Khóa luận Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_day_manh_hoat_dong_huy_dong_von_dan_cu_tai_ngan_ha.pdf
Nội dung text: Khóa luận Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN DÂN CƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ HOÀNG NGÔ BÌNH NGUYÊN Trường Đại học Kinh tế Huế KHÓA HỌC 2019 – 2020
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN DÂN CƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Hoàng Ngô Bình Nguyên TS. Hoàng Quang Thành Lớp: K50A QTKD TrườngNiên khóa: 2016Đại-2020 học Kinh tế Huế Huế, tháng 12 năm 2019
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành đề tài luận văn này, xin chân thành bày tỏ long biết ơn đến thầy TS Hoàng Quang Thành, người đã hết lòng giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin bày tỏ long biết ơn đến các thầy cô giáo giảng dạy trong trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã truyền đạt cho tôi rất nhiều kiến thức bổ ích để thực hiện khoá luận và cũng như có được hành trang vững chắc cho sự nghiệp trong tương lai. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các bác, các chú và anh chị ở ngân hàng BIDV chi nhánh Sông Bồ đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn nhiều thiếu sót và hạn chế, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của các thầy cô giáo để khoá luận được hoàn thiện hơn. Huế, ngày 28 tháng 12 năm 2019 Sinh viên thực hiện Hoàng Ngô Bình Nguyên Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD 3
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HĐV : Huy động vốn BIDV : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV Thừa Thiên Huế : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế NHTW : Ngân hàng trung ương NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại PGD : Phòng giao dịch CN : Chi nhánh TCTC : Tổ chức tài chính TMCP : Thương mại cổ phần USD : Dolar Mỹ VNĐ : Việt Nam đồng KHCN : Khách hàng cá nhân Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD ii
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ii MỤC LỤC iii DANH MỤC BẢNG BIỂU vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ viii PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 2.1. Mục tiêu chung 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu 2 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 4.1. Phương pháp thu thập số liệu 2 4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 3 5. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN 4 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN DÂN CƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5 1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại 5 1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại 5 1.1.2. Chức năng của Ngân hàng thương mại 6 1.1.3. Vai trò của Ngân hàng Thương mại 9 1.1.4. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 10 Trường1.2. Lý luận về hoạt đ ộngĐại huy động vhọcốn dân cư c ủaKinh Ngân hàng thương tế mại Huế14 1.2.1. Khái niệm và phân loại vốn của NHTM 14 1.2.1.1. Khái niệm về vốn của NHTM 14 1.2.1.2. Phân loại vốn của NHTM 14 SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD iii
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành 1.2.2. Lý luận chung về huy động vốn của NHTM 17 1.2.2.1. Khái niệm về huy động vốn của NHTM 17 1.2.2.2. Các hình thức huy động vốn của NHTM 18 1.2.2.3. Vai trò của công tác huy động vốn đối với NHTM 22 1.2.3. Huy động vốn dân cư của NHTM 22 1.2.3.1. Khái niệm về huy động vốn dân cư 22 1.2.3.2. Đặc điểm của huy động vốn dân cư tại NHTM 23 1.2.3.3. Vai trò huy động vốn dân cư của NHTM 24 1.2.3.4. Các hình thức huy động vốn dân cư của NHTM 27 1.2.3.5. Các chỉ tiêu đánh giá về huy động vốn dân cư của Ngân hàng thương mại 29 1.2.3.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn dân cư của NHTM 33 1.3. Một số vấn đề thực tiễn về công tác huy động vốn dân cư tại các NHTM 37 1.3.1. Kinh nghiệm huy động vốn tại một số NHTM 37 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho ngân hàng BIDV chi nhánh Thừa Thiên Huế 40 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN DÂN CƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 41 2.1. Khái quát về ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế 41 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV Thừa Thiên Huế 41 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ các bộ phận của Chi nhánh 43 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức 43 2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận 45 2.1.3. Đặc điểm môi trường kinh doanh và khách hàng của BIDV Thừa Thiên Huế 46 2.1.3.1. Đặc điểm môi trường kinh doanh của Chi nhánh 46 2.1.3.2. Đặc điểm khách hàng của Chi nhánh 47 Trường2.1.4. Kết quả hoạt độ ngĐại kinh doanh họccủa Chi nhánh Kinh tế Huế48 2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn 48 2.1.4.2. Hoạt động tín dụng 49 2.1.4.3. Các hoạt động dịch vụ khác 51 SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD iv
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành 2.1.4.4. Kết quả kinh doanh 54 2.2. Thực trạng công tác huy động vốn dân cư tại BIDV Thừa Thiên Huế 56 2.2.1. Quy mô và cơ cấu vốn huy động dân cư trong tổng vốn huy động của Chi nhánh .56 2.2.2. Các loại hình sản phẩm huy động vốn dân cư của Chi nhánh 58 2.2.3. Tình hình huy động vốn dân cư theo loại tiền tệ 60 2.2.4. Tình hình huy động vốn dân cư phân theo kỳ hạn 61 2.2.5. Một số chính sách về công tác huy động vốn dân cư tại BIDV Thừa Thiên Huế 62 2.3. Thực trạng công tác huy động vốn dân cư tại BIDV Thừa Thiên Huế qua ý kiến đánh giá của khách hàng 64 2.3.1. Mô tả đặc điểm mẫu ngẫu nhiên 64 2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tại BIDV Thừa Thiên Huế 67 2.3.2.1. Kiểm định độ tin cậy thanh đo Cronbach’s Alpha 67 2.3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA 69 2.3.2.3. Mô hình hiệu chỉnh 74 2.3.2.4. Kiểm định hệ số tương quan Pearson’s 74 2.3.2.5. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định gửi tiền tại BIDV Thừa Thiên Huế 76 2.3.2.6. Thảo luận kết quả phân tích hồi quy 82 2.3.2.7. Đánh giá của khách hàng về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của Chi nhánh 83 2.4. Đánh giá chung về công tác huy động vốn dân cư tại Chi nhánh 89 2.4.1. Kết quả đạt được 89 2.4.2. Hạn chế tồn tại 90 2.4.3. Nguyên nhân chủ yếu 90 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN DÂN CƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TrườngVIỆT NAM CHI NHÁNH Đại THỪA THIÊNhọc HU ẾKinh tế Huế91 3.1. Định hướng công tác huy động vốn dân cư trong thời gian tới của Chi nhánh 91 3.2. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động huy động vốn dân cư tại Chi nhánh 93 SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD v
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành 3.2.1. Xây dựng chính sách quản lý lãi suất hợp lý kết hợp với chính sách ưu đãi phí dịch vụ 93 3.2.2. Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên 94 3.2.3. Phát triển và mở rộng mạng lưới giao dịch 94 3.2.4. Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ 95 3.2.5. Nâng cao uy tín thương hiệu Ngân hàng 95 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97 1. KẾT LUẬN 97 2. KIẾN NGHỊ 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 PHỤ LỤC 101 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD vi
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của BIDV Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2018.48 Bảng 2.2. Tình hình tín dụng của BIDV Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016- 2018 50 Bảng 2.3. Kết quả phát hành thẻ của BIDV Thừa Thiên Huế năm 2016- 2018 52 Bảng 2.4. Kết quả hoạt động kinh doạnh của BIDV Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016- 2018 54 Bảng 2.5. Cơ cấu tiền gửi phân theo đối tượng huy động vốn 56 Bảng 2.6. Cơ cấu tiền gửi dân cư phân theo loại tiền tại BIDV Thừa Thiên Huế năm 2016-2018 60 Bảng 2.7. Cơ cấu nguồn vốn dân cư theo kỳ hạn huy động 61 Bảng 2.8. Thống kê mô tả đặc điểm của mẫu ngẫu nghiên cứu 65 Bảng 2.9. Mục đích khách hàng lựa chọn gửi tiền vào BIDV Thừa Thiên Huế 65 Bảng 2.10. Lý do khách hàng cá nhân gửi tiền vào BIDV Thừa Thiên Huế 66 Bảng 2.11. Kết quả kiểm định Crobach’s Alpha 67 Bảng 2.12. Phân tích nhân tố khám phá EFA 70 Bảng 2.13. Kết quả phân tích nhân tố EFA cho thang đo thuộc nhân tố Quyết định gửi tiền vào BIDV 73 Bảng 2.14. Kết quả kiểm định Pearson’s mối tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập 75 Bảng 2.15. Phân tích độ phù hợp của mô hình 76 Bảng 2.16. Phân tích phương sai Anova trong phân tích hồi quy 77 Bảng 2.17. Kết quả phân tích hồi quy đa biến 77 Bảng 2.18. Tóm tắt kiểm định các giả thiết nghiên cứu 82 Bảng 2.19. Đánh giá của khách hàng về yếu tố sản phẩm 84 Bảng 2.20. Đánh giá của khách hàng về yếu tố lãi suất 85 Bảng 2.21. Đánh giá của khách hàng về yếu tố đội ngũ nhân viên 86 TrườngBảng 2.22. Đánh giá củĐạia khách hàng họcvề yếu tố cơ sKinhở vật chất tế Huế 87 Bảng 2.23. Đánh giá của khách hàng về yếu tố mạng lưới giao dịch 87 Bảng 2.24. Đánh giá của khách hàng về yếu tố thương hiệu và uy tín 88 Bảng 2.25. Đánh giá của khách hàng về yếu tố quyết định gửi tiền 89 SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD vii
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất 36 Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của BIDV Thừa Thiên Huế 44 Biểu đồ 1.1. Tình hình thu dịch vụ của BIDV Thừa Thiên Huế năm 2016-2018 51 Biểu đồ 1.2. Tình hình doanh số từ dịch vụ thẻ năm 2016-2018 53 Biểu đồ 1.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng 57 Biểu đồ 1.4. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn 61 Biểu đồ 1.5. Mục đích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng 66 Biểu đồ 1.6. Yếu tố khách hàng quan tâm khi quyết định gửi tiền vào ngân hàng 67 Biểu đồ 1.7. Biểu đồ P-P plot của hồi quy phần dư chuẩn hóa 80 Biểu đồ 1.8. Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn 81 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD viii
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Từng bước hòa nhập vào sự phát triển chung của các nước trong khu vực và trên thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang có những bước đi đúng hướng và vững chắc với nhiều thành tựu tích cực và đáng khả quan. Góp phần vào thành tựu to lớn đó, có vai trò tích cực từ phía hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam. Kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng càng gia tăng. Vì vậy, cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng cũng như nhiều lĩnh vực kinh doanh khác có xu hướng ngày càng trở nên gay gắt. Khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn ngân hàng để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của mình và trở nên khó tính hơn với những đòi hỏi cao hơn từ phía cung cấp dịch vụ. Là một trung gian tài chính, nguồn vốn của mỗi ngân hàng thương mại đóng vai trò rất quan trọng. Đồng thời, trong quá trình hội nhập kinh tế, các hộ sản xuất, doanh nghiệp cũng cần nhiều vốn hơn để tiến hành sản xuất và kinh doanh, mở rộng quy mô nên sẽ vay nhiều hơn từ NHTM. Để đảm bảo được khả năng cho vay thì các NHTM phải gia tăng nguồn vốn.Tuy nhiên, hoạt động huy động vốn đang đối mặt với không ít khó khăn trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng. Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng hoạt động trên địa bàn như Vietinbank, Sacombank, Agribank, ngân hàng Chính sách xã hội, mặc dù đạt được một số thành tựu nhất định trong thời gian qua, ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế trong hoạt động huy động vốn dân cư vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong cơ cấu, kỳ hạn của vốn tiền gửi huy động, khách hàng đánh giá chưa cao về mức lãi suất và các chính sách huy động, hiệu quả huy động vốn chưa tương xứng với nhu cầu và tiềm năng của đơn vị. Xuất phát từ thực trạng nêu trên, em đã quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Đẩy Trườngmạnh hoạt động huy độĐạing vốn dân cưhọctại Ngân hàng Kinh TMCP Đầu tư tếvà Phát Huếtriển Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD 1
