Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vực mỏ đá xã Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

pdf 61 trang thiennha21 13/04/2022 7150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vực mỏ đá xã Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hien_trang_moi_truong_xung_quanh_khu_vuc.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vực mỏ đá xã Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NHỮ THỊ HẢI YẾN “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH KHU VỰC MỎ ĐÁ XÃ PHAN THANH, HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 - 2018 THÁI NGUYÊN - 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NHỮ THỊ HẢI YẾN “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH KHU VỰC MỎ ĐÁ XÃ PHAN THANH, HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Lớp : K46 – KHMT – N01 Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 - 2018 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Dương Thị Minh Hòa THÁI NGUYÊN - 2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm hệ thống lại toàn bộ chương trình đã được học và vận dụng lý thuyết vào trong thực tiễn. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm Khoa Môi Trường, em đã về thực tập tại Viện Kỹ Thuật Và Công Nghệ Môi Trường. Đến nay em đã hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp. Để hoàn thành đề tài này, trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Ban giám hiệu trường ĐHNL Thái Nguyên. Ban chủ nhiệm khoa và tập thể các thầy giáo, cô giáo trong trường đã truyền đạt lại cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại nhà trường. Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công nhân viên của Viện Kỹ Thuật và Công Nghệ Môi Trường đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại cơ sở. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo tận tình của cô giáo hướng dẫn: ThS Dương Thị Minh Hòa đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Cuối cùng, em xin được gửi tới gia đình và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ, tạo niềm tin và là chỗ dựa vững chắc cho em trong suốt khoảng thời qua cũng như vượt qua những khó khăn trong khoảng thời gian thực hiện khóa luận. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Nhữ Thị Hải Yến
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Tên và vị trí các điểm lấy mẫu phân tích 13 Bảng 4.1. Tọa độ ranh giới khu vực khai thác 16 Bảng 4.2. Tổ chức nhân lực của mỏ 19 Bảng 4.3. Tổng trữ lượng khai thác mỏ 20 Bảng 4.4. Chế độ làm việc của mỏ 20 Bảng 4.5. Sản lượng khai thác và chế biến hàng năm 21 Bảng 4.6. Danh mục máy móc, thiết bị của mỏ 25 Bảng 4.7. Kết quả tính toán nhu cầu nguyên, nhiên liệu 26 Bảng 4.8. Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh tại mỏ 28 Bảng 4.9. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí Quý I năm 2017 29 Bảng 4.10. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí Quí II năm 2017 30 Bảng 4.11. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí Quí III năm 2017 31 Bảng 4.12. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí Quí IV năm 2017 32 Bảng 4.13. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt Quí I năm 2017 36 Bảng 4.14. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt Quí II năm 2017 37 Bảng 4.15. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt Quí III năm 2017 38 Bảng 4.16. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt Quí IV năm 2017 39
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Vị trí khu mỏ 17 Hình 4.2. Sơ đồ Các khâu công nghệ khai thác mỏ 25 Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện thông số tiếng ồn (Leq)các quí trong năm 2017 33 Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện hàm lượng SO2 các quí trong năm 2017 34 Hình 4.5. Biểu đồ thể hiện hàm lượng NO2 các quí trong năm 2017 34 Hình 4.6. Biểu đồ thể hiện hàm lượng bụi lơ lửng các quí trong năm 2017 35 Hình 4.7. Biểu đồ thể hiện hàm lượng CO các quí trong năm 2017 36 Hình 4.8. Biểu đồ thể hiện chỉ tiêu pH các quí trong năm 2017 40 Hình 4.9. Biểu đồ thể hiện hàm lượng DO các quí trong năm 2017 41 Hình 4.10. Biểu đồ thể hiện hàm lượng TSS các quí trong năm 2017 41 Hình 4.11. Biểu đồ thể hiện hàm lượng COD các quí trong năm 2017 42 Hình 4.12. Biểu đồ thể hiện hàm lượng BOD5 các quí trong năm 2017 43 - Hình 4.13. Biểu đồ thể hiện hàm lượng NO3 các quí trong năm 2017 43 - Hình 4.14. Biểu đồ thể hiện hàm lượng NO2 các quí trong năm 2017 44
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Kí hiệu Tiếng Việt BTNMT Bộ tài nguyên và môi trường CHXHCNVN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam MT Môi trường NĐ- CP Nghị định- Chính phủ QCVN Quy chuẩn Việt Nam QĐ Quyết định QH Quốc hội SP Sản phẩm TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TT Thông tư
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.3. Yêu cầu 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài 2 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở khoa học 4 2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 4 2.1.2. Cơ sở pháp lí của đề tài 6 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 7 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 7 2.2.2. Tình hình nghiên cứu khai thác đá ở Việt Nam 9 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 12 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 12 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 12 3.3. Nội dung nghiên cứu 12
  8. vi 3.4. Phương pháp nghiên cứu 12 3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin, kế thừa số liệu, tài liệu 12 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích 13 3.4.3. Phương pháp tổng hợp, so sánh, viết báo cáo 15 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 16 4.1. Tổng quan về mỏ đá Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái 16 4.1.1. Giới thiệu về mỏ đá 16 4.1.2. Quy mô, công suất và sản phẩm 19 4.1.3. Công nghệ sản xuất 22 4.1.4. Danh mục thiết bị, máy móc 25 4.1.5. Nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào 26 4.2. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường tại khu vực mỏ đá Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái 27 4.2.1. Nguồn gây ô nhiễm không khí xung quanh 27 4.2.2. Nguồn gây ô nhiễm nước 28 4.3. Đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại khu vực mỏ đá Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái 29 4.3.1. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực mỏ đá quý I năm 2017 29 4.3.2. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực mỏ đá quý II năm 2017 30 4.3.3. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực mỏ đá quý III năm 2017 31 4.3.4. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực mỏ đá quý IV năm 2017 32 4.3.5. Diễn biến chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực mỏ đá Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái 33
  9. vii 4.4. Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt khu vực mỏ đá Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái 36 4.4.1. Hiện trạng chất lượng môi trường nước xung quanh khu vực mỏ đá quý I năm 2017 36 4.4.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước xung quanh khu vực mỏ đá quý II năm 2017 37 4.4.3. Hiện trạng chất lượng môi trường nước xung quanh khu vực mỏ đá quý III năm 2017 38 4.4.4. Hiện trạng chất lượng môi trường nước xung quanh khu vực mỏ đá quý IV năm 2017 39 4.4.5. Diễn biến chất lượng môi trường nước xung quanh khu vực mỏ đá Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái 40 4.5. Đề xuất biện pháp giảm thiểu và khắc phục ô nhiễm 44 4.5.1. Các giải pháp về kĩ thuật 44 4.5.2. Các giải pháp về quản lý 46 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47 5.1. Kết luận 47 5.2. Kiến nghị 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50 PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẬP
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nằm ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, là nguồn nguyên liệu, tiềm năng quí của quốc gia. Qua nhiều năm nghiên cứu điều tra cơ bản và tìm kiếm khoáng sản của các nhà địa chất Việt Nam cùng với các kết quả ghiên cứu của các nhà địa chất Pháp từ trước. Cách mạng tháng Tám đến nay, chúng ta đã phát hiện trên đất nước có 5.000 mỏ và điểm khoáng sản của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau từ các khoáng sản năng lượng, kim loại đến chất công nghiệp và vật liệu xây dựng. Trong đó Yên Bái là một trong số ít tỉnh được đánh giá là có tiềm năng to lớn về khoáng sản và nhất là đá hoa làm đá ốp lát và sản xuất bột carbonat calci. Với sức phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, có nhiều mỏ đã đưa vào khai thác trong những năm vừa qua và đã trở thành nhân tố tích cực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để quy hoạch và phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới, tỉnh Yên Bái đã chú trọng phát triển công nghiệp khai khoáng, trong đó các mỏ đá hoa là loại hình khoáng sản đang được khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư khai thác, sử dụng nhằm phát huy thế mạnh nguồn nguyên liệu sẵn có của tỉnh. Mỏ đá hoa tại xã Phan Thanh huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái đã được Công ty cổ phần Phan Thanh thăm dò và đưa vào khai thác công nghiệp vào quý I năm 2016 với công suất khai thác hàng năm của mỏ là: 232.000 m3/năm, đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái nói chung và huyện Lục Yên nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về kinh tế xã hội, mang lại cho người dân trên địa bàn huyện có được công việc và thu nhập ổn định thì hoạt động khai thác đá của mỏ đã và đang gây ra một vấn đề lo ngại về môi trường, nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức
  11. 2 khỏe của người dân. Đó chính là nguồn nước và không khí tại khu vực này đang bị de dọa bởi hoạt động khai thác của mỏ đá hoa Phan Thanh. Nhằm đánh giá những ảnh hưởng tới môi trường nước, không khí do hoạt động khai thác của mỏ gây ra, qua đó đề xuất biện pháp hoàn phục môi trường đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường và phục vụ các mục đích có lợi cho con người và sinh vật, tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vực mỏ đá xã Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái”. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá được thực trạng tình hình khai thác đá tại mỏ đá Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. - Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vực mỏ đá Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. - Đề xuất các biện pháp cho đơn vị tổ chức khai thác cũng như việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này, nhằm giảm thiểu hạn chế tối đa các hoạt động khai thác tới môi trường và con người. 1.3. Yêu cầu - Điều tra thu thập số liệu đánh giá chính xác, khách quan. - Thu thập mẫu, phân tích mẫu theo đúng quy đinh. - Số liệu phân tích khách quan, trung thực. - So sánh, phân tích số liệu theo tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp, các giải pháp, kiến nghị phải có tính khả thi thực tế phù hợp với điều kiện địa phương. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Vận dụng và phát huy các kiến thức đã học trong Nhà trường vào thực tế.
  12. 3 - Nâng cao trình độ chuyên môn đồng thời tích lũy kinh nghiệm thực tế cho bản thân sau này. - Tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội thực hiện và tiếp xúc với các vấn đề đang được xã hội quan tâm. - Kết quả của đề tài là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về chất lượng môi trường mỏ đá Phan Thanh – Lục Yên – Yên Bái. 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Góp phần đánh giá chất lượng môi trường mỏ đá Phan Thanh, chỉ ra được những vị trí ô nhiễm, để có những biện pháp xử lý phù hợp cho từng mục đích sử dụng. - Là cơ sở giúp các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường đưa ra các biện pháp xử lý cũng như quản lý nhằm nâng cao chất lượng môi trường Phan Thanh – Lục Yên – Yên Bái. - Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường cho mọi thành viên tham gia hoạt động khai thác.
