Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Đồng Lương , huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2014 -2017

pdf 65 trang thiennha21 13/04/2022 7610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Đồng Lương , huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2014 -2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_su_dung_dat_san_xuat_nong_nghiep.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Đồng Lương , huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2014 -2017

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM THỊ MAI Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐỒNG LƯƠNG,_HUYỆN LANG CHÁNH,TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2014-2017” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Địa chính môi trường Khoa: Quản lý tài nguyên Khóa: 2014 - 2018 THÁI NGUYÊN - 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM THỊ MAI Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐỒNG LƯƠNG,- HUYỆN LANG CHÁNH TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2014 - 2017” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Địa chính môi trường Khoa: Quản lý tài nguyên Lớp: K46 – ĐCMT – N01 Khóa: 2014 - 2018 Giảng viên hướng dẫn: Th.S: HÀ ĐÌNH NGHIÊM THÁI NGUYÊN – 2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là cơ hội giúp cho sinh viên áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Đồng Lương , huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2014 -2017”. Thời gian thực tập tuy không dài nhưng đem lại cho em những kiến thức bổ ích và kinh nghiệm quý báu, đến nay em đã hoàn thành bài tốt khóa luận tốt nghiệp của mình. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong Khoa Quản lý Tài nguyên, những người đã giảng dạy, đào tạo, hướng dẫn chúng em và đặc biệt là giảng viên Th.S Hà Đình Nghiêm, người đã trực tiếp hướng dẫn em một cách tận tình và chu đáo trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành bài khóa luận này. Ngoài ra em còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các bác, cô chú, anh chị cán bộ công tác tại UBND xã Đồng Lương, Ban Địa chính và Xây dựng xã Đồng Lương, các ban ngành cùng đoàn thể cùng nhân dân trong xã đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian qua. Do thời gian có hạn, lại là bước đầu làm quen với phương pháp mới chắc chắn báo cáo không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 10 tháng 05 năm 2018 Sinh viên Phạm Thị Mai
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng của Việt Nam năm 2013 13 Bảng 4.1. Tình hình dân số và lao động của xã Đồng Lương năm 2016 26 Bảng 4.2. Giá trị sản xuất và cơ cấu sản xuất nông nghiệp xã Đồng lương giai đoạn 2014 - 2016 29 Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất của xã Đồng Lương năm 2016 32 Bảng 4.4. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp xã Đồng Lương năm 2016 33 Bảng 4.5. Biến động diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã Đồng lương giai đoạn 2015 – 2016 34 Bảng 4.6. Diện tích, năng suất một số cây trồng chính của xã 35 Bảng 4.7. Các loại hình sử dụng đất của xã Đồng Lương 36 Bảng 4.8. Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng hàng năm 38 Bảng 4.9. Hiệu quả kinh tế của LUT cây ăn quả 39 Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất tính trên 1 ha 39 Bảng 4.11. Hiệu quả môi trường của các LUT 41 Bảng 4.12. Khả năng thích hợp của các kiểu sử dụng đất 42
  5. iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Các từ viết tắt Nguyên nghĩa BVTV Bảo vệ thực vật Csx Chi phí ngày công lao động LX Lúa xuân LM Lúa mùa LUT Loại hình sử dụng đất LĐ Lao động Hlđ Ngày công lao động STT Số thứ tự FAO Tổ chức nông lương lien hiệp quốc UBND Uỷ ban nhân dân
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Yêu cầu của đề tài 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 4 2.1.1. Khái quát về đất nông nghiệp 4 2.1.1.1. Các khái niệm 4 2.1.1.2. Phân loại đất nông nghiệp 5 2.1.2. Sử dụng đất và nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất nông nghiệp 7 2.1.2.1. Sử dụng đất và loại hình sử dụng đất 7 2.1.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất 8 2.1.3. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững 8 2.1.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp . 10 2.1.4.1. Nguyên tắc lựa chọn các chỉ tiêu 10 2.1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 11 2.2. Cơ sở thực tiễn 12 2.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới 12 2.2.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam 12 2.2.3. Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài 14
  7. v 2.3. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 16 2.3.1. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn trong đề xuất sử dụng đất 16 2.3.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 16 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 19 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 19 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 19 3.3. Nội dung nghiên cứu 19 3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Đồng Lương,huyện Lang Chánh,tỉnh Thanh Hóa 19 3.3.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất của xã Đông Lương,huyện Lang Chánh,tỉnh Thanh Hóa năm 2016: 19 3.3.3. Đánh giá các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Đồng Lương,huyện Lang Chánh ,tỉnh Thanh Hóa. 19 3.3.4. Lựa chọn và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho xã và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa 19 3.4. Phương pháp nghiên cứu 20 3.4.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp 20 3.4.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp 20 3.4.3. Phương pháp tính hiệu quả các loại hình sử dụng đất 21 3.4.3.1. Hiệu quả kinh tế 21 3.4.3.2. Hiệu quả xã hội 22 3.4.4. Phương pháp đánh giá tính bền vững 22
  8. vi 3.4.5. Phương pháp tính toán phân tích số liệu 22 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Đồng Lương, Huyện Lang Chánh,Tỉnh Thanh Hóa. 23 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 23 4.1.1.1. Vị trí địa lý 23 4.1.1.2. Địa hình địa mạo. 23 4.1.1.3. Khí hậu. 24 4.1.1.4. Thủy văn 25 4.1.1.5. Tài nguyên 25 4.1.1.6. Thực trạng môi trường 25 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 26 4.1.2.1. Tình hình dân số và lao động 26 4.1.2.2. Cơ sở dữ liệu 27 4.1.2.3. Tình hình sản xuất một số ngành 28 4.1.2.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Đồng Lương 30 4.2. Hiện trạng sử dụng đất xã Đồng Lương,huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh hóa. 31 4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Đồng Lương năm 2016 31 4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp xã Đồng Lương,huyện Lang Chánh,tỉnh Thanh Hóa năm 2016 33 4.2.3. Hiện trạng cây trồng chính 34 4.3. Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp (LUTs) và hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Đồng Lương 35 4.3.1. Các loại hình sử dụng đất của xã Đồng Lương 35 4.3.2. Mô tả các loại hình sử dụng đất có trên địa bàn xã 36
  9. vii 4.3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã 38 4.3.3.1. Hiệu quả kinh tế 38 4.3.3.2. Hiệu quả xã hội 40 4.3.3.3. Hiệu quả môi trường 40 4.4. Lựa chọn và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho xã và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho xã Đồng lương 42 4.4.1. Lựa chọn và định hướng sử dụng đất nông nghiệp cho xã Đồng Lương 42 4.4.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn loại hình sử dụng đất bền vững 42 4.4.1.2. Nguyên tắc lựa chọn 43 4.4.1.3. Lựa chọn và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 44 4.4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho xã Đồng Lương- huyện Lang Chánh - tỉnh Thanh Hóa 44 4.4.2.1. Giải pháp chung 44 4.4.2.2. Giải pháp cụ thể 46 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 47 5.1. Kết luận 47 5.2. Đề nghị 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 PHỤ LỤC 1
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Đất là một bộ phận hợp thành quan trọng của môi trường sống, là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là nơi để định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội, hơn hết là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế trong sản xuất nông - lâm nghiệp. Chính vì vậy, sử dụng đất nông nghiệp là hợp thành của chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững và cân bằng sinh thái. Do sức ép của đô thị hóa và sự gia tăng dân số, đất nông nghiệp đã và đang đứng trước nguy cơ suy giảm về số lượng và chất lượng. Trong khi đó, con người đã và vẫn đang khai thác quá mức mà chưa có biện pháp hợp lý để bảo vệ đất đai. Hiện nay, việc sử dụng đất đai hợp lý, xây dựng một nền nông nghiệp sạch, sản xuất ra nhiều sản phẩm có chất lượng đảm bảo, môi trường sinh thái ổn định là vấn đề toàn cầu. Thực chất của vấn đề này chính là vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa đem lại hiệu quả xã hội và môi trường. Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực, thực phẩm, nhà ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng của chúng ta. Vì vậy, chính con người đã làm tăng áp lực lên đất đai, đặc biệt là lên đất nông nghiệp. Đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng đã có hạn về diện tích nhưng lại còn có nguy cơ suy thoái dưới tác động của thiên nhiên cũng như là sự thiếu ý thức của con người trong quá trình sản xuất. Đó còn chưa kể đến sự suy giảm diện tích đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trong khi đó, khả năng khai hoang đất chưa sử dụng lại rất hạn chế. Do vậy việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là rất quan trọng. Từ đó lựa chọn được các loại hình sử dụng đất có hiệu quả để sử
  11. 2 dụng hợp lý theo quan điểm sinh thái đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Đối với một nước có nền nông nghiệp chủ yếu như Việt Nam thì nghiên cứu và đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Xã Đồng Lương là một xã lớn, nằm ở phía đông bắc của huyện Lang chánh, có tổng diện tích đất tự nhiên là 3.191,1 ha. Diện tích đất canh tác nông nghiệp không lớn, hiệu quả sử dụng đất lại chưa cao. Vì vậy, việc định hướng cho người dân trên địa bàn xã khai thác, sử dụng hợp lý và có hiệu quả vốn đất nông nghiệp hiện có đang là vấn đề được các cấp chính quyền quan tâm, nghiên cứu để đưa ra các giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng một cách hợp lý nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của Khoa Quản lý Tài nguyên - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Đồng Lương , huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa Giai đoạn 2014-2017”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp nhằm tìm ra loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao và bền vững để đề xuất, khuyến khích người dân sản xuất. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của xã Đồng Lương - Đánh giá hiện trạng sử dụng đất của xã; - Đánh giá các loại hình sử dụng đất của xã từ đó lựa chọn các loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao;
  12. 3 - Đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại địa phương. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Đánh giá đúng, khách quan, khoa học và phù hợp với tình hình phát triển thực tiễn ở địa phương; - Thu thập số liệu một cách chính xác và tin cậy; - Các giải pháp đề xuất phải khoa học và có tính khả thi; - Định hướng phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 2.1.1. Khái quát về đất nông nghiệp 2.1.1.1. Các khái niệm * Khái niệm về đất - Đất là một phần của lớp vỏ Trái Đất, là lớp phủ của lục địa mà bên dưới nó là đá và khoáng sinh ra nó, bên trên là thảm thực bì và khí quyển. Đất là một lớp mặt tơi xốp của lục địa có khả năng sản xuất ra sản phẩm của cây trồng. Đất được xem như một thể sống, nó luôn luôn vận động, biến đổi và phát triển. Đất được cấu tạo nên bởi các chất khoáng (chủ yếu từ đá mẹ) và các hợp chất hữu cơ do hoạt động sống của sinh vật cung cấp (Nguyễn Thế Đặng, 2008) [4]. - Đất là phần tơi xốp của lớp vỏ trái đất mà trên đó có các hoạt động của sinh vật. Độ dày được quy định từ 120 – 150 cm kể từ lớp đất mặt. Ở những nơi có tầng đất mỏng thì được tính từ lớp đá mẹ hay tầng cứng rắn mà rễ cây không thể xuyên qua được trở lên, có khi chỉ 10 – 12 cm, (Huỳnh Thanh Hiền, 2015) [7]. - Theo Docutraiep năm 1987 nhà bác học người Nga đưa ra định nghĩa: “Đất là một vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập, lâu đời do kết quả quá trình hoạt động của năm yếu tố hình thành là: đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vật, thời gian”. Sau này người ta bổ sung thêm yếu tố thứ sáu là con người, (Nguyễn Thế Đặng và các cộng sự, 1999) [3]. - Theo C.Mac (1949): “Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến, quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp, là điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau” [1].
