Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại Farm Hayashi Fuyuhiko, làng Kawakami, tỉnh Nagano, Nhật Bản

pdf 71 trang thiennha21 19/04/2022 3290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại Farm Hayashi Fuyuhiko, làng Kawakami, tỉnh Nagano, Nhật Bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_su_dung_dat_san_xuat_nong_nghiep.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại Farm Hayashi Fuyuhiko, làng Kawakami, tỉnh Nagano, Nhật Bản

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN CAO VŨ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI FARM HAYASHI FUYUHIKO , LÀNG KAWAKAMI, TỈNH NAGANO, NHẬT BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn :ThS. Vũ Thị Kim Hảo Thái Nguyên, năm 2019
  2. i LỜI CẢM ƠN Qua quá trình học tập tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và sau 7 tháng thực tập tốt nghiệp tại đất nước Nhật Bản em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên, các phòng ban cùng các thầy cô giáo đã dạy dỗ, truyền đạt và trang bị cho em những kiến thức cơ bản, giúp em có những kiến thức mới trong quá trình thực tập tại đất nước xa xôi Nhật Bản. Đặc biệt em xin cảm ơn cô giáo Th.S. VŨ THỊ KIM HẢO đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành bài khóa luận này. Trong thời gian thực tập khóa luận, bản thân em đã cố gắng khắc phục mọi khó khăn để hoàn thiện khoá luận. Tuy nhiên với thời gian ngắn và hạn chế về kiến thức nên chuyên đề của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Vậy nên kính mong các thầy cô và giáo viên hướng dẫn giúp đỡ, góp ý, tạo điều kiện để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Nguyễn Cao Vũ
  3. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất tại Việt Nam 25 Bảng 4.1. Các kiểu sử dụng đất của Farm Hayashi Fuyuhiko 35 Bảng 4.2. Chi phí sản xuất cho 1 quý (6 tháng) 40 Bảng 4.3: Tiêu chuẩn phân loại đóng thùng xúp lơ 43 Bảng 4.6. Tiêu chuẩn phân loại đóng thùng bắp cải 45 Bảng 4.3. Năng suất súp lơ thu được trong năm 2018 46 Bảng 4.4. Giá thành súp lơ năm 2018 47 Bảng 4.8. Năng suất bắp cải thu được trong một quý (2018) 47 Bảng 4.9. Giá thành bắp cải năm 2018 48 Bảng 4.10. Thực trạng sản xuất súp lơ và bắp cải qua các năm 48 Bảng 4.11. Hiểu quả kinh tế giữa cây súp lơ và bắp cải năm 2018 50 Bảng 4.12. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội của Farm 51 Bảng 5.3. Hiệu quả môi trường của farm 53
  4. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Bản đồ nước Nhật Bản 4 Hình 2.1. Nông nghiệp Nhật Bản 7 Hình 2.3. Triển lãm công nghệ nông ngiệp tại Nhật Bản 9 Hình 4.1. Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu 31 Hình 4.2: Sơ đồ quy trình sản xuất súp lơ 36 Hình 4.3. Phân bón chuẩn bị cho mùa vụ 37 Hình 4.4. Phủ bạt và trồng rau 37 Hình 4.4. Việc ủ ấm cây con 38 Hình 4.5. Phun thuốc trừ sâu bệnh hại 39 Hình 4.6. Súp lơ sắp được thu hoạch 42 Hình 4.7. Đóng gói và vận chuyển 43 Hình 4.8. Thu hoạch bắp cải 44 Hình 4.9. Đóng gói bắp cải 45
  5. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa BVTV Bảo vệ thực vât FAO Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên Hợp Quốc
  6. v MỤC LỤC PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3.Ý nghĩa của đề tài 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Tổng quan về đất nước Nhật Bản [11] 4 2.1.1. Vị trí địa lý, diện tích và địa hình 4 2.1.3. Đặc điểm dân số 5 2.1.4. Kinh tế 5 2.1.5. Tôn giáo 6 2.2. Tổng quan về nền nông nghiệp Nhật Bản 6 2.2.1. Chăn nuôi 7 2.2.2. Nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản 8 2.2.3. Lúa nước 8 2.2.4. Triển lãm công nghệ nông nghiệp 9 2.3. Cơ sở khoa học của đánh giá hiệu quả sử dụng đất 9 2.3.1. Cơ sở lý luận 9 2.3.2. Cơ sở thực tiễn 19 2.3.3. Những nghiên cứu trên thế giới về hiệu quả sử dụng đất 22 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 28 3.2. Nội dung nghiên cứu 28 3.4. Phương pháp nghiên cứu 28 3.4.1. Thu thập số liệu thứ cấp 28 3.4.2. Thu thập số liệu sơ cấp 29
  7. vi 3.4.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 29 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31 4.1. Khái quát về Kawakami 31 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 31 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 32 4.2. Tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ súp lơ và bắp cải của Farm Hayashi Fuyuhiko 35 4.2.1. Khái quát cơ bản 35 4.2.2. Tình hình sản xuất 36 4.2.3. Tình hình chế biến và tiêu thụ 41 4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại Farm Hayashi Fuyuhiko 49 4.3.1. Hiệu quả kinh tế 49 4.3.2. Hiệu quả xã hội 50 4.3.2. Tính bền vững và khả năng áp dụng tại VN 53 4.4. Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm khi áp dụng mô hình sản xuất vào Việt Nam và đề xuất giải pháp 54 4.4.1. Thuận lợi 54 4.4.2. Khó khăn 55 4.4.3. Bài học kinh nghiệm 55 4.4.4. Đề xuất giải pháp 55 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58 5.1. Kết luận 58 5.2. Kiến nghị 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
  8. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Đất đai là nền tảng để con người định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, đặc biệt là đối với ngành sản xuất nông nghiệp, đất là yếu tố đầu vào có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất đất nông nghiệp, đồng thời cũng là môi trường duy nhất sản xuất ra những lương thực thực phẩm nuôi sống con người. Việc sử dụng đất có hiệu quả và bền vững đang trở thành vẫn đề cấp thiết của mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và cho tương lai. Xã hội ngày càng phát triển, trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng cao, con người tìm ra nhiều phương thức sử dụng đất có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, do có sự khác nhau về số lượng, mỗi loại đất bao gồm những yếu tố thuận lợi và hạn chế cho việc khai thác sử dụng, nên phương thức sử dụng đất cũng khác nhau ở mỗi vùng, mỗi khu vực, mỗi điều kiện kinh tế xã hội cụ thể. Đất nước Nhật Bản nói chung và vùng nông nghiệp Kawakami nói riêng đa phần là núi và điều kiện thời tiết lạnh. Nhưng nền nông nghiệp của Nhật Bản lại vô cùng khởi sắc và thành công đảm bảo lương thực trong nước mà còn xuất khẩu một lượng lớn ra nước ngoài. Đổi lại Việt Nam ngày nay, với sự gia tăng dân số, sự phát triển và mở rộng mạnh của các khu công nghiệp, các khu đô thị, các khu du lịch vui chơi, giải trí, đã tạo rất nhiều áp lực lên việc sử dụng đất đai. Cộng với việc nhiều vùng diễn ra tình trạng hạn hán kéo dài hoặc xâm nhiễm mặn khiến cho quỹ đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp làm ảnh hưởng đến sản xuất lương thực, thực phẩm. Chính vì vậy,
  9. 2 việc sử dụng đất hợp lý, khoa học, nâng cao hiệu quả sử dụng đất là nhiệm vụ cấp bách, lâu dài của Đảng và Nhà nước. Khai thác tiềm năng đất đai sao cho đạt hiệu quả cao nhất là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết, đảm bảo cho sự phát triển cuả sản xuất nông nghiệp cũng như của sự phát triển kinh tế chung của đất nước. Hiện nay, mặc dù đã có nhiều sự tiến bộ trong sẳn xuất nông nghiêp, xong trình độ canh tác của đại bộ phận người dân tham gia sẳn xuất nông nghiệp còn thấp và chưa đáp ứng được với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Ngoài ra, đặc điểm chung trong sẳn xuất nông nghiệp các huyện miền núi nước ta hiện nay có trình độ, tập quán canh tác của người dân còn thấp, hầu hết chưa theo đúng khung thời vụ nên ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất, chất lượng của các mặt hàng nông sản. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và nhu cầu sử dụng đất, được sự cho phép của Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên dưới sự hướng dẫn của cô giáo Th.S. VŨ THỊ KIM HẢO em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại Farm Hayashi Fuyuhiko, làng Kawakami, tỉnh Nagano, Nhật Bản”. 1.2. Mục tiêu của đề tài. - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại farm - Đề xuất những giải pháp có thể áp dụng được trên đất nông nghiệp tại Việt Nam - Khái quát tình hình sản xuất nông nghiệp tại farm - Đánh giá tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ súp lơ tại farm - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên cơ sở điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội tại farm - Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm
  10. 3 1.3.Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học + Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn + Nâng cao khả năng tiếp cận, điều tra, thu thập và xử lý thông tin của sinh viên trong quá trình làm đề tài - Ý nghĩa trong thực tiễn + Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại Nhật Bản từ đó đề xuất được những giải pháp sử dụng đất đạt hiệu quả cao và bền vững, áp dụng vào điều kiện tại Việt Nam
  11. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tổng quan về đất nước Nhật Bản [11] 2.1.1. Vị trí địa lý, diện tích và địa hình Nhật Bản là đảo quốc nằm phía Đông của Châu Á, phía Tây Thái Bình Dương. Nhật Bản được hợp thành bởi nhiều đảo lớn nhỏ khác nhau. Trong đó có 4 đảo chính là Honshu, Hokkaido, Kyushuy và Shikoku và khoảng 3900 đảo nhỏ. Bốn đảo chính của Nhật bản chiếm khoảng 97% diện tích nước Nhật, trong đó đảo Honshu chiếm trên 60% diện tích. Những quốc gia lân cận vùng biển Nhật bản có thể kể đến như Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, vùng biển Đông hải Trung Quốc, Đài Loan, xa hơn thì có Philippones và quần đảo Bắc mariana. Hình 2.1. Bản đồ nước Nhật Bản
