Khóa luận Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2018 tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

pdf 54 trang thiennha21 13/04/2022 6050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2018 tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hien_trang_su_dung_dat_nam_2018_tai_thanh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2018 tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM THÁI HƯNG Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 TẠI THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên nghành : Quản lý tài nguyên và môi trường Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM THÁI HƯNG Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 TẠI THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên nghành : Quản lý tài nguyên và môi trường Khoa : Quản lý Tài nguyên Lớp : K47 - QLTN&MT Khóa : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Lê Văn Thơ Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp được xem là khâu quan trọng giúp sinh viên củng cố kiến thức tiếp thu được trên giảng đường và hoàn thiện chương trình đào tạo Đại học. Đây cũng là cơ hội để sinh viên tiếp cận với thực tế nghề nghiệp, kết hợp với các kiến thức đã học trong nhà trường để hoàn thiện kỹ năng trong công việc, tích lũy kinh nghiệm làm hành trang phục vụ cho công việc hiện tại và sau khi ra trường. Được sự giới thiệu của Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên và thầy PGS.TS Lê Văn Thơ, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2018 tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh”. Để có được thành quả này em xin cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa và đặc biệt là thầy PGS.TS Lê Văn Thơ đã hướng dẫn tận tình em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn các anh, chị, cô, chú, bác làm việc tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện cho em về thực tập; hỗ trợ, hướng dẫn trong quá trình thực tập và cung cấp số liệu giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận em đã cố gắng nghiên cứu nhưng do sự thiếu kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi còn tồn tại những sai sót và khuyết điểm. Em rất mong nhận được sự tham gia góp ý của các thầy giáo, cô giáo và các bạn sinh viên để khóa luận của em được hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Phạm Thái Hưng
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1 Kết quả phát triển kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp và công nghiệp 21 Bảng 4.2 Thống kê dân sô các phường thành phố Hạ Long 24 Bảng 4.3 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp 26 Bảng 4.4 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp 29 Bảng 4.5. Biến động đất đai giai đoạn 2014 - 2018 33 Bảng 4.6. Định hướng sử dụng đất đến năm 2020 38
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1 Vị trí địa lý thành phố Hạ Long 18 Hình 4.2 Sơ đồ cơ cấu kinh tế thành phố Hạ Long năm 2018 20 Hình 4.3 Cơ cấu sử dụng đất thành phố Hạ Long năm 2018 25 Hinh 4.4 Biến động đất đai thành phố Hạ Long giai đoạn 2014-2018 34
  6. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT QH13: Quốc hội khóa 13 ND-CP: Nghị định Chính phủ TT-BTNMT: Thông tư Bộ Tài nguyên và Môi trường NQ-TTg: Nghị quyết thủ tướng QD-UBND : Quyết định Ủy ban nhân dân QLĐĐ: Quản lý đất đai FAO: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
  7. v MỤC LỤC PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐÊ 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu đề tài nghiên cứu 2 1.3 Ý nghĩa đề tài 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 2.1 Cơ sở lý luận về đánh giá hiện trạng sử dụng đất 4 2.1.1 Khái niệm về đất 4 2.1.2 Khái niệm sử dụng đất 5 2.1.3 Khái niệm đánh giá hiện trạng sử dụng đất 6 2.2 Mối quan hệ giữa đánh giá hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất và quản lý nhà nước về đất đai 7 2.2.1 Mối quan hệ giữa đánh giá hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất 7 2.2.2 Mối quan hệ giữa đánh giá hiện trạng sự dụng đất và quản lý nhà nước về đất đai 8 2.3 Tình hình nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất 9 2.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 9 2.3.2 Tình hình nghiên cứu tại việt nam 11 2.3.3 Tình hình nghiên cứu ở thành phố hạ long 13 2.4 Cơ sở pháp lý của đánh giá hiện trạng sử dụng đất 13 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 16 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 16 3.3. Nội dung nghiên cứu 16
  8. vi * Khái quát điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội 16 * Đánh giá hiện trạng sử dụng đất thành phố hạ long năm 2018 16 * Định hướng sử dụng đất của thành phố hạ long năm 2018 17 3.4. Đề xuất các giải pháp thực hiện 17 3.4.1 Giải pháp về sử dụng đất 17 3.4.2 Giải pháp về khoa học, kỹ thuật 17 3.4.3 Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực 17 3.4.4 Giải pháp về tổ chức thực hiện 17 3.5. Phương pháp nghiên cứu 17 3.5.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin số liệu liên quan đến đề tài 17 3.5.2. Phương pháp điều tra thực địa 17 3.5.3. Phương pháp thống kê, phân tích 17 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18 4.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên-kinh tế-xã hội 18 4.1.1 Vị trí địa lý 18 4.1.2 Địa hình, địa mạo 18 4.1.3 Khí hậu 19 4.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội 20 4.2.1 Cơ cấu và phát triển kinh tế 20 4.2.2 Thương mại, dịch vụ 22 4.2.3 Đầu tư, phát triển 23 4.2.4 Dân sô, thu nhập 23 4.3. Phân tích hiện trạng sử dụng đất 25 4.3.1. Cơ cấu sử dụng đất 25 4.3.2 Hiện trạng sử dụng đất năm 2018 26 4.4 Biến động đất đai 33 4.4.2 Phân tích biến động đất đai thành phố hạ long giai đoạn 2014-2018 34
  9. vii 4.5 Định hướng sử dụng đất của thành phố hạ long đến năm 2020 36 4.5.1 Quan điểm sử dụng đất 36 4.5.2 Định hướng sử dụng đất theo phân khu chức năng 37 4.6 Các giải pháp thực hiện 40 4.6.1 Giải pháp về sử dụng đất 40 4.6.2 Giải pháp về khoa học, công nghệ, kỹ thuật 41 4.6.3 Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực 41 4.6.4 Giải pháp về tổ chức thực hiện 41 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43 5.1. Kết luận 43 5.2. Kiến nghị 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
  10. 1 PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐÊ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, tồn tại độc lập với ý thức của con người. Đất đai là môi trường sống của toàn xã hội, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng. Thực tế đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất của mọi ngành sản xuất nhất là ngành nông nghiệp. Đất là nguồn gốc của mọi quá trình sống và cũng là nguồn gốc của mọi sản phẩm hàng hoá xã hội. Câu tục ngữ: “Tấc đất, tấc vàng” của ông cha ta đã thể hiện tầm quan trọng lớn lao của đất. Tuy vậy đất đai không phải là nguồn tài nguyên vô hạn, nó có giới hạn về số lượng trong phạm vi ranh giới của quốc gia và vùng lãnh thổ. Nó không thể tự sinh ra và cũng không thể tự mất đi, mà nó chỉ biển đổi vể chất lượng, nó có thể tốt lên hoặc xấu đi, điều này phụ thuộc vào quá trình cải tạo và sản xuất trên đất đai của con người. Nếu được sử dụng hợp lý, đất đai sẽ không bị thoái hoá mà độ phì nhiêu trong đất ngày càng tăng và khả năng sinh lợi ngày càng cao. Như vậy đất đai là tư liệu sản xuất cực kỳ quan trọng. Việc quản lý và sử dụng đất đai được quan tâm, chú ý sẽ làm cho hiệu quả kinh tế thu được trên mỗi mảnh đất ngày càng cao. Ở nước ta, nhiều năm trước đây khi chưa nhận thức hết tầm quan trọng của công tác quản lý và sử dụng đất, việc quản lý quỹ đất còn bị buông lỏng khiến không đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất đai trong thời kỳ đổi mới. Đã xảy ra nhiều hiện tượng tiêu cực và sử dụng đất kém hiệu quả ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy bộ Luật Đất đai đã trải qua 5 lần sửa đổi
  11. 2 bổ sung (Mới nhất là luật Đất đai 2013) kèm với nhiều văn bản pháp lý nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về đất đai từ trung ương tới địa phương. Đất nước ta đang trên đà phát triển, quá trình công nghiệp hoá đang diễn ra mạnh mẽ. Nhu cầu đất đai cho các ngành sản xuất phi nông nghiệp ngày tăng. Trước yêu cầu đó chúng ta cần phải phân bố quỹ đất cho các ngành một cách hợp lý để đảm bảo sử dụng đất một cách tiết kiệm và có hiệu quả cao. Để làm được điều đó đất đai cần phải được sử dụng theo quy hoạch của nhà nước. Một dự án quy hoạch sử dụng đất muốn có tính khà thi cao thì cần phải xem xét, đánh giá tình trạng sử dụng đất của khu vực lập dự án và thời gian trước đó. Thành phố Hạ Long nằm tại vị trí trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam, bao gồm 20 phường trực thuộc, có nguồn tài nguyên phong phú trong đó có tài nguyên đất. Để quản lý sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả thì cần phải tiến hành làm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cụ thể và chi tiết. Do vậy việc đánh giá tình hình quản lý hiện trạng sử dụng đất của thành phố Hạ Long là hết sức cần thiết. Trước tình hình cấp thiết đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2018 tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” 1.2. Mục tiêu đề tài nghiên cứu - Đánh giá thực trạng sử dụng đất năm 2018 của thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh - Đánh giá được xu thế biến động đối với đất đai và phân tích đúng nguyên nhân gây ra biến động. - Đánh giá được những thuận lợi khó khăn và đề xuất được các giải pháp quản lý và sử dụng đất đạt hiệu quả tốt hơn trong thời gian tới.
  12. 3 1.3 Ý nghĩa đề tài 1.3.1 Ý nghĩa khoa học - Xác định các điêu kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội liên quan đến hoạt đông sử dụng đất - Xác định những nhân tố ảnh hưởng - Là một phần của cơ sở định hướng sử dụng đất 1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn - Đề xuất phương pháp, định hướng sử dụng đất một cách đầy đủ, khoa học, hợp lý và hiệu quả để tăng cường công tác quản lý bảo vệ đất và bảo vệ môi trường.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận về đánh giá hiện trạng sử dụng đất 2.1.1 Khái niệm về đất Đất là lớp mặt tơi xốp của lục địa có khả năng sản xuất ra sản phẩm của cây trồng. (Theo V.P.William) Đất là một vật thể tự nhiên được hình thành từ do sự tác động bởi năm yếu tố là: khí hậu, đá mẹ, địa hình, sinh vật và thời gian. Đất được xem như một cơ thể sống, nó luôn luôn vận động, biến đổi và phát triển. (Theo V.V.Dokuchaev) Đất đai là một nhân tố sinh thái bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và iện trạng sử dụng đất. (Theo FAO, 1993) “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường sá, nhà cửa )” (Hội nghị quốc tế về Môi trường ở Rio de Janerio, Brazil, 1993). Luật đất đai 1993 của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi: “Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao nhiêu công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay!".