  13. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 2.1.1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến môi trường - Khái niệm môi trường: Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2014, môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” [4]. - Khái niệm ô nhiễm môi trường: Theo khoản 8 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trương Việt Nam 2014: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật” [4]. - Hoạt động bảo vệ môi trường: Theo khoản 3 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam 2014: “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đên môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hổi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành” [4]. - Khái niệm tiêu chuẩn môi trường: “Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường” [11].
  14. 5 - Quy chuẩn kỹ thuật môi trường: Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014: “Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc để bảo vệ môi trường” [4]. 2.1.1.2. Một số khái niệm liên quan đến khai thác đá hoa * Đá hoa Đá hoa, còn gọi là cẩm thạch, là một loại đá biến chất từ đá vôi có cấu tạo không phân phiến. Thành phần chủ yếu của nó là canxit (dạng kết tinh của cacbonat canxi, CaCO3). Nó thường được sử dụng để tạc tượng cũng như vật liệu trang trí trong các tòa nhà và một số dạng ứng dụng khác. Từ đá hoa (marble) cũng được sử dụng để chỉ các loại đá có thể làm tăng độ bóng hoặc thích hợp dùng làm đá trang trí [8]. * Nguồn gốc đá hoa Đá hoa là kết quả của quá trình biến chất khu vực hoặc hiến khi gặp trong biến chất tiếp xúc từ các đá trầm tích cacbonat như đá vôi hoặc đá dolomit, hay biến chất từ đá hoa có trước. Quá trình biến chất làm cho đá ban đầu bị tái kết tinh hoàn toàn tạo thành cấu trúc khảm của các tinh thể canxit, aragonit hay dolomit. Nhiệt độ và áp suất cần thiết để hình thành đá hoa thường phá hủy các hóa thạch và cấu tạo của đá trầm tích ban đầu. Đá hoa tinh khiết màu trắng là kết quả biến chất từ đá vôi rất tinh khiết. Các đặc điểm vân và viền có nhiều màu sắc khác nhau của đá hoa thường do các tạp chất tạo nên như sét, bột, cát, ôxít sắt, hoặc đá phiến silic, các loại này là những hạt hoặc các lớp nguyên thủy có mặt trong đá vôi. Màu xanh lục thường do sự có mặt của xecpentin, tạo ra từ đá vôi giàu magiê hoặc dolomit
  15. 6 có chứa tạp chất silica. Các loại tạp chất khác nhau được di chuyển và tái kết tinh bởi áp suất và nhiệt độ cao của quá trình biến chất [8]. * Công nghệ khai thác mỏ Công nghệ khai thác mỏ chủ yếu gồm 2 nhóm là khai thác mỏ lộ thiên và khai thác hầm lò. Đối tượng khai thác cũng được chia thành 2 nhóm tùy theo loại vật liệu: sa khoáng bao gồm các khoáng vật có giá trị nằm lẫn trong cuội lòng sông, cát bãi biển và các vật liệu bở rời khác; và quặng mạch hay còn gọi là quặng trong đá gốc, ở đây các khoáng vật có giá trị được tìm thấy trong các mạch, các lớp hoặc các hạt khoáng vật phân bố rải rác trong khối đá. Cả hai loại này đều có thể khai thác theo phương pháp lộ thiên và hầm lò [8]. 2.1.2. Cơ sở pháp lí của đề tài - Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/06/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. - Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 được Quốc hội nước CHXHCNVN khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17/11/2010; - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. - Nghị định số158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản. - Nghị định số 164/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản. - Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường thông tư hướng dẫn về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản. - QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
  16. 7 - QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. - QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 2.2.1.1. Hoạt động khai thác đá trên thế giới Hoạt động khai thác khoáng sản nói chung và khai thác đá nói riêng đã và đang phát triển trên thế giới. Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà nhu cầu sử dụng đá hoa cương ở các nước ngày càng tăng. Đá hoa được ứng dụng trong trang trí nội thất mà không có một loại vật liệu nào có thể thay thế. Từ xa xưa con người đã biết sử dụng đá hoa xây dựng nên những lâu đài, điện ngọc để lại những giá trị vĩnh hằng về vật liệu kiến trúc. Ngày nay với sự phát triển của công nghệ khai thác cùng với bàn tay, khối óc của con người đã tìm và khai thác được những mỏ đá hoa trắng từ khắp mọi nơi trên thế giới. Phần lớn đá thiên nhiên được khai thác ở Iran, Italia, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Mêxico, Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp, Canada, Pháp và Brazil, [9]. Tại Ấn Độ, công nghệ khai thác đá của họ rất phát triển và tận dụng triệt để nguồn tài nguyên này, họ áp dụng hình thức khai thác có chi phí thấp nhưng năng suất thu được rất cao. Đá hoa trắng của Ấn Độ thuộc dòng đô lô mít với hàm lượng CaCO3 khoảng 60 - 67% còn lại là tạp chất MgO, SiO2, đá trắng của Ấn Độ chỉ làm đá xẻ chứ không nghiền làm bột siêu mịn được vì hàm lượng tạp chất quá cao [9]. Hiện nay trên thế giới nổi tiếng nhất là đá hoa trắng của vùng Carrare nước Italia, đây là một loại đá trang trí, nó nổi tiếng không chỉ vì sự sáng bóng mà còn vì hình vân và màu sắc của nó. Có các loại đá trắng, đen, ghi, đỏ, xanh lá cây, vàng và xanh da trời. Hầu hết người ta khai thác đá hoa này ở những mỏ đá lộ thiên, phương pháp tiến hành rất đơn giản. Người ta lấy
  17. 8 những khối đá ra rồi cưa chúng bằng dây xoắn, đây là dây thép dài ít nhất 1500 m, nó quay quanh một cái ròng rọc mà người ta đã đưa vào trong giếng mỏ có đường kính một vài đêximét và chiều sâu của giếng tương ứng với độ dày của khối đá lấy được. Tốc độ cưa thay đổi 5 cm đến 30 cm/h. Nó phụ thuộc vào độ cứng của đá và chất mài được phụt vào trong rãnh. Dây xoắn cưa ngang hay thẳng đứng, tiếp đó những khối đá được cắt ra theo kích thước và hình dạng đã định trước. Hàng năm nước Italia sản xuất ra hàng trăm triệu m3 đá hoa các loại phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang các nước khác trên toàn thế giới [9]. Hoạt động khai thác đá trên thế giới ngày càng phát triển mạnh đem lại lợi ích kinh tế khá cao, tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người trên toàn thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích mà hoạt động khai thác đá đem lại thì hoạt động khai thác đá đã và đang gây ra những hậu quả nặng nề làm ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. Quá trình nổ mìn, khoan cắt và vận chuyển đá đã tạo ra một lượng bụi rất lớn và gây nên những chấn động mạnh làm thay đổi cảnh quan, mất đa dạng sinh học. Trên thế giới hàng năm ngành khai thác đá đã xảy ra hàng trăm vụ sập mỏ đá do khai thác đá trái phép và do công nghệ không đảm bảo an toàn cho công nhân khu vực khai thác, cướp đi sinh mạng của hàng trăm người [9]. 2.2.1.2. Ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác đá trên thế giới Khai thác đá hiện nay đang là ngành công nghiệp mang lại lợi ích kinh tế rất cao, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, hậu quả của hoạt động khai thác đá lại là vấn đề đang được quan tâm trong những năm gần đây (vấn đề ô nhiễm môi trường do khai thác, chế biến đá và tình trạng khai thác đá trái phép tại nhiều nước có trữ lượng đá lớn trên thế giới). Khai thác đá tạo ra một lượng bụi rất lớn, lớn hơn gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép, thậm chí có những nơi nồng độ bụi cao gấp 10
  18. 9 lần tiêu chuẩn cho phép. Bên cạnh đó, tại các mỏ khai thác còn thải ra một lượng lớn khí độc hại như CO, SO2, đây là những khí rất độc hại đối với môi trường và những người lao động tại chính cơ sở khai thác và sản xuất đá. Một số khu vực khai thác do công nghệ khai thác chủ yếu là công nghệ thủ công, không được trang bị những thiết bị tiên tiến trong quá trình khai thác và chế biến đá đều phát sinh ra một lượng bụi rất lớn làm ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân xung quanh khu vực khai thác. Như vậy hoạt động khai thác đá trên thế giới đang diễn ra rất mạnh trong những năm gần đây, cung cấp phần lớn các nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu của con người. Cùng với sản lượng khai thác đá ngày càng tăng, thì ngành công nghiệp khai thác đá trên toàn thế giới cũng đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của hoạt động khai thác đá để lại, trong đó đáng nói đến nhiều nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu khai thác đá ở Việt Nam 2.2.2.1. Hoạt động khai thác đá ở Việt Nam Theo báo cáo của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, đá hoa trắng là khoáng sản được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Kết quả điều tra thăm dò địa chất cho thấy, đá hoa trắng phân bố khá rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam song tập chung trữ lượng lớn ở một số địa phương như Yên Bái, Nghệ An, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, [9]. Theo thống kê, hiện nay trên phạm vi cả nước có 97 giấy phép khai thác đá đang hoạt động. Trong đó có 47 giấy phép thăm dò với trữ lượng dự báo 177,7 triệu m3 đá ốp lát, 624 triệu tấn đá bột và 50 giấy phép khai thác 9 với trữ lượng đã cấp phép là 161 triệu m 3 đá làm đá ốp lát, 428 triệu tấn đá làm bột carbonat canxi. Công suất khai thác hàng năm đối với đá ốp lát là 5,8 triệu m3 và 16 triệu tấn đá bột [9].
  19. 10 Hoạt động khai thác, chế biến đá hoa tại các địa phương đã góp phần phát triển kinh tế xã hội, tạo được công ăn việc làm và thu nhập cho một bộ phận người dân địa phương. Hoạt động đầu tư của nhiều doanh nghiệp đã tạo được uy tín và thương hiệu riêng tại thị trường trong nước và một số khu vực trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay ngành công nghiệp khai thác đá hoa trắng còn gặp phải không ít những khó khăn khi thiếu chế tài chặt chẽ đối với việc hành nghề thăm dò khoáng sản dẫn đến nhiều tổ chức, cá nhân thiếu năng lực và kinh nghiệm vẫn được thuê thăm dò. Do đó, nhiều mỏ khi đi vào khai thác không như kết quả đánh giá trữ lượng dẫn tới chủ đầu tư thua lỗ, kinh doanh không hiệu quả. Với số lượng giấy phép hoạt động khoáng sản đã cấp và sẽ cấp cho thấy, sau năm 2012 có khoảng 100 doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực này tập chung chủ yếu ở 3 - 4 vùng mỏ, như vậy có thể có hiện tượng khai thác tràn lan, lãng phí tài nguyên, tranh giành diện tích, mất an ninh trật tự và đặc biệt ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường và cơ sở hạ tầng không thể đáp ứng. Số lượng cơ sở chế biến đá hoa khá lớn. Tuy nhiên lại có quy mô nhỏ, phân tán, thiết bị công nghệ còn lạc hậu nên chưa sử dụng hợp lý tài nguyên. Tại các mỏ khai thác đá làm ốp lát, thực tế chỉ thu hồi được 20 - 30% khối lượng đá thành phẩm còn lại 70 - 80% chưa có nhu cầu sử dụng, phải để lại tại mỏ cho thấy sự lãng phí lớn và là nguồn gốc tiềm ẩn nguy cơ sạt lở, mất an toàn trong khai thác [9]. 2.2.2.2. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá đến môi trường tại Việt Nam Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của cả nước, các hoạt động khai thác khoáng sản ở nước ta đã và đang góp phần to lớn vào công cuộc đổi mới đất nước. Tuy nhiên, các hoạt động khai thác khoáng sản, đặc biệt là khai thác đá vẫn luôn là mối hiểm họa ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường.