  12. 5 Lãnh thổ Nhật Bản có tổng diện tích là 377.815 Km2, đứng thứ 60 trên thế giới về diện tích. Diện tích nước Nhật chiếm chưa đến 0,3% tổng diện tích thế giới. Ở Nhật Bản địa hình núi chiếm 73% diện tích tự nhiên của Nhật Bản. Giữa các núi có những thung lũng nhỏ, các cao nguyên. Nhật Bản có những dãy núi nổi tiếng như núi Phú Sĩ cao 3776m, 2.1.2. Đặc điểm về khí hậu Nhật Bản nằm trong khu vực có khí hậu khá ôn hòa, 4 mùa rõ rệt. Mùa hè tại Nhật ấm và ẩm bắt-+++ đầu từ khoảng giữa tháng 7, mùa Xuân và thu thời tiết dễ chịu. Chính bởi khí hậu ôn hòa và mưa nhiều nên khắp các quần đảo trong lãnh thổ Nhật Bản đều có những cánh rừng màu mỡ, cây cối sinh trưởng tươi tốt. 2.1.3. Đặc điểm dân số Dân số Nhật Bản hiện nay ước tính đạt khoảng 127,4 triệu người. Người Nhật đa số đều đồng nhất về mặt ngôn ngữ cũng như văn hóa. Tại Nhật, tộc người chiếm số đông là người Yamato, ngoài ra còn có các nhóm dân tộc thiểu số khác như Ainu và Ryukyuans. Nhật Bản hiện là quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới. Theo như thống kê năm 2006 thì tuổi thọ trung bình của người Nhật là 81,25 . Tuy nhiên hiện nay dân số của Nhật Bản đang dần ngày một lão hóa. Tỷ lệ người cao tuổi ngày một tăng và tỷ lệ người dưới và trong độ tuổi lao động đang ngày một giảm. 2.1.4. Kinh tế Nhật Bản vốn là một quốc gia rất nghèo tài nguyên khoáng sản. Tài nguyên thiên yếu tại Nhật chủ yếu chỉ có gỗ và hải sản. Phần lớn nguyên nhiên liệu tại Nhật đều phải nhập khẩu. Sau chiến tranh, kinh tế nước Nhật gần như trở nên kiệt quệ. Tuy nhiên, với những chính sách phù hợp, sự đoàn kết, cố gắng của người dân Nhật nền kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng hồi
  13. 6 phục và ngày một phát triển cao độ, khiến cho cả thế giới kinh ngạc và cúi mình khâm phục. Hiện nay, Nhật Bản là một quốc gia có nền kinh tế – công nghiệp – tài chính thương mại – dịch vụ – khoa học kỹ thuật đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ. Cán cân thương mại và dự trữ ngoại tệ của Nhật lại đứng đầu thế giới. Nhật có nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài khá nhiều. Hiện Nhật là một nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất trên thế giới. Tại Nhật có khá nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới. 2.1.5. Tôn giáo Đạo gốc của người Nhật là Thần đạo hay còn gọi là đạo Shinto. Đạo này có nguồn gốc từ thuyết vật linh của người Nhật Cổ. Sau Trung Quốc và Triều Tiên thì vào khoảng giữa thế kỷ thứ VI Phật giáo tiếp tục du nhập từ Ấn Độ vào Nhật Bản. Hiện nay, tại Nhật Bản có khoảng 84% đến 96% người dân là theo cùng lúc cả đạo Shinto và Phật giáo. 2.2. Tổng quan về nền nông nghiệp Nhật Bản Nhật Bản vốn dĩ không phải là quốc gia sinh ra để phát triển nông nghiệp do những điều kiện khắc nghiệt và khó khăn về thiên nhiên, thời tiết và khí hậu đem lại. Một quốc gia bao quanh là biển, thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão và thiên tại, đất đai không màu mỡ, nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế. Tuy nhiên, với công nghệ hiện đại cùng mục đích cung cấp đủ lương thực cho cư dân Nhật Bản hạn chế và giảm thiểu việc nhập khẩu lương thực từ nước ngoài. Ngành nông nghiệp Nhật Bản hiện nay đóng góp GDP thấp trong cơ cấu nền kinh tế của Nhật Bản. Tuy nhiên, nền nông nghiệp ở Nhật Bản lại vô cùng hiện đại và ứng dụng nhiều khoa học công nghệ bậc nhất thế giới. Mặc dù là một nước công nghiệp, nhưng Nhật Bản cũng là một trong những quốc gia có nền nông nghiệp phát triển hàng đầu trên thế giới. Nhu cầu
  14. 7 nhân lực làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại Nhật Bản cũng liên tục tăng cao trong thời gian gần đây. Đây thực sự là cơ hội tốt cho các bạn lao động Việt Nam đang mong muốn sang Nhật Bản làm việc, nâng cao thu nhập, học tập, tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật của nước bạn. Hình 2.1. Nông nghiệp Nhật Bản 2.2.1. Chăn nuôi Nhật Bản hiện là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, với thu nhập bình quân đầu người trên 35.000 USD năm. Mặc dù là quốc gia công nghiệp nhưng nền nông nghiệp của Nhật Bản cũng hết sức phát triển. Trong các loại sản phẩm nông nghiệp thì nông nghiệp chăn nuôi đóng vai trò hết sức quan trọng trong sản lượng nông nghiệp tại đất nước mặt trời mọc. Tuy nhiên sản phẩm chăn nuôi tại Nhật trong thời gian qua cũng chỉ đáp
  15. 8 ứng được từ 40% và cao nhất là 90% nhu cầu tiêu dùng trong nước, còn lại phải nhập từ nước ngoài. Khả năng tự cung cấp các sản phẩm chăn nuôi tại Nhật Bản giảm dần trong những năm trở lại đây, nhiều sản phẩm như sữa, các loại thịt bò, thịt lợn, trứng đã phải nhập khẩu từ nước ngoài. 2.2.2. Nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản Ngành thủy sản Nhật Bản có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của người dân Nhật Bản. Bởi đã từ lâu, quốc gia mặt trời mọc này đã có thói quen ăn thủy sản ngay từ thời khai thiên lập địa. Do đó, Nhật Bản là một quốc gia khai thác thuỷ sản lâu đời nhất thế giới. Chính vì thế, ngành thủy của Nhật có ý nghĩa tái thiết nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên chứ không phải tận diệt. Ngành ngư nghiệp Nhật Bản bị giảm mạnh, bởi lượng cá bị cạn kiện. Thêm vào đó, là những quy định quốc tế về hạn chế đánh bắt cá các vùng biển sâu. Do đó, để bù đắp lượng thủy sản thiếu hụt hiện nay, Nhật Bản đã nhanh chóng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản. Với mục đích: Để phục vụ đời sống ngày càng cao của người dân. 2.2.3. Lúa nước Đặc điểm nổi bật nhất là đất ruộng cực kỳ sạch, không bao giờ có rác do người Nhật rất coi trọng và chăm sóc ruộng đất. Nếu có rác thì họ sẽ dọn cho sạch nhưng thật ra là vì họ không bao giờ xả rác ra ruộng. Ruộng là nguồn sống của họ nên họ giữ gìn như là giữ gìn tính mạng vậy. Chất lượng đất cũng rất cao vì được chăm sóc đầy đủ, nên gạo sản xuất ra chất lượng cao và đồng đều theo các năm. Chính phủ kiểm soát gạo nhập khẩu rất chặt chẽ về chất lượng và trợ cấp cho nông dân sản xuất gạo trong nước nhằm tự cung tự cấp gạo tại chỗ là quan trọng đối với mục đích an ninh lương thực. Ngoài ra nông dân trong
  16. 9 nước từ lâu đã cho rằng trồng lúa là một phần của văn hóa Nhật Bản, nên họ vẫn chấp nhận ăn gạo giá cao trong nước và cho rằng gạo Nhật chính thống là gạo "chất lượng cao" và gạo nước ngoài có vị không ngon và không “an toàn” 2.2.4. Triển lãm công nghệ nông nghiệp Triển lãm công nghệ nông nghiệp thường được tổ chức triển lãm tại một số vùng nông thôn để người dân có cơ hội tham quan những công nghệ mới và áp dụng cho công việc của mình . Đó là cơ hội để cùng một lúc được nhìn thấy những tiến bộ mới nhất trong nông nghiệp và công nghệ nông nghiệp, trồng trọt năng suất cao trong nhà kính, các tiến bộ trong giống cây trồng, nông nghiệp hữu cơ và định hướng sinh thái. Hình 2.3. Triển lãm công nghệ nông ngiệp tại Nhật Bản 2.3. Cơ sở khoa học của đánh giá hiệu quả sử dụng đất 2.3.1. Cơ sở lý luận 2.3.1.1. Khái niệm chung Đã có rất nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về đất nhưng khái niệm chung nhất có thể hiểu: Đất đai là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng bao gồm: Khí hậu của bầu khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng
  17. 10 sản trong lòng đất; Theo chiều ngang, trên mặt đất là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật với các thành phần khác, nó tác động giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống xã hội của loài người. Luật đất đai hiện hành đã khẳng định: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng”. Như vậy đất đai là điều kiện chung nhất đối với mọi quá trình sản xuất và hoạt động của con người. Nói cách khác, không có đất sẽ không có sản xuất cũng như không có sự tồn tại của chính con người Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trông thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng bao gồm: Đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất sản xuất nông nghiệp khác. Đối với các ngành nông lâm nghiệp đất đai có vai trò vô cùng quan trọng. Đất đai không chỉ là cơ sở không gian, là điều kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại mà còn là yếu tố tích cực của các quá trình sản xuất. Điều này thể hiện ở chỗ đất luôn chịu tác động như: cày, bừa, làm đất nhưng cũng đồng thời là công cụ sử dụng để trồng trọt và chăn nuôi do đó nó là đối tượng lao động nhưng cũng lại là công cụ hay phương tiện lao động. Quá trình sản xuất nông lâm nghiệp luôn gắn bó chặt chẽ với đất và các sản phẩm làm ra được luôn phụ thuộc vào các đặc điểm của đất mà cụ thể là độ phì nhiêu và quá trình sinh học tự nhiên của đất. Tuy nhiên độ phì nhiêu của đất không phải là yếu tố vĩnh viễn và cố định mà luôn thay đổi trong quá trình hình thành và phát triển của tự nhiên. Ngoài ra trong quá trình sản xuất dưới tác động của con người thì độ phì nhiêu ngày càng có sự biến động rất lớn. Nếu tác động xấu thì độ phì nhiêu ngày càng cạn kiệt, ngược lại nếu tác động của con người có sáng tạo và khoa học thì độ phì nhiêu của đất ngày càng được nâng cao vì ngoài nhân tố tự nhiên còn có xã hội tham gia vào quá trình hình thành và phát triển của đất đai.
