Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_danh_gia_hieu_qua_su_dung_dat_san_xuat_nong_nghiep.pdf
Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ HUYỀN TRÂM Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ MINH QUÂN, HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính Môi trường Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2014 – 2018 Thái Nguyên, năm 2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ HUYỀN TRÂM Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ MINH QUÂN, HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính Môi trường Lớp : K46- ĐCMT - N02 Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2014 – 2018 Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Phan Đình Binh Thái Nguyên, năm 2018
- i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập tại Khoa Quản lý tài nguyên, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và sau thời gian thực tập tại xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, em đã được trang bị thêm nhiều kiến thức và những kinh nghiệm quý báu từ thực tiễn cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn các tập thể và cá nhân đã giúp đỡ em trong cuộc sống cũng như trong quá trình nghiên cứu, học tập và rèn luyện. Trước hết, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo PGS.TS.Phan Đình Binh, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy, cô giáo trong khoa Quản lý tài nguyên cùng các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản, hữu ích phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu đề tài cũng như cho công tác của em sau này. Em cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo UBND xã Minh Quân, các Phòng Ban trong xã và nhân dân trong xã Minh Quân đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề tài này. Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, những người đã giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại trường và trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành đề tài thực tập tốt nghiệp lần này. Em xin chân thành cảm ơn! Yên Bái, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Huyền Trâm
- ii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Phân bố đất nông nghiệp trên thế giới 15 Bảng 2.2: Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng của Việt Nam 2017 16 Bảng 4.1: Điều kiện thời tiết khí hậu vụ Xuân Hè năm 2017 tại tỉnh Yên Bái 23 Bảng 4.2: Tình hình cơ sở vật chất hạ tầng của xã Minh Quân năm 2017 26 Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất của xã Minh Quân 29 Bảng 4.4: Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm của xã Minh Quân giai đoạn 2013 – 2017 30 Bảng 4.5: Tổng giá trị thu nhập ngành nông nghiệp của xã Minh Quân từ năm 2013 - 2017 31 Bảng 4.6: Nuôi trồng thủy sản của xã Minh Quân từ năm 2013- 2017 32 Bảng 4.7: Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của xã Minh Quân giai đoạn 2015 - 2017 33 Bảng 4.8: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của xã Minh Quân trong 3 năm gần đây. 34 Bảng 4.9: Cơ cấu giống lúa và thời vụ gieo cấy của xã Minh Quân năm 2017 . 35 Bảng 4.10: Tình hình sử dụng phân bón cho lúa ở xã Minh Quân năm 2017 36 Bảng 4.11: Tình hình sâu bệnh hại lúa ở xã Minh Quân năm 2017 38 Bảng 4.12: Các loại hình sử dụng đất chính của xã năm 2017 41 Bảng 4.13: Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính của xã Minh Quân 44 Bảng 4.14: Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất của xã Minh Quân 46 Bảng 4.15: Phân cấp hiệu quả kinh tế các LUT sản xuất nông nghiệp 46 Bảng 4.16: Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất 47 Bảng 4.17: Hiệu quả xã hội của các LUT xã Minh Quân 50 Bảng 4.18: Đánh giá hiệu quả môi trường các loại hình sử dụng đất xã Minh Quân 52
- iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVTV : Bảo vệ thực vật CPSX : Chi phi sản xuất DT : Diện tích ĐVT : Đơn vị tính FAO : Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên Hợp Quốc GTSX : Giá trị sản xuất KHKT : Khoa học kĩ thuật LM : Lúa mùa LUT : Loại hình sử dụng đất LX : Lúa xuân RRA : Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn TB : Trung bình TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam THCS : Trung học cơ sở UBND : Ủy ban nhân dân
- iv MỤC LỤC Trang TRANG BÌA PHỤ LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.1.1. Cơ sở lý luận 4 2.1.2. Cơ sở thực tiễn 6 2.2. Sử dụng đất và sử dụng đất bền vững 8 2.2.1. Sử dụng đất 8 2.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới sử dụng đất 8 2.2.3. Sử dụng đất bền vững 10 2.3. Hiệu quả sử dụng đất 11 2.3.1. Khái quát về hiệu quả sử dụng đất 11 2.3.2. Phân loại hiểu quả sử dụng đất 12 2.4. Tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên Thế giới và Việt Nam 14 2.4.1. Tình hình sử dụng đất trên thế giới 14 2.4.2. Tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam 16 PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 17
- v 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 17 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 17 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 17 3.3. Nội dung nghiên cứu 17 3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và sử dụng đất của xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái 17 3.3.2. Thực trạng loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái 17 3.3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái 17 3.3.4. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất (LUT) đạt hiệu quả kinh tế xã hội môi trường và giải pháp 18 3.4. Phương pháp nghiên cứu 18 3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu 18 3.4.2. Phương pháp tính hiệu quả các loại hình sử dụng đất. 19 3.4.3. Phương pháp tính toán phân tích số liệu 20 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và sử dụng đất của xã Minh Quân 21 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 21 4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội 24 4.1.3. Hiện trạng sử dụng đất của xã Minh Quân 28 4.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Minh Quân, huyện Trấn Yên. 30 4.2.1. Tình hình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của xã Minh Quân. 30 4.2.2. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt của xã năm 2013- 2017 33 4.3. Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Minh Quân 41 4.3.1. Các loại hình sử dụng đất của xã 41 4.3.2. Mô tả các loại hình sử dụng đất 41
- vi 4.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái 43 4.4.1. Hiệu quả kinh tế của các LUT trên đất sản xuất nông nghiệp 43 4.4.2. Đánh giá hiệu quả xã hội của các LUT trên đất sản xuất nông nghiệp 49 4.4.3. Đánh giá hiệu quả môi trường của các LUT trên đất sản xuất nông nghiệp . 51 4.4.4. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất (LUT) đạt hiệu quả kinh tế xã hội môi trường và giải pháp 52 4.4.5. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái 27 4.5. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái . 54 4.5.1. Giải pháp chung 54 4.5.2. Giải pháp cụ thể 56 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 58 5.1. Kết luận 58 5.2. Đề nghị 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 PHỤ LỤC
- 1 PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài sản quốc gia vô cùng quý báu, là nguồn lực để xây dựng và phát triển đất nước. Xã hội ngày càng phát triển đất đai ngày càng có vai trò quan trọng, bất kì một ngành sản xuất nào thì đất đai luôn là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế được. Đối với nước ta, một nước nông nghiệp thì vị trí của đất đai lại càng quan trọng và ý nghĩa hơn. Ngày nay, xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực và thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng. Các hoạt động ấy đã làm cho diện tích đất nông nghiệp vốn có hạn về diện tích ngày càng bị thu hẹp, đồng thời làm giảm độ màu mỡ và giảm tính bền vững trong sử dụng đất. Do vậy, việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả, hợp lý theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Đối với một nước có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu như ở Việt Nam, nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Minh Quân là một xã thuộc huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Xã Minh Quân có tiềm năng rất lớn đối với việc sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên trong những năm gần đây cho thấy việc sản xuất nông nghiệp ở xã Minh Quân còn hạn chế đang làm giảm sút chất lượng do quá trình khai thác sử dụng không hợp lý, trình độ khoa học kỹ thuật, chính sách quản lý, tổ chức sản xuất còn hạn chế, tư liệu sản xuất giản đơn, kỹ thuật canh tác truyền thống, đặc biệt là việc độc canh
- 2 cây lúa của xã không phát huy được tiềm năng đất đai mà còn có xu thế làm cho nguồn tài nguyên đất có xu hướng bị thoái hóa, do địa hình đối núi cao ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp, nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp còn hạn chế (mùa khô thường xảy ra hạn hán cục bộ cho sản xuất), việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng hàng hóa còn diễn ra chậm. Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đảm bảo hiệu quả sử dụng đất, đảm bảo an ninh lương thực - thực phẩm là một yêu cầu hết sức quan trọng trong thời gian tới. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm , dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Phan Đình Binh, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, em tiến hành nghiên cứu đề tài "Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái ”. 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, từ đó lựa chọn loại hình sử dụng đất đạt hiệu quả cao phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và sử dụng đất của xã Minh Quân, huyên Trấn Yên, tỉnh Yên Bái - Thực trạng loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái - Ðánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái - Lựa chọn các loại hình sử dụng đất (LUT) đạt hiệu quả kinh tế xã hội môi trường và giải pháp
- 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài * Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: - Củng cố kiến thức đã tiếp thu trong quá trình học tập và những kiến thức thực tế cho sinh viên trong quá trình thực tập tại cơ sở. - Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập số liệu và xử lý thông tin trong quá trình làm đề tài. * Ý nghĩa trong thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng nhóm đất nông nghiệp từ đó đề xuất các loại hình và những giải pháp sử dụng đất đạt hiệu quả cao.
- 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Cơ sở lý luận 2.1.1.1. Khái niệm về đất đai - Đất là một phần của vỏ Trái đất, nó là lớp phủ lục địa mà bên dưới nó là đá và khoáng sinh ra nó, bên trên là thảm thực bì và khí quyển. Đất là lớp mặt tơi xốp của lục địa có khả năng sản sinh ra sản phẩm của cây trồng. Đất là lớp phủ thổ nhưỡng, là thổ quyển, là một vật thể tự nhiên, mà nguồn gốc của thể tự nhiên đó là do hợp điểm của 4 thể tự nhiên khác của hành tinh là thạch quyển, khí quyển, thủy quyển và sinh quyển. Sự tác động qua lại của bốn quyển trên và thổ quyển có tính thường xuyên và cơ bản. - Theo nguồn gốc tự phát sinh, tác giả Đôkutraiep coi đất là một vật thể tự nhiên được hình thành do sự tác động tổng hợp của năm yếu tố là: Khí hậu, đá mẹ, địa hình, sinh vật và thời gian. Đất được xem như một thể sống, nó luôn vận động, biến đổi và phát triển. Đối với sản xuất nông, lâm nghiệp, đất là một tư liệu sản xuất vô cùng quý giá, cơ bản và không gì thay thế được. Đối với môi trường, đất được coi như một “hệ đệm”, như một “phễu lọc” luôn luôn làm sạch môi trường với tất cả các chất thải thông qua hoạt động sống của sinh vật nói chung và con người nói riêng. Tóm lại: Đất là một vật thể tự nhiên mà từ đó đã cung cấp các sản phẩm thực vật để nuôi sống động vật và con người. Sự phát triển của loài người gắn liền với sự phát triển của đất. (Nguyễn Thế Đặng và Nguyễn Thế Hùng, 1999) [2]. - C.Mác đã viết: “Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp, điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và sinh sống của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau” (Đường Hồng Dật
- 5 và cộng sự, 1994) [1]. Theo cách định nghĩa của tổ chức FAO thì: “Đất đai là một tổng thể vật chất, bao gồm cả sự kết hợp giữa địa hình và không gian tự nhiên của thực thể vật chất đó” ( Đỗ Thị Lan và Đỗ Anh Tài, 2007) [4]. Như vậy, đất đai có rất nhiều định nghĩa, tùy thuộc vào từng lĩnh vực họ quan tâm, nghiên cứu nhưng khái niệm chung nhất có thể hiểu: Đất đai là khoảng không gian có giới hạn. Theo chiều thẳng đứng (gồm khí hậu và bầu khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất). Theo chiều ngang, trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật với các thành phần khác ) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người. 2.1.1.2. Khái niệm đất sản xuất nông nghiệp - Đất sản xuất nông nghiệp: Là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp; bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm. + Đất trồng cây hàng năm: bao gồm đất trồng lúa, đất cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác. Cây hàng năm là loại cây trồng chu kỳ sản xuất không quá một năm (bao gồm cả cây có thể lưu gốc nhiều năm) như lúa, ngô, khoai các loại, sắn, rau, đậu các loại, đậu tương, lạc, vừng, mía Đất trồng lúa, là đất thực tế đang được dùng để trồng lúa một cách ổn định, tức là trong điều kiện bình thường luôn được trồng lúa. Đất trồng lúa trong một năm, có thể cho phép luân canh 3 vụ lúa, 3 vụ lúa màu (cây màu vụ đông- lúa chiêm xuân- lúa mùa hoặc cây màu vụ đông- cây màu vụ xuân- lúa mùa), 2 vụ lúa (lúa chiêm xuân- lúa mùa), 2 vụ lúa (cây màu vụ xuân- lúa mùa hoặc lúa chiêm xuân- cây màu vụ mùa), 1 vụ lúa (lúa chiêm xuân- vụ mùa ngập úng hoặc vụ chiêm khô hạn- lúa mùa). + Đất trồng cây lâu năm: thực tế đang được dùng để chuyên trồng cây lâu năm (bao gồm cả diên tích gieo ươm cây giống, đất đang chờ vào chu kỳ
- 6 gieo trồng, đất tạm thời trồng xen, gối cây hàng năm). Cây lâu năm là loại cây trồng có chu kỳ sản xuất trên một năm như chè, cà phê, sơn, các loại cây ăn quả xoài, chuối, dứa, na, đu đủ, cam, quýt, chanh, bưởi, táo, nhãn, vải 2.1.2. Cơ sở thực tiễn 2.1.2.1. Vai trò của đất đai đối với sản xuất nông nghiệp Đất đai là tài nguyên thiên nhiên của mỗi quốc gia, đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, nó là cơ sở tự nhiên, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất. Tuy nhiên vai trò của đất đai với từng ngành là khác nhau .Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật” (Hiến pháp 2013) [8], Luật đất đai 2013 khẳng định “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng” (Luật đất đai 2013) [7]. Trong sản xuất nông lâm nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế, với những đặc điểm: - Đất đai được coi là tư liệu sản xuất chủ yếu trong sản xuất nông lâm nghiệp. - Đất đai là loại tư liệu sản xuất không thể thay thế. - Đất đai là tài nguyên bị hạn chế bởi ranh giới đất liền và bề mặt địa cầu. - Đất đai có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều giữa các vùng, các miền. - Đất đai được coi là một loại tài sản, người chủ sử dụng có quyền nhất định do pháp luật của mỗi nước qui định: tạo thuận lợi cho việc tập trung, tích tụ và chuyển hướng sử dụng đất từ đó phát huy được hiệu quả nếu biết sử dụng đầy đủ và hợp lý. Đất đai không chỉ có những vai trò quan trọng như đã nêu trên mà nó còn có ý nghĩa về mặt chính trị. Tài sản quý giá ấy phải bảo vệ bằng cả xương máu và vốn đất đai mà một quốc gia có được thể hiện sức mạnh của quốc gia đó, ranh
- 7 giới quốc gia thể hiện chủ quyền của một quốc gia. Đất đai còn là nguồn của cải, quyền sử dụng đất đai là nguyên liệu của thị trường nhà đất, nó là tài sản đảm bảo sự an toàn về tài chính, có thể chuyển nhượng qua các thế hệ. 2.1.2.2. Ý nghĩa của đất đai đối với sản xuất nông nghiệp Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất, là điều kiện vật chất - cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng lao động (luôn chịu sự tác động của quá trình sản xuất như cày, bừa, xới xáo ) và công cụ hay phương tiện lao động (sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi ). Thực tế cho thấy thông qua quá trình phát triển của xã hội loài người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất, các thành tựu vật chất, văn hoá khoa học đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản đó là đất và sử dụng đất, đặc biệt là đất nông lâm nghiệp. Vì vậy, sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả là một trong những điều kiện quan trọng nhất cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. 2.1.2.3. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp “Thế giới đang sử dụng khoảng 1,5 tỷ ha đất cho sản xuất nông nghiệp. Tiềm năng đất nông nghiệp của thế giới khoảng 3 - 5 tỷ ha. Nhân loại đang làm hư hại đất nông nghiệp khoảng 1,4 tỷ ha đất và hiện nay có khoảng 6 - 7 triệu ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang do xói mòn và thoái hóa. Để giải quyết nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp, con người phải thâm canh, tăng vụ tăng năng suất cây trồng và mở rộng diện tích đất nông nghiệp” (Đỗ Thị Lan, Đỗ Anh Tài, 2007) [4]. Phát triển nông nghiệp bền vững có tính chất quyết định trong sự phát triển chung của toàn xã hội. Điều cốt lõi nhất của phát triển nông nghiệp bền vững là cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống trong sự tiếp xúc đúng đắn về môi trường để giữ gìn tài nguyên cho thế hệ sau này.
