Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế và phát triển cây hồi trên địa bàn xã Hoàng Văn Thụ, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn

pdf 81 trang thiennha21 19/04/2022 3990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế và phát triển cây hồi trên địa bàn xã Hoàng Văn Thụ, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_va_phat_trien_cay_hoi_tr.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế và phát triển cây hồi trên địa bàn xã Hoàng Văn Thụ, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BẾ HOÀNG DIỄM Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN CÂY HỒI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HOÀNG VĂN THỤ, HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015-2019 Thái Nguyên, 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BẾ HOÀNG DIỄM Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN CÂY HỒI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HOÀNG VĂN THỤ, HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Lớp : K47 – PTNT N02 Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đoàn Thị Mai Thái Nguyên, 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân và nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nơi đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và rèn luyện. Tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên Th.S Đoàn Thị Mai, người đã giành nhiều thời gian quí báu, trực tiếp tận tình giúp đỡ tôi thực hiện khóa luận, cùng các thầy giáo, cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã dìu dắt, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ vô cùng quý báu của Đảng ủy, Hội Đồng nhân dân, UBND, UBMTTQ xã Hoàng Văn Thụ, phòng Nông Nghiệp và PTNT, phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Bình Gia, cùng toàn thể nhân dân trong huyện đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn đến bạn bè, người thân đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 13 tháng 06 năm 2019 Sinh viên Bế Hoàng Diễm
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thành phần hóa học thu từ các nhóm hình thái quả hồi 16 Bảng 2.2. Độ đông đặc trans - anethol trong tinh dầu hồi 18 Bảng 4.1: Diện tích và cơ cấu đất xã Hoàng Văn Thụ năm 2016-2018 41 Bảng 4.2: Diện tích và cơ cấu các cây trồng chính của xã Hoàng Văn Thụ qua 3 năm 2016 – 2018 42 Bảng 4.3. Tình hình dân số và lao động xã Hoàng Văn Thụ năm 2018 44 Bảng 4.4: Diện tích và sản lượng Hồi của các hộ điều tra qua 3 năm (2016 – 2018) 47 Bảng 4.5. Tình hình sâu bệnh hại cây Hồi trên địa bàn nghiên cứu 48 Bảng 4.6: Chi phí sản xuất 1 ha Hồi của các hộ điều tra 49 Bảng 4.7: Hiệu quả sản xuất 1 ha Hồi của các hộ trong năm 2018 50 Bảng 4.8: Diện tích, năng suất, sản lượng của cây Hồi và cây Quýt năm 2018 (n=90) 51 Bảng 4.9: Chi phí sản xuất 1 ha Quýt của các hộ điều tra 51 Bảng 4.10: Hiệu quả sản xuất 1 ha Quýt của các hộ trong năm 2018 52 Bảng 4.11: So sánh hiệu quả kinh tế cây Hồi với cây ăn quả/1ha/năm 53
  5. iii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Cành, lá, hoa và quả hồi 13 Hình 2.2. Hồi đại hồng 33 Hình 2.3. Các loại hồi khô 34 Hình 4.1. Kênh tiêu thụ 1 54 Hình 4.2. Kênh tiêu thụ 2 54
  6. iv DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT BVTV Bảo vệ thực vật GDP Tổng sản phẩm quốc nội GTSX Giá trị sản xuất KH&CN Khoa học và công nghệ NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn UBND Ủy ban nhân dân WTO Tổ chức thương mại thế giới
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC HÌNH iii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu của khóa luận 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.2.3. Ý nghĩa của đề tài 3 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài. 4 2.1.1. Cơ sở lý luận 4 2.2.Cơ sở thực tiễn 22 2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ cây hồi trên thế giới 22 2.2.2. Tình hình sản xuất hồi ở Việt Nam và ở Lạng Sơn 24 2.2.3. Thực trạng gây trồng, quản lý và sử dụng cây hồi 26 2.2.4. Thị trường khoa học và công nghệ 27 2.2.5. Các đặc điểm của quá trình phát triển cây hồi và các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến việc phát triển cây hồi 28 2.2.6. Kỹ thuật nhân giống 30 2.2.7. Trồng và chăm sóc 31 2.2.8. Khai thác, chế biến và bảo quản 32 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 34 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 34 3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 35
  8. vi 3.2. Nội dung nghiên cứu 35 3.3. Phương pháp nghiên cứu. 35 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 36 3.3.2. Phương pháp phân tích số liệu 37 3.3.3. Phân tích xử lý số liệu 38 3.3.4. Phương pháp điều tra cụ thể 39 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 40 4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Hoàng Văn Thụ 40 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 40 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 42 4.2. Đánh giá sản xuất, tiêu thụ và hiệu quả kinh tế cây hồi tại xã Hoàng Văn Thụ 45 4.2.1. Đánh giá hiệu quả sản xuất hồi trên địa bàn xã Hoàng Văn Thụ. 45 4.2.2. Diện tích và sản lượng Hồi của các hộ điều tra 46 4.2.3. Tình hình sản xuất, chế biến các sản phẩm Hồi của các hộ điều tra 48 4.2.4. Kết quả sản xuất Hồi trên địa bàn xã Hoàng Văn Thụ năm 2018 49 4.2.5. Kênh tiêu thụ các sản phẩm Hồi trên địa bàn 54 4.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong sản xuất và tiêu thụ Hồi tại khu vực nghiên cứu 55 4.4. Giải pháp đề xuất để phát triển mô hình trồng Hồi tại xã Hoàng Văn Thụ, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. 56 4.4.1. Những khó khăn và tồn tại 56 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61 5.1. Kết luận 61 5.2. Kiến nghị 62 5.2.1. Kiến nghị với nhà nước 62 5.2.2. Với cấp cơ sở 62 5.2.3. Với nhà sản xuất, hộ nông dân 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
  9. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, Việt Nam đã sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng đặc trưng của miền nhiệt đới nóng ẩm. Một trong những mặt hàng đặc trưng đấy phải kể đến các sản phẩm của cây Hồi. Đây là loài cây đặc sản thuộc nhóm cây lâm sản ngoài gỗ. Sảm phẩm Hoa Hồi Lạng Sơn được Cục sở hữu trí tuệ và bầu trọn là TOP 10 sản phẩm thiên nhiên tốt nhất. Nhiều nghiên cứu trên quan điểm phát triển nông - lâm - môi trường - bảo tồn và đa dạng sinh học cho thấy phát triển Hồi cùng một lúc đạt được nhiều mục tiêu: Kinh tế - Xã hội - Môi trường. Chính vì điều đó trong những năm qua các dự án về phát triển kinh tế nông hộ, dự án phủ xanh đất trống đồi núi trọc, dự án trồng rừng Việt Đức, dự án 06 của chính phủ tiến hành trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã chọn cây Hồi như một giải pháp đầu tư thực hiện. Phát triển Hồi là định hướng chiến lược trước mắt cũng như lâu dài của tỉnh Lạng Sơn. Cây Hồi Lạng Sơn ngoài ý nghĩa lớn về kinh tế nó còn mang một sắc thái nhân văn tốt đẹp, đó là tính kế thừa truyền thống từ đời này qua đời khác một cách có ý thức. Hồi có phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Nam Trung Quốc kéo dài xuống vùng núi phía Bắc của Việt Nam. Tại Việt Nam, cây Hồi có phân bố nhiều ở các tỉnh biên giới Việt - Trung như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc, có tổng diện tích tự nhiên là 832.378,38 ha. Trong đó đất có rừng 372.500,8 ha, diện tích rừng Hồi 33.503 ha ,chiếm 70% so với diện tích rừng Hồi cả nước. Hồi phân bố hầu hết ở các huyện, thành phố của Lạng Sơn, nhưng tập trung nhiều ở các huyện: Văn Quan, Bình Gia. Diện tích trồng Hồi của 2 huyện này chiếm tới 55,9% diện tích trồng Hồi toàn tỉnh (do ở những địa phương này đất được phát triển trên đá mẹ Riolit & phiến thạch màu nâu đỏ hoặc đỏ vàng, tầng đất sâu, tỷ lệ mùn cao)[1]. Với diện tích rừng Hồi nói trên, trong vài năm tới đây cây Hồi đến thời điểm cho thu
  10. 2 hoạch thì đây là tiềm năng rất lớn đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con các dân tộc tỉnh Lạng Sơn. Đồng thời cũng là cây góp phần xoá đói giảm nghèo chủ yếu cho đồng bao các Dân tộc vùng sâu vùng xa của tỉnh. Bình Gia là một huyện miền núi nằm ở phía tây bắc tỉnh Lạng Sơn phía Tây giáp huyện Bắc Sơn; phía Tây Bắc giáp huyện Na Rì (Bắc Kạn); phía Bắc giáp huyện Tràng Định; phía Đông giáp huyện Văn Lãng; phía Đông Nam giáp huyện Văn Quan. Hoàng Văn Thụ là một xã miền núi thuộc huyện Bình Gia là một xã có diện tích lớn nhất về trồng hồi. Trong vài năm gần đây hồi được đưa ra là cây trồng chủ lực để xóa đói giảm nghèo trong toàn xã.Trong những năm qua, cây Hồi đã được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hoàng Văn Thụ xác định là cây chủ lực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, để cây Hồi thực sự là cây chủ lực trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương thì cần phải có đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp phát triển bền vững nhằm nâng cao thu nhập cho người dân từ cây Hồi là rất cần thiết. Xuất phát từ thực tế trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế và phát triển cây hồi trên địa bàn xã Hoàng Văn Thụ, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn”. Nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế từ cây Hồi từ đó nhân rộng một số mô hình trồng Hồi trên địa bàn xã Hoàng Văn Thụ, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. 1.2. Mục đích nghiên cứu của khóa luận 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất Hồi trên địa bàn xã Hoàng Văn Thụ, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp đúng đắn nhằm phát triển và nâng cao thu nhập cho những hộ sản xuất Hồi trên địa bàn xã, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường của địa bàn nghiên cứu.
  11. 3 - Đánh giá được thực trạng phát triển của cây Hồi tại xã Hoàng Văn Thụ, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn trong năm 2018. - Đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi trồng cây hồi. Đánh giá tác động của những cơ hội và thách thức đối với sản xuất kinh doanh Hồi hiện tại và trong thời gian tới. - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây Hồi tại xã Hoàng Văn Thụ, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn trong năm 2018. - Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cây Hồi tại xã Hoàng Văn Thụ, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. 1.2.3. Ý nghĩa của đề tài * Ý nghĩa trong học tập Giúp cho sinh viên nắm vững hơn những kiến thức đã được học cũng như được trải nghiệm giữa lý thuyết và thực hành trong các môn học khác nhau như: nguyên lý phát triển nông thôn, kinh tế phát triển nông thôn, phát triển cộng đồng, khuyến nông theo định hướng thị trường khi đó có nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập của mỗi sinh viên. Tạo cơ hội cho sinh viên làm quen và trải nghiệm thực tế để hoàn thiện bản thân hơn cả về kiến thức, kỹ năng và ngày càng tự tin hơn trong công việc cũng như trong cuộc sống. - Nghiên cứu đề tài nhằm củng cố lại cho sinh viên những kiến thức đã học và làm quen dần với công việc thực tế. - Nghiên cứu đề tài giúp cho sinh viên làm quen với một số phương pháp nghiên cứu một đề tài khoa học cụ thể. *Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở thực tiễn cho người dân, chính quyền địa phương xây dựng hướng phát triển, giải quyết những khó khăn trở ngại nhằm phát triển cây ăn quả nói chung và cây Hồi nói riêng hướng tới phát triển kinh tế bền vững.