  14. 5 2.1.2 Khái niệm sử dụng đất Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, con người đã biết tận dụng và khai thác các tiềm năng của đất đai để sử dụng cho các mục đích khác nhau. Sử dụng vào mục đích nông nghiệp, xây dựng cơ bản, khai thác khoáng sản, làm nhà ở, Hay nói cách khác, loại sử dụng đất được hiểu khái quát là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất cụ thể. Có thể chia sử dụng đất thành các hình thức (kiểu) sử dụng đất như sau: + Sử dụng đất trên cơ sở sản xuất trực tiếp (cây trồng, đồng cỏ và rừng gỗ ). + Sử dụng đất trên cơ sở sản xuất thứ yếu/gián tiếp (như là chăn nuôi). + Sử dụng đất vì mục đích bảo vệ (chống suy thoái đất, bảo tồn đa dạng hoá loài sinh vật, bảo vệ các loài quý hiếm). + Sử dụng đất theo các chức năng đặc biệt như thuỷ lợi, đường giao thông, đất khu dân cư, du lịch sinh thái, công nghiệp, khu an dưỡng Sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp của nhà nước (thể hiện đựơc đồng thời ba tính chất kinh tế, kỹ thuật và pháp chế) về tổ chức sử dụng đất đai phải hợp lý, đầy đủ và tiết kiệm nhất, thông qua việc phân bổ quỹ đất đai (khoanh định cho các mục đích và các ngành) và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai môi trường. Sử dụng đất đai là quá trình hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích cao nhất, thực hiện đồng thời hai chức năng: Điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất và môi trường. Sử dụng đất đai là biện pháp hữu hiệu của nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông
  15. 6 nghiệp, lâm nghiệp (đặc biệt là đất trồng lúa và đất lâm nghiệp có rừng), ngăn ngừa được các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm huỷ hoại đất, phá vỡ môi trường sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và rất nhiều các hiện tượng gây ra các hiệu quả khó lường về tình hình bất ổn chính trị, an ninh quốc phòng ở từng địa phương, đặc biệt là nền kinh tế theo hướng thị trường, một cơ chế vô cùng phức tạp Sử dụng đất đai hợp lý hơn trên cơ sở phân hạng đất đai, bố trí sắp xếp các loại đất đai theo mô hình sử dụng đất đai tạo ra cái khung bắt các đối tượng quản lý và sử dụng đất đai theo khung đó. Điều đó cho phép việc sử dụng đất đai sẽ hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả hơn. Bởi vì, khi các đối tượng sử dụng đất đai hiểu rõ được phạm vi ranh giới và chủ quyền về các loại đất thì họ yên tâm đầu tư khai thác phần đất đai của mình, do vậy hiệu quả sử dụng sẽ cao hơn. Sử dụng đất đai có ý nghĩa rất quan trọng cho các ngành, các lĩnh vực hoạt động trong xã hội. Nó định hướng sử dụng đất đai cho các ngành, chỉ rõ các địa điểm để phát triển các ngành, giúp cho các ngành yên tâm trong đầu tư phát triển 2.1.3 Khái niệm đánh giá hiện trạng sử dụng đất Định nghĩa theo Stewart (1968) như sau: “Đánh giá đất đai là đánh giá khả năng thích hợp của đất đai cho việc sử dụng đất đai của con người vào nông lâm nghiệp, thiết kế thuỷ lợi, quy hoạch sản xuất”. Định nghĩa theo FAO đề xuất năm 1976 như sau: “Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu giữa những tính chất vốn có của những vạt/khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng đất cần phải có”.
  16. 7 Trong quá trình quy hoạch và sử dụng đất thì công tác đánh giá hiện trạng sử dụng đất là một nội dung quan trọng, là cơ sở để đưa ra những quyết định cũng như định hướng sử dụng đất cho địa phương. Việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất không chỉ đánh giá công tác quản lý và sử dụng đất tại thời điểm nghiên cứu mà nó còn tạo cơ sở cho các định hướng sử dụng đất bền vững trong tương lai. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất là bộ phận quan trọng trong việc đánh giá tài nguyên thiên nhiên được sử dụng trong kinh tế quốc dân. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất là mô tả hiện trang sử dụng từng quỹ đất như nông nghiệp, lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất ở và đất chưa sử dụng. để từ đó rút ra những nhận định , kết luận về tính hợp lý hay không hợp lý; phân tích, đánh giá các biến động đất đai , làm cơ sở để đề ra những hướng sử dụng đất hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần phát triển bền vững. 2.2 Mối quan hệ giữa đánh giá hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất và quản lý nhà nước về đất đai 2.2.1 Mối quan hệ giữa đánh giá hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất Đánh giá hiện trạng sử dụng đất là 1 phần trong các bước đánh giá đất đai cho quy hoạch sử dụng đất theo FAO (1992) Việc sử dụng có hợp lý, hiệu quả, bền vững là việc làm cần thiết để phát triển kinh tế của mỗi Quốc gia, đòi hỏi phải sử dụng đất theo quy hoạch và kế hoạch. Để có một phương án quy hoạch hợp lý, có tính khả thi cao thì người lập quy hoạch cần phải tiến hành đánh giá hiện trạng sử dụng đất nhằm nắm được chính xác đầy đủ tiềm năng và nguồn lực của vùng cũng như hiện trạng sử dụng đất và những biến động trong sử dụng đất. Trên cơ sở đó đưa ra những định hướng sử dụng đất phù hợp với vùng nghiên cứu.
  17. 8 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất là một bước quan trọng, là cơ sở là tiền đề trong việc quy hoạch, định hướng sử dụng đất trong tương lai cho phù hợp với điều kiện và nguồn lực của địa phương. Trên cơ sở đánh giá hiện trạng sử dụng đất, xây dựng phương án quy hoạch sử dụng mang tính khả thi nhằm đạt được hiệu quả sử dụng đất cao nhất. Để có một phương án quy hoạch sử dụng đất có tính khả thi và phù hợp với địa bàn nghiên cứu thì người quy hoạch phải nắm rõ, đầy đủ hiện trạng sử dụng đất cùng các phân tích tổng hợp về số liệu, tài liệu cũng như những nhận định, những dự đoán sát với hiện tại và tương lai. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất làm cơ sở khoa học và có giá trị thực tiễn cho việc đề xuất những định hướng sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả. Việc đánh giá chính xác, đầy đủ, hiện trạng sử dụng đất giúp cho các nhà lãnh đạo, các nhà chuyên môn đưa ra các nhận định chính xác, phù hợp với sử dụng đất hiện tại và có phương hướng sử dụng đất trong tương lai. Có thể nói rằng, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất có mối quan hệ khăng khít với nhau, mang tính nhân quả. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất chính xác, quá trình phân tích khách quan thì sẽ tạo cơ sở cho việc xây dựng phương án khả thi cao, khai thác nguồn lực hiệu quả, tiết kiệm từ đó có động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Và ngược lại, nếu việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất không sát, số liệu điều tra không chính xác, phân tích tình hình thiếu khách quan sẽ dẫn đến việc xây dựng phương án quy hoạch không có tính khả thi, gây lãng phí nguồn lực và ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai. 2.2.2 Mối quan hệ giữa đánh giá hiện trạng sự dụng đất và quản lý nhà nước về đất đai Trong những năm gần đây nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng đã gây áp lực lớn đối với đất đai, tình hình quản lý sử dụng có nhiều vấn đề nổi cộm:
  18. 9 Việc chuyển đổi mục đích sử dụng không đúng quy định, tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai vẫn xảy ra thường xuyên đã gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai ở địa phương. Để quản lý chặt chẽ quỹ đất thì cần phải nắm bắt được các thông tin, dữ liệu về hiện trạng sử dụng đất. Kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng đất sẽ tạo cơ sở cho việc nắm chắc và chính xác các thông tin về hiện trạng sử dụng đất, giúp công tác quản lý đất đai ở địa phương tốt hơn. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất giúp các cấp, các nghành có thẩm quyền ban hành những văn bản hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về đất đai để từ đó có những biện pháp sử dụng đất phù hợp với hiện trạng sử dụng đất. Có thể nói rằng công tác đánh giá hiện trạng sử dụng đất có vai trò rất quan trọng đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai. 2.3 Tình hình nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất 2.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới Trong thập kỷ gần đây sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới và sự bùng nổ của dân số đã gây áp lực rất lớn đối với đất đai. Để giảm thiểu một cách tối đa sự thoái hoá tài nguyên đất do thiếu trách nhiệm và hiểu biết của con người, đồng thời tạo cơ sở cho những định hướng sử dụng đất theo quy hoạch và bền vững trong tương lai. Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất nên trên thế giới công tác nghiên cứu về đất và đánh giá đất đã được thực hiện khá lâu và dần được chú trọng hơn, đặc biệt đối với các nước phát triển. Từ những năm 50 của thế kỷ XX việc đánh giá khả năng sử dụng đất được xem như là bước nghiên cứu kế tiếp của công tác nghiên cứu đặc điểm đất. Công tác đánh giá ngày càng thu hút các nhà khoa học trên thế giới đầu tư nghiên cứu, nó trở thành một trong những chuyên ngành nghiên cứu không
