Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại Farm 37, Moshav Faran, Arava, Israel

pdf 47 trang thiennha21 13/04/2022 2790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại Farm 37, Moshav Faran, Arava, Israel", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_su_dung_dat_san_xuat_nong_nghiep.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại Farm 37, Moshav Faran, Arava, Israel

  1. ĐẠI HỌC00 THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THU HUYỀN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI FARM 37, MOSHAV FARAN, ARAVA, ISRAEL KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính môi trường Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2014 - 2018 Thái Nguyên, năm 2018
  2. 00 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THU HUYỀN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI FARM 37, MOSHAV FARAN, ARAVA, ISRAEL KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa Chính môi trường Lớp : K46 – ĐCMT – N01 Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2014 - 2018 Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Ngọc Anh Thái Nguyên, năm 2018
  3. i DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1 Giống cây trồng tại trang trại 25 Bảng 4.2 Loại hình sử dụng đất nông nghiệp tạifarm , 26 Bảng 4.3 Diện tích và năng suất cây trồng của farm 2017-2018 27 Bảng 4.4 So sánh năng suất ớt ngọt 10213, 10093 và 10088 27 Bảng 4.5Một số đặc điểm của LUT trồng cây hằng năm 28 Bảng 4.6: Thực trạng xuất khẩu ớt ngọt của trang trại 29 Bảng 4.7: thu nhập ớt trên thị trường ( 1 USD = 22,000vnđ) 30 Bảng 4.8 Hiệu quả môi trường của các LUT 31
  4. ii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 biểu đồ so sánh giống sản lượng ớt 27
  5. iii MỤC LỤC Phần 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.2.3. Yêu cầu đề tài 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học 4 2.1.1 Khái quát về các khái niệm đất nông nghiệp 4 2.2. Tổng quan về đất nước ISRAEL 5 2.2.1. Tổng quan Moshav Faran Arava 7 2.2.2 Tổng quan về nền nông nghiệp ISRAEL 7 2.3. Những nghiên cứu trên thế giới và trong nước về đánh giá hiệu quả sử dụng đất 9 2.3.1. Những nghiên cứu trên thế giới và trong nước về đánh giá hiệu quả sử dụng đất 9 2.3.2. Nghiên cứu đánh giá đất đai của FAO 11 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 14 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 14 3.3. Nội dung nghiên cứu 14 3.4. Phương pháp nghiên cứu 15 3.4.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp 15 3.4.2. Thu thập số liệu sơ cấp 15 3.4.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 15 3.4.4. Phương pháp tính toán phân tích số liệu 16 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 17
  6. iv 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của 17 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 17 4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 18 4.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội 24 4.2. Tình hình sản xuất, chế biến của ớt Ngọt tại farm, 24 4.2.2. Tình hình sản xuất 25 4.2.3. Tình hình chế biến 26 4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệpFarm 37 29 4.3.1. Hiệu quả kinh tế 29 4.3.2. Hiệu quả xã hội 30 4.3.3. Hiệu quả môi trường 31 4.4. Thuận lợi, khó khan, bài học kinh nghiệm và đề xuất cho Việt Nam 32 4.4.1. Thuận lợi 32 4.4.2. Khó khăn 32 4.4.3. Bài học kinh nghiệm 32 4.4.1 Đề xuất 33 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 35 5.1. Kết luận 35 5.2. Kiến nghị 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO 37 PHỤ LỤC 38
  7. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài sản quốc gia vô cùng quý báu, là nguồn lực để xây dựng và phát triển đất nước.Mọi hoạt động của các ngành,các lĩnh vực đều cần có một diện tích đất nhất định.Vì thế trong quá trình đổi mới từ năm 1986 đến nay, Đảng và Nhà nước đã đặc biệt quan tâm về vấn đề quản lý đất đai. Việt Nam là một đất nước nông nghiệp từ xưa đến nay,tuy nhiên nền sản xuất nông nghiệp ở nước ta vẫn còn manh mún,nhỏ lẻ,trình độ khoa học kỹ thuật chưa phát triển,công nghệ còn yếu kém,năng xuất chất lượng sản phẩm còn chưa cao,khả năng cạnh tranh với các nước nông nghiệp khác trên thế giới còn yếu.Bên cạnh đó quá trình đô thị hóa và sự gia tăng dân số ở nước ta đang diễn ra mạnh khiến diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.Vì vậy,việc sử dụng đất nông nghiệp hợp lí,hiệu quả là một vấn đề cần thiết hiện nay. Xã hội ngày càng phát triển.dân số ngày càng gia tăng kéo theo những đòi hỏi tăng về lương thực và thực phẩm, chỗ ở cũng như nhu cầu về văn hóa, xã hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu đó. Như vậy đất đai, đặc biệt là đất nông có hạn về diện tích nhưng lại có nguy cơ suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con người trong quá trình sản xuất.Đó còn chưa kể đến sự suy giảm diện tích đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, trong khi khả năng khai hoang đất mới rất hạn chế.Do vậy, việc đánh giá hiệu quả sử dụng hợp lý theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang là vấn đề hàng đầu được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm.Đối với Việt Nam việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong nước cũng như học hỏi việc sử
  8. 2 dụng đất nông nghiệp của các nước khác trên thế giới là rất cần thiết hơn bao giờ hết. Israel là một đất nước nhỏ với diện tích khoảng 20.700 km² với diện tích đất nông nghiệp là khoảng 24 %, khí hậu khô nóng xong Israel đã tự cung cấp cho mình đến 95% lượng lương thực thực phẩm,và đóng góp không nhỏ vào GDP của đất nước này.Điều kỳ diệu tại đất nước này là vượt lên điện khí hậu vô cùng khắc nghiệt, lượng nước khan hiếm khi phải đào sâu đến 1.5 km, chủ yếu là đất hoang mạc và bán hoang mạc, dân số ít xong Israel là đất nước có nền nông nghiệp cao hàng đầu thế giới.Được rất nhiều các quốc gia trên thế giới đến và học hỏi,trong đó có Việt Nam. Nông trại số 37 nằm tại moshav Paran thuộc vùng Arava nằm ở phía nam của đất nước Israel có diện tích 68 dunam(≈68,000 m²), năm 2017. Được sự đồng ý của khoa Quản lý Tài Nguyên – Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên và đồng thời dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Thầy giáo: , em tiến hành nghiên cứu đề tài:” đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nễng nghiệp tại farm 37, moshav faran, arava, israel”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại nông trại 37 , moshav Faran, Arava, Israel và đề xuất các ý kiến về sử dụng hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đáp ứng yêu cầu về đảm bảo sử dụng đất, đảm bảo an ninh lương thực-thực phẩm và phát triển. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Đánh giá những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội tác động đến việc sản xuất nông nghiệp tại nông trại 37,, moshav Faran, Arava, Israel. - Đánh giá hiện trạng và xác định các loại hình sử dụng đất sản xuấtnông nghiệp tại nông trại 37, moshav Faran, Arava, Israel.
  9. 3 - Đánh giá hiệu quả và lựa chọn các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hợp lý. - Đề xuất loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và giải pháp phát triển phù hợp cho sản xuất nông nghiệp tại nông trại 37, moshav Faran, Arava, Israel. 1.2.3. Yêu cầu đề tài - Đánh giá đúng, khách quan, khoa học và phù hợp với tình hình phát triển thực tiễn ở tạiFarm 37 Faran; - Thu thập số liệu một cách chính xác và tin cậy; - Các giải pháp đề xuất phải khoa học và có tính khả thi; - Định hướng phù hợp với điều kiện thực tế;
  10. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1 Khái quát về các khái niệm đất nông nghiệp * Khái niệm về đất - Đất là một phần của lớp vỏ Trái Đất, là lớp phủ của lục địa mà bên dưới nó là đá và khoáng sinh ra nó, bên trên là thảm thực bì và khí quyển.Đất là một lớp mặt tơi xốp của lục địa có khả năng sản xuất ra sản phẩm của cây trồng.Đất được xem như một thể sống, nó luôn luôn vận động, biến đổi và phát triển. Đât được cấu tạo nên bởi các chất khoáng (chủ yếu từ đá mẹ) và các hợp chất hữu cơ do hoạt động sống của sinh vật cung cấp (Nguyễn Thế Đặng, 2008) [4]. - Đất là phần tơi xốp của lớp vỏ trái đất mà trên đó có các hoạt động của sinh vật.Độ dày được quy định từ 120 – 150 cm kể từ lớp đất mặt. Ở những nơi có tàng đất mỏng thì được tính từ lớp đá mẹ hay tầng cứng rắn mà rễ cây không thể xuyên qua được trở lên, có khi chỉ 10 – 12 cm, (Huỳnh Thanh Hiền, 2015) [7]. - Theo Docutraiev (1846-1903) nhà bác học người Nga đưa ra định nghĩa: “Đất là một vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập, lâu dời do kết quả quá trình hoạt động của năm yếu tố hình thành là: đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vât, thời gian”. Sau này người ta bổ sung thêm yếu tố thứ sáu là con người, (Nguyễn Thế Đặng và cs, 1999) [3]. - Theo C.Mac (1949): “Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến, quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp, là điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau” [1]. - “Đất là môi trường sống của mọi sinh vật trên Trái Đất: cây cỏ, động vật, con người. Đất còn là môi trường sản xuất của con người: sản xuất nông
  11. 5 nghiệp, sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản”, (Đào Thu Châu, 2012)[2]. - Các nhà kinh tế, quy hoạch và thổ nhưỡng Việt Nam cho rằng: Đất đai là phần trên mặt của vỏ Trái Đất mà ở đó cây cối có thể mọc được và đất đai hiểu theo nghĩa rộng như sau: Đất đai là một phần diện tích cụ thể của bề mặt Trái Đất bao gồm các cấu thành của môi trường sinh thái ngay bên trên và bên dưới nó bao gồm: khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước, các dạng trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật, trạng thái định cư của con người trong quá khứ và hiện tại để lại. * Khái niệm đất nông nghiệp Theo Luật đất đai 2013 quy định: “Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất sản xuất nông nghiệp khác”. * Khái niệm đất sản xuất nông nghiệp Đất sản xuất nông nghiệp là đất dùng cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp như: đất trồng cây hàng năm (đất trồng lúa, đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác), đất trồng cây lâu năm (đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây ăn quả lâu năm và dất trồng cây lâu năm khác). 2.2. Tổng quan về đất nước ISRAEL Israel là một quốc gia nhỏ nằm trên bờ biển phía đông nam của Địa Trung Hải.Tổng diện tích của nhà nước Israel là 8.630 dặm vuông.dặm (22.145 dặm vuông. km), trong đó 8367 dặm vuông. dặm (21.671 dặm vuông. km.) là diện tích đất. Phía Bắc giáp Lebanon, Syria, Jordan và Ai Cập.
