Khóa luận Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP Đông Nam Á CN Cộng Hòa

pdf 76 trang thiennha21 20/04/2022 4530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP Đông Nam Á CN Cộng Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_giai_phap_han_che_rui_ro_tin_dung_trong_hoat_dong.pdf

Nội dung text: Khóa luận Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP Đông Nam Á CN Cộng Hòa

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á (SEABANK) - CỘNG HÕA Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lê Đình Thái Sinh viên thực hiện : Đào Thị Mộng Nở MSSV: 1054011209 Lớp: 10DQTC03 TP. Hồ Chí Minh, 2014
  2. Khóa luận tốt nghiệp ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á (SEABANK) - CỘNG HÒA Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Lê Đình Thái Sinh viên thực hiện : Đào Thị Mộng Nở MSSV: 1054011209 Lớp: 10DQTC03 TP. Hồ Chí Minh, 2014 GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  3. Khóa luận tốt nghiệp iii LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong bài báo cáo đƣợc thực hiện tại SeAbank chi nhánh Cộng Hòa, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc nhà trƣờng về sự cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014 sinh viên thực hiện Đào Thị Mộng Nở GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  4. Khóa luận tốt nghiệp iv LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài báo cáo này, dựa vào sự nổ lực của bản thân em, nhƣng không thể thiếu sự giúp đỡ và hƣớng dẫn nhiệt tình của quý thầy cô, các anh chị trong SeAbank Cộng Hòa, cũng nhƣ sự động viên của gia đình bạn bè trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khóa luận này. Lời đầu tiên, cho em gửi lời cảm ơn tới quý thầy cô trƣờng ĐH Công Nghệ TP Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong 4 năm học vừa qua và đó là nền tảng giúp em hoàn thành khóa luận này. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy ThS. Lê Đình Thái đã tận tình hƣớng dẫn, tạo mọi điều kiện tốt nhất để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Đồng thời, em xin cảm ơn ban giám đốc ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Cộng Hòa, cùng toàn thể các anh chị trong phòng kinh doanh đã hƣớng dẫn, tạo điều kiện cho em tiếp cận, tìm hiểu về những hoạt động thực tiễn của ngân hàng trong suốt thời gian thực tập vừa qua. Đó là những kinh nghiệm quý báu cho bản thân em trong công việc sau này. Cuối cùng là lời cảm ơn chân thành nhất của em gửi đến ba mẹ, bạn bè đã luôn ở bên động viên và góp ý để em có thể hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng bài khóa luận của em sẽ không tránh khỏi sai sót và hạn chế về mặt kiến thức. Em rất mong sự thông cảm và những ý kiến đóng góp để đề tài nghiên cứu của em đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Sinh viên thực hiện Đào Thị Mộng Nở GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  5. Khóa luận tốt nghiệp v CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN Họ và tên: Đào Thị Mộng Nở Mã số SV: 1054011209 Lớp: 10DQTC03 Đơn vị thực tập: Ngân hàng TMCP Đông Nam Á Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Lê Đình Thái Nhận xét chung của giảng viên hƣớng dẫn TP Hồ Chí Minh, Ngày tháng năm 2014 GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  6. Khóa luận tốt nghiệp vi LỜI MỞ ĐẦU 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 5. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN 2 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG 3 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 3 1.1.1 Khái niệm tín dụng 3 1.1.2 Bản chất và chức năng của tín dụng 3 1.1.2.1 Bản chất của tín dụng 3 1.1.2.2 Chức năng của tín dụng 3 1.1.3 Phân loại tín dụng 4 1.1.3.1 Phân theo thời hạn cho vay 4 1.1.3.2 Phân theo đối tƣợng vay 4 1.1.3.3 Phân theo mục đích sử dụng 4 1.1.4 Vai trò của tín dụng 5 1.1.5 Các nguyên tắc và điều kiện cho vay 5 1.1.5.1 Nguyên tắc vay vốn. 5 1.1.5.2 Điều kiện vay 5 1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG. 6 1.2.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng 6 1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng 7 1.2.2.1 Căn cứ vào rủi ro liên quan đến khoản vay 7 1.2.2.2 Căn cứ vào rủi ro liên quan đến danh mục các khoản vay 7 1.2.2.3 Căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng 7 1.2.3 Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng 8 1.2.3.1 Các dấu hiệu tài chính 8 1.2.3.2 Các dấu hiệu phi tài chính 8 1.2.3.3 Khoản cho vay 9 GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  7. Khóa luận tốt nghiệp vii 1.2.4 Nguyên nhân rủi ro tín dụng 9 1.2.4.1 Nguyên nhân khách quan 9 1.2.4.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng 9 1.2.4.3 Nguyên nhân từ phía ngân hàng 9 1.2.5 Hậu quả của rủi ro tín dụng 10 1.2.5.1 Đối với nền kinh tế- xã hội 10 1.2.5.2 Đối với khách hàng 10 1.2.5.3 Đối với ngân hàng 10 1.2.6 Phân loại nợ và trích lập dự phòng 11 1.2.6.1 Phân loại nợ 11 1.2.6.2 Trích lập dự phòng 12 1.2.7 Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng 12 1.2.7.1 Doanh số cho vay 12 1.2.7.2 Doanh số thu nợ cho vay 13 1.2.7.3 Tổng dƣ nợ cho vay 13 1.2.7.4 Nợ xấu và tỷ lệ Nợ xấu/Tổng dƣ nợ 13 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 14 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á – CHI NHÁNH CỘNG HÒA GIAI ĐOẠN 2011-2013 15 2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á CN CỘNG HÒA 15 2.1.1 Vài nét về ngân hàng TMCP Đông Nam Á 15 2.1.2 Vài nét về NHTMCP Đông Nam Á – chi nhánh Cộng Hòa. 16 2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 16 2.1.2.2 Những thuận lợi và khó khăn 17 2.1.3 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng SeAbank - chi nhánh Cộng Hòa 17 2.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 17 2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 18 2.1.4 Sản phẩm và dịch vụ cung ứng 20 2.1.5 Quy trình cho vay của chi nhánh 21 GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  8. Khóa luận tốt nghiệp viii 2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011-2013 22 2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA SEABANK CỘNG HÒA GIAI ĐOẠN 2011- 2013. 25 2.2.1 Phân tích thực trạng về tín dụng 25 2.2.1.1 Tình hình huy động vốn 25 2.2.1.2 Doanh số cho vay 27 2.2.1.3 Doanh số thu nợ cho vay. 30 2.2.1.4 Dƣ nợ cho vay 32 2.2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại SeAbank Cộng Hòa 35 2.2.2.1 Tình hình nợ xấu – tỷ lệ nợ xấu phân theo thời hạn cho vay 35 2.2.2.2 Tình hình nợ xấu - tỷ lệ nợ xấu phân theo đối tƣợng 37 2.2.2.3 Tình hình nợ xấu – tỷ lệ nợ xấu phân theo mục đích 38 2.2.2.4 Nợ xấu – tỷ lệ nợ xấu phân theo nhóm nợ 40 2.2.3 Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng SeAbank Cộng Hòa đã áp dụng trong giai đoạn 2011-2013 41 2.2.3.1 Chính sách tín dụng 41 2.2.3.2 Phân nhóm nợ và trích lập dự phòng 42 2.2.3.3 Mô hình quản lý rủi ro tín dụng 43 2.2.3.4 Hình thức giải ngân chuyển khoản 43 2.2.3.5 Xếp hạng tín dụng và chấm điểm tín dụng 43 2.2.3.6 Bảo đảm tín dụng 44 2.2.3.7 Mua bảo hiểm tín dụng 44 2.2.4 Đánh giá chung về rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của chi nhánh. 44 2.2.4.1 Những thành tựu đạt đƣợc 44 2.2.4.2 Những hạn chế 45 2.2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế 46 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 49 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA SEABANK-CỘNG HÒA 50 GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  9. Khóa luận tốt nghiệp ix 3.1 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN 50 3.1.1 Định hướng phát triển của NH TMCP Đông Nam Á. 50 3.1.2 Định hướng hoạt động cho vay của chi nhánh 50 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CHI NHÁNH 51 3.2.1 Giải pháp về chính sách tín dụng 51 3.2.2 Giải pháp về quy trình cho vay 52 3.2.3 Giải pháp nâng cao công tác kiểm tra trước và sau khi cho vay. 53 3.2.4 Giải pháp về xây dựng đội ngũ CBTD chất lượng cao 55 3.2.5 Nâng cao công tác thu hồi nợ và giải quyết nợ xấu 56 3.2.6 Giải pháp về công tác quản trị rủi ro của chi nhánh 57 3.3 KIẾN NGHỊ 58 3.3.1 Kiến nghị đối với các cấp quản lý vĩ mô, cơ quan địa phương và Ngân hàng Nhà nước 58 3.3.1.1 Đối với các cấp quản lý vĩ mô 58 3.3.1.2 Đối với chính quyền địa phƣơng 58 3.3.1.3 Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc 59 3.3.2 Kiến nghị đối với Chi nhánh 60 3.3.2.1 Thực hiện tốt phân tích tín dụng và đo lƣờng mức độ rủi ro 60 3.3.2.2 Thực hiện tốt các hình thức bảo đảm tín dụng 61 3.3.2.3 Thực hiện tốt việc giám sát tín dụng, phân công trách nhiệm 61 3.3.2.4 Chuyển nợ xấu thành cổ phần. 62 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 62 KẾT LUẬN 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 64 GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  10. Khóa luận tốt nghiệp x DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Số Thứ Tự Chữ Viết Tắt Đọc là 1 CBTD Cán bộ tín dụng 2 DN Doanh nghiệp 3 DNVVN DN vừa và nhỏ 3 NH Ngân hàng 4 NHNN Ngân hàng nhà nƣớc 5 SeAbank Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đông Nam Á 6 NHTM Ngân hàng thƣơng mại 7 DSTN Doanh số thu nợ 8 TSĐB Tài sản đảm bảo 9 TMCP Thƣơng mại cổ phần 10 KH Khách hàng 11 TD Tín dụng 12 RRTD Rủi ro tín dụng 13 DNCV Dƣ nợ cho vay 14 CN Chi nhánh 15 QĐ Quyết định 16 DSCV Doanh số cho vay 17 TCTD Tổ chức tín dụng 18 BĐS Bất động sản GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  11. Khóa luận tốt nghiệp xi DANH MỤC CÁC BẢNG  Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2011-2013 23  Bảng 2.2 Huy động vốn giai đoạn 2011 – 2013 .25  Bảng 2.3 Doanh số cho vay giai đoạn 2011-2013 .27  Bảng 2.4 Doanh số thu nợ cho vay giai đoạn 2011-2013 .30  Bảng 2.5 Dƣ nợ cho vay giai đoạn 2011-2013 33  Bảng 2.6 Nợ xấu -tỷ lệ nợ xấu phân theo thời hạn giai đoạn 2011-2013 35  Bảng 2.7 Nợ xấu -tỷ lệ nợ xấu phân theo đối tƣợng giai đoạn 2011-2013 .37  Bảng 2.8 Nợ xấu -tỷ lệ nợ xấu phân theo mục đích giai đoạn 2011-2013 .39  Bảng 2.9 Nợ xấu -tỷ lệ nợ xấu phân theo nhóm nợ giai đoạn 2011-2013 40  Bảng 2.10 Trích lập dự phòng giai đoạn 2011-2013 của Chi nhánh 42  Bảng 2.11 Tình hình hoạt động tín dụng của CN giai đoạn 2011-2013 45 GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  12. Báo cáo thực tập xii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ  Sơ đồ 1.1 Vận động giữa bên đi vay và bên cho vay 3  Sơ đồ 1.2 Phân loại tín dụng 4  Sơ đồ 2.1 Bộ máy quản lý của SeAbank Cộng Hòa 18  Sơ đồ 2.2 Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh 43  Biểu đồ 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của SeAbank Cộng Hòa 2011- 2013 25  Biểu đồ 2.2 Huy động vốn giai đoạn 2011-2013 26  Biểu đồ 2.3 Dƣ nợ cho vay giai đoạn 2011-2013 .34  Biểu đồ 2.4 Nợ xấu theo thời hạn cho vay giai đoạn 2011-2013 36  Biểu đồ 2.5 Nợ xấu theo đối tƣợng cho vay giai đoạn 2011-2013 38 GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  13. Khóa luận tốt nghiệp 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất nƣớc ta đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Để có một nền kinh tế phát triển, thì vấn đề đặt ra là phải có một hệ thống ngân hàng vững mạnh. Bởi ngân hàng thƣờng đƣợc coi là hệ tuần hoàn vốn của nền kinh tế đối với từng quốc gia và toàn cầu. Chính vì vai trò quan trọng của ngân hàng đối với nền kinh tế, nhất là kinh tế thị trƣờng, mà ngân hàng ngày càng trở nên thiết yếu và quyết định đến sự thành bại của một nền kinh tế. Tín dụng nói chung, tín dụng ngân hàng nói riêng ra đời có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế. Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất đƣợc liên tục, đồng thời góp phần đầu tƣ phát triển kinh tế; thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất; tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành kinh tế mũi nhọn; tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nƣớc ngoài. Hoạt động cho vay là một phần của hoạt động tín dụng ngân hàng. Đây là hoạt động lớn của ngân hàng vì hoạt động này không những đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng mà còn thúc đẩy các hoạt động khác trong ngân hàng. Trong những năm qua, nền kinh tế cũng nhƣ hoạt động ngân hàng, gặp không ít khó khăn và vấn đề mà các nhà chức trách cũng nhƣ toàn xã hội đang quan tâm, đó chính là rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng, nổi trội đó chính là nợ xấu. Rủi ro là điều không thể nào tránh khỏi, vì bao giờ cũng tồn tại nghịch lý “lợi nhuận càng cao, thì rủi ro càng cao và ngƣợc lại”. Vậy vấn đề đặt ra là làm sao để hạn chế đƣợc những rủi ro đó. Nhận thức đƣợc đây là mối quan tâm lớn của nhiều ngƣời, xuất phát từ những vấn đề trên cùng với những kiến thức đã học em xin chọn đề tài “ Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP Đông Nam Á CN Cộng Hòa.” 2. Mục đích nghiên cứu  Đánh giá thực trạng tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Cộng Hòa.  