  12. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài. 2.1.1. Cơ sở lý luận Cây hồi (Illicium Verum Hook) là cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao và được chúng ta biết đến từ lâu nhờ các công dụng vô cùng đa dạng của nó. Nó đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Sản phẩm của cây hồi là quả hồi, quả hồi được trưng cất để thu tinh dầu hồi đôi khi một số ít người còn tân dụng cả gỗ hồi làm củi và đồ thủ công gia dụng. Ngày nay quả hồi được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học cũng như trong cuộc sống, đặc biệt trong ngành dược học. Các sản phẩm từ bột và tinh dầu từ quả hồi ngày càng được người dân trên thế giới sử dụng nhiều hơn, hầu hết ở các nước châu Mỹ, châu Âu đến các nước vùng Đông Á và Đông Nam Á, Trung cận Đông. Tại các nước vùng Đông Á và Đông Nam Á hầu hết sử dụng sản phẩm từ hồi đó là bột quả hồi khô trong chế biến thực phẩm, Đông Y và nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống. Còn tinh dầu hồi được tiêu thụ hầu hết trên thị trường thế giới nhất là các nước xứ lạnh như Châu Âu, Châu Mỹ. Sản lượng hồi của thế giới chưa đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trên thị trường thế giới.[2] Từ năm 2008 Việt Nam chính thức gia nhập và là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương Mại Quốc Tế (WTO), từ đó đến nay Việt Nam đã đẩy mạnh ngành xuất khẩu ở khắp các mặt hàng và trong đó khối lượng xuất khẩu quả hồi ngày càng tăng. Nhưng trong khi hồi bị bó hẹp về mặt diện tích và sản lượng nên giá hồi ngày càng được nâng cao đem lại thu nhập cho người trồng hồi một cách rất đáng kể.[2] * Các nhân tố trong sản xuất Hồi - Chủ thể sản xuất: Mô hình sản xuất nói chung và mô hình trồng cây Hồi nói riêng là một
  13. 5 chỉnh thể thống nhất, mọi tác động vào mô hình đều có xu hướng tập chung vào chủ thể sản xuất. Do đó, chủ thể sản xuất là bộ phận giữ vai trò chủ đạo trong tất cả các hoạt động của mô hình, chủ thể ở mô hình trồng Hồi là các hộ và các thành viên tham gia mô hình trồng Hồi. Chủ thể trực tiếp điều tiết các hoạt động sản xuất và đưa ra các quyết định của mô hình. Khách thể sản xuất: Là đối tượng tiếp nhận hành động của chủ thể. Khách thể có thể tác động trở lại đối với chủ thể. Khách thể có thể tác động nhất định tới sự tồn tại và phát triển của mô hình. Khách thể là nơi trực tiếp làm ra sản phẩm. Khách thể của mô hình trồng Hồi là hệ thống tư liệu lao động (công cụ sản xuất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ) và đối tượng lao động trồng Hồi. 2.1.1.1. Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế, phản ánh chất lượng của các hoạt động kinh tế, chất lượng các hoạt động này chính là quá trình tăng cường khai thác hợp lý và khơi dậy các tiềm năng sẵn có của con người và tự nhiên để phục vụ lợi ích của con người. Hiệu quả kinh tế được biểu hiện là mối tương quan, so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là giá trị các yếu tố nguồn lực đầu vào. Mối tương quan cần xét cả về tương đối và tuyệt đối, cũng như xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó một phương án đúng hoặc một giải pháp kinh tế kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao là đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí nguồn lực đầu tư.[5] Hiệu quả kinh tế trước hết được xác định bởi sự so sánh tương đối (thương số) giữa kết quả đạt được với các chi phí bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Với cách biểu hiện này nó đã chỉ rõ được mức độ hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực sản xuất khác nhau. Từ đó so sánh hiệu quả kinh tế của các quy mô sản xuất khác nhau, nhưng nhược điểm của cách đánh giá này là không thể hiện được quy mô hiệu quả kinh tế nói chung.[5]
  14. 6 Cách đánh giá khác nhau về hiệu quả kinh tế là được đo bằng hiệu số giữa kết quả sản xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Như vậy quan niệm về hiệu quả kinh tế ở các hình thái kinh tế khác nhau sẽ không giống nhau. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội mục đích và yêu cầu của đất nước, vùng, một số ngành sản xuất cụ thể mà được đánh giá theo những góc độ khác nhau cho phù hợp.[9] 2.1.1.2. Hiệu quả kinh tế trong trồng Hồi lấy quả hồi Hiệu quả kinh tế trong trồng Hồi là tương quan so sánh giữa lượng kết quả thu được và lượng chi phí bỏ ra trong một thời gian nhất định của người dân trồng Hồi đạt được. Khi xác định hiệu quả kinh tế chúng ta cần phải xem xét và kết hợp chặt chẽ giữa lượng tuyệt đối và lượng tương đối qua đó biết được khối lượng, quy mô mà người sản xuất đạt được cũng như kết cấu tốc độ phát triển của cây Hồi. Tuy nhiên khi tiến hành sản xuất chúng ta cần căn cứ vào mục tiêu do xã hội đặt ra bởi lẽ trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì điều quan tâm nhất của người trồng Hồi với chi phí ít nhất mà hiệu quả đem lại là cao nhất.[9] Hiệu quả kinh tế được tính bằng cách so sánh kết quả sản xuất thu được với lượng chi phí để sản xuất ra sản phẩm đó. Thể hiện qua công thức thứ nhất của hiệu quả sau: H=Q/C Trong đó: H là hiệu quả sản xuất Q là kết quả sản xuất C là tổng chi phí sản xuất Ý nghĩa: công thức này cho biết 1 đồng chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đồng doanh thu, lợi nhuận. Hiệu quả kinh tế là tối ưu khi đưa ra giá trị chỉ tiêu đó đạt cực đại (H đạt giá trị cực đại thì tăng Q hoặc giảm C hoặc đồng thời tăng Q và giảm C là phương pháp khả thi làm cho lợi nhuận của người trồng Hồi tăng và chi phí sản xuất giảm đi, tạo lòng tin cho người sản xuất. Trong công thức trên ta thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa chi phí với kết
  15. 7 quả sản xuất thu được, hiệu quả sản xuất có mối quan hệ tỷ lệ với kết quả sản xuất. Tùy thuộc vào mục đích, đối tượng nghiên cứu mà chúng ta lựa chọn chỉ tiêu đánh giá cho phù hợp. Các chỉ tiêu gồm có: Hiệu quả sử dụng một đồng vốn hay một đồng chi phí, hiệu quả một đơn vị diện tích, hiệu quả một đơn vị lao động đầu tư. Nâng cao hiệu quả kinh tế là làm tăng lượng giá trị của các tiêu chí trên. Kết quả kinh tế được xác định bằng hiệu số giữa giá trị kết quả đạt được của cây Hồi và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Thể hiện qua dạng công thức thứ 2 của kết quả kinh tế sau: H=Q-C Công thức này cho ta nhận biết được quy mô hiệu quả của đối tượng nghiên cứu. Nó được thể hiện bởi nhiều chỉ tiêu khác nhau tùy thuộc vào phạm vi tính toán. Hiệu quả kinh tế sản xuất của cây Hồi được xác định bằng tỷ số giữa phần tăng thêm của kết quả đạt được so với phần tăng thêm của chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó hay là mối quan hệ tỷ số kết quả bổ sung và chi phí bổ sung. Thể hiện qua công thức thứ ba của hiệu quả kinh tế: H= (Qt-Q0)/(Kt-K0) Trong đó: - Qt và Q0 là lượng kết quả ở 2 thời kỳ hay có nội dụng kinh tế khác nhau. - Kt và K0 là lượng chi phí ở 2 thời kỳ có nội dung kinh tế khác nhau. - H là hiệu quả kinh tế của cây Hồi so sánh giữa 2 thời kỳ hay có nội dung kinh tế khác. Ý nghĩa: công thức này cho biết một đồng chi phí bổ sung tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu, lợi nhuận bổ sung. Công thức thứ 3 của hiệu quả kinh tế có nội dung rất quan trọng đặc biệt được sử dụng đánh giá hiệu quả kinh tế của tiến độ kỹ thuật và vốn đầu tư. 2.1.1.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu
  16. 8 - Diện tích, năng suất, sản lượng quả Hồi. - Giá trị sản xuất GO (Gross output) là: Toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường một năm), đây là tổng thu của hộ. GO= ∑Qi*Pi Trong đó: Qi: là khối lượng sản xuất loại i. Pi: là giá của sản phẩm loại i. Chi phí trung gian (IC): Chi phí trung gian là toàn bộ các khoản chi phí vật chất và dịch vụ thường xuyên được sử dụng trong quá tình sản xuất kinh doanh của từng cá nhân. Chi phí trung gian được thể hiện qua công thức sau: IC=∑ Cj*Gj Trong đó: Cj: số lượng đầu tư của đầu vào thứ j. Gj: đơn giá đầu vào thứ j. Trong trồng Hồi Cj là: Giống, phân bón, công phun thuốc bảo vệ thực vật, chi phí khác (tiền thuê lao động thu hoạch, tiền công vận chuyển phân bón và thuốc trừ sâu, tiền làm đất, công cụ dụng cụ sản xuất,bảo vệ, ), tiền thuốc BVTV, đất trồng Hồi, tiền thuê đất (UBND tỉnh cung cấp toàn bộ thuốc BVTV, máy phun, xăng dầu; trong tổng số hộ điều tra không có hộ nào thuê đất để trồng Hồi nên tiền thuê đất bằng 0, thuế đất lâm nghiệp được miễn phí, tôi không hoạch toán trong đề tài này), Gj là: Đơn giá các chi phí trung gian trong sản xuất Hồi. - Giá trị gia tăng VA (Value Added): Là phần giá trị gia tăng thêm của một quá trình sản xuất kinh doanh. AV được thể hiện bằng công thức: VA=GO-IC Các bộ phận của giá trị gia tăng VA bao gồm: Chi phí công lao động (W): W là một bộ phận của giá trị gia tăng. Sử dụng phương pháp phân tích kinh tế trong nghiên cứu đề tài tôi sử dụng đơn giá tính ngày công lao động do người dân cung cấp. Khấu hao TSCĐ: Do trong trồng Hồi TSCĐ có giá trị không lớn nên tôi
  17. 9 không tính phần khấu hao TSCĐ vào đề tài. - Lợi nhuận: TPr = GO-TC Trong đó: GC là giá trị sản xuất TC là tổng chi phí - Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả Để đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp người ta dùng nhiều phương pháp đánh giá và các chỉ tiêu khác nhau, Phương pháp thường dùng là: - Tính hiệu quả theo chi phí trung gian: + Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí trung gian: GO/IC Qua chỉ tiêu này ta thấy bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì thu lại được bao nhiêu giá trị sản xuất. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh tế càng cao. + Tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí trung gian (TVA): Tỷ xuất GTGT theo chi phí trung gian là chỉ tiêu đánh giá chất lượng của đầu tư trong sản xuất kinh doanh, TVA được thể hiện bằng công thức: TVA=VA/IC Qua chỉ tiêu này cho thấy: Cứ bỏ ra một đồng vốn vào sản xuất thì sẽ thu được bao nhiêu đồng GTGT, TVA càng lớn thì sản xuất nông nghiệp càng có hiệu quả cao. Đây là cơ sở rất quan trọng cho việc ra quyết định sản xuất. + Tỷ xuất giá trị lợi nhuận theo chi phí trung gian (TTPr): TTPr =TPr/IC - Tính hiệu quả kinh tế theo công lao động Năng suất lao động: Là số lượng hoặc giá trị của yếu tố đầu ra trong một đơn vị thời gian. Năng suất lao động = GO/CLĐ Về phương pháp tính toán: Đáng lưu ý khi tính toán chỉ tiêu này là việc xác định chính xác lượng hao phí sức lao động. Thông thường, để tính toán chính xác được công lao động người ta quy đổi từ mỗi ngày công theo quy định 8 giờ
  18. 10 làm việc bằng một công lao động. + Tỷ suất giá trị gia tăng theo công lao động: VA/CLD + Tỷ suất giá trị lợi nhuận theo công lao động: TPr/CLĐ - Khả năng tạo công ăn việc làm cho người lao động là để nâng cao thu nhập, số việc làm được tạo ra bởi phát triển cây Hồi. - Nâng cao trình độ dân trí, thay đổi cách nghĩ và cách làm của người dân. - Góp phần tích cực vào việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo, bại trừ tệ nạn xã hội, kế hoạch hóa gia đình Số hộ nghèo giảm, số hộ giàu tăng lên do sự phát triển từ cây Hồi. - Góp phần xây dựng một môi trường sinh thái bền vững cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân trong vùng. 2.1.1.4. Vai trò của cây Hồi * Vai trò đối với người tiêu dùng - Hồi đã được sử dụng làm gia vị và làm thuốc từ hàng ngàn năm trước đây ở nước ta cũng như ở Trung Quốc. Quả và tinh dầu hồi là loại gia vị thơm, hấp dẫn trong chế biến thực phẩm. - Tinh dầu hồi được sử dụng nhiều trong công nghệ chế biến rượu khai vị, rượu mùi, nước ngọt và bánh kẹo. Hương vị hấp dẫn của hồi vừa có tác dụng kích thích tiêu hoá, vừa gây cảm hứng ngon miệng.[6] Trong y học dân tộc ở nước ta cũng như tại Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ , hồi được dùng làm thuốc gây trung tiện, kích thích tiêu hoá, chữa đau bụng, giảm đau, giảm co bóp trong dạ dày, trong ruột, lợi sữa, chữa trị nôn mửa, đau, thấp khớp, đau lưng, ngộ độc thịt cá và chữa trị khi bị rắn độc cắn Tây y coi tinh dầu hồi có tính kích thích, tăng cường nhu động ruột, dùng chữa đau bụng, tăng tiết dịch đường hô hấp, giúp tiêu hoá, giảm đau, khử đờm. Tinh dầu hồi có tác dụng kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn lao và nhiều loại vi khuẩn khác, nên được dùng làm thuốc sát khuẩn, trị nấm ngoài da và ghẻ lở. Hồi còn được dùng trong việc sản xuất, chế biến thuốc trừ sâu có nguồn gốc thảo
