Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao tại xã Minh Tiến, huyện Phủ Cừ, tỉnh Hưng Yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường

pdf 70 trang thiennha21 7700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao tại xã Minh Tiến, huyện Phủ Cừ, tỉnh Hưng Yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hien_trang_moi_truong_trang_trai_chan_nuo.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao tại xã Minh Tiến, huyện Phủ Cừ, tỉnh Hưng Yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM MAI CHÍ THANH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GÀ GIỐNG CHẤT LƯỢNG CAO TẠI XÃ MINH TIẾN, HUYỆN PHỦ CỪ, TỈNH HƯNG YÊN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên nghành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM MAI CHÍ THANH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GÀ GIỐNG CHẤT LƯỢNG CAO TẠI XÃ MINH TIẾN, HUYỆN PHỦ CỪ, TỈNH HƯNG YÊN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên nghành : Khoa học môi trường Lớp : K47 – KHMT- N01 Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: Th.S Hà Đình Nghiêm Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và rất quan trọng của mỗi sinh viên sau những ngày tháng ngồi trên ghế giảng đường, là giai đoạn then chốt, quan trọng để sinh viên củng cố hành trang cuối cùng trước khi ra ngoài xã hội làm việc, vì đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố và vận dụng những kiến thức đã học được tại trường Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, khoa Môi trường và giảng viên hướng dẫn Th.S.Hà Đình Nghiêm em đã được về thực tập tại Viện Kỹ thuật và Công nghệ Môi trường tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao tại xã Minh Tiến, huyện Phủ Cừ, tỉnh Hưng Yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường”. Để hoàn thành khóa luận này em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Môi trường - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt kiến thức và nhiều kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt quá trình học vừa qua. Đặc biệt em xin chân thành cản ơn sự quan tâm, chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của giảng viên hướng dẫn Th.S.Hà Đình Nghiêm đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Và em cũng xin cảm ơn Viện Kĩ Thuật Và Công Nghệ Môi Trường đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để chúng em hoàn thành tốt đợt thực tập vừa qua Trong quá rình thực hiện đề tài, mặc dù đã có cố gắng nhưng do thời gian và năng lực có hạn nên đề tài của em còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên Mai Chí Thanh
  4. ii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1. Nồng độ nước mưa chảy tràn 8 Bảng 3.1: Vị trí lấy mẫu quan trắc 21 Bảng 4.1. Lượng mưa trung bình các tháng trong năm. 26 Bảng 4.2. Số giờ nắng các tháng trong năm. 27 Bảng 4.3. Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm 28 Bảng 4.4. Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm 29 Bảng 4.5. Các thông tin chính của dự án 32 Bảng 4.6. Danh mục máy móc thiết bị 33 Bảng 4.7. Lao động của trang trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao tại xã Minh Tiến, huyện Phủ Cừ, tỉnh Hưng Yên 34 Bảng 4.8. Kết quả phân tích mẫu không khí xung quanh 37 Bảng 4.9 Kết quả phân tích mẫu nước thải 41 Bảng 4.10. Kết quả phân tích mẫu đất 43
  5. iii DANH MỤC HÌNH Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện thông số tiếng ồn 38 Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện thông số bụi lơ lửng 38 Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện thông số SO2 39 Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện thông số NO2 39 Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện các thông số ô nhiễm trong nước 43 Hình 4.6: các thông số ô nhiễm trong đất 43 Hình 4.7. Mô hình làm mát chuồng chăn nuôi 46 Hình 4.8. Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại 3 ngăn 49 Hình 4.9. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải nhà bếp 50 Hình 4.10. Sơ đồ bể tách dầu mỡ 50 Hình 4.11. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải tập trung 51
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BTNMT: Bộ tài Nguyên môi trường BVMT: Bảo vệ môi trường CT: Chỉ thị CTNH: Chất thải nguy hại CTR: Chất thải rắn GHCP: Giới hạn cho phép NĐ: Nghị định NĐ-CP: Nghị định - Chính phủ NTCN: Nước thải chăn nuôi NTSH: Nước thải sinh hoạt QCVN: Quy chuẩn Việt Nam QH: Quốc hội TCCP: Tiêu chuẩn cho phép TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam TT: Thông tư UBND: Ủy ban nhân dân VSMT: Vệ sinh môi trường WHO: Tổ chức y tế thế giới
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC BẢNG ii DANH MỤC HÌNH iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 13. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 4 2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 5 2.1.3.Cơ sở pháp lý của đề tài 6 2.2.Chất thải từ hoạt động chăn nuôi gà và các vấn đề ô nhiễm môi trường n. 7 2.2.1.Chất thải rắn 7 2.2.2.Chất thải lỏng(nước thải) 7 2.2.3.Chất thải khí 9 2.2.4.Chất thải nguy hại 10 2.3. Tình hình chăn nuôi trên Thế giới và Việt Nam 10 2.3.1. Tình hình chăn nuôi thế giới 10 2.3.2. Tình chăn nuôi trong nước 12 2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường chăn nuôi gà và phương pháp xử lý 15
  8. vi 2.4.1. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường nước, đất, không khí của trang trại 15 2.4.2. Một số phương pháp xử lý 17 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 3.1. Đối tượng nghiên cứu 20 3.2. Phạm vi nghiên cứu 20 3.3. Nội dung nghiên cứu 20 3.4. Phương pháp nghiên cứu 20 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 20 3.4.2. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp 20 3.4.3. Chỉ tiêu và phương pháp lấy mẫu, phân tích 20 3.4.4. Phương pháp phân tích tổng hợp, xử lý số liệu 22 3.4.5. Phương pháp so sánh 22 3.4.6. Phương pháp khảo sát thực địa 22 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23 4.1. Khái quát về trang trại tại tại xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. 23 4.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội nơi trang trại được xây dựng, cơ sở vật chất của trang trại 23 4.1.2. Khái quát trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao tại xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên 32 4.1.3. Công tác quản lý và vệ sinh môi trường tại trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao tại xã Minh Tiến, huyện Phủ Cừ, tỉnh Hưng yên 35 4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường của trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao tại xã Minh Tiến, huyện Phủ Cừ, tỉnh Hưng yên 36
  9. vii 4.2.1. Đánh giá hiện trạng môi trường không khí trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao tại xã Minh Tiến, huyện Phủ Cừ, tỉnh Hưng yên: 36 4.3. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi theo quy mô tại trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao tại xã Minh Tiến, huyện Phủ Cừ, tỉnh Hưng Yên 44 4.3.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí. 44 4.3.2.Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước. 48 4.3.3.Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất 55 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57 5.1. Kết luận 57 5.2.Kiến nghị: 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 59 PHỤ LỤC
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Như chúng ta đã biết, nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế của hầu hết các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Ở các nước này còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông. Tuy nhiên ở các nước phát triển, mặc dù tỉ trọng GDP nông nghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông sản của các nước này khá lớn và không ngừng tăng, đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống cho con người những sản phẩm tối cần thiết. Ở Việt Nam hiện nay, nông nghiệp giữ vị trí chủ đạo trong ngành kinh tế quốc dân khi có 70% dân cư sống dựa vào nông nghiệp. Trong các ngành trong nông nghiệp hiện nay thì chăn nuôi đang giữ một vị trí vô cùng trọng, nó không những cung cấp một lượng thực phẩm khá lớn cho tiêu dùng hàng ngày mà nó còn là nguồn thu nhập của hàng triệu người dân hiện nay. Đây là một ngành rất có tiềm năng phát triển nên quy mô, số lượng của ngành một tăng, GDP của ngành ngày một cao. Trước đây, chăn nuôi chỉ phát triển ở quy mô hộ gia đình, nhưng hiện nay ngành chăn nuôi đang có phát triển theo quy mô trang trại và ngày càng được áp dụng các phương pháp chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể, áp dụng các công nghệ tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi nhằm tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn. Loại hình chăn nuôi này đang được người dân ở các địa phương quan tâm, trong đó chăn nuôi gia súc, gia cầm chiếm tỷ lệ lớn nhất. Với những hiệu quả kinh tế đem lại của ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng, bên cạnh những lợi ích đó thì chăn nuôi gia cầm cũng mang lại nhiều vấn đề về môi trường, đặc biệt là môi trường nước không khí xung quang trang trại chăn nuôi gà, vịt.
  11. 2 Ngành chăn nuôi đưa vào môi trường nhiều những chất ô nhiễm khá phức tạp như: phân, nước tiểu, hoocmon, chất kháng sinh, hóa chất, các loại vi sinh vật, hàm lượng nitrat trong nước khá cao các loại chất thải này gây ô nhiễm khá lớn cho môi trường nước, nếu không được quan tâm xử lý thì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến nguồn nước tại khu vực đó. Vì vậy, để đánh giá được hiện trạng môi trường trong trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao em đã thực hiện đề tài: “đánh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao tại xã Minh Tiến, huyện Phủ Cừ, tỉnh Hưng Yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường’’ 1.2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá hiện trạng môi trường không khí, nước, đất của trang trại. - Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của trang trại. 13. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận với cách thức thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học, giúp em vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sau khi ra trường - Củng cố kiến thức cơ sở cũng như chuyên ngành. - Giúp nâng cao hiểu biết về kiến thức môi trường và các phương pháp đánh giá hiện trạng môi trường. - Từ việc đánh giá hiện trạng, đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm cải thiện và bảo vệ môi trường. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Qua quá trình nghiên cứu hiện trạng và ảnh hưởng của ô nhiễm tại trang trại để biết được những khó khăn và tồn tại trong việc quản lý và xử lý chất thải, nước thải, giúp trang trại có công tác quản lý môi trường được tốt
  12. 3 hơn. Góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, và đề xuất những giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp với điiều kiện của trang trại, cải thiện cảnh quan môi trường và nâng cao chát lượng môi trường sống cho cộng đồng dân cư xung quanh trang trại.
  13. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài Trong các nước Đông Nam Á, Việt Nam là một nước chịu áp lực đất đai lớn nhất. Tốc độ tăng trưởng dân số và quá trình đô thị hóa đã làm giảm diện tích đất nông nghiệp. Để đảm bảo an toàn về lương thực, thực phẩm, biện pháp duy nhất là thâm canh chăn nuôi trong đó chăn nuôi gia cầm là một thành phần quan trọng trong định hướng phát triển. Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi gia cầm phát triển với một tốc độ rất nhanh nhưng chủ yếu là tự phát và chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật về chuồng trại và kỹ thuật chăn nuôi. Do đó, năng suất chăn nuôi thấp và gây ô nhiễm môi trường một cách trầm trọng. Ô nhiễm môi trường không những ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi, năng suất chăn nuôi mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh.Mỗi năm ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm thải ra khoảng trên 76 triệu tấn phân, trên 30 triệu khối chất thải lỏng (Bao gồm nước tiểu, nước rửa chuồng, bãi vận động, bãi chăn) Được thải ra môi trường.(Chăn nuôi Việt Nam 2019, “Thống kê tình hình chăn nuôi tại Việt Nam năm 2019) Cho đến nay chưa có một báo cáo đánh giá chi tiết và đầy đủ về ô nhiễm môi trường do ngành chăn nuôi gây ra. Theo báo cáo tổng kết của Viện chăn nuôi, hầu hết các hộ chăn nuôi đều để nước chảy tự do ra ngoài môi trường xung quanh gây mùi hôi thối nồng nặc, đặc biệt là vào các ngày oi bức. Nồng độ H2O và NH3 cao hơn mức cho phép nhiều lần. Ngoài ra, trong nước thải còn chứa COD, BOD, coliforms, E.coli và trứng run sán cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. (Bùi Xuân An (2007), nguy cơ tác động
  14. 5 đến môi trường và hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi vùng Đông Nam Bộ, Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh) Khản năng hấp thụ Nito và Photpho của gia súc, gia cầm kém, nên khi thức ăn có chứa N và P đi vào cơ thể thì chúng sẽ bị bài tiết ra ngoài theo phân và nước tiểu, nên trong nước thải sẽ chứa hàm lượng Nitơ và Photpho cao. 2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài Chất thải nước thải chăn nuôi là một nguồn thải ô nhiễm trầm trọng đối ới môi trường bởi lượng hữu cơ cũng như hàm lượng N trong chất thải rất cao. Vì vậy phát triển công nghệ xử lí chất thải chăn nuôi gà vịt có hiệu quả cao và kinh tế đang là sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học trên Thế iới cũng như ở Việt Nam. Trong nhưng năm gần đây, chăn nuôi gia cầm theo quy mô trang trại đã có bước phát triển đáng kể, quy mô chăn nuôi tập trung ngày càng nhiều. Đi cùng với nó tác động của hoạt động chăn nuôi đến môi trường ngày càng nghiêm trọng. Thế nhưng trong thực tế, vấn đề môi trường chưa ược các chủ trang trại quan tâm đúng mức. Nước thải chăn nuôi thuộc loại chứa nhiều TSS, COD, N, P vì vậy xử lí nước thải chăn nuôi kỹ thuật yếm khí luôn là lựa chọn đầu tiên. Ở các nước Châu Âu và Châu Mỹ, nhất là nước Anh, nước và chất thải chăn nuôi được coi là nguyên liệu để sản xuất bioga thu hồi năng lượng. Ở Đức, năng lượng bioga từ chất thải chăn nuôi và các chất hữu cơ khác đã được đưa vào cán cân năng lượng quốc gia để đạt mục tiêu 20% năng lượng sử dụng là năng lượng tái tạo vào năm 2020. ( Trương Thanh Cảnh (2002), mùi ô nhiễm không khí từ hoạt động chăn nuôi, Đại Học Khoa học tự nhiên – ĐHQG T.P Hồ Chí Minh) Đối với các trạng trại gà nói chung và trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao tại xã Minh Tiến, huyện Phủ Cừ , tỉnh Hưng Yên nói riêng thì ượng chất thải được thải ra mỗi ngày là rất lớn.
