Khóa luận Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của thành phố Tuyên Quang

pdf 90 trang thiennha21 19/04/2022 3030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của thành phố Tuyên Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_ket_qua_thuc_hien_ke_hoach_su_dung_dat_na.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của thành phố Tuyên Quang

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  ĐẶNG MINH LONG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2017 CỦA THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lí đất đai Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015-2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  ĐẶNG MINH LONG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2017 CỦA THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lí đất đai Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015-2019 Giảng viên hướng dẫn : TS.Nguyễn Thị Lợi Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Trước tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Nguyễn Thị Lợi - giảng viên Khoa Quản Lý Tài Nguyên, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, người đã định hướng nghiên cứu, hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm khoa, cùng các thầy cô giáo khoa quản lý tài nguyên, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã truyền đạt, trang bị cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cũng như tạo môi trường học tập thuận lợi nhất trong suốt bốn năm học vừa qua. Em xin gửi lời cảm ơn đến UBND và cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Tuyên Quang đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong việc thu thập những số liệu, tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu để hoàn thành tốt bản đề tài tốt nghiệp. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ về vật chất và tinh thần trong suốt quá trình học tập để em có thể hoàn thành khóa luận này. Do điều kiện thời gian và năng lực còn hạn chế nên khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 30 tháng 5 năm 2019 Sinh viên Đặng Minh Long
  4. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC BẢNG vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu tổng quát 2 1.3. Mục tiêu cụ thể 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.1.1. Đất đai và vai trò của đất đai trong sản xuất vật chất và phát triển kinh tế xã hội 4 2.1.1.1. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt 4 2.1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất vật chất và phát triển kinh tế - xã hội 6 2.1.2. Khái quát về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 7 2.1.2.1. Khái niệm 7 2.1.2.2. Tầm quan trọng của việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất đai 9 2.1.3. Cơ sở pháp lý của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 10 2.1.4. Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 11 2.1.5. Căn cứ để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện (thành phố) 11 2.1.6. Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện 12 2.1.7. Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện 12 2.1.8. Nội dung kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện 12 2.1.9. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 13
  5. iii 2.2. Tình hình quy hoạch sử dụng đất đai trong và ngoài nước 14 2.2.1. Tình hình quy hoạch sử dụng đất đai trên thế giới 14 2.2.2. Tình hình quy hoạch sử dụng đất đai ở Việt Nam qua các thời kỳ 14 2.2.2.1. Thời kỳ trước Luật đất đai năm 1993 14 2.2.2.2. Thời kỳ Luật Đất đai 1993 15 2.2.2.3. Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn Luật đất đai 2003 ra đời 15 2.2.2.4. Quy hoạch sử dụng đất từ khi luật đất đai 2013 ra đời cho đến nay . 16 2.2.3. Cơ sở thực tiễn của việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố Tuyên Quang: 16 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 17 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 17 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 17 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu 17 3.2.1. Địa điểm 17 3.2.2. Thời gian 17 3.3. Nội dung nghiên cứu 17 3.4. Phương pháp nghiên cứu 17 3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu: 17 3.4.2. Phương pháp phân tích, thống kê và tổng hợp số liệu 18 3.4.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá, so sánh 18 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu 18 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 19 4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Tuyên Quang,tỉnh Tuyên Quang 19 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và cảnh quan môi trường 19
  6. iv 4.1.1.1. Vị trí địa lý 19 4.1.1.2 Địa hình, địa mạo 20 4.1.1.3. Khí hậu 20 4.1.1.4. Thủy văn 21 4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên 21 4.1.1.6. Hiện trạng môi trường và Biến đổi khí hậu 23 4.1.2 Điều kiện kinh tế-văn hóa-xã hội 24 4.1.2.1. Tình hình phát triển chung của kinh tế 24 4.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập 27 4.1.2.3. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn. 28 4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 29 4.1.2.5. Thủy lợi, cấp, thoát nước 31 4.1.2.6. Năng lượng 31 4.1.2.7. Bưu chính viễn thông 32 4.1.2.8. Cơ sở văn hóa 32 4.1.2.9. Cơ sở y tế 32 4.1.2.10. Cơ sở giáo dục - đào tạo 33 4.1.2.11. Cơ sở thể dục - thể thao 33 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường 33 4.2. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất của thành phố Tuyên Quang năm 2017 34 4.2.1. Đánh giá chỉ tiêu sử dụng đất phân bổ cho thành phố Tuyên Quang năm 2017 34 4.2.2. Nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực 49 4.2.4. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2017 54 Kế hoạch sử dụng đất của thành phố Tuyên Quang năm 2017 65 năm 2017 65
  7. v 4.2.3. Tổng hợp và cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất 68 4.3. Đề xuất một số giải pháp giải pháp khắc phục những khó khăn trong công tác thực hiện kế hoạch sử dụng đất của thành phố Tuyên Quang năm 2017 76 4.3.1. Những tồn tại trong quá trình thực hiện kế hoạch sử dụng đất 76 4.3.2. Những nguyên nhân của những tồn tại trong thực hiện kế hoạch sử dụng đất 77 4.3.3. Một số giải pháp khắc phục những tồn tại trong thực hiện kế hoạch sử dụng đất 77 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79 5.1. Kết luận 79 5.2. Đề nghị 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Chỉ tiêu sử dụng đất năm 2017 thành phố Tuyên Quang 35 Bảng 4.2: Danh mục công trình chuyển tiếp từ năm 2016 sang năm 2017 49 Bảng 4.3: Đánh giá kết quả thực hiện các công trình, dự án trong năm 2017 55 Bảng 4.4: Danh mục công trình xác định được duyệt trong kế hoạch 65 Bảng 4.5: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2017 69
  9. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT UBND : Ủy ban nhân dân HĐND : Hội đồng nhân dân KHSD : Kế hoạch sử dụng QH : Quốc hội NĐ : Nghị định CP : Chính phủ TT : Thông tư BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường QĐ : Quyết định GDP : Thu nhập bình quân đầu người HĐBT : Hội đồng bộ trưởng TNHH : Trách nhiệm hữu hạn PAM : Chương trình lương thực thế giới TDTT : Thể dục thể thao
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và không thể thay thế, nó được hình thành do quá trình lịch sử của tự nhiên và tồn tại ngoài ý muốn chủ quan của con người. Đất đai có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các công trình kinh tế,văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng nó không mất đi nhưng nó có giới hạn đối với con người. Chúng ta không thể dùng khoa học kỹ thuật hiện đại để làm tăng diện tích đất nhằm phục vụ cho quá trình phát triển của xã hội,nhưng chúng ta có thể sử dụng đất một cách hợp lý và khoa học để đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững trong tương lai. Để đạt được mục tiêu sử dụng đất cho sự phát triển bền vững trong tương lai thì nhất thiết chúng ta phải lập quy hoạch sử dụng đất hợp lý và tiến hành thực hiện quy hoạch một cách nghiêm túc. Thành phố Tuyên Quang là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị quan trọng của tỉnh Tuyên Quang. Cùng với sự phát triển của kinh tế- xã hội thì nhu cầu sử dụng đất của thành phố cũng tăng lên. Do đó, thành phố đã xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất phù hợp và lâu dài đáp ứng nhu cầu phát triển của của các ngành, các lĩnh vực. Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm tổ chức, sử dụng đất đai một cách đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao, góp phần bảo vệ tài nguyên đất, phân bố hợp lý lao động trên lãnh thổ và tổ chức hợp lý các tư liệu sản xuất khác có liên quan đến đất. Trong khi đó kế hoạch sử dụng đất là
  11. 2 việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian và được thực hiện trong kỳ quy hoạch. Về thực chất kế hoạch sử dụng đất đai là sự cụ thể hóa quy hoạch sử dụng đất. Nhằm xác định giới hạn từng loại đất có chức năng khác nhau,đồng thời sắp xếp lại việc sử dụng đất cũ, đưa đất mới vào sử dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đi đôi với việc bảo vệ và bồi dưỡng quỹ đất. Nhưng thực tế, việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất đai lại gặp rất nhiều những khó khăn,trở ngại dẫn đến kế hoạch, quy hoạch không phát huy hết hiệu quả. Để việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất các giai đoạn sau tốt hơn thì việc đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn trước là hết sức cần thiết. Xuất phát từ vấn đề đó, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý tài nguyên- Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo TS. Nguyễn Thị Lợi, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của thành phố Tuyên Quang”. 1.2. Mục tiêu tổng quát Đánh giá được việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất của thành phố Tuyên Quang năm 2017, nhằm xác định được những mặt tích cực và những mặt còn hạn chế của kế hoạch sử dụng đất. Rút ra kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp có tính khả thi trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch các giai đoạn tiếp theo. 1.3. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Tuyên Quang năm 2017. - Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của thành phố Tuyên Quang.
  12. 3 - Đề xuất một số giải pháp để khắc phục những khó khăn trong công tác thực hiện kế hoạch sử dụng đất của thành phố Tuyên Quang 1.4. Ý nghĩa của đề tài - Đối với việc học tập: Giúp cho sinh viên nắm chắc hơn những kiến thức đã học trong nhà trường, học hỏi được kinh nghiệm thực tế để phục vụ cho công việc. Đồng thời giúp sinh viên hình thành các kĩ năng nghiệp vụ quản lý đất đai. Là môi trường, điều kiện lý tưởng giúp sinh viên trở thành kĩ sư quản lý đất đai sau này. - Đối với thực tiễn: Qua quá trình nghiên cứu về tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất tại thành phố sẽ rút ra được những tồn tại, thiếu sót của công tác thực hiện kế hoạch và tìm ra những nguyên nhân chủ yếu, từ đó đề ra các giải pháp phù hợp để khắc phục và nâng cao hiệu quả.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Đất đai và vai trò của đất đai trong sản xuất vật chất và phát triển kinh tế xã hội 2.1.1.1. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt Đất là sản phẩm của tự nhiên, xuất hiện trước con người, tồn tại ngoài ý muốn của con người và ngay từ khi sơ khai thì con người đã biết sử dụng đất để phục vụ cho đời sống của mình là để ở và sản xuất Đất đai là một tặng vật vô cùng quý giá mà tạo hoá ban tặng cho con người, là nguồn gốc của mọi của cải vật chất trong xã hội, là tư liệu sản xuất không thể thay thế, là thành phần quan trọng hàng đầu của sự sống, là nguồn tài nguyên không tái tạo trong nhóm tài nguyên hạn chế của mỗi quốc gia. Đất đai là địa bàn phân bố các khu dân cư, là nền tảng xây dựng các ngành, các công trình phục vụ cho sản xuất, đời sống và sự nghiệp phát triển văn hoá, an ninh quốc phòng của mỗi đất nước. Nhận thấy tầm quan trọng của đất đai. Mác đã khái quát rằng: “Đất là mẹ, sức lao động là cha sản sinh ra của cải vật chất.” Về diện tích tự nhiên, nước ta có quy mô trung bình xếp thứ 59 trong tổng số 200 nước trên thế giới, nhưng với dân số đông vào thứ 13 trên thế giới nên nước ta thuộc loại “đất chật người đông”. Bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người thấp (0,43 ha) chỉ bằng 1/7 mức bình quân của thế giới(3,0ha). Vì vậy đặc điểm hạn chế về đất đai càng thể hiện rõ và đòi hỏi sử dụng đất phải phù hợp hơn. Tuy nhiên cần lưu ý các tính chất đặc biệt của các loại tư liệu sản xuất là đất so với các loại tư liệu sản xuất khác nhau như sau. (1) Đặc điểm tạo thành: Đất đai xuất hiện, tồn tại ngoài ý trí và nhận thức của con người, là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động, là điều kiện
  14. 5 tự nhiên của lao động. Chỉ khi tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội,dưới tác động của lao động đất đai mới trở thành tư liệu sản xuất. Trong khi đó, sản xuất khác là kết quả lao động của con người (do con người tạo ra). (2) Tính hạn chế về số lượng: Đất đai là tài nguyên hạn chế, diện tích đất bị giới hạn bởi ranh giới đất liền trên bề mặt địa cầu.Trong khi các tư liệu sản xuất khác có thể tăng lên về số lượng, chế tạo lại tuỳ theo nhu cầu xã hội. [11] (3) Tính không đồng nhất: Đất đai không đồng nhất về chất lượng, hàm lượng chất dinh dưỡng, các tính chất lý, hoá (quyết định bởi các yếu tố hình thành đất cũng như chế độ sử dụng đất khác nhau). Các tư liệu sản xuất khác có thể đồng nhất về chất lượng, quy cách, tiêu chuẩn. [11] (4) Tính không thay thế: Việc thay thế đất bằng tư liệu sản xuất khác là việc không thể làm được. Các tư liệu sản xuất khác, tuỳ thuộc vào mức độ phát triển của lực lượng sản xuất có thể được thay thế bằng tư liệu sản xuất khác hoàn thiện hơn, có hiệu quả kinh tế cao hơn. [11] (5) Tính cố định về vị trí: Đất đai hoàn toàn cố định vị trí trong sử dụng(khi không sử dụng không thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác). Trong khi các tư liệu sản xuất khác được sử dụng ở mọi chỗ, mọi nơi, có thể di chuyển được trên các khoảng cách khác nhau tuỳ theo sự cần thiết.[11] (6) Tính vĩnh cửu: Đất đai là tư liệu sản xuất vĩnh cửu. Nếu biết sử dụng hợp lý, đúng cách, đặc biệt là trong sản xuất nông - lâm nghiệp, đất sẽ không bị hư hỏng, mà ngược lại nó có thể cho năng suất cao hơn, tăng tính sản xuất(độ phì nhiêu), cũng như hiệu quả sử dụng đất. Khả năng tăng tính chất sản xuất của đất tuỳ thuộc vào phương thức sử dụng là tính chất có giá trị đặc biệt, không có tư liệu sản xuất nào bị loại bỏ khỏi quá trình sản xuất. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là sản phẩm của tự nhiên nó hình thành độc lập với con người. Nhưng sự tồn tại và phát triển của con người lại phụ thuộc rất lớn vào đất đai. Nó là nơi sản xuất nông, lâm, công nghiệp, nơi
  15. 6 ở và sinh hoạt văn hoá của con người Sự tồn tại và phát triển của chất lượng đất đai phụ thuộc vào ý thức và phương thức tổ chức khai thác sử dụng đất đai của con người. Chính vì vậy mà từ trước tới nay ở bất kì xã hội nào việc khai thác và sử dụng đất đai vẫn luôn là vấn đề mang tính quốc sách. [11] 2.1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất vật chất và phát triển kinh tế - xã hội Các chức năng của đất đai đối với hoạt động sản xuất và sinh tồn của xã hội loài người được thể hiện theo các mặt sau: Sản xuất; Môi trường sự sống; Cân bằng sinh thái; Tàng trữ và cân bằng nguồn nước; Dự trữ (nguyên liệu và khoáng sản trong lòng đất), Không gian sự sống: Bảo tồn - bảo tàng sự sống; Vật mang sự sống, Phân dị lãnh thổ. Luật Đất đai 2003 cũng khẳng định: - Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người cũng như tất cả các sinh vật khác trên trái đất.[4] - Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt.[4] - Đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống.[4] - Là địa bàn phân bố các đô thị, làng mạc, các khu công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, các công trình phúc lợi xã hội [4] Trong các điều kiện vật chất cần thiết, đất đai giữ vị trí và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Là điều kiện đầu tiên, là cơ sở thiên nhiên của mọi quá trình sản xuất. Là nơi tìm được công cụ lao động, nguyên liệu lao động và là nơi sinh tồn của xã hội loài người và có vai trò đối với từng ngành kinh tế rất khác nhau: (1) Đối với ngành phi nông nghiệp: Đất đai giữ vai trò thụ động đối với chức năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, sản xuất. Là kho tàng dự trữ trong lòng đất (các ngành khai thác khoáng sản). Quá trình sản
