Khóa luận Hành vi tự cô lập ở sinh viên tại một số trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hành vi tự cô lập ở sinh viên tại một số trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_hanh_vi_tu_co_lap_o_sinh_vien_tai_mot_so_truong_da.pdf
Nội dung text: Khóa luận Hành vi tự cô lập ở sinh viên tại một số trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HÀNH VI TỰ CÔ LẬP Ở SINH VIÊN TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tâm lý học GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: NCS. ThS. Đỗ Tất Thiên SINH VIÊN THỰC HIỆN: Nguyễn Lê Bảo Hoàng LỚP: K40.TLH.B MSSV: K40.611.027 TP. HỒ CHÍ MINH, 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HÀNH VI TỰ CÔ LẬP Ở SINH VIÊN TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tâm lý học TP. HỒ CHÍ MINH, 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Sinh viên Nguyễn Lê Bảo Hoàng
- LỜI CẢM ƠN Xin dành lời cảm ơn trân trọng nhất đến NCS. ThS. Đỗ Tất Thiên - người đã tận tâm hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin gửi lời cảm ơn đến tập thể Quý thầy cô, cán bộ công nhân viên đang hoạt động ở Trường Đại học Sư phạm TP. HCM - những người đã giảng dạy và hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và sinh hoạt trong thời gian ở trường. Xin cảm ơn Khoa Tâm lý học - Trường Đại học Sư phạm TP. HCM đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành chương trình học. Cảm ơn các bạn sinh viên từ Trường Đại học Sư phạm TP. HCM, Đại học Kiến trúc TP. HCM, Đại học Bách khoa TP. HCM, Đại học Ngoại ngữ - Tin học (HUFLIT) và Đại học Công nghệ TP. HCM (HUTECH) đã giúp đỡ tôi thực hiện phần nghiên cứu cho khóa luận. Dù đã rất cố gắng trong quá trình hoàn thành luận văn song không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ phía thầy cô. Sinh viên Nguyễn Lê Bảo Hoàng
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 2 DANH MỤC CÁC BẢNG 3 MỞ ĐẦU 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 2 5. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3 6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 3 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI TỰ CÔ LẬP Ở SINH VIÊN 6 1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ VỀ HÀNH VI TỰ CÔ LẬP CỦA SINH VIÊN 6 1.1.1. Những nghiên cứu về hành vi tự cô lập của sinh viên trên thế giới 6 1.1.2. Những nghiên cứu về hành vi tự cô lập của sinh viên ở Việt Nam 10 1.2. LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI TỰ CÔ LẬP Ở SINH VIÊN 11 1.2.1. Các vấn đề lý luận về hành vi 11 1.2.2. Lý luận về hành vi lệch chuẩn 14 1.2.3. Lý luận hành vi tự cô lập 21 1.2.4. Một số đặc điểm tâm lý của sinh viên 25 1.2.5. Lý luận về hành vi tự cô lập của sinh viên 27 1.2.6. Hậu quả từ hành vi tự cô lập của sinh viên 30 1.2.7. Mô hình hành vi tự cô lập của sinh viên 31 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 32 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HÀNH VI TỰ CÔ LẬP Ở SINH VIÊN TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM 33 2.1. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VỀ HÀNH VI TỰ CÔ LẬP Ở SINH VIÊN TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM 33 2.1.1. Mục đích nghiên cứu 33 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu 33 2.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HÀNH VI TỰ CÔ LẬP Ở SINH VIÊN TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM TỪ BẢNG HỎI SÀNG LỌC BAN ĐẦU 37 2.2.1. Thực trạng hành vi tự cô lập ở sinh viên tại một số trường đại học trên địa bàn TP. HCM qua nghiên cứu sàng lọc 37 2.2.2. Thực trạng hành vi tự cô lập ở sinh viên tại một số trường đại học trên địa bàn TP. HCM sau sàng lọc 39 2.2.3. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi tự cô lập ở sinh viên 64 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 66 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67 1. KẾT LUẬN 67 2. KIẾN NGHỊ 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT VIẾT TẮT ĐẦY ĐỦ 1 ĐTB Điểm trung bình 2 HVTCL Hành vi tự cô lập 3 SV Sinh viên 4 TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Trang Bảng 2.1. Số lượng sinh viên khảo sát tại các trường Đại học 34 Bảng 2.2. Độ tin cậy của thang đo biểu hiện hành vi tự cô lập 36 Bảng 2.3. Cách tính điểm mức độ hành vi tự cô lập 36 Bảng 2.4. Thực trạng hành vi tự cô lập ở sinh viên 37 tại một số trường đại học trên địa bàn TP. HCM Bảng 2.5. Vài nét về khách thể nghiên cứu được sàng lọc 39 Bảng 2.6. Thực trạng hiểu biết của sinh viên về hành vi tự cô lập 41 Bảng 2.7. Thực trạng về thời gian thực hiện hành vi tự cô lập của sinh viên 42 Bảng 2.8. Tần số thực hiện hành vi tự cô lập ở sinh viên 43 khi không có sự căng thẳng hay buồn bã Bảng 2.9. Tần số thực hiện hành vi tự cô lập ở sinh viên 43 khi có chuyện buồn hay gặp áp lực Bảng 2.10. Biểu hiện hành vi tự cô lập trong nhận thức của sinh viên 44 Bảng 2.11. Biểu hiện hành vi tự cô lập trong xúc cảm/ thái độ của sinh viên 47 Bảng 2.12. Biểu hiện hành vi tự cô lập trong hành động của sinh viên 49 Bảng 2.13. Biểu hiện hành vi tự cô lập của sinh viên 51 Bảng 2.14. Hệ số tương quan các mặt biểu hiện của 51 hành vi tự cô lập ở sinh viên chung Bảng 2.15. Hành vi tự cô lập của sinh viên so sánh 52 theo phương diện giới tính Bảng 2.16. Hành vi tự cô lập của sinh viên so sánh 53 theo phương diện hệ đào tạo Bảng 2.17. Điểm trung bình biểu hiện hành vi tự cô lập 53 trên phương diện học lực Bảng 2.18. Kiểm định Tamhane trên phương diện học lực 54 Bảng 2.19. Điểm trung bình biểu hiện hành vi tự cô lập 56 trên phương diện điểm rèn luyện Bảng 2.20. Kiểm định Tamhane trên phương diện điểm rèn luyện 57 Bảng 2.21. Điểm trung bình biểu hiện hành vi tự cô lập 58
- trên phương diện xuất thân Bảng 2.22. Kiểm định Tamhane trên phương diện xuất thân 59 Bảng 2.23. Điểm trung bình biểu hiện hành vi tự cô lập 61 trên phương diện kinh tế gia đình Bảng 2.24. Kiểm định Tamhane trên phương diện kinh tế gia đình 62 Bảng 2.25. Nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi tự cô lập ở sinh viên 64
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đầu năm 2018, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) phối hợp Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội công bố kết quả nghiên cứu về sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em - thanh thiếu niên Việt Nam. Theo đó, có đến 8-29% đối tượng được nghiên cứu (11 đến 24 tuổi) gặp vấn đề sức khỏe tâm thần chung (tùy theo tỉnh thành, giới ), và hiện có khoảng 3 triệu trẻ em, thanh thiếu niên có nhu cầu về những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần. Các vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến ở các em thường ở hướng nội (lo âu, trầm cảm, cô đơn ) hoặc hướng ngoại (tăng động, giảm chú ý ). Nghiên cứu dựa trên khảo sát 10.000 người được tiến hành sau khi có nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại rằng tình trạng lo sợ về cô đơn ở giới trẻ đang trở thành vấn đề lớn của xã hội. Kết quả, người ta thấy rằng sống với ô nhiễm không khí tăng tỉ lệ tử vong lên 5%, đối với béo phì là 20%, lạm dụng rượu bia là 30% và khi sống cô độc, con số này là 45% [24]. Lứa tuổi đầu thanh niên (18 - 25) theo học thuyết của Erikson nằm ở giai đoạn “Gắn bó và cô lập”. Giai đoạn này con người tìm kiếm các mối quan hệ có sự gắn bó lâu dài với người nào đó ngoài gia đình. Hoàn thành thành công giai đoạn này có thể tạo ra các mối quan hệ thoải mái và cảm giác gắn bó, an toàn, và có được tình yêu. Nếu không có được sự yêu thương, con người có xu hướng tự cô lập, vị kỷ, say mê với chính mình [27]. Việc sống tự cô lập không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tình thân của bản thân, mà còn ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội, tiêu tốn phúc lợi và thậm chí làm trì trệ nền tài chính quốc gia. Những biểu hiện của người tự cô lập cho thấy họ không quan tâm đến việc chăm sóc bản thân, thu mình lại với các mối quan hệ xã hội, thậm chí ở mức độ nặng là sẽ giam mình trong nhà trong thời gian dài - đây cũng là nguyên nhân xã hội thiếu hụt nguồn nhân lực cả về lao động lẫn tri thức. Ở Nhật Bản, Hikikomori - một tên gọi khác của tự cô lập do ràng buộc văn hóa - được nghiên cứu sâu và đã có đề xuất xem đây là một chứng rối loạn tâm thần đưa vào DSM-V [15]. Điều này cho thấy các vấn đề về hành vi lệch chuẩn ngày càng xuất hiện dưới nhiều hình thái khác nhau, và từ nhiều góc độ thì “tự cô lập” là một hành vi tuy không mới, nhưng chưa được quan tâm và nghiên cứu đúng mực, nhất là ở Việt Nam. 1
- Sinh viên là những người thuộc lứa tuổi đầu thanh niên, vừa là những người đang mưu cầu hạnh phúc, lại là lực lượng nòng cốt góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng xã hội. Việc nghiên cứu và đánh giá mức độ, biểu hiện của các loại hành vi tự cô lập ở sinh viên có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc thay đổi các nhìn nhận đúng đắn hơn về vấn đề chăm sóc sức khỏe tinh thần và nâng cao các kỹ năng xã hội cần thiết. TP. HCM là nơi có nhiều trường Đại học chất lượng cao ở khu vực phía Nam, nơi sản sinh nguồn nhân lực tri thức đáp ứng cho nhu cầu phát triển xã hội. Trên thực tế bên cạnh những hậu quả được nghiên cứu như hành vi nghiện, hành vi tự hủy hoại bản thân đến tâm sinh lý của bộ phận sinh viên, ảnh hưởng từ hành vi tự cô lập lại đang làm sức khỏe tinh thần và lối sống của lứa tuổi năng động này mai một đi một cách âm thầm. Việc tìm hiểu về hành vi tự cô lập của sinh viên, không chỉ tạo nên một hướng đi mới trong nghiên cứu ban đầu mà còn góp phần thúc đẩy mọi người có cách nhìn nhận đúng đắn hơn về dạng hành vi lệch chuẩn mới này - từ đó có những biện pháp chăm sóc sức khỏe tinh thần và cải thiện lối sống, mối quan hệ xã hội, đầu tư vào nguồn nhân lực hợp lý và hiệu quả. Từ những cơ sở trên, đề tài “Hành vi tự cô lập ở sinh viên tại một số trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” được xác lập. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng hành vi tự cô lập của sinh viên tại một số trường Đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến hành vi tự cô lập ở sinh viên tại một số trường đại học trên địa bàn TP. HCM. - Phân tích thực trạng hành vi tự cô lập của sinh viên. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Sinh viên đại học tại một số trường trên địa bàn TP.HCM 4.2. Đối tượng nghiên cứu Hành vi tự cô lập của sinh viên ở một số trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 2
- 5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 5.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về hành vi tự cô lập ở sinh viên thông qua biểu hiện ở các mặt nhận thức, thái độ và hành vi. Tìm hiểu một số nguyên nhân dẫn đến hành vi tự cô lập của sinh viên. 5.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu Đề tài nghiên cứu trên sinh viên tại các trường đại học như: Đại học Kiến trúc TP. HCM; Đại học Ngoại ngữ - Tin học (HUFLIT); Đại học Sư phạm TP. HCM; Đại học Công nghệ TP. HCM (HUTECH); Đại học Bách khoa TP. HCM. 6. Giả thuyết nghiên cứu Biểu hiện của hành vi tự cô lập ở sinh viên tại một số trường Đại học trên địa bàn TP. HCM ở mức trung bình, thể hiện cao nhất ở mặt thái độ và thấp nhất ở mặt hành vi. Hành vi tự cô lập có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa giới tính, học lực và điểm rèn luyện của sinh viên. Một số nguyên nhân dẫ đến hành vi tự cô lập do bị lạm dụng/ bạo hành cảm xúc (trêu chọc, đánh giá, phê bình, chế giễu, tẩy chay, chì chiết, bị cô lập ) hoặc không thích ứng được với môi trường mới (Trường Đại học, nơi làm việc, ngoài xã hội ). 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận 7.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc Quan điểm hệ thống - cấu trúc được vận dụng như là phương hướng cho toàn bộ quá trình xây dựng khung lý thuyết, xác lập khái niệm công cụ dưới dạng định nghĩa chỉ báo cũng như xây dựng bảng hỏi theo cấu trúc đã được xác lập. Cấu trúc nhận thức, thái độ và hành động cũng như mối quan hệ giữa 3 thành tố này được xem là 3 mặt chỉ báo nghiên cứu xuyên suốt cho khung lý luận, thang đo và nghiên cứu thực tiễn của đề tài. 3