  18. 11 2.3.1.2. Sử dụng đất và những quan điểm sử dụng đất a. Khái niệm sử dụng đất Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người - đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. Căn cứ vào quy luật phát triển kinh tế xã hội cùng với yêu cầu không ngừng ổn định và bền vững về mặt sinh thái, quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng đất hợp lý nhất là tài nguyên đất đai, phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới hiệu ích sinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất (Nguyễn Thế Đặng, Nguyễn Thế Hùng, 1999). Vì vậy, sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của nhân loại. Trong mỗi phương thức sản xuất nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai. Với vai trò là nhân tố của sức sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất đai được thể hiện ở các khía cạnh sau: - Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian sử dụng đất. - Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng, hình thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất. - Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô kinh tế sử dụng đất. - Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất đai một cách kinh tế, tập trung, thâm canh. b. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất Phạm vi, cơ cấu và phương thức sử dụng đất v.v. vừa bị chi phối bởi các điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên, vừa bị kiềm chế bởi các điều kiện, quy luật kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ thuật. Vì vậy, những điều kiện và nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến việc sử dụng đất là:
  19. 12 * Yếu tố điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên có rất nhiều yếu tố như: ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa, thủy văn, không khí v.v. trong các yếu tố đó khí hậu là nhân tố hàng đầu của việc sử dụng đất đai, sau đó là điều kiện đất đai chủ yếu là địa hình, thổ nhưỡng và các nhân tố khác. + Điều kiện khí hậu: Đây là nhóm yếu tố ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Tổng tích ôn nhiều hay ít, nhiệt độ cao hay thấp, sự sai khác về nhiệt độ về thời gian và không gian, biên độ tối cao hay tối thấp giữa ngày và đêm v.v. trực tiếp ảnh hưởng đến sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Lượng mưa nhiều hay ít, bốc hơi mạnh yếu có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt độ và ẩm độ của đất, cũng như khả năng đảm bảo cung cấp nước. + Điều kiện đất đai: Sự khác nhau giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với mực nước biển, độ dốc, hướng dốc v.v. thường dẫn đến đất đai, khí hậu khác nhau, từ đó ảnh hưởng đến sản xuất và phân bố các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp. Địa hình và độ dốc ảnh hưởng đến phương thức sử dụng đất nông nghiệp, là căn cứ cho việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, xây dựng đồng ruộng, thủy lợi canh tác và cơ giới hóa. Mỗi vùng địa lý khác nhau có sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, nguồn nước và các điều kiện tự nhiên khác. Các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng, công dụng và hiệu quả sử dụng đất. Vì vậy cần tuân theo các quy luật của tự nhiên, tận dụng các lợi thế đó nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường. * Yếu tố về kinh tế - xã hội Bao gồm các yếu tố như: Chế độ xã hội, dân số và lao động, thông tin và quản lý, trình độ phát triển của kinh tế hàng hóa, cơ cấu kinh tế và phân bổ sản xuất, các điều kiện về nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, vận tải, sự
  20. 13 phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ, trình độ quản lý, sử dụng lao động yếu tố kinh tế - xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với việc sử dụng đất đai. Thực vậy, phương hướng sử dụng đất được quyết định bởi yêu cầu xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Điều kiện tự nhiên của đất đai cho phép xác định khả năng thích ứng về phương thức sử dụng đất. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tới việc sử dụng đất được đánh giá bằng hiệu quả sử dụng đất. Thực trạng sử dụng đất liên quan đến lợi ích kinh tế của người sở hữu, sử dụng và kinh doanh đất. Nếu có chính sách ưu đãi sẽ tạo điều kiện cải tạo và hạn chế sử dụng đất theo kiểu bóc lột đất đai. Mặt khác, sự quan tâm quá mức đến lợi nhuận tối đa cũng dẫn đến tình trạng đất đai không những bị sử dụng không hợp lý mà còn bị hủy hoại. Như vậy, các nhân tố điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội tạo ra nhiều tổ hợp ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai. Tuy nhiên, mỗi yếu tố giữ vị trí và có tác động khác nhau. Vì vậy, cần dựa vào yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội trong lĩnh vực sử dụng đất đai để từ đó tìm ra những nhân tố thuận lợi và khó khăn để sử dụng đất đai đạt hiệu quả cao. 2.3.1.3. Quan điểm sử dụng đất bền vững Từ khi biết sử dụng đất đai vào mục đích sinh tồn của mình, đất đai đã trơ thành cơ sở cần thiết cho sự sống và cho tương lai phát triển của con người. Khi dân số còn ít để đáp ứng nhu cầu về lương thực thực phẩm của mình thì con người đã khai thác từ đất khá dễ dàng và không gây ra những ảnh hưởng lớn đến đất đai. Nhưng ngày nay, mật độ dân số ngày càng tăng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển thì vấn đề đảm bảo lương thực cho sự gia tăng dân số đã trở thành sức ép ngày càng mạnh mẽ lên đất đai. Diện tích đất đai thích hợp cho sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, con người đã phải mở mang thêm diện tích đất nông nghiệp trên những vùng đất không
  21. 14 thích hợp cho sản xuất, hậu quả đã ngây ra quá trình thoái hoá đất diễn ra một cách nghiêm trọng. Tác động của con người đã làm cho độ phì nhiêu của đất ngày càng bị suy giảm và dẫn đến thoái hoá đất, lúc đó khó có thể phục hồi lại độ phì nhiêu của đất nếu muốn phục hồi lại thì cần phải chi phí rất lớn. Đất có những chức năng chính là: Duy trì vòng tuần hoàn sinh hoá học và địa hoá học, phân phối nước, tích trữ và phân phối vật chất, mang tính đệm và phân phối năng lượng. Các chức năng trên của đất là những trợ giúp cần thiết cho các hệ sinh thái. Sử dụng đất đai một cách hiệu quả và bền vững luôn là mong muốn cho sự tồn tại và tương lai phát triển của con người. Vì vậy tìm kiếm những biện pháp sử dụng đất thích hợp, bền vững đã được nhiều nhà khoa học và các tổ chức quốc tế quan tâm. Thuật ngữ “sử dụng đất bền vững” (Sustainable land use) đã trở lên thông dụng trên thế giới như hiện nay. Nông nghiệp bền vững không có nghĩa là khước từ những kinh nghiệm truyền thống mà phối hợp, lồng ghép những sáng kiến mới từ các nhà khoa học, từ nông dân hoặc cả hai. Điều trở nên thông thường với những người nông dân, bền vững là việc sử dụng những công nghệ và thiết bị mới vừa được phát kiến, những mô hình canh tác tổng hợp để giảm giá thành đầu vào. Đó là những công nghệ về chăn nuôi động vật, những kiến thức về sinh thái để quản lý sâu hại và bệnh dịch. Để tạo nông nghiệp bền vững cần có 3 điều kiện đó là: công nghệ bảo tồn tài nguyên, những tổ chức từ bên ngoài và những tổ chức về các nhóm địa phương. Tác giả cho rằng xu thế phát triển nông nghiệp bền vững được các nước phát triển khởi xướng và hiện nay đã trở thành đối tượng mà nhiều nước nghiên cứu theo hướng kế thừa, chắt lọc cái tinh tuý của nền nông nghiệp chứ không chạy theo cái hiện đại để bác bỏ những cái thuộc về truyền thống. Trong nông nghiệp bền vững việc chọn cây gì, con gì trong một hệ sinh thái
  22. 15 tương ứng không thể áp đặt theo ý muốn chủ quan mà phải điều tra nghiên cứu để hiểu biết tự nhiên. Không ai hiểu biết hệ sinh thái nông nghiệp ở một vùng bằng chính những người sinh ra và lớn lên ở đó. Vì vậy, xây dựng nông nghiệp bền vững nhất thiết cần phải có sự tham gia của người dân trong vùng nghiên cứu. Phát triển bền vững là việc quản lý và bảo tồn cơ sở tài nguyên tự nhiên, định hướng những thay đổi công nghệ thể chế theo một phương thức sao cho đạt đến sự thỏa mãn một cách liên tục nhu cầu của con người, của những thế hệ hôm nay và mai sau. Sự phát triển nông nghiệp bền vững chính là sự bảo tồn đất, nước, các nguồn động thực vật, không bị suy thoái môi trường, sinh lợi kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội. FAO đã đưa ra được những chỉ tiêu cụ thể cho nông nghiệp bền vững là: - Thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cơ bản cho thế hệ về số lượng, chất lượng và các sản phẩm nông nghiệp khác. - Cung cấp lâu dài việc làm, đủ thu nhập và các điều kiện sống tốt cho những người trực tiếp làm nông nghiệp. - Duy trì và có thể tăng cường khả năng sản xuất của các cơ sở tài nguyên thiên nhiên, khả năng tái sản xuất của các tài nguyên tái tạo được không phá vỡ chức năng của các chu trình sinh thái cơ sở và cân bằng tự nhiên, không phá vỡ bản sắc văn hóa - xã hội của cộng đồng sống ở nông thôn hoặc không gây ô nhiễm môi trường. - Giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong nông nghiệp, củng cố lòng tin cho nông dân. Những nguyên tắc được coi là trụ cột trong sử dụng đất đai bền vững và là những mục tiêu cần đạt được: - Duy trì, nâng cao sản lượng (Hiệu quả sản xuất);
  23. 16 - Giảm tối thiểu mức rủi ro trong sản xuất (An toàn); - Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và ngăn chặn sự thoái hóa đất, nước; - Có hiệu quả lâu dài; - Được xã hội chấp nhận” . Thực tế nếu diễn ra đồng bộ với những mục tiêu trên thì khả năng bền vững sẽ đạt được, nếu chỉ đạt được một hay vài mục tiêu mà không phải tất cả thì khả năng bền vững chỉ mang tính bộ phận. Vận dụng các nguyên tắc đã nêu ở trên, ở Việt Nam một loại hình được coi là bền vững phải đạt được 3 yêu cầu: - Bền vững về kinh tế: Cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt, được thị trường chấp nhận. Hệ thống sử dụng phải có mức năng suất sinh học cao trên mức bình quân vùng có cùng điều kiện đất đai, nếu không sẽ không cạnh tranh được trong cơ chế thị trường. Năng suất sinh học bao gồm các sản phẩm chính và phụ phẩm. Về chất lượng, sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại địa phương, trong nước và xuất khẩu, tùy vào mục tiêu của từng vùng. Tổng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng nhất của hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất. Tổng giá trị trong một giai đoạn hay cả chu kỳ phải trên mức bình quân của vùng, nếu dưới mức đó thì nguy cơ người sản xuất không có lãi, lãi suất phải lớn hơn lãi suất tiền vay vốn ngân hàng. - Bền vững về mặt xã hội: Nâng cao được đời sống nhân dân, thu hút được lao động, phù hợp với phong tục tập quán của người dân. Đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của nông hộ là việc được ưu tiên hàng đầu, nếu họ muốn quan tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ nguồn đất đai,
  24. 17 môi trường xung quanh, ). Sản phẩm thu được phải thỏa mãn nhu cầu ăn, mặc, ở của người nông dân. Nội lực và nguồn lực của địa phương phải phát huy. về đất đai, hệ sử dụng đất phải được tổ chức trên đất mà người nông dân có thể hưởng thu lâu dài các sản phẩm nông sản đem lại từ việc khai thác đất đai. Sử dụng đất sẽ bền vững nếu phù họp với nền văn hóa dân tộc và tập quán địa phương, nếu ngược lại sẽ không được cộng đồng ủng hộ. - Bền vững về môi trường: Các loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất, ngăn chặn sự thoái hóa đất và bảo vệ môi trường sinh thái đất. Giữ đất được thể hiện bằng giảm thiểu liều lượng đất mất hàng năm dưới mức cho phép. Độ phì nhiêu đất tăng dần là yếu tố bắt buộc đối với quản lý sử dụng đất bền vững. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%). Đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài. Ba yêu cầu trên là để xem xét và đánh giá các loại hình sử dụng đất ở thời điểm hiện tại. Thông qua việc xem xét và đánh giá theo các yêu cầu trên để có những định hướng phát triển nông nghiệp ở từng vùng. Tóm lại: Đối với sản xuất nông nghiệp việc sử dụng đất bền vững chỉ đạt được trên cơ sở duy trì các chức năng chính của đất là đảm bảo khả năng sản xuất của cây trồng một cách ổn định, không làm suy giảm đối với tài nguyên đất đai theo thời gian và việc sử dụng đất không gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sống của con người. 2.3.1.4. Phân loại đất nông nghiệp Theo luật đất đai 2013, nhóm đất nông nghiệp được phân thành các loại đất sau: a) Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
  25. 18 – Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác – Đất trồng cây lâu năm – Đất rừng sản xuất – Đất rừng phòng hộ – Đất rừng đặc dụng – Đất nuôi trồng thủy sản – Đất làm muối – Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh b) Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây: – Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị – Đất xây dựng trụ sở cơ quan – Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh – Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác. – Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
  26. 19 – Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác. – Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng. – Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng – Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng – Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở. c) Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng. 2.3.2. Cơ sở thực tiễn Thế giới đang sử dụng khoảng 1,5 tỷ ha đất cho sản xuất nông nghiệp, tiềm năng đất nông nghiệp của thế giới khoảng 3 - 5 tỷ ha. Nhân loại đang làm hư hại đất nông nghiệp khoảng 1,4 tỷ ha đất và hiện nay có khoảng 6 - 7 triệu ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang do xói mòn và thoái hóa. Để giải quyết nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp, con người phải thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất cây trồng và mở rộng diện tích đất nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp bền vững có tính chất quyết định trong sự phát triển chung của toàn xã hội. Điều cơ bản nhất của phát triển nông nghiệp bền vững là cải thiện chất lượng cuộc sống trong sự tiếp xúc đúng đắn về môi trường để giữ gìn tài nguyên cho thế hệ sau này.
