Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân tại xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

pdf 90 trang thiennha21 22/04/2022 3801
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân tại xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_san_xuat_lua_cua_cac_ho.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân tại xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ BẠCH THỊ THÙY NHUNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LỘC BỔN, HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
  2. Thừa Thiên Huế, 2021
  3. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LỘC BỔN, HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS. Phạm Xuân Hùng Bạch Thị Thùy Nhung Mã sinh viên: 17K4121009 Lớp: K51- KDNN Niên khóa: 2017-2021
  4. Thừa Thiên Huế, 01/2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, nội dung của đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” là kết quả nghiên cứu do chính tôi thực hiện, thông qua sự hướng dẫn khoa học của TS. Phạm Xuân Hùng. Các thông tin và số liệu sử dụng trong đề tài đảm bảo tính trung thực và chính xác, cũng như tuân thủ các quy định về trích dẫn thông tin và tài liệu tham khảo. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả Bạch Thị Thùy Nhung Lời Cảm Ơn Đối với mỗi sinh viên việc làm khóa luận tốt nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi vì đây là cơ hội giúp cho bản thân sinh viên gắn lí luận vào thực tiễn để từ đó đưa ra cái nhìn toàn diện, sâu sắc về chuyên ngành mình học. Đây cũng được coi là bước đi đầu tiên, trang bị kiến thức cho những bước đi sau này.
  5. Đề tài này là kết quả của thời gian thực tập và bốn năm học tập tại trường Đại học Kinh Tế, Đại học Huế. Quá trình nghiên cứu học tập và viết khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể, cá nhân, các thầy cô giáo trong và ngoài trường Kinh Tế. Trước hết tôi xinh trân trọng cảm ơn Quý Thầy, Cô giáo đã dạy tôi trong những năm Đại Học. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Phạm Xuân Hùng đã tận tình truyền đạt kiến thức, trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các cô chú HTX An Nong II và bà con nông dân xã Lộc Bổn đã cung cấp số liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu và viết khóa luận tốt nghiệp. Xin cảm ơn toàn thể bạn bè và gia đình đã luôn động viên, khích lệ và đóng góp những ý kiến quý báu trong quá trình hoàn thành khóa luận này. Do thời gian thực tập có hạn, lần đầu tiếp xúc với thực tế còn nhiều bỡ ngỡ, trình độ bản thân còn nhiều hạn chế nên đề tài này không tránh khỏi những sai sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô giáo. Xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày 18 tháng 1 năm 2021 Sinh viên thực hiện Bạch Thị Thùy Nhung TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Họ và tên: BẠCH THỊ THÙY NHUNG Chuyên ngành: KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
  6. Niên khóa: 2017- 2021 Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM XUÂN HÙNG Tên đề tài “ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LỘC BỔN, HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ” 1. Mục tiêu nghiên cứu 1.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn trong thời gian sắp tới. 1.2. Mục tiêu cụ thể • Hệ thống hoá những vấn đề lí luận và cơ sở thực tiễn về hiệu quả kinh tế. • Đánh giá đúng tiềm năng, thực trạng sản xuất lúa của địa phương giai đoạn 2017- 2019. • Nhận thức được khó khăn, hạn chế đối với sản xuất lúa. • Khẳng định vai trò của cây lúa trong kinh tế hộ nông dân. • Đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã. 2. Thông tin, dữ liệu phục vụ nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã Lộc Bổn. Điều tra điển hình một số hộ sản xuất lúa trên địa bàn xã Lộc Bổn. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu hai thôn sản xuất lúa điển hình của xã là Hòa Mỹ và Thuận Hóa.
  7. Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu hai thôn sản xuất lúa của các hộ ở cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu giai đoạn 2017- 2019. Số liệu sơ cấp sẽ được khảo sát năm 2020. 3. Các phương pháp sử dụng trong phân tích/nghiên cứu • Phương pháp thu tập thông tin, số liệu • Phương pháp xử lý, phân tích số liệu • Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế 4. Kết quả nghiên cứu đạt được Nhằm mục tiêu phân tích, đánh giá thực trạng năng lực đầu tư và hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa trên địa bàn xã Lộc Bổn. Đồng thời nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng quyết định đến năng suất và hiệu quả sản xuất, từ đó nghiên cứu đưa ra những đề xuất và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả từ việc sản xuất. Bằng số liệu thu thập được từ quá trình điều tra nông hộ và số liệu thứ cấp thu thập được từ UBND xã Lộc Bổn và một số nguồn khác, kết hợp với việc sử dụng các biện pháp xử lí và phân tích số liệu em nhận thấy rằng: hoạt động sản xuất lúa tại địa phương mang lại hiệu quả kinh tế tương đối, nó góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân, đồng thời góp phần tận dụng lao động nông nghiệp ở địa phương. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất các hộ còn gặp nhiều khó khăn, nhất là về sâu bệnh, thiên tai, Vì vậy, vấn đề này cần sớm được giải quyết để hoạt động sản xuất lúa mang lại hiệu quả cao cho người nông dân.
  8. MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv DANH MỤC BẢNG BIỂU v ĐƠN VỊ QUY ĐỔI vi PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.Tính cấp thiết của đề tài 1 2.Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1. Mục tiêu chung 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3.Phương pháp nghiên cứu 3 3.1. Phương pháp thu tập thông tin, số liệu 3 3.2. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu 3 3.3. Phương pháp phân tích hiệu quả kỹ thuật 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 4.1.Đối tượng nghiên cứu 4 4.2.Phạm vi nghiên cứu 4 5. Cấu trúc luận văn 5 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA 6 1.1. Cơ sở lí luận 6 1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế 6 1.1.2 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế 7 1.1.3 Một số đặc điểm cây lúa 9 1.1.3.1. Nguồn gốc cây lúa 9 1.1.3.2. Đặc điểm sinh học 9 1.1.3.3.Đặc điểm sinh thái 12
  9. 1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất lúa 14 1.1.4.1. Nhân tố thuộc về tự nhiên 14 1.1.4.2. Yếu tố sinh học 15 1.1.4.3. Yếu tố con người 17 1.1.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 17 1.1.5.1. Chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư các yếu tố sản xuất 17 1.1.5.2. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá kết quả 17 1.1.5.3. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 18 1.2. Cơ sở thực tiễn 19 1.2.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên Thế giới 19 1.2.2 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam 21 1.2.3 Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Thừa Thiên Huế 22 CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LỘC BỔN, HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 24 2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 24 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 24 2.1.1.1. Vị trí địa lý 24 2.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng 24 2.1.1.3. Thời tiết, khí hậu 25 2.1.1.4.Sông ngòi 25 2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 25 2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động 25 2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai 28 2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng 29 2.2. Tình hình sản xuất lúa gạo trên địa bàn xã Lộc Bổn 30 2.3. Tình hình sản xuất lúa của các hộ nông dân điều tra 31 2.3.1 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra 31 2.3.1.1. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ 31 2.3.1.2. Tình hình về trang thiết bị sản xuất của các hộ điều tra 32
  10. 2.3.2 Chi phí, kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất của các hộ điều tra 33 2.3.2.1.Chi phí sản xuất lúa của các hộ điều tra 33 2.3.2.2. Kết quả sản xuất lúa của các hộ điều tra 36 2.3.2.3. Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ điều tra 37 2.4. Các nhân tố tác động đến kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất lúa của các hộ điều tra 39 2.4.1 Ảnh hưởng của quy mô đất đai đến kết quả và hiệu quả của hoạt động sản xuất lúa 39 2.4.2 Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra 42 2.5. Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào chủ yếu đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa 45 2.5.1. Mối quan hệ giữa năng suất và các yếu tố đầu vào 45 2.5.2. Mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất vụ Đông Xuân 47 2.5.3. Mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất vụ Hè Thu 49 2.6. Những thuận lợi và khó khăn của các hộ trong sản xuất lúa 52 CHƯƠNG 3 : ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LỘC BỔN, HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 54 3.1. Định hướng và mục tiêu 54 3.1.1 Định hướng 54 3.1.2 Mục tiêu 54 3.2. Giải pháp 55 3.2.1 Giải pháp về đất đai 55 3.2.2 Giải pháp kỹ thuật 55 3.2.3 Giải pháp khoa học công nghệ 58 3.2.4 Giải pháp về công tác khuyến nông 58 3.2.5 Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng 58 3.2.6 Giải pháp về thị trường 58 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60 1.Kết luận 60
  11. 2. Kiến nghị 61 2.1. Đối với nhà nước 61 2.2. Đối với chính quyền địa phương 61 2.3. Đối với hộ nông dân 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 62 PHỤ LỤC 63 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT KÍ HIỆU DIỄN GIẢI HTX Hợp tác xã UBND Uỷ ban nhân dân HND Hộ nông dân ĐX Đông Xuân HT Hè Thu ĐVT Đơn vị tính NN Nông nghiệp CP Chí Phí LĐ Lao động LĐNN Lao động nông nghiệp BQ Bình quân GO Tổng giá trị sản xuất IC Chi phí trung gian VA Giá trị gia tăng NS Năng xuất ĐBSH Đồng bằng sông Hồng ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
  12. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa nước ta giai đoạn 2017- 2019 21 Bảng 1.2: Tình hình sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2019 23 Bảng 2.1 Tình hình nhân khẩu, lao động tại xã Lộc Bổn giai đoạn 2017 -2019 27 Bảng 2.2: Tình hình sử dụng đất đai tại xã Lộc Bổn năm 2019 28 Bảng 2.3: Tình hình sản xuất lúa xã Lộc Bổn giai đoạn 2017 -2019 30 Bảng 2.4 : Đặc điểm chung của các hộ điều tra 31 Bảng 2.5: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra (BQ/hộ) 33 Bảng 2.6: Chi phí sản xuất bình quân/sào của các hộ điều tra (BQ/sào) 34 Bảng 2.7: Diện tích, năng suất và sản lượng của các hộ điều tra năm 2020 (BQ/hộ) 37 Bảng 2.8 : Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ điều tra (BQ/sào) 38 Bảng 2.9: Ảnh hưởng của quy mô đất đai đến kết quả và hiệu quả của hoạt động sản xuất lúa 41 Bảng 2.10: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra 44
  13. Bảng 2.11: Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào chủ yếu đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa 46 Bảng 2.12: Kết quả ước lượng hàm sản xuất của 40 hộ điều tra 47 Bảng 2.13: Kết quả ước lượng hàm phi hiệu quả kỹ thuật của 40 hộ điều tra 49 Bảng 2.14: Kết quả ước lượng hàm sản xuất của 40 hộ điều tra 50 Bảng 2.15: Kết quả ước lượng hàm phi hiệu quả kỹ thuật của 40 hộ điều tra 50 ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 sào = 500 m2 1 ha = 10.000 m2 = 20 sào PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Tính cấp thiết của đề tài Lúa là cây lương thực quan trọng nhất của nước ta. Trồng lúa là một nghề truyền thống của nhân dân Việt Nam từ rất xa xưa. Kinh nghiệm sản xuất lúa đã hình thành và
  14. phát triển của dân tộc ta. Những tiến bộ khoa học kĩ thuật trong nước và trên thế giới trên lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất lúa đã thúc đẩy mạnh mẽ nghề trồng lúa nước ta vươn lên bắt kịp trình độ tiên tiến của thế giới. Đối với người Việt chúng ta cây lúa không chỉ là một loại lương thực quý mà còn là một biểu tượng trong văn chương ẩn dưới “bát cơm”, “hạt gạo”. Việt Nam một nước có nền nông nghiệp từ ngàn năm nay. Từ một nước thiếu lương thực trầm trọng trong những năm chiến tranh nhưng hiện nay, nền nông nghiệp của nước ta không chỉ sản xuất ra đủ một lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới. Trong đó ngành nông nghiệp lúa nước ở nước ta là một trong những ngành sản xuất lương thực vô cùng quan trọng và đạt được những thành tựu đáng kể, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới. Lúa đã là cây lương thực chủ yếu nuôi sống các thế hệ người Việt cho đến nay. Cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ mà trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa và tinh thần. Trước đây cây lúa hạt gạo chỉ đem lại sự no đủ cho con người, thì ngày nay nó còn có thể làm giàu cho người nông dân và cho cả đất nước nếu chúng ta biết biến nó thành thứ hàng hóa có giá trị. Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước, hạt gạo gắn liền với sự phát triển của dân tộc cho đến nay vẫn là nền kinh tế của cả nước. Cây lúa có đặc tính sinh trưởng và thích ứng tốt trên các điều kiện khí hậu khác nhau nên cây lúa được trồng phổ biến ở nhiều nơi. Xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng là nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi phù hợp cho sự phát triển của cây lúa, cho nên lúa là cây nông nghiệp chính ở đây. Việc sản xuất lúa ở xã Lộc Bổn được xem như một nghề truyền thống, là cây chủ đạo đã có từ bao đời nay, người dân ở đây sống chủ yếu vào nông nghiệp. Trồng lúa không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong gia đình mà còn cung cấp cho thị trường một lượng lớn lúa hàng hóa, là một trong những chìa khóa phát triển, nâng cao đời sống nhân dân. Góp phần tạo công ăn
  15. việc làm cho người dân, tăng hiệu quả sử dụng đất, đem lại thu nhập và tạo điều kiện phát triển kinh tế của xã. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng vẫn còn gặp một số trở ngại, khó khăn nhất định bởi trong khi giá vật tư biến động, chi phí dành cho các dịch vụ thuê ngoài tăng cao thì giá lúa lại không ổn định và có xu hướng giảm, đồng thời vốn sản xuất còn thiếu, trình độ lao động nông nghiệp vẫn còn hạn chế, số lượng lao động nông nghiệp đang giảm dần do chuyển sang các ngành nghề, lĩnh vực khác, bên cạnh đó, đất sản xuất nông nghiệp đang bị nhà nước thu hồi nhằm xây dựng nhà ở, các khu quy hoạch và các công trình khác và một số khó khăn khác như sức khỏe, tuổi tác của lao động nông nghiệp. Chính vì lẽ đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân tại xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2.Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn trong thời gian sắp tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể • Hệ thống hoá những vấn đề lí luận và cơ sở thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất lúa. • Đánh giá đúng tiềm năng, thực trạng sản xuất lúa tại xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2019. • Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa. • Đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã Lộc Bổn trong thời gian tới. •
  16. 3.Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp thu tập thông tin, số liệu • Số liệu thứ cấp: Được thu thập, tổng hợp từ báo cáo tài chính qua 3 năm 2017-2019 của hợp tác xã nông nghiệp An Nong II, UBND xã Lộc Bổn, các báo cáo chuyên đề, bài báo liên quan đến nội dung nghiên cứu được thu thập trên các tạp chí, sách, tài liệu, internet • Số liệu sơ cấp: Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 40 hộ sản xuất lúa trên địa bàn xã thông qua bảng hỏi đã chuẩn bị sẳn. Các thông tin sẽ được thu thập qua phỏng vấn hộ bao gồm: Tên, tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, địa chỉ, nghề nghiệp chính, kinh nghiệm sản xuất, số lao động, số thửa ruộng, diện tích canh tác, diện tích gieo trồng, năng suất sản lượng đầu ra, chi phí sản xuất, có tham gia các buổi tập huấn, khó khăn gặp phải trong quá trình sản xuất, nhu cầu về tín dụng, 3.2. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu • Phương pháp xử lí số liệu: các số liệu thu thập được tổng hợp và xử lí qua phần mềm stata. • Phương pháp thống kê mô tả: là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. • Phương pháp hạch toán: được dùng để tính toán hiệu quả đầu tư sản xuất lúa thông qua sự thu thập số liệu và tính toán xác chỉ số doanh thu và chi phí đã được sử dụng để sản xuất Lúa. • Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: tham khảo ý kiến của các chuyên gia, người am hiểu về lĩnh vực sản xuất lúa như các cán bộ kĩ thuật, các cán bộ khuyến nông 3.3. Phương pháp phân tích hiệu quả kỹ thuật
  17. - Hàm sản xuất Coub Doulas đã được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất đầu ra của từng hộ sản xuất. Mô hình của hàm sản xuất được sử dụng như sau: ln = +ln + - Trong đó: Yi = Năng suất đầu ra Xji = Lượng đầu vào j được sử dụng bởi nông dân i X1 = Lượng giống (kg) X2 = Lượng phân đạm(kg/sào) X3 = Lượng phân NPK (kg/sào) X4 = Lượng phân Kali (kg/sào) X5 = Lượng thuốc BVTV ( 1000đ) X6 = Công lao động ( công) Vi = biến ngẫu nhiên được phân phối độc lập và ngẫu nhiên Ui = không hiệu quả kỹ thuật Trong đó, không hiệu quả sản xuất được xây dựng như sau: Ui = ziδ + wi Zi: bao gồm các biến có thể tác động đến hiệu quả của hộ thứ i, wi là dãy phân phối tự không hiệu quả tự động của yếu tố ui 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã Lộc Bổn. Điều tra điển hình một số hộ sản xuất lúa trên địa bàn xã Lộc Bổn. 4.2. Phạm vi nghiên cứu
  18. Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu hai thôn sản xuất lúa điển hình của xã là Hòa Mỹ và Thuận Hóa. Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu hai thôn sản xuất lúa của các hộ ở cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu giai đoạn 2017- 2019. Số liệu sơ cấp sẽ được khảo sát năm 2020. 5. Cấu trúc luận văn Phần I: Mở đầu Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của hiệu quả kinh tế sản xuất lúa. Chương 2: Đánh giá hiệu quả sản xuất lúa xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 3: Một số định hướng và giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã Lộc Bổn. Phần III: Kết luận và kiến nghị.
