Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây Trà hoa vàng tại HTX Hòa Thịnh xã Nghĩa Tá, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây Trà hoa vàng tại HTX Hòa Thịnh xã Nghĩa Tá, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_san_xuat_cay_tra_hoa_van.pdf
Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây Trà hoa vàng tại HTX Hòa Thịnh xã Nghĩa Tá, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH NGỌC TUYỀN Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT TRÀ HOA VÀNG TẠI HTX HÒA THỊNH – XÃ NGHĨA TÁ - HUYỆN CHỢ ĐỒN TỈNH BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Định hướng đề tài: Hướng nghiên cứu Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Khoa: Kinh Tế & PTNT Khóa học: 2016-2020 Thái Nguyên, năm 2020
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH NGỌC TUYỀN Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT TRÀ HOA VÀNG TẠI HTX HÒA THỊNH – XÃ NGHĨA TÁ - HUYỆN CHỢ ĐỒN TỈNH BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Định hướng đề tài: Hướng nghiên cứu Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Lớp : K 48 - KTNN Khoa: Kinh Tế & PTNT Khóa học: 2016-2020 GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Yến Thái Nguyên, năm 2020
- i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu và bổ ích trong suốt những năm học vừa qua. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Yến đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Kinh Tế Và Phát Triển Nông Thôn đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Cháu xin chân thành cảm ơn chú Hà Văn Thần – cán bộ Nông Lâm xã Nghĩa Tá đã hướng dẫn cháu trong thời gian thực tập tại cơ quan, cùng toàn thể các cô, chú, anh, chị trong cơ quan và nhân dân trong xã đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập nghiên cứu đề tài. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể gia đình, bạn bè đã giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực tập tốt nghiệp. Trong quá trình thực tập, vì chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, chỉ dựa vào kiến thức đã học cùng với thời gian hạn hẹp nên khóa luận không tránh khỏi sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý nhận xét của thầy cô để giúp cho kiến thức của em ngày càng hoàn thiện và có nhiều kinh nghiệm bổ ích cho công việc sau này. Em xin chân thành cảm ơn. Thái Nguyên, ngày . tháng năm 2020 Sinh viên Đinh Ngọc Tuyền
- ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: lượng phân bón hợp lí trong từng giai đoạn để cây phát triển tốt 12 Bảng 2.2: Số lượng loài thuộc chi Camellia ở các quốc gia 12 Bảng 2.3: Tình hình sản xuất Trà hoa vàng ở các tỉnh năm 2018 13 Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất của xã Nghĩa tá 25 Bảng 4.2: Dân số qua các năm. 26 Bảng 4.5: Sản xuất Trà hoa vàng ở các hộ điều tra 33 Bảng 4.6. Chi phí cho 1 ha trồng Trà hoa vàng 2017: 36 Bảng 4.7. Chi phí cho 1 ha trồng Trà hoa vàng 2018: 36 Bảng 4.8. Chi phí cho 1 ha trồng Trà hoa vàng 2019: 37 Bảng 4.9. Hiệu quả kinh tế Trà hoa vàng qua các năm 39
- iii DANH MỤC VIẾT TẮT HTX Hợp tác xã GO Giá trị sản xuất IC Chi phí trung gian MI Thu nhập hỗn hợp Pr Lợi nhuận UBND Uỷ Ban Nhân Dân THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông ĐVT Đơn vị tính
- iv MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1.1 Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3. Bố cục của khóa luận 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở lý luận. 4 2.1.1. Hiệu quả kinh tế 4 2.1.2 Quan điểm hiệu quả kinh tế 6 2.1.3 Phân loại hiệu quả kinh tế 7 2.1.4 Cơ sở lý luận về cây Trà hoa vàng 9 2.2. Cơ sở thực tiễn 13 2.2.3 Tình hình sản xuất Trà hoa vàng ở Bắc Kạn 15 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 3.1 Đối tượng nghiên cứu 16 3.2 Địa điểm nghiên cứu: 16 3.3 Phạm vi nghiên cứu 16 3.4 Nội dung nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu. 16 3.4.1 Nội dung nghiên cứu 16 3.5 Phương pháp nghiên cứu 17 3.5.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu: 17 3.5.3 Phương pháp xử lý số liệu 18 3.5.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 18 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21 4.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội 21 4.1.1 Điều kiện tự nhiên. 21
- v 4.2 Đặc điểm kinh tế xã hội của xã Nghĩa tá 23 4.2.1 Tình hình sử dụng đất đai 23 4.2.2 Tình hình dân số và lao động 26 4.2.3 Cơ sở hạ tầng 27 4.3 Tình hình phát triển kinh tế xã Nghĩa Tá. 29 4.3.1 Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và lao động của xã Nghĩa Tá. 29 4.4 Thực trạng sản xuất Trà hoa vàng trên địa bàn 30 4.4.1 Tình hình sản xuất Trà hoa vàng trên xã Nghĩa Tá 30 4.4.2 Cây Trà hoa vàng đối với nền kinh tế của địa phương 31 4.4.3 Tình hình sử dụng kỹ thuật chăm sóc và thu hái 31 4.5 Đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất Trà hoa vàng theo điều tra. 32 4.5.1 Tình hình sản xuất chung của các hộ 32 4.6 Hiệu quả kinh tế từ sản xuất cây Trà hoa vàng của hộ 34 4.6.1 Xác định chi phí 35 4.6.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất Trà hoa vàng của các hộ điều tra. 37 4.6.3 Một số nhận xét về tình hình phát triển cây Trà hoa vàng của các hộ. 40 4.6.4 Đánh giá hiệu quả xã hội 40 4.6.5 Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong sản xuất Trà hoa vàng ở HTX Hòa Thịnh. 41 4.6.6 Cơ hội 42 4.6.7 Thách thức 42 PHẦN 5 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY TRÀ HOA VÀNG 43 5.1 Quan điểm, phương hướng, mục tiêu sản xuất 43 5.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây Trà hoa vàng 44 5.2.1 Giải pháp về kỹ thuật 44
- vi 5.2.2 Giải pháp về vốn 44 5.2.3 Giải pháp về quản lý, chính sách 45 5.2.4 Giải pháp về thị trường 45 5.2.5 Giải pháp cụ thể với từng hộ trồng Trà hoa vàng 46 5.3 Kiến nghị 46 5.3.1 Đối với nhà nước 46 5.3.2 Với cấp cơ sở 47 5.3.3 Đối với các nông hộ 47 KẾT LUẬN 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
- 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Cây Trà hoa vàng còn có tên gọi khác là Kim hoa trà, Trà trường thọ, trà rừng Đây là một loại trà đặc biệt quý, được khoa học thế giới đánh giá rất cao và được mệnh danh là nữ hoàng của các loài trà. Xưa kia trà hoa vàng là một trong những loại trà thượng hạng chỉ có những bậc Đế vương mới có cơ hội sử dụng Trà hoa vàng tên khoa học là Camellia chrysantha, là một loài thực vật hạt kín trong họ Theaceae. Cây được tìm thấy ở Việt Nam (Tam Đảo, Quảng Ninh, Lâm Đồng, Tuyên Quang, Yên Bái, Cúc Phương). Theo “Canellia International Joumal ”- Tạp chí chuyên nghiên cứu về Trà hoa vàng của thế giới, các hợp chất của hoa vàng có khả năng kiềm chế sự sinh trưởng của các khối u lên đến 33,8% trong khi chỉ cần đạt đến ngưỡng 30% đã có thể xem là thành công trong điều trị ung thư; giúp giảm đến 35% hàm lượng cholesterol trong máu trong khi dùng các loại thuốc khác thì mức độ giảm chỉ là 33,2% (Ngô Quang Đê, 2001). Nước sắc là trà có tác dụng hạ đường huyết áp rõ ràng và tác dụng được duy trì trong thời gian tương đối dài.Nước sắc lá trà có tác dụng ức chế sự tụ tập của tiều cầu, chống sự hình thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu, Phòng ngừa ung thư và ức chế sự phát triển của các khối u khác, Hưng phấn thần kinh. Xã Nghĩa tá là một xã trọng điểm của Trà hoa vàng của huyện Chợ Đồn, có điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. So với các loại cây trồng khác, cây Trà hoa vàng đem lại thu nhập khá cao cho đồng bào dân tộc trong vùng và góp phần tích cực tăng trưởng kinh tế của địa phương, xác định cây trồng chủ lực của xã là cây Trà hoa vàng, để tập trung sản xuất Trà hoa vàng và phát triển nâng cao thu nhập cho người dân
- 2 trên địa bàn xã. Tuy nhiên trong sản xuất còn bộc lộ nhiều yếu kém, năng suất chất lượng còn chưa thực sự cao so với tiềm năng thế mạnh của địa phương, thị trường giá còn bấp bênh. Để nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất Trà hoa vàng, xác định những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của trà hoa vàng tôi đã nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây Trà hoa vàng tại HTX Hòa Thịnh xã Nghĩa Tá, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc kạn”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu a. Mục tiêu chung Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất trà hoa vàng, nâng cao thu nhập hộ sản xuất. b. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa và góp phần bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn cho phát triển trà hoa vàng. Đánh giá hiệu quả kinh tế trà hoa vàng tại HTX Hòa Thịnh xã Nghĩa Tá, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kan. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất trà hoa vàng. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất trà hoa vàng tại HTX Hòa Thịnh giai đoạn 2021-2025. 1.3. Ý nghĩa của đề tài * Ý nghĩa trong học tập - Giúp cho sinh viên nắm vững hơn những kiến thức đã được học cũng như được trải nghiệm giữa lý thuyết và thực hành trong các môn học khác nhau như: nguyên lý phát triển nông thôn, kinh tế phát triển nông thôn, phát triển cộng đồng, khuyến nông theo định hướng thị trường khi đó có nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập của mỗi sinh viên.
- 3 -Tạo cơ hội cho sinh viên làm quen và trải nghiệm thực tế để hoàn thiện bản thân hơn cả về kiến thức, kỹ năng và ngày càng tự tin hơn trong công việc cũng như trong cuộc sống. -Nghiên cứu đề tài nhằm củng cố lại cho sinh viên những kiến thức đã học và làm quen dần với công việc thực tế. -Nghiên cứu đề tài giúp cho sinh viên làm quen với một số phương pháp nghiên cứu một đề tài khoa học cụ thể. *Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở thực tiễn cho người dân, chính quyền địa phương xây dựng hướng phát triển, giải quyết những khó khăn trở ngại nhằm phát triển nói riêng hướng trà Hoa vàng với phát triển kinh tế bền vững. 1.3. Bố cục của khóa luận Phần 1: Mở đầu. Phần 2: Tổng quan tài liệu. Phần 3: Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu. Phần 4: Kết quả nghiên cứu. Phần 5: Kết luận và kiến nghị.
- 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận. 2.1.1. Hiệu quả kinh tế - Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xách định. Từ khái niệm khái quát này ta có thể hình thành công thức biểu diễn khái quát phạm trù hiệu quả kinh tế như sau. H=Q/C Với H là hiệu quả kinh tế của hiện tượng (quá trình) kinh tế nào đó, Q là kết quả thu được từ hiện tượng (quá tình) kinh tế đó. C là chi phí toàn bộ để đạt được kết quả đó. Nói một cách ngắn gọn hơn: Hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng hoạt đông kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. * Ý nghĩa của chỉ tiêu hiệu quả kinh tế: Hằng ngày chúng ta thường nói “Phấn đấu nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm”, đó chính là việc nâng cao hiệu quả kinh tế, là sử dụng hợp lý hơn các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, với chi phí không đổi nhưng tạo ra được kết quả cao hơn. Vậy phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chính là việc làm giảm giá thành, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế là thước đo ngày càng trở nên quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của người sản xuất trong từng thời kỳ.