Tìm ra những nguyên nhân từ đó đƣa ra những giải pháp, những kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  14. Khóa luận tốt nghiệp 2  Đối tượng: là những KH đang sử dụng tín dụng của NH TMCP Đông Nam Á CN Cộng Hòa.  Phạm vi nghiên cứu:  Không gian nghiên cứu: NH TMCP Đông Nam Á CN Cộng Hòa.  Thời gian nghiên cứu: các số liệu trong 3 năm 2011, 2012, 2013. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu  Phƣơng pháp thu thập số liệu  Dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, điều chỉnh nghiệp vụ tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nhà nƣớc, các văn bản quy định của NH TMCP Đông Nam Á.  Số liệu đƣợc thu thập từ báo cáo tài chính hàng năm của NH TMCP Đông Nam Á CN Cộng Hòa .  Tham khảo thêm thông tin từ các Website, tài liệu liên quan đến NH, kết hợp với ý kiến chỉ dẫn của GVHD.  Phƣơng pháp phân tích số liệu  Phƣơng pháp so sánh: so sánh số liệu qua các năm, các thời kỳ.  Phƣơng pháp thống kê tổng hợp số liệu.  Phƣơng pháp phân tích tỷ trọng, số tuyệt đối, số tƣơng đối. 5. Kết cấu của khóa luận Phần 1: Phần mở đầu. Phần 2: Phần nội dung. Gồm 3 chƣơng Chƣơng 1: Tổng quan về tín dụng và rủi ro tín dụng. Chƣơng 2: Thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á- CN Cộng Hòa giai đoạn 2011 – 2013. Chƣơng 3: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP Đông Nam Á – CN Cộng Hòa. Phần 3: Kết luận. GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  15. Khóa luận tốt nghiệp 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG 1.1 Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng thƣơng mại 1.1.1 Khái niệm tín dụng Tín dụng ra đời rất sớm so với sự xuất hiện của môn kinh tế học và đƣợc lƣu truyền từ đời này qua đời khác. Tín dụng xuất phát từ chữ Credit trong tiếng Anh - có nghĩa là lòng tin, sự tin tƣởng, tín nhiệm và đƣợc diễn giải theo ngôn ngữ Việt Nam là sự vay mƣợn. Tùy theo từng góc độ nghiên cứu khác nhau mà chúng ta có thể xác định nội dung của thuật ngữ này. Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhƣợng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng, trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định, trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Cho vay Bên cho vay Bên đi vay Hoàn trả Sơ đồ 1.1 Vận động giữa bên cho vay và bên đi vay. 1.1.2 Bản chất và chức năng của tín dụng 1.1.2.1 Bản chất của tín dụng  Có sự chuyển nhƣợng quyền sử dụng vốn từ ngƣời sở hữu sang ngƣời sử dụng.  Sự chuyển nhƣợng quyền sử dụng vốn có thời hạn.  Sự chuyển nhƣợng quyền sử dụng vốn có kèm theo chi phí. 1.1.2.2 Chức năng của tín dụng  Chức năng phân phối tài nguyên. Tín dụng là sự chuyển nhƣợng vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác, thông qua sự chuyển nhƣợng này mà chức năng phân phối tài nguyên của tín dụng đƣợc thể hiện ở các mặt sau:  Ngƣời cho vay có một số tài nguyên tạm thời chƣa dùng đến, thông qua tín dụng số tài nguyên đó đƣợc phân phối lại cho ngƣời đi vay. GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  16. Khóa luận tốt nghiệp 4  Ngƣợc lại ngƣời đi vay cũng nhận đƣợc phần tài nguyên phân phối lại thông qua tín dụng.  Chức năng thúc đẩy lƣu thông hàng hóa và phát triển sản xuất. Tín dụng tạo ra nguồn vốn hỗ trợ quá trình sản xuất kinh doanh đƣợc thực hiện bình thƣờng, liên tục và phát triển. Tín dụng tạo ra nguồn vốn để đầu tƣ mở rộng phạm vi và quy mô sản xuất kinh doanh. Tín dụng tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ thanh toán góp phần thúc đẩy lƣu thông hàng hóa bằng việc tạo ra tín tệ và bút tệ. 1.1.3 Phân loại tín dụng Phân theo thời hạn cho vay Phân loại tín dụng Phân theo đối tƣợng cho vay Phân theo mục đích cho vay Sơ đồ 1.2 phân loại tín dụng. 1.1.3.1 Phân theo thời hạn cho vay  Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn dƣới một năm. Mục đích của loại cho vay này thƣờng là nhằm tài trợ cho việc đầu tƣ vào tài sản lƣu động.  Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tƣ vào tài sản cố định.  Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ đầu tƣ vào các dự án đầu tƣ. 1.1.3.2 Phân theo đối tượng vay  Cho vay DN: khách hàng vay là những DN có nhu cầu về vốn để tích lũy tƣ bản phục vụ cho hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh của mình. Cho vay DN có tác dụng đảm bảo hoạt động của DN diễn ra liên tục và phát triển.  Cho vay cá nhân: là hình thức vay vốn trong đó cá nhân là ngƣời trực tiếp vay vốn với mục đích phục vụ cho các hoạt động của bản thân. Cá nhân có thể vay vốn để sản xuất kinh doanh hoặc phục vụ nhu cầu tiêu dùng của họ. 1.1.3.3 Phân theo mục đích sử dụng  Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thƣơng nghiệp.  Cho vay tiêu dùng cá nhân. GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  17. Khóa luận tốt nghiệp 5  Cho vay bất động sản.  Cho vay nông nghiệp.  Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu 1.1.4 Vai trò của tín dụng Tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn đa dạng của doanh nghiệp để duy trì quá trình sản xuất kinh doanh đồng thời kích thích tiết kiệm và đầu tƣ góp phần phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội. Tín dụng thúc đẩy quá trình tập trung vốn, tập trung sản xuất, giúp các doanh nghiệp sử dụng nguồn lao động và nguyên liệu hợp lý để nâng cao mức độ tài trợ của đòn bẩy tài chính cũng nhƣ tận dụng tối đa tính hữu dụng của lá chắn thuế. Tín dụng là công cụ hỗ trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành mũi nhọn, các làng nghề truyền thống, vùng kinh tế mới phát triển 1.1.5 Các nguyên tắc và điều kiện cho vay 1.1.5.1 Nguyên tắc vay vốn. Khách hàng vay vốn ngân hàng phải tuân thủ hai nguyên tắc sau: - Tiền vay phải đƣợc sử dụng đúng mục đích đã đƣợc thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính hiệu quả của việc sử dụng vốn vay tạo điều kiện thực hiện tốt việc hoàn trả nợ vay của khách hàng. Để thực hiện tốt điều này, mỗi lần vay vốn khách hàng phải làm giấy đề nghị vay vốn, trong giấy này khách hàng phải ghi rõ mục đích sử dụng vốn vay của mình và kèm theo phƣơng án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Khách hàng vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng nhƣ mục đích đã cam kết, nếu ngân hàng phát hiện khách hàng sử dụng sai mục đích thì ngân hàng có quyền yêu cầu thu hồi nợ trƣớc hạn. - Tiền vay phải đƣợc hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất của tín dụng là giao dịch cung cầu về vốn, tín dụng chỉ là giao dịch quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định. Trong khoảng thời gian cam kết giao dịch, ngân hàng và bên vay thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng rằng ngân hàng sẽ chuyển giao quyền sử dụng một lƣợng giá trị nhất định cho bên vay. Khi kết thúc kỳ hạn, bên vay phải hoàn trả quyền này cho ngân hàng ( trả nợ gốc) và một khoản chi phí (lợi tức) nhất định cho việc sử dụng vốn vay. Nguyên tắc này đảm bảo cho tiền vay không bị giảm giá, tiền vay phải đƣợc thu hồi đầy đủ và có sinh lời. 1.1.5.2 Điều kiện vay GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  18. Khóa luận tốt nghiệp 6 Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau: a. Năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.  Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam thì pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự; cá nhân và chủ doanh nghiệp tƣ nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự; đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự; đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự; thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.  Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nƣớc ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nƣớc mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nƣớc ngoài đó đƣợc Bộ Luật Dân sự của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc đƣợc điều ƣớc quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định. b. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. c. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. d. Có dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tƣ, phƣơng án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. e. Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hƣớng dẫn của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. 1.2 Cơ sở lí luận về rủi ro tín dụng. 1.2.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng Theo quy định trong Quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc, “rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.” Vậy có thể nói “rủi ro tín dụng” (RRTD) là những rủi ro do khách hàng vay không thực hiện đúng các điều khoản ghi trong hợp đồng tín dụng đã đƣợc kí kết giữa hai bên, biểu hiện cụ thể là khách hàng chậm trả nợ, trả nợ không đầy đủ hoặc GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  19. Khóa luận tốt nghiệp 7 không trả nợ khi hết thời hạn vay các khoản gốc và lãi vay, gây ra những tổn thất về tài chính và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của NHTM. 1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng 1.2.2.1 Căn cứ vào rủi ro liên quan đến khoản vay  Rủi ro lựa chọn: Là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phƣơng án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay.  Rủi ro bảo đảm: Phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo.  Rủi ro nghiệp vụ: Là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng cho vay và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề. 1.2.2.2 Căn cứ vào rủi ro liên quan đến danh mục các khoản vay  Rủi ro nội tại  Xuất phát từ những yếu tố và đặc điểm mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc trong các ngành, lĩnh vực kinh tế khác nhau.  Nó xuất phát từ quy mô hoạt động, khả năng tạo ra lợi nhuận, khả năng hoàn trả hoặc từ mục đích sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.  Rủi ro tập trung: Là trƣờng hợp ngân hàng tập trung vốn quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều vào doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế, hoặc cùng một vùng địa lý nhất định, cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao ảnh hƣởng đến việc ngân hàng điều hành mục đích kinh doanh. 1.2.2.3 Căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng  Rủi ro mất vốn: Là trƣờng hợp khách hàng không hoàn trả một phần hay toàn bộ khoản tín dụng. Rủi ro này làm ngân hàng tăng chi chí do phải trích lập dự phòng rủi ro, chi phí cho việc đi thu nợ, chi phí pháp lý làm cho dòng tiền của ngân hàng bị giảm đồng thời doanh thu cũng bị ảnh hƣởng. Trong trƣờng hợp mất vốn gốc phải thực hiện dự trữ thì quy mô ngân hàng sẽ bị giảm còn nếu mất lãi thì khả năng sinh lời cũng giảm  Rủi ro bị đọng: là trƣờng hợp khách hàng không có khả năng hoàn trả đúng hạn. Rủi ro này ảnh hƣởng đến khách hàng sử dụng vốn, gây cản trở và khó GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  20. Khóa luận tốt nghiệp 8 khăn cho việc chi trả ngƣời gửi tiền của ngân hàng. Vì sau thời hạn cho vay nếu khách hàng thực hiện đúng nghĩa vụ thì ngân hàng đem tái đầu tƣ khoản vốn trên nhƣng do không thu đƣợc đúng hạn nên làm chậm quá trình thực hiện kế hoạch của ngân hàng, chi phí cơ hội tăng, ảnh hƣởng đến nguồn thu và uy tín của ngân hàng. 1.2.3 Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng 1.2.3.1 Các dấu hiệu tài chính - Các chỉ số thanh khoản cho thấy dấu hiệu suy yếu - Chỉ số khả năng sinh lời cho thấy dấu hiệu suy yếu - Vòng quay hoạt động cho thấy dấu hiệu suy yếu, cơ cấu vốn không hợp lý. 1.2.3.2 Các dấu hiệu phi tài chính  Dấu hiệu của khách hàng liên quan đến ngân hàng - Giảm sút mạnh số dƣ tiền gửi - Công nợ gia tăng, mức độ vay thƣờng xuyên - Yêu cầu khoản vay vƣợt quá nhu cần dự kiến - Chấp nhận sử dụng nguồn tài trợ lãi suất cao - Chậm thanh toán nợ gốc và lãi cho ngân hàng - Hàng tồn kho tăng do không bán đƣợc, hƣ hỏng, lạc hậu  Dấu hiệu liên quan đến phƣơng pháp quản lý - Có sự thay đổi về cơ cấu nhân sự trong hệ thống quản lý - Xuất hiện sự bất đồng quan điểm mạnh mẽ trong hệ thống điều hành - Nhân viên ít kinh nghiệm có nhiều hành động nhất thời, không cẩn thận - Thuyên chuyển nhân viên quá thƣờng xuyên, không ổn định - Tranh chấp, nhập nhằng trách nhiệm trong quá trình quản lý - Chi phí quản lý bất hợp pháp  Dấu hiệu về vấn đề kỹ thuật và thƣơng mại - Khó khăn trong phát triển sản phẩm mới, hoặc không có sản phẩm thay thế - Không thay đổi theo kịp các chính sách mới của Nhà nƣớc - Sản phẩm dịch vụ có tính thời vụ cao, có biểu hiện cắt giảm chi phí lớn - Có sự thay đổi về khách hàng, thị hiếu của khách hàng do sự thay đổi của lãi suất, tỷ giá trên thị trƣờng.  Dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  21. Khóa luận tốt nghiệp 9 - Sự gia tăng tỷ lệ không cân đối nợ - Chuẩn bị số liệu tài chính không đủ, trì hoãn nộp báo cáo - Khả năng tiền mặt giảm - Kết quả kinh doanh lỗ - Có sự kỷ luật với cán bộ chủ chốt 1.2.3.3 Khoản cho vay - Trả lãi vay không đúng hạn - Trì hoãn trả nợ gốc - Không thanh toán đủ nợ gốc và lãi vay cho đến thời điểm tới hạn 1.2.4 Nguyên nhân rủi ro tín dụng 1.2.4.1 Nguyên nhân khách quan  Do sự biến động của môi trƣờng kinh tế.  Những bất cập trong cơ chế, chính sách của nhà nƣớc.  Hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng chƣa hoàn thiện.  Những nguyên nhân bất khả kháng. 1.2.4.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng  Sử dụng vốn sai mục đích so với phƣơng án kinh doanh khi giải ngân.  Năng lực quản lý kinh doanh kém, đầu tƣ nhiều lĩnh vực vƣợt quá khả năng quản lý.  Khách hàng vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng dƣới một danh nghĩa hay nhiều thực thể khác nhau nên thiếu sự phân tích trên tổng thể, khó theo dõi đƣợc dòng tiền dẫn đến việc sử dụng vốn vay chồng chéo và mất khả năng thanh toán dây chuyền.  Tình hình tài chính DN yếu kém, thiếu minh bạch, che dấu các khoản lỗ.  Rủi ro tín dụng do khách hàng cố ý lừa đảo. 1.2.4.3 Nguyên nhân từ phía ngân hàng  Rủi ro do thiếu thông tin khi thẩm định và khi ra quyết định cho vay nên dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm .  Rủi ro do thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay, hệ thống cảnh báo sớm về các khoản vay có vấn đề không hiệu quả nên không thể can thiệp kịp thời.  Rủi ro do áp lực phải hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch hàng năm đƣợc giao, chƣa thật sự quan tâm đến chất lƣợng tín dụng. GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  22. Khóa luận tốt nghiệp 10  Rủi ro do hệ thống kiểm soát trong khi cho vay không chặt chẽ và kém hiệu quả.  Rủi ro do lõng lẻo trong công tác kiểm soát nội bộ của ngân hàng.  Rủi ro do ý muốn chủ quan của ngƣời xét duyệt hoặc cấp có thẩm quyền.  Rủi ro do bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 1.2.5 Hậu quả của rủi ro tín dụng 1.2.5.1 Đối với nền kinh tế- xã hội Hệ thống ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế, là kênh thu hút và cung cấp tiền cho các tổ chức, DN và cá nhân trong nền kinh tế. Do đó, RRTD có ảnh hƣởng trực tiếp đến nền kinh tế.  Ở mức độ thấp, RRTD khiến cơ hội tiếp cận vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng của các khách hàng bị hạn chế, ảnh hƣởng xấu đến khả năng tăng trƣởng của nền kinh tế.  Ở mức độ cao hơn, khi có một ngân hàng lâm vào tình trạng khó khăn dẫn đến phá sản, thì hiệu ứng dây chuyền rất dễ xảy ra trong toàn bộ hệ thống ngân hàng, gây nên khủng hoảng đối với toàn bộ nền kinh tế, ảnh hƣởng tiêu cực đến đời sống xã hội và sự phát triển của đất nƣớc. 1.2.5.2 Đối với khách hàng  Đối với bản thân chủ thể không có khả năng hoàn trả vốn (lãi) cho ngân hàng thì họ gần nhƣ không có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng và thậm chí là cả những nguồn khác trong nền kinh tế do đã mất đi uy tín.  Cơ hội tiếp cận vốn ngân hàng của các chủ thể đi vay khác cũng bị hạn chế hơn khi RRTD buộc các NHTM thắt chặt cho vay hay thậm chí phải thu hẹp quy mô hoạt động.  Các chủ thể gửi tiền vào ngân hàng có nguy cơ không thu hồi đƣợc khoản tiền gửi và lãi nếu nhƣ các ngân hàng lâm vào tình trạng phá sản. 1.2.5.3 Đối với ngân hàng Việc không thu hồi đƣợc nợ (gốc, lãi và các khoản phí) làm cho nguồn vốn của các NHTM bị thất thoát. Trong khi đó, các ngân hàng này vẫn phải chi trả tiền lãi cho nguồn vốn hoạt động, làm cho lợi nhuận bị giảm sút. Nếu lợi nhuận không đủ thì ngân hàng còn phải dùng chính vốn tự có của mình để bù đắp thiệt hại. Điều này có thể làm ảnh hƣởng đến quy mô hoạt động của các NHTM. GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  23. Khóa luận tốt nghiệp 11 Mặt khác, tỷ lệ nợ quá hạn cao làm cho uy tín, niềm tin vào tiềm lực tài chính của ngân hàng bị suy giảm, dẫn đến làm giảm khả năng huy động vốn của ngân hàng, nghiêm trọng hơn nó có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản, đẩy ngân hàng đến bờ vực phá sản và đe dọa sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng. 1.2.6 Phân loại nợ và trích lập dự phòng 1.2.6.1 Phân loại nợ Theo quyết định 18/2007/QĐ/NHNN của ngân hàng nhà nƣớc về việc sửa đổi bổ xung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để sử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo quyết định số 493/2005/QĐ/NHNN ngày 22/04/2005 của thống đốc ngân hàng nhà nƣớc thì tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo năm nhóm nhƣ sau:  Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn bao gồm : - Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn. - Các khoản nợ quá hạn dƣới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.  Nhóm 2: Nợ cần chú ý bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày. - Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn đƣợc điều chỉnh lần đầu).  Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn,bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định. - Các khoản nợ đƣợc miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.  Nhóm 4: Nợ nghi ngờ bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dƣới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.  Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  24. Khóa luận tốt nghiệp 12 - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai bị quá hạn theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần thứ hai. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chƣa bị quá hạn hoặc đã quá hạn. - Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý. Mặc dù có tiêu chí thời gian quá hạn trả nợ cụ thể để phân loại nợ nhƣ trên,tổ chức tín dụng vẫn có quyền chủ động tự quyết định phân loại bất kỳ khoản nợ nào vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tƣơng ứng với mức độ rủi ro nếu đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm. 1.2.6.2 Trích lập dự phòng - Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ Bảng 1.1: Tỷ lệ trích lập dự phòng cho các nhóm nợ Nhóm Tỷ lệ trích Nhóm 1 0% Nhóm 2 5% Nhóm 3 20% Nhóm 4 50% Nhóm 5 100% (Nguồn: Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN) Đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý thì đƣợc trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của TCTD. Dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến 4 (tùy theo tình hình thực tế mà mỗi ngân hàng xác định mức dự phòng phù hợp) 1.2.7 Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng 1.2.7.1 Doanh số cho vay Doanh số cho vay trong kỳ là tổng số tiền đã cho khách hàng vay trong kỳ, tính cho ngày, tháng, năm, quý. GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  25. Khóa luận tốt nghiệp 13 Doanh số cho vay phản ánh kết quả về việc phát triển, mở rộng hoạt động cho vay và tốc độ tăng trƣởng tín dụng của ngân hàng. Nếu nhƣ các nhân tố khác cố định thì doanh số cho vay càng cao phản ánh việc mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng càng tốt, ngƣợc lại doanh số cho vay của ngân hàng mà giảm trong khi cố định các yếu tố khác thì chứng tỏ hoạt động của ngân hàng là không tốt. 1.2.7.2 Doanh số thu nợ cho vay Doanh số thu nợ cho vay: Là toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của ngân hàng kể cả năm nay và những năm trƣớc đó. 1.2.7.3 Tổng dư nợ cho vay Tổng dƣ nợ = tổng doanh số cho vay – tổng doanh số thu nợ cho vay Chỉ tiêu này cho biết khối lƣợng tiền của ngân hàng cung ứng ra nền kinh tế tại một thời điểm. Tổng dƣ nợ thấp cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng kém hiệu quả, chƣa có khả năng mở rộng khách hàng. Ngƣợc lại, nếu tổng dƣ nợ cao quá cũng không hẳn tốt. Khối lƣợng tiền cung ứng ra lƣu thông nhiều nhƣng chất lƣợng các khoản vay không tốt, nợ xấu gia tăng làm cho ngân hàng gặp rủi ro mất vốn, mặt khác, việc mở rộng quy mô tín dụng quá mức có thể làm cho giá cả tăng, lạm phát cao, các ngân hàng bị thiệt do mất giá của đồng tiền. 1.2.7.4 Nợ xấu và tỷ lệ Nợ xấu/Tổng dư nợ Nợ xấu (theo quy định về phân loại nợ của các TCTD trong Quyết định số 493/2005/QĐ–NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc) là các khoản nợ thuộc 1 trong 3 nhóm sau:  Nợ dƣới tiêu chuẩn (Nợ nhóm 3)  Nợ nghi ngờ ( Nợ nhóm 4 )  Nợ có khả năng mất vốn (Nợ nhóm 5) Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = x 100% Dƣ nợ cho vay Chỉ tiêu dùng để đo lƣờng rủi ro tín dụng, nếu tỷ lệ nợ xấu càng cao thì rủi ro càng cao và ngƣợc lại. Theo quy định của ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam, theo QĐ 493/2005/QĐ-NHNN, tỷ lệ nợ xấu không vƣợt quá 3%. GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  26. Khóa luận tốt nghiệp 14 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Chƣơng 1 đã khái quát những kiến thức cơ bản về tín dụng, đồng thời cũng khái quát về rủi ro tín dụng, phân loại cũng nhƣ các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và các ảnh hƣởng của rủi ro tín dụng đối với nền kinh tế, ngân hàng và khách hàng. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết của chƣơng này, qua chƣơng 2 em sẽ đi sâu vào nghiên cứu về Chi nhánh, các thực trạng về TD và RRTD, để thấy đƣợc sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tiễn. GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  27. Khóa luận tốt nghiệp 15 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á – CHI NHÁNH CỘNG HÒA GIAI ĐOẠN 2011-2013 2.1 Tổng quan về ngân hàng TMCP Đông Nam Á CN Cộng Hòa 2.1.1 Vài nét về ngân hàng TMCP Đông Nam Á Tên tiếng Anh: Southeast Asia Commercial Bank Tên viết tắt: SeABank Hội sở: 25 Trần Hƣng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: +844 3944 8688 Fax: +844 3944 8689 Website: www.seabank.com.vn Email: seabank@seabank.com.vn Thành lập từ năm 1994, là một trong những ngân hàng có mặt sớm nhất ở Việt Nam. SeABank trải qua chặng đƣờng 19 năm phát triển để đạt đƣợc thành tựu hôm nay với vốn điều lệ 5.335 tỷ đồng, tổng tài sản đạt gần 100 nghìn tỷ đồng và một mạng lƣới hoạt động trên khắp 3 miền đất nƣớc với 155 chi nhánh và điểm giao dịch. Hiện nay SeAbank là 1 trong 7 ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Bằng nội lực của chính mình, cùng với sự hợp tác chiến lƣợc của liên minh cổ đông trong và ngoài nƣớc, SeABank vƣơn lên khẳng định vị thế bằng những giá trị thực chất và hiệu quả. Société Générale, tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu tại Châu Âu trở thành cổ đông chiến lƣợc nƣớc ngoài của SeABank từ năm 2008, đem kinh nghiệm toàn cầu hơn 150 năm vào phục vụ mục tiêu ngân hàng bán lẻ tiêu biểu của SeABank bằng nhiều thay đổi mang tính chiến lƣợc về qui chuẩn sản phẩm, chất lƣợng dịch vụ theo mô hình đẳng cấp quốc tế. VMS Mobifone, nhà cung cấp mạng thông tin di động lớn nhất Việt Nam và PV Gas, nhà cung cấp khí ga hoá lỏng hàng đầu Việt Nam là các cổ đông chiến lƣợc trong nƣớc của SeABank, góp phần đáng kể vào tiềm lực tài chính và giữ vững vị thế dẫn đầu của SeABank trong nhóm các ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Năm 2010 đánh dấu bƣớc “chuyển mình” tất yếu và toàn diện của SeABank, từ “định hƣớng kinh doanh mới” đến “diện mạo mới” và “phong cách mới” với việc triển khai chiến lƣợc ngân hàng bán lẻ, hƣớng tới đối tƣợng khách hàng mục tiêu là cá nhân và các DN vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, cuối năm 2010 SeABank cũng chính GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  28. Khóa luận tốt nghiệp 16 thức công bố bộ nhận diện thƣơng hiệu mới và Hội sở mới. Bộ nhận diện thƣơng hiệu mới của SeABank đƣợc xây dựng trên cơ sở các nghiên cứu, phân tích kỹ lƣỡng về màu sắc, ý nghĩa, biểu tƣợng, phù hợp với chiến lƣợc kinh doanh bán lẻ của ngân hàng với sự kết hợp hài hòa giữa ba gam màu chủ đạo là đỏ, đen và trắng, với những ý nghĩa sâu sắc gắn liền với tính cách và định hƣớng phát triển của thƣơng hiệu. SeABank đang từng bƣớc chuyển mình để đem đến cho khách hàng chất lƣợng dịch vụ tốt nhất, đồng thời “kết nối” khách hàng tới một cuộc sống vật chất đầy đủ, sung túc hơn. Với tốc độ tăng trƣởng ổn định, bền vững và chất lƣợng dịch vụ không ngừng nâng cao trong thời gian qua, SeABank đã đƣợc Hội đồng biên tập Tạp chí The Banker bình xét ngân hàng tiêu biểu nhất Việt Nam để trao giải thƣởng “Bank of The Year VietNam 2013”. Bên cạnh việc ghi nhận sự tăng trƣởng trong hoạt động kinh doanh, The Banker cũng đánh giá cao SeABank ở những đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội Việt Nam thông qua các hoạt động từ thiện xã hội hƣớng về cộng đồng. 2.1.2 Vài nét về NHTMCP Đông Nam Á – chi nhánh Cộng Hòa. 2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngày 08 tháng 04 năm 2008 phòng giao dịch SeAbank Cộng Hòa đã chính thức khai trƣơng và đƣa vào hoạt động tại số 266 đƣờng Cộng Hòa phƣờng 13 quận Tân Bình TP Hồ Chí Minh theo quyết định của hội đồng quản trị và trực tiếp chịu sự quản lý của SeAbank chi nhánh TP. Hồ Chí Minh. Ban đầu quy mô phòng giao dịch bao gồm 5 ngƣời: 1 trƣởng phòng, 2 kế toán, 2 tín dụng. Trong quá trình hoạt động SeAbank Cộng Hòa đã đạt đƣợc nhiều thành tích đáng khích lệ nhƣ sau: Lợi nhuận năm 2008 là 3.524.175.000 đồng ; năm 2009 là 4.125.730.000 đồng; năm 2010 là 4.912.278.000 đồng. Đạt đƣợc những thành tích nêu trên, nhìn thấy đƣợc tiềm năng của SeAbank Cộng Hòa do đó vào ngày 03-10-2011 phòng giao dịch SeAbank Cộng Hòa đánh dấu bƣớc tiến mới và đã trở thành chi nhánh SeAbank Cộng Hòa cho đến ngày hôm nay. Hiện nay, nhân sự bao gồm 21 ngƣời: 1 giám đốc, 3 trƣởng phòng, 17 nhân viên của các phòng ban. Chi nhánh Cộng Hòa dƣới sự lãnh đạo của ban Giám Đốc chi nhánh, và đội ngũ chuyên viên trẻ năng động, nhiệt tình trong công việc đã xây dựng nên văn hoá kinh doanh cho chi nhánh, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngày càng phát triển, mở rộng mạng lƣới giao dịch đáp ứng nhu cầu của khách hàng. GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  29. Khóa luận tốt nghiệp 17 2.1.2.2 Những thuận lợi và khó khăn  Thuận lợi:  Vị trí: SeAbank Cộng Hòa nằm ở trung tâm quận Tân Bình, đây là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, các nhà máy, công ty, xí nghiệp. Do vậy nhu cầu vốn mở rộng sản xuất kinh doanh tuơng đối cao Đây là cơ hội cho SeAbank Cộng Hòa tiếp xúc đuợc nhiều khách hàng có quy mô lớn, cũng nhƣ nhiều khách hàng đang có nhu cầu vốn cao.  