  19. PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế Đối với tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế, với các cơ chế quản lý khác nhau thì có các nhiệm vụ mục tiêu hoạt động khác nhau. Nhưng có thể nói rằng, mọi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đều có mục tiêu bao trùm lâu dài là tối đa hóa lợi nhuận. Và để làm được điều đó thì yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp là phải hoạt động có hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của nhà sản xuất, các doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Theo GS.TS Ngô Đình Giao “Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất cho mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”. Theo Mác, đó là việc “tiết kiệm và phân phối một cách hợp lý thời gian lao động sống và lao động vật hóa giữa các ngành” và đó cũng là quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động hay tăng hiệu quả”. Còn theo tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tiến “hiệu quả kinh tế
  20. là một phạm trù hiệu quả khách quan phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định”. Từ những quan điểm trên ta có thể hiểu rằng: “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế quan trọng biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm đạt những mục tiêu đã đề ra”.[1] Khi đề cập đến hiệu quả, các tác giả như Farell (1957), Schultz (1964), Rizzo (1979) và Ellis (1993) đều thống nhất cần phải phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả: hiệu quả kỹ thuật (technical efficency), hiệu quả phân bổ các nguồn lực (allocative efficency) và hiệu quả kinh tế (economic effciency). [2] Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả này thường được phản ánh trong mối quan hệ về các hãng sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm.[2] Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí chi thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra. Vì thế nó còn được gọi là hiệu quả giá (price efficiency). Việc xác định hiệu quả này cũng giống như xác định các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận.[2] Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là hai yếu tố hiện thực và giá trị đều tính đến khi xét việc sử dụng các yếu tố nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt được một trong hai yếu tố là hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bổ mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều
  21. kiện đủ cho đạt hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bố khi đó sản xuất mới đạt được hiệu quả kinh tế.[2] Như vậy, việc đưa ra khái niệm hiệu quả kinh tế thì có rất nhiều quan điểm khác nhau nhưng đều thống nhất ở bản chất của nó. Người sản xuất muốn thu được kết quả thì phải bỏ ra một khoản chi phí (nhân lực, vật lực, vốn ) nhất định nào đó. Tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế là tối đa hóa đầu ra với một lượng đầu vào nhất định và tối thiểu hóa chi phí với một lượng đầu ra nhất định. 1.1.2 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu cuối cùng của các hoạt động kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận. Bản chất khái niệm hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế, gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian. Hay nói cách khác bản chất của hoạt động kinh tế là giá trị gia tăng. Trong đó, việc tiết kiệm chi phí là một trong những biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên tiết kiệm chi phí không có nghĩa là hạn chế chi tiêu mà là sử dụng đồng tiền một cách có hiệu quả nhất. - Thứ nhất: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Công thức được xác định như sau: H=Q/C Trong đó: H: Hiệu quả kinh tế (lần) Q: Kết quả thu được (nghìn đồng, triệu đồng) C: Chi phí bỏ ra (nghìn đồng, triệu đồng)
  22. Phương pháp này phản ánh rỏ nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xem xét được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả. Điều này giúp ta so sánh hiệu quả ở các quy mô khác nhau. - Thứ hai: Hiệu quả kinh tế được tính bằng cách so sánh phần tăng thêm của kết quả thu được và phần tăng thêm của chi phí bỏ ra. Công thức được xác định như sau: H = ∆QC Trong đó: H: hiệu quả kinh tế. ∆Q: phần tăng thêm của kết quả thu được. ∆C: phần chi phí tăng thêm. Phương pháp này dùng để nghiên cứu mức đầu tư trong thâm canh. Nó xác định kết quả thu thêm trên một đơn vị tăng thêm của chi phí. Tuy nhiên, khi sử dụng hai phương pháp trên đều không cho biết qui mô của hiệu quả kinh tế là bao nhiêu. Vì thế mà hiệu quả kinh tế còn xác định bằng chênh lệch giữa kết quả thu được với phần chi phí bỏ ra. Để biết được kết quả, với cách tính này cho ta biết được tổng thu nhập và tổng lợi nhuận là bao nhiêu. Mặc dù vậy cách tính này không cho ta biết cái giá phải trả cho qui mô hiệu quả kinh tế là bao nhiêu và không thể dùng để so sánh hiệu quả đạt được giữa các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất không cùng quy mô. Qua trình bày ở trên ta thấy có nhiều cách để tính hiệu quả kinh tế, mỗi cách tính đều phản ánh một khía cạnh khác nhau. Vì vậy trong quá trình nghiên cứu tùy vào mục đích khác nhau mà chúng ta lựa chọn cách tính sao cho phù hợp và con số cuối cùng phải có ý nghĩa về mặt kinh tế. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay thì hiệu quả là tiêu chí đánh giá quá trình sản xuất của một doanh nghiệp hay một hộ gia đình nào đó. Sản phẩm có chổ đứng vững trên thị trường hay không điều này không chỉ thể hiện ở nội dung chất lượng sản phẩm mà nó còn thể hiện sản phẩm đang ở mức giá nào. Từ thực tế này mà khi đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất ta phải dựa trên cơ sở giá cả thị trường tại thời điểm người
  23. bán quyết định bán. Tuy nhiên khi nghiên cứu động thái của hiệu quả cần phải sử dụng giá cả cố định hoặc giá gốc để so sánh. 1.1.3 Một số đặc điểm cây lúa 1.1.3.1. Nguồn gốc cây lúa Đến nay, có nhiều giả thiết khác nhau về nguồn gốc của cây lúa trên trái đất, nhưng hầu hết đều thừa nhận rằng các loài lúa hoang dại đã xuất hiện từ thời tiền sử của trái đất ( thời Gondwana). Theo công bố của Chang và cs (1984), O.sativa xuất hiện đầu tiên ở dãy Himalaya, Miến Điện, Lào, Việt Nam và Trung Quốc. Từ các trung tâm trên lúa Indica phát tán đến lưu vực sông Hoàng Hà và sông Dương Tử rồi sang Nhật Bản, Triều Tiên và từ đó biến thành chủng Japonica. Lúa được hình thành ở Indonesia và là sản phẩm của quá trình chọn lọc Ở Việt Nam, theo kết quả khảo sát nguồn gen cây lúa những năm gần đây tìm thấy các loài lúa dại mọc nhiều ở vùng Tây Bắc Nam Trung Bộ đồng bằng sông Cửu Long,Tây Nguyên là các loài O.granulata, O.nivara, O.ridleyi, O.rufipogin. Với điều kiện khí hậu nhiệt đới, Việt Nam cũng có thể là cái nôi hình thành cây lúa nước. Từ lâu, cây lúa đã trở thành cây lương thực chủ yếu có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế và xã hội của nước ta. Lúa trồng hiện nay có nguồn gốc từ loài lúa dại. Việc xác định trực tiếp tổ tiên cây lúa trồng ở Châu Á (Oryza sativa) vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Một số tác giả như Đinh Dĩnh, Bùi Huy Đáp, cho rằng: Oryza fatua là loại lúa lại gần nhất và được coi là tổ tiên của lúa trồng hiện nay. 1.1.3.2. Đặc điểm sinh học Sinh trưởng và phát triển của cây lúa phụ thuộc rất nhiều yếu tố, từ điều kiện tự nhiên, tình hình canh tác, phân bón đất đai, mùa vụ gieo trồng, giống và thời gian sinh trưởng của từng giống lúa. Quá trình sinh trưởng của cây lúa có thể chia ra làm hai thời kỳ: Sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực.
  24. - Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng: Ở thời kỳ này cây lúa chủ yếu hình thành và phát triển các cơ quan dinh dưỡng như ra lá, phát triển rễ, đẻ nhánh - Thời kỳ sinh trưởng sinh thực: Là thời kỳ phân hoá, hình thành cơ quan sinh sản bắt đầu từ khi làm đòng đến khi thu hoạch. Bao gồm các quá trình làm đòng, trổ bông, hình thành hạt. Quá trình làm đốt tuy là sinh trưởng dinh dưỡng nhưng lại tiến hành song song với quá trình phân hoá đòng nên nó cũng nằm trong quá trình sinh thực. Thời kỳ này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình hành số bông, tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng hạt lúa. + Quá trình nẩy mầm: Hạt hút nước, độ ẩm trong hạt tăng, hoạt động các men hô hấp và phân giải rõ rệt, một loạt các phản ứng sinh hoá xảy ra, phôi được cung cấp glucoza, axitamin, các tế bào phân chia, lớn lên trục phôi phình to, đẩy mầm khi nẩy mầm, đầu tiên xuất hiện lá bao hình vảy, không có diệp lục. Đồng thời trong quá trình nẩy mầm, từ phôi xuất hiện rễ phôi. Rễ này dài, sau này phát triển thành các lông tơ giúp hạt hút nước trong thời kỳ đầu. + Quá trình phát triển của bộ rễ: Sau khi nẩy mầm rễ lúa phát triển từ phôi là rễ mộng, rễ này chủ yếu có một cái. Rễ mộng xuất hiện rồi dài ra, có thể hình thành lông rễ, rễ mộng hoạt động trong một thời gian ngắn rồi chết đi và được thay thế bằng các lớp rễ phụ được hình thành từ mặt các đốt gốc của cây. Những mắc đầu chỉ ra được trên dưới năm rễ, những mắc sau có thể đạt tới 3-20 rễ. Tập hợp các lớp sẽ tạo thành rễ chùm. + Quá trình phát triển lá: Lá được hình thành từ các mầm lá ở mắc thân, khi hạt nẩy mầm, hình thành các lá đầu tiên là lá bao mầm, lá không hoàn toàn rồi đến lá thật 1,2,3 Các lá phát triển liên tục từ ba lá đầu này, cây lúa đã tự nuôi dưỡng hoàn toàn sống độc lập, lá quang hợp, rễ hút dinh dưỡng. Thông thường trên cây lúa có khoảng 5-6 lá cùng hoạt động, lá già tàn rụi dần để các lá non mới lại tiếp tục. + Quá trình đẻ nhánh: Lúa sau khi bén rễ hồi xanh thì làm đốt, làm đòng. Nhánh lúa hình thành từ các mầm nách ở gốc thân. Quá trình hình thành một nhánh qua bốn giai
  25. đoạn: phân hoá nhánh, hình thành nhánh, nhánh dài trong bọc lá và nhánh xuất hiện. Trong quá trình hình thành nhánh đầu tiên xuất hiện một lá bao hình ống dẹt, rồi xuất hiện các lá của nhánh, nhánh phát triển 3-4 lá có thể tách ra khỏi cây mẹ và sống tự lập. + Quá trình làm đòng: Ở thời kỳ này thân lúa chính thức mới được hình thành, số lóng kéo dài và chiều dài các lóng quyết định chiều cao của cây. Quá trình làm đòng là quá trình phân hoá và hình thành các cơ quan sinh sản, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành năng suất lúa. + Quá trình trổ bông, nở hoa, thụ phấn: Sau khi hoàn thành quá trình làm đòng thì cây lúa trổ ra ngoài do sự phát triển nhanh của lóng trên cùng. Khi cây lúa thoát ra khỏi bẹ lá là quá trình trổ xong. Cùng với quá trình rổ bao phấn trên một bông các hoa ở đầu bông và đầu gié nở trước, các hoa ở gốc bông, các hoa ở gốc bông nở cuối cùng. Khi hoa nở phơi màu, váy cá hút nước trương to lên, đồng thời với áp lực của vòi nhị làm cho vỏ trấu nở ra, hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ, đó là quá trình thụ phấn. Sau quá trình thụ phấn là quá trình thụ tinh và hình thành hạt. Trong điều kiện bình thường hạt phấn rơi xuống đầu nhuỵ, sau 15 phút ống phấn bắt đầu dài ra, các chất trong hạt bắt đầu dồn về ống phấn. Sau thụ tinh là quá trình phát triển phôi và phôi nhũ. + Quá trình chín hạt: Chúng ta có thể chia quá trình chín hạt ra làm ba thời kỳ: chín sữa, chín sáp và chín hoàn toàn. • Chín sữa: Sau phơi màu 6 -7 ngày các chất dự trữ trong hạt ở dạng lỏng, trắng như sữa, hình dạng hạt hoàn thành có màu xanh, trọng lượng hạt tăng nhanh ở thời kỳ này. • Chín sáp: Ở thời kỳ này chất dịch trong hạt dần dần đặc lại, hạt cứng và màu xanh dần chuyển sang màu vàng. • Chín hoàn toàn: Thời kỳ này hạt chắc cứng, màu vàng nhạt và trọng lượng hạt đạt tối đa. • Quá trình lúa chín kéo dài 30-40 ngày tuỳ theo giống, thời vụ. Đây là quá trình quyết định năng suất lúa. •
  26. 1.1.3.3.Đặc điểm sinh thái Ngoài sự tác động của con người thì khí hậu thời tiết là yếu tố quan trọng nhất của điều kiện sinh thái, nó có ảnh hưởng lớn nhất và thường xuyên đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa. + Về nhiệt độ: Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa phụ thuộc rất nhiều về nhiệt độ trong vụ gieo trồng. Nếu thời tiết thuận lợi, nhiệt độ trung bình cao cây lúa đạt được tổng nhiệt cần thiết sẽ ra hoa và chín sớm hơn tức là rút ngắn thời gian sinh trưởng và ngược lại. Để cho cây lúa phát triển tốt thì cần nhiệt độ khác nhau qua các thời kỳ sinh trưởng. • Thời kỳ nẩy mầm: Nhiệt độ thích hợp cho cây lúa nẩy mầm là 30-350C. Nhiệt độ giới hạn thấp nhất là 10-120C và quá cao là trên 400C không có lợi cho quá trình nẩy mầm của lúa. • Thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng: Ở thời kỳ này cây lúa đã bén rễ, hồi xanh. Nhiệt độ thích hợp là 250C-320C. Nhiệt độ dưới 160C quá trình bén rễ, đẻ nhánh, làm đòng không thuận lợi. • Thời kỳ trổ bông làm hạt: Thời kỳ này cây lúa rất nhạy cảm trước sự thay đổi của nhiệt độ. Trong quá trình nở hoa, phơi màu, thụ tinh đòi hỏi nhiệt độ phải ổn định. Nếu gặp nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao đều không có lợi. + Nước: Là thành phần chủ yếu trong cơ thể lúa, là điều kiện để thực hiện quá trình sinh lý trong cây và là điều kiện ngoại cảnh không thể thiếu của cây lúa. Theo Goutchin, để tạo ra một đơn vị thân lá, cây lúa cần 400-450 đơn vị nước, để tạo ra một đơn vị hạt, cây lúa cần 300-350 đơn vị nước. Nhu cầu nước của cây lúa qua các thời kỳ sinh trưởng là khác nhau. • Thời kỳ nẩy mầm: Hạt giống được bảo quản dưới độ ẩm 13%, khi ngâm hạt, hạt hút nước đạt 22% thì có thể hoạt động và nẩy mầm tốt khi độ ẩm của hạt đạt 25-28%.
