Khóa luận Đánh giá hoạt động quản trị nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất và gia công linh kiện điện tử tại công ty cổ phần Huetronics

pdf 109 trang thiennha21 21/04/2022 2430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hoạt động quản trị nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất và gia công linh kiện điện tử tại công ty cổ phần Huetronics", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hoat_dong_quan_tri_nguyen_vat_lieu_cho_qu.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hoạt động quản trị nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất và gia công linh kiện điện tử tại công ty cổ phần Huetronics

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU CHO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT, GIA CÔNG LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HUETRONICS HOÀNG THỊ MINH MINH Trường Đại học Kinh tế Huế NIÊN KHÓA 2016 – 2020
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU CHO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT, GIA CÔNG LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HUETRONICS Sinh viên thực hiện : Hoàng Thị Minh Minh Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lê Ngọc Anh Vũ Lớp : K50A KDTM Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 12/2019
  3. Trải qua bốn năm trên giảng đường đại học Kinh tế Huế là những ngày tháng vô cùng quư báu và quan trọng đối với tôi. Thầy, cô không chỉ đơn thuần là người truyền đạt kiến thức mà hơn thế họ truyền đi những ngọn lửa thắp sáng con đường xây dựng sự nghiệp của chúng tôi. Thầy, cô truyền đạt những bài học hay, nhưng kinh nghiệm thực tế đáng quư và đặc biệt là truyền đi t́́ nh cảm, truyền đi cái tâm trong nghề mà chúng tôi là ngược được cảm nhận rơ nhất. Năm học cuối gần kết thúc, tôi đang bước những bước đi cuối cùng trên giảng đường đại học để từ đây vững tin trên con đường mà ḿ́ nh đă chọn. Có được sự trưởng thành như ngày hôm nay, tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến quư thầy cô trường Đại học Kinh Tế Huế. Trong quá tŕ́ nh thực tập tại công ty Cổ phần Huetronics, chính tôi đă học hỏi được những kiến thức chuyên môn cùn với đó là những bài học thực tế mà không sách vở nào có thể truyền đạt rơ ràng như vậy được. Tôi luôn tự cảm thấy ḿ́ nh rất may mắn v́́ được thực tập tại đây, một môi trường thân thiện, năng động; một nơi mà tôi đă nhận được rất nhiều sự giúp đỡ chân thành nhất từ những cô chú và anh trong công ty. Tôi xin được gửi lời cám ơn chân thành nhất đến tất cả cô chú và anh chị trong công ty Cổ phần Huetronics đă giúp đỡ chỉ bảo tận t́́ nh trong thời gian em thực tập tại công ty. Tôi luôn mong công ty sẽ ngày càng phát triển và lớn mạnh hơn nữa. Để hoàn thành bài luận văn này, không thể không nhắc đến giảng viên hướng dẫn thực tập thầy Lê Ngọc Anh Vũ, là người trực tiếp hướng dẫn tận t́́ nh tôi trong thời gian qua . Tôi xin gởi lời cám ơn chân thành đến thầy đă giúp đỡ tận t́́ nh trong quá tŕ́ nh thực tập của tôi. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè và người thân đă hết ḷ̣ ng giúp đỡ và ủng hộ tôi trong thời gian qua. TrườngTrong quá tŕ́ nh tĐạihực tập và thhọcực hiện đề t àiKinhdo hạn chế về mtếặt thờ i gHuếian, kinh nghiệm cũng như kiến thức nên c̣̣ n nhiều thiếu xót, tôi mong nhận được sự góp ư và hướng đẫn từ quư thầy cô. Tôi xin chân thành cám ơn!
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ MỤC MỤC PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2 2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1.1 Mục tiêu chung 2 2.1.2 Mục tiêu cụ thể 2 2.2. Câu hỏi nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 3.1 Đối tượng nghiên cứu 3 3.1 Phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 3 4.2. Phương pháp phân tích và xử lí dữ liệu 4 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 1.1 Cơ sở lý luận 5 1.1.1 Khái niệm nguyên vật liệu, quản trị nguyên vật liệu, sản xuất, gia công, linh kiện điện tử 5 1.1.1.1 Nguyên vật liệu 5 1.1.1.2 Đặc điểm nguyên vật liệu 5 1.1.1.3 Phân loại nguyên vật liệu 6 1.1.1.4 Vai trò của nguyên vật liệu 7 1.1.2 Lý thuyết về quản trị nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 7 Trường1.1.2.1 Khái niệm về quĐạiản trị nguyên học vật liệu Kinh tế Huế7 1.1.2.2 Mục tiêu của quản trị nguyên vật liệu 8 1.1.2.3 Nhiệm vụ của quản trị nguyên vật liệu 8 1.1.2.4 Yêu cầu của quản trị 8 SVTH: Hoàng Thị Minh Minh i
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ 1.1.3 Nội dung công tác quản trị nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 9 1.1.3.1 Xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu 9 1.1.3.2 Bảo đảm nguyên vật liệu cho sản xuất 10 1.1.3.3 Xây dựng tiến độ mua sắm nguyên vật liệu 11 1.1.3.4 Tổ chức quá trình mua và tiếp nhận nguyên vật liệu 12 1.1.3.5 Tổ chức bảo quản nguyên vật liệu 13 1.1.3.6 Tổ chức cấp phát nguyên vật liệu 13 1.1.3.7 Tổ chức thanh quyết toán nguyên vật liệu 14 1.1.3.8 Sử dụng hợp lí và tiết kiệm nguyên vật liệu 14 1.1.4 Phân tích công tác quản trị nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 15 1.1.4.1 Phân tích tình hình cung ứng nguyên vật liệu 15 1.1.4.2 Phân tích tình hình dự trữ nguyên vật liệu 17 1.1.4.3 Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu 17 1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 18 1.1.5.1 Nhân tố chủ quan 18 1.1.5.2 Nhân tố khách quan 18 1.2 Cơ sở thực tiễn 19 1.2.1 Khái quát ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam 19 1.2.1.1 Tình hình thị trường ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam 19 1.2.1.2 Tình hình sử dụng nguyên vật liệu cho ngành linh kiện điện tử của các doanh nghiệp trong nước 23 1.2.1.3 Một số nghiên cứu có liên quan 26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU CHO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT, GIA CÔNG LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HUETRONICS 28 2.1 Khái quát về công ty cổ phần Huetronics 28 Trường2.1.1 Lịch sử hình thành Đại và phát tri ểnhọc Kinh tế Huế 28 2.1.2 Lĩnh vực hoạt động của công ty 29 2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 30 2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức 30 SVTH: Hoàng Thị Minh Minh ii
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ 2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các vị trí trong công ty 34 2.1.4 Các sản phẩm chính của hoạt động gia công xuất khẩu của công ty. 35 2.1.5 Nguồn lực của công ty qua các năm 2016-2018. 35 2.1.5.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty 35 2.1.5.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 37 2.2 Thực trạng công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty. 39 2.2.1 Đặc điểm nguyên vật liệu 39 2.2.2 Quy trình công nghệ 40 2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty 41 2.2.3.2 Nhân tố chủ quan 41 2.2.3.2 Nhân tố khách quan 42 2.2.4 Phần mềm ERP trong quản trị nguyên vật liệu tại công ty 43 2.2.4.1 Khái quát về phần mềm ERP (Enterprise Resourse Planning) – Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp 43 2.2.4.2 Ứng dụng phần mềm ERP tại công ty cổ phần Huetronics 44 2.2.5 Phân tích thực trạng công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty 45 2.2.5.1 Tổ chức công tác xây dựng định mức tiêu dụng nguyên vật liệu 45 2.2.5.2 Bảo đảm nguyên vật liệu cho sản xuất 46 2.2.5.3 Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu 46 2.2.5.4 Tổ chức công tác tiếp nhận nguyên vật liệu đầu vào 50 2.2.5.5 Tổ chức bảo quản nguyên vật liệu 52 2.2.5.6 Tổ chức cấp phát nguyên vật liệu 52 2.2.5.7 Công tác thống kê, kiểm kê nguyên vật liệu 54 2.2.5.8 Công tác quyết toán nguyên vật liệu 57 2.3 Phân tích tình hình quản trị nguyên vật liệu công ty năm 2018 58 2.3.1 Phân tích tình hình cung ứng nguyên vật liệu 58 2.3.2 Phân tích tình hình dự trữ nguyên vật liệu 67 Trường2.3.3 Phân tích tình hình Đại sử dụng n guyênhọc vật liệu Kinh tế Huế70 2.3 Đánh giá thực trạng công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty 72 2.3.1 Những mặt đã đạt được 72 2.3.2 Hạn chế 74 SVTH: Hoàng Thị Minh Minh iii
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU CHO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT, GIA CÔNG LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HUETRONICS 76 3.1 Định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất, gia công linh kiện điện tử tại công ty cổ phần Huetronics 76 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguyên vật liệu tại Công ty CP Huetronics 78 3.2.1 Hoàn thiện định mức tiêu dùng nguyên vật liệu 78 3.2.2 Nâng cao hiệu quả công tác mua sắm nguyên vật liệu 78 3.2.3 Nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận nguyên vật liệu 79 3.2.4 Đảm bảo dự trữ nguyên vật liệu hợp lý an toàn 80 3.2.5 Tăng cường sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu 80 3.2.6 Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ quản lý và tay nghề cho cán bộ công nhân viên 81 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83 1. Kết luận 83 2. Kiến nghị 84 2.1. Đối với công ty 84 2.2. Đối với Nhà nước 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 PHỤ LỤC Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Thị Minh Minh iv
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ DANH MỤC VIẾT TẮT ERP Enterprise Resource Planing – Hệ thống hoạch định các nguồn lực doanh nghiệp BOM Bill of Material – Định mức nguyên vật liệu PO Đơn đặt hàng PĐNMH Phiếu đề nghị mua hàng NVKH Nhân viên kế hoạch NVCƯ Nhân viên cung ứng NCC Nhà cung cấp BGĐ Ban giám đốc PKT Phòng kế toán NVKT Nhân viên kế toán KTT Kế toán trưởng HH Hàng hóa CL Chất lượng NVL Nguyên vật liệu CP Cổ phần DN Doanh nghiệp Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Thị Minh Minh v
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty cổ phần Huetronics giai đoạn năm 2016 – 2018 36 Bảng 2: Kết quả sản xuất kinh doanh công ty cổ phần Huetronics giai đoạn năm 2016 – 2018 37 Bảng 3: Danh mục các nhà cung cấp nguyên vật liệu của công ty 49 Bảng 4: Phân tích tình hình cung ứng nguyên vật liệu về mặt số lượng năm 2018 58 Bảng 5: Phân tích tình hình cung ứng nguyên vật liệu năm 2018 61 Bảng 6: Phân tích tình hình cung ứng nguyên vật liệu về mặt hàng đồng bộ năm 2018 63 Bảng 7: Tình hình cung ứng về mặt kịp thời của công ty CP Huetronics quý IV năm 2018 64 Bảng 8: Tình hình cung ứng nguyên vật liệu về mặt đều đặn năm 2018 theo quý 66 Bảng 9: Tình hình cung ứng nguyên vật liệu về mặt đều đặn năm 2018 theo năm 66 Bảng 10: Tình hình xuất – nhập – tồn nguyên vật liệu năm 2018 69 Bảng 11: Tình hình sử dụng nguyên vật liệu năm 2018 71 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Thị Minh Minh vi
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy 33 Sơ đồ 2. Quy trình sản xuất PSU 40 Sơ đồ 3: Quy trình mua nguyên vật liệu 47 Sơ đồ 4: Quy trình nhập kho 50 Sơ đồ 5: Quy trình xuất kho 53 Sơ đồ 6: Quy trình kiểm tra định kì 55 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Thị Minh Minh vii
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với nền kinh tế hội nhập và phát triển như hiện nay, thị trường đang ngày càng cạnh tranh gay gắt, để tồn tại và phát triển thì đầu tiên doanh nghiệp phải cố gắng hoàn thiện hơn ở các khâu sản xuất. Yếu tố đầu vào là thứ không thể thiếu cho mọi hoạt động của doanh nghiệp, trong đó nguyên vật liệu là một trong những nhân tố chính quyết định đến chất lượng sản phẩm cuối cùng, ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Để quá trình sản xuất có thể tiến hành một cách thuận lợi thì hoạt động quản trị nguyên vật liệu phải được tiến hành một cách có hiệu quả đảm bảo 3 tiêu chí chính xác, kịp thời và toàn diện. Hiện nay Việt Nam hiện đang phụ thuộc rất lớn vào nguồn linh kiện điện tử nhập khẩu. Tỷ giá và giá nguyên liệu biến động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Theo ước tính của Bộ Công thương, ngành Công nghiệp phụ trợ hiện phụ thuộc đến 80% vào nguồn nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện nhập khẩu. Thống kê của Vụ Công nghiệp nặng thuộc Bộ Công thương cho thấy, trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, các doanh nghiệp nội địa đã đáp ứng 30 - 35% nhu cầu linh kiện đối với điện tử gia dụng, trong khi cung ứng cho các lĩnh vực hạ nguồn khác còn khá thấp: Điện tử tin học, viễn thông chỉ đạt 15%, điện tử chuyên dùng cho công nghệ cao chỉ đạt 5%, tỷh lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp điện tử nội địa hiện chỉ là 12%, còn lại là 88% nhập từ nước ngoài, từ nhập linh kiện điện tử cao cấp đến linh kiện cơ khí, nhựa, cao su. Giá trị tiêu thụ của ngành Linh kiện điện tử trong 9 tháng đầu năm 2018 tăng mạnh khoảng 29% so với cùng kỳ năm ngoái do nhu cầu linh kiện điện tử ngày càng tăng cao của các tập đoàn điện tử đa quốc gia tại Việt Nam như Samsung, LG, Nokia, Ngành công nghiệp lắp ráp linh kiện điện tử hiện nay có sự cạnh tranh gay gắt ở thị trường cả nước nói chung Trườngvà Thừa Thiên Huế nói Đại riêng. Với nhihọcều công ty trongKinh lĩnh vực này nhưtếCông Huế ty trách nhiệm hữu hạn Sáng Thanh Bình hay Công ty tư nhân Biển Sáng, tuy nhiên Công ty cổ phần Huetronics với 30 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển là một doanh nghiệp đi đầu về lắp ráp và sản xuất linh kiện cũng như thiết bị điện tử của tỉnh SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 1