  19. 10 thể thiếu đối với các nhà quy hoạch, các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý trong lĩnh vực đất đai. Phân loại khả năng thích nghi đất đai có tưới (Inrrigation Land Suitabiliti Classification) của Cục cải tạo đất đai Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ năm 1951. Phân loại thành 6 lớp, từ lớp có thể trồng được đến lớp có thểtrồng được một cách có giới hạn đến lớp không thể trồng được, bên cạnh đó yếu tố khả năng của đất cũng được chú trọng trong công tác đánh giá đất ở Hoa Kỳ do Klingebiel và Montgomery thuộc Vụ bảo tồn đất đai Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ đề nghị năm 1964. Ở đây đơn vị bản đồ đất đai được nhóm lại đưa vào khả năng sản xuất của một loại cây trồng hay một loại hay một loại cây tự nhiên nào đó, chỉ tiêu cơ bản để đánh giá là các hạn chế của lớp phủ thổ nhưỡng với mục tiêu canh tác dự định áp dụng. Liên xô (cũ) có lịch sử hình thành và phát triển công tác đánh giá đất từ lâu đời. Năm 1917 việc đánh giá đất gắn liền với công tác địa chính mà tiên phong là hoạt động của Hội đồng địa chính thuộc Bộ tài sản. Từ năm 1960 việc phân hạng đánh giá đất được thực hiện theo 3 bước: + Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng. + Đánh giá khả năng của đất. + Đánh giá kinh tế đất. Để đáp ứng yêu cầu thực tế về công tác đánh giá đất, Tổ chức FAO đã tập hợp các nhà khoa học trên thế giới cùng nhau hợp tác và nghiên cứu xây dựng quy trình đánh giá đất đai. Các nhà khoa học này đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra dự thảo đề cương đánh giá đất đầu tiên vào năm 1972, sau đó được Brinkman và Smith soạn lại và cho xuất bản năm 1973. Từ bản dự thảo này cùng với các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học hàng đầu của tổ chức FAO đã xây dựng nội dung phương pháp đánh giá đầu tiên (A Framewok For Land Evaluation), công bố năm 1976 tại Rome. Phương pháp đánh giá đất của
  20. 11 FAO dựa trên cơ sở phân hạng thích hợp đất đai được thử nghiệm trên nhiều nước và nhiều khu vực trên thế giới đã có hiệu quả. Qua nhiều năm sửa đổi bổ sung và đúc rút từ kinh nghiệm thực tế FAO đã đưa ra nhiều tài liệu hướng dẫn cho các đối tượng cụ thể trong công tác đánh giá đất. Hiện nay con người đã dần ý thức được tầm quan trọng của công tác đánh giá đất và quy hoạch sử dụng đất một cách bền vững nên công tác đánh giá đất đai được thực hiện ở hầu hết các quốc gia và trở thành khâu trọng yếu trong hoạt động đánh giá tài nguyên đất hay trong quy hoạch sử dụng đất, là công cụ cho việc quản lý sử dụng đất bền vững ở mỗi quốc gia. 2.3.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Ở Việt Nam, từ thế kỷ XV những hiểu biết về đất đai bắt đầu được chú trọng và tổng hợp thành tài liệu quốc gia như: “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, các tài liệu của Lê Quý Đôn, Lê Tắc, Nguyễn Bỉnh Khiêm Trong thời kỳ Pháp thuộc, để thuận lợi cho công cuộc khai thác tài nguyên, chúng ta cũng đã tiến hành một số nghiên cứu như: - Công trình nghiên cứu : “Đất Đông Dương” do E.M.Castagnol thực hiện ấn hành năm 1942 ở Hà Nội. - Công trình nghiên cứu đất đỏ ở Miền Nam Việt Nam do Tkatchenko thực hiện nhằm phát triển các đồn điền cao su ở Việt Nam. Từ sau năm 1950, rất nhiều các nhà khoa học Việt Nam như: Tôn Thất Chiểu, Vũ Ngọc Tuyên, Lê Duy Thước, Cao Liêm, Trương Đình Phú Và các nhà khoa học nước ngoài như: V.M.Firdland, F.E.Moorman cùng hợp tác xây dựng bản đồ thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam (tỉ lệ 1:1.000.000), phân vùng địa lý thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam, bản đồ đất tổng quát miền Nam Việt Nam (tỉ lệ 1:1.000.000), tính chất lý, hoá học đất vùng đồng bằng sông Cửu Long, bản đồ đất Việt Nam (tỉ lệ 1:1.000.000), các nghiên cứu về đất sét, đất phèn Việt Nam, đánh giá phân hạng đất khái quát toàn quốc, bước đầu
  21. 12 nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh giá đất đai của FAO. Tuy nhiên, các công trình này mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu đất trong mối liên quan với các điều kiện tự nhiên. Trong nghiên cứu và đánh giá quy hoạch sử dụng đất khai hoang ở Việt Nam (Bùi Quang Toản và nhóm nghiên cứu năm 1985), phân loại khả năng của FAO đã được áp dụng trên cơ sở đánh giá điều kiện tự nhiên, phân lớp thích nghi cho từng loại hình sử dụng đất. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 1993 của Tổng cục quản lý ruộng đất, trong báo cáo này chủ yếu đề cập đến khả năng sản xuất thông qua hệ thống thuỷ hệ. Đánh giá đất đai và phân tích hệ thống cach tác phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất (Viện Quy hoạch và Thiết kế Bộ nông nghiệp năm 1994). Đánh giá hiện trạng sử dụng đất ở nước ta theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền là nội dung của đề tài KT 02-09 do PGS. TS Trần An Phong làm chủ nhiệm năm 1995. Tài liệu này xây dựng trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền để đánh giá hiện trạng và khả năng sử dụng đất. Với mục tiêu quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho công tác phát triển và bảo vệ sức khoẻ con người. Từ năm 2000, bản đồ địa chính đượclập trong hệ quy chiếu VN 2000. Đến nay cả nước đã đo đạc lập bản đồ địa chính với tổng diện tích 23.200.000 ha, đạt 70,3% tổng diện tích tự nhiên Theo Quyết định số 134/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Quản lý đất đai được thành lập, là cơ quan trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, để tập trung các hoạt động quản lý nhà nước về đất đai ở cấp Trung ương về một đầu mối chuyên trách. Tổng cục Quản lý đất đai có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước. Công tác lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011 - 2015 ở tất cả 4 cấp (Quốc gia, tỉnh, huyện, xã) trong cả nước đang được triển khai.
  22. 13 Trong bối cảnh hiện nay, các tác động của con người đối với khai thác sử dụng đất hoàn toàn bị chi phối bởi yếu tố kinh tế, xã hội. Vì vậy đòi hỏi sự kết hợp xem xét giữa điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể, từ đó chỉ ra các biện pháp khả thi trong việc sử dụng tài nguyên đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền. 2.3.3 Tình hình nghiên cứu ở thành phố Hạ Long Từ nhiều năm qua, công tác nghiên cứu và đánh giá đất là 1 trong các nhiệm vụ hàng dầu của thành phố Hạ Long. Thực hiện quy hoạch chung (QHC) TP Hạ Long đến năm 2030, tầm nhìn ngoài năm 2050 được UBND Tỉnh Quảng Ninh phê duyệt theo Quyết định số 2725/QĐ-UBDN ngày 9/10/2013. Các báo cáo địa chính qua từng thời kỳ (Giai đoạn sử dụng đất kỳ đầu 2010 – 2015; giai đoạn sử dụng đất kỳ cuối 2016 -2020) Ứngs dụng công nghệ GIS 3D trong công tác quản lý xây dựng cơ sở hạ tầng của UBND thành phố Hạ Long. Tiến hành rà xoát thường xuyên các vấn đề liên quan đến sử dụng đất để kịp thời xử lý. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ninh trong việc giải quyết các vấn đề về đất tại 1 số phường trên địa bàn trước năm 2020, Ngoài ra còn thực hiện nhiều nghiên cứu, báo cáo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ liên quan đến sử dụng đất. 2.4 Cơ sở pháp lý của đánh giá hiện trạng sử dụng đất Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013; Đánh giá hiện trạng sử dụng đất là nội dung được quy định tại thông tư số 30/2004/TT – BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và được cụ thể hoá tại quyết định số 04/2005/QĐ – BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2005;
  23. 14 Thông tư sô 29/2014/TT-BTNMT ngày 2 tháng 6 năm 2014 về quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Việc đánh giá hiện trạng phải theo trình tự các bước, việc đánh giá biến động sử dụng đất phải đánh giá được biến động của đất từng năm; Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT, ngày 02/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014; Nghị quyết số 22/NQ-TTg ngày 07/2/2013 của Thủ tưởng Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của tỉnh Quảng Ninh; Quyết định số 568/QĐ-UBND ngày 13/3/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh: v/v phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2010-2015) của thành phố Hạ Long; Căn cứ Công văn số 509/UBND-QLĐĐ2 ngày 28/01/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc chỉ đạo lập điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện; Căn cứ Công văn số 509/UBND-QLĐĐ2 ngày 28/01/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc chỉ đạo lập điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện;
  24. 15 Công văn số 1329/UBND-QLĐĐ1 ngày 08/3/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) cấp huyện; Quyết định số 1539/QD-UBND về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của thành phố Hạ Long;
  25. 16 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Qũy đất của thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu * Trên địa bàn thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh. * Bắt đầu từ ngày 17/02/2019 đến ngày 16/05/2019 3.3. Nội dung nghiên cứu * Khái quát điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội - Điều kiện tự nhiên: - Hiện trạng kinh tế - xã hội. * Đánh giá hiện trạng sử dụng đất thành phố hạ long năm 2018 - Đánh giá tình hình quản lý đất đai trên địa bàn theo 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. - Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo đơn vị hành chính + Hiện trạng sử dụng đất + Hiện trạng sử dụng đât nông nghiệp + Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp + Hiện trạng sử dụng đất chưa sử dụng - Đánh giá tình hình biến động đất đai thành phố Hạ