Đội ngũ nhân viên: Nguồn nhân lực trẻ tuổi, tạo môi trƣờng làm việc năng động sáng tạo. Hầu hết cán bộ công nhân viên trong ngân hàng có tuổi đời dƣới 30 tuổi. Hơn nữa, phần lớn lao động tại đây có trình độ đại học chiếm ƣu thế (chiếm 95%). Lực lƣợng lao động này có khả năng tiếp thu tốt, chịu đƣợc cƣờng độ làm việc cao, đã hỗ trợ rất đắc lực cho mọi hoạt động của Ngân hàng. Bên cạnh ƣu thế về trình độ và sức trẻ, đội ngũ cán bộ công nhân viên còn thể hiện đạo đức nghề nghiệp và sự tâm huyết tận tình trong công việc.  Khó khăn: Mặc dù nằm ở vị trí có nhiều cơ hội song nơi đây bao gồm rất nhiều NH TMCP mọc lên nhƣ (Agribank, Sacombank, Techcombank, TienPhongBank, AnBinhbank, VPbank, Eximbank, MBbank ) nằm tƣơng đối gần nhau. Do đó mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng khá sôi động. Mặt khác, chi nhánh đƣợc thành lập năm 2008, sau các ngân hàng khác, do vậy các khách hàng lớn quan hệ giao dịch với các ngân hàng khác nhƣ Sacombank, điều này làm việc hợp tác với các đối tác lớn của ngân hàng khó khăn hơn. Khách hàng cá nhân, hộ gia đình phần lớn là hộ kinh doanh, buôn bán nhỏ, hoạt động kinh doanh dịch vụ khá đa dạng, không đăng ký kinh doanh khá phổ biến, công nhân trong các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn làm nhà ở, tiêu dùng cá nhân khá cao nhƣng mức thu nhập không đều, bấp bênh nên dễ xảy ra rủi ro tín dụng nếu khách hàng mất khả năng thanh toán. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng SeAbank - chi nhánh Cộng Hòa 2.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  30. Khóa luận tốt nghiệp 18 Giám đốc chi nhánh Nguyễn Quang Lâm Phòng khách Phòng khách Phòng quản trị hỗ trợ hàng cá nhân hàng doanh hoạt động Lƣu Tài Minh nghiệp Nguyễn Thanh Nguyên Nguyễn Hữu Tuần Bộ Tín Bộ Tín Bộ Hành Bộ phận dụng phận dụng phận chính phận giao cá ngân DN kế nhân hỗ trợ dịch nhân quỹ toán sự tín viên Sơ đồ dụng 2.1 bộ máy quản lý của SeAbank Cộng Hòa 2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban  Ban giám đốc. Đây là trung tâm quản lý mọi hoạt động của chi nhánh. Hƣớng dẫn chỉ đạo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của cấp trên giao. Quyết định những vấn đề liên quan đến tổ chức, bãi nhiệm, khen thƣởng, và kỷ luật của cán bộ, công nhân viên của đơn vị. Là nơi xét duyệt, thiết lập các chính sách và đề ra chiến lƣợc hoạt động phát triển kinh doanh, đồng thời chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của chi nhánh.  Phòng khách hàng cá nhân:  Trƣởng phòng Đề ra kế hoạch kinh doanh của phòng GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  31. Khóa luận tốt nghiệp 19 Phân bổ chỉ tiêu cho vay, huy động vốn và các chỉ tiêu bán lẻ khác cho các chuyên viên khách hàng cá nhân tuân thủ các chỉ tiêu của ban giám đốc đề ra. Kiểm tra, giám sát các hoạt động của bộ phân ngân quỹ, giao dịch viên, các chuyên viên tín dụng cá nhân.  Giao dịch viên: thực hiện các lệnh giao dịch nhƣ: mở tài khoản tiền gửi, mở các loại thẻ. Hƣớng dẫn khách hàng làm thủ tục mở và sử dụng tài khoản. Thực hiện các nghiệp vụ nhƣ: tiền gửi thanh toán, tiết kiệm, thanh toán thẻ. Hạch toán các bút toán vào hệ thống.  Bộ phận ngân quỹ: Cất giữ, bảo quản các tài sản đảm bảo, chứng từ có giá, hồ sơ thế chấp của khách hàng. Phụ trách kho quỹ, đảm bảo an toàn tuyệt đối theo chế độ quản lý kho quỹ.  Chuyên viên khách hàng cá nhân: Tìm hiểu, tiếp xúc khách hàng, triển khai kế hoạch marketing để thu hút và tìm kiếm khách hàng cá nhân. Thực hiện nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh theo đúng thể lệ và quy trình tín dụng của ngân hàng nhà nƣớc và SeAbank. Tổ chức theo dõi nợ vay, thƣờng xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay và tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng. Đôn đốc, thu hồi nợ, xử lý nợ quá hạn.  Phòng khách hàng DN:  Trƣởng phòng: Chịu trách nhiệm hoàn thành chỉ tiêu của ban giám đốc đề ra. Đề ra kế hoạch kinh doanh của phòng để hoàn thành chỉ tiêu đƣợc giao Phân bổ các chỉ tiêu về huy động vốn, cho vay và các chỉ tiêu bán lẻ khác cho các chuyên viên khách hàng DN. Kiểm tra, đôn đốc và hỗ trợ công việc của các chuyên viên khách hàng DN. GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  32. Khóa luận tốt nghiệp 20  Chuyên viên tín dụng DN: Tìm hiểu, tiếp xúc khách hàng, triển khai kế hoạch marketing để thu hút và tìm kiếm khách hàng doanh nghiệp. Thực hiện nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh theo đúng thể lệ và quy trình tín dụng của ngân hàng nhà nƣớc và SeAbank. Tổ chức theo dõi nợ vay, thƣờng xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay và tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng. Đôn đốc thu hồi nợ, xử lý nợ quá hạn.  Phòng quản trị hỗ trợ hoạt động:  Trƣởng phòng: Kiểm tra, giám sát các hoạt động của các nhân viên trong phòng, đảm bảo các thủ tục, hồ sơ phải đầy đủ, chịu trách nhiệm giải ngân cho khách hàng.  Hành chính nhân sự: Là tham mƣu cho ban giám đốc trong công tác quy hoạch cán bộ của chi nhánh, đề xuất các vấn đề có liên quan đến công tác nhân sự của chi nhánh, ngoài ra còn là bộ phận thực hiện các chế độ lao động, tiền lƣơng, thi đua khen thƣởng và kỷ luật. Thực hiện nhiệm vụ soạn thảo các văn bản về nội quy cơ quan, chế độ thời gian làm việc, thực hiện an toàn lao động, quy định phân phối quỹ tiền lƣơng, xây dựng chƣơng trình nội dung thi đua nhằm nâng cao năng suất lao động. Mua sắm tài sản, thiết bị hành chánh cho chi nhánh, tổ chức bảo vệ cơ quan, thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy, chăm sóc đời sống tinh thần cho nhân viên.  Nhân viên hỗ trợ tín dụng: Chịu trách nhiệm kiểm tra lại các chứng từ trong hồ sơ tín dụng, đi công chứng, thế chấp đăng kí giao dịch đảm bảo và lƣu kho hồ sơ tín dụng.  Kế toán nội bộ: Chịu trách nhiệm chi các khoản tạm ứng, tiền lƣơng, chi các phiếu xăng xe. 2.1.4 Sản phẩm và dịch vụ cung ứng  Huy động vốn: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá bằng VND và ngoại tệ.  Tín dụng: cho vay DN, cho vay cá nhân, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ bao thanh toán,chiết khấu, tái chiết khấu. GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  33. Khóa luận tốt nghiệp 21  Thanh toán quốc tế: dịch vụ chuyển tiền quốc tế, thanh toán nhờ thu xuất nhập khẩu, thƣ tín dụng, bảo lãnh quốc tế  Dịch vụ khác:  Ngân hàng điện tử: SeA net, SeA call  Sản phẩm đầu tƣ : nhận ủy thác đầu tƣ, dịch vụ tƣ vấn đầu tƣ.  Sản phẩm thẻ: thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ tín dụng quốc tế. 2.1.5 Quy trình cho vay của chi nhánh Bƣớc 1: Tiếp nhận, tƣ vấn và hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn: CBTD  Tiếp nhận giấy đề nghị vay vốn.  Kiểm tra tính đầy đủ, chính xác các giấy tờ liên quan đến hồ sơ mà ngân hàng đề ra theo quy định của pháp luật, nếu thiếu yêu cầu khách hàng cung cấp. Bƣớc 2:Thẩm định các điều kiện vay, dự án đầu tƣ, phƣơng án vay vốn: CBTD  Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự.  Thẩm định mục đích vay vốn.  Thẩm định khả năng, năng lực tài chính của khách hàng, thẩm định tính khả thi và có hiệu quả của dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.  Thẩm định TSĐB.  Lập tờ trình thẩm định cho vay. Bƣớc 3: Xét duyệt cho vay: Nhận đƣợc hồ sơ và tờ trình thẩm định của CBTD. Trƣởng phòng tín dụng có trách nhiệm thẩm định lại tờ trình của chuyên viên đã trình lên sau đó chuyển lên phòng quản trị hỗ trợ hoạt động để rà soát danh mục hồ sơ vay vốn theo quy định của ngân hàng, nếu hồ sơ vay vốn thiếu, chƣa đầy đủ thì yêu cầu bổ sung, hoàn thiện. Bƣớc 4: Hoàn thiện hồ sơ và ký kết hợp đồng: Sau khi hoàn thiện hồ sơ vay vốn. Giám đốc chi nhánh xem xét các nội dung trên các hợp đồng đƣợc trình để phê duyệt. Nếu số tiền giải ngân nằm trong phạm vi mà chi nhánh đƣợc phân quyền thì tiến hành kí kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp TSĐB với khách hàng. Bƣớc 5: Kiểm tra, kiểm soát hồ sơ và giải ngân: Sau khi khách hàng đã hoàn thiện, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu hoặc đã công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch đảm bảo và nhập kho TSĐB, CBTD tiếp GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  34. Khóa luận tốt nghiệp 22 nhận lại hồ sơ, kiểm tra lại lần cuối và trình lên phòng quản trị hỗ trợ hoạt động thực hiện giải ngân. Bƣớc 6: Thu hồi nợ gốc, lãi, phí, và xử lý các phát sinh:  CBTD thƣờng xuyên theo dõi, kiểm tra và đôn đốc khách hàng trả nợ đầy đủ và đúng hạn.  Thu nợ gốc, lãi tiền vay và xử lý những phát sinh nếu có. Bƣớc 7: Thanh lý hợp đồng và giải chấp TSĐB.  Khi khách hàng trả hết nợ gốc, lãi và phí, giao dịch viên phải đối chiếu, kiểm tra số liệu giữa chứng từ giấy và hệ thống T24 để tất toán khoản vay.  Giải chấp TSĐB, tùy theo điều kiện cụ thể, nơi cho vay có thể giải chấp toàn bộ hay một phần TSĐB theo quy định của NH. Nhận xét: Quy trình cho vay của Chi nhánh là một quy trình hoàn chỉnh, chi tiết và chặt chẽ. Giữa các bƣớc của quy trình có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, mỗi bƣớc là một mắt xích trong quy trình, thiếu một bƣớc thì không thể nào có một quy trình cho vay hiệu quả. Có sự phân định trách nhiệm giữa các phòng ban. Sự liên kết các phòng ban nhƣ phòng quan hệ khách hàng, phòng quản trị hổ trợ hoạt động, phòng giám đốc chi nhánh trong công tác tiếp nhận và thẩm định khoản vay góp phần hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn đối với khoản cho vay. Tuy nhiên, mặc dù có sự phân định trách nhiệm giữa các phòng ban nhƣng cán bộ tín dụng là ngƣời tốn nhiều công sức từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định dự án, phƣơng án vay vốn, cho tới việc bàn giao hồ sơ, giải trình các cấp cao ý ký khiến họ chạy đi chạy lại giữ các phòng ban gây áp lực và mệt mỏi lên CBTD và việc CBTD là nguời thực hiện hầu hết trong những khâu quan trọng cũng dẫn đến rủi ro do sự thoái hóa đạo đức của CBTD. Trình tự xét duyệt hồ sơ hơi rƣờm rà và phức tạp, qua nhiều phòng ban. Việc xác thực giấy tờ tốn nhiều thời gian, tiền của của khách hàng (việc công chứng, xác thực phải qua nhiều cơ quan, điều này sẽ rất bất lợi nếu có sự sai sót giấy tờ, khách hàng sẽ phải công chứng lại gây bất tiện cho khách hàng). 