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ Thừa Thiên Huế. Với đội ngũ nhân lực trẻ trung năng động và chuyên nghiệp, năng lực sản xuất cung cấp các giải pháp công nghệ cao cũng như hệ thống phân phối và trung tâm bảo hành ủy quyền hoạt động khắp nơi công ty đã tự hoàn thiện chính mình và có vị thế trên thị trường. Vì nhận biết được tầm quan trọng của quá trình quản trị nguyên vật liệu, cũng như đi sâu vào quá trình tìm hiểu thực tế, cùng với sự giúp đỡ của ban lãnh đạo công ty, các nhân viên trong công ty, giảng viên hướng dẫn nên tôi đã chọn đề tài cho khóa luận của mình là: “Đánh giá hoạt động quản trị nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất và gia công linh kiện điện tử tại công ty cổ phần Huetronics”. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1 Mục tiêu chung Mục tiêu của đề tài này là đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh và phân tích công tác quản trị nguyên vật liệu để phát hiện những ưu điểm thiếu sót cũng như các nguyên nhân từ đó đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản trị nguyên vật liệu tại công ty. 2.1.2 Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa các vấn đề lý luận thực tiễn về nguyên liệu và quản trị nguyên vật liệu ở doanh nghiệp sản xuất. Đánh giá thực trạng hoạt động quản trị nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Huetronics. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Huetronics. Trường2.2. Câu hỏi nghiên cứu Đại học Kinh tế Huế Hoạt động quản trị nguyên vật liệu Công ty cổ phần Huetronics như thế nào? SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 2
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ Các tiêu chí đánh giá hoạt động quản trị nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Huetronics ra sao? Giải pháp để nâng cao hoạt động quản trị nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Huetronics là gì? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản trị nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Huetronics. 3.1 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Huetronics, Thành phố Huế. Phạm vi thời gian: các dữ liệu thứ cấp được thu thập trong thời gian 2016 – 2018. Để đảm bảo tính chi tiết và cụ thể của đề tài, phản ánh rõ thực trạng hoạt động quản trị nguyên vật liệu tại công ty, dữ liệu được tập trung phân tích vào năm 2018. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu Tiến hành thu thập tài liệu về những lí thuyết liên quan đến hoạt động quản trị nguyên vật liệu. Các báo cáo về kết quả kinh doanh, cơ cấu tổ chức, tình hình sản xuất – gia công, nguồn vốn, tài sản và một số thông tin khác của công ty cổ phần Huetronics. Các hoạt động quản trị nguyên vật liệu của công ty: các báo cáo về tình hình cung ứng nguyên vật liệu, tình hình xuất kho nhập kho bảo quản nguyên vật liệu, các quy trình cụ thể liên quan đến hoạt động quản trị nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Huetronics. TrườngNgoài ra còn ti ếĐạin hành thu thhọcập các thông Kinhtin từ các website tế Công tyHuế cổ phần Huetronics (huetronics.vn), thông tin từ các tạp chí, sách báo, các khóa luận tốt nghiệp và các bài viết tham khảo trên Internet liên quan đến hoạt động quản trị nguyên vật liệu ngành sản xuất gia công thiết bị điện tử. SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 3
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ 4.2. Phương pháp phân tích và xử lí dữ liệu Dựa trên những dữ liệu thu thập được từ những nguồn trên có thể là những dữ liệu thô, chưa qua xử lí do đó tôi tiến hành xử lý bằng cách tập hợp, lựa chọn và phân tích các dữ liệu cần thiết liên quan đến hoạt động quản trị nguyên vật liệu như phương pháp phân tích, tổng hợp so sánh, sử dụng chỉ tiêu thống kê như số tương đối, số tuyệt đối, để phục vụ cho nội dung của đề tài nghiên cứu. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 4
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Khái niệm nguyên vật liệu, quản trị nguyên vật liệu, sản xuất, gia công, linh kiện điện tử 1.1.1.1 Nguyên vật liệu Theo chuẩn mực số 02 – Hàng tồn kho (Ban hành theo QĐ 149/2001/QĐ – BTC ngày 21 tháng 12 năm 2001) hàng tồn kho là những tài sản: - Được giữ để bán trong kì sản xuất kinh doanh bình thường. - Đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang. - Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. Như vậy nguyên vật liệu là một bộ phận của hàng tồn kho, là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện dưới dạng vật hóa. Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, giá trị của nguyên vật liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo nên giá trị của sản phẩm dịch vụ tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp sản xuất thì nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu trong giá trị sản phẩm. 1.1.1.2 Đặc điểm nguyên vật liệu - Là những tài sản lưu động thuộc nhóm hàng tồn kho, vật liệu tham gia giai đoạn đầu của quá trình sản xuất kinh doanh để hình thành nên sản phẩm mới, chúng rất đa dạng và phong phú về chủng loại. Trường- Là cơ sở vật chĐạiất hình thành học nên thực th ểKinhsản phẩm, trong quátế trình Huế sản xuất vật liệu không ngừng biến đổi về mặt giá trị và chất lượng. - Các nguyên vật liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh và chỉ tham gia vào một chu kì sản xuất kinh doanh. SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 5
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ - Toàn bộ giá trị của nguyên vật liệu được chuyển trực tiếp vào sản phẩm và là căn cứ cơ sở để tính giá thành cho sản phẩm cấu thành. - Về mặt kĩ thuật, nguyên vật liệu là những tài sản tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, dễ bị tác động của thời tiết, khí hậu và môi trường xung quanh. - Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao trong tài sản lưu động và chi phí sản xuất. 1.1.1.3 Phân loại nguyên vật liệu - Phân loại theo nội dung kinh tế, vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản trị doanh nghiệp gồm có: Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những loại nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm. Nguyên vật liệu phụ là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, không cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bên ngoài, tăng thêm chất lượng sản phẩm Nhiên liệu: là những vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình diễn ra bình thường. Phụ tùng thay thế: là những loại phụ tùng chi tiết dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất. Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: là những loại vật liệu và thiết bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản. - Phân loại theo nguồn hình thành gồm có: Vật liệu tự chế biến, thuê gia công: là vật liệu doanh nghiệp tự tạo ra để phục vụ cho nhu cầu sản xuất. TrườngVật liệu mua ngoài: Đại là loại v ậthọc liệu doanh nghiKinhệp không tự s ảntế xuất màHuế do mua ngoài từ thị trường trong nước hoặc nhập khẩu. SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 6
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ Vật liệu khác: là loại vật liệu hình thành do được cấp phát, biếu tặng, góp vốn liên doanh. - Phân loại theo mục đích sử dụng gồm có: Vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. Vật liệu dùng cho các nhu cầu khác: phục vụ cho nhu cầu sản xuất chung, cho nhu cầu bán hàng, cho quản trị doanh nghiệp. 1.1.1.4 Vai trò của nguyên vật liệu Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất (sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động) trực tiếp tham gia vào quá trình cấu tạo nên sản phẩm, do vậy chất lượng của nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Việc đảm bảo đầy đủ về số lượng, chất lượng, chủng loại, sẽ có tác động đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy, đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu cho sản xuất còn là một biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm. Nguyên vật liệu liên quan trực tiếp tới kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.2 Lý thuyết về quản trị nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 1.1.2.1 Khái niệm về quản trị nguyên vật liệu Có nhiều quan điểm khác nhau về quản trị vật tư nói chung hay nguyên vật liệu nói riêng. Một hệ thống quản trị nguyên vật liệu cần phải có tiêu chuẩn, thủ tục cho việc lập kế hoạch, theo dõi tiến độ, vận chuyển, tiếp nhận, lưu trữ và đảm bảo một hệ thống hiệu quả để kiểm soát nguyên vật liệu (Gomsson, 1983). Quản trị nguyên vật liệu liên quan đến việc kiểm soát dòng chảy của hàng hóa trong công ty. Nó là sự kết hợp mua với sản xuất, phân phối, tiếp thị tài chính (Cavinto,1984). Hay quản trị Trườngnguyên vật liệu là m ộtĐại chức năng chhọcịu trách nhi ệKinhm lập kế hoạch vàtế kiểm Huếsoát dòng chảy nguyên vật liệu (Arnold, 1991). Ông cho biết rằng một người quản trị nguyên vật liệu nên tối đa hóa việc sử dụng nguồn lực của công ty. SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 7
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ Nói tóm lại thì quản trị nguyên vật liệu liên quan đến việc lập kế hoạch, xác định, mua sắm, lưu trữ, tiếp nhận và phân phát nguyên vật liệu. Mục đích của việc quản trị nguyên vật liệu là để đảm bảo rằng nó phải đáp ứng đúng thời gian, địa điểm và số lượng khi cần. Trách nhiệm của bộ phận này là quản trị dòng chảy nguyên vật liệu từ thời điểm các nguyên vật liệu được đặt hàng cho đến khi chúng được sử dụng là các cơ sở quản trị nguyên vật liệu. 1.1.2.2 Mục tiêu của quản trị nguyên vật liệu - Đáp ứng yêu cầu về nguyên vật liệu cho hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp trên cơ sở đúng chủng loại và thời gian. - Có tất cả các chủng loại nguyên vật liệu mà doanh nghiệp yêu cầu. - Đảm bảo sự linh hoạt của dòng nguyên vật liệu để làm cho chúng có sẵn khi cần đến - Mục tiêu chung là để có đủ nguyên vật liệu từ phục vụ kịp thời cho quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.2.3 Nhiệm vụ của quản trị nguyên vật liệu - Tính toán số lượng mua sắm và dự trữ tối ưu (kế hoạch nguyên vật liệu). - Đưa ra các phương án cũng như quyết định mua sắm. - Tổ chức công tác mua sắm bao gồm công tác từ khâu xác định bạn hàng, tổ chức nghiệp vụ đặt hàng, lựa chọn phương thức giao nhận, kiểm kê, thanh toán. - Tố chức công tác mua sắm bao gồm công tác từ khâu lựa chọn và quyết định phương án vận chuyển. - Tổ chức cung ứng và tổ chức quản trị nguyên vật liệu và cung cấp kịp thời cho sản xuất. Trường1.1.2.4 Yêu cầu của qu ảnĐại trị học Kinh tế Huế Khâu lập kế hoạch: Doanh nghiệp cần phải xây dựng tốt kế hoạch nguyên vật liệu bao gồm kế hoạch thu mua, sử dụng, dự trữ về cả số lượng và chất lượng của từng khoảng thời gian trong năm (tháng, quý và cả năm) nếu việc này thực hiện tốt sẽ giúp SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 8
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ cho quá trình sản xuất diễn ra được liên tục. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần phải nghiên cứu về mục tiêu phát triển trong kì tới, bám sát với thực tiễn để kể hoạch lập ra không có sự chênh lệch với thực tế sử dụng của doanh nghiệp dẫn đến tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt trong sản xuất. Khâu thu mua: Việc đáp ứng khịp thời nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất cũng như các nhu cầu khác của doanh nghiệp là rất cần thiết. Vì thế phải quản lí chặt chẽ về số lượng chất lượng, các yêu cầu về mặt kĩ thuật, giá cả, chi phí và kế hoạch mua để việc thu mua có thể diễn ra đúng thời gian phù hợp với tình hình sản xuất của doanh nghiệp. Khâu bảo quản, dự trữ: Để đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục thì nguồn nguyên vật liệu đầy đủ là điều không thể thiếu, tuy nhiên dự trữ nguyên vật liệu không nên quá nhiều vì sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn và tốn diện tích. Đồng thời phải thực hiện đầy đủ các quy trình để bảo quản nguyên vật liệu, bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải lập kế hoạch để xây dựng định mức sử dụng nguyên vật liệu và mức hao hụt hợp lí trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Khâu sử dụng: Tổng hợp, đánh giá và phản ánh đầy đủ chính xác số liệu các loại nguyên vật liệu khi xuất kho và sử dụng trong quá trình sản xuất. Thường xuyên đối chiểu kiểm tra tình hình sử dụng nguyên vật liệu đảm bảo cho mức sử dụng là hợp lí và tiết kiệm nhất. Khâu thu hồi phế liệu: mọi doanh nghiệp hay đơn vị sản xuất nào cũng có phế liệu, phế phẩm chia thành nhiều loại khác nhau. Tùy vào tình trạng của mỗi loại phế liệu, phế phẩm mà có thể đưa vào tái sản xuất hoặc có thể thanh lí cho các doanh nghiệp đó. Vì thế nếu việc quản lí phế phẩm hiệu quả thì có thể tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu và đôi khi có thể giảm giá thành sản phẩm. 1.1.3 Nội dung công tác quản trị nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 1.1.3.1 Xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu TrườngKhái niệm: Là lưĐạiợng nguyên học vật liệu dùng Kinh lớn nhất cho phép tế để s ảnHuế xuất một đơn vị sản phẩm, hoặc để hoàn thiện một công việc nào đó trong điều kiện tổ chức và điều kiện kỹ thuật nhất định. SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 9