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ cở phân tích đánh giá thực trạng công tác huy động vốn dân cư tại [Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế] BIDV Thừa Thiên Huế, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này tại đơn vị trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động huy động vốn dân cư của ngân hàng thương mại. - Phân tích và đánh giá thực trạng công tác huy động vốn dân cư của BIDV Thừa Thiên Huế trong những năm 2016-2018. - Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động huy động vốn dân cư tại BIDV Thừa Thiên huế trong những năm tới. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến hoạt động huy động vốn dân cư tại BIDV Thừa Thiên Huế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: tại BIDV Thừa Thiên Huế. - Thời gian nghiên cứu: Thực trạng công tác huy động vốn tại Chi nhánh được phân tích, đánh giá dựa trên số liệu từ 2016 – 2018, các giải pháp đề xuất áp dụng cho giai đoạn đến năm 2025. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phương pháp thu thập số liệu - Đối với thông tin thứ cấp: Tổng hợp từ các sách báo, báo cáo thường niên, báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh do các bộ phận chức năng của TrườngBIDV Thừa Thiên Hu ếĐạicung cấp. học Kinh tế Huế - Đối với nguồn thông tin sơ cấp: Điều tra, khảo sát bằng bảng câu hỏi với đối tượng là khách hàng: điều tra phỏng vấn khách hàng về các tiêu chí như: uy tín ngân hàng, lãi suất và phí, mạng lưới giao dịch, cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ nhân viên, sản phẩm SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD 2
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành dịch vụ phối hợp với các kết quả thu được của các phương pháp khác (phân tích số liệu thống kê, ) làm cơ sở để đưa ra các nhận xét kết luận. 4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Sau khi được thu thập, các bảng trả lời được kiểm tra sau đó chúng được mã hóa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu bằng SPSS 20. Với phần mềm SPSS, thực hiện phân tích dữ liệu thông qua các công cụ như thống kê mô tả, bảng tần số, kiểm định độ tin cậy của các thang đo, phân tích khám phá, hồi quy. - Thống kê mô tả: Nghiên cứu này sử dụng thống kê tần số và thống kê mô tả để tính toán và phân tích các chỉ tiêu đánh giá bằng phần mềm SPSS. - Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha: Hệ số Cronbach’s Alpha kiểm định độ tin cậy của thang đo, cho phép ta loại bỏ những biến không phù hợp trong mô hình nghiên cứu. - Phân tích nhân tố khám phá EFA: là một phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair & ctg, 1998). Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD 3
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành - Kiểm định hệ số tương quan Pearson’s: Phương pháp này dùng để tính mối tương quan giữa các biến cần phải được xem xét lại. - Phân tích hồi quy: Phương pháp này đo lường mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tác động dựa trên việc đo lường sự ảnh hưởng của các nhân tố được rút trích. 5. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN Ngoài các phần Đặt vấn đề và Kết luận, nội dung chính của khóa luận được thiết kế gồm gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác động huy động vốn dân cư của Ngân hàng thương mại. Chương 2. Thực trạng công tác huy động vốn dân cư tại NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Chương 3. Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động huy động vốn dân cư tại NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD 4
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN DÂN CƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Khi nền kinh tế càng phát triển thì hoạt động dịch vụ của ngân hàng càng được mở rộng và hoàn thiện để đi sâu vào những hoạt động của nền kinh tế và đời sống con người. NHTM là một sản phẩm độc đáo của nền sản xuất hàng hóa trong kinh tế thị trường, một tổ chức có tầm quan trọng đặc biệt của nền kinh tế. Bản chất, chức năng, các hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng hầu như là giống nhau song quan niệm về NHTM lại khôn đồng nhất giữa các nước trên thế giới. Tại Mỹ, NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: “NHTM là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ tro ng các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính” (Wikipedia Tiếng Việt) Nhà kinh tế học David Begg định nghĩa: Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính có giấy phép kinh doanh của Chính phủ để cho vay tiền và mở các tài khoản tiền gửi. Tại Việt Nam, theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010 của Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “NHTM là các loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Từ định nghĩa đó, căn cứ vào tính chất và mục tiêu hoạt động, Luật còn chỉ rõ các loại hình ngân Trườnghàng gồm: Đại học Kinh tế Huế - Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần. SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD 5
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành - Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. - Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. - Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. - Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhâ dân được thành lập, tổ chức dưới hình thức hợp tác xã. - Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Người ta phân biệt NHTM với các tổ chức môi giới tài chính khác là ở chỗ NHTM là ngân hàng kinh doanh tiền gửi, chủ yếu tiền gửi không kỳ hạn và cấp tín dụng thương mại, chính từ hoạt động đó đã tạo cơ hội cho NHTM có thể làm tăng bội số tiền gửi của khách hàng trong hệ thống ngân hàng của mình. Đó là đặc trưng cơ bản để phân biệt NHTM với các ngân hàng và các TCTD khác. Tuy nhiên, mức độ tham gia vào quá trình cung ứng vốn và các dịch vụ tài chính hiện vẫn chủ yếu là các NHTM. Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội. 1.1.2. Chức năng của Ngân hàng thương mại Chức năng trung gian tín dụng Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đóng vai trò là “cầu nối” giữa người dư thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Thông qua việc huy động các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế bằng nhiều hình thức, ngân hàng thương mại hình thành quỹ cho vay để cung cấp tín dụng cho nền kinh tế. Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay vừa đóng vai là người cho vay. TrườngVới chức năng trung Đại gian tín dụhọcng, NHTM đKinhã góp phần tạo lợ i tếích cho Huế tất cả các bên tham gia bao gồm: người gửi tiền, ngân hàng, người đi vay, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế. SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD 6
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Đối với người gửi tiền thì thu được lợi từ khoản vốn tạm thời nhàn rỗi của mình tại ngân hàng do ngân hàng trả lãi đồng thời ngân hàng còn đảm bảo sự an toàn về khoản tiền gửi và cung cấp các dịch vụ thanh toán tiện lợi. Đối với người đi vay thì được thỏa mãn nhu cầu vay vốn để kinh doanh. Đối với ngân hàng thương mại thì kiếm được lợi nhuận từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoa hồng môi giới. Đối với nền kinh tế, chức năng này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc cung ứng vốn để đảm bảo quá trình tái sản xuất được thực hiện liên tục với quy mô ngày một mở rộng. Thực hiện chức năng này, NHTM đã biến vốn tạm thời nhàn rỗi chưa tham gia hoạt động thành vốn hoạt động, kích thích quá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của NHTM quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng đồng thời cũng là cơ sở thực hiện các chức năng khác. Chức năng trung gian thanh toán Ngân hàng thương mại làm trung gian thanh toán khi thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền gửi từ tài khoản tiền gửi thanh toán của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập tài khoản tiền gửi của ngân hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác. Ngân hàng thương mại đóng vai trò là người “thủ quỷ” cho các doanh nghiệp và cá nhân bởi ngân hàng là người giữ tài khoản của họ và thực hiện các lệnh thu chi của khách hàng. Ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán trên cơ sở thực hiện chức năng trung gian tín dụng. Bởi vì thông qua việc nhận tiền gửi, ngân hàng đã mở cho khách hàng tài khoản tiền gửi để theo dõi các khoản thu, chi. Đó chính là tiền đề để khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Hơn nữa, việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt giữa các chủ thể kinh tế có nhiều hạn chế như rủi ro, chi phí Trườnglớn, điều này đã tạo thĐạiêm nhu cầu thanhhọc toán qua Kinh ngân hàng của khách tế hàng. Huế Chức năng trung gian thanh toán có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Ngân hàng thương mại cung ứng cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán thuận lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD 7
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành dụng, Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt thích hợp. Các chủ thể kinh tế không cần giữ, mang và thanh toán, chi trả cho khách hàng bằng tiền mặt. Do đó, sẽ tiết kiệm được chi phí, thời gian và đảm bảo được thanh toán an toàn. Đồng thời, thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, giảm được lượng tiền mặt trong lưu thông, dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt như chi phí in ấn, đếm nhận, bảo quản tiền, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Đối với ngân hàng thương mại, chức năng này góp phần tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng thông qua việc thu lệ phí thanh toán, tăng nguồn vốn cho vay của ngân hàng thể hiện trên số dư có trong tài khoản tiền gửi của khách hàng. Chức năng tạo tiền Khi hệ thống ngân hàng được phân chia thành hai cấp thì ngân hàng trung ương là ngân hàng phát hành còn ngân hàng thương mại thực hiện kinh doanh tiền tệ - tín dụng. Với chức năng là trung gian tín dụng, trung gian thanh toán, ngân hàng thương mại có khả năng tạo ra tiền gửi thanh toán của khách hàng tại ngân hàng thương mại. Nguồn vốn ngân hàng thương mại huy động được thông qua hoạt động cho vay bằng chuyển khoản đối với khách hàng của mình để thanh toán cho khách hàng của ngân hàng khác tạo nên số tiền gửi (tiền tín dụng). Cứ như thế số tiền này được vận hành qua nhiều ngân hàng thương mại sẽ làm cho nó lớn lên gâp nhiều lần số ban đầu. Mức mở rộng tiền gửi này phụ thuộc vào hệ số mở rộng tiền gửi. Hệ số này chịu tác động bởi yếu tố tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Như vậy, quá trình tạo tiền trên chỉ có thể thực hiện được khi có sự tham gia của cả hệ thống ngân hàng thương mại chứ bản thân một ngân hàng thương mại không thể tạo ra được. Tuy nhiên, nếu xét trên phương tiện toàn thể hệ thống ngân hàng thì số tiền dự trữ đó không rời khỏi hệ thống mà trở thành khoản dự trữ của một ngân hàng khác để ngân hàng này tạo ra các khoản cho vay mới và nhờ vậy quá trình tạo tiền lại Trườngtiếp tục. Đại học Kinh tế Huế Tóm lại, sự kết hợp giữa chức năng trung gian tín dụng và chức năng trung gian thanh toán là cơ sở để ngân hàng thương mại thực hiện chức năng tạo tiền gửi thanh toán. Thông qua chức năng làm trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD 8
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành động để được cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ, Khi ngân hàng thực hiện chức năng nhận tiền gửi mà chưa cho vay, ngân hàng chưa hề tạo tiền, chỉ khi thực hiện cho vay, ngân hàng mới bắt đầu tạo tiền. Tuy vậy, để tạo tiền gửi thanh toán, ngân hàng thương mại phải làm được chức năng trung gian thanh toán, mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho khách hàng thì số tiền trên tài khoản này mới là một bộ phanjn của lượng tiền giao dịch. Với chức năng này, hệ thống ngân hàng thương mại đã làm tăng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. Rõ ràng khái niệm về tiền hay tiền giao dịch không chỉ là tiền giấy do NHTW phát hành ra mà còn bao gồm một bộ phận quan trọng là lượng tiền ghi số do các ngân hàng thương mại tạo ra. Chức năng này cũng chỉ ra mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và lưu thông tiền tệ. Một khối lượng tín dụng mà ngân hàng thương mại cho vay ra làm tăng khả năng tạo tiền của ngân hàng thương mại, từ đó làm tăng lượng tiền cung ứng. Các chức năng của ngân hàng thương mại có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung, hỗ trợ cho nhau, trong đó chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản nhất, tạo cơ sở cho thực hiện các chức năng sau. Đồng thời khi ngân hàng thực hiện tốt chức năng thanh toán và chức năng tạo tiền lại góp phần làm tăng nguồn vốn tín dụng, mở rộng hoạt động tín dụng. 1.1.3. Vai trò của Ngân hàng Thương mại Ngân hàng là “tạo phẩm tuyệt tác nhất và hoàn thiện nhất”, trong số các “tạo phẩm” của kinh tế thị trường. Sự tuyệt tác đó của ngân hàng được đánh giá thông qua các vai trò của nó: Thứ nhất, ngân hàng là trung tâm tập trung vốn tiền tệ nhàn rỗi trong nền kinh tế Trườngvào mục đích cho vay Đạiphục vụ phát họctriển sản xu ất,Kinh kinh doanh và tiêutế dùng Huế khác của xã hội. Ngân hàng có vai trò này nhờ nó là trung gian tài chính, thực hiện chức năng cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. Ngân hàng càng đồng bộ và hoàn thiện thì càng tạo SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD 9
