Đồ án Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám

pdf 67 trang thiennha21 12/04/2022 5990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_khao_sat_ti_le_mat_cua_va_luc_binh_lam_co_chat_trong_n.pdf

Nội dung text: Đồ án Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT TỈ LỆ MẠT CƯA VÀ LỤC BÌNH LÀM CƠ CHẤT TRỒNG NẤM BÀO NGƯ XÁM Ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Chuyên Ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Giảng viên hướng dẫn : GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thuý Liễu MSSV: 107111084 Lớp: 07DSH01 TP. Hồ Chí Minh, năm 2011
  2. Khoa: Môi Trường Và Công Nghệ Sinh Học PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1. Họ và tên sinh viên Nguyễn Thị Thuý Liễu MSSV: 107111084 Lớp: 07DSH01 Ngành : Công Nghệ Sinh Học Chuyên ngành : 2. Tên đề tài : Khảo sát tỉ lệ mạt cưa cao su và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám 3. Các dữ liệu ban đầu : 4. Các yêu cầu chủ yếu : - Tổng quan tài liệu, thông tin cơ bản. - Nắm được kỹ thuật quy trình cơ bản trồng nấm bào ngư xám. - Xử lý số liệu bằng phần mềm máy tính. - Biết cách thảo luận kết quả từ các số liệu, dữ liệu thu thập được. - Cách viết bài báo cáo hoản chỉnh . 5. Kết quả tối thiểu phải có: 1) Xác định được nghiệm thức tối ưu nhất trong thí nghiệm. 2) Xây dựng quy trình trồng nấm bào ngư xám trên hỗn hợp mạt cưa cao su và lục bình với nghiệm thức tốt nhất. 3) Viết được bài báo cáo hoàn chỉnh. Ngày giao đề tài: 01/04/2011 Ngày nộp báo cáo: 12/07/2011 TP. HCM, ngày tháng năm . Chủ nhiệm ngành Giảng viên hướng dẫn chính (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Giảng viên hướng dẫn phụ (Ký và ghi rõ họ tên)
  3. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc GIẤY CAM ĐOAN Tôi tên là Nguyễn Thị Thuý Liễu, sinh viên trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh, Khoa Môi Trường Và Công Nghệ Sinh Học, lớp 07DSH01. Tôi xin cam đoan tất cả các số liệu trích dẫn trong bài làm của tôi là trung thực được lấy từ quá trình nghiên cứu thực tế tại trại Nấm Bảy Yết (xã Tân Thới Nhì, Huyện Hóc Môn, Tp.Hồ Chí Minh). Tự tôi đã thực hiện tất cả các nội dụng trong đồ án của mình, không sao chép bất cứ đồ án dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước ban chủ nhiệm khoa Môi trường Và Công nghệ Sinh học, trước ban giám hiệu trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.Hồ Chí Minh về lời cam đoan của mình. Tp.Hồ Chí Minh, 30/6/2011 Người viết Nguyễn Thị Thuý Liễu
  4. LỜI CẢM ƠN  Để hoàn thành đề tài này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn được sự hỗ trợ rất lớn từ nhiều người. Xin tỏ lòng biết ơn đến : Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường và Công Nghệ Sinh Học, các Thầy Cô trong bộ môn Công Nghệ Sinh Học, trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản, và chuyên ngành làm nền móng để tôi thực hiện đề tài và làm tốt công việc sau này. GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý cho tôi hoàn thành đồ án. Ông Phan Văn Yết, chủ trại nấm Bảy Yết, cùng với các Cô Chú ở trại nấm đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành tốt nhất đồ án. Ba Mẹ đã động viên, tạo mọi điều kiện tốt nhất để con học tập trong thời gian qua. Các bạn trong tập thể lớp 07DSH01, nhóm làm đề tài, các bạn làm cùng ở trại nấm Bảy Yết đã giúp đỡ, ủng hộ, khuyến khích trong thời gian qua. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến những sự giúp đỡ đó. Tp.HCM, tháng 6 năm 2011 Nguyễn Thị Thuý Liễu
  5. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MỤC BẢNG iii DANH MỤC HÌNH iv MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài. 1 2. Tình hình nghiên cứu 2 3. Mục đích nghiên cứu 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Các kết quả đạt được. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 4 1.1. Giới thiệu về nấm bào ngư xám. 4 1.1.1. Phân loại sinh học của nấm bào ngư xám 4 1.1.2. Đặc điểm hình thái 4 1.1.3. Đặc điểm sinh thái 6 1.1.4. Giá trị dinh dưỡng 9 1.1.5. Giá trị kinh tế 12 1.1.6. Tình hình nuôi trồng nấm bào ngư xám 12 1.2. Mạt cưa cao su- nguồn cơ chất tốt để trồng nấm 13 1.2.1. Thành phần dinh dưỡng trong mạt cưa 13 1.2.2. Kỹ thuật trồng nấm bào ngư trên mạt cưa cao su 14 1.3. Lục bình 23 1.3.1. Mô tả 23 1.3.2. Giá trị kinh tế của lục bình 24 CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM 28 2.1. Vật liệu 28 2.2. Phương pháp 28 2.2.1. Chuẩn bị giống. 28 SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu i
  6. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu 2.2.2. Chuẩn bị cơ chất 29 2.2.3. Hấp khử trùng 31 2.2.4. Cấy meo 32 2.2.4. Nuôi ủ bịch phôi 32 2.2.5. Đưa ra nhà trồng 33 2.2.6. Tính hiệu suất sinh học 33 2.3. Cách bố trí các nghiệm thức 34 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 35 3.1. Thời gian ăn tơ đầy bịch 35 3.1.1. Tốc độ lan tơ của NT1. 35 3.1.2. Tốc độ lan tơ ở NT2 37 3.1.3. Tốc độ lan tơ NT3 39 3.1.4. Tốc độ lan tơ NT4 40 3.1.5. So sánh tốc độ lan tơ của 4 nghiệm thức 42 3.2. Thời gian ra quả thể 43 3.3. Hiệu suất sinh học 46 3.3.1. Đối với NT1 46 3.3.2. Đối với NT2 46 3.3.3. Đối với NT3 47 3.3.4. Đối với NT4 47 3.4. Hiệu quả kinh tế 48 3.4.1. Nuôi trồng nấm bào ngư xám trên 100% mạt cưa cao su. 49 3.4.2. Nuôi trồng nấm bào ngư xám trên 30% lục bình + 70% mạt cưa cao su 50 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 52 1. Kết luận 52 2. Đề nghị 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 PHỤ LỤC BẢNG XỬ LÝ SỐ LIỆU BẰNG PHẦN MỀM 55 SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu ii
  7. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu DANH MỤC BẢNG Bảng 1. 1 Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng của nấm bào ngư xám 7 Bảng 1. 2 Tỷ lệ % chất khô của 1 số loại nấm 10 Bảng 1. 3 Giá trị dinh dưỡng của nấm bào ngư 10 Bảng 1. 4 Hàm lượng vitamin và chất khoáng của 1 số loài nấm 10 Bảng 1. 5 Hàm lượng các loại vitamin có trong nấm bào ngư xám 11 Bảng 1. 6 Thành phần dinh dưỡng của mạt cưa cao su 14 Bảng 1. 7 Ảnh hưởng cơ chất khác nhau lên thành phần dinh dưỡng của nấm bào ngư 25 Bảng 3. 1 Tốc độ lan tơ NT1 35 Bảng 3. 2 Tốc độ lan tơ NT2 37 Bảng 3. 3 Tốc độ lan tơ NT3 39 Bảng 3. 4 Tốc độ lan tơ của NT4 40 Bảng 3. 5 Thời gian lan tơ đầy bịch cơ chất 42 Bảng 3. 6 Thời gian ra quả thể 43 Bảng 3. 7 Hiệu suất sinh học của NT1 46 Bảng 3. 8 Hiệu suất sinh học ở NT2 46 Bảng 3. 9 Hiệu suất sinh học NT3 47 Bảng 3. 10 Hiệu suất sinh học NT4 47 Bảng 3. 11 Hiệu suất sinh học 48 Bảng 3. 12 Tổng thời gian của 1 quy trình nuôi trồng của từng nghiệm thức 48 Bảng 3. 13 Chi phí đầu tư cho NT1 49 Bảng 3. 14 Chi phí đầu tư cho NT2 50 SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu iii
  8. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu DANH MỤC HÌNH Hình 1. 1 Nấm bào ngư xám P.sajor-caju 4 Hình 1. 2 Chu kỳ sinh trưởng của nấm bào ngư 5 Hình 1. 3 Các giai đoạn phát triển của nấm bào ngư 5 Hình 1. 4 Máy sàn mạt cưa 15 Hình 1. 5 Hai loại ống cổ 16 Hình 1. 6 Lò hấp 17 Hình 1. 7 Meo hạt 18 Hình 1. 8 Meo cọng 18 Hình 1. 9 Các giai đoạn ăn tơ của nấm bào ngư xám 20 Hình 1. 10 Quy trình sản xuất nấm bào ngư trên mạt cưa cao su 22 Hình 1. 11 Cây lục bình 23 Hình 2. 1 Cân 28 Hình 2. 2 Lục bình trước và sau khi phơi 28 Hình 2. 3 Meo giống 29 Hình 2. 4 Lục bình sau khi ngâm nước vôi 30 Hình 2. 5 Tỉ lệ phối trộn theo NT2 30 Hình 2. 6 Tỉ lệ phới trộn theo NT3 31 Hình 2. 7 Trước khi đưa bịch phôi hấp 31 Hình 2. 8 Cấy meo 32 Hình 2. 9 Nhà ủ 32 Hình 2. 10 Tơ ăn trắng bịch đem ra nhà trồng 33 Hình 3. 1 Biểu đồ tốc độ lan tơ NT1 35 Hình 3. 2 Tơ ăn được khoảng 3 tuần 36 Hình 3. 3 Tơ ăn đầy bịch phôi 37 Hình 3. 4 Biểu đồ tốc độ lan tơ NT2 38 Hình 3. 5 Tơ ở NT2 38 Hình 3. 6 Biểu đồ tốc độ lan tơ NT3 39 Hình 3. 7 Tơ ở NT3 40 SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu iv
  9. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu Hình 3. 8 Biểu đồ tốc độ lan tơ NT4 41 Hình 3. 9 Bịch phôi NT4 42 Hình 3. 10 Quả thể ra lần đầu tiên 44 Hình 3. 11 Màu bịch phôi vào lần thu hái lần 2 45 Hình 3. 12 Màu bịch phôi thi thu hái lần lần 3 45 SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu v
  10. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Ngành sản xuất nấm ăn đã hình thành và phát triển trên thế giới từ hàng trăm năm nay. Hiện nay, có rất nhiều loại nấm được biết đến và được trồng nhân tạo. Trồng nấm không chỉ đem lại giá trị kinh tế, giá trị dinh dưỡng, dược liệu mà còn giải quyết vần đề ô nhiễm môi trường do các loại phế thải trong nông – lâm nghiệp. Thực tế là nước ta có nguồn nguyên liệu trồng nấm rất sẵn như: rơm rạ, mạt cưa, thân cây gỗ, thân lõi ngô, bông phế loại của các nhà máy dệt, bã mía của các nhà máy đường, lục bình trên các sông suối, . rất thuận lợi cho việc nuôi trồng nấm ăn. Mặt khác, thị trường tiêu thụ của nấm ngày càng mở rộng, người dân biết đến các giá trị của nấm nhiều hơn, do đó nhu cầu sản xuất và tiêu thụ ngày càng tăng. Việt Nam phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2020, có thể sản xuất được 1 triệu tấn nấm. Với sự đầu tư và tạo điều kiện của các nhà khoa học, doanh nghiệp, ngành nuôi trồng nấm ngày càng có điều kiện phát triển. [Phương Liên, 2010] Trong các loại nấm được nhiều nuôi trồng nhiều nhất ở nước ta có nấm bào ngư, là 1 loại có giá trị dinh dưỡng, năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Nấm bào ngư thích hợp với nhiều loại cơ chất là nguồn phế thải trong sản xuất nông - công – lâm nghiệp. Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, kinh tế và giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Trong các loại cơ chất trồng nấm bào ngư, mạt cưa cao su là trong nguồn cơ chất thông dụng phổ biến, đặc biệt là ở niềm Nam nước ta. Với nhiều đặc tính tốt như dễ phối trộn, đầy đủ dinh dưỡng, tiện lợi khi đóng bịch nên ngày càng được sử dụng nhiều. Nhưng hiện nay nguồn mạt cưa ngày càng khan hiếm do cây cao su ngày càng có giá, diện tích thanh lý ngày càng ít, làm cho giá của mạt cưa ngày càng cao, đẩy giá thành sản xuất lên cao. Trong khi đó, lục bình là cây ngoại lai với tốc độ phát triển cực nhanh, gây hại cho môi trường thuỷ sinh và hệ sinh thái. Lục bình vừa là nguồn cung cấp đạm đồng thời cũng là nguồn cung cấp cellulose, rất thích hợp để trồng nấm. SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 1
  11. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu Thử nghiệm kết hợp 2 cơ chất là mạt cưa và lục bình để trồng nấm bào ngư nhằm nâng cao hiệu quả nâng suất và giá trị kinh tế, bên cạnh đó còn giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường của mạt cưa và lục bình là lí do tôi chọn đề tài : “Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám”. 2. Tình hình nghiên cứu Các nghiên cứu trước đây chỉ dừng lại trồng nấm trên ở mạt cưa cao su hoặc trên lục bình hay hỗn hợp lục bình và rơm. Năm 1994, Margeret Tagwinra báo cáo đầu tiên về trồng nấm rơm trên lục bình, hiệu suất thu được khá cao 240%. Được sự giúp đỡ của tổ chức ZERI chương trình trồng nấm này được phổi biến ở châu Phi với nhiều loại nấm khác nhau. Trồng nấm bào ngư trên hỗn hợp rơm và lục bình cũng được nghiên cứu và thử nghiệm ngoài thực tế như sự nghiên cứu của M.Nageswaran và Lê Duy Thắng. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám, nhằm tận dụng nguồn mạt cưa thải và lục bình trên các sông suối để nuôi trồng nấm bào ngư xám, đồng thời tìm ra 1 công thức tỉ lệ thích hợp khi kết hợp lục bình và mạt cưa cao su. Từ đó, có thể giới thiệu mô hình trồng nấm bào ngư xám trên lục bình và mạt cưa cho người nông dân. Qua đó, có thể góp phần giải quyết vấn đề xâm lấn của lục bình ở các kênh rạch, sông suối. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Ban đầu thử nghiệm trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung lục bình với các tỉ lệ khác nhau. So sánh hiệu quả thu được từ việc trồng nấm theo 4 nghiệm thức thông qua các chỉ tiêu là tốc độ lan tơ, thời gian thu quả thể, hiệu suất sinh học, hiệu quả kinh tế. Nghiệm thức 1 : 100% mạt cưa cao su Nghiệm thức 2 : mạt cưa 70% + 30% lục bình Nghiệm thức 3: mạt cưa 50% +50% lục bình Nghiệm thức 4: 100% lục bình. SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 2
  12. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu Từ đó, đưa ra 1 nghiệm thức tối ưu nhất trồng nấm bào ngư xám trên mùn cưa có phối trộn lục bình, có thể giới thiệu cho người nông dân ở vùng có lục bình để tận dùng nguồn cellulose này. 5. Phương pháp nghiên cứu Bằng phương pháp thực nghiệm trên mô hình nhỏ nuôi trồng trực tiếp nấm bào ngư xám trên 4 nghiệm thức khác nhau, so sánh đối chiếu số liệu thu được, sử dụng phần mềm stactaphic để xử lý số liệu. Sau 12 tuần thực hiện đề tài (từ 1/4 đến 30/6/201) tại trại nấm Bảy Yết (Hóc Môn – Thành phố Hồ Chí Minh), thử nghiệm quy trình nuôi trồng nấm bào ngư xám trên hỗn hợp mạt cưa cao su và lục bình. Khảo sát các chỉ tiêu tốc độ lan tơ, thời gian thu quả thể, hiệu suất sinh học. 6. Các kết quả đạt được. Sau 12 tuần thực nghiệm đề, xét về mặt thống kê với mức ý nghĩa α=0,05 nghiệm thức 1 và 2 có tốc độ ra tơ tương tự nhau, thời gian ra quả thể lần đầu thì nghiệm thức 1 khác với nghiệm thức còn lại, hiệu suất sinh học ở nghiệm thức 1 và 2 là tương tự nhau. Nhận thấy tỉ lệ lục bình và mạt cưa cho hiệu suất cao đó là tỉ lệ 30% lục bình và 70% mạt cưa. SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 3
  13. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Giới thiệu về nấm bào ngư xám. 1.1.1. Phân loại sinh học của nấm bào ngư xám - Giới nấm : Mycota hay Fungi - Ngành : Eumycota (nấm thật) - Ngành phụ : Basidiomycotina - Lớp : Hymenomycetes - Lớp phụ : Hymenomycetidae - Bộ : Agaricales - Họ : Plerotaceae - Chi : Pleurotus - Loài : P. sajor-caju. Hình 1. 1 Nấm bào ngư xám P.sajor-caju 1.1.2. Đặc điểm hình thái Ở Việt Nam, nấm bào ngư trước đây mọc chủ yếu hoang dại và có nhiều tên gọi khác nhau như : nấm sò, nấm hương chân ngắn (miền Bắc), nấm dai (miền Nam), nấm hương chân trắng . [Lê Duy Thắng, 2006]. Việc nuôi trồng nấm bào ngư chủ yếu bắc đầu hơn 20 năm nay với nhiều chủng loại : P.florida, P.ostreatus, P.sajor-caju, P.cystidiosus với những tên gọi thông thường như nấm bào ngư trắng, nấm bào ngư xám, nấm bào ngư Nhật Nấm bào ngư có đặc điểm chung là tai nấm dạng phễu lệch, phiến mang bào tử kéo dài xuống tận chân, cuống nấm gần gốc có lớp lông mịn. Tai nấm bào ngư còn non có màu sắc sậm hoặc tối hơn nhưng khi trưởng thành màu trở nên sáng hơn. Chu trình sống của nấm bào ngư cũng giống các loài nấm đảm khác, bắt đầu từ đảm bào tử hữu tính, nẩy mầm cho hệ sợi tơ dinh dưỡng (sơ và thứ cấp). Kết thúc bằng việc hình thành cơ quan sinh sản là tai nấm. Tai nấm sinh ra các đảm bào tử và chu trình lại tiếp tục. Đảm bào tử hữu tính hệ tơ sơ cấp hệ tơ thứ cấp nụ nấm tai nấm bào tử. SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 4
  14. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu Hình 1. 2 Chu kỳ sinh trưởng của nấm bào ngư Quả thể nấm bào ngư phát triển qua nhiều giai đoạn dựa theo hình dạng tai nấm mà có tên gọi cho từng giai đoạn. a b c d e Hình 1. 3 Các giai đoạn phát triển của nấm bào ngư a. Nụ nấm b. dùi trống c. phễu d. phễu lệch e. lá lục bình - Dạng san hô : quả thể mới tạo thành, dạng sợi mãnh hình chùm . SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 5
  15. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu - Dạng dùi trống : mũ xuất hiện dưới dạng khối tròn còn cuống phát triển cả về chiều ngang và chiều dài nên đường kính cuống và mũ không khác nhau bao nhiêu. - Dạng phễu : mũ mở rộng trong khi cuống còn ở giữa. - Dạng bán cầu lệch : cuống lớn nhanh một bên và bắt đầu lệch so với vị trí trung tâm của mũ. - Dạng lá lục bình : cuống ngừng tăng trưởng trong khi mũ vẫn tiếp tục phát triển, bìa mép thẳng đến dợn sóng. Từ giai đoạn phễu sang phễu lệch sang bán cầu lệch có sự thay đổi về chất (giá trị dinh dưỡng tăng), còn từ giai đoạn phễu lệch sang dạng lá có sự nhảy vọt về khối lượng (trọng lượng tăng), sau đó giảm dần. Vì vậy thu hái nấm bào ngư nên chọn lựa tai nấm vừa chuyển sang dạng lá.[Nguyễn Lân Dũng, 2009], [Lê Duy Thắng, 2006]. Nấm bào ngư xám P.sajor-caju có quả thể phẳng, lúc già mới cong lại, mũ nấm có hình tròn, nữa tròn, hình thận, có đường kính 5-15 cm hay lớn hơn, màu trắng tro hoặc xám. Thịt nấm dày vừa phải, màu trắng. Cuống nấm màu trắng, trên to dưới nhỏ, dài 3-10 cm, gốc cuống có lông nhung. Lúc đầu nấm bào ngư xám được trồng chủ yếu ở Ấn Độ, sau nhập vào Việt Nam, Trung Quốc [Nguyễn Lân Dũng, 2008] 1.1.3. Đặc điểm sinh thái Nấm bào ngư thuộc loại phá gỗ, sống hoại sinh. Phần lớn cơ chất chứa nguồn cellulose, đa số trường hợp đều chứa lượng cellulose thấp hơn 50%, còn lại là lignin, hemicellulose và khoáng [Lê Duy Thắng, 2006]. Nấm bào ngư tiêu thụ rất mạnh lignin, nhất là thời gian khởi đầu của việc tạo quả thể. Tỷ lệ C/N là 20-30 và không quá 50. Đối với nguồn khoáng, chủ yếu các muối vô cơ thì tác dụng lên sự tăng trưởng không nhiều. Ngoài ra sư tăng trưởng và phát triển của nấm phụ thuộc rất lớn vào yếu tố môi trường như: nhiệt độ, độ ẩm, pH [Lê Duy Thắng, 2006]. SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 6
  16. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu 1.1.3.1. pH pH môi trường ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của nấm bào ngư và hầu hết các loại nấm ăn khác do pH ảnh hưởng đến hoạt tính enzyme, đến khả năng hòa tan của các hợp chất. pH thích hợp cho hầu hết các loại nấm phá gỗ là 4,5 – 5,5. Nấm bào ngư có thể chịu được sự dao động của pH tương đối tốt, pH môi trường có thể giảm xuống 4,4 hoặc tăng lên 9, tơ nấm vẫn mọc được. Tuy nhiên pH thích hợp đối với hầu hết các loài nấm bào ngư trong khoảng 5,0 – 6,0, pH thấp làm quả thể không hình thành và ngược lại pH quá kiềm tai nấm bị dị hình [Lê Duy Thắng, 2006]. 1.1.3.2. Nhiệt độ Nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt tính enzyme do đó ảnh hưởng đến trao đổi chất và sinh trưởng của nấm. Đối với nấm bào ngư có biên độ nhiệt độ tương đối rộng. Nấm bào ngư xám là loại ưa nhiệt, thích hợp với khí hậu của các tỉnh phía Nam. Bảng 1. 1 Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng của nấm bào ngư xám Nhiệt độ thích hợp Nhiệt độ thích Nhiệt độ cho cho tăng trưởng tơ hợp cho ra nấm phép sản xuất 25 - 300C 250C 30 ± 50C (Theo Lê Duy Thắng, 2006) Nhiệt độ đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển quả thể. Nhiệt độ cao chân nấm dài, mũ nấm mỏng, ngược lại nhiệt độ thấp thì chân nấm ngắn và mũ nấm dày hơn [Lê Duy Thắng, 2006]. Nhiệt độ trong quá trình hình thành nụ nấm có tính quyết định đến năng suất của nấm. 1.1.3.3. Độ ẩm Độ ẩm có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình nuôi trồng nấm bào ngư . Nấm bào ngư có đến 80 – 90% trọng lượng nước, do đó dễ bị mất nước, cơ chất nuôi nấm cũng vậy. Do đó nếu bị mất nước quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến năng suất và cả chất lượng của nấm. SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 7