- 7.1.2. Quan điểm thực tiễn Hành vi tự cô lập của sinh viên được xem xét như một dạng hành vi được hình thành, nảy sinh trên cơ sở thực tiễn chịu những tác động tiêu cực từ phía các mối quan hệ trong đời sống của chủ thể. Nghiên cứu hành vi tự cô lập của sinh viên phải nghiên cứu thông qua thực tiễn các mặt của hoạt động trong đời sống xã hội của sinh viên như sinh hoạt, học tập và tham gia các hoạt động xã hội. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận a. Mục đích: Xây dựng cơ sở lý luận về hành vi tự cô lập của sinh viên ở một số trường Đại học tại TP. HCM. b. Cách thực hiện: + Tập hợp các tài liệu có liên quan. + Phân tích tài liệu thành từng đơn vị kiến thức. + Khái quát thành một hệ thống lý thuyết riêng phù hợp cho đề tài. 7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi a. Mục đích: + Khảo sát tự nhận thức và nhận thức của sinh viên ở một số trường đại học trên địa bàn TP. HCM về hành vi tự cô lập. + Khảo sát mức độ hành vi tự cô lập của sinh viên. + Đánh giá sự tác động các yếu tố hình thành nên mối quan hệ nguyên nhân - kết quả của hành vi tự cô lập. b. Xây dựng phiếu hỏi: Phiếu hỏi được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận của đề tài và các yêu cầu cơ bản về kỹ thuật soạn thảo công cụ nghiên cứu. Tóm lại, đề tài sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chính. Các phương pháp còn lại nhằm mục đích hỗ trợ quá trình nghiên cứu. Các phương pháp này được sử dụng đồng bộ, phối hợp một cách hệ thống trong suốt quá trình nghiên cứu 4
- 7.2.3. Phương pháp thống kê toán học a. Mục đích: Sử dụng phương pháp này để xử lý và phân tích các số liệu thu được từ bảng hỏi nhằm định lượng các kết quả nghiên cứu và sử dụng như công cụ quy chiếu cho việc xây dựng bảng phân loại mức độ hành vi tự cô lập. b. Cách thực hiện: + Thống kê kết quả bảng hỏi, xử lý thô bằng chương trình SPSS 20.0. + Tính tỉ lệ phần trăm, thống kê tần số, điểm trung bình, xếp hạng và crosstab. 5
- CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI TỰ CÔ LẬP Ở SINH VIÊN 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề về hành vi tự cô lập của sinh viên 1.1.1. Những nghiên cứu về hành vi tự cô lập của sinh viên trên thế giới Tuy được nhận định là biểu hiện của trầm cảm hoặc các bệnh tâm lý khác, một lượng đáng kể các trường hợp tự cô lập không đáp ứng các tiêu chí cho bất kỳ rối loạn tâm thần hiện có theo chuẩn DSM-V1 hay ICD-102. Từ những hậu quả mang lại, hành vi tự cô lập đã bắt đầu nhận được sự quan tâm từ cộng đồng Tâm lý học - Xã hội học, Y học trên thế giới hơn nửa thế kỷ gần đây. Các nghiên cứu chuyên sâu về hành vi này cũng theo đó được xác lập. Có thể kể đến một số hướng nghiên cứu tiêu biểu sau: Về lãnh vực Tâm lý học, đã có những công trình xuất hiện từ sớm. Tiêu biểu trong đó là Học thuyết phát triển tâm lý của nhà tâm lý học Erik Erikson (1959). Mong muốn gần gũi (Intimacy) và hành vi tự cô lập (Isolation) đã được mô tả trong quan điểm của Erik Erikson về giai đoạn phát triển thứ 6 (độ tuổi 19-40) của con người. Ông tin rằng con người đôi khi bị cô lập vì mong muốn được gần gũi. Chúng ta sợ bị những hành động khước từ như quay lưng, phản bộ, từ chối tình cảm hay chấm dứt mối quan hệ Chúng ta dần quen thuộc với nỗi đau (tinh thần) và một số người trong chúng ta từ chối nỗi đau này bởi vì cái tôi của họ không thể chịu được. Erikson cũng cho rằng sự gần gũi có một đối trọng, gọi tên là “Sự xa cách” (Distantiation): Sự sẵn sàng để tự cô lập và nếu cần thiết, phá hủy các mối quan hệ hoặc con người có ý định gây ảnh hưởng, xâm phạm, nới rộng phạm vi quan hệ của bản thân.” (1950). Trong giai đoạn này, khả năng độc lập, tự chủ, ý chí nghị lực, tinh thần trách nhiệm của cá nhân là khá cao. Ở lứa tuổi thanh niên này, con người có khuynh hướng tạo mối tương quan với người khác một cách riêng tư và thân mật hơn. Nếu thất bại, con người sẽ vụng về trong giao tiếp xã hội và khó kết thân với người khác, nhất là những người khác phái. Nếu không có được sự yêu thương, con người có xu hướng trở nên cô lập, vị kỷ, tự say mê với chính mình. Sự tự cô lập qua đó có thể thấy là biểu hiện của một nhân cách không được phát triển ổn định có thể dẫn đến các hành vi lệch chuẩn khác. Tuy nhiên, bên cạnh nguyên nhân lứa 1 Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders: Sổ Tay Thống Kê Và Chẩn Đoán Các Rối Loạn Tâm Thần Rút Gọn, phiên bản thứ 5 2 International Classification of Diseases: Phân loại quốc tế về bệnh tật 6
- tuổi và thất bại trong các mối quan hệ, việc mạng xã hội xuất hiện và dần kiểm soát thời gian sinh hoạt của các cá nhân cũng là một trong những yếu tố tác động đến mong muốn tự cô lập của bộ phận sinh viên hiện nay. Một nghiên cứu của Đại học Rice, Mỹ trên 159 người trong độ tuổi 18-55 với khoảng 60% nam giới về thể chất và tâm lý. Họ được nhỏ vào mũi dung dịch gây cảm lạnh và được cách ly trong khách sạn 5 ngày. Sau khi cân nhắc các yếu tố như giới tính, lứa tuổi các nhà nghiên cứu xác định nguy cơ bị cảm lạnh của mọi người là tương đương nhau. Tuy nhiên khi bị cảm lạnh thì tình trạng bệnh của họ nặng hơn rất nhiều. Cảm giác cô đơn khiến tình trạng bệnh nặng hơn và đối mặt với rủi ro chết sớm [24]. Năm 2015, những nhà nghiên cứu từ Đại học Bringham Young ở Utah xem xét dữ liệu từ 3 triệu người trong 35 năm, phát hiện tằng những người sống một mình, không tương tác xã hội thường xuyên, ít mối quan hệ có nguy cơ tử vong sớm hơn những người khác [24]. Đài BBC ngày 11.04.2018 dẫn nghiên cứu của Cơ quan Thống kê quốc gia Anh cho thấy tỉ lệ người trẻ cảm thấy cô đơn cao hơn hẳn so với các nhóm tuổi khác: cứ 8 người sẽ có một người cho biết họ không có bạn thân, 2/3 số người ở độ tuổi 16-24 đã từng cảm thấy cô đơn trong một vài giai đoạn và 1/3 thường xuyên hoặc luôn cảm thấy cô độc. Tỉ lệ người trẻ 16-24 “có cảm giác cô đơn” cao gấp 63 lần so với người trên 75 tuổi [25]. Một số những nghiên cứu ở Nhật Bản từ bốn thập kỷ trở lại đây về sự tự cô lập dưới tên gọi Hikikomori đem lại những thông tin rất đáng quan tâm. Năm 1978, Kasahara đã mô tả một số trường hợp “loạn thần thoái lui” (withdrawal neurosis) hay taikyaku shinkeishou. Những năm 1980, Lock cũng liệt kê những trường hợp có “hội chứng từ chối nhà trường” (school refusal syndrome). Cả hai đều có những mô tả tương đồng với hành vi tự cô lập, tuy nhiên lại có rất ít cơ sở để kiểm chứng. Hikikomori sau đó được tiếp tục nghiên cứu vào những năm 1990 và đã bắt đầu nhận được sự quan tâm. Nhà tâm thần học Nhật Bản Saito (1998) đã mô tả Hikikomori đầu tiên, tiếp nối là những nghiên cứu đến từ Murakami (2000), Jones (2006) Sau đó có sự quan tâm hỗ trợ từ các viện Hàn lâm phương Tây ủng hộ vào việc phân tích, nghiên cứu chi tiết [15]. Trong DSM-IV có mô tả về Rối loạn nhân cách tránh né, trong đó rối loạn thường xuất hiện lúc bắt đầu trưởng thành trong nhiều hoàn cảnh khác nhau và có ít nhất 4 trong các biểu hiện dưới đây: 7
- 1. Tránh né các hoạt động xã hội nghề nghiệp phải quan hệ nhiều do sợ bị phê bình, phản đối và chối bỏ. 2. Ngần ngại không bộc lộ tình cảm với người khác dù có nhu cầu được yêu thương. 3. Dè dặt ngay cả trong quan hệ thân tình vì sợ xấu hổ và làm chuyện kỳ cục 4. Trong các bối cảnh xã giao rất sợ bị phê bình và chối bỏ. 5. Trong những quan hệ mới mẻ thường ức chế vì cảm giác mình không được đánh giá cao 6. Tự xem mình không có năng lực giao tiếp xã hội, kém thu hút và thấp kém so với người khác 7. Rất dè dặt để tránh mọi vấn đề trong quan hệ cá nhân hoặc tránh né dấn thân trong các hoạt động mới vì sợ rơi vào tình trạng lúng túng [13]. Các nghiên cứu chỉ ra một dải tương đối rộng các bệnh kết hợp, rối loạn nhân cách tránh né được báo cáo có tỉ lệ cao liên kết với các bệnh thuộc nhóm rối loạn lo âu. Từ 20 đến 40% người mắc AvPD có bệnh ám ảnh sợ xã hội, đây là một con số không nhỏ. Nhưng một số báo cáo còn cho thấy các tỉ lệ cao hơn ở các bệnh khác, chẳng hạn có đến 45% người bệnh có biểu hiện của bệnh rối loạn lo âu lan tỏa và trên 56% bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế [13]. Ngoài ra còn có ám ảnh sợ khoảng trống, tâm thần phân liệt, rối loạn chuyển đổi, Về lãnh vực Xã hội học, hành vi tự cô lập được xem là một dạng hành vi chống xã hội - điều này đi ngược với quan điểm bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, không chỉ tổng hoà các mối quan hệ trong hiện taị mà cả trong quá khứ. Trong những năm 1960, các nhà nghiên cứu Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu để xác định những lối sống ảnh hưởng đến tuổi thọ của các nền văn hoá và bộ lạc bản địa, ở các vùng sâu vùng xa trên thế giới - những người vẫn chưa bị ảnh hưởng bởi công nghiệp hóa, số hóa Các nhà khoa học như Alexander Leaf thuộc Trường Y Harvard, René Dubos thuộc Đại học Rockefeller phát hiện ra rằng các liên kết tình cảm mạnh mẽ, sự gần gũi trong một cộng đồng dường như bảo vệ con người khỏi bệnh tật và giúp họ sống lâu hơn [26]. Trong vòng 20 năm trở lại đây, đã có nhiều hơn sự quan tâm về sự cô lập của con người mà nghiên cứu của các nhà Tâm lý học, Xã hội học ở đại học Duke là một trong số đó. Nghiên cứu cho biết có đến 25% người Mỹ đã không có tương tác xã hội nào có ý nghĩa với người họ tin tưởng, quá nửa số đó cho biết họ không có bạn thân hay người gần gũi trong gia đình. Cũng theo Robert Putnam, nhà xã hội học và là tác giả cuốn 8
- Bowling Alone, cho biết cứ mỗi 10 phút trôi qua, lại có thêm 10% các mối quan hệ xã hội mất đi [22]. Về lãnh vực Y học, không chỉ tác động tiêu cực về mặt tâm lý, hành vi tự cô lập còn mang lại những hậu quả về mặt sinh học. Nghiên cứu vào tháng 11 năm 2015, Kiến trúc khác biệt về di truyền học của di truyền giả dược bạch cầu trong nhận thức cách ly xã hội, xuất hiện trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia [14]. Nghiên cứu này làm sáng tỏ sự cô đơn và nhận thức về cô lập xã hội gây ra những thay đổi sinh lý có thể làm cho ai đó bị bệnh hoặc chết sớm. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng đối với người lớn tuổi, sự cô lập xã hội có thể làm tăng nguy cơ tử vong sớm lên 14%. Luận văn năm 1959 của Fromm-Reichmann về Tính cô độc khiến các nhà phân tâm học nghiên cứu thêm về sinh học về các tế bào và dây thần kinh. Họ khẳng định rằng cô đơn cũng liên kết với các loại bệnh tật như các bệnh tâm lý khác. Sự cô đơn gửi tín hiệu hormone gây hiểu nhầm, ảnh hưởng lên sự sao chép gene điều khiển hành vi và dần chiếm lấy toàn bộ hệ thống gene cùng tế bào thần kinh. Khi con người ở những tình huống dễ bị tổn thương, hệ thống phản ứng căng thẳng sẽ được đẩy lên trạng thái báo động, tim đập nhanh, cortisol tràn ngập cơ thể, các mô sưng lên, bạch cầu được tiết ra nhiều để giảm cơn đau. Lượng norepinephrine (chất tương tự adrenaline, có thể thu hẹp các mạch máu và tăng lượng đường trong máu) ở người cô đơn cao hơn so với người bình thường. Norepinephrine kích động các tế bào gốc trong tủy xương, từ đó sản xuất nhiều hơn một loại tế bào miễn dịch đặc biệt gọi là bạch cầu đơn nhân. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài khiến huyết áp tăng lên, hệ thống miễn dịch yếu đi, sụt giảm bạch cầu từ đó con người dễ bị bệnh, làm trầm trọng bệnh hơn, về lâu dài, nguy cơ hệ miễn dịch suy yếu là không thể tránh khỏi thậm chí dẫn đến tử vong [19]. Từ đó có thể thấy “đại dịch cô đơn” có nguy hại chẳng kém HIV/AIDS. Từ những công trình đã nêu cho thấy các nhà nghiên cứu, các nhà Tâm lý học, Xã hội học và Y học trên thế giới đã bắt đầu có sự quan tâm trong việc phân chia sự cô đơn, sự cô lập, tự kỉ thành những khái niệm tách bạch - được đánh giá dựa trên thiệt hại về tâm-sinh lý; thậm chí từ mặt lợi ích kinh tế xã hội đến ảnh hưởng lên một nền văn hóa trong thời đại công nghệ số hiện đại. Tuy nhiên với những kết quả hầu hết được nghiên cứu trên người lớn tuổi - trong khi nguồn nhân lực chủ yếu tập trung ở người trẻ, nhất là độ tuổi sinh viên lại chưa được quan tâm. Việc sinh viên không có những cơ hội 9
- giao lưu và tiếp xúc cũng ảnh hưởng khá nhiều đến kĩ năng sống cũng như dễ dẫn đến những triệu chứng rối nhiễu tinh thần. Mặt khác, điều này cũng ảnh hưởng quan trọng đến nhân cách của cá nhân. Những cơ sở trên cho thấy sự tự cô lập ở sinh viên vẫn đang là một vấn đề mang tính thách thức chưa được nhìn nhận đúng mực. 1.1.2. Những nghiên cứu về hành vi tự cô lập của sinh viên ở Việt Nam Hiện nay các công trình nghiên cứu trực tiếp đến hành vi tự cô lập của sinh viên ở Việt Nam và còn rất hiếm hoi. Có thể điểm qua một số nghiên cứu có liên quan gần đến đề tài như sau: Một số nghiên cứu về hành vi tự cô lập Các nghiên cứu ở Việt Nam xem sự cô đơn và tự cô lập như là biểu hiện của trầm cảm, bị bạo lực từ nhỏ, thay đổi môi trường sống, xâm hại tình dục là những rối nhiễu tâm lý dẫn đến hành vi lệch chuẩn. Những người trầm cảm có mạng lưới giao tiếp xã hội thưa thớt và coi chúng như là nguồn nâng đỡ. Sự nâng đỡ xã hội giảm sút có thể làm yếu đi năng lực của cá nhân trong việc phản ứng với những sự kiện tiêu cực trong cuộc sống, và làm cho cá nhân dễ cảm ứng với trầm cảm [3]. Người bệnh trầm cảm thường ngủ không yên, ngủ không sâu, hay mộng mị. Họ thường trong trạng thái chán nản, bi quan, thường bỏ dở nửa chừng và thấy việc gì cũng khó. Tội lỗi, mặc cảm thua kém, khiến người bệnh thu mình lại, không muốn tiếp xúc với xung quanh. Điều này làm bệnh ngày càng nặng thêm [25]. Một số nghiên cứu về hành vi lệch chuẩn Các nghiên cứu, chẩn đoán và điều chỉnh hành vi lệch chuẩn ở thanh, thiếu niên Việt Nam tuy còn mới nhưng ngày càng thu hút được sự quan tâm của các nhà Tâm lý học, Giáo dục học, Y học. Tuy phần lớn các nghiên cứu được thực hiện ờ khu vực Hà Nội, TP. HCM nhưng các tác giả đều nhận thức được tầm ảnh hưởng của các rối loạn tâm lý, hành vi đến sự hình thành và hoàn thiện nhân cách của thanh thiếu niên Việt Nam (cụ thể là lứa tuổi sinh viên). Các biểu hiện “Tự nhốt mình trong nhà”, “Lao vào một trò chơi nào đó” [12] trong nghiên cứu “Rối loạn lo âu của sinh viên một số trường sư phạm tại Thành phố Hồ Chí Minh” phần nào cho thấy tự cô lập - tự thu mình chỉ được xem là một trong những biểu hiện của các rối loạn tâm thần đang được nghiên cứu 10