  27. • Thời kỳ cây con: Trong điều kiện gieo thẳng cây lúa ở giai đoạn cây con không cần nước nhiều, ta chủ động giữ đủ ẩm và cho nước vào ruộng từ từ khi cây được 2-4 lá. • Thời kỳ đẻ nhánh: Ở giai đoạn này chủ động tháo nước sát gốc lúa. Để tạo điều kiện cho cây lúa đẻ nhánh, sau khi cây đẻ nhánh hữu hiệu làm đòng trổ bông ta cần cho nước vào đầy đủ tránh bị khô nước làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây lúa. Để lúa sinh trưởng thuận lợi, đạt năng suất cao cần cung cấp nước đầy đủ. 1.1.3.4. Vị trí và tầm quan trọng của cây lúa Lúa là một trong ba cây lương thực chủ yếu bao gồm lúa mì, ngô và lúa gạo. Có khoảng 40% dân số sử dụng lúa gạo là lương thực chính, 25% sử dụng lúa gạo trên 1/2 khẩu phần lương thực hàng năm. Như vậy, lúa gạo có ảnh tới đời sống ít nhất 65% dân số toàn cầu. Sản xuất lúa gạo tập trung chủ yếu ở các nước Châu Á, một số nước ở Châu Mỹ, Châu Phi và Châu Úc chiếm một phần nhỏ. Trong đó, mức tiêu thụ về lúa gạo của các nước Châu Á là rất cao từ 180-200 Kg/người, còn Châu Mỹ và Châu Âu chỉ 10 kg/người. Sản xuất lúa gạo đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Khoảng 80% trong tổng số 11 triệu hộ nông dân có tham gia sản xuất lúa gạo và chủ yếu dựa vào phương thức canh tác thủ công truyền thống. Trong lúa gạo có đầy đủ các chất dinh dưỡng như các cây lương thực khác, ngoài ra còn có các Vitamin nhóm B và một số thành phần khác. - Về tinh bột: Là nguồn cung cấp chủ yếu Calo. Giá trị nhiệt lượng của lúa là 3594 Calo/g, trong đó hàm lượng amyloza trong hạt quyết định đến độ dẻo của gạo. Hàm lượng amyloza ở lúa gạo Việt Nam thay đổi từ 18 - 45% đặc biệt có giống lên tới 54%. - Prôtêin: Chiếm 6 - 8% thấp hơn so với lúa mỳ và các loại cây khác. Giống lúa có hàm lượng prôtêin cao nhất là 12,84% và thấp nhất là 5,25%. Phần lớn các giống Việt Nam nằm vào khoảng 7-8%. - Lipít: Ở lúa lipít thuộc loại trung bình, phân bố chủ yếu ở lớp vỏ gạo.
  28. - Vitamin: Trong lúa gạo còn có một số vitamin nhóm B như B1, B2, B6 Vitamin B1 là 0,45 mg/100hạt. Từ những đặc điểm của cây lúa và giá trị của nó, lúa gạo được coi là nguồn thực phẩm, dược phẩm có giá trị và được tổ chức dinh dưỡng quốc tế gọi là "Hạt gạo là hạt của sự sống". Với giá trị dinh dưỡng của hạt kết hợp với việc chọn tạo giống có năng suất cao, phẩm chất tốt thì lúa gạo ngoài việc sử dụng hàm lượng lương thực là chủ yếu thì các sản phẩm phụ của lúa còn sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực khác nhau: + Gạo: Có thể dùng làm nguyên vật liệu chế biến các sản phẩm như: kẹo, bánh, sản xuất bia, rượu + Tấm: Sản xuất tinh bột, rượu, phấn mịn và thuốc chữa bệnh. + Cám: Ngoài việc làm thức ăn cho gia súc, trong công nghệ dược còn sản xuất Vitamin B1 chữa bệnh tê phù, dầu cám có thể dùng chữa bệnh, chế tạo xăng, làm xà phòng + Trấu: Sản xuất nấm mem làm thức ăn cho gia súc, làm chất đốt, đóng lót hàng dùng, để độn chuồng làm phân bón có SiO2 cao. + Rơm rạ: Với thành phần xenluloza có thể sản xuất giấy, caton xây dựng, đồ gia dụng, làm thức ăn cho gia súc như trâu, bò, trộn với họ đậu làm thức ăn ủ chua, sản xuất nấm rơm, độn chuồng, làm chất đốt, phân bón 1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất lúa 1.1.4.1. Nhân tố thuộc về tự nhiên Thời tiết khí hậu Khí hậu là yếu tố chủ yếu quyết định đến sự phát triển, hệ thống canh tác và năng xuất lúa. Khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố của cây lúa trên toàn thế giới và có quy luật trên từng vùng rộng lớn. Những tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp Việt Nam thể hiện ở việc ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ, gia tăng dịch bệnh, giảm năng suất cây trồng, nước biển dâng dẫn đến mất diện tích canh tác, xâm nhập
  29. mặn, tiêu thoát nước khó khăn. Bên cạnh đó sự tác động thất thường của thời tiết còn là nguyên nhân gây hại cho cây lúa. Nhiệt độ Nhiệt độ là nhân tố ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt, sự sinh sôi của cây non, còn ảnh hưởng đến quá trình ra hoa kết hạt sớm hay muộn. Cây lúa có xuất xứ từ vùng nhiệt đới nên khí hậu nóng ẩm và một trong những điều kiện thuận lợi cho cây lúa phát triển. Lúa là loại cây ưa nóng, để hoàn thành chu kì sống cây lúa cần một lượng nhiệt nhất định. Lúa sinh trưởng bình thường ở nhiệt độ từ 250C- 280C, nếu nhiệt độ thấp hơn 170C thì cây lúa sẽ sinh trưởng chậm lại, còn nếu nhiệt độ thấp hơn 130C thì cây lúa sẽ không phát triển được và có thể chết. Nhiệt độ từ 280C-350C thì lúa sinh trưởng nhanh nhưng kém chất lượng. Ánh sáng Cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp, hô hấp của cây lúa. Số giờ chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng đến quá trình ra hoa sớm hay muộn của cây lúa. Cường độ ánh sáng thuận lợi cho cây lúa từ 250-400 calo/cm2/ngày. Đất đai Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng và đặc biệt không thể thiếu trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Nhờ có đất đai mà cây lúa tồn tại và cây lúa được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho quá trình trao đổi chất và sự chuyển hóa sinh lý. Ở mỗi vùng khác nhau thì tính chất đất và độ màu mỡ tự nhiên của đất cũng khác nhau. Vì vậy, trong quá trình sản xuất thì cần chú ý đến chế độ canh tác cho phù hợp với ruộng đất nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Nguồn nước Nước ta có mạng lưới sông ngòi, hồ ao dày đặt với lượng nước dồi dào, phong phú có giá trị lớn cho sản xuất nông nghiệp. Nước là yếu tố quan trọng đối với động, thực vật cũng như đối với cây trồng mà đặc biệt là cây lúa nhất là ở thời điểm làm đòng, trổ bông thì nước có vai trò quyết định tới năng xuất sau này. Nước có vai trò hòa tan các
  30. chất dinh dưỡng và vận chuyển chúng trong đất để cung cấp cho cây. Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây hầu hết là chất khoáng nếu không được hòa tan trong nước thì rễ cây sẽ không hút được. Nước góp phần quan trọng trong việc cải tạo đất, tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động phân giải các chất hữu cơ làm tăng độ phì nhiêu cho đất. Nước có tác dụng thau chua rửa mặn tốt, thiếu nước thì cây sẽ giảm năng suất nếu nghiêm trọng hơn thì cây sẽ chết. 1.1.4.2. Yếu tố sinh học Giống Giống có ảnh hưởng quan trọng đến năng xuất nông nghiệp, điều này thể hiện ở chỗ mỗi giống có tiềm năng năng xuất khác nhau. Thông thường các giống địa phương có năng xuất thấp hơn các giống lai ưu thế, chênh lệch năng suất này có thể lên đến 10 -20%. Nhằm tăng hiệu quả sản xuất cho sản xuất nông nghiệp hiện nay công tác lai tạo giống rất được chú trọng. Các nhà khoa học đã nghiên cứu nhận thấy có 2 hướng cải tiến năng suất theo hướng tăng hiệu suất sử dụng năng lượng bức xạ: + Giảm chiều cao cây, tăng số bông/1 đơn vị diện tích + Tăng số hạt và trọng lượng bông hay quả. Hệ số kinh tế tăng đi đôi với tăng khối lượng chất khô tích lũy vào thời kỳ cuối. Phân bón Có 16 loại dương chất cần thiết cho cây trồng. Trong đó 3 nguyên tố do nước và không khí cung cấp (C, H ,O). Mười ba nguyên tố khác do đất đai và phân bón do con người cunng cấp. Phân bón được được chia thành các loại phân sau đây gắn liền và tác động trực tiếp của chúng lên cây trồng. Phân đạm: là chất tạo hình cho cây lúa là thành phần chủ yếu của Protein. Đạm là loại phân quan trọng bởi đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, giúp cây trồng có khả năng tạo ra được chất diệp lục và tinh bột, thiếu đạm cây sinh trưởng còi cọc, trên lá
  31. già xuất hiện màu xanh lợt đến vàng nhạt, bắt đầu từ chóp lá, tiếp đó cây bị chết hoặc rụng. Phân lân: Lân có vai trò quan trọng trong đời sống cây trồng. Lân có trong thành phần của hạt nhân tế bào, rất cần trong việc hình thành các bộ phận mới của cây. Lân tham gia vào thành phần các enzim, các protein, tham gia vào quá trình tổng hợp các axit amin. Lân kích thích sự phát triển của rễ cây, làm cho rễ ăn sâu vào đất và lan rộng ra xung quanh, tạo điều kiện cho cây trồng chịu được hạn và ít đỗ ngã. Lân kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy ra hoa kết quả sớm và nhiều. Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây cối với các yếu tố không thuận lợi: chống rét, chống hạn, chịu độ chua của đất, chống một số loại sâu bệnh hại Phân Kali: Kaki có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hóa năng lượng trong quá trình đồng hóa các chất dinh dưỡng của cây. Kali làm tăng phẩm chất nông sản và góp phần làm tăng năng suất của cây trồng, tăng hàm lượng bột và tăng khả năng bảo quản của hạt Phân NPK: Loại phân NPK là loại phân chuyên cung cấp cho cây trồng 3 nguyên tố dinh dưỡng kết hợp N( đạm), P(lân), K(kali). Phân tổng hợp NPK có nhiều ưu điểm, do mỗi thành phần dinh dưỡng đượcc bao bọc bởi một lớp phụ gia đặc biệt nên quá trình hòa tan chậm, dinh dưỡng trong phân được giải phóng dần nên hiệu quả sử dụng phân cao (70-80%), thời gian sử dụng phân dài(35-40 ngày sau bón). Hơn nữa ưu điểm của NPK là rất tiện lợi khi sử dụng, góp phần làm giàu chi phí sản xuất, do đã được tính toán liều lượng phân tùy theo từng loại cây, tùy theo giai đoạn sinh trưởng- phát triển của cây trồng nên đảm bảo được năng suất, chất lượng cây trồng. 1.1.4.3. Yếu tố con người Tập quán canh tác của người dân
  32. Cây lúa là cây lương thực có truyền thống từ xa xưa. Trải qua nhiều năm sản xuất người dân đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm trồng những loại cây nào là phù hợp, trồng trên loại đất nào và thời kì gieo trồng như thế nào là phù hợp. Đây là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới năng xuất và sản lượng cây lúa. Nếu tập quán canh tác lạc hậu sẽ hạn chế đến quy mô sản xuất, hạn chế mức đầu tư và hạn chế việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào trong quá trình sản xuất làm cho năng suất cây trồng giảm, hiệu quả thấp. Trình độ của nông dân Trình độ cũng là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng của cây trồng. Nếu trình độ của người nông dân thấp, không có kinh nghiệm trong sản xuất sẽ hạn chế khả năng tiếp cận và áp dụng khoa học kĩ thuật vào trong quá trình sản xuất. Khả năng áp dụng khoa học kĩ thuật Việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất có tác động rất lớn đến khả năng sản xuất và sản lượng cây trồng. Nếu người dân biết tiếp cận tốt và áp dụng khoa học kĩ thuật vào trong hoạt động sản xuất thì sẽ làm cho hoạt động sản xuất có hiệu quả hơn, năng suất cao hơn và chất lượng tốt hơn. 1.1.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 1.1.5.1. Chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư các yếu tố sản xuất • Chi phí đầu tư phân bón/sào (số lượng:kg/sào, giá trị:1000đ) • Chi phí giống/sào (số lượng:kg/sào, giá trị:1000đ) • Chi phí thuốc BVTV/sào (gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ .số lượng: chai/sào, giá trị:1000đ) • Chi phí khác/sào (bao gồm chi phí thuê ngoài/sào, chi phí thủy lợi, chi phí làm đất, chi phí tuốt lúa đơn vị tính:1000đ) 1.1.5.2. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá kết quả
  33. -Tổng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích (GO): Toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được sản xuất ra trong nông nghiệp trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. GO = Qi * Pi Trong đó: Qi: lượng sản phẩm i được sản xuất ra. Pi: giá của sản phẩm loại i. - Chi phí trung gian trên một đơn vị diện tích (IC): bao gồm những khoản chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là chi phí thuê ngoài và mua ngoài. IC= Chi phí dịch vụ + chi phí khác - Giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích (VA): Phản ánh phần thu thêm so với chi phí trung gian của hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó. VA = GO – IC Trong đó: GO: tổng giá trị sản xuất IC: chi phí trung gian 1.1.5.3. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - Năng suất lúa (N): Phản ánh trung bình một năm thu được bao nhiêu kg lúa trên một đơn vị diện tích gieo trồng. N = Q/S Trong đó: Q: Tổng sản lượng lúa trong năm S: Diện tích gieo trồng lúa