- 8 2.2. Sử dụng đất và sử dụng đất bền vững 2.2.1. Sử dụng đất Sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người - đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên khác và môi trường. Căn cứ vào nhu cầu của thị trường sẽ phát hiện, quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng hợp lý nhất tài nguyên đất đai, phát huy tối đã công dụng của đất đai nhằm đạt tới hiệu ích sinh thái, kinh tế và xã hội cao nhất. Hiện nay việc sử dụng đất đai được phát triển theo 5 xu thế (Nguyễn Hữu Ngữ, 2010) [6]: - Sử dụng đất phát triển theo chiều rộng và tập trung. - Cơ cấu sử dụng đất phát triển theo hướng phức tạp hóa và chuyên môn hóa. - Sử dụng đất theo hướng xã hội hóa và công hữu hóa. - Sử dụng đất theo xu thế phát triển kinh tế hợp tác hóa, khu vực hóa, toàn cầu hóa. - Sử dụng đất trong cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường. 2.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới sử dụng đất 2.2.2.1. Nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên Việc sử dụng đất đai luôn chịu sự ảnh hưởng của nhân tố tự nhiên, do vậy khi sử dụng đất đai ngoài bề mặt không gian cần chú ý đến việc thích ứng với điều kiện tự nhiên và quy luật sinh thái tự nhiên của đất cũng như các yếu tố bao quanh mặt đất như nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, không khí và các khoáng sản trong lòng đất. Trong điều kiện tự nhiên, khí hậu là nhân tố hạn chế hàng đầu của việc sử dụng đất đai, sau đó là điều kiện đất đai (chủ yếu là địa hình, thổ nhưỡng) và các nhân tố khác. + Điều kiện khí hậu: Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Tổng tích ôn
- 9 nhiều hay ít, nhiệt độ bình quân cao hay thấp, sự sai khác nhiệt độ về thời gian và không gian, sự sai khác giữa nhiệt độ tối cao và tối thấp, thời gian có sương dài hoặc ngắn trực tiếp ảnh hưởng đến sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của cây trồng, cây rừng và thực vật thủy sinh. + Yếu tố địa hình: Địa hình là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng đất của các ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp. Đối với sản xuất nông nghiệp, sự sai khác giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với mặt nước biển, độ dốc và hướng dốc, sự bào mòn mặt đất và mức độ xói mòn thường dẫn đến sự khác nhau về đất đai và khí hậu, từ đó ảnh hưởng đến sản xuất và phân bố các ngành nông - lâm nghiệp, hình thành sự phân biệt địa giới theo chiều thẳng đứng đối với nông nghiệp. Bên cạnh đó, địa hình và độ dốc ảnh hưởng đến phương thức sử dụng đất nông nghiệp từ đó đặt ra yêu cầu phải đảm bảo thủy lợi hóa và cơ giới hóa cho đồng ruộng nhằm thu lại hiệu quả sử dụng đất là cao nhất. + Yếu tố thổ nhưỡng: Mỗi loại đất đều có những đặc tính sinh, lý, hóa học riêng biệt trong khi đó mỗi mục đích sử dụng đất cũng có những yêu cầu sử dụng đất cụ thể. Do vậy, yếu tố thổ nhưỡng quyết định rất lớn đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Độ phì của đất là tiêu chí quan trọng về sản lượng cao hay thấp. Độ dày tầng đất và tính chất đất có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của cây trồng. + Yếu tố thủy văn: Yếu tố thủy văn được đặc trưng bởi sự phân bố của hệ thống sông ngòi, ao hồ với các chế độ thủy văn cụ thể như lưu lượng nước, tốc độ dòng chảy, chế độ thủy triều sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cung cấp nước cho các yêu cầu sử dụng đất. Kinh tế hộ nông dân mới được các nhà khoa học ở Việt Nam nghiên cứu nhiều vào những năm 1980 trở lại đây. Qua kết quả các công trình nghiên
- 10 cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước, chúng tôi thấy có 2 cách tính chỉ tiêu đánh giá thu nhập hộ nông dân. 2.2.2.2. Nhóm yếu tố kinh tế xã hội Nhân tố kinh tế xã hội bao gồm các yếu tố như chế độ xã hội, dân số và lao động, mức độ phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, sử dụng lao động, khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học trong sản xuất. Nhân tố kinh tế, xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với việc sử dụng đất đai. Trình độ phát triển kinh tế và xã hội khác nhau dẫn đến trình độ sử dụng đất khác nhau. 2.2.2.3 Nhóm yếu tố không gian Đặc tính cung cấp không gian của đất đai là yếu tố vĩnh hằng của tự nhiên ban phát cho loài người. Vì vậy, không gian trở thành một trong những nhân tố hạn chế cơ bản nhất của việc sử dụng đất. Vị trí và không gian của đất không tăng thêm cũng không mất đi trong quá trình sử dụng do vậy, tác dụng hạn chế của đất sẽ thường xuyên xảy ra khi dân số và xã hội luôn phát triển. Tài nguyên đất đai có hạn lại giới hạn về không gian vì vậy cần phải thực hiện nghiêm ngặt nguyên tắc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả kết hợp với việc bảo vệ đất và bảo vệ môi trường. Như vậy, các nhân tố điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và nhân tố không gian là nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai. Tuy nhiên mỗi yếu tố giữ vị trí và có tác động khác nhau. Vì vậy, cần dựa vào các yếu tố này trong lĩnh vực sử dụng đất đai để từ đó tìm ra những nhân tố thuận lợi và khó khăn để sử dụng đất đai đạt hiệu quả cao. 2.2.3. Sử dụng đất bền vững Để duy trì được sự bền vững của đất đai, Smyth A.J và Julian Dumanski (Lương Đình Tuyển, 2013) [9] đã xác định 5 nguyên tắc có liên quan đến sự sử dụng đất bền vững là:
- 11 - Duy trì hoặc nâng cao các hoạt động sản xuất. - Giảm mức độ rủi ro đối với sản xuất. - Bảo vệ tiềm năng của các nguồn tài nguyên tự nhiên, chống lại sự thoái hoá chất lượng đất và nước. - Khả thi về mặt kinh tế. - Được xã hội chấp nhận. Như vậy, theo các tác giả, sử dụng đất bền vững không chỉ thuần tuý về mặt tự nhiên mà còn cả về mặt môi trường, lợi ích kinh tế và xã hội. Năm nguyên tắc trên đây là trụ cột của việc sử dụng đất bền vững, nếu trong thực tiễn đạt được cả 5 nguyên tắc trên thì sự bền vững sẽ thành công, ngược lại sẽ chỉ đạt được ở một vài bộ phận hay sự bền vững có điều kiện. Tại Việt Nam, việc sử dụng đất bền vững cũng dựa trên những nguyên tắc và được thể hiện trong 3 yêu cầu (Nguyễn Ngọc Nông và Nông Thị Thu Huyền, 2008) [5]: - Bền vững về mặt kinh tế: cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và được thị trường chấp nhận. - Bền vững về mặt môi trường: loại hình sử dụng đất bảo vệ được đất đai, ngăn chặn sự thoái hoá đất, bảo vệ môi trường tự nhiên. - Bền vững về mặt xã hội: thu hút được nhiều lao động, đảm bảo đời sống người dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển 2.3. Hiệu quả sử dụng đất 2.3.1. Khái quát về hiệu quả sử dụng đất Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người hướng tới. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, là năng suất. Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong lao động nói chung, hiệu quả là năng suất lao động được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian (Nguyễn Quốc Vọng, 2011) [13].
- 12 Từ những khái niệm chung về hiệu quả, ta thấy rằng trong lĩnh vực sử dụng đất thì hiệu quả là chỉ tiêu chất lượng đánh giá kết quả sử dụng đất trong hoạt động kinh tế, thể hiện qua lượng sản phẩm, lượng giá trị thu được bằng tiền. Về mặt hiệu quả xã hội thể hiện mức thu hút lao động trong quá trình hoạt động kinh tế để khai thác sử dụng đất. Riêng đối với ngành nông nghiệp, cùng với hiệu quả kinh tế về giá trị và hiệu quả về mặt sử dụng lao động trong nhiều trường hợp phải coi trọng hiệu quả về mặt hiện vật là sản lượng nông sản thu hoạch được, nhất là các loại nông sản cơ bản có ý nghĩa chiến lược (lương thực, sản phẩm xuất khẩu ) để đảm bảo sự ổn định về kinh tế - xã hội đất nước (Nguyễn Quốc Vọng, 2011) [13]. 2.3.2. Phân loại hiểu quả sử dụng đất - Hiệu quả kinh tế Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối có kế hoạch thời gian lao động theo các ngành khác nhau. Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền sản xuất hàng hoá với tất cả các quy luật kinh tế khác nhau. Vì thế, hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn đề (Đỗ Thị Lan, Đỗ Anh Tài, 2007) [4]: - Một là mọi hoạt động của con người đều phải quan tâm và tuân theo quy luật “tiết kiệm thời gian”; - Hai là hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý thuyết hệ thống; - Ba là hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ các lợi ích của con người.
- 13 Hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó. Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng: Bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất là với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao động thấp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội. - Hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội và tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết và thống nhất với nhau. Hiệu quả về mặt xã hội của sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp. Hiệu quả xã hội được thể hiện thông qua mức thu hút lao động, thu nhập của nhân dân Hiệu quả xã hội cao góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, phát huy được nguồn lực của địa phương, nâng cao mức sống của nhân dân. - Hiệu quả môi trường Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả môi trường là hiệu quả mang tính lâu dài, vừa đảm bảo lợi ích hiện tại mà không làm ảnh hưởng xấu đến tương lai, nó gắn chặt với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất và môi trường sinh thái. Cụ thể là: loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất đai, ngăn chặn được sự thoái hóa đất bảo vệ môi trường sinh thái. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%), đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài.
- 14 Hiệu quả môi trường được phân theo nguyên nhân gây nên, gồm: Hiệu quả hóa học môi trường, hiệu quả vật lý môi trường và hiệu quả sinh học môi trường. Để sử dụng đất hợp lý, đạt hiệu quả cao và bền vững cần quan tâm tới cả ba hiệu quả trên, đặc biệt hiệu quả kinh tế là trọng tâm nhất, không có hiệu quả kinh tế thì không có điều kiện nguồn lực để thực hiện hiệu quả xã hội và môi trường, ngược lại, không có hiệu quả xã hội và môi trường thì hiệu quả kinh tế sẽ không bền vững. 2.4. Tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên Thế giới và Việt Nam 2.4.1. Tình hình sử dụng đất trên thế giới Trái đất có bán kính trung bình 6371 km, chu vi theo đường xích đạo 40.075 km và diện tích bề mặt của quả đất ước tính khoảng 510 triệu km2 (tương đương với 51 tỉ ha) trong đó biển và đại dương chiếm khoảng 36 tỉ ha, còn lại là đất liền và các hải đảo chiếm 15 tỉ ha. Theo P. Buringh, toàn bộ đất có khả năng canh tác nông nghiệp của thế giới 3,3 tỉ ha (chiếm 22% tổng số đất liền) còn 11,7 tỉ ha (chiếm 78% tổng số đất liền) không dùng cho sản xuất nông nghiệp được. Ðất trồng trọt trên thế giới chỉ có 1,5 tỉ ha (chiếm 10,8% tổng số đất đai, bằng 46% đất có khả năng nông nghiệp) còn 1,8 tỉ ha (54%) đất có khả năng nông nghiệp chưa được khai thác. Về mặt chất lượng đất nông nghiệp thì: đất có năng suất cao chỉ chiếm 14%, đất có năng suất trung bình chiếm 28% và đất có năng suất thấp chiếm tới 58%. Ðiều này cho thấy đất có khả năng canh tác nông nghiệp trên toàn thế giới có hạn, diện tích đất có năng suất cao lại quá ít. Mặt khác mỗi năm trên thế giới lại bị mất 12 triệu ha đất trồng trọt cho năng suất cao bị chuyển
- 15 thành đất phi nông nghiệp và 100 triệu ha đất trồng trọt bị nhiễm độc do việc sử dụng phân bón và các loại thuốc sát trùng. Ðất nông nghiệp phân bố không đều trên thế giới, tỉ lệ giữa đất nông nghiệp so với đất tự nhiên trên các lục địa theo bảng sau: Bảng 2.1: Phân bố đất nông nghiệp trên thế giới Các Châu lục Đất tự nhiên (%) Đất nông nghiệp (%) Châu Á 29,50 35 Châu Mỹ 28,20 26 Châu Phi 20,00 20 Châu Âu 6,50 13 Châu Đại Dương 15,80 6 (Nguồn [14]) Như vậy, trên toàn thế giới diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp càng ngày càng giảm dần trong khi đó dân số càng ngày càng tăng. Vì vậy, để có đủ lương thực và thực phẩm cung cấp cho nhân loại trong tương lai thì việc khai thác đất có khả năng sản xuất nông nghiệp còn lại để sử dụng là vấn đề cần được đặt ra. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực trồng trọt cho rằng với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật như hiện nay thì có thể dự kiến cho đến năm 2075 thì con người mới có thể khai phá hết diện tích đất có khả năng nông nghiệp còn lại đó.