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành thuận lợi cho các ngân hàng phát huy vai trò là trung tâm trong huy động vốn và cho vay đối với nền kinh tế. Thứ hai, ngân hàng là trung tâm thanh toán lớn của nền kinh tế, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng hóa, dịch vụ. Các ngân hàng đóng được vai trò này là nhờ có sự hậu thuẫn của hệ thống pháp luật, đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp tổ chức kinh tế muốn được thành lập và đi vào hoạt động đều phải mở tài khoản và ký quỹ tại ngân hàng, đồng thời trong quá trình hoạt động kinh doanh, tất cả các khoản thanh toán đều phải thông qua tài khoản tại các ngân hàng. Những yêu cầu mang tính pháp lý này khiến ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán lớn trong nền kinh tế. Các NHTM sẽ phát huy vai trò là trung tâm thanh toán trong nền kinh tế thông qua việc tạo ra các phương tiện và phương thức thanh toán phong phú, đa dạng cho nền kinh tế. Thứ ba, ngân hàng góp phần điều tiết và kiểm soát thị trường tiền tệ và thị trường vốn; góp phần ổn định tiền tệ và kiếm chế lạm phát. Về nguyên tắc thì việc kiểm soát và điều tiết thị trường tiền tệ và thị trường vốn thuộc về NHTW, song NHTW sẽ thực thi chức năng này thông qua các trung gian tài chính, trong đó chủ yếu vẫn là các NHTM. Thứ tư, ngân hàng là trung tâm thanh toán quốc tế của nền kinh tế. Thương mại quốc tế sẽ khó có thể diễn ra thuận lợi nếu như không có sự hiện diện của các NHTM nhằm thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế giữa các nhà xuất nhập khẩu với nhau. Thứ năm, Tham gia vào quá trình "tạo tiền”. Bằng cơ cấu nghiệp vụ tự thân, NHTM còn tạo ra tiền gửi từ một lượng cung tiền cơ bản của NHTW. Các khoản tiền tạo ra từ chính quá trình hoạt động của hệ thống NHTM sẽ tạo điều kiện để các ngân hàng tăng cường mở rộng cho vay đối với nền kinh tế. 1.1.4. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại Hoạt động huy động vốn Huy động vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng cũng Trườngnhư đối với bản thân xãĐại hội. Trong nghihọcệp vụ này, Kinh NHTM được phép tế sử dụHuếng những công cụ và biện pháp cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng cho vay đối với nền kinh tế. SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD 10
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Thành phần nguồn vốn của NHTM gồm: vốn điều lệ, các quỹ dự trữ, vốn huy động, vốn đi vay, vốn tiếp nhận, vốn khác. Trong đó, vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu của các NHTM. Đây là nguồn vốn chủ yếu của các NHTM, thực chất là tài sản bằng tiền của các chủ sở hữu mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng nhưng phải có nghĩa vụ hoàn trả kịp thời, đầy đủ khi khách hàng yêu cầu. NHTM huy động vốn thông qua hình thức huy động tiền gửi (nhận tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác) và phát hành giấy tờ có giá (chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, ). Thanh toán Quá trình hoạt động, NHTM đưa ra các cơ chế thanh toán và thực hiện các cơ chế thanh toán đó, hay còn gọi là NHTM cung cấp các dịch vụ thanh toán. Tại các nước, phần lớn công tác thanh toán được thực hiện thông qua Séc và phần lớn Séc thanh toán được thực hiện bằng thanh toán bù trừ thông qua hệ thống NHTM. Khi việc thanh toán bù trừ diễn ra giữa các ngân hàng thuộc các địa bàn khác nhau trong cả nước, thì việc thanh toán được thực hiện thông qua các ngân hàng đại lý hoặc bằng phương pháp thanh toán bù trừ qua NHTW. Hệ thống ngân hàng đại lý phát triển sẽ làm giảm đáng kể khối lượng thanh toán bù trừ qua NHTW. Ngày nay, nhờ có công nghệ hiện đại, hệ thống ngân hàng được trang bị đầy đủ máy vi tính sẽ làm cho quá trình thanh toán bù trừ được thực hiện nhanh chóng, giảm bớt chi phí và có độ chính xác cao. Cho vay Đây là hoạt động sử dụng nguồn tiên mà NHTM đã huy động được trong nền kinh tế. Các NHTM thực hiện cho vay theo nhiều phương thức, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng. Cụ thể: Cho vay thương mại: Ngay ở thời kỳ đầu các ngân hàng đã thực hiện nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với người bán hàng (người bán Trườngchuyển khoản phải thu Đại cho ngân hàng học để lấy tiề nKinh trước). Sau đó, cáctế ngân Huếhàng cho vay trực tiếp đối với khách hàng (là người mua hàng), giúp họ có vốn để mua hàng dự trữ để mở rộng sản xuất, kinh doanh. SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD 11
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Cho vay tiêu dùng: Trước đây, hầu hết các ngân hàng không mặn mà với các khoản cho vay cá nhân và hộ gia đình vì họ đều cho rằng các khoản cho vay tiêu dùng rủi ro cao. Do sự gia tăng thu nhập của người tiêu dùng và áp lực cạnh tranh đã buộc các ngân hàng phải hướng tới người tiêu dùng và coi đây là khách tiềm năng của mình. Thực tế ở các nước phát triển cho thấy, cho vay tiêu dùng đã trở thành một trong những loại hình tín dụng tăng trưởng nhanh nhất. Tài trợ dự án: Ngoài thực hiện nghiệp vụ truyền thống là cho vay ngắn hạn, các ngân hàng ngày càng năng động trong cho vay tài trợ các dự án, đặc biệt là tài trợ trong các ngành công nghệ cao. Một số ngân hàng còn cho vay để đầu tư vào bất động sản. Tài trợ các hoạt động của Chính phủ: Thông qua mua trái phiếu Chính phủ phát hành, hoặc cho vay với các điều kiện ưu đãi đối với các doanh nghiệp của Chính phủ. Bão lãnh: Do uy tín cũng như khả năng tài chính của mình, các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cho khách hàng trong mua chịu hàng hóa và trang thiết bị, phát hành chứng khoán, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác, Thuê mua: Thực chất đây là nghiệp vụ cho thuê vốn, nhưng vốn cho thuê không phải bằng tiền mà là dưới hình thức tài sản (văn phòng, máy móc thiết bị, ). Hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của các NHTM là mở rộng cho vay, đương nhiên là phải tuân thủ các điều kiện và nguyên tắc cho vay. Hoạt động cho vay của các NHTM được hình thành từ rất sớm, ngay từ khi thành lập các ngân hàng. Những người tổ chức ra NHTM, ngay từ đầu đã luôn tìm kiếm cơ hội để tiến hành cho vay, coi đó như là một nhu cầu chủ yếu trong việc duy trì và mở rộng hoạt động của mình. Các NHTM đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, thông qua hoạt động cho vay vốn đầu tư được mở rộng và từ đó làm cho sản phẩm xã hội được tăng lên. Tài trợ ngoại thương Ngoại thương được hình thành và bắt nguồn từ các hoạt động nội thương, nhưng có sự khác nhau về hệ thống tiền tệ mội nước. Ngay từ khi ngoại thương xuất hiện và Trườngphát triển, các NHTM đĐạiã tiến hành cunghọcứng các nghiKinhệp vụ ngân hàng tế quố c Huếtế đối với hoạt động ngoại thương như: chiết khấu hối phiếu, bảo lãnh, tín dụng thư, chuyển tiền, mua và bán séc du lịch, SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD 12
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Khi tài trợ cho hoạt động ngoại thương, các NHTM còn góp phần vào quá trình tự do hóa ngoại thương giữa các nước với một chi phí hợp lý. Ngày nay do quá trình hội nhập, hợp tác và phân công lao động có tính chất quốc tế, nghiệp vụ tài trợ ngoại thương của các NHTM cũng tăng lên không ngừng. Dịch vụ ủy thác Dịch vụ ủy thác là một trong nhiều dịch vụ được NHTM thực hiện, tách khỏi các tài sản thuộc sở hữu của Ngân hàng và như vậy không thể hiện trên bảng tổng kết tài sản của các NHTM. Với dịch vụ ủy thác, NHTM có trách nhiệm sử dụng vốn đề đầu tư và quản lý số vốn này, kể cả việc phân phối thu nhập theo các điều khoản của hợp đồng ủy thác. Dịch vụ ủy thác được chia thành ba lĩnh vực chính: việc ấn định tài sản, việc điều hành các dịch vụ ủy thác và giám hộ tài sản, hoạt động của các cơ quan đại diện. Chức năng quan trọng nhất đối với các dịch vụ ủy thác là làm đại lý thanh toán và giữ sổ theo dõi các trái phiếu cho các công ty, các dịch vụ liên quan đến việc phát hành và mua lại chứng khoán. Bảo quản vật có giá trị Các NHTM là nơi có kho tàng kiên cố dùng để bảo quản tiền bạc và vật có giá khác của ngân hàng, đồng thời có điều kiện để thực hiện chức năng bảo quản vật có giá của khách hàng. So với các hoạt động khác, kể cả với hoạt động cho vay, hoạt động bảo quản vật có giá của NHTM được ra đời sớm nhất. Công việc bảo quản vật có giá ở mỗi ngân hàng được chia thành hai bộ phận: Cho thuê két sắt bảo quản ký thác và trực tiếp bảo quản vật có giá của khách hàng. Với cho thuê két sắt và bảo quản ký thác, khách hàng có quyền kiểm tra tài sản có giá của mình vào bất cứ thời điểm nào, các ngân hàng chỉ đơn thuần cung cấp kho, két sắt bảo quản và các phương tiện cần thiết khác. Khác với cho thuê két sắt bảo quản ký thác, việc bảo quản an toàn các giấy tờ có giá tồn tại ở những ngân hàng làm nhiệm vụ quản trị giấy tờ có giá. Bảo quản vật có giá liên quan trực tiếp đến việc bảo quản các chứng Trườngkhoán như trái phiếu vàĐại cổ phiếu đư ợhọcc giữ lại làm bKinhảo đảm đối với cáctế kho ảnHuế nợ vay. Để đảm bảo uy tín đối với khách hàng, hoạt động bảo quản vật có giá diễn ra ở các ngân hàng lớn, nơi có điều kiện hình thành các kho riêng biệt, bảo đảm an toàn và chắc chắn. SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD 13
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Bên cạnh những hoạt động chính vừa nêu ở trên các ngân hàng hiện đại ngày nay còn bổ sung thêm vào danh mục hoạt động của mình những dịch vụ mới như: dịch vụ bảo hiểm; dịch vụ cung cấp kế hoạch hưu trí; cung cấp dịch vụ môi giới và đầu tư chứng khoán. Như vậy, không phải tất cả các ngân hàng đều cung cấp nhiều dịch vụ tài chính như danh mục vừa nêu ở trên. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay nhiều loại hình cho vay và tài khoản tiền gửi mới vẫn đang tiếp tục phát triển như các loại giao dịch qua internet và qua hệ thống thẻ thông minh đã và đang mở ra một kỷ nguyên công nghệ trong hoạt động ngân hàng. 1.2. Lý luận về hoạt động huy động vốn dân cư của Ngân hàng thương mại 1.2.1. Khái niệm và phân loại vốn của NHTM 1.2.1.1. Khái niệm về vốn của NHTM Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính với các chức năng cơ bản là: trung gian tín dụng, trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền. Để thực hiện được các chức năng này và đi vào hoạt động một cách có hiệu quả và có lợi ích thì đòi hỏi ngân hàng thương mại phải có một lượng vốn hoạt động nhất định. Các nhà kinh tế đã đưa ra khái niệm về vốn của NHTM như sau: “Vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do bản thân ngân hàng thương mại tạo lập hoặc huy động được dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác”. Về thực chất vốn của NHTM là bao gồm các nguồn tiền tệ của chính bản thân ngân hàng với các mục đích khác nhau: hoặc lấy lãi, hoặc nhờ thu, nhờ chi hay là dùng các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng. Đây chính là họ chuyển quyền sử dụng vốn cho ngân hàng và số tiền mà ngân hàng phải trả hay làm các dịch vụ chính là cái giá của quyền sử dụng các giá trị tiền tệ đó. Nhờ việc có được nguồn vốn, các ngân hàng có thể tiến hành kinh doanh: cho vay, bảo lãnh, cho thuê Nói chung vốn của ngân Trườnghàng chi phối toàn bộ vàĐại quyết định đhọcối với việc thKinhực hiện các chức năngtế củ aHuế NHTM. 1.2.1.2. Phân loại vốn của NHTM Nguồn vốn của NHTM bao gồm : vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn đi vay và vốn khác. Cụ thể: SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD 14