  26. 17 * Định hướng sử dụng đất của thành phố hạ long năm 2018 3.4. Đề xuất các giải pháp thực hiện - Giải pháp về sử dụng đất - Giải pháp về khoa học, kỹ thuật - Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực - Giải pháp về tổ chức thực hiện 3.5. Phương pháp nghiên cứu 3.5.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin số liệu liên quan đến đề tài - Điều tra ngoại nghiệp: Đi thực tế để quan sát, đo đếm, tìm hiểu các yếu tố. - Điều tra nội nghiệp: Tiến hành thu thập số liệu + Thu thập số liệu về tự nhiên, kinh tế, xã hội. + Thu thập số liệu theo bản đồ nông hoá thổ nhưỡng. + Thu thập số liệu theo mẫu biểu thống kê đất đai hàng năm. + Thu thập số liệu về tình hình sử dụng các loại đất. + Thu thập số liệu theo bản đồ hiện trạng sử dụng đất các thời kỳ. + Thu thập số liệu theo bản đồ địa chính, địa hình. + Thu thập số liệu theo bản đồ ranh giới hành chính, ranh giới giải thửa. + Thu thập số liệu về dân số, lao động, về tình hình sản xuất các loại cây trồng. 3.5.2. Phương pháp điều tra thực địa Sau khi đã thu thập tài liệu số liệu điều tra ở trong phòng có liên quan đến đề tài sẽ tiến hành đi thực địa, khảo sát bổ sung các thông tin ngoài thực địa để chuẩn hoá số liệu, tài liệu đã thu thập được 3.5.3. Phương pháp thống kê, phân tích Dùng để thống kê xử lý các hệ thống số liệu để phân tích đánh giá nhận định tình hình. Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, xử lý các số liệu về hiện trạng, biến động đất đai
  27. 18 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên-kinh tế-xã hội 4.1.1 Vị trí địa lý Thành phố Hạ Long là thành phố tỉnh lỵ, trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh Quảng Ninh, thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Thành phố Hạ Long được thành lập ngày 27/12/1993, trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của Thị xã Hồng Gai, Ngày 10/10/2013, chính phủ ban hành quyết định số 1838/QĐ-TTg, thành phố Hạ Long được công nhận là đô thị loại I. Thành phố Hạ Long có vị trí địa lý: Từ 20055’ đến 21005’ vĩ độ Bắc Từ 106050’ đến 107030’ kinh độ Đông Hình 4.1 Vị trí địa lý thành phố Hạ Long 4.1.2 Địa hình, địa mạo Thành phố nằm dọc theo bờ Vịnh Hạ Long với chiều dài 50 km, cách
  28. 19 thủ đô Hà Nôi 165 km về phía Tây, thành phố cảng Hải Phòng 60 km về phía Tây Nam, cửa khẩu Móng Cái 184 km về phía Đông Bắc, phía nam thông ra Biển Đông” Vị trí địa lý của thành phố Hạ Long có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội. Với những lợi thế về đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và cảng biển, đặc biệt cảng khách Hòn Gai, cảng nước sâu Cái Lân cho phép Thành phố giao lưu quan hệ Quốc tế với nhiều nước trên thế giới và các huyện, tỉnh, thành phố trong cả nước. Thành phố Hạ Long có vị trí chiến lược về phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng của khu vực và quốc gia. 4.1.3 Khí hậu Hạ Long nằm ở khu vực ven biển, có vùng khí hậu ven biển, có 2 mùa rõ rệt là mùa đông và mùa hè. + Nhiệt độ: “Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23.7oC. Mùa đông thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình là 16.7oC rét nhất là 50C.Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình vào mùa hè là 28.6oC, nóng nhất có thể lên đến 38oC” + Lượng mưa: “Lượng mưa trung bình một năm của Hạ Long là 1832 mm, phân bố không đều theo 2 mùa. Mùa hè, mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm từ 80- 85% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa cao nhất vào tháng 7 và tháng 8, khoảng 350mm. Mùa đông là mùa khô, ít mưa, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chỉ đạt khoảng 15-20% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1, chỉ khoảng từ 4 đến 40 mm” + Chế độ gió – bão: Do đặc điểm vị trí địa lý, ở Hạ Long có 2 loại gió: gió mùa Đông bắc và gió Tây nam. Tốc độ gió trung bình năm 2,8 m/s, hướng gió mạnh nhất là Tây nam 45 m/s. Là vùng biển kín, Hạ Long ít chịu ảnh hưởng của các cơn bão lớn, sức gió mạnh nhất là cấp 9. Tuy nhiên những trận mưa bão lớn thường gây ra thiệt hại, đặc biệt là các khu vực ven biển
  29. 20 + Thuỷ văn: “Các sông chính chảy qua địa phận Thành phố gồm có các sông Diễn Vọng, Vũ Oai, Man, Trới, cả 4 sông này đều đổ vào vịnh Cửa Lục rồi chảy ra vịnh Hạ Long. Riêng sông Míp đổ vào hồ Yên Lập. Các con suối chảy dọc sườn núi phía nam thuộc phường Hồng Gai, Hà Tu, Hà Phong. Cả sông và suối ở thành phố Hạ Long đều nhỏ, ngắn, lưu lượng nước không nhiều. Vì địa hình dốc nên khi có mưa to, nước dâng lên nhanh và thoát ra biển cũng nhanh”. Chế độ thuỷ triều của vùng biển Hạ Long, chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ nhật triều vịnh Bắc Bộ, biên độ dao động thuỷ triều trung bình là 3.6m. Nhiệt độ nước biển ở lớp bề mặt trung bình là 180C đến 30.80C, độ mặn nước biển trung bình là 21.6% (vào tháng7) cao nhất là 32.4% (vào tháng 2 và 3 hằng năm). 4.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội 4.2.1 Cơ cấu và phát triển kinh tế * Cơ cấu kinh tế thành phố Hạ Long: - Thương mại – dịch vụ chiếm 54.1% - Công nghiệp – Tiểu thu công nghiệp chiếm 45.1% - Nông lâm – Thủy sản chiếm 0.8% Hình 4.2 Sơ đồ cơ cấu kinh tế thành phố Hạ Long năm 2018
  30. 21 * Phát triển kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp và công nghiệp Bảng 4.1 Kết quả phát triển kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp và công nghiệp Năm So sánh (%) Chỉ tiêu 2015/201 2016/201 2017/201 2014 2015 2016 2017 2018 2017/2018 4 5 6 Giá trị sản xuất 45,60 45,60 58,00 225,00 222,90 100,00 127,19 387,93 99,07 nông nghiệp Giá trị sản xuất 2,00 2,40 2,40 4,10 3,90 120,00 100,00 170,83 95,12 Lâm nghiệp Giá trị sản xuất 52,07 51,18 53,90 256,00 140,50 98,29 105,31 474,95 54,88 thủy sản Giá trị sản xuất 15.918,7 ngành công 13.450 14.450 41.651 43.049 107,43 110,16 261,65 103,36 0 nghiệp Tổng số 13.549,67 14.549,18 16.033 42.136,1 43.416,3 107,38 110,20 262,81 103,04 (Nguồn: Phòng TNMT thành phố Hạ Long)
  31. 22 4.2.2 Thương mại, dịch vụ Các hoạt động du lịch được đặc biệt quan tâm; nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật được tổ chức, nhiều đầu tư về du lịch của các nhà đầu tư lớn được triển khai góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Công tác quản lý môi trường kinh doanh du lịch được duy trì; đồng thời thực hiện các giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững, tạo chuyển biến tích cực về chất lượng du lịch Quảng Ninh nói chung và Hạ Long nói riêng. Nhiều dự án lớn được triển khai và hoàn thiện, tiêu biểu là việc xây dựng và hoàn thiện cao tốc Hạ Long – Vân Đồn, cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, tổ chức thành công nhiều sự kiện như Diễn đàn du lịch ASEAN AFT 2019, Năm du lịch quốc gia và Carnaval Hạ Long 2018, thu hút sự quan tâm của thế giới cũng như khách du lịch Xây dựng các đề án liên quan đến phát triển du lịch, lắp đặt các chỉ dẫn bằng tiếng Việt và tiếng Anh tại các điểm du lịch tiếp tục nghiên cứu, khảo sát những tuyến, điểm du lịch mới, phục vụ nhu cầu du lịch. Thống kê từ Sở Du lịch Quảng Ninh cho biết, 9 tháng đầu năm 2018, tổng số khách đến Quảng Ninh ước đạt trên 10 triệu lượt, tăng 25% so với cùng kỳ nằm ngoái, đạt 83% so với kế hoạch năm. Trong 10 triệu lượt du khách này, lượng khách quốc tế đạt trên 3,6 triệu lượt, tăng 19%, đạt 72% so với kế hoạch năm. Tổng thu từ khách du lịch đạt trên 17.500 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ, đạt 80% so với kế hoạch năm. Theo kế hoạch, trong năm 2018, ngành Du lịch Quảng Ninh đặt mục tiêu đón 12 triệu lượt khách, trong đó có 5 triệu khách quốc tế với tổng doanh thu từ khách du lịch 22.000 tỷ đồng.
  32. 23 4.2.3 Đầu tư, phát triển Hoạt động thương mại phát triển nhanh, cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại được đầu tư đưa vào hoạt động, như: Hệ thống chợ truyền thống, siêu thị Metro, Big C, Khu tổ hợp Marine Plaza, Vincom, Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân 18,4%/năm. Chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại, vệ sinh an toàn thực phẩm được chú trọng. Xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp được quan tâm. Giao thông - vận tải có bước phát triển mạnh. Nhiều công trình quan trọng được đầu tư, nâng cấp, đưa vào sử dụng đã kết nối, mở rộng không gian đô thị, nâng cao đời sống nhân dân. Các loại hình vận tải (xe buýt liên tuyến và nội thị, tàu khách thủy, thủy phi cơ, ) phát triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, khách du lịch và đi lại của nhân dân. Khánh thành Cảng du thuyền Tuần Châu; nâng cấp cảng tàu du lịch Bãi Cháy; cải tạo hệ thống cảng, bến tại các hang trên Vịnh, tạo thuận lợi cho du khách tham quan Di sản. 4.2.4 Dân sô, thu nhập Tổng số nhân khẩu của thành phố Hạ Long 2016 là 255.270 người; có 356 trẻ sinh; 04 trường hợp sinh con thứ 3 trở lên; tiếp túc tổ chức tuyên truyền, vận động kế hoạch hóa gia đình như: 20 buổi truyền thông cộng đồng với 1.000 người đến tham dự, tư vấn trực tiếp tại hộ gia đình 3.950 lượt, cấp phát trên 5.000 tờ rơi, phương tiện tránh thai phi lâm sàng; cắt treo băng zôn, áp phích tuyên truyền về các chủ trương chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, tỉnh về công tác Dân số - KHHGĐ.