- Những nghiên cứu về hành vi lệch chuẩn và hành vi tự hủy hoại chưa được quan tâm nhiều trong giai đoạn những năm 90 trở về trước. Vì Tâm lý học phát triển mạnh trong lãnh vực sư phạm, giáo dục, những nghiên cứu về hành vi tự hủy hoại bản thân bắt đầu phát triển từ những năm 1980 trở đi và nổi rõ là những năm 1995 trở về sau. Những thuật ngữ như “hành vi lệch chuẩn”, “hành vi tự hủy hoại bản thân” hay “hành vi tự cô lập” còn khá mới ở Việt Nam, thậm chí một số nhà giáo dục có biểu hiện tránh né khi đề cập đến. Người có công lao lớn trong việc nghiên cứu, phổ biến thực trạng, nguyên nhân và tác hại của các loại hành vi lệch chuẩn ở Việt Nam là cố bác sĩ Nguyễn Khắc Viện. Năm 1996, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đã làm chủ nhiệm đề tài cấp Quốc gia: “Bước đầu nhận dạng và phân loại những biểu hiện tâm bệnh lý thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên trong giai đoạn hiện nay” được Hội đồng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đánh giá, xếp loại xuất sắc và nghiệm thu ngày 12.01.1997. Đây không phải là nghiên cứu chuyên biệt về hành vi lệch chuẩn, hành vi tự hủy hoại hay hành vi tự cô lập nhưng là một trong những nghiên cứu làm cho mối quan tâm đến vấn đề này trở nên phổ biến. Một số biểu hiện “Bỏ bê bản thân mình”; “Nghĩ mình không có giá trị với mọi người xung quanh” [2] thể hiện cái tôi thấp - một trong những nguyên nhân chủ yếu đưa đến hình thành hành vi tự cô lập. Nhìn chung các nghiên cứu trong và ngoài nước nước vẫn chưa có cái nhìn quan tâm đáng kể về hành vi tự cô lập so với nghiên cứu trên thế giới. Các khái niệm, biểu hiện của hành vi tự cô lập vẫn còn bị đánh đồng với những căn bệnh phổ biến như trầm cảm, rối loạn tránh né Việc xem xét hành vi tự cô lập như một chỉnh thể độc lập đòi hỏi phải có sự phân biệt rõ ràng với các biểu hiện giống nhau tránh gây nhầm lẫn. Nghiên cứu thực trạng trên sinh viên - lứa tuổi mà học tập thường được xem là hoạt động chủ đạo của sinh viên để chuẩn bị hành trang về kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp, giúp họ sẵn sàng bước vào môi trường lao động nghề nghiệp trong tương lai tuy nhiều, nhưng vẫn chưa có những nghiên cứu cụ thể về các vấn đề sức khỏe tinh thần cho sinh viên. Vì vậy, việc nghiên cứu hành vi tự cô lập ở sinh viên tại một số trường đại học trên địa bàn TP. HCM là hoàn toàn cần thiết. 1.2. Lý luận về hành vi tự cô lập ở sinh viên 1.2.1. Các vấn đề lý luận về hành vi 11
- a. Định nghĩa hành vi Theo cách hiểu thông thường: Hành vi là một chuỗi các hành động lặp đi lặp lại, có thể thuộc về ý thức, tiềm thức, công khai hay kín đáo, tự giác hoặc không tự giác. Hành vi có thể thay đổi qua thời gian [17]. Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê chủ biên thì “Hành vi là toàn bộ nói chung những phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra ngoài của một người trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định”. Ở đây đề cập đến hoàn cảnh của sự xuất hiện hành vi (tức là những tác động bên ngoài chủ thể) và hành vi ở đây phải là những hành xử người khác có thể quan sát được [21]. Trong Tâm lý học xã hội thì hành vi được quan niệm như “Hành động hay ý định hành động mà cá nhân sẽ ứng xử với đối tượng”. Khi nói đến hành vi người, chúng ta hiểu đó “là những biểu hiện bên ngoài của hoạt động, được điều chỉnh bởi cấu trúc tâm lý bên trong của chủ thể” [22]. Bên cạnh đó, các nhà tâm lý học trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu và đưa ra quan điểm về khái niệm hành vi có nét tương đồng nhau: X.L. Rubinstein: “Hành vi là kết quả của hành động tích cực của chủ thể đối với các đối tượng chủ thể gặp trong một hoàn cảnh nào đó”. Hành vi con người không còn đơn thuần là hành vi phản ứng mà thành hành vi tích cực [8]. Theo A.N. Leonchiev, hành vi không phải là những phản ứng máy móc của một cơ thể sinh vật, mà hành vi phải được hiểu là hoạt động [7]. Theo Hersey và Hard, đơn vị cơ sở của hành vi là một hành động. Toàn bộ hành vi là một chuỗi hành động [19]. Trong nước, cũng có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu vấn đề này như: Tác giả Vũ Dũng, cho rằng hành vi là “Sự tác động qua lại giữa cơ thể sống với môi trường xung quanh, do tính tích cực bên ngoài (kích thích) và bên trong (nhu cầu) thúc đẩy. Sự độc đáo của hành vi cá nhân phụ thuộc vào tính chất của các mối quan hệ tương hỗ trong nhóm, thái độ của cá nhân đối với những chuẩn mực, định hướng giá trị và vị thế xã hội mà người đó đảm nhiệm [15]. Tác giả Dương Thiệu Tống thì lại cho rằng: “Hành vi là những biểu hiện bên ngoài của hoạt động, được điều chỉnh bởi cấu trúc tâm lý bên trong của chủ thể” [2]. Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng hành vi là những biểu hiện bên ngoài của hoạt động và bao giờ cũng gắn liền với động cơ, mục đích. Ông cho rằng: nếu vận dụng cấu 12
- trúc vĩ mô của hoạt động của A.N.Leonchiev vào nghiên cứu thế giới tâm lý người ở các cấp bậc: thao tác (tương ứng với các điều kiện và phương tiện), hành động (tương ứng với mục đích cụ thể) và hoạt động (tương ứng với mục đích chung, còn gọi là động cơ); hay nói ngắn gọn hơn: một là cấp bậc tổ hợp các cử động của cơ thể, hai là cấp bậc hoạt động với đơn vị là hành động, thì Tâm lý học hoạt động nghiên cứu thế giới tâm lý ở cấp bậc thứ hai, tức là ở cấp hoạt động - hoạt động luôn đòi hỏi phải có phản ánh tâm lý. Trong trường hợp này, hành vi như là tổ hợp các cử động, thao tác, chỉ là mặt bề ngoài của hoạt động. Tuy nhiên, hành vi ở đây rất khác so với các cử động, thao tác đơn thuần mang tính vật lý hay sinh lý của thuyết hành vi cổ điển, vì “ẩn sau” hành vi ấy là cả một thế giới tâm lý sinh động và vô cùng phức tạp của con người. Quan điểm này cho thấy một luận điểm khá rõ ràng và cụ thể về mặt hành vi mang chất tâm lý của con người. Luận điểm này tác giả khá tán đồng và sử dụng như quan điểm phù hợp trong nghiên cứu này [8]. Như vậy, dựa trên những quan niệm khác nhau về hành vi, đề tài quan niệm rằng: Hành vi là một chuỗi các hành động lặp đi lặp lại, biểu hiện thống nhất giữa hình thức bên ngoài và nội dung tâm lý bên trong. Hành vi thể hiện đời sống tâm lý và được điều chỉnh bởi cấu trúc tâm lý bên trong của nhân cách. b. Phân loại hành vi Trong Tâm lý học, có nhiều cách phân loại hành vi khác nhau: - Xét theo khía cạnh giá trị, hành vi được phân chia như sau: [10]. + Hành vi tiêu cực: Hành vi tiêu cực của chủ thể xuất hiện trong các hành động đối lập với những nhu cầu của cá nhân hoặc các nhóm xã hội khác. Hành vi tiêu cực có thể là phản ứng theo tình huống, hoặc là đặc điểm cá nhân xuất hiện do nhu cầu của chủ thể nhằm tự khẳng định bản thân, nhằm bảo vệ “cái tôi” của mình. Hành vi tiêu cực còn là kết quả của tính ích kỉ, thờ ơ với lợi ích và nhu cầu của người khác. Cơ sở tâm lý của hành vi tiêu cực là tâm thế xuất hiện do chủ thể không đồng tình, phủ nhận những đòi hỏi, những mong đợi của các thành viên trong các nhóm xã hội. Hành vi tiêu cực xuất hiện cũng do sự chối bỏ hoặc chống lại các quan hệ vốn đã hình thành trong tập thể. + Hành vi tích cực: Hành vi tích cực là hành vi chủ thể có thể làm được và mong muốn làm điều đó, tuy nhiên nó phải đáp ứng được sự mong đợi của người khác. Để tiến hành hành vi tích cực thì chủ thể phải có nhận thức đúng đắn, có tâm thế sẵn sàng, thái độ tích cực và có ý chí để thực hiện. 13
- - Nếu căn cứ vào phạm vi tác động của hành vi thì có ba kiểu hay ba nhóm hành vi sau đây: [10]. Hành vi hướng vào chính mình: Hành vi hướng vào chính mình là những hành vi ảnh hưởng trực tiếp lên chính chủ thể. Hành vi hướng đến người khác: Hành vi hướng đến người khác những hành vi ảnh hưởng trực tiếp đến những mối quan hệ xung quanh, thông qua đó tác động trở lại với chính chủ thể. Hành vi hướng đến sự vật, hiện tượng: Hành vi hướng đến sự vật, hiện tượng là những hành vi tác động và ảnh hưởng trực tiếp lên các sự vật và hiện tượng và những hành vi tác động này sẽ ảnh hưởng đến chính chủ thể gây ra hành vi. - Nếu xem xét theo chuẩn mực hành vi: [6]. Hành vi hợp chuẩn: Hành vi hợp chuẩn là hành vi phù hợp với chuẩn mực của một nhóm, một cộng đồng xã hội; những hành vi mà mọi người mong đợi từ một thành viên nào đó. Hành vi lệch chuẩn: Hành vi lệch chuẩn là những hành vi không đáp ứng được sự mong đợi của một nhóm người nào đó, nó lệch với chuẩn mực của một nhóm, một cộng đồng. - Nếu căn cứ vào tính chất của hành vi: [10]. Hành vi công khai: Hành vi công khai là hành vi được chủ thể tiến hành trong một môi trường cụ thể, trước sự quan sát và chứng kiến của người khác. Hành vi che giấu: Hành vi che giấu là hành vi được chủ thể thực hiện nhằm không cho người khác chứng kiến. Tóm lại, cách phân loại hành vi tùy thuộc vào quan điểm, hoàn cảnh cụ thể. Trong đề tài này, dựa trên quan điểm về hành vi đã xác lập cũng như định hướng nghiên cứu về cô đơn và hành vi tự cô lập, chúng tôi sẽ xem xét hành vi tự cô lập theo chuẩn mực hành vi. Theo cách xem xét này, hành vi tự cô lập là hành vi lệch chuẩn. Nhằm có góc nhìn rõ hơn về hành vi tự cô lập bản thân, đề tài sẽ tiếp cận hành vi tự cô lập trên cơ sở lý luận hành vi lệch chuẩn. 1.2.2. Lý luận về hành vi lệch chuẩn a. Định nghĩa hành vi lệch chuẩn 14
- Trong Tâm lý học hiện đại, con người là chủ thể tích cực của hoạt động, họ làm chủ bản thân và làm chủ môi trường chứ không phải chỉ là một cá thể thích nghi một cách thụ động với môi trường. Những hành vi của con người bao giờ cũng hướng tới những mục tiêu nhất định, hành vi con người luôn luôn được thay đổi, phát triển chứ không phải bất biến. Hành vi của con người là những hành vi tích cực để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao và có tính chất xã hội rõ ràng. Hành vi của con người bị chi phối, ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, vì vậy xem xét chuẩn mực hành vi phải xem xét hành vi của con người trong một môi trường nào đó, trong một cộng đồng người nhất định. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Hành vi lệch chuẩn là toàn bộ hành vi có tính chất chống đối xã hội, xâm phạm hay khiêu khích được lặp lại và kéo dài. Một hành vi như vậy trong hình thái cực độ sẽ đưa đối tượng đến chỗ vi phạm các quy tắc xã hội chủ yếu tương ứng với lứa tuổi của trẻ, điều này vượt quá hành vi ranh mãnh thông thường và các thái độ nổi loạn của thanh thiếu niên [18]. Trong cuốn DSM - IV “Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối nhiễu tâm thần”, Bảng phân loại bệnh của Hoa Kỳ do bác sỹ Nguyễn Văn Xiêm dịch đã đưa ra định nghĩa về hành vi lệch chuẩn như sau: Hành vi lệch chuẩn là kiểu hành vi lặp đi lặp lại và kéo dài trong đó các quyền cơ bản của người khác hay các chuẩn mực xã hội hoặc luật lệ lớn phù hợp với lứa tuổi bị vi phạm [13]. Tác giả V.A.Giliarovxki cho rằng: thực chất hành vi lệch chuẩn ở trẻ em là ở chỗ khả năng của nhân cách không tương xứng với những yêu cầu xuất phát từ những mối quan hệ xã hội nhất định [1]. Giáo sư Debray - Rizen thuộc trường Đại học Y khoa Paris đã định nghĩa: Hành vi lệch chuẩn là những hành vi không phù hợp với chuẩn mực, mà biểu hiện của hành vi đó nếu thường xuyên xảy ra sẽ thực sự ảnh hưởng xấu đến sự thích nghi của mỗi cá nhân [17]. Theo Nguyễn Thị Ánh Tuyết vào năm 2013, hành vi lệch chuẩn là “hành vi không phù hợp với những giá trị chân, thiện, mỹ, trong đó giáo dục đạo đức là cốt lõi. Sự lệch chuẩn này thay đổi còn tùy theo lứa tuổi. Ở trẻ em, hành vi văn hóa đang được hình thành, đó là những hành vi được coi là chuẩn mực vì đáp ứng với mục tiêu giáo dục cho từng giai đoạn phát triển và được tăng dần theo hướng chân thiện mỹ theo từng độ tuổi. Giáo dục được coi là yếu tố chủ đạo đối với sự phát triển hành vi của trẻ, bảo đảm cho 15
