Khóa luận Đánh giá hiện trạng sản xuất và công tác bảo vệ Môi trường tại phân xưởng Xí Nghiệp Kẽm Chì Làng Hích

pdf 43 trang thiennha21 7480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiện trạng sản xuất và công tác bảo vệ Môi trường tại phân xưởng Xí Nghiệp Kẽm Chì Làng Hích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hien_trang_san_xuat_va_cong_tac_bao_ve_mo.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiện trạng sản xuất và công tác bảo vệ Môi trường tại phân xưởng Xí Nghiệp Kẽm Chì Làng Hích

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH VĂN HIẾU Tên đề tài: Đánh giá hiện trạng sản xuất và công tác bảo vệ Môi trường tại phân xưởng Xí Nghiệp Kẽm Chì Làng Hích KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi Trường Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH VĂN HIẾU Tên đề tài: Đánh giá hiện trạng sản xuất và công tác bảo vệ Môi trường tại phân xưởng Xí Nghiệp Kẽm Chì Làng Hích KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Lớp : K47 – KHMT – N01 Khoa : Môi Trường Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Chí Hiểu Thái Nguyên, năm 2019
  3. MỤC LỤC MỤC LỤC 1 DANH MỤC HÌNH ẢNH 4 DANH MỤC BẢNG 5 LỜI CẢM ƠN 6 PHẦN I TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 7 1.1. Đặt vấn đề 7 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 8 1.2.1 Mục tiêu tổng quát 8 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 8 1.3. Ý nghĩa của đề tài 8 1.3.1. Ý nghĩa khoa học 8 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 8 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 10 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 10 2.1.1. Các khái niệm về ô nhiễm môi trường. 10 2.1.2. Ô nhiễm môi trường không khí. Ô nhiễm môi trường nước 10 2.2. Cơ sở pháp lý 10 2.3 Cơ sở thực tiễn 11 2.3.1 Tác động của kẽm, chì tới sức khỏe cộng đồng 11 2.3.2. Thực trạng ô nhiễm kẽm, chì ở Việt Nam. 12 2.3.3. Ảnh hưởng đến môi trường từ hoạt động khai thác và sản xuất kẽm chì. 14 PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ VỊ TRÍ NGHIÊNCỨU16 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 16 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 16 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 16 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 16 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 16 3.2.2. Thời gian tiến hành 16 3.3. Nội dung nghiên cứu 16 3.4. Phương pháp nghiên cứu 16 2
  4. 3.4.1. Phương pháp điều tra, phỏng vấn 16 3.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, thông tin thứ cấp 17 3.4.3. Phương pháp khảo sát thực địa 17 3.4.4. Phương pháp lấy mẫu 17 3.4.5. Phương pháp phân tích 17 PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 19 4.1. Tổng quan về Công ty xí Nghiệp Kẽm Chì Làng Hích 19 4.1.1. Thông tin chung 19 4.1.2. Vị trí địa lý của Công ty 20 4.1.3. Cơ cấu tổ chức của tổng công ty 21 4.1.4. Vị trí xả thải của Công ty 21 4.1.5. Công nghệ sản xuất quặng của Công ty 22 4.1.6.Hiện trạng môi trường Xí Nghiệp kẽm Chì Làng Hích 24 4.2.Quy trình xử lý nước thải của công ty 27 4.3. Đánh giá tổng quan hiện trạng công tác quản lý môi trường khu vực xí nghiệp kẽm chì làng Hích. 29 4.3.1. Các giải pháp quản lý môi trường đang thực hiện 29 4.3.2. Đánh giá tổng thể và các vấn đề môi trường ưu tiên giải quyết 29 4.4.Ý kiến người dân về ảnh hưởng của nước thải công ty đến môi trường 31 4.5. Đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng môi trường khu vực xí nghiệp 35 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 37 5.1. Kết luận 37 5.2. Đề nghị 38 5.2.1. Đối với công ty 38 5.2.2. Đối với các cơ quan chức năng có thẩm quyền 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 PHIẾU ĐIỀU TRA 40 3
  5. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 4.1. Xí nghiệp kẽm chì làng Hích 19 Hình 4.2. Cơ cấu tổ chức của tổng công ty 21 Hình 4.3. Sơ đồ xử lý nước thải 27 Hình 4.4. Sơ đồ công nghệ XLNT tại phân xưởng 27 Hình 4.5. Quy trình sử công nghệ xử lý nước thải. 28 Hình 4.6. Cấu tạo hạt nano sắt hóa trị 0 Error! Bookmark not defined. Hình 4.7. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bằng hạt nano sắt hóa trị 0 Error! Bookmark not defined. 4
  6. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Hàm lượng Pb trong đất ở khu vực khai thác quặng Pb – Zn xã Tân Long – Đồng Hỷ - Thái Nguyên 13 Bảng 2.2. Hàm lượng chì trong đất tại Làng Hích 13 Bảng 3.1: Các thông số về nước thải theo tiêu chuẩn áp dụng hiện hành Error! Bookmark not defined. Bảng 4.1: Nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất quặng 22 Bảng 4.2: Kết quả phân tích mẫu nước thải tại bể gom chung, cửa xả nước thải và hồ sinh học (ngày 14/2/2019) 30 Bảng 4.3: Kết quả điều tra ý kiến của người dân về vấn đề chất thải của công ty 31 Bảng 4.4: Kết quả điều tra ý kiến người dân về ảnh hưởng của quá trình sản xuất kẽm chì của xí nghiệp đến môi trường 32 Bảng 4.5: Kết quả điều tra ý kiến người dân về chất lượng môi trường của khu vực xí nghiệp kẽm chì làng Hích. 33 Bảng 4.6: Kết quả điều tra ý kiến người dân về tình trạng chất lượng Nước Thải của khu vực xí nghiệp kẽm chì làng Hích. 33 Bảng 4.7: Kết quả điều tra ý kiến người dân về công tác quản lý thu gom rác Thải của khu vực xí nghiệp kẽm chì làng Hích. 34 Bảng 4.8: Kết quả điều tra ý kiến người dân về hiệu quả của công tác thu gom rác Thải của khu vực xí nghiệp kẽm chì làng Hích. 34 Bảng 4.9: Kết quả điều tra ý kiến người dân về ảnh hưởng của nước thải sản xuất của công ty đến sức khỏe người dân 34 5
  7. LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn quan trọng nhất đối của sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng nói chung và trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên nói riêng. Từ đó sinh viên hệ thống hóa lại kiến thức đã học và áp dụng kiến thức đã được học vào thực tế, giúp sinh viên hoàn thiện bản thân và cung cấp kiến thức thực tế, kiểm nghiệm lại chúng trong thực tế, nâng cao kiến thức nhằm phục vụ cho công việc sau này. Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, với sự nỗ lực phấn đấu của bản thân và sự giúp đỡ của thầy cô, các cô chú cán bộ ở cơ quan thực tập đã giúp em hoàn thành báo cáo tốt nghiệp của mình. Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường, đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn Chí Hiểu đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài tốt nghiệp để em hoàn thành tốt đề tài. Em xin gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ công nhân viên Phòng Môi Trường Công Ty đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian thực tập. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè của em đã chia sẻ, giúp đỡ, động viên em trong quá trình học tập nghiên cứu hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp của mình. Do thời gian có hạn, năng lực và kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạn chế nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Đinh Văn Hiếu 6