  15. 6 Không khí bị ảnh hưởng từ hoạt động chăn nuôi , sinh hoạt của đàn gà là thức ăn nước uống rơi vãi cùng với lượng phân gà sẽ tạo ra mùi hôi rất khó chịu do thành phần các hợp chất : H2S, CH4, NH3, là sản phẩm của quá trình phân hủy chất hữu cơ. Trong hoạt động chăn nuôi gà cũng phát sinh chất thải nguy hại như : chai lọ đựng thuốc chủ yếu là chai thủy tinh, chai nhựa, khối lượng rất ít, tuy nhiên nếu không được quản lý và xử lý tốt sẽ gây ra ô nhiễm đến môi trường đất, nước và không khí. Lượng nước thải , rửa chuồng trại nuôi gà chứa hàm lượng các chất hữu cơ cao có chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh. Các loại vi trung gây bệnh như: coliform, ecoli có thể thâm nhập vào mạch nước ngầm. Nếu lượng nước thải này không được thu gom và xử lý hợp lý sẽ gây tác động lớn tới môi trường. Cho nên việc đánh giá hiện trạng môi trường trong trang trại chăn nuôi gia cầm là điều vô cùng cần thiết. 2.1.3.Cơ sở pháp lý của đề tài - Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, ban hành ngày 23/06/2014 của Quốc hội có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. - Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/06/2012. - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. - Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ về Quy định cấp phép, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. - Nghị định số 201/2013/NĐ-CP của chính phủ về việc Quy định chi
  16. 7 tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước. - Nghị định số 25/2013/NĐ-CP của chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. - Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15/1/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện trại chăn nuôi lợn, trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học. - Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT, ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. - QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. - QCVN 62-MT:2016/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi. 2.2.Chất thải từ hoạt động chăn nuôi gà và các vấn đề ô nhiễm môi trường 2.2.1.Chất thải rắn - Chất thải rắn từ chăn nuôi : bao gồm Phân, rác, xác gà vịt chết, gà vịt thải loại, vỏ bao bì, vỏ trứng sau khi ấp, thức ăn thừa, rác thải sinh hoạt, cặn bùn từ bể tự hoại, bể lắng, chất độn chuồng. - Chất thải rắn từ sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trang trại : bao gồm rác thải từ văn phòng, rác thải từ nhà bếp (trung bình 0.4kg/người/ ngày) - Chất thải này chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy , là tác nhân , nguồn gây dịch bệnh vì có chứa vi sinh vật gây bênh như coliform, e.coli 2.2.2.Chất thải lỏng(nước thải) - Chất thải lỏng từ chăn nuôi : phát sinh chủ yếu từ quá trình rửa chuồng vệ sinh thiết bị ăn uống, nước thải từ quá trình khử trùng, trong quá
  17. 8 trình cho gà uống hàng ngày bằng hệ thống tự động nên ít phát sinh nước thải. - Chất thải lỏng từ sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trang trại : phát sinh từ quá trình rửa chân tay, vệ sinh cá nhân, tắm giặt, nước mưa chảy tràn. - Chất thải này thường chứa nhiều chất rắn vô cơ và hữu cơ lơ lửng, cũng có chứa các loại vi khuẩn. Nước mưa chảy tràn: Nước mưa chảy tràn trên toàn bộ diện tích mặt bằng của Trang trại, trong quá trình chảy trên bề mặt có thể kéo theo một số các chất bẩn, v.v Nước mưa chảy tràn có tính chất ô nhiễm nhẹ, chủ yếu là chất rắn lơ lửng. Tuy nhiên TSS dễ lắng đọng nên nước mưa được thu gom vào hố ga và qua hệ thống thoát nước mưa của cơ sở. Với tổng diện tích mặt bằng (mái che, nền sân, đường, ) của cả Dự án là 70.000 m2 và lượng nước mưa trung bình trong năm là khoảng 1.500 – 1.600 mm thì lưu lượng dòng chảy sinh ra do nước mưa trong 1 năm dao động từ 105.000 m3 = 112.000m3. Đ= 112.000mước mưa trung bình trong năm là khoảng 1.500 – 1.600 mm thì lưu lượng dòng chảy sinh ra do nước mưa trong 1 năm dao động từ 105.000 mước mưa chảy tràn có tính chất ô nhiễm nhẹ, chủ yếu là chất r rắn lơ lửng. các chất ô nhiễm do được trong nước mưa chảy tràn như sau: Bảau:12 Nưng c0mước mưa trung bình TT Chất ô nhiễm Nồng độ (mg/l) 1 Tổng Nitơ 0,5 – 1,5 2 Tổng photpho 0,004 – 0,03 3 Nhu cầu oxy hóa học (COD) 10 – 20 4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) 10 – 20 (Nguồn: Tổ chức y tế thế giới WHO 1993) *) Ảnh hưởng xấu của nước thải chăn nuôi:
  18. 9 Nước thải chăn nuôi nếu không được quản lý tốt sẽ bị lẫn hàm lượng phân gà trong quá trình vệ sinh có hàm lượng chất hữu cơ cao: Loại nước thải này khi xả ra nguồn tiếp nhận là các mương, sông quanh khu vực sẽ làm nồng độ oxy hòa tan (DO) trong nước giảm đi nhanh chóng. Nếu nồng độ DO dưới 3mg/l sẽ kìm hãm sự phát triển của thủy sinh vật và ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ sinh thái thủy vực và nếu ứ đọng lâu ngày ngoài môi trường sẽ gây mùi hôi thối khó chịu do các chất hữu cơ phân hủy kỵ khí tạo thành. Trong nước thải chăn nuôi gà có chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh. Các loại vi trung gây bệnh như: coliform, ecoli có thể thâm nhập vào mạch nước ngầm. Nếu lượng nước thải này không được thu gom và xử lý hợp lý sẽ gây tác động lớn tới môi trường. * Nước mưa chảy tràn: Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn trong khu vực Trang trại cũng sẽ cuốn theo đất, cát, chất cặn bã, chất thải rơi vãi chảy xuống hệ thống thoát nước. Lượng nước này nếu không được quản lý tốt cũng sẽ gây tác động tiêu cực tới nguồn nước và đời sống thủy sinh trong thủy vực tiếp nhận. Hàm lượng các chất rắn lơ lửng hoặc một số chất độc hại khác nếu vượt quá ngưỡng cho phép sẽ làm thay đổi môi trường sống của động thực vật trong nước, ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng. Ngoài ra, sự lắng đọng chất rắn có thể làm tắc hệ thống thoát nước mưa, gây úng lụt ảnh hưởng tới bộ rễ thực vật và hệ sinh vật đất trên khu vực bị ứng lụt. Do đó đòi hỏi phải có biện pháp thu gom, phân luồng dòng chảy của nước mưa chảy tràn nhằm giảm thiểu các tác động xấu trên. 2.2.3.Chất thải khí - Khí thải phát sinh từ thức ăn và nước uống : thức ăn là nguyên liệu gốc đầu tiên để tạo nên hầu hết các khí thải đặc biệt là khí gây mùi trong chất thải chăn nuôi. - Khí thải phát sinh từ phân và nước tiểu : phân và nước tiểu là nguồn
  19. 10 phát sinh chất ô nhiễm chủ yếu của chăn nuôi. Nhiều hợp chất gây mùi là sản phẩm của quá trình phân giải enzyme của vi sinh vật các chất trong phân hay nước tiểu. - Khí thải phát sinh từ nước thải chăn nuôi : hường thì phân và nước tiểu luôn trộn lẫn với nhau và các loại nước khác như nước rửa chuồng với nhiều loại chất thải khác tạo nên hỗn hợp nước thải. Đây là nguồn phát sinh khí thải nhiều nhất. - Khí thải phát sinh từ máy móc hoạt động của trang trại : các máy móc chạy bằng xăng dầu chủ yếu phát sinh ra khí SO2, NO2, CO2 tuy nhiên máy móc thường hoạt động rất ít. - Khí thải phát sinh từ các khu lưu trữ chất thải rắn : chất thải rắn sẽ được xử lý nhưng sẽ được vận chuyển đi khi đủ số lượng nên vẫn phải lưu trữ và vẫn gây ra mùi. - Tất cả khí thải trên hầu hết đều gây ra mùi khó chịu và có hại cho sức khỏe con người và làm tăng ô nhiễm không khí. 2.2.4.Chất thải nguy hại - Chất thải nguy hại thường là bao bì thuốc thú y, thuốc sát trùng, dầu thải, bóng đèn vỡ hỏng . 2.3. Tình hình chăn nuôi trên Thế giới và Việt Nam 2.3.1. Tình hình chăn nuôi thế giới Thịt các loại gia cầm cung cấp một số lượng lớn tỷ lệ đạm cho mỗi bữa ăn của hàng tỷ người trên trái đất và là một trong những loại thực phẩm thiết yếu. Gia cầm là loài cho sản phẩm thịt làm thực phẩm cho con người phổ biến nhất trên thế giới, chiếm khoảng 30% sản phẩm thịt trên toàn thế giới, đặc biệt là thịt gà. Gia cầm được nuôi với số lượng lớn nhất là gà. Hơn 50 tỷ con gà được nuôi hàng năm như một nguồn thực phẩm quan trọng, gà cho cả thịt và trứng. Tổng cộng, Chỉ riêng tại Anh tiêu thụ hơn 29 triệu quả trứng mỗi
  20. 11 ngày. Đa số gia cầm được nuôi theo hình thức chăn nuôi bằng kỹ cao. Theo Viện Worldwatch thì 74% số thịt gia cầm và 68% số trứng được sản xuất theo lối này. Ngoài ra còn có cách nuôi gà thả vườn. Sự đối lập giữa hai phương pháp nuôi gà nêu trên đã dẫn đến các vấn đề lâu dài của chủ nghĩa tiêu dùng đạo đức. Phe ủng hộ thâm canh cho rằng phương pháp này giúp tiết kiệm đất đai và thức ăn nhờ tăng năng suất, động vật được chăm sóc với hệ thống thiết bị hiện đại được kiểm soát. Phe phản đối cho rằng nuôi thâm canh gây hại cho môi trường, gây nên các nguy cơ đối với sức khỏe con người và là việc làm vô nhân tính. (Chăn nuôi gia cầm trên thế giới) Xu hướng hiện nay trên thế giới là thay đổi có cấu chăn nuôi theo hướng tăng tỷ lệ sản lượng thịt gia cầm và giảm tỷ lệ sản lượng thịt lợn làm giảm chi phí thức ăn, giảm tiêu hao nguồn nước. Trong cơ cấu chăn nuôi hiện nay thì sản lượng thịt lợn sản xuất ra chiếm tỷ lệ cao nhất (74%), thịt gà đứng thứ hai (17%) và thịt bò đứng thứ ba (9%). Trong chăn nuôi gia cầm nếu đưa được đàn gia cầm đẻ trứng lên để mỗi một nhân khẩu có được 100 quả trứng/năm (hiện nay là 80 quả/năm) thì còn tăng thêm được nguồn protein trong bữa ăn, ngoài nguồn protein của thịt lợn thịt gà. (Chăn nuôi gia cầm trên thế giới). Việc tiêu thụ gà ở châu Mỹ vượt quá mức trung bình thế giới, năm 2014 mức tiêu thụ ở châu Mỹ vượt quá 40 kg so với mức 15 kg của thế giới. Có nghĩa việc hấp thụ thịt gà là khoảng 88% của các con số thịt gia cầm đưa trung bình cho châu Mỹ vào khoảng 34 kg, so với con số toàn cầu tại 13 kg. Năm 2009, việc tiêu thụ thịt gia cầm trung bình/mỗi người ở châu Mỹ khoảng 36 kg, so với 5,5 kg ở châu Phi, nên tổng khối lượng của gia cầm thịt tiêu thụ ở châu Mỹ là 33,2 triệu tấn, gấp 6 lần so với 5,5 triệu tấn ở châu Phi. (Chăn nuôi gia cầm trên thế giới)
  21. 12 Tại Mỹ, việc tiêu thụ thịt gà ở Mỹ giảm mạnh từ 46 kg/ đầu người trong năm 2006 xuống còn 42 kg trong năm 2009 – tính theo thịt mổ. Sau đó tăng đến gần 44 kg trong năm 2011, nhưng rồi lại giảm trở lại 42,5 kg trong năm tiếp. Năm 2013, dự kiến tăng đến 43,2 kg, và ước tính sẽ tăng đáng kể, đến 44,2 kg cho năm 2014, khi người tiêu dùng chuyển từ thịt bò sang tiêu thụ thịt gà. Vào năm 2022 dự kiến sẽ đạt 45,3 kg /mỗi người. (Chăn nuôi gia cầm trên thế giới) Ở Brazil, mức tăng nhu cầu tiêu thụ thịt gà tăng vào năm 2013, riêng trong năm 2007, đã từng có số liệu dự ước xuất khẩu thịt gà giò của Brazil tăng 2%, đạt gần 2,6 triệu tấn.Trong khi đó, Các vụ dịch cúm gia cầm độc lực cao (HPAI) tại Mexico dường như không có tác động tiêu cực đáng kể đến chăn nuôi gà. Đã có dự bo sản lượng thịt sản xuất năm 2013 tăng 0,5% so với năm trước. Sau khi cho phép một sự gia tăng nhỏ trong nhập khẩu, tổng nguồn cung có thể tăng khoảng 1%. Các nhà chế biến Mexico đang nhắm tới nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm ăn sẵn theo yêu cầu của chuỗi siêu thị quốc gia và khu vực.(Chăn nuôi gia cầm trên thế giới) 2.3.2. Tình chăn nuôi trong nước Theo Bộ NN&PTNT, tình hình chăn nuôi năm 2017 gặp nhiều biến động, đặc biệt là giá thịt lợn giảm sâu từ đầu năm khiến người chăn nuôi chịu thua lỗ. Sau nhiều tháng chạm đáy, giá lợn hơi những tháng cuối năm đang có dấu hiệu tăng trở lại nhưng vẫn không đủ để người chăn nuôi có lãi. Tình trạng giá thấp kéo dài, khó khăn trong khâu tiêu thụ khiến người chăn nuôi lợn giảm đàn, bỏ đàn, treo chuồng. Tuy nhiên, chăn nuôi gia cầm và bò vẫn đang phát triển khá tốt và ổn định.(Chăn nuôi Việt Nam 2019, “Thống kê tình hình chăn nuôi tại Việt Nam năm 2019)