- 5 * Bản chất của hiệu quả kinh tế Theo quan điểm của Mác thì bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ các yêu cầu của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội. Đó là sự đáp ứng ngày càng cao nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế - xã hội với những đặc trưng phức tạp nên việc xác định và so sánh hiệu quả kinh tế và vấn đề hết sức phức tạp, khó khăn và mang tính tương đối. Hiệu quả là chỉ tiêu phản ánh có ý nghĩa khác nhau với từng loại nông hộ. Đối với những hộ nông dân nghèo, đặc biệt là vùng kinh tế tự cung tự cấp thì việc tạo ra nhiều sản phẩm là quan trọng. Nhưng khi đi vào hạch toán kinh tế trong điều kiện lấy công làm lãi thì người nông dân chú ý tới thu nhập, còn đối với những hộ nông dân sản xuất hàng hóa, trong điều kiện thuê lao động thì lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng, đó là vấn đề hiệu quả. Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu của nhà sản xuất là thu được lợi nhuận tối đa trong điều kiện nguồn lực hạn chế. Do đó hiệu quả kinh tế có liên quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra của quy trình sản xuất kinh doanh. Việc xác định các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất sẽ gặp phải những khó khăn nhất định. + Đối với yếu tố đầu vào: Do các tư liệu sản xuất tham gia vào quy trình sản xuất không đồng nhất và trong nhiều năm có thể rất khó xác định giá trị đào thải và chi phí sửa chữa lớn nên việc tính toán khấu hao và phân bổ chi phí để xác định các chỉ tiêu hiệu quả có tính chất tương đối. Do sự biến động không ngừng của cả thị trường nên việc xác định chi phí cố định là không chính xác mà chỉ có tính tương đối. Một số yếu tố đầu vào rất khó lượng hóa như: Thông tin, tuyên truyền, cơ sở hạ tầng nên không thể tính toán được một cách chính xác.
- 6 + Đối với yếu tố đầu ra Phần lớn những kết quả sản xuất đầu ra có thể lượng hóa được một cách cụ thể nhưng cũng có những yếu tố không thể lượng hóa được như: Bảo vệ môi trường, năng lực cạnh tranh của nhà sản xuất khả năng tạo việc làm. Hiệu quả kinh tế với tư cách là một phạm trù kinh tế khách quan, nó lại không phải là mục đích cuối cùng của sản xuất. Mục đích cuối cùng của sản xuất xã hội là đáp ứng yêu cầu vật chất, văn hóa tinh thần cho xã hội. Vì vậy, nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế không dừng lại ở mức độ đánh giá mà còn thông qua đó tìm ra các giải pháp để phát triển một cách tốt hơn. Vậy bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích sản xuất và phát triển kinh tế xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của mọi thành viên trong xã hội. Bản chất của hiệu quả kinh doanh là nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật tăng năng suất lao động và tiết kiệm thời gian làm việc. 2.1.2 Quan điểm hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh trình độ sử dụng nguồn nhân lực, vật lực để đạt được kết quả cao nhất hay nói cách khác kiệu quả kinh tế là 8 một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của một hoạt động kinh tế. Nâng cao chất lượng một hoạt động kinh tế là tăng cường lợi dụng các nguồn lực có sẵn trong một hoạt động kinh tế, đây là đòi hỏi khách quan của một nền sản xuất xã hội, do nhu cầu đời sống vật chất ngày càng cao. Sau đây là một số quan điểm về hiệu quả kinh tế: * Quan điểm thứ nhất Hiệu quả kinh tế được xác định bằng nhịp độ tăng trưởng sản xuất sản phẩm xã hội hoặc tổng sản phẩm quốc dân, hiệu quả cao khi nhịp độ tăng trưởng của các chỉ tiêu đó cao và hiệu quả có nghĩa là không lãng phí. Một nền kinh tế có hiệu quả khi nó nằm trên đường giới hạn năng lực sản xuất đặc
- 7 trưng bằng chỉ tiêu sản lượng tiềm năng của nền kinh tế, sự chênh lệch giữa sản lượng tiềm năng thực tế và sản lượng thực tế là sản lượng tiềm năng mà xã hội không sử dụng được phần bị lãng phí. * Quan điểm thứ hai Hiệu quả là mức độ thỏa mãn yêu cầu của quy luật kinh tế cơ bản chủ nghĩa xã hội, cho rằng quỹ tiêu dùng là đại diện cho mức sống của nhân dân, là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của nền sản xuất xã hội. * Quan điểm thứ ba Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức tăng của kết quả sản xuất kinh doanh trên mỗi lao động hay mức doanh lợi của vốn sản xuất kinh doanh về chỉ tiêu tổng hợp cụ thể nào đó. * Quan điểm thứ tư Hiệu quả của một quá trình nào đó, theo nghĩa chung là mối quan hệ tỷ lệ giữa hiệu quả (theo mục đích) với các chi phí sử dụng (nguồn lực) để đạt được kết quả đó. Tóm lại, từ kết quả trên chúng tôi thấy rằng: Hiệu quả kinh tế là thể hiện quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí nguồn lực bỏ ra. Khi kết quả đạt được chỉ bằng với chi phí bỏ ra là lãng phi nguồn lực, khi sử dụng tiết kiệm nguồn lực để đạt được một kết quả nhất định là hiệu quả kinh tế cũng khác nhau nhưng vẫn phải dựa trên nguyên tắc so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí nguồn lực bỏ ra. 2.1.3 Phân loại hiệu quả kinh tế Mọi hoạt động sản xuất của con người và quá trình ứng dụng kỹ thuật tiến bộ và sản xuất đều có mục đích chủ yếu là kinh tế. Tuy nhiên, kết quả của các hoạt động đó không chỉ duy nhất đạt được về mặt kinh tế mà đồng thời còn tạo ra nhiều kết quả liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội của con người. Những kết quả đạt được đó là: Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giải quyết vấn đề việc làm, góp phần ổn định chính trị xã hội, trật tự an ninh,
- 8 xây dựng xã hội tiên tiến, cải tạo môi trường, nâng cao đời sống tinh thần và văn hóa cho người dân tức là đã đạt hiệu quả về mặt xã hội. Đặc biệt về sản xuất nông nghiệp, ngoài những hiệu quả chung về kinh tế - xã hội, còn có hiệu quả rất lớn về môi trường mà ngành kinh tế khác không thể có được. Cũng có thể một hoạt động kinh tế mang lại hiệu quả cho một cá nhân, một đơn vị, nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội thì nó lại ảnh hưởng xấu đến lợi ích và hiệu quả chung. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả cần phân loại chúng để có kết luận chính xác. Căn cứ theo nội dung và bản chất có thể phân biệt thành 3 phạm trù: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế xã hội. Ba phạm trù này khác nhau về nội dung nhưng lại có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được về mặt kinh tế và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Khi xác định hiệu quả kinh tế, nhiều nhà kinh tế thường ít nhấn mạnh quan hệ so sánh tương đối mà chỉ quan tâm đến quan hệ so sánh tuyệt đối và chưa xem đầy đủ mối quan hệ kết hợp chặt chẽ giữa đại lượng tương đối và đại lượng tuyệt đối. Nếu như hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả kinh tế đạt được và lượng chi phí bỏ ra thì hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội và tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả về kinh tế, xã hội thể hiện mối tương quan giữa các kết quả đạt được tổng hợp trong lĩnh vực kinh tế - xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Để làm rõ phạm trù hiệu quả kinh tế có thể phân loại chúng theo các tiêu thức nhất định từ đó thấy rõ được nội dung nghiên cứu của các loại hiệu quả kinh tế. Xét trong phạm vi và đối tượng các hoạt động kinh tế, có thể phân chia hiệu quả kinh tế thành:
- 9 - Hiệu quả kinh tế theo ngành là hiệu quả kinh tế tính riêng cho từng ngành sản xuất vật chất như công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, Trong từng ngành lớn có lúc phải phân bổ hiệu quả kinh tế cho từng ngành hẹp hơn. - Hiệu quả kinh tế theo vùng lãnh thổ là xét riêng cho từng vùng, từng tỉnh, từng huyện. - Hiệu quả kinh tế sản xuất vật chất và dịch vụ. Căn cứ vào yếu tố cơ bản của sản xuất và phương hướng tác động vào sản xuất thì có thể phân chia hiệu quả kinh tế thành từng loại: Hiệu quả sử dụng vốn; Hiệu quả sử dụng lao động; Hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị; Hiệu quả sử dụng đất đai, năng lượng; Hiệu quả sử dụng các biện pháp kỹ thuật và quản lý. 2.1.4 Cơ sở lý luận về cây Trà hoa vàng 2.1.4.1 Khái niệm về cây Trà hoa vàng (Camellia chrysantha). Chè hoa vàng, Trà hoa vàng hay còn được gọi là Kim hoa trà (Camellia chrysantha) là một loài thực vật hạt kín trong họ Theaceae. Nó được tìm thấy ở Trung Quốc (Quảng Tây) và Việt Nam (Quảng Ninh), Nghệ An (Quế Phong), Tam Đảo (Vĩnh Phúc) Cây Trà hoa vàng là cây gỗ nhỏ hay cây bụi, nhánh mảnh, không lông, lá có phiến thuôn, dài 11-14 cm, rộng 4-5 cm. Mép co khía răng cưa nhỏ, gân bên khoảng 10 đôi; cuống lá dài 6-7 mm. Hoa mọc đơn độc trên cuống dài 7- 10mm. Lá bắc 5, lá đài 5; cánh hoa 8-10, màu vàng đậm, cao 3 cm, nhị nhiều, bầu nhị không lông, dính nhau một phần. Quả nang to 3 cm, vỏ quả dày 3mm. Sinh sống ở các khu rừng có độ ẩm cao dưới 500m. 2.1.4.2 Giá trị dược học của Trà hoa vàng Về giá trị dược học của loài trà hoang dã này, tạp chí "Camellia International Journal" - một ấn phẩm chuyên nghiên cứu về trà hoa vàng của thế giới xuất bản tại Newzealand cho biết: trà hoa vàng có thể chiết xuất 9 vi
- 10 chất khác nhau. Sản phẩm từ các hợp chất của trà hoa vàng có khả năng kiềm chế sự sinh trưởng của các khối u đến 33,8% trong khi y học cho rằng chỉ cần đạt đến ngưỡng 30% đã có thể xem là thành công trong điều trị ung thư. Ngoài ra, nó còn giúp giảm đến 35% hàm lượng cholesterol trong máu, trong khi dùng các loại thuốc khác thì mức độ giảm chỉ là 33,2%. Chất chiết xuất từ trà hoa vàng còn có tác dụng làm giảm tới 36,1% lượng lipoprotein trong cơ thể, cao hơn 10% so với các liệu pháp sử dụng tân dược hiện nay. Bao hàm hơn 400 thành phần hoá học, không có độc và tác dụng phụ, trong đó phải kể tới Saponin, các hợp chất phenolic, amio acid, axit folic, protein, vitamin B1, B2, C, E, axit béo, cùng rất nhiều các thành phần dinh dưỡng tự nhiên; trà hoa vàng có vài chục loại axitamin, rất nhiều các nguyên tố vi lượng Ge, Se, Mo, Zn, V Chứa nhiều các nguyên tố vi lượng cực kỳ quan trọng đối với sức khoẻ con người: Selen, Germanium, Molypden, Vanadium, vitamin C và E, ngoài ra trong trà còn có hàm lượng đáng kể các hợp chất Polysaccharide, Polyphenol, Saponin, Flavonoids, có khả năng chống oxy hoá, ức chế gốc tự do, cân bằng chuyển hoá. Hoạt chất EGCG trong trà được cho là có tác dụng mạnh hơn gấp 200 lần so với Vitamin E, một nghiên cứu khác về trà cho thấy dùng trà mang lại hiệu quả gần 90% trong việc ngăn ngừa sạm da – một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ung thư da. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, Trà hoa vàng có tác dụng dưỡng sinh, làm chậm quá trình lão hóa, cho làn da trắng sáng. Dược liệu cho trái tim khỏe Nhóm các hợp chất poly phenol và polysaccharid trong Trà hoa vàng được chứng minh là có tác dụng trong việc điều hoà mỡ máu, ức chế sự tổng hợp các acid béo trong cơ thể. Các hợp chất trong Trà hoa vàng còn có khả năng ổn định huyết áp, hạn chế huyết khối, giúp cải thiện tuần hoàn máu,
- 11 ngăn ngừa các bệnh tim mạch, cũng như ổn định khả năng miễn dịch của cơ thể. Tốt cho bệnh tiểu đường Lá trà mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu, giúp cải thiện tình trạng bệnh đái tháo đường. Các hợp chất chống oxy hoá có trong trà có tác dụng dọn dẹp gốc tự do, giúp cải thiện các biến chứng của tiểu đường. Giải độc gan hiệu quả Ngoài một số hoa quả như chanh, bưởi cam, táo được khuyên dùng để có lợi cho gan thì các loại thức uống có nguồn gốc từ thiên nhiên như Trà hoa vàng được đặc biệt chú ý bởi chất oxy hóa tuyệt vời trong trà là một thành phần không thể thiếu trong việc loại bỏ các cholesterol có hại trong gan cũng như trong cơ thể. Không chỉ vậy, trà hoa vàng còn chứa hợp chất flavonoid có tác dụng ngăn ngừa không cho virus viêm gan C thâm nhập vào gan. 2.1.4.3 Đặc tính kỹ thuật cây Trà hoa vàng Trà hoa vàng là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao tuy nhiên đòi hỏi phải đảm bảo kỹ thuật từ khâu chuẩn bị đến đất trồng, chăm sóc, bón phân, thu hoạch phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác. Bởi vậy, phát triển cây Trà hoa vàng cần có sự đầu tư hợp lý và loại bỏ những phong tục, tập quán canh tác lạc hậu, kém hiệu quả. Sau đây là một số đặc tính của Trà hoa vàng. * Về nhân tố tự nhiên: - Nhiệt độ: Nhiệt độ cần cho sự sinh trưởng là 12-35oC. Trà hoa vàng phát triển tốt trong khảng nhiệt độ từ 25-30 oC - Nhiệt độ trung bình năm: 20,1oC - 23,4oC - Nước: lượng mưa trung bình năm: 1560mm - 2594mm là trồng Trà tốt.