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ Vai trò: Là công cụ để điều hành các hoạt động sản xuất của nhà quản trị, đồng thời nó là cơ sở giúp cho việc hạch toán đầy đủ cho doanh nghiệp. Mức tiêu dùng nguyên vật liệu thể hiện ở một số đặc điểm sau: - Là cơ sở để xác định nhu cầu nguyên vật liệu cho doanh nghiệp. - Là chỉ tiêu đánh giá trình độ sử dụng kỹ thuật trong sản xuất, trình độ của công nhân và trình độ tổ chức quản trị sản xuất của các nhà quản trị. - Là biện pháp quan trọng nhất để thực hiện tiết kiệm vật liệu có cơ sở quản trị chặt chẽ với việc sử dụng nguyên vật liệu. Phương pháp định mức tiêu dùng nguyên vật liệu: - Phương pháp định mức theo thống kê kinh nghiệm: là phương pháp dựa vào hai căn cứ: các số liệu thống kê về mức tiêu dùng nguyên vật liệu của kỳ báo cáo những kinh nghiệm của những công nhân tiên tiến rồi dùng phương pháp bình quân gia quyền để xác định định mức. - Phương pháp thực nghiệm: là phương pháp dựa trên kết quả phòng thí nghiệm kết hợp với những điều kiện sản xuất nhất định để kiểm tra sửa đổi và kết quả đã tính toán để tiến hành sản xuất thử nhằm xác định mức cho kế hoạch. - Phương pháp phân tích: Là kết hợp việc tính toán về kinh tế kĩ thuật với việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiêu hao nguyên vật liệu được tiến hành theo hai bước: Bước 1: Thu thập và nghiên cứu các tài liệu đến mức đặc biệt là về thiết kế sản phẩm, đặc tính của nguyên vật liệu, chất lượng máy móc thiết bị, Bước 2: Phân tích từng thành phần trong cơ cấu định mức, tính hệ số sử dụng và đề ra biện pháp phấn đấu giảm mức trong kỳ kế hoạch. Trường1.1.3.2 Bảo đảm nguyên Đại vật liệu cho họcsản xuất Kinh tế Huế Xác định lượng nguyên vật liệu cần dùng: Lượng nguyên vật liệu cần dùng phải đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất sản phẩm cả về mặt hiện vật và giá trị, đồng thời còn phải tính đến nhu cầu nguyên vật liệu cho chế thử sản phẩm mới, sửa SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 10
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ chữa máy móc thiết bị, và được tính toán cụ thể từng loại theo quy cách chủng loại của nó ở từng bộ phận sử dụng, sau đó tổng hợp lại cho toàn bộ doanh nghiệp. Khi tính toán phải dựa trên cơ sở định mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho một sản phẩm, nhiệm vụ sản xuất, chế thử sản phẩm và sữa chữa trong kì kế hoạch. Tùy thuộc vào từng loại nguyên vật liệu, từng loại sản phẩm hay đặc điểm kĩ thuật của doanh nghiệp mà vận dụng phương pháp thích hợp. Xác định nguyên vật liệu cần dự trữ: Là lượng nguyên vật liệu tồn kho cần thiết được quy định trong kì kế hoạch để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục và bình thường. - Dự trữ thường xuyên: là lượng nguyên vật liệu tối thiểu để đảm bảo quá trình sản xuất tiến hành bình thường giữa hai lần mua sắm nguyên vật liệu. - Dự trữ bảo hiểm: là lượng nguyên vật liệu cần thiết tối thiểu nhằm đảm bảo quá trình sản xuất tiến hành liên tục trong điều kiện cung ứng không diễn ra bình thường. - Dự trữ theo mùa vụ: để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục, đặc biệt đối với các thời gian “ giáp hạt” về nguyên vật liệu. Xác định lượng nguyên vật liệu cần mua: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất của tháng, quý và số nhu cầu vật tư được xét duyệt, Phòng kế hoạch sẽ tìm kiếm nguồn cung cấp thích hợp, đảm bảo nguồn vật liệu đúng chất lượng số lượng và đảm bảo về cả giá cả hợp lí. 1.1.3.3 Xây dựng tiến độ mua sắm nguyên vật liệu Xác định số lượng, chất lượng, quy cách và thời điểm mua của mỗi lần. Khi xây dựng kế hoạch tiến độ mua sắm nguyên vật liệu cần phải căn cứ trên các nguyên tắc sau: - Không bị ứ đọng vốn ở khâu dự trữ. - Luôn đảm bảo lượng dự trữ hợp lí về số lượng, chất lượng và quy cách. Trường- Góp phần nâng Đại cao các chỉ tiêuhọchiệu quả sửKinhdụng vốn. tế Huế - Khi tính toán phải tính cho từng loại, mỗi loại tính riêng cho từng thứ. Xây dựng kế hoạch tiến độ mua sắm phải dựa vào các nội dung sau: SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 11
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ - Kế hoạch sản xuất nội bộ. - Hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm. - Các hợp đồng mua bán nguyên vật liệu và giao nộp sản phẩm cho khách hàng. - Mức độ thuận tiện và khó khăn khi mua nguyên vật liệu trong năm. - Phương tiện vận chuyển và phương thức thanh toán. - Hệ thống kho bãi hiện có của doanh nghiệp. Phương pháp xây dựng tiến độ mua sắm: - Đối với loại nguyên vật liệu có định mức tiêu hao thì tính trực tiếp: Lấy số lượng sản phẩm nhân với định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm. - Đối với những loại nguyên vật liệu chưa xây dựng được định mức thì dùng phương pháp tính gián tiếp. Lấy mức tiêu hao kì trước làm gốc nhân với tỉ lệ tăng sản lượng của kì cần mua sắm. 1.1.3.4 Tổ chức quá trình mua và tiếp nhận nguyên vật liệu Tổ chức quá trình mua - Xác định nhu cầu trên cơ sở kế hoạch nguyên vật liệu. - Tìm kiếm lựa chọn nhà cung ứng. - Thương lương và đặt hàng. Tố chức tiếp nhận nguyên vật liệu - Tiếp nhận một cách chính xác về số lượng, chất lượng, chủng loại nguyên vật liệu theo đúng quy định trong hợp đồng đã kí kết. - Vận chuyển một cách nhanh chóng nhất nguyên vật liệu từ điểm tiếp nhận đến kho của doanh nghiệp, tránh hư hỏng, mất mát và đảm bảo sẵn sàng cấp phát kịp thời Trườngcho sản xuất. Đại học Kinh tế Huế Để thực hiện hai nhiệm vụ này công tác tiếp nhận phải tuân thủ những yêu cầu: Nguyên vật liệu sau khi tiếp nhận phải đầy đủ những giấu tờ hợp lệ tùy theo nguồn tiếp nhận. SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 12
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ Nguyên vật liệu khi tiếp nhận phải qua đủ thủ tục kiểm nhận và kiểm nghiệm. Xác định chính xác số lượng, chất lượng và chủng loại. Nguyên vật liệu sau khi tiếp nhận sẽ được thủ kho ghi số thực nhập cùng và người giao hàng cùng với thủ kho kí vào phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho sẽ chuyển cho bộ phận kế toán ký nhận vào sổ giao nhận chứng từ. 1.1.3.5 Tổ chức bảo quản nguyên vật liệu Muốn bảo quản nguyên vật liệu được tốt thì cần có một hệ thống kho bãi hợp lí mỗi kho phải phù hợp với đặc tính của nguyên vật liệu để sắp xếp chúng đúng với cơ sở khoa học từ đó tránh hư hỏng nguyên vật liệu. Doanh nghiệp cần phải xây dựng nội quy chế độ trách nhiệm và cần phải thường xuyên kiểm tra đảm bảo công tác bảo quản nguyên vật liệu được thực hiện đúng quy trình và yêu cầu. 1.1.3.6 Tổ chức cấp phát nguyên vật liệu Vai trò: Cấp phát nguyên vật liệu là hoạt động chuyển nguyên vật liệu từ kho về cho bộ phận sản xuất. Việc cấp phát một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác và khoa học sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác sản xuất có hiệu quả cao do có thể khai thác tốt năng suất của công nhân, máy móc thiết bị làm cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục, từ đó làm tăng chất lượng sản phẩm đầu ra đồng thời làm giảm giá thành sản phẩm. Nội dung: - Cấp phát theo yêu cầu của bộ phận sản xuất: Căn cứ yêu cầu về nguồn nguyên vật liệu của từng phân xưởng, bộ phận sản xuất đó báo cho bộ phận kho trước từ một đến ba ngày để tiến hành cấp phát. Số lượng nguyên vật liệu được yêu cầu tính toán dựa trên nhiệm vụ sản xuất và hệ thống định mức tiêu dùng nguyên vật liệu mà doanh nghiệp đó xây dụng. Trường- Cấp phát theo cĐạiấp độ kế ho ạchhọc (cấp phát theoKinh hạn mức): Đây tế là hình Huế thức cấp phát quy định cả số lượng và thời gian nhằm tạo sự chủ động cho bộ phận cấp phát và bộ phận sản xuất. Dựa vào khối lượng sản xuất và định mức tiêu dùng nguyên vật liệu SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 13
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ trong kì kế hoạch, kho cấp phát nguyên vật liệu cho các bộ phận sau từng kỳ sản xuất doanh nghiệp quyết toán vật tư nội bộ nhằm so sánh số sản phẩm đó sản xuất ra với số lượng nguyên vật liệu tiêu dùng. Với bất kì hình thức nào muốn quản lý tốt nguyên vật liệu thì cần phải thực hiện tốt công tác ghi chép ban đầu, hạch toán chính xác việc cấp phát nguyên vật liệu thực hiện tốt các quy định của nhà nước và doanh nghiệp. 1.1.3.7 Tổ chức thanh quyết toán nguyên vật liệu Đây là bước chuyển giao trách nhiệm giữa các bộ phận sử dụng và quản trị nguyên vật liệu. Đó là sự so sánh giữa nguyên vật liệu nhận về với số lượng sản phẩm giao nộp, nhờ đó mới đảm bảo được việc sử dụng hợp lí và tiết kiệm nguyên vật liệu, đảm bảo hạch toán đầy đủ chính sách nguyên vật liệu vào giá thành sản phẩm. Khoảng cách và thời gian để thanh quyết toán là tùy thuộc vào chu kỳ sản xuất, nếu chu kỳ sản xuất dài thì thực hiện một quý một lần, nếu ngắn thì được thanh quyết toán theo từng tháng. Nếu gọi: A: lượng nguyên vật liệu nhận về trong tháng. Lsxsp: Lượng nguyên vật liệu sản xuất ra sản phẩm trong tháng. Lbtp: Lượng nguyên vật liệu bán thành phẩm kho. Lspd: Lượng nguyên vật liệu trong sản phẩm dở dang. Ltkx: Lượng nguyên vật liệu tồn kho phân xưởng. Theo lý thuyết ta có: A = Lsxsp+ Lbtp + Lspd + Ltkx Trong thực tế nếu A lớn hơn tổng trên tức là có hao hụt. Do vậy, khi thanh toán phải giảm trừ lượng hao hụt, mất mát này. Từ đó đánh giá được tình hình sử dụng Trườngnguyên vật liệu và có cácĐại biện pháp khuyhọcến khích hayKinh bồi thường chính tế đáng. Huế 1.1.3.8 Sử dụng hợp lí và tiết kiệm nguyên vật liệu Để thực hiện tốt việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu doanh nghiệp cần: SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 14
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ - Thường xuyên cải tiến quy trình công nghệ, đổi mới máy móc thiết bị, tổ chức sản xuất hợp lí góp phần giảm các tổn thất trong quá trình sản xuất. - Tăng cường giáo dục về ý thức tiết kiệm, lợi ích của tiết kiệm đối với xí nghiệp, đối với cá nhân. - Nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ, trình độ tay nghề cho công nhân. - Có biện pháp khuyến khích vật chất, tinh thần thích đáng, kịp thời đối với việc tiết kiệm. - Sử dụng nguyên vật liệu thay thế và phế liệu phế phẩm trong những trường hợp có thể. 1.1.4 Phân tích công tác quản trị nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 1.1.4.1 Phân tích tình hình cung ứng nguyên vật liệu Là phân tích tình hình thực hiện hợp đồng mua bán giữa các đơn vị kinh doanh và các đơn vị tiêu dùng theo số lượng, chất lượng, theo quy cách mặt hàng, theo khả năng đồng bộ, theo mức độ nhịp nhàng và đều đặn, theo từng đơn vị kinh doanh. Phân tích về mặt số lượng: Là chỉ tiêu cơ bản nhất nói lên quá trình nhập nguyên vật liệu của doanh nghiệp, thể hiện số lượng của một loại nguyên vật liệu nào đó trong kỳ kế hoạch từ tất cả các nguồn. Phân tích về mặt chất lượng: - Chỉ số chất lượng: là chỉ số giữa bình quân nguyên vật liệu thực tế mua so với giá bán buôn bình quân theo kế hoạch dự kiến. Người ta thường sử dụng công thức (Tác giả Trần Văn Thắng,Giáo trình lý thuyết thống kê, NXB Đại học kinh tế quốc dân, 2015) : Trường Đại học Kinh tế Huế Trong đó: Icl: chỉ số chất lượng. SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 15
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ Gi: Giá bán phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm. : Khối lượng nguyên vật liệu loại i mua theo kế hoạch dự kiến. : Khối lượng nguyên vật liệu loại i thực tế mua. Phân tích về mặt hàng: Ở doanh nghiệp sản xuất cần tiêu dùng nguyên vật liệu với quy cách cụ thể, do đó khi lập kế hoạch cũng phải lập theo những chủng loại cụ thể. Tiêu dùng nguyên vật liệu đòi hỏi cụ thể thì việc đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất cũng phải cụ thể. Để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hậu cần nguyên vật liệu theo mặt hàng, người ta so sánh hai chỉ tiêu sau (Tác giả Trần Văn Thắng,Giáo trình lý thuyết thống kê, NXB Đại học kinh tế quốc dân, 2015): Kế hoạch hoàn thành về số lượng: = ( )* 100% Kế hoạch hoàn thành về mặt hàng: = ( )*100% Trong đó: : Kế hoạch hoàn thành về số lượng. : Kế hoạch hoàn thành về mặt hàng. :Tổng số lượng nguyên vật liệu thực nhập. :Tổng số lượng nguyên vật liệu kế hoạch. :Tổng số lượng nguyên vật liệu hoàn thành về mặt hàng. Nếu hai chỉ tiêu lệch nhau tức là việc hoàn thành kế hoạch về số lượng thôi cũng chưa đủ để đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất được bình thường, cho nên khi phân tích cần thiết phải phân tích tình hình thực hiện kế hoạch mua nguyên vật liệu cả về mặt hàng nữa. TrườngPhân tích về mặt Đạiđồng bộ: học Kinh tế Huế Để sản xuất ra một loại sản phẩm cần nhiều loại vật liệu khác nhau theo một tỷ lệ nhất định hơn nữa loại nguyên vật liệu này không thể thay thế cho loại nguyên vật liệu khác. Khi xây dựng kế hoạch nguyên vật liệu phải đảm bảo tính đồng bộ của nó, SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 16