  20. 11 Trong quá trình khai thác mỏ, con người đã làm thay đổi môi trường xung quanh, làm phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường. Tác động tới môi trường không khí và nước: Hoạt động khai thác đá thường sinh ra một lượng bụi lớn có nguồn gốc chủ yếu từ hoạt động nổ mìn, khoan cắt đá, từ quá trình vận chuyển đá về bãi tập kết và các chất thải rắn, chất thải sinh hoạt, các bụi thải không được quản lý, xử lý chặt chẽ tham gia vào thành phần nước mưa, nước chảy tràn cung cấp cho nguồn nước tự nhiên là những tác động tiêu cực tới môi trường, gây ô nhiễm môi trường nước và không khí xung quanh khu vực mỏ khai thác. Tác động tới các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác: Hoạt động khai thác đá làm thay đổi cảnh quan môi trường, mất cân bằng sinh thái, làm thoái hóa lớp đất mặt, gây sạt lở mất an toàn lao động và trong quá trình khai thác đá còn tạo ra tiếng ồn và những chấn động lớn gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân xung quanh khu vực khai thác.
  21. 12 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là môi trường nước, không khí xung quanh mỏ đá Phan Thanh thuộc xã Phan Thanh – Lục Yên – Yên Bái. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là khu vực xung quanh mỏ đá Phan Thanh thuộc xã Phan Thanh – Lục Yên – Yên Bái. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành Địa điểm nghiên cứu: Mỏ đá Phan thanh, xã Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Thời gian tiến hành: từ tháng 7 năm 2017 đến tháng 12 năm 2017. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Tổng quan về mỏ đá Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. - Các nguồn gây ô nhiễm môi trường tại khu vực mỏ đá Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. - Đánh giá hiện trạng môi trường không khí xung quanh khu vực mỏ đá Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. - Đánh giá hiện trạng môi trường nước xung quanh khu vực mỏ đá Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. - Đề xuất biện pháp giảm thiểu và khắc phục ô nhiễm. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin, kế thừa số liệu, tài liệu - Nghiên cứu các văn bản pháp luật và các văn bản dưới luật về công tác quản lý môi trường nước, không khí.
  22. 13 - Kế thừa, sử dụng các tài liệu về mỏ đá - Tìm hiểu và thu thập các số liệu văn bản, tạp chí, internet của khu vực. 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích * Số lượng mẫu: Đề tài tiến hành lấy 3 mẫu khí và 02 mẫu nước xung xung quanh mỏ đá Phan Thanh. Bảng 3.1. Tên và vị trí các điểm lấy mẫu phân tích Ký Vị trí lấy mẫu TT Tên điểm lấy mẫu hiệu Kinh độ Vĩ độ I Môi trường không khí 1 Đường giao thông vào mỏ KK1 2431513 479810 Khu dân cư phía Đông Nam ngoài 2 KK2 2430708 480055 ranh giới mỏ Khu nhà dân phía Tây ngoài ranh 3 KK3 2430989 479539 giới mỏ II Môi trường nước 1 Nước hồ phía Bắc khu mỏ NM1 2431647 478171 2 Nước hồ Thác Bà phía Nam khu mỏ NM2 2430451 479707 * Phương pháp pháp lấy mẫu: - Phương pháp lấy mẫu nước: Lấy mẫu nước thực hiện theo hướng dẫn của tiêu chuẩn quốc gia: + TCVN 5992:1995 chất lượng nước - lấy mẫu. Hướng dẫn kĩ thuật lấy mẫu. + TCVN 6663- 6:2008 (ISO 5667- 6 : 2005) về Chất lượng nước - Lấy mẫu- Phần 6: Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối + TCVN 6663- 3:2008 (ISO 5667- 3 : 2003) về Chất lượng nước - Lấy mẫu- Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
  23. 14 + TCVN 6663- 1:2011 (ISO 5667- 1 : 2006) về Chất lượng nước - lấy mẫu- phần 1: hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu. + TCVN 6663- 1:2011 (ISO 5667- 1:2006) về Chất lượng nước - Lấy mẫu- Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và Kỹ thuật lấy mẫu. - Không khí: Phương pháp lấy mẫu không khí được thực hiện theo hướng dẫn của tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5973-1995 (ISO 9359 : 1989) Chất lượng không khí - phương pháp lấy mẫu phân tầng để đánh giá chất lượng không khí xung quanh. * Chỉ tiêu theo dõi: - Không khí xung quanh: Tiếng ồn; SO2; NO2; CO; Bụi lơ lửng. - - - Nước mặt: pH; DO; TSS; COD; BOD5, NO3 ; NO2 . * Phương pháp phân tích: Mẫu được bảo quản và phân tích tại Viện Kỹ thuật và Công nghệ môi trường. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu như sau: - Không khí xung quanh: + Tiếng ồn Leq: TCVN 7878-2:2010 (ISO 1996-2:2007) về âm học - Mô tả, đo và đánh giá tiếng ồn môi trường - Phần 2 - Xác định mức tiếng ồn môi trường. + SO2: TCVN 5971:1995 (ISO 6767 : 1990) về không khí xung quanh - xác định nồng độ khối lượng của lưu huỳnh dioxit - phương pháp tetracloromercurat (TCM). + NO2: TCVN 6137:2009 (ISO 6768 : 1998) về Không khí xung quanh - Xác định nồng độ khối lượng của nitơ điôxit. + CO: CDATET.HDHT.CO: Quy trình nội bộ hướng dẫn phân tích CO trong phòng thí nghiệm. + Bụi lơ lửng: TCVN 5977:2009 (ISO 9096 : 2003) về Phát thải nguồn tĩnh - Xác định nồng độ khối lượng của bụi bằng phương pháp thủ công.
  24. 15 - Nước mặt: + pH, DO được đo tại hiện trường bằng máy đo nước đa chỉ tiêu + TSS: được xác định bằng phương pháp khối lượng + COD: được xác định bằng phương pháp so màu + BOD5: Được xác định bằng phương pháp pha loãng có bổ sung vi sinh - - + NO3 ; NO2 : Được xác định bằng phương pháp so màu 3.4.3. Phương pháp tổng hợp, so sánh, viết báo cáo Tổng hợp các số liệu thu thập được, so sánh với các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia: - Không khí: + QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. + QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Nước mặt: QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt. Các số liệu sau khi thu thập, phân tích, xử lý được đánh giá tổng hợp và tổng kết thành một bản kết quả cô đọng nhất làm nổi bật lên vấn đề cần nghiên cứu.
  25. 16 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tổng quan về mỏ đá Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái 4.1.1. Giới thiệu về mỏ đá a, Vị trí địa lí Khu vực khai thác thuộc địa phận xã Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Diện tích khai thác 26,75ha, được giới hạn bởi 11 điểm góc: 1, 2, K1, K2, K3, K4, K5, K6, 5, 6, 7, 8 có toạ độ trên bản đồ địa hình 1:10.000 hệ VN2000- Kinh tuyến trục 105o, múi chiếu 6o và kinh tuyến trục 105o45’múi chiếu 3o như sau: Bảng 4.1. Tọa độ ranh giới khu vực khai thác Hệ tọa độ VN 2000, Kinh tuyến Hệ tọa độ VN 2000, Kinh tuyến Tên điểm trục 105o00' múi chiếu 6o trục 104o45' múi chiếu 3o X Y X Y 1 24 31 643 479 301 24 32 360 505 110 2 24 31 745 479 495 34 32 462 505 304 K1 24 31029 479 821 24 31 746 505 630 K2 24 30 929 479 843 24 31 646 505 652 K3 24 30 657 479 641 24 31 374 505 450 K4 24 30 615 479 656 24 31 332 505 465 K5 24 30 604 479 606 24 31 321 505 415 K6 24 30 570 479 531 24 31 287 505 340 5 24 30 757 479 497 24 31 474 505 306 6 24 30 932 479 576 24 31 649 505 385 7 24 31 168 479 533 24 31 885 505 342 8 24 31 401 479 351 24 31 118 505 160
  26. 17 Hình 4.1. Vị trí khu mỏ b, Quá trình hình thành và thông tin chủ đầu tư * Quá trình hình thành: Mỏ đá hoa tại xã Phan Thanh huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái đã được Công ty cổ phần Nông Cao thăm dò, đánh giá chất lượng và trữ lượng và được Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản phê duyệt tại quyết định số 883/QD-HĐTLKS ngày 7 tháng 11 năm 2012. Căn cứ theo tài liệu thăm dò địa chất, mỏ đá hoa tại xã Phan Thanh đạt yêu cầu chất lượng và trữ lượng để đưa vào khai thác công nghiệp. Với mong muốn được đầu tư khai thác và chế biến đá hoa tại Lục Yên – Yên Bái, công ty cổ phần khoáng sản Phan Thanh đã ký hợp đồng số 08/2012/HĐ-KT ngày 2 tháng 12 năm 2012 với công ty cổ phần Nông Cao v/v: Chuyển giao quyền sử dụng toàn bộ tài liệu thăm dò mỏ đá hoa tại khu vực xã Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái trong đó nêu rõ Công ty cổ phần Nông Cao cam kết chuyển giao toàn bộ tài liệu liên quan
  27. 18 đến báo cáo kết quả thăm dò mỏ đá hoa tại khu vực xã Phan Thanh huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cho Công ty cổ phần khoáng sản Phan Thanh sử dụng để lập hồ sơ xin cấp quyền khai thác mỏ. Trên cơ sở đó, công ty cổ phần khoáng sản Phan Thanh đã tiến hành lập Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ đá hoa tại xã Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái để xác định rõ phương hướng và các giải pháp kinh tế kỹ thuật chủ yếu phục vụ có hiệu quả cho việc khai thác sản xuất đá khối và bột carbonat calci. * Thông tin về công ty: - Tên Công ty: Công ty cổ phần khoáng sản Phan Thanh. - Giám đốc: Ông Bùi Huy Cường - Địa chỉ: Tổ 15, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. - Điện thoại: 0904.228393 - Mã số thuế: 5200678955 - Ngành nghề sản xuất chính: Sản xuất vật liệu xây dựng c, Tổ chức quản lý và nhân lực của mỏ Sơ đồ tổ chức quản lý của mỏ được xác định như sau: GIÁM ĐỐC MỎ P. GIÁM ĐỐC K.HOẠCH – VẬT TƯ KHAI THÁC HÀNH CHÍNH KẾ TOÁN KỸ THUẬT