- 12 - Đất trồng: đất cát pha, đất thịt nhẹ đến đất thịt trung bình, đất chua hoặc hơi chua, đất màu nâu, nâu xám hoặc xám đen, đất bề mặt tơi xốp, đất có độ ẩm cao ven khe suối. - Ánh sáng: Đặc tính của Trà hoa vàng là không chịu được ánh nắng trực tiếp kéo dài, nên trồng diện tích lớn thì có thể làm mái che cho cây làm mái che bằng khung gỗ hoặc khung tre, thanh thép sử dụng lưới che Hàn Quốc hoặc Thái Lan, có độ che mát 70-80%. Hoặc trồng dưới tán lá của các loại cây khác. Vào mùa đông thì có thể gỡ mái che để cây tăng độ hấp thụ ánh sáng. *Về nhân tố kỹ thuật: - Giống: giống sạch bệnh, giống cây đã được tuyển chọn tốt - Phân bón: Lượng phân bón hợp lý, đầy đủ và phù hợp trong từng giai đoạn để cây sinh trưởng, phát triển tốt. Bảng 2.1: lượng phân bón hợp lí trong từng giai đoạn để cây phát triển tốt Phân Năm tuổi Đạm Lân Kali chuồng 1-2 25-30 0.08 - 0.15 0.1 – 0.15 0.1 – 0.15 2-3 35-40 0.2 - 0.25 0.15 – 0.2 0.15 - 0.25 3-4 45-50 0.3 - 0.4 0.25 – 0.3 0.3 - 0.4 4-6 50-60 0.4 - 0.8 0.35 – 0.4 0.4 - 0.5 *Chăm sóc: - Tưới nước: Cần phải tưới thường xuyên, nhất là giai đoạn sau khi mới trồng, mùa hè nên tưới 1 lần/ ngày và các mùa khác 1-2 ngày / lần. - Lưu ý không để cây bị khô hạn quá 10 ngày, và cũng tránh để cây bị ngập úng quá 4 ngày. Ngoài ra, cũng tránh tưới cây vào ban đêm để hạn chế sâu bệnh trên cây trà hoa vàng. - Trà hoa vàng được đánh giá là cây ít mắc bệnh. Có thể kể đến các bệnh thường gặp như sâu đục thân, sâu ăn lá, các loại rệp hay nhện đỏ, Bà
- 13 con có thể mua các loại thuốc trừ sâu tại các cửa hàng để sử dụng. Tuy nhiên, cần sử dụng trước ít nhất 1 tháng so với ngày thu hoạch hoa và lá. - Việc sử dụng thuốc trừ sâu sinh học vẫn được ưu tiên hơn. Vừa tiết kiệm lại an toàn cho cây. Bằng cách sử dụng gừng ớt, tỏi giã nát kết hợp nước rửa chén bát để phun cho cây. Đảm bảo diệt được phần lớn các loại côn trùng hại, các loài rệp và ốc sên cũng tự tiêu biến. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Tình hình sản xuất trà hoa vàng ở Việt Nam Là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đai màu mỡ, điều kiện tự nhiên thuận lợi, có nhiệt độ và độ ẩm tương đối cao phù hợp trồng cây Trà hoa vàng. Cây trà hoa vàng được trồng ở rất nhiều nơi ở khu vực miền núi phía bắc như: Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Quảng Ninh . Từ sản xuất cây Trà hoa vàng bà con nông dân đã có thêm công ăn việc làm và có thu nhập cao. Bên cạnh đó góp phần tích cực vào cảnh quan môi trường sinh thái ở Việt Nam. Sản phẩm từ hoa chủ yếu được dùng để pha nước chè uống hàng ngày và cung cấp nguyên liệu dược liệu cho ngành y học và một số được xuất khẩu sang nước khác. Bảng 2.3: Tình hình sản xuất Trà hoa vàng ở các tỉnh năm 2018 Năng suất Năng suất Diện tích Tỉnh hoa lá (ha) (tấn/năm) (tấn/năm) Tam Đảo (Vĩnh phúc) 20 1.3 5.8 Ba Chẽ (Quảng ninh) 146 3 20 Quế Phong (Nghệ an) 17 1.1 4.2 Lục Nam (Bắc giang) 14 1.0 3 (Nguồn: 2469612/)
- 14 Qua bảng trên cho thấy diện tích trồng Trà hoa vàng ở các tỉnh trong nước tương đối lớn, cao nhất là ở Ba Chẽ (Quảng ninh) với diện tích là 146 ha và năng suất cũng cao hơn các tỉnh khác là 3 tấn/ha. Đây là nguồn thu lớn cho sản xuất dược liệu Việt Nam. Còn các tỉnh còn lại có diện tích nhỏ hơn, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) 20ha sản lượng thu được 1.3 tấn/năm. Quế Phong (Nghệ An) 17 ha sản lượng 1.1 tấn/năm.
- 15 2.2.3 Tình hình sản xuất Trà hoa vàng ở Bắc Kạn Do cây Trà hoa vàng là cây có giá trị dược liệu và giá trị kinh tế cao, được sự hưởng ứng của người dân, sự chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền, các chính sách hỗ trợ phát triển của tỉnh Bắc Kạn. Hiện nay trên toàn tỉnh có 12 ha diện tích trồng cây Trà hoa vàng sản lượng hàng năm đạt 1-3 tấn. Cây Trà hoa vàng được trồng tập trung ở xã Đông Viên, Bình Trung, Nghĩa Tá, Rã Bản (huyện Chợ Đồn), xã Địa Linh, Hà Hiệu, Yến Dương (huyện Ba Bể). Vừa qua, Sở KH&CN Bắc Kạn đã có cuộc kiểm tra tiến độ đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây, trồng cây chè Hoa Vàng (Camellia spp.) tại tỉnh Bắc Kạn do Trung tâm Nghiên cứu cây trồng ôn đới miền núi phía Bắc Việt Nam, Đại học Nông lâm Thái Nguyên chủ trì thực hiện trong từ năm 2018 đến 2020. Đề tài được thực hiện với 3 nội dung chính, gồm: Điều tra xác định thực trạng nguồn vật liệu cây chè Hoa Vàng tại huyện Chợ Đồn và huyện Ba Bể; Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trong nhân giống cây chè Hoa Vàng bằng giâm cành; Xây dựng mô hình thâm canh chè Hoa Vàng với diện tích 5 ha. Tại thời điểm kiểm tra đơn vị thực hiện đề tài đã điều tra khảo sát thực địa tình hình phân bố, đặc điểm sinh cảnh của cây chè Hoa Vàng tại 3 xã Đông Viên, Nghĩa Tá, Rã Bản của huyện Chợ Đồn. Thí nghiệm nhân giống cây chè Hoa Vàng bằng phương pháp giâm hom với 4.500 cành. Chuẩn bị các điều kiện giống, vật tư, phân bón để xây dựng mô hình khi thời tiết thuận lợi.