  19. 11 mộc, diệt chấy, rận, rệp, và một số ngoại ký sinh trùng ở gia súc. Đặc biệt có acid shikimic. Acid shikimic chiết xuất từ hồi được coi là nguồn nguyên liệu quan trọng để chế biến thuốc tamiflu, một loại thuốc chủ yếu để chữa trị bệnh cúm gia cầm H5N1 hiện nay.[8] * Vai trò đối với người trồng Rừng Hồi với diện tích lớn có thể kết hợp với chăn nuôi đại gia súc lớn như: trâu, bò, dê, hoặc cái loài đặc sản như lợn rừng, sóc, Ngoài ra với rừng Hồi người trồng có thể xen vào một số lại cây như chè, sắn (những năm đầu). Qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong hộ Trồng Hồi người dân có thể tận dụng diện tích đất lâm nghiệp của mỗi hộ gia đình. Góp phần nâng cao nguồn thu nhập đáng kể cho hộ gia đình qua đó cải thiện đời sống vật chất tinh thần[5] * Vai trò đối với cộng đồng Hồi cũng là một loại cây xanh nên nó sẽ giúp ích cho việc hút bụi hay làm sạch không khí và cải tạo môi trường xung quanh. Vậy trồng Hồi giúp cho cộng đồng có môi trường trong lành và con người sẽ cảm thấy thoải mái và khỏe mạnh để tham gia vào các hoạt động sản xuất cũng như giải trí. Ngoài ra cây hồi còn có tác dụng che phủ đất trống, đồi núi trọc. với điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi của huyện Bình Gia - tỉnh Lạng Sơn và giá trị kinh tế cao, cây Hồi được xác định là cây công nghiệp mũi nhọn trong chương trình phát triển kinh tế xã hội nên cây Hồi có tiềm năng phát triển mạnh trong thời gian tới.[5] Bên cạnh đó cây Hồi là cây lâu năm với chu kỳ kinh doanh kéo dài Trung bình từ 60 năm. Có những cây còn lên đến hằng 100 năm . Do đó cây Hồi luôn được gắn với chiến lược phát triển rừng phòng hộ trong những năm gần đây.[4] 2.1.1.7 Giá trị kinh tế của cây Hồi Hồi là cây đặc sản của Lạng Sơn có giá trị kinh tế cao, thời gian khai thác
  20. 12 lâu dài, ổn định. Cây Hồi trồng sau 7-8 năm bắt đầu bói quả và sai quả ở độ tuổi 20-60 năm, với rừng Hồi có năng suất cao có thể đạt 10 kg quả khô/cây/năm, trung bình 5-10 kg quả khô/cây/năm. Với mật độ rừng Hồi trong giai đoạn sai quả dao động 250 cây - 300 cây/ha, vậy rừng Hồi có năng suất cao có thể cho sản lượng trên 3.000 kg quả khô/ha/năm, trung bình 1.500 - 3.000 kg quả khô/ha/năm. Vào thời điểm 2009-2010, giá Hồi khô dao động khoảng 55.000 - 60.000 đ/kg quả khô, ước tính 1 ha rừng Hồi có năng suất cao có thể cho thu hoạch 150 - 180 triệu đồng, cá biệt vào đầu những năm 1990, Hồi đạt đỉnh điểm “thời điểm Hoàng Kim của Hồi” với giá lên tới 150.000 đ/kg (Theo Trần Quang Việt, 2002). Tại thời điểm hiện nay (9/2013), giá hoa Hồi khô cũng đạt 30.000 - 40.000 đ/kg, với sản lượng trung bình 2.000 kg/ha thì hiệu quả kinh tế rừng Hồi đem lại khoảng 70-80 triệu đồng/ha. Chính vì vậy, Hồi được coi là cây đặc sản quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của Lạng Sơn, là cây xóa đói giảm nghèo, góp phần nâng cao kinh tế của hộ gia đình kinh doanh rừng Hồi.[1] Để tận dụng triệt để nguồn lực của địa phương trong việc phát triển diện tích trồng hồi ngày một thêm rộng, nâng cao thu nhập cho người dân trồng hồi để phục vu nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân trồng hồi một cách bền vững. Tạo ra một nguồn cung cấp các sản phẩm từ hồi như quả hồi tươi, hồi khô, tinh dầu hồi có công dụng vô cùng to lớn như sau: Hồi đã được sử dụng làm gia vị và làm thuốc từ hàng ngàn năm trước đây ở nước ta cũng như ở Trung Quốc. Quả và tinh dầu hồi là loại gia vị thơm, hấp dẫn trong chế biến thực phẩm.[1] Tinh dầu hồi được sử dụng nhiều trong công nghệ chế biến rượu khai vị, rượu mùi, nước ngọt và bánh kẹo. Hương vị hấp dẫn của hồi vừa có tác dụng kích thích tiêu hoá, vừa gây cảm hứng ngon miệng. Trong y học dân tộc ở nước ta cũng như tại Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ , hồi được dùng làm thuốc gây trung tiện, kích thích tiêu hoá, chữa đau bụng, giảm đau, giảm co bóp trong dạ dày, trong ruột, lợi sữa, chữa trị nôn mửa,
  21. 13 đau, thấp khớp, đau lưng, ngộ độc thịt cá và chữa trị khi bị rắn độc cắn Tây y coi tinh dầu hồi có tính kích thích, tăng cường nhu động ruột, dùng chữa đau bụng, tăng tiết dịch đường hô hấp, giúp tiêu hoá, giảm đau, khử đờm. Tinh dầu hồi có tác dụng kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn lao và nhiều loại vi khuẩn khác, nên được dùng làm thuốc sát khuẩn, trị nấm ngoài da và ghẻ lở.[9] Hồi còn được dùng trong việc sản xuất, chế biến thuốc trừ sâu có nguồn gốc thảo mộc, diệt chấy, rận, rệp, và một số ngoại ký sinh trùng ở gia súc. Đặc biệt có acid shikimic. Acid shikimic chiết xuất từ hồi được coi là nguồn nguyên liệu quan trọng để chế biến thuốc tamiflu, một loại thuốc chủ yếu để chữa trị bệnh cúm gia cầm H5N1 hiện nay.[1] 2.1.3.1. Đặc điểm của cây Hồi Hình 2.1. Cành, lá, hoa và quả hồi Cây hồi có tên khoa học là (Illicium verum hook) thuộc họ hồi (Illiciaceae). Theo các tài liệu tiếng Anh ghi lại, cây hồi được gọi bằng các tên “star anise, chinese star anese, India anis”. Theo tiếng nôm hồi được gọi là: Đại hồi, bát giác
  22. 14 hồi hương (vì quả hồi có 8 cánh), hay đại hồi hương.[2] Đi sâu dịch nghĩa ta có thể hiểu hồi hương chính là sự trở lại của hương thơm. Đại hồi hay bát giác hồi hương có tên khoa học (Fructus Anisi stenlati hoặc Anisum Stenlatum hay Illicium ) là quả hồi chín đã được phơi khô. Từ rất lâu đời cây hồi đã được biết đến, trồng và sử dụng nhiều ở nước ta. Quả hồi khô đã được thế giới xác định tiêu chuẩn: ISO:11178 năm 1995. Nhưng chúng ta cần phân biệt cây hồi hương với cây hồi núi nhật bản (Illicium anisatum hook hay Japanese star anise ) một loại hồi có chứa chất kịch độc bảng A và hồi độc này chỉ dùng làm dược liệu.[2] Cây hồi có hình dáng thon hình quả trám với chiều cao khoảng 4- 6 mét, có thể lên tới 8 mét và một số nơi cây hồi có độ tuổi cao còn có chiều cao hơn, thân mọc thẳng, cành giòn dễ gãy, xanh tốt quanh năm. Lá mọc gần thành trùm có từ 3 tới 5 lá phân bố ở đầu cành, có cuống, phiến là nguyên có chiều dài 8 – 12 cm, chiều rộng khoảng 3 – 4 cm, giòn, vò nát sẽ có mùi thơm đặc thù. Hồi có hoa khá to, mọc đơn lẻ ở các kẽ lá. Cánh hoa có màu trắng ở phía ngoài, màu hồng thấm ở mặt trong. Quả hồi có 6 - 8 đại (cánh), đôi khi có 12 - 13 cánh xếp thành hình ngôi sao nên có tên gọi là star anise và nhân dân ta vẫn thường gọi là hoa hồi. Quả hồi có đường kính từ 25 - 30 mm, bề dày khoảng 6 - 10 mm. khi quả còn tươi từ khi kết trái và tới khi được thu hoạch thì có màu xanh, sau khi thu hoạch và phơi khô thì có màu hồng hơi thẫm, phơi không kịp có màu đen, mỗi đại gồm hai nửa ghép lại theo đường gân, ở giữa có hạt màu nâu nhạt, nhẵn bóng khi quả chín hoặc được phơi khô hai nửa sẽ bị nứt ra theo đường gân ở phần bụng quả.[8] Cây hồi trồng từ 7 - 8 năm thì bắt đầu cho thu hoạch, nhưng tới 15 tuổi trở lên thì bắt đầu cho thu hoạch cao, trung bình từ 80 - 100 kg quả tươi trên/cây và cứ như vậy tới 40 - 60 năm. Thường một năm cho thu hoạch cao thì năm tiếp theo lại cho thu hoạch thấp. cây hồi có thể cho thu hoạch tới 100 năm tuổi. Hằng năm, hồi được thu hoạch vào hai vụ:
  23. 15 - Vụ chính (vụ mùa) thu hoạch vào tháng 9, 10 cho quả to, đẹp, sản lượng cao, hàm lượng tinh dầu cao. - Vụ phụ (vụ chiêm): thu hoạch vào khoảng tháng 3, 4 cho quả nhỏ và xấu hơn, sản lượng thấp hơn, chất lượng và hàm lượng tinh dầu thấp. - Đối với hồi để lấy lá cất tinh dầu thì bắt đầu thu hoạch từ tháng 3 trở đi. Và có thể một số lý do phục vụ nhu cầu thu nhập, chi tiêu thì rải rác từ tháng 7, 8 người dân đã bắt đầu lựa chọn những cây hồi đạt tiêu chuẩn để thu hoạch.[11] Theo tài liệu cổ, đại hồi có vị cay, ngọt có mùi thơm, tính ôn, vào 4 kinh can, thận, tỳ, vị. Có tác dụng trị đờm khai vị, kích thích tiêu hóa giảm co bóp trong dạ dày và ruột, giảm đau sát trùng. Do vậy, quả hồi thường được dùng để điều trị các chứng nôn mửa, ỉa chảy, đau bụng đầy trướng hơi, đau bụng sán khí và còn để dùng điều trị các bệnh đái nhiều, đái dầm, ngộ độc thịt cá, trị tay chân nhức mỏi. Ngày dùng dạng thuốc hãm khoảng 4 - 8 gam, thuốc sắc, hoặc 1 - 4 gam dạng bột, người ta dùng quả khô ngâm rượu làm thuốc xoa bóp ngoài da. Lá hồi dùng trị rắn cắn. Hồi còn được dùng làm rượu khai vị, làm thơm thuốc đánh răng và gia vị cùng với hồ tiêu, quế, hành củ khô, đinh hương, hồi là một hương vị không thể thiếu trong bột “ngũ vị hương” nổi tiếng của người trung quốc. Tinh dầu hồi có tác dụng kích thích, tiêu hóa, chống co giật, gây trung tiện và làm men nấu rượu với tác dụng long đờm, lợi tiểu, hồi được dùng chứa bênh đau bụng, là thành phần của thuốc ngậm chứa ho, và thuốc xoa bóp chữa thấp khớp, chữa đa tai sát khuẩn, trị bệnh nấm da và ghẻ lở. nhiều nơi còn dùng hồi làm thuốc diệt rậm, rệp, làm thành phần của thuốc trừ sâu, thuốc thú y.[6] Các nước ôn đới dùng hồi trong thành phần kẹo ngậm, kẹo cao su (chewing gum) và dầu xoa để chống lạnh hay trị các bệnh do nhiễm lạnh. Người dân vùng Caribe thường dùng quả hồi khô trong một loại chè đun sôi như một loại thuốc trị cảm gió, phong hàn, thuốc an thần để chữa các cơn đau mới có. Tuy nhiên nếu dùng hồi làm thuốc với liều lượng cao thì sẽ gây ngộ độc, với
  24. 16 hiện tượng day, tay chân run. Nặng thì có thể gây sung huyết não và phổi, người có âm hư, hỏa vượng không dùng được. Ngoài ra cây hồi còn có tác dụng che phủ đất trống, đồi núi trọc. với điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi của huyện Cao Lộc - tỉnh Lạng Sơn và giá trị kinh tế cao, cây Hồi được xác định là cây công nghiệp mũi nhọn trong chương trình phát triển kinh tế xã hội nên cây Hồi có tiềm năng phát triển mạnh trong thời gian tới.[9] * Thành phần hóa học Tinh dầu Hồi chứa chủ yếu ở trong quả (3 - 3,5% trong quả tươi và 8 - 13% trong quả khô). Trong lá cũng chứa tinh dầu, nhưng hàm lượng thấp (0,3 - 1,0%). Thành phần chủ yếu của tinh dầu là trans-anethol (80-98%), ngoài ra còn có khoảng trên 20 hợp chất khác: (limonen, pinen, phellandren, linalool, 3 caren, methylchavicol, myrcen, anisaldehyd, sabinen, 4 erpineol, paracymen, terpinen ). Cis-anethol thường chỉ có hàm lượng rất nhỏ (vết - 0,1%), nhưng lại rất độc và độ độc gấp 15 - 30 lần so với trans-anethol. Vì vậy, tinh dầu hồi sẽ gây ngộ độc nếu dùng quá liều lượng hoặc dùng nhiều. Tinh dầu hồi hiện nay được thu chủ yếu từ quả. Chất lượng của tinh dầu hồi trên thị trường thế giới hiện nay được đánh giá qua các chỉ tiêu sau: Hàm lượng trans- anethol: Là chất chính trong tinh dầu hồi, tinh dầu đạt tiêu chuẩn xuất khẩu có hàm lượng chất này không thấp hơn 85%. Hiện nay trên thị trường lưu hành loại tinh dầu có hàm lượng trans-anethol dao động trong khoảng 85-90%. Hàm lượng anethol quyết định độ đông của tinh dầu. Kết quả phân tích cho thấy, tất các các mẫu tinh dầu thuộc các nhóm hình thái khác nhau của cây hồi đều có hàm lượng trans-anethol rất cao, biến động từ 93,16 đến 98,86%. Bảng 2.1. Thành phần hóa học thu từ các nhóm hình thái quả hồi Nhóm trung Nhóm nhiều Hợp chất Nhóm 8 cánh TT gian cánh
  25. 17 N.020 N.029 N.033 N.019 N.008 N.036 N.041 1. a-pinene 0,96 0,07 0,25 0,14 0,30 0,86 0,14 2. Phellandrene 0,25 0,14 0,11 0,17 3. delta. 3-carene 0,09 0,06 0,19 4. Beta.-terpinene 5. Limonene 2,51 2,16 0,18 0,42 3,46 2,13 4,88 6. 1,8-cineol 0,28 0,19 0,18 0,16 0,08 7. 1,6-octadien 0,12 0,09 8. Linalool 0,16 0,10 9. 4-terpineol 0,11 0,31 10. a-terpineol 0,13 11. Estragole 0,13 0,29 0,23 0,19 0,30 0,32 12. Benzaldehyde 0,18 0,19 0,25 0,50 13. Trans-anethole 94,46 96,28 96,18 98,86 95,44 96,71 93,52 14. Caryophyllene 0,27 0,22 0,14 0,10 15. a- copaene 0,14 0,11 16. Trans-a –bergamotene 0,27 0,24 0,10 0,12 0,18 17. T-cadinol 0,16 18. Bicyclo[3.1.1]hept-2-ene 0,13 0,10 19. Beta bisabolene 0,11 0,09 0,09 20. Nerolidol 0,14 21. Delta cardinene 0,10 2-(1cyclopentenyl) furan 22. or 1-(3methyl-2- 0,89 0,17 butenoxy)-4-(1-pr.) Nguồn: Trung tâm dữ liệu thực vật Việt Nam [3] Hàm lượng cis-anethol: Đây là hợp chất có độc tính cao, để thoả mãn nhu cầu xuất khẩu, hàm lượng chất này trong tinh dầu không được vượt quá 3%. Đặc biệt hàm lượng cis-anethol trong tinh dầu có hàm lượng không đáng kể, trong
  26. 18 các mẫu phân tích chất này không xuất hiện ở độ phân giải 0,001%. Không nhận thấy sự khác biệt đáng kể về thành phần hoá học của tinh dầu trong các nhóm hình thái. Với kết quả nêu trên, có thể khẳng định tinh dầu hồi của Lạng Sơn thuộc loại có chất lượng rất cao, dù được thu từ bất cứ dạng hình thái nào. Tuy nhiên, trong sản xuất chất lượng sản phẩm chỉ là một trong những chỉ tiêu lựa chọn. Thực tế cho thấy, hồi tứ quý là vụ hồi có hình dạng quả ít phù hợp với tiêu chuẩn thương phẩm của quả hồi khô (kích thước quả nhỏ và không đều, tỷ lệ cánh lép cao), trong khi đó chất lượng tinh dầu rất cao. Vì vậy, nên sử dụng quả của vụ hồi này vào mục đích sản xuất tinh dầu. Các mẫu tinh dầu nghiên cứu đều thuộc một kiểu hoá học có thành phần anethol là chất chính, như vậy, hiện chưa phát hiện được kiểu hoá học mới từ hồi.[6] Chất lượng của tinh dầu hồi phụ thuộc chặt chẽ vào hàm lượng của trans- anethol trong tinh dầu. Dưới đây là mối tương quan giữa độ đông và hàm lượng trans-anethol trong tinh dầu hồi: Bảng 2.2. Độ đông đặc trans - anethol trong tinh dầu hồi Độ đông (ºC) 21,1 18,6 16,3 14,0 11,6 9,9 8,0 6,2 Hàm lượng trans-anethol 100,00 95,00 90,00 85,00 80,00 75,00 70,00 65,00 trong tinh dầu (%) Nguồn: Trung tâm dữ liệu thực vật Việt Nam [3] Hạt hồi chứa khoảng 50-80% dầu béo với thành phần chính là các acid oleic, linoleic, stearic và myristic. Những nghiên cứu gần đây của Viện Hoá học (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã cho biết, từ quả đã tách và chiết được acid shikimic. Cứ 100 kg quả hồi khô có thế chiết được từ 6,5 - 7 kg acid shikimic. Acid shikimic được coi là nguồn nguyên liệu quan trọng để chế biến thuốc tamiflu, một loại thuốc chủ yếu để chữa trị bệnh cúm gia cầm H5N1 hiện nay.[6] 2.1.3.2. Nguồn gốc giống cây Hồi + Nguồn gốc: Họ Hồi (Illiciaceae) là họ đặc biệt chỉ gồm một chi là Illcium với 40 loài