  17. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu Độ ẩm thích hợp khi phối trộn cơ chất là 50 – 65%, nếu độ ẩm cơ chất quá cao, trên 75% sẽ cản trở sự sinh trưởng của sợi nấm và tăng mức độ nhiễm của Trichoderma. Trong thời kì tưới đón nấm, độ ẩm không khí không được dưới 70%, tốt nhất ở 70 – 95%. Độ ẩm thấp hơn 70% quả thể bị vàng và khô mép. Ở 50% nấm ngừng phát triển và chết, dạng bán cầu lệch và lá bị khô mặt và cháy vàng ở bìa mép mũ nấm. Ngược lại độ ẩm cao (95%) chưa hẳn đã tốt cho nấm, tai nấm dễ bị nhũn và rũ xuống [Lê Duy Thắng, 2006]. 1.1.3.4. Ánh sáng Ánh sáng chỉ cần thiết cho việc tạo nụ nấm. Ánh sáng tốt nhất là khoảng 2000 lux, cường độ ánh sáng quá mạnh sẽ ngăn cản việc hình thành nụ nấm, còn ánh sáng yếu chân nấm dài ra và mũ hẹp [Lê Duy Thắng, 2006]. 1.1.3.5. Không khí Nấm là sinh vật hiếu khí, sử dụng oxy và nhả khí carbonic, nhất là trong thời gian hình thành quả thể. Quá trình nẩy mầm của bào tử và tăng trưởng tơ nấm bào ngư Nhật có liên quan đến nồng độ CO2 cao (22%), nhưng khi đến giai đoạn hình thành quả thể thì nồng độ CO2 phải giảm và lượng oxy tăng lên. Nếu không mũ nấm sẽ hẹp lại trong khi chân dài ra, dẫn đến tai nấm bị di dạng. Vì vậy nhà nuôi trồng nấm phải thoáng khí. 1.1.3.6. Nguồn dinh dưỡng carbon Nguồn carbon thích hợp cho sợi nấm bào ngư phát triển bao gồm các monosaccharide, oligosaccharide và polysaccharide, như đường glucose, saccharose, galactose, tinh bột, cellulose. Nồng độ đường thích hợp cho sợi nấm sinh trưởng trong môi trường lỏng từ 3 – 5%. Ở giai đoạn mầm quả thể, sự tăng trưởng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn dinh dưỡng carbon và nồng độ đường cao. 1.1.3.7. Nguồn dinh dưỡng nitơ Một trong những nhu cầu cần đạm của nấm bào ngư là tổng hợp enzyme cellulose để phân giải cellulose. Vì vậy để nuôi trồng nấm có năng suất cao cần bổ sung đạm SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 8
  18. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu Tỷ lệ C/N cũng rất quan trọng đối với sinh trưởng của sợi nấm, tỷ lệ C/N thích hợp với nấm bào ngư là 20-30. 1.1.3.8. Khoáng chất và vitamin Trong môi trường nuôi nấm nhất thiết phải có các nguyên tố khoáng. Trong đó: - Phospho cần thiết để tổng hợp ATP, nucleic acid, phospholipid. - Kali là nguyên tố khoáng đóng vai trò cofactor trong nhiều enzyme. - Lưu huỳnh cũng rất cần thiết cho nấm bào ngư. Nguồn cung cấp lưu huỳnh thường là MgSO4. Lưu huỳnh tham gia trong cấu tạo các aminoacid chứa lưu huỳnh như cystein, methionin và tham gia tạo nên vòng chứa 5 nguyên tử lưu huỳnh của lenthionin. - Ma-giê tham gia hoạt hóa nhiều enzyme nên cần thiết cho quá trình trao đổi chất. Nồng độ magne thích hợp là 0,001M. Ngoài ra các nguyên tố khoáng khác như mangan, đồng, kẽm, molypden cũng không thể thiếu đối với sinh trưởng của nấm. Hầu hết nấm có khả năng tự tổng hợp các vitamine cần thiết. Và vitamine B1 (thiamine) kích thích sợi nấm sinh trưởng, kích thích hình thành mầm quả thể [Lê Duy Thắng, 2006]. 1.1.4. Giá trị dinh dưỡng Nấm được xem là 1 loại rau đặc biệt, có hàm lượng đạm thấp hơn thịt cá nhưng lại cao bất cứ 1 loại rau củ nào. Nấm ăn rất giàu lysin và leucin là 2 loại acid amine ít có trong ngũ cốc, chất lượng đạm của nấm không thua gì đạm động vật. Nấm bào ngư nhiều đường hơn nấm rơm, nấm mỡ và nấm đông cô. Cung cấp năng lượng tối thiểu, thích hợp với những người ăn kiêng. SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 9
  19. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu Bảng 1. 2 Tỷ lệ % chất khô của 1 số loại nấm Độ ẩm Protein Lipid Hydratcarbon Tro Calo Trứng 74 13 11 1 0 156 Nấm mỡ 89 24 8 60 8 381 Nấm hương 92 13 5 78 7 392 Nấm bào ngư 91 30 2 58 9 345 Nấm rơm 90 21 10 59 11 369 (Theo Nguyễn Hữu Đống) Nấm bào ngư có đầy đủ các thành phần acid amine không thay thế, hàm lượng protein chỉ đứng sau thịt cá. Chỉ số acid amine không thay thế EAI (essential acid amine index) được so sánh với các acid amine không thay thế của trứng gà. Giá trị sinh học (biological value) BV = 1,09 x EAI – 11,7 Giá trị dinh dưỡng (nutritional index) NI = EAI x tỷ lệ protein (%)/ 100 Bảng 1. 3 Giá trị dinh dưỡng của nấm bào ngư Chỉ số acid amine không thay thế EAI 65,24 Giá trị sinh học BV 59,41 Giá trị dinh dưỡng NI 17,57 Lượng chất béo 1,6% (Theo Nguyễn Lân Dũng) Bảng 1. 4 Hàm lượng vitamin và chất khoáng của 1 số loài nấm (Đơn vị tính là mg/100g chất khô) Acid Acid Riboflavin Thiamin Iron Canxi Phosphorus nicotinic ascorbic Trứng 0,1 0,31 0,4 0 2,5 50 210 Nấm 42,5 3,7 8,9 26,5 8,8 71 912 mỡ Nấm 54,9 4,9 7,8 0 4,5 12 171 SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 10
  20. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu hương Nấm bào 108,7 4,7 4,8 0 15,2 33 1348 ngư Nấm 91,9 3,3 1,2 20,2 17,2 71 677 rơm (Theo Nguyễn Hữu Đống) Bảng 1. 5 Hàm lượng các loại vitamin có trong nấm bào ngư xám (Đơn vị tính mg/100g nấm khô) Vitamin C Vitamin B1 Acid nicotinic Vitamin Acid Acid B2 pantotenic folic 111 1,75 60 6,66 21,1 1278 ( Theo Nguyễn Lân Dũng) Trong nấm ăn còn chứa các nguyên tố khoáng như K, Na, Ca, Fe, Al, mg, Mn, Cu, Zn, S, Cl, P, Si thường lượng khoáng chiếm 7% tính theo khối lượng khô. [Nguyễn Lân Dũng, 2009] Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc – Phó Liên Giang (1985) thì nếu ăn nấm sò với lượng 2,5g/kg sau 40 ngày thì lượng cholestorol trong máu từ 253,13mg giảm xuống 193,12mg. Nếu ăn nấm với lượng gấp đôi thì sau 40 ngày lượng cholesterol trong máu giảm xuống chỉ còn 128,57mg. Ngoài ra trong nấm còn có 1 số chất ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn như Staphylococus aureus, Mycobacterium phlei, Bacillus subtilis vòng ức chế vi khuẩn ở nấm bào ngư non còn cao hơn ở nấm trưởng thành. [Nguyễn Lân Dũng, 2009] Ở bào ngư còn phát hiện chất kháng sinh gọi là pleurotin, và 1 số hợp chất khác như β-1,3 glucan, mannose, uronic acid. [Lê Duy Thắng, 2006] Nấm bào ngư kháng virus, tăng sức đề kháng, giảm lượng cholestorol, điều hoà áp suất máu SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 11
  21. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu 1.1.5. Giá trị kinh tế Nghề trồng nấm được phát triển ở các nước đang phát triển vì: - Tận dụng được nguồn phế thải, phụ phẩm trong nông – lâm nghiệp. những nguyên vật liệu này rẻ, thậm chí là không tốn kém. - Giải quyết vấn đề thiếu ăn, thiếu đạm - Tận dụng được sức người, thay thế cho máy móc đắt tiền 1.1.6. Tình hình nuôi trồng nấm bào ngư xám 1.1.6.1. Trên thế giới Hiện này, người ta đã biết có khoảng 2.000 loài nấm ăn được, trong đó có 80 loại nấm ăn ngon và được nghiên cứu nuôi trồng nhân tạo. Các nước trên thế giới hiện nay tập trung nghiên cứu và sản xuất nấm mỡ, nấm hương, nấm bào ngư, nấm rơm là chủ yếu. Khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu trồng nấm theo phương pháp công nghiệp, thường có công suất cao từ 200-1000 tấn/ năm được cơ giới hoá cao. Ở Châu Á, sản xuất theo quy mô vừa và nhỏ, đặc biệt thường ở dạng quy mô dạng gia đình. Đến năm 2005 tổng sản lượng Nấm trên thế giới đạt khoảng 20 triệu tấn, riêng Trung quốc chiếm 50% sản lượng toàn thế giới. Tốc độ tăng trưởng của Nấm năm sau cao hơn năm trước là 5%. [Phương Liên, 2010] Nấm bào ngư được trồng khá rộng rãi ở các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Châu Âu, Châu Phi. Đây là 1 trong 3 loại nấm được trồng nhiều nhất trên thế giới. Tuỳ vào điều kiện của từng nơi mà nấm bào ngư được trồng trên những cơ chất khác nhau. Có nhiều nguồn nguyên liệu để trồng nấm bào ngư: cùi bắp, vỏ đậu, rơm, vỏ cà phê, lau sậy, mạt cưa, lục bình Ở các nước Châu Á sử dụng cơ chất chủ yếu là rơm rạ. Ở Châu Âu sử dụng thân cây lúa mạch, trong khi các nước ở Đông Nam Á sử dụng cơ chất chủ yếu là mạt cưa cao su.Ở Châu Phi tận dụng nguồn phế thải trong nông nghiệp như cà phê, thân lục bình, bã mía [Q.A.Mandeel, 2005] 1.1.6.2. Trong nước Ở Việt Nam, tổng sản lượng các loài nấm ăn và dược liệu năm 2009 đạt trên 250.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 60 triệu USD chủ yếu là mộc nhĩ, nấm rơm, SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 12
  22. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu nấm mỡ. Ngược lại, chúng ta nhập khẩu khá nhiều loại nấm như: nấm đùi gà, nấm kim châm, trân châu, ngọc châm, linh chi, nấm hương, đông trùng hạ thảo từ Trung Quốc, Đài Loan. Ở Việt Nam, tổng sản lượng các loài nấm ăn và dược liệu năm 2009 đạt trên 250.000 tấn [Phương Liên]. Ước tính cả nước có trên 40 triệu tấn nguyên liệu phế phẩm nông lâm nghiệp và nếu chỉ cần sử dụng khoảng 10-15% lượng nguyên liệu này để nuôi trồng nấm đã có thể tạo ra trên 1 triệu tấn nấm/năm và hàng trăm ngàn tấn phân hữu cơ. Vì thế, phát triển nghề sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu còn có ý nghĩa lớn trong việc giải quyết ô nhiễm môi trường. Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam có thể sản xuất được 1 triệu tấn nấm [Phương Liên]. Ở nước ta chủ yêu trồng nấm bào ngư trên mạt cưa cao su. Vì dễ chế biến, bổ sung chất dinh dưỡng, thuận tiện cho việc chăm sóc. Ngoài mạt cưa cao su ra còn trồng trên rơm, bã mía 1.2. Mạt cưa cao su- nguồn cơ chất tốt để trồng nấm 1.2.1. Thành phần dinh dưỡng trong mạt cưa Cây cao su là 1 cây công nghiệp được trồng chủ yếu ở các tỉnh Cao Nguyên và Đông Nam Bộ của nước ta như Daklak, Gia Lai, Kom Tum, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước mỗi năm có lượng lớn cao su được thanh lý để trồng mới, gỗ cao su được sử dụng làm đồ dùng nội thất. Lượng lớn mạt cưa không được xử lý gây ô nhiễm môi trường. Những năm gần đây, mạt cưa cao su được tận dụng để trồng nấm bào ngư. Giá trị dinh dưỡng trong mạt cưa cao su là rất cao, rất thích hợp cho việc trồng nấm. Mạt cưa cao su vẫn có thể trồng nấm mà không cần bổ sung thêm bất kỳ chất chất dinh dưỡng nào. SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 13
  23. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu Bảng 1. 6 Thành phần dinh dưỡng của mạt cưa cao su Thành phần Hàm lượng (%) N 1,68 ± 0,2 P 0,48 ± 0,04 K 1,18± 0,05 Ca 0,12 ± 0,03 Mg 0,04 ± 0,01 (Theo Trần Hữu Độ, 2000) 1.2.2. Kỹ thuật trồng nấm bào ngư trên mạt cưa cao su 1.2.2.1. Xử lý nguyên liệu Khi sử dụng mạt cưa cao su làm cơ chất trồng nấm, ta tận dụng được rất nhiều ưu điểm như: - Chế biến và bổ sung dinh dưỡng cách dễ dàng - Có thể khử trùng và hạn chế nhiễm - Thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hái - Thời gian thu hái ngắn lại Phương pháp phổ biến khi sử dụng mạt cưa là dạng túi, có quá trình hấp khử trùng. Mạt cưa mới sẽ có màu vàng tươi, không thể sử dụng ngay, đối với nấm bào ngư cần ủ mạt cưa từ 10-15 ngày. Sau khi ủ, mạt cưa sẽ có màu nâu nhạt, trong khối mạt cưa toả nhiệt khá nóng. Dàn mỏng khối mạt cưa dày khoảng 10-15 cm, tưới ẩm bằng nước vôi và được phối trộn với các chất dinh dưỡng khác như vôi bột, MgSO4 0,3 %, tro bếp (tận dụng Kali) công thức phối trộn tuỳ theo điều kiện của cơ sở. Mạt cưa được xới đảo trộn thật đều. Vôi giúp cho quá trình phân huỷ các chất diễn ra nhanh hơn và điều hoà độ ẩm. Độ ẩm lúc này có thể đạt 60%, khi vắt 1 nắm mạt cưa vào trong lòng bàn tay, bóp mạnh. Nếu không thấy nước rịn ra ở kẽ tay, khi thả ra không bời rời là được. SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 14
  24. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu Màu mạt cưa càng sậm thì lượng nước càng cao, nguyên liệu thiếu nước vẫn tốt hơn nguyên liệu dư nước vì nó sẽ gây hiếm khí làm chết tơ. Sàn mạt cưa thành đống, việc sàn này giúp loại bỏ dăm vụn của gỗ, than, giúp cho nguyên liệu được trộn đều thêm 1 lần nữa. Mạt cưa được để nguyên đống để ủ thêm ít nhất là ngày nữa. Hình 1. 4 Máy sàn mạt cưa Việc ủ đống giúp cho : - Nguyên liệu có điều kiện thấm nước đều, lượng nước dư được loại bỏ - Các vi sinh vật có lợi như xạ khuẩn sẽ phân huỷ một số thành phần khó phân huỷ trong nguyên liệu. - Quá trình phân huỷ làm nhiệt độ đống ủ sẽ tăng lên còn giúp diệt bớt những mầm bệnh có trong nguyên liệu. Thời gian ủ chỉ nên kéo dài không quá 3 ngày, vì khi lúc này nhiệt độ đống ủ giảm, cơ chất có nhiều thức ăn đơn giản tạo điều kiện cho nấm mốc, vi sinh vật phát triển tranh giành chất dinh dưỡng. màu của mạt cưa thay đổi, từ nâu đỏ sang xanh nhạt. [Lê Duy Thắng, 2006] SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 15
  25. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu 1.2.2.2. Đóng bịch Đóng bịch tới đâu xới mạt cưa đến đó, nhằm giữ nhiệt cho đóng mạt cưa. Bịch đóng vừa tay, không quá mềm và không phù bịch, không quá thấp, không quá cao, cổ bịch được kéo căng, cột thun. Trọng lượng mỗi bịch có thể đạt từ 1-1,3kg. + Bịch mềm: khi vận chuyển vào lò, ra lò làm bịch bị lỏng, mạt cưa rời ra. + Bịch phù: quá cứng, khó cấy meo sau này (đối với meo cọng), khi vào vỉ rất khó. + Bịch thấp: không hiểu quả kinh tế. + Bịch cao: khó xếp vỉ, khi ra lò rất khó. Bịch sau khi nén xong, làm cổ tạo điều kiện cho tơ hô hấp sau này. Sử dụng ống cổ bằng giấy hoặc bằng nhựa. + Với cổ giấy thì giá rẻ hơn, nhưng dễ bị biến dạng sau khi hấp, nên khó cấy meo giống. Hình 1. 5 Hai loại ống cổ + Với cổ bằng nhựa cứng, cố định hình dạng của cổ sau khi hấp và giúp cấy giống dễ dàng nhưng giá thành khá cao, tận dụng lại vào lần sau. Dễ nứt khi va chạm mạnh, làm rách bịch, giá cao hơn. Dùng 1 thanh sắt có đầu nhọn, dài khoảng 12-15cm, đâm thẳng từ trên trên xuống, giúp cho việc cấy giống sau này dễ dàng hơn nhất là khi ta cấy meo cọng. Sử dụng bông phế thải (loại không thấm nước) để nhét lỗ, nhét vừa đủ chặt, không SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 16
  26. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu quá sâu, trên nút cổ vẫn còn thấy 1 phần đầu bông. Nút bông phải gọn, nếu không hơi nước khi hấp sẽ thấm vào bịch, làm bịch quá ướt, khó ăn tơ. 1.2.2.3. Hấp khử trùng Lò hấp là dạng cải biến của phương pháp hơi nước lưu thông. Đun nước trong chảo gang sôi, thấy hơi nước bay là là ở ngoài cửa, thì đóng kín cửa, theo dõi nhiệt độ. Khi nhiệt độ trong lò lên 100oC, châm nước, giữ lửa để nhiệt 100oC trong 4 giờ. Sau đó để nguội trong lò. Nếu lấy quá sớm bịch còn khá nóng dễ bị bể bịch, Hình 1. 6 Lò hấp lấy trễ bịch dòn, dính lại làm rách bịch. 1.2.2.4. Cấy meo giống Sau 1 ngày ra lò bắt đầu cấy meo giống, không nên để lâu quá 3 ngày, như vậy sẽ làm chua môi trường, lúc này nấm mốc sẽ phát triển mạnh. Phạm vi làm việc sạch sẽ, luôn giữ miệng chai chứa giống và miệng bịch phôi trong khoảng 10-15 cm quanh ngọn lửa đèn cồn. Đèn cồn để trên bề mặt được cố định, tránh đèn bị đổ khi cấy, có thể gây phỏng, lượng cồn trong đèn phải đủ cấy xong chai hoặc bịch meo giống, ngọn lửa đèn cồn cao vừa phải. Đây là việc tương đối đơn giản nhưng rất quan trọng, nếu không cẩn thận, thao tác không nhanh rất dễ nhiễm nấm mốc, đặc biệt là mốc cam. Có thể sử dụng meo đang cọng hay dạng hạt. SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 17
  27. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu + Đối với meo cọng : dạng thường dùng là cọng mì. Trước khi cấy, dùng kìm hoặc ben hơ qua ngọn lửa đèn cồn, rút nút bông, đâm lỗ vào. Hơ kìm qua ngọn lửa đèn cồn 1 lần nữa, gấp lấy cọng meo đâm vào lỗ vừa tạo. Không đưa cọng vào quá sâu trong mạt cưa, sẽ làm ngạt tơ, chừa 1 đoạn khoàng 1cm trên bề mặt mạt cưa. Hơ nút bông vào nút lại như ban đầu. Thao tát phải nhanh, gọn. Một chai meo cọng có cấy được 50 bịch phôi, nếu là dạng bịch cấy được nhiều hơn, 70-80 bịch. Meo để trong bịch dễ nhiễm khi cấy, do xé miệng bịch rộng. + Đối với meo hạt : thường dùng lúa hay bắp. Lúa dễ cấy hơn bắp. Rút nút bông, hơ miệng chai qua ngọn lửa đèn cồn, cho 1lượng vừa đủ (thường là vừa tới miệng cổ), hơ nút bông qua đèn cồn, nút lại, ấn nhẹ nút bông vào trong và hạt ăn vào mạt cưa. Một chai meo thường cấy khoảng 60 bịch. Hình 1. 7 Meo cọng Hình 1. 8 Meo hạt 1.2.2.5. Nuôi ủ tơ Theo dõi tơ: sau khi cấy xong, các bịch phôi nhanh chóng được chuyển sang nhà ủ, Thời gian ủ bịch nấm bào ngư thường khoảng 25-30 ngày. Có thể chất giàn khoảng 3 lớp. Nhà ủ cần: - Thoáng và sạch - Ít sáng nhưng không quá tối - Không mưa, không bị gió lùa - Cách ly khỏi khu vực sinh hoạt gia đình và không cùng khu với nấm đang thu hái hoặc đã thu xong. SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 18
  28. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu Bào ngư rất nhanh ăn tơ, 3-5 ngày thấy trên miệng bịch có tơ xuất hiện. Trong những ngày đầu cũng là lúc các loại nấm mốc phát triển, nếu bịch phôi nhiễm mốc nhanh chóng cách ly. + Mốc cam: Loại mốc này thường thấy nhiều ở nút bông ướt, ở những túi bị vỡ hoặc rách túi nilon. Thường lây nhiễm bề mặt. Đối với bào ngư trắng và bào ngư xám, nhanh chóng vượt qua mốc cam, vẫn ăn tơ bình thường chỉ hơi chậm so với các bịch không nhiễm. Cần cách ly và nuôi ủ riêng đối với các bịch phôi bị nhiễm mốc cam. Nếu nhiễm quá nhiều mốc, lúc này mốc cam làm chua môi trường làm chết tơ, chỉ còn cách hấp. + Mốc xanh (Trichoderma, Penicillium, Verticillium) , mốc đen (Cladosporium, Botrytis christalina): xâm nhập bào tử vào túi cơ chất, phát hiện càng sớm càng tốt, cách ly nhanh chóng, tơ chết hoàn toàn Ban đầu sợi nấm đều có màu trắng nhưng sau khi cấy giống 3- 7 ngày thì các khuẩn ty của các loại nấm này chuyển sang màu xanh lục, xanh lam, màu đen, nâu. Ở các bịch nấm sò nhiễm mốc xanh ở trong, nhìn sợi bên ngoài trắng kín khi đem treo sau 7- 10 ngày sợi bị vàng lại và chết. Đối với những bịch phôi bị nhiễm mốc đen và mốc xanh phải hấp lại và cấy giống khác. Các loại bào tử nấm mốc đều có rất nhiều trong không khí, khi nhiễm vào cơ chất chúng nảy mầm thành hệ sợi cạnh tranh dinh dưỡng, tiết ra độc tố ức chế và tiêu diệt hệ sợi nấm ăn hoặc chúng cạnh tranh nguồn oxy và xâm nhiễm vào cơ chất. Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình thao tác kỹ thuật: + Hấp khử trùng chưa đạt yêu cầu. + Môi trường cơ chất quá ướt. + Cấy giống bị nhiễm từ giống hoặc bào tử nấm dại từ không khí. + Phòng ươm nuôi bịch nấm có nhiệt độ cao ẩm ướt, vệ sinh chưa đạt yêu cầu. Cũng có thể do vệ sinh lò không kỹ trước khi hấp, vệ sinh nơi cấy không đạt yêu cầu. Ngoài ra còn có 1 số nguyên nhân khác tơ không ra: SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 19
  29. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu + Không ăn tơ : do mạt cưa quá ẩm, hoặc quá khô, nén chưa chặt hoặc quá chặt. + Bịch xuất hiện “đậu đen” do mạt cưa chứa quá nhiều chất dinh dưỡng. Thời gian ủ tơ phụ theo vào giống, dao động từ 25-35 ngày là tơ ăn kín đầy bịch. Bào ngư là loại ăn tơ 2 lần, lúc đầu bào ngư ăn tơ có dạng mảnh, màu hơi hồng, sau đó ăn tơ thêm 1 lần nữa, có màu trắng. a b c Hình 1. 7 Các giai đoạn ăn tơ của nấm bào ngư xám a. Bịch phôi mới cấy b. Bịch phôi ăn tơ được 1 tuần có màu hồng nhạt phần ăn tơ c. Bịch phôi ăn tơ toàn bộ có màu trắng 1.2.2.6. Đem ra nhà tưới – thu nấm Sau khi tơ nấm ăn đầy bịch, nên để màu trắng đồng loạt, trên bề mặt xuất hiện đốm trắng nhỏ, hệ tơ già thì đem ra nhà tưới. Vệc gây stress cho hệ tơ như ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ kích thích việc tạo quả thể. Mỗi ngày tưới khoảng 3-4 lần, sao cho độ ẩm môi trường không khí nơi trồng nấm đạt trên 85-90% là tốt. Trong giai đoạn này nấm rất cần độ ẩm, nếu thiếu nước, nấm sẽ cằn cỗi, nhẹ cân, ăn rất dai. Ngược lại nếu tưới nước quá nhiều, nấm sẽ có màu vàng, thối rữa. Nên thu hoạch nấm vào buổi sáng, hái nấm đủ độ tuổi sẽ SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 20