  34. - Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí trung gian được đầu tư vào quá trình sản xuất lúa thì tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. Nếu tỷ số này càng cao thì sản xuất càng có hiệu quả. - Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): Theo chỉ tiêu này thì cứ một đồng chi phí trung gian được bỏ vào quá trình sản xuất lúa thì tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. Tỷ trọng này càng lớn thì hiệu quả sản xuất lúa càng cao. -Thu nhập hỗn hợp trên tổng cho phí (MI/TC): Phản ánh cứ một đồng chi phí tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp. - Giá trị tăng thêm trên giá trị sản xuất (VA/GO): chỉ tiêu này cho biết việc bỏ ra một đồng giá trị sản xuất sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên Thế giới Trên thế giới, lúa chiếm một vị trí quan trọng, đặc biệt ở khu vực Châu Á. Ở Châu Á, lúa là món ăn chính giống như bắp của dân Nam Mỹ, hạt kê của dân Châu Phi hoặc lúa mì của dân Châu Âu và Bắc Mỹ. Thống kê của tổ chức lương thực thế giới (FAO, 2015) cho thấy, có 114 nước trồng lúa, trong đó 18 nước có diện tích trồng lúa trên trên 1 triệu ha tập trung ở Châu Á, bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Vệt Nam, Myanmar 31 nước có diện tích trồng lúa trong khoảng 100.000ha - 1.000.000 ha. Trong đó có 27 nước có năng suất trên 5 tấn/ha đứng đầu là Ai Cập (9.7 tấn/ha), Úc (9.5 tấn/ha) El Salvador (7.9 tấn/ha). Diện tích trồng lúa ở Châu Á dẫn đầu về thế giới, nhưng năng suất lúa không cao. Từ năm 1990 đến nay, năng suất lúa thế giới vẫn liên tục tăng và trung bình đạt 4,38 tấn/ha năm 2010. Mặc dù năng suất lúa của các nước Châu Á còn thấp nhưng do có diện tích sản xuất lớn nên Châu Á vẫn là khu vực đóng góp lúa gạo chủ yếu và quan trọng trên thế giới. Thống kê của tổ chức lương thực thế giới (FAO,2008) còn cho thấy, diện tích trồng lúa trên thế giới đã gia tăng rõ rệt từ năm 1961 đến 1980. Trong vòng 19 năm đó, diện
  35. tích trồng lúa trên thế giới tăng bình quân 1,53 riệu ha/năm. Từ năm 1980, diện tích lúa tăng chậm và đạt cao nhất vào năm 1999 (156,8 triệu ha) với tốc độ tăng chậm với tốc độ tăng trưởng bình quân 630.000 ha/năm. Từ năm 2000 trở đi diện tích trồng lúa thế giới có nhiều biến động và có xu hướng giảm dần, đến năm 2005 còn ở mức 155,1 triệu ha.Từ năm 2005 đến 2008 diện tích lúa gia tăng liên tục đạt 159,0 triệụ ha cao nhất kể từ năm 1995 tới nay. Ở Ấn Độ, một nước sản xuất gạo lọt top 4 thế giới, ước tính chính thức lần thứ 2 cho sản xuất lúa gạo tại Ấn Độ vừa được công bố giữa tháng 2 năm 2017, cho thấy sản lượng vụ chính năm 2016 của nước này tăng 5% lên 144 triệu tấn lúa, tương đương 96 triệu tấn gạo, cao hơn 3,2 triệu tấn so với dự báo chính thức trước đó, chủ yếu nhờ mùa mưa diễn biến thuận lợi. Theo các nhà chức trách Ấn Độ, kết quả sản xuất rất tích cực của vụ chính đã giúp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của sản lượng lúa vụ hai suy giảm 1,2%. Nguyên nhân chính là do nguồn cung nước hạn chế tại các bang miền Nam, tác động tiêu cực tới cả các khu vực sản xuất được thủy lợi hóa trong năm thứ 3 liên tiếp. Theo đó, nhìn chung, Ấn Độ dự báo tổng sản lượng lúa năm 2016 là 163,3 triệu tấn, tương đương 108,9 triệu tấn gạo, tăng 4% so với năm 2015 và cao hơn 1,8 triệu tấn so với dự báo của FAO hồi tháng 12/2016. FAO cũng đưa ra dự báo sản lượng lúa của nước này đạt 165,3 triệu tấn, tương đươnB g 110,2 triệu tấn gạo năm 2017, cao hơn 1,2% so với mức sản lượng năm 2016. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để đưa ra dự báo cho vụ sản xuất sắp tới do yếu tố chính là mùa mưa tại khu vực Tây Nam nước này. Thái Lan, với nền sản xuất lúa gạo lâu đời và là một nước xuất khẩu gạo hầu như không gián đoạn suốt gần 2 thế kỷ, không phải ngẫu nhiên mà Thái Lan đứng đầu thế giới một thời gian dài về giá trị xuất khẩu lúa gạo. Các nhà chức trách Thái Lan cho biết nguồn cung nước dồi dào cho hệ thống thủy lợi vào vụ hai của niên vụ 2016/17 từ đầu tháng 4 đã đưa diện tích thủy lợi hóa đạt 1,2 triệu ha, có với chỉ 510.000 ha kế hoạch được phê duyệt cho vụ hai và tăng 560.000 ha so với cùng kỳ năm ngoái, khi hoạt động sản xuất bị tác động nặng nề bởi tình trạng thiếu nước. Sự cải thiện nhanh chóng này là
  36. nhờ các biện pháp chính sách của chính phủ Thái Lan khuyến khích nông dân chuyển sang các cây trồng khác, và các nhà chức trách cũng khuyến cáo nông dân hạn chế gieo trồng lúa vụ 3, vốn thường bắt đầu sau khi thu hoạch lúa gieo trồng hồi tháng 4 chuẩn bị kết thúc. Xét đến sự tiến triển này về cơ sở hạ tầng sản xuất lúa gạo Thái Lan, FAO nâng dự báo sản xuất lúa của Thái Lan thêm 1,5 triệu tấn lên 32,6 triệu tấn, tương đương 21,6 triệu tấn lúa, tức tăng 14% so với sản lượng năm 2015. Mức tăng này phản ánh sản lượng tăng cả ở vụ chính và vụ hai nhờ điều kiện sản xuất thuận lợi được duy trì. Về triển vọng sản xuất năm 2017, FAO dự báo sản xuất lúa tại Thái Lan sẽ tăng 700.000 tấn so với năm 2016 lên 33,3 triệu tấn, tương đương 22 triệu tấn gạo. FAO dự báo sản xuất lúa gạo Thái Lan tăng là do nông dân tại nước này tiếp tục lựa chọn trồng lúa thay vì các cây trồng khác, dù chính phủ nước này đã hạ mục tiêu sản xuất lúa từ 27 triệu tấn xuống 25 – 26 triệu tấn trong năm 2016. Giá lúa tại Thái Lan đang gặp áp lực lớn do sự phục hồi sản lượng, dù chính phủ nước này đã triển khai chương trình thế chấp lúa gạo tại chỗ đối với 3 triệu tấn lúa và tạo động lực cho các trung gian thương mại dự trữ các nguồn lúa thu hoạch vụ chính. Đến tháng 2/2017, giá lúa cổng trại giảm 6 – 14% so với cùng kỳ năm 2016, ở mức 7.400 – 10.900 Baht/kg, tương đương 214 – 317 USD/tấn. Giá lúa giảm mạnh cũng gây áp lực lên giá các ngũ cốc thay thế. Trong trường hợp này là ngô, khi chính phủ Thái Lan liên tục kêu gọi nông dân chuyển từ trồng lúa sang trồng ngô. 1.2.2 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam Về phía Việt Nam, vẫn luôn đứng trong top 3 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Xuất phát điểm là một nước nông nghiệp, cây lúa là cây trồng chính và lâu đời, cây lúa được phân bố khắp mọi miền của đất nước từ Bắc vào Nam, là một trong những nước có điều kiện khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa. Hơn 70 % dân số Việt nam sống bằng nghề trồng lúa, nhân dân ta rất cần cù, sáng tạo và giàu kinh nghiệm trong nghề trồng lúa nước, được kế thừa những kinh nghiệm của cha ông và đúc rút nhiều thành công trong công tác chăm sóc và gieo trồng. Theo ước tính chính thức mới nhất,
  37. sản lượng lúa của Việt Nam năm 2019 đạt 43,45 triệu tấn, tương đương 28,3 triệu tấn gạo, giảm 1.4 % so với năm 2018. Nguyên nhân là do thiếu nước, xâm mặn nghiêm trọng và bão làm giảm năng suất trung bình. Nông dân Việt Nam hiện đang thời gian cao điểm sản xuất vụ chính đông xuân. Đến giữa tháng 3/2020, hoạt động sản xuất vụ lúa đầu tiên và lớn nhất trong 3 vụ được báo cáo là phục hồi so với hoạt động sản xuất hồi năm ngoái, đạt diện tích gieo trồng 3,04 triệu ha. Tại ĐBSCL, khu vực sản xuất chiếm một nửa sản lượng vụ đông xuân, vấn đề xâm mặn vẫn còn tác động và mưa đến trễ được cho là có thể làm giảm năng suất. Năm 2019, nguồn nước không đủ cho hệ thống thủy lợi và tình trạng xâm mặn đã làm giảm 10% năng suất trung bình vụ chính tại ĐBSCL xuống còn 6,4 tấn/ha. Kết quả thu hoạch sớm cho thấy thậm chí năng suất còn có thể giảm thấp hơn trong năm nay. Tình hình sản xuất tại ĐBSH tốt hơn nhờ thời tiết tốt. Hiện khu vực ĐBSCL đang chuẩn bị xuống giống vụ hè thu. Tuy vậy, sự tụt giảm sản lượng trong vụ đầu bị trễ có thể duy trì mức giá lúa ở mức cao. Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa nước ta giai đoạn 2017- 2019 2018/2017 2019/2018 Chỉ Tiêu ĐVT 2017 2018 2019 +/- (%) +/- (%) Diện Tích Nghìn ha 7705,2 7570,4 7470,1 -134,8 -1,74 -100,3 -1,32 Năng suất tạ/ha 55,5 58,1 58,2 +2,6 +4,68 +0,1 +0,11 Sản lượng Nghìn tấn 42738,9 44046,5 43450 +1306,6 +3,05 -596,5 -1,35 (Nguồn: Niên giám thống kê 2019) Qua số liệu thực tế, diện tích sản xuất lúa của nước ta qua 3 năm giảm xuống. Từ 7705,2 nghìn ha (năm 2017) giảm xuống 7470,1 nghìn ha (năm 2019), tức giảm 235,1 nghìn ha so với năm 2017, giảm 100,3 nghìn ha so với năm 2018 tướng ứng giảm 1,32 %. Tuy vậy năng suất lại tăng từ 55,5 tạ/ha (năm 2017) lên 58,1 tạ/ha (năm 2018). Đến năm 2019, năng suất lúa bị chững lại chỉ tăng từ 58,1 tạ/ha (năm 2018) lên chỉ 58,2 tạ/ha (năm 2019) tức tăng 0,1 tạ/ha tương ứng tăng 0,01 %. Sản lượng lúa lúc tăng lúc giảm qua 3 năm không ổn định trong khi diện tích giảm dần qua từng năm. Sản lượng năm
  38. 2018 đạt 44046,5 nghìn tấn tăng 1306,6 nghìn tấn so với năm 2017 là 42738,9 nghìn tấn. Năm 2019 đạt 43450 nghìn tấn nhưng giảm 596,5 nghìn tấn so với năm 2018 tương ứng giảm 1,35%. Có thể nhận thấy được lí do giảm diện tích gieo trồng bởi vì có sự vào cuộc của chính phủ về việc đẩy mạnh cơ cấu tỷ trọng các ngành nghề dịch vụ, công nghiệp trong cơ cấu tỷ trọng chung và giảm cơ cấu tỷ trọng của ngành nông nghiệp khiến đất đai nông nghiệp bị thu hồi chuyển thành đất sản xuất công nghiệp, phục vụ cho các ngành công nghiệp dịch vụ công nghệ cao đang ngày càng xâm nhập khiến kinh tế Việt Nam phát triển nhanh như vũ bão hiện nay. Nhìn chung ngành sản xuất nông nghiệp Việt Nam có được kết quả như vậy là nhờ việc thực hiện các chủ trương chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước, thực hiện việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mà đặc biệt là khoa học về di truyền giống lúa có vai trò rất to lớn. Bộ giống lúa thường xuyên được chọn lọc lai tạo, giữ gìn và bỗ sung, thay thế nhằm để bảo tồn những giống quý, có năng suất cao, phẩm chất tốt và phù hợp với từng điều kiện tự nhiên khác nhau bởi những giống lúa khác nhau, loại bỏ những giống kém chất lượng, hiệu quả kinh tế thấp, đồng thời tích lũy và tái tạo, phát triển những bộ giống có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu được với từng điều kiện bất lợi của môi trường. Trên cơ sở đó dự báo Việt Nam có khả năng xuất khẩu đến 4,5 triệu tấn gạo năm 2020. 1.2.3 Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Thừa Thiên Huế Thừa Thiên Huế là một Tỉnh nằm ở duyên hải miền Trung, tuy phải chịu nhiều trận lũ lụt, hạn hán nhưng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh không vì thế mà giảm đi, sản xuất nông nghiệp vẫn được chú trọng dù đang tiến hành quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với đất nước. Nhìn chung trong 3 năm trở lại đây, tình hình sản xuất lúa của tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều biến đổi. Bảng 1.2: Tình hình sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 - 2019 2019/2017
  39. Chỉ tiêu 2017 2018 2019 +/- % Diện tích (nghìn ha) 54,9 54,7 54,8 -0,1 99,8 Năng suất (tạ/ha) 59,6 61,1 59,6 0 100 Sản lượng ( nghìn tấn) 327,4 334,4 326,4 -1 99,7 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Qua bảng số liệu 1.2 ta thấy năng suất lúa ở Thừa Thiên Huế khá cao. Đỉnh điểm là năm 2018 năng suất đạt đến 61,1 tạ/ha, tăng 1,5 tạ/ha, tăng 2,5% so với năm 2018, sản lượng cả năm đạt đến 334,4 nghìn tấn, tăng 2,1% so với 2018. Tỉnh Thừa Thiên Huế có mục tiêu đến năm 2025 phải ổn định diện tích gieo trồng lúa nước khoảng 51.000 – 52.000 ha/năm, năng suất lúa bình quân đạt trên 60 tạ/ha, diện tích lúa chất lượng cao đạt 17.000 ha, tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận đạt trên 98% diện tích gieo cấy, diện tích cánh đồng lúa mẫu lớn có liên kết trong tiêu thụ khoảng 5.500 ha . Tuy mỗi năm phải chịu nhiều trận lũ lụt lớn, nhưng người dân Thừa Thiên Huế đã biết vượt qua khó khăn, tìm tòi các biện pháp khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng lúa gạo sản xuất ra. Bên cạnh đó được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, Tỉnh, chính sách của Nhà nước mà sản xuất lúa của tỉnh Thừa Thiên Huế có được kết quả như hiện nay.
