Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi đất trồng cây hàng năm sang trồng hoa đào tại địa bàn phường Cam Giá thành phố Thái Nguyên

pdf 63 trang thiennha21 9490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi đất trồng cây hàng năm sang trồng hoa đào tại địa bàn phường Cam Giá thành phố Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_cua_viec_chuyen_doi_dat.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi đất trồng cây hàng năm sang trồng hoa đào tại địa bàn phường Cam Giá thành phố Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN NGỌC QUỲNH Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI ĐẤT TRỒNG CÂY HÀNG NĂM SANG TRỒNG HOA ĐÀO TẠI ĐỊA BÀN PHƯỜNG CAM GIÁ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính Môi trường Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN NGỌC QUỲNH Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI ĐẤT TRỒNG CÂY HÀNG NĂM SANG TRỒNG HOA ĐÀO TẠI ĐỊA BÀN PHƯỜNG CAM GIÁ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính Môi trường Lớp : Địa chính Môi trường Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015 - 2019 Giáo viên hướng dẫn: TS. Vũ Thị Thanh Thủy TS. Trần Thị Phả Thái Nguyên, 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp là một hoạt động rất quan trọng trong quá trình học tập của mỗi sinh viên nhằm hệ thống toàn bộ lượng kiến thức đã được trang bị, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, bước đầu làm quen với những kiến thức khoa học. Qua đó, sẽ hoàn thiện hơn về lý luận, phương pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công việc sau này. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm, ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi đất trồng cây hàng năm sang trồng hoa đào tại địa bàn phường Cam Giá”. Với tấm lòng biết ơn của mình bản thân em xin bày tỏ sự biết ơn vô cùng sâu sắc và chân thành tới các các thầy cô giáo của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; thầy giáo, cô giáo khoa Quản lý Tài nguyên; cô giáo TS. Vũ Thị Thanh Thủy và cô giáo TS. Trần Thị Phả đã giảng dạy và hướng dẫn truyền đạt tận tình những kiến thức chuyên ngành cho chúng em trong suốt thời gian qua. Đồng thời em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo và cán bộ Ủy ban nhân dân phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên đã giúp đỡ em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp và hoàn chỉnh các nội dung của khóa luận này. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng báo cáo sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong các thầy cô giáo cùng các bạn đánh giá đóng góp ý kiến để báo cáo này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên thực hiện Trần Ngọc Quỳnh
  4. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC BẢNG v DANH MỤC HÌNH vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Yêu cầu của đề tài 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Cơ sở khoa học nghiên cứu 3 2.1.1. Cơ sở lý luận của nghiên cứu 3 2.1.2. Cơ sở thực tiễn của nghiên cứu 3 2.2. Khái quát vấn đề nghiên cứu 3 2.2.1. Đất đai và một số lý luận về đất đai 3 2.2.2. Sử dụng đất và những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất 9 2.2.3. Quan điểm sử dụng đất bền vững 10 2.2.4. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới và Việt Nam 11 2.2.5. Hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất 17 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 20 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 20 2.2. Thời gian và địa điểm tiến hành 20 3.2.1. Thời gian tiến hành 20
  5. iii 3.2.2. Địa điểm tiến hành 20 3.2.3. Nội dung nghiên cứu 20 3.3. Phương pháp nghiên cứu 21 3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu 21 3.3.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích đánh giá, so sánh 22 3.3.3. Phương pháp xử lí số liệu 22 3.3.4. Phương pháp kế thừa 22 Phần 4. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC 23 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của phường Cam Giá thành phố Thái Nguyên 23 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 23 4.1.2. Khái quát về kinh tế, xã hội 27 4.2. Tình hình sử dụng đất của phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên 27 4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của phường Cam Giá thành phố Thái Nguyên 27 4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất tại làng nghề hoa đào phường Cam Giá thành phố Thái Nguyên 29 4.2.3. Tình hình sản xuất cây hàng năm và cây hoa Đào tại làng nghề phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên 30 4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội, môi trường, đời sống thu nhập nhân dân tại phường Cam Giá 38 4.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế 38 4.3.2. Tác động đến môi trường 44 4.3.3. Tác độngđến việc phát triển kinh tế xã hội 45 4.4. Thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp cho trồng đào tại phường Cam giá 46 4.4.1. Thuận lợi 46 4.4.2. Những khó khăn 46 4.4.3. Đề xuất giải pháp 46 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49 5.1. Kết luận 49
  6. iv 5.1.1. Điều kiện tự nhiên. kinh tế. xã hội của phường Cam Giá thành phố Thái Nguyên 49 5.1.2. Hiện trạng sử dụng đất của phường Cam Giá thành phố Thái Nguyên 49 5.1.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội. môi trường. đời sống thu nhập nhân dân tại phường Cam Giá 50 5.1.4. Đề xuất giải pháp cho trồng đào tại phường Cam Giá 50 5.2. Kiến nghị 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
  7. v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình diễn biến về dự báo đất canh tác và dân số thế giới 12 Bảng 2.2: Diện tích, cơ cấu các loại đất tỉnh Thái Nguyên 16 Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên 28 Bảng 4.2. Hiệu quả kinh tế của một số hộ trồng cây hàng năm 31 Bảng 4.3: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa năm 2018 34 Bảng 4.4: Diện tích, năng suất, sản lượng ngô năm 2018 35 Bảng 4.5: Tình hình sản xuất hoa đào của các hộ trồng đào trong làng nghề 37 Bảng 4.6: Hiệu quả kinh tế của một số hộ trồng đào 39 Bảng 4.7: So sánh hiệu quả kinh tế của trồng đào và một số cây trồng khác 43 Bảng 4.8: Một số loại sâu bệnh hại cây Hoa đào 44
  8. vi DANH MỤC HÌNH Hình 4.1: Bản đồ các đơn vị hành chính giáp với phường Cam Giá TP Thái Nguyên 23 Hình 4.2: Bản đồ phường Cam Giá TP Thái Nguyên 24 Hình 4.3: Bản đồ ranh giới vùng sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể hoa đào Cam Giá, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 36
  9. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Tên đầy đủ BNN Bộ nông nghiệp BTNMT Bộ tài nguyên môi trường BVTV Bảo vệ thực vật CNH-HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa CSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản GĐVH Gia đình văn hóa HĐND Hội đồng nhân dân KH Kế hoạch KHCN Khoa học công nghệ KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình KTXH Kinh tế xã hội LNTT Làng nghề truyền thống MTTQ Mặt trận Tổ quốc SXKD Sản xuất kinh doanh Sở KH&CN Sở khoa học và công nghệ TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam THCS Trung học cơ sở TTCN Tỷ trọng công nghiệp UBND Ủy ban nhân dân VH-XH Văn hóa xã hội
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai - cội nguồn của mọi hoạt động sống của con người. Trong sự nghiệp phát triển của đất nước, đất luôn chiếm giữ một vị trí quan trọng, đất là nguồn đầu vào của nhiều ngành kinh tế khác nhau, là nguồn tư liệu sản xuất của ngành nông nghiệp. Không những thế, đất đai còn là không gian sống của con người. Việt Nam là một đất nước có nhiều nghề thủ công truyền thống với những đặc trưng của nền sản xuất nông nghiệp mùa vụ và chế độ làng xã, nghề thủ công xuất hiện khá sớm và gắn liền với lịch sử thăng trầm của dân tộc. Các làng nghề đã hình thành, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội, của đời sống cộng đồng và dần dần được qui về các khái niệm như nghề truyền thống, nghề cổ truyền, nghề gia truyền, nghề phụ, nghề thủ công Việt Nam còn là một đất nước phương đông với nhiều nét văn hóa truyền thống nổi tiếng được bạn bè trên thế giới biết đến và ngợi ca. Bên cạnh những nét văn hóa trong giao tiếp ứng xử, nét văn hóa truyền thống chơi hoa đào dịp Tết cũng tạo nên nét văn hóa riêng biệt mang đậm chất dân tộc. Nghề trồng hoa nói chung và trồng hoa đào nói riêng có ý nghĩa rất lớn trong việc cải tạo môi trường cảnh quan và còn có vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong điều kiện diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp. Tuy nhiên, quá trình phát triển nghề trồng đào còn hạn chế do chưa có quy hoạch cụ thể, việc trồng đào của người dân vẫn mang tính chất tự phát, người dân trồng nhiều loại đào khác nhau, nên việc đánh giá hiệu quả kinh tế cũng như những thuận lợi và khó khăn của cây trồng này chưa đạt hiệu quả cao, rất khó có thể phát triển với quy mô lớn. Chính vì vậy nhóm nghiên cứu đề xuất đề tài Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi đất trồng cây hàng năm sang trồng hoa đào tại địa bàn phường Cam Giá thành phố Thái Nguyên. Nhằm tìm loại cây trồng và phương thức canh tác cho hiệu quả sử dụng đất cao nhất, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.
  11. 2 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu tổng quát So sánh hiệu quả kinh tế của việc trồng đào so với việc trồng một số cây hàng năm từ đó xác định giống đào mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng đào so với việc trồng một số cây hàng năm khác ở địa phương; - Đề xuất các giải pháp cải thiện để phát triển giúp dân phát triển bền vững nghề trồng đào. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Tuân thủ quy định của pháp luật. - Đảm bảo sự thống nhất quản lí nhà nước về đất đai. - Số liệu thu thập phải trung thực, chính xác, khách quan. - Những biện pháp, kiến nghị phải có tính khả thi, thực tế, phù hợp với địa phương.
  12. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học nghiên cứu 2.1.1. Cơ sở lý luận của nghiên cứu Hoa Đào Cam Giá là sản phẩm làm đẹp cho đời, là món ăn tinh thần và thú chơi tao nhã của người Việt Nam song lại hạn chế về thời vụ bán hàng, chỉ duy nhất một lần trong năm vào dịp tết đến xuân về. 2.1.2. Cơ sở thực tiễn của nghiên cứu Nghề trồng hoa đào tại phường Cam Giá, Thành phố Thái Nguyên mới hình thành khoảng hai chục năm trở lại đây. Dù không có những thế uốn tỉa quá công phu nhưng đào Cam Giá đẹp bởi vẻ tự nhiên tươi tắn, đặc biệt là thắm sắc và bền hoa. Vì thế, đào Cam Giá khoảng chục năm nay được nhiều người săn đón. Những cánh đào trồng trên "đất thép" này có thể trưng hết tháng Giêng mà cành vẫn chi chít quả xanh non xem lẫn những nụ hoa mập mạp, đỏ thẫm, lá lộc vẫn tươi nguyên như vừa được cắt từ vườn. 2.2. Khái quát vấn đề nghiên cứu 2.2.1. Đất đai và một số lý luận về đất đai 2.2.1.1. Khái niệm về đất đai Theo các nhà khoa học thì “Đất” tương đương với từ “Soil” trong tiếng Anh, nó có nghĩa trùng với thổ hay thổ nhưỡng bao hàm ý nghĩa về tính chất của nó. Còn “Đất đai” tương đương với từ “Land” trong tiếng Anh, nó có nghĩa về phạm vi không gian của đất hay có thể hiểu là lãnh thổ. Giả thuyết Trái đất được hình thành như thế nào và có từ bao giờ cũng là vấn đề con người đã từng dày công nghiên cứu. Sự sống xuất hiện trên trái đất và tác động vào nó là một quá trình tiến hóa không ngừng. Theo nghĩa hẹp hơn, từ khi có sự xuất hiện của con người, con người cùng với sự tiến hóa của mình cũng không ngừng tác động vào đất (chủ yếu là lớp vỏ địa lý) và làm thay đổi nó một cách nhất định. Theo tiến trình này, con người cũng nhận thức về đất đai một cách đầy đủ hơn. Ví dụ: “Đất đai là một tổng thể vật
  13. 4 chất gồm cả sự kết hợp giữa địa hình và không gian tự nhiên của thực thể vật chất đó”; hoặc: “Một vạt đất là một diện tích cụ thể của bề mặt Trái đất. Xét về mặt địa lý, có những đặc tính tương đối ổn định hoặc những tính chất biến đổi theo chu kỳ có thể dự đoán được của sinh quyển theo chiều thẳng đứng phía trên và phía dưới của phần mặt đất này. Nó bao gồm các đặc tính của phần không khí, thổ nhưỡng địa chất, thủy văn, cây cối, động vật sinh sống trên đó và tất cả các hoạt động trong quá khứ và hiện tại của con người ở chừng mực mà những đặc tính đó có ảnh hưởng tới sử dụng vạt đất này trước mắt và trong tương lai” (Brink man và Smyth, 1976). Tuy nhiên, khái niệm đầy đủ và phổ biến nhất hiện nay về đất đai như sau: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: Khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường sá, nhà cửa )” (Hội nghị quốc tế về môi trường ở Rio de Janerio, Brazil, 1993). Như vậy, đất đai là một khoảng không gian có thời hạn theo chiều thẳng đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm động thực vật, nước mặt, nước ngầm và tài nguyên khoáng sản trong lòng đất) theo chiều ngang - trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn cùng nhiều thành phần khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người. (TS. Nguyễn Hữu Ngữ - Đại học Huế - Bài giảng Quy hoạch sử dụng đất) Đối với sản xuất nông lâm nghiệp đất là một tư liệu sản xuất vô cùng quý giá, cơ bản và không gì thay thế được. Luật đất đai đã khẳng định: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được của nông nghiệp, lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng”. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta tốn bao công sức và xương máu mới khai thác, bồi bổ, cải tạo và bảo vệ được vốn đất như ngày nay.