  12. 6 Tên đầy đủ Quốc gia Israel Nằm ở Trung Đông, tiếp giáp biển Địa Trung Hải, nằm giữa Ai Vị trí địa lý cập và Lebanon Diện tích Km2 20,770 Gỗ xây dựng, mỏ đồng, khí tự nhiên, đá photphat, magie Tài nguyên thiên nhiên bromua, kali cacbonat, đất sét, cát Dân số (triệu người) 7.473052 0- 14 tuổi: 27.6% Cấu trúc dân số 15- 64 tuổi: 62.2% trên 65 tuổi: 10.1% Tỷ lệ tăng dân số (%) 1.58 Dân tộc Người Do Thái, người Ả Rập Thủ đô Jerusalem Quốc khánh 14/5/1948 Hệ thống pháp luật Dựa theo hệ thống luật pháp và quy định của Anh GDP (tỷ USD) 235.1 Tỷ lệ tăng trưởng GDP 4.8 (%) GDP theo đầu người 31000 (USD) nông nghiệp: 2.5% GDP theo cấu trúc ngành công nghiệp: 31.2% dịch vụ: 64.7% Lực lượng lao động (triệu) 3,227 nông nghiệp: 2% Lực lượng lao động theo công nghiệp: 16% lĩnh vực nghề nghiệp dịch vụ: 82% Sản phẩm Nông nghiệp Cam quýt, rau, bông, thịt bò, gia cầm, các sản phẩm từ sữa Sản phẩm công nghiệp cao ( bao gồm cả hàng không, thông tin liên lạc, sản xuất, sợi quang học), gỗ và sản phẩm giấy, kali Công nghiệp cacbonnat và photphat, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, natri hydroxit, xi măng, xây dựng, sản phẩm kim loại, sản phẩm hóa chất, chất dẻo, cắt kim cương, dệt may, giày dép Xuất khẩu (triệu USD) 62500 Máy móc và thiết bị, phần mềm, cắt kim cương, sản phẩm Mặt hàng xuất khẩu nông sản, hóa chất, dệt may và đồ thêu trang trí Đối tác xuất khẩu Hoa Kỳ, Hong Kong, Bỉ, Ấn Độ Nhập khẩu (triệu USD) 70620 Nguyên liệu, thiết bị quân đội, đầu tư, kim cương thô, nhiên Mặt hàng nhập khẩu liệu,lương thực, hàng tiêu dùng Đối tác nhập khẩu Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đức, Thụy Sĩ, Bỉ, Italia Nguồn: CIA 2012
  13. 7 2.2.1. Tổng quan Moshav Faran Arava Faran nằm trong vùng Arava và là phần khô hạn nhất của hoang mạc Negev, thung lũng Arava trải dài từ phía Nam của Biển Chết đến Vịnh Eliat. Lượng mưa bình quân của khu vực này chỉ từ 20-50 mm mỗi năm. Nhiệt độ mùa hè bình quân lên tới 40 độ C và ban đêm là 25 độ C. Nhiệt độ mùa đông ban ngày là 21 độ và ban đêm chỉ từ 3-8 độ C. Độ ẩm cực thấp và sự chênh lệch nhiệt độ khiến đá cũng phải vỡ vụn mà khắp hoang mạc phủ một lớp đá vụn và cát đặc thù sa mạc. Arava là một trong những vùng đất khô cằn nhất thế giới.Theo số liệu đến 6/2011, dân số khu vực vào khoảng 3.050 người với 700 hộ gia đình, trong đó có 500 gia đình làm nghề nông. Tổng diện tích đất đang khai thác là 3.576 ha. Phần lớn diện tích này là trồng rau (82%), 15% trồng cây ăn quả và 3% trồng hoa. Ớt ngọt là loại rau chính ở Arava, chiếm 50% diện tích khu vực và 60% diện tích trồng rau nói chung. là một moshav nhỏ ở thung lũng Arava ở ( ָּןרָּאפ :Paran (tiếng Do Thái miền nam Israel. Nằm cách Eilat 100 km về phía bắc, nó thuộc thẩm quyền của Trung tâm Hội đồng vùng Arava.Được thành lập năm 1971 bởi Nahal, một chương trình bán quân sự của Israel. Trong năm 2014,tại đây có khoảng 100 hộ gia đình. Moshav Paran được đặt tên theo Kinh thánh. Loại cây trồng chính tại đây là ớt và hoa có chất lượng cao để xuất khẩu, ngoài ra tại đây còn nuôi bò lấy sữa,thịt và một số loại cây ăn quả khác.Tại đây có đầy đủ các dịch vụ công cộng: nhà giữ trẻ, bể bơi,sân bóng, phòng tập thể dục 2.2.2 Tổng quan về nền nông nghiệp ISRAEL Ngành nông nghiệp Israel phát triển ở trình độ cao.Bất chấp điều kiện địa lý không thích hợp cho nông nghiệp, Israel là một nhà xuất khẩu lớn của thế giới về nông sản và đứng hàng đầu về công nghệ trong nông nghiệp. Hơn một nửa diện tích đất là sa mạc, điều kiện khí hậu khắc nghiệt và thiếu nước hoàn toàn không thích hợp cho nông nghiệp. Tính đến năm 2014, 24,2% diện
  14. 8 tích Israel là đất nông nghiệp[1]. Hiện nay, nông nghiệp chiếm 2,5% tổng GDP và 3,6% giá trị xuất khẩu. Mặc dù lao động trong nông nghiệp chỉ chiếm 3,7% tổng lực lượng lao động trong nước, Israel tự sản xuất được 95% nhu cầu thực phẩm, phần còn lại được bổ sung từ việc nhập khẩu ngũ cốc, các loại hạt lấy dầu, thịt, cà phê, ca cao, đường. Israel là nơi khai sinh ra hai loại hình cộng đồng nông nghiệp độc đáo, cộng đồng hợp tác xã Kibbutz và Moshav, hình thành từ những người Do Thái hồi hương từ khắp nơi trên thế giới. Tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP có xu hướng giảm. Trong năm 1979, nó đóng góp gần 6%, năm 1985 là 5,1 % và ngày nay là 2,5 %. Năm 1995, có 43,000 đơn vị canh tác với diện tích trung bình 13,5 hecta. 19,8% trong số đó có diện tích nhỏ hơn 1 hecta, 75,7% từ 1 đến 9 hecta, 3,3% giữa 10 và 49 hecta, 0,4% giữa 50 và 190 hecta, 0,8% lớn hơn 200 hecta. Trong số 380.000 hecta đất canh tác năm 1995, 20,8% đất được sử dụng toàn thời gian và 79,2% đất được sử dụng bán thời gian. Trong số đất nông nghiệp có 160.000 hecta được sử dụng cho các mục đích khác ngoài mục đích trồng trọt.Vùng trồng trọt chủ yếu ở đồng bằng ven biển phía bắc, vùng đồi nội địa và thung lũng sông Jordan. Năm 2006, sản lượng nông nghiệp giảm 0,6% sau khi đã tăng 3,6% năm 2005; chi phí đầu tư năm 2007 tăng 1,2% chưa bao gồm chi phí lao động. Giữa năm 2004 và 2006, các loại rau củ chiếm khoảng 35% tổng sản lượng toàn ngành. Hoa chiếm 20%, trái cây (không bao gồm chi cam chanh) chiếm khoảng 15%, trái cây thuộc chi cam chanh chiếm khoảng 10%, ngũ cốc, cotton và các loại nông sản khác 18%. Cũng trong 2006, 36,7% đầu ra nông nghiệp được tiêu dùng trong nước, 33,9% đầu ra nông nghiệp là đầu vào cho sản xuất các sản phẩm khác trong nước, và 22% dành cho xuất khẩu trực tiếp. Năm 2006, 33% số rau củ, 27% số hoa, 15,5% trái cây (không tính cam
  15. 9 chanh), 9% cam chanh, 16% ngũ cốc, cotton và các loại nông sản khác được xuất khẩu [5] Sản lượng nông nghiệp Israel tăng 26% từ năm 1999 tới năm 2014, trong khi số lượng nông dân giảm từ 23.500 xuống 17.000. Nông dân cũng tạo ra nhiều sản phẩm hơn với lượng nước giảm, giảm 12% lượng nước tiêu thụ trong khi tăng 26% sản lượng. 2.3. Những nghiên cứu trên thế giới và trong nước về đánh giá hiệu quả sử dụng đất 2.3.1. Những nghiên cứu trên thế giới và trong nước về đánh giá hiệu quả sử dụng đất Tổng diện tích bề mặt của toàn thế giới là 510 triệu Km2 trong đó đại dương chiếm 361 triệu Km2 (71%), còn lại là diện tích lục địa chỉ chiếm 149 triệu Km2 (29%). Bắc bán cầu có diện tích lớn hơn nhiều so với Nam bán cầu. Toàn bộ quỹ đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên thế giới là 3.256 triệu ha, chiếm khoảng 22% tổng diện tích đất liền. Diện tích đất nông nghiệp trên thế giới được phân bố không đều: Châu Mỹ chiếm 35%, Châu Á chiếm 26%, Châu Âu chiếm 13%, Châu Phi chiếm 6%. Bình quân đất nông nghiệp trên thế giới là 12.000m2. Đất trồng trọt trên toàn thế giới mới đạt 1,5 tỷ chiếm 10,8% tổng diện tích đất đai, 46% đất có khả nẳng sản xuất nông nghiệp như vậy còn 54% đất có khả năng sản xuất nhưng chưa được khai thác. Diện tích đất đang canh tác trên thế giới chỉ chiếm 10% tổng diện tích đất tự nhiên (khoảng 1.500 triệu ha), được đánh giá là: Đất có năng suất cao: 14% Đất có năng suất trung bình: 28% Đất có năng suất thấp: 58% Nguồn tài nguyên đất trên Thế giới hàng năm luôn bị giảm, đặc biệt là đất nông nghiệp mất đi do chuyển sang mục đích sử dụng khác. Mặt khác dân số ngày càng tăng, theo ước tính mỗi năm dân số Thế giới tăng từ 80 - 85