  27. 19 có phân bố ở Đông Nam Á, Đông Á và Bắc Mỹ (Lã Đình Mỡi, 2001). Ở Việt Nam đã phát hiện 16 loài có phân bố rải rác trong các vùng cao ở nhiều tỉnh (Phan Kế Lộc, 2003). Trong đó Hồi (Illicium verum Hook.) là cây có giá trị kinh tế nhất để sản xuất tinh dầu hồi.[2] + Sản xuất giống Hạt giống thu hái tháng 9 - 10 (thời gian thu hái tốt nhất từ 20 -30 tháng 10 trong khoảng trước và sau sương giáng 10 - 20 ngày). Chỉ thu quả khi quả đã ngả sang mà nâu nhạt hoặc màu cánh gián, hạt bên trong có màu nâu đậm, bóng, hạt cứng có nội nhũ màu trắng và đầy, quả không bị héo. Hạt giống được thu hái bằng cách trèo lên hái quả nhưng không được bẻ cành. Quả hồi sau khi thu hái vè phải phân loại, loại bỏ những quả dập nát và những quả chưa chín. Sau đó những quả chín được đem ra rải đều, phơi nắng nhẹ, sau khi phơi quả được rải đều trong nhà từ 1 - 2 ngày thoáng gió cho quả chín đều và dễ tách hạt, mỗi ngày đảo lại một lần. Tiến hành tách hạt bằng dao hoặc que tre sắc nhọn. Hạt sau khi được tách ra cho vào nước sạch và chỉ thu những hạt chìm xuống để làm giống. Sau đó được vớt ra hong khô ở nơi thoáng mát. Cứ 30 kg quả thì cho 1 kg hạt. Và 1 kg hạt có từ 9.000 - 11.000.[5] Thời vụ gieo hạt: Hạt được gieo trước khi trồng từ 9 - 12 tháng, tốt nhất là vào tháng 2 - 3 hàng năm Xử lý hạt: Ngâm hạt trong nước lã từ 6 - 8 giờ, sau đó vớt ra cho vào túi vải ủ trong bao tải ẩm, mỗi ngày rửa chua 1 lần đến khi hạt nứt nanh. 2.1.2.4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Hồi * Kỹ thuật trồng Thời vụ trồng: Vụ xuân: tháng 2 - 4 (là vụ trồng chính); Vụ thu: tháng 6 - 8 (chọn những ngày trời râm mát để trồng). Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Cây 9 tháng tuổi, chiều cao > 40 cm. Đường kính gốc > 0,5 cm, sinh trưởng bình thường, cứng cáp, lá xanh đậm, không sâu bệnh. Phương thức trồng: Chủ yếu là trồng thuần loài tập trung xen cây nông
  28. 20 nghiệp( chè, gừng , , ) trên đất nương rẫy hoặc trồng xen với các cây lâm nghiệp lấy gỗ( lim, sau sau, ,). Bên cạnh đó còn có thể trồng phân tán trong các vườn hộ: trồng xung quanh nhà hoặc xen với cây ăn quả.[4] Xử lý thực bì theo băng: Băng được bố trí theo hướng Đông - Tây. Băng chặt rộng 3 m, băng chừa rộng 2 m. Làm đất: Hố trồng cây được bố trí theo hàng song song với đường đồng mức hoặc trên rạch vào giữa băng chặt. Trên mỗi rạch trồng một hành cây. Khoảng cách giữa các hàng là 5 m. Hố giữa các hàng bố trí so le theo hình nanh sấu. Khoảng cách giữa các hố trong hàng là 4 m. Kích thước hố trồng là 40 x 40 x 40 cm Mật độ: 500 cây/ha (5 x 4 m) Bón lót: 2 kg phân chuồng hoai mục + 0,2 kg NPK +0,5 kg phân vi sinh /hố trước khi trồng 15 ngày rồi lấp hố. Khi trồng đào 1 hố vừa đặt bầu, sau đó xé vỏ, đặt bầu vào giữa hố, vun đất lèn chặt xung quanh.[4] Kỹ thuật chăm sóc Chăm sóc 2 lần/năm, công việc chủ yếu là bón thúc, xới xáo cỏ, phát thực bì, dây leo, cây bụi xâm lẫn vun xới gốc, kết hợp với điều chỉnh độ che cây phù trợ . Trồng dặm những cây bị chết, cây trồng dặm phải đảm bảo cùng độ tuổi và có chất lượng tiêu chuẩn tương đương cây đem trồng nhằm đảm bảo rừng sơn có độ đồng đều cao. Bón thúc: 1 lần/ năm vào vụ xuân tốt nhất là tháng 3 – 4(đầu mùa mưa) , 2 kg phân chuồng (hoặc tro bếp) hoặc 0,2 kg NPK. Và thay đổi theo độ tuổi của cây Nếu bón nhiều phân hóa học thì cây ra ít nhựa hơn, thời gian cho nhựa ít hơn, vết cắt nhanh khô hơn so với bón phân hữu cơ. Cách bón: đào hố kích thước 20 x 20 x 20 cm bằng cách rải phân xung quanh gốc cách gốc cây khoảng 30 - 40 cm về phía trên sườn dốc theo bóng
  29. 21 chiếu của tán cây, đều chỉnh đều qua các năm tăng theo sự sinh trưởng của cây, cho phân vào rạch phía trên rồi lấp lại Ngoài ra, có thể trồng xen hồi ta làm cây che bóng vào các rạch chè theo mô hình nông lâm kết hợp. * Thu hoạch, chế biến và sử dụng: Tuổi khai thác : 15 - 60 tuổi. Thời gian khai thác trong năm: + Vụ chính(vụ mùa) từ tháng 7-10 hàng năm (tốt nhất là tháng 9-10) + Vụ chiêm từ tháng 1-4 hàng năm Quả hồi khi đến giai đoạn thu hoạch phải thu hoạch đồng loạt. Cách thu hái: trèo lên cây hoặc đứng dưới dùng tay móc hái lấy từng quả, tuyệt đối không được bẻ cành và làm ảnh hưởng đến vụ quả của vụ sau Tính chất của quả hồi: Theo tài liệu cổ, đại hồi có vị cay, ngọt có mùi thơm, tính ôn, vào 4 kinh can, thận, tỳ, vị. Có tác dụng trị đờm khai vị, kích thích tiêu hóa giảm co bóp trong dạ dày và ruột, giảm đau sát trùng. Do vậy, quả hồi thường được dùng để điều trị các chứng nôn mửa, ỉa chảy, đau bụng đầy trướng hơi, đau bụng sán khí và còn để dùng điều trị các bệnh đái nhiều, đái dầm, ngộ độc thịt cá, trị tay chân nhức mỏi. Ngày dùng dạng thuốc hãm khoảng 4 - 8 gam, thuốc sắc, hoặc 1 - 4 gam dạng bột, người ta dùng quả khô ngâm rượu làm thuốc xoa bóp ngoài da. Lá hồi dùng trị rắn cắn. Hồi còn được dùng làm rượu khai vị, làm thơm thuốc đánh răng và gia vị cùng với hồ tiêu, quế, hành củ khô, đinh hương, hồi là một hương vị không thể thiếu trong bột “ngũ vị hương” nổi tiếng của người trung quốc. Tinh dầu hồi có tác dụng kích thích, tiêu hóa, chống co giật, gây trung tiện và làm men nấu rượu với tác dụng long đờm, lợi tiểu, hồi được dùng chứa bênh đau bụng, là thành phần của thuốc ngậm chứa ho, và thuốc xoa bóp chữa thấp khớp, chữa đa tai sát khuẩn, trị bệnh nấm da và ghẻ lở nhiều nơi còn dùng hồi làm thuốc diệt rậm, rệp, làm thành phần của thuốc trừ sâu, thuốc thú y.[8] Các nước ôn đới dùng hồi trong thành phần kẹo ngậm, kẹo cao su (chewing gum) và dầu xoa để chống lạnh hay trị các bệnh do nhiễm lạnh. Người
  30. 22 dân vùng Caribe thường dùng quả hồi khô trong một loại chè đun sôi như một loại thuốc trị cảm gió, phong hàn, thuốc an thần để chữa các cơn đau mới có. Tuy nhiên nếu dùng hồi làm thuốc với liều lượng cao thì sẽ gây ngộ độc, với hiện tượng day, tay chân run. Nặng thì có thể gây sung huyết não và phổi, người có âm hư, hỏa vượng không dùng được.[8] 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ cây hồi trên thế giới Trên thế giới cây hồi chỉ có ở một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Syrian Arab Republic, Đài Loan, Phần Lan, Pháp, Iran, Bulgaria, Hà Lan, Ukraina. Quả hồi đã được nhiều nước trên thế giới biết đến và sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Và được tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) công nhận về quả hồi khô. Theo tiêu chuẩn ISO 11179: Năm 1995 bởi hội đồng ISO TC 34/ SC7, ngày 29/06/1995. Còn tinh dầu hồi được công nhận theo tiêu chuẩn ISO 11016: Năm 1999. Quả hồi được nhiều nước biết đến và có nhu cầu sử dụng khá cao. Cây hồi chỉ sinh sống phân bố tập trung ở phía bắc Việt Nam và một phần diện tích ở phía nam Trung Quốc giáp với Việt Nam. Cây hồi phát triển tốt ở khu vực tiểu nhiệt đới và rải rác trên diện tích nhỏ ở vùng Ấn Độ và Philippines, ngoài ra ở một số vùng núi của Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam còn có giống hồi Nhật Bản (Illicium aniatum hook lour hay Japanese star anise) và cây hồi núi (Illicium griffthii hook & thoms) là hai loại hồi có nhiều độc tố chỉ dùng trong y học. Hiện nay các nước trên thế giới còn ứng dụng bột hồi và tinh dầu hồi làm thuốc chữa bệnh thần kinh, đường ruột cảm cúm, bia rượu, cảm lạnh, nước giải khát, kẹo ngậm chống lạnh. Hiệp hội Y Mỹ đã điều tra tình hình sử dụng quả hồi tại khu vực châu Mỹ và điều tra thành phân hóa học của quả hồi khô. Theo kết quả điều tra, hồi được nhiều người dân trong khu vực biết đến và sử dụng khá lâu. Người dân vùng
  31. 23 vịnh Caribê và châu Mỹ La Tinh thường sử dụng một lại chè chế biến từ một loại quả có 8 đầu nhọn hình ngôi sao nhập từ vùng Đông Á như một loại thuốc đánh gió và an thần để trị các cơn đau hình thành. Và đã từ lâu nó được sử dụng như một loại thảo dược hay thuốc để nấu nước xông hơi. Vì thế hồi được xem là một loại thuốc đáng tin cậy không gây độc hại. Không chỉ ở châu Á (đặc biệt là các nước khu vực Đông Nam Á), mà tại nhiều nước châu Âu (Pháp, Đức, Ý ) và châu Mỹ (Hoa Kỳ, Cu Ba ) quả và tinh dầu hồi được coi là gia vị ưa thích trong chế biến thực phẩm. Trong danh mục các thương phẩm an toàn được phép sử dụng trong sản xuất thuốc và chế biến thực phẩm của Hoa Kỳ, quả hồi mang ký hiệu “GRAS 2095” và tinh dầu hồi mang ký hiệu “GRAS 2096”. Hồi lại là nguồn nguyên liệu có thể tách chiết acid shikimic, nguồn nguyên liệu để tổng hợp chất Osaltamivir - hoạt chất của thuốc tamiflu - hiện được coi là thuốc kháng virus có hiệu quả trong việc phối hợp điều trị cúm gia cầm H5N1 trên người nếu được sử dụng ở giai đoạn sớm. Và nhờ nghiên cứu các thanh phần hóa học có ở quả hồi thì hồi đã đươc nhiều hãng, nhiều công ty trên thế giới sử dụng với các mục đích khác nhau như: Tập đoàn All India Spices Exporters - Ấn Độ đã ứng dụng các sản phẩm điều chế từ quả hồi vào các lĩnh vực thực phẩm, mỹ phẩm và y học. trong chế biến thực phẩm ở Ấn Độ sử dụng hồi làm mứt kẹo, sản xuất kẹo cao su, xà phòng và nước hoa. Đặc biệt các nhà thuốc đông y sử dụng điều trị các bệnh thấp khớp, viêm họng, tiêu hóa, làm dịu các cơn đau, vệ sinh mồm, họng Hãng Fu Zhou Corona Science & Technology Development đã nghiên cứu các công dụng của quả hồi, dùng để chữa các bệnh đau lưng đau bụng do thận yếu, chứng đau bụng nôn mửa do bị lạnh Hãng Clinic nature - Canada có những nghiên cứu của mình về sử dụng quả hồi để điều chế các loại thuốc trị bệnh thần kinh, tiêu hóa, dầu gội đầu và đã bán sản phẩm của mình ra khắp thị trường thế giới . Như vậy chỉ một vài số liệu mô tả sơ lược về tình hình sản xuất hồi về quy mô diện tích trên thế giới, các sản phẩm và ứng dụng từ cây hồi cho ta thấy giá
  32. 24 trị và sức tiêu thụ của hồi trên thế giới là rất lớn. Quả hồi và tinh dầu hồi là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao trên thị trường thế giới mà thị trường quả hồi và tinh dầu hồi trên thế giới ngày càng rộng mở, thị trường Bắc Mỹ hàng năm tiêu thụ hết 20 - 40 ngàn tấn gia vị. Trong đó có 10 - 15% bột hồi khô, tương đương với 3 - 6 ngàn tấn quả hồi khô. Dự báo hàng năm thị trường thế giới sẽ có nhu cầu không dưới 20 ngàn tấn quả hồi khô. Giá mỗi tấn hiện nay từ 2.000 - 2.200 USD tuỳ theo chất lượng sản phẩm và từ những năm (1994 - 1997), giá mua bán tinh dầu hồi trên thế giới trong khoảng 9.500-10.900 USD/tấn. 2.2.2. Tình hình sản xuất hồi ở Việt Nam và ở Lạng Sơn Trong hệ thực vật Việt Nam, chi hồi (Illicium) có nguồn gen rất phong phú, rất đa dạng, hiện đã thống kê được khoảng 16 loài. Tất cả các loài trong chi hồi (Illicium) ở nước ta đều chứa tinh dầu với các thành phần hoá học khác nhau. Ở một số loài hồi tinh dầu lại chứa chủ yếu là safrol, linalool và methyl eugenol Hồi Việt Nam là nguồn gen quý cần được nghiên cứu để khai thác, bảo tồn, phát triển và sử dụng. Tại Việt Nam cây hồi hương đặc biệt chỉ mọc ở một khu vực có diện tích nhỏ vào khoảng 5.000 km² ở một số tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam và một số tỉnh của nước láng giềng Trung Quốc như Quảng Đông, Quảng Tây tiếp giáp với các tỉnh miền núi Đông Bắc của nước ta. Cây hồi chủ yếu phân bố tập trung ở tỉnh Lạng Sơn và các tỉnh Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Kạn, và Thái Nguyên, các tỉnh này đều tiếp giáp với tỉnh Lạng Sơn tạo nên vựa hồi của cả nước. Lạng Sơn có tổng diện tích hồi khoảng 33.000 ha trong đó trên 10.000 ha đang cho thu hoạch, sản lượng hồi khô hàng năm của Lạng Sơn đạt từ (6.000 - 7.000 tấn). Lạng Sơn được coi là “rốn” hồi của cả nước, tuy nhiên trong những năm qua có một thực tế đáng buồn là thị trường tiêu thụ “chập chờn”, giá hồi lên xuống thất thường làm cho người trồng hồi không quan tâm chăm sóc, điều này khiến chất lượng và sản lượng hồi có xu hướng đi xuống. Trước thực trạng đó, UBND tỉnh đã giao sở Khoa học và công nghệ xây dựng