  22. 13 Theo kết quả điều tra chăn nuôi kỳ 01/10/2017, đàn lợn cả nước có 27,4 triệu con, giảm 5,7%, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 3,7 triệu tấn, tăng 1,9%. Đàn gia cầm cả nước ước có 385,5 triệu con, tăng khoảng 6,6%, sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng đạt 1,03 triệu tấn, tăng 7,3%, sản lượng trứng gia cầm đạt 10,6 triệu quả, tăng 12,6%. (Chăn nuôi Việt Nam 2019, “Thống kê tình hình chăn nuôi tại Việt Nam năm 2019) Chăn nuôi trâu, bò: Đàn trâu, bò cả nước trong năm nhìn chung không có biến động lớn. Trong vài tháng cuối năm, một số tỉnh có xuất hiện các ổ dịch lở mồm long móng trong phạm vi nhỏ lẻ nhưng hiện đã được dập tắt. Đàn bò phát triển khá tốt do có nhiều chương trình hỗ trợ của Nhà nước, dự án đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp được triển khai, thị trường tiêu thụ thuận lợi, ít dịch bệnh, hiệu quả kinh tế cao. (Chăn nuôi Việt Nam 2019, “Thống kê tình hình chăn nuôi tại Việt Nam năm 2019) Theo kết quả điều tra chăn nuôi kỳ 01/10/2017, đàn trâu cả nước có 2,49 triệu con, giảm 1,1% so với cùng kỳ năm 2016, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng đạt 87,9 nghìn tấn, tăng 1,5%; đàn bò có 5,6 triệu con, tăng 2,9%, sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng đạt 321,7 nghìn tấn, tăng 4,2%, sản lượng sữa bò đạt 881,3 triệu lít, tăng 10,8%. Một số tỉnh phát triển tốt đàn bò sữa, chiếm tỷ trọng lớn trong sản lượng sữa cả nước là Hồ Chí Minh đạt 285,5 triệu lít, tăng 2,4%; Nghệ An đạt 225,9 triệu lít, tăng 9,5%; Sơn La đạt 81,8 triệu lít, tăng 11,4%; Lâm Đồng đạt 75,5 triệu lít, tăng 8,0%; Hà Nội đạt 40,2 triệu lít, tăng 2,01%. (Chăn nuôi Việt Nam 2019, “Thống kê tình hình chăn nuôi tại Việt Nam năm 2019) Chăn nuôi lợn: Thị trường tiêu thụ thịt lợn vẫn chưa khởi sắc, giá bán thịt lợn ở mức thấp khiến người chăn nuôi tiếp tục chịu thua lỗ. Theo kết quả điều tra chăn
  23. 14 nuôi kỳ 01/10/2017, đàn lợn cả nước có 27,4 triệu con, giảm 5,7%, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 3,7 triệu tấn, tăng 1,9%. (Chăn nuôi Việt Nam 2019, “Thống kê tình hình chăn nuôi tại Việt Nam năm 2019) Chăn nuôi gia cầm: Đàn gia cầm cả nước tiếp tục phát triển, thị trường tiêu thụ tốt, giá bán thịt gia cầm ở mức có lãi cho người chăn nuôi. Các mô hình gia trại, trang trại đa dạng về đối tượng và chất lượng đàn ngày càng tăng. Người chăn nuôi tập trung sản xuất để đáp ứng thị trường tiêu thụ cuối năm và dịp tết sắp tới. (Chăn nuôi Việt Nam 2019, “Thống kê tình hình chăn nuôi tại Việt Nam năm 2019) Theo kết quả điều tra chăn nuôi kỳ 01/10/2017, đàn gia cầm cả nước ước có 385,5 triệu con, tăng khoảng 6,6%, sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng đạt 1,03 triệu tấn, tăng 7,3%, sản lượng trứng gia cầm đạt 10,6 triệu quả, tăng 12,6%. Một số tỉnh có sản lượng trứng gia cầm lớn tăng cao là: Thái Nguyên tăng 33,04%, Bắc Giang tăng 15,02%; Phú Thọ tăng 41,58%; Thanh Hóa tăng 14,86%; Hà Tĩnh tăng 19,48%; Bình Định tăng 27,81%; Lâm Đồng tăng 18,23%; Long An tăng 26,97%; Tiền Giang tăng 20,47% và Sóc Trăng tăng 38,99%. (Chăn nuôi Việt Nam 2019, “Thống kê tình hình chăn nuôi tại Việt Nam năm 2019) Giá lợn hơi trên địa bàn cả nước biến động tăng trong tháng qua, phổ biến trong khoảng 27.000 – 35.000 đ/kg. Tại khu vực phía Bắc, giá lợn hơi tại các tỉnh Bắc Giang, Ninh Bình, Hải Dương, Hà Nội, Hà Nam tăng 5.000 đ/kg lên 35.000 đ/kg. Giá lợn hơi tại Thái Bình, Quảng Ninh tăng 4.000 đ/kg, hiện dao động trong khoảng 32.000 – 34.000 đ/kg. Giá lợn hơi tại miền Trung, Tây Nguyên hiện đang ở mức 27.000 – 33.000 đ/kg, tăng 1.000 – 2.000 đ/kg so với tháng trước. Tại Miền Nam, giá lợn hơi biến động tăng nhẹ 1.000 đ/kg lên mức 26.000 – 29.000 đ/kg. Trái ngược với xu hướng của giá thịt lợn, giá thu
  24. 15 mua gà thịt lông trắng khu vực Đông Nam Bộ và ĐBSCL biến động giảm trong tháng qua với mức giảm 2.000 – 3.000 đ/kg so với tháng 11/2017. (Chăn nuôi Việt Nam 2019, “Thống kê tình hình chăn nuôi tại Việt Nam năm 2019") Giá gà thịt lông màu tại 2 khu vực này cũng giảm 1.000 – 2.000 đ/kg xuống mức 32.000 – 33.000 đ/kg so với tháng trước do nhu cầu tiêu thụ đang chậm lại. Giá trứng gà tăng 50 đ/quả lên 1.750 – 1.850 đ/quả; giá trứng vịt tăng 100 đ/quả lên 2.100 – 2.300 đ/quả.(Chăn nuôi Việt Nam 2019, “Thống kê tình hình chăn nuôi tại Việt Nam năm 2019") Nhìn chung trong cả năm 2017, ngoại trừ đợt phục hồi mạnh mẽ vào giữa tháng 7, giá lợn hơi trung bình của cả nước chủ yếu giảm do nguồn cung dư thừa trong khi nhu cầu tiêu thụ không có đột biến. Tuy nhiên, giá lợn có xu hướng tăng trở lại từ tháng 11 với các đợt tăng giá lần này diễn ra khá từ từ. Dự báo đến tết, giá lợn tết nhiều khả năng sẽ tăng thêm do các cơ sở chế biến đang tập trung giết mổ lợn để sản xuất các loại thực phẩm phục vụ nhu cầu Tết của người dân. (Chăn nuôi Việt Nam 2019, “Thống kê tình hình chăn nuôi tại Việt Nam năm 2019) 2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường chăn nuôi gà và phương pháp xử lý 2.4.1. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường nước, đất, không khí của trang trại - Độ pH: Là thước đo tính axit hoặc tính bazơ của dung dịch nước. Nhìn chung sự tồn tại và phát triển tốt nhất trong điều kiện môi trường nước trung tính pH = 7. Tuy nhiên, sự sống vẫn chấp nhận một khoảng nhất định trên dưới trung bình (5,5 < pH <8,5), đôi khi còn rộng hơn và cá biệt có những sinh vật sống được ở giá trị cực tiểu (0< pH <1) và cực đại pH = 14. Trong tự nhiên luôn luôn tồn tại một hệ đệm do vậy sự thay đổi nồng độ axit H+ hay nồng độ bazơ (OH-) đến một mức nào đó mới dẫn đến sự thay đổi của pH.
  25. 16 - Nhu cầu oxy hóa hóa học (COD): COD (chemical oxygen demand là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. Như vậy, COD là lượng oxy cần thiết để oxy hóa toàn bộ các chất hóa học trong nước, trong khi đó BOD là lượng oxy cần thiết để oxy óa một phần các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy bởi vi sinh vật. - Nhu cầu oxy sinh học (BOD): BOD (biohemical oxygen demand - nhu cầu oxy sinh hóa) là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ. Trong môi trường nước, khi quá trình oxy hóa sinh học xảy ra thì các vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan, vì vậy xác định tổng lượng oxy hòa tan cần thiết cho qua trình phân hủy sinh học là phép đo quan trọng đánh giá ảnh hưởng của một dòng thải đối với nguồn nước. BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất hữu cơ trong nước có thể bị phân hủy bởi vi sinh vật. Thông số BOD có tầm quan trọng thực tế: BOD là cơ sở để thiết kế vận hành trạm xử lý nước thải, BOD còn là thông số đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước, giá trị BOD càng lớn thì nghĩa là mức độ ô nhiễm càng cao. Giá trị BOD phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian, nên xác định BOD cần tiến hành ở điều kiện chuẩn, thường o ở nhiệt độ 20 C và trong 5 ngày. Vì vậy giá trị công bố thường là BOD5 - Chỉ số sinh vật Coliforms và Fecal Coliforms: Coliforms là các vi khuẩn hình que gram âm có khả năng lên men lactose để sinh ga ở nhiệt độ 35 ± 0.50C, Coliforms có khả năng sống ngoài đường ruột của động vật (tự nhiên), đặc biệt trong môi trường khí hậu nóng. Nhóm vi khuẩn Coliforms chủ yếu bao gồm các giống như Citrobacter, enterrobacter, Klebsiella và cả Fecal Coliforms (trong đó thì E.coli chỉ là loại thường dùng để chỉ định việc ô nhiễm nguồn nước bởi phân). Tuy nhiên việc xác định số lượng Fecal oliforms cơ thể sai lệch do một số vi sinh vật (không có nguồn gốc từ phân)có thể phát hiện ở nhiệt độ 440C. Do đó số lượng E.coli được coi là một chỉ tiêu
  26. 17 thích hợp trong quản lý nguồn nước, để định lượng e.coli người ta thường sử dụng phương pháp MPN. - Chỉ số Nitơ: Cũng như Cacbon, nguyên tố nito gắn liền với sự sống, các hợp chất nito rất đa dạng. Sự phân giải các chất sống cuối cùng tạo ra ammoniac (NH3) hòa tan trong nước. Trong môi trường kiềm, khí ammoniac thoát ra có mùi khai khó chịu, cạnh tranh sự hòa tan oxy trong nước đầu độc các động vật thủy sinh. Trong môi trường axit hay trung tính, ammoniac tồn ại dưới dạng amoni (NH4), tạo điều kiện cho rêu tảo phát triển khi có ánhsáng. Các hợp chất đều độc với người và động vật ở các mức khác nhau, sản phẩm cuối cùng của oxy hóa ammoniac là axit nitric, tồn tại trong nước dưới dạng amion (NO3-) - Chỉ số phốtpho : Photpho là một nguyên tố quan trọng trong mọi dạng 3- hình sự sống đã biết. Phốtpho vô cơ trong dạng photphat PO4 đóng một vai trò quan trọng trong các phân tử sinh học như ADN, ARN trong đó nó tạo thành một phần trong cấu trúc cốt tủy của các phân tử này. Các tế bào sống cũng sử dụng photphat để vận chuyển năng lượng tế bào thông qua adenosin tripphotphat, gần như mọi tiến trình trong tế bào có sử dụng năng lượng đều có nó ở dạng ATP. ATP cũng quan trọng trong photphat hóa, một dạng điều chỉnh quan trọng trong tế bào. Mọi photpholipit là thành phần cấu trúc nên mọi tế bào. Trung bình trong cơ thể người cần 1kg photphat. Tổng photpho có mặt trong nước thải được tính bằng tổng hàm lượng của các hợp chất photpho vô cơ, và các hợp chất hữu cơ như: Phopholipit, Photpho trong các hợp chất cấy tạo nên tế bào, photpho trong các hợp chất ATP. 2.4.2. Một số phương pháp xử lý Xử lý nước thải chăn nuôi bằng phương pháp cơ học. Xử lý cơ học Mục đích là tách chất rắn và phân ra khỏi hỗn hợp nước
  27. 18 thải bằng cách thu gom và lắng cặn. Có thể dùng song chắn rác và bể lắng để loại bỏ cặn dễ lắng tạo diều kiện xử lý và giảm khối thể tích công trình phía sau Xử lý chất thải chăn nuôi bằng phương pháp sinh học Đệm lót sinh học BALASA-N01Tạo một môi trường chăn nuôi, sinh hoạt trong sạch không ô nhiễm.Khử mùi hôi thối, khử khí độc trong chăn nuôi. Phân hủy phân, nước tiểu trên nền chuồng trại. Phòng tránh tốt các bệnh tật cho vật nuôi, các bệnh dường ruột, hen, thối bàn chân. Không phải dọn rửa chuồng hằng ngày. Định kỳ thay đệm lót (nuôi gà) mà vẫn đảm bảo vệ sinh. Theo kết quả thống kê ở nhiều mô hình chăn nuôi các mô hình thực nghiệm, nghiên cứu do nhà nước tổ chức sử dụng chế phẩm sinh học BALASA-N01 làm đệm lót cho những con số đáng kinh ngạc: Tỷ lệ sống trung bình từ khi bé đến khi xuất chuồng đạt 92%, trong khi các mô hình không dùng đệm lót chỉ đạt trên 70%. Tất cả chi phí thức ăn giảm được 10%, do vật nuôi khỏe mạnh hấp thụ thức ăn tốt. Giảm tới 60% chi phí nhân công, chi phí điện nước dọn chuồngtrại Giảm 30% số gia cầm bị mắc bệnh từ đó giảm mạnh chi phí thuốc, văc xin. Bể biogas hiện nay, nhu cầu chăn nuôi tập trung với quy mô lớn đã dẫn đến nhu cầu phải sử dụng hầm ủ biogas với thể tích lớn. Đây là phương pháp xử lý kỵ khí khá đơn giản, thấy ở hầu hết các cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại và quy mô hộ giá đình. Ưu điểm của biogas là sản xuất ra một lượng khí sinh học lớn thay thế được một phần các nguôn năng lượng khác.