  8. PHẦN I TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Đặt vấn đề Kẽm chì là mạch máu nuôi sống các ngành luyện kim, công nghiệp hóa chất, công nghiệp nhẹ, đóng tàu, hàng không và dầu khí. Kẽm chì được sử dụng phổ biến do sự phân bố rỗng rãi của nó, dễ chiết tách và dễ gia công. Nhu cầu sử dụng kẽm chì ngày một gia tăng, đáp ứng sự phát triển vượt bậc của nước ta. Bên cạnh những mặt tích cực của kẽm chì mang lại thì chúng ta phải đối mặt với những vấn đề ô nhiễm mà chúng gây ra. Quá trình khai thác, lưu trữ và sản xuất tạo ra những dòng thải chất nguy cơ độc hại ô nhiễm môi trường cao. Đó là mặt trái mà chúng ta cần khắc phục và đưa ngành khai thác kim loại nặng phát triển một cách bền vững. Kẽm chì là những kim loại nặng có tính độc, có thể gây tổn hại cho hệ thần kinh, đặc biệt là ở trẻ em và có thể gây ra các chứng rối lạn não và máu. Ngộ độc chủ yếu từ đường thức ăn hoặc nước uống có nhiễm kẽm chì. Kẽm chì cũng gây ra tác hại lâu dài ở người lớn như làm tang nguy cơ có thể gây sẩy thai, thai chết lưu, sinh non và sinh thiếu cân cũng như các dị tật nhỏ. Ảnh hưởng của kẽm chì cũng làm giảm vĩnh viễn khả năng nhận thức của trẻ em khi tiếp xúc ở mức cực thấp. Hoạt động khai thác khoáng sản đã và đang tác động xấu đến môi trường xung quanh như: tác động đến cảnh quan và hình thái môi trường, tích tụ và phát tán chất thải, làm ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn nước, ô nhiễm nước, tiềm ẩn nguy cơ về dòng thải axit xí nghiệp Những hoạt động khai thác khoáng sản, đặc biệt khai thác than, titan, bauxite đang phá vỡ cân bằng hệ sinh thái, gây ô nhiễm nặng nề với môi trường, trở thành vấn đề cấp bách mang tính chất xã hội và chính trị của cộng đồng. Nhận thức được mức độ cấp thiết của vấn đề kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ các hoạt động khai thác, lưu trữ và sản xuất kẽm chì gây ra tại tỉnh Thái Nguyên nói chung và làng Hích nói riêng. Đồng thời, nhận thấy những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường tại phân xưởng xí nghiệp kẽm chì tại làng Hích, em lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hiện trạng sản xuất và công tác bảo vệ Môi trường tại phân xưởng Xí Nghiệp Kẽm Chì Làng Hích” nhằm đánh giá hiện trạng sản xuất và công tác bảo vệ môi trường tại phân xưởng xí nghiệp kẽm chì làng Hích. Từ đó đề xuất các biện nhằm giảm thiểu các vấn đề môi trường tại đây. 7
  9. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát - Mô tả sơ lược các hoạt động sản xuất và công tác bảo vệ môi trường của xí nghiệp kẽm chì làng Hích. - Đánh giá tác động của xí nghiệp kẽm chì làng Hích thông qua số liệu thu thập được và thiếu điều tra, đưa ra khả năng tác động tới môi trường tự nhiên tại khu vực trên,. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại đây. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Tổng quan về Công ty xí Nghiệp Kẽm Chì Làng Hích. - Quy trình xử lý nước thải của công ty. - Đánh giá tổng quan hiện trạng công tác quản lý môi trường khu vực xí nghiệp kẽm chì làng Hích. - Ý kiến người dân về ảnh hưởng của nước thải công ty đến môi trường - Đề xuất các giải pháp kĩ thuật và giải pháp quản lý nhằm cải thiện môi trường khu vực xí nghiệp. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Đánh giá hiện trạng sản xuất và công tác bảo vệ môi trường tại phân xưởng xí nghiệp kẽm chì làng Hích đưa ra các giải pháp giảm thiểu và xử lý ô nhiễm. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Nghiên cứu đề tài nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng thu nhập, xử lý thông tin và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục vụ công tác chuyên môn tư vấn môi trường sau này. - Vận dụng và phát huy những kiến thức đã được thầy cô truyền đạt trong quá trình học tập và nghiên cứu. - Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành tạo điều kiện tốt hơn để phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường sau này. - Kết quả nghiên cứu giúp cho các nghiên cứu tiếp theo về Đánh giá hiện trạng sản xuất và công tác bảo vệ môi trường tại phân xưởng xí nghiệp kẽm chì cũng như đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện xử lý ô nhiễm. 8
  10. - Kết quả nghiên cứu giúp cho những người trực tiếp làm việc và cộng đồng người sinh sống xung quanh khu vực công ty biết được ảnh hưởng của hoạt động sản xuất kẽm chì tới môi trường khu vực đó. - Đề xuất các giải pháp giảm thiểu và xử lý ô nhiễm môi trường nước và không khí cho xí nghiệp kẽm chì làng Hích. 9
  11. PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Các khái niệm về ô nhiễm môi trường. 2.1.2. Ô nhiễm môi trường không khí. Ô nhiễm môi trường nước 2.2. Cơ sở pháp lý - Luật Bảo vệ môi trường 2014 số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7, thông qua ngày 23/6/2014 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015. - Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/06/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013 - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường - Nghị định số 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Nghị định số 142/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sán - Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về Quản lý chất thải rắn. - Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển. - Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. - Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. - Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại. 10
  12. - Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. - Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. - Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường (TCVN 1995/1998/2000/2001/2005) của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường. - QCVN 08:2008 /BTNMT, quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt - QCVN 40:2011/ BTNMT – QCKTQG về nước thải công nghiệp - QCVN 14:2008/ BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt - Các tài liệu kỹ thuật thành lập dự án Công ty Xí Ngiệp Kẽm Chì Làng Hích - Các số liệu hiện trạng môi trường khu vực dự án. - Các số liệu thời tiết - khí hậu tỉnh Thái Nguyên. - Các điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội khu vực huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 2.3 Cơ sở thực tiễn 2.3.1 Tác động của kẽm, chì tới sức khỏe cộng đồng Kẽm, Chì là một kim loại độc có thể gây tổn hại cho hệ thần kinh và có thể gây ra các chứng rối loạn não và máu. Đối với trẻ em, mức hấp thụ chì cao gấp 3 - 4 lần so với người lớn. Hơn nữa, trẻ em trong độ tuổi tò mò, thường có động tác cho tay vào mồm, vì vậy trẻ em có nguy cơ nuốt phải chì cao hơn người lớn với cùng một nguồn ô nhiễm như đất nhiễm chì, sơn chứa chì Chì có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ em. Ở mức độ phơi nhiễm cao, chì tấn công não và hệ thống thần kinh trung ương gây ra tình trạng hôn mê, co giật và thậm chí tử vong . Sau ngộ độc chì, trẻ vẫn có thể bị chậm phát triển, rối loạn hành vi và người ta cho rằng những ảnh hưởng từ chì tới hệ thần kinh như vậy là không thể khôi phục. Tiếp xúc với đất ô nhiễm chì, bụi chì do tái chế pin và khai thác khoáng sản đã gây ra nhiễm độc chì hàng loạt và nhiều trường hợp tử vong ở trẻ em tại Nigeria, Senegal và các nước khác. Kẽm, Chì tích tụ ở xương, cản trở chuyển hóa canxi bằng cách kìm hãm sự chuyển hóa vitamin D, gây độc cả cơ quan thần kinh trung ương lẫn thần kinh ngoại biên. Đặc biệt, chì gây tác động mãn tính tới phát triển trí tuệ. Ngộ độc chì còn gây ra biến chứng viêm não ở trẻ em. 11