  33. 25 và đăng ký bảo hộ tên gọi và xuất xứ của sản phẩm hoa hồi. Sau quá trình xây dựng dự án, đến ngày 28/5/2007, Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam đã công bố Quyết định đăng ký tên gọi xuất xứ hàng hóa đối với sản phẩm quả hồi Lạng Sơn (nay là chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm quả hồi Lạng Sơn), từ đó chỉ dẫn địa lý sản phẩm quả hồi Lạng Sơn là tài sản quốc gia, được nhà nước bảo hộ vô thời hạn trên toàn lãnh thổ. Đây là cơ sở quan trọng để cây hồi Lạng Sơn nói riêng và cả nước nói chung phát triển có quy hoạch, tập trung đầu tư khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng và mở rộng thị trường tránh tình trạng sản xuất bấp bênh, chất lượng không đảm bảo và trôi nổi trên thị trường như nhiều năm vừa qua. Không chỉ xây dựng thành công chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm quả hồi Lạng Sơn, thông qua hợp tác quốc tế về lĩnh vực khoa học, thời gian qua, Sở KH&CN đã phối hợp với đối tác phía Trung Quốc cùng “cải tạo rừng hồi năng suất thấp và ứng dụng kỹ thuật vào chế biến sản phẩm hồi”. Việc ứng dụng kỹ thuật mới vào trồng, chăm sóc và chế biến sản phẩm hồi đã mang lại rất nhiều lợi ích, dễ nhận ra nhất là từ đó cho đến nay, giá trị của sản phẩm hồi Lạng Sơn đã tăng gấp 2,5 đến 3 lần. Đặc biệt, việc xây dựng được thường hiệu cho sản phẩm hoa hồi đã khiến rất nhiều nước trên thế giới biết đến cây hồi Việt Nam. Năm 2012, hơn 1 nghìn tấn quả hồi khô đã được xuất khẩu (gấp 2 lần so với năm 2011). Đạt được kết quả này là nhờ người trồng hồi đã ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào khâu chăm sóc, thu hoạch, còn doanh nghiệp thu mua hoa hồi cũng mạnh dạn đầu tư máy móc vào khâu chế biến, chính vì thế, chất lượng hồi của Việt Nam tốt hơn. Đặc biệt, sản phẩm hồi Việt Nam được các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Sinh-ga-pore, Thái Lan, Ma-lai-xi-a Chất lượng hồi của Việt Nam được đánh giá là tốt nhất ở trên phạm vi thế giới, sản phẩm hồi của Việt Nam vẫn đứng đầu về chất lượng. Tuy Việt Nam chưa phải là nước đứng đầu về sản lượng hồi xuất khẩu, nhưng sản phẩm của chúng ta luôn được các nước ở châu Âu, châu Á tin dùng. Tuy nhiên, do sản phẩm hoa hồi của Việt Nam chủ yếu vẫn là sơ chế, điều này khiến sản lượng đạt tiêu chuẩn về chất lượng để xuất
  34. 26 khẩu chưa cao, do đó sản lượng xuất khẩu chưa tương xứng với tiềm năng của cả nước. Thị trường nhập khẩu mọi sản phẩm của hồi của nước ta phần lớn là Trung Quốc, nhờ có chính sách mở cửa thông thương nên tư thương thu gom hồi và bán sang Trung Quốc không qua con đường tiểu ngạch nên số liệu thống kê không phản ánh được đầy đủ chính xác về sản lượng hồi thực tế của Việt Nam. Lạng sơn là đất hồi chủ yếu nhưng bên cạnh đó các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh cũng đã xác định cây hồi là cây công nghiệp mũi nhọn. Các tỉnh có hồi tập trung tại khu vực miền núi phía bắc Việt Nam có tổng diện tích và diện tích hồi đã được thu hoạch lớn. Vì vậy, tổng sản lượng hồi ở Việt Nam là rất lớn và mang lại thu nhập cao cho người dân trồng hồi ở Việt Nam. 2.2.3. Thực trạng gây trồng, quản lý và sử dụng cây hồi * Lĩnh vực gây trồng - Phân bố: Cây hồi được trồng phổ biến ở xã Hoàng Văn Thụ, được trồng tại 11 thôn trong xã. - Xã Hoàng Văn Thụ là vùng hồi với giống hồi chủ yếu được trồng ở đây là hồi 8 cánh, tại xã hồi chủ yếu được nhân giống bằng cách tự ươm gieo hạt nên năng suất chưa cao và lâu ra quả. Cây giống thường đạt 9 - 12 tháng tuổi thì đem trồng vào vụ xuân và vụ thu. + Vụ xuân: Trồng vào lúc mưa ẩm khoảng tháng 2, tháng 3. + Vụ thu: Trồng vào tháng 8, tháng 9. Cuối mùa mưa, lúc đó mới bước vào đông rét. - Công tác giống: Từ lâu người dân đã có ý thức thu hái hạt giống hồi vào khoảng tháng 9 âm lịch (sau sương giáng), sau khi thu hái hạt giống được xử lý và tiến hành gieo ươm ngay. Hiện nay chỉ còn các vườn ươm chính trên địa bàn huyện tiến hành chọn giống, thu hái và tổ chức gieo ươm. * Lĩnh vực thu hoạch và công nghệ sau thu hoạch
  35. 27 - Mùa vụ thu hoạch: Quả hồi được thu hoạch vào hai vụ chính: - Vụ chính thu vào tháng 9, tháng 10. Đặc điểm lúc đó là quả to, sản lượng cao và hàm lượng tinh dầu khá cao. + Vụ chiêm (vụ tứ quý): Thu vào tháng 3, tháng 4. Đặc điểm là quả nhỏ hơn, sản lượng thấp hơn nhưng hàm lượng tinh lại cao hơn. - Chế biến: Có nhiều hình thức chế biến như phơi, sấy hoặc trưng cất tinh dầu. Sản phẩm phơi sấy thường được tiêu thụ ngay hoặc cất trữ ở những nơi khô ráo, thoáng mát. Trưng cất tinh dầu hồi chỉ ở dạng dầu thô có giá trị kinh tế chưa cao, công tác chế biến còn nặng tính thủ công, mặc dù đã có những cải tiến nhất định nhưng vẫn còn ở mức thấp, chưa tận dụng hết được nguồn nguyên liệu. * Lĩnh vực chính sách Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, các cơ quan chuyên môn từ Trung ương đến địa phương nên việc phát triển cây hồi đã có những chuyển biến rõ rệt. 2.2.4. Thị trường khoa học và công nghệ Nhìn chung, tình hình phát triển thị trường, phát triển thương hiệu đang ở mức tiềm năng, chưa có bước đột phá rõ rệt, các đầu mối tiêu thụ còn thụ động, phụ thuộc vào giá cả thị trường, giá cả không ổn định gây thiệt hại lớn đối với các hộ trồng hồi. Trước đây hồi được nhà nước thu mua nên các yêu cầu về chất lượng, độ già của hồi đòi hỏi rất nghiêm ngặt, song do những năm gần đây thị trường mở cửa, nhu cầu của thị trường Trung Quốc tăng nhanh đối với tất cả các cấp quả hồi và do đó thu hoạch của quả hồi không còn tập trung vào tháng 9 và tháng 10 nữa mà rải rác từ tháng 7 cho đến tháng 10. Chính vì việc thu rải rác này mà hồi không còn cho sản phẩm như trước nữa. Hồi thu rải rác từ 3 - 4 tháng nhằm đáp ứng nhu cầu thu chi nóng của hộ. Còn vụ chiêm, do quả nhỏ, hàm lượng tinh dầu thấp nên giá không cao. Cá biệt có những năm do giá hồi vụ chiêm thấp quá nên người dân không tiến hành thu hái vì khi thu hái có thể tác động lên cành, lá có thể làm trầy xước và chẻ ngọn cây sẽ làm giảm năng xuất chính của vụ.[8]
  36. 28 Cả huyện Bình Gia nói riêng và cả tỉnh Lạng Sơn nói chung vẫn chưa có một nhà máy trưng cất dầu hồi nào, đó chính là khó khăn trở ngại lớn cho việc phát triển diện tích trồng hồi của địa phương, người dân chủ yếu bán sản phẩm cho tư thương là quả hồi tươi, sản phẩm rất dễ bị các tư thương ép giá, khiến người dân phải bán với giá thấp. Trước đây có một nhà máy chưng cất tinh dầu hồi được Pháp xây dựng ở chân núi Phai Vệ (thành phố Lạng Sơn) thuộc loại hiện đại nhưng trong cuộc chiến tranh chống Mỹ và cuộc chiến tranh biên giới thì nhà máy này đã bị phá hỏng sập sệ đến nay chưa gượng dậy được do đó muốn chưng cất dầu hồi thì bà con phải tự chưng cất bằng phương pháp thủ công là chưng cất bằng lò đun củi trong vòng 3 ngày 3 đêm, phải có nóng lạnh đầy đủ và đặc biệt dầu hồi không thể pha chế với các chất khác. Trung bình cứ 40 kg quả tươi thì được một lít tinh dầu hồi.[8] Quả hồi được bán sang Trung Quốc và được chế biến thành các sản phẩm tinh dầu, các gia vị hoa hồi sau đó tái xuất sang các nước khác. Tại Lạng Sơn chủ yếu bán sang Trung Quốc còn một số xuất sang các nước châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản các nước sứ lạnh Từ đó thấy được ý nghĩa và vai trò to lớn của cây hồi trong nền kinh tế, bên cạnh đó còn sử dụng để làm hương liệu trong ngành công nghiệp và là hương liệu trong công nghiệp dược phẩm. Khoa học và công nghệ: Cây hồi đã gắn bó và phát triển hàng trăm năm tại địa bàn huyện Cao Lộc nên việc gây trồng và phát triển cây hồi vẫn duy trì theo phương thức truyền thống. Hiện nay đã có dự án cải tạo rừng hồi năng suất thấp lên năng suất cao hơn. Dự án hồi ghép của Sở khoa học công nghệ nhằm từng bước nâng cao năng suất và sản lượng hồi đạt giá trị kinh tế cao hơn, mặc dù vậy những dự án trên vẫn chưa được nhân rộng do vẫn đang ở mức thử nghiệm tại một số địa phương, chưa đưa vào sản xuất đại trà. 2.2.5. Các đặc điểm của quá trình phát triển cây hồi và các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến việc phát triển cây hồi Hồi đã được trồng trọt từ rất lâu đời tại các khu vực đồi núi vùng Đông
  37. 29 Bắc Việt Nam và miền Nam Trung Quốc, thích hợp với các loại đất phát triển trên đá mẹ Roylit, có tầng đất dày, lượng mùn cao, độ ẩm khá cao, phát triển tốt ở các vùng núi có độ cao từ 500 – 600 m so với mực nước biển cây hồi ưa khí hậu mát mẻ, có mùa đông lạnh với nhiệt độ trung bình năm trong khoảng 18 - 22ºC. Sau khi trồng 8 năm thì cây hồi bắt đầu cho thu hoạch, thời gian cho thu hoạch khoảng 70 - 80 năm. Một ha hồi với mật độ 400 cây có thể cho năng suất từ 1,5 - 2 tấn/năm và tổng lượng mưa trung bình năm 1.400 - 1.600 mm. Vùng trồng hồi tập trung ở phía Bắc Việt Nam và ở phía Nam Trung Quốc những tỉnh tiếp giáp với Việt Nam Như Quảng Tây, Quảng Đông đều chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc, hàng năm có tới 4 tháng nhiệt độ không khí xuống thấp (trung bình 13,5 - 15ºC) và thường có sương muối. Cây ưa lớp đất mặt dày, độ phì cao, thoát nước tốt, có độ pH 5 - 8, đặc biệt là đất feralit màu đỏ, màu nâu đến màu vàng, phát triển trên sa diệp thạch. Hồi là cây ưa sáng, song ở giai đoạn non lại cần được che bóng. Trong giai đoạn đầu, cây sinh trưởng rất nhanh theo chiều cao (tăng trưởng theo chiều cao có thể đạt tới 1,5 - 2,0 m/năm), cây 5 - 6 năm tuổi có thể cao tới 9 – 10 m. Cây trồng từ hạt có thể ra hoa, bói quả ở giai đoạn 5 - 6 năm tuổi. Thông thường, hồi nảy chồi vào 2 vụ trong năm. Vụ chính (còn gọi là vụ xuân) cây nẩy chồi vào cuối tháng 1 đầu tháng 2, vụ phụ (hè thu) từ các tháng 6 - 7 đến 10 - 11. Vụ hoa chính thường vào tháng 2 - 4 và cho quả chín vào tháng 9 - 10 năm sau, đây là vụ hồi chính (vụ hồi mùa). Thực tế thì vào tháng 3 - 4 hàng năm cũng có một vụ hồi chiêm song chất lượng quả thấp vì chủ yếu là những quả còn non bị rụng, quả chưa phát triển đầy đủ (thường gọi là “hồi đinh”,“hồi chân chuột”, “hồi chân chó” ). Nếu quan sát kỹ ta thấy, một số cây hồi thường ra hoa, mang quả rải rác quanh năm. Hồi mùa là vụ chính (cả năng suất, chất lượng quả đều cao). Thời gian từ khi nở hoa, thụ phấn đến lúc quả chín thường kéo dài khoảng 1 năm.
  38. 30 Thường sau mỗi chu kỳ 2 - 3 năm cây lại sai quả một lần. 2.2.6. Kỹ thuật nhân giống Chọn giống và nhân giống là hai nội dung rất quan trọng luôn luôn được gắn liền với nhau trong công tác cải thiện giống cây rừng nói chung và cải thiện giống hồi nói riêng, nhưng các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này ở cả trong và ngoài nước hiện nay rất ít. Có lẽ do cây hồi không những lâu ra quả (từ khi trồng đến khi ra quả thường là từ 7 - 8 năm) mà chu kỳ sai quả còn khá dài. Mặt khác, hồi là cây có dầu rất khó nhân giống bằng phương pháp vô tính, phạm vi phân bố lại rất hẹp nên ít được quan tâm. Duy nhất chỉ có một công trình nghiên cứu về nhân giống hồi bằng hom cành của Nguyễn Ngọc Tân và cộng sự. Nhưng kết quả chỉ mới đạt được ở nhân giống bằng hom thân của cây con 2 năm tuổi trong giai đoạn vườn ươm, nên ít có ý nghĩa trong công tác cải thiện giống. Đối với nhân giống sinh dưỡng cây hồi.[4] Hồi được nhân giống chủ yếu từ hạt. Hạt được chọn từ quả chín ở vụ hồi mùa (tháng 9 -10), từ những cây mẹ khoẻ, sai quả, chống chịu sâu bệnh tốt, ở giai đoạn 15 - 20 năm tuổi. Quả thu về cần trải thành một lớp mỏng ở nơi râm, thoáng mát khoảng 4 - 5 ngày, để tách lấy hạt. Hạt hồi chứa dầu béo và sẽ mất sức nẩy mầm rất nhanh, nên cần được gieo ngay sau khi thu hái hoặc bảo quản trong cát ẩm. Thời gian bảo quản càng lâu thì tỷ lệ hạt nẩy mầm càng giảm, vườn ươm cần chọn đất sét nhẹ, đất đỏ, nhiều mùn, đủ ẩm. Trước khi gieo hạt cần cày bừa kỹ, dọn sạch cỏ, bón lót phân hữu cơ sinh học (20-30 tấn/ha), xử lý thuốc diệt nấm. Để hạt nảy mầm tốt, trước khi gieo cần ngâm hạt bằng nước ấm (35-370C) trong 2- 3 giờ. Hạt có thể gieo theo rạch, gieo vãi hoặc gieo vào các bầu đất đã được chuẩn bị sẵn, 1 kg hạt có thể gieo trên diện tích 80-100 m2. Sau khi gieo cần phủ lên trên một lớp rơm rạ hoặc cỏ tranh mỏng và tưới đủ ẩm. Tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết, hạt có thể nẩy mầm sau khi gieo từ 15-20 ngày. Lúc này cần bỏ dần lớp rơm rạ phủ và làm giàn che bóng cao 50-60 cm. Thời gian đầu
  39. 31 cần che kín, sau đó giảm dần độ che theo mức độ sinh trưởng của cây. Vườn ươm cần làm sạch cỏ, đủ ẩm, bón phân bổ sung, phòng trừ nấm gây hại gốc và rễ cây non. Khoảng 18- 20 tháng sau khi gieo, cây con đã cao 50-70 cm. Đây là thời điểm có thể chuyển cây giống ra trồng trên diện tích sản xuất.[4] 2.2.7. Trồng và chăm sóc Cây hồi đòi hỏi phải trồng trên đất tốt tầng dầy, pH=4,5, hàm lượng mùn cao (>3%) đất đủ ẩm quanh năm, thoát nước tốt. Không nên trong hồi trên đất đá vôi, ít chua hoặc trung tính, đất cát pha, trên đất cát, đất tầng mỏng xói mòn mạnh. Đất thích hợp nhất để trồng hồi là đất đỏ cũng có thể trồng dưới rừng gỗ, đất nghèo Kali và có thể mở rộng trên đất trảng cỏ cây bụi. Có thể xử lý thực bì bằng phương pháp cục bộ theo hố rộng khoảng 0,7 - 0,8 m, có độ tán che ban đầu cho cây mới trồng.[11] Ánh sáng: năm 1906, Eberhardt đã phát hiện ra cây hồi ở Đông Dương, đặc biệt hồi ở Việt Nam có chất lượng tinh dầu khá cao. Do vậy, năm 1907 ông đã gây trồng mở rộng loài cây này ra nhiều vùng ở Việt Nam như Phú Thọ, Hoà Bình, Điện Biên, Lào Cai. Có lẽ do không chú ý tới đặc điểm sinh thái của cây con và kỹ thuật trồng nên tác giả đã không thu được kết quả như mong đợi. Mặc dù trồng rừng không thành công nhưng tác giả đã rút ra nhận xét là cây hồi con rất yếu và không chịu được ánh sáng mạnh, ở những nơi được che sáng thì tỷ lệ sống cao hơn ở những nơi không được che sáng. Giai đoạn dưới 5 năm tuổi cây hồi không chịu được ánh sáng trực xạ mạnh. Đến 8 năm tuổi, cây hồi bắt đầu ra hoa, kết quả, nhu cầu ánh sáng cũng tăng dần. Đến giai đoạn 20 năm tuổi trở lên, cây hồi đòi hỏi ánh sáng hoàn toàn.[11] Nước: Ở giai đoạn non từ 1-3 tuổi, cây hồi cần nhiều nước, vì thuộc dạng cây ưa ẩm. Đến giai đoạn trưởng thành (trên 10 năm tuổi), cây hồi có khả năng chịu hạn ở mức trung bình, và thích ứng linh hoạt với các điều kiện cung cấp nước khác nhau của môi trường.
