Khóa luận Đánh giá hoạt động kinh doanh của khách sạn Yuhikaigan, thành phố Tateyama, tỉnh Chiba, Nhật Bản

pdf 86 trang thiennha21 20/04/2022 3270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hoạt động kinh doanh của khách sạn Yuhikaigan, thành phố Tateyama, tỉnh Chiba, Nhật Bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hoat_dong_kinh_doanh_cua_khach_san_yuhika.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hoạt động kinh doanh của khách sạn Yuhikaigan, thành phố Tateyama, tỉnh Chiba, Nhật Bản

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM & LƯỜNG THỊ THIẾP Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN YUHIKAIGAN, THÀNH PHỐ TATEYAMA, TỈNH CHIBA, NHẬT BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo :Chính quy Chuyên ngành : QLTNTN&DLST Khoa :Quản lý tài nguyên Khóa :2016-2020 Thái Nguyên,năm 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM & LƯỜNG THỊ THIẾP Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN YUHIKAIGAN, THÀNH PHỐ TATEYAMA, TỈNH CHIBA, NHẬT BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo :Chính quy Chuyên ngành :QLTNTN&DLST Khoa :Quản lý tài nguyên Khóa :2016-2020 Giảng viên hướng dẫn :TS.Nguyễn Quang Thi Thái Nguyên, năm 2020
  3. i LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu,nay em đã hoàn thành báo cáo thựctập tốt nghiệp theo kế hoạch của trường Đại Học Nông LâmNguyên với tên đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tổ hợp khách sạn Yuhikaigan, Thành phố Tateyama, Tỉnh Chiba, Nhật Bản Trước hết em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâmThái Nguyên,Khoa Quản lý tài nguyên, Phòng Đào tạo trườngĐại học Nông lâm Thái Nguyên cùng các thầy cô giáo,những người đã trang bị kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập.Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất,em xin trân trọng cảm ơn giảngviên,T.S.Nguyễn Quang Thi- khoa Quản lý tài nguyên. Người đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tận tình cho em trong quá trình thực tập tốt nghiệp để em có được báo cáo thực tập tốt nghiệp với kết quả tốt nhất. Thầy luôn đông viên và theo dõi sát sao quá trình thực tập và cũng là người truyền động lực cho em,giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập của mình. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể công, nhân khách sạn Yuhikaigan đã nhiệt tình giúp đỡ em,cung cấp những thông tin và số liệu cần thiết cho em đểp hục vụ báo cáo.Ngoài ra,các quản lý hướng dẫn còn chỉ bảo tận tình, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế,đó là những ý kiến hết sức bổ ích và tạo mọi điều kiện giúp em hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp này. Em xin cảm ơn người dân ở Tateyama, Chiba, Nhật Bản đã tạo điều kiện cho em trong thời gian thực tập tại địa phương. Em xin cảm các thầy cô trong trung tâm phát triển quốc tế (ITC) đã giúp đỡ cho em trong thời gian thực tập. Em xin chân thành cảm ơn đến sự tận tình dạy dỗ của các thầy cô trong khoa Quản lí tài nguyên. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Lường Thị Thiếp
  4. ii DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Cơ cấu doanh thu của khách sạn giai đoạn 2017-2019. 55 Bảng 2: Bảng giá phòng 57 Bảng 3.GDP bình quân đầu người 59
  5. iii DANH MỤC HÌNH Hình 1. Hình ảnh du lịch trên không 20 Hình 2. Hình ảnh du lịch nhà tù 21 Hình 3.Suối nước nóng và sân trượt tuyết của Hokkaido 44 Hình 4. Hình ảnh món sushi Nhật Bản 49 Hình 5. Nhà hàng tonkatsu Nhật bản 50 Hình 6. Hình ảnh cổng khách sạn Yuhikaigan 51 Hình 7.Các món ăn có trong thực đơn phục vụ của khách sạn Yuhikaigan 53
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC BẢNG ii MỤC LỤC iv Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1.Đặt vấn đề 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3 1.2.1.Mục tiêu chung 3 1.2.2.Mục tiêu cụ thể 3 1.3.Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu 3 1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn 4 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 2.1.Các khái niệm về du lịch, kinh doanh khách sạn 5 2.2.Vai trò của kinh doanh khách sạn đối với nghành du lịch 8 2.3.Các đặc điểm kinh doanh khách sạn 10 2.4.Khái quát hoạt động du lịch và kinh doanh khách sạn trên thế giới 12 2.5. Khái quát hoạt động du lịch và kinh doanh khách sạn tại Việt Nam 21 Phần3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32 3 .1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 32 3.1.1.Đối tượng nghiên cứu 32 3.1.2.Phạm vi nghiên cứu 32 3.2.Nội dung 32 3.3. phương pháp 33 3.3.1.Phương pháp thu thập số liệu,thông tin 33 3.3.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu 34
  7. v Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36 4.1.Giới thiệu khái quát về ngành du lịch, khách sạn tại Nhật Bản 36 4.1.1.Giới thiệu khái quát về thành phố Tateyama 36 4.1.2.Giới thiệu khái quát về ngành du lịch và khách sạn tại Nhật Bản 36 4.2.Đánh giá hoạt động của khách sạn 51 4.2.1.Giới thiệu khái quát về khách sạn Yuhikaigan 51 4.2.2.Kết quả hoạt động của khách sạn Yuhikaigan 54 4.2.3.Một số yếu tổ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách sạn 57 4.3.Một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho hoạt động kinh doanh khách sạn tại Việt Nam 67 4.4. Một số bài học kinh nghiệm cho bản thân khi thực tập tốt nghiệp tại nước ngoài 71 Phần 5. KẾT KUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75 5.1. Kết luận 75 5.2. Kiến nghị 76 5.2.1. Đối với Nhà nước 76 5.2.2. Đối với các doanh nghiệp 77 5.2.3. Đối với người lao đông 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
  8. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1.Đặt vấn đề Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng không chỉ trên bình diện thế giới, mà còn ở cả Việt Nam. Nói đến du lịch, nhiều người cho rằng đây là “ngành công nghiệp không khói”, là “con gà đẻ trứng vàng”. Với tư cách như một ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ, du lịch trên thực tế đem lại hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường nếu biết khai thác hợp lý mọi tiềm năng để phát triển bền vững. Du lịch ngày nay đã trở thành một hiện tượng kinh tế – xã hội phổ biến. Hội đồng Lữ Hành và Du Lịch quốc tế (World Travel and Tourism Council – WTTC) đã công bố du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt trên cả ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp. Đối với một số quốc gia, du lịch là nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất trong ngoại thương. Tại nhiều quốc gia khác, du lịch là một trong ba ngành kinh tế hàng đầu. Du lịch đã nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch ngày nay là một đề tài hấp dẫn và đã trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu. Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của cư dân là một tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống. Nhật Bản luôn là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất trên thế giới và thu hút được đông đảo du khách từ khắp nơi đổ về. Đất nước này không chỉ được mẹ thiên nhiên ưu ái với những thắng cảnh đẹp, khí hậu tuyệt vời, địa danh thu hút say đắm lòng người mà còn có một nền văn hóa truyền thống cũng như tác phong sống và làm việc vô cùng tuyệt vời khiến bất cứ du khách nào cũng tò mò muốn được khám phá. Nhật Bản thường được biết đến với cái tên : Đất nước mặt trời mọc hay xứ sở hoa anh đào. Quốc gia này là một quần đảo hình cánh cung nằm ở sườn đông của đại lục Châu Âu và Châu Á phía Tây Bắc Thái Bình Dương, bao
  9. 2 gồm bốn hòn đảo chính: Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu, cùng với nhóm đảo Ryukyu (Okinawa) và nhiều hòn đảo nhỏ khác.Với nền văn hóa đa màu sắc, nét truyền thống đan xen nét hiện đại, Nhật Bản luôn có những lễ hội diễn ra xuyên suốt trong năm. Đến Nhật Bản có rất nhiều nơi thu hút du khách, và bạn không thể ghé thăm Tokyo – nơi được xem là bận rộn nhất trên thế giới, hay thành cổ Nara và Kyoto Chiba cũng được thiên nhiên ưu đãi với sông và biển bao quanh, hoa nở quanh năm.Chiba là tỉnh có rất nhiều các suối nước nóng, từ các khu nghỉ dưỡng gần biển đến các spa ẩn mình trong núi. Đây cũng là nơi có nhiều đền, chùa có lịch sử lâu đời thu hút nhiều du khách.Do nhu cầu của du khách tăng cao kéo theo là sự phát triển ngày càng cao của nhà hàng, khách sạn phục vụ ăn uống, ngủ, nghỉ, của khách du lịch. Chính vì vậy mà Chiba luôn được các doanh nghiệp du lịch, khách sạn, nhà hàng, các trường đại học cử nhân viên, sinh viên sang thưc tập nghề, làm việc tại các doanh nghiệp, khách sạn, nhà hàng ở đây để nâng cao kỹ năng chuyên nghành. Trong đó có trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, một ngôi trường có môi trường phát triển quốc tế đưa sinh viên đi thực tập tại các nước. Đặc biệt là các sinh viên của khoa Quản Lý Tài Nguyên chuyên nghành quản lí tài nguyên thiên nhiên và du lịch sinh thái sang thực tập tại Nhật Bản để thực tập nghề nâng cao kỹ năng du sinh thái tại khách sạn YUHIKAIGAN, Thành Phố Tateyama, Tỉnh Chiba,Nhật Bản. Trong bài báo cáo này, phạm vi nghiên cứu về du lịch chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về hoạt động kinh doanh khách sạn, mà cụ thể là hoạt động kinh doanh ăn uống. Những vấn đề nghiên cứu sẽ bao gồm thực trạng phát triển của ngành kinh doanh khách sạn tại Nhật Bản nói chung, vấn đề về chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực, những kiến thức tổng quan về nghiệp vụ phục vụ bàn trong khách sạn, vai trò của bộ phận ăn uống cũng như nhà hàng trong một khách sạn, và cuối cùng là những trải nghiệm thực tế tại một khách sạn 3
  10. 3 sao cụ thể trên địa bàn Thành Phố Tateyama Tỉnh Chiba của Nhật Bản – khách sạn YUHIKAIGAN. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1.Mục tiêu chung Đánh giá kinh doanh của khách sạn Yuhikaigan, Thành phố Tateyama, Tỉnh Chiba, Nhật Bản.Từ đó,đưa ra một số giải pháp và học hỏi bài học kinh nghiêm quản lý, kinh doanh khách sạn du lịch và khả năng áp dụng tại Việt Nam giúp nghành du lịch trong nước phát triển hơn,mang lại hiệu quả kinh tế,tăng thu nhập,cải thiện đời sống,góp phần phát triển kinh tế xã hội. 1.2.2.Mục tiêu cụ thể Đánh giá được hoạt động của khách sạn Yuhikaigan Đánh giá được kết quả hoạt động của khách sạn Yuhikaigan Một số yếu tổ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách sạn Yuhikaigan Đưa ra được một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho hoạt động kinh doanh khách sạn tại Việt Nam Một số bài học kinh nghiệm cho bản thân khi thực tập tốt nghiệp tại nước ngoài 1.3.Ý nghĩa của đề tài 1.3.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu - Giúp bản thân vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế. - Nâng cao năng một lực cũng như rèn luyện các kỹ năng cho bản thân trong quá trình tiếp cận và nghiên cứu đề tài. - Nâng cao khả năng thu thập,xử lý thông tin đồng thời bổ sung thêm những kiến thức còn thiếu cho bản thân. - Giúp hiểu thêm về tình hình sản xuất kinh doanh khách sạn trong phát triển du lịch tại địa điểm nghiên cứu.
  11. 4 - Là tài liệu tham khảo cho ban ngành liên quan, khoa Quản lý tài nguyên,cho nhà trường. 1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu về hiệu quả sản xuất kinh doanh giúp ta đánh giá sát thực hơn về tình hình phát triển kinh tế của khách sạn ở Nhật Bản.Từ đó đưa ra giải pháp phát triern phù hợp đối với Việt Nam. - Ngoài ra những phân tích và đánh giá trong đề tài có thể làm cơ sở cho hệ thống nghiên cứu và học tập ở lĩnh vực du lịch, khách sạn, nhà hàng,làm tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp, sinh viên nghành du lich
  12. 5 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1.Các khái niệm về du lịch, kinh doanh khách sạn - Khách sạn: là cơ sở kinh doanh phục vụ, hoạt động nhằm mục đích sinh lời bằng việc kinh doanh các phòng ở đã được chuẩn bị sẵn tiện nghi cho khách hàng ghé lại qua đêm hay thực hiện một kỳ nghỉ. Cơ sở đó có thể bao gồm dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ giải trí khác. - Kinh doanh khách sạn: Là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng đáp ứng các nhu cầu ăn, nghỉ, và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích thu lợi nhuận. - Kinh doanh lưu trú: Là hoạt động kinh doanh ngoài lĩnh vực sản xuất vật chất, cung cấp các dịch vụ cho thuê phòng ngủ và các dịch vụ bổ sung khác cho khách trong thời gian lưu lại tạm thời tại các điểm du lịch, nhằm mục đích thu lợi nhuận. Một số loại hình cơ sở lưu trú + Motel: là cơ sở lưu trú dạng khách sạn được xây dựng gần đường giao thông với lối kiến trúc thấp tầng, bảo đảm phục vụ khách đi bằng phương tiện cơ giới, có dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện vận chuyển cho khách. +Làng du lịch (Tourism Village) : Ra đời ở Phát và xuất hiện năm 1943, ngày nay làng du lịch đuợc xây dựng ở các điểm du lịch nghỉ dưỡng nơi giàu tài nguyên thiên nhiên. Bao gồm: quần thể các ngôi nhà được quy hoạch xây dựng với đủ cơ sở dịch vụ sinh hoạt và vui chơi giải trí cần thiết. + Lều trại: Dùng để chỉ hành động cắm trại, cá nhân, gia đình hoặc nhóm người lưu trú từ 1 ngày đến 1 tháng trong một khu vực được quy hoạch. + Bungalow và biệt thự: Bungalow là cơ sở lưu trú được làm bằng gỗ hoặc vật liệu nhẹ theo phương pháp lắp ghép giản đơn. Bungalow được làm đơn chiếc hay hoặc thành một dãy, thành cụm và thường được xây dựng ở các
  13. 6 khu du lịch nghỉ mát vùng biển, vùng núi hoặc ở làng du lịch. biệt bãi thự được xây dựng trong các khu du lịch ven biển, núi,nghỉ dưỡng, làng du lịch hoặc cắm trại - Kinh doanh ăn uống: Bao gồm các hoạt động chế biến thức ăn, bán và phục vụ các nhu cầu tiêu dùng thức ăn đồ uống và cung cấp các dịch vụ khác nhằm thỏa mãn các nhu cầu về ăn uống và giải trí tại các nhà hàng (ks) cho khách nhằm mục đích thu lợi nhuận. - Sản phẩm của khách sạn : Là tất cả những dịch vụ và hàng hóa mà khách sạn cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng kể từ khi họ bắt đầu liên hệ với khách sạn cho đến khi kết toán và thanh toán hóa đơn. - Du lịch: Là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích:Nghỉ dưỡng,tham quan,tìm hiểu,giải trí trong một thời gian nhất định. - Du lịch bền vững: Định nghĩa về phát triển du lịch bền vững đã được Hội đồng du lịch và Lữ hành quốc tế(WTTC) đưa ra năm 1996 “Du lịch bền vững là việc đắp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đắp ứng nhu cầu cho các thế hệ tương lai” - Du lịch sinh thái: là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. - Du lịch cộng đồng:Là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức,quản lý và làm chủ để mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường chung,thông qua việc giới thiệu du khách các nét đặc trưng của địa phương. - Du lịch nghỉ dưỡng là hoạt động du lịch nhằm khôi phục lại sức khỏe của con người sau thời gian làm việc mệt mỏi. Địa điểm yêu thích với du khách thường là nơi có khí hậu trong lành, mát mẻ, phong cảnh đẹp.