  13. Tiếp xúc lâu ngày với chì có thể làm cho chân, tay yếu đi. Đối với phụ nữ mang thai, khi tiếp xúc với chì ở mức cao có thể bị sẩy thai, sinh non, sinh thiếu cân. Tiếp xúc lâu dài và liên tục với chì làm giảm khả năng sinh sản ở nam giới. Ngoài ra, chì còn tác động lên hệ thống enzyme vận chuyển hiđro gây nên một số rối loạn cơ thể, trong đó chủ yếu là rối loạn bộ phận tạo huyết (tủy xương). Tùy theo mức độ nhiễm độc có thể gây ra những tai biến, nếu nặng có thể gây tử vong . Bên cạnh đó, chì còn được xem là một trong những yếu tố dẫn tới sự gia tăng nguy cơ về các bệnh tim mạch, sự xơ vữa động mạch. Kẽm chì trong cơ thể được phân tán đến não, gan, thận và xương. Nó được giữ lại trong răng và xương rồi tích lũy theo thời gian. Chì trong xương được phân tán vào máu trong quá trình mang thai và trở thành một nguồn gây phơi nhiễm cho thai nhi. Khi sinh ra trẻ có khả năng bị dị tật bẩm sinh hoặc chậm phát triển . Chì không đóng bất kể một vai trò sinh l{ và tham gia phản ứng sinh hóa nào trong cơ thể, ngưỡng an toàn dành cho chì là không hề có. Mức độ tiếp xúc với chì tăng sẽ làm tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng ngộ độc chì. Thậm chí ngay cả nồng độ chì trong máu thấp là 5 µg/dL (từng là mức an toàn theo WHO) cũng có thể dẫn đến tình trạng suy giảm trí thông minh ở trẻ em, rối loạn hành vi và gây khó khăn trong quá trình học tập [56]. Bất kể một lượng nhỏ của chì nào cũng sẽ gây hại cho cơ thể. 2.3.2. Thực trạng ô nhiễm kẽm, chì ở Việt Nam. Tình trạng ô nhiễm KLN, đặc biệt là chì xuất hiện ở rất nhiều địa phương với những nguyên nhân khác nhau. Việc khai khoáng các mỏ kim loại chì – kẽm; nước thải công nghiệp từ các nhà máy, khu công nghiệp; rác thải đô thị; lạm dụng 18 hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu và việc sản xuất pin, ắc quy và hoạt động tái chế chì. Hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang phát triển nhanh chóng. Riêng nhóm khoáng sản kim loại có 47 mỏ và điểm quặng. Những mỏ kim loại có trữ lượng lớn là mỏ chì làng Hích, mỏ sắt Trại Cau, mỏ Barit – Hợp Tiến I ở Đồng Hỷ . Tuy nhiên, do sử dụng công nghệ lạc hậu, đa phần khai thác theo kiểu lộ thiên nên đất tại các khu vực khai khoáng đều bị ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đất và gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của người dân trong khu vực. Kết quả thí nghiệm của Lương Thị Thúy Vân (2012) cho thấy rõ tình trạng ô nhiễm đất tại xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên . 12
  14. Bảng 2.1. Hàm lượng Pb trong đất ở khu vực khai thác quặng Pb – Zn xã Tân Long – Đồng Hỷ - Thái Nguyên Ký hiệu mẫu Pb (mg/kg) TL1 0,035 TL2 13028,00 TL3 81,500 TL4 2991,50 TL5 5412,37 TL6 1535,78 TL7 6156,56 QCVN 03:2008/BTNMT 70 Có thể thấy hàm lượng Pb cao nhất lên tới 13.028 mg/kg, gấp 186 lần so với quy chuẩn Việt Nam (QCVN). Điều này cho thấy tình trạng ô nhiễm kim loại chì trong đất tại khu vực mỏ khai khoảng vô cùng nặng nề, và tất yếu sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước và sức khỏe người dân ở khu vực lân cận. Kết quả nghiên cứu của Đặng Thị An và các cs (2008) tại Làng Hích, Tân Long, Thái Nguyên cũng cho thấy tình trạng ô nhiễm chì tại khu vực này . Bảng 2.2. Hàm lượng chì trong đất tại Làng Hích STT Địa điểm Hàm lượng Pb so với trọng lượng khô (ppm) 1 Bãi thải mới 5300 – 9200 2 Khu đất giáp bãi thải mới 164 – 904 3 Vườn nhà dân gần bãi thải mới 27,9 – 35,8 4 Bãi thải cũ 1100 – 1300 5 Ruộng lúa giáp bãi thải cũ 1271 – 3953 6 Vườn nhà dân gần bãi thải cũ 230 – 360 TCVN 7209 – 2002 70 Nguồn: [1] Theo kết quả nghiên cứu trên, tất cả các mẫu đất tại làng Hích đều nhiễm chì. Cao nhất là ở khu vực bãi thải mới, gấp 131 lần TCVN. Phần đất duy nhất trong giới 13
  15. hạn cho phép là đất vườn nhà dân gần bãi thải mới. Điều này có lẽ do tại thời điểm đo, bãi thải mới hoạt động chưa đủ lâu khiến lượng chì ô nhiễm chưa có khả năng phát tán rộng. 2.3.3. Ảnh hưởng đến môi trường từ hoạt động khai thác và sản xuất kẽm chì. * Ảnh hưởng đến môi trường không khí “Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khso chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)”. Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí từ hoạt động lưu trữ và sản xuất kẽm chì: + Khí độc Nguồn phát sinh khí thải đều diễn ra ở tất cả các công đoạn sản xuất và nhiều nhất là do thiết bị làm việc và do nổ mìn. Hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thiết bị khai thác sẽ làm phát sinh ô nhiễm có chửa sản phẩm cuarq úa trình đốt nhiên liệu và khí thải thường là NOx, SO2, CO Hầu hết các khâu công nghệ trong khai thác và sản xuất kẽm chì đều gây ô nhiễm bụi. + Tiếng ồn Khoan nổ mìn: Tiếng ồn phát sinh và tác động thường xuyên, đặc biệt là trong moong và hầm lò khai thác. Tiếng ồn động cơ của các phương tiện giao thông vận tải. Tiếng ồn từ hoạt động chế biến quặng (quá trình đập, nghiền quặng). *Ảnh hưởng đến môi trường nước “Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã”. Nguyên nhân chủ yếu là do nước mưa chảy tràn khu vực khai thác và nước thải sản xuất. Đối với khai thác hầm lò, việc sử dụng hệ thống khai thác lưu quặng có nguy cơ làm giảm độ pH trong nước thải hầm lò, tăng nguy cơ axit hóa nguồn nước thải mỏ do đặc điểm quặng sulfua có chưa nhiều lưu huỳnh. 14
  16. *Ảnh hưởng đến môi trường đất Hoạt động khai thác ảnh hưởng đến môi trường đất thể hiện ở các khía cạnh: + Nguy cơ gây nhiễm bẩn đất đai. + Chiếm dụng nhiều diện tích đất. + Nguy cơ trượt lở đất, xói mòn khi có mưa lớn. * Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, cảnh quan Hoạt động khai thác làm biến đổi địa hình, địa mạo của khu vực và biến đổi hệ sinh thái, diện tích đất bị bóc mòn, cảnh quan thay đổi đồng thời làm tăng nguy cơ trượt lở, đất đai bị rửa trôi, giảm độ phì, làm mất nơi cư trú của nhiều loài động vật. 15
  17. PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ VỊ TRÍ NGHIÊNCỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Hiện trạng sản xuất và công tác quản lý môi trường tại xí nghiệp kẽm chì Làng Hích. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Môi trường bên trong và xung quanh khu vực xí nghiệp kẽm chì làng Hích. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu Địa điểm thực tập: Xí Nghiệp Kẽm Chì Làng Hích – Tân Long – Đồng Hỷ - Thái Nguyên. 3.2.2. Thời gian tiến hành Từ 4/1/2019 đến 30/4/2019 3.3. Nội dung nghiên cứu * Đánh giá hiện trạng sản xuất và công tác quản lý môi trường tại xí nghiệp kẽm chì Làng Hích. - Tổng quan phân xưởng xí nghiệp kẽm chì làng Hích. - Khảo sát, lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường khu vực xí nghiệp. - Trên cơ sở thu thập tài liệu về công nghệ khai sản xuất, hệ thống sản xuất, đánh giá các nguồn gây tác động và tải lượng các chất ô nhiễm do hoạt động của sản xuất của xí nghiệp kẽm chì làng Hích. * Đề xuất các giải pháp kĩ thuật và giải pháp quản lý nhằm cải thiện môi trường khu vực xí nghiệp kẽm chì làng Hích. Căn cứ vào thực trạng môi trường, nhận định các vấn đề môi trường còn tồn tại từ đó đề xuất các giải pháp xử lý và quản lý môi trường phù hợp với điều kiện thực tế của xí nghiệp kẽm chì làng Hích. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp điều tra, phỏng vấn Phương pháp này giúp thu thập thêm thông tin chưa có tài liệu thống kê hoặc lấy ý kiến từ cộng đồng. - Đối tượng phỏng vấn: Các hộ gia đình quanh khu vực công ty 16