  14. 5 - “Đất là môi trường sống của mọi sinh vật trên Trái Đất: cây cỏ, động vật, con người. Đất còn là môi trường sản xuất của con người: sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản”, (Đào Thu Châu, 2012)[2]. - Các nhà kinh tế, quy hoạch và thổ nhưỡng Việt Nam cho rằng: Đất đai là phần trên mặt của vỏ Trái Đất mà ở đó cây cối có thể mọc được và đất đai hiểu theo nghĩa rộng như sau: Đất đai là một phần diện tích cụ thể của bề mặt Trái Đất bao gồm các cấu thành của môi trường sinh thái ngay bên trên và bên dưới nó bao gồm: khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước, các dạng trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật, trạng thái định cư của con người trong quá khứ và hiện tại để lại. * Khái niệm đất nông nghiệp Theo Luật đất đai 2013 quy định: “Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất sản xuất nông nghiệp khác”. * Khái niệm đất sản xuất nông nghiệp Đất sản xuất nông nghiệp là đất dùng cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp như: đất trồng cây hàng năm (đất trồng lúa, đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác), đất trồng cây lâu năm (đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây ăn quả lâu năm và đất trồng cây lâu năm khác). 2.1.1.2. Phân loại đất nông nghiệp Theo Luật đất đai 2013, nhóm đất nông nghiệp được phân thành các loại sau:
  15. 6 • Đất trồng cây hàng năm (đất canh tác) là loại đất trồng các loại cây ngắn ngày, có chu kỳ sinh trưởng không quá 1 năm. Đất trồng cây hàng năm bao gồm: Đất 3 vụ là đất gieo trồng và thu hoạch được 3 vụ/năm với các công thức 3 vụ lúa, 2 vụ lúa – 1 vụ màu, Đất 2 vụ lúa có công thức luân canh như lúa – lúa, lúa – màu, màu – màu, Đất 1 vụ là đất trên đó chỉ trồng được 1 vụ lúa hay 1 vụ màu/năm. Ngoài ra đất trồng cây hàng năm còn được phân theo các tiêu thức khác và chia thành các nhóm đất chuyên trồng lúa, đất chuyên trồng màu • Đất trồng cây lâu năm gồm đất dùng để trồng các loại cây có chu kỳ sinh trưởng kéo dài trong nhiều năm, phải trải qua thời kì kiến thiết cơ bản mới đưa vào kinh doanh, trồng một lần nhưng thu hoạch trong nhiều năm. • Đất rừng sản xuất là diện tích đất được dùng để chuyên trồng các loại cây rừng với mục đích sản xuất. • Đất rừng phòng hộ là diện tích đất được dùng để trồng rừng với mục đích phòng hộ. • Đất rừng đặc dụng là diện tích đất được nhà nước quy hoạch, đưa vào sử dụng với mục đích riêng. • Đất nuôi trồng thủy sản là diện tích đất dùng để nuôi trồng thủy sản như tôm, cua, cá • Đất làm muối là diện tích đất phục vụ cho quá trình sản xuất muối. • Đất nông nghiệp khác bao gồm đất sử dụng để xây nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các hoạt động khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứ thí nghiệm, đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh, Luật đất đai (2013)[10].
  16. 7 2.1.2. Sử dụng đất và nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất nông nghiệp 2.1.2.1. Sử dụng đất và loại hình sử dụng đất - Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhắm điều hòa mối quan hệ người – đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. Căn cứ vào quy luật phát triển kinh tế xã hội cùng với yêu cầu không ngừng ổn định và bền vững về mặt sinh thái, quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng đất hợp lý nhất là tài nguyên đất đai, phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới hiệu ích sinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất. Vì vậy sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của nhân loại . Trong mỗi phương thức sản xuất nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai. Với vai trò là nhân tố của sức sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất đai được thể hiện ở các khía cạnh sau: + Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian sử dụng đất. + Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai được sử dụng, hình thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất. + Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô kinh tế sử dụng đất. + Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất đai một cách kinh tế, tập trung, thâm canh. - Loại hình sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế-xã hội và kĩ thuật được xác định. Có thể hiểu theo nghĩa rộng là các loại hình sử dụng đất chính hoặc được mô tả chi tiết hơn với khái niệm là các loại hình sử dụng đất.
  17. 8 2.1.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất * Yếu tố điều kiện tự nhiên + Đặc điểm lý hóa của đất; + Nguồn nước và chế độ nước; + Vị trí địa lý; + Địa hình, độ dốc và thổ nhưỡng; + Điều kiện khí hậu; + Điều kiện đất đai. *Yếu tố về kinh tế - xã hội + Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản; + Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp; + Trình đọ kiến thức, khả năng và tập quán sản xuất; + Hệ thống các chính sách * Nhân tố về con người Con người tác động trực tiếp và gián tiếp vào đất đai thông qua quá trình khai thác và sử dụng các nguồn lợi thu được từ đất. Biện pháp kĩ thuật canh tác của con người tác động vào đất, cây trồng, vật nuôi nhằm tạo nên sự hài hòa giữa các yếu tố của quá trình sản xuất để hình thành, phân bố và tích lũy năng suất kinh tế. 2.1.3. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững Sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội đang gây áp lực lớn lên đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp. Để khai thác và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm quỹ đất cần có những chương trình nghiên cứu sâu rộng về tài nguyên đất, đánh giá đất đai để bố trí sử dụng hợp lý, khoa học nhằm mang lại hiệu quả cao trong sản xuất nông lâm nghiệp và cải thiện môi trường là mục tiêu của con người trong quá trình sử dụng đất. Đối với sản xuất nông nghiệp cần bảo vệ diện tích đất chuyên trồng lúa nước, tiến hành các biện pháp thâm
  18. 9 canh, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, đảm bảo nhu cầu an toàn lương thực, song song với đó việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng diện tích cây công nghiệp, phát triển mạnh mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi tập trung. Lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi dựa trên lợi thế, tiềm năng đất đai sẵn có của từng vùng. Theo Fetry, “Sự phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp chính là sự bảo tồn đất, nước, các nguồn động thực vật, không bị suy thoái môi trường, thuật thích hợp, sinh lợi kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội.” (FAO, 1994)[5]. FAO đã đưa các chỉ tiêu cụ thể cho nông nghiệp bền vững bao gồm: • Thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của các thế hệ hiện tại và tương lai về số lượng, chất lượng và các sản phẩm nông nghiệp khác. • Cung cấp lâu dài việc làm, đủ thu nhập và các điều kiện sống, làm việc tốt cho mọi người trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Duy trì và có thể tăng cường khả năng sản xuất của các cơ sở tài nguyên thiên nhiên và khả năng tái sản xuất của các nguồn tài nguyên thiên nhiên tái tạo được mà không phá vỡ chức năng của các chu trình sinh thái cơ sở và cân bằng tự nhiên, không phá vỡ bản sắc văn hóa xã hội của các cộng đồng sống ở nông thôn hoặc không gây ô nhiễm môi trường. • Giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong nông nghiệp, củng cố lòng tin của người nông dân. 5 nguyên tắc là nền tảng cho việc sử dụng đất bền vững là: • Duy trì và nâng cao sản lượng • Giảm tối thiểu mức rủi ro trong sản xuất • Bảo vệ tiềm năng tài nguyên tự nhiên và ngăn chặn sự thoái hóa đất • Đất có khả năng được sử dụng lâu bền • Được xã hội chấp nhận.
  19. 10 Vận dụng nguyên tắc trên, ở Việt Nam một loại hình sử dụng đất được xem là bền vững phải đạt 3 yêu cầu: + Bền vững về kinh tế: cây trồng có hiệu quả kinh tế cao được thị trường chấp nhận. + Bền vững về xã hội: đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của nông hộ, thu hút được lao động, đảm bảo đời sống xã hội phát triển. + Bền vững mặt môi trường: các loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất, ngăn chặn sự thoái hóa đất và bảo vệ môi trường sinh thái đất. Tóm lại, sử dụng đất nông nghiệp bề vững chỉ đạt được khi đảm bảo năng suất cây trồng một cách ổn định, không làm suy giảm độ màu mỡ của đất theo thời gian và không gây tác động xấu đến hoạt động sống của con người.(Đỗ Nguyên Hải, 2011)[6]. 2.1.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 2.1.4.1. Nguyên tắc lựa chọn các chỉ tiêu Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất ngành nông nghiệp, đến hệ thống môi trường sinh thái nông nghiệp, đến trực tiếp những người sinh sống bằng nông nghiệp là chính. Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất thì hệ thống các chỉ tiêu phải có tính thống nhất, toàn diện và phải có tính hệ thống bao gồm: - Mức độ thích hợp của đất đai được đánh giá và phân hạng cho các loại sử dụng đất cụ thể - Việc đánh giá yêu cầu có sự so sánh giữa lợi nhuận thu được và đầu tư cần thiết trên các loại hình sử dụng đất khác nhau (phân bón, lao động, thuốc trừ sâu, máy móc ) - Yêu cầu phải có quan điểm tổng hợp
  20. 11 - Việc đánh giá phải phù hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của vùng. - Khả năng thích nghi đưa vào sử dụng phải dựa trên cơ sở bền vững, các nhân tố sinh thái trong sử dụng đất phải được dùng để quyết định - Đánh giá đất có liên quan tới việc so sánh nhiều loại hình sử dụng đất với nhau. 2.1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp * Chỉ tiêu về mặt kinh tế, bao gồm các chỉ tiêu sau: • Giá trị sản xuất (GO) • Chi phí trung gian (IC) • Giá trị gia tăng (VA) • Hiệu quả kinh tế trên một đồng chi phí trung gian (IC) • Hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao động (LĐ) quy * Chỉ tiêu về mặt xã hội, bao gồm các chỉ tiêu sau: • Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người • Thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm • Đảm bảo an toàn lương thực và gia tăng lợi ích của nông dân • Thu nhập bình quân trên đầu người ở vùng nông thôn • Trình độ dân trí trình độ hiểu biết xã hội * Chỉ tiêu về mặt môi trường, bao gồm các chỉ tiêu sau: • Hệ số sử dụng đất • Độ che phủ • Đánh giá hệ thống sản xuất cây trồng • Sự thích hợp với môi trường đất khi thay đổi loại hình sử dụng đất • Đánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên.