  27. 20 2.3.2.1. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong nông nghiệp Đất đai đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, nó là cơ sở tự nhiên, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất. C.Mác đã nhấn mạnh “Đất là mẹ, lao động là cha của mọi của cải vật chất xã hội”, “Đất là một phòng thí nghiệm vĩ đại, là kho tàng cung cấp các tư liệu lao động, vật chất, là vị trí để định cư, là nền tảng của tập thể”. Thực tế cho thấy, trong quá trình phát triển xã hội loài người, sự hình thành và phát triển mọi nền văn minh vật chất, văn hóa tinh thần, các thành tựu khoa học công nghệ đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản - sử dụng đất. Trong sản xuất nông lâm nghiệp đất đai được coi là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế. Ngoài vai trò là cơ sở không gian, đất còn có các chức năng đặc biệt quan trọng: - Là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của con người trong quá trình sản xuất. - Là nơi con người thực hiện các hoạt động của mình tác động vào cây trồng vật nuôi để tạo ra sản phẩm. - Đất tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, cung cấp cho cây trồng, nước, không khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Như vậy, đất gần như trở thành một công cụ sản xuất. Năng suất và chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào độ phì nhiêu của đất. Trong tất cả các tư liệu sản xuất dùng trong nông nghiệp chỉ có đất mới có chức năng này. Chính vì vậy, có thể nói rằng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt trong nông nghiệp. 2.3.2.2. Vai trò của sản xuất nông nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân a. Cung cấp lương thực thực phẩm cho toàn xã hội
  28. 21 Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Những hàng hóa có chứa chất dinh dưỡng nuôi sống con người này chỉ có thể có được thông qua hoạt động sống của cây trồng và vật nuôi hay nói cách khác là thông qua quá trình sản xuất nông nghiệp. b. Quyết định an ninh lương thực quốc gia, góp phần thúc đẩy sản xuất công nghiệp, các ngành kinh tế khác và phát triển đô thị Nông nghiệp cung cấp các nguyên liệu cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Nông nghiệp là khu vực dự trữ và cung cấp nguồn lao động dồi dào cho phát triển công nghiệp, các ngành kinh tế khác và đô thị. Nông nghiệp nông thôn là thị trường tiêu thụ rộng lớn cho hàng hóa công nghiệp và các ngành kinh tế khác. c. Nguồn thu ngân sách quan trọng của nhà nước Nông nghiệp là ngành kinh tế sản xuất có quy mô lớn nhất nước ta. Tỷ trọng giá trị tổng sản lượng và thu nhập quốc dân trong khoảng 25 % tổng thu ngân sách trong nước. Việc huy động một phần thu nhập từ nông nghiệp được thực hiện dưới nhiều hình thức: Thuế nông nghiệp, các loại thuế kinh doanh khác, Bên cạnh nguồn thu ngân sách cho nhà nước việc xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp làm tăng nguồn thu ngoại tệ góp phần thiết lập cán cân thương mại đồng thời cung cấp vốn ban đầu cho sự phát triển của công nghiệp. d. Hoạt động sinh kế chủ yếu của đại bộ phận dân nghèo nông thôn Nước ta với hơn 70 % dân cư tập trung ở nông thôn họ sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, với hình thức sản xuất tự cấp tự túc đáp ứng nhu cầu cấp thiết hàng ngày. e. Tái tạo tự nhiên Nông nghiệp còn có tác dụng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Trong các ngành sản xuất chỉ có nông nghiệp mới có khả năng tái tạo
  29. 22 tự nhiên cao nhất mà các ngành khác không có được. Tuy nhiên nông nghiệp lạc hậu và phát triển không có kế hoạch cũng dẫn đến đất rừng bị thu hẹp, độ phì đất đai giảm sút, các yếu tố khí hậu thay đổi bất lợi. Nông nghiệp giữ một vị trí cực kỳ quan trọng trong việc thiết lập lại cân bằng sinh thái động thực vật. Vì thế phát triển công nghiệp phải trên cơ sở phát triển nông nghiệp bền vững. 2.3.3. Những nghiên cứu trên thế giới về hiệu quả sử dụng đất 2.3.3.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới Đánh giá đất đai của Docutraiev cho rằng để đánh giá đất đai có hiệu quả cần nghiên cứu khả năng tự nhiên của đất. Theo ông, khả năng tự nhiên của đất là yếu tố quyết định giá trị của đất và sự thu thập từ đất. Đánh giá đất đai của Docutraiev dựa vào những luận điểm sau: * Những yếu tố đánh giá đất và chỉ tiêu của chúng ở những vùng khác nhau thì khác nhau. * Những yếu tố đánh giá đất dự đoán chủ yếu là những yếu tố có mối liên quan chặt chẽ với năng suất cây trồng và được thể hiện giá trị tương đối bằng điểm. Những yếu tố đánh giá đất chủ yếu có thể là: * Loại đất theo phát sinh. * Những số liệu phân tích về tính chất đất (tính chất hóa học, lý học và các dấu hiệu khác). Việc lựa chọn các yếu tố đánh giá đất cần được hoàn thiện để phù hợp với điều kiện khí hậu, điều kiện kinh tế - xã hội của vùng. Tại hội nghị Quốc tế về Đánh giá đất lần thứ X tại Matxcơva (1974), một luận điểm mới về đánh giá đất của Rozop và cộng sự đã dược trình bày và nhất trí cao. Nội dung luận điểm của Rozop bao gồm những điểm sau: * Đánh giá đất phải dựa vào các vùng địa lý, thổ nhưỡng khác nhau và có các yếu tố đánh giá đất khác nhau.
  30. 23 * Đánh giá đất phải dựa vào đặc điểm cây trồng. * Cùng một loại cây trồng, cùng một loại đất nhưng không thể áp dụng hoàn toàn những tiêu chuẩn đánh giá đất của vùng này cho vùng khác. * Đánh giá đất phải dựa vào trình độ thâm canh. * Có một mối tương quan chặt chẽ giữa chất lượng đất và năng suất cây trồng. Theo Ruanell, nhà thổ nhưỡng học người Anh thì: “Đánh giá đất theo năng suất cây trồng gặp rất nhiều khó khăn vì năng suất cây trồng biểu hiện cả sự hiểu biết của người sử dụng đất. Bởi vậy đánh giá đất theo năng suất chỉ được sử dụng để sơ bộ đánh giá độ phì của các loại đất khác nhau”. Năm 1972 tổ chức lương thực thế giới (FAO) đã phác thảo “Đề cương đánh giá đất” và công bố vào năm 1973. Năm 1975, Hội nghị đánh giá đất ở Rome dự thảo đề cương đánh giá đất của FAO, được các nhà khoa học đất hàng đầu bổ sung và công bố năm 1976 (Khung đánh giá đất đai - Frameword for land Evaluation). Tài liệu này đã được nhiều nước nghiên cứu và ứng dụng cho đến ngày nay. Theo FAO, việc đánh giá đất cho các vùng sinh thái hoặc các vùng lãnh thổ khác nhau là nhằm tạo ra một sức sản xuất mới, ổn định, bền vững và hợp lý. Vì vậy, khi đánh giá, đất được nhìn nhận như là “một vạt đất xác định về mặt địa lý, là một diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của môi trường xung quanh nó như không khí, loại đất, điều kiện địa chất, thủy văn, động vật, thực vật, những tác động trước đây và hiện nay của con người, ở chừng mực mà những thuộc tính này có ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng vạt đất đó trong hiện tại và trong tương lai”. Tổng diện tích bề mặt của toàn thế giới là 510 triệu km2trong đó đại dương chiếm 361 triệu Km2 (71%), còn lại là diện tích lục địa chỉ chiếm 149 triệu Km2 (29%). Bắc bán cầu có diện tích lớn hơn nhiều so với Nam bán
  31. 24 cầu. Toàn bộ quỹ đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên thế giới là 3.256 triệu ha, chiếm khoảng 22% tổng diện tích đất liền. Diện tích đất nông nghiệp trên thế giới phân bố không đều: Châu Mỹ chiếm 35%, Châu Âu chiếm 13%. Châu Á chiếm 26%, Châu Phi chiếm 6%. Bình quân đất nông nghiệp trên thế giới là 12.000m2. Đất trồng trọt trên toàn thế giới mới đạt 1,5 tỷ chiếm 10,8% tổng diện tích đất đai, 46% đất có khả năng sản xuất nông nghiệp như vậy còn 54% đất có khả năng sản xuất nhưng chưa được khai thác. Diện tích đất đang canh tác trên thế giới chỉ chiếm 10% tổng diện tích đất tự nhiên (khoảng 1.500 triệu ha), được đánh giá là : Đất có năng suất cao: 14% Đất có năng suất trung bình: 28% Đất có năng suất thấp: 58% Nguồn tài nguyên đất trên thế giới hàng năm luôn bị giảm, đặc biệt là đất nông nghiệp mất đi do chuyển sang mục đích sử dụng khác. Mặt khác dân số ngày càng tăng, theo ước tính mỗi năm dân số thế giới tăng từ 80 - 85 triệu người. Như vậy, với mức tăng này mỗi người cần phải có 0,2 - 0,4 ha đất nông nghiệp mới đủ lương thực, thực phẩm. Đứng trước những khó khăn rất lớn đó thì việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất của đất nông nghiệp là hết sức cần thiết.
  32. 25 2.3.3.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam và các địa phương Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất tại Việt Nam Diện tích Cơ cấu STT Loại đất (ha) (%) Tổng diện tích tự nhiên 33.123.568 100 27.268.589 1 Đất nông nghiệp 82,32 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 11.508.010 3,47 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 6.969.303 2,1 1.1.1.1 Đất trồng lúa 4.126.430 1,25 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 2.842.873 0,86 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 4.538.707 1,37 1.2 Đất lâm nghiệp 14.910.513 4,0 1.2.1 Rừng sản xuất 7.479.366 2,26 1.2.2 Rừng phòng hộ 5.238.968 1,58 1.2.3 Rừng đặc dụng 2.192.178 0,66 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 796.053 0,24 1.4 Đất làm muối 17.155 0,005 1.5 Đất nông nghiệp khác 36.858 0,01 2 Đất phi nông nghiệp 3.749.674 11,32 3 Đất chưa sử dụng 2.105.305 6,36 (Nguồn: 13) Nhận xét: Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33.123.568 nghìn ha, trong đó đất nông nghiệp là 27.268.589 nghìn ha chiếm 82,32% tổng diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 3.749.674 nghìn ha, chiếm 11,32% diện tích tự
  33. 26 nhiên, đất chưa sử dụng là 2.105.305 nghìn ha, chiếm 6,36% tổng diện tích tự nhiên. được thể hiện quả bảng 2.1. Diện tích đất bình quân đầu người ở Việt Nam thuộc loại thấp nhất thế giới. Ngày nay với áp lực về dân số và tốc độ đô thị hóa diện tích đất đai nước ta ngày càng giảm, đặc biệt là diện tích đất nông nghiệp. Vì vậy, vấn đề đảm bảo lương thực, thực phẩm trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm đang là một áp lực rất lớn. Do đó việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất nông nghiệp càng trở nên quan trọng đối với nước ta. Từ những năm 1990 đến nay, viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu đánh giá, đất trên phạm vi toàn quốc với 9 vùng sinh thái và nhiều vùng chuyên canh theo các dự án đầu tư.[10],[17]” Tháng 1 năm 1995, viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã tổ chức hội thảo về đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. Hội nghị đã tổng kết, đánh giá ứng dụng quy định đánh giá của FAO vào thực tiễn ở Việt Nam, nêu những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để đưa kết quả đánh giá vào quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả. Thông qua việc đánh giá khả năng thích hợp của đất đai để thấy tiềm năng đa dạng hoá của nông nghiệp, khả năng tăng vụ, lựa chọn hệ thống sử dụng đất, loại hình sử dụng đất phù hợp để tiến tới sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả cao hơn. Quy trình đánh giá đất của FAO được vận dụng trong đánh giá đất đai của Việt Nam từ các địa phương đến các vùng, miền của toàn quốc. Những công trình nghiên cứu để triển khai sâu rộng ở một số vùng sinh thái lớn có đóng góp của nhiều nhà nghiên cứu: - Vùng đồng bằng sông Hồng với những công trình nghiên cứu có kết quả đã công bố của tác giả Cao Liêm[5], [6] Trong công trình nghiên cứu đã vận dụng phương pháp đánh giá đất của FAO, thực hiện trên bản đồ tỷ lệ
  34. 27 1/250.000 cho phép đánh giá ở mức độ tổng hợp phục vụ cho quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Hồng. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định vùng đồng bằng sông Hồng có 33 đơn vị đất đai (22 đơn vị đất đai thuộc đồng bằng và 11 đơn vị đất đai thuộc đất đồi núi). Loại hình sử dụng đất của vùng rất phong phú và đa dạng với 3 vụ chính là vụ xuân, vụ mùa và vụ đông. - Vùng Đông Nam bộ có các công trình nghiên cứu của Trần An Phong, Phạm Quang Khánh, Vũ Cao Thái (1990), nghiên cứu về môi trường tự nhiên kinh tế - xã hội, đặc điểm các đơn vị đất đai, hiện trạng sử dụng đất, các loại hình sử dụng đất, phân tích tài chính, đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động môi trường, đánh giá đất thích hợp và lựa chọn các loại hình sử dụng đất bền vững trong nông nghiệp của từng vùng. Trên bản đồ đơn vị đất đai và hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/250.000 đã thể hiện 54 đơn vị đất với 602 khoanh có 7 loại hình sử dụng đất chính, 49 loại hình sử dụng đất chi tiết với 94 hệ thống sử dụng đất trong nông nghiệp, trong đó có 50 hệ thống sử dụng đất được chọn. Các công trình nghiên cứu của các tác giả đã góp phần đặt nền móng cho sự nghiên cứu và sử dụng đất theo quan điểm sinh thái lâu bền, bước đầu hoàn thiện quy trình về đánh giá đất theo FAO và đưa ra những kết quả mang tính khái quát. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu phần lớn mới chỉ dừng ở mức độ vĩ mô, những nghiên cứu chi tiết còn chưa được thực hiện nhiều. Việc đánh giá đất theo quan điểm sinh thái phục vụ mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá sản phẩm cho cấp huyện mới chỉ có một số công trình nghiên cứu như: [3]; [4]. Từ những nghiên cứu trên đã nêu ta có thể thấy các các công trình nghiên cứu của các tác tác giả là cơ sở cần thiết và có ý nghĩa quan trọng cho các định hướng sử dụng đất trong thời gian tiếp theo.
