Khóa luận Đánh giá tình hình sản xuất lúa tại phường Khánh Xuân, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắl Lắk

doc 74 trang yendo 6300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá tình hình sản xuất lúa tại phường Khánh Xuân, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắl Lắk", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dockhoa_luan_danh_gia_tinh_hinh_san_xuat_lua_tai_phuong_khanh_x.doc

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá tình hình sản xuất lúa tại phường Khánh Xuân, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắl Lắk

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA KINH TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA TẠI PHƯỜNG KHÁNH XUÂN, TP.BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮL LẮK Sinh viên : Nguyễn Thị Thu Trang Chuyên ngành : Kinh tế Nông Nghiệp Khóa học : 2011 -2015 Đắk Lắk, 06/2015 Đắk Lắk /200
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA KINH TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA TẠI PHƯỜNG KHÁNH XUÂN, TP.BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮL LẮK Sinh viên : Nguyễn Thị Thu Trang Chuyên ngành : Kinh tế Nông nghiệp GVHD : Th.S Trần Ngọc Kham Đắk Lắk, 06/2015 Đắk Lắk /200
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá tình hình sản xuất lúa tại phường Khánh Xuân, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk ” em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến: Toàn thể các thầy, cô giáo Trường Đại học Tây Nguyên nói chung, thầy cô giáo Khoa Kinh tế nói riêng đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức cơ sở lý luận rất quý giá giúp cho em nâng cao được nhận thức trong quá trình thực tập cũng như quá trình nghiên cứu. Đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn Th.S Trần Ngọc Kham đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, dìu dắt em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành đề tài này. Tôi xin cảm ơn các bác, cô, chú, anh, chị ở UBND phường Khánh Xuân và bà con trong phường đã tận tình giúp đỡ em trong việc thu thập số liệu và áp dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. Đắk Lắk, tháng 06 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Thu Trang i
  4. MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Lí do chọn đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Cơ sở lý luận 3 2.1.1. Một số khái niệm 3 2.1.2. Vai trò của việc sản xuất lúa 3 2.1.3. Kỹ thuật sản xuất lúa 5 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cây lúa 8 2.1.5. Một số vấn đề lý luận về tiêu thụ lúa 10 2.2. Cơ sở thực tiễn 12 2.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới 12 2.2.2.Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam 15 PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 3.1. Đối tượng nghiên cứu 17 3.1.1. Địa điểm nghiên cứu 17 3.1.2. Thời gian nghiên cứu 17 3.1.3. Nội dung nghiên cứu 17 3.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 17 3.2.1. Điều kiện tự nhiên 17 3.2.2. Tài nguyên 19 3.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 20 3.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của phường Khánh Xuân, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 22 3.3.1. Cơ sở hạ tầng 22 3.3.2. Thực trạng sản xuất nông nghiệp 23 3.3.3. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 26 3.4. Phương pháp nghiên cứu 26 3.4.1. Thu thập số liệu 26 3.4.2. Phương pháp xử lí số liệu và thông tin 27 3.4.3. Các chỉ tiêu tính toán 28 ii
  5. PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31 4.1. Đánh giá tình hình sản xuất lúa ở phường Khánh Xuân, Tp Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 31 4.1.1. Khái quát tình hình sản xuất lúa của phường Khánh Xuân, Tp Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 31 4.2. Chi phí sản xuất lúa của các hộ điều tra 39 4.2.1. Chi phí bình quân vụ Hè Thu 39 4.2.2. Chi phí bình quân vụ Đông Xuân 40 4.2.3. So sánh Hè Thu và Đông Xuân của 3 nhóm hộ 42 4.2.4. Kết quả sản xuất lúa của hộ nông dân trên địa bàn phường Khánh Xuân.42 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng lúa 44 4.3.1. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng vụ Hè Thu 44 4.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất vụ Đông Xuân 45 4.4.1. Đánh giá của nông dân về giá cả 48 4.4.2. Phân tích SWOT đối với quá trình sản xuất lúa của các hộ nông dân tại phường Khánh Xuân, tỉnh Đắk Lắk 49 4.5. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa ở phường Khánh Xuân 51 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54 5.1. Kết luận 54 5.2.1. Đối với địa phương 55 5.2.2. Đối với nhà nước 55 iii
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Giá trị dinh dưỡng của lúa gạo so với cây lấy hạt khác (%) 3 Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của phường Khánh Xuân năm 2014 21 Bảng 3.2. Cơ cấu diện tích các loại cây trồng năm 2014 23 Bảng 3.3. Số hộ sản xuất lúa được điều tra phỏng vấn 27 Bảng 4.1. Nhân khẩu, lao động của các nông hộ 31 Bảng 4.2. Trình độ học vấn 32 Bảng 4.3: Tình hình sử dụng đất của các nhóm hộ 33 Bảng 4.4. Kinh nghiệm sản xuất lúa 33 Bảng 4.5. Máy móc thiết bị của các hộ điều tra 34 Bảng 4.6. Mức độ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất 36 Bảng 4.7. Lịch thời vụ 37 Bảng 4.8. Tình hình vay vốn của các hộ sản xuất lúa 38 Bảng 4.9. Chi phí đầu tư cho sản xuất trồng lúa vụ Hè Thu 39 Bảng 4.10. Chi phí đầu tư cho sản xuất trồng lúa vụ Đông Xuân 40 Bảng 4.11. So sánh chi phí của vụ Hè Thu và Đông Xuân 42 Bảng 4.12. Bảng phân tích các chỉ số tài chính vụ Hè Thu 42 Bảng 4.13. Bảng phân tích các chỉ số tài chính vụ Đông Xuân 43 Bảng 4.14. Tình hình tham dự hoạt động khuyến nông của nông dân 47 Bảng 4.15. Đánh giá của nông dân về thông tin thị trường 48 Bảng 4.16. Bảng phân tích SWOT về tình hình sản xuất lúa 50 iv
  7. DANH MỤC SỞ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1: Quá trình tiêu thụ sản phẩm 11 Sơ đồ 2.2: Khâu tiêu thụ lúa 12 Sơ đồ 3.1: Cơ cấu diện tích các loại đất 20 Sơ đồ 3.2. Cơ cấu sử dụng đất tại phường Khánh Xuân 24 Biểu đồ 4.1: Máy móc thiết bị của các hộ điều tra 35 Biểu đồ 4.2: Vay vốn của các hộ sản xuất lúa 38 Biểu đồ 4.3: Chi phí vụ Hè Thu 40 Biểu đồ 4.4: Chi phí vụ Đông Xuân 42 Biểu đồ 4.5: Biểu đồ tuyến tính của diện tích và chi phí vụ Hè Thu 46 Biểu đồ 4.6: Biểu đồ tuyến tính của diện tích và chi phí vụ Hè Thu 47 Biểu đồ 2.1. Sản lượng và diện tích lúa gạo thế giới (2004 – 2013) 14 v
  8. DANH MỤC VIẾT TẮT BQ Bình quân BVTV Bảo vệ thực vật DTBQ Diện tích bình quân ĐVT Đơn vị tính GT Gieo trồng HĐKN Hoạt động khuyến nông IBM Quản lí dịch hại tổng hợp NHNN Ngân hàng nông nghiệp NHCS Ngân hàng chính sách TNCP Thu nhập trên chi phí TDP Tổ dân phố TH Thu hoạch UBND Ủy ban nhân dân vi
  9. PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lí do chọn đề tài Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất rất cơ bản của nền kinh tế quốc dân, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, nó sản xuất ra một lượng lớn hàng hoá cho xã hội và các sản phẩm đó là nguồn lương thực, thực phẩm thiết yếu cho con người, cung cấp nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản. Lúa là cây lương thực quan trọng trong nền nông nghiệp, nó góp phần vào đảm bảo an ninh lương thực và sự ổn định đời sống của người dân Việt Nam. Lúa gạo đáp ứng cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu qua nhiều thị trường trên thế giới đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước. Những năm gần đây, Việt Nam đã tham gia vào thị trường lúa gạo quốc tế sản lượng gạo xuất khẩu hàng năm đứng thứ hai trong số các nước xuất khẩu gạo. Cây lúa có đặc tính sinh trưởng và thích ứng tốt trên các điều kiện khí hậu khác nhau nên cây lúa được trồng phổ biến ở rất nhiều nơi. Phường Khánh Xuân, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cũng là nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi phù hợp cho sự phát triển cây lúa. Trong thời gian qua, sản lượng lúa của phường Khánh Xuân không ngừng tăng lên, đáp ứng không chỉ tiêu dùng trong gia đình mà còn cung cấp cho thị trường một lượng lớn lúa hàng hoá. Để nâng cao giá trị kinh tế của cây lúa chúng ta phải chú trọng cả khâu sản xuất và khâu tiêu thụ làm cho cây lúa ở phường Khánh Xuân mang lại thu nhập cao cho người dân. Tuy nhiên tình hình sản xuất lúa trên địa bàn phường Khánh Xuân bà con nông dân cũng gặp nhiều khó khăn về thời tiết, khí hậu, nguồn nước tưới tiêu, dịch bệnh cũng như nguồn vốn sản xuất còn hạn chế điển hình như: Chi phí nguyên liệu đầu vào giá ngày càng tăng gây khó khăn cho quá trình sản xuất. Do biến động giá cả trên thị trường, khiến giá cả bấp bênh không ổn định. Kênh tiêu thụ chưa ổn định, còn mang tính tự phát. Khâu bảo quản và khâu thu hoạch chưa hiệu quả và còn rất nhiều khó khăn trở ngại khác. 1
  10. Xuất phát từ những vấn đề trên tôi thực hiện đề tài “Đánh giá tình hình sản xuất lúa tại phường Khánh Xuân, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” để làm khoá luận tốt nghiệp. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá tình hình sản xuất lúa của các hộ nông dân tại phường Khánh Xuân, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất lúa và đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất tại phường Khánh Xuân, Tp Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 2
  11. PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Một số khái niệm - Khái niệm về sản xuất Sản xuất là quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào và các nguồn lực cần thiết để tạo ra sản phẩm hàng hóa một cách có hiệu quả. 2.1.2. Vai trò của việc sản xuất lúa Như chúng ta đã biết lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới. Đối với người Việt Nam ta cây lúa không chỉ là một cây lương thực quý là còn là một loại thực phẩm hết sức gần gũi và đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong dinh dưỡng. Về giá trị kinh tế: Lúa gạo được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến thực phẩm và công nghiệp dược. Sản phẩm phụ của cây lúa còn được làm thức ăn cho gia súc, tạo điều kiện phát triển cho chăn nuôi cung cấp thực phẩm cho con người và phân bón cho trồng trọt. Về giá trị dinh dưỡng: Gạo là thức ăn nhiều dinh dưỡng. So với lúa mì, gạo có thành phần tinh bột và protein thấp hơn, nhưng năng lượng tạo ra cao hơn do chứa nhiều chất béo hơn. Bảng 2.1. Giá trị dinh dưỡng của lúa gạo so với cây lấy hạt khác (%). Hàm lượng Tinh bột Protein Lipit Xenluloza Tro Nước Lọai hạt Lúa 62,4 7,9 2,2 9,9 5,7 11,9 Lúa mì 63,8 16,8 2,0 2,0 1,8 13,6 Ngô 92,2 10,6 4,3 2,0 1,4 12,5 Cao lương 71,7 12,7 3,2 1,5 1,6 9,9 Nguồn: Viện dinh dưỡng quốc gia Như vậy lúa là một cây lương thực quan trọng rất có giá trị về dinh dưỡng và kinh tế cao. 3
  12. Sản phẩm của cây lúa Sản phẩm chính Sản phẩm phụ - Đối với con người Lúa làm lương thực, thực phẩm: Toàn thế giới sử dụng lúa làm lương thực cho người. Ở nước ta sử dụng lúa là lương thực chính. Khẩu phần ăn sử dụng cơm (lúa gạo), cá, thịt, rau xanh. Hạt lúa có thể xay xát ra gạo để nấu cơm, nấu cháo hoặc chế biến thành các món ăn như làm bánh, kẹo, chế biến rượu, chế biến bánh, kẹo, làm môi trường để nuôi cấy men, cơm mẻ, các loại bánh làm từ bột gạo ngoài ra còn hàng chục loại thực phẩm khác làm từ gạo. Lúa gạo còn dùng làm thuốc chữa bệnh: Cám hay nói đúng hơn là lớp vỏ ngoài của hạt gạo do chứa nhiều protein, chất khoáng, chất béo, vitamin, nhất là vitamin nhóm B nên được dùng làm bột dinh dưỡng trẻ em, điều trị bệnh phù thũng và làm đẹp. - Đối với chăn nuôi Ngoài hạt lúa là bộ phận chính làm lương thực thì còn những sản phẩm phụ mang lại giá trị kinh tế cao như: tấm, cám, trấu, rơm rạ Lúa làm thức ăn cho chăn nuôi. Từ hạt lúa có thể xay vỡ nuôi gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng ), nghiền thành bột và chế biến làm thức ăn cho trâu bò, lợn và gia 4
  13. cầm, chế biến thức ăn cho cá rơm có thể cho trâu bò ăn tươi, sau khi thu hoạch có thể phơi khô làm thức ăn cho gia súc cho mùa mưa lạnh. Chế biến thức ăn chăn nuôi từ lúa: Lúa nghiền thành bột và có thể trộn theo thành phần và tỷ lệ khác nhau với bột sắn (khoai mỳ), khô dầu lạc, khô dầu đậu tương, bột cá, vỏ tôm để chế biến làm các loại thức ăn cho gia súc, gia cầm và thủy sản. Bộ phận rễ lúa còn nằm trong đất sau khi thu hoạch cũng được cày bừa vùi lấp làm cho đất tươi xốp vì vi sinh vật phân giải thành nguồn phân hữu cơ bổ sung dinh dưỡng cho cây lúa vụ sau. - Đối với ngành công nghiệp Làm nhiên liệu, chất đốt: Vỏ lúa làm chất đốt để đun nấu và sinh hoạt gia đình. Cây lúa sau khi thu hoạch mang phơi khô dùng làm các vật dụng như chổi, chiếu, làm chất đốt để đun nấu. Làm nguyên liệu cho công nghiệp: Lúa làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm công nghiệp như mỹ phẩm, thuốc chữa bệnh Vỏ trấu còn được dùng làm ván ép, vật liệu cách nhiệt, cách âm, chế tạo carbon và silic. 2.1.3. Kỹ thuật sản xuất lúa - Chọn giống tốt Nên chọn giống lúa cao sản, thời gian sinh trưởng trung ngày và ngắn ngày. Các giống được sử dụng phải phù hợp với từng vùng, từng vụ. Hạt giống phải có chất lượng tốt như hạt giống hạt chắc, vàng óng không có chấm đen, không có sâu bệnh. Dùng giống xác nhận, giống không có lẫn hạt cỏ, loại bỏ hạt cỏ còn sót lại trước khi gieo sạ .Trước khi ngâm ủ, cần sàng sảy lại để loại bỏ hạt cỏ hoặc đãi trong nước để loại hạt cỏ hoặc hạt lép, lửng Hạt giống có tỷ lệ nảy mầm trên 90%, sức nảy mầm khoẻ. - Làm đất Trước khi làm đất phải tiến hành vệ sinh đồng ruộng, chuẩn bị lại bờ vùng bờ thửa để giữ nước, hệ thống mương tưới và mương tiêu nước. Đất cần được cày bừa kỹ, cày ải phơi đất, bừa làm nhỏ đất, san bằng mặt ruộng không để vũng nước đọng trên mặt ruộng, tạo lớp đất nhuyễn dày 5 cm trên mặt ruộng. Làm đất ướt: Đất được xới bằng máy khi còn nước, trục vùi ngâm nước từ 3 – 5 ngày, tháo nước ra vừa đủ để bừa, sau đó trang phẳng mặt ruộng, đánh rãnh thoát nước và tiến hành gieo sạ. 5