  30. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu đạt năng suất và chất lượng cao nhất. Khi thấy mũ nấm mỏng và căng rộng ra, mép mũ hơi quằn xuống là thu hái. Mép mũ cong lên là nấm già. Sau 7-10 ngày nấm bắt đầu xuất hiện mầm nhỏ, màu trắng, rồi nụ nhỏ. Đối với nấm bào ngư từ lúc xuất hiện nụ đến lúc thu hái được khoảng 1 ngày. Thời gian thu hái đợt sau đó cách đợt trước khoảng 7-10 ngày SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 21
  31. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu Hình 1. 8 Quy trình sản xuất nấm bào ngư trên mạt cưa cao su SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 22
  32. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu 1.3. Lục bình Phân loại sinh học : Ngành : Plantae Bộ : Commelinales Họ : Pontederiaceae Chi : Eichhornia Loài : E. crassipes (Water Hyacinth) Loài này có tên bèo tây trong tiếng Việt vì có nguồn gốc nước ngoài đưa vào. Còn tên bèo Nhật Bản vì có người cho là mang từ Nhật về. Lộc bình do Hình 1. 9 Cây lục bình cuống lá phình lên giống lọ lộc bình. Lục bình nước có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ, những năm gần đây nhanh chóng lan rộng ra Trung Mỹ, Bắc Mỹ (California và các bang miền Nam), Châu Phi, Ấn Độ, châu Á, Australia, và New Zealand.[Tom Hargreaves] 1.3.1. Mô tả - Rễ bèo trông như lông vũ sắc đen buông rủ xuống nước, dài đến 1m. - Thân : thân bèo mô xốp phát triển, túi khí chưa đầy khí nên là loài thực vật thảo, mọc thẳng đứng hoặc trôi dạt theo nước. - Lá : tròn hoặc hình trứng, phía dưới cuống lá phình to ra. Dạng lá hình tròn, màu xanh lục, láng và nhẵn mặt. Lá cuốn vào nhau như những cánh hoa. Cuống lá nở phình ra như bong bóng xốp ruột giúp cây bèo nổi trên mặt nước. Ba lá đài giống như ba cánh. Lá bèo luôn xanh đậm, mọc thành hình hoa thị, bốn mùa có cuống mọc lên thành hình phao nổi xem giống như chiếc lộc bình - Hoa : Mùa hạ nở hoa, hoa tự đòng có 6-12 hoa, cánh hoa màu tím, điểm chấm màu lam, loa kèn, chẽ 6. Nhuỵ hoa sắc vàng. Dò hoa đứng thẳng đưa hoa vươn cao lên khỏi túm lá. Bèo tây có sức sinh sản rất mạnh, ảnh hưởng rất lớn đối với hệ thực vật thuỷ sinh cùng chung sống. Trong môi trường thuận lợi, một cây mẹ có thể đẻ cây con, tăng số gấp đôi mỗi 2 tuần. Cây sinh sản vô tính bằng thân bò là chủ yếu, nhưng SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 23
  33. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu vẫn có sinh sản bằng hạt. Hạt có thể sống tới 15 năm trong đất và xâm nhiễm trở lại, ngay cả khi toàn bộ cây lục bình trưởng thành đã bị tiêu diệt. Lục bình sống và phát triển mạnh cả ở nơi nước đứng và nước chảy và càng phát triển tốt ở trong nước bị ô nhiễm chất hữa cơ. Nó nhanh chóng tạo thành 1 thảm dày gây cản trở sự di chuyển của tàu bè, tưới tiêu, thuỷ lợi. Những thảm dày cạnh tranh quyết liệt với thực vật thuỷ sinh bản địa, cản trở dòng chảy, giảm hàm lượng oxy, tạo điều kiện tốt cho muỗi phát triển. Lục bình là vấn đề môi trường và kinh tế đối với quốc gia có khí hậu cận nhiệt đới hay nhiệt đới. [Kathy Hamel], [Tom Hargreaves] Nước lục bình phát triển ở hồ, suối, ao, sông, mương, kênh, khu vực tù túng. Lục bình hấp thụ chất dinh dưỡng trực tiếp từ nước và đã được sử dụng trong xử lý nước thải. Chúng phát triển nhanh nhất trong nước giàu chất dinh dưỡng. Thảm lục bình mới được hình thành từ rễ cửa cây mẹ, nhờ gió và dòng nước giúp nó phân bố rộng rãi, tạo thành liên kết vững chắc trong nước và bùn. Việc sử dụng thuốc diệt cỏ để kiểm soát lục bình là phổ biến. [Kathy Hamel] 1.3.2. Giá trị kinh tế của lục bình 1.3.2.1. Trồng nấm: Lục bình là nguồn nguyên liệu giàu chất xơ, ít được sử dụng làm thức ăn cho gia súc cũng là nguồn cơ chất tốt cho nấm phát triển. Những nghiên cứu trước đây cho thấy, nấm được trồng trên lục bình mất 30 ngày để thu hái quả thể lần đầu tiên, và thời gian thu hái lần 2 và 3 cách nhau 10 ngày. [Phan Phùng Sanh] Khoảng 60-80% chi phí trồng nấm được chi cho việc chuẩn bị cơ chất và hấp khử trùng. So với mạt cưa, lục bình hoàn toàn không tốn kèm, có sẵn trong tự nhiên, năng suất nấm thu được khi trồng trên lục bình 1,2 tấn nấm/ 1 tấn nguyên liệu. Lục bình sau khi được trồng nấm, được phân giải linocellulose rất thích hợp cho việc nuôi trùn hoặc giun đất. Mùn do trùn, giun đất tạo ra thích hợp làm phân bón cho cây trồng. Giun, trùn thích hợp nuôi gà, phân bón được dùng làm phân bón hoặc biogas. [Kathy Hamel] Năm 1994 Margaret Tagwira đặt ra để thử nghiệm nuôi trồng nấm trên lục bình tại Đại học châu Phi Mutare và trình bày một bài báo khoa học đầu tiên báo SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 24
  34. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu cáo các kết quả của những phát hiện của mình với bạn bè xem xét của Giáo sư S.T Chang và Giáo sư Tiến sĩ Keto Mshigeni. Cô phát hiện ra rằng trên 100 kg lục bình khô, cô có thể thu hoạch lên tới 240 kg nấm tươi, được biết đến như là một hiệu quả sinh học của 240 phần trăm. Trồng nấm bằng lục bình được hỗ trợ bởi ZERI (Zero Emissions Research Initiative) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc để phát triển ở Châu Phi. Lúc đầu chỉ là trồng nấm rơm, sau đó các loại nấm như nấm sò, linh chi, nấm mỡ được trồng thành công ở Châu Phi .[Chido Govera],[Peter McGrath] Toàn bộ gốc, rễ, lá, thân lục bình phế liệu dùng làm giá thể trồng nấm rơm rất tốt, năng suất cao gấp bốn lần trồng trên rơm vì giữ được độ ẩm lâu, giảm công tưới, meo nấm tốn ít hơn, chất lượng nấm ngon hơn, giòn hơn so với trồng nấm rơm truyền thống, lại giàu dinh dưỡng, không độc tố [Phan Phùng Sanh] Báo cáo của Nirod Chandra Sarker (2007) cho thấy rằng giá trị các chất dinh dưỡngcủa nấm bào ngư trồng trên các loại cơ chất khác nhau không giống, nấm bào ngư xám trồng trên cơ chất là lục bình có hàm lượng protein khá cáo, chỉ đứng sau bã mía, cao hơn khi được trồng trên mạt cưa. (Bảng 1.7) Bảng 1. 7 Ảnh hưởng cơ chất khác nhau lên thành phần dinh dưỡng của nấm bào ngư Cơ Protei Thành phần khoáng chất n (%) Ca Fe P K Mg S Na Cu B Zn (ppm (ppm) (%) (%) (%) (%) (%) (%) (ppm (pp ) ) m) Mạt 10.25 2400 118.4 0.9 1.3 0.2 0.03 0.19 3.7 65.13 30.9 cưa 0 7 1 5 2 Rơm rạ 7.81 1600 105.2 0.5 1.3 0.1 0.01 0.12 3.7 68.13 24.7 5 3 4 2 6 5 4 Lục 11.00 3300 92.09 0.5 1.3 0.1 0.02 0.17 3.7 85.17 27.8 bình 0 2 4 3 4 5 3 Bã mía 11.63 2900 105.2 0.6 1.3 0.1 0.01 0.12 7.5 50.60 43.2 SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 25
  35. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu 5 7 2 7 8 0 9 Giấy 9.69 4900 98.67 0.5 1.3 0.1 0.01 0.07 3.7 71.14 27.8 thải 4 4 7 6 5 3 Từ tháng 8/2009 đến tháng 12/2010, dưới sự tư vấn và hướng dẫn kỹ thuật của chuyên gia nấm - ông Lê Duy Thắng, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM, Sở Khoa học Công nghệ Long An và Trung tâm Khuyến nông đã phối hợp thực đề tài "Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất và sơ chế, bảo quản nấm trên nguồn nguyên liệu rơm và lục bình". Đối với nấm bào ngư: Nghiệm thức 1: Rơm không khử trùng Nghiệm thức 2: Rơm (70%) +lục bình (30%) không khử trùng Nghiệm thức 3: Rơm khử trùng Nghiệm thức 4: Rơm (70%) + lục bình (30%) khử trùng. Tính bình quân từ 4 mô hình (dựa trên 100 bịch phôi), nghiệm thức 4 cho năng suất cao nhất là 42 kg, nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3 năng suất bằng nhau 38 kg, nghiệm thức 1 thấp nhất 31 kg. Tỷ lệ nhiễm tạp nghiệm thức 2 cao nhất (20%) và thấp nhất là nghiệm thức 3 và nghiệm thức 4 (5%). [Bình Minh] M. Nageswaran (2003) cùng cộng sự tiến hành 1 nghiên cứu tương tự trên rơm và lục bình ở Ấn Độ với 5 nghiệm thức 0% lục bình, 25% lục bình, 50% lục bình, 75% lục bình, 100% lục bình. Trên nghiệm thức 100% lục bình có thể thu được 8 lần trong khi chỉ thu 6-7 lần trên những nghiệm thức còn lại, nhưng lại không có sự khác biệt khi tính toán thống kê của các nghiệm thức. Năng suất cao nhất thuộc về nghiệm thức 25% lục bình, thấp nhất là 75% lục bình. Kích thước và trọng lượng, hiệu suất sinh học của nấm bào ngư ở từng nghiệm thức không có sự khác biệt đáng kể. cá nhân không được khác nhau cho các chất nền khác nhau. [M. Nageswaeran, 2003] J.W. Kimenju và cộng sự (2009) nghiên cứu 10 cơ chất khác nhau để trồng nấm ở Kenya, trong đó có lục bình và mạt cưa. Thời gian để nấm ra nụ ở lục bình mất 39,9 ngày, trong khi ở mạt cưa chỉ là 21,40 ngày. Hiệu suất sinh học trên lục SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 26
  36. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu bình được 21,90 %, mạt cưa chỉ được 4%. Khoảng cách giữa các lần thu hoạch thưa dần, năng suất giảm dần.[J.W. Kimeniu, 2009] 1.3.2.2. Làm hàng mỹ nghệ Nhiều năm nay cọng lục bình đã trở thành nguyên liệu cho hàng thủ công mỹ nghệ, với đặc tính nhẹ, mềm mại, nên rất được ưa chuộng. 1.3.2.3. Làm thức ăn chăn nuôi Cọng lục bình tươi hoặc cho lên men chua còn dùng làm thức ăn xanh cho gia súc, động vật nhai lại. Ở các nước Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan, cả Việt Nam sử dùng lục bình để chăn nuôi heo. 1.3.2.4. Những giá trị khác từ lục bình - Gần đây người ta phát hiện nhiều công dụng của lục bình như : làm rau ăn, làm phân xanh, làm cồn, làm giấy - Lá lục bình tươi dùng để giữ ẩm, giúp trái cây tươi lâu gấp hai lần so với dùng lá chuối khô hoặc rơm - Rễ lục bình dùng để chèn lót, làm vật liệu chiết cành, phân bón. - Bã lục bình sau khi trồng nấm rơm có thể ủ thành phân hữu cơ để bón thẳng cho các loại cây ăn trái rất có hiệu quả, lại giúp đất ngày càng tơi xốp, thu được sản phẩm sạch, không có dư lượng hóa học - Làm sạch nguồn nước, phân giải chất độc: tích luỹ kẽm, có khả năng phân giải phenol và cyanua. [Phan Phùng Sanh] SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 27