  28. 19 Khí biogas bao gồm hỗn hợp khí CH4, CO2, N2, H2S và một số khí khác. Thành phần chủ yếu là CH4 (60 - 70%) và CO2 (30-40%). Khi đốt cháy một 1m3 hỗn hợp khí biogas thì sinh ra nhiệt lượng khoảng 4500 - 6000 calo/m3 tương đương với 1 lít cồn, 0.8 lít xăng, 0.6 lít dầu thô, 1.4 kg than hoa hay 2.2 kW điện. Tùy vào thành phần và tính chất nước thải chăn nuôi, thời gian lưu nước và tải trọng chất hữu cơ và nhiệt độ mà lượng khí sinh ra là khác nhau. Cấu tạo hệ thống phân hủy chất thải theo công nghệ biogas Hệ thống phân hủy biogas được chia làm 4 phần: Hệ thống phân hủy chính: là nơi diễn ra sự phân hủy yếm khí các chất hữu cơ chứa trong phân và nước tiểu. Bể phân hủy thường có dung tích lớn, nhỏ tùy thuộc vào quy mô chăn nuôi của từng trại và thường là từ 10 - 30m3. Hệ thống điều áp: Có vai trò trong việc bảo đảm áp lực khí cần thiết trong hệ thống phân hủy chính, đồng thời đảm bảo quá trình an toàn cho cảhệ thống. Hệ thống dẫn khí: được cấu tạo bằng những đường ống nhựa PVC, có chức năng chuyển đổi khí đốt sinh học từ hệ thống phân hủy chính đến các thiết bị khí sinh học (Bếp đun, các thiết bị thắp sáng, thiết bị sưởi). Các giai đoạn phân hủy kị khí Quá trình phân hủy kỵ khí là chuỗi các phản ứng phân hủy liên tiếp và có sự tham gia của vi sịnh vật. Quá trình được chia làm 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Giai đoạn phân hủy. - Giai đoạn 2: Giai đoạn sinh axit. - Giai đoan 3: Giai đoạn sinh metan Một số vi khuẩn sinh metan bao gồm: Methanobacterium, Sochgeni, Methanica. Các loài vi khuẩn này đòi hỏi môi trường kỵ khí bắt buộc, nhạy cảm với oxy và sinh trưởng chậm.( Dư Ngọc hành 2012 , Giáo trình công nghệ môi trường)
  29. 20 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đánh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao tại xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao tại xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. - Pham vị thời gian : Nghiên cứu trong thời gian từ 9/2017 - 12/2018. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Khái quát về trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao tại xã Minh Tiến, huyện Phủ Cừ, tỉnh Hưng Yên. - Đánh giá hiện trạng môi trường chung của trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao tại xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. - Đánh giá hiện trạng môi trường không khí, nước, đất của trang trại. - Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của trang trại. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp - Thu thập các số liệu khái quát về trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao tại xã Minh Tiến, huyện Phủ Cừ, tỉnh Hưng Yên. 3.4.2. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp Thu thập thông tin, số liệu của trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao tại xã Minh Tiến, huyện Phủ Cừ, tỉnh Hưng Yên. 3.4.3. Chỉ tiêu và phương pháp lấy mẫu, phân tích Phương pháp Kế thừa số liệu về trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao tại xã Minh Tiến, huyện Phủ Cừ, tỉnh Hưng Yên, đã được viện
  30. 21 kĩ thuật công nghệ môi trường quan trắc và phân tích tại phòng thí nghiệm. Chỉ tiêu theo dõi: pH; TSS; BOD5; COD; Tổng nitơ; tổng photpho; Tổng colifor; Nhiệt độ; Độ ẩm; Tốc độ gió; Tiếng ồn; Bụi lơ lửng (TSP); SO2; NO2; Cu; Pb; Cd; As; Zn. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu - TCVN 5992: 1995 (ISO 5667-2: 1991), Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn kĩ thuật lấy mẫu. - TCVN 5993: 1995 (ISO 5667- 3: 1985), Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lí mẫu. - TCVN 12247-1:2018 (ISO 16017-1:2000) về Không khí trong nhà, không khí xung quanh và không khí nơi làm việc - Lấy mẫu và phân tích các hợp chất hữu cơ bay hơi bằng ống hấp phụ/giải hấp nhiệt/sắc ký khí mao quản - Phần 1: Lấy mẫu bằng bơm - TCVN 5973:1995 (ISO 9359 : 1989) về chất lượng không khí - phương pháp lấy mẫu phân tầng để đánh giá chất lượng không khí xung quanh - TCVN 5297:1995 về chất lượng đất - lấy mẫu - yêu cầu chung • Số lượng mẫu: 6 mẫu Bả 6 mẫug mẫu1995 về chấtquan trắc TT Kí hiệu Vị trí lấy mẫu 1 K01 Cổng trang trại 2 K02 Khu nhà ở của nhân viên trang trại 3 K03 Phía ngoài trại chăn nuôi gà 4 K04 Khu xử lý nước thải Đường ống dẫn nuosc thải vào khu xử lý 5 N01 nước thải tập trung 6 D01 Phía ngoài trại chăn nuôi gà Địa điểm phân tích mẫu: Phòng thí nghiệm Viện Kỹ thuật và Công nghệ Môi trường.
  31. 22 Phương pháp phân tích - Độ pH: trước khi đo cần thử máy với dung dịch chuẩn tuân theo phương pháp phân tích của TCVN 6492 – 1999. - COD: Phương pháp phân tích COD dùng Kali Pemangat theo TCVN 6491- 1999. - BOD5: Quy trình phân tích nhu cầu ôxy sinh hóa sau 5 ngày (BOD5) trong nước. Phương pháp cấy, pha loãng Theo TCVN 6001-1:2008, ISO. - TSS: Phương pháp xác định tổng chất rắn lơ lửng (TSS) TCVN 6625-2000. - Tổng Nitơ: Phương pháp so màu; Theo TCVN 5987: 1995. - Tổng Photpho: Phương pháp so màu; Theo TCVN 6202: 2008. 3.4.4. Phương pháp phân tích tổng hợp, xử lý số liệu Sử dụng phầm mềm Excel để xử lý thông tin, số liệu thu thập được trên cơ sở kế thừa có chọn lọc dữ liệu có liên quan đến đề tài (Từ các đề tài nghiên cứu, tài liệu hội thảo, báo cáo tổng kết ). Các kết quả về chất lượng nước mặt, nước thải sinh hoạt, không khí, kết quả được thể hiện dưới các dạng bảng, biểu, sơ đồ, biểu đồ 3.4.5. Phương pháp so sánh Kết quả phân tích các mẫu nước mặt, nước thải, mẫu không khí, đất sẽ được so sánh với các quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành để đánh giá mức độ ô nhiễm của môi trường trang trại, nước thải, không khí, đất từ đó đưa ra đánh giá chung tình hình ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí của trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao tại xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. 3.4.6. Phương pháp khảo sát thực địa Tiến hành khảo sát thực địa tại trang trại, các điểm nước thải, các điểm ô nhiễm và chăn nuôi trong trại.
  32. 23 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát về trang trại tại tại xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. 4.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội nơi trang trại được xây dựng, cơ sở vật chất của trang trại Vị trí địa lý - Trang trại được xây dựng tại xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên với diện tích 97.000 m2. - Vị trí giáp ranh. + Phía Đông: Giáp ranh với khu đất 02 (khu đất mở rộng). + Phía Tây: Giáp ranh với mương nội đồng. + Phía Nam : Giáp ranh với đất trồng lúa của người dân trong xã. + Phía Bắc : Giáp ranh với mương nội đồng. Điều kiện môi trường tự nhiên Huyện Phù Cừ nằm ở phía Nam của tỉnh Hưng Yên. Phía Bắc giáp huyện Ân Thi, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây giáp huyện Tiên Lữ. Có 14 đơn vị hành chính, gồm 13 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích 9.463.88 ha. ( Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2018, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp năm 2019, UBND huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.) Điều kiện địa lý địa chất Phù Cừ có địa hình tương đối phẳng, cốt đất trũng thuộc diện nhất nhì trong tỉnh. Nơi cao nhất tại đống Lang thôn Đoàn Đào là +3,09 m so với mặt nước biển. Nơi trũng so với mặt bằng chung của huyện Phù Cừ.
  33. 24 Địa chất công trình: Khu đất thực hiện dự án là khu đất có cấu tạo địa tầng chủ yếu là đất pha sét, có cường độ chịu lực khá và ổn định. Căn cứ vào kết quả khảo sát ở các hố khoan với độ sâu khoan từ 16m đến 30m, địa tầng ở đây được phân chia ra thành các lớp như sau: Lớp số 1: Đất trồng trọt, đất đắp bờ ruộng. - Đất trồng trọt: Bề dày 0,5m, thành phần chủ yếu là sét pha màu xám đen, lẫn rễ cây. Đất canh tác có độ phì tương đối cao, do trước kia được sông Hồng và sông Luộc bồi đắp phù sa, nên có một số diện tích pha cát non hoặc bị úng thủy lâu ngày lại sinh ra chua. - Đất bờ ruộng: bề dày 0,8m, thành phần chủ yếu là sét pha màu nâu đỏ, vàng, xám trắng loang lổ, trạng thái dẻo mềm. Lớp số 2: Sét pha, trạng thái dẻo mềm. - Lớp có diện phân bố cục bộ, chiều dày của lớp là 1,0m, cao độ mặt lớp có thay đổi từ 1,45m ÷ 1,8m. Thành phần chủ yếu là sét pha màu xám nâu, trạng thái dẻo mềm. Lớp số 3: Sét pha, trạng thái dẻo chảy lẫn hữu cơ: - Chiều dày lớp thay đổi từ 3,0m đến 4,5m. Cao độ mặt lớp thay đổi từ 0,8m đến 1,55m. Thành phần chủ yếu là Sét pha màu xám đen, trạng thái dẻo chảy, lẫn hữu cơ. Lớp thấu kính TK: cát pha – sét, trạng thái dẻo, lẫn hữu cơ: - Lớp có diện phân bố cục bộ, chiều dày của lớp là 3,5m, cao độ mặt lớp là -1,48m. Thành phần chủ yếu là Cát pha – sét, màu xám đen, trạng thái dẻo, lẫn hữu cơ. Lớp số 4: Sét, trạng thái dẻo mềm: - Chiều dày lớp 2,5m. Cao độ mặt lớp là 1,55m. Thành phần chủ yếu là Sét màu trắng, xám trắng, trạng thái dẻo mềm. Lớp số 5: Sét pha, trạng thái dẻo cứng:
  34. 25 - Lớp có diện phân bố cục bộ, chiều dày của lớp thay đổi từ 3,0m đến 4,7m. Cao độ mặt lớp thay đổi -3,02 đến -4,05m. Thành phần chủ yếu là sét pha màu xám vàng, nâu đỏ loang lổ, trạng thái dẻo cứng. Lớp số 6: Sét pha, trạng thái dẻo mềm: - Chiều dày lớp 3m. Cao độ mặt lớp là -8,05m. Thành phần chủ yếu là Sét màu xám đen, trạng thái dẻo mềm. Lớp số 7: Sét pha, trạng thái dẻo chảy: - Chiều dày lớp thay đổi từ 2,5m đến 3,5m. Cao độ mặt lớp thay đổi từ -6,55m đến -1,55m. Thành phần chủ yếu là Sét pha màu xám đen, trạng thái dẻo chảy. Lớp số 8: Cát mịn, chặt vừa: - Lớp có diện phân bố không đồng đều, chiều dày của lớp chưa xác định được, chiều dày nhỏ nhất của lớp là 3,7m. Cao độ mặt lớp thay đổi từ - ,97m đến -9,48m. Thành phần chủ yếu là cát mịn màu xám xanh, xám đen, trạng thái chặt vừa, đôi chỗ lẫn hữu cơ, sạn. - Giá trị Nspt trung bình = 17 búa (SPT = Standard Penetration Test) là một thí nghiệm xuyên tại hiện trường nhằm đo đạc các tính chất địa kỹ thuật của đất) Lớp số 9: Sét pha, trạng thái dẻo cứng: - Chiều dày của lớp chưa xác định được vì các hố khoan đều kết thúc trong lớp này, cao độ mặt lớp thay đổi từ - 13,18m đến - 16,97m. Thành phần chủ yếu là sét pha màu xám nâu, nâu tím, xám trắng, xám xanh, trạng thái dẻo cứng. - Giá trị Nspt trung bình = 14 búa Nhận xét: Khu vực dự án đã qua và sử dụng. Khu vực dự án có tầng canh tác mỏng khoảng 30-50cm. Địa chất ổn định, đất chịu tải tốt. Cường độ chịu tải có trị số trung bình 1,25kg.cm2.