- sự hình thành những hành vi văn hóa, đồng thời giúp trẻ loại bỏ những hành vi lệch chuẩn” [4]. Như vậy, trong hành vi lệch chuẩn bao hàm hai mức độ về mặt tâm lý: Một là, ở mức độ thấp và chỉ có ở một số hành vi. Cá nhân có những hành vi không bình thường nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động chung của cộng đồng, đến đời sống cá nhân và gia đình họ. Mọi người xung quanh vẫn có thể chấp nhận, tuy nhiên không thoải mái. Hai là, ở mức độ cao và ở hầu hết các hành vi của cá nhân, từ hành vi trong sinh hoạt đến hành vi lao động sản xuất, học tập, vui chơi. Những hành vi lệch chuẩn này ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống cá nhân vì vậy cần được chẩn đoán và chữa trị. Từ việc xem xét các quan niệm khác nhau về hành vi lệch chuẩn ở trên, đề tài quan niệm rằng: Hành vi lệch chuẩn là một hiện tượng xã hội không phù hợp với chuẩn mực, ảnh hưởng xấu đến sự thích nghi của mỗi cá nhân và ảnh hưởng đến đời sống cá nhân, gia đình và hoạt động chung của cộng đồng. b. Những cơ sở xét đoán hành vi lệch chuẩn Việc chẩn đoán và phân loại hành vi lệch chuẩn đem lại lợi ích cho việc nghiên cứu và điều chỉnh hành vi, song quá trình này lại có thể đem lại những hậu quả tiêu cực. Vì vậy, khi xem xét, đánh giá, chẩn đoán hành vi của một người nào đó là bất thường, lệch chuẩn hay không, đòi hỏi các nhà Tâm thần học, Tâm lý học phải dựa trên những tiêu chuẩn hay những chuẩn mực nhất định. Trên thực tế, những tiêu chuẩn được các nhà Tâm lý và các bác sỹ tâm thần vận dụng để đưa ra những quyết định chẩn đoán cũng ảnh hưởng đến những xét đoán của ngành pháp lý, ngành bảo hiểm và ngành kinh doanh chăm sóc sức khoẻ. Vì vậy việc xét đoán hành vi của người nào đó là bất bình thường hay không là vấn đề hết sức quan trọng. Theo cách định nghĩa trong từ điển, hành vi bất thường là hành vi khác với “tiêu chuẩn” (chuẩn mực). Có ít nhất ba khái niệm về chuẩn mực hành vi: [5]. - Chuẩn mực xét về mặt thống kê: xem bất bình thường, những lệch lạc là nghiêm trọng (về chiều kích này hay chiều kích khác) so với mức trung bình. Trên cơ sở tiếp thu những quy định chung thành văn hoặc không thành văn của cộng đồng, đại đa số các thành viên trong cộng đồng có hành vi tương tự như nhau trong một hoàn cảnh xác 16
- định nào đó thì hành vi đó được coi là hợp chuẩn. Những hành vi nào đối lập lại được coi là hành vi lệch chuẩn. Nói cách khác, hành vi bất thường là hành vi khác thường. - Chuẩn mực hướng dẫn hay quy ước do cộng đồng hay xã hội đề ra: loại chuẩn mực này được đưa ra trên cơ sở những yêu cầu chung của cộng đồng với từng thành viên. Hành vi của cá nhân được so với những luật lệ về đạo đức hoặc xã hội của một nhóm. Những hành vi nào khác với hướng dẫn, quy định thì những hành vi đó được coi là không bình thường. - Chuẩn mực chức năng: loại chuẩn mực này được xác định ở mỗi cá nhân. Một hành vi được xem là hợp chuẩn khi hành vi đó phù hợp với mục đích do cá nhân đặt ra còn những hành vi không phù hợp với mục đích của cá nhân đề ra gọi là hành vi lệch chuẩn (với cá nhân). Hay có một cách khác phân chia chuẩn mực thành chuẩn mực xã hội và chuẩn mực cá nhân. Chuẩn mực xã hội là những yêu cầu chung của cộng đồng với từng thành viên, những luật lệ về đạo đức hoặc xã hội của một nhóm. Thông qua hoạt động của mình, mỗi cá nhân tiếp thu, chọn lọc biến những chuẩn mực xã hội thành chuẩn mực riêng của bản thân (chuẩn mực cá nhân). Như vậy, chuẩn mực cá nhân được xác định bởi mỗi cá nhân, được mỗi cá nhân hướng tới trong từng hành động. Tuy nhiên, một số nhà Tâm lý học cho rằng việc quyết định một hành vi cụ thể có phải là “lập dị” hoặc “bình thường” hay không là phải xét đến không gian sống, mà cụ thể ở đây là môi trường xã hội, môi trường văn hoá. Vì thực tế, một hành vi này của cá nhân có thể là bình thường trong nền văn hoá này nhưng lại là bất thường, không thể chấp nhận được ở một nền văn hoá khác. Theo Rosenhan và Seligman vào năm 1984, có bảy thuộc tính có thể áp dụng để quyết định liệu một cá nhân hay hành vi có phải là bất thường hay không: [21]. - Thứ nhất là đau khổ: liệu cá nhân có đau khổ hay khó chịu khi hành vi đó đang diễn ra trong đời sống hay không. - Thứ hai là tính thích nghi kém: liệu cá nhân có kiểu mẫu hành vi hay suy nghĩ nào làm cho cuộc sống của họ khó khăn hơn, hơn là hỗ trợ họ. - Thứ ba là tính phi lý: nếu cá nhân không thể lĩnh hội hay không thể truyền đạt với người khác theo cách có lập luận. 17
- - Thứ tư là tính không thể dự đoán: nếu cá nhân hành động theo cách hoàn toàn khác không nghĩ đến đối với cá nhân ấy cũng như với người khác hay họ cảm thấy không thể kiểm soát. - Thứ năm là tính sống động và không theo quy ước: liệu cá nhân có vẻ mang cảm giác sống động và cường độ mạnh hơn cảm giác ở người khác hay họ từng trải vấn đề theo cách khác hẳn với hầu hết người khác. - Thứ sáu là sự khó chịu quan sát: liệu cá nhân có hành động theo cách mà người khác nhận thấy lúng túng và khó theo dõi hay không. - Thứ bảy là vi phạm tiêu chuẩn đạo đức và lý tưởng: liệu cá nhân theo thói quen có vi phạm quy định đạo đức, luân lý được xã hội chấp nhận hay không. Rosenhan và Seligman cho rằng bốn thuộc tính đầu tiên là những tiêu chuẩn liên quan đến việc con người có cuộc sống riêng của mình ra sao. Thuộc tính thứ năm giới hạn “tính không theo quy ước” xét cho cùng là một đánh giá xã hội vì nó tuỳ thuộc vào những gì mang tính quy ước. Thứ sáu và thứ bảy là những thuộc tính dứt khoát hành vi nào được xã hội chấp nhận và không chấp nhận. Quan niệm của hai ông về việc chẩn đoán hành vi bình thường hay hành vi lệch chuẩn, không bình thường gần giống với quan niệm của các nhà Tâm lý học về các chỉ báo để nhận dạng rối nhiễu tâm lý [21]. Dưới góc độ của đề tài này, chúng tôi cho rằng thuộc tính quan trọng nhất để quyết định hành vi tự cô lập là tính thích nghi kém. Đơn cử như cá nhân có những kiểu hành vi, suy nghĩ tiêu cực khiến cho cuộc sống của họ khó khăn hơn. Carl Rogers và các cộng sự (thuộc trường phái Tâm lý học nhân văn) định nghĩa hành vi “bình thường” dưới dạng phát triển tâm lý tích cực và sự phấn đấu thể hiện đầy đủ tiềm năng của mình. Do đó, các nhà Tâm lý học nhân văn xem hành vi bất thường như sự thất bại không đạt được sự thể hiện đầy đủ tiềm năng của mình [16]. Quan niệm này cũng khá cụ thể và mang hàm nghĩa xã hội khi đánh giá và phân tích về hành vi con người. Tuy vậy, thiết nghĩ, nếu cho rằng hành vi tự cô lập là hành vi “không bình thường” thì đó là hành vi làm cho tâm lý cá nhân phát triển theo chiều hướng tiêu cực và hạn chế tiềm năng của mình. Như vậy, dù đặt ra những tiêu chuẩn xét đoán hành vi là bình thường hay bất thường dưới những góc độ hay những thuộc tính, những tiêu chuẩn cụ thể khác nhau nhưng nhìn chung các tác giả đều dựa vào hai chuẩn mực cơ bản đó là chuẩn mực cá nhân và chuẩn mực xã hội. Chuẩn mực cá nhân xét cho cùng đó là chuẩn mực xã hội, vì 18
- thông qua quá trình hoạt động, mỗi cá nhân tiếp thu, chọn lọc và biến những chuẩn mực xã hội thành chuẩn mực riêng của bản thân. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng những hành vi lệch chuẩn hay không là do sự đánh giá khách quan của xã hội, của những người xung quanh. Những hành vi lệch chuẩn như một hiện tượng xã hội, nó được đánh giá không phụ thuộc vào sự phán xét chủ quan của cá nhân. Sự bình thường hay bất bình thường của các hành vi hoàn toàn phụ thuộc vào sự đánh giá của cộng đồng, của dư luận xã hội. c. Các tiêu chí để chẩn đoán hành vi lệch chuẩn Theo bảng phân loại bệnh của Hội Tâm thần học Hoa Kỳ (DSM - IV), các tiêu chí dùng để chẩn đoán hành vi lệch chuẩn được quy định bao gồm [5]: 1. Thường bắt nạt, đe doạ hay uy hiếp người khác. 2. Thường khởi xướng đánh nhau. 3. Đã dùng vũ khí có thể gây hại nghiêm trọng về thể chất cho người khác. 4. Có hành vi độc ác về thể chất với người khác. 5. Có hành vi độc ác với súc vật. 6. Có hành vi ăn cắp trong khi đối mặt với nạn nhân. 7. Cưỡng bức hoặc có hành vi lạm dụng tình dục với người khác. 8. Có hành vi cố ý gây cháy với ý định gây thiệt hại nghiêm trọng. 9. Có hành vi cố ý phá hoại tài sản của người khác. 10. Có hành vi xông vào nhà, ô tô của người khác. 11. Thường nói dối để được đồ vật hay ân huệ, hay để tránh các nghĩa vụ. 12. Có hành vi ăn cắp các đồ vật có giá trị lớn không đối mặt với nạn nhân. 13. Thường sống qua đêm ở ngoài gia đình mặc dù cha mẹ cấm đoán, bắt đầu trước 13 tuổi. 14. Bỏ nhà đi qua đêm ít nhất hai lần trong khi đang sống với cha mẹ hay nhà cha mẹ nuôi (hoặc một lần không trở về trong thời gian dài). 15. Thường bỏ học, trốn tiết bắt đầu trước 13 tuổi. Cũng theo bảng phân loại của Hội Tâm thần học Hoa kỳ thì ở trẻ có ít nhất ba trong số mười lăm biểu hiện trên đây hoặc là có ít nhất một biểu hiện hành vi xuất hiện trong sáu tháng thì có thể chẩn đoán trẻ có biểu hiện hành vi lệch chuẩn. Nếu trẻ trên 18 tuổi thì không xếp vào diện chẩn đoán này [8]. Vì khách thể khảo sát ở độ tuổi sinh viên (18- 24) nên các tiêu chí biểu hiện hành vi sẽ loại bỏ phần lớn các yếu tố trên. 19
- Hành vi lệch chuẩn không thể quy vào một hành động mà là một hệ thống hành động, hoạt động, đường lối ứng xử, lối sống của con người. Như vậy, việc nghiên cứu những tiêu chí và các quan niệm về hành vi lệch chuẩn ở trên cho phép chúng ta có thể rút ra một số đặc trưng về hành vi lệch chuẩn như sau: - Về số lượng những hành động nào đó không phù hợp với những tiêu chuẩn quy định lặp đi lặp lại nhiều lần. - Về mức độ và động thái của hành vi thường mạnh mẽ vượt quá giới hạn cho phép. - Đó là những hành vi không thích hợp với tình huống trong đó diễn ra hành động. - Hành vi không phù hợp với chuẩn mực đạo đức, văn hoá của nhóm, tập thể, xã hội, môi trường cá thể sống và không phù hợp với lứa tuổi. - Những hành vi đó ảnh hưởng đến học tập, lao động, sinh hoạt của cá nhân cũng như ảnh hưởng đến người khác và xã hội. Trên thực tế cuộc sống, có lẽ không một cá nhân nào không dưới một vài lần có những hành động vi phạm chuẩn mực. Đơn cử như việc đánh đập con cái, uống rượu say và có hành vi gây mất trất tự, vượt đèn đỏ, quay cóp trong thi cử, Tuy nhiên, đó chỉ là những hành động mang tính chất tình huống, phụ thuộc vào hoàn cảnh mà có thể không do những động cơ, mục đích có trước. Những hành vi này gây ra những ảnh hưởng tiêu cực nhất định đến người khác và xã hội nói chung nhưng có thể không làm thay đổi hệ thống giá trị, đặc điểm nhân cách, đạo đức của chủ thể. Đó không phải là những hành vi sai lệch chuẩn mực [9]. Tóm lại khi nghiên cứu, chẩn đoán khách thể có biểu hiện hành vi lệch chuẩn cần phải nghiên cứu, xem xét trên cả ba mặt: quan hệ xã hội, thể chất và tâm lý. Vì cả ba mặt này có thể là căn nguyên gây ra hành vi lệch chuẩn. Đây là luận điểm cần đảm bảo khi nghiên cứu về hành vi tự cô lập ở sinh viên như một đơn vị của hành vi lệch chuẩn. d. Phân loại hành vi lệch chuẩn Có rất nhiều lý thuyết khác nhau về phân loại rối loạn tâm thần hay rối loạn tâm lý. Tuy nhiên các lý thuyết đưa ra cách phân loại rất chung chung, thậm chí có sự chồng chéo giữa các chủng loại vì thế rất khó khăn trong việc nhận diện phân loại, chẩn đoán các rối loạn cụ thể. Mặt khác theo đánh giá chung của các nhà nghiên cứu tâm bệnh lý hiện đại thì phần lớn sự phân loại của các tác giả thiếu dữ liệu thực tế để chứng minh và không nêu rõ được bản chất của các rối loạn tâm lý. 20
- Sự ra đời của hệ thống phân loại bệnh học của Hội tâm thần học Hoa kỳ DSM - IV có giá trị và đóng góp to lớn trong lĩnh vực nghiên cứu và trị liệu tâm lý. Thực tế, đã có rất nhiều nhà tâm lý, bác sỹ ở nhiều nước trên thế giới đã sử dụng hệ thống phân loại này để nhận dạng, phân loại và chẩn đoán bệnh. Hành vi lệch chuẩn ở trẻ em thuộc mục 312 - 8, trong đó có đưa ra mười lăm tiêu chẩn đoán, được chia làm bốn nhóm khác nhau [20]. - Các hành vi lệch chuẩn xã hội (hung tính, giận dữ, nói dối, trộm cắp, trốn nhà, tự sát, sự co mình lại, không nói, bỏ học, lười biếng) - Các hành vi lệch chuẩn bản năng (bao gồm về giấc ngủ, ăn uống và tình dục). - Các hành vi lệch chuẩn tự động (đái dầm, ỉa đùn, nhai lại). - Các hành vi lệch chuẩn vận động (các thói quen xấu, các động tác lặp đi lặp lại và thất thường về tâm vận động). - Ngoài ra, còn có cách phân loại hành vi tự cô lập công khai và che giấu. Đây cũng là cách phân loại nhiều nhà Tâm lý học sử dụng trong thực tiễn hiện nay. Như vậy, có nhiều dạng hành vi lệch chuẩn, nhưng trong phạm vi nghiên cứu này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu các biểu hiện hành vi lệch chuẩn xã hội ở sinh viên theo hướng hành vi tự cô lập bản thân. 1.2.3. Lý luận hành vi tự cô lập a. Định nghĩa hành vi tự cô lập Có rất ít sự nhất trí về việc định nghĩa khái niệm “tự cô lập”. Nhiều nghiên cứu đã tiếp cận “tự cô lập” như một định nghĩa đơn phương, xác định đây là sự thiếu hụt khách quan hoặc sự khan hiếm các liên kết xã hội và tương tác với các thành viên gia đình, bạn bè hoặc cộng đồng lớn hơn. Các định nghĩa thay thế, đa chiều, kết hợp chất - số lượng, các mối quan hệ khách quan của sự cô đơn vào thành phần chủ quan của tự cô lập. Tự cô lập là thu bản thân mình lại, là hành động tách rời khỏi một nhóm/ cộng đồng nhằm ngăn chặn sự tiếp xúc bằng nhiều hành vi khác nhau [23]. Thiếu niềm tin vào người khác, liên tục giấu mình, từ chối hình thành mối quan hệ với người khác khiến họ ngừng cố gắng và tiếp tục một mình. Loại 1: Sống cô lập với xã hội: dành nhiều thời gian một mình, lẩn tránh các mối quan hệ gia đình, bạn bè 21