- 16 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu Các hoạt động kinh tế trong sản xuất, tiêu thụ cây Trà hoa vàng của HTX Hòa Thịnh, xã Nghĩa Tá huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn trong 3 năm (2017-2019) 3.2 Địa điểm nghiên cứu: HTX Hòa Thịnh xã Nghĩa Tá, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. 3.3 Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài được tập trung nghiên cứu trên HTX Hòa Thịnh xã Nghĩa Tá huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn. - Về thời gian: Thời gian thực hiện khóa luận 2/2020 đến 5/2020 dựa vào số liệu thống kê của HTX và số liệu điều tra các hộ sản xuất Trà hoa vàng trong 3 năm 2017- 2019. 3.4 Nội dung nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu. 3.4.1 Nội dung nghiên cứu - Thực trạng sản xuất của các hộ điều tra trồng Trà hoa vàng HTX Hòa Thịnh xã Nghĩa Tá, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn - Hạch toán chi phí sản xuất, thu nhập thu được và so sánh hiệu quả kinh tế giữa cây Trà hoa vàng với một số cây trồng khác được trồng tại địa phương. - Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất Trà hoa vàng HTX Hòa Thịnh. - Đưa ra một số định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây Trà hoa vàng
- 17 3.5 Phương pháp nghiên cứu 3.5.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu: 3.5.1.1 Phương pháp tiếp cận vĩ mô Nghiên cứu đánh giá tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ Trà hoa vàng trên địa bàn toàn xã. Thu thập cả số liệu định tính và số liệu định lượng về sản xuất và tiêu thụ để có thể phân tích, đánh giá chính xác vai trò và giá trị của cây Trà hoa vàng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Từ đó chỉ ra những ảnh hưởng không tốt đến quá trình sản xuất và tiêu thụ Trà hoa vàng, rút ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất và tiêu thụ Trà hoa vàng ở địa phương 3.5.1.2 Phương pháp tiếp cận vi mô Tìm hiểu sản xuất và tiêu thụ Trà hoa vàng ở các hộ gia đình trong địa bàn nghiên cứu. 3.5.2 Phương pháp thu thập số liệu: Điều tra thu thập số liệu thứ cấp: - Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các niên giám thống kê, các báo cáo thống kê kinh tế xã hội của xã các đề tài, các dự án phát triển sản xuất sản phẩm của huyện Ngoài ra, thông tin số liệu thu thập qua internet, báo chí liên quan đến tiêu thụ Trà hoa vàng. Điều tra thu thập số liệu sơ cấp: - Sử dụng bảng kiểm (danh sách vấn đề có liên quan) để thu thập thông tin từ sơ cấp từ các hộ trồng trà. Trong đề tài, tác giả điều tra 10 hộ sản xuất Trà hoa vàng (10 thành viên trong HTX) để điều tra. - Sau khi chọn mẫu, tác giả tiến điều tra theo mẫu phiếu điều tra đã được xây dựng sẵn . Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu như: nhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ văn hoá của các chủ hộ, tình hình sản xuất
- 18 trà hoa vàng, chi phí sản xuất, thu nhập của người sản xuất, các kiến nghị và nhu cầu của hộ sản xuất Trà Những thông tin này được thể hiện bằng những câu hỏi cụ thể để họ hiểu và trả lời chính xác và đầy đủ. Sử dụng phương pháp PRA để thu thập các thông tin mang tính chất chuyên sâu về sản xuất và thị trường tiêu thụ Trà từ các hộ sản xuất Trà hoa vàng trên địa bàn xã; thu thập thông tin sản xuất, xu hướng tiêu thụ Trà hoa vàng của người dân. 3.5.3 Phương pháp xử lý số liệu Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu, tôi tiến hành tổng hợp và phân tích: Phương pháp thống kê: Là phương pháp tổng hợp các số liệu liên quan đến nội dung của đề tài thu được để tiến hành phân tích so sánh nhằm làm rõ các vấn đề nghiên cứu. Qua các số liệu thống kê ta có thể thấy được tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu và rút ra được những nhận xét, kết luận chính xác. Phương pháp tính toán thông thường và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel để xử lý số liệu thu thập được. Trong quá trình nghiên cứu các phương pháp được sử dụng một cách tổng hợp để phát huy hết lợi thế của các phương pháp. 3.5.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 3.5.4.1 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình kết quả sản xuất của hộ * Giá trị sản xuất GO (Gross output) Là giá tính bằng tiền của toàn bộ các loại sản phẩm vật chất và dịch vụ lao động nông nghiệp được tạo ra tính trên một đơn vi ̣diện tích trong thời gian một năm hay một chu kỳ sản xuất. Công thức tính: GO = ∑Q i x P i . Trong đó: Q i là khối lượng sản phẩm loại i. P i là giá bán sản phẩm i.
- 19 * Chi phí trung gian IC (Intermediate Cost) Là khoản chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công cụ lao động. Công thức tính: IC = ∑C i Trong đó: C i là khoản chi phí thứ i trong vụ sản xuất. * Giá rị tăng thêm VA (Value added) Là phần giá trị tăng thêm của người lao động khi sản xuất một đơn vị diện tích trong năm. Công thức tính: VA = GO – IC * Thu nhập hỗn hợp MI (Mixed income) Là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất, bao gồm cả công lao động và lợi nhuận thu được do sản xuất trong một chu kỳ sản suất trên quy mô diện tích. Công thức tính: MI = VA - (A+T) Trong đó: + A: Là giá trị khấu hao tài sản cố định. + T: Là tiền thuế sử dụng đất nông nghiệp * Lợi nhuận Pr (Profit) Là phần lãi ròng trong thu nhập hỗn hợp sau khi thanh toán toàn bộ số tiền công lao động trong một chu kỳ sản xuất trên một đơn vị diện tích. Công thức tính: Pr =MI - P x L Trong đó: + P: Là giá trị thuê một ngày công lao động + L: Là số công lao động sử dụng trong một chu kỳ sản xuất * Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí (Tgo ) Là chỉ số biểu hiện mối tương quan giữa giá trị sản xuất (GO) với chi phí trung gian (IC) tích trong một quy mô diện tích, trong một chu kỳ sản xuất.
- 20 Công thức tính: Tgo = GO/IC (lần) Nó thể hiện hiệu quả kinh tế trong đầu tư, biểu hiện ở việc đầu tư một lượng là bao nhiêu để thu được một kết quả nào đó. * Tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí (TVA ) Là tỷ suất biểu hiện mối tương quan giữa giá trị gia tăng (VA) và lượng chi phí bỏ ra (IC) tích trên một quy mô diện tích trong một chu kỳ sản xuất Công thức tính: TVA= VA/IC (lần) * Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí (TMI) Là suất biểu hiện mối quan hệ giữa thu nhập hỗn hợp (MI) với chi phí trung gian (IC) trên quy mô diện tích trong một chu kỳ sản suất. - Công thức tính: TMI = MI/IC (lần) * Tỷ suất lãi ròng theo chi phí (TPR ) Là tỷ số biểu hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận thu được (Pr) với chi phí trung gian (IC) trên một quy mô diện tích trong một chu kỳ sản xuất. Công thức tính : TPR =Pr/IC + Giá trị sản xuất trên một công lao động: GO/CLĐ + Giá trị gia tăng trên một công lao động: VA/CLĐ + Thu nhập hỗn hợp trên một công lao động: MI/CLĐ + Lợi nhuận trên một công lao động: Pr/CLĐ + Tổng giá tri ̣sản xuất/ha (GO/ha) Giá trị gia tăng/ha (VA/ha) + Chi phí trung gian IC/1kg sản phẩm + Tổng giá tri ̣sản xuất/chi phí trung gian (GO/IC) + Giá trị gia tăng/chi phí trung gian (VA/IC) + Tổng giá tri ̣sản xuất/lao động (GO/lđ) + Giá trị gia tăng/lao động (VA/lđ) + Chi phí /lao động (IC/lđ) - Về giá cả sử dụng trong tính toán : Sử dụng giá bình quân trên thi ̣ trường trong thời gian nghiên cứu
- 21 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội 4.1.1 Điều kiện tự nhiên. 4.1.1.1 Vị trí địa lí. - Xã có vị trí: Bắc giáp xã Bằng Lãng. Đông giáp xã Phong Huân, xã Bình Trung. Nam giáp xã Bình Trung. Tây giáp xãTrung Minh(Yên Sơn,Tuyên Quang), xã Linh Phú(Chiêm Hóa, Tuyên Quang), xã Lương Bằng. Toàn xã hiện có 9 thôn, bản, với 407 hộ dân và 1637 nhân khẩu, gồm đồng bào các dân tộc: Tày, Dao, Kinh, Sán Chí, Nùng, Mông cùng sinh sống. Là xã thuần nông, với diện tích tự nhiên trên 4.000ha Xã Nghĩa Tá được chia thành các thôn bản: Nà Cà, Nà Kiến, Nà Đeng, Kéo Tôm, Nà Tông, Nà Đẩy, Nà Khằn, Bản Lạp, Bản Bẳng. Theo Cổng thông tin điện tử chính phủ, xã Nghĩa Tá có diện tích 41 km², dân số khoảng 1637 người, mật độ dân số đạt 40 người/km². Xã có tỉnh lộ 254 chạy qua, trên tuyến có cầu Nà Đẩy bắc qua sông Phó Đáy. 4.1.1.2 Đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội. . Kinh tế: tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 930 tấn/năm. bình quân lương thực đầu người đạt 576 kg/ người/ năm. hộ cận nghèo còn 9,11%. đã phủ xanh đất trống được trên 515,51ha. . Văn hóa: - Gồm các dân tộc : Mông, Dao, Tày, Nùng, Kinh
- 22 - Luôn diễn ra các lễ hội, hoạt động để giữ gìn nâng cao bản sắc dân tộc, tạo điều kiện để phát triển. . Xã hội: - Đời sống đồng bào được cải thiện, công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn ngày càng được nâng lên; công tác giáo dục được chính quyền và người dân quan tâm, chú trọng. Hiện các trường học đều được xây dựng kiên cố, tỷ lệ huy động trẻ đến lớp đạt cao, công tác phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi của xã đã đạt chuẩn và được giữ vững - Tỷ lệ hộ nghèo còn 14,53%. - Về kết cấu hạ tầng: hệ thống cơ sở hạ tầng của xã cũng không ngừng được đầu tư, xây dựng. Với lợi thế có tỉnh lộ 254 chạy qua địa bàn, đến nay đường ô tô đã đến được 9/9 thôn, bản. Có 8/9 thôn đã được sử dụng điện lưới quốc gia, 95% dân số có nước hợp vệ sinh phục vụ sinh hoạt. 4.1.1.3 Đặc điểm khí hậu Thời tiết là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói chung và cây Trà hoa vàng nói riêng. Xã Nghĩa Tá thuộc vùng khí hậu nhiệt đới có 4 mùa rõ rệt. Xã Nghĩa Tá mang đặc trưng của khí hậu miền núi và trung du phía Bắc. Nhiệt độ trung bình từ 20 - 30 độ , mùa đông nhiệt độ xuống dưới 4 độ. Từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm thường xuyên xảy ra mưa nhiều, tháng 11 đến tháng 3 năm sau ít mưa. Lượng mưa trung bình năm đạt từ 1.200m - 1600m. Độ ẩm hàng năm trên 80%, thấp nhất là 50%. Do đặc điểm địa hình lòng máng chảy theo hướng đông nam nên hướng gió chủ yếu thổi theo hướng độ mở của khe núi. 4.1.1.4 Thủy văn Nghĩa Tá là nơi một trong hai dòng thượng lưu của sông Phó Đáy hợp thành, hai suối hợp thành là nậm Đu và nậm Nam. Các suối khác trên địa bàn là Nà Cà, khuổi Đăm, Khèn Đa. Trên suối Nậm Nam có hồ Nghĩa Tá. Trong
- 23 đó có nhiều con suối con khe phân bố trên khắp địa bàn xã đã đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Ngoài ra trên địa bàn còn có hệ thống nước ngầm khá phong phú đã tạo ra nguồn nước sinh hoạt cho người dân. Nói chung là vùng có trữ lượng và chất lượng nước đảm bảo tưới tiêu và sinh hoạt cho người dân. 4.2 Đặc điểm kinh tế xã hội của xã Nghĩa tá 4.2.1 Tình hình sử dụng đất đai Trong sản xuất nông nghiệp đất đai là yếu tố quan trọng không thể thiếu được. Nó vừa là đối tượng sản xuất vừa là tư liệu sản xuất và không thể thay thế được bởi cây trồng muốn sinh trưởng và phát triển được phải hút nước và chất dinh dưỡng từ đất. Với đặc điểm địa hình như trên, đất đai của xã chủ yếu là đất lâm nghiệp 3,488.60 ha chiếm 86,99% tổng diện tích đất tự nhiên của xã năm (2018).