  14. 7 - Du lịch lặn biển là một sản phẩm có đầu tư công nghệ, vốn, chất xám. Vùng biển đảo thích hợp cho loại hình du lịch này là những nơi có vịnh, bãi cát đẹp, nước trong, phong cảnh còn giữ nguyên được vẻ hoang sơ, có nhiều loại san hô và các hang động hấp dẫn. - Du lịch thể thao là sản phẩm du lịch gắn liền với sở thích của khách về một loại hình thể thao nào đó. Du lịch thể thao được chia thành hai loại: Du lịch thể thao chủ động và du lịch thể thao bị động. Du lịch thể thao chủ động là hình thức du lịch, trong đó khách du lịch tham gia trực tiếp vào hoạt động thể thao: bóng chuyền bãi biển, lướt ván, đua mô tô nước Du lịch thể thao thụ động là những chuyến đi để xem các cuộc thi đấu thể thao, thế vận hội - Nhu cầu du lịch là nhu cầu có khả năng thanh toán của người tiêu dùng về các sản phẩm dịch vụ đang có trên thị trường. - Tham qua du lịch là một hoạt động du lịch khá phổ biến hiện nay, nhằm mục đích vui chơi, giải trí và tìm hiểu văn hoá của từng vùng miền, quốc gia nhằm nâng cao nhận thức của người tham quan về cảnh quan, lịch sử, văn hoá của địa điểm đó. - Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết tạo thành, làm thoả mãn nhu cầu của du khách trong chuyến đi du lịch dựa trên cơ sở là nhu cầu của khách du lịch, khai thác điểm mạnh của khách thể du lịch (danh lam thắng cảnh, ), từ đó đáp ứng tốt nhu cầu của chủ thể du lịch (khách du lịch). - Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến. Theo đó, khách du lịch bao gồm: khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài. - Khách du lịch quốc tế là những người đi thăm một đất nước khác với mục đích tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, thăm hỏi trong khoảng thời gian ít hơn 3 tháng, những người khách này không được làm gì để được trả thù lao và sau thời gian lưu trú ở đó du khách trở về nơi ở thường xuyên của mình.
  15. 8 - Khách du lịch nội địa-Domestic tourist là công dân của một nước (không kể quốc tịch) hành trình đến một nơi trong đất nước đó, khác nơi cư trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ, hay một đêm với mọi mục đích trừ mục đích hoạt động để được trả thù lao tại nơi đến. 2.2.Vai trò của kinh doanh khách sạn đối với nghành du lịch Kinh doanh khách sạn giữ vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội nói chung và phát triển ngành du lịch nói riêng , thể hiện trên các mặt sau:  Cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn giữ vị trí quan trọng của ngành du lịch : Kinh doanh khách sạn đòi hỏi phải có cơ sở vật chất kỹ thuật khá hoàn hảo, đồng bộ , văn minh và hiện đại.Sự phát triển du lịch phụ thuộc trực tiếp vào phát triển kinh doanh khách sạn, mà trước hết là cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiện trên các mặt sau: - Phát triển hệ thống khách sạn phản ánh sự phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương và phản ánh sự phát triển du lịch ở địa phương và quốc gia. - Doanh thu của khách sạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh thu du lịch, các nhà quản lý du lịch ước tính tỷ trọng doanh thu khách sạn, chiếm trên dưới 50% tổng doanh thu du lịch.Vì phần lớn khách du lịch thực hiện chuyến du lịch đều đến lưu trú tại khách sạn. - Cơ sở vật chất kỹ thuật khách sạn đại diện cung du lịch.Vì muốn thu hút khách và phát triển thị trường khách đòi hỏi phải có lượng cung đáp ứng.Cung ở đây thể hiện chủ yếu số lượng buồng ngủ.Trên thực tế, ở nước ta đến mùa du lịch thường xảy ra hiện tượng thiếu buồn ngủ, dẫn đến giá cả các dịch vụ lưu trú tăng vọt.Có một số khách sạn có uy tín trên thị trường trong nước và nước ngoài, khách đặt chỗ hàng tháng mới thực hiện chuyến đi.  Sự phát triển kinh doanh khách sạn thúc đẩy các ngành kinh tế và góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP Theo tính quy luật chung, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân tăng lên, từ đó nhu cầu du lịch phát triển với tốc độ nhanh, trở thành hiện tượng xã
  16. 9 hội, đòi hỏi ngành du lịch phát triển với tốc độ nhanh hơn nhịp độ tăng GDP, trong đó có hệ thống kinh doanh khách sạn giữ vị trí quan trọng Kinh doanh khách sạn phát triển nhu cầu vật tư, tang thiết bị để xy dựng các khách sạn và nguyên liệu hàng hóa để cung ứng cho khách du lịch tăng lên nhanh chóng.Những vật tư, thiết bị, nguyên liệu hàng hóa trên do các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông và thương mại cung cấp.Điều đó thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển và góp phần thúc đẩy nhịp độ tăng GDP.  Phát triển kinh doanh khách sạn góp phần khai thác các tài nguyên du lịch và góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển: Sự hình thành và phát triển hệ thống khách sạn chủ yếu ở những nơi có tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn hoặc ở gần các tài nguyên đó.Vì vậy, phát triển kinh doanh khách sạn có tác dụng khai thác mọi tiềm năng ở địa phương và góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Mặt khác, kinh doanh khách sạn phát triển sẽ thu hút lượng lớn các sản phẩm đặc sản và hàng tiểu thủ công mỹ nghệ ở các làng nghề ở địa phương.Điều đó chứng tỏ phát triển kinh doanh khách sạn giữ vị trí quan trọng thúc đẩy kinh tế – xã hội ở địa phương phát triển.  Kinh doanh khách sạn giữ vị trí quan trọng thực hiện chiến lược xuất khẩu quốc gia Thu hút khách quốc tế là một trong những mục tiêu chiến lược phát triển du lịch nói chung và phát triển kinh doanh khách sạn nói riêng.Khách quốc tế đến lưu trú ở khách sạn càng phát triển thì doanh thu ngoại tệ càng tăng, điều đó có nghĩa phát triển kinh doanh khách sạn thực hiện xuất khẩu tại chỗ và góp phần thực hiện chiến lược xuất khẩu của đất nước.Xuất khẩu tại chỗ của khách sạn hiệu quả hơn xuất khẩu ra nước ngoài, vì giá cả xuất khẩu hàng hóa – dịch vụ tại chỗ theo giá quốc tế, trong khi đó xuất khẩu tại chỗ giảm nhiều khoản chi phí như chi phí kiểm nghiệm, chi phí bao gói, lệ phí hải quan, chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản.
  17. 10 2.3.Các đặc điểm kinh doanh khách sạn – Đặc điểm về sản phẩm: Sản phẩm của kinh doanh khách sạn chủ yếu là các dịch vụ, tồn tại dưới dạng vô hình. Quá trình sản xuất ra sản phẩm và quá trình bán sản phẩm diễn ra đồng thời, trong quá trình đó, người tiêu dùng tự tìm đến sản phẩm. Do khoảng cách giữa người cung cấp dịch vụ và khách hàng là rất “ngắn” nên yếu tố tâm lý con người có vai trò rất lớn trong việc đánh giá chất lượng sản phẩm.Thực tế, quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của khách sạn được diễn ra gần như đồng thời nên các sản phẩm đó phải được hoàn thiện ở mức độ cao nhất, không có phế phẩm và cũng không có sản phẩm lưu kho, khả năng tiếp nhận của khách sạn quyết định đến doanh thu và hiệu quả kinh doanh của đơn vị. Đặc trưng cho sản phẩm của khách sạn là tính cao cấp. Khách của khách sạn chủ yếu là khách du lịch. Họ là những người có khả năng thanh toán và khả năng chi trả cao hơn mức tiêu dùng bình thường. Vì thế, yêu cầu đòi hỏi về chất lượng sản phẩm mà họ bỏ tiền ra mua trong suốt thời gian đi du lịch là rất cao. Để đáp ứng tốt khách hàng, các khách sạn chắc chắn phải tổ chức cung ứng các sản phẩm có chất lượng cao. – Đặc điểm về đối tượng phục vụ: Đối tượng phục vụ của khách sạn là rất đa dạng và phong phú, thuộc nhiều tầng lớp địa vị xã hội, quốc tịch, tuổi tác và giới tính khác nhau Vì thế, người quản lý khách sạn phải nắm bắt được đặc điểm tâm lý, nhu cầu của từng đối tượng, đảm bảo cho việc phục vụ được tốt hơ Xuất phát từ đặc điểm này, vấn đề đặt ra cho mỗi khách sạn là không thể đáp ứng tốt nhu cầu của tất cả các đối tượng khách hàng mà phải lựa chọn cho mình một đối tượng phục vụ phổ biến nhất, có khả năng mang lại lợi nhuận cao. – Đặc điểm về việc sử dụng các yếu tố nguồn lực trong kinh doanh khách sạn: Hoạt động kinh kinh doanh khách sạn chỉ thành công khi biết khai
  18. 11 thác một cách hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch là yếu tố thúc đẩy con người đi du lịch, đây là yếu tố quyết định nguồn khách của khách sạn. Ngoài ra, khả năng tiếp nhận tài nguyên du lịch ở mỗi điểm du lịch sẽ quyết định quy mô và thứ hạng của khách sạn. Rõ ràng, trong kinh doanh khách sạn, tài nguyên du lịch đóng một vài trò then chốt, xác lập số lượng và đối tượng khách đến khách sạn đồng thời nó cũng quyết định đến quy mô, thứ hạng và hiệu quả kinh doanh của khách sạn. Hoạt động kinh doanh khách sạn đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu tương đối cao. Đặc điểm này xuất phát từ tính chất cao cấp của các sản phẩm khách sạn, đòi hỏi các yếu tố thuộc về cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn cũng phải cao cấp tương ứng. Sự sang trọng của các trang thiết bị lắp đặt bên trong khách sạn chính là một trong những nguyên nhân chính đẩy chi phí đầu tư khách sạn lên cao. Việc sử dụng nguồn nhân lực trong kinh doanh khách sạn có ý nghĩa rất quan trọng và cũng là một yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh. Chất lượng sản phẩm của khách sạn được đo bằng cảm nhận của khách hàng, do vậy, các hiểu biết về văn hoá ứng xử, tâm lý hành vi phải được đặc biệt chú trọng trong quá trình tuyển dụng nhân viên cho khách sạn. Ngoài ra, do các khâu trong quá trình cung ứng các sản phẩm của khách sạn đều phải được thực hiện bằng chính bàn tay của con người, khó có thể thực hiện cơ khí hoá, nên lực lượng lao động trực tiếp trong kinh doanh khách sạn thường là rất lớn. Đây là một đặc điểm nổi bật về nguồn nhân lực trong kinh doanh khách sạn. – Tính quy luật trong kinh doanh khách sạn: Kinh doanh khách sạn chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế- xã hội, quy luật về tâm lý của con người. +Tác động của các quy luật, đặc biệt là các quy luật tự nhiên như thời tiết, khí hậu của một khu vực có tác động đáng kể đến khả năng khai thác
  19. 12 các tài nguyên du lịch trong vùng và hình thành nên tính mùa vụ trong kinh doanh du lịch. + Tác động của các quy luật kinh tế xã hội, văn hoá, thói quen từ những địa phương khác nhau hình thành nên tính đa dạng và khác biệt về nhu cầu của những đối tượng khách hàng – đây là cơ sở để các khách sạn đa dạng hoá sản phẩm và đối tượng phục vụ của mình [16]. Việc nghiên cứu kỹ các quy luật và sự tác động của chúng đến kết quả kinh doanh sẽ giúp các khách sạn chủ động đề ra những giải pháp và phương án kinh doanh hiệu quả. 2.4.Khái quát hoạt động du lịch và kinh doanh khách sạn trên thế giới Hiện nay, trên Thế Giới đã đang và sẽ bùng nổ dòng Du lịch từ Tây sang Đông, từ Đông sang Tây, từ Bắc xuông Nam và ngợc lại. Trong tơng lai ăt hẳn còn có Du lịch vươn lên vũ trụ. Trên bề mặt hành tinh chúng ta bằng những con đờng khác nhau, những phương thức khác nhau, những cấp độ khác nhau và những mục tiêu khác nhau suốt ngày đêm dòng khách Du lịch có mặt trên phạm vi toàn cầu. Nguồn thu nhập từ Du lịch đạt đến con số kỷ lục, cao nhất trong các nghành kinh tế khác. Theo đánh giá của Hội đồng Du lịch Thế Giới (World Travel and TouRism Council) thì hiện nay Du lịch là môt nghành Công nghiệp lớn nhất trên hành tinh. Nguồn thu từ Du lịch của cả TG năm 1993 lên tới 35 tỉ USD bằng 6 % tổng sản phẩm Quốc nội (GDP) của toàn cầu. Lực lợng lao động trong nghành Du lịch lên tới 127 triệu người, nghĩa là trên Thế Giới cừ 15 lao động thì có một người làm Du lịch. Theo đánh giá của tổ chức Du lịch Thế Giới thì Du lịch đã trở thành một hiện tợng quan trọngnhất của đời sống hiện đại. Lượng khách Du lịch Quốc Tế tăng rất nhanh, tốc độ tăng trung bình hàng năm là 7 %- đó là tốc độ tăng cao nhất so với các nghành kinh tế khác. Du lịch là việc đi lại nhằm mục đích niềm vui hoặc kinh doanh; cũng là lý thuyết và thực hành về tổ chức các chương trình đi du lịch, ngành kinh
  20. 13 doanh nhằm thu hút, cung cấp và giải trí cho khách du lịch, và việc kinh doanh của các tổ chức điều hành các tour du lịch. Tổ chức Du lịch Thế giới định nghĩa du lịch nói chung, theo nghĩa "vượt ra ngoài nhận thức chung về du lịch là chỉ giới hạn trong hoạt động nghỉ lễ", vì mọi người "đi du lịch và ở trong những nơi ngoài môi trường thông thường của họ không quá một năm liên tiếp để giải trí và không ít hơn 24 giờ, với mục đích kinh doanh và các mục đích khác ". Du lịch có thể là nội địa (trong quốc gia của khách du lịch) hoặc quốc tế và du lịch quốc tế có cả ý nghĩa đến và đi đối với cán cân thanh toán của một quốc gia. Du lịch là ngành không khói, ít gây ô nhiễm môi trường, giúp khách du lịch vừa được nghỉ ngơi, giảm strees vừa biết thêm nhiều điều hay mới lạ mà khách chưa biết. Du lịch còn góp phần phát triển kinh tế của đất nước, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động (hướng dẫn viên, các dịch vụ liên quan ). Hiện nay ngành du lịch đang phát triển mạnh ở các nước thuộc thế giới thứ ba. Nhu cầu về du lịch càng tăng thì vấn đề bảo vệ môi trường cần phải được coi trọng. Có một dạng du lịch nữa, đó là du lịch xúc tiến thương mại, vừa đi du lịch vừa kết hợp làm ăn, cũng rất phổ biến. Các khu vực phát triển du lịch Hoa Kỳ Du lịch phát triển mạnh về nhiều mặt đặc biệt là tắm biển. Ví dụ: Bờ biển Florida, quần đảo Hawaii, bờ biển California. Du lịch trượt tuyết, leo núi và thác nước như Colorado, ven dãy núi Coocdie Du lịch trên thuyền lớn cũng khá phát triển. Khách du lịch về đây từ khắp nơi trên thế giới khá đông. Du lịch châu Âu Châu Âu là nơi có nhiều kì quan thế giới và những cảnh đẹp như Tháp Eiffel ở Paris, Đồng hồ Big Ben ở London, Đấu trường Colosseum ở Roma,