2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011-2013 Trong giai đoạn 2011-2013 nền kinh tế nƣớc ta với nhiều biến động phức tạp do ảnh hƣởng suy thoái kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh chung của nền kinh kế, ngành ngân hàng nói riêng phải đối mặt với nhiều thách thức nhƣ biến động về tỷ giá, lãi suất Trong đó SeAbank CN Cộng Hòa đã chứng tỏ khả năng thích ứng của mình để đạt đƣợc những kết quả sau đây: GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  35. Khóa luận tốt nghiệp 23 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của SeAbank Cộng Hòa 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng so sánh so sánh 2013/2012 2012/2011 chỉ tiêu 2011 2012 2013 tỷ lệ % tỷ lệ % tăng (+) tăng (+) tăng tăng giảm (-) giảm (-) giảm giảm Tổng thu 53.126 65.132 87.189 12.006 22,60 22.057 33,87 nhập ròng  Hoạt động 47.813 57.618 77.470 9.805 20,5 19.852 34,45 tín dụng Hoạt động 5.313 7.514 9.719 2.201 41,4 2.205 22,69 dịch vụ chi phí kinh 40.133 54.908 73.095 14.775 36,82 18.187 33,12 doanh Chi phí trả 25.176 33.122 45.712 7.946 31,56 12.590 38 lãi Chi phí khác 14.957 21.786 27.383 6.829 45,66 5.597 25,69 lợi nhuận 12.993 10.224 14.094 -2.769 -21,31 3.870 37,85 trƣớc thuế ( Nguồn tài liệu nội bộ, phòng tổng hợp SeAbank CN Cộng Hòa) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy kết quả kinh doanh của chi nhánh đạt đƣợc những thành tựu đáng khích lệ cụ thể thu nhập ròng trong giai đoạn 2011-2013 của chi nhánh tăng, cụ thể: năm 2011 đạt 53.126 triệu đồng, năm 2012 thu nhập ròng đạt 65.132 triệu đồng tăng 12.006 triệu đồng, tăng xấp xỉ 22,6% so với năm 2011. Bƣớc sang năm 2013, thu nhập ròng của chi nhánh tăng 22.057 triệu đồng, tăng xấp xỉ 33,87%. Sở dĩ thu nhập ròng của chi nhánh tăng là do trong giai đoạn này SeAbank Cộng Hòa chính thức trở thành chi nhánh. Sự mở rộng kinh doanh và khối lƣợng khách hàng tăng lên là lý do khiến cho thu nhập ròng của SeAbank chi nhánh GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  36. Khóa luận tốt nghiệp 24 Cộng Hòa tăng lên đáng kể. Tổng thu nhập ròng của chi nhánh, tăng chủ yếu do sự gia tăng từ việc thu lãi từ hoạt động tín dụng. Cụ thể năm 2011 tổng thu nhập ròng là 53.126 triệu đồng thì thu nhập từ hoạt động tín dụng là 47.813 triệu đồng. Năm 2012 thu nhập ròng từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng so với năm 2011 là 9.805 triệu đồng, gần 20,5%. Năm 2013 thu nhập ròng từ hoạt động tín dụng vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng cao và tăng so với năm 2012 là 19.852 triệu đồng, gần 34,45%. Vì vậy có thể thấy hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngày càng phát triển và là nguồn thu nhập chủ yếu. Chi phí của chi nhánh qua các năm cũng gia tăng cụ thể năm 2011 là 40.133 triệu đồng. Năm 2012 là 54.908 triệu đồng tăng 14.775 triệu đồng, tăng gần 36,82% so với năm 2011. Năm 2013 chi phí là 73.095 triệu đồng tăng 18.187 triệu đồng, tăng gần 33,12 % so với năm 2012. Chi phí của chi nhánh bao gồm chi phí trả lãi tiền vay, chi phí quản lý kinh doanh và các khoản chi phí khác, và dự phòng rủi ro tín dụng. Chi phí chủ yếu của chi nhánh tăng là do phải chi trả lãi cụ thể năm 2011 chi phí trả lãi là 25.176 triệu đồng, năm 2012 tăng 7.946 triệu đồng gần 31,56% so với năm 2011. Năm 2013 tăng so với năm 2012 là 12.590 triệu đồng gần 38%.Vì đây là khoản chi trả cho nguồn vốn mà chi nhánh đã huy động. Điều này cũng dễ hiểu khi tín dụng tăng trƣởng mạnh chính vì vậy mà chi nhánh phải tăng cƣờng huy động vốn đồng nghĩa với việc chi phí trả lãi tiền gửi cũng tăng theo nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn tín dụng của khách hàng đồng thời để có thể tăng cƣờng huy động vốn chi nhánh cần đƣa ra nhiều hình thức quảng cáo, khuyến mãi, nâng mức lãi xuất huy động, góp phần không nhỏ vào làm tăng chi phí của ngân hàng. Ngoài ra các chi phí khác của chi nhánh cũng gia tăng khi mà chi nhánh bắt đầu mở rộng kinh doanh. Lợi nhuận truớc thuế của chi nhánh qua các năm có nhiều biến động, cụ thể: năm 2011 lợi nhuận truớc thuế đạt 12.993 triệu đồng. Năm 2012 đạt 10.224 triệu đồng giảm so với năm 2011 là 2.769 triệu đồng, giảm gần 21,31%, trong năm này, kinh tế đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, để giảm thiểu rủi ro mà chi nhánh trích lập dự phòng tƣơng đối cao, vì vậy lợi nhuận của năm nay có phần giảm. Tuy nhiên, năm 2013 khi mà nền kinh tế đang dần đƣợc phục hồi, thì nhiều doanh nghiệp cần vốn, các DN ăn nên làm ra nên việc trả lãi và nợ vay cho chi nhánh tốt, việc trích lập dự phòng cũng đƣợc giảm đi. Vì vậy mà lợi nhuận năm 2013 tăng so với năm 2012 là 3.870 triệu đồng, tăng 37,85%. Biểu đồ 2.1Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2011-2013 GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  37. Khóa luận tốt nghiệp 25 2.2 Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của SeAbank Cộng Hòa giai đoạn 2011- 2013. 2.2.1 Phân tích thực trạng về tín dụng 2.2.1.1 Tình hình huy động vốn Huy động vốn luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngân hàng vì ngân hàng hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động từ những nguồn vốn từ bên ngoài. Muốn mở rộng hoạt động tín dụng thì phải có một nguồn vốn ổn định. Với một đội ngũ cán bộ trẻ, năng động ngân hàng SeAbank- CN Cộng Hòa đã có những thành tựu đáng kể trong công tác huy động vốn trong những năm vừa qua. Bảng 2.2 Huy động vốn giai đoạn 2011- 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ trọn Giá trị trọng Giá trị trọng Giá trị Giá trị trọng Số tiền trọng g (%) (%) (%) (%) (%) Tổng vốn huy 98.799 100 123.763 100 179.513 100 24.964 25,27 55.570 45,05 động Cá nhân 67.589 68,41 81.150 65,57 124.237 69,21 13.561 20,06 43.087 53,1 Tổ chức kinh 31.210 31,59 42.613 34,43 54.916 30,59 11.403 36,54 12.303 28,87 tế (Nguồn tài liệu nội bộ, phòng tổng hợp SeAbank CN Cộng Hòa) GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  38. Khóa luận tốt nghiệp 26 Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng qua các năm, cụ thể: năm 2011 đạt 98.799 triệu đồng, năm 2012 đạt 123.763 triệu đồng tăng 24.964 triệu đồng tƣơng ứng với 45,05%, năm 2013 đạt 123.763 triệu đồng, tăng 55.750 triệu đồng tƣơng ứng với 45,05% so với năm 2012. Nguồn vốn huy động của chi nhánh 100% là nguồn vốn huy động ngắn hạn và xuất phát từ 2 thành phần là cá nhân và tổ chức kinh tế. Trong đó, nguồn vốn huy động từ cá nhân là chủ yếu và chiếm tỷ trọng cao, cụ thể: Năm 2011 huy động từ tiền gửi cá nhân đạt 67.589 triệu đồng chiếm gần 68,41% trong tổng nguồn vốn huy động Năm 2012 huy động từ tiền gửi cá nhân đạt 81.150 triệu đồng chiếm gần 65,57% trong tổng nguồn vốn huy động và tăng 13.561 triệu đồng, tăng gần 20,06% so với năm 2011. Năm 2013 huy động từ tiền gửi cá nhân đạt 124.237 triệu đồng chiếm gần 69,21% trong tổng nguồn vốn huy động và tăng 43.087 triệu đồng chiếm gần 53,1% so với năm 2012. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi cá nhân là nguồn vốn ổn định quan trọng trong nguồn vốn hoạt động của chi nhánh. Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế qua các năm cũng gia tăng nhƣng không đáng kể. Cụ thể: Năm 2011 huy động vốn từ các tổ chức kinh tế đạt 31.210 triệu đồng Năm 2012 huy động vốn từ các tổ chức kinnh tế tăng 11.403 triệu đồng, tăng gần 36,54% so với năm 2011. Năm 2013 huy động vốn từ các tổ chức kinh tế tăng 12.303 triệu đồng, tăng 28,87% so với năm 2012. Từ kết quả trên cho ta thấy thƣơng hiệu của ngân hàng đang từng bƣớc đƣợc mở rộng. Khách hàng càng ngày càng tin tƣởng vào uy tín của ngân hàng. Nguyên nhân là do ngân hàng áp dụng đa dạng sản phẩm, hình thức huy động với thời hạn, lãi suất cạnh tranh và nâng cao chất lƣợng công tác chăm sóc khách hàng. Biểu đồ 2.2 Huy động vốn giai đoạn 2011-2013 GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  39. Khóa luận tốt nghiệp 27 2.2.1.2 Doanh số cho vay Bảng 2.3 Doanh số cho vay giai đoạn 2011- 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 CHỈ TIÊU Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Giá Giá trị trọng Giá trị trọng Giá trị trọng Giá trị trọng trọng trị (%) (%) (%) (%) (%) Tổng DSCV 84.817 100 111.386 100 134.340 100 26.569 31,3 22.954 20,61 I. Theo thời hạn 1. Ngắn hạn 70.026 82,56 95.817 87 117.713 87,62 25.791 36,8 11.896 11,24 2. Trung và dài 14.791 17,44 15.569 13 16.627 12,38 778 5,3 1.058 6,8 hạn II. Theo đối tƣợng 1.Cá nhân 4.499 5,3 6.841 6,14 19.027 14,16 2.342 52,1 12.186 178,13 2.Hộ kinh doanh 1.907 2,24 3.277 2,94 9.677 7,2 137 7,2 6.400 195,3 3. DNVVN 71.061 83,78 94.584 84,92 101.180 75,32 23.523 33 6.596 6,97 4. DN lớn 7.350 8,68 6.684 6 4.456 3,32 -666 -9,06 -2.228 -33,33 III. Theo mục đích 1. Tiêu dùng 1.587 1,87 2.228 2 4.546 3,38 641 40,4 3.121 93,4 2 Sản xuất kinh 102.455 75.505 89 92 117.713 87,62 27.405 36,2 49.391 48,2 doanh 3.Mua xe 4.550 5,36 5.569 5 9.052 6,75 1.019 22,4 3.483 62,54 4.Mua bất động 3.175 3,77 1.134 1 3.029 2,25 -2.041 -64,28 1.895 167,1 sản (Nguồn tài liệu nội bộ, phòng tổng hợp SeAbank CN Cộng Hòa) GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  40. Khóa luận tốt nghiệp 28 Từ bảng số liệu trên có thể thấy doanh số cho vay qua các năm có xu hƣớng tăng. Năm 2011 đạt 84.817 triệu đồng; năm 2012 doanh số cho vay tăng so với năm 2011 là 26.569 triệu đồng, tăng gần 31%; năm 2013 doanh số cho vay tăng 22.954 triệu đồng, tăng gần 21% so với năm 2012. Doanh số cho vay theo thời hạn bao gồm DSCV ngắn hạn và DSCV dài hạn trong đó: doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSCV cụ thể: năm 2011 DSCV ngắn hạn đạt 70.026 triệu đồng, chiếm 82%. Năm 2012 DSCV ngắn hạn đạt xấp xỉ 95.817 triệu đồng, chiếm 87% DSCV và cao hơn so với năm 2011 xấp xỉ 37%. Năm 2013 DSCV ngắn hạn đạt xấp xỉ 117.713 triệu đồng, chiếm gần 88% và cao hơn năm 2012 11.896 triệu đồng xấp xỉ 11%. Lý do có DSCV ngắn hạn cao nhƣ vậy có thể do trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn các DN không có dự án trung và dài hạn khả thi tức là dự án không có tính thực tế, không đảm bảo trả nợ cho chi nhánh dẫn đến DN thƣờng hạn chế trong việc đầu tƣ, mở rộng những dự án lớn. Hoặc đứng về phía chi nhánh để giải thích là do giai đoạn này có nhiều biến động, biến động từ lãi suất, giá vàng, bất động sản gần nhƣ đóng băng khiến cho các khoản vay gặp nhiều rủi ro nên để đề phòng và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay chi nhánh buộc phải dè dặt hơn trong các khoản vay trung và dài hạn vì kỳ hạn vay này thƣờng chiếm dụng một khoản vốn lớn nếu gặp sự cố ngoài ảnh hƣởng đến tính thanh khoản thì nó còn ảnh hƣởng đến lợi nhuận của chi nhánh do phải trích lập thêm các khoản dự phòng làm tăng chi phí dẫn đến giảm lợi nhuận. Mặc dù vậy doanh số cho vay trung và dài hạn cũng có xu hƣớng tăng nhƣng không đáng kể, cụ thể năm 2012 DSCV trung và dài hạn đạt 15.569 triệu đồng, tăng khoảng 5% so với năm 2011. Năm 2013 DSCV trung, dài hạn đạt 16.627 triệu đồng tăng 1.058 trđ xấp xỉ 7% so với năm 2012. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng này có thể do chi nhánh bắt đầu chú trọng hơn vào công tác cho vay trung và dài hạn để cân bằng cơ cấu cho vay. Thêm vào đó năm 2013 khi mà nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi thì các DN bắt đầu có thêm những dự án có quy mô, phát triển trong thời gian dài. Doanh số cho vay theo đối tƣợng bao gồm DSCV đối với cá nhân, hộ kinh doanh, DNVVN và doanh nghiệp lớn. Trong các đối tƣợng này, DSCV của chi nhánh tập trung chủ yếu vào DNVVN biểu hiện DSCV đối với DNVVN tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay. cụ thể: năm 2011 đạt 71.061chiếm 84% trong tổng DSCV, năm 2012 đạt 94.584 triệu đồng chiếm tỷ trọng cao nhất chiếm 85% trong tổng doanh số cho vay và tăng 33% so với năm GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  41. Khóa luận tốt nghiệp 29 2011. Năm 2013 đạt xấp xỉ 101.180 triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao khoảng 75% và tăng so với năm 2012 khoảng 7%. Đây là đối tƣợng vay chủ yếu của chi nhánh mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho chi nhánh và cũng là đối tƣợng vay nhiều rủi ro nhất nếu chính sách quản lý rủi ro của chi nhánh không tốt dễ dẫn đến nguy cơ mất vốn. Bởi DNVVN hiện nay tại TP Hồ Chí Minh chiếm số lƣợng lớn, năng động trong kinh doanh và hoạt động đa dạng trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Đặc biệt DNVVN rất nhạy cảm với các biến động của thị trƣờng, thay đổi mặt hàng nhanh, phù hợp với thị hiếu ngƣời tiêu dùng. Đây là đối tƣợng tạo ra nhiều việc làm cho ngƣời lao động, mang lại nguồn thu lớn từ thuế cho ngân sách nhà nƣớc,có nhiều dự án kinh doanh và nhu cầu vốn mở rộng sản xuất kinh doanh cao, nhận thấy đƣợc tiềm năng đó nên chi nhánh tập trung cho vay vào đối tƣợng này. Qua bảng số liệu thấy đƣợc doanh số này năm sau cao hơn năm trƣớc nhƣng với tỷ lệ không đáng kể, vì trong giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều khó khăn tuy năm 2013 nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi nhƣng chƣa bền vững, nhiều DNVVN khó khăn trong việc kiếm đầu ra cho sản phẩm, nhiều DN phá sản, để giảm thiểu rủi ro nên chi nhánh dè dặt trong việc tăng doanh số cho vay đối với đối tƣợng này Cùng với DNVVN cho vay cá nhân và hộ kinh doanh có xu hƣớng tăng qua các năm. Ta thấy trong năm 2011, 2012 thì hộ kinh doanh chiếm tỷ trọng vay thấp nhất khoảng 2%. Tuy nhiên năm 2013 doanh số cho vay đạt 9.677 triệu đồng tăng cao ( gấp 2 lần) so với năm 2012. Đây là đối tƣợng đƣợc chi nhánh bắt đầu quan tâm. Còn cho vay DN lớn có dấu hiệu giảm cụ thể: năm 2012 giảm 666 triệu đồng, giảm khoảng -9,06%. Năm 2013 giảm 2.228 triệu đồng, giảm khoảng 33% so với năm 2012. Nguyên nhân có thể do DN lớn không có nhu cầu vay, vì không biết vay vốn để làm gì, trong khi hàng hóa còn tồn đọng nhiều chƣa có đầu ra, doanh nghiệp lớn thƣờng có quy mô sản xuất, kinh doanh lớn, khó có thể thích nghi với biến động của thị trƣờng. Còn về phía chi nhánh thì hạn chế cho DN lớn vay vì đối tƣợng này vay chủ yếu đầu tƣ vào các dự án lớn, trong thời gian dài khiến cho khả năng thu hồi vốn diễn ra lâu và trong nền kinh tế đầy biến động có thể đây là cách mà chi nhánh hạn chế rủi ro cho mình. Cho vay theo mục đích bao