  40. CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LỘC BỔN, HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Lộc Bổn là một xã ở đồng bằng bán sơn địa cách thị trấn Phú Lộc 18km về phía nam và cách thành phố Huế 20km về phía Bắc. Có tọa độ địa lý từ 16017’ đến 16023’ vĩ độ Bắc và từ 107041’ đến 107047’ kinh độ Đông. Địa giới hành chính của xã như sau: - Phía Đông giáp xã Lộc Sơn, xã Lộc An huyện Phú Lộc - Phía Tây giáp thị xã Hương Thủy - Phía Nam giáp xã Xuân Lộc, huyện Phú Lộc và xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy - Phía Bắc giáp với xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy Giao thông có hai trục chính là đường sắt xuyên qua và có đường Quốc lộ 1A đi qua, hiện tại nằm tiếp giáp với thị xã Hương Thủy và thị xã Lộc Sơn trong tương lai, do đố tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán trên thị trường ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam nhằm phát triển KT-XH theo hướng mở cửa bên ngoài. Tổng diện tích đất của xã là 3.273,23 (ha) Địa bàn được phân bố thành 9 thôn dân cư, bao gồm: thôn Hòa Vang 1, thôn Hòa Vang 2, thôn Hòa Vang 3, thôn Hòa Vang 4, thôn Bình An, thôn Hòa Mỹ, thôn Thuận Hóa, thôn Dương Lộc, thôn Hòa Lộc và 2 HTX nông nghiệp. 2.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng Địa hình là một trong những yếu tố tự nhiên cơ bản gây ra sự phân hóa khí hậu và từ đó ảnh hưởng đến sự phân bố cơ cấu cây trồng. Lộc Bổn là xã đồng bằng bán sơn địa được phân bố thành 3 vùng: • Phía Tây là vùng đồi núi có độ dốc thoải nên phù hợp để phát triển trồng rừng.
  41. • Phía Đông là vùng thấp trũng phù hợp để trồng lúa nước 2 vụ và nuôi cá nước ngọt. • Trung tâm là khu vực có địa hình khá bằng phẳng, có Quốc lộ 1A tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát triển cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm), phát triển nền kinh tế và các khu dân cư, có đủ diện tích để phát triển theo xu thế đô thị hóa. Ngoài ra, ở vị trí trung tâm còn có con sông Nong bắt nguồn từ vùng đồi núi thấp đi qua và đỗ về con sông Đại Giang. Đất đai là thành phần quan trọng trong môi tường sống, là địa bàn phân bố của các khu dân cư, an ninh quốc phòng là nơi xây dựng các cơ sở kinh tế - văn hóa xã hội. Là một trong những nguồn tài nguyên quý giá và đất đai cũng là nguồn tài nguyên có hạn, nếu tăng việc sử dụng đất vào mụch đích này thì giảm diện tích đất sử dụng vào mụch đích khác. Việc sử dụng đất lãng phí, không hiệu quả hủy hoại đất đai cũng như tốc độ gia tăng về dân số đặc biệt ở các khu vực nơi tập trung dân cư đông đúc khiến cho đất đai ngày càng bị lấn chiếm và trở nên khan hiếm. 2.1.1.3. Thời tiết, khí hậu Là xã nằm trong tỉnh thuộc vùng duyên hải miền trung nên mang đặc tính khí hậu của vùng nhiệt đới, gió mùa, là nơi tiếp giáp giữa 2 vùng Bắc- Nam nên chịu ảnh hưởng của khí hậu cả 2 miền. Có khí hậu khắc nghiêt, khí hậu trong năm chia 2 mùa nắng, mưa rõ rệt: mùa nắng bắt đầu từ tháng 03 kéo dài đến tháng 07, còn mùa mưa bắt đầu từ tháng 08 đến tháng 02 năm sau. Nhiệt độ: Nhiệt độ thấp khoảng từ 100C -190C, nhiệt độ trung bình khoảng từ 200C -300C, nhiệt độ cao khoảng từ 310C-380C. Độ ẩm không khí trung bình là 82%, độ ẩm tuyệt đối là 15% tính chất của các dòng không khí khác nhau trong các mùa đã tạo nên thời kì khô và ẩm khác nhau, mùa đông có độ ẩm lớn và có nhiều mưa nhất. Lượng mưa: Do bị ảnh hưởng của dãy núi Phú Gia, Ca Tong, Phước Tượng nên ở đây có lượng mưa tương đối cao, lượng mưa trung bình năm trong khoảng từ 2800-
  42. 3400mm/năm. Tuy nhiên, lượng mưa ở đây phân bố không đồng đều tập trung chủ yếu từ tháng 08-11 nên dễ gây ra các thiên tai như: bão, lũ lụt, sạc lỡ, 2.1.1.4.Sông ngòi Hệ thống sông chính là sông Nong. Vì bà con nông dân sử dụng nước tưới cho nông nghiệp chủ yếu từ nguồn nước sông này nên vào mùa khô nắng gắt làm cho tình trạng thiếu hụt nước xảy ra. 2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động Dân số và lao động là một trong những điều kiện cơ bản và quan trọng của mọi quá trình sản xuất. Đặc biệt, với những điểm sản xuất nông nghiệp thì lao động là yếu tố không thể thiếu để tiến hành sản xuất. Nó ảnh hưởng đến biện pháp canh tác cũng như kết quả thu được. Trong những năm qua dân số và lao động trên địa bàn xã có nhiều thay đổi điều đó thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.1 Tình hình nhân khẩu, lao động tại xã Lộc Bổn giai đoạn 2017 - 2019 Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 +/- % +/- % I.Tổng số hộ Hộ 2763 2879 3017 116 4,20 138 4,79 1.Hộ nông Hộ 1969 1977 1929 8 0,41 -48 -2,43 nghiệp 2.Hộ phi Hộ 794 902 1088 108 13,95 186 20,6 nông nghiệp II.Tổng Người 10234 10928 11328 694 6,78 400 3,66 nhân khẩu III.Tổng lao Lao 6459 7142 7521 683 10,57 379 5,31
  43. động động 1.Lao động Lao 4789 5070 4937 281 5,87 -133 -2,69 nông nghiệp dộng 2.Lao động Lao 1670 2072 2584 402 24,07 512 24,7 phi nông dộng nghiệp ( Nguồn: UBND xã Lộc Bổn) 2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai Đất đai là yếu tố hết sức quan trọng không thể thiếu được trong sản xuất nông nghiệp. Tính chất của đất đai quyết định lớn đến năng suất cây trồng. Dưới đây là thực trạng quản lí và sử dụng đất đai trên địa bàn xã Lộc Bổn. Bảng 2.2: Tình hình sử dụng đất đai tại xã Lộc Bổn năm 2019 Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1. Tổng diện tích đất nông nghiệp 2413,72 73,77 A.Đất sản xuất nông nghiệp 708,45 29,35 Đất trồng cây hằng năm 514,51 72,62 • Đất trồng lúa nước 467,6 90,88 • Đất trồng cây hằng năm khác 46,91 9,12 Đất trồng cây lâu năm 193,94 27,38 B. Đất lâm nghiệp 1640,77 67,98 C. Đất nuôi trồng thủy sản 46,5 1,93 D. Đất nông nghiệp khác 18 0,74 Đất phi nông nghiệp 842,39 25,74
  44. Đất ở 302,41 35,90 Đất chuyên dùng 269,54 32 Đất phi nông nghiệp khác 270,44 32,10 Đất chưa sử dụng 16,12 0,49 Tổng diện tích đất tự nhiên 3272,23 100 (Nguồn: UBND xã Lộc Bổn) Lộc Bổn là một xã thuần nông nên diện tích đất nông nghiệp là chủ yếu với diện tích 2413,72 ha, chiếm 73,77% trong tổng diện tích đất tự nhiên (3272,23 ha). Tiếp đến là đất phi nông nghiệp với 842,39 ha chiếm tỉ lệ 25,74%. Chỉ còn một phần nhỏ diện tích đất chưa được sử dụng là 16,12 ha chiến tỉ lệ 0,49%. Từ các con số trên cho thấy xã đã sử dụng nguồn tài nguyên đất một cách hợp lí, hạn chế được sự lãng phí. Đối với đất nông nghiệp, diện tích đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp (trồng lúa, cây hằng năm, cây lâu năm) chiếm tỉ trọng lớn với diện tích 708,45 ha tương đương 29,35%, đất lâm nghiệp chiếm 1640,77 ha tương đương 67,98%. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản chiếm một phần nhỏ 46,5 ha tương đđương1,93 %. Bên cạnh đó diện tích đất nông nghiệp khác chiếm một tỉ lệ nhỏ 18 ha tương đương 0,74%. Đất phi nông nghiệp phân lớn diện tích đất là đất ở chiếm 302,42 ha tương đương 35,90% , tiếp theo là đất phi nông nghiệp sử dụng cho các mụch đích khác chiếm 270,44 ha tương đương 32,10%. Đất chuyên dùng chiếm 269,54 ha tương đương 32%. 2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng Giáo dục: Toàn xã có 6 trường học. Trong đó có 3 trường mầm non có 01 trường đạt chuẩn quốc gia, có 2 trường tiểu học trong đó có 01 trường đạt chuẩn quốc gia, 01 trường đã kiểm tra và chờ công nhận và 1 trường THCS. Giao thông: Xã Lộc Bổn có hệ thống giao thông đi lại, vận chuyển hàng hóa phát triển mạnh thuận lợi cho việc di chuyển qua lại giữa các vùng, hệ thống giao thông ngày càng được bê tông hóa, kiên cố đảm bảo cho việc đi lại của nhân dân tạo điều kiện phát triển kinh tế- xã hội, hằng năm UBND xã Lộc Bổn bố trí, huy động nguồn kinh phí để
  45. nâng cấp, tu sửa các tuyến đường lớn nhỏ trong xã nhằm đảm bảo việc đi lại vào mùa mưa lũ được thuận lợi không bị ngập úng, hư hỏng. Đường quốc lộ 1A chạy qua trung tâm xã, có tổng chiều dài 2km. Tổng số tuyến đường giao thông trong xã là 122 tuyến đường với chiều dài 91,65 km đã được xây dựng hoàn thiện và đưa vào sử dụng, tuy nhiên một số tuyến đường có xuống cấp hư hỏng vẩn đảm bảo chất lượng, an toàn phục vụ cho nhu cầu đi lại của người dân trong lưu thông. Y tế, văn hóa: Dân số, gia đình và trẻ em. Công tác khám chữa bệnh có nhiều chuyển biến tích cực, có sự kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại, bình quân hằng năm đã khám và điều trị hơn 9000 lượt. Triển khai công tác tiêm chủng mở rộng, tổ chức phòng chống dịch như: sốt xuất hyết, cúm, tay chân miệng được triển khai. Hệ thống thủy lợi: Xã Lộc Bổn là xã có diện tích trồng lúa nước khá lớn nên hệ thống thủy lợi và tưới tiêu được đầu tư và quan tâm phát triển lâu dài như kênh tưới tiêu sông Nong, trạm bơm tiêu úng An Sơn Bổn do vậy nên việc tưới tiêu được đảm bảo đủ nước tưới tiêu đến đồng ruộng và tiêu thoát nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân địa phương. Các kênh mương ngày càng được quan tâm cải tạo. Điện: Trên địa bàn xã có 10 trạm biến áp phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân, hệ thống điện cơ bản đạt các yêu cầu kỹ thuật của ngành điện. Số hộ dùng điện chiếu sáng đạt 100%. Hệ thống điện do chi nhánh điện huyện Phú Lộc trực tiếp quản lý hệ thống điện và bán điện trực tiếp đến hộ sử dụng, đáp ứng yêu cầu về điện cho sản xuất. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện lực. 2.2. Tình hình sản xuất lúa gạo trên địa bàn xã Lộc Bổn Diện tích, năng suất, sản lượng sản xuất lúa trên địa bàn xã Lộc Bổn Lộc Bổn là một trong những xã trồng lúa điển hình của huyện Phú Lộc. Cây lúa trên địa bàn xã hiện nay là cây trồng chính nuôi sống phần lớn dân cư trong toàn xã, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp lương thực và duy trì cuộc sống cho người dân.