  14. - Sạ đúng mật độ và đúng kỹ thuật Phương pháp gieo sạ: Có 2 cách sạ chính đó là sạ lan (sạ tay) và sạ hàng. Tuy nhiên nên sạ thưa để giảm áp lực sâu bệnh, giảm đổ ngã. Nên sạ hàng với lượng giống 80 – 100kg /ha, nếu sạ lan (sạ tay) thì cũng chỉ nên 100 – 120kg /ha, tối đa 150kg/ha - Kỹ thuật bón phân Lượng bón cho 1 ha từ 2 - 3 tấn phân chuồng, 150 kg lân Văn Điển, 150 kg - 200 kg phân Urê và 150 kg KCl. Bón lót: 1 ngày trước khi sạ gồm toàn bộ lượng phân chuông và toàn bộ lượng phân lân. Bón thúc lần 1: 15 ngày sau khi sạ, bón 1/3 lượng phân đạm và 1/2 lượng phân KCl. Bón thúc lần 2: Sau khi bón thúc lần 1 là 20 ngày, bón 1/3 lượng phân đạm. Bón thúc lần 3: Trước lúc lúa trỗ 15-20 ngày, bón 1/3 lượng đạm và 1/2 lượng KCl. - Điều chỉnh mức nước ruộng Giữ ruộng khô sau khi sạ hạt từ 3-5 ngày đưa nước vào xăm xắp mặt ruộng, sau đó đưa nước vào theo chiều cao của cây lúa. Sau đó giữ nước 5-7 cm. Nguyên tắc chung “cây lúa không phải lúc nào cũng cần ngập nước, chỉ cần bơm nước vào ruộng cao tối đa 5cm” - Diệt cỏ dại và định lại mật độ Sau sạ 1-2 ngày tiến hành phun thuốc diệt cỏ Sôfít. Làm cỏ bằng tay cùng với bón thúc lần 1 và 2. Dặm khuyết và định lại mật độ sâu 20 ngày sau khi sạ. - Phòng trừ sâu, bệnh hại lúa Quản lý dịch hại tổng hợp “IPM” để quản lý các loại dịch hại chủ yếu như: Rầy nâu, bệnh lúa cỏ, vàng lùn, lùn xoắn lá, đạo ôn và các loài sâu chính khác: bù lạch, sâu cuốn lá, sâu đục thân, bọ xít hôi Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) bao gồm 5 biện pháp cơ bản sau:  Biện pháp canh tác kỹ thuật Sử dụng thực tiễn canh tác có liên quan tới sản xuất cây trồng, hạn chế tối đa môi trường sống và sinh sản của các loài dịch hại, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho cây trồng phát triển khỏe, có sức chống dịch hại cao. 6
  15.  Biện pháp sử dụng giống Sử dụng các loại giống mà khi dịch hại tấn công thường ít hay không gây ảnh hưởng thiệt hại về mặt kinh tế.  Ðấu tranh sinh học và cách phòng trừ sinh học Trong hệ sinh thái luôn có mối quan hệ dinh dưỡng, các thành phần trong chuỗi dinh dưỡng luôn khống chế lẫn nhau để chúng hài hòa về số lượng, đó là sự đấu tranh sinh học trong tự nhiên. Trong sản xuất nên lợi dụng đặc tính này để hạn chế sự can thiệp của con người.  Biện pháp điều hòa Tổ chức việc kiểm dịch, khử trùng nhằm ngăn chặn dịch hại.  Biện pháp sử dụng hóa chất khi cần thiết và hợp lý Ðây là biện pháp cuối cùng sau khi áp dụng các biện pháp trên không có hiệu quả, khi mật độ dịch hại phát triển đến ngưỡng gây thiệt hại về kinh tế. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc phải cân nhắc kỹ theo nguyên tắc 4 đúng và nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng. Các nguyên tắc cơ bản của chương trình IPM đó là: - Trồng cây khỏe: Cây có sức chống chịu cao. - Làm giàu thiên địch, tạo điều kiện cho thiên địch phát triển và nhân giống. - Thường xuyên thăm vườn để có biện pháp cụ thể, kịp thời. Chú ý: Không phun thuốc trừ sâu trong vòng 40 ngày đầu sau sạ để bảo vệ hệ thiên địch, chỉ phun thuốc hóa học khi ngưỡng phòng trừ quy định và phải tuân thủ kỹ thuật 4 đúng:  Đúng thuốc: Chọn đúng thuốc có ghi đối tượng phòng trừ trên nhãn thuốc.  Đúng liều lượng: Tuân thủ theo đúng quy dịnh về liều lượng thuốc cần sử dụng trên một đơn vị diện tích, ghi trên nhãn thuốc. Cần chú ý đến giai đoạn sinh trưởng của cây lúa (lúa còn non hay che tán) để pha đủ lượng nước cần phun.  Đúng lúc: Phun thuốc vào đúng giai đoạn phát dục của sâu, rầy hoặc khi bệnh chớm xuất hiện, có ghi rõ trên nhãn thuốc.  Đúng cách: Phải phun trúng vào nơi có sâu rầy sinh sống như rầy ở gốc lúa, sâu ở trên lá hay trên thân. - Thu hoạch và bảo quản Thời gian thu hoạch: Thu hoạch vào lúc sau trổ 28 - 32 ngày hoặc khi thấy 85% - 90% số hạt trên bông đã chín vàng. Vì nếu để muộn hơn hạt lúa sẽ dễ bị rụng làm thất thoát trong quá trình thu hoạch. 7
  16. Biện pháp thu hoạch phải nhanh và gọn, nên sử dụng máy gặt đập liên hợp hoặc máy gặt dải hàng để cắt lúa. Thu hoạch bằng công nghệ sau thu hoạch như: Sử dụng máy gặt đập liên hợp để giảm thất thoát; dùng máy sấy để đảm bảo chất lượng hạt gạo không bị gãy, giữ được độ trong của hạt Công nghệ sau thu hoạch sẽ góp phần làm giảm chi phí, đồng thời giảm thất thoát, thu hoạch nhanh gọn đặc biệt trong mùa mưa. Trong vụ Đông Xuân, phơi thóc trên sân gạch, xi măng hoặc sân đất. Nên sử dụng lưới lót dưới trong quá trình phơi, phơi từ 2 – 3 ngày là được. Trong quá trình phơi sấy không nên để hạt lúa quá nóng hay nhiệt độ thay đổi bất thường, phơi sấy đạt ẩm độ tồn trữ 14% vì nếu làm sai quy trình sẽ ảnh hưởng trong quá trình xay xát như: Bể, vỡ, gạo tấm nhiều nhưng ít gạo nguyên, hạt gạo tăng tỷ lệ bạc bụng hay hạt lúa để giống về sau không đạt chất lượng vì dễ bị sâu bệnh tấn công trong quá trình tồn trữ và giảm tỷ lệ nẩy mầm. Sau khi làm khô, rê sạch và sử dụng bao để đựng hoặc vô bồ nhưng thường dùng bao thì tốt hơn và tiện lợi hơn khi bán sản phẩm. Bảo quản lúa ở những nơi khô ráo và thoáng. Nếu bảo quản trong thời gian dưới 3 tháng, độ ẩm thóc đạt 13% - 14%. Nếu thời gian bảo quản trên 3 tháng, độ ẩm phải dưới 12% - 13%. Nếu là lúa giống thì nên sử dụng bao bì riêng và phải có ký hiệu rõ ràng để tránh nhầm lẫn với lúa ăn (lúa thịt). 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cây lúa a) Điều kiện tự nhiên Đất đai: trong những nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên thông thường nhân tố đầu tiên mà người ta phải kể đến đó là đất đai, các tiêu thức của đất đai cần được phân tích, đám giá về mức độ thuận lợi hay khó khăn cho sản xuất lúa. Khí hậu: là yếu tố quyết định đến quá trình sản xuất lúa thông qua các thông số như độ ẩm, lượng mưa bình quân, ánh sáng, nhiệt độ đều phải được phân tích đánh giá. Nguồn nước: Nước có vai trò hòa tan các chất dinh dưỡng và vận chuyển chúng trong đất để cung cấp cho cây. Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây hầu hết là chất khoáng nếu không được tan trong nước thì rễ cây sẽ không hút được. Nước góp phần quan trọng trong việc cải tạo đất, nó tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động phân giải các chất hữu cơ làm tăng độ phì nhiêu cho đất. Trong quá trình sinh trưởng cây trồng cần nhiều nước để phát triển bộ rễ để hấp thu chất dinh dưỡng tốt 8
  17. hơn. Nước là môi trường sống của cây lúa, là điều kiện ngoại cảnh không thể thiếu được đối với cây lúa, vì vậy nguồn nước tưới hoặc khả năng đưa nước từ nơi khác vào vùng sản xuất là một vấn đề rất quan trọng. b) Điều kiện sinh học Giống: Giống là yếu tố trực tiếp quyết định năng suất và sản lượng của cây lúa. Ngày nay với sự phát triển không ngừng của khoa học các loại giống mới được tạo ra ngày càng nhiều nhằm nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm. Tuy nhiên mỗi loại giống có những đặc điểm riêng biệt, giống chịu hạn tốt, giống kháng bệnh tốt và kháng sâu tốt Những đặc tính này nếu được khai thác phù hợp với từng loại đất và khí hậu thì sẽ mang lại năng suất cao và phẩm chất tốt hơn cho cây trồng người nông dân bán được giá cao hơn. Phân bón: có 16 loại dưỡng chất cần thiết cho cây trồng. Trong đó có 3 nguyên tố do nước và do không khí cung cấp ( C, H, O). Mười ba nguyên tố khác do đất đai và phân bón do con người cung cấp. Phân bón được chia thành các loại phân sau đây gắn liền và tác động trực tiếp của chúng lên cây trồng. - Phân đạm: là chất tạo hình cho cây lúa là thành phần chủ yếu của Protein. - Phân lân: Lân có vai trò quan trọng trong đời sống của cây trồng. Lân có trong thành phần của hạt nhân tế bào, rất cần trong việc hình thành các bộ phận mới của cây. Lân tham gia vào thành phần các enzim, các protein, tham gia vào quá trình trổng hợp các axit amin. Lân kích thích sự phát triển của rễ cây, làm cho rễ ăn sâu vào đất và lan rộng ra xung quanh, tại điều kiện cho cây trồng chịu được hạn và ít đổ ngã. Lân kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy ra hoa kết quả sớm và nhiều. Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối với các yếu tố không thuận lợi: chống rét, chống hạn, chịu độ chua của đất, chống một số loại sâu bệnh hại - Phân Kali: Kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hóa năng lượng trong quá trình đồng hóa các chất dinh dưỡng của cây. Kali làm tăng phẩm chất nông sản và góp phần làm tăng năng suất của cây trồng, tăng hàm lượng bột và tăng khả năng bảo quản của hạt. Sâu bệnh hại: đây là những tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa, làm giảm năng suất lúa, giảm thu nhập của người trồng lúa. 9
  18. c) Điều kiện kinh tế, xã hội Đặc điểm dân cư, trình độ, kinh nghiệm canh tác ảnh hưởng đến việc sản xuất lúa. Những vùng có kinh nghiệm canh tác lâu đời, có trình độ kỹ thuật thường có năng suất lúa cao hơn. Thị trường, giá cả cũng là nhân tố tác động đến người nông dân sản xuất. Giá cả ở đây bao gồm cả giá lúa và giá chi phí đầu vào, chi phí cho sản xuất lên quá cao mà người nông dân không có vốn để đầu tư cho sản xuất cũng buộc họ phải thu hẹp quy mô sản xuất. 2.1.5. Một số vấn đề lý luận về tiêu thụ lúa + Khái niệm tiêu thụ sản phẩm - Về nghĩa hẹp: Tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển sang hình thái giá trị sản phẩm. Sản phẩm được coi là tiêu thụ khi khách hàng chấp nhận thanh toán. Theo quan điểm này, quá trình tiêu thụ bắt đầu khi đưa hàng vào lưu thông và kết thúc khi đã bán xong. - Theo nghĩa rộng: Tiêu thụ sản phẩm chính là một quá trình bao gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu thị trường, định hướng sản xuất, tổ chức bán hàng và thực hiện các dịch vụ trước và sau khi bán hàng. Như vậy, theo quan điểm này, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình xuất hiện từ trước khi tổ chức các hoạt động sản xuất và chỉ kết thúc khi đã bán được sản phẩm. - Về bản chất, tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị của sản phẩm, là giai đoạn đưa sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Quá trình này, người sản xuất có thể thu hồi được vốn đầu tư của mình để trang trải các chi phí sản xuất và tiếp tục quá trình sản xuất. + Đặc điểm của tiêu thụ sản phẩm Những đặc điểm tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp gắn liền với những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, với những sản phẩm nông nghiệp và thị trường nông sản. Những đặc điểm đó là: - Sản phẩm nông nghiệp và thị trường nông sản mang tính chất vùng và khu vực. Đặc điểm này xuất phát từ đặc điểm của sản xuất nông nghiệp gắn chặt với điều kiện tự nhiên mang tính chất vùng. Lợi thế so sánh và lợi thế tuyệt đối của các vùng là yếu tố rất quan trọng trong việc lựa chọn hướng sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất kinh doanh và tổ chức hợp lý quá trình tiêu thụ sản phẩm. Có sản phẩm chỉ thích ứng với một vùng, thậm chí tiểu vùng và lợi thế tuyệt đối có được coi như 10
  19. là những đặc điểm mà ở các vùng khác, khu vực khác không có. Đối với những sản phẩm loại này có thể có nhưng hình thức và phương pháp tiêu thụ đặc biệt. Đối với những loại sản phẩm khá phổ biến mà vùng nào cũng có thì phải có những hình thức tiêu thụ thích hợp. - Tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp có tác động mạnh mẽ đến cung- cầu của thị trường nông sản và giá cả nông sản. Sự khan hiếm dẫn đến giá cả cao vào đầu vụ, cuối vụ và sự dư thừa làm cho giá cả giảm vào chính vụ là một biểu hiện của đặc điểm này. Việc chế biến, bảo quản và dự trữ sản phẩm để đảm bảo cung cầu tương đối ổn định là một yêu cầu cần được chú ý trong quá trình tổ chức tiêu thụ sản phẩm. - Sản phẩm nông nghiệp rất đa dạng, phong phú và trở thành nhu cầu tối thiểu hàng ngày của mỗi người, với thị trường rất rộng lớn nên việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm phải hết sức linh hoạt. Sản phẩm cồng kềnh, tươi sống, khó bảo quản chuyên chở xa, vì vậy cần tổ chức các chợ nông thôn, các cửa hàng lưu động và nhiều hình thức linh hoạt và thuận tiện cho người tiêu dùng, hoặc sơ chế trước khi tiêu thụ, đồng thời phải sử dụng các phương tiện chuyên dùng riêng khi vận chuyển, bảo quản. - Một bộ phận lớn như nông sản, lương thực, thực phẩm được tiêu dùng nội bộ hoặc với tư cách là tư liệu sản xuất, vì vậy phải tính đến những nhu cầu đó một cách cụ thể để tổ chức tốt việc tiêu thụ đối với nông sản được coi là hàng hóa vượt ra ngoài phạm vi tiêu dùng của gia đình, của cơ sở sản xuất kinh doanh. Những đặc điểm trên đây cần được tính đến trong việc tổ chức quá trình tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp. + Vai trò của tiêu thụ sản phẩm - Tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó chính là quá trình thực hiện giá trị sản phẩm, là giai đoạn làm cho sản phẩm ra khỏi quá trình sản xuất và bước vào lưu thông, đưa sản phẩm từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực tiêu dùng. Có thể biểu hiện giai đoạn tiêu thụ sản phẩm trong quá trình sản xuất theo sơ đồ 2.1: Đầu vào Sản xuất Đầu ra Tiêu dùng (Nguồn: Giáo trình kinh tế nông nghiệp) Sơ đồ 2.1: Quá trình tiêu thụ sản phẩm 11
  20. - Trong xã hội, việc tổ chức tốt các hoạt động tiêu thụ sản phẩm sẽ thúc đẩy nhanh quá trình phân phối và lưu thông, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội, trên cơ sở đó thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của nền kinh tế. - Trong sản xuất, kết quả hoạt động của khâu tiêu thụ sản phẩm có tác dụng rất lớn, nhiều khi đóng vai trò quyết định đối với hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Chính nhờ khâu tiêu thụ mà người sản xuất có thể thu hồi vốn, thu hồi các chi phí bỏ ra, thực hiện được mục tiêu lợi nhuận và các mục tiêu khác trong sản xuất kinh doanh của mình. Kết quả của quá trình tiêu thụ sẽ phản ánh tính đúng đắn của mục tiêu và chiến lược kinh doanh, chất lượng công tác của cả bộ máy quản lý. Sản phẩm lúa Bán trực tiếp Bán thông qua các tổ chức thương mại - Tại các cửa hàng - Người thu gom (thương lái) - Tại chợ - Cơ sở chế biến - Các đại lý - Các công ty thương mại - Bán lẻ - Xuất khẩu Người tiêu dùng trong nước Sơ đồ 2.2: Khâu tiêu thụ lúa 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới Sản xuất lúa gạo thế giới năm 2013 đã xấu đi đáng kể khi mà sản lượng gạo tại Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia sản xuất gạo đứng đầu thế giới, có xu 12
  21. hướng giảm. Sản lượng gạo thế giới năm 2013 ở mức 494 triệu tấn, tăng 0,9% tương đương 4,2 triệu tấn so với năm 2012. Con số này cho thấy trong 10 năm trở lại đây (từ năm 2007-2013), sản lượng gạo thế giới trung bình tăng 10 triệu tấn một năm. Nếu đạt được mức này, năm 2013 sẽ là năm liên tiếp thứ 2 mà sản lượng gạo thế giới có mức tăng trưởng tương đối chậm. Xuất khẩu gạo bình quân đến các Châu lục trong 17 năm thể hiện ở bảng 2.1 Bảng 2.2. Sản lượng lúa xuất khẩu gạo bình quân đến các Châu lục trong 17 năm (1996-2013) Các châu lục Châu Á Châu Phi Trung Đông Châu Mỹ Châu Âu Châu Úc Đơn vị tính Tỉ lệ% 47,53 25,57 11,35 9,68 5,32 0,55 Nguồn: Tổng cục Thống kê Nguồn: Tổng cục Thống kê Phần lớn sự gia tăng về sản lượng lúa gạo năm 2013 trên thế giới là do sức tăng về sản lượng tại châu Á, đặc biệt là Ấn Độ - nơi mà tình hình sản xuất đang hồi phục nhờ điều kiện thời tiết khá thuận lợi. Tuy nhiên, thiệt hại do thiếu mưa tại các vùng phía Đông và do cơn bão Phailin hồi đầu tháng 10 năm 2013 đã khiến sản lượng gạo của Ấn Độ giảm 2 triệu tấn xuống còn 106 triệu tấn. Như vậy, sản lượng gạo của nước này sẽ giảm 1,5% so với mùa vụ năm 2012. Hầu hết các quốc gia châu Á khác dự kiến đang trong giai đoạn thu hoạch, với mức sản lượng tăng đáng kể, đặc biệt là tại Bangladesh, Campuchia, Hàn Quốc, Myanma, Pakistan, Philippines, Sri Lanka và Thái Lan. Vì thời tiết quá ẩm ướt và thiếu ánh nắng mặt trời, nên dự báo sản lượng lúa gạo tại Indonesia sẽ không đạt được mục tiêu mà chính phủ nước này đưa ra. Tuy nhiên, sản lượng lúa gạo của Indonesia vẫn vượt qua mức kỷ lục năm ngoái. 13
  22. Nguồn: FAO năm 2012 Biểu đồ 2.1. Sản lượng và diện tích lúa gạo thế giới (2004 – 2013) Sản xuất lúa gạo tại châu Mỹ Latinh và vùng Caribê được kỳ vọng là hồi phục, mặc dù không đạt được mức sản lượng hồi năm 2011. Hầu hết các quốc gia trong khu vực sẽ có vụ mùa bội thu nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi, đặc biệt là tại Brazil, Guyana, Paraguay và Venezuela. Trong khi đó, tại Bolivia, giá gạo thấp cộng với điều kiện thời tiết bất lợi đã khiến sản lượng gạo nước này được dự báo giảm 26%. Tại châu Đại dương, mặc dù điều kiện trồng không ổn định, nhưng Australia vẫn đạt được mức sản lượng kỷ lục hơn 10 tấn/ha. Ngoài ra, diện tích lúa gạo được mở rộng đã đưa sản lượng gạo nước này đạt mức kỷ lục kể từ năm 2002. Sản lượng gạo khu vực châu Phi giảm 1% trong năm 2014. Sự suy giảm này chủ yếu là do sản lượng tại Madagascar, nước sản xuất gạo lớn thứ 2 trong khu vực, giảm 21% vì thiếu mưa và nạn dịch châu chấu. Tình trạng tương tự cũng đang diễn ra tại Benin, Burkina Faso và Senegal. Tại châu Âu, sản lượng gạo giảm 9% do tình hình sản xuất tại một số nước trong khu vực giảm mạnh. Tại Italia, lượng mưa quá nhiều và nhiệt độ thấp trong mùa hè đã khiến cây lúa không phát triển. Còn tại Tây Ban Nha, giá gạo giảm đã khiến người nông dân thu hẹp diện tích trồng lúa. Tại Bắc Mỹ, sản lượng lúa gạo của Hoa Kỳ cũng được dự báo giảm 7% mặc dù năng suất đạt mức kỷ lục. 14
  23. 2.2.2.Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam + Sản lượng, diện tích lúa Bảng 2.3. Diện tích và sản lượng lúa các năm (2010-2013) Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) Trong đó Trong đó Năm Lúa Lúa Tổng Lúa Lúa Tổng Lúa Lúa Đông Đông Hè Thu Mùa Hè Thu Mùa Xuân Xuân 2010 7.489,4 3.085,9 2.436,0 1.967,5 40.005,6 19.216,8 11.686,1 9.102,7 2011 7.655,4 3.096,8 2.589,5 1.969,1 42.398,5 19.778,3 13.402,9 9.217,3 2012 7.761,2 3.124,3 2.659,1 1.977,8 43.737,8 20.291,9 13.958,0 9.487,9 2013 7.899,4 3.140,7 2.773,3 1.985,4 44.076,1 20.237,5 14.455,1 9.383,5 Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2013 Sản lượng lúa cả năm 2013 ước tính đạt 44,1 triệu tấn, tăng 338,3 nghìn tấn so với năm trước, trong đó diện tích gieo trồng ước tính đạt 7,9 triệu ha, tăng 138,7 nghìn ha, năng suất đạt 55,8 tạ/ha, giảm 0,6 tạ/ha. Diện tích gieo trồng lúa đông xuân năm 2013 đạt 3.140,7 nghìn ha, tăng 16,4 nghìn ha so với vụ đông xuân trước; sản lượng đạt 20,2 triệu tấn, giảm 54,4 nghìn tấn do năng suất đạt 64,4 tạ/ha, giảm 0,5 tạ/ha. Diện tích gieo trồng lúa hè thu đạt 2.146,9 nghìn ha, tăng 15,1 nghìn ha so với vụ trước; sản lượng đạt 11,2 triệu tấn, giảm 81,6 nghìn tấn do năng suất chỉ đạt 52,2 tạ/ha, giảm 0,8 tạ/ha. Diện tích gieo trồng lúa mùa đạt 1.985,4 nghìn ha, tăng 7,6 nghìn ha so với vụ mùa năm 2012. Tuy nhiên, sản lượng lúa mùa ước tính đạt gần 9,4 triệu tấn, giảm 104,4 nghìn tấn do năng suất chỉ đạt 47,3 tạ/ha, giảm 0,7 tạ/ha. Sản lượng lúa cả năm 2014 ước tính đạt gần 45 triệu tấn, tăng 955,2 nghìn tấn so với năm trước, chủ yếu do năng suất đạt 57,6 tạ/ha, tăng 1,9 tạ/ha. Trong sản lượng lúa cả năm, sản lượng lúa đông xuân đạt hơn 20,8 triệu tấn, tăng 780,8 nghìn tấn do năng suất đạt 66,9 tạ/ha, tăng 2,3 tạ/ha; sản lượng lúa hè thu đạt 14,5 triệu tấn, giảm 93,1 nghìn tấn; sản lượng lúa mùa ước tính đạt 9,6 triệu tấn, tăng 267,5 nghìn tấn. 15
  24. Bảng 2.4. Diện tích lúa các năm (2010-2013) phân theo địa phương ĐV: Nghìn tấn Năm 2010 2011 2012 2013 CẢ NƯỚC 7.489,4 7.655,4 7.761,2 7.899,4 Đồng bằng sông Hồng 1.150,1 1.144,5 1.138,7 1.130,7 Trung du và miền núi phía Bắc 666,4 670,9 678,0 688,8 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 1.214,1 1.228,8 1.236,4 1.230,2 Tây Nguyên 217,8 224,2 229,7 231,5 Kon Tum 22,4 22,6 23,3 23,4 Gia Lai 70,4 70,5 73,4 73,4 Đắk Lắk 80,1 84,5 87,4 90,6 Đắk Nông 11,1 12,3 12,3 12,6 Lâm Đồng 33,8 34,3 33,3 31,5 Đông Nam Bộ 295,1 293,1 294,4 280,3 Đồng bằng sông Cửu Long 3.945,9 4.093,9 4.184,0 4.337,9 Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2013 Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 9 tháng năm 2014 theo giá so sánh 2010 tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó nông nghiệp tăng 2,4%; lâm nghiệp tăng 6,1%; thuỷ sản tăng 6,5%. 16
  25. PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động sản xuất lúa tại phường Khánh Xuân, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 3.1.1. Địa điểm nghiên cứu Đề tài được tiến hành nghiên cứu cụ thể trên địa bàn phường Khánh Xuân, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 3.1.2. Thời gian nghiên cứu Thông tin số liệu sử dụng trong thời gian là 3 năm, từ năm 2012 - 2014 Thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu là 16/03/2015 đến 19/06/2015 3.1.3. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá tình hình sản xuất cây lúa các hộ nông dân trên địa bàn phường Khánh Xuân, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. - Xác định những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lúa trên địa bàn phường Khánh Xuân. - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất lúa và đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất tại phường Khánh Xuân, Tp Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 3.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.2.1. Điều kiện tự nhiên 3.2.1.1. Vị trí địa lý Phường Khánh Xuân nằm ở phía Tây Nam TP. Buôn Ma Thuột cách trung tâm thành phố 6km. Phường có tổng diện tích tự nhiên là 2.184 ha có vị trí địa lý như sau : - Phía Tây giáp với xã Hòa Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột. - Phía Đông giáp xã Ea Kao và phường Ea Tam, thành phố Buôn Ma Thuột. - Phía Bắc giáp với phường Thống Nhất, phường Tân Thành, Tp Buôn Ma Thuột và xã Ea Nuôl huyện Buôn Đôn. - Phía Nam giáp với xã Hòa Khánh, thành phố Buôn Ma Thuột. 17
  26. Phường Khánh Xuân được nối liền với trung tâm thành phố và các phường khác bởi hệ thống đường bộ nội thị, rất thuận lợi trong giao lưu kinh tế- xã hội, thương mại, dịch vụ, du lịch 3.1.1.2. Điều kiện khí hậu Khí hậu của phường mang tính chất của thành phố Buôn Ma Thuột, vừa chịu sử chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên. Hàng năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10, tập trung 90% lượng mưa cả năm, khí hậu ẩm và dịu mát; mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể, khí hậu mát và lạnh, độ ẩm thấp. - Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm 23-24 0C. Trong đó nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất 360C (tháng 3) và nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất là 15,10C (tháng 12). Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm cao (9 – 12 0C). Bình quân giờ chiếu sáng/năm là từ 1700-2400 giờ. - Chế độ ẩm trung bình năm 82,4%, ẩm độ trung bình mùa khô 79%, mùa mưa 87%. Độ ẩm trung bình tháng cao nhất 90% (tháng 9) và tháng thấp nhất là 71% (tháng 3). - Lượng mưa: Lượng mưa bình quân năm 1.773mm. Lượng mưa trung bình tháng cao nhất 610mm (tháng 9), lượng mưa trung bình tháng thấp nhất 3 – 4mm (tháng 2) Khí hậu phân thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11, lượng mưa trong mùa mưa chiếm 80-90% lượng mưa cả năm, mưa lớn và tập trung mưa nhiều nhất trong 3 tháng từ tháng 9 đến tháng 12. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm khoảng 10-20% cả năm, độ ẩm không khí thấp, lượng bốc thoát hơi nước trong mùa khô lớn. - Chế độ nắng: Số giờ nắng trung bình năm 2.738 giờ, tập trung nhiều nhất vào các tháng mùa khô nhất là vào tháng 1 – 3. Số giờ nắng trung bình ở các tháng mùa khô 256 giờ và ở các tháng mùa mưa là nhỏ hơn 200 giờ. - Chế độ gió: Mùa khô thường là gió Đông Bắc với tần suất 40-70% mùa mưa chủ yếu là gió Tây Nam với tần suất 85%. Tốc độ gió trung bình 5-6m/s, tốc độ gió cao nhất 17m/s. Không có bão, nhưng vẫn thường chịu ảnh hưởng trực tiếp của các cơn bão Nam trung Bộ, gây mưa to kéo dài. 18
  27. - Chế độ bốc hơi nước: Lượng nước bốc hơi nước bình quân năm 1.178mm. Lượng bốc hơi tháng lớn nhất 183mm (tháng 3) và thấp nhất là 45mm (tháng 9). Lượng nước bốc hơi chủ yếu tập trung vào mùa khô. 3.1.1.3. Địa hình Địa hình, địa mạo của phường Khánh Xuân nói chung là dốc thoải, bị chia cắt bởi các dòng suối, tương đối gồ ghề và có hướng nghiêng dần từ Đông Bắc sang Tây Nam, độ dốc từ 0,5 – 10%. Do địa hình không phức tạp, đất đai thuận lợi nên thảm thực vật xanh tốt quanh năm 3.1.1.4. Thủy văn Chế độ thuỷ văn của phường phụ thuộc vào hệ thống sông, suối, hồ trên địa bàn. Hầu hết các con suối có lưu vực nhỏ, độ dốc dòng chảy lớn, mực nước thay đổi theo mùa. Mưa mưa nước dâng cao (trong các trận mưa lớn hơn 100mm gây ngập úng cục bộ cho vùng ven suối, thời gian ngập trung bình 1 – 2 giờ), Mùa khô hầu hết các con suối đều cạn kiệt. Lưu lượng nước của các hồ trên địa bàn cũng thay đổi theo mùa, vào cuối mùa mưa nước lên cao cực đại, cuối mùa khô nước xuống cực tiểu (tháng 5). 3.2.2. Tài nguyên 3.2.2.1. Tài nguyên đất Đất đai phường Khánh Xuân đa dạng về thổ nhưỡng theo số liệu điều tra của các năm thì địa bàn phường đa phần là đất có thành phần cơ giới nặng gồm các nhóm đất chính sau: đất đỏ vàng, đất sét và đất bazan. Phường Khánh Xuân gồm có các loại đất sau: - Đất nâu đỏ phát triển trên đá mẹ bazan (Fk): phân bố chủ yếu ở phía Tây Bắc của phường, với diện tích khoảng 430 ha chiếm 20% tổng diện tích đất của phường. - Đất nâu vàng trên đá Macma bazơ (Fu): phân bố ở phía Đông phường Khánh Xuân, với diện tích 1329 ha, chiếm 61% tổng diện tích đất của phường. - Đất đen trên sản phẩm bồi tụ (Rk): phân bố ở phía Nam của phường, với diện tích 425ha, chiếm 19% tổng diện tích đất của phường. - Đất dốc tụ thung lũng là đất phân bố ở địa hình thấp, thành phần cơ giới nhẹ, tầng đất dày, giàu mùn, thích hợp với cây hàng năm. 19
  28. 61% 20% 19% Sơ đồ 3.1: Cơ cấu diện tích các loại đất 3.2.2.2. Tài nguyên nước Hệ thống sông suối Ea Knia và suối Ea Tam nguồn cung nước từ hồ Ea Kao. Nguồn nước trong phường chủ yếu dựa vào các hồ tự nhiên trong phường và các con suối, tuy nhiên lượng nước chảy này không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất của nhân dân mà dựa nhiều vào nguồn nước của hệ thống thủy lợi. Tài nguyên nước trên địa bàn phường có trữ lượng khá. Nguồn nước mặt dồi dào bởi hệ thống khe suối, đập chứa nước với trữ lượng tương đối lớn, tuy nhiên lại phụ thuộc theo mùa trong năm. Nguồn nước mặt của phường là nơi cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Nguồn nước ngầm khá phong phú, chất lượng nước tốt, vào mùa mưa trữ lượng nước nhiều và mùa khô bị hạ thấp độ sâu. Hiện nay nhân dân đã và đang khai thác sử dụng phục vụ sinh hoạt. 3.2.2.3. Tài nguyên rừng Lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp năm 2014 là 98 ha, trong đó diện tích có cây rừng 50 ha. 3.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 3.2.3.1. Tình hình dân số và lao động Phường có 15 tổ dân phố và 01 buôn dân tộc tại chỗ, có 134 tổ liên gia. Dân số trung bình năm 2014 là 25.315 người, gồm với 22.483 nhân khẩu, tổng số hộ 5.325 hộ, gồm 12 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó dân tộc Kinh có 4.448 hộ gồm 23.038 nhân khẩu, Êđê có 88 hộ gồm 566 nhân khẩu, các dân tộc khác là 78 hộ với 320 nhân khẩu sống rải rác ở các khu dân cư. 20
  29. 3.2.3.2. Lao động và việc làm Khánh Xuân tuy là phường nội thị nhưng lao động sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp khá lớn. Số người đang trong độ tuổi lao động là 11219 người, chiếm 48% tổng số nhân khẩu. Phần lớn lực lượng lao động đang làm trong lĩnh vực nông nghiệp ( chiếm trên 60% ), còn lại một bộ phận lao động đang làm ở một số ngành nghề tại địa phương như: sản xuất ống nước, cơ khí nhỏ Một bộ phận khác là các hộ kinh doanh các mặt hàng ăn uống, tạp hóa, phân bón. Công tác xóa đói giảm nghèo được chú trọng, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, bằng nhiều biện pháp ( vay vốn ưu đãi, hỗ trợ giống, ứng phân bón trả chậm, hướng dẫn và chuyển giao kĩ thuật canh tác, các đoàn thể của phường đều có chương trình cụ thể về xóa đói giảm nghèo trong hội viên, đoàn viên ).Nên số hộ đói, nghèo ngày càng giảm, hiện nay toàn phường còn 512 hộ nghèo. Nhìn chung lực lượng lao động của phường chưa được đào tạo cơ bản , chủ yếu làm việc theo kinh nghiệm. Do vậy, khả năng tiếp thu công nghệ mới vào sản xuất còn hạn chế. 3.2.3.3. Tình hình phân bổ và sử dụng đất trên địa bàn phường Khánh Xuân Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của phường Khánh Xuân năm 2014 Bình quân/hộ Loại đất Diện tích (ha) Tỉ lệ(%) (m2/hộ) Đất nông nghiệp 1.637,7 74,9 3.075,4 Đất chuyên dùng 323,1 14,8 606,8 Đất ở 128,1 5,9 240,6 Đất chưa sử dụng 95,1 4,4 178,6 Tổng diện tích đất 2.184 100 Nguồn: Hội nông dân phường Khánh Xuân Diện tích đất nông nghiệp của phường mặc dù chiếm tới 74,9% song chỉ có 1.637,7 ha, bình quân 3.075,4 ha/hộ, như vậy ta thấy diện tích đất nông nghiệp của phường khá thấp không đáp ứng được nhu cầu mở rộng sản xuất của các hộ trên địa bàn phường. Diện tích đất chuyên dùng chiếm 14,8% bình quân 606,8 m2/ hộ so với các địa bàn khác trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột thì là khá thấp. Diện tích đất ở mặc dù chỉ chiếm 5,9% nhưng là khá cao bình quân mỗi hộ có 240,6m 2. Diện tích đất chưa sử dụng là 95,1 ha tuy nhiên đây là diện tích các suối tự nhiên và diện tích đất đồi núi rất khó cải tạo để đưa vào sử dụng. 21
  30. 3.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của phường Khánh Xuân, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 3.3.1. Cơ sở hạ tầng Hệ thống giao thông Số km đường bộ: 39,2km + Xây dựng cơ bản: Hoàn thành xây dựng công trình và đưa vào sử dụng đập Cây Rướng; đường trục chính tổ dân phố 12; một phần tường rào và nhà để xe của UBND phường. Đang tập trung thi công công trình đường giao thông tại TDP14 (2 trục) và đường giao thông liên tổ 2-3-5. Tiếp tục triển khai và thực hiện có hiệu quả Công văn số 1365/UBND-KT, ngày 06/8/2014 của UBND Thành phố Buôn Ma Thuột về việc triển khai xây dựng đường giao thông liên tổ liên gia trên địa bàn phường Khánh Xuân theo hình thức Nhà nước hỗ trợ xi măng đã vận động nhân dân đóng góp kinh phí và ngày công làm được 32.625 mét đường. Đến nay thành phố đã hỗ trợ cho phường 990 tấn xi măng làm 8.450 mét đường, số còn lại chờ Thành phố cấp tiếp xi măng. Hệ thống thủy lợi Hệ thống thủy lợi của phường được xây dựng khá tốt với 5 hồ đập thủy lợi, tuy nhiên các hồ đập này quy mô nhỏ, lượng nước trữ khá thấp. Tổng diện tích kênh mương của phường 5.040m tuy nhiên đã có nhiều đoạn bị sạt lở cần phải được sửa chữa lại. Hệ thống dẫn nước của phường chủ yếu phục vụ sản xuất là ở các kênh dẫn nước N 2, N 4 dài khoảng 6,6 km. Ngoài ra phường còn có hệ thống hồ đập như. Hệ thống sông suối Ea Knia và suối Ea Tam, hệ thống hồ đập: có hồ Thống Nhất, hồ Đồi Thông, đập Giò Gà và hệ thống thoát nước ở các rãnh ven đường phố. Điện, trường học, trạm y tế Có 04 trường mẫu giáo, 04 trường tiểu học và 04 trường trung học. Trạm y tế phường, số 180 Phan Huy Chú, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk. Huy động 100% trẻ em đến độ tuổi đến trường. Tổng số học sinh đầu năm học 2013 – 2014 có 4.344 em, duy trì đến cuối năm học 4.305 em (bằng 99,10%) Đội ngũ giáo viên và nhân viên ở 3 cấp học có 271 người ( trong đó cán bộ giáo viên là 230 người), có 148/230 người có trình độ trên chuẩn đạt 64,34 % số còn lại đều đạt chuẩn theo quy định. 22
  31. Năm học 2014-2015 toàn phường có 4220 em. Trong đó bậc Mầm non là 824 cháu, bậc Tiểu học là 2000 em, bậc Trung học cơ sở là 1396 em 3.3.2. Thực trạng sản xuất nông nghiệp Mặc dù phường đã có những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tuy nhiên nhìn chung nền kinh tế của phường vẫn còn chậm phát triển so với các địa bàn khác trong thành phố Buôn Ma Thuột. Người dân chủ yếu sống bằng nghề nông (chiếm 70% dân số) nhưng diện tích đất canh tác ít, bình quân mỗi nhân khẩu chỉ có 1.000 m2 đất canh tác, chủ yếu là trồng lúa nước và cà phê, các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ còn chậm phát triển. Nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu của phường, 70% dân số chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Nhờ có những điều kiện thuận lợi, cùng với công tác khuyến nông của phường hoạt động có hiệu quả nên nền nông nghiệp của phường khá phát triển. Tuy nhiên do quy mô sản xuất nhỏ, lại thiếu lao động có trình độ chuyên môn, phương pháp canh tác nên chưa đạt hiệu quả cao. Theo báo cáo của Ủy Ban Nhân Dân phường Khánh Xuân năm 2014 cơ cấu diện tích các loại cây trồng như sau: Bảng 3.2. Cơ cấu diện tích các loại cây trồng năm 2014. Diện tích Sản Loại cây Năng suất (tạ/ha) (ha) lượng(tấn) Lúa vụ 1 399 0,62 2.481 Lúa vụ 2 254 0,58 1.473,2 Hoa màu 161 - - Ngô 150 0,53 829,5 Đậu các loại 24 0,13 29,52 Cây chất bột lấy củ 10 - - Cây cà phê 426 0,21 894,6 Cây tiêu 42 0,19 79,8 Cây điều 44 0,24 105,6 Tổng diện tích gieo trồng 1.256,5 Nguồn: Hội nông dân phường Khánh Xuân + Cơ cấu sử dụng đất tại phường Khánh Xuân Tổng diện tích tự nhiên của phường 2.184 ha, cơ cấu các loại đất như sau: 23
  32. - Diện tích đất nông nghiệp 1.637,14 ha. Chiếm 74,96%. - Diện tích đất phi nông nghiệp 541,32 ha. Chiếm 24,79%. - Diện tích đất chưa sử dụng 95,1 ha. Chiếm 74,96% Nguồn: Hội nông dân phường Khánh Xuân Sơ đồ 3.2. Cơ cấu sử dụng đất tại phường Khánh Xuân Diện tích cà phê, lúa nước, ngô, rau, điều chiếm diện tích cao nhất và đây là 5 loại cây đang được chú trọng hiện nay nhất là cây rau. Trong một vài năm trở lại đây do giá cà phê trên thị trường giảm nên phường đã mạnh dạn giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng đặc biệt là chuyển đổi mạnh từ các diện tích cà phê không hiệu quả sang trồng điều, tiêu và rau. Diện tích lúa là lớn nhất đối với cơ cấu cây lương thực nhưng các hộ sản xuất chủ yếu để tiêu dùng trong gia đình. Diện tích các loại cây còn lại chủ yếu trồng quy mô nhỏ, lẻ tẻ phục vụ cho tiêu dùng tại chỗ. a) Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Diện tích đất nông nghiệp toàn phường là 1.637,14 ha, được phân bố như sau : - Đất trồng cây hàng năm là 492,11 ha, chiếm 22,53 % diện tích đất nông nghiệp. Trong đó : đất ruộng lúa – lúa màu 277,39 ha. Đất trồng cây hàng năm khác 214,72 ha, chiếm 9,83 % đất cây hàng năm. - Đất trồng cây lâu năm là 1.065,06 ha, chiếm 48,77 % diện tích đất nông nghiệp. Trong đó toàn bộ là diện tích đất trồng cây công nghiệp lâu năm. - Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản 26,49 ha, chiếm 01,21 % diện tích đất nông nghiệp, trong đó toàn bộ diện tích được sử dụng nuôi cá. Nhìn chung, đất nông nghiệp của phường đã được đưa vào sử dụng tương đối hợp lý và hầu hết đã giao cho các hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài. 24
  33. Tuy nhiên cần chú ý đến cải tạo diện tích đất trồng cây cà phê kém hiệu quả ở những khu vực thiếu thốn nguồn nước tưới, có khả năng chuyển thành vùng chuyên màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao. - Diện tích đất lâm nghiệp có 98 ha trong đó 50,39 ha đất rừng sản xuất, chiếm 2,31 % diện tích đất tự nhiên. b) Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp Diện tích đất phi nông nghiệp toàn phường là 541,32 ha, được phân bố như sau: - Diện tích đất ở đô thị có 128,09 ha, chiếm 5,87 % tổng diện tích đất tự nhiên. Bình quân diện tích đất mỗi hộ là 244m 2. Diện tích đất ở nằm tập trung thành khu vực, có một số nằm ven các trục đường giao thông. Việc bố trí đất ở tập trung như vậy thuận lợi cho việc quản lý, sản xuất và phát triển cơ sở hạ tầng. - Diện tích đất chuyên dùng có 323,13ha chiếm 14,08%, bao gồm : + Đất trụ sở cơ quan công trình công nghiệp 31,80 ha + Đất quốc phòng 9,20 ha + Đất an ninh 0,09 ha + Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 25,26 ha + Đất công cộng 285,55 ha, chiếm 88,37 % diện tích đất chuyên dùng.trong đó: Đất giao thông 254,16 ha, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong đất chuyên dùng (chiếm 50,48%), trong đó các trục tuyến trọng điểm là quốc lộ 14, các tuyến liên xã, phường ; Đất thủy lợi với diện tích 15 ha, trong đó đất kênh mương 13,50 ha, đất đê đập là 1,50 ha. - Đất tôn giáo tín ngưỡng 5,84 ha chiếm 1,08 % diện tích đất phi nông nghiệp - Đất nghĩa trang, nghĩa địa 12,66 ha chiếm 2,34 % diện tích đất phi nông nghiệp - Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng có diện tích 71,96 ha, chiếm 13,29 % diện tích đất phi nông nghiệp. Trong đó diện tích đất sông ngòi, kênh rạch, suối chiếm 37,38 ha; đất có mặt nước chuyên dùng là 34,58 ha. c) Đất chưa sử dụng Đất chưa sử dụng có 95,1 ha, chiếm 0,25 % diện tích đất tự nhiên, trong đó chủ yếu là diện tích đất bằng chưa sử dụng 95,1 ha. Nhìn chung đất đai của phường đã được đưa vào sử dụng cho các mục đích khác nhau. Để sử dụng đất đai có hiệu quả hơn, vấn đề đặt ra không phải chỉ mở rộng diện tích mà phải thay đổi các mục đích sử dụng đất một cách hợp lý, thay đổi cơ cấu kinh tế. 25
  34. 3.3.3. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Hoạt động tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ tại địa phương đã có những bước phát triển đáng kể, nhiều loại hình dịch vụ đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn phường kể cả trong sản xuất và sinh hoạt. Tổng số hộ tham gia trên lĩnh vực này là từ 460 đến 567 hộ, tổng doanh thu thương mại dịch vụ và bán lẻ hàng hóa đạt từ 30 đến 35 tỷ đồng/tháng. Tuy nhiên, một số hộ kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ gặp nhiều khó khăn do sức mua hạn chế. Trên địa bàn phường cũng có một số hộ gia đình mở các xưởng cơ khí, các xưởng chế biến gỗ tuy nhiên nhìn chung ngành công nghiệp ở phường còn kém phát triển. Về thương mại trên địa bàn ngoài một số của hàng đại lí buôn bán vật liệu xây dựng, thu mua nông sản, hàng hóa có quy mô khá lớn còn lại hầu hết là các của hàng buôn bán với quy mô nhỏ của các gia đình. Song xét thực tế trên lĩnh vực này phường vẫn chưa phát huy hết tiềm năng hiện có, số lượng và quy mô ngành hàng chưa ngang tầm được với các khu vực trung tâm thành phố. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp: Các số liệu về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội, tình hình sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất lúa nói riêng và các số liệu về năng suất, sản lượng, diện tích lúa qua các năm 2012-2014 được thu thập từ Uỷ Ban Nhân Dân phường Khánh Xuân, Tp Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, cơ sở thông tin thu thập từ đài, báo và internet các phương tiện thông tin đại chúng. - Số liệu sơ cấp: Dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, dùng bảng câu hỏi phỏng vấn soạn sẵn sử dụng phỏng vấn trực tiếp 50 hộ nông dân trồng lúa trên địa bàn nghiên cứu. Vì theo nguyên lí thống kê trên 30 mẫu thì đã có ý nghĩa về mặt thống kê. Phương pháp chọn hộ điều tra: Tổng số hộ sản xuất lúa của 5 tổ dân phố: TDP 6, 7, 12, 13, 15 trong đó chọn ra những hộ có diện tích lớn hơn 0,08 ha. Số lượng hộ phỏng vấn được thống kê ở bảng 3.3. 26
  35. Bảng 3.3. Số hộ sản xuất lúa được điều tra phỏng vấn Tổng số hộ sản xuất lúa Tổ dân phố Số hộ phỏng vấn Số lượng hộ Tỷ lệ % TDP 6 90 22% 8 TDP 7 70 17% 6 TDP 12 100 25% 16 TDP 13 204 51% 15 TDP 15 80 20% 5 TỔNG 401 100% 50 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra * Nội dung phỏng vấn bao gồm:  Thông tin tổng quát về đặc điểm nguồn lực sản xuất của hộ trồng lúa (về trình độ học vấn, tổ chức sản xuất, đất đai, lao động, vốn, ứng dụng khoa học kĩ thuật )  Các khoản mục, chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả sản xuất (chi phí, thu nhập ) Thị trường đầu vào, các hoạt động hỗ trợ đầu ra trong quá trình sản xuất, tiêu thụ.  Một số nhận định của người nông dân về những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ. 3.4.2. Phương pháp xử lí số liệu và thông tin - Phương pháp thống kê mô tả: Đề tài sử sụng phương pháp trung bình số học đơn giản, tỷ lệ phần trăm (%) để phân tích thực trạng sản xuất lúa của các hộ gồm các nguồn lực có sẵn như diện tích sản xuất, tổ chức sản xuất, nguồn lực lao động; các chỉ tiêu kinh tế như chi phí, thu nhập - Hồi quy tuyến tính: + Hàm sản xuất: Ln Y = Ln A + α Ln X1 + β Ln X2 Trong đó: Ln Y là sản lượng lúa A là hệ số tự do Ln X1 là diện tích đất sản xuất Ln X2 là tổng chi phí sản xuất 27
  36. - Phương pháp phân tích ma trận SWOT: Được sử dụng để phân tích mục tiêu nghiên cứu những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong quá trính sản xuất lúa. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những thuận lợi, cơ hội ; đồng thời khắc phục những khó khăn, thách thức để nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nông dân trồng lúa của phường Khánh Xuân, tỉnh Đắk Lắk. - Phương pháp phân tổ Dựa trên quy mô diện tích trồng lúa của nông dân tại phường Khánh Xuân, tỉnh Đắk Lắk để tiến hành phân loại hộ thành 3 nhóm: + Nhóm 1: Gồm những hộ có diện tích trồng lúa < 0,5ha. + Nhóm 2: Gồm những hộ có diện tích trồng lúa từ 0,5ha-1ha. + Nhóm 3: Gồm những hộ có diện tích trồng lúa từ 1ha trở lên. Bảng 3.4. Phân loại các nhóm hộ theo quy mô đất đai Loại nhóm Số lượng Tỉ lệ (%) Nhóm 1 35 70 Nhóm 2 11 22 Nhóm 3 4 8 Tổng 50 100 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra Nhóm 1 bao gồm 35 hộ chiếm tỉ lệ cao nhất 70% là những nhóm hộ có diện tích trồng lúa nhỏ hơn 0,5 ha. Nhóm 2 bao gồm 11 hộ chiếm tỉ lệ 22% là những nhóm hộ có diện tích trồng lúa từ 0,5 ha - 0,9 ha. Nhóm 3 bao gồm 4 hộ chiếm tỉ lệ thấp nhất 8% là những nhóm hộ có diện tích trồng lúa từ 1 ha trở lên. 3.4.3. Các chỉ tiêu tính toán - Giá trị sản xuất (GO): là giá trị tính bằng tiền của sản phẩm lúa tính trên một đơn vị diện tích. GO = ∑Q*P Trong đó: Q : là khối lượng sản phẩm (kg) P : là đơn giá sản phẩm (1000đ) - Thu nhập: là số tiền mà người sản xuất thu được sau khi bán sản phẩm. Thu nhập = Sản lượng * Đơn giá 28
  37. -Tổng chi phí: là tất cả các khoản đầu tư mà nông hộ bỏ ra trong quá trình sản suất và thu hoạch. Bao gồm: chi phí giống, phân bón, thuốc hóa học, chi phí thuê lao động, chi phí vận chuyển, chi phí nguyên liệu, năng lượng trong sản xuất, chi phí thu hoạch - Thu nhập ròng: là khoảng cách chênh lệch giữa thu nhập và tổng chi phí. Thu nhập ròng = Thu nhập – Tổng chi phí - Lao động gia đình: là số ngày công lao động mà người trực tiếp sản xuất bỏ ra để chăm sóc cho cây trồng vật nuôi. Lao động gia đình được tính bằng đơn vị ngày công ( mỗi ngày công được tính là 8 giờ lao động). Khấu hao tài sản cố định bao gồm khấu hao các loại máy móc, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, sử dụng theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Khấu tài sản cố định = Nguyên giá / Số năm sử dụng Tổng chi phí = Chi phí lao động + Chi phí vật tư nông nghiệp + Chi phí khác +Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất D - Hiệu quả sử dụng đất: H = C Trong đó H là hệ số sử dụng đất D là diện tích gieo trồng C là diện tích canh tác - Hiệu quả kinh tế, ta so sánh các chỉ số sau: - Thu nhập trên chi phí (TN/CP): Tỷ số này phản ánh một đồng chi phí đầu tư thì chủ thể đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập. Nếu chỉ số TN/CP nhỏ hơn 1 thì người sản xuất sẽ bị lỗ, nếu TN/CP bằng 1 thì hòa vốn, TN/CP lớn hơn 1 người sản xuất mới có lời. Thu nhập TN/CP = Chi phí - Thu nhập ròng trên chi phí (TNR/CP): Tỷ số này phản ánh 1 đồng chi phí bỏ ra thì chủ thể đầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu TNR/CP là số dương thì người sản xuất sẽ có lời, chỉ số này càng lớn càng tốt. Thu nhập ròng TNR/CP = Chi phí 29
  38. - Thu nhập ròng trên thu nhập (TNR/TN): Thể hiện trong một đồng thu nhập có bao nhiêu đồng lợi nhuận, nó phản ánh mức lợi nhuận so với tổng thu nhập. Thu nhập ròng TNR/TN = Thu nhập - Thu nhập ròng trên ngày công lao động (TNR/NC): Chỉ tiêu này phản ánh trong một ngày công lao động của người trực tiếp sản xuất tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi trừ đi tổng chi phí trên một ngày công. Thu nhập ròng TNR/NC = Số ngày công lao động gia đình - Thu nhập ròng trên ngày (TNR/Ngày): Chỉ tiêu này phản ánh trong một ngày sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập ròng. Số ngày là khoảng thời gian của chu kì sản xuất. Đa số nông dân trong vùng đều sống bằng nghề sản xuất lúa nên chỉ tiêu này phản ánh mức thu nhập của nông hộ, chỉ tiêu này phụ thuộc vào yếu tố: hiệu quả sản xuất, diện tích đất sản xuất. Thu nhập ròng TNR/Ngày = Ngày 30
  39. PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đánh giá tình hình sản xuất lúa ở phường Khánh Xuân, Tp Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 4.1.1. Khái quát tình hình sản xuất lúa của phường Khánh Xuân, Tp Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 4.1.1.1. Nhân khẩu và lao động Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng số nhân khẩu bình quân của các hộ thuộc nhóm 2 là 51 khẩu chiếm 24%. Trong đó, số nhân khẩu cao nhất thuộc nhóm 1 là 147 khẩu chiếm 68%, thấp nhất là nhóm 3 là khẩu chiếm 9%. Bảng 4.1. Nhân khẩu, lao động của các nông hộ Nhóm hộ Chỉ tiêu ĐVT Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Số hộ Hộ 35 11 4 Tỷ lệ % 68 24 9 Số nhân khẩu Khẩu 147 51 19 Số nhân khẩu BQ Khẩu 4,20 4,64 4,75 Số lao động Người 80 35 11 Số lao động BQ Người 2,29 3,18 2,75 Số nhân khẩu/lao động Khẩu 1,84 1,46 1,73 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra Qua bảng 4.1 ta có thể nhận xét: Số nhân khẩu BQ/hộ giảm dần theo nhóm hộ từ các hộ cao nhất bao gồm các hộ thuộc nhóm I đến nhóm hộ thấp nhất nhóm 3. Số lao động trong một hộ thể hiện lực lượng sản xuất chính của hộ. Lao động bình quân của nhóm 2 cao nhất, nhóm hộ này có số nhân khẩu lớn và nằm trong độ tuổi lao động nhiều, thế nhưng các nhóm hộ này lại thiếu đất, vốn và tư liệu sản xuất. Số nhân khẩu/lao động là số lao động ăn theo của các nhóm hộ. Nhóm 2 có số nhân khẩu ăn theo thấp nhất, nhóm 3 có số khẩu ăn theo cũng khá cao điều này cũng không có gì đáng kể vì nhóm hộ này có tiềm năng về đất đai và tư liệu sản xuất thêm vào đó số lao động của nhóm hộ này cũng cao, nhóm 1 có số khẩu ăn 31
  40. theo cao nhất điều này là vấn đề khó khăn rất lớn, do họ đã ít đất tiềm năng kinh tế thấp mà còn phải nuôi thêm nhiều người hơn. Tỷ lệ ăn theo quá cao là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh tế khó khăn. 4.1.1.2. Trình độ học vấn Trình độ văn hóa trung bình của các hộ là học cấp 2. Trong đó, trình độ cao nhất là đại học 6%, số người không đi học chiếm 4% và đa số là học cấp 1. Bảng 4.2. Trình độ học vấn Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Cấp Số lượng Tỉ lệ Số lượng Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % hộ % hộ hộ Không đi học 1 2,9% 0 0% 0 0% Cấp 1 5 14,3% 3 27,3% 1 25,0% Cấp 2 13 37,1% 2 18,2% 1 25,0% Cấp 3 14 40,0% 4 36,4% 2 50,0% Đại học 2 5,7% 2 18,2% 0 0% Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra Trình độ học vấn trung bình của các hộ là học cấp 2 trong đó nhóm 1 là 5 người, nhóm 2 là 2 người và nhóm 3 là là 1 người số % lần lượt là: 37,1%, 18,2% và 25%. Trình độ học vấn cao nhất là đại học 4 người nằm trong nhóm 1 và 2 chiếm lần lượt 5,7%, 18,2% số người không đi học chiếm 2,9% thuộc nhóm 1 và đa số là học cấp 1, cấp 2 rồi nghỉ học. Nguyên nhân là vì gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp đi học hoặc do nghỉ học đi làm sớm, một số người vì không muốn tiếp tục đi học Nhìn chung, trình độ học vấn của các hộ tại địa bàn nghiên cứu là không cao, đa số là người dân chỉ học đến cấp 1 và cấp 2 rồi đi làm, không tiếp tục đi học nữa. 4.1.1.3. Nguồn lực đất đai Nhìn chung, tổng diện tích đất của các hộ đều dùng toàn bộ để sản xuất nông nghiệp trong đó trồng lúa là chủ yếu. Qua điều tra các mẫu phỏng vấn thì có một số hộ là có diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng vì họ tập trung đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, mua đất để tích lũy lại đất cho con cái. 32
  41. Bảng 4.3: Tình hình sử dụng đất của các nhóm hộ ĐVT: ha Nhóm hộ Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Chỉ tiêu DTBQ/ Tỉ lệ DTBQ/ Tỉ lệ DTBQ/ Tỉ lệ Hộ (%) Hộ (%) Hộ (%) Diện tích đất 0,19 11,38 0,69 40,55 1,48 76,62 sản xuất lúa Diện tích cây 1,51 88,62 1,01 59,45 0,45 23,38 khác Tổng diện tích 1,70 100 1,70 100 1,93 100 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra Nhìn chung tổng diện tích đất tương đối nhiều nhóm 1 và nhóm 2 với tổng diện tích đất bình quân trên hộ là 1,7 ha. Nhóm 3 thì cao hơn so với 2 nhóm còn lại với tổng diện tích bình quân trên hộ là 1,93 ha, trong định hướng tương lai người dân vẫn tiếp tục sản xuất lúa để đảm bảo lương thực cho cuộc sống và không có ý định chuyển sang ngành nghề khác. 4.1.1.4. Kinh nghiệm sản xuất Trồng lúa là một ngành nghề có từ lâu nên hầu như các nông dân họ biết làm ruộng từ lúc trẻ, do đó họ đã tích lũy kinh nghiệm từ rất nhiều năm kinh nghiệm. Cụ thể được trình bày qua bảng 4.4: Bảng 4.4. Kinh nghiệm sản xuất lúa Nhóm hộ Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Phân loại Số lượng Số lượng Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % Tỉ lệ % hộ hộ hộ Trên 10 6 17,1% 7 63,6% 1 25,0% Từ 10-20 13 37,1% 2 18,2% 2 50,0% Từ 20-30 14 40,0% 1 9,1% 1 25,0% Từ 30-40 2 5,7% 0 0% 0 0% Trên 40 0 0% 1 9,1% 0 0% Tổng 35 100 11 100 4 100 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra 33
  42. Qua bảng 4.4 ta thấy rằng: - Nhóm hộ 1 với số hộ nông dân với kinh nghiệm sản xuất với số năm từ 10- 20 năm và số năm kinh nghiệm từ 20-30 năm chiếm lần lượt là 37,1% và 40% trong tổng số 35 hộ. - Nhóm hộ 2 với số hộ nông dân với kinh nghiệm sản xuất với số năm trên 10 năm chiếm 63,6% trong tổng số 35 hộ. - Nhóm hộ 3 với số hộ nông dân với kinh nghiệm sản xuất với số năm trên 10 năm, từ 20-30 năm và số năm kinh nghiệm từ 10-20 năm chiếm chủ yếu lần lượt là 25%, 50% và 25%. Trong tổng số 50 mẫu điều tra về kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp của các hộ thì kinh nghiệm sản xuất cao nhất là từ 30 năm trở xuống năm, thấp nhất là những người có số năm kinh nghiệm trên 40 năm chiếm tổng số 9,1% trong cả 3 nhóm hộ. 4.1.1.5. Tình hình trang bị máy móc thiết Lao động của con người thông qua công cụ lao động, các phương tiện tác động đến quá trình sản xuất Bảng 4.5. Máy móc thiết bị của các hộ điều tra ĐVT: 1000 đồng Tỷ lệ hộ Khấu hao BQ (cái), chiếc/ hộ Giá trị BQ Chỉ tiêu trang bị (%) BQ Sân phơi 0,59 59 1.525,00 206,25 Máy xay xát 0,05 5 8.729,25 590,98 Bình phun thuốc 1 100 577,50 217,75 Máy cày 0,08 8 1.220,00 481,33 Khác 0,25 25 5.625,00 281,25 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra Qua bảng 4.5 ta thấy ở các hộ trồng lúa có máy móc thiết bị chủ yếu là: sân phơi, máy xay xát, bình phun thuốc, máy cày và khác. Trong đó chỉ có bình phun thuốc là có số bình quân trên mỗi hộ là 1 chiếc/hộ điều này nói lên rằng 100% các hộ trồng lúa đều có bình phun thuốc , về sân phơi có số bình quân 0,59 cái/ hộ tức là có 59% các hộ sản xuất lúa có sân để phơi lúa. Còn lại người nông dân thì không phơi lúa được trên sân mà đưa đi sấy hoặc phơi nền đất trên bạt. Máy cày, máy xay 34
  43. xát có bình quân chung là 0,08 và 0,05 cái trên hộ tức là có 8%, 5% hộ có xe máy cày, máy xay xát còn lại phải thuê khi thu hoạch lúa, vì bà con nông dân ở đây còn gặp nhiều khó khăn chưa có điều kiện để mua sắm thiết bị máy móc phục vụ sản xuất lúa. Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra Biểu đồ 4.1: Máy móc thiết bị của các hộ điều tra Xét giá trị bình quân của mỗi hộ thì các máy móc thiết bị sản xuất lúa chủ yếu thì giá trị bình quân lớn nhất là máy xay xát với giá trị 8.729,25 ngàn đồng, tiếp đó là giá trị bình quân của các thiết bị máy móc phục vụ cho các hoạt động sản xuất khác với giá trị 5,625 ngàn đồng. Về khấu hao bình quân mỗi hộ mỗi năm lại phải trích khấu hao cho máy móc thiết bị: cao nhất vẫn là máy xay xát với 590,98 ngàn đồng, tiếp theo là máy cày với mức khấu hao hàng năm là 481,33 ngàn đồng và thấp nhất là sân phơi với khâu hao chỉ 206,25 ngàn đồng. Như vậy, về tình hình máy móc thiết bị phục vụ sản suất lúa thì đa phần các hộ đều đầu tư khá đầy đủ tuy nhiên một số thiết bị vẫn chưa có giá trị cao máy móc đã cũ làm cho mức khấu hao tăng mỗi năm cần thay mới thiết bị. 4.1.1.6. Khoa học kỹ thuật Trong những năm gần đây quá trình sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng đã và đang chuyển sang giai đoạn mới đó là sản xuất phải gắn liền với khoa học kỹ thuật, nhằm nâng cao chất lượng nông sản, tăng năng suất, tăng hiệu quả sản xuất và cải thiện môi trường của cộng đồng. 35
  44. Bảng 4.6. Mức độ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất Không áp dụng Áp dụng Chỉ tiêu Số lượng hộ Tỉ lệ % Số lượng hộ Tỉ lệ % Giống mới 7 14,0% 43 86,0% 3 giảm 3 tăng 12 24,0% 38 76,0% Sạ hàng 41 82,0% 9 18,0% Phòng trừ sâu hại 10 20,0% 40 80,0% tổng hợp (IBM) Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra Qua kết quả khảo sát 50 hộ trên địa bàn nghiên cứu, các hộ cho thấy hầu hết các hộ đều áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa: Giống mới, sạ hàng, cơ giới hóa, 3 giảm 3 tăng. Mô hình ba giảm – ba tăng được các nông hộ rất quan tâm vì hiện nay trước áp lực tăng giá của các nguồn lực đầu vào như: phân bón, thuốc trừ sâu, nhiên liệu và mô hình này vừa giúp họ tiết kiệm được một số chi phí sản xuất mà lại còn tăng năng suất. Trong các mô hình được ứng dụng như trên thì mô hình giống mới được sử dụng nhiều nhất 43 hộ chiếm tỉ lệ 86% và mô hình phòng trừ sâu hại tổng hợp (IBM) với tổng số hộ 40 hộ với tỉ lệ 80%. Mô hình giống mới được áp dụng nhiều nhất theo ý kiến của người sản xuất cho biết thì hiện nay thời tiết thay đổi thất thường khiến một số loại sâu bệnh hại phát triển mạnh và lan nhanh trên các cánh đồng ruộng trên địa bàn phường. Qua đó để đạt được năng suất và có thu nhập thì phải thay đổi giống mới kháng sâu, bệnh là chính mà còn cho năng suất cao chất lượng tốt bán giá thành cao. Còn lại là sạ hàng có 9 hộ áp dụng chiếm 18% mô hình này vẫn áp dụng chưa cao vì đòi hỏi phải đáp ứng đủ các điều kiện về độ bằng phẳng của mặt ruộng cũng như nguồn nước tưới tiêu. 4.1.1.7. Lịch thời vụ Vụ Đông Xuân: Thời gian gieo trồng vụ Đông Xuân ở phường không đồng loạt, thường gieo trồng vào tháng 11, kéo dài đến giữa tháng 12 và thu hoạch trong khoảng tháng 3. 36
  45. Vụ Hè Thu: bắt đầu vào khoảng cuối tháng 4 và đầu tháng 5 thu hoạch vào khoảng tháng 7 tháng 8 sau đó cho đất nghỉ rồi tiếp tục gieo trồng vào tháng 11 của năm sau. Bảng 4.7. Lịch thời vụ Tháng 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 Vụ Đông T G Xuân H T Vụ Hè G T Thu T H Trong đó: GT: gieo trồng, TH: thu hoạch. Giai đoạn gieo trồng Thời vụ gieo trồng rất quan trọng, xuống giống đúng thời vụ giúp cây lúa tránh được một số dịch hại nguy hiểm như: bù lạch, rầy trắng, bệnh vàng lá lúa Thời tiết thuận lợi giúp cây lúa phát triển tốt cho năng suất cao. Giai đoạn thu hoạch - Cắt, suốt lúa: theo số liệu điều tra của các hộ trong địa bàn nghiên cứu thì khâu cắt, suốt lúa được người nông dân áp dụng dưới 2 hình thức: cắt, suốt theo kiểu truyền thống thường thì mất nhiều công lao động hơn tuy nhiên họ lại cho rằng tự mình có thể chủ động hơn trong công đoạn thu hoạch lúa. Đồng thời cắt gặt thủ công có thể lấy được sản phẩm phụ 78%-80% rơm rạ cung cấp thức ăn cho trâu, bò. Đặc biệt là khắc phục những hạn chế của máy cắt đập liên hợp ở những bãi ruộng sình lầy. Công cắt, gặt, vác lúa khá cao 150 nghìn đồng/1 ngày công, thông thường trên 1 sào họ phải chi trả cho 5 công. Trong khi đó giá của thuê máy liên hợp rẻ hơn nhiều chỉ với 1100 nghìn đồng/1 sào lúa. 37
  46. 4.1.1.8. Tình hình vay vốn của các hộ sản xuất lúa Bảng 4.8. Tình hình vay vốn của các hộ sản xuất lúa Đơn vị tính: 1000đ Nhóm hộ So sánh (lần) Nhóm 1/ Nhóm 3/ Nhóm 3/ Nguồn vốn Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 2 Nhóm 1 Nhóm 2 NHTM 8.728,57 909,09 17.500 NHCS 2.714,29 10.909,09 2.550 1,15 2,57 2,94 Tư nhân 2.200 909,09 1.5000 BQ 13.642,86 11.909,09 35.050 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra 40000 35000 30000 25000 20000 15000 10000 5000 0 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm hộ NHTM NHCS Tư nhân BQ Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Biểu đồ 4.2: Vay vốn của các hộ sản xuất lúa Từ bảng 4.8 trên ta có nhận xét: Các nhóm hộ có nguồn vốn vay đa dạng: NHTM, NHCS, tư nhân mỗi hộ có một mức vay vốn khác nhau tùy theo tiềm lực của mỗi gia đình thì có mức vay khác nhau. Các hộ thuộc nhóm 3 có mức vay bình quân là lớn nhất trong 3 nhóm hộ trên với tổng số vốn vay là 35.050 nghìn đồng/năm, lớn gấp 2,57 lần so với các hộ nhóm 1 và gấp 2,94 lần so với các hộ thuộc nhóm 2. Trong đó vay chủ yếu từ ngân hàng thương mại (17500 nghìn đồng/năm). Nhóm hộ này có nguồn vay phong phú do họ tạo được niềm tin nơi vay vốn vì họ có khả năng tiềm lực về kinh tế. 38
  47. Các hộ thuộc nhóm 1 với tổng vốn vay là 13.642,86 nghìn đồng/năm, lớn gấp 1,15 lần so với các hộ thuộc nhóm 2, trong đó vay chủ yếu từ ngân hàng thương mại. Nhóm hộ này có nguồn vay phong phú do họ tạo được niềm tin nơi vay vốn vì họ có khả năng trả nợ. Nhóm 2 có lượng vốn vay thấp nhất, mỗi hộ chỉ vay 11.909,09 nghìn đồng/ năm, nguồn vay chủ yếu từ ngân hàng chính sách. Có ít đất đai để sản xuất lại không tiếp cận được vốn, nhóm hộ này không đủ điều kiện để chăm sóc cho cây lúa nên năng suất thấp, kéo theo thu nhập thấp. 4.2. Chi phí sản xuất lúa của các hộ điều tra 4.2.1. Chi phí bình quân vụ Hè Thu Xác định được chi phí sản xuất sẽ giúp cho các chủ hộ có những tính toán nhằm điều chỉnh hợp lý trong việc sử dụng các nguồn lực của hộ, qua đó tìm phương án nhằm giảm được các chi phí không cần thiết đem lại nguồn thu nhập cao nhất. Các chi phí để sản xuất lúa bao gồm: Chi phí chuẩn bị đất (cày, bừa ), chi phí giống, chi phí phân bón, công chăm sóc làm cỏ, chi phí thuốc bảo vệ thực vật, chi phí thủy lợi phí và chi phí thu hoạch bảo quản . Qua bảng 4.9 ta thấy tổng chi phí bình quân của các hộ thuộc nhóm 1 là thấp nhất (4.914,77 nghìn đồng/năm/hộ) do thiếu vốn sản xuất cũng như khó khăn trong vốn sẵn có là rất thấp. Bảng 4.9. Chi phí đầu tư cho sản xuất trồng lúa vụ Hè Thu Nhóm hộ Chi phí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị (1000 Tỷ lệ (1000 đ) (%) (1000 đ) (%) đ) (%) Chuẩn bị đất 845,43 17 2.750 18 5.002,53 16 Giống 640,69 13 1.977,82 13 3.910 13 Bón phân 1.213,94 25 4.224,55 27 7.012,5 23 Chăm sóc làm cỏ 670,49 14 2.079,09 13 5.310 17 Phun thuốc 480,54 10 1.503,09 10 3.684 12 Tưới nước (thủy 99,95 2 264,36 2 492 2 lợi phí) Thu hoạch, vận 963,71 20 2.695,45 17 5.625 18 chuyển Tổng chi bình 15.494,36 4.914,77 100 100 31.036,03 100 quân Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra 39
  48. Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra Biểu đồ 4.3: Chi phí vụ Hè Thu Trong khi đó các hộ thuộc nhóm 2 có mức đầu tư cao hơn (15.494,36 nghìn đồng/năm/hộ) và các hộ thuộc nhóm 3 có mức đầu tư cao nhất (31.036,03 nghìn đồng/năm/hộ). Phần lớn các hộ đầu tư cho phân bón, thuốc bảo vệ thực vật là chủ yếu. Phần chi khác (công lao động, thuê nước tưới, thuê dịch vụ ) đối với các nhóm hộ chiếm tỷ trọng ít vì ở đây có mương thủy lợi thuận lợi cho việc tưới tiêu. Số tiền chi khác của hộ khá chủ yếu là thuê lao động ngoài, các tư liệu sản xuất khác thì hộ đã tự trang bị nên không tốn tiền thuê máy móc. 40
  49. 4.2.2. Chi phí bình quân vụ Đông Xuân Bảng 4.10. Chi phí đầu tư cho sản xuất trồng lúa vụ Đông Xuân Nhóm hộ Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Chi phí Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ (1000 đ) (%) (1000 đ) (%) (1000 đ) (%) Chuẩn bị 418,91 9 1.130,68 10 1.986,26 7 đất Giống 645,75 13 2.016 18 3.910 14 Bón phân 1.552,71 32 3.781,82 34 8.850 31 Chăm sóc 670,49 14 1.996,82 18 5.310 19 làm cỏ Phun thuốc 286,19 6 1.041,21 9 2.382 8 Tưới nước (thủy lợi 83,32 2 261,91 2 634,25 2 phí) Thu hoạch, 1.165 24 784,29 7 5.625 20 vận chuyển Tổng chi 4.822,37 100 11.012,73 100 28.697,51 100 bình quân Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra Qua bảng 4.10 ta thấy tổng chi phí bình quân của các hộ thuộc nhóm 1 trong vụ Đông Xuân là thấp nhất (4.822,37 nghìn đồng/năm/hộ) do thiếu vốn sản xuất cũng như khó khăn trong vốn sẵn có là rất thấp. Trong khi đó các hộ thuộc nhóm 2 có mức đầu tư cao hơn (11.012,73 nghìn đồng/năm/hộ) và các hộ thuộc nhóm 3 có mức đầu tư cao nhất (28.697,51 nghìn đồng/năm/hộ). Nhìn chung vụ Hè Thu có mức đầu tư ở cả 3 nhóm hộ đều lớn hơn so với mức đầu tư ở vụ Đông Xuân. Qua đó cho thấy vụ Hè Thu bị ảnh hưởng về điều kiện thời tiết khí hậu cho nên chi phí tăng lên cao hơn. 41
  50. Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra Biểu đồ 4.4: Chi phí vụ Đông Xuân 4.2.3. So sánh Hè Thu và Đông Xuân của 3 nhóm hộ Bảng 4.11. So sánh chi phí của vụ Hè Thu và Đông Xuân Hè Thu Đông Xuân Giá trị (1000 Giá trị (1000 Tỉ lệ (%) Tỉ lệ (%) Chi phí đồng) đồng) Nhóm 1 4.914,77 9,6 4.822,37 10,8 Tổng chi Nhóm 2 15.494,37 30,1 11.012,73 24,7 bình quân Nhóm 3 31.036,03 60,3 28.697,51 64,4 Tổng 51.445,16 100 44.532,6 100 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra Qua bảng 4.11 ta thấy: Vụ Hè Thu có tổng chi phí bình quân là 51.445,16 nghìn đồng luôn cao hơn vụ Đông Xuân là 44.532,6 nghìn đồng ở cả 3 nhóm hộ. Trong đó các hộ thuộc nhóm 3 đầu tư cho sản xuất lúa cao nhất, thấp nhất là các hộ thuộc nhóm 1. Nhìn chung vụ Hè Thu có mức đầu tư ở cả 3 nhóm hộ đều hơn so với mức đầu tư ở vụ Đông Xuân. 42
  51. 4.2.4. Kết quả sản xuất lúa của hộ nông dân trên địa bàn phường Khánh Xuân Qua bảng 4.12 ta thấy diện tích/hộ cao nhất là 4,9 ha, thấp nhất là 0,7 ha và trung bình là 1,7 ha. Với giá bán bình quân là 6,11 ngàn đồng/kg và năng suất trung bình của hộ sản xuất lúa là 0,84 tấn/ha. Bảng 4.12. Bảng phân tích các chỉ số tài chính vụ Hè Thu Nhóm hộ Chỉ tiêu ĐVT Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Tổng diện tích/hộ Ha 0,7 1,7 4,9 Năng suất Tấn/ha 0,83 0,79 0,88 Giá bán 1000 đồng 6,14 6,06 6,13 Giá trị sản xuất (GO) 1000 đồng 13.402 18.131 22.513 Tổng chi phí không có 1000 đồng 16.670,5 12.700,91 22.310 công lao động gia đình Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra Với các khoản chi phí như đã tính ở trên thì tổng chi phí sản xuất chưa tính công lao động gia đình là cao nhất là 22.310 nghìn đồng/ha và thấp nhất 12.700,91 nghìn đồng/ha. Kết quả sản xuất lúa của các hộ được điều tra ở bảng 4.13 cho thấy bình quân chung cho 1 hộ sản xuất lúa, giá trị GO là 10.892 ngàn đồng, trong đó nhóm hộ 3 có giá trị GO cao nhất 22.513 ngàn đồng cao hơn rất nhiều so với mức bình quân chung và với 2 nhóm hộ còn lại. Nguyên nhân làm cho giá trị GO của nhóm hộ 3 cao như vậy là vì quy mô diện tích sản xuất lúa của nhóm hộ 3 là lớn nhất, thêm vào đó là các hộ này có khả năng đầu tư phương tiện cũng như máy móc thiết bị hiện đại. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa nên thu được giá trị GO khá cao. Trong các nhóm hộ thì có nhóm hộ 1 có giá trị GO thấp nhất là 13.402 ngàn đồng, do quy mô nhỏ nên các hộ dân thuộc nhóm 1 ít chú trọng tới công tác chăm sóc đầu tư cho sản xuất. 43
  52. Bảng 4.13. Bảng phân tích các chỉ số tài chính vụ Đông Xuân Nhóm hộ Nhóm Nhóm Nhóm Chỉ tiêu ĐVT 1 2 3 Tổng diện tích/hộ Ha 2,7 1,7 2,9 Năng suất Tấn/ha 0,82 0,87 0,81 1000 5,87 5,93 5,8 Giá bán đồng 1000 Giá trị sản xuất (GO) 18.132 23.104 25.630 đồng Tổng chi phí không có công lao động gia 1000 29.658, 39.109, 19.942 đình đồng 8 8 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra Với các khoản chi phí như đã tính ở trên thì tổng chi phí sản xuất chưa tính công lao động gia đình là 18.310 ngàn đồng/ha, cao nhất là 39.109,8 ngàn đồng và thấp nhất 19.942 ngàn đồng Kết quả sản xuất lúa của các hộ được điều tra ở bảng 4.14 cho thấy bình quân chung cho 1 hộ sản xuất lúa, giá trị GO là 13.373 ngàn đồng, trong đó nhóm hộ 3 có giá trị GO cao nhất 25.630 ngàn đồng cao hơn rất nhiều so với mức bình quân chung và với 2 nhóm hộ còn lại. Trong các nhóm hộ thì có nhóm hộ 1 có giá trị GO thấp nhất là 18.132 ngàn đồng, do quy mô nhỏ nên các hộ dân thuộc nhóm 1 ít chú trọng tới công tác chăm sóc đầu tư cho sản xuất. 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng lúa 4.3.1. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng vụ Hè Thu Ta có mô hình với: Ln Y : là sản lượng Ln X1 : là diện tích sản xuất lúa Ln X2 : là tổng chi phí Kết quả chạy mô hình như sau: SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.942874 R Square 0.889011 Adjusted R 0.884289 Square Standard 0.312481 Error Observations 50 44
  53. ANOVA Df SS MS F Significance F Regression 2 36.75979 18.3799 188.2336 3.66E-23 Residual 47 4.589271 0.097644 Total 49 41.34906 Coefficie Standard Upper Lower Upper nts Error t Stat P-value Lower 95% 95% 95.0% 95.0% Intercept 9.12023 2.013734 4.529014 4.05E-05 5.06912 13.17134 5.06912 13.17134 LnX1 1.01706 0.113257 8.980108 9.16E-12 0.789218 1.244907 0.78921 1.244907 LnX2 0.121536 -0.05917 -0.25169 0.237308 -0.25169 0.237308 -0.41585 0.003844 Ta thấy R = 0.943 tức là diện tích và tổng chi phí ảnh hưởng 94,3 % đến sản lượng thu hoạch được ở các hộ. Còn 5,7% còn lại là ảnh hưởng của các nhân tố khác Ta có phương trình: Ln Y = Ln 9.121 + 1.017 Ln X1 - 0.416 Ln X2 Với phương trình trên ta thấy, khi tổng chi phí đầu tư sản xuất tăng lên 1đơn vị tiền thì sản lượng của nông dân sẽ tăng (giảm) lên 0.416 đơn vị. Tuy nhiên sự gia tăng này có giới hạn, đến một mức sản lượng nào đó khi cây đã bão hòa (ngưỡng) mà tại đó dù chi phí có tăng thì sản lượng cũng sẽ không tăng lên nữa. Khi diện tích tăng lên 1 đơn vị thì sản lượng tăng lên 1,017 đơn vị. Xét sự phù hợp của mô hình cho ta thấy: Có sự ảnh hưởng của chi phí đến sản lượng thu hoạch của người nông dân với độ tin cậy là 94,3%. Với hệ số P – Value là 4,05E-05; 9,16E-12 và 0.003844 (>0,05). Yếu tố diện tích ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất lúa của người nông dân. 45
  54. Có Significance F là 3.66E-23 (>0,05) mô hình hợp lí. Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra Biểu đồ 4.5: Biểu đồ tuyến tính của diện tích và chi phí vụ Hè Thu 4.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất vụ Đông Xuân Kết quả chạy mô hình như sau: SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.802174 R Square 0.643484 Adjusted R Square 0.627638 Standard Error 0.517321 Observations 50 ANOVA Df SS MS F Significance F Regression 2 21.73658 10.86829 40.61068 8.35202E-11 Residual 45 12.04296 0.267621 Total 47 33.77954 46
  55. Upper Lower Upper Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% 95% 95.0% 95.0% Intercept 22.64733 1.912418 1.631464 0.109772 -0.731766534 6.97185 -0.73177 6.97185 LnX1 0.585466 0.112365 5.210394 4.55E-06 0.359150978 0.81178 0.359151 0.81178 Lnx2 0.337503 0.115851 2.913266 0.005552 0.104168504 0.570838 0.104169 0.570838 Ta thấy R = 0,802 tức là diện tích và tổng chi phí ảnh hưởng 80,2 % đến sản lượng thu hoạch được ở các hộ. Còn 19,8% còn lại là ảnh hưởng của các nhân tố khác Ta có phương trình: Ln Y = Ln 22.64733 + 0.585466 Ln X1 + 0.337503 Ln X2 Với phương trình trên ta thấy, khi tổng chi phí sản xuất tăng lên 1đơn vị tiền thì sản lượng của nông dân sẽ tăng lên 0,337503 đơn vị. Tuy nhiên sự gia tăng này có giới hạn, đến một mức sản lượng nào đó khi cây đã bão hòa (ngưỡng) mà tại đó dù chi phí có tăng thì sản lượng cũng sẽ không tăng lên nữa. Khi diện tích tăng lên 1 đơn vị thì sản lượng tăng lên 0,337503 đơn vị. Xét sự phù hợp của mô hình cho ta thấy: Có sự ảnh hưởng của chi phí đến sản lượng thu hoạch của người nông dân với độ tin cậy là 80,2%. Với hệ số P – Value là 0,109772; 4,55E-06 và 0,005552 (>0,05). Yếu tố diện tích ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất lúa của người nông dân. Có Significance F là 8,35202E-11 (>0,05) mô hình hợp lí. Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra Biểu đồ 4.6: Biểu đồ tuyến tính của diện tích và chi phí vụ Hè Thu 47
  56. 4.4. Tình hình thực hiện công tác khuyến nông tại phường Khánh Xuân Bảng 4.14. Tình hình tham dự hoạt động khuyến nông của nông dân Phân loại hộ Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Bình Chỉ tiêu quân Tỉ lệ Tỉ lệ Số hộ Số hộ Số hộ Tỉ lệ chung (%) (%) (%) Tham gia HĐKN 7 20 9 81,82 3 75 6,33 Không tham gia 28 80 2 18,18 1 25 10,33 Tổng 35 100 11 100 4 100 Ý kiến về hoạt động khuyến nông Tốt 3 60 7 63,64 3 100 4,33 Không tốt 2 40 4 36,36 0 0 2 Tổng 5 100 11 100,00 3 100 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra Qua bảng 4.14 ta có số hộ tham gia hoạt động khuyến nông là 19 hộ trong đó bao gồm các hộ ở nhóm 1 là 7 người chiếm 36.84% trong tổng số hộ tham gia hoạt động khuyến nông, nhóm 2 cao nhất với 9 người tham dự chiếm tổng số 47.37% tổng số hộ tham gia là và nhóm 3 với 3 người tham gia chiếm tổng số 15.79%. Nguyên nhân các hộ này không tham gia là họ không có thời gian đi, không ai thông báo cho các hộ này biết trên địa bàn có hoạt động khuyến nông. Điều này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa người nông dân với cán bộ khuyến nông địa phương giúp họ có thêm thông tin để phục vụ cho quá trình sản xuất. Những hộ tham gia khi hỏi thì cho ý kiến về hoạt động khuyến nông thì cho biết có tổng số 13 hộ đồng ý đánh giá tốt về hoạt động khuyến nông trong đó các hộ thuộc nhóm 3 là đông nông dân đánh giá tốt nhiều nhất. Trong đó các hộ nhóm 2 được số lượng bà con nông dân đánh giá tốt là cao nhất. Số còn lại là có 7 hộ cho rằng HĐKN tham gia cho vui chứ không giúp ít cho họ trong quá trình sản xuất quá xa vời so với thực tế , phức tạp khó hiểu. Cán bộ khuyến nông cần đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở nhiều hơn nữa các lớp tập huấn, huấn luyện, tham quan, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất. 48
  57. 4.4.1. Đánh giá của nông dân về giá cả và thông tin thị trường khi bán sản phẩm Bảng 4.15. Đánh giá của nông dân về thông tin thị trường Nhóm hộ Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Tổ Chỉ tiêu Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ ng hộ % hộ % hộ % 1) Giá bán - Cao 12 48 1 14,29 2 12 15 - Thấp 8 32 2 28,57 0 8 10 - Trung bình 5 20 4 57,14 0 5 9 2)Thông tin thị trường - Qua nông dân khác 1 10 1 25 2 1 4 - Qua những lái buôn, đại lý 5 50 0 0 0 5 5 - Không biết 4 40 3 75 0 4 7 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra Theo điều tra được biết thì giá cả của người đi buôn mua theo đánh giá của người nông dân có tổng 9 người ở nhóm 1 và nhóm 2 cho rằng giá cả hợp lí họ thấy giá cả như vậy là hợp lí. Có 10 hộ ở cả 3 nhóm hộ họ cho rằng không hài lòng với giá bán lúa, còn lại 15 hộ họ thấy khá hài lòng với giá cả bán lúa. Theo điều tra được biết chủ yếu các hộ hài lòng với giá cả là những hộ có điều kiện dự trữ lúa gạo giữ được chất lượng tốt và để sang mùa sau không phải bán vội vàng khi nào giá lúa tăng thì bán chủ yếu họ là những người có tiềm lực về kinh tế. Trong quá trình bán sản phẩm thì giá cả chủ yếu do người thu gom hay đại lý xác định, người nông dân không chủ động được giá bán. Tuy nhiên cũng có rất nhiều người nông dân khá nhanh nhạy về giá cả sản phẩm chủ yếu họ lấy thông tin từ những người nông dân khác, từ những người thu gom mà họ thường bán, hoặc qua đài báo, truyền hình. 49
  58. 4.4.2. Phân tích SWOT đối với quá trình sản xuất lúa của các hộ nông dân tại phường Khánh Xuân, tỉnh Đắk Lắk Những điểm mạnh: - Cây lúa dễ trồng - Do sản xuất lâu đời nên nông dân đã tích lũy được vốn sản xuất có thể tự đầu tư vốn gieo trồng không phải vay bên ngoài. Kinh nghiệm sản xuất được tích lũy từ nhiều thế hệ - Thủy lợi tốt cung cấp nước tưới cho bà con yên tâm sản xuất được thuận lợi và hiện nay máy móc đã đến cánh đồng ruộng thuận lợi cho việc chăm sóc, thu hoạch lúa - Thời tiết khá thuận lợi cho sản xuất nguồn nước tưới dồi dào - Thị trường cung cấp đầu vào như vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật - Được tiếp cận với khoa học kỹ thuật như áp dụng giống mới, sạ hàng, IBM -Điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cho việc sản xuất lúa. Nguồn vật tư đầu vào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp rất phong phú Điểm yếu: -Hệ thống thủy lợi giao thông nông thôn vẫn chưa hoàn chỉnh gây khó khăn cho người nông dân sản xuất lúa cũng như vận chuyển nông sản. - Tình trạng thiếu vốn trong quá trình sản xuất do khả năng cung cấp vốn của ngân hàng còn hạn chế chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của người nông dân. - Thiếu lực lượng lao động khi vào mùa vụ dẫn đến chi phí công lao động ngày càng tăng cao - Giá cả nhiên liệu đầu vào tăng cao dẫn đến chi phí tăng lợi nhuận sẽ bị giảm dần đi. Trong khi giá lúa gạo lại không tăng mà có xu hướng giảm hơn so với vụ trước. - Nông dân không tham gia hợp tác xã nên cán bộ khuyến nông khó phổ biến mô hình áp dụng khoa học kỹ thuật đến với họ -Đa số người nông dân không có thị trường bao tiêu sản phẩm nên lúa sau khi thu hoạch thường bị thương lái ép giá Cơ hội: - Một số hộ thiếu vốn sản xuất cũng dễ dàng tiếp cận được với vốn vay của ngân hàng Phát triển nông thôn. - Trên thị trường hiện nay có rất nhiều công ty, đại lí phân bón sẵn sàng cung cấp đầu vào cho người nông dân đến cuối vụ thanh toán với một mức lãi suất thấp 50
  59. Thách thức: -Sự phát triển mạnh mẽ của dịch bệnh, đặc biệt là trong những năm gần đây đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn xoắn lá đã gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng lúa. - Những năm gần đây thời tiết biến đổi đã làm cho tình hình sản xuất lúa gặp không ít khó khăn trong việc phơi lúa. - Chi phí nguyên liệu đầu vào tăng cao nhưng khi bán thì giá thành lại thấp làm cho lợi nhuận giảm, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Bảng 4.16. Bảng phân tích SWOT về tình hình sản xuất lúa Cơ hội (O) Đe dọa (T) Có cơ hội tham gia hợp Bị thương lái ép giá. tác xã Chi phí đầu vào tăng cao. Có nhiều đề tài về cây lúa Tự tìm kiếm thị trường SWOT Lúa gạo không thể thiếu tiêu thụ trong bữa ăn hằng ngày Chịu ảnh hưởng lớn bởi Có thị trường tiêu thụ thời tiết rộng lớn. Điểm mạnh (S) Kết hợp (SO) Kết hợp (ST) Cây lúa dễ trồng Phối hợp các nhà khoa Tăng cường tìm tòi Hiểu rõ đặc điểm sinh học kinh tế của cây lúa Liên kết với các nông dân của cây lúa Tham gia đẩy mạnh việc khác để không bị thương Có khả năng tự tìm tòi học tiêu thụ hàng hóa lái ép giá hỏi Kết hợp tốt thị trường giải Giữ mối quen, tìm kiếm quyết đầu ra cho sản phẩm mối mới Điểm yếu (W) Kết hợp (WO) Kết hợp (WT) Không tham gia về việc tham gia tập huấn Tích cực học hỏi cán bộ, Tích cực tìm kiếm thông Sản xuất mang tính tự tham gia tập huận để nâng tin trên thị trường, tránh phát, nhỏ lẻ cao hiệu quả sản xuất, tiêu thương lái ép giá, giảm rủi Bảo thủ khi trao đổi kinh thụ trao đổi kinh nghiệm ro cho sản phẩm đầu ra. nghiệm Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra 51
  60. 4.5. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa ở phường Khánh Xuân 4.5.1. Một số giải pháp cụ thể Từ những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và đe dọa từ đó chúng ta cần tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề khó khăn đồng thời cần phát huy những thuận lợi đang có. 4.5.1.1. Giải pháp về vốn Hiện tại, nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp của nông dân là rất lớn ngoài nguồn vốn tự có của gia đình người nông dân cần nguồn vốn khác như: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng Chính sách xã hội, nguồn vốn của các hội cựu chiến binh, hội nông dân tập thể, hội phụ nữ. Nguồn vốn tự có và vốn vay và sử dụng vật tư nông nghiệp bằng việc mua thiếu các đại lý của hàng cung cấp vật tư nông nghiệp. Tuy nhiên vẫn có một số vấn đề về vốn cần được giải quyết. Để khuyến khích nông dân vay vốn để sản xuất thì các ban ngành liên quan cần có các cơ chế như Đơn giản hóa các thủ tục vay vốn, đa dạng các hình thức cho vay như vay bằng tiền mặt, vay vật tư nông nghiệp tra với lãi suất thấp. Nhà nước cần có chính sách lãi suất vay vốn hợp lý và có hiệu quả cho người nông dân như việc bù mức lãi suất nhằm gỡ bớt khó khăn cho người sản xuất khi gặp rủi ro. Đồng thời có biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn kí hợp đồng với các hộ nông dân trong việc ứng trước các vật tư phục vụ sản xuất cũng như thu mua sản phẩm sau thu hoạch nhằm tạo thị trường tiêu thụ ổn định. Khi chuyển giao các mô hình khoa học kỹ thuật mới đến nông dân, các cơ quan ban ngành cần có chính sách hỗ trợ về vật tư, kỹ thuật, giống lúa, tiên mặt hỗ trợ cho người nông dân qua kí kết hợp đồng. Sau khi thu hồi vốn cần luân chuyển cho nông dân mới trong vùng dự án nhằm mở rộng đầu tư cho vùng. Cần đơn giản hình thức cho người nông dân vay vốn cho đầu tư sản xuất đồng thời giảm bớt lãi suất cho vay khuyến khích người nông dân vay vốn, vì hiện tại lãi suất ngân hàng cao nên người nông dân rất ngần ngại vay vốn. Thành lập hội, các câu lạc bộ nông dân cho nông dân tự góp vốn để giúp nhau trong sản xuất trong những lúc khó khăn nhanh chóng và kịp thời. 52
  61. Các ngành nghề có liên quan nên đầu tư vốn để xây mới hoặc nâng cao công suất các lò xấy để phục vụ cho người dân trong việc dự trữ lúa gạo. Khi giá trên thị trường xuống thấp hay do thời tiết khí hậu mưa bão người dân không thể phơi lúa. 4.5.1.2. Nâng cao chất lượng lao động Sản xuất lúa phải chăm sóc, đòi hỏi người trồng phải có kiến thức về kỹ thuật, phương pháp chăm sóc, hiểu rõ chế độ dinh dưỡng, sâu bệnh hại của cây lúa. Nông dân phải tự tìm tòi học hỏi kinh nghiệm thông qua đài, báo, tham quan và học hỏi trao đổi kinh nghiệm sản xuất lúa với những nông dân đã ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nhằm cho sản xuất lúa đạt hiệu quả kinh tế. Nâng cao trình độ dân trí cho nông dân vì chỉ có học vấn mới có thể giúp nông dân có thể nắm bắt được thông tin nhanh nắm bắt các vấn đề kỹ thuật nhanh chóng và chính xác. Người nông dân cần xóa bỏ những tập quán sản xuất lạc hậu, kém hiệu quả thay vào đó là áp dụng khoa học kỹ thuật. Cho người lao động tham gia các lớp tập huấn học hỏi kinh nghiệm, nâng cao kiến thức kỹ thuật trồng nhằm giảm rủi ro khi trồng lúa từ đó góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho nông dân. 4.5.1.3. Hiện đại hóa các phương tiện phục vụ cho sản xuất lúa Phương tiện sản xuất là công cụ đặc biệt quan trọng trong việc hỗ trợ phục vụ cho việc sản xuất lúa. Tuy nhiên trang bị phương tiện sản xuất ở các hộ vẫn còn thiếu, chủ yếu chỉ có bình phun thuốc, máy bơm nước, máy xay xát Việc chế biến sản phẩm sau khi thu hoạch chưa được quan tâm nên chất lượng nông sản vẫn còn thấp. Nhà nước cũng cần tổ chức các buổi tập huấn sử dụng các phương tiện trang thiết bị cơ giới cho nông dân nhằm nâng cao sự hiểu biết và góp phần đẩy mạnh quá trình cơ giới hoa trong sản xuất lúa. 4.5.1.4. Về thị trường Cần lập các tổ hợp tác theo khu vực sản xuất để làm công tác thăm dò thị trường, tìm đầu ra và kí kết hợp đồng với các nhà tiêu thụ sản nông sản để lúa gạo của nông dân có thể bán được với giá cao và ổn định hơn. Tạo mối quan hệ tốt với người nông dân với các cơ sở thu mua nông sản , thành lập các hợp tác xã thu mua nông sản. Xây dựng các mạng lưới thu mua nông sản để nông dân bán sản phẩm của mình qua ít khâu trung gian từ đó giá bán cũng được cao hơn. 53
  62. Khi xây dựng mô hình trồng lúa thì trước hết người nông dân cần xác định được nhu cầu thị trường đầu ra cho sản phẩm, cần xác định nhu cầu của thị trường là bao nhiêu, phải trồng lúa với diện tích bao nhiêu, đầu ra giá cả của sản phẩm như thế nào. Nhằm tránh tình trạng sản xuất một cách tự phát làm cho thị trường đầu ra ứ đọng ảnh hưởng đến giá cả của sản phẩm lúa gạo. 4.5.1.5. Cải tạo nâng cao chất lượng đất đai Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và là yếu tố quan trong nhất không thể thiếu và không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp. Sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật một cách hợp lý vừa giúp tiết kiệm chi phí đầu tư cho sản xuất lúa, vừa góp phần nâng cao chất lượng đất, bảo vệ môi trường hướng tới sản xuất lương thực đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên một số hộ nông dân đã quá lạm dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật không những làm ảnh hưởng đên chất lượng sản phẩm mà còn ảnh hưởng đến chất lượng đất đai thậm chí làm chết đi những sinh vật có lợi cho đất gây mất cân bằng sinh thái. Cần sử dụng các loại phân hữu cơ được sản xuất từ các loại thực vật hay phân vi sinh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phù hợp, đúng liều lượng, thời điểm, nên sử dụng các loại thuốc phun qua lá vừa tiết kiệm thuốc lại tránh làm ô nhiễm đất. 54
  63. PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua quá trình phân tích đánh giá quá trình sản xuất lúa cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa có thể đưa ra kết luận sau: Đa số các hộ nông dân đều có kinh nghiệm sản xuất lúa lâu năm nhưng trình độ học vấn của họ tương đối thấp cụ thể tổng số người nông dân có trình độ học cấp 2 và cấp 3 chiếm 86% nên việc tiếp thu các kiến thức về ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc tiếp cận thông tin thị trường. Chi phí đầu tư vụ Đông Xuân thấp hơn vụ Hè Thu nhưng năng suất lại cao hơn vụ Hè Thu, lợi nhuận thu được cũng cao hơn. Cụ thể chi phí đầu tư vụ Đông Xuân là 18.310.000 đồng/ha còn vụ Hè Thu là 22.310.000 đồng/ha. Như vậy cao hơn 4.000.000 đồng so với vụ Đông Xuân. Qua đó thấy vụ Hè Thu bị ảnh hưởng về thời tiết khí hậu nên chi phí tăng lên cao hơn. Năng suất vụ Đông Xuân cao hơn vụ Hè Thu 8350 kg/ha đó là do sản xuất ở vụ Hè Thu dịch bệnh hại lúa xuất hiện nhiều nên đạt năng suất thấp hơn vụ Đông Xuân. Người nông dân đạt được lợi nhuận vụ Đông Xuân là 18.310.000 đồng/ha. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa đó là diện tích sản xuất lúa và tổng chi phí mà người nông dân bỏ ra để sản xuất lúa khi tổng chi phí sản xuất tăng lên thì sản lượng của nông dân cũng sẽ tăng lên. Tuy nhiên sự gia tăng này có giới hạn, đến một mức sản lượng nào đó khi cây đã bão hòa (ngưỡng) mà tại đó dù chi phí có tăng thì sản lượng cũng sẽ không tăng lên nữa. Để nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa thì người nông dân cần phải có những biện pháp như tăng cường vốn vay cho hộ nông dân thông qua nhiều hình thức cho vay khác nhau, đơn giản hóa thủ tục cho vay, có các chính sách hỗ trợ về vốn cho nông dân, tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo để nâng cao kỹ thuật trồng lúa của nông dân và qua đó giới thiệu các trang thiết bị, máy móc mới hiện đại giúp người nông dân có thể chi phí, giá thành nâng cao chất lượng sản phẩm. 55
  64. 5.2. Kiến nghị 5.2.1. Đối với địa phương - Cần duy trì công tác khuyến nông, tập huấn chuyển giao khoa học kĩ thuật cho nông dân, biểu dương nhân rộng mô hình sản xuất đạt hiệu quả và nhân rộng các mô hình đạt năng suất cao. Tăng cường công tác khuyến nông, tổ chức nhiều lớp tập huấn các mô hình khoa học kỹ thuật như cách gieo trồng các loại giống mới, mô hình 3 giảm 3 tăng tạo điều kiện cho nông dân thâm gia tập huấn nhiều hơn. - Cung cấp và hướng dẫn cách sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật một cách có hiệu quả và tiết kiệm hợp lí giảm chi phí vật tư nông nghiệp. - Phải tăng cường công tác giới thiệu thêm nhiều giống mới có chất lượng cao hơn để nâng cao năng suất, kháng sâu bệnh và đạt năng suất cao. - Xây dựng mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tránh tình trạng thương lái ép giá của người nông dân. Tổ chức lại 4 nhà: Nhà quản lý, nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp nhằm đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, làm cho nông dân yên tâm sản xuất. Địa phương cần xây dựng thêm các lò xấy nông sản để nông dân không phải phơi lúa tiết kiệm công lao động. Cải thiện giao thông, thủy lợi tạo điều kiện cho nông dân sản xuất thuận lợi. 5.2.2. Đối với nhà nước - Cần tăng cường nhiều hơn các lớp tập huấn kỹ thuật, các chương trình hỗ trợ giống, giá, phương tiện sản xuất cho các hộ nông dân khó khăn không có điều kiện sản xuất. Thực hiện công tác thủy nông tốt nhằm tạo điều kiện thuận lợi sản xuất. - Thành lập các trung tâm tư vấn cho nông dân trong việc lựa chọn giống để sản xuất nhằm đạt năng suất cao. - Cần đổi mới mạnh mẽ phương thức cho vay, thu nợ cho phù hợp với đặc điểm riêng của từng hộ nông dân. Tạo điều kiện cho nông dân đảm bảo giá cả ổn định đầu ra cho nông dân yên tâm ổn định sản xuất. - Nhà nước phải hỗ trợ đủ kinh phí để giúp các cơ quan ban ngành trong việc xây dựng và triển khai mô hình đến nông dân như: Kinh phí thực hiện các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật và kinh phí vận động nông dân, đặc biệt là nông dân từ vùng sâu vùng xa đến tham dự. Kinh phí tuyên truyền vận động nông dân ứng 56
  65. dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Kinh phí tổ chức điều tra, kiểm tra việc thực hiện các mô hình mới - Các mô hình trên cần được thực hiện đầy đủ cho đến khi các mô hình được thực hiện và tự nhân rộng ra trên địa bàn. - Nhà nước cần có nhiều chính sách để đầu tư, cho vay hỗ trợ vốn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cần nâng mức cho vay đối với những hộ áp dụng phương pháp canh tác mới. - Nhà nước cần cung cấp thông tin cần thiết để người dân lựa chọn những loại giống có chất lượng và năng suất cao, giống cao sản đặc sản có sức hút đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường. Thường xuyên đẩy mạnh công tác nghiên cứu, lai tạo các giống lúa mới vừa có năng suất chất lượng cao vừa phù hợp với điều kiện khí hậu từng vùng. - Bình ổn giá cả: đảm bảo cho nông dân không bị thiệt thòi khi mua sản phẩm các vật tư nông nghiệp, giảm bớt bất lợi biến động của thị trường. 57
  66. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Hoàng Ngọc Nhậm (2002). Phân tích dữ liệu và dự báo thống kê, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. [2]. Ngô Thị Thuận (2006) Giáo trình nguyên lí thống kê kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. [3]. Nguyễn Thế Nhã (2004) Giáo trình kinh tế nông nghiệp. Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Nhà xuất bản thống kê . [4]. Mai Văn Nam, Phạm Lê Thông, Lê Tấn Nghiêm, Nguyễn Văn Ngân (2004) Giáo trình Kinh tế lượng. NXB Thống kê, TP. HCM. [5]. Phạm Xuân Phương (1992) Kinh tế lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội. [6]. Hoàng Ngọc Nhậm (2002). Phân tích dữ liệu và dự báo thống kê, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. [7]. Vũ Đình Thắng, Giáo trình kinh tế nông nghiệp, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân, 2006. [8]. Tổng cục thống kê năm 2013. 58
  67. KHẢO SÁT SẢN XUẤT LÚA Hộ số: Địa chỉ: Khối: Tổ: Phường: Khánh Xuân, Tp Buôn Ma Thuột Ngày phỏng vấn: Tên người được phỏng vấn: . Giới tính: Nam [ ] Nữ [ ] Tuổi: Dân tộc: Trình độ học vấn: [ ] Không biết chữ [ ] Tiểu học [ ] THCS [ ] THPT [ ] Cao đẳng/Đại học A.Tình hình chung của hộ: A.1. Lao động: Tổng số người trong gia đình? (người) Tổng số lao động trong gia đình tham gia sản xuất lúa (từ 15-60 tuổi)? (người) trong đó bao nhiêu nữ: (người) trong đó bao nhiêu nam: .(người) Gia đình đến địa phương năm nào: (năm) Kinh nghiệm sản xuất lúa: (năm) Ngoài sản xuất lúa, hộ có tham gia hoạt động gì để tạo nên thu nhập hay không? A.2. Máy móc, thiết bị, vật kiến trúc của gia đình phục vụ sản xuất: STT Tên máy móc, thiết bị Năm trang bị Nguyên giá Ghi chú 1 Sân phơi 2 Ao, giếng nước 3 Máy cày 4 Máy bơm 5 Dây tưới 6 7 B. Tình hình sản xuất lúa Tổng diện tích đất sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi): (ha) Trong đó diện tích đất trồng lúa: (ha) 59
  68. Đông Xuân Hè Thu Tên giống Thời điểm gieo Thời điểm thu hoạch Lý do chọn trồng giống Trong 5 năm trở lại đây diện tích đất sản xuất của ông bà có thay đổi như thế nào [ ] Tăng [ ] Giảm [ ] Không đổi Nếu tăng Ông (bà) cho biết nguyên nhân: [ ] Mở rộng quy mô sản xuất [ ] Áp dụng kỹ thuật mới [ ] Mua để tích lũy [ ] Khác B.1 Tổ chức sản xuất 1. Giống lúa Giống do gia đình: [ ] tự sản xuất [ ] mua bên ngoài Tiêu chuẩn để gia đình lựa chọn giống: . . Có cần phải có giấy chứng nhận nguồn gốc giống không? [ ] có [ ] không Nếu có, vì sao? Nếu không, vì sao? . 2. Ghi chép sổ sách: Gia đình có ghi chép sổ sách quá trình canh tác lúa không: [ ] có [ ] không Đã có các cá nhân hoặc tổ chức nào hướng dẫn cho gia đình biết cách ghi chép số sách không? [ ] có [ ] không Nếu được hướng dẫn, gia đình có thể thực hiện việc ghi chép sổ sách không? [ ] có [ ] không Có những khó khăn gì khi phải ghi chép sổ sách? . . 3. Quản lý đất trồng trọt Gia đình đã áp dụng các biện pháp gì để cải tạo đất lúa ? . . 60
  69. 4. Sử dụng phân bón Gia đình có ai tham dự lớp tập huấn về sử dụng phân bón chưa? [ ] có [ ] không Công thức và liều lượng phân bón đang sử dụng do ai khuyến cáo hay dựa vào kinh nghiệm của gia đình? . Khi chọn loại phân bón cho lúa, gia đình có biết nhu cầu phân bón của lúa không? Khi bón phân, gia đình có đọc hướng dẫn cách sử dụng phân bón trên bao bì không? Gia đình có tự làm phân hữu cơ để bón cho lúa không? Ai hướng dẫn cách làm phân hữu cơ? Phụ phế phẩm của việc trồng lúa gia đình sử dụng làm gì? Số lần bón phân, loại và lượng phân sử dụng cho từng lô có được gia đình ghi chép lại không? . 5. Tưới tiêu nước Gia đình có thực hiện các biện pháp gì để giảm lượng nước tưới cho lúa? . Chất lượng nước tưới theo đánh giá của gia đình có ảnh hưởng gì đến sinh trưởng và chất lượng sản phẩm không? . 6. Thuốc bảo vệ thực vật Ai hướng dẫn gia đình mua các loại thuốc bảo vệ thực vật? Loại thuốc đó có được phép sử dụng không? Gia đình có ai đã tham dự lớp tập huấn về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật? Các lớp tập huấn đó có ích lợi thiết thực với gia đình không? Khi sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, gia đình có pha trộn theo hướng dẫn trên bao bì không? Gia đình có sử dụng liều lượng cao hơn hướng dẫn không? Quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có được ghi chép lại đầy đủ: thời gian sử dụng, liều lượng, số lượng không? 61
  70. Ai xác định loại sâu bệnh để lựa chọn loại thuốc? Các loại sâu bệnh thường gặp? . Bao bì các loại thuốc bảo vệ thực vật được gia đình xử lý thế nào? . 7. Thu hoạch Sau khi thu hoạch, lúa có được phơi ngay không? Gia đình phơi khô lúa như thế nào? Phơi trên đất, bạt, nền xi măng hay sấy? . Có trường hợp nào không phơi kịp không? . Thất thoát sau khi thu hoạch lúa khoảng bao nhiêu phần trăm? B.2.Chi phí sản xuất trong một vụ 1. Chi phí chuẩn bị đất: Công việc Tự làm hay Đơn giá thuê Tổng chi thuê mướn (1000đ/sào) (1000đ/lô) Cày đất Bằng máy Bằng trâu bò Làm tay Bừa đất Bằng máy Bằng trâu bò Làm tay Các công việc làm đất khác Các chi phí Xăng, dầu khác Ăn uống 2. Chi phí phân bón, giống: Số lần bón phân: . Tổng chi phí phân bón: . (đồng) Loại phân sử dụng Số lượng (kg) Đơn giá (đ/kg) Nơi mua 1. Giống 2. 1. Phân hóa học 2. 3. 62