  14. 5 Đối với môi trường đất được coi là hệ đệm, như một phễu lọc luôn làm sạch môi trường với tất cả các chất thải thông qua hoạt động sống của sinh vật nói chung và con người nói riêng. Để nâng cao tinh thần trách nhiệm của mọi tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ và sử dụng đất đai, bảo vệ môi trường, đưa việc quản lý và sử dụng đất đai vào quy chế chặt chẽ, khai thác tiềm năng của đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả, triệt để tiết kiệm đất, góp phần vào công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, bảo đảm công bằng xã hội, từng bước đưa nông nghiệp, lâm nghiệp lên sản xuất lớn, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. (Trung tâm học liệu Thái Nguyên - Giáo trình thổ nhưỡng) 2.2.1.2. Các chức năng của đất đai Theo định nghĩa về đất đai của Luật đất đai Việt Nam (1993) thì “Đất là tài sản quốc gia, là tư liệu sản xuất chủ yếu, là đối tượng lao động đồng thời cũng là sản phẩm lao động. Đất còn là vật mang của các hệ sinh thái tự nhiên và các hệ sinh thái canh tác, đất là mặt bằng để phát triển nền kinh tế quốc dân”. Theo FAO (1995), các chức năng của đất đai đối với hoạt động sản xuất và sinh tồn của xã hội loài người được thể hiện qua các mặt: sản xuất, môi trường sự sống, điều chỉnh khí hậu, cân bằng sinh thái, tồn trữ và cung cấp nguồn nước, dự trữ (nguyên liệu khoáng sản trong lòng đất); không gian sự sống; bảo tồn, lịch sử; vật mang sự sống; phân dị lãnh thổ. Con người đã thừa nhận đất đai đối với loài người có rất nhiều chức năng, trong đó có những chức năng cơ bản sau: - Chức năng sản xuất: Là cơ sở cho nhiều hệ thống phục vụ cuộc sống của con người, qua quá trình sản xuất, đất đai cung ấp lương thực, thực phẩm và rất nhiều sản phẩm khác cho con người sử dụng trực tiếp hay gián tiếp thông qua chăn nuôi và trồng trọt. - Chức năng môi trường sự sống: đất đai là cơ sở của mọi hình thái sinh vật sống trên lục địa thông qua việc cung cấp các môi trường sống cho sinh vật và gen di truyền để bảo tồn nòi giống cho thực vật, động vật và các cơ thể sống cả trên và dưới mặt đất.
  15. 6 - Chức năng cân bằng sinh thái: đất đai và việc sử dụng nó là nguồn và là tấm thảm xanh đã hình thành một thể cân bằng năng lượng trái đất thông qua việc phản xạ, hấp thụ và chuyển đổi năng lượng phóng xạ từ mặt trời và tuần hoàn khí quyển của địa cầu. - Chức năng tồn trữ và cung cấp nguồn nước: đất đai là kho tàng lưu trữ nước mặt và nước ngầm vô tận, có tác động mạnh tới chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và có vai trò điều tiết nước rất to lớn. - Chức năng dự trữ: đất đai là kho tài nguyên khoáng sản cung cấp cho mọi nhu cầu sử dụng của con người. - Chức năng không gian sự sống: đất đai có chức năng tiếp thu, gạn lọc, là môi trường đệm và làm thay đổi hình thái, tính chất của các chất thải độc hại. - Chức năng bảo tồn, bảo tàng lịch sử: đất đai là trung tâm để bảo vệ các chứng tích lịch sử, văn hóa của loài người, là nguồn thông tin về các điều kiện khí hậu, thời tiết và cả quá trình sử dụng đất trong quá khứ. - Chức năng vật mang sự sống: đất đai cung cấp không gian cho sự chuyển vận của con người cho đầu tư sản xuất và cho sự dịch chuyển của động vật giữa các vùng khác nhau của hệ sinh thái tự nhiên. - Chức năng phân dị lãnh thổ: sự thích hợp của đất đai về các chức năng chủ yếu nói trên thể hiện rất khác biệt ở các vùng lãnh thổ của mỗi quốc gia nói riêng và toàn trái đất nói chung. Mỗi vùng lãnh thổ mang những đặc tính tự nhiên, kinh tế, xã hội rất đặc thù. (PGS. TS. Lê Quang Trí - Những vấn đề cần quan tâm trong quy hoạch sử dụng đất đai) Đất đai có nhiều chức năng và công dụng, tuy nhiên không phải tất cả đều bộc lộ trong quá khứ, đang ở hiện tại và nhiều chức năng sẽ xuất hiện từng triển vọng. Do vậy, đánh giá tiềm năng đất đai là công việc hết sức quan trọng nhằm phát hiện ra các chức năng hiện có và sẽ có trong tương lai. 2.2.1.3. Đất đai - tư liệu sản xuất đặc biệt Trong số những điều kiện vật chất cần thiết cho hoạt động và đời sống của con người, đất với lớp phủ thổ nhưỡng và mặt bằng lãnh thổ (bao gồm các tài
  16. 7 nguyên trên mặt đất, trong lòng đất và mặt nước) là điều kiện đầu tiên. Nói về tầm quan trọng của đất, C-Mác viết: “Đất là một phòng thí nghiệm vĩ đại, là kho tàng cung cấp các tư liệu lao động, vật chất là vị trí để định cư, là nền tảng của tập thể”. Nói về vai trò của đất với sản xuất, Mác khẳng định “Lao động không phải là nguồn duy nhất sinh ra của cải vật chất và giá trị tiêu thụ. Lao động chỉ là cha của của cải vật chất, còn đất là mẹ”. Đất là sản phẩm của tự nhiên, xuất hiện trước con người và tồn tại ngoài ý muốn của con người. Đất được tồn tại như một vật thể lịch sử tự nhiên. Cần nhận thấy rằng, đất đai ở hai thể khác nhau: Nếu đất tách rời sản xuất (tách rời con người) thì đất tồn tại như một vật thể lịch sử tự nhiên (trời sinh ra đất) cứ thế tồn tại và biến đổi. Như vậy, đất không phải là tư liệu sản xuất, nghĩa là gắn với con người, gắn với lao động thì đất được coi là tư liệu. Đất chỉ tham gia vào quá trình lao động, khi kết hợp với lao động sống và lao động quá khứ thì đất mới trở thành tư liệu sản xuất. Không phụ thuộc vào hình thái kinh tế - xã hội, để thực hiện quá trình lao động cần phải có đủ cả ba yếu tố: - Hoạt động hữu ích: chính là lao động hay con người có khả năng sản xuất, có kỹ năng lao động và biết sử dụng công cụ, phương tiện lao động để sản xuất ra của cải vật chất. - Đối tượng lao động: là đối tượng để lao động, tác động lên quá trình lao động. - Tư liệu lao động: là công cụ hay phương tiện lao động được lao động sử dụng tác động lên đối tượng lao động. Như vậy, quá trình lao động chỉ có thể bắt đầu và hoàn thiện được khi có con người và điều kiện vật chất (bao gồm cả đối tượng lao động và công cụ lao động hay phương tiện lao động). Đất đai là điều kiện vật chất chung nhất đối với mọi ngành sản xuất và hoạt động của con người, vừa là đối tượng lao động (cho môi trường để tác động như xây dựng nhà xưởng, bố trí máy móc, làm đất ) vừa là phương tiện lao động (mặt bằng cho sản xuất, dung để gieo trồng, nuôi gia súc ), vì vậy đất đai là: “Tư liệu sản xuất”. Tuy nhiên, cần lưu ý các tính chất “đặc biệt” của loại tư liệu sản xuất là đất so với các tư liệu sản xuất khác như sau:
  17. 8 - Đặc điểm tạo thành: đất đai xuất hiện, tồn tại ngoài ý chí và nhận thức của con người; là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động, là điều kiện tự nhiên của lao động. Chỉ khi tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội, dưới tác động của lao động đất đai mới trở thành tư liệu sản xuất. - Tính hạn chế về số lượng: đất đai là tài nguyên hạn ché về số lượng, diện tích đất (số lượng) bị giới hạn bởi ranh giới đất liền trên mặt lục địa. Các tư liệu sản xuất khác có thể tăng về số lượng, chế tạo lại tùy theo nhu cầu xã hội. - Tính không đồng nhất: đất đai không đồng nhất về chất lượng, hàm lượng dinh dưỡng, các tính chất lý, hóa. Các tư liệu sản xuất khác có thê đồng nhất về chất lượng, quy cách, tiêu chuẩn (mang tính chất tương đối do quy trình công nghệ quy định). - Tính không thay thế: đất không thể thay thế bằng tư liệu sản xuất khác, những thay thế do áp dụng KHCN có tính chất nhân tạo chỉ mang tính tức thời, không ổn định như tính vốn có của đất. Các tư liệu sản xuất khác, tùy thuộc vào mức độ phát triển của lực lượng sản xuất có thể thay thê bằng tư liệu sản xuất khác hoàn thiện hơn, có hiệu quả kinh tế hơn. - Tính cố định vị trí: đất đai hoàn toàn cố định vị trí trong sử dụng (khi sử dụng không thể di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác). Các tư liệu sản xuất khác được sử dụng ở mọi chỗ, mọi nơi, có thể di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác tùy theo sự cần thiết. Tính vĩnh cửu: đất đai là tư liệu sản xuất vĩnh cửu (không phụ thuộc vào tác động của thời gian). Nếu biết sử dụng hợp lý, đặc biệt là trong sản xuất nông - lâm nghiệp, đất sẽ không bị hư hỏng, ngược lại có thể tăng tính chất sản xuất (độ phì nhiêu) cũng như hiệu quả sử dụng đất. Khả năng tăng tính chất sản xuất của đất tùy thuộc vào phương thức sử dụng (tính chất có giá trị đặc biệt), không tư liệu sản xuất nào có được. Các tư liệu sản xuất khác đều bị hư hỏng dần, hiệu quả sử dụng giảm và cuối cùng bị loại khỏi quá trình sản xuất. (TS. Lương Văn Hinh – TS. Nguyễn Ngọc Nông – Ths. Nguy ễn Đình Thi - Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất đai - Tr ư ờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên)
  18. 9 2.2.1.4. Các xu thế phát triển sử dụng đất đai Sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mói quan hệ người - đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên khác và môi trường. Căn cứ vào nhu cầu của thị trường sẽ phát hiện, quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng hợp lý nhất tài nguyên đất đai, phát huy tối đa công dụng của đất đai nhằm đạt tới hiệu ích sinh thái, kinh tế và xã hội cao nhất. Hiện nay việc sử dụng đất đai được phát triển theo 5 xu thế sau: - Sử dụng đất phát triển theo chiều rộng và tập trung. - Cơ cấu sử dụng đất phát triển theo hướng phức tạp hóa và chuyên môn hóa. - Sử dụng đất theo hướng xã hội hóa và công nghiệp hóa - Sử dụng đất theo xu thế phát triển kinh tế hợp tác hóa, khu vực hóa, toàn cầu hóa. 2.2.2. Sử dụng đất và những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất 2.2.2.1. Sử dụng đất là gì? Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người - đất trong tổ hợp với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. 2.2.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất Yếu tố điều kiện tự nhiên Khi sử dụng đất ngoài bề mặt không gian cần thích ứng với điều kiện tự nhiên và quy luật sinh thái tự nhiên của đất cũng như những yếu tố bao quanh mặt đất như: nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, không khí và các khoáng sản dưới lòng đất. Trong nhân tố điều kiện tự nhiên, điều kiện khí hậu là nhân tố hàng đầu, sau đó là điều kiện đất đai chủ yếu là địa hình, thổ nhưỡng và các nhân tố khác. * Điều kiện khí hậu: Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Tổng tích ôn nhiều ít, nhiệt độ bình quân cao, thấp, thời gian và không gian trực tiếp ảnh hưởng tới sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của cây trồng, cây rừng và thực vật thủy sinh lượng mưa nhiều, ít, bốc hơi nhanh chậm có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt độ, độ êm của đất, cũng như khả năng đảm bảo cung cấp nước cho sinh trưởng cây trồng, gia súc, thủy sản.
  19. 10 Yếu tố về kinh tế - xã hội Nhân tố kinh tế - xã hội bao gồm các yếu tố chủ yếu về xã hội, dân số và lao động, thông tin và quản lý chính sách, môi trường và chính sách đất đai, yêu cầu quốc phòng, sức sản xuất và trình độ phát triển kinh tế hàng hoá, cơ cấu kinh tế và phân bố sản xuất, các điều kiện về công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý sử dụng lao động, điều kiện trang thiết bị vật chất cho công tác phát triển nguồn nhân lực. Cần phải dựa vào quy luật tự nhiên và quy luật kinh tế - xã hội để nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội trong việc sử dụng đất nông nghiệp. 2.2.3. Quan điểm sử dụng đất bền vững Để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người đồng thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên, môi trường và bảo vệ tài nguyên. Hệ thống nông nghiệp bền vững phải có hiệu quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu xã hội về an ninh lương thực, đồng thời giữ gìn và cải thiện môi trường tài nguyên cho đời sau. Phát triển nông nghiệp bền vững có tính chất quyết định trong sự phát triển chung của toàn xã hội. Điều cơ bản nhất của phát triển nông nghiệp bền vững là cải thiện chất lượng cuộc sống trong sự tiếp xúc đúng đắn về môi trường để giữ gìn tài nguyên cho thế hệ sau này. Bền vững thường có ba phần cơ bản: - Bền vững về an ninh lương thực trong thời gian dàn trên cơ sở hệ thống nông nghiệp phù hợp điều kiện sinh thái và không tổn hại môi trường. - Bền vững về tổ chức quản lý, hệ thống nông nghiệp phù hợp trong mối quan hệ con người hiện tại và cả đời sau. - Bền vững thể hiện ở tính cộng đồng trong hệ thống nông nghiệp hợp lý. Mục tiêu và quan điểm sử dụng đất bền vững là: - An toàn lương thực, thực phẩm. - Tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản xuất khẩu theo yêu cầu của thị trường. - Phát triển môi trường bền vững.