  21. 12 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới Tổng diện tích bề mặt của toàn thế giới là 510 triệu Km2 trong đó đại dương chiếm 361 triệu Km2 (71%), còn lại là diện tích lục địa chỉ chiếm 149 triệu Km2 (29%). Bắc bán cầu có diện tích lớn hơn nhiều so với Nam bán cầu. Toàn bộ quỹ đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên thế giới là 3.256 triệu ha, chiếm khoảng 22% tổng diện tích đất liền. Diện tích đất nông nghiệp trên thế giới được phân bố không đều: Châu Mỹ chiếm 35%, Châu Á chiếm 26%, Châu Âu chiếm 13%, Châu Phi chiếm 6%. Bình quân đất nông nghiệp trên thế giới là 12.000m2. Đất trồng trọt trên toàn thế giới mới đạt 1,5 tỷ chiếm 10,8% tổng diện tích đất đai, 46% đất có khả năng sản xuất nông nghiệp như vậy còn 54% đất có khả năng sản xuất nhưng chưa được khai thác. Diện tích đất đang canh tác trên thế giới chỉ chiếm 10% tổng diện tích đất tự nhiên (khoảng 1.500 triệu ha), được đánh giá là: • Đất có năng suất cao: 14% • Đất có năng suất trung bình: 28% • Đất có năng suất thấp: 58% Nguồn tài nguyên đất trên Thế giới hàng năm luôn bị giảm, đặc biệt là đất nông nghiệp mất đi do chuyển sang mục đích sử dụng khác. Mặt khác dân số ngày càng tăng, theo ước tính mỗi năm dân số Thế giới tăng từ 80 - 85 triệu người. Như vậy, với mức tăng này mỗi người cần phải có 0,2 – 0,4 ha đất nông nghiệp mới đủ lương thực, thực phẩm. Đứng trước những khó khăn rất lớn đó thì việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất của đất nông nghiệp là hết sức cần thiết. 2.2.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam Tính đến ngày 01/01/2011, Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33.095,7 nghìn ha, trong đó đất nông nghiệp là 26.226,4 nghìn ha chiếm
  22. 13 79,24% tổng diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 3.705,0 nghìn ha, chiếm 11,19% diện tích đất tự nhiên, đất chưa sử dụng là 3.164,3 nghìn ha, chiếm 9,56% tổng diện tích tự nhiên. Hiện trạng sử dụng đất đai của Việt Nam được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1.1: Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng của Việt Nam năm 2013 DIỆN TÍCH CƠ CẤU STT LOẠI ĐẤT (ha) (%) Tổng diện tích tự nhiên 33.097,20 100,00 1 Đất nông nghiệp 26.371,50 79,68 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 10.210,80 30,85 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 6.422,80 19,41 1.1.1.1 Đất trồng lúa 4.097,10 12,38 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 42,70 0,13 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 2.283,00 6,90 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 3.788,00 11,45 1.2 Đất lâm nghiệp 15.405,80 46,55 1.2.1 Đất rừng sản xuất 7.391,80 22,33 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 5.851,80 17,68 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 2.162,20 6,53 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 710,00 2,15 1.4 Đất làm muối 17,90 0,05 1.5 Đất nông nghiệp khác 27,00 0,08 2 Đất phi nông nghiệp 3.777,40 11,41 2.1 Đất ở 695,30 2,10 2.2 Đất chuyên dung 1.844,40 5,57 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 15,10 0,05 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 101,50 0,31 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1.076,90 3,25 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 4,30 0,01 3 Đất chưa sử dụng 2.948,30 8,91 (Nguồn: Tổng cục thống kê)
  23. 14 Mặc dù hiện nay Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu lương thực lớn thứ 3 trên thế giới (sau Thái Lan và Ấn Độ) song nếu việc chuyển đổi đất nông nghiệp, đặc biệt là đất lúa vẫn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ mà không có sự điều chỉnh cộng với áp lực về dân số và tốc độ đô thị hóa diện tích đất đai ngày càng tăng thì nhiều khả năng sẽ là thách thức lớn cho tương lai. Việc giữ gìn đất đai, đặc biệt là giữ được đất trồng lúa có ý nghĩa rất quan trọng với Việt Nam. Để đảm bảo lương thực, thực phẩm trong khi diện tích đất nông nghiệp đang ngày một suy giảm vẫn đang là vấn đề cấp thiết. Sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên đất nông nghiệp càng trở nên quan trọng đối với tình hình phát triển của nước ta như hiện nay. 2.2.3. Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài Nguyễn Đình Tư (2002), nghiên cứu đề tài “Những định hướng và giải pháp bước đầu nhằm đổi mới việc giao đất, giao rừng ở miền núi”, cho thấy ông đã đánh giá thực trạng sau khi nhận đất nhận rừng, từ đó chỉ ra những định hướng, những giải pháp cơ bản nhằm đổi mới công tác giao đất, giao rừng ở miền núi [11]. Theo Lâm Quang Huy (2016) [8] cho thấy, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị là vùng trũng, thấp hơn mặt nước biển 1m. Hàng năm vụ hè thu thường bị lũ sớm gây nhiều thiệt hại vì lúa chưa kịp thu hoạch. Vì vậy, việc sử dụng giống lúa cực ngắn ngày ĐTM 126 là rất phù hợp. Với mục tiêu nhằm thăm dò khả năng sinh trưởng, phát triển, đặc trưng, đặc tính của giống lúa thuần ĐTM 126 so với các giống khác cùng chân đất, mức đầu tư. Cũng như đánh giá khả năng chống chịu, năng suất, sản lượng, chất lượng của giống lúa này. Các biện pháp kỹ thuật thực hiện gồm chọn ruộng liền vùng, đất đồng đều, chủ động tưới tiêu, được cày bừa, đảm bảo thoát nước tốt. Tỷ lệ gieo 4kg giống/sào. Qua theo dõi số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của giống lúa này
  24. 15 có tỷ lệ nảy mầm đạt 95%, thời gian sinh trưởng ngắn hơn khang dân 8 đến 10 ngày. Kết quả cho thấy giống lúa này cực ngắn ngày, chịu hạn, chịu rét khá, năng suất bình quân 60,5 tạ/ha. Theo nguồn tin Nomafsi (2015) [14] cho biết, “kết quả nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sử dụng đất ruộng một vụ vùng miền núi phía bắc”. Bình quân đất nông nghiệp năm 2005 trong vùng là 1.240 m2/khẩu. Năng suất các loại cây trồng trong vùng hầu hết ở mức thấp, năng suất lúa cả năm đạt bình quân 41,9 tạ/ha (bằng 85% toàn quốc), năng suất ngô đạt 28 tạ/ha (bằng 80% toàn quốc). Trong khi diện tích đất ruộng chỉ canh tác một vụ lúa trong vùng còn cao, hệ số sử dụng đất thấp, canh tác đất nương rẫy còn cao (điển hình như Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, ). Tình trạng thiếu lương thực vẫn diễn ra ở nhiều nơi, tỷ lệ hộ nghèo lương thực năm 2005 vùng Đông Bắc là 15,08 % và vùng Tây Bắc là 28,05% (bình quân chung cả nước là 10%). Trong nhiều năm qua, để đảm bảo lương thực cho hộ người dân đã đẩy mạnh khai thác nương rẫy. Cách làm này đã gây nhiều tác đông tiêu cực đến môi trường, tài nguyên đất, nước bị suy thoái sau nhiều chu kỳ canh tác và gây nhiều khó khăn cho phát triển sản xuất. Để hạn chế tối đa việc khai thác đất dốc trồng cây lương thực ngắn ngày, thì giải pháp thâm canh đất bằng để giảm sức ép lên đất dốc là việc làm hữu hiệu, trong đó việc nghiên cứu những giải pháp tăng vụ trên đất ruộng một vụ ở vùng núi phía bắc là hết sức cần thiết. Mục tiêu chủ đạo của đề tài là “Xác định các giải pháp hữu hiệu và phù hợp cho việc tăng vụ trên đất 1 vụ lúa vùng miền núi phía bắc”.
  25. 16 2.3. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 2.3.1. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn trong đề xuất sử dụng đất - Cơ sở khoa học và thực tiễn trong đề xuất sử dụng đất truyền thống kinh nghiệm và tập quán sử dụng đất lâu đời của nhân dân Việt Nam. - Những số liệu, tài liệu thống kê định kì về sử dụng đất, diện tích, năng suất, sản lượng sự biến động và xu hướng phát triển sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. - Chiến lược phát triển của các ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông, dịch vụ, du lịch, - Từ các dự án Quy hoạch tổng hợp kinh tế xã hội của các vùng và địa phương có tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến diện tích sản xuất đất nông nghiệp. - Kết quả nghiên cứu tiềm năng đất về phân bố, số lượng, chất lượng, khả năng sử dụng ở mức độ thích nghi của đất đai. - Trình độ phát triển của khoa học kĩ thuật phục vụ sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao. - Tốc độ gia tăng dân số, dự báo dân số qua các thời kỳ. 2.3.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp + Quan điểm sử dụng đất đạt hiệu quả kinh tế và phát triển theo hướng sử dụng đất bền vững phải gắn liền với định hướng phát triển kinh tế - xã hội nông thôn mới của địa phương. + Đất khai thác sử dụng phải được dựa trên cơ sở quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất. Quản lý đất đai thông qua quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất vừa đảm bảo tính thống nhất của quản lý nhà nước về đất đai vừa tạo điều kiện để phất huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc sử dụng đất. + Khai thác sử dụng đất phải đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường và tiến tới ổn định bền vững lâu dài.
  26. 17 + Khai thác sử dụng đất phải gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. + Sử dụng đất phải đảm bảo khai thác tối đa lợi thế so sánh tiềm năng của từng vùng trên cơ sở kết hợp chuyên môn hóa với đa dạng hóa sản phẩm và sản xuất hàng hóa. + Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ưu tiên trước hết cho mục đích an toàn lương thực của các hộ gia đình ở địa phương. + Khai thác sử dụng đất phải dựa trên cơ sở kinh tế hộ, nông trại phù hợp với trình độ dân trí, phong tục tập quán nhằm phát huy kiến thức bản địa nỗ lực của địa phương. + Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ổn định về kinh tế - xã hội - an ninh - quốc phòng. 2.3.3. Định hướng sử dụng đất Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp là xác định phương hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, điều kiện vật chất xã hội, thị trường Đặc biệt là mục tiêu, chủ trương chính sách của nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường. Nói các khác, định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp là việc xác định một cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong đó cơ cấu cây trồng, cơ cấu vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng, lãnh thổ. Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống cây trồng và các mối quan hệ giữa chúng với môi trường để định hướng sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với điều kiện từng vùng. Căn cứ để định hướng sử dụng đất: - Đặc điểm địa lý, thổ nhưỡng - Tính chất đất
  27. 18 - Dựa trên yêu cầu sinh thái của cây trồng, vật nuôi và các loại hình sử dụng đất. - Dựa trên các mô hình sử dụng đất phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây trồng, vật nuôi và đạt hiệu quả cao hay nói cách khác đây chính là lựa chọn loại hình sư dụng đất tối ưu. - Điều kiện sử dụng đất, cải tạo đất bằng các biện pháp thủy lợi, phân bón và các tiến bộ khoa học kĩ thuật về canh tác. - Mục tiêu phát triển của vùng nghiên cứu trong những năm tiếp theo.