- 16 2.4.2. Tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam Bảng 2.2: Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng của Việt Nam 2017 Diện tích Cơ cấu STT Loại đất Mã (ha) (%) I Tổng diện tích tự nhiên 33.123,1 100 1 Đất nông nghiệp NNP 27.302,2 82,43 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 11.530,2 34,81 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 6.998,0 21,13 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 4.143,1 12,51 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 2.854,9 8,62 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 4.532,2 13,68 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 14.923,6 45,05 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 7.460,3 22,52 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 5.287,4 15,96 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 2.175,9 6,57 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 797,7 2,41 1.4 Đất làm muối LMU 17,5 0,05 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 33,2 0,10 2 Đất phi nông nghiệp PNN 3.697,8 11,16 2.1 Đất ở OTC 698,6 2,11 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 546,4 1,65 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 152,2 0,46 2.2 Đất chuyên dùng CDG 1.839,2 5,55 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 92,8 0,28 CQP 2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh 297,9 0,90 CAN 2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 261,5 0,79 2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 1.187,0 3,58 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 18,7 0,06 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 103,6 0,31 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 987,0 2,98 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 51,1 0,15 3 Đất chưa sử dụng CSD 2.123,0 6,41 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 222,5 0,67 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 1.719,4 5,19 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 181,1 0,55 (Nguồn: [ 15]
- 17 PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Điêu kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội - Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp - Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái - Thời gian tiến hành: 8 – 11/2017 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và sử dụng đất của xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái - Điều kiện tự nhiên - Điều kiện kinh tế, xã hội - Tình hình sử dụng đất 3.3.2. Thực trạng loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái - Thực trạng các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp - Mô tả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 3.3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái - Hiệu quả kinh tế - Hiệu quả xã hội - Hiệu quả môi trường
- 18 3.3.4. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất (LUT) đạt hiệu quả kinh tế xã hội môi trường và giải pháp - Lựa chọn các loại hình sử dụng đất - Đề xuất giải pháp 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu - Điều tra thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập các tài liệu, số liệu đã có tại các phòng ban chức năng, các tài liệu có liên quan đến tình hình sử dụng đất nông nghiệp của xã. - Điều tra thu thập số liệu sơ cấp: + Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): thông qua việc đi thực tế quan sát, phỏng vấn cán bộ và người dân để điều tra hiện trạng sử dụng đất của xã, thu thập các thông tin liên quan đến đời đời sống và tình hình sử dụng đất nông nghiệp. Cụ thể: Toàn xã có 8 thôn gồm 1240 hộ và 4488 nhân khẩu Chọn đối tượng khảo sát: Hộ thực tế có sản xuất nông nghiệp thuộc vùng khảo sát trên địa bàn xã được lựa chọn để thu thập số liệu. Mỗi thôn chọn 5 hộ đại diện cho 3 nhóm hộ sản xuất nông nghiệp (mỗi nhóm chiếm 33% của tổng số hộ sản xuất được lựa chọn): gồm nhóm hộ sản xuất năng suất thấp, hộ sản xuất năng suất trung bình và hộ sản xuất năng suất cao có kết hợp các tiêu chí về sản xuất nông nghiệp. Điều tra 40 hộ với số phiếu điều tra là 40 phiếu, trong đó: Thôn Hòa Quân: 5 phiếu Thôn Linh Đức: 5 phiếu Thôn Đức Quân: 5 phiếu Thôn Ngọn Ngòi: 5 phiếu Thôn Liên Hiệp: 5 phiếu Thôn Tiền Phong: 5 phiếu Thôn Đồng Danh: 5 phiếu Thôn Gò Bông: 5 phiếu
- 19 3.4.2. Phương pháp tính hiệu quả các loại hình sử dụng đất. Hiệu quả sử dụng đất là tiêu chí đánh giá mức độ khai thác sử dụng đất và được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau: 3.4.2.1. Hiệu quả kinh tế - Tổng giá trị sản phẩm (T): T = p1.q1 + p2.q2 + + pn.qn Trong đó: + q: Khối lượng của từng loại sản phẩm được sản xuất/ha/năm. + p: Giá của từng loại sản phẩm trên thị trường tại cùng một thời điểm + T: Tổng giá trị sản phẩm của 1ha đất canh tác/năm. - Thu nhập thuần (N): N = T - Csx Trong đó: + N: Thu nhập thuần túy của 1ha đất canh tác/ năm + Csx: Chi phí sản xuất cho 1ha đất canh tác/năm - Hiệu quả đồng vốn: Hv = T/ Csx - Giá trị ngày công lao động: HLđ = N/Số ngày công lao động/ha/năm 3.4.2.2. Hiệu quả xã hội - Đảm bảo an ninh lương thực - Đáp ứng nhu cầu nông hộ - Giá trị ngày công lao động nông nghiệp - Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo - Mức độ giải quyết công ăn việc làm và thu hút lao động 3.4.2.3. Hiệu quả môi trường - Hệ số sử dụng đất + Cao ( ) 3 vụ/năm + Trung bình ( ) 2 vụ/năm + Thấp (*) 1 vụ/năm - Thời gian che phủ + Cao ( ) thời gian che phủ từ 9 - 10 tháng trong năm + Trung bình ( ) thời gian che phủ từ 6 - 8 tháng trong năm + Thấp (*) thời gian che phủ 3 tháng trong năm - Hệ số sử dụng thuốc BVTV
- 20 + Cao ( ) trên 4 lần/vụ + Trung bình ( ) 2 - 3 lần/vụ + Thấp (*) 1 lần/vụ - Khả năng bảo vệ, cải tạo đất 3.4.3. Phương pháp tính toán phân tích số liệu - Số liệu được kiểm tra, xử lý, tính toán trên máy tính bằng phần mềm Microsoft ofice excel.
- 21 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và sử dụng đất của xã Minh Quân 4.1.1. Điều kiện tự nhiên a) Vị trí địa lý Minh Quân là xã nằm phía Bắc của huyện Trấn Yên và có địa giới hành chính như sau: - Phía Đông: Giáp xã Phúc Lộc, thành thố Yên Bái; xã Hậu Bổng, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ - Phía Tây: Giáp xã Việt Cường, huyện Trấn Yên; phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái - Phía Nam: Giáp xã Liên Phương, xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ - Phía Bắc: Giáp xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên, thành phố Yên Bái Xã Minh Quân cách trung tâm huyện trấn Yên khoảng 20 km về phía bắc và là cửa ngõ của tỉnh tiếp giáp với huyện hạ Hòa của tỉnh Phú Thọ nên rất thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội và tiếp cận với các nền văn hóa, tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới giúp xã đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tới và giao thương buôn bán với các vùng lân cận của huyện. Là một xã thuần nông đông dân nhưng sản lượng lúa thấp, chưa đáp ứng nhu cầu đời sống nhân dân. Nâng cao năng suất và sản lượng lúa là nhu cầu cần thiết để đảm bảo an ninh lương thực, thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương phát triển, góp phần thực hiện thành công mục tiêu xóa đói giảm nghèo nhanh bền vững nên cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương luôn chú trọng quan tâm đến việc sản xuất lúa của xã nhằm đảm bảo an ninh lương
- 22 thực và góp phần tạo ra sản phẩm hàng hóa nông nghiệp giúp tăng thêm thu nhập cho người nông dân. b) Địa hình: Minh Quân là xã vùng thấp của huyện Trấn Yên tương đối thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, có sông hồng chẩy qua xã với chiều dài 7 km, có hố Đầm hậu nằm sâu trong nội địa của xã. Địa hình của xã có dạng đặc trưng cơ bản sau: Tổng diện tích tự nhiên của xã là 1.967,29 ha chủ yêu là đồi núi thấp và trung bình chiếm khoảng 53,68%, đồi núi cao chiếm khoảng 3,6%, còn lại là đất có địa hình thoải dần và bằng đây là nơi tập trung đất nông nghiệp và đất chuyên dùng của xã. c) Khí hậu, thời tiết: Minh Quân là xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 3 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. - Lượng mưa: Lượng mưa trung bình khoảng 1.800- 2000 mm, trong năm có khoảng 160 ngày mưa. Tuy nhiên lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm. Vào mùa mưa, lượng mưa chiếm khoảng 75% lượng mưa cả năm, đặc biệt là vào tháng 7, 8, 9. Mùa khô lượng mưa chiếm khoảng 25% lượng mưa cả năm, tháng ít mưa nhất là tháng 12 và tháng 1, tháng 2 năm sau. - Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,70C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 12 và tháng 1, 2 năm sau, có thể xuống đến 80C – 100C. Nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 360C – 380C vào tháng 7 và tháng 8. - Độ ẩm không khí: Trung bình năm 81%, tháng 8 có độ ẩm cao nhất là 87%, tháng 10 có độ ẩm thấp nhất là 74%. - Nắng: Hàng năm trung bình có khoảng 1.437 giờ nắng.
- 23 - Gió: Hướng gió chính là hướng tây nam, tốc độ gió trung bình năm khoảng 1,1m/s, tốc độ gió mạnh nhất lên đến 2,4m/s. - Bão: Do nằm sau trong nội địa nên bị ảnh hưởng nhẹ của bão nên chỉ xuất hiện mưa hoặc giông. Thời tiết khí hậu là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất nông nghiệp nói chung và sinh trưởng phát triển của cây trồng nói riêng. Điều kiện thời tiết khí hậu của Minh Quân nằm trong điều kiện chung của huyện Trấn Yên và của tỉnh Yên Bái. Kết quả được trình bày bảng 4.1: Bảng 4.1: Điều kiện thời tiết khí hậu vụ Xuân Hè năm 2017 tại tỉnh Yên Bái Tháng Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%) Lượng mưa (mm) 1 14,0 80 25,0 2 16,0 84 20,0 3 19,0 77 80,3 4 25,0 82 80,6 5 27,0 80 168,0 6 30,0 83 150,0 7 34,0 86 205,0 8 37,0 87 429,4 9 28,0 85 110,0 10 25,0 74 18,0 11 15,0 75 16,7 12 14,0 76 17,0 (Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Yên Bái, 2017)
- 24 Qua bảng 4.1 cho ta thấy nhiệt độ trung bình rất phù hợp với việc phát triển nông nghiệp, nhưng thực tế sự chênh lệch nhiệt độ giữa các ngày trong tháng và các tháng trong năm lớn đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất nông nghiệp và sự sinh trưởng phát triển của cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng. Ở Yên Bái nhiệt độ các tháng trong vụ Xuân biến động từ 16- 30,10C, tháng 12 có nhiệt độ thấp hơn 140C, các tháng còn lại thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, lượng mưa hàng năm ở xã Minh Quân phân bố khá đều, thường tập trung từ tháng 3- 9, nhưng tập trung nhiều nhất vào tháng 5, 6, 7, 8. Vào tháng 6 - 9 thường có mưa lớn gây ngập úng gây thiệt hại về hoa màu cây trồng cũng như của cải, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và sản lượng lúa của địa phương. Tóm lại: Điều kiện khí hậu, thời tiết của xã Minh Quân tương đối thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng như các loại cây lương thực lúa, ngô và những cây thực phẩm rau, đậu đỗ, lạc, Qua đó điều chỉnh thời vụ gieo trồng cho hợp lý và đồng thời áp dụng biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, sản lượng cây trồng. d) Thuỷ văn: Chế độ thủy văn của xã chịu ảnh hưởng chính của sông, các hồ, đập chứa nước trải đều trên địa bàn xã như Sông Hồng, Hồ Đầm Hậu, đập Đá Mài, đập Đầm Câu, đập Đầm Gốc và các khe suối nhỏ khác. 4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội 4.1.2.1. Dân số và lao động Xã Minh Quân có 1.240 hộ, trong đó có số hộ nông nghiệp là 576 hộ, số hộ phi nông nghiệp là 664 hộ, với 3.112 lao động (Nguồn thống kê xã Minh Quân năm 2017).
- 25 4.1.2.2. Điều kiện kinh tế * Thủy lợi: Toàn xã có 8,3 km mương được xây dựng kiên cố, tuy nhiên nhìn chung công trình thủy lợi của xã đảm bảo cho trên 70% xong chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất của nông dân, do nguồn nước còn hạn chế, còn nhiều thôn chưa được đầu tư kênh mương thủy lợi phần lớn do dân tự đào nên hiệu quả tưới tiêu chưa cao. Được sự quan tâm của nhà nước trong những năm tới xã sẽ sửa chữa năng cấp các đập đầu mối và xây dựng mới kênh mương đáp ứng nhu cấu tưới tiêu cho sản xuất. * Cơ sở hạ tầng: Từ năm 2010 trở lại đây theo chương trình xây dựng nông thôn mới và sự quan tâm của UBND tỉnh Yên bái, xã Minh Quân đã được quan tâm đầu tư xây dựng các công trình công cộng và phúc lợi xã hội như điện, trường học, nhà văn hóa, trụ sở làm việc 4.1.2.3. Điều kiện xã hội Xã Minh Quân có 8 thôn, gồm 05 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm trên 98% còn lại là các dân tộc khác do lấy vợ, lấy chồng chuyển về xã sinh sống. * Về giáo dục Toàn xã có 03 trường học với 5 điểm trường, các trường đã được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo chất lượng dạy và học, điều kiện cơ sơ vật chất của trường đảm bảo, học sinh đúng độ tuổi, tỉ lệ lên lớp đạt 98%. Trong đó: - Có 1 trường mầm non gồm 2 điểm trường với 7 lớp với 165 cháu, 100% các cháu từ 3-5 tuổi đều được đến trường. - Bậc tiểu học 01 trường gồm 2 điểm trường với 10 lớp với 241 học sinh. - Bậc trung học cơ sở: có 01 trường 8 lớp với 184 học sinh, tỉ lệ học sinh đi học trong độ tuổi đạt 100 %.