gồm cho vay tiêu dùng, sản xuất kinh doanh, mua xe, mua bất động sản. Nhƣ đã trình bày ở phần cho vay theo đối tƣợng chính DNVVN là đối tƣợng chiếm tỷ trọng vay cao nhất, mục đích của đối tƣợng này chủ yếu là hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, vay theo mục đích sản xuất kinh doanh cũng chiếm tỷ trọng cao nhất, cụ thể: năm 2011 chiếm gần 89%, năm 2012 GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  42. Khóa luận tốt nghiệp 30 chiếm 92%, năm 2013 chiếm 88%. Cùng với mục đích cho vay để sản xuất kinh doanh thì cho vay để tiêu dùng, mua xe cũng đƣợc chi nhánh quan tâm điều đó thể hiện DSCV tiêu dùng năm 2013 tăng 3.121 triệu đồng, tăng gần 93%, còn DSCV mu axe tăng 3.483 triệu đồng, tăng gần 63% so với năm 2012. Riêng đối với cho vay theo mục đích mua bất động sản thì chi nhánh hạn chế cho vay, vì bất động sản trong giai đoạn này đóng băng biểu hiện năm 2012 giảm so với năm 2011 là 2.041 triệu đồng, giảm gần 64%. Nhƣ vậy doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu là vay ngắn hạn và phục vụ mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi nền kinh tế trong giai đoạn này gặp khó khăn thì cá nhân, hộ kinh doanh là đối tƣợng đƣợc chi nhánh chú ý để nhằm phân tán rủi ro. 2.2.1.3 Doanh số thu nợ cho vay. Bảng 2.4 Doanh số thu nợ cho vay giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 CHỈ TIÊU Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Giá trị trọng Giá trị trọng Giá trị trọng Giá trị trọng Giá trị trọng (%) (%) (%) (%) (%) Tổng DSTN 65.740 100 59.616 100 78.136 100 -6.124 -9,3 18.520 31,07 I. Theo thời hạn 1. Ngắn hạn 60.255 91,6 56.450 94,69 65.213 83,46 -3.805 -6,3 8.763 15,52 2. Trung và dài 5.485 8,4 3.166 5,31 12.923 16,54 -2.319 -42,28 9.757 308,18 hạn II. Theo đối tƣợng 1.Cá nhân 3.299 5,02 3.492 5,86 8.756 11,21 193 5,85 5.264 150,74 2.Hộ kinh doanh 1.130 1,72 3.066 3,28 2.297 2,94 1.936 171,3 -342 -17,49 3. DNVVN 56.666 86,2 51.242 85,95 64.939 83,11 -25.424 -33,16 13.697 26,73 GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  43. Khóa luận tốt nghiệp 31 4. DN lớn 4.645 7,06 2.927 4,91 2.144 2,74 -1.718 -36,98 -783 -26,75 III. Theo mục đích 1. Tiêu dùng 841 1,3 823 1,38 3.290 4,21 -18 -2,14 2.467 299,76 2 Sản xuất KD 60.978 93 56.421 94,64 65.213 83,46 -24.557 -30,3 8.792 15,58 3.Mua xe 3.524 5,4 1.622 2,72 7.282 9,32 -1.901 -54 5.660 348,95 4.Mua bất động 397 0,3 750 1,21 2.351 3,01 353 88,91 1.601 213,67 sản (Nguồn tài liệu nội bộ, phòng tổng hợp SeAbank CN Cộng Hòa) Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy tình hình thu nợ của chi nhánh nhìn chung tƣơng đối tốt, doanh số thu nợ cho vay luôn lớn hơn 50% doanh số cho vay. Tuy nhiên vào năm 2012 doanh số thu nợ cho vay chỉ đạt 59.616 triệu đồng giảm so với năm 2011 là 26.124 triệu đồng, giảm gần 30%. Điều này có thể thấy vì năm 2012 khi tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, các DNVVN chủ yếu vay vốn vào dịp cuối năm để sản xuất kinh doanh, một phần là do trong năm này, các khoản cho vay trung dài hạn cao, chƣa tới hạn phải thu. Sang năm 2013 doanh số thu nợ đạt 78.136 triệu đồng tăng 31% so với năm 2012. Đây là dấu hiệu tốt khi mà nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng đang dần phục hồi. Giống nhƣ DSCV thì DSTN cũng đƣợc phân theo thời hạn, theo đối tƣợng, mục đích. Phân theo thời hạn thì DSTN ngắn hạn chiếm tỷ trong cao nhất trong tổng DSTND biểu hiện: Năm 2011 doanh số thu nợ cho vay ngắn hạn đạt 60.225 triệu đồng chiếm 91% tổng doanh số thu nợ. Năm 2012 thu nợ cho vay ngắn hạn đạt 56.450 triệu đồng, xấp xỉ 95% so với tổng doanh số thu nợ. Năm 2013 những doanh số thu nợ ngắn hạn lại tiếp tục tăng lên đạt 65.213 triệu đồng tăng 8.763 triệu đồng, tăng gần 16% so với năm 2012. Kết quả này cho thấy chính sách tín dụng, quản lý các khoản cho vay ngắn hạn của CN tƣơng đối tốt, doanh số thu nợ ngắn hạn đạt chỉ tiêu cao. Doanh số thu nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong chỉ tiêu doanh số thu nợ của chi nhánh. năm 2012 giảm 2.319 triệu đồng giảm gần 42% so với năm GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  44. Khóa luận tốt nghiệp 32 2011 nhƣng qua bảng số liệu trên có thể thấy chỉ tiêu này có xu hƣớng tăng cao cụ thể năm 2013 tăng 9.757trđ xấp xỉ 308,18%. Đây là một tín hiệu tốt khi mà các khoản cho vay trung và dài hạn thƣờng chiếm dụng một khoản vốn cho vay lớn từ chi nhánh, nếu doanh số thu nợ này tiếp tục tăng ổn định sẽ giúp chi nhánh cân bằng giữa cho vay các kỳ hạn, đảm bảo tăng trƣởng tín dụng ổn định hơn. Doanh số thu nợ cho vay phân theo đối tƣợng bao gồm: doanh số thu nợ phân theo cá nhân, hộ kinh doanh, DNVVN, doanh nghiệp lớn. Trong đó: Doanh số thu nợ đối với DNVVN luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số thu nợ cụ thể năm 2011 chiếm 86% , 2012 chiếm 86%, năm 2013 chiếm 83% so với tổng DSTN tƣơng ứng với các năm. Doanh số thu nợ cho vay đối với cá nhân và hộ kinh doanh tăng qua các năm. Doanh số thu nợ đối với DN lớn giảm qua các năm, cụ thể: năm 2012 giảm 1.718 triệu đồng giảm gần 37% so với năm 2011. Năm 2013 thu nợ cho vay giảm 783 triệu đồng, giảm 27% so với năm 2012. Doanh số thu nợ theo mục đích sản xuất kinh doanh luôn chiếm tỷ lệ cao nhất so với tổng doanh số thu nợ vay, cụ thể: Năm 2011 đạt 60.978 triệu đồng, chiếm 93%. Năm 2012 đạt 56.421 triệu đồng, chiếm 95% Năm 2013 đạt 65.213 triệu đồng, chiếm 84% Trong khi đó thu nợ cho vay theo mục đích mua bất động sản thì chiếm tỷ lệ thấp nhất so với tổng doanh số thu nợ cho vay, cụ thể: Năm 2011 đạt 397 triệu đồng, chiếm 0,3%. Năm 2012 đạt 750 triệu đồng, chiếm 1,21%. Năm 2013 đạt 2.351 triệu đồng chiếm 3,01%. 2.2.1.4 Dư nợ cho vay Dƣ nợ cho vay phụ thuộc vào doanh số cho vay và thu nợ cho vay, ngoài ra dƣ nợ năm nay còn phụ thuộc vào dƣ nợ của năm trƣớc. Vì vậy, việc phân tích dƣ nợ cho vay cho ta thấy đƣợc chất lƣợng cũng nhƣ khả năng quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của chi nhánh. Bảng 2.5 Dƣ nợ cho vay giai đoạn 2011- 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  45. Khóa luận tốt nghiệp 33 Chênh lệch Chênh lệch Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 CHỈ TIÊU Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Giá trị trọng Giá trị trọng Giá trị trọng Giá trị trọng Giá trị trọng (%) (%) (%) (%) (%) Tổng DNCV 50.193 100 101.963 100 158.167 100 51.770 103 56.204 55,12 I. Theo thời hạn 1. Ngắn hạn 26.927 76,46 66.294 65,02 118.794 75,11 39.367 146,2 52.500 79,19 2. Trung và dài hạn 23.266 23,54 35.669 34,98 39.373 24,89 12.403 53,3 3.704 10,38 II. Theo đối tƣợng 1.Cá nhân 16.000 31,83 19.349 18,98 29.620 18,73 3.349 20,93 10.271 55,12 2.Hộ kinh doanh 11.900 23,07 12.111 11,88 19.491 12,32 211 1,77 5.269 43,51 3. DNVVN 19.142 37,1 62.484 61,28 98.725 62,42 43.342 226,4 36.241 58 4. DN lớn 4.262 8 8.019 7,86 10.331 6,53 3.757 88,15 2.312 28,83 III. Theo mục đích 1. Tiêu dùng 15.310 30,51 16.715 16,39 17.971 11,36 1.405 9,2 1.256 7,51 2 Sản xuất kinh 66.294 20.240 40,33 65,02 118.794 75,12 46.054 229,7 52.500 79,19 doanh 3.Mua xe 4.418 8,81 8.365 8,2 10.135 6,41 3.947 89,3 1.770 21,16 4.Mua bất động sản 10.205 20,35 10.589 10,39 11.267 7,11 384 3,76 678 6,4 (Nguồn tài liệu nội bộ, phòng tổng hợp SeAbank CN Cộng Hòa) Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy, tổng dƣ nợ qua các năm tăng cụ thể năm 2012 đạt 101.963 triệu đồng, tăng gấp đôi so với năm 2011; năm 2013 đạt 158.167 triệu đồng, tăng 55% so với năm 2012. Trong đó: GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  46. Khóa luận tốt nghiệp 34 Dƣ nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dƣ nợ cho vay và năm sau cao hơn so với năm trƣớc cụ thể là: năm 2011 đạt 26.927 triệu đồng chiếm 76% trong tổng dƣ nợ cho vay; năm 2012 đạt 66.294 triệu đồng chiếm 65% trong tổng dƣ nợ cho vay, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2011; năm 2013 đạt 118.794 triệu đồng chiếm 75,11% trong tổng dƣ nợ cho vay, cao hơn 52.500 trđ xấp xỉ 80% so với năm 2012. Bên cạnh đó, dƣ nợ cho vay trung và dài hạn cũng tăng cụ thể năm 2013 đạt 39.373 tăng 10,38 %.  Dƣ nợ cho vay theo đối tƣợng. Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy, dƣ nợ cho vay theo từng đối tƣợng đều tăng qua các năm trong đó: Dƣ nợ cho vay DNVVN luôn chiếm tỷ trong cao nhất trong tổng dƣ nợ cho vay cụ thể: năm 2012 đạt 62.484 triệu đồng chiếm 62% và tăng gấp 2 lần so với năm 2011; năm 2013 đạt 98.725 triệu đồng chiếm 62,42% và tăng 58% so với năm 2012. Nguyên nhân là do đối tƣợng này có doanh số vay lớn, số thu nợ từ đối tƣợng này > 50% đồng thời bao gồm các khoản nợ từ các năm trƣớc. Dƣ nợ cho vay DN lớn chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng dƣ nợ cho vay cụ thể: năm 2012 đạt 8.019 triệu đồng và chiểm 8% và tăng 88% so với năm 2011; năm 2013 đạt 10.331 triệu đồng chiếm 6,53% và tăng 28,83% so với năm 2012. Nguyên nhân là chi nhánh đang siết chặt đối với đối tƣợng này. Dƣ nợ cho vay theo mục đích sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dƣ nợ cho vay và luôn tăng qua các năm cụ thể: năm 2011 đạt 20.240 triệu đồng, chiếm 40%; năm 2012 đạt 66.294 triệu đồng, chiếm 65% và tăng gấp 2 lần so với năm 2011; năm 2013 đạt 118.794 triệu đồng, chiếm 75% và tăng 79% so với năm 2012. Dƣ nợ cho vay của chi nhánh qua các năm tăng cao, trong đó dƣ nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, DNVVN là đối tƣợng sử dụng nguồn vốn ngắn hạn đó với mục đích sản xuất kih doanh. GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  47. Khóa luận tốt nghiệp 35 Biểu đồ 2.3 Dƣ nợ cho vay giai đoạn 2011-2013 2.2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại SeAbank Cộng Hòa Từ những phân tích từ hoạt động cho vay của chi nhánh nói trên, ta thấy chi nhánh hoạt động khá hiệu quả, đạt đƣợc lợi nhuận tƣơng đối cao và có chiều hƣớng tăng – đây là biểu hiện tích cực, trong khi nền kinh tế nƣớc ta nói chung và ngành ngân hàng nói riêng có nhiều biến động xấu. Bên cạnh lợi nhuận đạt đƣợc, chi nhánh còn đối mặt với nhiều rủi ro, bởi bao giờ cũng tồn tại nghịch lý “ lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng cao và ngƣợc lại.”Sau đây là những rủi ro mà chi nhánh đang đối mặt trong hoạt động cho vay của mình. 2.2.2.1 Tình hình nợ xấu – tỷ lệ nợ xấu phân theo thời hạn cho vay Bảng 2.6 Tình hình nợ xấu theo thời hạn giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 CHỈ TIÊU Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Số Số Số Số trọng Số tiền trọng trọng trọng trọng tiền tiền tiền tiền (%) (%) (%) (%) (%) I. Nợ xấu 803 100 1.682 100 2.720 100 879 109 1.038 61,7 1. Ngắn hạn 705 87,8 1.347 80,11 2.237 82,25 642 91 890 126,2 2. Trung và dài hạn 98 12,2 335 17,89 483 16,75 237 242 148 30,6 II. Tỉ lệ nợ xấu 1,6% 1,65% 1,7% 0,05% 0,05% 1, Ngắn hạn 2,6% 2,03% 1,88% 0,57% 0,15% 2. Trung và dài hạn 0,42% 0,94% 1,22% 0,52% 0,28% (Nguồn tài liệu nội bộ, phòng tổng hợp SeAbank CN Cộng Hòa) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, nợ xấu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu và có chiều hƣớng tăng qua các năm. Năm 2011 nợ xấu ngắn hạn của chi nhánh là 705 triệu đồng chiếm gần 88% trong tổng nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn đƣợc duy trì ở mức 2,6%. Năm 2012 nợ xấu ngắn hạn của chi nhánh là 1.347 triệu đồng, chiếm gần 80% trong tổng nợ xấu và tăng so với năm 2011 là 642 GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  48. Khóa luận tốt nghiệp 36 triệu đồng, tăng gần 91%. Năm 2013 nợ xấu ngắn hạn của chi nhánh là 2.237 triệu đồng, chiếm gần 82% trong tổng nợ xấu và tăng so với năm 2012 là 890 triệu đồng, tăng gần 126%. Nguyên nhân có sự gia tăng nợ xấu ngắn hạn này là do là do chính sách tập trung chủ yếu cho vay đầu tƣ ngắn hạn, và quy định trả lãi 3 tháng/ lần đã gây khó khăn cho đối tƣợng khách hàng này vì kì hạn trả lãi ngắn, gấp rút nên khách hàng không thể chủ động về mặt thời gian và kế hoạch trả nợ. Vì vậy, khách hàng dễ rơi vào tình trạng chậm trả tiền lãi, làm nợ xấu phát sinh cao. Mặc dù nợ xấu ngắn hạn tăng nhƣng với tốc độ chậm hơn so với tốc độ gia tăng của dƣ nợ cho vay ngắn hạn nên tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn trong 2 năm 2012, 2013 có dấu hiệu giảm, cụ thể: năm 2012 tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn là 2,03% giảm 0,57% so với năm 2011; tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn năm 2013 là 1,88% giảm 0,15% so với năm 2012. Đây là dấu hiệu tích cực của chi nhánh. Nợ xấu trung và dài hạn tuy chiếm tỷ trọng thấp nhƣng cũng có nhiều chuyển biến cụ thể: năm 2011 nợ xấu trung dài hạn của chi nhánh là 98 triệu đồng tăng 12% trong tổng nợ xấu và với tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn là 0,42%. Năm 2012 nợ xấu trung dài hạn tăng gấp đôi so với năm 2011. Nợ xấu năm 2013 cũng tăng theo tốc độ 30% so với năm 2012. Mặc dù chính sách của chi nhánh còn hạn chế trong cho vay trung