  16. 10 triệu người. Như vậy, với mức tăng này mỗi người cần phải có 0,2 – 0,4 ha đất nông nghiệp mới đủ lương thực, thực phẩm. Đứng trước những khó khăn rất lớn đó thì việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất của đất nông nghiệp là hết sức cần thiết. Xuất phát từ việc tìm tòi sản xuất ra lương thực thực phẩm, cải tạo ,sử dụng, quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên cho chính mình, các nước trên thế giới đã có những nghiên cứu về đánh giá đất nhằm phục vụ cho công tác quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên đó nhưng chỉ mang tính chất riêng lẻ.Cho đến nay, vẫn còn tồn tại nhiều trường phái với những quan điểm về đánh giá đất khác nhau, chẳng hạn Canada dựa trên cơ sở đánh giá khả năng đất đai đối với biện pháp sử dụng khác nhau về kinh tế và dựa vào khả năng sử dụng đất đai vào mục đích lâm nghiệp. Đánh giá đất đai theo khả năng sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp thường chú trọng vào các chỉ tiêu thành phần cơ giới, cấu trúc của đất, xói mòn Dựa trên cơ sở đó ở Canada đất chia ra làm 7 nhóm. Ở Mỹ đang tồn tại 2 phương pháp đánh giá đất đó là phương pháp tổng hợp và phương pháp yếu tố.Tại Anh đang sử dụng 2 phương pháp đánh giá đất đai là dựa vào thống kê sức sản xuất của đất và thống kê năng suất thực tế của đất. Phương pháp dựa vào thống kê năng xuất của đất là mô tả các hạng đất trong quan hệ ảnh hưởng của những yếu tố hạn chế của đất đối với việc sử dụng chúng trong sản xuất nông nghiệp Phương pháp đánh giá đất đai dựa vào thống kê sức sản xuất thực tế của đất: căn cứ vào năng suất bình quân nhiều năm so với năng suất thực tế trên đất được lấy làm chuẩn. Đánh giá đất đai ở Liên Xô cũ là dựa vào đánh giá đất đai theo quan điểm phát sinh của các nhμ khoa học của Liên Xô do Docuchev là người đại diện. Phương pháp đánh giá đất đai được hình thành từ đầu những năm 1950 sau đó đã được phát triển và hoàn thiện vào năm 1986 để tiến hành đánh giá và thống kê tàinguyên đất đai nhằm phục vụ cho mục đích xây dựng chiến
  17. 11 lược quản lý và sửdụng đất cho các đơn vị hành chính và sản xuất trên lãnh thổ thuộc liên bang Xôviết (cũ). Docuchev cho rằng đánh giá đất đai trước hết phải đề cập đến loại thổnhưỡng và chất lượng tự nhiên của đất, đó là những chỉ tiêu mang tính kháchquan và đáng tin cậy. Docuchev đã đề ra những nguyên tắc trong đánh giá đất đai là xác định các yếu tố đánh giá đất phải ổn định và phải nhận biết được rõ ràng, khách quan và có cơ sở khoa học, phải tìm tòi để nâng cao sức sản xuất của đấttrong từng địa phương cũng như trong toàn quốc. Phải có sự đánh giá thống kêkinh tế và thống kê nông hóa của đất mới có giá trị trong việc đề ra những biệnpháp sử dụng đất tối ưu. Quan điểm đánh giá đất đai của Docuchev áp dụngphương pháp cho điểm các yếu tố đánh giá trên cơ sở thang điểm đã được xâydựng thống nhất. Ngoài những ưu điểm nói trên, phương pháp đánh giá đất đaicủa Docuchev cũng có một số hạn chế như quá đề cao khả năng tự nhiên của đất, hay đánh giá không có khả năng dung hoà quy luật tối thiểu với phương pháp tổng hợp các yếu tố riêng biệt. Mặt khác, phương pháp đánh giá đất đai cho điểm cụ thể chỉ đánh giá hiện tại mà không đánh giá được đất đai trong tương lai, tính linh động kèm với chỉ tiêu đánh giá đất đai ở các vùng cây trồng khác nhau là khác nhau, do đó không thể chuyển đổi việc đánh giá đất đai giữa các vùng khác nhau. Học thuyết phát sinh trong đánh giá đất đai của Docuchev được thừa nhận và được phổ biến ra các nước trên thế giới, các nước thuộc hệ thống Chủ nghĩa Xã hội cũ và Đông Âu. Tại các nước như Cộng hòa Dân chủ Đức (cũ), Bungari, Hungari công tác đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất hợp lý đã được tiến hành khá phổ biến. 2.3.2. Nghiên cứu đánh giá đất đai của FAO Lịch sử hình thành và phát triển của phương pháp đánh giá đất đai theo FAO: sau 2 năm chuẩn bị của chuyên gia thuộc tổ chức FAO và Hà Lan (1972), Hội thảo quốc tế về đánh giá đất tại Wageningen, với sự tham gia của 44 chuyên gia từ 22 Nước, đã phác thảo đề cương đánh giá đất đai, sau đó vào
  18. 12 năm 1973 được Brinkman vμ Smyth biên soạn lại và phổ biến. Từ ngày 06 đến ngày 08 tháng 1 năm 1975, cuộc hội thảo tại Rome đã tổng kết kinh nghiệm áp dụng đề cương đánh giá đất đai, sau khi bổ sung, sửa đổi bản dự thảo 1973, đã được các chuyên gia về đánh giá đất đai hàng đầu thế giới của FAO biên soạn lại để hình thành đề cương đánh giá đất đai (A Framework for Land Evaluation), được công bố vào năm 1976, (FAO, Rome-1976), sau đó được Dent và Young 1981 bổ sung và chỉnh lý vào năm 1983. Tương tự tài liệu trên, hàng loạt các tài liệu về đánh giá đất đai theo từng đối tượng cụ thể đã được ban hành như sau: - Đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp nhờ mưa (Land Evaluation for Rainfed Agriculture, FAO - 1983) - Đánh giá đất cho nền nông nghiệp được tưới (Land Evaluation forIrrigated Agriculture, FAO - 1985) - Đánh giá đất cho phát triển nông thôn (Land Evaluation for Rural Development, FAO - 1988) - Đánh giá đất cho phát triển nông nghiệp (Land Evaluation forAgricultural Development, FAO - 1988) - Hướng dẫn: đánh giá đất và phân tích hệ thống nông trại cho quy hoạch sử dụng đất (FAO - 1989) Youth, 1981, cho rằng đánh giá đất đai là quá trình đoán định tiềm năng của đất đai cho một hoặc một số loại hình sử dụng đất đai được đưa ra để lựa chọn. Đó là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của đất cần đánh giá với những yêu cầu về đất đai mà loại hình sử dụng đất cần có. - Thấy rõ vai trò quan trọng của đánh giá đất đai làm cơ sở cho quy hoạch sửdụng đất đai, tổ chức FAO với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành, đã tổng hợp kinh nghiệm của nhiều nước, xây dựng lên bản: Để cương đánh giá đất đai (FAO - 1976), tài liệu này được nhiều nước thử nghiệm, vận dụng và chấp nhận là phương tiện tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai. Quy
  19. 13 hoạch sử dụng đất kế tục công việc đánh giá đất sau khi đánh giá đất đưa ra những khuyến cáo, đó là những loại hình sử dụng đất thích nghi nhất đối với các đơn vị đất đai trong vùng. Các như quy hoạch phải xác định ở đâu và làm như thế nào để các phương án sử dụng đất có thể được thực thi tốt nhất và đáp ứng yêu cầu kinh tế xã hội và môi trường bền vững của cả cộng đồng trên toàn vùng. Để đảm bảo cho quy hoạch sử dụng đất thành công phải phát triển nó trong khuôn khổ rộng hơn của vùng và của cả nước, đồng thời nó cũng bao gồm cả các giải pháp kinh tế kỹ thuật hợp lý có thể chấp nhận theo khuôn mẫu được đề xuất. Đề cương ánh giá đất đai của FAO - 1976, đã đề ra những nguyên tắc như mức độ thích hợp của đất đai được đánh giá cho các loại hình sử dụng đất. - Việc đánh giá yêu cầu có sự so sánh giữa lợi nhuận thu được và đầu tư cần thiết trên các loại đất khác nhau. Yêu cầu phải có quan điểm tổng hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu. Khả năng thích hợp dựa vào sử dụng phải dựa trên cơ sở bền vững. Đánh giá đất đai có liên quan tới so sánh với nhiều loại hình sử dụng đất.
