Khóa luận Đánh giá tiềm năng sản xuất của đất Lâm nghiệp và mức độ thích hợp của cây trồng (cây dự kiến trồng) tại xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

pdf 29 trang thiennha21 18/04/2022 5741
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá tiềm năng sản xuất của đất Lâm nghiệp và mức độ thích hợp của cây trồng (cây dự kiến trồng) tại xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_tiem_nang_san_xuat_cua_dat_lam_nghiep_va.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá tiềm năng sản xuất của đất Lâm nghiệp và mức độ thích hợp của cây trồng (cây dự kiến trồng) tại xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM KHOA LÂM HỌC o0o KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG SẢN XUẤT CỦA ĐẤT LÂM NGHIỆP VÀ MỨC ĐỘ THÍCH HỢP CỦA CÂY TRỒNG (CÂY DỰ KIẾN TRỒNG) TẠI XÃ CHIỀNG SƠN, HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA NGÀNH: LÂM SINH MÃ NGÀNH: 7620205 Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Hoàng Hương Sinh viên thực hiện : Nguyễn Văn Dương Khóa học : 2016-2020 Hà Nội, 2020
  2. ĐẶT VẤN ĐỀ Tài nguyên đất chịu tác động khác nhau của nhiều nhân tố khách quan, trong đó có con người. Có thể nói: Con người là nhân tố làm biến đổi chiều hướng phát triển của đất. Nếu con người tác động theo chiều hướng nào thì đất sẽ biến đổi theo chiều hướng đó. Nó chỉ phát huy đầy đủ vai trò và tiềm năng của mình khi con người khai thác và sử dụng hợp lý. Đây chính là vấn đề mấu chốt trong việc sử dụng đất bền vững – một mặt, chúng ta khai thác được tiềm năng của đất, mặt khác đất phải luôn luôn được bù đắp chất dinh dưỡng. Vấn đề này còn quan trọng gấp bội phần đối với đất lâm nghiệp vùng đồi núi của nước ta. Đánh giá từng loại đất khác nhau rồi từ đó đưa ra những phương án sử dụng đất khác nhau, chọn loại cây trồng phù hợp với từng loại đất để phục vụ cho mục đích kinh doanh, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật tăng tới mức tối đa với sự phát triển của cây trồng để phát nhằm mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội. Xã Chiềng Sơn là một xã miền núi của huyện Mộc Châu, hoạt động sản xuất của người dân đa số đều gắn với hoạt động canh tác nương rẫy, đời sống của người dân địa phương còn rất nhiều khó khăn. Trên địa bàn xã hiện nay diện tích đất bỏ hóa sau CTNR không thuộc diện khoanh nuôi phục hồi rừng vẫn chiếm diện tích khá lớn, điều này nếu để lâu dài sẽ dẫn đến hiện tượng thoái hóa đất, suy giảm quỹ đất. Một số diện tích đã được trồng cây Lâm nghiệp hoặc cây ăn quả, cây nông nghiệp ngắn ngày, tuy nhiên năng suất cây trồng theo đánh giá là rất thấp hoặc chưa thực sự hiệu quả. Điều đó cho thấy rằng việc đánh giá tiềm năng sản xuất của đất là một trong những công việc hết sức cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất tại khu vực. Xuất phát từ thực tiễn đó tôi tiến hành thực hiện khóa luận: “Đánh giá tiềm năng sản xuất của đất Lâm nghiệp và mức độ thích hợp của cây trồng (cây dự kiến trồng) tại xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La”. 1
  3. Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Vị trí địa lý Xã Chiềng Sơn cách trung tâm huyện Mộc Châu 15km về phía Tây Nam, có 8,25 km đường biên giới giáp với nước bạn Lào. Tổng diện tích tự nhiên của xã theo địa giới hành chính là: 9.189 ha gồm 24 bản, tiểu khu có vị trí giáp ranh như sau: - Phía Đông giáp xã Đông Sang, huyện Mộc Châu - Phía Tây giáp xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. - Phía Nam giáp xã Chiềng Xuân và xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. - Phía Bắc giáp xã Mường Sang, xã Đông Sang huyện Mộc Châu. Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 9.189 ha. Hiện nay xã có 6.066,3 ha đất lâm nghiệp đã giao cho 10 cộng đồng Bản, Tiểu khu và 373 hộ gia đình trông coi, quản lý. 3.1.2. Địa hình Địa hình khá phức tạp, phần lớn là núi cao, sườn dốc đứng nghiêng theo hướng Đông Nam, lòng dốc hẹp tạo ra nhiều khe suối và các thung lũng. Độ dốc bình quân từ 10-25o. 3.1.3. Khí hậu thuỷ văn - Khí hậu: Xã Chiềng Sơn có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu vùng núi cao phía Bắc Việt Nam. Mùa hè có gió Đông Nam, Tây Nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa đông có gió mùa Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Chế độ nhiệt: + Nhiệt độ trung bình năm: 23°C + Nhiệt độ trung bình cao nhất: 36°C + Nhiệt độ thấp nhất: 1,5°C - Lượng mưa trung bình 4000mm/năm tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 80 - 90 % tổng lượng mưa cả năm. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau khô 2
  4. hanh ít mưa. tuy nhiên do địa hình xã chia cắt mảnh tạo ra các khe nhỏ nên lượng nước không khô hạn hàng năm. Vì thế xã ít nguy cơ xảy ra cháy rừng. - Thủy văn: Xã Chiềng Sơn có nhiều khe suối bắt nguồn từ Bản Pha Luông, Suối Thín, Hin Pén Và xã Lóng Sập chảy qua các Bản tiểu khu như: tiểu khu 8, 9, 1/5, 3/2, 19/5, Bản Pha Luông, Suối Thín, Hin Pén, Nậm Dên, Lả Mường chảy ra và hòa nhập vào suối Sập chảy qua xã Mường Sang, đến mùa mưa dòng chảy tương đối mạnh. 3.1.4. Địa chất - Đất đai - Xã Chiềng Sơn có 4 loại đá mẹ chính: đá Granit, đá Phiến thạch sét, đá hỗn hợp, đá vôi. Xã Chiềng Sơn có những loại đất chủ yếu sau: + Đất mùn alít trên núi cao. Phát triển trên đá Gralít và đá hỗn hợp, phân bố ở độ cao 1.000m. Đặc điểm của nhóm đất này là tầng đất mỏng, tầng mùn dầy. Loại đất này cần được bảo vệ. + Đất Feralit mùn xám vàng phát triển trên đá Macma axít và đá hỗn hợp. phân bố ở độ cao từ 700m. Đặc điểm của nhóm đất này là lượng mùn tầng đất mặt khá cao, hơi chua. Thích hợp trồng các cây Thông, Pơ Mu, Sa mộc, cây thảo quả. + Đất Feralit vàng xám núi thấp được hình thành trên đá mẹ hoặc mẫu chất nghèo kiềm, phân bố ở điều kiện nhiệt đới ẩm. Đặc điểm của loại đất này là tầng đất thịt dầy, thích hợp trồng các loại cây Sa mộc, Chè Shan, Quế + Đất Feralit xám núi trung bình phát triển trên đá sa thạch. Đặc điểm của loại đất này là thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến cát pha, độ chua lớn. Thích hợp trồng các loại cây nông nghiệp như Lúa, Ngô, Khoai, Sắn + Đất phát triển trên đá vôi. Đặc điểm của đất này là thịt nặng, dễ bị hạn vào mùa khô, tầng đất thịt mỏng. Thích hợp trồng các loại cây lát hoa, trò chỉ, nghiến 3.1.5. Tài nguyên rừng Theo số liệu điều tra kiểm kê năm 2015, diện tích đất lâm nghiệp có rừng của xã là 4.786,6 ha, độ che phủ đạt 52%. Diện tích rừng phân bố không đều, tập trung ở những nơi hiểm trỏ, giáp biên giới Việt – Lào và khu vực giáp xã Lóng Sập, Mường Sang, Chiềng Xuân. Trong những năm gần đây công tác trồng rừng, 3
  5. khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng đã và đang được các cấp chính quyền quan tâm nhằm nâng cao độ che phủ của rừng. 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 3.2.1. Dân tộc, dân số và lao động Dân số: Xã Chiềng Sơn có 24 bản tiểu khu Trong đó có 10 Bản tiểu khu có rừng, có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống: Toàn xã có 2.225 hộ với 8.593 khẩu. Trong đó: Dân tộc Kinh: 1.148hộ = 3.831khẩu chiếm 45,58%; Dân tộc Thái: 739 hộ = 2.981khẩu chiếm 34,69%; Dân tộc Mường: 88hộ = 350 khẩu chiếm 4,07%; Dân tộc Mông: 241hộ = 1.410khẩu chiếm 16,41%; Dân tộc Khơ Mú: 8hộ = 17 khẩu chiếm 0,2%; Dân tộc Tày: 2khẩu chiếm 0,01% ; Dao12 hộ = 3nhân khẩu chiếm 0,03%. Mật độ dân số phân bố không đều, do vậy rất khó khăn cho công tác quy hoạch sử dụng đất. 3.2.2. Tình hình kinh tế - Nông nghiệp: Chủ yếu vẫn là độc canh cây lúa, một số diện tích trồng lúa 1 vụ, có nơi 2 vụ tùy từng thôn bản nên mức thu nhập về kinh tế trong các hộ đã có những chuyển biến rõ rệt, đời sống người dân được nâng lên. Kết hợp một số loại cây trồng màu: chè, Ngô, Lạc, đặc biệt là cây ăn quả như Mận, Mơ, Cam, Bưởi, Chanh Leo đây cũng phần nào tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo cho xã - Sản xuất lâm nghiệp: Chủ yếu là tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng tự nhiên. - Đặc biệt là cây ăn quả chiếm tới 350ha đó là nguồn thu nhập cao cho nhân dân của một số bản, tiểu khu trong xã. - Cây chè cũng là cây thế mạnh của xã vì được trồng ở những nơi có độ cao và khí hậu lạnh thích hợp cho cây chè shan tuyết và đã xây dựng thương hiệu riêng. - Ngành chăn nuôi phát triển với quy mô tương đối lớn như trâu, Bò, dê và lợn đen phục vụ sản xuất nông nghiệp và đáp ứng nhu cầu thực phẩm trên địa bàn xã. Và phần nào trong tỉnh. 4
  6. 3.2.3. Tình hình văn hoá - giáo dục - Cả xã có 01 Trường trung học cơ sở, 01 Trường trung học phổ thông, 02 trường tiểu học và 01 trường mầm non, có 12 phân trường ở 12 cơ sở bản, tiểu khu. - Các phong trào văn hoá sôi nổi nhất là những ngày lễ, tết. Đa số các hộ có Đài, Ti vi để theo dõi tin tức, thời sự, khoa học và văn hoá . . . thiết thực cải thiện đời sống tinh thần của nhân dân. - Xã có một điểm bưu điện văn hóa xã, phục vụ nhu cầu trao đổi thông tin liên lạc, sách, báo cho người dân. 3.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng - Hệ thống điện lưới quốc gia tới 100% bản, tiểu khu khoảng 90% số hộ đã được sử dụng điện để phục vụ sinh hoạt và sản xuất. - Chiềng Sơn có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi, đường đến các bản, tiểu khu đã được Bê tông hóa khoảng 90% và các con đường mòn đến các khu rừng. 3.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu. 3.3.1. Dân số, lao động việc làm và thu nhập: Toàn xã Chiềng Sơn hiện có 8593 người với 2225 hộ trong đó chủ yếu là người Kinh, người Thái và người H’mông. Người dân ở đây chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, bên cạnh đó lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cũng được phát triển: toàn xã có 281 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể. Tỷ lệ hộ nghèo thấp chiếm 4,58% số hộ trong xã. Lực lượng lao động trên địa bàn xã có 4.631 người chiếm 53,8% dân số toàn xã. Với 1169/4.631 đạt 25,2 % tỷ lệ lao động qua đào tạo vì vậy việc làm hiện nay đang là vấn đề quam tâm của chính quyền địa phương cũng như của người dân nhằm giải quyết lao động nông nhàn lúc kết thúc vụ mùa. Để giải quyết vấn đề này trong thời gian tới cần kết hợp phát triển nhiều ngành nghề, sử dụng được nhiều lao động phổ thông mà tiềm năng phát triển chủ yếu của xã nhà ở các bản phía Đông và phía Nam (vùng dự án) là lâm nghiệp nhưng hiện nay chưa được phát huy đúng với tiềm năng của nó. 5
  7. 3.3.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế: - Kinh tế nông lâm nghiệp: Tổng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn xã có 6.066,2 ha chiếm 66,02% tổng diện tích tự nhiên trong đó rừng phòng hộ là 813,2 ha, rừng sản xuất 2.569,6 ha, rừng đặc dụng là 2.683,4ha. Công tác quản lý bảo vệ rừng được thực hiện khá tốt. Diện tích đất lâm nghiệp được giao khoán đến từng hộ gia đình, cá nhân và tổ chức quản lý sử dụng do vậy tình trạng đốt phá rừng làm nương rẫy và khai thác gỗ cũng như săn bắn thú rừng giảm đáng kể. - Kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Trên địa bàn xã có các ngành nghề thủ công truyền thống khác như: Sản xuất chăn đệm dân tộc, công cụ cầm tay, sản phẩm sản xuất ra chưa trở thành hàng hóa. 3.3.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. - Giao thông: Toàn xã hiện có 20 km đường giao thông trục chính, bao gồm các tuyến: Đường quốc lộ 43 chạy qua xã khoảng 9 km đã được trải nhựa đây là tuyến đường giao thông quan trọng nối liền giữa Mộc Châu và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Tuyến đường Tỉnh lộ 102 chạy dọc qua địa bàn xã nối liền tuyến đường QL 43 đến xã Chiềng Xuân dài 11km đây là tuyến đường trục chính nối liền trung tâm xã đến các Bản, Tiểu khu ngoài ra còn các tuyến đường trục Bản, tiểu khu cóa chiều dài khoảng 27km đã được bê tông hóa đi lại thuận lợi trong cả mùa mưa. - Thủy lợi: Toàn xã có 7,4 km kênh mương thủy lợi, bao gồm hệ thống các kênh mương, phai đập phục vụ nhu cầu thoát nước và dẫn nước vào đồng ruộng hiện nay có 4 tuyến kênh mương được xây dựng kiên cố gồm: tuyến mương của bản Pha Luông dài 1,7 km, tuyến mương của Tiểu khu 19/5 dài 2,6 km, tuyến mương của Tiểu khu 8 + Tiểu khu 1/5 dài 3,1 tất cả các tuyến mương trê đã tưới tiêu chủ động cho 175 ha đất lúa ruộng . 3.4. Đánh giá chung về đối tượng nghiên cứu Độ phì nhiêu của đất còn tương đối tốt, tầng đất dầy. Sự đa dạng của yếu tố khí hậu, đất đai đã tạo ra những thế mạnh đặc biệt, cho phép phát triển một nền 6
  8. sản xuất nông nghiệp đa dạng, thâm canh theo hướng sản xuất hàng hóa như: chè, cây ăn quả đặc sản, rau quả chất lượng cao. Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội ở xã Chiềng Sơn phát triển chưa ổn định, cơ cấu ngành nghề chủ yếu là sản xuất thuần nông. Trong sản xuất thiếu vốn đầu tư, chưa mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào thực tiễn sản xuất, trình độ lao động thủ công đơn giản, thiếu việc làm dẫn đến dư thừa lao động khi hết mùa vụ. Địa hình phức tạp, chia cắt mạnh đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn trong xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Cơ sở hạ tầng tuy đã được đầu tư song chưa đồng bộ nên chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất, đời sống của người dân. Trong khi đó, nhu cầu về đời sống xã hội ngày càng cao, áp lực của sự gia tăng dân số đòi hỏi lương thực ngày càng nhiều, nhu cầu vốn để sản xuất, đất đai canh tác nông nghiệp, đất ở, công ăn việc làm, vv 7
  9. PHẦN III MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu tiềm năng sản xuất của đất nhằm đưa ra được một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu. 3.2. Nội dung nghiên cứu Để đáp ứng những mục tiêu đặt ra của khóa luận, những nội dung cần nghiên cứu là: a. Đặc điểm hình thái phẫu diện đất dưới 03 vị trí địa hình khác nhau (độ dày tầng đất, đá lẫn, màu sắc, tỉ lệ đá lẫn, đá lộ đầu ) b. Đánh giá tiềm năng sản xuất của đất đai trong khu vực nghiên cứu. c. Đánh giá mức độ thích hợp của cây trồng (hoặc cây dự kiến trồng). d. Đề xuất một số biện pháp nhằm quản lý sử dụng đất có hiệu quả và bền vững. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Ngoại nghiệp a. Thu thập số liệu Thu thập, tổng hợp các tài liệu thứ cấp có liên quan bằng cách kế thừa có chọn lọc các thông tin phục vụ cho nghiên cứu như: Khí hậu, địa hình, thực vật rừng b. Điều tra đất Bố trí phẫu diện: Các phẫu diện được bố trí cùng hướng phơi, cùng độ dốc, cùng độ cao và được bố trí như sau: - 2 phẫu diện ở sườn trên - 2 phẫu diện sườn giữa - 2 phẫu diện sườn dưới Tiến hành đào, mô tả hình thái phẫu diện đất và xác định các chỉ tiêu hình thái dựa vào bảng mô tả phẫu diện đất của bộ môn Khoa học đất - Đại học Lâm nghiệp. - Xác định thành phần cơ giới bằng phương pháp xoe con giun 8
  10. - Xác định độ dốc bằng địa bàn cầm tay - Xác định độ chặt đất bằng dao nhọn chuyên dùng - Xác định độ ẩm đất bằng phương pháp nắm đất trong lòng bàn tay - Xác định tỉ lệ đá lẫn, tỉ lệ kết von bằng phương pháp ước lượng theo phần trăm diện tích. Lấy mẫu tiêu bản đất theo tầng phát sinh cho từng phẫu diện đất nghiên cứu. 3.3.2. Nội nghiệp Kết quả xử lí và tổng hợp số liệu thu thập được thể hiện dưới dạng các bảng, biểu. a. Đánh giá tiềm năng sản xuất đất Lâm nghiệp vùng đồi núi Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp vùng đồi núi theo các phương pháp trong ”Cẩm nang đánh giá đất phục vụ trồng rừng” năm 2005. Các tiêu chí và chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên phải phản ánh được những đặc điểm độ phì đất liên quan đến việc đánh giá và sử dụng đất đai. Các chỉ tiêu có thể thu thập ngoài thực địa đem về phân tích. Dựa trên các đặc điểm về độ phì và các tính chất cơ bản của đất vùng đồi núi, tác giả lựa chọn chỉ tiêu và các tiêu chí đánh giá như sau: thành phần cơ giới, độ dốc, độ dày tầng đất, độ cao tuyệt đối, hàm lượng mùn (thay bằng độ dày tầng A), tỉ lệ đá lẫn + kết von và kế thừa số liệu lượng mưa bình quân năm (mm), vị trí (giao thông, vận xuất, vận chuyển thuận lợi hay khó khăn) Sau đây là chỉ tiêu tiêu chí đánh giá đất và các kí hiệu: • Độ dốc (chia làm 4 cấp) Cấp 1: 35o • Độ dày tầng A (cm) (chia làm 4 cấp) A1: > 20cm A2: 11 ÷ 20cm A3: 1 ÷ 10cm A4: không có tầng A 9
  11. • Độ dày tầng đất (D) (chia làm 4 cấp) Cấp 1: > 100 cm là tầng đất dày (D1) Cấp 2: 50 ÷ 100 cm thuộc tầng đất trung bình (D2) Cấp 3: 30 ÷ 50 cm thuộc tầng đất mỏng (D3) Cấp 4: 1700 (H5) • Lượng mưa bình quân năm (mm) chia là 4 cấp (R) Cấp 1: > 2000 (R1) Cấp 2: 1500 ÷ 2000 (R2) Cấp 3: 1000 ÷ 1500 (R3) Cấp 4: < 1000 (R4) - Đánh giá tiềm năng sản xuất đất tiến hành qua việc đánh giá các tiêu chí và chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên của đơn vị đất đai theo 4 cấp qui định trên: Cấp 1: Rất thuận lợi hầu như không có kho khăn nào trong sản xuất Cấp 2: Thuận lợi, tốt có ít hạn chế trong sử dụng Cấp 3: Ít thuận lợi, trung bình Cấp 4: Không thuận lợi, xấu nhiều hạn ché trong sử dụng. Các chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá cho điểm từng cấp như sau: Cấp 1:(4 điểm) Cấp 2 (3 điểm) Cấp 3 (2 điểm) Cấp 4 (1 điểm) 10
  12. Riêng cấp 1 của chỉ tiêu độ dốc, độ dày tầng đất có hệ số điểm là 1.5; cấp 4 của độ dốc, độ dày tầng đất, độ cao tuyệt đối có hệ số điểm là 0.5 Như vậy mỗi một đơn vị đất đai (ĐVĐĐ) có thể đạt số điểm cao nhất là 28 điểm (tất cả các điều kiện đều thuận lợi) và thấp nhất là 4.5 điểm (tất cả các điều kiện đều khó khăn). Trong thực tế không sảy ra 2 trường hợp này. Phân hạng đất đai theo tổng điểm trên: - Hạng 1: Tổng điểm > 21 điểm (tiềm năng sản xuất cao) - Hạng 2: Tổng điểm từ 12- 21 điểm (tiềm năng sản xuất trung bình) - Hàng 3: Tổng điểm nhỏ hơn 12 điểm (tiềm năng sản xuất thấp) Điểm của từng yếu tố được xác định tương ứng với từng cấp như sau: ◦ Điểm 4 tương ứng cấp 1 ◦ Điểm 3 tương ứng cấp 2 ◦ Điểm 2 tương ứng cấp 3 ◦ Điểm 1 tương ứng cấp 4 Do vậy cần đánh giá chung tiềm năng sản xuất của đất khi các yếu tố trên cũng tác động mức độ phân cấp khác nhau. Dựa vào phương pháp cho điểm như trên, lấy chỉ số giữa 1,5; 2,5; 3,5; để phân cấp. Tiềm năng sản xuất đất Lâm nghiệp được chia thành 4 cấp như trên. Trong quá trình đánh giá 6 yếu tố trên, mặc dù tôi chọn yếu tố nào làm chủ đạo, nhưng tôi đặc biệt quan tâm đến 2 yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến độ phì và tiềm năng sử dụng đất, đó là độ dày tầng đất và thành phần cơ giới đất. Nếu như ở diện tích đất đồng thời xuất hiện 4 cấp của 2 yếu tố này thì phần đánh giá tổng hợp sẽ hạn chế đi một cấp. b. Đánh giá mức độ thích hợp của cây trồng trên đất Dựa vào việc so sánh giữa yêu cầu đòi hỏi của cây với tính chất thuộc tính vốn có của bản thân đất đai để nhận định ra mức độ thích hợp cao hay thấp, phương pháp đánh giá theo điều kiện giới hạn, phân hạng thích hợp theo mức độ thích hợp như sau: S: Thích hợp S1: Rất thích hợp 11
  13. S2: Thích hợp trung bình S3: Kém thích hợp S4 hoặc N: Không thích hợp Đánh giá mức độ thích hợp của cây trồng theo phương pháp điều kiện giới hạn (yếu tố hạn chế), cụ thể là: - Nếu một trong các tiêu chí đánh giá ở mức độ không thích hợp (N) thì cây trồng thuộc cây không thích hợp. - Nếu một trong hai tiêu chí độ dốc, độ dày tầng đất ở cấp thích hợp kém (S3) thì cây trồng thuộc cấp thích hợp kém (S3) - Nếu đa số cây (trên 50%) các tiêu chí đánh giá nằm ở cấp thích hợp nào thì cây trồng thuộc cấp thích hợp đó (khi độ dốc và độ dày tầng đất không nằm ở hạng S3). 12
  14. PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 4.1. Kết quả điều tra đặc điểm hình thái phẫu diện đất Tất cả những quá trình diễn ra trong đất đều để lại dấu vết trong nó. Nghiên cứu những dấu vết đó ta biết được tính chất đặc điểm quan trọng của đất. Thậm chí ta còn biết được quá trình lịch sử hình thành đất và chiều hướng phát triển của nó. Đặc điểm phân cấp đất là đặc điểm quan trọng của đất nó được thể hiện thông qua hình thái phẫu diện đất. Do vậy, nghiên cứu về hình thái phẫu diện đất là công việc đầu tiên giúp ta có những hiểu biết sơ bộ về loại đất mà chúng ta điều tra nghiên cứu. Dưới đây là đặc trưng hình thái 6 phẫu diện đất đại diện ở 3 vị trí được nghiên cứu. 4.1.1. Phẫu diện sườn trên 0cm * Kí hiệu phẫu diện CS 01 A 12cm Phẫu diện nằm ở sườn trên, độ dốc 180, hướng dốc Tây Nam, độ cao tuyệt đối 720m, độ cao tương đối B1 540m. Loại hình trạng thái: Đất trống sau CTNR; cây bụi thảm tươi gồm: Thẩu tấu, Ba soi, Ba bét, Cỏ 60cm lào độ cao trung bình 0,6m, độ che phủ 70%, xói mòn B2 mặt nhẹ. 81cm + Đặc điểm tầng đất: - Tầng A: Có độ sâu từ 0 ÷ 12cm, đất màu nâu B3 đỏ, ẩm ướt, rể cây nhiều, kết cấu viên, đất tơi xốp, tỷ lệ 95cm đá lẫn 5%, chuyển lớp rõ. Thành phần cơ giới: Thịt trung bình. - Tầng B1: Độ sâu từ 12 ÷ 60cm, màu nâu đỏ, đất hơi ẩm, kết cấu viên hạt, đất hơi chặt, thành phần cơ giới: đất thịt trung bình, không có chất mới sinh, không có kết von, không có chất lẫn vào, tỷ lệ đá lẫn 10%, chuyển lớp rõ. - Tầng B2: Độ sâu từ 60 ÷ 81cm, màu vàng đỏ, đất hơi ẩm, kết cấu hạt, đất chặt, thành phần cơ giới thịt trung bình, tỷ lệ đá lẫn: 15%, không có chất mới sinh, không có kết von, không chất lẫn vào, chuyển lớp rõ. 13
  15. - Tầng B3: Độ sâu từ 81 ÷ 95cm, màu xám vàng, đất hơi ẩm, đất chặt, thành phần cơ giới thịt nặng, chất mới sinh kết von, chất lẫn vào không có. Tên đất: Đất nâu đỏ phát triển trên đá vôi, tầng trung bình. * Đơn vị đất đai: Thành phần cơ giới: Thịt trung bình T1 0 Độ dốc: 18 G2 Độ dày tầng A (cm) 12 A2 Độ dày tầng đất (A+B) cm 95 D2 Độ cao tuyệt đối (m) 720 H3 Lượng mưa bình quân năm (mm) 1400 R3 Kí hiệu đơn vị đất đai: T1G2A2D2H3R3 * Kí hiệu phẫu diện CS 02 Phẫu diện nằm ở sườn trên, độ dốc 150, hướng dốc Đông Nam, độ cao tuyệt đối 720m, độ cao tương đối 510m. Loại hình trạng thái đất sau CTNR; cây bụi thảm tươi gồm: Mâm xôi, Ba soi, Ba bét, Cỏ lào độ cao trung bình 0,65m, độ che phủ 65%, xói mòn mặt nhẹ. + Đặc điểm tầng đất: 0cm - Tầng A: Từ 0 -11cm, màu nâu A thẫm, kết cấu viên, đất ẩm, tơi xốp, 11cm B1 thành phần cơ giới: đất thịt trung bình, tỷ lệ đá lẫn 5%, chuyển lớp rõ. - Tầng B1: Độ sâu từ 11 - 66cm, màu nâu đỏ, đất hơi ẩm, kết cấu hạt, B2 đất hơi chặt, thành phần cơ giới: đất 66cm thịt trung bình, không có chất mới sinh, B3 không có kết von, không chất lẫn vào, tỷ lệ đá lẫn 13%, chuyển lớp rõ về màu C 73cm sắc. 91cm 14
  16. - Tầng B2: Độ sâu từ 66 ÷ 73cm, màu nâu vàng, đất hơi ẩm, kết cấu hạt, đất chặt, thành phần cơ giới: đất thịt trung bình, tỷ lệ đá lẫn 10%, không có chất mới sinh, kết von giả 5 ÷ 6%, không chất lẫn vào, chuyển lớp rõ. - Tầng B3: Độ sâu từ 73 ÷ 91cm, màu vàng đỏ, đất hơi ẩm, đất chặt, thành phần cơ giới thịt nặng, không có chất mới sinh, không có kết von, không chất lẫn vào. Tên đất: Đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá vôi, tầng trung bình. Đơn vị đất đai: Thành phần cơ giới Thịt trung bình T1 0 Độ dốc ( ) 15 G2 Độ dày tầng A(cm) 11 A2 Độ dày tầng đất (A+B) cm 91 D2 Độ cao tuyệt đối (m) 720 H3 Lượng mưa bình quân năm 1400 R3 (mm) Kí hiệu đơn vị đất đai: T1G2A2D2H3R3 0cm A 4.1.2. Phẫu diện sườn giữa 14cm *Kí hiệu phẫu diện CS 03 B1 Phẫu diện nằm ở sườn giữa, độ dốc 200, hướng dốc Đông Bắc, độ cao tuyệt đối 720m, độ cao tương đối 375m. Loại hình trạng thái sau CTNR; Cây bụi thảm tươi gồm: Mâm xôi, Ba soi, Ba bét, Cỏ 55cm lào độ cao trung bình 0,65m, độ che phủ 75%, xói B2 mòn mặt nhẹ. 78cm - Tầng A: Có độ sâu từ 0 ÷ 14cm, đất màu BC 120cm nâu đỏ, kết cấu viên, đất rất ẩm, tơi xốp, rể cây nhiều, tỷ lệ đá lẫn 4 ÷ 5%, chuyển lớp rõ, thành phần BC cơ giới: đất thịt trung bình. 15
  17. - Tầng B1: Độ sâu từ 14 ÷ 55cm, màu nâu đỏ, đất ẩm, kết cấu hạt, rể cây nhiều, đất hơi chặt, thành phần cơ giới: đất thịt trung bình, không có chất mới sinh, không chất lẫn vào, tỷ lệ đá lẫn 5% chuyển lớp rõ. - Tầng B2: Độ sâu từ 55 ÷ 78cm, màu nâu đỏ, đất hơi ẩm, rể cây ít, kết cấu hạt, đất chặt, thành phần cơ giới: thịt trung bình, tỷ lệ đá lẫn 15%, có kết von giả 4 ÷ 6%, không chất lẫn vào, chuyển lớp rõ. - Tầng BC : Độ sâu từ 78 ÷ 120cm, nâu vàng, đất hơi ẩm, đất chặt, thành phần cơ giới thịt nặng, không có chất mới sinh, không có kết von, không chất lẫn vào. Tên đất: Đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá vôi, tầng dày. Đơn vị đát đai: Thành phần cơ giới Thịt trung bình T1 0 Độ dốc ( ) 20 G2 Độ dày tầng A(cm) 14 A2 Độ dày tầng đất (A+B) cm 78 D2 Độ cao tuyệt đối (m) 720 H2 Lượng mưa bình quân năm (mm) 1400 R3 Đơn vị đất đai: T1G2A2D2H2R3 *Kí hiệu phẫu diện CS 04. Phẫu diện nằm ở sườn giữa, độ dốc 150, hướng dốc Tây Bắc, độ cao tuyệt đối 720m, độ cao tương đối 350m. Loại hình trạng thái đất sau CTNR; cây bụi thảm tươi gồm: Mâm xôi, Ba soi, Ba bét, Cỏ lào độ cao trung bình 0,7m, độ che phủ 85%, xói mòn mặt yếu. + Đặc điểm tầng đất: 0cm - Tầng A: Có độ sâu từ 0 ÷ 16cm, đất màu A nâu đen, rể cây nhiều, kết cấu viên, tơi xốp, đất 16cm ẩm, nhiều rễ, kết cấu viên hat, tỷ lệ đá lẫn 5%, có phân giun và hang giun, chuyển lớp rõ. Thành B1 70cm phần cơ giới: đất thịt trung bình. B2 84cm BC 100cm 16
  18. - Tầng B1: Độ sâu từ 16 ÷ 70cm, màu nâu đỏ, đất hơi ẩm, rể cây trung bình, kết cấu hạt, đất hơi chặt, thành phần cơ giới: đất thịt trung bình, không có chất mới sinh, không có kết von, không chất lẫn vào, tỷ lệ đá lẫn 9%, chuyển lớp rõ. - Tầng B2: Độ sâu từ 70 ÷ 84cm, màu nâu vàng, đất hơi ẩm, ít rể cây, kết cấu hạt, đất hơi chặt, thành phần cơ giới: đất thịt trung bình, tỷ lệ đá lẫn 15%, không có chất mới sinh, không có kêt von, không chất lẫn vào, chuyển lớp rõ. - Tầng BC: Độ sâu từ 84cm, màu vàng nâu, đất hơi ẩm, đất chặt, thành phần cơ giới: thịt trung bình, chất mới sinh, không kết von, chất lẫn vào không có. Tên đất: Đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá vôi, tầng dày. Đơn vị đất đai: Thành phần cơ giới Thịt trung bình T1 0 Độ dốc ( ) 15 G2 Độ dày tầng A(cm) 16 A2 Độ dày tầng đất (A+B) cm 100 D2 Độ cao tuyệt đối (m) 720 H1 Lượng mưa bình quân năm (mm) 1400 R3 Kí hiệu đơn vị đát đai: T1G2A2D2H1R2 4.1.3. Phẫu diện sườn dưới *Kí hiệu phẫu diện CS 05 A 0cm 0 Phẫu diện nằm ở sườn dưới, độ dốc 16 , hướng dốc Đông Nam, độ cao tuyệt đối 720m, độ 18cm B cao tương đối 290m. Loại hình trạng thái đất sau CTNR; Cây bụi thảm tươi gồm: Mâm xôi, Ba soi, 80cm Ba bét, Cỏ lào, sim mua độ cao trung bình 0,6m, BC độ che phủ 80%, xói mòn mặt yếu. - Tầng A: Có độ sâu từ 0 ÷ 18cm, đất màu 100cm nâu thẫm, rể cây nhiều, kết cấu viên, đất ẩm, tơi xốp, tỷ lệ đá lẫn 3 ÷ 4%, chuyển lớp rõ. 17
  19. Thành phần cơ giới: Đất thịt trung bình. - Tầng B: Độ sâu từ 18 ÷ 80cm, màu nâu đỏ, đất ẩm, kết cấu hạt, đất hơi chặt, thành phần cơ giới: đất thịt hơi nặng, không có chất mới sinh, không có kết von, không chất lẫn vào, tỷ lệ đá lẫn 10%, chuyển lớp rõ. - Tầng BC: Độ sâu từ 100cm, màu vàng, đất hơi ẩm, đất rất chặt, thành phần cơ giới thịt nặng, không có chất mới sinh, không có kết von, không chất lẫn vào. Tên đất: Đất nâu đỏ phát triển trên đá vôi, tầng dày. Đơn vị đất đai: Thành phần cơ giới Thịt trung bình T1 0 Độ dốc ( ) 16 G2 Độ dày tầng A(cm) 18 A2 Độ dày tầng đất (A+B) cm 80 D1 Độ cao tuyệt đối (m) 720 H2 Lượng mưa bình quân năm (mm) 1400 R2 Kí hiệu đơn vị đất đai: T1G2A2D2H2R2 *Kí hiệu phẫu diện CS 06 Phẫu diện nằm ở sườn dưới, độ dốc 170, hướng dốc Tây - Tây Bắc, độ cao tuyệt đối 87m, độ 0cm A cao tương đối 57m. Loại hình trạng thái đất sau 20cm CTNR; Cây bụi thảm tươi gồm: Ràng ràng, Sim, Mua Lau Lách, Cỏ lào độ cao trung bình 0,8m, độ B1 che phủ 90%, xói mòn bề mặt yếu. + Đặc điểm tầng đất: 58cm - Tầng A: Có độ sâu từ 0 ÷ 20cm, đất màu đỏ B2 85cm vàng, đất ẩm, rể cây nhiều, kết cấu viên, thành phần cơ giới: đất thịt trung bình, tơi xốp, không có kết BC von, không chất lẫn vào, tỷ lệ đá lẫn 2 ÷ 3%, chuyển lớp rõ. 120cm C - Tầng B1: Độ sâu từ 20 ÷ 58cm, màu vàng 18
  20. nâu, nhiều rể cây, đất ẩm, kết cấu hạt, đất hơi chặt, thành phần cơ giới: đất thịt trung bình, không có chất mới sinh, không có kết von, không chất lẫn vào, tỷ lệ đá lẫn 4 ÷ 5%, chuyển lớp rõ. - Tầng B2: Độ sâu từ 58 ÷ 85cm, màu vàng đỏ, đất hơi ẩm, rể cây nhiều, kết cấu hạt, đất hơi chặt, thành phần cơ giới thịt trung bình, tỷ lệ đá lẫn 12%, không có chất mới sinh, không có kết von, không chất lẫn vào, chuyển lớp rõ. - Tầng BC: Độ sâu tứ 85 ÷ 120cm, màu vàng, đất hơn ẩm, kêt cấu hạt, rất chặt, thành phần cơ giới thịt nặng, không có chất mới sinh, không có kết von, không chất lẫn vào. Tên đất: Đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá vôi, tầng trung bình. Đơn vị đất đai: Thành phần cơ giới Thịt trung bình T1 0 Độ dốc ( ) 17 G2 Độ dày tầng A(cm) 20 A2 Độ dày tầng đất (A+B) cm 85 D2 Độ cao tuyệt đối (m) 720 H2 Lượng mưa bình quân năm (mm) 1400 R2 Kí hiệu đơn vị đất đai: T1G2A2D2H2R2 4.2. Đánh giá tiềm năng của đất và mức độ thích hợp của cây trồng 4.2.1. Đánh giá tiềm năng sản xuất của đất Để tiện cho việc phân cấp, đánh giá tiềm năng của đất đai tại khu vực nghiên cứu tôi lập biểu chỉ tiêu tổng hợp của đất, dùng để đánh giá và phân cấp tiềm năng đất đai. Riêng hàm lượng mùn không phân tích do điều kiện thời gian không cho phép thay vào đó độ dày tầng A. 19
  21. Bảng 4.1: Tổng hợp kết quả đánh giá tiềm năng sản xuất của đất Cấp Phẫu Ký Tổng đánh Chỉ tiêu Cấp Điểm diện hiệu điểm giá chung CS 01 - TPCG: Thịt trung bình T1 Cấp 1 4 19 - Độ dốc: 18o G2 Cấp 1 4 - Độ dày tầng A (cm) A2 Cấp 2 3 Hạng 2 - Độ dày tầng đất 95cm D2 Cấp 2 3 - Độ cao tuyệt đối: 720m H2 Cấp 2 3 - Lượng mưa: 1400mm R2 Cấp 3 2 PCS02 - TPCG: Thịt trung bình T1 Cấp 1 4 - Độ dốc: 16o G2 Cấp 1 4 - Độ dày tầng A (cm) A2 Cấp 2 3 - Độ dày tầng đất 91cm D2 Cấp 2 3 19 Hạng - Độ cao tuyệt đối: 720m H2 Cấp 2 3 2 - Lượng mưa: 1400mm R2 Cấp 3 2 CS 03 - TPCG: Thịt trung bình T1 Cấp 1 4 - Độ dốc: 20o G2 Cấp 2 3 - Độ dày tầng A (cm) A2 Cấp 2 3 - Độ dày tầng đất 78cm D2 Cấp 2 3 18 Hạng 2 - Độ cao tuyệt đối: 720m H2 Cấp 2 3 - Lượng mưa: 1400mm R2 Cấp 3 2 20
  22. CS 04 - TPCG: Thịt trung bình T1 Cấp 1 4 20 - Độ dốc: 20o G2 Cấp 2 3 - Độ dày tầng A(cm) A2 Cấp 2 3 - Độ dày tầng đất 100cm D1 Cấp 1 4 Hạng 2 - Độ cao tuyệt đối: 105m H2 Cấp 2 4 - Lượng mưa: 1791mm R2 Cấp 3 2 CS05 - TPCG: Thịt trung bình T1 Cấp 1 4 18 Hạng 2 - Độ dốc: 16o G2 Cấp 1 3 - Độ dày tầng A (cm) A2 Cấp 2 3 - Độ dày tầng đất 80 cm D2 Cấp 2 3 - Độ cao tuyệt đối: 720m H2 Cấp 2 3 - Lượng mưa: 1400mm R2 Cấp 3 2 CS06 - TPCG: Thịt trung bình T1 Cấp 1 4 18 - Độ dốc: 17o G2 Cấp 2 3 Hạng 2 - Độ dày tầng A (cm) A2 Cấp 2 3 - Độ dày tầng đất 85cm D1 Cấp 2 3 - Độ cao tuyệt đối: 720m H1 Cấp 2 3 - Lượng mưa: 1400mm R2 Cấp 3 2 4.2.2. Nhận xét và đánh giá chung Qua kết quả đánh giá tiềm năng đất đai Lâm nghiệp (đất rừng trồng) ở xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, tôi có một số nhận xét sau: - Đất tại khu vực nghiên cứu là đất nâu đỏ phát triển trên đá vôi, tầng trung bình, tương đối đồng nhất về trạng thái thực bì và mức độ che phủ. - Kết quả phân cấp đánh giá tiềm năng sản xuất đất cho thấy đất ở khu vực nghiên cứu đa số thuộc hạng 2 tức là tiềm năng sản xuất trung bình. 21
  23. 4.2.3. Đánh giá mức độ thích hợp của cây Keo tai tượng Để đánh giá mức độ thích hợp của cây tại khu vực nghiên cứu ta dựa vào nguyên tắc phân loại đất đai theo mức độ thích hợp. Tuy nhiên còn nhiều hạn chế nên trong phạm vi khóa luận chỉ đánh giá tính thích hợp của loài cây Keo tai tượng ở khu vực nghiên cứu. * Đặc tính sinh thái học của cây Keo tai tượng (Acacia mangium) Keo tai tượng là cây mọc nhanh, cành lá dài, tán lá rậm, hệ rể phát triển mạnh, nhiều nốt sần ở rể có tác dụng cố định đạm. Cây gỗ trung bình, tuổi thành thục cao trên 15m, đường kính 40 ÷ 50cm, ở nơi lập địa xấu thường cao không quá 10m đường kính dưới 20cm. Cây con mới mọc khoảng 1 ÷ 2 tuần lễ có lá kép lông chim sau đó mới ra lá thật - lá đơn. Lá màu xanh thẫm rộng 10cm, dài 25cm. Hoa màu trắng hoặc vàng , quả xoắn voặn. Phân bố ở độ cao dưới 100m so với mực nước biển, khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiệt độ trung bình năm 29 ÷ 30oC, nhiệt độ bình quân tháng nóng nhất 31 ÷ 34oC, tháng lạnh nhất 12 ÷ 16oC chỉ chịu được sương giá nhẹ. Lượng mưa 1000 ÷ 4500mm/năm, không có mùa khô kéo dài. Keo tai tượng phát triển tốt trên đất bồi tụ, dốc tụ sâu ẩm. Trên đất xói mòn mỏng lớp đất mặt khô hạn nghèo dinh dưỡng, chua pH 4 ÷ 5 vẫn sống song sinh trưởng kém Keo tai tượng là cây ưa sáng sinh trưởng nhanh có khả năng tái sinh bằng hạt và băng chồi rất mạnh. Trên đất tốt lượng sinh trưởng bình quân năm đạt 20 ÷ 45m3 /ha/năm, trên đất đồi trọc có thể cho 8 ÷ 10m3/ha/năm. Ở nước ta hơn 10 năm nay mới bắt đầu dẫn giống trồng thử, hiện đang mở rộng trồng ở hầu khắp các tỉnh vùng đồng bằng cũng như trung du đến độ cao 400 ÷ 500 so với mặt nước biển trên nhiều loại đất khác nhau: Đất đồi bị xói mòn, chua, nghèo xấu, khô hạn, đất bồi tụ sâu ẩm tốt nó sinh trưởng bình thường ra hoa kết quả không bị sâu bệnh hại. Tuy nhiên sơ bộ cho thấy ở vùng có khí hậu nóng ẩm, đất sâu ẩm tốt sinh trưởng nhanh hơn so với các vùng khác. 22
  24. Bảng 4.2: Kết quả đánh giá tiềm năng sản xuất của đất ở 3 vị trí địa hình khác nhau trong khu vực nghiên cứu Vị trí Sườn trên Sườn giữa Sường dưới Kí Ký Chỉ Ký hiệu Chỉ Chỉ Đ Tiêu chí Điểm hiệu Điểm hiệu tiêu mức tiêu tiêu Điểm mức mức Thịt Thịt Thịt TPCG trung T1 4 trung T1 4 trung T1 4 bình bình bình 1 Độ dốc (o) 17 G2 3 20 G2 3 G2 3 6.5 Độ dày tầng 1 11.5 A2 3 15 A2 3 A2 3 A 9 Độ dày tầng 8 93 T2 3 81 T2 6 T1 6 đất (cm) 82,5 1 Độ cao (m) 720 H1 4 720 H1 4 H1 4 720 Lượngmưa bình quân 1400 R2 3 1400 R2 3 1400 R2 3 năm (mm) Tổng điểm 20 23 23 Hạng 1 1 1 Kết quả đánh giá tiềm năng sản xuất đất của khu vực nghiên cứu bảng 4.2 cho thấy: Phẫu diện sườn trên có tổng điểm là 20 điểm, phẫu diện sườn giữa và sườn dưới tổng điểm là 23 điểm. Đối chiếu kết quả phân hạng cả 3 vị trí địa hình đều xếp hạng 1 - tiềm năng sản xuất cao. 23
  25. Bảng 4.3: Đánh giá mức độ thích hợp của cây Keo tai tượng (Acacia mangium) với đơn vị đất đai Yêu cầu của cây Mức độ Chỉ Điều kiện thích tiêu thực tế S1 S2 S3 S4 hợp TPCG ( T) T1 T2÷T3 T4 - T1 S1 Độ dốc (o) 35 15 ÷ 20 S2 Độ dày tầng đất (cm) >100 50 ÷ 100 1000 720 S3 Nhiệt độ bình quân > 25 23 ÷ 25 20 ÷ 23 23oC S2 năm (oC) 2000 1500 ÷ 2000 1000 ÷1500 < 1000 1400 S3 năm (mm) * Đánh giá mức độ thích hợp: Kết quả nghiên cứu cho thấy Keo tai tượng (Acacia Mangium) thích hợp với thành phần cơ giới đất (S1), độ dốc (S2), độ cao tuyệt đối (S2), độ dày tầng đất (S2), nhiệt độ bình quân năm (S2), lượng mưa (S3). Đánh giá chung trong 6 chỉ tiêu cho thấy: Với mức S1: Có 01 chỉ tiêu Với mức S2: Có 03 chỉ tiêu Với mức S3: Có 02 chỉ tiêu Vậy có thể thấy cây Keo tai tượng có mức độ thích hợp với đơn vị đất đai thuộc mức S2 - mức độ thích hợp trung bình. 4.3. Đề xuất một số biện pháp trong vấn đề quản lý sử dụng đất 4.3.1. Nguyên tắc Để đảm bảo tính phù hợp giữa mục tiêu phát triển kinh tế của nhà nước, của địa phương và mục tiêu của người sử dụng đất. - Có đủ điều kiện cũng như khả năng phát triển trước mắt và lâu dài. - Gia tăng lợi ích cho người sử dụng đất. - Không gây tác đông xấu đến môi trường đồng thời cãi tạo môi trường. 24
  26. - Đáp ứng nhu cầu về xã hội như thu hút lao động, có tính giáo dục cao 4.3.2. Cơ sở khoa học để đề xuất sử dụng đất Kết quả đánh giá phân cấp, đánh giá tiềm năng sản xuất đất đai - Hiện trạng sử dụng đất đai và phương thức phát triển - Quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải hợp lý - Có các biện pháp kỹ thuật đi kèm để khắc phục hạn chế 4.3.3. Đề xuất - Bảo vệ đất bằng cách nghiêm cấm không cho người dân được thả Trâu, bò vào rừng vì sự tác động của những loài động vật lớn này làm cho đất trở nên bí chặt. 25
  27. PHẦN V KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận a. Về hình thái phẫu diện đất Kết quả điều tra nghiên cứu 6 phẫu diện đất ta thấy trong khu vực nghiên cứu là đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá vôi. Về đặc điểm phẫu diện cho thấy đa số ở các phẫu diện có độ dày tầng đất giảm dần từ sườn trên xuống sườn dưới, tầng đất từ trung bình đến tầng dày, tỷ lệ đá lẫn ít, độ đày tầng A biến động theo từng phẫu diện ở cả 3 vị trí. Đất có màu nâu đỏ, đất có kết cấu viên hạt, thành phần cơ giới thịt trung bình. b. Về phân hạng đánh giá tiềm năng sản xuất đất Đất ở vị trí nghiên cứu sườn trên tiềm năng sản xuất ở cấp 2, còn lại 4 phẫu diện sườn giữa và sườn dưới tiềm năng sản xuất cấp 1. Cấp đánh giá chung cho thấy đất của khu vực nghiên cứu có tiềm năng sản xuất cấp 1. Theo phân cấp đánh giá tiềm năng đất đai đây là loại đất tốt, có ít hạn chế trong sử dụng, phù hợp với nhiều loại cây trồng. Tuy vậy cần chú ý điều kiện tiểu khí hậu của vùng đã nêu phần II. c. Mức độ thích hợp của cây Keo tai tượng ở khu vực nghiên cứu Từ kết quả đánh giá mức độ thích hợp của cây trồng (bảng 4.2), đối chiếu với đặc điểm sinh thái loài Keo tai tượng cho thấy cây trồng có mức độ thích hợp trung bình với điêù kiện thực tế của khu vực. d. Một số biện pháp nhằm quản lí sử dụng đất có hiệu quả - Chọn loại cây trồng sinh trưởng phát triển nhanh, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại, thích hợp với điều kiện lập địa của khu vực nghiên cứu, đồng thời phù hợp với mục đích kinh doanh, cho hiệu quả kinh tế cao. - Áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong kinh doanh rừng. - Thường xuyên điều tra theo dõi phát hiện kịp thời quá trình phát triển sâu bệnh nhằm phòng trừ dịch sâu bệnh. 5.2. Tồn tại 26
  28. Mặc dù đã làm việc với tất cả khả năng của mình, nhưng do thời gian thực tập còn hạn chế và bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, không có điều kiện phân tích đất tại phòng thí nghiệm, nên chưa đánh giá được các tính chất lí hoá học của đất. Kết quả đánh giá trong phạm vi hẹp cần nghiên cứu thêm để có kết quả sát thực trên toàn khu vực nghiên cứu. 5.3. Khuyến nghị Cần có những nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm lí, hoá học đất. Từ đó sẽ có những đề xuất cụ thể hơn đối với các biện pháp bảo vệ đất áp dụng cho khu vực nghiên cứu. Nghiên cứu quá trình sản xuất lâm nghiệp từ trước tới nay làm cơ sở cho việc lựa chọn cây trồng phù hợp với mục đích kinh doanh và điều kiện lập địa. 27
  29. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ngọc Bình (1996), Đất rừng Việt Nam, NXBNông nghiệp Hà Nội 2. Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế (1998), đánh giá tiềm năng sản xuất đất Lâm Nghiêp và hoàn thiện phương pháp điều tra lập địa, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 3. Hà Quang Khải (Chủ biên), Đỗ Đình Sâm, Đỗ Thanh Hải, Đỗ Thanh Hoa (2000), Giáo trình đất Lâm Nghiệp, Hà Nội. 3. Lưu Trung Kiên, (2007), Điều tra, đánh giá tiềm năng sản xuất và mức độ thích hợp của đất Lâm Nghiệp tại VQG Pù Mát - Nghệ An. 4. Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương (2005), Hệ thống đánh giá đất Lâm nghiệp Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 5. Giáo trình đất Lâm Nghiệp, Giáo trình quản lí sử dụng đất Trường ĐH Lâm Nghiệp Việt Nam. 6. Đề tài thạc sỹ, khoá luận tốt nghiệp Trường ĐH Lâm Nghiệp Việt Nam 28