Khóa luận Dạy học dự án hướng nghiệp nghề bác sĩ

pdf 61 trang thiennha21 4341
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Dạy học dự án hướng nghiệp nghề bác sĩ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_day_hoc_du_an_huong_nghiep_nghe_bac_si.pdf

Nội dung text: Khóa luận Dạy học dự án hướng nghiệp nghề bác sĩ

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA VẬT LÝ NGUYỄN THỊ YẾN DẠY HỌC DỰ ÁN HƢỚNG NGHIỆP NGHỀ BÁC SĨ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học môn vật lý HÀ NỘI, 2019
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA VẬT LÝ NGUYỄN THỊ YẾN DẠY HỌC DỰ ÁN HƢỚNG NGHIỆP NGHỀ BÁC SĨ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học môn vật lý Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: Th.S Lê Thị Xuyến HÀ NỘI, 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo Th.S Lê Thị Xuyến, người đã hướng dẫn em nhiệt tình và hiệu quả trong suốt thời gian hoàn thành và thực hiện đề tài này. Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Vật lí đã trang bị cho em hệ thống kiến thức trong suốt thời gian học tập vừa qua, cảm ơn các bạn sinh viên đã đóng góp ý kiến để khóa luận này được hoàn thành. Hà Nội, tháng 05, năm 2019 Sinh viên Nguyễn Thị Yến
  4. LỜI CAM ĐOAN Khóa luận tốt nghiệp này được trình bày dưới sự hướng dẫn của cô giáo Th.S Lê Thị Xuyến, xin cam đoan rằng: Đề tài không sao chép từ bất cứ đề tài nào Kết quả của đề tài này là do nghiên cứu đảm bảo tính chính xác và trung thực. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 05, năm 2019 Sinh viên Nguyễn Thị Yến
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Mục đích nghiên cứu 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: 3 6. Đóng góp đề tài 3 7. Cấu trúc đề tài 3 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC DỰ ÁN NHẰM HƢỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH 4 1.1. Dạy học dự án 4 1.1.1. Khái niệm dạy học dự án 4 1.1.2. Mục tiêu của dạy học dự án 4 1.1.3. Đặc điểm của dạy học dự án 5 1.1.4. Các giai đoạn của dạy học dự án 7 1.1.5. Đánh giá trong dạy học dự án 9 1.1.6. Lợi ích và thách thức của dạy học dự án 10 1.2. Dạy học với công tác hƣớng nghiệp 11 1.2.1 . Một số khái niệm 11 1.2.2 . Công tác hƣớng nghiệp trong trƣờng phổ thông 12 Tiểu kết chƣơng 1 19 CHƢƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC DỰ ÁN VỚI NGHỀ BÁC SĨ 20 2.1. Mục tiêu dạy học dự án hƣớng nghiệp nghề bác sĩ 20 2.1.1. Kiến thức 20 2.1.2 . Kỹ năng 20 2.1.3 . Thái độ 20
  6. 2.2. Kiến thức Vật lý trong dự án hƣớng nghiệp nghề bác sĩ 21 2.2.1 . Nguyên lý hoạt động và cấu tạo của máy đo huyết áp 21 2.2.2. Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của ống nghe 22 2.2.3. Sự vận chuyển máu qua hệ mạch 23 2.2.4. Sự tạo ảnh của gƣơng 24 2.2.5. Tính chất sát khuẩn của cồn 24 2.2.6 . Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của mắt 25 2.2.7 . Các tật khúc xạ 26 2.3. Kế hoạch dạy học dự án 28 2.4. Tổ chức dạy học dự án hƣớng nghiệp với nghề bác sĩ 30 2.4.1. Triển khai dự án 30 2.4.2. Dự án hƣớng nghiệp nghề bác sĩ 31 CHƢƠNG 3: DỰ KIẾN THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 37 3.1. Mục đích, đối tƣợng và phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm 37 3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm 37 3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 37 3.1.3. Đối tượng thực nghiệm sư phạm 37 3.1.4. Phương thức thực nghiệm sư phạm 37 3.2. Dự kiến triển khai thực nghiệm sƣ phạm 37 3.2.1. Thời gian triển khai thực nghiệm sư phạm 37 3.3. Các tiêu chí đánh giá sử dụng trong quá trình thực nghiệm sƣ phạm 37 3.3.1. Phần đánh giá sản phẩm 38 KẾT LUẬN 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
  7. DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ DHDA Dạy học dự án GDHN Giáo dục hướng nghiệp GV Giáo viên HĐ Hoạt động HS Học sinh
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Các giai đoạn DHDA 7 Bảng 3.1 Các tiêu chí đánh giá cẩm nang 38 Bảng 3.2 Các tiêu chí đánh giá poster 39 Bảng 3.3 Các tiêu chí đánh giá cách khám và tư vấn cho bệnh nhân 40 Bảng 3.4 Các tiêu chí đánh giá kỹ năng làm việc nhóm 42 Bảng 3.5 Các tiêu chí đánh giá thái độ và kết quả của cá nhân học sinh 44 Bảng 3.6 Điểm nhóm trưởng đánh giá 45
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Huyết áp kế đồng hồ 21 Hình 2.2 Ống nghe y tế 22 Hình 2.3 Xác định tiêu điểm của mắt không có tật 26 Hình 2.4 Xác định tiêu điểm của mắt cận thị 27 Hình 2.5 Cách khắc phục mắt cận thị 27 Hình 2.6 Xác định tiêu điểm của mắt viễn thị 27 Hình 2.7 Cách khắc phục mắt viễn thị 28
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời buổi đất nước hội nhập kinh tế toàn cầu, bối cảnh khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, để đảm bảo đất nước phát triển bền vững, chúng ta cần không ngừng đổi mới giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hóa vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội. Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu [4]. Theo mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: ―Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp.‖ [1] Xuất phát từ mục tiêu giáo dục trên, công tác hướng nghiệp trong phổ thông cần được nghiên cứu và đẩy mạnh tại các trường phổ thông. Nhằm giúp học sinh lựa chọn nghề phù hợp với nhu cầu của xã hội, đồng thời thỏa mãn tối đa nguyện vọng và sự phù hợp với sở thích, năng lực, sở trường và các đặc điểm tâm lí của cá nhân để họ có thể phát triển tới đỉnh cao nghề nghiệp. Những năm vừa qua, giáo dục hướng nghiệp đã được sự quan tâm nhưng vẫn chưa đúng mức và kết quả còn hạn chế. Cần nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp tới từng giáo viên, gia đình và xã hội để công tác hướng nghiệp có được hiệu quả cao. Dạy học dự án là một kiểu tổ chức dạy học pháp huy tối đa được mục đích kết hợp kiến thức vào thực tiễn. Nó tạo ra được môi trường học tập, khám phá hứng thú cho học sinh. Trong phạm vi khóa luận, tôi chọn hướng nghiệp nghề bác sĩ, bởi đây là nghề liên quan trực tiếp đến tính mạng con người, rất được xã hội coi trọng nhưng để theo đuổi được nó thì rất vất vả và gian nan đòi hỏi họ phải có những tố chất phù hợp và đam mê với nghề. Cách xác định tốt nhất chính là tham gia vào dự án trải nghiệm nghề đó. Qua dự án tôi hi vọng sẽ đóng góp một phần và mô hình trải nghiệm nghề nghiệp. 1
  11. Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: Dạy học dự án hướng nghiệp nghề bác sĩ. Với mong muốn giúp học sinh có những trải nghiệm và hiểu biết cụ thể thực tế của nghề từ đó xác định được mình có phù hợp với nghề bác sĩ hay không. Thông qua dự án học sinh có kĩ năng tìm hiểu nghề phù hợp, xây dựng bản mô tả nghề trong năng lực nhận thức nghề. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong chương trình giáo dục trung học phổ thông mới đây của Bộ, Chương trình giáo dục phổ thông được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12) [4]. Điều này cho thấy giáo dục hướng nghiêp hiện nay đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo hết sức quan tâm và chú trọng nghiên cứu đổi mới để đưa vào chương trình phổ thông sắp tới. Ở Việt Nam giáo dục hướng nghiệp được nghiên cứu từ gần cuối thế XX, do một nhóm nghiên cứu đứng đầu là Giáo sư Tiến sĩ Phạm Tất Dong, họ đi sâu tìm hiểu về huynh hướng nghề nghiệp và các chương trình hướng nghiệp, dạy nghề chính khóa cho các học sinh trường phổ thông [12]. Ngoài ra còn có nhóm nghiên cứu của phó Giáo sư Tiến sĩ Đặng Danh Ánh cùng các cộng sự chuyên nghiên cứu về động cơ chọn nghề, hứng thú nghề va khả năng thích ứng nghề của học sinh học nghề [12]. Sự phối hợp hài hòa giữa các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và nhà quản lí giáo dục phổ thông, giáo dục nghề đã đưa hoạt động hướng nghiệp ngày càng phát triển và khẳng định tầm quan trọng trong xã hội. Tuy nhiên những công trình mang tính trải nghiệm từng ngành nghề cụ thể cho học sinh còn nghèo nàn, chưa thu hút và đáp ứng được nhu cầu của học sinh. Khiến cho những người làm công tác này gặp khó khăn trong việc thực hiện. 3. Mục đích nghiên cứu Xây dựng và tổ chức dạy học dự án nghề bác sĩ nhằm hướng nghiệp cho HS THPT. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ 1: Xây dự cơ sở lí luận cho đề tài:  Nghiên cứu cơ sở lí luận của dạy học dự án.  Nghiên cứu cơ sở lí luận về GDHN cho HS phổ thông. 2
  12. Nhiệm vụ 2: Xây dựng cơ sở thực tiễn cho đề tài.  Tìm hiểu nhận thức của GV và HS về công tác hướng nghiệp và thực trạng GDHN ở trường phổ thông.  Thực trạng của giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông. Nhiệm vụ 3: Nghiên cứu tổ chức dạy học dự án hướng nghiệp nghề bác sĩ và tìm hiểu các nội dung kiến thức vật lý vận dụng vào nghề đó. Nhiệm vụ 4: Tiến hành thực nghiệm sư phạm, xây dựng công cụ đánh giá, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu:  Phương pháp nghiên cứu lí luận  Phương pháp nghiên cứu thực tiễn (quan sát, điều tra)  Phương pháp thực nghiệm khoa học giáo dục  Phương pháp thống kê toán học 6. Đóng góp đề tài  Làm rõ cơ sở lí luận về dạy học dự án và giáo dục hướng nghiệp.  Vận dụng cơ sở lí luận của dạy học dự án để tổ chức dạy học dự án hướng nghiệp nghề bác sĩ.  Bổ sung vào nguồn tài liệu tham khảo cho GV phổ thông và sinh viên cùng chuyên ngành. 7. Cấu trúc đề tài Khóa luận tốt nghiệp có 53 trang (không kể phụ lục). Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm ba chương:  Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học dự án nhằm hướng nghiệp cho học sinh.  Chương 2: Xây dựng và tổ chức hoạt động dạy học dự án với nghề bác sĩ.  Chương 3: Dự kiến thực nghiệm sư phạm. 3