  18. - Hình thức phỏng vấn: + Phỏng vấn trực tiếp và sử dụng phiếu điều tra + Phỏng vấn 100 hộ theo phương pháp chon ngẫu nhiên 3.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, thông tin thứ cấp Tài liệu từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh thái Nguyên - Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu có sẵn liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Thu thập tài liệu, văn bản pháp luật có liên quan - Tài liệu về kinh tế xã hội - Tài liệu về quá trình hoạt động, hiện trạng xử lý nước thải của công ty. - Các tài liệu có liên quan đến công ty 3.4.3. Phương pháp khảo sát thực địa - Khảo sát địa bàn tại công ty - Áp dụng phương pháp điều tra và phỏng vấn trên thực địa xung quanh công ty để đánh giá ảnh hưởng của nước thải công ty đến môi trường. 3.4.4. Phương pháp lấy mẫu Lấy mẫu nước thải trực tiếp ngoài hiện trường theo các hướng dẫn lấy mẫu đối với mẫu nước theo các tiêu chuẩn. - Nguyên tắc lấy mẫu: Xác định các điểm lấy mẫu từ nguồn nước thải do Công ty Xí Nghiệp Kẽm Chì Làng Hích xả thải. Đồng thời quan sát và điền đầy đủ thông tin. - Vị trí lấy mẫu: Lấy 3 mẫu tại cống nước thải ở 3 vị trí khác nhau. + Mẫu 1: Lấy tại bể thu gom nước thải chung + Mẫu 2: Lấy tại cửa xả nước thải + Mẫu 3: Lấy tại hồ sinh học nơi tiếp nhận nguồn nước thải - Thời gian lấy mẫu: Lấy mẫu vào thời gian các buổi sáng. - Dụng cụ lấy mẫu: Sử dụng can nhựa sạch cổ hẹp, tối màu, đảm bảo các tiêu chuẩn về lấy mẫu. Vệ sinh dụng cụ lấy mẫu để đảm bảo độ chính xác của kết quả. Can đã được rửa sạch không được chứa các tạp chất. Trước khi lấy mẫu dùng nước ở ngay chỗ lấy mẫu để tráng dụng cụ. 3.4.5. Phương pháp phân tích Phân tích các chỉ tiêu nước thải theo các tiêu chuẩn áp dụng hiện hành. 17
  19. * Các quy chuẩn so sánh đối chiếu. + QCVN 09/2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp 18
  20. PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tổng quan về Công ty xí Nghiệp Kẽm Chì Làng Hích 4.1.1. Thông tin chung Xí nghiệp kẽm chì làng Hích - Xí nghiệp liên hiệp Luyện kim màu Bắc Thái. Cơ quan chủ quản: Xí nghiệp liên hiệp Luyện kim màu Bắc Thái. Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước. Trụ sở : Xã Tân Long – huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại: 02803 823077 – Fax : 02803 823077 Hình 4.1. Xí nghiệp kẽm chì làng Hích * Tóm tắt quá trình thành lập của công ty Ngày 25 tháng 9 năm 1979, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 349-CL thành lập Xí nghiệp Kẽm Chì Làng Hích trực thuộc Bộ cơ khí luyện kim, tiếp đó ngày 28 tháng 2 năm 1980 Bộ trưởng Bộ cơ khí luyện kim đã ký quyết định số 60- CL/CB quy định về cơ cấu tổ chức của xí nghiệp liên hợp luyện kim màu. Cùng với sự chuyển đổi cơ chế quản lý của đất nước, mô hình tổ chức và tên gọi của Công ty đã nhiều lần thay đổi, ngày 20 tháng 4 năm 1993 Thủ tướng chính phủ ký quyết định số 181-TTg về việc thành lập lại Công ty kim loại màu TN; thực hiện Nghị quyết BCH Trung ương Đảng lần thứ ba khoá IX “về sắp xếp đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước”. Ngày 12 tháng 11 năm 2004 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã ký quyết định số 130 về việc chuyển công ty Kim loại màu Thái Nguyên thành công ty TNHH nhà nước một thành viên kim loại màu Thái Nguyên. Ngày 17 tháng 12 năm 2010, Hôi 19
  21. đồng thành viên Tổng công ty khoáng sản – Vinacomin đã ban hành quyết định só 598/QĐ-TKS về việc đổi tên công ty TNHH nhà nước một thành viên kim loại màu Thái Nguyên sang tên mới là công ty TNHH một thành viên kim loại màu Thái Nguyên. Ngày 26 tháng 12 năm 2005 Thủ tướng chính phủ ký quyết định số 345 thành lập Tập đoàn công nghiệp Than – khoáng sản Việt Nam. Theo đó từ năm 2006 đến nay Công ty là thành viên trong ngôi nhà chung của Tập đoàn Than – khoáng sản Việt Nam. Thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn và Tổng công ty Khoáng sản-Vinacomin về chủ trương CPH Doanh nghiệp Nhà nước, ngày 10/6/2014 Công ty đã tiến hành Đại hội đồng cổ đông thành lập Công ty CP Kim loại màu thái Nguyên-Vimico, theo đó Công ty chuyển đổi sang mô hình CPH kể từ ngày 01/7/2014. Xí nghiệp kẽm chì làng Hích ra đời với nhiệm vụ tìm kiếm thăm dò và tổ chức khai thác tuyển các loại kẽm và quặng chì cung cấp cho các phân xưởng tuyển, luyện kim, sản xuất thành các sản phẩm : Tinh quặng kẽm (sản xuất tại chỗ), tinh quặng chì, bột ôxýt kẽm các loại đáp ứng nhu cầu thị trường. Qua 40 năm thành lập, cơ cấu tổ chức của Công ty có nhiều thay đổi, ngày đầu thành lập Công ty có 6 đơn vị thành viên. Có lúc cao điểm Công ty có 15 đơn vị thành viên và 20 phòng, ban, PX đội sản xuất trực thuộc.Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, từ năm 2006 đến năm 2008 công ty đã bàn giao 8 đơn vị thành viên sang công ty cổ phần và chuyển về trực thuộc Tổng Công ty khoáng sản – TKV. Hiện nay công ty có 4 đơn vị thành viên, 11 phòng chức năng, 02 phân xưởng trực thuộc, và 01 công ty liên kết, với gần 1.500 cán bộ CNVC-LĐ, hoạt động chủ yếu trên địa bàn 2 tỉnh: Thái Nguyên – Bắc Kạn. 4.1.2. Vị trí địa lý của Công ty - Công ty được đầu tư xây dựng tại xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. - Khu vực xây dựng Công ty cách khu dân cư xã Tân Long khoảng 1km về phía Đông. - Vị trí Công ty nằm ở phía Tây xã Hòa Bình, huyện Đồng Hỷ, cách thành phố Thái Nguyên 20 km về phía Tây Nam. - Vị trí tiếp giáp của Công ty : xung quanh đều là các xã vùng cao 135 như Hòa Bình, Đồng Luông 20
  22. 4.1.3. Cơ cấu tổ chức của tổng công ty Hình 4.2. Cơ cấu tổ chức của tổng công ty 4.1.4. Vị trí xả thải của Công ty Nguồn tiếp nhận nước thải trực tiếp của Công ty là suối chạy dọc 2 xã Tân Long và Hòa Bình.Nước thải của Công ty gồm nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn. Ba dòng nước thải này được thu gom theo ba đường ống khác nhau rồi xả ngầm ra hệ thống thoát nước chung để tới hệ thống xử lý nước thải của Công Ty. 21