  16. 7 xuất là sản phẩm được tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất,chất lượng thảm thực vật và các tính chất tự nhiên có sẵn trong đất. (2) Đối với ngành nông lâm - nghiệp:Đất đai là yếu tố tích cực trong quá trình sản xuất, là điều kiện vật chất cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng lao động (luôn chịu tác động trong quá trình sản xuất như: cày bừa, xới xáo ) và công cụ hay phương tiện lao động (sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi ). Quá trình sản xuất nông lâm nghiệp luôn liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu và quá trình sinh học tự nhiên của đất. 2.1.2. Khái quát về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 2.1.2.1. Khái niệm Về mặt thuật ngữ, “Quy hoạch là việc xác định một trật tự nhất định bằng những hoạt động như: Phân bố, bố trí, sắp xếp, tổ chức Đất đai là một phần lãnh thổ nhất định (vùng, khoanh đất, vạc đất, miếng đất ) có vị trí, hình thể,diện tích với những tính chất tự nhiên hoặc mới tạo thành (đặc tính thổ nhưỡng,điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn, chế độ nước, nhiệt độ, ánh sáng, thảm thực vật, các tính chất lý hoá học ), tạo ra những điều kiện nhất định cho việc sử dụng theo các mục đích khác nhau. Như vậy, để sử dụng đất hợp lý cần quy hoạch. Đây là quá trình nghiên cứu, lao động sáng tạo nhằm xác định ý nghĩa,mục đích từng phần lãnh thổ và đề xuất một trật tự sử dụng đất nhất định. Về mặt bản chất cần được xác định dựa trên quan điểm nhận thức: đất đai (gọi là đối tượng của các mối quan hệ đất đai) và việc tổ chức sử dụng đất như “tư liệu sản xuất đặc biệt” gắn chặt với phát triển kinh tế- xã hội. Như vậy, quy hoạch sử dụng đất sẽ là một hiện tượng kinh tế- xã hội thể hiện đồng thời 3 tính chất: kinh tế - kĩ thuật - pháp chế. Trong đó cần hiểu: - Tính kinh tế: Thể hiện bằng hiệu quả sử dụng đất
  17. 8 - Tính kĩ thuật: Bao gồm các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật như: điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu - Tính pháp chế: Xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất theo quy hoạch nhằm đảm bảo quy hoạch sử dụng và quản lý đất đai đúng pháp luật. Từ đó ta có định nghĩa: “Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của nhà nước về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất đai (khoanh định cho các mục đích của các ngành) và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất (các giải pháp sử dụng cụ thể), nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường”.[11] Như vậy, về thực chất quy hoạch sử dụng đất là quá trình hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích cao nhất, thực hiện đồng thời 2 chức năng: Điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, kết hợp bảo vệ đất đai và môi trường. Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất còn là biện pháp hữu hiệu của nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai đúng mục đích, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ tiện làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông, lâm nghiệp (đặc biệt là diện tích đất trồng lúa và đất lâm nghiệp có rừng), ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và các hậu quả khó lường về tình hình bất ổn chính trị, an ninh quốc phòng ở từng địa phương đặc biệt là trong giai đoạn chuyển dịch sang nền kinh tế thị trường. a. Các loại hình quy hoạch sử dụng đất (1) Theo lãnh thổ
  18. 9 - Quy hoạch sử dụng đất cả nước - Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh - Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện - Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã (2) Quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành bao gồm các dạng sau: - Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp - Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp - Quy hoạch sử dụng đất ở đô thị - Quy hoạch sử dụng đất chuyên dùng b. Kế hoạch sử dụng đất Quy hoạch sử dụng đất đai được phân kỳ thực hiện theo kế hoạch hang năm. Kế hoạch sử dụng đất đai cũng được lập theo các cấp lãnh thổ hành chính và theo ngành, nhưng phải có sự kết hợp chặt chẽ và phải đáp ứng đủ các yêu cầu sau: - Bao quát được toàn bộ đất đai phục vụ cho nền kinh tế quốc dân (không phụ thuộc vào cơ cấu quản lý cũng như hình thức trực thuộc). - Phát triển có kế hoạch tất cả các ngành kinh tế trên địa bàn nhất định. - Thiết lập được cơ cấu sử dụng đất đai hợp lý trên địa bàn cả nước, trong các ngành và trên từng địa bàn lãnh thổ. - Đạt hiệu quả đồng bộ cả 3 lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường. 2.1.2.2. Tầm quan trọng của việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất đai Để quản lý đất đai một cách chặt chẽ, sử dụng đất đai tiết kiệm, hợp lý,có hiệu quả và đúng pháp luật thì việc tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là điều tất yếu. Kế hoạch sử dụng đất đai không chỉ có ý nghĩa quan trọng trước mắt mà cả trong tương lai lâu dài. Công tác lập kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kì quy hoạch sử
  19. 10 dụng đất. Cụ thể hóa thực hiện quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch các chuyên ngành có nhu cầu sử dụng đất trong năm và chủ động triển khai việc thu hồi, giao đất các dự án cụ thể. Cụ thể hóa chỉ tiêu phân bổ các loại đất sử dụng. Kế hoạch sử dụng đất nhằm xác lập ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, làm cơ sở để bố trí sắp xếp lại quỹ đất một cách hợp lý,đạt hiệu quả đồng bộ cả 3 phương diện: kinh tế - xã hội - môi trường. 2.1.3. Cơ sở pháp lý của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả” (chương 2, điều 18). [3] - Điều 5, luật đất đai 2003 nêu rõ: “Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân do nhà nước đai diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng theo quy định của luật đất đai”. [4] - Điều 6, luật đất đai 2003 nêu rõ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong 13 nội dung về quản lý nhà nước về đất đai. [4] - Điều 40, Luật đất đai 2013 kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện [5] - Chương 3, Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành luật đất đai hướng dẫn công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất [6] - Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi Trường về việc quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. [7] - Thông tư 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. (Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2004) [8]
  20. 11 2.1.4. Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 1. Phù hợp với chiến lược quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, an ninh, quốc phòng. 2. Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên, kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt. Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải đảm bảo tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế- xã hội, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất cấp cấp xã. 3. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả. 4. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, thí chứng với biến đổi khí hậu. 5. Bảo vệ và tôn tạo di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh. 6. Dân chủ và công khai. 7. Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ,lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường. 8. Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định phê duyệt. 2.1.5. Căn cứ để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện (thành phố) Căn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện (thành phố) bao gồm: a) Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh b) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cấp tỉnh, cấp huyện c) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh d) Hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp huyện kỳ trước
  21. 12 đ) Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, của cấp huyện, của cấp xã; e) Định mức sử dụng đất g) Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất. 2.1.6. Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện a) Định hướng sử dụng đất 10 năm b) Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện và cấp xã c) Xác định các khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng đến từng đơn vị hành chính cấp xã; d) Xác định diện tích các loại đất đã xác định tại điểm b khoản này đến từng đơn vị hành chính cấp xã đ) Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; đối với khu vực quy hoạch đất trồng lúa, khu vực quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật này thì thể hiện chi tiết đến từng đơn vị hành chính cấp xã e) Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất. 2.1.7. Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện a) Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh b) Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện c) Nhu cầu sử dụng đất trong năm kế hoạch của các ngành, lĩnh vực, của các cấp d) Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất 2.1.8. Nội dung kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện Bao gồm: a) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước b) Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong kế hoạch sử
  22. 13 dụng đất cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện, cấp xã trong năm kế hoạch c) Xác định vị trí, diện tích đất phải thu hồi để thực hiện công trình, dự án sử dụng đất vào mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật đất đai 2013 trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã Đối với dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn thì phải đồng thời xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh d) Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đối với các loại đất phải xin phép quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật này trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã đ) Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện g) Giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất 2.1.9. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Sau khi được quyết định hoặc xét duyệt, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được công bố công khai, trừ trường hợp thuộc danh mục mật nhà nước. Việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền quyết định. Trong quá trình triển khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không phù hợp với yêu cầu phát triển và diễn biến thực tế thì phải lập và trình quyết định, xét duyệt điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Theo kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt nếu sau 3 năm mà không thực hiện được thì phải có quyết định điều chỉnh hoặc bãi bỏ và công bố. Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và xử lý theo thẩm quyền các trường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
  23. 14 2.2. Tình hình quy hoạch sử dụng đất đai trong và ngoài nước 2.2.1. Tình hình quy hoạch sử dụng đất đai trên thế giới Trên thế giới công tác quy hoạch sử dụng đất đai đã được tiến hành từ nhiều năm trước vì thế họ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu. Hiện nay công tác này đang được chú trọng và phát triển, nó vẫn chiếm vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp và được tiến hành ở một số nước như: Anh, Pháp, liên bang Nga đã xây dựng cơ sở lý luận của ngành quản lý đất đai tương đối hoàn chỉnh và ngày càng tiến bộ. Phương pháp quy hoạch đất đai phụ thuộc vào đặc điểm mỗi nước, tuy nhiên có hai loại hình chính sau: - Tiến hành quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội đảm bảo phát triển các mục tiêu một cách hài hoà, sau đó mới đi sâu vào quy hoạch nghiên cứu chuyên ngành. Tiêu biểu như Anh, Úc, Đức - Tiến hành quy hoạch nông nghiệp là nền tảng sau đó làm quy hoạch cơ bản, lập sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo yêu cầu của cơ chế,kế hoạch hoá tập trung. Đất đai và lao động trở thành yếu tố cơ bản của vấn đề nghiên cứu. Tiêu biểu là liên bang Nga và một số nước xã hội chủ nghĩa Ngoài ra, ở một số nước khác còn có các phương pháp quy hoạch mang tính đặc thù riêng như Bungary và các nước Đông Âu. Ở những nước này quy hoạch được phân chia thành các vùng đặc trưng gắn liền với bảo vệ thiên nhiên và môi trường sinh thái 2.2.2. Tình hình quy hoạch sử dụng đất đai ở Việt Nam qua các thời kỳ 2.2.2.1. Thời kỳ trước Luật đất đai năm 1993 Trước khi luật Đất đai năm 1993 ban hành, Nhà nước đã ban hành các quy định về công tác quản lí Nhà nước về đất đai như quy định 201/CP, Chỉ thị 299/TT của Thủ tướng chính phủ và luật Đất đai 1988 làm cơ sở cơ bản cho công tác quản lý đất đai.
  24. 15 Trong thời kỳ này,nhìn chung việc quản lý đất đai chưa được chặt chẽ,nguyên nhân là do hệ thống văn bản pháp luật chưa thực sự bám sát với thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai, đất đai chưa được phân định ranh giới rõ ràng nên hiện tượng tranh chấp, khiếu nại về đất đai, sử dụng sai mục đích diễn ra ở một số khu vực. Diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều. Tình trạng không cải tạo đầu tư cho đất và hiện tượng để hoang hoá đất đai còn diễn ra ở nhiều nơi gây ra hiện tượng thái hoá đất diễn ra nhanh chóng. 2.2.2.2. Thời kỳ Luật Đất đai 1993 Thực hiện chỉ thị 364/CP của Thủ tướng Chính phủ về hoạch định ranh giới đất đai, thành phố Tuyên Quang đã tiến hành hoạch định ranh giới hành chính với các đơn vị hành chính lân cận. Hiện nay ranh giới và các điểm mốc giới đã được xác định rõ ràng không còn tranh chấp về địa giới hành chính. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện Luật Đất đai, UBND thành phố đã thực hiện bám sát với 7 nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Thực hiện Nghị định 64/CP và Nghị định 02/CP của Chính phủ, xã đã lập các thủ tục, hồ sơ chuyển đến UBND huyện để tiến hành giao đất nông lâm nghiệp cho người dân 2.2.2.3. Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn Luật đất đai 2003 ra đời Luật đất đai 2003 ra đời, quy định rõ ràng, cụ thể về quy hoạch sử dụng đất.Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật đất đai, trong đó bao gồm cả việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất. Việc thực hiện quy hoạch của các địa phương đều dựa trên luật đất đai 2003, thông tư và nghị định hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường.Theo đó việc lập quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện là 10 năm một lần. Còn kế hoạch sử dụng đất là 5 năm một lần Phân kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã giúp việc quản lý đất đai của nhà nước được thống nhất, hiệu quả và đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nhất.
  25. 16 2.2.2.4. Quy hoạch sử dụng đất từ khi luật đất đai 2013 ra đời cho đến nay Luật đất đai 2013 ra đời đã kế thừa những quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn phù hợp của luật đất đai 2003. Đồng thời bổ sung,khắc phục được những nhược điểm của luật đất đai 2003 nhằm tạo hành lạng pháp lý ngày càng đầy đủ và hoàn thiện hơn. Trong đó bao gồm: việc thay đổi thời gian thực hiện kế hoạch sử dụng đất cấp huyện là mỗi năm một lần. 2.2.3. Cơ sở thực tiễn của việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố Tuyên Quang: - Luật Đất đai 2003 [4] - Luật đất đai 2013 [5] - Chương 3 Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành luật đất đai hướng dẫn công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất [6] - Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi Trường về việc quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.[7] - Căn cứ Quyết định 2839/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020; Kế hoạch 5 năm kỳ đầu (2011-2015) thành phố Tuyên Quang.[9] - Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020; Kế hoạch 5 năm kỳ đầu (2015-2020) thành phố Tuyên Quang.[1] - Nhu cầu sử dụng đất của thành phố Tuyên Quang. - Báo cáo thuyết minh kiểm kê đất đai năm 2017 thành phố Tuyên Quang. - Tài liệu bản đồ hiện trạng - Các tài liệu liên quan khác.