- 25 Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất của xã Nghĩa Tá Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh (%) Diện Cơ cấu Diện Cơ cấu Diện Cơ cấu Loại đất 2018/2017 2019/2018 BQ tích (ha) (%) tích (ha) (%) tích (ha) (%) Tổng diện tích 4100 100,00 4100 100,00 4100 100,00 100,00 100,00 100,00 đất tự nhiên 1. Đất nông nghiệp 3.904,86 95,24 3.904,92 95,24 3.905,10 95,25 100,00 100,01 100,01 - Đất trồng cây 140,34 3,42 128,20 3,12 135,16 3.29 91,34 105,42 98,38 hằng năm - Đất trồng cây 570,61 13,91 712,06 17,37 751,03 18,31 124,8 105,48 115,14 lâu năm 2. Đất lâm 3.566,27 86,99 3.512,03 85,66 3.489,95 85,12 98,47 99,37 98.92 nghiệp 3. Đất nuôi trồng 102,69 33,14 0,80 34,25 0.83 34,95 0.85 103,34 102,04 thủy sản 4.Đất rừng 346,62 8,45 346,80 8,46 347,50 8,47 100,05 100,2 100,13 phòng hộ 5.Đất phi nông 120,41 2,93 120,64 2,94 120,88 2,95 100,2 100,2 100,2 nghiệp 6.Đất chưa sử 74,61 1,82 74,61 1,82 74,61 1,82 100 100 100 dụng (Nguồn: UBND xã Nghĩa Tá)
- 26 Đất nông nghiệp Nhóm đất nông nghiệp so với tổng diện tích tự nhiên chiếm 95,24% tương đương là 3.904,86 ha ( năm 2019), diện tích đất nông nghiệp qua 3 năm có xu hướng tăng, nhưng không đáng kể. Đất lâm nghiệp Là nhóm đất chiếm diện tích lớn thứ 2 với 3.566,27 ha chiếm 86.98 % (năm 2019) có xu hướng giảm. - Trong quỹ đất sản xuất nông nghiệp của xã thì chủ yếu để trồng lúa, ngô và cây Dược liệu. Phần lớn diện tích trồng lúa và ngô không thay đổi chỉ để phục vụ cho cuộc sống hằng ngày và làm thức ăn cho chăn nuôi. Đất nuôi trồng thủy sản Diện tích đất nuôi trồng thủy sản chiếm một diện tích rất nhỏ so với đất nông nghiệp 33,14 ha chiếm 0.8 %. Ở đây người dân chủ yếu là làm ao thả cá theo quy mô nhỏ lẻ, manh mún mang tính tự cung tự cấp và sản lượng thấp chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày nên chưa mang tính kinh tế do đó diện tích nuôi trồng thủy sản chưa được mở rộng và phát triển. - Như vậy ta có thể thấy trong nhóm đất nông nghiệp thì đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn nhất, trong đó diện tích trồng Trà hoa vàng tăng do cây Trà hoa vàng có hiệu quả kinh tế cao. 4.2.2 Tình hình dân số và lao động Bảng 4.2: Dân số và lao động của hộ xã Nghĩa Tá năm 2017- 2019. Chỉ tiêu Đơn vị 2017 2018 2019 Tốc độ tính tăng trưởng bình quân (%) Số dân Người 1328 1380 1491 1.05% Số hộ Hộ 398 407 416 9%
- 27 Lao động 642 658 705 31.5% Nam 720 739 762 21% Nữ 608 641 729 60.5% Trình độ lao động Lao động phổ 498 502 536 19% thông Lao động 114 156 169 27.5% chuyên nghiệp (Nguồn: Phiếu điều tra) Dân số và lao động là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng của các quá trình sản xuất, là nguồn lực tác động trực tiếp đến quá trình phát triển của các ngành nghề trong xã hội. Thành phần dân tộc trong xã gồm các dân tộc Mông, Dao, Tày, Nùng, Kinh. Dân cư phân bố không đồng đều trên toàn xã, chỉ tập trung đông ở những khu vực địa hình bằng phẳng thuận tiện cho giao thông đi lại xung quanh quốc lộ 254. Xã được chia thành 9 thôn. Nguồn lao động của xã Nghĩa Tá khá dồi dào, cơ bản là lao động phổ thông, trình độ học vấn còn thấp, đây chính là vấn đề bức xúc cần sớm được giải quyết để phù hợp với xu thế hội nhập phát triển đất nước. Tuy nhiên qua đánh giá chung về tiềm năng của xã, xã Nghĩa Tá có tiềm năng kinh tế khá lớn, nguồn tìa nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn lao động dồi dào, chịu thương chịu khớ. 4.2.3 Cơ sở hạ tầng Cùng với sự phát triển kinh tế nông thôn của cả nước, trong những năm qua cơ sở vật chất kỹ thuật của xã có nhiều thay đổi đáng kể, như hệ thống
- 28 điện, mạng lưới giao thông, công trình công cộng, các công trình thủy lợi được xây dựng và nâng cấp. Điều đó được thể hiện như sau: - Giao thông: Xã có vị trí nằm dọc theo quốc lộ 254 Ba Bể - Định Hóa nên giao thông đã được mở rộng. - Thủy lợi: Kênh mương được bê tông hóa, cung cấp đầy đủ nước cho sản xuất. - Điện: Xã có mạng lưới điện quốc gia tương đối hoàn chỉnh, ổn định, phủ khắp xã. Giáo dục Hiện nay trên địa bàn xã có Trường cấp 1, Trường cấp 2, Trường mầm non. - Trường mầm non: 6 lớp, 100 trẻ - Trường Tiểu học & THCS: 10 lớp, 214 học sinh. Trẻ em đến tuổi đi học đều được đến trường 100%, đội ngũ giáo viên không ngừng học hỏi nâng cao trình độ đạt chuẩn hóa, , từng bước nâng cao chất lượng dạy và học, duy trì đạt phổ cập giáo dục ở 2 cấp: Tiểu học và THCS, tỷ lệ học sinh vào Trung học Phổ thông hàng năm đều tăng: Số học sinh tốt nghiệp THPT được vào các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp có nhiều hơn những năm trước, những năm qua tỷ lệ lên lớp đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra, hoạt động của hội khuyến học được đặc biệt quan tâm. Y tế Xã có một trạm y tế đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế. Cán bộ y tế chú trọng công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân, y tế thôn hoạt động có hiệu quả góp phần đảm bảo phòng chống bệnh ngay từ đầu. Công tác khám chữa bệnh cho người dân luôn được thực hiện đầy đủ, đảm bảo không có tình hình dịch bệnh lây truyền. Văn hóa thông tin – Thể dục thể thao
- 29 Những năm qua công tác hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao trên địa bàn xã được thực hiện; tổ chức các ngày lễ, tết, tạo được không khí vui tươi phấn khởi động viên được cán bộ và nhân dân hăng hái thi đua lao động sản xuất. Triển khai tuyên truyền vận động nhân dân đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, đơn vị văn hóa, đời sống tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện, với sự phát triển của xã hội xã đã được quan tâm đúng mức, hệ thống truyền thanh, truyền hình đã được phủ khắp xã, có trạm bưu điện văn hóa, trạm phát thanh xã và có các cơ sở tủ sách pháp luật, báo chí ở các thôn bản đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của nhân dân. Chính sách xã hội Thường xuyên quan tâm đời sống, vật chất và tinh thần cho người có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách (thương binh, liệt sỹ) người có công với cách mạng được thực hiện kịp thời. Công tác xóa đói giảm nghèo được quan tâm, tuyên truyền và tạo điều kiện cho nông dân vay vốn và phát triển sản xuất. Thực hiện tốt công tác phòng chống ma túy, rà soát các đối tượng có dấu hiệu nghiện các chất ma túy, tệ nạn xã hội như rượu bia, cờ bạc. 4.3 Tình hình phát triển kinh tế xã Nghĩa Tá. Kinh tế xã Nghĩa Tá lấy nông nghiệp làm chủ đạo, ngoài sản xuất nông nghiệp thì không có nghề phụ, không có làng nghề do địa hình thuộc vùng kinh tế khó khăn nên khả năng phát triển về công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ còn hạn chế. Tổng thu nhập bình quân trên đầu người xã Nghĩa Tá 2017 là 14 triệu đồng/người/năm. Với sự chỉ đạo mạnh mẽ từ chính quyền xã, cùng với ý thức tự vươn lên của mỗi người dân đến cuối năm 2019 bình quân trên đầu người là 16 triệu đồng/người/năm. 4.3.1 Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và lao động của xã Nghĩa Tá. Thuận lợi:
- 30 - Nghĩa Tá là xã miền núi có địa hình đa dạng thuận lợi cho việc phát triển một cách đa dạng các loại hình kinh tế nông lâm nghiệp, kết hợp các loại hình phát triển kinh tế. - Xã có lực lượng lao động dồi dào, đây là nhân tố chính quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của xã. - Xã có vị trí nằm cạnh trục đường 254 Ba Bể - Định Hóa nên giao thông khá thuận lợi cho phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. - Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của xã ngày càng được đầu tư hoàn chỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Khó khăn: - Nguồn lao động trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông, chỉ mới có kiến thức sản xuất qua kinh nghiệm truyền thống, chưa được đào tạo chuyên sâu. - Thiếu mặt định hướng tổng thể cũng như chuẩn bị cơ sở hạ tầng hỗ trợ sản xuất dẫn đến tình trạng phát triển manh mún. - Sử dụng đất chưa đạt hiệu quả cao, một số quỹ đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhỏ lẻ, chưa tập trung và gắn kết giữa các mục đích sử dụng. - Hệ thống hạ tầng xã hội cũng như hạ tầng kỹ thuật phục vụ khu dân cư và sản xuất còn yếu kém. 4.4 Thực trạng sản xuất Trà hoa vàng trên địa bàn 4.4.1 Tình hình sản xuất Trà hoa vàng trên xã Nghĩa Tá Nghĩa Tá là xã có điều kiện đất đai, khí hậu thích hợp cho cây Trà hoa vàng sinh trưởng và phát triển tốt. Trước đây cây Trà hoa vàng có rất nhiều ở rừng núi trên địa bàn xã nhưng từ khi Trung Quốc thu mua cả gốc rễ thì đã bị suy kiệt về loài này. Sau khi nhận thấy giá trị của cây thì một số người dân đã đem cây về trồng. Sau đó hái hoa bán cho thương lái.
- 31 Theo thống kê của ngành nông nghiệp địa phương, đến nay toàn xã có 6 ha trồng Trà hoa vàng, trong đó diện tích cho thu hoạch là khoảng 3,25 ha. Từ trồng cây Trà hoa vàng nhiều hộ gia đình đã có thêm thu nhập và từng bước thoát nghèo. 4.4.2 Cây Trà hoa vàng đối với nền kinh tế của địa phương Cây Trà giúp tình hình kinh tế của địa phương được phát triển hơn, tạo thu nhập ổn định cho người dân, nâng cao mức sống dân cư, Có thu nhập ổn định, nhân dân đã tạo dựng được cơ sở vật chất phục vụ cho đời sống và sinh hoạt như tivi, tủ lạnh, phương tiện đi lại như xe máy, phương tiện sản xuất như máy gặt, máy tuốt, máy bơm nước. Mở mang phát triển văn hoá xã hội, giáo dục góp phần thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp nông thôn của địa phương. Sản xuất Trà không những đem lại thu nhập cao mà còn phần nào giải quyết được vấn đề cơ bản về lao động trong xã. Tác động cùng các ngành dịch vụ khác phát triển, tạo ý thức cho người dân trong xã Nghĩa Tá về quản lý, tổ chức, tu bổ phát triển nghề trồng cây Trà, góp phần thiết thực, hiệu quả trong công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn. 4.4.3 Tình hình sử dụng kỹ thuật chăm sóc và thu hái Trước đây quy mộ HTX còn nhỏ người dân chủ yếu còn chăm sóc theo kinh nghiệm, phương pháp thủ công. Được sự khuyến khích của địa phương người dân đã mở rộng diện tich trồng trà. Tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật để chăm sóc cho cây sao cho có hiệu quả tuy nhiên trình độ dân trí và thu nhập không đồng nên nhiều hộ chưa tiến hành đúng quy cách như bón phân chưa đúng liều lượng , chưa giành nhiều thời gian làm cỏ, ngắt lá tỉa cành. Vụ thu hoạch hoa có thể kéo dài trong mấy tháng và hoàn toàn bằng phương pháp thủ công nên không thể tránh khỏi bị dập nát. Với các hộ có diện tích lớn hoa nở nhiều không kịp thu hái hoa thường dễ bị rụng dễ hỏng ảnh hưởng đến giá trị kinh tế của hoa.
