 31/12/2012 Xác định kết quả kinh doanh 911 41,550,896,104 Tổng phát sinh Nợ: 41,550,896,104 Tổng phát sinh Có: 41,550,896,104 Số dư cuối kỳ: 0 TP HCM, Ngày 31 tháng 12 năm 2012 Ngƣời lập Phụ trách kế toán Tổng giám đốc 64
  74. 2.2.3.5 Chi phí khác: 2.2.3.5.1 Đặc điểm: Chi phí khác : Chủ yếu là các khoản tiền phạt do chậm nộp thuế, chi phí do thanh lý tài sản cố định, công cụ. 2.2.3.5.2 Chứng từ kế toán: - Biên bản quyết định phạt của cơ quan thuế. - Biên bản đối chiếu công nợ. 2.2.3.5.3 Tài khoản sử dụng: Tài khoản 811 “Chi phí khác” gồm 3 tài khoản cấp II: + TK 8111 “Chi phí do bồi thường, bị phạt” + TK 8113 “Chi phí khác” 2.2.3.5.4 Sổ sách sử dụng: - Sổ nhật ký chung. - Sổ cái tài khoản 811. 2.2.3.5.5 Một số nghiệp vụ thực tế phát sinh tại công ty: Nghiệp vụ 1: Căn cứ vào biên bản nộp phạt của Chi cục thuế TP HCM yêu cầu công ty nộp phạt do tính sai thuế thu nhập doanh nghiệp, với số tiền phạt là 15.000.000 VND. Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 811 : 15.000.000 đồng Có TK 1111 : 15.000.000 đồng Ngoài ra trong năm 2012 còn phát sinh một số nghiệp vụ liên quan đến chi phí khác, với tổng chi phí khác cuối năm 2012 là: 371.971.018 VND. Kế toán kết chuyển thu nhập khác vào xác định kết quả hoạt động kinh doanh như sau: Nợ TK 911 : 371.971.018 đồng Có TK 811 : 371.971.018 đồng 65
  75. CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VIỆT NAM Mẫu số: S 3b-DN Địa chỉ: 3 B Nguyễn Tất Thành, P.13, Q.4, TP HCM (Ban hành theo QĐ số 15 2006 QĐ Sổ cái tài khoản Tài khoản 811: Chi phí khác Từ ngày 01 01 2012 đến ngày 31 12 2012 Chứng từ Số phát sinh Tk đối Diễn giải ứng Ngày Số Nợ Có Chi phí nộp phạt do tính sai 10/04/2012 1111 15,000,000 thuế TNDN 2011 20/12/2012 Giá trị còn lại của máy phát 211 20,000,000 điện khi thanh lý. 20/12/2012 85835 Chi phí thanh lý máy phát 1111 1,000,000 điện 31/12/2012 Xác định kết quả kinh doanh 911 371,971,018 Tổng phát sinh Nợ: 371,971,018 Tổng phát sinh Có: 371,971,018 Số dư cuối kỳ: 0 TP HCM, Ngày 31 tháng 12 năm 2012 Ngƣời lập Phụ trách kế toán Tổng giám đốc 66
  76. 2.2.4 Các khoản giảm trừ doanh thu thuần: 2.2.4.1 Đặc điểm: Các khoản giảm trừ doanh thu trong doanh nghiệp thường có hai loại chính: Hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán. Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa không đạt yêu cầu theo thỏa thuận như kém phẩm chất, sai quy cách Hàng bán bị trả lại là giá trị hàng đã bán nhưng bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán do hàng không đạt yêu cầu về chât lượng , quy cách 2.2.4.2 Chứng từ kế toán: - Biên bản trả hàng, công văn đề nghị giảm giá. - Phiếu nhập kho lại hoặc hóa đơn điều chỉnh giảm giá. 2.2.4.3 Tài khoản sử dụng: - Tài khoản 531 “Hàng bán bị trả lại”. - Tài khoản 532 “Giảm giá hàng bán”. 2.2.4.4 Sổ sách sử dụng: - Sổ nhật ký chung. - Sổ cái tài khoản 531. - Sổ cái tài khoản 532. 2.2.4.5 Một số nghiệp vụ thực tế phát sinh tại công ty: Nghiệp vụ 1: :Căn cứ vào hoá đơn GTGT số 0003879, ngày 10/12/2012 Công ty cổ phần Nhựa Việt Nam bán 50 cuộn màng nhựa BOPP cho công ty cổ phần Nhựa Vân Đồn trị giá 233.425.767 VND chưa bao gồm thuế GTGT. Sau khi nhận hàng, công ty Vân Đồn kiểm tra và thấy số hàng trên không đúng quy cách nên đã gửi văn bản đề nghị công ty Nhựa Việt Nam nhận lại toàn bộ số hàng trên. Công ty Nhựa Việt Nam đã đồng ý và điều chỉnh giảm công nợ phải thu của đơn vị. Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 531 : 233.425.767 đồng Nợ TK 3331 : 23.342.577 đồng Có TK 131 : 256.342.577 đồng 67
  77. Nghiệp vụ 2: Căn cứ vào hoá đơn GTGT số 0003441, ngày 2/12/2012 Công ty cổ phần Nhựa Việt Nam bán 192 cuộn màng nhựa BOPP cho công ty TNHH SX TM DV XNK Đại Dương VN trị giá 2.013.847.880 VND chưa bao gồm thuế GTGT. Sau khi nhận hàng, công ty Đại Dương phát hiện một số cuộn màng nhựa kém phẩm chất nên đã gửi văn bản đề nghị công ty Nhựa Việt Nam giảm 10% giá trị. Công ty Nhựa VIệt Nam đã đồng ý và ý và làm biên bản giảm trừ công nợ 10% giá trị có xác nhận của hai bên. Kế toán làm bút toán điều chỉnh và định khoản như sau: Nợ TK 532 : 201.384.788 đồng Nợ TK 3331 : 20.138.479 đồng Có TK 1311 : 221.523.267 đồng Ngoài ra trong năm 2 12 c n phát sinh một số nghiệp vụ giảm trừ doanh thu, với tổng giảm trừ doanh thu cuối năm 2 12 à: 3.889.272.151 VND. Kế toán kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu vào doanh thu bán hàng nhƣ sau: Nợ TK 511 : 3.889.272.151 đồng Có TK 531 : 447.927.236 đồng Có TK 532 : 3.441.344.915 đồng 68
  78. CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VIỆT NAM Mẫu số: S 3b-DN Địa chỉ: 3 B Nguyễn Tất Thành, P.13, Q.4, TP HCM (Ban hành theo QĐ số 15 2006 QĐ Sổ cái tài khoản Tài khoản 531: Hàng bán bị trả lại Từ ngày 01 01 2012 đến ngày 31 12 2012 Chứng từ Số phát sinh Tk đối Diễn giải ứng Ngày Số Nợ Có 02/12/2012 457 Hàng bán bị trả lại 1121 101,532,267 10/12/2012 468 Hàng bán bị trả lại 1121 256,768,344 Hàng bán bị trả lại 17/12/2012 471 1121 56,594,392 Doanh thu thuần hàng hóa 31/12/2012 dịch vụ 511 447,927,236 Tổng phát sinh Nợ: 447,927,236 Tổng phát sinh Có: 447,927,236 Số dư cuối kỳ: 0 TP HCM, Ngày 31 tháng 12 năm 2012 Ngƣời lập Phụ trách kế toán Tổng giám đốc 69
  79. CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VIỆT NAM Mẫu số: S03b-DN (Ban hành theo QĐ số Địa chỉ: 3 B Nguyễn Tất Thành, P.13, Q.4, TP HCM 15 2006 QĐ Sổ cái tài khoản Tài khoản 532: Giảm giá hàng bán Từ ngày 01 01 2012 đến ngày 31 12 2012 Chứng từ Số phát sinh Tk đối Diễn giải ứng Ngày Số Nợ Có 10/09/2012 346 Giảm giá hàng bán 1121 221,523,267 05/12/2012 413 Giảm giá hàng bán 1121 62,453,989 Giảm giá hàng bán 20/12/2012 421 1121 132,455,851 28/12/2012 429 Giảm giá hàng bán 1121 97,984,782 Doanh thu thuần hàng hóa 31/12/2012 dịch vụ 511 3,441,344,915 Tổng phát sinh Nợ: 3,441,344,915 Tổng phát sinh Có: 3,441,344,915 Số dư cuối kỳ: 0 TP HCM, Ngày 31 tháng 12 năm 2012 Ngƣời lập Phụ trách kế toán Tổng giám đốc 70
  80. 2.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh: 2.3.1 Xác đinh kết quả kinh doanh: Kết quả hoạt động kinh doanh là chênh lệc giữa tổng doanh thu và chi phí hoạt động kinh doanh, cuối kỳ xác định kết quả của các hoạt động : - Kết quả hoạt động kinh doanh hàng hoá - Kết quả hoạt động kinh doanh uỷ thác nhập khẩu - Kết quả hoạt động kinh doanh hoạt động dịch vụ - Kết quả hoạt động kinh doanh hoạt động tài chính 2.3.2 Chứng từ kế toán: - Bảng tổng hợp doanh thu - Bảng tổng hợp chi phí 2.3.3 Tài khoản sử dụng: Tài khoản 911 “ Kết quả kinh doanh hàng hóa” 2.3.4 Sổ sách sử dụng: Nhật ký chung 2.3.5 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Kết chuyển doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Nợ TK 5111 : 903. 443.254.124 đồng Có TK 911 : 903. 443.254.124 đồng Kết chuyển doanh chi phí: Nợ TK 911 : 907.030.909.756 đồng Có TK 632 : 877.434.008.740 đồng Có TK 641 : 11.250.894.724 đồng Có TK 642 : 18.346.006.312 đồng Kết chuyển doanh thu tài chính: Nợ TK 515 : 40.675.573.916 đồng Có TK 911 : 40.675.573.916 đồng Kết chuyển chi phí tài chính: Nợ TK 911 : 41.550.896.104 đồng Có TK 635 : 41.550.896.104 đồng Kết chuyển thu nhập khác: Nợ TK 711 : 14.638.015.106 đồng 71