  26. 17 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất của thành phố Tuyên Quang năm 2017. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất của thành phố Tuyên Quang năm 2017. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu 3.2.1. Địa điểm Sở Tài Nguyên và Môi Trường thành phố Tuyên Quang. 3.2.2. Thời gian Bắt đầu từ 28/5/2018 đến ngày 28/9/2018 3.3. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội thành phố Tuyên Quang - Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất của thành phố Tuyên Quang năm 2017 + Kế hoạch sử dụng đất của thành phố Tuyên Quang năm 2017 + Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất đất thành phố Tuyên Quang năm 2017 - Đề xuất một số giải pháp giải pháp khắc phục những khó khăn trong công tác thực hiện kế hoạch sử dụng đất của thành phố Tuyên Quang năm 2017 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập tài liệu thứ cấp ở Sở Tài nguyên và Môi trường,các trung tâm lưu trữ khác để thu thập các tài liệu, thông tin sau:
  27. 18 - Điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng. - Điều kiện kinh tế - xã hội: Dân số, lao động, thực trạng phát triển các ngành kinh tế, hạ tầng cơ sở. - Tình hình sử dụng đất và biến động đất đai của thành phố Tuyên Quang năm 2017. - Tình hình quản lý đất đai của thành phố Tuyên Quang năm 2017. - Tài liệu về kế hoạch sử dụng đất và kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất của thành phố Tuyên Quang năm 2017. 3.4.2. Phương pháp phân tích, thống kê và tổng hợp số liệu Các tài liệu, số liệu được thống kê theo hệ thống các bảng có liên quan tới đề tài nghiên cứu nhằm giúp việc nghiên cứu đạt kết quả cao. Đồng thời có thể tiến hành các công tác nội nghiệp nhằm xử lý, chuyển đổi các số liệu từ phức tạp sang đơn giản, tổng quát. 3.4.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá, so sánh Phương pháp này được tiến hành sau khi đã thu thập thống kê đầy đủ các số liệu cần thiết. Từ đó phân tích, tổng hợp, đánh giá, so sánh các dữ liệu để rút ra nhận xét về mặt thuận lợi hay khó khăn, từ đó đưa ra giải pháp khắc phục. Phương pháp này đòi hỏi phải phân tích kỹ lưỡng. 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu Đây là khâu quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu, đánh giá công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất. Các tài liệu, số liệu đã thu thập được cần phải được chọn lọc, loại bỏ những yếu tố không cần thiết, lấy các số liệu hợp lý, có cơ sở khoa học và đúng với tình hình thực tế địa phương.
  28. 19 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Tuyên Quang,tỉnh Tuyên Quang 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và cảnh quan môi trường 4.1.1.1. Vị trí địa lý Thành phố Tuyên Quang nằm trong vùng địa hình thung lũng thuộc vùng núi phía Bắc có địa hình địa chất phức tạp, bị chia cắt bởi sông Lô chảy qua theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Khu vực nội thị tương đối bằng phẳng, xen lẫn gò đồi thấp, ao hồ, ruộng trũng, cao độ trung bình từ cốt 23 m đến 27 m, các đồi thấp xen kẽ có cốt trung bình từ 30 - 40 m. Ngoại thị là các khu dân cư, đồng ruộng, có những dãy đồi thấp và rải Thành phố Tuyên Quang là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của tỉnh Tuyên Quang (nằm về phía Nam tỉnh) có tọa độ địa lý từ 21047/ đến 2105/ Vĩ độ Bắc và từ 105011/ đến 105017/ Kinh độ Đông; cách thủ đô Hà Nội về phía Nam 165 km theo Quốc lộ 2; cách thành phố Hà Giang 154 km về phía Bắc theo Quốc lộ 2; cách thành phố Thái Nguyên 60 km về phía Đông theo Quốc lộ 37 và cách thành phố Yên Bái 40 km về phía Tây theo Quốc lộ 37. Ranh giới hành chính của thành phố như sau: - Phía Bắc giáp xã Tân Long, xã Thắng quân, xã Trung môn(huyện Yên Sơn); - Phía Nam giáp xã Đội Bình, thị trấn Tân Bình (huyện Yên Sơn); xã Cấp Tiến huyện Sơn Dương. - Phía Đông giáp xã Thái Bình, xã Phú Thịnh (huyện Yên Sơn); xã Tiến Bộ, xã Vĩnh Lợi (huyện Sơn Dương); - Phía Tây giáp, xã Trung Môn, xã Hoàng Khai, xã Kim Phú, xã Nhữ Hán và xã Nhữ Khê (huyện Yên Sơn);
  29. 20 Thành phố Tuyên Quang có 11.905,98 ha diện tích tự nhiên với 13 đơn vị hành chính cấp xã (07 phường và 06 xã). Thành phố có vị trí thuận lợi về giao thông đường thủy và đường bộ nên có điều kiện thuận lợi để giao lưu và phát triển kinh tế - xã hội với các địa phương trong và ngoài tỉnh. 4.1.1.2 Địa hình, địa mạo - Rác có núi cao. 4.1.1.3. Khí hậu Thành phố nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đặc điểm của khí hậu vùng núi phía Bắc, một năm chia thành hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. - Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23,60C. Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các tháng trong năm tương đối cao. Tháng nóng nhất là tháng 6; tháng 7 nhiệt độ trung bình khoảng 28,00C; thấp nhất là từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau, nhiệt độ trung bình khoảng 16,00C. - Lượng mưa trung bình năm là 1.600 mm, phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Mưa nhiều tập trung vào các tháng 5; 6; 7; 8. Các tháng có lượng mưa ít là 11 và 12. - Độ ẩm không khí cao, trung bình cả năm là 84%. Độ ẩm cao nhất vào các tháng 7; 8; 9;10, thấp nhất vào các tháng 11 và 12. Nhìn chung độ ẩm không khí trên địa bàn thành phố không có sự chênh lệch nhiều giữa các tháng trong năm Hướng gió chính trên địa bàn thành phố là Tây Bắc-Đông Nam,tốc đọ gió trung bình cả năm là 1,4 m/s, tốc độ gió lớn nhất là 36 m/s. - Lượng nước bốc hơi phụ thuộc vào nhiệt độ không khí và vận tốc gió (trung bình đạt 753 mm).
  30. 21 4.1.1.4. Thủy văn Chế độ thuỷ văn của thành phố phụ thuộc chủ yếu vào sông Lô với lưu 3 3 lượng dòng chảy Qmax= 5.890m /s, Qmin = 102 m /s. Thành phố Tuyên Quang nằm ở hạ lưu sông Lô và 4 ngòi lớn là: Ngòi Cơi, Ngòi Là, Ngòi Chả, Ngòi Thục. Một số diễn biến mức ngập, như sau: - Mức nước lũ năm nào cũng xảy ra ở mức 23 m, tần suất 97%, chỉ ngập các ruộng lúa thấp. - Mức lũ 30,87 m, tần suất 3%, ngập và thiệt hại hoa màu rất lớn. - Mức lũ 31,37 m, tần suất 1,0%, thiệt hại rất lớn. Hiện tại đang xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện đầu nguồn sông Gâm sẽ hạn chế mức nước ngập cho thành phố. 4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a,Tài nguyên đất Kết quả phân loại, lập bản đồ thổ nhưỡng theo phân loại đất định lượng đã xác định được 6 nhóm đất bao gồm 12 Đơn vị đất và 16 Đơn vị đất phụ: 1) Nhóm đất phù sa - Fluvisols (FL); 2) Nhóm đất glây - Gleysols (GL); 3) Nhóm đất đen - Luvisols (LV); 4) Nhóm đất xám - Acrisols (AC); 5) Nhóm đất đỏ - Ferrasols (FR); 6) Nhóm đất dốc tụ - Regosols (RG), cụ thể như sau: + Nhóm đất phù sa có diện tích khoảng 1.215 ha, chiếm 10,19% diện tích tự nhiên của thành phố, phân bố ở tất cả 13 phường, xã. + Nhóm đất glây có khoảng 97 ha,chiếm 0,81% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác ở một số xã, phường: Lưỡng Vượng (40 ha), Thái Long (38 ha), An Tường (10 ha), Đội Cấn (9 ha). + Nhóm đất đen có khoảng 322 ha, chiếm 2,7% diện tích tự nhiên của thành phố, phân bố ở các xã Đội Cấn (200 ha), Thái Long (99 ha), An Khang (15 ha) và Lưỡng Vượng (8 ha).
  31. 22 + Nhóm đất xám có khoảng 6.013 ha, chiếm 50,44% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu trên địa bàn các xã, phường: Đội Cấn (1.869 ha), Nông Tiến (812 ha), Thái Long (801 ha), An Khang (745 ha), Tràng Đà (584 ha), Lưỡng Vượng (569 ha), An Tường (489 ha). + Nhóm đất đỏ có khoảng 22 ha, chiếm 0,18% diện tích tự nhiên của thành phố, (chỉ có trên địa bàn phường Hưng Thành). + Nhóm đất dốc tụ có khoảng 71 ha, chiếm 0,60% diện tích tự nhiên của thành phố, phân bố trên địa bàn các xã Đội Cấn (20 ha), Lưỡng Vượng (19 ha), An Tường (18 ha). b. Tài nguyên nước - Nước mặt: Tài nguyên nước mặt của thành phố vào loại trung bình của vùng miền núi phía Bắc, tiềm năng nước mặt dồi dào, gấp 10 lần yêu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Nguồn nước mặt là nguồn nước chính cung cấp cho thành phố trong tương lai. - Nước ngầm: Nguồn nước ngầm dồi dào có ở khắp địa bàn thành phố, có chất lượng tốt đủ tiêu chuẩn dùng cho sinh hoạt. Mực nước ngầm không sâu và tương đối ổn định, thuận lợi cho khai thác, kể cả khai thác đơn giản trong sinh hoạt của nhân dân. Chất lượng nước ngầm trong khu vực nhìn chung là tốt, nước trong, theo nghiên cứu thì nước ngầm không nhiễm cặn, không nhiễm các hợp chất nitơ và kim loại nặng. Tuy vậy, nước ngầm phân bố không đều theo cấu thành địa chất. c. Tài nguyên rừng Thành phố Tuyên quang có khoảng 3653,6 ha đất lâm nghiệp. Trong đó, đất rừng sản xuất chiếm 80,69%; rừng phòng hộ chiếm 19,31%. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, điều tiết nguồn nước và không khí của thành phố. Đặc biệt có vai trò quan trọng trong việc phát triển các loại hình du lịch sinh thái, bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử.
  32. 23 d. Tài nguyên khoáng sản Trên địa bàn thành phố có một số mỏ đá vôi có chất lượng tốt, tập trung đáp ứng được nhu cầu sản xuất vật liệu xây dựng như mỏ đá vôi Tràng Đà, mỏ than ở phường Minh Xuân, mỏ kẽm ở núi Dùm. Đồng thời có nhiều điểm có khả năng khai thác nguyên liệu sản xuất gạch, ngói và các đồ sứ, kể cả sứ cao cấp. e Tài nguyên nhân văn Trên địa bàn thành phố Tuyên Quang hiện có 25 dân tộc anh em cùng sinh sống. Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa riêng nên đã hình thành nên nền văn hoá đa dạng, nhiều nét độc đáo. Trên địa bàn thành phố có các di tích lịch sử đã được xếp hạng (xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh) như: Thành Nhà Mạc, Đền Hạ, Đền Thượng, Chùa An Vinh, Đền Mỏ Than, Đền Cấm Đây là những điểm thu hút được nhiều du khách đến tham quan. Thành phố là Trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh nên tập trung chủ yếu đội ngũ các nhà khoa học, cán bộ quản lý, đồng thời người dân thành phố cũng có nhiều kinh nghiệm trong lao động, sản xuất Các lĩnh vực phát triển văn hóa, giáo dục luôn được quan tâm, chú trọng cả về chiều rộng và chiều sâu. Nguồn nhân lực dồi dào, giàu trí tuệ, có trình độ đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố ngày càng phát triển. 4.1.1.6. Hiện trạng môi trường và Biến đổi khí hậu Môi trường hiện nay của thành phố còn khá trong sạch, tuy nhiên thành phố vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, nước thải từ các cơ sở sản xuất trong khu vực đô thị chưa qua xử lý trước khi thải vào môi trường, chất thải rắn được xử lý bằng phương pháp chôn lấp đơn giản, rác thải sinh hoạt, sản xuất của thành phố hiện nay đang được chôn lấp ở nhà máy rác thải tập
  33. 24 trung của tỉnh trên địa bàn xã Nhữ Khê, huyện Yên Sơn. (Bãi rác thải tập trung của thành phố ở phường Nông Tiến đã đóng cửa). Về môi trường không khí: nhìn chung còn nằm trong giới hạn cho phép (TCVN 5937-2005), tuy nhiên đã có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ tại một số cơ sở sản xuất công nghiệp như bụi, khói và tiếng ồn của các nhà máy sản xuất công nghiệp. - Môi trường nước: nhất là nước mặt có chiều hướng suy giảm nhanh do vẫn đề nước thải, chất thải không được thu gom ở các cơ sở sản xuất và các điểm dân cư. Hệ thống thoát nước chung mới đáp ứng khoảng 21% nhu cầu thu gom. Chưa có hệ thống xử lý tập trung nên đã ảnh hưởng nhiều đến môi trường nước thành phố. - Môi trường đất: Một số nơi bị ô nhiễm do sử dụng các loại hóa chất trong sản xuất nông nghiệp chưa đảm bảo đúng quy định. Hiện nay việc sử dụng đất ở các nghĩa trang, nghĩa địa ở rải rác các xã, vừa lãng phí đất vừa khó kiểm soát tình hình ô nhiễm. - Chất thải các loại: Đây là nguy cơ lớn nhất cho ô nhiễm đất, nước và không khí. Nguy cơ từ chất thải công nghiệp, chất thải bệnh viện và sinh hoạt cũng đang có chiều hướng tăng lên. - Hậu quả của dịch bệnh: Ngoài ra thiên tai, dịch bệnh cũng là những vấn đề lớn cho môi trường sống, đòi hỏi thành phố cần có các biện pháp nhằm giảm nguy cơ ô nhiễm, đặc biệt là các vùng có đông dân cư sinh sống. 4.1.2 Điều kiện kinh tế-văn hóa-xã hội 4.1.2.1. Tình hình phát triển chung của kinh tế a. Tăng trưởng kinh tế Kinh tế của thành phố tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 05 năm đạt trên 17%. Cơ cấu các ngành kinh tế đã có sự chuyển
  34. 25 dịch tích cực theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng khu vực kinh tế nông - lâm nghiệp - thủy sản, tăng dần tỷ trọng khu vực kinh tế thương mại dịch vụ, cụ thể như sau: - Khu vực kinh tế nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 3,85%; - Khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 51,59%; - Khu vực kinh tế dịch vụ - thương mại chiếm khoảng 44,56%; B. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế b. Ngành nông, lâm, thủy sản Đã triển khai thực hiện Đề án xây dựng các vùng chuyên canh cây trồng và vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa; xây dựng quy hoạch vùng chuyên canh cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa định hướng đến năm 2020. Một số mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao như trồng lúa đặc sản, trồng rau an toàn, sản xuất lúa giống, trồng hoa, nuôi trồng thủy sản được phát triển mở rộng; đã có những mô hình cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn được thực hiện rộng rãi và có hiệu quả hơn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Giá trị sản xuất lương thực và giá trị 1 ha canh tác tăng dần qua các năm. Hiện nay đã có trên 700 máy cơ giới nông nghiệp, có trên 90.000 m kênh mương nội đồng được kiên cố hóa. Phát triển một số mô hình chăn nuôi lợn, gà theo quy mô tập trung, phương pháp nuôi công nghiệp. Do được cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp nên số lượng trâu, bò của thành phố có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển; một số diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả đã được chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Sản lượng nuôi trồng thủy sản của thành phố hiện đạt 610 tấn.