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu là lượng vốn mà chủ ngân hàng phải có để hoạt động, thuộc quyền sở hữu của NHTM. Nguồn hình thành loại vốn này rất đa dạng, tùy theo tính chất sở hữu, năng lực tài chính của chủ ngân hàng, yêu cầu và sự phát triển của thị trường. Vốn chủ sở hữu của NHTM bao gồm: - Vốn điều lệ: là số vốn được ghi trong điều lệ hoạt động của NHTM. Nguồn vốn này có thể khác nhau giữa các ngân hàng, phụ thuộc vào mỗi hình thức sở hữu của NHTM. Nếu là NHTM thuộc sở hữu Nhà nước thì vốn điều lệ do Ngân hàng Nhà nước cấp và được bổ sung trong quá trình hoạt động. Nếu là ngân hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh thì do các cổ đông và các bên liên doanh đóng góp. Vốn điều lệ của từng loại NHTM không được thấp hơn mức vốn pháp định mà pháp luật quy định cho từng loại NHTM. Trong quá trình kinh doanh của NHTM có thể bổ sung tăng vốn điều lệ nhưng phải được NHTW đồng ý và phải được công bố công khai. - Các quỹ dự trữ: để duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh của NHTM được trích lập các quỹ dự trữ. Tùy theo quy định của từng Quốc gia, từng thời kì về mức độ trích lập, quy mô, mục đích sử dụng. - Các tài sản nợ khác: theo quy định của pháp luật một số tài sản nợ khác được coi là vốn chủ sở hữu của NHTM bao gồm vốn đầu tư xây dựng mua sắm do Nhà nước cấp (nếu có); Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá; Lợi nhuận đạt được chưa phân chia cho các qũy. Vốn huy động Đây là vốn quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn của NHTM và đó là mục tiêu tăng trưởng hằng năm của các ngân hàng. Có nhiều hình thức huy động khác như: - Tiền gửi thanh toán (tiền gửi không kỳ hạn): là số tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng nhằm mục đích giao dịch, thanh toán, chi trả cho các hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ và các khoản chi phí phát sinh trong kinh doanh. TrườngNgười gửi có thể rút raĐại bất cứ lúc nàohọc và ngân hàng Kinh phải có trách nhitếệm đáp Huếứng kịp thời, đầy đủ. Đây là nguồn vốn huy động có chi phí thấp của NHTM. - Tiền gửi có kì hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội: là những khoản tiền mà các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội gửi ở ngân hàng sẽ được chi trả trong một SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD 15
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành khoảng thời gian nhất định. Đây là nguồn vốn cố định, vì vậy các NHTM luôn tìm cách đa dạng hóa huy động loại tiền gửi này bằng việc áp dụng nhiều kỳ hạn lãi suất, linh hoạt cùng nhiều chính sách khách hàng để thu hút tối đa nguồn vốn này. - Tiền gửi tiết kiệm của cư dân: là nguồn vốn mà NHTM huy động tiền nhàn rỗi trong tầng lớp dân cư. Để thu hút loại tiền này, các NHTM có những giải pháp nhằm khuyến khích dân cư gửi tiền như mở rộng mạng lưới huy động, lãi suất linh hoạt với các hình thức tiết kiệm không kỳ hạn và tiết kiệm có kỳ hạn. - Tiền gửi khác: Các NHTM còn huy động các khoản tiền gửi khác như tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác, tiền gửi Kho bạc Nhà nước, tiền gửi của đoàn thể xã hội, Vốn đi vay - Vốn vay của các NHTM và các tổ chức tín dụng: được thực hiện thông qua thị trường liên ngân hàng. Việc vay vốn này được thực hiện ở NHTM Trung ương và sau đó sẽ điều chỉnh cho các chi nhánh trong hệ thống. - Vay từ Ngân hàng Trung ương: NHTW có thể cho các tổ chức tín dụng vay vốn ngắn hạn khi cần thiết dưới hình thức tái cấp vốn như: cho vay lại theo hồ sơ tín dụng; chiết khấu, tái chiết khấu, thương phiếu và các giấy tờ ngắn hạn khác; cho vay bổ sung vốn trong thanh toán bù trừ; cho vay đặc biệt khi tổ chức tín dụng mất khả năng thanh toán có nguy cơ mất an toàn hệ thống. - Vay trên thị trường vốn (phát hành các giấy tờ có giá): Thực chất là ngân hàng huy động vốn bằng việc phát hành các giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi; trong đó có kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi là loại phiếu nợ ngắn hạn, trái phiếu là phiếu nợ trung hạn. Các loại giấy tờ có giá đó được NHTM phát hành từng đợt với mục đích và số lượng cụ thể và được NHTW chấp nhận. Khả năng vay mượn tùy thuộc vào uy tín của ngân hàng, lãi suất và trình độ phát triển của thị trường tài chính. Vốn khác Ngoài các loại vốn được tao lập trên, NHTM còn tạo lập vốn từ những nguồn khác: Trường- Vốn ủy thác: NHTM Đại thực hi ệnhọc các dịch vụ nhưKinhủy thác cho vay,tếủy thácHuế đầu tư, cấp phát, giải ngân và thu hộ, Các dịch vụ này làm gia tăng nguồn vốn nhưng chưa giải ngân hết theo kế hoạch hoặc vốn cho vay đã thu hồi nhưng chưa đến hạn chuyển cho chủ đầu tư. SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD 16
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành - Vốn trong thanh toán: là số vốn có được do NHTM làm trung gian thanh toán như: số vốn trong thời gian đã trích tài khoản của người chi trả nhưng chưa chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng do phải luân chuyển, xử lý chứng từ thanh toán; số vốn trong thời gian khách hàng lưu kí tại ngân hàng nhưng chưa thanh toán trong một số hình thức như séc báo chí, thẻ tín dụng, séc chuyển tiền, 1.2.2. Lý luận chung về huy động vốn của NHTM 1.2.2.1. Khái niệm về huy động vốn của NHTM Nguồn huy động vốn được xem là tài sản bằng tiền của các tổ chức và cá nhân mà ngân hàng đang tạm thời quản lý và sử dụng với trách nhiệm hoàn trả. - Huy động vốn: là hoạt động làm tăng khả năng huy động vốn của NHTM không chỉ tăng về mặt lượng (chiều rộng) mà tăng về mặt chất (chiều sâu). Mặt lượng: được thể hiện ở doanh số, số dư tiền gửi của NHTM qua từng thời điểm, giai đoạn tăng giảm như thế nào. Mặt chất: được thể hiện ở sự phong phú đa dạng về hình thức, quy mô, cơ cấu khách hàng, mạng lưới, chất lượng dịch vụ, hiệu quả sử dụng vốn được NHTM quan tâm và phát triển như thế nào qua từng giai đoạn. Khi một NHTM đã tiến hành huy động vốn được hiểu cả về mặt lượng và về mặt chất, tức là doanh số huy động đạt được tăng qua mỗi năm và các hình thức huy động phong phú đa dạng, quy mô vốn lớn, thu hút được nhiều đối tượng khách hàng, mạng lưới giao dịch rộng, sử dụng vốn hiệu quả Hai mặt của hình thức huy động vốn có tác động qua lại và hỗ trợ cho nhau trong quá trình triển khai. Khi doanh số huy động vốn tăng trưởng, đi kèm theo NHTM phải thực hiện các biện pháp để duy trì quy mô, tăng cường chất lượng dịch vụ và các sản phẩm đi kèm, tăng cường việc quản lý hiệu quả sử dụng vốn từ đó sẽ tác động quay ngược lại ngày càng thúc đẩy doanh số tăng trưởng. Huy động vốn có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của NHTM. Nó cũng là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh (gồm vốn Trườngtự có, vốn huy động, vốnĐạiđi vay, các học nguồn vốn khác).Kinh Thông thư ờngtếhuy Huếđộng vốn chiếm tỷ trọng trên 90% tổng nguồn vốn. Do đó hoạt động huy động vốn của ngân hàng càng hiệu quả thì tổng nguồn vốn của ngân hàng sẽ tăng, là tiền đề để tiến hành hoạt động sử dụng vốn. SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD 17
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành 1.2.2.2. Các hình thức huy động vốn của NHTM Phân loại theo đối tượng huy động vốn - Huy động vốn từ dân cư: Đây là nguồn huy động đầy tiềm năng cho các ngân hàng, cung cấp cho ngân hàng nguồn vốn có quy mô lớn và tính ổn định cao. Một trong những nguyên nhân củ yếu khiến người dân gửi tiền vào ngân hàng là do nhu cầu đảm bảo an toàn vốn của họ, giúp họ thực hiện các chương trình tiết kiệm cho tương lại hoặc những tiện ích mà các sản phẩm của ngân hàng đem lại. Đối với nguồn tiền huy động từ dân cư, do nhu cầu sử dụng là khác nhau nên các NHTM luôn tìm mọi cách để đa dạng hóa nguồn vốn huy động bằng cách đa dạng hóa các sản phẩm như rút ngắn kỳ hạn gửi tiền có thể theo ngày, theo tuần, theo tháng, lãi suất bậc thang, rút gốc linh hoạt, - Huy động từ các tổ chức kinh tế: Trên thực tế, hầu hết các tổ chức kinh tế đều mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng để thuận tiện cho việc giao dịch, tiết kiệm thời gian và chi phí trong thanh toán. Đây là nguồn huy động được đánh giá là rất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, độ lớn của khoản tiền này phụ thuộc nhiều vào các dịch vụ, các tiện ích mà ngân hàng mang lại khi khách hàng sử dụng các dịch vụ. Phát triển và quản lý tốt tài khoản này cho phép ngân hàng có được một nguồn vốn đáng kể với chi phí thấp. - Huy động từ các NHTM và các tổ chức tín dụng khác: Trong quá trình hoạt động, các ngân hàng thường có các khoản tiền gửi lẫn nhau nhằm thuận tiện trong việc giao dịch, thanh toán. Đây là đối tượng huy động vốn khá thường xuyên của các NHTM. NHTM huy động vốn từ các đối tượng này dưới hình thức vay ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng nhằm mục đích đảm bảo khả năng thanh toán, bù đắp thiếu hụt tạm thời. Quá trình tăng vốn huy động này có thể được thực hiện ở trên thị trường nội tệ hay thị trường ngoại tệ. Trong số những đối tượng cho ngân hàng vay có ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương đóng vai trò là người cho vay cuối cùng để Trườngcứu cho các NHTM khĐạiỏi các trục trhọcặc xảy ra, gi ữKinhcho hệ thống thanh tế toán Huếđược vận hành trôi chảy, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng. SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD 18
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Theo phương pháp huy động vốn Huy động tiền gửi Tiền gửi không kỳ hạn: đây là khoản tiền mà người gửi có thể rút ra sử dụng bất cứ lúc nào và ngân hàng phải thỏa mãn yêu cầu đó của khách hàng. Tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất thấp hoặc không được trả lãi. Tùy theo mục đích gửi tiền mà người ta phân chia thành tiền gửi thanh toán va tiền gửi không kỳ hạn. + Tiền gửi thanh toán: đây là khoản tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân gửi vào ngân hàng trước hết được sử dụng để tiến hành thanh toán, chi trả cho các hoạt động hàng hóa, dịch vụ và các khoản chi khác phát sinh trong quá trình kinh doanh một cách thường xuyên, an toàn và thuận tiện. Khi sử dụng các tiện ích thanh toán, chủ sở hữu tài khoản phải trả cho ngân hàng một khoản phí. Ví dụ như tiền gửi dùng séc là loại tiền gửi dùng để chi trả các séc và hối phiếu. + Tiền gửi không kỳ hạn thuần túy: đây là khoản tiền của doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức gửi vào ngân hàng trong khi chưa có kế hoạch sử dụng cụ thể nhằm mục đích đảm bảo an toàn tài sản và khi cần có thể sử dụng ngay, không mang tính chất phục vụ thanh toán. Khi cần khách hàng có thể đến ngân hàng rút ra để chi tiêu. Hình thức gửi tiền này không được ngân hàng cho phép phát hành séc. Đây là một nguồn vốn quan trọng, đem lại nhiều lợi ích cho ngân hàng với mức lãi suất chi trả cho người gửi tiền là rất thấp. Do vậy ngân hàng cần phát triển dịch vụ đa dạng, sản phẩm chất lượng, mạng lưới rộng rãi, đáp ứng tốt nhu cầu của người gửi tiền để có thể huy động càng nhiều càng tốt nguồn tiền gửi này. + Tiền gửi có kỳ hạn: đây là loại tiền gửi có sự thỏa thuận trước giữa khách hàng và ngân hàng về thời gian rút tiền. Loại tiền gửi này của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân, có nguồn gốc từ tích lũy và xét về bản chất chúng được ký thác với mục đích hưởng lãi. Các NHTM nhận hai loại tiền gửi có kỳ hạn là tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi báo Trườngrút (tức là khi muốn rútĐại ra phải báo họctrước). Về cơKinh bản, các khoản tiềntế gửi cóHuế kỳ hạn không được sử dụng để tiến hành thanh toán như các khoản chi trả bằng vốn trên tài khoản vãng lai nên không thể phát séc. Thông thường, tiền gửi có kỳ hạn là các khoản tiền gửi có thời hạn dài và có lãi suất cao. SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD 19
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Tiền gửi tiết kiệm: quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành theo quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN của thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã quy định rõ “Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân gửi vào tài khoản tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiềm gửi”. Trong nền kinh tế thị trường, tiền gửi tiết kiệm được phát triển thành hai loại là tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. + Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. + Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Nguồn tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn và quan trọng nhất trong tổng nguồn vốn huy động, nhất là đối với các ngân hàng bán lẽ. Do đó, việc tăng cường huy động nguồn tiền này đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của NHTM. Phát hành giấy tờ có giá Các giấy tờ có giá là công cụ Nợ do ngân hàng phát hành để huy động vốn trên thị trường. Nguồn vốn này tương đối ổn định để sử dụng cho một mục đích nào đó. Các giấy tờ có giá do NHTM phát hành bao gồm kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Trong hình thức huy động vốn này, ngân hàng phải trả lãi suất cao hơn so với lãi suất tiền gửi huy động. Nghiệp vụ này chỉ được tiến hành khi ngân hàng thiếu vốn mà vốn tự có và vốn huy động tiền gửi không đủ. Như vậy, khi thực hiện huy động vốn dưới các hình thức này, các ngân hàng phải căn cứ vào đâu để quyết định về khối lượng huy động. Vốn này chỉ được huy động trong một thời gian nhất định, khi đã huy động đủ khối lượng vốn theo dự kiến, các ngân hàng sẽ ngừng việc huy động kỳ phiếu, Trườngtrái phiếu, chứng chỉ tiềĐạin gửi. học Kinh tế Huế Các nghiệp vụ ủy thác khác Ngân hàng nhận ủy thác của khách hàng để quản trị các tài sản ủy thác. Có thể phân làm hai loại tài sản ủy thác là tiền và hiện vật. Phần đông khách hàng ủy thác cho SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD 20