  28. 19 Bảng 4.2. Tổ chức nhân lực của mỏ TT Thành phần nhân lực S.lượng (người) 1 Bộ phận hành chính, gián tiếp 33 1.1 Giám đốc và các phó giám đốc 3 1.2 Phụ trách và nhân viên phòng kế hoạch – kỹ thuật 8 1.3 Phụ trách và nhân viên phòng tài chính – kế toán 4 Phòng hành chính – nhân sự (kể cả nhân viên tạp vụ, 1.4 18 bảo vệ, thủ kho, lái xe ) và gián tiếp nhà máy chế biến 2 Bộ phận khai thác 127 2.1 Công nhân vận hành máy khoan 20 2.2 Công nhân vận hành máy nén khí 10 2.3 Công nhân vận hành máy cắt đá 15 2.4 Công nhân vận hành máy xúc 5 2.5 Công nhân vận hành máy cẩu đá khối 10 2.6 Công nhân vận hành máy ủi 5 2.7 Công nhân lái ô tô 18 2.8 Công nhân lái máy xúc lắp đầu đập đá 3 2.9 Công nhân đội mìn 6 2.10 Công nhân đội sửa chữa đường 5 2.11 Trắc địa 2 2.12 Công nhân vận hành sửa chữa cơ điện, bơm nước 16 2.13 Công nhân đội sửa chữa cơ khí, điện 12 Tổng cộng 160 (Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư XDCT khai thác mỏ đá hoa xã Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) 4.1.2. Quy mô, công suất và sản phẩm 4.1.2.1. Quy mô a. Trữ lượng địa chất Theo Quyết định số 883/QĐ-HĐTLKS ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản về việc Phê duyệt trữ lượng đá hoa trong “Báo cáo thăm dò đá hoa tại khu vực xã Phan Thanh, huyện Lục
  29. 20 Yên, tỉnh Yên Bái”, Tổng trữ lượng đá hoa đạt tiêu chuẩn làm đá ốp lát có kích cỡ ≥0,4m3 tính theo phương pháp mặt cắt song song thẳng đứng ở cấp 121+122 là 6.071 nghìn m3, trong đó trữ lượng cấp 121 là 633 nghìn m3. Tổng trữ lượng đá hoa trắng đạt tiêu chuẩn sản xuất bột carbonat calci tính theo phương pháp mặt cắt song song thẳng đứng ở cấp 121+122 là 7.505 nghìn tấn. Bảng 4.3. Tổng trữ lượng khai thác mỏ Loại nguyên liệu Đơn vị Giá trị Trữ lượng đá ốp lát có kích cỡ ≥ 0,4 m3 m3 4.113.174 Trữ lượng bột cacbonnat calxi, tấn m3 (tấn) 2.019.880 (5.453.679) Trữ lượng đá làm vật liệu xây dựng m3 4.960.409 (Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư XDCT khai thác mỏ đá hoa xã Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) b, Tuổi thọ mỏ Tuổi thọ của mỏ là 39 năm (Trong đó: 01 năm XDCB, 01 năm khai thác đạt 80% công suất thiết kế, 36 năm khai thác với công suất thiết kế, 01 năm đóng cửa mỏ). c, Chế độ làm việc của mỏ Bảng 4.4. Chế độ làm việc của mỏ Thời gian làm việc TT Các khâu công nghệ Giờ/ca Ca/ngày Ngày/năm 1 Khoan 7 2 300 2 Nổ mìn 7 3 ngày/lần 100 3 Xúc, cẩu, gạt trên mỏ 7 2 300 4 Vận chuyển từ mỏ về bãi chứa và về nhà máy 7 2 300 (Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư XDCT khai thác mỏ đá hoa xã Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái)
  30. 21 d, Công suất khai thác Công suất khai thác hàng năm của mỏ là: 232.000 m3/năm. 4.1.2.2. Sản phẩm và thị trường Đá khối và đá xẻ: Đá xẻ có kích thước lớn hoặc đá ốp lát tự nhiên được các thị trường như: Trung Quốc, Ấn Độ, Châu Âu, Châu Á, Tây Á rất ưa chuộng. Nhu cầu hàng năm của thị trường này đến hàng trăm triệu m2 và mức tăng trưởng hàng năm của nhu cầu đạt con số bình quân là 10%. - Bột đá hoa trắng siêu mịn (cỡ < 50-45 micron): có thị trường tiêu thụ rất lớn cả trong nước và ngoài nước, mức tăng trưởng hàng năm tăng 10-20%. Bột đá được sử dụng vào các ngành sản xuất giấy, sơn, nhựa PVC, gỗ nhân tạo, thức ăn gia xúc, dược phẩm, mỹ phẩm . Bảng 4.5. Sản lượng khai thác và chế biến hàng năm TT Loại đá Tỷ lệ, % Đơn vị Sản lượng 1 năm 1 Đá khối 37 m3 107.300 2 Đá bột cacbonat calxi 22 m3 (tấn) 63.800 (172.260) 3 Đá vật liệu xây dựng 41 m3 118.900 3 Tổng 100 m3 290.000 (Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư XDCT khai thác mỏ đá hoa xã Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) - Sản lượng cho các khâu công nghệ 3 + Đá khối: Cho khâu cưa cắt, vận chuyển: 107.300m . + Đá bột cacbonat calci là đá vật liệu xây dựng (kể cả 5% hang castơ) cho khâu khoan nổ: 191.835m3. + Đá bột cacbonat calci và đá vật liệu xây dựng cho khâu xúc bốc vận chuyển: 182.700m3.
  31. 22 4.1.3. Công nghệ sản xuất 4.1.3.1. Công nghệ khai thác a. Tách khối đá ra khỏi mỏ Phương pháp khoan cắt bằng dây kim cương tách khối đá ra khỏi nguyên khối: - Sử dụng máy khoan tự hành TAMROCK TANGER 600 có đường kính mũi khoan D = 64-102mm khoan 1 lỗ thẳng đứng. - Khoan có đường kính mũi 45 mm, đặt trên giá trượt để khoan ngang 2 lỗ ở mặt đáy. - Luồn dây xích kim cương để cắt. b. Tách đá vôi trắng bị nứt nẻ nhiều và đá kẹp ra khỏi mỏ Đối với khu vực thân đá gốc có nhiều nứt nẻ không thể khai thác đá khối lớn sẽ sử dụng khoan TAMROCK RANGER 600 khoan lỗ nạp thuốc nổ bắn mìn để khai thác đá nguyên liệu nghiền bột đá. Tuy nhiên, quá trình khai thác 2 loại đá trên sẽ tận thu tối đa cỡ đá khối có kích cỡ từ 0,4 m3 trở lên. c. Xúc bốc và vận chuyển * Đá khối Sử dụng xe cẩu đưa khối đá vào ô tô thùng có trọng tải 15 tấn vận chuyển đến bãi chứa và xưởng chế biến đá. * Đá nứt nẻ Sau khi nổ mìn làm tơi sơ bộ sẽ xúc lên ô tô tự đổ trọng tải 15 tấn vận chuyển về bãi chứa của trạm nghiền (đá vôi trắng đạt chất lượng) hoặc chở ra bãi chế biến vật liệu xây dựng thông thường (đá không đạt chất lượng). Trên cơ sở đặc điểm của địa chất, địa hình khu vực khai thác và phù hợp với hệ thống khai thác đã dự kiến lựa chọn áp dụng, trình tự khai thác của mỏ được lựa chọn như sau: Khai thác theo lớp bằng với chiều cao lớp là 5m, trong lớp có các phân tầng có chiều cao 2,5m tuỳ theo mức độ liền khối của lớp đá. Các phân tầng
  32. 23 được phát triển song song và khai thác hết lớp trên sẽ xuống lớp dưới, từ trên cao xuống thấp. 4.1.3.2. Hệ thống khai thác Lựa chọn Hệ thống khai thác (HTKT) để thực hiện các khâu công nghệ trong quá trình khai thác nhằm đảm bảo các thiết bị hoạt động có hiệu quả về kinh tế, an toàn và sản xuất liên tục, bảo vệ tốt môi trường. Đối với mỏ đá khối, đặc trưng của hệ thống khai thác là trình tự khấu các lớp đá với các thông số hợp lý. Khu vực khai thác mỏ có cao độ khai thác từ +250m xuống đến +40m. Trên cơ sở tài liệu địa chất, địa hình khu mỏ, điều kiện khai thác hệ thống khai thác được lựa chọn: - Hệ thống khai thác theo lớp bằng cho đá khối, dùng máy khoan, khoan tạo lỗ, đá khối được cưa cắt bằng dây kim cương, kết hợp hai loại hình vận tải: + Đỉnh số 1: từ mức +155m xuống +130m vận tải bằng xe nâng hoặc máy xúc, từ mức +130m đến khi kết thúc khai thác mỏ mức +40m vận tải trực tiếp bằng ôtô, + Đỉnh số 2: từ mức +135m xuống +110m vận tải bằng xe nâng hoặc máy xúc, từ mức +110m đến khi kết thúc khai thác mỏ mức +40m vận tải trực tiếp bằng ôtô. + Đỉnh số 3: từ mức +225m xuống +185m vận tải bằng xe nâng hoặc máy xúc, từ mức +185m đến khi kết thúc khai thác mỏ mức +40m vận tải trực tiếp bằng ôtô. - Hệ thống khai thác theo lớp bằng kết hợp lớp xiên gạt chuyển cho khai thác đá sản xuất bột mịn và vật liệu xây dựng thông thường, dùng khoan nổ mìn làm tơi đất đá: + Đỉnh số 1: từ mức +155m xuống +130m dùng phương pháp gạt chuyển xuống bãi xúc trung gian mức +130m, từ mức +130m đến khi kết thúc
  33. 24 khai thác mỏ mức +40m xúc bốc, vận tải trực tiếp bằng ôtô. + Đỉnh số 2: từ mức +135m xuống +110m dùng phương pháp gạt chuyển xuống bãi xúc trung gian mức +110m, từ mức +110m đến khi kết thúc khai thác mỏ mức +40m xúc bốc, vận tải trực tiếp bằng ôtô. + Đỉnh số 3 từ mức +225m xuống +185m dùng phương pháp gạt chuyển xuống bãi xúc trung gian mức +185m, từ mức +185m đến khi kết thúc khai thác mỏ mức +40m xúc bốc, vận tải trực tiếp bằng ôtô. Với hệ thống khai thác được áp dụng: Sau khi thi công các hạng mục mở mỏ: đường vận tải, khu vực điều hành khai thác, bãi xúc trung chuyển (bãi chứa đá khối), đường thiết bị, bạt ngọn ; cao độ bạt ngọn ở các đỉnh sau khi kết thúc xây dựng cơ bản: Đỉnh số 1: tại cốt +155m, đỉnh số 2: +135m và đỉnh số 3: +160m. Năm khai thác đầu tiên đá được tách ra khỏi nguyên khối bằng dây cắt kim cương, từ đó sẽ chọn ra đá đủ tiêu chuẩn làm đá ốp lát cắt theo khối tiêu chuẩn, khối lượng còn lại sẽ được dùng làm bột đá và đá vật liệu xây dựng thông thường. Khối lượng khai thác từng khu sẽ được vận chuyển bằng ô tô từ các bãi xúc trung gian về khu nhà máy chế biến. Từ năm khai thác thứ nhất đến khi kết thúc khai thác mỏ đá sẽ được khai thác từ tầng cao nhất +225m xuống tầng +40m, đá được tách bằng dây kim cương ra khỏi nguyên khối, sản phẩm được phân loại thành đá ốp lát, đá làm bột cacbonat calci, đá làm VLXD thông thường. Trong đó đá làm bột cacbonat calci, đá làm VLXD thông thường sẽ được làm tơi sơ bộ bằng khoan nổ mìn đảm bảo kích thước hòn đá phù hợp với kích thước hàm nghiền, sau đó sẽ được vận tải trực tiếp từ khai trường về khu nhà máy chế biến.