  23. 4.1.5. Công nghệ sản xuất quặng của Công ty * Nguyên vật liệu - Nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất chủ yếu là quặng : tinh quặng chì, kẽm, quặng ô xít, oxit đồng Bảng 4.1: Nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất quặng Đơn vị tính Nguyên vật liệu ( % ) Bột ô xýt Chì 14% Bột ô xít kẽm znO 90% Bột ô xít loại I 70% Kẽm thỏi Zn.01 99,99% Kẽm thỏi Zn.02 99,95% Bột ô xýt đồng 14% Bột ô xýt cadimi 45% Than cám tuyển từ xỉ lò quay 74% Bột ôxít 60% (Nguồn: Công ty Xí Nghiệp kẽm Chì Làng Hích) - Nhu cầu điện và nước + Nhu cầu điện sử dụng: 7.500.000 kwh/năm + Nhu cầu nước sử dụng hiện tại trung bình: 980 m3/ngày.đêm + Công suất hiện tại: đạt 89% công suất thiết kế của nhà máy. * Tóm tắt quy trình công nghệ sản xuất quặng + Công nghệ sản xuất thiếc Nấu luyện thiếc thô bằng lò phản xạ, điện phân tinh luyện thiếc sản xuất ra thiếc đạt chất lượng thiếc loại I (có % Sn ≥99,95). Đây là công nghệ truyền thống có năng suất và sản lượng lớn trên thế giới. Công nghệ này ổn định, giá thành thấp, các chỉ tiêu KTKT đạt rất cao và đặc biệt phù hợp với nguồn nguyên liệu đầu vào là tinh quặng thiếc gốc,cỡ hạt mịn và chứa nhiều tạp chất đặc biệt là hàm lượng Fe cao. Công đoạn điện phân tinh luyện thiếc nằm trong dây chuyền công nghệ sản xuất thiếc do Công ty tự nghiên cứu, thiết kế xây dựng đưa vào sản xuất vào năm 2003, đây là dây chuyền công nghệ có đầu tiên ở Việt Nam và được giải thưởng giải III VIFOTECH năm 2005. 22
  24. + Công nghệ sản xuất bột Kẽm ôxýt Công ty có hai dây chuyền sản xuất bột kẽm ô xýt: - Dây chuyền công nghệ sản xuất bột ô xýt kẽm 90%ZnO bằng lò Vê-tê- rin: Dây chuyền này đối với thế giới là cũ tuy nhiên sản phẩm đạt chất lượng rất cao đáp ứng yêu cầu của thị trường sản xuất có hiệu quả và giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động nên Công ty vẫn áp dụng với qui mô không lớn (700T/năm). - Dây chuyền công nghệ sản xuất bột ô xýt kẽm 90%ZnO bằng lò quay: Từ năm 1992 công ty đã đầu tư và đưa vào sản xuất bột ôxit kẽm bằng công nghệ lò ống quay, với sản lượng 600 ÷ 700 Tấn/năm. Năm 1995 đầu tư thêm lò quay số 2 nâng công suất lên 3500T/năm. Năm 2007 đầu tư thêm lò quay số 3, cải tạo nâng cấp lò quay số 1 và 2 nâng công suất lên 7000T/năm. Chất lượng sản phẩm bình quân đạt 75 ÷ 80% ZnO, thực thu kim loại đạt 82%. - Đây là công nghệ hoả luyện làm giàu quặng kẽm ô xít bằng lò quay, là công nghệ mới, ổn định và có năng suất cao, sản lượng lớn, dễ cơ khí hóa và tự động hóa ,chi phí sản xuất thấp và chỉ tiêu KTKT cao(có thể sử dụng loại quặng hàm lượng kẽm thấp(≤15% Zn, hiệu suất thu hồi kim loại cao, kim loại kẽm trong xỉ thải thấp, tiết kiệm tài nguyên, tiêu hao vật chất thấp) , bảo đảm tiêu chuẩn về vệ sinh công nghiệp và ô nhiễm môi trường. - Sản phẩm của dây chuyền có chất lượng trung bình phù hợp làm nguyên liệu cho nhà máy kẽm điện phân và phục vụ một số ngành công nghiệp yêu cầu chất lượng bột kẽm không cao lắm. Năm 2010 Công ty thưch hiện Dự án SXTN “Hoàn thiện công nghệ và sản xuất thử bột ô xít kẽm có hàm lượng trên 90% ZnO bằng lò quay ” thuộc “Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm về công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản” thực hiện Đề án “Đổi mới và hiện đại hoá công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”.Dự án hoàn thành đi vào sản xuất sẽ khắc phụ được vấn đề chất lượng bột ZnO sản phẩm của lò quay, công nghệ hiện tại Công ty đang áp dụng. + Công nghệ sản xuất kẽm kim loại Nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên được đưa vào vận hành từ đầu năm 2006 dùng công nghệ thuỷ luyện với công suất thiết kế là 10.000 tấn kẽm thỏi /năm. Đây là nhà máy sản xuất kẽm kim loại có đầu tiên ở Việt nam và Đông Dương, sử dụng nguồn quặng đầu vào là tinh quặng kẽm sunfua chứa 50%Zn và bột oxit kẽm chứa 23
  25. 60%Zn, mỗi loại chiếm 50%, tinh quặng kẽm sunfua được thiêu sunfát hóa qua lò thiêu lớp sôi, sản phẩm thiêu được chuyển sang công đoạn hòa tách và làm sạch. Bột oxit kẽm 60%Zn được thiêu khử Cl, F qua lò nhiều tầng, sản phẩm thiêu khử chuyển sang hòa tách và làm sạch. Dung dịch sau làm sạch của 2 loại trên được đưa đến khâu điện phân sản phẩm là kẽm lá sau đó đúc thành kẽm thỏi 99,99%Zn . Khí lò thiêu lớp sôi được đua đi sản xuất axit 98%H2SO4. Khí thải sau khi sản xuất axit đạt tiêu chuẩn Việt Nam QCVN19:2009/BTNMT: Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ. Nước thải sản xuất (chủ yếu lànước thải công nghệ, nước dư khi rửa kẽm điện phân và do nước sạch rò rỉ ra ước khoảng 500m3/ngày, dùng nước vôi trung hoà xử lý các ion kim loại nặng trong nước thải axit. Có trạm xử lý nước thải riêng cho tới khi đạt chất lượng tái sử dụng hay thải ra ngoài. Bã sắt sinh ra trong khâu hòa tách cát bụi thiêu lò lớp sôi được rửa sạch đem chất đống ở bãi thải bã, sắp tới công nghệ thủy luyện toàn phần sẽ được thay đổi thành công nghệ bán thủy luyện thì bã sắt sinh ra có chứa kẽm khoảng 15% sẽ được quay vòng lại xử lý bằng lò quay. Bã sinh ra trong quá trình hòa tách bột oxit kẽm lò nhiều tầng được xử lý thành tinh quặng chì 18% cung cấp cho Nhà máy luyện chì. Bã sinh ra trong quá trình làm sạch đem xử lý thu hồi Cadimi và bã đồng. Hiện nay Công ty đang thực hiện dự án :”Cải tạo nâng cao chất lượng nhà máy kẽm điện phân”.Nội dung chủ yếu của dự án lả tiến công nghệ từ thủy luyện toàn phần sang bán thủy luyện. Đầu tư thêm thiết bị nâng công suất lên 15.000T/năm với nguyên liệu đầu vào là 25.000T/năm tinh quặng sun fua 50% Zn và 7000T/năm bột kẽm ô xýt 60% Zn.Đầu tư thêm hệ thống lò quay xử lý bã, Hệ thống khử SO2 trong khí thải bằng Dung dịch NH3 sản xuất phân đạm giải quyết triệt để vấn đề môi trường đảm bảo công ty phát triển sản xuất bền vững thân thiện với môi trường. 4.1.6.Hiện trạng môi trường Xí Nghiệp kẽm Chì Làng Hích Công nghệ sản xuất quặng sinh ra ba nguồn thải là: khí thải, chất thải rắn và nước thải. a) Khí thải Bụi khói và khí thải từ ống khói của xưởng tuyển, máy nghiền quặng. 24
  26. Bụi phát sinh từ quá trình đập sàng, nghiền quặng , khai thác và vận chuyển quặng. + Khí NH3 từ hệ thống làm lạnh. + Khí thải của luyện chì bao gồm các loại phụ gia, khí thải từ than cốc, tinh quặng chì, b) Chất thải rắn - Chất thải rắn công nghiệp + Các nguồn thải chính có khả năng gây ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác và chế biến quặng đất hiếm, bao gồm bãi thải đất đá, khai trường khai thác, hồ thải quặng đuôi, bãi tập kết quặng thành phẩm, bã thải đuôi quặng và nước thải từ quá trình tinh chế quặng. + Cụ thể, đất đá thải trong khai thác quặng đất hiếm được lưu giữ trong các bãi thải và thường phơi lộ trong môi trường, nên các chất độc hại như các chất phóng xạ, sulphides, fluorites và kim loại nặng trong đất đá thải sẽ hòa tan và lan truyền tới các thủy vực, rò rỉ vào hệ thống nước ngầm và đất đai nếu không có giải pháp kiểm soát và quản lý thích hợp. Các bãi thải đất đá cũng là nguồn phát sinh bụi có chứa các kim loại nặng, chất phóng xạ và những chất độc hại khác. Giống như các bãi thải đất đá, khai trường cũng bị phơi lộ trong môi trường làm hòa tan các chất độc hại và phóng xạ, lan truyền tới các thủy vực và ngấm vào đất đai, nước ngầm xung quanh. Thời gian khai trường để lộ thiên càng lâu thì càng có khả năng nhiều chất ô nhiễm bị rò rỉ vào môi trường. Vì thế, cần phải tiến hành các giải pháp cải tạo phục hồi sau khi xí nghiệp đã ngừng hoạt động. + Quặng đuôi thải ra từ quá trình tuyển quặng đất hiếm được lưu chứa trong các hồ thải, cũng là nguồn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường lớn. Quặng đuôi bao gồm các hạt mịn, nước thải và các hóa chất tuyển. Một phần nước thải trong hồ thải quặng đuôi được tuần hoàn trở lại dây chuyền sản xuất, phần còn lại được chứa trong hồ thải. Các thành phần độc hại trong quặng đuôi khi hòa tan có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí, bao gồm các kim loại như Al, Ba, Be, Cu, Pb, Mn, Zn, các chất phóng xạ (Th và U), fluorides, sulphate, hóa chất tuyển Ngoài quặng nguyên khai sau khai thác thì sau khi nghiền và làm giàu, quặng tinh có thể chất đống trong khu vực xí nghiệp /nhà máy tuyển trước khi được vận chuyển đến khu vực chế 25