- 26 Bảng 4.2: Tình hình cơ sở vật chất hạ tầng của xã Minh Quân năm 2017 Chỉ tiêu Số lượng Quy mô 1. Đường giao thông 03 02 Bê tông; - Đường liên xã 01 cấp phối 08 7 Bê tông; - Đường liên thôn 01Cấp phối - Đường từ trung tâm Huyện tới UBND xã 01 Giải nhựa 2. Thủy lợi 06 Bê tông hóa - Diện tích được tưới nước 140,15 ha - Kênh mương bê tông hóa 1,3 Km 3. Điện - Trạm biến áp 08 - Số hộ dùng điện 1.118 4. Công trình văn hóa, phúc lợi văn hóa - Bưu điện văn hóa 01 cấp 4 - Trường học 03 Kiên cố + Mẫu giáo, mầm non 01 Kiên cố + Cấp tiểu học 01 Kiên cố + Cấp THCS 01 Cao tầng 01 Kiên cố - Trạm y tế 01 Kiên cố Phòng khám đa khoa - Nhà văn hóa thôn 05 Kiên cố - Sân vận động 01 (Nguồn: thống kê xã Minh Quân, 2017) * Y tế: Xã có 1 trạm Y tế xã đã được xây dựng kiên cố với 5 phòng, 20 giường bệnh, 5 cán bộ nhân viên, 2 y sĩ, 1 tá, 1 dược sĩ và 2 nữ hộ sinh, trang
- 27 thiết bị khá đầy đủ. Từ năm 2013 - 2017, công tác tiêm chủng cho trẻ em và phụ nữ có thai đạt 100%, ngoài ra còn tham gia công tác kế hoạch hóa gia đình rất hiệu quả. * Về văn hóa: thực hiện tốt phong trào toàn dân xây dựng nếp sống văn hóa mới, xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa đã được công nhận. Toàn xã xây dựng được 5 nhà văn hóa thôn để sinh hoạt văn hóa, văn nghệ thể thao. Tuyên truyền thực hiện quy chế văn hóa trong tiệc cưới hỏi, việc tang, lễ hội, mừng thọ thực hiện tiết kiệm. Quan tâm nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa văn nghê thể thao, các phong trào văn hóa văn nghệ được quan tâm. * Về thông tin liên lạc: Xã Minh Quân có 01 bưu điện xã, 02 trạm ViNaphon, 03 trạm viettel. * Về giao thông thủy lợi và công trình văn hóa phúc lợi của xã Minh Quân. - Giao thông xã có đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai; quốc lộ 32C chạy qua; các trục đường liên xã, liên thôn đã cơ bản được bê tông hóa; các tuyến đường nội thôn, xóm hiện tại mới đang được giải cấp phối trong những năm tới sẽ thực hiện bê tông hóa theo chương trình xã hội hóa. 4.1.2.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái * Những thuận lợi: - Xã là khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa nước. Đây là loại cây trồng chủ yếu cung cấp nguồn lương thực cho toàn xã. - Sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp đều có những chuyển biến tích cực, đều đạt hoặc vượt chỉ tiêu kế hoạch, cơ cấu kinh tế đã bước đầu chuyển dịch theo hướng tích cực, đa thành phần. Xã có nguồn lao động dồi dào, là nguồn lực lớn cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo của xã được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ,
- 28 chuyên môn, lý luận. Đất sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn xã trong thời gian qua đã từng bước được sử dụng ngày càng hiệu quả hơn. * Những hạn chế: - Do địa hình nhiều đồi núi cao đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp bị hạn chế (mùa khô thường xảy ra hạn hán cục bộ cho sản xuất). - Sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn còn mang hình thức nhỏ lẻ, manh mún theo mô hình hộ gia đình, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất còn chưa cao, sản phẩm chưa mang tính hàng hóa, sức cạnh tranh trên thị trường chưa cao. - Nguồn lao đồng dồi dào nhưng trình độ còn thấp. - Khu vực sản xuất chưa tập trung. - Kế hoạch chuyển đổi cây trồng vật nuôi còn chậm, chưa mang tính sản xuất hàng hoá nhằm đảm bảo cạnh tranh trong quá trình hội nhập. - Cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã còn kém hiệu quả. - Đội ngũ cán bộ chuyên môn còn chưa nắm bắt được tình hình cụ thể của địa phương. - Các công trình văn hóa và công trình công cộng phục vụ nhân dân còn thiếu và hạn chế. Cơ sở hạ tầng: đường giao thông, kênh mương, chợ chưa đạt tiêu chuẩn theo qui định. Đường giao thông nội đồng tuy đầy đủ nhưng chất lượng kém, hoàn toàn là đường đất, bị hư hại nghiêm trọng khi có mưa lớn, gây cản trở cho nhu cầu đi lại, sản xuất . 4.1.3. Hiện trạng sử dụng đất của xã Minh Quân Xã Minh Quân có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.967,29 ha. Trong đó: - Đất nông nghiệp là 1.298,16 ha, chiếm 65,99 % tổng diện tích đất tự nhiên - Đất phi nông nghiệp là 669,0 ha, chiếm 34,01% - Đất chưa sử dụng là 0,13 ha, chiếm 0,01% Như vậy phần lớn diện tích đất của xã dành cho nông nghiệp (65,99%), trong đó đất trồng lúa nước là 167,95 ha, hầu hết diện tích này là ruộng ở các
- 29 xứ đồng ven đê Sông Hồng, còn lại một số xứ đồng lầy thụt nên canh tác gặp nhiều khó khăn, dẫn đến việc quy hoạch tưới tiêu rất phức tạp, nhất là diện tích lúa mới mưa đã ngập, mới nắng đã hạn. Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất của xã Minh Quân Thứ tự Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Tổng diện tích tự nhiên 1.967,29 1 Đất nông nghiệp 1.298,16 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 379,17 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 225,36 1.1.1.1 Đất trồng lúa 167,95 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 0 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 57,41 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 153,81 1.2 Đất lâm nghiệp 864,64 1.2.1 Đất rừng sản xuất 864,64 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 0 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 0 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 54,34 1.4 Đất nông nghiệp khác 0 2 Đất phi nông nghiệp 669,00 2.1 Đất ở 26,16 2.2 Đất chuyên dùng 430,57 2.3 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 0,15 2.4 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 132,32 2.4 Đất mặt nước chuyên dùng 70,22 2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 9,07 3 Đất chưa sử dụng 0,13 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 0,13 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 0 3.3 Núi đá không có rừng cây 0 ( Nguồn: Địa chính xã Minh Quân năm 2017)
- 30 4.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Minh Quân, huyện Trấn Yên. 4.2.1. Tình hình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của xã Minh Quân * Chăn nuôi gia súc, gia cầm Ngoài việc sản xuất trồng trọt, việc chăn nuôi và phát triển chăn nuôi luôn được coi trọng và xác định là nguồn thu nhập chính của các hộ, mặc dù giá cả có nhiều biến động, mất cân đối giữa giá cả thức ăn chăn nuôi và đầu ra của sản phẩm, dịch bệnh xẩy ra trên đàn gia súc, gia cầm trong cả nước cũng như trên địa bàn xã nhưng chăn nuôi vẫn phát triển rất mạnh, đặc biệt là chăn nuôi lợn, gia cầm, thủy cầm, trâu, bò, dê. Có nhiều hộ bằng nhiều nguồn vốn đã xây dựng kiến thiết chuồng trại, định hướng chăn nuôi tập trung theo hướng kinh doanh sản xuất hàng hóa đi đôi với bảo vệ môi trường như làm hố bioga, làm chuồng nuôi nhốt . Bảng 4.4: Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm của xã Minh Quân giai đoạn 2013 – 2017 Đối tượng chăn Số lượng ( con ) So sánh TT nuôi 2013 2017 Tăng Giảm 1 Trâu, bò 252 227 0 25 2 Lợn 3,000 5,183 2,183 0 3 Gia cầm 25,000 49,950 24,950 0 (Nguồn: Số liệu thống kê UBND xã Minh Quân,2017) Qua bảng 4.4 ta thấy ngành chăn nuôi của xã khá phát triển đặc biệt là chăn nuôi lợn và gia cầm. Cụ thể năm 2017 chăn nuôi lợn tăng 5,183 con so với năm 2013 tăng 2,183 con; chăn nuôi gia cầm năm 2017 tăng lên 49,950 con tăng 24,950 con so với năm 2013. Nhưng năm 2017 chăn nuôi trâu, bò chỉ có 227 con, giảm xuống 25 con so với năm 2013 là bởi diện tích đất để chăn thả của xã ngày càng bị thu hẹp lại do trồng và bảo vệ rừng, nhân dân đã mạnh dạn đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp thay cho sức cày, kéo của trâu bò.
- 31 Bảng 4.5: Tổng giá trị thu nhập ngành nông nghiệp của xã Minh Quân từ năm 2013 - 2017 Giá trị thu nhập Cộng (tỷ đồng ) Năm (Tỷ đồng) Trồng trọt Chăn nuôi 2013 24,90 16,70 41,60 2014 25,00 16,80 41,80 2015 22,03 21,37 43,40 2016 20,70 24,50 45,20 2017 24,80 26,20 51,00 Tổng cộng 117,43 105,37 223,00 (Nguồn: Số liệu thống kê UBND xã Minh Quân) Qua bảng 4.5 ta thấy giá trị thu nhập của ngành trồng trọt có sự giảm sút, ngành chăn nuôi liên tục tăng. Ngành chăn nuôi có giá trị thu nhập cao. Thu nhập ngành trồng trọt 5 năm qua biến động giảm từ 24,9 – 24,8 tỷ đồng, trong khi ngành chăn nuôi từ 16,7 – 26,2 tỷ đồng. Nguyên nhân của sự thay đổi: Ngành trồng trọt trong 5 năm qua tuy có tăng về hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích tuy nhiên do diện tích canh tác của toàn xã bị điều chỉnh giảm do việc thu hồi đất của nhà nước để xây dựng các công trình của quốc gia, công trình của tỉnh (thu hồi đất để thi công đường cao tốc, thi công khu công nghiệp, thi công khu di lịch sinh thái), diện tích lúa 1 vụ kém hiệu quả chuyển đào ao nuôi cá; Đối với ngành chăn nuôi trong 5 năm qua giá trị thi nhập tăng cao bình quân đạt 1,9 tỷ đồng/năm là kết quả ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi và tăng quy mô đầu đàn của các hộ chăn nuôi quy mô tập trung, sự chuyển dịch lao động từ ngành trồng trọt sang ngành chăn nuôi.
- 32 * Nuôi trồng thủy sản. Năm 2013 tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn xã là 74,37 ha trong 2 năm 2013 – 2014 tổng diện tích bị thu hồi phục vụ các công trình là 24,5ha. Từ năm 2015 được sự quan tâm của UBND huyện Trấn Yên đã triển khai chương trình chuyển đổi ruộng một vụ kém hiệu quả sang đào ao thả cá với mức hỗ trợ 50 triệu đồng/1ha để nhân dân thâm canh tăng năng suất (tổng diện tích đào mới giai đoạn 2015 – 2017 là 4,47 ha), hàng năm đã mở các lớp tập huấn về chăn nuôi thủy sản do cán bộ khuyến nông huyện và tỉnh về giảng. Từ đó các hộ đã chủ động đào đắp và tu sửa, cải tạo ao. Nhiều hộ đã kết hợp chăn nuôi vườn, ao, chuồng thu được hiệu quả kinh tế cao, năng suất trung bình hàng năm cao hơn năm trước. Hiện nay toàn xã có 54,34 ha diện tích nuôi trồng thủy sản. Bảng 4.6: Nuôi trồng thủy sản của xã Minh Quân từ năm 2013- 2017 Năm Năng suất (tấn/ha ) Tổng sản lượng (tấn) 2013 2,20 210 2014 2,20 198 2015 2,30 171 2016 2,35 175 2017 2,40 181 (Nguồn: Số liệu thống kê UBND xã Minh Quân,2017) Qua bảng 4.6 ta thấy năng suất ngành nuôi trồng thủy sản của xã Minh Quân liên tục tăng kéo theo sản lượng của ngành tăng theo rõ rệt khi có sự quan tâm của nhà nước về cơ chế hỗ trợ chuyển đổi, nâng cao kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho người dân, cụ thể năm 2013 năng suất nuôi trồng thủy sản đạt 2,20 tấn/ha đến năm 2017 đạt 2,40 tấn/ha, tăng 0,20 tấn/ha.
- 33 4.2.2. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt của xã năm 2013- 2017 4.2.2.1. Tình hình sản xuất chung Minh Quân là một xã thuần nông diện tích chủ yếu là đất đồi, rừng, đất đai thì manh mún nhỏ lẻ, 80% các hộ có từ 5-7 thửa/ hộ cho nên điều kiện sản xuất và phục vụ sản xuất và thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn gặp nhiều khó khăn. Tổng diện tích canh tác ổn định lâu dài là: 379,17 ha Trong đó: Đất trồng lúa: 167,95 ha Đất trồng cây hàng năm khác: 57,41 ha Đất trồng cây lâu năm: 153,81 ha Bảng 4.7: Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của xã Minh Quân giai đoạn 2015 - 2017 2015 2016 2017 Loại NS NS NS DT SL DT SL DT SL cây (tạ/ (tạ/ (tạ/ (ha) (tấn) (ha) (tấn) (ha) (tấn) trồng ha) ha) ha) Lúa 271 46,30 1255 274,50 44,50 1221,00 283,70 45,50 1290,80 Cây 15 168,00 252 15,00 169,00 253,00 15,00 169,00 253 sắn Ngô 98 33,70 330 85,20 29,00 248,00 95,00 34,00 323 Lạc 13 12,50 23 9,30 16,00 14,80 10,00 15,50 15,5 (Nguồn UBND xã Minh Quân, 2017) Qua bảng 4.7 ta thấy diện tích đất trồng lúa lớn nhất trong các cây trồng chính của xã. Qua đó cho thấy cây lúa đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của xã Minh Quân, sau đó đến cây ngô và cây sắn Diện tích lúa của xã tăng nhẹ, từ năm 2015 là 271 ha, 2017 là 283,70 ha do làm tốt công tác thủy lợi khơi úng để gieo cấy 2 vụ trên diện tích 1 vụ. Năng suất giảm nhưng không nhiều từ 46,30 tấn/ha (2015) xuống 45,50 tấn/ha (năm 2017). Do vậy sản lượng lúa vẫn tăng.