  37. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM 2.1. Vật liệu - Mạt cưa cao su - Lục bình khô - Vôi bột - Meo giống dạng hạt - Bịch PE, dây thun, ống cổ, bông - Đèn cồn + cồn 96o - Cân Hình 2. 1 Cân Hình 2. 2 Lục bình trước và sau khi phơi 2.2. Phương pháp 2.2.1. Chuẩn bị giống. Giống cấp được được chuẩn bị trước cách đó 2 tuần. Meo đủ tuổi, có màu trắng thuần khiết, không có dấu hiệu nhiễm mốc lạ (mốc xanh, mốc đen). Meo đủ tuổi giúp năng suất ổn định, hạn chế tỷ lệ meo chết sau khi cấy. Meo giống cấp 3, dạng hạt, được phân lập từ nấm bào ngư xám ở trại nấm Bảy Yết (Hóc Môn, Tp.HCM). Mỗi bịch phôi sử dụng khoảng 10% meo giống. SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 28
  38. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu Hình 2. 3 Meo giống 2.2.2. Chuẩn bị cơ chất Mạt cưa cao su mới không thể sử dụng được ngay, ủ đống từ 2-3 ngày. Màu mạt cưa chuyển từ màu vàng nhạt sang nâu nhạt. Dùng nước vôi 1,5% làm ẩm mạt cưa, độ ẩm đạt từ 40-60%, sàn loại bỏ dăm bào, mãnh gỗ to. Ủ thêm 1 ngày trước khi đóng bịch. Lục bình lấy thân và lá, phơi khô từ 5-7 nắng, phơi thật khô, từ màu xanh lá chuyển sang màu vàng hơi nâu. Cắt ngắn khoảng 1-2cm. Ngâm nước vôi 1,5% trong 1 ngày, vớt ra để ráo, ủ đống thêm 2 ngày. Phối trộn nguyên liệu theo tỉ lệ trong nghiệm thức (NT) : - NT 1: 0% lục bình + 100% mạt cưa cao su - NT 2: 30% lục bình + 70% mạt cưa cao su - NT 3: 50% lục bình + 50% mạt cưa cao su - NT 4: 100 lục bình + 0% mạt cưa cao su SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 29
  39. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu Hình 2. 4 Lục bình sau khi ngâm nước vôi Trong 4 nghiệm thức trên, nghiệm thức dùng để đối chứng so với các nghiệm thức còn lại. Mạt cưa được sử dụng khá là phổ biến khi trồng nấm bào ngư, nhất là ở phía Nam. Hình 2. 5 Tỉ lệ phối trộn theo NT2 Sử dụng bịch PE (polyethylene) có kích thước 30,5x9,5cm để đóng bịch, trọng lượng mỗi bịch là 1kg, với độ ẩm trung bình của cơ chất là 65%. SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 30
  40. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu Hình 2. 6 Tỉ lệ phối trộn theo NT3 2.2.3. Hấp khử trùng Hấp bịch bằng nồi hấp cải tiến, thời gian tính từ khi nhiệt độ trong lò đạt 100oC là 4 giờ. Sau khi lấy bịch ra khỏi lò, chờ cho bịch nguội khoảng 40oC ta tiến hành cấy giống. NT 2 NT 4 Hình 2. 7 Trước khi đưa bịch phôi hấp SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 31
  41. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu 2.2.4. Cấy meo Sau khi bịch phôi đã nguội, cấy meo giống. Sử dụng meo hạt, meo giống đã được chuẩn bị trước đó 15 ngày. Hình 2. 8 Cấy meo 2.2.4. Nuôi ủ bịch phôi Ủ bịch nơi thoáng mát, không nắng, không gió, không có ánh sáng mạt trời chiếu trực tiếp, cách xa nơi sinh hoạt. Thời gian ủ bịch tính từ lúc sau khi cấy xong chuyển sang khu nhà ủ tơ đến lúc tơ ăn kín toàn bịch. Hình 2. 9 Nhà ủ SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 32
  42. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu 2.2.5. Đưa ra nhà trồng Sau khi tơ ăn đầy bịch, chuyển sang màu trắng hoàn toàn, chuyển sang giai đoạn tưới đón nấm. Rút nút bông ở miệng bịch. Tưới trung bình ngày 3-4 lần, đảm bảo độ ẩm nơi tưới đón nấm trên 90%. Tính thời gian từ lúc nấm được đem nhà trồng đến khi thu nấm lần đầu tiên. Tính thời gian khoảng cách giữa các lần thu hái. Hình 2. 10 Tơ ăn trắng bịch đem ra nhà trồng 2.2.6. Tính hiệu suất sinh học Hiệu suất sinh học (BE: biological efficiency) thay đổi tuỳ theo số lần thu hoạch quả thể, giá trị này tỉ số phần trăm giữa khối lượng nấm tươi với khối lượng khô cơ chất ban đầu. [Q.A. Mandeel, 2005] Ở đây, chúng tôi ghi nhận khối lượng nấm thu được trong 3 lần đầu tiên. Nấm được thu hái vào buổi sáng, lúc chưa tưới, thu hái nấm dạng lá lục bình. Loại cân được sử dụng là cân đồng hồ, có giới hạn nhỏ nhất của cân là 5g, tối đa là 1kg. SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 33
  43. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu Độ ẩm trung bình của mỗi nghiệm thức là 65%, trọng lượng của mỗi bịch phôi là 1kg. Như vậy, khối lượng trung bình của mỗi bịch cơ chất ban đầu có trọng lượng khô là 350g. Từ hiệu suất sinh học, chúng tôi tính hiệu quả kinh tế cho mô hình có hiệu suất cao nhất. 2.3. Cách bố trí các nghiệm thức Bố trí thí nghiệm theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên CRD, với 4 nghiệm thức và 5 lần lặp lại. Số liệu được thu thập và được xử lý bằng phần mềm Statgraphics centurion. Với mức ý nghĩa là α = 0,05. So sánh mức ý nghĩa giữa các cặp nghiệm thức bằng phương pháp LSD. SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 34
  44. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thời gian ăn tơ đầy bịch Thời gian được tính từ lúc vừa mới cấy meo đến ngày tơ ăn vừa kín toàn bịch phôi. Đây là chỉ tiêu đánh giá tốc độ lan tơ trong bịch phôi. Các yếu tố ảnh hưởng môi trường nuôi ủ, giống ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu này. 3.1.1. Tốc độ lan tơ của NT1. Đối với nghiệm thức 1 là 100% mạt cưa, sau khi cấy 3 ngày xuất hiện tơ trắng trên cổ bịch. Tốc độ lan tơ trong 1 tuần đầu tiên khá chậm, do sự thay đổi môi trường dinh dưỡng, nhanh dần ở tuần sau, sau đó giảm dần. (Bảng 3.1) Bảng 3. 1 Tốc độ lan tơ NT1 Ngày thứ 3 6 9 12 15 18 21 24 27 30 Chiều dài của tơ 0,5 2 4,5 8 12 16,5 20 22 23,5 25 (cm) Hình 3. 1 Biểu đồ tốc độ lan tơ NT1 SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 35
  45. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu - Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 là 0,5cm/ngày. - Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 9 là 0,83cm/ngày. - Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 12 là 1,17cm/ngày. - Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 12 đến ngày thứ 15 là 1,3cm/ngày. - Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 15 đến ngày thứ 18 là 1,5cm/ngày. - Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 18 đến ngày thứ 21 là 1,17cm/ngày. - Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 24 là 0,7cm/ngày. - Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 24 đến ngày thứ 27 là 0,5cm/ngày. - Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 27 đến ngày thứ 30 là 0,5cm/ngày. Tốc độ lan tơ trong 9 ngày đầu khá chậm, do hệ tơ bị tổn thương trong quá trình thao tác cấy meo, môi trường lại thay đổi, nên cần 1 thời gian phục hồi và thích nghi. Lúc này tơ có màu trắng, mỏng manh trên ống cổ, ăn dần qua cổ. Từ ngày 9 đến 21, hệ tơ ổn định bắt đầu ăn nhanh hơn, nhìn bề ngoài của bịch sẽ có màu trắng nhạt. Tơ ăn dần từ trên xuống. Hình 3. 2 Tơ ăn được khoảng 3 tuần SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 36
  46. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu Từ ngày 21 đến 30, chiều dài của hệ tơ chậm lại. Vì lúc này tơ không chỉ ăn theo chiều từ trên xuống mà còn ăn từ trong trung tâm bịch ăn ra, lúc này bịch sẽ có màu trắng khá đậm, có vài đốm trắng. Hình 3. 3 Tơ ăn đầy bịch phôi 3.1.2. Tốc độ lan tơ ở NT2 Sau 3 ngày chúng tôi ghi nhận thấy có tơ trắng ở cổ bịch NT2, tốc độ sinh trưởng của hệ tơ trong nghiệm thức có chậm hơn so với nghiệm thức 1. Bảng 3. 2 Tốc độ lan tơ NT2 Ngày thứ 3 6 9 12 15 18 21 24 27 30 33 Chiều dài 0,3 1,5 3 5 8,5 11,5 14,5 18 21 23,5 25 của tơ (cm) - Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 là 0,4cm/ngày - Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 9 là 0,5cm/ngày. - Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 12 là 0,67cm/ngày. SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 37
  47. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu Hình 3. 4 Biểu đồ tốc độ lan tơ NT2 - Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 12 đến ngày thứ 15 là 1,17cm/ngày. - Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 15 đến ngày thứ 18 là 1cm/ngày. - Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 18 đến ngày thứ 21 là 1cm/ngày. - Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 24 là 1,17cm/ngày. - Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 24 đến ngày thứ 27 là 1cm/ngày. - Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 27 đến ngày thứ 30 là 0,83cm/ngày. - Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 30 đến ngày thứ 33 là 0,5cm/ngày. Hình 3. 5 Tơ ở NT2 SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 38
  48. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu 3.1.3. Tốc độ lan tơ NT3 Đối với NT3, chúng tôi ghi nhận tơ ăn chậm, từ ngày 3 mới thấy tơ trắng ở vòng cổ, tơ khá mỏng. Bảng 3. 3 Tốc độ lan tơ NT3 Ngày thứ 6 9 12 15 18 21 24 27 30 33 36 Chiều dài của 1 2,5 4 6,5 8,5 12 15 18,5 21,5 23,5 25 tơ (cm) Hình 3. 6 Biểu đồ tốc độ lan tơ NT3 - Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 9 là 0,5cm/ngày. - Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 12 là 0,5cm/ngày. - Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 12 đến ngày thứ 15 là 0,83cm/ngày. - Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 15 đến ngày thứ 18 là 0,67cm/ngày. - Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 18 đến ngày thứ 21 là 1,17cm/ngày. - Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 24 là 1cm/ngày. - Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 24 đến ngày thứ 27 là 1,17cm/ngày. - Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 27 đến ngày thứ 30 là 1cm/ngày. - Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 30 đến ngày thứ 33 là 0,67cm/ngày - Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 33 đến ngày thứ 36 là 0,5cm/ngày SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 39
  49. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu 3.1.4. Tốc độ lan tơ NT4 Hình 3. 7 Tơ ở NT3 Đối với NT4, chúng tôi ghi nhận có thời gian lan tơ chậm nhất so với 4 nghiệm thức. Tơ ăn chậm, hay có tình trạng chuyển sang màu vàng. Với nghiệm thức này tỉ lệ nhiễm rất cao. Thường là nhiễm dòi nhỏ, do lục bình sau khi hấp xong có mùi hấp dẫn ruồi đến đẻ trứng. Đồng thời, thời gian đầu, bịch có tình trạng đọng nước thành giọt trên cổ của bịch phôi. Bảng 3. 4 Tốc độ lan tơ của NT4 Ngày thứ 6 9 12 15 18 21 24 27 30 33 36 39 Chiều dài 0,5 1,5 3,5 5 8 11 15 18 21 22,5 24 25 của tơ (cm) SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 40
  50. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu Hình 3. 8 Biểu đồ tốc độ lan tơ NT4 - Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 9 là 0,33cm/ngày. - Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 12 là 0,67 cm/ngày. - Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 12 đến ngày thứ 15 là 0,5cm/ngày. - Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 15 đến ngày thứ 18 là 1cm/ngày. - Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 18 đến ngày thứ 21 là 1cm/ngày. - Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 24 là 1,33cm/ngày. - Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 24 đến ngày thứ 27 là 1cm/ngày. - Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 27 đến ngày thứ 30 là 1cm/ngày. - Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 30 đến ngày thứ 33 là 0,5cm/ngày. - Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 33 đến ngày thứ 36 là 0,5cm/ngày. - Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 36 đến ngày thứ 39 là 0,33cm/ngày. SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 41
  51. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu Hình 3. 9 Bịch phôi NT4 3.1.5. So sánh tốc độ lan tơ của 4 nghiệm thức Với độ chính xác 95%, thời gian ăn tơ đầy bịch cơ chất của 4 nghiệm thức là khác nhau (phụ lục, phần 1). Thời gian ngắn nhất là 29,6 ngày ghi nhận ở nghiệm thức 1, trong khi nghiệm thức 100% lục bình có thời gian ăn tơ đầy bịch chậm nhất 39,6 ngày. So với nghiệm thứ đối chứng là 100% mạt cưa, nghiệm thức lục bình 30% có mức ý nghĩa thống kê như nhau, 2 nghiệm thứ còn lại (50% và 100% lục bình) lại có sự khác biệt đáng kể. Thời gian ăn tơ đầy bịch là khá lâu, 34,4 ngày đến 39,6 ngày. (Bảng 3.5) Bảng 3. 5 Thời gian lan tơ đầy bịch cơ chất Nghiệm thức Thời gian lan tơ trung bình (ngày) NT 1 29,6 a* NT 2 30,6 a NT 3 34,4 b NT 4 39,6 c (*: các chữ cái giống nhau có mức ý nghĩa thống kê tương tự nhau với α=0,05) Tốc độ ăn tơ nhanh hay chậm chưa hẳn đã rút ngắn được thời gian thu hái và năng suất nấm. Khi tơ lan quá nhanh, trong cơ chất có nhiều chất dinh dưỡng làm tơ nấm phát triển mạnh, đồng thời làm tơ nhanh lão hoá, màu của bịch phôi từ trắng SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 42
  52. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu chuyển sang vàng sẽ rất nhanh chóng. Cũng có thể do bịch cơ chất quá thoáng khí, tơ ăn nhanh nhưng rời rạc. Trong khi tơ ăn chậm có thể độ thoáng khí kém, độ ẩm cao. Lục bình rất xốp, khi nén quá chặt gây ngộp tơ. Khi tơ chết để lại màu vàng cho bịch phôi. Trong 4 nghiệm thức thì NT4 có độ ẩm khá cao, nên tơ ăn khá chậm. Tỉ lệ 30% lục bình phối trộn với 70% mạt cưa vừa tạo độ chặt, độ thoáng khí cho nấm lan tơ. Đồng thời giảm chi phí cho 30% mạt cưa. 3.2. Thời gian ra quả thể Chỉ tiêu này được đánh giá qua thời gian từ lúc đưa bịch phôi nhà nhà tưới đến lúc xuất hiện quả thể lần đầu. Đồng thời cũng đánh giá qua khoảng cách giữa các lần ra quả thể. Bảng 3. 6 Thời gian ra quả thể Nghiệm thức Thời gian ra quả thể Thời gian thu quả giữa các lần (ngày) 1-2 2-3 NT 1 8,4 a* 11,4 a 14,0 a NT 2 9,8 b 11,8 a 14,2 a NT 3 10,8 bc 12,2 a 16,0 b NT 4 11,6 c 12,4 a 16,0 b (*: các ký tự giống nhau trong cùng 1 cột không có sự khác biệt thống kê α=0,05 ) Thời gian từ lúc đem ra nhà tưới đến lúc thu hoạch lần đầu tiên, thời gian ngắn nhất được ghi nhận ở NT1 là 8,4 ngày, dài nhất là NT4 với 11,6 ngày. Giữa các nghiệm thức có sự khác biệt đáng kể (phụ lục, phần 2). So với nghiệm thức đối chứng, 3 nghiệm thức có phối trộn lục bình hoàn toàn khác biệt về mặt thống kê. (Bảng 3.6) SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 43
  53. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu Thời gian ra quả thể lần đầu tiên nhanh hay chậm tuỳ thuộc các yếu tố “sốc” cho hệ tơ nấm. Đo là dự thay đổi môi trường sống, từ nhà ủ sáng nhà trồng, nước tưới Trong giai đoạn này, yếu tố môi trường quan trọng là độ ẩm và nhiệt độ. Bịch phôi ở lần đầu tiên ra quả thể có màu trắng (Hình 3.10). Hình 3. 10 Quả thể ra lần đầu tiên Khoảng cách thời gian ra quả thể lần 2 khác lần đầu tiên. Lần đầu tiên, hệ tơ bị “sốc” mới ra quả thể, lần thứ 2 môi trường sống đã ổn định, chất dinh dưỡng đã sử dụng một phần. Thời gian thu hái ở lần 2 không có sự khác biệt đáng kể giữa các nghiệm thức với mức ý nghĩa α=0,05 (phụ lục, phần 3), ở các nghiệm thức chênh lệch chỉ 1 ngày (11,4 ngày ở NT1 và 12,4 ngày ở NT4). (Bảng 3.6). Màu tơ của bịch phôi không còn màu trắng như lúc đầu, chuyển sang màu vàng nhạt. Do hệ tơ chết bị phân huỷ (Hình 3.11). Tương tự cho thời gian ra nấm lần 3. Đây là lần có thời gian cách khoảng lâu nhất trong 3 lần thu hái. Nguồn dinh dưỡng trong bịch phôi gần như cạn kiệt, bịch phôi xốp, hệ tơ rất yếu. Trong bịch phôi xuất hiện nhiều đốm nâu hoặc vàng, đây là màu do hệ tơ chết để lại, đồng thời tạo điều kiện cho vi sinh vật khác phát triển (Hình 3.12). Khoảng thời gian thu hái giữa lần 2 và 3, có sự khác biệt giữa các nghiệm thức (phụ lục, phần 4). So với nghiệm thức đối chứng (NT1) thì NT2 không SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 44
  54. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu có sự khác biệt, nhưng giữa NT1 và 2 ngiệm thức còn lại là NT3, NT4 có sự khác biệt với mức ý nghĩa α=0,05. (Bảng 3.6) Hình 3. 11 Màu bịch phôi vào lần thu hái lần 2 Hình 3. 12 Màu bịch phôi thi thu hái lần lần 3 Một bịch phôi có thể tận thu từ 3-5 lần, nhưng sau 3 lần thì năng suất giảm đáng kể, khoảng cách giữa các lần sẽ dài hơn. Tính về hiệu quả thì chỉ nên thu 3 lần. SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 45
  55. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu 3.3. Hiệu suất sinh học 3.3.1. Đối với NT1 Trong 3 lần thu hái quả thể ở NT1, khối lượng nấm dao động trong khoảng 30 đến 70g. Tổng khối lượng nấm sau 3 lần thấp nhất là 145g, cao nhất là 165g. Hiệu suất sinh học BE dao động 41,43 đến 47,14%. (Bảng 3.7) Bảng 3. 7 Hiệu suất sinh học của NT1 Khối lượng sau mỗi lần Tổng Lặp lại thu hái (g) BE % (g) 1 2 3 1 30 70 45 145 41,43 2 50 55 55 160 45,71 3 70 45 45 160 45,71 4 50 70 45 165 47,14 5 35 60 50 145 41,43 3.3.2. Đối với NT2 Trong 3 lần thu hái quả thể ở NT2, khối lượng nấm dao động trong khoảng 30 đến 70g, tương tự như đối với NT1. Tổng khối lượng nấm sau 3 lần thấp nhất là 125g, cao nhất là 160g. Ở lần thu hái thứ 3 trọng lượng nấm giảm. Hiệu suất sinh học BE dao động 35,71 đến 45,71%. (Bảng 3.8) Bảng 3. 8 Hiệu suất sinh học ở NT2 Khối lượng sau mỗi lần Tổng Lặp lại thu hái (g) BE % (g) 1 2 3 1 30 55 40 125 35,71 2 35 70 30 135 38,57 3 40 65 55 160 45,71 4 30 60 40 130 37,14 5 40 60 35 135 38,57 SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 46
  56. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu 3.3.3. Đối với NT3 Trong 3 lần thu hái quả thể ở NT2, khối lượng nấm dao động trong khoảng 20 đến 60g, thấp hơn so với NT1 và NT2. Tổng khối lượng nấm sau 3 lần thấp nhất là 85g, cao nhất là 125g. Hiệu suất sinh học BE dao động 24,29 đến 35,71%. (Bảng 3.9) Bảng 3. 9 Hiệu suất sinh học NT3 Khối lượng sau mỗi lần Tổng Lặp lại thu hái (g) BE % (g) 1 2 3 1 40 55 30 125 35.71 2 30 65 30 125 35.71 3 35 50 40 125 35.71 4 25 40 20 85 24.29 5 30 60 30 120 34.29 3.3.4. Đối với NT4 Trong 3 lần thu hái quả thể ở NT2, khối lượng nấm dao động trong khoảng 20 đến 55g, thấp hơn so với NT1 và NT2, gần tương đương với NT3. Tổng khối lượng nấm sau 3 lần thấp nhất là 90g, cao nhất là 125g , tương đương gần bằng với NT3. Hiệu suất sinh học BE dao động 25,71 đến 35,71%. (Bảng 3.10) Bảng 3. 10 Hiệu suất sinh học NT4 Khối lượng sau mỗi lần Tổng Lặp lại thu hái (g) BE % (g) 1 2 3 1 25 35 40 100 28,57 2 30 40 25 95 27,14 3 50 35 20 105 30 4 40 55 30 125 35,71 5 30 40 20 90 25,71 SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 47
  57. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu 3.3.5. So sánh hiệu suất sinh học của 4 nghiệm thức Khối lượng nấm sau 3 lần thu hái được dùng để tính toán hiệu suất sinh học, đồng thời phản ánh được hiệu quả kinh tế của mô hình. Bảng 3. 11 Hiệu suất sinh học NGHIỆM THỨC Hiệu suất sinh học BE (%) Lục bình 0% 44,284 a* Lục bình 30% 39,14 a Lục bình 50% 33,142 b Lục bình 100% 29,426 b ( * các ký tự giống nhau trong cùng 1 cột không có sự khác biệt thống kê với cùng mức ý nghĩa α=0,05) Với mức ý nghĩa α=0,05, hiệu suất sinh học của NT1 và NT2 không có sự khác biệt, tương tự với cặp NT 3 và NT4 (phụ lục, phần 5). Hiệu suất cao nhất ở NT1 được 44,284 %. (Bảng 3.11) Thường hiệu suất trồng nấm bào ngư xám trên mạt cưa cao su, trong điều kiện tốt, chất lượng giống ổn định có thể đạt trên 50%. 3.4. Hiệu quả kinh tế Bảng 3. 12 Tổng thời gian của 1 quy trình nuôi trồng của từng nghiệm thức Nghiệm Thời gian nuôi trồng và thu hái Tổng thức Nuôi ủ Thu lần 1 Thu lần 2 Thu lần 3 (ngày) NT1 29,6 8,4 11,4 14,0 63,4 NT2 30,6 9,8 11,8 14,2 66,4 NT3 34,4 10,8 12,2 16,0 73,4 NT4 39,6 11,6 12,4 16,0 79,6 Theo bảng 3.12, thời gian nuôi trồng ngắn nhất thuộc về NT1 63,4 ngày, dài nhất là NT4 79,4 ngày. Thời gian nuôi trồng lâu, khả năng xoay vòng vốn thấp, phát sinh thêm nhiều chi phí khác. Một phần tổng thời gian này phụ thuộc vào giống rất nhiều. Có những giống thời gian ra quả thể rất lâu, kéo dài thời gian nuôi trồng. Chọn những giống ngắn ngày cho hiệu quả cao nhất. SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 48
