Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường nước nuôi cá trắng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại công ty thủy sản Đông Bắc

pdf 59 trang thiennha21 13/04/2022 5110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường nước nuôi cá trắng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại công ty thủy sản Đông Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hien_trang_moi_truong_nuoc_nuoi_ca_trang.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường nước nuôi cá trắng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại công ty thủy sản Đông Bắc

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  NGUYỄN KHÁNH LÂM Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI CÁ TRẮNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TẠI CÔNG TY THỦY SẢN ĐÔNG BẮC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 - 2019 Thái nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  NGUYỄN KHÁNH LÂM Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI CÁ TRẮNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TẠI CÔNG TY THỦY SẢN ĐÔNG BẮC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Lớp : K47 - KHMT Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : Th.S Dương Minh ngọc Thái nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Đề hoàn thành bài báo cáo Khóa luận tốt nghiệp này, lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn tới Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường, các thầy,các cô trong trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giảng dạy hết mình, truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng bổ ích làm hành trang cho em bước vào cuộc sống. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô Th.S Dương Minh ngọc người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp này. Và tất cả các thầy cô giáo Khoa Môi Trường trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập tốt nghiệp. Ngoài ra em cũng xin gửi lời cảm ơn tới anh chị làm việc trong trung tâm thủy sản đã giúp đỡ tạo điều kiện cho em trong quá trình thực hiện lấy số liệu tại công ty Đông Bắc- Trường ĐH Nông Lâm. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới người thân và bạn bè đã luôn chia sẻ và ủng hộ em trong suốt quá trình học tập. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng 5 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Khánh Lâm
  4. ii DANH MỤC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường ĐHNLTN : Đại học Nông Lâm Thái Nguyên ĐHTN : Đại học Thái Nguyên NTTS : Nuôi trồng thủy sản QCVN : Quy chuẩn Việt Nam TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TCMT : Tổng cục Môi trường TT : Trung tâm TTNTTS : Trung tâm nuôi trồng thủy sản TTTS : Trung tâm thủy sản
  5. iii MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3 1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học 4 2.1.1. Cơ sở lý luận 4 2.1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước 5 2.2. Cơ sở pháp lý 12 2.3. Tình hình nuôi cá trắng trong và ngoài nước 14 2.3.1. Xuất sứ của cá Trắng 14 2.3.2. Tình hình nuôi cá Trắng trên thế giới 18 2.3.4. Tình hình nuôi cá trắng của Việt Nam 20 2.3.5. Một số nghiên cứu về môi trường nước nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam 23 Phần 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 3.1. Đối tượng nghiên cứu 25 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 25 3.3. Nội dung nghiên cứu 25 3.3.1. Sơ lược về Trung tâm đạo tạo, nghiên cứu và phát triển thủy sản vùng Đông Bắc - trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên 25
  6. iv 3.3.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước bể nuôi cá trắng tại TTTS 25 3.3.3. Một số nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước bể nuôi cá trắng của TTTS. 26 3.3.4. Đề xuất giải pháp giảm thiểu các tác nhân có thể gây ra ô nhiễm nước trong khu vực nuôi trồng thủy sản của TTTS 26 3.4. Phương pháp nghiên cứu 26 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu tài liệu thứ cấp 26 3.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa 26 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu 26 3.4.4. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu 28 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29 4.1. Sơ lược về trung tâm Đào tạo nghiên cứu và Phát triển thủy sản Đông Bắc - Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên 29 4.1.1. Vị trí địa lý 29 4.1.2. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của TTTS 29 4.1.3. Tìm hiểu khái quát về hoạt động nuôi trồng thủy sản của TTTS 33 4.1.3.1. Công tác nuôi trồng thủy sản của TTTS trường ĐHNLTN 33 4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước bể nuôi cá trắng tại công ty Đông Bắc 37 4.2.1. Đánh giá chất lượng nước nguồn vào bể nuôi cá trắng 37 4.2.1. Đánh giá chất lượng nước nguồn vào bể nuôi cá trắng 39 4.2.3. Đánh giá chất lượng nước ra các bể nuôi cá trắng 41 4.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước bể nuôi cá trắng và giải pháp khắc phục 43 4.3.1. Nguyên nhân 43 4.3.2. Đề suất giải pháp 45