  20. 11 - Ngày nay hiệu quả kinh tế cao cần được xem xét kỹ lưỡng trước áp lực xã hội đòi hỏi trừ khử căn nguyên làm hại sức khỏe con người. Từ đó thấy rằng tính bền vững của sử dụng đát phải được xem xét đồng bộ trên cả ba mặt: kinh tế, xã hôi và môi trường. 2.2.4. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới và Việt Nam 2.2.4.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới Trên thế giới, mặc dù nền sản xuất nông nghiệp của các nước phát triển không giống nhau nhưng tầm quan trọng đối với đời sống con người thì quốc gia nào cũng thừa nhận, hầu hết các nước coi sản xuất nông nghiệp là cơ sở nền tảng của sự phát triển. Để đảm bảo an ninh lương thực loài người phải tăng cường các biện phát khai hoang đất đai cùng với việc phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội, công nghệ, khoa học và kỹ thuật, công năng của đất được mở rộng và có vai trò quan trọng đối với cuộc sống con người. Hiện nay, toàn bộ quỹ đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên thế giới là 3.256 triệu hecta, chiếm khoảng 22% tổng diện tích đất liền. Những loại đất tốt thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 12,6%. Những loại đất quá xấu chiếm tới 40,5%. Diện tích đất trồng trọt trên toàn thế giới mới chỉ chiếm 10,8% tổng diện tích đất tự nhiên (khoảng 1.500 triệu hecta), trong đó chỉ có 46% đất có khả năng sản xuất nông nghiệp còn 54% đất có khả năng sản xuất nhưng chưa được khai thác. Kết quả đánh giá đất nông nghiệp của thế giới cho thấy: chỉ có 14% đất có năng suất cao, 28% đất có năng suất trung bình, nhưng có tới 58% đất có năng suất thấp. (Trích theo Bùi Nữ Hoàng Anh, 2013). Hàng năm, trên thế giới diện tích đất canh tác bị thu hẹp, sản xuất nông nghiệp trở nên khó khăn hơn. Dân số thế giới vẫn tăng đều đặn trong khi diện tích đất trồng trọt đang thu hẹp dần. Đối với các quốc gia đang phát triển sẽ không có khả năng đáp ứng lương thực cho sự tăng dân số trong tương lai nếu như không áp dụng các biện pháp thâm canh, sử dụng và bảo vệ tốt tài nguyên đất. Do đó sự gia tăng dân số đang là một áp lực lớn trong quản lý và sử dụng đất đai.
  21. 12 Bảng 2.1. Tình hình diễn biến về dự báo đất canh tác và dân số thế giới Dân số Diện tích đất canh Diện tích đất canh Năm (triệu người) tác (106 ha) tác/người (ha) 1965 3027 1380 0.46 1980 4450 1500 0.34 1990 5100 1510 0.30 2000 6200 1540 0.25 2025 8300 1650 0.20 (Nguồn: Trích theo Đỗ Nguyên Hải, 2000) Qua bảng 1.1 ta thấy rằng, diện tích đất canh tác/người giảm dần theo thời gian. Diện tích đất canh tác bình quân năm 1965 là 0,46 ha/người, đến năm 2000 chỉ còn 0,25 ha/người, và dự báo đến 2025 chỉ còn 0,2 ha/người mà nguyên nhân chính là do sự gia tăng dân số thế giới. Sự gia tăng sử dụng thuốc BVTV cũng tạo ra nguy cơ ô nhiễm đất nông nghiệp. Thuốc hóa học trừ sâu, phân bón hóa học trên thế giới ngày càng được sử dụng nhiều. Hiện tượng mất rừng cũng gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng đất nông nghiệp. Toàn thế giới có khoảng 3,8 tỷ hecta rừng. Hàng năm mất đi khoảng trên 15 triệu hecta. Tỷ lệ mất rừng nhiệt đới khoảng 2% /năm. Diện tích rừng bị mất nhiều nhất ở vùng châu Mỹ - Latinh và châu Á. Tại Braxin hàng năm mất 1,7 triệu hecta rừng, tại Ấn Độ con số này là 1,5 triệu ha. Tại các nước như: Campuchia và Lào, nạn phá rừng làm củi đun, làm nương rẫy, xuất khẩu gỗ, chế biến các sản phẩm từ gỗ phục vụ cho cuộc sống của cư dân đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng vốn phong phú. Hoang mạc hoá hiện đang đe dọa 1/3 diện tích trái đất, ảnh hưởng đời sống ít nhất 850 triệu người. Hoang mạc hoá là quá trình tự nhiên và xã hội. Khoảng 30% diện tích trái đất nằm trong vùng khô hạn và bán khô hạn đang đứng trước nguy cơ hoang mạc hóa. Hàng năm có khoảng 6 triệu hecta đất bị hoang mạc hoá, mất khả năng canh tác do những hoạt động của con người. Xói
  22. 13 mòn rửa trôi cũng là một nguyên nhân khác gây suy thoái đất. Mỗi năm rửa trôi xói mòn chiếm 15% nguyên nhân thoái hoá đất. Trung bình đất đai trên thế giới bị xói mòn 1,8 - 3,4 tấn/hecta/năm. Tổng lượng dinh dưỡng bị rửa trôi xói mòn hàng năm là 5,4 - 8,4 triệu tấn, tương đương với khả năng sản sinh 30 - 50 triệu tấn lương thực. Sự xói mòn đất dẫn tới hậu quả là làm giảm năng suất đất, tạo ra nguy cơ mất an ninh lương thực, phá hoại nguồn tài nguyên, làm mất đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái và nhiều nguy cơ khác (trích theo Bùi Nữ Hoàng Anh, 2013). Bên cạnh hiện tượng thu hẹp về diện tích đất nông nghiệp do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và suy giảm chất lượng đất nông nghiệp do sa mạc hóa, xói mòn, rửa trôi, mất rừng, việc chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp không bền vững sẽ làm tình trạng sản xuất nông nghiệp rơi vào tình trạng trầm trọng hơn trong vòng luẩn quẩn: suy thoái đất – mất đa dạng sinh học – biến đổi khí hậu – hiệu quả sử dụng đất thấp – tăng cường khai thác đất – suy thoái đất. Cùng với mức tăng dân số và sự gia tăng hàng loạt nhu cầu của con người về các sản phẩm nông nghiệp thì cách tiếp cận quản lý đất đai không bền vững đã đem lại nhiều thất bại. Tóm lại, đất nông nghiệp trên thế giới đã không nhiều so với tổng diện tích tự nhiên, lại bị sử dụng kém hiệu quả và kém bền vững dẫn tới nhiều hệ luỵ xấu cho hiện tại và tương lai. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do con người. Nghiên cứu thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới, chúng tôi nhận thấy rằng tăng cường quản lý và sử dụng đất theo hướng nâng cao hiệu quả là một việc làm cần thiết trong bối cảnh hiện nay. 2.2.4.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam Theo thống kê năm 2013, tổng diện tích đất nông nghiệp là 262.805 km2 (chiếm tới 79,4%) bao gồm đất sản xuất nông nghiệp là 101.511 km2, đất lâm nghiệp là 153.731 km2, đất nuôi trồng thuỷ sản là 7.120 km2. Việt Nam có 8 vùng đất nông nghiệp gồm: Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc bộ, Tây Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và ĐBSCL. Mỗi vùng đều có đặc trưng cây trồng rất đa dạng. Trong đó, ĐBSCL
  23. 14 chủ yếu là lúa; Tây Nguyên là cà phê, rau, hoa, trà; miền Đông Nam bộ là cao su, mía, bắp, điều Đất nông nghiệp hiện được chia thành 4 loại: Đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm (không bao gồm cây lâm nghiệp, cây công nghiệp lâu năm trồng xen, trồng kết hợp), đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất có mặt nước dùng vào sản xuất nông nghiệp gồm các loại ao, hồ, sông cụt, để nuôi trồng các loại thuỷ sản (không tính hồ, kênh, mương, máng thuỷ lợi). Đất nông nghiệp ở nước ta phân bố không đồng đều giữa các vùng trong cả nước. Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có tỷ trọng đất nông nghiệp trong tổng diện tích đất tự nhiên lớn nhất cả nước, chiếm 67,1% diện tích toàn vùng và vùng đất nông nghiệp. Ít nhất là vùng Duyên hải miền Trung. Đất nông nghiệp chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đất tại các vùng nên độ phì và độ màu mỡ của đất nông nghiệp giữa các vùng cũng khác nhau. Đồng bằng Sông Hồng với Đồng bằng Sông Cửu Long đất đai ở hai vùng này được bồi tụ phù sa thường xuyên nên rất màu mỡ, mỗi năm đất phù sa bồi tụ ở Đồng bằng Sông Cửu Long thêm 80m. Vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ phần lớn là đất bazan. Tuy nhiên, Việt Nam là một trong những quốc gia có mức độ phân mảnh đất đai cao nhất so với khu vực và thế giới. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân đầu người trên thế giới là 0,52ha, trong khu vực là 0,36ha thì ở Việt Nam là 0,25ha. Sau mỗi hai chục năm, tình trạng phân mảnh tăng gấp đôi. Sự phân mảnh còn dẫn đến tình trạng lãng phí đất đai được sử dụng làm ranh giới, bờ bao. Con số này không dưới 4% diện tích canh tác. Quỹ đất nông nghiệp tiếp tục suy giảm do công nghiệp hóa và đô thị hóa. Theo số liệu của Tổng cục Quản lý đất, Bộ Tài nguyên Môi trường, bình quân mỗi năm đất nông nghiệp giảm gần 100 nghìn hécta, đặc biệt năm 2007 giảm 120 nghìn hécta, trong khi mỗi năm số lao động bước ra khỏi ruộng đồng chỉ vào khoảng 400 ngàn người. Hơn nữa, mức gia tăng dân số ở nông thôn không giảm nhiều như mong đợi, khiến cho bình quân đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm mạnh.
  24. 15 Luật Đất đai 2013 đã mở rộng hạn mức giao đất và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích tụ, tập trung đất hình thành sản xuất hàng hóa lớn trong nông nghiệp. Theo báo cáo tổng kết thi hành Luật Đất đai 2003 của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Sau 10 năm thi hành Luật, các địa phương đã thu hồi hơn 650.000 ha đất nông nghiệp để phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế. Việc hạn chế thẩm quyền thu hồi đất đối với chính quyền địa phương đã đảm bảo quỹ đất trồng lúa ở mức trên dưới 4 triệu ha, giữ vững an ninh lương thực, đồng thời kiểm tra giám sát chặt chẽ việc đưa đất thu hồi vào sử dụng. Nhà nước chủ yếu giao đất nông nghiệp cho nông dân, một phần khác được giao cho các nông, lâm trường quốc doanh quản lý và sử dụng. Nhờ đó đã khuyến khích tập trung và tích tụ đất nông nghiệp, hình thành nên những vùng sản xuất hàng hóa lớn, vừa giải phóng sức lao động, đưa nông nghiệp Việt Nam phát triển toàn diện. Từng bước chiếm lĩnh thị trường thế giới ở các mặt hàng thế mạnh như gạo, thủy sản Để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất nông nghiệp hơn nữa, cần tập trung đất cho phát triển nông nghiệp hiện đại, hiệu quả cao và giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập của bộ phận nông dân không có đất. Phân bổ hợp lý đất đai giữa đất trồng cây lương thực, đất trồng rừng, đất phi công nghiệp, đất dịch vụ, đất chỉnh trang và phát triển đô thị Đồng thời, rà soát lại quy hoạch, lập lại quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai phù hợp với yêu cầu mới của quá trình tái cơ cấu nông nghiệp. Quy hoạch vùng chuyên canh và giám sát thực hiện quy hoạch đối với một số mặt hàng nông sản chiến lược, mặt hàng xuất khẩu chủ lực, quy hoạch đất cho chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; quy hoạch chuyển đổi đất trồng lúa không hiệu quả sang trồng cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, rau, nuôi trồng thủy sản và các sản phẩm giá trị cao khác; bảo vệ đất lúa nhưng cho phép thay đổi linh hoạt mục đích sử dụng giữa lúa và các cây trồng khác (Trích Huy Thông - Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam còn thấp).