- 32 Để đạt được hiệu quả kinh tế cao từ trồng Trà hoa vàng người dân không chỉ tạo ra sản lượng lớn quả mà còn phải thu hoạch quả đúng thời điểm, đúng quy cách. Đối với những hộ có diện tích thu hoạch lớn cần tập trung lao động để thu hoạch kịp thời. Người trồng HTX Người tiêu dùng Hình 4.1: Kênh tiêu thụ Trà hoa vàng của HTX 4.5 Đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất Trà hoa vàng theo điều tra. 4.5.1 Tình hình sản xuất chung của các hộ Để đánh giá được tình tình sản xuất Trà hoa vàng trước tiên tôi trình bày một số thông tin về nhân khẩu, lao động, tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra. Theo kết quả điều tra ở bảng dưới đây cho thấy độ tuổi bình quân chung của các chủ hộ là 42,5 tuổi, hầu hết ở độ tuổi này trở lên phần lớn các hộ đã ổn định cơ sơ vật chất, nguồn vốn, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Các chủ hộ có sự hiểu biết về kỹ thuật trong việc trồng Trà hoa vàng nên đây là một thuận lợi góp phần thúc đẩy và phát triển cây Trà hiệu quả. Bảng 4.3: Đặc điểm các hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT BQ 1. Số hộ điều tra Hộ 10 2. Tuổi bình quân chủ hộ Tuổi 42,5 3. Trình độ học vấn của chủ hộ - Tiểu học Hộ 3 - THCS Hộ 4 - THPT Hộ 3 4. Số nhân khẩu BQ/hộ Khẩu 3.9 5. Số lao động BQ/hộ Lao động 2.1 (Nguồn: Số liệu điều tra)
- 33 Trình độ học vấn của các hộ chủ yếu là ở mức THCS, bình quân chung là 4 hộ chiếm 40% tổng số hộ điều tra. Mức THPT chiếm 30%, 3 hộ tổng số hộ điều tra. Ở mức học vấn này các chủ hộ nhanh chóng bắt nhịp nhanh hơn về các đợt tập huấn kỹ thuật giâm hom, trồng, chăm sóc về Trà hoa vàng. Trình độ học vấn tiểu học có 3 hộ chiếm 30% tổng số hộ điều tra. Ở mức học vấn này các hộ chưa thực sự chủ động trong sản xuất, kiến thức còn hạn chế trong việc phát triển cây. *Tình hình sản xuất Trà hoa vàng của các hộ điều tra Bảng 4.5: Sản xuất Trà hoa vàng ở các hộ điều tra Năm So sánh (%) 2018/ 2019/ ĐVT 2017 2018 2019 BQ Chỉ tiêu 2017 2018 Tổng diện Ha 4 5,2 6 130,00 115,38 122,69 tích Diện tích cho Ha 2,3 2,6 3,25 113,04 125,00 119,02 thu hoạch Năng suất Kg/ha 21 25 30 119,04 120,00 119,52 Sản lượng Kg 30 45 160 150,00 355,55 252,78 Hoa tươi Giá bình quân 350.0 đ 350.000 450.000 100,00 128,57 114,3 hoa tươi 00 Sản lượng Kg 0 0 25 0 0 100,00 hoa khô Giá bình quân đ 8.000.000 hoa khô Giá trị sản Triệu 15,75 10,500 272,00 150,00 266,66 208,33 xuất đồng 0 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả)
- 34 Bảng trên cho chúng ta thấy: Qua 3 năm (2017 – 2019) diện tích trồng Trà năm là 2017 4 ha, năm 2018 là 5,2 ha đến năm 2019 là 6 ha. Tăng 2 ha so với năm 2017. Năng suất năm 2017 là 21kg/ha, 2018 là 25kg/ha, tăng 4kg so với 2017. Đến năm 2019 là 30kg/ha. Đạt được kết quả này là do người dân đã thấy được tiềm năng phát triển của cây, tích cực mở rộng diện tích trồng, chú trọng, tăng mức đầu tư thâm canh và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Sản lượng năm 2017 là 30kg, năm 2018 là 45kg, tăng 15 kg so với năm 201. Năm 2019 sản lượng toàn HTX 160 cao hơn năm 2018 là 115kg. Năm 2019 HTX mới bắt đầu sản xuất hoa khô, và sản lượng đạt được là 25kg. Giá là 8.000.000đ/1kg. Việc bắt đầu chuyển qua sản xuất trà khô làm tăng giá trị của trà hoa vàng. Giúp HTX thu được nhiều lợi nhuận hơn. Như vậy có thể thấy qua 3 năm cả diện tích trồng, năng suất và sản lượng Trà hoa vàng của xã Nghĩa Tá có xu hướng tăng lên. Có được điều đó là do có sự chỉ đạo sát sao của chính quyền địa phương, sự hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp huyện, cán bộ khuyến nông xã Nghĩa Tá cùng với sự tham gia, ủng hộ nhiệt tình của bà con nông dân đã góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của cây Trà hoa vàng trên địa bàn xã theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung. 4.6 Hiệu quả kinh tế từ sản xuất cây Trà hoa vàng của hộ Để có một khu Trà hoa vàng cho năng suất cao các hộ dân phải bỏ ra nhiều tiền của, công sức, thời gian chăm sóc trong từng giai đoạn nhất định. Trà hoa vàng là cây cho hoa lâu năm, sau khi trồng được khoảng 5 - 6 năm thì mới cho thu hoạch, trong giai đoạn kiến thiết chi phí đầu tư cũng tương đối lớn. Mặc dù mức sống nhân dân xã Nghĩa Tá là khá ổn định nhưng các khoản thu của người dân không chỉ chi tập chung cho sản xuất Trà mà còn phải phân chia cho rất nhiều hoạt động trong cuộc sống như sinh hoạt thường ngày, công tác xã hội,
- 35 Mặt khác, trong giai đoạn này sản xuất chưa có nguồn thu bởi vậy nguồn vốn đầu tư của các hộ thường phải vay mượn hoặc từ các khoản tiền tích cóp. Chi phí chủ yếu trong giai đoạn này là chi phí phân bón bởi nhu cầu dinh dưỡng của cây Trà hoa vàng rất lớn, chi phí giống không đáng kể bởi giống Trà chủ yếu do người dân tự dâm cành điều đó cũng phần nào giảm được chi phí sản xuất cho người nông dân. 4.6.1 Xác định chi phí Để có một khu sản xuất Trà hoa vàng cho năng suất cao các hộ dân phải bỏ ra nhiều công sức, tiền của, thời gian chăm sóc từng giai đoạn nhất định. Trà hoa vang là cây dượ liệu lâu năm, khi trồng được 5-6 năm mới cho thu hoạch hoa. Trong giai đoạn kiến thiết đầu tư thì chi phí đầu tư cũng tương đối lớn. Mặc dù mức sống nhân dân xã Nghĩa Tá là khá ổn định nhưng các khoản thu của người dân không chỉ chi tập chung cho sản xuất Trà hoa vàng mà còn phải phân chia cho rất nhiều hoạt động trong cuộc sống như sinh hoạt thường ngày, công tác xã hội, Mặt khác, trong giai đoạn này sản xuất chưa có nguồn thu bởi vậy nguồn vốn đầu tư của các hộ thường phải vay mượn hoặc từ các khoản tiền tích cóp. Chi phí cho giai đoạn này chủ yếu là chi phí phân bón và công chăm sóc. Chi phí giống không đáng kể bởi vì giống là người dân tự giâm hom. Ở giai đoạn kiến thiết chăm sóc cũng đóng vai trò rất quan trọng giúp cây có đủ chất dinh dưỡng để sinh trưởng phát triển tốt. Đối với người nông dân, chi phí vật chất bỏ ra lớn nên phải lấy công làm lãi. Không như cây trồng ngắn ngày, thời gian lao động bỏ ra cho cây Trà hòa vàng không liên tục nhưng có thể trải dài trong cả vụ. Qua nghiên cứu 10 hộ điều tra cho thấy các hộ có diện tích trồng tương đối lớn và đã có diện tích cho thu hoạch. Bảng dưới đây cho thấy tổng chi phí là: 22.895.000đ.
- 36 Trong giai đoạn này cây sinh trưởng và phát triển nhanh nên cần nhiều dinh dưỡng kéo theo nhu cầu về phân bón tăng lên. Lượng phân bón tăng kéo theo tổng chi phí cũng tăng lên. Tổng cho phí vật tư là: 11.850.000đ. Bảng 4.6. Chi phí cho 1 ha trồng Trà hoa vàng 2017 Chi phí Đơn Số lượng Đơn giá Thành tiền vị (đ) (đ) 1. Chi phí vật tư + Đạm Ure Kg 50 9 000 450.000 + Lân Kg 80 4 200 336.000 + Kali Kg 35 10 000 350.000 + Phân hữu cơ Kg 300 4 000 1.200.000 2.Thuốc BVTV Lọ 3 15.000 45.000 3.Nhân công Công 50 100.000 5.000.000 4.Chi phí khác - - 500.000 Tổng 7.881.000 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả) Bảng 4.7. Chi phí cho 1 ha trồng Trà hoa vàng 2018 Chi phí Đơn Số lượng Đơn giá Thành tiền vị (đ) (đ) 1. Chi phí vật tư + Đạm Ure Kg 100 9 000 900.000 + Lân Kg 100 4 200 420.000 + Kali Kg 50 10 000 500.000 + Phân hữu cơ Kg 600 4 000 2.400.000 2.Thuốc BVTV Lọ 3 15.000 45.000 3.Nhân công Công 65 100.000 6.500.000 4.Chi phí khác - - 1.000.000 Tổng 11.765.000 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả)
- 37 Bảng 4.8. Chi phí cho 1 ha trồng Trà hoa vàng 2019 Chi phí Đơn Số lượng Đơn giá Thành tiền vị (đ) (đ) 2. Chi phí vật tư + Đạm Ure Kg 200 9 000 1.800.000 + Lân Kg 250 4 200 1.050.000 + Kali Kg 100 10 000 1.000.000 + Phân hữu cơ Kg 2000 4 000 8.000.000 2.Thuốc BVTV Lọ 3 15.000 45.000 3.Nhân công Công 90 100.000 9.000.000 4.Chi phí khác - - 2.000.000 Tổng 22.895.000 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả) Trong đó, phân chuồng chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng chi phí bằng tiền bình quân là 8.000.000 đồng/ha (năm 2019), trong giai đoạn này phân chuồng được sử dụng để bón kết hợp với các loại phân khác trong thời kỳ chăm sóc. Tuy nhiên, phần lớn phân chuồng là những loại phân hoai mục được các hộ sử dụng từ sơ chế những sản phẩm phụ của chăn nuôi, nông nghiệp qua đó mà chi phí phân chuồng cũng giảm đáng kể. Trà hoa vàng là cây có giá trị kinh tế cao nhưng ít sâu bệnh, khi có bệnh thì chủ yếu xử lí bằng phương pháp thủ công nên thuốc BVTV sẽ sử dụng ít. Từ 5 - 6 năm sau khi trồng thì Trà bắt đầu cho thu hoạch và sau khoảng 2 - 3 vụ Trà các hộ đã có thể chi trả hết các khoản chi phí của giai đoạn trước và bắt đầu có lãi. Khả năng chi trả cho sản xuất Trà sau giai đoạn kiến thiết cơ bản cũng dễ dàng hơn bởi người dân đã bắt đầu có thu nhập. 4.6.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất Trà hoa vàng của các hộ điều tra.