  21. 14 tháp nghiêng Pisa ở Italia, Kraków ở Ba Lan tạo điều kiện cho du lịch tham quan cảnh vật trở nên phát triển. Dãy núi Anpo là góp phần cho du lịch trượt tuyết, leo núi, trượt tuyết của một số vùng phát triển với phong cảnh núi non hùng vĩ. Một số điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới Đảo Bali, Indonesia Bali là hòn đảo du lịch nổi tiếng nhất Indonesia. Đảo được mệnh danh là đảo thiên đường với rất nhiều thắng cảnh, đền, đài và các bãi biển đẹp thơ mộng. Ngoài ra, ở Bali còn có nền văn hóa, nghệ thuật lâu đời rất đặc sắc của người dân bản địa. Nếu có dịp đến Bali, bạn nên ghé thăm các đền, chùa, tham gia các hoạt động lặn biển, chèo thuyền vượt thác, leo núi lửa, Hoặc đi thăm khu rừng khỉ Monkey Forest, ruộng lúa bậng thang, rất thú vị. Thủ đô London, Anh London nổi tiếng với cung điện Bukingham, chợ Camden, và các đồ trang sức được làm bằng ngọc trai quý hiếm. Ở London có sự giao thoa, kết hợp giữa nghệ thuật, thời trang, ẩm thực và vị bia truyền thống bản địa (gọi là ale). Thủ đô Paris, Pháp Paris còn được biết đến như thủ đô hoa lệ, kinh đô ánh sáng với rất nhiều địa điểm vui chơi, giải trí hấp dẫn. Biểu tượng của thủ đô Paris nước Pháp là tháp Eiffel và Khải hoàn môn (Arc de Triomphe). Ngoài ra bạn cũng có thể ghé thăm bảo tàng nghệ thuật, lịch sử Louvre và nhà thờ Đức bà Paris nổi tiếng (Notre Dame). Nếu là tín đồ ăn uống, bạn có thể ghé thăm chợ Marché Biologique Raspail và mua sắm tại chợ Marché aux Puces de Montreuil. Đảo quốc Jamaica Jamaica là 1 quốc đảo thuộc vùng biển Caribbean ở khu vực Trung Mỹ. Jamaica đặc biệt nổi tiếng với những bãi biển dài, cát trắng mịn, cùng với
  22. 15 những dãy núi hùng vĩ trải dài tít tắp. Thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất ở Jamaica là Kingston. Đây cũng là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của đất nước. Thành phố Dubai, United Arab Emirates Dubai thuộc các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE). Thành phố này được biết đến như 1 điểm đến du lịch xa hoa và đẳng cấp nhất thế giới. Ở Dubai có sự kết hợp giữa nền văn hóa hiện đại với bề dày lịch sử phong phú. Nếu có dịp đến Dubai, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội ngắm thành phố từ trên đỉnh tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa. Tham quan đảo nhân tạo hình lá cọ Palm Jumeirah. Hoặc ghé thăm Bastkia Quarter nằm giữa Dubai Creek và Bur Dubai để tìm hiểu về văn hóa truyền thống của Dubai. Chiêm ngưỡng thánh đường Hồi giáo Sheikh Zayed được mạ vàng ròng hoặc khách sạn 7 sao đắt nhất thế giới – Emirates Palace. Ngành công nghiệp Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn hiện đang là một trong những lĩnh vực đóng góp nguồn thu khổng lồ cho GDP toàn cầu. Theo Tổ chức Du lịch và Lữ hành Thế giới, chỉ tính riêng du lịch đã tạo ra tổng cộng gần 284 triệu việc làm, nằm trong top 11 ngành có nhu cầu nhân lực cao nhất thế giới. Vì vậy, hiện đang có khá nhiều học sinh,sinh viên lựa chọn Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn làm mục tiêu phấn đấu lâu dài cho sự nghiệp. Trước khi lựa chọn theo đuổi chuyên ngành này, bạn nên hiểu rõ về ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn bắt đầu từ những đặc điểm cơ bản. Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn có quy mô rộng lớn hơn nhiều so với hầu hết các ngành công nghiệp khác. Phần lớn các lĩnh vực khác chỉ bao gồm 1 số ít loại doanh nghiệp, nhưng ngành công nghiệp không khói lại đóng góp, có mặt ở bất kì tổ chức nào. Ta thường hay thấy Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn gắn liền với sự hài lòng và đáp ứng được nhu cầu giải trí cấp cao của khách hàng, dễ dàng nhận biết qua một số khía cạnh rõ nét và đặc trưng như:
  23. 16 Định nghĩa tổng quan: Một trong những định nghĩa chính xác nhất về Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn là ngành công nghiệp đặt sự hài lòng của khách hàng làm trung tâm vận hành. Điều này được áp dụng vào hầu hết các doanh nghiệp, thiết lập guồng máy công việc dựa vào niềm hạnh phúc, sự hài lòng của khách hàng khi tiếp nhận dịch vụ. Với đặc thù sản phẩm là dịch vụ cấp cao, ngành đặt ra những tiêu chí hoạt động không chỉ dừng lại ở thức ăn, đồ uống mà là sự tận hưởng đỉnh cao về tất cả giác quan. Vì vậy, chỉ khi khách hàng cảm thấy thực sự hài lòng thì doanh nghiệp đó mới gặt hái được thành công. Bên cạnh đó, do gắn liền với các địa điểm du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí của thế giới nên ngành dễ dàng chịu ảnh hưởng từ những sự biến động về chính trị, kinh tế, xã hội. Phạm trù công tác đa dạng: Hầu hết mọi người nghĩ rằng “khách sạn” là từ chỉ chung cho Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn, nhưng thực ra đây chỉ là một lĩnh vực của ngành công nghiệp này. Những hình thức giao thông như hàng không, đường thủy, đường sắt, đường bộ và công việc phục vụ du khách, nhà hàng, công ty du lịch, sự kiện, nghỉ dưỡng cũng là một phần của thế giới kinh doanh này. Tuy vậy, bạn cũng phải thực sự phân biệt loại hình kinh doanh nào mới thuộc về ngành du lịch – nhà hàng – khách sạn. Ví dụ, một cửa hàng thức ăn nhanh sẽ mang đến cho khách hàng sự hài lòng về sự nhanh chóng và tiện lợi, nhưng chỉ có một nhà hàng cung cấp những món ăn tiêu chuẩn và dịch vụ cấp cao mới được xếp vào trong ngành công nghiệp không khói. Cấp độ dịch vụ: Bất kể các doanh nghiệp nào trong ngành này đều phải cung cấp dịch vụ chất lượng cho khách hàng, bởi vì họ tìm đến doanh nghiệp để có thể thư giãn, giải tỏa những căng thẳng trong cuộc sống hiện tại. Vì vậy, nếu như ta gây ấn tượng xấu với khách hàng, họ sẽ không bao giờ quay lại . Để gây dựng được tên tuổi trong ngành này thì lòng trung thành thương hiệu là điều vô
  24. 17 cùng quan trọng, vì vậy hãy luôn cố gắng hết sức để cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.Ngành công nghiệp không khói hoạt động dựa trên sự hài lòng của khách hàng  Một số loại hình du lịch mới trên thế giới Xã hội loài người ngày càng phát triển, cùng với đó nhu cầu du lịch của con người cũng phát triển theo, đòi hỏi không chỉ có các loại hình du lịch truyền thống mà còn có cả các loại hình du lịch hiện đại. Những năm gần đây, ngành du lịch thế giới chứng kiến nhiều xu hướng, loại hình du lịch mới ra đời từ những ý tưởng vô cùng sáng tạo và độc đáo, đó là một biểu hiện cho một ngành kinh tế đang phát triển năng động bậc nhất. Việt Nam là đất nước có tiềm năng du lịch phong phú, tuy nhiên ngành du lịch vẫn chưa phát triển đúng tiềm năng do các loại hình du lịch còn đơn giản, cũ kỹ. Theo các chuyên gia về du lịch, để du lịch Việt Nam phát triển cần thúc đẩy các loại hình du lịch mới để khai thác các tiềm năng du lịch còn bỏ ngỏ, đồng thời cũng là để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và khai thác thêm những phân khúc thị trường mới, nhiều tiềm năng. Người viết bài này không có tham vọng giới thiệu hết sự đa dạng, phong phú và sáng tạo mà những người làm du lịch chuyên nghiệp trên thế giới đang thực hiện. Bài tóm tắt dưới đây chỉ muốn giới thiệu đến quý độc giả một số sản phẩm và xu hướng du lịch đang nổi lên trong những năm gần đây và được kỳ vọng sẽ phát triển nhanh trong thời gian tới. Du lịch hồi giáo (Halal Tourism) “Halal tourism” là một thuật ngữ du lịch mới, bao gồm tất cả các hoạt động du lịch Hồi giáo. Loại hình du lịch này có thể được định nghĩa là tuân theo những quy định hoặc sự cấm đoán của đạo Hồi như: không rượu, không thịt lợn và khu bể bơi của nam và nữ tách riêng,
  25. 18 Dân số Hồi giáo đang tăng nhanh và sẽ tăng từ 1,6 tỷ năm 2010 lên 2,2 tỷ vào năm 2030. Du lịch hồi giáo được dự đoán tăng đến 50% vào năm 2020. (Ảnh: Internet) Có quy mô thị trường lớn và đang phát triển rất nhanh. Năm 2013, quy mô thị trường là 140 tỷ USD, theo dự báo đến năm 2019 quy mô của thị trường này khoảng 289 tỷ USD (nguồn: WIER). Thái Lan là nước đã nhanh chóng thích ứng với xu hướng mới này, họ cho xây dựng những khách sạn, nhà hàng, khu du lịch riêng để đón khách hồi giáo và thu hút được một lượng khách rất lớn.Chi tiêu cho du lịch hồi giáo (Halal Tourism) Du lịch thanh niên (Youth Tourism) Youth tourism được định nghĩa là một thị trường nhánh trong du lịch, nó mô tả một chuyến du lịch độc lập dưới một năm bởi những người ở độ tuổi 15-30. Không giống như các kỳ nghỉ điển hình, du lịch thanh thiếu niên được thúc đẩy bởi một số yếu tố, bao gồm cả những mong muốn để trải nghiệm các nền văn hóa khác, xây dựng kinh nghiệm cuộc sống độc đáo, và được hưởng lợi từ các cơ hội học tập chính thức và không chính thức từ các nước khác, bao gồm giáo dục hoặc làm việc ở nước ngoài. Bên cạnh đó, du lịch thanh thiếu niên còn được biết đến như là một sự kết hợp của thanh niên, sinh viên và các thị trường du lịch giáo dục và học tập. Đây là một thị trường rất lớn, chiếm hơn 20% của tổng lượng du khách quốc tế trong năm 2014 (tương đương với 227 triệu lượt khách và 250 tỷ USD) Du lịch đến những thắng cảnh có nguy cơ biến mất (Last Chance Tourism) Loại hình du lịch này được biết đến như là những mong muốn của du khách đến để chiêm ngưỡng các thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp nhất trên thế giới nhưng đang bị đe dọa nhất, có nguy cơ biến mất hay các loại động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng trước khi chúng hoàn toàn biến mất. Một số điểm đến trên thế giới rất nổi tiếng với loại hình du lịch này như: Rạn san hô
  26. 19 Great Barrier (Úc), vách đá vôi nổi tiếng White Cliffs of Dover tại Anh, Sông băng Chacaltaya trên núi Andes, Những bức vẽ trên cao nguyên Nazca (Peru), quần đảo Maldives, Biển Chết (Jordan), Vườn quốc gia Glacier Montana (Mỹ), Rạn san hô Great Barrier hiện đóng góp tới 7 tỷ USD mỗi năm cho du lịch của Australia cũng là sinh kế của khoảng 70.000 dân địa phương (ảnh: internet) Du lịch đồ chơi (Toy tourism) Đây là loại hình du lịch vô cùng kỳ lạ có khởi nguyên từ Nhật Bản, sau đó đã lan nhanh sang Hàn Quốc và nhiều nước châu Á khác và trở thành một xu hướng mới. Một công ty du lịch có tên là Unagi tại Nhật Bản bắt đầu một dịch vụ mới cho người khuyết tật hoặc rất già. Thay vì tự đi du lịch, những người có những khiếm khuyết về thể chất và tinh thần đã mua những tour của các công ty lữ hành để các món đồ chơi của họ được đi du lịch. Các công ty sẽ đưa đồ chơi của những khách hàng này đi và chụp nhiều ảnh trước khi trả về cho chủ của chúng. Năm 2014 đã có hơn 400 tour được thực hiện tại Nhật Bản, chi phí trung bình mỗi ngày cho đồ chơi đi du lịch khoảng 13,5 đô la Mỹ. Du lịch dành cho phụ nữ sống đơn thân – PANKS (Professional Aunts No Kids) Khái niệm này đầu tiên được phổ biến tại Hoa Kỳ sau đó lan rộng ra nhiều nước khác. Các tour du lịch PARKS này được thiết kế có các bà cô, bà dì sống đơn thân và không có con nhưng mong muốn có một trải nghiệm về kỳ nghỉ với các cháu trai, cháu gái của họ “như với con của mình”. Tại Mỹ trong khi có 42% phụ nữ từ 15-44 tuổi không có trẻ em trong năm 2002, tỷ lệ này là 43,7% năm ngoái. Năm 2013 đã có 23 triệu PANKS tour được thực hiện tại Mỹ với doanh thu 9 tỷ Đô la Mỹ. Du lịch tìm về các miền đất tổ tiên (Diaspora) Diaspora là một thuật ngữ từ tiếng Do Thái, Diaspora Tourism được định nghĩa là những du khách đi du lịch về quê hương để tìm lại nguồn gốc
  27. 20 của mình. Hầu hết khách du lịch ở Mỹ có tổ tiên di cư từ Nga, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc và các quốc gia vùng Baltic, từ Đông Âu, người Do Thái ở Mỹ đi du lịch về Phương Đông để khám phá nguồn gốc của mình. Họ đi du lịch để tìm hiểu về tổ tiên của họ, để hiểu về truyền thống, phong tục tập quán, để có được hình thức kết hôn theo truyền thống, Nó tạo ra các hoạt động du lịch mới Du lịch trên không Được thực hiện bởi khách sạn Slovenia, chuyến du lịch dành cho những ai yêu thích độ cao và mạo hiểm. Dịch vụ này do các sinh viên ngành khoa học lên ý tưởng và thiết kế, được đặt tại trung tâm văn hoá Space Technologies – Châu Âu. Lần đầu tiên trên thế giới xuất hiện mô hình ngủ dành cho phi hành gia được mô phỏng trong du lịch. Những sợi dây chằng vững chắc sẽ nâng bạn ngủ trong môi trường không trọng lực mô phỏng.Mô hình ngủ dành cho phi hành gia được đưa vào du lịch tại Space Technologies. Hình 1. Hình ảnh du lịch trên không