  35. 26 Đặc điểm khí hậu, khí tượng Cũng như các tỉnh khác thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, Hưng Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai hướng gió chủ đạo Đông Bắc và Đông Nam, có 4 mùa rõ rệt với 4 kiều thời tiết đặc trưng: mùa xuân ấm áp, mùa hè nắng nóng, mùa thu mát mẻ và mùa đông lạnh giá. Chế độ mưa: Tổng lượng mưa trung bình năm tại Hưng Yên dao động trong khoảng 1.500mm-1.600mm. Lượng mưa trong những tháng mùa mưa trung bình từ 1.200 mm đến 1.300 mm, bằng 80-85% tổng lượng mưa năm tại Hưng Yên. Mùa khô lượng mưa trung bình từ 200-300mm chiếm khoảng 15-20% tổng lượng mưa năm. Số ngày mưa trong năm trung bình khoảng 140-150 ngày, trong đó số ngày mưa nhỏ, mưa phùn chiếm khoảng 60-65 ngày. Ngoài ra, ở Hưng Yên còn xuất hiện mưa giông, thường là những trận mưa lớn đột xuất kèm theo gió lớn và giông sét. Mưa giông xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 11 và tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9. Bảng 4.1. Lư4.1 ra, ở Hưng Yên còn xuất hirong năm. Tháng 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tháng 1 95,0 3,6 18,1 12,1 2,0 40,0 Tháng 2 9,0 14,9 11,1 24,5 26,8 63,9 Tháng 3 7,0 59,1 15,1 28,0 80,3 77,5 Tháng 4 39,0 60,6 97,2 38,4 160,3 32,6 Tháng 5 80,0 129,9 330,3 222,9 256,1 178,9 Tháng 6 87,0 149,4 124,4 226,4 85,3 161,8 Tháng 7 95,0 140,6 188,9 365,9 214,7 160,3 Tháng 8 177,0 101,2 388,3 331,3 243,4 211,4 Tháng 9 68,0 279,2 188,6 340,2 257,2 366,8 Tháng 10 36,0 49,6 110,7 78,5 174,4 59,5 Tháng 11 3,0 40,2 139,4 63,2 68,4 145,6 Tháng 12 3,0 11,2 32,5 21,4 26,1 16,5 Tổng số 699,0 1.039,5 1.644,6 1.752,8 1.595,0 1.514,8 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên 2018)
  36. 27 Chế độ nắng: Thời gian chiếu sáng trung bình nhiều năm khoảng 1.540 – 1.550 giờ. Mùa nóng từ tháng 5 – 10, số giờ nắng chiếm khoảng 1080 – 1100 giờ. Mùa lạnh từ tháng 11 – 4 năm sau số giờ nắng chiếm khoảng 500-520 giờ. Số giờ nắng tháng cao nhất tuyệt đối 268 giờ (tháng 5 năm 1974). Số giờ nắng tháng thấp nhất tuyệt đối 6,8 giờ (tháng 2 năm 1988). Bảng 4.2. Số S4.2ờ nắng tháng cao nhất tu Tháng 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tháng 1 31,0 10,6 2,3 10,7 123,1 102,6 Tháng 2 83,0 31,5 11,2 37,8 27,6 22,3 Tháng 3 45,0 12,2 13,4 41,5 12,1 24,7 Tháng 4 46,0 65,8 79,6 52,5 12,2 123,2 Tháng 5 137,0 163,0 146,2 122,5 187,3 206,9 Tháng 6 159,0 147,0 92,9 128,7 143,4 215,4 Tháng 7 215,0 187,1 141,6 90,9 142,7 136,6 Tháng 8 129,0 181,1 146,8 128,9 114,4 181,4 Tháng 9 140,0 115,7 108,1 90,8 171,9 126,6 Tháng 10 121,0 72,5 100,0 126,3 150,5 148,9 Tháng 11 90,0 96,2 93,2 54,8 87,9 105,2 Tháng 12 80,0 75,8 37,7 166,3 87,7 50,5 Tổng số 1.276,0 1.158,5 973,1 1.051,6 1.260,8 1.444,3 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên 2018) Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình nhiều năm của Hưng Yên là 23,20C phân bố khá đồng đều trên địa bàn tỉnh. Mùa hè nền nhiệt độ trung bình nhiều năm : 27,30C
  37. 28 Mùa đông nền nhiệt độ trung bình nhiều năm : 19,10C Tổng nhiệt trung bình năm : 8.400-8.5000C Tổng nhiệt trung bình mùa nóng : 4.800-5.0000C Tổng nhiệt trung bình mùa lạnh : 3.300-3.5000C Bảng 4.3. Nhiệ Nhi300-3.5000CCCCình mùa các tháng trong năm (Đơn vị: 0C) Tháng 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tháng 1 17,5 12,4 14,2 15,1 17,2 17,6 Tháng 2 20,3 17,3 15,8 19,7 16,9 18,9 Tháng 3 21,3 16,6 19,6 23,2 19,6 21,5 Tháng 4 23,0 23,1 25,4 24,5 25,1 24,8 Tháng 5 28,2 26,5 28,4 28,4 28,7 30,0 Tháng 6 20,4 29,1 29,7 29,5 30,0 30,7 Tháng 7 30,5 29,5 29,6 28,4 29,6 29,4 Tháng 8 28,2 28,7 28,9 28,8 28,6 29,6 Tháng 9 28,2 27 27,3 26,7 28,9 28,0 Tháng 10 24,8 24 26,1 25,2 26,5 26,4 Tháng 11 21,6 23,3 23,1 22,2 22,7 24,2 Tháng 12 21,6 17 28,7 15,6 17,0 18,1 Bình quân 24,6 22,9 24,7 23,9 24,2 24,9 năm (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên 2018) Độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm từ 80-90%. Độ ẩm cao nhất trong năm xuất hiện vào tháng 2. Độ ẩm nhỏ nhất trong năm xuất hiện vào tháng 11 và tháng 12.
  38. 29 Bảng 4.4. Độ Đ4.4 nhỏ nhất trong năm xuất hiện vào tháng (Đơn vị: %) Tháng 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tháng 1 88 75 91 85 76 81 Tháng 2 86 88 90 88 84 83 Tháng 3 84 87 89 86 92 91 Tháng 4 89 87 86 85 89 82 Tháng 5 86 83 85 82 80 79 Tháng 6 79 85 80 76 82 76 Tháng 7 83 82 82 87 84 79 Tháng 8 88 85 84 84 85 81 Tháng 9 86 87 82 86 81 86 Tháng 10 76 86 81 76 78 78 Tháng 11 76 82 84 78 84 85 Tháng 12 76 72 82 76 73 82 Tổng số 83 83 85 82 82 82 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên 2018) Bốc hơi: Lượng bốc hơi phụ thuộc rất nhiều vào chế độ nắng và gió trên địa bàn Hưng Yên. Tổng lượng bốc hơi theo trung bình nhiều năm là 8.730 mm, lớn nhất tuyệt đối 144,9mm, nhỏ nhất tuyệt đối 20,8mm. Gió: Hưng Yên có 2 mùa giáo chính: mùa Đông có gió mùa Đông Bắc, thịnh hành từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Mùa hè có gió Đông Nam thịnh hành từ tháng 3 đến tháng 7. Gió Đông Nam chiếm ưu thế trong năm, sau đó là gió bấc. Các hướng hác chỉ xuất hiện đan xen nhau với tần xuất thấp không thành hệ thống.
  39. 30 Tốc độ gió cực đại thống kê được ở Hưng Yên là 40m/s, hướng thổi Tây Nam. Mưa bão: Hưng Yên là một tỉnh nằm sâu trong vùng đồng bắc Bắc Bộ, không có diện tích tiếp giáp với biển nên hàng năm bão và áp thấp nhiệt đới hầu như không đổ bộ trực tiếp vào vùng này như các tỉnh tiếp giáp biển, nhưng ảnh hưởng về mưa do bão gây ra là rất lớn. Lượng mưa do bão gây nên tại Hưng Yên chiếm tới 15-20% tổng lượng mưa năm. Mùa bão bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc tháng 11, nhưng ảnh hưởng với tần suất lớn nhất trong các tháng 7, 8 và 9. Điều kiện thuỷ văn Do độ dốc không đều, nghiêng thoải về phía đông bắc, đông và nam nên dọc theo sông Cửu An và sông Luộc thường trũng như các xã: Nguyên Hòa, Tống Trân, Minh Tiến và khu lòng chảo xã Minh Tân. Mặt khác có hệ thống đê điều của sông Luộc, sông Cửu An, sông Kẻ Sặt làm cho việc tiêu úng, cải tạo đồng ruộng rất khó khăn vất vả so với nhiều huyện trong tỉnh. Về sông ngòi, huyện Phù Cừ có hệ thống sông ngòi tỏa rộng trên đồng đất địa phương. Phía Bắc có sông Kẻ Sặt chảy vào thôn Tần Tranh xã Minh Tân cho đến thôn Viên Quang xã Quang Hưng làm thành ngã ba sông, hợp với sông Cửu An từ địa phận xã Phan Sào Nam, Minh Tân, Quang Hưng rồi chạy dọc theo phái đông của huyện dài trên 10km đến xã Tam Đa. Chính dòng sông này làm thành đường phân giới tự nhiên với huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương. Dọc theo phía Nam là dòng sông Luộc chảy từ địa phận thôn Võng Phan xã Tống Trân đến xã Nguyên Hòa với chiều dài 11km, làm thành đường phân giới tự nhiên với huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình. Dọc theo triền sông Luộc, sông Cửu An và sông Tây Kẻ Sặt có hệ thống đê điều bao bọc.
  40. 31 Sông Nghĩa Trụ, đoạn từ xa Phan Sào Nam đến xã Đình Cao dài 6,8 km là con sông quan trọng để lấy và tiêu nước từ sông Cửu An cho phần lớn diện tích thuộc hai huyện Phù Cừ và Tiên Lữ. Vì thế, theo dòng chảy cho đến thôn Long Cầu xã Đoàn Đào có đập Cầu Rồng để điều tiết nước cho khu vực. Sông Hòa Bình chạy dọc đường 39B với chiều dài 9,5 km trên đoạn Quán Đỏ đi Quang Hưng rồi đổ về sông Cửu An để tưới tiêu cho các xã trong huyện. Dọc theo đường 202 có sông Sậy dài 12,75 km từ thôn Sậy đến thôn La Tiến xã Nguyên Hòa. Tất cả những con sông trên tạo thành hệ thống sông chính của huyện. Ngoài ra, còn những con sông trung thủy nông khác. - Sông Hiệp Hòa từ Nhật Quang đến xã Tống trân dài 5,6km. - Sông Thống Nhất dài 5,6km, từ cống Vàng đến xã Minh Tiến. - Sông Đoàn Kết dài 6,5km, đoạn từ xã Tam Đa đến xã Tống Trân. - Sông Quyết Thắng chạy từ thôn Võng Phan xã Tống Trần đến xã Nguyên Hòa. Do xây dựng trên khu cánh đồng lúa thuộc thôn Phạm Xá. Do vậy các mương thủy lợi trong khu vực dự án là mương dẫn và các mương xung quanh dự án chính là nguồn tiếp nhận nước thải của dự án và cũng là nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp của xã Tiên Tiến. Nước mặt: Vị trí dự án từ khi được san lấp không có ngập nước thường xuyên, nước mặt chỉ có ở một vài ao, thùng vũng chưa được san lấp hết. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 2 hàng năm toàn bộ khu vực khô cạn. Gần khu vực thực hiện dự án có kênh mương là nguồn tiếp nhận nước mưa chảy tràn, nước thải phát sinh của Trang trại. Nước dưới đất: Nước dưới đất nằm cách mặt đất khoảng 0,6 – 1,2m. Nước dưới đất thuộc nước thượng tầng có mối quan hệ trực tiếp với nước mặt. Kết quả phân tích các mẫu nước mặt và nước dưới đất có ăn mòn yếu với bê tông.