  13. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC DỰ ÁN NHẰM HƢỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH 1.1. Dạy học dự án 1.1.1. Khái niệm dạy học dự án Thuật ngữ ―dự án‖ trong tiếng anh ―project‖ có nghĩa là phác thảo, dự thảo, thiết kế. Khái niệm dự án ngày nay được hiểu là một dự định một kế hoạch trong đó cần xác định rõ mục tiêu, thời gian, phương tiện tài chính, điều kiện vật chất, nhân lực và cần đạt được mục tiêu đề ra. Dạy học dự án là một mô hình dạy học lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm. Kiểu dạy học này phát triển kiến thức và kỹ năng của học sinh thông qua quá trình học sinh giải quyết một bài tập tình huống gắn với thực tiễn bằng những kiến thức theo nội dung môn học - được gọi là dự án. Dự án đặt học sinh vào vai trò tích cực như: người giải quyết vấn đề, người ra quyết định, điều tra viên hay người viết báo cáo. Thường thì học sinh sẽ làm việc theo nhóm hợp tác với các chuyên gia bên ngoài và cộng đồng để trả lời các câu hỏi và hiểu sâu hơn nội dung, ý nghĩa của bài học. Học theo dự án đòi hỏi học sinh phải nghiên cứu và thể hiện kết quả học tập của mình thông qua cả sản phẩm lẫm phương tiện thực hiện. [16] 1.1.2. Mục tiêu của dạy học dự án Mục tiêu của dạy học qua dự án học tập không phải là hoàn thiện sản phẩm cuối cho bằng được hay thương mại hóa sản phẩm, mà thông qua quá trình tìm hiểu vấn đề, phát triển giải pháp, triển khai dự án để học sinh có thể hình thành được các kiến thức, kỹ năng và quan trọng hơn là thái độ học tập, nghiên cứu chuyên nghiệp. Dự án giúp HS nắm vững kiến thức và vận dụng chúng vào thực tiễn. HDA hướng tới phát triển những kĩ năng tư duy bậc cao (phân tích, tổng hợp, đánh giá và sáng tạo): Học sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập cùng một lúc với việc tìm kiếm thông tin (trong đó có nội dung bài học) là quá trình xử lí thông tin, lập ra một tổng thể kiến thức mới khác với nội dung bài học, phê phán, đánh giá lựa chọn công cụ (kiến thức, công nghệ ) để thực hiện nhiệm vụ học tập. Khác với dạy học truyền thống tư duy phát triển một cách tuần tự và có giới hạn, kiến thức tiếp nhận sau quá trình học trên lớp chỉ dừng lại ở mức biết hoặc 4
  14. hiểu, để thực sự hiểu học sinh phải vận dụng giải nhiều bài tập, trình độ tư duy theo mô hình dạy học này vì thế chỉ đến mức độ vận dụng, học sinh cũng rất khó có thể thiết lập một tổng thể kiến thức mới (tư duy tổng hợp), hay vận dụng một cách sáng tạo vào giải quyết một vấn đề thực tiễn. Hướng tới phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề cùng kĩ năng sống và làm việc: Hợp tác, giao tiếp, quản lí, tổ chức, điều hành, ra quyết định, tích hợp công nghệ thông tin vào giải quyết công việc và thực hiện các sản phẩm, là những mục tiêu mà các phương pháp dạy học tích cực hướng tới. Dạy học dự án có ưu thế đặc biệt trong việc thực hiện hóa các mục tiêu này: Học sinh trong quá trình thực hiện dự án toàn quyền quyết định phương tiện và cách thức hoạt động, phải hợp tác cao độ trong sự hiểu biết điểm mạnh của từng thành viên trong nhóm, phải biết tranh luận và lắng nghe, phải biết tự liểm tra, đánh giá va tự điều chỉnh hoạt động, phải phát huy tối đa khả năng tích hợp công nghệ vào sản phẩm học tập của nhóm. [16-tr.248] 1.1.3. Đặc điểm của dạy học dự án Sau đây là đặc điểm của dạy học dự án:  Ngƣời học là trung tâm của dạy học dự án Dạy học dự án chú ý đến nhu cầu, hứng thú của người học: người học được trực tiếp tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú của cá nhân. Dạy học dự án là một phương pháp dạy học quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Người học tham gia tích cực và tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Giáo viên chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ, khuyến khích tính tích cực, tự lực, tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học. Người học không chỉ nghe, ghi nhớ, nhắc lại mà cần thu thập thông tin từ rất nhiều nguồn khác nhau rồi phân tích, tổng hợp, đánh giá và rút ra tri thức cho mình. Người học không chỉ tiếp thu kiến thức về các sự kiện mà còn áp dụng lý thuyết vào thực tế, rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề. 5
  15.  Dạy học thông qua các hoạt động thực tiễn của một dự án Trong quá trình thực hiện dự án, người học tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng thông qua các hoạt động thực tiễn. Chủ đề của dự án luôn gắn liền với những tình huống của thực tiễn xã hội, với những nghề nghiệp cụ thể, đời sống có thực Người học thường đóng một vai gì đó khi thực hiện dự án. Các dự án học tập góp phần gắn liền nhà trường với thực tiễn đời sống xã hội, với địa phương, với môi trường và có thể mang lại những tác động tích cực đối với xã hội.  Hoạt động học tập phong phú và đa dạng Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề có thực mang tính thách đố. Dự án có tính liên môn, có nghĩa là nhiều môn học liên kết với nhau. Một dự án dù là của môn nào, cũng phải đòi hỏi kiến thức của nhiều môn học để giải quyết. Đặc điểm này giúp dự án gần với thực tế hơn vì trong cuộc sống ta cần kiến thức tổng hợp để làm việc. Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành. Thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết về lý thuyết cũng như rèn luyện kỹ năng hành động, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn. Trong dạy học dự án, việc kiểm tra đánh giá đa dạng hơn, kiểm tra qua hoạt động nhiều hơn, nên giảm kiểm tra kiến thức thuần túy và kiểm tra viết. Trong dạy học dự án, phương tiện học tập đa dạng hơn, công nghệ thông tin được tích hợp vào quá trình học tập.  Kết hợp làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân Các dự án thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự phân công và cộng tác làm việc giữa các thành viên. Làm việc theo nhóm giúp cho sản phẩm chất lượng hơn, tốn ít thời gian hơn vì nó kết hợp và phát huy được sở trường của mỗi cá nhân. 6
  16. Các dự án đòi hỏi kỹ năng cộng tác làm việc giữa các thành viên, giữa học viên và giáo viên cũng như với các lực lượng xã hội khác cùng tham gia trong dự án. Nhờ đó, hoạt động trong dạy học dự án có tính xã hội cao.  Quan tâm đến sản phẩm của hoạt động Trong quá trình thực hiện dự án, người ta quan tâm nhiều đến các sản phẩm được tạo ra. Sản phẩm có thể là vật chất, hoặc phi vật chất, một bản thiết kế hoặc một kế hoạch. Các sản phẩm không chỉ là những thu hoạch thuần túy về lí thuyết mà trong đa số trường hợp, các dự án còn tạo ra những sản phẩm vật chất mang tính xã hội. Để có một sản phẩm tốt do người học tự làm, giáo viên phải khéo léo điều chỉnh dự án sao cho sản phẩm của dự án là kết quả của quá trình thực hiện một công việc thực tế chứ không chỉ là trình bày lại các thông tin thu thập được. Giáo viên cùng với người học đánh giá sản phẩm dựa trên tính thực tế, tính hữu ích của sản phẩm và sự kết hợp làm việc giữa các thành viên trong nhóm. Những sản phẩm đem lại nhiều ích lợi đối với xã hội thường được đánh giá cao. Chúng có thể được công bố, giới thiệu rộng rãi và đưa vào sử dụng trong thực tế. [7-tr.5,6,7] 1.1.4. Các giai đoạn của dạy học dự án Dạy học dự án dự án được chia thành ba giai đoạn cụ thể như sau: Bảng 1.1 Các giai đoạn DHDA trích theo [15-tr33,34] Bƣớc Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh 1. Chuẩn bị - Xây dựng bộ câu hỏi - Làm việc nhóm để lựa - Xây dựng ý định hướng: xuất chọn chủ đề dự án. tưởng, phát từ nội dung học - Xây dựng kế hoạch dự - Lựa chọn chủ và mục tiêu cần đạt án: xác định những đề, tiểu chủ đề được. công việc cần làm, - Lập kế hoạch - Thiết kế dự án: xác thời gian dự kiến, vật các nhiệm vụ định lĩnh vực thực liệu, kinh phí, phương học tập tiễn ứng dụng nội pháp tiến hành và phân dung học, ai cần, ý công công v iệc trong 7
  17. tưởng và tên dự án. nhóm. - Thiết kế các nhiệm - Chuẩn bị các nguồn vụ cho HS: làm thế thông tin đáng tin cậy nào để HS thực hiện để chuẩn bị thực hiện xong thì bộ câu hỏi dự án. được giải quyết và - Cùng GV thống nhất các mục tiêu đồng các tiêu chí đánh giá thời cũng đạt được. dự án. - Chuẩn bị các tài liệu hỗ trợ GV và HS cũng như các điều kiện thực hiện dự án trong thực tế. 2. Thực hiện dự - Theo dõi, hướng dẫn, - Phân công nhiệm vụ án đánh giá HS trong các thành viên trong - Thu thập thông quá trình thực hiện nhóm thực hiện dự án tin dự án theo đúng kế hoạch. - Thực hiện điều - Liên hệ các cơ sở, - Tiến hành thu thập, xử tra khách mời cần thiết lý thông tin thu được. - Thảo luận với cho HS. - Xây dựng sản phẩm các thành viên - Chuẩn bị cơ sở vật hoặc bản báo cáo. khác chất, tạo điều kiện - Liên hệ, tìm nguồn - Tham vấn giáo thuận lợi cho các em giúp đỡ khi cần. viên hướng dẫn thực hiện dự án. - Thường xuyên phản - Bước đầu thông qua hồi, thông báo thông sản phẩm cuối của tin cho GV và các các nhóm HS. nhóm khác. 3. Kết thúc dự án - Chuẩn bị cơ sở vật - Chuẩn bị tiến hành - Tổng hợp các chất cho buổi báo cáo giới thiệu sản phẩm. 8