  28. 21 Du lịch nhà tù Một nhà tù nằm giữa lưng chừng núi, các vách đá xung quanh dựng đứng sát biển. Đảo Nusa Kam Bangan ở Indonesia không chỉ nổi tiếng với những bãi cát nối dài với sóng vỗ mà còn là nơi có quần thể kiến trúc nhà tù hiện đại, nơi đam giam giữ nhiều tội phạm khét tiếng. Nhà tù được xây theo phong cách trung cổ, địa hình cheo leo xung quanh, nhằm phục vụ du lịch, chính phủ đã phê duyệt cho du khách đến tham quan nhà tù nhưng tuyệt đối không được đi vào khu giam giữ tù nhân. Khi lượng khách du lịch ngày một đông, hàng loạt khách sạn, quán bar, nhà hàng được xây dựng và hoạt động xung quanh nhà tù. Hình 2. Hình ảnh du lịch nhà tù 2.5. Khái quát hoạt động du lịch và kinh doanh khách sạn tại Việt Nam Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, được bao quanh bởi hai đại dương là: Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Dân sốViệt Nam khoảng 80 triệu người, với nhiều dân tộc khác nhau, và có cả một quá trình lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Cùng
  29. 22 với những đặc tính về địa lý, lịch sử văn hóa lâu đời, bên cạnh các thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp như: Vịnh Hạ Long, Thánh Địa Mỹ Sơn, Đèo Ngang, cùng nhiều sông, suối, biển, trải dài khắp đất nước. Cha, Ông ta còn để lại cho chúng ta nhiều di sản văn hóa rất đáng quý, đáng trân trọng mà ngày nay nó được Tổ Chức UNESCO công nhận làm di sản Văn hóa thế giới như: Văn Miếu Quốc Tử Giám, Phố Cổ Hội An, đó chính là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch tại Việt Nam. Khách sạn đầu tiên ở Việt Nam là khách sạn Continental, được xây dựng vào năm 1880 tại Sài Gòn, sau đó là khách sạn Majestic 1925, khách sạn Grand 1930. Các khách sạn trên lúc đó chỉ nhằm phục vụ cho nhu cầu ăn ở, vui chơi giải trí của các quan chức thời bấy giờ chứ chưa có hình thức tiếp thị rộng rãi mời gọi khách quốc tế. Ở Việt Nam trong thời kỳ 1930 – 1945 có sự phát triển du lịch nội địa. Một số khách sạn, nhà nghỉ mát đã được xây dựng ở Hà Tiên, Long Hải, Vũng Tàu, Nha Trang, Đại Lãnh, Non Nước, Hạ Long, một số trung tâm nghỉ dưỡng miền núi cũng được xây dựng và đầu tư phát triển, nhằm thu hút du khách như: Sapa, Tam Đảo, Đà Lạt, nhưng du lịch thời đó chưa mạnh, nó chỉ ảnh hưởng đến thiểu số dân chúng ở thành thị ( những người thuộc tầng lớp trung lưu, và thượng lưu).Một khoảng thời gian dài do chiến tranh nên du lịch Việt Nam không thể phát triển thêm nữa. Ở miền Nam, do nhu cầu lưu trú của quân đội Mỹ và nhất là các phóng viên nước ngoài đến Việt Nam làm phóng sự nên có xây dựng một số khách sạn ở Sài Gòn như: Caravelle, Rex, Palace, Đồng Khánh, Bát Đạt.Với chính sách mở cửa của Nhà Nước ta, nhiều tập đoàn kinh doanh khách sạn lớn trên thế giới đã tiến hành đầu tư vào Việt Nam. Đầu tiên là khách sạn, nhà hàng nổi Sài Gòn ( Saigon Floating Hotel ), Sofitel Metropol ở Hà Nội, sau đó là sự xuất hiện lần lượt của các khách sạn lớn khác như: Omni, Saigon Prince, New World, Sofitel Garden Plaza, Renaissance Riverside, Sheraton, Legend, với cơ sở vật chất,
  30. 23 trang thiết bị hiện đại, phương cách quản lý và tiếp thị mới nên đã nhanh chóng thu hút và thoả mãn được đa số du khách nước ngoài đến lưu trú tại khách sạn. Trong vài năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2003, với việc chế ngự thành công dịch SARS(2003), COVID-19 (2020) và tình hình chính trị, xã hội ổn định, Việt Nam được quốc tế côngnhận là một trong những điểm đến an toàn nhất. Đây là lý do chính đưa lượng khách quốc tế đến Việt Nam nhiều hơn, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của ngành kinh doanh khách sạn trong tương lai. Theo Tập đoàn tư vấn khách sạn JLL, thị trường khách sạn Việt Nam hiện được nhắc đến nhiều nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương, là “miếng mồi ngon béo bở” cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài ở phân khúc khách sạn - khu nghỉ dưỡng cao cấp 3-5 sao, tạo nên các thương hiệu và công ty quản lý khách sạn mang tầm cỡ quốc tế ngay trên thị trường Việt. Ngoài ra, ở phân khúc thấp hơn của những khách sạn bình dân,homestay dành cho khách nội địa được các doanh nghiệp trong nước đầu tư và kinh doanh mới. Trong đó, sôi động nhất vẫn phải kể đến 3 thành phố lớn là Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng. Tại thành phố Hồ Chí Minh: + Tính đến tháng 9 năm 2019, lượng khách quốc tế đến TP.HCM tăng 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt đến 72,9% mục tiêu cho cả năm và dự kiến sẽ tiếp tục tăng ở những tháng cuối năm do diễn ra nhiều sự kiện. + Mặt khác, nguồn cung khách sạn tại thành phố này có thêm 1.114 phòng phục vụ mới, nâng tổng nguồn cung lên khoảng 20.200 phòng. Điều này gây áp lực lên mặt bằng chung khiến tỷ lệ lấp đầy chỉ ước đạt 68,8%, giảm 4.8 điểm phần trăm so với cùng kỳ
  31. 24 + Tuy nhiên, dự kiến vào năm 2020, nguồn cung mới được dự đoán sẽ chậm lại, đồng thời chính phủ sẽ siết chặt hơn trong quá trình phê duyệt dự án nên hy vọng đến cuối năm 2021, tổng nguồn cung toàn thành phố dự kiến ước đạt 22.000 phòng, hiệu suất toàn ngành khả năng sẽ tăng trưởng tích cực hơn trong tương lai. * Tại Hà Nội: + Những tháng gần đây Hà Nội đón một lượng lớn khách du lịch quốc tế khu vực Bắc Mỹ nhờ chiến dịch quảng bá du lịch trên CNN, nâng tổng lượt khách chào đón trong 9 tháng đầu năm lên đến 21,6 triệu lượt cả trong và ngoài nước, tăng 9,5% so với cùngkỳ năm ngoái. + Mặt khác, tính đến cuối năm, thành phố sẽ có khoảng 1.008 phòng được thêm mới nâng tổng nguồn cung khách sạn phục vụ lên mức 18.699 phòng. Con số này tăng lên hơn 20.400 phòng vào năm 2021 với 59,8% cơ sở lưu trú nằm trong phân khúc cao cấp. Tuy chưa có biểu hiện thừa cung rõ rệt
  32. 25 nhưng nếu tiếp tục gia tăng nguồn cung phòng phục vụ mới mà không kiểm soát thì trong tương lai gần, điều này không sớm thì muộn cũng xảy đến. * Tại Đà Nẵng: + Đà Nẵng là minh chứng rõ ràng nhất cho dấu hiệu thừa cung khi mà dù lượng khách không ngừng tăng cao qua các tháng (đạt mức 2,4 triệu lượt tính đến tháng 7/ 2019, tăng 26,1% so với cùng kỳ) - thế nhưng, chỉ số giá bán phòng trung bình hàng ngày và doanh thu trên phòng giảm mạnh, tỷ lệ lấp đầy theo báo cáo của nhiều cơ sở, nhất là ở phân khúc trung và cao cấp cũng ở mức thấp, giảm hơn so với cùng kỳ năm ngoái. + Mặt khác, thống kê cho thấy, giai đoạn từ 2019 - 2021, nguồn cung khách sạn dự kiến sẽ thêm mới khoảng 9.379 phòng trong khi các sản phẩm dịch vụ mới chưa giàu tiềm năng để thu hút và giữ chân du khách, nhất là mảng giải trí về đêm. Điều này dự báo hiệu suất khách sạn tại Đà Nẵng sẽ giảm đi trong tương lai gần
  33. 26  Một số loại hình du lịch ở việt nam 1) Căn cứ vào mục đích chuyến đi Mục đích chuyến đi là động lực thúc đẩy hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch của con người. Theo tiến sĩ Hassel có 10 loại hình du lịch phổ biến theo cách phân chia này: Du lịch thiên nhiên: Loại hình du lịch này hấp dẫn những người thích tận hưởng bầu không khí ngoài trời, thích thưởng thức những phong cảnh đẹp và đời sống thực vật hoang dã. Những người đi du lịch trong nhóm này muốn tìm đến vẻ đẹp và đời sống hoang sơ của vườn quốc gia Cúc Phương, phong cảnh hùng vĩ nhưng tĩnh lặng của Ngũ Hành Sơn.
  34. 27 Du lịch văn hóa: Loại hình này thu hút những người mà mối quan tâm chủ yếu của họ là truyền thống lịch sử, phong tục tập quán, nền văn hóa nghệ thuật của điểm đến. Những du khách này sẽ viếng thăm các viện bảo tàng, nghỉ tại các quán trọ đồng quê, tham dự các lễ hội truyền thống và các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian của địa phương. Du lịch xã hội: Hấp dẫn những người mà đối với họ sự tiếp xúc, giao lưu với những người khác là quan trọng nhất. Đối với một số người khi được đồng hành với các thành viên của một nhóm xã hội trong các tour du lịch cũng làm họ thõa mãn, hài lòng. Một số người khác tìm kiếm cơ hội được hòa nhập với cư dân bản xứ ở điểm đến. Thăm gia đình cũng có thể được bao hàm trong loại này. Du lịch hoạt động: Loại hình du lịch này thu hút khách bằng một hoạt động xác định trước và thách thức phải hoàn thành trong chuyến đi, trong kỳ nghỉ của họ. Một số du khách muốn thực hành và hoàn thiện vốn ngoại ngữ của mình khi đi du lịch nước ngoài. Một số người khác muốn thám hiểm, khám phá cấu tạo địa chất của một khu vực nhất định. Du lịch giải trí: Loại hình này nảy sinh từ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn để phục hồi thể lực và tinh thần cho con người. Loại hình du lịch này thu hút những người mà lý do chủ yếu của họ đối với chuyến đi là sự hưởng thụ và tận hưởng kỳ nghỉ. Họ thường đến những bờ biển đẹp, tắm dưới ánh nắng mặt trời, tham gia vào các hoạt động như cắm trại, các trò chơi có tổ chức và học các kỹ năng mới. Du lịch thể thao: Thu hút những người ham mê thể thao để nâng cao thể chất, sức khỏe. Tham gia chơi các môn thể thao như quần vợt, đánh gôn, bóng chuyền bãi biển, lướt són, trượt tuyết, đi xe đạp đường trường là những ví dụ cho các hoạt động phù hợp với loại hình du lịch này. Du lịch chuyên đề: Loại hình du lịch này liên quan đến một nhóm nhỏ, ít người đi du lịch với cùng mục đích chung hoặc mối quan tâm đặc biệt nào
  35. 28 đó chỉ đối với riêng họ. Ví dụ như: những người kinh doanh xe ô tô đến thăm một nhà máy sản xuất ở nước ngoài hoặc một nhóm sinh viên đi một tour thực tập, nghiên cứu. Du lịch tôn giáo: thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những người theo các đạo phái khác nhau.Nó bộc lộ trong các cuộc hành hương đến những nơi có ý nghĩa tâm linh hay những địa điểm tôn giáo được tôn kính. Đây là loại hình du lịch lâu đời nhất và vẫn còn phổ biến đến ngay nay. Du lịch sức khỏe: hấp dẫn những người tìm kiếm cơ hội cải thiện điều kiện thể chất của mình. Các khu an dưỡng, nghỉ mát ở vùng núi cao hoặc ven biển, các điểm có suối nước nóng hoặc nước khoáng là những nơi điển hình tạo ra loại du lịch này. Du lịch dân tộc học: Loại du lịch này đặc trưng hóa cho những người quay trở về quê cha đất tổ tìm hiểu lịch sử, nguồn gốc của quê hương, dòng doi gia đình hoặc tìm kiếm khôi phục các truyền thống văn hóa bản địa. Để đơn giản hóa và hệ thống hóa, có thể phân các loại hình du lịch theo mục đích chuyến đi làm 2 nhóm chính: Nhóm có mục đích du lịch thuần túy: bao gồm các loại hình du lịch tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, thể thao( chơi, tập luyện), khám phá. Nhóm có mục đích kết hợp du lịch: bao gồm các loại hình du lịch tín ngưỡng, học tập nghiên cứu, hội họp, thể thao( thi đấu, cổ vũ), kinh doanh công tác, chữa bệnh, thăm thân Mặc dù, mỗi loại hình du lịch có đặc trưng riêng, nhưng trong thực tế thường không thể hiện nguyên một dạng mà có thể kết hợp một vài loại hình du lịch với nhau trong cùng một chuyến đi. Ví dụ như du lịch nghỉ ngơi với du lịch văn hóa, học tập; du lịch giải trí nghỉ ngơi vơi du lịch thăm hỏi v.v Nếu như bạn đang gặp khó khăn trong quá trình hoàn thành bài luận văn về các đề tài kinh tế, hãy liên hệ Dịch vụ tư vấn hỗ trợ viết thuê Luận văn – Chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề của bạn nhanh chóng và hiệu quả nhất.
  36. 29 2) Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ Có thể phân chia thành các loại hình du lịch sau: Du lịch quốc tế: liên quan đến các chuyến đi vượt qua khỏi phạm vi lãnh thổ( biên giới) quốc gia của khách du lịch. Chính vì vậy, du khách thường gặp phải ba cản trở chính trong chuyến đi đó là: ngôn ngữ, tiền tệ, và thủ tục đi lại. Cùng với dòng du khách, hình thức du lịch này tạo ra dòng chảy ngoại tệ giữa các quốc gia và do đó ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc gia. Loại hình du lịch này được phân chia thành hai loại nhỏ: + Du lịch quốc tế đến: là chuyến viếng thăm của những người từ các quốc gia khác. + Du lịch ra nước ngoài: là chuyến đi của cư dân trong nước đến một nước khác. Du lịch trong nước: là những chuyến đi của cư dân chỉ trong phạm vi quốc gia của họ. Du lịch nội địa: bao gồm du lịch trong nước và du lịch quốc tế đến. Du lịch quốc gia: bao gồm du lịch nội địa và du lịch ra nước ngoài. 3) Căn cứ vào sự tương tác của du khách đối với điểm đến du lịch Du lịch thám hiểm: Bao gồm các nhà nghiên cứu, học giả, người leo núi và những nhà thám hiểm đi theo các nhóm với số lượng nhỏ. Họ sử dụng đồ dùng cá nhân, thức ăn chuẩn bị trước và hầu như không tiêu thụ các sản phẩm,dịch vụ du lịch. Chính vì vậy, loại hình du lịch này ảnh hưởng không đáng kể tới kinh tế, văn hóa-xã hội và môi trường của điểm đến. Du lịch thượng lưu: Chuyến đi của tần lớp thượng lưu đến những nơi độc đáo để giải trí và tìm kiếm sự mới lạ. Bên cạnh việc sử dụng các tiện nghi giành cho khách du lịch thì họ cũng dễ dàng thích nghi với các điều kiện địa phương. Số lượng khách của nhóm này tương đối ít, có nhu cầu về những sản phẩm du lịch chất lượng cao và không đàn hồi theo giá cả. Chuyến du lịch của họ có thể dẫn tới những hoạt động đầu tư sau này có lợi cho diểm đến.
