Khóa luận Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung với thuyết năng lực động

pdf 126 trang thiennha21 5450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung với thuyết năng lực động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_nang_luc_canh_tranh_cua_cong_ty_co_phan_d.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung với thuyết năng lực động

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ ĐỊA ỐC THẮNG LỢI MIỀN TRUNG VỚI THUYẾT NĂNG LỰC ĐỘNG NGUYỄN THANH THÚY Trường Đại học Kinh tế Huế Niên khóa 2016 - 2020
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ ĐỊA ỐC THẮNG LỢI MIỀN TRUNG VỚI THUYẾT NĂNG LỰC ĐỘNG Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thanh Thúy Th.S Hồ Sỹ Minh Lớp: K50B-QTKD Niên Khóa: 2016 – 2020 Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 12 năm 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được đề tài khóa luận này một cách thành công, lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Hồ Sỹ Minh là người luôn theo sát hướng dẫn tận tình em từ khi chưa lựa chọn đề tài đến khi kết thúc quá trình nghiên cứu khóa luận. Em cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu, quý Thầy, quý Cô trong khoa Quản Trị Kinh Doanh, trường Đại Học Kinh Tế Huế đã truyền đạt những kiến thức trong 4 năm em học tập tại trường. Với những kiến thức đã học được trên giảng đường không chỉ là nền tảng cho em hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình một cách hoàn thiện nhất mà còn là hành trang theo suốt quãng đường tương lai phía trước của em. Em xin chân thành cảm ơn Công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung cùng các Anh/ Chị trong cơ quan đã giúp đỡ em trong quá trình em thực tập ở đây. Em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn theo sát trên con đường học vấn của mình. Tuy đã nỗ lực hết sức nhưng với thời gian nghiên cứu hạn hẹp cộng với khả năng của bản thân, đề tài nghiên cứu còn đôi chỗ thiếu sót. Vì vậy em mong nhạn được sự chỉ bảo,góp ý tận tình của quý Thầy, quý Cô để đề tài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa Em xin chân thành cám ơn ! Huế, năm 2019 Trường Đại học KinhSinh viên tế Huế Nguyễn Thanh Thúy
  4. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG v DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ vi PHẦN I. MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1. Mục tiêu chung 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu. 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 4.1. Quy trình thiết kế nghiên cứu 3 4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu 4 4.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 4 4.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 4 4.3. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu 5 4.3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo 5 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 5 4.3.3. Hồi quy tuyến tính 6 4.3.4. Kiểm tra sự vi phạm các giả định mô hình hồi quy 6 5. Nội dung nghiên cứu 7 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 8 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÍ LUẬN VỀ NĂNG LỰC ĐỘNG VÀ NĂNG 8 LỰC CẠNH TRANH 8 1.1. Khái quát về năng lực cạnh tranh 8 Trường1.1.1. Một số khái niệ mĐại học Kinh tế Huế 8 1.1.1.1.Khái niệm cạnh tranh 8 1.1.1.2. Các hình thức cạnh tranh 9 1.1.1.3. Khái niệm lợi thế cạnh tranh 10 i
  5. 1.1.1.4. Khái niệm năng lực cạnh tranh 12 1.1.2. Vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết của cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 13 1.2. Lý thuyết về nguồn lực và đặc điểm của nguồn lực tạo lợi thế cho doanh nghiệp 16 1.2.1. Lý thuyết về nguồn lực 16 1.2.2. Đặc điểm của nguồn lực tạo lợi thế cho doanh nghiệp 16 1.2.2.1.Nguồn lực có giá trị 16 1.2.2.2. Nguồn lực hiếm 17 1.2.2.3.Nguồn lực khó bắt chước 17 1.2.2.4. Nguồn lực Không thể thay thế 17 1.3. Lý thuyết về năng lực động 18 1.4. Khái niệm, đặc điểm kinh doanh ngành đầu tư địa ốc 19 1.4.1. Khái niệm về bất động sản 19 1.4.2. Đặc điểm kinh doanh ngành đầu tư địa ốc 21 1.5. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 26 1.5.1. Chiến lược kinh doanh và marketing 26 1.5.2. Nhân lực và trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp 27 1.5.3.Năng lực tài chính 28 1.5.4. Uy tín, thương hiệu, thị trường và thị phần của doanh nghiệp 29 1.6. Một số nghiên cứu liên quan đến năng lực cạnh tranh động 30 1.7. Mô hình nghiên cứu đề xuất 31 1.7.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất 31 1.7.2. Định nghĩa các yếu tố cấu thành 32 1.7.2.1. Năng lực Marketing 32 1.7.2.2. Danh tiếng doanh nghiệp 34 1.7.2.3. Năng lực sáng tạo 34 1.7.2.4. Định hướng kinh doanh 35 Trường1.7.2.5. Năng lực ngu ồnĐại nhân lực học Kinh tế Huế35 1.7.3 Xây dựng thang đo 36 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ ĐỊA ỐC THẮNG LỢI MIỀN TRUNG 40 ii
  6. 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung 40 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty 40 2.1.2.Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung 44 2.1.3. Các yếu tố nguồn lực của Công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung 47 2.1.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh 47 2.1.3.2. Năng lực tài chính 50 2.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung 55 2.2.1. Cơ cấu mẫu điều tra 55 2.2.1.1.Thông tin mẫu theo giới tính 55 2.2.1.2. Thông tin mẫu theo độ tuổi 55 2.2.1.3. Thông tin mẫu theo thu nhập 56 2.2.1.4.Thông tin mẫu theo trình độ học vấn 57 2.2.1.5.Thông tin mẫu theo phương tiện biết đến sản phẩm 58 2.2.1.6. Thông tin theo giao dịch đã sử dụng 59 2.2.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo 60 2.2.2.1.Đối với nhóm năng lực Marketing 60 2.2.2.2. Đối với nhóm danh tiếng 61 2.2.2.3.Đối với nhóm năng lực sáng tạo 62 2.2.2.4. Đối với nhóm định hướng kinh doanh 62 2.2.2.5. Đối với nhóm năng lực nguồn nhân lực 64 2.2.2.6.Đối với nhóm phụ thuộc năng lực cạnh tranh 65 2.2.3.Kiểm định One-Sample T Test 66 2.2.3.1. Đánh giá của khách hàng về Năng lực Marketing 64 Trường2.2.3.2. Đánh giá của kháchĐại hành v ề Danhhọc tiếng doanh Kinh nghiệp tế Huế 67 2.2.3.3.Đánh giá của khách hàng về Năng lực sáng tạo 68 2.2.3.4.Đánh giá của khách hàng về Định hướng kinh doanh 69 2.2.3.5.Đánh giá của khách hàng về Năng lực nguồn nhân lực 70 iii
  7. 2.2.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA 71 2.2.4.1. Phân tích nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 71 (Phân tích nhân tố EFA cho biến độc lập) 71 2.2.4.2. Phân tích nhân tố EFA cho biến phụ thuộc 75 2.2.5. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh 76 2.2.6. Kiểm tra sự vi phạm các giả định mô hình hồi quy 76 2.2.7.Hồi quy tuyến tính 78 2.2.7.1.Kiểm định tương quan tuyến tính 78 2.2.7.2.Xây dựng mô hình hồi quy 78 CHƯƠNG 3 : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ ĐỊA ỐC THẮNG LỢI MIỀN TRUNG 83 3.1. Định hướng phát triển của công ty 83 3.2. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty 84 3.2.1. Nhóm giải pháp về Năng lực Marketing 85 3.2.2.Nhóm giải pháp về Năng lực nguồn nhân lực 86 3.2.3.Nhóm giải pháp về Định hướng kinh doanh 86 3.2.4.Nhóm giải pháp về Danh tiếng doanh nghiệp 87 3.2.5.Nhóm giải pháp về Năng lực sáng tạo 88 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90 1. Kết luận 90 2. Hạn chế của đề tài 91 3.Kiến nghị đối với Công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 PHỤ LỤC 96 Trường Đại học Kinh tế Huế iv
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Các biến nghiên cứu và nguồn gốc thang đo 37 Bảng 2.2: Các chỉ số cấu thành các nhân tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh động 37 Bảng 2.3: Tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung giai đoạn 2016 – 2018 47 Bảng 2.4: Tình hình nguồn vốn của công ty giai đoạn 2016-2018 50 Bảng 2.5: Cơ cấu lao động của công ty giai đoạn 2016-2018 53 Bảng 2.6: Thông tin mẫu theo giới tính 55 Bảng 2.7: Thông tin mẫu theo độ tuổi 56 Bảng 2.8: Thông tin mẫu theo thu nhập 57 Bảng 2.9: Thông tin mẫu theo trình độ học vấn 58 Bảng 2.10: Thông tin mẫu theo phương tiện biết đến sản phẩm 58 Bảng 2.11: Thông tin mẫu theo giao dịch đã sử dụng 59 Bảng 2.12: Độ tin cậy của thang đo năng lực Marketing 60 Bảng 2.13: Độ tin cậy của thang đo danh tiếng doanh nghiệp 61 Bảng 2.14: Độ tin cậy của thang đo năng lực sáng tạo 62 Bảng 2.15: Độ tin cậy của thang đo định hướng kinh doanh 63 Bảng 2.16: Độ tin cậy của thang đo năng lực nguồn nhân lực 64 Bảng 2.17: Độ tin cậy của than đo năng lực cạnh tranh 65 Bảng 2.19: Đánh giá của khách hàng về danh tiếng doanh nghiệp 68 Bảng 2.20: Đánh giá của khách hàng về năng lực sáng tạo 68 Bảng 2.21: Đánh giá của khách hàng về định hướng kinh doanh 69 Bảng 2.22: Đánh giá của khách hàng về năng lực nguồn nhân lực 70 Bảng 2.23: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test các nhân tố ảnh hưởng đến năng 72 lực cạnh tranh của công ty 72 Bảng 2.24:Ma trận xoay các nhân tố 72 Bảng 2.25: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test giá trị cảm nhận tổng quát 75 Bảng 2.26: Kết quả phân tích nhân tố năng lực cạnh tranh của công ty 76 TrườngBảng 2.27: Hệ số tương Đại quan giữa cáchọc biến trong thangKinh đo năng lực ctếạnh tranh Huế 78 Bảng 2.28: Đánh giá độ phù hợp của mô hình 79 Bảng 2.29: Phân tích ANOVA 79 Bảng 2.30: Phân tích ANOVA cho mô hình hồi quy tuyến tính 81 v
  9. DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 2.1: Nguồn lực đạt VRIN và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp 18 Hình 2.2: Mô hình cạnh tranh năng lực động của doanh nghiệp 32 Hình 2.3: Sơ đồ Bộ máy tổ chức công ty 44 Hình 2.4:Mô hình hồi quy tuyến tính đã được điều chỉnh 76 Biểu đồ 1: Kết quả kinh doanh 48 Biểu đồ 2: Nguồn vốn phân theo tính chất 51 Biểu đồ 3: Phân theo nguồn vốn 52 Trường Đại học Kinh tế Huế vi
  10. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Cạnh tranh là cơ chế vận hành chủ yếu của nền kinh tế thị trường. Đối với mỗi chủ thể kinh doanh, cạnh tranh tạo sức ép hoặc kích thích họ ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong sản xuất và phương pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và giá bán hàng hóa. Đối với xã hội, cạnh tranh là động lực quan trọng nhất để huy động nguồn lực của xã hội vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ còn thiếu, qua đó nâng cao năng lực sản xuất của toàn xã hội. Ngày nay đất nước đang trong quá trình hội nhập và phát triển, các thành phần kinh tế mở rộng, các doanh nghiệp phải đối mặt gay gắt với cạnh tranh từ nhiều nguồn khác nhau. Các doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển trên thị trường cần có những chiến lược phát triển bền vững, cần nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để thích nghi và tồn tại. Thế giới ngày càng phát triển kéo theo nhiều nhiều vấn đề tăng lên. Và dân số tăng là một trong những vấn đề nóng của thế giới. Việt Nam là một trong những nước có dân số đông. Tính đến 23 tháng 10 năm 2019 dân số Việt Nam là 97.718.746 người, chiếm 1,27% dân số thế giới, đứng thứ 14 trên thế giới với mật độ là 315 người/km2. Thành phố Huế nói riêng với diện tích tự nhiên 71,68 km², dân số tính đến năm 2018 là 455.230 người (tính luôn cả người không đăng kí cư trú) với mật độ 6351ng/km2 (Nguồn Wikipedia tiếng Việt). Dân số ngày càng tăng nhưng diện tích đất vẫn như cũ thậm chí còn giảm xuống nên vấn đề về nhà ở tăng lên. Sau thời khó khăn của nền kinh tế năm 2016 bắt đầu từ năm 2017 thị trường bất động sản Huế đã đón nhận nhiều luồng gió đầu tư mới. Nhiều công trình, tòa nhà cao ốc, căn hộ, khách sạn mọc lên. Nhiều chủ đầu tư xây dựng tốt, uy tín, nhiều sàn bất động sản ra đời và quyết định khám phá vùng đất Huế màu mỡ và dần đã tìm được thị phần của riêng mình. TrườngCùng với quá trình Đạiđó, sự cạnh học tranh gay g ắtKinh cũng diễn ra rõ rtếệt, khách Huế hàng có nhiều phân khúc sản phẩm như nhà ở, nhà phố kinh doanh, biệt thự, căn hộ , giá cả cũng khác nhau, mục đích giao dịch đa dạng phong phú, từ mua đầu tư, mua ở, cho tặng tạo nên mảng thị trường bất động sản sôi động hơn bao giờ hết. Vì vậy các SVTH: Nguyễn Thanh Thúy 1
  11. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh doanh nghiệp về kinh doanh bất động sản mọc lên như nấm nên việc cạnh tranh diễn ra khốc liệt hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp không tránh khỏi việc chia sẻ thị phần của mình cho các đối thủ cạnh tranh. Là một trong những doanh nghiệp đầu tư địa ốc lâu năm tại thị trường Thừa Thiên Huế, Công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung cũng đang phải đương đầu với những áp lực cạnh tranh từ những doanh nghiệp trong tỉnh cũng như các doanh nghiệp ở các tỉnh lân cận. Trong thị trường cạnh tranh như thế, muốn tăng trưởng và giữ vững thương hiệu hàng đầu trong tỉnh như thời gian vừa qua, Công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung cần phải có những biện pháp cấp bách để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của mình trên địa bàn tỉnh. Xuất phát từ vấn đề trên, tôi chọn đề tài “Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung với thuyết năng lực động” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn, phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong thời gian đến. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung - Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung. Trường- Đề xuất hệ th ốngĐại giải pháp nhhọcằm nâng cao Kinh năng lực cạnh tranhtế c ủaHuế công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung. SVTH: Nguyễn Thanh Thúy 2
  12. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 3.1. Đối tượng nghiên cứu Là những vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung 3.2. Phạm vi nghiên cứu. - Phạm vi về không gian: Công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung. - Phạm vi về thời gian: Phân tích năng lực cạnh trạnh của công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung qua 3 năm (2016-2018) và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cho những năm tiếp theo. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Quy trình thiết kế nghiên cứu Xác định đề tài nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận, phân tích, đánh giá và xây dựng mô Thiết lập nghiên cứu hình sơ bộ. Nghiên cứu sơ bộ Thiết kế bảng hỏi Phát mẫu, phỏng vấn để kiểm tra, điều Kiểm tra bảng hỏi chỉnh bảng hỏi. Nghiên cứu chính thức Phát và thu thập lại bảng hỏi. Sử dụng phần mềm Trường ĐạiX ửhọclý, phân tích Kinhkết quả tế Huế SPSS, tiến hành phân tích số liệu. Kết luận và báo cáo SVTH: Nguyễn Thanh Thúy 3
  13. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh 4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu 4.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp thu thập được do công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung cung cấp về các nội dung như: Lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức các phòng ban bộ phận, số lượng nhân viên, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2016-2018. 4.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp  Xác định cỡ mẫu Theo Kumar (2005), kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào việc ta muốn gì từ những dữ liệu thu thập được và mối quan hệ ta muốn thiết lập là gì. Nếu vấn đề nghiên cứu càng đa dạng phức tạp thì mẫu nghiên cứu càng lớn, một nguyên tắc là mẫu càng lớn thì độ chính xác của các kết quả nghiên cứu càng cao. Một số quan điểm khác lại đưa ra kích thước mẫu phụ thuộc vào tỉ lệ giữa số mẫu cần thiết và số tham số cần ước lượng. Với phân tích nhân tố, kích thước mẫu phụ thuộc vào số lượng biến được đưa vào phân tích nhân tố. Theo Hair (1998) để có thể phân tích nhân tố khám phá EFA, dữ liệu cần được thu thập vớ kích thước mẫu thõa mãn ít nhất 5 mẫu trên một biến quan sát và cơ mẫu không nên ít hơn 100. Trong khi Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cho rằng tỷ lệ là 4 hay 5. Trong đề tài này có tất cả 23 biến quan sát cần tiến hành phân tích nhân tố, vì vậy số mẫu tối thiểu cần là 115 mẫu.  Phương pháp chọn mẫu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, thiết kế chọn mẫu phi xác xuất (Suander M., 2000) mà cụ thể là phương pháp chọn mẫu thuận tiện được chấp nhận giúp tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện (Krueger, R.A, 1998). Điều quan trọng chọn phương pháp này là vì người trả lời dễ tiếp cận, họ sẵn sàng hợp tác trả lời câu hỏi. TrườngVới cách chọn m ẫĐạiu phi xác xu ấhọct, tuy có lợi vKinhề mặt thời gian vàtế tiết ki ệHuếm chi phí (Cooper & Schindler, 1998) hơn so với cách chọn mẫu xác suất, nhưng cách chọn mẫu này, cũng theo hai tác giả này, không phải lúc nào cũng chính xác vì sự chủ quan thiên vị trong quá trình chọn mẫu và sẽ làm méo mó biến dạng kết quả nghiên cứu. SVTH: Nguyễn Thanh Thúy 4
  14. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh 4.3. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp dùng tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả, trình bày số liệu được ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế để thể hiện đặc điểm cơ cấu mẫu điều tra. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, sách “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS”, nhà xuất bản Hồng Đức). Trong nghiên cứu này, phương pháp thống kê mô tả thống kê đặc điểm của mẫu điều tra về nhân khẩu học như: giới tính, độ tuổi, 4.3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại. Các mức giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha: lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt; từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được; từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu. Các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo là: loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0,3. Tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 (hệ số Cronbach’s Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao) (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008 sách “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS”, nhà xuất bản Hồng Đức). 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) TrườngTheo Hair & ctg (1998),Đại phân tíchhọc nhân tố làKinh một phương pháp tế phân tíchHuế thống kê dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát thành một nhóm để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết các nội dung thông tin của biến ban đầu. SVTH: Nguyễn Thanh Thúy 5
  15. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), kiểm định Bartlett (Bartlett’s test) xem xét cặp giả thuyết: - H0: Độ tương quan giữa các biến quan sát bằng 0 trong tổng thể - H1: Độ tương quan giữa các biến quan sát khác 0 trong tổng thể Nếu như kiểm định này có ý nghĩa thống kê, tức là Sig. < 0,05 (mức ý nghĩa) thì bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1 hay đồng nghĩa là các quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Theo Hair & ctg (1998), Multivariate Data Analysis, Prentice–Hall International, trong phân tích EFA, KMO (Kaiser–Meyer –Olkin) là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố và trị số của nó phải có giá trị trong khoảng từ 0,5 đến 1 thì phân tích này mới thích hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu. Chỉ số Factor Loading có giá trị lớn hơn 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tế. 4.3.3. Hồi quy tuyến tính Sau khi thang đo của các yếu tố khảo sát đã được kiểm định thì sẽ được xử lí chạy hồi quy tuyến tính với mô hình cơ bản ban đầu là: Y = β0 + β1 X1 + β2 X2+ β3 X3+ β4 X4+ β5 X5 + u Trong đó: Y: Năng lực cạnh tranh động của Công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung. X1 – X5: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh động β1 – β5: Hằng số - các hệ số hồi quy u: Sai số Sau khi kiểm định mô hình hồi quy sẽ giúp xác định được các nhân tố nào tác Trườngđộng mạnh đến năng lựĐạic cạnh tranh đhọcộng của doanh Kinh nghiệp. Yếu tố nàotế có hHuếệ số β lớn thì mức độ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao. 4.3.4. Kiểm tra sự vi phạm các giả định mô hình hồi quy SVTH: Nguyễn Thanh Thúy 6
  16. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh  Hiện tượng đa cộng tuyến: Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập có mối tương quan với nhau. Nếu hiện tượng đa cộng tuyến xuất hiện thì mô hình sẽ có nhiều thông tin giống nhau và rất khó tách bạch sự ảnh hưởng của từng biến một. Công cụ dùng để phát hiện sự tồn tại của hiện tượng đa cộng tuyến được sử dụng trong nghiên cứu này là hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation factor – VIF). Nếu VIF lớn hơn hay bằng 10 hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra mạnh, cần phải bỏ mô hình đã chọn (Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).  Hiện tượng tự tương quan: Kiểm định hiện tượng tự tương quan nhằm phát hiện các giá trị trong một biến có mối quan hệ với nhau không. Đây là một dạng vi phạm các giả thuyết cơ bản số hạng nhiễu, hệ quả khi bỏ qua sự tự tương quan là các dự báo và ước lượng vẫn không thiên lệch và nhất quán nhưng không hiệu quả. Trong trường hợp này, kiểm định dùng DurbinWatson là kiểm định phổ biến nhất cho tương quan chuỗi bậc nhất. Nếu kết quả Durbin-Watson nằm trong khoảng 1,5 đến 2,5 thì kết quả kiểm định cho thấy các giả thuyết không bị vi phạm, như vậy các ước lượng về hệ số hồi quy là nhất quán và hiệu quả và các kết luận rút ra từ phân tích hồi quy là đáng tin cậy. 5. Nội dung nghiên cứu Tên luận văn “Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung” Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, phụ lục và các tài liệu tham khảo thì nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan lý luận về năng lực cạnh tranh và năng lực động Chương 2: Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung. Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TrườngCổ phần đầu tư địa ốc ThĐạiắng Lợi Mi ềhọcn Trung. Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thanh Thúy 7
  17. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÍ LUẬN VỀ NĂNG LỰC ĐỘNG VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 1.1. Khái quát về năng lực cạnh tranh 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1.Khái niệm cạnh tranh Cạnh tranh là một quy luật tất yếu mà phải doanh nghiệp đều phải thực hiện để tồn tại và phát triển trong thời đại hội nhập, không cạnh tranh đồng nghĩa với tự diềm chết bản thân trong nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh trên thị trường rất đa dạng và phức tạp giữa các chủ thể có lợi ích đối lập với nhau và cạnh tranh phát triển cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Đã có nhiều quan điểm khác nhau về cạnh tranh và cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về cạnh tranh. Ở mỗi lĩnh vực, mỗi thời kỳ có những quan điểm khác nhau về cạnh tranh. Theo Michael Porter (1996) thì: “Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của canh trạnh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh trạnh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi”. Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam, Bùi Văn Huyền (2008): “Cạnh tranh được định nghĩa là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh bị chi phối bởi quan hệ cung cầu, nhằm giành được các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất” Cạnh tranh cũng được hiểu là quá trình ganh đua hoặc tranh giành giữa ít nhất hai đối thủ nhằm có được cho mình những nguồn lực hoặc lợi thế về sản phẩm hoặc khách hàng, hoặc đạt được những lợi ích tối đa. Trong hoạt động kinh tế, đó là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành lấy những vị thế tương đối trong sản xuất, Trườngtiêu thụ hay tiêu dùng hàngĐại hóa để thuhọc được cho mìnhKinh nhiều lợi ích nhtếất. Huế Xét ở góc độ quốc gia: Cạnh tranh được hiểu là quá trình đương đầu của quốc gia này vớ các quốc gia khác trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. SVTH: Nguyễn Thanh Thúy 8
  18. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh Xét ở góc độ doanh nghiệp, Bạch Thụ Cường (2002): Cạnh tranh là sự ganh đua về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể tham gia thị trường nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi ích tốt nhất cho mình. Đối với khách hàng bao gờ cũng muốn mua được hàng hóa có chất lượng tốt giá rẻ, còn các doanh nghiệp lại muốn tối đa hóa lợi nhuận của mình. Với mục tiêu lợi nhuận đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm cách giảm chi phí, giành giật khách hàng về phía mình. Như vậy, khái niệm cạnh tranh có thể hiểu là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích. Đối với người sản xuất kinh là lợi nhuận, đối vớ ngườ tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi. 1.1.1.2. Các hình thức cạnh tranh Dựa vào các tiêu thức khác nhau, cạnh tranh được phân thành nhiều loại  Cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh - Cạnh tranh lành mạnh. Cạnh tranh lành mạnh là loại cạnh tranh theo đúng quy định của pháp luật, đạo đức xã hội, đạo đức kinh doanh. Cạnh tranh có tính chất thi đua, thông qua đó mỗi chủ thể nâng cao năng lực của chính mình mà không dùng thủ đoạn triệt hạ đối thủ. Phương châm của cạnh tranh lành mạnh là "không cần phải thổi tắt ngọn nến của người khác để mình tỏa sáng". - Cạnh tranh không lành mạnh. Cạnh tranh không lành mạnh là các hành động trong hoạt động sản xuất kinh doanh trái với đạo đức nhằm làm hại các đối thủ cạnh tranh kinh doanh hoặc người Trườngtiêu dùng. Và cũng sẽ khôngĐại có ngư ờhọci thắng nếu viKinhệc kinh doanh đư ợtếc tiến hànhHuế giống như một cuộc chiến tranh. Cạnh tranh khốc liệt mang tính tự tiêu diệt chỉ dẫn đến một hậu quả thường thấy là sau các cuộc cạnh tranh khốc liệt là sự sụt giảm mức lợi nhuận của doanh nghiệp. SVTH: Nguyễn Thanh Thúy 9
  19. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh  Cạnh tranh tự do và độc quyền - Cạnh tranh tự do hay cạnh tranh hoàn hảo: Là loại cạnh tranh theo các quy luật của thị trường mà không có sự can thiệp của các chủ thể khác. Giá cả của sản phẩm được quyết định bởi quy luật cung cầu trên thị trường. Cung nhiều cầu ít sẽ dẫn đến giá giảm, cung ít cầu nhiều sẽ dẫn đến giá tăng. - Cạnh tranh độc quyền Là sự cạnh tranh mang tính chất "ảo", thực chất cạnh tranh này là sự quảng cáo để chứng minh sự đa dạng của một sản phẩm nào đó, để khách hàng lựa chọn một trong số những sản phẩm nào đó của một doanh nghiệp nào đó chứ không phải của doanh nghiệp khác. Loại cạnh tranh này xảy ra khi trên thị trường một số lượng lớn các nhà sản xuất sản xuất ra những sản phẩm tương đối giống nhau nhưng khách hàng lại cho rằng chúng có sự khác biệt, dựa trên chiến lược khác biệt hoá sản phẩm của các công ty. + Độc quyền nhóm: Là loại độc quyền xảy ra khi trong ngành có rất ít nhà sản xuất, bởi vì các ngành này đòi hỏi vốn lớn, rào cản gia nhập ngành khó. Ví dụ: ngành công nghiệp sản xuất ôtô, máy bay. + Độc quyền tuyệt đối: Xảy ra khi trên thị trường tồn tại duy nhất một nhà sản xuất và giá cả, số lượng sản xuất ra hoàn toàn do nhà sản xuất này quyết định. Ví dụ: Điện, nước ở Việt Nam do nhà nước cung cấp. 1.1.1.3. Khái niệm lợi thế cạnh tranh Những lợi thế được doanh nghiệp tạo ra và sử dụng vì mục đích cạnh tranh với các đối thủ khác thì được gọi là các lợi thế cạnh tranh. Một doanh nghiệp được xem là có lợi thế cạnh tranh khi tỷ lệ lợi nhuận của nó cao hơn tỷ lệ bình quân trong ngành. Lợi thế cạnh tranh được coi là bên ngoài khi chúng dựa trên chiến lược phân biệt sản phẩm, hình thành nên giá trị cho người mua, hoặc bằng cách giảm chi phí sử dụng, Trườnghoặc bằng cách tăng khĐạiả năng sử d ụng.học Lợi thế này Kinh tạo cho Doanh nghitếệp "QuyHuếền lực thị trường". SVTH: Nguyễn Thanh Thúy 10
  20. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh Lợi thế cạnh tranh bên trong dựa trên tính ưu việt của Doanh nghiệp trong việc làm chủ chi phí sản xuất. Nó tạo nên giá trị cho người sản xuất bằng cách tạo ra cho Doanh nghiệp một giá thành thấp hơn so với người cạnh tranh chủ yếu. Ngày nay, quá trình cạnh tranh đang có khuynh hướng chuyển mục đích của cạnh tranh từ phía cạnh tranh người tiêu dùng sang cạnh tranh đối thủ. Cốt lõi của cạnh tranh hiện nay được quan niệm là tạo ưu thế của Doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Thích ứng với cạnh tranh đòi hỏi phải có sự sáng tạo và khai thác lợi thế cạnh tranh. Doanh nghiệp có thể sáng tạo ra lợi thế cạnh tranh theo các cách khác nhau: Hoặc là chọn tuyến thị trường khác với đối thủ cạnh tranh, hoặc là đầu tư giảm giá thành để cạnh tranh tranh trong cùng một tuyến thị trường, hoặc khiểm soát hệ thống phân phối. Đằng sau các cách này là hai thái độ cạnh tranh: - Đối đầu trực tiếp với đối phương. - Phát triển con đường tránh cạnh tranh (chiến thắng mà không cần phải chiến đấu) Sử dụng lợi thế cạnh tranh để chiến thắng đối thủ cạnh tranh đòi hỏi phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định: Một là, phải xác định được chính xác đối thủ cạnh tranh. Yêu cầu này được hiểu là phải nắm vững đối thủ về tiềm lực khả năng. Chiến lược cạnh tranh thành công hay thất bại tuỳ thuộc vào Doanh nghiệp có xác định chính xác đối thủ cạnh tranh hay không. Đối thủ cạnh tranh của Doanh nghiệp bao gồm cả những doanh nghiệp nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước, trước hết Doanh nghiệp cần phải tập trung vào các doanh nghiệp trong nước bởi các đối thủ trong nước không chỉ giành giật thị trường mà còn giành giật cả con người, giành sự so sánh về uy tín, về sức mạnh của mình với cá đối thủ khác. Hai là, khi muốn tạo ra lợi thế cạnh tranh Doanh nghiệp cần phải lựa chọn vũ khí Trườngcạnh tranh cho phù h ợp.Đại Tìm ra ph ươnghọc pháp để sKinhử dụng tối đa hi ệutế quả cácHuế khí giới đó. Điều trước tiên, Doanh nghiệp phải lựa chọn khu vực kinh doanh, sau đó lựa chọn vũ khí. Khu vực địa lý với những đặc điểm riêng có của thị trường đó giúp Doanh nghiệp biết phải lựa chọn vũ khí nào cho hiệu quả (Ths. Lê Thị Bích Ngọc) SVTH: Nguyễn Thanh Thúy 11
  21. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh 1.1.1.4. Khái niệm năng lực cạnh tranh Khái niệm năng lực cạnh tranh được đề cập đầu tiên ở Mỹ vào đầu những năm 1990. Theo Aldington Report (1985): “Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ khác trong nước và quốc tế. Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thu nhập cho người lao động và chủ doanh nghiệp”. Theo Buckley (1988), “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần được gắn kết với việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp với 3 yếu tố: các giá trị chủ yếu của doanh nghiệp, mục đích chính của doanh nghiệp và các mục tiêu giúp các doanh nghiệp thực hiện chức năng của mình”. Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã định nghĩa về năng lực cạnh tranh cho cả doanh nghiệp, ngành và quốc gia như sau: “Năng lực cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”. Tác giả Vũ Trọng Lâm (2006) cho rằng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Tác giả Trần Sửu (2005) cũng có ý kiến tương tự: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững” . Theo tác giả Lê Đăng Doanh trong tác phẩm Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thời hội nhập: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận cho doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và ngoài nước”. Theo tác giả Tôn Thất Nguyễn Thiêm trong tác phẩm Thị trường, chiến lược, cơ Trườngcấu nêu lên tầm quan trĐạiọng của việ chọc gia tăng giá trKinhị nội sinh và ngo tếại sinh cHuếủa doanh nghiệp, đây chính là năng lực cạnh tranh mà mỗi doanh nghiệp cố gắng đạt được, là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện các chiến lược kinh doanh của mình. SVTH: Nguyễn Thanh Thúy 12
  22. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh Ngoài ra, không ít ý kiến đồng nhất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với năng lực kinh doanh. Như vậy, cho đến nay quan niệm về năng lực cạnh tranh vẫn chưa được hiểu thống nhất. Ngoài ra, khi đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cần lưu ý thêm một số vấn đề sau đây: Một là, quan niệm năng lực cạnh tranh cần phù hợp với điều kiện, bối cảnh và trình độ phát triển trong từng thời kỳ. Hai là, năng lực cạnh tranh cần thể hiện khả năng đua tranh, tranh giành giữa các doanh nghiệp không chỉ về năng lực thu hút và sử dụng các yếu tố sản xuất, khả năng tiêu thụ hàng hóa, mà cả khả năng mở rộng không gian sinh tồn của sản phẩm, khả năng sáng tạo sản phẩm mới. Ba là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần thể hiện được phương thức cạnh tranh phù hợp, bao gồm cả những phương thức truyền thống và các phương thức hiện đại - không chỉ dựa trên lợi thế so sánh mà dựa vào lợi thế cạnh tranh, dựa vào quy chế. Từ những yêu cầu trên, có thể đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như sau: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững. Như vậy, năng lực cạnh tranh không phải là chỉ tiêu đơn nhất mà mang tính tổng hợp, bao gồm nhiều chỉ tiêu cấu thành và có thể xác định được cho nhóm doanh nghiệp (ngành) và từng doanh nghiệp. 1.1.2. Vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết của cạnh tranh và năng lực cạnh tranh Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh có vai trò vô cùng quan trọng, nó được Trườngcoi là động lực của sự phátĐại triển không học chỉ của m ỗKinhi cá nhân, mỗi doanh tế nghi Huếệp mà cả nền kinh tế nói chung. Nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ nhằm mục đích là đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, mà còn góp phần vào sự tăng trưởng của ngành và cả quốc gia. Chính vì SVTH: Nguyễn Thanh Thúy 13
  23. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh có các vai trò chủ yếu sau:  Đối với nền kinh tế quốc dân: Cạnh tranh được coi như là “linh hồn” của nền kinh tế, vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế quốc dân thể hiện ở những mặt sau: Cạnh tranh là môi trường, là động lực thúc đẩy sự phát triển của mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường, góp phần xoá bỏ những độc quyền, bất hợp lý, bất bình đẳng trong kinh doanh. Cạnh tranh bảo đảm thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phân công lao động xã hội ngày càng xâu sắc. Cạnh tranh thúc đẩy sự đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, kích thích nhu cầu phát triển, làm nảy sinh những nhu cầu mới, góp phần nâng cao chất lượng đời sống xã hội và phát triển nền kinh tế. Cạnh tranh làm nền kinh tế quốc dân vững mạnh, tạo khả năng cho doanh nghiệp vươn ra thị trường nước ngoài. Cạnh tranh giúp cho nền kinh tế có nhìn nhận đúng hơn về kinh tế thị trường, rút ra được những bài học thực tiễn bổ sung vào lý luận kinh tế thị trường của nước ta.  Đối với doanh nghiệp: - Cạnh tranh được coi như là cái “sàng” để lựa chọn và đào thải những doanh nghiệp. Vì vậy nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có vai trò cực kỳ to lớn. - Cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cạnh tranh tạo ra động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển công tác marketing bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường để xác định được nhu cầu thị trường từ đó ra các quyết định sản xuất kinh doanh để đáp ứng các nhu cầu đó. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải nâng Trườngcao các hoạt động dịch Đại vụ cũng nh ư họctăng cường côngKinh tác quảng cáo, tế khuy ếnHuế mãi, bảo hành - Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn để đáp ứng được nhu cầu thường xuyên thay đổi của người tiêu dùng. Muốn vậy, SVTH: Nguyễn Thanh Thúy 14
  24. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh các doanh nghiệp phải áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào quá trình sản xuất kinh doanh, tăng cường công tác quản lý, nâng cao trình độ tay nghề của công nhân từ đó làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn.  Đối với người tiêu dùng: Có cạnh tranh, hàng hoá sẽ có chất lượng ngày càng tốt hơn, mẫu mã ngày càng đẹp, phong phú đa dạng hơn để đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng trong xã hội. Người tiêu dùng có thể thoải mái, dễ dàng trong việc lựa chọn các sản phẩm phù hợp với túi tiền và sở thích của mình. Những lợi ích mà họ thu được từ hàng hoá ngày càng được nâng cao, thoả mãn ngày càng tốt hơn các nhu cầu của họ nhờ các dịch vụ kèm theo được quan tâm nhiều hơn. Đó chính là những lợi ích mà người tiêu dùng có được từ việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.  Đối với ngành đầu tư kinh doanh bất động sản Ngành đầu tư, kinh doanh bất động sản của Việt Nam được hình thành và phát triển chưa lâu, có thể đánh dấu khi luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực. Trong khoảng thời gian mới được hình thành, hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện, tốc độ phát triển quá nóng do nhu cầu về bất động sản rất lớn trong khi nguồn cung có hạn. Điều này khiến giá bất động sản tăng vọt không ngừng, ngành đầu tư, kinh doanh bất động sản trong khoảng thời gian dài là có lãi, có dự án là có lãi. Nhà đầu tư thứ cấp mua cũng có lãi. Hàng hóa tung ra thị trường bao nhiêu lập tức tiêu thụ hết bấy nhiêu. Thực tế này khiến ngành kinh doanh bất động sản trong một thời gian dài chỉ biết chạy dự án, xin dự án để triển khai mà không quan tâm gì đến vấn đề cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình. Trong giai đoạn hiện nay, sau một khoảng thời gian dài phát triển quá nóng, khi cung vượt xa cầu, nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản rơi vào tình trạng hoạt Trườngđộng thua lỗ, cầm ch ừĐạing, sản phẩ mhọc không bán đưKinhợc dẫn đến nguy tế cơ phá Huế sản. Quy luật thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải cải tiến, đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh để chiến thắng trong cạnh tranh thì mới có thể tồn tại và phát triển được. Như vậy, cạnh tranh trở thành một yếu tố quan trọng, quyết định đến sự thành bại của mỗi SVTH: Nguyễn Thanh Thúy 15
  25. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh doanh nghiệp nói riêng, quyết định đến sự phát triển hay diệt vong của cả ngành bất động sản nói chung. Cạnh tranh trong đầu tư, kinh doanh bất động sản cũng là nền tảng để cơ quan Nhà nước hoàn thiện hệ thống pháp lý, nhằm từng bước lành mạnh hóa thị trường, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp. Từ đó, ngành đầu tư, kinh doanh bất động sản Việt Nam mới có cơ hội để phát triển ổn định, lâu dài. 1.2. Lý thuyết về nguồn lực và đặc điểm của nguồn lực tạo lợi thế cho doanh nghiệp 1.2.1. Lý thuyết về nguồn lực Nguồn lực của doanh nghiệp thể hiện ở nhiều dạng khác nhau, chúng được chia ra thành hai nhóm: Nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình (Grant, 2002; Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Lý thuyết về nguồn lực của doanh nghiệp tập trung phân tích năng lực cạnh tranh dựa vào các yếu tố bên trong, đó là nguồn lực của doanh nghiệp (Wernerfelt, 1984; Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Lý thuyết nguồn lực cho rằng nguồn lực của doanh nghiệp chính là yếu tố quyết định đến lợi thế cạnh tranh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Không phải tất cả những nguồn lực của doanh nghiệp đều có thể duy trì những lợi thế cạnh tranh. Theo Barney (1991), để duy trì lợi thế cạnh tranh, một nguồn lực của doanh nghiệp phải có 4 thuộc tính sau: Có giá trị; Hiếm; Khó thay thế; Khó bị bắt chước, gọi tắt là VRIN (Valuable, Rare, Inimitable, Non-substitutable). 1.2.2. Đặc điểm của nguồn lực tạo lợi thế cho doanh nghiệp 1.2.2.1.Nguồn lực có giá trị Có nghĩa rằng nó khai thác được những cơ hội và/hoặc vô hiệu hóa được những mối đe dọa trong môi trường hoạt động của doanh nghiệp để mang đến lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. TrườngNguồn lực có giá Đạitrị sẽ mang đếhọcn lợi thế cạ nhKinh tranh cho doanh nghitếệp, Huếnguồn lực đó phải cho phép doanh nghiệp thực hiện được các chiến lược kinh doanh cải thiện năng suất và hiệu quả hoạt động của công ty (efficiency and effectiveness) (theo SVTH: Nguyễn Thanh Thúy 16
  26. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh Barney, 1991). Từ đó giúp cho doanh nghiệp tận dụng được cơ hội và trung lập các mối đe dọa hiện hữu trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.2.2. Nguồn lực hiếm Một nguồn lực có giá trị mà có mặt ở các doanh nghiệp khác thì không được xem là nguồn lực hiếm. Nguồn lực hiếm là nguồn lực mà chỉ có ở doanh nghiệp này được doanh nghiệp sử dụng trong chiến lược tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, đem lại lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp (Barney, 1991). 1.2.2.3.Nguồn lực khó bắt chước Theo Lippman & Rumelt (1982) và Barney (1986a,1986b), nguồn lực khó bị bắt chước khi có một trong ba hoặc cả ba nhân tố sau (a) doanh nghiệp có được nguồn lực đó nhờ vào một số điều kiện xảy ra ở một thời điểm đặc biệt nào đó, (b) mối liên hệ giữa những nguồn lực đó với năng lực cạnh tranh của công ty một cách ngẫu nhiên, (c) nguồn lực đó có liên quan đến một hiện tượng xã hội, vượt quá khả năng kiểm soát và ảnh hưởng của doanh nghiệp. 1.2.2.4. Nguồn lực Không thể thay thế Yêu cầu quan trọng đối với nguồn lực của doanh nghiệp để nguồn lực đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp đó là những nguồn lực không thể bị thay thế bằng những nguồn lực có giá trị thay thế tương đương về mặt chiến lược (Barney, 1991). Khả năng thay thế diễn ra dưới hai hình thức, trước tiên, nguồn lực đó không thể bắt chước được nhưng có thể được thay thế bằng một nguồn lực tương tự khác mà nó cho phép doanh nghiệp sử dụng nguồn lực tương tự này vẫn thực hiện được các chiến lược của doanh nghiệp (Barney & Tyler, 1990). Hình thức thứ hai là nhiều nguồn lực khác nhau có thể là thay thế mang tính chiến lược. Đối với doanh nghiệp này, nguồn lực A (ví dụ là lực lượng lãnh đạo tài năng) (Zucker, 1977) là nguồn lực đặc trưng mà doanh nghiệp khác không có được, nhưng doanh nghiệp B vẫn có thế mạnh đối với nguồn lực TrườngB (ví dụ đó là khả năng Đại lên kế hoạch học rất tốt) của mìnhKinh và từ đó ngu ồntế lực B cHuếủa doanh nghiệp B vẫn có thể cạnh tranh với nguồn lực A của doanh nghiệp A (Pearce, Freeman, & Robinson, 1987). Giá trị NguSVTH:ồn lực doanhNguyễn nghi Thanhệp Thúy 17
  27. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh Lợi thế cạnh tranh bền Hiếm vững của doanh nghiệp Khó bắt chước Không thể thay thế Hình 2.1: Nguồn lực đạt VRIN và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp (Nguồn: Barney, J.B,1991) 1.3. Lý thuyết về năng lực động Trước những năm 1980, các lý thuyết về phân tích cạnh tranh chủ yếu tập trung vào việc phân tích thị trường ở trạng thái cân bằng (thuyết kinh tế học tổ chức, kinh tế học Chamberlain) mà ít xem xét quá trình động của thị trường. Bắt đầu từ giữa những năm 1980 đầu những năm 1990, lý thuyết về nguồn lực doanh nghiệp được nhiều học giả nghiên cứu xem xét để xây dựng chiến lược kinh doanh từ các yếu tố nội tại của doanh nghiệp (Wernerfelt,1984). Lý thuyết nguồn lực cho rằng chính các nguồn lực của doanh nghiệp (hữu hình và vô hình) sẽ quyết định lợi thế cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bước phát triển tiếp theo của lý thuyết nguồn lực hình thành nên lý thuyết về năng lực động doanh nghiệp. Lý thuyết năng lực động nhấn mạnh vào sự thay đổi. Lý thuyết này đánh giá tại sao các doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh trong môi trường biến đổi. Và quan trọng hơn, năng lực động cho phép doanh nghiệp tạo ra và duy trì lợi thế trong môi trường thay đổi nhanh chóng. Barney (1991, 2001b) cho rằng doanhnghiệp có thể tạo dựng sự khác biệt thông qua năng lực động. Bên cạnh đó, Wang (2007) cho rằng:“Năng lực động định hướng hành vi của một công ty trong việc cấu hình lại, đổi mới và tái tạo nguồnlực và quan trọng nhất là nâng cấp và xây dựng lại năng lực cốt lõi để đáp ứng với môi Trườngtrường”. Wang(2007) Đạicho rằng năng học lực động khôngKinhchỉ là quy trình,tế mà Huế nó là tác nhân tạo nên quy trình. Do đó, khả năng của công ty thường được tạo dựng và phát triển theo thời gian thông qua các tương tác giữa các nguồn lực của công ty. Tuy nhiên đa phần các định nghĩa này chưa trình bày rõ bản chất và sự khác biệt của năng lực SVTH: Nguyễn Thanh Thúy 18
  28. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh động so với năng lực cốt lõi hoặc năng lực của doanh nghiệp trong môi trường biến động. Theo Barreto (2010, 271) cho rằng:“Năng lực động là tiềm năng của doanh nghiệp để giải quyết vấn đề một cách có hệ thống được hình thành bởi xu hướng nhận diện cơ hội và rủi ro, ra quyết định đúng thời điểm theo định hướng thị trường và thay đổi cơ sở nguồn lực của nó”. Với định nghĩa này, năng lực động là một khái niệm đa chiều trên cơ sở phân tích môi trường, ra quyết địn hđúng thời điểm và thay đổi căn bản nguồn lực của doanh nghiệp. Trong thực tế, môi trường kinh doanh luôn biến động đòi hỏi doanh nghiệp phải lèo lái các nguồn lực của mình để thích ứng và tồn tại, chính vì vậy lý thuyết nguồn lực của doanh nghiệp liên tục được phát triển và được mở rộng trong thị trường động và hình thành nên lý thuyết năng lực động (dynamic capabilities). Năng lực của doanh nghiệp là khả năng của doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn lực để đạt được mục tiêu kinh doanh. Theo Teece DJ, Pisano G & Shuen A (1997), năng lực động được định nghĩa là “khả năng tích hợp, xây dựng và định dạng lại những tiềm năng của doanh nghiệp để đáp ứng với thay đổi của môi trường kinh doanh”. Nguồn năng lực động là cơ sở tạo ra lợi thế cạnh tranh và đem lại kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (Eisenhardt & Martin, 2000). Như đã nêu ở trên, nguồn lực doanh nghiệp có thể ở dạng hữu hình hoặc vô hình. Nguồn lực vô hình thường khó phát hiện và đánh giá nhưng chúng thường tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững và thỏa các điều kiện VRIN nên chúng thường là năng lực động của doanh nghiệp (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2008). Từ đó duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh. 1.4. Khái niệm, đặc điểm kinh doanh ngành đầu tư địa ốc 1.4.1. Khái niệm về bất động sản Bất động sản là những tài sản gắn liền với cuộc sống của mọi thành viên trong xã Trườnghội, là một phần quan Đạitrọng của m ỗihọc quốc gia. Đó Kinh là một phần không tế thể thiHuếếu trong mọi hoạt động của con người. SVTH: Nguyễn Thanh Thúy 19
  29. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh Từ thời La Mã cổ đại, người ta đã phân loại thành “bất động sản” và “động sản”, theo đó bất động sản không chỉ là đất đai, của cải trong lòng đất mà còn là tất cả những gì được tạo ra do sức lao động của con người trên mảnh đất. Bất động sản bao gồm các công trình xây dựng, mùa màng, cây trồng và tất cả những gì liên quan đến đất đai hay gắn liền với đất đai, những vật trên mặt đất cùng với những bộ phận cấu thành lãnh thổ. Pháp luật của nhiều nước trên thế giới đều thống nhất ở chỗ coi bất động sản gồm đất đai và những tài sản gắn liền với đất đai. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật của mỗi nước cũng có những nét đặc thù riêng thể hiện ở quan điểm phân loại và tiêu chí phân loại, tạo ra cái gọi là “khu vực giáp ranh giữa hai khái niệm “bất động sản” và“động sản”. Hầu hết các nước đều coi bất động sản là đất đai và những tài sản có liên quan đến đất đai, không tách rời với đất đai, được xác định bởi vị trí địa lý của đất (Điều 517, 518 Luật Dân sự Cộng hòa Pháp; Điều 86 Luật Dân sự Nhật Bản, Điều 130 Luật Dân sự Cộng hòa Liên bang Nga; Điều 94, 96 Luật Dân sự Cộng hòa Liên bang Đức ). Tuy nhiên, Nga quy định cụ thể bất đống sản là “mảnh đất” chứ không phải là đất đai nói chung. Việc ghi nhận này là hợp lý vì đất đai nói chung là bộ phận của lãnh thổ, không thể là đối tượng của giao dịch nhân sự. Tuy nhiên, mỗi nước lại có quan niệm khác nhau về những tài sản “gắn liền” với đất đai được coi là bất động sản. Điều 520 Luật Dân sự Pháp quy định “mùa màng chưa gặt, trái cây chưa bứt khỏi cây là bất động sản, nếu đã bứt ra khỏi cây được coi là động sản”. Tương tự, quy định này cũng được thể hiện ở Luật Dân sự Nhật Bản, Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ và Sài Gòn cũ. Trong khi đó, Điều 100 Luật Dân sự Thái Lan quy định: “Bất động sản là đất đai và những vật gắn liền với đất đai, bao gồm cả những quyền gắn với việc sở hữu đất đai”. Luật TrườngDân sự Đức đưa ra khái Đại niệm bất đ ộnghọc sản bao g ồmKinh đất đai và các tài tế sản g ắnHuế với đất. Như vậy, có 2 cách diễn đạt chính: thứ nhất, miêu tả cụ thể những gì được coi là “gắn liền với đất đai, và do vậy là bất động sản; thứ hai, không giải thích rõ về khái niệm này và dẫn tới các cách hiểu khác nhau về những tài sản “gắn liền với đất đai”. SVTH: Nguyễn Thanh Thúy 20
  30. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh Luật Dân sự Nga năm 1994 quy định về bất động sản đã có những điểm khác biệt đáng chú ý so với các Luật Dân sự truyền thống. Điều 130 của Luật này một mặt, liệt kê tương tự theo cách của các Luật Dân sự truyền thống; mặt khác, đưa ra khái niệm chung về bất động sản là “những đối tượng mà dịch chuyển sẽ làm tổn hại đến giá trị của chúng”. Bên cạnh đó, Luật này còn liệt kê những vật không liên quan đến đất đai như “tàu biển, máy bay, phương tiện vũ trụ ” cũng là bất động sản. Theo Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14/6/2005 thì bất động sản là các tài sản bao gồm đất đai, nhà, công trình, gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai; các tài sản do pháp luật quy định. Theo tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế năm 2005 thì bất động sản được định nghĩa gồm đất đai và những công trình do con người tạo nên gắn liền với đất. Như vậy, khái niệm bất động sản rất rộng, đa dạng nhưng nói chung có một quan điểm thống nhất là “bất động sản là những tài sản gắn liền với đất đai và không di dời được” và theo đó bất động sản bao gồm: “đất đai nhưng phải là đất đai không di dời được”, đất đai đó phải được đo lường bằng giá trị thể hiện qua số lượng và chất lượng của đất; nhà ở và công trình gắn liền với đất đai: là nhà cửa, các trung tâm thương mại, các văn phòng khách sạn. Và đặc biệt là các tài sản khác gắn liền không thể tách với công trình xây dựng đó: máy điều hòa, các máy móc thiết bị điều khiển hoạt động của công trình; các tài sản khác gắn liền với đất đai như: vườn cây, ao cá, chuồng trại chăn nuôi, cánh đồng làm muối, các hầm mỏ khoáng sản. 1.4.2. Đặc điểm kinh doanh ngành đầu tư địa ốc Kinh doanh bất động sản được thực hiện dưới hình thức các giao dịch bất động sản. Các giao dịch bất động sản có liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản rất đa dạng bao gồm: việc mua bán, chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản giữa Trườngtổ chức, cá nhân không Đại kinh doanh bhọcất động sản vKinhới tổ chức, cá nhân tế kinh Huếdoanh bất động sản. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh bất động sản có mối liên hệ chặt chẽ với đặc điểm của hàng hóa bất động sản và thị trường bất động sản: Kinh doanh bất động sản cần một nguồn vốn rất lớn. SVTH: Nguyễn Thanh Thúy 21
  31. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh Đặc điểm này bắt nguồn từ đặc điểm của bất động sản là có giá trị lớn, do đó mọi hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản đòi hỏi một lượng vốn lớn. Lượng vốn này phải được huy động từ thị trường vốn. Nếu không có một thị trường vốn phát triển lành mạnh và ổn định thì hoạt động kinh doanh bất động sản cũng không thể phát triển lành mạnh và ổn định được. Hoạt động kinh doanh bất động sản chịu sự chi phối mạnh mẽ của pháp luật và chính sách của Nhà nước. Kinh doanh bất động sản được thực hiện trong cả ba lĩnh vực: sản xuất, mua bán và dịch vụ bất động sản. Hơn nữa, bất động sản là hàng hóa đặc biệt nên pháp luật về hoạt động kinh doanh bất động sản liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau và phải tuân theo nhiều quy định mang tính đặc thù, chuyên ngành. Mặt khác, bất động sản là loại tài sản quan trọng của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi cơ quan đơn vị cũng như của mỗi người dân. Trong kinh doanh bất động sản các quan hệ giao dịch về bất động sản thường có tác động rất mạnh đến hầu hết những hoạt động kinh tế và xã hội. Để tăng cường vai trò của mình, Nhà nước phải quan tâm hơn đến hoạt động kinh doanh bất động sản, do đó buộc phải ban hành nhiều văn bản pháp luật, nhiều chủ trương, chính sách nhằm thực hiện việc quản lý hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản. Việc quản lý của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bất động sản bằng pháp luật là cơ sở để bảo đảm an toàn cho các giao dịch bất động sản. Mọi bất động sản đều được Nhà nước quản lý như đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng, cũng như các biến động của chúng. Mọi giao dịch bất động sản phải có sự giám sát của Nhà nước, đặc biệt trong khâu đăng ký pháp lý. Sự tham gia của Nhà nước làm cho hoạt động kinh doanh bất động sản ổn định hơn và an toàn hơn. Trong kinh doanh bất động sản, địa điểm diễn ra các giao dịch thường cách biệt với hàng hóa bất động sản giao dịch. TrườngĐó là do đặc điể mĐại của hàng hóa học bất động s ảnKinh là cố định về v ị trítế và không Huế thể di dời được. Hoạt động giao dịch bất động sản thường được tiến hành trên các chợ hàng hóa bất động sản. Đồng thời các quan hệ giao dịch trong kinh doanh bất động sản không thể kết thúc ngay tại địa điểm giao dịch hay chợ giao dịch mà phải trải qua đầy SVTH: Nguyễn Thanh Thúy 22
  32. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh đủ các khâu: - Đàm phán tại chợ giao dịch, cung cấp cho nhau các thông tin về bất động sản giao dịch. - Kiểm tra thực địa để xác nhận tính có thực và kiểm tra độ chính xác của thông tin về bất động sản. - Đăng ký pháp lý Do đó kiểm soát hoạt động kinh doanh bất động sản không thể như với các hoạt động kinh doanh hàng hóa thông thường ( kiểm soát qua nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng) mà phải thông qua quan hệ đăng ký pháp lý bắt buộc. Quan hệ giao dịch bất động sản không thể tiến hành trong một thời gian ngắn, do đó dễ phát sinh các rủi ro như biến động của giá cả, thay đổi pháp luật hay sự thay đổi của các điều kiện môi trường. Điều đó buộc các bên phải ấn định quan hệ giao dịch trong một thời điểm nhất định; thời gian diễn ra các khâu của quá trình giao dịch càng kéo dài, tính rủi ro càng cao. Do vậy muốn nâng cao tỷ lệ thành công của các giao dịch thì điều quan trọng là tìm các giải pháp rút ngắn khoảng thời gian diễn ra các khâu của quá trình giao dịch. Kinh doanh bất động sản thực chất là thực hiện các giao dịch về các quyền và lợi ích chứa đựng trong bất động sản. Do vậy, khi xem xét giá cả đất đai, không thể xác định giá trị của nó như xác định giá trị của các hàng hóa thông thường mà phải xác định dựa trên khả năng sinh lợi của đất đai và khả năng sinh lời của vốn đầu tư vào đất đai. Giá trị và giá cả của hàng hóa bất động sản trong kinh doanh bất động sản phụ thuộc vào vị trí của bất động sản như: địa điểm cụ thể, môi trường kinh tế, chính trị, xã hội, pháp lý, cảnh quan, kết cấu hạ tầng của hàng hóa bất động sản. Trong kinh doanh bất động sản các chủ đầu tư luôn mong muốn tạo ra sự khác biệt và tính khan hiếm cho sản phẩm của mình, cũng như lợi dụng những ảnh hưởng Trườngtích cực từ các bất đ ộngĐại sản khác quahọc đó nâng caoKinh giá trị của b ấttế động sHuếản. Muốn thành công trong kinh doanh bất động sản doanh nghiệp cần phải nắm bắt và hiểu rõ các yếu tố tập quán, thị hiếu và tâm lý xã hội của từng vùng, từng khu vực để ra quyết định và xây dựng chiến lược kinh doanh cho sản phẩm của mình. Mặt khác tính lâu SVTH: Nguyễn Thanh Thúy 23
  33. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh bền của hàng hóa bất động sản rất khác nhau tùy theo từng loại bất động sản cụ thể. Đặc điểm này ảnh hưởng lớn đến chiến lược kinh doanh, đến đầu tư bất động sản cũng như công tác quản lý, sử dụng bất động sản. Hoạt động kinh doanh bất động sản mang những đặc trưng riêng ở mỗi vùng, mỗi khu vực khác nhau. Do đất đai có đặc điểm là không thể di dời được, gắn liền với những điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của từng vùng, từng khu vực. Do đó, cung và cầu bất động sản ở các vùng, các khu vực rất phong phú và đa dạng. Từ số lượng, kiểu cách, mẫu mã, chất lượng đến quy mô và trình độ phát triển. Mặt khác, bất động sản còn có đặc điểm là phụ thuộc vào tâm lý, tập quán, thị hiếu của người tiêu dùng do đó ở mỗi vùng, mỗi khu vực có những đặc trưng riêng về cung và cầu bất động sản. Thực tế cho thấy, hoạt động kinh doanh bất động sản ở các đô thị, các vùng đang trong quá trình đô thị hóa, các trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa – du lịch thường diễn ra sôi động và có quy mô cũng như trình độ phát triển cao hơn so với các vùng khác. Từ đó ta thấy, kinh doanh bất động sản khác với kinh doanh các hàng hóa thông thường khác ở chỗ sự biến động các quan hệ giao dịch bất động sản thường chỉ diễn ra ở từng vùng, quan hệ cung cầu giá cả bất động sản chỉ ảnh hưởng trong một vùng, một khu vực nhất định, ít khi có ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng rất chậm đến hoạt động kinh doanh của các khu vực khác. Đồng thời, nghiên cứu hoạt động kinh doanh bất động sản phải đặt chúng trong từng vùng, từng khu vực; gắn chúng với các điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của vùng, của khu vực. Không thể lấy quan hệ cung cầu hay giá cả bất động sản của vùng này, khu vực này áp dụng cho vùng khác, khu vực khác. Trong kinh doanh bất động sản thông tin về hàng hóa bất động sản và thị trường bất động sản không đầy đủ và phổ biến rộng rãi như các loại hàng hóa khác. Sự so sánh giữa các bất động sản cùng loại khó chính xác vì các tiêu chí đánh giá bất động sản không chính xác như đối với các hàng hóa khác ( các kết cấu công trình, chất Trườnglượng công trình, vẻ đẹĐạip kiến trúc, vhọcị trí địa lý đ Kinhều được đo lườ ngtế một cáchHuế tương đối, khó chính xác). Bất động sản mang tính vùng và khu vực, chúng không liền kề nhau và không phải bao giờ cũng tìm được bất động sản cùng loại để so sánh cạnh tranh một cách đầy đủ. Hơn nữa, số lượng người tham gia cung và cầu về mỗi loại bất SVTH: Nguyễn Thanh Thúy 24
  34. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh động sản đều có số lượng nhỏ, không đảm bảo tiêu chí cho cạnh tranh hoàn hảo. Đặc điểm này dẫn đến vấn đề sau: - Giá cả bất động sản không hoàn toàn là giá cạnh tranh hoàn hảo, trong nhiều trường hợp là giá sản phẩm đơn chiếc, do đó người bán có lợi thế độc quyền và nhờ đó có thể thu lợi cao. Giá cả độc quyền luôn mang lại lợi ích cao cho người có quyền đối với bất động sản. - Khi giá cả biến động tăng, tính độc quyền của người cung cũng tăng thêm làm giá cả bất động sản sẽ được đẩy lên cao tạo nên những cơn sốt về giá. Thị trường bất động sản càng sôi động, càng dễ tạo ra các cơn sốt giá của bất động sản. Trong kinh doanh bất động sản, các nhà đầu tư và các doanh nghiệp bất động sản cần phải có chiến lược dài hạn và lựa chọn thời điểm thích hợp để cung bất động sản ra thị trường.Đối với hàng hóa bất động sản, khi cầu tăng, cung bất động sản không thể phản ứng tăng nhanh như các loại hàng hóa khác. Đó là do thời gian để tạo nên một bất động sản thường kéo dài vì để xây dựng các công trình cần phải có thời gian tìm hiểu mọi thông tin về đất đai, làm thủ tục chuyển nhượng, xin phép xây dựng, thiết kế, thi công Sự phản ứng của cung không kịp cầu sẽ dẫn đến sự biến động của giá cả theo hướng tăng lên, hình thành những cơn sốt giá bất động sản. Việc lựa chọn và ra quyết định đầu tư xây dựng các công trình trong kinh doanh bất động sản là rất phức tạp. Vấn đề kinh doanh hay cho thuê đất đai, các công trình xây dựng, nhà ở, văn phòng cũng đòi hỏi cần có những nghiên cứu cụ thể và chi phí cho quản lý cũng rất cao. Kinh doanh bất động sản đòi hỏi các nhà đầu tư tham gia thị trường bất động sản phải xác định hướng đầu tư dài hạn, đồng thời phải tính toán mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và tuổi thọ vật lý của bất động sản để ra quyết định đầu tư. Sở dĩ như vậy là vì bất động sản thường có giá trị lớn, người mua trên thị trường này không đông, việc mua bán không thể đơn giản và nhanh chóng như đối với các loại hàng hóa khác. Bất động sản là những yếu tố vật chất lâu bền, khó chuyển đổi công năng và tính chất, do Trườngvậy không dễ dàng gì Đạithay đổi định học hướng đầu tưKinh khai thác các công tế trình Huế bất động sản. Khi thực hiện các giao dịch trên thị trường bất động sản, cần có các nhà tư vấn, môi giới, đó là những người được đào tạo cơ bản, có kiến thức kinh doanh, am hiểu SVTH: Nguyễn Thanh Thúy 25
  35. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh pháp luật và giàu kinh nghiệm. Với sự tham gia của họ, các giao dịch bất động sản sẽ trở nên dễ dàng hơn. Ngoài việc tổ chức các tổ chức tư vấn, môi giới thông thường, cần phát huy vai trò của các tổ chức tín dụng trong tư vấn, môi giới giao dịch bất động sản vì chính các tổ chức này khi thực hiện nghiệp vụ cho vay đã có những bước thẩm định pháp lý cần thiết và định giá bất động sản. 1.5. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.5.1. Chiến lược kinh doanh và marketing Chiến lược kinh doanh đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ tạo một hướng đi tốt cho doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh có thể coi như kim chỉ nam dẫn đường cho doanh nghiệp đi đúng hướng. Trong thực tế, có rất nhiều nhà kinh doanh nhờ có chiến lược kinh doanh đúng đắn mà đạt được nhiều thành công, vượt qua đối thủ cạnh tranh và tạo vị thế cho mình trên thương trường. Chiến lược kinh doanh mang lại rất nhiều lợi ích cho người quản lý với nhân viên. Qua đó tăng cường và nâng cao hơn nữa lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo Jonhson và Scholes, chiến lược được định nghĩa như sau: “Chiến lược là việc xác định phương hướng và quy mô của một tổ chức trong dài hạn; ở đó tổ chức phải giành được lợi thế thông qua việc kết hợp các nguồn lực trong một môi trường mang tính cạnh tranh, nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường cũng như đáp ứng được kỳ vọng của các tác nhân có liên quan đến tổ chức”. Nói cách khác, chiến lược kinh doanh bao gồm các yếu tố: - Mục tiêu mà doanh nghiệp cố gắng đạt được trong dài hạn. - Thị trường mà doanh nghiệp cạnh tranh và quy mô của các hoạt động thực hiện trên thị trường cạnh tranh đó. - Cách thức hoạt động để doanh nghiệp làm việc hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên những thị trường đó. Trường- Nguồn lực cần cóĐại của doanh họcnghiệp (kỹ năng,Kinh tài sản, tài chính, tế các Huếmối quan hệ, năng lực kỹ thuật, trang thiết bị) để có khả năng cạnh tranh với đối thủ. - Đánh giá những yếu tố bên ngoài, yếu tố môi trường có ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. SVTH: Nguyễn Thanh Thúy 26
  36. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh - Lợi ích và kì vọng từ những người có quyền lực trong và ngoài doanh nghiệp. Năng lực marketing của doanh nghiệp là khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường, khả năng thực hiện chiến lược 4P (Product, Place, Price, Promotion) trong hoạt động marketing. Marketing đồng thời cũng đảm nhiệm việc nghiên cứu phát triển. Kết quả của nghiên cứu và phát triển giúp doanh nghiệp giữ vững được vị trí đầu trong ngành, hoặc nếu doanh nghiệp yếu kém trong các nổ lực nghiên cứu và phát triển thì có thể làm cho doanh nghiệp tụt hậu so với các doanh nghiệp khác. Các chiến lược kinh doanh và marketing cụ thể: - Chiến lược sản phẩm - Chiến lược giá cả - Chiến lược phân phối sản phẩm - Chiến lược hỗ trợ, xúc tiến bán hàng Các chiến lược trên hình thành nên các công cụ cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp. 1.5.2. Nhân lực và trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp Trước nguy cơ tụt hậu về khả năng cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, hơn bao giờ hết, yếu tố nhân lực cần được các doanh nghiệp trong nước nhìn nhận một cách đúng đắn và sử dụng hiệu quả hơn. Nhân lực là tác nhân chính tạo ra vốn và đề xuất những ý tưởng mới; đồng thời cũng đảm nhận vai trò chọn lựa và ứng dụng các công nghệ tiên tiến và thực thi các chi tiêu nhằm nâng cao thành tích của doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, vốn và công nghệ có thể huy động và thực hiện; nhưng để xây dựng được một đội ngũ nhân sự nhiệt tình, tận tâm, có khả năng thích hợp và làm việc có hiệu quả thì phức tạp và tốn kém hơn nhiều. Vì thế, để có thể tồn tại trong trường kỳ, một công ty (bất luận lớn hay nhỏ) cần phải tập trung tăng cường và phát huy khả năng đáp ứng của nguồn nhân Trườnglực qua tất cả các giai đoĐạiạn của chu khọcỳ sinh trưởng Kinhcủa doanh nghiệ p.tế Huế Bước đầu tiên trong quá trình xây dựng ưu thế cạnh tranh và tăng cường khả năng tồn tại của một doanh nghiệp là xác định và công nhận vai trò chiến lược của nhân lực, được thể hiện qua những hoạt động trọng điểm và chỉ tiêu cụ thể của doanh SVTH: Nguyễn Thanh Thúy 27
  37. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh nghiệp. Mức độ quan trọng của nhân sự tuy có thay đổi trong từng giai đoạn (khởi đầu, tăng trưởng, bão hòa và suy thoái) nhưng tính xuyên suốt và nhất quán được duy trì qua các giai đoạn chính trong suốt chu kỳ phát triển của một doanh nghiệp. Tổ chức quản lý tốt trước hết là áp dụng phương pháp quản lý hiện đại đã được doanh nghiệp của nhiều nước áp dụng thành công như phương pháp quản lý theo tình huống, quản lý theo tiếp cận quá trình và tiếp cận hệ thống. Bản thân doanh nghiệp phải tự tìm kiếm và đào tạo cán bộ quản lý cho chính mình. Muốn có được đội ngũ cán bộ quản lý tài giỏi và trung thành, ngoài yếu tố chính sách đãi ngộ, doanh nghiệp phải định hình rõ triết lý dùng người, phải trao quyền chủ động cho cán bộ và phải thiết lập được cơ cấu tổ chức đủ độ linh hoạt, thích nghi cao với sự thay đổi. 1.5.3.Năng lực tài chính Bên cạnh nguồn nhân lực, tài chính là một nguồn lực liên quan trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao là doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào, luôn đảm bảo huy động được vốn trong những điều kiện cần thiết, có nguồn vốn huy động hợp lý, có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả để phát triển lợi nhuận và phải hạch toán các chi phí rõ ràng để xác định được hiệu quả chính xác. Nếu không có nguồn vốn dồi dào thì hạn chế rất lớn tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Vốn tiền tệ là tiền đề cho các hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn cho kinh doanh thường xuyên cũng như cho đầu tư phát triển doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc tổ chức huy động vốn cho doanh nghiệp, đảm bảo hoạt động kinh doanh, đầu tư được triển khai thường xuyên và liên tục, từ đó quyết định đến sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh. TrườngVai trò của tài chínhĐại doanh nghihọcệp trong nềKinhn kinh tế thị trư ờtếng lại càngHuế quan trọng hơn, bởi lẽ: - Hoạt động tài chính doanh nghiệp liên quan và ảnh hưởng tới tất cả các hoạt SVTH: Nguyễn Thanh Thúy 28
  38. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh động của doanh nghiệp. - Quy mô kinh doanh và nhu cầu vốn ngày càng lớn. - Thị trường tài chính phát triển nhanh chóng với sự đa dạng các công cụ tài chính để huy động vốn. - Các thông tin tài chính tạo cơ sở tin cậy cho nhà quản trị để kiểm soát và chỉ đạo hoạt động trong doanh nghiệp Hiểu được tầm quan trọng về vai trò của tài chính doanh nghiệp là điều kiện quan trọng để mỗi tổ chức, doanh nghiệp thực hiện tốt công tác tài chính, lựa chọn quyết định đầu tư đúng đắn, đảm bảo hoạt động kinh doanh và sự phát triển doanh nghiệp một cách bền vững. 1.5.4. Uy tín, thương hiệu, thị trường và thị phần của doanh nghiệp Uy tín, thương hiệu là yếu tố vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp khi tồn tại trong thị trường. Uy tín, thương hiệu càng cao thì khả năng cạnh tranh trên thương trường càng tăng lên. Thành tích và thương hiệu của doanh nghiệp càng lớn thì khả năng thu hút khách hàng càng cao. Do đó doanh nghiệp cần phải làm tốt công tác quảng cáo, tiếp thị để nâng cao mức độ tin cậy của khách hàng với doanh nghiệp, từ đó góp phần vào việc nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm. Thị trường chiếm vai trò đặc biệt quan trọng và trở nên ưu thế lớn trong cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Sử dụng những chiến lược marketing thích hợp sẽ giúp cho doanh nghiệp chiếm giữ được vị trí trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh. Thị phần của doanh nghiệp là chỉ tiêu tổng hợp nhất phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu khác biểu hiện năng lực cạnh tranh dù phân tích dưới góc độ nào thì cuối cùng đi đến kết quả là số lượng sản phẩm tiêu thụ được nhiều hay ít trên thị trường. Doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm với chất lượng cao, mức giá phù hợp và phương thức phân phối bán hàng hợp lý sẽ tiêu thụ được nhiều sản phẩm và chiếm giữ thị phần lớn. TrườngMột doanh nghi ệpĐại tồn tại trong học mối liên h ệKinhnhiều chiều với cáctế đối tưHuếợng hữu quan trong môi trường kinh doanh. Trong kinh doanh thường xuất hiện nhu cầu liên kết và hợp tác giữa nhiều đối tác với nhau làm tăng khả năng cạnh tranh. Khả năng liên kết và hợp tác của doanh nghiệp thể hiện ở việc nhận biết các cơ hội kinh doanh SVTH: Nguyễn Thanh Thúy 29
  39. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh mới, lựa chọn đúng đối tác liên minh và khả năng vận hành liên minh một cách có kết quả và đạt hiệu quả cao, đạt được các mục tiêu đặt ra. Khả năng liên kết và hợp tác cũng thể hiện sự linh hoạt của doanh nghiệp trong việc chủ động nắm bắt các cơ hội kinh doanh trên thương trường. Nếu doanh nghiệp không thể hoặc ít có khả năng liên minh hợp tác với các đối tác khác thì sẽ bỏ qua nhiều cơ hội kinh doanh và nếu cơ hội đó được đối thủ cạnh tranh nắm được thì nó sẽ trở thành nguy cơ với doanh nghiệp. 1.6. Một số nghiên cứu liên quan đến năng lực cạnh tranh động Các nhà nghiên cứu trên thế giới vẫn đang khám phá ra các yếu tố tạo nên nguồn lực động của doanh nghiệp và đề ra mô hình nghiên cứu để đánh giá năng lực động của doanh nghiệp. Sau đây chúng ta cùng điểm qua một số nghiên cứu: Nhóm tác giả Sinkula, Baker & Noordewier (1997) nghiên cứu với 126 doanh nghiệp tại Mỹ cho thấy có định hướng học hỏi có ảnh hưởng tích cực đến hệ thống thông tin thị trường và mức độ phổ biến thông tin thị trường. Hệ thống thông tin thị trường có ảnh hưởng tích cực đến mức độ phổ biến thông tin thị trường. Cuối cùng là chương trình marketing động chịu ảnh hưởng tích cực bởi nhân tố mức độ phổ biến thông tin thị trường. Theo nghiên cứu của nhóm các nhà nghiên cứu Trang T.M.Nguyễn, Nigel J. Barett và Tho D.Nguyen (2004) về mối quan hệ giữa yếu tố chất lượng mối quan hệ, trao đổi thông tin và sự nhạy cảm về văn hóa của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam với đối tác ở Châu Á và Châu Âu, để duy trì và nâng cao chất lượng mối quan hệ với đối tác, doanh nghiệp phải quan tâm đến sự khác biệt trong văn hóa và sự chia sẻ thông tin. Nghiên cứu cũng đi sâu vào việc phân tích sự ảnh hưởng mà yếu tố chất lượng mối quan hệ đến sự hợp tác lâu dài giữa bên xuất và bên nhập khẩu. Tác giả sử dụng mô hình với giả thuyết cho rằng có sự tồn tại mối quan hệ giữa chất lượng mối quan hệ với hai nhân tố này, với kích thước mẫu ngẫu nhiên n= 288 doanh nghiệp Việt Nam trong đó có số đối tác từ Châu Âu chiếm 134 và từ Châu Á là 154. Kết quả kiểm Trườngtra cho thấy chất lượng Đại mối quan h ệhọccó ảnh hưở ngKinh đến sự hợp tác kinhtế doanh Huế lâu dài của doanh nghiệp và cả hai nhân tố khác biệt văn hóa và chia sẽ thông tin góp phần rất quan trọng đối với việc phát triển mối quan hệ giữa hai bên. SVTH: Nguyễn Thanh Thúy 30
  40. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh Mặc dù kết quả nghiên cứu chỉ ra sự tương tác của hai nhân tố khác biệt văn hóa và chia sẽ thông tin đến chất lượng mối quan hệ và gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng cũng cần phát hiện các nhân tố ảnh hưởng bao quát hơn nữa khẳng định của tác giả. Một nghiên cứu khác từ Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ và ThS.Nguyễn Mai Trang (2009) đã thực hiện việc đo lường một số yếu tố tạo thành năng lực động của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh bằng phương pháp định lượng. Tác giả nghiên cứu bốn yếu tố tạo nên năng lực động doanh nghiệp là định hướng kinh doanh, định hướng học hỏi, năng lực marketing và năng lực sáng tạo và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hạn chế của nghiên cứu này là kết quả chỉ được kiểm định với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Hơn nữa nghiên cứu chỉ kiểm định tổng quát, không phân tích chi tiết vào từng ngành nghề kinh doanh cụ thể như sản phẩm, dịch vụ, công nghệ cao, công nghiệp, thâm dụng lao động, v.v do đó không thể phát hiện các khác biệt nhất định về vai trò của các yếu tố năng lực động đối với lợi thế kinh doanh và kết quả kinh doanh. Và cuối cùng là nghiên cứu chỉ xem xét một số yếu tố năng lực động chính, trong khi còn rất nhiều yếu tố doanh nghiệp có thể là yếu tố năng lực động cần được xem xét để tạo được mô hình tổng hợp về năng lực động tạo nên lợi thế cạnh tranh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố này có thể là năng lực sản xuất, R&D, định hướng thị trường, nội hóa tri thức, v.v Nghiên cứu của Nguyễn Trần Sỹ (2013) Tác giả phân tích khung lý thuyết về năng lực động dựa trên các kết quả nghiên cứu lý thuyết và kiểm định thực nghiệm trước đó. Nghiên cứu đưa ra các định nghĩa về năng lực động và tổng hợp một số yếu tố tạo lên năng lực động cho doanh nghiệp dựa trên các nghiên cứu tiền nghiệm. Cụ thể có 6 nhân tố tạo nên năng lực động của doanh nghiệp được các nhà nghiên cứu đề cập phổ biến là (1) Năng lực nhận thức; (2) Năng lực tiếp thu (học hỏi); (3) Năng lực thích nghi; (4) Năng lực sáng tạo; (5) Năng lực kết nối và (6) Năng lực tích hợp. Tác Trườnggiả cũng cho rằng việ c Đạichưa có mô hhọcình nghiên cứKinhu kiểm định là m ộtết hạn chHuếế lớn của nghiên cứu. 1.7. Mô hình nghiên cứu đề xuất 1.7.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất SVTH: Nguyễn Thanh Thúy 31
  41. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh Từ cơ sở các học thuyết và các nghiên cứu liên quan, đề tài nghiên cứu này tiến hành xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính ban đầu với biến phụ thuộc là năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp và 5 biến độc lập: Năng lực marketing Danh tiếng doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh động Năng lực sáng tạo của doanh nghiệp Định hướng kinh doanh Năng lực nguồn nhân lực Hình 2.2: Mô hình cạnh tranh năng lực động của doanh nghiệp Tác giả kế thừa 4 yếu tố trong mô hình Năng lực động của tác giả Huỳnh Thị Thúy Hoa. Yếu tố còn lại là Năng lực nguồn nhân lực được rút ra từ cơ sở việc xem xét tình hình cụ thể của doanh nghiệp cũng như tham khảo ý kiến của các cán bộ Ban lãnh đạo trong các cuộc phỏng vấn sâu vì tác giả tự xét thấy yếu tố Năng lực tổ chức dịch vụ trong mô hình đề xuất của Huỳnh Thị Thúy Hoa không phù hợp để áp dụng tại công ty bất động sản. Do vậy, tác giả đã tham khảo ý kiến Banh lãnh đạo công ty cũng như các cán bộ nhân viên lâu năm tại công ty để đề xuất thay yếu tố Năng lực tổ chức dịch vụ như trong mô hình nghiên cứu ban đầu thành Năng lực nguồn nhân lực. Yếu tố Năng lực nguồn nhân lực cũng đã được chứng minh có ý nghĩa tác động đến mô hình Năng lực động của doanh nghiệp thông qua nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đình Thọ trong bài “Một số yếu tố tạo thành năng lực động và giải pháp nuôi dưỡng, Nguyễn Đình Thọ, 2009”. Trường1.7.2. Định nghĩa các yĐạiếu tố cấu thành học Kinh tế Huế 1.7.2.1. Năng lực Marketing Đó là việc tìm ra các phương cách để thỏa mãn nhu cầu khách hàng và đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Vì vậy, năng lực marketing của doanh nghiệp được thể SVTH: Nguyễn Thanh Thúy 32
  42. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh hiện. Một là, thông qua việc liên tục theo dõi và đáp ứng được với những thay đổi của thị trường, bao gồm khách hàng, đối thủ cạnh tranh và môi trường vĩ mô (Homburg C, Grozdanovic M & Klarmann M, 2007). Hai là doanh nghiệp phải luôn nổ lực tạo dựng mối quan hệ tốt với các đối tác kinh doanh như nhà cung cấp, khách hàng, nhà phân phối và chính quyền. Việc đánh giá năng lực marketing của doanh nghiệp được thực hiện thông qua bốn thành phần cơ bản sau (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009) - Đáp ứng khách hàng (customer responsiveness) thể hiện sự đáp ứng của doanh nghiệp theo sự thay đổi về nhu cầu và ước muốn của khách hàng. - Phản ứng với đối thủ cạnh tranh (competitor responsiveness), gọi tắt là phản ứng cạnh tranh, thể hiện sự theo dõi của doanh nghiệp đối với các hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn như các chiến lược Marketing mà doanh nghiệp thực hiện để đáp trả với đối thủ cạnh tranh. - Thích ứng với môi trường vĩ mô (responsiveness to the change of the macroenvironment), gọi tắt là thích ứng môi trường, thể hiện việc doanh nghiệp theo dõi sự thay đổi của môi trường vĩ mô để nắm bắt các cơ hội và rào cản kinh doanh từ đó có các chính sách kinh doanh phù hợp. - Chất lượng mối quan hệ với đối tác (relationship quality), gọi tắt là chất lượng quan hệ, thể hiện mức độ doanh nghiệp đạt được chất lượng mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối và các cấp chính quyền có liên quan. Đó là việc doanh nghiệp thực hiện những cam kết đã đề ra với khách hàng hay là các thành viên tham gia thỏa mãn với mối quan hệ đã thiết lập. Thực tiễn đã cho thấy lợi nhuận của doanh nghiệp thu được chủ yếu từ khách hàng hiện có, tuy vậy không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện được (không thể thay thế và bắt chước được). Chất lượng mối quan hệ có quan hệ tỷ lệ thuận với Trườngkết quả kinh doanh củ aĐại doanh nghi ệphọc (hiếm và có giáKinh trị). Vì vậy, ch ấtết lượng Huế mối quan hệ thỏa mãn các tiêu chí VRIN và là yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp. Tóm lại, các yếu tố tạo nên năng lực marketing đều đáp ứng yêu cầu của VRIN, SVTH: Nguyễn Thanh Thúy 33
  43. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh vì vậy năng lực Marketing là yếu tố tạo thành năng lực động của doanh nghiệp. 1.7.2.2. Danh tiếng doanh nghiệp Danh tiếng của doanh nghiệp từ lâu được xem là yếu tố sống còn và thành công trong thế giới kinh doanh. Kreps (1990) (được trích dẫn bởi Hongbin Cai và Ichiro Obara, 2008) phát biểu danh tiếng của doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng trong lý thuyết hiện đại về sự phát triển của doanh nghiệp. Theo như nghiên cứu của Hongbin Cai và Ichiro Obara (2008), danh tiếng doanh nghiệp có được từ chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp trên thị trường (Allen, F, 1984) và một khi chất lượng sản phẩm không đạt như đã cam kết doanh nghiệp sẵn sàng chịu trách nhiệm hay sự trừng phạt như thu hồi sản phẩm, trả tiền bồi thường cho khách hàng, v.v Sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng các dịch vụ và sản phẩm của doanh nghiệp đó cũng là một yếu tố tạo nên danh tiếng của doanh nghiệp. Theo Heski Bar-Isaac (2004), việc doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các cam kết với khách hàng, cùng với sự thể hiện của đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp là hai yếu tố góp phần củng cố và tăng thêm danh tiếng của doanh nghiệp. Cả hai nghiên cứu của Heski Bar-Isaac (2004) và Hongbin Cai và Ichiro Obara (2008) đều công nhận những thông tin mà khách hàng có về doanh nghiệp phản ánh rõ nét về danh tiếng của doanh nghiệp trên thị trường. Cuối cùng, Giám đốc điều hành (CEO) ở doanh nghiệp là người có ảnh hưởng tích cực đến danh tiếng của doanh nghiệp. Để tạo được danh tiếng, doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều nguồn tài nguyên riêng có của doanh nghiệp mình trong suốt quá trình hoạt động, trong đó danh tiếng mà doanh nghiệp có được từ lần giao dịch đầu tiên với khách hàng là rất quan trọng (không thể bắt chước và thay thế). Chính vì yếu tố này mà danh tiếng doanh nghiệp đã thỏa mãn yêu cầu của VRIN và trở thành yếu tố của năng lực động của doanh nghiệp. 1.7.2.3. Năng lực sáng tạo Năng lực sáng tạo (innovativeness capability) nói lên khả năng của doanh nghiệp Trườngđề xuất quá trình sản xuĐạiất mới, sản phhọcẩm mới hay Kinh là ý tưởng mới nhtếằm làm Huế tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp (Damanpour F, 1991). Các doanh nghiệp có năng lực sáng tạo cao hơn đối thủ cạnh tranh thì hoạt động sẽ tốt hơn, lợi nhuận cao hơn, giá trị thị trường lớn hơn, xếp hạng tín dụng cao hơn và SVTH: Nguyễn Thanh Thúy 34
  44. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh khả năng sống sót cao hơn bởi vì lợi thế cạnh tranh sẽ gia tăng với sự sáng tạo (Volberda và các cộng sự, 2009). Kết quả là năng lực sáng tạo quyết định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện động (Crossan và Apaydin, 2009). Lợi thế cạnh tranh bền vững phụ thuộc vào khả năng phát triển kiến thức bên trong và khai thác kiến thức bên ngoài một cách có hiệu quả để phát triển năng lực sáng tạo của doanh nghiệp (Fabrizio, 2009). Điều cấp thiết đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa là cải thiện khả năng sáng tạo bằng cách tận dụng kiến thức từ các nguồn bên ngoài để xây dựng năng lực sáng tạo (Borch và Madsen, 2007; Volberda và các cộng sự, 2009). Như vậy, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phải cải thiện năng lực sáng tạo tác động để làm tăng lợi thế cạnh tranh. 1.7.2.4. Định hướng kinh doanh Đó là khả năng về tính độc lập, khả năng chấp nhận mạo hiểm với thị trường, tính chủ động trong kinh doanh hay năng lực tấn công đối thủ kinh doanh. Có nhiều quan niệm khác nhau về định hướng kinh doanh. Các nhà nghiên cứu về định lượng kinh doanh cho rằng định hướng kinh doanh bao gồm 2 thành phần chính là: năng lực mạo hiểm và năng lực chủ động. - Năng lực mạo hiểm: các doanh nghiệp tham gia thị trường đều phải đương đầu với rủi ro. Chấp nhận rủi ro thể hiện sự cam kết của nhà kinh doanh trong việc đầu tư nguồn lực lớn cho các dự án kinh doanh có khả năng thu lợi cao. - Năng lực chủ động: là quá trình doanh nghiệp dự báo yêu cầu của thị trường trong tương lai và khả năng chủ động đáp ứng với đòi hỏi này. Các doanh nghiệp phải chủ động và tiên phong trong đề xuất và thực hiện các ý tưởng mới. 1.7.2.5. Năng lực nguồn nhân lực Đó là tổng thể các tiềm năng lao động của doanh nghiệp để sẵn sàng tham gia vào hoạt động phát triển của công ty. Năng lực nguồn nhân lực được thể hiện thôngqua nhiều mặt như chất lượng và trình độ lao động của doanh nghiệp; thái độ và Trườngnăng lực phục vụ khách Đại hàng của nhânhọc viên; quy Kinhmô và số lượng laotế động Huế của doan hnghiệp; trình độ học vấn của nguồn nhân lực; các chính sách đãi ngộ, khuyến khích người lao động hay là các chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, Các tiêu chí càng được doanh nghiệp quan tâm và phát triển, tạo được bầu không SVTH: Nguyễn Thanh Thúy 35
  45. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh khí và tinh thần làm việc tích cực trong nhân viên sẽ làm động lực phát triển mạnh mẽ cho mỗi công ty. Để làm được điều đó, công ty cần phải quan tâm sâu sát hơn nữa trong quá trình tìm hiểu, xây dựng và phát triển tiềm năng mỗi các nhân trong công ty. Vì mỗi nguồn nhân lực là một nguồn tài nguyên riêng có của doanh nghiệp mình. Nó không hiếm về mặt số lượng nhưng hiếm về mặt chất lượng và có giá trị. Chính vì vậy mà yếu tố này đã thỏa mãn VRIN và trở thành một trong những yếu tố của năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp. 1.7.3 Xây dựng thang đo Điều tra khảo sát đối tượng là khách hàng đang và đã sử dụng sản phẩm của công ty. Bảng câu hỏi sẽ được gửi trực tiếp cho khách hàng, đồng thời cũng nhờ các anh, chị phòng kinh doanh gửi cho khách hàng của họ để trả lời cho đến khi đạt được số lượng mẫu cần thiết. Bảng câu hỏi sau được thu thập sẽ được chọn lọc và làm sạch nhằm loại bỏ những bảng câu hỏi trả lời thiếu thông tin không phù hợp với yêu cầu phân tích. Sau đó bảng câu hỏi sẽ được mã hóa và nhập vào hệ thống máy tính và được xử lý bằng phần mềm SPSS và sẵn sàng cho việc phân tích. Nhân tố Nguồn Homburg và cộng sự, 2007; Kotler và cộng sự, 2006; Li & Calatone, 1998; Tho & Trang, 2009; Nguyen & Năng lực marketing Barrett, 2007; Jayachandran, 2008; Menguc & Auh, 2006; Wang và Ahmed (2007) Covin & Slevin, 1989; Lumpkin & Dess, 1996, Keh và Định hướng kinh doanh cộng sự, 2007; Tho & Trang, 2009; Wang và Ahmed (2007) Dess & Picken, 2000; Hult và cộng sự, 2006, Tho & Năng lực sáng tạo Trang, 2009 TrườngNăng lực nguồn nhân ĐạiMột số y ếhọcu tố tạo thành Kinh năng lực động và tếgiải pháp Huế nuôi lực dưỡng, Nguyễn Đình Thọ, 2009 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy 36
  46. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh Danh tiếng doanh Trout, 2004; Gronroos, 1984; Kang & James, 2004; nghiệp Roberts và ctg, 2002; Wang và Ahmed (2007) Bảng 2.1: Các biến nghiên cứu và nguồn gốc thang đo Thiết kế bảng hỏi: Bảng hỏi được xây dựng dựa trên mô hình nghiên cứu Năng lực động của các nghiên cứu khác ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Căn cứ vào mô hình nghiên cứu năng lực động của Wang và Ahmed (2007), mô hình nghiên cứu năng lực động và kết quả kinh doanh của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009). Tuy nhiên trong quá trình triển khai để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập thông tin phân tích, nội dung sẽ gắn với thực tế doanh nghiệp đang điều tra nên không hoàn toàn giống với nghiên cứu gốc. Các nhân tố hay biến được lấy từ các nghiên cứu trước đây, nhưng nội dung của các nhân tố này được cấu thành dựa trên việc xem xét các định nghĩa của chính nhân tố đó và các nghiên cứu liên quan. Và đây cũng là cơ sở để xây dựng các biến quan sát dưới dạng câu hỏi trong bảng câu hỏi nghiên cứu của đề tài này. Thang đo của bảng hỏi được thiết kế bằng thang đo Likert 5 mức độ gồm các mức đánh giá từ 1 đến 5 tương ứng với mức từ “Rất không đồng ý” đến “Rất đồng ý”. Căn cứ vào thang đo này, người được hỏi sẽ đưa ra đánh giá của mình cho từng phát biểu được nêu trong bảng hỏi. Ngoài ra bảng câu hỏi còn dùng các thang đo định danh, thang đo tỷ lệ để thu thập thêm các thông tin chung về khách hàng như độ tuổi, giới tính, thu nhập Các khách hàng nhận được bảng hỏi sẽ phản hồi trực tiếp và kết quả phản hồi sẽ được lọc và làm sạch trước khi tiến hành các bước nghiên cứu tiếp theo. Kiểm định độ tin cậy với hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA được sử dụng để đảm bảo các thành phần thang đó có độ kết dính phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. TrườngBảng 2.2: Các chỉ số cấuĐại thành các học nhân tố ảnh Kinh hưởng năng lực cạnhtếtranh Huế động Nhân tố Các chỉ số cấu thành Năng lực Marketing SVTH: Nguyễn Thanh Thúy 37
  47. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh Nhân tố Các chỉ số cấu thành - Chính sách giá và chế độ linh hoạt của giá cả Đáp ứng khách hàng - Linh hoạt trong chính sách thanh toán Phản ứng với đối thủ cạnh - Đa dạng các quảng cáo, tiếp thị, xúc tiến tranh - Khả năng duy trì các hình thức quảng cáo Chất lượng cá mối quan Thiết lập tốt mối quan hệ với khách hàng hệ Danh tiếng doanh nghiệp - Công ty có thương hiệu nổi tiếng. - Ban lãnh đạo luôn tạo sự tin tưởng cho khách. - Cung cấp sản phẩm có chất lượng Năng lực sáng tạo - Đã đưa ra các sản phẩm mới. - Sản phẩm đa dạng đem lại sự thỏa mãn cho khách hàng. - Tạo mọi điều kiện thuận lợi để khách hàng tiếp cận sản phẩm. Định hướng kinh doanh Năng lực chủ động - Đi đầu ngành trong hoạt động bất động sản Huế. - Không sử dụng chiến lược bán phá giá để cạnh tranh. - Luôn kiên định trong chiến lược cạnh tranh lành mạnh. Năng lực mạo hiểm - Thực hiện chiến lược đào tạo nhân viên dài hạn để phục vụ nhu cầu phát triển trong tương lai - Chấp nhận tham gia các dự án lớn, doanh thu cao, mức rủi ro lớn (có thể kiểm soát được) Năng lực nguồn nhân lực - Giải quyết các vấn đề tốt, nhanh và kịp thời Trường Đại- Có nhi ềhọcu kinh nghi ệmKinh quan hệ khách hàngtế Huế - Có trình độ chuyên môn để thực hiện yêu cầu khách hàng SVTH: Nguyễn Thanh Thúy 38
  48. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh Nhân tố Các chỉ số cấu thành - Có tác phong và thái độ ứng xử tốt sẵn sàng phục vụ khách hàng Năng lực cạnh tranh - Doanh nghiệp đang cạnh tranh tốt trên thị trường - Doanh nghiệp là một đối thủ cạnh tranh mạnh - Doanh nghiệp có khả năng phát triển tốt trong dài hạn. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thanh Thúy 39
  49. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ ĐỊA ỐC THẮNG LỢI MIỀN TRUNG 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung là thành viên của Thắng Lợi Group. Thương hiệu uy tín trong lĩnh vực đầu tư và phân phối bất động sản lớn nhất Việt Nam. Thắng Lợi Miền Trung là một đơn vị chủ lực kinh doanh với hàng chục dự án về đất nền, biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp, các khu đô thị ở khu vực Huế và Miền Trung. Không ngừng tìm kiếm và tạo ra hiệu quả về kinh doanh, tài chính lành mạnh cho nhà đầu tư, đối tác kinh doanh, tạo cơ hội phát triển và đem lại phúc lợi cho cán bộ nhân viên cũng như an sinh xã hội. Với sứ mệnh “đồng hành cùng sự phát triển của Khách hàng”chúng tôi đã không ngừng tư vấn, cung cấp dịch vụ bất động sản chuyên nghiệp, uy tín hàng đầu ở khu vực Miền Trung cũng như cả nước. Trường- Tháng 9/2014 -ĐạiThành lập chihọc nhánh Th ắngKinh Lợi Miền Trung tế tại ThHuếừa Thiên Huế. - Tháng 2/2015 - Thành lập Công ty CP Đầu Tư Địa Ốc Thắng Lợi Miền Trung. - Tháng 4/2018 - Thành lập chi nhánh Thắng Lợi Miền Trung tại Quảng Bình. SVTH: Nguyễn Thanh Thúy 40
  50. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh - Tháng 10/2018 - Thành lập chi nhánh Thắng Lợi Miền Trung tại Quảng Trị. “Với tiềm lực mạnh về tài chính, vững vàng về kinh nghiệm, cùng đội ngũ cán bộ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, nhiệt tình, năng động, sáng tạo và làm việc hiệu quả, Thắng Lợi Miền Trung nỗ lực không ngừng trong mọi hoàn cảnh để khẳng định và nâng cao vị thế của mình trên thị trường bất động sản Miền Trung, giữ vững niềm tin trong tâm trí khách hàng và đối tác. Tự tin với sức mạnh của ba mũi nhọn là Ðầu tư - Xây dựng - Dịch vụ, Thắng Lợi Miền Trung đã và đang khẳng định vị thế là Nhà cung cấp giải pháp bất động sản toàn diện nhằm tạo lập cuộc sống ưu việt cho khách hàng. Với chiến lược đa ngành nghề, đa sở hữu và đa quốc gia, Thắng Lợi Miền Trung chủ trương liên doanh, liên kết, hợp tác với các tổ chức Tài chính, Ngân hàng, Công nghệ, Nhân lực nhằm tối ưu hóa lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Thắng Lợi Miền Trung là một trong những doanh nghiệp có được nét văn hóa riêng, tạo được môi trường lý tưởng cho mọi người phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực bất động sản, đồng thời đề cao mục tiêu phát triển doanh nghiệp gắn với sự phát triển xã hội, luôn có những hành động thiết thực chung tay vì một cộng đồng bền vững và nhân ái.” (Chủ tịch HĐQT: Ông Bùi Văn Trọng)  Thông tin liên hệ - Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Địa Ốc Thắng Lợi Miền Trung - Mã số thuế: 3301596085 - Tên giao dịch: THANG LOI MIEN TRUNG LAND INVESTMENT.,JSC - Địa Chỉ: 6B Lý Thường Kiệt, Phường Vĩnh Ninh, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên - Huế - Điện thoại: 0234 6266688 Trường Lĩnh vực hoạt đ ộngĐại học Kinh tế Huế - Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất (Ngành chính) - Chuẩn bị mặt bằng SVTH: Nguyễn Thanh Thúy 41
  51. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh - Hoàn thiện công trình xây dựng - Đại lý, môi giới, đấu giá - Hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính chưa được phân vào đâu - Hoạt động tư vấn quản lý - Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại  Tầm nhìn sứ mệnh  Tầm nhìn Trở thành nhà phân phối và phát triển dự án hàng đầu tại Việt Nam  Sứ mệnh - Mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng, nhà đầu tư. - Mang lại ngôi nhà mơ ước cho người dân Việt Nam với giá cả hợp lý. - Mang lại sự sung túc và hạnh phúc cho toàn bộ nhân viên. - Mang lại lợi ích và đóng góp cho xã hội phát triển  Triết lý kinh doanh - Luôn thấu hiểu, tạo niềm tin và gìn giữ uy tín với Khách hàng, đối tác và cổ đông - Liên tục đổi mới nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của Khách hàng - Thông tin minh bạch kịp thời, chia sẻ thành công cùng Khách hàng, đối tác và cổ đông  Giá trị cốt lõi - Đối với khách hàng: cung cấp những sản phẩm và dịch vụ về bất động sản uy tín, chất lượng, giúp khách hàng tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và hiệu quả tài chính. - Đối với cổ đông: Là một tổ chức kinh tế hoạt động bền vững và hiệu quả mang Trườngđến cho cổ đông lợi ích Đại cao, đều đặ n họcvà dài hạn. Kinh tế Huế - Đối với cán bộ nhân viên: Là ngôi nhà chung mang tới từng thành viên một cuộc sống sung túc, đầy đủ về kinh tế và tinh thần. SVTH: Nguyễn Thanh Thúy 42
  52. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh - Đối với cộng đồng và xã hội: Là tổ chức có trách nhiệm xã hội, tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động xã hội, góp phần làm hưng thịnh quốc gia. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thanh Thúy 43
  53. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh 2.1.2.Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ (CHỦ TỊCH HĐQT) BAN GIÁM ĐỐC (TỔNG GIÁM ĐỐC) P.KINH P.TỔ CHỨC P. TÀI CHÍNH P.MARKETING KẾ TOÁN DOANH HÀNH CHÍNH CN QUẢN TRỊ CN QUẢN BÌNH CT XÂY DỰNG (Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung) Hình 2.3: Sơ đồ Bộ máy tổ chức công ty Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:  Chủ tịch hội đồng quản trị: Chủ tịch hội đồng quản trị sẽ có quyền lực "tối cao" trong Công ty có quyền quyết định tất cả mọi việc, từ việc xác định tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược công ty, chiến lược kinh doanh. Trường- Lập chương trình, Đại kế hoạch hohọcạt động của HKinhội đồng quản trị tế Huế - Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng quản trị SVTH: Nguyễn Thanh Thúy 44
  54. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh - Tổ chức việc thông qua nghị quyết của Hội đồng quản trị - Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị - Chủ trì cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp Hội đồng quản trị  Ban giám đốc  Tổng giám đốc - Quyết định hoạt động kinh doanh - Cố vấn chiến lược cho Chủ tịch hội đồng quản trị - Xây dựng và quản lý cơ cấu doanh nghiệp - Xây dựng và duy trì các mối quan hệ hợp tác  Phó giám đốc - Cố vấn, tham mưu cho Tổng giám đốc - Xây dựng mối quan hệ hợp tác - Xây dựng chiến lược cho Tổng giám đốc  Phòng tài chính - kế toán Phòng tài chính - kế toán có chức năng tham mưu cho Lãnh đạo Công ty và tổ chức thực hiện các mặt công tác sau: - Hạch toán kế toán kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản, vốn chủ sở hữu, nợ phải trả, các hoạt động thu, chi tài chính - Lập kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính của đơn vị - Tham mưu cho ban lãnh đạo  Phòng kinh doanh - Tìm kiếm đối tác, thiết lập quan hệ với khách hàng, đàm phán ký kết hợp đồng kinh tế, thực hiện các chiến lược phát triển kinh doanh, marketing của ban lãnh đạo, Trườngbáo cáo số lượng, phả n Đạihồi từ khách hànghọc và tình hìnhKinh kinh doanh tế Huế - Lập và triển khai kế hoạch bán hàng, đốc thúc các bộ phận thực hiện theo đúng tiến độ đã cam kết - Cung cấp thông tin sản phẩm, khuyến mãi, và giá cả qua việc xác định các yêu SVTH: Nguyễn Thanh Thúy 45
  55. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh cầu khách hàng; tư vấn cho khách hàng trong việc tìm địa điểm, ngân sách, tiến độ, chất lượng phù hợp với nhu cầu sử dụng và lựa chọn phương án tối ưu - Liên lạc thường xuyên, thuyết trình phương án, theo đuổi và thuyết phục khách hàng ký hợp đồng - Phát triển và duy trì mối quan hệ tốt đẹp, bền vững với khách hàng, chủ động tìm kiếm nguồn khách hàng mới  Phòng tổ chức hành chính - Chuẩn bị hồ sơ công chứng + Liên hệ khách hàng và chủ nhà lấy hồ sơ công chứng + Lên lịch công chứng khi có thông báo của bên pháp lý + Thông báo lịch công chứng cho nhân viên kinh doanh trực tiếp bán sản phẩm và nhân viên lấy sản phẩm về + Lên dự thu và dự chi thông báo cho phòng kế toán để chuẩn bị nguồn tài chính khi công chứng giao cho chủ nhà + Làm thủ tục hồ sơ thu chi bao gồm phiếu giao nhận tiền và bảng cam kết, hợp đồng vay nếu khách hàng có vay: liên hệ ngân hàng vay để lấy thông báo vay, đồng thời báo cho kế toán làm hợp đồng vay + Đến ngày công chứng làm thủ tục thu chi cho khách hàng và chủ nhà, giao tiền và hồ sơ thu chi cho phòng kế toán. Hồ sơ công chứng bao gồm giấy thuế và sổ đỏ giao cho bộ phận pháp lý để thụ lý hồ sơ nộp thuế + Vào sổ theo dõi công chứng để theo dõi lịch và dự tính ngày lấy sổ, báo cáo cấp trên + Theo dõi công nợ khách hàng vay và gác lại + Đến thời hạn lấy sổ, thông báo cho khách hàng đi lấy sổ. Nếu khách hàng có Trườngvay gác lại thì làm thủ tĐạiục nhận giả i ngânhọc hoặc thu Kinhtrực tiếp công nợ ctếủa khách Huế hàng Chuẩn bị hồ sơ cọc sản phẩm nhà phố hoặc phân lô + Lập phiếu cọc và phiếu nhận tiền khi nhận cọc khách hàng. Thông báo cho toàn thể nhân viên sản phẩm đã được chốt cọc SVTH: Nguyễn Thanh Thúy 46
  56. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh + Lập hợp đồng cọc chủ nhà và phiếu giao tiền khi giao cọc cho chủ nhà + Giao chứng từ thu chi cho kế toán đồng thời nhập sổ theo dõi doanh thu và lưu thông tin khách hàng, doanh thu bán hàng và hoa hồng của nhân viên kinh doanh  Phòng Marketing - Nghiên cứu dự báo thị trường - Tổ chức triển khai chương trình phát triển sản phẩm mới - Phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu - Phát triển sản phẩm mới - Xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược Marketing - Thiết lập mối quan hệ hiệu quả với giới truyền thông. 2.1.3. Các yếu tố nguồn lực của Công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung 2.1.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 2.3: Tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung giai đoạn 2016 – 2018 ĐVT: Triệu đồng 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu 2016 2017 2018 +/- % +/- % 1. Tổng doanh thu 3.977 6.565 9.938 2.588 65,07 3.373 51,38 2. Tổng chi phí 3.078 5.433 8.020 2.355 76,51 2.587 47,62 3. Lợi nhuận trước thuế 899 1.132 1.918 233 25,92 786 69,44 4. Thuế phải nộp 179 226 384 47 26,26 158 69,91 5. Lợi nhuận sau thuế 719 905 1.535 186 25,87 630 69,61 Trường(Nguồn: PhòngĐại tài chính học kế toán Công Kinh ty địa ốc Thắng Ltếợi Mi ềnHuế Trung) SVTH: Nguyễn Thanh Thúy 47
  57. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh Biểu đồ kết quả kinh doanh 12.000 1.800 1.600 10.000 1.400 8.000 1.200 1.000 6.000 800 4.000 600 400 2.000 200 - - 2016 2017 2018 Tổng doanh thu 3.977 6.565 9.938 Tổng chi phí 3.078 5.433 8.020 Lợi nhuận sau thuế 719 905 1.535 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty địa ốc Thắng Lợi Miền Trung) Biểu đồ 1: Kết quả kinh doanh Qua biểu đồ và bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta có một số nhận xét sau:  Về doanh thu: Có thể nói giai đoạn 2016 – 2018 là giai đoạn phát triển của công ty. Trong giai đoạn này doanh thu liên tục tăng với tốc độ mạnh, cụ thể: Quan sát bảng ta thấy, tổng doanh thu của công ty có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2017 đạt 6.565 triệu đồng, tăng 2.588 triệu đồng tương ứng tăng 65,57% so với năm 2016. Đến năm 2018 thì tổng doanh thu tăng 3.373 triệu đồng tương ứng tăng 51,38% so với năm 2017. Tổng doanh thu năm 2018 đạt 9.938 triệu đồng. Điều này cho thấy sự nổ lực của Ban lãnh đạo và sự nổ lực của tập tập thể nhân viên và nguyên nhân là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính tăng mạnh qua 3 năm.  Về chi phí: TrườngQua bảng trên, ta Đạithấy được s ựhọctăng mạnh v ềKinhchi phí của công tytế qua baHuế năm, cụ thể năm 2016, tổng chi phí của công ty đạt mức 3.078 triệu đồng, sang năm 2017 tổng chi phí lên đến 5.433 triệu đồng, tăng 2.355 triệu đồng so với năm 2016, tương đương tăng 76,51%. Chưa dừng lại ở đó, năm 2018, chi phí tiếp tục tăng cao, tổng chi phí của SVTH: Nguyễn Thanh Thúy 48