- Loại 2: Tự cảm thấy cô đơn giữa gia đình, bạn bè nếu không được đáp ứng cảm giác được chăm sóc, có thể dựa dẫm được hay trở nên quan trọng với người khác. Một số những nghiên cứu ở Nhật Bản từ bốn thập kỷ trở lại đây về sự tự cô lập dưới tên gọi Hikikomori. Theo đó, Hikikomori được định nghĩa “là hiện tượng những người tự giam mình trong phòng, từ chối tham gia vào đời sống xã hội và gia đình trong thời gian dài hơn sáu tháng”. Bác sĩ Hồ Văn Hiền trong luận văn “Giải đáp bệnh tự kỷ, chứng cô độc hay tự bế” cũng không đồng tình với cách gọi “chứng cô độc” như là một định nghĩa tương tự của “bệnh tự kỷ”. Ông chọn từ “tự bế” và dẫn theo Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh, “bế” là “đóng lại , lấp tất lại” (như bế quan toả cảng, bế tắc); đặt tên “tự bế” cho tình trạng khép kín của tâm tư của một người. Định nghĩa về FOMO (Fear of missing out, tạm dịch: Sợ bị bỏ lỡ) cho rằng những người tự cô lập có xu hướng theo dõi cuộc sống trên mạng xã hội của người khác thay vì gặp gỡ ngoài đời thật. Từ những quan điểm trên, đề tài định nghĩa: Hành vi tự cô lập là hành vi duy trì việc sống tách biệt với mọi người, né tránh hoặc từ chối thiết lập quan hệ (mới) với người khác, ưu tiên sử dụng các phương thức giao tiếp trực tuyến hơn trực diện hay có thể hiểu đây là một biểu hiện của sự cô đơn kéo dài, kết quả của trầm cảm hoặc các vấn đề tâm lý khác. b. Những cơ sở để xét đoán hành vi tự cô lập Dựa trên cơ sở dữ liệu từ những công trình nghiên cứu về cô đơn với hành vi tự cô lập, tự bế và Hikikomori trên thế giới. Căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý và thể chất, đề tài xác lập các tiêu chí xét đoán hành vi tự cô lập sau khi tham khảo các rối loạn liên quan từ DSM-IV và DSM-V: A. Bệnh nhân có khá nhiều suy nghĩ, cảm xúc hoặc những hành vi có liên quan đến các vấn đề về việc thu mình lại trong các mối quan hệ với người khác, tối thiểu là 3 trong các triệu chứng sau: 1. Không muốn ra khỏi nhà, cảm thấy an toàn khi ở một mình. Miễn cưỡng hoặc từ chối gặp gỡ, đi học, đi làm 2. Không muốn kết giao bạn bè mới, không muốn duy trì những mối quan hệ thông thường dù có nhu cầu được yêu thương 22
- 3. Cáu kỉnh, buồn bã, thất vọng, sợ hãi, thiếu tự tin về việc bản thân không đáp ứng được kỳ vọng từ người khác (ví dụ về ngoại hình, năng lực, xuất thân ) 4. Tránh né giao tiếp trực diện, sử dụng mạng xã hội như một giải pháp để kết nối với người khác. Cảm thấy lo lắng thường xuyên khi không kiểm tra trạng thái, tin tức mới. 5. Mệt mỏi hoặc mất năng lượng vì môi trường học tập/ làm việc hầu như mỗi ngày. 6. Suy nghĩ dai dẳng, không phù hợp và mất kiểm soát trong giờ giấc sinh hoạt, ăn ngủ, tình dục sử dụng chất gây nghiện hoặc xuất hiện hành vi nghiện (ăn uống, mua sắm, tình dục ) để che giấu cảm giác cô đơn. 7. Thường xuyên phàn nàn về bản chất tiêu cực của các mối quan hệ xã hội (ví dụ mọi người chỉ muốn lợi dụng tôi). 8. Thường xuyên lo lắng khi phải xuất hiện hoặc làm việc công khai trước đám đông. 9. Giảm khả năng suy nghĩ, sức tập trung chú ý hoặc thiếu quyết đoán hầu như mỗi ngày B. Sợ hãi, lo lắng hoặc tránh né một cách dai dẳng và kéo dài tối thiểu 4 tuần ở trẻ em và thanh thiếu niên, 6 tháng đối với người trưởng thành. C. Hành vi tự cô lập gây ra sự đau khổ đáng kể về mặt tinh thần, làm thay đổi chức năng xã hội, nghề nghiệp hoặc trong các lãnh vực quan trọng khác. D. Hành vi tự cô lập không đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán của những rối loạn tâm thần khác, ví dụ như việc từ chối rời khỏi nhà vì đề phòng sự thay đổi một cách quá mức của Hội chứng tự kỷ, tránh né việc xuất hiện trong đám đông khi không có người thân ở chứng Ám ảnh sợ khoảng trống E. Hành vi tự cô lập không xuất hiện do tác động sinh lý trực tiếp của một chất (gây nghiện, thuốc). c. Phân loại mức độ hành vi tự cô lập - Xét trên tiêu chí kiểu hành vi, có thể phân chia hành vi thành 2 mức độ sau: Hành vi tự cô lập được chủ thể thực hiện trong khoảng thời gian ngắn có thể do trầm cảm, bị bỏ rơi, áp lực hay sốc tâm lý khiến chủ thể muốn trốn tránh xã hội, từ chối các mối quan hệ trong thời gian ngắn. 23
- Hành vi tổn thương lâu dài là hành vi được chủ thể thực hiện trong một khoảng thời gian dài. Đây có thể xem là một bệnh lý nặng cần được can thiệp. - Xét theo mức độ tổn thương, hành vi được phân chia làm 5 mức độ: Mức độ 1: những hành vi tự cô lập bộc phát như là một phản ứng trước một sự việc mang tính chất gây tổn thương cho người nhận. Ở mức độ này, đối tượng chưa có suy nghĩ tránh né xã hội; các yếu tố tác động chưa có sức ảnh hưởng kéo dài và cường độ mạnh với tâm lý. Mức độ 2: những hành vi tự cô lập ở mức độ nhẹ (xuất hiện suy nghĩ tránh né xã hội, nghi ngờ bản thân ). Ở mức độ này, đối tượng đã hình thành suy nghĩ về hành vi tự cô lập, cho rằng bản thân là người cô đơn, nghi ngờ bản thân không đủ tiêu chuẩn để được yêu thương, tuy nhiên vẫn còn niềm tin vào việc sẽ thay đổi được tình trạng của mình. Mức độ 3: những hành vi tự cô lập ở mức độ trung bình (lòng tự trọng thấp, không sẵn sàng giúp đỡ nếu bản thân không được lợi, xem mạng xã hội là phương tiện tối ưu trong giao tiếp). Ở mức độ này, đối tượng có suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực về những mối quan hệ xã giao thông thường, bắt đầu lơ là việc chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần bản thân, tuy nhiên vẫn còn khả năng kiểm soát và tiết chế khi có nguồn lực bên ngoài hỗ trợ (động viên và hỗ trợ từ gia đình, bạn bè ). Mức độ 4: những hành vi tự cô lập ở mức độ nặng (từ chối mở rộng mối quan hệ, cố tình trễ hẹn, sử dụng lời nói mang tính công kích, có dấu hiệu nghiện mạng xã hội, nghiện ăn uống, mua sắm; cảm thấy liên tục bị bỏ rơi và nếu không cố gắng duy trì, những mối quan hệ xung quanh sẽ trở nên đổ vỡ ). Ở mức độ này, đối tượng đã thực hiện hành vi từ chối các mối quan hệ một cách công khai, hoài nghi các mối quan hệ và xã hội, xuất hiện các hành vi nghiện và coi đó là giải pháp để khỏa lấp sự cô đơn. Mức độ 5: những hành vi tự cô lập ở mực độ rất nặng (giam mình ở nhà trong thời gian dài, không tham gia các hoạt động học tập hoặc lao động, nghiện mạng xã hội/ ăn uống/ mua sắm/ tình dục chấp nhận sự cô đơn như một dạng hủy hoại bản thân ). Ở mức độ này, sinh viên có khả năng rối loạn tâm thần, trầm cảm, thậm chí là nhập viện, nguy hiểm đến tính mạng. Để khảo sát thực trạng hành vi tự cô lập của sinh viên, đề tài xác lập cách phân chia thành năm mức độ từ rất nhẹ đến rất nặng. d. Phân loại hành vi tự cô lập 24
- Hành vi tự cô lập của bản thân được nhìn nhận từ nhiều chiều kích. Tuy nhiên, dựa trên cơ sở xét đoán hành vi lệch chuẩn, phân loại hành vi và định nghĩa về hành vi tự cô lập, hai cách phân loại sau đây có thể mô tả một cách tổng quan về kiểu hành vi này. Phân loại hành vi tự cô lập theo xu hướng bộc lộ hành vi - Hành vi tự cô lập công khai - Hành vi tự cô lập kín đáo (được che giấu) Phân loại hành vi tự cô lập theo cấu trúc tâm lý Cấu trúc tâm lý cá nhân gồm ba mặt nhận thức, thái độ và hành vi. Chính vì vậy, biểu hiện hành vi tự cô lập cũng thể hiện thông qua các mặt này. - Hành vi tự cô lập thông qua mặt nhận thức - Hành vi tự cô lập thông qua mặt thái độ - Hành vi tự cô lập bộc lộ thông qua các biểu hiện hành động cụ thể trong thói quen hàng ngày, trong các mối quan hệ hay các hành động tự làm tổn thương thân thể mình. e. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tự cô lập - Yếu tố sinh học: các nghiên cứu về Dịch tễ học chỉ ra rằng cô đơn quá lâu sẽ ảnh hưởng đến bộ gene di truyền. Việc cha hoặc mẹ đã từng trải qua thời kì trầm cảm/ cô đơn quá dài cũng tác động đến việc con cái bị ảnh hưởng trong quá trình thụ thai. - Yếu tố gia đình: việc mất mát hoặc chia cách cha mẹ/ người thân; việc không được yêu thương chăm sóc là những yếu tố mang tình chất quan trọng trong việc hình thành nếp nghĩ, lối sống từ nhỏ đến khi trưởng thành của sinh viên. - Yếu tố xã hội: việc không thể thích nghi khi thay đổi môi trường sống (từ quê lên thành phố, từ THPT lên Đại học, từ được chăm lo đến tự lập ) cùng với việc mạng xã hội tác động đến thời gian sinh hoạt hàng ngày khiến sinh viên cảm thấy an toàn khi ở nhà một mình, trải nghiệm đời sống trực tuyến hơn tham gia học tập và lao động. Bên cạnh đó, việc không đáp ứng được các kỹ năng xã hội, xâm hại tình dục hay bạo lực học đường cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến hành vi tự cô lập. - Yếu tố chính bản thân vị thành niên: việc thiếu những kỹ năng sống cùng với sự từ chối dấn thân vào những trải nghiệm khiến sinh viên trở nên tự ti, tự xem mình là gánh nặng/ hoặc sợ bị chê cười 1.2.4. Một số đặc điểm tâm lý của sinh viên 25
- Mỗi một lứa tuổi khác nhau đều có những đặc điểm tâm lý nổi bật, chịu sự chi phối của hoạt động chủ đạo. Ở đây, đề tài quan tâm đến sinh viên, những người có hoạt động chủ đạo là học tập để tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp ở các trường cao đẳng, đại học. Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng nhất ở lứa tuổi thanh niên - sinh viên là sự phát triển tự ý thức. Nhờ có tự ý thức phát triển, sinh viên có những hiểu biết, thái độ, có khả năng đánh giá bản thân để chủ động điều chỉnh sự phát triển bản thân theo hướng phù hợp với xu thế xã hội [11]. Bên cạnh đó, lứa tuổi đầu thanh niên theo học thuyết của Erikson nằm ở giai đoạn “Gắn bó và cô lập”. Giai đoạn này ta tìm kiếm các mối quan hệ có sự gắn bó lâu dài với người nào đó ngoài gia đình. Hoàn thành thành công giai đoạn này có thể tạo ra các mối quan hệ thoải mái và cảm giác gắn bó, an toàn, và có được tình yêu. Nếu không có được sự yêu thương, con người có xu hướng tự cô lập, vị kỷ, say mê với chính mình. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi sinh viên Sinh viên là lứa tuổi đạt đến độ phát triển sung mãn của đời người. Họ là lớp người giàu nghị lực, giàu ước mơ và hoài bão. Tuy nhiên, do quy luật phát triển không đồng đều về mặt tâm lý, do những điều kiện, hoàn cảnh sống và cách thức giáo dục khác nhau, không phải bất cứ sinh viên nào cũng được phát triển tối ưu, độ chín muồi trong suy nghĩ và hành động còn hạn chế. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tính tích cực hoạt động của bản thân mỗi sinh viên. Bên cạnh đó, sự quan tâm đúng mực của gia đình, phương pháp giáo dục phù hợp từ nhà trường sẽ góp phần phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế về mặt tâm lý của sinh viên [11]. Sinh viên không tránh khỏi những hạn chế chung của lứa tuổi thanh niên đó là sự thiếu chín chắn trong suy nghĩ, hành động, đặc biệt, trong việc tiếp thu, học hỏi những cái mới. Ngày nay, trong xu thế mở cửa, hội nhập quốc tế, trong điều kiện phát triển công nghệ thông tin, nền văn hoá của chúng ta có nhiều điều kiện giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hoá trên thế giới, kể cả văn hoá phương Đông và phương Tây. Việc học tập, tiếp thu những tinh hoa, văn hoá của các nền văn hoá khác là cần thiết. Tuy nhiên, do đặc điểm nhạy cảm, ham thích những điều mới lạ kết hợp với sự bồng bột, thiếu kinh nghiệm nên sinh viên dễ dàng tiếp nhận cả những nét văn hoá không phù hợp với chuẩn mực xã hội, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc và không có lợi cho bản thân họ [11]. Việc sinh viên tự cô lập vì những yếu tố khách quan như thay đổi môi trường học tập, môi trường sống hay lý do chủ quan như thiếu kỹ năng học tập và kỹ năng sống dẫn 26