  20. 14 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại nông trại 37, moshav Faran, Arava, Israel. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại nông trại 37,, moshav Faran, Arava, Israel. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Thời gian tiến hành: từ 31/8/2018 đến 20/6/2018 - Địa điểm nghiên cứu: tại nông trại 37,, moshav Faran, Arava, Israel. 3.3. Nội dung nghiên cứu Nội dung 1: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; Nội dung 2: Đánh giá hiện trạng sử dụng đất; + Hiện trạng sử dụng đất; + Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp; + Hiện trạng cây trồng chính. Nội dung 3:Đánh các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp: + Các loại hình sử dụng đất; + Mô tả các loại hình sử dụng đất tại trang trại; + Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của moshav; Nội dung 4:Lựa chọn và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho trang trại và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp Moshav;
  21. 15 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp Đây là phương pháp thu thập thông tin số liệu từ: - Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của trang trại. - Năng suất cây cà chua đc trồng tại trang trại - Báo cáo sử dụng đất theo mục đích sử dụng của moshav. - Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2017, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018. 3.4.2. Thu thập số liệu sơ cấp - Thu thập các số liệu thống kê, tổng quan về đất nước Israel, về tình hình sản xuất nông nghiệp, về tình hình xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp. Các công nghệ đang được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp - Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Israel - Thu thập số liệu thứ cấp chủ yếu ở nguồn: Internet và sách báo - Thu thập số liệu cụ thể về trang trại; Quy mô, diện tích, tình hình sản xuất của trang trại ở nguồn qua phỏng vẫn ông chủ, các lao động vào người ở quanh trang trại 3.4.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Hiệu quả kinh tế - Tổng giá trị sản phẩm (T): T = p1.q1+p2.q2+ +pn.qn Trong đó: + p: là khối lượng từng loại sản phẩm được sản xuất/ha/năm + q: là đơn giá của từng loại sản phẩm của thị trường cùng thời điểm + T: là tổng giá trị sản phẩm của 1 ha đất canh tác/năm - Thu nhập thuần túy (N): N = T - Csx Trong đó: + N: thu nhập thuần túy của 1 ha đất canh tác/năm
  22. 16 + Csx: chi phí sản xuất của 1ha đất canh tác/năm bao gồm cả chi phí vật chất và chi phí lao động - Hiệu quả sử dụng vốn (H) H = T/Csx - Giá trị ngày công lao động: HLđ=N/số ngày công lao động/ha/năm - Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính (phân cấp) được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn. Hiệu quả xã hội - Giá trị ngày công lao động nông nghiệp. - Thu nhập bình quân/lao động nông nghiệp. - Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo. - Mức độ giải quyết công ăn việc làm và thu hút lao động. - Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Hiệu quả môi trường. - Tỷ lệ che phủ. - Khả năng bảo vệ và cải tạo đất. - Ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. 3.4.4. Phương pháp tính toán phân tích số liệu Số liệu được kiểm tra, xử lý tính toán trên máy tính bằng phần mềm Microsoft office excell và máy tính tay.
  23. 17 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý là một moshav nhỏ ở thung lũng Arava ở ( ָּןָּראפ :Paran (tiếng Do Thái miền Nam Israel, cách thủ đô Jerusalem 224km, thành lập năm 1971. Nằm cách Eilat 100 km về phía bắc, giáp với vương quốc Jordan ở phía Đông,thuộc thẩm quyền của Hội đồng khu vực Trung Arava cụ thể vị trí như sau: + Phía bắc giáp với Tsukim + Phía đông giáp với Jordan + Phía nam giáp với Eilat + Phía tây giáp với Ai cập 4.1.1.2. Địa hình địa mạo Faran là một vùng nhỏ thuộc Sa mạc Negev(Arava). Về mặt địa hình, nó chạy song song với các vùng khác trong nước, với những vùng đất thấp ở phía tây, chủ yếu là đồi núi sa mạc và bán hoang mạc. 4.1.1.3. Khí hậu Vì Faran nằm trong khu vực sa mạc Negev(Arava) nên đặc biệt khô hạn, sa mạc Negev( Arava ) chỉ nhận được rất ít mưa do vị trí nằm ngay phía đông sa mạc Sahara (đối lập với khu vực Địa Trung Hải ở phía tây Israel), và nhiệt độ cao nhất nằm ở vĩ tuyến 31 bắc.Vào mùa hè nhiệt độ cao, ban ngày là 40˚C, mùa hè thường kéo dài và độ ẩm khá thấp. Mùa đông lạnh, khô, nhiệt độ trung bình ban ngày khoảng 15˚C, một số đêm có thể giảm xuống còn khoảng 0˚C. Lượng mưa trung bình từ 25-50 mm/năm.
  24. 18 4.1.1.4. Thuỷ văn Nước có ở độ sâu dưới 100m, và những nhánh sông khô cằn.Hệ thống nước lấy chủ yếu ở nhà máy lọc được cung cấp cho khu vực. 4.1.1.5. Nguồn tài nguyên * Tài nguyên đất Tài nguyên đất chủ yếu là đất cát và đất cát pha do hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người đất đã được cải tạo đáng kể. * Tài nguyên nước Tài nguyên nước chủ yếu từ hệ thống nước ngầm qua máy lọc.Có ở độ sâu dưới 100 đến 150m. 4.1.1.6. cơ sở hạ tầng Hệ thống trường mẫu giáo,công viên, phòng thể hình, bể bơi, nhà để xe, phòng tập thể dục, khu vườn công cộng và thư viện, hội trường, cửa hàng 4.1.1.7. Thực trạng môi trường Vấn đề môi trường ở đây khá tốt không khí trong lành. Ý thức trách nhiệm của người dân cao và là nơi cách những thành phố lớn không diễn ra quá trình đô thị hóa vì vậy vẫn giữ được hệ sinh thái tự nhiên, vẫn bắt gặp nhiều loài chim thú hoang dã sinh sống 4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Tình hình dân số và lao động Theo số liệu thống kê năm 2018, dân số trung bình tại Paran là hơn 500 nhân khẩu có 120 hộ, có hơn 600 lao động trong đó 200/600 lao động là sinh viên từ các nước trên thế giới trong đó có sinh viên Việt Nam. Hoạt động kinh tế diễn ra trong khu vực chủ yếu là nông nghiệp. 4.1.2.2. Cơ sở dữ liệu Giao thông: Hệ thống đường giao thông ít có trục đường quốc lộ chính đi qua thuận tiện cho lưu thông không gặp khó khăn.