  40. 32 Thời vụ trồng tốt nhất là mùa xuân hoặc mùa mưa. Nên trồng hồi ở những sườn đồi có tầng đất mặt tương đối dày, đủ dinh dưỡng. Mật độ trồng hồi khoảng từ 400-500 cây/ha. Hố trồng cần đào sâu 50 - 50 cm, rộng 50 - 50 cm, bón lót 5- 10 kg phân hữu cơ sinh học và làm sạch cỏ xung quanh. Sau khi trồng cần tưới nước đủ ẩm, che bóng. Nên giữ lại những cây rừng sẵn có xung quanh để làm cây che bóng. Về sau sẽ dọn dần cây rừng theo mức độ lớn và sinh trưởng của hoa hồi. Trong những năm đầu có thể trồng xen khoai, đỗ, đậu, sắn hoặc chè để tận dụng đất và chống xói mòn. Để hồi sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất quả cao, hàng năm cần bón phân hữu cơ sinh học + Better NPK 12-12-17-9+TE (khoảng 15-20 kg/cây) vào giai đoạn trước lúc cây ra hoa và sau khi thu hoạch quả. Khi bón cần đào rãnh quanh tán cây, rải phân vào rồi lấp đất lên, dọn cỏ, phát bỏ dây leo, cây bụi ở xung quanh và vun gốc. Chăm bón tốt, cây sinh trưởng, phát triển thuận lợi, năng suất quả sẽ cao.[9] Đến nay vẫn chưa có thông tin gì về sâu bệnh hại ở cây hồi. Một vài tài liệu có đề cập tới tuyến trùng (Radopholus similis) gây hại đối với một số cá thể ở một vài khu vực. Ở giai đoạn 5-6 năm tuổi, năng suất quả rất thấp, thường chỉ 0,5-1 kg/cây. Đến thời kỳ đạt 10-20 tuổi, năng suất quả trung bình có thể đạt 7- 20 kg/cây. Từ 20 năm tuổi trở đi, cây bắt đầu cho năng suất quả ổn định, thường đạt 20-30 kg/cây, năm bội thu có thể tới 35- 40 kg/cây (năng suất tối đa có thể đạt 45-50 kg/cây). Nếu được chăm bón tốt, hồi cho năng suất cao và ổn định, có thể kéo dài trong giai đoạn từ 20 đến 80 năm tuổi. Sau đó năng suất sẽ giảm dần. Chu kỳ canh tác có thể tới 90-100 năm. 2.2.8. Khai thác, chế biến và bảo quản Thu hái, chế biến và bảo quản hạt giống hồi là vấn đề ít được quan tâm, nhưng gần đây việc chế biến bảo quản đã và đang được quan tâm sát sao hơn, tổng kết được các kinh nghiệm và tiến hành một số thí nghiệm về thời điểm thu hái cho chất lượng sản phẩm khác nhau.[5] Phương pháp chế biến, bảo quản hạt giống vô cùng quan trọng và ảnh
  41. 33 hưởng về mặt kinh tế trước mắt và tiềm năng sau này của hồi. Sau khi thu hoạch, quả cần được phơi ngay, vì để lâu dễ bị mốc. Cũng có thể nhúng qua nước sôi nhanh trong vài phút để diệt men rồi mới phơi. Với cách làm này quả có màu đỏ, đẹp, nhưng hàm lượng tinh dầu có giảm đi chút ít. Thường cứ 100 kg quả tươi sau khi phơi sẽ cho chừng 25- 30 kg khô.[5] Trên thị trường, sản phẩm quả hồi khô được chia thành 3 loại: Hình 2.2. Hồi đại hồng - Loại 1 (hồi đại hồng): Quả đủ 8 cánh to, đồng đều, không bị lép, màu đỏ nâu, cuống ngắn (3-5 mm), không mốc. Đây là loại có phẩm cấp tốt nhất. - Loại 2 (hồi xô): Quả có cánh không đều, màu cánh gián, một số cánh bị lép, giập, gãy.
  42. 34 - Loại 3: Quả thu hái non, quả vụn, lép nhiều, màu nâu đen. Đây là loại có chất lượng kém. Hình 2.3. Các loại hồi khô Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
  43. 35 Các hộ trồng Hồi tại xã Hoàng Văn Thụ, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. 3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.1.2.1. Địa điểm nghiên cứu Địa bàn 3 thôn thuộc xã Hoàng Văn Thụ, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. 3.1.2.2. Thời gian tiến hành Đề tài được thực hiện từ tháng 2/2019 đến tháng 5/2019 3.2. Nội dung nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường của địa bàn nghiên cứu. - Tìm hiểu về tình hình sản xuất Hồi tại xã Hoàng Văn Thụ, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. +Thực trạng sản xuất và tiêu thụ Hồi huyện Bình Gia +Thực trạng trồng hồi tại địa bàn xã Hoàng Văn Thụ +Thực trạng các hộ trồng hồi tại các khu điều tra +Đặc điểm của các hộ điều tra +Kỹ thuật trồng, chăm sóc và chi phí của cây Hồi tại các hộ điều tra +Diễn biến về diện tích, sản lượng, năng suất Hồi giai đoạn 2016 -2018. +Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây Hồi tại các hộ điều tra +Tình hình tiêu thụ, đầu ra sản phẩm từ cây Hồi - Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong sản xuất và tiêu thụ Hồi trên địa bàn xã Hoàng Văn Thụ huyện Bình Gia. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển có hiệu quả mô hình trồng cây Hồi tại huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn trong những năm tiếp theo. 3.3. Phương pháp nghiên cứu. Số lượng mẫu lựa chọn nghiên cứu được xác định theo công thức của Slovin (1960), độ tin cậy 90%, sai số 10%. n = (1 + . 푒2) Trong đó: n: cỡ mẫu N: Đơn vị tổng thể e: Sai số (% sai số cho phép)
  44. 36 Trên địa bàn xã có 863 hộ trồng Hồi, do đó số mẫu tiến hành điều tra là 90 hộ. Tại 3 thôn đã chọn, lựa chọn số mẫu tại mỗi thôn cụ thể như sau: Thôn Thuần như 1: 30 hộ Thôn Phai danh: 30 hộ Thôn Cốc Quẻo: 30 hộ Sau khi xác định được kích cỡ mẫu điều tra, đối tượng nghiên cứu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên không lặp lại danh sách. 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp: Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu có sẵn đã được công bố, đảm bảo tính đại diện và khách quan của đề tài nghiên cứu. Những số liệu này mang tính tổng quát, giúp cho người nghiên cứu có bước đầu hình dung tình hình sản xuất, những vấn đề thuận lợi khó khăn mà người dân gặp phải. Các thông tin này thường được thu thập từ các cơ quan, tổ chức, văn phòng dự án, Trong phạm vi đề tài này, phương pháp thu thập thông tin thứ cấp sử dụng để có được các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Hoàng Văn Thụ, Trạm thống kê, Chi cục phát triển Lâm Nghiệp, UBND xã, cán bộ khuyến nông, cán bộ nông nghiệp Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp: Sử dụng phương pháp kế thừa và cập nhật từ các niên giám thống kê (chi cục thống kê), các báo cáo tổng kết, sách báo, tạp chí, truy cập mạng internet, số liệu thống kê của các phòng ban trong huyện, xã và các hộ sản xuất. Trên cơ sở các số liệu đã thu thập tiến hành phân tích, đánh giá tìm ra xu hướng phát triển và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất hồi nguyên liệu. Số liệu sơ cấp Phương pháp dùng để thu thập số liệu sơ cấp bao gồm:
  45. 37 Phương pháp điều tra bảng hỏi: sử dụng bảng hỏi hỏi trực tiếp hộ nông dân, với bộ câu hỏi này số liệu thu thập có thể tổng hợp vào các bảng biểu từ đó đưa ra những nhận định về liên quan đến nội dung nghiên cứu. Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của người dân để rút ra những kết luận liên Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu chưa từng được công bố ở bất kỳ tài liệu nào, người thu thập có được thông qua tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nghiên cứu bằng những phương pháp khác nhau như: Tìm hiểu, quan sát thực tế, đánh giá nông thôn Để có số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu và nhằm thu được kết quả khách quan, có tính đại diện cao, tôi tiến hành điều tra 90 hộ nông dân trồng Hồi tại các thôn: Thuần như 1, Phai danh, Cốc Quẻo. Ngoài ra, cần sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp trong quá trình điều tra bằng bảng hỏi để có được có thể đối chiếu với những thông tin thu thập được trong bảng hỏi. Từ đó đưa ra những đánh giá về hiệu quả kinh tế và tiêu thụ Hồi trên địa bàn xã Hoàng Văn Thụ, huyện Bình Gia. 3.3.2. Phương pháp phân tích số liệu * Phương pháp luận Phương pháp duy vật biện chứng: là phương pháp đánh giá hiện tượng kinh tế xã hội trên cơ sở nhìn nhận, xem xét mọi vấn đề trong mối quan hệ hữu cơ gắn bó ràng buộc với nhau, chúng có tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình tồn tại và phát triển. Qua phương pháp này có thể thấy được kinh tế - xã hội nông thôn trong mối quan hệ giữa các vùng khác, cũng như thấy được các yếu tố nội tại ở kinh tế - xã hội nông thôn tạo ra một tổng thể hoàn chỉnh. Phương pháp duy vật lịch sử: Là phương pháp nghiên cứu các sự vật, hiện tượng trong thời điểm lịch sử cụ thể. Bởi mỗi sự vật, hiện tượng không phải là bất biến mà có sự vận động, hình thành và phát triển khác nhau tại những giai đoạn lịch sử khác nhau. Những lý luận và thực tiễn được xem xét
  46. 38 trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể sẽ thấy rõ hơn bản chất của sự vật, hiện tượng theo thời gian quá khứ, hiện tại và cả xu hướng trong tương lai. * Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh để xác định xu hướng và biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu được đúng đắn cũng như giúp cho việc phân tích tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh đúng những nội dung cần nghiên cứu. * Phương pháp thống kê mô tả Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để tính toán, mô tả thực trạng việc phát triển sản xuất, kinh doanh của các tác nhân cùng với những thuận lợi và khó khăn một cách khoa học. Đồng thời trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê có thể phản ánh một cách đầy đủ và khách quan về sự phát triển cây Hồi của xã Hoàng Văn Thụ, huyện Bình Gia trong những năm qua. * Phương pháp thống kê phân tích kinh tế Trong quá trình nghiên cứu, tiến hành tổ chức điều tra, xây dựng biểu mẫu, hệ thống chỉ tiêu, hệ thống câu hỏi phỏng vấn. Từ kết quả tài liệu thu thập được tôi sử dụng nhiều phương pháp cụ thể như xác định các chỉ số, so sánh, đối chiếu và cân đối các chỉ tiêu, nội dung, các biểu, các hiện tượng để làm cơ sở cho phân tích và phát triển mô hình trồng Hồi. 3.3.3. Phân tích xử lý số liệu Việc xử lý kết quả điều tra cần được tiến hành bằng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết như: Phân tích tư liệu, tổng hợp tư liệu, Phương pháp thống kê, so sánh và đối chiếu Những thông tin thu thập thông qua tiếp xúc, nói chuyện với các chủ hộ và các thành viên trong hộ cần được chọn lọc và phân tích sao cho phù hợp với nội dung nghiên cứu. Những thông tin liên quan đến năng suất, sản lượng để tính thu nhập, chi phí, hiệu quả cần được tổng hợp, xử lý trên máy tính thông qua bảng tính Excel, chính xác và đạt hiệu quả cao.
  47. 39 3.3.4. Phương pháp điều tra cụ thể - Cách chọn mẫu điều tra Mẫu được chọn để tiến hành điều tra là 90 hộ gia đình chia đều cho 3 thôn điển hình trong sản xuất Hồi tại xã Hoàng Văn Thụ, Huyện Bình Gia. Các hộ này được chọn hoàn toàn ngẫu nhiên theo hình thức lập danh sách và rút thăm danh sách các hộ trồng Hồi của 3 thôn. Từ kết quả thu thập được có thể đưa ra đánh giá chung và khách quan cho đề tài nghiên cứu. Cách chọn nông dân được điều tra, phỏng vấn tại 3 thôn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Phương pháp phân tích SWOT Đây là phương pháp nhằm giúp cộng đồng có thể tự tìm ta các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của địa phương nơi họ đang sinh sống. Từ những kết quả phân tích đó có thể đề xuất hoặc đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội, đẩy lùi điểm yếu và vượt qua thách thức trong tương lai. - Nội dung phiếu điều tra Phiếu điều tra cung cấp các thông tin chủ yếu như: Nhân khẩu, lao động, độ tuổi, trình độ văn hóa, các nguồn lực của nông hộ như: ruộng đất, tư liệu sản xuất, vốn, chi phí sản xuất, thu nhập của người sản xuất, tình hình thu chi phục vụ cho sản xuất, đời sống của người sản xuất, các thông tin khác liên quan đến sản xuất, các kiến nghị và nhu cầu của người trồng Hồi
  48. 40 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Hoàng Văn Thụ 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Xã Hoàng Văn Thụ nằm phía Tây Bắc của huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn có diện tích tự nhiên là 4084,77 ha. Xã có vị trí tiếp giáp như sau: - Phía Đông: Giáp xã Minh Khai, Tô Hiệu, thị trấn Bình Gia, huyện Bình Gia. - Phía Tây: Giáp xã Mông Ân, Thiện Thuật, huyện Bình Gia. - Phía Nam: Giáp xã Quỳnh Sơn, Long Đống, huyện Bắc Sơn. - Phái Bắc: Giáp xã Quang Trung, huyện Bình Gia. 4.1.1.2. Địa hình Xã Hoàng Văn Thụ có địa hình phức tập chia cắt bởi các dãy núi cao, độ cao trung bình 150m – 500m so với mặt nước biển, xã Hoàng Văn Thụ có đường 279 chạy qua nối liền huyện Bình Gia với huyện Na Rì (Bắc Kạn), đường 1B chạy qua nối liền với huyện Bắc Sơn những năm gần đây đường liên thôn liên xã được xây bê tông hóa còn lại chủ yếu là đường đất nhỏ hẹp và dốc. 4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn Xã Hoàng Văn Thụ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10; mùa lạnh, mưa ít từ táng 11 đến tháng 3 năm sau. Mặc dù điều kiện địa hình phức tạp, nhưng điều kiện khí hậu của xã khá đồng nhất. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22,5 độ C, tổng tích ôn 8.000độ C, nhiệt độ tối cao trung bình 27,2độ C, nhiệt độ tối thấp trung bình 20,2độ C. Tháng 7 là tháng nóng nhất với nhiệt độ trung bình là 28,5độ C, tháng 1 là tháng lạnh nhất với nhiệt độ trung bình là 15,8 độc C. Số giờ nắng trong năm là 1628 giờ, năng lượng bức xạ đạt 115 Kcal/cm2. Mưa phân bố không đồng đều, mưa tập trung từ tháng 6 đến tháng 9, lượng mưa
  49. 41 trong mùa mưa chiếm 91,6 % lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình năm đạt 1.710 mm/năm, tháng 7 lượng mưa lớn nhất đạt 4,200 mm. Nguồn nước mặt được lấy từ các phai đập, suối đây là nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Nguồn nước toàn xã sử dụng nước máy và giếng khoan để phục vụ sinh hoat và một phần sản xuất. 4.1.1.4. Đất đai Diện tích và cơ cấu đất xã Hoàng Văn Thụ qua 3 năm được thể hiện qua bảng 4.1: Bảng 4.1: Diện tích và cơ cấu đất xã Hoàng Văn Thụ năm 2016-2018 2016 2017 2018 ST Diện Diện Diện Mục đích sử dụng đất Cơ cấu Cơ cấu Cơ cấu T tích tích tích (%) (%) (%) (ha) (ha) (ha) Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã 4084,77 100 4084,77 100 4084,77 100 I Nhóm đất nông, lâm nghiệp 2324,56 56,94 2324,99 56,92 2344,67 57,40 1.1 Đất trồng lúa 182,67 4,47 183,98 4,50 186,23 4,56 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 111,65 2,73 102,92 2,52 119,9 2,94 1.3 Đất trồng cây lâu năm 158,32 3,88 158,79 3,89 159,24 3,90 1.4 Đất rừng phòng hộ 680,23 16,66 680,99 16,67 680,99 16,67 1.5 Đất rừng sản xuất 1186,87 29,07 1186,87 29,06 1186,87 29,06 1.6 Đất nuôi trồng thủy sản 758,17 63,88 765,14 64,47 786,23 66,24 II Nhóm đất phi nông nghiệp 11,44 0,28 11,44 0,28 11,44 0,28 Đất trụ sở, cơ quan, công trình 2.1 186,5 4,57 187,9 4,60 188,6 4,62 sự nghiệp 2.2 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 18,46 0,45 18,46 0,45 18,46 0,45 Đất sông suối và mặt nước 2.3 3,44 0,08 3,44 0,08 3,44 0,08 chuyên dùng 2.4 Đất có mục đích công cộng 15,91 0,39 15,91 0,39 15,91 0,39 2.5 Đất thổ cư 69,85 1,71 69,85 1,71 69,85 1,71 III Đất chưa sử dụng 34,4 0,84 34,4 0,84 35,40 0,87 (Nguồn: Báo cáo KT – XH xã Hoàng Văn Thụ) Qua bảng trên ta thấy nhóm đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất (57,40%) dó người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, chính vì vậy cần có những kế hoạch hợp lý để khai thác và sử dụng một cách hợp lý.