- 38 Hiệu quả kinh tế luôn là mục tiêu trong sản xuất của các hộ trồng Trà hoa vàng. Việc đánh giá đúng hiệu quả kinh tế sẽ là cơ sở để sản xuất Trà có hiệu quả hơn. Bởi vậy, để xác định đúng hướng sản xuất và làm kinh tế như thế nào để có hiệu quả cao cần nhận định được các nhân tố tác động và mức độ ảnh hưởng chúng tới hiệu quả kinh tế của mỗi hộ. Khi đi sâu vào nghiên cứu, phỏng vấn các hộ dân cho thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của sản xuất Trà hoa vàng như quy mô sản xuất, thị trường, sâu bệnh, khoa học kỹ thuật, lượng phân bón, nhưng đáng quan tâm nhất là điều kiện kinh tế của từng nhóm hộ, phần lớn điều kiện kinh tế hộ sẽ là nhân tố quyết định quy mô sản xuất của các hộ ở mức độ lớn hay nhỏ, là nhân tố sẽ dẫn đến sự khác biệt về việc sử dụng và phát huy các nguồn lực như lao động, phân bón, phòng trừ sâu bệnh, phương tiện trong sản xuất quýt giữa các nhóm hộ, cụ thể: Nhóm hộ khá, nhóm hộ trung bình có nguồn thu nhập tương đối ổn định, cao hơn các nhóm hộ nghèo nên có khả năng đầu tư thâm canh lớn hơn về phân bón, về diện tích, đúng quy trình kỹ thuật sản xuất hơn các nhóm hộ nghèo. Nhóm hộ nghèo có diện tích trồng mới chiếm phần lớn trong tổng diện tích, chưa có nguồn thu hoặc nguồn thu tương đối ít và không phải ai cũng có thể mạo hiểm đầu tư lớn cho trồng quýt trước những rủi ro, biến động thường xuyên của thị trường. Để biết tình hình kinh tế hộ tác động như thế nào tới hiệu quả kinh tế trong sản xuất Trà hoa vàng của người nông dân ta đi phân tích bảng sau. Qua bảng trên cho ta thấy: Năng suất bình quân tăng thêm 5kg qua mỗi năm. Giá trị sản xuất tăng qua các năm, năm 2017 10.500 triệu đồng/ năm. Năm 2018 là 15.750 triệu đồng/năm, năm 2019 272 triệu đồng/năm. Một trong những nguyên nhân mà năm 2017 và 2018 có giá trị sản xuất thấp và lợi nhuận bị âm là do đây là
- 39 những mùa đầu tiên cây cho hoa. Nên chưa có kinh nghiệm để tập chung chăm sóc cho cây để cây ra năng suất cao. Chưa có kĩ thuật bón phân, chưa nhận được tập huấn của các cán bộ khuyến nông. Do chi phí đầu tư cho 1ha Trà hoa vàng dưới 10 triệu/ha/năm. Công lao động bỏ ra để chăm sóc cây qua mỗi năm cũng khác nhau. Một điều rõ ràng là chi phí bỏ ra nhiều hơn thì công chăm sóc cũng phải nhiều hơn. Bảng 4.9. Hiệu quả kinh tế Trà hoa vàng qua các năm 2017 2018 2019 Chỉ tiêu ĐVT (1) (2) (3) Năng suất bình quân Kg/ha 20 25 30 1.Giá trị sản xuất GO 1000đ/ha 10.500 15.750 272.000 2.Chi phí trung gian 1000đ/ha 7.881 11.765 22.895 IC 3.Giá trị gia tăng VA 1000đ/ha 2.619 3.985 249.105 4.Thu nhập hỗn hợp 1000đ/ha 2.619 3.985 249.105 MI 5.Lợi nhuận Pr 1000đ/ha -2.381 -2.515 240.105 6.Công lao động 100 100 100 7.Một số chỉ tiêu: 8.GO/IC Lần 1.33 1.34 11.88 9.VA/IC Lần 0.33 0.34 10.88 10.Pr/IC Lần -0.30 -0.21 10.48 11.GO/công lao động 1000đ 105 157.5 2 720 12.VA/công lao động 1000đ 26.19 39.85 2 491,05 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả) Năm 2019 giá trị sản xuất tăng lên 272 triệu đồng/năm. Chi phí cho 1ha trồng cây của năm là 22.895.000 tăng đáng kể so với 2 năm trước, công lao động cũng nhiều hơn.
- 40 Tóm lại giữa các năm có sự khác biệt về năng suất, chi phí sản xuất sẽ đều tăng,lợi nhuận cũng sẽ tăng. Để có thể tăng hiệu quả kinh tế của Trà hoa vàng cần mạnh dạn chú trọng vào đầu tư để tiến tới xoá đói giảm nghèo và làm giàu, áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, nắm bắt thông tin thị trường nhanh và kịp thời. 4.6.3 Một số nhận xét về tình hình phát triển cây Trà hoa vàng của các hộ. Một số kết quả chủ yếu mà các hộ điều tra đã đạt được trong sản xuất Trà hoa vàng như sau: - Nhiều hộ dân đã chú trọng đầu tư vào sản xuất Trà như đầu tư về phân bón, thời gian chăm sóc, kỹ thuật và thu được hiệu quả tương đối cao. - Sản xuất Trà hoa vàng thu hút được nhiều người tham gia, tăng thu nhập, góp phần giải quyết việc làm cho người dân nông thôn. - Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất giúp người dân có những nhận thức mới về ứng dụng kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Bên cạnh những kết quả đạt được, do nhiều yếu tố tác động, chi phối người dân còn gặp phải một số hạn chế: - Đặc tính của loài này là không thích sống trong điều kiện có ánh nắng trực tiếp chiếu vào cả ngày. Và chỉ trồng dưới tán của các loài cây bóng khác hoặc phải có lưới che. Đòi hỏi phải có sự đầu tư. - Một số hộ nông dân chưa tập trung vào thâm canh, cải tạo lại những diện tích trà đang bị xuống cấp. - Gặp khó khăn về vốn đầu tư nên đầu tư cho quá trình sản xuất thấp. - Khó khăn về tạo giống, về kỹ thuật trồng. 4.6.4 Đánh giá hiệu quả xã hội Sản xuất Trà hoa vàng không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế mà còn có giá trị đạo đức xã hội to lớn - Nâng cao dân trí, tay nghề sản xuất người trồng Trà hoa vàng
- 41 - Giải quyết được việc làm cho lao động nông nghiệp tại địa phương: Do đặc thù của sản xuất nông nghiệp, thời gian nông nhàn nhiều, sản xuất Trà giúp người dân tận dụng quỹ thời gian đó một cách có hiệu quả mà không phải rời bỏ gia đình, quê hương đi nơi khác làm ăn. Sản xuất Trà hoa vàng không chỉ thu hút nguồn nhân lực, giải quyết được cơ bản vấn đề lao động nông nghiệp tại địa phương mà còn góp phần giảm tệ nạn xã hội và mong muốn làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. - Cơ sở hạ tầng được cải thiện hơn, được nâng cao về mặt chất lượng; Đường xá cầu cống được đầu tư nhiều hơn, hệ thống thủy lợi được xây dựng, tưới tiêu thuận lợi, phục vụ cho sản xuất, kéo theo hệ thống thông tin cũng phát triển hơn. - Sản xuất Trà hoa vàng có hiệu quả góp phần nâng cao ý thức, động lực làm giàu cho người dân trên chính mảnh đất của họ. 4.6.5 Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong sản xuất Trà hoa vàng ở HTX Hòa Thịnh. 4.6.5.1 Thuận lợi. - Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất cây Trà hoa vàng, đây là cơ sở để xây dựng điểm trồng Trà có quy mô lớn và theo hướng sản xuất hàng hóa - Chính quyền địa phương luôn quan tâm theo dõi, tư vấn thường xuyên cho HTX nhằm đảm bảo cho tiến trình phát triển cây Trà hoa vàng được tốt nhất, và có chính sách hỗ trợ cho người dân trong sản xuất Trà hoa vàng. - Trà hoa vàng ở địa phương có bông to, chất lượng, không chất bảo quản. - Trà hoa vàng là cây ít sâu bệnh. 4.6.5.2 Khó khăn - Phải đầu tư về phân bón, công chăm sóc nên một số hộ không có khả năng hoặc chưa mạnh dạn đầu tư nên năng suất chưa thực sự cao so với tiềm năng của nó.
- 42 - Về cơ bản lao động có dân trí còn thấp chưa đồng đều, sản xuất dựa vào kinh nghiệm nên khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật vào thực tế còn hạn chế dẫn tới năng suất chưa thực sự cao. - Thị trường thường xuyên biến động về nhu cầu, chất lượng, số lượng sản phẩm, giá cả. - Chưa có đầu ra ổn định. - Khu trồng còn rải rác chưa có sự tập trung để thâm canh, chuyên canh. - Cơ sở hạ tầng còn khó khăn. 4.6.6 Cơ hội - Sản phẩm Trà hoa vàng được rất nhiều người ưa chuộng, biết đến và tin cậy sử dụng, - Cây Trà hoa vàng đem lại thu nhập cao hơn cho người nông dân so với các cây trồng khác, đời sống người dân được cải thiện, đẩy mạnh nền kinh tế địa phương, xóa đói giảm nghèo. - Có cơ hội phát huy hết tiềm năng kinh tế vốn có của địa phương, giữ vững và thâm nhập vào thị trường không chỉ ở trong nước và nước ngoài. 4.6.7 Thách thức - Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, thời tiết cũng ngày một khắc nghiệt hơn. - Luôn phải cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã với sản phẩm Trà hoa vàng ở những vùng khác. - Người dân có áp lực khi thị trường biến đổi về nhu cầu, về giá cả dẫn đến tâm lý không an tâm sản xuất. - Chưa giải quyết được vấn đề thị trường đầu ra trong lâu dài.
- 43 PHẦN 5 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY TRÀ HOA VÀNG 5.1 Quan điểm, phương hướng, mục tiêu sản xuất Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình sản xuất nông nghiệp của xã phối hợp với các câp, các ngành, phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chợ Đồn, trạm khuyến nông đề ra một số phương hướng phát triển nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của cây Trà hoa vàng. Quan điểm - Phát triển cây Trà hoa vàng theo hướng sản xuất hàng hoá có năng suất, chất lượng cao, mẫu mã đẹp. - Đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại vào sản xuất Trà hoa vàng. - Phát triển sản xuất cần có sự hỗ trợ của nhà nước, nhà khoa học, và chính bản thân nhà nông. Phương hướng - Tiếp tục phát triển và khuyến khích mở rộng diện tích trồng Trà hoa vàng theo kế hoạch với cơ cấu cây trồng hợp lý. - Đẩy mạnh thâm canh năng suất, chất lượng, tăng sức cạnh tranh với các đối thủ. - Tiếp tục có những chính sách hỗ trợ để phát triển cây Trà hoa vàng như vốn, vật tư,bao tiêu đầu ra. Mục tiêu - Khai thác triệt để thế mạnh tự nhiên, nhân lực của địa phương để sản xuất Trà hoa vàng hiệu quả hơn. - Khuyến khích mở rộng diện tích, phấn đấu mỗi năm cả HTX mở rộng diện tích 5ha mỗi năm
- 44 5.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây Trà hoa vàng 5.2.1 Giải pháp về kỹ thuật Quy trình kỹ thuật là yếu tố hàng đầu giúp cây Trà hoa vàng sinh trưởng và phát triển tốt, đảm bảo cây Trà cho năng suất, sản lượng cao, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, đồng đều. Do đó để thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật người dân trồng Trà hoa vàng cần: - Sử dụng giống cho năng suất cao, có nhiều phẩm chất tốt, sạch bệnh. - Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất từ khâu chọn giống, trồng, chăm sóc, thu hái, phân loại sản phẩm. - Thực hiện quản lý dịch hại theo phương pháp IPM, đầu tư thâm canh, bón phân cân đối, nhất là khai thác nguồn phân hữu cơ sẵn có. - Tăng cường tập huấn kỹ thuật cho người dân, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa cán bộ kỹ thuật với bà con nông dân để nắm bắt được kỹ thuật sản xuất của người dân. - Xây dựng mô hình trình diễn để nông dân chuyển giao được kỹ thuật và kiến thức cho nhau. 5.2.2 Giải pháp về vốn Cây Trà hoa vàng là cây trồng cần có sự đầu tư lớn, trong điều kiện thiếu vốn nên nhiều hộ không có khả năng mở rộng diện tích, đầu tư thâm canh hạn chế nên năng suất, chất lượng hoa chưa cao và chưa ổn định. Cũng do thiếu vốn mà nhiều hộ nông dân đã từ bỏ sản xuất Trà hoa vàng để trồng các cây trồng khác có chi phí thấp hơn mặc dù biết rằng cây trồng khác cho thu nhập thấp hơn cây Trà hoa vàng. Vốn sản xuất đối với người nông dân thì đó là một vấn đề khó khăn, bởi vậy cần phải có những giải pháp về vốn hợp lý như: - Huy động nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách của tỉnh theo chính sách như hỗ trợ người dân giá giống, phân bón hoặc cho ứng vật tư nông nghiệp, bán theo hình thức trả chậm.