  37. 30 Du lịch khác thường: khách du lịch thích đến những nơi xa xôi, hoang dã, quan tâm đến những nền văn hóa sơ khai hoặc tìm kiếm những phần bổ sung thêm( không có) trong một tour du lịch tiêu chuẩn. Họ thích nghi tốt và chấp nhận các điều kiện về sản phẩm, dịch vụ du lịch do địa phương cung cấp. Du lịch đại chúng tiền khởi: Một dòng khách du lịch ổn định đi theo một nhóm nhỏ hoặc cá nhân đến các nơi an toàn, phổ biến, khí hậu phù hợp. Họ tìm kiếm các tiện nghi và dịch vụ tiêu chuẩn nhưng cũng dễ dàng chấp nhận các điều kiện chưa đảm bảo tiêu chuẩn của địa phương. Đây là sự mở đầ và phát sinh hình thức du lịch đại chúng( đại quy mô) sau này. Du lịch đại chúng: Một số lượng lớn khách du lịch( thường từ châu Âu hoặc Bắc Mỹ) tạo thành dòng chảy liên tục tràn ngập các khu nghỉ mát nổi tiếng ở châu Âu hoặc hawaii vào các mùa du lịch. Khách du lịch thường thuộc tầng lớp trung lưu và họ mong muốn các tiện nghi đạt tiêu chuẩn, nhân viên phục vụ được đào tạo và hướng dẫn viên du lịch biết nhiều ngoại ngữ. Du lịch thuê bao: Đây là loại hình dub lịch phát triển rộng rãi, thị trương phát triển đến các tầng lớp có nhu cầu trung bình và thấp nên có dung lượng lớn. Với số lượng lớn, dòng khách ồ ạt, chi tiêu của du khách tạo ra nguồn thu nhập lớn đối với cơ sở kinh doanh và khu vực điểm đến. 4) Các cách phân loại khác Căn cứ vào đặc điểm địa lý của điểm đến du lịch: bao gồm du lịch biển, du lịch núi, du lịch thành phố( đô thị), du lịch nông thôn( đồng quê, điền dã, trang trại, miệt vườn). Căn cứ vào phương tiện giao thông: bao gồm du lịch xe đạp và các phương tiện thô sơ( xích lô, xe ngựa, lạc đà), du lịch xe máy, du lịch ô tô( ô tô du lịch và xe buýt đường dài), du lịch tàu hỏa, du lịch tàu thủy Trong loại hình này cần chú ý, du khách có thể có nhu cầu về dịch vụ chuyên chở hoặc thuê phương tiện vận chuyển.
  38. 31 Căn cứ vào phương tiện lưu trú: bao gồm du lịch ở khách sạn, motel, nhà trọ, bãi cắm trại, làng du lịch Căn cứ vào thời gian du lịch: bao gồm du lịch dài ngày và du lịch ngắn ngày. Căn cứ vào lứa tuổi: bao gồm du lịch thiếu niên, du lịch thanh niên, du lịch trung niên, du lịch cao niên Căn cứ vào hình thức tổ chức du lịch: bao gồm du lịch theo đoàn, du lịch gia đình và du lịch cá nhân( du lịch ba lô) Căn cứ vào phương thức hợp đồng: bao gồm du lịch trọn gói và du lịch từng phần.
  39. 32 Phần3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 .1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1.Đối tượng nghiên cứu Đánh giá hiệu quả kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tổ hợp khách sạn Yuhikaigan và tiềm năng phát triển du lịch trên địa bàn Thành phố Tateyama, Tỉnh Chiba, Nhật Bản. 3.1.2.Phạm vi nghiên cứu Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tổ hợp khách sạn Yuhikaigan và dịch vụ tổng hợp tại Thành phố Tateyama, Tỉnh Chiba, Nhật Bản. - Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu:địa bàn khách sạn Yuhikaigan, thành phố Tateyama, tỉnh Chiba, Nhật Bản. Thời gian thực tập từ 28/05/2019-20/03/2020 3.2.Nội dung Giới thiệu khái quát được về ngành du lịch, khách sạn tại Nhật Bản • Đánh giá được hoạt động của khách sạn Yuhikaigan • Đánh giá được kết quả hoạt động của khách sạn Yuhikaigan • Một số yếu tổ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách sạn Yuhikaigan • Đưa ra được một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho hoạt động kinh doanh khách sạn tại Việt Nam • Một số bài học kinh nghiệm cho bản thân khi thực tập tốt nghiệp tại nước ngoài
  40. 33 3.3. phương pháp 3.3.1.Phương pháp thu thập số liệu,thông tin Các số liệu sơ cấp và thứ cấp có liên quan đến nội dung nghiên cứu được điều tra trong quá trình thực hiện đề tài. 3.3.1.1.Thu thập số liệu thứ cấp Các tài liệu liên quan phần tổng quan và các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thu thập thông qua Google, internet, sách báo trong nước và các cơ quan thống kê Tài liệu, số liệu về kết quả kinh doanh và tình hình cơ bản của Khách sạn Thu thập qua báo cáo thống kê lưu trữ của khách sạn nơi làm việc. 3.3.1.2.Thu thập số liệu sơ cấp  Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Tỉnh Chiba là một cửa ngõ quan trọng kết nối Nhật Bản với toàn thế giới thông qua Sân bay quốc tế NARITA. Cùng với vị trí nằm bên bờ vịnh Tokyo với dân số khoảng 1 triệu, có thể xem Chiba là một thành phố lý tưởng ngoại vi của Tokyo. Với đường bờ biển dài 534.4 km, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành thủy sản và du lịch ở đây phát triển. Chiba có khí hậu ôn hòa, không khí trong lành, khí hậu ở Chiba đặc biệt ấm áp, mùa đông đỡ lạnh, mùa hè thì ít nóng hơn so với các tỉnh khác. Trong đó cóTateyama là một nơi tuyệt vời để ghé thăm nếu bạn ở trong một khung cảnh xinh đẹp, câu cá và cắm trại. Từ trung tâm Chiba, đến Tateyama mất khoảng 3 giờ lái xe ,là nơi bạn có thể thưởng thức một khu vực cắm trại rộng lớn được xếp đặt bởi công ty tư nhân, có thể tận hưởng không khí ngoài trời tuyệt vời, không khí trong lành và quang cảnh yên bình.  Phỏng vấn 3 nhóm đối tượng: Nhóm thứ 1: Các cán bộ quản lý của khách sạn (7 phiếu) Nhóm thứ 2: Nhóm nhân viên khách sạn (15 phiếu) Nhóm thứ 3: Khách hàng (20 phiếu)
  41. 34 Trong đề tài của mình, em tiến hành chọn khách sạn YUHIKAIGAN. YUHIKAIGAN có vị trí thuộc Tateyama, là một khách sạn 3 sao nổi tiếng ở Tateyama để làm nơi nghiên cứu đánh giá hoat động kinh doanh khách sạn và các yếu tố ảnh hưởng đến khách sạn từ đó đưa ra giải pháp và khả năng áp dụng tại việt nam. 3.3.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu - Từ các nguồn số liệu số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu. Sau đó tiến hành tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu. - Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: Sử dụng phương pháp này để tổng hợp các số liệu thu thập được sau đó xử lý, biểu diễn số liệu trên các bảng biểu, phân tích đánh giá tình hình thực tiễn. + Phương pháp phân tích và tổng hợp: Được dùng để phân tích từng vấn đề của đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này sẽ giúp ta đi sâu phân tích, nhìn nhận và nắm bắt cụ thể từng vấn đề riêng lẻ của đối tượng nghiên cứu. Sau đó, phương pháp được sử dụng để tổng kết lại những nhận xét, nhận định khái quát nhất của từng vấn đề, là cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch cộng đồng. + Phương pháp đối chiếu so sánh: Phương pháp này xác định xu hướng, mức độ biến đông của các hoạt động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu được đúng đắn, cũng như giúp cho việc phân tích tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh đúng những nội dung cần nghiên cứu. Phân tích đánh giá tình hình cần thực hiện. + Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này mô tả toàn bộ thực trạng về du lịch đối với đời sống người dân trên địa bàn điều tra, thông qua các số liệu đã thu thập được trong các hoạt động du lịch của khách sạn thông qua đó đánh giá, phân tích và đề ra
  42. 35 giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh trong phát triển kinh t
  43. 36 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1.Giới thiệu khái quát về ngành du lịch, khách sạn tại Nhật Bản 4.1.1. Giới thiệu khái quát về thành phố Tateyama - Vi trí: Thành phố Tateyama nằm ở phía nam của "Bán đảo Boso, tỉnh Chiba" với nhiệt độ trung bình hàng năm từ 16oC trở lên. Được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu ôn hòa, Tateyama của chúng tôi là một thị trấn hoa, nơi mà hoa anh túc, cổ phiếu và hoa cải dầu nở rộ vào tháng 1 và vườn hoa đang nở rộ. -Có đường bờ biển dài 34,3 km và là nơi thích hợp cho các môn thể thao biển như lặn biển và tắm mùa hè, và là môi trường sống của san hô và đom đóm, nó có nguồn tài nguyên biển quý giá với sự đa dạng. Ở thành phố Tateyama, nơi có nhiều cây xanh, Rừng chim hoang dã Tateyama của tỉnh đã được chọn là một trong "Khu rừng của 100 khu rừng" và khu vực gần bờ biển Heisaura. Ngoài ra, vào thời Trung cổ, Samurai Warlord Satomi đã cai trị khu vực này. -Nền kinh tế của Tateyama chủ yếu dựa trên đánh bắt cá thương mại , làm vườn và du lịch mùa hè. Dân số Tateyama tăng mạnh trong phần lớn mùa hè. Tateyama có nghành du lịch rất phát triển vào mùa hè, là một điểm đến phổ biến để đi nghỉ hè vào mùa hè do gần Tokyo và nổi tiếng là "bãi biển" hay "thị trấn lướt sóng". Có rất nhiều khu nghỉ mát và khách sạn nghỉ mát nằm rải rác trên bờ biển. Mỗi tháng 8, hàng chục ngàn người tập trung trên bãi biển Hōjō để xem màn bắn pháo hoa hàng năm.Do vậy nghành dịch vụ rất phát triển đặc biệt là kinh doanh khách sạn, nhà hàng. 4.1.2.Giới thiệu khái quát về ngành du lịch và khách sạn tại Nhật Bản 4.1.2.1.Giới thiệu về ngành du lịch tại Nhật Bản Nhật Bản, thực sự là một điểm đến nổi danh trên thế giới với những cảnh quan đặc trưng hết sức xinh đẹp cũng như nền văn hóa mang đậm bản sắc đầy lôi cuốn và thú vị. Với khí hậu phân hóa thành bốn mùa rõ rệt trong
  44. 37 năm đã tạo nên bức tranh thiên nhiên Nhật thay đổi đầy màu sắc và họa tiết sinh động theo mùa. Đến với nơi đây, du khách sẽ có cơ hội khám phá những ngôi đền cổ kính như đền thờ Sumiyoshi-taisha ở thành phố Osaka, đền Senso-ji ở thủ đô Tokyo, tham quan những ngôi chùa, tòa lâu đài cổ kính, dạo chơi nơi công viên hoang dã đầy thu hút, trải nghiệm những hoạt động đầy lôi cuốn và thú vị tại cung điện hoàng đế, Đặc biệt, nếu thời tiết ủng hộ, du khách còn có thể được chinh phục ngọn núi Phú Sĩ, một biểu tượng hình ảnh đặc trưng nổi tiếng ở nơi đây, được ngắm nhìn đỉnh núi Phú Sĩ lấp lánh đỉnh tuyết bạc trong nắng vàng chắc chắn sẽ mang đến những cảm giác khó có thể miêu tả thành lời. Được gọi với cái tên đất nước mặt trời mọc, Nhật Bản là một trong bốn con rồng châu Á, là đất nước phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống đáng tự hào trên nền của sự hiện đại. Đến với Nhật Bản, du khách không chỉ có cơ hội chiêm ngưỡng những cảnh đẹp hiếm có, những địa danh nổi tiếng mà còn có thể khám phá những nét độc đáo trong phong cách sống và văn hóa truyền thống đầy khác biệt của xứ sở Phù Tang. - Du lịch Nhật Bản có 4 mùa : xuân, hạ, thu, đông rõ rệt. Tuy nhiên do địa hình đa số là đồi núi nên khí hậu ở Nhật Bản có sự khác biệt giữa các vùng. + Mùa xuân (vào khỏang tháng 3 đến tháng 5) thời tiết thường dễ chịu hoa anh đào nở khắp nơi và cũng là thời điểm nhiều lễ hội được diễn ra.Người Nhật thường đi du lịch vào Tuần lễ Vàng (khỏang 29/4 đến 7/5). Đó là kỳ nghỉ của người Nhật, các khu du lịch luôn đông đúc những du khách địa phương. + Mùa hè (từ tháng 6 đến tháng 8) là thời điểm mà các khu du lịch vắng nhất so với các thời điểm khác trong năm. Tuy nhiên tháng 6 lại là thời điểm mưa nhiều nhất, ngọai trừ Hokkaido ra. Vì vậy bạn không nên đi vào thời điểm này nếu không muốn mình bị mắc những mưa cơn tầm tã. Thay vào đó,bạn có thể đến đây vào dịp cuối tháng 7. Bạn sẽ có cơ hội xem những màn
  45. 38 trình diễn pháo hoa ngọan mục trong lễ hội pháo hoa tổ chức hằng năm ở bên bờ sông Namida ở Tokyo + Còn mùa thu (từ tháng 9 đến tháng 11) là thời điểm tốt nhất để đi du lịch. Nhiệt độ thì dễ chịu, màu sắc cảnh vật ở miền quê thì đẹp tuyệt vời. Bạn có thể thấy những cây lá đỏ chuyển màu vào mùa này. Vào mùa đông (từthàng 12 đến tháng 2) thì lại rất là lạnh. Ở Hokkaido có tuyết rơi nhiều nhất.Vì vậy nếu bạn thích ngắm tuyết rơi hay trượt tuyết thì đi tour du lịch Nhật Bản vào thời điểm này là thích hợp nhất.Tuy nhiên nếu bạn không thích sự ồn ào, đông đúc thì không nên đến Nhật vào dịp tết dương lịch, tuần lễ vàng cũng như lễ hội O-bon vào mùa hè. Bởi có rất nhiều người vào thời điểm này có thể sẽ khiến cho bạn cảm thấykhó chịu. Về mặt chính sách vĩ mô, Chính phủ Nhật Bản đã từng có một thời gian dài không chú trọng đến đến phát triển du lịch. Xét về mặt lịch sử, sự phát triển của ngành Du lịch Nhật Bản được chia thành 2 thời kỳ chính như sau: - Thời kỳ thứ nhất là từ năm 1859 đến năm 2003: Thời kỳ này, chính phủ Nhật Bản không quan tâm nhiều và hầu như không có chính sách cụ thể gì khuyến khích du lịch inbound của Nhật Bản. - Thời kỳ từ năm 2003 đến nay: Sau khi tổ chức thành công giải vô địch bóng đá thế giới - Worldcup 2002 cùng với Hàn Quốc, Chính phủ Nhật Bản, đặc biệt nguyên thủ tướng Koizumi đã nhận thức rõ hơn về vai trò của du lịch trong nền kinh tế, coi du lịch là một trong những công cụ quan trọng để kích cầu tiêu dùng của người dân, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới và kinh tế Nhật Bản đang phát triển chậm lại và tiềm ẩn những yếu tố phát triển không bền vững. Do vậy, vào tháng 2 năm 2003, nguyên thủ tướng Koizumi đã đánh đấu một bước chuyển lớn trong chính sách phát triển du lịch của Nhật Bản, đặc biệt là chính sách du lịch inbound, bằng việc thông qua Chương trình xúc tiến du lịch ‘Visit Japan Campaign’-Chương trình tới thăm Nhật Bản. Chương trình này được thực hiện với sự phối hợp của nhiều cơ