  34. 25 Hình 4.2. Sơ đồ Các khâu công nghệ khai thác mỏ 4.1.4. Danh mục thiết bị, máy móc Bảng 4.6. Danh mục máy móc, thiết bị của mỏ Mã hiệu Số lượng, TT Loại thiết bị (hoặc thiết bị tương tự) cái 1 Máy khoan con d = 42mm RH 571-35 02 2 Máy khoan lớn d = 76-105mm PP90 03 3 Máy nén khí 375 CFMAT 04 4 Máy cắt đá S850E; S650E 03 5 Máy xúc PC750SE-6 01 6 Máy cẩu đá khối KC-4574A 02 7 Máy ủi D155A-2 01 Ôtô tải 20 tấn HD370 03 8 Ôtô tải 15 tấn HD270 04 9 Máy xúc lắp đầu đập đá BW-210 01 10 Đầu đập đá H180 02 11 Máy nổ mìn KM-1A. 03 12 Máy trắc địa Quang học 1 bộ 13 Máy cắt đá điều khiển thủy lực S850E 02 14 Máy cắt đá điều khiển thủ công S650E 03 15 Máy xẻ đá KEDA 02 (Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư XDCT khai thác mỏ đá hoa xã Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái)
  35. 26 4.1.5. Nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào Bảng 4.7. Kết quả tính toán nhu cầu nguyên, nhiên liệu Nhu cầu nguyên Đơn vị Định mức TT Tên nguyên, nhiên liệu liệu của dự án định mức tiêu hao trong, năm 1 Nhiên liệu 1.1 Dầu diezel vận chuyển đá lít/m3 3,29 1.071.205 lít 1.2 Xăng (5% lượng dầu diezel) lít/m3 0,2 32.136 lít 1.3 Dầu thuỷ lực, mỡ bôi trơn kg/m3 0,12 53.560 kg 2 Thuốc và vật liệu nổ 2.1 Thuốc nổ kg/m3 0,33 78.870 kg 2.2 Kíp nổ cái/m3 0,016 3.070 chiếc 2.3 Dây điện m/m3 0,036 6.900m 2.4 Dây nổ m/m3 0,018 3.450m 3 Nguyên, nhiên liệu khác 3.1 Điện năng dùng trong năm kWh/m3 18,86 800.390 kWh Nước công nghiệp, tưới 3.2 m3/m3 0,93 18.000 m3 đường 3.3 Nước sinh hoạt lít/ng.ngày 70 4.088 m3 (Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư XDCT khai thác mỏ đá hoa xã Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) a. Nguồn cung cấp nước Nhu cầu nước công nghiệp chủ yếu phục vụ tập trung cho khâu khai thác, nước vệ sinh công nghiệp và nhu cầu nước sinh hoạt ở khu nhà ở CBCNV của mỏ. Nguồn nước công nghiệp được khai thác tại chỗ bằng nước hồ lắng, hồ Thác Bà tại khu mặt bằng được bơm lên bồn chứa nước trên khai trường. Nước sinh hoạt cấp từ nước giếng khoan đặt tại nhà máy với lưu
  36. 27 lượng khai thác 2.800l/ngày, lượng nước này sau xử lý đạt tiêu chuẩn được bơm lên bồn chứa nước ở khu công nghiệp, văn phòng và nhà ăn. b. Cung cấp điện Điện năng phục vụ cho mỏ 800.390 KWh/năm sẽ được cung cấp từ đường dây 35 KV tại xã Phan Thanh về trạm biến của khu nhà máy chế biến dài khoảng 3km. c. Nguồn vật liệu xây dựng Do đơn vị trúng thầu thi công tìm nguồn. Tuy nhiên tại địa phương tỉnh Yên Bái cũng có thể cung cấp nguyên vật liệu chủ yếu như sau: - Xi măng sắt thép lấy tại các nhà cung cấp của xi măng Yên Bình - Yên Bái. - Các loại vật liệu khác như cát, đá, sỏi, gạch, gỗ lấy tại các nguồn địa phương và khai thác tại chỗ. 4.2. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường tại khu vực mỏ đá Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái 4.2.1. Nguồn gây ô nhiễm không khí xung quanh Nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu tại khu mỏ là bụi phát sinh trong quá trình khoan nổ mìn làm đường, san nền các công trình. Quá trình khoan nổ mìn sẽ sinh ra từ 241.564 – 284.193 kg bụi/năm. Con đường vận chuyển một lượng lớn thiết bị và nguyên nhiên vật liệu từ thị trấn Yên Thế cách công trường 14 km vì vậy trong quá trình vận chuyển này sẽ sinh ra 1 lượng khí độc và bụi gây ô nhiễm môi trường không khí. Lượng khí thải do quá trình vận chuyển thiết bị sẽ làm phát sinh khí ô nhiễm có chứa các sản phẩm của quá trình đốt nhiên liệu của các động cơ như NOx, SO2, CO Lượng tro bụi và khí thải phát sinh phụ thuộc vào số lượng, công suất và lượng nhiên liệu tiêu thụ. Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh tại mỏ được tính như bảng sau.
  37. 28 Bảng 4.8. Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh tại mỏ Nhiên liệu Thông số ô nhiễm (kg/tấn) Loại thiết bị tiêu thụ SO2 CO THC NOx Andehyt (lít/ca) Hệ số phát thải ô nhiễm (kg/tấn) Động cơ ô tô 76 lít/ca 1,55 20,81 34 20 1,4 Thiết bị khác 88 lít/ca 6 9 20 33 6,1 Tải lượng ô nhiễm (kg/h) Động cơ ô tô (2) 152 0,091 1,22 1,99 1,17 0,082 Thiết bị khác (2) 176 0,41 0,61 1,36 2,24 0,41 Tổng cộng 328 0,501 1,83 3,35 3,41 0,492 (Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư XDCT khai thác mỏ đá hoa xã Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) Tiếng ồn ở khu vực này chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động thi công và giao thông là chủ yếu. Bao gồm, các loại xe vận tải của công trường đang san lấp mặt bằng và các thiết bị thi công khác phục vụ cho các hoạt động xây dựng công trình của Dự án. Quá trình lan truyền của âm thanh trong không khí phụ thuộc vào đặc trưng của tần số và bước sóng. Trong quá trình sản xuất khai thác đá hoa tiến ồn phát sinh từ các thiết bị xúc bốc, vận tải, ủi, san, nổ mìn Ở khu vực sản xuất tiếng ôn phát sinh từ hoạt động của máy móc thiết bị như máy cưa, máy xẻ, máy bơm, máy nén khí 4.2.2. Nguồn gây ô nhiễm nước * Do lượng mưa chảy vào khai trường và nước công nghiệp Trong quá trình khai thác đá tại mỏ, nước mưa chảy tràn có đặc điểm sau: - Nước mưa chảy tràn xuất hiện vào các thời điểm có mưa trong năm. - Diện tích sử dụng cho các công trình mỏ khá lớn, nên tổng khối lượng nước mưa chảy tràn ra khu vực xung quanh trong mùa mưa lớn. - Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn từ khu vực khai thác và các công trình mỏ cuốn theo các chất thải công nghiệp, các chất rắn lơ lửng và dầu mỡ.