  27. biến tiếp theo. Các bãi chứa quặng có thể phát sinh các chất phóng xạ và phát thải khí Radon. + Đối với những bao bì bị hỏng không đóng được bao, Công ty sẽ tập trung lại để bán cho các cơ sở thu mua phế liệu. + Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải: Bùn thải ra từ hệ thống xử lý nước thải là những chất thải thông thường, Công ty sẽ thu gom lại và xử lý chung với rác thải sinh hoạt. Một phần bùn sẽ được sử dụng để bón cây trong khu vực Công ty. - Chất thải rắn nguy hại Chủ yếu là giẻ lau dầu mỡ, dầu máy thải, chất thải rắn từ quá trình sản xuất tinh quặng - Chất thải rắn sinh hoạt Công ty ký hợp đồng vận chuyển và xử lý với công ty có chức năng để vận chuyển và xử lý theo quy định. Tại các xưởng sản xuất của công ty đều có những bãi chất thải, định kỳ hằng ngày nhân viên vệ sinh thu gom chất thải về vị trí bãi thải, định kỳ hằng tháng (hoặc khi có yêu cầu) công ty vận chuyển đi xử lý. + Hóa chất quá hạn và bao bì đựng hóa chất được thu gom và xử lý như một chất thải nguy hại c) Nước thải + Nước thải sinh hoạt từ hoạt động của các nhân viên Công ty. + Nước thải từ hệ thống xứ lý khí thải của tuyển. + Nước thải từ quá trình sản xuất quặng. + Nước rửa thiết bị (các máy lọc, bồn chứa, ). + Nước thải có chứa dầu từ bồn chứa, bơm, đường ống dẫn dầu (trong trường hợp rò rỉ dầu tại bồn chứa, bơm, đường ống). 26
  28. 4.2.Quy trình xử lý nước thải của công ty Hình 4.3. Sơ đồ xử lý nước thải Bể nước PAC/ Suối Sục Ca (OH)2 PAM sạch Nước thải mỏ Bể keo Bể lọc kết Bể trung Bể lắng tụ hợp khử Mn hòa Bê lắng Bơm Bãi chứa bùn bùn bùn thải Nước sau lắng bùn Hình 4.4. Sơ đồ công nghệ XLNT tại phân xưởng 27
  29. Quy trình công nghệ được thể hiện trên hình sau: Nước thải mỏ Bể lắng 1 (hệ thống 3 bể) Bể tôi vôi Van định lượng Bể sữa vôi Bể trung hoà Van địnhlượng Bùn Sân Bể pha Bể keo tụ phơi keo tụ bùn 1 Bể lắng 2 2 Bể lắng 3 Van địnhlượng Bể chứa nướcsau xử lý Nước đạt QCMT Hình 4.5. Quy trình sử công nghệ xử lý nước thải. Nước thải (đã kiểm tra độ pH) chảy qua hệ thống bể lắng 1 để lắng bùn đất và đất đá, sau đó được đưa sang bể trung hoà đồng thời với việc cho vôi sữa vào theo tỷ lệ phù hợp, để tăng hiệu quả ta kết hợp dùng máy khuấy bằng cánh quạt. Từ bể trung hoà được dẫn sang bể keo tụ để xử lý và tiếp tục lắng cặn và nước được tiếp tục chuyển qua bể số 2 và số 3 để lắng cặn đảm bảo theo yêu cầu theo qui trình công nghệ được thể hiện trên hình 4.5. Nước thải sản xuất được tập trung vào hố lắng cặn, sau khi lắng phải đảm bảo chất lượng nước loại B theo QCVN 40:2011/BTNMTmới được thải vào hệ thống thoát nước chung. 28
  30. 4.3. Đánh giá tổng quan hiện trạng công tác quản lý môi trường khu vực xí nghiệp kẽm chì làng Hích. 4.3.1. Các giải pháp quản lý môi trường đang thực hiện Về giải pháp quản lý: Hiện nay xí nghiệp có phòng An toàn môi trường với hơn 10 cán bộ chuyên phụ trách các vấn đề về an toàn xí nghiệp , vấn đề môi trường xí nghiệp trong đó có 01 cán bộ chuyên trách về môi trường. Trong hoạt động quản lý môi trường, xí nghiệp luôn có ý thức tuân thủ các quy định chung liên quan đến bảo vệ môi trường theo Luật môi trường như: Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, chương trình kiểm soát ô nhiễm định kỳ và báo cáo môi trường định kỳ đến cơ quan quản lý, thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường. Về các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm cụ thể đang áp dụng tại xí nghiệp gồm: Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi, tiếng ồn: Sử dụng máy khoan có bộ phận phun nước chống bụi và lọc bụi; Tưới nước, làm ẩm trong khu vực bốc xúc và trên tuyến đường vận chuyển trong khu vực xí nghiệp, xưởng chế biến quặng, trạm chuyển tải quặng, sân công nghiệp, trồng cây xanh, tuân thủ các quy định đối với phương tiện vận chuyển, phương tiện thi công. Biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng do nước thải - Xử lý nước thải moong: Được bơm và xử lý lắng tại hồ chứa dung tích 22.500m3 trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. - Đối với nước mưa chảy tràn: Định hường dòng chảy bề mặt bằng mương rãnh thoát nước và hố ga lắng cặn. - Đối với nước thải sinh hoạt: Xử lý qua bể tự hoại trước khi xả ra ngoài môi trường. - Biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng do chất thải rắn: Đã có bãi đổ thải riêng, có thu gom chất thải rắn nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt. 4.3.2. Đánh giá tổng thể và các vấn đề môi trường ưu tiên giải quyết Để đánh giá tổng hợp công tác quản lý môi trường tại xí nghiệp trên cơ sở đó xác định vấn đề tồn tại và đề xuất các giải pháp khắc phục, báo cáo dựa theo phương pháp xây dựng nhóm tiêu chí, đánh giá mức độ quan trọng, mức độ tuân thủ các tiêu chí, cho điểm và đánh giá. - Các nhóm tiêu chí được xây dựng gồm 05 nhóm: 29
  31. + Nhóm 1: Nhóm tiêu chí về việc thực hiện các quy định chung trong bảo vệ môi trường của xí nghiệp ; + Nhóm 2: Nhóm tiêu chí về hệ thống quản lý và xử lý khí bụi từ hoạt động của xí nghiệp ; + Nhóm 3: Nhóm tiêu chí về hệ thống quản lý và xử lý nước thải xí nghiệp ; + Nhóm 4: Nhóm tiêu chí về hệ thống quản lý và xử lý chất thải rắn; + Nhóm 5: Nhóm tiêu chí về quản lý rủi ro, sự cố. Kết quả đánh giá cho thấy chỉ có 2 nhóm tiêu chí đạt mức tỷ lệ đánh giá trên trung bình là nhóm tiêu chí về thực hiện các quy định chung về bảo vệ môi trường và nhóm tiêu chí về quản lý rủi ro, sự cố đạt điểm trên trung bình trong khi đó các tiêu chí về giảm thiểu chất thải chỉ đạt dưới mức trung bình. Bảng 4.2: Kết quả phân tích mẫu nước thải tại bể gom chung, cửa xả nước thải và hồ sinh học (ngày 14/2/2019) ST Thông số Đơn vị NT1 NT2 NT3 QCVN T 40:2011/BTNMT Giá trị C Cột B Cmax 1 Nhiệt độ 0C 21 21,5 21,5 40 40 2 Màu Pt/Co 162 41 43 50 50 3 pH - 5,6 7,05 7,1 6 đến 9 6 đến 9 0 4 BOD5 (20 C) mg/l 6013 13 14 30 27 5 COD mg/l 8706 21 23 75 67,5 6 Chất rắn lơ lửng mg/l 109 19 29 50 45 7 Tổng dầu mỡ mg/l 9,54 1,87 1,95 5 4,5 8 Amoni (tính theo N) mg/l 12,8 2,06 2,1 5 4,5 9 Tổng nito mg/l 37,5 5,12 5,17 20 18 10 Tổng photpho (tính mg/l 8,37 3,21 2,79 4 3,6 theo P) 11 Coliform Vi 17.500 1.250 1.550 3000 3000 khuẩn/10 0ml (Nguồn: Báo cáo xả thải của Xí nghiệp Kẽm Chì Làng Hích) [1] 30