- đến những tác động tiêu cực lên tâm lý. Hoạt động chủ đạo học tập dần bị đẩy lui bởi những cơn nghiện (ăn uống, giải trí ) phát sinh; các mối quan hệ xã hội bị thu hẹp và mất dần thông qua việc lựa chọn phương thức tương tác trực tuyến thay vì trực diện. Việc tiếp thu những nền văn hoá trên thế giới không chọn lọc hình thành những trào lưu (game, manga, cosplay, do you dare, sex challenge ) khiến sinh viên tự cô lập mình với các tầng lớp khác, ngành nghề khác 1.2.5. Lý luận về hành vi tự cô lập của sinh viên a. Định nghĩa hành vi tự cô lập của sinh viên Căn cứ vào những định nghĩa đã được xác lập trước đó, đề tài đưa ra khái niệm cụ thể cho hành vi tự cô lập như sau: Hành vi tự cô lập của sinh viên là hành vi sinh viên duy trì việc sống tách biệt với mọi người, né tránh hoặc từ chối thiết lập quan hệ (mới) với người khác, ưu tiên sử dụng các phương thức giao tiếp trực tuyến hơn trực diện hay có thể hiểu đây là một biểu hiện của sự cô đơn kéo dài, kết quả của trầm cảm hoặc các vấn đề tâm lý khác. Hành vi tự cô lập gây ra sự đau khổ đáng kể về mặt tinh thần, làm thay đổi chức năng xã hội, nghề nghiệp hoặc trong các lãnh vực quan trọng khác. Ảnh hưởng đến sức khoẻ bản thân, mối quan hệ và phúc lợi xã hội. 27
- b. Biểu hiện của hành vi tự cô lập của sinh viên Hành vi tự cô lập của sinh viên được biểu hiện thông qua việc sinh viên sống tách biệt với mọi người, né tránh hoặc từ chối thiết lập quan hệ (mới) với người khác, ưu tiên sử dụng các phương thức giao tiếp trực tuyến hơn trực diện hay có thể hiểu đây là một biểu hiện của sự cô đơn kéo dài, kết quả của trầm cảm hoặc các vấn đề tâm lý khác và được biểu hiện thông qua nhận thức, thái độ và hành vi. - Về mặt nhận thức, sinh viên có biểu hiện như: nhìn nhận, suy nghĩ: cuộc sống hiện tại không cần có thêm mối quan hệ nào mới nữa; cuộc sống trên mạng xã hội thú vị hơn ngoài đời; mình sẽ tổn thương nếu yêu ai đó; không có giá trị với mọi người xung quanh; người khác chỉ muốn lợi dụng tôi; thà có ít bạn như là bạn tốt còn hơn nhiều bạn chỉ để xã giao; các hoạt động ngoài xã hội thật vô nghĩa, phí thời gian; nên dành thời gian ở nhà (ăn, ngủ, giải trí) hơn lao động (đi làm/ đi học ); rằng tôi không thích gia đình (bạn bè/ trường đại học/ cộng đồng) của mình; muốn tự hủy hoại bản thân (bằng chất kích thích, bằng dụng cụ sắt nhọn, tình một đêm, friend-with-benefit; nghi ngờ năng lực bản thân mình có thể đáp ứng được công việc/ học tập và các mối quan hệ; mình sẽ bớt cô đơn khi có tình một đêm/ FwB; mình là kẻ thấp kém nên không xứng đáng với ai cả; mình đặc biệt nên không ai có thể hiểu được; thiếu nhiều kỹ năng giao tiếp để sống hạnh phúc với mọi người; nghĩ mình đã quen với việc cô đơn; nghĩ mình bị trầm cảm/ stress (căng thẳng) mức độ nhẹ; nghĩ mọi người sẽ sống tốt hơn nếu không có tôi; nghĩ không ai xem trọng/ quan tâm đến tôi; dù có cố gắng duy trì, những mối quan hệ cũng sẽ rời bỏ tôi; nghĩ mình dễ mắc bệnh và sức khoẻ yếu hơn trước; nghĩ không ai chấp nhận được quá khứ tồi tệ của mình. - Về mặt thái độ, sinh viên có biểu hiện như: cảm thấy xấu hổ và tội lỗi nên không muốn nhờ sự giúp đỡ của người khác khi gặp khó khăn; cảm thấy bi quan về cuộc đời của mình nên không muốn cố gắng học tập/ làm việc/ yêu thương; dễ cáu giận khi không được người khác quan tâm/ quan tâm không đúng mong đợi; đau khổ trong im lặng (không chia sẻ, không thể hiện cảm xúc của mình); lo lắng, bất an nếu mình bỏ lỡ chuyện gì đó với mọi người xung quanh; dễ chịu khi ở một mình; ghen tị với thành công của người khác; sợ nếu từ chối giúp đỡ người khác, họ sẽ xa lánh tôi; buồn lo về việc xa cách người thân; lo lắng bạn bè không thật lòng với mình; bất an khi tiếp xúc với môi trường mới (Trường Đại học, CLB, công ty ); an tâm hơn khi luôn cập nhật được tin tức mới trên mạng xã hội; lo lắng về ngoại hình/ sức khoẻ của mình khi sinh hoạt không 28
- điều độ (ăn, ngủ, tình dục ); chán nản vì những thất bại trong các mối quan hệ của bản thân; tự ti về bản thân (ngoại hình, xuất thân, năng lực ) nên không cởi mở với mọi người; lo lắng khi xuất hiện trước đám đông; khó chịu với những góp ý trái chiều của người khác dành cho mình. - Về mặt hành vi, sinh viên có biểu hiện: không kiểm soát được việc ăn uống của mình; cố ý đến trễ/ từ chối đến các cuộc hẹn; trốn tránh xây dựng và duy trì các mối quan hệ; dành nhiều thời gian để nhắn tin thay vì gặp mặt trực tiếp; hạn chế ra khỏi nhà nếu không phải việc quan trọng; trốn tránh giao tiếp, thăm hỏi các mối quan hệ; hoạt động độc lập tốt hơn làm việc nhóm; kiểm tra tin nhắn/ trạng thái trên mạng xã hội bất cứ khi nào có thể; không kiểm soát được việc ngủ, nghỉ (thời lượng và chất lượng giấc ngủ); ăn/ ngủ/ tình dục quá độ để tránh cảm giác cô đơn; sử dụng chất kích thích để tránh cảm giác bất an, cô đơn, buồn lo ; bỏ bê việc vệ sinh cá nhân/ nhà cửa và chăm sóc bản thân; phản ứng thái quá không được đối xử như mong đợi; quan hệ tình dục với người lạ/ FwB để tránh cảm giác cô đơn; có hành động công kích/ phá hoại mối quan hệ của người khác để che giấu cảm giác cô đơn; tránh né các hoạt động học tập/ lao động vì sợ bị chỉ trích, phản đối; không sẵn lòng có hành động giúp đỡ/ tham gia các hoạt động nếu không chắc chắn mình được chào đón; không hành động quyết đoán khi ở trong các tình huống căng thẳng. Những biểu hiện này chỉ được xem xét, đánh giá khi sinh viên có một trong số những biểu hiện sàng lọc sau: Không muốn ra khỏi nhà, cảm thấy an toàn khi ở một mình. Miễn cưỡng hoặc từ chối gặp gỡ, đi học, đi làm ; Không muốn kết giao bạn bè mới, không muốn duy trì những mối quan hệ thông thường dù có nhu cầu được yêu thương; Cáu kỉnh, buồn bã, thất vọng, sợ hãi, thiếu tự tin về việc bản thân không đáp ứng được kỳ vọng từ người khác (ví dụ về ngoại hình, năng lực, xuất thân ); Tránh né giao tiếp trực diện, sử dụng mạng xã hội như một giải pháp để kết nối với người khác. Cảm thấy lo lắng thường xuyên khi không kiểm tra trạng thái, tin tức mới; Mệt mỏi hoặc mất năng lượng vì môi trường học tập/ làm việc hầu như mỗi ngày; Suy nghĩ dai dẳng, không phù hợp và mất kiểm soát trong giờ giấc sinh hoạt, ăn ngủ, tình dục sử dụng chất gây nghiện hoặc xuất hiện hành vi nghiện (ăn uống, mua sắm, tình dục ) để che giấu cảm giác cô đơn; Thường xuyên phàn nàn về bản chất tiêu cực của các mối quan hệ xã hội (ví dụ mọi người chỉ muốn lợi dụng tôi); Thường xuyên lo lắng khi phải xuất 29
- hiện hoặc làm việc công khai trước đám đông; Giảm khả năng suy nghĩ, sức tập trung chú ý hoặc thiếu quyết đoán hầu như mỗi ngày. c. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi tự cô lập của sinh viên Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến hành vi tự cô lập của sinh viên. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, bên cạnh việc thất bại trong các mối quan hệ dẫn đến việc thu mình, việc thiếu kỹ năng sống khiến sinh viên trở nên tự ti trong việc giao tiếp, mở rộng các mối quan hệ. Ngoài ra, những tác động từ phía gia đình như: Ba mẹ ly hôn/ ly thân (sống với ba/ mẹ/ người thân/ một mình); ba mẹ không yêu thương, không chăm sóc; ba/ mẹ gặp vấn đề tâm thần/ tâm lý; mất mát người thân yêu (qua đời/ chia cách ); bị quấy rối/ xâm hại/ lạm dụng tình dục; bị bạo lực học đường (bị bạn bè bắt nạt); bị lạm dụng/ bạo hành cảm xúc (trêu chọc, đánh giá, phê bình, chế giễu, tẩy chay, chì chiết, bị cô lập ); không thích ứng được với môi trường mới (Trường Đại học, nơi làm việc, ngoài xã hội ); Không đáp ứng được yêu cầu về năng lực/ phẩm chất trong học tập, công việc ; Có tiền sử về các vấn đề tâm lý (trầm cảm, căng thẳng ) cũng được xem như một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi tự cô lập của sinh viên. 1.2.6. Hậu quả từ hành vi tự cô lập của sinh viên Về mặt cá nhân: việc tự cô lập đi kèm với sự xuất hiện của hành vi nghiện và tự hủy hoại bản thân khiến sinh viên không có điều kiện cải thiện năng lực, kỹ năng đáp ứng nhu cầu xã hội và bị đào thải. Đời sống tinh thần không được chăm sóc dẫn đến những hậu quả không chỉ cho bản thân sinh viên mà còn ảnh hưởng đến các mối quan hệ gia đình, bạn bè, xã hội Về mặt xã hội: sự tự cô lập ở người sinh viên cũng là một trong những nguyên nhân cũng như kết quả của nạn thất nghiệp, dẫn đến thiếu thốn lao động và tiêu tốn tài nguyên Quốc gia. Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), cơ quan tập hợp số liệu từ các chính phủ, người đại diện phía sử dụng lao động và lao động từ 187 quốc gia, vùng lãnh thổ được thông báo trên CNN, số người không có việc làm trên toàn thế giới đạt 200 triệu người vào năm 2017. 30
- 1.2.7. Mô hình hành vi tự cô lập của sinh viên Tác giả: Nguyễn Lê Bảo Hoàng Có các nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành vi tự cô lập như: sự cô đơn kéo dài; bị bỏ rơi, chi cách; bị xâm hại, bạo hành; thiếu kỹ năng (nghề nghiệp, kỹ năng sống). Bên cạnh đó, trong quá trình dẫn đến hình thành hành vi tự cô lập, sinh viên có thể xuất hiện mong muốn cải thiện bản thân (mối quan hệ, kỹ năng sống, kiến thức nghề nghiệp ). Nếu thành công ở giai đoạn này, sinh viên sẽ đáp ứng được mặt hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mình, tiến đến sự phát triển hoàn thiện việc học nghề đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Nếu thất bại trong việc cải thiện bản thân và các mối quan hệ, sinh viên có thể bước vào vòng lặp cải thiện - thất bại cho đến khi hoặc thành công, hoặc chán nản và tiến tới hành vi tự cô lập. 31
- TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy các nghiên cứu trong nước vẫn chưa có sự quan tâm đáng kể về hành vi tự cô lập so với nghiên cứu trên thế giới. Các khái niệm, biểu hiện của hành vi tự cô lập vẫn còn bị đánh đồng với những căn bệnh phổ biến như trầm cảm, rối loạn tránh né Việc xem xét hành vi tự cô lập như một chỉnh thể độc lập đòi hỏi phải có sự phân biệt rõ ràng với các biểu hiện giống nhau tránh gây nhầm lẫn. Và trên thực tế vẫn chưa có nghiên cứu bài bản về hành vi tự cô lập của sinh viên. Vì vậy, việc nghiên cứu hành vi tự cô lập ở sinh viên tại một số trường đại học trên địa bàn TP. HCM là hoàn toàn cần thiết. Hành vi tự cô lập của sinh viên được biểu hiện thông qua việc sinh viên sống tách biệt với mọi người, né tránh hoặc từ chối thiết lập quan hệ (mới) với người khác, ưu tiên sử dụng các phương thức giao tiếp trực tuyến hơn trực diện hay có thể hiểu đây là một biểu hiện của sự cô đơn kéo dài, kết quả của trầm cảm hoặc các vấn đề tâm lý khác và được biểu hiện thông qua nhận thức, thái độ và hành vi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi tự cô lập của sinh viên như: Ba mẹ ly hôn/ ly thân (sống với ba/ mẹ/ người thân/ một mình); ba mẹ không yêu thương, không chăm sóc; ba/ mẹ gặp vấn đề tâm thần/ tâm lý; mất mát người thân yêu (qua đời/ chia cách ); bị quấy rối/ xâm hại/ lạm dụng tình dục; bị bạo lực học đường (bị bạn bè bắt nạt); bị lạm dụng/ bạo hành cảm xúc (trêu chọc, đánh giá, phê bình, chế giễu, tẩy chay, chì chiết, bị cô lập ); không thích ứng được với môi trường mới (Trường Đại học, nơi làm việc, ngoài xã hội ); Không đáp ứng được yêu cầu về năng lực/ phẩm chất trong học tập, công việc ; Có tiền sử về các vấn đề tâm lý (trầm cảm, căng thẳng ). 32
- CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HÀNH VI TỰ CÔ LẬP Ở SINH VIÊN TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM 2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng về hành vi tự cô lập ở sinh viên tại một số trường đại học trên địa bàn TP. HCM 2.1.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu mức độ và các biểu hiện của các loại hành vi tự cô lập ở sinh viên tại một số trường đại học trên địa bàn TP. HCM 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chính, các phương pháp nghiên cứu còn lại là các phương pháp bổ trợ. a. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Đề tài thiết kế bảng hỏi dành cho nhóm khách thể chính sinh viên tại 5 trường đại học trên địa bàn TP. HCM Nguyên tắc thiết kế: - Đảm bảo giá trị về mặt nội dung. - Đáng tin cậy về mặt thống kê. - Sử dụng các hình thức câu hỏi sao cho phù hợp với nội dung nghiên cứu và phù hợp với đặc điểm của khách thể nghiên cứu. Quy trình thiết kế bảng hỏi: Giai đoạn 1: Thiết kế bảng khảo sát sàng lọc ban đầu Khách thể nghiên cứu chính của đề tài là những sinh viên đang có hành vi tự cô lập. Chính vì vậy cần một bảng hỏi sàng lọc khách thể. Những khách thể đáp ứng được với tiêu chuẩn nghiên cứu sẽ tiếp tục được khảo sát bằng bảng hỏi chính thức. Thông qua bảng hỏi sàng lọc, người nghiên cứu cũng thu thập những ý kiến dưới dạng câu hỏi mở về hành vi tự cô lập ở sinh viên để đề tài có những nội dung phù hợp với đặc điểm tâm lý và hoạt động chủ đạo của sinh viên. Giai đoạn 2: Thiết kế và hoàn thiện bảng khảo sát chính thức 33