  25. 16 2.2.4.3. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên Bảng 2.2: Diện tích, cơ cấu các loại đất tỉnh Thái Nguyên Hiện trạng năm 2010 Điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020 Cấp thành Tổng số STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Cơ cấu Cấp tỉnh Diện tích (ha) phố xác Diện tích Cơ cấu (%) phân bổ (ha) định (ha) (ha) (%) Tổng diện tích tự nhiên 22.294,41 100,00 22.294,41 0,00 22.294,41 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 14.443,79 64,79 12.440,41 0,00 12.440,41 55,80 1.1 Đất trồng lúa LUA 4.202,09 18,85 3.213,00 3.213.00 14,41 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 2.423,23 10.87 1.961,00 1.961,00 8,80 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1.758,90 7,89 1.620,00 1.620,00 7,27 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 5.147,82 23.09 4.743,00 4.743,00 21,27 1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 729,88 3,27 471,00 471,00 2,11 1.6 Đất rừng sản xuất RSX 2.272,20 10,19 1.509,00 6,77 1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 326,90 1,47 312,00 312,00 1,40 1.9 Đất nông nghiệp khác NKH 6,00 0,03 22,41 0,10 2 Đất phi nông nghiệp PNN 7.663,84 34,38 9.798,00 0,00 9.798,00 43,95 2.1 Đất quốc phòng CQP 313,25 1,41 483,91 483,91 2,17 2.2 Đất an ninh CAN 120,20 0,54 172,69 172,69 0,77 2.3 Đất khu công nghiệp SKK 0,00 0,00 105,00 105,00 0,47 2.5 Đất cụm công nghiệp SKN 26,52 0,12 164,00 164,00 0,74 2.6 Đất thương mại dịch vụ TMD 0,98 0,00 229,00 229,00 1,03 2.7 Đất cơ sở sản xuất PNN SKC 578,41 2,59 695,00 695,00 3,12 2.8 Đất sử dụng cho HĐKS SKS 435,18 1,95 469,00 469,00 2,10 2.9 Đất phát triển hạ tầng DHT 2.248,30 10,53 2.768,00 2.768,00 12,42 2.10 Đất danh lam, thắng cảnh DDL 3.74 0.02 6,00 6,00 0,03 2.11 Đất có di tích lịch sử văn hóa DDT 0,00 0,00 10.00 10.00 0,04 2.12 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 65,65 0,29 71,00 71,00 0,32 2.13 Đất ở tại nông thôn ONT 606,69 2,72 691,00 35,72 725,72 3,26 2.14 Đất ở tại đô thị ODT 1.304.04 5,85 1.662,00 1.662,00 7,45 2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 48,65 0,22 173,63 173,63 0,78 2.16 Đất xây dựng trụ sở DTS 30,40 0,14 36,92 36,92 0,17 2.18 Đất cơ sở tôn giáo TON 13,37 0,06 37,00 37,00 0,17 2.19 Đất làm nghĩa trang NTD 155,51 0,70 361,00 361,00 1.62 2.20 Đất sản xuất vật liệu xây dựng SKX 138,97 0,62 151,91 0,68 2.21 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 54,81 0,25 55,75 0,25 2.22 Đất khu vui chơi giải trí DKV 5,45 0,02 7,29 0,03 2.23 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 6,17 0,03 6,89 0,03 2.24 Đất song, ngòi, SON 686,11 3,08 686,81 3,08 2.25 Đất có MNCD MNC 720,79 3,23 718,74 3,22 2.26 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,71 0,00 0,71 0,00 3 Đất chưa sử dụng CSD 186,78 0,84 56,00 0,00 56,00 0,25 4 Đất khu đô thị* KDT 7703,47 7703,47 7.703,47 0,00 Ghi chú: * Không tổng hợp khi tính tổng diện tích tự nhiên. (Nguồn: QĐ – v/v điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch của thành phố Thái Nguyên)
  26. 17 2.2.5. Hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất 2.2.5.1. Khái quát hiệu quả sử dụng đất Hiệu quả sử dụng đất là kết quả của quá trình sử dụng đất. Trong đó ta quan tâm nhiều đến kết quả hữu ích, một đại lượng vật chất tạo ra do mục đích của con người, được biểu hiện bằng những chi tiêu cụ thể, xác định. Do tính chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên đất đai là hữu hạn với nhu cầu ngày càng tăng của con người mà ta phải xem xét kết quả sử dụng đất được tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra để tạo ra kết quả đó là bao nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu ích không? Chính vì thế khi đánh giá hoạt động sản xuất nông nghiệp không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng các hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá chất lượng của hoạt động sản xuất là nội dung đánh giá hiệu quả. Ngày nay, nhiều nhà khoa học cho rằng: xác định đúng khái niệm bản chất hiệu quả sử dụng đất phải xuất phát từ luận điểm triết học của Mác và những nhận thức lí luận của lí thuyết hệ thống, nghĩ là hiệu quả phải được xem xét trên 3 mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường. Hiệu quả kinh tế Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian lao động theo các ngành sản xuất khác nhau. Theo các nhà khoa học Đức (Stenien, Simmerman - 1995): Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mực độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội. Như vậy hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào. Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả kinh tế và hiệu quả phân bố. Điều đó có ý nghĩ là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông
  27. 18 nghiệp. Nếu đạt được một trong hai yếu tố hiệu quả kỹ thuật và phân bó thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế. Hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội là phạm trù có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người, việc lượng hóa các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả xã hội còn gặp nhiều khó khăn mà chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu mang tinh định tính như tạo công ăn việc làm cho lao động, xóa đói giảm nghèo, định canh định cư, công bằng xã hội, nâng cao mức sống của toàn dân Trong sử dụng đất nông nghiệp, hiệu quả về mặt xã hội chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp. Hiện nay, việc đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp là vấn đề đang được nhiều nhà khoa học quan tâm. Hiệu quả môi trường Hiệu quả môi trường là một vấn đề mang tính toàn cầu, ngày nay đang được chú trọng quan tâm và không thẻ bỏ qua khi đánh giá hiệu quả. Điều này có ý nghĩa là mọi hoạt động sản xuất, mọi biện pháp khoa học kỹ thuật, mọi giải pháp về quản lý Được coi là có hiệu quả khi chúng gây tổn hại hay có những tác động xấu đến môi trường đất, môi trường nước và môi trường không khí cũng như không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường và đa dạng sinh học. Có được điều đó mới đảm bảo cho một sự phát triển bền vững của mỗi vùng lãnh thổ, mỗi quốc gia cũng như cả cộng đồng quốc tế. Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả môi trường là hiệu quả mang tính lâu dài, vừa đảm bảo lợi ích hiện tại mà không làm ảnh hưởng xấu đến tương lai, nó gắn chặt với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất và môi trường sinh thái. Sử dụng đất hợp lý, hiệu quả cao và bền vũng phải quan tâm tới cả ba hiệu quả trên, trong đó hiệu quả kinh tế là trọng tâm, không có hiệu quả kinh tế không có điều kiện nguồn lực để thực thi hiệu quả xã hội và môi trường, ngược lại, không có hiệu quả môi trường thì hiệu quả kinh tế sẽ không bền vững.
  28. 19 2.2.5.2. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất là mức độ đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. Hiệu quả sử dụng đất có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông - lâm nghiệp, đến môi trường sinh thái, đến đời sống người dân. Vì vậy, đánh giá hiệu quả sử dụng đất phải tuân theo quan điểm sử dụng đất bền vững hướng vào ba tiêu chuẩn chung là bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường.
  29. 20 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Hiệu quả kinh tế của hoa đào Cam Giá, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Địa bàn phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Thời gian và địa điểm tiến hành 3.2.1. Thời gian tiến hành - Từ tháng 6/2018 – tháng 9/2018 3.2.2. Địa điểm tiến hành - Địa điểm nghiên cứu: Phường Cam Giá, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. - Địa điểm thực tập: Trung Tâm Kỹ Thuật & TNMT tỉnh Thái Nguyên. 3.2.3. Nội dung nghiên cứu 3.2.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên. + Vị trí địa lý, tọa độ + Địa hình, địa mạo + Khí hậu + Thủy văn + Các nguồn tài nguyên (tài nguyên đất, nước, rừng, nhân văn) + Thực trạng môi trường + Khái quát về kinh tế, xã hội 3.2.3.2. Đánh giá tình hình sử dụng đất của phường Cam Giá, TP Thái Nguyên. - Đánh giá hiện trạng sử dụng đất của phường Cam Giá, TP Thái Nguyên. - Đánh giá hiện trạng sử dụng đất tại làng nghề hoa đào phường Cam Giá, Thành phố Thái Nguyên.
  30. 21 3.2.3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng đào so với việc trồng một số cây hàng năm khác ở địa phương. - Hiệu quả kinh tế trong việc trồng đào. - Hiệu quả kinh tế trong việc trồng một số cây hàng năm. 3.2.3.4. Những thuận lợi, khó khăn trong việc trồng và chăm sóc đào; đề xuất các giải pháp cải thiện để phát triển nghề giúp dân phát triển bền vững nghề trồng đào. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu 3.3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Số liệu thứ cấp thu được trên cơ sở thu thập thông tin, tài liệu, số liệu có sẵn tại UBND phường Cam Giá, liên quan đến nội dung nghiên cứu. Phương pháp này dùng để thu thập các tài liệu, số liệu thông tin cần thiết để phục vụ cho việc nghiên cứu bao gồm: Điều kiện tự nhiên (vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng ) điều kiện kinh tế xã hội (dân số, lao động, thu nhập ), tình hình sử dụng đất. 3.3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp thu được dựa trên cơ sở thu thập thông tin từ các phiếu điều tra các hộ gia đình trồng hoa đào. Sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế vùng trồng hoa đào cho làng nghề hoa đào, phường Cam Giá thành phố Thái Nguyên. Điều tra ngẫu nhiên các hộ gia đình ở tổ dân phố trong khu vực địa bàn phường Cam Giá thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Khu vực trồng hoa Đào rải rác từ tổ 7 đến tổ 19. Tiến hành điều tra ngẫu nhiên các hộ trong khu vực trồng: Số hộ là 96, chia ra các tổ như sau: Tổ 7 điều tra số hộ là: 8 hộ Tổ 8 điều tra số hộ là: 8 hộ Tổ 9 điều tra số hộ là: 8 hộ Tổ 10 điều tra số hộ là: 8 hộ Tổ 11 điều tra số hộ là: 8 hộ Tổ 12 điều tra số hộ là: 8 hộ Tổ 13 điều tra số hộ là: 8 hộ Tổ 14 điều tra số hộ là: 8 hộ Tổ 15 điều tra số hộ là: 8 hộ
  31. 22 Tổ 16 điều tra số hộ là: 8 hộ Tổ 17 điều tra số hộ là: 4 hộ Tổ 18 điều tra số hộ là: 7 hộ Tổ 19 điều tra số hộ là: 5 hộ Khu vực trồng cây hàng năm (lúa, ngô) rải rác từ tổ 7 đến tổ 16. Tiến hành điều tra ngẫu nhiên các hộ trong khu vực trồng: Số hộ là 80, chia ra các tổ như sau: Tổ 7 điều tra số hộ là: 8 hộ Tổ 8 điều tra số hộ là: 8 hộ Tổ 9 điều tra số hộ là: 8 hộ Tổ 10 điều tra số hộ là: 8 hộ Tổ 11 điều tra số hộ là: 8 hộ Tổ 12 điều tra số hộ là: 8 hộ Tổ 13 điều tra số hộ là: 8 hộ Tổ 14 điều tra số hộ là: 8 hộ Tổ 15 điều tra số hộ là: 8 hộ Tổ 16 điều tra số hộ là: 8 hộ 3.3.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích đánh giá, so sánh Phương pháp này được tiến hành sau khi đã thu tập thống kê đầy đủ các tài liệu, số liệu cần thiết. Từ đó phân tích, tổng hợp, đánh giá, so sánh mối tương quan giữa các yếu tố, rút ra nhận xét về mặt thuận lợi, khó khăn rồi đưa ra các giải pháp khắc phục. 3.3.3. Phương pháp xử lí số liệu Đây là phương pháp quan trọng trong quá trình nghiên cứu đánh giá công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất. Các tài liệu, số liệu đã thu thập đòi hỏi phải chọn lọc loại bỏ những yếu tố không cần thiết, lấy các số liệu hợp lí, có cơ sở khoa học và đúng với tình hình thực tế địa phương. Sử dụng Excel để xử lý số liệu phiếu điều tra. 3.3.4. Phương pháp kế thừa Phân tích các tài liệu đã có trên địa bàn phường và quy hoạch làng nghề của thành phố để xây dựng được vùng phân bố hoa đào hợp lý.
  32. 23 Phần 4 CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của phường Cam Giá thành phố Thái Nguyên 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lí Hình 4.1: Bản đồ các đơn vị hành chính giáp với phường Cam Giá TP Thái Nguyên Phường Cam Giá nằm ở phía nam thành phố Thái Nguyên, có diện tích tự nhiên là 8,97km2, 423ha đất nông nghiệp, trong đó có 178ha đất trồng cây lâu năm, với 3031 hộ gia đình, 11.847 nhân khẩu với 32 tổ dân phố, cách trung tâm thành phố khoảng 8 km. Phường có vị trí địa lý như sau: - Phía Bắc giáp với phường Gia Sàng và huyện Đồng Hỷ; - Phía Nam giáp với phường Hương Sơn và phường Trung Thành; - Phía Đông giáp với huyện Phú Bình; - Phía Tây giáp với phường Phú Xá.
