Khóa luận Hiệu quả kinh tế của một số mô hình sản xuất rau tại làng Kawakami Nhật Bản

pdf 64 trang thiennha21 14/04/2022 6770
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hiệu quả kinh tế của một số mô hình sản xuất rau tại làng Kawakami Nhật Bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hieu_qua_kinh_te_cua_mot_so_mo_hinh_san_xuat_rau_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hiệu quả kinh tế của một số mô hình sản xuất rau tại làng Kawakami Nhật Bản

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  HOÀNG ĐỨC THỊNH Tên đề tài: HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH SẢN XUẤT RAU TẠI LÀNG KAWAKAMI NHẬT BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính: quy Chuyên ngành : Qu: ản lí đất đai Khoa : Qu: ản lý Tài nguyên Khóa học : 201: 4 – 2018 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  HOÀNG ĐỨC THỊNH Tên đề tài: HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH SẢN XUẤT RAU TẠI LÀNG KAWAKAMI NHẬT BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính: quy Chuyên ngành : Qu: ản lí đất đai Lớp : K46: QLĐĐ N03 Khoa : Qu: ản lý Tài nguyên Khóa học : 2014: - 2018 Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS: . Nguyễn Ngọc Nông Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng của một sinh viên trước khi hoàn thành chương trình đào tạo. Thực tập giúp sinh viên củng cố kiến thức đã học, có cơ hội tiếp cận và thực hành với công việc trong thực tế, qua đó giúp sinh viên tích lũy thêm kỹ năng và kinh nghiệm với công việc trong tương lai. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý Tài nguyên,Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, em đã thực tập theo chương trình thực tập sinh của Trung tâm đào tạo và phát triển quốc tế ITC tại trang trại: Mashahito Shinohara Nhật Bản từ ngày 08/05/2018 đến ngày 04/11/2018 với tên đề tài: “Hiệu quả kinh tế của một số mô hình sản xuất rau tại làng Kawakami Nhật Bản” Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, nay em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp theo kế hoạch của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Để có được kết quả này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự quan tâm của Nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa, và đặc biệt là sự tận tình giúp đỡ của cô giáo PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông, đã trực tiếp hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp, cũng như sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của ông chủ và người lao động Nhật Bản; các thầy giáo,cô giáo đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em tiếp cận công việc thực tế, hoàn thành tốt kỳ thực tập và khóa luận tốt nghiệp. Trong suốt thời gian thực tập và làm khóa luận em đã cố gắng hết mình nhưng do kinh nghiệm thực tế chưa có nhiều, kiến thức và thời gian thực tập có hạn; bước đầu tiếp cận, làm quen công việc thực tế và phương pháp nghiên cứu nên chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô và bạn bè để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 20 tháng 05 năm 2019 Sinh viên Hoàng Đức Thịnh
  4. ii DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Số dân năm 2016 38 Bảng 4.2. Số dân sản xuất nông nghiệp năm 2016 38 Bảng 4.3. Thu nhập của người dân làng Kawakami 38 Bảng 4.4. Cơ cấu diện tích đất canh tác của làng Kawakami năm 2017 39 Bảng 4.5. Số lượng xuất khẩu rau của làng Kawakami năm 2017 40 Bảng 4.6. Giá trị kinh tế thu được sản lượng rau bán ra năm 2017 41 Bảng 4.7. Tổng thu và tiêu thụ sản lượng sản xuất rau làng Kawakami qua các năm 41 Bảng 4.8. Tỷ lệ (%)sản lượng sản xuất rau của làng Kawakami 42 Bảng 4.9. Lượng phân bón để trộn với đất trước khi lên luống trồng rau 45 Bảng 4.10. Lượng xuất khẩu rau của trang trại Mashahio Shinohara 48 Bảng 4.11. Chi phí cho 1ha cây xà lách tại trang trại Mashahito Shinohara 48 Bảng 4.12. Tổng thu từ sản xuất rau xà lách tại trang trại Mashahito Shinohara 48
  5. iii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Sơ đồ về đất nước Nhật Bản 4 Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện đặc trưng khí hậu tại một số thành phố lớn theo Cục Khí Tượng Thủy Văn Nhật Bản 10 Hình 2.3: Hệ thống nhà kính 19 Hình 2.4: Máy móc sản xuất phân bón 20 Hình 2.5: Máy móc trong sản xuất nông nghiệp 21 Hình 2.6: Thu hoạch và sau thu hoạch 23 Hình 4.1: Vị trí từ thủ đô Tokyo đến làng Kawakami 36 Hình 4.2: Lợi nhuận thu được chi/lãi 49
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC BẢNG ii DANH MỤC HÌNH iii MỤC LỤC iv Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Ý nghĩa nghiên cứu 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Tổng quan về đất nước Nhật Bản 4 2.1.1. Giới thiệu chung 4 2.1.2. Điều kiện tự nhiên 5 2.2. Tổng quan về nền nông nghiệp Nhật Bản 17 2.3. Cơ sở khoa học của đánh giá hiệu quả sử dụng đất 23 2.3.1. Cơ sở lý luận 23 2.3.2. Vai trò của sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân 25 2.4. Quan điểm về hiệu qủa sử dụng đất nông nghiệp 26 2.4.1. Quan điểm sử dụng đất bền vững 26 2.4.2. Vấn đề hiệu quả sử dụng đất và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất 27 2.5. Những nghiên cứu trên thế giới về hiệu quả sử dụng đất 31 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34 3.1. Đối tượng nghiên cứu 34
  7. v 3.2. Thời gian nghiên cứu 34 3.3. Nội dung nghiên cứu 34 3.4. Phương pháp nghiên cứu 34 3.4.1. Thu thập số liệu thứ cấp 34 3.4.2. Thu thập số liệu sơ cấp 34 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng nghiên cứu 36 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 36 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 37 4.2. Thực trạng sản xuất, xuất khẩu và giá trị kinh tế rau của làng Kawakami38 4.2.1. Khái quát chung về làng Kawakami 38 4.2.2. Thực trạng xuất khẩu rau của làng Kawakami 39 4.3. Đánh giá hiệu quả sản xuất rau cảu trang trại Mashahito Shinohara 43 4.3.1. Quy mô, diện tích 43 4.3.2. Loại cây trồng trong trang trại 43 4.4. Những thuận lợi và khó khăn về giải pháp khi áp dụng mô hình sản xuất rau ở Nhật Bản vào Việt Nam 49 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51 5.1. Kết luận 51 5.2. Kiến nghị 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
  8. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Đất là tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và tất cả các sinh vật khác trên trái đất; là một tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng. Đất đai đóng vai trò quan trọng trong mọi quá trình sản xuất của các ngành kinh tế và hoạt động của con người. Đặc biệt, trong sản xuất nông nghiệp đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Hầu hết các nước trên thế giới đều xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở phát triển nông nghiệp dựa vào khai thác tiềm năng của đất, lấy đó làm cơ sở cho sự phát triển của các ngành khác. Song đất đai lại là nguồn tài nguyên không thể tái tạo được, nó cố định về vị trí, hạn chế về số lượng và giới hạn về diện tích. Thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa con người chỉ chú trọng phát triển các ngành công – dịch vụ mà quên mất ngành nông nghiệp truyền thống, ngành tạo ra lương thực thực phẩm nuôi sống con người. Việc phát triển cơ sở hạ tầng, các khu dự án, nhà máy công nghiệp đã làm giảm diện tích đất nông nghiệp cùng với sự tác động của thiên tai và quá trình canh tác của con người đã làm cho đất ngày càng suy thoái. Do đó, việc tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất hợp lý đầy đủ và đem lại hiệu quả cao theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết của xã hội. Mỗi quốc gia, mỗi địa phương có một quỹ đất đai khác nhau, vị trí địa lý, địa hình, khí hậu khác nhau; vì vậy tính chất ở mỗi nơi là không giống nhau, điều đó đã tạo sự khác nhau cũng như đặc trưng về nền nông nghiệp
  9. 2 cho từng vùng, từng quốc gia “sự phát triển thần kỳ” về nông nghiệp. Bất chấp điều kiện địa lý khá phức tạp cho nông nghiệp, Nhật Bản là một nhà xuất khẩu lớn của thế giới về nông sản và đứng hàng đầu về công nghệ trong nông nghiệp. nông nghiệp đã cung cấp 70% lượng nông sản xuất khẩu cho Nhật Bản.Sự phát triển thần kỳ của đất nước Nhật Bản như một bài học quý, tạo động lực mạnh mẽ để sinh viên, thế hệ trẻ của Việt Nam không ngừng quyết tâm rèn luyện, học tập nhiều hơn nữa đặc biệt là ở tại những quốc gia tiên tiến trên thế giới, áp dụng những kỹ thuật hiện đại vào phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp. Được sự đồng ý của khoa Quản lý đất đai trường đại học Nông lâm Thái Nguyên em đã đăng kí tham gia chương trình thực tập nghề nghiệp 7 tháng ở Nhật Bản , đồng thời dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông, em tiến hành nghiên cứu đề tài “Hiệu quả kinh tế của một số mô hình sản xuất rau tại làng Kawakami Nhật Bản” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Thực trạng sản xuất rau xà lách tại làng Kawakami. - Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất rau công nghệ cao trên cơ sở điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội tại trang trại Mashahito Shinohara. - Tìm ra các giải pháp trong sử dụng đất nông nghiệp ứng dụng được ở Việt Nam. 1.3. Ý nghĩa nghiên cứu 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Áp dụng kiến thức đã học của nhà trường làm quen với thực tế. - Nâng cao kiến thức thực tế. - Tích luỹ được kinh nghiệm phục vụ cho công việc sau này. - Bổ sung tư liệu cho học tập.
  10. 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Để góp phần bảo vệ bền vững và hiệu quả đất nông nghiệp thì công tác xây dựng báo cáo hiện trạng đất sản xuất là rất cần thiết, nhằm giúp cho chủ trang trại, các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách về kinh tế, về đất đai chủ động nắm vững diễn biến đất nông nghiệp tại từng nơi, từng khu vực. - Biết được mặt mạnh, mặt yếu kém, những khó khăn và tồn tại trong công tác quản lý, sử dụng tài đất nông nghiệp ở trang trại. - Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất hợp lí, hiệu quả sao cho phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của trang trại trên cơ sở phát triển bền vững.