- - Từ kết quả thu được sau khi phát bảng thăm dò mở, cộng với những lý luận của đề tài, tiến hành thiết kế bảng hỏi thử. - Bảng hỏi thử được gửi đến giảng viên hướng dẫn có kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học, đã tiếp xúc với đề tài về cô đơn và hành vi tự cô lập để góp ý chuyên môn, hình thức và ngôn ngữ. - Bảng hỏi được hoàn thiện sau khi bỏ phần đánh giá và góp ý cần thiết của khách thể khảo sát về các phương diện ngôn ngữ, số lượng, nội dung và hình thức thiết kế. Song song đó, các câu hỏi chính thức nhằm tìm hiểu thực trạng hành vi tự cô lập ở sinh viên tại một số trường đại học trên địa bàn TP. HCM đều được giữ lại và có điều chỉnh một số chi tiết không đáng kể nhằm làm rõ nghĩa hơn về cách diễn đạt. Giai đoạn ba: Tiến hành khảo sát chính thức Tiến hành phát phiếu điều tra chính thức trên những khách thể đã được sàng lọc được lưu giữ thông tin. Số lượng khách thể sàng lọc được là 385 trên tổng số là 483 sinh viên từ 5 trường Đại học trên địa bàn TP. HCM. Trong đó: Bảng 2.1. Số lượng sinh viên khảo sát tại các trường Đại học trên địa bàn TP. HCM STT Tên trường Loại hình Số lượng 1 Đại học Kiến trúc TP. HCM Công lập 75 2 Đại học Bách khoa TP. HCM Công lập 71 3 Đại học Sư phạm TP. HCM Công lập 75 4 Đại học Công nghệ TP. HCM (HUTECH) Dân lập 85 5 Đại học Ngoại ngữ - Tin học (HUFLIT) Dân lập 79 b. Mô tả chung về bảng hỏi - Mô tả về bảng hỏi sàng lọc Bảng hỏi sàng lọc gồm hai phần: phần thông tin khách thể khảo sát, phần khảo sát bằng câu hỏi mở. - Mô tả về bảng hỏi chính thức Bảng hỏi chính gồm dành cho nhóm khách thể là sinh viên sau khi được sàng lọc. 34
- Phần thông tin khách thể khảo sát Phần này gồm các câu hỏi về thông tin cơ bản của khách thể khảo sát bao gồm: trường, khối lớp, kết quả học tập, giới tính, kết quả học tập, kết quả hạnh kiểm, xuất thân gia đình, kinh tế gia đình. Phần nội dung khảo sát: bao gồm hai phần chính: Phần 1: Từ câu 1 đến câu 5 thuộc nhóm câu hỏi nhằm tìm hiểu về thực trạng hành vi THHBT ở khách thể. Câu 1: Tìm hiểu về sự hiểu biết của khách thể về hành vi tự cô lập. Câu 2: Tìm hiểu về thực trạng những hành vi, suy nghĩ tự cô lập của khách thể. Câu 3: Tìm hiểu về thời gian khách thể có hành vi hoặc suy nghĩ tự cô lập. Câu 4: Tìm hiểu số lần khách thể có hành vi hoặc suy nghĩ tự cô lập trong một ngày bình thường. Câu 5: Tìm hiểu số lần khách thể có hành vi hoặc suy nghĩ tự cô lập trong một ngày có chuyện buồn, áp lực. Phần 2: Từ câu 6 đến câu 8 tìm hiểu về nhận thức, thái độ, hành vi của khách thể khi thực hiện hành vi tự cô lập. Câu 6: Nhận thức chung của khách thể đối với hành vi tự cô lập, câu hỏi gồm 25 chỉ báo với 5 mức độ trả lời: Không có - Ít - Bình thường - Nhiều - Rất nhiều. Câu 7: Tình cảm/ thái độ của khách thể khi thực hiện hành vi tự cô lập, câu hỏi gồm 19 chỉ báo với 5 mức độ trả lời: Không có - Ít - Bình thường - Nhiều - Rất nhiều. Câu 8: Mức độ thực hiện hành vi tự cô lập của khách thể, câu hỏi gồm 20 chỉ báo với 5 mức độ trả lời: Không có - Ít - Bình thường - Nhiều - Rất nhiều. Phần 3: Câu 9 và 10 tìm hiểu sâu hơn về sự hài lòng của khách thể, hoàn cảnh có thể khiến khách thể rơi vào hành vi tự cô lập. Câu 9: Mức độ hài lòng về bản thân và các mối quan hệ xung quanh khách thể Câu 10: Những hoàn cảnh khiến khách thể rơi vào trạng thái cô đơn/ khủng hoảng dẫn đến hành vi tự cô lập 35
- Bảng 2.2. Độ tin cậy của thang đo biểu hiện hành vi tự cô lập (Xem xét các mặt biểu hiện của hành vi tự cô lập) Nội dung Giá trị Cronbach Alpha Trung bình nhận thức .914 Trung bình xúc cảm/ thái .923 độ Trung bình hành vi .937 HVTCL .926 Cronbach’s Alpha của thang đo là 0.926, các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.8 và không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo này lớn hơn 0.926. Vì vậy, tất cả các biểu hiện về hành vi tự cô lập đều có độ tin cậy cao. c. Cách thức chấm điểm ở bảng hỏi chính thức Dựa trên tổng điểm thấp nhất và cao nhất, các mức độ hành vi tự cô lập được tính như sau: Bảng 2.3. Cách tính điểm mức độ hành vi tự cô lập MỨC ĐỘ ĐTB Câu 6 - 7 - 8 4.21 - 5 Rất cao 3.41 - 4.2 Cao 2.61 - 3.4 Trung bình 1.81 - 2.6 Thấp 1 - 1.8 Rất thấp b. Phương pháp thống kê toán học a. Mục đích nghiên cứu Xử lý tất cả các kết quả định lượng thu được từ cuộc khảo sát nhằm làm cơ sở để biện luận kết quả nghiên cứu. b. Nội dung nghiên cứu - Thống kê mô tả: tính tổng, trị số trung bình, tần số, tỉ lệ phần trăm, kiểm nghiệm phi tham số ANOVA. 36
- - So sánh kết quả giữa các nhóm khách thể, các mặt khác nhau trong cùng một chỉ báo nghiên cứu. c. Cách thức tiến hành Sử dụng phần mềm thống kê toán học SPSS 20.0 để xử lý các dữ kiện thu được phục vụ cho việc phân tích số liệu trong quá trình nghiên cứu. 2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng hành vi tự cô lập ở sinh viên tại một số trường đại học trên địa bàn TP. HCM từ bảng hỏi sàng lọc ban đầu 2.2.1. Thực trạng hành vi tự cô lập ở sinh viên tại một số trường đại học trên địa bàn TP. HCM qua nghiên cứu sàng lọc Bảng 2.4. Thực trạng hành vi tự cô lập ở sinh viên tại một số trường đại học trên địa bàn TP. HCM Tần Tỉ lệ Thứ STT NỘI DUNG số (%) hạng Không muốn ra khỏi nhà, cảm thấy an toàn khi ở một 1 201 52.2 4 mình. Miễn cưỡng hoặc từ chối gặp gỡ, đi học, đi làm Không muốn kết giao bạn bè mới, không muốn duy trì 2 những mối quan hệ thông thường dù có nhu cầu được 102 26.5 7 yêu thương Cáu kỉnh, buồn bã, thất vọng, sợ hãi, thiếu tự tin về việc 3 bản thân không đáp ứng được kỳ vọng từ người khác 172 44.7 5 (ví dụ về ngoại hình, năng lực, xuất thân ) Tránh né giao tiếp trực diện, sử dụng mạng xã hội như một giải pháp để kết nối với người khác. Cảm thấy lo 4 233 60.5 3 lắng thường xuyên khi không kiểm tra trạng thái, tin tức mới. Mệt mỏi hoặc mất năng lượng vì môi trường học tập/ 5 241 62.6 2 làm việc hầu như mỗi ngày. Suy nghĩ dai dẳng, không phù hợp và mất kiểm soát 6 trong giờ giấc sinh hoạt, ăn ngủ, tình dục sử dụng 298 77.4 1 chất gây nghiện hoặc xuất hiện hành vi nghiện (ăn 37
- uống, mua sắm, tình dục ) để che giấu cảm giác cô đơn. Thường xuyên phàn nàn về bản chất tiêu cực của các 7 mối quan hệ xã hội (ví dụ mọi người chỉ muốn lợi dụng 94 24.4 8 tôi). Thường xuyên lo lắng khi phải xuất hiện hoặc làm việc 8 127 33.0 6 công khai trước đám đông. Giảm khả năng suy nghĩ, sức tập trung chú ý hoặc thiếu 9 66 17.1 9 quyết đoán hầu như mỗi ngày 10 Tôi không có những hành vi và suy nghĩ như trên 98 20.3 Đề tài đưa ra 9 dấu hiệu nhận biết để sàng lọc những sinh viên có dấu hiệu tự cô lập. Trong 483 khách thể nghiên cứu thì có 385 sinh viên ( chiếm 79.7% - với gần 4/5 lượng mẫu) sinh viên có ít nhất ba trong số những dấu hiệu cấu thành nên hành vi tự cô lập. Đây là khách thể nghiên cứu chính của đề tài sau sàng lọc. Kết quả thu được qua khảo sát chứng tỏ hành vi tự cô lập của sinh viên không hề nhỏ xét trên phương diện thống kê tiêu chí đã xác lập của đề tài. Trong số các dấu hiệu dùng để sàng lọc hành vi tự cô lập của sinh viên có đến 298 (77.4%) sinh viên - xếp hạng 1, xuất hiện hành vi nghiện để khỏa lấp sự cô đơn (ăn uống, ngủ, sử dụng mạng xã hội, mua sắm không kiểm soát, tình dục không lành mạnh ). Đây là một thực trạng đáng báo động bởi lẽ các đề tài nghiên cứu về hành vi nghiện trước đây chưa đánh giá sự cô đơn như là một nguyên nhân chính yếu. Kế đến là việc thay đổi môi trường học tập và những mối quan hệ xã hội không tốt cũng khiến phần lớn sinh viên (62.6%) rơi vào cảm giác chán nản, lo âu hay lòng tự tôn thấp như cảm thấy bị phân biệt đối xử, tự ti về bản thân (44.7%) là những tiền đề cho việc thu hẹp khoảng cách với người xung quanh, thúc đẩy sinh viên tiến tới hình thành hành vi tự cô lập: không muốn ra khỏi nhà (52.2%). Tuy chỉ chiếm 17.1% nhưng biểu hiện “Giảm khả năng suy nghĩ, sức tập trung chú ý hoặc thiếu quyết đoán hầu như mỗi ngày” khiến chúng ta phải nhìn nhận lại sự ảnh hưởng hành vi tự cô lập đến khả năng làm việc và hiệu quả học tập của sinh viên, yếu tố này là vấn đề đáng quan tâm trong việc nghiên cứu nguyên nhân sinh viên trở nên tự ti về bản thân do thiếu kỹ năng để hỗ trợ công việc và cải thiện lối sống. 38
- 2.2.2. Thực trạng hành vi tự cô lập ở sinh viên tại một số trường đại học trên địa bàn TP. HCM sau sàng lọc 2.2.2.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu được sàng lọc Bảng 2.5. Vài nét về khách thể nghiên cứu được sàng lọc ĐH ĐH Sư ĐH Kiến ĐH Công ĐH Bách Trường Ngoại phạm trúc TP. nghệ TP. khoa TP. ngữ - Tin TP. HCM HCM HCM TỔNG Yếu tố học HCM Sinh viên Nhất 16 19 20 19 16 90 năm thứ Hai 18 20 18 22 15 93 Ba 18 19 19 23 16 95 Tư 17 18 18 21 14 88 Trên 6 3 0 0 10 19 năm tư Kết quả Giỏi 6 17 20 12 10 65 học tập Khá 29 30 49 51 28 187 Trung 38 31 6 20 31 126 bình Yếu 2 1 0 2 2 7 Kém 0 0 0 0 0 0 Điểm rèn Tốt 35 20 51 46 38 190 luyện học Khá 36 49 22 32 29 168 kỳ gần Trung 4 10 2 7 4 27 nhất bình Yếu 0 0 0 0 0 0 Kém 0 0 0 0 0 0 Xuất thân Tri 25 12 23 16 26 102 gia đình thức Nghề 9 14 20 8 23 74 nông Công 11 21 26 10 11 79 nhân Kinh 30 32 6 51 11 130 doanh 39
- Kinh tế Hộ 4 2 4 3 3 16 gia đình nghèo Cận 8 7 19 7 4 45 nghèo Trung 30 22 30 25 24 131 bình Khá 33 48 22 50 40 193 Giới tính Nam 42 20 28 30 54 174 Nữ 33 59 47 55 17 211 Tổng 385 Dựa vào kết quả bảng 2.6, ta thấy số lượng sinh viên ở 5 trường sau sàng lọc khá đồng đều (xấp xỉ 78 sinh viên/ trường). Vì tính chất ngành nghề, sinh viên ở trường Đại học Kiến trúc TP. HCM và Đại học Bách khoa TP. HCM xuất hiện những khách thể lớn hơn năm 4. Tuy nhiên xét trên phương diện học lực có sự phân biệt khá rõ giữa công lập và dân lập. Cụ thể về mặt học lực, lượng học sinh khá giỏi ở trường Đại học Kiến trúc TP. HCM (13.9%), Đại học Sư phạm TP. HCM (27.4%), Đại học Bách khoa TP. HCM (15%). Ngoại trừ trường Đại học Sư phạm TP. HCM, 2 công lập còn lại (có điểm thi đầu vào đại học cao) đều có lượng học sinh khá giỏi thấp hơn so với dân lập (18.7% và 25%). Như vậy có thể thấy việc thay đổi môi trường học tập từ phổ thông lên đại học có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên, đây là một trong những yếu tổ ảnh hưởng đến việc hình thành hành vi tự cô lập ở sinh viên. Trên phương diện điểm rèn luyện, đa số sinh viên đều đạt mức khá và tốt, nổi bật lên trong đó vẫn là Đại học Sư phạm TP. HCM (26.8% lượng điểm rèn luyện loại tốt). Việc được học tập và rèn luyện trong môi trường sư phạm phần nào khiến sinh viên ý thức tốt về bản thân và phấn đấu hơn so với các trường còn lại. Về xuất thân gia đình, lượng sinh viên có gia đình làm kinh doanh (33.8%) chiếm đa số và tập trung ở nhóm sinh viên dân lập. Kinh tế gia đình của sinh viên dân lập cũng cao hơn (chiếm 50.1% dù chỉ có 2 trường). Đây là những dữ kiện cần quan tâm trong việc tìm hiểu mối tương quan giữa hành vi tự cô lập của sinh viên và các yếu tố xuất phát từ xuất thân và kinh tế gia đình. 40
- Giới tính của khách thể được khảo sát là khá cân bằng, với 174 (45%) nam và 211 (55%) nữ. Tóm lại, khách thể nghiên cứu chính được sàng lọc đảm bảo nguyên tắc khách quan, ngẫu nhiên và tính đại diện. 2.2.2.2. Nhận thức về hành vi tự cô lập ở sinh viên tại một số trường đại học trên địa bàn TP. HCM Bảng 2.6. Thực trạng hiểu biết của sinh viên về hành vi tự cô lập STT NỘI DUNG Tần số Tỉ lệ (%) 1 Là biểu hiện của cô đơn, trầm cảm hoặc các vấn đề về tâm 25 6.5 lý khác 2 Không muốn duy trì hay thiết lập quan hệ (mới) với người 58 15.0 khác 3 Ưu tiên giao tiếp trực tuyến hơn trực diện 40 10.4 4 Sống tách biệt với mọi người 44 11.4 5 Tất cả ý trên đều đúng 321 83.4 Kết quả thống kê cho thấy có 321 (83.4%) sinh viên đồng tình với cách hiểu về hành vi tự cô lập như là biểu hiện của cô đơn, không muốn thiết lập - duy trì mối quan hệ, ưu tiên giao tiếp trực tuyến và sống tách biệt với mọi người. Tuy nhiên vẫn có một luồng quan điểm nhỏ (15%) cho rằng tự cô lập chỉ là việc không muốn thiết lập - duy trì mối quan hệ (mới) với người khác, hay đơn giản chỉ là sống tách biệt với mọi người (10.4%). Tuy còn tồn tại các quan điểm độc lập về hành vi tự cô lập, nhưng với 83.4% số sinh viên đồng tình với cả 4 cách thể hiện hành vi tự cô lập như là biểu hiện của cô đơn, trầm cảm hoặc các vấn đề về tâm lý khác; không muốn duy trì hay thiết lập quan hệ (mới) với người khác; ưu tiên giao tiếp trực tuyến hơn trực diện; sống tách biệt với mọi người cho ta cái nhìn tổng quan về cách hiểu của sinh viên lứa tuổi trưởng thành rằng thế giới mạng đang dần ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày, và đời sống tinh thần của các sinh viên vẫn chưa được quan tâm và chăm sóc đúng mức (89.9% - tổng của quan điểm “tự cô lập là biểu hiện của cô đơn, trầm cảm hoặc các vấn đề về tâm lý khác”). 41