  33. 24 Bảng 4.2 Thống kê dân sô các phường thành phố Hạ Long - Phường Hồng Hải 19.635 người - Phường Cao Thắng 17.733 người - Phường Cao Xanh 16.643 người - Phường Bãi Cháy 22.437 người - Phường Hồng Hà 17.390 người - Phường Bạch Đằng 9.881 người - Phường Giếng Đáy 13.858 người - Phường Hà Tu 13.438 người - Phường Trần Hưng Đạo 10.029 người - Phường Việt Hưng 9.415 người - Phường Hà Khẩu 13.805 người - Phường Hà Lầm 10.885 người - Phường Hà Phong 10.828 người - Phường Yết Kiêu 10.544 người - Phường Đại Yên 8.762 người - Phường Hồng Gai 8.450 người - Phường Hà Trung 8.153 người - Phường Hà Khánh 7.104 người -Phường Hùng Thắng 5.814 người - Phường Tuần Châu 2.168 người Trong 5 năm qua đã giải quyết việc làm cho 28.500 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 80%(kế hoạch 80%); tỷ lệ thất nghiệp còn 1,5%. Công tác giảm nghèo đạt kết quả, ước hết năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo còn 0,23%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 149 triệu đồng, tương đương 7.100 USD (kế hoạch 4.888 USD), tăng 2,65 lần năm 2010. Riêng trong năm 2017 đã giải quyết việc làm cho 6.300 lao động, trong
  34. 25 đó giải quyết việc làm mới cho 5.700 lao động. tỷ lệ lao động quan đào tạo đến cuối năm 2016 đạt 82,1%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp chứng chỉ đạt 66,5%. (Nguồn: Báo cáo chính trị của ban chấp hành đảng bộ thành phố Hạ Long lần thứ XXIV) 4.3. Phân tích hiện trạng sử dụng đất 4.3.1. Cơ cấu sử dụng đất Trên cơ sở các số liệu thống kê đất đai của Thành phố, được điều chỉnh bổ sung để phù hợp với nội dung của luật đất đai năm 2013. Tổng diện tích đất của Thành phố năm 2018 (tính đến ngày 01/01/2019) là 27.706,20 ha, đã được bổ sung thêm các công trình hoàn thành tới thời điểm hiện tại, được chia thành các loại đất theo mục đích sử dụng như sau: Hình 4.3 Cơ cấu sử dụng đất thành phố Hạ Long năm 2018
  35. 26 4.3.2 Hiện trạng sử dụng đất năm 2018 4.3.2.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2018 Diện tích nhóm đất nông nghiệp toàn Thành phố hiện có 9.847,67 ha, chiếm 35% diện tích tự nhiên: Bảng 4.3 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Ký Diện tích Tỷ lệ STT LOẠI ĐẤT hiệu (ha) (%) 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 9847,67 100 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 1869,26 18,98 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 580,44 5,89 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 472,66 4,8 1.1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 379,98 3,86 1.1.1.1.2 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 92,68 0,94 1.1.1.1.3 Đất trồng lúa nương LUN 0 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 107,78 1,094 1.1.1.2.1 Đất bằng trồng cây hàng năm khác BHK 107,78 1,094 1.1.1.2.2 Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác NHK 0 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1288,82 13,09 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 7046,27 71,55 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 2332,82 23,69 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 4189,56 42,54 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 523,89 5,32 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 921,33 9,356 1.4 Đất làm muối LMU 0 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 10,81 0,11 (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hạ Long)
  36. 27 * Đất nông nghiệp: diện tích năm 2018 là 9847.67 ha, phân bố rải rác ở các phường: Đại Yên 1100,648 ha; Hà Khẩu 434,3 ha; Hà Phong 407,718 ha; Tuần Châu 151,13 ha; Việt Hưng 659,618 ha; Cao Thắng 525,078 ha; Hồng Hải 404.84 ha; Cao Xanh 610,618 ha; Bãi Cháy 824,088 ha; Giếng Đáy 475,698 ha; Hà Tu 229,39 ha; Trần Hưng Đạo 330,97 ha; Hùng Thắng 395,25 ha; Hà Lầm 335,85 ha; Yết Kiêu 416,15 ha; Hồng Gai 487,758 ha; Hà Trung 740,688 ha; Hà Khánh 830,068 ha; Hồng Hà 487,808 ha * Đất trồng lúa: diện tích là 472,66 ha chiếm 4.8% diện tích đất nông nghiệp, tập trung ở các phường: Đại Yên 229,00 ha, Hà Khẩu 35,08 ha, Hà Phong 36,87 ha, Tuần Châu 20,13 ha, Việt Hưng 151,57 ha. Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước: diện tích 379,98 ha chiếm 3.86% diện tích đất nông nghiệp, tập trung ở các phường: Đại Yên 188,26 ha, Hà Phong 34,15 ha, Tuần Châu 14,95 ha, Việt Hưng 142,62 ha * Đất trồng cây lâu năm có diện tích là 1.288,82 ha chiếm 13.09% diện tích nhóm đất tự nhiên, tập trung ở các phường: Hà Khánh 58,95 ha; Hà Phong 89,15 ha; Hà Khẩu 193,83 ha;Cao Xanh 32,07 ha; Giếng Đáy 61,53 ha; Hà Tu 73,44 ha; Hà Trung 63,31 ha; Hà Lầm 36,69 ha; Bãi Cháy 76.65 ha; Cao Thắng 16,66 ha; Hùng Thắng 66,34 ha; Yết Kiêu 11,46 ha;Trần Hưng Đạo 9,06 ha; Hồng Hải 36,31 ha; Hồng Gai 3,5 ha; Bạch Đằng 0,65 ha; Hồng Hà 28,33 ha; Tuần Châu 41,58 ha; Việt Hưng 209.43 ha; Đại Yên 179,88 ha. * Đất lâm nghiệp có diện tích 7046,27 ha, chiếm 71.55% diện tích đất nông nghiệp, được chia làm 3 loại: - Đất rừng phòng hộ có 4189,56 ha chiếm 42.54 % diện tích đất lâm nghiệp. Đây là diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn ở các con sông lớn, bảo vệ các công trình, hồ chứa nước, chắn sóng, chắn cát ven biển tập trung ở các phường: Hà Khánh 1167,17 ha; Hà Phong 178,67 ha; Hà Khẩu 229,21 ha; Hà Tu 17,77 ha; Hà Trung 17,07 ha; Cao Thắng 17,92 ha; Hồng Hải 59,32 ha;
  37. 28 Hồng Hà 60 ha; Việt Hưng 1379,71 ha; Đại Yên 1044,56 ha; - Đất rừng đặc dụng có diện tích 523,89 ha chiếm 5.32 % diện tích đất lâm nghiệp. Đây là loại rừng đang được quản lý và bảo vệ nghiêm ngặt nhằm mục đích phục vụ quốc phòng - an ninh, bảo tồn, bảo vệ nguồn gen động thực vật quý hiếm, rừng bảo vệ di tích lịch sử văn hoá và phục vụ lợi ích Quốc gia Rừng đặc dụng hiện có trên địa bàn phường: Đại Yên 523,89 ha. - Đất rừng sản xuất hiện tại có 2.332,82 ha chiếm 23.69 % diện tích đất lâm nghiệp, là diện tích đất có rừng tự nhiên và rừng trồng để sản xuất, tập trung ở các phường: Hà Khánh 1,63 ha; Hà Phong 420,48 ha; Hà Khẩu 304 ha; Hà Tu 86,83 ha; Hà Trung 87,19 ha; Hà Lầm 118,19 ha; Bãi Cháy 337,3 ha; Cao Thắng 22,94 ha; Hùng Thắng 85,49 ha; Yết Kiêu 4,98 ha; Trần Hưng Đạo 6,49 ha; Hồng Hải 9,52 ha; Hồng Gai 6,81 ha; Bạch Đằng 0 ha; Hồng Hà 1,38 ha; Tuần Châu 1,01 ha; Việt Hưng 407,56 ha; Đại Yên 431,13 ha. * Đất nuôi trồng thuỷ sản: hiện có 921,33 ha chiếm 9.356 % diện tích đất nông nghiệp, tập trung ở các phường: Hà Khánh 0,26 ha; Hà Phong 79,24 ha; Hà Khẩu 67,29 ha; Hà Tu 0,27 ha; Hà Trung 0,06 ha; Hà Lầm 0,07 ha; Hùng Thắng 12,04 ha; Yết Kiêu 0 ha; Tuần Châu 23,22 ha; Việt Hưng 111,81 ha; Đại Yên 627,07 ha. * Đất nông nghiệp còn lại hiện có 10,81 ha, chiếm 0,11 % diện tích đất nông nghiệp, nằm ở các phường: Đại Yên 1,34 ha, Hà Khánh 4,30 ha, Hà Khẩu 4,45 ha, Tuần Châu 0,72 ha. 4.3.2.2 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp Nhóm đất phi nông nghiệp trong Thành phố hiện có 14.300,32 ha (tính cả diện tích các đảo trên vịnh Hạ Long) chiếm 51% diện tích đất tự nhiên, bao gồm các loại đất cụ thể:
  38. 29 Bảng 4.4 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp Ký Diện tích Tỷ lệ STT LOẠI ĐẤT hiệu (ha) (%) 2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 14300,32 100 2.1 Đất ở OCT 1018,06 7,12 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 1018,06 7,12 2.2 Đất chuyên dùng CDG 10938,5 76,49 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 33,34 0,23 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 857,99 6,00 2.2.3 Đất an ninh CAN 38,79 0,27 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 131,18 0,92 2.2.4.1 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 5,66 0,04 2.2.4.2 Đất xây dựng cơ sở văn hóa DVH 17,23 0,12 2.2.4.3 Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội DXH 0,6 0,00 2.2.4.4 Đất xây dựng cơ sở y tế DYT 22,56 0,16 2.2.4.5 Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo DGD 73,88 0,52 2.2.4.6 Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao DTT 9,63 0,07 2.2.4.7 Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ DKH 0,62 0,00 2.2.4.8 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao DNG 0 2.2.4.9 Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác DSK 0 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 2962,45 20,72 2.2.5.1 Đất khu công nghiệp SKK 132,49 0,93 2.2.5.2 Đất cụm công nghiệp SKN 48,32 0,34 2.2.5.3 Đất khu chế xuất SKT 0 2.2.5.4 Đất thương mại, dịch vụ TMD 342,58 2,40 2.2.5.5 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 388,9 2,72 2.2.5.6 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS 1869,38 13,07 2.2.5.7 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX 180,78 1,26 2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 6814,76 47,65 2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 15,45 0,11 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 3,94 0,03 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang 2.5 lễ, nhà hỏa táng NTD 76,51 0,54 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 1389,98 9,72 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 855,11 5,98 2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 2,76 0,02 (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hạ Long)
  39. 30 * Đất ở có diện tích 1018,60 ha, chiếm 7,12% diện tích đất phi nông nghiệp, phân bố trên thành phố. * Đất chuyên dùng có diện tích 10938,5, chiếm 76,49% diện tích đất phi nông nghiệp, phân bố khắp thành phố, trong đó: - Đất xây dựng trụ sở cơ quan có diện tích 33,34 ha chiếm 0,23% diện tích đất phi nông nghiệp, phân bố trên toàn thành phố. - Đất quốc phòng: hiện có 857,99 ha, bao gồm các công trình về quốc phòng trên địa bàn Thành phố như: Ban chỉ huy quân sự Thành phố, tỉnh, nơi đóng quân của quân đội, căn cứ quân sự, doanh trại, kho, bãi tập, trường bắn, trận địa phòng không đất quốc phòng được phân bổ ở một số phường trên địa bàn Thành phố nhử: phường Hà Khánh 0,47 ha; Hà Khẩu 4,88 ha; Hà Tu 731,03 ha; Hà Trung 29,85 ha; Hà Lầm 1,35 ha; Bãi Cháy 34,65 ha; Yết Kiêu 0,51 ha; Hồng Hải 3,56 ha; Hồng Gai 0,70 ha; Hồng Hà 1,97 ha; Tuần Châu 9,37 ha; Việt Hưng 20,43 ha; Đaị Yên 19,20 ha. - Đất an ninh: hiện có 38,79 ha, bao gồm các trụ sở công an Thành phố, tỉnh và các phường, các trại giam, trường bắn, đất an ninh được phân bổ ở một số phường trên địa bàn Thành phố. * Đất xây dựng công trình sự nghiếp có diện tích 131,18 ha, chiếm 0,92 % diện tích đất phi nông nghiệp, phân bố trên khắp thành phố, trong đó - Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp: diện tích 5,66 ha chiếm 0,04 % đất phi nông nghiệp, phân bổ trên các phường: Hà Trung 0,19 ha; Bãi Cháy 0,98 ha; Trần Hưng Đạo 0,18 ha; Hồng Hải 0,28 ha; Bạch Đằng 0,67 ha; Hồng Hà 0,96 ha; Việt Hưng 2,39 ha; Đaị Yên 0,02 ha. * Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp có diện tích 2962,45 ha, chiếm 20,27% diện tích đất phi nông nghiệp, trong đó: - Đất khu công nghiệp: diện tích 132,49 ha chiếm 0,93 % đất phi nông nghiệp, bao gồm 2 khu công nghiệp Cái Lân và Việt Hưng.