  58. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu Từ hiệu suất sinh học BE và các chỉ tiêu đã so sánh ở trên, sẽ có 2 mô hình nuôi trồng nấm bào ngư là 100% mạt cưa cao su, và 30% lục bình + 70% mạt cưa cao su. So sánh hiệu quả kinh tế của 2 mô hình: 3.4.1. Nuôi trồng nấm bào ngư xám trên 100% mạt cưa cao su. Bảng 3. 13 Chi phí đầu tư cho NT1 (Tính cho 1000kg nguyên liệu khô) Vật liệu, hóa chất Số lượng Đơn giá Thành tiền (đồng) Mạt cưa 1.000kg 1.000đ/kg 1.000.000 Vôi bột 20kg 1.500đ/kg 30.000 Vôi cục 10kg 2.500đ/kg 25.000 Bịch 6kg 50.000đ/kg 300.000 Cổ 3kg 15.000/ 1 kg 45.000 Thun 0,5kg 100.000/ kg 50.000 Bông 2kg 5.000/kg 10.000 Củi, điện 700.000 Giống 25 chai 15.000đ/ chai 375.000 Tiền công 1.500.000 Hao phí nhà 500.000 xưởng, trại Tổng cộng 4.535.000 Với hiệu suất sau 3 lần thu hái ở nghiệm thức 100% mạt cưa cao su là 44,284% thì tổng lượng nấm thu được là 442,84 kg nấm. Giá thành 1kg nấm bào ngư xám trên thị trường thu mua là 20.000 đồng/kg. Với hiệu suất nuôi trồng 100% thì lợi nhuận tối đa thu được sau 65 ngày là: 442,84 x 20.000 = 8.857.000 đồng Trừ chi phí ban đầu còn lại: 8.857.000 - 4.535.000 = 4.322.000 đồng SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 49
  59. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu Mỗi ngày thu được: 4.322.000 : 65 = 66.500 đồng 3.4.2. Nuôi trồng nấm bào ngư xám trên 30% lục bình + 70% mạt cưa cao su Bảng 3. 14 Chi phí đầu tư cho NT2 (Tính cho 1000kg nguyên liệu khô) Vật liệu, hóa chất Số lượng Đơn giá Thành tiền (đồng) Mạt cưa 700kg 1.000đ/kg 700.000 Vôi bột 20kg 1.500đ/kg 30.000 Vôi cục 10kg 2.500đ/kg 25.000 Bịch 6kg 50.000đ/kg 300.000 Cổ 3kg 15.000/ 1 kg 45.000 Thun 0,5kg 100.000/ kg 50.000 Bông 2kg 5.000/kg 10.000 Củi, điện 700.000 Giống 25 chai 15.000đ/ chai 375.000 Tiền công 1.500.000 Hao phí nhà 500.000 xưởng, trại Tổng cộng 4.235.000 Với hiệu suất sau 3 lần thu hái ở nghiệm thức 100% mạt cưa cao su là 39,14% thì tổng lượng nấm thu được là 391,4kg nấm. Giá thành 1kg nấm bào ngư xám trên thị trường thu mua là 20.000 đồng/kg. Với hiệu suất nuôi trồng 100% thì lợi nhuận tối đa thu được sau 67 ngày là: 391,4 x 20.000 = 7.828.000 đồng Trừ chi phí ban đầu còn lại: 7.828.000 - 4.235.000 = 3.593.000 đồng Mỗi ngày thu được: 3.593.000: 67 = 54.000 đồng SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 50
  60. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu Như vậy, mô hình 100% mạt cưa cho lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, trong thời gian tới nếu giá mạt cưa cao su tiếp tục tăng thì mô hình 30% lục bình + 70% mạt cưa có vẻ sẽ chiếm ưu thế hơn. Trong 3 nghiệm thức có phối trộn lục bình và mạt cưa, thì nghiệm thức với 30% lục bình và 70% mạt cưa chiếm ưu thế, thời gian nuôi trồng ngắn, hiệu quả sinh học cao hơn so với 2 nghiệm thức còn lại. SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 51
  61. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận - Thời gian ăn tơ đầy bịch cơ chất của 4 nghiệm thức không có sự khác biệt với NT1 và NT2, nhưng có sự khác biệt giữa NT3 và NT4. Thời gian ăn tơ ngắn nhất ở NT1 chỉ với 29,6 ngày. - Thời gian ra quả thể nhanh nhất ở NT1 chỉ với 8,4 ngày. Các nghiệm thức còn lại có sự khác biệt đáng kể. - Khoảng cách giữa các lần thu hái thì giữa lần 1 và 2 không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức. Giữa lần 2 và 3 có sự khác biệt giữa các nghiệm thức. Khoảng cách giữa các lần càng về sau càng lâu hơn. - Hiệu suất sinh học giữa 4 nghiệm thức cao nhất ở NT1 với 44,284 %, thấp nhất ở NT4 chỉ với 29,426 %. - Hiệu quả kinh tế của mô hình 100% mạt cưa là cao nhất. - Tỉ lệ phối trộn giữa mạt cưa và lục bình dùng để trồng nấm bào ngư xám tốt nhất là dùng tỉ lệ 30% lục bình + 70% mạt cưa cao su. 2. Đề nghị - Tìm hiểu thêm về cách xử lý lục bình tốt hơn để tăng hiệu quả khi trồng nấm, tăng hiệu suất sinh học, tối ưu hoá được quy trình nuôi trồng. - Có thể phối trộn lục bình với các loại cơ chất có tỉ lệ C/N cao như trấu, lõi ngô, vỏ đậu để trồng nấm, tận dụng nguyên liệu có sẵn ở địa phương. - Giảm chi phí mạt cưa thử nghiệm phối trộn với một số cơ chất khác như trấu, xác mía, lõi ngô - Sử dụng giống nấm có thời gian sinh trưởng ra quả thể ngắn để rút ngắn thời gian nuôi trồng. - Sử dụng thêm các dạng chế phẩm sinh học để tăng hiệu suất sinh học. SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 52
  62. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước [1] Nguyễn Lân Dũng (2008). Công nghệ nuôi trồng nấm tập - 1, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. [2] Nguyễn Lân Dũng (2009). Công nghệ nuôi trồng nấm - tập 2, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. [3] GS. TS Nguyễn Hữu Đống (2005), CN Định Xuân Linh, CN Nguyễn Thị Sơn, TS Zani Federico. Nấm ăn cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng, NXB Nông Nghiệp. [4] Phương Liên. Tiềm năng nghề trồng nấm ở nước ta rất dồi dào , nam-o-nuoc-ta-rat-doi-dao/5430854.epi [5] Bình Minh, Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất và sơ chế, bảo quản nấm trên nguồn nguyên liệu rơm và lục bình. [6]KS Phan Phùng Sanh. Lục bình: loại bèo có giá, 6/2011, [7] Lê Duy Thắng (2006). Kỹ thuật trồng nấm –tập 1 nuôi trồng một số loại nấm thông dụng ở Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, TP. HCM Tài liệu nước ngoài [8]Chido Govera: The Orphan who Discovered Mushrooms, ZERI Projects 6/2011, [9]Tom Hargreaves. The Water Hyacinth, 5/2011, genie.co.uk/investigations/natural_world/82936/the_water_hyacinth.html [10] J.W. Kimeniu, G.O.M. Odero, E.W Mutitu, P.M. wachira, R.D. Narla, W.M Muiru (2009). Suitability of locally available substrates for oyster mushroom (Pleurotus ostreatus) cultivation in Kenya, Asian journal of plant Sciences 8 (7), 510-514. SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 53
  63. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu [11] Q.A. Mandeel, A.A. Al-Laith and S.A Mohamed (2005). Cultivation of oyster mushroom (Pleurotus spp.) on variuos lignocellulose wastes, world journal of microbiology & Biotechnology, 12, 601-607. [12] Peter McGrath. Water hyacinth spawns mushroom enterprise, 5/2011, [13] Kathy Hamel. Non-native Invasive Freshwater Plants - Water Hyacinth (Eichornia crassipes) [14] M. Nageswaeran, A. Gopalakrishnan, M. ganesan, A.vedhamurthy, E. Eslvagananpathy (2003). Evaluation of waterhyacinth and paddy straw waste for culture of oyster mushrooms, J.Aquat.Plant manage, 41, 122-123. [15] Truong Binh Nguyen (2004). Chapter 5 substrate rubber tree sawdust, oyster growers’ handbook 1, 116-119 [16] Nirod Chandra Sarker, M.M. Hossain, N.Sultana, I.H. Mian, A.J.M. Sirajul Karim, S.M. Ruhul Amin (2007). Impact of different substrates on nutrient content of Pleurotus ostreatus (Jacquin ex fr.) Kummer. Bangladesh J.Mushroom, 1(2), 51-56. SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 54
  64. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu PHỤ LỤC BẢNG XỬ LÝ SỐ LIỆU BẰNG PHẦN MỀM 1. Thời gian ăn tơ Bảng ANOVA Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value Between groups 308.15 3 102.717 14.32 0.0001 Within groups 114.8 16 7.175 Total (Corr.) 422.95 19 Do P-value < 0,05 nên sẽ có sự khác biệt giữa các nghiệm thức với mức ý nghĩa 0,05. Multiple Range Tests Method: 95.0 percent LSD Count Mean Homogeneous Groups NT 1 5 29.6 X NT 2 5 30.6 X NT 3 5 34.4 X NT 4 5 39.6 X 2. Thời gian thu quả thể Bảng ANOVA Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value Between groups 28.55 3 9.51667 9.52 0.0008 Within groups 16.0 16 1.0 Total (Corr.) 44.55 19 P-value < 0,05 nên sẽ có sự khác biệt giữa các nghiệm thức với mức ý nghĩa 0,05. SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 55
  65. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu Multiple Range Tests Method: 95.0 percent LSD Count Mean Homogeneous Groups NT 1 5 8.4 X NT 2 5 9.8 X NT 3 5 10.8 XX NT 4 5 11.6 X 3. Thời gian ra quả thể từ lần 1 đến lần 2 Bảng ANOVA Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value Between groups 2.95 3 0.983333 0.98 0.4254 Within groups 16.0 16 1.0 Total (Corr.) 18.95 19 P-value > 0,05 nên không có sự khác biệt giữa các nghiệm với mức ý nghĩa 0,05. Multiple Range Tests Method: 95.0 percent LSD Count Mean Homogeneous Groups NT 1 5 11.4 X NT 2 5 11.8 X NT 3 5 12.2 X NT 4 5 12.4 X SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 56
  66. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu 4. Thời gian từ lúc thu hái quả thể lần 2-3 Bảng ANOVA Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value Between groups 18.15 3 6.05 5.15 0.0111 Within groups 18.8 16 1.175 Total (Corr.) 36.95 19 P-value = 0,011 nhỏ hơn 0,05 nên có sự khác biệt giữa các nghiệm thức với mức ý nghĩa 0,05. Multiple Range Tests Method: 95.0 percent LSD Count Mean Homogeneous Groups NT 1 5 14.0 X NT 2 5 14.2 X NT 3 5 16.0 X NT 4 5 16.0 X 5. Hiệu suất sinh học Bảng ANOVA Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value Between groups 644.389 3 214.796 13.91 0.0001 Within groups 247.139 16 15.4462 Total (Corr.) 891.528 19 P-value = 0,0001<0,05 nên có sự khác biệt giữa các nghiệm thức với mức ý nghĩa 0,05. SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 57
  67. Đề tài: Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám GVHD:GVC.Th.S Nguyễn Thị Sáu Multiple Range Tests Method: 95.0 percent LSD Count Mean Homogeneous Groups NT 4 5 29.426 X NT 3 5 33.142 X NT 2 5 39.14 X NT 1 5 44.284 X SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 58