- Việc 26.7% lượng mẫu nhìn nhận hành vi tự cô lập như các biểu hiện riêng lẻ cho thấy cách nhìn của sinh viên hiện nay còn khá phiến diện. Đồng thời chứng minh hành vi tự cô lập vẫn chưa được nhìn nhận và quan tâm đúng đắn. 2.2.2.3. Thực trạng về thời gian và mức độ thực hiện hành vi tự cô lập ở sinh viên tại một số trường đại học trên địa bàn TP. HCM a. Thực trạng về thời gian thực hiện hành vi tự cô lập của sinh viên Bảng 2.7. Thực trạng về thời gian thực hiện hành vi tự cô lập của sinh viên STT NỘI DUNG Tần số Tỉ lệ (%) 1 Từ rất lâu nên tôi không nhớ rõ 31 8.0 2 Từ khi là học sinh THPT 225 58.4 3 Từ năm nhất Đại học 68 17.7 4 Khoảng 6 - 12 tháng gần đây 61 15.9 Kết quả từ bảng 2.7 cho thấy sinh viên đã xuất hiện các hành vi tự cô lập từ khi còn học Phổ thông (58.4%), theo sau đó là từ khi vào năm nhất Đại học (17.7%). Điều này cho thấy áp lực từ việc thi vào Đại học, sự thay đổi môi trường học tập và các mối quan hệ xã hội khiến khách thể không thể thích nghi. Thậm chí việc bị gia đình ngăn cấm có tình cảm nam nữ trong giai đoạn thi cử cũng khiến các em có sự đề phòng và xây dựng rào cản với bạn khác giới (và các mối quan hệ xã hội khác). Việc nhận thức không đúng đắn và bỏ qua các biểu hiện ban đầu của hành vi tự cô lập khiến các em không tìm đến sự giúp đỡ của gia đình và nhà trường, chuyên viên tham vấn học đường. Nếu tiếp tục tiếp diễn, hành vi tự cô lập từ khi còn là học sinh sẽ ngày càng có chiều hướng tăng dần, có thể dẫn đến mức độ nặng, gây hậu quả nghiêm trọng hơn khi các em bước chân vào Đại học, nơi có môi trường học tập và những mối quan hệ mới, khiến các em dần tự cách ly mình hơn. 42
- b. Thực trạng về mức độ thực hiện hành vi tự cô lập của sinh viên Bảng 2.8. Tần số thực hiện hành vi tự cô lập ở sinh viên khi không có sự căng thẳng hay buồn bã STT NỘI DUNG Tần số Tỉ lệ (%) 1 Hiếm khi 130 33.8 2 Thỉnh thoảng 141 36.6 3 Thường xuyên 60 15.6 4 Khá thường xuyên 33 8.6 5 Luôn luôn xuất hiện 21 5.4 Từ bảng 2.8 cho thấy khi không có sự căng thẳng hay buồn bã, phần lớn sinh viên vẫn sinh hoạt, học tập và lao động ở nhịp độ bình thường (70.4%). Tuy nhiên vẫn còn một lượng không nhỏ sinh viên (14%) thực hiện hành vi tự cô lập ở mức khá thường xuyên - luôn luôn. Tần số thực hiện nhiều hay ít không phản ánh được mức độ nặng hay nhẹ của hành vi, vì vậy con số 70.4% sinh viên ít thực hiện hành vi tự cô lập chưa hẳn là mức độ an toàn vì nguyên nhân dẫn đến hành vi tự cô lập chịu ảnh hưởng nhiều từ yếu tố môi trường áp lực/ căng thẳng cường độ cao. Bảng 2.9. Tần số thực hiện hành vi tự cô lập ở sinh viên khi có chuyện buồn hay gặp áp lực STT NỘI DUNG Tần số Tỉ lệ (%) 1 Hiếm khi 5 1.3 2 Thỉnh thoảng 60 15.6 3 Thường xuyên 103 26.8 4 Khá thường xuyên 134 34.8 5 Luôn luôn xuất hiện 83 21.5 Đã có sự thay đổi đáng kể khi yếu tố môi trường tác động thay đổi. Kết quả từ bảng 2.9 cho thấy khi có chuyện buồn hay áp lực, chỉ còn 1.3% sinh viên có thể sinh hoạt ở nhịp độ bình thường, thay vào đó lượng sinh viên thường xuyên thực hiện hành vi tự cô lập tăng gấp 4 lần (từ 14% đến 56.3%). Điều này khẳng định khả năng quản lý cảm xúc, chịu đựng áp lực của sinh viên ở mức thấp, đồng thời làm rõ hơn mối quan hệ giữa sự căng thẳng tâm lý với xu hướng thực hiện hành vi tự cô lập. 43
- 2.2.2.4. Thực trạng biểu hiện các mặt của hành vi tự cô lập ở sinh viên a. Biểu hiện hành vi tự cô lập trong nhận thức của sinh viên Bảng 2.10. Biểu hiện hành vi tự cô lập trong nhận thức của sinh viên QUY ƯỚC MỨC ĐỘ: 1 2 3 4 5 Không có Ít Bình thường Nhiều Rất nhiều MỨC ĐỘ STT NỘI DUNG ĐTB 1 2 3 4 5 Tôi nghĩ cuộc sống hiện tại không cần có 1 12 90 212 40 31 2.97 thêm mối quan hệ nào mới nữa Tôi nghĩ cuộc sống trên mạng xã hội thú 2 5 11 73 266 30 3.79 vị hơn ngoài đời Tôi nghĩ mình sẽ tổn thương nếu yêu ai 3 7 11 25 322 20 3.88 đó Tôi nghĩ mình không có giá trị với mọi 4 68 79 124 70 44 2.85 người xung quanh Tôi nghĩ người khác chỉ muốn lợi dụng 5 44 80 122 121 18 2.97 tôi Tôi nghĩ thà có ít bạn như là bạn tốt còn 6 0 0 28 102 255 4.59 hơn nhiều bạn chỉ để xã giao Tôi nghĩ các hoạt động ngoài xã hội thật 7 118 169 98 0 0 1.95 vô nghĩa, phí thời gian Tôi thích dành thời gian ở nhà (ăn, ngủ, 74 68 8 18 17 208 3.76 giải trí) hơn lao động (đi làm/ đi học ) Tôi cho rằng tôi không thích gia đình 9 (bạn bè/ trường đại học/ cộng đồng) của 42 120 55 148 20 2.96 mình Tôi có suy nghĩ muốn tự hủy hoại bản 10 14 166 10 27 168 3.44 thân (bằng chất kích thích, bằng dụng cụ 44
- sắt nhọn, tình một đêm, friend-with- benefit (FwB3) ) Tôi nghi ngờ năng lực bản thân mình có 11 66 111 106 43 59 2.79 thể đáp ứng được công việc/ học tập Tôi nghĩ mình sẽ bớt cô đơn khi có tình 12 116 203 16 32 18 2.13 một đêm/ FwB Tôi nghĩ mình là kẻ thấp kém nên không 13 30 125 195 11 24 2.68 xứng đáng với ai cả Tôi nghĩ mình đặc biệt nên không ai có 14 16 184 170 12 3 2.49 thể hiểu được Tôi nghĩ mình thiếu nhiều kỹ năng giao 15 29 18 77 231 30 3.56 tiếp để sống hạnh phúc 16 Tôi nghĩ mình đã quen với việc cô đơn 2 8 30 144 201 4.39 Tôi nghĩ mình bị trầm cảm/ stress (căng 17 4 7 74 199 101 4.00 thẳng) mức độ nhẹ Tôi nghĩ mọi người sẽ sống tốt hơn nếu 18 141 31 152 31 30 2.42 không có tôi Tôi nghĩ không ai xem trọng/ quan tâm 19 139 24 163 27 32 2.45 đến tôi Tôi nghĩ nếu mình không cố gắng duy trì, 20 6 9 40 124 206 4.34 những mối quan hệ cũng sẽ rời bỏ tôi Tôi nghĩ mình dễ mắc bệnh và sức khoẻ 21 43 45 48 49 200 3.83 yếu hơn trước Tôi nghĩ không ai chấp nhận được quá 22 26 36 94 121 108 3.65 khứ tồi tệ của mình Trung bình nhận thức 3.27 Kết quả cho thấy biểu hiện hành vi tự cô lập ở sinh viên trên phương diện tiểu thang đo nhận thức ở mức trung bình (2.6 < 3.27 < 3.4) và gần tiệm cận với mức độ cao. Trong số các biểu hiện ở mặt nhận thức nổi rõ lên nhất là những nội dung có trị số trung bình ở mức Rất cao: “Tôi nghĩ thà có ít bạn như là bạn tốt còn hơn nhiều bạn chỉ để xã 3 FwB: mối quan hệ trên mức thân thiết giữa 2 người bạn với nhau để giải toả sự cô đơn và nhu cầu sinh lý nhưng không gắn kết về mặt cảm xúc 45
- giao” với ĐTB 4.59 khiến sinh viên luôn tạo rào cản, ngăn cách bản thân mình cởi mở với các mối quan hệ xung quanh. Đây phần nào là biểu hiện của mặt thiếu kỹ năng giao tiếp. Theo sau đó là những biểu hiện ở mức độ cao với điểm trung bình trên 4.2 như “Tôi nghĩ mình đã quen với việc cô đơn” (4.39) và “Tôi nghĩ nếu mình không cố gắng duy trì, những mối quan hệ cũng sẽ rời bỏ tôi” (4.34) cho thấy sinh viên rất thiếu tự tin vào bản thân nhưng lại không có mong muốn thay đổi hoàn cảnh, chấp nhận việc cô đơn như một hoàn cảnh bình thường. Việc xuất hiện nhiều nghiên cứu về kỹ năng thích ứng của sinh viên với môi trường Đại học đã phản ánh được thực trạng này rất rõ nét. Có 8 biểu hiện về mặt nhận thức ở mức Cao (3.41 < ĐTB < 4.2), trong đó một số biểu hiện có sự liên đới như “Tôi nghĩ mình dễ mắc bệnh và sức khoẻ yếu hơn trước” (3.83); “Tôi có suy nghĩ muốn tự hủy hoại bản thân (bằng chất kích thích, bằng dụng cụ sắt nhọn, tình một đêm, friend-with-benefit (FwB ) )” (3.44) và “Tôi nghĩ mình bị trầm cảm/ stress (căng thẳng) mức độ nhẹ” (4.00) cho thấy sinh viên đã nhận thức được việc tự cô lập gây ra sự đau khổ đáng kể về mặt tinh thần, làm thay đổi chức năng xã hội, nghề nghiệp hoặc trong các lãnh vực quan trọng khác như “Tôi nghĩ mình thiếu nhiều kỹ năng giao tiếp để sống hạnh phúc” (3.56), “Tôi nghĩ mình sẽ tổn thương nếu yêu ai đó” (3.88) và “Tôi nghĩ không ai chấp nhận được quá khứ tồi tệ của mình” (3.65). Từ đó phần đông sinh viên tự cô lập không đủ khả năng và kỹ năng để thoát khỏi hoàn cảnh không mong muốn, thay vào đó là chấp nhận: “Tôi thích dành thời gian ở nhà (ăn, ngủ, giải trí) hơn lao động (đi làm/ đi học )” (3.76) và đắm chìm vào vị kỉ, nuông chiều cảm xúc bản thân “Tôi nghĩ cuộc sống trên mạng xã hội thú vị hơn ngoài đời” (3.79). Có 6 biểu hiện ở mức trung bình, trong đó các biểu hiện sau thể hiện mặt yếu kém về nhận thức các mối quan hệ xã hội của sinh viên như: “Tôi nghĩ cuộc sống hiện tại không cần có thêm mối quan hệ nào mới nữa” (2.97), “Tôi nghĩ người khác chỉ muốn lợi dụng tôi” (2.97), “Tôi nghĩ mình không có giá trị với mọi người xung quanh” (2.85) và “Tôi cho rằng tôi không thích gia đình (bạn bè/ trường đại học/ cộng đồng) của mình” (2.96). Việc khảo sát ở các môi trường Đại học khác nhau cho thấy kết quả chung về mặt nhận thức về hành vi tự cô lập của sinh viên là khá đồng đều. 46
- b. Biểu hiện hành vi tự cô lập trong xúc cảm/ thái độ của sinh viên Bảng 2.11. Biểu hiện hành vi tự cô lập trong xúc cảm/ thái độ của sinh viên QUY ƯỚC MỨC ĐỘ: 1 2 3 4 5 Không có Ít Bình thường Nhiều Rất nhiều MỨC ĐỘ ĐTB STT NỘI DUNG 1 2 3 4 5 Tôi cảm thấy xấu hổ và tội lỗi nên không 1 muốn nhờ sự giúp đỡ của người khác khi 18 62 130 134 41 3.10 gặp khó khăn Tôi cảm thấy bi quan về cuộc đời của 2 mình nên không muốn cố gắng học tập/ 4 34 162 125 60 3.53 làm việc/ yêu thương Tôi dễ cáu giận khi không được người 3 khác quan tâm/ quan tâm không đúng 10 25 30 113 207 4.25 mong đợi Tôi đau khổ trong im lặng (không chia 4 4 7 64 148 162 4.19 sẻ, không thể hiện cảm xúc của mình) Tôi lo lắng, bất an nếu mình bỏ lỡ chuyện 5 0 6 14 223 142 2.30 gì đó 6 Tôi thấy an toàn khi ở một mình 22 35 108 117 103 3.63 Tôi ghen tị với thành công của người 7 44 138 98 43 62 2.85 khác Tôi sợ nếu từ chối giúp đỡ, người khác 8 11 21 30 249 74 3.92 sẽ xa lánh tôi 9 Tôi buồn lo về việc xa cách người thân 144 10 60 154 17 2.71 Tôi lo lắng bạn bè không thật lòng với 10 4 81 109 76 115 3.56 mình Tôi bất an khi tiếp xúc với môi trường 11 18 41 61 221 44 3.61 mới (Trường Đại học, CLB, công ty ) Tôi an tâm hơn khi luôn cập nhật được 12 3 13 122 134 113 3.89 tin tức mới trên mạng xã hội 47
- Tôi lo lắng về ngoại hình/ sức khoẻ của 22 13 mình khi sinh hoạt không điều độ (ăn, 31 43 201 88 3.78 ngủ, tình dục ) Tôi chán nản vì những thất bại của bản 14 13 12 51 145 164 4.13 thân Tôi tự ti về bản thân (ngoại hình, xuất 15 26 82 32 181 64 3.45 thân, năng lực ) 16 Tôi lo lắng khi xuất hiện trước đám đông 33 47 67 169 69 3.5 17 Tôi khó chịu với những góp ý trái chiều 40 43 43 177 82 3.57 Trung bình xúc cảm/ thái độ 3.65 Về mặt xúc cảm/ thái độ, kết quả từ bảng 2.11 cho thấy hành vi tự cô lập ở sinh viên chịu tác động rất lớn từ mặt cảm xúc (3.4 < 3.65 < 4.2). Những biểu hiện có liên đới về biểu hiện của sự kì vọng về các mối quan hệ/ thông tin bên ngoài như “Tôi dễ cáu giận khi không được người khác quan tâm/ quan tâm không đúng mong đợi” với ĐTB 4.25, “Tôi sợ nếu từ chối giúp đỡ, người khác sẽ xa lánh tôi” (3.92), “Tôi an tâm hơn khi luôn cập nhật được tin tức mới trên mạng xã hội” (3.89) với sự hụt hẫng “Tôi chán nản vì những thất bại của bản thân” (4.13) và kết luận “Tôi đau khổ trong im lặng (không chia sẻ, không thể hiện cảm xúc của mình)” ở mức 4.19 (ở ngưỡng cao và rất cao) cho thấy sinh viên thường không tự tin về bản thân, thể hiện sự kì vọng vào bản thân và các mối quan hệ nhiều nhưng nếu kết quả không thuận lợi sẽ rơi vào trạng thái đau khổ. Khi vòng lặp “kỳ vọng - thất bại - kỳ vọng ” này diễn ra nhiều lần, sinh viên không chủ động tìm đến sự giúp đỡ của tham vấn viên học đường hay sự nâng đỡ của bạn bè sẽ dễ dàng bỏ cuộc, chấp nhận bản thân là một kẻ thất bại và tìm đến sự tự hủy hoại bản thân - trong trường hợp này là hành vi tự cô lập như một phương án giảm đi nỗi đau tinh thần. Nhìn chung, chỉ có 1 biểu hiện “Tôi lo lắng, bất an nếu mình bỏ lỡ chuyện gì đó” ở mức thấp cho thấy thái độ hưởng ứng của sinh viên đối với hành vi tự cô lập là khá cao. Điều này rất nguy hiểm vì lứa tuổi 18-24 đã dần ổn định về mặt cảm xúc và nhận thức, nên khi sinh viên dần chấp nhận tình trạng sống chung với sự tiêu cực về hình ảnh thất bại của bản thân, một lối sống tránh né, thu mình, chỉ nghĩ đến bản thân sẽ kéo lùi sự phát triển xã hội. Việc nghiên cứu thực trạng về hành vi tự cô lập sẽ góp phần đưa 48
- cái nhìn đúng đắn để thu hút sự quan tâm của sinh viên với sự nâng đỡ, chăm sóc tinh thần và cải thiện lối sống hơn. c. Biểu hiện hành vi tự cô lập trong hành động của sinh viên QUY ƯỚC MỨC ĐỘ: 1 2 3 4 5 Không có Ít Bình thường Nhiều Rất nhiều Bảng 2.12. Biểu hiện hành vi tự cô lập trong hành động của sinh viên MỨC ĐỘ STT NỘI DUNG ĐTB 1 2 3 4 5 Tôi không kiểm soát được việc ăn uống 1 34 103 180 32 36 2.81 của mình Tôi thường cố ý đến trễ/ từ chối đến các 2 9 9 156 112 99 3.74 cuộc hẹn Tôi thường trốn tránh xây dựng và duy 3 22 34 98 177 54 3.54 trì các mối quan hệ Tôi dành nhiều thời gian để nhắn tin thay 4 17 20 49 233 66 3.81 vì gặp mặt trực tiếp Tôi hạn chế ra khỏi nhà nếu không phải 5 6 11 69 242 57 3.86 việc quan trọng Tôi trốn tránh giao tiếp, thăm hỏi các mối 6 14 20 85 101 165 3.99 quan hệ Tôi hoạt động độc lập tốt hơn làm việc 7 132 41 43 45 124 2.97 nhóm Tôi luôn kiểm tra tin nhắn/ trạng thái 8 4 11 59 206 105 4.03 trên mạng xã hội bất cứ khi nào có thể Tôi không kiểm soát được việc ngủ, nghỉ 9 20 37 40 211 77 3.75 (thời lượng và chất lượng giấc ngủ) Tôi ăn/ ngủ/ tình dục quá độ để tránh 10 14 41 60 222 48 3.65 cảm giác cô đơn Tôi sử dụng thuốc/ chất kích thích để 11 101 24 120 107 33 2.86 tránh cảm giác bất an, cô đơn, buồn lo 12 Tôi bỏ bê việc vệ sinh cá nhân/ nhà cửa 112 16 106 88 63 2.93 49