  40. 31 - Đất cụm công nghiệp: diện tích 48,32 ha chiếm 0,34 % đất phi nông nghiệp, phân bổ tại phường Hà Khánh. - Đất thương mại dịch vụ: diện tích 342,58 ha chiếm 2,4 % đất phi nông nghiệp, phân bổ tại các phường: Hà Khánh 81,7 ha; Hà Phong 2,68 ha; Hà Khẩu 3,7 ha; Cao Xanh 1,31 ha; Giếng Đáy 8,47 ha; Hà Tu 4,29 ha; Hà Trung 0,13 ha; Hà Lầm 2,41 ha; Bãi Cháy 63,99 ha; Cao Thắng 0,66 ha; Hùng Thắng 4,89 ha; Yết Kiêu 4,27 ha; Trần Hưng Đạo 0,69 ha; Hồng Hải 7,40 ha; Hồng Gai 6,62 ha; Bạch Đằng 8,55 ha; Hồng Hà 3,23 ha; Tuần Châu 127,05 ha; Việt Hưng 6,2 ha; Đại Yên 4,36 ha. - Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: diện tích 388,9 ha chiếm 1,42 % đất tự nhiên, phân bổ tại các phường: Hà Khánh 68,42 ha; Hà Phong 6,87 ha; Hà Khẩu 10,47 ha; Cao Xanh 5,65 ha; Giếng Đáy 78,02 ha; Hà Tu 9,06 ha; Hà Trung 0,16 ha; Hà Lầm 0,90 ha; Bãi Cháy 162,88 ha; Cao Thắng 0,35 ha; Hùng Thắng 15,60 ha; Yết Kiêu 1,81 ha; Hồng Hải 0,16 ha; Hồng Gai 0,34 ha; Bạch Đằng 0,08 ha; Hồng Hà 3,30 ha; Việt Hưng 14,14 ha; Đaị Yên 10,70 ha. - Đất cho hoạt động khoáng sản: hiện có 1.869,38 ha, chiếm 13,07 % đất phi nông nghiệp, đây là diện tích đất khai thác than, tập trung ở các phường Hà Phong 496,02 ha, Hà Trung 198,37 ha, Hà Tu 302,14 ha, Hà Khánh 700,11 ha, Hà Lầm 141,19 ha, Hồng Hà 31,46 ha. - Đất sản xuất vật liệu xây dựng, đất làm gốm: diện tích 180,78 ha chiếm 1,26 % đất phi nông nghiệp, phân bổ tại phường Hà Khánh 2,37 ha, Hà Phong 66,84 ha, Hà Khẩu 70,00 ha, Giếng Đáy 33,88 ha, Việt Hưng 1,36 ha, và Đại Yên 6,33 ha. * Đất sử dụng vào mục đích công cộng có diện tích 6814,76 ha, chiếm 47,65% diện tích đất phi nông nghiệp, trong đó: - Đất có di tích lịch sử - văn hóa: diện tích 34,56 ha chiếm 0,24 % đất phi nông nghiệp, phân bổ tại phường Hồng Gai, Việt Hưng và Bạch Đằng.
  41. 32 - Đất danh lam thắng cảnh: diện tích 5.031,06 ha chiếm 35,18 % đất phi nông nghiệp, phân bổ hoàn toàn tại Vịnh Hạ Long. - Đất bãi thải, xử lý chất thải: trên địa bàn Thành phố hiện có 36,57 ha đất xử lý chôn lấp rác thải chiếm 0,26 % đất phi nông nghiệp, bao gồm: bãi chôn xử lý chôn lấp rác thải Hà Khẩu diện tích 19,02 ha, Hà Khánh 17,55 ha khu vực Đèo Sen. * Đất cơ sở tôn giáo: diện tích 15,45 ha chiếm 0,11 % đất phi nông nghiệp, phân bổ trên các phường: Hà Khẩu 0,29 ha; Giếng Đáy 0,03 ha; Hà Tu 0,31 ha; Hồng Hải 0,02 ha; Bạch Đằng 0,53 ha; Việt Hưng 0,11 ha; Đaị Yên 14,17 ha. * Đất có mặt nước chuyên dùng: hiện có 855,11 ha, chiếm 3,11 % đất tự nhiên, bao gồm các hồ nước ở các phường như: Hồ điều hòa ao cá Kênh Đồng, hồ điều hòa Yết Kiêu 4.2.3.3 Hiện trạng sử dụng đất chưa sử dụng và đất có mặt nước ven biển Tổng diện tích nhóm đất chưa sử dụng trên toàn Thành phố còn 3.361,95 ha chiếm 12% diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất chưa sử dụng tập trung chủ yếu là đất đồi chưa sử dụng tập trung chủ yếu ở các phường: Hà Phong, Bãi Cháy, Đại Yên, Hà Khánh, Hà Tu, Hà Lầm, Việt Hưng. Đất có mặt nước ven biển. Tổng diện tích chiếm 196,25 ha chiếm 1%.
  42. 33 4.4 Biến động đất đai Bảng 4.5. Biến động đất đai giai đoạn 2014 - 2018 Năm So sánh Tăng STT LOẠI ĐẤT 2014 2018 2018/(%) giảm(ha)2018/ Tổng diện tích đất của đơn vị hành 27195.03 27706.20 101.882014 +511.172014 1 Nhómchính (1+2+3)đất nông nghiệp 9451.54 9847.67 104.19 +369.13 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 1332.71 1869.26 140.26 +536.55 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 732.25 580.44 79.27 -151.18 1.1.1.1 Đất trồng lúa 493.54 472.66 95.77 -20.88 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 238.71 107.78 45.15 -130.93 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 600.46 1288.82 214.64 +688.36 1.2 Đất lâm nghiệp 6997.27 7046.27 100.7 +49 1.2.1 Đất rừng sản xuất 1677.12 2332.82 139.1 +655.7 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 5025.98 4189.56 83.35 +836.42 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 294.17 523.89 198.3 +229.72 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 1120.62 921.33 82.22 +199.29 1.4 Đất làm muối 1.5 Đất nông nghiệp khác 0.94 10.81 1150 +9.87 2 Nhóm đất phi nông nghiệp 16403.18 14300.32 87.18 -2102.86 2.1 Đất ở 2238.41 1018.06 45.48 -1220.36 2.1.1 Đất ở tại nông thôn 2.1.2 Đất ở tại đô thị 2238.41 1018.06 45.48 -1220.36 2.2 Đất chuyên dùng 11203.72 10938.51 97.63 -265.11 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 46.99 33.34 70.95 -13.65 2.2.2 Đất quốc phòng 1165.01 857.99 73.64 -307.02 2.2.3 Đất an ninh 19.23 38.79 201.72 +19.56 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp 131.18 131.18 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 2839.68 2962.45 104.32 +122.77 2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng 7132.81 6914.76 96.94 -218.05 2.3 Đất cơ sở tôn giáo 2.26 15.45 683.63 +13.19 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng 1.34 3.94 294.03 +2.6 2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, 73.16 76.51 104.58 +3.35 2.6 Đấtnhà sông,hỏa táng ngòi, kênh, rạch, suối 2036.30 1389.98 68.26 -646.32 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng 847.95 855.11 100.84 +7.16 2.8 Đất phi nông nghiệp khác 0.04 2.76 6900 +2.27 3 Nhóm đất chưa sử dụng 1340.31 3361.95 250.83 +2021.64 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 117.65 2754.33 2341.12 2635.68 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 859.57 280.05 32.58 -579.52 3.3 Núi đá không có rừng cây 363.09 327.57 90.22 -35.52 4 Đất có mặt nước ven biển 0.00 196.25 +196.25 4.1 Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thuỷ sản 4.2 Đất mặt nước ven biển có rừng ngập mặn 4.3 Đất mặt nước ven biển có mục đích khác 196.25 +196.25
  43. 34 Biểu đồ so sánh biến động đất thành phố Hạ Long giai đoạn 2014-2018 20000 16403,18 14300,32 15000 Đất nông nghiệp 9451,54 9847,67 10000 Đất phi nông nghiệp 3361,95 Đất chưa sử dụng 5000 1340,31 0 2014 2018 (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hạ Long) Hinh 4.4 Biến động đất đai thành phố Hạ Long giai đoạn 2014-2018 4.4.2 Phân tích biến động đất đai thành phố hạ long giai đoạn 2014-2018 * Biến động chung: - Tổng diện tích đất năm 2014 là 27195,03 ha, đến năm 2018 là 27706,20 ha, tăng 511,17 ha . Trong đó: * Diện tích đất nông nghiệp năm 2014 là 9451,54 ha, đến năm 2018 là 9847,67 ha, tăng 396,13 ha do thành phố Hạ Long thực hiện 1 số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp như Nghị quyết số 164/2014/NQ- HĐND về Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa Nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2014 -2016 hay Quyết định số 4206/QĐ-UBND về Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh Quảng Ninhđến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 - Đất sản xuất nông nghiệp tăng 536,55 ha, trong đó đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây hàng năm khác tổng giảm 303,62 ha do chuyển mục đích sử dụng sang đất trồng cây lâu năm. - Đất trồng cây lâu năm tăng 655,7 ha, lấy từ đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây hàng năm khác 303,62 ha, đất đồi chưa sử dụng 652,08 ha.