- 34 4.2.2.2. Tình hình sản xuất lúa của xã Minh Quân Lúa là cây lương thực chủ đạo và quan trọng của nhân dân xã, Minh Quân nhưng sản xuất thì manh mún nhỏ lẻ, lại nằm trong vùng khí hậu thời tiết diễn biến phức tạp nên ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng lúa của xã. Bảng 4.8: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của xã Minh Quân trong 3 năm gần đây. Vụ đông xuân Vụ mùa Diện Năng Sản Diện Năng Sản Năm tích suất lượng tích suất lượng (ha) (tạ/ha) (tấn) (ha) (tạ/ha) (tấn) 2015 147,00 49,60 728,50 124,00 43,00 533,00 2016 147,20 42,00 618,00 127,30 47,00 598,30 2017 147,20 45,00 662,00 136,50 46,00 628,80 (Nguồn: Số liệu thống kê UBND xã Minh Quân, 2017) Qua bảng 4.8 trên ta thấy diện tích trồng lúa của xã Minh Quân đã mở rộng diện tích đạt 12,5 ha kết quả của việc thực hiện tốt công tác thủy lợi để khơi úng các chân ruộng trũng chuyển từ 1 vụ sang gieo trồng 2 vụ lúa góp phần gia tăng sản lượng lúa. Tuy nhiên năng suất cây lúa không ổn định do điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp trong thời gian qua việc lựa chọn các loại giống áp dụng vào sản xuất hiệu quả chưa rõ rệt nên năng suất lúa còn ở mức thấp, để tăng năng suất, sản lượng xã cần thay đổi tập quán canh tác, tăng cường thâm canh để tăng năng suất lúa trên một đơn vị diện tích. Sản lượng thóc sản xuất ra chỉ để tiêu dùng tại chỗ, chưa trở thành hàng hóa. So với năng suất bình quân của huyện cùng giai đoạn là thấp đạt 45,50 tạ/ha so với mức bình quân của xã là 51,43 tạ/ha (số liệu so sánh năm 2017)
- 35 Việc hướng dẫn người dân ứng phó biến đổi khí hậu còn hạn chế, cần phải tiếp tục tuyên truyền trong nhân dân tăng cường công tác chăm sóc, thực hiện tốt công tác dồn điền đổi thửa nâng cao hiệu quả lao động. Ổn định vùng trồng lúa chất lượng cao, vùng lúa lai và cải tạo hệ thống tưới tiêu đảm bảo sản suất ổn định * Cơ cấu giống và thời vụ gieo cấy lúa Giống là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất và sản lượng. Hiện nay ở xã cơ cấu giống lúa được đưa vào sản xuất gồm nhiều loại, điển hình có các loại lúa lai, lúa chất lượng cao Bảng 4.9: Cơ cấu giống lúa và thời vụ gieo cấy của xã Minh Quân năm 2017 Chỉ tiêu Thời Diện Số vụ Tuổi Số Giống tích dảnh/ gieo mạ khóm/m2 Mùa vụ (ha) khóm mạ HT – 1(1) 40,00 40-45 2-3 Nghi hương 305 (1) 22,00 35-40 1-2 Vụ đông (2) 25/1 - C. Ưu đa hệ số 1 26,00 3-4 lá 35-40 1-2 xuân 05/2 Thiên ưu 8 (2) 24,20 40-45 2-3 Nhị ưu 838 (2) 35,00 35-40 1-2 Lúa thuần khác 0 Nhị ưu 838(2) 20,00 35-40 1-2 Nghi hương 305(1) 35,00 30-35 1-2 (1) 01/6 - Vụ mùa BC 15 40,00 3-4 lá 40-45 2-3 15/6 Nếp 87(1) 3,50 40-45 2-3 C. Ưu đa hệ số 1(2) 38,00 40-45 2-3 Lúa thuần khác 0 (Nguồn: Số liệu thống kê UBND xã Minh Quân, 2017)
- 36 Ghi chú: (1) giống chất lượng cao. (2) giống lúa lai. Số liệu bảng 4.9 cho thấy xã Minh Quân có thời vụ chính là vụ xuân và vụ mùa. Vụ đông xuân gieo cấy 147,20 ha và vụ mùa gieo cấy 136,50 ha. Trong đó giống lúa lai là giống được gieo trồng chủ yếu ở xã chiếm 57,90% diện tích vụ xuân, lúa chất lượng cao chiếm 42,10%. Vụ mùa lúa lai chiếm 42,50%, lúa chất lượng cao chiếm 57,50%. * Tình hình sử dụng phân bón cho lúa của xã Minh Quân. Minh Quân là một xã vùng thấp của huyện Trấn Yên tỉnh Yên bái, có 08 thôn, trong đó có 06 thôn nằm theo dải Sông Hồng, trình độ dân trí không đồng đều, điều kiện tự nhiên còn tương đối thuận lợi, phong tục sản xuất lạc hậu đã được khắc phục bằng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đang dần hình thành được các vùng sản xuất chuyên canh, tuy nhiên vẫn còn một số diện tích trồng lúa nhỏ lẻ, không bằng phẳng nên việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, máy móc còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy việc đầu tư phân bón trong thâm canh lúa đang được quan tâm. Tình hình sử dụng phân bón cho lúa được trình bày ở bảng 4.10 Bảng 4.10: Tình hình sử dụng phân bón cho lúa ở xã Minh Quân năm 2017 (ĐVT: 1 ha) Loại Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 phân PC N P2O5 K2O PC N P2O5 K2O PC N P2O5 K2O (tấn) (Kg) (Kg) (Kg) (tấn) (Kg) (Kg) (Kg) (tấn) (Kg) (Kg) (Kg) Vụ Đ.Xuân 8,10 189 405 162,00 8,37 189,00 405 175,50 8,64 202,20 405 175,50 Mùa 8,64 189 405 175,50 8,64 202,20 432 175,50 8,64 202,20 405 175,50 ∑ 16,74 378 810 337,50 17,01 391,20 837 351,00 17,28 404,40 810 351,00 (Nguồn: Khuyến nông xã Minh Quân, 2017)
- 37 Qua bảng 4.10 cho thấy lượng phân bón qua các năm có xu hướng tăng ổn định, nhất là phân chuồng, đạm và phân kali giúp cây lúa sinh trưởng phát triển mạnh, tăng năng suất và chống chịu tốt với sâu bệnh hại. So với quy trình chuẩn của Việt Nam (QCVN01-55:2011/BNNPTNT) thì lượng phân bón đầu tư cho lúa ở xã đã cơ bản đạt yêu cầu. * Tình hình sâu bệnh hại lúa trên địa bàn xã Minh Quân Trong những năm gần đây do thời tiết diễn biến phức tạp, mưa nhiều, độ ẩm cao tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho sâu bệnh phát triển và gây hại. Sâu bệnh hại là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng và quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Vì thế theo dõi phòng trừ sâu bệnh hại cho cây trồng là vấn đề cấp thiết, góp phần tạo nên năng suất cây trồng. Đối với cây lúa nói riêng và cây trồng nói chung thì sự phát sinh, phát triển và gây hại của sâu bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đất đai, giống, thời vụ, điều kiện thời tiết khí hậu, cơ cấu cây trồng và kỹ thuật canh tác Sâu bệnh hại gồm nhiều chủng loại khác nhau và gây hại do từng điều kiện, từng giai đoạn phát triển của cây trồng. Vì thế trong kỹ thuật canh tác chúng ta phải có biện pháp phòng trừ sâu bệnh một cách hợp lý và kịp thời để hạn chế những tổn thất do sâu bệnh hại gây ra nhằm tăng hiệu quả kinh tế và tăng năng suất cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng. Kết quả điều tra tình hình sâu bệnh hại lúa tại xã Minh Quân năm 2017 được trình bày ở bảng 4.11:
- 38 Bảng 4.11: Tình hình sâu bệnh hại lúa ở xã Minh Quân năm 2017 Vụ xuân Vụ mùa Sâu Sâu Bệnh Bệnh Sâu Sâu Bệnh Bệnh Giống Rầy Rầy đục cuốn đạo khô đục cuốn khô bạc nâu nâu thân lá nhỏ ôn vằn thân lá nhỏ vằn lá Nhị ưu Nhẹ Nhẹ Nhẹ TB 0 Nhẹ Nặng Nhẹ TB Nhẹ 838 Nghi Nhẹ Nhẹ 0 Nhẹ Nhẹ Nhẹ Nhẹ TB Nhẹ Nhẹ hương C.ưu đa Nhẹ Nhẹ Nhẹ 0 Nhẹ Nhẹ Nhẹ Nhẹ Nhẹ Nhẹ hệ số 1 HT 1 Nhẹ Nhẹ Nhẹ Nặng Nhẹ Nhẹ TB Nhẹ Nhẹ Nhẹ BC15 TB TB Nhẹ Nhẹ Nhẹ Nhẹ TB Nhẹ Nhẹ Nhẹ Thiên Nhẹ Nhẹ Nhẹ Nhẹ Nhẹ Nhẹ Nặng Nhẹ 0 Nhẹ ưu 8 (Nguồn: Số liệu thống kê UBND xã Minh Quân, 2017) Qua bảng 4.11 ta thấy giống lai và giống 838, BC15, Thiên ưu 8 là giống lúa chủ lực của xã trong mấy năm nay lại bị nhiễm khá nhiều các loại sâu bệnh hại từ mức độ nhẹ đến trung bình. Hiện nay xã cũng đã đưa 1 số giống lúa mới vào cơ cấu giống lúa như: C.ưu đa hệ số 1, Nghi hương nhưng giống này lại bị nhiễm sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu ở tỷ lệ trung bình. Qua điều tra thực tế cho thấy, trong các vụ sản xuất bà con nông dân trong xã thường thấy xuất hiện một số loại sâu bệnh như sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân lúa 2 chấm, rầy nâu, đạo ôn, khô vằn, bạc lá đốm sọc vi khuẩn. Ngoài ra còn có ốc bươu vàng, chuột cũng gây hại làm giảm năng suất lúa. Nhưng đã được phát hiện và diệt trừ kịp thời, không để lây lan rộng gây mất mùa cụ thể: * Rầy nâu: thường phá hại nặng thời kỳ lúa trỗ - chín. Vụ xuân thường gây hại nặng vào tháng 4, tháng 5. Vụ mùa gây hại nặng vào tháng 8, tháng 9. Các giống nhiễm rầy thường là lúa nếp, lúa lai Trung Quốc, ruộng lúa xanh tốt, bón thừa đạm.
- 39 - Các biện pháp người dân áp dụng phòng trừ: Biện pháp canh tác như chọn giống kháng rầy, vệ sinh đồng ruộng, diệt lúa chét, làm cỏ kịp thời, bón phân cân đối, bảo vệ thiên địch trên đồng ruộng chỉ phun thuốc khi đến ngưỡng gây hại kinh tế. - Các loại thuốc hóa học được người nông dân sử dụng là: Bassa 40 EC, Actara 25 WP, Difluent 25 WP * Sâu đục thân bướm 2 chấm: thường gây hại cao điểm từ giữa đến cuối tháng 5 vụ xuân, đặc biệt là trên những diện tích lúa trỗ sau thường bị nặng. - Các biện pháp người dân áp dụng trong phòng trừ: Cày ải, phơi ruộng, đốt rơm rạ, diệt lúa chét, làm đất kỹ, ngâm ruộng trước khi cấy 3-5 ngày, ngắt ổ trứng, cắt dảnh héo và bông bạc, tiến hành luân canh cây trồng. - Các loại thuốc hóa học được người dân sử dụng: Phun thuốc hóa học sau khi bướm rộ 5-7 ngày như Rambo 800WG, Regent 800WG * Sâu cuốn lá nhỏ: Vụ Xuân có 2 lứa gây hại nặng. Lứa 2 bướm vũ hóa đầu tháng 4, cao điểm gây hại từ giữa đến cuối tháng 4. Lứa 3 bướm vũ hóa đầu tháng 5, cao điểm gây hại từ giữa đến cuối tháng 5. Vụ mùa sâu gây hại nặng tháng 8, 9 Sâu gây hại nặng ở những ruộng xanh tốt ven làng, bón nhiều phân đặc biệt là phân đạm, ruộng cấy dầy sâu hại nặng hơn ruộng cấy thưa. - Các biện pháp người dân áp dụng trong phòng trừ: Chọn giống cứng cây, cấy mật độ 35-40 khóm/m2, bón phân cân đối đúng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây, vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư cây trồng. - Các loại thuốc hóa học được người dân sử dụng: Phun thuốc sâu khi trưởng thành rộ 5-7 ngày hay khi sâu non nở rộ bằng các loại thuốc Regent 800 WG, Tasodan 60EC, Silsau 40EC, Angun 5 WDG * Bệnh đạo ôn: Trên lá thường gây hại mạnh giai đoạn lúa đẻ nhánh- đứng cái, trên bông bệnh gây hại từ khi lúa trỗ đến chắc xanh, các giống
- 40 nhiễm bệnh thái bình, nếp, đặc biệt là những ruộng bón nhiều phân đạm, cấy mật độ dầy bệnh phát triển mạnh. Bệnh tăng dần và gây hại nặng từ giữa đến cuối tháng 3 trên những trà lúa cấy muộn. - Các biện pháp người dân áp dụng trong phòng trừ: chọn giống kháng hoặc ít nhiễm bệnh, vệ sinh đồng ruộng, xử lý hạt giống trước khi ngâm ủ, bón phân cân đối, bón nặng đầu nhẹ cuối, cấy mật độ hợp lý, ngắt bỏ những lá bị bệnh đem đi tiêu hủy. - Các loại thuốc hóa học được người dân sử dụng: Bum 65WP, Fuji one 40EC, Flash 75 WP * Bệnh khô vằn: Bệnh gây hại từ giai đoạn lúa cuối đẻ nhánh và gây hại nặng giai đoạn lúa làm đòng đến chín sáp, đặc biệt là ruộng bón nhiều phân đạm, cấy dày, chân ruộng có nước không thường xuyên. - Các biện pháp người dân áp dụng trong phòng trừ: Luân canh cây trồng, vệ sinh đồng ruộng, làm đất kỹ trước khi ngâm ủ, bón phân cân đối, bón nặng đầu nhẹ cuối và cấy mật độ hợp lý. - Các loại thuốc hóa học được người dân sử dụng: Validacin 3L, 5L, Super one 300EC, Anvil 5SC * Bệnh bạc lá đốm sọc vi khuẩn: thường gây hại nặng trên các giống lúa lai và lúa thơm, bệnh hại nặng từ cuối tháng 4 đến giữa tháng 5 thời kỳ lúa làm đòng đến chín sữa và thường gây hại trên diện rộng sau các trận mưa giông và những ruộng bón thừa đạm, bón muộn, không cân đối. - Các biện pháp người dân áp dụng trong phòng trừ: Sử dụng hạt giống không nhiễm bệnh, luân canh cây trồng, vệ sinh đồng ruộng, xử lý hạt giống trước khi ngâm ủ, bón phân cân đối, bón nặng đầu nhẹ cuối vŕ cấy mật độ hợp lý. - Các loại thuốc hóa học được người dân sử dụng: Sasa 20WP, Starner 20WP
- 41 4.3. Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Minh Quân 4.3.1. Các loại hình sử dụng đất của xã Loại hình sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với những phương thức quản lý sản xuất trong điều kiện kinh tế – xã hội và kỹ thuật xác định. Theo kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của UBND xã Minh Quân, các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính trên địa bàn xã cụ thể ở bảng 4.12 sau: Bảng 4.12: Các loại hình sử dụng đất chính của xã năm 2017 Loại hình sử dụng đất sản Kiểu sử dụng đất sản xuất TT xuất nông nghiệp chính nông nghiệp LUT 1 Đất chuyên lúa Lúa xuân- Lúa mùa Lúa xuân - Lúa mùa - Lạc LUT 2 Đất 2 vụ lúa - cây vụ đông Lúa xuân - Lúa mùa – Ngô Lúa mùa - Lạc xuân LUT 3 Đất 1 lúa –màu Lúa mùa – Ngô đông Ngô xuân - Ngô đông LUT 4 Đất chuyên màu Lạc xuân - Ngô đông Sắn 4.3.2. Mô tả các loại hình sử dụng đất Mô tả các loại hình sử dụng đất là cơ sở để xác định yêu cầu sử dụng đất và mức độ thích hợp trong sử dụng đất. Nội dung mô tả các LUT chủ yếu dựa vào các tính chất đất đai và các thuộc tính của các LUT. * LUT 1: Chuyên lúa Loại hình này được bố trí ở các vùng đất có địa hình bằng, vàn thấp hoặc trũng ở các thung lũng, đảm bảo chế độ tưới tiêu chủ động hoặc bán chủ động.Thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha, tầng đất dày mỏng khác nhau.
- 42 Đây là LUT mang tính chất truyền thống của địa phương và tồn tại từ rất nhiều năm. Kiểu sử dụng đất là: LX - LM. + Lúa xuân: làm trong mùa khô, được gieo cấy vào đầu tháng 2 tới giữa tháng 2 và thu hoạch vào đầu tháng 5 đến giữa tháng 5. LX đầu mùa làm thì khô, vì vậy phải có nước tuới chủ động. Đầu và giữa vụ thường gặp rét, cuối vụ nóng và bắt đầu có mưa, nên phải chọn giống có khả năng chịu rét. Đối với LX thời gian này ta thường sử dụng các giống lúa ngắn ngày, thời gian sinh trưởng từ 125 – 130 ngày. Trồng phổ biến các giống Syn 6, VL20, Nhị ưu 838, HT1, HT6, Bắc thơm số 7, ĐS1, Khang dân đột biến, Khang dân 18, N97, Nếp 98. + Lúa mùa: Bắt đầu gieo cấy vào cuối tháng 6 đầu tháng 7, ngay sau khi thu hoạch vụ LX xong. LM thường kết thúc vào trung tuần tháng 9 hàng năm, thời gian sinh trưởng từ 125 – 130 ngày. Trồng phổ biến các giống: Lúa Bio 404, Nhị ưu 838, Nam ưu 603, HT 9, VS1, TBR 36, TBR 45, Bao thai, N97, nếp Cái hoa vàng, nếp Vải. LUT này thường áp dụng trên quy mô lớn (lớn nhất là cánh đồng thuộc thôn Linh Đức) với diện tích rộng hàng trăm ha nên thuận lợi cho việc cơ giới hóa trong sản xuất, xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng. LUT cho năng suất ổn định, sản phẩm sản xuất ra không chỉ đáp ứng nhu cầu lương thực tại địa phương mà còn là nguồn cung cấp cho các xã lân cận. * LUT 2: 2 Lúa - 1màu Có các kiểu sử dụng đất chủ yếu: Lúa xuân – lúa mùa – ngô, lúa xuân – lúa mùa – lạc. Lúa xuân và lúa mùa được trồng tương tự như loại sử dụng đất 2 lúa, cuối vụ mùa các hộ gia đình sẽ trồng các cây ngắn ngày như ngô hoặc lạc để gia tăng năng xuất cây trồng. LUT này được trồng trên đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, khó canh tác, tỷ lệ sét cao, pH thấp, địa hình vàn, vàn cao, không chủ động được nước tưới. Năng suất lúa và cây trồng màu không cao. Hiệu quả kinh tế của LUT này không cao. Nguồn dinh
- 43 dưỡng cung cấp cho đất chủ yếu là phân hóa học phân chuồng và phân hữu cơ chiếm tỷ lệ thấp. * LUT 3: 1 Lúa- 1 màu Có 2 công thức luân canh là lúa mùa – ngô và lúa mùa – lạc. Cây trồng chính là lúa cấy vào vụ mùa, các loại cây trồng màu được luân canh theo mùa vụ phù hợp với điều kiện đất đai, tập quán canh tác và nhu cầu của từng nông hộ. LUT này phân bố rải rác trên địa bàn, được áp dụng ở những nơi có địa hình đồi núi dốc, chờ nước mưa để cấy lúa, thành phần cơ giới phần lớn là cát pha. Vụ mùa thường trồng các giống lúa ngắn ngày, có khả năng chịu hạn như khang dân 18NC, Khang dân đột biến, Nhị ưu 838. * LUT 4: Chuyên màu Công thức luân canh: Lạc xuân – ngô đông, ngô xuân- ngô đông, sắn. Loại hình sử dụng đất này được trồng chủ yếu ở nơi có địa hình bằng phẳng, khả năng tưới tiêu tốt, thành phần cơ giới thịt nhẹ, pha cát. Tập trung chủ yếu ở các thôn như Hòa Quân , Linh Đức. - Vụ xuân: trồng các giống cây ngắn ngày chủ yếu như lạc, cho năng xuất khá cao và giá bán sản phẩm ở mức tương đối. - Vụ đông: Tiếp tục sử dụng các cây ngắn ngày, chịu nhiệt thấp như ngô. Để đạt năng suất cao, hạn chế sâu bệnh hại cuối vụ. 4.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái 4.4.1. Hiệu quả kinh tế của các LUT trên đất sản xuất nông nghiệp 4.4.1.1. Hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất là cơ sở thực tiễn để lựa chọn các loại hình sử dụng đất đáp ứng mục tiêu phát
- 44 triển, đồng thời cũng là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả sản xuất của ngành nông nghiệp so với các ngành khác trong xã. Trên cơ sở các số liệu thống kê, các số liệu điều tra phỏng vấn nông hộ thu thập được, đề tài tiến hành phân tích hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất thông qua các chỉ tiêu: tổng thu nhập từ đất (giá trị sản xuất – GTSX), chi phí sản xuất (CPSX), thu nhập thuần, hiệu quả sử dụng vốn, công lao động, giá trị ngày công (GTNC) được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.13: Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính của xã Minh Quân (Tính bình quân cho 1 ha) Hiệu Năng Giá trị Chi phí Thu nhập quả Giá trị ngày Cây STT suất sản xuất sản xuất thuần đồng công lao động trồng (tạ/ha) (1000đ) (1000đ) (1000đ) vốn (1000đ/ngày) (lần) 1 Lúa xuân 52,63 39,473 13,171 26,302 2,00 158,25 2 Lúa mùa 55,40 44,320 11,634 32,686 2,80 236,00 3 Ngô xuân 44,32 33,240 13,129 20,111 1,52 145,20 4 Ngô đông 41,55 31,163 13,268 17,895 1,35 107,67 5 Lạc 27,70 55,400 13,656 41,744 3,05 301,40 6 Sắn 141,27 21,190 8,864 12,326 1,39 89,00 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ, 2017) Từ số liệu bảng 4.13 cho thấy: Lạc có hiệu quả kinh tế cao nhất và sắn có hiệu quả kinh tế thấp nhất. + Lúa xuân có năng suất 52,63 tạ/ha, giá trị sản xuất 39,473 nghìn đồng/ha, chi phí sản xuất là 13,171 nghìn đồng/ha, thu nhập thuần là 26,302 nghìn đồng/ha, hiệu quả sử dụng vốn 2 lần/ha, giá trị ngày công lao động là 158,25 nghìn đồng/công.
- 45 + Lúa mùa có năng suất 55,4 tạ/ha, giá trị sản xuất là 44,320 nghìn đồng/ha, chi phí sản xuất là 11,634 nghìn đồng/ha, thu nhập thuần là 32,686 nghìn đồng/ha, hiệu quả sử dụng vốn là 2,8 lần/ha, giá trị ngày công là 236 nghìn đồng/công. + Ngô xuân có năng suất 44,32 tạ/ha, giá trị sản xuất là 33,240 nghìn đồng/ha, chi phí sản xuất là 13,129 nghìn đồng/ha, thu nhập thuần 20,111 nghìn đồng/ha, hiệu quả sử dụng vốn là 1,52 lần/ha, giá trị ngày công là 145,2 nghìn đồng/công. + Ngô đông có năng suất 41,55 tạ/ha, giá trị sản xuất là 31,163nghìn đồng/ha, chi phí sản xuất là 13,268 nghìn đồng/ha, thu nhập thuần là 17,895nghìn đồng/ha, hiệu quả sử dụng vốn là 1,35 lần/ha, giá trị ngày công lao động là 107,67 nghìn đồng/công. + Lạc có năng suất 27,7 tạ/ha, giá trị sản xuất là 55,400 nghìn đồng/ha, chi phí sản xuất là 13,656 nghìn đồng/ha, thu nhập thuần là 41,744 nghìn đồng/ha, hiệu quả sử dụng vốn là 3,05 lần/ha, giá trị ngày công lao động là 301,4 nghìn đồng/công. + Sắn có năng suất 141,27 tạ/ha, giá trị sản xuất là 21,190 nghìn đồng/ha, chi phí sản xuất là 8,864 nghìn đồng/ha, thu nhập thuần là 12,326 nghìn đồng/ha, hiệu quả sử dụng vốn là 1,39 lần/ha, giá trị ngày công lao động là 89 nghìn đồng/công. 4.4.1.2. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất Đánh giá hiệu quả kinh tế kết quả sản xuất và chi phí đầu tư được tính toán dựa trên cơ sở giá cả thị trường tại một thời điểm xác định. Trong đề tài nghiên cứu này, em dựa trên giá cả thị trường trên địa bàn xã Minh Quân và các vùng lân cận năm 2017.
- 46 Bảng 4.14: Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất của xã Minh Quân (Tính bình quân cho 1ha) Hiệu Thu Giá trị Giá trị Chi phí quả nhập ngày công Kiểu sử dụng đất sản xuất sản xuất đồng thuần lao động (1000 đ) (1000 đ) vốn (1000 đ) (1000 đ) (lần) 2 vụ lúa (LX-LM) 83,793 24,805 59,006 2,40 197,13 LX – LM – lạc 139,193 34,461 100,732 2,62 231,88 LX - LM – ngô 114,956 38,491 76,901 2,05 167,3 LM – lạc xuân 97,720 25,290 74,430 2,90 268,7 LM – ngô đông 75,483 24,902 50,581 2,07 171,83 Lạc xuân – ngô đông 86,563 26,924 59,639 2,20 204,53 Ngô xuân – ngô đông 64,403 26,397 38,006 1,43 124,93 Sắn 21,190 8,864 12,326 1,39 89,00 (Nguồn: Thống kê từ phiếu điều tra, 2017) 4.4.1.3. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất Bảng 4.15: Phân cấp hiệu quả kinh tế các LUT sản xuất nông nghiệp Hiệu quả sử Giá trị sản Chi phí sản Thu nhập Giá trị ngày dụng đồng Cấp xuất xuất thuần công lao động vốn (1000đ) (1000đ) (1000đ) (1000đ/ngày) (lần) Cao >100,000 >29,000 >71,000 >2,39 >209 Trung 60,000- 19,000-29000 42,000-71,000 1,89-2,39 149-209 bình 100,000 Thấp < 60,000 <19,000 <42,000 <1,89 <149 (Nguồn: Thống kê từ phếu điều tra, 2017) Dựa vào bảng phân cấp chỉ tiêu ở trên có thể đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất, các mức độ được thể hiện qua bảng sau:
- 47 Bảng 4.16: Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất Giá Hiệu Giá trị Chi trị Thu nhập quả sản phí sản ngày Kiểu sử dụng đất Mức Mức thuần Mức đồng Mức Mức xuất xuất công (1000 đ) vốn (1000 đ) (1000 đ) LĐ (lần) (1000 đ) 2 vụ lúa 83,793 24,805 59,006 2,40 197,13 (LX-LM) LX – LM – lạc 139,193 34,461 100,732 2,62 231,13 LX - LM – ngô 114,956 38,491 76901 2,05 167,3 LM – lạc xuân 97,720 25,290 74,430 2,90 268,70 LM – ngô đông 75,483 24,902 50,581 2,07 171,83 Lạc xuân – ngô đông 86,563 26,924 59,639 2,20 204,53 Ngô xuân – ngô đông 64,403 26,397 38,006 * 1,43 * 124,93 * Sắn 21,190 * 8,864 * 12,326 * 1,39 * 89,00 * Cao : Trung bình : Thấp : * (Nguồn: Phiếu điều tra nông hộ, 2017) Kết quả điều tra nông hộ thu được trên các loại hình sử dụng đất (LUT) như sau: * Đối với đất chuyên lúa: có 1 loại hình sử dụng đất chuyên lúa với 1 kiểu sử dụng đất là đất 2 vụ lúa (lúa xuân - lúa mùa). - Đất 2 vụ lúa: Cho hiệu quả kinh tế ở mức trung bình với tổng giá trị sản xuất 83,793 nghìn đồng/ha, tổng chi phí sản xuất là 24,805 nghìn đồng/ha, tổng thu nhập thuần 59,006 nghìn đồng/ha, hiệu quả đồng vốn đạt 2,4 lần, giá trị ngày công lao động đạt 197,13 nghìn đồng/công lao động. * Đối với 2 vụ lúa – cây vụ Đông: Có 2 loại hình sử dụng đất chính là đất 2 vụ lúa + cây vụ đông. - Kiểu sử dụng đất Lúa xuân - Lúa mùa – Lạc: Cho hiệu quả kinh tế ở mức cao với tổng giá trị sản xuất 139,193 nghìn đồng/ha, tổng chi phí sản xuất là 34,461 nghìn đồng/ha, tổng thu nhập thuần 100,732 nghìn đồng/ha, hiệu quả đồng vốn đạt 2,62 lần, giá trị ngày công lao động đạt 231,13nghìn đồng/công lao động.
- 48 - Kiểu sử dụng đất Lúa xuân - Lúa mùa –Ngô: Cho hiệu quả kinh tế ở mức cao với tổng giá trị sản xuất 111,956 nghìn đồng/ha, tổng chi phí sản xuất trung bình là 38,491 nghìn đồng/ha, tổng thu nhập thuần 76,901 nghìn đồng/ha, hiệu quả đồng vốn đạt 2,05 lần, giá trị ngày công lao động đạt 167,3 nghìn đồng/công lao động. * Đối với 1 vụ lúa – màu: : Loại hình này gồm có 2 kiểu sử dụng đất là Lúa mùa – ngô đông, Lạc xuân – lúa mùa. Loại hình sử dụng đất này cho giá trị sản xuất ở mức trung bình cụ thể: - Lạc xuân – lúa mùa: cho tổng giá trị sản xuất là 97,720 nghìn đồng/ha, chi phí sản xuất trung bình 25,290 nghìn đồng/ha, thu nhập thuần là 74,430 nghìn đồng/ha, hiệu quả đồng vốn đạt 2,9 lần, giá trị ngày công lao động đạt 268,70 đồng/công lao động. - Lúa mùa – ngô đông: cho tổng giá trị sản xuất là 86,563 nghìn đồng/ha, chi phí sản xuất trung bình sản xuất 26,924 nghìn đồng/ha, thu nhập thuần 59,639 nghìn đồng/ha. hiệu quả đồng vốn đạt 2,2 lần, giá trị ngày công lao động đạt 204,53 nghìn đồng/công lao động. * Đối với loại hình sử dụng đất chuyên màu : Có 3 kiểu sử dụng đất là Lạc xuân – ngô đông; Ngô xuân – Ngô đông; Sắn: - Lạc xuân – ngô đông: Có hiệu quả kinh tế cao với tổng giá trị sản xuất trung bình là 86,565 nghìn đồng/ha, chi phí sản xuất là 26,924 nghìn đồng/ha, thu nhập thuần đạt 59,639 nghìn đồng/ha, hiệu quả đồng vốn đạt 2,20 lần ,giá trị ngày công lao động đạt 204,53 nghìn đồng/công lao động. - Ngô xuân – ngô đông: Có hiệu quả kinh tế trung bình với tổng giá trị sản xuất trung bình là 64,403 nghìn đồng/ha, chi phí sản xuất 26,924, thu nhập thuần là 38,003 nghìn đồng/ha, hiệu quả đồng vốn đạt 1,43 lần, giá trị ngày công lao động đạt 124,93 nghìn đồng/công lao động.
- 49 - Sắn: Có hiệu quả kinh tế thấp với tổng giá trị sản xuất trung bình là 21,190 nghìn đồng/ha, chi phí sản xuất 8,864, thu nhập thuần là 12,326 nghìn đồng/ha, hiệu quả đồng vốn đạt 1,39 lần, giá trị ngày công lao động đạt 89 nghìn đồng/công lao động. *Đánh giá chung hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất Từ việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp và bảng phân cấp hiệu quả kinh tế rút ra một số nhận xét sau: - Trên đất trồng cây hàng năm (bao gồm đất chuyên lúa, đất 2 vụ lúa - cây vụ đông, đất 1 vụ lúa - cây màu, đất chuyên màu). - Hiện nay trên địa bàn xã công thức luân canh trong sản xuất nông nghiệp rất phong phú đa dạng, cơ cấu mùa vụ thay đổi. Trong các loại đất trồng cây hàng năm cho kết quả cao nhất là đất 2 vụ lúa + 1 vụ đông, thấp nhất là kiểu sử dụng đất sắn, một trong những nguyên nhân do thiếu sự đầu tư về vốn, về khoa học kỹ thuật, các kiểu sử dụng đất đơn giản đặc biệt là nhân dân còn sử dụng các giống địa phương (giống lúa chủ yếu là BC15, HT - 1 và giống nếp 87 địa phương) cộng với cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp nghèo nàn, trình độ canh tác còn chưa được cải tiến, điều này ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và hiệu quả sử dụng đất. - Nhìn chung xét về hiệu quả kinh tế (giá trị gia tăng), trên địa xã còn đạt hiệu quả thấp, hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp (chủ yếu là lấy công làm lãi), nguyên nhân chủ yếu do tác động của điều kiện đất đai, trình độ thâm canh, cơ cấu cây trồng và đặc biệt mức độ thuận lợi cơ sở hạ tầng tác động đến thị trường giá cả (cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm). 4.4.2. Đánh giá hiệu quả xã hội của các LUT trên đất sản xuất nông nghiệp Do điều kiện khí hậu, đất đai và địa hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã chủ yếu là: LUT 2 lúa - 1 màu, LUT chuyên màu .Chất lượng lao động của xã còn thấp, cơ sở hạ tầng còn thiếu nhiều. Vấn đề này đã gây khó khăn cho vấn đề áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất.
- 50 Trong những năm qua xã đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp như hoàn thiện hệ thống thủy lợi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các giống cây tốt có năng suất cao vào sản xuất, nâng cao đời sống của người dân. Hiệu quả xã hội của mỗi loại hình sử dụng đất được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: Thu hút lao động, đảm bảo đời sống xã hội, tỷ lệ giảm hộ đói nghèo, sản phẩm tiêu thụ trên thị trường, phù hợp với tập quán canh tác. Quá trình sản xuất nông nghiệp tạo ra nguồn của cải phục vụ cho chính người dân và nguồn hàng hóa để buôn bán trên thị trường. Như vậy loại hình mang lại hiệu quả kinh tế cao sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo an ninh lương thực, đảm bảo chất lượng cuộc sống, giảm tỷ lệ đói nghèo, giải quyết được vấn đề việc làm cho người dân. Ngược lại loại hình sử dụng đất cho cho năng suất thấp, thu nhập không ổn định thì không giải quyết được các vấn đề như việc làm, lao động. Sản xuất không đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu thì người dân không yên tâm sản xuất dẫn đến người dân không đầu tư cho giáo dục, dẫn đến xuất hiện các tệ nạn xã hội. Bảng 4.17: Hiệu quả xã hội của các LUT xã Minh Quân Đảm Giảm Sản Đáp ứng bảo Thu hút tỷ lệ phẩm Kiểu sử dụng đất nhu cầu lương lao động đói hàng nông hộ thực nghèo hóa LX – LM LX – LM – lạc LX - LM – ngô LM – lạc xuân LM – ngô đông Lạc xuân – ngô đông Ngô xuân – ngô đông * Sắn * * * * * Cao: Trung bình : Thấp : * (Nguồn: Phiếu điều tra nông hộ, 2017)
- 51 Các hoạt động trồng trọt trên đất cây hàng năm phần lớn là huy động và sử dụng vốn của nông hộ và việc đầu tư vốn lao động trong LUT này là không thường xuyên, chỉ mang tính thời vụ, chỉ tập trung vào một số khâu trồng chính như làm cỏ, gieo trồng, thu hoạch còn lại là thời gian nông nhàn. Qua bảng phân tích trên ta có thể thấy hiệu quả xã hội từ các kiểu sử dụng đất như sau: Loại hình sử dụng đất chuyên lúa thu hút lực lượng trung bình. Loại hình này đảm bảo một phần lương thực, thực phẩm tại chỗ, có thị trường tiêu thụ khá ổn định, tận dụng được nguồn lao động dư thừa ở nông thôn, đảm bảo tăng thu nhập. Khả năng cung cấp sản phẩm chưa cao. Loại hình sử dụng đất 2 lúa - cây màu thu hút một lực lượng lao động lớn. Loại hình này đảm bảo lương thực, thực phẩm tại chỗ, có thị trường tiêu thụ khá ổn định, tận dụng được nguồn lao động dư thừa ở nông thôn, đảm bảo tăng thu nhập. Khả năng cung cấp sản phẩm ổn định. Loại hình sử dụng đất chuyên màu cũng thu hút lực lượng lớn lao động trong xã hội và cũng cho giá trị thu nhập ngày công trung bình. Vì vậy đây là kiểu sử dụng đất cần được quan tâm nghiên cứu vì nó đã thu hút được lực lượng lao động dư thừa trong nông thôn, tăng thu nhập cho người lao động và sản phẩm cho xã hội, hiện tại kiểu sử dụng đất này còn chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tiềm năng của vùng, do vậy để vùng phát triển đem lại hiệu quả một cách toàn diện cần phải đưa ra các giải pháp mang tính tổng hợp để khắc phục những hạn chế, khơi dậy tiềm năng sẵn có của vùng. 4.4.3. Đánh giá hiệu quả môi trường của các LUT trên đất sản xuất nông nghiệp Trong thực tế, tác động môi trường diễn ra rất phức tạp và theo nhiều yếu tố khác nhau, cây trồng được phát triển tốt khi phù hợp với đặc tính, chất lượng của đất. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới sự hoạt động của con người sử dụng hệ thống cây trồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường.
- 52 Bảng 4.18: Đánh giá hiệu quả môi trường các loại hình sử dụng đất xã Minh Quân Khả năng Ý thức của người Tỷ lệ che Kiểu sử dụng đất cải tạo, bảo dân sử dụng phủ vệ đất thuốc BVTV LX – LM LX – LM – lạc LX - LM – ngô LM – lạc xuân * LM – ngô đông Lạc xuân – ngô đông Ngô xuân – ngô đông Sắn * * Cao: Trung Bình : Thấp : * (Nguồn: Phiếu điều tra nông hộ, 2017) 4.4.4. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất (LUT) đạt hiệu quả kinh tế xã hội môi trường và giải pháp 4.4.4.1. Tiêu chuẩn lựa chọn LUT sử dụng đất bền vững Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đưa ra những tiêu chuẩn làm căn cứ để lựa chọn các loại hình sử dụng đất có triển vọng: - Đảm bảo đời sống của nhân dân - Phù hợp với mục tiêu phát triển của vùng nghiên cứu - Thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm - Định canh, định cư và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật - Tăng sản phẩm hàng hóa xuất khẩu - Tác động tốt đến môi trường
- 53 4.4.4.2. Căn cứ lựa chọn Để lựa chọn được các loại hình sử dụng đất phù hợp và đề xuất hướng sử dụng đất đạt hiệu quả cao cả về 3 mặt kinh tế - xã hội và môi trường cần dựa vào các căn cứ sau: - Điều kiện sinh thái: Muốn đưa một loại hình vào sử dụng thì phải xem xét điều kiện sinh thái của cây trồng có phù hợp với điều kiện sinh thái của lãnh thổ hay không và ở mức độ thích nghi nào. - Hiệu quả kinh tế - xã hội: Để đạt được hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc đảm bảo điều kiện sinh thái cho loại hình sử dụng đất thì phải quan tâm đến giá cả, đến thị trường tiêu thụ, mức độ quan trọng của sản phẩm và phải giải quyết được việc làm cho người dân. - Chất lượng môi trường: Để phát triển bền vững bất cứ một loại hình sử dụng đất đai nào khi đưa và sử dụng, cần phải dự báo về tác hại đến môi trường của loại hình sử dụng đất đai đó mang lại ở hiện tại và trong tương lai. 4.4.4.3. Lựa chọn LUT sử dụng có hiệu quả Qua kết quả của việc đánh giá về các điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường trên địa bàn xã Minh Quân, đồng thời dựa trên những căn cứ và tiêu chuẩn lựa chọn các loại hình sử dụng đất. Tôi đã lựa chọn một số LUT phù hợp cho xã như sau: * LUT 1: 2 vụ lúa ( LX - LM) Loại hình sử dụng đất này dựa vào kinh nghiệm lâu lăm của người dân địa phương kết hợp với tiến bộ của khoa học kĩ thuật được áp dụng nhưng còn có phần hạn chế nên hiệu quả kinh tế chưa cao và đảm bảo một phần đời sống nhân dân. Đối với đất 2 vụ cần cải tạo và chuyển dịch cơ cấu thành đất 3 vụ với các cây trồng để cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt. * LUT 2: 2 lúa - 1 màu. Trong LUT này có hai kiểu sử dụng đất là LX – LM - lạc xuân, LX-
- 54 LM- ngô đông. Đây là loại hình sử dụng đa dạng được áp dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong toàn xã,phù hợp với điều kiện tự nhiên, tận dụng được nguồn lực lao động của vùng. Trong loại hình sử dụng đất này với hình thức luân canh đa dạng góp phần cải tạo, bồi dưỡng đất, làm tăng thu nhập cho người dân, làm đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường. * LUT 3: chuyên màu. Trong LUT chuyên màu gồm các kiểu sử dụng đất như: lạc xuân - ngô đông, ngô đông –ngô xuân,sắn. LUT này cho hiệu quả kinh tế trung bình được lựa chọn là loại hình sử dụng đất phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, vừa có tác dụng cải tạo đất vừa tăng thêm thu nhập cho người dân. Tuy nhiên để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn cần được đầu tư lao động nhiều hơn nhất là đối với cây ngô. Cần có các giải pháp kỹ thuật về thâm canh để đạt hiệu quả cao hơn. 4.5. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái Qua quá trình điều tra thực địa và điều tra nông hộ, em thấy sản xuất nông nghiệp của xã Minh Quân còn gặp nhiều khó khăn và chưa có tính chuyên nghiệp nên năng suất, chất lượng của một số LUT chưa cao, vì vậy em đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trong tương lai như sau: 4.5.1. Giải pháp chung * Giải pháp tổ chức chỉ đạo: Huy động tất cả các ban ngành cùng vào cuộc chỉ đạo sớm, quyết liệt và hiệu quả, thông tin tuyên truyền đặc biệt tăng cường cán bộ kỹ thuật cho cơ sở, sự vào cuộc của cán bộ cơ sở luôn tạo thế chủ động trong chỉ đạo sản xuất. * Giải pháp về kỹ thuật: - Áp dụng các kỹ thuật canh tác để cải tạo độ phì cho đất
- 55 + Tăng cường che phủ cho đất, tăng tối đa lượng chất hữu cơ trong đất bằng các kỹ thuật xen canh, luân canh, cây trồng che phủ đất để đạt sinh khối tối đa. Sử dụng các loại cây ngắn ngày, đa chức năng có bộ rễ phát triển khỏe, sâu để khai thác dinh dưỡng hoặc trồng cây họ đậu cố định đạm. Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học đối với tất cả các loại hình sử dụng đất. Đối với địa hình dốc cần áp dụng biện pháp canh tác bền vững trên đất dốc. + Làm giàu chất hữu cơ cho đất bằng cách trả lại nó các sản phẩm phụ của trồng trọt (rơm rạ, thân đậu) + Chuyển đổi cơ cấu cây trồng với những loại hình sử dụng đất thích hợp. - Hướng dẫn người dân bảo quản nông sản sau thu hoạch. Nhiều loại nông sản người dân chưa biết cách hoặc không có khái niệm bảo quản, vì vậy việc hướng dẫn kỹ thuật bảo quản cần được quan tâm. - Tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền người dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc “4 đúng” (đúng thuốc, đúng nồng độ, liều lượng, đúng lúc, đúng kỹ thuật), sử dụng phân bón cân đối, hợp lý. * Giải pháp về chính sách - Thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã. Tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về đất đai nâng cao trình độ dân trí của người dân trong sử dụng đất. - Tiếp tục đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ cụ thể đến trực tiếp các hộ cần và thiếu vốn sản xuất trong việc tiếp cận vay vốn có lãi suất thấp kì, hạn hợp lý. Ưu tiên phân bổ cho các hộ có khả năng về đất và lao động để khuyến khích mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất.
- 56 - Tăng cường công tác khuyến nông áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ phân bón, giống cây trồng cho người dân, hướng dẫn người dân kỹ thuật chăm sóc cây trồng thông qua lớp tập huấn kỹ thuật. * Giải pháp về cơ sở hạ tầng: - Hoàn thiện hệ thống giao thông nội đồng, tiếp tục xây dựng và nâng cấp các tuyến đường giao thông trên địa bàn nhằm thuận lợi cho việc giao thông cũng như trao đổi hàng hóa. - Củng cố và nâng cấp hệ thống kênh mương, thủy lợi, trạm bơm nước về các xứ đồng. Xây dựng và phát triển các cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn xã. * Giải pháp về thị trường - Tổ chức tốt các thông tin thị trường, dự báo thị trường để giúp người dân có hướng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. - Thành lập các tổ thu mua tiêu thụ sản phẩm và xây dựng các điểm thu mua tập trung, tăng cường phát triển chất lượng và quảng bá sản phẩm nông sản ra thị trường. * Giải pháp về giống - Lựa chọn giống có năng suất, chất lượng sản phẩm tốt phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương và yêu cầu thị trường. 4.5.2. Giải pháp cụ thể 4.5.2.1. LUT trồng cây hàng năm - Đưa các giống lúa mới có năng suất cao, giống lúa ngắn ngày vào sản xuất, thay thế các giống cũ ở địa phương như: lúa Q, khang dân, lai 2 dòng Các cây màu cần có hướng nghiên cứu đầu tư và đưa vào sản xuất đại trà theo mô hình thâm canh áp dụng các cây màu có năng xuất tốt đã được bà con tin tưởng và đưa vào gieo trồng như: ngô,lạc,sắn.
- 57 - Cần phải thực hiện tốt quy hoạch sử dụng đất đã có. Kết hợp đầu tư hệ thống thủy lợi, kênh mương. - Bố trí sử dụng công thức luân canh mới hợp lý với từng điều kiện tự nhiên của từng vùng. - Tuyên truyền khuyến khích người dân ý thức sử dụng thuốc BVTV, thực hiện tốt khâu cơ giới hóa các khâu sản xuất. - Xây dựng các mô hình để làm cơ sở khuyến cáo và nhân rộng ra sản xuất như mô hình cánh đồng 1 giống. - Tăng cường công tác dự tính dự báo sâu, bệnh hại và hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật phòng trừ kịp thời, hiệu quả. - Tăng cường tuyên truyền người dân sử dụng thuốc sinh học đảm bảo an toàn trong phòng trừ dịch hại, ít độc với môi trường và sức khỏe con người - Bố trí cây trồng đúng thời vụ nhằm đảm bảo gặp điều kiện thời tiết thuận lợi tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, đạt năng suất cao. 4.5.2.2. LUT trồng cây lâu năm - Cần áp dụng các biện pháp mới trong sản xuất có chế độ chăm sóc và tạo tầng tán hợp lý để mang lại năng suất và chất lượng tốt. - Đưa các giống chè mới có năng suất, chất lượng vào sản xuất tạo vùng chè có thương hiệu nhằm tạo đầu ra ổn định cho nông sản. - Tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học để nâng cao năng lực sản xuất, chế biến chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGap cho người dân. - Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước, duy trì các vườn ươm cây chè giống trên địa bàn đảm bảo đủ lượng giống phục vụ cho trồng mới và trồng thay thế. - Tiếp tục duy trì, xây dựng, hình thành các tổ hợp tác sản xuất, chế biến chè theo tiêu chuẩn Vietgap.
- 58 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận - Minh Quân là một xã thuộc phía nam huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Cách trung tâm thành phố 15km. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã có 1.967,29ha. Trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp: 379,17 ha bao gồm đất trồng cây hàng năm 225,36 ha, đất trồng lúa 167,95 ha, đất trồng cây hàng năm khác 57,41ha. Đất lâm nghiệp: 864,64 ha gồm đất rừng sản xuất 864,64 ha. Nhóm đất phi nông nghiệp: 669,00 ha. Địa bàn xã được chia thành 08 thôn với 1240 hộ 4488 nhân khẩu Nền kinh tế của xã chủ yếu là phát triển nông, lâm nghiệp và chăn nuôi Trong những năm qua công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã được thường xuyên quan tâm, công tác kiểm tra tình hình sử dụng đất của UBND xã luôn được chú trọng, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai được thực hiện thường xuyên trong các cuộc họp tại các cơ sở thôn nhìn chung người dân trên địa bàn xã cũng đã hiểu và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước trong việc quản lý, sử dụng đất. - Xã có 5 LUT, dựa trên kết quả đánh giá đã lựa chọn ra 4 loại hình sử dụng đất đạt hiệu quả tốt và bền vững trên đất sản xuất nông nghiệp của xã Minh Quân là: - LUT 1: Chuyên lúa (Lúa xuân – Lúa mùa) - LUT 2: 2 vụ lúa (Lúa xuân – Lúa mùa) – cây vụ đông (Lạc) - LUT 3: 1 lúa – 1 màu (Lúa mùa – Lạc xuân, Lúa mùa – Ngô đông) - LUT 4: Chuyên màu - Là một xã nông nghiệp do đó giá trị ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị GDP của xã.
- 59 - Hiệu quả sử dụng đất của các LUT: + Hiệu quả kinh tế: loại hình sử dụng đất cho giá trị sản xuất cao nhất là LUT 2: 2 lúa – cây vụ đông, đó là Lúa xuân - Lúa mùa – Lạc, Lúa xuân - Lúa mùa – Ngô và thấp nhất là LUT 4: chuyên màu đó là Ngô xuân – Ngô đông, Lạc xuân – Ngô đông, Sắn. + Hiệu quả xã hội: các loại hình sử dụng đất đều có ý nghĩa rất lớn về mặt xã hội, vừa phù hợp với năng lực sản xuất của người dân, vừa đảm bảo được an ninh lương thực, gia tăng lợi ích góp phần xóa đói giảm nghèo. + Hiệu quả môi trường: cây ăn quả, kiểu sử dụng đất 2 lúa – cây vụ đông, chuyên màu cho hiệu quả môi trường cao. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cần lựa chọn giống cây trồng có năng suất chất lượng tốt để bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý. Xác định các biện pháp thâm canh, tăng cường sản xuất sản phẩm hàng hóa, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng các vùng sản xuất đặc trưng cho các LUT đã chọn. Quá trình sử dụng đất phải gắn liền với việc cải tạo, bồi dưỡng, bảo vệ đất và môi trường. Phát triển thị trường sản phẩm ổn định và lâu dài. 5.2. Đề nghị * Đối với hộ nông dân trong xã: - Tích cực tham khảo ý kiến của các cán bộ chuyên môn về nông nghiệp, học hỏi kinh nghiệm của các hộ làm ăn giỏi trong sản xuất nông nghiệp, loại bỏ phong tục canh tác lạc hậu, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. - Áp dụng các phương thức xen canh, luân canh để cải tạo đất, nâng cao hiệu quả năng suất cây trồng. - Tận dụng nguồn lao động sẵn có. - Tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật, mở rộng diện tích cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- 60 * Đối với Đảng bộ chính quyền và các ban ngành tại địa phương: - Cần quan tâm hơn nữa tới người nông dân thúc đẩy kinh tế nông hộ phát triển. - Có các chính sách phù hợp, ưu đãi với thực trạng phát triển kinh tế của hộ. - Tăng cường hỗ trợ, đầu tư vốn cho người dân để đưa vào sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản, ngành nghề nông thôn theo chương trình quy hoạch nông thôn mới của Chính phủ. - Nâng cấp và củng cố hệ thống đường nội đồng, thủy lợi. - Khuyến khích người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt là cây trông kém hiệu quả. - Thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến nông và các lớp tập huấn kĩ thuật cho người dân tạo tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp bền vững trong tương lai. - Tiếp tục tuyên truyền và vận động người dân dồn điền đổi thửa, luân canh cây trồng hợp lý, chú ý tới các biện pháp cải tạo đất, bảo vệ môi trường.
- 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1. Đường Hồng Dật và các cộng sự (1994), Lịch sử Nông nghiệp Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 2. Nguyễn Thế Đặng và Nguyễn Thế Hùng (1999), giáo trình Đất, NXB Nông Nghiệp. 3. Quyền Đình Hà (1993), Đánh giá kinh tế đất lúa vùng đồng bằng sông Hồng, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, ĐHNN I, Hà Nội. 4. Đỗ Thị Lan và Đỗ Anh Tài (2007), Giáo trình Kinh tế tài nguyên đất, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 5. Nguyễn Ngọc Nông và Nông Thị Thu Huyền (2008), Bài giảng Đánh giá đất, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 6. Nguyễn Hữu Ngữ (2010), Bài giảng quy hoạch sử dụng đất, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế. 7. Quốc hội (2013), Luật Đất đai năm 2013, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội. 8. Quốc hội (2013), Hiến pháp năm 2013, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội. 9. Lương Đình Tuyển (2013), Đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững tại huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên. 10. UBND xã Minh Quân, Báo cáo kinh tế, xã hội năm 2017 11. UBND xã Minh Quân, biểu biến động theo diện tích sử dụng đất giai đoạn 2013-2017, biểu cơ cấu diện tích theo mục đích sử dụng đất và đối tượng sử dụng, quản lý đất năm 2017. 12. UBND xã Minh Quân, Đề án xây dựng nông thôn mới xã Minh Quân, giai đoạn 2015 -2020.
- 62 13. Nguyễn Quốc Vọng (2011), Nâng cao chất lượng nông sản Việt Nam, NXB Nông Ngiệp. II. Tài liệu Internet 14. Tài nguyên đất, 15. Thống kê đất đai của tổng cục thống kê:
- PHỤ LỤC GIÁ BÁN CỦA MỘT SỐ VẬT TƯ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ HÀNG HÓA NÔNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ MINH QUÂN TẠI THỜI ĐIỂM NĂM 2017 I. Giá vật tư cho sản xuất nông nghiệp STT Chỉ tiêu ĐVT Đơn giá (đồng) 1 Thóc tẻ giống kg 20.000 2 Lạc giống kg 40.000 3 Ngô giống kg 100.000 4 Phân đạm URE kg 7.000 5 Phân lân NPK kg 5.000 6 Phân kali kg 8.000 7 Phân chuồng Kg 500 II. Giá bán hàng hóa nông sản STT Chỉ tiêu ĐVT Đơn giá (đồng) 1 Thóc tẻ thường Kg 7.500-8000 2 Ngô hạt Kg 7.500 3 Lạc cả vỏ Kg 25.000 4 Sắn Kg 1.000
- III. Chi phí đầu tư cho một sào Bắc bộ các loại cây trồng trên địa bàn xã Minh Quân Phân Phân Thuốc Công Giống Đạm Kali Cây trồng NPK chuồng BVTV LĐ (1000đ) (Kg) (Kg) (Kg) (Kg) (1000đ) (ngày) Lúa xuân 30 5,0 6,0 20 500 100 6 Lúa mùa 30 6,0 5,5 19 500 100 5 Ngô xuân 50 5,5 6,0 20 550 50 6 Ngô đông 50 7,5 6,0 21 550 50 5 Lạc 200 5,0 5,5 16 350 20 5 Sắn 20 4,5 5,5 16 350 20 5
- Số phiếu điều tra: PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ XÃ MINH QUÂN I. Thông tin chủ hộ 1. Họ và tên chủ hộ: 2. Tuổi: Dân tộc: 3. Giới tính: 4. Địa chỉ: Thôn xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái 5. Số nhân khẩu: Người 6. Số người trong độ tuổi lao động: Trong đó: LĐ nông nghiệp: LĐ phi nông nghiệp: 7. Loại hộ ( Khá, Trung bình, Nghèo): II. Thông tin chi tiết về tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 1. Các loại cây trồng Diện tích Năng suất Sản lượng Giá bán Loại cây trồng (sào) (tạ/sào) (tạ) (đồng/kg) Lúa xuân Lúa mùa Ngô xuân Ngô đông Lạc Sắn
- 2. Chi phí cho cây trồng trên 1 sào Phân Phân Thuốc Lao Giống Đạm Kali Cây trồng NPK chuồng BVTV động (1000đ) (kg) (kg) (kg) (kg) (1000đ) (công) Lúa xuân Lúa mùa Ngô xuân Ngô đông Lạc Sắn III. Câu hỏi phỏng vấn 1. Gia đình thường gieo trồng những loại cây gì? 2. Gia đình có thường xuyên sử dụng thuốc BVTV không? Mấy lần trong một vụ? 3. Gia đình thường bón phân gì cho cây trồng là chủ yếu? 4. Gia đình có áp dụng kỹ thuật mới trong sản xuất không? Có Không 5. Gia đình có vay vốn để sản xuất không? Có Không 6. Gia đình có thuê (nhờ, đổi công) người lao động khác không? 7. Gia đình có sử dụng biện pháp cải tạo đất không? Nếu có là biện pháp gì? 8. Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp: Đủ chi dùng cho cuộc sống □ Không đủ chi dùng cho cuộc sống □ Đáp ứng được khoảng bao nhiêu % 9. Gia đình gặp những khó khăn gì trong sản xuất không? 10. Mong muốn của ông (bà) hiện nay trong quá trình sản xuất? Xác nhận của chủ hộ Người điều tra Nguyễn Thị Huyền Trâm