  41. 32 4.1.2. Khái quát trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao tại xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. - Các thông tin chính của trang tr trang ng tin chính ctrại chăn nuôi gà giống chất lượng cao tại xã Minh Tiến, huyệ được thống kê tóm tắt như sau: Bảng 4.5. Các thông tin chính củi din c Các giai Các yếu tố môi Tiến độ Công nghệ/ cách thức đoạn của Các hoạt động trường cso khả thực hiện thực hiện dự án năng phát sinh 1 2 3 4 5 Xây dựng nhà Đặc điểm xây dựng văn phòng làm kiên cố với kết cấu việc và nhà ở của khung bê tông cốt chịu cán bộ, nhân viên lực. Nhà kết cấu kiểu nhà Bụi, khí thải của khung, cột bê tông cốt, các phương tiện xà gồ, mái tôn, móng vận chuyển, bụi Xây dựng các Tháng đơn bê tông cốt toàn trong quá trình Giai đoạn nhà nuôi gà 2/2017 – khối kết hợp dầm giằng xây dựng, CTR, xây dựng Tháng móng giao nhau. Tường nước thải thi 3/2018 xây dựng gạch đặc. công và sinh Xây dựng các hoạt công nhân, Xây dựng theo đúng công trình phụ tiếng ồn. thiết kế bản vẽ trợ khác Xây dựng các Xây dựng theo cam kết công trình bảo vệ trong báo cáo ĐTM môi trường Bụi, khí thải của Vận chuyển phương tiện vận nguyên vật liệu Xe vận chuyển chuyển, tiếng ra vào trang trại ồn Chăm sóc gà Nước thải, Giai đoạn Từ tháng Công nhân thực hiện CTR, tiếng ồn vận hành 4/2018 Vệ sinh chuồng Nước thải, CTR, Công nhân thực hiện trại tiếng ồn Tiêm vacxin cho Cán bộ của Công ty Kim tiêm bỏ đi, gà TNHH Enuvest Việt Nam tiếng ồn Xuất chuồng Công nhân thực hiện Chất thải rắn (nguồn: Số liệu thống kê của trang trại)
  42. 33 Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến Để dự án đi vào hoạt động chăn nuôi cần phải có máy móc, thiết bị dây chuyền chăn nuôi. Công ty sẽ đầu tư nhập mới 100% các loại máy móc thiết bị. Sau khi hoàn thiện các hạng mục công trình của dự án, chủ dự án sẽ tiến hành đầu tư các thiết bị máy móc theo công nghệ tiên tiến trên thị trường hiện nay. Các loại máy móc, thiết bị chính cần có của dự án được liệt kê đầy đủ trong bảng dưới đây: Bảng 4.6. Danh mụDanh m Tình Thông số kỹ Số Nguồn TT Tên máy trạng thuật, đơn vị lượng gốc mới 1 Hệ thống điều khiển Hệ thống đồng bộ 15 Đức 100% nhiệt, ánh sáng 2 Hệ thống giàn lạnh và Hệ thống đồng bộ Đức 100% bơm nước lamg mát 3 Hệ thống silo chứa thưc Hệ thống đồng bộ Đức 100% ăn 4 Hệ thống dẫn thưc ăn Hệ thống đồng bộ Đức 100% tự động 5 Hệ thống dẫn nước Hệ thống đồng bộ Đức 100% uống tự động 6 Máy phát điện dự Máy Thái lan 100% phòng(công suất KVA) 7 Tủ lạnh Chiếc Nhạt bản 100% 8 Thiết bị văn phòng Bộ Việt nam 100% 9 Phương tiện vận tải Bộ Nhật bản 100% (nguồn: Số liệu thống kê của trang trại) - Trang trại được vận hành bởi đội ngũ công nhân viên gồm 24 người cụ thể:
  43. 34 Bảng 4.7. Lao đ được vậtrang trLao đ được vận hành bởi ất lượng cao tại xã Minh Tiến, huyện Phủ Cừ, tang trLao đ STT Bộ phận Số lượng (người) I Ban Giám đốc 3 1 Giám đốc 1 2 Phó Giám đốc 2 II Bộ phận quản lý gián tiếp 7 1 Phòng HC – KT 1 2 Phòng kỹ thuật 6 III Bộ phân chăn nuôi 14 1 Công nhân, vệ sinh 10 2 Bảo vệ 1 3 Công nhân lái xe 1 4 Thợ điện 1 5 Nhân viên bếp 1 Tổng cộng 24 (Nguồn: Số liệu thống kê của trang trại) Thiết bị chăn nuôi gà hiện đại được nhập đồng bộ từ Đức, được tối ưu hóa theo nhu cầu của đàn gà nhằm nâng cao sức sản xuất của đàn gà và hiệu quả bảo vệ môi trường của Dự án. Cụ thể: - Hệ thống chuồng lồng lấy phân tự động gồm có 4 tầng lồng. - Hệ thống quạt thông gió phải đạt được nhiệt độ yêu cầu trong các điều kiện khí hậu khác nhau. - Hệ thống xích tải phân phối cám nhanh và tự động, đồng đều. - Hệ thống cung cấp nước được thiết kế phù hợp với lứa tuổi của gà.
  44. 35 - Trong các chuồng chiếu sáng tự nhiên, ánh sáng nhân tạo cần được cung cấp 80-100 lux khi ánh sáng tự nhiên ban ngày giảm xuống trước lúc bình minh hoặc sau khi chạng vạng tối. Chiếu sáng cần đồng đều ở tất cả các kiểu chuồng. - Hệ thống thiết kế đảm bảo không có phân trong máng ăn ngoài lồng. Giảm mùi amonia trong lồng. - Hệ thống giúp việc cung cấp thức ăn cho gà thuận lợi: Với thanh ray điều chỉnh được, gà dễ dàng được tiếp cận thức ăn ở mọi lứa tuổi. Máng cám có mép cong để ngăn chặn cám rơi vãi lãng phí ra ngoài. 4.1.3. Công tác quản lý và vệ sinh môi trường tại trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao tại xã Minh Tiến, huyện Phủ Cừ, tỉnh Hưng yên Môi trường chăn nuôi vốn chứa đựng rất nhiều loại vi khuẩn và các loại côn trùng gây bệnh nguy hiểm, nếu không có biện pháp thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi một cách thỏa đáng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, vật nuôi và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đặc biệt là các virus biến thể từ các dịch bệnh như tụ huyết trùng, cúm H5N1, có thể lây lan nhanh chóng và có thể cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Bên cạnh việc thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại, thì việc ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường, công tác quy hoạch, quản lý cũng được trú trọng. Điều kiện môi trường sạch sẽ sẽ giúp giảm thiểu, phòng tránh được dịch bệnh trong chăn nuôi. Môi trường thuận lợi giúp cho vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt, tăng năng xuất và hiệu quả kinh tế cao. - Lượng thức ăn dư thừa trong quá trình chăn nuôi và các dụng cụ thú y được thu gom lại. Công tác vệ sinh, khử trùng chuồng trại Ngoài việc hàng ngày dọn vệ sinh phân rác và vật nuôi, còn định kỳ hàng tuần quy định 1 ngày thực hiện tổng vệ sinh chuồng trại và khu vực chăn nuôi, thu gom rác về nơi
  45. 36 quy định để đốt và phun thuốc khử trùng khu vực chăn nuôi bằng thuốc sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh cư trú hoặc tiềm ẩn trong môi trường. - Hàng tuần tổ chức thực hiện công tác vệ sinh sau buổi làm việc thứ 7 hàng tuần. Thu gom rác, nhổ cỏ và phát quang khu vực xung quanh chuồng nuôi. 4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường của trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao tại xã Minh Tiến, huyện Phủ Cừ, tỉnh Hưng yên 4.2.1. Đánh giá hiện trạng môi trường không khí trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao tại xã Minh Tiến, huyện Phủ Cừ, tỉnh Hưng yên: Đã tiến hành lấy 04 mẫu không khí trong và xung quanh trang trại để đánh giá chất lượng môi trường không khí. Bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải ra vào cơ sở Bụi, khí thải,tiếng ồn phát sinh từ quá trình bốc dỡ, vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm Trang trại Mùi hôi, khí thải từ chuồng trại nuôi gà Trong giai đoạn hoạt động trang trại nuôi khoảng 375.000 cá thể gà, hàng ngày sinh hoạt của đàn gà cần ăn, uống nên thức ăn, nước uống vương vãi cùng với lượng lợn phân gà thải ra sẽ tạo ra hỗn hợp gây mốc mùi hôi thối khó chịu do thành phần của các hợp chất: H2S, CH4, NH3, là sản phẩm của quá trình phân hủy các chất hữu cơ. Do vậy, các nguồn gây ô nhiễm có thể phát sinh từ các nguồn sau: - Phân gà trong quá trình chăm sóc gà. Tuy nhiên, phân gà được thu gọn hàng ngày bằng băng chuyền tự động nên mùi hôi giảm đáng kể. Phân gà được đóng bao và chuyển cho đơn vị có chức năng (từ 1 – 2 ngày) nên hạn chế đáng kể mùi phát triển ra môi trường. - Mùi hôi phát sinh từ các cơ thể sống gia cầm. Nhà nuôi gà được thiết kế có hệ thống thông gió đảm bảo nhiệt độ luôn được duy trì ở mức độ 25 –
  46. 37 280C. Toàn bộ hệ thống nhà nuôi theo công nghệ Đức nên hạn chế được khả năng phát tán mùi ra ngoài. - Mùi hôi phát sinh từ hệ thống thu gom, xử lý nước thải, khu chứa phân gà nếu không được quan tâm xử lý. Kết quả phân tích, đánh giá chất lượng môi trường không khí được thể hiện ở bảng 3.1 như sau: Bảng 4.8. Kết qu quả phân t mqu không khí xung quanh Thông Đơn Tên mẫu QCVN STT số vị K01 K02 K03 K04 05:2013/BTNMT Nhiệt 1 0C 30,6 30,9 31,3 32,7 - độ 2 Độ ẩm % 75,4 76,7 78,3 79,4 - Tốc độ 3 m/s 1,2 0,7 1,0 1,1 - gió Tiếng 4 dBA 76,8 77,2 79,4 76,2 70(b) ồn Bụi lơ 5 lửng µg/m3 452 449 554 557 300 (TSP) 3 6 SO2 µg/m 426,67 521,67 416,67 523,33 350 3 7 NO2 µg/m 215,33 211,33 310 315,33 200 (Nguồn : kết quả phân tích 2018) Ghi chú: - (b): QCVN 26:2010/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn , đối với khu vực thông thường từ 6 giờ đến 21 giờ. - (-) không quy định trong quy chu q - K01: Không khí trang trề tiếng ồn , đối với khu vực thông thường từ 6 g
  47. 38 - K02: Không khí trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao ở khu nhà ở của nhân viên - K03: Không khí trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao ở trại nuôi gà - K04: Không khí trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao ở khu xử lý nước 82 79.4 80 77.2 78 76.8 76.2 76 74 72 70 70 70 70 70 68 66 64 K01 K02 K03 K04 Tiếng ồn QCVN 26:2010/BTNMT Hình 4.1: Biểinh ảng 3.1 cho thấy trại chăn 600 554 557 500 452 449 400 300 300 300 300 300 200 100 0 K01 K02 K03 K04 Bụi lơ lửng QCVN 05:2013/BTNMT Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện thông số bụi lơ lửng
  48. 39 600 521.67 523.33 500 426.67 416.67 400 350 350 350 350 300 200 100 0 K01 K02 K03 K03 Thông số SO2 QCVN 05:2010/BTNMT Hình 4.3: Biểình 4.3: Bi ăn nuôi g 350 310 315.33 300 250 215.33 211.33 200 200 200 200 200 150 100 50 0 K01 K02 K03 K04 Thông số NO2 QCVN 05:2010/BTNMT Hình 4.4: Biểình 4.4: Bi thông s4: Bi
  49. 40 Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy, các chỉ tiêu phân tích mẫu môi trường không khí xung quanh trong trang trại có hàm lượng đều cao hơn quy chuẩn cho phép Tiếng ồn = 76-79 lớn hơn QCVN 26/2010/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn và Bụi lơ lửng = 452-557 , SO2 = 426-523 , NO2 = 211-315 cũng đều lớn hơn QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn về chất lượng môi trường không khí xung quanh. 4.2.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước của trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao xã Minh Tiến, huyện Phủ Cừ, tỉnh Hưng yên: Hiện trạng môi trường nước thải, chất thải : Lượng nước thải rửa chuồng trại từ nhà nuôi gà (5,64 m3/1nhà nuôi) sau mỗi đợt xuất gà (84,6m3) chứa hàm lượng các chất hữu cơ cao được thu gom về ao điều hòa sinh học 1 để xử lý sơ bộ. Sau đó sẽ được dẫn vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của trang trại. Để đảm bảo công suất xử lý, Công ty sẽ vệ sinh chuồng trại lần lượt với mỗi nhà nuôi cách nhau ít nhất 2 ngày (15 lần vệ sinh/ lứa nuôi tương ứng với 15 nhà nuôi gà). Nước thải chăn nuôi: Hằng ngày, nước thải từ quá trình rửa các dụng cụ chăn nuôi như: ủng, găng tay, phương tiện vận chuyển gia súc, trạm khử trùng chứa hóa chất khử trừng,ước tính khoảng 4 m3/ngày đêm. Ngoài ra, trong giai đoạn hoạt động của Trang trại, sau khi nuôi hết 1 lứa gà, xuất chuồng, công ty sẽ tổng vệ sinh chuồng nuôi. Nước rửa nhà nuôi gà có chứa hàm lượng chất rắn lơ lửng là phân gà, loại nước thải này nếu không được xử lý mà thải trực tiếp vào môi trường lâu ngày sẽ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nguồn nước mặt tiếp xúc. Phân gà: Gồm xenluloz, lignin, protein, các sản phẩm phân giải của dụng cụ protein, lipid, axit hữu cơ và vô cơ.
  50. 41 Căn cứ theo định mức nhu cầu sử dụng nước áp dụng tại cơ sở chăn nuôi gà của Công ty, ước tính mỗi lần vệ sinh rửa chuồng nuôi (vệ sinh từng nhà nuôi gà bằng vòi xịt là khoảng 5,64 m3/l nhà nuôi gà). Nước thải vệ sinh toàn dự án (của 15 nhà nuôi gà) sau khi xuất một lứa gà (4 tháng) sẽ là 5,6m3/ lần x 15 lần = 86,6m3. Mỗi nhà nuôi gà được vệ sinh cách nhau thời gian ít nhất là 2 ngày. Bảng 4.9 Kế K4.9nphân tích muôi gà được QCVN 62- Stt Chất ô nhiễm Đơn vị Nồng độ MT:2016/BTNMT Cột A 1 pH 6-8 6-9 150- 2 BOD5 mg/l 40 350 300- 3 COD mg/l 100 450 4 Tổng chất rắn lơ lửng mg/l 100- 50 (TSS) 200 5 Tổng nitơ mg/l 50-80 50 6 Tổng photpho mg/l 10-20 - MPN hoặc Tổng Coliform 7 CFU/100 105-107 3000 (MPN/1000ml) ml (Nguồn : kết quả phân tích 2018) Ghi chú: - QCVN 62-MT:2016/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi
  51. 42 375 375 325 275 250 225 175 150 125 100 65 75 50 50 40 25 7 7.5 -25 pH BOD5 COD TSS Tổng Nito Các thông số QCVN 62-MT:2016/BTNMT Hình 4.5: Biể: đ: Bi úhi Bi ú:) huật quốc gia về nướ Nhậh:) : Kết quả trong bảng và biểu đồ thể hiện các thông số ô nhiễm nước trên cho thấy, nước thải từ hoạt động chăn nuôi gà khi chưa được xử lý chỉ có pH = 6-8 là nằm trong trong TCCP của QCVN 62-MT:2016/BTNMT còn các hàm lượng các thông số ô nhiễm cồn lại đều vượt TCCP QCVN 62- MT:2016/BTNMT rất nhiều lần BOD5 = 150-350 , COD = 300-450 , TSS = 100-200 , Tổng nito = 50-80, nếu không được xử lý và quản lý tốt sẽ gây ô nhiễm nước mặt, nước ngầm xung quanh khu vực Trang trại. 4.2.3. Đánh giá hiện trạng môi trường đất của trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao xã Minh Tiến, huyện Phủ Cừ, tỉnh Hưng yên: Đã tiến hành lấy 01 mẫu đất trong khu vực trang trại. Kết quả phân tích thể hiện tại bảng 3.4, cụ thể như sau:
  52. 43 Bảng 4.10. Knh lấy 01 mẫu đất trong Tên Thông QCVN 03-MT:2015 STT Đơn vị mẫu số Đ01 Đất nông nghiệp 1 Cu mg/kg 43,76 100 2 Pb mg/kg 36,55 70 3 Cd mg/kg 1,174 1,5 4 As mg/kg 6,529 15 5 Zn mg/kg đất khô 53,31 200 (Nguồn : kết quả phân tích 2018) Chú thích: QCVN 03-MT:2015/BTNMT, giới hạn kim loại trong đất 200 200 180 160 140 120 100 100 80 70 53.31 60 43.76 36.55 40 15 20 1.174 1.5 6.529 0 Cu Pb Cd As Zn Thông số các kim loại QCVN 03-MT:2015?BTNMT Hình 4.6: các thông số: các thông sloại Ghi chú: - QCVN 03-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất.