  28. 19 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Đồng Lương,huyện Lang Chanh,tỉnh Thanh Hóa. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: UBND xã Đồng Lương - Thời gian:08/2017 – 11/2017 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Đồng Lương,huyện Lang Chánh,tỉnh Thanh Hóa 3.3.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất của xã Đông Lương,huyện Lang Chánh,tỉnh Thanh Hóa năm 2016: 3.3.3. Đánh giá các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Đồng Lương,huyện Lang Chánh ,tỉnh Thanh Hóa. 3.3.4. Lựa chọn và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho xã và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa
  29. 20 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp Đây là phương pháp thu thập thông tin số liệu từ các phòng ban chuyên môn của UBND xã Đồng Lương,huyện Lang Chánh,tỉnh Thanh Hóa. - Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của xã - Báo cáo sử dụng đất theo mục đích sử dụng của xã Đồng Lương năm 2016. - Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2017, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018. 3.4.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp - Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA): trực tiếp tiếp xúc với người dân, gợi mở, tạo cơ hội để trao đổi, bàn bạc đưa ra những khó khăn, nguyện vọng, kinh nghiệm sản xuất. Sử dụng phương pháp PRA để thu thập số liệu phục vụ phân tích hiện trạng, hiệu quả các loại hình sử dụng đất và đưa ra các giải pháp trong sử dụng đất nông nghiệp nhằm đảm bảo tính thực tế khách quan. Nguyên tắc của phương pháp PRA: + Trong phương pháp có sự tham gia, mọi phương pháp, kỹ thuật đều phải hướng đến việc tăng cường cơ hội, điều kiện để người dân có thể tham gia nhiều nhất vào hoạt động tìm hiểu và giải quyết các vấn đề của cộng đồng; + Tôn trọng người dân (ý kiến, quan điểm, cách nhìn nhận, lý giải vấn đề, kinh nghiệm và kiến thức của họ) vì họ là người biết nhiều nhất về cộng đồng của họ cần tránh phê bình, bình luận, chê bai người dân; + Cần lắng nghe ý kiến của người dân và tất cả những người tham gia PRA đặc biệt chú ý đến nhóm lép vế trong cộng đồng; + Tăng cường tối đa cơ hội cho người dân tham gia hoạt động; + Mọi người cùng hiểu nhau và giúp nhau cùng phát triển;
  30. 21 + Hạn chế tối đa hiện tượng áp đảo; + Phải mềm dẻo và linh hoạt trong điều hành buổi làm việc và xử lý tình huống; + PRA là sáng tạo, người làm PRA có thể sáng tạo thêm các kỹ thuật theo đúng cách đề cập tăng cường cơ hội cho người dân tham gia quá trình tìm hiểu và giải quyết vấn đề cộng đồng. - Sử dụng bảng hỏi (phiếu điều tra nông hộ) để điều tra 30 hộ nông dân. thôn Khạt điều tra 10 phiếu,thôn Quên 10 phiếu và thôn Cốc 10 phiếu. Hộ dân được lựa chọn theo loại hộ gia đình với mức thu nhập khác nhau: hộ nghèo, hộ trung bình, hộ khá, hộ giàu để từ đó thấy được nguyên nhân tại sao có sự chênh lệch về mức thu nhập đó và đề xuất các giải pháp thiết thực hơn, nâng cao mức thu nhập của người dân trên địa bàn xã.Các chỉ tiêu điều tra bao gồm:số khẩu nguồn thu nhập ,loại hình sử dụng đất ,diện tích ,năng suất ,sản lượng cây trồng mức đầu tư.giống chi phí vật tư,công lao động giá cả . 3.4.3. Phương pháp tính hiệu quả các loại hình sử dụng đất 3.4.3.1. Hiệu quả kinh tế * Tổng giá trị sản phẩm (T): T = p1.q1 + p2.q2 + +pn.qn Trong đó: + p: Giá từng loại sản phẩm trên thị trường tại cùng một thời điểm. + q: Khối lượng của từng loại sản phẩm được sản xuất/ha/năm. + T: Tổng giá trị sản phẩm của 1ha đất canh tác/năm *Thu nhập thuần túy (N): N = T – Csx Trong đó: + N: Thu nhập thuần túy của 1ha đất canh tác/năm. + Csx: Chi phí sản xuất cho 1ha đất canh tác/năm. * Hiệu quả đồng vốn: Hv = T/ Csx * Giá trị ngày công lao động: Hlđ = N/ số ngày công lao động/ha/năm.
  31. 22 Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị) bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính (phân cấp) được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn. 3.4.3.2. Hiệu quả xã hội - Đảm bảo an ninh lương thực. - Giá trị ngày công lao động nông nghiệp. - Thu nhập bình quân lao động nông nghiệp. - Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. - Đáp ứng nhu cầu nông hộ. - Mức độ giải quyết công ăn việc làm và thu hút lao động. - Tỷ lệ hộ giảm đói nghèo. 3.4.3.3. Hiệu quả môi trường - Tỷ lệ che phủ - Khả năng bảo vệ và cải tạo đất. - Ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. - Hệ số sử dụng đất. - Ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. 3.4.4. Phương pháp đánh giá tính bền vững - Bền vững về kinh tế: cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, được thị trường chấp nhận; - Bền vững về mặt xã hội: nâng cao đới sống của nhân dân; - Bền vững về mặt môi trường: các loại hình sử dụng đất phải bảo vệ độ màu mỡ của đất, ngăn chặn sự thoái hóa đất, bảo về môi trường sinh thái. 3.4.5. Phương pháp tính toán phân tích số liệu Số liệu được kiểm tra, xử lý tính toán trên máy tính bằng phần mềm Microsoft office excell và máy tính tay.
  32. 23 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Đồng Lương, Huyện Lang Chánh,Tỉnh Thanh Hóa. 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Xã Đồng Lương là xã miền núi nằm ở phía Đông Bắc của Huyện Lang Chánh cách trung tâm huyện 3 km ,nơi có đường quốc lộ 15A chạy dài theo địa bàn xã với tổng chiều dài là 14 km. Địa thế của xã thuận tiên giao thông ,mở rộng giao lưu kinh tế với các huyện Ngọc Lạc, Bá Thước , Quan sơn , Quan Hóa và các địa phương khác. Về địa giới hành chính tiếp giáp với các xã như sau: - Phía Bắc giáp: xã Thiết ống,Huyện Bá Thước; - Phía Nam giáp: ;xã Quang Hiến và xã Tân phúc - Phía Đông giáp: xã Thúy Sơn ,Huyện Ngọc Lạc; - Phía Tây giáp: Thị trấn Lang Chánh và xã Tân Phúc. Xã cánh thành phố Thanh Hóa 95 km về phí tây. 4.1.1.2. Địa hình địa mạo. Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 3.191,1ha. Địa hình không bằng phẳng và bị chia cắt bởi núi đồi. Toàn xã có 11 thôn trong đó: thôn Thung nằm ven chân núi và bị chia cắt với toàn xã.Địa hình của khu vực này bao gồm các đồi núi thấp bào mòn xe kẽ là các thung lũng .Độ cao trung bình của khu vực này là 100 - 200m ,với đồi núi có đặc điểm là đỉnh tròn ,sườn thoải,thung lũng rộng .Ở đây luôn sảy ra tình trạng xói mòn,rửa trôi,bào mòn như vậy ở đây rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp và phát triển lâm nghiệp.
  33. 24 4.1.1.3. Khí hậu. Đồng Lương có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm . Mỗi năm có hai mùa rõ rệt mùa đông lạnh có sương giá ,sương muối ,ít mưa độ ẩm thấp,trời khô hanh.Mùa hạ có gió tây nam khô nóng ,mưa nhiều ,có giông bão xảy ra từ tháng 8 -10 kèm theo lũ lụt - Chế độ nhiệt . + Vào màu nóng từ tháng 5 đến tháng 9 nhiệt độ cao hơn 20o C .Tuy nhiên vào tháng 5 nhiệt độ cao nhất có thể đạt 39 - 40o C. +Vào mùa rét tháng 5 tháng 10 đến thánh 4 nhiệt độ trung bình từ 18- 19o C ,thấp nhất vào tháng 1,tháng 2 nhiệt độ có thể xuống 2- 3o C - Chế độ mưa. + Lượng mưa trung bình phổ biến 2000 2200 mm,Lang Chánh nói chung và Đồng Lương nói riêng là trung tâm mưa lớn nhất tỉnh Thanh Hóa.Mùa mua có thể kéo dài từ tháng 5-7 chiếm trên 80% lượng mưa của cả năm. - Chế độ bão,gió. + Chịu ảnh hưởng nhiều từ bão vào tháng 6 đến tháng 10.Cao điểm vào tháng 9,trung bình năm có 3-11 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng tới xã đồng lương. + Gió tây khô nóng trung bình là 25-27 ngày với 10-11 đợt. +Gió mùa đông bắc mang tính chất lạnh ,khô vào đầu màu đông và lạnh ẩm vào cuối mùa đông. + Trung bình hằng năm số đợt gió mùa đông bắc ở xã đồng lương là khoảng 15-16 đợt, - Chế độ sương muối,sương mù. +Trung bình năm có khoảng 12-15 ngày có sương mù và thường tập trung nhiều vào các tháng 1,2,3.
  34. 25 Những đặc điểm trên đây của khí hậu xã đồng lương tạo điều kiện cho người dân tiến hành hoạt động sản xuất và sinh hoạt quanh năm mà không bị gián đoạn bởi thời tiết. 4.1.1.4. Thủy văn -Trên toàn xã có 30 Bai đập và Mương có 28 cái. +trong đó : Đập xây dựng kiên cố có 9 cái. Đập bai nhỏ có 21 cái. Mương có 28 cái. Đập bai mương là nhưng công trình chứa, giữa nước, dẫn nước vào ruộng để gieo trồng lúa, tưới cho hoa màu, đặc điểm là luôn bị tác động bởi dòng chảy, sói mòn, làm sạt lở, nhất là vào mùa mưa lũ. Do đó vấn đề tu sửa bảo dưỡng, chăm sóc phải được thường xuyên, liên tục, khắc phục ngay sự cố khi bị bão lũ sảy ra, để giữ lấy tài sản hoa màu của người dân. 4.1.1.5. Tài nguyên - Tài nguyên nước + Trên địa bàn thôn có hai đập lớp đó là đập thôn cốc và đập thôn Khạt.hai đạp này phục vụ tưới tiêu cho gần 2/3 xã. - Tài nguyên đất: tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 3191,10ha trong đó có đất sản xuất nông lâm nghiệp là 222,8ha.Đất nuôi trồng thủy sản là 18.6ha.đất thể thao là 5ha. 4.1.1.6. Thực trạng môi trường Hiện trạng môi trường của xã Đồng Lương nhìn chung còn trong lành nhưng cũng đã bắt đầu xuất hiện nguy cơ ô nhiễm. Khu dân cư có dân số tập trung cao, mật độ xây dựng lớn, các trang trại chăn nuôi và cơ sở y tế có lượng chất thải nhiều nhưng lại chưa được thu gom xử lý triệt để. Người dân còn sử dụng chất đốt dạng thô như rơm rạ, than, củi các chế phẩm hóa học để trừ sâu, diệt cỏ dại và phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp.
  35. 26 Trong giai đoạn phát triển kinh tế xã hội như hiện nay trên địa bàn xã sẽ không tránh khỏi có các tác động đến môi trường. Vì vậy, cần phải dự kiến trước các biện pháp để kịp thời ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục ô nhiễm, bảo vệ và phát triển bền vững các nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái trên địa bàn xã. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Tình hình dân số và lao động Theo điều tra về dân số tính đến hết ngày 12/11/2017 thì trên địa bàn xã Đồng Lương có 11 thôn với 1068 hộ, và 4.783 nhân khẩu.có các dân tộc cùng sinh sống là dân tộc mường ,dân tộc kinh và dân tộc khác. Trông đó dân tộc Kinh và dân tộc khác chiếm 3%. Dân tộc Mường chiếm :97%. Bảng 4.1. Tình hình dân số và lao động của xã Đồng Lương năm 2016 STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Cơ cấu (%) 1 Tổng số nhân khẩu Người 4,783 100 1.1 Khẩu nông nghiệp Người 2,286 42,8 1.2 Khẩu phi nông nghiệp Người 57,2 2 Tổng số hộ Hộ 1068 100 2.1 Hộ nông nghiệp Hộ 434 40,63 2.2 Hộ phi nông nghiệp Hộ 634 59,36 3 Tổng số lao động Người 2.548 100 3.1 Lao động nông nghiệp Người 2.642 47,6 3.2 Lao động phi nông nghiệp Người 2.906 52,4 4 Một số chỉ tiêu bình quân 4.1 BQ nhân khẩu/hộ Người/hộ 3,4 4.2 BQ lao động/hộ Người/hộ 2.3 (Nguồn: UBND xã Đồng Lương năm 2016)
  36. 27 4.1.2.2. Cơ sở dữ liệu * Giao thông Tính đến thời điểm năm 2017. Tuyến đường 15A chạy qua địa bàn xã có chiều dài 14 km còn lại là đất liên thôn và xã. + Tổng số đường trục liên xã là 34 km gồm các tuyến. 1.Tuyến từ làng mốc đi xã tân phúc dài 3 km rộng trung bình là 5m. 2.Tuyến làng nê đi thúy sơn huyện ngọc lạc dài 5 km(cấp phối) 3.Tuyến từ làng chiềng khạt đi xã thành lập huyện ngọc lạc dài 14km,rộng 5m.(đường nhựa quốc lộ 15A) 4.Tuyến Đồng Lương đi bá thước dài 12 km,rộng trung bình 4,(đường nhựa quốc lộ 15A) + Tổng số đường trục thôn xóm 32 km trong đó có 1 km đường cấp phối chiếm 0% còn lại là đường đất. Hệ thống đường gia thông của xã xấu,nhanh xuống cấp,vào màu mưa bị ách tắc gây khó khăn trong việc lưu thông. Chất lượng đường giao thông còn kem, nhiều đoạn đường liên thôn , xóm chưa được nâng cấp , sửa chữa, làm mới không đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân, chưa thúc đẩy sự phát triển của địa phương. * Năng lượng và bưu chính viễn thông - Năng lượng: Tình trạng cung cấp điện trên địa bàn xã ổn định, hệ thống điện được bảo trì hàng năm và sửa chữa kịp thời ngay khi có sự cố đảm bảo phục vụ sinh hoạt và hoạt động sản xuất và kinh doanh trên địa bàn. -Trong địa bàn xã còn có một thôn chưa có điện là thôn thung. - Bưu chính - viễn thông: Đảm bảo thông tin thông suốt, đáp ứng nhu cầu của người dân. Trên địa bàn xã có 2 cột phát sóng Viettel.
  37. 28 * Hạ tầng xã hội - Giáo dục: Trên địa bàn xã có 6 cơ sở giáo dục đáp ứng được nhu cầu học tập của con em và nhân dân trong xã.Hệ thống mạng lưới trường lớp ,cơ sở vật chất trang thiết bị trường học tiếp tục được củng cố.Năm 2017- 2018,các trường học trên xã có 968 học sinh và 71 cán bộ,giáo viên ,việc tổ chức giảng dậy đúng thời gian năm học theo quy định. - Y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Trên địa bàn xã có 1 trạm y tế mới được xây dựng được cung cấp các vật dụng cần thiết và trang thiết bị y tế , có đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm lau năm, 11/11 thôn có cán bộ y tế thôn bản để kịp thời nắm bắt và chăm sóc sức khỏe cộng đồng cho người dân. - Quốc phòng an ninh: Công tác quốc phòng an ninh luôn được các cấp ủy chính quyền quan tâm đến,làm tốt công tác ra quân huấn luyện cụm cho các đối tượng ,cong tác tuyển quân 2017 có 11 thanh niên lên đường nhập ngũ đạt 100% kế hoạch.lập kế hoạch và chuẩn bị các phương án .lực lượng ,trang thiết bị ,dụng cụ cần thiết sẵn sàng chiến đấu khi có thiên tai lũ lụt sảy ra theo phương châm 4 tại chỗ. 4.1.2.3. Tình hình sản xuất một số ngành * Ngành sản xuất nông nghiệp Diện tích đất canh tác nông nghiệp tổng diện tích gieo trồng là 751,8ha,bằng 100% so với cùng kỳ .tổng sản lượng cây lương thực toàn xã đạt 2,535 tấn ,đạt 100%. ngành nghề chủ yếu của bà con trong xã là sản xuất nông nghiệp, trồng cây nông sản.
  38. 29 Bảng 4.2. Giá trị sản xuất và cơ cấu sản xuất nông nghiệp xã Đồng lương giai đoạn 2014 - 2016 Năm Năm Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2017 2015 2016 • GTSX Tỷ đồng 123.410 135.335 141.840 + Trồng trọt Tỷ đồng 27.459 30.833 31.031 + Chăn nuôi Tỷ đồng 9.400 10.112 10.986 + Tiểu thủ công nghiệp, xây Tỷ đồng 86.551 94.390 99.823 dựng và dịch vụ • Cơ cấu % 100 100 100 + Trồng trọt % 22,25 22,78 21,87 + Chăn nuôi % 7,60 7,47 8,16 + Tiểu thủ công nghiệp, xây % 70,69 69,75 69,97 dựng và dịch vụ (Nguồn: UBND xã Đồng Lương) * Ngành chăn nuôi Trong những năm gần đây, từ năm 2015 đến nay ngành chăn nuôi đã có nhiều tiến bộ, số lượng đàn gia súc gia súc 4.151con.trong đó đàn trâu là 1.489 con,đàn dê 721 con,đàn lợn 1851 con,đàn gia cầm thủy cầm 21.000 con . Số trang trại chăn nôi cấp tỉnh là 2 trang trại,cấp huyện là 17 trang trại.Công tác tiêm phòng cho đàn gia súc gai cầm được triển khai và hoạt động hiệu quả trong năm đã tiêm đạt 93% số lương con trong diện tiêm. * Khu vực dịch vụ kinh tế và thương mại Khuyến khích phát triển thương mại, dịch vụ phát huy các lợi thế của xã. Quan tâm phát triển dịch vụ nông nghiệp như: cung ứng vật tư nông nghiệp, xây dựng; dịch vụ thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản Nhằm phát triển mạnh thương mại cần tập trung xây dựng một số sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, giá trị kinh tế cao đặc biệt là các loại thực phẩm sạch cung cấp cho thị trường. * Khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng Ngoài việc tạo điều kiện cho các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn hoạt động và phát triển xã cũng cần khuyến khích tạo cơ hội hình thành ngành nghề mới cho người dân. Điển hình trong vài năm trở lại đây,
  39. 30 ngành đóng tàu, thuyền mới được hình thành nhưng lại rất phát triển và đem lại thu nhập cao, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển nhanh chóng. 4.1.2.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Đồng Lương ● Về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường *Thuận lợi - Vị trí địa lý thuận lợi, giao thông đi lại dễ dàng, nằm cạnh thị trấn Lang chánh 3 km, không cách xa trung tâm huyện, trên địa bàn lại có đường quốc lộ 15a chạy qua tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hóa. - Nguồn lao động dồi dào, tổng số lao động trên địa bàn xã là 55%. Nhân dân trong xã có truyền thống cần cù, sáng tạo là lợi thế trong phát triển kinh tế xã hội của xã. - Cơ sở hạ tầng đang dần hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội nhất là hạ tầng giao thông. Nhiều đoạn đường liên thôn, xóm đã được nâng cấp, sửa chữa, làm mới đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân góp phần thúc đẩy sự phát triển của địa phương. Năm 2015 xã đã xây dựng đường bê tông từ quốc lộ 15A vào thôn K hạt và thôn quên tổng diện tích là 5 km.vào đầu năm 2017 đang cho khởi công xây dựng đừng lên thôn thung, thúc đẩy phát triển kinh tế một cách mạnh mẽ. các công trình công cộng đáp ứng được nhu cầu của người dân như: sân vận động, nhà văn hóa * Khó khăn - Đồng Lương là một xã có diện tích lớn.còn gặp nhiều khó khăn cho việc quản lý và an ninh cho toàn xã. - Nguồn nhân lực dồi dào nhưng trình độ chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng lao động, sức ép việc làm còn lớn, lao động thất nghiệp còn nhiều. - Hiện tại các vấn đề về môi trường tuy chưa nghiêm trọng và ảnh hưởng nặng nề nhưng cũng phần nào tác động không tốt đến sản xuất, chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người dân. ● Về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội * Thuận lợi
  40. 31 - Trong giai đoạn gần đây xã có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao so với các xã trong huyện và được duy trì liên tục, đóng góp vào ngân sách của huyện ngày càng tăng. - Phát huy được các thế mạnh về điều kiện tự nhiên, điều kiện sản xuất nông nghiệp trong trồng trọt, chăn nuôi, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, xóa đối giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn, nâng cao đời sống nhân dân. - Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên, mức thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 23,1triệu đồng/người/năm. - Công tác cải cách hành chính, đổi mới cơ chế, chính sách quản lý được đẩy mạnh, vai trò quản lý Nhà nước được củng cố và ngày càng phát huy hiệu quả. - Nhiệm vụ an ninh quốc phòng được giữ vững. * Khó khăn - Mật độ dân số không đồng đều, mức độ sử dụng đất trong từng khu vực khác nhau tạo áp lực lớn đối với nguồn đất đai của xã nên cần phải xác định lại cơ cấu sử dụng đất, bố trí lại cơ cấu sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch của cấp cao hơn. - Vấn đề thiếu vốn trong sản xuất là vấn đề lớn trong phát triển kinh tế xã hội của xã để sản xuất theo hướng chuyên môn hóa, mở rộng quy mô sản xuất tăng hiệu quả kinh tế cho các mô hình sản xuất. - Từ thực trạng kinh tế - xã hội của xã đòi hỏi phải có những bước đi đột phá để tránh bị tụt hậu và bắt nhịp với sự phát triển chung của huyện, tỉnh cũng như quốc gia. Trong những năm tới, sản xuất nông nghiệp được chuyển sang sản xuất hàng hóa, đảm bảo an ninh lương thực và nguyên liệu công nghiệp tại chỗ. 4.2. Hiện trạng sử dụng đất xã Đồng Lương,huyện Lang Chánh,tỉnh Thanh hóa. 4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Đồng Lương năm 2016 Hiện trạng sử dụng đất của xã Đồng Lương được thể hiện trong bảng sau:
  41. 32 Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất của xã Đồng Lương năm 2016 Diện tích Cơ cấu (%) STT Mục đích sử dụng Mã (ha) Tổng diện tích đất tự nhiên 3191,10 100 1 Đất nông nghiệp NNP 2660,49 83,37 8883,3 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 309,24 11,62 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 286,53 92,65 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 221,85 77.42 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC - - 1.1.2 .3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 64,68 29,15 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 103,71 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 2253,29 70,61 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 2253,29 100,01 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH - - 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD - - 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 16,96 0.53 1.4 Đất làm muối LMU - - 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH - - 2 Đất phi nông nghiệp PNN 240,22 7,52 2.1 Đất ở nông thôn ONT 134,75 56,09 2.2.1 Đất chuyên dụng CDG 72,14 30,03 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự 2.2.1 CTS 2,77 1,15 nghiệp 2.2.1 Đất Sông ,ngòi,kênh,rạch,suối SON 21,30 8.86 Đất sản xuất, kinh doanh phi 2.2.2 CSK - - nông nghiệp 2.2.3 Đất có mục đích công cộng CCC 63,75 26,53 2.2.4 Đất tôn giáo tín ngưỡng TTN - - 2.2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 10,35 4,30 3 Đất chưa sử dụng CSD 302,65 7,72 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BSC 1,98 0,65 3.3 Núi đá không có cây rừng NCS 300,67 99,34 (Nguồn:UBND xã Đồng Lương năm 2016)
  42. 33 Bảng 4.3 và hình thể hiện cơ cấu sử dụng đất của xã Đồng Lương ta thấy diện tích đất nông nghiệp của xã là 2660,49 ha chiếm 83,37% tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Cơ cấu trong nội bộ đất nông nghiệp đang có sự chuyển dịch tuy nhiên đất đai trong toàn xã vẫn được sử dụng theo mục đích trồng cây hàng năm là chủ yếu. Diện tích đất phi nông nghiệp của xã là 240,22 ha chiếm 7,52% tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Đất phi nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã như đất trụ sở cơ quan, đất sản xuất kinh doanh, đất các công trình công cộng đây là loại đất cần khai thác và sử dụng hợp lý để thúc đẩy sự phát triển và thay đổi bộ mặt nông thôn của địa phương. Diện tích đất chưa sử dụng là 302,65 ha chiếm 7,75% diện tích đất tự nhiên của xã. Tuy diện tích đất chưa sử dụng khá nhiều so với tổng diện tích đất tự nhiên của xã nhưng lại chủ yếu là núi đá không có rừng cây (diện tích 302,65 chiếm 7,75%) diện tích đất bằng chưa sử dụng chỉ có 1,98 ha chiếm 0,65%. Vì vậy xã cần có biện pháp để khai thác hợp lý quỹ đất hiện có. 4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp xã Đồng Lương,huyện Lang Chánh,tỉnh Thanh Hóa năm 2016 Bảng 4.4. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp xã Đồng Lương năm 2016 Diện tích Cơ cấu STT Mục đích sử dụng Mã (ha) (%) Đất nông nghiệp NNP 2660,49 100 1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 390,24 14,66 2 Đất trồng cây hàng năm CHN 286,53 73.42 3 Đất trồng lúa LUA 221,85 77.42 4 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 64,68 29,15 5 Đất trồng cây lâu năm CLN 103,71 160,34 (Nguồn:UBND xã Đồng lương năm 2016)
  43. 34 Trong những năm gần đây, kinh tế của xã Đồng Lương phát triển khá nhanh và năng động. Bên cạnh đó xã vẫn chú trọng phát tiển nông nghiệp với diện tích đất nông nghiệp 2660.49 ha chiếm 14,66 diện tích tự nhiên, trong đó đất sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm phần lớn trong cơ cấu đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng cây hàng năm chiếm 286,53% trong cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp toàn xã. Bảng 4.5. Biến động diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã Đồng lương giai đoạn 2015 – 2016 Đơn vị: ha Diện Diện tích So sánh tích đất STT Chỉ tiêu Mã đất năm 2015- năm 2015 2016 2016 Tổng diện tích đất tự 3191,10 3191,10 nhiên Đất sản xuất nông 1 SXN 2660,49 2650,49 nghiệp Trong đó 1.1 Đất trồng lúa LUA 160,6 155,6 1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 0,93 3,50 Đất trồng cây hàng 1.3 CHN 143,47 140,10 năm còn lại (Nguồn: UBND xã Đồng Lương) Từ bảng 4.5 cho thấy diện tích đất nông nghiệp của xã nhìn chung đang dần bị thu hẹp. 4.2.3. Hiện trạng cây trồng chính Hệ thống cây trồng trên địa bàn xã khá đa dạng với nhiều loại cây trồng nhưng chủ yếu vẫn là các loại cây lương thực. Một số cây trồng chính như lúa, ngô, đậu tương, ớt, rau các loại
  44. 35 Cơ cấu cây trồng có sự dịch chuyển tích cực, đúng hướng và đảm bảo sự phát triển bền vững, theo hướng phát triển sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Sản xuất cây màu đông được coi trọng. Bảng 4.6. Diện tích, năng suất một số cây trồng chính của xã STT Cây trồng Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) 1 Lúa Nước 312,6 1.500 2 Cây Lạc 2,8 4,2 3 Ngô 225 1,035 4 khoai lang 2,4 4,3 5 Sắn 37,6 6,8 6 Rau các loại 18,5 37,6 7 Chuối 5,00 150,00 (Nguồn: UBND xã Đồng lương) Cây lúa là cây trồng chủ yếu chiếm diện tích lớn nhất trong ngành trồng trọt của xã với diện tích lúa xuân là 200,53ha, lúa mùa là 187,49 ha. Trong những năm gần đây, diện tích đất lúa của xã có giảm do chuyển sang các mục đích khác nhưng nhờ áp dụng các biện pháp thâm canh, các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất, sử dụng các giống cây ngắn ngày có năng suất chất lượng tốt nên năng suất không ngừng tăng lên. Xã tuyên truyền và phổ biến đến bà con nông dân các loại cây ngắn ngày như: rau các loại với diện tích 11,5 ha, năng suất đạt 120 tạ/ha, sản lượng 138 tấn. Một số cây trồng khác cũng mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao như khoai lang, rau, ngô Cây ăn quả lâu năm cũng đang dần được trú trọng và đầu tư phát triển, đặc biệt là cây chuối. 4.3. Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp (LUTs) và hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Đồng Lương 4.3.1. Các loại hình sử dụng đất của xã Đồng Lương Các loại hình sử dụng đất của xã Đồng Lương thể hiện trong bảng sau:
  45. 36 Bảng 4.7. Các loại hình sử dụng đất của xã Đồng Lương LUT chính LUT Kiểu sử dụng đất 2 lúa (chuyên 1. Lúa xuân – Lúa mùa lúa) 2. Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông 3. Lúa xuân – Lúa mùa – Lạc 2 Lúa – Màu 4. Lúa xuân – Lúa mùa – Khoai Cây trồng hàng năm Lang 1 Lúa – Màu 5. Lúa xuân -Ngô – Rau 6.Lạc 7. Lạc – Khoai Lang Chuyên màu 8. Lạc– Ngô đông – Lạc 9. Lạc– Khoai Lang 10. Chuối. Cây trồng lâu năm Cây ăn quả 11.vải. 12.xoài. (Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ năm 2017) Toàn xã có 5 loại hình sử dụng đất (LUT) với 10 kiểu sử dụng đất. Trong đó, LUT chuyên lúa có 1 kiểu sử dụng đất, LUT 2 lúa – màu có 3 kiểu sử dụng đất,LUT 1 lúa – màu có 1 kiểu sử dụng đất, LUT chuyên màu có 4 kiểu sử dụng đất. LUT cây ăn quả lâu năm có 3 kiểu sử dụng đất là trồng cây chuối. 4.3.2. Mô tả các loại hình sử dụng đất có trên địa bàn xã Mô tả các loại hình sử dụng đất là cơ sở để xác định yêu cầu sử dụng đất và mức độ thích hợp trong sử dụng đất. Mô tả các LUT chủ yếu dựa vào các tính chất đất đai và thuộc tính của LUT. * Loại hình sử dụng đất 2 lúa - Lúa xuân: Các giống lúa ngắn ngày chất lượng cao như: BC15, Hương thơm, QR đang được bà con sử dụng gieo cấy đại trà cho vụ xuân. Lúa xuân có năng suất cao khoảng 67 tạ/ha/vụ.
  46. 37 - Lúa mùa: Các giống thường được gieo trồng là khang dân, tạp giao, thái xuyên, BC15 Năng suất đạt 65 tạ/ha/vụ. Biện pháp gieo trồng là cấy bằng tay. * Loại hình sử dụng đất 2 lúa – màu Có các kiểu sử dụng đất như: Lúa xuân – lúa mùa – Lạc màu vụ đông (ngô , khoai lang ), loại hình sử dụng đất này chủ yếu được trồng ở nơi có khả năng tưới tiêu tốt, thành phần cơ giới thịt nhẹ, cát pha. Được trồng chủ yếu ở cánh đồng Bồ, trài , cò Cần - Vụ xuân: trồng các giống lúa ngắn ngày có khả năng kháng sau bệnh - Vụ mùa: trồng các giống lúa thời gian sinh trưởng dài cây cứng như BC15, Khang dân, tạp giao để đạt năng suất cao, hạn chế sâu bệnh và không bị đổ dập vào mùa mưa bão - Vụ đông: trồng các lại có thời gian sinh trưởng từ 60-100 ngày như: ngô, khoai lang và các loại rau mùa đông. * Loại hình sử dụng đất 1 lúa – màu LUT này có kiểu sử dụng đất là Lúa xuân - ngô – rau vụ đông. Kiểu sử dụng đất trên được phát triển ở nơi có đất pha cát hay đất thịt trung bình, tưới tiêu chủ động, trồng tập trung ở cánh đồng bai bồ. Nguồn dinh dưỡng cung cấp cho đất chủ yếu là phân bón hóa học, phân chuồng. * Loại hình sử dụng đất chuyên màu Loại hình sử dụng đất này được áp dụng chủ yếu ở khu vực bai bồ, bai cần và Đác bó Người dân thường trồng các loại cây như ngô, khoai lang và các loại rau Diện tích đất chủ yếu được sử dụng là đất ven suối. * Loại hình sử dụng đất trồng cây ăn quả Cây ăn quả trên địa bàn xã chủ yếu là chuối, đang được trú trọng đầu tư phát triển. Các loại cây ăn quả khác như đu đủ, mít có nhưng rất ít và chỉ được trồng trong vườn tạp của các hộ gia đình, giá trị kinh tế không cao.
  47. 38 4.3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã 4.3.3.1. Hiệu quả kinh tế * Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm: Hiệu quả kinh tế là một trong những căn cứ quan trọng để lựa chọn loại hình sử dụng đất thích hợp. Các chỉ tiêu được dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất trên điạ bàn xã bao gồm: năng suất, sản lượng, chi phí, lao động, giá cả Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính trong địa bàn xã tính trên 1 ha được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.8. Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng hàng năm (tính bình quân cho 1 ha) Hiệu quả Giá trị Giá trị sản Chi phí Thu nhập sử dụng ngày STT Cây trồng xuất sản xuất thuần vốn công LĐ (1000đ ) (1000đ) (1000đ) (1000đ) (1000đ) 1 Lúa xuân 42.890,00 21.278,00 23.614,00 1,22 177,71 2 Lúa mùa 37.660.00 20.650.00 18.000,00 1,08 128,46 3 Ngô 31.000,00 12.892,00 15.110,00 1,16 170.00 4 khoai lang 180.000,00 110.000.00 92.000,00 0,90 500.015 5 lạc 37.000,00 16.233,00 18.755,00 1,18 51,00 6 Rau màu 17.720,00 9.754,00 7.955,24 0,88 91.00 (Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ) Qua bảng số liệu trên ta thấy cây trông mang lại hiệu quả sử dụng vốn cao là Lúa xuân.Ngô và lạc trong đó hiệu quả sử dụng vốn của Lúa xuân là 1,22 lần,Ngô là 1,16 lần,lạc là 1,18 lần. Cây có hiệu quả sử dụng vốn thấp nhất là cây rau,hiệu quả sử dụng vốn là 0,88 lần ,do chi phí đầu tư và thị trường không ổn định và nhu cầu sử dụng ngày càng giảm. *Hiệu quả kinh tế của cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm: Hiệu quả kinh tế của các loại cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm thể hiện qua bảng sau:
  48. 39 Bảng 4.9. Hiệu quả kinh tế của LUT cây ăn quả Giá trị Hiệu quả Giá trị sản Chi phí Thu nhập ngày Cây sử dụng STT xuất sản xuất thuần công lao trồng vốn (1000đ) (1000đ) (1000đ) động (1000đ) (1000đ) 1 Chuối 115.000,00 59.000,00 64.000,00 1,07 16,08 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) * Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất và loại hình sử dụng đất: Giá trị bình quân các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế và các loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm của xã được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất tính trên 1 ha Loại hình Giá trị sản Thu nhập Hiệu quả Giá trị Kiểu sử dụng Chi phí sử dụng đất xuất thuần sử dụng ngày công đất (1000đ) chính (1000đ) (1000đ) vốn (lần) LĐ(1000đ) 1. Đất 2 vụ lúa (LX – 75.551,00 26.928,00 43.612,00 1,15 152,20 chuyên lúa LM) LX – LM – Ngô 96.792,61 52.642,33 47.623,62 1,10 143,24 2. Đất 2 Lúa đông – Màu LX – LM – 102.818,00 65.864,00 52.725,00 1,16 163,12 khoai lang LX – LM – ngô 135.540,000 52.123,00 63.287,00 1,17 170,92 3. Đất 1 Lúa LX -khoai lang 271.980,00 123.502,00 134.356,00 0,98 281,00 – Màu – Rau Rau 32.000,00 17.225,00 18.755,00 1,22 50,00 4. Đất Rau – khoai 35.000,00 31.125,00 34.855,00 1,19 150,52 chuyên màu lang khoai lang – 215.620,00 135.899,67 116.731,00 0,95 325,28 Ngô – Rau khoai lang – ngô 214.000,00 125.255,00 104,772,00 0,89 284,30 5.Đất trồng Chuối 134.000,00 61.000,00 64.000.00 1,08 170.08 cây ăn quả (Nguồn :tổng hợp phiếu điều tra)
  49. 40 4.3.3.2. Hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất được xem xét ở các nội dung chính như sau: mức độ giải quyết việc làm, thu hút lao động, đảm bảo đời sống cho người dân. Theo kết quả điều tra, nguồn lao động của các hộ nông nghiệp chủ yếu là nguồn lao động gia đình, số lao động tham gia vào sản xuất của hộ hầu hết là 2 người. Đặc điểm rõ nét nhất của sản xuất nông nghiệp tại xã là tính mùa vụ cao nên rất cần lao động trong thời điểm gieo trồng và thu hoạch. Do đó, vào thời điểm mùa vụ số lượng lao động cần cho hoạt động sản xuất nông nghiệp là rất lớn, các hộ gia đình thường đổi công cho nhau hoặc đi thuê thêm người làm để đảm bảo sản xuất đúng thời vụ. Vì thế làm tăng chi phí sản xuất. Kết quả trồng trọt trên đất hàng năm có đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế khu vực nông thôn nói chung và các hộ trong xã nói riêng: - Đảm bảo an ninh lương thực và đóng góp vào thu nhập cho các hộ; - Tạo công ăn việc làm: Các hoạt động trồng trọt trên đất hàng năm đã huy động và sử dụng trên 50% quỹ thời gian lao động của hộ gia đình. Có thể nói đây chính là hoạt động chủ yếu của hộ; - Tạo nguồn kinh phí cho y tế, giáo dục và các hoạt động xã hội khác: Thu nhập từ hoạt động trồng trọt trên đất có đóng góp cho các hoạt động của gia đình, có vai trò trong chi tiêu cho y tế, giáo dục 4.3.3.3. Hiệu quả môi trường Trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp thì yêu cầu sử dụng đất phải bền vững về mặt môi trường, đòi hỏi các LUT phải bảo vệ đất đai, ngăn chặn thoái hóa, ô nhiễm đất và đòi hỏi phải bảo vệ môi trường thiên nhiên và độ phì cho đất. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp hàng năm còn có hiệu quả môi trường như:
  50. 41 • Tạo sự đa dạng sinh học: trên đất hàng năm, các hộ bố trí nhiều loại cây trồng khác nhau trên từng loại đất, theo từng vụ tạo ra sự đa dạng về sinh học; • Tăng độ che phủ cho đất; • Giảm chi phí sử dụng hóa chất nông nghiệp; Quá trình đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp và thực tế sản xuất của người dân địa phương được phân cấp qua bảng sau: Bảng 4.11. Hiệu quả môi trường của các LUT CHỈ TIÊU Ý thức của người dân STT LUT Hệ số sử Tỷ lệ che Khả năng bảo vệ cải trong việc sử dụng đất phủ tạo đất dụng thuốc BVTV Trung Duy trì độ phì nhiêu 1 2 Lúa Trung bình Cao bình của đất Cải tạo được độ phì 2 2 Lúa – Màu Cao Cao Trung bình nhiêu của đất Cải tạo được độ phì 3 1 Lúa – Màu Cao Cao Trung bình nhiêu của đất Cải tạo được độ phì 4 Chuyên màu Cao Cao Cao nhiêu của đất 5 Cây ăn quả Trung bình Cao Duy trì độ phì của đất Trung bình (Nguồn: Điều tra nông hộ) Cao: > 80%; Trung bình: > 50%; Thấp: < 50%. Qua bảng trên có thể thấy hầu hết các kiểu sử dụng đất đều đạt hiệu quả về mặt môi trường nhưng ở các mức độ khác nhau. Các loại hình sử dụng đất đa số đều có tác dụng duy trì độ phì nhiêu của đất, các LUT có cây trồng họ đậu có tác dụng rất lớn trong việc cải tạo đất. Nhận định chung về mức độ ảnh hưởng của các cây trồng với đất đai cụ thể như sau:
  51. 42 Bảng 4.12. Khả năng thích hợp của các kiểu sử dụng đất Độ ổn định Theo kinh nghiệm Kiểu sử dụng đất STT năng suất của người dân 1 Lúa xuân – Lúa mùa 2 Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông 3 Lúa xuân – Lúa mùa – khoai lang 4 Lúa xuân – Lúa mùa – ngô 5 Lúa xuân - ngô– Rau 6 Rau 7 Rau – khoai lang 8 Ngô hè – Rau 9 ngô – khoai lang 10 Chuối (Nguồn: Điều tra nông hộ) Cao: Trung bình: Thấp: * 4.4. Lựa chọn và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho xã và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho xã Đồng lương 4.4.1. Lựa chọn và định hướng sử dụng đất nông nghiệp cho xã Đồng Lương 4.4.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn loại hình sử dụng đất bền vững Theo “10 TCVN34398”của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì các tiêu chuẩn làm căn cứ để lựa chọn loại hình sử dụng đất triển vọng là: • Đảm bảo đời sống của nhân dân: an ninh lương thực, mức sống, gia tăng lợi ích của nông dân • Phù hợp với mục tiêu phát triển của vùng kinh tế • Thu hút lao động giải quyết việc làm • Tăng sản phẩm hàng hóa xuất khẩu • Tác động tốt đến môi trường.
  52. 43 Dựa vào các tiêu chuẩn trên kết hợp với kết quả điều tra thực tế sản xuất, đánh giá hiệu quả sử dụng đất để lựa chọn các loại hình sử dụng đất phù hợp cho xã. 4.4.1.2. Nguyên tắc lựa chọn Trên cơ sở xác định và nghiên cứu các loại hình sử dụng đất hiện tại trên địa bàn thì một trong những mục tiêu chủ yếu là lựa chọn được được các loại hình sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả sử dụng cao. Một số nguyên tắc cơ bản khi lựa chọn LUT có triển vọng: - Phải đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất của loại hình sử dụng đất. Tức là phải phù hợp với điều kiện về đất đai, khí hậu, địa hình của xã, đảm bảo tính thích nghi cao của các loại hình sử dụng đất được lựa chọn. - Phải đảm bảo hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất được lựa chọn. Trong thực tế rất hiếm khi người ta lựa chọn loại hình sử dụng đất mới mà lợi nhuận thu được thấp hơn loại hình sử dụng đất trước đó. Trừ khi để đảm bảo tính ổn định cho một loại sản phẩm nào đó thì người ta buộc phải giữ lại một số loại hình sử dụng đất nhất định khi biết rằng hiệu quả của loại hình sử dụng đất đó chưa phải tối ưu. - Phải phù hợp với điều kiện tự nhiên về cơ sở hạ tầng của địa phương: hệ thống giao thông, thủy lợi - Phải mang tính kế thừa, tính truyền thống, văn hóa của địa phương để phát huy kinh nghiệm sản xuất của người dân, kinh nghiệm chỉ đạo sản xuất của các nhà quản lý và đảm bảo tính kế thừa cũng như phong tục tập quán của địa phương. - Phải bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ độ phì cho đất. Hiện nay, đây là nguyên tắc rất được chú trọng trong đánh giá đất cũng như trong việc lập kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất. Nếu không chú trọng nguyên tắc này dễ dẫn đến
  53. 44 việc chỉ tính đến lợi nhuận trước mắt mà sẽ làm thoái hóa đất, hủy hoại môi trường và người sử dụng đất trong tương lai phải gánh chịu hậu quả đó. 4.4.1.3. Lựa chọn và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp Qua kết quả đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất về kinh tế, xã hội, môi trường đồng thời dựa trên các căn cứ và tiêu chuẩn lựa chọn các loại hình sử dụng đất có triển vọng có thể đưa ra các loại hình sử dụng đất phù hợp với điều kiện của xã như sau: - Đối với loại hình sử dụng đất 3: vụ 2 lúa – 1 màu. Đây là loại hình sử dụng đất đang được áp dụng trên địa bàn xã, phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã, tận dụng được nguồn lực lao động dồi dào, đáp ứng được nhu cầu lương thực, thực phẩm cho người dân, mang lại thu nhập ổn định. - Đối với loại hình sử dụng đất 2 lúa: chuyển diện tích đất trồng 2 vụ sang đất trồng 3 vụ để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn bên cạnh đó cần cải tạo hệ thống thủy lợi để đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu của loại hình sử dụng đất mới. - Đối với loại hình sử dụng đất trồng cây ăn quả: Đây là loại hình sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế khá cao, bảo vệ môi trường đất đai, LUT giải quyết công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi góp phần nâng cao đời sống nhân dân. 4.4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho xã Đồng Lương- huyện Lang Chánh - tỉnh Thanh Hóa 4.4.2.1. Giải pháp chung * Giải pháp về cơ chế chính sách trong nông nghiệp - Về phía nhà nước: Có chính sách ưu tiên cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản, chính sách đào tạo nhân lực cho sản xuất nông nghiệp đồng thời có các chính sách bình ổn giá nông sản, trợ giá vật tư cho nông dân.