  11. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tổng quan về đất nước Nhật Bản 2.1.1. Giới thiệu chung Hình 2.1: Sơ đồ về đất nước Nhật Bản Dân số: 127 triệu người (năm 2017), xếp thứ 11 trên thế giới Thể chế: quân chủ lập hiến và cộng hoà đại nghị Thủ đô: Tokyo Các thành phố lớn: thủ đô Tokyo, Nagoya, Osaka, Fukuoka, Hiroshima, Sapporo, Kyoto, Naha. Đơn vị tiền tệ: đồng Yên Nhật (JPY), 1JPY ~ 270 VND GDP bình quân: đứng thứ 2 trên thế giới
  12. 5 Quốc kỳ: có tên là Nisshoki hay còn được gọi là Hinomaru (vầng mặt trời) Quốc ca: tên gọi là Kimi Ga Yo Quốc hoa: Hoa anh đào (sakura) được mệnh danh là “hồn hoa xứ Phù Tang”) Bốn hòn đảo chính: Hokkaido, Honshu, Kyushu và Okinawa. 2.1.2. Điều kiện tự nhiên 2.1.2.1. Vị trí địa lí Nhật Bản nằm ở phía Đông của châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương, do bốn quần đảo độc lập hợp thành. Bốn quần đảo đó là: quần đảo Kuril (Nhật Bản gọi là quần đảo Chishima), quần đảo Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, và quần đảo Izu-Ogasawara. Những quốc gia và lãnh thổ lân cận ở vùng biển Nhật Bản là Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc; ở vùng biển Đông Hải là Trung Quốc, Đài Loan; đi xa hơn về phía Nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana. Vì là một đảo quốc, nên xung quanh Nhật Bản toàn là biển. Nhật Bản không tiếp giáp quốc gia hay lãnh thổ nào trên đất liền. Tuy nhiên, bán đảo Triều Tiên và bán đảo Sakhalin (Nhật Bản gọi là Karafuto) chỉ cách các đảo chính của Nhật Bản vài chục km. Xét theo kinh độ và vĩ độ, các điểm cực của Nhật Bản như sau: Điểm cực Đông: 24°16′59″B 153°59′11″Đ. Điểm cực Tây: 24°26′58″B 122°56′1″Đ. Điểm cực Bắc: 45°33′21″B 148°45′14″Đ. Điểm cực Nam: 20°25′31″B 136°04′11″Đ. Trên biển, Nhật Bản có vùng đặc quyền kinh tế với đường viền danh nghĩa cách bờ biển 200 hải lý, song trên thực tế ở các vùng biển Nhật Bản và biển Đông Hải thì phạm vi hẹp hơn nhiều do đây là các biển chung. Tương tự, vùng lãnh hải của Nhật Bản không phải hoàn toàn có đường viền cách bờ biển 12 hải lý. Đường bờ biển của Nhật Bản có tổng chiều dài là 33.889 km
  13. 6 Nhật Bản có vị trí nằm ở phía Đông của châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương. Phần chính của Nhật Bản được cấu thành từ bốn đảo lớn là Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu. ・ Diện tích: 377.944 km², đứng hàng 62 trên thế giới. ・ Lãnh hải: 3.091 km². ・ Biển của Nhật Bản có tổng chiều dài là 33.889 km. Nhật Bản là một đảo quốc hoàn toàn không tiếp giáp với quốc gia hay lãnh thổ nào trên đất liền. Tuy nhiên, bán đảo Triều Tiên và bán đảo Sakhalin (Nhật Bản gọi là Karafuto) chỉ cách các đảo chính của Nhật Bản vài chục km. Xung quanh Nhật Bản là một loạt các biển thông nhau. + Phía Đông và phía Nam: Thái Bình Dương. + Phía Tây Bắc: Biển Nhật Bản. + Phía Tây: Biển Đông Hải. + Phía Đông Bắc: Biển Okhotsk. + Vùng biển xung quanh các quần đảo Izu, Ogasawara, Nansei: biển Philippines theo cách gọi của thế giới, song các văn kiện của chính phủ Nhật Bản vẫn chỉ gọi đó là Thái Bình Dương. + Vùng biển nằm giữa Honshu và Shikoku gọi là biển Seito Naikai. Những quốc gia và lãnh thổ lân cận ở vùng biển Nhật Bản là Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc; ở vùng biển Đông Hải là Trung Quốc, Đài Loan; đi xa hơn về phía Nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana. Xét theo kinh độ và vĩ độ, các điểm cực của Nhật Bản như sau: + Điểm cực Đông: Đảo Minami Tori-shima + Điểm cực Tây: Mũi Irizaki + Điểm cực Nam: Đảo Okino Tori-shima + Điểm cực Bắc: Mũi Kamoiwakka (hiện đang trong tình trạng tranh chấp, vì cả Nhật và Nga đều tuyên bố chủ quyền với đảo Iturup (trong tiếng Nhật là Etorofu-to)
  14. 7 + Nơi cao nhất Nhật Bản: Núi Phú Sĩ (cao 3.776m) + Thấp nhất Nhật Bản: Hachinohe mine (sâu 160m do nhân tạo) và hồ Hachirogata (sâu 4m một cách tự nhiên) Các quần đảo của Nhật Bản hình thành do các đợt vận động tạo núi và có từ cách đây lâu nhất là 2,4 triệu năm nên xét về mặt địa chất học, như vậy là rất trẻ. Do đó, Nhật Bản có đặc trưng tự nhiên là nhiều núi lửa và động đất. Mỗi năm Nhật Bản chịu khoảng 1.000 trận động đất. Các hoạt động địa chấn này đặc biệt tập trung vào vùng Kanto. Động đất cấp 3, 4 xảy ra thường xuyên và cấp 7 - 8 cũng đã từng xảy ra. Động đất là mối đe dọa lớn nhất đối với Nhật Bản nên chính phủ Nhật mỗi năm đã phải bỏ ra hàng tỉ Yên Nhật để tìm kiếm một hệ thống báo động sớm về động đất, và khoa học địa chấn tại Nhật Bản được coi là tiến bộ nhất trên thế giới. Nhật Bản có 186 núi lửa còn hoạt động trong đó có núi Phú Sĩ. Đi kèm với núi lửa là các suối nước nóng cũng có rất nhiều ở Nhật Bản. 2.1.2.2. Địa hình, địa mạo Có thể gọi Nhật là một Sơn quốc nghĩa là một quốc gia của núi. Dù nhỏ hơn bang California của Mỹ, 67% địa hình của Nhật là núi, chỉ có 13% địa hình là đồng bằng. Các dòng sông bắt nguồn từ những địa hình núi đó tạo ra nhiều thung lũng và làm cho địa hình biến đổi rất phong phú. Ở các cửa sông, các đồng bằng hình cánh quạt được tạo ra nhưng trừ các đồng bằng Kanto (Quan Đông), đồng bằng Osaka, đồng bằng Nobi ra, tất cả đều là đồng bằng nhỏ. Bờ biển Nhật Bản cực kì dài, khoảng 34 nghìn km. Sự phức tạp trong việc hình thành bờ biển làm cho phong cảnh trở nên đẹp một cách hùng vĩ từ vùng này tới vùng khác.
  15. 8 2.1.2.3 Khí hậu, thủy văn Khí hậu Nhật Bản là quốc gia với hơn ba nghìn đảo trải dài dọc biển Thái Bình Dương của ChâuÁ.Các đảo chính chạy từ Bắc tới Nam bao gồm Hokkaidō, Honshū (đảo chính), Shikoku và Kyūshū. Quần đảo Ryukyu, bao gồm Okinawa, là một chuỗi các hòn đảo phía nam Kyūshū. Cùng với nhau, nó thường được biết đến với tên gọi "Quần đảo Nhật Bản". Khoảng 70%-80% diện tích Nhật Bản là núi, loại hình địa lý không hợp cho nông nghiệp, công nghiệp và cư trú. Có điều này là do độ cao dốc so với mặt nước biển, khí hậu và hiểm họa lở đất gây ra bởi những cơn động đất, đất mềm và mưa nặng. Điều này đã dẫn đến một nền mật độ dân số rất cao tại các vùng có thể sinh sống được, chủ yếu nằm ở các vùng eo biển. Nhật Bản là quốc gia có mật độ dân số lớn thứ 30 trên thế giới. Vị trí nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương, nằm ở điểm nối của ba vùng kiến tạo địa chất đã khiến Nhật Bản thường xuyên phải chịu các dư trấn động đất nhẹ cũng như các hoạt động của núi lửa. Các cơn động đất có sức tàn phá, thường dẫn đến sóng thần, diễn ra vài lần trong một thế kỷ. Những cơn động đất lớn gần đây nhất là động đất Chūetsu năm 2004 và đại động đất Hanshin năm 1995. Vì các hoạt động núi lửa diễn ra thường xuyên nên quốc gia này có vô số suối nước nóng và các suối này đã và đang được phát triển thành các khu nghỉ dưỡng. Khí hậu Nhật Bản phần lớn là ôn hòa, nhưng biến đổi từ Bắc vào Nam. Đặc điểm địa lý Nhật Bản có thể phân chia thành 6 vùng khí hậu chủ yếu: Hokkaidō: Vùng cực bắc có khí hậu ôn hòa với mùa đông dài và lạnh, mùa hè mát mẻ. Lượng mưa không dày đặc, nhưng các đảo thường xuyên bị ngập bởi những đống tuyết lớn vào mùa đông.
  16. 9 Biển Nhật Bản: Trên bờ biển phía tây đảo Honshū', gió Tây Bắc vào thời điểm mùa đông mang theo tuyết nặng. Vào mùa hè, vùng này mát mẻ hơn vùng Thái Bình Dương dù đôi khi cũng trải qua những đợt thời tiết rất nóng bức do hiện tượng gió Phơn. Cao nguyên trung tâm: Một kiểu khí hậu đất liền điển hình, với sự khác biệt lớn về khí hậu giữa mùa hè và mùa đông, giữa ngày và đêm. Lượng mưa nhẹ. Biển nội địa Seto: Các ngọn núi của vùng Chūgoku và Shikoku chắn cho vùng khỏi các cơn gió mùa, mang đến khí hậu dịu mát cả năm. Biển Thái Bình Dương: Bờ biển phía đông có mùa đông lạnh với ít tuyết, mùa hè thì nóng và ẩm ướt do gió mùa Tây Nam. Quần đảo Tây Nam: Quần đảo Ryukyu có khí hậu cận nhiệt đới, với mùa đông ấm và mùa hè nóng. Lượng mưa nặng, đặc biệt là vào mùa mưa. Bão ở mức bình thường. Nhiệt độ nóng nhất đo được ở Nhật Bản là 40,9 °C - đo được vào 16 tháng 8 năm 2007. Mùa mưa chính bắt đầu từ đầu tháng 5 tại Okinawa; trên phần lớn đảo Honshū, mùa mưa bắt đầu từ trước giữa tháng 6 và kéo dài 6 tuần. Vào cuối hè và đầu thu, các cơn bão thường mang theo mưa nặng. Nhật Bản là quê hương của chín loại sinh thái rừng, phản ánh khí hậu và địa lý của các hòn đảo. Nó trải dài từ những rừng mưa nhiệt đới trên quần đảo Ryukyu và Bonin tới các rừng hỗn hợp và rừng ôn đới lá rụng trên các vùng khí hậu ôn hòa của các đảo chính, tới rừng ôn đới lá kim vào mùa đông lạnh trên các phần phía bắc các đảo.
  17. 10 Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện đặc trưng khí hậu tại một số thành phố lớn theo Cục Khí Tượng Thủy Văn Nhật Bản Thủy văn Sông Tone (kanji: 利根川, rōmaji: Tonegawa, phiên âm Hán-Việt: Lợi Căn Xuyên) là một dòng sông ở Nhật Bản, bắt nguồn từ núi Ōminakami, chảy từ phía Bắc sang phía Đông của vùng Kantō, đổ ra Thái Bình Dương ở địa phận thành phố Chōshi tỉnh Chiba, riêng phân lưu Edo của nó chảy qua Tōkyō và đổ vào vịnh Tōkyō ở địa phần thành phố Ichikawa tỉnh Chiba. Đây là sông có chiều dài hàng thứ hai và lưu vực rộng lớn hàng thứ nhất ở Nhật Bản, đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh tế của vùng thủ đô Tōkyō, nhất là thủ đô Tōkyō. Tone là một trong những sông tiêu biểu ở Nhật Bản. 2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.1.3.1. Kinh tế Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu.
  18. 11 Tuy nhiên, nhờ công cuộc Minh Trị duy tân cũng như việc chiếm được một số thuộc địa, vào trước Thế Chiến thứ Hai, quy mô kinh tế Nhật Bản đã đạt mức tương đương với các cường quốc châu Âu. Năm 1940, tổng sản lượng kinh tế (GDP) của Nhật bản (quy đổi theo thời giá USD năm 1990) đã đạt 192 tỷ USD, so với Anh là 316 tỷ USD, Pháp là 164 tỷ USD, Italy là 147 tỷ USD, Đức là 387 tỷ USD, Liên Xô là 417 tỷ USD. Sau Thế Chiến 2, kinh tế Nhật bản bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954) và triển cao độ (1955-1973) làm thế giới phải kinh ngạc. Người ta gọi đó là "Thần kì Nhật Bản". Tuy nhiên, từ năm 1974 tới 1989, kinh tế tăng trưởng chậm lại, và đến năm 1990 thì lâm vào khủng hoảng trong suốt 10 năm. Người Nhật gọi đây là Thập niên mất mát. Nhật Bản đang xúc tiến 6 chương trình cải cách lớn trong đó có cải cách cơ cấu kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính và sắp xếp lại cơ cấu chính phủ, Cải cách hành chính của Nhật được thực hiện từ tháng 1 năm 2001. Dù diễn ra chậm chạp nhưng cải cách đang đi dần vào quỹ đạo, trở thành xu thế không thể đảo ngược ở Nhật Bản và gần đây đã đem lại kết quả đáng khích lệ, nền kinh tế Nhật đã phục hồi và tăng trưởng trở lại, tuy nhiên trong giai đoạn 2001-2015, kinh tế Nhật vẫn chỉ đạt được tốc độ tăng trưởng rất chậm, trung bình chỉ dưới 1% mỗi năm. Từ 1974 đến nay tốc độ phát triển tuy chậm lại, song Nhật Bản tiếp tục là một nước có nền kinh tế lớn đứng thứ ba trên thế giới (chỉ đứng sau Hoa Kỳ và Trung Quốc). Trong 20 năm (từ 1990 tới 2010), Nhật Bản luôn giành vị trí thứ hai về kinh tế nhưng đã bị Trung Quốc vượt qua từ đầu năm 2010 Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tính đến năm 2016 là 4.730 tỷ USD, GDP trên đầu người là 40,090 USD (2017), đứng thứ 3 thế giới và đứng thứ hai châu Á (sau Trung Quốc). Cán cân thương mại thặng dư và dự trữ ngoại tệ đứng hàng
  19. 12 đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư của Nhật bản ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới. Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới. Đơn vị tiền tệ là: đồng yên Nhật. Dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, bán lẻ, giao thông, viễn thông tất cả đều là ngành công nghiệp lớn của Nhật Bản, Nhật Bản có năng lực rất lớn về công nghiệp, và đây là trụ sở của nhiều nhà sản xuất công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới về các sản phẩm xe có động cơ, trang thiết bị điện tử, công cụ máy móc, thép, phi kim loại, công nghiệp tàu thủy, hóa học, dệt may, thức ăn chế biến. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của các tập đoàn đa quốc gia và nhiều mặt hàng thương mại trong lĩnh vực công nghệ và máy móc. Xây dựng từ lâu đã trở thành một trong những nền công nghiệp lớn nhất của Nhật Bản. Nhật Bản là trụ sở của một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới, tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ (Mitsubishi UFJ Financial Group) với số vốn ước tính lên đến 3.500 tỉ Yên (2013). Nhật Bản cũng là nơi có thị trường chứng khoán lớn thứ hai thế giới - thị trường chứng khoán Tokyo với khoảng 549.7 nghìn tỉ yên vào tháng 12/2006. Đây cũng là trụ sở của một số công ty dịch vụ tài chính, những tập đoàn kinh doanh và những ngân hàng lớn nhất thế giới. Ví dụ như những tập đoàn kinh doanh và công ty đa quốc gia như Sony, Sumitomo, Mitsubishivà Toyota sở hữu hàng tỉ và hàng nghìn tỷ đô la đang hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, nhóm các nhà đầu tư hoặc dịch vụ tài chính như ngân hàng Sumitomo, ngân hàng Fuji, ngân hàng Mitsubishi, các định chế tài chính của Toyota và Sony. Những đối tác xuất khẩu chính của Nhật là Hoa Kỳ 22.9%, Trung Quốc 13.4%, Hàn Quốc 7.8%, Đài Loan 7.3% và Hồng Kông 6.1% (2005). Những mặt hàng xuất khẩu chính của Nhật là thiết bị giao thông vận tải, xe cơ giới, hàng điện tử, máy móc điện tử và hóa chất. Do hạn chế về tài nguyên thiên
  20. 13 nhiên để duy trì sự phát triển của nền kinh tế, Nhật Bản phải phụ thuộc vào các quốc gia khác về phần nguyên liệu vì vậy đất nước này nhập khẩu rất nhiều loại hàng hóa đa dạng . Những mặt hàng nhập khẩu chính của Nhật Bản là máy móc, thiết bị, chất đốt, thực phẩm (đặc biệt là thịt bò), hóa chất, nguyên liệu dệt may và những nguyên liệu cho các ngành công nghiệp của đất nước. Nhìn chung, Đối tác buôn bán tổng thể lớn nhất của Nhật Bản là Trung Quốc. Từ giai đoạn 1960 đến 1980, tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản được gọi là "sự thần kì": tốc độ phát triển kinh tế trung bình 10% giai đoạn 1960, trung bình 5% giai đoạn 1970 và 4% giai đoạn 1980. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng từ 4,1 tỷ USD năm 1950 lên 56,4 tỷ USD năm 1969. So với năm 1950, năm 1973 giá trị tổng sản phẩm GDP của Nhật tăng hơn 20 lần, từ 20 tỷ USD lên 402 tỷ USD, vượt Anh, Pháp, CHLB Đức, chỉ kém hơn Hoa Kỳ và Liên Xô. Sự phát triển rất nhanh của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952- 1973 bắt nguồn từ một số nguyên nhân cơ bản sau: Nhân tố lịch sử: Kể từ Minh Trị duy tân đến trước Thế Chiến thứ 2, Nhật Bản đã có 70 năm phát triển đất nước theo mô hình hiện đại và đã trở thành cường quốc số 1 châu Átrong thập niên 1930. Dù bị tàn phá nặng nề trong Thế Chiến, nhưng những nhân tố và kinh nghiệm quý báu của Nhật Bản vẫn còn nguyên vẹn, họ có thể tận dụng kinh nghiệm này để nhanh chóng xây dựng lại nền kinh tế. Nhân tố con người: trước Thế Chiến thứ 2, Nhật Bản đã có đội ngũ chuyên gia khoa học và quản lý khá đông đảo, có chất lượng cao. Dù bại trận trong Thế Chiến 2 nhưng lực lượng nhân sự chất lượng cao của Nhật vẫn còn khá nguyên vẹn, họ đã góp phần đắc lực vào bước phát triển nhảy vọt về kỹ thuật và công nghệ của đất nước. Người Nhật được giáo dục theo những luân lý của Nho giáo với những đức tính cần kiệm, kiên trì, lòng trung thành, tính
  21. 14 phục tùng vẫn được đề cao. Nhờ đó, giới quản lý Nhật Bản đã đặc biệt thành công trong việc củng cố kỷ luật lao động, khai thác sự tận tụy và trung thành của người lao động. Mức tích lũy cao thường xuyên, sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả cao: những năm 1950, 1960, tiền lương nhân công ở Nhật rất thấp so với các nước phát triển khác (chỉ bằng 1/3 tiền lương của công nhân Anh và 1/7 tiền lương công nhân Mỹ), đó là nhân tố quan trọng nhất để đạt mức tích lũy vốn cao và hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra, Nhật Bản đã chú ý khai thác và sử dụng tốt nguồn tiết kiệm cá nhân. Từ 1961-1967, tỷ lệ gửi tiết kiệm trong thu nhập quốc dân là 18,6% cao gấp hơn hai lần của Mỹ (6,2%) và Anh (7,7%) Nhật Bản không có quân đội nên có thể giảm chi phí quân sự xuống mức dưới 1% tổng sản phẩm quốc dân, nguồn lực đó có thể chuyển sang phát triển kinh tế. Tiếp cận và ứng dụng nhanh chóng những tiến bộ khoa học-kỹ thuật: trước Thế Chiến thứ 2, Nhật Bản đã là một cường quốc về khoa học, công nghệ. Sau chiến tranh, nhân tố này tiếp tục được phát huy. Tình hình quốc tế có nhiều thuận lợi: Trong các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam, Chính phủ Mỹ đã có hàng loạt đơn đặt hàng với các công ty của Nhật Bản về trang bị, khí tài và các đồ quân dụng khác. Từ năm 1950 đến 1969, Nhật Bản đã thu được 10,2 tỷ USD các đơn đặt hàng của Mỹ (tương đương 70 tỷ USD theo thời giá 2015). Trong giai đoạn này, 34% tổng giá trị hàng xuất khẩu sang Mỹ và 30% giá trị hàng nhập của Nhật là từ thị trường Mỹ. Có thể nói nhu cầu về hàng hóa của Mỹ cho các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam là hai “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản. Tuy nhiên, nền kinh tế Nhật Bản cũng đã phải đối mặt với những mâu thuẫn gay gắt:
  22. 15 Sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản phụ thuộc nhiều vào bên ngoài cả về thị trường tiêu thụ hàng hóa và nguồn cung cấp nguyên liệu. Khi giá nguyên liệu tăng, kinh tế bị tác động mạnh. Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt do các công ty vì chạy theo lợi nhuận nên đã hạn chế những chi phí cho phúc lợi xã hội, duy trì lề lối làm việc khắc nghiệt khiến người làm công bị áp lực nặng nề, dẫn tới nạn tự sát và thanh niên ngại kết hôn và sinh con. Về lâu dài, mâu thuẫn này sẽ phát tác làm kinh tế dần trì trệ đi (tới cuối thế kỷ XX, tình trạng lão hóa dân số đã thực sự trở thành vấn đề nghiêm trọng tại Nhật Bản) Dấu hiệu tăng trưởng có phần chững lại vào thập niên 1980, và đến những năm 1990 thì lâm vào trì trệ, tăng trưởng trung bình chỉ đạt 1.7%, chủ yếu do những tác động của việc đầu tư không hiệu quả và do dư chấn của bong bóng bất động sản vào những năm 1980 đã làm cho các cơ sở sản xuất và kinh doanh mất một thời gian dài tái cơ cấu về nợ quá hạn, vốn tư bản và lực lượng lao động. Tháng 11/2007, nền kinh tế Nhật đã chấm dứt đà tăng trưởng kéo dài liên tục 69 tháng kể từ năm 2001 và chính thức suy thoái vào năm 2008 khi GDP giảm 3%, mức lãi suất ngân hàng trung ương hạ đến mức 0% vào đầu năm 2009. Chương trình tư nhân hóa 10 năm ngành bưu điện Nhật vốn không chỉ nhắm đến các hoạt động của hệ thống bưu chính quốc gia mà còn với các cơ sở ngân hàng và bảo hiểm trực thuộc đã hoàn tất vào tháng 10/2007, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc tái cấu trúc ngành này của chính phủ. Không giống như tình hình ở các nước phương Tây, khu vực tài chính Nhật không chịu ảnh hưởng mạnh từ cuộc Khủng hoảng cho vay thế chấp nhưng do đối mặt với sự sụt giảm mạnh về khối lượng đầu tư cũng như nhu cầu trước các mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của Nhật ở nước ngoài vào cuối năm 2008, đã đẩy nước này vào vòng suy thoái nhanh hơn. Tình trạng nợ
  23. 16 công quá lớn (chiếm 229% GDP theo số liệu của năm 2015) và tỉ lệ dân số có tuổi quá cao là hai vấn đề đầy thách thức với Nhật Bản về dài hạn. Hiện tại những tranh cãi xung quanh vai trò và hiệu quả của các chính sách vực dậy nền kinh tế là mối quan tâm lớn của người dân lẫn chính phủ nước này Nhìn chung, trong giai đoạn 2005-2015, kinh tế Nhật chỉ đạt được tốc độ tăng trưởng rất chậm, trung bình 1% mỗi năm. Kinh tế Nhật đã bị Trung Quốc vượt qua trong giai đoạn này, và nếu tiếp tục tăng trưởng chậm như vậy thì trong 10 năm tới, Indonesia và Nga sẽ vượt qua Nhật về tổng GDP theo sức mua tương đương. Giao thông 2.1.3.2 Giao thông Tại các thành phố lớn tại Nhật Bản, phương tiện giao thông phổ biến nhất là tàu điện và tàu điện ngầm. Tàu điện và tàu điện ngầm rất thuận tiện và đúng giờ. Bên cạnh đó, một số người cũng sử dụng xe buýt. Tuy nhiên xe buýt không tiện lợi so với các phương tiện trên do có số lượng chuyến không nhiều và có khả năng không đúng giờ vào những giờ cao điểm. Giá dịch vụ taxi ở Nhật tương đối đắt. Cước phí được tính theo km và thay đổi theo giờ; buổi tối đắt hơn giá ban ngày. Ngoài ra, xe đạp là phương tiện khá tiện lợi và kinh tế. 2.1.3.3 Xã hội Với tỷ lệ sinh thấp và tuổi thọ cao, tình trạng lão hóa dân số một cách nhanh chóng thời gian gần đây trở thành vấn đề nghiêm trọng với Nhật. Dân số giảm liên tiếp kể từ năm 2007, trong khi số người cao tuổi lần đầu tiên chiếm 1/4 tổng dân số. Tới ngày 1-10-2013, dân số Nhật Bản đã giảm 0,17% (khoảng 217.000 người) xuống còn 127.298.000 người, trong đó tính cả người nước ngoài cư trú lâu dài tại Nhật Bản. Nhóm người cao tuổi (từ 65
  24. 17 tuổi trở lên) tăng thêm 1,1 triệu người lên 31,9 triệu người, chiếm 25,1% dân số Nhật Bản. Trong khi đó, năm 2013, số ca sinh mới ở nước này giảm khoảng 6.000 ca so với 1 năm trước đó. Năm 2014, số lượng người già trên 65 tuổi đã cao gấp đôi so với số lượng trẻ em dưới 14 tuổi. Trước thực trạng lão hóa dân số đáng báo động, Chính phủ Nhật Bản đưa ra cảnh báo, vào năm 2060 gần 40% dân số nước này là người cao tuổi. Tình trạng dân số lão hóa không chỉ kéo theo gánh nặng về trợ cấp an sinh xã hội khi số người nhận lương hưu ngày một tăng, mà còn là trở ngại lớn với đà phục hồi tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản khi mà lực lượng lao động trẻ ngày càng ít đi. Nhật Bản là một trong những nước có tuổi thọ dân số cao nhất thế giới, trung bình là 81,25 tuổi cho năm 2006. Tuy nhiên, dân số nước này đang lão hóa do hậu quả của sự bùng nổ dân số sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Năm 2004, 19,5% dân số Nhật trên 65 tuổi. 2.2. Tổng quan về nền nông nghiệp Nhật Bản Là một nền kinh tế thị trường phát triển. Năm 2016, quy mô nền kinh tế này theo thước đo GDP danh nghĩa lớn hàng thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Trung Quốc, còn theo thước đo GDP ngang giá sức mua thì lớn thứ tư sau Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ. Trải qua nhiều biến động trong suốt lịch sử, cuối cùng, kinh tế Nhật Bản đã và đang tăng trưởng, nhưng cũng nảy sinh không ít vấn đề. Vào thế kỉ 16 - 17, kinh tế Nhật Bản chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước và đánh bắt cá. đầu thế kỉ 20, các ngành công nghiệp được ưa chuộng và phát triển nhất là sắt thép, đóng tàu, chế tạo vũ khí, sản xuất xe cộ. Do nhu cầu tài nguyên để phục vụ các ngành này, quân đội Nhật Bản bắt đầu bành trướng và xâm chiếm nước ngoài. Trong số những vùng mà Nhật chiếm được, đáng chú ý nhất là Mãn Châu Lý của Trung Quốc và Triều Tiên.
  25. 18 Trong thế chiến 2, mặc dù ưu thế ban đầu nghiêng về Nhật Bản. Tuy nhiên, đến năm 1945, nước này nằm trong tầm ném bom của đối phương. Máy bay ném bom của quân Đồng minh đã tàn phá nhiều thành phố. Đáng chú ý nhất là vụ ném bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki đã gây ra sức tàn phá lớn trên quy mô rộng. Sau chiến tranh, các thành phố và nhà máy bắt đầu tái thiết lại, nhưng khá chậm do thiếu vốn. Vận mệnh của Nhật thay đổi sau khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra vào năm 1950. Mỹ muốn Nhật sản xuất vũ khí để cung cấp cho lực lượng Mỹ ở Nam Triều Tiên. Sản lượng công nghiệp, đặc biệt trong các lĩnh vực như sắt thép và đóng tàu, tăng nhanh chóng. Nhờ nguồn tài chính từ các đơn hàng của Mỹ và quyết tâm khôi phục lại đất nước, đến khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc vào năm 1953, nhiều nhà máy mới đã được xây dựng. Sau sự bùng nổ kinh tế, các hang điện tử xuất hiện như Sony , Panasonic, Toshibahay Honda. Nền kinh tế của Nhật Bản phát triển nhanh chóng trong thập niên 1960- 1970, nhưng đến năm 1990 thì lâm vào suy thoái. Trong những năm gần đây, rất nhiều công ty bị phá sản - hơn 17.000 công ty. Đây cũng là điều dẫn đến tỉ lệ thất nghiệp tăng. So với các nước phương Tây thì tỉ lệ thất nghiệp của Nhật ít hơn nhiều, nhưng nếu xét theo tiêu chuẩn Nhật Bản thì con số đó lại cao - 5,2% vào năm 2003. Trong số những người bị thất nghiệp, rất nhiều người đã phải ngủ ngoài đường vì không có nhà, hay thậm chí là tự tử. Trước tình hình đó, Nhật Bản đang cố khắc phục để xây dựng lại nền kinh tế tốt hơn. 1. Sản xuất rau công nghệ cao trong nhà kính. Nhà kính trồng rau sạch là một trong những mô hình hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao. Sử dụng nhà kính để trồng hoa, rau, cây cảnh và cây thuốc đang ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới, do ưu điểm chế ngự được các hạn chế của thiên nhiên như đất, khí hậu, nước, gió
  26. 19 mạnh, bão cho năng suất cao gấp 3 – 4 lần so với trồng ngoài trời theo phương thức cũ. Nhà kính phù hợp với yêu cầu để phát triển nông nghiệp bền vững, cho phép kiểm soát đầy đủ và chặt chẽ hầu hết các thông số của quá trình sản xuất như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, khí carbonic, khí ôxy , kể cả việc sử dụng tối ưu đất canh tác để đáp ứng cho sự sinh trưởng, phát triển tốt nhất của cây trồng và kiểm soát được sâu bệnh hại để đạt sản lượng cao nhất. Hình 2.3: Hệ thống nhà kính Mẫu nhà kính trồng rau sạch phù hợp khí hậu nóng ẩm,đáp ứng đầy đủ yêu cầu khắt khe của quy trình trồng rau sạch (lực treo,ánh sáng,ngăn côn trùng ) Mái mở cố định 1 bên nhờ đó tăng được hiệu quả làm mát vào mùa hè, kiểm soát tốt sự ngưng tụ của hơi nước
  27. 20 Đặc điểm thiết kế này có khả năng kết nối liên hoàn với các dạng nhà kính khác. Tạo thành một hế thống liên hoàn với mọi qui mô, diện tích trồng trọt rộng lớn. Khi xây dựng nhà kính dạng này người trồng trọt cần phải chú đến hướng gió. Khung sườn nhà lưới trồng rau sạch được chế tạo bằng thép mạ kẽm bảo đảm độ chịu lực cần thiết. Những ưu điểm của trồng rau theo mô hình nhà kính trồng rau sạch : Khắc phục được điều kiện khí hậu và thời tiết Mở rộng mùa vụ trồng trọt Tăng năng suất cây trồng Kiểm soát được khí hậu và sâu bệnh 1. Ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Hình 2.4: Máy móc sản xuất phân bón
  28. 21 Hình 2.5: Máy móc trong sản xuất nông nghiệp Từ những năm 90, Chính phủ Nhật Bản đã không ngừng đầu tư mạnh để nông dân tiếp cận các ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản suất nông nghiệp. Cho đến nay, hầu như toàn bộ các khâu từ canh tác đến thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ hiện nay ở Nhật Bản đều được áp dụng công nghệ KHKT. Chỉ một người và một máy có thể hoàn thành công việc trên 1ha canh tác chỉ trong 1h30 phút đồng hồ giúp nâng cao hiệu quả công việc và giảm thiểu sức lao động. Chỉnh các chỉ tiêu nào và mọi hoạt động đều được điều khiển thông qua các thiết bị thông minh. Ngoài ra, để hỗ trợ nông dân xuất khẩu nông sản ra thị trường thế giới, Chính phủ nước này cũng chủ trương đẩy mạnh quảng cáo, tiếp thị trực tiếp sản phẩm sang các thị trường tiềm năng thông qua mạng Internet. Do đó, đến nay, khoảng 70% tổng sản lượng sản xuất ra được bán trực tiếp từ nông dân cho các nhà đấu giá.
  29. 22 3. Hạt giống chất lượng cao cho mùa vụ bội thu Chính phủNhật Bản rất chú trọng đầu tư vào phát triển nghiên cứu khoa học nông nghiệp, các nhà khoa học nông nghiệp Nhật Bản đã phát triển công nghệ, một công nghệ cho phép cấy ghép vật liệu di truyền vào hạt giống mà không sửa đổi cấu trúc DNA gốc của chúng. Phương pháp này đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng hạt giống cây trồng ngay trước khi chúng được gieo trồng. Với công nghệ này, các nhà khoa học có thể đưa các đặc tính về kháng sâu bệnh, tăng cường các đặc điểm thích nghi với thổ nhưỡng và khí hậu vào các hạt giống để nâng cao chất lượng cây trồng về sau. Công nghệ này mở ra các cơ hội cho việc phát triển các giống cây trồng chuyên biệt cho từng vùng khí hậu, thổ nhưỡng nhằm tối đa hóa năng suất, đảm bảo chất lượng. Điều này mang đến cơ hội cho các quốc gia đang phát triển trong việc nang cao năng suất và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực và tạo ra lợi thế cạnh tranh. 4. Kiểm soát côn trùng theo phương pháp sinh học Các kỹ sư ở Nhật Bản đã lai tạo ra các giống có ích nhằm giải quyết vấn đề kiểm soát sâu bệnh tuân theo các nguyên lý sinh thái học tự nhiên, đã giúp giảm thiểu 75% lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đồng thời nâng cao chất lượng nông sản và môi trường. 5. Công nghệ sau thu hoạch Chính phủ Nhật Bản đã thành lập Viện nghiên cứu khoa học thực phẩm và sản phẩm sau thu hoạch, tại đây các nhà khoa học thực hiện các nghiên cứu và cho ra đời nhiều công nghệ bảo quản giúp nông sản được tươi ngon trong thời gian dài và vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng cao chẳng hạn như phương pháp bảo quản không sử dụng hóa chất để giảm đáng kể tỉ lệ nảy mầm trong quá trình lưu trữ tăng thời hạn sự dụng cho rau tới 1 tháng mà vẫn duy trì lượng dinh dưỡng, sử dụng các túi khí vi đục, hay các hệ thống làm lạnh giúp giải quyết vấn đề về hình thức cho rau tươi ngon.
  30. 23 Hình 2.6: Thu hoạch và sau thu hoạch 6. Nghiên cứu và phát triển Bất chấp các điều kiện khắc nghiệt về thời tiết, hạn chế về diện tích đất canh tác, sản lượng nông nghiệp củaNhật Bản liên tục tăng trưởng nhờ vào hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Lĩnh vực nông nghiệp hiện nay củaNhật Bản hầu như gắn chặt với sự liên kết 4 nhà (nhà nước, nhà khoa học, nông dân và các doanh nghiệp). Tất cả phối hợp với nhau nhằm tìm kiếm các giải pháp để giải quyết các vấn đề trong nông nghiệp mà nước này gặp phải. Đối mặt với hàng loạt các vấn đề, từ giống di truyền, kiểm soát bệnh dịch tới canh tác trên đất cằn, R&D trong nông nghiệp của Nhật Bản đã phát triển các công nghệ để tạo ra sự biến chuyển ngoạn mục không chỉ trong số lượng mà cả chất lượng các sản phẩm nông nghiệp của đất nước. 2.3. Cơ sở khoa học của đánh giá hiệu quả sử dụng đất 2.3.1. Cơ sở lý luận Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các
  31. 24 khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Như vậy đất đai là điều kiện chung nhất đối với mọi quá trình sản xuất và hoạt động của con người. Nói cách khác, không có đất sẽ không có sản xuất cũng như không có sự tồn tại của chính con người. Đối với ngành phi nông nghiệp đất đai giữ vai trò thụ động với chức năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng dự trữ trong lòng đất. Đối với ngành này, quá trình sản xuất và sản phẩm được tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất cũng như chất lượng thảm thực vật và tính chất tự nhiên sẵn có trong đất. Đối với các ngành nông lâm nghiệp đất đai có vai trò vô cùng quan trọng. Đất đai không chỉ là cơ sở không gian, là điều kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại mà còn là yếu tố tích cực của các quá trình sản xuất. Điều này thể hiện ở chỗ đất luôn chịu tác động như: cày, bừa, làm đất nhưng cũng đồng thời là công cụ sử dụng để trồng trọt và chăn nuôi do đó nó là đối tượng lao động nhưng cũng lại là công cụ hay phương tiện lao động. Quá trình sản xuất nông lâm nghiệp luôn gắn bó chặt chẽ với đất và các sản phẩm làm ra được luôn phụ thuộc vào các đặc điểm của đất mà cụ thể là độ phì nhiêu và quá trình sinh học tự nhiên của đất. Tuy nhiên độ phì nhiêu của đất không phải là yếu tố vĩnh viễn và cố định mà luôn thay đổi trong quá trình hình thành và phát triển của tự nhiên. Ngoài ra trong quá trình sản xuất dưới tác động của con người thì độ phì nhiêu ngày càng có sự biến động rất lớn. Nếu tác động xấu thì độ phì nhiêu ngày càng cạn kiệt, ngược lại nếu tác động của con người có sáng tạo và khoa học thì độ phì nhiêu của đất ngày càng được nâng cao vì ngoài nhân tố tự nhiên còn có xã hội tham gia vào quá trình hình thành và phát triển của đất đai.
  32. 25 2.3.2. Vai trò của sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân - Cung cấp lương thực thực phẩm cho toàn xã hội. Thực tế cho thấy rằng xã hội càng phát triển thì yêu cầu về dinh dưỡng do lương thực và thực phẩm ( đặc biệt là thực phẩm ) ngày càng tăng nhanh. Một đặc điểm quan trọng của hàng hóa lương thực, thực phẩm là không thể thay thế bằng bất kỳ một loại hàng hóa nào khác. Những hàng hóa này dù cho trình độ khoa học - công nghệ phát triển như hiện nay, vẫn chưa có ngành nào có thể thay thế được. Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Những hàng hóa có chứa chất dinh dưỡng nuôi sống con người này chỉ có thể có được thông qua hoạt động sống của cây trồng và vật nuôi hay nói cách khác là thông qua quá trình sản xuất nông nghiệp. - Quyết định an ninh lương thực quốc gia, góp phần thúc đẩy sản xuất công nghiệp, các ngành kinh tế khác và phát triển đô thị. Nông nghiệp cung cấp các nguyên liệu cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Nông nghiệp là khu vực dự trữ và cung cấp nguồn lao động dồi dào cho phát triển công nghiệp, các ngành kinh tế khác và đô thị. Nông nghiệp nông thôn là thị trường tiêu thụ rộng lớn cho hàng hóa công nghiệp và các ngành kinh tế khác. - Nguồn thu ngân sách quan trọng của nhà nước. Nông nghiệp là ngành kinh tế sản xuấtquan trọng của nhà nước. Việc huy động một phần thu nhập từ nông nghiệp được thực hiện dưới nhiều hình thức: Thuế nông nghiệp, các loại thuế kinh doanh khác, - Hoạt động sinh kế chủ yếu của đại bộ phận dân nghèo nông thôn. Dân cư tập trung ở nông thôn họ sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, với hình thức sản xuất tự cấp tự túc đáp ứng nhu cầu cấp thiết hàng ngày.
  33. 26 - Tái tạo tự nhiên. Nông nghiệp còn có tác dụng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Trong các ngành sản xuất chỉ có nông nghiệp mới có khả năng tái tạo tự nhiên cao nhất mà các ngành khác không có được. Tuy nhiên nông nghiệp lạc hậu và phát triển không có kế hoạch cũng dẫn đến đất rừng bị thu hẹp, độ phì đất đai giảm sút, các yếu tố khí hậu thay đổi bất lợi. Mặc khác sự phát triển đến chóng mặt của thành thị, của công nghiệp làm cho nguồn nước và bầu không khí bị ô nhiễm trầm trọng. Đứng trước thảm họa này đòi hỏi phải có sự cố gắng của cộng đồng quốc tế nhằm đẩy lùi thảm họa đó bằng nhiều phương pháp, trong đó nông nghiệp giữ một vị trí cực kỳ quan trọng trong việc thiết lập lại cân bằng sinh thái động thực vật. Vì thế phát triển công nghiệp phải trên cơ sở phát triển nông nghiệp bền vững. 2.4. Quan điểm về hiệu qủa sử dụng đất nông nghiệp 2.4.1. Quan điểm sử dụng đất bền vững Theo FAO, nông nghiệp bền vững bao gồm quản lý hiệu quả tài nguyên cho nông nghiệp ( đất đai, lao động ) để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người đồng thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên, môi trường và bảo vệ tài nguyên. Hệ thống nông nghiệp bền vững phải có hiệu quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu xã hội về an ninh lương thực. Bền vững thường có ba thành phần cơ bản: - Bền vững về an ninh lương thực trong thời gian dài trên cơ sở hệ thống nông nghiệp phù hợp điều kiện sinh thái và không tổn hại môi trường. - Bền vững về tổ chức quản lý, hệ thống nông nghiệp phù hợp trong mối quan hệ con người hiện tại và cả cho đời sau. - Bền vững thể hiện ở tính cộng đồng trong hệ thống nông nghiệp hợp lý. Mục tiêu và quan điểm sử dụng đất bền vững là: - An toàn lương thực, thực phẩm
  34. 27 - Tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản xuất khẩu theo yêu cầu của thị trường. - Phát triển môi trường bền vững. Ngày nay hiệu quả kinh tế cao cần được xem xét kỹ lưỡng trước áp lực xã hội đòi hỏi trừ khử căn nguyên làm băng hại sức khỏe loài người. Từ đó thấy rằng tính bền vững của sử dụng đất phải được xem xét đồng bộ trên cả ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Việc quản lý và sử dụng đất bền vững bao gồm tổ hợp các công nghệ, chính sách và hoạt động nhằm liên hợp các nguyên lý kinh tế - xã hội với các quan tâm về môi trường để đồng thời: - Duy trì hoặc nâng cao sản lượng ( hiệu quả sản xuất) - Giảm rủi ro sản xuất (an toàn) - Có hiệu quả lâu bền (lâu bền) - Được xã hội chấp nhận ( tính chấp nhận) Quan hệ giữa tính bền vững và tính thích hợp: Tính bền vững có thể được coi là tính thích hợp được duy trì lâu dài với thời gian. Nguyên tắc đánh giá bền vững: - Tính bền vững được đánh giá cho một kiểu sử dụng đất nhất định - Đánh giá cho một đơn vị lập địa cụ thể - Đánh giá là một hoạt động liên ngành - Đánh giá cả 3 mặt: Kinh tế, xã hội và môi trường - Đánh giá cho một thời gian xác định. 2.4.2. Vấn đề hiệu quả sử dụng đất và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất 2.4.2.1. Về hiệu quả sử dụng đất Bản chất của hiệu quả là sự thể hiện yêu cầu tiết kiệm thời gian, trình độ sử dụng nguồn lực xã hội. Các Mác cho rằng quy luật tiết kiệm thời gian là
  35. 28 quy luật có tầm quan trọng đặc biệt tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất. Mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật đó, nó quyết định động lực phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện phát triển văn minh xã hội và nâng cao đời sống con người qua mọi thời đại. a. Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần được xem xét cả về phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó. Kinh tế sử dụng đất: Với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao động nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội. Hiệu quả kinh tế là mục tiêu chính của các nông hộ sản xuất nông nghiệp. b. Hiệu quả xã hội Hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp, thu nhập bình quân trên đầu người và bình quân diện tích trên đầu người. c. Hiệu quả môi trường Hiệu quả môi trường là môi trường được sản sinh do tác động của hóa học, sinh học, vật lý, Chịu ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố môi trường của các loại vật chất trong môi trường. Hiệu quả môi trường phân theo nguyên nhân gây nên gồm: Hiệu quả hóa học môi trường, hiệu quả vật lý môi trường, hiệu quả sinh vật môi trường: - Hiệu quả sinh vật môi trường là hiệu quả khác nhau của hệ thống sinh thái do phát sinh biến hóa của các loại yếu tố môi trường dẫn đến.
  36. 29 - Hiệu quả hóa học môi trường là hiệu quả môi trường do các phản ứng hóa học gữa các vật chất chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường dẫn đến. 2.4.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất Trong quá trình sử dụng đất, con người là nhân tố chi phối chủ yếu, ngoài ra, việc sử dụng đất còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố sau: - Nhân tố điều kiện tự nhiên: Khi sử dụng đất đai, ngoài bề mặt không gian cần chú ý đến việc thích ứng với điều kiện tự nhiên và quy luật sinh thái của đất cũng như các yếu tố bao quanh mặt đất như nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, không khí và các khoáng sản dưới lòng đất. Trong nhóm nhân tố này thì điều kiện khí hậu là nhân tố hạn chế hàng đầu của việc sự dụng đất, sau đó là điều kiện đất đai mà chủ yếu là điều kiện địa hình, thổ nhưỡng và các nhân tố khác. - Khí hậu: Khí hậu là yếu tố rất quan trọng, nó quyết định số vụ trồng trong năm vì mỗi cây trồng yêu cầu một điều kiện thời tiết khí hậu phù hợp với nó. Nắm vững yếu tố khí hậu và bố trí cây trồng hợp lý sẽ tránh được những thiệt hại do khí hậu gây ra. Đồng thời, giảm được tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp nhằm đem lại năng suất cao, từ đó cũng nâng cao hiệu quả sử dụng đất. - Nhân tố kinh tế - xã hội: Bao gồm các yếu tố như: chế độ xã hội, dân số và lao động, thông tin và quản lý, chính sách môi trường và chính sách đất đai, yêu cầu quốc phòng, sức sản xuất và trình độ phát triển của kinh tế hàng hóa, cơ cấu kinh tế và phân bố sản suất, các điều kiện về công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, sử dụng lao động, Mặc dù nhóm nhân tố này xếp sau nhân tố điều kiện tự nhiên nhưng thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với việc sử dụng đất đai. Thật vậy, phương hướng sử dụng đất được quyết định bởi yêu cầu của xã
  37. 30 hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Điều kiện tự nhiên của đất đai cho phép xác định khả năng thích ứng về phương thức sử dụng đất. Còn sử dụng đất như thế nào được quyết định bởi sự năng động của con người và các điều kiện kinh tế - xã hội, kỹ thuật hiện có, quyết định bởi tính pháp lý, tính khả thi về kinh tế kỹ thuật và mức độ đáp ứng của chúng, quyết định bởi nhu cầu của thị trường. - Nhân tố lao động: Lao động với tư cách là chủ thể của quá trình lao động, có khả năng nhận thức được các quy luật khách quan. Chính vì vậy, lực lượng lao động sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Song điều đó lại phụ thuộc rất lớn vào trình độ lao động, trình độ học vấn, trình độ tay nghề của người lao động. Hiện nay, nông nghiệp đang dần có những bước phát triển nhanh đặc biệc là công nghệ sinh học. Từ đó đòi hỏi chủ thể lao động phải có khả năng nắm bắt nhanh chóng những thay đổi đó và ứng dụng có hiệu quả vào sản suất nông nghiệp. - Phương thức canh tác: Phương thức canh tác bao gồm các biện pháp kỹ thuật canh tác, là những tác động của con người vào đất đai, cây trồng, vật nuôi nhằm tạo nên sự hài hòa giữa các yếu tố của quá trình sản suất để đạt hiệu quả kinh tế cao. Bên cạch đó, tập quán canh tác cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn chủng loại cây trồng và sử dụng các đầu vào nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế. Trong trồng trọt, mỗi loại cây trồng đều có một phương thức cach tác khác nhau, đòi hỏi cần phải nắm vững được yêu cầu các biện pháp kỹ thuật để canh tác thì mới có hiệu quả, đồng thời loại bỏ những phương thức tập quán canh tác lạc hậu gây tác hại cho đất, mang lại hiệu quả kinh tế thấp. - Vốn đầu tư: Vốn đầu tư vào sản xuất, bồi dưỡng, cải tạo đất đối với người dân là một
  38. 31 yêu cầu cấp thiết. Hiện nay, đa số người dân vẫn còn phải đối mặt với việc thiếu vốn để mua sắm các tư liệu sản xuất, mua phân bón đầu tư cho cây trồng trong khi giá phân bón trong những năm gần đây lại có xu hướng tăng cao. Từ đó, dẫn đến năng suất cây trồng không cao trong khi độ phì nhiêu của đất ngày càng giảm, - Nhân tố thị trường: Thị trường là một nhân tố vô cùng quan trọng của mọi ngành sản xuất kinh doanh. Hiện nay, cả thị trường đầu vào và đầu ra của sản xuất nông nghiệp ngày càng được mở rộng và có tác động to lớn đến phát triển sản xuất. Tuy nhiên, phần lớn vẫn còn mang tính tự phát, thiếu định hướng, ngẫu nhiên và thiếu sự vận hành đồng bộ. Điều này đã gây không ít trở ngại, bất lợi cho nông dân và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông sản. - Nhân tố không gian: Trong thực tế, mọi ngành sản xuất vật chất và phi vật chất đều cần đến đất đai như điều kiện không gian để hoạt động, vì vậy không gian trở thành một trong những nhân tố hạn chế cơ bản nhất của việc sử dụng đất. Do vị trí và không gian của đất đai không bị mất đi và cũng không tăng thêm trong quá trình sử dụng không chỉ hạn chế khả năng mở rộng không gian sử dụng đất mà còn chi phối giới hạn thay đổi của cơ cấu đất đai. Vì vậy, cần phải thực hiện nghiêm nghặt nguyên tắc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả kết hợp bảo vệ tài nguyên đất và môi trường. 2.5. Những nghiên cứu trên thế giới về hiệu quả sử dụng đất Hàng năm các viện nghiên cứu nông nghiệp trên thế giới cũng đã đưa ra nhiểu giống cây trồng mới, những kiểu sử dụng đất mới, giúp cho việc tạo thành một số hình thức sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả cao hơn. Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây trồng trên đất lúa.
  39. 32 Tại Thái Lan nhiều vùng trong điều kiện thiếu nước, từ sử dụng đất thông qua công thức luân canh lúa xuân- lúa mùa hiệu quả thấp vì chi phí tưới nước quá lớn và độc canh cây lúa làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng đất đã đưa cây đậu thay thế lên đáng kể, hiệu quả kinh tế được nâng cao, độ phì nhiêu của đất được tăng lên rõ rệt, nhờ đó hiệu quả sử dụng đất được nâng cao. Ủy ban chính sách Quốc gia đã có nhiều quy chế mới ngoài hợp đồng cho tư nhân thuê đất dài hạn, cấm trồng những cây không thích hợp trên từng loại đất nhằm quản lý việc sử dụng và bảo vệ đất tốt. Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, việc khai thác và sử dụng đất đai là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế, xã hội nông thôn toàn diện. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai ổn định, chế độ sở hữu giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động sang tạo của nông dân trong sản xuất. Thực hiện chủ trương" nông bất ly hương" đã thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội nông thôn một cách toàn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Nhắc đến Nhật Bản ai cũng nghĩ đây là một nước kinh tế, kỹ thuật và khoa học rất phát triển, ít người nghĩ đến ngành Nông nghiệp Nhật Bản. Thật ra những người làm nông nghiệp của Nhật rất giàu có và sung túc. Nông nghiệp của Nhật Bản phát triển theo hướng khoa học bền vững vì vậy có sản lượng rất cao, chất lượng rất tốt và đứng hàng đầu thế giới. Kỹ thật trồng cây trong nhà kính nhà lưới bằng phương pháp thủy canh là kỹ thuật trồng rau không cần đất, rau được trồng trực tiếp trong các dung dịch dinh dưỡng pha sẵn. Dung dịch được chứa trong thùng xốp, cách nhiệt, tránh ánh sáng xuyên vào bộ rễ, dung dịch này phù hợp cho tất cà các loại rau. Cây được trồng vào các lỗ đục sẵn trên nắp hộp, một phần rễ nằm lơ lửng trên mặt nước, phần còn lại nhúng vào nước để cây vừa lấy được chất dinh dưỡng vừa có khí để hô hấp.
  40. 33 Một số chính sách tập trung vào hỗ trợ phát triển nông nghiệp quan trọng nhất là đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, ở Mỹ tổng số tiền trợ cấp là 70,7 tỉ USD, chiếm 30,3% trong thu nhập của nông nghiệp, Canada tương ứng là 5,7 tỉ và 39,1%, Astraylia 1,7 tỉ và 14,5%, Nhật Bản 50,3 tỉ và 70,8%, cộng đồng Châu Âu 67,6 tỉ và 40,3%, Áo là 1,8 tỉ và 70,1%. (Nguồn năm 2014)
  41. 34 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và hiệu quả sản xuất rau công nghệ cao tại làng Kawakami Nhật Bản, trang trại 3.2. Thời gian nghiên cứu Từ giữa tháng 5 đến tháng 10 năm 2018 3.3. Nội dung nghiên cứu * Nội dung 1: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu * Nội dung 2: Thực trạng sản xuất rau của làng Kawakami * Nội dung 3: Đánh giá hiệu quả sản xuất rau trong trang trại Mashahito Shinohara * Nội dung 4: Thuận lợi ,khó khăn và giải pháp khi áp dụng mô hình sản xuất rau ở Nhật Bản vào Việt Nam 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Thu thập số liệu thứ cấp - Trên Internet các số liệu thống kê, tổng quan về đất nước Nhật Bản, về tình hình sản xuất nông nghiệp, về tình hình xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp. Các công nghệ đang được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp. - Thu thập số liệu cụ thể về trang trại: Quy mô, diện tích, tình hình sản xuất của trang trại. 3.4.2. Thu thập số liệu sơ cấp * Hiệu quả kinh tế - Tổng giá trị sản phẩm (T): T = 1. 푞1 + 2. 푞2 + ⋯ 푛푞푛 Trong đó: p là khối lượng từng loại sản phẩm được sản xuất/ha/năm.
  42. 35 q là đơn giá từng loại sản phẩm trên thị trường cùng thời điểm. T là tổng giá trị sản phẩm của 1 ha đất canh tác/năm. - Thu nhập thuần túy (N): N = T – Csx Trong đó: N là thu nhập thuần túy của 1 ha đất canh tác/năm. Csx là chi phí sản xuất của 1 ha đất canh tác/năm bao gồm cả chi phí vật chất và chi phí lao động. - Hiệu quả sử dụng vốn (Hv): Hv = T/Csx - Giá trị ngày công lao động = N/tổng số ngày công lao động/ha/năm. Chi phí: giống, phân bón, nhân công,thuốc BVTV, nước tưới Tổng thu: sản lượng X giá bán Thu nhập: Thu - chi phí
  43. 36 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng nghiên cứu 4.1.1. Điều kiện tự nhiên - Ngôi làng Kawakami Mura, huyện Minamisaku, tỉnh Nagano nằm ở phía Tây thủ đô Tokyo được người dân Nhật gọi bằng tên “Làng thần kỳ’’. Nơi đây từng là vùng đất đai cằn cỗi, nghèo nhất nước Nhật vào thập niên 60- 70 của thế kỷ 20. Chỉ nhờ trồng rau xà lách, Kawakami Mura ngày nay được xem như ngôi làng giàu có nhất nước. Hình 4.1: Vị trí từ thủ đô Tokyo đến làng Kawakami - Làng KawaKami có diện tích khoảng 209,61km2 - Kinh độ: 138 độ 34’45” - Vĩ độ: 35 độ 58’19” - Độ cao trung bình so với mặt nước biển: 1185m - Nơi cao nhất: 2595m - Thấp nhất: 1110m
  44. 37 - Cao nguyên: 328 ha chiếm (1%) - Đông bằng: 1882 ha chiếm (9%) - Đất rừng: 11864 ha chiếm (56,6%) - Đất ở:155 ha chiếm (56,6%) - Đất khác: 6732 ha chiếm (32,1%) *Khí hậu - Tháng 8 nhiệt độ cao nhất trên 30 độ c - Nhiệt độ thấp nhất tháng 2 (-18 độ c) - Lượng mưa nhiều nhất tháng 9 là 260mm - Lượng mưa thấp nhất tháng 11 là 20mm - Nhiệt độ trung bình/năm là 8,1 độ c - Nhiệt độ trung bình năm cao nhất là 20,6 độ c - Nhiệt độ trung bình thấp là (-3,7 độ c) - Nhiệt độ trung bình năm 83,4 độ c 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội Có một ngôi làng nhỏ bé nằm ở tỉnh Nagano của Nhật Bản mang tên Kawakami - đất đai cằn cỗi, nằm sâu trong vách núi, xa đường lớn, dân số khoảng 5.632 người và là làng nghèo nhất nước Nhật vào thập niên 60 – 70 của thế kỷ 20.Nhận thấy nhu cầu cao, năm 1980, một vị trưởng làng đã đứng lên kêu gọi người dân canh tác rau theo tiêu chuẩn chung của làng, những người vi phạm sẽ bị cấm sản xuất, kỹ thuật canh tác đảm bảo 100 hộ như một. Rau của làng Kawakami sản xuất ra có thể ăn tươi ngay tại vườn. Các công việc của nông dân Kawakami bao gồm – thu hoạch, vận chuyển, trồng cấy thường diễn ra trong 6 tháng ( giữa tháng 4 đến tháng 10), 6 tháng còn lại do nhiệt độ xuống quá thấp (dưới âm 20 độ C) nên không thể canh tác được.Dù thời gian canh tác ít là vậy nhưng năng suất cao nên người dân Kawakami có thu nhập đáng ngưỡng mộ. Riêng năm 2016, Kawakami đã cung cấp ra thị trường trong nước được 62.000 tấn rau xà lách, thu về 17 tỉ yên.
  45. 38 Thống kê cho thấy thu nhập bình quân hàng năm của các hộ dân ở Kawakami đạt trên 25 triệu yên (tương đương hơn 200.000 USD), đưa Kawakami trở thành ngôi làng giàu có nhất Nhật Bản thời điểm hiện tại. 4.2. Thực trạng sản xuất, xuất khẩu và giá trị kinh tế rau của làng Kawakami 4.2.1. Khái quát chung về làng Kawakami - Dân số của làng Kawakami là : 5.632 người Bảng 4.1. Số dân năm 2016 Nam 3.822 Nữ 1.810 Tổng số dân 5.632 (Nguồn: Hiệp hội nông nghiệp làng kawakami) Bảng 4.2. Số dân sản xuất nông nghiệp năm 2016 Nam 1.357 Nữ 1.298 Tổng số dân 2.646 (Nguồn: Hiệp hội nông nghiệp làng kawakami) Bảng 4.3. Thu nhập của người dân làng Kawakami STT Số tiền thu nhập (đồng yên) Số hộ dân Tỷ lệ (%) 1 1500-2000 144 25 2 2000-3000 152 26 3 3000-5000 167 29 4 5000-10,000 120 20 (Nguồn: Hiệp hội nông nghiệp làng kawakami)
  46. 39 - Qua bảng cho thấy: thu nhập của người dân của làng Kawakami ngày càng ổn định - Số máy móc sản xuất có :1998 máy móc. - Mỗi hội có 03 máy móc để sản xuất nông nghiệp - Áp dụng các phương pháp và phương tiện để làm mát các tòa nhà trong mùa nóng bằng cách lắp đặt hệ thống làm mát bên trong tòa nhà, vòi phun nước hoặc sử dụng che bóng để giảm sự truyền dẫn bức xạ để giảm tải nhiệt - Nghiên cứu phương pháp kỹ thuật nông học cho các nguyên mẫu kéo dài bằng cách áp dụng phương pháp kéo dài và kéo dài thời gian sản lượng và nâng cao năng suất với yêu cầu của thị trường. 4.2.2. Thực trạng xuất khẩu rau của làng Kawakami * Quy mô, diện tích Bảng 4.4. Cơ cấu diện tích đất canh tác của làng Kawakami năm 2017 STT Tên loại rau Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Xà lách 1.555 54 2 Cải thảo 644 23 3 Xà lách xanh 184 7 4 Xà lách tía 262 9 5 Bắp cải tròn 33 1 6 Rau khác 166 6 7 Tổng 2.854 100 (Nguồn: Hiệp hội nông nghiệp làng kawakami) - Theo kết quả bảng trên ta thấy diện tích đất trồng rau được tăng thêm 0,5%, giảm diện tích đất bỏ hoang xuống còn 6,1%. Trang trại có tổng diện tích là 2.854 ha trong đó nhiều nhất là đất trồng xà lách và cải thảo, 2 loại cây trồng chính.
  47. 40 - Xà lách là loại cây xuất khẩu lớn nhất của Nhật Bản trong vài năm qua,để hỗ trợ người trồng.Bộ Nông nghiệp và Bộ Tài chính của Nhật Bản đã đến với nhau để khuyến khích nông dân để lây lan ra tăng trưởng cây trồng của họ đồng đều hơn, và do đó làm cho họ vững vàng hơn để thay đổi điều kiện kinh tế. - Sản lượng xuất khẩu ngày càng tăng,điều đó đã làm người dân hăng hái sản xuất để xuất khẩu rau sản lương rau tăng lên 10% so với năm 2016. Bảng 4.5. Số lượng xuất khẩu rau của làng Kawakami năm 2017 Số lượng xuất khẩu rau Tỷ lệ STT Tên loại ra rau (1000 tấn) (%) 1 Xà lách 6.604 59 2 Xà lách xanh 3.934 3 3 Xà lách tía 5.305 4 4 Cải thảo 5.005 39 5 Bắp cải tròn 1.556 1 6 Rau khác 5.222 4 7 Tổng 128.670 100 (Nguồn: Hiệp hội nông nghiệp làng kawakami) - Qua bảng ta thấy số lượng xuất khẩu rau tăng không ngừng tổng số rau xuất khẩu là:128.670 tấn. * Giá trị kinh tế rau thu được - Mỗi năm chỉ trồng một vụ, bắt đầu từ tháng giưa tháng 4 đến tháng 10, kết thúc thu hoạch sẽ bắt đầu dọn cánh đồng và bón phân cho vụ sau. - Lao động chính là các sinh viên Việt Nam và người Nhật. Ngoài ra còn nhận thêm nguồn lao động tu nghiệp sinh của Trung Quốc và một số người
  48. 41 Philitpin khi vào vụ thu hoạch. cây rau phát triển rất nhanh nên thường xuyên phải làm cỏ bện cạnh xung quanh luống rau và luồng giữa để xe đi thu hoạch, khi phát triển tối đa có thể cao tới 10-15cm nên việc chăm sóc khá vất vả. Cây giống được trồng từ giữa tháng 4 đên giữa tháng 8,sau thời gian trồng xong cây đã phát triển chăm sóc và thu hoạch,các loại rau bán với giá khác nhau. Bảng 4.6. Giá trị kinh tế thu được sản lượng rau bán ra năm 2017 STT Tên loại rau Số tiền thu được (triệu yên) Tỷ lệ (%) 1 Xà lách 818,045 51 2 Cải thảo 428,109 27 3 Xà lách xanh 9,845 6 4 Xà lách tía 131,046 7 5 Bắp cải tròn 195,425 8 6 Rau khác 97,183 1 7 Tổng 159,2376 100 (Nguồn: Hiệp hội nông nghiệp làng kawakami) Bảng 4.7. Tổng thu và tiêu thụ sản lượng sản xuất rau làng Kawakami qua các năm (Đơn vị: Nghìn tấn) Sản lượng Sản lượng Sản lượng STT Tên loại rau 2015 2016 2017 1 Cải thảo 3.057 3.124 3.276 2 Xà lách 5.353 5.248 5.869 3 Xà lách xanh 1.200 1.349 1.466 4 Xà lách tía 862 521 533 (Nguồn: Hiệp hội nông nghiệp làng kawakami) - Qua bảng số liệu trên ta thấy lượng sản xuất và tiêu thụ rau tăng giảm theo từng năm và theo từng cơ sở.
  49. 42 + Cải thảo chiếm sản lượng cao nhất là:Năm 2017, thấp nhất là: Năm 2015. + Xà lách chiếm sản lượng cao nhất là: Năm 2017, thấp nhất là: Năm 2016. + Xà lách xanh chiếm sản lượng cao nhất là : Năm 2017, thấp nhất là: Năm 2015. + Xà lách tía chiếm sản lượng cao nhất là cơ sở :Năm 2015, thấp nhất là: Năm 2016. Bảng 4.8. Tỷ lệ (%)sản lượng sản xuất rau của làng Kawakami (Đơn vị tính %) Tên năm 2015 năm 2016 năm 2017 loại Cơ Cơ Cơ Tổng 3 Cơ Cơ Cơ Tổng 3 Cơ Cơ Cơ Tổng 3 rau sở 1 sở 2 sở 3 cơ sở sở 1 sở 2 sở 3 cơ sở sở 1 sở 2 sở 3 cơ sở Cải 56 21 22 - 54 21 25 - 56 2 23 - thảo Xà 57 24 19 - 57 24 20 - 56 24 19 - lách Xà lách 50 17 33 - 51 18 31 - 53 21 27 - xanh Xà 62 11 27 - 61 10 29 - 60 12 27 - lách tía (Nguồn: Hiệp hội nông nghiệp làng kawakami) - Qua bảng số liệu ta thấy tỷ sản xuất và tiêu thụ rau tăng giảm theo từng năm và theo từng cơ sở. + Cải thảo chiếm tỷ lệ cao nhất là cơ sở : 1 năm 2015 và năm 2017, thấp nhất là cơ sở : 2 năm 2016. + Xà lách chiếm tỷ lệ cao nhất là cơ sở :1 năm 2015 và năm 2016, thấp nhất là cơ sở : 3 năm 2015.
  50. 43 + Xà lách xanh chiếm tỷ lệ cao nhất là cơ sở :1 năm 2017, thấp nhất là cơ sở: 2 năm 2015. + Xà lách tía chiếm tỷ lệ cao nhất là cơ sở :1 năm 2015, thấp nhất là cơ sở: 2 năm 2016. 4.3. Đánh giá hiệu quả sản xuất rau cảu trang trại Mashahito Shinohara 4.3.1. Quy mô, diện tích - Với diện tích khoảng 5,2 ha đất để canh tác ông MASHAHITO SHINOHARA đã không nghừng tạo ra những sản phẩm tươi, ngon từ trên các cánh đồng của mình và quy mô trong nhà kính, đã đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng một cách an toàn,đảm bảo được độ tươi,ngon ngoài ra còn đưa sản phẩm được tạo ra để xuất khẩu cho bạn bè Quốc Tế và phục vụ trong nước. 4.3.2. Loại cây trồng trong trang trại - Cây trồng trong trang trại này chủ yếu là cây rau xà lách xanh và rau xà lách tía. Hai loại rau này được cùng nhau trồng trên một quy mô trong trang tại và được tách nhau ra trên quy mô canh tác.Cứ một bên là trồng rau xà lách xanh còn bên kia là trồng ra xà lách tía. - Hai loại rau này được chăm sóc giống nhau qua từng gia đoạn chăm sóc đến thu hoạch. Rau được trồng bắt đầu từ giữa tháng 4 đến mùa vụ thu hoạch thanh 10 cứ tiếp diễn như vậy. Công nghệ vàquy trình sản xuất rau của trang trại Mashahito Shinohara *Tháng 4 (gieo hạt) - Thời điểm này có nhiều nắng nhẹ thích hợp chuẩn bị cho mùa vụ mới.là lúc gia đình bắt đầu chuẩn bị cây giống,sửa chữa lại công cụ,thực hiện công tác kiểm tra ban đầu,vào thời gian này việc thực tập sinh nước ngoài (Tung Quốc,Cam Pu Chia,Việt Nam )đến vùng hỗ trợ gia đình thực hiện mùa vụ là hết sức cần thiết.
  51. 44 *Hạt giống - Đối với rau xà lách thời gian là từ giữ tháng 3 tới giữa tháng 8.Rau sẽ được thu hoạch và sản xuất đi vào giữa tháng 6 đến đầu tháng 10. *Tháng 5(cải tạo đất trồng,tạo luống đất,ươm giống) - Đây là thời gian hoa đào ,hoa mận nở rộ .Mùa đông đi qua ,thời tiết dần ấm lên,những ngày xuân dần tới.người dân tất bật chuẩn bị phân bón cần thiết cho sự phát triển của cây trồng ,tiếp thao là làm đất bằng cách sử dụng máy làm đất Maruchi và phủ bạt nilon ngoài ra bạt nilon còn giúp giữ ẩm cho đất.Sau khoảng từ 15 dến 20 ngày kể từ ngày gieo hạt những cây non bắt đầu nhú lên và có thể đem đi trồng. 1.Phân thích mẫu đất - Tại hiệp hội nông nghiệp các thành phần như :N,P,K,CA,Mg,PH,EC. Trong đất sẽ được phân tích miễn phí. 2.Cải tạo đất - Dựa vào kết quả phân tích mẫu đất tính toán sự thừa thiếu cảu thành phần trong đất từ đó đưa ra các phương pháp xử lý đât, - Tiến hành tạo rãnh thoát nước cho đất sau khi san. 3. Chuẩn bị bạt nilon - Tùy thuộc vào thời tiết mà sử dụng các tấm bạt nilon màu đen,bạc, trắng,kẻ sọc,tương ứng.Phướng pháp sử dụng bạt nilon này giúp cho việc giữ nhiệt, ngăn cỏ dại, giảm nhẹ bệnh. - Mỗi luống có chiều rộng 45cm,chiều cao 20cm, bạt nilon được phủ lên trên luống đất với chiều rộng khoảng từ 130cm đến 135cm. 4. Uơm giống - Gieo hạt: sử dụng thiết bị gieo hạt chuyên dụng Pottoru với khay ở đấy có những lỗ nhỏ cho hạt giống vào. - Hạt giống: tùy vào năng xuất lao động số lượng hàng dự tính trong một
  52. 45 ngày của từng hộ nông dân mà số lượng khay gieo và khoảng cách gieo hạt được điều chỉnh. - Các chủng loại rau xà lách :đặc tính của từng giống rau,thời gian xuất hàng khu vực canh tác sẽ được tính toán để gieo hạt. - Nhiệt đôh nảy mầm thích hợp: rau xà lách từ 18 đến 20 độ, - Thời gian tưới nước: tưới vào buổi sáng, trong ngày nếu độ ẩm của đất không đủ sẽ tiến hành tưới nước tiếp. - Để tránh trừ sâu bệnh,việc lựa chọn hạt giống tốt cũng rất quan trọng. Bảng 4.9. Lượng phân bón để trộn với đất trước khi lên luống trồng rau Bón thúc STT Hạng mục Tổng số Bón lót 13 -15 NST 2 Vôi (kg) 1000 -1500 kg 1000 -1500 kg Phân hữu cơ vi sinh 3 1900 kg 1900 kg (kg) 4 Ure (kg) 3200 kg 3200 kg 1100kg 5 Super lân (kg) 2800 kg 2800kg (Nguồn tại trang trại MASHITO SHINOHRA năm 2018) *Tháng 6 (chăm sóc ,quản lí cây trồng) 1. Chăm sóc - Sau khi gieo hạt khoảng từ 15 đến 20 ngày cần chú đến sự phát triển của cây - Dựa vào kế hoạch để tính thời vụ,thời gian trồng cây - Để giảm thiểu chi phí:sử dụng phương pháp thâm canh tăng vụ trên một luống đất trồng
  53. 46 2. Quản lý cây trồng - Thời gian hanh khô,lượng mưa ít ,cần chú ý công tác tưới tiêu .Lúc này là thời điểm tưới nước cần đặc biệt chú ý - Cần chú ý diệt cỏ bên trong cũng như xung quanh các luống rau - Để giảm thiểu thiệt hại sâu bệnh,cần thường xuyên quan sát rau trồng - Trong trường hợp thâm canh tăng vụ,để giảm thiểu công việc phân bón cho đất thì đất sẽ được bón phân ure,phân được bón trước khi san đất và phủ bạt nilon cho đến lúc thâm canh vụ thứ 2 * Tháng 7,tháng 8 và tháng 9(quản lý cây trồng,thu hoạch,xuất kho) - Đầu tháng 7 vẫn còn chịu ảnh hưởng của mùa mưa, tuy nhiên sau những ngày mưa là những ngày hè nắng gay gắt,đât là gian đoạn áp dụng phương pháp chống ảnh hưởng tia cực tím tại các ruộng rau,và việc xuất kho được tiến hành song song.,tất cả các nông nghiệp được kiểm tra lại bởi các kiểm tra viên ,với loại rau không đạt tiêu chuẩn các nông dân có thể bán với giá thấp hơn hoặc là mang về nhà. - Sau tháng 8 những ngày hè oi ức vẫn tiếp diễn các thực tập sinh đac dần đàn quen với nhịp sống này, để đảm bảo công việc tốt mà không ảnh hưởng đến sức khỏe khi đi thu hoạch rau vào sáng sớm để rau tươi ngon thì các bạn nên đi ngủ sớm vào mỗi tối và giữ ấm cho cơ thể. - Vào tháng 9, ban ngày nhiệt độ thường cao nhưng vào buổi sáng sớm và trời tối bắt đầu trở lạnh,đi kèm với những cơn mưa.Đối với nông dân đây là thời điểm tập trung cao độ nhất, tại các ruộng rau việc thu hoạch cây trồng với việc xuất kho vẫn tiễn hành song song. 1.Qúa trình thu hoạch - Tùy từng loại rau mà có quy định xuất kho khác nhau căn cứ vào số lượng,độ dài,độ rông, độ cuốn của lá để phân loại xuất kho - Sản phẩm đạt loại L là loại tốt nhất đây cũng là momg muốn của gia đình