  50. 42 Bên cạnh đó nhóm đất chưa sử dụng chiếm 37,99% do đó cần có biện pháp quy hoạch phù hợp để tận dụng lợi thế từ nhóm đất này. 4.1.1.5. Tài nguyên rừng và khoáng sản Có thể nói rừng là nguồn tài nguyên, là thế mạnh của xã. Đất lâm nghiệp có diện tích chủ yếu trong cơ cấu sử dụng đất của toàn xã. Tuy nhiên, những năm gần đây tài nguyê rừng đã bị suy giảm mạnh cả về số lượng và chất lượng.Hệ động vật rừng mang tính đặc thù của vùng sinh thái núi đá Đông Bắc, tuy nhiên chất lượng và số lượng đã bị suy giảm mạnh, các loại thú lớn không còn thấy xuất hiện. Các loại chim cũng không còn đa dạng như trước. Thảm thực vật và hệ động vật suy giảm mạnh, đòi hỏi phải có sự quan tâm chăm sóc tu bổ, trồng mới bằng các biện pháp canh tác bền vững, hướng tới phát triển công nghiệp khai thác, chế biến lâm sản. Hiện tại trên địa bàn xã Hoàng Văn Thụ có mỏ than bùn, trữ lượng khoảng vài trăm nghìn tấn có thể khai thác để sản xuất phân vi sinh mang lại nguồn thu đáng kể về kinh tế trên địa bàn huyện. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Điều kiện kinh tế * Hoạt động trồng trọt Diện tích và cơ cấu các loại cây trồng của xã Hoàng Văn Thụ qua 3 năm được thể hiện qua bảng 4.2: Bảng 4.2: Diện tích và cơ cấu các cây trồng chính của xã Hoàng Văn Thụ qua 3 năm 2016 – 2018 2016 2017 2018 Chỉ tiêu Diện tích Cơ cấu Diện tích Cơ cấu Diện tích Cơ cấu (ha) (%) (ha) (%) (ha) (%) Cây lúa 90,4 62,94 91,5 63,76 90,7 62,90 Câu ngô 29,0 21,40 29,4 20,47 30,4 21,08 Cây màu 22,4 15,66 22,7 15,77 23,1 16,02 Tổng 143,5 100 143,6 100 144,2 100 (Nguồn: Báo cáo KTXH của xã Hoàng Văn Thụ)
  51. 43 Qua bảng 4.2 ta thấy, diện tích gieo trồng của các loại cây thay đổi không đáng kể. Diện tích lúa năm 2016 đến năm 2017 tăng từ 90,4 ha lên 91,5 ha, tăng 1,1ha, tăng 11%. Nhưng từ 2017 đến 2018 diện tích lúa lại giảm từ 91,5ha xuống 90,7ha, giảm 0,8ha, giảm 8%. Diện tích ngô tăng không đáng kể từ năm 2016 đến năm 2018 tăng từ 29,0 ha lên 30,4 ha, tăng 1,4 ha, tăng 14%. Diện tích cây màu tăng không đáng kể từ năm 2016 đến năm 2018 tăng từ 22,4 ha lên 23,1 ha, tăng 0,7ha, tăng 7%. Diện tích các loại cây trồng tăng lên không đáng kể chủ yếu là phục vụ cho gia đình. * Hoạt động chăn nuôi Đàn gia súc gia cầm phát triển ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Hiện nay trên địa bàn xã có 312 con trâu, 118 con bò, 1155 con lợn, 14650 con gia cầm. * Hoạt động lâm nghiệp Với diện tích đất lâm nghiệp rộng nhất của huyện Bình Gia. Cây Hồi được ưa chuộng và trồng nhiều nhất toàn xã với tổng diện tích là 786,23ha . Đứng thứ hai là cây ăn quả (cây quýt) có tổng diện tích là 35,08ha. * Công nghiệp, thương mại và dịch vụ Công nghiệp, thương mại và dịch vụ được chú trọng phát triển như: cơ khí nhỏ, dịch vụ sửa chữa, xây dựng, vận tải, vật liệu xây dựng, sơ chế lâm sản, .tạo nhiều việc làm ổn định và tăng thu nhập cho người dân. 4.1.2.2. Điều kiện xã hội * Tình hình nhân khẩu và lao động Dân số toàn xã là 3111 khẩu, tổng số hộ là 863 hộ. Năm 2018 lực lượng lao động của xã Hoàng Văn Thụ chiếm tỷ lệ khá cao. Nhưng chất lượng trong lao động còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông và hoạt động trong ngành nông nghiệp (chiếm 84,48%) còn lại là trong ngành phi nông nghiệp.
  52. 44 Có thể thấy lực lượng lao động dồi dào là một trong những điều kiện thuật lợi để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương. Bảng 4.3. Tình hình dân số và lao động xã Hoàng Văn Thụ năm 2018 Năm 2018 Chỉ tiêu ĐVT SL CC (%) Tổng số nhân khẩu Người 3.111 100 Nam Người 1.452 46,67 Nữ Người 1.659 53,33 Tổng số hộ Hộ 863 100 Hộ NN Hộ 570 66,04 Hộ TM – DV Hộ 115 13,32 Hộ kiêm Hộ 178 20,64 Tổng số LĐ Người 2.320 100 LĐNN Người 1.960 84,48 LĐ phi NN Người 360 15,52 (Nguồn: Báo cáo KT-XH xã Hoàng Văn Thụ) * Y tế, chăm sóc sức khỏe Công tác phòng, khám chữa bệnh được thực hiện tốt, không có dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn; Các hoạt động truyền thông vì chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được duy trì thường xuyên. Công tác kiểm tra, quản lý hành nghề y, dược tư nhân được triển khai thực hiện. Tổ chức trực nghiêm túc, cơ sở khám, chữa bệnh niêm yết danh sách. * Giáo dục Đảm bảo cơ sở vật chất cho trường học và các đơn vị trường học (Mầm Non, Tiểu học, THCS) thục hiện tốt công tác dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới công tác quản lý, công tác thi đua dạy tốt, học tốt đạt được hiệu quả cao, duy trì phổ cập giáo dục ở cả 3 cấp học, huy động 100% số trẻ trong đọ tuổi được đến trường.
  53. 45 * Văn hóa – xã hội Tổ chức các phong trào văn nghệ, TDTT vào các dịp lễ tết, đã thu hút đông đảo bà con tham gia. Tổ chức thành công giải như ;bóng chuyền hơi, chạy việt giã Triển khai công tác rà soát danh sách những người tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn toàn xã, định mức độ khuyết tật cho các đối tượng. * Cơ sở vật chất kỹ thuật Xây dựng kế hoạch tiếp tục tăng cường công tác quản lý và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ; kế hoạch năm an toàn giao thông 2018; phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ tuyên truyền, nhắc nhở các trường hợp để các vật liệu, phơi nông sản, mái che, mái vẩy Kiểm tra, lập biên bản các trường hợp vi phạm hành lang đường bộ 14 trường hợp; lập biên bản các trường hợp vi phạm xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi đất quy hoạch, trên đất nông nghiệp 06 trường hợp; tiếp nhận 37 tấn xi măng và đôn đốc các đơn vị tiếp nhận xi măng thực hiện bê tông giao thông nông thôn theo kế hoạch. - Thủy lợi: Xã đã tiếp nhận 11,3 tấn xi măng để thực hiện ra quân đầu xuân tại 4 thôn Tòng Chu 2, Cai Ất, Cốc Quẻo, Bản Phân. Các thôn đã tiến hành ra quân bê tông hóa mương thủy lợi nhỏ và hoàn thành xây mới 1 đập thủy lợi nhỏ tại thôn Cai Ất. Ngoài ra với 30,5 tấn xi măng tiếp nhận ngày 07/12/2017 phân bổ cho các thôn Bản Phân, Cai Ất, Thuần Như 2, Nà Vạ và Cốc Rào làm mương thủy lợi đến nay UBND xã đã tiến hành nghiệm thu tất cả các công trình và đưa vào sử dụng. Để đảm bảo tình trạng tốt nhất cho hệ thống mương thủy lợi phục vụ công tác tưới tiêu trong vụ đông - xuân các thôn trên địa bàn xã đã tiến hành huy động người dân tiến hành phát quang, nạo vét 4.2. Đánh giá sản xuất, tiêu thụ và hiệu quả kinh tế cây hồi tại xã Hoàng Văn Thụ 4.2.1. Đánh giá hiệu quả sản xuất hồi trên địa bàn xã Hoàng Văn Thụ. Là một xã thuộc huyện miền núi, với hình thức sản xuất kinh doanh hộ gia đình là chủ yếu. Đã điều tra về thu nhập của 90 hộ dân trồng Hồi tại xã Hoàng
  54. 46 Văn Thụ, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng sơn. Trong đó nông nghiệp là lĩnh vực chủ yếu, người dân ở đây đã gắn bó lâu đời với cây lúa nước và chăn nuôi gia súc, nên thu nhập của các hộ gia đình chủ yếu là từ nông nghiệp chiếm 66,04%, ngoài ra lâm nghiệp cũng góp phần lớn trong thu nhập chiếm 33,96%. Hình 4.1: Tỷ trọng cơ cấu các ngành kinh tế trong thu nhập năm 2018. Tổng thu nhập Tỷ trọng của nghành Lâm nghiệp 9,14% 7,2% Nông nghiệp 12,2% Hồi Lâm nghiệp Quýt Khác 80,6% Cây khác 34,76% 56,11% Nguồn: Tổng hợp số liệu. Theo biểu đồ tỷ trọng cho thấy cây Hồi chiếm 80,6% trong tổng thu nhập ngành Lâm nghiệp, ở địa phương cây Hồi được chọn là cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế Lâm nghiệp. Năm 2018, diện tích trồng Hồi cuả xã đạt 786,23 ha, chiếm 33,53% diện tích toàn xã. Theo kết quả khảo sát từ các hộ trồng Hồi thì 83%(75 phiếu) số hộ muốn mở rộng diện tích trồng Hồi của gia đình. Nhưng do thiếu vốn và kỹ thuật chăm sóc nên người dân trong xã vẫn chưa phát huy được tối đa tiền năng kinh tế của địa phương. Do người dân đã ý thức được cây Hồi đem lại giá trị kinh tế cao, giúp bà con thoát khỏi đói nghèo. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư để mở rộng và cải thiện chất lượng rừng Hồi để đem lại sản lượng và năng suất cao hơn. 4.2.2. Diện tích và sản lượng Hồi của các hộ điều tra Theo kết quả điều tra, diện tích và sản lượng Hồi của các hộ điều tra qua 3 năm được thể hiện trong bảng 4.4
  55. 47 Bảng 4.4: Diện tích và sản lượng Hồi của các hộ điều tra qua 3 năm (2016 – 2018) 2016 2017 2018 Diện tích (ha) 305 345,5 360,5 Sản lượng (tấn) 176,9 179,66 201,88 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra. Dựa vào bảng số liệu trên, diện tích trồng hồi của các hộ điều tra trên địa bàn có xu hướng tăng đồng đều. Trong 3 năm từ 2016 đến 2019 diện tích tăng lên khá cao từ 305ha tăng lên 360,5ha, tăng lên 55,5ha, tăng 18,19% so với năm 2016. Diện tích tăng theo từng năm là do người dân đã biết khắc phục kinh tế hộ gia đình của mình vào việc trồng hồi. Đã luân chuyển kinh phí từ việc bán hồi sang mua cây giống để tăng thêm diện tích trồng hồi. Sản lượng qua 3 năm cũng tăng dần nhưng tăng chậm, năm 2016 dến năm 2018 sản lượng hồi tăng 24,98 tấn, tăng 14,12% so với năm 2016. Sản lượng tăng chậm là do cây hồi đã già và mang lại năng suất thấp. Một phần do người dân không đầu tư, chưa biết cách chăm sóc và chưa bón phân hợp lý để cải thiện sản lượng hồi hàng năm. Hiện nay, người dân đã chủ động trồng Hồi để phát triển kinh tế, số diện tích hồi mới một trăm phần trăm là giống Hồi thấp cho năng suất cao. *Tình hình sâu bệnh hại đối với cây Hồi trên địa bàn nghiên cứu Cây Hồi thường gặp phải các bệnh như nấm mốc, mối, bọ ánh kim. Cần được phun thuốc và diệt trừ tận gốc ngay từ khi phát hiện nếu không diệt trừ tận gốc các bệnh này thì cây Hồi sẽ bị tụt giảm năng suất theo từng năm và sẽ chết sau vài năm. Nên cần diệt trừ sớm để mang lại hiệu quả tốt cho các hộ nông dân. Kết quả được trình bày trong bảng 4.5.