  33. 24 Hình 4.2: Bản đồ phường Cam Giá TP Thái Nguyên 4.1.1.2. Địa hình, địa mạo Phường Cam Giá có địa hình đồi bát úp, xen kẽ là ruộng thấp trũng dễ ngập úng khi có lượng mưa lớn. Cao độ nền tự nhiên trung bình từ 20m - 25m, cao độ nhất từ 50m - 60m (thuộc đỉnh gò đồi). Hướng dốc từ Bắc xuống Nam, từ Đông bắc xuống Tây nam. Nhìn chung địa hình của phường thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị. 4.1.1.3. Khí hậu Phường Cam Giá có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mang đặc trưng của khí hậu miền bắc nước ta, một năm có đủ bốn mùa rõ rệt: Xuân - hạ - thu - đông. - Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm đạt 22 - 23ºC. Có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2 - 5ºC. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 27,70ºC và trung bình tháng thấp nhất 16ºC. - Nắng: Số giờ nắng trong năm đạt 1.600 - 1.700 giờ. Tháng 5, 6, 7, 8 có số giờ nắng cao nhất (đạt 170 - 200 giờ) và tháng 2, 3 có số giờ nắng thấp nhất (đạt 40 -50 giờ)
  34. 25 - Mưa: Lượng mưa trung bình năm là 1.764 mm tập trung chủ yếu vào mùa mưa (tháng 6, 7, 8, 9) chiếm 85% lượng mưa cả năm, trong đó tháng 7, 8 có số ngày mưa nhiếu nhất. - Độ ẩm: Trung bình đạt khoảng 82% nhìn chung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 7, 8 lên đến 86 - 87%, thấp nhất vào tháng 3 là 70%. - Gió: Hướng gió thịnh hành chủ yếu là gió mùa đông nam (từ tháng 4 đến tháng 10) và gió mùa Đông bắc (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). - Bão: Do nằm sâu trong đất liền nên phường ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. Tóm lại: Với những phân tích như ở trên cho thấy phường nói riêng và thành phố Thái Nguyên nói chung ít chịu ảnh hưởng bất lợi của điều kiện thời tiết, khí hậu. 4.1.1.4. Thủy văn Hệ thống thủy văn của phường chịu ảnh hưởng của sông Cầu (chiều dài chảy trên địa bàn khoảng 6,39 km), suối Cốc (chiều dài 4,50 km), suối Dầu (chiều dài 5,20 km) và suối Loàng (chiều dài 2,2 km). Chế độ dòng chảy của sông, suối phụ thuộc theo mùa và chế độ mưa. Nhìn chung, hệ thống thủy văn thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng và sinh hoạt của nhân dân. 4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên * Tài nguyên đất Trên địa bàn phường chủ yếu là đất phù sa, được bồi đắp bởi sông Cầu. Loại đất này có thành phần cơ giới trung bình, đất ít bị chua, hàm lượng dinh dưỡng khá, thích hợp cho phát triển nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây trồng ngắn ngày như: Lúa, ngô, đậu đỗ và các loại hoa màu. Ngoài ra còn đất vàng nhạt phát triển trên đá cát, đất nâu vàng trên phù sa cổ. Loại đất này tập trung chủ yếu ở khu vực đồi núi có độ dốc 8 - 25º, thích hợp với cây trồng màu, cây công nghiệp ngắn ngày và sản xuất nông lâm kết hợp. * Tài nguyên nước Nước mặt: Nguồn nước mặt trên địa bàn phường Cam Giá được cung cấp bởi sông Cầu, suối Cốc, suối Loàng, suối Dầu và nước mưa tự nhiên (lượng mưa hàng năm khoảng 1.700 - 1.800 mm). Nguồn nước mặt của phường ít chịu ảnh hưởng
  35. 26 theo mùa, lượng nước dồi dào vào các tháng 6, 7, 8 hàng năm. Tuy nhiên, ngoài sông Cầu còn lại nước tại các suối hiện nay đang bị ô nhiễm nặng do nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp. Nước ngầm: Trên địa bàn phường chưa có khảo sát, nghiên cứu đầy đủ về trữ lượng và chất lượng nước ngầm, tuy nhiên qua đánh giá sơ bộ của các hộ gia đình hiện đang khai thác sử dụng thông qua hình thức giếng khơi cho thấy mực nước ngầm có độ sâu 4 - 5 m, còn ở các khu vực đồi từ 23m - 25m. Tuy nhiên nguồn nước ngầm dọc suối Loàng, suối Dầu và suối Cốc có chất lượng kém, không đủ tiêu chuẩn dung cho sinh hoạt. * Tài nguyên rừng Theo số liệu thống kê đất đai năm 2010, diện tích đất lâm nghiệp của phường có 81,78 ha (trong đó toàn bộ là rừng sản xuất). Chất lượng rừng chủ yếu là rừng trung bình với các loại cây trồng chính như: Bạch đàn, keo, phi lao Động vật rừng trên địa bàn phường hiện nay không còn. Trên địa bàn phường hiện nay không còn. Trên địa bàn phường nhiều khu vực đang áp dụng mô hình vườn rừng với các loại cây tròng chính như vải, nhãn, hồng, Trong những năm tới dự báo đất rừng sẽ bị giảm đi một diện tích khá lớn cho phát triển kinh tế và xây dựng công trình. * Tài nguyên nhân văn Lịch sử hình thành và phát triển của phường Cam Giá đã có từ hàng nghìn năm nay. Trải qua nhiều cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, nhân dân Cam Giá đều góp sức người, sức của vào sự nghiệp dựng nước giữ nước của dân tộc. Với truyền thống văn hóa đặc sắc, gắn liền với truyền thống anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và nhiều danh hiệu cao quý khác Ngày nay trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng bộ và nhân dân phường Cam Giá đang quyết tâm xây dựng quê hương ngày càng giàu, đẹp và văn minh hơn. 4.1.1.6. Thực trạng môi trường Là phường có mật độ dân số không cao, quá trình đô thị hóa phát triển chưa mạnh song ở phường Cam Giá đang có những khó khăn nhất định về môi trường
  36. 27 sinh thái (cả môi trường đất, nước và không khí). Trên địa bàn phường có Công ty Gang Thép Thái Nguyên, một cơ sở kinh tế quan trọng trong quá trình phát triển của thành phố Thái Nguyên, Công ty này được thành lập từ năm 1959 đến nay công nghệ đã cũ kỹ, lạc hậu và nhiều cơ sở sản xuất nhỏ lẻ còn hoạt động trong khu dân cư quá trình xử lý nước thải, khí thải chưa triệt để cùng với việc phát triển quá nhanh phương tiện giao thông Trong những năm tới để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế theo hướng đô thị, cần những biện pháp khắc phục triệt để. 4.1.2. Khái quát về kinh tế, xã hội 4.1.2.1. Thực trạng phát triển cây hàng năm Địa phương liên tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; sử dụng những giống cây trồng mới. Nâng cao trình độ công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất và chế biến nông nghiệp, tạo ra sản phẩm an toàn để tăng giá trị thu nhập và hiệu quả trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp. Luôn tăng cường công tác nắm bắt tình hình diễn biến sâu bệnh hại cây trồng để có biện pháp xử lý kịp thời. Thực hiện tốt công tác quản lý phục vụ sản xuất nông nghiệp. 4.1.2.2. Thực trạng phát triển cây hoa Đào Hiện nay trên địa bàn phường có 300 hộ trồng hoa đào (theo thống kê sơ bộ năm 2018), diện tích trồng đào là 11.62 ha và vẫn có xu hướng tăng lên do hiệu quả kinh tế rõ rệt của việc trồng đào so với các loại cây hàng năm khác. Doanh thu từ trồng đào năm 2018 khoảng 12.000.000.000 đồng , theo thống kê mức thu nhập của các hộ trồng hoa đào trong phường có hộ đạt từ 500 - 600 triệu đồng/năm; hộ thấp nhất từ 30 - 50 triệu đồng/năm (Nguồn: theo số liệu thống kê 2018 phường Cam Giá). 4.2. Tình hình sử dụng đất của phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên 4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của phường Cam Giá thành phố Thái Nguyên Tổng diện tích tự nhiên của phường Cam Giá là 897,54 ha, có 1/3 số hộ sản xuất nông nghiệp, có 32 tổ dân phố, 3.062 hộ, 11.170 nhân khẩu (Nguồn: Báo cáo kết quả tự giám sát đối với Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND về việc thực
  37. 28 hiện công tác quản lý, sử dụng quỹ đất công trên địa bàn phường), đã khai thác đưa vào sử dụng toàn bộ cho các mục đích sản xuất, kinh tế, dân sinh Diện tích, cơ cấu sử dụng các loại đất chính như sau: Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên Diện tích Cơ cấu STT Chỉ tiêu Mã (ha) (%) (1) (2) (3) (4) (5) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 897,54 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 530,34 59,09 Trong đó: 1.1 Đất trồng lúa LUA 166,99 31,49 1.1.1 Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 107,20 64,20 1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNC 77,84 14,68 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 178,48 33,65 1.4 Đất rừng sản xuất RSX 81,78 15,42 1.5 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 25,25 4,76 2 Đất phi nông nghiệp PNN 359,30 40,03 Trong đó 2.1 Đất trụ sở cơ quan, CT sự nghiệp CTS 0,32 0,09 2.2 Đất quốc phòng CQP 8,69 2,42 2.3 Đất an ninh CAN 0,09 0,03 2.4 Đất khu công nghiệp SKK 84,24 23,45 2.5 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 49,94 13,90 2.6 Đất sản xuất VLXD, gốm sứ SKX 1,51 0,42 2.7 Đất di tích, danh thắng DDT 0,01 0,00 2.8 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 7,76 2,16 2.9 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 1,25 0,35 2.10 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 2,96 0,82 2.11 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 1,73 0,48 2.12 Đất sông, suối SON 56,62 15,76 2.13 Đất phát triển hạ tầng DHT 81,81 22,77 Trong đó: Đất cơ sở văn hóa DVH 0,86 1,05 Đất cơ sở y tế DYT 0,08 0,10 Đất cơ sở giáo dục đào tạo DGD 2,77 3,39 Đất cơ sở thể dục, thể thao DTT 2.14 Đất ở tại đô thị ODT 61,16 17,02 2.15 Đất phi nông nghiệp khác PNK 1,21 0,34 3 Đất chưa sử dụng CSD 7,90 0,88 4 Đất đô thị DTD 897,54 100,00 Ghi chú: Đất đô thị là chỉ tiêu quan sát, không cộng vào tổng diện tích tự nhiên. (Nguồn: Số liệu thu thập 2017 UBND phường Cam Giá)
  38. 29 Theo số liệu tổng hợp tại bảng 4.1 thì toàn phường với tổng diện tích tự nhiên là 897,54 trong đó: - Đất nông nghiệp là 530,34 ha chiếm 59,09% tổng diện tích tự nhiên; - Đất phi nông nghiệp là 359,30 ha chiếm 40,03% tổng diện tích tự nhiên; - Đất chưa sử dụng là 7,90 ha chiếm 0.88% tổng diện tích tự nhiên. Nhìn chung, tổng diện tích đất của phường khá lớn, đất đai dành cho phát triển nông nghiệp nhiều chiếm cơ cấu lớn. Trong đó tỉ lệ đất sử dụng trồng cây hoa đào chiếm 2 % so với tổng diện tích đất nông nghiệp của phường. 4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất tại làng nghề hoa đào phường Cam Giá thành phố Thái Nguyên * Cơ cấu sử dụng đất Theo số liệu thống kê diện tích đất đã được khai thác đưa vào sử dụng cho các mục đích là 99,08 % (trong đó đất nông nghiệp chiếm 59,19%, đất phi nông nghiệp 39,90%), chỉ còn 0,92% là đất chưa sử dụng. * Mức độ thích hợp của từng loại đất so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội - Đất nông nghiệp: Diện tích phân bố cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao là sự bố trí phù hợp trong điều kiện đất đai của phường nhằm khai thác tối đa quỹ đất đai hiện có, sử dụng hiệu quả nguồn lao động dồi dào, bảo đảm an ninh lương thực. Trong vài năm gần đây một phần diện tích đất trồng lúa còn lại có hiệu quả kinh tế thấp đang được chuyển sang đất trồng cây hàng năm còn lại hoặc trồng cây lâu năm bước đầu đạt được hiệu quả kinh tế. - Đất phi nông nghiệp: Đất cho sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp của phường chưa nhiều. Đất cho hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội như giao thông chuyển dẫn năng lượng, truyền thông, cơ sở văn hóa - thể thao chưa đáp ứng được yêu cầu đã có những hạn chế nhất định đến khả năng thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài và hiệu quả khai thác các lợi thế về tài nguyên đất của địa phương. Với địa hình, thời tiết khí hậu cùng với chất đất tương đối phù hợp với điều kiện sống và phát triển của cây hoa đào đã tạo nhiều thuận lợi cho việc phát triển nghề trồng hoa đào tại địa phương. Mặt khác, địa bàn có dân số đông, có tuyến giao
  39. 30 thông huyết mạch (đường Cách Mạng Tháng 8) chạy qua nối thành phố Thái Nguyên với các đô thị lớn, quang cảnh đẹp với dòng sông Cầu chảy qua làng. Mặt khác trên địa bàn có khu công nghiệp Gang Thép, chợ Khu Nam, chợ Khu Tây thuận lợi cho thị trường tiêu thụ sản phẩm đồng thời có sự kết hợp nhà ở để phát triển hệ thống nhà vườn vừa tiết kiệm đất, tăng số lượng đào vừa tạo cảnh quan hài hòa cho làng nghề. Những yếu tố này tạo cho phường Cam Giá tiềm năng về dịch vụ, thương mại. Bên cạnh đó việc phát triển làng nghề trồng hoa đào ở phường cũng tạo nên tiềm năng phát triển về du lịch sinh thái. Do nhu cầu ngày càng cao của xã hội mà việc mở rộng diện tích trồng đào trong làng nghề cũng ngày càng tăng lên, đồng thời có sự phát triển du lịch sinh thái, dịch vụ chụp ảnh, thăm quan trong những khu vực nhà vườn tại làng đào. 4.2.3. Tình hình sản xuất cây hàng năm và cây hoa Đào tại làng nghề phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên 4.2.3.1. Tình hình sản xuất cây hàng năm tại phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên Năm 2015, được sự quan tâm, chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban Thường vụ Thành ủy, sự phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và PTNT và sự cố gắng của các xã, phường trên địa bàn, tình hình sản xuất nông nghiệp của thành phố đã đạt được sản lượng lương thực có hạt cả năm 2015 đạt 30.571 tấn, tăng 1,9% (tăng 571 tấn) so với kế hoạch Năm 2018, thời tiết thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. UBND phường đã chỉ đạo thu hoạch xong các loại cây trồng, gieo cấy hết 100% diện tích các loại cây trồng; chỉ đạo cán bộ khuyến nông phối hợp với HTX Tân Hương phòng chống dịch bệnh trên các loại cây trồng, cơ cấu cây trồng đã có bước chuyển dịch đúng hướng, phát huy thế mạnh của địa phương là trồng cây hoa đào là sản phẩm mang lại lợi ích kinh tế cao và có được thương hiệu trên thị trường trong và ngoài tỉnh, nâng cao thu nhập của người trồng hoa đào. [13] Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt: 2152,1/2024 tấn = 106,32% KH Giá trị sản phẩm trồng trọt trên 1 ha đất trồng trọt ước đạt: 90/89 triệu đồng.