  54. 47 - Các vết cắt của rau cầng phải được rửa sạch bằng nước sạch đạt tiêu chuẩn - Rau được xếp vào hộp một cách cản thận tho số lượng quy định - Các cây rau bị hư hỏng hoạc sâu bệnh sẽ bị loại bỏ - Trên các thùng xếp rau được phân loại các mặt hàng như loại:L,2LL và loại S 2. Quá trình vận chuyển - Nông sản được chuyển bằng xe tải,xe kéo đến nơi tập trung đóng gói - Nếu dung hộp cát tông dính bùn sẽ dùng khăn nhúng nước vắt khô để lau - Các loại thùng dùng để đóng gói sản phẩm : thùng cát tông, thùng container (có rất nhiều chủng loại) - Sau khi viết hóa đơn xuất kho, nông sản sẽ được chuyển qua bước kiểm tra. * Tháng 10(thu dọn sau vụ mùa) - Thời tiết sang thu ngọn núi được khoác lên mình chiếc áo vàng, trời bắt đầu trở lạnh thời tiết dễ chịu tuy nhiên vào sáng sớm và chiều tối sẽ cảm nhận được cái thời tiết mùa đông,và tấm bạt nilon sec được thu dọn đòng thời các máy móc sẽ được đưa đi bảo dưỡng lại. 1.Dọn dẹp sau mùa vụ - Những tấm bạt nilon được gỡ bỏ, các ông nước tưới gắn trên bặt nilon sẽ được gỡ ra,phơi khô, cho vào các túi chuyên dụng cất đi để sử dụng các mùa vụ tiếp theo - Để chuẩn bị cho các vụ mùa tiếp theo,máy kéo sẽ được sử dụng đẻ bón phân hữu cơ cho đất. - Để tránh đất bị bạc màu các loại phân hữu cơ có nguồn gốc từ lúa mạch ,cây bột mì sẽ được sử dụng để bón cho đất. * Hiệu quả kinh tế
  55. 48 Bảng 4.10. Lượng xuất khẩu rau của trang trại Mashahio Shinohara Sản lượng xuất khẩu Tổng cả 2 sản phấm Tên loại rau (2016) xuất khẩu (2016) Xà lách xanh 26.306 45.739 Xà lách tía 19.433 Bảng 4.11. Chi phí cho 1ha cây xà lách tại trang trại Mashahito Shinohara Thành tiền STT Chi phí Đơn vị tính Giá tiền (VNĐ) 1 3Nhân công 1 ngày công 1.100.000 78.400.000 2 Phân bón hữu cơ 1kg 75.000 75.000.000 3 Phân khác 1kg 60.000 60.000.000 4 Chi phí giống - - 120.000.000 5 Chi phí khác - - 40.000.000 Tổng - - - 1,9 tỷ - Do vì thời tiết thay đổi theo từng năm nên sản lượng sản xuất và xuất khẩu của rau cũng thay đổi theo từng năm.Năm có lượng mưa và khí hậu tốt sẽ đạt năng suất cao và đạt hiệu quả kinh tế cao, ngược lại nếu năm mà gặp nhiều mưa hoặc khí hậu không tốt năng suất và hiệu quả kinh tế sẽ giảm nhưng không đáng kể. Bảng 4.12. Tổng thu từ sản xuất rau xà lách tại trang trại Mashahito Shinohara Năng suất Giá bán Thành tiền STT Loại rau (tấn) (kg/vnd (vnd) 1 Xà lách xanh 26.306 130.000 3,4 tỷ 2 Xà lách tía 19.433 110.000 2,1 tỷ Tổng - 45.739 - 5,5 tỷ
  56. 49 5 4.5 4 3.5 3 2.5 2 1.5 1 0.5 0 Tổng chi Tổng thu Hình 4.2: Lợi nhuận thu được chi/lãi 4.4. Những thuận lợi và khó khăn về giải pháp khi áp dụng mô hình sản xuất rau ở Nhật Bản vào Việt Nam * Thuận lợi Việt nam có thể hoàn toàn áp dụng khoa học kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao của Nhật Bản vào trong mô hình sản xuất,ví dụ như áp dụng mô hình nhà : nhà kính, nhà lưới, hệ thống tưới tiêu tự độn,ngoài ra còn thể áp dụng các loại máy móc trong sản xuất như máy: máy phủ bạt maruchi, máy làm đất Kubota xây dựng các kho chứa rau để bảo quản về chất lượng rau,áp dụng các bước trong sản xuất nông nghiệp để năng cao hiệu quả về số lượng cũng như chất lượng của nông sản. *Khó khăn Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa phân bố bốn mùa rõ rệt nên gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại trong sản xuất nhất là sản xuất , để áp dụng khoa học kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao của Nhật Bản vào trong sản xuất rau tại Việt Nam nước ta cần đầu tư vốn với một số lượng lớn để đầu tư trang thiết bị phục vụ trong sản xuất. Vì nước ta chưa có máy móc hiện đại trong sản xuất nông nghiệp,sản xuất chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm truyền thống
  57. 50 và máy móc còn thô sơ, tốn nhiều sức lao động ngoài ra còn thiếu những nhân tài có tay nghề cao trong sản xuất chính vì vậy để áp dụng khoa học kỹ thuật đó là một khó khăn rất lớn đối với đất nước chúng ta. *Giải pháp Để xây dựng một mô hình sản xuất rau đạt chất lượng cao giống như chất lượng rau của Nhật Bản em xin đưa ra những giải pháp như sau: + Tuyên truyền nâng cao nhận thức về sự cần thiết, tất yếu và tầm quan trọng của thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp người dân phải thay đổi nhận thức về sản xuất nông nghiệp hàng hóa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và biến đổi khí hậu. + Tập trung nghiên cứu để tạo ra các loại giống mới trong sản xuất tiếp cận thuận lợi hơn về đất đai, nguồn vốn và thị trường để mở rộng sản xuất hàng hóa có khả năng cạnh tranh cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. + Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, trọng tâm là phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp và các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu; đẩy mạnh đổi mới và phát triển các hợp tác xã nông nghiệp theo hướng chú trọng hơn tới việc tổ chức nông dân sản xuất nông sản hàng hóa quy mô lớn, chất lượng đảm bảo gắn với chế biến và tiêu thụ. + Huy động các nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý ngành từ Trung ương đến địa phương cần liên kết chặt chẽ với 4 nhà : nhà nông, nhà nước,nhà doanh nghiệp và các nhà khoa học kỹ thuật để cùng nhau đưa ra những phương pháp an toàn và hiệu quả nhất để đưa vào trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.
  58. 51 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Làng Kawakami là một làng xuất khẩu rau lớn nhất đất nước Nhật Bản, cây trồng phong phú đem lại giá trị kinh tế nông nghiệp cao. Có giao thông đường bộ thuận lợi cho việc vận chuyển giao lưu – buôn bán. Nằm sâu trong núi làng Kawakami cần sự giúp đỡ của các sinh viên và thực tập sinh từ các nước như: Việt Nam, Trung Quốc, Philitpin để có cơ hội trong việc trao đổi học tập kinh ngiệm từ nhiều nơi khác nhau. Nhưng ở Việt Nam cần đầu từ với số vốn rất lớn mới có thể nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất để làm được điều đó phải cần liên kết chặt chẽ giữa bốn nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông thì mới có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất, từ đó mới có thể tạo ra những sản phẩm sạch, đẹp, tươi, ngon đạt tiêu chuẩn và chất lượng cao cho sản phẩm. 5.2. Kiến nghị Qua quá trình nghiên cứu đề tài, đi vào khảo sát thực địa, tìm hiểu tình hình sản xuất của làng Kawakami, em có một số ý kiến như sau: - Để đáp ứng nhu cầu thị trường trang trại cần nắm bắt rõ hơn về tình hình kinh tế, đầu tư hơn vào mảng thị trường và tiếp thị sản phẩm. - Cần mạnh dạn thay đổi diện tích cũng như cơ cấu cây trồng để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. - Duy trì diện tích trồng rau , đầu tư học hỏi thêm kỹ thuật canh tác. - Tận dụng và sử dụng hợp lý các chính sách hỗ trợ của chính phủ. - Đào tạo kỹ thuật canh tác cho người lao động - Tham gia vào các cộng đồng nông nghiệp khu vực để học hỏi phát triển canh tác và giải quyết vấn đề đầu ra cho sản phẩm.
  59. 52 - Đối với Việt Nam cần đưa các sinh viên, thực tập sinh, tu nghiệp sinh sang các nước để học hỏi kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật nông nghiệp cao, hiện đại, tiên tiến ví dụ như các nước: Nhật Bản, Israel, Mỹ
  60. 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Các tài liệu về số liệu và năng xuất rau của làng Kawakami (2017) [2]. Đỗ Quang Quý (2009), Giáo trình kinh tế nông nghiệp, NXB Đại học Thái Nguyên [3]. ban/a1228452.html. [4]. binh-quan-hon-200000-usd-nam-nho-trong-xa-lach- 20160606111653606.chn [5]. [6]. Tài liệu về khí hậu, lượng mưa, nhiệt độ làng Kawakami (2017) [7]. Vũ Thị Quế Anh (2010), Bài giảng, về Khuyến Nông Lâm của trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. [8]. Lê Quốc Doanh, Lưu Ngọc Quyến (2007), “Nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sử dụng đất ruộng một vụ vùng miền núi phía Bắc”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. [9]. Bùi Huy Đáp, Nguyễn Điền (1996), Nông nghiệp Việt Nam từ cội nguồn đến đổi mới, NXB Chính trị quốc gia. [10]. Nguyễn Ngọc Nông, Nông Thị Thu Huyền (2009), Bài giảng đánh giá đất, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. [11]. Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (1998), canh tác bền vững trên đất dốc ở Việt Nam. [12]. Vũ Văn Rung (2001) , Nghiên cứu cải tiến cơ cấu cây trồng trên một số loại đất chính ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, Luận án Thạc sĩ KHNN Viện KHNN Việt Nam, Hà Nội.
  61. 54 [13]. Phạm Chí Thành, Phạm Tiến Dũng, Đào Châu Thu, Trần Đức Viện (1996), Hệ thống nông nghiệp, NXB Nông Nghiệp . [14]. Nguyễn Hữu Tề (2003), Giáo dục cây lúa, Bài giảng cho học viên cao học Nông Nghiệp [15]. Nguyễn Duy Tính (1995), Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. [16]. Đào Châu Thu, Đỗ Nguyên Hải (1990), “Một số hệ thống canh tác trên đất lúa”, Tài liệu Hội nghị Hệ thống canh tác Việt Nam 1990, Xí nghiệp giấy và in Hậu Giang. [17]. Trần Đức Viên (1998), Nghiên cứu xây dựng mô hình hệ thống nông nghiệp trong hệ sinh thái vùng trũng Đồng bằng sông Hồng, Luận án Tiến sĩ Nông Nghiệp, Đại học nông nghiệp I, Hà Nội.
  62. PHỤ LỤC Hình 1. Ươm giống để cây phát tiển trong nhà kính Hình 2. Chăm sóc cây trồng
  63. Hình 3. Quản lý câu trồng Hình 4. Thu hoạch rau lúc 6h sáng tại trang trại masahito shinohara
  64. Hình 5. Thu hoạch rau lúc 2h đêm tại trang trại masahito shinohara) Hình 6. Hình Rau sau khi trồng