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ trong quá trình thực hiện kế hoạch nếu có loại nguyên vật liệu nào không đảm bảo yêu cầu thì các nguyên vật liệu khác hoặc là không thể sử dụng được hoặc là sử dụng một phần tương ứng với tỷ lệ loại nguyên vật liệu nhập không đảm bảo yêu cầu với tỷ lệ thấp nhất. Phân tích về mặt kịp thời: Điều kiện quan trọng để đảm bảo cho sản xuất của doanh nghiệp hoàn thành tốt và nhịp nhàng. Nhập nguyên vật liệu vào doanh nghiệp đều đặn, tức là theo thời hạn ghi trong hợp đồng mua bán là điều kiện quan trọng để đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất được tiến hành đều đặn. Để phân tích mặt đều đặn trong kế hoạch mua sắm theo thời gian có thể dùng một số phương pháp sau: Thứ nhất: Kế hoạch mua và thực tế mua được rải theo từng giai đoạn của kỳ báo cáo. Sự chênh lệch giữa thực tế và kế hoạch chứng tỏ rằng kế hoạch mua sắm hoàn toàn không đều đặn. Thứ hai: Tính toán sự chênh lệch giữa thực tế mua và kế hoạch trong từng giai đoạn của thời kì báo cáo, theo đại lượng và dấu chênh lệch, ta có thể đánh giá mức độ không đều đặn trong việc thực hiện mua sắm. 1.1.4.2 Phân tích tình hình dự trữ nguyên vật liệu Là so sánh mức dự trữ nguyên vật liệu với tồn kho thực tế, là phân tích dự trữ về khối lượng, mức độ dự trữ và quá trình biến đổi dự trữ qua các năm. Nói về khối lượng dự trữ nguyên vật liệu tức là nói về số lượng nguyên vật liệu tuyệt đối hiện có ở kho. Để phân tích về tình hình dự trữ nguyên vật liệu về số lượng tuyệt đối người ta thường đem so sánh lượng nguyên vật liệu hiện có trong kho với mức dự trữ đã quy định. Mức dự trữ có dự trữ tối đa và tối thiểu. Nếu nguyên vật liệu trên mức tối đa thì phải có biện pháp giảm nguyên vật liệu đó xuống và ngược lại. Trường1.1.4.3 Phân tích tình hìnhĐại sử dụng nguyênhọc vật li ệuKinh tế Huế Tình hình sử dụng nguyên vật liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất. Cùng một lượng nguyên vật liệu nếu biết sử dụng SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 17
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ hợp lí và tiết kiệm thì sẽ sản xuất ra được nhiều sản phẩm hơn. Ngược lại nếu sử dụng nguyên vật liệu bừa bãi, không hợp lý thì dù kế hoạch nguyên vật liệu có hoàn thành thì cũng không đảm bảo cho quá trình sản xuất có nguyên vật liệu. Vì thế khi phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch hậu cần nguyên vật liệu cần thiết phải phân tích tình trạng sử dụng nguyên vật liệu. 1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 1.1.5.1 Nhân tố chủ quan - Về phương pháp đánh giá vật liệu xuất kho: Vật liệu xuất kho phản ánh rõ công tác bảo quản nguyên vật liệu trong quá trình nguyên vật liệu ở trong kho. Chính vì vậy phương pháp đánh giá nguyên vật liệu xuất kho nếu được thực hiện đúng sẽ giúp cho nhà quản trị thực hiện công tác quản trị nguyên vật liệu ở giai đoạn kế cận được tốt hơn. - Về phương pháp kiểm nghiệm vật liệu khi nhập kho: Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình tiếp nhận và sử dụng nguyên vật liệu. Chính vì vậy số lượng, chất lượng của nguyên vật liệu đầu vào cũng như hoạt động quản trị nguyên vật liệu trong giai đoạn tiếp theo sẽ chịu sự chi phối rất lớn bởi giai đoạn này. - Về mã hóa vật liệu: Mã hóa vật liệu giúp cho công tác quản trị nguyên vật liệu được tiến hành dễ dàng và ít sai sót hơn. - Về cách quản lý: Cách thức quản lý của doanh nghiệp nói chung và của nhà quản lý nói riêng sẽ quyết định thành bại của mọi hoạt động trong đó có hoạt động quản trị nguyên vật liệu. Cách thức quản lý tốt thì công tác quản trị nguyên vật liệu sẽ tốt và ngược lại. - Về số lượng: Số lượng nguyên vật liệu càng lớn thì công tác quản trị nguyên vật liệu sẽ gặp khó khăn hơn so với lượng nguyên vật liệu nhỏ. Trường1.1.5.2 Nhân tố khách quanĐại học Kinh tế Huế - Số lượng nhà cung cấp trên thị trường: Số lượng đông đảo các nhà cung cấp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau là thể hiện sự phát triển của thị trường các yếu tổ đầu vào nguyên vật liệu. Thị trường này càng phát triển bao nhiêu càng tạo ra khả năng SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 18
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ lớn hơn cho sự lựa chọn nguồn nguyên vật liệu bấy nhiêu. Mặt khác, sức ép của nhà cung cấp có thể tạo ra các điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho quản trị nguyên vật liệu. Sức ép này gia tăng trong những trường hợp như một số công ty độc quyền cung cấp, không có sản phẩm thay thế, nguồn cung ứng trở nên khó khăn hay do các nhà cung cấp đảm bảo các nguồn nguyên vật liệu quan tọng nhất cho doanh nghiệp. - Giá cả của nguồn nguyên vật liệu trên thị trường: Trong cơ chế thị trường giá cả thường xuyên thay đổi. Vì vậy việc hội nhập và thích nghi với sự biến đổi đó là rất khó khăn do việc cập nhật các thông tin hạn chế. Do vậy nó ảnh hưởng tới việc định giá nguyên vật liệu, quản trị nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. Việc thay đổi giá cả thường xuyên là do tỷ giá hối đoái thay đổi làm cho các nguyên vật liệu nhập khẩu với giá cũng khác nhau, các chính sách của chính phủ hay do độc quyền cung cấp của một số hãng mạnh. - Hệ thống giao thông vận tải: Một số nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản trị nguyên vật liệu là hệ thống giao thông vận tải của một nói, một khu vực, một quốc gia, những nhân tố này thuận lợi sẽ giúp cho mọi quá trình giao nhận nguyên vật liệu thuận tiện, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, làm cho mọi hoạt động không bị ngừng trệ mà trở nên đồng đều, tạo ra mức dự trữ giảm, kết quả sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Thực tế đối với mỗi doanh nghiệp nguồn nhập nguyên vật liệu không chỉ trong nước mà còn ở cả các nước khác trên thế giới. Như vậy hệ thống giao thông vận tải có ảnh hưởng lớn tới công tác quản trị nguyên vật liệu của một doanh nghiệp. Nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi hoặc kìm hãm một doanh nghiệp phát triển, đồng nghĩa với nó là việc hoạt động có hiệu quả hay không của một donah nghiệp. - Sự phụ thuộc vào tiến độ công trình: Tiến độ của công trình thi công nhanh sẽ giúp cho nguyên vật liệu nằm kho được rút ngắn chu kỳ sử dụng nguyên vật liệu được tiến hành nhanh chóng hơn. 1.2 Cơ sở thực tiễn Trường1.2.1 Khái quát ngành Đạicông nghiệp họcđiện tử ở Việt Kinh Nam tế Huế 1.2.1.1 Tình hình thị trường ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam Với lợi thế là dân số trẻ, gần 60% trong tổng dân số ở độ tuổi lao động (17-60 SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 19
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ tuổi), nguồn lao động dồi dào, vị trí địa lý thuận lợi và nằm trong khu vực có nền công nghiệp phát triển nhanh và năng động, đặc biệt là đối với ngành Công nghiệp điện tử. Cho nên Việt Nam rất có cơ hội để thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ và học tập các kiến thức quản lý và đào tạo nhân lực từ các ngành Công nghiệp điện tử phát triển trong khu vực. Chi phí cho lao động ở Việt Nam cũng tương đối thấp. Cụ thể, chi phí hoạt động và giá thuê nhân công ở Việt Nam chỉ bằng 1/3 so với Ấn Độ và 1/2 so với Trung Quốc. Bên cạnh đó, với đa dạng tài nguyên khoáng sản quan trọng cần thiết để phát triển công nghiệp vật liệu điện tử như quặng sắt, đất hiếm, titan, rutin, barit, ilmenit Việt Nam hoàn toàn có khả năng để trở thành nhà cung ứng nguyên vật liệu, hóa chất cho ngành Công nghiệp điện tử của các nước dưới hình thức khai thác nguyên liệu thô, thành phẩm hoặc bán thành phẩm với giá rẻ. Đặc biệt, với dân số trên 90 triệu người, Việt Nam cũng là một thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng. Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích và hỗ trợ các công ty nước ngoài đầu tư và hợp tác với các doanh nghiệp (DN) Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tóm lại, những cơ hội cụ thể cho ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam trong thời gian tới gồm: Thứ nhất, khả năng xuất khẩu hàng hóa công nghệ thông tin, linh kiện điện tử của Việt Nam đang tăng cao. Từ ngày 1/1/2006, các cam kết của khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) về lộ trình giảm thuế đối với các mặt hàng điện tử đã có hiệu lực hoàn toàn. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và một loạt Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới (TPP, FTA EU-Việt Nam ) cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các DN ngành Công nghiệp điện tử phát huy tiềm năng to lớn đưa các sản phẩm vươn ra khu vực và thế giới. Trong thời gian qua, doanh số xuất khẩu mặt hàng điện tử, máy tính, điện thoại đầu tư lý tưởng của các tập đoàn lớn về công Trườngnghệ thông tin thế giới. Đại học Kinh tế Huế Thứ hai, thu hút vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh, góp phần tạo động lực cho sự phát triển kinh tế. Với một thị trường rộng lớn, nền kinh tế liên tục tăng trưởng khả quan, cùng với hệ thống chính trị ổn định, Việt Nam ngày càng trở thành điểm thu hút SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 20
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ đầu tư lý tưởng của các tập đoàn lớn về công nghệ thông tin trên thế giới. Được biết, các nhà đầu tư khi chọn địa điểm đầu tư thường căn cứ vào hai yếu tố chính, đó là giá thuê nhân công và thuế. Các nước đang phát triển vốn đã có lợi thế về giá thuê nhân công rẻ, khi tham gia vào WTO, cụ thể là Hiệp định Công nghệ thông tin (ITA) sẽ có thêm lợi thế về thuế suất đối với mặt hàng này, do vậy sức hút với các nhà đầu tư nước ngoài chắc chắn sẽ tăng rõ rệt, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các tập đoàn lớn trên thế giới. Đây cũng chính là cơ hội lớn nhất cho Việt Nam. Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến nay, lĩnh vực công nghiệp điện tử Việt Nam đã thu hút hơn 10 tỷ USD vốn FDI với các tên tuổi lớn như Samsung, Foxconn, LG, Panasonic, Intel, Electronics, Nokia Sức hấp dẫn của công nghiệp điện tử Việt Nam hiện nay vẫn chính là các nhà máy sản xuất điện thoại di động quy mô lớn, trong đó Samsung là lớn nhất với hai nhà máy 2,5 tỷ USD ở Bắc Ninh và 2 tỷ USD ở Thái Nguyên. Thứ ba, giá các sản phẩm điện tử, viễn thông sẽ giảm nhiều khi gỡ bỏ hàng rào thuế quan và đây cũng là động lực phát triển nền công nghiệp điện tử, công nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông. Thứ tư, cơ hội cho các DN Việt Nam tiếp cận thị trường rộng lớn trong nước và quốc tế: Việt Nam đã gia nhập WTO với 150 nước thành viên (Chiếm hơn 90% dân số, 95% GDP, 95% giá trị thương mại toàn cầu); đã trở thành thành viên của Cộng đồng kinh tế ASEAN; đã và đang hoàn tất các Hiệp định Thương mại tự do mới như: TPP, FTA EU – Việt Nam Thứ năm, cơ hội đưa Việt Nam trở thành “công xưởng thứ hai của thế giới” khi một loạt tập đoàn điện tử, viễn thông lớn tuyên bố rút lui khỏi thị trường Trung Quốc, chuyển sang khu vực Đông Nam Á. Sự quan tâm và tăng cường đầu tư của ba quốc gia hàng đầu về công nghệ thông tin là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ tạo đà kéo theo Trườngnhiều nhà đầu tư khác thamĐại gia vào cônghọc cuộc phát Kinh triển của Việt Nam tế Huế Việt Nam là quốc gia xuất khẩu mặt hàng điện tử lớn 12 thế giới và lớn thứ 3 trong khối ASEAN, với hành chục tỷ USD/năm đã cho thấy sự đóng góp của ngành này ngày càng lớn vào nền kinh tế theo bà Phó viện trưởng CIEM Nguyễn Thị Tuệ Anh. SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 21