- 45 - Khuyến khích người dân sử dụng nguồn vốn tích lũy, cho người dân vay vốn với lãi suất thấp. 5.2.3 Giải pháp về quản lý, chính sách - Cần có sự định hướng đúng đắn của các cấp ngành, các tổ chức có liên quan về cách quản lý, về các chính sách để phát triển cây Trà hoa vàng có hiệu quả và bền vững. - Tăng cường công tác quản lý hiệu quả, các cơ chế chính sách, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện chương trình phát triển gọn nhẹ phù hợp với nhận thức của người dân. - Phát triển mạnh cây Trà hoa vàng ở những thôn có điều kiện đất đai, khí hậu thích hợp, các vùng có nhiều đất trồng trọt, các hộ giàu kinh nghiệm sản xuất và đảm bảo các điều kiện về vốn, kỹ thuật. 5.2.4 Giải pháp về thị trường Sản phẩm sản xuất ra cần có thị trường tiêu thụ thì mới đáp ứng được vấn đề thu nhập của người dân, đây là yếu tố quan trọng trong sản xuất, giải quyết được vấn đề thị trường là giúp cho người dân có thêm niềm tin và động lực để tiếp tục sản xuất Trà hoa vàng có hiệu quả. Để giải quyết vấn đề này cần: - Duy trì, quản lý tốt chỉ dẫn đại lý “ Trà hoa vàng Bản Bẳng ” phát triển thương hiệu để ngày càng có chỗ đứng trên thị trường - Dự báo được nhu cầu thị trường để điều tiết giá cả, số lượng và phân phối hợp lý. - Nâng cao chất lượng, mẫu mã để đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng. - Tiến hành các hình thức quảng bá Trà hoa vàng trên báo, Internet, hội chợ, siêu thị, khu dành cho sản phẩm OCOP, để nhiều người biết đến và tin dùng lựa chọn. - Mở rộng thị trường tiêu thụ tạo ra sự cạnh tranh, dần nâng cao giá bán cho người dân.
- 46 5.2.5 Giải pháp cụ thể với từng hộ trồng Trà hoa vàng Nhìn chung đối với các hộ trồng Trà cần chú trọng đầu tư và tích cực tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật, hội thảo về sản xuất Trà hoa vàng. Cần áp dụng đúng quy trình kỹ thuật sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế của cây Trà hoa vàng. - Đối với nhóm hộ khá: Khuyến khích họ tiếp tục duy trì và phát triển sản xuất Trà từ đó lấy kinh nghiệm phổ biến cho các nhóm hộ khác. Tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất Trà hoa vàng. - Đối với nhóm hộ trung bình: Cần phải học hỏi những kinh nghiệm, lập kế hoạch phát triển sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Tìm ra những hạn chế và khó khăn để giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện cuộc sống. - Đối với nhóm hộ nghèo: Nên tìm ra những nguyên nhân khó khăn bất cập lớn của họ rồi từ đó tìm ra giải pháp cụ thể để khắc phục; Cần mạnh dạn đầu tư vào sản xuất 5.3 Kiến nghị 5.3.1 Đối với nhà nước Để cho người nông dân thực sự yên tâm đầu tư vào sản xuất song song với việc hoàn thiện hệ thống chính sách chung Nhà nước cần có kế hoạch phát triển sản xuất triển khai tới người nông dân càng sớm càng tốt. Nhà nước có chính sách trợ giúp người nông dân trong sản xuất như: Hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, xây dựng thương hiệu nông sản, tiêu thụ sản phẩm, trợ giá. Có chính sách khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư vào sản xuất, đặc biệt Nhà nước cần quan tâm tới việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ với sức mua lớn.
- 47 5.3.2 Với cấp cơ sở Tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn khuyến nông, thảo luận chuyên đề về kinh nghiệm sản xuất cho người dân, tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người nông dân để áp dụng vào sản xuất. Tuyên truyền, giải thích để dân thấy rõ được việc canh tác theo đúng kỹ thuật cây Trà hoa vàng sẽ đem lại hiệu quả lâu dài, đáp ứng được mục tiêu đề ra. Chính quyền địa phương quan tâm hơn nữa tới công tác thị trường đầu ra đối với sản phẩm Trà hoa vàng để người nông dân yên tâm sản xuất như cung cấp kịp thời các thông tin về thị trường, dự báo kinh tế, các mối thu mua Trà. Có chính sách trợ giúp nông dân trong sản xuất như: Hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, tiêu thụ sản phẩm, trợ giá. 5.3.3 Đối với các nông hộ Các hộ nông dân tích cực tham gia các lớp tập huấn, các câu lạc bộ như hội nông dân, , để nâng cao kinh nghiệm sản xuất, cách phòng trừ các dịch bệnh thường gặp. Các hộ nông dân phải tự học hỏi lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, hộ yếu kém học hỏi kinh nghiệm của các hộ tiên tiến. Có ý kiến kịp thời về các vấn đề trong sản xuất như vốn vay, kỹ thuật, bệnh hại cây trồng, với chính quyền địa phương, cán bộ khuyến nông để giải quyết hợp lý. Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trong sản xuất để khai thác hết được tiềm năng thế mạnh của cây trồng. Sử dụng có hiệu quả nguồn lực sẵn có của gia đình như: Lao động, vốn, đất đai.
- 48 KẾT LUẬN Qua kết quả nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất Trà hoa vàng HTX Hoà Thịnh, xã Nghĩa Tá huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn”, từ quan sát thực tế, từ các số liệu thu thập được qua các hộ nông dân, các phòng ban của xã Nghĩa tá, tôi rút ra kết luận: Nghĩa Tá có chủ trương, chính sách đưa cây Trà hoa vàng vào nông nghiệp nâng cao đời sống của nhân dân, xoá đói giảm nghèo và tiến tới làm giàu là hướng đúng trong cơ cấu kinh tế của xã. Cây Trà hoa vàng đã phát triển nhanh và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với một cây trồng khác trên địa bàn. Cơ sở vật chất, hệ thống giao thông, hạ tầng kĩ thuật phục vụ cho sản xuất Trà hoa vàng ngày càng được các lãnh đạo địa phương quan tâm vì vậy sự luân chuyển hàng hoá ra được thuận tiện hơn. Địa phương có nguồn lao động dồi dào, cần cù, chịu khó, có kinh nghiệm trong sản xuất và có ý thức tự vươn lên trong cuộc sống. Thấy được hiệu quả kinh tế của cây Trà hoa vàng, trong những năm gần đây xã đã có những bước phát triển đáng kể trong sản xuất. Diện tích trồng Trà hoa vàng được mở rộng, năng suất, sản lượng tăng lên tạo ra một khối lượng Trà lớn cung cấp cho thị trường. Qua điều tra, đánh giá, phân tích hiệu quả kinh tế cây Trà hoa vàng đã khẳng định được đây là cây trồng có giá trị sản xuất cao, có hiệu quả kinh tế lớn đối với sản xuất của xã nói riêng và toàn huyện nói chung. Điều này thể hiện qua các chỉ tiêu đánh giá của cây Trà hoa vàng Nhờ có cây Trà hoa vàng mà đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần của người dân ở địa phương tăng lên một cách rõ rệt. Nhiều hộ gia đình từ tình trạng nghèo đói, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc nhưng nhờ có cây Trà hoa vàng đã vươn lên thoát khỏi cảnh đói nghèo, mua sắm được tivi, xe máy, có điều kiện sinh hoạt tốt hơn, và cải thiện được chất lượng cuộc sống.
- 49 Ngoài ra, giá trị của cây Trà hoa vàng còn được thể hiện trong việc phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, cải tạo môi trường sinh thái, tạo cảnh quan môi trường trong lành, sạch đẹp. Sản xuất Trà hoa vàng thu hút lao động góp phần giải quyết vấn đề cơ bản về việc làm cho lao động nông thôn tại địa phương. Bên cạnh những mặt đạt được, việc sản xuất Trà hoa vàng còn có những mặt hạn chế như: Thời tiết ngày càng khắc nghiệt do sự biến đổi của khí hậu toàn cầu, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến thời vụ trồng Trà, ảnh hưởng đến quá trình ra hoa, kết quả của cây Trà hoa vàng. Trình độ dân trí còn hạn chế nên trình độ kỹ thuật sản xuất Trà hoa vàng chưa đồng đều, còn mang nặng tập quán sản xuất cũ, bảo thủ, chậm thay đổi, vì vậy nhận thức và tiếp thu khoa học kỹ thuật còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Do chi phí sản xuất Trà hoa vàng lớn, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn nên một số hộ chưa mạnh dạn đầu tư để phát huy tiềm năng của cây, đặc biệt việc bón phân đúng kỹ thuật để ổn định năng suất, chất lượng sản phẩm dẫn đến hiệu quả kinh tế còn thấp. Thị trường tiêu thụ Trà hoa vàng vẫn còn bấp bênh, giá cả chưa thực sự ổn định khiến người nông dân chưa thực sự yên tâm và tin tưởng vào sản xuất Trà hoa vàng hàng hóa.
- 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO I.Tiếng việt: 1. Ngô Quang Đê, 2001. Trà hoa vàng – nguồn tài nguyên quý hiếm cần bảo vệ và phát triển. Việt Nam hương sắc, tháng 5 năm 2001. 2. Lương Thịnh Nghiệp, 2000. Trung Quốc danh ưu trà hoa, Nxb Kim Thuần, Bắc Kinh. 3. Đỗ Văn Tuân, 2013-2016, Khai thác và phát triển nguồn gen trà hoa vàng Tam Đảo (Camellia tamdaoensis) và trà hoa vàng petelo (Camellia petelotii) tại Vườn Quốc Gia Tam Đảo, đề tìa nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước. 4. Trần Ninh, 2002, Kết quả nghiên cứu phân loại các loại trà hoa vàng của Việt Nam. 5. Bùi Thị Thanh Tâm (2006), Bài giảng Thống kê nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. II. Internet 1. che-2469612/ 2. rong-tam-dao-tim-cach-phat-trien-cay-tra-hoa-vang- 609801.html 3. ta-thuong-tra-ngay-xuan-5666196/ 4. va-phat-trien-cay-che-hoa-vang-5620530/