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành ngân hàng quản trị tài sản bằng tiền, ký gửi vào một tài khoản, ủy thác cho ngân hàng quản trị tài sản bằng tiền, ký gửi vào một tài khoản, ủy thác cho ngân hàng quản trị một mình hay người khác. Ngoài ra, ngân hàng cũng nhận được ủy thác quản trị tài sản của người quá cố, của vị thành niên, của người vô năng, gồm tiền gửi ở ngân hàng, bất động sản, Theo thời gian huy động Ngắn hạn Các khoản huy động có thời gian dưới 12 tháng được gọi là các khoản huy động ngắn hạn. Tùy theo chiến lược phát triển cũng như mức độ đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi của các NHTM mà có thể chia nhỏ các kỳ hạn theo ngày, tuần, tháng, quý. Đối với khoản tiền gửi này, tỷ lệ dự trữ bắt buộc thường cao. Theo quyết định của thống đốc ngân hàng Nhà nước về việc điều chỉnh dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng ban hành ngày 16 tháng 1 năm 2008 thì tỷ lệ dữ trữ bắt buộc đối với loại tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng là 11% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc. Đây là nguồn tiền thường được khách hàng ưa chuộng nên chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động. Trung và dài hạn Do ngân hàng chủ yếu là cho vay dài hạn nên để nâng cao khả năng thanh khoản cũng như hạn chế rủi ro lãi suất, các NHTM thường huy động các nguồn tiền trung hạn (từ 12 tháng đến dưới 60 tháng) và dài hạn (từ 60 tháng trở lên). Do kỳ hạn dài nên lãi suất chi trả cho nguồn tiền này thường cao. Theo quyết định của thống đốc ngân hàng Nhà nước về việc điều chỉnh dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng ban hành ngày 16 tháng 1 năm 2008 thì tỷ lệ dữ trữ bắt buộc đối với loại tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng là 5% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc. Đây là nguồn tiền có chi phí cao nên chiếm tỷ trọng thấp hơn so với nguồn ngắn hạn trong tổng nguồn vốn huy động và thường được cho vay, đầu tư vào các dự án có tính khả thi cao. Theo đơn vị tiền tệ được huy động TrườngHuy động bằng nĐạiội tệ học Kinh tế Huế Do quá trình tích lũy và nhu cầu tiêu dùng, thanh toán trong nước nên khách hàng thường gửi tiền bằng đồng nội tệ. Do đó, nguồn vốn này thường chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn huy động và có lãi suất cao hơn. SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD 21
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Huy động bằng ngoại tệ Từ nhu cầu thanh toán trong xuất nhập khẩu hàng hóa với yêu cầu đầu tư, cất trữ bằng các ngoại tệ mạnh của khách hàng đã làm nên nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ trong ngân hàng. Do sự biến động về tỷ giá nên lãi suất huy động của loại này thường thấp hơn so với huy động bằng nội tệ. 1.2.2.3. Vai trò của công tác huy động vốn đối với NHTM Như chúng ta đã đánh giá, nguồn vốn huy động có vai trò rất to lớn trong hoạt động ngân hàng, vì vậy việc huy động vốn là một trong những chính sách chiến lược mà tất cả các NHTM đều quan tâm nhằm ổn định nguồn vốn đầu tư và cho vay, nâng cao uy tín trên địa bàn Do tính chất của một trung gian tài chính là đi vay để cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính khác, nên vốn huy động luôn đóng vai trò có tính chất quyết định trong kinh doanh của các NHTM, nói cách khác, nếu như công tác huy động vốn của NHTM không được chú ý đúng mức thì hoạt động kinh doanh của NH sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực, làm suy yếu năng lực cạnh tranh, thậm chí ảnh hưởng đến vấn đề an toàn thanh khoản của ngân hàng. Để bảo đảm hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả thì vấn đề có tính quyết định vẫn là công tác huy động vốn. Mặc khác, trong tình hình kinh tế thị trường hiện nay, bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải đẩy mạnh huy động vốn, quy mô hoạt động của mình, nâng cao sức cạnh tranh trong nền kinh tế. NHTM cũng không nằm ngoài quá trình vận động này, các NHTM cũng cần có những đổi mới trong hoạt động kinh doanh của mình, muốn làm được điều này đòi hỏi phải có một nguồn vốn lớn, để đáp ứng kịp thời cho kinh doanh, nâng cao tiềm lực về vốn để có khả năng tiếp cận các dự án đầu tư lớn, mang lại lợi nhuận cao. Chính vì vậy, vai trò của việc huy động vốn vô cùng quan trọng đối với một NHTM. Việc mở rộng kinh doanh hay nói cách khác là sự tồn tại và phát triển của các NHTM phụ thuộc rất lớn vào khả năng huy động vốn của ngân hàng đó 1.2.3. Huy động vốn dân cư của NHTM Trường1.2.3.1. Khái niệm về huyĐại động vốn dânhọc cư Kinh tế Huế Dân cư là khu vực giàu tiềm năng nhất, là đối tượng huy động vốn của NHTM. Trong phạm vi chuyên đề này, dân cư được đề cập đến là đối tượng huy động vốn của NHTM. Dân cư với tư cách là chủ thể của những nguồn tài chính tạm thời nhàn rỗi và SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD 22
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành NHTM với vai trò là trung gian tài chính có quan hệ với dân cư như là người đi vay và người cho vay. Vậy, “ huy động tiền gửi dân cư là quá trình các NHTM tìm đến nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư bằng nhiều cách thức khác nhau với cam kết nắm giữ an toàn và hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn”. Huy động vốn từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn huy động và là mục tiêu tăng trưởng hàng năm của các NHTM, vì vậy họ thường tìm mọi cách để duy trì và thu hút nguồn vốn huy động từ dân cư. 1.2.3.2. Đặc điểm của huy động vốn dân cư tại NHTM Vốn huy động từ dân cư ổn định hơn so với nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế Do đặc điểm của khách hàng cá nhân là số lượng khách hàng rất lớn và mỗi khách hàng gửi một lượng tiền nhỏ hơn so với khách hàng doanh nghiệp và tổ chức nên sự ảnh hưởng của việc một khách hàng cá nhân rút tiền gửi tới tổng nguồn vốn huy động ít ảnh hưởng hơn nhiều so với việc một khách hàng tổ chức, doanh nghiệp rút tiền gửi. Ngoài ra, tiền gửi trong tài khoản thanh toán là khoản tiền gửi biến động phức tạp. Tuy nhiên, dân cư gửi tiền vào NHTM thường là tiết kiệm (tiền gửi có kỳ hạn).Với hình thức này khách hàng sẽ thỏa thuận với ngân hàng về kỳ hạn và lãi suất gửi tiền.Trong những trường hợp cần thiết, khách hàng vẫn có thể rút tiền trước kỳ hạn nhưng phần lớn khách hàng xác định được thời hạn gửi tiền của mình và chỉ rút tiền khí đáo hạn hoặc tiếp tục gửi lại khoản tiền đó tại ngân hàng. Chính vì vậy mà nguồn vốn huy động từ dân cư có tính ổn định cao. Dựa vào đặc điểm này, các NHTM có thể sử dụng nguồn vốn dân cư để cho vay trung và dài hạn, đây là một ưu thế của nguồn vốn từ dân cư. Nguồn vốn huy động từ dân cư rất đa dạng vì có thể huy động dưới nhiều hình thức. Do tính ổn định và đa dạng, nên nguồn vốn này là cơ sở để ngân hàng quyết định tỷ lệ dự trữ và cho vay . Trong khi đó, vốn huy động từ các tổ chức tín dụng khác và các tổ chức kinh tế xã hội thường không ổn định do có sự chuyển dịch liên tục trong nền kinh tế, trong khi đó, nguồn tiền gửi dân cư thường là do mục đích tích lũy cho Trườngtương lai, do đó các ngân Đại hàng có th ểhọc có kế hoạch vàKinh dự báo được tế Huế Nguồn vốn huy động từ dân cư có thời gian tương đối dài: sẽ là những yếu tố thuận lợi cho việc vay trung dài hạn của các ngân hàng. Như vậy, tổng vốn huy động từ tiền gửi dân cư có vai trò chủ chốt trong việc các NHTM quyết định khối lượng vốn SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD 23
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành cung cấp cho nền kinh tế, giúp các doanh nghiệp có khả năng tài chính lớn mạnh đầu tư để sản xuất, cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, tăng thu nhập trong nền kinh tế. Chi phí huy động nguồn vốn dân cư cao Do đặc điểm ổn định và mục đích hưởng lãi của khách hàng nên chi phí huy động từ vốn dân cư cao. Chi phí huy động vốn dân cư bao gồm chi phí lãi và chi phí ngoài lãi. Chi phí trả lãi là lãi phải trả cho các loại tiền gửi mà ngân hàng phát hành căn cứ theo lãi suất huy động ngân hàng và khách hàng đã có thỏa thuận. Chi phí ngoài lãi rất đa dạng, bao gồm các chi phí trả trực tiếp cho người gửi tiền như quà tặng, kèm bảo hiểm, chi phí lương cho cán bộ nhân viên ngân hàng, chi phí tăng tiện ích cho người gửi tiền như: mở thêm chi nhánh, phòng giao dịch 1.2.3.3. Vai trò huy động vốn dân cư của NHTM Nguồn vốn huy động được coi là yếu tố đầu vào thường xuyên, chủ yếu nhất của NHTM. Trong đó, nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng và quy mô lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động của NHTM. Ngoài ra, vốn huy động từ dân cư có tính chất đa dạng và ổn định cao để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của NH. Bởi vậy, ngân hàng chủ động trong hoạt động kinh doanh, mở rộng quan hệ tín dụng và gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng . Nghiệp vụ huy động vốn không chỉ có vai trò đối với hệ thống NHTM mà còn tác động đến nền kinh tế xã hội của đất nước. Cụ thể như sau: Đối với nền kinh tế + Huy động vốn từ dân cư đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường Thông qua nghiệp vụ huy động vốn từ dân cư, các NHTM tập trung hầu hết các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội, biến tiền nhàn rỗi từ chổ là phương tiện tích luỹ trở thành nguồn vốn lớn của nền kinh tế. Đây là nguồn vốn rất quan trọng để đầu Trườngtư phát triển nền kinh tế.Đại Nó không nhữnghọc lớn về sốKinh tiền tuyệt đối mà tế vì tính chấtHuế “luân chuyển” không ngừng thông qua hệ thống luân chuyển trung gian là các NHTM. Đặc biệt, trong chiến lược phát triển của nước ta là xây dựng nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa nhưng điểm xuất phát thấp, ngân sách còn hạn hẹp, do đó vốn SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD 24
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành đầu tư cho các ngành kinh tế phải trông đợi rất nhiều vào nguồn vốn nội lực, và nguồn vốn huy động từ dân cư của các NHTM là rất quan trọng vì nó tạo sự vững chắc cho sự phát triển nhanh, ổn định và bền vững lâu dài. + Giúp chính phủ, NHNN thực hiện các công cụ điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả hơn Thông qua nghiệp vụ huy động vốn nói chung và tiền gửi dân cư nói riêng, thì đây là công cụ giúp Ngân hàng Nhà nước kiểm soát khối lượng tiền tệ trong lưu thông, từ đó sử dụng chính sách tiền tệ (tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, tỷ giá, ) một cách hợp lý nhằm điều hoà lưu thông tiền tệ, kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả. Đồng thời nhà nước có thể sử dụng các biện pháp tích cực để tìm kiếm nguồn vốn huy động cho sự phát triển của nền kinh tế từ trong và ngoài nước thông qua việc phát hành các công cụ nợ như trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc Đối với ngân hàng thương mại + Vốn huy động dân cư là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh Nguồn vốn huy động từ dân cư không mang lại lợi nhuận trực tiếp nhưng góp phần quyết định đến quy mô cũng như định hướng hoạt động của NH. Do đó, nghiệp vụ huy động vốn đối dân cư là tiền đề giúp NH thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh, đầu tư, tài trợ cho các hoạt động mang lại lợi nhuận cho NH. NHTM là doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tài chính. Bởi vậy, vốn vừa là phương tiện vừa là mục đích kinh doanh chủ yếu của NH. Trong hoạt động sử dụng vốn, các NH có lượng vốn dồi dào sẽ có ưu thế trong việc tài trợ cho các lĩnh vực cho vay, đầu tư, bảo lãnh, thuê mua tài chính, kinh doanh ngoài tệ, chứng khoán Ngoài ra, trong hoạt động thanh toán, NH có nhiều vốn sẽ đảm bảo cho các hoạt động thanh toán, chi trả của mình. Nguồn vốn huy động từ dân cư có tính ổn định cao giúp cho NH chủ động đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh của mình, nhằm phân tán rủi ro, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả Trườngnhất góp phần tối đa hóa Đại lợi nhuận củahọc NH. Bởi vậy,Kinhvới tỷ trọng lớn tế trong tổngHuế nguồn vốn của NH, nguồn vốn huy động từ dân cư có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM. SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD 25