  46. Bảng 2.3: Tình hình sản xuất lúa xã Lộc Bổn giai đoạn 2017 -2019 2018/2017 2019/2018 Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019 +/- % +/- % Lúa cả năm Diện tích Ha 935,2 935,2 935,2 0 0 0 0 Năng suất Tạ/ha 60,4 63,8 61,0 3,4 5,6 -2,8 -4,4 Sản lượng Tấn 5649 5966 5705 317 5,6 -261 -4,4 Vụ Đông Xuân Diện tích Ha 467,6 467,6 467,6 0 0 0 0 Năng suất Tạ/ha 61,6 65 64 3,4 5,5 -1 -1,5 Sản lượng Tấn 2880 3039 2993 159 5,5 -46 -1,5 Vụ Hè Thu Diện tích Ha 467,6 467,6 467,6 0 0 0 0 Năng suất Tạ/ha 59,2 62,6 58 3,4 5,7 -4,2 -7,3 Sản lượng Tấn 2768 2927 2712 159 5,7 -215 -7,3 ( Nguồn UBND xã Lộc Bổn) 2.3. Tình hình sản xuất lúa của các hộ nông dân điều tra 2.3.1 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra 2.3.1.1. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ Để phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn nghiên cứu, 40 hộ đã được lựa chọn điều tra. Các hộ được chọn điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẩu nhiên. Tình hình chung của các hộ điều tra thể hiện ở bảng 2.4 Bảng 2.4 : Đặc điểm chung của các hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT BQC
  47. 1.Số hộ Hộ 40 2. Tuổi chủ hộ BQ/hộ Tuổi 51,725 - Kinh nghiệm sản xuất lúa BQ/hộ Năm 14,745 3. Trình độ văn hóa chủ hộ BQ/hộ Lớp 6,325 4. Tổng số nhân khẩu Khẩu 107,5 - Số nhân khẩu BQ/hộ Khẩu 5,375 5. Tổng số lao động LĐ 39,5 - Số lao động BQ/hộ LĐ 1,975 - Số lao động sản xuất lúa BQ/hộ LĐ 1,675 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2020) Tuổi chủ hộ Trong gia đình, mọi hoạt động sản xuất phần lớn phụ thuộc vào ý kiến của chủ hộ do vậy chủ hộ có vai trò quan trọng trong việc đưa ra một quyết định sản xuất kinh doanh. Với những hộ điều tra, tuổi chủ hộ bình quân là 51,72 tuổi. Đây là độ tuổi mà kinh nghiệm sản xuất lúa tích lũy được khá phong phú, tuy nhiên đối với việc tiếp thu các phương pháp sản xuất mới, tiến bộ khoa học kĩ thuật thì không dễ dàng bởi tuổi càng cao thì khả năng tiếp thu và áp dụng những đổi mới càng khó khăn. Độ tuổi giữa các nhóm hộ có sự chênh lệch không nhiều lắm. Với những kiến thức tích lũy được trong nhiều năm sản xuất, các chủ hộ đã có nhiều biện pháp canh tác và chăm sóc lúa. Trình độ văn hóa Trình độ văn hóa là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng nhận thức lối sống, khả năng tiếp thu và ứng dụng những đổi mới về phương pháp, kỹ thuật sản xuất.
  48. Trong phạm vi nghiên cứu ở đây tôi chỉ xét trình độ văn hóa của người được phỏng vấn, mặc dù con số này chưa đủ thuyết phục về trình độ văn hóa của lao động nông nghiệp trong xã. Nhưng qua điều tra đây là những người tôi trực tiếp phỏng vấn là người chịu trách nhiệm chính trong việc sản xuất lúa. Nhìn chung, trình độ văn hóa bình quân của xã là 6,325. Đây là mức văn hóa có thể nói là khá cao, với trình độ văn hóa ở mức này, khả năng tiếp cận thị trường, áp dụng biện pháp kĩ thuật, tham gia các lớp tập huấn có phần thuận lợi hơn. Tình hình nhân khẩu Nhân khẩu bình quân trên hộ là 5,375. Số lượng nhân khẩu ở mức này là khá cao. Mức nhân khẩu cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động lực lượng lao động và hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, mức nhân khẩu cao cũng tạo ra một gánh nặng nào đó là gây khó khăn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống. Tình hình lao động Nguồn lao động dồi dào sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nông hộ trong quá trình canh tác cũng như thu hoạch. Qua điều tra thực tế, hiện nay ở hộ nông dân chủ yếu tham gia sản xuất nông nghiệp là lao động lớn tuổi trong gia đình, còn lao động trẻ vẫn tham gia nhưng theo mùa vụ. Có nghĩa là lực lượng lao động này vẫn làm các ngành nghề phi nông nghiệp khác như: thợ nề, công nhân tại các xí nghiệp, tuy nhiên đến mùa vụ như gieo cấy và thu hoạch thì họ vẫn tham gia. Như vậy, có thể thấy hiện nay tại các hộ gia đình lượng công lao động gia đình không còn nhiều như trước, để sản xuất họ phải sử dụng lao động thuê ngoài một số khâu. 2.3.1.2. Tình hình về trang thiết bị sản xuất của các hộ điều tra Bên cạnh lao động, vốn, đất đai thì tư liệu sản xuất là yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ ngành sản xuất vật chất nào. Tư liệu sản xuất nói lên trình độ sản xuất và quy mô sản xuất của một đơn vị, địa phương hiện nay, tư liệu sản xuất của các nông hộ đã được HTX cung cấp, hỗ trợ như: trâu, bò cày kéo, máy cày, máy bơm nước, máy tuốt lúa Điều quan trọng là nông dân phải có đủ vốn để đầu tư phân, thuốc các loại, giống,
  49. đặc biệt là phí các khâu dịch vụ như phí thuỷ lợi, làm đất, phí tuốt lúa, phí thu hoạch. Tất cả điều này làm cho việc trang bị tư liệu sản xuất của các hộ rất thấp. Điều này được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.5: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra (BQ/hộ) STT Loại TLSX ĐVT Số lượng Giá trị 1 Cày tay Cái 0,125 150 2 Cày máy Cái 0,02 400 3 Trâu Con 0,15 1750 4 Bình xịt thuốc Bình 1 202,5 5 Máy cày công nghiệp Máy 0,025 3750 6 Máy thu hoạch Máy 0 0 Tổng 6252,5 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2020) Đối với sản xuất nông nghiệp, bình quân chi phí mà mỗi hộ đầu tư trang bị tư liệu sản xuất là 6,25 triệu đồng. Và các tư liệu này được trang bị để sử dụng để thực hiện hoạt động sản xuất cho nhiều cây trồng khác nhau của mỗi hộ. Các tư liệu sản xuất như cày tay, cày máy, trâu, mày cày công nghiệp chỉ được một vài hộ trang bị, còn phần lớn bà con nông dân đi thuê máy. Bình xịt thuốc là tư liệu cần thiết trong việc phòng trừ sâu bệnh, diệt cỏ dại hại lúa, bên cạnh đó chi phí cho một bình thuốc là không quá lớn, do đó mỗi hộ đều trang bị đây đủ loại tư liệu này với mức giá trung bình 202,5 nghìn đồng. Máy thu hoạch vì giá trị của máy quá cao, nên người dân không đủ khả năng để sắm máy này phục vụ sản xuất nên đa phần là người nông dân phải đi thuê khi thu hoạch lúa. 2.3.2 Chi phí, kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất của các hộ điều tra 2.3.2.1.Chi phí sản xuất lúa của các hộ điều tra
  50. Chi phí sản xuất là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn kết quả sản xuất. Để nâng cao hiệu quả kinh tế thì cần tối đa hóa doanh thu và tối thiểu hóa chi phí. Ở đây tối thiểu hóa chi phí cần phải được hiểu một cách rõ ràng nhất. Chúng ta cần phải đầu tư vào khoản mục chi phí để nâng cao năng suất cây lúa, đồng thời phải đảm bảo được chất lượng của sản phẩm. Bảng 2.6: Chi phí sản xuất bình quân/sào của các hộ điều tra (BQ/sào) Đông Xuân Hè Thu BQC Chỉ tiêu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu (1000đ) (%) (1000đ) (%) (1000đ) (%) 1.Chi phí trung gian 845,65 64,90 860,09 65,28 852,87 65,09 1.1. Giống 100 7,67 90 6,75 95 7,25 1.2. Phân bón 357,67 27,45 359,71 27,30 358,69 27,37 Phân đạm 36,05 2,77 37,01 2,81 36,53 2,79 Phân lân 80 6,14 80,15 6,08 80,075 6,11 Phân kali 41,7 3,20 42,18 3,20 41,94 3,2 Phân NPK 199,92 15,34 200,37 15,21 200,145 15,27 1.3. Thuốc BVTV 117,76 9,04 123,65 9,38 120,705 9,21 1.4. Thủy lợi 90,96 6,98 88,365 6,71 89,66 6,84 1.5. Thuê máy 179,26 13,76 198,365 15,06 188,81 14,41 2.Chi phí tự có 457,31 35,1 457,31 34,72 457,31 34,91 Lao động tự có của 457,31 35,1 457,31 34,72 457,31 34,91 hộ Tổng chi phí 1302,96 100 1317,4 100 1310,18 100 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2020) Đối với sản xuất lúa, việc đầu tư các khoản chi phí có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất. Xác định được chi phí sản xuất sẽ giúp cho các chủ hộ có những tính toán nhằm điều chỉnh hợp lý trong việc sử dụng các nguồn lực của
  51. hộ, qua đó tìm phương án nhằm giảm được các chi phí không cần thiết đem lại nguồn thu nhập cao nhất. Các chi phí để sản xuất lúa bao gồm: chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc bảo vệ thực vật, chi phí thủy lợi phí và chi phí công lao động Qua bảng 2.5 ta thấy tổng chi phí bình quân một năm của các hộ là 1310,18 nghìn đồng/ sào. Vụ Hè Thu có tổng chi phí bình quân là 1317,4 nghìn đồng cao hơn vụ Đông Xuân 14,44 nghìn đồng. Về chi phí giống, trung bình một sào đất mỗi hộ phải chi ra 95 nghìn đồng để mua hạt giống, chiếm 7,25% trong tổng chi phí, trong đó vụ Đông Xuân chi 100 nghìn đồng, vụ Hè Thu chi 90 nghìn đồng. Về phân bón, chi phí bình quân một năm là 385,69 nghìn đồng/sào, trong đó vụ Đông Xuân chi 357,67 nghìn đồng/sào chiếm 27,45% trên tổng chi phí của vụ, vụ Hè Thu chi nhiều hơn vụ Đông Xuân 359,71 nghìn đồng/sào chiếm 27,30%. Chi phí phân bón vụ Hè Thu cao hơn vì các hộ nông dân vẫn còn theo thói quen bón phân theo tập quán canh tác truyền thống, xem trọng hiệu quả nông học để đạt năng suất cao hơn là quan tâm đến lợi nhuận và hiệu quả kinh tế trong dài hạn. Điều này sẽ làm tăng chi phí giá thành sản xuất. Các loại phân bón mà các hộ sử dụng chủ yếu là phân ure, NPK, kali. Các hộ nông dân hầu như không còn sử dụng phân chuồng và phân lân đơn vì phân lân rất khó trong quá trình xử lý trước khi sử dụng và bón. Phân NPK được các hộ sử dụng nhiều nhất để bón cho lúa, trung bình mỗi sào mỗi hộ bỏ ra 200,145 nghìn đồng, trong đó vụ Đông Xuân chi 199,92 nghìn đồng, vụ HT chi 200,37 nghìn đồng. Do sử dụng phân NPK khá nhiều nên lượng phân đạm, lân , kali các hộ sử dụng ít hơn. Trung bình mỗi hộ một sào bỏ ra 36,53 nghìn đồng phân đạm chiếm 2,79% tổng chi phí và bỏ ra 41,94 nghìn đồng phân kali chiếm 3,2% tổng chi phí, bỏ ra 80,075 nghìn đồng phân lân chiếm 6,11% tổng chi phí. Trong tổng chi phí bỏ ra cho phân bón, chi phí dành cho phân tổng hợp NPK là lớn nhất 200,145 nghìn đồng/sào. Các loại phân NPK mà người nông dân thường dùng
  52. là: 16-16-8, 20-20-15, Tuy nhiên theo điều tra người dân chủ yếu sử dụng loại NPK tổng hợp 16-16-8 tức là trong 100kg phân trên thì có 16kg Đạm nguyên chất, 16kg lân và 8kg Kali. Như vậy, vụ ĐX và vụ HT sử dụng lượng phân có sự chênh lệch không đáng kể. Hầu hết nông dân ở đây đều sử dụng phân hóa học, ảnh hưởng của phân hóa học lại phụ thuộc rất lớn vào phương pháp và thời điểm bón phân của các nông hộ. Vì vậy, việc tập huấn kĩ thuật bón phân nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phân hóa học là rất quan trọng để nâng cao năng suất, giảm chi phí. Với những loại đất ruộng khác nhau, hộ nông dân đã sử dụng khối lượng từng loại phân bón khác nhau phù hợp với yêu cầu từng loại ruộng đất. Bón đúng loại phân, bón đủ lượng phân theo nhu cầu sinh lý ở từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa thì người dân sẽ thu được năng suất lúa ngày càng cao. Ngoài ra chi phí giống và phân bón thì thuốc BVTV cũng là một khoản chi phí khá lớn mà các hộ phải đầu tư để đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Trung bình một sào mỗi hộ phải đầu tư 120,705 nghìn đồng chi phí thuốc BVTV chiếm 9,21% trong tổng chi phí, trong đó vụ ĐX đầu tư bình quân 117,76 nghìn đồng/sào, vụ HT 123,65 nghìn đồng/sào. Sự chênh lệch giữa hai vụ là khá lớn. Nguyên nhân chính là do vụ Hè Thu thời tiết khô hanh, sâu bọ, dịch bệnh có điều kiện sinh sôi, nảy nở, gây hại và kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Vì vậy, chi phí thuốc BVTV mà hộ nông dân bỏ ra trong vụ Đông Xuân lớn hơn vụ Hè Thu. Các loại thuốc BVTV mà các hộ sử dụng thường là các loại thuốc hóa học trừ sâu, nấm, đạo ôn và các loại thuốc kích thích sinh trưởng, kích thích dưỡng lá, Những loại thuốc này có giá trị khá cao làm tăng chi phí đầu tư mỗi hộ. Chi phí cho thủy lợi để sản xuất lúa chiếm tỉ lệ cũng khá lớn trong tổng chi phí. Trung bình một sào mỗi hộ bỏ ra 89,66 nghìn đồng chiếm 6,84% tổng chi phí. Chi phí thuê máy như máy cày, máy thu hoạch cũng chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng chi phí, trung bình phí thuê máy là 188,81 nghìn đồng/sào chiếm 14,41% tổng chi phí.