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ Thực tế cũng cho thấy, nhờ sự tham gia của những “người khổng lồ” quốc tế như Samsung mà diện mạo ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đang có bước thay đổi tích cực, đáng ghi nhận “Trong một thời gian dài ở Việt Nam đã có quá nhiều DN đầu tư vào điện tử dân dụng, tuy nhiên sau khi các tập đoàn lớn có sản xuất lắp ráp điện tử dân dụng rời khỏi Việt Nam, các DN Việt lại chỉ tập trung vào lắp ráp, phân phối mà không tập trung đầu tư chiều sâu, công nghệ và tự động hoá dẫn đến mất dần năng lực cạnh tranh” (Bà Đỗ Thị Thúy Hường, Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam,2017) Các DN Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực điện tử đều là DN vừa và nhỏ, khó có thể đầu tư vào dây chuyền sản xuất hiện đại, nhất là nếu có đầu tư thì khó có hiệu quả cao ngay từ đầu nếu không có sự hỗ trợ của nhà nước trong việc tiêu thụ sản phẩm cũng như hỗ trợ đầu tư công nghệ. So với DN FDI, các DN Việt Nam hầu như không nhận được sự hỗ trợ nào từ phía chính phủ như đất đai, thuế Bên cạnh đó, việc nhập khẩu các linh kiện cũng gặp nhiều khó khăn về thủ tục hành chính, nhất là nhập các linh kiện để sản xuất các thiết bị đặc chủng được miễn thuế nhập khẩu. Có thể thấy, ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam vẫn được đánh giá là ngành công nghiệp non trẻ. Hàng điện tử công nghiệp bao gồm các linh kiện điện tử và phụ tùng liên quan chiếm khoảng 3% sản phẩm điện tử và tin học. Sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài về kỹ thuật là thách thức lớn nhất đối với sự phát triển của công nghiệp điện tử Việt Nam. Nguồn nhân lực có khả năng thiết kế và thực hiện quy trình công nghệ vẫn là rào cản khó vượt qua. Khu vực tư nhân trong nước còn yếu, đầu tư nghiên cứu phát triển không đáng kể. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của ngành điện tử Việt Nam được dự báo là sẽ tiếp tục tăng nhanh trong giai đoạn tới. Quy hoạch công nghiệp Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030 đưa ra mục tiêu là xây dựng ngành điện tử trở thành ngành công nghiệp chủ lực và tạo cơ sở hỗ trợ cho các ngành khác phát triển. Trong dài hạn, chính phủ kỳ Trườngvọng kim ngạch xuất khĐạiẩu hàng đi ệnhọc tử sẽ đạt m ứcKinh 40 tỷ USD trướ ctế năm 2017, Huế tương ứng mức phát triển trung bình 5% mỗi năm. Tuy nhiên, khả năng duy trì sự bền vững trong ngành công nghiệp này trong dài hạn còn phụ thuộc vào việc Việt Nam có thể SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 22
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ đẩy mạnh sản lượng và chuỗi giá trị không. Theo SIDEC, trong giai đoạn đến 2020, ngành Linh kiện điện tử sẽ tập trung phát triển ở lĩnh vực linh kiện điện – điện tử cơ bản, các loại bản mạch in điện tử, mạch vi điện tử cho các điện thoại di động, thiết bị điện tử gia dụng, thiết bị văn phòng, máy vi tính, thiết bị ngoại vi, linh kiện, phụ tùng cho công nghiệp ôtô (thiết bị điện, chiếu sáng, điều khiển ). Giai đoạn sau 2020, các lĩnh vực như thiết bị tự động hóa, thiết bị y tế sẽ có nhu cầu cao về các linh kiện phụ tùng điện – điện tử sản xuất trong nước. (theo Invest Viet Nam, 2019) 1.2.1.2 Tình hình sử dụng nguyên vật liệu cho ngành linh kiện điện tử của các doanh nghiệp trong nước. Việt Nam hiện đang phụ thuộc rất lớn vào nguồn linh kiện điện tử nhập khẩu. Tỷ giá và giá nguyên liệu biến động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Theo ước tính của Bộ Công thương, ngành Công nghiệp phụ trợ hiện phụ thuộc đến 80% vào nguồn nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện nhập khẩu. Các loại nguyên liệu chính để sản xuất linh kiện điện tử gồm sắt, nhôm, đồng, bạc, vàng và palladium. Giá các loại nguyên liệu đầu vào chính trong sản xuất linh kiện điện tử sau khi tăng mạnh trong năm 2017 đã bắt đầu sụt giảm vào cuối quý 1/2018 và tiếp tục xu hướng này trong 2 quý tiếp theo do lo ngại về chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã gây áp lực giảm giá lên thị trường. Tuy nhiên, giá một số kim loại và kim loại quý đã có dấu hiệu tăng trưởng trở lại trong quý 3, đặc biệt là giá Palladium. Biểu đồ 1: Giá nguyên vật liệu đầu vào (nhôm, đồng, sắt) linh kiện điện tử, 2012-9/2018 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 23
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đứng vị trí thứ 3 trong nhóm 3 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong 9 tháng đầu năm 2018 tăng hơn 16% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của khối doanh nghiệp FDI tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm 2017. Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam, 2010 – 9/2018 Việt Nam đã xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sang 38 thị trường. Trong đó, có 5 thị trường đạt trên 1 tỷ USD. Trung Quốc đang là thị trường nhập Trườngkhẩu sản phẩm máy vi tính,Đại sản phẩm đihọcện tử và linh Kinh kiện lớn nhất từ Vitếệt Nam. Huế Đứng thứ hai là thị trường Mỹ với gần 2 tỷ, tăng gần 9% so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm hơn 9.5% tổng kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam. Biểu đồ 3: Cơ cấu xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 24
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ Nam theo quốc gia, 9T/2018 Kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam đã tăng liên tục với tốc độ tăng trưởng hàng năm kép hàng năm (CAGR) đạt gần 30% trong giao đoạn 2011 – 2017. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tính trong 9 tháng đầu năm 2018, kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam đạt gàn 31 tỷ USD, tăng khoảng 13% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, tổng kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của khối doanh nghiệp FDI chiếm hơn 92% tổng kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam. Biểu đồ 4: Kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, 2011 – 9/2018 10 quốc gia xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện lớn nhất sang thị trường Việt Nam chiếm khoảng 93% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này Trườngvào Việt Nam trong 9 thángĐại đầu năm học 2018. Trong Kinhđó, Hàn Quốc ti ếptế tục là thHuếị thường xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện lớn nhất sang Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2018. Đứng thứ hai là Trung Quốc với kim ngạch đạt gần 5.5 tỷ USD, tăng gần 7.5% so với cùng kỳ năm 2017. SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 25
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ Biểu đồ 5: Cơ cấu thị trường cung cấp máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện vào Việt Nam theo giá trị, 9T/2018 1.2.1.3 Một số nghiên cứu có liên quan Trong quá trình thực hiện đề tài này, tác giả đã tham khảo các khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ đã được thực hiện trước đó để rút ra những kinh nghiệp phục vị cho việc nghiên cứu được tiến hành thuận lợi, gặp phải ít khó khăn nhất có thể. .“Hoàn thiện công tác quản trị nguyên vật liệu tại Công ty chè Sông Cầu – Tổng công ty chè Việt Nam” – Luận văn tốt nghiệp – Trần Thị Nhung – Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, ĐH Thái Nguyên. Nội dung: Qua nghiên cứu thực trạng công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty tác giả đưa ra một số giải pháp như hoàn thành công tác quản trị nguyên vật liệu, công tác dự phòng đánh giá hàng tồn kho, nhằm hoạn thiện công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty. Ưu điểm: - Làm sáng tỏ được cơ sở lý luận và thực tiễn về nguyên vật liệu và công tác quản trị nguyên vật liệu. - Phân tích thực trạng công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty như công tác xây dựng định mức nguyên vật liệu, lập sự toán chi phí nguyên vật liệu, công tác nhập Trường– xuất tồn nguyên vật Đạiliệu, qua đó đánhhọc giá những Kinh kết quả đạt đư ợctế và hạn Huế chế cuối cùng đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty chè Sông Cầu. SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 26
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ Nhược điểm: - Chưa phân tích sâu vào các tiêu chí đánh giá hiện quả công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty. .“Nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty TNHH MTV cấp nước và xây dựng Hà Tĩnh” – Khóa luận tốt nghiệp – Trần Anh Tuấn – Đại học Vinh. Nội dung: Tác giả đưa ra các khái niệm, cơ sở lý luận liên quan đến nguyên vật liệu và quản trị nguyên vật liệu, phân tích thực trạng công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty trong qua đó đánh giá một cách toàn diện kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế, tìm ra nguyên nhân để đưa ra phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty. Ưu điểm: - Làm sáng tỏ được lý thuyết về nguyên vật liệu và quản trị nguyên vật liệu. - Phân tích thực trạng và đánh giá được công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty. - Đưa ra được một số giải pháp có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty. Nhược điểm: - Chưa phân tích rõ các tiêu chí đánh giá thực trế tình hình quả trị nguyên vật liệu tại công ty. .“Phân tích công tác quantr tị nguyên vật liệu tại công ty cổ phần sứ Thiên Thanh” – Khóa luận tốt nghiệp – Lê Thị Thu Thương – Đại học kinh tế Huế Nội dung: Qua quá trình nghiên cứu thực trạng công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty và dựa trên một số cơ sở lý luận liên quan tác giả đã đánh giá khá chi Trườngtiết về tình hình công tácĐại quản trị nguyên học vật liệu tạiKinh công ty. Từ đó tếkhái quát Huế các ưu, nhược điểm trong thời gian vừa qua mạnh dạn đề xuất các giải pháp nâng cao và góp phần hoàn thiện công tá quản trị nguyên vật liệu tại công ty. Ưu điểm: SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 27
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ - Làm sáng tỏ được lý thuyết về nguyên vật liệu và quản trị nguyên vật liệu. - Đánh giá được tình hình công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty dựa trên một số tiêu chí khá chi tiết. - Đưa ra các giải pháp thiết thực có thể sử dụng để nâng cao và hoàn thiện công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty Nhược điểm: - Chưa phân tích rõ các chỉ tiêu đánh giá thực tế tình hình quản trị nguyên vật liệu tại công ty. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU CHO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT, GIA CÔNG LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HUETRONICS 2.1 Khái quát về công ty cổ phần Huetronics Huetronics là doanh nghiệp ra đời từ năm 1989, chuyên sản xuất kinh doanh sản phẩm điện tử công nghệ thôn tin và chuyên về dịch vụ sửa chữa sản phẩm điện tử, gia dụng. Gần 30 năm xây dựng và phát triển, công ty cổ phần Huetronics đã tự hoàn thiện chính mình bằng những nổ lực lớn lao. Dựa trên phương châm “Ước muốn của bạn là mục tiêu của chúng tôi”. 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Huetronics được thành lập từ năm 1989, lúc đầu có tên Xí nghiệp liên doanh điện tử Huế (viết tắt là Huetronics) trên cở liên ban giữa UBND thành phố Huế và Công ty Xuất nhập khẩu điện tử và Tin học Viettronimex Thành phố Hồ Chí Minh, Trườngdưới sự quản lý của UBND Đại thành phố học Huế và Liên Kinh hiệp Điện tử và Tintế học ViệtHuế Nam. Đến năm 1993, công ty được chuyển đổi thành doanh nghiệp nhà nước theo quyết định số 197/QĐ/UBND ngày 23/2/1993 của UBND tình Thừa Thiên Huế có tên gọi là Công ty Điện tử Huế cới chức năng, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh các mặt SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 28
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ hàng điện, điện tử, kinh doanh lắp đặt máy vi tính, thiết bị văn phòng, hàng điện cơ, điện lạnh, bếp gas và khí đốt hóa lỏng. Năm 2001 đánh dấu một bước tiến trong trình độ ký thuật cũng như trong quy mô kinh doanh của Huetronics khi công ty đầu tư thêm lĩnh vực phần mềm; liên kết đào tạo nhân lực phần mềm tiến đến gia công phần mềm sản xuất; nghiên cứu thiết kế lắp ráp máy tính mang thương hiệu WEB. Bên cạnh đó, công ty còn hợp tác với các hãng sản xuất Intel, Samsung lf nhà phân phối độc quyền tại khu vực miền trung các sản phẩm Monitor, HDD, CPU Cuối năm 2004, công ty Điện tử Huế chính thức chuyển đổi với loại hình thức cổ phần hóa doanh nghiệp với tên gọi Công ty Cổ phần Huetronics, theo quyết định 3749/QĐ – UB ngày 03/11/2004 của UBND Tỉnh Thừa Thiên HUế. Cũng trong năm này công ty đã nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới mang thương hiệu riêng: câc sản phẩm vỏ máy, nguồn điện và linh liện máy tính mang thương hiệu Jetek, đồng thời đăng ký bản quyền thương hiệu Jetek trên toàn quốc. Đến nay công ty đã có hệ thống kinh doanh phân phối rộng khắp toàn quốc với từ Lạng Sơn đến Cà Mau với 6 chi nhánh công ty và trên 700 đại lý, cửa hàng bán lẻ. Huetronics không ngừng đổi mới, mở rộng lĩnh vực kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chính vì thế, công ty đã giành được nhiều giải thưởng và danh hiệu cao quý. 2.1.2 Lĩnh vực hoạt động của công ty - Sản xuất, gia công lắp ráp các linh kiện điện tử - Sản xuất, chế tạo các sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ siêu âm - Sản xuất các sản phẩm ứng dụng công nghệ nano cho nuôi trồng thủy sản - Phân phối và thiết kế, lắp đặt hệ thống Wifi, camera cho các tòa nhà, các khách sạn, khu resort, Trường- Phân phối sản Đạiphẩn Jetek: case,học bộ nguồn Kinh máy tính, nguồn tế Led, adapter, Huế (liên kết site jetek) - Hệ hống bán lẻ các sản phẩm điện tử, điện lạnh, CNTT. SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 29