  25. 19 Mạng lưới đường giao thông ở faran được xây dựng và đưa vào sử dụng, chất lượng giao thông khá tốt đã được nâng cấp, sửa chữa, làm mới đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân, thúc đẩy sự phát triển của địa phương.  Năng lượng: Một số gia đình bắt đầu sản xuất điện (thương mại) từ các nhà máy điện quang điện 50kWp (mỗi gia đình), sử dụng bức xạ mặt trời cao trong khu vực và thời tiết khô. Giảm chi phí sinh hoạt của người dân đáng kể.  Thể chế nhà nước - Theo thể chế Dân chủ nghị viện, chế độ một viện (từ năm 1948) Không có Hiến pháp thành văn, chỉ có những điều luật riêng rẽ. Có 120 thành viên của Quốc hội được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu theo hệ thống bầu cử đại diện tỷ lệ, nhiệm kỳ 4 năm. Thủ tướng được bầu trực tiếp trong tổng tuyển cử, nhiệm kỳ 4 năm. Các thành Quốc hội bầu, nhiệm kỳ 5 năm (không có quyền hành pháp - quyền hành pháp thuộc về Thủ tướng).  Địa lý : Theo nghị quyết 181 (II) của Liên hợp quốc, Nhà nước Israel thành lập ngày 14 tháng Năm năm 1948 trên diện tích 14.100km2. Tuy nhiên, sau các cuộc chiến tranh chấp với các nước Ả-rập, Israel quản lý khoảng 28.000km2. Thuộc Trung cận Đông. Nước Israel, trong khuôn khổ biên giới năm 1949, gồm một đồng bằng hẹp và màu mỡ ven biển Địa Trung Hải, vùng núi trơ trịu Giu-đa ở trung tâm, sa mạc Nê-gếp ở phía nam và một phần của thung lũng Gioóc-đan ở đông bắc. Sông chính: sông Gioóc-đan, 321km. Khí hậu: Khí hậu Địa Trung Hải, mùa hè nóng và khô, mùa đông ôn hòa và ẩm. Phần lớn lãnh thổ của Israel có lượng mưa dưới 200mm.
  26. 20  Kinh tế : Công nghiệp chiếm 17%, nông nghiệp: 2% và dịch vụ: 81% GDP. Những vấn đề kinh tế nghiêm trọng phát sinh do ngân sách quốc phòng lớn và hoàn cảnh chính trị đã cản trở thương mại giữa Israel và các nước láng giềng. Israel là một trong những nước xuất khẩu nhiều nhất hoa quả họ chanh bưởi. Phần lớn diện tích của Israel được canh tác do các tập thể và hợp tác xã. Tài nguyên của Israel nghè. Gia công kim cương nhập khẩu là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu. Du lịch đến các vùng đất Thánh cũng đóng vai trò quan trọng cho nguồn thu ngân sách; Xuất khẩu đạt 23,5 tỷ USD, nhập khẩu 30,6 tỷ USD; nợ nước ngoài: 18,7 tỷ USD. Nông nghiệp, khoa học - kỹ thuật và quản lý kinh tế rất tiên tiến. Israel là một trong số những nước có thu nhập đầu người cao trên thế giới; sản xuất thực phẩm, kim cương đã chế tác, hàng dệt, thiết bị điện, giao thông, thiết bị quân sự, hàng điện tử công nghệ cao; sản xuất điện năng đạt 35,4 tỷ kWh, tiêu thụ 31,8 tỷ kWh.  Văn hóa - xã hội Số người biết đọc, biết viết 95%, nam: 97%, nữ: 93%. Áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc 11 năm miễn phí. Người dân tự do lựa chọn trường dạy qua tiếng Ả-rập hoặc tiếng Hê-brôn (Hebrew). Hệ thống giáo dục theo các bậc: tiểu học 6 năm, trung học 3 năm và trên trung học 2 năm. Bằng tốt nghiệp xong ba cấp này có giá trị thi vào đại học và kiếm việc làm. Đại học mở, đại học dạy từ xa khá phát triển. Người dân được bảo hiểm y tế do Nhà nước dài thọ. Cho cả y tế tư nhân hoạt động. Thiết bị và chất lượng dịch vụ y tế hiện đại và cao. Tuổi thọ trung bình đạt 78,8 tuổi, nam: 76,57, nữ: 80,68 tuổi.
  27. 21 Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: Thành phố cổ Giê-ru-xa-lem, núi Di-lon, Ta-xpha Hai-pha, biển chết Ten A-víp, Núi Be-a-ti-tu-dơ, Bet-thơ-lem.  Du lịch: là một nguồn thu lớn của nền kinh tế Israel, thu hút 3,54 triệu khách quốc tế năm 2013, với tốc độ tăng bình quân là 2,5% từ năm 2008 với đỉnh điểm là 3% kể từ năm 2012. Israel có rất nhiều di tích lịch sử và tôn giáo, khu nghỉ mát bờ biển, địa điểm tham quan khảo cổ, địa điểm tham quan di sản và du lịch sinh thái. Israel có số lượng bảo tàng tính trên đầu người cao nhất thế giới.Địa điểm tham quan thu phí thu hút nhiều du khách nhất là pháo đài Masada.Ngoài ra còn rất nhiều địa điểm nổi tiếng thế giới:Biển Đỏ,Biển Chết  Y tế và giáo dục : Y tế ở Israel là phổ quát và việc tham gia vào một kế hoạch bảo hiểm y tế là bắt buộc. Tất cả công dân Israel đều được hưởng chăm sóc sức khoẻ cơ bản như là một quyền cơ bản. Hệ thống chăm sóc sức khoẻ của Israel dựa trên Luật Bảo hiểm Y tế Quốc gia năm 1995, quy định tất cả các công dân trong nước tham gia vào một trong bốn tổ chức bảo hiểm y tế chính thức, gọi là Kupot Holim ("Bệnh tật") được chạy như Các tổ chức phi lợi nhuận và bị pháp luật từ chối không cho phép bất cứ thành viên công dân Israel nào. Người Do Thái có thể tăng bảo hiểm y tế và cải thiện các lựa chọn của họ bằng cách mua bảo hiểm y tế tư nhân. Trong một cuộc khảo sát của 48 quốc gia vào năm 2013, hệ thống y tế của Israel đứng hàng thứ tư trên thế giới về hiệu quả, và vào năm 2014 nó đứng thứ 7 trong số 51. Vào năm 2015, Israel được xếp hạng thứ 6 về nền kinh tế lành mạnh trên thế giới theo thứ hạng của Bloomberg và đứng thứ 8 về tuổi thọ. Giáo dục ở Israel đề cập đến hệ thống giáo dục toàn diện của Israel. Hệ thống giáo dục bao gồm ba lớp: tiểu học (lớp 1-6, khoảng 6-12 tuổi), trung học đệ nhất cấp (lớp 7-9, khoảng 12-15 tuổi) và trường trung học (lớp
  28. 22 10-12, Lứa tuổi 15-18). Giáo dục bắt buộc diễn ra từ lớp mẫu giáo đến lớp 12. [5] Năm học bắt đầu vào ngày 1 tháng 9, kết thúc cho học sinh lớp mẫu giáo vào ngày 30 tháng 6, và cho học sinh trung học đệ nhất cấp và học sinh trung học vào ngày 20 tháng 6. Giáo dục ở Israel được đánh giá cao trong nền văn hoá quốc gia với các giá trị lịch sử có từ thời Israel cổ đại vì giáo dục được coi là một trong những khối cơ bản của đời sống và nền văn minh của người Do Thái cổ đại. Văn hoá Israel coi nền giáo dục đại học là chìa khóa dẫn đến sự di chuyển và tình trạng kinh tế xã hội cao hơn trong xã hội Israel. Đối với hàng ngàn người theo chủ nghĩa chống Do Thái ở Trung Âu, thường cấm người Do Thái không sở hữu đất đai và canh tác, làm hạn chế sự lựa chọn nghề nghiệp của họ để kiếm sống tốt. Điều này buộc nhiều người Do Thái phải trả một khoản phí bảo hiểm cao hơn cho việc học hành để họ có thể tìm kiếm các lựa chọn nghề nghiệp thay thế liên quan đến các hoạt động kinh doanh theo đuổi nghề nghiệp và kinh doanh trực tuyến như kinh doanh thương mại, khoa học, y khoa, luật, kế toán và moneylending nơi những nghề này yêu cầu Bằng lời nói, toán học và khoa học. Sự nhấn mạnh của giáo dục trong xã hội Israel đi đến vịnh trong cộng đồng người Do Thái từ Phong trào Phục hưng và Giác ngộ đến tận gốc rễ của chủ nghĩa Do Thái vào những năm 1880. Các cộng đồng Do Thái ở Levant là những người đầu tiên giới thiệu giáo dục bắt buộc mà cộng đồng có tổ chức, không ít hơn cha mẹ, chịu trách nhiệm cho việc giáo dục thế hệ người Do Thái kế tiếp. Với sự nhấn mạnh mạnh mẽ của nền văn hoá Do Thái đương thời, việc quảng bá và học hỏi và khuynh hướng thúc đẩy việc tu luyện các hoạt động theo đuổi trí tuệ cũng như tỷ lệ đạt được trình độ học vấn cao của quốc gia thể hiện minh họa cách mà xã hội Israel đánh giá cao nền giáo dục đại học.
  29. 23  Tài nguyên khoáng sản Trong năm 2015, ngành khai thác mỏ của Israel đã góp phần vào việc sản xuất kim loại magiê (4%), brom (34%), đá phosphate (2%), kim cương đánh bóng (9%) và potash (6%). Israel cũng là nhà sản xuất hàng đầu về các loại phân bón. Trạm khí đốt Leviathan là một trong những khám phá khí thiên nhiên ngoài khơi lớn nhất trong thời gian gần đây. Phần lớn các hoạt động khai thác khoáng sản và khai thác khoáng sản của Israel đều thuộc sở hữu của tư nhân Trong năm 2015, sản lượng kim loại magiê tăng lên 25,309 Mt trong năm 2015 từ 20,405 tấn trong năm 2014. Khoáng sản công nghiệp và Đá quý :Mặc dù Israel không tham gia vào việc sản xuất kim cương thô, nhưng đất nước này có một thị trường lớn về kinh doanh cắt kim cương. Các công ty cắt và đánh bóng kim cương của họ cũng chuyên về đá quý giá trị lớn. Trong năm 2015, xuất khẩu kim cương đã cắt và đánh bóng đã tăng lên 5,8 tỷ đô la từ 3,9 tỷ đô la Mỹ trong năm 2014. Israel đã xuất khẩu phần lớn viên kim cương đã cắt và đánh bóng sang Hoa Kỳ Nhu cầu về lưu huỳnh của đất nước này được đáp ứng bởi hàng nhập khẩu chủ yếu từ Đức, Kazakhstan, Canada và Nga. Sự phát triển của Israel chủ yếu là do ngành xây dựng và xây dựng đường. Ngành này sử dụng rất nhiều nguyên liệu thô như sỏi, cát và đá vôi được khai thác và khai thác trong nước. Nhiên liệu hóa thạch :Trong năm 2015, sản lượng khí thiên nhiên khô của công ty đã tăng lên 1,34 tỷ m3 từ 1,18 tỷ m3 trong năm 2014.Trong năm 2015, Noble đã phát hiện ra triển vọng của Leviathan với 450 tỷ m3 và năm trước nó đã phát hiện ra khách hàng tiềm năng Tamar với trữ lượng gần 240 tỷ m3
  30. 24 4.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội * Thuận lợi + Vị trí địa lý có hệ thống được giao thông chính chạy qua tạo điều kiện cho việc giao vận chuyển hàng hóa. + Hệ thống nền khoa học kỹ thuật công nghệ cao tân tiến bậc nhất thế giới. + Người dân thông minh, sáng tạo, cần cù, chịu khó. + Hỗ trợ của chính phủ về cơ sợ hạ tầng, kỹ thuật. + Thị trường xuất khẩu lớn ổn định ở Châu Âu và Châu Á như. Nga, Hoa Kì, Nhật Bản + Hệ thống an ninh đảm bảo trong khu vực + Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên * Khó khăn + Ngoài những thuận lợi trên còn có những khó khăn sau: + Khí hậu nóng bức về mừa hè mùa đông lạnh có nơi xuất hiện tuyết rơi. + Lương mưa thấp nguồn nước không có sẵn. + Đất đai khô cằn không thích hợp cho nuôi trồng. + Nhân công lao động còn thiếu. 4.2. Tình hình sản xuất, chế biến của ớt Ngọt tại farm, Trang trại , nằm tại moshav Paran thuộc vùng Arava nằm ở phía Nam của đất nước Israel với tổng diện tích là 65 dunam (≈6,5 ha) và được chia làm 5 farm.Giống cây trồng chính được trồng ở farm là ớt ngọt. Hiện nay, tại trang trại có 6 nhân công Thái Lan và 3 sinh viên đến thực tập. Trong mùa vụ 2017 - 2018 trang trại trồng thử nghiệm thêm giống ớt ngọt 10213, 10093 và giống ớt cũ 10088 cũ tổng sản lượng đạt được là 940 tấn/ 6,5ha.Tăng 14% so với mùa vụ 2015 – 2017 là 870 tấn. Vào mùa vụ thu hoạch, ớt sau khi được hái về sẽ được chuyển vào “packing house” riêng của trang trại. Tại đây, ớt sẽ được rửa sạch, loại bỏ quả
  31. 25 hỏng, phân loại size (M, M2, L, L2, XL), ớt sau đó được chuyển vào các hộp đựng, đóng gói và đưa lên xe để xuất khẩu. Trong các năm qua, các nước nhập khẩu lượng ớt ngọt của farm chủ yếu là Mỹ, Nhật bản, EU, lượng ớt còn lại sẽ được bán trong nước. Bảng 4.1 Giống cây trồng tại trang trại S Diện Tích Số Farm Loại cây trồng TT (ha) 1 số A+B 4,5 ớt ngọt giống 10213 2 số 4+6 3 ớt ngọt giống 10093 3 số 7 1 ớt ngọt giống 10088 (Nguồn: Điều tra trang trại)  Sơ đồ quá trình sản xuất đóng hộp xuất khẩu ớt ngọt ớt tại farm , Thu hoạch Xe vận Xưởng chế Băng chuyển biến chuyền Hệ thống Sàng lọc Sàng lọc Rửa bằng phân loại bằng máy thủ công nước có clo kích cỡ Băng chuyền Đóng hộp Bảo quản Xuất khẩu 4.2.2. Tình hình sản xuất Ớt chuông được trồng trên toàn bộ diện tích lớn nằm rải rác xung quanh Moshav Paran. Thời gian gieo trồng ngắn han nên cây cần có thời gian chăm sóc,bảo vệ cây để đảm bảo cây sinh trưởng tốt đạt yêu cầu. Trong khoảng thời gian còn lại trong năm là lúc tiến hành dọn đồng và chăm sóc, chuẩn bị đất cho vụ mùa tiếp theo. Quá trình giám sát kiểm tra được thực hiện thường xuyên để đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển đầy đủ, đáp ứng được năng suất đã đề ra. Lượng nước, phân bón luôn được theo dõi để có thể duy trì môi trường thuận lợi cho
  32. 26 cây. Các nhà lưới giúp tạo ra môi trường tách biệt với bên ngoài giúp cản gió và bão cát từ sa mạc, tạo ra bóng râm để giảm bớt cường độ nắng chiếu trực tiếp vào quả,phòng ngừa các loài côn trùng có hại cho cây. Hoạt động phòng ngừa sâu bệnh được thực hiện hàng tháng bằng việc thuê các chuyên gia kiểm dịch đi kiểm tra hoặc phun thuốc trừ sâu. Việc phun thuốc trong nhà lưới giúp loại bỏ nguy cơ gây ảnh hưởng đến khu dân cư sinh sống xung quanh. Để phòng tránh tối đa những bệnh hại đối với cây thì phải kết hợp nhiều biện pháp quản lý trồng trọt như: Tạo hệ vi sinh có lợi trong đất. Tạo môi trường thông thoáng cho hệ rễ phát triển.Cây trồng không bị nhiễm các nấm bệnh.Làm sạch các mầm cỏ dại trong đất trước khi trồng.Trồng đúng nguyên tắc, đảm bảo cung cấp đủ nước và phân bón cho cây.Kiểm soát và loại trừ các loại côn trùng, các động vật chân đốt, đồng thời nhổ bỏ các cây cỏ dại là nguồn gốc nấm bệnh của cây. Thường xuyên theo dõi để ngăn chặn sớm các mầm bệnh. Ứng dụng thuốc trừ sâu bệnh hợp lý và đúng nguyên tắc. 4.2.3. Tình hình chế biến  Loại hình sử dụng đất nông nghiệp tạifarm , Tại Faran sử dụng loại hình sử dụng đất trung là kibut và moshav và loại hình sử dụng đất chính là moshav. Qua quá trình hoạt động lao động điều tra, thu thập thông tin hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp thông tin được thể hiện ở bảng dưới đây. Bảng 4.2 Loại hình sử dụng đất nông nghiệp tạifarm , LUT chính LUT Kiểu sử dụng đất Đất sản xuất nông Đất trồng cây Chuyên màu Giống ớt ngọt nghiệp hằng năm (Nguồn: Điều tra trang trại)
  33. 27  Diện tích và năng suất ớt ngọt giai đoạn năm 2017–2018 Tổng diện tích của trang trại năm 2017 – 2018 là 8,5ha. Trung bình năng suất ớt ngọt giống 10213 khoảng 165 tấn/ha, ớt ngọt giống 10093 khoảng 150 tấn/ha, ớt ngọt giống 10088 khoảng 120 tấn/ha, tất cả được thể hiện chi tiết dưới bảng sau: Bảng 4.3 Diện tích và năng suất cây trồng của farm 2017-2018 S Số farm Diện tích Năng suất Loại cây trồng TT (ha) (tấn) 1 A 2,5 412,5 ớt ngọt giống 10213 2 B 2 330 ớt ngọt giông 10213 3 4 2 300 ớt ngọt giống 10093 4 6 1 150 ớt ngọt giống 10093 5 7 1 120 ớt ngọt giông 10088 (Nguồn: Điều tra trang trại) * Nhận xét Qua bảng trên thu được kết quả giống ớt ngọt 10213 cho năng suất cao nhất là 742,5 tấn và được trồng tại 2 farm A và B, giống ớt cho năng suất thấp nhất trồng ở một farm duy nhất là 10088 là 120 tấn. Bảng 4.4 So sánh năng suất ớt ngọt 10213, 10093 và 10088 Giống ớt ngột 10213 10093 10088 Năng suất 742,5 450 120 ( tấn ) (Nguồn: Điều tra trang trại) Biểu đồ so sánh giống sản lượng ớt giống ớt ngọt 10213 giống ớt ngọt 10093 giống ớt ngọt 10088 Hình 1.1 biểu đồ so sánh giống sản lượng ớt