  18. kết quả dự án. - Tiến hành giới thiệu - Xây dựng sản - Theo dõi, đánh giá sản phẩm. phẩm sản phẩm dự án của - Tự đánh giá sản phẩm - Trình bày kết các nhóm. dự án của nhóm. quả - Đánh giá sản phẩm dự - Phản ánh lại quá án của các nhóm khác trình học tập theo tiêu chí đã đưa ra. 1.1.5. Đánh giá trong dạy học dự án Đối với dạy học dự án, điểm số tuyệt nhiên không phải đích đến cuối cùng. Dự án của học sinh có thể thành công hay thất bại nhưng các em vẫn kiểm chứng được các kiến thức mình học khi được áp dụng chúng vào thực tế. Qua quá trình quan sát, đặt câu hỏi, phát triển giả thiết, kiểm thử và kết luận giả thiết, các em học được rất nhiều điều. Nếu giả thiết các em đặt ra ban đầu là sai nhưng chính các em kết luận được rằng nó đã sai thì chứng tỏ kiến thức đã thực sự trở thành của chính các em. Nếu các em không thành công trong việc chứng minh giả thiết của mình đúng hay sai, thì các em cũng thu được kinh nghiệm cho những lần triển khai tiếp theo. Vậy, nếu chỉ dự vào điểm số, ta không thể nào phản ánh được những quá trình nỗ lực vốn dĩ rất khó để cụ thể hóa. Để thực hiện đánh giá quá trình thành công, nhà trường cần lưu ý bám sát một số mục tiêu: - Quá trình và kết quả đánh giá phải phục vụ một mục đích rõ ràng và hợp lý; - Kết quả đánh giá phản ánh được mục tiêu học tập của học sinh một cách rõ ràng và có giá trị; - Mục tiêu học tập cần được diễn giải cụ thể trong các đánh giá và có kết quả chính xác; - Kết quả đánh giá được quản lý tốt, được sử dụng để giao tiếp hiệu quả giữa giáo viên học sinh, nhà trường và cha mẹ học sinh; - Học sinh cần được tham gia vào quá trình đánh giá chính mình. Các biện pháp đánh giá quá trình [9.tr 117-118] 9
  19. - Quan sát biểu hiện của học sinh trong các buổi thuyết giảng; - Quan sát hoạt động của học sinh trong các giờ hoạt động nhóm; - Đưa việc tổng kết các buổi thảo luận trên lớp thành một bài tập về nhà; - Tiến hành hỏi – đáp theo các phiên có kế hoạch hoặc ngẫu hứng; - Tổ chức những buổi trao đổi theo hình thức hội thảo giữa giáo viên và học sinh tại các thời điểm khác nhau trong mỗi học kỳ. Có thể mời giáo viên, học sinh các lớp khác nhau tham gia để thêm phần đa dạng; - Khuyến khích học sinh thường xuyên trình bày các kết quả dự án một cách không chính thức, thay vì đợi tới phiên thuyết trình; - Khuyến khích học sinh đưa ra các phản hồi cụ thể về bài học; - Khuyến khích học sinh tự đưa ra đánh giá về năng lực và quá trình học tập. 1.1.6. Lợi ích và thách thức của dạy học dự án 1.1.6.1. Ƣu điểm của việc dạy học dự án  Tiến cùng thời đại Dạy học dự án là một cách tiếp cận để giúp nhà trường, lớp học có thể tạo dựng được môi trường học tập và từng bước hình thành năng lực, kĩ năng cần thiết cho cuộc sống hiện tại, tương lai trong bối cảnh xã hội dựa trên nền tảng tri thức và công nghệ cao khắc phục được nhược điểm của mô hình trường học cũ nơi việc học diễn ra thụ động và thiếu thực tế khiến người học bị tách rời khỏi cuộc sống thực và thiếu rất nhiều kĩ năng sinh tồn của thanh niên trong thế giới hiện đại ngày nay.  Đánh giá thực chất Phương thức đánh giá hệ thống của dạy học theo dự án cho phép giáo viên xây dựng các tài liệu thực chất về sự tiến bộ và phát triển của người học. Thay vì gò bó vào các khung điểm số, dạy học theo dự án tạo ra nhiều cơ hội để đánh giá, cho phép người học có nhiều cơ hội để chứng minh khả năng của mình khi làm việc nhóm hoặc độc lập. Khi giáo viên hiểu sâu hơn về con người của học sinh, họ sẽ biết cách giao tiếp tích cực và ý nghĩa hơn với người học trên nhiều phương diện, vấn đề khác nhau, từ đó, việc đánh giá năng lực học sinh cũng chính xác hơn.  Học tập suốt đời 10
  20. Khi học sinh được học tập qua dự án có thể sử dụng công nghệ vượt qua hạn chế của khuôn viên trường học, học sinh trở thành những người tạo ra các kết nối, nối các kiến thức; những người tư duy chủ động và học tập, tự kiểm soát việc học tập của mình suốt đời. [9] 1.1.6.2. Thách thức của dạy học dự án DHDA mang lại rất nhiều lợi ích song cũng có một số nhược điểm và đặt ra nhiều thách thức. - Đòi hỏi nhiều thời gian, không thích hợp cho việc truyền thụ những tri thức mang tính hệ thống. - Đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính của DHDA chưa phù hợp với điều kiện địa phương ở nước ta. - Dự án không được khuyến khích thực hiện vào những phần kiến thức then chốt, cần truyền đạt chính xác, đầy đủ cho người học mà nên thực hiện vào những nội dung có tính thực tiễn cao. Thách thức đối với GV và HS - GV nếu muốn đưa DHDA vào lớp họ có thể phải áp dụng những chiến lược dạy học mới để đạt được thành công. Họ phải thay đổi vai trò truyền thống của mình, sẵn sàng chấp nhận rủi ro để có thể vượt qua thách thức ban đầu. - GV phải có trình độ chuyên môn cao, nghiệp vụ vững vàng. - Cả GV và HS phải đạt được đòi hỏi nhất định về công nghệ thông tin. [13] 1.2. Dạy học với công tác hƣớng nghiệp 1.2.1. Một số khái niệm 1.2.1.1. Nghề nghiệp Theo tử điển tiếng Việt thì nghề là ―công việc chuyên môn làm theo sự phân công lao động của xã hội‖. Nghề là để sinh sống và phục vụ xã hội. [14] Theo E.A. Klimov: ―Nghề nghiệp là lĩnh vực sử dụng sức lao động vật chất và tinh thần của con người một cách có giới hạn cần thiết cho xã hội (do sự phân công lao động mà có), nó tạo cho con người khả năng sử dụng lao động của mình để thu lấy những phương tiện cần thiết cho tồn tại và phát triển. [10] 11
  21. 1.2.1.2. Hƣớng nghiệp Theo tử điển tiếng Việt, ―hướng nghiệp là thi hành những biện pháp nhằm đảm bảo sự phân bố tối ưu (có chủ ý tới năng khiếu, năng lực, thể lực) nhân dân theo ngành và loại lao động.‖ [14] Theo tác giả Phạm Tất Dong, ―hướng nghiệp là một hệ thống tác động của xã hội về giáo dục, về y học, kinh tế học nhằm giúp thế hệ trẻ chọn được nghề vừa phù hợp với hứng thú, năng lực, nguyện vọng, sở trường của cá nhân, vừa đáp ứng nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân.‖ [8] Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài nhà trường để giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội. [2] 1.2.2. Công tác hƣớng nghiệp trong trƣờng phổ thông 1.2.2.1. Mục đích của công tác hƣớng nghiệp trong trƣờng phổ thông Mục tiêu giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông là phát hiện và bồi dưỡng phẩm chất nhân cách nghề nghiệp cho HS, giúp các em hiểu mình, hiểu yêu cầu của nghề, hiểu được xu thế phát triển hệ thống nghề trong XH. Thông qua HĐGDHN, GV giúp HS điều chỉnh động cơ học nghề, trên cơ sở đó các em định hướng đi vào lĩnh vực sản xuất mà XH đang có nhu cầu nhân lực. Công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông nhằm mục đích bồi dưỡng, hướng dẫn học sinh chọn nghề phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, đồng thời phù hợp với thể lực và năng khiếu của cá nhân. [6] Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông nhằm mục đích bồi dưỡng, hướng dẫn học sinh, ngay từ trong nhà trường, chọn nghề phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đồng thời phù hợp với năng lực cá nhân. [5] Giáo dục hướng nghiệp có mục đích chung là hình thành khả năng tự chủ trong việc lựa chọn nghề của HS trên cơ sở của sự phù hợp giữa năng lực, hứng thú, sở thích cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động trong các lĩnh vực của xã hội. Điều này góp phần nâng cao hiệu quả lao động xã hội và làm tốt công tác phân luồng HS sau mỗi bậc học. Riêng đối với bậc THPT, GDHN nhằm mục đích giúp cho HS có 12
  22. được ý thức như là chủ thể trong sự lựa chọn nghề nghiệp, có định hướng khi chọn nghề dựa trên cơ sở hiểu biết khoa học về nghề nghiệp, về nhu cầu thị trường lao động cũng như năng lực, sở trường, sức khỏe của bản thân. [11] 1.2.2.2. Nhiệm vụ của công tác hƣớng nghiệp trong trƣờng phổ thông Nhằm mục đích đó, công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông có các nhiệm vụ sau: - Giáo dục thái độ lao động và ý thức đúng đắn về nghề nghiệp; - Tổ chức cho học sinh thực tập, làm quen với một số nghề chủ yếu trong xã hội và các nghề truyền thống của địa phương; - Tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh để khuyến khích, hướng dẫn và bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất; - Động viên hướng dẫn học sinh đi vào những nghề, những nơi đang cần lao động trẻ tuổi có văn hoá. Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ trên, các trường cần quán triệt các vấn đề sau: - Hướng nghiệp phải dựa trên cơ sở giáo dục kỹ thuật tổng hợp và giáo dục toàn diện; - Hướng nghiệp phải căn cứ vào phương hướng phát triển kinh tế, văn hoá và nhu cầu sử dụng nguồn lao động dự trữ của đất nước và địa phương; - Mức độ nội dung, hình thức và phương pháp hướng nghiệp phải phù hợp với đặc điểm của học sinh (sức khoẻ, lứa tuổi, trình độ học tập, xu hướng v.v ) [6] Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông có nghiệm vụ: giáo dục thái độ lao động và ý thức đúng đắn với nghề nghiệp; cho học sinh làm quen với một số nghề phổ biến trong xã hội và các nghề truyền thống của địa phương; tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh để khuyến khích, hướng dẫn và bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất; động viên học sinh đi vào những nghề, những nơi đang cần. [5] 1.2.2.3. Các hình thức giáo dục hƣớng nghiệp ở trƣờng phổ thông 1.2.2.3.1. Hƣớng nghiệp qua các môn học Dựa vào đặc trưng của bộ môn, các môn học đều có thể và cần phải giáo dục hướng nghiệp một cách thích hợp để qua các kiến thức khoa học mà cung cấp cho 13
  23. học sinh những tri thức về tiềm năng đất nước, khả năng và thành tựu của nhân dân trong lao động, sự phát triển các ngành nghề nông nghiệp, tiểu thủ công, công nghiệp then chốt; giáo dục ý thức chọn ngành, chọn nghề đúng đắn, tinh thần sẵn sàng đi vào các ngành nghề đang cần phát triển để xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và quê hương. Đối với bộ môn vật lí, là một môn khoa học thực nghiệm, luôn gắn liền với thực tiễn cuộc sống. Khi đem hướng nghiệp vào trong dạy học vật lí, sẽ tạo nhiều cơ hôi để học sinh vận dụng những kiến thức, rèn luyện kĩ năng được học vào trong công việc, lao động thực tế thông qua những buổi trải nghiệm nghề. Học được đi đôi với hành không chỉ giúp học sinh nhớ kiến thức sâu hơn mà còn giúp học sinh khám phá được điểm mạnh, điểm yếu cũng như sở trường và đam mê của mình. Tương lại việc chọn lựa ngành nghề phù hợp cho mình sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Đối với các phân môn kỹ thuật phổ thông (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản, cơ khí, kỹ thuật điện, vô tuyến điện, v.v ) cần giới thiệu cho học sinh các nghề cơ bản có liên quan trực tiếp tới môn học và tổ chức cho học sinh thực hành kỹ thuật, sản xuất trong những ngành nghề đó. Các phân môn kỹ thuật phục vụ giới thiệu cho học sinh ngành dệt, nghề may, chế biến thực phẩm, các nghề thuộc lĩnh vực phục vụ Để tiến hành hướng nghiệp qua các môn học, các nhà trường phải cải tiến phương pháp giảng dạy, tăng cường thực hành môn học, kết hợp giảng dạy với lao động sản xuất, tổ chức tham quan, xây dựng phòng bộ môn Phải chấn chỉnh tình hình giảng dạy kỹ thuật hiện nay, tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nâng cao chất lượng của giáo viên giảng dạy kỹ thuật; kết hợp với các cơ sở sản xuất tạo điều kiện cho nhà trường có thể tổ chức thực hành kỹ thuật, có công nhân lành nghề và cán bộ kỹ thuật giúp đỡ nhà trường trong giảng dạy kỹ thuật. 1.2.2.3.2. Hƣớng nghiệp qua hoạt động lao động sản xuất Tổ chức lao động sản xuất trong nhà trường là biện pháp rất quan trọng để thực hiện công tác hướng nghiệp. Qua lao động sản xuất, giáo dục quan điểm, thái độ, ý thức lao động cho học sinh; trên cơ sở đó giáo dục ý thức đúng đắn đối với nghề nghiệp, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với nghề và lao động trong các 14
  24. dạng nghề nghiệp khác nhau, phát triển hứng thú, năng lực của học sinh đối với một vài dạng lao động nhất định, hướng dẫn học sinh lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế và phù hợp với năng lực của bản thân. Trong thời gian tới, các trường cần tích cực tổ chức hướng dẫn học sinh lao động sản xuất, chấm dứt những hình thức lao động tuỳ tiện, gắn nội dung lao động với phương hướng sản xuất và các nghề đang cần phát triển. Các trường vừa học vừa làm càng phải cần nâng cao chất lượng học lao động và có tác dụng thực sự hướng nghiệp. Ở vùng nông thôn cần chú trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công như các nghề trồng trọt, chăn nuôi (trồng cây lương thực, cây lấy gỗ, cây thuốc nam, xây dựng vườn cây Bác Hồ, ao cá Bác Hồ, chăn nuôi gia cầm, gia súc ); nghề phổ biến như mộc, nề, rèn, cơ khí ; nghề truyền thống, xuất khẩu (đan, thêu, v.v ) ở thành phố và vùng công nghiệp là ngành công nghiệp, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ Muốn vậy, phải xây dựng đội ngũ giáo viên chỉ đạo lao động và làm nòng cốt cho công tác hướng nghiệp của nhà trường. Phải có kế hoạch kết hợp với các cơ sở sản xuất của địa phương như hợp tác xã nông lâm trường, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở đào tạo nghề, trại, trạm thí nghiệm nhằm tạo điều kiện cho học sinh có thể tham gia lao động sản xuất ngành nghề gắn bó với địa phương. Ngoài ra, các địa phương cần trang bị kỹ thuật tối thiểu để cung cấp cho nhà trường. 1.2.2.3.3. Hƣớng nghiệp qua việc giới thiệu các ngành nghề Để giúp học sinh hiểu biết các ngành nghề, các trường tạm thời sử dụng mỗi tháng 1 buổi lao động giới thiệu, tuyên truyền, giải thích ngành nghề. Nội dung chủ yếu của những buổi này là giới thiệu cho học sinh khái quát về sự phát triển kinh tế của đất nước và địa phương, nhu cầu sử dụng nguồn lao động dự trữ xã hội, những hiểu biết về những ngành nghề cơ bản, và nghề truyền thống của địa phương. Khi giới thiệu nghề nghiệp, cần tập trung vào một số điểm cơ bản như vị trí, vai trò, triển vọng, những hoạt động cơ bản của nghề; những phẩm chất năng lực lao động cần có, những môn học phổ thông cần thiết đối với nghề 15
  25. Nhà trường tự sưu tầm, sử dụng tài liệu, sách báo, tranh ảnh, phim, vô tuyến truyền hình, dựa vào các cơ sở sản xuất, phụ huynh học sinh, cán bộ kỹ thuật của địa phương để giới thiệu nghề cho học sinh. (Bộ sẽ từng bước biên soạn cung cấp tài liệu cho các trường). 1.2.2.3.4. Hƣớng nghiệp qua các hoạt động ngoại khoá Xây dựng các tổ ngoại khoá, đặc biệt là các tổ ngoại khoá về kỹ thuật, nhằm phát triển hứng thú học tập và hứng thú nghề nghiệp của học sinh. Đối với những học sinh có xu hướng và năng khiếu về các ngành nghề thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học, văn hoá, nghệ thuật, hoạt động xã hội, cũng cần phát hiện và tổ chức các tổ ngoại khóa bộ môn để bồi dưỡng. Tổ chức xây dựng góc hoặc phòng hướng nghiệp. Kết hợp với đoàn thanh niên và đội thiếu niên tổ chức những buổi toạ đàm hướng dẫn học sinh lựa chọn nghề, vận động nam nữ thanh niên đi vào những nghề Nhà nước, địa phương đang cần nhiều nhân lực. Kết hợp với hội cha mẹ học sinh giúp đỡ, chỉ dẫn sự chọn nghề cho học sinh. Phối hợp với các cơ sở sản xuất ở địa phương tạo điều kiện cho học sinh tham quan cơ sở sản xuất, giới thiệu các nghề và có thể tổ chức cho học sinh tham gia lao động nghề nghiệp. [6] 1.2.2.4. Dạy học dự án trong công tác hƣớng nghiệp Chiếc điện thoại bàn của 150 năm trước đã biến thành điện thoại trông minh. Nhưng ở nước ta, mô hình lớp học của cả trăm năm nay vẫn chưa thực sự chuyển mình. Điều gì đảm bao cho học sinh hôm nay không bị tụt hậu và phát triển cùng với thế giới ngày mai? Một trong những lợi ích của dạy học dự án là giúp người học phát triển các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống hiện tại, tương lai. Để sẵn sàng đối mặt với những thách thức của thế giới đang ngày càng phát triển phức tạp, người trẻ cần trang bị cho mình các kỹ năng cơ bản và kỹ năng thời đại số. Theo báo cáo của Bộ Lao động Hoa kỳ về việc ―Đạt được các kỹ năng cần thiết‖ (SCANS) từ năm 1991 đã chỉ ra các kỹ năng cơ bản của thế kỷ XXI. Các kỹ năng này được chia thành 3 cột (Kỹ năng cơ bản; Kỹ năng tư duy; Phẩm chất cá 16
  26. nhân) và 5 năng lực (Năng lực sử dụng các nguồn lực; Năng lực làm việc liên cá nhân; Năng lực sử dụng thông tin; Năng lực làm việc hệ thống; Năng lực vận dụng công nghệ). Ta có thể tóm tắt các nhóm kỹ năng trên để dễ dàng hơn về mục tiêu cơ bản của việc đào tạo cá nhân trong thế kỷ XXI: - Cá nhân và trách nhiệm xã hội; - Lập kế hoạch, tư duy phê phán, lý luận và sáng tạo; - Giao tiếp tốt, bao gồm cả giao thiếp cá nhân va thuyết trình; - Hiểu biết các nền văn hóa; - Hình dung và đưa ra quyết định; - Biết chính xác lúc cần và cách sử dụng công nghệ thích hợp nhất để giải quyết vấn đề. Diễn đàn Giáo dục Toàn cầu của UNESCO tại Dakar, Senegal năm 2000, các kỹ năng trên được giới thiệu theo một cách phân nhóm mới như sau: - Kỹ năng học tập và cải tiến; - Kỹ năng công nghệ thông tin; - Kỹ năng nghề nghiệp - Kỹ năng sống. Dạy học qua dự án là một cách tiếp cận để giúp nhà trường, lớp học tạo dựng được môi trường học tập và từng bước hình thành khung năng lực của thế kỷ XXI. Đặc biệt, dạy học qua dự án lấy nhóm các kỹ năng học tập và cải tiến làm trọng tâm, qua đó giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp. [9] Dạy học dự án là một phương pháp dạy học quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Do vậy dạy học dự án chú ý đến nhu cầu, hứng thú của người học: người học được trực tiếp tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú của cá nhân. Đặc điểm này giúp cho học sinh được tự do lựa chọn nghề mình muốn trải nghiệm mà phù hợp với đúng khả năng hứng thú của học sinh. Giúp cho việc hướng nghiệp cho học sinh tình ra nghề mình muốn theo đuổi được nhanh chóng và hiệu quả hơn. Trong dạy học dự án người học tham gia tích cực và tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện 17
  27. dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Qua đó tạo cơ hội để học sinh được thể hiện mình, bộc lộ điểm mạnh điểm yếu của mình ở đâu trong quá trình thực hiện dự án. Khi khám phá được bản thân học sinh sẽ có cơ sở vững chắc để lựa chọn ra nghề nghiệp phù hợp với bản thân. Khi thực hiện dự án người học không chỉ nghe, ghi nhớ, nhắc lại mà cần thu thập thông tin từ rất nhiều nguồn khác nhau rồi phân tích, tổng hợp, đánh giá và rút ra tri thức, áp dụng lý thuyết vào thực tế, rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề. Đây là những kĩ năng nghề nghiệp cơ bản mà bất kì người lao động nào có được để sẽ đạt được thành công trong sự nghiệp của mình. Có thể nói dạy học dự án là môm hình dạy học rất phù hợp giúp người học đạt được những kĩ năng cần thiết trong thế kỷ XXI nói chung và cho công tác hướng nghiệp nói riêng. 18
  28. Tiểu kết chƣơng 1 Trong chương 1, chúng tôi trình bày về cơ sở lí luận của DHDA và cơ sở lí luận của dạy học dự án với công tác hướng nghiệp: Với nội dung đầu tiên, chúng tôi làm rõ những đặc trưng của DHDA, trình bày cách thức tổ chức DHDA. Trong phần sau, chúng tôi đưa ra các khái niệm liên quan đến hướng nghiệp, mục đích, nhiệm vụ và các hình thức hướng nghiệp ở trường phổ thông. Đặc biệt chúng tôi chú trọng phân tích những cơ hội hướng nghiệp mà DHDA mang lại. Chúng tôi nhận thấy rằng DHDA là một kiểu tổ chức dạy học có thể vận dụng nhằm nâng cao chất lượng hướng nghiệp trong trường phổ thông. Tất cả những điều trên sẽ được vận dụng để tổ chức dạy học hướng nghiệp nghề bác sĩ và được trình bày chi tiết ở chương 2 của khóa luận. 19
  29. CHƢƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC DỰ ÁN VỚI NGHỀ BÁC SĨ 2.1. Mục tiêu dạy học dự án hƣớng nghiệp nghề bác sĩ Thông qua việc thực hiện dự án, học sinh sẽ có cơ hội tiếp cận với nghề nghiệp bác sĩ với trải nghiệm thực tế và có những kiến thức, kĩ năng và thái độ như sau: 2.1.1. Kiến thức - Tìm hiểu về tính cách và khả năng của bản thân thông qua trắc nghiệm MBTI. - Tìm hiểu về một số đối tượng và một số nội dung lao động của nghề bác sĩ qua trải nghiệm thực tế, từ đó đánh giá được mình có phù hợp với nghề bác sĩ hay không. - Nhận biết, giải thích được nguyên lí hoạt động, cách sử dụng và ứng dụng kiến thức vật lí trong một số dụng cụ y tế. 2.1.2. Kỹ năng - Thực hành kĩ năng khám, tư vấn cho bệnh nhân một số bệnh, nhất là kĩ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi cho bệnh nhân; Kĩ năng giao tiếp. - Kĩ năng giải quyết vấn đề. - Kĩ năng làm việc nhóm: tổng hợp ý kiến, thống nhất ý kiến, giải quyết bất đồng, phân công nhiệm vụ, tương tác, v.v. - Áp dụng công nghệ thông tin vào việc học, nâng cao chất lượng việc trình bày một vấn đề. - Năng lực sáng tạo. 2.1.3. Thái độ - Sống có mục đích, có ước mơ, có động lực và ý chí vươn lên trong học tập. - Có thái độ nghiêm túc với việc chọn nghề, có định hướng tốt hơn cho tương lai. - Có hứng thú hơn với việc học, trải nghiệm thực tế nhiều hơn, kết nối bài học trên lớp với thực tiễn cuộc sống. - Có thái độ chủ động, tích cực trong học tập. - Mạnh dạn, bình tĩnh, tự tin trong giao tiếp. 20
  30. 2.2. Kiến thức Vật lý trong dự án hƣớng nghiệp nghề bác sĩ 2.2.1. Nguyên lý hoạt động và cấu tạo của máy đo huyết áp Hình 2.1 Huyết áp kế đồng hồ Huyết áp kế cơ bản bao gồm 1 bơm khí, 1 đồng hồ đo áp lực, và 1 túi hơi. Đơn vị huyết áp là mmHg (milimet thuỷ ngân). Đối với huyết áp kế thủy ngân và huyết áp kế đồng hồ cần phải có ống nghe khi thực hiện thao tác đo huyết áp. Khi đo huyết áp, túi hơi được bao lấy cánh tay và bơm phồng lên đến 1 áp lực có thể cản trở dòng máu ở động mạch chính (động mạch cánh tay) đi qua cánh tay. Sau đó, xả áp lực trong túi hơi và trên động mạch giảm dần, khi áp lực giảm dần, người tiến hành đo sẽ nghe bằng ống nghe ngay trên động mạch ở khuỷu tay, áp lực mà người tiến hành đo nghe mạch lần đầu là huyết áp tâm thu, khi áp lực túi hơi giảm hơn nữa, áp lực tại đó mạch ngưng là huyết áp tâm trương và nguyên lý hoạt động của huyết áp kế là đo gián tiếp dao động của áp lực máu. Huyết áp kế đồng hồ: Có đồng hồ kim xoay tròn như compass, đo dao động huyết áp bởi một lò xo kim loại.[17] 21
  31. 2.2.2. Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của ống nghe Hình 2.2 Ống nghe y tế 1- Bộ ống nghe Bộ ống nghe được làm bằng kim loại nối với dây nghe. Bộ ống nghe của ống nghe Spirit được thiết kế với góc độ phù hợp đề khi sử dụng tai nghe tự động vừa vặn với tai. Cấu trúc tai của chúng ta không giống nhau, nên việc đeo ống nghe đúng cách sẽ cho chất lượng âm thanh tối ưu. 2- Tai nghe Ống nghe tim có tai nghe bằng cao su dẽo, cho cảm giác mềm mại và không đau tai người sử dụng. Đi kèm với ống nghe là 1 bộ tai nghe mềm màu xám có kích thước nhỏ hơn cho phép người sử dụng có thể lựa chọn kích thước phù hợp. 3- Quai nghe Tất cả các ống nghe có thiết kế dây nghe với mặt nghe theo dạng sọc nhằm tạo nên mối nối khít giữa dây nghe và mặt nghe. 4- Chuông nghe và đĩa nghe Chế độ chuông nghe (Tần số trung bình và thấp) Để nghe âm thanh có tần số trung bình hoặc thấp, người sử dụng chỉ cần nhẹ nhàng để mặt nghe tiếp xúc trên vùng cần nghe. Chế độ đĩa nghe (Tần số cao) Để nghe âm thanh có tần số cao, người sử 22
  32. dụng chỉ cần ấn nhẹ mặt nghe, chức năng đĩa nghe sẽ xuất hiện cho phép nghe âm thanh có tần số cao. 5- Chuôi nghe Chuôi nghe có thiết kế sọc kết nói với dây nghe nhằm tạo nên mối nối khít giữa dây nghe và mặt nghe. 6- Dây nghe Dây nghe của ống nghe tim mạch được thiết kế với dạng ống kép. Nếu nhìn mặt cắt dọc thì sẽ thấy rõ thiết kế này. Dây nghe của ống nghe được làm từ PVC mềm không chứa mũ/nhựa cao su. 7- Mặt nghe Mặt nghe của ống nghe tim mạch được thiết kế với dạng 2 mặt bao gồm chuông nghe và đĩa nghe. Chế độ chuông nghe (Tần số trung bình và thấp) Để nghe âm thanh có tần số trung bình hoặc thấp, người sử dụng chỉ cần nhẹ nhàng để mặt nghe tiếp xúc trên vùng cần nghe. Hoặc sử dụng khi thính chẩn cho bệnh nhi vì chuông nghe có tiết diện nhỏ. Chế độ đĩa nghe (Tần số cao) Để nghe âm thanh có tần số cao, người sử dụng chỉ cần ấn nhẹ mặt nghe, chức năng đĩa nghe sẽ xuất hiện cho phép nghe âm thanh có tần số cao. [18] 2.2.3. Sự vận chuyển máu qua hệ mạch Máu được vận chuyển qua hệ mạch nhờ sức đẩy do tim tạo ra (tâm thất co), Sức đẩy này tạo nên một áp lực trong mạch máu gọi là huyết áp (huyết áp tối đa khi tâm thất co, huyết áp tối thiểu khi tâm thất dãn) và vận tốc máu trong mạch. Sức đẩy này (huyết áp) hao hụt dần suốt chiều dài hệ mạch do ma sát với thành mạch và giữa các phần tử máu còn vận tốc máu trong mạch giảm dần từ động mạch cho đến mao mạch (0,5m/s ở động mạch —» 0,001 m/s ở mao mạch), sau đó lại tăng dần trong tĩnh mạch. Ở động mạch, sức đẩy này được hỗ trợ và điều hòa bởi sự co dãn của động mạch, ở tĩnh mạch, sức đẩy của tim còn rất nhỏ (=10%), sự vận chuyển máu qua tĩnh mạch về tim được hỗ trợ chủ yếu bởi sức đẩy tạo ra do sự co bóp của các cơ 23
  33. bắp quanh thành mạch, sức hút của lồng ngực khi ta hít vào, sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra. Trừ tĩnh mạch chủ dưới, trong các tĩnh mach đi từ phần dưới cơ thể về tim (máu phải chảy ngược chiều trọng lực) còn có sự hỗ trợ của các van nên máu không bị chảy ngược. [19] 2.2.4. Sự tạo ảnh của gƣơng a. Gương phẳng: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn gọi là ảnh ảo. Độ lớn của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật. b. Gương cầu lồi: Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi không hứng được trên màn chắn gọi là ảnh ảo. Độ lớn của ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn độ lớn của vật. Nhìn vào gương cầu lồi ta quan sát được một vùng rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng. 2.2.5. Tính chất sát khuẩn của cồn + Mùi vị: Có mùi thơm của rượu và mùi cay. + Màu sắc: Không màu, trong suốt. + Tỷ trọng (so với nước) : 0,799 ÷ 0,8. + Tan vô hạn trong nước. + Rất dễ cháy, khi cháy có ngọn lửa màu xanh và không có khói. + Mật độ: 789 kg/m³. + Khối lượng phân tử: 46,06844 g/mol. + Áp suất hơi: 5,95 kPa. Trong y tế, việc dùng cồn để sát khuẩn trước khi tiêm và rửa vết thương trở nên thông dụng. + Cồn là dung dịch rượu etylic (C2H5OH) có khả năng thẩm thấu cao, có thể xuyên qua màng tế bào đi sâu vào bên trong gây đông tụ protein làm cho tế bào chết. Thực tế là cồn 75o có khả năng sát trùng là cao nhất. Nếu cồn lớn hơn 75o thì nồng độ cồn quá cao làm cho protein trên bề mặt vi khuẩn đông cứng nhanh hình 24
  34. thành lớp vỏ cứng ngăn không cho cồn thắm vào bên trong nên vi khuẩn không chết. Nếu nồng độ nhỏ hơn 75o thì hiệu quả sát trùng kém. [20] 2.2.6. Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của mắt  Cấu tạo Mắt là cơ quan nhỏ bé nhưng vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Mắt là cơ quan thị giác thực hiện chức năng nhìn, quan sát, thu nhận lại hình ảnh của sự vật, màu sắc để chuyển vào não xử lý và lưu trữ. Cùng tìm hiểu cấu tạo và cơ chế hoạt động của mắt Cấu tạo quang học của mắt nhìn từ ngoài vào trong gồm các bộ phận chính sau : Giác mạc, thủy dịch, lòng đen, thể thủy tinh, dịch thủy tinh, võng mạc. - Giác mạc (màng giác): là lớp màng cứng trong suốt bảo vệ mắt va làm khúc xạ các tia sáng đi vào mắt - Thủy dịch: chất lỏng trong suốt có chiết suất xấp xỉ bằng chiết suất của nước. - Lòng đen: màn chắn sáng, ở giữa có lỗ tròn nhỏ cho ánh sáng đi qua gọi là con ngươi. Con ngươi có đường kính thay đổi tự động tùy theo cường độ sáng - Thủy tinh thể: Khối đặc trong suốt (giống như thạch) có hình dạng thấu kính hai mặt lồi (thấu kính hội tụ) gọi là thấu kính mắt, tiệu cự của thấu kính mắt gọi là tiêu cự của mắt. - Võng mạc (màng lưới): lớp mỏng nơi tập trung các đầu sợi thần kinh thị giác  Cơ chế hoạt động của mắt: Cơ chế hoạt động của mắt tương tự như cơ chế hoạt động của máy chụp ảnh. Để chụp được ảnh, ánh sáng phản xạ từ vật được khúc xạ qua hệ thống thấu kính và hội tụ tại phim, qua quá trình rửa hình sẽ cho ta các bức ảnh. Mắt có hệ thấu kính thuộc bán phần trước nhãn cầu bao gồm giác mạc, đồng tử, thủy tinh thể. nh sáng vào mắt sau khi được khúc xạ qua giác mạc và thủy tinh thể sẽ hội tụ trên võng mạc của mắt. 25
  35. Tại đây tín hiệu ánh sáng sẽ được các tế bào cảm thụ ánh sáng trên võng mạc chuyển thành tín hiệu thần kinh. Sau đó, tín hiệu đó được truyền đến não thông qua hệ thần kinh thị giác và được xác nhận là hình ảnh tại não bộ. Đây chính là cơ chế hoạt động của mắt để bạn nhìn thấy một vật nào đó. Đối với máy ảnh, chúng ta phải điều chỉnh tiêu cự chính xác và mức độ ánh sáng, khi ống kính bị bẩn phải lau chùi và bảo dưỡng cẩn thận. Trong thực tế mắt chúng ta cũng thực hiện những công việc đó một cách hoàn toàn tự động. Ví dụ, để thay đổi tiêu cự thì thủy tinh thể sẽ thay đổi độ cong của mình dưới sự điều khiển của cơ thể mi trong mắt. Việc điều chỉnh độ co giãn của mống mắt sẽ làm thay đổi kích thước của lỗ đồng tử, từ đó điều khiển cường độ chùm sáng đi vào. Các tuyến lệ chính và phụ hoạt động giúp cho giác mạc luôn được bôi trơn, nó là một cơ chế vệ sinh và bảo vệ tự nhiên mà tạo hóa ban cho đôi mắt. Các hoạt động này diễn ra tự động dưới sự điều khiển vô cùng tinh vi của các cơ chế thần kinh, mà không một máy ảnh cao cấp nào có thể sánh kịp. [21] C : f Điều tiết: Thay đổi tiêu cự V max ( không điều tiết) C : f + C min ( điều tiết tối đa) 1  1' Năng suất phân ly: 3500 2.2.7. Các tật khúc xạ  Mắt cận thị ―Mắt không có tật là mắt khi không điều tiết, có tiêu điểm nằm trên võng mạc‖. Hình 2.3 Xác định tiêu điểm của mắt không có tật ―Mắt cận thị là mắt, khi không điều tiết, có tiêu điểm nằm trước võng mạc‖. 26