  38. 29 Chúng là các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Nước mưa chảy tràn sẽ tác động tiêu cực đến nguồn nước mặt. * Chất thải lỏng trong quá trình khai thác: Trong quá trình hoạt động khai thác thì lượng chất thải nguy hại dạng lỏng phát sinh chủ yếu là các loại dầu máy của phương tiện sản xuất, vận tải (máy ủi, máy xúc, xe ô tô, máy khoan ). Loại chất thải này nếu không được quản lý và xử lý thì khi đổ thải ra môi trường, đặc biệt là môi trường nước sẽ gây ô nhiễm ở mức độ rất lớn. * Nước thải sinh hoạt của công nhân khai thác Ô nhiễm do nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của 160 người công nhân trực tiếp lao động trên công trường. Trong đó: Lượng nước từ các hố xí chiếm 10% sẽ được xử lý bằng hệ thống bể tự hoại (được xây dựng cho cả quá trình đi vào khai thác của dự án) trước khi thải ra môi trường. Còn lại là nước sử dụng cho tắm giặt có nồng độ ô nhiễm thấp có thể thải trực tiếp ra môi trường. 4.3. Đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại khu vực mỏ đá Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái 4.3.1. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực mỏ đá quý I năm 2017 Bảng 4.9. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí Quý I năm 2017 Kết quả QCVN 05:2013 TT Thông số Đơn vị KK1 KK2 KK3 /BTNMT (*) 1 Tiếng ồn Leq dBA 59 45 65 70 3 2 SO2 µg/m 160 220 250 350 3 3 NO2 µg/m 160 120 110 200 4 CO µg/m3 24.800 23.500 26.600 30.000 5 Bụi lơ lửng µg/m3 270 230 290 300
  39. 30 Ghi chú: - QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (Trung bình trong 1 giờ). - (*): QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. - KK1: Trên đường giao thông vào mỏ. - KK2: Khu dân cư phía Đông Nam ngoài ranh giới mỏ. - KK3: Khu nhà dân phía Tây ngoài ranh giới mỏ. Nhận xét: Dựa vào bảng 4.9 ta có thể thấy tất cả các chỉ tiêu phân tích môi trường không khí xung quanh của khu vực mỏ đá quý I năm 2017 đều đạt giới hạn cho phép. Nhưng đều có giá trị khá cao, điều này chứng tỏ có nguy cơ có thể bị ô nhiễm nếu như không có biện kháp triệt để. 4.3.2. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực mỏ đá quý II năm 2017 Bảng 4.10. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí Quí II năm 2017 Kết quả QCVN 05:2013 TT Thông số Đơn vị KK1 KK2 KK3 /BTNMT (*) 1 Tiếng ồn Leq dBA 60 55 58 70 3 2 SO2 µg/m 180 230 220 350 3 3 NO2 µg/m 155 130 115 200 4 CO µg/m3 23.200 24.500 25.400 30.000 5 Bụi lơ lửng µg/m3 300 320 280 300 Ghi chú: - QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (Trung bình trong 1 giờ). - (*): QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
  40. 31 - KK1: Trên đường giao thông vào mỏ. - KK2: Khu dân cư phía Đông Nam ngoài ranh giới mỏ. - KK3: Khu nhà dân phía Tây ngoài ranh giới mỏ. Nhận xét: Qua bảng kết quả ta thấy hầu như các thông số đều đạt quy chuẩn cho phép, chỉ có chỉ tiêu bụi lơ lửng tại điểm khu dân cư phía Đông Nam là vượt quá giới hạn cho phép và điểm trên đường giao thông vào mỏ là bằng với quy chuẩn cho phép (300 µg/m3). Nghĩa là môi trường không khí khu vực xung quanh mỏ quý II năm 2017 đã có dấu hiệu ô nhiễm bụi nhẹ. 4.3.3. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực mỏ đá quý III năm 2017 Bảng 4.11. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí Quí III năm 2017 Kết quả QCVN 05:2013 TT Thông số Đơn vị KK1 KK2 KK3 /BTNMT (*) 1 Tiếng ồn Leq dBA 69 65 62 70 3 2 SO2 µg/m 200 280 230 350 3 3 NO2 µg/m 100 135 130 200 4 CO µg/m3 22.600 27.200 24.500 30.000 5 Bụi lơ lửng µg/m3 350 380 320 300 Ghi chú: - QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (Trung bình trong 1 giờ). - (*): QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. - KK1: Trên đường giao thông vào mỏ. - KK2: Khu dân cư phía Đông Nam ngoài ranh giới mỏ. - KK3: Khu nhà dân phía Tây ngoài ranh giới mỏ.
  41. 32 Nhận xét: Thông qua bảng cho ta thấy tất cả các chỉ tiêu đều đạt quy chuẩn cho phép trừ thông số bụi lơ lửng ở cả 3 mẫu đều vượt quá giới hạn cho phép (300 µg/m3) với giá trị lần lượt mẫu KK1 là 350 µg/m3, KK2 là 380 µg/m3 và KK3 là 320 µg/m3. Tiếng ồn ở khu vực trên đường giao thông mỏ cũng đáng lo ngại với giá trị là 69 dBA gần bằng so với quy chuẩn cho phép. 4.3.4. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực mỏ đá quý IV năm 2017 Bảng 4.12. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí Quí IV năm 2017 Kết quả QCVN 05:2013 TT Thông số Đơn vị KK1 KK2 KK3 /BTNMT (*) 1 Tiếng ồn Leq dBA 67 60 55 70 3 2 SO2 µg/m 220 240 280 350 3 3 NO2 µg/m 110 140 100 200 4 CO µg/m3 25.300 21.500 26.000 30.000 5 Bụi lơ lửng µg/m3 400 390 350 300 Ghi chú: - QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (Trung bình trong 1 giờ). - (*): QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. - KK1: Trên đường giao thông vào mỏ. - KK2: Khu dân cư phía Đông Nam ngoài ranh giới mỏ. - KK3: Khu nhà dân phía Tây ngoài ranh giới mỏ. Nhận xét: Tương tự ta nhận thấy các chỉ tiêu phân tích về môi trường không khí quý IV năm 2017 tại 3 vị trí trong khu vực nhà máy chỉ có bụi là vượt quá ngưỡng quy chuẩn cho phép. Còn lại đều thấp hơn quy chuẩn cho phép.
  42. 33 4.3.5. Diễn biến chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực mỏ đá Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái Tiến hành đánh giá từng chỉ tiêu riêng lẻ qua biểu đồ thể hiện các quí trong năm 2017 để thấy rõ được diễn biến chất lượng môi trường không khí xung quanh của mỏ đá. a, Tiếng ồn 80 70 60 50 KK1 40 KK2 dBA 30 KK3 20 QCVN 26:2010/BTNMT 10 0 Quí I Quí II Quí III Quí IV Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện thông số tiếng ồn (Leq)các quí trong năm 2017 Nhận xét: Qua hình 4.3 cho thấy chỉ tiêu tiếng ồn vào khoảng 55 – 69 dBA tại 3 vị trí, mặc dù nó chưa vượt quá ngưỡng của quy chuẩn nhưng cũng đang ở mức cảnh báo. Tại vị trí khu nhà dân phía Tây có xu hướng giảm dần về cuối năm, còn 2 vị trí còn lại đều có dấu hiệu tăng lên theo mỗi quý, cao nhất là trong quý III chỉ số lên tới 69 dBA tại khu vực trên đường giao thông vào mỏ, thấp nhất là vào quí I tại khu vực dân cư phía Đông Nam ngoài ranh giới mỏ là 45 dBA. Có thể thấy khu vực trên đường giao thông vào mỏ có khả năng cao bị ô nhiễm tiếng ồn trong tương lai nếu như không có biện pháp khắc phục.
  43. 34 b, Hàm lượng SO2 400 350 300 250 KK1 200 KK2 µg/m3 150 KK3 100 QCVN 05:2013/BTNMT 50 0 Quí I Quí II Quí III Quí IV Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện hàm lượng SO2 các quí trong năm 2017 Nhận xét: Dựa vào biểu đồ cho thấy môi trường không khí xung quanh mỏ đá Phan Thanh có hàm lượng SO2 thay đổi theo từng quý trong năm nhưng đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (Trung bình trong 1 giờ) dao động từ 160 µg/m3 đến 280 µg/m3. c, Hàm lượng NO2 250 200 150 KK1 KK2 µg/m3 100 KK3 QCVN 05:2013/BTNMT 50 0 Quí I Quí II Quí III Quí IV Hình 4.5. Biểu đồ thể hiện hàm lượng NO2 các quí trong năm 2017 Nhận xét: Theo biểu đồ ta có thể thấy môi trường không khí xung quanh mỏ đá Phan Thanh có hàm lượng NO2 đều nằm trong giới hạn cho
  44. 35 phép của QCVN 05:2013/BTNMT. Thấp nhất là 100 µg/m3 ở quí IV tại khu vực nhà dân phía Tây ngoài ranh giới mỏ và quí III tại khu vực đường giao thông vào mỏ. Cao nhất là 160 µg/m3 ở Quí I tại khu vực trên đường giao thông vào mỏ. Có sự biến thiên qua các quý nhưng không đáng kể. d, Hàm lượng bụi lơ lửng 450 400 350 300 KK1 250 KK2 200 µg/m3 KK3 150 100 QCVN 05:2013/BTNMT 50 0 Quí I Quí II Quí III Quí IV Hình 4.6. Biểu đồ thể hiện hàm lượng bụi lơ lửng các quí trong năm 2017 Nhận xét: Qua biểu đồ dưới đây cho ta thấy môi trường không khí xung quanh mỏ đá Phan Thanh đang có hàm lượng bụi lơ lửng tại quí II, III và IV vượt quá giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT. Điều này cho thấy môi trường không khí đang bị ô nhiễm bụi và có xu hướng tăng về cuối năm, hàm lượng bụi lở lửng tại khu vực đường giao thông vào mỏ ở quí I là 270 µg/m3 nhưng đến quý IV con số đã lên đến 400 µg/m3 cao hơn gấp 1,33 lần so với quy chuẩn, tại khu vực khu dân cư phía Đông Nam ngoài ranh giới mỏ ở quí I là 230 µg/m3 nhưng đến quý IV là 390 µg/m3 cao hơn gấp 1,3 lần so với quy chuẩn và cuối cùng tại khu vực khu nhà dân phía Tây ngoài ranh giới mỏ ở quí I là 230 µg/m3 nhưng đến quí IV đã là 350 µg/m3 cao gấp 1,16 lần so với quy chuẩn. Các hoạt động khai thác, khoan nổ mìn, xúc bốc và vận chuyển, đổ thải trong hoạt động khai thác đá là những nguồn phát sinh khí bụi chủ yếu. Bụi sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe công nhân làm việc trên công trường, đó chính là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới các bệnh hô hấp.