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành + Vốn huy động từ dân cư ảnh hưởng đến quy mô, chất lượng tín dụng của Ngân hàng Chất lượng và tính ổn định của nguồn vốn huy động có ảnh hưởng lớn đến hoạt động cho vay và đầu tư của NHTM. Thông thường, so với các NH có nguồn vốn lớn thì NH nhỏ có phạm vi hoạt động giới hạn hơn, khoản mục đầu tư và cho vay kém đa dạng, khối lượng nhỏ hơn. Bởi vậy, do đặc thù của mình, nguồn vốn huy động từ đối với KHCN đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động cho vay và đầu tư của NH. Thông thường, các NH huy động được tỷ trọng lớn vốn trung dài hạn thì có thể mở rộng nghiệp vụ tín dụng trung dài hạn bởi nếu sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn thì sẽ gây ra mất cân đối trong hoạt động kinh doanh của NH. Bởi vậy, nguồn vốn huy động từ đối với KHCN có tính dài hạn, ổn định cao giúp cho NH có thể tăng tỷ lệ cho vay trung dài hạn, đảm bảo khả năng thanh toán của NH. + Vốn huy động từ dân cư quyết định khả năng thanh toán, đảm bảo uy tín và năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường Uy tín ngân hàng là một tài sản vô hình và không thể lượng hoá được. Một NHTM có thể thu hút được đông đảo khách hàng đến gửi tiền và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng đó khi ngân hàng đó có uy tín trên thị trường. Uy tín của ngân hàng trước hết thể hiện ở khả năng sẵn sàng thanh toán khi khách hàng yêu cầu. Khả năng thanh toán của ngân hàng thông thường tỉ lệ thuận với khối lượng vốn mà ngân hàng đó có. Nếu có nguồn vốn lớn thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng cao, do đó uy tín của ngân hàng được nâng cao. Khách hàng dân cư là đối tượng khách hàng linh hoạt, không bị ràng buộc nhiều trong việc lựa chọn các NH để sử dụng dịch vụ, đặc biệt là trong dịch vụ tiền gửi. Bởi vậy, thông qua hoạt động huy động vốn từ đối tượng là dân cư, NH có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với NH. Từ đó, NH có những biện pháp không ngừng hoàn thiện trong hoạt động huy động vốn của mình đối với đối Trườngtượng khách hàng là dân Đạicư để giữ vữnghọcvà mở rộng Kinhmối quan hệ v ớitếkhách hàng,Huếnâng cao năng lực cạnh tranh của mình với các đối thủ khác trên thị trường. SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD 26
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Đối với khách hàng + Đối với khách hàng gửi tiền Khách hàng gửi tiền vào các NHTM, ngoài việc hưởng lãi suất từ khoản tiền gửi, thì đây còn là nơi cất giữ vô cùng an toàn cho khách hàng. Khi khách hàng có nhu cầu rút tiền bất cứ lúc nào, thì ngân hàng luôn đảm bảo khả năng chi trả cho khách hàng. + Đối với khách hàng là người đi vay vốn Vốn huy động của ngân hàng là một nguồn lực cơ hội cho các khách hàng đầu tư, đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua nghiệp vụ tín dụng của NHTM. Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp thường không đủ đáp ứng cho việc mở rộng quy mô cũng như nâng cao công nghệ, năng suất trong hoạt động sản xuất kinh doanh do đó doanh nghiệp phải đi vay vốn nhằm bù đắp cho nhu cầu đầu tư của mình. Hệ thống ngân hàng thương mại là trung gian cầu nối làm cho việc tiếp cận các nguồn vốn của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân trở nên dễ dàng hơn, chủ động hơn đồng thời sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả hơn. 1.2.3.4. Các hình thức huy động vốn dân cư của NHTM Huy động vốn dân cư qua tài khoản tiền gửi thanh toán Tài khoản tiền gửi thanh toán cá nhân là các khoản tiền gửi không kỳ hạn, trước hết được sử dụng để tiến hành thanh toán chi trả cho các hoạt động hàng hoá dịch vụ và các khoản phát sinh trong quá trình kinh doanh một cách thường xuyên, an toàn và thuận lợi. Bằng tài khoản này, khách hàng cá nhân có thể thực hiện các nghiệp vụ ghi có như: nộp tiền mặt, séc, chuyển tiền hoặc các nghiệp vụ ghi nợ như: rút tiền mặt, thanh toán séc, thẻ, ủy nhiệm chi, trả phí, lãi luôn cả các khoản ngân hàng trả thay cho khách hàng . Huy động vốn dân cư qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: TrườngĐây là hình thứ c Đạigửi tiền mà kháchhọc hàng cóKinh thể rút tiền ra bấtết cứ lúc Huế nào, với mức lãi suất thấp và không thể sử dụng thanh toán qua ngân hàng như tài khoản tiền gửi thanh toán. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn được thiết kế dành cho đối tượng khách hàng cá nhân hoặc tổ chức, có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi ngân hàng vì SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD 27
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành mục tiêu an toàn và sinh lợi nhưng không thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền gửi trong tương lai. Đối với khách hàng khi chọn lựa hình thức tiền gửi này thì mục tiêu an toàn và tiện lợi quan trọng hơn là mục tiêu sinh lời. Đối với ngân hàng, vì loại tiền gửi này khách hàng muốn rút bất cứ lúc nào cũng được nên ngân hàng phải đảm bảo tồn quỹ để chi trả và khó lên kế hoạch sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng. Do vậy, ngân hàng thường trả lãi rất thấp cho loại tiền gửi này. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Khác với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn được thiết kế dành cho khách hàng cá nhân và tổ chức có nhu cầu gửi tiền vì mục tiêu an toàn, sinh lợi và thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai. Đối tượng khách hàng chủ yếu của loại tiền gửi này là các cá nhân muốn có thu nhập ổn định và thường xuyên, đáp ứng cho việc chi tiêu hàng tháng hoặc hàng quý. Đây là hình thức huy động vốn phổ biến, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của các NHTM. Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng và rút ra sau những thời hạn xác định như: 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng Hoặc cũng có thể rút trước thời hạn quy định nhưng lãi suất được hưởng chỉ ngang bằng với lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Mặc dù chi phí huy động của hình thức tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tương đối cao, nhưng đây được xem là nguồn vốn huy động có tính ổn định giúp cho các NHTM có thể đầu tư trung và dài hạn. Do vậy, việc tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn đang là nhiệm vụ trọng tâm của rất nhiều ngân hàng. Huy động vốn bằng phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các cá nhân trong và ngoài nước Các NHTM có thể phát hành các công cụ nợ (nếu đủ điều kiện theo quy định) như: chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng để huy động vốn trong một thời gian nhất định. Chứng chỉ tiền gửi là những giấy xác nhận tiền gửi định kỳ ở một ngân hàng Trườnghay một định chế tài chínhĐại khác. Ng họcười sở hữu giấyKinh này sẽ được thanhtế toán Huế tiền lãi theo kỳ và nhận đủ tiền vốn khi hết hạn. Chứng chỉ sau khi phát hành được lưu thông trên thị trường tiền tệ. Các ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi chủ yếu cho mục đích thanh khoản. Các chứng chỉ này thường không thuộc loại trái phiếu chiết khấu, SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD 28
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành lãi suất của chúng thường cao hơn lãi suất của tín phiếu kho bạc và mức độ rủi ro của nó cũng thấp. Kỳ phiếu ngân hàng là một công cụ nợ ngắn hạn do ngân hàng phát hành theo từng đợt để huy động vốn một cách linh hoạt, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho những kế hoạch kinh doanh xác định của ngân hàng. Việc phát hành kỳ phiếu tùy thuộc theo thời gian và tình hình cụ thể của nguồn vốn ngân hàng. Vốn này chỉ được huy động trong thời gian nhất định. Đây là hình thức huy động vốn nhanh vì thường có lãi suất cao hơn và có tính linh hoạt hơn lãi suất tiết kiệm cùng thời hạn, lại có thể chuyển nhượng dễ dàng nên thu hút khối lượng vốn tương đối lớn. Trái phiếu ngân hàng là một công cụ nợ dài hạn của ngân hàng, với các cam kết thanh toán gốc vào ngày đáo hạn và thanh toán vào những thời gian xác định. Lãi suất của trái phiếu thường cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu Trái phiếu dùng để huy động vốn trung, dài hạn phục vụ cho những kế hoạch phát triển kinh doanh có quy mô lớn và dài hạn. Trong khi kỳ phiếu được phát hành ở từng chi nhánh với khung lãi suất, thời gian phát hành riêng biệt thì trái phiếu được phát hành với quy mô lớn, đồng loạt trong hệ thống mỗi ngân hàng. Ở nước ta hiện nay, các hình thức huy động qua phát hành công cụ nợ còn thấp so với nguồn huy động khác. Tuỳ theo từng thời kỳ,khi nào cần thì ngân hàng mới huy động. Sử dụng nguồn này ngân hàng chủ động được thời gian sử dụng, số lượng và giá cả của vốn. Tuy ngân hàng phải trả mức lãi suất cao hơn mức lãi suất huy động vốn, nhưng có tác dụng kiềm chế lạm phát và góp phầncho sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán. 1.2.3.5. Các chỉ tiêu đánh giá về huy động vốn dân cư của Ngân hàng thương mại Các chỉ tiêu phản ánh quy mô, tăng trưởng, tỷ trọng vốn huy động dân cư Số dư huy động vốn dân cư Số dư huy động vốn dân cư là chỉ tiêu phản ánh về quy mô vốn tiền gửi huy Trườngđộng từ dân cư của NHTMĐại tại một học thời điểm, thKinhường tính thời đitếểm cuối Huế các quý hoặc cuối năm. Chỉ tiêu này càng lớn phản ánh quy mô vốn huy động từ dân cư đang được mở rộng. SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD 29
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Số lượng khách hàng cá nhân gửi tiền Số lượng khách hàng gửi tiền ảnh hưởng đến mở rộng huy động vốn. Số lượng khách hàng tăng phản ánh việc huy động vốn được mở rộng, không những thế số lượng khách hàng gia tăng còn thể hiện lòng tin của khách hàng vào ngân hàng. Các NHTM xác định số lượng khách hàng bằng cách thống kê số CIF (customer information file) của các khách hàng có quan hệ tiền gửi với ngân hàng được tạo ra trong từng giai đoạn. Số CIF là mã số do hệ thống mạng điện tử của ngân hàng tự động tạo ra khi khách hàng đến giao dịch lần đầu tiên với ngân hàng. Trong một hệ thống ngân hàng số CIF là số duy nhất đối với một khách hàng. Để đánh giá tình hình huy động vốn tiền gửi dân cư, bên cạnh chỉ tiêu quy mô vốn tiền gửi dân cư huy động, các NHTM còn sử dụng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng vốn huy động. Quy mô vốn huy động chỉ phản ánh sự gia tăng nguồn vốn về số lượng tuyệt đối, tức là chỉ xem xét ở con số tuyệt đối của từng năm một cách đơn lẻ, vì vậy sẽ không phản ánh được đầy đủ khả năng huy động vốn của NHTM qua các năm. Ta có chỉ tiêu tăng trưởng vốn huy động qua các thời kỳ: Vốn huy động kỳ báo cáo Tốc độ tăng trưởng = - 1 Vốn huy động kỳ trước Chỉ tiêu này cho biết sự mở rộng về quy mô của vốn huy động dân cư, đồng thời cũng phản ánh sự biến động của nguồn vốn. Trong trường hợp tốc độ tăng trưởng vốn >0 thì số vốn NHTM huy động được tăng và ngược lại nếu <0 thì số vốn NHTM huy động giảm. Vốn huy động của NHTM mà gia tăng với những tỷ lệ xấp xỉ nhau trong nhiều năm thể hiện một sự tăng trưởng vốn ổn định. Tỷ trọng vốn huy động dân cư trong tổng vốn huy động của NHTM Số dư vốn huy động dân cư Tỷ trọng vốn huy = *100 động dân cư Tổng số dư vốn huy động từ các nguồn TrườngChỉ tiêu này cho thấyĐại trong tổng học nguồn tiền gửiKinh huy động thì nguồntế tiềnHuế gửi dân cư chiếm tỷ trọng bao nhiêu. Tỷ trọng tiền gửi dân cư có thể không cao nhưng lại là nguồn vốn ổn định lâu dài với số lượng khách hàng chiếm đa số, nếu nguồn này chiếm tỷ trọng cao hoặc tăng dần qua thời gian chứng tỏ NHTM đang tăng trưởng vốn bền SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD 30
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành vững, nếu tỷ lệ này thấp đòi hỏi NHTM phải có biện pháp kịp thời tăng cường huy động tiền gửi dân cư. Cơ cấu vốn huy động dân cư Cơ cấu vốn tiền gửi huy động phải xuất phát từ kế hoạch sử dụng vốn về kỳ hạn, danh mục, số lượng ngoại tệ, lãi suất cho vay để có chiến lược huy động sao cho có hiệu quả nhất. Trên cơ sở đó, ngân hàng sẽ xây dựng cơ cấu vốn tiền gửi huy động hợp lý về thời hạn gửi (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn), về loại tiền (nội tệ và ngoại tệ), về đối tượng gửi tiền (dân cư và các tổ chức kinh tế, xã hội). Cơ cấu nguồn tiền gửi thể hiện ở tỷ trọng từng loại tiền gửi trong tổng nguồn tiền gửi, được tính theo công thức: Nguồn tiền gửi i Tỷ trọng nguồn tiền gửi i = *100 Tổng nguồn tiền gửi Để đánh giá cơ cấu huy động có hợp lý hay không cần so sánh cơ cấu huy động thực tế với cơ cấu huy động theo kế hoạch. Trong trường hợp sự tăng trưởng về quy mô vốn huy động khá phù hợp với quy mô tăng trưởng của dư nợ song lại không phù hợp về cơ cấu thì sẽ dẫn đến tình trạng chi phí đầu vào của ngân hàng tăng nếu huy động tiền gửi trung dài hạn lớn hơn nhiều so với dư nợ cho vay trung dài hạn và khả năng rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất sẽ cao nếu tiền gửi trung dài hạn nhỏ hơn nhiều so với dư nợ cho vay trung dài hạn. Điều tương tự cũng sẽ xảy ra trong trường hợp không có sự phù hợp về loại tiền tệ trong cơ cấu huy động vốn và cho vay. Do đó, ngay cả khi ngân hàng huy động được nhiều vốn nhưng hiệu quả kinh doanh vẫn không cao. Cơ cấu tiền gửi huy động hợp lý có thể đáp ứng được tối đa nhu cầu sử dụng vốn góp phần đem lại lợi nhuận cao hơn cho các NHTM. Sự biến đổi trong cơ cấu huy động sẽ kéo theo sự biến đổi trong cơ cấu cho vay, đầu tư. Sự thay đổi cơ cấu huy động vốn không chỉ phụ thuộc vào kế hoạch điều chỉnh của các NHTM mà thực tế nó còn luôn luôn chịu tác động từ các nhân tố bên ngoài đòi Trườnghỏi ngân hàng phải th ưĐạiờng xuyên nghiênhọc cứu, tiếp Kinh cận và thích ứng tế với sự Huếbiến động của thị trường. SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD 31