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ 2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 30
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Tổng giám đốc ng Tổng giám đốc rị Các phó tổng Giám đốc tài chính giám đốc Các Phòng Nhà Phòng Trung Trung Trung Trung tâm chi tố máy kế tâm tâm phát tâm nghiên nhánh ch c s n hoạch kinh triển bảo cứu và ứ ả cung doanh HC - kinh hành phát triển HTR xuất ứng điện doanh CL máy thủy sản Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy Nguồn: Công ty cổ phần Huetronics, 2019 SVTH: Hoàng Thị Minh TrườngMinh Đại học Kinh tế Huế 33
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ 2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các vị trí trong công ty Tổng giám đốc là người nắm toàn bộ quyền quyết định về các hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên và thực hiện các quyền và nhiệm vị của mình. Các phó giám đốc là người trợ giúp cho giám đốc trong các nghiệp vụ chuyên môn. Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ thực hiện kế hoạch do Ban giám đốc đề ra và báo cáo kết quả, những khó khăn, vướng mắt trong quá trình thực hiện kế hoạch, từ đó Ban giám đốc có thể đưa ra những quyết định đúng đắn nhằm khắc phục khó khăn gặp phải và tiến tới mục tiêu đã định. Phòng tài chính kế toán: Tham mưu cho hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong lĩnh vực Tài chính – Kế toán – Tín dụng của công ty. Kiểm soát đồng tiền các hoạt động kinh tế trong công ty theo quy định về quản lý kinh tế của Nhà nước và Công ty. Quản lý chi phí của công ty. Thực hiện các thanh tra tài chính các đơn vị trực thuộc công ty. Phòng kế hoạch cung ứng – Marketing: Tham mưu cho tổng giám đốc về các lĩnh vực như: Công tác quản lý vật tư, thiết bị; tổng hợp, đề xuất mua vật tư; thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc giao. Nghiên cứu tiếp thị và thông tin, tìm hiểu sự thật ngầm của khách hàng. Lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu. Phát triển sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm với các thuộc tính mà thị trường mong muốn. Phòng tổ chức hành chính, chất lượng: Tham mưu cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Công ty về tổ chức bộ máy và mạng lưới, quản trị nhân sự, quản trị Trườngvăn phòng, công tác b ảoĐại vệ an toàn vhọcệ sinh môi trư Kinhờng. tế Huế Trung tâm nghiên cứu và phát triển: có chức năng tham mưu, tư vấn và chịu trách nhiệm về các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ, và tìm kiếm, xây dựng, quản lý các dự án đầu tư từ nguồn vốn của doanh nghiệp. SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 34
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ 2.1.4 Các sản phẩm chính của hoạt động gia công xuất khẩu của công ty. Sản xuất bộ nguồn máy tình dòng điện AC-DC, DC-DC công suất cao theo tiêu chuẩn của Mỹ và Châu Âu. Sản xuất bộ nguồn công suất nhiều loại, các loại adaptor, bộ sạc điệc cho thiết bị kỹ thuật số, các driver cho đèn LED. 2.1.5 Nguồn lực của công ty qua các năm 2016-2018. 2.1.5.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty. Tình hình tài sản và nguồn vốn là một trong những vấn đề quan tâm nhất khi muốn nói về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu phần tài sản thể hiện cơ cấu và hình thức tồn tại cụ thể của giá trị các loại tài sản hiện tại của doanh nghiệp đến thời điểm báo cáo. Căn cứ vào nguồn số liệu này có thể đánh giá một cách tổng quát quy mô tài sản, năng lực và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp. Số liệu phần nguồn vốn thể hiện quy mô, nội dung và tính chất kinh tế của các nguồn vốn mà doanh nghiệp đang sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua bảng 1, ta thấy: Từ năm 2016 – 2018 tài sản của công ty giảm dần qua các năm cụ thể 2017 giảm hơn 3,8 tỉ đồng tương đương 5,68% năm 2018 giảm hơn 853 triệu đồng tương đương 1,34%. Nguyên nhân chủ yếu là do tài sản ngắn hạn giảm, năm 2017 các khoản phải thu ngắn hạn giảm hơn 1,03 tỉ đồng tức là 10,98%. Đối với năm 2018 thì do các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho giảm, lần lượt là 4,24 tỉ đồng (71,81%) và 4,46 tỉ đồng (14,24%). Tuy nhiên tài sản dài hạn có sự tăng nhẹ, năm 2017 tăng hơn 88 triệu đồng (0,82%) năm 2018 tăng hơn 1,42 tỉ đồng (13,09%). Như vậy, hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn giảm là do công ty thực hiện chính sách bán hàng tốt, thu hồi công nợ nhanh chóng là một tín hiệu đáng mừng. Tài sản dài hạn công ty tăng có thể thấy công ty đang thực hiện mở rộng quy mô đầu tư kinh doanh sang lĩnh vực sản xuất nhiều hơn. Tổng nguồn vốn của công ty qua 3 năm cũng có sự giảm nhẹ tương ứng với tài sản trong đó: nợ phải trả ngắn hạn năm 2017 giảm 1,48 tỉ đồng so với năm 2016 tương ứng 3,35% và năm 2018 so với năm 2017 giảm hơn 1,37 tỉ đồng tức là 3,38%. Nhưng ta có thể thấy vốn chủ sở hữu của công ty năm 2018 tăng so với năm 2017, tăng hơn Trường524 triệu đồng (2,34%) Đại như vậy s anghọc năm 2018 Kinh tỷ suất tự tài tr ợ tếcủa công Huế ty tăng nhiều hơn tỷ suất nợ. Qua đó có thể thấy công ty ngày càng làm chủ nguồn vốn của mình và giảm lại các khoản đi vay, từ đó sẽ giảm được gánh nặng chi phí lãi vay. SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 35
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ Bảng 1: Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty cổ phần Huetronics giai đoạn năm 2016 – 2018 AĐơn vị tính: VND 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Chi tiêu +/- % +/- % A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 52.297.011.820 52.717.647.737 50.444.312.745 420.635.917 0,80 (2.273.334.992) (4,31) I. Tiền và các khoản tương đương tiền 930.735.165 691.644.952 1.276.430.579 (239.090.213) (25,68) 584.785.627 84,54 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 21.288.433.318 20.255.340.868 22.097.821.861 (1.033.092.450) (4,85) 1.842.480.993 9,09 IV. Hàng tồn kho 29.685.735.307 31.335.431.053 26.871.552.352 1.649.695.746 5,55 (4.463.878.701) (14,24) V. Tài sản ngắn hạn khác 392.108.030 435.230.864 198.507.953 43.122.834 10,99 (236.722.911) (54,39) B. TÀI SẢN DÀI HẠN 10.754.737.343 10.843.725.516 12.263.776.377 88.988.173 0,82 1.420.050.861 13,09 I. Các khoản phải thu dài hạn 150.000.000 150.000.000 150.000.000 - - - - II. Tài sản cố định 4.341.157.906 4.337.957.906 5.209.754.492 (3.200.000) (0,07) 871.796.586 20,09 IV. Tài sản dở dang dài hạn 926.812.181 926.812.181 - - 0 (926.812.181) V. Đầu tư tài chính dài hạn 4.547.110.000 4.547.110.000 5.547.110.000 - 0 1.000.000.000 21,99 VI. Tài sản dài hạn khác 789.657.256 881.845.429 1.356.911.885 92.188.173 11,67 475.066.456 53,87 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 67.392.907.069 63.561.373.253 62.708.089.122 (3.831.533.816) (5,68) (853.284.131) (1,34) C - NỢ PHẢI TRẢ 42.333.761.754 40.915.327.300 39.537.338.458 (1.418.434.454) (3,35) (1.377.988.842) (3,367) I. Nợ ngắn hạn 42.135.761.754 40.717.327.300 39.339.338.458 (1.418.434.454) (3,36) (1.377.988.842) (3,38) II. Nợ dài hạn 198.000.000 198.000.000 198.000.000 - - - - D - VỐN CHỦ SỞ HỮU 25.059.145.315 22.646.045.953 23.170.750.664 (2.413.099.362) (9,62) 524.704.711 2,31 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 67.392.907.069 63.561.373.253 62.708.089.122 (3.831.533.816) (5,68) (853.284.131) (1,34) Nguồn: Phòng Kế toán công ty cổ phần Huetronics, 2019 SVTH: Hoàng Thị Minh TrườngMinh Đại học Kinh tế Huế 36
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ 2.1.5.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Bảng 2: Kết quả sản xuất kinh doanh công ty cổ phần Huetronics giai đoạn năm 2016 – 2018 Đơn vị tính: VND Hạng mục 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 103.132.966.245 95.396.447.877 137.161.104.115 (7.736.518.368) (7,50) 41.764.656.238 43,8 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 1.485.808.508 1.197.092.414 2.133.046.636 (288.716.094) (19,43) 935.954.222 78,2 - Chiết khấu bán hàng 1.158.239.463 1.197.092.414 1.529.295.582 38.852.951 3,35 332.203.168 27,8 - Giảm giá hàng bán - - - - - Hàng bán bị trả lại 327.569.045 603.751.054 (327.569.045) (100,00) 603.751.054 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 101.647.157.737 94.199.355.463 135.028.057.479 (7.447.802.274) (7,33) 40.828.702.016 43,3 4. Giá vốn hàng bán 80.575.413.488 72.373.147.556 112.040.137.520 (8.202.265.932) (10,18) 39.666.989.964 54,8 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 21.071.744.249 21.826.207.907 22.987.919.959 754.463.658 3,58 1.161.712.052 5,3 6. Doanh thu hoạt động tài chính 67.895.467 64.582.600 681.360.985 (3.312.867) (4,88) 616.778.385 955,0 7. Chi phí tài chính 2.829.578.367 3.346.138.498 2.391.391.081 516.560.131 18,26 (954.747.417) (28,5) 8. Chi phí bán hàng 12.038.314.800 11.421.551.044 12.838.743.444 (616.763.756) (5,12) 1.417.192.400 12,4 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.135.393.733 3.559.312.674 4.305.802.528 423.918.941 13,52 746.489.854 21,0 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 3.136.352.815 3.563.788.291 4.133.343.891 427.435.476 13,63 569.555.600 16,0 11. Thu nhập khác 675.854.328 172.612.121 1.225.876.958 (503.242.207) (74,46) 1.053.264.837 610,2 12. Chi phí khác 34.525.789 488.582.307 88.280.834 454.056.518 1.315,12 (400.301.473) (81,9) 13. Lợi nhuận khác 641.328.539 (315.970.186) 1.137.596.124 (957.298.725) (149,27) 1.453.566.310 460,0 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 3.777.681.354 3.247.818.105 5.270.940.015 (529.863.249) (14,03) 2.023.121.910 62,3 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 755.536.270 649.563.621 1.159.606.803 (105.927.649) (14,03) 510.043.182 78,5 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN 3.022.145.084 2.598.254.484 4.111.333.212 (423.890.600) (14,03) 1.513.078.728 58,2 Nguồn: Phòng Kế hoạch - Cung ứng công ty cổ phần Huetronics, 2019 SVTH: Hoàng Thị Minh TrườngMinh Đại học Kinh tế Huế 37
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ Nhìn vào số liệu trên ta thấy lợi nhuận qua ba năm có sự biến động rõ rệt. Cụ thể: lợi nhuận gộp năm 2017 tăng hơn 754 triệu đồng so với năm 2016 tương ứng tăng 3,58%. Điều này là do: Thứ nhất,doanh thu bán hàng năm 2017 giảm hơn 7,7 tỉ đồng so với năm 2016 tương ứng giảm 7,5%; Giá vốn hàng bán năm 2017 giảm hơn 8,2 tỉ đồng so với năm 2016. Có thể thấy, tỉ lệ giảm của doanh thu thấp hơn tỉ lệ giảm của giá vốn hàng bán và đây cũng là nguyên nhân làm lợi nhuận gộp tăng lên. Năm 2017, dù doanh thu thấp hơn nhưng công ty đã quản lý khá tốt những chi phí trực tiếp liên quan đến giá vốn như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung. Về các khoảng chi phí như chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác đều tăng một lượng lớn kéo theo lợi nhuận của công ty giảm mạnh. Công ty cần quản lý tốt hơn các khoản chi phí này để kết quả kinh doanh được tốt hơn. Chi phí bán hàng năm 2017 giảm hơn 600 triệu so với năm 2016. Điều này cũng dễ hiểu vì năm 2017 công ty bán ra một lượng hàng hóa ít hơn năm 2017. Từ tất cả vấn đề trên kéo theo lợi nhuận sau thuế của năm 2017 giảm hơn 423 triệu tương ứng giảm 14,03% so với năm 2016. Năm 2018 đánh dấu bước tăng trưởng vượt bậc về doanh số. Từ việc doanh thu giảm hơn 7,7 tỉ so với 2016 thì năm 2018 doanh thu tăng hơn 41 tỉ chiếm hơn 43,8% so với năm 2017. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, công ty sử dụng các khoản chiết khấu thương mại để thu hút sức mua khách hàng. Cụ thể các khoản giảm trừ doanh thu của 2018 tăng mạnh đạt hơn 935 triệu đồng tăng 78,2% so với năm 2017.Với sự gia tăng tương ứng của giá vốn hàng bán thì lợi nhuận gộp 2018 tăng hơn 1,1 tỉ so với 2017. Thứ hai, về hoạt động tài chính, trong năm 2018 công ty đã có kết quả tốt trong hoạt động tài chính. Cụ thể, doanh thu tài chính tăng hơn 600 triệu và chi phí tài chính lại giảm 900 triệu. Thế nhưng với sự tăng mạnh của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp khiến lợi nhuận thuần của công ty chỉ tăng gần 570 triệu đồng. Có thể thấy tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của các loại chi phí Trườngtương ứng như chi phí Đạibán hàng và chihọc phí quản lýKinh doanh nghiệp. Vtếậy nên đâyHuế không phải là lý do dẫn đến sự tăng mạnh của lợi nhuận trước thuế của công ty trong năm 2018. Công ty nên thắt chặt hơn các chính sách bán hàng để có kết quả tốt hơn. SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 38