  45. 36 e, Hàm lượng CO 35000 30000 25000 KK1 20000 KK2 15000 µg/m3 KK3 10000 QCVN 05:2013/BTNMT 5000 0 Quí I Quí II Quí III Quí IV Hình 4.7. Biểu đồ thể hiện hàm lượng CO các quí trong năm 2017 Nhận xét: Qua kết quả phân tích không khí năm 2017 cho thấy hàm lượng CO đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT nhưng hàm lượng tương đối cao bằng xấp xỉ 2/3 đến gần chạm ngưỡng cho phép. Nếu hàm lượng CO có trong không khí quá cao sẽ dẫn tới thương tổn do giảm oxy trong máu hay tổn thương hệ thần kinh cũng như có thể gây tử vong đến con người. Có sự biến thiên qua các quý nhưng không đáng kể. 4.4. Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt khu vực mỏ đá Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái 4.4.1. Hiện trạng chất lượng môi trường nước xung quanh khu vực mỏ đá quý I năm 2017 Bảng 4.13. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt Quí I năm 2017 Kết quả QCVN 08 TT Thông số Đơn vị NM1 NM2 MT:2015/BTNMT(B2) 1 pH - 7,5 7,2 5,5 - 9 2 DO mg/l 7,5 7,6 ≥2 3 TSS mg/l 120 112 100 4 COD mg/l 38 36 50 5 BOD5 mg/l 12 15 25 - 6 NO3 mg/l 8,1 7,2 15 7 NO2 mg/l 0,02 0,02 0,05
  46. 37 Ghi chú: + QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Cột B2 - Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu chất lượng thấp. + (-) : Không quy định. + Điểm NM1: Nước hồ phía Bắc khu mỏ. + Điểm NM2: Nước hồ Thác Bà phía Nam khu mỏ Nhận xét: Qua bảng phân tích ta thấy môi trường nước hồ Thác Bà quanh khu mỏ quí I năm 2017 chỉ có duy nhất chỉ tiêu TSS ở cả 2 vị trí là vượt quá quy chuẩn cho phép còn lại đều đạt quy chuẩn của QCVN 08- MT:2015/BTNMT. Nguyên nhân cũng có thể do quá trình khai thác và hoạt động có lượng bụi cao, mưa rửa chôi các chất cặn bẩn ở mặt đất xuống lòng hồ và do hàm lượng cặn có trong nước thải ở mỏ xả ra làm tăng hàm lượng này trong nguồn nước mặt. 4.4.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước xung quanh khu vực mỏ đá quý II năm 2017 Bảng 4.14. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt Quí II năm 2017 Kết quả QCVN 08 TT Thông số Đơn vị NM1 NM2 MT:2015/BTNMT(B2) 1 pH - 6,8 7,3 5,5 - 9 2 DO mg/l 6,9 7,4 ≥2 3 TSS mg/l 125 115 100 4 COD mg/l 40 38 50 5 BOD5 mg/l 14 20 25 - 6 NO3 mg/l 6,1 8,4 15 7 NO2 mg/l 0,01 0,02 0,05
  47. 38 Ghi chú: + QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Cột B2 - Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu chất lượng thấp. + (-) : Không quy định. + Điểm NM1: Nước hồ phía Bắc khu mỏ. + Điểm NM2: Nước hồ Thác Bà phía Nam khu mỏ. Nhận xét: Theo kết quả phân tích ta thấy môi trường nước hồ Thác Bà quanh khu mỏ quí II năm 2017 cũng chỉ có duy nhất chỉ tiêu TSS là vượt quá quy chuẩn cho phép còn lại đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08- MT:2015/BTNMT. 4.4.3. Hiện trạng chất lượng môi trường nước xung quanh khu vực mỏ đá quý III năm 2017 Bảng 4.15. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt Quí III năm 2017 Kết quả QCVN 08 TT Thông số Đơn vị NM1 NM2 MT:2015/BTNMT(B2) 1 pH - 7,8 8,0 5,5 - 9 2 DO mg/l 6,4 7,0 ≥2 3 TSS mg/l 140 130 100 4 COD mg/l 34 30 50 5 BOD5 mg/l 12 10 25 - 6 NO3 mg/l 9,2 7,1 15 7 NO2 mg/l 0,03 0,02 0,05 Ghi chú: + QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Cột B2 - Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu chất lượng thấp.
  48. 39 + (-) : Không quy định. + Điểm NM1: Nước hồ phía Bắc khu mỏ. + Điểm NM2: Nước hồ Thác Bà phía Nam khu mỏ. Nhận xét: Dựa vào bảng kết quả phân tích ta thấy môi trường nước hồ Thác Bà quanh khu mỏ quí III năm 2017 cũng chỉ có duy nhất chỉ tiêu TSS là vượt quá quy chuẩn cho phép còn lại đều thấp và nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT. 4.4.4. Hiện trạng chất lượng môi trường nước xung quanh khu vực mỏ đá quý IV năm 2017 Bảng 4.16. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt Quí IV năm 2017 Kết quả QCVN 08 TT Thông số Đơn vị NM1 NM2 MT:2015/BTNMT(B2) 1 pH - 7,3 7,2 5,5 - 9 2 DO mg/l 6,0 6,4 ≥2 3 TSS mg/l 142 135 100 4 COD mg/l 38 30 50 5 BOD5 mg/l 14 11 25 - 6 NO3 mg/l 5,5 7,5 15 7 NO2 mg/l 0,02 0,03 0,05 Ghi chú: + QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Cột B2 - Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu chất lượng thấp. + (-) : Không quy định. + Điểm NM1: Nước hồ phía Bắc khu mỏ. + Điểm NM2: Nước hồ Thác Bà phía Nam khu mỏ.
  49. 40 Nhận xét: Dựa vào bảng kết quả phân tích ta thấy môi trường nước hồ Thác Bà quanh khu mỏ quí IV năm 2017 cũng chỉ có duy nhất chỉ tiêu TSS là vượt quá quy chuẩn cho phép còn lại đều thấp và nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT. 4.4.5. Diễn biến chất lượng môi trường nước xung quanh khu vực mỏ đá Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái Tiến hành đánh giá từng chỉ tiêu riêng lẻ qua biểu đồ thể hiện các quí trong năm 2017 để thấy rõ được diễn biến chất lượng môi trường nước xung quanh của mỏ đá. a, Chỉ tiêu pH 10 9 8 7 NM1 6 5 NM2 4 Đường giới hạn trên 3 Đường giới hạn dưới 2 1 0 Quí I Quí II Quí III Quí IV Hình 4.8. Biểu đồ thể hiện chỉ tiêu pH các quí trong năm 2017 Nhận xét: Qua hình 4.8 cho thấy môi trường nước mặt xung quanh khu vực khai thác mỏ đá Phan Thanh, có trị số pH dao động từ 6,8 - 8 đều nằm trong khoảng cho phép là từ 5,5 - 9 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Hầu hết nồng độ pH tại nước hồ Thác Bà các quí trong năm 2017 đều cao từ 2/3 đến gần chạm ngưỡng cho phép của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt và không có sự thay đổi nhiều qua các quí.
  50. 41 b, Hàm lượng DO 8 7 6 5 NM1 4 Mg/l 3 NM2 2 QCVN 08- 1 MT:2015/BTNMT 0 Quí I Quí II Quí III Quí IV Hàm lượng DO Hình 4.9. Biểu đồ thể hiện hàm lượng DO các quí trong năm 2017 Nhận xét: Dựa vào biểu đồ ta thấy môi trường nước mặt tại các vị trí quan trắc có hàm lượng DO dao động từ 6.0 – 7.6 mg/l đều nằm trong khoảng cho phép là ≥ 2 mg/l của QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Và cả 2 khu vực đều có hàm lượng DO cao hơn quy chuẩn cho phép từ 2 – 2,53 lần so với QCVN. Hàm lượng DO cao nhất là ở Quí I và có dấu hiệu giảm dần về cuối năm do TSS cao làm tăng nhiệt độ nước bề mặt, làm giảm lượng oxy hòa tan. c, Hàm lượng TSS 160 140 120 100 NM1 80 NM2 Mg/l 60 QCVN 08-MT:2015/BTNMT 40 20 0 Quí I Quí II Quí III Quí IV Hình 4.10. Biểu đồ thể hiện hàm lượng TSS các quí trong năm 2017
  51. 42 Nhận xét: Đây là chỉ tiêu ô nhiễm duy nhất ở cả 2 vị trí quan trắc của nguồn nước hồ Thác Bà xung quanh khu vực mỏ đá nghĩa là hàm lượng TSS đều cao hơn nồng độ cho phép của QCVN 08-MT:2015 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt. Do cuối năm công suất hoạt động của việc khai thác lớn hơn vì vậy hàm lượng TSS tăng dần theo từng quí và cao nhất là quí IV ở khu vực nước hồ phía Bắc khu mỏ cao hơn 1,42 lần so với quy chuẩn, ở khu vực nước hồ phía Nam khu mỏ cao hơn 1,35 lần so với quy chuẩn. Lượng TSS cao có khả năng làm tăng nhiệt độ nước bề mặt, làm giảm lượng oxy hòa tan (DO), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của các sinh vật dưới nước. d, Hàm lượng COD 60 50 NM1 40 30 NM2 Mg/l 20 QCVN 08- 10 MT:2015/BTNMT 0 Quí I Quí II Quí III Quí IV Hình 4.11. Biểu đồ thể hiện hàm lượng COD các quí trong năm 2017 Nhận xét: Qua biểu đồ ta có thể thấy môi trường nước mặt có hàm lượng COD đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn QCVN 08- MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt. Hàm lượng COD giữa các quí chênh lệch nhau không đáng kể ở cả 2 khu vực hồ phía nam và phía bắc khu mỏ và dao động từ 30 – 40 mg/l.
  52. 43 e, Hàm lượng BOD5 30 25 20 NM1 15 NM2 10 QCVN 08- MT:2015/BTNMT 5 0 Quí I Quí II Quí III Quí IV Hình 4.12. Biểu đồ thể hiện hàm lượng BOD5 các quí trong năm 2017 Nhận xét: Ta có thể thấy hàm lượng BOD5 đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt. Nhưng có chút biến động đáng kể là tại khu vực hồ phía Bắc khu mỏ ở quí I với hàm lượng 15 mg/l tăng ở quí II lên đến 20mg/l và giảm mạnh ở quí III là 10 mg/l. Còn ở khu vực hồ phía Nam không có sự chênh lệch quá lớn trong các quí chỉ dao động từ 12 – 14 mg/l. - f, Hàm lượng NO3 16 14 12 NM1 10 8 NM2 Mg/l 6 QCVN 08- 4 MT:2015/BTNMT 2 0 Quí I Quí II Quí III Quí IV - Hình 4.13. Biểu đồ thể hiện hàm lượng NO3 các quí trong năm 2017
  53. 44 Nhận xét: Theo biểu đồ ta thấy rằng môi trường nước mặt có hàm lượng - NO3 đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn QCVN 08- MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt. Dao - động từ 5,5 – 9,2 mg/l. Điều này chứng tỏ nguồn nước chưa bị ô nhiễm NO3 . - g, Hàm lượng NO2 0.06 0.05 0.04 NM1 0.03 NM2 Mg/l 0.02 QCVN 08- MT:2015/BTNMT 0.01 0 Quí I Quí II Quí III Quí IV - Hình 4.14. Biểu đồ thể hiện hàm lượng NO2 các quí trong năm 2017 - Nhận xét: Và cuối cùng là hàm lượng NO2 thấp và đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt. Dao động từ 0,01 – 0,03 mg/l và không có sự biến động nào lớn giữa các quí. Điều này chứng tỏ nguồn nước - chưa bị ô nhiễm NO2 . 4.5. Đề xuất biện pháp giảm thiểu và khắc phục ô nhiễm 4.5.1. Các giải pháp về kĩ thuật * Đối với môi trường không khí: - Phun nước ở những khu vực phát sinh bụi. Lượng nước sử dụng trong công tác tưới đường và phun nước vào gương xúc được lấy từ hồ lắng. - Để giảm thiểu bụi tại khu vực công trường xây dựng chủ đầu tư lập kế hoạch thi công xây dựng cơ bản, lắp đặt thiết bị và cung cấp vật tư thích hợp, hạn chế việc cung cấp vật tư vào cùng một thời điểm, chỉ vận chuyển ngoài
  54. 45 giờ cao điểm, không chở quá tải và che chắn khi chuyên chở vật tư thiết bị - Thiết bị máy móc cơ khí phải được bảo trì thường xuyên nhằm đảm bảo để chúng làm việc ở điều kiện thiết bị tốt nhất, an toàn có năng suất cao và sinh ra khí thải độc hại ít nhất. - Giữ nguyên hiện trạng tự nhiên những nơi chưa khai thác, trồng cây xanh hai bên đường vận chuyển, khu văn phòng, đất trống và đường di chuyển thiết bị. - Nâng cấp các tuyến đường trong và ngoài mỏ để giảm bụi do gió cuốn và xe chạy tạo ra. Trong quá trình sử dụng nếu như có những đoạn đường nào bị xuống cấp thì Chủ đầu tư sẽ trích kinh phí từ lợi nhuận để thuê các cơ quan có chức năng bảo trì và tu bổ. - Không đốt các nguyên vật liệu loại bỏ ngay tại khu vực dự án. - Sử dụng phương pháp nổ mìn tiên tiến hạn chế khí độc và bụi - Có kế hoạch thi công hợp lý, sử dụng các máy móc mới, hạn chế các máy móc có tiếng ồn lớn. Việc sử dụng các máy móc và cơ khí có độ ồn sẽ được giới hạn trong thời gian làm việc nhất định. - Áp dụng các biện pháp chống ồn do các phương tiện giao thông gây ra, bằng cách khống chế để xe chở đúng trọng tải, nâng cấp hệ thống giao thông nội bộ bằng đường rải nhựa, không làm việc ca 3 * Đối với môi trường nước: - Dầu mỡ loại bỏ được lưu trữ trong các thùng chứa có nắp đậy kín và được thu gom quản lý theo quy định về thu gom, quản lý chất thải nguy hại. - Đặt các thùng thu gom tại những vị trí làm việc. - Các chất thải hữu cơ tận dụng cho chăn nuôi, phế liệu thì bán cho đồng nát, còn lại thì tập trung vào một khu vực và đốt. - Nước thải xây dựng và nước mưa chảy tràn thải được dẫn vào rãnh thoát nước và chảy về hồ lắng, sau khi xử lý, lắng đọng phải đảm bảo tiêu chuẩn QCVN 40/BTNMT (loại B2) được thải ra hồ Thác Bà.