  40. 31 Bảng 4.2. Hiệu quả kinh tế của một số hộ trồng cây hàng năm Tổ Diện tích (sào) Thu nhập 2018 STT Họ và tên dân (Đã trừ chi phí, Lúa Ngô phố Triệu đồng) 1 Nguyễn Văn Nhượng 7 4,5 2 193,340 2 Lê Văn Viên 7 5 2 208.200 3 Phạm Văn Thìn 7 2,5 1 104.1 4 Tạ Thị Chín 7 2 3 148.720 5 Nguyễn Thị Ngọ 7 6 2 237.950 6 Hồ Thị Ly 7 6 1 208.000 7 Đặng Thị Lơ 7 4 2,5 190.200 8 Trần Thị Hồng 7 2,5 3 163.500 9 Trần Minh Thắng 8 1,5 1 74.360 10 Trần Minh Thuận 8 1,5 44.600 11 Trần Minh Thái 8 3 89.000 12 Nguyễn Văn Quyết 8 1,5 4 164.500 13 Tạ Văn Đồng 8 3 2 148.700 14 Lê Văn Giáp 8 7 3 297.400 15 Nguyễn Văn Tước 8 3 5 235.000 16 Dương Thị Châm 8 4,5 3 223.080 17 Bùi Thị Nhật 9 2 59.500 18 Trần Thị Hòa 9 1 30.700 19 Nguyễn Văn Hải 9 2 1 85.400 20 Nguyễn Văn Giá 9 2 2 118.900 21 Nguyễn Văn Điệp 9 2 1 82.500 22 Nguyễn Thị Quý 9 2,5 2 133.750 23 Dương Thị Phú 9 6 3 267.700 24 Nguyễn Thị Dân 9 3 3 178.400
  41. 32 25 Lê Thị Khanh 10 2 1 89.230 26 Lê Văn Khánh 10 6 1 205.210 27 Lê Văn Viên 10 5 2 210.200 28 Nguyễn Văn Phượng 10 4,5 2 190.300 29 Trần Thị Hồng 10 2,5 74.500 30 Bùi Văn Sinh 10 4 4 240.200 31 Trần Thị Vượng 10 6 170.800 32 Trịnh Thị Tám 10 7 2 270.100 33 Nguyễn Thị Nương 11 4 2 180.300 34 Nguyễn Thị Chúc 11 5,5 3 253.800 35 Nguyễn Thị Liễu 11 2 2 118.900 36 Phạm Đắc Lợi 11 7 4 320.100 37 Trần Công Định 11 3 2 145.000 38 Ngô Việt Tuân 11 3,5 1 133.200 39 Nguyễn Thị Thoan 11 5 1 177.300 40 Ngô Viết Phương 11 8 2 296.400 41 Phạm Tâm Phúc 12 7 211.600 42 Trần Văn Kính 12 7 2 265.700 43 Nguyễn Thị Thơm 12 2,5 1 104.400 44 Ngô Văn Hồng 12 5,5 3 252.800 45 Nguyễn Anh Đương 12 6 3 270.700 46 Nguyễn Thị Đậu 12 7 3 300.100 47 Trần Thị Tố Uyên 12 1,5 1 75.600 48 Hà Thị Dung 12 2,5 1 104.100 49 Đoàn Đức Ban 13 7 4 329.100 50 Nguyễn Tuân Phòng 13 1,5 1 71.200 51 Nguyễn Thị Hồng Yến 13 1,5 41.300 52 Ngô Thị Tám 13 2,5 1,5 118.800
  42. 33 53 Nguyễn Thị Nhung 13 2 5 201.500 54 Nguyễn Đức Oanh 13 6,5 2 253.100 55 Nguyễn Văn Sơn 13 7 2 269.700 56 Hà Văn Hải 13 4,5 2 189.600 57 Ngô Thị Tâm 14 3,5 2 163.500 58 Tạ Thị Ninh 14 3 4 208.600 59 Lê Thị Lan 14 4 8 356.900 60 Nguyễn Thị Thủy 14 6 7 386.600 61 Nguyễn Văn Hưởng 14 2 57.000 62 Nguyễn Văn Đạt 14 5,5 3 261.300 63 Nguyễn Thị Bàn 14 1,5 43.200 64 Nguyễn Thị Ngân 14 4,5 2 187.800 65 Đỗ Thị Chung 15 5 4,5 284.500 66 Nguyễn Văn Vĩnh 15 5 4 266.700 67 Nguyễn Thị Vân 15 5 4 265.800 68 Đặng Thúy Tân 15 6 175.400 69 Nguyễn Thị Hoạt 15 2,5 1 103.200 70 Trần Văn Khanh 15 1,5 46.100 71 Tạ An Phú 15 4,5 2 190.600 72 Trần Văn Năm 15 5 144.300 73 Trần Văn Năm 16 5 4,5 284.600 74 Trần Minh Thái 16 7 207.200 75 Nguyễn Thị Mai 16 8 2 299.500 76 Đặng Thúy Tân 16 5.5 4,5 329.600 77 Trần Thị Hoàn 16 5 1 178.400 78 Nguyễn Thị Thu Hiền 16 8 3 331.200 79 Đỗ Thị Mùi 16 5 2 206.800 80 Nguyễn Thị Thúy Nga 16 6,5 2 253.600 (Nguồn: Phiếu điều tra)
  43. 34 Bảng 4.3: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa năm 2018 Lúa cả năm (ha) Vụ xuân (ha) Vụ mùa (ha) Đơn vị Diện tích cao Diện tích cao Diện tích NS NS bình NS bình Sản Sản TT (Tổ, xóm, đội sản Sản lượng sản cao sản bình Tổng quân Tổng quân lượng Tổng lượng sx) (tấn) quân Thuần Lai (tạ/ha) Thuần Lai (tạ/ha) (tấn) Thuần Lai (tấn) (tạ/ha) 1 Tổ 7 24 15 4 46.4 1,113.6 13 7 2 48.0 624 11 8 2 45.0 495 2 Tổ 8 29 20.6 10 46.4 1,345.6 15 10 3 48.0 720 14 10.6 3 45.0 630 3 Tổ 9 28.7 22.8 2.5 46.4 1,331.7 10.2 6 2 48.0 489.6 18.5 16.8 1 45.0 832.5 4 Tổ 10 16.8 12.5 6.1 46.4 779.5 7 4 3 48.0 336 9.8 8.5 2 45.0 441 5 Tổ 11 34.4 28.5 1.5 46.4 1,596.2 15 12 2 48.0 720 19.4 16.5 1 45.0 873 6 Tổ 12 32.2 26.7 1.5 46.4 1,494.1 15.5 12 1 48.0 744 16.7 14.7 1 45.0 751.5 7 Tổ 13 34.8 32.6 1.6 46.4 1,614.7 15 14 1 48.0 720 19.8 18.6 1 45.0 891 8 Tổ 14 25.4 21.5 4.6 46.4 1,178.6 16 12 2 48.0 768 9.4 9.5 1 45.0 423 9 Tổ 15 10 7.5 1 46.4 464.0 5 4 1 48.0 240 5 4 1 45.0 225 10 Tổ 16 32 21,3 1 46.4 1,489.4 13 7 3 48.0 624 19.1 13.8 1 45.0 859.5 Tổng cộng 267 209 35 46.40 12,407 125 88 20 48.0 5985.6 143 121 15 45.00 6421.5 (Nguồn: Số liệu thống kê UBND phường Cam Giá 2018)
  44. 35 Bảng 4.4: Diện tích, năng suất, sản lượng ngô năm 2018 Ngô cả năm (ha) Ngô đông (ha) Ngô Xuân (ha) Ngô mùa (ha) Đơn vị Năng Sản Năng sản Năng Năng TT (Tổ, xóm, Diện Cao Diện cao Diện Cao Sản Diện Cao Sản suất lượng suất lượng suất suất đội sx) tích Sản tích sản tích sản lượng tích sản lượng (tạ/ha) (tấn) (tạ/ha) (tấn) (tạ/ha) (tạ/ha) 1 Tổ 7 20 13 46.5 930 10 5 45 450 7 4 50 350 3 3 45 135 2 Tổ 8 12 10 46.5 558 6 5 45 270 5 4 50 250 1 1 45 45 3 Tổ 9 11 8 46.5 511.5 5 4 45 225 5 3 50 250 1 1 45 45 4 Tổ 10 14 7 46.5 651 7 3 45 315 6 3 50 300 1 1 45 45 5 Tổ 11 13 9 46.5 604.5 7 4 45 315 4 4 50 200 2 2 45 90 6 Tổ 12 12 10 46.5 558 7 5 45 315 4 4 50 200 1 1 45 45 7 Tổ 13 13 12 46.5 604.5 7 6 45 315 4 4 50 200 2 2 45 90 8 Tổ 14 11 9 46.5 511.5 6 4 45 270 4 4 50 200 1 1 45 45 9 Tổ 15 7 5 46.5 325.5 4 2 45 180 2 1 50 100 1 1 45 45 10 Tổ 16 15 11 46.5 697,5 9 6 45 405 4 3 50 100 1 1 45 45 Tổng cộng 128 94 46.5 5,952 68 44 45.0 3,060 45 34 50.0 2,250 15 15 45.0 675 (Nguồn: Số liệu thống kê UBND phường Cam Giá 2018)
  45. 36 4.2.3.2. Tình hình sản xuất cây hoa Đào tại phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên Làng nghề hoa đào nằm ở phía Đông của phường, cách trung tâm thành phố khoảng 8km, tập trung từ tổ 7 đến tổ 19. Trong những năm qua, nhiều hộ dân trong khu vực nông nghiệp đã chuyển từ trồng màu sang trồng hoa đào (Trung bình mỗi năm địa phương có khoảng 0,5ha diện tích đất cây hàng năm chuyển đổi sang trồng hoa đào) vì hoa đào có giá trị kinh tế cao hơn các loại cây hoa màu khác đây cũng là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình trong khu vực. Cuộc sống nhân dân trong khu vực làng nghề ngày càng được nâng cao, văn hóa xã hội ngày một phát triển, an ninh quốc phòng của địa phương được đảm bảo, góp phần giảm thiểu các tệ nạn xã hội trên địa bàn. Hình 4.3: Bản đồ ranh giới vùng sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể hoa đào Cam Giá, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường, Đại hội đảng bộ nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã ra nghị quyết lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp, nhằm khuyến khích các
  46. 37 hộ gia đình phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa, chuyển đổi cơ cấu, kinh tế giống câu trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao phù hợp với đặc điểm, điều kiện của địa phương, trong đó xác định trồng cây Hoa Đào là mũi nhọn của phát triển Nông nghiệp, cần tập trung khái thác góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. [10] Theo số liệu thống kê của phường Cam Giá năm 2017 thì phường có 225 hộ trồng Đào, diện tích cách tác ~ 8,5ha. Đến nay phường đã có 300 hộ trồng Đào với diện tích là 11,62ha. Các loại đào phổ biến bao gồm có: Đào cành, đào gốc 1 năm, đào thế, đào cổ thụ. [7] Các giống đào chủ yếu: Đào Mốc đỏ, đào Phai, đào Bạch, đào Rừng, đào Thất. Tình hình sản xuất hoa đào trong làng nghề được thống kê theo từng tổ dân số với số hộ trồng hoa đào và diện tích trồng đào như sau: Bảng 4.5: Tình hình sản xuất hoa đào của các hộ trồng đào trong làng nghề Thông tin Số hộ trồng hoa Diện tích trồng Tổ dân phố đào (hộ) đào (ha) TDP số 7 22 1.08 TDP số 8 24 1.27 TDP số 9 50 2.07 TDP số 10 45 1.53 TDP số 11 20 0.46 TDP số 12 24 0.41 TDP số 13 19 0.45 TDP số 14 11 0.66 TDP số 15 48 2.4 TDP số 16 21 0.5 TDP số 17 4 0.19 TDP số 18 7 0.45 TDP số 19 5 0.15 Tổng 300 11.62 (Nguồn: Số liệu thống kê UBND phường Cam Giá)
  47. 38 Số liệu bảng trên cho thấy, tổng số hộ trồng đào của phường là 300 hộ, với tổng diện tích là 11.62 ha. Qua bảng thống kê tình hình sản xuất hoa đào của làng nghề hoa đào tại phường Cam Giá có thể thấy số hộ dân trồng hoa đào ở mỗi tổ dân phố trên địa bàn phường là không đồng đều, cao nhất là tổ dân phố số 15 với 48 hộ trồng đào, thấp nhất là tổ dân phố số 17 với chỉ 4 hộ trồng đào. Chính vì vậy mà diện tích đào được trồng trên mỗi tổ dân phố cũng khác nhau dẫn đến một số khó khăn trong việc phát triển tập trung, mở rộng hơn nữa làng nghề hoa đào. 4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội, môi trường, đời sống thu nhập nhân dân tại phường Cam Giá 4.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế Năm 2015 là năm đánh dấu bước tiến mới trong việc khẳng định thương hiệu Hoa Đào Cam Giá trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Được sự giúp đỡ của UBND, phòng kinh tế thành phố Thái Nguyên, Sở KH&CN, UBND tỉnh đã ra quyết định số 941/QĐ-UBND ngày 25/04/2015 về việc cho phép sử dụng tên địa danh Cam Giá dùng cho nhãn hiệu “Hoa Đào Cam Giá”. Đây là cơ sở quan trọng để tạo dựng phát triển thương hiệu hoa Đào Cam Giá của tỉnh Thái Nguyên, là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với người trồng hoa đào, nhằm khích lệ và thúc đẩy phong trào trồng hoa đào của người dân. Nhãn hiệu này đã tạo sự tin tưởng cho người tiêu dùng về nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng của sản phẩn từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ, gia tăng giá trị kinh tế cho sản phẩm. Đứng trước thuận lợi đó người dân ngày càng mở rộng diện tích trồng hoa đào qua các năm, khiến cho doanh thu trên địa bàn thành phố tăng lên đáng kể. [10] Theo thống kê sơ bộ năm 2012, trong khu vực làng nghề có gần 200 hộ trồng đào, diện tích trồng đào là 40.800m2 trong đó có số lượng cụ thể: - Đào cổ thụ: 5.000 cây - Cây đào thế loại to: 11.200 cây - Cây đào nhỏ khoảng: 12.000 cây Chủng loại đào chủ yếu là: đào Bích, đào Phai, đào Mốc, đào Bạch
  48. 39 Doanh thu từ trồng cây đào năm 2012 là: 3.638.000.000đ (Qua thống kê trong phường có 3 hộ thu nhập từ 200 - 250 triệu đồng như hộ ông Nguyễn Văn Phương, Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Văn Kiên), 7 hộ có thu nhập từ 100 - 150 triệu đồng, 10 hộ đạt từ 50 - 90 triệu đồng còn lại các hộ đạt từ 20 triệu đồng trở lên. Lợi nhuận từ trồng cây đào năm 2013 gần 5 tỷ đồng có nhiều hộ doanh thu đạt từ 100 triệu đồng trở lên. Có nhiều hộ từ trồng cây hoa đào đã vươn lên thoát nghèo và cũng nhờ trồng cây hoa đào đã tạo việc làm cho trên 250 lao động tại địa phương.[10] Bảng 4.6: Hiệu quả kinh tế của một số hộ trồng đào (Số liệu Thu nhập hộ gia đình dịp Tết nguyên đán 2018) Tổ Số gốc Thu nhập 2018 STT Họ và tên dân Đào Đào Đào (Đã trừ chi phí, phố cành thế cổ thụ Triệu đồng) 1 Hoàng Văn Doanh 7 300 200 100 220 2 Nguyễn Thị Tân 7 100 150 20 80 3 Nguyễn Văn Đông 7 200 300 400 300 4 Nguyễn Văn Trường 7 100 200 70 5 Nguyễn Văn Phương 7 100 200 200 250 6 Thạch Văn Tuấn 7 200 150 50 100 7 Phạm Thị Thành 7 100 100 40 8 Nguyễn Duy Thức 7 150 100 10 30 9 Nguyễn Đình Thế 8 50 200 80 70 10 Dương Văn Công 8 50 250 60 100 11 Trần Văn Phượng 8 50 100 80 50 12 Dương Thị Oanh 8 30 200 50 50 13 Trần Thị Tình 8 50 50 30 50 14 Phạm Thị Thanh Thủy 8 30 300 30 30 15 Phạm Thị Mậu 8 70 150 80 80 16 Nguyễn Thị Bình 8 200 10 17 Trần Thị Thanh 9 40 60 20