  46. 39 quan chính phủ, các tập đoàn lữ hành, khách sạn và cộng đồng địa phương. Mục tiêu của chương trình xúc tiến du lịch này là đến năm 2010, Nhật Bản sẽ thu hút 10 triệu khách du lịch quốc tế (mặc dù thời điểm năm 2003, khách du lịch quốc tế đến Nhật mới chỉ khoảng 5 triệu người) và tăng số lượng hội nghị, hội thảo quốc tế được tổ chức tại Nhật lên 50%. Khẩu hiệu của chương trình xúc tiến này la Yokoso Japan (Welcome to Japan)-Nhật Bản chào đón. Các thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm được Nhật Bản xác định xúc tiến du lịch gồm 12 nước và vùng lãnh thổ là: Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông, Thái Lan, Singapore, Mỹ, Canada, Anh, Đức, Pháp and Úc. Ngoài ra, Nhật còn quan tâm xúc tiến du lịch tại một số thị trường khác như Ấn Độ, Nga và Malaysia. Kết quả của chương trình xúc tiến này đạt được rất khả quan, cụ thể là năm 2008, Nhật Bản đã đón được 8,35 triệu khách du lịchquốc tế. Tuy nhiên do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và đại dịch cúm lợn AH1N1 mà lượng khách đến Nhật năm 2009 giảm tới 23,1 % với số lượng khách ước đạt khoảng 5,60 triệu khách. Đến nay mục tiêu đón 10 triệu khách du lịch quốc tế của Nhật Bản vẫn chưa thực hiện được, tuy nhiên, chiến dịch Yokoso Japan vẫn đang tiếp tục được triển khai. Nhìn chung, ngành du lịch và các dịch vụ liên quan đến du lịch đến nay vẫn chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong cơ cấu kinh tế của Nhật Bản, khoảng 6%GDP và nguồn thu chủ yếu là từ hoạt động du lịch trong nước, trong khi đó tỉ lệ trung bình chung của thế giới theo thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới là 11%. Nguyên nhân của việc trong một thời gian dài, Nhật Bản đã không chú trọng nhiều đến thu hút khách inbound là do tâm lý e ngại người nước ngoài của một bộ phận người Nhật vẫn tồn tại và chính sách kiểm soát nhập cư chặt chẽ. Mặt khác, do khả năng chi tiêu của du khách nước ngoài, đặc biệt là khách ở khu vực châu Á thấp hơn hẳn khả năng chi tiêu của khách du lịch nội địa. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khi tốc độ sản xuất công nghiệp và xuất khẩu của Nhật Bản bắt đầu chững lại và có khả năng suy thoái,
  47. 40 cộng thêm vào đó là tình trạng dân số Nhật đang già đi, sự thiếu hụt nguồn lao động trong nước, phát triển du lịch quốc tế, đặc biệt là khách du lịch inbound được coi là một trong những biện pháp điều hòa lại sự phát triển kinh tế, mở cửa và tiếp cận với thị trường lao động nước ngoài.  Đặc điểm thị trường khách du lịch Nhật Bản Phân đoạn thị trường khách du lịch Nhật Bản như sau: . Theo vùng lãnh thổ: Theo số liệu từ Cơ quan Du lịch Quốc gia Nhật Bản thì những thành phố và khu vực có tỉ lệ dân số đi du lịch đông nhất là Tokyo với 24,46% dân số, tính chung cả khu vực Kanto là 20,27%. Tiếp theo là Osaka là 15,04% và tính chung cho khu vực Kansai là 14,73%. Đây là những thành phố và khu vực tập trung dân số đông nhất của Nhật Bản và cũng là những thành phố có lượng khách đi du lịch nước ngoài nhiều nhất.Nếu xét theo tiêu chí những cửa khẩu có lượng khách Nhật xuất cảnh lớn nhất thì sân bay quốc tế Narita của Tokyo có lượng khách Nhật outbound lớn nhất, chiếm tới 56,2%. Tiếp đến là sân bay quốc tế Kansai với 22,3% lượng khách xuất cảnh. Nagoya và Fukuoka lần lượt xếp vị trí thứ 3 và thứ 4 với tỉ lệ lượng khách xuất cảnh là 9,6% và 4,6%. Tất cả các sân bay khác chỉ chiếm 5,8% lượng khách. . Theo giới tính: Nếu căn cứ vào biểu đồ 4 về Thống kê khách du lịch outbound của Nhật Bản đến năm 2010 thì tỉ lệ khách du lịch nam và nữ khá cân bằng, tuy khách du lịch nam có nhiều hơn nữ ở hầu hết các năm nhưng tỉ lệ chênh lệch không đáng kể. . Theo độ tuổi: Nếu phân loại thị trường khách du lịch Nhật Bản theo tiêu chí về độ tuổi: Theo biểu đồ dân số Nhật Bản (Biểu đồ 4), Nhật Bản đã trải qua 2 thời kỳ bùng nổ dân số (baby boomers). Thời kỳ thứ nhất khoảng từ năm1947- 1952 và thời kỳ thứ 2 là từ năm 1970 -1975. Do vậy, tính đến thời điểm năm
  48. 41 2010, những người được sinh ra vào thời điểm bùng nổ dân số thứ nhất sẽ có độ tuổi khoảngtừ 60-65 tuổi và thời kỳ thứ 2 sẽ có độ tuổi từ 35-40 tuổi.Đây là 2 độ tuổi có tỉ lệ dân số cao nhất hiện nay. Theo thống kê của chính phủ Nhật Bản, những người ở 2 độ tuổi này khoảng 25 triệu người (chiếm khoảng 1/5 dân số Nhật Bản). Xét về khả năng đi du lịch và chi tiêu cho du lịch thì những người ở 2 nhóm tuổi này cũng là những người có khả năng nhất.Đối với những người thuộc nhóm trên 60 tuổi, nhóm tuổi về hưu theo quy định của Luật Lao động Nhật Bản thì họ vừa là những người có thời gian rảnh rỗi nhiều và khả năng chi tiêu cao. Nhóm người thứ 2 ở độ tuổi 35-40 là những người ở tuổi đã ổn định về nghề nghiệp và thu nhập, nên khả năng đi du lịch và chi tiêu cũng sẽ cao hơn những người ở độ tuổi 20 hoặc học sinh,sinh viên Bên cạnh hai nhóm tuổi có tỉ lệ dân số đông nói trên thì có một số nhóm tuổi khác như nhóm tuổi từ 40-60 tuổi. Nhóm tuổi này tuy có tỉ lệ dân số thấp hơn nhưng cũng là nhóm tuổi có khả năng chi tiêu cao khi đi du lịch, đặc biệt là tỉ lệ du khách nữ ở nhóm tuổi này cao hơn nhiều so với nam giới.Nhóm tuổi từ 20 đến dưới 35 tuổi cũng là nhóm tuổi có tỉ lệ đi du lịch cao tuy nhiên những khách du lịch ở nhóm tuổi này thường có tỉ lệ chi tiêu thấp hơn các nhóm tuổi trên, thời gian du lịch ngắn và thường đến các điểm du lịch ở khu vực châu Á. Cuối cùng là nhóm tuổi học sinh, sinh viên. Nhóm tuổi này tuy chưa độc lập về kinh tế và thường đi du lịch cùng gia đình nhưng có tiềm năng lớn trong phân khúc du lịch học đường và du lịch trước khi tốt nghiệp. Tại Nhật Bản, trước khi tốt nghiệp cấp 2 và cấp 3, việc đi du lịch gần như một yếu tố bắt buộc và nhiều trường đã chọn các địa điểm nước ngoài làm nơi du lịch cho học sinh. Hầu hết các tour du lịch học đường là các tourtrọn gói, sử dụng các dịch vụ chất lượng cao do ý nghĩa của chuyến du lịch là đánh dấu một sự kiện trong đời và thường được chính phủ hỗ trợ chi phí.
  49. 42 . Theo thời gian đi du lịch: Nhìn chung, người Nhật Bản đi du lịch quanh năm. Tuy nhiên, có mộtsố thời điểm người Nhật đi du lịch nước ngoài đông nhất là: - Dịp đầu năm mới: Tuy người Nhật không được nghỉ năm mới dài ngày nhưng nhưng đây là thời gian có lượng khách du lịch outbound đông. Đặc biệt là đối tượng khách du lịch là học sinh, sinh viên khá động vì các trường của Nhật Bản thường được nghỉ đông từ trước Giáng sinh đến khoảngmồng 10 tháng một năm sau mới nhập trường. Ngoài ra, người về hưu và cao tuổi cũng thường đi du lịch dài ngày ở nước ngoài vào thời gian này, nhất là đến các nước ở phía nam, nơi có khí hậu ấm áp. - Dịp nghỉ xuân tháng 3: Đây là thời gian nghỉ xuân của hầu hết các trường tại Nhật Bản. Nhiều trường có thời gian nghỉ từ giữa tháng hai và bắt đầu vào năm học mới vờ đầu tháng 4. Thời gian này, số lượng học sinh, sinhviên đi du lịch nước ngoài khá đông, nhất là học sinh đã tốt nghiệp cấp 1, 2, 3 và sinh viên đã tốt nghiệp đại học. Việc đi du lịch được coi là một món quàcha mẹ dành cho học sinh chuyển cấp và là sự kiện đánh dấu một bước ngoặt cuộc đời đối với các sinh viên vừa tốt nghiệp đại học. - Dịp nghỉ Tuần lễ vàng đầu tháng 5: Đây có lẽ là thời điểm khách du lịch Nhật Bản đi du lịch nước ngoài đông nhất do thời gian nghỉ dài (khoảng hơn 1 tuần). Các công ty du lịch đón khách Nhật Bản thường rất vất vả để đón khách trong thời gian này. - Dịp nghỉ lễ Obon vào tháng 8: Lễ Obon là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Nhật Bản để tưởng nhớ đến người đã mất. Đây cùng là thời gian diễn ra nhiều lễ hội trong nước nhất tại Nhật Bản.Thời gian này, nhiều người Nhật chọn việc về quê để nghỉ lễ nhưng cũng có một số lượng lớn người chọn đi du lịch nước ngoài. Ngoài ra, đây cũng là thời gian nghỉ hè của học sinh, sinh viên nên đây cũng là thời điểm có số lượng khách du lịch outbound lớn trong năm.Ngoài các thời điểm nêu trên,
  50. 43 trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến cuối năm cũng được coi là thời điểm có lượng khách du lịch Nhật Bản đi du lịch nước ngoài đông. Những Địa Điểm Du Lịch Hấp Dẫn Ở Nhật Bản Nhật Bản có rất nhiều điểm du lịch nổi tiếng, trải dài ở các đảo tử Bắc đến Nam. -Hokkaido: là một hòn đảo nằm ở phía Bắc Nhật Bản. Phong cảnh ngọan mục và thiên nhiên xinh đẹp nơi này thu hút rất nhiều du khách đến viếng thăm. Thời tiết vào mùa hè ở Hokkaido khá là dễ chịu. Và ở nơi này không có mùa mưa. Vào mùa đông thì rất là lạnh, nhưng lại là địa điểm thích hợp cho việc trượt tuyết. Bên cạnh đó Hokkaido còn là nơi có nhiều suối nước nóng. Bạn có thể đến tham quan và đắm mình vào dòng nước ấm áp để giải tỏa stress.
  51. 44 Hình 3.Suối nước nóng và sân trượt tuyết của Hokkaido -Tokyo: là một thành phố lớn vốn được mệnh danh là thành phố bận rộn nhất thế giới, luôn náo nhiệt và đông đúc người qua lại. Đây là một địa điểm thích hợp cho những du khách muốn tận hưởng cuộc sống thành thị. Có rất nhiều nhà hàng, khu thương mại, rạp chiếu phim, khu vui chơi, và đền miếu ở Tokyo. Đặc biệt nơi này có nhiều biển hiệu bằng Tiếng Anh, vì vậy nó không gây khó khăn cho du khách khi đi dạo xung quanh Tokyo. Nếu thích mua sắm bạn có thể đến khu Ginza, Shinkuku, Shinbuya hay phố thời trang Harajuku lúc nào cũng có thể bắt gặp hình ảnh thanh niên Nhật trong trang phục của các nhân vật trong phim họat hình. Nếu thích bạn có thể đi đến tháp Tokyo để ngắm nhìn thành phố từ trên cao. Còn gì thích hơn khi ngắm nhìn những tòa nhà và đèn điện trải dài hun hút đến tận chân trời. - Osaka: bạn có thể đón xe điện từ Tokyo để đến đây một cách dễ dàng.
  52. 45 Nơi đây có khu giải trí Universal Studio, nơi bạn có thể say sưa trong khungcảnh của các bộ phim nổi tiếng của hãng Universal Studio như phim “E.T” ,“Terminator”, “Jurassic Park” cũng như thưởng thức các món ăn tuyệt vời như đùi gà hun khói, bắp hấp bơ, xúc xích nướng với wasabi Nếu không thích nét hiện đại của những khu đô thị, bạn có thể đến Kyoto. - Kyoto: là thủ đô cũ của Nhật và là điểm đến của hầu hết các khách du lịch. Có rất nhiều ngôi đền miếu ở nơi này. Bạn có thể hòa mình vào văn hóa truyền thống của Nhật khi ở Kyoto. Cung điện hoàng gia Kyoto và Lâu đài Nijyo là những ví dụ rõ nét về kiến trúc Nhật Bản. Tại Kyoto cũng có hai đền thờ của đạo Jyodo Shinshu với lối kiến trúc Phật giáo là Nishi Honganji và Higashi Honganji, và ngôi chùa Toji 5 tầng nổi tiếng. -Khi đến đảo Kyushyu thì bạn hãy ghé Nagasaki, một thị trấn độc đáo của Nhật Bản. Ở đây có công viên Hauis Ten Bosch. Thích mạo hiểm thì bạn có thể tham quan các ngọn núi lửa như núi Sakura ở Kagoshima, núi Aso ở Kumamoto. Kumamoto đó là một tòa lâu đài nổi tiếng của Nhật Bản. Hay thích đắm mình vào làn nứơc mát, thỏa chí đùa nghịch với sóng biển thì nhớ ghé Okinawa. Các bãi biển và hòn đảo ở đây chắc chắn sẽ làm cho bạn không phải thất vọng. Hiroshima: là một thành phố nổi tiếng khác của Nhật. Bạn có thể nhìn thấy ở giữa thành phố hiện đại còn sót lại tòa nhà từ bị bom nguyên tử nổ phá trong thời thế chiến thứ 2. Hiện nay ngôi nhà này vẫn còn nguyên hiện trạng lúc đầu, đang được bảo tồn và xem đó như là di tích lịch sử, hậu quả của những cuộc chiến tranh tàn khốc lúc bấy giờ. Bạn cũng nhớ ghé qua đảo Miyajima nổi tiếng để tham quan cổng vào đền Thần có dạng chữ “Thiên”được dựng ở giữa biển. Nhật Bản là đất nước nổi bật với vô số địa điểm du lịch thú vị và hấp dẫn, các nét đẹp trong văn hóa ở đây được cả thế giới thán phục. Ở đất nước mặt trời mọc, mọi người coi trọng những điều nhỏ bé, họ tỉ mỉ và tinh tế đến kinh ngạc.