và dài hạn song nợ xấu trung và dài hạn lại có xu hƣớng tăng mạnh trong năm 2012 là bởi một phần nợ xấu trung và dài hạn trong những năm trƣớc chƣa đƣợc thu hồi, đồng thời ảnh hƣởng của nền kinh tế, thị trƣờng bất động sản đóng băng và sản xuất kinh doanh trì trệ không thông suốt khiến cho tỉ lệ nợ xấu trung và dài hạn trong năm 2012 tăng cao cụ thể tỉ lệ nợ xấu trung và dài hạn của năm 2012 là 0,94% tăng 0,52% và năm 2013 tỉ lệ nợ xấu tăng lên 1,22% đòi hỏi ngân hàng phải có chính sách quản lý chặt chẽ đối với khoản vay này. Biểu đồ 2.4 Tình hình nợ xấu theo thời hạn giai đoạn 2011-2013 GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  49. Khóa luận tốt nghiệp 37 2.2.2.2 Tình hình nợ xấu - tỷ lệ nợ xấu phân theo đối tượng Bảng 2.7 Tình hình nợ xấu phân theo đối tƣợng giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 CHỈ TIÊU Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Số Số Số Số tiền trọng trọng Số tiền trọng trọng trọng tiền tiền tiền (%) (%) (%) (%) (%) I. Nợ xấu 803 100 1.682 100 2.720 100 879 109 1.038 61,7 1. Cá nhân 240 29,89 325 19,32 521 19,15 85 35,42 196 60,3 2. Hộ kinh doanh 115 14,32 207 12,31 297 10,92 92 80 90 43,47 3. DNVVN 390 48,56 1.050 62,47 1.750 64,34 660 169 700 66,67 4. DN lớn 58 7,2 100 5,9 152 5,59 42 72,4 52 52 II. Tỉ lệ nợ xấu 1,6% 1,65% 1,7% 0,05% 0,05% 1, Cá nhân 1,5% 1,68% 1,76 0,18% 0,08% - 0,97% 1,7% 1,52 0,73% 2. Hộ kinh doanh 0,18% - 2,03% 1,68% 1,77 0,09% 3. DNVVN 0,35% - 1,36% 1,2% 1,47 0,27% 4. DN lớn 0,16% (Nguồn tài liệu nội bộ, phòng tổng hợp SeAbank CN Cộng Hòa) Cùng với dƣ nợ cho vay đối với DNVVN thì nợ xấu đối với DNVVN của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu và gia tăng qua các năm cụ thể: Năm 2011 nợ xấu của DNVVN là 390 triệu đồng, chiếm gần 49% trong tổng nợ xấu. Năm 2012 nợ xấu DNVVN chiếm 62% trong tổng nợ xấu và tăng với tốc độ 169% so với năm 2011. Sang năm 2013 thì nợ xấu DNVVN tiếp tục tăng lên 1750 triệu đồng, tăng 67% so với năm 2012. Nguyên nhân là do DNVVN là đối GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  50. Khóa luận tốt nghiệp 38 tƣợng mà chi nhánh cho vay chủ yếu, thu lợi nhuận cao từ đối tƣợng này nên luôn hàm chứa những rủi ro. Nợ xấu cho vay cá nhân chiếm tỷ trọng cao thứ 2 và luôn biến động tăng giảm cùng với DNCV cá nhân, biểu hiện: Năm 2011 nợ xấu cho vay cá nhân là 240 triệu đồng, chiếm gần 30% trong tổng nợ xấu. Trong năm 2012 thì nợ xấu tăng lên 325 triệu đồng, tăng 35% so với năm 2011 và năm 2013 tiếp tục tăng lên 521 triệu đồng. Bƣớc chuyển mình sang hoạt động cho vay cá nhân sau khủng hoảng kinh tế đã đạt đƣợc hiểu quả cho chi nhánh. Mặc dù chi nhánh đã rất thận trọng trong hoạt động cho vay cá nhân nhƣng cũng không tránh khỏi sự ảnh hƣởng của bất ổn kinh tế và cũng vì đặc trƣng của cho vay cá nhân là nhỏ, lẻ nên việc kiểm soát vốn vay gặp khó khăn do đó tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn này vẫn có chiều hƣớng tăng nhẹ, cụ thể: năm 2011 tỷ lệ nợ xấu là 1,5%, năm 2012 tỷ lệ nợ xấu là 1,68% tăng 0,18% so với năm 2011, nợ xấu cho vay cá nhân năm 2013 tiếp tục tăng nhƣng không đáng kể, chỉ tăng 0,08%. Nợ xấu cho vay DN lớn tăng qua các năm, mặc dù chi nhánh hạn chế cho vay đối tuợng này, nhƣng có sự gia tăng là do nợ xấu của những năm trƣớc tồn đọng. Cụ thể năm 2011 nợ xấu là 58 triệu đồng, năm 2012 tăng 42% so với năm 2011, năm 2013 tăng 52% so với năm 2013. Nợ xấu cho vay hộ kinh doanh tăng qua các năm cụ thể: năm 2011 nợ xấu là 115 triệu đồng, năm 2012 80% so với năm 2011, năm 2013 tăng 43% so với năm 2012. Biểu đồ 2.5 Tình hình nợ xấu phân theo đối tƣợng giai đoạn 2011-2013 2.2.2.3 Tình hình nợ xấu – tỷ lệ nợ xấu phân theo mục đích Bảng 2.8 Tình hình nợ xấu phân theo mục đích giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  51. Khóa luận tốt nghiệp 39 Chênh lệch Chênh lệch Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 CHỈ TIÊU Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Số Số Số trọng trọng trọng Số tiền trọng Số tiền trọng tiền tiền tiền (%) (%) (%) (%) (%) I. Nợ xấu 803 100 1.682 100 2.720 100 879 109 1.038 61,7 1. Tiêu dùng 240 29,89 265 15,76 325 11,95 25 10,41 60 22,64 2. Sản xuất kinh doanh 315 39,22 1.067 63,43 1.860 68,38 752 239 793 74,32 3. Mua xe 70 8,7 150 8,92 200 7,35 80 114 50 33,33 4. Mua bất động sản 178 22,19 200 11,89 335 12,32 22 12,36 135 67,5 II. Tỉ lệ nợ xấu 1,6% 1,65% 1,7% 0,05% 0,05% 1, Tiêu dùng 1,57% 1,59% 1,81% 0,02% 0,22% 2. Sản xuất kinh doanh 1,55% 1,61% 1,57% 0,06% -0,04% 3. Mua xe 1,58% 1,79% 1,97% 0,21% 0,18% 4. Mua bất động sản 1,74% 1,89% 2,97% 0,15% 1,08% (Nguồn tài liệu nội bộ, phòng tổng hợp SeAbank CN Cộng Hòa) Nợ xấu theo mục đích sản xuất kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng cao và có những biến động qua các năm. Cụ thể: Năm 2011 nợ xấu là 315 triệu đồng, chiếm 39% trong tổng nợ xấu theo mục đích và tỷ lệ nợ xấu là 1,5%. Năm 2012 nợ xấu chiếm 63% trong tổng nợ xấu theo mục đích, tăng lên 1.067 tăng 239% so với năm 2011, cùng với đó tỷ lệ nợ xấu cũng gia tăng từ 1,55% lên 1,61%. Nguyên nhân trong năm 2012 dƣ nợ cho vay đối với mục đích này chiếm tỷ trọng lớn cộng thêm vào đó khi kinh tế gặp khó khăn và sản xuất kinh doanh là hoạt động mang lại nhiều rủi ro do sự biến động của nền kinh tế thị trƣờng. Năm 2013 nền kinh tế có vẻ khởi sắc hơn, chi nhánh đẩy mạnh công tác cho vay đối với các khoản vay phục vụ cho sản xuất kinh doanh, mặc dù vậy nợ xấu trong năm này cũng tăng lên 1.680 triệu động, việc gia tăng này nguyên nhân do nợ xấu của những năm trƣớc còn tồn đọng. Với tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 1,57%, cũng phần nào thấy đƣợc sự hiệu quả trong công tác quản lý nợ xấu của chi nhánh. GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  52. Khóa luận tốt nghiệp 40 Nợ xấu cho vay tiêu dùng qua các năm có dấu hiệu tăng nhẹ cụ thể: năm 2011 nợ xấu là 240 triệu đồng chiếm gần 30% trong tổng nợ xấu theo mục đích vay với tỷ lệ nợ xấu là 1,57%. Năm 2012 mặc dù nợ xấu gia tăng nhƣng không đáng kể, tăng 25 triệu đồng, tƣơng đƣơng 10%so với năm 2011. Năm 2013 nợ xấu tăng 60 triệu đồng, tăng 22% so với năm 2012. Trong giai đoạn này, chi nhánh hạn chế cho vay với mục đích mua bất động sản. Doanh số cho vay thấp, dƣ nợ chủ yếu là do những năm trƣớc còn tồn đọng nhƣng nợ xấu xuất phát từ mục đích này có dấu hiệu tăng qua các năm, cụ thể năm 2011 nợ xấu là 178 triệu đồng, năm 2012 tăng so với năm 2011 là 22 triệu đồng, năm 2013 tăng 135 triệu đồng. Cùng với nợ xấu gia tăng, tỷ lệ nợ xấu cũng tăng qua các năm lần lƣợt năm 2011 tỷ lệ nợ xấu là 1,74%, năm 2012 tăng 0,15%, năm 2013 tăng 1,08%. 2.2.2.4 Nợ xấu – tỷ lệ nợ xấu phân theo nhóm nợ Bảng 2.9 Tình hình nợ xấu phân theo nhóm nợ giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 CHỈ TIÊU Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng (%) (%) (%) (%) (%) I. Nợ xấu 803 100 1.682 100 2.720 100 879 109 1.038 61,7 1. Nhóm 3 659 82,1 1.495 88,9 2.370 87 836 127 875 58,52 2. Nhóm 4 94 11,71 127 7,6 230 8,5 33 35,1 103 81 3. Nhóm 5 50 6,2 60 3,5 120 4,5 10 20 60 100 II. Tỉ lệ nợ xấu 1,6% 1,65% 1,7% 0,05% 0,05% 1, Nhóm 3 1,31% 1,46% 1,49% 0,15% 0,03% 2. Nhóm 4 0,19% 0,13% 0,14% -0,06% 0,01% 3. Nhóm 5 0,1% 0,06% 0,07% -0,04% 0,01% (Nguồn tài liệu nội bộ, phòng tổng hợp SeAbank CN Cộng Hòa) GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  53. Khóa luận tốt nghiệp 41 Nhìn chung nợ xấu qua các năm đều tăng nhƣng tỷ lệ nợ xấu qua các năm luôn nhỏ hơn 2%, đây là tỷ lệ cho phép. Xét theo phân nhóm nợ, thì nợ xấu của chi nhánh trong giai đoạn 2011-2013 bao gồm 3 nhóm nợ đó là nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5. Trong đó nợ nhóm 3 chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng qua các năm cụ thể: năm 2011 nợ nhóm 3 là 659 triệu đồng chiếm 82% trong tổng nợ xấu; năm 2012 nợ nhóm 3 là 1.495 triệu đồng, chiếm 89% trong tổng nợ xấu và tăng hơn năm 2011 là 836 triệu đồng, tăng 127%. năm 2013 nợ nhóm 3 là 2.370 triệu đồng tăng 875 triệu đồng, tăng gần 59% so với năm 2012. Cùng với nợ nhóm 3, thì tỷ lệ nợ xấu nhóm 3 cũng gia tăng qua các năm, biểu hiện: năm 2012 tỷ lệ nợ xấu nhóm 3 là 1,46% tăng 0,15% so với năm 2011. Sang năm 2013 tỷ lệ nợ xấu nhóm 3 là 1,49% tăng so với năm 2012 là 0,03%. Nợ nhóm 4 chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong tổng nợ xấu và cũng gia tăng qua các năm cụ thể: năm 2011 là 94 triệu đồng, chiếm gần 12% trong tổng nợ xấu, năm 2012 là 127 triệu đồng, chiếm gần 8% trong tổng nợ xấu và tăng 35% so với năm 2011. Sang năm 2013 là 230 triệu đồng, tăng 81% so với năm 2012. Tỷ lệ nợ xấu nhóm 4 có xu hƣớng giảm ổn định qua các năm cụ thể năm 2012 là 0,13 giảm so với năm 2011 là 0,06%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng trƣởng của nợ xấu thấp hơn rất nhiều so với sự tăng trƣởng của dƣ nợ cho vay. Nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng nợ xấu, nhƣng vẫn có chiều hƣớng tăng qua các năm, biểu hiện: năm 2012 là 60 triệu đồng, tăng so với năm 2011 là 10 triệu đồng, tăng 20%; năm 2013 tăng 100% so với năm 2012. Tuy nhiên tốc độ gia tăng nợ nhóm 5 thấp hơn nhiều so với sự gia tăng của dƣ nợ cho vay, do đó tỷ lệ nợ xấu nhóm 5 có xu hƣớng giảm biểu hiện năm 2012 là 0,06% giảm 0,04% so với năm 2011. Sang năm 2013 duy trì ở mức 0,07%. 2.2.3 Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng SeAbank Cộng Hòa đã áp dụng trong giai đoạn 2011-2013 2.2.3.1 Chính sách tín dụng Nguyên tắc cho vay và điều kiện cho vay chi nhánh luôn tuân thủ các quy định của NHNN tuy nhiên giới hạn cho vay và mức cho vay ở SeAbank đƣợc xác định trên nhu cầu vay vốn của khách hàng, khả năng cho vay của SeAbank nhƣng không đƣợc vƣợt quá các giới hạn sau:  Tùy vào từng thời kì mà tổng giám đốc quy định tỷ lệ cho vay tối đa và tỷ lệ tham gia tối thiểu của khách hàng đối với từng loại sản phẩm, loại khoản vay đảm bảo tính cạnh tranh, an toàn cho SeAbank và trách nhiệm của khách hàng GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  54. Khóa luận tốt nghiệp 42 nhƣng phải đảm bảo SeAbank không cho vay 100% nhu cầu vốn để thực hiện phƣơng án kinh doanh, dự án đầu tƣ, phƣơng án phục vụ đời sống.  Tùy vào từng thời kì mà tổng giám đốc quy định dƣ nợ tối đa theo từng ngành nghề lĩnh vực kinh doanh phù hợp với từng ngành nghề nhằm giảm thiểu rủi ro.  Tổng dƣ nợ cho vay đối với 1 khách hàng không đƣợc vƣợt quá 15% vốn tự có của SeAbank.  Giới hạn cho vay theo tài sản đảm bảo: Các khoản cho vay đều yêu cầu có TSĐB ở TP Hồ Chí Minh, đồng thời căn cứ vào loại tài sản đảm bảo và giá trị tài sản đảm bảo mà SeAbank xác định cho vay tối đa so với giá trị tài sản đảm bảo. Thông thƣờng đối với bất động sản thì giá trị cho vay không đƣợc vƣợt quá 70% giá trị tài sản đảm bảo là bất động sản. Đối với cho vay mà tài sản đảm bảo là ô tô thì TSĐB đó có tuổi đời không quá 3 năm tại thời điểm cho vay. 2.2.3.2 Phân nhóm nợ và trích lập dự phòng Định kỳ, ngân hàng tiến hành phân loại nợ thành 5 nhóm theo quy định NHNN đồng thời tính toán và trích lập dự phòng rủi ro với tỉ lệ theo quy định từ thu nhập trƣớc thuế của ngân hàng để phòng ngừa rủi ro tín dụng cũng nhƣ để bù đắp khắc phục rủi ro trong trƣờng hợp khoản tín dụng không thể thu hồi. Bảng 2.10 trích lập dự phòng giai đoạn 2011-2013 của chi nhánh Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Năm Năm Chênh lệch Chênh lệch Nợ nhóm 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 1 0 0 0 0 0,00% 0 0,00% 2 200 345 500 145 72,5% 155 45% 3 132 299 474 167 126% 175 58,5% 4 47 63 115 16 43% 52 82,5% 5 50 60 120 10 20% 60 100% TỔNG 429 767 1.209 338 78,8% 442 57,6% (Nguồn tài liệu nội bộ, phòng tổng hợp SeAbank CN Cộng Hòa) GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  55. Khóa luận tốt nghiệp 43 2.2.3.3 Mô hình quản lý rủi ro tín dụng  Sơ đồ 2.2 Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh Giám đốc chi nhánh Kiểm tra, kiểm soát tín dụng độc lập của chi nhánh( thuộc phòng kiểm tra kiểm soát nội Phòng tín dụng bộ ở hội sở) Chi nhánh sử dụng mô hình quản lý rủi ro tín dụng đối với các khoản vay trong phân quyền của giám đốc chi nhánh( số tiền đƣợc phép giải ngân từ 1 tỷ đồng trở xuống đối với khách hàng DN; 500 triệu đồng đối với khách hàng cá nhân) Đƣợc bố trí theo hƣớng một phòng tín dụng quản lý, khi ra quyết định giải ngân thì ban đầu đã có sự kiểm tra rà soát của chuyên viên tín dụng, tiếp theo là sự kiểm tra, kiểm soát của trƣởng phòng tín dụng, trƣởng phòng quản trị hoạt động cuối cùng là kiểm tra kiểm soát của giám . Sau đó scan hồ sơ tín dụng gửi đến phòng kiểm soát nội bộ ở hội sở kiểm tra, phê duyệt. Ngoài ra định kì hay đột xuất thì cán bộ phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ ở hội sở sẽ kiểm tra hồ sơ thực tế. 2.2.3.4 Hình thức giải ngân chuyển khoản Nhằm hạn chế rủi ro cho vay sai mục đích sử dụng vốn mà chi nhánh sẽ giải ngân cho tất cả các khoản vay bằng hình thức chuyển