  32. Ghi chú: - NT1: Mẫu nước thải tại bể gom chung - NT2: Mẫu nước thải tại cửa xả nước thải - NT3: Mẫu nước thải tại hồ sinh học - QCVN40:2011/BTNMT (Cột B): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, cột B quy định giá trị nồng độ các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả thải vào nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. - Cmax là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải - Áp dụng hệ số Kq=0,9, Kf =1,0 Cmax=C.Kq.Kf Nhận xét: Qua kết quả phân tích so sánh với QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (cột B, áp dụng hệ số Kq=0,9 và Kf =1,0), cho thấy: Chất lượng nước thải của Công ty khi chưa qua hệ thống xử lý các chỉ tiêu đặc trưng lớn hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Sau khi qua hệ thống xử lý tập trung của Công ty tất cả đều các chỉ tiêu ô nhễm đặc trưng trong nước thải đã được xử lý đảm bảo nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép áp dụng. Chất lượng nước thải Công ty đạt tiêu chuẩn hiện hành. 4.4.Ý kiến người dân về ảnh hưởng của nước thải công ty đến môi trường Để đánh giá khách quan về vấn đề môi trường của Công ty Xí nghiệp Kẽm Chì Làng Hích, tôi tiến hành lập phiếu điều tra và phỏng vấn 100 hộ dân sống quanh khu vực công ty để đánh giá xem chất thải chủ yếu của xí nghiệp là gì và vẫn đề nước thải của xí nghiệp có ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân như thế nào. Kết quả được thể hiện trong bảng dưới đây: Bảng 4.3: Kết quả điều tra ý kiến của người dân về vấn đề chất thải của công ty STT Chất thải chủ yếu Kết quả điều tra Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Nước thải 57 57 2 Khí thải 8 8 3 Chất thải rắn 23 23 4 Tiếng ồn 5 5 5 Tất cả chất thải 7 7 31
  33. Nhận xét: Theo kết quả trên thấy, đa phần người dân cho rằng chất thải chủ yếu của xí nghiệp là nước thải chiếm 57%, chất thải rắn chiếm 23%, khí thải chiếm 8%, tiếng ồn chiếm 5% và 7% người dân cho rằng công ty thải ra tất cả các loại chất thải đều như nhau. Trên thực tế, dựa vào quy trình sản xuất cũng như công nghệ xử lý chất thải của Xí Nghiệp cũng cho thấy hầu như chất thải chủ yếu của công ty là nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất cũng như sinh hoạt, chất thải rắn được công ty thu gom đem đi xử lý nên ít làm ảnh hưởng đến môi trường , khí thải và tiếng ồn phát sinh quanh khu vực nhà máy cách xa khu dân cư nên không ảnh hưởng nhiều đến người dân. - Về ảnh hưởng của nước thải công ty đến môi trường và sức khỏe người dân được thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 4.4: Kết quả điều tra ý kiến người dân về ảnh hưởng của quá trình sản xuất kẽm chì của xí nghiệp đến môi trường STT Mức độ ảnh hưởng đến môi Kết quả điều tra trường Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Không ảnh hưởng 0 0 2 Đất 7 7 3 Không khí 37 37 4 Nước 56 56 (Nguồn: Phiếu điều tra) Nhận xét: Theo kết quả trên thấy, đa phần người dân cho rằng ảnh hưởng chất thải trong quá trình sản xuất kẽm chì của xí nghiệp ảnh hưởng tới môi trường . Cụ thể như : - Môi trường nước : tỷ lệ 56% - Môi trường không khí : tỷ lệ 37% - Môi trường đất : tỷ lệ 7% - Không ảnh hưởng : tỷ lệ 0% - Từ số liệu trên rõ ràng nhận thấy ảnh hưởng của chất thải trong quá trình sản xuất kẽm chì của xí nghiệp. Ảnh hưởng rất lớn tới môi trường nước và không khí tại đây. 32
  34. Bảng 4.5: Kết quả điều tra ý kiến người dân về chất lượng môi trường của khu vực xí nghiệp kẽm chì làng Hích. STT Chất lượng môi trường Kết quả điều tra Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Tốt 6 6 2 Bình thường 17 17 3 Kém 77 77 (Nguồn: Phiếu điều tra) Nhận xét: : Theo kết quả trên thấy, đa phần người dân cho rằng chất lượng môi trường của khu vực xí nghiệp kẽm chì làng Hích. Chất lượng kém chiếm tỷ lệ 77%, Chất lượng trung bình chiếm tỷ lệ 17% , chất lượng tốt chiếm 6% - Từ những số liệu trên cho thấy chất lượng môi trường tại khu vực xí nghiệp kẽm chì làng Hích đang rất báo động và việc cải thiện chất lượng môi trường khu vực xí nghiệp là việc ưu tiên hàng đầu. Bảng 4.6: Kết quả điều tra ý kiến người dân về tình trạng chất lượng Nước Thải của khu vực xí nghiệp kẽm chì làng Hích. STT Tình trạng chất lượng Nước Kết quả điều tra Thải Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Nước màu đen, có mùi hôi 26 26 2 Nước màu nâu đục 65 65 Nước trong 0 0 3 Màu nước khác 9 9 (Nguồn: Phiếu điều tra) Nhận xét: Theo kết quả trên thấy, đa phần người dân cho rằng tình trạng chất lượng Nước Thải của khu vực xí nghiệp kẽm chì làng Hích. Nước có mầu đen, có mùi hôi chiếm tỷ lệ 26%. Nước có mầu nâu đục chiếm 65%. Nước có mầu khác chiếm 9%. - Từ số liệu trên cho thấy chủ yếu nước thải của khu vực xí nghiệp có mầu nâu đục đặc trưng của hàm lượng lớn kim loại nặng chứa trong nước thải tại đây. 33
  35. Bảng 4.7: Kết quả điều tra ý kiến người dân về công tác quản lý thu gom rác Thải của khu vực xí nghiệp kẽm chì làng Hích. STT Công tác thu gom rác thải Kết quả điều tra Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Có 66 66 2 không 34 34 (Nguồn: Phiếu điều tra) Nhận xét: Theo kết quả trên thấy, đa phần người dân cho rằng công tác quản lý, thu gom rác thải của khu vực xí nghiệp kẽm chì làng Hích. Được thực hiện Chiếm tỷ lệ 66% và không có thu gom chiếm Tỷ lệ 34% . - Từ những ý kiến khách quan thu thập được cho thấy xí nghiệp kẽm chì làng Hích cần đẩy mạnh công tác quản lý và thu gom rác thải tại khu vực xí nghiệp. Bảng 4.8: Kết quả điều tra ý kiến người dân về hiệu quả của công tác thu gom rác Thải của khu vực xí nghiệp kẽm chì làng Hích. STT Hiệu quả của công tác thu gom Kết quả điều tra rác Thải Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Có 58 58 2 không 42 42 (Nguồn: Phiếu điều tra) Nhận xét: Nhận xét: Theo kết quả trên thấy, đa phần người dân cho rằng chất lượng của công tác quản lý, thu gom rác thải của khu vực xí nghiệp kẽm chì làng Hích. Có độ hiệu quả chiếm tỷ lệ 58%, Không đạt hiệu quả chiếm tỷ lệ 42% Bảng 4.9: Kết quả điều tra ý kiến người dân về ảnh hưởng của nước thải sản xuất của công ty đến sức khỏe người dân STT Mức độ ảnh hưởng Kết quả điều tra Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Không ảnh hưởng 10 10 2 Gây bệnh ngoài da 14 14 3 Gây bệnh về hô hấp 56 56 4 Gây bệnh về tiêu hóa 6 6 5 Tất cả loại bệnh 14 14 (Nguồn: Phiếu điều tra) 34
  36. Theo kết quả điều tra người dân về ảnh hưởng của nước thải sản xuất của nhà máy đến môi trường và sức khỏe người dân thì có nhiều ý kiến khác nhau nhưng đa phần người dân đều cho rằng nước thải của nhà máy ít nhiều cũng ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người dân tại địa bàn khu vực xung quanh nhà máy, cụ thể: Ảnh hưởng đến môi trường: không ảnh hưởng chiếm 0%, ảnh hưởng đến đất chiếm 7%, ảnh hưởng đến không khí chiếm 37% và chủ yếu ảnh hưởng đến môi trường nước chiếm 56%. Nước thải Xí nghiệp là nguồn gây ô nhiễm chủ yếu đến môi trường nước tại địa phương, bên cạnh đó nước thải bốc mùi hôi thối ảnh hưởng không ít đến chất lượng không khí xung quanh đồng thời cũng gây ô nhiễm đất. Ảnh hưởng đến sức khỏe người dân: không ảnh hưởng chiếm 10%, gây các bệnh ngoài da chiếm 14%, gây bệnh về hô hấp chiếm 56%, gây bệnh về tiêu hóa chiếm 6%, và 14% ý kiến người dân cho rằng nước thải xí nghiệp gây ra tất cả các loại bệnh. 4.5. Đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng môi trường khu vực xí nghiệp Cải thiện chất lượng môi trường không khí: Đầu tư hệ thống phun sương dập bụi cho những khu vực phát sinh bụi: Khu vực sàng tuyển, khu vực tuyến đường vận chuyển đất đá thải ra bãi thải Nam và bãi thải Tây. - Cải thiện chất lượng môi trường nước: Xử lắng kết hợp với đông keo tụ. - Cải thiện hệ thống thu gom xử lý chất thải rắn: Phân tầng đối với bãi thải; quan trắc dịch động bãi thải. - Đề xuất phương án cải tạo phục hồi môi trường: Cải tạo và giữ lại moong khai thác làm hồ chứa nước; San cắt, hạ thấp độ cao bãi thải Tây, trồng cây trên toàn bộ khu vực bãi thải; Tháo dỡ các công trình trên mặt, phủ xanh bằng keo lai. - Bổ sung nhân lực quản lý, nâng cao nhận thức cho cán bộ công nhân. Hiện nay, hầu hết các nhà máy hay KCN ở Việt Nam nói chung và Xí Nghiệp kẽm Chì Làng Hích nói riêng đều sử dụng hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ vi sinh truyền thống (sử dụng vi sinh vật để phâ hủy các chất độc hại trong nước thải). Tuy nhiên, công nghệ này lại có nhiều nhược điểm - Chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường bên ngoài - Khả năng xử lý nhiều chất ô nhiễm cùng một lúc còn hạn chế, khả năng khử mùi chưa cao 35