  35. 26 Trồng rừng hàng năm đều đảm bảo kế hoạch; chăm sóc, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có. c. Công nghiệp - xây dựng cơ bản Giá trị sản xuất công nghiệp 986 tỷ đồng, lũy kế 9 tháng 2.898 tỷ đồng, đạt 61,1% kế hoạch (so với 9 tháng đầu năm 2015 tăng 76,4%). Phối hợp và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn xây dựng nhà máy mở rộng sản xuất: Nhà máy gỗ ván ép và công trình Nhà máy phôi thép giai đoạn 2 tại khu công nghiệp Long Bình An. Thu hồi, giao đất, cho thuê đất để mở rộng xây dựng cửa hàng kinh doanh xăng dầu Nông Tiến tại phường Nông Tiến; phối hợp giải phóng mặt bằng quy hoạch Trung tâm thương mại, nhà phố thương mại (Shop - house) . Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp được khuyến khích, tạo điều kiện để xây dựng các dự án, vay vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mua thiết bị máy móc, chủ động liên doanh, liên kết mở rộng sản xuất, thị trường tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho doanh nghiệp và người lao động. d. Thương mại - dịch vụ, du lịch Duy trì ổn định các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước 2.785 tỷ đồng, lũy kế 9 tháng 11.322 tỷ đồng, đạt 125,8% kế hoạch (so với 9 tháng đầu năm 2015 tăng 58%). Các chợ Tam Cờ, Phan Thiết, Trường Tiến, Ỷ La và chợ Ruộc (xã An Khang) được nâng cấp; các điểm chợ, buôn bán, kinh doanh ở các xã tiếp tục được quy hoạch, xây dựng. Phối hợp, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại Phan Thiết, Trung tâm thương mại Tuyên Quang, chợ đêm Tam Cờ, một số siêu thị và khu ẩm thực Xuân Hòa.
  36. 27 Trên địa bàn thành phố có các di tích lịch sử đã được Nhà nước, tỉnh công nhận, xếp hạng và nhiều điểm di tích danh thắng khác như: thành Nhà Mạc, Đền Hạ, Đền Thượng, chùa An Vinh, Đền Mỏ Than, Đền Cấm, suối Đát, Núi Dùm, Chùa Hang là những điểm thu hút khách du lịch, tham quan, lễ hội mỗi khi đến Tuyên Quang. Lễ hội diễn ra vào trung thu, với các hoạt động: làm đèn, hình thu các con vật, các địa danh như Thành nhà Mạc, núi Thổ sơn, Lán Là Nừa để rước trên các hè phố, bên cạnh đó là hoạt động múa dân gian như đám cưới chuột, múa Lân, và cả nhảy, múa hiện đại. Hiện nay, đây là hoạt động văn hóa được nhân dân thành phố Tuyên Quang yêu thích và hưởng ứng nhiều nhất. 4.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập Tính đến năm 2018, dân số của thành phố có trên 95.260 người, mật độ dân số 800 người /km2 với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên biến động không ổn định qua các năm: Năm 2009 là 1,08%, năm 2010 là 0,94%, năm 2014 là 1,11%, năm 2015 là 1%, đến tháng 6 năm 2016 là 0,3%.Phường Phan Thiết có mật độ dân số cao nhất với 7.058 người/km2, tiếp đến là phường Tân Quang với 6.438 người/km2; xã Đội Cấn có mật độ dân số thấp nhất với 277 người/km2, tiếp đến là xã An Khang với 292 người/km2. Mật độ dân số khu vực đô thị là 1.782 người/km2, cao gấp 4,24 lần so với mật độ dân số khu vực nông thôn (420 người/km2). Riêng 9 tháng tạo việc làm mới cho 1.720 người đạt 97,7 % kế hoạch; 511 người lao động đi làm việc tại các KCN, KCX đạt 127,75% kế hoạch, 28 người đi XKLĐ đạt 93,3% kế hoạch. 117 dự án được vay từ Qũy Quốc gia giải quyết việc làm với số tiền 4.675 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 117 lao động. Triển khai công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, giai đoạn 2016-2020; xây
  37. 28 dựng kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2017-2020. 4.1.2.3. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn. a. Thực trạng phát triển đô thị Thành phố Tuyên Quang được thành lập theo Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 02 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ (được công nhận là đô thị loại III theo Quyết định số 694/QĐ-BXD ngày 25 tháng 6 năm 2009 của Bộ Xây dựng). Trong những năm qua thành phố đã và đang xây dựng, phát triển về mọi mặt, thực sự đã trở thành trung tâm đô thị và là động lực phát triển của cả tỉnh. Hiện khu vực đô thị của thành phố có 7 phường với tổng diện tích tự nhiên là 3.044,75 ha, chiếm 25,57% diện tích tự nhiên của toàn thành phố với cơ cấu sử dụng đất như sau: - Đất nông nghiệp : 1.801,95 ha, chiếm 59,18% - Đất phi nông nghiệp : 1.185,06 ha, chiếm 38,92% - Đất chưa sử dụng : 57,74 ha, chiếm 1,9% Kết cấu hạ tầng khu vực đô thị của thành phố đã được chú trọng đầu tư, nâng cấp; nhiều công trình hạ tầng thiết yếu được đầu tư xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Không gian đô thị được mở rộng, kiến trúc đô thị ngày càng hiện đại; các khu vực hành chính, khu thương mại, dịch vụ, khu dân cư đã và đang được quy hoạch, đầu tư xây dựng, diện mạo đô thị ngày càng khang trang, sạch đẹp. Chủ động, tích cực chỉnh trang đô thị, trong đó trọng tâm là hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, tô toa vỉa hè, điện chiếu sáng, các công trình kiến trúc, văn hóa, lịch sử; lựa chọn một số loại cây đảm bảo yêu cầu cây xanh đô thị để trồng, thay thế cây xanh trên các tuyến phố; Chỉnh trang các khu phố cũ, cụm dân cư tập trung tại các phường Minh Xuân, Tân Quang, Phan Thiết.
  38. 29 b. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn Đất khu dân cư nông thôn được phân bố ở 6 xã với tổng diện tích là 1.382,99 ha, chiếm 15,58% diện tích tự nhiên (chỉ tính tổng diện tích tự nhiên của các xã). Tỷ lệ chung của toàn tỉnh là 4,91%. Đất khu dân cư nông thôn có nhiều trên địa bàn các xã: An Tường (307,70 ha); Đội Cấn (263,21 ha); xã An Khang có diện tích đất khu dân cư thấp nhất với 181,57 ha. Các xã có tỷ lệ đất khu dân cư nông thôn so với diện tích tự nhiên lớn, bao gồm: An Tường (26,27%); Lưỡng Vượng (18,51%); Tràng Đà (16,42%); Xã Đội Cấn có tỷ lệ đất khu dân cư nông thôn so với diện tích tự nhiên thấp nhất (10,10%). Bình quân đất khu dân cư nông thôn trên người dân của thành phố đạt 371 m2/người (Bình quân của tỉnh 451 m2/người). Bình quân đất khu dân cư nông thôn trên đầu người ở các xã có sự khác biệt khá lớn, cao nhất là xã Thái Long với 599 m2/người, thấp nhất là xã An Tường với 268 m2/người. Hạ tầng cơ sở khu dân cư nông thôn trên địa bàn thành phố trong những năm qua có chuyển biến tích cực, đáp ứng yêu cầu ngày đời sống của người dân. Đến nay trên địa bàn các xã ngoại thành có trên 200 km đường giao thông, trong đó có trên 111 km đã được nhựa hóa, bê tông hóa. 4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng A. Giao thông Mạng lưới giao thông của thành phố tương đối phát triển, trên địa bàn có các tuyến đi các tỉnh như Phú Thọ, Hà Giang, Thái Nguyên, Yên Bái a. Giao thông đường bộ - Hệ thống quốc lộ đi qua thành phố có QL2 và QL2C có tổng chiều dài 24,04 km (không tính các đoạn chạy trong đô thị), trong đó: Quốc lộ 2: Đoạn qua thành phố, từ Km 129 (xã Đội Cấn) đến Ủy ban nhân dân thành phố dài 11,67 km, tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường cấp
  39. 30 IV, nền đường rộng 9 m, mặt đường rộng 7 m (riêng đoạn từ cây xăng đến Ủy ban nhân dân thành phố có nền đường rộng 40 m). - Quốc lộ 2 tránh: Dài 8 km, có mặt cắt ngang đường rộng 20 m (Hệ thống đường gom dân sinh chạy dọc tuyến chính, thiết kế ngoài hành lang đường bộ, giai đoạn đầu thiết kế theo tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại A, B nền = 5 m, B mặt = 3,5 m). - Quốc lộ 2C: Dài 4,37 km, mặt đường rải nhựa với chiều rộng từ 3,5 m đến 5,5m. - Tỉnh lộ: Có 01 tuyến (TL 186) dài 4 km và đang triển khai đường Hồ Chí Minh. - Đường huyện: Có 02 tuyến với tổng chiều dài 12 km, trong đó: (1) tuyến km 130 QL2 (cũ) - Bình Ca, dài 8 km; (2) tuyến km 126 QL2 (cũ) - Thái Long, dài 4 km; - Đường nội thị có 113 tuyến với tổng chiều dài 141,26 km. Các tuyến đường trục chính nội thị như đường Tân Trào, đường Bình Thuận, đường Trần Hưng Đạo đều có dải phân cách mềm, lòng đường rộng từ 18 - 23m. Một số tuyến đường khác đều có bề rộng lòng đường theo quy hoạch điều chỉnh (từ 10,5 - 16m). - Đường thôn xóm, tổ dân phố có tổng chiều dài 48,38 km. b. Giao thông đường thủy Đường sông trên địa bàn thành phố chủ yếu hoạt động trên sông Lô nhưng còn hạn chế. Hiện nay trong địa bàn thành phố có một cảng cấp III là cảng thành phố và 2 cảng chuyên dùng là cảng Gềnh Riềng, cảng Gềnh Quýt. Nói chung các cảng có quy mô nhỏ, phương tiện bốc dỡ thô sơ, năng suất thấp.
  40. 31 4.1.2.5. Thủy lợi, cấp, thoát nước Toàn thành phố có 69 công trình thủy lợi tưới từ 1,0 ha trở lên với diện tích phục vụ tưới là 1.578,74 ha (lúa vụ xuân 715,23 ha; lúa vụ mùa 721,41 ha; nuôi trồng thủy sản 5,43 ha; các loại cây khác 136,67 ha), trong đó có: - 22 hồ chứa với tổng diện tích phục vụ tưới 422,15 ha (lúa vụ xuân 193,19 ha; lúa vụ mùa 195,51 ha; các loại cây khác 33,45 ha); - 15 đập xây với tổng diện tích phục vụ tưới 198,67 ha (lúa vụ xuân 96,65 ha; lúa vụ mùa 96,84 ha; các loại cây khác 5,18 ha); - 10 phai tạm với tổng diện tích phục vụ tưới 94,66 ha (lúa vụ xuân 47,34 ha; lúa vụ mùa 47,32 ha); - 01 đập rọ thép với tổng diện tích phục vụ tưới 3,50 ha (lúa vụ xuân 1,75 ha; lúa vụ mùa 1,75 ha); - 20 trạm bơm với tổng diện tích phục vụ tưới 859,77 ha (lúa vụ xuân 376,31 ha; lúa vụ mùa 379,999 ha; nuôi trồng thủy sản 5,43 ha; các loại cây khác 98,04 ha). Trên địa bàn thành phố hiện có 144,69 km kênh mương, trong đó có 82,82 km kênh mương xây, chiếm 57,24%. Còn lại 61,87 km kênh đất, chiếm 42,76%. 4.1.2.6. Năng lượng Thành phố đang sử dụng nguồn điện từ lưới điện quốc gia 110KV thông qua trạm 110 KV km tại Lưỡng Vượng (110/35/10KV- 1x16+1x40MVA); phụ tải điện đang nhận điện trực tiếp từ các trạm: Trạm 110KV bằng các tuyến 35KV và 10KV; Từ trạm biến áp TG 35/10 KV Hưng Thành và trạm 35/10KV 2x4000KVA Gò Trẩu, thông qua 2 tuyến điện 10KV là 971 và 972 với tổng chiều dài là 43 km. Trên địa bàn thành phố hiện có 65 trạm biến áp phân phối. Với việc
  41. 32 phát triển mở rộng thành phố cần nghiên cứu cải tạo và phát triển các tuyến dây, trạm biến áp ở nội thị đảm bảo an toàn mỹ quan, đồng thời phát triển xây dựng hệ thống điện chiếu sáng đô thị. Thực hiện công tác quản lý điện nông thôn, hiện nay thành phố đang chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn từ Ban quản lý điện xã sang hợp tác xã nông, lâm nghiệp để quản lý và kinh doanh điện. 4.1.2.7. Bưu chính viễn thông Mạng Bưu chính hiện nay đã được phát triển rộng khắp trong toàn thành phố đáp ứng các dịch vụ bưu chính cơ bản. 100% trên địa bàn thành phố có điểm phục vụ. Bưu điện thành phố đã cung cấp đầy đủ các dịch vụ bưu chính có trên mạng. Các điểm bưu điện văn hoá xã đã và đang triển khai cung cấp các dịch vụ công ích, cung cấp sách, báo cho người dân;100% các xã có điểm bưu điện - văn hóa đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân; 4.1.2.8. Cơ sở văn hóa Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, khu dân cư tiên tiến được đẩy mạnh; phong trào văn hoá, văn nghệ, xây dựng làng xã, đơn vị, gia đình văn hóa được nâng cao chất lượng; các điểm bưu điện văn hoá xã, Đài phát thanh truyền hình, trạm truyền thanh cơ sở hiệu quả hoạt động ngày càng cao đã góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân. Tăng cường đầu tư hoàn thiện thiết chế văn hoá cơ sở; triển khai thực hiện các dự án tôn tạo, chống xuống cấp di tích lịch sử văn hóa. 4.1.2.9. Cơ sở y tế Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia và phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Cơ sở y tế của thành phố được đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang bị, đội ngũ cán bộ y tế từng bước được nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, tay nghề phục vụ cho công tác khám chữa bệnh. Hoạt động y tế
  42. 33 cơ sở tiếp tục chuyển biến tốt, y tế xã và thôn bản được củng cố, chất lượng ngày càng được nâng lên. Đến nay, đảm bảo cấp phát thẻ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho 100% trẻ dưới 6 tuổi; 100% trẻ dưới 1 tuổi được tiêm đủ. Công tác xã hội hoá y tế ngày càng phát triển, được quan tâm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả. 4.1.2.10. Cơ sở giáo dục - đào tạo Ngành giáo dục - đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được kết quả khá quan trọng; luôn giữ vững danh hiệu tốp dẫn đầu trong toàn tỉnh về đạt trường chuẩn quốc gia; chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao. Thực hiện tốt chương trình đổi mới giáo dục phổ thông, công tác phổ cập giáo dục ngày càng vững chắc. - 100% giáo viên THPT, THCS, tiểu học và 96,6% giáo viên mầm non đạt chuẩn về đào tạo. - Trên địa bàn thành phố hiện có 51 trường học, trong đó; 18 trường mầm non, 14 trường tiểu học, 13 trường THCS và 5 trường THPT và 01 trường Phổ thông dân tộc Nội trú. - Có 27/51 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia. 4.1.2.11. Cơ sở thể dục - thể thao Phong trào thể dục thể thao phát triển mạnh mẽ đã góp phần nâng cao sức khỏe và đời sống tinh thần cho nhân dân. Số người luyện tập thể thao thường xuyên đạt 31%, số gia đình thể thao là 31%. Có 58 câu lạc bộ thể dục thể thao hoạt động thường xuyên. 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường 1. Những lợi thế chủ yếu - Có vị trí thuận lợi do nằm trung tâm của tỉnh với tiềm năng về đất đai, nguồn nhân lực, hạ tầng đô thị được đầu tư xây dựng với điểm nhấn là cụm Tượng đài Bác Hồ với nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang gắn với Quảng trường Nguyễn Tất Thành và các thiết chế văn hóa; có các di tích lịch sử, văn
  43. 34 hóa, thắng cảnh đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch, dịch vụ. - Có giao thông thuận lợi vì vậy có điều kiện mở rộng giao thương với các địa phương trong và ngoài tỉnh. - Kinh tế đã có bước phát triển khá toàn diện, liên tục và đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch đúng hướng: Tăng dần tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông - lâm nghiệp, phát huy ngày càng rõ hơn những lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên. - Đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn khoa học được đào tạo chính quy; lao động nông nghiệp có kinh nghiệm và được tập huấn qua mô hình khuyến nông, khuyến lâm nên nhanh chóng tiếp thu khoa học kỹ thuật mới, hiện đại vào sản xuất. 2.Những tồn tại Sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp quy mô còn nhỏ; việc quảng bá, thu hút đầu tư còn hạn chế; chưa khai thác hết tiềm năng về phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch. Công tác quản lý quy hoạch có mặt còn hạn chế. Việc triển khai các công trình giao thông, XDCB, giải phóng mặt bằng, quy hoạch chi tiết các phường, khu dân cư; việc lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở một số xã, phường và tiến độ thực hiện lập quy hoạch vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, giai đoạn 2010 - 2015, định hướng đến năm 2020 còn chậm; sản lượng lương thực, chăn nuôi chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch giao. 4.2. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất của thành phố Tuyên Quang năm 2017 4.2.1. Đánh giá chỉ tiêu sử dụng đất phân bổ cho thành phố Tuyên Quang năm 2017 Hiện nay, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016-2020 tỉnh Tuyên Quang chưa được Chính phủ phê duyệt, do đó chưa có chỉ tiêu phân bổ
  44. 35 kế hoạch sử dụng đất cho các huyện, thành phố. Việc đánh giá chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất năm 2017 thành phố Tuyên Quang so với chỉ tiêu phân bổ của tỉnh sẽ được đánh giá sau khi được UBND tỉnh phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất. Bảng 4.1: Chỉ tiêu sử dụng đất năm 2017 thành phố Tuyên Quang Kế hoạch SDĐ năm Hiện 2017 STT CHỈ TIÊU Mã trạng năm Diện tích Cơ cấu 2016 (ha) (%) (1) (2) (3) (4) (4) (5) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 11.905,98 11.905,98 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 8.415,81 8.140,31 68,37 1.1 Đất trồng lúa LUA 1.604,98 1.542,39 12,95 Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 1.481,38 1.421,90 11,94 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 947,93 846,38 7,11 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.946,18 1.876,37 15,76 1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 705,68 704,68 5,92 1.5 Đất rừng sản xuất RSX 2.938,22 2.914,84 24,48 1.6 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 220,13 202,94 1,70 1.7 Đất nông nghiệp khác NKH 52,70 52,70 0,44 2 Đất phi nông nghiệp PNN 3.247,50 3.523,92 29,60 2.1 Đất quốc phòng CQP 317,25 317,25 2,66 2.2 Đất an ninh CAN 35,55 37,09 0,31 2.3 Đất khu công nghiệp SKK 60,01 91,01 0,76 2.4 Đất cụm công nghiệp SKN 66,23 66,23 0,56 2.5 Đất thương mại, dịch vụ TMD 21,75 22,68 0,19 2.6 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 143,69 143,25 1,20 2.7 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS 10,95 10,95 0,09 2.8 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp DHT 964,12 1.138,16 9,56 tỉnh, cấp huyện, cấp xã Đất xây dựng cơ sở văn hóa DVH 15,08 15,18 0,13 Đất xây dựng cơ sở y tế DYT 19,87 20,13 0,17
  45. 36 Kế hoạch SDĐ năm Hiện 2017 STT CHỈ TIÊU Mã trạng năm Diện tích Cơ cấu 2016 (ha) (%) (1) (2) (3) (4) (4) (5) Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo DGD 76,66 76,06 0,64 Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao DTT 16,03 17,23 0,14 Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội DXH 10,47 10,47 0,09 Đất giao thông DGT 630,11 773,44 6,50 Đất thủy lợi DTL 173,20 201,25 1,69 Đất công trình năng lượng DNL 14,39 14,39 0,12 Đất công trình bưu chính, viễn thông DBV 2,18 2,18 0,02 Đất chợ DCH 6,14 7,84 0,07 2.9 Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 0,04 0,04 0,0003 2.10 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 8,30 8,32 0,07 2.11 Đất ở tại nông thôn ONT 324,02 329,45 2,77 2.12 Đất ở tại đô thị ODT 341,78 381,96 3,21 2.13 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 53,00 64,37 0,54 2.14 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 3,32 3,32 0,03 2.15 Đất cơ sở tôn giáo TON 3,86 3,86 0,03 2.16 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa NTD 34,96 43,96 0,37 2.17 Đất sản xuất vật liệu xây dựng SKX 117,63 117,63 0,99 2.18 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 9,71 15,91 0,13 2.19 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV 5,79 6,29 0,05 2.20 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 5,25 5,25 0,04 2.21 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 708,72 707,22 5,94 2.22 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 11,55 9,73 0,08 3 Đất chưa sử dụng CSD 242,67 241,75 2,03 (Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường thành phố Tuyên Quang)
  46. 37 a. Đất nông nghiệp Diện tích không thay đổi mục đích trong năm kế hoạch là 8.140,31 ha. Trong năm 2017 đất nông nghiệp thực giảm 275,51 ha để chuyển sang đất phi nông nghiệp. Như vậy đến hết năm 2017 diện tích đất nông nghiệp là 8.140,31 ha, chiếm 68,37% diện tích đất tự nhiên. * Đất trồng lúa: Diện tích không thay đổi mục đích trong năm kế hoạch là 1.542,39 ha; trong năm 2017 đất trồng lúa giảm 62,58 ha so với năm 2016 do chuyển sang các mục đích sau: + Đất khu công nghiệp : 3 ha; + Đất thương mại, dịch vụ : 0,86 ha; + Đất cơ sở giáo dục - đào tạo : 0,7 ha; + Đất cơ sở thể dục - thể thao : 0,5 ha; + Đất giao thông : 29,56 ha; + Đất ở tại nông thôn : 5 ha; + Đất ở tại đô thị : 17,64 ha; + Đất trụ sở cơ quan nhà nước : 1,82 ha; + Đất nghĩa trang, nghĩa địa : 0,5 ha; + Đất sinh hoạt cộng đồng : 3,1 ha. Như vậy đến hết năm 2017 diện tích đất trồng lúa là 1.542,39 ha, chiếm 12,95% diện tích đất tự nhiên. * Đất trồng cây hàng năm khác: Diện tích không thay đổi mục đích trong năm kế hoạch là 846,38 ha; trong năm 2017 đất trồng cây hàng năm khác giảm 101,55 ha so với năm 2016 do chuyển sang các mục đích sau:
  47. 38 + Đất khu công nghiệp : 16,3 ha; + Đất thương mại dịch vụ : 0,03 ha; + Đất y tế : 0,20 ha; + Đất giáo dục đào tạo : 0,50 ha; + Đất thể dục thể thao : 0,1 ha; + Đất giao thông : 63,86 ha; + Đất thủy lợi : 3,0 ha; + Đất chợ : 0,30 ha; + Đất ở đô thị : 9,3 ha; + Đất xử lý rác thải : 0,02 ha; + Đất xây dựng trụ sở cơ quan : 1,82 ha; + Đất ở nông thôn : 1,0 ha; + Đất ở đô thị : 11,64 ha; + Đất nghĩa trang, nghĩa địa : 2,00 ha. + Đất sinh hoạt cộng đồng : 0,20 ha; Như vậy đến hết năm 2017 diện tích đất trồng cây hàng năm khác là 846,38 ha, chiếm 7,11% diện tích đất tự nhiên. * Đất trồng cây lâu năm: Diện tích không thay đổi mục đích trong năm kế hoạch là 1.876,37 ha; trong năm 2017 đất trồng cây lâu năm giảm 69,81 ha so với năm 2016 do chuyển sang các mục đích sau: + Đất an ninh : 1,54 ha; + Đất khu công nghiệp : 9,00 ha; + Đất xây dựng cơ sở văn hóa : 0,1 ha; + Đất cơ sở giáo dục - đào tạo : 1,00 ha; + Đất cơ sở thể dục - thể thao : 0,60 ha; + Đất giao thông : 24,15 ha; + Đất thủy lợi : 8,14 ha; + Đất chợ : 1,4 ha; + Đất ở tại nông thôn : 5,87 ha; + Đất ở tại đô thị : 8,03 ha; + Đất xây dựng trụ sở cơ quan : 6,77 ha; + Đất nghĩa trang, nghĩa địa : 2,5 ha; + Đất sinh hoạt cộng đồng : 0,2 ha; + Đất khu vui chơi, giải trí công cộng : 0,5 ha. Như vậy đến hết năm 2017 diện tích đất trồng cây lâu năm là 1.876,37 ha, chiếm 15,76% diện tích đất tự nhiên.
  48. 39 * Đất rừng sản xuất: Diện tích không thay đổi mục đích trong năm kế hoạch là 2.914,84 ha; trong năm 2017 đất rừng sản xuất giảm 23,38 ha so với năm 2016 do chuyển sang các loại đất sau: + Đất giao thông : 14,58 ha; + Đất ở đô thị : 4,8 ha; + Đất nghĩa trang, nghĩa địa : 4 ha. Như vậy đến hết năm 2017 diện tích đất rừng sản xuất là 2.914,84 ha, chiếm 24,48% diện tích đất tự nhiên. * Đất rừng phòng hộ: Diện tích không thay đổi mục đích trong năm kế hoạch là 704,68 ha; trong năm 2017 đất rừng phòng hộ giảm 1 ha so với năm 2016 do chuyển sang đất giao thông. Như vậy đến hết năm 2017 diện tích đất rừng phòng hộ là 704,68 ha, chiếm 5,92% diện tích đất tự nhiên. * Đất nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích không thay đổi mục đích trong năm kế hoạch là 202,94 ha; trong năm 2017 đất nuôi trồng thủy sản thực giảm 17,19 ha so với năm 2016 do chuyển sang các mục đích sau: + Đất khu công nghiệp : 1,1 ha; + Đất giao thông : 3,73 ha; + Đất thủy lợi : 11,86 ha; + Đất ở đô thị : 0,5 ha. Như vậy đến hết năm 2017 diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 204,02 ha, chiếm 1,70% diện tích đất tự nhiên. * Đất nông nghiệp khác: Diện tích không thay đổi mục đích trong năm kế hoạch là 52,7 ha; trong năm 2017 đất nông nghiệp khác không thay đổi. Như vậy đến hết năm
  49. 40 2017 diện tích đất nông nghiệp khác là 52,7 ha, chiếm 0,44% diện tích đất tự nhiên. b. Đất phi nông nghiệp Diện tích không thay đổi mục đích trong năm kế hoạch là 3.247,5 ha. Trong năm 2017 đất phi nông nghiệp thực tăng 276,43 ha. Trong đó: - Tăng 0,92 ha do đất chưa sử dụng chuyển sang. - Tăng 275,51 ha do đất nông nghiệp chuyển sang. Như vậy đến hết năm 2017 diện tích đất phi nông nghiệp là 3.523,92 ha, chiếm 29,60% diện tích đất tự nhiên. * Đất quốc phòng: Diện tích không thay đổi mục đích trong năm kế hoạch là 317,25 ha; trong năm 2017 đất quốc phòng không có biến động. Như vậy đến hết năm 2017 diện tích đất quốc phòng là 317,25 ha, chiếm 2,66% diện tích đất tự nhiên. * Đất an ninh: Diện tích không thay đổi mục đích trong năm kế hoạch là 35,55 ha; trong năm 2017 đất an ninh thực tăng 1,54 ha so với năm 2016 do lấy từ đất trồng cây lâu năm. Như vậy đến hết năm 2017 diện tích đất an ninh là 37,09 ha, chiếm 0,31% diện tích đất tự nhiên. * Đất khu công nghiệp: Diện tích không thay đổi mục đích trong năm kế hoạch là 60,01 ha; trong năm 2017 đất khu công nghiệp tăng 31 ha so với năm 2016 do lấy từ các loại đất sau: + Đất lúa : 3,00 ha; + Đất trồng cây hàng năm khác : 16,30 ha; + Đất trồng cây lâu năm : 9 ha; + Đất nuôi trồng thủy sản : 1,10 ha; + Đất ở tại nông thôn : 1,60 ha;
  50. 41 Như vậy đến hết năm 2017 diện tích đất khu công nghiệp là 91,01 ha, chiếm 0,76% diện tích đất tự nhiên. * Đất cụm công nghiệp: Diện tích không thay đổi mục đích trong năm kế hoạch là 66,23 ha; trong năm 2017 đất cụm công nghiệp không có biến động. Như vậy đến hết năm 2017 diện tích đất cụm công nghiệp là 66,23 ha, chiếm 0,56% diện tích đất tự nhiên. * Đất thương mại, dịch vụ: Diện tích không thay đổi mục đích trong năm kế hoạch là 21,75 ha; trong năm 2017 đất thương mại, dịch vụ tăng 0,93 ha so với năm 2016, được lấy từ: + Đất trồng lúa : 0,86 ha; + Đất trồng cây hàng năm khác : 0,03 ha; + Đất xây dựng trụ sở cơ quan : 0,04 ha; Như vậy đến hết năm 2017 diện tích đất thương mại, dịch vụ là 22,68 ha, chiếm 0,19% diện tích đất tự nhiên. * Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: Diện tích không thay đổi mục đích trong năm kế hoạch là 143,25 ha; trong năm 2017 đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp thực giảm 0,44 ha so với năm 2016 do chuyển sang đất thủy lợi. Như vậy đến hết năm 2017 diện tích đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp là 143,25 ha, chiếm 1,20% diện tích đất tự nhiên. * Đất sử dụng cho hoạt động khai thác khoáng sản: Diện tích không thay đổi mục đích trong năm kế hoạch là 10,95 ha, trong năm 2017 đất sử dụng cho hoạt động khai thác khoáng sản không có biến động. Do vậy đến hết năm 2017 diện tích đất sử dụng cho hoạt động khai thác khoáng sản là 10,95 ha, chiếm 0,09% diện tích đất tự nhiên.
  51. 42 * Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã: Diện tích không thay đổi mục đích trong năm kế hoạch là 960,85 ha; trong năm 2017 đất phát triển hạ tầng thực tăng 174,04 ha so với năm 2016. Như vậy diện tích đất phát triển hạ tầng đến hết năm 2017 là 1.138,16 ha để xây dựng, nâng cấp các công trình hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi, y tế, văn hoá, giáo dục, thể dục thể thao, chợ, công trình bưu chính viễn thông, năng lượng, công trình nghiên cứu khoa học, dịch vụ xã hội. Cụ thể các loại đất trong nhóm đất phát triển hạ tầng như sau: + Đất xây dựng cơ sở văn hóa: Diện tích không thay đổi mục đích trong năm kế hoạch là 15,08 ha; trong năm 2017 đất cơ sở văn hóa thực tăng 0,1 ha so với năm 2016 do lấy từ đất cây lâu năm. Như vậy đến hết năm 2017 diện tích đất cơ sở văn hóa là 15,18 ha, chiếm 0,13% diện tích đất tự nhiên. + Đất xây dựng cơ sở y tế: Diện tích không thay đổi mục đích trong năm kế hoạch là 19,87 ha; trong năm 2017 đất cơ sở y tế thực tăng 0,26 ha so với năm 2016, do lấy từ đất: + Đất hàng năm khác : 0,20 ha; + Đất xây dựng trụ sở cơ quan : 0,06 ha. Như vậy đến hết năm 2017 diện tích đất cơ sở y tế là 20,13 ha, chiếm 0,17% diện tích đất tự nhiên. + Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo:Diện tích không thay đổi mục đích trong năm kế hoạch là 73,86 ha; trong năm 2017 đất cơ sở giáo dục - đào tạo thực giảm 0,6 ha so với năm 2016, trong đó: - Tăng 2,20 ha lấy từ các loại đất: + Đất trồng lúa : 0,70 ha; + Đất hàng năm khác : 0,50 ha; + Đất trồng cây lâu năm : 1,00 ha; - Giảm 2,8 ha do chuyển sang đất sinh hoạt cộng đồng.
  52. 43 Như vậy đến hết năm 2017 diện tích đất cơ sở giáo dục - đào tạo là 76,06 ha, chiếm 0,64% diện tích đất tự nhiên. + Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao:Diện tích không thay đổi mục đích trong năm kế hoạch là 16,03 ha; trong năm 2017 đất cơ sở thể dục - thể thao thực tăng 1,2 ha so với năm 2016, do chuyển từ các loại đất sau: + Đất trồng lúa : 0,5 ha; + Đất trồng cây hàng năm khác : 0,10 ha; + Đất trồng cây lâu năm : 0,6 ha; Như vậy đến hết năm 2017 diện tích đất cơ sở thể dục - thể thao là 17,23 ha, chiếm 0,14% diện tích đất tự nhiên. + Đất cơ sở dịch vụ xã hội:Diện tích cơ sở dịch vụ xã hội đến hết năm 2017 là 10,47 ha, chiếm 0,09% diện tích đất tự nhiên, không có biến động so với năm 2016. + Đất giao thông: Diện tích không thay đổi mục đích trong năm kế hoạch là 625,74 ha; trong năm 2017 đất giao thông thực tăng 143,33 ha so với năm 2016, trong đó: - Tăng 147,70 ha lấy từ các loại đất: + Đất trồng lúa : 29,56 ha; + Đất trồng cây hàng năm khác : 63,86 ha; + Đất trồng cây lâu năm : 24,15 ha; + Đất rừng phòng hộ : 1,00 ha; + Đất rừng sản xuất : 14,58 ha; + Đất nuôi trồng thủy sản : 3,73 ha. + Đất thủy lợi : 3,3 ha; + Đất ở tại nông thôn : 4,18 ha. + Đất ở tại đô thị : 1,84 ha; + Đất ở tại đô thị : 3,24 ha; + Đất sông, suối, kênh rạch : 1,5 ha; - Giảm 4,37 ha do chuyển sang các loại đất sau: + Đất thủy lợi : 4,00 ha; + Đất xây dựng trụ sở cơ quan : 0,37 ha;
  53. 44 Như vậy đến hết năm 2017 diện tích đất giao thông là 773,44 ha, chiếm 6,5% diện tích đất tự nhiên. + Đất thủy lợi:Diện tích không thay đổi mục đích trong năm kế hoạch là 169,80 ha; trong năm 2017 đất thủy lợi thực tăng 28,05 ha so với năm 2016, trong đó: - Tăng 31,45 ha lấy từ các loại đất: + Đất trồng cây hàng năm khác : 3 ha; + Đất trồng cây lâu năm : 8,14 ha; + Đất nuôi trồng thủy sản : 11,86 ha; + Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp : 0,44 ha; + Đất giao thông : 4 ha; + Đất ở tại đô thị : 1,35 ha; + Đất ở nông thôn : 0,67 ha; + Đất mặt nước chuyên dùng : 1,63 ha; + Đất chưa sử dụng : 0,36 ha. - Giảm3,4 ha do chuyển sang các loại đất sau: + Đất giao thông : 3,3 ha; + Đất xây dựng trụ sở cơ quan : 0,1 ha; Như vậy đến hết năm 2017 diện tích đất thủy lợi là 205,25 ha, chiếm 1,69% diện tích đất tự nhiên. + Đất công trình năng lượng:Diện tích đất công trình năng lượng đến hết năm 2017 diện tích đất công trình năng lượng là 14,39 ha, chiếm 0,12% diện tích đất tự nhiên. + Đất công trình bưu chính, viễn thông: Diện tích đất công trình bưu chính, viễn thông đến hết năm 2017 là 2,18 ha, chiếm 0,02% diện tích đất tự nhiên, không có biến động. + Đất chợ:Diện tích không thay đổi mục đích trong năm kế hoạch là 6,14 ha; trong năm 2017 đất chợ thực tăng 1,7 ha so với năm 2016, do lấy từ các loại đất sau:
  54. 45 + Đất trồng cây hàng năm khác : 0,3 ha; + Đất trồng cây lâu năm : 1,4 ha. Như vậy đến hết năm 2017 diện tích đất chợ là 7,84 ha, chiếm 0,07% diện tích đất tự nhiên. * Đất có di tích lịch sử - văn hóa: Diện tích đất di tích lịch sử - văn hóa đến năm 2017 là 0,04, chiếm 0,0003% diện tích đất tự nhiên, không có biến động. * Đất bãi thải, xử lý chất thải: . Diện tích đất bãi thải, xử lý chất thải đến năm 2017 là 8,32, chiếm 0,07% diện tích đất tự nhiên, tăng 0,02 ha so với năm 2016 do lấy từ đất bằng trồng cây hàng năm khác. * Đất tại ở nông thôn: Diện tích không thay đổi mục đích trong năm kế hoạch là 317,58 ha; trong năm 2017 đất ở tại nông thôn thực tăng 5,43 ha so với năm 2016, trong đó: - Tăng 11,87 ha lấy từ loại đất: + Đất trồng lúa : 5 ha; + Đất trồng cây lâu năm : 5,87 ha; + Đất bằng trồng cây hàng năm : 1 ha. - Giảm 6,44 ha do chuyển sang các mục đích sau: + Đất khu công nghiệp : 1,6 ha; + Đất đất giao thông : 4,18 ha; + Đất thủy lợi : 0,67 ha. Như vậy đến hết năm 2017 diện tích đất ở tại nông thônlà 329,45 ha, chiếm 2,77% diện tích đất tự nhiên. * Đất tại ở đô thị: Diện tích không thay đổi mục đích trong năm kế hoạch là 336,98 ha; trong năm 2017 đất ở tại đô thị thực tăng 40,17 ha so với năm 2016, trong đó:
  55. 46 - Tăng 43,37 ha lấy từ loại đất: + Đất trồng lúa : 17,64 ha; + Đất trồng cây hàng năm khác : 11,64 ha; + Đất trồng cây lâu năm : 8,03ha; + Đất nuôi trồng thủy sản : 0,5 ha; + Đất rừng sản xuất : 4,8 ha; + Đất mặt nước chuyên dùng : 0,2 ha; + Đất bằng chưa sử dụng : 0,56 ha. - Giảm 3,2 ha do chuyển sang các mục đích sau: + Đất giao thông : 1,84 ha; + Đất thủy lợi : 1,35 ha; Như vậy đến hết năm 2017 diện tích đất ở tại đô thị là 381,96 ha, chiếm 3,21% diện tích đất tự nhiên. * Đất xây dựng trụ sở cơ quan: Diện tích không thay đổi mục đích trong năm kế hoạch là 52,9 ha; trong năm 2017 đất xây dựng trụ sở cơ quan thực tăng 11,36 ha so với năm 2016, trong đó: - Tăng 11,46 ha lấy từ đất: + Đất trồng lúa : 1,82 ha; + Đất trồng cây hàng năm khác : 2,4 ha; + Đất cây lâu năm : 6,77 ha; + Đất giao thông : 0,37 ha; + Đất thủy lợi : 0,1 ha; - Giảm 0,1 ha do chuyển sang đất: + Đất y tế : 0,06 ha; + Đất thương mại, dịch vụ : 0,04 ha.
  56. 47 Như vậy đến hết năm 2017 diện tích đất xây dựng trụ sở cơ quan là 64,37 ha,chiếm 0,54% diện tích đất tự nhiên. * Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp:Diện đất tích xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp đến năm 2017 là 3,32, chiếm 0,03% diện tích tự nhiên, không có biến động. * Đất cơ sở tôn giáo: Diện tích đất cơ sở tôn giáo đến hết năm 2017 là 3,86 ha, chiếm 0,03% diện tích đất tự nhiên, không có biến động. * Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa: Diện tích không thay đổi mục đích trong năm kế hoạch là 34,96 ha; trong năm 2017 đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng 9 ha so với năm 2016, lấy từ các loại đất sau: + Đất trồng lúa : 0,5 ha; + Đất trồng cây hàng năm khác : 2,00 ha; + Đất trồng cây lâu năm : 2,50 ha; + Đất trồng rừng sản xuất : 4,00 ha. Như vậy đến hết năm 2017 diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa là 43,96 ha, chiếm 0,37% diện tích đất tự nhiên. * Đất sản xuất vật liệu xây dựng: Diện tích đất sản xuất vật liệu xây dựng đến năm 2017 là 117,63, chiếm 0,99% diện tích tự nhiên, không có biến động. * Đất sinh hoạt cộng đồng: Diện tích không thay đổi mục đích trong năm kế hoạch là 9,71 ha; trong năm 2017 đất sinh hoạt cộng đồng tăng 6,2 ha so với năm 2016, lấy từ loại đất: + Đất trồng lúa : 3,0 ha; + Đất trồng cây hàng năm khác : 0,20 ha; + Đất trồng cây lâu năm : 0,2 ha; + Đất cơ sở giáo dục - đào tạo : 2,8 ha;
  57. 48 Như vậy đến hết năm 2017 diện tích đất sinh hoạt cộng đồng là 15,91 ha, chiếm 0,13% diện tích đất tự nhiên. * Đất khu vui chơi, giải trí công cộng: Diện tích kế hoạch đến hết năm 2017 là 6,29 ha; chiếm 0,05% diện tích tự nhiên, tăng 0,5 ha so với năm 2016, lấy từ đất trồng cây lâu năm. * Đất cơ sở tín ngưỡng: Diện tích đất cơ sở tín ngưỡng đến hết năm 2017 là 5,25 ha, chiếm 0,04% diện tích đất tự nhiên. * Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối: Diện tích đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối đến hết năm 2017 là 707,22ha, chiếm 5,94% diện tích đất tự nhiên, giảm 1,5 ha do chuyển sang đất giao thông. * Đất có mặt nước chuyên dùng: Diện tích không thay đổi mục đích trong năm kế hoạch là 9,73 ha; trong năm 2017 đất có mặt nước chuyên dùng giảm 1,83 ha so với năm 2016 do chuyển sang các mục đích sau: + Đất thủy lợi : 1,63 ha; + Đất ở đô thị : 0,20 ha; Như vậy đến hết năm 2017 diện tích đất có mặt nước chuyên dùng là 9,73 ha, chiếm 0,08% diện tích đất tự nhiên. c. Đất chưa sử dụng: Diện tích đến năm 2017 của đất chưa sử dụng là 241,75 ha, chiếm 2,03 % diện tích tự nhiên, giảm 0,92 ha do chuyển sang đất ở đô thị 0,56 ha và đất thủy lợi 0,36 ha.
  58. 49 4.2.2. Nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực a. Chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất (Xác định nhu cầu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất năm 2016 chưa thực hiện hết chuyển tiếp sang kế hoạch sử dụng đất năm 2017 trên địa bàn thành phố) Thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2016 tại Quyết định số 47/QĐ- UBND ngày 25/02/2016 của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2016 thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. Trong quá trình thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2016, một số công trình, dự án do thiếu vốn đầu tư, thủ tục liên quan đến đất chưa hoàn thành hoặc quá trình triển khai chậm nên chưa thực hiện, các công trình dự án này vẫn có khả thi và cần thiết đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, do đó TP Tuyên Quang tiếp tục đưa vào kế hoạch sử dụng đất năm 2017 và tổ chức thực hiện theo quy định. Bảng 4.2: Danh mục công trình chuyển tiếp từ năm 2016 sang năm 2017 Diện Địa điểm STT Hạng mục tích (đến cấp xã) (ha) (1) (2) (3) (4) Công trình, dự án được phân bổ từ quy hoạch sử A dụng đất cấp tỉnh I Công trình, dự án mục đích quốc phòng, an ninh 1,54 Kho bãi tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính của 1 0,54 P.Tân Hà phòng Cảnh sát giao thông Xây dựng Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học - Công 2 0,60 P.Tân Hà nghệ - Dịch vụ Công an tỉnh Tuyên Quang 3 Quy hoạch xây dựng Trụ sở công an phường An Tường 0,40 X.An Tường Công trình, dự án để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi II X.An Tường ích quốc gia, công cộng 1 Đất khu công nghiệp 31,00 Giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án trong Khu công nghiệp Long Bình An (gồm các dự án về xây dựng hạ 26,00 X.Đội Cấn 1.1 tầng khu công nghiệp và các dự án đầu tư khác) Hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Long Bình Thôn 4, 9, 8, 5,00 1.2 An X.Đội Cấn B Công trình, dự án thành phố xác định I Các dự án do Hội đồng nhân dân tỉnh chấp thuận mà
  59. 50 Diện Địa điểm STT Hạng mục tích (đến cấp xã) (ha) (1) (2) (3) (4) phải thu hồi đất quy định tại Khoản 3, Điều 62 của Luật đất đai Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; công trình di tích * lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp địa phương 1 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo 0,7 X.Lưỡng 1.1 Xây dựng trung tâm trường mầm non xã Lưỡng Vượng 0,70 Vượng 3 Đất cơ sở y tế 0,26 Xây mới nhà trạm Y tế phường Tân Quang, thành phố 3.1 0,20 P.Tân Quang Tuyên Quang 3.2 Trạm y tế xã An Tường 0,06 X.An Tường 4 Đất xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước 11,13 Thôn Sông Lô Xây dựng trụ sở làm việc của Đảng ủy,HĐND và UBND 4.1 2,50 3, X.An xã An Tường Tường Xây dựng trụ sở làm việc của Đảng ủy, HĐND và 4.2 2,87 P.Tân Quang UBND phường Tân Quang Xây dựng trụ sở làm việc của Đảng ủy,HĐND và UBND 4.3 1,56 Tổ 3, P.Ỷ La phường Ỷ La Xây dựng trụ sở Đảng Ủy, UBND phường Minh Xuân, 4.4 0,50 P.Minh Xuân thành phố Tuyên Quang Xây dựng trụ sở làm việc của Đảng ủy HĐND và UBND X.Lưỡng 4.5 2,50 xã Lưỡng Vượng, thành phố Tuyên Quang Vượng Xây dựng trụ sở Đảng Ủy, UBND xã Thái Long, thành 4.6 1,20 X.Thái Long phố Tuyên Quang Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát * nước, điện lực, thông tin liên lạc, chiếu sáng đô thị; công trình thu gom, xử lý chất thải 1 Đất giao thông 129,37 1.1 Xây dựng cầu Tình Húc, thành phố Tuyên Quang. 50 P.Hưng Thành Xây dựng đường điện lên khu vực cổng trời xóm 16, xã Xóm 16, 1.2 0,05 Tràng Đà X.Tràng Đà 1.3 Cải tạo và nâng cấp đường Tiên Lũng, Phường Ỷ La 0,83 P.Ỷ La Cải tạo nâng cấp đường từ Tân Trào qua mỏ đá Thiên P.Nông Tiến, 1.4 Sơn tổ 18, Nông Tiến qua làng Dùm Thiền viện Chỉnh 22,19 X.Tràng Đà Pháp Tuyên Quang đến đường đi Đền Cấm xã Tràng Đà. Đường Trung tâm thành phố đi Sông Lô 7, phường An 1.5 0,60 X.An Tường Tường
  60. 51 Diện Địa điểm STT Hạng mục tích (đến cấp xã) (ha) (1) (2) (3) (4) Cải tạo nâng cấp đường từ quốc lộ 37 tại tổ 18 phường 1.6 Hưng Thành qua khu tái dịnh cư Ngọc Kim đến đường 2,17 P.Hưng Thành Lê Lợi kéo dài. Nâng cấp cơ sở hạ tầng khu phường Tân Hà: LIA’S 1: 1.7 Các tổ 2, 3, 4, 14, 15 (cũ, nay là tổ 40 phường Minh 2,95 P.Tân Hà Xuân), 16, 17, 18, 19, 25, 26, 27 và tổ 28. Bãi xe khách, kết hợp trạm dừng nghỉ xe phía nam thành 1.8 5,00 X.Thái Long phố Tuyên Quang X.Thái Long, Cải tạo nâng cấp QL.2 đoạn từ Km124+500 - 1.9 15,00 X.Lưỡng Km127+500 Vượng Cải tạo nâng cấp đường trung tâm phường ỷ La, thành 1.10 1,20 P.Ỷ La phố Tuyên Quang Cải tạo nâng cấp đường trung tâm phường Minh Xuân, 1.11 1,50 P.Minh Xuân thành phố Tuyên Quang P.Tân Quang, 1.12 Dự án mở mới đường Lý Thái Tổ 5,80 Phan Thiết, Ỷ La Thôn Hưng Khu dịch vụ, bãi đỗ xe đền Cấm Sơn, xã An Tường, 1.13 0,54 Kiều 4, xã An thành phố Tuyên Quang Tường Tổ 11 đến tổ Cải tạo, nâng cấp đường từ Đường Phan Thiết đi đường 1.14 0,87 17, phường 17/8, phường Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang Phan Thiết Dự án Đường cứu hộ, cứu nạn từ đường Quang Trung 1.15 5,64 P.Tân Hà đến KM14 đến QL2 Xây dựng cầu Bình Ca (bao gồm đường từ ngã ba Phú X.An Khang, Thịnh đến KM124+500 QL2) thuộc dự án đường Hồ Chí Lưỡng 1.16 Minh (Tiểu dự án 2: Đầu tư xây dựng đường dẫn hai đầu 15,03 Vượng, Thái cầu Bình Ca từ KM0+00 - km4+329,7 và từ KM8+678- Long km12+291,37 (Km124+500 QL2 2 Đất thủy lợi 7,58 Thôn Trường Cải tạo nâng cấp đập cầu bục, thôn Trường Thi B, xã An 2.1 0,79 Thi B, X.An Khang Khang Xây dựng bổ sung cống thoát nước khu dân cư tổ 4 2.2 0,30 Tổ 4,P.Ỷ La phường Ỷ La Thôn Gò Cải taọ nâng cấp hồ cây cọ thôn Gò Gianh, xã Lưỡng Gianh, 2.3 - Vượng X.Lưỡng Vượng 2.4 Cải tao, nâng cấp đập thôn phó Bể, xã Lưỡng Vượng, - Thôn Phó Bể,
  61. 52 Diện Địa điểm STT Hạng mục tích (đến cấp xã) (ha) (1) (2) (3) (4) thành phố Tuyên Quang. X.Lưỡng Vượng Nâng cấp công trình thủy lợi Hồ Kỳ Lãm, xã đội cấn TP 2.5 3,2 X.Đội Cấn Tuyên Quang Cải tạo nâng cấp đập thủy lợi thôn An Lộc A, xã An Thôn An Lộc, 2.6 0,97 Khang X.An Khang Xây dựng rãnh thoat nước khu TĐC tổ 6,8,9, 15 phường 2.7 0,20 P.Nông Tiến Nông Tiến, thành phố Tuyên Quang Rãnh thoát nước khu TĐC xóm 9 xã Tràng Đà, thành 2.8 0,30 X.Tràng Đà phố Tuyên Quang thôn Viên 2.9 Trạm xử lý nước mặt 1,8 Châu 1, X.An Tường 2.14 Xây dựng kè đá trạm bơm xóm 11, xã Tràng Đà - X.Tràng Đà Xây dựng cống thoát nước tổ 25, phường Phan Thiết, 2.15 0,02 P.Phan Thiết thành phố Tuyên Quang Dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư; dự án tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ; xây dựng công * trình của cơ sở tôn giáo; khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ công cộng; chợ; nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng 1 Đất cơ sở thể dục - thể thao 0,6 Xây dựng sân thể thao phường Tân Hà, thành phố Tuyên 1.1 0,60 P.Tân Hà Quang 2 Đất chợ 1,40 Mở rộng xây dựng chợ phường Tân Hà, thành phố Tuyên 2.1 0,40 P.Tân Hà Quang Thôn Tân 2.3 Mở rộng chợ xã Đội Cấn 1,00 Tạo, X.Đội Cấn 3 Đất sinh hoạt cộng đồng 6,20 Xây dựng Nhà văn hóa phục vụ công nhân lao động 3.1 3,00 X.Đội Cấn KCN Long Bình An 3.2 Nhà văn hóa tổ 16,17,18 phường Hưng Thành 0,30 P.Hưng Thành Xây dựng khu văn hóa thể thao công cộng ngoài trời tại Tổ 18, P.Hưng 3.3 2,50 tổ 18, phường Hưng Thành, thành phố Tuyên Quang Thành Xây dựng nhà văn hóa phường Tân Quang, thành phố 3.4 0,20 P.Tân Quang Tuyên Quang Xây dựng nhà văn hóa phường Minh Xuân, thành phố 3.5 0,20 P.Minh Xuân Tuyên Quang 4 Đất ở đô thị 10,3
  62. 53 Diện Địa điểm STT Hạng mục tích (đến cấp xã) (ha) (1) (2) (3) (4) Bố trí, sắp xếp di dân khẩn cấp ra khỏi vùng lũ quét, lũ 4.1 ống, sạt lở đất và rừng phòng hộ đầu nguồn tại xóm 10,3 P.Nông Tiến Dùm, phường Nông Tiến (Khu tái định cư) 6 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng 0,5 Xây dựng đài phun nước vườn hoa cây xanh khu vực hồ 6.1 0,50 P.Minh Xuân thủy sản thuộc phường Minh Xuân TP Tuyên Quang Dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới; chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn; * cụm công nghiệp; khu sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung; dự án phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; 1 Đất ở tại nông thôn 7,67 Khu dân cư trục đường Quốc lộ 2 từ đường vào Viên Châu đến giáp ngã ba đi Đồng Thắm xã An Tường, 1.1 7,67 X.An Tường thành phố Tuyên Quang (Nay là khu dân cư An Phú, xã An Tường, thành phố Tuyên Quang) 2 Đất ở tại đô thị 23,27 Quy hoạch điều chỉnh và mở rộng khu dân cư Lý Thái P.Phan Thiết, 2.1 4,59 Tổ, phường Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang P.Ỷ La Khu dân cư tổ 9, phường Phan Thiết, thành phố Tuyên 2.2 2,36 P.Phan Thiết Quang Xây dựng khu dân cư tổ 4, tổ 8, phường Nông Tiến, 2.3 0,02 P.Nông Tiến thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang Quy hoạch Khu dân cư tổ 13 phường Nông Tiến, thành 2.4 0,71 P.Nông Tiến phố Tuyên Quang (giai đoạn 2) 2.5 Khu dân cư phường Tân Hà, thành phố Tuyên Quang 14,09 P.Tân Hà Khu dân cư bao bọc 3 đường (đường 17/8, đường Quang 2.6 1,50 P.Phan Thiết Trung, đường Phan Thiết) Khu vực cần chuyển mục đích sử dụng đất để thực II hiện việc nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất 1 Đất thương mại dịch vụ 0,93 Tổ hợp sản xuất và kinh doanh dịch vụ của Công ty Xóm 6, 0,89 1.1 TNHH Đầu tư và xây dựng Trung Thành X.Tràng Đà 1.2 Mở rộng cửa hàng kinh doanh xăng dầu phường Nông Tiến 0,04 P.Nông Tiến Các khu dân cư dự kiến tổ chức đấu giá quyền sử 4 dụng đất 13,19 Khu dân cư Tân Phát, phường Ỷ La, thành phố Tuyên P.Ỷ La 4.1 Quang. 1,00 P. Ỷ Khu dân cư Đông Sơn, phường Ỷ La, phường Hưng La,P.Hưng Thành, thành phố Tuyên Quang. 4.2 0,90 Thành
  63. 54 Diện Địa điểm STT Hạng mục tích (đến cấp xã) (ha) (1) (2) (3) (4) Khu dân cư Minh Thanh, phường Tân Hà, thành phố P.Tân Hà 4.3 Tuyên Quang. 2,37 Khu dân cư Thịnh Hưng, phường Tân Hà, thành phố P.Tân Hà 4.4 Tuyên Quang. 0,83 Khu dân cư tổ 2 + 5, phường Tân Hà, thành phố Tuyên P.Tân Hà 4.5 Quang 0,10 4.6 Khu dân cư tổ 21 phường Tân Hà, thành phố Tuyên Quang 1,00 P.Tân Hà Khu dân cư Lý Thái Tổ, phường Phan Thiết, thành phố P. Phan Thiết 4.7 Tuyên Quang. 0,83 Khu dân cư bao bọc ba đường đường đường 17/8, đường Phan Thiết, đường Quang Trung, phường Phan Thiết, P.Phan Thiết 4.8 thành phố Tuyên Quang 1,30 Khu dân cư tổ 9 phường Phan Thiết, thành phố Tuyên P.Phan Thiết 4.9 Quang 0,32 Khu dân cư tổ 18, phường Hưng Thành, thành phố P.Hưng Thành 4.10 Tuyên Quang 0,10 Khu dân cư tổ 20 (Ngọc Kim), phường Hưng Thành, P.Hưng Thành 4.11 thành phố Tuyên Quang 0,02 Khu dịch vụ thương mại tổ 17, phường Nông Tiến, thành P.Nông Tiến. 4.12 phố Tuyên Quang. 2,94 4.13 Khu dân cư thôn 6, xã Đội Cấn, thành phố Tuyên Quang. 0,31 xã Đội Cấn Khu dân cư An Phú, xã An Tường, thành phố Tuyên xã An Tường 4.14 Quang. 1,17 (Nguồn:phòng Tài Nguyên và Môi Trường thành phố Tuyên Quang) 4.2.4. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2017 Thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2017 tại Quyết định số 47/QĐ- UBND ngày 25/02/2017 của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2017 thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. Đến nay UBND thành phố đã triển khai việc thu hồi đất, giao đất và chuyển mục đích sử dụng đất theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được phê duyệt. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2017 như sau:
  64. 55 Bảng 4.3: Đánh giá kết quả thực hiện các công trình, dự án trong năm 2017 Diện Địa điểm Kết quả TT Hạng mục tích (đến cấp thực hiện (ha) xã) (1) (2) (3) (4) (5) Công trình, dự án được phân bổ từ quy A hoạch sử dụng đất cấp tỉnh Công trình, dự án mục đích quốc phòng, I 21,54 an ninh Kho bãi tạm giữ phương tiện vi phạm hành Chuyển tiếp 1.1 0,54 P.Tân Hà chính của phòng Cảnh sát giao thông KH 2017 Xây dựng Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa Chuyển tiếp 1.2 học - Công nghệ - Dịch vụ Công an tỉnh 0,60 P.Tân Hà KH 2017 Tuyên Quang Quy hoạch xây dựng Trụ sở công an phường X.An Chuyển tiếp 1.3 0,40 An Tường Tường KH 2017 X.An Đã thực 1.4 Trụ sở Thành đội Tuyên Quang 20,00 Tường hiện Công trình, dự án để phát triển kinh tế - xã II hội vì lợi ích quốc gia, công cộng 1 Đất khu công nghiệp 28,20 Giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án X.Đội Chuyển trong Khu công nghiệp Long Bình An (gồm Cấn, 1.1 28,20 tiếp KH các dự án về xây dựng hạ tầng khu công X.Thái 2017 26 ha nghiệp và các dự án đầu tư khác) Long 2 Đất cụm công nghiệp 26,90 X.Đội Các dự án đầu tư trong khu quy hoạch xây Cấn, Đã thực 2.1 dựng Cụm Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị 26,90 X.Thái hiện Long Bình An Long B Công trình, dự án cấp thành phố xác định Các dự án do Hội đồng nhân dân tỉnh chấp I thuận mà phải thu hồi đất quy định tại Khoản 3, Điều 62 của Luật đất đai Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh * lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp địa phương 1 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo 1,60 Xây dựng trung tâm trường mầm non xã X.Lưỡng Chuyển tiếp 1.1 0,70 Lưỡng Vượng Vượng KH 2017 Mở rộng xây dựng trường Nguyễn Văn X.An Chưa thực 1.2 0,90 Huyên (Giai đoạn 2) Tường hiện 2 Đất xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước 18,13
  65. 56 Diện Địa điểm Kết quả TT Hạng mục tích (đến cấp thực hiện (ha) xã) (1) (2) (3) (4) (5) Thôn Sông Xây dựng trụ sở làm việc của Đảng ủy,HĐND Lô 3, Chuyển tiếp 2.1 2,50 và UBND xã An Tường X.An KH 2017 Tường Xây dựng trụ sở làm việc của Đảng ủy, P.Tân Chuyển tiếp 2.2 2,87 HĐND và UBND phường Tân Quang Quang KH 2017 Xây dựng trụ sở làm việc của Đảng ủy,HĐND Tổ 3, P.Ỷ Chuyển tiếp 2.3 1,56 và UBND phường Ỷ La La KH 2017 Xây dựng trụ sở Đảng Ủy, UBND phường P.Minh Chuyển tiếp 2.4 0,50 Minh Xuân, thành phố Tuyên Quang Xuân KH 2017 Xây dựng trụ sở làm việc của Đảng ủy HĐND X.Lưỡng Chuyển tiếp 2.5 và UBND xã Lưỡng Vượng, thành phố Tuyên 2,50 Vượng KH 2017 Quang Xây dựng trụ sở Đảng Ủy, UBND xã Thái X.Thái Chuyển tiếp 2.6 1,20 Long, thành phố Tuyên Quang Long KH 2017 Hội trường đa năng trung tâm chính trị thành X.An Đã thực 2.7 1,36 phố Tuyên Quang Tường hiện Xây dựng nhà điều hành sản xuất và các công Tổ 14,15, Đã thực 2.8 trình phụ trợ của Công ty Điện lực Tuyên 1,64 P.Hưng hiện Quang Thành Xây dựng trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa Đã thực 2.9 4,00 P.Tân Hà học và công nghệ tỉnh hiện Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương gồm giao thông, thủy lợi, * cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc, chiếu sáng đô thị; công trình thu gom, xử lý chất thải 1 Đất giao thông 79,83 Cải tạo, nâng cấp đường từ Trung tâm sát X.An Đã thực 1.1 0,54 hạch lái xe đi Viên Châu Tường hiện Xây dựng cầu Tình Húc, thành phố Tuyên P.Hưng Chuyển tiếp 1.2 1,50 Quang. Thành KH 2017 Quy hoạch, xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu P.Minh 1.3 dân cư tổ 26, phường Minh Xuân, thành phố 2,95 Bỏ Xuân Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang Cải tạo, nâng cấp đường Kim Bình (từ khu X.Tràng 1.4 Trại Tằm xóm 13 đến Km3+800 đường 4,60 Bỏ Đà ĐT.185) Tiểu dự án 1, thuộc dự án đầu tư xây dựng X.Lưỡng cầu Bình Ca (bao gồm đường dẫn đầu cầu từ Vượng, Đã thực 1.5 7,83 ngã ba Phú Thịnh đến Km 124+500 QL2) X.An hiện thuộc đường Hồ Chí Minh Khang
  66. 57 Diện Địa điểm Kết quả TT Hạng mục tích (đến cấp thực hiện (ha) xã) (1) (2) (3) (4) (5) Xóm 16, Xây dựng đường điện lên khu vực cổng trời Chuyển tiếp 1.6 0,001 X.Tràng xóm 16, xã Tràng Đà KH 2017 Đà Cải tạo, nâng cấp đường Lê Duẩn (đoạn từ Đã thực 1.7 Bệnh viện đa khoa Tuyên Quang đến đường 0,32 P.Tân Hà hiện dẫn cầu Tân Hà, phường Tân Hà Cải tạo, nâng cấp đường từ QL2 đoạn tránh thành phố đến cây xăng km131+130, sau đó X.An Đã thực 1.8 đi trùng với Quốc lộ 2 đến cổng UBND thành 9,40 Tường hiện phố Tuyên Quang đi khu sản xuất gạch Viên Châu Đường giao thông Trung tâm hành chính thành phố Tuyên Quang (đoạn từ Quốc lộ 2 X.An Đã thực 1.9 đến Quốc lộ 2 đoạn tránh thành phố Tuyên 7,50 Tường hiện Quang), tại xã An Tường, thành phố Tuyên Quang Đường cứu hộ cứu nạn từ đường Quang Chuyển tiếp 1.10 Trung đến Km 14, Quốc lộ 2 (đoạn qua 0,50 P.Tân Hà KH 2017 phường Tân Hà, phường Phan Thiết) Cải tạo và nâng cấp đường Tiên Lũng, Chuyển tiếp 1.11 0,83 P.Ỷ La Phường Ỷ La KH 2017 Cải tạo nâng cấp đường tổ 16, 17 đi đường Chu Văn An (Đoạn từ tổ 16 đường Lê Hồng P.Minh Đã thực 1.12 0,32 Phong đến đền Cây Xanh đường Chu Văn Xuân hiện An) phường Minh Xuân. Cải tạo nâng cấp đường từ Tân Trào qua mỏ P.Nông đá Thiên Sơn tổ 18, Nông Tiến qua làng Dùm Tiến, Chuyển tiếp 1.13 0,30 Thiền viện Chỉnh Pháp Tuyên Quang đến X.Tràng KH 2017 đường đi Đền Cấm xã Tràng Đà. Đà Đường Trung tâm thành phố đi Sông Lô 7, X.An Chuyển tiếp 1.14 0,60 phường An Tường Tường KH 2017 Đường phường Phan Thiết đi đường 17/8, P.Phan Chuyển tiếp 1.15 0,87 phường Phan Thiết. Thiết KH 2017 Cải tạo nâng cấp đường từ quốc lộ 37 tại tổ 18 P.Hưng Chuyển tiếp 1.16 phường Hưng Thành qua khu tái dịnh cư 1,73 Thành KH 2017 Ngọc Kim đến đường Lê Lợi kéo dài. Nâng cấp cơ sở hạ tầng khu phường Tân Hà: LIA'S 1: Các tổ 2, 3, 4, 14, 15 (cũ, nay là tổ Chuyển tiếp 1.17 0,86 P.Tân Hà 40 phường Minh Xuân), 16, 17, 18, 19, 25, KH 2017 26, 27 và tổ 28. Nâng cấp cơ sở hạ tầng ỷ la LIA'S 3: các Khu Đã thực 1.18 dân cư đền mẫu, khu Quán Hùng tổ 13, tổ 6 0,63 P.Ỷ La hiện phường Ỷ La.
  67. 58 Diện Địa điểm Kết quả TT Hạng mục tích (đến cấp thực hiện (ha) xã) (1) (2) (3) (4) (5) Xây dựng hạ tầng cho khu tái định cư phường Đã thực 1.19 3,20 P.Tân Hà Tân Hà. hiện Bãi xe khách, kết hợp trạm dừng nghỉ xe phía X.Thái Chuyển tiếp 1.20 5,00 nam thành phố Tuyên Quang Long KH 2017 Đường ven hồ Trung Việt nối với đường Thôn tránh lũ từ trung tâm hành chính thành phố Trung Việt Đã thực 1.21 1,20 đến đường Lê Đại Hành, xã An Tường, thành 1,2, X.An hiện phố Tuyên Quang Tường Bố trí, sắp xếp di dân khẩn cấp ra khỏi vùng lũ quét, lũ ống, sạt lở đất và rừng phòng hộ P.Nông Đã thực 1.22 1,80 đầu nguồn tại xóm Dùm, phường Nông Tiến Tiến hiện (Đường giao thông và đường điện) X.Thái Cải tạo nâng cấp QL.2 đoạn từ Km124+500 - Long, Chuyển tiếp 1.23 10,00 Km127+500 X.Lưỡng KH 2017 Vượng P.Hưng Thu hồi bổ sung công trình cải tạo nâng cấp Thành, Đã thực 1.24 0,04 đường Lê Đại Hành X.An hiện Tường Cải tạo nâng cấp đường trung tâm phường ỷ Chuyển tiếp 1.25 1,20 P.Ỷ La La, thành phố Tuyên Quang KH 2017 Cải tạo nâng cấp đường trung tâm phường P.Minh Chuyển tiếp 1.26 0,50 Minh Xuân, thành phố Tuyên Quang Xuân KH 2017 Bãi đỗ xe, khu dịch vụ đền Mẫu thượng, xã X.Tràng Đã thực 1.27 0,43 Tràng Đà, thành phố Tuyên Quang Đà hiện P.Tân Chuyển tiếp Quang, KH 2017 từ 1.28 Dự án mở mới đường Lý Thái Tổ 5,80 Phan KH 2016 bổ Thiết, Ỷ sung La Xây dựng cầu Bình Ca (bao gồm đường từ ngã ba Phú Thịnh đến KM124+500 QL2) X.An Chuyển tiếp thuộc dự án đường Hồ Chí Minh (Tiểu dự án Khang, KH 2017 từ 1.29 2: Đầu tư xây dựng đường dẫn hai đầu cầu 8,84 Thái KH 2016 bổ Bình Ca từ KM0+00 - km4+329,7 và từ Long, Đội sung KM8+678-km12+291,37 (Km124+500 QL2 Cấn và khu tái định cư Thôn Chuyển tiếp Khu dịch vụ, bãi đỗ xe đền Cấm Sơn, xã An Hưng KH 2017 từ 1.30 0,54 Tường, thành phố Tuyên Quang Kiều 4, xã KH 2016 bổ An Tường sung 2 Đất thủy lợi 4,58
  68. 59 Diện Địa điểm Kết quả TT Hạng mục tích (đến cấp thực hiện (ha) xã) (1) (2) (3) (4) (5) Thôn Trường Cải tạo nâng cấp đập cầu bục, thôn Trường Chuyển tiếp 2.1 0,79 Thi B, Thi B, xã An Khang KH 2017 X.An Khang Tổ 25, Xây dựng cống thoát nước tổ 25 phường phan Chuyển tiếp 2.2 0,02 P.Phan thiết, thành phố Tuyên Quang KH 2017 Thiết Xây dựng bổ sung cống thoát nước khu dân Tổ 4,P.Ỷ Chuyển tiếp 2.3 0,30 cư tổ 4 phường Ỷ La La KH 2017 X.An Đã thực 2.4 Cải tạo nâng cấp Hồ Trung Việt xã An Tường 0,18 Tường hiện Trạm xử lý nước mặt của Công ty TNHH P.Minh 2.5 0,20 Bỏ MTV cấp thoát nước Tuyên Quang Xuân Cải taọ nâng cấp hồ cây cọ thôn Gò Gianh, xã X.Lưỡng Chuyển tiếp 2.6 - Lưỡng Vượng Vượng KH 2017 Thôn phó Cải tao, nâng cấp đập thôn phó Bể, xã Lưỡng Bể, Chuyển tiếp 2.7 - Vượng, thành phố Tuyên Quang. X.Lưỡng KH 2017 Vượng Xây dựng hệ thống cống rãnh thoát nước khu Tổ 10, 11, 2.8 cột đèn và khu sau kho thuộc đội 2,3(tổ 0,12 13 P.Nông Bỏ 10,11,13) phường Nông Tiến Tiến Nâng cấp công trình thủy lợi Hồ Kỳ Lãm, xã Chuyển tiếp 2.9 0,50 X.Đội Cấn đội cấn TP Tuyên Quang KH 2017 Thôn An Cải tạo nâng cấp đập thủy lợi thôn An Lộc A, Chuyển tiếp 2.10 0,97 Lộc, X.An xã An Khang KH 2017 Khang Xây dựng rãnh thoat nước khu TĐC tổ 6,8,9, P.Nông Chuyển tiếp 2.11 15 phường Nông Tiến, thành phố Tuyên 0,20 Tiến KH 2017 Quang Rãnh thoát nước khu TĐC xóm 9 xã Tràng X.Tràng Chuyển tiếp 2.12 0,30 Đà, thành phố Tuyên Quang Đà KH 2017 thôn Viên Chuyển tiếp Châu 1, KH 2017 từ 2.13 Trạm xử lý nước mặt 1,00 X.An KH 2016 bổ Tường sung Xây dựng kè đá trạm bơm xóm 11, xã Tràng X.Tràng Chuyển tiếp 2.14 Đà Đà KH 2017 3 Đất năng lượng 4,70 Trạm biến áp 110KV Gò trẩu và nhánh rẽ tỉnh Đã thực 3.1 4,70 P.Tân Hà Tuyên Quang hiện 4 Đất cơ sở y tế 2,80