  53. 44 Nhận xét: Qua bảng kết quả phân tích và biểu đồ thể hiện các thông số ô nhiễm trong đất trên cho thấy chỉ tiêu phân tích kim loại nặng trong mẫu đất của khu vực trang trại Cu = 43,76 , Pb = 36,55 , Cd = 1.174 , As = 6.529 , Zn = 53,31 đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 03-MT:2015 /BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất. 4.3. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi theo quy mô tại trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao tại xã Minh Tiến, huyện Phủ Cừ, tỉnh Hưng Yên 4.3.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí. Do trại chăn nuôi nằm khá xa khu dân cư nên tác động gây mùi tới các khu dân cư là nhỏ, chủ yếu là ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe của công nhân hàng ngày làm nhiệm vụ chăn nuôi và hoạt động canh tác của nhân dân gần khu vực Dự án. Để giảm thiểu tới mức thấp nhất là tác động từ quá trình này, các biện pháp được đề xuất một số các biện pháp như sau : Giảm thiểu bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải ra vào cơ sở Để giảm thiểu tác động của bụi, khí thải từ quá trình bốc dỡ, vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm Trang trại đã áp dụng một số các biện pháp như sau: - Lập kế hoạch điều động các xe ô tô chuyên chở nguyên liệu ra vào Trang trại hợp lý và khoa học. - Bê tông hóa tất cả các đường giao thông trong phạm vi nội bộ Trang trại. - Phun nước thường xuyên trên đường nội bộ về mùa nắng và hanh khô để hạn chế bụi từ mặt đường.
  54. 45 - Trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân bốc dỡ như: mũ, khẩu trang, quần áo bảo hộ lao động - Khuyến khích sử dụng xăng dầu đạt tiêu chuẩn. - Không chở hàng hóa vượt quá tải trọng của xe ô tô. - Không sử dụng các loại phương tiện cũ nát, hết thời gian lưu hành cho phép. - Tăng cường trồng cây xanh che nắng, giảm lượng bức xạ mặt trời, tiếng ồn, bụi phát tán ra ngoài môi trường. Trang trại sẽ quy hoạch trồng cây xanh phù hợp trong khuôn viên của mình để đảm bảo diện tích cây xanh ít nhất 15% tổng diện tích mặt bằng Trang trại. Chủ yếu trồng các cây xanh (keo tai tượng) và các ăn quả (xoài, nhãn, bưởi, chuối, ) vừa bảo vệ môi trường, vừa tăng hiệu quả kinh tế, tận dụng nguồn diện tích đất đai rộng lớn của Dự án. Cây xanh có tác dụng che nắng, giảm bức xạ nhiệt, hút bụi và giữ bụi, lọc sạch không khí, giảm bức xạ phản xạ, giảm nhiệt độ của không khí, hấp thụ tiếng ồn. Sóng âm truyền qua các dải cây xanh sẽ bị suy giảm năng lượng, mức độ cường độ âm thanh nhiều hay ít phụ thuộc mật độ lá cây, kiểu lá và kích thước của cây xanh cũng như chiều rộng của dải đất trồng cây. Biện pháp giảm thiểu mùi hôi từ chuồng trại chăn nuôi - Vệ sinh chuồng trại thường xuyên, phân gà được thu gom hàng ngày, tránh ứ đọng chất thải, giảm mùi hôi đặc trưng của gà. - Hệ thống thu gom phân gà được khép kín tại mỗi nhà nuôi gà. Thêm nữa, trong quá trình chăm sóc gà, gà được cho ăn bằng thức ăn chứa chế phẩm vi sinh có tác dụng làm giảm mùi hôi của phân gà. - Nhà nuôi gà được thiết kế hiện đại có hệ thống thông gió đảm bảo nhiệt độ luôn được duy trì ở mức 25 – 280C. Toàn bộ hệ thống nhà nuôi theo
  55. 46 tiêu chuẩn của Đức nên hạn chế được khả năng phát tán mùi ra ngoài. Chuồng nuôi được lắp hệ thống thông gió cưỡng bức bằng quạt gió đẩy và hút. Mô hình làm mát được mô tả như hình vẽ. Hình 4.7. Mô hình làm mát chu Mô chăn nuôi Hệ thống làm mát của trang trại được kết hợp giữa quạt thông gió (đặt ở phía cuối chuồng) và tấm làm mát dạng tổ ong (đặt ở hai cạnh của chuồng) thông qua nguyên lý áp suất âm làm không khí trong phòng bị hút ra và gió từ bên ngoài sẽ tự động tràn vào phòng. Không khí bị hút ra sẽ kéo theo hơi nóng và bụi bẩn trong chuồng nuôi ra ngoài. Không khí từ ngoài xuyên qua tấm cooling pad, được thiết kế tưới nước nhỏ giọt nên sẽ làm giảm nhiệt độ của không khí từ 5-80C so với nhiệt độ ngoài trời. Ngoài ra,có thể áp dụng hệ thống phun sương tự động (có pha hoạt chất sinh học xử lý mùi hôi như GEM - K) tại khu vực chuồng trại, khu vực chứa phân. Định kỳ phun chế phẩm sinh học 2 lần/tuần cũng giúp giảm mùi hôi. Chất khử mùi hôi GEM – K là hoạt chất sinh học gồm các chủng vi sinh vật có tác dụng phân hủy các chất hữu cơ gây mùi hôi thối tại chuồng trại gia súc với các thành phần chính là: Vi khuẩn acid lactic, vi khuẩn quang hợp,
  56. 47 nấm men. Phương pháp này có tính khả thi cao giúp làm sạch không khí chuồng nuôi, không gây mùi khó chịu phát tán ra ngoài môi trường. Lịch phun thuốc khử trùng, rắc vôi bột trong chuồng định kỳ 1 tuần/lần, ngoài chuồng định kỳ 2 tuần/lần. Hệ thống làm mát của trang trại được kết hợp giữa quạt thông gió (đặt ở phía cuối chuồng) và tấm làm mát dạng tổ ong (đặt ở hai cạnh của chuồng) thông qua nguyên lý áp suất âm làm không khí trong phòng bị hút ra và gió từ bên ngoài sẽ tự động tràn vào phòng. Không khí bị hút ra sẽ kéo theo hơi nóng và bụi bẩn trong chuồng nuôi ra ngoài. Không khí từ ngoài xuyên qua tấm cooling pad, được thiết kế tưới nước nhỏ giọt nên sẽ làm giảm nhiệt độ của không khí từ 5-80C so với nhiệt độ ngoài trời. Ngoài ra,có thể áp dụng hệ thống phun sương tự động (có pha hoạt chất sinh học xử lý mùi hôi như GEM - K) tại khu vực chuồng trại, khu vực chứa phân. Định kỳ phun chế phẩm sinh học 2 lần/tuần cũng giúp giảm mùi hôi. Chất khử mùi hôi GEM – K là hoạt chất sinh học gồm các chủng vi sinh vật có tác dụng phân hủy các chất hữu cơ gây mùi hôi thối tại chuồng trại gia súc với các thành phần chính là: Vi khuẩn acid lactic, vi khuẩn quang hợp, nấm men. Phương pháp này có tính khả thi cao giúp làm sạch không khí chuồng nuôi, không gây mùi khó chịu phát tán ra ngoài môi trường. Lịch phun thuốc khử trùng, rắc vôi bột trong chuồng định kỳ 1 tuần/lần, ngoài chuồng định kỳ 2 tuần/lần. Giảm thiểu bụi từ khu vực phân phối thức ăn cho gà Lượng bụi phát sinh từ khu vực phân phối thức ăn tương đối ít, chỉ phát sinh khi đổ thức ăn vào Silô phân phối thức ăn cho máng ăn di động do đó chủ đầy tư sẽ trang bị thiết bị bảo hộ lao động như nón, khẩu trang, bao tay cho công nhân trực tiếp làm ở khâu này.
  57. 48 Không thực hiện phối trộn thức ăn tại trang trại mà sử dụng các loại thức ăn được đóng bao sẵn phù hợp với từng lứa tuổi, loại gia cầm do vậy không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh trong quá trình phối trộn thức ăn. Biện pháp giảm thiểu tác động khí thải từ hoạt động của máy phát điện dự phòng: Nồng độ khí thải từ máy phát điện đạt tiêu chuẩn cho phép, hơn nữa máy phát điện chỉ mang tính dự phòng chứ không hoạt động thường xuyên nên có thể khắc phục bằng cách đặt máy phát điện hoạt động tại phòng riêng biệt. Phòng đặt máy phát điện được thiết kế cao, rộng, thoáng và bố trí xung quanh là các khu đệm bằng cây xanh để chống ồn. 4.3.2.Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước. Như phân tích ở trên, nguồn gốc phát sinh nước thải khi Dự án đi vào hoạt động gồm nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi và nước mưa chảy tràn. Mỗi loại nước này có những tính chất và đặc trưng riêng. Để giảm thiểu và xử lý tốt cần phân luồng dòng thải theo mức độ ô nhiễm của chúng. Đây là biện pháp vừa mang tính kỹ thuật, vừa mang tính kinh tế, làm giảm đi một lượng đáng kể cần xử lý. Có thể phân thành các dòng thải như sau: - Nước thải từ khu nhà vệ sinh được xử lý qua hệ thống bể tự hoại, nước thải nhà bếp được xử lý sơ bộ tại bể tách dầu mỡ, tiếp đó toàn bộ nước thải sinh hoạt dẫn vào hệ thống xử lý nước thải tập trung. - Nước thải từ hoạt động chăn nuôi phát sinh hàng ngày được đưa vào bể thiếu khí (anoxic) của hệ thống xử lý nước thải tập trung. - Nước thải rửa chuồng trại định kỳ phát sinh 4 tháng/lần và nước thải chăn nuôi phát sinh khi xảy ra sự cố sẽ được thu gom vào ao điều hòa sinh học 1 trước khi dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung.
  58. 49 - Nước mưa chảy tràn Trang trại xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng. * Biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt. Sơ đồ dây truyền công nghiệp và thiết kế các công trình trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt như sau: Đối với nước thải của khu vệ sinh: Giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt của khu vực vệ sinh là sử dụng bể tự hoại 3 ngăn nước được trình bày theo sơ đồ sau: Hình 4.8. Công nghệ x Công nghxử lý nước thải b Công nghxử lý nước t Nguyên tắc hoạt động của loại công trình này là lắng cặn và phân hủy, lên men cặn lắng hữu cơ. Trong khu vực Trang trại, các khu vệ sinh đều sử dụng bể tự hoại loại 3 ngăn đạt tiêu chuẩn quy định về kích thước và khối lượng. Phần cặn được lưu lại phân hủy kỵ khí trong bể, phần nước được đưa vào bể điều hòa của trang trại. Đối với nước thải khu vực bếp ăn: Đối với nước thải từ khu vực bếp ăn của Trang trại sẽ được thu gom và xử lý như sau:
  59. 50 Hình 4.9. Sơ đồ Sơ đ.9 hải nhà bếp Thuyếhuyinh quy trình công ng: Nước thải nhà bếp trước tiên được đi qua lưới chắn rác để loại bỏ các rác thải có kích thước lớn. Sau đó nước thải tiếp tục đi qua bể tách dầu mỡ: tác theo nguyên tắc trọng lượng, dầu mỡ nhẹ nổi lên được giữ lại bởi các tấm ngăn, còn nước trong sẽ đi qua bên dưới vách ngăn. Hình 4.10. Sơ đồ Sơ đ.10 nhà bế Sau khi xửau khi xxnhà bếp trước tiênnhà bhi theo đư xxnhà bếp trước ệ thống xử lý tập trung của dự án. * Biện pháp xử lý nước thải chăn nuôi. Lượng nước thải rửa chuồng trại từ nhà nuôi gà (5,64 m3/ 1 nhà nuôi) sau mỗi đợt xuất gà (84,6m3) chứa hàm lượng các chất hữu cơ cao được thu gom về ao điều hòa sinh học 1 để xử lý sơ bộ. Sau đó sẽ được dẫn vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của trang trại. Để đảm bảo công suất xử lý,
  60. 51 Công ty sẽ vệ sinh chuồng trại lần lượt với mỗi nhà nuôi cách nhau ít nhất 2 ngày (15 lần vệ sinh/ lứa nuôi tương ứng với 15 nhà nuôi gà). Lượng nước thải vệ sinh dụng cụ của công nhân và xe vận chuyển phát sinh hàng ngày có chứa hóa chất khử trùng (4 m3/ngày đêm) được dẫn vào hệ thống xử lý nước thải tập trung. *) Hệ thống xử lý nước thải tập trung : Hệ thống xử lý nước thải tập trung có công suất 15 m3/ngày đêm để xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi của trang trại. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải tập trung như sau: Hình 4.11. Sơ đ Sơ 4. th th g Thuyhuó công hệhu Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý sơ bộ và nước thải chăn nuôi phát sinh hàng ngày được đưa về xử lý cấp 2 tại hệ thống xử lý nước thải tập trung. Ngoài ra, mỗi đợt rửa chuồng nuôi, lượng nước thải được dẫn qua
  61. 52 ao điều hòa sinh học 1 để xử lý sơ bộ trước khi dẫn vào hệ thống xử lý nước thải tập trung. *) Ao điều hòa sinh học 1: Ao điều hòa có chức năng điều hòa lưu lượng nước thải và các chất cần xử lý để đảm bảo hiệu quả cho các quy trình xử lý sinh học về sau. Nó chứa chất thải và cá chất cần xử lý ở các giờ cao điểm, phân phối lại trong các giờ không hoặc ít sử dụng để cung cấp một lưu lượng nhất định 24/24 giờ cho hệ thống xử lý phía sau. Mục đích chủ đạo của ao điều hòa sinh học 1 nhằm thu gom và lưu chứa điều hòa lượng nước thải trong trường hợp xảy ra sự cố dịch bệnh hoặc sự cố của hệ thống xử lý nước thải. Sau đó, nước thải được dẫn vào hệ thống xử lý tập trung. Ao điều hòa của trang trại được thiết kế với xung quanh lót bạt HDPE chống thấm phủ đáy. Có dung tích 50 x 10 x 2 = 1000 m3. *) Bể thiếu khí (Anoxic) Nước thải sinh hoạt và chăn nuôi sau xử lý sơ bộ được đưa vào bể thiếu khí (Anoxic). Tại đây, hệ vi sinh vật thiếu khí phát triển xử lý N và P trong dòng thải thông qua quá trình đề Nitrat hóa và photphoril. Để quá trình đề Nitrat hóa và photphoril hóa diễn ra thuận lợi, tại bể yếm khí (Anoxic) sẽ bổ sung một lượng khí phù hợp nhằm khuấy trộn dòng nước tạo ra môi trường thiếu oxy cho hệ vi sinh vật thiếu khí phát triển. Nước thải sau xử lý được dẫn sang bể aeroten (bể xử lý sinh học hiếu khí). *) Bể xử lý sinh học hiếu khí (Aroten) Nước thải sẽ được chảy qua bể xử lý sinh học hiếu khí có sử dụng máy sục khí. Tại đây, chất hữu cơ có trong nước thải được oxy hóa COD, BOD, đồng thời hấp thụ photpho và nirat hóa. Ngoài ra còn phân hủy một số hợp chất khác thể hiện như sau:
  62. 53 Bùn hoạt tính tuần hoàn từ bể lắng vào bể sinh học hiếu khí. Nồng độ bùn hoạt tính từ 1.000 – 3.000 mg/l và nồng độ bùn tuần hoàn từ 5000 – 7000 mg/l. Nồng độ bùn hoạt tính càng cao, khả năng xử lý BOD của bể càng lớn. Oxi được cung cấp bằng máy thổi khí và hệ thống phân phối khí từ đáy bể có hiệu quả khuếch tán oxi vào trong nước thải cao tạo điều kiện cho vi sinh vật sử dụng oxi hóa nước thải. Phương trình phản ứng: Chất hữu cơ + O2 + Chất dinh dưỡng + vi khuẩn hiếu khí  CO2 + H2O + H3 + C5H7NO2 (sinh khối) + Năng lượng. Quá trình hô hấp nội bào là quá trình oxi hóa bùn (vi khuẩn) được thể hiện bằng phương trình sau: C5H7NO2 + O2 vi khuẩn  CO2 + H2O + NH3 + E Bên cạnh quá trình phân giải các chất hữu cơ thành CO2 và H2O, vi khuẩn hiếu khí Nitrosomonas và Nitrobacter còn oxi hóa NH3 thành Nitrit và cuối cùng thành Nitrat. Các phương trình phản ứng như sau: Vi khuẩn Nitrosomonas: NH4+ + O2  NO2- + H+ + H2O Vi khuẩn Nitrobacter: bể NO2- + O2  NO3- + H+ + H2O Trong bể xử lý sinh học cũng diễn ra quá trình khử nitơ (denitrification) từ nitrat thành phần nitơ dạng khí N2 đảm bảo nồng độ nitơ trong nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn môi trường. Quá trình sinh học khử nitơ liên quan tới quá trình oxi hóa sinh học của nhiều cơ chất hữu cơ trong nước thải sử dụng Nitrat hoặc Nitrit như chất nhận điện tử thay vì dùng oxi. Trong điều kiện thiếu oxi diễn ra phản ứng khử nitơ: + C10H19O3N + NO3-  N2 + CO2 + NH3 + H
  63. 54 Quá trình chuyển hóa này được thực hiện bởi vi khuẩn nitrat chiếm khoảng 10 – 80% khối lượng vi khuẩn trong bùn hoạt tính. Tốc độ khử nitơ đặc biệt dao động 0,04 đến 0,42 gN-NO3-/g MLSS. Ngày, tỉ số F/M càng cao thì tốc độ khử nitơ càng lớn. Hệ thống cấp không khí cho bể xử lý sinh học được cấp bởi máy thổi khí thông qua hệ thống đường ống công nghệ. *) Bể lắng Nước thải từ bể sinh học hiếu khí tự chảy sang bể lắng, tại đây, nước trong được tự chảy sang bể khử trùng, váng nổi được tuần hoàn lại bể sinh học hiếu khí, bùn sinh học ở đáy bể lắng được hồi lưu lại bể xử lý sinh học hiếu khí, phần bùn dư được tính kỳ bơm sang Bể chứa bùn. *) Bể khử trùng Nước khi đi vào bể này sẽ được xử lý bằng hóa chất khử trùng (Cloramin B) loại bỏ các tế bào, các bào tử của vi sinh vật, có thể gây truyền nhiễm bệnh. *) Ao điều hòa sinh học 2, 3: Trường hợp, chất hữu cơ chưa được xử lý triệt để thì nước thải sẽ được tiếp tục xử lý tại ao điều hòa sinh học số 2 và số 3 của Dự án có tổng dung tích mỗi ao là 75 x 10 x 2 = 1500 m3 đảm bảo nước thải sau xử lý tại ao sinh học số 3 đạt cột A, QCVN 62-MT:2016/BTNMT. Nước tại ao sinh học số 2 sẽ được tận dụng cho việc tưới cây trong trang trại, không thải ra ngoŕi môi trường. * Đánh giá tính khả thi và hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải: + Vận hành đơn giản, không đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao; + Chi phí vận hành thấp; + Không gây độc hại cho người vận hành hệ thống;
  64. 55 + Không phải mua hóa chất để oxy hóa các chất hữu cơ mà chỉ sử dụng vi sinh có sẵn trong nước thải để loại bỏ các chất hữu cơ. + Nước thải sau khi được xử lý đạt QCVN 62-MT:2016/BTNMT cột A, - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi. Ngoài ra, một số biện pháp sau đây sẽ được thực hiện: - Định kỳ kiểm tra, nạo vét hệ thống đường ống dẫn nước thải. Kiểm tra phát hiện hỏng hóc, mất mát để có kế hoạch sửa chữa, thay thế kịp thời. - Định kỳ (6 tháng/ lần) bổ sung chế phẩm vi sinh vào bể tự hoại để nâng cao hiệu quả làm sạch của công trình. *) Biện pháp giảm thiểu tác động của nước mưa chảy tràn. - Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế riêng biệt với hệ thống thoát nước thải - Lắp đặt hệ thống song chắn rác tại các hố ga để tách rác có kích thước lớn ra khỏi nguồn nước, rác đọng lại trên song được thu gom theo chất thải rắn. - Khi vào mùa mưa, hàng tháng phải có đội vệ sinh môi trường và vệ sinh các hố ga, đường cống dẫn nước, không để nước mưa lưu trữ lâu trong hố ga và đường cống dẫn nước mưa. - Giáo dục ý thức (hoặc có biện pháp) để công nhân làm việc trong Trang trại luôn vệ sinh sạch sẽ khu vực sinh sống của mình và thu gom rác thải đúng nơi quy định là một yếu tố quan trọng nhằm giảm thiểu khả năng ô nhiễm nước mưa chảy tràn. 4.3.3.Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất Biện pháp giảm thiểu tác động của chất thải rắn * Biện pháp công nghệ. - Đối với nước thải do là hệ thống xử lý nước thải tập chung cần chú ý hơn công tác vận hành hệ thống nâng cao hiệu xuất xử lý phòng tránh sự cố
  65. 56 có thể xảy ra. - Đối với chất thải rắn tăng thêm tần suất thu gom vận chuyển đưa đi xử lý để giảm thời gian lưu trữ tại trang trại. * Biện pháp pháp quản lý. - Tăng cường công tác quản lí vệ sinh khử trùng chuồng trại, vệ sinh bảo dưỡng phương tiện ra vào trang trại để hạn chế dịch bệnh và bụi bẩn - Yêu cầu tất cả công, nhân viên, sinh viên thực tập trong trại. Thực hiện đúng nội quy của trang trại về công tác vệ sinh môi trường của trang trại.
  66. 57 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua quá trình nghiên cứu đề tài em có một số kết luận sau: + Hiện trạng môi trường không khí trong chuồng nuôi gà và xung quanh đã bị ô nhiễm và vượt ngưỡng cho phép (Chỉ tiêu Bụi lơ lửng (TSP) vượt gần gấp đôi dao động từ 449-557 µg/m3; SO2 dao động từ 416,67 - 523,33 µg/m3 vượt đến khoảng 1,5 lần; và NO2 dao động từ 211,33 - 315,33 µg/m3 cũng vượt đến một lần rưỡi). + Hiện trạng chất lượng nước thải từ hoạt động chăn nuôi, rửa chuồng gà ứng với cột A của QCVN 62-MT:2016/BTNMT, được ghi nhận là chỉ tiêu BOD5 dao động từ 150-350 mg/l vượt ngưỡng cho phép từ 4 đến 9 lần, COD dao động từ 300-450 mg/l vượt từ 3 đến 4,5 lần, Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) dao động từ 100-200 mg/l vượt từ 2 đến 4 lần, tổng nitơdao động từ 50-80 mg/l vượt gần 2 lần và đặc biệt Tổng Coliform từ 10-5 - 10-7 (MPN/1000ml) vượt từ 3 đến 300 lần. + Hiện trạng nồng độ kim loại nặng (Cu = 43,76mg/kg, Pb = 36,55mg/kg, Cd = 1,174mg/kg, As = 6,529 mg/kg và Zn =53,31 mg/kg) trong đất là vẫn trong ngưỡng cho phép của QCVN 03-MT:2015. + Các tác động từ hoạt động của Trang trại gà tới môi trường là không lớn và hoàn toàn có thể kiểm soát được. + Dù vào thời gian đầu hoạt động chăn nuôi gà của trang trại, chưa ghi nhận ô nhiễm kim loại nặng trong đất. Song trong những năm tới vẫn cần phải lấy mẫu đất và phân tích định kỳ để sớm có cảnh báo và xử lý kịp thời, đạt QCVN 03-MT:2015, đảm bảo phát triển bền vững.
  67. 58 5.2.Kiến nghị: - Áp dụng chương trình giảm thiểu phát sinh chất thải (công nghệ thân thiện môi trường, thay thế nguyên liệu, tái sử dụng ). - Giáo dục nâng cao nhận thức về Bảo vệ môi trường cho cán bộ công nhân viên Trang trại, phổ biến luật bảo vệ môi trường. - Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy ước, cam kết về vệ sinh công nghiệp và BVMT. - Tăng cường trồng cây xanh che nắng, giảm lượng bức xạ mặt trời, tiếng ồn, bụi vừa bảo vệ môi trường, vừa tăng hiệu quả kinh tế, tận dụng nguồn diện tích đất đai rộng lớn của Dự án. - Đối với chất thải sinh hoạt nên tăng thêm tần suất thu gom vân chuyển chất thải sinh hoạt đưa đi xử lý để giảm thời gian lưu trữ tại trang trại. - Đối với hệ thống xử lý nước thải tập trung cần chú ý hơn công tác vận hành. Trong trường hợp xảy ra các sự cố về môi trường cần báo cáo ngay với ban lãnh đạo để tìm biện pháp khắc phục.
  68. 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng việt 1. Bùi Xuân An (2007), nguy cơ tác động đến môi trưXuânvà hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi vùng Đông Nam Bộ, Đại học Nông Lâm thành ph chăn nuôi vùn 2. Trương Thanh Cảnh (2002), mùi ô nhiễm không khí từ hoạt động chăn nuôi, Đại học Khoa học Tự Nhiên – ĐHQG TP. Hồ Chí Minh 3. Cục thống kê tỉnh Hưng Yên – Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên – năm 2018. 4. Hoàng Văn Hùng, Nguyễn Thanh Hải (2010), Bài giảng “Ô nhiễm môi trường” Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. 5. Bộ tài nguyên và Môi trường (2015), Quy chuẩn Việt Nam, QCVN 62- MT:2016?BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi. 6. Dư Ngọc Thành 2012, Giáo trình công nghệ môi trường 7. Phương pháp Đánh giá nhanh ô nhiễm – WHO, Tổ chức thế giới, năm 19 8. Luật bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thực hiện (2015) 9. UBND huyện Phủ Cừ, tỉnh Hưng Yên (2018), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp. II. Tài liệu trích dẫn từ INTERNET 1. Tủ sách khoa học, “Tiêu chuẩn môi trường là gì?” A9n_m%C3%B4i_tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_l%C3%A0_g%C3%A C%3F 2. Chăn nuôi Việt Nam 2019, “Thống kê tình hình chăn nuôi tại Việt Nam năm 2019.
  69. 60 3. Chăn nuôi gia cầm trên thế giới : 4. luanvan.net va-giai-phap-khac-phuc-52554/
  70. PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẬP • Tham gia phân tích mẫu và vận hành máy móc