  37. - Công suất xử lý thấp, tốn diện tích, mất nhiều thời gian xử lý nước thải và thời gian nuôi cấy vi sinh vật. 36
  38. PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Công ty Xí nghiệp kẽm Chì Làng Hích là một thành viên của Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam, nằm trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, không những cung cấp sản phẩm về kim loại màu mà công ty đã và đang đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế, xã hội tại địa bàn. Không chỉ chú trọng đến phát triển kinh tế mà vấn đề môi trường cũng được công ty rất quan tâm đặc biệt là nước thải. Qua kết quả đánh giá chất lượng môi trường không khí và môi trường nước tại Công ty xí nghiệp làng Hích, kết luận được rút ra với những nội dung chính sau đây: - Chất lượng môi trường không khí Chất lượng môi trường không khí xung quanh trog và ngoài nhà máy tương đối đảm bảo theo số liệu mẫu thu thập được. - Chất lượng nước thải sản xuất phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty đều đạt tiêu chuẩn thải. - Chất lượng nước ngầm tại hộ gia đình và xung quanh khu vực vẫn đạt tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng nước ngầm (QCVN 09/2015/BTNMT Quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp). - Công ty đã có những biện pháp bảo vệ môi trường, đầu tư công nghệ trang thiết bị hiện đại nhằm hạn chế sự phát sinh và xử lý hiệu quả nguồn nước thải. - Tuy nhiên, theo điều tra kết quả lấy ý kiến người dân sống xung quanh khu vực nhà máy cho biết nước thải của nhà máy đã và đang gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường đặc biệt là môi trường nước. Vấn đề ô nhiễm nguồn nước đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng sức khỏe của người dân nơi đây mà chủ yếu gây ra các loại bệnh ngoài da. - Dựa trên các tiêu chí xây dựng đánh giá tổng thể công tác quản lý môi trường xí nghiệp cho thấy: các giải pháp giảm thiểu, xử lý khí thải, nước thải, chất thải rắn hiện tại của xí nghiệp chưa đạt yêu cầu. 37
  39. 5.2. Đề nghị 5.2.1. Đối với công ty - Luôn luôn đổi mới, tìm hiểu và ứng dụng các dây truyền công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại; các công nghệ xử lý mới, tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với tình hình sản xuất của công ty. - Tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty về sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. 5.2.2. Đối với các cơ quan chức năng có thẩm quyền - Luôn luôn khuyến khích công ty thực hiện các công tác bảo vệ môi trường. Đồng thời cần có sự quản lý, giám sát chặt chẽ các hoạt động của công ty. - Tạo mọi điều kiện thuận lợi để công ty có thể phát triển tốt nhất. - Xử lý nghiêm và kịp thời các hành vi gây ô nhiễm môi trường đối với cơ sở gây ô nhiễm. - Kiểm tra định các hệ thống xả thải của công ty - Thu thuế, phí môi trường đầy đủ theo quy định của pháp luật. 38
  40. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo xả thải của Xí nghiệp Kẽm Chì Làng Hích năm 2018 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Quy chuẩn Việt Nam, QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp 3. Lưu Đức Hải (2001), Cơ sở khoa học môi trường, Nxb Đại học Quốc gia hà Nội 4. Hoàng Văn Hùng, Nguyễn Thanh Hải (2010), Bài giảng “Ô nhiễm môi trường”, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 5. Dư Ngọc Thành (2008), Giáo trình “Quản lý tài nguyên nước và khoáng sản”, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 6. Lê Quốc Tuấn (2009), Báo cáo khao học môi trường “Ô nhiễm nước và hậu quả của nó”, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh 7. Hồ sơ khảo sát địa chất công trình vùng Xí nghiệp kẽm CHì Làng Hích, 2015 8. Luật bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thực hiện (2015) 9. Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên (2016), Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng Xí Nghiệp Kẽm Chì Làng Hích. 10. linh-vuc-xu-ly-nuoc-c1229.html 11. ôi_trường_có_những_chức_năng _cơ_bản_nào 12. 39
  41. PHIẾU ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY Xí Nghiệp Kẽm Chì Làng Hích Xin anh (chị) vui lòng cho biết các thông tin về những vẫn đề dưới đây (Hãy trả lời hoặc đánh dấu x vào những câu trả lời phù hợp với ý kiến của anh/chị). PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG 1. Họ tên người cung cấp thông tin 2. Nghề nghiệp Tuổi Giới tính Nam Nữ 3. Trình độ văn hóa: THCS CĐ, ĐH THPT Trình độ khác 4. Địa chỉ: Thôn (xóm) Xã (phường) Huyện (Quận) Tỉnh (Thành phố) 5. Điện thoại PHẦN II. NỘI DUNG PHỎNG VẤN 6. Chất lượng môi trường tại công ty như thế nào? Tốt Kém Bình thường 7. Tình trạng chất lượng nước thải của công ty khi thải ra môi trường như thế nào? Nước màu đen, có mùi hôi Nước trong Nước màu nâu đục Màu nước khác 8. Vấn đề môi trường đáng lo ngại nhất trong công ty là gì? Không khí Chất thải rắn Nước Tất cả các ý trên 9. Loại chất thải phát sinh chủ yếu từ các hoạt động trong công ty? Khí thải Chất thải rắn Nước thải Tất cả các loại trên 10. Rác thải trong công ty có thường xuyên được thu gom không? Có Không Nếu có thì bao lâu/lần? 11. Việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải đã đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường không? Có Không 40
  42. 12. Anh/chị có biết việc tái chế có lợi ích gì không Tiết kiệm nhiên liệu Giảm được lượng CTR Giảm chi phí vận chuyển Tất cả các ý trên 13. Nguồn nước thải của công ty được thải ra đâu? Ao , hồ Cống thải chung của KCN Sông Nơi khác 14. Mức độ ô hiễm của nước thải như thế nào? Không ô nhiễm Ô nhiễm nhẹ Bình thường Rất ô nhiễm 15. Nguồn nước thải của công ty có ảnh hưởng môi trường không? Không ảnh hưởng Ảnh hưởng đến MT không khí Ảnh hưởng đến MT đất Ảnh hưởng đến MT nước 16. Nguồn nước thải của công ty có ảnh hưởng đến sức khỏe người dân như thế nào? Không ảnh hưởng Gây các bệnh về tiêu hóa Gây các bệnh ngoài da Các bệnh khác Gây các bệnh về hô hấp 17. Công ty có thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khóa, tuyên truyền phổ biến kiến thức về môi trường cho người dân hay khônga Không tổ chức Thường xuyên tổ chức Thỉnh thoảng 18. Theo anh/chị trách nhiệm bảo vệ môi trường thuộc về ai? Công ty Người dân Các cấp chính quyền Tất cả mọi người Anh/chị có kiến nghị gì đối với công ty không? Xin trân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Người được phỏng vấn Người phỏng vấn 41