  53. Bên cạnh các chi phí đã sử dụng ở trên thì chi phí lao động cũng là một khoản chi phí khá lớn. Sản xuất lúa vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chi phí dành cho các dịch vụ thuê ngoài tăng cao trong khi giá lúa lại không ổn định. Vì vậy, người dân chủ yếu “ lấy công làm lãi”, lao động gia đình chiếm phần lớn trong các khâu sản xuất lúa: làm đất, gieo, trồng, chăm sóc, thu hoạch. Chi phí lao động được hạch toán theo chi phí cơ hội với giá một ngày công là 200 nghìn đồng. Trung bình 1 sào lúa mỗi hộ sử dụng 457,31 nghìn đồng. Trong tổng chi phí công lao động gia đình, công chăm sóc chiếm nhiều. Bởi người nông dân phải thường xuyên thăm đồng theo từng giai đoạn lúa trường thành để kịp thời phát hiện dấu hiệu của sâu hại hay dịch bệnh. Nhìn chung vụ Hè Thu có mức đầu tư ở các hộ đều lớn hơn so với mức đầu tư ở vụ Đông Xuân. Qua đó cho thấy vụ Hè Thu bị ảnh hưởng về điều kiện thời tiết khí hậu cho nên chi phí tăng lên cao hơn. 2.3.2.2. Kết quả sản xuất lúa của các hộ điều tra Các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả được tính toán để đưa ra các biện pháp phù hợp để các hộ trồng lúa cải tiến sản xuất, nâng cao hiệu quả và tiêu thụ. Giá trị sản xuất (GO), chi phí sản xuất trung gian (IC) và giá trị gia tăng (VA) là ba chỉ chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả sản xuất. Đồng thời, các chỉ tiêu GO/IC, VA/IC là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sản xuất. Năng suất và sản lượng là hai chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả sản xuất của hộ nông dân. Đạt được năng suất cao đồng nghĩa với việc hộ nông dân đã đầu tư các yếu tố đầu vào như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật một cách hợp lí. Bảng 2.7: Diện tích, năng suất và sản lượng của các hộ điều tra năm 2020 (BQ/ hộ) Chỉ tiêu ĐVT Đông Hè Thu BQC So sánh ĐX-HT Xuân +/- % 1.Diện tích Sào 5,095 5,095 5,095 0 0 2.Năng suất Tạ/sào 3,175 2,986 3,081 0,189 6,33
  54. 3.Sản lượng Tạ 16,20 15,25 15,725 0,95 6,23 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2020) Qua bảng cho thấy, diện tích gieo trồng trong các mùa vụ không có sự khác nhau, người nông dân đã tận dụng triệt để diện tích ruộng vốn có để đầu tư sản xuất. Tuy nhiên, do tính chất điều kiện thời tiết khác nhau giữa các mùa trong năm nên năng suất lúa trong các mùa vụ khác nhau. Điều kiện thời tiết vào vụ Đông Xuân thường mát mẻ, có lượng phù sa bồi đắp nên cây lúa phát triển thuận lợi, còn vụ Hè Thu do khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển cộng thêm các thiên tai như lũ lụt, hạn hán do đó năng suất của vụ Đông Xuân thường cao hơn vụ Hè Thu. Năng suất bình quân chung vụ ĐX là 3,175 tạ/sào, trong khi vụ HT là 2,986 tạ/sào. Vụ ĐX cao hơn vụ HT chiếm 0,189 tạ/sào, chiếm tỷ lệ cao hơn là vụ HT là 6,33%. Sản lượng lúa bình quân chung của hộ vụ ĐX là 16,20 tạ/hộ, vụ HT có sản lượng lúa là 15,25 tạ/hộ. Vụ ĐX có sản lượng lúa cao hơn vụ HT là 0,95 tạ/hộ chiếm tỷ lệ 6,23%. 2.3.2.3. Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ điều tra Bất cứ một hoạt động sản xuất nào đều mong muốn đạt được kết quả và hiệu quả kinh tế kinh tế cao, hoạt động sản xuất lúa cũng thế. Giá trị sản xuất (GO), chi phí trung gian (IC) và giá trị gia tăng (VA) là 3 chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả sản xuất, đồng thời, các chỉ tiêu GO/IC,VA/IC,VA/GO là các chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sản xuất. Dưới đây là bảng phản ánh các chỉ tiêu ảnh hưởng đến hiệu quả của các hộ. Bảng 2.8 : Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ điều tra (BQ/sào) Chỉ tiêu ĐVT Đông Xuân Hè Thu BQC 1. Giá trị sản xuất(GO) 1000đ/sào 2239 2031,37 2135,185 2.Chi phí trung gian(IC) 1000đ/sào 845,65 860,09 852,87 3.Giá trị gia tăng(VA) 1000đ/sào 1393,35 1171,28 1282,32 4.GO/IC Lần 2,65 2,36 2,505 5.VA/IC Lần 1,65 1,36 1,505
  55. 6.VA/GO Lần 0,62 0,58 0,60 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2020) Qua bảng ta thấy với giá bán bình quân 1kg lúa của các nông hộ là 7000đ/kg thì giá trị sản xuất bình quân/sào vụ Đông Xuân cao hơn vụ Hè Thu. Do vụ Đông Xuân thời tiết mát mẻ dễ chịu nên nên cây cối phát triển tốt, ít sâu bệnh, ngược lại vào vụ Hè Thu nóng ẩm, mưa nhiều, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển nên năng suất và sản lượng thấp hơn trong khi diện tích sản xuất ở hai vụ không đổi. Do đó tổng giá trị sản xuất vụ Đông Xuân cao hơn vụ Hè Thu. Các chỉ tiêu kết quả cho ta thấy con số tuyệt đối, nói lên giá trị mà một hoạt động sản xuất tạo ra chứ chưa cho biết hiệu quả đầu tư để tạo ra giá trị đó. Muốn vậy, ta phải xét đến các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả.Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ lệ GO/IC,VA/IC và VA/GO ở vụ Đông Xuân cao hơn so với vụ Hè Thu. Ở vụ Đông Xuân cứ một đồng chi phí đầu tư vào sản xuất thì tạo ra 2,65 đồng giá trị sản xuất hay 1,65 đồng giá trị gia tăng, với 1 đồng giá trị sản xuất thì tạo ra 0,62 đồng giá trị gia tăng. Trong khi cũng đầu tư một đồng chi phí vụ Hè Thu chỉ tạo ra 2,36 đồng giá trị sản xuất hay 1,36 đồng giá trị gia tăng, với 1 đồng giá trị sản xuất cũng chỉ đem lại 0,58 đồng giá trị gia tăng. 2.4. Các nhân tố tác động đến kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất lúa của các hộ điều tra 2.4.1 Ảnh hưởng của quy mô đất đai đến kết quả và hiệu quả của hoạt động sản xuất lúa Đất đai là tư liệu sản xuất chính của hoạt động sản xuất lúa, vì vậy nó đóng góp một phần lớn vào năng suất lúa mà hộ nông dân thu hoạch được, kéo theo đó là giá trị sản xuất mà hộ nông dân đạt được và lợi nhuận của hộ nông dân thu về cao hay thấp. Tiến hành phân tổ theo quy mô đất trồng lúa sẽ thấy rõ ảnh hưởng của đất đai như thế nào. • Vụ Đông Xuân:
  56. Tổ I1 : Diện tích trồng lúa nhỏ hơn 4 sào Tổ II1 : Diện tích trồng lúa từ 4 - 5,5 sào Tổ III1: Diện tích lúa lớn hơn 5,5 sào Đối với vụ Đông Xuân khi diện tích đất tăng từ tổ I đến tổ II thì năng suất, giá trị sản xuất và giá trị gia tăng cũng liên tục tăng. Ở tổ I có quy mô sử dụng đất bình quân là 2,58 sào/hộ, năng suất tổ đạt là 3,16 tạ/sào, giá trị sản xuất thu được là 2218,90 nghìn đồng/sào và giá trị gia tăng thu được thu được là 1368,02 nghìn đồng/sào. Tỷ lệ GO/IC và VA/IC lần lượt là 2,6 lần và 1,6 lần, điều đó được giải thích là bình quân cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được 2,6 đồng giá trị sản xuất và 1,6 đồng giá trị gia tăng. Tổ II, có quy mô sử dụng đất bình quân là 4,65 sào/hộ, năng suất tổ đạt 3,18 tạ/sào, giá trị sản xuất thu được 2226,48 nghìn đống/sào và giá trị gia tăng thu được 1373,52 nghìn đồng/sào. Tỷ lệ GO/IC và VA/IC lần lượt là 2,61 lần và 1,61 lần, điều đó được giải thích cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được 2,61 đồng giá trị sản xuất và 1,61 đồng giá trị gia tăng cao hơn so với tổ I, sang tổ III cao hơn tổ II. • Đối với vụ Hè Thu cũng tương tự như vụ Đông Xuân, cũng chia thành 3 tổ Tổ I2 : Diện tích trồng lúa nhỏ hơn 4 sào Tổ II2 : Diện tích trồng lúa từ 4 - 5,5 sào Tổ III2: Diện tích trồng lúa lớn hơn 5,5 sào Đến vụ Hè Thu, trong khi diện tích gieo trồng bình quân không đổi thì năng suất lại giảm đi 0,185 tạ/sào do thời tiết vụ Hè Thu thất thường tạo điều kiện cho sâu bệnh và cỏ dại phát triển. Ở tổ I có quy mô sử dụng đất bình quân là 2,58 sào/hộ, năng suất tổ đạt là 2,96 tạ/sào, giá trị sản xuất thu được là 2012,39 nghìn đồng/sào và giá trị gia tăng thu được thu được là 1163,84 nghìn đồng/sào. Tỷ lệ GO/IC và VA/IC lần lượt là 2,37 lần và 1,37 lần, điều đó được giải thích là bình quân cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được 2,37 đồng giá trị sản xuất và 1,37 đồng giá trị gia tăng. Tổ II, có quy mô sử dụng đất bình quân là 4,65 sào/hộ, năng suất tổ đạt 3 tạ/sào, giá trị sản xuất thu được 2041,98 nghìn đống/sào và giá trị gia tăng thu được 1165,66 nghìn đồng/sào. Tỷ lệ GO/IC và
  57. VA/IC lần lượt là 2,33 lần và 1,33 lần, điều đó được giải thích cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được 2,33 đồng giá trị sản xuất và 1,33 đồng giá trị gia tăng cao hơn so với tổ I, sang tổ III cao hơn tổ II. Từ những phân tích trên ta thấy quy mô đất đai có ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa. Diện tích càng cao thì kết quả thu được càng cao. Tuy nhiên với quỹ đất ngày càng hạn hẹp do quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước vì thế yêu cầu đặt ra cần phải đầu tư thâm canh đúng đắn và hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao. Để làm tốt công tác này cần có sự phối hợp giữa các hộ nông dân cùng với các cấp chính quyền, cán bộ khuyến nông. Bảng 2.9: Ảnh hưởng của quy mô đất đai đến kết quả và hiệu quả của hoạt động sản xuất lúa Phân tổ Số hộ Tổ theo quy SL Cơ DT sản Năng GO VA GO/IC VA/IC mô đất cấu xuất lúa suất trồng lúa BQ/hộ (sào) ĐVT Hộ % Sào Tạ/sào 1000đ 1000đ Lần Lần Vụ Đông 40 100 5,10 3,175 2239 1393,35 2,65 1,65 Xuân I1 5,5 13 32,5 8,09 3,18 2226,82 1359,59 2,57 1,57 Vụ Hè 40 100 5,10 2,99 2031,37 1171,28 2,36 1,36 Thu I2 5,5 13 32,5 8,09 3 2030,85 1178,58 2,38 1,38
  58. (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2020) 2.4.2 Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra Chi phí trung gian là toàn bộ những chi phí mà người nông dân đầu tư vào quá trình sản xuất, ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất, trong đó chi phí giống và phân bón chiếm phần lớn quyết định đến năng suất lúa. Tùy theo những hộ gia đình khác nhau mà có mức đầu tư khác nhau. Các nhóm hộ có mức đầu tư khác nhau sẽ dẫn đến sự khác nhau về giá trị sản xuất, thu nhập của hộ nông dân và một số chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sản xuất. Đối với vụ Đông Xuân, chi phí bình quân/sào đạt mức 845,65 nghìn đồng, GO/IC và VA/IC tương ứng là 2,65 và 1,65 có nghĩa là có một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được 22,65 đồng giá trị sản xuất và 1,65 đồng giá trị gia tăng. Nhưng kết quả này lại thay đổi qua cách phân tổ. • Vụ Đông Xuân cũng được chia làm 3 tổ: Tổ I: Chi phí trung gian bình quân/sào nhỏ hơn 840 Tổ II: Chi phí trung gian bình quân/sào từ 840 - 875 Tổ III: Chi phí trung gian bình quân/sào lớn hơn 875 Nhóm hộ có mức đầu tư chi phí trung gian nhỏ hơn 840 nghìn đồng có chi phí trung gian bình quân mỗi sào là 829,24 nghìn đồng thì thu được giá trị sản xuất là 2256,29 nghìn đồng và giá trị gia tăng là 1427,05 nghìn đồng. GO/IC đạt 2,72 lần và VA/IC đạt 1,72 lần có nghĩa là bình quân một đồng chi phí trung gian của nhóm hộ này bỏ ra thì thu được 2,72 đồng giá trị sản xuất và 1,72 đồng giá trị gia tăng. Nhóm hộ có mức đầu tư chi phí trung gian từ 840 – 875 nghìn đồng có chi phí bình quân mỗi sào là 859,02 nghìn đồng thì thu được giá trị sản xuất và giá trị gia tăng lần lượt là 2229,68 nghìn đồng và 1370,66 nghìn đồng. GO/IC là 2,59 lần và VA/IC là 1,59
  59. lần, có nghĩa là bình quân một đồng chi phí trung gian của nhóm hộ này bỏ ra thì thu được 2,59 đồng giá trị sản xuất và 1,59 đồng giá trị gia tăng. Nhóm hộ có mức đầu tư chi phí trung gian cao hơn 875 nghìn đồng có chi phí bình quân mỗi sào là 951,94 nghìn đồng thì thu được giá trị sản xuất là 2227,24 nghìn đồng và giá trị gia tăng là 1275,3 nghìn đồng. GO/IC là 2,34 lần và VA/IC là 1,34 lần, có nghĩa là bình quân một đồng chi phí trung gian của nhóm hộ này bỏ ra thì thu được 2,34 đồng giá trị sản xuất và 1,34 đồng giá trị gia tăng. • Đối với vụ Hè Thu cũng tương tự như vụ Đông Xuân cũng được chia làm 3 tổ. Tổ I: Chi phí trung gian bình quân/sào nhỏ hơn 860 Tổ II: Chi phí trung gian bình quân/sào nhỏ từ 860 - 890 Tổ III: Chi phí trung gian bình quân/sào nhỏ hơn 890 Nhóm hộ có mức đầu tư chi phí trung gian nhỏ hơn 860 nghìn đồng có chi phí bình quân mỗi sào là 825,33 nghìn đồng thì thu được giá trị sản xuất là 2020,54 nghìn đồng và giá trị gia tăng là 1195,21 nghìn đồng. GO/IC đạt 2,45 lần và VA/IC đạt 1,45 lần có nghĩa là bình quân một đồng chi phí trung gian của nhóm hộ này bỏ ra thì thu được 2,45 đồng giá trị sản xuất và 1,45 đồng giá trị gia tăng. Nhóm hộ có mức đầu tư chi phí trung gian từ 860-890 nghìn đồng có chi phí bình quân mỗi sào là 881 nghìn đồng thì thu được giá trị sản xuất là 2039,26 nghìn đồng và giá trị gia tăng là 1158,36 nghìn đồng. GO/IC đạt 2,31 lần và VA/IC đạt 1,31 lần có nghĩa là bình quân một đồng chi phí trung gian của nhóm hộ này bỏ ra thì thu được 2,31 đồng giá trị sản xuất và 1,31 đồng giá trị gia tăng. Nhóm hộ có mức đầu tư chi phí trung gian lớn hơn 890 nghìn đồng có chi phí bình quân mỗi sào là 903,66 nghìn đồng thì thu được giá trị sản xuất là 2046,98 nghìn đồng và giá trị gia tăng là 1143,32 nghìn đồng. GO/IC đạt 2,26 lần và VA/IC đạt 1,26 lần có nghĩa là bình quân một đồng chi phí trung gian của nhóm hộ này bỏ ra thì thu được 2,26 đồng giá trị sản xuất và 1,26 đồng giá trị gia tăng.
  60. Bảng 2.10: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra Phân tổ Số hộ Tổ Theo chi SL Cơ CP Năng GO VA GO/IC VA/IC phí trung cấu trung suất gian/sào gian BQ/sào ĐVT Hộ % 1000đ Tạ/sào 1000đ 1000đ Lần Lần Vụ Đông 40 100 845,65 3,175 2239 1393,35 2,65 1,65 Xuân I1 875 12 30 951,94 3,175 2227,24 1275,3 2,34 1,34 Vụ Hè 40 100 860,09 3,080 2031,37 1171,28 2,36 1,36 Thu I2 890 11 27,5 903,66 3,00 2046,98 1143,32 2,26 1,26 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2020) 2.5. Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào chủ yếu đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa
  61. 2.5.1. Mối quan hệ giữa năng suất và các yếu tố đầu vào Để có một cái nhìn khái quát qua mức độ đầu tư của các hộ ảnh hưởng như thế nào đến năng suất lúa, tôi đã tiến hành chia năng suất của các hộ thành ba nhóm khác nhau từ thấp đến cao. Mỗi nhóm sẽ tương ứng với mỗi mức trung bình của các yếu tố đầu vào chính như Urê, NPK, Kali, thuốc BVTV . Xét về mức đầu tư các nhóm hộ ta thấy, nhóm hộ có năng suất cao thường có mức đầu tư nhiều hơn so với nhóm hộ có năng suất thấp và trung bình. Mức đầu tư của các hô trong vụ Hè Thu và vụ Đông Xuân chênh lệch không đáng kể. Vào vụ Hè Thu người dân có xu hướng đầu tư hàm lượng phân bón nhiều hơn so với vụ Đông Xuân là vì thời tiết và thời vụ. Vào vụ Đông Xuân ruộng của người dân được bồi đắp phù sa từ sông Nong, thời vụ sản xuất dài lúa có thời gian để hấp thụ chất dinh dưỡng, do đó người dân thường bón lượng phân vừa đủ. Trong khi đó vụ Hè Thu, do thời tiết nóng là điều kiện để sâu bệnh phát sinh, thời gian sản xuất ngắn hơn vụ Đông Xuân nên người dân thường phải bón phân và sử dụng thuốc BVTV nhiều hơn. Đối với mức đầu tư giữa các nhóm hộ có mức sản xuất trung bình và thấp, hầu như sự chênh lệch của các yếu tố đầu tư là không đáng kể. Điều đó chứng tỏ khả năng sản xuất giữa các hộ thuộc nhóm có năng suất lúa thấp kém hơn so với các hộ bình thường. Bảng 2.11: Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào chủ yếu đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa Phân Số hộ tổ C Năng Lao T theo S ơ suất Giốn Đạ Ka NP Thủy độn ổ năng Lân BVTV L cấ BQ/s g m li K lợi g tự suất u ào có BQ/s
  62. ào Kg Kg H Tạ/sà (kg/sà Kg/ (kg/ 1000đ/s 1000đ/s ĐVT % / / ộ o o) sào sào) ào ào sào sào Vụ 4 10 5,1 5,2 24, 457, Đông 3,175 5 20 117,76 90,96 0 0 5 2 99 31 Xuân I1 3,2 8 20 3,3 5 5,3 20 5,0 25, 125 90,98 458, I1 1 8 01 3 Vụ 4 10 3,080 5 5,2 20, 5,2 25, 123,65 109,66 457, Hè 0 0 8 04 7 05 31 Thu I2 3,1 2 10 3,175 5 5,0 19, 5,0 25, 152,38 88,34 514, I2 5 90 5 24 29 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2020) 2.5.2. Mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất vụ Đông Xuân
  63. Năng suất là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả trong sản xuất, năng suất thu được cao cũng đồng nghĩa với việc nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân, là giải pháp để hướng tới mục tiêu phát triển mô hình xuất lúa. Để đo lường ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất Lúa, tôi đã sử dụng phương pháp phân tích hàm sản xuất. Hàm sản xuất của 40 hộ được ước lượng với phương pháp khả năng cao nhất "MLE". Kết quả ước lượng MLE của hộ trên phần mềm Stata được thể hiện ở bảng 2.12. Kết quả ước lượng các biến độc lập sử dụng trong mô hình như sau: LnY = -1,343264 + 0,3959562LnX1 + 0,0983984LnX2 + 0,4609518LnX3 + 0,159474LnX4 + 0,0405306LnX5 + 0,0034167LnX6 Kết quả trình bày ở bảng 2.12 cho thấy ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất Lúa của các hộ gia đình, trong đó chỉ có biến lượng giống, NPK và thuốc BVTV có ý nghĩa thống kê, còn lại đều không có ý nghĩa. Cột giá trị P-value dùng để kiểm định giả thiết, kết quả cho thấy trong 6 biến độc lập thì chỉ có 3 biến có ý nghĩa thống kê. Bảng 2.12: Kết quả ước lượng hàm sản xuất của 40 hộ điều tra Ký hiệu biến Tên biến Hệ số ước lượng P-value Hàm sản xuất cận biên Hằng số -1,34326 0,000 Ln X1 Giống (kg) 0,3959562 0,008 Ln X2 Đạm (kg) 0,0983984 0,147 Ln X3 NPK (kg) 0,4609518 0,000 Ln X4 Kali (kg) 0,159474 0,748 Ln X5 Thuốc BVTV(1000đ) 0,0405306* 0,072 Ln X6 Công lao động( công) 0,0034167 0,866 Sốquan sát 40 Prob > chi2 0,0000 Wald chi2 (6) 16914.55 Loglikehood 94,760708 Ghi chú: *, , tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1%.
  64. (Nguồn:Số liệu điều tra năm 2020) Giống: Giống vừa là mục tiêu vừa là biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng Lúa. Qua bảng trên ta có thể thấy biến lượng giống có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1% và hệ số ước lượng β1 =0,3959562 cho thấy mối tương quan thuận giữa lượng giống với năng suất, nghĩa là khi lượng giống tăng 1% thì năng suất tăng 0,3959562% với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Phân Bón: Đây cũng là một yếu tố đầu vào quan trọng, nó cung cấp các chất dinh dưỡng, năng lượng cho cây hoạt động và phát triển. Qua bảng 2.12 cho thấy hệ số ước lượng của phân NPK mang dấu dương (β2 = 0,4609518 ) và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Hệ số này cho biết khi lượng phân NPK tăng lên 1% thì năng suất tăng lên 0,4609518% với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Thuốc BVTV: Đây cũng là một yếu tố đầu vào quan trọng, nó làm giảm và ngăn ngừa sâu bệnh cho cây phát triển . Qua bảng 2.12 cho thấy hệ số ước lượng của thuốc BVTV mang dấu dương (β5 =0,0405306) và có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Hệ số này cho biết khi lượng thuốc BVTV tăng lên 10% thì năng suất tăng lên 0,0405306%. Như vậy Lúa giống được gieo càng nhiều, sử dụng lượng phân bón tối đa đúng liều lượng thì các hộ gia đình sẽ thu được năng suất càng nhiều. Đối với Phân Kali, phân đạm, công lao động: Đây là ba biến không có ý nghĩa thống kê. Đối với phân Đạm và phân Kali: Đây là hai biến không có ý nghĩa thống kê tại vì ở đây người dân chủ yếu sử dụng loại phân tổng hợp NPK có nhiều ưu điểm, đầy đủ các chất dinh dưỡng. Ngoài những nhân tố ảnh hưởng trên như giống, phân bón, mô hình còn chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố khác. Do đó, tôi sẽ xây dựng hàm phi hiệu quả kỹ thuật để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trồng lúa của hộ điều tra. Qua kết quả ước lượng hàm phi hiệu quả kỹ thuật ở bảng 2.13, hệ số các biến mang dâu âm sẽ tác động tích cực đến hiệu quả kỹ thuật của các hộ gia đình vì trong
  65. hàm tôi phân tích ở đây là hàm phi hiệu quả kỹ thuật, nếu các hệ số ước lượng mang giá trị dương sẽ ảnh hưởng tích cực đến phi hiệu quả kỹ thuật tức sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kỹ thuật của các hộ gia đình hay nói cách khác nếu phi hiệu quả kỹ thuật càng tăng thì hiệu quả kỹ thuật sẽ càng giảm. Bảng 2.13: Kết quả ước lượng hàm phi hiệu quả kỹ thuật của 40 hộ điều tra Ký hiệu Tên biến Hệ số ước lượng P-value Hàm sản xuất cận biên Hằng số Z1 Giới tính (1 = Nam, 0 = Nữ) 0,7403625 0,293 Z2 Tuổi -0,11074 0,400 Z3 Trình độ học vấn (năm) 0,3055314 0,297 Z4 Số thửa 1,008108* 0,079 Z5 Kinh nghiệm -0,77679 0,272 Prob.>chi2 0,0000 Loglikehood 94,760708 Ghi chú: *, , tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1% (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2020) Qua bảng 2.13 cho thấy, các biến giới tính, tuổi, trình độ, kinh nghiệm đều không có ý nghĩa thống kê.
  66. Biến số thửa đất có ý nghĩa thống kê. Qua bảng 2.13 cho thấy hệ số ước lượng của Số thửa đất mang dấu dương (β4 =1,081086) và có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Hệ số này cho biết khi số thửa đất tăng lên 10% thì năng suất tăng lên 1,081086%. 2.5.3. Mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất vụ Hè Thu Năng suất là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả trong sản xuất, năng suất thu được cao cũng đồng nghĩa với việc nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân, là giải pháp để hướng tới mục tiêu phát triển mô hình sản xuất lúa. Để đo lường ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất Lúa, tôi đã sử dụng phương pháp phân tích hàm sản xuất. Hàm sản xuất của 40 hộ được ước lượng với phương pháp khả năng cao nhất "MLE". Kết quả ước lượng MLE của hộ trên phần mềm Stata được thể hiện ở bảng 2.14. Kết quả ước lượng các biến độc lập sử dụng trong mô hình như sau: LnY = -0,9673647 + 0,638583LnX1 + 0,0538189LnX2 + 0,2788361LnX3 - 0,0128046LnX4 + 0,0123289LnX5 + 0,0425597LnX6 Kết quả trình bày ở bảng 2.14 cho thấy ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến sản lượng Lúa của các hộ gia đình, trong đó chỉ có biến giống và NPK có ý nghĩa thống kê, còn lại đều không có ý nghĩa. Cột giá trị P-value dùng để kiểm định giả thiết, kết quả cho thấy trong 6 biến độc lập thì chỉ có 2 biến có ý nghĩa thống kê. Bảng 2.14: Kết quả ước lượng hàm sản xuất của 40 hộ điều tra Tên biến Hệ số ước lượng P-value Ký hiệu biến Hàm sản xuất cận biên Hằng số -0,9673647 0,000 Ln X1 Giống (kg) 0,638583 0,000
  67. Ln X2 Đạm (kg) 0,0538189 0,452 Ln X3 NPK (kg) 0,2788361 0,028 Ln X4 Kali (kg) -0,0128046 0,891 Ln X5 Thuốc BVTV(1000đ) 0,0123289 0,609 Ln X6 Công lao động( công) 0,0425597 0,242 Số quan sát 40 Prob > chi2 0,0000 Wald chi2 (6) 5354.56 Log likehood 72,82414 Ghi chú: *, , tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1%. (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2020) Giống: Giống vừa là mục tiêu vừa là biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng Lúa. Qua bảng trên ta có thể thấy biến lượng giống có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1% và hệ số ước lượng β1 =0,638583 cho thấy mối tương quan thuận giữa lượng giống với năng suất, nghĩa là khi lượng giống tăng 1% thì sản lượng tăng 0,638583% với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Phân Bón: Đây cũng là một yếu tố đầu vào quan trọng, nó cung cấp các chất dinh dưỡng, năng lượng cho cây hoạt động và phát triển. Qua bảng 2.14 cho thấy hệ số ước lượng của phân NPK mang dấu dương (β3=0,2788361) và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Hệ số này cho biết khi lượng phân NPK tăng lên 5% thì năng suất tăng lên 0,2788361% với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Phân kali : Đây là biến không có ý nghĩa thống kê, nhưng hệ số ảnh hưởng của biến này mang dấu âm nên muốn thu được nhiều sản lượng thì các hộ gia đình nên giảm bớt lượng phân bón cho hợp lý, tránh tình trạng giảm lượng phân này quá mức sẽ gây ảnh hưởng ngược chiều đến năng suất Lúa.
  68. Ngoài những nhân tố ảnh hưởng trên như giống, phân bón, mô hình còn chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố khác. Do đó, tôi sẽ xây dựng hàm phi hiệu quả kỹ thuật để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trồng lúa của hộ điều tra. Qua kết quả ước lượng hàm phi hiệu quả kỹ thuật ở bảng 2.15, hệ số các biến mang dâu âm sẽ tác động tích cực đến hiệu quả kỹ thuật của các hộ gia đình vì trong hàm tôi phân tích ở đây là hàm phi hiệu quả kỹ thuật, nếu các hệ số ước lượng mang giá trị dương sẽ ảnh hưởng tích cực đến phi hiệu quả kỹ thuật tức sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kỹ thuật của các hộ gia đình hay nói cách khác nếu phi hiệu quả kỹ thuật càng tăng thì hiệu quả kỹ thuật sẽ càng giảm. Bảng 2.15: Kết quả ước lượng hàm phi hiệu quả kỹ thuật của 40 hộ điều tra Ký hiệu Tên biến Hệ số ước lượng P-value Hàm sản xuất cận biên Hằng số Z1 Giới tính (1 = Nam, 0 = Nữ) 0,20404 0,783 Z2 Tuổi 0,019148 0,894 Z3 Trình độ học vấn (năm) -0,3196008 0,347 Z4 Số thửa 0,669933 0,213 Z5 Kinh nghiệm -0,169043* 0,073 Prob > chi2 0,0000 Log likehood 72,82414 Ghi chú: *, , tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1% (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2020) Qua bảng 2.15 cho thấy, các biến giới tính, tuổi, trình độ học vấn đều không có ý nghĩa thống kê.