  34. 28  Mô tả loại hình sử dụng đất tại Faran Mô tả các loại hình sử dụng đất là cơ sở để xác định yêu cầu sử dụng đất và mức độ thích hợp trong sử dụng đất. Mô tả các LUT chủ yếu dựa vào các tính chất đất đai và thuộc tính của LUT. * Loại hình sử dụng đất màu Loại hình sử dụng đất này được áp dụng chủ yếu ở khu vực Faran, Người dân thường trồng các loại cây như ớt ngọt, dưa chuột, dưa vàng, cà chua và các loại rau Diện tích đất chủ yếu được sử dụng là đất cát và đất pha cát. * Loại hình sử dụng đất trồng cây ăn quả Cây ăn quả chủ yếu là cây trà là, nho, đang được trú trọng đầu tư phát triển. Các loại cây ăn quả khác như quả xương rồng, đào nhưng ít được chú trọng vì điều kiện thời tiết và năng suất thấp. Bảng 4.5Một số đặc điểm của LUT trồng cây hằng năm Chỉ tiêu đánh giá Đặc Thành STT LUT Chế độ điểm Địa hình phần cơ Loại đất nước trồng giới trọt 1 Màu = b S CĐ ĐC 2 Đất trồng Cây ăn = b S CĐ ĐC quả (Nguồn: Điều tra trang trại) Ghi chú: - Địa hình: + Bằng phẳng: = + Vàn thấp: ∓ + Vàn cao: ± - Thành phần cơ giới: + b: cát pha
  35. 29 + c1: Thịt nhẹ + c2: Thịt trung bình + c3: Thịt nặng - Chế độ nước: + CĐ: Chủ động + Cđ: Bán chủ động + cđ: Không chủ động - Đặc điểm trồng trọt: + LC: Luân canh + ĐC: Độc canh - Loại đất: + S: Hạt cát 4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệpFarm 37 4.3.1. Hiệu quả kinh tế Tổng sản lượng trên 8,5ha : 1312,5 tấn Sản lượng thu được từ trang trại chủ yếu xuất khẩu sáng Nga, Đức ,Anh,Pháp là 60% chủ yếu những trái ớt xuất khẩu đều đạt quả to và chất lượng tốt nhất để có thể thu được về với giá thành tốt nhất, số 30% được bán tại các siêu thị trong nước , số ít còn lại 10% được bán tại các chợ Ả Rập với giá rẻ chất lượng quả nhỏ và bé Bảng 4.6: Thực trạng xuất khẩu ớt ngọt của trang trại Năm Sản lượng/năm (Tấn) Giá bán /kg (USD) Xuất khẩu Siêu Thị Chợ Xuất Siêu Chợ khẩu thị 2017 1012,5 250 50 2 0.5-1 0.2-0.5
  36. 30 Bảng 4.7: thu nhập ớt trên thị trường ( 1 USD = 22,000vnđ) Thu Sản Sản Thu nhập Sản Thu nhập nhập lượng lượng bán trong lượng xuất khẩu bán ra LUT xuất bán trong siêu thị bán ra khẩu siêu thị chợ chợ ( tấn) ( USD) ( tấn ) ( USD) ( tấn) ( USD) Ớt ngọt 1012,5 2025 250 250 50 25 Tổng thu 2.352 nhập Vậy ta có thấy được với giá thành xuất khẩu đi như vậy thì hiệu quả kinh tế của việc trồng ớt ngọt trên sa mạc là một kì tích và đánh giá cao khả năng, kĩ thuật sử dụng hiệu quả của đất cát trên sa mạc của dân Do Thái. 4.3.2. Hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất được xem xét ở các nội dung chính như sau: mức độ giải quyết việc làm, thu hút lao động, đảm bảo đời sống cho người dân. Theo kết quả điều tra, nguồn lao động của các hộ nông nghiệp chủ yếu là nguồn lao động gia đình. Do đó, vào thời điểm mùa vụ số lượng lao động cần cho hoạt động sản xuất nông nghiệp là rất lớn thuê thêm người làm để đảm bảo sản xuất đúng thời vụ. Kết quả trồng trọt trên đất hàng năm có đóng góp quan trọng cho sự phát tiển kinh tế khu vực nói chung và ở Faran nói riêng: - Đảm bảo an ninh lương thực và đóng góp vào thu nhập cho quốc gia; - Tạo nguồn kinh phí cho y tế, giáo dục và các hoạt động xã hội khác: Thu nhập từ hoạt động trồng trọt trên đất có đóng góp cho các hoạt động của gia đình, có vai trò trong chi tiêu cho y tế, giáo dục - Giá trị ngày công lao động nông nghiệp - Thu nhập bình quân/lao động nông nghiệp - Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo
  37. 31 - Mức độ giải quyết công ăn việc làm và thu hút lao động - Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. 4.3.3. Hiệu quả môi trường Trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp thì yêu cầu sử dụng đất phải bền vững về mặt môi trường, đòi hỏi các LUT phải bảo vệ đất đai, ngăn chặn thoái hóa, ô nhiễm đất và đòi hỏi phải bảo vệ môi trường thiên nhiên và độ phì cho đất. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp hàng năm còn có hiệu quả môi trường như: - Tạo sự đa dạng sinh học: trên đất hàng năm, các hộ bố trí nhiều loại cây trồng khác nhau trên từng loại đất, theo từng vụ tạo ra sự đa dạng về sinh học; - Tăng độ che phủ cho đất; - Giảm chi phí sử dụng hóa chất nông nghiệp; Quá trình đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp và thực tế sản xuất của người dân địa phương được phân cấp qua bảng sau: Bảng 4.8 Hiệu quả môi trường của các LUT CHỈ TIÊU Ý thức của Kiểu sử Hệ số người dân STT LUT dụng đất sử Tỷ lệ che Khả năng bảo trong việc dụng phủ vệ cải tạo đất sử dụng đất thuốc BVTV Giống ớt Cao Cao Thấp Cao ngọt 10213 Chuyên 1 Giống ớt Cao Cao Thấp Cao màu ngọt 10093 Giống ớt Trung Trung Cao ngọt Thấp bình bình 10088 (Nguồn: Điều tra trang trại)
  38. 32 Ghi chú + Cao: > 80%; + Trung bình: > 50%; + Thấp: < 50%. Qua bảng trên có thể thấy các kiểu sử dụng đất đạt hiệu quả môi trường khác nhau, tỷ lệ che phủ của giống ớt ngọt là khá tốt nhưng vì là vùng đất thuộc sa mạc, bán hoang mạc nên khả năng cải tạo bảo vệ đất là rất khó khăn, hầu hết giống ớt ngọt được trồng trên đất cát pha và lớp dinh dưỡng do nông dân mua để cải tạo đất. Hiện nay Israel đang hướng tới một nền nông nghiệp công nghệ cao, hiện đại và thân thiện với môi trường, vì vậy việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chỉ được người nông dân thực hiện trong một số giai đoạn nhất định, ngoài ra họ hầu như không sử dụng thuốc hóa học, thay vào đó là các chế phẩm sinh học thân thiện với con người và môi trường 4.4. Thuận lợi, khó khan, bài học kinh nghiệm và đề xuất cho Việt Nam 4.4.1. Thuận lợi + Được sự hỗ chợ đầu tư từ chính phủ về trang thiết bị xây dựng hệ thống nhà lưới, nhà kính. + Đội ngũ lao động lành nghề ý thức trách nhiệm trong công việc. + Hệ thống nhà mấy chế biến, vật tư, trang thiết bị hiện đại. + Thị trường có sức cạnh tranh cao. 4.4.2. Khó khăn + Khí hậu khắc nghiệt mùa hè khô nóng mùa đông lạnh . + Lượng mưa trung bình năm thấp 25 – 50 mm/năm. + Đất đai khô cằn chủ yếu là đất cát khó khăn cho sản xuất nông nghiệp tại trang trại. 4.4.3. Bài học kinh nghiệm Israel được nhận định là quốc gia tiến bộ nhất tại Tây Nam Á và Trung Đông về phát triển kinh tế và công nghiệp. Giáo dục đại học có chất lượng ưu
  39. 33 tú và việc hình thành một cộng đồng dân chúng có động lực và giáo dục cao là nguyên nhân chính khích lệ bùng nổ công nghệ cao và phát triển kinh tế nhanh chóng tại Israel. Năm 2015, Israel gia nhập OECD. Quốc gia này xếp hạng 24 trong Báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2017-2018 của Diễn đàn Kinh tế thế giới và đứng thứ 52 về Chỉ số thuận lợi kinh doanh của Ngân hàng Thế giới vào năm 2018. Israel có số lượng công ty khởi nghiệp nhiều thứ hai thế giới (sau Hoa Kỳ) theo một nghiên cứu năm 2013, và đứng thứ ba về số lượng công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán NASDAQ sau Hoa Kỳ và Trung Quốc. Năm 2017, Israel xếp hạng 21 trong số các quốc gia cạnh tranh nhất thế giới, theo Niên giám Cạnh tranh Thế giới của IMD. Israel xếp hạng tư thế giới về tỷ lệ người làm công việc có kỹ năng cao vào năm 2017. Ngân hàng Israel nắm giữ 97,22 tỉ dự trữ ngoại hối.Sự thành công của Israel hiện nay là nhờ chủ trương thay đổi cơ cấu nền nông nghiệp từ cách đây hơn 2 thập niên, giúp giảm mạnh số lượng nông trại và nông dân cá thể trong khi tăng qui mô và tính hiệu quả của các nông trại. Người nông dân Israel còn được trang bị các kỹ năng kinh doanh rất phát triển cũng như khả năng quản trị cần thiết để đương đầu với sự thay đổi nhanh chóng và năng động của nền nông nghiệp hiện đại. Bên cạnh đó, sự thành công của Israel một phần do chính người nông dân biết thích nghi và sẵn sàng ứng dụng những đổi mới, bí quyết và chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, điều này cũng đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa người nông dân với các chuyên gia nghiên cứu và phát triển và các doanh nghiệp công nghệ nông nghiệp. Nói cách khác, khu vực nông nghiệp Israel đã trở thành một "phòng thí nghiệm" để phát triển những công nghệ nông nghiệp mới rồi phổ biến ra khắp thế giới. 4.4.1 Đề xuất Căn cứ theo điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, đặc biệt khí hậu thuận lợi tại Việt Nam mô hình có tiềm năng áp dụng được. Hiện nay, cũng đã có một số
  40. 34 nơi như Đà Lạt, Vĩnh Phúc đã được trồng thử nghiệm nhiều năm và đã cho sản lượng và thu nhập tương đối ổn định cho nông dân. Tuy nhiên, để áp dụng trồng ớt ngọt tại Việt Nam đòi hỏi người nông dân phải đầu tư chi phí cao vào làm nhà kính, nhà lưới, nguồn giống đảm bảo, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các loài thiên địch và kỹ thuật canh tác hiện tại, có sự quan tâm, giúp đỡ của chính phủ thì việc áp dụng mô hình tại nước ta mới được đông đảo nông dân ủng hộ. Hiện nay, với đầy đủ những kỹ thuật, những nghiên cứu công nghệ hiện đại, người nông dân trẻ đã và đang cố gắng đưa ớt ngọt ngày càng trở thành một nông sản phổ biến tại Việt Nam áp dụng trồng rộng rãi trên toàn lãnh thổ nước ta. Do vậy, khả năng áp dụng mô hình trồng ớt trong nhà kính, nhà lưới có tính khả thi cao khi áp dụng tại Việt Nam. Về nông nghiệp Việt Nam là một nước có nền nền nông nghiệp lâu đời và điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Ngày nay xã hội càng phát triển nhu cầu an sinh xã hội là vấn đề cấp thiết. Chính vì vậy Nhà nước cần có những chính sách,quan tâm, hộ trợ sản xuất nông nghiệp đầu tư mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đặc biệt đối với những thị trường lớn có tính cạch tranh cao.Tích cực tìm hiểu áp dụng khoa học kỹ thuật từ những nước đang phát triển đặc biệt là Israel học hỏi kinh nghiệm và ứng dụng công nghệ cao tạo hướng đi mới tích cực cho nông nghiệp Việt Nam.
  41. 35 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Farm 37, moshav faran, aravacó diện tích 65 dunam 6,5 ha. Số nhân công lao động 6 người Thái Lan và 3 sinh viên. Diện tích farm tương đối rộng và điều kiện đầy đủ để trồng chăm sóc cho giống ớt ngọt. Diện tích gieo trồng ớt 10213 là 4,4 dunam (100.000 m2), cho sản lượng thu hoạch 742,5 tấn, chiếm trên 64% cơ cấu xuất khẩu của trang trại. Diện tích gieo trồng ớt 10093 là 3 dunam (60.000 m2), cho sản lượng thu hoạch trên 450 tấn, chiếm trên 35% cơ cấu xuất khẩu của trang trại. Diện tích gieo trồng ớt 10088 là 1 dunam (60.000 m2), cho sản lượng thu hoạch trên 120 tấn, chiếm trên 35% cơ cấu xuất khẩu của trang trại. Dựa trên kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, lựa chọn ra kiểu sử dụng đất đai thích hợp và có triển vọng cho Trang trại 18 là: Trồng giống ớt chuông đỏ 106. loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính là: đất chuyên màu đạt hiệu quả từ cao đến thấp với 3 loại giống ớt chính Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp bền vững cần tổ chức khai thác tiềm năng đất đai đối với giống ớt ngọt 10213, đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường sản xuất sản phẩm hàng hóa và áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, chính sách về bảo vệ và sử dụng đất nông nghiệp. Quá trình sử dụng đất phải gắn với cải tạo, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường 5.2. Kiến nghị - Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cần thực hiện các giải pháp chủ yếu như đưa các giống cây trồng năng suất cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của khu vực nói chung và của farm nói riêng. Nâng cấp hệ thống thủy lợi, sử dụng phân bón hợp lý, trong quá trình sử dụng đất cần kết hợp bảo vệ, cải tạo đất nhằm phát triển nông nghiệp bền
  42. 36 vững trong hiện tại và tương lai. Khai thác tốt tiềm năng về đất đai, lao động phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật mới vào sản xuất. - Hạn chế tối đa việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV trong sản xuất, khuyến khích người dân sử dụng các loại phân vi sinh và thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học nhằm bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe của nhân dân - Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất nông nghiệp rất phức tạp, khó định lượng, đòi hỏi phải nghiên cứu, phân tích thời gian dài. Vì thời gian thực tập có hạn, do đó đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu bổ sung thêm các chỉ tiêu về đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường để có kết luận toàn diện hơn trong đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại trang trại.
  43. 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thế Đặng, 1999, Giáo trình Đất, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Lương Văn Hinh, 2003, Giáo Trình Quy Hoạch Sử Dụng Đất Đai (Giáo Trình Dùng Cho Hệ Đại Học), Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp Hà Nội. 3 Phạm Văn Lang, 1995, Nghiên cứu thiết kế, chế tạo tuyển chọn và xác định kỹ thuật sử dụng các máy móc nông nghiệp phục vụ sản xuất lương thực, thực phẩm. 4.Cao Liêm, 1990, Phân vùng sinh thái nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng, Đề tài 52D.0202. 5. Đào Châu Thu, 2004, Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, tạp chí Khoa học đất số 20,2004. 6. Chính Phủ Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Báo Cáo Thuyết Minh Tổng Hợp Điều Chỉnh Quy Hoạch Sử Dụng Đất Đến Năm 2020 Và Kế Hoạch Sử Dụng Ðất Kỳ Cuối (2016 - 2020) Cấp Quốc Gia, 2015. 7. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), Luật Đất đai 2013, Nxb Chính trị Quốc gia. II. Tiếng Anh 8. 9. Phương pháp đánh giá đất đai của FAO (1976). 10. 11. 12. The World Factbook. Central Intelligence Agency. Ngày 20 tháng 11 năm 2012
  44. 38 PHỤ LỤC hình 1.1: Ớt khi được thu hoạch hình 1.2 hình ảnh công việc tại farm
  45. 39 hình 1.3 hình ảnh dây chuyền rửa ớt hình 1.4 hình ảnh phấn loại ớt
  46. 40 hình 1.5 hình ảnh máy đóng gói hình 1.6 hình ở đóng hộp đựng ớt tạo packing house
  47. 41 hình 1.7. hình ảnh thuốc được sử dụng trong quá trình trồng cây hình 1.8 thầy hướng dẫn đề tài tại israel