  36. Mắt cận thị có độ tụ lớn hơn mắt bình thường fmax OV, mắt viễn thị nhìn vật ở vô cùng phải điều tiết; điểm CC xa mắt bình thường hơn Hình 2.6 Xác định tiêu điểm của mắt viễn thị Cách khắc phục: Mắt viễn thị phải đeo thấu kính hội tụ có độ tụ thích hợp. Tiêu cự kính phải đeo có giá trị thích hợp để ảnh ảo của điểm gần nhất mà người mà người viển thị muốn quan sát được tạo ra tại điểm cực cận của mắt. 27
  37. Hình 2.7 Cách khắc phục mắt viễn thị  Mắt lão: Khi lớn tuổi mắt không tật (có điẻm CC dời xa mắt), mắt cận thị mắt viễn thị đều có thêm tật lão thị Khắc phục tật này phải đeo kính hội tụ có độ tụ thích hợp như mắt viễn thị. 2.3. Kế hoạch dạy học dự án Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Buổi 1 1. Lập facebook cho dự án. 2. Giới thiệu dự án và ra mắt dự án ―Hướng nghiệp nghề bác sĩ‖. Và trang Facebook của dự án. 3. Gửi link Trắc nghiệm MBTI [22] -Học sinh làm trắc nghiệm. cho học sinh làm. 4. Lập bảng câu hỏi tham gia khảo sát, thông kê kết quả. Từ kết quả tìm được ra những - Gửi kết quả cho giáo viên bạn có khả năng, thiên hướng Chọn nhóm và điền vào mẫu phù hợp với nghề bác sĩ để chia đăng kí nhóm, đều ra các nhóm. 5. Phát mẫu thông tin đăng kí nhóm. - Bầu nhóm trưởng và đặt tên nhóm - Các nhóm lập kế hoạch chi 6. Sau khi chia nhóm GV cùng HS tiết, phân công nhiệm vụ. thống nhất nhiệm vụ cho dự án. - Học sinh hoàn thiện kế 28
  38. Khi đó, Gv yêu cầu các nhóm gửi hoạch. kế hoạch, tư vấn cho HS hoàn thiện kế hoạch. Chuẩn bị 1. Cập nhật, trao đổi thường xuyên - Trao đổi với giáo viên trong 2 tuần với các nhóm để hỗ trợ tư vấn hướng dẫn, báo cáo tiến độ cho các nhóm thực hiện dự án. (qua facebook) 2. GV chia sẻ các bài viết về môi - Theo dõi thông báo hướng trường và các công việc của dẫn cập nhật về dự án trên nghề bác sĩ trên face, có các facebook của dự án, hình ảnh và video trực quan; giáo viên chia sẻ cả bảng thống kê điểm thi của các ngành liên quan đến y dược của các trường đại học cao đẳng y dược trên cả nước trong vòng 3 hoặc 5 năm trở lại đây. Đồng thời cung cấp phương án tuyển sinh và tổ hợp các môn thi tương ứng với các ngành của cac trường đó trong vòng 2 năm trở lại đây. Gv cung cấp thông tin về vị trí và mức chi tiêu cho sinh hoạt học tập trung bình của một số trường y lớn trong cả nước để HS tham khảo thêm. các nhóm làm dự án trên facebook của dự án. 3. Giáo viên theo dõi, đôn đốc, động viên học sinh. 29
  39. Buổi 2 1. Tổ chức cho các nhóm trải nghiệm, -Học sinh tham gia thực hiện thực hành những kiến thức và kĩ năng theo yêu cầu của dự án đã học hỏi, luyện tập. 2. Đánh giá nhóm, và cá nhân. - Tự đánh giá 3.Tổng kết: Hướng dẫn học sinh chiêm -Chiêm nghiệm, tổng kết và nghiệm quá trình thực hiện dự án sau hệ thống hóa kiến thức. đó tổng kết để rút ra kinh nghiệm và hệ thống hóa kiến thức. 4. Lan tỏa trên youtube, facebook, tuyên truyền về sản phẩm. 2.4. Tổ chức dạy học dự án hƣớng nghiệp với nghề bác sĩ 2.4.1. Triển khai dự án - Đặt vấn đề: Trình chiếu vieo phỏng vấn các học sinh lớp 12 trong trường. Phần lớn còn họ chưa có kĩ năng và phương pháp chọn nghề chỉ chọn theo cảm tính và theo sự lựa chọn của bố mẹ. Vậy làm thế nào để chọn được nghề nghiệp phù hợp với bản thân? - Giáo viên đưa ra cây lí thuyết nghề nghiệp ( phụ lục I) để học sinh biết chọn nghề từ gốc rễ, một trong những gốc dễ đó là phải biết được sở thích và khả năng của bản thân. Và muốn biết được điều đó chúng ta cần phải trải nghiệm nghề. Trên quy mô của dự án giáo viên tổ chức cho học sinh trải nghiệm nghề bác sĩ. - Học sinh vào facebook của dự án truy cập vào đường link làm Trắc nghiệm MBTI để tìm hiểu khả năng của bản thân và thiên hướng nghề nghiệp của mình: mbti?gclid=CjwKCAjwtYXmBRAOEiwAYsyl3HFqWiApmkE9WaOKLfg5uDgIpWVCkkxxEQ196jwZRX1 RVBL-yFypshoCs6sQAvD_BwE - Học sinh bình luận kết quả của mình bên dưới bài viết facebook dẫn đường link làm trắc nghiệm. - Từ kết quả tìm được ra những bạn có khả năng, thiên hướng phù hợp với nghề bác sĩ để chia đều ra các nhóm. 30
  40. - Câu hỏi chủ đạo: + Nghề bác sĩ có phù hợp với bạn hay không? + Các kiến thức vật lý đƣợc ứng dụng nhƣ thế nào trong nghề bác sĩ? 2.4.2. Dự án hƣớng nghiệp nghề bác sĩ Ý tƣởng dự án: Bệnh viên Bạch Mai tổ chức buổi khám, tư vấn và hướng dẫn về một số vấn đề sức khỏe cho khám cho các bạn HS cùng khối miễn phí, tại phòng y tế của trường, với vai trò các bác sĩ chuyên khoa (học sinh mỗi nhóm sẽ đóng vai bác sĩ chuyên về một khoa với mỗi phòng khám riêng với sự hỗ trợ của cán bộ y tế trong trường) hãy tổ chức phòng khám của nhóm để thăm khám, tư vấn cho các bệnh nhân. Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm sẽ tổ chức một phòng khám, học sinh mỗi nhóm sẽ đóng vai bác sĩ chuyên về một khoa. Học sinh cùng giáo viên thoả luận để lựa chọn một số nội dung thăm khám cho bệnh nhân 2.4.2.1. Một số gợi ý về dự án Nhóm 1: Bác sĩ khám và tƣ vấn về các bệnh huyệt áp  Câu hỏi nội dung: - Sử dụng kiến thức vật lí để giải thích nguyên lí hoạt động của máy đo huyết áp và ống nghe? - Máu được lưu thông trong cơ thể như thế nào?  Mục tiêu:  Kiến thức: - Giải thích được nguyên lí hoạt động của máy đo huyết áp và ống nghe. - Giải thích được máu lưu thông trong cơ thể như thế nào? - Tư vấn được kiến thức kiên quan đến bệnh huyết áp cao và huyết áp thấp.  Kĩ năng - Vận dụng kiến thức vật lý giải thích nguyên lí hoạt động của ống nghe và máy đo huyết áp. - Kĩ năng đo huyết áp cho bệnh nhân. - Thu thập thông tin: Tìm hiểu các bệnh về huyết áp cao, huyết áp thấp. 31
  41. - Kỹ năng tham khảo ý kiến chuyên gia (HS trong quá trình làm sản phẩm, và tạo xong sản phẩm có thể nhờ chuyên gia tư vấn. có thể là phụ huynh làm bác si, có thể là cán bộ trong các phòng khám trên địa bàn). - Kỹ năng viết cẩm nang. - Các kĩ năng làm việc nhóm, đánh giá và tự đánh giá. - (Bác sĩ được phát áo blouse các dụng cụ y tế: ông nghe, máy đo huyết áp)  Sản phẩm: - Cuốn cẩm nang về bệnh huyết áp cao có nội dụng bao gồm các mục: 1. Triệu chứng của bệnh cao huyết áp 2. Phân loại cao huyết áp 3. Mức độ nguy hiểm của cao huyết áp 4. Nguyên nhân gây ra cao huyết áp 5. Những đối tượng thường mắc bệnh cao huyết áp 6. Cách đo huyết áp 7. Những tác hại của cao huyết áp 8. Chữa trị cao huyết áp 9. Thực đơn dinh dưỡng cho người bị cao huyết áp 10. Những thói quen giúp giảm cao huyết áp - Cuốn cẩm nang về bệnh huyết áp thấp có nội dụng bao gồm các mục: 1. Triệu chứng của bệnh huyết áp thấp 2. Phân loại huyết áp thấp 3. Mức độ nguy hiểm của huyết áp thấp 4. Nguyên nhân gây ra huyết áp thấp 5. Những đối tượng thường mắc bệnh huyết áp thấp 6. Cách đo huyết áp 7. Những tác hại của huyết áp thấp 8. Chữa trị huyết áp thấp 9. Thực đơn dinh dưỡng cho người bị huyết áp thấp 10. Những thói quen giúp tăng huyết áp trở lại bình thường. 32
  42. - Tiến hành đo được đúng, đọc được đúng, xác định đúng bệnh huyết áp cho bệnh nhân, tư vấn đúng cho bênh nhận các vấn đề mà bệnh nhân thắc mắc về bệnh huyết áp mà họ mắc phải. Nhóm 2: Bác sĩ khám và tƣ vấn về bệnh về bệnh sâu răng  Câu hỏi nội dung: - Trong bộ dụng cụ khám răng, không thể thiếu là gương, có mấy loại, và tính chất vật lí của gương dùng trong khám răng là gì? - Các kiến thức, kĩ năng nào cần để tư vấn cho bệnh nhân bị sâu răng? - Nhận biết được tính chất vật lí của cồn xát trùng có tác dụng gì với bác sĩ?  Mục tiêu  Kiến thức: - Nêu được cấu tạo của răng. - Giải thích nguyên nhân, cách phòng và trị bệnh sâu răng. - Nêu được các kiến thức liên quan đến bệnh sâu răng để tư vấn cho bệnh nhân.  Kĩ năng: - Sử dụng thành thạo các dụng cụ khám răng: gương phẳng, gương lõm, thám trâm số 17,6, 23, kẹp gắp. - Kĩ năng tư vấn cho bệnh nhận những thắc mắc về bệnh răng sâu. - Thu thập thông tin: Tìm hiểu các kiến thức cần cho việc khám và tư vấn bệnh răng sâu. - Kỹ năng tham khảo ý kiến chuyên gia (HS trong quá trình làm sản phẩm, và tạo xong sản phẩm có thể nhờ chuyên gia tư vấn. có thể là phụ huynh làm bác si, có thể là cán bộ trong các phòng khám trên địa bàn) - Kỹ năng viết cẩm nang. - Các kĩ năng làm việc nhóm, đánh giá và tự đánh giá 33
  43.  Sản phẩm: - Mô tả được cấu tạo của răng và hàm răng và hướng dẫn bệnh nhân cách đánh răng đúng cách bằng. - Poster về cách đánh răng đúng cách. - Chỉ ra được bệnh nhân bị đau răng số mấy, cụ thể ở mặt nào của răng, tư vấn đúng cho bệnh nhân về các kiến thức liên quan đến bệnh sâu răng. - Cẩm nang về bệnh sâu răng gồm các mục: 1. Bệnh sâu răng và biểu hiện của bệnh là gì? 2. Nguyên nhân gây sâu răng. 3. Mức độ tiến triển của bệnh sâu răng. 4. Cách phòng và điều trị sâu răng 5. Cách đánh răng đúng. 6. Cách sử dụng chỉ nha khoa và nước muối súc miệng đúng. 7. Thực phẩm tốt cho răng lợi. 8. Cách để có hàm răng trắng và thơm. Nhóm 3: Bác sĩ tƣ vấn về các tật khúc xạ của mắt  Câu hỏi nội dung: - Sử dụng kiến thức vật lí để giải thích cấu tạo và nguyên lí hoạt động của mắt. - Sử dụng kiến thức vật lí giải thích tác dụng của kính cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị trong việc khắc phục các bệnh về mắt.  Mục tiêu:  Kiến thức: - Mô tả được cấu tạo và và giải thích nguyên lý hoạt động của mắt. - Mô tả tác dụng, tính chất của các loại kính khắc phục các tật khúc xạ.  Kĩ năng: - Thành thạo kĩ năng đo độ về các tật khác xạ đúng, đọc đúng độ của tật khúc xạ mà bệnh nhân mắc phải. 34
  44. - Tư vấn các kiến thức liên quan về các tật khúc xạ. - Thu thập thông tin: Tìm hiểu các kiến thức cần cho việc khám và tư vấn bệnh răng sâu. - Kỹ năng tham khảo ý kiến chuyên gia (HS trong quá trình làm sản phẩm, và tạo xong sản phẩm có thể nhờ chuyên gia tư vấn. có thể là phụ huynh làm bác si, có thể là cán bộ trong các phòng khám trên địa bàn). - Kỹ năng viết cẩm nang. - Các kĩ năng làm việc nhóm, đánh giá và tự đánh giá.  Sản phẩm: - Làm được bảng đo độ cận thị viễn thị. - Thành thạo đo độ cận thị và viễn thị đúng, đọc đúng độ cận và viễn viễn của bệnh nhân. - Tư vấn đúng các vấn đề liên quan đến bệnh cận thị và viễn thị cho bệnh nhân. - Cẩm nang về các tất ở mắt gồm các mục sau: 1. Tật khúc xạ là gì? 2. Các dạng tật khúc xạ. 3. Biểu hiện của tật khúc xạ. 4. Nguyên nhân của tật khúc xạ. 5. Ai dễ mắc tật khúc xạ 6. Các khắc phục và điều trị các tật khúc xạ 7. Cách phòng trống một số tật khúc xạ. 8. Những thực phẩm tốt cho mắt. 35
  45. Tiểu kết chƣơng 2 Trong chương này, chúng tôi đã đề ra mục tiêu chung của dự án, xác định các kiến thức vật lí liên quan, kế hoạch thực hiện và cách tổ chức dự án hướng nghiệp nghề bác sĩ. Trên đây chúng tôi cũng đưa ra một số gợi ý về các nội dung có thể thực hiện trong dự án, để tiến hành tổ chức cho học sinh đóng vai bác sĩ có những trải nghiệm thực tế với nghề. Để khẳng định tính khả thi và hiệu quả của tiến trình đã soạn thảo, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm. Nội dung thực nghiệm được trình bày ở chương 3. 36
  46. CHƢƠNG 3: DỰ KIẾN THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích, đối tƣợng và phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm 3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm được tiến hành nhằm kiểm tra đúng tính đúng đắn của giả thuyết khoa học, qua đó khẳng định tính khả thi của dự án dạy học hướng nghiệp nghề bác sĩ. 3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm Phòng vấn, trao đổi với giáo viên và học sinh để thu thập thông tin về kết quả thực tế của nghiên cứu. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm và rút ra kết luận. 3.1.3. Đối tượng thực nghiệm sư phạm Học sinh lớp 10 trường THPT Hàn Thuyên (Bắc Ninh) 3.1.4. Phương thức thực nghiệm sư phạm Các phương pháp thực nghiệm sư phạm: + Quan sát trực tiếp HS trong các giờ thực nghiệm sư phạm. + Trao đổi với GV giảng dạy về tính hiệu quả thực hiện dự án của học sinh qua các giờ thực nghiệm sư phạm. + Phân tích phiếu đánh giá rồi rút ra kết luận. 3.2. Dự kiến triển khai thực nghiệm sƣ phạm 3.2.1. Thời gian triển khai thực nghiệm sư phạm Đầu kì II năm học 2018-2019 3.3. Các tiêu chí đánh giá sử dụng trong quá trình thực nghiệm sƣ phạm Chúng tôi đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm theo các tiêu chí sau: 37
  47. 3.3.1. Phần đánh giá sản phẩm  Đánh giá cẩm nang Bảng 3.1 Các tiêu chí đánh giá cẩm nang Cấp độ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ 3 điểm 2 điểm 1 điểm 1 Nội dung của cẩm Trình bày Trình bày còn Trình bày còn nang được đầy đủ thiếu dưới 3 thiếu nhiều và chính xác mục của quyển mục và nội các mục của cẩm nang GV dung có nhiều quyển cẩm yêu cầu và nội mục chưa chính nang GV yêu dung chính xác. xác. cầu. 2 Bố cục của quyển -Bố cục mach Bố cục còn một Bố cục có cẩm nang lạc, hợp lí và số mục chưa nhiều phần rõ ràng. mạch lạc, hợp chưa mạch lạc, lí, rõ ràng. hợp lí, rõ ràng. 3 Từ ngữ - Từ ngữ trong - Từ ngữ còn - Từ ngữ còn sáng, dễ hiểu, một số từ nhiều từ không đúng chính tả không trong trong sáng, dễ sáng, dễ hiểu, hiểu, đúng đúng chính tả chính tả 5 Hình ảnh minh họa - Có nhiều - Có một vài - Không có hình ảnh minh hình ảnh minh hình ảnh minh họa phù hợp họa phù hợp họa phù hợp với nội dung. với nội dung. với nội dung. 6 Trang bìa - Tên cẩm - Tên cẩm - Tên cẩm nang, đúng nang, đúng chủ nang, đúng chủ chủ đề, ngắn đề, ngắn ngọn. đề. 38
  48. ngọn, hấp dẫn - Bố cục hình - Bố cục hình người đọc, có ảnh, cỡ chữ hợp ảnh, cỡ chữ tính sáng tạo. lí. chưa hợp lí. - Bố cục hình ảnh, cỡ chữ hợp lí.  Đánh giá Poster Bảng 3.2 Các tiêu chí đánh giá poster TIÊU CHÍ ĐÁNH CẤP ĐỘ GIÁ 3 điểm 2 điểm 1 điểm 1 Nội dung của Trình bày Trình bày đầy Trình bày còn poster được đầy đủ đủ nhưng chưa thiếu nhiều nội và chính xác, rõ ràng thông dung và thông thông điệp tới điệp tới người điệp truyền tải người xem. xem. chưa rõ ràng tới người xem. 2 Bố cục Bố cục hợp Bố cục hợp lý, Bố cục hợp lý. lý, sáng tạo, bắt mắt. bắt mắt. 3 Từ ngữ - Từ ngữ - Từ ngữ còn - Từ ngữ còn trong sáng, dễ một số từ không nhiều từ không hiểu, đúng trong sáng, dễ trong sáng, dễ chính tả. hiểu, đúng chính hiểu, đúng chính tả tả 5 Hình ảnh - Có hình ảnh - Có hình ảnh - Có hình ảnh 39
  49. minh họa phù minh họa phù minh họa phù hợp với nội hợp với nội hợp với nội dung, hấp dung, hấp dẫn dung. dẫn, sinh động. 6 Tên poster - Tên đúng - Tên đúng chủ - Tên cẩm nang, chủ đề, ngắn đề, ngắn ngọn. đúng chủ đề. ngọn, hấp dẫn - Cỡ chữ hợp lí - Cỡ chữ chưa người đọc, có với bố cục. hợp lí với bố tính sáng tạo. cục. - Cỡ chữ hợp lí với bố cục.  Đánh giá cách khám và tƣ vấn cho bệnh nhân Bảng 3.3 Các tiêu chí đánh giá cách khám và tư vấn cho bệnh nhân TIÊU CHÍ ĐÁNH Cấp độ GIÁ 3 điểm 2 điểm 1 điểm 1 Hiểu biết của -Trả lời được tất - Không trả lời - Không trả lời bác sĩ cả mọi thắc mắc được một vài được nhiều thắc của bệnh nhân. thắc mắc của mắc của bệnh - Chuẩn đoán bệnh nhân mà nhân mà không được đúng bệnh. phải xem lại xem lại cẩm - Trình bày được cẩm nang. nang, bỏ qua cho bệnh nhân - Chuẩn đoán luôn câu hỏi của những thông tin được đúng bệnh. bệnh nhân. cần thiết để - Trình bày được - Chuẩn đoán sai 40
  50. phòng, chữa, và cho bệnh nhân bệnh. điều trị bệnh. những thông tin - Không trình - Giải thích cần thiết để bày được cho được nguyên lí phòng, chữa, và bệnh nhân hoạt động của điều trị bệnh. những thông tin các dụng cụ y tế - Giải thích cần thiết để mình dùng. được một vài phòng, chữa, và điểm trong điều trị bệnh. nguyên lí hoạt - Không giải động của các thích được dụng cụ y tế nguyên lí hoạt mình dùng. động của các dụng cụ y tế mình dùng. 2 Kĩ năng tư vấn -Tư vấn được -Tư vấn được -Không tư vấn cho bệnh nhân cho bệnh nhân được cho bệnh những thông tin những một vài nhân những cần thiết để thông tin cần thông tin cần phòng, chữa, và thiết để phòng, thiết để phòng, điều trị bệnh. chữa, và điều trị - Sử dụng từ - Sử dụng từ bệnh. ngữ, lời nói khó ngữ gần gũi, lời - Sử dụng từ ngữ hiểu, chưa lưu nói lưu loát, mạc gần gũi, lời nói lạt mạch lạc. lạc dễ hiểu. chưa lưu loát, mạc lạc dễ hiểu. 3 Kĩ năng khám - Thành thạo các - Chưa thành - Chưa hành thao tác sử dụng thạo các thao thạo các thao các dụng cụ tác, còn lúng tác, nhờ sự trợ khám bệnh túng và cần sự giúp nhưng cũng chuyên khoa. trợ giúp của không sử dụng - Kết luận đúng người khác khi các dụng cụ 41
  51. bênh cho bệnh sử dụng một vài khám bệnh nhân. dụng cụ khám chuyên khoa. - Đặt câu hỏi dễ bệnh chuyên - Chưa đặt được hiểu, chính xác khoa. câu hỏi chính để tìm ra bệnh - Đặt câu hỏi, xác để tìm ra cho bệnh nhân chính xác để tìm bệnh cho bệnh ra bệnh cho nhân bệnh nhân - Kết luận sai - Kết luận đúng hoặc không kết bênh cho bệnh luận được bênh nhân. cho bệnh nhân. 5 Thái độ làm -.Thái độ tư vấn - Thái độ tư vấn - Thái độ tư việc nhiệt tình, ân cho một vài vấn nhiều bệnh cần, niềm nở. bệnh nhân thiếu nhân không nhiệt tình, ân nhiệt tình, cáu cần, niềm nở, gắt, làm qua loa nhẹ nhàng. hình thức. 6 Mức độ hài - Rất hài lòng - Hài lòng - Chưa hài lòng lòng của bênh nhân  Tiêu chí đánh giá kỹ năng làm việc nhóm Bảng 3.4 Các tiêu chí đánh giá kỹ năng làm việc nhóm Cấp độ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ 3 điểm 2 điểm 1 điểm 1 Xác định mục Đưa ra đầy đủ Đưa ra được các Đưa ra sơ sài, tiêu dự án các mục tiêu khi mục tiêu thiết yếu thiếu nhiều mục làm dự án khi làm dự án tiêu khi làm dự án. 42
  52. 2 Khả năng tổ - Các thành - Các thành viên - Các thành viên chức viên đều được đều được phân đều được phân phân công chi công chi tiết công công việc tiết công việc, công việc, sơ xài, bị chồng không bị chồng không bị chồng chéo lên nhau chéo lên nhau chéo lên nhau. -Nhiệm vụ chưa -Nhiệm vụ phải -Nhiệm vụ chưa phải phát huy phát huy được phải phát huy được năng lực năng lực và sở được năng lực và sở trường của trường của họ. và sở trường của họ. - Thời gian họ. - Thời gian phân công hợp - Thời gian phân phân công chưa lí. công hợp lí. hợp lí. 3 Thái độ trách - Nhiều thành - Một vài thành - Chưa có thành nhiệm viên chủ động viên chủ động viên chủ động làm tốt công làm tốt công làm tốt công việc của mình, việc của mình, việc của mình, đồng thời quan đồng thời quan đồng thời quan tâm đến công tâm đến công tâm đến công việc của các bạn việc của các bạn việc của các bạn khác. khác. khác. 5 Tiến độ - Hoàn thành Hoàn thành - Chưa hoàn được mục tiêu được mục tiêu thành được mục và đúng tiến độ và đúng tiến độ tiêu và cả tiến độ đã đề ra . 6 Thái độ chung Rất tích cực Tích cực - Chưa tích cực của nhóm lắm, giáo viên còn phải nhắc nhở. 43