khoản, chi nhánh sẽ giải ngân qua tài khoản bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ của khách hàng hay chuyển khoản qua tài khoản của khách hàng tại ngân hàng đối với mục đích tiêu dùng cá nhân. 2.2.3.5 Xếp hạng tín dụng và chấm điểm tín dụng Dựa trên hồ sơ mà ngân hàng cung cấp và thông tin mà ngân hàng có đƣợc. Ngân hàng sẽ tiến hành xếp hành xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp và chấm điểm tín dụng đối với khách hàng cá nhân ( đặc biệt là vay tiêu dùng và vay mua bất động sản). Hệ thống xếp hạng và chấm điểm tín dụng sẽ giúp cho ngân hàng xác định đƣợc tổn thất cho vay, phân tích đƣợc rủi ro và lợi nhuận của từng khoản vay, cung cấp thông tin phục vụ cho công tác thẩm định và quyết định tín dụng. Đồng thời để có phƣớng pháp ứng xử phù hợp tạo sự hấp dẫn và thu hút ngày càng nhiều khách hàng có uy tín gắn bó lâu dài giúp cho hoạt động ngân hàng đƣợc thuận lợi và phát triển ổn định. Tuy nhiên, hiện tại hệ thống chấm điểm tín dụng đƣợc ngân hàng sử dụng hạn chế vì hệ thống này đƣợc vi tính hóa hoàn GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  56. Khóa luận tốt nghiệp 44 toàn và còn mắc sai lầm, nó còn trong quá trình thử nghiệm và cần đƣợc hoàn thiện dần. 2.2.3.6 Bảo đảm tín dụng Trong hoạt động cho vay của chi nhánh, thì bảo đảm tín dụng là cái phao cuối cùng giúp ngân hàng thu hồi khoản vay có vấn đề, chính vì vậy ở hầu nhƣ các khoản cho vay của ngân hàng đều có sự bảo đảm tín dụng nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi đƣợc các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Các hình thức bảo đảm tín dụng mà ngân hàng đang áp dụng bao gồm : Thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh. 2.2.3.7 Mua bảo hiểm tín dụng Năm 2012 ngân hàng đã liên kết với các công ty bảo hiểm để mua bảo hiểm cho khách hàng có nhu cầu vay vốn. Tùy theo mục đích và mức độ rủi ro của từng loại TSĐB mà ngân hàng sẽ yêu cầu mua từng loại bảo hiểm tƣơng ứng để tránh những rủi ro bất trách. Cụ thể với những loại tài sản thế chấp nhƣ sau: Tài sản thế chấp là cơ sở kinh doanh, nhà xƣởng, dãy nhà trọ cho thuê thì NH yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm hỏa hoạn. Tƣơng tự, tài sản thế chấp là xe cộ thì ngân hàng cũng yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm. Nếu tài sản thế chấp là căn hộ, nhà phố hoặc khoản vay quá nhỏ so với giá trị tài sản thế chấp thì thƣờng NH không yêu cầu mua bảo hiểm, trừ trƣờng hợp nhân viên NH thẩm định thấy quá rủi ro. Việc mua bảo hiểm là bắt buộc đối với mọi khách hàng vay vốn tại ngân hàng để giúp ngân hàng quản lý phòng ngừa rủi ro cho mình và cho khách hàng. 2.2.4 Đánh giá chung về rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của chi nhánh. 2.2.4.1 Những thành tựu đạt được - Nguồn vốn huy động tăng trƣởng cao qua các năm cụ thể: năm 2011 đạt 98.799 triệu đồng, năm 2012 đạt 123.763 triệu đồng tăng 24.964 triệu đồng tƣơng ứng với 45,05%năm 2012 đạt năm 2013 đạt 179.513 tăng 45,05% so với năm 2012. Từ đó ta thấy đƣợc chi nhánh đã có độ tín nhiệm cao, chiếm đƣợc lòng tin của khách hàng, cũng phần nào nói lên ngân hàng áp dụng đa dạng sản phẩm, hình thức huy động với thời hạn, lãi suất cạnh tranh và cũng thấy đƣợc công tác chăm sóc khách hàng ngày càng tốt hơn. - Hoạt động cho vay của chi nhánh tăng trƣởng tốt, biểu hiện DSCV luôn tăng qua các năm, công tác thu hồi nợ tƣơng đối tốt, luôn lớn hơn 50% DSCV. Dƣ nợ cho vay qua các năm đều tăng. Tất cả đƣợc thể hiện qua bảng số liệu sau: GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  57. Khóa luận tốt nghiệp 45 Bảng 2.11: Tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Năm Năm Chênh lệch Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu Tỷ trọng Tỷ trọng Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị (%) (%) Doanh số cho vay 84.817 111.386 134.340 26.569 31,3 22.954 20,61 Thu nợ cho vay 65.740 59.616 78.136 -6.124 -9,3 18.520 31,07 Dƣ nợ cho vay 50.193 101.963 158.167 51.770 103 56.204 55,12 (Nguồn tài liệu nội bộ, phòng tổng hợp SeAbank CN Cộng Hòa) - Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ của NH đƣợc khống chế ở mức thấp dƣới 2% cụ thể (năm 2011 tỷ lệ nợ xấu là 1,6%; năm 2012 là 1,65%; năm 2013 là 1,7%). Cho thấy chi nhánh có chú trọng đến công tác quản lý rủi ro tín dụng giai đoạn trƣớc và sau khi cấp tín dụng. - Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ hiệu quả cùng với công tác quản trị rủi ro tốt đã giúp chi nhánh hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận kế hoạch mà hội sở đề ra cụ thể: năm 2011 lợi nhuận trƣớc thuế của chi nhánh là 12.993 triệu đồng, năm 2012 là 10.224 triệu đồng, năm 2013 là 14.094 triệu đồng. 2.2.4.2 Những hạn chế - Chính sách tín dụng còn vài điểm chƣa hợp lý nên ta thấy dƣ nợ cho vay mặc dù có tốc độ tăng trƣởng tốt, nhƣng việc phân bổ dƣ nợ cho vay chƣa đồng đều, chủ yếu cho vay ngắn hạn đối với DNVVN với mục đích cho vay để sản xuất kinh doanh. - Quy trình cho vay của chi nhánh còn một vài điểm hạn chế khi CBTD là ngƣời trực tiếp thực hiện nhiều khâu từ tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cho tới việc đề xuất giải ngân, kiểm tra sau khi cho vay và thu hồi vốn. - Cán bộ thẩm định còn lơ là trong công tác kiểm tra giám sát trƣớc và sau khi cho vay dẫn đến Chi nhánh không quản lý đƣợc mục đích sử dụng vốn của khách hàng. - CBTD thoái hóa đạo đức nghề nghiệp nên gây rủi ro trong quá trình cho vay. GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  58. Khóa luận tốt nghiệp 46 - Chất lƣợng tín dụng khá tốt khi vẫn đảm bảo các chỉ tiêu an toàn, nợ tiêu chuẩn chiếm tỷ trọng cao nhƣng nợ xấu vẫn chƣa đƣợc xử lý triệt để, vẫn có sự gia tăng qua các năm và chủ yếu nợ xấu của đối tƣợng DNVVN trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Ngân hàng áp dụng một số biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng nhƣng còn tồn tại một số hạn chế sau: bảo hiểm tín dụng khi cho vay nhƣng lại không phổ biến trƣớc cho khách hàng về dịch vụ cũng nhƣ lợi ích của dịch vụ, cộng thêm phí bảo hiểm tín dụng tƣơng đối cao nên khó đƣợc khách hàng chấp thuận, dễ xảy ra tranh cãi với khách hàng. Kiểm soát nội bộ chƣa chặt chẽ, việc xếp hạng tín dụng do chính cán bộ tín dụng thực hiện nên kết quả xếp hạng có thể ảnh hƣởng bởi sự nhìn nhận và tiêu chí chủ quan của cán bộ tín dụng dẫn đến không phản ánh trung thực và khách quan uy tín tín dụng của khách hàng. 2.2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế a. Nguyên nhân từ khách quan  Do cuộc khủng hoảng kinh tế trong thời gian vừa qua đã làm cho lạm phát tăng cao, ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của hầu hết mọi DN làm cho hàng tồn kho của các DN tăng cao, không có đầu ra, vì vậy làm hoạt động kinh doanh của các DN thua lỗ, khó khăn trong việc trả nợ. ngoài ra, do tâm lý của một số khách hàng khi mà lạm phát tăng, ngƣời vay tiền càng có lợi nên họ muốn tăng nhu cầu vay vốn và kéo dài thời hạn vay. Điều này ảnh hƣởng đến nguồn vốn hoạt động của ngân hàng hay việc khó thu hồi khoản nợ.  Vƣớng mắc trong cơ chế xử lý TSĐB, TSĐB thƣờng là BĐS. Khi DN mất khả năng trả nợ, chi nhánh đƣợc phép đứng ra bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ, nhƣng theo quy định hiện hành thì không thể sang tên BĐS đƣợc nếu chủ tài sản không đồng ý. Nếu mang ra tòa thì thời gian xử lý rất dài, mất nhiều năm, thủ tục rƣờm rà, phức tạp, qua nhiều khâu, nhiều cấp, quá trình bàn giao tài sản chậm làm cho tài sản hƣ hỏng, giá trị thu hồi nhỏ hơn dự kiến ban đầu. b. Nguyên nhân từ khách hàng  Khách hàng kinh doanh thua lỗ, năng lực tài chính yếu kém, nguồn vốn thấp. Khách hàng vay vốn của chi nhánh chủ yếu là DN vừa và nhỏ, trong khi tình hình kinh tế chung đang khủng hoảng, chƣa tìm kiếm đƣợc đầu ra, hàng tồn kho tăng mạnh, mà các DNVVN chủ yếu là sử dụng vốn vay của chi nhánh để sản xuất kinh doanh, do đó khi thua lỗ dẫn đến mất khả năng trả nợ. GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  59. Khóa luận tốt nghiệp 47  Khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích đăng ký ban đầu trong hồ sơ xin vay vốn. Một số khách hàng đăng ký xin vay vốn với mục đích bổ sung vốn kinh doanh mà lại sử dụng vào mua bất động sẽ tạo ra rủi ro lớn, vì lấy khoản vay ngắn hạn để sử dụng cho dự án trung dài hạn thì không tạo ra lợi nhuận để thanh toán các khoản vốn và lãi đến hạn phải trả, làm phát sinh rủi ro nợ xấu cho chi nhánh.  Khách hàng gian lận, lừa đảo, cố tình trốn tránh nghĩa vụ trả nợ vay cho ngân hàng. Để đạt đƣợc mục đích vay đƣợc vốn, các cá nhân, các hộ kinh doanh, các DN tƣ nhân sử dụng nhiều hình thức gian lận, lừa đảo nhƣ: làm đẹp báo cáo tài chính, làm giả mạo các hợp đồng, hóa đơn đầu vào, đầu ra tốt để chứng minh có nguồn thu nhập cao, khả năng trả nợ tốt, nhằm làm hoàn thiện hình ảnh về năng lực tài chính trong mắt CBTD. Ngoài ra, một số khách hàng còn tạo uy tín bằng việc xây dựng các khoản vay nhỏ, trả đều gốc và lãi rồi sau đó vay các khoản lớn hơn và có nhiều dấu hiệu thiếu thiện chí trả nợ về sau. c. Nguyên nhân từ ngân hàng  Hoạt động cạnh tranh, chạy đua theo chỉ tiêu dƣ nợ. Áp lực chạy đua theo doanh số của chi nhánh với chi nhánh, của các CBTD, cạnh tranh giữa các ngân hàng trong khu vực mà các ngân hàng đang thờ ơ trong công tác quản trị rủi ro tín dụng. SeAbank với mục tiêu tăng trƣởng cao, đƣợc chứng minh qua mức dƣ nợ cho vay tăng cao trong giai đoạn 2011-2013 cũng đang trong tình trạng trên và đây là vấn đề làm gia tăng rủi ro nợ xấu cho chi nhánh.  Đánh giá TSĐB giữ vai trò quan trọng trong quyết định cho vay Thông thƣờng, nếu khách hàng có TSĐB tốt thì khả năng đƣợc xét duyệt cho vay rất cao. Việc làm này là một yếu tốt nhƣng đôi khi với một số khoản vay gặp rủi ro, phƣơng án vay chƣa đƣợc tốt, năng lực tài chính của khách hàng còn vài điểm hạn chế, nợ cùng lúc nhiều khoản vay cũng đƣợc ngân hàng đồng ý cho vay khi dựa trên giá trị của TSĐB thế chấp. Nên khi khách hàng không có khả năng trả nợ, TSĐB giảm giá, do đó khó phát mại và nợ thu hồi về không đủ để trả nợ gốc và lãi. Đó cũng làm cho nợ xấu của chi nhánh tăng lên.  Quy trình thẩm định và cho vay còn một số điểm chƣa hợp lý Một điểm yếu của quy trình thẩm định và cho vay hiện nay là CBTD vẫn thực hiện cả ba khâu cơ bản trong quá trình cho vay là: Tiếp xúc khách hàng, thẩm GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
  60. Khóa luận tốt nghiệp 48 định phƣơng án vay vốn, đề xuất giải ngân thu nợ. Đây là trách nhiệm nặng nề đối với CBTD nhƣng cũng là cơ hội để một số ít CBTD thoái hoá, biến chất lợi dụng để móc ngoặc với khách hàng vay vốn, cố tình làm sai lệch thông tin để thu lợi cá nhân, tăng nguy cơ phát sinh rủi ro tín dụng. Việc thẩm định tài sản tuy có nhiều cố gắng nhƣng vẫn chƣa chính xác ở một số doanh nghiệp do chƣa xác định đƣợc giá trị máy móc thiết bị không phổ biến nên khi thanh lý tài sản không đáp ứng đủ nhu cầu thu nợ của chi nhánh. Đồng thời việc tính toán nhu cầu vốn, vòng quay vốn để xác định mức cho vay cùa các phƣơng án sản xuất kinh doanh chƣa hợp lý dẫn đến thừa vốn. Khách hàng đã sử dụng nguồn vốn vào mục đích khác ảnh hƣởng đến việc trả nợ cho chi nhánh.  Công tác kiểm tra trƣớc và sau khi cho vay chƣa đƣợc chú trọng đúng mức. Việc CBTD chƣa có biện pháp cụ thể để kiểm tra, thu thập thông tin khách hàng mộ . Do đó đánh giá sai lệch về khách hàng vay vốn và hiệu quả của phƣơng án vay vốn. Nguyên nhân một phần là do khách hàng vay tại chi nhánh đa phần là các cá nhân, hộ kinh doanh và DN vừa và nhỏ. Các nguồn thu nhập của khách hàng, ngoài thu nhập từ lƣơng còn từ hoạt động kinh doanh mua bán .Đối với các cá nhân và hộ gia đình, các sổ thu chi thƣờng viết tay, không có một chuẩn mực, không có cơ sở ghi chép rõ ràng, hay bôi xóa .Vì thế thƣờng thiếu tính chính xác, thiếu độ tin cậy khi CBTD tiến hành thẩm định năng lực nguồn thu nhập. Đồng thời các DN nhỏ với quy mô kinh doanh nhỏ, sổ sách kế toán và các báo cáo tài chính còn nhiều chỗ sai sót, không trung thực thƣờng đƣợc “làm đẹp” khi tiến hành vay vốn. Lơ là trong quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Thực tế cho thấy, quá trình này chƣa thật sự đƣợc chi nhánh quan tâm đúng mức đôi khi chỉ mang tính hình thức nhƣ CBTD chỉ gửi biên bản cho khách hàng kí tên xác nhận khi có tiến hành kiểm toán nội bộ chứ không thực sự kiểm tra tại đơn vị kinh doanh của khách hàng. Chính sự kiểm tra lỏng lẽo này tạo tiền đề cho RRTD phát sinh. Ví dụ nhƣ một số khách hàng tạo uy tín thanh toán ban đầu tốt, khi tiến hành vay thêm, do sự tin tƣởng nên CBTD cho qua bƣớc này dẫn đến về sau khách hàng thanh toán chậm dần, mất khả năng chi trả và không hợp tác tạo nên rủi ro cho ngân hàng  Hiệu quả làm việc của CBTD: Lực lƣợng nhân sự còn mỏng, với đội ngũ cán bộ trẻ, CBTD tự tìm kiếm khách hàng, kiêm nhiệm luôn việc huy động vốn và cho vay vốn. Đây là một khó GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở