Khóa luận Đánh giá khả năng sinh trưởng và phòng, trị bệnh trên đàn dê lai tại trại chăn nuôi Khoa Chăn nuôi Thú y

pdf 66 trang thiennha21 20/04/2022 3860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá khả năng sinh trưởng và phòng, trị bệnh trên đàn dê lai tại trại chăn nuôi Khoa Chăn nuôi Thú y", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_kha_nang_sinh_truong_va_phong_tri_benh_tr.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá khả năng sinh trưởng và phòng, trị bệnh trên đàn dê lai tại trại chăn nuôi Khoa Chăn nuôi Thú y

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI VĂN ĐỊNH Tên chuyên đề: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH TRÊN ĐÀN DÊ LAI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2016 - 2020 Thái Nguyên, năm 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI VĂN ĐỊNH Tên chuyên đề: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH TRÊN ĐÀN DÊ LAI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y Lớp: K48 - CNTY - N02 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2016 - 2020 Giảng viên hướng dẫn: GS.TS. Từ Quang Hiển Thái Nguyên, năm 2020
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cũng như trong thời gian thực tập tại Trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các thầy giáo, cô giáo trong Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y cùng toàn thể các thầy cô giáo trong Khoa đã tận tình giảng dạy, dìu dắt em hoàn thành tốt chương trình học, tạo cho em có được lòng tin vững bước trong cuộc sống và công tác sau này. Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y cùng toàn thể thầy giáo, cô giáo của Khoa đã giúp em có một kì thực tập thành công tốt đẹp, tạo bước đệm về kiến thức chuyên môn cũng như thực tế cho bản thân em để sẵn sàng đương đầu với những thử thách mới trong công việc cũng như cuộc sống sau này. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy giáo GS.TS. Từ Quang Hiển và thầy giáo PGS.TS. Từ Trung Kiên đã quan tâm, giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều kiện giúp em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận. Qua đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè và những người thân đã thường xuyên tạo mọi điều kiện giúp đỡ, dành những tình cảm và sự động viên vô cùng quý báu cho em trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và trong quá trình hoàn thành bản khóa luận này. Cuối cùng, em xin kính chúc các thầy giáo, cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, thành công trong cuộc sống, đạt nhiều kết quả tốt trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Thái Nguyên, ngày 28 tháng 6 năm 2020 Sinh viên Bùi Văn Định
  4. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC BẢNG v DANH MỤC CÁC HÌNH vi DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT vii Phần 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề 2 1.2.1. Mục tiêu 2 1.2.2. Yêu cầu 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 4 2.2. Cơ sở khoa học của chuyên đề 5 2.2.1. Nguồn gốc và vị trí phân loại của dê 5 2.2.2. Đặc điểm sinh vật học của dê 6 2.2.3. Đặc điểm về sinh trưởng và phát triển 9 2.2.4. Đặc điểm sinh lý của dê 10 2.2.5. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của dê 11 2.3. Đặc điểm về chăn nuôi dê 18 2.3.1. Đặc điểm về giống 18 2.3.2 Đặc điểm về dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi dê 19 2.3.3 Đặc điểm về chuồng trại, thú y và các vấn đề khác 22
  5. iii 2.4. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới 23 2.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 23 2.4.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 27 2.5. Giới thiệu vài nét về giống dê lai (Cỏ x Bách thảo) 30 2.5.1. Đặc điểm sinh sản 31 2.5.2. Đặc điểm tiêu hóa 31 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 33 3.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm tiến hành 33 3.2. Nội dung thực hiện 33 3.3. Phương pháp nghiên cứu 33 3.3.1. Bố trí thí nghiệm 33 3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi 33 3.3.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 34 3.3.4. Phòng và điều trị một số bệnh thường gặp trên đàn dê 35 3.4. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu 35 3.4.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng 35 3.4.2. Tỷ lệ mắc bệnh và khỏi bệnh 36 3.5. Phương pháp xử lý số liệu 36 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 38 4.1. Kết quả đánh giá khả năng sinh trưởng của đàn dê 38 4.1.1. Sinh trưởng tích lũy 38 4.1.2. Sinh trưởng tuyệt đối 39 4.1.3. Sinh trưởng tương đối 41 4.1.4. Kết quả theo dõi về thức ăn 42 4.2. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh cho đàn dê 43 4.2.1. Công tác vệ sinh chuồng trại 43 4.2.2. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh cho dê 47
  6. iv 4.3. Kết quả điều trị các bệnh thường gặp trên đàn dê 48 4.3.1. Một số triệu chứng lâm sàng điển hình của các bệnh trên đàn dê trong thời gian thực tập 48 4.3.2 Kết quả điều trị cho đàn dê mắc bệnh trong quá trình thực tập 50 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 53 5.1. Kết luận 53 5.2. Đề nghị 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 PHỤ LỤC
  7. v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Khối lượng một số loại dê qua các tháng tuổi (kg) 10 Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu sinh lý cơ bản của dê 10 Bảng 2.3. Tổng đàn dê và sản lượng các vùng trong cả nước qua 4 năm 25 Bảng 3.1. Sơ đồ theo dõi đàn dê 33 Bảng 3.2. Thành phần giá trị dinh dưỡng trong thức ăn của dê 34 Bảng 4.1. Khối lượng của dê ở các thời điểm khảo sát (kg) 38 Bảng 4.2. Sinh trưởng tuyệt đối của dê qua các tháng nuôi (gam/con/ngày) . 39 Bảng 4.3. Sinh trưởng tương đối của dê qua các tháng nuôi (%) 41 Bảng 4.4. Lượng thức ăn thu nhận/ngày của dê qua các tháng nuôi 42 Bảng 4.5. Kết quả phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, 46 Bảng 4.6. Kết quả thực hiện phòng bệnh bằng vắc xin và thuốc cho dê 47 Bảng 4.7. Kết quả theo dõi các bệnh thường gặp trên đàn dê 50 Bảng 4.8. Một số phác đồ sử dụng điều trị bệnh cho đàn dê đạt hiệu quả 51
  8. vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Biểu đồ khối lượng của dê qua các kỳ cân 39 Hình 4.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của dê qua các tháng nuôi 40 Hình 4.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của dê qua các tháng nuôi 41
  9. vii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Cs : Cộng sự Nxb : Nhà xuất bản Ss : Sơ sinh TĂ : Thức ăn TB : Trung bình TTTĂ : Tiêu tốn thức ăn TT : Tháng tuổi Vsv : Vi sinh vật Vck : Vật chất khô
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Ở nước ta, dê là một loài vật truyền thống và được phân bố khá rộng rãi, đặc biệt là các vùng trung du và miền núi phía Bắc. Đàn dê chiếm một tỷ lệ khá lớn và được chăn nuôi theo phương thức quảng canh, tận dụng nguồn thức ăn thiên nhiên là chủ yếu. Con dê ngày càng khẳng định được những ưu thế của nó trong ngành chăn nuôi ở nước ta. Theo số liệu của Tổng cục thống kê nông nghiệp Việt Nam [16], tổng số đàn dê cả nước năm 2018 là 2.683.942 con tăng thêm 127.674 con, tương đương với 104,99% so với thời điểm tháng 12/2017. Sản lượng thịt dê hơi xuất chuồng tại thời điểm năm 2018 là 30.329,4 tấn, tăng 114,50% so với cùng thời kỳ năm 2017. Đối với tỉnh Thái Nguyên - một tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, số lượng dê của tỉnh (theo niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2018)[15] cũng có sự biến động qua các năm, cụ thể năm 2018 tổng số đàn dê là 42.164 con giảm hơn so với tháng 12/2017 là 12.252 con (77,48%). Do số lượng dê bị giảm nên kéo theo sản lượng thịt hơi xuất chuồng cũng giảm, năm 2018 sản lượng của tỉnh Thái Nguyên là 480 tấn giảm 132,9 tấn tương đương 78,31% so với năm 2017. Mặc dù con dê đã và đang dần khẳng định được những ưu thế của nó nhưng để ngành chăn nuôi dê phát triển hơn nữa cần rất nhiều yếu tố để thúc đẩy. Đặc biệt là những nghiên cứu sâu hơn về khả năng sản xuất của con dê trong thời kỳ sắp tới. Dê có tính thích nghi cao với điều kiện sống khác nhau, bộ máy tiêu hóa của dê rất phát triển, có thể tiêu hóa nhiều chất xơ. Dê ăn được nhiều loại cỏ cây, có thể ăn trên đồi núi dốc, nơi mà trâu bò không thể tới.Thịt dê, sữa dê và các sản phẩm khác từ dê có giá trị cao. Đặc biệt, thịt và sữa dê chiếm vị trí quan trọng trong việc cung cấp nguồn protein động vật cho người ở các nước đang phát triển.
  11. 2 Vì những ưu điểm nói trên, chăn nuôi dê có vai trò không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế - xã hội, trong cải thiện kinh tế gia đình, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo ở các địa phương. Giống dê Việt Nam chủ yếu là những giống dê địa phương nuôi lấy thịt, có nhiều màu sắc lông da khác nhau và bộ pha tạp nhiều, dê có tầm vóc bé nhỏ, hiệu suất chuyển hóa thức ăn thấp, hiện tượng suy thoái cận huyết cao, nuôi dưỡng kém, bệnh tật phát sinh nhiều. Ở một số nơi tỷ lệ chết của dê con từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi khá cao, lên tới 40% tổng số dê con sinh ra. Về sinh trưởng, khối lượng sơ sinh của dê từ 1,2 - 1,3kg; 6 tháng tuổi con đực khoảng 7kg, con cái có trọng lượng khoảng 5kg, trưởng thành con cái nặng khoảng 17 - 20kg, con đực có trọng lượng khoảng 25- 30kg. Tỷ lệ sinh trưởng của dê vẫn còn tương đối thấp do quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc chưa hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này em tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá khả năng sinh trưởng và phòng, trị bệnh trên đàn dê lai tại trại chăn nuôi Khoa Chăn nuôi Thú y”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề 1.2.1. Mục tiêu - Thực hiện đánh giá khả năng sinh trưởng trên đàn dê lai (Cỏ x Bách Thảo). - Thực hiện quy trình phòng, trị bệnh cho đàn dê lai (Cỏ x Bách Thảo). 1.2.2. Yêu cầu - Thực hiện được đánh giá khả năng sinh trưởng trên đàn dê nuôi tại trại. - Áp dụng được quy trình phòng và trị bệnh cho đàn dê nuôi tại trại. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu đề tài để có những thông tin khoa học về khả năng sinh trưởng, phát triển và đặt nền móng cơ sở khoa học để xây dựng các biện pháp
  12. 3 cải tạo, bảo tồn. Bên cạnh đó, đề tài cũng là cơ sở để xây dựng quy trình phòng trừ một số bệnh thường xảy ra cho dê có hiệu quả cao. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Kết quả của đề tài là cơ sở khuyến cáo cho người chăn nuôi dê áp dụng chăm sóc nuôi dưỡng, sử dụng dê giống hợp lý, áp dụng biện pháp phòng trị một số bệnh thường xảy ra trên đàn dê, thúc đẩy ngành chăn nuôi dê phát triển.
  13. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập Trại chăn nuôi khoa Chăn nuôi Thú y được xây dựng trên nền của khu trại chăn nuôi gia cầm cũ của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên theo mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm theo phương thức an toàn sinh học từ năm 2013. Vị trí: - Phía Đông giáp Bệnh xá thú y. - Phía Tây giáp vườn ươm viện nghiên cứu. - Phía Nam giáp đường dân sinh vào khu Giáo dục quốc phòng. - Phía Bắc giáp khoa Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm . Khu chăn nuôi quy hoạch tại trại với diện tích là 3.000m2. Gồm 2 dãy chuồng với diện tích 316,6m2 và 2 kho rộng 40m2, phần diện tích còn lại dùng để chăn thả và trồng cây bóng mát. Toàn bộ khu vực được rào bằng lưới thép B40 với tổng chiều dài 220m, đảm bảo ngăn cách với các khu vực khác. Khu nhà điều hành và nhà ở cho sinh viên có diện tích là 48m2 được chia làm 4 phòng, gồm phòng điều hành, bếp nấu và 2 phòng ở cho sinh viên. Hố sát trùng và phòng thay đồ có tổng diện tích là 30m2. Trong đó hố sát trùng 20m2, khu nhà thay quần áo bảo hộ lao động 10m2. Khu nhà xưởng và công trình phụ trợ có diện tích 120m2. Trong đó có các công trình như: - 01 kho thuốc, dụng cụ thú y: 20m2 - 01 phòng ấp trứng gia cầm (máy ấp điện): 30m2 - 01 kho chứa và chế biến thức ăn chăn nuôi: 50m2 - 01 kho dụng cụ (máng ăn, uống, đệm lót ): 20m2
  14. 5 Phần diện tích còn lại của trang trại được quy hoạch để trồng cỏ dùng để cung cấp thức ăn cho gia súc, gia cầm và phục vụ nghiên cứu khoa học. 2.2. Cơ sở khoa học của chuyên đề 2.2.1. Nguồn gốc và vị trí phân loại của dê 2.2.1.1. Nguồn gốc của dê Rất nhiều nhà khoa học ở các nước khác nhau đã nghiên cứu về nguồn gốc của dê nhà, tuy còn nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này song phần lớn ý kiến cho rằng: Dê là một loài vật nuôi được con người thuần hóa sớm nhất sau đấy là chó (Trần Trang Nhung, 2005)[6]. Các nhà khoa học đã xác định rằng, dê nhà đã xuất hiện cách đây 6 - 7 nghìn năm trước công nguyên. Kết quả đây cũng phù hợp với kết quả xác định niên đại các mảnh xương dê nhà được tìm thấy di chỉ đồ đá mới của Jeri, nhìn chung khó xác định được thật chính xác thời điểm con người thuần hóa dê rừng. Nhưng với dẫn liệu đặc biệt tìm thấy gần đây người ta cho rằng: nơi thuần hóa đầu tiên là ở châu Á (Devendra và Nozawa, 2006) [12] vào thiên niên kỷ thứ 7 - 9 trước công nguyên, tại vùng núi tây Á. Thực tế ngày nay người ta còn thấy nhiều loài dê nguyên thủy với số lượng lớn ở thung lũng đầu nguồn sông Ấn và những dãy núi nằm ở phía Đông sông này. Giống như các vật nuôi khác sau khi được thuần hóa, ban đầu dê nuôi để lấy thịt, sau đó nuôi để lấy sữa cũng được con người tiến hành sớm hơn cả bò sữa vì vắt sữa dê đơn giản hơn với sữa bò. Về nguồn gốc: Người ta cho rằng dê nhà ngày nay (Capra hircus) có nhiều nguồn gốc khác nhau. Tổ tiên trực tiếp dê nhà gồm 2 nhóm dê rừng chính. + Dê rừng Bezoar (Capra aegagrus) được tìm thấy ở tận các nước tiểu Á, là tổ tiên của phần lớn dê nhà đang được nuôi ở châu Á và châu Âu. Nó được coi là nhóm tổ tiên thứ nhất của dê nhà. Dê thuộc nhóm này có sừng thẳng nhưng xoắn vặn.
  15. 6 + Dê rừng Markhor (Capra Faloneri), nhóm này có sừng cong vặn về phía sau và được coi là nhóm tổ tiên thứ 2 của dê nhà, còn thấy ở vùng núi Hymalaya và được nuôi nhiều ở hai bên sườn phía Đông và phía Tây của dãy núi này. Nhóm Markhor phân bố ở Afghanistan và vùng KashimirKarakorum. Hiện nay, người ta cho rằng khu vực nuôi dê lâu đời nhất là nước Trung Đông, sau đó đến Ấn Độ và Ai Cập, tiếp đến là nước châu Âu, châu Á và châu Phi. Khu vực nuôi dê mới nhất là Đông Nam Á. 2.2.1.2. Vị trí của dê trong hệ thống phân loại động vật Vị trí phân loại của dê: - Dê thuộc lớp động vật có vú (Mammalia) - Bộ guốc chẵn (Actiodactila) - Bộ phụ nhai lại (Ruminantia) - Họ sừng rỗng (Covicorvia) - Họ phụ dê cừu (Capra rovanae) - Thuộc loài dê (Capra) Trong các số động vật nông nghiệp thì dê gần gũi với cừu và đều được xếp chung vào nhóm gia súc nhỏ có sừng. 2.2.2. Đặc điểm sinh vật học của dê - Tập tính theo bầy đàn của dê Dê thường sống tập trung thành từng đàn. Mỗi con trong đàn có một vị trí xã hội nhất định. Những con dê mới nhập đàn phải thử sức để xác định vị trí trong xã hội của nó. Chọi nhau là hình thức thử sức rất phổ biến trong đàn dê. Con ở vị trí xã hội thấp phải phục tùng và trong sinh hoạt phải nhường con ở vị trí xã hội cao. Trong đàn thường có con đầu đàn dẫn đầu trên bãi chăn, các con khác trong đàn di chuyển theo con đầu đàn, ở trong đàn dê rất yên tâm. Khi bị tách ra khỏi đàn chúng tỏ ra rất sợ hãi. Chúng thích ngủ, nghỉ trên
  16. 7 những mô đất hoặc tảng đá phẳng, cao và ngủ nhiều lần trong ngày, trong khi ngủ dê vẫn nhai lại. Dê có thính và khứu giác rất phát triển nên chúng nhạy cảm với mọi tiếng động dù nhỏ, khi phát hiện là chúng lao xao kêu khe khẽ như thông báo cho nhau biết. Dê còn có khả năng chịu đựng tốt khi mắc bệnh và hay dấu bệnh, những con ốm vẫn thường cố gắng đi theo đàn đến khi kiệt sức gục ngã mới chịu rời đàn. - Về ngoại hình Dê có 2 gốc sừng gần sát nhau và choãi ra, mặt cắt ngang sừng dê có hình tam giác. Trán dê lồi, xương mũi thẳng và không có hốc mắt. Ở đa số các loài dê thì giống đực có sừng còn giống dê cái thì không hoặc con cái có sừng thì cũng không dài hơn con đực. Sừng dê có nhiều hình dáng cong ngược về phía sau, thẳng đứng, cong lên trên, chĩa ra 2 bên cả dê đực và dê cái đều có râu. Cừu thì ngược lại trán phẳng mũi lồi và có hốc mắt. Mõm của dê và cừu đều mỏng, môi linh hoạt, răng cửa sắc, giúp cho con vật có thể gặm được cỏ mọc thấp và chọn lấy những lá non và búp cây mềm mại. Dê có một bộ lông tơ mịn bao phủ khắp người. Bộ lông có thể chỉ có một màu hoặc nhiều màu, thường là màu đen, xám, lang trắng, nâu, vàng cánh gián, về màu lông là không đồng nhất lông dê ngắn dài tùy theo loài và tùy theo các địa điểm địa lý khác nhau mà chúng sống, ví dụ như những loài dê sống ở vùng nóng thì lông ngắn và thưa, còn những loài dê sống ở vùng lạnh thì lông dài và rậm hơn (như ở các vùng đồi núi hoặc những nơi cao hơn với mực nước biển). - Tập tính ăn uống Dê là loài động vật nhai lại, nên chúng có khả năng sử dụng các loại thức ăn thô xanh, nhiều chất xơ. Do cấu tạo môi mỏng, linh hoạt nên ngoài khả năng gặm cỏ như trâu bò, dê phù hợp với việc ăn bứt các loại lá cây, hoa, cây
  17. 8 họ đậu thân gỗ hạt dài, các cây lùn bụi. Dê rất nhanh nhẹn, hiếu động, chúng di chuyển rất nhanh khi ăn xung quanh cây, xà, bứt lá, búp, ở phần non nhanh rồi di chuyển sang cây khác. Trung bình hàng ngày dê đi lại 10-15km/ngày. Dê thích ăn ở độ cao 0,2 - 1,2m, chúng có thể đứng rất lâu để bứt lá ăn. Dê thường chọn loại thức ăn nào mà chúng thích ăn nhất, dê không ăn lại và các thức ăn rơi vãi. Dê có khả năng ăn được lượng thức ăn bằng 2,5 - 4% trọng lượng cơ thể (tính theo vck thu nhận). Dê nhai lại nhiều lần trong ngày, có thể nhai lại vào ban đêm khoảng 22 giờ cho đến 3 giờ sáng hoặc nhai lại vào lúc nghỉ ngơi xen kẽ giữa các lần ăn cỏ trong một ngày đêm. Đặc biệt là trong quá trình ngủ dê vẫn nhai lại. Trong một ngày đêm dê trưởng thành có thể nhai lại 6 - 8 đợt, dê con nhai lại nhiều hơn từ 15 - 16 lần mỗi lần nhai lại từ 20 - 60 giây. Dê là con vật sử dụng nước hiệu quả hơn nhiều so với trâu bò, nó có khả năng chịu khát rất giỏi tuy nhiên để đảm bảo khả năng sinh trưởng, sinh sản và cho sữa thì phải cung cấp đầy đủ nước uống cho dê. Tính trung bình một ngày dê cần khoảng 1 - 2 lít nước, dê sữa cần khoảng 3 - 5 lít nước. - Về tính nết + Dê là loài động vật có tính khí bất thường, hiếu động, ương bướng và cũng rất khôn ngoan và biết nghe chủ của mình. Dê phàm ăn nhưng luôn tìm thức ăn mới, chúng nếm mỗi thứ một chút nhưng rồi cuối cùng chẳng ưng một món nào cả. Dê leo chèo rất giỏi và ưa mạo hiểm, chúng leo lên vách núi, mỏm đá hiểm trở, điều này thấy rõ ở cả dê con. Với sự nhanh nhẹn, khéo léo, chúng có thể di chuyển dễ dàng trên những mỏm đá cheo leo nhất. + Dê chọi nhau rất hăng, không riêng gì giữa dê cái và dê đực và các con dê con cũng vậy. Chúng dùng đầu và sừng húc vào mặt vào thân đối thủ, những con không sừng chúng dùng cả đầu để húc đối thủ của mình, những cuộc chiến có thể kéo dài đến nửa giờ. Khi gặp nguy hiểm chúng tỏ ra rất
  18. 9 hung hăng, liều mạng nhưng lại rất nhát và dễ hoảng sợ trước một vật lạ. Tuy nhiên dê rất mến người chăm sóc chúng, chúng có thể rất nhớ nơi ở và những cái tên đặc biệt do chính người nuôi đặt cho. Dê có thể nhận biết được chủ nhân của mình từ rất xa và kêu la lên để đón chào. Khi phạm lỗi bị phạt đòn thì không kêu la, nhưng bị phạt oan thì kêu be be ầm ĩ để phản đối. - Tập tính ngủ nghỉ Dê thích nằm ở những nơi cao ráo thoáng mát, dê thích nằm trên những mô đất hoặc trên những tảng đá phẳng và cao. Dê ngủ nhiều lần trong ngày, nhiều lúc trong khi ngủ vẫn nhai lại. - Tập tính sinh dục + Ở dê đực, khả năng phối giống rất mạnh, dê có tính hay ghen nếu có một dê đực khác đến gần dê cái thì dê đực húc đầu đuổi đánh. + Ở dê cái sự động hớn cũng rất mạnh nhiều khi dê cái tìm đến dê đực để giao phối. Dê có khả năng sinh sản nhanh hơn trâu bò. 2.2.3. Đặc điểm về sinh trưởng và phát triển Sự sinh trưởng và phát triển của dê cũng theo quy luật giai đoạn và phụ thuộc vào giống, tuổi, tính biệt, điều kiện nuôi dưỡng, môi trường sống. Khối lượng của dê thay đổi tùy theo giống và tuổi. Khối lượng dê sơ sinh khoảng từ 1,6 - 3,5kg, 3 tháng tuổi đạt 6 - 12kg, 6 tháng tuổi đạt 10 - 21kg, 12 tháng đạt 23 - 29kg, 18 tháng 30 - 40kg. Dê đực thường lớn nhanh hơn dê cái. Ở giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi dê đạt khả năng sinh trưởng tuyệt đối và tương đối lớn nhất (90 - 120 g/con/ngày và 95 - 130%), sau đó giảm dần, tuổi trưởng thành (24 - 36 tháng tuổi), khả năng sinh trưởng giảm hẳn và khối lượng thay đổi không rõ rệt nữa.
  19. 10 Bảng 2.1: Khối lượng một số loại dê qua các tháng tuổi (kg) Giai đoạn tuổi Dê lai Dê Tính biệt Dê Cỏ (tháng) (BTx Cỏ) Bách Thảo Đực 1,85 2,45 2,8 Sơ sinh Cái 1,64 2,1 2,5 Đực 7,8 10,95 14,5 3 Cái 6,7 9,1 11,6 Đực 12,8 19,5 24,6 6 Cái 10,6 17,6 21,6 Đực 16,5 26,6 29,0 9 Cái 13,1 22,8 25,0 Đực 19,7 32,7 35,6 12 Cái 15,2 28,4 26,4 Đực 24,0 36,6 39,7 18 Cái 19,3 30,8 32,1 Đực 27,2 42,5 45,5 24 Cái 21,6 32,6 38,0 (Đinh Văn Bình và cs., 2008) [2] 2.2.4. Đặc điểm sinh lý của dê Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu sinh lý cơ bản của dê Giá trị Chỉ tiêu Đơn vị Ghi chú bình thường Thân nhiệt 38,7 - 40,2 °C Mạch đập 70 - 80 Lần/phút Ở dê con nhanh hơn Tần số hô hấp 12 - 15 Lần/phút Ở dê con nhanh hơn Nhu động dạ cỏ 1 - 1,5 Lần/phút Tuổi bắt đầu động dục 7 - 12 Tháng Thời gian động dục 12 - 48 Giờ Chu kỳ động dục 17 - 23 Ngày Trung bình 21 ngày
  20. 11 2.2.5. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của dê Sự tiêu hóa trong xoang miệng xảy ra 2 quá trình: tiêu hoá cơ học và tiêu hoá hóa học. Trong tiêu hoá cơ học là chính, tiêu hoá hoá học là phụ. Tiêu hoá cơ học với các hoạt động lấy thức ăn nước uống, nhai và tẩm thức ăn với nước bọt, nuốt thức ăn vào dạ dày. Trong đó các biến đổi cơ học thức ăn chủ yếu do răng đảm nhiệm. Đối với loài nhai lại có hai lần nhai: lần thứ nhất nhai sơ bộ rồi nuốt xuống dạ cỏ sau đó ợ lên nhai lại kỹ hơn, nên tốn khá nhiều năng lượng, vì vậy việc cắt ngắn cỏ, loại bớt gốc, rễ cứng, kiềm hoá rơm rạ là cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho gia súc nhai lại và tiết kiệm được năng lượng. Tiêu hoá hoá học ở miệng do enzyme trong nước bọt thực hiện, đây chỉ là giai đoạn mở đầu của quá trình tiêu hoá hoá học. Đối với loài nhai lại lượng nước bọt nhiều và độ kiềm khá cao (pH = 8,1) có tác dụng đảm bảo độ ẩm và duy trì độ pH thích hợp trong dạ cỏ, tạo thuận lợi cho vi sinh vật dạ cỏ hoạt động. Nước bọt chứa nhiều vitamin C cần cho sự phát triển vi sinh vật dạ cỏ. Nước bọt chứa urê xuống dạ cỏ được vi sinh vật sử dụng và tạo thành protein vi sinh vật. Tiêu hoá ở dạ cỏ: Dạ cỏ đựơc coi như "một thùng men lớn". Tiêu hoá ở dạ cỏ chiếm một vị trí rất quan trọng trong quá trình tiêu hoá ở gia súc nhai lại: 50% vật chất khô của khẩu phần ăn được tiêu hóa ở dạ cỏ. Trong dạ cỏ các chất hữu cơ của khẩu phần ăn được biến đổi mà không có sự tham gia của các enzyme tiêu hoá. Cellulose và các chất khác của thức ăn được phân giải là nhờ các enzyme của vi sinh vật sống cộng sinh trong dạ cỏ. Dạ cỏ có môi trường gần như trung tính (pH = 6,5 – 7,4) tương đối ổn định nhờ tác dụng trung hoà axit sinh ra do quá trình lên men của nước bọt. Các muối phot phat và bicacbonat đều có tác dụng đệm.
  21. 12 Nhiệt độ trong dạ cỏ 38 – 41oC, độ ẩm 80 - 90%. Dạ cỏ có môi trường yếm khí, nồng độ O2 nhỏ hơn 1%. Sự nhu động của dạ cỏ yếu nên thức ăn dừng lại lâu trong dạ cỏ. Với các điều kiện trên thì dạ cỏ là một môi trường thuận lợi cho khu hệ vi sinh vật sinh sản phát triển. Sự tiêu hoá vi sinh vật các chất dinh dưỡng trong dạ cỏ. Khu hệ VSV trong dạ cỏ có số lượng rất lớn, trong 1g chất chứa dạ cỏ có tới 1,5 – 2,0 x 10¹¹ vi sinh vật. Tiêu hoá cellulose và hemicellulose: Cellulose và hemicellulose là thành phần chủ yếu trong thức ăn của gia súc nhai lại. Tỷ lệ của nó trong thức ăn thực vật chiếm 40 - 50%. Trong dịch tiêu hóa không có enzyme tiêu hoá cellulose, nhưng nó vẫn được phân giải dưới tác dụng của vi khuẩn phân giải cellulose. Vi khuẩn có thể phân giải được 80% cellulose ăn vào dạ cỏ. Tiêu hoá bột đường: Tinh bột được vi khuẩn và protozoa phân giải. Protozoa tiêu hoá tinh bột lấy từ thức ăn vào, vi khuẩn tác dụng lên bề mặt tinh bột. Tiêu hoá protein, nitơ phi protein và sự tổng hợp protein trong dạ cỏ: Trong dạ cỏ loài nhai lại, dưới tác dụng của enzyme phân giải protein của vi sinh vật, protein của thực vật sẽ được phân giải đến peptid, aminoacid, sau đó đến amoniac. Sản phẩm tạo thành do phân giải protein sẽ được vi sinh vật sử dụng để tổng hợp thành protein của bản thân chúng. Vi sinh vật dạ cỏ không những có khả năng sử dụng protein mà còn có thể sử dụng cả nitơ phi protein của thức ăn, phổ biến nhất là urê. Trong dạ cỏ urê được phân giải do enzyme ureaza của vi sinh vật tiết ra để tạo ra amoniac và khí CO2. Từ amoniac và sản phẩm phân giải glucid, vi sinh vật sẽ tổng hợp nên protein bản thân chúng. Protein này vào dạ múi khế và ruột sẽ được cơ thể loài nhai lại tiêu hoá, hấp thu và sử dụng.
  22. 13 Tổng hợp vitamin: Trong quá trình hoạt động sống, vi sinh vật dạ cỏ còn tổng hợp được vitamin. Trong dạ cỏ có sự hình thành vitamin nhóm B: riboflavin, thiamin, acid folic, acid nicotinic, biotin, piridoxin và vitamin B12. Vi sinh vật dạ cỏ còn tổng hợp được cả vitamin K. Cho nên đối với động vật nhai lại trưởng thành, nhu cầu các vitamin trong khẩu phần ăn không đáng kể. Nhưng trong thời kỳ bú sữa vì dạ cỏ chưa hoạt động nên dê rất cần các vitamin này. Sự hình thành thể khí trong dạ cỏ và sự ợ hơi: Trong quá trình hoạt động sống, vi sinh vật dạ cỏ còn tạo thành các thể khí với số lượng lớn, ở dê: 1.000 lít/24h. Số lượng và thành phần các thể khí phụ thuộc vào loại thức ăn và mức độ của quá trình lên men trong dạ cỏ. Sự tạo thành các thể khí mạnh nhất khi cho ăn thức ăn tươi, nhất là sản phẩm cây họ đậu. Thành phần các chất khí trong dạ cỏ gồm có: Khí cacbonic 50 - 60%, metan 40 - 50%, nitơ, hydro, sunfuahydro và oxy. Các thể khí trong dạ cỏ được thải ra ngoài nhờ phản xạ ợ hơi. Phản xạ này do các kích thích của áp lực chất khí vào tiền đình dạ cỏ làm cho dạ cỏ co bóp đẩy hơi ra ngoài. Nếu phản xạ ợ hơi bị trở ngại thì sinh ra chứng chướng bụng đầy hơi. Dạ tổ ong là một túi trung gian vận chuyển thức ăn. Giữa tiền đình dạ cỏ và dạ tổ ong có một cái gờ. Khi co bóp gờ này sẽ che lấp một phần giữa dạ tổ ong và dạ cỏ nên chỉ có thức ăn loãng và nghiền nhỏ mới có thể qua đó vào dạ tổ ong. Khi dạ tổ ong co bóp thức ăn trong đó sẽ được pha trộn, một phần trở vào dạ cỏ, một phần vào dạ lá sách. Ngoài ra, các dị vật có thể bị giữ lại ở dạ tổ ong, đó là chức năng kiểm tra dị vật. Tiêu hoá ở dạ lá sách: Dạ lá sách là một túi "ép lọc". Khi nó co bóp thì phần thức ăn loãng sẽ vào dạ múi khế, còn phần thức ăn thô sẽ được giữ lại giữa các lá để tiến hành
  23. 14 quá trình tiêu hoá cơ học. Trong dạ lá sách, nước và các acid béo bay hơi cấp thấp được hấp thu mạnh. Tiêu hoá trong dạ múi khế: Dung tích dạ múi khế của dê là 7% so với các dạ khác, là phần dạ dày chính có tuyến tiết dịch vị và dịch nhầy. Dạ múi khế chỉ có thân vị và hạ vị, gồm từ 12 đến 16 gờ nổi lên như múi khế, có tác dụng tăng diện tích tiếp xúc của enzyme tiêu hoá với thức ăn. Quá trình tiêu hoá trong dạ múi khế giống như dạ dày đơn. Dịch vị tiết liên tục vì thức ăn từ dạ dày trước thường xuyên vào dạ múi khế. Động tác ăn cũng ảnh hưởng đến sự tiết dịch của dạ múi khế. Một lần cho ăn dịch múi khế tăng tiết lên do có các phản xạ tác dụng lên tuyến múi khế. Trong dịch múi khế có enzyme pepsin, chymosin và lipaza. Lượng HCl thay đổi theo tuổi trong khoảng 0,12 - 0,46%. Sự điều hoà hoạt động tiết dịch vị ở dạ múi khế cơ bản cũng do 2 cơ chế thần kinh và thể dịch như đối với dạ dày đơn. Sự tiết dịch bao gồm 2 pha: phản xạ và thần kinh thể dịch. Ngoài ra sự điều tiết còn do lượng acid béo bay hơi từ dạ dày trước đi vào, quan trọng nhất là acid propionic có tác dụng kích thích tiết dịch vị mạnh. Acid butyric với hàm lượng cao gây ức chế tiết dịch vị. Sự nhai lại: Khi dê ăn, thức ăn chưa được nhai kỹ đã nuốt xuống. Sau khi vào dạ cỏ thức ăn được nước bọt và nước trong dạ dày thấm ướt, làm mềm ra, khi yên tĩnh gia súc lại ợ thức ăn lên miệng để nhai kỹ. Động tác nhai lại có thể chia làm 4 giai đoạn: ợ, nhai lại, hỗn hợp thức ăn và nuốt xuống. Nhai lại là một thích ứng sinh học giúp loài nhai lại ăn nhanh ngoài đồng cỏ và dự trữ được khối lượng thức ăn lớn trong dạ cỏ. Ợ, nhai lại là một phản xạ phức tạp. Phản xạ này phát sinh do phần thô của thức ăn kích thích vào thụ quan cơ giới của màng nhầy dạ tổ ong, tiền đình dạ cỏ và rãnh thực
  24. 15 quản. Hưng phấn được truyền theo dây thần kinh nội tạng vào trung khu nhai lại ở hành tuỷ. Hưng phấn truyền ra theo dây thần kinh mê tẩu đến các cơ quan có quan hệ đến động tác ợ, gây phản xạ ợ lên. Phản xạ này bắt đầu bằng nhu động ngược của tiền đình dạ cỏ, dạ tổ ong và rãnh thực quản, đẩy một phần thức ăn lên cửa thượng vị. Tiếp đó thực quản giãn nở, thức ăn đi vào thực quản và do nhu động ngược của thực quản đẩy thức ăn lên miệng, gây nên phản xạ nhai lại. Mỗi viên thức ăn được nhai từ 20 - 60 giây sau đó sẽ được nuốt trở lại dạ cỏ. Sau khi ăn, với trâu bò khoảng 30 - 70 phút, dê cừu 20 - 45 phút thì con vật có thể bắt đầu nhai lại, nhất là thời gian nằm nghỉ thì nhai lại dễ phát sinh. Thời gian mỗi lần nhai lại bình quân 40 - 50 phút, sau đó nghỉ một thời gian rồi tiếp tục nhai lại. Mỗi ngày đêm dê trưởng thành nhai lại 6 - 8 lần (dê con đã ăn cỏ 16 lần). Thời gian dùng vào việc nhai lại mỗi ngày đêm là 7 - 8 giờ. Nhai lại là một hiện tượng sinh lý của loài nhai lại. Nếu ngừng nhai lại sẽ dẫn đến hiệu quả không tốt: tiêu hoá kém, rối loạn tiêu hoá, chướng hơi dạ cỏ. Tiêu hoá ở ruột non: Tác dụng của dịch tuỵ - Nhóm enzyme phân giải protein: + Tripsin: enzyme chính của dịch tuỵ, được tiết ra dưới dạng tripsinogen không hoạt động rồi được enterokinase của tá tràng hoạt hoá trở thành dạng tripsin hoạt động. Sau đó nó lại tự hoạt hoá tripsinogen. Tripsin có hoạt lực cao nhất ở pH = 8, tác dụng như pepsin nhưng hoạt lực mạnh và triệt để hơn. + Chimotripsin cũng được tiết ra dưới dạng không hoạt động là chimotripsinogen sau khi được tripsin hoạt hoá sẽ chuyển thành dạng chimotripsin hoạt động pH tối ưu = 8 tác dụng tương tự như tripsin. + Elastase: phân giải elastin (gân, bạc nhạc) thành peptid và amino acid. + Carboxipolipeptidase tác dụng phân giải peptid ở đầu có nhóm COO tự do và tách amino acid khỏi phân tử peptid. + Dipeptidase phân giải dipeptid thành 2 aminoacid.
  25. 16 + Protaminase phân giải protamin thành peptid và amino acid. + Nuclease phân giải acid nucleic thành monocleotid. * Nhóm men phân huỷ glucid + Amylase dịch tuỵ hoạt động tối ưu trong pH = 7,1. Nó cắt liên kết 1 - 4 β glucosid của cả tinh bột sống và chín cho ra maltose. + Maltase phân giải đường maltose thành glucose. * Nhóm enzyme phân giải lipid gồm: Lipaza, photpho lipaza, cholesterolesterase Với ba enzyme của nhóm phân giải lipid, mọi loại lipid của thức ăn đều được tiêu hoá hết. * Tác dụng của dịch mật - Nhũ hoá mỡ: mật có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của dung dịch, nó phân cắt mỡ thành các hạt nhũ tương nhỏ, tạo điều kiện cho enzyme lipase tác động dễ dàng và có hiệu quả giúp cho sự hấp thu ẩm bào. - Acid mật hoạt hoá làm tăng hoạt tính của amylase, lipase, protease. - Acid mật tạo phức với acid béo trong mỡ, chuyển acid béo từ dạng không tan thành dạng tan trong nước, vì thế acid được hấp thu dễ dàng vào máu. - Muối mật trung hoà HCl của dịch vị dạ dày, ức chế hoạt tính men pepsin, không cho nó phân giải trypsin của dịch vị. - Dịch mật giúp sự hấp thu các loại vitamin hoà tan trong mỡ. - Làm tăng nhu động ruột. * Dịch ruột non Tác dụng của dịch ruột - Nhóm enzyme phân giải protein + Erepsin: thuỷ phân albumose và peptone thành aminoacid, Erepsin không có tác dụng lên phân tử protein nguyên vẹn, trừ protein sữa. + Iminopeptidase: cắt các aminoacid khỏi chuỗi peptid. + Aminopeptidase: cắt các mạch peptid về phía đầu có nhóm amin để tạo thành peptid và aminoacid.
  26. 17 + Dipeptidase và tripeptidase có tác dụng phân giải dipeptid và tripeptid thành aminoacid. + Nhóm enzyme phân giải acid nucleic - Nhóm enzyme phân giải glucid: nhóm này gồm amylase, maltase, saccharase và lactase có tác dụng phân giải như các men trong dịch tuỵ. - Nhóm enzyme phân giải lipid: giống như dịch tuỵ gồm có: lipaza, photpholipaza, cholesterolesterase. Tiêu hoá ở ruột già: Quá trình tiêu hoá trong ruột già một phần do tác dụng của enzyme ở ruột non xuống, còn chủ yếu nhờ tác dụng của hệ vi sinh vật, về cơ chế tiêu hoá vi sinh vật giống như trong dạ cỏ. Tiêu hoá cellulose: được tiêu hoá 30% Tiêu hoá protein: được tiêu hoá 31% Sản phẩm tạo ra là các acid béo bay hơi và các aminoacid sẽ được hấp thu ở đây. Một số vi khuẩn lại sử dụng một số chất trong ruột già để tổng hợp nên vitamin K, B12, phức hợp vitamin B. Trong ruột già còn có quá trình tái hấp thu và tạo khuân phân. Kết luận: Gia súc nhai lại với dạ dày 4 túi có những đặc điểm sinh lý và giải phẫu riêng. Quá trình tiêu hoá của chúng là một quá trình phức tạp với sự tham gia của nhiều loại hình tiêu hoá: tiêu hoá cơ học, tiêu hoá hoá học và tiêu hoá vi sinh vật. Quá trình tiêu hoá trong dạ cỏ, ngoài tác dụng cơ giới còn có quá trình phân huỷ vi sinh vật và các chất lên men vì vậy động vật nhai lại có khả năng tiêu hoá tốt chất xơ. Sự phân giải protein trong dạ cỏ không đáng kể. Do đặc điểm sinh lý và giải phẫu riêng như vậy nên gia súc nhai lại thường mắc các bệnh ở dạ dày mà các gia súc khác không có.
  27. 18 2.3. Đặc điểm về chăn nuôi dê 2.3.1. Đặc điểm về giống Song song với việc gia tăng về số lượng thì chất lượng đàn dê trong nước cũng ngày càng được nâng lên. Nước ta đã tiến hành nhập nội một số giống dê có tầm vóc lớn năng suất cao nnhư: Alpine, Saanen, Barbari, Boer nhằm tiến hành lai tạo giữa các giống dê nhập nội với nhau và cải tạo đàn dê Cỏ địa phương để tăng nguồn gen quý hiếm và từng bước tạo giống dê sữa, thịt của Việt Nam đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Lê Văn Thông (2005) thông báo rằng, dê lai F1 giữa giống Bách Thảo với dê Cỏ thể hiện ưu thế lai rõ rệt về tầm vóc, khối lượng, khả năng sinh trưởng cao hơn dê cỏ. Khối lượng dê lai F1 bằng 128,58% so với dê Cỏ và bằng 82,65% dê Bách Thảo. Ưu thế lai về khối lượng tăng dần từ sơ sinh (8,78%) đến 36 tháng tuổi (43,23%). Nguyễn Thị Mai (2000) cho biết mức độ cải tiến về trong lượng của dê lai Alpine x Bách Thảo và Bách Thảo x (Alpine x Bách Thảo) ở giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi là 41,66 - 50% so với dê Bách Thảo. Ưu thế lai của dê (Alpine x Bách Thảo) cao nhất là từ lúc 9 tháng tuổi (31,20%) và thấp nhất lúc 24 tháng tuổi (5,60%) và dê lai Bách Thảo x (Alpine x Bách Thảo) cao nhất là lúc 3 tháng tuổi (7,30%) và thấp nhất là lúc 6 tháng tuổi (1,40%). Con lai F1 (Boer x Bách Thảo) lúc 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng tuổi có trọng lượng tương ứng là: 15,88 - 16,75 kg; 22,87 - 24,25 kg; 28,55 - 30,12 kg; 42,12 - 47,33 kg (Đậu Văn Hải 2006). Đinh Văn Cải và Hoàng Thị Ngân (2007) đàn dê đực giống ( Bách Thảo Thuần, Jumnapari ngoại thuần và dê lai giữa giống Alpine, Saanen với Bách Thảo) và con lai của chúng với đàn dê cái địa phương thích nghi và phát triển tốt tại tỉnh Trà Vinh. Khối lượng của đàn dê lúc 3 tháng, 6 tháng và 9 tháng tuổi lần lượt là 12,5 kg; 18,5 kg; 25,1 kg cao hơn 23,66% - 28,45% so với đàn dê địa phương. Trong đó đàn dê con sinh ra do dê đực giống thuần Bách Thảo và Jumnapari phối
  28. 19 giống có trọng lượng cao hơn đàn dê Cỏ địa phương 28,68 - 38,78%. 2.3.2 Đặc điểm về dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi dê - Về nguồn thức ăn có sẵn và phụ phẩm nông nghiệp Nguồn thức ăn chính của dê là cỏ xanh như các cây thuộc họ đậu, họ hòa thảo, Nguyễn Thị Mùi và cs , (1996). Mức vật chất khô ăn vào của dê theo Ngô Thành Vinh 2012 nhu cầu vật chất khô đối với dê tăng trưởng khoảng 3% khối lượng cơ thể. Theo Nguyễn Thị Mùi và cs , (2001) năng suất của cỏ Ghi nê là 60 - 150 tấn/ha/năm nhưng thu hoạch chủ yếu vào mùa mưa trong khi đó năng suất chất xanh của cây mía là 80 - 154 tấn/ha/năm lại thu hoạch tập trung vào mùa khô ( mùa đông), thời điểm lượng chất dinh dưỡng và năng suất cao nhất nên sử dụng cây mía trong khẩu phần ăn cho dê có ý nghĩa quan trọng trong việc thay thế phần thức ăn xanh thiếu hụt trong mùa đông. Nguyễn Thị Mùi và cs , (2001) các loại ngọn, lá cây đa mục đích như cây mít, cây sắn, cây Flemingia, cây keo tai tượng, cây sắn, là nguồn thức ăn cung cấp protein cho dê, đặc biệt vào giai đoạn mùa khô khi số lượng và chất lượng thức ăn bị thiếu hụt, không đáp ứng đủ theo nhu cầu. Các nguồn thức ăn này thường có hàm lượng dinh dưỡng cao, có thể sử dụng để bổ sung trong khẩu phần nhằm hiệu chỉnh chất lượng vật chất khô và protein thiếu hụt. Cỏ tự nhiên và cỏ trồng được sử dụng phổ biến để nuôi dê, trong khi lá cây họ đậu cũng được bổ sung làm nguồn protein (Đỗ Thị Thanh Vân và Nguyễn Văn Thu 2018). Một số thức ăn bổ sung riêng biệt được sử dụng như bánh dừa, bột chiết xuất đậu nành, bã bia bã đậu nành, cám gạo, và thức ăn tinh cũng được bổ sung nguồn protein và năng lượng trong chế độ ăn (Nguyễn Văn Thu 2016). - Về nguồn thức ăn tại các bãi chăn thả Kết quả nghiên cứu trên dê Bách Thảo chăn thả tự nhiên tại tỉnh Ninh
  29. 20 Thuận cho thấy thời gian trên bãi chăn, dê Bách Thảo rành 79,9% thời gian để ăn các loại cây bụi, 1,8% thời gian gặm cỏ, 1,2% thời gian để uống nước, 12,4% thời gian để di chuyển và 4,7% thời gian cho các hoạt động khác như nghỉ ngơi, nhai lại, (Đỗ Thị Thanh Vân và Inger Ledin 2011). Trong suốt quá trình theo dõi, dê thu nhận 50 loài cây bụi khác nhau và phần lá của các loại cây bụi được dê yêu thích nhất. Tầm cao ăn trung bình của dê là 8,03 m nhưng tầm cao ăn tối đa của dê đạt tới 2,3 m. Trên bãi chăn thả tự nhiên của tỉnh Ninh Thuận, tìm thấy tất cả 58 loài cây bụi. Trong số 10 loại cây bụi được dê yêu thích nhất có 7 loài nằm trong số 10 loài cây bụi có mật độ cây/ha cao nhất trên bãi chăn. Hàm lượng protein thô của 10 loài cây bụi được dê yêu thích nhất đạt cao nhất ở cây Vừng Vưng (271 g/kg vật chất khô) và thấp nhất ở cây xương rồng (131 g/kg vật chất khô) (Đỗ Thị Thanh Vân và Inger Ledin, 2011). - Về sử dụng các loại thức ăn đặc trưng cho dê Ngọn lá cây Flemingia, ngọn lá cây mít đều có khả năng dùng để thay thế protein thô của cám hỗn hợp trong khẩu phần của dê sinh trưởng nuôi dưỡng bằng khẩu phần cơ sở gồm mía cả cây và có Ghi lê, ngọn lá mít có thể thay thế tới 50% protein thô của các hỗn hợp trong khẩu phần mà không ảnh hưởng đến tăng khối lượng và khẩu phần này có hệ số chuyển hóa thức ăn thấp hơn so với khẩu phần thức ăn không sử dụng. Riêng đối với ngọn lá Flemingia, thì tiềm năng này thay thế protein thô của thức ăn hỗn hợp kém hơn so với của ngọn lá mít, khi tăng tỷ lệ thay thế protein thô của thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần làm giảm lượng vật chất khô ăn vào và tăng khối lượng của dê, mức khuyến cáo hợp lý là thay thế tối đa 25% protein thô của thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần (Nguyễn Thị Mùi và cs., 2001). Theo (Khúc Thị Huệ và cs., 2010; Khúc Thị Huệ và cs., 2011), ngọn lá sắn phơi héo, phơi khô trước khi làm thức ăn bổ sung sẽ làm giảm lượng
  30. 21 HCN trong ngọn lá sắn từ 35 - 85% trước khi cho vật nuôi sử dụng. Khẩu phần ăn gồm rơm ủ urea + gỉ mật cho ăn tự do, bổ sung thêm ngọn lá sắn (1,5%) khối lượng cơ thể để đã đem lại nhiều lợi ích khi mà người chăn nuôi vừa tận dụng được nguồn phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc (rơm, lá sắn, rỉ mật) giảm sức cạnh tranh lương thực với người, giảm được diện tích cần để trồng cỏ làm thức ăn cho gia súc và giảm thiểu được sự tác động xấu đến môi trường do khói bụi vì người dân đem đốt rơm sau thu hoạch, đồng thời chủ động nguồn thức ăn quanh năm cho gia súc, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trong chăn nuôi. - Về vỗ béo dê Trong chăn nuôi vỗ béo đàn gia súc, gia cầm là việc làm mà người chăn nuôi thường là mỗi khi gần đến ngày xuất chuồng, tuy nhiên đây cũng chính là khâu chưa được nhiều người để ý, không thì đối với chăn nuôi dê mà còn đối với trâu, bò, Theo Ngô Thành Vinh (2012) cho biết nếu muốn có nhiều thịt dê thì nên vỗ béo dê trước lúc giết thịt bằng cách cho ăn thêm thức ăn giàu lăng lượng. Thời điểm xuất chuồng đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong chăn nuôi dê thịt một là giai đoạn dê đạt 9 - 12 tháng tuổi. Thời gian vỗ béo dê là khoảng 30 - 40 ngày trước khi xuất chuồng. Trong giai đoạn vỗ béo nên cho dê ăn tự do các loại thức ăn, trong đó đặc biệt chú ý tăng lượng thức ăn tinh trong khẩu phần. Nên bổ sung, tăng các loại thức ăn giàu năng lượng như bột ngô, sắn lát, Cung cấp đầy đủ và liên tục nước uống sạch cho dê 2 - 3 con/ô chuồng, rộng 4 - 5 m². Cách ly hoàn toàn con đực với con cái để tránh hiện tượng giao phối giữa chúng khi con cái động dục. Hạn chế cho dê chăn thả xa, chỉ nên cho chúng vận động nhẹ nhàng ở sân chơi hoặc các bãi chăn thả gần.
  31. 22 2.3.3 Đặc điểm về chuồng trại, thú y và các vấn đề khác Kết quả khảo sát hiện trạng và cải tạo đàn dê địa phương tại một số xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang do Viện chăn nuôi (2019) cho thấy nhiều tồn tại cần khắc phục, cụ thể: - Phương thức nuôi dê: Theo kiểu quảng canh chủ yếu là tận dụng đồng bãi chăn thả tự nhiên (chiếm 64%), điều này cũng phù hợp vì phần lớn là giống dê cỏ (60,75%). - Bổ sung thức ăn tại chuồng: bằng cỏ chồng chỉ chiếm 8%, các loại lá tự nhiên 36% chủ yếu là các hộ nuôi dê Bách Thảo. Hầu hết là các nông hộ không bổ sung đá liếm tại chuồng mà chỉ bổ sung muối 34% (treo trên chuồng cho dê liếm tự do). - Vệ sinh chuồng trại: là việc làm cần phải được tiến hành thường xuyên, nhằm góp phần nâng cao sức khỏe của đàn dê nhưng cũng chưa được các nông hộ quan tâm. Việc dọn vệ sinh chuồng nuôi theo định kỳ hàng ngày và hàng tuần rất ít được các hộ thực hiện chỉ chiếm 16%; thường thì hàng tháng hoặc lâu hơn nữa (84%) các loại hộp mới dọn vệ sinh chuồng trại, vì vậy đã ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sản xuất của đàn dê. - Công tác phòng, trị bệnh cho dê cũng chưa được các nông hộ quan tâm thực hiện, chỉ có 10% số hộ tiêm phòng cho dê. - Kỹ thuật chuồng trại: Tỷ lệ làm chuồng sàn cho dê chiếm 58%. Tỷ lệ số nông hộ làm chuồng cho dê có che chắn xung quanh chỉ chiếm 44% tỷ lệ số chuồng có máng ăn là 66%. Làm chuồng trại và vệ sinh chuồng trại trong chăn nuôi dê là yếu tố đầu tiên cần phải thực hiện trước khi đi vào hoạt động chăn nuôi nhưng chưa được người chăn nuôi quan tâm đúng mức. Theo Lê Văn Thông (2005), làm chuồng dê đúng yêu cầu kỹ thuật sẽ giúp vật nuôi tránh được những ảnh hưởng bất lợi của thời tiết, khí hậu; giúp
  32. 23 cho người chăn nuôi quản lý vật nuôi tránh được tình trạng dê xổng chuồng phá hoại cây trồng; giúp cho dê vận động, phát triển khung xương trong giai đoạn nuôi hậu bị hoặc tích lũy thịt, mỡ trong giai đoạn vỗ béo trước khi xuất chuồng; góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường trong chăn nuôi, giảm thiểu những yếu tố gây ảnh hưởng biến đổi khí hậu. Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs., (2017) các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc, có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều, là điều kiện thuận lợi cho các loài côn trùng phát triển, trong đó có các loài ruồi, mòng hút máu-môi giới truyền bệnh bệnh tiên mao trùng, bằng kỹ thuật PCR để xác định ngoài tiên mao trùng, có 100% số tiên mao trùng gây bệnh phân lập được từ trâu, bò, dê, ngựa và heo đều là loài Trypanosoma evansi, tỷ lệ nhiễm T evansi ở dê là 9,25%. 2.4. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới 2.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam chăn nuôi dê đã có từ lâu đời nhưng chủ yếu là nuôi quảng canh, tâṇ duṇg bãi chăn thả tự nhiên, thiếu kinh nghiêṃ và kiến thức kỹ thuâṭ. Phần lớn giống dê là dê cỏ điạ phương nhỏ con, năng suất thấp. Nghề chăn nuôi dê với qui mô trang trại lớn chưa hình thành. Gần đây do nhu cầu thiṭ dê tăng nhanh, giá bán cao nên ngành chăn nuôi dê có tốc độ phát triển khá nhanh. Theo báo cáo của cục chăn nuôi tông đàn dê năm 2016 cả nước có 2.021.003 con dê, trong đó miền Bắc có 914.995 con (chiếm 45,27%), miền Trung có 495.793 (chiếm 24,53%), miền Nam có 610.215 con (chiếm 30,19%). Năm 2016 tổng đàn dê của cả nước có 2.021.003 con, trong đó 3,29% phân bố ở đồng bằng sông Hồng (66.531 con), 41,98% ở miền núi và Trung du (848.646 con), 24,53% ở bắc Trung bộ và Duyên hải Miền Trung (495.793 con), Tây Nguyên chiến 6,64% (134.094 con), Đông Nam Bô ̣chiếm 6,53% (131.953 con). Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 17,03% (344.168
  33. 24 con). Trong đó, tỉnh Sơn La là tỉnh có số lượng dê cao nhất của miền Bắc (250,568 con), Nghệ An (159,118 con), Tiền Giang (141,448 con) chủ yếu là các giống dê Cỏ. Từ năm 1993, Bô ̣Nông nghiêp ̣ và Phát triển nông thôn đã quyết định giao nhiệm vu ̣nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê đặc biệt là chăn nuôi dê sữa, dê kiêm dụng ở nước ta cho Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây. Từ đây, ngành chăn nuôi, đăc ̣biêṭ là chăn nuôi dê sữa ở nước ta bắt đầu khởi sắc. Năm 1994, Trung tâm đã nhập nội ba giống dê kiêm dụng sữa-thịt từ Ấn Độ đó là Beetal, Jamnapari và Barbari. Ba giống dê này đươc ̣nuôi thích nghi và đưa vào nhân giống chăn nuôi ở các nông hộ. Đến năm 2002, Trung tâm lại tiếp tục nhập hai giống dê chuyên sữa từ Mỹ là Alpine và Saanen và giống dê siêu thiṭ là dê Boer nhằm nuôi thuần và cải taọ với đàn dê điạ phương để nâng cao năng suất của chúng. Sau nhiều năm nghiên cứu cho thấy đàn con lai cho năng suất cao hơn giống điạ phương từ 20 - 25% và đàn con lai của các giống dê này đã được nhân giống và phát triển rộng khắp trong cả nước. Nhờ vậy mà ngành chăn nuôi dê đã đóng góp tích cực vào việc xoá đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân (Đinh Văn Bình và cs, 2008) [2]. Theo thống kê mới nhất, Chăn nuôi Việt Nam (2016) [13] số lượng đàn dê ở Việt Nam trong những năm gần đây như sau: Năm 2014: tổng đàn cả nước là 1.600.275 con, sản lượng thịt hơi đạt 18.056,77 tấn; năm 2015: tổng đàn dê cả nước là 1.777.644 con, sản lượng thịt hơi 19.950,00 tấn; năm 2016 là 2.021.003 con, sản lượng thịt hơi 21.142,20 tấn, cụ thể các vùng miền như trong bảng 2.3.
  34. 25 Bảng 2.3. Tổng đàn dê và sản lượng các vùng trong cả nước qua 4 năm Tổng đàn dê Số con xuất chuồng Sản lượng thịt hơi xuất chuồng Địa danh (con) (con) (tấn) 2014 2015 2016 2014 2015 2016 2014 2015 2016 Đồng bằng 72.385 79.089 66.531 55.156 58.49 36.513,82 1.425,13 1.526,00 1.136,3439 Sông Hồng Miền núi và 672.54 736.65 848.46 183.24 215.2 228.915,2 4.039,06 4.651,60 4.760,3089 Trung du Bắc Trung bộ và Duyên hải 393.02 433.957 495.79 220.38 300.6 248.109,15 6.336,83 6.820,90 6.291,1479 Miền Trung Tây 100.76 117.137 134.09 14.317 45.66 52.634 1.148,47 1.227,00 1.311,6340 Nguyên Đông 208.53 231.449 131.95 94.775 102.8 52.833 2.697,96 2.810,4 1.470,0117 Nam Bộ Đồng bằng Sông Cửu 153.05 179.362 344.17 77.602 87.83 172.25 2.409,32 2.914,1 6.172,7580 Long Như vậy tổng đàn dê cả nước liên tục tăng lên nhanh trong những năm gần đây trong đó chủ yếu là dê nuôi thịt, số lượng dê nuôi lấy sữa chiếm tỉ lệ rất thấp gần như không đáng kể. Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây đã tiến hành nghiên cứu hàng loạt các công thức lai giữa các giống dê. Dê Bách Thảo đực lai với dê cái Cỏ, cho con lai F1 và F2, con lai sinh trưởng và tăng trọng tốt, khả năng sinh sản và cho sữa đều cao hơn dê cỏ 25-30%, có khả năng thí chứng tốt với chăn nuôi ở nhiều vùng nước ta. Sử dụng đực của 3 giống dê Ấn Đô ̣lai với dê Cỏ và dê Bách Thảo cho con lai cũng có khả năng sản xuất cao hơn dê Cỏ và dê Bách Thảo thuần. Sử dụng dê đực Saanen hoặc Alpine hoặc tinh cọng ra ̣của dê đực Pháp lai với dê Bách Thảo tạo ra dê lai cho năng suất sữa ở con lai tăng lên đươc ̣35 - 40% (Lê Thị Thu Hà, 2009) [5].
  35. 26 Theo Nguyễn Hữu Văn (2012) [9] cho biết khi dê được cho ăn khẩu phần hoàn toàn lá chuối thì chúng thu nhận được một lượng khoảng 2,62% vật chất khô thức ăn so với khối lượng cơ thể. Khi được bổ sung thêm khối lượng sắn lát khô thì lượng ăn vào tăng lên là 2,83% vật chất khô so với khối lượng cơ thể. Tỷ lệ tiêu hóa các thành phần dinh dưỡng cũng được tăng lên khi bổ sung sắn lát khô. Đinh Văn Bình và cs (2006) [1] cho biết dê lai F1 (♂ Boer × ♀ Bách Thảo) có khối lượng lúc sơ sinh, 3, 6, 9 và 12 tháng tuổi ở dê đực và dê cái lần lượt là 2,83 và 2,40 kg; 15,40 và 14,40 kg; 22,20 và 19,93 kg; 32,50 và 29,4 kg; 41,70 và 39,40 kg. Kích thước chiều đo cao vây, vòng ngực và dài thân chéo của dê đực và cái lai F1 (♂ Boer × ♀ Bách Thảo) ở giai đoạn 3 tháng tuổi lần lượt là 47,5 và 46,2 cm; 51,0 và 49,2 cm; 52,0 và 49,0 cm; ở giai đoạn 9 tháng tuổi là 68,0 cm và 64,0 cm; 70,3 và 63,5 cm và 72,0 và 62,0 cm và ở giai đoạn 12 tháng tuổi là 72,0 và 70,2 cm; 71,5 và 70,0 cm; 75,5 và 71,0 cm. Theo Trịnh Xuân Thanh và cs (2008) [8] dê lai F1 (♂ Boer × ♀ Bách Thảo) nuôi ở Ninh Thuận có khối lượng lúc sơ sinh, 3, 6, và 9 tháng tuổi ở dê đực và dê cái lần lượt là 2,42 và 2,24 kg; 11,40 và 10,60 kg; 18,30 và 15,80 kg; 23,40 và 22,5 kg. Theo Nguyễn Thanh Bình và Nguyễn Quốc Đạt (2008) [3] dê lai F1 (♂ Boer × ♀ Bách Thảo) nuôi tại trại dê giống Bình Minh, huyện Đồng Nai có khối lượng lúc sơ sinh, 3, 6, 9 và 12 tháng tuổi ở dê đực và dê cái lần lượt là 2,99 và 2,63 kg; 13,90 và 12,60 kg; 23,20 và 22,30 kg; 31,10 và 30,0 kg; 35,60 và 34,60 kg. Kích thước chiều đo cao vây, vòng ngực và dài thân chéo của dê lai F1 (♂ Boer × ♀ Bách Thảo) ở giai đoạn 3 tháng tuổi lần lượt là 45,4; 49,6 và 48,7 cm; ở giai đoạn 6 tháng tuổi là 54,8; 59,5 và 58,2 cm; ở giai đoạn 9 tháng tuổi là 63,2; 66,3 và 67,2 cm; và ở giai đoạn 12 tháng tuổi là 68,7; 69,2 và 71,6 cm.
  36. 27 Theo Ngô Thành Vinh và cs (2012) [10] cho biết dê lai F1 (♂ Boer × ♀ (Bách Thảo x Cỏ) nuôi tại trại dê Long Mỹ có khối lượng sơ sinh, 3, 6, 9 và 12 tháng tuổi ở dê đực và dê cái lần lượt là 2,6 và 2,4 kg; 13,2 và 11,8 kg; 20,0 và 18,5 kg; 26,8 và 24,7 kg; và 31,6 và 30,4 kg. Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Kim Đăng và Nguyễn Bá Mùi (2015) [4] khối lượng dê cỏ và dê lai F1 (Bách Thảo x Cỏ) lúc sơ sinh, 1, 3, 6, 9, 12 tháng tuổi lần lượt là 1,59 và 1,85 kg; 3,31 và 4,28 kg; 7,24 và 9,86 kg; 11,88 và 16,09 kg; 15,23 và 20,97 kg; 18,02 và 25,51 kg. Sinh trưởng tuyệt đối của dê cỏ và dê lai F1 (Bách Thảo x Cỏ) ở giai đoạn SS-1, 1-3, 3-6, 6-9, 9-12 lần lượt là 54,11 và 81,05 g/con/ngày; 44,80 và 61,98 g/con/ngày; 51,26 và 69,16 g/con/ngày; 41,74 và 55,60 g/con/ngày; 34,56 và 53,09 g/con/ngày. 2.4.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Dê là loài gia súc nhai lại nhỏ, chúng được nuôi ở hầu khắp các châu luc,̣ chúng có mặt ở mọi vĩ tuyến , chúng có thể sống trên những đỉnh núi cao như Himalaya hoặc trong những khu rừng ẩm ướt thuộc Tây Phi. Theo thống kê của tổ chức FAO, số lượng đàn dê trên thế giới năm 2009 là khoảng gần 900 triệu con. Trong đó đàn dê tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển với số lượng khoảng 811 triêụ con (chiếm 93,50%) và được nuôi nhiều ở các nước thuộc châu Á với khoảng gần 517 triêụ con (chiếm 59,53% tổng đàn dê của thế giới), tiếp theo là châu Phi có 295 triệu con (chiếm 33,97% tổng đàn). Châu Mỹ La Tinh có số lượng dê đứng thứ 3 thế giới với khoảng 37 triệu con - chiếm 4,3% tổng đàn dê thế giới). Theo thống kê của FAO (2015) [14], tổng đàn dê trên thế giới năm 2013 đã tăng lên đến 1.005.603.000 con so với 751.632.000 năm 2000, từ đó cho thấy rằng nghề chăn nuôi dê đang ngày càng phát triển trên thế giới. Nước nuôi nhiều dê nhất thế giới phải kể đến là Trung Quốc với 152 triêụ con
  37. 28 dê, sau đó là Ấn Độ với 126 triệu con dê. Pakistan cũng là nước có số lượng đàn dê rất lớn với 58,3 triệu con dê. Tại các nước khu vực Đông - Nam Châu Á có Indonesia là nước có số lượng đàn dê nhiều nhất với khoảng 16 triệu con dê , tiếp đến là Philippine và Myanmar với khoảng 4,2 và 2,8 triệu con dê. Về sản lượng thịt dê: Thông báo của FAO năm 2010 cho biết, sản lượng thịt các loại của toàn thế giới đạt 281.559.122 tấn, thịt dê cừu đạt 13.047.874 tấn. Trong đó, sản lượng thịt dê đạt 4.938.655 (chiếm 1,75% tổng sản lượng). Khu vực các nước đang phát triển là nơi sản xuất nhiều thịt dê cừu nhất thế giới (10.100.070 tấn - chiếm 77,41% tổng sản lượng thịt dê , cừu trên thế giới), trong đó tập trung chủ yếu ở các nước châu Á (7.671.760 tấn - chiếm 58,80% tổng sản lượng). Nước cung cấp nhiều thịt dê, cừu nhất là Trung Quốc (3.867.315 tấn), Ấn Độ (718.560 tấn), Pakistan (425.000 tấn). Sản lượng sữa dê: Sản lượng sữa các loại trên toàn thế giới năm 2009 đạt 696.554.346 tấn, trong đó sữa dê là 15.128.186 tấn. Cũng như thịt dê cừu, sữa dê chủ yếu do các nước đang phát triển sản xuất (12.155.611 tấn sữa dê chiếm khoảng 80% và 66% tổng sản lượng sữa dê cừu trên thế giới). Các nước châu Á cung cấp phần lớn lượng sữa này với 8.909.416 tấn sữa dê. Trong các nước đứng đầu về sản lượng sữa dê sản xuất ra vẫn là Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, Trung Quốc vv Về số lượng các giống dê, theo Acharya (2002) [11] cho biết, toàn thế giới có 150 giống dê, trong đó 63% giống dê hướng sữa, 27% giống dê hướng thịt, 5% giống dê kiêm dụng. Đặc biệt châu Á là nơi chiếm nhiều giống dê nhất, chiếm 42% số dê giống thế giới. Ấn Độ có 20 giống, Pakistan có 25 giống, Trung Quốc có 25 giống. Đất nước Ấn Độ có ngành chăn nuôi dê rất phát triển. Công tác nghiên cứu về chăn nuôi dê rất được nhà nước quan tâm. Hàng năm Ấn Độ sản xuất ra 1020 tấn sữa, 370 nghìn tấn thịt, 76 nghìn tấn da và 50 tấn lông. Tỷ lệ tăng
  38. 29 đàn dê ở Ấn Độ hàng năm là 3,29%. Tại Ấn Độ có viện nghiên cứu chăn nuôi dê, Viện sữa quốc gia, các trường đại học và một số trung tâm nghiên cứu về chăn nuôi dê. Ở Trung Quốc, trước năm 1970 chăn nuôi dê phát triển chậm, từ năm 1978 chính phủ bắt đầu quan tâm đến chăn nuôi dê nên tốc độ phát triển ngày càng nhanh chóng. Trung Quốc có 12 trại dê giống sữa, điển hình là giống dê sữa Ximong Saanen có thể cho 750 - 850 kg sữa/con/chu kỳ. Trung Quốc đã sử dụng giống dê này lai với dê địa phương, con lai cho năng suất sữa đã tăng lên từ 80% - 100% ở thế hệ thứ nhất, 200% ở thế hệ thứ hai, đạt 300 kg sữa/chu kỳ, thời gian vắt sữa là 7 - 8 tháng. Ngoài ra ở trại giống trường Đại học Nông nghiệp Tây Bắc, sản lượng sữa dê là 800 kg/con/chu kỳ; ở trại Xixia huyện Shangdong là 750 kg/con/chu kỳ. Trung Quốc cũng là nước đã sử dụng kỹ thuật cấy truyền hợp tử trên dê. Trung Quốc đã có 11 dê con ra đời từ kỹ thuật tách đôi hợp tử. Philippin, việc nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê cũng được chính phủ quan tâm. Một chương trình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê quốc gia được thiết lập. Theo Beo M. B, Philippin hiện nay đã đưa ra và đang tiến hành một chương trình nghiên cứu toàn diện về con dê, với mục tiêu là đẩy mạnh ngành chăn nuôi dê trong tương lai. Ở Pháp, là nước có ngành chăn nuôi dê phát triển lâu đời với các giống dê sữa đang có mặt ở khắp thế giới là Saanen, Alpine và Poitenvine. Tổng đàn dê của Pháp là 900 nghìn con chủ yếu là nuôi lấy sữa. Toàn bộ sữa dê được chế biến thành pho mát ở gia đình hoặc ở các trang trại. Ở Malaysia, chăn nuôi dê ở đây phát triển từ năm 1976 đến 1986, về số lượng đàn dê giảm mỗi năm là 2% nhưng tiêu thụ thịt dê lại tăng lên. Giống dê ở Malaysia nhỏ, khối lượng trưởng thành chỉ đạt 20 - 25 kg. Họ đã nhập tinh đông viên của các giống dê như Alpine, Saanen, Toggenburg từ nước Đức để lai với giống dê địa phương ở khắp nơi trên cả nước.
  39. 30 Để hội tụ các nhà khoa học cùng tham gia nghiên cứu và tổ chức trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi dê trên thế giới, hội chăn nuôi dê thế giới đã dược thành lập từ năm 1976, trụ sở đặt tại Massachusett của Mỹ, cứ 4 năm họp một lần. Khu vực châu Á cũng thành lập tổ chức Chăn nuôi gia súc nhai lại nhỏ (Samall Ruminant Production System Newok for Asia), địa điểm tại Indonexia với mục tiêu là góp phần đẩy mạnh trao đổi thông tin nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê, cừu trong khu vực. 2.5. Giới thiệu vài nét về giống dê lai (Cỏ x Bách thảo) Trong số động vật nông nghiệp thì dê gần gũi với cừu và được xếp chung vào nhóm gia súc nhai lại nhỏ có sừng. Tuy con dê được xếp cùng trong họ phụ dê cừu nhưng nó khác hẳn cừu không chỉ ở ngoại hình, mà dê còn khác về tập tính hoạt động như thích leo trèo núi đá, ăn được rất nhiều loại lá cây mà cừu không ăn được. Đặc điểm chung về ngoại hình của dê lai (Cỏ x Bách thảo): có thân hình thấp nhỏ so với các giống dê ngoại nhập. Dê có đầu to, đôi tai nhỏ, ngắn và dựng đứng lên, cặp sừng cũng ngắn, sắc lông màu trắng hoặc đen, có con khoang trắng đen, cổ ngắn có bờm và có râu cằm. Màu sắc lông da của giống dê này rất khác nhau nhưng đa số có màu vàng nâu hoặc đen loang trắng hay loang đen, loang trắng. Thịt dê chắc thịt và thơm ngon được ưa chuộng. Tuy vậy dê có năng suất thịt thấp, tầm vóc nhỏ: sơ sinh 1,7 - 1,9 kg, trưởng thành: dê cái 28 - 32kg, dê đực 32 - 35kg. Khả năng cho sữa 350 - 370g/ngày với chu kỳ cho sữa từ 90 - 105 ngày. Con dê có cơ thể góc; dê có râu ở cả con đực và con cái; trán lồi, xương mũi thẳng, không có hốc mắt; mõm mỏng, môi linh hoạt, do đó dê thể hiện đặc tính kén chọn thức ăn; răng cửa sắc, giúp cho con vật có thể gặm được cỏ mọc thấp và chọn những lá non, búp cây mềm mại; những con khoẻ thì đuôi thường chổng lên.
  40. 31 2.5.1. Đặc điểm sinh sản Tuổi động dục lần đầu của dê thay đổi từ 6 đến 8 tháng tuổi, cá biệt có một số cá thể có biểu hiện động dục lần đầu ở 4 - 5 tháng tuổi. Chu kỳ động dục của dê là 19 - 21 ngày, động dục kéo dài 1 - 3 ngày, khi động dục âm hộ hơi sưng đỏ hồng, chảy dịch nhờn, kêu la bỏ ăn, nhảy lên lưng con khác, nếu đang tiết sữa thì giảm sữa đột ngột. Dê cái mang thai trung bình từ 146 - 150 ngày là đẻ. Khả năng sinh sản tốt, số con đẻ ra/lứa bình quân 1,5 con; số lứa đẻ/năm/cái bình quân 1,6 - 1,7 lứa. Năng suất sữa thấp, chỉ đủ nuôi con, phù hợp với chăn nuôi quảng canh lấy thịt nhưng năng suất thịt thấp do khả năng sinh trường chậm. 2.5.2. Đặc điểm tiêu hóa Dê thuộc loại động vật nhai lại như trâu, bò, cừu Bộ máy tiêu hóa của dê được cấu tạo để có thể tiêu hóa được đủ loại thức ăn khác nhau (như vỏ cây, các loại cây cằn cỗi ). Miệng của dê tuy nhỏ nhưng môi lại rất mềm nên có thể gặm được nhiều loại thức ăn. Lưỡi dê có nhiều loại gai thịt là đầu dây thần kinh khác nhau, các gai này không những phân biệt được mùi vị mà còn có thể ước lượng được độ cứng, mềm của thức ăn. Hàm trên không có răng cửa nhưng thay vào đó là một khối xương lớn, có thể coi như một răng cửa lớn đối diện với 8 răng cửa ở hàm dưới. Dê dùng răng cửa ở hàm dưới cắt nhỏ những đồ ăn dài và cứng (như cành, bụi cây ) bằng cách nghiến vào khối xương ở hàm trên, sau đó dùng 12 cặp răng hàm để nghiền thêm. Khi ăn, dê dùng lưỡi để vơ lấy đồ ăn. Dê không nhai kỹ mà chỉ nhai sơ qua rồi nuốt nhanh. Dạ dày của dê là một cơ quan rất lớn, dung tích có thể lên tới 30 lít chiếm hết xoang bụng bên trái, được chia thành 4 ngăn với các chức năng riêng biệt, có thể coi như 4 dạ dày nhỏ. Bốn túi này có kích thước và công dụng khác nhau, gồm: dạ cỏ là túi lớn nhất, chiếm khoảng 80% thể tích toàn
  41. 32 dạ dày dùng để chứa thức ăn vừa nuốt vào. Tiếp theo là dạ tổ ong - là túi nhỏ nhất, dung tích chiếm khoảng 1 - 2 lít toàn dạ dày, mặt trong có nhiều ô năm góc, dùng để nghiền thức ăn. Thứ ba là dạ lá sách lớn hơn dạ tổ ong, mặt trong có nhiều lá thịt mỏng xếp lại như các trang sách, dùng để ép thức ăn thu những chất dinh dưỡng dưới thể lỏng. Cuối cùng là dạ múi khế dài khoảng 40cm có nhiều tuyến tiêu hóa và mạch máu nên mềm và xốp. Thức ăn sau khi qua 4 túi của dạ dày sẽ được chuyển tới ruột non gồm các tuyến nhỏ để hấp thụ chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, phần dư thải còn lại sẽ được tống xuống ruột già để bài tiết ra ngoài.
  42. 33 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm tiến hành - Đối tượng: dê lai (Cỏ x Bách Thảo). - Thời gian: Từ ngày 13/08/2019 đến ngày 25/11/2019. - Địa điểm tiến hành: Trại chăn nuôi khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 3.2. Nội dung thực hiện - Đánh giá khả năng sinh trưởng trên đàn dê lai (Cỏ x Bách Thảo). - Phòng và điều trị một số bệnh thường gặp trên đàn dê lai (Cỏ x Bách Thảo). 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Bố trí thí nghiệm Bảng 3.1. Sơ đồ theo dõi đàn dê Diễn giải Đơn vị Lô dê theo dõi Dê nuôi TN Dê lai Tuổi bắt đầu TN Tháng 06 Khối lượng TN Kg 12,67 Thời gian TN Tháng 03 Số con/lô Con 11 Phương thức nuôi Nhốt, chuồng hở 3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi - Để đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng của dê, em theo dõi các chỉ tiêu sau: + Sinh trưởng tích lũy của dê. + Sinh trưởng tuyệt đối của dê. + Sinh trưởng tương đối của dê.
  43. 34 - Hiệu quả sử dụng thức ăn được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: + Khả năng tiêu thụ thức ăn/ngày của dê. 3.3.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu - Các chỉ tiêu về sinh trưởng: Trực tiếp cân khối lượng từng con ở các giai đoạn: Mỗi tháng cân một lần vào ngày 12 của tháng. Thời gian cân từ 6 - 7 giờ trước khi cho dê ăn, cân từng con một, cố định người cân và cân vào các ngày cố định trong tháng. Sau đó tiến hành tính toán. - Các chỉ tiêu về tiêu thụ thức ăn: Hàng ngày xác định lượng thức ăn tiêu thụ, ghi chép sổ sách từ ngày bắt đầu nuôi đến ngày xuất bán. Hàng ngày cân chính xác lượng thức ăn cho ăn và khối lượng thức ăn còn lại trong máng ăn của dê để xác định lượng thức ăn đã tiêu thụ. Thức ăn tiêu thụ trong ngày = lượng thức ăn cho ăn trong ngày (kg) - lượng thức ăn thừa (kg). Sau đó tiến hành tính toán. Bảng 3.2. Thành phần giá trị dinh dưỡng trong thức ăn của dê Thành Tỷ lệ Giá trị dinh dưỡng phần (%) Năng lượng trao đổi (kcal/kg) 359 Protein thô (%) 6 Cỏ voi 90 Vật chất khô (%) 15,8 Tổng các chất dinh dương tiêu hóa (TND) (%) 9,9 Năng lượng trao đổi (min) (kcal/kg) 3100 Protein thô (min) (%) 18 Độ ẩm (max) (%) 14 Xơ (max) (%) 7 Thức ăn hỗn hợp Canxi (min - max) (%) 0,5 - 1 10 Phosphor (min - max) (%) 0,5 - 1 Lysine tổng số (min) (%) 0,8 Methionine + Cystine (min) (%) 0,45 Threonine (min) (%) 0,5 Khoáng tổng số (%) 10 Cát sạn (%) 1,5
  44. 35 3.3.4. Phòng và điều trị một số bệnh thường gặp trên đàn dê Tiến hành quan sát, mô tả các biểu hiện về triệu chứng, bệnh tích (nếu có) của một số bệnh thường xảy ra trên đàn dê tại mô hình chăn nuôi tại trại chăn nuôi khoa Chăn nuôi Thú y. Bao gồm: tiêu chảy, viêm loét miệng, viêm phổi, chướng hơi dạ cỏ, áp xe, viêm kết mạc. Đưa ra phác đồ điều trị một số bệnh đã theo dõi: tiến hành điều trị, ghi chép kết quả gồm số lượng con mắc bệnh trên tổng đàn, số con điều trị, số con khỏi bệnh, tỷ lệ chết do bệnh, 3.4. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu 3.4.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng - Sinh trưởng tích lũy: Sinh trưởng tích lũy là khối lượng cơ thể dê được xác định ở các thời điểm, tính bằng kg. - Sinh trưởng tuyệt đối: Là khối lượng cơ thể dê tăng lên trong một đơn vị thời gian (gam/con/ngày). Từ số liệu thu được về khối lượng qua các kỳ cân, tiến hành tính theo công thức: P − P A = 2 1 × 1000 t2 − t1 Trong đó: A: Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) P1: Khối lượng đầu kỳ (kg) P2: Khối lượng cuối kỳ (kg) t1: Thời điểm cân dê đầu kỳ (ngày) t2: Thời điểm cân dê cuối kỳ (ngày)
  45. 36 - Sinh trưởng tương đối: Là tỷ lệ % của khối lượng cơ thể tăng lên trong khoảng thời gian 2 lần cân khảo sát và được tính theo công thức: P − P R = 2 1 × 100 P2 + P1 2 Trong đó: R: Sinh trưởng tương đối (%) P1: Là khối lượng cân đầu kỳ (kg) P2: Là khối lượng cân cuối kỳ (kg) 3.4.2. Tỷ lệ mắc bệnh và khỏi bệnh  số dê mắc bệnh Tỷ lệ mắc bệnh (%) = x 100  số dê theo dõi  số dê khỏi bệnh Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = x 100  số dê điều trị 3.5. Phương pháp xử lý số liệu Theo phương pháp tính toán thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2002) [7], với các chỉ số 퐗̅, 퐦퐗̅ và 퐂퐕(%): + Số trung bình (X̅): ∑ X X̅ = i với n ≤ 30 푛 + Độ lệch chuẩn (S ̅): ( 2)  2− S ̅ = ± √ 푛 푛−1
  46. 37 + Hệ số biến dị Cv(%): 푆 C = ̅×100 v(%) X̅ +Sai số của số trung bình ( mX̅): 푆 ̅ m̅ = ± với n ≤ 30 X √푛−1 Trong đó: X̅: Số trung bình n: Dung lượng mẫu mX̅ : Sai số của số trung bình 푆 ̅ : Độ lệch tiêu chuẩn Cv: Hệ số biến dị
  47. 38 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Trong quá trình thực tập tại trại Chăn nuôi khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô giáo, cùng với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, em đã học hỏi được những kinh nghiệm quý báu và đạt được một số kết quả như sau: 4.1. Kết quả đánh giá khả năng sinh trưởng của đàn dê 4.1.1. Sinh trưởng tích lũy Sinh trưởng tích lũy hay khối lượng của cơ thể ở các thời điểm khảo sát là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá năng suất sinh trưởng. Do vậy, để đánh giá năng suất sinh trưởng của đàn dê nuôi tại trại, em tiến hành theo dõi khối lượng của dê qua các tháng nuôi. Kết quả được trình bày tại bảng 4.1. Bảng 4.1. Khối lượng của dê ở các thời điểm khảo sát (kg) n Khối lượng Stt Thời điểm (con) X̅ ± mX̅ Cv(%) 1 Bắt đầu (6 tháng tuổi) 11 12,67 ± 0,53 13,34 2 Tháng nuôi 1 11 14,55 ± 0,80 17,46 3 Tháng nuôi 2 11 16,75 ± 0,82 15,40 4 Tháng nuôi 3 11 19,06 ± 0,93 15,42 Số liệu bảng 4.1 cho thấy: Khối lượng trung bình của dê lúc bắt đầu làm đề tài (khi dê 6 tháng tuổi) là 12,67 ± 0,53 kg, sau 1 tháng nuôi khối lượng dê là 14,55 ± 0,80 kg, sau 2 tháng nuôi khối lượng dê là 16,75 ± 0,82 kg, sau 3 tháng khối lượng là 19,06 ± 0,93 kg. Khối lượng của dê ở các tháng theo dõi được thể bằng biểu đồ hình 4.1.
  48. 39 40 16.75 19.06 20 12.67 14.55 0 Bắt đầu Tháng nuôi 1 Tháng nuôi 2 Tháng nuôi 3 Khối lượng của dê Cỏ Hình 4.1. Biểu đồ khối lượng của dê qua các kỳ cân Biểu đồ hình 4.1 cho thấy sinh trưởng tích lũy tăng dần qua các tháng nuôi. Như vậy, khả năng sinh trưởng của dê khác nhau qua các giai đoạn nuôi. Ở giai đoạn đầu của quá trình nuôi thí nghiệm, dê đang nằm trong giai đoạn sinh trưởng nên khối lượng cơ thể càng ngày càng tăng nhanh hơn. Đến giai đoạn cuối khả năng sinh trưởng của dê có xu hướng phát triển nhanh, do dê đã quen dần với việc sử dụng thức ăn mới và môi trường mới. 4.1.2. Sinh trưởng tuyệt đối Sinh trưởng tuyệt đối chính là sự tăng lên về khối lượng, kích thích và thể chất cơ thể trong thời gian nhất định (giữa hai lần khảo sát). Trên cơ sở các số liệu về khối lượng ở các thời điểm khảo sát, em đã tính toán sinh trưởng tuyệt đối (tăng khối lượng) trong từng tháng nuôi. Kết quả thể hiện qua bảng và biểu đồ. Bảng 4.2. Sinh trưởng tuyệt đối của dê qua các tháng nuôi (gam/con/ngày) Số lượng STT Giai đoạn nuôi X̅ (g/con/ngày) (con) 1 Tháng nuôi 1 11 63 2 Tháng nuôi 2 11 73 3 Tháng nuôi 3 11 77 4 TB toàn kỳ 11 71
  49. 40 Số liệu ở bảng 4.2 cho thấy: sinh trưởng tuyệt đối của dê tăng dần qua các tháng. Cụ thể: Trong tháng nghiên cứu thứ nhất, sinh trưởng tuyệt đối của dê là 63 g/con/ngày, ở tháng thứ 2, tăng lên 73 g/con/ngày và ở tháng thứ 3, sinh trưởng tuyệt đối của đàn dê tiếp tục tăng lên 77 g/con/ngày. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng của dê trong giai đoạn vỗ béo. Sinh trưởng tuyệt đối của dê tăng đều qua các tháng cho thấy đàn dê khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt. Sinh trưởng tuyệt đối của dê qua các tháng nuôi được thể hiện bằng biểu đồ hình 4.2. 90 77 80 72 71 70 63 60 50 40 30 20 10 0 Tháng nuôi 1 Tháng nuôi 2 Tháng nuôi 3 Trung bình toàn kỳ (g/con/ngày) Hình 4.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của dê qua các tháng nuôi Biểu đồ hình 4.2 cho thấy: Sinh trưởng tuyệt đối (tăng khối lượng) của dê tăng dần qua các tháng nuôi, từ tháng nuôi thứ 1 đến tháng nuôi thứ 3 (tức dê ở tháng thứ 6 đến tháng thứ 9). Điều đó cho thấy: Đàn dê đang trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển mạnh vì vậy các nhà chăn nuôi cần có những kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp với giai đoạn này, nhằm tăng khối lượng của dê một cách nhanh chóng để đạt được hiệu quả kinh tế cao.
  50. 41 4.1.3. Sinh trưởng tương đối Trên cơ sở kết quả theo dõi về khối lượng ở các thời điểm khảo sát, em đã tính toán sinh trưởng tương đối của dê qua các tháng nuôi. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.3 và biểu đồ hình 4.3: Bảng 4.3. Sinh trưởng tương đối của dê qua các tháng nuôi (%) STT Diễn giải Số lượng (con) 퐑 (%) 1 Tháng nuôi 1 11 13,81 2 Tháng nuôi 2 11 14,06 3 Tháng nuôi 3 11 12,90 Số liệu ở bảng 4.3 cho thấy: Sinh trưởng tương đối của dê có sự biến đổi qua các tháng nuôi. Cụ thể là ở sau 1 tháng nuôi, sinh trưởng tương đối là 13,81%, ở sau 2 tháng nuôi là 14,06% và ở sau 3 tháng nuôi sinh trưởng tương đối của dê là 12,90%. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng của gia súc nói chung và dê nói riêng. Em đã minh họa sự thay đổi sinh trưởng tương đối của dê qua các tháng nuôi bằng đồ thị hình 4.3. 14.5 14.06 14 13.81 13.5 13 12.9 12.5 12 Tháng nuôi 1 Tháng nuôi 2 Tháng nuôi 3 R (%) Hình 4.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của dê qua các tháng nuôi
  51. 42 Hình 4.3. Cho thấy: Đồ thị sinh trưởng tương đối của dê là có xu hướng giảm về sau. Điều đó có nghĩa là: Sinh tưởng tương đối của dê giảm dần qua các tháng nuôi về sau. 4.1.4. Kết quả theo dõi về thức ăn Thông qua lượng thức ăn thu nhận hàng ngày, chúng ta có thể đánh giá tình trạng sức khỏe đàn dê, chất lượng thức ăn và trình độ chăm sóc, nuôi dưỡng của con người. Khả năng thu nhận thức ăn của dê phụ thuộc vào các yếu tố: giống, tuổi, tính chất khẩu phần ăn, loại thức ăn (thức ăn tươi, thơm ngon sẽ kích thích tính thèm ăn của dê và ngược lại ) và điều kiện ngoại cảnh khác. Thức ăn cho dê là thức ăn tự phối trộn (giữa cỏ voi và thức ăn hỗn hợp) và được theo dõi về số lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày. Em tiến hành cân lượng thức ăn cho ăn và khối lượng thức ăn còn lại trong máng ăn của dê để xác định lượng thức ăn đã tiêu thụ. Thức ăn tiêu thụ trong ngày bằng lượng thức ăn cho ăn trong ngày (kg) trừ đi lượng thức ăn thừa (kg). Sau đó, em tiến hành tính toán, kết quả được trình bày ở bảng 4.4: Bảng 4.4. Lượng thức ăn thu nhận/ngày của dê qua các tháng nuôi (kg/con/ngày) Lượng thức ăn tiêu VCK Stt Diễn dải Loại thức ăn thụ (kg/con/ngày) (kg/con/ngày) TĂ xanh 1,71 0,27 1 Tháng nuôi 1 TĂ tinh 0,19 0,16 Tổng 1,90 0,43 TĂ xanh 1,96 0,31 2 Tháng nuôi 2 TĂ tinh 0,22 0,19 Tổng 2,18 0,50 TĂ xanh 2,26 0,36 3 Tháng nuôi 3 TĂ tinh 0,25 0,22 Tổng 2,51 0,58 TĂ xanh 1,98 0,31 4 TB Toàn kỳ TĂ tinh 0,22 0,19 Tổng 2,2 0,50
  52. 43 Số liệu ở bảng 4.4 cho thấy: Lượng thức ăn thu nhận của dê tăng dần qua các tháng nuôi. Ở sau 1 tháng nuôi, lượng thức ăn thu nhận là 1,90 kg do lúc này khối lượng dê còn nhỏ, nhu cầu dinh dưỡng cho duy trì là chưa quá lớn và dê có phần chưa quen với thức ăn, môi trường mới. Càng về sau, khối lượng dê càng lớn, nhu cầu dinh dưỡng cho duy trì và sinh trưởng ngày càng cao nên khả năng thu nhận thức ăn tăng lên theo thời gian. Đến sau 3 tháng nuôi, lượng thức ăn thu nhận bình quân/con/ngày đạt 2,51kg. 4.2. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh cho đàn dê 4.2.1. Công tác vệ sinh chuồng trại Việc vệ sinh chuồng trại và môi trường xung quanh trang trại là việc làm cần thiết và thường xuyên để ngăn chặn và hạn chế những tác động xấu nhất từ môi trường bên trong cũng như bên ngoài chuồng nuôi. Do đó việc thực hiện vệ sinh sát trùng thường xuyên rất quan trọng để hạn chế dịch bệnh và tạo cho dê môi trường nuôi tốt nhất trong quá trình nuôi dưỡng. Công tác vệ sinh chuồng trại ở trại gia cầm được thực hiện như sau: - Vệ sinh sát trùng trước khi đưa dê vào nuôi: dọn, rửa sạch sẽ toàn bộ trong và bên ngoài chuồng nuôi. Làm cỏ sạch sẽ bên ngoài chuồng. Phun thuốc sát trùng Han Iodin 10% (khi phun pha với nước thành dung dịch 1%). - Sau khi đưa dê vào nuôi: hàng ngày quét dọn khu chế biến thức ăn, đường đi lại. Hàng tuần phun khử trùng toàn bộ khu vực quanh chuồng trại Han Iodin 10% (khi phun pha với nước thành dung dịch 0,5%), đường đi. Phun toàn bộ những phương tiện ra vào trại. Phun khử trùng khu vực chuồng nuôi 3 ngày 1 lần. Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh nên việc phòng bệnh cho dê được thực hiện hết sức nghiêm túc và đúng quy trình kỹ thuật.
  53. 44 * Một số kiến thức em đã tiếp thu được thông qua việc thực hành vệ sinh sát trùng chuồng nuôi trại chăn nuôi dê trong thời gian thực tập tại cơ sở. Phân của gia súc nói chung và phân của dê nói riêng hầu hết đều có mùi hôi khó chịu, gây ô nhiễm môi trường, do đó cần có kế hoạch vệ sinh chuồng trại trong chăn nuôi. Trong vệ sinh chuồng nuôi dê thường chia ra làm hai nhóm công việc khác nhau. - Những công việc vệ sinh chuồng trại nuôi dê cần làm hàng ngày: Những công việc vệ sinh chuồng nuôi hàng ngày tuy không nặng nhọc nhưng đòi hỏi tính chất thường xuyên và liên tục. + Hàng ngày, trước khi vào chuồng nuôi, em thường kéo rèm bạt quanh chuồng nuôi để đón ánh nắng mặt trời. Mục đích của việc làm này là làm cho không khí trong chuồng được ấm và nhờ đó tiêu diệt được các loại vi trùng, ký sinh trùng ẩn náu trong các góc của chuồng nuôi, dưới lớp lông của dê (chỉ trừ ngày mưa bão, quá lạnh thì không mở bạt). Vào buổi tối, các bạt này lại được đóng kín để tránh gió lạnh từ bên ngoài tràn vào dễ gây các bệnh cho dê. + Vệ sinh máng ăn và núm uống Máng đựng thức ăn của dê mỗi sáng cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi cho thức ăn. Đối với núm uống thì kiểm tra có bị rò rỉ nước nước không, nếu núm uống bẩn thì tiến hành vệ sinh sạch sẽ. + Thu dọn thức ăn vương vãi trên nền Do tập tính lấy thức ăn của dê hay dũi thức ăn, mục đích là cố tìm thức ăn khoái khẩu để ăn trước (thức ăn hỗn hợp dạng viên được trộn đều với cỏ cắt nhỏ) nên thức ăn mới bị văng ra ngoài. Ít con nào chịu khó nhặt nhạnh những thức ăn bị vương vãi ra ngoài, nên ta cần phải năng thu dọn cho sạch sẽ. Nếu cứ để vương vãi như vậy, chuột và gián sẽ nhanh chóng đánh hơi kéo đế và gây hại cho sức khoẻ của đàn dê.
  54. 45 + Quét dọn chuồng trại Trên mặt sàn của chuồng, dưới sàn chuồng và hành lang xung quanh khu vực chuồng dê cần phải được quét dọn sạch sẽ hàng ngày. Có như vậy mới ngăn ngừa được những mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào khu vực chăn nuôi. - Những việc vệ sinh sát trùng hàng tuần, hàng tháng: + Tẩy uế các dụng cụ trong chuồng trại: những dụng cụ trong chuồng trại như dao phát, cuốc, xẻng, xe rùa, thau, xô, thúng rổ, chổi cần được tẩy uế sau mỗi lần sử dụng mới hợp vệ sinh. Nhưng thường thì ta chỉ rửa qua loa cho sạch đất cát sau đó khi cần lại lấy ra dùng tiếp. Vì vậy, định kì phải tẩy uế những dụng cụ này một lần bằng các loại thuốc sát trùng hay chỉ đơn giản là chế nước sôi lên sau khi đã cọ rửa sạch sẽ, rồi đưa ra phơi nắng. + Tẩy mùi hôi thối: mùi này không những gây khó chịu cho người chăn nuôi mà còn có hại đến sức khoẻ của đàn dê, vì dê rất mẫn cảm với mùi khí này, dễ bị các bệnh đường hô hấp. Trong quá trình chăn nuôi nếu làm đúng kỹ thuật, chuồng dê lúc nào cũng được thông thoáng và giữ gìn vệ sinh tốt thì sẽ hạn chế được mùi hôi do quá trình nuôi gây nên. + Ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập bằng vôi bột là một cách giữ gìn vệ sinh chuồng trại nuôi dê tránh được mầm bệnh xâm nhập rất hữu hiệu. Vôi bột thường được giải đều ở hành lang thuộc nối đi lại ra và được bổ sung định kỳ một tuần một lần. + Để ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập vào chuồng dê, chỉ những người có phận sự như quét dọn, cho ăn uống mới được phép ra vào, còn người không có phận sự thì hạn chế tối đa. Hạn chế tối đa khách thăm quan, đối với khách thăm quan trước khi đi vào khu vực nuôi cũng phải bước vào khay vôi, nhúng giày dép để khử trùng như cách làm của các nhân viên của trại.
  55. 46 + Làm cỏ, phát quang cây bụi và khơi thông cống rãnh: xung quanh khu vực chuồng trại, cứ một tháng một lần nên chặt phá, đốn bỏ hết những cây tạp và làm sạch cỏ dại, vun thành đống rồi đốt để ngăn ngừa ruồi muỗi, chuột bọ. Ngoài ra, còn phải khai thông các mương rãnh để nước rửa chuồng, nước mưa có lối thoát, không tù đọng dơ bẩn. Bảng 4.5. Kết quả phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trại Kết quả so Đơn vị Số với nhiệm vụ STT Công việc tính lượng được giao (%) 1 Vệ sinh chuồng trại hàng ngày Lượt/ngày 2 90 Sát trùng định kỳ xung quanh 2 Lượt/tuần 2 90 chuồng trại 3 Quét và rắc vôi Lượt/tuần 1 100 Làm cỏ, phát quang cây bụi và 4 Lượt/tháng 1 100 khơi thông cống rãnh Kết quả bảng 4.5 cho thấy, trong 6 tháng thực tập, chúng em luôn nỗ lực hoàn thành tốt tất cả các công việc được giao. Vệ sinh sát trùng được xem là một khâu hết sức quan trọng, nhận thức được điều này, chúng em đã cố gắng thực hiện theo quy định và kế hoạch của trại đề ra nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác phòng bệnh. Qua đó, em đã biết được cách thực hiện việc vệ sinh, sát trùng trong chăn nuôi như thế nào cho hợp lý nhằm hạn chế được dịch bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi. Tóm lại, khâu vệ sinh chuồng trại trong chăn nuôi cần phải được quan tâm hàng đầu. Có như vậy mới bảo đảm được sức khoẻ cho đàn dê vì mọi mầm bệnh đều được ngăn chặn từ bên ngoài khu vực nuôi. Nếu chểnh mảng trong khâu này, việc chăn nuôi sẽ không tránh khỏi thất bại.
  56. 47 4.2.2. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh cho dê Phát triển chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao, an toàn cho môi trường, đảm bảo sức khoẻ cho con người trong tình hình dịch bệnh ngày càng nhiều, diễn biến phức tạp là một trong những mong muốn mà người chăn nuôi, người quản lý hướng tới. Sử dụng vắc xin phòng bệnh cho gia súc là một trong những yếu tố làm hạn chế dịch bệnh và công tác quản lý dịch bệnh được tốt hơn, góp phần thúc đẩy phát triển chăn nuôi, giúp cho người dân chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học và đảm bảo vệ sinh môi trường. Trong thực tế chăn nuôi, với thời gian nuôi dê dài ngày thì dê có thể mắc phải một số bệnh gây thiệt hại lớn đến kinh tế như: lở mồm long móng, tụ huyết trùng, đậu dê Do đó trại tiến hành phòng bệnh cho dê với những bệnh trên. Bảng 4.6. Kết quả thực hiện phòng bệnh bằng vắc xin và thuốc cho dê Kết Phương Tỷ lệ Loại vắc xin Liều quả STT pháp sử Tác dụng an toàn và thuốc lượng thực dụng (%) hiện Phòng được Vắc xin Lở 1,5ml/ bệnh Lở mồm 1 mồm long Tiêm bắp 11 100 con long móng ở móng dê Phòng được Vắc xin Tụ Tiêm dưới 2ml/ 2 bệnh Tụ huyết 11 100 huyết trùng da, tiêm bắp con trùng Vắc xin Tiêm dưới Phòng được 3 1ml/con 11 100 Đậu dê da, tiêm bắp bệnh Đậu ở dê 1 Phòng bệnh Thuốc 4 Tiêm bắp mg/kg tiên mao trùng 11 100 Trypamidium TT cho dê Xét tình hình dịch tễ và thực tiễn sản xuất tại trại, em tiến hành phòng
  57. 48 bệnh cho đàn dê lai theo qui trình vắc xin trên và vẫn đảm bảo được sức khỏe của dê cũng như an toàn dịch bệnh. Cũng qua đợt thực tập này, bản thân em được trực tiếp tham gia làm vắc xin cho dê nuôi tại trang trại, em đã rút ra được một số kinh nghiệm trong quá trình làm vắc xin để đạt hiệu quả cao, cụ thể như: – Thực hiện nghiêm ngặt lịch làm vắc xin, tuyệt đối không được bỏ qua một giai đoạn làm vắc xin nào thì hiệu quả vắc xin mới phát huy được tác dụng cao nhất. – Chỉ nên sử dụng vắc xin cho đàn dê khỏe mạnh, trong trường hợp phát hiện đàn dê đang bị bệnh thì không nên sử dụng vắc xin phòng bệnh, nếu dùng vắc xin phải có sự kiểm soát và cố vấn của kỹ thuật. – Khi sử dụng vắc xin phải khử trùng dụng cụ tiêm (xi lanh và mũi kim tiêm) bằng nước sôi 5 - 10 phút. Vắc xin vừa lấy ở tủ lạnh bảo quản ra, nên có thời gian hoạt hoá vi rút trong điều kiện mát (15 - 25 0C) ít nhất 30 phút. – Sau khi sử dụng vắc xin dê có biểu hiện chậm chạp, ăn kém trong 6 - 12 giờ thì mới tốt. – Trước và sau khi sử dụng vắc xin ít nhất 12 giờ không được sử dụng các loại thuốc kháng sinh khác cho dê (uống hoặc tiêm) để không ảnh hưởng tới hiệu quả của vắc xin. 4.3. Kết quả điều trị các bệnh thường gặp trên đàn dê 4.3.1. Một số triệu chứng lâm sàng điển hình của các bệnh trên đàn dê trong thời gian thực tập Trong thời gian thực tập tại trại, em đã được tham gia cùng cán bộ kỹ thuật của trại chẩn đoán cho dê bị bệnh, trong đó có các bệnh điển hình như sau: 1. Bệnh viêm phổi Dê ban đầu có biểu hiện sốt cao: 40 - 410C kéo dài 3 ngày, nước mắt dịch mũi chảy liên tục, ăn kém hoặc bỏ ăn, niêm mạc mắt đỏ sẫm, thở khó
  58. 49 tăng dần, ho nhiều, từ ho khan đến ho khạc ra dịch mũ khi bệnh đã trở nên trầm trọng. 2. Bệnh viêm loét miệng truyền nhiễm Thời kỳ đầu của bệnh xuất hiện các nốt nhỏ bằng hạt đậu xanh ở trên bờ môi, mép của dê. Sau đó các mụn phát triển nhanh chóng thành các mụn nước, mụn mủ, rồi vỡ ra tạo thành vẩy cứng, xù xì trên môi và mép dê. Mụn nổi một cách liên tục hoặc từng đợt nối tiếp, kéo dài khoảng 10 ngày. Những mụn đỏ lan rộng và ngày càng dày lên, bọc một đám cứng, làm môi dày lên khó cử động, lỗ mũi bị hẹp lại. Dê lấy và nuốt thức ăn khó, đau nên chúng thường bỏ ăn, chảy dãi, lỗ mũi bị bịt kín chất nhầy, thở khó. Các mụn đỏ có mủ dễ thành những u như chất sừng, hình bắp cải, súp lơ, hoặc có mủ chảy nước, những u này nổi rõ vào ngày thứ 20. Các vết loét có thể xuất hiện ở lưỡi hoặc ở niêm mạc miệng, được phủ một lớp bựa trắng làm dê đau đớn, kém ăn, chảy dãi có mùi hôi, sức đề kháng của cơ thể giảm. 3. Bệnh tiêu chảy ở dê Bệnh tiêu chảy ở dê hay còn gọi là hội chứng tiêu chảy. Do bệnh gây ra bởi virus, vi khuẩn, động vật nguyên sinh, stress, vệ sinh kém, các chất độc hại và chế độ ăn uống. Dê bệnh bị tiêu chảy có hoặc không có máu, phân rất loãng, có mùi hôi thối, hậu môn dính bê bết phân. Dê bị mất nước, mệt mỏi, ăn ít, do thiếu máu nên lông xơ xác, gầy còm, tai lạnh, mắt nhợt nhạt. 4. Bệnh chướng hơi dạ cỏ Trông dê cảm thấy bứt rứt, ngoảnh nhìn hông trái, chân đạp vào bụng. Trong dạ cỏ xuất hiện lượng hơi lớn, bụng căng, mất phản xạ ợ hơi, bỏ ăn, không nhai lại và chảy nước bọt. Dê có thể chết nhanh do ngạt thở, trụy tim mạch nếu không phát hiện kịp thời.
  59. 50 5. Bệnh giun tròn Bệnh khiến dê thể lực yếu kém, thiếu máu nên dê xù lông, còi cọc, uể oải, biếng ăn, đau vùng bụng. 6. Bệnh do ve, ghẻ, rận Có thể phát hiện trực tiếp ve, ghẻ, rận bằng mắt thường. Chúng làm mất máu nên dê ốm còm, xù lông, ngứa ngáy. Bảng 4.7. Kết quả theo dõi các bệnh thường gặp trên đàn dê Số dê Số dê Tỷ lệ STT Tên bệnh kiểm tra mắc bệnh (%) (con) (con) 1 Viêm phổi 11 2 22 2 Viêm loét miệng truyền nhiễm 11 2 22 3 Tiêu chảy 11 3 33 4 Chướng hơi dạ cỏ 11 1 11 5 Giun tròn 11 5 55 6 Ve, ghẻ, rận 11 5 55 Qua bảng 4.7 cho thấy, tỷ lệ mắc các bệnh về ký sinh trùng (giun tròn và ve, ghẻ, rận) là tương đối cao chiếm 55%, tiếp theo đó là bệnh tiêu chảy chiếm 33%. Bệnh chướng hơi dạ cỏ có tỷ lệ mắc thấp nhất. Đối với bệnh bệnh viêm phổi và viêm loét miệng truyền nhiễm cùng chiếm 22%. Nguyên nhân chính của bệnh ký sinh trùng chiếm một tỷ lệ tương đối lớn là người chủ trước của đàn dê chưa chú trọng vào công tác phòng các bệnh ký sinh trùng cho dê. 4.3.2 Kết quả điều trị cho đàn dê mắc bệnh trong quá trình thực tập Trong quá trình thăm khám một số dê có biểu hiện mắc bệnh, trên cơ sở các triệu trứng lâm sàng của dê mắc bệnh, với sự hướng dẫn của kỹ thuật, em đã xác định được đúng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả đối với
  60. 51 một số bệnh. Kết quả được trình bày ở bảng 4.8. Bảng 4.8. Một số phác đồ sử dụng điều trị bệnh cho đàn dê đạt hiệu quả Số dê Tỷ lệ được dê khỏi Tên bệnh Thuốc điều trị Liệu trình điều trị bệnh (con) (%) 1 ml/20-50 kg TT/ngày Tylosin 20 (trong 5 ngày) Viêm phổi 2 100 1ml/7-10kg TT/ngày Anagin C (trong 5 ngày) Xanh Methylen Viêm loét miệng 20-50 mg/kg TT/ngày 2 100 truyền nhiễm Streptomycin (trong 4 ngày) 2ml/kg TT/ngày Genta - Tylan (trong 4 ngày) Tiêu chảy 3 100 1ml/7-10kg TT Gluco KC (trong 4 ngày) Cho con vật ở trạng thái dựng đứng Chướng hơi Dung dịch Kéo lưỡi con vật ra 1 100 dạ cỏ rượu tỏi nhiều lần Xoa bóp nhiều lần vùng dạ cỏ 1g/6kg TT Giun tròn Levamisol (trộn vào thức ăn 5 100 trong 2 ngày) 3-6 ml/kg trọng lượng Ve, ghẻ, rận Vime - Frondog 5 100 (xịt thuốc 2 ngày)
  61. 52 Kết quả ở bảng 4.8 cho thấy: tỷ lệ chữa khỏi các bệnh trên đàn dê lai lên đến 100%. Về nguyên tắc khi phát hiện trong đàn dê có một số dê có biểu hiện mắc bệnh, và khi đã xác định được đúng bệnh, trang trại dùng thuốc để điều trị cho từng đối tượng cụ thể, kịp thời, nhanh chóng, đúng bệnh, đúng thuốc. Trong quá trình theo dõi, tùy thuộc vào đặc điểm của bệnh và từng các thể mà mức độ mắc bệnh và thời gian điều trị của từng cá thể có thể khác nhau. Tuy nhiên, khi áp dụng phác đồ điều trị ở bảng 4.8 thì số dê mắc bệnh đã được hồi phục và khỏi bệnh một cách nhanh chóng, thông qua thăm khám lâm sàng không còn thấy các triệu chứng của dê mắc bệnh, từ đó có thể đưa ra kết luận chung là đàn dê đã khỏi bệnh.
  62. 53 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Qua đợt thực tập này, em nhận thấy mình đã trưởng thành hơn về nhiều mặt và bằng sự nỗ lực của bản thân em đã hoàn thành nhiệm vụ đề ra. Từ kết quả thu được qua theo dõi đàn dê, chúng em sơ bộ rút ra một số kết luận sau: - Tình hình chăm sóc nuôi dưỡng dê tại trang trại: Sinh trưởng tích lũy của đàn dê sau 3 tháng nuôi đạt 19,06 ± 0,93 kg. Sinh trưởng tuyệt đối trung bình toàn kỳ đạt 71g/con/ngày. Sinh trưởng tương đối sau 3 tháng nuôi là 12,90 %. Lượng thức ăn thu nhận/ngày của dê trung bình toàn kỳ là 2,20 kg. - Áp dụng quy trình phòng bệnh cho đàn dê, đã đạt được một số kết quả như sau: + Phòng các bệnh lở mồm long móng, bệnh tụ huyết trùng, bệnh đậu dê, bệnh ký sinh trùng đường máu và bổ sung thêm thuốc tăng sức đề kháng và phòng một số bệnh. Kết quả đều an toàn. + Trại chăn nuôi áp dụng nghiêm ngặt quy trình phòng bệnh bằng vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi và khu vực chăn nuôi, tạo vành đai chăn nuôi an toàn. Các bệnh thường gặp tại trại đó là: bệnh viêm phổi, viêm loét miệng truyền nhiễm, tiêu chảy ở dê, chướng hơi dạ cỏ, ký sinh trùng (giun tròn và ve, ghẻ, rận). Mỗi bệnh đều có triệu chứng lâm sàng điển hình và rất rõ rệt. - Kết quả điều trị một số bệnh thường gặp: về nguyên tắc là điều trị cho từng cá thể dê, kết quả sau điều trị đều được đánh giá là an toàn và có tỷ lệ khỏi bệnh cao.
  63. 54 5.2. Đề nghị Trại cần quản lý chặt chẽ hơn nữa người và xe cộ ra vào trại vì tình hình dịch bệnh hiện nay ngày càng phức tạp. Trại cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh, quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng. Hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ việc chăn nuôi trong trại. Áp dụng thêm nhiều quy trình chăn nuôi hiện đại. Nhà trường và ban chủ nhiệm khoa tiếp tục cho các sinh viên khóa sau về các trại thực tập để có được nhiều kiến thức thực tế và nâng cao tay nghề và đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng.
  64. 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Đinh Văn Bình, Vũ Thị Thu Hằng, Nguyễn Kim Lin, Phạm Trọng Bảo, Ngô Hồng Chín, Phạm Trọng Đại (2006), Đánh giá khả năng sản xuất con lai F1 giữa dê đực Boer với dê cái Beetal, Jumnapari, dê Bách Thảo và con lai Bách Thảo-Cỏ ở Việt Nam, Báo cáo khoa học, Viện Chăn nuôi. 2. Đinh Văn Bình, Nguyễn Xuân Trạch, Nguyễn Thị Tú (2008), Giáo trình chăn nuôi dê và thỏ, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Quốc Đạt (2008), Kết quả bước đầu đánh giá khả năng sản xuất của dê lai F1 hướng thịt (Boer x Bách thảo) và hướng sữa 4. 4. Phạm Kim Đăng, Nguyễn Bá Mùi (2015), “Đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng của dê cỏ, F1 (Bách Thảo×Cỏ) và con lai ba giống giữa dê đực Boer với dê cái F1 (Bách Thảo×Cỏ) nuôi tại huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 13(4), tr. 551- 559. 5. Lê Thị Thu Hà (2009), Đánh giá khả năng sản xuất của dê Beetal thế hệ thứ 5 và 6 nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp, Đại học Nông Lâm, Thái Nguyên. tr. 74-75. 6. Trần Trang Nhung, Nguyễn Văn Bình, Hoàng Toàn Thắng, Đinh Văn Bình (2005), Chăn nuôi dê, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 7. Nguyễn Văn Thiện (2008), phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi trên phần mềm Microsof Excel. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 8. Trịnh Xuân Thanh, Đinh Văn Bình, Vũ Thị Thu Hằng, Ngô Quang Hưng, Nguyễn Quốc Đạt, Nguyễn Thanh Bình (2008), Kết quả bước đầu nghiên cứu lai tạo giống dê lai hướng thịt (Boer x Bách Thảo) Việt
  65. 56 Nam, Báo cáo khoa học, Viện Chăn nuôi. 9. Nguyễn Hữu Văn (2012), “Nghiên cứu xác định lượng ăn vào, tỉ lệ tiêu hóa, cân bằng ni-tơ và nâng cao giá trị sử dụng thân chuối sau thu hoạch làm thức ăn cho dê”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, 71(2), tr 312-313. 10. Ngô Thành Vinh, Trịnh Xuân Thanh, Hồ Văn Cường, Huỳnh Việt Hùng (2012), Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi dê để nâng cao. II. Tài liệu tiếng Anh 11. Acharya, R.M. (2002), Sheep and Goats breeds of India, Fao Production and Health Paper (30), p. 190-191. 12. Devendra và Nozawa. (2006), Goat in South East Asia - their status and production. Z. Tierz Z0uechtungs boil. III. Tài liệu trích dẫn từ Internet 13. Chăn nuôi Việt Nam (2016), Thống kê chăn nuôi Việt Nam 01/10/2016, Thông tin chuyên ngành chăn nuôi, thong- ke-chan-nuoi/, sheet 1-2-3 [Ngày truy cập 25 tháng 12 năm 2016]. 14. FAO (2015), Statistical Pocketbook World food and agriculture, [Ngày truy cập 25 tháng 12 năm 2016]. 15. Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2018. nghiep-lam-nghiep-va-thuy-san.pdf 16. Tổng cục thống kê nông nghiệp Việt Nam 2018.