  49. 40 Tổ Số gốc Thu nhập 2018 STT Họ và tên dân Đào Đào Đào (Đã trừ chi phí, phố cành thế cổ thụ Triệu đồng) 18 Nguyễn Văn Giá 9 300 100 200 230 19 Hoàng Thị Hòa 9 120 120 70 100 20 Nguyễn Thị Ban 9 100 250 80 150 21 Nguyễn Thị Duyên 9 200 100 70 80 22 Phạm Thị Lanh 9 160 140 100 350 23 Đỗ Duy Phúc 9 120 30 60 24 Nguyễn Trường Sơn 9 30 70 50 25 Đỗ Thị Tuất 10 400 600 650 26 Nguyễn Thị Quyên 10 100 100 50 200 27 Trần Văn Năm 10 100 100 40 28 Trần Văn Kính 10 100 100 100 100 29 Hà Quang Hải 10 50 20 30 Nguyễn Văn Bảo 10 100 50 10 31 Trần Văn Phương 10 200 32 Nguyễn Thị Kim Hoa 10 100 50 50 33 Lê Huy Mạnh 11 100 10 30 25 34 Lương Văn Tùng 11 100 15 35 Trần Văn Khương 11 100 15 36 Ngyễn Văn Hải 11 250 20 37 Nguyễn Văn Hào 11 80 120 20 38 Đặng Thị Hồ 11 30 40 30 39 Nguyễn Văn Thanh 11 30 70 50 40 Nguyễn Văn Tiến 11 300 100 70 41 Đặng Thị Đường 12 100 100 45 42 Lê Văn Thắng 12 100 20 43 Trương Văn Độ 12 100 20 44 Ngô Thị Hoa 12 150 20 45 Nguyễn Thị Huệ 12 150 20
  50. 41 Tổ Số gốc Thu nhập 2018 STT Họ và tên dân Đào Đào Đào (Đã trừ chi phí, phố cành thế cổ thụ Triệu đồng) 46 Trần Văn Vinh 12 100 100 75 47 Bùi Văn Tân 12 100 15 48 Hà Thị Minh 12 80 20 50 49 Nguyễn Văn Dũng 13 200 5 17 50 Nguyễn Văn Sinh 13 95 5 25 51 Phạm Văn Đồng 13 250 10 52 Hà Văn Đường 13 300 10 53 Lăng Văn Thanh 13 250 15 54 Trần Văn Trình 13 150 11 55 Lăng Văn Thái 13 100 40 56 Trần Thị Bẩy 13 20 30 15 57 Trần Văn Tiền 14 100 10 58 Dương Đức Hợp 14 500 100 59 Ngô Văn Thủy 14 300 15 60 Lăng Văn Hùng 14 50 150 10 10 61 Bùi Văn Giang 14 500 20 62 Lý Viết Bẩy 14 300 10 63 Nguyễn Thế Nhiễu 14 300 15 64 Nguyễn Văn Xuân 14 100 10 65 Lê Văn Dũng 15 60 10 66 Cao Văn Thường 15 150 150 70 67 Nguyễn Thị Hòa 15 150 30 68 Nguyễn Thị Hiệp 15 200 40 69 Nguyễn Văn Phong 15 200 200 100 70 Hà Bích Lê 15 200 50 70 71 Liêu Thị Luyến 15 50 10 72 Phó Thị Thủy 15 100 10 73 Nguyễn Duy Hiển 16 200 100 30 80
  51. 42 Tổ Số gốc Thu nhập 2018 STT Họ và tên dân Đào Đào Đào (Đã trừ chi phí, phố cành thế cổ thụ Triệu đồng) 74 Lê Qúy Long 16 200 120 30 100 75 Nguyễn Văn Ngần 16 150 76 Bùi Ngọc Tụy 16 120 77 Đặng Đức Thiện 16 100 78 Nguyễn Văn Hào 16 1.000 200 79 Đinh Quang Huy 16 800 500 150 80 Vũ Văn Hưng 16 150 81 Nguyễn Văn Chung 17 100 70 20 60 82 Lê Văn Tường 17 130 130 83 Nguyễn Thanh Tùng 17 100 100 10 84 Nguyễn Văn Thắng 17 150 150 10 85 Ngô Quang Tuyển 18 200 350 50 100 86 Đặng Thị Liên 18 200 100 87 Nguyễn Thị Khang 18 300 88 Lã Thị Liên 18 100 200 30 89 Trần Thị Ánh 18 30 60 50 90 Vũ Minh Tiến 18 200 91 Nguyễn Thị Được 18 150 92 Nguyễn Văn Thuận 19 50 100 30 93 Nguyễn Thị Thu 19 50 40 10 20 94 Nguyễn Thị Yến 19 50 200 25 95 Nguyễn Văn Sơn 19 20 50 10 96 Bùi Ngọc Sơn 19 50 (Nguồn: Phiếu điều tra) Đến năm 2018 trong khu vực làng nghề đã tăng lên gần 300 hộ trồng đào, đào cổ thụ có khoảng 6.200 cây, đào thế và đào nhỏ các loại đạt trên 37.000 gốc. Doanh thu từ trồng đào năm 2018 khoảng 12.000.000.000 đồng, theo thống kê mức thu nhập của các hộ trồng hoa đào trong phường có hộ đạt từ 200 - 800 triệu
  52. 43 đồng/năm; hộ thấp nhất từ 30 - 50 triệu đồng/năm (số liệu thống kê UBND phường Cam Giá). Có thể thấy việc trồng đào tại làng nghề hoa đào đang ngày một phát triển nhanh đem lại nguồn thu nhập rất lớn, nâng cao đời sống người dân. Khi ta so sánh 1 ha đất trồng cây hàng năm ví dụ như cây lúa nằm trong hiện trạng chung là hiệu quả không cao, thu nhập bấp bênh, điệp khúc “được mùa, mất giá” cứ lặp đi lặp lại vào lúc thời vụ thu hoạch rộ khiến nông dân thất thu. Hay đơn giản hơn như các hộ trồng rau củ, ngô, khoai, sắn Mỗi một vụ thu hoạch thu nhập cũng rất bấp bênh, chất lượng đời sống người dân không cao. Ta có công thức: Tổng chi = tiền giống + phân bón + tiền cải tạo đất + thuốc bảo vệ thực vật, dụng cụ sản xuất, công lao động Tổng thu = tổng số tiền thu được sau khi bán, cho thuê hoa đào (đã bao gồm khấu hao trong quá trình chăm sóc cây bị chết, hỏng, chưa tiêu thụ được) Lãi = tổng thu – tổng chi Từ đó ta có bảng sau: Bảng 4.7: So sánh hiệu quả kinh tế của trồng đào và một số cây trồng khác Tổng chi Tổng thu Lãi STT Loại cây (triệu (triệu (triệu đồng/ha) đồng/ha) đồng/ha) 1 Cây đào cành 100 742,0 642 2 Cây đào thế 220 1.303,0 1083 3 Cây đào gốc cổ thụ 550 2.840,0 2290 4 Cây lúa 17,260 25,800 8,540 5 Cây ngô 25,720 49,500 23,780 Qua sự phân tích trên ta dễ dàng có thể thấy hiệu quả KTXH mà cây Hoa Đào mang lại cho địa phương nói chung và các hộ gia đình nói riêng cao hơn gấp nhiều lần so với việc trồng các loại cây hàng năm và đó cũng là lí do ngày càng có nhiều hộ gia đình chuyển từ trồng cây hàng năm sang trồng cây Hoa Đào nhằm mục đích cải thiện đời sống của mình.
  53. 44 4.3.2. Tác động đến môi trường Bảng 4.8: Một số loại sâu bệnh hại cây Hoa đào STT Tên bệnh Thời gian xuất hiện, tác hại Thuốc phòng trừ Nhện đỏ Comite, Nisorun, Rufast, Supracide theo 1 (có 41 phiếu bị Cuối thu nồng độ khuyến cáo vào tháng 5 - 7 bệnh này) Regen 800 WG, Pegasus 500 SC theo nồng Sâu đục ngọn độ khuyến cáo, phun 2 lần vào cuối mùa 2 (có 31 phiếu bị Cuối thu và đầu xuân xuân, đầu mùa hè, sau mỗi đợt tỉa cành, có bệnh này) nhiều lộc non mới nhú Rệp sáp Supracid, Polytrin, Pegasus kết hợp với dầu Gây hại quanh năm, gây hại 3 (có 61 phiếu bị khoáng Citrole 96.3EC theo nồng độ nặng từ cuối xuân đến cuối thu bệnh này) khuyến cáo Bệnh đốm đen Score 250ND pha 6-8ml/bình, Zineb 80WB 4 (có 30 phiếu bị Làm lá vàng rụng hàng loạt nồng độ 30-50g/10 lít nước bệnh này) Bệnh phấn Score 250ND pha 6-8ml/bình, Anvil 5CE trắng 5 Bệnh nặng hại cả thân nồng độ 8-10ml/bình 10 lít nước, Bayfidan (có 35 phiếu bị 259EC nồng độ 4-6ml/bình 8-10 lít nước bệnh này) Bệnh chảy gôm Lá cây bị vàng và rụng, bệnh nặng 6 Thuốc trừ nấm gốc Đồng (có 25 phiếu bị làm cành và cả cây chết khô bệnh này) Ban đầu xuất hiện các đốm nhỏ, Bệnh thủng lá sau lan rộng, xung quanh đốm có Phun thuốc lưu huỳnh + vôi 3-5oBe hoặc phun 7 (có 36 phiếu bị viền màu xanh vàng, về sau đốm Sunfat kẽm 1 phần +vôi 4 phần + nước 240 bệnh này) bệnh khô, mép nứt ra và rụng phần hoặc phun Zineb 0,2%. xuống tạo thành các vết thủng. (Nguồn: từ Phiếu điều tra) Ảnh hưởng đến môi trường đất: gây xói mòn đất, giảm độ phì của đát do xu hướng sử dụng nhiều phân bón hóa học.
  54. 45 Ảnh hưởng đến môi trường nước: gây ô nhiễm nguồn nước ngầm do sử dụng hóa chất Ảnh hưởng đến môi trường không khí: ủ phân không che đậy kỹ và lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và do sự khuếch tán của hóa chất bảo vệ thực vật đã gây ra ô nhiễm không khí. Tỉ lệ ung thư của người dân ở khu vực làng đào cũng cao hơn những khu vực khác Việc trồng hoa đào cũng mang lại nhiều giá trị lợi nhuận cao cho người dân từ đó đẩy mạnh phát triển kinh tế cho toàn phường tuy nhiên việc trồng, chăm bón cây hoa đào của làng nghề cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ đến môi trường. Đào là cây rất khó tính, trồng và chăm sóc chúng sao cho tươi tốt và điều khiển để đào bung nở đầy hoa rực rỡ, sáng tươi đúng dịp lại càng khó hơn. Mỗi năm cây hoa đào phải trải qua 7 loại sâu bệnh hại và cứ khi sắp đến mùa của một loại sâu bệnh cây hoa đào phải dùng một loại thuốc khác nhau để phòng trừ trước để có thể đảm bảo cây đào không bị bệnh, bị chết. Hàng năm cây Hoa đào phải gặp rất nhiều loại sâu bệnh hại phải phun thuốc thường xuyên dẫn đến gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Chúng ta đều biết rằng việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu là chìa khóa thành công trong việc phát triển nông nghiệp tuy nhiên sự ảnh hưởng mà chúng đem lại là không hề nhỏ đến môi trường và sức khỏe của con người 4.3.3. Tác độngđến việc phát triển kinh tế xã hội - Đối với kinh tế: Trồng cây hoa đào đem lại giá trị và hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với các cây lương thực, cây hàng năm rau màu khác (theo số liệu thống kê năm 2017 giá trị sản xuất hoa đào bằng trên 50% giá trị sản xuất các loại cây khác trong phường Cam Giá). Trồng và phát triển làng nghề hoa đào đem lại thu nhập cao hơn nhiều so với các cây trồng khác, nâng mức thu nhập bình quân của cá nhân và các hộ gia đình sản xuất hoa đào. - Đối với xã hội: Giải quyết về vấn đề việc làm, tạo thêm việc làm cho người nông dân. Ngoài ra trồng cây hoa đào còn có nhiều thời gian nông nhàn tạo cơ hội
  55. 46 cho người dân tranh thủ làm các công việc khác tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, trình độ lao động, dân trí trêm địa bàn phường Cam Giá. 4.4. Thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp cho trồng đào tại phường Cam giá 4.4.1. Thuận lợi Đất đai trù phú, thuận lợi cho cây đào phát triển. Thị trường hoa ngày càng được mở rộng, đông người tiêu dùng biết địa chỉ hoa Cam Giá từ ngày có thương hiệu. Nhà nước khuyến khích trồng hoa, mở rộng đầu tư và phát triển sản xuất hoa ở những nơi có điều kiện phù hợp. Người dân cần cù, chịu khó đã tích lũy được kinh nghiệm nhất định trong việc sản xuất hoa. 4.4.2. Những khó khăn Sản xuất hoa còn nhỏ, lẻ, tiến bộ kỹ thuật chưa đồng đều, chưa cao. Thiếu đội ngũ cán bộ kỹ thuật, các nhà nghiên cứu về cây hoa. Sản xuất mang tính tự phát, thiếu tính chuyên nghiệp, địa phương đã có hỗ trợ cho việc thông tin, quảng cáo nhưng chưa nhiều, chưa đồng bộ. Đường giao thông đi lại còn khó khăn, do vậy làm giảm lượng khách mua hoa trực tiếp tại vườn. 4.4.3. Đề xuất giải pháp * Giải pháp về quy hoạch: Quy hoạch trồng hoa đào trên những vùng được nghiên cứu có tính thích nghi để hình thành những mô hình kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao, không trồng tràn lan, phát triển diện tích với quy mô vừa phải, đảm bảo an toàn trong lĩnh vực tiêu thụ. Tập trung trồng thành khu vực để thuận tiện cho việc chăm sóc, tiêu thụ cũng như quảng bá sản phẩm. Bên cạnh các giải pháp mở rộng diện tích, quy mô sản xuất, cần tiếp tục đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng đồng bộ nhằm tạo thuận lợi cho chuyên chở, vận chuyển hàng hóa cũng như cho khách thăm quan, chụp ảnh.
  56. 47 Đề xuất thành phố, các cơ quan đài báo của tỉnh và thành phố thường xuyên đăng tin, bài viết và các phóng sự tuyên truyền, quảng bá về nhãn hiệu Hoa Đào Cam Giá. Gắn phát triển làng nghề với nền sinh thái du lịch cộng đồng * Giải pháp về kỹ thuật: Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho người dân. Trên cơ sở những vườn hoa đào được trồng và mang lại hiệu quả kinh tế nên tiến hành tổng kết kinh nghiệm, từ đó chọn lọc ra những kỹ thuật thích hợp nhất đem phổ biến rộng rãi cho người dân. Mở các lớp tập huấn, tổ chức các đợt tham quan học tập đến các mô hình trồng đã thành công. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành trong huyện, xã, thôn để chỉ đạo thực hiện, làm rõ trách nhiệm của từng đơn vị, chú trọng đến vai trò của khuyến nông trên địa bàn. * Giải pháp về chính sách: Cung cấp vốn đầu tư ban đầu cho người dân để xây dựng vườn trồng đúng tiêu chuẩn, được chăm sóc đúng theo quy định, kiểm nghiệm trước sau đó mới triển khai mô hình lớn. Hỗ trợ các hộ nông dân tiếp cận những nguồn vốn vay để sản xuất nông nghiệp, bảo hộ sản xuất nông nghiệp dưới nhiều hình thức, nhất là giúp nông dân tiếp cận nguồn vốn vay cho phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp cao với lãi suất thấp theo quy định của chính phủ. Bên cạnh đó tăng cường công tác xúc tiến thương mại, làm tốt công tác giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tiếp tục nghiên cứu, đề xuất và thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ, khuyến khích hình thành các chuỗi liên kết - tiêu thụ sản phẩm; huy động tối đa các nguồn lực đầu tư, lồng ghép các chương trình liên quan và hướng dẫn, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tiếp cận được các chính sách hỗ trợ một cách tốt nhất. * Giải pháp về thị trường: Tổ chức các sự kiện như triển lãm hoa đào và sinh vật cảnh, tổ chức các điểm du lịch tại địa phương phục vụ du khách thăm quan, tuy nhiên đào là giống
  57. 48 hoa chỉ cho thu hoạch một vụ duy nhất vào dịp Tết Nguyên Đán nên để gắn với việc phát triển phát triển các điểm du lịch tại đây địa phương nên trồng thêm các cây sinh vật cảnh, xen canh các loại hoa nhằm tận dụng diện tích đất trống dưới gốc đào tạo sự đa dạng, phong phú thu hút khách thăm quan với mục đích giới thiệu về ý nghĩa và giá trị truyền thống của hoa đào nói chung và quảng bá nét đặc trưng của hoa Đào Cam Giá nói riêng tới các du khách. Xây dựng chiến lược quảng bá, tiếp thị sản phẩm mỗi khi dịp Tết Nguyên Đán sắp đến.
  58. 49 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận 5.1.1. Điều kiện tự nhiên. kinh tế. xã hội của phường Cam Giá thành phố Thái Nguyên Điều kiện tự nhiên Phường Cam Giá nằm ở phía nam thành phố Thái Nguyên có diện tích tự nhiên là 8.97km2. 423ha đất nông nghiệp. trong đó có 178ha đất trồng cây lâu năm. với 3031 hộ gia đình 11.847 nhân khẩu với 32 tổ dân phố cách trung tâm thành phố khoảng 8 km. Phường có phía Bắc giáp với phường Gia Sàng và huyện Đồng Hỷ; phía Nam giáp với phường Hương Sơn và phường Trung Thành; phía Đông giáp với huyện Phú Bình; phía Tây giáp với phường Phú Xá. Kinh tế. xã hội - Liên tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; sử dụng những giống cây trồng mới. - Nâng cao trình độ công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất và chế biến nông nghiệp, tạo ra sản phẩm an toàn để tăng giá trị thu nhập và hiệu quả trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp. - Tăng cường công tác nắm bắt tình hình diễn biến sâu bệnh hại cây trồng để có biện pháp xử lý kịp thời. Thực hiện tốt công tác quản lý phục vụ sản xuất nông nghiệp. 5.1.2. Hiện trạng sử dụng đất của phường Cam Giá thành phố Thái Nguyên - Tổng diện tích tự nhiên của phường Cam Giá là 897,54 ha, có 1/3 số hộ sản xuất nông nghiệp, có 32 tổ dân phố, 3.062 hộ, 11.170 nhân khẩu đã khai thác đưa vào sử dụng - Địa bàn có dân số đông, tuyến giao thông huyết mạch (đường Cách Mạng Tháng 8) chạy qua nối thành phố Thái Nguyên với các đô thị lớn, quang cảnh đẹp với dòng sông Cầu chảy qua làng.
  59. 50 - Có khu công nghiệp Gang Thép, chợ Khu Nam, chợ Khu Tây thuận lợi cho thị trường tiêu thụ sản phẩm - Bên cạnh đó việc phát triển làng nghề trồng hoa đào ở phường cũng tạo nên tiềm năng phát triển về du lịch sinh thái. Do nhu cầu ngày càng cao của xã hội mà việc mở rộng diện tích trồng đào trong làng nghề cũng ngày càng tăng lên, đồng thời có sự phát triển du lịch sinh thái, dịch vụ chụp ảnh, thăm quan trong những khu vực nhà vườn tại làng đào. 5.1.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội. môi trường. đời sống thu nhập nhân dân tại phường Cam Giá - Đối với kinh tế: Trồng cây hoa đào đem lại giá trị và hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với các cây lương thực, cây hàng năm rau màu khác (theo số liệu thống kê năm 2017 giá trị sản xuất hoa đào bằng trên 50% giá trị sản xuất các loại cây khác trong phường Cam Giá). Trồng và phát triển làng nghề hoa đào đem lại thu nhập cao hơn nhiều so với các cây trồng khác. nâng mức thu nhập bình quân của cá nhân và các hộ gia đình sản xuất hoa đào. - Đối với xã hội: Giải quyết về vấn đề việc làm, tạo thêm việc làm cho người nông dân. Ngoài ra trồng cây hoa đào còn có nhiều thời gian nông nhàn tạo cơ hội cho người dân tranh thủ làm các công việc khác tăng thêm thu nhập nâng cao đời sống vật chất tinh thần trình độ lao động dân trí trêm địa bàn phường Cam Giá. Tác động đến môi trường: - Gây xói mòn đất. giảm độ phì của đát do xu hướng sử dụng nhiều phân bón hóa học - Gây ô nhiễm nguồn nước ngầm do sử dụng hóa chất - Ủ phân không che đậy kỹ và lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và do sự khuếch tán của hóa chất bảo vệ thực vật đã gây ra ô nhiễm không khí. 5.1.4. Đề xuất giải pháp cho trồng đào tại phường Cam Giá * Giải pháp về quy hoạch: - Không trồng tràn lan, phát triển diện tích với quy mô vừa phải đảm bảo an toàn trong lĩnh vực tiêu thụ. Tập trung trồng thành khu vực để thuận tiện cho việc
  60. 51 chăm sóc tiêu thụ cũng như quảng bá sản phẩm. - Tiếp tục đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng nhằm tạo thuận lợi cho chuyên chở vận chuyển hàng hóa cũng như cho khách thăm quan chụp ảnh. - Đề xuất thành phố các cơ quan đài báo của tỉnh và thành phố thường xuyên đăng tin, bài viết và các phóng sự tuyên truyền quảng bá về nhãn hiệu Hoa Đào Cam Giá. * Giải pháp về kỹ thuật: - Tập huấn kỹ thuật trồng chăm sóc phòng trừ sâu bệnh cho người dân. - Tổng kết kinh nghiệm chọn lọc ra những kỹ thuật thích hợp nhất đem phổ biến rộng rãi cho người dân. * Giải pháp về chính sách: - Cung cấp vốn đầu tư ban đầu cho người dân - Hỗ trợ các hộ nông dân tiếp cận những nguồn vốn vay để sản xuất nông nghiệp, giúp nông dân tiếp cận nguồn vốn vay cho phát triển nông nghiệp sạch nông nghiệp cao với lãi suất thấp theo quy định của chính phủ. - Tăng cường công tác xúc tiến thương mại làm tốt công tác giới thiệu, quảng bá sản phẩm * Giải pháp về thị trường: - Tổ chức các sự kiện như triển lãm hoa đào và sinh vật cảnh, tổ chức các điểm du lịch tại địa phương phục vụ du khách thăm quan. - Trồng thêm các cây sinh vật cảnh xen canh các loại hoa nhằm tận dụng diện tích đất trống dưới gốc đào tạo sự đa dạng. phong phú thu hút khách thăm quan với mục đích giới thiệu về ý nghĩa và giá trị truyền thống của hoa đào nói chung và quảng bá nét đặc trưng của hoa Đào Cam Giá nói riêng tới các du khách. - Xây dựng chiến lược quảng bá tiếp thị sản phẩm mỗi khi dịp Tết Nguyên Đán sắp đến. 5.2. Kiến nghị Đề xuất làm lại đường giao thông tại một số xóm. tạo điều kiện thuận lợi cho khách thăm quan. Đầu tư chính sách hỗ trợ giống. vật tư phân bón các dự án để thúc
  61. 52 đẩy phát triển làng nghề. Tổ chức các lớp chuyển giao KH - KT trồng và chăm sóc cây Hoa Đào với các quy trình kỹ thuật để bảo vệ môi trường. Xây dựng vùng đào Cam Giá thành vùng Du lịch sinh thái vào dịp gần Tết nguyên đán. bố trí trồng thêm nhiều loại hoa khác tạo cảnh quan cho khu vực. Quản lý nhãn hiệu theo quy định phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương. Đề xuất kiến nghị cơ quan địa phương tạo điều kiện cho nhân dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong vùng quy hoạch trồng hoa.
  62. 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ba Duy - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất phương hướng sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn xã Phú Tiến - Huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên; 2. Nguyễn Điền (2001) - Phương hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm đầu của thế kỷ XXI. Tạp chí nghiên cứu kinh tế; 3. TS. Lương Văn Hinh – TS. Nguyễn Ngọc Nông – Ths. Nguy ễn Đình Thi - Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất đai - Tr ư ờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 4. Mai Thế Hởn (2003) - NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội - Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; 5. TS. Nguyễn Hữu Ngữ - Đại học Huế - Bài giảng Quy hoạch sử dụng đất 6. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội - Luật đất đai 2013; 7. Nguyễn Thị Thanh – Học viện nông nghiệp Việt Nam - Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa; 8. PGS. TS. Lê Quang Trí - Những vấn đề cần quan tâm trong quy hoạch sử dụng đất đai 9. Huy Thông - Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam còn thấp; 10. Trung tâm học liệu Thái Nguyên - Giáo trình thổ nhưỡng 11. Sở khoa học và công nghệ - Hội thảo Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Hoa đào Cam Giá”; 12. UBND phường Cam Giá - Đảng bộ Phường Cam Giá - Báo cáo kết quả tự giám sát đối với Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND về việc thực hiện công tác quản lý, sử dụng quỹ đất công trên địa bàn phường; 13. UBND phường Cam Giá - Đảng bộ Phường Cam Giá - Nghị quyết “Về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 – 2020) tỉnh Thái Nguyên”; 14. UBND phường Cam Giá - Đảng bộ Phường Cam Giá - Văn kiện Đại hội trồng hoa đào phường Cam Giá lần thứ II nhiệm kỳ (2017 - 2022);
  63. 54 15. UBND phường Cam Giá - Đảng bộ Phường Cam Giá, TP Thái Nguyên - Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) phường Cam Giá, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên; 16. UBND phường Cam Giá - Đảng bộ Phường Cam Giá, TP Thái Nguyên (2015) - Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát trển kinh tế xã hội 2015; 17. UBND tỉnh Thái Nguyên - Diện tích, cơ cấu các loại đất ban hành kèm Quyết định số 595/QĐ-UBND ngày 4/3/2019.