  55. 46 - Nước thải sinh hoạt: Lượng nước này rất ít. Tuy nhiên Công ty đã xây dựng nhà vệ sinh, bể tự hoại 3 ngăn. Nước vệ sinh của mỏ đá sau khi xử lý được thải ra hệ thống cống rãnh chung phải đảm bảo tiêu chuẩn B2 được thải ra hồ Thác Bà. 4.5.2. Các giải pháp về quản lý - Kiểm tra vệ sinh thường xuyên tại khai trường, kho chứa nguyên nhiên vật liệu để phòng ngừa khả năng rò rỉ nguyên liệu. - Nâng cao trình độ chuyên môn các cán bộ chuyên trách về môi trường của mỏ: Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, học tập về an toàn mỏ nhằm nâng cao nhận thức và năng lực quản lý môi trường cho toàn thể cán bộ công nhân mỏ. - Thường xuyên theo dõi giám sát những tác động trong quá trình sản xuất, các biến động, báo cáo với lãnh đạo để đưa ra các giải pháp ngăn ngừa, xử lý và báo cáo các cơ quan chức năng về môi trường cấp huyện và cấp thành phố. - Phối hợp với các cơ quan chức năng về môi trường của địa phương để giải quyết những xung đột về môi trường giữa dự án và cư dân địa phương. - Quan tâm, hỗ trợ chính quyền địa phương xã Phan Thanh để giải quyết các vấn đề về môi trường nói chung của địa phương - Thuê đơn vị có chức năng thực hiện các công tác đo đạc trong chương trình giám sát môi trường. - Thường xuyên học hỏi, cải tiến công nghệ khai thác, ưu tiên công nghệ thân thiện với môi trường. Kết hợp với các tổ chức Đoàn – Đảng, cơ sở tham gia phát động các phong trào trồng cây xanh và các hoạt động bảo vệ môi trường nhân dịp kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm. Như: ngày thành lập Đảng 3/2, ngày thành lập Đoàn 26/3, ngày sinh nhật Bác 19/5, ngày Môi trường Thế Giới 5/6, ngày Quốc Khánh 2/9, - Liên hệ chặt chẽ với địa phương, tham vấn ý kiến cộng đồng trong quá trình khai thác, cải tạo môi trường cho phù hợp với thực tiễn địa phương.
  56. 47 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua quá trình thực hiện đề tài “Đánh giá chất lượng môi trường năm 2017 mỏ đá Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, em rút ra một số kết luận sau: 1. Mỏ đá hoa tại xã Phan Thanh huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái đã được Công ty cổ phần Phan Thanh thăm dò và đưa vào khai thác công nghiệp vào quý I năm 2016 với công suất khai thác hàng năm của mỏ là: 232.000 m3/năm. Tuổi thọ của mỏ là 39 năm. 2. Về hiện trạng môi trường không khí xung quanh khu vực mỏ đá: Môi trường không khí đang bị ô nhiễm bụi do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên ở khu vực trên đường giao thông vào mỏ và khu dân cư phía Đông Nam ngoài ranh giới mỏ có hiện tượng ô nhiễm bụi cao hơn và cần chú trọng biện pháp hơn cả. Tiếng ồn ở cả 3 vị trí quan trắc đang ở mức cảnh báo và đều gần chạm ngưỡng quy chuẩn cho phép. Nên cần chú trọng thực hiện chặt chẽ các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm về môi trường không khí. + Chỉ tiêu tiếng ồn qua 4 quí của năm 2017 vào khoảng 55 – 69 dBA tại 3 vị trí, mặc dù nó chưa vượt quá ngưỡng của quy chuẩn nhưng cũng đang ở mức cảnh báo. 3 + Hàm lượng SO2 dao động từ 160 µg/m3 đến 280 µg/m tương đối thấp so với quy chuẩn cho phép. + Hàm lượng NO2 đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT. + Hàm lượng CO tương đối cao bằng xấp xỉ từ 2/3 đến gần chạm ngưỡng cho phép.
  57. 48 + Thông số bụi tại mẫu KK1 có hàm lượng bụi của mẫu tại 2 quí III và IV lớn hơn quy chuẩn có giá trị lần lượt là: 350 µg/m3 và 400µg/m3 . Tại mẫu KK2 có hàm lượng bụi của mẫu tại 3 quí II,III và IV lớn hơn quy chuẩn có giá trị lần lượt là: 320 µg/m3, 380 µg/m3 và 390 µg/m3. Tại mẫu KK3 có hàm lượng bụi của mẫu tại 2 quí III và IV lớn hơn quy chuẩn có giá trị lần lượt là: 320 µg/m3 và 350 µg/m3. 3. Về hiện trạng môi trường nước mặt khu vực mỏ đá Qua kết quả phân tích nước mặt cho thấy hầu hết các chỉ tiêu phân tích có giá trị đo nhỏ và nằm trong quy chuẩn cho phép. Tuy nhiên vẫn có chỉ tiêu ở một số vị trí quan trắc vượt QCVN là hàm lượng TSS trong nước mặt. + Chỉ tiêu pH dao động từ 6,8 - 8 đều nằm trong khoảng cho phép là từ 5,5 - 9 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT + Hàm lượng DO của cả 2 vị trí quan trắc trong 4 quí năm 2017 dao động từ 6.0 – 7.6 mg/l đều nằm trong khoảng cho phép là ≥ 2 mg/l của QCVN 08-MT:2015/BTNMT. + Hàm lượng TSS tăng dần theo từng quí và cao nhất là quí IV ở khu vực nước hồ phía Bắc khu mỏ cao hơn 1,42 lần so với quy chuẩn, ở khu vực nước hồ phía Nam khu mỏ cao hơn 1,35 lần so với quy chuẩn. + Hàm lượng COD giữa các quí chênh lệch nhau không đáng kể ở cả 2 khu vực hồ phía nam và phía bắc khu mỏ và có giá trị từ 30 – 40 mg/l. + Hàm lượng BOD5 đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT + Hàm lượng NO3- đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT và dao động từ 5,5 – 9,2 mg/l. + Hàm lượng NO2 thấp, dao động từ 0,01 – 0,03 mg/l và đều nằm trong giới hạn cho phép.
  58. 49 5.2. Kiến nghị Nhằm góp phần khắc phục ô nhiễm trên khu vực mỏ đá Phan Thanh hoạt động em xin có một số đề nghị như sau: - Cần tiếp tục nghiên cứu về môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản nói chung và đặc biệt là đá nói riêng để kịp thời có những biện pháp trong quản lý và xử lý kịp thời vấn đề ô nhiễm môi trường. - Đối với cơ quan quản lý: hướng dẫn thi hành luật, tăng cường thanh tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường. Đối với đơn vị khai thác: đầu tư vào các công trình thoát nước, xử lý nước thải, rác thải, xử lý bụi Thực hiện nghiêm túc quy trình khai thác và các quy định về bảo vệ môi trường. Đối với người dân: Phải có ý thức, trách nhiệm, phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quản quản lý môi trường của mỏ giám sát và chung tay góp sức bảo vệ môi trường.
  59. 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1. Công ty cổ phần khoáng sản Phan Thanh, Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư XDCT khai thác mỏ đá hoa xã Phan Thanh huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. 2. Lương Văn Hinh, Đỗ Thị Lan, Dư Ngọc Thành, Nguyễn Thanh Hải (2015), Bài giảng Ô nhiễm môi trường, Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên. 3. Hà Đình Nghiêm (2014), Bài giảng Quản lý tài nguyên nước và khoáng sản, Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên. 4. Luật Bảo vệ môi trường 2014, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 5. Luật Khoáng sản năm 2010, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 6. Nguyễn Thị Quỳnh Trang (2014), Đánh giá ảnh hường của hoạt động khai thác đá trắng của mỏ đá cẩm thạch R.K Việt Nam tới chất lượng nước sinh hoạt tại thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh Bắc Giang, Khóa luận tốt nghiệp đại học, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên. II. Các tài liệu tham khảo từ Internet 7. Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái, Hau.aspx?ItemID=2&l=khihau 8. “Đá Hoa”, Đá_hoa 9. “Đánh giá hiện trạng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng đá hoa trắng”, Đánh-giá-hiện-trạng- thăm-dò-khai-thác-chế-biến-sử-dụng-đá-hoa-trắng.aspx 10. “Nước đóng vai trò quan trọng như thế nào?”, ước_đóng_vai_trò_quan_trọng_ như_thế_nào%3F
  60. 51 11. “Tiêu chuẩn môi trường là gì?”, êu_chuẩn_môi_trường_là_gì%3F
  61. PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẬP