Khóa luận Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

pdf 99 trang thiennha21 22/04/2022 1830
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_cong_tac_huy_dong_von_tai_quy_tin_dung.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN THỊ TRẤN CỬA TÙNG, HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ Trường Đại học Kinh tế Huế NGUYỄN PHƯƠNG THÙY NIÊN KHÓA: 2015- 2019
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN THỊ TRẤN CỬA TÙNG, HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN PHƯƠNG THÙY T.S PHAN THANH HOÀN Ngành:Trường Kinh doanh thương Đại mạ ihọc Kinh tế Huế Lớp: K49D-KDTM MSV: 15K4041132 Niên khóa: 2015-2019 Huế, 1- 2019
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng khóa luận tốt nghiệp này là do tôi tự thực hiện dưới sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép khóa luận của người khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các số liệu, thông tin trích dẫn được sử dụng trong khóa luận có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và được phép công bố. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Thành phố Huế, tháng 1 năm 2019 Sinh viên thực hiện NGUYỄN PHƯƠNG THÙY Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Phương Thùy i
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn tới cơ quan Quỹ tín dụng Nhân dân thị trấn Cửa Tùng và các cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tậpL vờà nghiêni C cảứum hoàn thànhƠnkhóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể quý thầy, cô giáo và các cán bộ công chức của Trường Đại học Kinh tế Huế đã giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Nhà Trường, Khoa Quản trị Kinh Doanh cùng toàn thể các quý thầy cô giáo trường Đại học Kinh Tế Huế đã truyền đạt, trang bị cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý giá trong suốt 4 năm học vừa qua (2015 – 2019). Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS. Phan Thanh Hoàn - Người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Quỹ tín dụng Nhân dân thị trấn Cửa Tùng, các phòng ban đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại đơn vị cũng như chia sẻ cho tôi những ý kiến quý báu trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè và người thân trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận. Do thời gian, chi phí cũng như kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân còn hạn chế nên đề tài sẽ không tránh khỏi một số sai sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng gópTrường ý kiến của mọi ngư Đạiời để tôi họccó thể rút kinhKinh nghiệm chotế nh Huếững đề tài sau này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thành phố Huế, tháng 1 năm 2019 Sinh viên thực hiện NGUYỄN PHƯƠNG THÙY SVTH: Nguyễn Phương Thùy ii
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ix DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ x PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1 2.Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1. Mục tiêu chung 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3 4.Phương pháp nghiên cứu 3 4.1. Phương pháp thu thập số liệu 3 4.2.Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin 4 4.3. Phương pháp phân tích số liệu 4 5. Kết cấu của luận văn 5 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNGTrường 1: CƠ SỞ KHOA Đại HỌ Chọc VỀ HO ẠKinhT ĐỘNG HUY tế ĐHuếỘNG VỐN CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN 5 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 5 1.1.1. Tổng quan về hoạt động huy động vốn của quỹ tín dụng 5 1.1.1.1. Khát niệm về Qũy tín dụng nhân dân 5 1.1.1.2. Vai trò của Quỹ tín dụng nhân dân 6 iii SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn 1.1.1.3. Mục tiêu của Quỹ tín dụng Nhân dân 7 1.1.1.4. Chức năng của Quỹ tín dụng Nhân dân 7 1.1.1.5. Hoạt động của Quỹ tín dụng Nhân dân 9 1.1.2. Một số vấn đề chung về hoạt động huy động vốn của quỹ tín dụng nhân dân 10 1.1.2.1. Khái quát về hoạt động huy động vốn của Quỹ tín dụng Nhân dân 10 1.1.2.2. Cơ cấu nguồn vốn và vai trò hoạt động huy động vốn của Quỹ tín dụng Nhân dân 12 1.1.2.3. Nội dung hoạt động huy động vốn của Qũy TDND 15 1.1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn của Qũy TDND 19 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của QTDND 21 1.1.3.1. Nhân tố khách quan 21 1.1.3.2. Nhân tố chủ quan 22 1.2.CƠ SỞ THỰC TIỄN 24 1.2.1.Tình hình huy động vốn của các loại hình tổ chức tín dụng ở Việt Nam 24 1.2.2.Tình hình huy động vốn ở Quỹ tín dụng Nhân dân Cửa Tùng 24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CỬA TÙNG 26 2.1. Tổng quan về quỹ tín dụng nhân dân Cửa Tùng 26 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Qũy TDND Cửa Tùng 26 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Qũy TDND Cửa Tùng 28 2.1.2.1. Chức năng của Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng 28 2.1.2.2 Nhiệm vụ của Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng 29 2.1.2.3 Quyền hạn của Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng 29 2.1.3. Cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của Quỹ TDND Cửa Tùng 30 2.1.3.1 TTrườngổ chức biên chế nhân Đại sự học Kinh tế Huế 30 2.1.3.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý 30 2.1.3.3. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 31 2.1.4. Tình hình hoạt động của Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng giai đoạn 2015 – 2017 33 2.1.5 Những thuận lợi và khó khăn của Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng 39 iv SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn 2.2. Thực trạng huy động vốn tại Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng giai đoạn 2015 – 2017 40 2.2.1. Tình hình nguồn vốn Qũy TDND Cửa Tùng giai đoạn 2015 – 2017 40 2.2.2. Tình hình chung về vốn huy động của Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng giai đoạn 2015 – 2017 43 2.3. Đánh giá về huy động vốn tại Quỹ TDND Cửa Tùng qua đánh giá khảo sát khách hàng 45 2.3.1. Thống kê mô tả về đối tượng khảo sát 45 2.3.1.1. Tỷ lệ nhóm khách hàng theo giới tính 46 2.3.1.2. Tỷ lệ nhóm khách hàng theo độ tuổi 47 2.3.1.3. Tỷ lệ khách hàng theo đối tượng 48 2.3.1.4. Tỷ lệ khách hàng theo trình độ học vấn 48 2.3.1.5. Tỷ lệ nhóm khách hàng theo thu nhập 49 2.3.1.6. Lý do khách hàng quan tâm khi lựa chọn gửi tiền vào Quỹ TDND Cửa Tùng 49 2.3.2 Đánh giá hoạt động huy động vốn của Quỹ TDND Cửa Tùng: 50 2.3.2.1. Đánh giá về uy tín, thương hiệu 50 2.3.2.2. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ huy động vốn 51 2.3.2.3. Tác phong, thái độ của nhân viên 53 2.3.2.4. Công tác quản lý trang thiết bị, cơ sở vật chất 54 2.3.2.5. Mức độ tình cảm của khách hàng đối với Quỹ TDND Cửa Tùng 56 2.4. Đánh giá hoạt động huy động vốn tại Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng giai đoạn 2015 – 2017 57 2.4.1. Những mặt đạt được 57 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế còn tồn tại trong hoạt động huy động vốn tại QTrườngũy tín dụng nhân dânĐại Cửa Tùng học Kinh tế Huế 59 2.4.2.1. Những hạn chế 53 2.4.2.2. Nguyên nhân hạn chế còn tồn tại 59 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CỬA TÙNG 61 3.1. Phương hướng nhiệm vụ hoạt động những năm tới của Qũy tín dụng Nhân dân Cửa Tùng 61 v SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn 3.2. Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng 62 3.2.1. Đa dạng hóa huy động vốn 56 3.2.2. Mở rộng mạng lưới Qũy TDND và quầy tiết kiệm 63 3.2.3. Sử dụng lãi suất linh hoạt 63 3.2.4. Tăng cường công tác đào tạo cán bộ công nhân viên 64 3.2.5. Giải pháp chính sách với khách hàng 66 3.2.6. Đẩy mạnh hoạt động Marketing 66 3.2.7 Hoàn thiện công nghệ 67 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68 1.Kết luận 68 2.Kiến nghị 69 2.1.Kiến nghị đối với Chính phủ 69 2.2. Kiến nghị đối với Quỹ tín dụng Nhân dân Trung ương 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 PHỤ LỤC 75 Trường Đại học Kinh tế Huế vi SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt: Tên đầy đủ: 1. QTDND Quỹ tín dụng nhân dân 2. TDND Tín dụng nhân dân 3. NHNN Ngân hàng Nhà nước 4. TCTD Tổ chức tín dụng 5. QTD Qũy tín dụng 6. UBND Uỷ ban nhân dân 7. UV HĐQT Uỷ viên hội đồng quản trị 8. LNST Lợi nhuận sau thuế 9. TGTK Tiền gửi tiết kiệm 10.VHĐ Vốn huy động 11.HTXTD Hợp tác xã tín dụng 12. TCKT Tổ chức kinh tế Trường Đại học Kinh tế Huế vii SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Tình hình nguồn vốn của Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng giai đoạn 2015 - 2017 41 Biểu đồ 2.2. Tình hình vốn huy động của QTDND Cửa Tùng giai đoạn 2015 – 2017 37 Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ mẫu nghiên cứu theo giới tính 46 Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ mẫu nghiên cứu theo độ tuổi 47 Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ nhóm khách hàng theo đối tượng 43 Biểu đồ 2.6. Tỷ lệ nhóm khách hàng theo trình độ học vấn 48 Biểu đồ 2.7. Tỷ lệ nhóm khách hàng theo thu nhập 49 Biểu đồ 2.8. Tỷ lệ yếu tố quyết định khách hàng gửi tiền 45 Biểu đồ 2.9. Tỷ lệ đánh giá của khách hàng về uy tín, thương hiệu 50 Biểu đồ 2.10. Tỷ lệ đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm dịch vụ huy động vốn 52 Biểu đồ 2.11. Tỷ lệ đánh giá của khách hàng về tác phong của nhân viên 53 Biểu đồ 2.12. Tỷ lệ đánh giá của khách hàng về công tác quản lý 55 trang thiết bị, cơ sở vật chất 55 Biểu đồ 2.13. Tỷ lệ đánh giá của khách hàng về mức độ tình cảm của khách hàng đối với Quỹ TDND Cửa Tùng 57 Trường Đại học Kinh tế Huế viii SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Qũy tín dụng Nhân dân Cửa Tùng giai đoạn 2015 – 2017 34 Bảng 2.2: Tình hình cho vay của Qũy tín dụng Nhân dân Cửa Tùng 35 giai đoạn 2015 – 2017 35 Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Qũy tín dụng Nhân dân Cửa Tùng 38 giai đoạn 2015-2017 38 Bảng 2.4: Tình hình nguồn vốn của Qũy tín dụng Nhân dân Cửa Tùng giai đoạn 2015 – 2017 35 Bảng 2.5: Tình hình vốn huy động của Qũy tín dụng Nhân dân Cửa Tùng 43 giai đoạn 2015 – 2017 43 Bảng 2.6: Tình hình tiền gửi của dân cư tại Qũy tín dụng Nhân dân Cửa Tùng giai đoạn 2015 – 2017 39 Trường Đại học Kinh tế Huế ix SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Chức năng trung gian tín dụng 8 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của Qũy tín dụng Nhân dân Cửa Tùng 31 Trường Đại học Kinh tế Huế x SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Việt Nam đang trong quá trình phát triển kinh tế với mong muốn có thể phát triển cao ngang tầm với các nước trên thế giới. Để có được những thành tựu phát triển to lớn thì bắt buộc chúng ta phải huy động một lượng vốn lớn có khả năng đáp ứng cho nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh. Vốn chính là một yếu tố quan trọng và là điều kiện quyết định để phát triển kinh tế nói chung và hoạt động Quỹ tín dụng nói riêng. Nhưng trên thực tế, Việt Nam chưa thực sự huy động hết mọi nguồn vốn có thể huy động mặc dù lượng vốn trong nước đặc biệt là nguồn vốn trong dân cư là rất lớn mà chúng ta chưa khai thác hiệu quả. Với vai trò trung gian tài chính, các quỹ tín dụng nhân dân cần thiết phải có chiến lược và giải pháp để tăng cường khả năng huy động vốn của mình. Lý luận và thực tiễn đã chỉ ra rằng, vai trò của các định chế tài chính trung gian, trong đó có QTD là hết sức quan trọng trong việc huy động và sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội. Gần đây, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu có nguyên nhân xuất phát từ sự sụp đỗ hàng loạt các ngân hàng, các quỹ tín dụng có tên tuổi trong thị trường tài chính thế giới thì vấn đề quản trị rủi ro, huy động và sử dụng vốn của các quỹ tín dụng rất đáng được quan tâm. Hoạt động huy động vốn là hoạt động cơ bản và có ý nghĩa to lớn đối với bản thân QTD và đối với xã hội, bởi các nguồn vốn mà QTD huy động được sẽ chuyển thành nguồn vốn để quỹ tín dụng cung cấp cho các nghiệp vụ sinh lời, chủ yếu là hoạt động tín dụng. Nói cách khác, kết quả của hoạt động huy động vốn là tạo ra nguồn “tài nguyên” để QTD đáp ứng các nhu cầu cho nền kinh tế. Hiện nay, hầu hết các QTD đều ở tình trTrườngạng thiếu vốn ổn định Đại với chi họcphí hợp lýKinh và phù hợp vớitế nhu Huế cầu sử dụng vốn. Do vậy, yêu cầu về tăng trưởng vốn huy động với quy mô và chất lượng cao là hết sức cần thiết cho các QTD. Trong giai đoạn hiện nay, các quỹ tín dụng đều xem huy động vốn là mục tiêu hoạt động cơ bản nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn ngày càng nhiều cho tăng trưởng 1 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn kinh tế. Nghiệp vụ huy động vốn là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất của mỗi quỹ tín dụng. Nguồn vốn huy động được chính là “nguyên liệu đầu vào”, từ đó quỹ tín dụng sẽ luân chuyển và điều phối để tạo ra những sản phẩm thiết thực cho thị trường. Đảm bảo nguồn đầu vào được đều đặn và ít tốn chi phí nhất luôn là mong muốn của mọi QTD. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc duy trì được nguồn vốn đầu vào giá rẻ ổn định không những là cần thiết mà còn hết sức cấp bách. Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng được thành lập nhằm mục đích huy động và cung cấp vốn cho các hộ sản xuất trong thị trấn và các xã liền kề, trong quá trình hoạt động Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng đã tổ chức thực hiện tốt chính sách tín dụng của Nhà nước đối với kinh tế hộ sản xuất trên địa bàn xã. Chính vì vậy việc huy động vốn là hết sức quan trọng trong hoạt động tín dụng, luôn luôn đồng hành cùng với sự tồn tại và phát triển của quỹ. Với tầm quan trọng trên, cùng với mong muốn học hỏi thêm kiến thức về hoạt động huy động vốn nên tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị”. 2.Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động huy động vốn của Quỹ tín dụng nhân dân, khóa luận đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn của Quỹ tín dụng nhân dân Cửa Tùng; từ đó đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác huy động vốn tại Quỹ tín dụng trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động huy động vốTrườngn của Qũy tín dụng Đạinhân dân Chọcửa Tùng. Kinh tế Huế - Phân tích hoạt động huy động vốn của Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng giai đoạn 2015 – 2017. Từ đó rút ra đánh giá chung về những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại trong việc huy động vốn của Qũy TDND Cửa Tùng. 2 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn - Đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác huy động vốn của Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu trọng tâm của đề tài là các vấn đề liên quan đến hoạt động huy động vốn của Quỹ tín dụng Nhân dân Cửa Tùng. - Đối tượng khảo sát: Các khách hàng giao dịch tại Quỹ tín dụng Nhân dân Cửa Tùng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt không gian: Nghiên cứu tại Quỹ tín dụng Nhân dân Cửa Tùng. - Về mặt thời gian: Nghiên cứu trong 3 năm từ năm 2015 đến năm 2017 và đề xuất giải pháp cho những năm tiếp theo. 4.Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu a.Số liệu thứ cấp - Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tổng kết công tác chuyên môn ở các bộ phận chuyên môn của Quỹ tín dụng Nhân dân Cửa Tùng qua 3 năm (2015- 2017) và phương hướng hoạt động những năm tiếp theo. - Ngoài ra các nguồn tài liệu khác được thu thập từ sách, báo, tạp chí chuyên ngành quỹ tín dụng, tiền tệ tín dụng, tài chính vi mô và các tài liệu đã công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên website của Quỹ tín dụng. b. Số liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp được thu từ thông tin của khách hàng đến giao dịch tại Quỹ tín dụng Nhân dân thị trấn Cửa Tùng. -TrườngPhương pháp chọn Đại mẫu: phương học pháp Kinh chọn mẫu thuậntế tiệnHuế được sử dụng trong đề tài để chọn và phỏng vấn những khách hàng giao dịch tại Quỹ tín dụng thông qua bảng khảo sát được thiết kế sẵn. - Kích thước mẫu: Theo Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang (2007), cỡ mẫu ít nhất gấp 5 lần số biến quan sát trong bảng câu hỏi để kết quả điều tra là có ý 3 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn nghĩa. Như vậy với bảng hỏi khảo sát khách hàng có 20 biến quan sát thì cần phải đảm bảo có ít nhất 100 quan sát trong mẫu điều tra. Tuy nhiên trên thực tế, tôi đã phát ra 120 bảng hỏi để dự phòng trường hợp khách hàng không trả lời, không điền đầy đủ thông tin hay không sử dụng sản phẩm, dịch vụ ở Quỹ TDND Cửa Tùng. 4.2.Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin - Tổng hợp những thông tin thu được từ khách hàng để tiến hành xử lý và tính toán số liệu. - Việc xử lý và tính toán số liệu được thực hiện trên máy tính theo các phần mềm thống kê thông dụng EXCEL và SPSS. 4.3. Phương pháp phân tích số liệu a. Đối với số liệu thứ cấp: Sử dụng các phương pháp như: - Trên các cơ sở các tài liệu số liệu đã được tổng hợp, vận dụng các phương pháp phân tích thống kê như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân để phân tích, đánh giá chất lượng huy động vốn của Quỹ tín dụng Nhân dân Cửa Tùng. - Phương pháp phân tích chuỗi dữ liệu theo thời gian được sử dụng nhằm so sánh, đánh giá chất lượng huy động vốn của QTDND Cửa Tùng qua 3 năm 2015-2017. b.Đối với số liệu sơ cấp: Sử dụng các phương pháp như: thống kê mô tả và phương pháp kiểm định One-Sample T-Test để phân tích đánh giá. Cụ thể: - Phân tích thống kê mô tả: Được sử dụng để xử lý các dữ liệu và thông tin thu thập được nhằm đảm bảo tính chính xác và từ đó, có thể đưa ra các kết luận có tính khoa học và độ tin cậy cao về vấn đề nghiên cứu. - Kiểm định One-Sample T-Test nhằm mục đích so sánh trung bình (mean) của tổng thể với một giá trị cụ thể nào đó. Cụ thể trong bài viết này, so sánh trung bình để đánh giáTrường mức độ đồng ý các Đại tiêu chí tronghọc nhân Kinhtố uy tín, thương tế hiêu; Huế chất lượng dịch vụ huy động vốn; tác phong, thái độ của nhân viên; công tác quản lý trang thiết bị, cơ sở vật chất; mức độ tình cảm của khách hàng đối với Quỹ TDND Cửa Tùng tại Quỹ TDND Cửa Tùng với giá trị 3. Thang đo được sử dụng để đo lường sự đồng ý trong trường hợp này là Likert 1-5. Trong 5 mức độ của Likert, điểm 1 và 2 đại diện cho ý 4 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn kiến là không đồng ý, điểm 4 và 5 đại diện cho ý kiến là đồng ý, điểm 3 là điểm trung gian ngăn cách giữa 2 bên không đồng ý và đồng ý. Muốn kiểm tra xem khách hàng có sự đồng ý trên mức trung lập hay không. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về hoạt động huy động vốn của Quỹ tín dụng Nhân dân. Chương 2: Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Quỹ tín dụng Nhân dân Cửa Tùng Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn tại Qũy tín dụng Nhân dân Cửa Tùng PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Tổng quan về hoạt động huy động vốn của quỹ tín dụng 1.1.1.1. Khát niệm về Qũy tín dụng nhân dân Qũy tín dụng nhân dân là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và cải thiện đời sống, đảm bảo bù đắp đủ chi phí và tích lũy để phát triển. Theo Khoản 6 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010: “Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức kinh doanh tiền tệ và làm dịch vụ ngân hàng, do các tổ chức, cá nhân và hộ giaTrường đình tự nguyện th Đạiành lập để học hoạt động Kinh ngân hàng theotế LuHuếật các tổ chức tín dụng và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống”. Theo Khoản 1 Điều 3 Luật hợp tác xã 2012: “Quỹ tín dụng nhân dân là một trung gian tài chính theo mô hình HTX khu vực tư nhân. Việc gia nhập thành viên là 5 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn không hạn chế và tự nguyện. Tổ chức này thuộc về thành viên, là những người quản lý một cách dân chủ. Vì vậy, đây là nơi giáo dục về kinh tế và HTX của thành viên”. Quỹ tín dụng nhân dân là một tổ chức tài chính được kiểm soát bởi một đoàn thể, bao gồm những thành viên vay vốn và gửi tiết kiệm đồng thời là người sở hữu sở hữu tổ chức đó. Qũy TDND có những mục tiêu khác với những mục tiêu của một ngân hàng đó là mưu cầu tối đa hóa lợi thế của Qũy TDND dành cho các thành viên của mình thông qua các món tiết kiệm và/hoặc các món vay của họ. Qũy TDND hoạt động theo những quy tắc đặc biệt. 1.1.1.2. Vai trò của Quỹ tín dụng nhân dân - Tạo ra sự thịnh vượng cho cộng đồng địa phương: Từ khi hoạt động theo hình thức tương trợ, các hợp tác xã tài chính bén rễ mạnh mẽ trong cộng đồng của mình và là đòn bẩy có ý nghĩa cho việc phát triển tài sản tập thể và kinh tế xã hội địa phương. Do vậy, vai trò của các hợp tác xã là tạo ra các dịch vụ tài chính có sẵn, cho phép tạo ra thặng dư trong hộ gia đình và doanh nghiệp bằng việc xây dựng ý thức trách nhiệm của những người dân là những người sẽ tái đầu tư những thặng dư này vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng theo các nhu cầu ưu tiên của họ. Trên thực tế, việc tiếp cận tín dụng là một phương tiện hiệu quả cho phép những cộng đồng dân cư trong đó đặc biệt là người nghèo huy động được tiềm năng tập thể của họ. Các hoạt động tập thể này tạo ra sự thịnh vượng (việc làm và các dịch vụ) cho cộng đồng, trong nhiều trường hợp, là nguồn tạo thu nhập để cho phép đáp ứng các nhu cầu cơ bản, như lương thực, y tế và giáo dục cho các cộng đồng dân cư nói trên. Những đối tượng như người nghèo, người bị thiệt thòi, đặc biệt là phụ nữ được xác địnhTrường như là nhóm chi ếnĐại lược trong học việc phátKinh triển mô htếình QTDND;Huế việc phát triển nhóm này nên được thúc đẩy như một phần của chiến lược xóa đói giảm nghèo. Do vậy, các QTDND chính là loại hình tổ chức tín dụng (TCTD) có vai trò tích cực trong việc huy động nguồn lực tài chính của địa phương đồng thời có vị thế tốt nhất để 6 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn đáp ứng cơ sở hiện tại và tương lai về các nhu cầu đa dạng (tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm, ) của các nhóm khách hàng nói trên. - Cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp vi mô và kinh doanh nhỏ: Như chúng ta đã biết, khả năng tiết kiệm của người nghèo, người bị thiệt thòi, đặc biệt là phụ nữ, trong một thời gian dài bị mọi người, kể cả các chuyên gia về phát triển, đánh giá thấp. Trên thực tế, mặc dù dòng vốn do những nhóm khách hàng này tạo ra có thể là nhỏ nhưng nếu chúng được gửi vào một tổ chức an toàn thì những khoản tiết kiệm này vừa có tác dụng điều hòa dòng tiền, vừa góp phần tạo cảm giác an toàn, đặc biệt khỏi mất trộm và không phải chi vào các khoản không cần thiết. Việc quay vòng an toàn khoản tiền này (cho vay thành viên) vào các hoạt động của cộng đồng là một đóng góp có ý nghĩa cho sự phát triển môi trường và hạnh phúc của người dân nói chung và các đối tượng trên đây nói riêng. (Nguồn tham khảo: Topbank.vn) 1.1.1.3. Mục tiêu của Quỹ tín dụng Nhân dân - Đáp ứng được yêu cầu cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng một cách thuận tiện, thường xuyên và ổn định, lâu dài với mức giá cả có thể chấp nhận được để các thành viên có thể nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và qua đó thu được lợi nhuận cao nhất từ hoạt động sản xuất kinh doanh của riêng mình chứ không phải trước hết nhằm mục tiêu thu được lợi tức vốn góp cao nhất từ các hoạt động của Qũy TDND. - Góp phần phát triển kinh tế- xã hội, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, hạn chế cho vay nặng lãi trên địa bàn hoạt động. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, để đảm bảo khả năng cạnh tranh của mình trong quá trình hoạt động, các Qũy TDND vừa phải đảm bảo đủ trang trải các chi phí đã bỏ ra, vừa Trườngphải đảm bảo có tích Đại lũy với họcquy mô ngKinhày càng lớn tếđể phát Huế triển nhằm mục tiêu hỗ trợ các thành viên được lâu dài, với điều kiện ngày càng thuận lợi hơn, chất lượng tốt hơn, chi phí hợp lý hơn. (Nguồn tham khảo: Topbank.vn) 1.1.1.4. Chức năng của Quỹ tín dụng Nhân dân 7 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn - Thứ nhất, chức năng trung gian tín dụng: Đây được xem là chức năng quan trọng nhất và cơ bản của QTD. Nó không những cho thấy bản chất của QTD mà còn cho thấy nhiệm vụ chính yếu của QTD. Khi thực hiện chức năng này QTD đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng trung gian tín dụng QTD vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay, góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay. Thu nhận Cấp Công ty, xí tiền gửi tiết tín Công ty, xí nghiệp, tổ kiệm Qũy tín dụng nghiệp, tổ chức kinh tế, dụng chức kinh tế, cá nhân cá nhân Sơ đồ 1.1: Chức năng trung gian tín dụng (Nguồn: Theo Ths. Đặng Thị Việt Đức - Ths. Phan Anh Tuấn) Trường Đại học Kinh tế Huế 8 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn - Thứ hai, chức năng trung gian thanh toán: Ở đây QTD đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể thông qua Quỹ tín dụng để thực hiện các khoản thanh toán. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này vô hình chung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế. 1.1.1.5. Hoạt động của Quỹ tín dụng Nhân dân - Huy động vốn: + Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. + Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được vay vốn của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. - Cho vay vốn: + Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở cho vay đối với thành viên và các hộ nghèo không phải là thành viên trong địa bàn hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Việc cho vay hộ nghèo thực hiện theo Điều lệ của Quỹ tín dụng nhân dân, nhưng tỷ lệ dư nợ cho vay đối với hộ nghèo so với tổng dư nợ không được vượt quá tỷ lệ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được cho vay những khách hàng có gửi tiền tại Quỹ tín dụng nhân dân dưới hình thức cầm cố sổ tiềTrườngn gửi do chính Qu ỹĐạitín dụng nhânhọc dân cơKinh sở đó phát hành.tế Huế + Việc lập hồ sơ và thủ tục cho vay, xét duyệt cho vay, áp dụng bảo đảm tiền vay, kiểm tra việc sử dụng tiền vay, chấm dứt cho vay, xử lý nợ, điều chỉnh lãi suất và lưu giữ hồ sơ cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. 9 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn + Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở thực hiện các hoạt động tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. - Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: + Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và các tổ chức tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. + Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ chủ yếu phục vụ các thành viên. - Các hoạt động khác: + Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. + Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được nhận ủy thác, làm đại lý và thực hiện các nghiệp vụ khác trong lĩnh vực hoạt động tiền tệ khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép. 1.1.2. Một số vấn đề chung về hoạt động huy động vốn của quỹ tín dụng nhân dân 1.1.2.1. Khái quát về hoạt động huy động vốn của Quỹ tín dụng Nhân dân a. Khái niệm vốn Bất cứ một tổ chức tín dụng nào muốn tồn tại và phát triển đều phải có những khoản tiền ban đầu để làm phương tiện hoạt động như mua sắm, đầu tư vào tài sản cố định, trang thiết bị phục vụ kinh doanh, cho vay và các dịch vụ ngân hàng khác. Vốn ban đầu của Qũy TDND do các thành viên đóng góp, đó là vốn điều lệ. Gọi theo tính chất sở hữu vốn điều lệ là vốn riêng, thuộc quyền sở hữu của Qũy TDND. Khi có nguồn này đủ mức quy định thì Qũy TDND mới được phép triển khai hoạt động. TrongTrường quá trình hoạ tĐại động, Q ũyhọc TDND phKinhải huy động tếvốn dưHuếới hình thức nhận tiền gửi của thành viên, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài địa bàn hoạt động để cho vay. Đồng thời để đảm bảo khả năng chi trả, thanh toán và mở rộng tín dụng đáp ứng nhu cầu vay vốn của thành viên, Qũy TDND phải tạo thêm nguồn vốn bằng cách đi vay của Ngân hàng hợp tác và đi vay của các tổ chức tín dụng khác Như vậy, vốn 10 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn của Qũy TDND là những giá trị tiền tệ do Qũy TDND tạo lập và huy động được. Vốn được dùng để đầu tư, mua sắm tài sản cố định, trang thiết bị phục vụ kinh doanh, cho vay và thực hiện các nghiệp vụ khác trong hoạt động kinh doanh. b. Khái niệm huy động vốn Huy động vốn là nghiệp vụ tiếp nhận nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các tổ chức và cá nhân bằng nhiều hình thức khác nhau để hình thành nên nguồn vốn hoạt động của Quỹ tín dụng. Nguồn vốn huy động của QTD gồm các khoản như nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân (tiền gửi không kỳ hạn tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm); phát hành chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá; vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Hiện nay, huy động vốn là một trong những hoạt động hết sức quan trọng của các QTD. Nó được phép sử dụng những công cụ và phương pháp khác nhau để huy động mọi nguồn tiền nhàn rỗi, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu về vốn của nền kinh tế. c. Nguyên tắc huy động vốn - Tuân thủ pháp luật trong huy động vốn: + Hoàn trả gốc và lãi cho khách hàng vô điều kiện. Nghĩa là vốn huy động là một nguồn không ổn định, khách hàng có thể rút tiền của họ mà không bị ràng buộc. QTD cần phải duy trì một khoản dự trữ thanh khoản để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng. + Giữ gìn bí mật số dư và hoạt động của tài khoản khách hàng. + Không được che dấu các khoản tiền lớn và bất thường (chống rửa tiền). + Không được cạnh tranh bất hợp lý (thông tin giả, ). -TrườngThỏa mãn yêu cầu kinhĐại doanh học với chi phí Kinh thấp nhất: tế Huế + Áp dụng nhiều phương thức huy động vốn nhằm đảm bảo kinh doanh ổn định và tăng trưởng hợp lý. + Kết hợp chặt chẽ giữa huy động vốn với hiện đại hóa dịch vụ QTD. + Đa dạng hóa phương thức trả lãi đi đôi với dự thưởng để thu hút khách hàng. 11 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn - Ngăn ngừa sự giảm sút bất thường của nguồn vốn huy động: + Tạo uy tín cho khách hàng bằng việc đáp ứng kịp thời đầy đủ nhu cầu rút tiền trong mọi tình huống. + Ngăn chặn phao tin đồn nhảm. + Có phương án đáp ứng nhu cầu thanh khoản kịp thời khi có sự cố xảy ra. 1.1.2.2. Cơ cấu nguồn vốn và vai trò hoạt động huy động vốn của Quỹ tín dụng Nhân dân a. Cơ cấu nguồn vốn hoạt động của Quỹ TDND * Vốn tự có Vốn tự có của Qũy TDND là những giá trị tiền tệ do Qũy tạo lập được, thuộc sở hữu của Qũy. Vốn tự có chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn nhưng có tính chất thường xuyên ổn định. Quy mô và sự tăng trưởng của vốn tự có sẽ quyết định đến năng lực và vị thế phát triển của Qũy TDND. Vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ giữ vai trò quan trọng trong nguồn vốn tự có. -Vốn điều lệ: là nguồn vốn riêng thuộc quyền sở hữu riêng của Qũy TDND, được ghi trong Điều lệ Qũy TDND, trong giấy phép thành lập và hoạt động, đồng thời là cơ sở đảm bảo an toàn cho quá trình hoạt động kinh doanh. Vốn điều lệ của Qũy TDND là tổng số vốn do các thành viên góp. Mức vốn tối thiểu và tối đa của một thành viên do Đại hội thành viên quyết định theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước. Theo quy định của NHNN, thành viên của Qũy TDND được góp vốn theo quy định của điều lệ, mức góp vốn để xác lập tư cách thành viên do Đại hội thành viên quyết định nhưng tối thiểu là 50.000 đồng. Tổng mức góp tối đa của các thành viên không vưTrườngợt quá 30% so vớ iĐại tổng số vhọcốn điều l ệ Kinhcủa Qũy TDND tế tạ i Huếthời điểm góp vốn và nhận chuyển nhượng. Vốn điều lệ tối thiểu phải bằng mức vốn pháp định do chính phủ quy định. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập một ngân hàng do pháp luật quy định. Vốn điều lệ là nguồn vốn có tính chất ổn định vững chắc. - Qũy dự trữ bổ sung vốn điều lệ: được chia thành 2 nguồn: 12 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn Nguồn trích lập từ lợi nhuận hàng năm theo tỷ lệ 5% lợi nhuận sau thuế: Theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ tài chính lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được coi là 100% sẽ trích lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 5%, mức tối đa của quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ không vượt quá vốn điều lệ của Qũy TDND. Nguồn bổ sung từ số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp mà Qũy được miễn giảm không phải nộp ngân sách theo quy định của Chính phủ, của Bộ tài chính và hướng dẫn của NHNN. Mục tiêu của việc thành lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ nhằm để bổ sung vốn điều lệ, bảo toàn không ngừng nâng cao khả năng về vốn của Qũy TDND. Tuy nhiên việc chuyển vốn từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, Qũy TDND phải thực hiện theo cơ chế và hướng dẫn của NHNN. Qũy dự trữ bổ sung vốn điều lệ là nguồn vốn có tính chất ổn định, vững chắc và là một bộ phận của vốn tự có. Nguồn vốn này của Qũy TDND có xu hướng ngày càng tăng do hàng năm được trích lập theo kết quả kinh doanh. * Vốn huy động - Vốn huy động Là những giá trị tiền tệ mà một ngân hàng huy động được của các tổ chức cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện nghiệp vụ huy động vốn (nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, ). Vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau, Qũy TDND chỉ có quyền sở dụng nhưng không có quyền sở hữu và có trách nhiệm hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi khi đến kỳ hạn hoặc khi họ có nhu cầu rút vốn. Vốn huy động đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của Qũy TDND và là một trong những nguồn vốn chủ lực của QũyTrường TDND, thường chiĐạiếm tỷ l ệhọccao nhấ t Kinhso với các lo tếại ngu Huếồn vốn khác. Bao gồm: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn của các cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức đoàn thể kể cả trong và ngoài nước. - Vốn đi vay 13 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn Là nguồn vốn được hình thành từ quan hệ vay vốn giữa QTDND với các NHNN hoặc vay của các ngân hàng, TCTD tài chính và các tổ chức khác. Vốn đi vay giữ vị trí quan trọng trong hoạt động của QTD không chỉ về mặt quy mô đơn thuần mà chủ yếu mang ý nghĩa như là một biện pháp quản lý các mục tài sản nợ. QTD có thể đi vay từ nhiều nguồn khác nhau. Qũy TDND có thể vay vốn của Ngân hàng hợp tác, vay của các ngân hàng, TCTD tài chính khác. Trong trường hợp cần thiết nếu gặp khó khăn về tài chính Qũy TDND còn được vay vốn của Qũy TDND khác khi NHNN cho phép. * Các loại vốn và quỹ khác - Vốn tài trợ của nhà nước, của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. - Vốn dịch vụ ủy thác của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, vốn tài trợ, vốn ủy thác đầu tư của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân trong nước phục vụ lĩnh vực kinh tế nông nghiệp – nông thôn là nguồn vốn luôn được quan tâm. Khi được NHNN cho phép, Qũy TDND có thể kêu gọi vốn từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để đầu tư các mục đích nhất định hoặc được nhận vốn tài trợ để cung ứng cho thành viên. - Vốn hình thành trong dịch vụ thanh toán, vốn phát sinh từ nghiệp vụ đại lý thu chi hộ khách hàng, dịch vụ giữ hộ, tạm giữ được hình thành từ hoạt động nghiệp vụ của Qũy TDND. - Các quỹ như khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng tài trợ cấp mất việc làm Qũy khen thưởng, quỹ phúc lợi được trích lập từ lợi nhuận ròng hàng năm theo nghị quyết của Đại hội thành viên và hướng dẫn của Bộ tài chính, Qũy dự phòng trợ cấp mấtTrường việc làm được trích Đại từ chi phí. học Kinh tế Huế b. Vai trò hoạt động huy động vốn của Qũy TDND Hoạt động huy động vốn đóng vai trò hết sức quan trọng và có ý nghĩa đối với hoạt động kinh doanh của QTDND nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung. - Đối với khách hàng: 14 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn + Cung cấp cho khách hàng kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lợi. + Cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để cất trữ và tích lũy nguồn tiền hàn rỗi. + Tiếp cận được các dịch vụ tiện ích của QTD: dịch vụ thanh toán qua QTD, và dịch vụ tín dụng khi khách hàng cần vốn cho sản xuất, tiêu dùng. - Đối với QTDND: + Tạo nguồn vốn chủ lực cho hoạt động kinh doanh. Không có nghiệp vụ huy động vốn, Qũy tín dụng Nhân dân sẽ không đủ nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của mình. + Thông qua nghiệp vụ huy động vốn, QTDND có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với QTD. Từ đó Qũy tín dụng Nhân dân có biện pháp không ngừng hoàn thiện hoạt động huy động vốn để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng. - Đối với nền kinh tế: + Là kênh chu chuyển nguồn vốn. Nghiệp vụ huy động vốn giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội để tiếp cận nguồn vốn; từ đó thúc đẩy đầu tư sản xuất tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội. + Góp phần kiểm soát lạm phát. 1.1.2.3. Nội dung hoạt động huy động vốn của Qũy TDND Vốn vừa mang tính chất tiền đề vừa là vấn đề xuyên suốt cho quá trình hình thành và phát triển của QTD. Mục tiêu tổng quát của QTD là an toàn và sinh lời trong kinh doanh. Do đó, việc tạo lập một nguồn vốn vững chắc, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của QTD là điều rất cần thiết. Mỗi QTD hoạt động trong một môi trường, điều kiệnTrường cụ thể sẽ có những Đại nghiệp vụhọc huy động Kinh vốn khác nhau. tếĐ Huếể huy động vốn thì Quỹ tín dụng cần phải huy động vốn từ tiền gửi khách hàng và tiền tiết kiệm. Cụ thể như sau: a. Huy động vốn từ tiền gửi của khách hàng * Tiền gửi không kì hạn 15 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn Là loại tiền gửi mà người gửi có thể rút ra sử dụng bất cứ lúc nào, không bị hạn chế về số lần người gửi tiền muốn gửi vào hoặc rút tiền ra khi sử dụng. Thông thường lãi suất tiền gửi không kì hạn thấp hơn tiền gửi có kì hạn. Khách hàng gửi tiền nhằm mục đích an toàn về tài sản với mục đích chờ thanh toán chứ không vì mục đích kiếm lãi. Tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất thấp hoặc không được trả lãi bao gồm: - Tiền gửi thanh toán: Là các khoản tiền gửi không kỳ hạn, trước hết được sử dụng để tiến hành thanh toán chi trả cho các hoạt động hàng hóa, dịch vụ và các khoản phát sinh trong quá trình kinh doanh một cách thường xuyên, an toàn và thuận lợi. Đối với tiền gửi thanh toán việc rút tiền hoặc chi trả cho bên thứ ba thường được thực hiện bằng séc hay chuyển khoản. Tiền gửi thanh toán thường được quản lý trên tài khoản tiền gửi thanh toán và tài khoản vãng lai. - Tiền gửi không kỳ hạn thuần túy: Là loại tiền được ký gửi với mục đích bảo quản an toàn tài sản. Khi cần khách hàng có thể đến rút ra. Cũng giống như trường hợp trên, ngân hàng phải thỏa mãn yêu cầu của khách hàng khi họ có nhu cầu rút tiền và chỉ được phép sử dụng tài khoản khi đã đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả. Tuy nhiên, việc sử dụng các nguồn tiền này gặp nhiều bất lợi bởi nó mang tính chất không ổn định, do khách hàng có thể gửi hoặc rút ra bất cứ lúc nào, đặt trước rủi ro thanh khoản. Do đó, muốn sử dụng hiệu quả nguồn này, QTDND cơ sở phải tiến hành kiểm tra kĩ lưỡng về đặc điểm kinh doanh, thu nhập, chi tiêu của khách hàng để có kế hoạch khai thác hiệu quả. * Tiền gửi có kì hạn Là loại tiền gửi có sự thỏa thuận trước về thời gian rút tiền (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1Trường năm, 3 năm, 5 năm) Đại giữa khách học hàng và Kinh QTD. tế Huế Đại bộ phận tiền gửi này có nguồn gốc từ tích lũy và ký thác để hưởng lãi Mức lãi suất cụ thể phụ thuộc vào thời hạn trả tiền và sự thỏa thuận giữa QTDND và khách hàng trên cơ sở xem xét đến mức độ an toàn của QTDND cũng như cung cầu về vốn tại thời điểm đó. Tuy nhiên, để tạo nên tính lỏng cho các loại tiền gửi có kì hạn và do 16 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn đó mà hấp dẫn khách hàng, QTDND có thể cho phép khách hàng rút tiền trước hạn với những khoản phạt đáng kể (hưởng lãi suất thấp hơn quy định). Loại tiền gửi có kỳ hạn này giữ vai trò trung gian giữa tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm. Đây là nguồn tiền tương đối ổn định, QTD có thể sử dụng phần lớn vào hoạt động kinh doanh. QTDND có thể chủ động kế hoạch hóa việc sử dụng nguồn vốn này và tính có thời hạn của nguồn vốn. Chính vì vậy, QTDND cơ sở luôn tìm cách để đa dạng hóa loại tiền gửi này nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. b. Huy động tiền gửi tiết kiệm Tiết kiệm là phần thu nhập quốc dân của cá nhân và người lao động chưa sử dụng cho tiêu dùng. Họ gửi vào QTD với mục đích tích lũy tiền một cách an toàn và hưởng một phần lãi từ số tiền đó. Tiền gửi tiết kiệm là một dạng đặc biệt để tích lũy tiền tệ trong lĩnh vực tiêu dùng cá nhân. Lãi suất áp dụng cho loại tiền gửi này cao hơn so với lãi suất cho tiền gửi giao dịch. Hình thức phổ biến và cổ điển nhất là loại tiền gửi tiết kiệm có sổ. Đối với loại tiền gửi này, người gửi tiền được QTDND cấp cho một quyển sổ dùng để ghi tiền gửi vào và tiền rút ra. Đồng thời quyển sổ này cũng xác nhận số tiền đã gửi. Ở Việt Nam, các hình thức tiền gửi tiết kiệm bao gồm: * Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn Là loại tiền gửi mà người gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào, song không được sử dụng các công cụ thanh toán để chi trả cho người khác. Thực chất đây là sản phẩm được thiết kế dành riêng cho đối tượng khách hàng cá nhân hoặc tổ chức, có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi QTDND vì mục tiêu sinh lời và an toàn nhưng không thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền gửi trong tương lai. Đối với khách hàng khi chọn lựa hình thức tiền gửi này thì mục tiêu an toàn và tiện lợi quan trọngTrường hơn là mục tiêu Đạisinh lời. Đốihọc với QTDND, Kinh vì loại tếtiền gửiHuế này khách hàng muốn rút bất cứ lúc nào cũng được nên QTDND phải đảm bảo tồn quỹ để chi trả và khó lên kế hoạch sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng. Do vậy, QTDND thường trả lãi suất thấp cho loại tiền gửi này. Tuy nhiên số dư tài khoản này thường không lớn nhưng có ưu điểm hơn so với 17 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn các khoản tiền gửi giao dịch khác ở chỗ số dư này ít biến động. Chính vì vậy, trong kinh doanh các QTDND thường phải trả lãi suất cao hơn so với tài khoản tiền gửi thanh toán. Đó là điều kiện để các QTDND cơ sở có thể dễ dàng huy động số vốn này. * Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn Khác với tiền gửi tiết kiệm không kì hạn, tiền gửi tiết kiệm định kì được thiết kế dành cho khách hàng cá nhân và tổ chức có nhu cầu gửi tiền vì mục tiêu an toàn, sinh lời và thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai. Đối với QTDND, đây là tài khoản có số dư ít biến động nhất trong các loại tài khoản tiền gửi và nó là nguồn vốn chủ yếu để QTDND thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh đặc biệt là nghiệp vụ tín dụng. Đối tượng chủ yếu của loại tiền gửi này là khách hàng cá nhân muốn có thu nhập ổn định và thường xuyên, đáp ứng cho việc chi tiêu hàng tháng hoặc hàng quý. Đa số khách hàng thích lựa chọn hình thức gửi tiền này là công nhân, viên chức, hưu trí. Mục tiêu quan trọng của họ khi lựa chọn hình thức này là lợi tức có được theo định kì. Do vậy, lãi suất đóng vai trò rất quan trọng để thu hút. Đây là loại tiền gửi có sự thỏa thuận về thời gian gửi và rút tiền, có mức lãi suất cao hơn so với tiền gửi không kỳ hạn. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn gồm: - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ngắn hạn: Là loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 1 tháng đến 12 tháng. Loại tiền gửi này khá quen thuộc ở Việt Nam, các Ngân hàng, các QTD. Về nguyên tắc, khách hàng chỉ được rút tiền ra khi đến hạn. Song, để tăng tính cạnh tranh trong thu hút tiền gửi, thực tế các QTDND cơ sở vẫn cho phép khá ch hàng rút tiền trước hạn. Tuy nhiên, để tránh việc khuyến khích khách hàng rút tiền trước hạn thì một phần trong tiền lãi mà khách hàng đưTrườngợc hưởng sẽ bị khấu Đại trừ. học Kinh tế Huế - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dài hạn: Là loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Loại tiền gửi này rất phổ biến ở một số nước công nghiệp nhằm thu hút tiền nhàn rỗi trong thời gian dài. So với các loại hình tiết kiệm khác đối với khoản tiền gửi này bất cứ lúc nào người gửi cũng 18 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn có thể gửi tiền vào QTD với số lượng không hạn ché nhưng chỉ được rút ra khi đến hạn. Đây là loại hình tiết kiệm mà các QTDND đã tận dụng nhằm tạo được nguồn vốn có tính ổn định cao, phục vụ cho hoạt động cấp tín dụng của mình. Các Quỹ tín dụng thường huy động các loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn ngắn, đáp ứng nhu cầu tiền gửi của tất cả các khách hàng. Với mỗi loại tiền gửi, quỹ tín dụng áp dụng một mức lãi suất tương ứng. Về nguyên tắc, lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn thấp hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao. Tuy nhiên việc huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có sự ổn định của tiền tệ, của giá cả cho vay có được cho phép của các định chế do NHNN quy định trong từng thời kỳ. (Nguồn: Phòng kinh doanh của Quỹ TDND Cửa Tùng) 1.1.2.4.Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn của Qũy TDND a. Tốc độ tăng trưởng của vốn huy động Vốn huy động của QTD phải có sự tăng trưởng ổn định về mặt số lượng để thoả mãn nhu cầu tín dụng, thanh toán cũng như các hoạt động kinh doanh khác ngày càng tăng của QTD. Nếu QTD huy động được một lượng vốn lớn, nhưng lại không ổn định, thường xuyên có những dòng tiền lớn bị rút ra thì lượng vốn dành cho đầu tư, cho vay sẽ không lớn, hiệu quả huy động vốn không cao, thường xuyên phải đối đầu với vấn đề thanh khoản. Tốc độ tăng trưởng VHD = *100 ổ Đ ỳ à ổ Đ ỳ ướ Tốc độ tăng trưởng >100: quy mô vốnổ của QTDĐ tăng.ỳ ướ Tốc độ tăng trưởng < 100: quy mô vốn của QTD giảm. VTrườngốn của QTD gia tăng Đại với nhữ nghọc tỷ lệ x ấpKinh xỉ nhau trong tế nhi ềHuếu năm thể hiện một sự tăng trưởng vốn ổn định. Điều đó, một mặt, giúp QTD thuận lợi hơn trong việc dự kiến lượng vốn huy động được để có kế hoạch điều hoà vốn, tạo được sự phù hợp giữa phương án mở rộng huy động vốn với mở rộng tín dụng. Trên khía cạnh khác, sự tăng trưởng vốn ổn định còn cho thấy phần nào hình ảnh tốt của QTD trong mắt công chúng. 19 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn - Bên cạnh việc sử dụng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng vốn huy động QTD cũng cần đánh giá quy mô vốn huy động của QTD như thế nào. Các QTD thường dùng tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động để đánh giá quy mô huy động vốn: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn = *100 ổ ố độ b. Chỉ tiêu quy mô chất lượng huy động vốn ế ạ độ ố - Tỷ lệ vốn huy động vốn tự có: Chỉ tiêu này đánh giá khả năng huy động vốn tính trên một đồng vốn tự có. Tỷ lệ vốn huy động trên vốn tự có = *100 ố độ - Tỷ lệ vốn huy động trên tổng dư nợ: Chố ỉ tiựêu ó này cho phép so sánh khả năng cho vay với khả năng huy động vốn, cho biết khả năng đáp ứng nhu cầu vốn, từ đó đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của QTD. Tỷ lệ vốn huy động trên tổng dư nợ = *100 ố độ - Tỷ trọng từng loại hình huy động vốn:ổCh ỉ tiưêu ợ này dùng để xác định kết cấu nguồn vốn huy động của QTD theo từng thời kỳ, từ đó phát hiện những ưu và nhược điểm của QTD trong công tác huy động vốn. Tỷ trọng từng loại = *100 ố ư ừ ạ ề ử - Lãi suất huy động bìnhổ quân: ồCh ỉ ốtiêu này đ ộxác định lãi suất huy động bình quân của QTD trong từng thời kỳ nhất định. Qua đó, so sánh khả năng hấp dẫn khách hàng của QTD bằng lãi suất đồng thời cho phép so sánh chi phí huy động giữa các QTD. Lãi suất đầu vào bình quân = *100 Trường Đại học í ã Kinhề ử tế Huế c. Mối quan hệ giữa huy độngố v ốốn và sử đdộụng vốn Huy động vốn và sử dụng vốn được coi là hai hoạt động cơ bản và quan trọng nhất của một QTD. Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn còn được thể hiện có kỳ hạn, loại tiền và mức chi phí huy động. Hiểu được mối quan hệ giữa huy động 20 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn vốn và sử dụng vốn thì QTD mới có thể có được mức lãi suất, kỳ hạn và loại tiền huy động phù hợp đảm bảo lợi nhuận QTD thu được là lớn nhất. (Nguồn: daiabank-một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn) 1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của QTDND 1.1.3.1. Nhân tố khách quan Yếu tố khách quan là những yếu tố bên ngoài tầm kiểm soát của Qũy TDND. Đối với nhóm yếu tố này Qũy TDND cần thích ứng một cách tốt nhất, nó bao gồm: môi trường kinh tế chính trị xã hội, các điều kiện về pháp lý, sự chỉ đạo của NHNN, tâm lý tập quán của khách hàng a. Điều kiện pháp lý Các hoạt động của Qũy TDND chịu sự điều chỉnh của luật các TCTD và hệ thống các văn bản pháp luật khác của Nhà nước. Trong sự ràng buộc về luật pháp, các yếu tố của nghiệp vụ huy động vốn thay đổi làm ảnh hưởng đến quy mô và chất lượng của hoạt động huy động vốn. b. Các điều kiện về mặt kinh tế Tình trạng phát triển kinh tế của nền kinh tế là một yếu tố vĩ mô có tác động trực tiếp đến mọi hoạt động của Qũy TDND, ảnh hưởng đến công tấc huy động vốn. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển ổn định thì số vốn huy động được của Qũy TDND cơ sở ngày càng tăng lên và cơ hội đầu tư cho vay ngày càng được mở rộng. Nền kinh tế suy thoái, khả năng huy động vốn của Qũy TDND không những bị giảm xuống mà lượng tiền dân cư đã ký gửi vào Qũy cũng có nguy cơ bị rút ra. c. Điều kiện về môi trường cạnh tranh STrườngự cạnh tranh của các Đại Qũy TDND học và các Kinh Ngân hàng trêntế đ ịaHuế bàn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động huy động vốn của Qũy TDND. Để tồn tại và phát triển, Qũy TDND phải định ra chiến lược kinh doanh phù hợp để có thể cạnh tranh được với các Qũy TDND khác và các Ngân hàng thương mại trên địa bàn. Trong quá trình cạnh 21 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn tranh Qũy TDND buộc phải cải tiến và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, thực hiện mức lãi suất hợp lý, nghiên cứu kĩ thị trường và làm tốt công tác marketing. d. Yếu tố văn hóa – xã hội, tâm lý khách hàng Khách hàng của Qũy TDND bao gồm những người có vốn gửi tại Qũy TDND và những người sử dụng vốn đó. Ở khoản mục tiền gửi tiết kiệm có 2 yếu tố quan trọng tác động là thu nhập và tâm lý của người gửi tiền. Thu nhập ảnh hưởng đến nguồn vốn tiềm tàng mà Qũy TDND có thể huy động được trong tương lai. Còn yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến sự vận động ra vào của các nguồn tiền. Tâm lý khách hàng là một trong các yếu tố quan trọng. Bất cứ khách hàng nào khi đem vốn của mình đi đầu tư cũng muốn đồng vốn của mình sinh lời. Đó là sự mong muốn của công chúng đầu tư. Tuy nhiên, trong thực tế một số Qũy TDND không quan tâm đúng mức yếu tố này. Đây cũng là một nguyên nhân gây mất lòng tin của khách hàng đối với Qũy TDND, do vậy Qũy TDND mất đi một lượng khách hàng lớn làm ảnh hưởng tới uy tín của Qũy TDND trên thị trường. Chính vì vậy, các nhà quản lý Qũy TDND phải nghiên cứu tâm lý, nhu cầu của khách hàng từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm khơi dậy lòng tin của khách hàng đối với Qũy TDND. Qũy TDND phải có địa điểm giao dịch thuận tiện, đây là yếu tố cần thiết nhằm thu hẹp không gian, rút ngắn thời gian cho khách hàng khi đến giao dịch. Tạo điều kiện cho khách hàng mở rộng khối lượng giao dịch, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng huy động vốn. Nhân viên Qũy TDND phải thường xuyên giúp đỡ khách hàng, tạo niềm tin cho khách hàng vào Qũy TDND. Từ đó khách hàng thấy được sự quan tâm của QTDND đối với mình và sẵn sàng tìm đến Qũy TDND khi có nhu cầu. 1.1.3.2. Nhân tố chủ quan a. Quy mô và vị thế của Qũy tín dụng nhân dân Quy mô và vị thế của Qũy TDND cơ sở ảnh hưởng rất lớn đến vốn huy động của QũyTrường tín dụng nhân dân. Đại Một Qũy học TDND c ơKinh sở có quy mô tế lớn tHuếạo hình ảnh rất tốt cho Qũy, tạo niềm tin cho khách hàng. Ngoài ra, uy tín của Qũy TDND cơ sở cũng rất quan trọng, khách hàng thường cân nhắc và lựa chọn Qũy TDND hoặc Ngân hàng nào được họ thừa nhận có uy tín nhất đối với người gửi tiền. b. Khả năng quản lý của ban lãnh đạo 22 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn Khả năng quản lý của ban lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của Qũy TDND cơ sở. Nếu như ban lãnh đạo năng động, có kinh nghiệm, có tầm nhìn và không ngừng đổi mới, sáng tạo, nhanh nhạy nắm bắt xu hướng thị trường thì sẽ tăng hiệu quả hoạt động của Qũy. c. Khả năng sinh lời và khả năng đối phó với rủi ro Một Qũy TDND có lợi nhuận cao sẽ tạo ra lòng tin với khách hàng tốt bởi khách hàng tin tưởng vào khả năng thanh khoản của Qũy. Tuy nhiên, lợi nhuận cao hơn luôn đồng nghĩa với việc Qũy TDND phải đối mặt với nhiều rủi ro. Vì vậy, yêu cầu các nhà quản trị của Qũy phải dự báo và phải có những biện pháp tránh rủi ro hiệu quả. d. Lãi suất huy động Lãi suất huy động có tác động rất lớn đến lượng vốn huy động và chi phí huy động của Qũy TDND. Qũy TDND không thể đẩy lãi suất lên quá cao và cũng không thể để lãi suất quá thấp vì đều làm giảm lợi nhuận. Vì vậy Qũy TDND phải tính đến chi phí vốn có thể xác định lượng vốn tăng đến bao nhiêu, huy động loại vốn nào thì chi phí huy động là thấp nhất, mang lại lợi nhuận, hiệu quả và sự an toàn nhất. e. Công nghệ của Qũy TDND Công nghệ của Qũy TDND đã trở thành một nhân tố quyết định uy thế, sức cạnh tranh của Qũy TDND không chỉ hoạt động huy động vốn mà cả trong các hoạt động của Qũy TDND. Công nghệ Qũy TDND là nền tảng để Qũy TDND cung ứng các dịch vụ Qũy TDND hiện đại, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng tốt mọi nhu cầu của khách hàng. Công nghệ Qũy TDND hiện đại sẽ đảm bảo nhanh chóng, an toàn và thuận lợi cho khách hàng trong quá trình giao dịch với Qũy TDND. Trường Đại học Kinh tế Huế 23 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.2.1.Tình hình huy động vốn của các loại hình tổ chức tín dụng ở Việt Nam *Các loại hình tổ chức tín dụng ở Việt Nam gồm:  Quỹ tín dụng nhân dân  Tổ chức tài chính vi mô  Tổ chức tín dụng phi ngân hàng  Ngân hàng Việt Nam đã chính thức gia nhập vào WTO, tổ chức thương mại thế giới. Trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này là kết quả của một quá trình đàm phán lâu dài, Việt Nam đang đứng trước cơ hội hội nhập thế giới sâu rộng hơn bao giờ hết. Doanh nghiệp Việt Nam muốn cạnh tranh đứng vững và phát triển trong môi trường mới đầy tiềm năng và nhiều thách thức này, ngoài những yếu tố không thể thiếu như cần có chiến lược lâu dài, cùng với những yêu cầu nâng cao kỹ thuật, chất lượng nguồn nhân lực, thì điều kiện tiên quyết không thể thiếu đó là nguồn vốn dồi dào. Tình hình huy động vốn ở Việt Nam hiện nay đang từng bước có những bước tiến đáng kể. Mặc dù còn nhiều điểm cần sửa đổi, nhưng nói chung, tình hình tài chính ở Việt Nam đã dần đi vào ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho nền kinh tế nước ta phát triển. Đặc biệt là viêc Việt Nam tham gia sân chơi quốc tế sẽ giúp chúng ta học tập kinh nghiệm quản lý thị trường vốn một cách ngày càng có hiệu quả. Tuy nhiên tất cả sẽ là vô nghĩa nếu chúng ta chỉ trông chờ vào bên ngoài mà không có các biện pháp đúng đắn. Hội nhập là cơ hội nhưng cũng đem đến thách thức. Nếu không chủ động, thậm chi chúng ta còn có thể đánh mất cơ hội và nguy cơ tụt lại phía sau là khó có thể tránh khỏi. Muốn đạt được thành công, thì chúng ta cần thực hiện các chính sách cải cách phùTrường hợp, nhằm nâng caoĐại năng lựchọc quản lí, Kinhđặc biệt là t ỏngtế lĩnh Huế vực tài chính, tín dụng, cũng như có các chính sách khuyến khích đầu tư có hiệu quả, giúp nền kinh tế tăng trưởng một cách vững chắc. 1.2.2.Tình hình huy động vốn ở Quỹ tín dụng Nhân dân Cửa Tùng 24 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn Trong những năm qua, thị trấn Cửa Tùng đã tổ chức thực hiện tốt các chính sách tín dụng của nhà Nhà nước đối với kinh tế hộ sản xuất trên địa bàn xã nhằm mục đích cung cấp vốn cho các hộ sản xuất trong thị trấn và các xã liền kề. Chính vì vậy việc huy động vốn là hết sức quan trọng trong hoạt động tín dụng, luôn luôn đồng hành cùng với sự tồn tại và phát triển của quỹ. Trong những năm gần đây, Quỹ tín dụng Nhân dân Cửa Tùng đã tích cực huy động vốn từ tiền gửi của nhân dân, từ tiền gửi tiết kiệm. Quỹ cũng đã triển khai nhiều chương trình quà tặng, khuyến mãi kèm theo rất hấp dẫn. Song Quỹ không huy động vốn từ tiền gửi của các doanh nghiệp hay tổ chức kinh tế. Quỹ đã thực hiện tốt các chính sách liên quan đến hoạt động huy động vốn, có mức lãi suất huy động hấp dẫn, hợp lý. Trường Đại học Kinh tế Huế 25 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CỬA TÙNG 2.1. Tổng quan về quỹ tín dụng nhân dân Cửa Tùng 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Qũy TDND Cửa Tùng . Tên cơ quan: Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng . Vốn điều lệ ban đầu hoạt động: 100.000.000 đồng . Vốn điều lệ hiện tại: 3.300.000.000 đồng . Địa chỉ: Khu phố An hòa 2, thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. . Tổng số cán bộ, nhân viên: 11 người. Sau một tháng thực hiện quyết định 260/TTg ngày 02/6/1993. Ngày 27/7/1993 thủ tướng chính phủ lại ra quyết định số 390/TTg cho phép triển khai thí điểm thành lập QũyTrường tín dụng nhân dân. Đại học Kinh tế Huế Thực hiện quyết định 390/TTg ngày 27/7/1993 nhiều tỉnh thành ở miền Bắc, miền Nam và một số tỉnh miền Trung đã triển khai tốt việc thành lập Qũy tín dụng nhân dân. Quảng Trị là một tỉnh nhỏ, triển khai đề án thành lập Qũy tín dụng nhân dân chậm hơn. 26 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn Ngày 26/6/1995 ban chỉ đạo Trung Ương thí điểm thành lập Qũy tín dụng nhân dân có thông báo số 360/TB-BCĐ về việc cho phép tỉnh Quảng Trị thành lập Qũy tín dụng nhân dân. Sau khi họp bàn đến ngày 13/10/1995 ban chỉ đạo thành lập Qũy tín dụng nhân dân có đề án cụ thể thành lập Qũy tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Qua nắm bắt được tâm tư nguyện vọng cụ thể của nhân dân thị trấn Cửa Tùng và các xã liền kề trên địa bàn vùng Đông huyện Vĩnh Linh. Trong cơ chế đổi mới phương thức làm ăn, nhân dân trên địa bàn rất thiếu vốn cho nhu cầu phát triển sản xuất cũng như mở mang các ngành nghề kinh doanh dịch vụ khác. Trước sự bức xúc về vốn cũng như hoàn cảnh thực tế của xã hội, nhận thức được sự ra đời của Qũy tín dụng nhân dân là góp phần to lớn vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, hạn chế tệ nạn cho vay nặng lãi trong dân cư. Sau khi nghiên cứu đề án thí điểm thành lập Qũy tín dụng nhân dân số 05/BCĐTLQTD ngày 13/10/1995 của UBND tỉnh Quảng Trị. Xuất phát từ tình hình thực tế trong việc huy động vốn và nhu cầu vay vốn của nhân dân thị trấn Cửa Tùng và các xã liền kề trên địa bàn vùng Đông huyện Vĩnh Linh. Ngày 18/12/1995 Thường vụ Đảng ủy, Uỷ ban nhân dân thị trấn Cửa Tùng đã nhất trí hưởng ứng chủ trương của Tỉnh, làm tờ trình xin thành lập Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng theo phương án triển khai của ban chỉ đạo thành lập Qũy TDND tỉnh Quảng Trị. Ngày 7/1/1996 Thường vụ Đảng ủy, Uỷ ban nhân dân thị trấn Cửa Tùng đã nhận được sự đồng ý của ban chỉ đạo thí điểm thành lập Qũy tín dụng nhân dân – Uỷ ban nhân dân Tỉnh cho phép Uỷ ban nhân dân thị trấn Cửa Tùng thành lập Qũy tín dụng nhân dân. Sau 1 tháng gửi tờ trình, ngày 24/1/1996, chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnhTrường Quảng Trị cấp giĐạiấy phép hohọcạt động Kinhsố 04/NHGP tếthành Huế lập Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng. Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng đã được chính thức khai trương và hoạt động đầu tiên trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị ngày 14/2/1996 với 56 thành viên sáng lập với số vốn điều lệ là 65.000.000 đồng. Qũy đã tích cực tuyên truyền vận 27 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn động nhân dân trên địa bàn cho đến ngày 15/3/1996 đã có 94 thành viên tham gia và huy động được trên 100 triệu đồng vốn điều lệ, đáp ứng đủ điều kiện để Qũy đi vào hoạt động đúng luật. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Qũy TDND Cửa Tùng 2.1.2.1. Chức năng của Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng là loại hình kinh tế hợp tác xã, do các thành viên tự nguyện góp vốn lập ra và hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng nhằm mục đích tương trợ, tạo điều kiện thực hiện có hiệu quả tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống của các thành viên, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Nội dung hoạt động của Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng - Thứ nhất: Huy động vốn Qũy tín dụng nhân dân được huy động vốn góp của các thành viên gồm số vốn cổ phần xác lập và cổ phần thường xuyên. Đặc điểm của nguồn vốn này là huy động của thành viên. Đối với nguồn vốn huy động tiết kiệm, Qũy tín dụng nhân dân được nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của thành viên và người ngoài thành viên kể cả cá nhân và tổ chức kinh tế kể cả trong địa bàn và ngoài địa bàn. Qũy tín dụng nhân dân được vay vốn từ các nguồn vốn dự án của Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ Thông qua Ngân hàng Hợp tác và được khai thác các nguồn khác như: vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, các nguồn vốn ủy thác cho vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. - Thứ 2: Cho vay Hoạt động cho vay theo nghĩa phổ biến là quan hệ vay mượn về vốn giữa Qũy tín dụngTrường nhân dân Cửa Tùng Đại với các họccá nhân, hKinhộ gia đình, doanh tế nghiHuếệp theo nguyên tắc hoàn trả vốn và lãi. Cho vay là một trong những hoạt động quan trọng nhất của Qũy TDND Cửa Tùng, đem lại nguồn thu nhập chính cho Qũy và cũng là hoạt động rủi ro có tiềm ẩn cao nhất. - Thứ 3: Chăm sóc thành viên 28 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn Qũy TDND Cửa Tùng ra đời là do thành viên tự nguyện góp vốn và gia nhập, họ vừa làm chủ vừa làm khách, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nên giữa Qũy TDND và các thành viên có mối quan hệ khăng khít, gần gũi và luôn gắn bó với nhau, giúp đỡ nhau quản lí kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình Từ đó mà mỗi cán bộ Qũy TDND ngoài trình độ về chuyên môn, cần phải có trình độ hiểu biết về kiến thức xã hội và các mặt khác. - Thứ 4: Phân phối lợi nhuận Hàng năm Qũy TDND Cửa Tùng phải tổ chức Đại hội thành viên hoặc Đại hội đại biểu thành viên để thực hiện công khai dân chủ về kết quả kinh doanh của năm tài chính. Đại hội quyết định phân phối lợi nhuận, lợi tức vốn góp trên cơ sở kết quả kinh doanh và pháp luật quy định. 2.1.2.2. Nhiệm vụ của Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng -Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. -Nộp thuế theo quy định của pháp luật - Hoạt động theo giấy phép được cấp, chấp hành các quy định về tín dụng, tiền tệ, tài chính. - Thực hiện các chế độ kế toán – tổng hợp theo chế độ kế toán nhà nước. Niên độ kế toán cơ bản bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 mỗi năm - Chịu trách nhiệm trên các khoản tiền gửi, tiền vay và các khoản nợ khác đúng kỳ hạn và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ số vốn và tài sản của Qũy TDND. - Thực hiện hợp đồng và đảm bảo quyền lợi của các thành viên 2.1.2.3. Quyền hạn của Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng -TrườngQuyền tự quyết trong Đại tự vay học Kinh tế Huế - Huy động vốn, cho vay vốn và thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác theo giấy phép hoạt động. - Có quyền yêu cầu người vay cung cấp các tài liệu tài chính và phương án sản xuất kinh doanh có liên quan 29 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn - Được quyền kết nạp thành viên mới và giải quyết trả thẻ cho thành viên khi ra khỏi tín dụng. - Quyền tự quyết trong phân chia lợi nhuận, xử lí các khoản lỗ theo quy định của pháp luật. - Quyền từ chối các yêu cầu của tổ chức cá nhân trái với quy định pháp luật. - Được quyền tuyển lao động, thực hiện các hình thức trả lương, khen thưởng theo quy định của bộ luật lao động. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của Quỹ TDND Cửa Tùng 2.1.3.1 Tổ chức biên chế nhân sự . Hội đồng quản trị: gồm 3 thành viên (1 UV HĐQT kiêm GĐ điều hành) . Ban kiểm soát : gồm 3 thành viên . Bộ phận kế toán: gồm 3 thành viên . Bộ phận kho quỹ: gồm 1 thành viên . Bộ phận hành chính: 1 thành viên 2.1.3.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý ĐẠI HỘI THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG BAN KIỂM SOÁT QUẢN TRỊ Trường Đại học Kinh tế Huế GIÁM ĐỐC PHÒNG KINH PHÒNG KẾ PHÒNG KHO DOANH TOÁN QUỸ 30 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng *HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ: gồm 3 người 1. CHỦ TỊCH: Mai Văn Đại 2. GIÁM ĐỐC: Hoàng Văn Bỉnh 3. PHÓ GIÁM ĐỐC: Phan Văn Hùng *BAN KIỂM SOÁT: gồm 3 người 1. KIỂM SOÁT TRƯỞNG: Lê Anh Tuấn 2. KIỂM SOÁT VIÊN BÁN CHUYÊN TRÁCH: Nguyễn Thị Thanh 3. KIỂM SOÁT VIÊN BÁN CHUYÊN TRÁCH: Nguyễn Phương *PHÒNG KẾ TOÁN: gồm 3 người 1. KẾ TOÁN TRƯỞNG: Hồ Thị Hồng 2. KẾ TOÁN VIÊN: Nguyễn Minh Thanh 3. KẾ TOÁN VIÊN: Hoàng Hải Linh *THỦ QUỸ - THỦ KHO: Trương Thị Liên *PHÒNG HÀNH CHÍNH: Hồ Ngọc Hải TỔNG: 9 người chuyên trách 2 người bán chuyên trách. 2.1.3.3. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận Đại hội thành viên của Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng gồm: Đại biểu thành viên. Thành viên là nhân dân trên địa bàn thị trấn Cửa Tùng, 2 xã Vĩnh Tân và Vĩnh Giang huyện Vĩnh Linh. * Hội đồng quản trị: do đại hội thành viên bầu ra (3 người). -Là cơ quan quản lý có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất tại Qũy tín dụng. Hội đồng quản trị họp mặt hàng tháng thông qua các vấn đề liên quan đến Qũy tín dụng. -TrườngChủ tịch hội đồng quĐạiản trị là ngưhọcời thư ờKinhng xuyên có mtếặt t ạHuếi quỹ, thay mặt hội đồng quản trị giải quyết các vấn đề liên quan tới quỹ như: triệu tập, chủ trì các cuộc họp, phân công theo dõi giám sát công việc điều hành của giám đốc, ký các văn bản thuộc thẩm quyền của hội đồng quản trị. 31 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn -Bên cạnh đó Hội đồng quản trị có nhiệm vụ phải trình đại hội thành viên trong các quyết định của mình về: +Mở rộng quan hệ giao tiếp và các nghiệp vụ về đối ngoại +Đề xuất phương án xây dựng và cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng. +Thay đổi vốn điều lệ và chuyển nhượng vốn cổ phần +Đề ra phương hướng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và hình thức huy động vốn của Qũy tín dụng nhân dân. - Quyết định các mức lãi suất trong lĩnh vực huy động vốn và lãi suất cho vay nhưng phải nằm trong khoảng lãi suất mà thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ban hành. - Quyết định trong việc xử lý các khoản nợ quá hạn không có khả năng thu hồi của khách hàng và các rủi ro do hoạt động của Qũy tín dụng nhân dân mang lại. * Ban kiểm soát: do đại hội thành viên bầu ra (3 người). - Là cơ quan kiểm soát và kiểm tra mọi hoạt động của Qũy tín dụng nhân dân theo pháp luật. - Nhiệm vụ quyền hạn của ban kiểm soát là kiểm tra giám sát các mặt hoạt động của Qũy tín dụng nhân dân, việc chấp hành điều lệ, nội quy của các thành viên. - Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại tố cáo có liên quan - Xem xét toàn bộ hệ thống tài chính kế toán, giám định các chứng từ kế toán nếu phát hiện có sai sót thì phải có biện pháp xử lý kịp thời. * Ban giám đốc : do hội đồng quản trị bổ nhiệm - Có nhiệm vụ điều hành toàn bộ các hoạt động của Qũy TDND, quản lý về các mặt nhân sự, tài chính, các chính sách định hướng phát triển của Qũy tín dụng nhân dân. - ChTrườngịu trách nhiệm về quyếtĐại định họccủa mình trKinhước pháp luật, tế trước Huếhội đồng quản trị. - Ngoài ra Ban giám đốc còn phải đưa ra phương pháp xử lí rủi ro trong quá trình hoạt động và phương hướng xây dựng kế hoạch cho năm tiếp theo để trình lên Hội đồng quản trị tổng hợp và đưa ra ý kiến cuối cùng. * Bộ phận hành chính: 32 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn - Có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, hoàn thành thủ tục khi cho vay - Có trách nhiệm tham mưu, đề xuất, phân tích phương án sản xuất kinh doanh để trình lên giám đốc xét duyệt cho vay. - Đi thẩm định, kiểm tra và chịu trách nhiệm về báo cáo thẩm định của mình. - Có trách nhiệm theo dõi trước, trong, sau khi cho vay, có nhiệm vụ nhắc nhở khi thu hồi đến hạn. - Chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Ban giám đốc về những hồ sơ vay vốn trên địa bàn quản lý của mình. - Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến việc kiểm tra quá trình tín dụng. - Theo dõi, đôn đốc việc trả nợ, và một số nhiệm vụ khác theo sự phân chia của ban tổng giám đốc. * Phòng kế toán – ngân quỹ : - Có nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo về công tác kế toán tài chính, tổ chức hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Tổ chức thực hiện các dịch vụ, thanh toán, chuyển tiền, thực hiện công tác điện toán xử lí thông tin. - Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu, số liệu quy định của nhà nước và ngành, lập báo cáo quyết toán tháng, quý, năm theo đúng quy định. 2.1.4. Tình hình hoạt động của Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng giai đoạn 2015 – 2017 Trong 3 năm qua, hoạt động của Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng đã liên tục phát triển về quy mô, vốn điều lệ, mạng lưới, tổ chức, hoạt động đảm bảo an toàn, kết quả kinh doanh luôn có lãi. Trường Đại học Kinh tế Huế 33 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị tính : Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 (+/-) (%) (+/-) (%) 1. Tiền gửi 65.716 78.510 102.437 12.794 19,5 23.927 30,5 2. Đi vay 3.000 4.000 3.000 1.000 33,3 -1.000 - 25,0 3. Tổng 68.716 82.510 105.437 13.794 20,1 22.927 27,8 (Nguồn: Phòng Kế Toán – Qũy TDND Cửa Tùng) - Tình hình huy động vốn của Quỹ TDND Cửa Tùng qua 3 năm được thể hiện ở bảng 2.1, cho thấy nguồn vốn tiền gửi của Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng tăng dần qua các năm. Năm 2015 số tiền gửi là 65.716 triệu đồng, chiếm 95,6% trên tổng nguồn vốn. Năm 2016 số tiền gửi của Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng là 78.510 triệu đồng, tăng so với năm 2015 12.794 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 19,5% và chiếm 95,2% trên tổng nguồn vốn. Năm 2017 số tiền gửi là 102.437 triệu đồng, tăng so với năm 2016 23.927 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 30,5% và chiếm 97,2% trên tổng nguồn vốn. - Nguồn vốn vay của Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng có xu hướng giảm dần, săm sau thấp hơn năm trước. Năm 2015 nguồn vốn này là 3000 triệu đồng, chiếm 4,4% trên tổng nguồn vốn, năm 2016 nguồn vốn này là 4000 triệu đồng, tăng so với năm 2015 1000 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 33,3% và chiếm 4,8% trên tổng nguồn vốn. Song qua năm 2017, nguồn vốn này lại giảm xuống còn 3000 triệu đồng, bằng nguồn vốn năm 2015, tương ứng với tỷ lệ giảm -25%. Theo chế độ quy định những quỹTrường mới thành lập trongĐại 2 năm học đầu sẽ đKinhược vay đến tế70% trHuếên tổng số nguồn vốn huy động tại chỗ, những năm sau vay không quá 50%. Tuy nhiên nguồn vốn này thông thường có lãi suất cao, thời gian cho vay ngắn. Vì vậy, để chủ động về nguồn vốn Qũy tín dụng cần có các biện pháp tích cực để huy động tối đa nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong cộng đồng dân cư. 34 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn Bảng 2.2: Tình hình cho vay của Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 (+/-) (%) (+/-) (%) 1.Doanh số cho vay 91.944 104.485 122.827 12.541 13,6 18.342 17,6 - Sản xuất kinh doanh 48.055 51.173 57.336 3.118 6,5 6.163 12,0 - Tiêu dùng 43.889 53.312 65.491 9.423 21,4 12.179 22,8 2. Doanh số thu nợ 79.551 91.589 109.573 12.038 15,1 17.984 19,6 - Sản xuất kinh doanh 48.404 51.620 53.754 3.216 6,6 2.134 4,1 - Tiêu dùng 31.147 39.969 56.819 8.822 28,3 16.850 42,1 3. Dư nợ 64.604 77.590 90.844 12.986 20,1 13.254 17,1 - Sản xuất kinh doanh 27.523 29.166 33.749 1.643 5,9 4.583 15,7 - Tiêu dùng 37.081 48.424 57.095 11.343 30,5 8.671 17,9 4. Nợ xấu 20 40 18 20 100,0 -22 -55,0 -Sản xuất kinh doanh 0 0 0 0 0 0 0 -Tiêu dùng 20 40 18 20 100,0 -22 -55,0 5. Tỷ lệ nợ xấu / dư nợ (%) 0.03 0,05 0,02 _ _ _ _ -Sản xuất kinh doanh 0 0 0 _ _ _ _ -Tiêu dùng 0.03 0,05 0,02 _ _ _ _ (Nguồn: Phòng Kế toán – Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng) - Tình hình cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân Cửa Tùng được thể hiện qua bảng 2.2, cho ta thấy doanh số cho vay tăng dần qua các năm phản ánh nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của thành viên. Cụ thể, năm 2015 là 91.944 triệu đồng, năm 2016 là 104.485Trường triệu đồng, tăng Đại so với năm học 2015 12.541Kinh triệu đồng, tế tươngHuếứng với tỷ lệ tăng 13,6%. Năm 2017 doanh số cho vay đạt 122.827 triệu đồng, tăng so với năm 2016 18.342 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ tăng 17,6%. Trong doanh số cho vay, năm 2015 sản xuất kinh doanh đạt 48.055 triệu đồng, chiếm 52,3% trên tổng doanh số cho vay. Tiêu dùng đạt 43.889 triệu đồng, chiếm 35 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn 47,7% trên tổng doanh số cho vay. Năm 2016 sản xuất kinh doanh là 51.173 triệu đồng, tăng so với năm 2015 3.118 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 6,5% và chiếm 49% trên tổng doanh số cho vay, trong khi đó tiêu dùng đạt 53.312 triệu đồng, tăng so với năm 2015 9.423 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 21,4% và chiếm 51% trên tổng doanh số cho vay. Năm 2017 sản xuất kinh doanh đạt 57.336 triệu đồng, tăng so với năm 2016 6.163 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 12% và chiếm 46,7% trên tổng doanh số cho vay, trong khi đó tiêu dùng đạt 65.491 triệu đồng, tăng so với năm 2016 12.179 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 22,8% và chiếm 53,3% trên tổng doanh số cho vay. Để có được tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay như vậy là do Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng đã có sự linh hoạt trong việc tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng địa bàn hoạt động ra các vùng liền kề. Cùng với đó là sự linh hoạt và đơn giản các thủ tục cho vay, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho thành viên khi có nhu cầu vay vốn. Cùng với nâng cao doanh số cho vay là công tác thu hồi nợ. Doanh số thu nợ là một trong những chỉ tiêu quan trọng của hoạt động cho vay vốn. Doanh số thu nợ sẽ cho biết lượng vốn cho khách hàng vay có được trả đúng thời hạn cả gốc và lãi hay không? Doanh số thu nợ ngày càng tăng làm cho vòng vay vốn ngày càng nhanh, tốc độ chu chuyển vốn nhanh sẽ có kết quả tốt cho Qũy tín dụng. Trong năm 2015, doanh số thu nợ là 79.551 triêu đồng thì sang năm 2016 doanh số thu nợ là 91.589 triệu đồng, tăng so với năm 2015 12.038 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ tăng 15,1%. Năm 2017, doanh số thu nợ là 109.573 triệu đồng, tăng so với năm 2016 17.984 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 19,6%. Doanh số thu nợ tăng chứng tỏ Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng đã có cố gắng trong công tác thu hồi nợ, công tác thẩm định trước và sau khi cho vay được thực hiện chặt chẽ. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cũng đã thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng nhằm đảm bảo cho khách hàng sử dụngTrường vốn vay đúng mục Đạiđích, trả nợhọcgốc và lãiKinhđúng theo camtế k ết.Huế Dư nợ là một chỉ tiêu tổng hợp cuối cùng của hoạt động cho vay, nó có quan hệ mật thiết với doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Qua bảng số liệu trên có thể thấy cùng với tốc độ tăng của doanh số cho vay và doanh số thu nợ thì dư nợ cũng tăng theo qua các năm. Năm 2015 tổng dư nợ là 64.604 triêu đồng, trong đó dư nợ sản xuất 36 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn kinh doanh là 27.523 triệu đồng, chiếm 42,6%, dư nợ tiêu dùng là 37.081 triệu đồng, chiếm 57,4% trên tổng dư nợ. Sang năm 2016, tổng dư nợ là 77.590 triệu đồng, tăng so với năm 2015 12.986 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 20,1%, trong đó dư nợ sản xuất kinh doanh là 29.166 triệu đồng, chiếm 37,59%, tăng so với năm 2015 1.643 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 5,9%, dư nợ tiêu dùng là 48.424 triệu đồng, chiếm 62,41% trên tổng dư nợ, tăng 11.343 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 30,5% so với năm 2015. Năm 2017, tổng dư nợ là 90.844 triệu đồng, tăng so với năm 2016 13.254 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 17,2%. Trong đó, dư nợ sản xuất kinh doanh là 33.749 triệu đồng, chiếm 37,15% trên tổng dư nợ, tăng 4.583 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 15,7% so với năm 2016, dư nợ tiêu dùng là 57.095 triệu đồng, chiếm 62,85%, tăng 8.671 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 17,9%. Nhìn chung xu hướng dư nợ của Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng ngày càng phát triển theo chiều hướng tốt. Tổng dư nợ năm sau cao hơn năm trước, đây là dấu hiệu tốt phản ánh được quy mô cũng như chất lượng tín dụng của Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng ngày một nâng cao. Đối với tình hình nợ xấu, trong những năm qua nợ xấu của Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng có sự biến đổi tăng giảm. Trong năm 2015, nợ xấu là 20 triệu đồng, đến năm 2016 là 40 triệu đồng, tăng lên 20 triệu đồng so với năm 2015, tương ứng với tỷ lệ tăng 100%. Trong đó nợ xấu năm này tăng lên hoàn toàn rơi vào lĩnh vực tiêu dùng. Đây chính là tín hiệu đáng lo ngại trong năm của hoạt động kinh doanh của đơn vị. Nợ xấu tăng cho thấy chất lượng tín dụng năm này chưa được quan tâm đúng mức, cán bộ thẩm định trong công tác thẩm định của mình còn quan liêu, cho vay theo cảm tính chủ quan của mình. Nhưng đến năm 2017, nợ xấu là 18 triệu đồng, giảm so với năm 2016 22 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm -55%. Cho thấy cán bộ thẩm định đã thực sự sâu sát đến từng khách hàng thành viên, kiểm tra kĩ càng tình hình sử dụng vốn vay, đôn đốcTrường thu hồi nợ đến hạn, Đại xử lý dứ t họcđiểm kịp thKinhời các món ntếợ quá Huế hạn dài ngày. 37 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng giai đoạn 2015-2017 Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 (+/-) (%) (+/-) (%) 1. Tổng thu nhập 7.219 7.589 9.115 370 5,1 1.526 20,1 2. Tổng chi tiêu 6.549 6.909 8.420 360 5,5 1.511 21,8 3. LNST 670 680 695 10 1,5 15 2,2 (Nguồn: Phòng Kế toán – Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng) Qua bảng số liệu 2.3 về kết quả hoạt động kinh doanh của Quỹ TDND Cửa Tùng giai đoạn 2015 - 2017, thấy rằng: - Tổng thu nhập: Tổng thu nhập qua 3 năm từ 2015 đến 2017 tăng từ 7.219 triệu đồng lên 9.115 triệu đồng. Trong đó tăng mạnh nhất là vào giai đoạn 2016 – 2017 số tiền tăng là 1.526 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ 20,1%. -Tổng chi phí: Cùng với sự tăng lên của thu nhập thì chi phí cũng tăng đáng kể, tăng gần 2 lần từ năm 2015 – 2017. Bên cạnh sự tăng mạnh của thu nhập vào giai đoạn 2016 – 2017 thì chi phí vào giai đoạn này cũng tăng số tiền 1.511 triệu đồng tăng 21,8% - Lợi nhuận sau thuế Năm 2015 là 670 triệu đồng. Năm 2016 LNST đạt 680 triệu đồng. Năm 2016 LNST tăng lên so với năm 2015 là 10 triệu đồng, tương đương tốc độ tăng 1,5%. Năm 2017 đạt 695 triệu đồng, tăng so với năm 2016 là 15 triệu đồng, tương đương tốc độ tăng 2,2%.Trường Đại học Kinh tế Huế Từ đó ta thấy hoạt động của QTDND Cửa Tùng đã đạt hiệu quả khá cao. Sự thành công này là do nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên của Qũy tín dụng và do Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng đã có một chiến lược kinh doanh đúng đắn. Mặc dù tác động của môi trường kinh doanh không được thuận lợi do tình hình kinh tế - xã hội 38 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn trên địa bàn chưa thực sự ổn định, do sự cạnh tranh gay gắt của Ngân hàng và Qũy tín dụng khác trên địa bàn nhưng nó là đòn bẩy kích thích cán bộ công nhân viên trong quá trình làm việc. Hoạt động kinh doanh có lãi thì đời sống cán bộ công nhân viên mới được cải thiện, có điều kiện trang bị cơ sở vật chất, mở rộng quy mô hoạt động của Qũy tín dụng và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. 2.1.5. Những thuận lợi và khó khăn của Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng * Thuận lợi - Trụ sở Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng được đặt trên tuyến đường giao thông chính của thị trấn thuận lợi cho việc giao dịch của khách hàng và Qũy tín dụng. - Bộ máy tổ chức linh hoạt, đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, nhiệt tình, thủ tục hồ sơ nhanh gọn thu hút được nhiều khách hàng, có sự kết hợp chặt chẽ với các phòng ban và đoàn kết nội bộ trong cơ quan. - Thời gian hoạt động lâu dài tạo được uy tín và niềm tin cho khách hàng, từ đó vốn huy động tăng, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của Qũy tín dụng. - Được sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương và Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Quảng Trị, từ đó đưa Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng đi vào hoạt động ổn định có hiệu quả - Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định và phát triển, nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, cân đối trong tăng trưởng và hài hòa các mối quan hệ xã hội làm cho thu nhập của người dân ngày càng cao, có nhiều tiềm năng để huy động vốn và doanh số cho vay tăng. Do đó khách hàng gửi tiền và thành viên vay vốn khá ổn định và phát triển hàng năm. *Khó khăn - Tình hình lãi suất trên thị trường ngày càng biến động kinh tế thị trường biến động ảnhTrường hưởng ít nhiều đ ếnĐại quá trình học huy động Kinhvốn của Qũy tếtín d ụHuếng. - Không được một số lợi thế như các ngân hàng thương mại như: tham gia thị trường vốn, thị trường liên quan ngân hàng, được ngân hàng nhà nước cho vay tái cấp vốn, Vì vậy khả năng huy động của Qũy tín dụng bị hạn chế. 39 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn 2.2. Thực trạng huy động vốn tại Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng giai đoạn 2015 – 2017 2.2.1 Tình hình nguồn vốn Qũy TDND Cửa Tùng giai đoạn 2015 – 2017 Vốn là yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển của nền kinh tế, là một trong những yếu tố quyết định đối với sự thành công hay thất bại của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Qũy TDND Cửa Tùng cũng như các doanh nghiệp khác luôn xem vốn là yếu tố quan trọng trong sự phát triển và tồn tại của tổ chức. Vì vậy việc Qũy tín dụng nhân dân phát huy tốt nguồn vốn huy động không ngừng góp phần mở rộng kinh doanh, tăng cường vốn cho nền kinh tế mà còn gia tăng lợi nhuận của Qũy tín dụng. Tình hình nguồn vốn qua 3 năm của Qũy TDND Cửa Tùng đạt kết quả như sau: Bảng 2.4: Tình hình nguồn vốn của Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 (+/-) (%) (+/-) (%) 1.Vốn điều lệ 2500 2800 3300 300 12,0 500 17,8 2.Vốn huy động 68.716 82.510 105.437 13.794 20,0 22,927 27,8 + Nhận tiền gửi 65.716 78.510 102.437 12.794 19,5 23,927 30,5 + Đi vay 3000 4000 3000 1000 33,3 -1000 -25,0 4 Tổng nguồn vốn 71.216 85.310 108.737 14.094 19,8 23.427 27,5 (Nguồn: Phòng Kế toán – Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng) Trường Đại học Kinh tế Huế 40 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn Biểu đồ 2.1 Vốn huy động Vốn điều lệ Tổng nguồn vốn 105.437 108.737 82.51 85.31 68.716 71.216 2.5 2.8 3.3 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Biểu đồ 2.1: Tình hình nguồn vốn của Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng giai đoạn 2015 – 2017 Qua bảng 2.4 và biểu đồ 2.1 trên cho ta thấy tình hình nguồn vốn của Qũy tín dụng qua 3 năm có sự tăng trưởng đáng kể. - Tổng vốn huy động đến cuối năm 2015 là 68.716 triệu đồng. Năm 2016 tổng nguồn vốn là 82.510 triệu đồng, tăng 13.794 triệu đồng so với năm 2015, tương đương với tốc độ tăng 20,0%. Năm 2017 đạt 105.437 triệu đồng, tăng lên so với năm 2016 22.927 triệu đồng và tương đương với tốc độ tăng 27,8%. Sự gia tăng nguồn vốn trên đã giúp cho Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng đảm bảo hoạt động liên tục và đáp ứng được nhu cầu vốn của người dân. Sự gia tăng này là do Qũy tín dụng đã áp dụng được nhiều hình thức lãi suất hấp dẫn, đồng thời do doanh số cho vay và dư nợ hàng năm đều tăng lên nên đòi hỏi nguồn vốn của Qũy tín dụng phải tăng lên để đáp ứng được nhu cầuTrường vay vốn của ngườ i Đạidân. học Kinh tế Huế Trong đó: + Vốn đi vay của Qũy tín dụng năm 2015 là 3.000 triệu đồng. Năm 2016 vốn vay đạt 4.000 đồng, tăng 1.000 triệu đồng so với năm 2015, tương đương với tốc độ 41 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn tăng 33,3%. Đến năm 2017, vốn vay đạt 3.000 triệu đồng, giảm so với năm 2016 1.000 triệu đồng, tương đương tốc độ giảm -25%. + Nhận tiền gửi của Qũy tín dụng năm 2015 là 65.716 triệu đồng. Năm 2016 nhận tiền gửi đạt 78.510 đồng, tăng 12.794 triệu đồng so với năm 2015, tương đương với tốc độ tăng 19,5%. Đến năm 2017, nhận tiền gửi đạt 102.437 triệu đồng, tăng so với 2016 23,927 triệu đồng, tương đương tốc độ tăng 30,5%. - Đến cuối năm 2015, vốn điều lệ là 2.500 triệu đồng. Năm 2016 đạt 2.800 triệu đồng, tăng 300 triệu đồng so với năm 2015, tương đương với tốc độ tăng 12%. Đến năm 2017, vốn điều lệ đạt 3.300 triệu đồng, tăng so với năm 2016 500 triệu đồng, tương đương tốc độ tăng 17,8%. Trường Đại học Kinh tế Huế 42 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn 2.2.2. Tình hình chung về vốn huy động của Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng giai đoạn 2015 – 2017 Bảng 2.5: Tình hình vốn huy động của Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2016/2015 2017/2016 2015 2016 2017 (+/-) (%) (+/-) (%) Tiền gửi của TCKT 0 0 0 _ _ _ _ Tiền gửi của dân cư 65.716 78.510 102.437 12.794 19,5 23.927 30,5 Tổng tiền gửi 65.716 78.510 102.437 12.794 19,5 23.927 30,5 (Nguồn: Phòng kế toán – QTDND Cửa Tùng) Biểu đồ 2.2 Tiền gửi của TCKT Tiền gửi của dân cư 102.437 78.51 65.716 0 0 0 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Biểu đồTrường2.2: Tình hình vố nĐại huy động học của QTDND Kinh Cửa Tùng tế giai Huế đoạn 2015 – 2017 Qua bảng 2.5 và biểu đồ 2.2, thấy được tình hình huy động vốn của Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng giai đoạn 2015 – 2017 phát triển mạnh. Song Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng chỉ huy động vốn theo hình thức tiền gửi của dân cư chứ không huy động vốn từ các tổ chức kinh tế. 43 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn Năm 2015, huy động vốn từ dân cư đạt 65.716 triệu đồng. Năm 2016, tổng vốn huy động từ dân cư đạt 78.510 triệu đồng, tăng lên 12.794 triệu đồng so với năm 2015, tương đương tốc độ tăng 19,5%. Năm 2017 vốn huy động từ dân cư đạt 102.437 triệu đồng, tăng lên so với 2016 23.927 triệu đồng, tương đương tốc độ tăng 30,5%. Để không ngừng thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư đòi hỏi Qũy tín dụng phải tạo được niềm tin trong dân cư, trước hết là sự an toàn vốn. Vì vậy, các Qũy phải tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật. Mặt khác phải có lãi suất huy động hấp dẫn, hợp lý. Việc gửi tiền, rút tiền phải thuận lợi, dễ dàng, nhanh gọn và chính sách tránh gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu khi khách hàng đến quan hệ giao dịch. Bảng 2.6: Tình hình tiền gửi của dân cư tại Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2015 2016 2017 Chỉ tiêu 2016/2015 2017/2016 (+/-) (%) (+/-) (%) 1. Tiền gửi không kì hạn 0 0 0 _ _ _ _ 2. Tiền gửi tiết kiệm 65.716 78.510 102.437 12.794 19,5 23.927 30,5 a. TGTK không kỳ hạn 549 700 850 151 27,5 150 21,4 b. TGTK có kỳ hạn 65.167 77.810 101.587 12.643 19,4 23.777 30,6 3. Tiền gửi của dân cư 65.716 78.510 102.437 12.794 19,5 23.927 30,5 4.Tổng số 745.6 934.83 1156.5 189.23 25,4 221.63 23,7 Trường Đại học(Nguồ n:Kinh Phòng kế toán tế– QTDNDHuế Cửa Tùng) Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng huy động vốn bằng các hình thức thích hợp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước gồm các loại tiền gửi của các cá nhân, chính sách phường, xã Qũy tín dụng được quyền sử dụng vào mục đích kinh doanh và có 44 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn trách nhiệm hoàn trả đúng hạn cả vốn và lãi cho người gửi. Tại Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng hiện tại nguồn tiền gửi chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm. Qua bảng 2.6 về số liệu tiền gửi của dân cư qua 3 năm, ta thấy: Nguồn vốn này cũng được tăng dần qua các năm như sau: Năm 2015 là 65.716 triệu đồng, năm 2016 là 78.510 triệu đồng tăng 12.794 triệu đồng so với năm 2015 với tỷ lệ tăng là 19,5%. Năm 2017 là 102.437 triệu đồng tăng 23.927 triệu đồng so với năm 2016 tương ứng với tỷ lệ tăng là 30,5%. Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng chủ yếu huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Năm 2015 là 65.167 triệu đồng chiếm 99,16% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2016 là 77.810 triệu đồng tăng 12.643 triệu đồng so với năm 2015 tương ứng với tỷ lệ tăng là 19,4%. Năm 2017 nguồn vốn này là 101.587 triệu đồng tăng 23.777 triệu đồng so với năm 2016 tương đương với tỷ lệ tăng 30,6% và chiếm 99,17% trong tổng số nguồn vốn huy động. Đây chính là nguồn vốn để sử dụng cho kinh doanh một cách ổn định nhất. 2.3. Đánh giá về huy động vốn tại Quỹ TDND Cửa Tùng qua đánh giá khảo sát khách hàng 2.3.1. Thống kê mô tả về đối tượng khảo sát Để có sự đánh giá khách quan về hoạt động huy động nguồn vốn tiền gửi của Quỹ tín dụng Nhân dân Cửa Tùng, tôi đã thực hiện khảo sát ý kiến một số khách hàng là cá nhân và tổ chức kinh tế trên địa bàn thị trấn Cửa Tùng, tỉnh Quảng Trị. Phương thức khảo sát: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp khách hàng bằng phiếu khảo sát in sẵn. Tôi đã tiến hành phát 120 phiếu điều tra gửi đến khách hàng trên địa bàn thị trấn CửaTrường Tùng, tỉnh Quảng TrĐạiị. học Kinh tế Huế Sau khi khách hàng điền thông tin vào, tôi đã tiến hành kiểm tra và phát hiện có 20 bảng hỏi không hợp lệ ( 3 bảng khách hàng không sử dụng sản phẩm, dịch vụ ở Quỹ tín dụng, 7 bảng khách hàng không điền thông tin cá nhân của họ và 10 bảng khách hàng điền thiếu thông tin về câu hỏi có trong bảng). Vì vậy, tôi đã tiến hành loại 45 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn bỏ 20 bảng hỏi không hợp lệ đi và giữ lại 100 bảng hỏi hợp lệ, được khách hàng điền đầy đủ mọi thông tin. 2.3.1.1. Tỷ lệ nhóm khách hàng theo giới tính Biểu đồ 2.3 70% 60% 60% 50% 40% 40% 30% 20% 10% 0% Nam Nữ Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ mẫu nghiên cứu theo giới tính Qua biểu dồ 2.3, thấy được ở nhóm mẫu nghiên cứu tỷ lệ nữ cao hơn nam, trong đó tỷ lệ nữ là 60% (60/100) và nam 40% (40/100). Trường Đại học Kinh tế Huế 46 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn 2.3.1.2. Tỷ lệ nhóm khách hàng theo độ tuổi Biểu đồ 2.4 45% 42% 40% 35% 30% 30% 25% 20% 17% 15% 11% 10% 5% 0% Từ 18 - 25 tuổi Từ 26 - 35 tuổi Từ 36 - 50 tuổi Trên 50 tuổi Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ mẫu nghiên cứu theo độ tuổi Qua biểu đồ 2.4 ghi nhận, đa số là khách hàng thuộc nhóm 26-35 tuổi chiếm 42% (42/100). Tiếp theo là nhóm 36-50 tuổi, chiếm 30% (30/100). Ở độ tuổi từ 18-25 chiếm 11% (11/100) và độ tuổi trên 50 tuổi đều chiếm 17% (17/100). Điều này cho thấy khách hàng là lực lượng lao động trẻ. Trường Đại học Kinh tế Huế 47 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn 2.3.1.3. Tỷ lệ khách hàng theo đối tượng Biểu đồ 2.5 100% 0 Cá nhân Tổ chức kinh tế Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ nhóm khách hàng theo đối tượng Qua biểu đồ 2.5, ta thấy trong 100 khách hàng khảo sát thì cả 100 đối tượng đều là cá nhân chiếm 100% và không có khách hàng nào là tổ chức kinh tế. 2.3.1.4. Tỷ lệ khách hàng theo trình độ học vấn Biểu đồ 2.6 Sau đại học 4% Đại học Phổ thông trung học 21% Cao đẳng/ Trung cấp Phổ thông trung học Đại học 52% Sau đại học Cao đẳng/ Trung cấp Trường23% Đại học Kinh tế Huế Biểu đồ 2.6. Tỷ lệ nhóm khách hàng theo trình độ học vấn Qua biểu đồ 2.6 về tỷ lệ nhóm khách hàng theo trình độ học vấn ta thấy được khách hàng có trình độ phổ thông trung học chiếm tỷ lệ lớn 52%, còn khách hàng có trình độ cao đẳng/ trung cấp chiếm 23%, khách hàng có trình độ đại học chiếm 21% và 48 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn khách hàng có trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ nhỏ 4%. 2.3.1.5. Tỷ lệ nhóm khách hàng theo thu nhập Biểu đồ 2.7 47% 22% 16% 15% Dưới 4 triệu/ Từ 4 - 10 triệu/ Từ 10 - 15 triệu/ Trên 15 triệu tháng tháng tháng Biểu đồ 2.7. Tỷ lệ nhóm khách hàng theo thu nhập Qua biểu đồ 2.7, ta thấy đa số khách hàng có thu nhập rơi vào khoảng từ 4 – 10 triệu đồng / tháng chiếm 47%, còn khách hàng có thu nhập trên 15 triệu đồng / tháng chiếm tỷ lệ ít nhất 15%, và khách hàng có thu nhập từ 10 – 15 triệu đồng/ tháng chiếm 22%, số còn lại có thu nhập dưới 4 triệu đồng chiếm 16%. 2.3.1.6. Lý do khách hàng quan tâm khi lựa chọn gửi tiền vào Quỹ TDND Cửa Tùng Biểu đồ 2.8 7% 8% 10% 49% 10% 16% Trường Đại học Kinh tế Huế Lãi suất và phí giao dịch Uy tín, thương hiệu Địa điểm giao dịch Chính sách sản phẩm Đội ngũ nhân viên Cơ sở vật chất Biểu đồ 2.8. Tỷ lệ yếu tố quyết định khách hàng gửi tiền Qua biểu đồ 2.8, ta thấy yếu tố khách hàng quan tâm khi quyết định gửi tiền vào 49 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn ngân hàng: Trong tổng số 100 khách hàng được điều tra có 49% đối tượng quan tâm lãi suất và phí; 10% khách hàng quan tâm đến chính sách sản phẩm; 8% quan tâm đội ngũ nhân viên; 7% quan tâm cơ sở vật chất; 10% quan tâm địa điểm giao dịch và 16% quan tâm uy tín thương hiệu. Điều này chứng tỏ, lãi suất và phí là yếu tố quan tâm hàng đầu của khách hàng khi đến gửi tiền tại Quỹ tín dụng Nhân dân Cửa Tùng, cần phải có chính sách điều hành lãi suất và phí linh động, có tính cạnh tranh cao để thu hút khách hàng gửi tiền. Bên cạnh đó, uy tín thương hiệu, chính sách sản phẩm, đỉa điểm giao dịch cũng là một trong những yếu tố quan trọng, đóng vai trò quyết định không nhỏ khi khách hàng gửi tiền vào Quỹ tín dụng . 2.3.2 .Đánh giá hoạt động huy động vốn của Quỹ TDND Cửa Tùng: Qua bảng kết quả khảo sát 100 khách hàng ta có thể thấy hoạt động huy động vốn của Quỹ tín dụng Nhân dân Cửa Tùng qua từng chỉ tiêu sau: 2.3.2.1. Đánh giá về uy tín, thương hiệu Biểu đồ 2.9 70% 61% 60% 50% 45% 39% 40% 36% 37% 30% 20% 17% 10% 11% 7% 8% 6% 8% 8% 10% 4% 3% 0% Thương hiệu Niềm tin Bảo mật TrườngHoàn toàn không đồngĐại ý Không học đồng ý KinhBình thườngtế Huế Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Biểu đồ 2.9. Tỷ lệ đánh giá của khách hàng về uy tín, thương hiệu Qua biểu đồ 2.9, yếu tố đánh giá về uy tín, thương hiệu, qua khảo sát ta có thể thấy Quỹ tín dụng bảo mật tốt thông tin của khách hàng, Quỹ tín dụng tạo niềm tin cho khách 50 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn hàng và là 1 trong những thương hiệu uy tín. Đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tại Quỹ tín dụng của khách hàng. Yếu tố Sig. (2 tailed) Mean Thương hiệu .000 3.4600 Tạo niềm tin cho khách hàng .002 3.3100 Bảo mật tốt thông tin khách hàng .000 3.8100 - Yếu tố “Thương hiệu uy tín”: Với giá trị trung bình bằng 3 H0: Đánh giá của khách hàng về uy tín, thương hiệu là bình thường. H1: Đánh giá của khách hàng về uy tín, thương hiệu là khác mức bình thường. Ta có: + Về thương hiệu: Sig. (2 tailed) = 0,000 + Về tạo niềm tin cho khách hàng: Sig. (2 tailed) = 0,002 + Về bảo mật tốt thông tin khách hàng: Sig. (2 tailed) = 0,000 Vì Sig < 0.05 nên ta bác bỏ H0, thừa nhận H1. Cụ thể là, khách hàng đánh giá khá cao thương hiệu Quỹ TDND Cửa Tùng (mean=3,46), họ cũng đặt niềm tin và rất an tâm về công tác bảo mật của Quỹ TDND Cửa Tùng. 2.3.2.2. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ huy động vốn Biểu đồ 2.10 70% 62% 64% 60% 50% 48% 50% 41% 37% 38%37% 40% 32% 31% 30% 20% 18% 20% 11% 11% 12% 11% 8% 9% 10% 8% 6% 5% 7% 6% 10%Trường3% Đại2% học 2%Kinh4% 3% tế Huế4% 0% Sản phẩm Sản phẩm Mức lãi suất Phí giao dịch Biểu mẫu Chương trình tiền gửi đa tiền gửi luôn khuyến mãi, dạng đổi mới quà tặng Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý 51 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  64. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn Biểu đồ 2.10. Tỷ lệ đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm dịch vụ huy động vốn Qua biểu đồ 2.10, ta thấy được: -Về phí giao dịch, 62% khách hàng được khảo sát đồng ý rằng phí giao dịch hợp lý, thay đổi phù hợp và kịp thời và chỉ có 2% khách hàng hoàn toàn không đồng ý phí giao dịch là hợp lý. -Đối với lãi suất huy động, 50% khách hàng được khảo sát cho rằng lãi suất tiền gửi của Quỹ tín dụng phù hợp , chỉ có 2% khách hàng đánh giá lãi suất tiền gửi của Quỹ tín dụng hoàn toàn không phù hợp. - Về sản phẩm tiền gửi, có 41% khách hàng đồng ý rằng sản phẩm tiền gửi của Quỹ tín dụng đa dạng, chỉ có 3% khách hàng hoàn toàn không đồng ý vả có 37% khách hàng đồng ý sản phẩm tiền gửi ở quỹ tín dụng luôn được đổi mới và cải tiến, trong khi số khách hàng hoàn toàn không đồng ý chiếm 6%. - Đối với biểu mẫu của sản phẩm dịch vụ, 64% khách hàng được khảo sát cho rằng các mẫu biểu đơn giản và dễ hiểu, chỉ có 3% khách hàng hoàn toàn không đồng ý rằng biểu mẫu đơn giản. - Về những chương trình khuyến mại, quà tặng kết quả khảo sát ta có thể thấy đa phần khách hàng cho rằng những chương trình khuyến mại, ưu đãi quà tặng đi kèm các sản phẩm tiền gửi của Quỹ TDND khá thường xuyên. Yếu tố Sig. (2 tailed) Mean Sản phẩm tiền gửi đa dạng .000 3.4000 Sản phẩm tiền gửi luôn được đổi mới .000 3.3600 Mức lãi suất .000 3.6300 Phí giaoTrường dịch Đại học Kinh.000 tế Huế3.7800 Biểu mẫu .000 3.6700 Chương trình khuyễn mãi, quà tặng .000 3.5600 - Yếu tố “Chất lượng sản phẩm, dịch vụ huy động vốn”: Với giá trị trung bình bằng 3 H0: Đánh giá của khách hàng về chất lượng huy động vốn là bình thường. 52 SVTH: Nguyễn Phương Thùy
  65. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn H1: Đánh giá của khách hàng về chất lượng huy động vốn là khác mức bình thường. Ta có: Về sản phẩm tiền gửi đa dạng, luôn được đổi mới, mức lãi suất, phí giao dịch, biểu mẫu, chương trình khuyến mãi đều có Sig. (2 tailed) = 0,000. Mà Sig < 0.05 nên ta bác bỏ H0, thừa nhận H1. Cụ thể là, khách hàng đánh giá khá cao tất cả các mục trên, đặc biệt là mức lãi suất và phí giao dịch được khách hàng đánh giá cao. 2.3.2.3. Tác phong, thái độ của nhân viên Biểu đồ 2.11 60% 51% 50% 46% 40% 37% 37% 32% 33% 30% 27% 23% 23% 22% 19% 20% 15% 8% 10% 6% 5% 2% 3% 4% 4% 3% 0% Thái độ nhân viên Quy trình nghiệp vụ Giải quyết khiếu nại Hướng dẫn thủ tục Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Biểu đồ 2.11. Tỷ lệ đánh giá của khách hàng về tác phong của nhân viên Qua biểu đồ 2.11, ta thấy rằng: -Về thái độ của nhân viên Quỹ TDND Cửa Tùng với khách hàng, thông qua ý kiến đánh giá của các khách hàng được khảo sát, có thể thấy thái độ nhân viên giao dịch với khách hàng rất niềm nở, thân thiện, phong cách làm việc chuyên nghiệp, chiếm 37%, số còn lại hoàn toàn không hài lòng với thái độ của nhân viên chỉ chiếm số ít là 2%.Trường Đại học Kinh tế Huế -Ngoài ra nhân viên còn hướng dẫn thủ tục cho khách hàng đầy đủ và dễ hiểu, chiếm 51% sự đồng tình của khách hàng. - Về quy trình nghiệp vụ thì đa số khách hàng đồng ý rằng nhân viên Quỹ TDND Cửa Tùng nắm vững các thao tác, chiếm 37%. 53 SVTH: Nguyễn Phương Thùy