  35. 28 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: + Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, tiềm năng đất đai sản xuất của Farm Hayashi Fuyuhiko. + Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của Farm Hayashi Fuyuhiko, làng Kawakami, tỉnh Nagano, Nhật Bản. * Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ quỹ đất nông nghiệp tại Farm Hayashi Fuyuhiko, làng Kawakami, tỉnh Nagano, Nhật Bản. 3.2. Nội dung nghiên cứu Nội dung 1: Khái quát về Kawakami Nội dung 2: Tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ súp lơ và bắp cải tại Farm Hayashi Fuyuhiko Nội dung 3: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại Farm Hayashi Fuyuhiko Nội dung 4: Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Thu thập số liệu thứ cấp Trên Internet các số liệu thống kê, tổng quan về đất nước Nhật Bản, về tình hình sản xuất nông nghiệp, về tình hình xuất khẩu sản phẩm của farm. Các công nghệ đang được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp tại farm.
  36. 29 3.4.2. Thu thập số liệu sơ cấp Thu thập số liệu cụ thể về trang trại; Quy mô, diện tích, tình hình sản xuất của trang trại + Diện tích điều tra: 3.5 ha + Địa điểm: Farm Hayashi Fuyuhiko, vùng nông nghiệp Kawakami, Nhật Bản. 3.4.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp a. Hiệu quả kinh tế - Tổng giá trị sản phẩm (T): T = p1.q1+p2.q2+ +pn.qn Trong đó: + p: là khối lượng từng loại sản phẩm được sản xuất/ha/năm + q: là đơn giá của từng loại sản phẩm của thị trường cùng thời điểm + T: là tổng giá trị sản phẩm của 1 ha đất canh tác/năm - Thu nhập thuần túy (N): N = T - Csx Trong đó: + N: thu nhập thuần túy của 1 ha đất canh tác/năm + Csx: chi phí sản xuất của 1ha đất canh tác/năm bao gồm cả chi phí vật chất và chi phí lao động - Hiệu quả sử dụng vốn (H) H = T/Csx - Giá trị ngày công lao động: HLđ=N/số ngày công lao động/ha/năm - Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính (phân cấp) được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn. b. Hiệu quả xã hội - Giá trị ngày công lao động nông nghiệp. - Thu nhập bình quân/lao động nông nghiệp. - Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo.
  37. 30 - Mức độ giải quyết công ăn việc làm và thu hút lao động. - Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. c. Hiệu quả môi trường - Tỷ lệ che phủ. - Khả năng bảo vệ và cải tạo đất.
  38. 31 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát về Kawakami 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Làng Kawakami nằm ở phía Bắc của tỉnh Nagano nơi hợp lưu của sông Chikuma và sông Sai. Làng Kawakami rộng 209,6 km² và có 4.664 dân (2016). Làng được công nhận là làng thần kì với cách sản xuất rau an toàn hàng đầu Nhật Bản. Hình 4.1. Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu 4.1.1.2. Địa hình, địa mạo Làng Kawakami chủ yếu là đồi núi, địa hình bằng phẳng ít, dốc nhiều. Rừng lá kim bao phủ đồi núi chủ yếu là cây thông. Vì là vùng núi cao nguyên thời tiết mát mẻ, khí hậu lạnh là chủ yếu thích hợp với việc trồng các loại rau đặc trưng của vùng cao nguyên.
  39. 32 4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu Làng Kawakami đặc trưng bởi mùa hè ngắn, nóng và khô, lạnh về đêm cùng với mùa đông dài, lạnh thay đổi theo vĩ độ và độ cao. Tháng 1 là tháng lạnh nhất, với nhiệt độ trung bình thay đổi từ 0°C tới -20°C và tháng 8 là tháng nóng nhấ tở nhiệt độ 18°C tới 28°C. 4.1.1.4. Thủy văn Lượng nước chủ yếu được dùng trong việc sản xuất nông nghiệp là nguồn nước từ trên núi chảy xuống, với lượng tuyết dày bao phủ suốt mùa đông dài khi mùa hè đến lượng nước về nhiều cung cấp cho việc tưới tiêu là dư thừa. Lượng nước sinh hoạt là loại nước được kiểm tra khắt khe dẫn đến các hộ gia đình và nguồn nước này có thể uống trực tiếp tại vòi không cần thông qua hệ thống lọc. Nơi đây cũng có rất nhiều con suối bắt nguồn từ trên núi chảy quanh làng, tạo môi trường sống dễ chịu và da dạng thảm thực vật. 4.1.1.5. Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên - Đất: Đất đai hoàn toàn là đất đồi núi, một số nơi là đất từ các vụ phun trào núi lửa cách đây hàng nghìn năm về trước. Tạo điều kiện cho sự mầu mỡ phát triển dinh dưỡng về mặt đất đai -Tài nguyên nước: 100% nguồn nước dành cho nông nghiệp từ nguồn nước trên núi chảy xuống. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Dân số và lao động a) Dân số Đến tháng 11 năm 2018 dân số Nhật Bản hiện nay lên tới gần 127 triệu người, xếp hàng thứ 11 trên thế giới, phần lớn là đồng nhất về ngôn ngữ và văn hóa ngoại trừ thiểu số những công nhân nước ngoài, Zainichi Hàn Quốc, Zainichi Trung Quốc, người Philippines, người Nhật gốc Brasil. Tộc
  40. 33 người chủ yếu là người Yamato cùng với các nhóm dân tộc thiểu số như người Ainu hay Ryūkyū. Dân cư Nhật Bản phân bố không đồng đều trong cả nước. Dân cư tập trung đông nhất ở Vành đai Thái Bình Dương. Có một số lý do giải thích tại sao mật độ dân cư ở Nhật Bản lại quá chênh lệch như vậy. Chỉ có 15% đất đai phù hợp cho việc xây dựng, vì vậy các khu dân cư chỉ giới hạn trong những khu vực tương đối nhỏ hẹp. Đất nông nghiệp cũng thiếu, do đó việc canh tác tập trung ở một vài đồng bằng ven biển. Ngoài ra, khí hậu là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phân bố dân cư, vì miền Đông và miền Nam ấm áp và thích hợp cho việc định cư. Các miền này còn tiện lợi cho quan hệ thương mại với các nước khác trong vùng Thái Bình Dương và vì vậy cũng là các vùng công nghiệp nổi tiếng. Nhật Bản là một trong những nước có tuổi thọ dân số cao nhất thế giới, trung bình là 83,96 tuổi cho năm 2016. 4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân - Thủy lợi: Điều kiện thủy lợi Kawakami rất thuận lợi, toàn vùng có một hồ nước ngọt và nhiều con suối chảy bao quanh làng. - Giao thông: Hệ thống giao thông của Kawakami được nhựa hóa từ trong làng ra tới các ruộng nhỏ, hệ thống giao thông thuận lợi không có bất kỳ khó khăn nào trong việc đi lại của người dân. - Điện: Hệ thống điện của Kawakami là toàn bộ hệ thống điện của quốc gia, ngoài ra cũng có một số trạm điện sử dụng năng lượng mặt trời, cung cấp cho các thiết bị công cộng khác. - Thông tin liên lạc: Là một đất nước phát triển, do vậy hệ thống thông tin liên lạc tại Kawakami đầy đủ với công nghệ tiên tiến nhất, mới nhất trên thế giới như về điện thoại, máy tính, ti vi Ngoài ra tại làng còn có kênh
  41. 34 thời sự riêng để tiện thông báo tình hình thời tiết đến người dân trong quá trình sản xuất và thu hoạch. 4.1.2.3. Tình hình phát triển văn hóa - xã hội. * Nhà văn hóa - Vị trí trung tâm của làng là nhà văn hóa lớn, nơi đây là nơi giao lưu văn hóa văn nghệ, cũng là nơi sinh hoạt văn hóa của cả làng. * Trường học: - Do đặc trưng của vùng với diện tích nhỏ và điều kiện giao thông thuận lợi nên toàn bộ học sinh đi học đều đi học bằng xe buýt của trường đưa đón tận nơi hoặc đi bộ đi học đến trường. - Học sinh vào đại học sẽ học ở các thành phố lớn như Tokyo, kobe, Osaka * Trạm y tế Tại làng có một bệnh viện để chăm sóc cho người già, cũng như việc khám chữa bệnh cho người dân 4.1.3. Đánh giá chung về Farm Hayashi Fuyuhiko - Farm nằm ở nơi có vị trí địa lí ,điều kiện khí hậu thuận lợi và kết hợp với phương pháp kỹ thuật hiện đại đã giúp người dân nơi đây sản xuất rau đạt hiệu quả kinh tế và giá trị cao. - Nhu cầu thị trường về rau sạch ngày càng cao thúc đẩy farm tạo ra những sản phẩm chất lượng cao. - Lực lượng lao động được bổ sung qua từng năm từ các quốc gia khác nhau giúp cho việc thiếu nhân công được giải quyết từ đó tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả kinh tế cho farm.
  42. 35 4.2. Tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ súp lơ và bắp cải của Farm Hayashi Fuyuhiko 4.2.1. Khái quát cơ bản - Farm Nằm sâu trong núi Shinshu của làng Kawakami thuộc tỉnh Nagano, phía Tây Thủ đô Tokyo, được hình thành vào khoảng 20 năm về trước cùng với thời gian hình thành lành Kawakami “làng thần kì”, farm được kế thừa qua các thế hệ trong gia đình và hiện nay do Hayashi Fuyuhiko làm chủ. - Farm bao gồm 3 nhà kính: 1 nhà kính để ươm hạt và 2 nhà kính để ủ ấm cây con. - Farm có tổng diện tích là 3,5ha, gồm 6 nhân công, trong đó: 2 nhân công là người nước ngoài (thay đổi theo năm) và 4 nhân công là người trong nước. Bảng 4.1. Các kiểu sử dụng đất của Farm Hayashi Fuyuhiko LUT chính LUT Kiểu sử dụng đất Cây hàng năm Trồng màu Súp lơ Bắp cải (Nguồn: Điều tra trang trại) Súp lơ là cây trồng chính của farm. Trong một năm súp lơ được chia làm 2 quý trồng xen kẽ nhau từ tháng 4 đến tháng 9. Trung bình thời gian thu hoạch bắt đầu từ giữa tháng 6 tới tháng 11. Thu hoạch liên tục trong 5 tháng. Súp lơ có sản lượng ổn định, giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, giúp ổn định và nâng cao thu nhập và tạo ra nhiều việc làm cho người dân. Nhờ sản lượng cao, súp lơ giúp tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ. Bắp cải là cây trồng xen canh cùng súp lơ và chỉ trồng và thu hoạch từ tháng 4 tới tháng 7. Trung bình thời gian thu hoạch bắt đầu từ tháng 6 tới tháng 8. Vì kích cớ cây bắp cải phụ thuộc nhiều vào thơi tiết nên khi nào đạt tiêu chuẩn sẽ tiến hành thu hoạch.
  43. 36 4.2.2. Tình hình sản xuất * Cây súp lơ Làm đất Phủ bạt Ươm hạt Chăm Tiến Bảo và bón và chuẩn và chăm xong hành thu quản và phân bị giống sóc cây con hoạch tiêu thụ Hình 4.2: Sơ đồ quy trình sản xuất súp lơ Loại đất: Đất để chuẩn bị cho cây trồng nói chung cần có nitơ, phốt pho, và kali. Đất thoát nước tốt với độ pH từ 6,0-6,5 là tối ưu. Loại đất dưới 6,0 nên được bón vôi để nâng độ pH trước khi trồng. Bổ sung chất hữu cơ sẽ làm tăng khả năng giữ nước và cung cấp chất dinh dưỡng và khoáng chất cho các đặc tính vật lý của cây trồng. Yêu cầu phân bón: Mặc dù súp lơ có hệ thống dễ cạn yêu cầu sinh cao trong giai đoạn đầu của sự phát triển và giai đoạn sau này. Phân bón được bón hàm lượng N-P-K phù hợp với từng loại đất. Khi cây phát triển, phân nên được dải từ gốc cây trở ra. Phần trăm chất dinh dưỡng (nguyên tố đa lượng) để cây phát triển đầy đủ như sau: N (4.0-6.0%), P (0,35-1,0), K (3.8-4.8), Ca (1,0-2,5), Mg (0,3-1,0). Các nguyên tố vi lượng được đo với đơn vị một phần triệu (ppm): Fe (60-300), Mn (50-250), Bo (25-75), Cu (6-25), Zn (20-200).
  44. 37 Hình 4.3. Phân bón chuẩn bị cho mùa vụ Phủ bạt: Sau khi bón phân, đất sẽ được làm tơi xốp để phần đất và phân bón được trộn đều với nhau. Tiếp đến là rải bạt phủ lên mặt đất để tạo thành luống tiện cho việc gieo trồng. Việc phủ bạt nhằm tránh được sự rửa trôi phân bón và giảm thiểu cỏ dại phát triển. Tùy thuộc vào thời tiết các năm mà sử dụng các tấm bạt nilong với màu đen, bạc, trắng tương ứng. Phương pháp sử dụng các tấm bạt sẽ giữ nhiệt cho cây, giảm nhẹ bệnh, tăng năng suất cây trồng, mang lại hiệu quả. Hình 4.4. Phủ bạt và trồng rau
  45. 38 Hệ thống tưới: Tưới tiêu và quản lý nguồn nước là rất quan trọng đối với súp lơ. Khi súp lơ vừa được trồng cần được phun thuốc để bảo vệ, giảm thiệu việc sâu hại tác động sấu đến cây trồng. Trong quá trình cây phát triển việc tưới nước cần diễn ra thường xuyên vào cuối buổi chiều khi mặt trời lặn, để không bị ảnh hưởng đến lá. Hệ thống giữ ấm: Vào những ngày cuối tháng 4 và đầu tháng 5, khi đó thời tiết vẫn còn lạnh. Sau khi cây con được ươm và nảy mầm xong sẽ đc phủ một lớp màng mỏng, nhằm giữ ấm cho cây khi đêm về. Giảm thiểu được việc thoát hơi nước ở cây. Giúp cây nhanh phát triển và sớm thu hoạch. Hình 4.4. Việc ủ ấm cây con Kiểm soát cỏ dại: Trồng trọt giúp kiểm soát cỏ dại một cách tốt nhất, vẫn cần sử dụng thuốc diệt cỏ khi thích hợp. Kết hợp với việc nhỏ cỏ trên luống rau giảm sự phát triển của cây cỏ.
  46. 39 Hình 4.5. Phun thuốc trừ sâu bệnh hại Bệnh: Mặc dù nhiều loại virut và bệnh có thể ảnh hưởng đến súp lơ, nhưng thường là không thường xuyên. Nhiễm nấm có thể được điều trị bẳng thuốc diệt nấm và sử dụng các loài thuốc đề phòng ngừa và chữa trị cho các loại sâu bệnh trên cây súp lơ. * Bắp cải Vì cây bắp cải và súp lơ là 2 loại cây có bộ rễ và sử dụng chất dinh dưỡng phát triển gần như tương đồng nên trong quá trình sẳn xuất bắp cải người dân ở làng Kawakami đã kết hợp trồng xen kẽ 2 loại rau này, vì vậy loại đất và phân bón cho bắp cải cũng tương đồng với cây rau súp lơ. Bắp cải chỉ khác súp lơ ở quá trình thu hoạch, đóng gói và bảo quản.
  47. 40 * Chi phí sản xuất Bảng 4.2. Chi phí sản xuất cho 1 quý (6 tháng) Đơn vị: 1 Man = ~2 triệu VNĐ Bắp cải Súp lơ STT Chi phí Man VNĐ Man VNĐ 1 Giống cây 70 140 triệu 30 60 triệu 2 Nhân công 160 320 triệu 100 200 triệu 3 Phân bón 54,6 109,2 triệu 30,5 61 triệu 4 Nước tưới 0 0 0 0 5 Thuốc bảo vệ thực vật, ong mật thụ phấn 100 200 triệu 50 100 triệu 6 Máy móc (máy cày, Tractor ), chi phí bảo 150 300 triệu 75 150triệu dưỡng, xăng dầu, thùng đựng ớt, dụng cụ lao động 7 Bảo trì nhà lưới, nhà 5 10 triệu 5 10 triệu kính 8 Đóng gói, marketing 175 350 triệu 85 170triệu 9 Chi phí khác (bác sĩ kiểm tra bệnh cây ) 10 20 triệu 5 10 triệu 10 Chi phí cho hợp tác 45 90 triệu 25 50triệu xã 11 Phí vận chuyển 120 240 triệu 60 120 triệu Tổng chi phí 1 năm 895,6 1.791,2 465,5 525,5 triệu triệu
  48. 41 Nhận xét: - Tổng chi phí cho 1 quý gieo trồng là rất lơn, trong đó chi phí trồng súp lơ là lớn nhất (vì trồng 2 quý). - Trong đó các khoản chiếm chi phí lớn nhất là: + Nhân công, máy móc,đóng gói,marketing.những khoản này chiếm chi phí lớn vì Nhật Bản là nước dân số già nên rất cần lao động,số lao động này thường thuê người nước ngoài. + Bên cạnh đó họ cũng luôn đầu tư các trang thiết bị máy móc hiện đại để phục vụ sản xuất đạt chất lượng sản phẩm cao. + Tiền cho công việc đóng gói và quảng bá sản phẩm là rất cần thiết vì nó tiếp cận trực tiếp đến người tiêu dùng. - Tất cả các khoản chi phí đều rất cần thiết cho một quý (6 tháng) sản xuất đều rất cần thiết, nhưng chỉ riêng khoản nước tưới là không tốn chi phí, vì làng Kawakami ở 1 vị trí địa lí thuận lợi, nơi hợp lưu của sông Chikuma và sông Sai nên người dân đã làm 1 hệ thống nước dẫn đến tất cả các ruộng trong làng, khi cần sử dụng nước tưới tiêu là có sẵn tại ruộng không mất phí bơm hay vận chuyển. 4.2.3. Tình hình chế biến và tiêu thụ * Súp lơ Trước khi thu hoạch súp lơ được cách ly với thuốc bảo vệ thực vật 10-15 ngày. Súp lơ được thu hoạch vào sáng sớm từ khoảng 5h sáng đến 12h trưa và tiếp tục vào 13h30p chiều tới 18h tối, tùy vào nhu cầu của thị trường tiêu thụ mà thơi gian thu hoạch được rút ngắn hay khéo dài ra. Bên cạnh đó việc thu hoạch súp lơ cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết: nếu trời nắng to súp lơ nhanh phát triển nên phải thu hoạch nhiêu và liên tục để tránh cây to quá mức
  49. 42 vượt tiêu chuẩn và giảm chất lượng sẳn phẩm, ngược lại khi thời tiết mưa nhiều ít nắng cây chậm phát triển nên việc thu hoạch chậm lại. Khi thu hoạch súp lơ cần dùng dao cắt, đo đúng kích cỡ để dễ dàng trong quá trình vận chuyển đi bảo quản và tiêu thụ, tránh dập bông. Tùy thuộc vào kích cỡ to nhỏ, cũng như tình trạng của bông súp lơ bên ngoài để làm căn cứ phân loại chất lượng của các loại rau. Chất lượng khác nhau sẽ được để riêng biệt. Rau sẽ được xếp vào hộp cẩn thận theo số lượng đã được quy định. Các cây sâu bệnh hoặc hư hại của thời tiết sẽ bị loại bỏ. Hình 4.6. Súp lơ sắp được thu hoạch Súp lơ được đóng gói trong thùng xốp tại ruộng với tiêu chuẩn mỗi loại khác nhau. Trong quá trình đóng gói cần kiểm tra kĩ xem có lẫn dị vật trong rau hay không. Vì đã có nhiều trường hợp bị khiếu nại từ phía người tiêu dùng do có lẫn lá thông, tàn thuốc trong rau. Nông sản sau khi được thu hoạch, đóng thùng sẽ được vận chuyển bằng xe tải, xe kéo đến nơi tập trung đóng gói.
  50. 43 Bảng 4.3: Tiêu chuẩn phân loại đóng thùng xúp lơ Phân loại Số cây/thùng Ghi chú L 20 Đạt tiêu chuẩn LA 20 Đạt tiêu chuẩn nhưng hơi xấu M 24-28 Loại nhỏ 2LA 8-10 Loại to vừa 3L 4-6 Loại to vượt cỡ B 20-30 Loại xấu Căn cứ vào số lượng, kích cỡ của bông súp lơ để phân loại thành các sản phẩm cao cấp, thấp cấp. Sản phẩm loại L là loại chất lượng cao, giá bán tốt nhất, đây cũng là mục tiêu của những người nông dân. Khi vận chuyển rau đến kho tập trung thì quần áo và ủng phải được làm sạch sẽ trước. Các thùng xốp bị dính đất phải dùng khăn sạch lau các vết bẩn ở thùng. Tại nhà kho rau ướp đá, rồi sau đó được đưa lên các xe hàng, vận chuyển đến các tỉnh thành lân cận trong cả nước để tiêu thụ. Hình 4.7. Đóng gói và vận chuyển
  51. 44 * Bắp cải Bắp cải được thu hoạch vào lúc sáng sớm từ 3h sáng đến 8h sáng khi những giọt sương vẫn còn đọng trên lầ, sau khoảng thời gian này cây rau sẽ không được thu hoạch vì không đảm bảo được chất lượng cây rau là tươi nhất. Hình 4.8. Thu hoạch bắp cải Bắp cải được đóng gói trong thùng caton tại ruộng có trọng lượng 20 kg. Sau đó xà lách chuyển đến các nhà kho để làm lạnh và vận chuyển đến các tỉnh lân cận để tiêu thụ.
  52. 45 Hình 4.9. Đóng gói bắp cải Bảng 4.6. Tiêu chuẩn phân loại đóng thùng bắp cải Size Số cây/thùng Ghi chú 8 8 Đạt tiêu chuẩn Đạt tiêu chuẩn nhưng L 8 xấu Đạt tiêu chuẩn nhưng LA 8 cây bị nứt M 10 Loại nhỏ 3L 4 Loại to
  53. 46 Bảng 4.3. Năng suất súp lơ thu được trong năm 2018 Đơn vị: số thùng Súp lơ (quý 1) Súp lơ (quý 2) Size Số lượng thùng Size Số lượng thùng L 4953 L 4035 LA 100 LA 302 M 236 M 298 2LA 239 2LA 200 3L 33 3L 17 B 10 B 33 Tổng sản lượng 5561 Tổng sản lượng 4885 Quý 1( Từ tháng 4 đến tháng 7) : sản lượng súp lơ thu được cao (5561) hơn quý 2 vì đây là vụ chính trong năm nên đã được chuẩn bị kĩ đất, giống ban đầu cũng là giống tốt hơn, có thời gian phát triển lâu hơn nên cho chất lược tốt hơn, hơn nữa thời gian từ tháng 4 -7 là khoảng thời gian khí hậu thích hợp nhất cho cây súp lơ phát triển. Quý 2 (Từ tháng 7 đến tháng 9): sản lượng và chất lượng sản phẩm đã giảm xuống (4885), vì là vụ 2 nên đất chỉ được bổ sung phân bón, cây giống chọn loại ngắn hạn để kịp thời vụ, nhiệt độ vào tháng 9 bắt đầu ít nắng nên đã ảnh hưởng đến năng suất cây trồng vụ này.
  54. 47 Bảng 4.4. Giá thành súp lơ năm 2018 Đơn vị: 1 Yên = ~2 triệu VNĐ Size Yên VND L 2700 540.000 LA 1300 260.000 M 1000 200.000 2LA 1000 200.000 3L 1000 200.000 B 800 160.000 (Nguồn: Điều tra trang trại) Bảng 4.8. Năng suất bắp cải thu được trong một quý (2018) Đơn vị: số thùng Bắp cải Size Số thùng 8 6059 3385 L 578 LA M 1505 3L 200 Tổng sản lượng 11727
  55. 48 Bảng 4.9. Giá thành bắp cải năm 2018 Đơn vị: 1 Yên = ~2 triệu VNĐ Size Yên VND 8 2500 500.000 2300 460.000 L 2000 400.000 LA M 1800 360.000 3L 1000 200.000 Bảng 4.10. Thực trạng sản xuất súp lơ và bắp cải qua các năm 2015 2016 2017 2018 Nội dung Bắp Bắp Súp Bắp Súp lơ Súp lơ Bắp cải Súp lơ cải cải lơ cải Diện tích 3,5 3,5 3,5 3,5 3,5 3,5 3,5 3,5 Năng suất 39 29 42 30 42 30 45 31 trung bình (tấn/ha) Sản lượng 136,5 203 147 210 147 210 157,5 217 (tấn) Giống cây 29 67 30 70 30 70 30 72 Phân bón 30 67 30 70 30,5 71 30,5 73 (Fertilizer) (Nguồn: Điều tra trang trại)
  56. 49 Nhận xét: Sản lượng sẳn xuất bắp cải tăng dần qua các năm, với diện tích là 3,5 ha trong 4 năm từ 2015 đến 2018 sản lượng đã tăng lên 6 tấn/ha, năm có sản lượng thấp nhất là năm 2015 nhưng sau đó nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào nghiên cứu các loại giống mới trong trọt nên sản lượng đã tăng lên đáng kể,chất lượng cũng được nâng cao, bên cạnh đó cũng đã tăng cường lượng phân bón để đảm bảo dinh dưỡng cho cây phát triển, tuy nhiên lượng tăng là không nhiều (tăng 0,5 tấn trong 4 năm) vì trước khi trông người dân đã phân tích đất thích hợp cho cây. Sản lượng sản xuất súp lơ tăng dần qua các năm qua 4 năm từ 2015 đến 2018 với diện tích không đổi 3,5ha , sản lượng thấp nhất là năm 2015 và cao nhất là năm 2018, tuy nhiên lượng tăng không lớn vì nông dân chủ yếu tập chung vào các giống cây mới có chất lượng sản phẩm tốt hơn là tập trung vào tăng sản lượng. 4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại Farm Hayashi Fuyuhiko 4.3.1. Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu không thể thiếu trong đánh giá hiệu quả sử dụng đất, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của loại hình sử dụng đất là cơ sở thực tiễn để tìm ra giải pháp kỹ thuật và lựa chọn được loại hình sử dụng đất thích hợp, đáp ứng mục tiêu phát triển, đây cũng là căn cứ quan trọng để tìm ra giải pháp kỹ thuật và lựa chọn được loại hình sử dụng đất thích hợp. Để đánh giá được hiệu quả kinh tế tôi đã tiến hành điều tra thực địa và điều tra chủ farm về các chỉ tiêu: Năng suất, sản lượng, giá bán, chi phí vật chất, lao động Đánh giá hiệu quả kinh tế của kiểu sử dụng đất thông qua các chỉ tiêu: Giá trị sản suất, chi phí sản xuất, thu nhập thuần, hiệu quả đồng vốn, giá trị ngày công lao động.
  57. 50 Hiệu quả kinh tế của cây súp lơ và cây bắp cải được thể hiện ở bảng sau: Bảng 4.11. Hiểu quả kinh tế giữa cây súp lơ và bắp cải năm 2018 Nội dung Quý 1 Quý 2 Súp lơ Bắp cải Súp lơ Bắp cải Tổng sản lượng 5561 11727 4885 0 Tổng thu nhập (Yên) ~14 triệu ~23 triệu ~12 triệu 0 yên yên yên Tổng thu nhập(VND) ~ 28 tỉ ~47 tỉ ~25 tỉ 0 VND VND VND Ngày công lao động của ~ 29.000 ~ 48.000 25.000 0 chủ farm (Yên/ngày) Ngày công lao động của ~5.800.000 ~9.600.000 5.000.000 0 chủ farm (VNĐ/ngày) Quý 1: Năng suất súp lơ ở quý 1 thấp hơn so với bắp cải và hiệu quả kinh tế cũng thấp hơn. Vì bắp cải rất được ưa chuộng nên giá thành cao nên hiệu quả kinh tế cao hơn. Quý 2: Bắp cải rất đạt hiệu quả nhưng ở quý 2 thì bắp cải không được trồng mà chỉ trồng súp lơ vì thời tiết đã bắt đầu chuyển lạnh. Điều kiện này không thích hợp cho bắp cải phát triển. Vì vậy nếu trồng sẽ không đem lại hiệu quả cao. 4.3.2. Hiệu quả xã hội Để đánh giá khái quát khả năng thích hợp của loại hình sử dụng đất phục vụ cho mục đích nông nghiệp về mặt xã hội để tài sử dụng các chỉ tiêu: mức độ chấp nhận của xã hội, khả năng sản xuất hàng hóa, thu hút lao động, đảm bảo đời sống xã hội, yêu cầu về vốn đầu tư, sản phẩm tiêu thụ trên thị
  58. 51 trường, phù hợp với tập quán canh tác Mỗi loại hình sử dụng đất đều có tác dụng nhất định đến đời sống xã hội tại địa phương. Quá trình sản xuất nông nghiệp tạo ra việc làm cho người nông dân, tạo ra nguồn của cải phục vụ đời sống của chính nông hộ, đồng thời tạo ra nguồn hàng hóa để buôn bán trên thị trường. Qua đó, loại hình sử dụng đất nào mang lại hiệu quả kinh tế cao sẽ có tác dụng tích cực đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết nhu cầu về lao động cho người lao động chủ yếu đến từ Thái Lan. Bảng 4.12. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội của Farm STT Chỉ tiêu Súp lơ Bắp cải 1 Thu hút lao động 2 Đáp ứng nhu cầu nông hộ 3 Yêu cầu vốn đầu tư 4 Đảm bảo lương thực 5 Sản phẩm hàng hóa 6 Tệ nạn xã hội * * 7 Giảm tỷ lệ đói nghèo (Nguồn: Chủ farm) : Cao ; : Trung bình ; *: Thấp Các hoạt động làm đất, trồng, chăm sóc và thu hoạch súp lơ đã huy động và sử dụng phần lớn quỹ thời gian lao động của nông hộ, lao động nhập khẩu từ trung bình 10h/ngày, 1 tháng làm 24-26 ngày công. Trong những năm qua, diện tích trồng súp lơ,bắp cải đã được mở rộng và thu hút được lao động trên địa bàn và các nước trên thế giới. Cây súp lơ, bắp cải và một số loại rau khác đã giải quyết được vấn đề việc làm ổn định cho người lao động do cần nhiều công lao động trong khâu chăm sóc, thu hoạch, chế biến, lại liên tục từ tháng 4 đến tháng 11. Súp lơ, bắp cải cho thu
  59. 5 2 nhập cao và được coi là cây trồng trọng yếu của Kawakami, góp phần quan trọng trong việc làm giàu, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Sản phẩm sản xuất ra chủ yếu là sản phẩm hàng hóa, sản phẩm lưu thông trên thị trường tạo điều kiện thúc đẩy ngành dịch vụ phát triển. 4.3.1.4. Hiệu quả môi trường Đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng đất và hệ thống cây trồng hiện tại tới môi trường là vấn đề rất lớn. Liên quan nhiều tới tỷ lệ sử dụng phân bón. Bền vững về mặt môi trường cũng là một trong những yêu cầu sử dụng đất đai bền vững. Các loại hình sử dụng đất bền vững về mặt môi trường đòi hỏi phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất, ngăn chặn thoái hóa đất, ô nhiễm đất và bảo vệ môi trường tự nhiên, không gây hại cho sức khỏe con người. Để đánh giá ảnh hưởng của LUT đến môi trường cần xem xét một số vấn đề sau: xói mòn, rửa trôi, hiện tượng ô nhiễm đất, nước do sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, hiện tượng thoái hóa đất do khai thác đất quá mức mà không có biện pháp bổi bổ độ phì nhiêu của đất. Súp lơ tại farm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 3- 4 lần/ vụ. Mặc dù số lượng thuốc cũng như số lượng phun nhiều nhưng lượng thuốc bảo vệ thực vật còn tàn dư trong đất, trong sản phẩm nông nghiệp là tương đối ít do hầu hết nông dân tại nhật bản sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học do vậy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng đất và môi trường xung quanh cũng như chất lượng nông sản.
  60. 53 Bảng 5.3. Hiệu quả môi trường của farm Loại hình sử Tiết kiệm nước Khả năng bảo Ý thức của dụng vệ, cải tạo đất người dân trong sử dụng thuốc BVTV Súp lơ Bắp cải (Nguồn: Chủ farm) : Cao; : Trung bình ; *: Thấp * Mức độ thích hợp của cây súp lơ: Do địa hình núi cao, khí hậu đặc biệt thích hợp với cây súp lơ. Giúp cây phát triển tốt , đạt hiệu quả cao. * Sử dụng phân bón: Phân bón được sử dụng theo nồng độ theo quy định của nhà nước và chuyên gia. Phân hữu cơ được sử dụng thường xuyên trong quá trình ủ đất, giúp cải tạo độ màu mỡ của đất. Ngăn chặn lại sự thoái hóa đất do nhiều phân bón hóa học. * Thuốc bảo vệ thực vật: Trong 1 vụ thuốc bảo vệ thực vật hóa học sẽ được sử dụng để phun cho cây súp lơ với tần suất 3-4 lần/năm. Còn lại, chủ farm sẽ sử dụng thuốc trừ sâu sinh học để đảm bảo an toàn cho cây. 4.3.2. Tính bền vững và khả năng áp dụng tại VN * Tính bền vững Căn cứ theo điều kiện tự nhiên, đặc điểm địa hình, điều kiện đất đai , điều kiện kinh tế xã hội của làng Kawakami tại Nhật Bản cho ta thấy. - Luôn duy trì và nâng cao sản lượng qua từng năm - Giảm tối thiểu mức rủi ro trong sản xuất - Đất có khả năng sử dụng lâu bền, ngăn chặn sự thoái hóa đất - Nông sản được thị trường, xã hội chấp nhận
  61. 54 Việc sản xuất rau theo quy mô hợp tác xã giúp người dân được phát triển kinh tế ổn định, tiếp thu được nhiều phương pháp sản xuất mới. Áp đụng được nhiều khoa học vào trong sản xuất. Bởi vì có sự hỗ trợ từ hợp tác xã * Khả năng áp dụng tại Việt Nam Căn cứ theo điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, đặc biệt khí hậu thuận lợi tại Việt Nam mô hình có tiềm năng áp dụng được. Hiện nay, cũng đã có một số nơi như Đà Lạt, Ninh Bình đã được trồng thử nghiệm nhiều loại rau của làng Kawakami nhiều năm và đã cho sản lượng và thu nhập tương đối ổn định cho nông dân. Tuy nhiên, để áp dụng trồng súp lơ tại Việt Nam đòi hỏi người nông dân phải đầu tư chi phí cao vào làm nhà kính, nhà lưới, nguồn giống đảm bảo, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, có sự quan tâm , giúp đỡ của chính phủ thì việc áp dụng mô hình tại nước ta mới được đông đảo nông dân ủng hộ. Hiện nay, với đầy đủ những kỹ thuật, những nghiên cứu công nghệ hiện đại, người nông dân trẻ đã và đang cố gắng đưa sản xuất rau ngày càng trở thành một nông sản phổ biến tại Việt Nam áp dụng trồng rộng rãi trên toàn lãnh thổ nước ta. Do vậy, khả năng áp dụng mô hình trồng súp lơ trong nhà kính, nhà lưới có tính khả thi cao khi áp dụng tại Việt Nam 4.4. Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm khi áp dụng mô hình sản xuất vào Việt Nam và đề xuất giải pháp 4.4.1. Thuận lợi - Việt Nam có điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi - Điều kiện tiếp cận khoa học - kỹ thuật tại Việt Nam phát triển - Hiện nay, đã có sự quan tâm đầu tư của nhà nước về nông nghiệp công nghệ cao.
  62. 55 4.4.2. Khó khăn - Chi phí đầu tư nhà lưới, nhà kính lớn. - Chi phí đầu tư hệ thống phủ bạt - Cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, các loại máy móc chưa được đầu tư - Kỹ thuật canh tác của người nông dân còn hạn chế - Nông dân hạn chế kiến thức tổng quát về nông nghiệp - Không có sự phối kết hợp giữa nông dân với những người nghiên cứu 4.4.3. Bài học kinh nghiệm - Nên áp dụng các phương pháp nâng cao chất lượng nông sản như: sử dụng các loài thiên địch, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, để tạo hiểu quả cao nhất. - Phối kết hợp giữa nông dân, các nhà khoa học, những người có chuyên môn về bệnh cây trồng nhằm theo dõi, phát hiện và điều trị bệnh trên cây trồng sớm nhất có thể. 4.4.4. Đề xuất giải pháp - Giải pháp về mặt hạ tầng - xã hội + Đầu tư nâng cấp và mở mới hệ thống giao thông liên thôn, liên xã và giao thông nội đồng để thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển các sản phẩm nông sản và trao đổi hàng hóa + Nâng cấp và tăng cường hệ thống điện lưới, hệ thống thông tin để tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, phục vụ phát triển sản xuất. + Xây dựng thêm và nâng cấp hệ thống thủy lợi, đặc biệt là xây dựng hệ thống kênh mương, trạm bơm, cống nội đồng kiên cố, hoàn chỉnh nhằm tạo khả năng tưới tiêu nước chủ động cho đồng ruộng, đảm bảo cung cấp nước đầy đủ cho đồng ruộng.
  63. 56 + Xây dựng các mô hình chuyên canh, vùng sản xuất theo hướng hàng hóa, việc sản xuất theo mô hình chuyên canh sẽ tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ, thuận lợi cho việc mua, tiêu thụ sản phẩm. - Giải pháp về khoa học - kỹ thuật + Để đạt được hiệu quả kinh tế cao và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa thì cần tăng cường áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiến bộ, trang thiết bị phù hợp với điều kiện đất đai vào sản xuất. + Khuyến khích người dân sử dụng các giống cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. + Phát triển sản xuất gắn với việc cải tạo đất, bảo vệ đất và môi trường, tránh tình trạng ô nhiễm đất. + Hướng dẫn người dân bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ đúng cách, hạn chế sử dụng phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật tăng cường sử dụng các loại phân chuồng, phân xanh - Giải pháp về thị trường + Tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm: Nắm bắt thông tin thị trường, thường xuyên theo dõi các thông tin, dự báo về thị trường sản phẩm để người nông dân yên tâm sản xuất, chủ động đầu tư. + Dự báo xu thế phát triển để điều chỉnh cơ cấu cây trồng, điều chỉnh khâu bảo quản chế biến. Áp dụng phương pháp quảng cáo, tuyên truyền về sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, liên kết liên doanh tìm đối tác đầu tư gắn liền với tiêu thụ sản phẩm. + Vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân là vấn đề quan trọng để chuyển sang hướng sản xuất hàng hóa, hướng tới sự phát triển bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Do đó, để mở mang thị trường ổn định cần có các giải pháp sau:
  64. 57 + Tổ chức tốt các thông tin thị trường, dự bảo về thị trường để giúp nông dân có hướng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. + Mở rộng sản xuất và sản phẩm nông nghiệp yêu cầu về mặt chất lượng và an toàn thực phẩm phải đặt lên hàng đầu. + Hình thành các tổ chức tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
  65. 58 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua thời gian học tập, làm việc và nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại Nhật Bản em rút ra một số kết luận sau: 1. Do có điều kiện thích hợp kết hợp với việc sản xuất rau công nghệ cao. Đã giúp cho người dân nơi đây có cuộc sống ổn định tạo việc làm cho nhiều người dân trong nước và cả nước ngoài. Việc hợp tác xã phát triển cũng giúp cho người dân có thêm cơ hội nắm bắt thêm được nhiều công nghệ mới, hỗ trợ vốn vay cho các hộ nông dân mới. 2. Các kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính của farm là * Giống bắp cải guriinbooru (グリーンボール) * Giống súp lơ burokkorii (ブロッコリー) 3. Dựa trên kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, lựa chọn ra kiểu sử dụng đất đai thích hợp và có triển vọng cho farm là: giống súp lơ burokkorii (ブロッコリー)do giống súp lơ này thu được sản lượng cao do đó đem lại lợi nhuận cao cho chủ farm. 5.2. Kiến nghị 1. Với điều kiện khí hậu của Việt Nam nóng ẩm và mua nhiều cũng rất thuận lợi để phát triển các loại cây rau cao nguyên giống với làng Kawakami để đem lại hiểu quả kinh tế cao. Rất mong nhà nước tăng cường hệ thống dịch vụ nông nghiệp, hỗ trợ cho người sản xuất như công tác khuyến nông, các tổ chức hợp tác cũng như việc hình thành các thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nông dân. 2. Với lợi thế ở Việt Nam có lực lượng lao động đông đảo, với kinh nghiệm về nông nghiệp phong phú có thể áp dụng các công nghệ của làng vào Việt Nam.
  66. 59 3. Cần tiếp tục có các chính sách hỗ trợ cho các hộ tiên phong áp dụng công nghệ hiện đại, hỗ trợ vốn đầu tư cho người nông dân theo kịp với tiến độ phát triển nông nghiệp thế giới.
  67. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng việt 1. Lê Quốc Doanh, Lưu Ngọc Quyến (2007), “Nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sử dụng đất ruộng một vụ vùng miền núi phía Bắc”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 2. Bùi Huy Đáp, Nguyễn Điền (1996), Nông nghiệp Việt Nam từ cội nguồn đến đổi mới, NXB Chính trị quốc gia. 3. Đỗ Nguyên Hải (2001), Đánh giá đất và hướng sử dụng đất đai bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn - Bắc Ninh, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. 4. Đào Châu Thu, Nguyễn Ích Tân (2004),Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, tạp chí Khoa học đất số 20,2004 5. Cao Liêm, Đào Châu Thu, Trần Thị Tú Ngà (1990), Phân vùng sinh thái nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng, Đề tài 52D.0202, Hà Nội. 6. Phạm Văn Lang, 1995, Nghiên cứu thiết kế, chế tạo tuyển chọn và xác định kỹ thuật sử dụng các máy móc nông nghiệp phục vụ sản xuất lương thực, thực phẩm. 7. Nguyễn Ngọc Nông, Nông Thị Thu Huyền (2009), Bài giảng đánh giá đất, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 8. Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (1998), canh tác bền vững trên đất dốc ở Việt Nam. 9. Nguyên Công Pho (1995) với “Đánh giá khả năng sử dụng đất đai vùng đồng bằng sông Cửu Long
  68. 61 10. Vũ Văn Rung (2001) , Nghiên cứu cải tiến cơ cấu cây trồng trên một số loại đất chính ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, Luận án Th.S KHNN Viện KHNN Việt Nam, Hà Nội. 11. Phạm Chí Thanh và CTV (1996), Hệ thống nông nghiệp, NXB Nông Nghiệp. 12. Nguyễn Hữu Tề (2003), Giáo dục cây lúa, Bài giảng cho học viên cao học Nông Nghiệp 13. Nguyễn Hữu Tính và cộng sự (1995), Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 14. Đào Châu Thu, Đỗ Nguyên Hải (1990), “Một số hệ thống canh tác trên đất lúa”, Tài liệu Hội nghị Hệ thống canh tác Việt Nam 1990, Xí nghiệp giấy và in Hậu Giang. 15. Trần Đức Viên (1998), Nghiên cứu xây dựng mô hình hệ thống nông nghiệp trong hệ sinh thái vùng trũng Đồng bằng sông Hồng, Luận án Tiến sĩ Nông Nghiệp, Đại học nông nghiệp I, Hà Nội. 16. Nguyễn Khang, Phạm Dương Ưng (1994) với “Kết quả bước đầu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam” II. Tài liệu internet. 11. nuoc-nhat-ban.html 12. 13. qua-thong-ke-dien-tich-dat-nam-2017-171436-d1.html
  69. 62 PHỤ LỤC Ảnh chụp quá trình thực hiện đề tài tại Trang trại