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Chi phí huy động tiền gửi dân cư Chi phí huy động vốn của NHTM bao gồm chi phí trả lãi, chi phí hoạt động và các chi phí khác. Trong tổng chi phí huy động vốn thì chi phí trả lãi là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất, vì vậy có ảnh hưởng quyết định đối với lợi nhuận của NHTM. Lãi suất chi trả càng cao có thể huy động được nguồn tiền gửi dân cư lớn. Tuy nhiên, lãi suất cao làm gia tăng chi phí của NHTM và nếu thu nhập tăng không tương ứng với tăng chi phí, lợi nhuận của NHTM sẽ giảm đi tương ứng. Chi phí huy động tiền gửi dân cư được đánh giá qua các chỉ tiêu sau: + Lãi suất huy động tiền gửi bình quân Chỉ tiêu này đánh giá sự hợp lý trong cơ cấu huy động hay chất lượng nguồn tiền gửi huy động của ngân hàng. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng cạnh tranh của NHTM thông qua so sánh lãi suất huy động tiền gửi bình quân của NHTM với mặt bằng lãi suất chung hoặc với lãi suất bình quân của NHTM khác. + Số chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động bình quân Chỉ tiêu trên cho thấy khi chênh lệch lãi suất đầu ra-đầu vào càng lớn thì lợi nhuận thu được sẽ càng lớn, hiệu quả kinh doanh ngân hàng càng cao và ngược lại. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sử dụng vốn của nguồn tiền gửi Khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn (chủ yếu là cho vay nền kinh tế) của nguồn tiền gửi được đánh giá qua chỉ tiêu Dư nợ cho vay bình quân trong năm Hệ số sử dụng tiền gửi trong năm = Tổng tiền gửi bình quân Hệ số này đo lường khả năng sử dụng nguồn tiền gửi huy động được của NHTM, cho biết ngân hàng cho vay bao nhiêu trong một đồng vốn tiền gửi huy động. Ngân hàng luôn cố gắng khai thác sử dụng tối đa lượng tiền gửi huy động được để cho vay và đầu tư nhằm tăng nguồn thu nhập và duy trì tỷ lệ này tiến gần đến 1 (trong điều kiện đảm bảo các giới hạn an toàn về tỷ lệ dự trữ bắt buộc và đảm bảo tỷ lệ thanh Trườngkhoản an toàn). Qua hệĐại số sử dụng họctiền gửi huy đKinhộng trong năm NHtế xác đHuếịnh được nguồn vốn tiền gửi huy động được để cho vay là bao nhiêu, cần phải huy động thêm bao nhiêu để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn hoặc đã sử dụng vốn hết công suất chưa để có kế hoạch và biện pháp sử dụng vốn tiền gửi huy động được với kết quả cao nhất. SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD 32
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Ngoài các chỉ tiêu định lượng như đã trình bày ở trên, khi đánh giá về công tác huy động vốn dân cư của NHTM, chúng ta còn có thể sử dụng các chỉ tiêu định tính để đánh giá thông qua việc thăm ý kiến của khách hàng như: Sự hài lòng của khách hàng khi gửi tiền, uy tín của ngân hàng, mạng lưới giao dịch 1.2.3.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn dân cư của NHTM Các nhân tố khách quan Nhóm nhân tố này mang tính khách quan, bao gồm : Hành lang pháp lý: có ảnh hưởng lớn đến hoạt động huy động vốn nói chung và hoạt động huy động vốn đối với dân cư nói riêng của NHTM. Có những bộ luật tác động trực tiếp đến hoạt động NH như: Luật các tổ chức tín dụng, luật Ngân hàng nhà nước . Có những bộ luật có tác động gián tiếp như Luật đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó thì chính sách tài chính tiền tệ của một quốc gia cũng ảnh hưởng rất lớn đến nghiệp vụ huy động vốn của NHTM. Nó thể hiện ở các khía cạnh như: - Mục tiêu của chính sách tiền tệ - Việc sử dụng các cộng cụ chính sách tiền tệ - Chính sách đầu tư của nhà nước Tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước: Kinh tế tăng trưởng ổn định, thu nhập bình quân đầu người cao, thất nghiệp thấp, tình trạng chu chuyển vốn, lạm phát được kiềm chế ở mức 2 con số là điều kiện tốt, lý tưởng để các NH thu hút nguồn vốn từ đối với dân cư. Đặc biệt, tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng khá lớn. Nếu tỷ lệ lạm phát cao, tiền nhàn rỗi từ người dân sẽ chuyển thành những dạng đầu tư khác như vàng, chứng khoán, bất động sản Ngoài ra, khi nền kinh tế phát triển theo xu hướng hội nhập cao thì công nghệ thông tin cũng phát triển và ngày càng được hiện đại hóa. Khi đó, các dịch vụ thanh toán ngày càng tiện lợi, người dân sẽ quen dần với các dịch vụ và tiện ích của NH, các nghiệp vụ không dùng tiền mặt sẽ ngày càng phổ biến hơn, qua đó cung ứng một lượng vốn đáng kể cho hoạt động huy động vốn. TrườngTâm lý, thói quen Đạitiêu dùng củ ahọcngười gửi ti ềKinhn: Nếu ở những vùngtế dân Huế cư người dân quen sử dụng tiền nhàn rỗi theo hình thức cất trữ thì huy động vốn của NH sẽ gặp khó khăn. Còn khi người dân có nhu cầu hưởng lãi hoặc bảo quản tài sản thì họ sẽ gửi tiền vào NH nhiều hơn. Từ đó, cơ hội huy động vốn của NH sẽ tăng lên. SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD 33
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Các nhân tố chủ quan Đây là nhóm yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ đến hoạt động huy động vốn đối với dân cư của NHTM, bởi vậy cần đặc biệt quan tâm Hình thức huy động: Ngân hàng muốn dễ dàng tìm kiếm nguồn vốn thì trước hết phải đa dạng hóa hình thức huy động để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Hình thức cho vay: Nếu như hình thức cho vay của NH càng mở rộng thì NH buộc phải lo lắng tìm kiếm nguồn vốn cho chính mình, huy động thế nào cho phù hợp. Công nghệ trong thanh toán và tin học: Công nghệ thanh toán càng hiện đại thì khách hàng sẽ chuyển sang hình thức không dùng tiền mặt, mở tài khoản tại NH, thuận tiện cho việc huy động vốn của NH. Ngoài ra, trong hoạt động NH, việc thu thập thông tin là rất cần thiết. Nhờ có hệ thống tin học hiện đại mà NH có thể chủ động trong việc tìm kiếm thông tin khách hàng, thông tin thị trường, hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Năng lực trình độ, thái độ phục vụ của cán bộ NH: Chất lượng của đội ngũ nhân viên cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động huy động vốn đối với dân cư của NH. Đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao, tác phong chuyên nghiệp sẽ dễ dàng tạo được niềm tin cho khách hàng. Bởi ngoài mong muốn tìm kiếm lợi nhuận, khách hàng là cá nhân thường bị ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý. Mạng lưới phục vụ cho việc huy động vốn: Với những NH sát địa bàn dân cư hoặc gần với trung tâm thương mại thì sẽ có thì sẽ có thuận lợi trong huy động vốn hơn. Mạng lưới huy động của các NH thường biểu hiện qua việc tổ chức các quỹ tiết kiệm. Mạng lưới cần rộng rãi, tạo điều kiện thuận lợi cho người gửi tiền. Các dịch vụ do NH cung ứng: Nếu một NH đưa ra các dịch vụ tốt và đa dạng thường có lợi thế hơn các NH có dịch vụ giới hạn. Các dịch vụ cơ bản như: bãi đậu xe, quầy thu ngân tiện cho việc di chuyển, dịch vụ NH qua thư, hệ thống hoạt động 24/24 Chính sách về giá/lãi suất: Trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, giá được biểu hiện chủ yếu dưới dạng lãi suất của các khoản tiền gửi, tiền vay, chi phí nghiệp vụ khác. Với tư cách là giá vốn, lãi suất có tác động trực tiếp đến hoạt động huy động vốn và Trườngcho vay của NHTM. KhiĐại lãi suất thay họcđổi theo diễn Kinh biến quan hệ cung tế cầu vềHuế vốn trên thị trường tiền tệ, NH phải hoạch định lãi suất theo sự hướng dẫn của NHNN và tình hình kinh doanh của mình. SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD 34
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Uy tín của ngân hàng: Một ngân hàng tạo lập được uy tín sẽ có lợi thế trong huy động vốn đối với dân cư. Bởi khách hàng cá nhân khi sử dụng dịch vụ tiền gửi thường rất quan tâm đến yếu tố an toàn. Những khách hàng đến với NH qua yếu tố uy tín thường là những khách hàng sẽ gắn bó lâu dài với NH vì họ tin tưởng vào những dịch vụ mà NH cung cấp và đảm bảo an toàn cho tiền của họ. Uy tín của NHTM thể hiện qua ấn tượng mà NH đã tạo lập được với khách hàng, thể hiện ở tiềm lực tài chính, các danh mục đầu tư, các chỉ số về tài sản, kết quả kinh doanh Ngoài ra, uy tín của NH còn thể hiện qua các giải thưởng, phong trào, hoạt động xã hội, quan hệ với các cơ quan nhà nước, địa phương. Trong nghiên cứu này, thông qua việc tìm hiểu, phân tích lý thuyết có liên quan, kết hợp với thực trạng huy động vốn trên địa bàn, nghiên cứu đã phác thảo nên thang đo cho đề tài. Tiếp đến, nghiên cứu tiến hành bước điều tra định tính phỏng vấn chuyên gia là cán bộ ngân hàng chuyên trách thực hiện công tác huy động vốn và khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại đây có tính đại diện cao. Nghiên cứu đã hiệu chỉnh và xây dựng nên bộ tiêu chí đánh giá công tác huy động vốn, bao gồm 6 nhân tố với 22 tiêu chí được trình bày dưới đây. Đánh giá về lãi suất và phí - Mức lãi suất BIDV áp dụng hiện tại cao; - Mức lãi suất mà BIDV áp dụng hiện tại có quy định rõ ràng, chi tiết; - Lãi suất phí áp dụng cao. Đánh giá chất lượng sản phẩm - Sản phẩm tiền gửi của BIDV với công nghệ hiện đại, tiện ích cao; - Sản phẩm tiền gửi của BIDV rất đa dạng, đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng; - Sản phẩm tiền gửi BIDV luôn được đổi mới và dễ đáp ứng nhu cầu của khách hàng; - Thủ tục hồ sơ, giao dịch đơn giản, dễ hiểu; - Chất lượng tư vấn hỗ trợ; - BIDV có nhiều dịch vụ Ngân hàng bán lẻ để khách hàng tiếp cận (Chi nhánh, ATM, Internet Banking, ). TrườngĐánh giá đội ngũ Đạinhân viên học Kinh tế Huế - Đội ngũ cán bộ BIDV rất chuyên nghiệp, năng động, nhiệt tình; - Đội ngũ cán bộ BIDV nắm vững các thao tác và quy trình nghiệp vụ; - Thái độ phục vụ của cán bộ BIDV. SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD 35
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Đánh giá cơ sở vật chất - Trụ sở của Ngân hàng khang trang, tiện nghi; - Cơ sở vật chất, phương tiện giao dịch tốt (trang bị máy móc thiết bị hiện đại, phòng giao dịch sạch sẽ, đầy đủ tiện nghi ); - Khu vực giao dịch rộng rãi, thoáng mát, hợp lý. Đánh giá mạng lưới giao dịch - Mạng lưới địa điểm giao dịch nhiều; - Địa điểm giao dịch thuận tiện trong đi lại; - Số lượng máy ATM đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Đánh giá thương hiệu và uy tín - Chương trình khuyến mãi hấp dẫn, thu hút; - Chính sách chăm sóc khách hàng tốt; - BIDV là thương hiệu uy tín; - BIDV tạo niềm ti cho khách hàng khi đến giao dịch. Mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau: Chất lượng sản phẩm H1 Lãi suất và phí H2 H3 Đội ngũ nhân viên Quyết định gửi tiền H4 Mạng lưới giao dịch H5 TrườngCơ sở vật ch ấtĐại học Kinh tế Huế Thương hiệu và uy tín H6 Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD 36
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành 1.3. Một số vấn đề thực tiễn về công tác huy động vốn dân cư tại các NHTM 1.3.1. Kinh nghiệm huy động vốn tại một số NHTM Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế (Techcombank) Techcombank chi nhánh Huế là một trong những NHTM cổ phần lớn và đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Không chỉ tiên phong trong lĩnh vực công nghệ ngân hàng mà Techcombank chi nhánh Huế cũng có một loạt các chính sách huy động vốn vô cùng hấp dẫn, đặc biệt là hướng tới nhóm khách hàng cao cấp. Ngày 17/6/2009, Techcombank chi nhánh Huế đã chính thức khai trương khu dịch vụ ngân hàng ưu tiên tại 12 Lý Thường Kiệt, TP.Huế. Đây là khu dịch vụ ngân hàng ưu tiên được triển khai một cách đồng bộ và chuyên nghiệp dành cho đối tượng khách hàng cao cấp đầu tiên tại Việt Nam. Khách hàng được hưởng rất nhiều ưu đãi khi tham gia vào khu dịch vụ ngân hàng ưu tiên và cảm thấy thoải mái, hài lòng bởi khu dịch vụ này được thiết kế sang trọng, hiện đai với các trang thiết bị tiên nghi. Bên cạnh đó, Techcombank còn tăng cường nguồn vốn huy động bằng cách bán chéo sẩn phẩm tài chính thông qua liên kết với Manulife cung cấp cho khách hàng sản phẩm “An phúc gia”, sản phẩm bảo hiểm tai nạn cá nhân trên phạm vi toàn cầu với thời gian 24/24. Techcombank đã tung ra chương trình “Gắn kết bền lâu”, chương trình chăm sóc khách hàng một cách toàn diện đầu tiên trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam. Techcombank đã áp dụng cho các khách hàng thân thiết của mình khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính cá nhân như: thẻ tín dụng, gửi tiết kiệm Khách hàng được tích luỹ điểm thưởng và đổi lấy phần quà có giá trị từ máy tính bảng Ipad, xe máy, cho đến những chuyến du lịch, dịch vụ giải trí, chăm sóc bản thân (spa, mua sắm, ). Danh hiệu “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất nhiều năm liên tục” do tạp chí Asian Banking and Finance trao tặng và danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” cũng một phần nhờ Trườngvào những chương trình Đạichăm sóc kháchhọchàng sáng Kinhtạo và linh hoạt ctếủa Techcombank Huế trong thời gian qua. Để góp phần tăng trưởng nguồn vốn một cách ổn định Techcombank đã thực hiện các hoạt động trong huy động vốn như SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD 37