  54. 45 - Về phía chính quyền xã: Kiểm soát chặt chẽ và hạn chế chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang các loại đất khác theo quy định của pháp luật. Đào tạo nhân lực, thực hiện tốt chính sách khuyến nông, xây dựng các mô hình chuyên canh, vùng sản xuất theo hướng hàng hóa dựa trên lợi thế của từng vùng. * Giải pháp về cơ sở hạ tầng - Hoàn thiện hệ thống giao thông nội đồng, sửa chữa, nâng cấp hệ thống kênh mương, thủy lợi, trạm bơm phục vụ sản xuất. - Xây dựng cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn. * Giải pháp về khoa học kĩ thuật - Tổ chức các lớp tập huấn về nông nghiệp và chuyển giao công nghệ mới, xây dựng mô hình thâm canh sản xuất có hiệu quả và nhân rộng trên địa bàn xã. - Nghiên cứu kĩ giống trước khi đưa vào sản xuất, sử dụng giống có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt. - Áp dụng triệt để các biện pháp khoa học kĩ thuật vào sản xuất, sử dụng máy móc thay thế dàn cho sức lao động của con người * Giải pháp về thông tin - Tăng cường liên kết giữa 4 nhà: Nhà nước – Nhà doanh nghiệp – Nhà khoa học – Nhà nông. - Bổ sung thêm các chức năng cung cấp thông tin, giá cả thị trường đến với người sản xuất - Thành lập các tổ thu mua tiêu thụ sản phẩm và xây dựng các điểm thu mua tập trung, tăng cường phát triển chất lượng và quảng bá sản phẩm nông sản ra thị trường. * Giải pháp về vốn - Mở các lớp tập huấn về sử dụng vốn vay đồng thời có chính sách hỗ trợ cụ thể đến trực tiếp các hộ cần và thiếu vốn sản xuất trong việc tiếp cận
  55. 46 vốn có lãi suất thấp, kì hạn hợp lý. - Ưu tiên phân bổ vốn cho các hộ có khả năng về đất và lao động để khuyến khích mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất theo mô hình trang trại nhỏ và đặc biệt là mô hình vườn ao chuồng 4.4.2.2. Giải pháp cụ thể * Loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm - Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thủy lợi, kênh Mương nội đồng đảm bảo chủ động tưới tiêu; - Có biện pháp cải tạo đất và lựa chọn giống cây trồng phù hợp để đạt hiệu quả kinh tế cao; - Tuyên truyền, phổ biến các chính sách nông nghiệp, nông thôn, chuyển giao tiến bộ kĩ thuật đến người nông dân, thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, thâm canh, tăng vụ theo hướng sản xuất hàng hóa. - Chính sách hỗ trợ giá, giống, phân bón cán bộ khuyến nông cần trực tiếp hướng dẫn kĩ thuật sản xuất cho bà con nông dân. - Xây dựng các mô hình chuyên canh, vùng sản xuất theo hướng hàng hóa dựa trên lợi thế của vùng. Việc sản xuất theo mô hình chuyên canh sẽ tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ, thuận lợi thu mua, bao tiêu sản phẩm. * Loại hình sử dụng đất trồng cây ăn quả - Cần cải tạo vườn tạp thành vườn cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, cải tạo cơ cấu cây trồng trong vườn; - Lựa chọn giống cây trồng tốt, sạch bệnh, thích nghi với điều kiện tự nhiên của xã; - Xác định loại cây ăn quả chủ lực, ngoài ra cần có thêm cây ăn quả bổ trợ khác tạo cho vườn cây nhiều tán; - Cải tiến kĩ thuật canh tác phù hợp với từng giống cây ăn quả, thu hoạch và bảo quản sản phẩm; - Tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm
  56. 47 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Xã Đồng Lương có điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu, thủy văn thuận lợi phát triển nông nghiệp. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính của xã bao gồm: chuyên lúa, 2 lúa – màu, 1 lúa – màu, chuyên màu và đất trồng cây ăn quả. Dựa trên kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, lựa chọn ra loại hình sử dụng đất đai thích hợp và có triển vọng cho xã Đồng Lương là: LUT 1: 2 lúa – màu, LUT này cho hiệu quả kinh tế cao nhưng chưa được áp dụng rộng rãi; LUT 2: Cây ăn quả: cây chuối. Trong tương lai loại hình sử dụng đất này có thể là hướng đi mới để phát triển kinh tế. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quan điểm sinh thái và bền vững thì xã Đồng Lương cần tổ chức khai thác tiềm năng đất đai theo hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường sản xuất sản phẩm hàng hóa và áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Thực hiện đồng bộ các giải pháp về công tác quản lý Nhà nước về đất đai trong nông nghiệp, chính sách về bảo vệ và sử dụng đất nông nghiệp, bố trí hợp lý cây trồng, thâm canh tăng vụ. Quá trình sử dụng đất phải gắn với cải tạo, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường. 5.2. Đề nghị Để nâng cao hiệu quá sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cần thực hiện các biện pháp như sau : 1. Đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng ,đầu tư cho công tác thủy lợi phục vụ tưới tiêu hợp lý nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp toàn xã.
  57. 48 2. Khai thác tốt tiềm năng về đất đai và nguồn lao động phục vụ cho sản suất nông nghiệp,áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất.đặc biệt tổ chức tốt các chương trình khuyến nông và cá lớp tập huấn kỹ thuật cho người dân tạo tiền đề cho sản xuất sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững tương lai. 3. Phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ sản xuất gốm dịch vụ chuyển dao khoa học kỹ thuật ,cung ứng vật tư,bảo vệ thực vật 4. Các cơ quan chuyên môn cần nghiên cứu ,thử nghiệm và đưa ra các giống cây trồng vật nuôi mới thích hợp với điều kiện tự nhiên của xã.
  58. 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. C.Mac (1994), Tư Bản Luật – Tập III, nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội. 2. Đào Thu Châu (2012),“Nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về đánh giá chất lượng đất và môi trường đất nông nghiệp” 3. Nguyễn Thế Đặng và cs (1999), Giáo trình Đất, Nhà xuất bản, Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Nguyễn Thế Đặng (2008), Giáo trình Đất trồng trọt, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 5. FAO (1994), Đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác cho quy hoạch sử dụng đất. 6. Đỗ Nguyên Hải (2011), “Đánh giá khả năng sử dụng đất và hướng sử dụng đất bền vững cho sản xuất nông nghiệp huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh”, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. 7. Huỳnh Thanh Hiền (2015), Bài giảng Đánh giá đất đai, Đại học Nông Lâm – Hồ Chí Minh. 8. Lâm Quang Huy (2016), Lúa ĐTM 126 cho vùng trũng, hội Nông dân Việt Nam. 9. Nguyễn Xuân Quát(1996), Nguyễn Đình Tư, Nguyễn Hữu Tư. 10. Luật Đất đai (2013), Nxb Chính trị Quốc gia. 11. Nguyễn Đình Tư (2002), Nghiên cứu đề tài “Những định hướng và giải pháp bước đầu nhằm đổi mới việc giao đất, giao rừng ở miền núi” 12. UBND xã Đồng Lương.Đề án xây dựng nông thôn mới xã đồng lương giai đoạn 2015 -2020 và định hướng 2025. 13. Tổng cục thống kê.Thống kê kiểm kê diệt tích đất đai. 14. Www.nomafsi.com.vn (2015), Kết quả nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sử dụng đất ruộng một vụ vùng miền núi phía bắc.
  59. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Giá một số loại phân bón: STT Loại phân Giá (đồng/kg) 1 Đạm Urê 10.000 2 Phân NPK Lâm Thao 4.500 3 Kali 10.000 4 Phân chuồng 500 Phụ lục 2: Giá một số loại nông sản: STT Sản phẩm Giá (đồng/kg) 1 Thóc khang dân 7.000 2 Thóc hương thơm 7.500 3 Thóc thái xuyên 7.500 4 Ngô hạt 6.000 5 Đậu tương 20.000 6 Ớt 20.000 7 Chuối 15.000
  60. Phụ lục 3 Số phiếu điều tra: PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ 1.Thông tin cơ bản • Họ tên chủ hộ: Tuổi: Giới tính: • Địa chỉ: Thôn/xóm: Xã: Huyện (thị xã/thành phố): . Tỉnh: • Số người trong độ tuổi lao động: Trong đó:- LĐ nông nghiệp: . - LĐ phi nông nghiệp: • Kinh tế hộ ở mức: Giàu Khá Trung bình Nghèo 2.Hiệu quả kinh tế 2.1. Hiệu quả sử dụng đất cây trồng hàng năm - Đầu tư cho một sào Bắc Bộ Phân Phân Thuốc Lao Cây Giống Đạm Kali NPK chuồng BVTV động trồng (1000đ) (kg/sào) (kg/sào) (kg/sào) (kg/sào) (1000đ) (công)
  61. - Thu nhập từ cây hàng năm Loại cây Diện tích Năng suất Sản lượng Giá bán trồng (sào) (tạ/sào) (tạ) (đồng/kg) • Hiệu quả sử dụng đất trồng cây lâu năm Các hạng mục ĐVT Cây . Cây . Cây Diện tích Sào Năng suất Kg/sào Sản lượng Kg Chi phí Giống 1000đ Phân hữu cơ kg Phân vô cơ kg Thuốc BVTV 1000đ Công lao động công Giá bán 1000đ 2.3 Loại hình sử dụng đất Loại hình sử dụng đất (LUT) Kiểu sử dụng đất
  62. 3.Câu hỏi phỏng vấn 1. Nhu cầu về đất đai của gia đình? Đủ Thiếu Thừa 2. Gia đình có thuê thêm đất để sản xuất không? Có Vì sao: Không Vì sao: . . 3. Gia đình có bán, cho thuê, cho mượn đất SXNN không? Vì sao? 4. Gia đình thường gieo trồng những loại cây gì? 5. Gia đình có thường xuyên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không? Mấy lần trong một vụ? 6. Gia đình thường bón phân gì cho cây trồng là chủ yếu? 7. Gia đình có áp dụng kĩ thuật mới trong sản xuất không? 8. Gia đình có cần thêm vốn để sản xuất không? Có Không 9. Gia đình thường vay vốn ở đâu? Ngân hàng Tư nhân Bạn bè, người thân Quỹ tín dụng • Gia đình có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất không? Có Không
  63. 11. Gia đình có gặp khó khăn gì trong sản xuất không?. 12. Gia đình có dự kiến gì về cơ cấu cây trồng trong những năm tới? • Giữ nguyên • Thay đổi cây trồng mới là cây trồng gì? • Chuyển mục đích sử dụng mới cụ thể sử dụng vào mục đích gì? 13. Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp? Đủ chi dùng cho cuộc sống Không đủ chi dùng cho cuộc sống Đáp ứng được khoảng bao nhiêu phần % 14. Gia đình có thường xuyên sử dụng các biện pháp cải tạo đất không? Có Không Nếu có là biện pháp gì? 15. Gia đình có được tham dự các lớp tập huấn để phát triển sản xuất nông nghiệp không? Có Không 16.Gia đình có trao đổi với cán bộ khuyến nông không? Có Không 17. Trao đổi về vấn đề gì? Xử lý phân bón hợp lý Chính sách hỗ trợ của nhà nước Chọn giống sạch bệnh Cải tạo đất 18. Sản phẩm nông nghiệp thu được gia đình sử dụng vào mục đích gì? Bảo vệ dịch hại cây trồng Vấn đề khác Bán Gia đình sử dụng
  64. 19. Mức độ và hình thức tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp? Chỉ tiêu Mức độ và hình thức Dễ Múc độ tiêu thụ Vừa Khó Bán tại nhà Hình thức tiêu thụ Bán tại chợ Bán tại ruộng 20. Thông tin về giá cả gia đình được biết ở đâu? 21. Gia đình có phải thuê thêm lao động không? Có Không 22. Áp dụng dồn điền đổi thửa hiện nay có phù hợp hay không? Có Không 23. Năng suất có đủ dùng cho gia đình hay không? Có Không 24. Cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất là cây trồng gì? 25. Cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế thấp nhất là cây trồng gì? 26. Gia đình có dự định chuyển mục đích sử dụng sang cây trồng khác không? Có Không
  65. 27. Gia đình có được nhà nước hỗ trợ sản xuất không? Có Không Hỗ trợ về vấn đề gì? Vốn Phân bón Giống Thuốc bảo vệ thực vật Kỹ thuật Vấn đề khác 28. Gia đình có trồng xen canh, luân canh không? Là những cây gì? Có Không 29. Chế độ nước Chủ động Không chủ động 30. Sức kéo và cơ giới hóa? Tự làm Thuê 30. Phương pháp thu hoạch? Thủ công Cơ giới hóa 31. Thu nhập khác mà gia đình có được ngoài sản xuất nông nghiệp? Không Kinh doanh Làm thuê Khác 32. Gia đình có kiến nghị gì với chính quyền địa phương để phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp? 5 Xác nhận của chủ hộ Người điều tra