  56. 48 Bảng 4.5. Tình hình sâu bệnh hại cây Hồi trên địa bàn nghiên cứu Sâu Thời điểm Mức độ Thành phần STT Cách phòng trừ bệnh gây hại gây hại gây hại Bọ Lá cây và Bọ trưởng Phun thuốc trừ Tháng 3-4 1 ánh mầm sinh thành sâu sinh học tháng 5-6 kim trưởng của cây Sâu non VBTUSA Phun thuốc lên Thân cây bị thân cây bằn Tháng 2 Mối đục rỗng dẫn Mối thuốc diệt mối 3-10 đến chết cây nằm trong danh mục cho Phép Cắt bỏ cành Cành bị bệnh hoặc phun một Nấm Tháng và lan sang Nấm số thuốc phòng 3 mốc 6 – 10 các cành khác mốc trừ nấm nằm hoặc cây khác trong danh mục cho phép (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra) * Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của cây Hồi Thời tiết chinh là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây Hồi. Để mang lại năng suất cao cho cây Hồi thì nhiệt độ và độ ẩm khi trồng phải thích hợp. Nhiệt độ quá cao khi trồng và không đủ độ ẩm cây sẽ chết. Phân bón cũng là một trong những nhân tố quan trọng góp phần tạo năng suất cao cho Hồi. Tuy nhiên việc bón phân phải chú ý đến thời gian và liều lượng bón. Trong quá trình chăm sóc và bón phân phải tùy vào từng giai đoạn của cây sao cho liều lượng thích hợp không dư thừa tránh lãng phí và không quá ít không đủ chất dinh dưỡng cho cây phát triển. 4.2.3. Tình hình sản xuất, chế biến các sản phẩm Hồi của các hộ điều tra Xã Hoàng Văn Thụ là xã có diện tích trồng hồi nhiều nhất toàn huyện chiếm tới 55.9% diện tích trồng hồi toàn huyện do ở địa phương đất được phát triển trên đá mẹ Riolit và phiến thạch màu nâu đỏ hoặc đỏ vàng, tầng đất sâu, tỷ lệ mùn cao nên rất thích hợp trồng Hồi. Với diện tích rừng Hồi nói trên, trong
  57. 49 vài năm tới đây cây Hồi đến thời điểm cho thu hoạch thì đây là tiềm năng rất lớn đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con trong xã. Cây Hồi trồng sau 7-8 năm bắt đầu bói quả và sai quả ở độ tuổi 20-60 năm. Với rừng Hồi có năng suất cao nhất có thể đạt 30-40 kg quả khô/cây/năm; trung bình 10-15 kg quả khô/cây/năm. Theo điều tra thực địa người dân họ hái hồi rồi xấy hoặc phơi khô rồi bán sẽ được giá cao hơn bán hồi tươi. Trong những năm trở lại đây sản lượng Hồi đã ổn định dần và tăng lên qua các năm. Tính theo giá thị trường năm 2018 thì 1 kg quả Hồi khô có giá trung bình 70.000đ, thì với sản lượng bình quân 3 năm cuả các hộ trở lại đây đạt 279,22 tấn sẽ đạt 195454 tỷ đồng. 4.2.4. Kết quả sản xuất Hồi trên địa bàn xã Hoàng Văn Thụ năm 2018 4.2.4.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế Đối với các hộ nông dân trồng Hồi trên địa bàn xã chi phí lao động chủ yếu được tận dụng bằng lao động trong gia đình, họ thường có quan niệm lấy công làm lãi. Cây Hồi là cây cho thu hoạch quả từ khi bắt đầu trồng đến 7 năm sau mới cho quả năm đầu tiên. Chi phí cho cây Hồi tương đối rẻ, nhưng thời gian thu hoạch lâu và kéo dài. *Xác định chi phí sản xuất cho 1 ha Hồi Chi phí sản xuất 1 ha hồi của các hộ nông dân được biểu hiện ở bảng sau: Bảng 4.6: Chi phí sản xuất 1 ha Hồi của các hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT Thành tiền 1. Chi phí vật tư Giống Đồng 450.000 Lân Đồng 10.687.500 Đạm Đồng 8.100.000 Kali Đồng 16.200.000 Thuốc BVTV Đồng 150.000 2. Chi phí lao động Đồng 9.000.000 Tổng chi phí Đồng 44.587.500 (Nguồn: Tổng hợp từ điều tra)
  58. 50 Kết quả bảng 4.6 ta nhận thấy tổng chi phí cho sản xuất cho 1 ha Hồi khá cao với tổng cho phí là 44.587.500 nghìn đồng. Chi phí vật tư về giống và phân bón các hộ chênh lệch nhau không đáng kể, phân bón các hộ bón theo tỷ lệ 2,5:2:4,5. Công lao động một số hộ thuê người hái và chăm sóc, chiếm đến 80% trong tổng số 90 hộ điều tra là lấy công làm lãi để giảm chi phí. Xác định hiệu quả sản xuất của cây hồi đối với người sản xuất. Cây Hồi mang lại hiệu quả kinh tế cao vì vậy hầu hết các hộ gia đình trong xã trồng. Bảng dưới đây sẽ phản ánh rõ nét kết quả sản xuất Hồi: Bảng 4.7: Hiệu quả sản xuất 1 ha Hồi của các hộ trong năm 2018 Chỉ tiêu ĐVT Bình Quân Chung Năng suất bình quân Tấn/ha 4.4 Giá bán trung bình Đồng/kg 17.000 Giá trị sản xuất(GO) Đồng 74.800.000 Chi phí trung gian(IC) Đồng 35.137.000 Giá trị tăng thêm(VA) Đồng 39.663.000 Công nhân công Đồng 9.000.000 Lợi nhuận(Pr) Đồng 30.212.500 GO/IC Lần 2,12 Pr/IC Lần 0,85 VA/IC Lần 1,12 (Nguồn: Tổng hợp từ điều tra) Từ bảng 4.7 cho ta thấy hiệu quả kinh tế theo quy mô diện tích của các hộ điều tra tính trên diện tích 1ha đã cho thấy: Giá trị sản xuất của một đơn vị trong một chu kì sản xuất tạo ra được (GO) là: 74.800.000đồng. Các khoản chi phí trung gian bao gồm tiền công, giống, phân bón, vật tư đầu vào (IC) là: 35.137.000đồng. Gía trị gia tăng trong một chu kì sản xuất tạo ra được (VA) là: 39.663.000đồng. Lợi nhuận mà người dân thu lại được trên 1ha diện tích sau khi khai thác (Pr) là: 30.212.500đồng. Vì vậy ta thấy trồng cây hồi đang mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người nông dân, là động lực thúc đẩy các hộ gia đình quyết định mở quy mô sản xuất. Từ bảng 4.7 ta thấy, bình quân một đồng chi phí trung gian tao ra 2,12 đồng giá trị sản xuất, 0,85 đồng lợi nhuận. Những
  59. 51 con số này phản ảnh một hiệu quả kinh tế đạt được khá cao, nhất là trong lâm nghiệp, khi mà hoạt động sản xuất này chịu tác động mạnh mẽ của điều kiện tự nhiên. Vì vậy cây hồi đang là cây lâm nghiệp thế mạnh mang lại hiệu quả kinh tế cao giúp cho người dân tăng thêm thu nhập và cũng qua đó mở rộng thêm diện tích trồng. * So sánh hiệu quả của cây hồi với cây ăn quả Bảng 4.8: Diện tích, năng suất, sản lượng của cây Hồi và cây Quýt năm 2018 (n=90) Năng suất Loại cây Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) (tấn/ha) Cây Hồi 360,5 4,4 1586,2 Cây Quýt 35,08 3,9 136,8 (Nguồn: Tổng hợp từ điều tra) Qua bảng 4.8, ta thấy diện tích trồng Hồi cao hơn diện tích trồng Quýt, gấp 10 lần diện tích trồng Quýt. Năng suất của các hộ được điều tra đối với Hồi là 4,4 tấn/ha, đối với Quýt đạt 3,9 tấn/ha. Sản lượng Hồi đạt 1586.2 tấn, sản lượng quýt đạt 136,8 tấn. Ta xét bảng sau để thấy được chi phí sản xuất 1ha Quýt của các hộ: Bảng 4.9: Chi phí sản xuất 1 ha Quýt của các hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT Thành tiền 1. Chi phí vật tư Giống Đồng 6.000.000 Lân Đồng 4.275.000 Đạm Đồng 4.050.000 Kali Đồng 7.200.000 Thuốc BVTV Đồng 200.000 2. Chi phí lao động Đồng 10.000.000 Tổng chi phí Đồng 31.725.000 (Nguồn: Tổng hợp từ điều tra)
  60. 52 Qua bảng 4.6 ta thấy tổng chi phí trồng 1ha Quýt khá cao. Bên cạnh cây Hồi thì cây Quýt cũng là một cây được người dân địa phương chú trọng sản xuất, vì vậy đánh giá hiệu quả sản xuất Quýt cũng là cần thiết, dưới đây là bảng đánh giá cụ thể hiệu quả sản xuất Quýt của các hộ năm 2018. Bảng 4.10: Hiệu quả sản xuất 1 ha Quýt của các hộ trong năm 2018 Chỉ tiêu ĐVT Bình Quân Chung Năng suất bình quân Tấn/ha 3,9 Giá bán trung bình Đồng/kg 12.000 Giá trị sản xuất(GO) Đồng 46.800.000 Chi phí trung gian(IC) Đồng 21.725.000 Giá trị tăng thêm(VA) Đồng 25.075.000 Công lao động Đồng 10.000.000 Lợi nhuận(Pr) Đồng 15.075.000 GO/IC Lần 2,1 Pr/IC Lần 0,69 VA/IC Lần 1,1 (Nguồn: Tổng hợp từ điều tra) Khí tăng lên 1 đơn vị chi phí trung gian, tổng giá trị sản xuát của các hộ tăng lên 2,1 lần. Sau khi xác định được kết quả sản xuất cho 1ha Hồi và 1ha Quýt của các hộ năm 2018, tiến hành lập bảng so sánh kết quả sản xuất giữa 2 loại cây trồng để thấy được hiệu quả sản xuất của cây Hồi lớn hơn. Trong các hộ tiến hành điều tra họ còn trồng thêm cây ăn quả (cây Quýt). Do vậy nên tiến hành so sánh hiệu quả của câu Hồi với cây Quýt của các hộ. Kết quả của việc so sánh được thể hiện qua bảng 4.11:
  61. 53 Bảng 4.11: So sánh hiệu quả kinh tế cây Hồi với cây ăn quả/1ha/năm Đơn vị Cây trồng Chỉ tiêu So sánh (%) tính Cây Hồi Cây Quýt Năng suất bình quân Tấn/ha 4.4 3,9 112,82 Giá bán trung bình Đồng/kg 17.000 12.000 141,66 Giá trị sản xuất(GO) Đồng 74.800.000 46.800.000 159,82 Chi phí trung gian(IC) Đồng 35.137.000 21.725.000 161,73 Giá trị tăng thêm(VA) Đồng 39.663.000 25.075.000 158,17 Công lao động Đồng 9.000.000 10.000.000 90 Lợi nhuận(Pr) Đồng 30.212.500 15.075.000 200,41 GO/IC Lần 2,12 2,1 100,95 Pr/IC Lần 0,85 0,69 123,18 VA/IC Lần 1,12 1,1 101,81 (Nguồn: Tổng hợp từ điều tra) Qua bảng 4.11 ta thấy tổng giá trị sản xuất của Hồi lớn hơn nhiều so với Quýt. Cụ thể với năng suất trung bình 4,4 tấn/ha và giá bán trung bình là 17.000 đ/kg thì Hồi thu được 74.800.000 đ/ha trong khi đó năng suất Quýt chỉ đạt 3,9 tấn/ha với giá bán trung bình là 12.000 đ/kg và thu được 46.800.000 đ/tấn. Qua đó thấy được tổng giá trị sản xuất của Hồi cao hơn của Quýt là 28.000.000 đ/ha (tương ứng 159,82%). Lợi nhuận của Hồi đạt 30.212.500 đồng/ha trong khi lợi nhuận của Quýt chỉ đạt 15.075.000 đồng/ha, tương ứng với lợi nhuận của Hồi cao hơn Quýt là 15.137.500 đồng/ha (tương ứng 200,41%). Các chỉ tiêu giá trị gia tăng tính cho một đơn vị chi phí trung gian và lợi nhuận tính cho một đơn vi chi phí trung gian của Quýt đều thấp hơn so với Hồi. Tóm lại qua so sánh giữa hai cây trồng trong sản xuất của các hộ điều tra ta thấy Hồi là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với Quýt về cả năng xuất, giá trị sản xuất, lợi nhuận khi thâm canh trên cùng một đơn vị diện tích, cùng điều kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu, mặc dù chi phí đầu tư cho Hồi cao hơn.
  62. 54 4.2.5. Kênh tiêu thụ các sản phẩm Hồi trên địa bàn Đầu ra cho sản phẩm là một vấn đề quan trọng và được người sản xuất quan tâm hàng đầu. Tiêu thụ là khâu quyết định đến nhu nhập của người sản xuất và ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển về diện tích, sản lượng và sự tồn tại lâu bền của cây Hồi. Quả hồi sản xuất ra chủ yếu là bán cho các tư thương tại các xã. Sự trao đổi diễn ra một cách tự do điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả, hiệu quả kinh tế của người sản xuất Hồi và tính bền vững của cây Hồi. Thương buôn sẽ đến nhà những hộ trồng Hồi để thu mua hoặc quả Hồi tươi sẽ được người dân đem trực tiếp bán cho tư thương. Theo kết quả điều tra, quả Hồi tươi của các hộ dân được tiêu thụ theo 2 kênh tiêu thụ sau: Thứ nhất: Các hộ tiêu thụ theo hình thức này là chủ yếu có 90% hộ tiêu thụ theo kênh tiêu thụ thứ nhất này là chủ yếu: Xuất khẩu qua Người sản Thương buôn Thương buôn đường tiểu huyện xuất trong xã nghạch Hình 4.1. Kênh tiêu thụ 1 Ưu điểm: - Tạo việc làm và thu nhập của thương buôn trong huyện tăng. - Tổng thu nhập ngành thương mại - dịch vụ của huyện tăng. Nhược điểm: - Qua nhiều kênh tiêu thụ làm lợi nhuận của người sản xuất Hồi giảm. Thứ hai: Trong 10 % quả hồi tươi được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu qua các quốc gia khác Thương buôn Cơ sở thu Người sản xuất trong huyện mua trong nước Hình 4.2. Kênh tiêu thụ 2 Ưu điểm:
  63. 55 - Tạo việc làm và thu nhập của thương buôn trong huyện tăng. - Tổng thu nhập ngành thương mại - dịch vụ của huyện tăng. - So với kênh tiêu thụ 1 thì khâu tiêu thụ trung gian đã giảm. Nhược điểm: - Vẫn qua khâu trung gian làm cho lợi nhuận của người dân giảm. 4.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong sản xuất và tiêu thụ Hồi tại khu vực nghiên cứu. Thuận lợi Khó khăn Cây hồi là cây đa tác dụng, có thể + Giá cả biến động thường xuyên ứng dụng vào nhiều ngành sản xuất: Hương nên người trồng hồi và kinh doanh gặp rất liệu, dược liệu và công nghệ thực nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ, ảnh phẩm đặc biệt đây là cây công nghiệp lâu hưởng đến tư tưởng muốn thay thế cây năm có khả năng phòng hộ tốt, rất phù hợp trồng khác. với các biện pháp canh tác rừng bền vững. + Công tác cải tạo giống, nghiên + Nhu cầu của thị trường các nước rất cứu các kỹ thuật trồng và phát triển cây lớn, đặc biệt là các nước sứ lạnh. hồi chưa được quan tâm đúng mức, dẫn + Điều kiện khí hậu rất thích hợp với đến năng suất, sản lượng hồi chưa được việc trồng hồi, đem lại giá trị kinh tế cao. nâng cao. + Công tác quy hoạch và vùng trồng hồi chính mới chỉ mang tính định hướng, chưa có kế hoạch thực hiện cụ thể, thiếu tính đồng bộ trong khâu thực hiện quy hoạch. Đặc biệt là xuất hiện nhiều loại cây canh tác không mang tính bền vững nhưng lại có hiệu quả kinh tế cao như bạch đàn, keo, vì vậy diện tích rừng hồi có nguy cơ bị thu hẹp dần. Cơ hội Thách thức
  64. 56 - Tăng cường tuyên truyền quảng bá giới - Mức độ giá của sản phẩm còn phụ thiệu các sản phẩm của cây Hồi tạo cơ hội trao thuộc vào sức tiêu thụ của thị trường đổi kinh nhiệm với các địa phương khác. thương lái Trung Quốc. - Do không tốt nhiều công chăm sóc nên - Sản phẩm Hồi chủ yếu là xuất khẩu những thời gian rảnh còn lại có thể tập trung sang Trung Quốc. Tuy sức mua lớn nhưng vào nông ngiệp để tăng thêm thu nhập. lại thiếu ổn định có năm thương lái thu - Xây dựng các buổi hội thảo để nhằm tìm mua ồ ạt đẩy giá Hồi cao có năm lại tìm ra giải pháp nâng cao phát triển cây Hồi từ cách chèn ép giá. khâu sản xuất đến khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm. 4.4. Giải pháp đề xuất để phát triển mô hình trồng Hồi tại xã Hoàng Văn Thụ, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. 4.4.1. Những khó khăn và tồn tại 4.4.1.1. Về kinh tế *Sản phẩm từ Hồi là sản phẩm nguyên liệu thô Tính đến thời điểm hiện tại 60% sản phẩm từ Hồi của xã là sản phẩm thô xuất khẩu ra thị trường nước ngoài chủ yếu theo hình thức tiểu ngạch sang trung quốc. Trong ngắn hạn , xuất khẩu sản phẩm thô là sự lựa chọn tối ưu nhất cho lợi ích trước mắt của địa phương.Tuy nhiên, xét trong dài hạn xuất khẩu sản phẩm thô với mức giá thấp, giá không ổn định lên xuống thất thường rẻ hơn so với giá trị thực và tiềm năng vốn có của sản phẩm đặc biệt này. Bên cạnh việc chỉ xuất ra thị trường các sản phẩm nguyên liệu thô, hướng phát triển tiến bộ hơn cho cây hồi xã hoàng văn thụ là phải sản xuất ra được sản phẩm cuối cùng. Nguyên nhân của vấn đề trên chủ yếu do sự thiếu thốn trong vấn đề vốn, cơ sở hạ tầng, công nghệ sản xuất, phương thức sản xuất, máy móc và trang thiết bị. *Hình thức xuất khẩu Hồi còn hạn chế Hình thức xuất khẩu chủ yếu là xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu ủy thác. Hình thức xuất khẩu này tạo ra những hạn chế lớn đối với giá trị kinh tế đem lại cho người dân trồng Hồi và kinh doanh Hồi cũng như đối với sự phát triển bền