  53. Cách đánh giá cụ thể: - Kết quả công việc hay chính là chất lượng sản phẩm của nhóm được đánh giá theo tiêu chí ở phiếu đánh giá sản phẩm. Chiếm 70% - Kết quả đánh giá kỹ năng làm việc nhóm. Chiếm 30%  Phiếu đánh giá thái độ và kết quả của cá nhân học sinh Bảng 3.5 Các tiêu chí đánh giá thái độ và kết quả của cá nhân học sinh Cấp độ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ 3 điểm 2 điểm 1 điểm 1 Thái độ -Tích cực chủ -Tích cực chủ -Chưa tích động làm nhiệm động làm cực làm vụ của mình. nhiệm vụ của nhiệm vụ, vị - Đoàn kết với mình. các bạn các bạn trong - Đoàn kết nhắc nhở nhóm. với các bạn - tiến độ - Hỗ trợ các trong nhóm. làm việc trì thành viên khác trệ. trong nhóm 2 Kết quả Hoàn thành Hoàn thành Không hoàn nhiệm đầy đủ vụ chưa đầy đủ thành tất cả được giao. nhiệm vụ các nhiệm được giao vụ được giao Cách cho điểm: 44
  54. Kết quả công việc được căn cứ vào điểm chung của nhóm do giáo viên đánh giá. (Xem phiếu đánh giá nhóm) Chiếm 60%. Thái độ làm việc và kết quả làm nhiệm vụ được giao dựa vào đánh giá của nhóm trưởng đối với từng thành viên. Chiếm tỉ lệ 40%.  Phiếu chấm điểm từng học sinh Tên nhóm: ___ ĐIỂM NHÓM TRƢỞNG ĐÁNH GIÁ (40%) Bảng 3.6 Điểm nhóm trưởng đánh giá Điểm Điểm Điểm Vai trò chung nhóm tổng trong nhóm Nhiệm vụ của trưởng hợp Họ tên HS nhóm đánh (60%) giá (40%) 45
  55. Tiểu kết chƣơng 3 Trong chương 3, chúng tôi đã dự kiến mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm, dự kiến được các phương pháp, đối tượng và thời gian thực nghiệm sư phạm. Khóa luận cũng đưa ra các tiêu chính đánh giá kết quả và đánh giá quá trình thực nghiệm sư phạm một cách cụ thể cho một số gợi ý của dự án mà chúng tôi đề xuất thực hiện để tổ chức hướng nghiệm nghề bác sĩ cho HS. Nếu có điều kiện thực nghiệm sư phạm sẽ được tiến hành nghiêm túc, đánh giá khách quan, chính xác để đạt được mục đích đề ra của thực nghiệm sư phạm. 46
  56. KẾT LUẬN Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ đặt ra ban đầu đề tài đã đạt được một số kết quả sau: 1. Phân tích và làm rõ cơ sở lí luận về dạy học dự án, trình bày cơ sở lí luận về GDHN trong đó phân tích sâu những cơ hội hướng nghiệp mà dạy học dự án mang lại. 2. Dự trên cơ sở lí luận và thực tiễn, chúng tôi đề xuất giải pháp tổ chức dạy học dự án hướng nghiệp nghề bác sĩ, cụ thể hơn chúng tôi đưa ra một số gợi ý về các nội dung có thể thực hiện trong dự án, để tiến hành tổ chức cho học sinh đóng vai bác sĩ có những trải nghiệm thực tế với nghề. 3. Xây dựng được tiêu chí đánh giá về kết quả sản phẩm, kĩ năng thăm khám một số bệnh, kĩ năng làm việc nhóm của học sinh. 4. Dự kiến tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài, kiểm chứng tính hiệu quả của dự án hướng nghiệp nghề bác sĩ. Qua nghiên cứu chúng tôi kì vọng rằng, việc tổ chức cho HS THPT trải nghiệm dự án hướng nghiệm nghề bác sĩ không những kích thích hứng thú học tập, giúp HS vận dụng và nắm vững kiến thức mà còn phát triển năng lực giải quyết vấn đề, rèn luyện các kỹ năng sống, làm việc của người học. Hơn nữa dự án giúp cho HS có góc nhìn và cảm nhận cụ thể và sâu sắc hơn về nghề bác sĩ, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc giúp các em định hướng nghề nghiệp trong tương lai. 47
  57. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo chính 1. Quốc Hội, Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 2. Quốc hội, Nghị quyết 75/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật giáo dục. 3.Quốc hội, Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới can bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông chương trình tổng thể, NXB Giáo dục, 2017. 5. Bộ giáo dục và đào tạo (2003), Chỉ thị số 33/2003/CT-BGDĐT về việc tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông. 6. Bộ giáo dục và đào tạo (1981), thông tư số 31-TT hướng dẫn thực hiện quyết định của hội đồng chính phủ về công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông và sử dụng hợp lý học sinh phổ thông tốt nghiệp. 7.Trịnh Văn Biều - Phan Đồng Châu Thủy - Trịnh Lê Hồng Phương (2011), ―Dạy học dự án - Từ lí luận đến thực tiễn‖, tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, (số 28),5-6-7. 8. Phạm Tất Dong (chủ biên), Phạm Huy Thụ, Nguyễn Minh An (1987), Giáo trình công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội. 9. Hoàng Anh Đức, Tô Thị Diễm Quyên (2019), Học tập qua dự án, NXB Giáo dục Việt Nam. 10. Nguyễn Văn Hộ (1998), Cơ sở sư phạm của công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội. 11. Phạm Đăng Khoa (2016), Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển nhân lực thành phố hồ chí minh, luận án tiến sĩ quản lý giáo dục ĐHGDHN. 12. Nguyễn Thị Ngân (2014) Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường THPT huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang trong bối cảnh đổi mới giáo dục (LVTS-K20), luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục ĐHSPHN 2. 48
  58. 13. Phạm Vân Ngọc (2010), Tổ chức dạy học dự án với nội dung nghề nghiệp trong dạy học vật lý 10 nâng cao, luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục ĐHSPHN. 14. Hoàng Phê (2004), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng. 15. Phạm Công Thành (2017), Tổ chức dạy học dự án "Động cơ nhiệt" - Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực sáng tạo của học sinh, luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục chuyên ngành lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lí ĐHSPHN 2. 16. Đỗ Hương Trà (2011), Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học vật lí ở trường phổ thông, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội. Các trang wed tham khảo 17. may-do-huyet-ap.aspx. 18. ong.html 19. ve-sinh-he-tuan-hoan.htm 20. 613.html 21. phuc.t253.html 22. cachmbti?gclid=CjwKCAjwtYXmBRAOEiwAYsyl3HFqWiApmkE9WaOKLfg5u DgIpWVCkkxxEQ196jwZRX1RVBL-yFypshoCs6sQAvD_BwE 49
  59. PHỤ LỤC PHỤ LỤC I Mô hình lí thuyết cây nghề nghiệp Có nhiều LTHN khác nhau, nhưng khi nói đến nhận thức bản thân, các chuyên gia đều đồng ý rằng, nhận thức bản thân là nhận thức về 4 lĩnh vực: Sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp của chính người đó, bởi lẽ: Sở thích: Mỗi người đều có niềm đam mê, sở thích nào đó. Ở đây, ta nói về sở thích liên quan đến nghề nghiệp hay còn gọi là sở thích nghề nghiệp. Loại sở thích này khác với những sở thích mà ta chỉ dùng để giải trí. Ví dụ, cùng một sở thích đối với trò chơi game điện tử, nhưng có người chỉ thích chơi để giải trí, nhưng có người lại muốn làm nghề nghiệp liên quan đến trò chơi game điện tử như thiết kế phần mềm trò chơi điện tử, kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử Có người biết rõ sở thích của mình nhưng cũng có người không biết. LTHN chứng minh rằng, nếu con người ta được làm công việc phù hợp với sở thích nghề nghiệp của mình, họ sẽ luôn có động lực làm việc, yêu thích công việc và luôn có cảm giác thoải mái, hạnh phúc trong công việc. Có thể nói, lòng say mê, yêu thích
  60. đối với nghề sẽ là động lực rất quan trọng để mỗi người ra sức rèn luyện, tự học, tự bồi dưỡng và vượt qua mọi khó khăn để vươn tới đỉnh cao của nghề nghiệp. Vì vậy, khi chọn nghề, yếu tố đầu tiên cần phải tính đến, đó là bản thân có yêu thích, hứng thú đối với nghề đó hay không. Khả năng (hay còn gọi là năng lực): bao gồm khả năng về trí tuệ, văn hóa, thể chất, quan hệ giao tiếp Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, mỗi người đều có những khả năng, điểm mạnh riêng biệt. Những khả năng này nếu được rèn luyện thỏa đáng, sẽ phát triển thành những kĩ năng và thế mạnh cần có trong nghề nghiệp. Nếu ai đó được làm những công việc thuộc về thế mạnh của họ, sự thành công là hiển nhiên vì họ làm việc rất hiệu quả, dễ dàng đạt chất lượng cao và luôn thấy tự tin, thỏa mãn trong công việc. Ngược lại, nếu người nào đó chọn công việc, nghề nghiệp mà bản thân mình hoàn toàn thiếu khả năng, thế mạnh thì dù làm việc mất gấp 10 lần thời gian, mất rất nhiều công sức nhưng hiệu quả và chất lượng công việc khó có thể đạt như mong muốn, thậm chí còn thất bại. Chính vì vậy, chọn nghề phù hợp với khả năng của bản thân là yêu cầu quan trọng nhằm giúp cho mỗi người phát huy cao độ những mặt mạnh của bản thân để phát triển và thành đạt trong nghề nghiệp. Cá tính: Nhà tâm lí học Jung và những người theo học thuyết của ông tin rằng mỗi người sinh ra đều có một cá tính riêng biệt, nó làm nên ―cái‖ rất riêng biệt của mỗi người. Có người luôn ôn hòa, nhã nhặn, bình tĩnh nhưng cũng có người luôn dễ nổi nóng, thiếu bình tĩnh; có người có cá tính ―hướng nội‖, có người có cá tính ―hướng ngoại‖ Việc hiểu rõ cá tính của bản thân để từ đó chọn công việc, nghề nghiệp và môi trường làm việc phù hợp với cá tính của mình sẽ là yếu tố góp phần quan trọng giúp ta đạt được sự thành công và thỏa mãn trong công việc. Giá trị nghề nghiệp: Trong cuộc sống hiện nay, chúng ta thường nói đến giá trị sống. Giá trị sống là những điều mà chúng ta cho là quí giá, là quan trọng, là có ý nghĩa đối với cuộc sống của bản thân. Trong hướng nghiệp, ta nói đến những giá trị nghề nghiệp. Giá trị nghề nghiệp là những điều được cho là quí giá, là quan trọng, có ý nghĩa mà mỗi người mong muốn đạt được khi trở thành người lao động trong lĩnh
  61. vực nghề nghiệp nào đó. Nói cách khác, những giá trị nghề nghiệp này chính là những nhu cầu sâu thẳm của mỗi người khi tham gia lao động nghề nghiệp. Giáo viên lưu ý những yếu tố trong ―rễ‖ cây nghề nghiệp của học sinh có thể bị tác động bởi định kiến và khuôn mẫu giới trong quá trình hình thành và phát triển.