  44. 35 - Đất lâm nghiệp tăng 49 ha, trong đó: + Đất rừng phòng hộ giảm 836,42 ha, chuyển đổi sang đất rừng sản xuất 600 ha, đất rừng đặc dụng 220 ha, đất bằng chưa sử dụng 7,42 ha. + Đất rừng sản xuất tăng 655,7 ha, lấy từ đất rừng phòng hộ 600 ha, đất sông ngòi, kênh rạch, suối 55,7 ha. + Đất rừng đặc dụng tăng 229,72 ha, lấy từ đất rừng phòng hộ 220 ha. + Việc chuyển đổi dựa theo công văn số 624/HĐN-KTNS ngày 20/10/2016 của HĐND tỉnh về việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn thành phố Hạ Long; Quyết định 3919/QĐ-UBND ngày 18/11/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt quy hoạch bảo vệ phát triển rừng thành phố Hạ Long đến năm 2020. - Đất nuôi trồng thủy sản tăng 199,29 ha - Đất nông nghiệp khác tăng 9,87 ha, chủ yếu lấy từ đất phi nông nghiệp * Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2014 là 16403,18 ha, đến năm 2018 là 14300,32 ha, giảm 2102,68 ha. Việc giảm đất phi nông nghiệp do thành phố Hạ Long muốn thực hiện quy hoạch đất đai đến năm 2020, tránh lãng phi đất và tăng phát triển nông nghiệp tại 1 số Phường. - Đất ở giảm 1220,35 ha, chuyển đổi sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 122,77 ha, đất cơ sở tôn giáo và đất cơ sở tín ngưỡng 15,69 ha, đất bằng chưa sử dụng 1082,31 ha. - Đất chuyên dùng giảm 265,21 ha, chuyển đổi sang đất bằng chưa sử dụng 265,21 ha. - Đất quốc phòng giảm 307,02 ha, chuyển đổi sang đất bằng chưa sử dụng 287,46 ha, đất an ninh 19,56 ha. - Đất sử dụng cho mục đích công cộng giảm 218,05, chuyển đổi sang đất xây dựng công trình sự nghiệp 117,53 ha, đất bằng chưa sử dụng 100,52 ha. - Đất xây dựng trụ sở cơ quan giảm 13,65 ha, chuyển đổi sang đất xây
  45. 36 dựng công trình sự nghiệp 13,65 ha. - Đất nghĩa trang tăng 3,35 ha, lấy từ đất bằng chưa sử dụng - Đất sông ngòi, kênh rạch, suối giảm 646,32 ha, chuyển đổi sang đất rừng sản xuất 55,7 ha, còn lại phân bố rải rác sang các loại đất còn lại. - Đất có mặt nước chuyên dùng tăng 7,16 ha, chủ yếu do sự ảnh hưởng của con người. * Diện tích đất chưa sử dụng năm 2014 là 1340,31 ha, đến năm 2018 là 3361,95 ha, tăng 2021,64 ha. Đa phần lấy từ đất phi nông nghiệp. Đặc biệt là sự gia tăng đất có mặt nước ven biển do ảnh hưởng của tự nhiên và nhu cầu du lịch. * Nhìn chung, việc biến động đất đai diễn ra mạnh mẽ nhất vào giai đoạn năm 2015-2016, chủ yếu là do chủ trương thúc đẩy phát triển nông nghiệp, hạn chế lãng phí đất đai và dự kiến quy hoạch lại đất đai của thành phố Hạ Long. 4.5 Định hướng sử dụng đất của thành phố hạ long đến năm 2020 4.5.1 Quan điểm sử dụng đất Đất đai là tiền đề cho mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, đảm bảo quốc phòng an ninh. Vì vậy việc khai thác sử dụng đất phải luôn phù hợp và gắn liền với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Phải phát huy được nguồn lực, lợi thế của các địa phương trên cơ sở, điều kiện cụ thể của đất đai, đồng thời phải phù hợp với chiến lược phát triển chung của tỉnh và vùng. Xuất phát từ những yêu cầu trên, quan điểm sử dụng đất tại Thành phố như sau: Khai thác triệt để quỹ đất hiện có, sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao, đặc biệt tập trung khai thác quỹ đất chưa sử dụng, xây dựng đô thị gắn liền với phát triển các khu du lịch sinh thái đảm bảo nguyên tắc sử dụng đất đúng mục đích, phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội.
  46. 37 Dành quỹ đất thỏa đáng, đúng vị trí cần thiết để xây dựng và phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, du lịch, dịch vụ, để sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, điện nước, và các công trình phúc lợi xã hội. Phát triển công nghiệp trên cơ sở gắn kết sự hình thành và phát triển các đô thị mới, các vùng kinh tế tập trung tạo thành sự liên kết hài hòa giữa công nghiệp với nông nghiệp giữa khu vực nội thị với khu vực ngoại thị, giữa sản xuất với thị trường tiêu thụ. Quy hoạch bố trí lại các khu đô thị, khu dân cư nông thôn hiện có, nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xứng đáng với nhu cầu phát triển của Thành phố đô thị loại I, dành quỹ đất quy hoạch khu tái định cư đáp ứng nhu cầu ăn ở sinh hoạt của nhân dân khi trưng dụng đất cho các dự án phát triển. Chấm dứt tình trạng giao đất dân cư mong muốn, không có quy hoạch. Duy trì và bảo vệ quỹ đất nông nghiệp hợp lý, xây dựng bố trí sử dụng theo hướng phân vùng chuyên canh, tập trung sản xuất hàng hóa, gắn liền với thị trường và công nghiệp chế biến. Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất hợp lý. Quản lý, bảo vệ chăm sóc vốn tài nguyên rừng, bảo tồn tài nguyên biển hiện có. Tích cực khai thác đất chưa sử dụng để tái tạo, trồng rừng mới, tăng độ che phủ của rừng. Bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, bảo vệ nguồn nước, di sản thiên nhiên thế giới và các di tích lịch sử văn hóa khác. Khai thác sử dụng đất đai cần phải coi trọng mục tiêu quốc phòng - an ninh. Dành phần đất đúng vị trí, địa điểm, thuận lợi đủ diện tích cho các lực lượng vũ trang, bộ đội biên phòng, công an sử dụng vào mục đích an ninh quốc gia theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 4.5.2 Định hướng sử dụng đất theo phân khu chức năng Theo khoản 4, điều 2 Thông tư 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường: “ Khu chức năng sử dụng đất là khu vực có một hay nhiều loại đất được khoanh theo không gian sử dụng để ưu tiên sử dụng vào một số mục đích chủ yếu đã được quy hoạch.” Dựa theo Quy hoạch phát triển tổng thể xã hội thành phố Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hạ Long đến năm 2030, tầm nhìn ngoài năm 2050.
  47. 38 Thành phố Hạ Long có các phân khu chức năng: - Khu vực công nghiệp, cụm công nghiêp bao gồm Việt Hưng, Hà Khẩu, một phần diện tích phường Bãi Cháy. - Khu du lịch gồm Bãi Cháy, Hùng Thắng, Tuần Châu. - Khu đô thị - thương mại – dịch Bảng 4.6. Định hướng sử dụng đất đến năm 2020 Diện tích Diện đất định tích đất Chênh Tỉ lệ hướng sử Tỉ lệ STT Mục đích sử dụng Mã năm lệch (%) dụng đến (%) 2018 (ha) năm 2020 (ha) (ha) Tổng diện tích tự nhiên 27.706,20 100 27.706,20 100 Diện tích đất nông 1 NNP 9847,67 35 9658,62 34.86 -189,05 nghiệp 1.1 Đất nông nghiệp sản xuất SXN 1869,26 6.75 1774.63 6.41 -94,63 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 7046,27 25.43 6733.91 24.3 -312,36 1.2.1 Đất rừng phòng hộ RĐD 4189,56 15.12 4073.44 14.7 -116,12 1.2.2 Đất rừng đặc dụng RPH 523,89 1.89 500.12 1.81 -23,77 1.2.3 Đất rừng sản xuất RSX 2332,82 8.42 2067.66 7.46 -265,16 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 921,33 3.3 921.33 3.3 0 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 10,81 0.04 9.56 0.03 -1,25 2 Đất phi nông nghiệp PNN 14300,32 52 15485.37 55.89 +1185.05 2.1 Đất ở OTC 1018,06 3.67 1330.42 4.8 +312,36 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODN 1018,06 3.67 1330.42 4.8 +312,36 2.2 Đất chuyên dùng CDG 10938,5 39.48 11191.24 40.4 +255,74 Đất xây dựng trụ sở cơ 2.2.1 TSC 33,34 0.12 35.97 0.13 +2,63 quan 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 857,99 3.1 903.55 3.26 +0,16 2.2.3 Đất an ninh CAN 38,79 0.14 40.12 0.14 +1,33 Đất xây dựng công trình 2.2.4 DSN 131,18 0.47 234.26 0.85 +103,08 sự nghiệp Đất sản xuất, kinh doanh 2.2.5 CSK 2962,45 10.69 3102.55 11.2 +140,1 phi nông nghiệp Đất sử dụng vào mục đích 2.2.6 CCC 6814,76 24.6 6877.83 24.82 +63,07 công cộng 2.3 Đất tôn giáo TON 15,45 0.05 16.98 0.06 +1,53 Đất tín ngưỡng TIN 3,94 0.014 4.25 0.015 +0,31 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 76,51 0.28 80.2 0.29 +3,69 Đất sông, ngòi, kênh, SON 1389,98 5.02 1302.88 4.7 -87,1 rạch, suối 2.5 Đất mặt nước chuyên dụng MNC 855,11 3.09 786.19 2.84 -68,92 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 2,76 0.01 2.21 0.008 -0,55 3 Đất chưa sử dụng CSD 3.361,95 12 3179.24 11.47 -182,71 (Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường thành phố Hạ Long)
  48. 39 Biểu đồ đinh hướng sử dụng đất thành phố Hạ Long đến năm 2020 20000 14300.32 15485.37 15000 Đất nông nghiệp 9847.67 9658.62 10000 Đất phi nông nghiệp 5000 3361.95 3179.24 Đất chưa sử dụng 0 2018 2020 (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hạ Long) * Phân tích định hướng sử dụng đất của thành phố Hạ Long đến năm 2020 - Trong giai đoạn 2014-2016, Tỉnh và thành phố đã ra nhiều quyết định nhằm khuyến khích phát triển nông-lâm-ngư nghiệp nhằm cân bằng sự phát triển của ngành nông-lâm-ngư nghiệp với công nghiệp và kinh tế xã hội. Đồng thời quy hoạch, kế hoạch lại đất đai một số khu vực, tránh tình trạng lãng phí đất. - Qua vài năm triển khai, thành phố đã thu được nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, do vấn đề gia tăng dân số, công nghiệp du lịch phát triển mạnh mẽ đi kèm với sự phát triển của kinh tế-xã hội dẫn đến nhu cầu về đất có những sự thay đổi phức tạp, yêu cầu thành phố phải tiếp tục xem xét và định hướng về sử dụng đất cho phù hợp với hoàn cảnh. - Do nhu cầu về phát triển kinh tế xã hội tăng cao nên thành phố Hạ Long chủ trương chuyển đổi một phần nhóm đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp và tiến hành quy hoạch, xác định nhu cầu sử dụng đất cho nhóm đất chưa sử dụng: + Đất nông nghiệp chuyển đổi 189,05 ha sang đất phi nông nghiệp.
  49. 40 + Đất lâm nghiệp chuyển đổi 312,36 ha, trong đó đất 255,74 ha, còn lại là đất ở. + Đất nông nghiệp khác được chuyển đổi một phần nhỏ phục vụ quy hoạch, kế hoạch về đất của thành phố về đất nông nghiệp. - Để đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh tế-xã hội, đất phi nông nghiệp của thành phố được lấy thêm từ đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng với tổng diện tích thêm là 1185,05 ha, trong đó: + Đất ở thêm 312,26 ha do sự gia tăng dân sô trong một vài năm trở lại đây dẫn tới nhu cầu nhà ở cũng như các doanh nghiệp đầu tư các khu chung cư ngày càng nhiều trên địa bàn. + Đất xây dựng công trình sự nghiệp được thêm 103,08 ha từ đất chưa sử dụng. + Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp được thêm 49,63 ha từ đất chưa sử dụng, số còn lại được chuyển đổi từ đất nông nghiệp + Đất sông ngòi, kênh rạch, suối và đất có mặt nước chuyên dùng được chuyển đổi với tổng diện tích 156,02 ha. Số đất này được chia đều cho các loại đất còn lại, chủ yếu là đất sử dụng vào mục đích công cộng với 63,07 ha. - Đất chưa sử dụng đã và đang được quy hoạch, kế hoạch lại để phù hợp với yêu cầu của trung ương, của tỉnh và thành phố. 4.6 Các giải pháp thực hiện 4.6.1 Giải pháp về sử dụng đất - Đánh giá một cách toàn diện thực trạng sử dụng đất và môi trường trong các khu, cụm công nghiệp, làm cơ sở điều chỉnh quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, đảm bảo tính liên vùng, liên tỉnh và phù hợp quy hoạch, kê hoạch sử dụng đất từng thời kỳ; rà soát quy hoạch sử dụng đất đô thị theo hướng bô trí sử dụng đất hợp lý, bảo đảm đồng bộ hạ tầng kỹ thuật với hạ tầng xã hội; nâng cao hệ sô sử dụng, hạn chê việc thực hiện các dự án nhà ở nhỏ lẻ.
  50. 41 Ưu tiên bố trí đất để đầu tư phát triển hạ tầng, đi trước một bước, nhằm tạo động lực thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất một cách đồng bộ. - Có quy trình quản lý chặt chẽ từ khâu lựa chọn địa điểm, phê duyệt quy hoạch, chủ trương đầu tư, quản lý môi trường, giao đất, cho thuê đất; tạo điều kiện bình đẳng, thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận đất đai thông qua cơ chế thị trường; đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư để lựa chọn nhà đầu tư có năng lực, phát huy hiệu quả của giá trị đất đai trong thời gian tới. 4.6.2 Giải pháp về khoa học, công nghệ, kỹ thuật - Tổ chức quản lý, thống kê, theo dõi biến động đất đai trên địa bàn thành phố, công khai phổ biến trên môi trường mạng để tạo thuận lợi trong quản lý đất đai, quản lý chặt chẽ các dự ản đầu tư, tránh lãng phí tài nguyên đất đai. Bố trí đủ điều kiện vật chất, từng bước ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ trong công tác đánh giá đất đai. 4.6.3 Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực - Xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo, nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đât đai. Chú trọng công tác đào tạo cán bộ chuyên môn có đủ năng lực trong công tác đánh giá sử dụng đât đạt hiệu quả và chất lượng. Nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp. 4.6.4 Giải pháp về tổ chức thực hiện - Sau khi điều chỉnh quy hoạch đất được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt, Ủy ban Nhân dân thành phố Hạ Long tổ chức tuyên truyền, công bố công khai, để các ban ngành trong Thành phố, UBND các phường, nhân dân, các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức xã hội, các nhà đầu tư tham gia thực hiện.
  51. 42 - Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố; kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt. Thường xuyên kiểm tra tiến độ đầu tư dự án và thực hiện thu hồi, hủy bỏ các dự án chậm triển khai hoặc không khả thi. - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện - Đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trên địa bàn Thành Phố - Tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản thi hành Luật Đất đai cho người dân để Luật thực sự đi vào đời sống xã hội, góp phần đưa công tác quản lý nhà nước về đất đai đi vào nền nếp.
  52. 43 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Thành phố Hạ Long là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh Quảng Ninh do đó nó có vị trí địa lý thuận lợi, là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh Quảng Ninh. Thành phố đang tiếp tục xây dựng một cách đồng bộ trong quy hoạch phát triển chung của tỉnh. Trong sự chuyển biến mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước theo cơ chế thị trường thì thành phố Hạ Long cũng như các huyện khác trong tỉnh luôn đẩy mạnh công tác hoàn thiện lĩnh vực đất đai là lĩnh vực có nhiều biến động nhất. Hiện trạng sử dụng đất thành phố Hạ Long năm 2018: + Đất nông nghiệp chiếm 35% + Đất phi nông nghiệp chiếm 53 + Đất chưa sử dụng chiếm 12% Công tác đánh giá hiện trạng sử dụng đất và biến động đất là 1 trong những nhiệm vụ quan trọng. Do đó, đòi hỏi mỗi chính quyền cơ sở phải nâng cao trách nhiệm, thực hiện đúng quyền hạn mà pháp luật đất đai đã quy định; đồng thời, có biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ một cách có khoa học và hiệu quả nhất theo điều kiện đặc thù của địa phương mình. Đề tài đã phân tích một số cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất, biến động đất đai và định hướng sử dụng đất đai, từ đó giúp hoàn thiện công tác quy hoạch, kế hoạch và quản lý nhà nước về đất đai. Định hướng sử dụng đất thành phố Hạ Long đến năm 2020: + Đất nông nghiệp giảm 0.14%, chiếm 34.86% + Đất phi nông nghiệp tăng 3.89%, chiếm 55.89% + Đất chưa sử dụng giảm 0.53%, chiếm 11.47%
  53. 44 5.2. Kiến nghị Qua thời gian tìm hiểu về hiện trạng sự dụng đất, biến động đất đai và định hướng sử dụng đất của thành phố Ha Long em có 1 số kiến nghị như sau: - Cần quản lý việc sử dụng đất chặt chẽ, tránh tình trạng sử dụng sai mục đích, gây lãng phí. - Gắn kết chặt chẽ giữa đánh giá hiện trạng sử dụng đất với quy hoạch đất đai để đạt được những kết quả mong muốn - Tăng cường công tác đánh giá hiện trạng sử dụng đất phục vụ cho việc dự báo nhu cầu sử dụng đất của các ngành - Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các địa phương trong công tác đánh giá đất đai
  54. 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2015 – 2020) Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XIII; 2. Nguyễn Khắc Thái Sơn(2013), Giáo trình Quản lý Nhà nước về đất đai, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 3. Nguyễn Ngọc Nông, Nguyễn Thế Đặng, Nông Thị Thu Huyền (2014) Giáo trình Đánh giá đất, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên 4. Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013; 5. Thủ tưởng Chính phủ (2018) Nghị quyết số 15/NQ-CP ngày 13/02/2018 về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Quảng Ninh; 6. Phòng Tài nguyên và Môi trường (2018) Báo cáo địa chính thành phố Hạ Long 2015-2020 7. Tổng cục Quản lý Đất đai (2012) Công văn số 429/TCQLĐĐ-CQHĐĐ ngày 16 tháng 4 năm 2012 hướng dẫn về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; 8. UBND thành phố Hạ Long (2015) Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long đến năm 2020. 9. UBND tỉnh Quảng Ninh (2015) Quyết định 1188/QĐ-UBND ngày 05/5/2015 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP. Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; 10. UBND thành phố Hạ Long (2017) Báo cáo kinh tế-xã hội thành phố Hạ Long.