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ Đáng chú ý, Lợi nhuận khác năm 2018 tăng mạnh so với năm 2017, cụ thể lợi nhuận khác tăng hơn 1,4 tỉ đồng tương ứng tăng 460%. Đây mới là nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận trước thuế năm 2018 tăng hơn 2 tỉ đồng so với năm 2017. Lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả kinh doanh của DN. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang thực hiện tốt và có hiệu quả bởi qua 2 năm đã tăng hơn 1,5 tỉ đồng, tương ứng tăng 58,2%. Và với mức cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt hơn công ty cần phải tiếp tục duy trì và phát triển tốt hơn để có thể đứng vững được trên thị trường và đem lại lợi nhuận cho công ty. 2.2 Thực trạng công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty. 2.2.1 Đặc điểm nguyên vật liệu Vai trò: Nguyên liệu đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nguyên liệu phải đảm bảo về số lượng và phải đảm bảo đạt từng tiêu chuẩn cụ thể để tạo nên sản phẩm có cấu tạo và chất lượng cần thiết. Phân loại nguyên liệu: - Nguyên liệu chính: là những nguyên liệu cần thiết để cấu thành sản phẩm ví dụ như PCB, Dây DC, Dây AC, Vỏ, Fan, Transistor công suất, IC, Diode Kép, Điện trở nhiệt, Cuộn khuếch đại từ, Cuộn lọc, Biến thế, Linh kiện bán dẫn, Tụ lọc đầu vào, Tụ lọc đầu ra, Điện trở, Cầu chì, Tản nhiệt, - Nguyên liệu phụ: Thiếc thanh TB888 (63%Sn – 37%Pb), Thiết dây D1mm, Chất trợ hàn flux, - Nguyên liệu khác: tem seri, Tem logo Jetek, Tem model, Băng keo to, Băng keo nhỏ, Thùng carton, Box Retail, Giấy decal A4, Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 39
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ 2.2.2 Quy trình công nghệ Sơ đồ 2. Quy trình sản xuất PSU CHUẨN BỊ LK CẮM LK QC CẮM LK QUA MÁY HÀN A1 A2 A3 A4 HÀN BÙ TEST NHANH TEST AUTO INI PHỦ CHỐNG ẨM ICT B1 C1 C2 B2 Lỗi IPQC BÁN THÀNH LÃO HÓA TEST HIPOT PHẨM C3 C5 D1 SỬA C4 CHỮA Lỗi TEST CÁP TEST ATE QC TP ĐÓNG GÓI OQC D2 D3 D4 D5 D6 Lỗi Nguồn: Phòng Kế hoạch - Cung ứng công ty cổ phần Huetronics, 2019 SVTH: Hoàng Thị Minh TrườngMinh Đại học Kinh tế Huế 40
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ Quy trình công nghệ được miêu tả cụ thể bằng các bước sau: Bước 1: Sau khi nhận lệnh sản xuất Tổ chuẩn bị linh kiện nhận linh kiện từ kho theo Phiếu xuất kho tiến hành cắt chân, nắn chân, cắm các cụm linh kiện, chuẩn bị sẵn sàng trước khi đưa linh kiện qua Tổ cắm. Bước 2: Tổ cắm linh kiện nhận linh kiện từ Tổ chuẩn bị thì tiến hành cắm linh kiện lên các PCB theo tiêu chuẩn. Sau đó các PCB được chạy qua máy hàn để phủ chân, hàn thiết lên các mạch linh kiện. Bước 3: Tổ hàn bù nhận PCB từ máy hàn tiến hành kiểm tra, tiến hành hàn tay đối với các vị trí bị thiếu hụt thiếc và hỏng chân linh kiện QC dây chuyền tiến hành kiểm tra các bo mạch. Bước 4: Tổ bán thành phẩm nhận PCB vào keo và dây. Bước 5: Tổ Lão hóa nhận bán thành phẩm và tiến hành lão hóa nguồn trong 2- 4h theo quy chuẩn. Bước 6: Tổ thành phẩm nhận nguồn và tiến hành Test cao áp, Test công suất, Test dây. Sau đó tiến hành dán tem nhãn và đóng gói bao bì. Bước 7: QC chất lượng sản phẩm và đưa vào kho. Trong quá trình sản xuất không thể tránh khỏi các trường hợp sai sót do nhiều nguyên nhận chủ quan cũng như khách quan khác nhau, tùy vào mức độ mà công ty có những phương pháp phù hợp để giải quyết vấn đề đó. 2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty 2.2.3.2 Nhân tố chủ quan - Về phương pháp nhập xuất nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu của công ty được nhập kho theo từng bộ linh kiện vì thế có thể kiểm soát được số lượng một cách Trườnghợp lý tuy nhiên phương Đại pháp này đòihọc hỏi nhiều thờiKinh gian độ chính xáctế cao. Huế - Về phương pháp kiểm nghiệm vật liệu khi nhập kho: Hiện tại phương pháp kiểm nghiệm vật liệu khi nhập kho của công ty được thực hiện một cách nghiêm túc, chính xác theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật mà công ty đề ra. Đối với những nguyên vật SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 41
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ liệu không đạt yêu cầu thì công ty sẽ liên hệ với nhà cung cấp và sẽ trả lại trong những trường hợp không khắc phục được tình trạng đó. Do đó nguyên vật liệu đầu vào của công ty luôn đạt chất lượng khá tốt. - Về mã hóa vật liệu: Công tác mã hóa của công ty được thực hiện khá tốt. Vì danh mục nguyên vật liệu của công ty rất phong phú và đa dạng, đối với với từng nguyên vật liệu cụ thể công ty sẽ tiến hành mã hóa một cách chi tiết tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý nguyên vật liệu trên phần mềm ERP. - Về cách thức quản lý: Với việc áp dụng phần mềm ERP trong quản trị sản xuất nói chung và quản trị nguyên vật liệu nói riêng đã đem lại cho Công ty cổ phẩn Huetronics những lợi ích to lớn, không những quản lý nguyên vật liệu dễ dàng hơn, chính xác hơn mà còn mang lại hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Về số lượng, chủng loại và đặc tính lý hóa của nguyên vật liệu: Do công ty có rất nhiều kho chẳng hạn như kho vật tư, kho bao bì – phụ kiện, kho nguyên liệu, kho bán thành phẩm, kho thành phẩm, , mỗi kho có hàng trăm mã vật tư với chủng loại đa dạng. Do đó, để quản trị hết cũng không phải là vấn đề nhỏ, đặc biệt là nguyên vật liệu có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng cũng như hiệu quả sử dụng vốn. - Tình hình tài chính của công ty: Bất kỳ công ty nào khi kinh doanh trên thị trường đầy biến động này đều gặp vấn đề tài chính dù ít hay nhiều, Công ty cổ phần Huetronics cũng vậy. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình mua, cung ứng nguyên vật liệu cũng như làm cho quá trình sản xuất bị đình trệ, không thực hiện theo kế hoạch, từ đó ảnh hưởng đến uy tín và vị thế của công ty trên thị trường. 2.2.3.2 Nhân tố khách quan - Giá cả của nguồn nguyên vật liệu trên thị trường: Giá cả nguyên vật liệu thường xuyên biến động, nguyên liệu quan trọng mà công ty mua chủ yếu ở nước Trườngngoài có chi phí cao hơnĐại nhiều do thuếhọc nhập khẩu Kinh và những chi phítế về vận Huế chuyển, bảo quản, Hơn nữa, việc cung cấp độc quyền của một số hãng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá cả nguyên vật liệu của công ty. - Nhà cung cấp: Đa phần các nguyên vật liệu chính của công ty đều được tiến SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 42
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ hành mua ở Trung Quốc nên chi phí và thời gian bỏ ra không nhỏ và công tác đổi trả hàng cũng khá khó khăn nên mỗi quyết định mua nguyên vật liệu đều phải cẩn thận trong các công tác dự đoán, kiểm tra, - Hệ thống giao thông vận tải: Đa phần các nguyên vật liệu chính của công ty đều được mua ở nước ngoài, các nguyên vật liệu này được vận chuyển bằng tàu biển, chở về nhà máy bằng các xe tải với thời gian từ khi có hợp đồng đến khi về công ty cũng kéo dài 1 đến gần 2 tháng. Điều này ảnh hưởng đến kế hoạch cũng như tiến độ hoạt động sản xuất của công ty. 2.2.4 Phần mềm ERP trong quản trị nguyên vật liệu tại công ty 2.2.4.1 Khái quát về phần mềm ERP (Enterprise Resourse Planning) – Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp Định nghĩa: Đứng ở góc độ quản lý, ERP là một giải pháp quản lý và tổ chức dựa trên nền tảng kỹ thuật thông tin đối với những thách thức do môi trường tạo ra (Laudon and Laudon, 1995). Theo quan điểm hệ thống thông tin, hệ thống ERP là các gói phần mềm cho phép doanh nghiệp tự động và tích hợp phần lớn các xử lý kinh doanh, chia sẻ dữ liệu chung cho các hoạt động toàn doanh nghiệp, tạo ra và cho phép truy cập thông tin trong môi trường thời gian thực (Marnewick and Labuschagne, 2005).  Đặc điểm: - Tính phân hệ và tích hợp: Một phần mềm ERP thường bao gồm các phân hệ để xử lý hoạt động (Marnewick and Labuschagne, 2005): tài chính - kế toán, nguồn nhân lực, lập kế hoạch và kiểm soát sản xuất, quản trị chuỗi cung ứng, quản trị quan hệ người cung cấp, quản trị quan hệ khách hàng. - Hoạch định toàn bộ nguồn lực của doanh nghiệp: Nguồn lực của doanh nghiệp có thể chia thành 3 loại chính là tài chính, nhân lực và vật lực. Liên quan tới một Trườngnguồn lực sẽ có nhiều bộĐại phận tham giahọc từ khi yêu Kinh cầu, hình thành chotế tới khiHuế sử dụng và thông tin về chúng được luân chuyển qua các bộ phận trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh. - ERP ghi nhận và xử lý thông tin theo quy trình hoạt động kinh doanh: nếu SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 43
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ bước hoạt động trước chưa được ghi nhận dữ liệu vào hệ thống thì sẽ không có căn cứ để hệ thống cho phép bước hoạt động sau thực hiện. - Sau khi thông tin được đưa vào phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP, nó sẽ được cập nhật trên toàn hệ thống, giúp toàn bộ người được tiếp cận với nguồn thông tin cập nhật theo thời gian thực.  Lợi ích: - Lợi ích về mặt hoạt động như tăng hiệu quả hoạt động; hoạch định dự trữ, luân chuyển hàng tồn kho tốt hơn; gia tăng chất lượng hoạt động kinh doanh, hoạt động xử lý thông tin - Lợi ích về mặt quản lý: quản trị nguồn lực của doanh nghiệp tốt hơn; gia tăng việc lập kế hoạch và ra quyết định; tăng hiệu quả việc thực hiện quản lý ở tất cả các cấp quản lý; là công cụ giúp doanh nghiệp tái cấu trúc hiệu quả hơn. - Lợi ích về mặt chiến lược: Được thể hiện thông qua việc: hỗ trợ doanh nghiệp phát triển kinh doanh; liên kết các hoạt động phù hợp với chiến lược phát triển chung toàn doanh nghiệp - Lợi ích về mặt tổ chức: thể hiện qua quan điểm, đạo đức và động lực mỗi cá nhân cũng như những giao tiếp, hợp tác giữa các nhân viên trong doanh nghiệp. - Lợi ích cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin: giúp doanh nghiệp loại bớt các trung tâm dữ liệu riêng lẻ, tách biệt và do đó giảm bớt các chi phí liên quan tới hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. - Lợi ích về cung cấp thông tin. 2.2.4.2 Ứng dụng phần mềm ERP tại công ty cổ phần Huetronics Công ty cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp FAST cung cấp phần mềm giải pháp ERP trên nền tảng web cho rất nhiều doanh nghiệp trên toàn quốc trong đó có công ty cổ phần Huetronics, là nhà cung cấp tin cậy giải pháp quản trị hoạt động Trườngsản xuất kinh doanh trên Đại nền tảng công học nghệ thông Kinh tin trên nhiều phân tế hệ nh ư:Huế - Kế toán – tài chính - Quản lý mua hàng - Quản lý bán hàng SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 44
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ - Quản lý kho - Quản lý sản xuất - Quản lý nhân sự tiền lương - Báo cáo quản trị phục vụ lãnh đạo Bắt đầu từ năm 2009 với việc áp dung phần mềm ERP trong quản trị sản xuất nói chung và quản trị nguyên vật liệu nói riêng đã đem lại cho Công ty Cổ phần Huetronics nhiều lợi ích đáng kể từ lập kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu, theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh nhanh chóng, kịp thời, dễ dàng trong truy xuất dữ liệu, báo cáo tồn kho, thẻ kho, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kind doanh của công ty. Tuy nhiên, việc áp dụng phần mềm này rất tốn kém vì chi phí phần mềm rất lớn, đòi hỏi doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về công nghệ, về huấn luyện khả năng quản lý cũng như tổ chức phổ biến cách sử dụng phần mềm cho cấp dưới, 2.2.5 Phân tích thực trạng công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty 2.2.5.1 Tổ chức công tác xây dựng định mức tiêu dụng nguyên vật liệu Công tác xây dựng và quản lý định mức tiêu dùng do Phòng Kế hoạch – Cung ứng của công ty đảm nhận. Những cán bộ trong tổ định mức là những người làm việc lâu năm, có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và có tinh thần làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm cao.  Nhiệm vụ của tổ định mức: - Tiến hành xây dựng các định mức chi tiết, tổng hợp cho phân xưởng. - Phổ biến kịp thời mức cho từng phòng ban, phân xưởng, tổ đội sản xuất. - Cùng với các phòng ban, phân xưởng có liên quan tiến hành nghiên cứu và có biện pháp để thực hiện mức và phấn đấu giảm mức. - Quản lý việc thực hiện mức trong nhà máy. Phương pháp xây dựng định mức của công ty: căn cứ vào cấu tạo của sản Trườngphẩm và tỷ lệ hao hụt củaĐại sản phẩm .học Định mức cácKinh loại nguyên vật tếliệu chính Huế và phụ cho quá trình sản xuất sản phẩm được thể hiện rõ ràng ở phụ lục 1. SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 45