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành - Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách khách hàng. Xem xét phân loại khách hàng để có những chính sách đặc biệt đối với những khách hàng lớn. - Thực hiện chính sách tiếp thị, khuyến mãi theo từng thời điểm. - Tìm hiểu nguyên nhân khách hàng ngừng giao dịch, rút tiền chuyển sang ngân hàng khác để có biện pháp khôi phục và duy trì quan hệ tốt với khách hàng. - Có kế hoạch phát triển, đào tạo cán bộ chuyên sâu, tác phong giao dịch chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu chăm sóc khách hàng. - Triển khai các sản phẩm, dịch vụ linh hoạt, hấp dẫn. Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Có thể nói rằng huy động vốn là một trong những thế mạnh của Vietcombank. Với mạng lưới Chi nhánh rộng khắp cùng với sản phẩm tiền gửi ngày càng đa dạng đã đem lại nhiều tiện ích cho các khách hàng đến gửi tiền tại ngân hàng. Ngoài việc tập trung huy động tiền gửi tiết kiệm của dân cư, để có được sự tăng trưởng nguồn vốn huy động, Vietcombank đã chú trọng hướng vào các khách hàng là những doanh nghiệp lớn với các chính sách: Marketing: Tại mỗi phòng giao dịch, đều tổ chức bộ phận chăm sóc khách hàng, luôn tạo cho khách hàng cảm giác được tôn trọng mối khi đến với ngân hàng. Bộ phận này có chức năng hướng dẫn khách hàng lần đầu đến giao dịch khai báo thông tin, trả lời các thắc mắc của khách hàng, tư vấn, giới thiệu về các sản phẩm của ngân hàng cho khách hàng, xây dựng văn hóa giao dịch của ngân hàng. Xây dựng chiến lược marketing phù hợp nhằm tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các tiện ích của sản phẩm dịch vụ Vietcombank hiện có đến đông đảo khách hàng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận, nắm bắt, từ đó có thói quen sử dụng các dịch vụ của Vietcombank, đồng thời, mở rộng dịch vụ đến mọi loại hình doanh nghiệp, không phân biệt quy mô, thành phần kinh tế. Các Chi nhánh một mặt giữ vững quan hệ tiền gửi của những khách hàng hiện tại, mặt khác cũng đẩy mạnh tìm kiếm, tiếp thị mọi khách hàng, bao gồm cả những công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn thuộc sở hữu tư nhân kinh doanh Trườngcó hiệu quả để mở rộng Đạiđối tượng khách họchàng. Kinh tế Huế Chính sách cạnh tranh huy động vốn năng động và hiệu quả: - Vietcombank đã tổ chức nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở tổng hợp báo cáo, trụ sở chính phân tích, xác định những điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD 38
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành huy động vốn hiện hữu, từ đó làm căn cứ cho việc cải thiện, phát triển sản phẩm, dịch vụ huy động vốn trong toàn hệ thống. - Tạo được lòng tin đối với doanh nghiệp: Vietcombank đã xây dựng được hình ảnh tin cậy về số lượng, chất lượng của sản phẩm dịch vụ cung ứng, trình độ và khả năng giao tiếp của đội ngũ cán bộ/nhân viên, trang bị kỹ thuật công nghệ, vốn tự có và khả năng tài chính, đặc biệt là hiệu quả và an toàn tiền gửi. - Tạo được sự khác biệt của ngân hàng: Trong giai đoạn hiện nay khi mà có rất nhiều NHTM khác nhau cùng hoạt động, thì Vietcombank đã tạo ra được những đặc điểm, hình ảnh riêng biệt với các NHTM khác trên từng địa bàn hoạt động nhưng vẫn bảo đảm sự thống nhất về các chính sách, hình ảnh chung của Vietcombank: Đó là sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ của Vietcombank cung ứng trên thị trường, kênh phân phối, hoạt động quảng cao khuếch trương, giao tiếp. - Đổi mới phong cách giao tiếp, đề cao văn hóa kinh doanh, các nhân việc giao dịch của ngân hàng được yêu cầu phải luôn giữ được phong cách thân thiết, tận tình, chu đáo, cởi mở, tạo lòng tin cho khách hàng gửi tiền. Thực hiện đoàn kết nội bộ, xử lý nghiêm minh những trường hợp gây ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của Vietcombank. Xây dựng chính sách động viên, khuyến khích cán bộ/nhân viên có thành tích trong việc thu hút khách hàng và tăng số dư tiền gửi. Chính sách khách hàng: Chính sách khách hàng của Vietcombank bao gồm cả chính sách phát triển các dịch vụ hỗ trợ (phí dịch vụ chuyển tiền, phí mua bán ngoại tệ, lãi suất tiền vay) nhằm lôi kéo khách hàng hiện hữu, tiềm năng sử dụng các sản phẩm huy động vốn của Vietcombank. Vietcombank đã phân khúc thị trường, khách hàng mục tiêu như sau: - Khách hàng tiềm năng là những khách hàng chưa có tài khoản tiền gửi - Khách hàng hiện hữu: được chia thành 3 loại: 1/ Khách hàng có số dư tiền gửi lớn đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng: được hưởng chính sách khách hàng VIP (Khách hàng quan trọng nhất của ngân hàng được phục vụ nhanh nhất với giá cả thấp nhất và hưởng các ưu đãi dịch vụ khác nhiều nhất); 2/KH có có số dư tiền gửi trung bình và có Trườngkhả năng tiếp tục tăng Đạisố dư tiền gửhọci cho Vietcombank: Kinhsẽ được phtếục vụ theoHuế chính sách Khách hàng ưu đãi về LS tiền gửi và có thể kèm theo cả lãi suất tiền vay (nếu cần thiết), giảm phí dịch vụ chuyển tiền; 3/Khách hàng đang có dấu hiệu tài chính yếu kém, SXKD không phát triển: ngân hàng bỏ qua không chăm sóc. SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD 39
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Ngoài ra, Vietcombank tiếp tục đầu tư và hoàn thiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng một cách đồng bộ đểchất lượng dịch vụ huy động vốn có thể dần đáp ứng được các yêu cầu, chuẩn mực quốc tế, tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược để cung cấp hoặc mua bản quyền công nghệ cho phép ứng dụng các công nghệ hiện đại có nhiều tiện ích trong lĩnh vực thanh toán, nhận và chuyển tiền. 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho BIDV Thừa Thiên Huế Từ những kinh nghiệm triển khai chính sách huy động vốn của các ngân hàng trên, BIDV Thừa Thiên Huế có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm: Thứ nhất, Cần đa dạng các hình thức huy động vốn dân cư, cùng với đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính nhằm khai thông nguồn vốn trong nước. Cần thiết kế từng loại sản phẩm cho từng đối tượng khách hàng kèm theo các dịch vụ về an sinh như bảo hiểm, y tế, dịch vụ về chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt là phải có chính sách lãi suất linh hoạt làm cho khách hàng cảm thấy nhận được nhiều tiện ích và được chăm sóc chu đáo hơn. Thứ hai, Thực hiện đa dạng hóa các loại hình sở hữu hoạt động ngân hàng, khuyến khích gửi tiền tiết kiệm từ nhiều kênh huy động trong nước hiệu quả. Thứ ba, Đề nghị với chính phủ phải có chiến lược, kế hoạch cải cách kinh tế-xã hội một cách toàn diện, phải có chính sách đúng đắn trong tổ chức hoạt động ngân hàng để có thể tập trung huy động mở rộng nguồn vốn cho nền kinh tế. Thứ tư, Để thu hút nguồn vốn từ bên ngoài và tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nhằm tạo nên sức bật cho nền kinh tế, BIDV Thừa Thiên Huế chú trọng đến việc mở rộng các điểm giao dịch ở vùng nông thôn nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư, đồng thời mở rộng cho vay phát triển sản xuất. Thứ năm, Kết hợp chặt chẽ giữa mở rộng huy động với nâng cao hiệu quả huy động vốn, đồng thời tăng cường nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng góp phần cho nền kinh tế phát triển bền vững và ổn định. Thứ sáu, Hoàn thiện và phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng nhằm tạo sự Trườngthoải mái cho khách hàngĐại khi sử dụng học sản phẩm, Kinh dịch vụ của ngân tế hàng. TừHuếđó tạo niềm tin và xây dựng lượng khách hàng trung thành ngày càng lớn cho ngân hàng. SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD 40
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN DÂN CƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Khái quát về ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV Thừa Thiên Huế Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo Nghị định 177/TTg ngày 26 tháng 4 năm 1957 của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Quá trình phát triển được trải qua các giai đoạn: Từ 1981 đến 1989: Mang tên Ngân hàng đầu tư và Xây dựng Việt Nam. Từ 1990 đến 27/04/2012: Lấy tên Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam.Từ 27/04/2012 đến nay: Chính thức trở thành Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam .Tên gọi tắt: BIDV. Địa chỉ: BIDV Tower, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội .Điện thoại: 04.220.5544.Fax: 04.2220.0399 Email:Info@bidv.com.vn Hiện nay, với 60 năm hình thành và phát triển, BIDV đã kế thừa thành quả xây dựng và trở thành một trong năm NHTM lớn nhất Việt Nam. Đến năm 2018, tổng tài sản của BIDV đã đạt trên 1.268.000 tỷ đồng. BIDV có một mạng lưới rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước với 190 chi nhánh cấp 1 và 815 Phòng giao dịch, điểm giao dịch cùng với hơn 24.000 cán bộ nhân viên. BIDV còn là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên thuê tổ chức định hạng tín nhiệm uy tín quốc tế Moody’s thực hiện xếp hạng tín nhiệm với kết quả đạt trần tín nhiệm quốc gia. BIDV cũng là NHTM đầu tiên của Việt Nam triển khai phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, một bước tiến đột phá quan trọng, tạo thêm nền tảng vững chắc cho hoạt động quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế. Mục tiêu phấn đấu của BIDV là nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh, Trườngngày càng đa dạng hóa Đạicác sản phẩm họcvà dịch vụ, tăngKinh trưởng ổn định đtếảm b ảoHuếchủ động giữ vững thị phần trước biến động của thị trường, hướng tới một mô hình ngân hàng hiện đại, từng bước hội nhập quốc tế theo các chuẩn mực tài chính quốc tế. SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD 41
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành BIDV là một ngân hàng thương mại chủ lực thực thi chính sách tiền tệ quốc gia và phục vụ đầu tư phát triển. Quá trình hơn 50 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, BIDV đã có nhiều đóng góp đáng kể và gắn liền với từng giai đoạn lịch sử phát triển của đất nước. BIDV Thừa Thiên Huế được cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quyết định số 69/QĐ-NH5 ngày 27/03/1993 của Ngân hàng Nhà Nước và công văn số 621CV/UBND ngày 14/07/1993 của UBND tỉnh về việc cho phép BIDV Thừa Thiên Huế. Là một đơn vị thành viên (Chi nhánh cấp 1) của BIDV Thừa Thiên Huế đã hoàn thành nhiệm vụ đầu tư phát triển kinh - tế xã hội sau này của tỉnh Thừa Thiên Huế, BIDV Thừa Thiên Huế có một 1 sở chính, 2 phòng giao dịch và 3 quỹ tiết kiệm: Về trụ sở chính, trụ sở ngân hàng BIDV tại Huế: 41 Hùng Vương, Thành phố Huế. Phòng giao dịch bao gồm: Phòng giao dịch Phú Bài, phòng giao dịch An Cựu phòng giao dịch Bến Ngự, Phòng giao dịch Nguyễn Trãi, Phòng giao dịch Sông Bồ, Quỹ tiết kiệm được phân chia ở 3 địa điểm bao gồm: Quỹ tiết kiệm BIDV Thành Nội: 154 Mai Thúc Loan, thành phố Huế, quỹ tiết kiệm Bến Ngự: 22 Phan Bội Châu - thành phố Huế, quỹ tiết kiệm BIDV Nguyễn Trãi: 141 Nguyễn Trãi - thành phố Huế. Trải qua 26 năm hình thành và phát triển (1993-2019), BIDV đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với các sản phẩm và dịch vụ đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu cho khách hàng và đã đạt những thành quả đáng khích lệ. Số lượng đội ngũ cán bộ, trình độ lao động và các nguồn vốn, lợi nhuận thu được mỗi năm góp phần phát triển kinh tế của tỉnh. BIDV Thừa Thiên Huế dẫn đầu các ngân hàng trong khu vực thực hiện chương trình hiện đại hóa ngân hàng và là ngân hàng duy nhất áp dụng hệ thống chất lượng ISO 9001:2000, phát triển chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ như: uy động vốn, cho vay, bảo lãnh, thanh toán trong nước và quốc tế, dịch vụ thẻ ATM, VISA BIDV Thừa Thiên Huế luôn là chi nhánh làm việc có hiệu quả, tốc độ tăng Trườngtrưởng cao qua nhiều năm,Đại luôn luôn học sáng tạo trong Kinh quá trình làm vi ệtếc, ứng dHuếụng công nghệ luôn luôn thực hiện đầy đủ các chức năng của ngân hàng thương mại. Thành lập vào giai đoạn toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển đã chuyển hướng mạnh mẽ sang hoạt động kinh doanh đa năng tổng hợp, vừa cho vay theo kế SVTH: Hoàng Ngô Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD 42