  53. 46 Nhật Bản luôn là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất trên thế giới và thu hút được đông đảo du khách từ khắp nơi đổ về. Đất nước này không chỉ được mẹ thiên nhiên ưu ái với những thắng cảnh đẹp, khí hậu tuyệt vời, địa danh thu hút say đắm lòng người mà còn có một nền văn hóa truyền thống cũng như tác phong sống và làm việc vô cùng tuyệt vời khiến bất cứ du khách nào cũng tò mò muốn được khám phá. Ngoài ra, các công trình kiến trúc cổ, nét văn hóa dân tộc cũng là một yếu tố thu hút hàng triệu khách du lịch mỗi năm. Du lịch Nhật Bản nổi tiếng là một trong những nơi đẹp nhất thế giới, với cảnh sắc bốn mùa thay đổi rõ rệt: mùa xuân với hoa anh đào nở dần từ phía nam đến phía bắc, mùa hè cây cối xanh tốt, mùa thu đặc trưng với những cây lá phong đỏ thắm, mùa đông với tuyết trắng tinh khôi. Biểu tượng du lịch Nhật Bản là Núi Phú Sĩ (Fujisan), ngọn núi cao nhất Nhật Bản, có dạng hình nón và tuyết trắng bao phủ phần đỉnh núi tạo nên một vẻ đẹp hoàn hảo và một số điểm đến khác như: Công viên Yoyogi, Cung điện Hoàng gia, Công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima, Cố đô Kyoto, Không những được ngắm nhìn vẻ đẹp của thiên nhiên, đặc sắc của văn hóa, con người nơi đây mà còn thưởng thúc nhiều món ăn độc đáo như: sushi,sashimi, mì Udon, 4.1.2.2.Giới thiệu về ngành khách sạn tại Nhật Bản Nhật Bản được xem là một đất nước đề cao chuẩn mực trong giao tiếp, mọi thứ đều được coi trọng cho dù đó cái cái bé nhất. Với họ chỉ cần một cử chỉ nhỏ cũng có thể làm nên một thay đổi rất lớn, đây chính là nguyên nhân vì sao họ luôn cẩn trọng, tỉ mỉ trong từng cách cư xử hằng ngày. Chính điều này đã tạo nên sự chuyên nghiệp trong ngành quản lý khách sạn.Trong kinh doanh, việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng luôn là việc ưu tiên hàng đầu đặc biệt là đối với các ngành dịch vụ như kinh doanh khách sạn. Và công việc này đòi hỏi rất nhiều ở thái độ phục vụ của nhân viên.Bạn cũng biết việc tạo
  54. 47 ấn tượng tốt đẹp cũng như thiện cảm của khách hàng đối với khách sạn phụ thuộc rất nhiều vào cách phục vụ của nhân viên. Nó cũng là thước đo cho việc quay lại hay không của khách hàng. Một khách sạn tốt sẽ luôn biết cách đào tạo thái độ phục vụ tốt cho nhân viên.Nếu có dịp bạn hãy ghé thăm Nhật 1 lần, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái với cách phục vụ của nhân viên tại khách sạn. Không chỉ vậy, mọi thứ ở Nhật hầu như đều được xếp vào 1 khuôn khổ nhất định, bạn sẽ được phục vụ một cách tận tình cho dù đó là khách sạn, nhà hàng hay siêu thị, các cửa hàng mini, Nhật Bản chính là cái nôi đào tạo ra những người nhân viên giỏi, tận tâm và luôn có ý thức trong công việc. Điều này chính là nguyên nhân thu hút không ít học viên từ khắp nơi trên thế giới đến Nhật để du học ngành quản lý khách sạn.Nhật Bản là Quốc gia có ngành du lịch và quản trị khách sạn rất phát triển, được Thế giới biết đến với những lễ nghi và nguyên tắc ứng xử vô cùng lễ phép và khuôn khổ. Chính vì thế, ngành du lịch ở đây trở nên ấn tượng bởi phong cách ứng sử và sự phục vụ chu đáo, chuyên nghiệp đến cao độ. Nhật Bản nổi tiếng là đất nước phát triển đặc biệt trong các nghành công nghiệp cao, tự động hóa, robot. Công nghệ được áp dụng vào rất nhiều lĩnh vực như nhà hàng, chăm sóc y tế, làm việc nhà. Khách sạn công nghệ cao tại Nhật đã được phát triển từ lâu và rất đa dạng.Khách sạn Nhật Bản khác biệt hơn ở chỗ là ngoài các khách sạn chuẩn chung (ta thường gọi là kiểu Tây Âu) thì cũng có rất nhiều hình thức lưu trú kiểu Nhật (khách sạn kiểu Nhật, nhà nghỉ kiểu Nhật, homestay) Giá khách sạn đủ loại, mỗi người có thể chỉ 2.000 yên (kiểu ký túc xá) hoặc trên 50.000 yên (cho các khách sạng 5* hay khách sạn kiểu Nhật ryokan). Giá khách sạn ở Nhật thường là tính theo người, thay vì theo phòng; nói cách khác, phòng Twin, phòng Double giá có thể gần gấp đôi giá phòng Single. Đến với đất nước Nhật Bản bạn sẽ có cơ hội được trải nghiệm ăn uống từ các quán ăn đường phố cho tới các nhà hàng sang trọng. Ở Nhật Bản có
  55. 48 hơn 10 kiêu loại nhà hàng khác nhau: Nhà hàng sushi, Nhà hàng unagi và dojo, Ryotei, Nhà hàng sukiyaki, Nhà hàng soba, Nhà hàng tonkatsu, Nhà hàng yakitori, Nhà hàng okonomiyaki, hàng oden, Khu ẩm thực ở các trung tâm bách hóa Nhắc đến Sushi, nguyên cái tên của nó thôi đã trở thành đại diện cho những món ăn của Nhật Bản nổi tiếng trên khắp thế giới ngày nay. Tại nước ngoài, Sushi cũng cho người ta thấy một sự phát triển riêng biệt, mà trong đó phản ánh được nét văn hóa ẩm thực của các nước chẳng hạn như việc lấy bơ, pho mát, tôm chiên làm nguyên liệu món ăn. Ngay cả tại nước ngoài cũng có thể thưởng thức Sushi một cách dễ dàng tại các nhà hàng Nhật Bản, hay các Sushi Bar. Sushi có ở khắp mọi nơi từ các nhà hàng Sushi truyền thống cho đến các Sushi băng chuyền xoay vòng (Kaitenzushi), hay cả các cửa hàng tiện lợi. Ở Nhật Bản, ngoài những nhà hàng Sushi truyền thống, nơi bạn có thể đặt món với các nguyên liệu ưa thích ngay trước quầy để các chuyên gia Sushi thực hiện, còn có rất nhiều nhà hàng Sushi khác để bạn có thể lựa chọn phù hợp với túi tiền của mình, như là nhà hàng giá rẻ chuyên phục vụ thức ăn mang đi, hay Sushi băng chuyền xoay vòng một cách hợp lí với những miếng Sushi đã được bày trên đĩa.
  56. 49 Hình 4. Hình ảnh món sushi Nhật Bản Lươn (unagi) và cá chạch (dojo) là hai loại thủy sản thuộc hàng quan trọng trong thế giới ẩm thực Nhật Bản. Cả hai loại này đều được phục vụ trong cùng nhà hàng, tuy nhiên, bạn cũng sẽ thấy những nhà hàng chỉ chuyên một trong hai món thôi nhằm tập trung mang đến cho thực khách chất lượng tốt nhất. Ryotei là kiểu nhà hàng ẩm thực truyền thống Nhật Bản cao cấp. Nếu bạn muốn ăn ở ryotei, bạn sẽ phải đặt bàn trước. Những nhà hàng kiểu như vậy sẽ rất riêng tư và trước cửa nhà hàng, bạn sẽ thấy dĩa muối morijio đặt bên ngoài để chào mừng các thực khách đến quán. Sukiyaki là một trong những món thịt nổi tiếng nhất Nhật Bản. Nhà hàng sukiyaki có thể được xem là một nơi ăn uống “sang chảnh” trong giới doanh nhân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều nhà hàng sukiyaki bình dân đã mọc lên khắp nơi trong các thành phố lớn ở Nhật Bản. Nhà hàng soba là một trong những tụ điểm ăn uống nổi tiếng ở Nhật Bản, nhà hàng soba chuyên phục vụ món mì Nhật Bản hầu như có mặt ở khắp nơi trên xứ sở hoa anh đào.
  57. 50 Nhà hàng tonkatsu là một trong những chọn lựa khác của nhiều người Nhật Bản đó chính là nhà hàng tonkatsu (nhà hàng thịt heo cốt lết). Ngoài giá cả bình dân và cách thức phục vụ nhanh, nhà hàng còn có những món chiên khác như furai (rau củ và hải sản chiên xù), korokke (bánh khoai tây chiên) và kushi-age (xiên thịt và rau lăn bột). Hình 5. Nhà hàng tonkatsu Nhật bản
  58. 51 Nhà hàng yakitori thường nằm ở những quận ăn chơi, giải trí, nhà hàng yakitori chuyên về các thức uống có cồn và đồ nhắm. Nhà hàng thường có treo một lồng đèn đỏ to (aka-chochin) phía trước để thu hút khách đến đây. Nhà hàng okonomiyaki là nhà hàng pizza của Nhật Bản. Món ăn chính được phục vụ trong nhà hàng này chính là món bánh xèo okonomiyaki hay còn được biết đến là đặc sản vùng Kansai (đặc biệt là Osaka). Nhà hàng oden Nhà hàng okonomiyaki.Oden là món ăn mùa đông ở Nhật Bản. Với loại lẩu này, người ta sẽ cho trứng, bánh cá, rau củ vào nồi nước lèo đậu nành. Ở nhà hàng oden, bạn sẽ được ăn lẩu nóng quanh năm và những nhà hàng này thường có không gian khá nhỏ. Khu ẩm thực ở các trung tâm bách hóa.Không riêng gì Nhật Bản, khu ẩm thực ở các trung tâm bách hóa là một địa điểm ăn uống khá thường xuyên ở hầu hết các quốc gia châu Á. Đây chỉ là một không gian nhỏ thôi nhưng lại tập trung hết rất nhiều nhà hàng phục vụ vô số món ăn. Một vài món mà bạn có thể tìm thấy đó chính là món ăn Trung Quốc, Nhật Bản, Ý và châu Âu 4.2.Đánh giá hoạt động của khách sạn 4.2.1.Giới thiệu khái quát về khách sạn Yuhikaigan Hình 6. Hình ảnh cổng khách sạn Yuhikaigan
  59. 52 - Khách sạn yuhikaigan là khách sạn 3 sao đưa vào hoạt động năm 1968,năm 2018 là kỷ niệm 50 năm thành lập khách sạn. Khách sạn nằm ở cạnh bãi biển Hojo - ĐỊA CHỈ : 822 Hachiman, Thành phố Tateyama, tỉnh Chiba 294-0047 ,ĐT: 0470-23-8111 FAX: 0470-23-8110 - Nằm trong vòng 5 phút đi xe taxi từ Ga Tàu Tateyama, Tateyama Yuhikaigan Hotel tự hào với khung cảnh đẹp như tranh vẽ của núi Phú Sĩ. Wi-Fi miễn phí có thể truy cập tại đại sảnh, khu vực công cộng.Phòng ngủ với diện tích rộng, được bố trí các loại giường đôi, nằm thảm (tùy theo loại phòng) và được trang trí với các tiện nghi hiện đại đạt tiêu chuẩn 3 sao như: máy điều hòa, tủ lạnh, truyền hình cáp, hệ thống mạng internet không dây, điện thoại cạnh giường, nước nóng, bồn tắm, Kháchsạn Yuhikaigan còn có các dịch vụ, là nơi uy tín để tổ chức các cuộc hội thảo,tiệc cưới Yuhikaigan Hotel Tateyama cung cấp cho khách phòng tắm suối nước nóng trong nhà / ngoài trời, bồn tắm nước nóng và phòng xông hơi để thư giãn và nghỉ ngơi. Khách sạn cũng cung cấp dịch vụ giữ hành lý và dịch vụ xebuýt đưa đón miễn phí. - Thời gian nhận phòng: Sớm nhất là 3h chiều - Thời gian trả phong: Muộn nhất là 10h sáng - Khách sạn gồm có 2 tòa nhà, tòa nhà 4 tầng và tòa nhà 2 tầng Tòa nhà 4 tầng: Tầng 1: Sảnh lễ tân, văn phòng, phòng họp, nhà hàng, bồn tắm nước nóng trong nhà và ngoài trời. Tầng 2+3+4: tổng cộng có 31 phòng+ 2 bồn tắm nước nóng ở tầng .Tòa nhà 2 tầng: Tầng 1+ tầng 2 có tổng cổng 17 phòng. Ăn uống: Thưởng thức bữa ăn thỏa mãn tại ORIZURU phục vụ kháchcủa khách sạn Yuhikaigan với nhiều thực đơn khác nhau và các phòng tiệc.
  60. 53 Hình 7.Các món ăn có trong thực đơn phục vụ của khách sạn Yuhikaigan Ngoài phòng tắm nhỏ ngoài trời và phòng tắm lớn cho nam và nữ có bể sục, còn có hai phòng tắm ngoài trời riêng; có tầm nhìn tuyệt vời.Thời gian; 15: 00 ~ 23: 00 6: 00 ~ 10: 00. Phòng tắm ngoài trời riêng có thể độc chiếm một khung cảnh tuyệt vời nằm trên tầng cao nhất với tầm nhìn đẹp nhất vềcần cẩu bãi biển hoàng hôn. Phong cảnh buổi tối màucam tráng lệ và phong cảnh núi Phú Sĩ xuất hiện vào những ngày nắng thật đặc biệt! (Tính phí). Phòng tắm ngoài trời có màu trắng chói mắt với tầm nhìn ra bờ biểnHojo. (Được trang bị một chiếc ghế thư giãn)Phòng tắm ngoài trời màu đen tuyền với tầm nhìn hướng bờ biển Hojo - Thời gian: 15:00 đến 22:00. Chi phí 45 phút mỗi phòng, 3000 yên ( 600 000 VND) (chưa bao gồm thuế) Các loại phòng + Loại kiểu Nhật: có sức chứa tối đa 5 người, có 1 dải 10 tấm chiếu và 5 cái đêm nằm trên sàn. Được dải chăn đệm tùy theo yêu cầu của khách và số người. + Loại phương tây:Được thiết kế theo kiểu phương tây, có giường đơn và giường đôi và có sô pha được tiết kế đặc biệt có thể kéo thành một cái giường trong trường hợp ba người. Có các thiết bị hiện đại điều hòa, tivi, bàn ghế nhìn ra biển Khách sạn có sảnh được thiết kế gần lối ra vào,bao quanh bằng kính, có bàn ghế ngồi thưởng thức cà phê sau mỗi bũa ăn,lúc làm vieecjvaf ngắm nhìn ra biển
  61. 54 Khách sạn có phòng ngủ hiện đại với tầm nhìn ra đại dương, phòng Nhật Bản và phương Tây để sử dụng cho gia đình và phòng đôi tiết kiệm phù hợp cho công việc phù hợp với phong cách du lịch của bạn. 4.2.2.Kết quả hoạt động của khách sạn Yuhikaigan Căn cứ kết quả nghiên cứu, điều tra, thu thập số liệu thì tình hình lượt khách của khách được thể hiện qua bảng: Bảng 1.Tình hình lượt khách của khách sạn giai đoạn 2017-2019. năm 2017 2018 19 Chỉ tiêu Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Số lượt Số lượt Số lượt (%) (%) (%) Khách quốc tế 1802 7.88 1910 8.05 2140 8.24 Khách nội địa 21026 92,12 21822 91.95 23822 91.76 Tổng cộng 22848 100 23732 100 25962 100 Qua bảng trên ta thấysố lượt khách của khách sạn tăng qua các năm, số lượt khách nội địa chiếm tỷ trọng cao và là thị trường khách chính của khách sạn. Cụ thể là - Năm 2017, tổng số lượt khách của khách sạn là 22.848 lượt, trong đó 8,24 % tăng 0,19 % so với năm 2018 tương ứng với 230 lượt khách. Khách nội địa là 23.822 lượt khách tăng 2.000 lượt khách, chiếm 91,76% - Trong 3 năm thì tổng lượng khách là 72.506 lượt khách, trong đó tổng lượng khách nội địa là 66.690 lượt khách, tổng lượng khách quốc tế là 5.852lượt khách. Số lượng khách cao nhất là vào năm 2019. Nhìn chung lượt khách nội địa số lượt khách quốc tế là 1.802 lượt chiếm 7,88 %. Số lượt khách nội địa là 21.046 lượt, chiếm 92,12 % - Năm 2018, tổng lượt khách của khách sạn là 23.732 lượt , trong đó lượt khách quốc tế là 1.910 lượt chiếm tỷ trọng 8,05 % tăng 0,17% so với năm 2017 tăng 108 lượt khách. Số lượt khách nội địa là 21.822 lượt chiếm 91,95%tăng 776 lượt khách nhưng với tỷ trọng giảm 0,17%
  62. 55 - Năm 2019 tổng số lượt khách của khách sạn là 25.962 lượt, tăng 2.230 lượt khách so với năm 2018. Cụ thể số lượt khách quốc tế là 2.140 lượt chiếm và khách quốc tế qua 3 năm đều tăng nhưng thị trường khách nội địa chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng số lượt khách của khách sạn Cơ cấu doanh thu Qua quá trình điều tra, thu thập thông tin từ phòng tài chính – kế toán thì cho thấy cơ cấu doanh thu của khách sạn được thể hiện qua bảng 2: Bảng 2: Cơ cấu doanh thu của khách sạn giai đoạn 2017-2019. (Đơn vị: triệu đồng) Năm 2017 2018 2019 Khoản mục Doanh thu khách sạn 68.59 71.24 77.93 Doanh thu nhà hàng 40.23 42.57 45.1 Doanh thu từ dịch vụ bổ sung 1.124 1.243 1.362 Tổng doanh thu 109.9 115.1 124.4 Dựa vào bảng ở trên ta thấy tổng doanh thu năm 2019 tăng mạnh so với 2 năm trước đó, cụ thể là so với năm 2018 tổng doanh thu tăng 5.110.000.000 đồng so với năm 2017. Tổng doanh thu 2019 tăng mạnh so với năm 2018, doanh thu năm 2019 là 124.398.000.000 đồng tăng 9.342.000.000 đồng so với năm 2018. Tốc độ tăng trưởng có sự chênh lệch khá lớn giữa giai đoạn 2017 – 2018và giai đoạn 2018 – 2019 Doanh thu từ khách sạn Nguồn khách chiếm phần lớn là khách nội địa trong đó bao gồm kháchlẻ, khách đoàn và khách quốc tế chiếm tỷ lệ thấp hơn. Có thể thấy doanh thu trong vong 3 năm có sự chênh lệch . Năm 2017 với doanh thu là 68.592.000.000 đồng đến năm 2018 tăng lên 71.244.000.000 đồng, tăng 2.652.000.000 đồng tức 3,87%. Năm 2019 doanh thu tăng mạnh từ 71.244.000.000 đồng (2018) lên 77.934.000.000 đồng (2019) tăng
  63. 56 6.690.000.000 đồng tức tăng 9,75%. Khách sạn không ngừng đổi mới cách bố trí phòng, các trang thiết bị cũng như cách phục vụ của nhân viên, nhiệt tình,có tinh thần trách nhiệm cao làm hài lòng khách hàng Doanh thu từ nhà hàng Nguồn khách chử yếu của nhà hàng một phần là khách ợ tại khách sạn. Nhà hàng còn kinh doanh tiệc cũng như nhận tổ chức các hội nghị, hội thảo nên doanh thu cũng tăng lên Năm 2017 doanh thu của nhà hàng là 40.230.000.000 đồng đến năm 2018 là 42.569.000.000 đồng, tăng 2.339.000.000 đồng tương ứng với 5.8% .Năm 2019 doanh thu tăng tên 2.533.000.000 đồng Nhà hàng không ngừng đổi mới thực đơn, phục vụ chu đáo tận tình cho khách hàng. Doanh thu từ dịch vụ bổ sung Cũng tăng lên qua các năm từ năm 2017 là 1.124.000.000 đồng đến năm 2019 là 1.362.000.000, tăng 238.000.000 đồng  Tổng doanh thu trong 3 năm là 349.400.000.000 trong đó tổng doanh thu từ khách sạn ( lưu trú) là cao nhất và tổng doanh thu cao nhất là năm 2019 Giá cả và chất lượng dịch vụ Các khách sạn 3 sao ở Nhật Bản thì giá phòng cũng như chất lượng phục vụ cũng tương đương nhau. Giá phòng và các trang thiết bị, vật dụng của khách sạn Yuhiikaigan được thể hiện qua bảng 3 dưới đây:
  64. 57 Bảng 3: Bảng giá phòng Loại phòng Số Giá Tiện nghi lượng phòng 2 giường đơn, 1 giường bằng Phòng kiểu phương ghế sofa, TV truyền hình cáp, Tây (phòng Vip 05 20000 yên máy hút ẩm, điều hòa, điện thoại Tầng 4) (4 triệu) bàn, đồ ngủ, nướcnóng, bồn tắm, áo tắm, trà 2 giường đơn, 1 giường bằng ghế sofa, và cả ngủ trên thảm, Phòng kiểu phương 15 15000 TV truyền hình cáp, điều hòa, Tây (3 triệu) điện thoại bàn, đồ ngủ, nước (phòngthường) nóng, bồn tắm, áo tắm, trà tuy nhiên không có máy hút ẩm. 5 thảm đệm, 5 chiếc gối, 5 cái chăn, TV truyền hình cáp, điều Phòng kiểu Nhật 28 15000 hòa, điện thoại bàn, đồ ngủ, (3 triệu) nước nóng, bồn tắm, áo tắm, trà Khách sạn có đội ngũ nhân viên được đào tạo, có trình độ.Chất lượng dịch vụ đạt ở mức tương đối tốt, đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của khách hàng. Nhân viên nhiệt tình, thái độ phục vụ rất tốt, chu đáo, quan tâm đến khách hàng 4.2.3.Một số yếu tổ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách sạn Chiến lược phát triển và tầm nhìn Vị trí
  65. 58 Khách sạn Yuhikai gan tọa lạc gần trung tâm mua sắm sầm uất nhất tại Thành Phố Tateyama. Địa chỉ: 822 Hachiman, Thành phố Tateyama, tỉnh Chiba (Nhật Bản). Khách sạn Yuhikai gan là khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế 3 sao hàng đầu tọa lạc ngay tại trung tâm kinh doanh, mua sắm, thương mại, giải trí sầm uất của thành phố Tateyama và chỉ cách Sân bay quốc tế Naritar khoảng hơn 1 giờ lái xe. Khách sạn Yuhikaigan nằm tại trung tâm mua bán giải trí của thành phố mất 1 phút. Từ khách sạn bạn sẽ thấy cảnh đẹp về đêm của biển khi Thành Phố bắt đầu lên đèn đẹp lung linh. Sang trọng và xa hoa, hiện đại của Khách sạn Yuhikaiganluôn làm hài lòng mọi du khách trong và ngoài nước. Bạn hãy cùng Khách sạn Yuhikaigan tham quan nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng tại Thành Phố Tateyama. Qui mô Khách sạn Yuhikaigan có 48 phòng được trang bị đầy đủ tiện nghi, phòng thượng hạng, sảnh dành riêng cho khách và các tầng riêng dành cho khách, phòng hút thuốc cho khách. Hệ thống phòng tại khách sạn Yuhikaigan: - Về phòng ốc : với kích thước phòng tối thiểu là 25m2 được đánh giá khá rộng rãi thoải mái. Khách hàng có nhu cầu ở những phòng rộng hơn khách sạn sẵn sàng đáp ứng. -Khách sạn Yuhikaigan có nhà hàng, Phòng đọc báo và Phòng hội nghị có sức chứa tối đa người 500 người  Tầm nhìn: . Các yếu tố kinh tế - Thu nhập bình quân đầu người +Thu nhập bình quân đầu người trên thế giới:
  66. 59 Thu nhập bình quân đầu người trên thế giới rất cao và sẽ tăng liên tục trong những năm tới. Đây là bảng xếp loại top 10 nền kinh tế đứng đầu thế giới về thu nhập bình quân đầu người năm 2010 và năm 2050 (dự báo) theo Knight Frank và Citi Private Bank. Bảng 4.GDP bình quân đầu người Năm 2010 2050 STT Tên USD Tên USD 1 Singapore 56.532 Singapore 137.71 2 Na Uy 51.226 Na Uy 102.35 3 Mỹ 45.511 Mỹ 100.8 4 Hong Kong 45.301 Hong Kong 116.64 5 Thụy Sĩ 42.47 Thụy Sĩ 90.956 HSBC cho rằng, dân số Nhật sẽ giảm mạnh trong vòng 50 năm tới, nhưng GDP của nước này vẫn tăng mạnh. Không chỉ có vậy, GDP bình quân đầu người của Nhật cũng liên tục tăng và đứng thứ tư thế giới. Năm 2010, GDP của Nhật đạt 5,7 nghìn tỷ USD, Năm 2050 GDP của Nhật đạt 11,3 nghìn tỷ, đứng thứ ba thế giới - theo IMF Trên thế giới: Theo Tổ chức Du lịch thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO), số lượng khách du lịch trên toàn cầu trong sáu tháng đầu năm nay đã đạt mức 467 triệu lượt khách.Theo như mọi năm, số lượng du khách đạt mức cao nhất trong khoảng thời gian tháng Bảy và tháng Tám, vì vậy các chuyên gia của UNWTO dự đoán số lượng khách du lịch trên toàn cầu sẽ lần đầu tiên vượt mốc 1,2 tỷ lượt khách/năm trong năm 2019 .Tính đến thời điểm này, tất cả các khu vực trên thế giới đều có lượng khách du lịch tăng hơn so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, châu Á là điểm đến có mức tăng trưởng mạnh nhất với 8%. Lục địa đen cũng có mức tăng trưởng ấn tượng 7%, một phần là do tình hình chính trị tại một số quốc gia Bắc Phi đã cơ bản ổn định hơn. Châu Âu dù
  67. 60 chỉ đạt tăng trưởng 4% về lượng khách trong nửa đầu năm 2019, nhưng vẫn là điểm đến có nhiều khách du lịch nhất trên thế giới.Trong năm 2018, số lượng khách du lịch trên thế giới cũng đã đạt 982 triệu lượt khách. Nhật bản: Cho đến giữa tháng 5/2019, 108 quốc gia và vùng lãnh thổ đã cung cấp cho UNWTO số liệu cả năm 2018 về tổng thu từ khách du lịch quốc tế đến. Trong đó, 93 điểm đến báo cáo đạt tăng trưởng so với năm trước, trong đó có 38 điểm đến đạt tăng trưởng 2 con số. Về cơ bản có sự ổn định tương đối trong nhóm các điểm đến hàng đầu về tổng thu từ khách du lịch quốc tế trong năm 2018. khi Nhật Bản xếp ở vị trí thứ 9 với tốc độ tăng trưởng ấn tượng không kém (+18,9%). . Các yếu tố công nghệ và kĩ thuật - Xu hướng phát triển của tiến bộ khoa học kĩ thuật Trong những năm tới ngành du lịch chịu tác động mạnh mẽ của sự thay đổi của khoa học và công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông. Sự ra đời và phát triển của các thiết bị trợ giúp cá nhân (mobile với công nghệ 3G,4G; thiết bị định vị GPS .), công nghệ Internet thế hệ mới, sự phát triển của thương mại điện tử chắc chắn sẽ làm thay đổi phương thức kinh doanh du lịch truyền thống. Một số xu hướng phát triển ứng dụng công nghệ trong lĩnhvực du lịch trong những năm tới có thể kể đến như: - Du lịch trực tuyến : Internet đã, đang và sẽ trở thành kênh phân phối chủ yếu các sản phẩm du lịch và ngày càng tiếp tục phát triển, hình thành xu hướng “Du lịch trực tuyến”. - Các hệ thống quản lý điểm đến (DMS) được hình thành và phát triển mạnh : đây là xu hướng rõ rệt nhất của việc ứng dụng công nghệ trongngành du lịch trong những năm tới.
  68. 61 - Chuẩn liên minh du lịch mở OTA ngày càng được chấp nhận rộng rãi :chuẩn công nghệ này hỗ trợ trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp lữhành với các doanh nghiệp khách sạn, vận chuyển - Ứng dụng rộng rãi các thiết bị số cá nhân trong thanh toán và giao dịch điện tử trong lĩnh vực du lịch. - Công nghệ sạch ngày càng được ưu tiên phát triển và ứng dụng trong du lịch - Các mô hình đầu tư công nghệ kỹ thuật - Khách sạn Yuhikaigan cũng đang có những bước tiến đáng kể về công nghệ.một loạt các thiết bị hiện đại đã được lắp đặt tại tất cả các ngóc ngách của khách sạn có nhiều dấu ấn lịch sử này. Hệ thống buồng phòng được trang bị hệ thống âm thanh hiện đại cùng với điện thoại để khách sử dụng trong trường hợp khi có việc cần. Ngoài ra, du khách cũng có thể sử dụng máy tính tại Lễ tân để tra cứu thông tin về các tour du lịch trên mạng hay tìm hiểu về các loại rượu tại nhà hàng .khách ở tại khách sạn được sử dụng Wifi miễnphí.Ngoài ra, khách sạn này đã ứng dụng những công nghệ mới mang tính đột phá để lưu trữ các yêu cầu của khách hàng, tạo cơ sở dữ liệu lễ tân và điều hành khách sạn. Nhân viên lễ tân đang trực sẽ giúp khách hàng đặt vé máy bay, ca nhạc hay giới thiệu các nhà hàngtrong thành phố một cách nhanh chóng bằng cách in thông tin từ cơ sở dữ liệu có sẵn. Khách hàng sẽ có ngay trong taythư xác nhận, lịch trình vthậm chí cả những chỉ dẫn trong ít phút, khách hàng còn được đáp ứng yêu cầu và được phục vụ những công nghệ mới nhất . Các yếu tố văn hóa, xã hội và điều kiện tự nhiên Sự thay đổi về nhu cầu, mục đích của các loại hình du lịch. Nhu cầu du lịch có nhiều thay đổi, hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hoá truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện
  69. 62 nghi). Du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch cộng đồng, du lịch hướng về cội nguồn, hướng về thiên nhiên là những xu hướng nổi trội. Chất lượng môi trường trở thành yếu tố quan trọng cấu thành giá trị thụ hưởng du lịch. - Văn hóa Nhật bản Nhật Bản là quốc gia có tính đồng nhất về sắc dân và văn hóa. Nhật Bản là một trong những đất nước có lịch sử lâu đời. Người Nhật luôn coi trọng giáo dục, vì nó tạo ra nguồn nhân lực cần thiết cho sự phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật. Về hệ thống giáo dục của Nhật Bản thì tiểu học, trung và đại học được áp dụng ở Nhật như một trong các cải cách thời Minh Trị. Từ năm 1947, Nhật Bản áp dụng hệ thống giáo dục bắt buộc gồm tiểu học và trung học trong chín năm cho học sinh từ sáu đến mười lăm tuổi. Nhật Bản đã có các nét riêng về phong tục, tập quán, chính trị, kinh tế và văn hóa trong đó gia đình đã giữ một vai trò trọng yếu.Cùng với sự thay đổi về số người trong gia đình, nếp sống hiện nay của người Nhật Bản khác ngày trước do việc dùng các máy móc gia dụng, do sự phổ biến các loại thực phẩm ăn liền và đông lạnh, các loại quần áo may sẵn và các phương tiện hàng ngày khác. Những tiện nghi này đã giải phóng người phụ nữ khỏi các ràng buộc về gia chánh, cho phép mọi người có dư thời giờ tham gia vào các hoạt động giải trí, giáo dục và văn hóa. người Nhật vẫn giữ được những nét truyền thống, họ rất coi trọng bản sắc văn hóa và đề cao giáo dục. Nhất là truyền thống hiếu nghĩa với cha mẹ tổ tiên, thủy chung vợ chồng, trung thành với bạn; kính trọng thầy cô, phục tùng lãnh đạo. Xã hội Nhật Bản có các nét đặc biệt về giao thiệp. Người Nhật thường cúi chào bằng cách gập người xuống (ojigi) và độ hạ thấp tùy thuộc địa vị xã hội của cả hai người. Đây là một dấu hiệu quan trọng để tỏ lộ sự kính trọng. - Điều kiện tự nhiên