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ 2.2.5.2 Bảo đảm nguyên vật liệu cho sản xuất - Xác định lượng nguyên vật liệu cần dùng: Do công ty sử dụng một khối lượng nguyên vật liệu lớn, việc xác định lượng nguyên vật liệu cần dùng là việc vô cùng quan trọng. Công ty thường xác định số lượng tiêu dùng trên một tháng trên cơ sở lượng nguyên vật liệu sử dụng tháng truoc đó và kinh nghiệm làm việc của nhân viên. Bên cạnh đó công ty cũng tiến hành xác định lượng nguyên vật liệu cần dùng trong một tháng hoặc một quý theo kế hoạch sản xuất căn cứ vào bình quân sử dụng cho việc sản xuất một lô hàng do các phân xưởng sản xuất cung cấp - Xác định nguyên vật liệu cần dự trữ: Việc dự trữ nguyên vật liệu của công ty được xác định theo từng tháng hoặc quý. Công ty tiến hành xác định lượng tồn kho an toàn dựa vào thời gian mua hàng, thời gian kiểm nghiệm để đưa nguyên vật liệu vào sử dụng. - Xác định lượng nguyên vật liệu cần mua: Công ty sẽ căn cứ vào kế hoạch sản xuất theo tháng hoặc quý, lượng tồn kho an toàn và đơn đặt hàng còn dư của tháng trước để xác định lượng nguyên vật liệu cần đặt mua trong tháng. 2.2.5.3 Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu Lập kế hoạch mua sắm: Kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu do phòng Kế hoạch – Cung ứng đảm nhận. Đối với loại nguyên vật liệu mua từ nước ngoài thì kế hoạch mua sẽ được nhóm nhân viên tiến hành lên kế hoạch mua trước từ 4-5 tháng còn đối với các loại nguyên vật liệu được mua ở trong nước thì được lên kế hoạch đặt mua trước khoảng 1 tháng. Để lập kế hoạch mua sắm nhân viên cung ứng sẽ dựa trên các yếu tố sau: - Nhu cầu mua nguyên vật liệu của từng phân xưởng - Định mức sử dụng theo kế hoạch sản xuất được đề ra. - Căn cứ vào tồn kho thực tế, định mức tồn kho, tồn kho dưới mức an toàn không đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Trường- Căn cứ vào kế hoạchĐại ngân sáchhọc đã được duyệtKinh. tế Huế  Quy trình mua nguyên vật liệu: Mục đích: Đảm bảo việc mua các nguyên vật liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng, số lượng, thông số kỹ thuật và đáp ứng kịp thời tiến độ sản xuất. SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 46
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ Nhu cầu mua hàng Soát xét PĐNMH Kiểm tra PĐNMH Phê duyệt PĐNMH Duyệt giá, Không duyệt NCC giá, NCC Lập đơn đặt hàng (PO), hợp đồng mua bán gửi NCC Theo dõi, cập nhật tiến độ giao hàng Kiểm tra chất lượng, hàng hóa nhập kho Không đạt Đạt Không đồng ý Nhân nhượng Trả hàng Nhập kho Trường ĐạiLưu hồhọcsơ Kinh tế Huế Sơ đồ 3: Quy trình mua nguyên vật liệu Nguồn: Phòng kế hoạch – Cung ứng, 2019 SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 47
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ Quy trình mua nguyên vật liệu của công ty sẽ được thể hiện một cách cụ thể bài bản, khoa học được thể hiện ở trên, bao gồm các bước sau: Bước 1: Khi các bộ phận sản xuất có nhu cầu hoặc khi tồn kho dưới mức an toàn sẽ tiến hành lập phiếu đề nghị mua hàng gửi lên Phòng kế hoạch sản xuất. Bước 2: Nhóm nhân viên phòng kế hoạch sản xuất tiến hành cân đối số lượng đề nghị, thời gian cần hàng, bình quân sử dụng, mục đích sử dụng phù hợp với kế hoạch ngân sách và tiến hành gửi đến bộ phận cung ứng. Bước 3: Nhân viên cung ứng xem xét bình quân sử dụng, định mức tồn kho, đơn giá, nhà cung cấp, thời gian xử lý đơn hàng, thời gian thanh toán. Bước 4: Nhân viên cung ứng trình Ban giám đốc ký duyệt Phiếu đề nghị mua hàng (PĐNMH). Bước 5: Sau khi PĐNMH được duyệt, Nhân viên cung ứng (NVCƯ) sẽ lập đơn đặt hàng (P.O) hoặc hợp đồng mua bán với nhà cung cấp đã được duyệt. - Hợp đồng hoặc thỏa thuận mua bán: điều kiện nghiệm thu chất lượng theo yêu cầu của bộ phận đề nghị. - Chuyển đơn đặt hàng cho Nhà cung cấp (NCC) và yêu cầu NCC ký xác nhận trên đơn đặt hàng và fax hoặc gửi email cho NVCƯ. Bước 6: NVCƯ liên hệ NCC và theo dõi tiến độ giao hàng. Trường hợp có thay đổi tiến độ giao hàng thì phải có sự thống nhất của bộ phận kế hoạch và được duyệt. Các nhà cung cấp NVL của công ty có ở trong nước và cả nước ngoài. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 48
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ Bảng 3: Danh mục các nhà cung cấp nguyên vật liệu của công ty Loại nguyên vật liệu Nhà cung cấp CHINA ELECTRONICS SHENZHEN COMPANY Nguyên vật liệu chính Guangzhou Tianbo computer equipment Co.,LTD Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Công Nghiệp Hải Phòng Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Việt Á Công Ty TNHH Kỹ Thuật và Công Nghiệp Nhật Minh Nguyên vật liệu phụ Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Việt Á Công Ty TNHH MTV Sản Xuất -Thương Mại Hải Đường Công ty CP Tài Phát Nguồn: Phòng Kế hoạch - Cung ứng công ty cổ phần Huetronics, 2019 Bước 7: - Thủ kho: nhận hàng theo đúng số lượng thực tế giao theo phiếu kiểm tra nhập hàng và biên bản giao nhận hàng của nhà cung cấp. Tiến hành kiểm tra ngoại quan nếu đạt tiêu chuẩn đề ra hoặc chênh lệch ở mức cho phép thì tiến hành nhận hàng và ngược lại. Tiêu chuẩn kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào của công ty được quy định rõ ràng và cụ thể ở phụ lục 2. Bước 8: Thực hiện nhập kho theo quy trình.  Trong quá trình thu mua NVL nhân viên cung ứng gặp một số khó khăn: Vấn đề thường gặp nhất đó là phát sinh các đơn hàng ngoài kế hoạch do định mức hao hụt thực tế cao hơn dự kiến hoặc kế hoạch sản xuất thay đổi thì nhân viên cung ứng phải xử lí các đơn hàng mới trong khoảng thời gian ngắn hơn dự định với chi phí phát sinh Trườngthấp nhất có thể. Trong Đại các giai đo ạnhọc cao điểm đ ặcKinh biệt là cuối năm tếcác nhà Huế cung cấp thường có quá nhiều đơn đặt hàng, vì có nhiều sự lựa chọn nên đơn đặt hàng của công ty dễ bị bỏ qua nếu không hấp dẫn. SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 49
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ 2.2.5.4 Tổ chức công tác tiếp nhận nguyên vật liệu đầu vào Quy trình nhập kho Mục đích: Nhằm đảm bảo phục vụ nhu cầu sản xuất tránh thất thoát hoặc nhập nhầm nguyên vật liệu không phù hợp. Đồng thời có cách thức xử lý kịp thời đối với nguyên vật liệu không đạt chất lượng. Bắt đầu nhận hàng Kiểm tra CL và SL hàng hóa Nhập nhân nhượng Nhận hàng hoặc trả hàng Nhập kho trên ERP Kiểm tra bộ hồ sơ nhập kho Chuyển bộ hồ sơ cho phòng KT và kết thúc quy trình Trường Đại học Kinh tế Huế Lưu hồ sơ Sơ đồ 4: Quy trình nhập kho Nguồn: Phòng kế hoạch- Cung ứng, 2019 SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 50
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ Quy trình nhập kho được Phòng kiểm soát xây dựng và được sự chấp thuận của ban giám đốc. Việc xây dựng được thực hiện môt cách bài bản, khoa học được thể hiện ở trên bao gồm các bước cụ thể sau: Bước 1: Khi NCC giao hàng, thủ kho tiến hành nhận hàng tại kho, bảo vệ sẽ hướng dẫn xe vào kho giao hàng. Bước 2: Thủ kho sẽ kiểm tra hóa đơn, chứng từ giao nhận hàng, tên nguyên vật liệu, số lượng, chủng loại. Đối với hàng nhập khẩu, kiểm tra số cont, số seal; kiểm tra nguyên đai, nguyên kiện, bao bì không bị rách, không bị bể vỡ. Phòng chất lượng : kiểm tra chất lượng NVL theo quy định, nếu NVL đạt chất lượng thì sẽ tiến hành đóng dấu IQC hoặc tiến hành nhập nhân nhượng nếu mức chênh lệch chất lượng nằm trong khoảng cho phép. Đối với trường hợp NVL không đạt thì tiến hành trả hàng. Thời gian kiểm tra trong vong 1-4 ngày. Bước 3: Chất xếp hàng hóa vào kho. Ký xác nhận trên biên bản giao nhận hàng hóa, phiếu kiểm tra hàng nhập và cập nhật thẻ kho. Bước 4: Nhập kho trên ERP Nhân viên mua hàng tập hợp bộ hồ sơ nhập kho gồm: đơn đặt hàng, phiếu đề nghị mua hàng, phiếu kiểm tra nhập hàng, Phiếu cân (nếu có), hóa đơn thuế giá trị gia tăng chuyển đến Phòng Kế toán. Nhân viên kế toán lập Phiếu nhập kho (2 liên) và chuyển sang kế toán ghi nhận công nợ. Bước 5: Kế toán sẽ chuyển bộ hồ sơ nhập kho nhân viên QC, thủ kho tiến hành kí tên, sau đó trình Ban giám đốc ký duyệt bộ hồ sơ nhập kho. Bước 6: Lưu hồ sơ (Phiếu đề nghị mua hàng, PO, Hợp đồng mua hàng, Phiếu kiểm tra hàng nhập, Phiếu giao hàng cho nhà cung cấp, Phiếu nhập kho, Hóa đơn). Trong thực tế nhập kho đối với các trường hợp hàng hóa quá nhiều sẽ gây khó Trườngkhăn cho nhân viên QC Đại trong côn g họctác kiểm tra chấtKinh lượng đầu vào, tế ảnh hHuếưởng đến tiến độ nhập kho hàng hóa cung như gián đoạn quá trình sản xuất đặc biệt là các lô hàng cấp bách. Bên cạnh đó phương pháp nhập xuất nguyên vật liệu là nhập linh kiện rời nên kho sẽ mất thời gian và không tránh khỏi sai sót trong việc kiểm tra số lượng SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 51
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ nguyên vật liệu là linh kiện quá nhỏ. 2.2.5.5 Tổ chức bảo quản nguyên vật liệu Quản lý tốt kho nguyên vật liệu chính là góp phần quản lý tốt dự trữ nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm của công ty rất đa dạng và phong phú cả về số lượng và chủng loại. Nguyên vật liệu được lưu trữ bằng cách chất xếp trên pallet hoặc kệ hàng và lưu tại kho. Để thuận tiện cho công tác quản lý và bảo quản vật tư nói chung và nguyên vật liệu nói riêng, công ty đã xây dựng hệ thống kho riêng biệt bao gồm: Kho linh kiện, kho nguyên liệu; kho bao bì, vật tư; kho nắp nhựa, phụ kiện; kho công cụ dụng cụ; kho chờ xử lý; kho khuôn con, được bảo quản theo đúng yêu cầu kỹ thuật về ánh sáng, nhiệt độ và những quy định về bảo quản nguyên vật liệu mà công ty đề ra. Hàng hóa được sắp xếp có hệ thống theo chủng loại và thời gian nhập hàng và được bố trí theo sơ đồ Layout quy định,việc quản lý kho do hai thủ kho đảm nhiệm, bên cạnh đó còn có sự tham gia của phòng bảo vệ. Hàng ngày bảo vệ sẽ theo dõi khách đi đến nhà máy hoặc các loại nguyên vật liệu hàng hóa ra vào cổng, ghi rõ thời gian, số lượng, chủng loại, nhà cung cấp, Sau khi kết thúc làm việc thủ kho phải kiểm tra các thiết bị, kệ hàng đóng và khóa cửa cẩn thận sau đó bàn giao chìa khóa và thẻ kho cho bảo vệ. Khi nhập hay xuất kho, thủ kho phải kiểm nhận đúng chứng từ, có phê duyệt của Bộ phận quản lý mới tiến hành xuất kho. Bên cạnh đó, thủ kho phải luôn nắm vững số lượng, chất lượng, chủng loại nguyên vật liệu. Để tiện cho việc theo dõi số lượng thủ kho quản lý tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu thông qua thẻ kho từng ngày và trên cả phần mềm ERP. Thủ kho sẽ kết hợp với Phòng kế toán để theo dõi và quản lý nguyên vật liệu một cách tốt nhất. Hiện tại ở công ty cổ phần Huetronics đối với việc tổ chức bảo quản nguyên vật liệu Nếu thứ tự sản xuất sản phẩm không theo kế hoạch sẽ gây khó khăn trong công tác bảo quản nguyên vật liệu. 2.2.5.6 Tổ chức cấp phát nguyên vật liệu Trường Quy trình xu Đạiất kho: học Kinh tế Huế - Mục đích: Nhằm kiểm soát chặt chẽ số liệu kho để phục vụ cho công tác kiểm kê kho có số liệu chính xác và nhanh chóng, tránh gây thất thoát, lãng phí. SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 52
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ Phiếu đề nghị xuất kho Kiểm tra tồn kho trên ERP Làm PĐNMH Làm phiếu xuất kho hoặc phiếu chuyển kho trên ERP Trình kí phiếu xuất kho hoặc phiếu chuyển kho do trưởng bộ phận kí Trình giám đốc kí phiếu xuất kho hoặc phiếu chuyển kho Xuất kho nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, bao bì, hàng hóa cho bộ phận đề nghị TrườngLưu Đại hồ sơ học Kinh tế Huế Sơ đồ 5: Quy trình xuất kho Nguồn: Phòng kế hoạch – Cung ứng, 2019 SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 53
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ - Quy trình xuất kho được Phòng kế hoạch xây dựng và qua sự phê duyệt của Ban giám đốc một cách khoa học, rõ ràng, khoảng 1 đến 2 năm sẽ tiến hành điều chỉnh và được thể hiện ở trên bao gồm các bước sau: Bước 1: Bộ phận có nhu cầu xuất kho sẽ lập phiếu đề nghị xuất kho. Bước 2: Thủ kho kiểm tra tồn kho trên ERP. Đối với xuất nhập bất thường phải có xác nhận các phòng ban có liên quan và phê duyệt của BGĐ. Nếu không có hàng thì sẽ tiến hành lập phiếu đề nghị mua hàng. Bước 3: Kế toán làm phiếu xuất kho hoặc phiếu chuyển kho trên ERP. Bước 4: Kế toán trình ký phiếu xuất kho hoặc phiếu chuyển kho cho Trưởng bộ phận ký. Bước 5: Kế toán trình Giám đốc ký phiếu xuất kho hoặc phiếu chuyển kho. Bước 6: Tiến hành xuất kho nguyên nhiên liệu cho bộ phận đề nghị. Bước 7: Lưu hồ sơ: Thủ kho, Kế toán và các phòng ban. ( Bảng kế hoạch được xét duyệt, Phiếu xuất kho) Trên thực tế quá trình xuất kho ở công ty CP Huetronics đều thực hiện đúng theo các bước của quy trình, việc gặp khó khăn đối với mỗi bước của quy trình là điều không thể tránh khỏi. Vấn đề thường gặp nhất đó là số liệu nguyên vật liệu trên phần mềm ERP và thực tế không khớp nhau nên số lượng nguyên vật liệu có thể bị chênh lệch dẫn đến tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất 2.2.5.7 Công tác thống kê, kiểm kê nguyên vật liệu  Mục đích: - Nhằm đảm bảo tính hiện hữu, đầy đủ, quyền sở hữu: số dư hàng tồn kho có thực và phản ánh đầy đủ nguyên vật liệu. Trường- Thực hiện đánh Đại giá: hàng t ồnhọc kho phải đư ợcKinhđánh giá hợp lýtế về chất Huế lượng và tình trạng: hư hỏng, chậm lưu chuyển, lỗi thời đều được xác định chính xác. - SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 54
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Ngọc Anh Vũ Lập KH kiểm tra định kì và đột xuất Không duyệt Xem xét và ra quyết định Duyệt Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu Thực hiện việc kiểm kê Tập hợp biên bản kiểm kê Xem xét và ra quyết định xử lí kết quả Theo dõi và thực hiện quyết định xử lí kết quả kiểm kê Trường Đại họcLưu h ồKinhsơ tế Huế Sơ đồ 6: Quy trình kiểm tra định kì Nguồn: Phòng kế hoạch – Cung ứng, 2019 SVTH: Hoàng Thị Minh Minh 55