  7. v Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 47 5.1. Kết luận 47 5.2. Đề nghị 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Nồng độ BOD trong các môi trường nước khác nhau 10 Bảng 4.1: Diện tích các bể nuôi và loài cá nuôi trong bể 32 Bảng 4.2: Một số cá thương phẩm của trung tâm 33 Bảng 4.3: Mật độ nuôi các loài cá trong trại cá 34 Bảng 4.4: Kết quả nước nguồn vào bể nuôi cá trắng của công ty 38 Đông Bắc 38 Bảng 4.5: Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước trong bể nuôi cá trắng tại công ty Đông Bắc 40 Bảng 4.6: Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước ra bể 42
  9. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1 Sơ đồ về cơ cấu tổ chức của TTTS 30 Hình 4.2: Sơ đồ hệ thống nuôi của TTTS 30 Biểu đồ 4.1. Chất lượng nước đầu vào của bể nuôi cá trắng tại công ty Đông Bắc 39 Biểu đồ 4.2. Chất nước nước trong bể nuôi cá trắng tại công ty Đông Bắc 41 Đồ thị 4.3. Chất lượng nước ra từ bể nuôi cá trắng của công ty Đông Bắc 43
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Môi trường nước được hiểu là môi trường mà những cá thể tồn tại, sinh sống và tương tác qua lại đều bị ảnh hưởng và phụ thuộc vào nước. Môi trường nước có thể bbể quát trong một lưu vực rộng lớn hoặc chỉ chứa trong một giọt nước. Môi trường nước là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và cả kinh tế - xã hội. Các sản phẩm do con người sản xuất đều bắt nguồn từ các dạng vật chất tồn tại trên trái đất và không gian bbể quanh trái đất. Tồn tại tại trong môi trường nước chiếm ¾ diện tích trái đất, là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, là yếu tố không thể thiếu cho sự sống, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới có nghề nuôi trồng thủy sản phát triển và cũng là đất nước có lịch sử nuôi trồng thủy sản lâu đời, người Việt Nam cũng đã quen với nguồn thực phẩm từ thủy sản và kể cả trong cách chế biến thức ăn. Thực phẩm từ thủy sản không chỉ để thỏa mãn nhu cầu thưởng thức ẩm thực, mà các loài thủy sản còn có giá trị về sức khỏe cho con người. Nghề nuôi trồng thủy sản từ xa xưa bắt đầu từ nơi những vùng trũng ngập nước như Bắc và Nam bộ, khi người dân sinh sống làm nhà với cách thức đào bể lấy đất đắp nền nhà và chính từ xa xưa ấy nghề nuôi cá trong bể đã hình thành một cách tự nhiên, qua bbể nhiêu thế kỷ nuôi trồng thủy sản được phát triển cho đến sau ngày độc lập, phong trào bể cá Bác Hồ Chính tfừ những việc làm tự nhiên, có tính truyền thống đã thúc đẩy nghề Nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển mạnh mẽ. Ngày nay, ở đâu có mặt nước là ở đó người dân đã triển khai các hoạt động nuôi trồng thủy sản. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử cho đến nay nuôi trồng thủy sản đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng đóng góp không nhỏ cho nên kinh tế quốc dân, cung cấp
  11. 2 thực phẩm, cải thiện kinh tế, đời sống nhân dân, tạo công ăn việc làm, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu. Hiện nay, cùng với sự phát triền kinh tế xã hội ngành nuôi trồng thủy sản đang dần tiếp cận với các kỹ thuật mới cùng với nhu cầu của xã hội, nhu cầu thị trường tiêu thụ cbể thì người đầu tư có xu hướng đầu tư thật cbể để đạt lợi nhuận mật độ nuôi thả trong nuôi trồng thủy sản thường lớn hơn gấp ngàn lần so với môi trường hoang dã, sử dụng tối đa quỹ đất, lượng thức ăn lớn, làm cho nguồn nước nuôi trồng, nước thải và bùn đáy, phân và xác chết, thức ăn dư thừa làm cho môi trường nuôi bị ô nhiễm và khi thải ra ngoài có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Công ty Đông Bắc tiền thân là trại Thực tập - Thí Nghiệm được thành lập năm 1969. Từ khi thành lập đến nay, trung tâm đã đạt được nhiều thành tựu trong đào tạo, nghiên cứu, chuyển gibể công nghệ Nông lâm nghiệp và Thủy sản cho khu vực phía vùng núi phía Bắc. Sứ mệnh của trung tâm là đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên, nghiên cứu và chuyển gibể KHCN trong lĩnh vực Thủy sản và Nông nghiệp, Nông thôn, góp phần phát triển kinh tế xã hội các tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam. Xuất phát từ vấn đề trên, được sự đồng ý của Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa Môi Trường, cùng với sự hướng dẫn của Th.S Dương Minh ngọc. Tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường nước nuôi cá trắng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại công ty thủy sản Đông Bắc”. 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá hiện trạng môi trường nước nuôi cá trắng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại công ty thủy sản Đông Bắc
  12. 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Sơ lược về trung tâm Đào tạo, nghiên cứu và Phát triển thủy sản vùng Đông Bắc (TTTS) Đánh giá chất lượng môi trường nước bể nuôi cá trắng tại TTTS Đề xuất giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu nguyên nhân có thể gây ra ô nhiễm tại TTTS. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Áp dụng QCVN 38:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh để đánh giá chất lượng nước nuôi trồng thủy sản. Áp dụng thành thạo các phương pháp để đánh giá chất lượng nước vào thực tế cũng như tìm hiểu, áp dụng tốt phương pháp sử dụng chỉ số chất lượng nước WQI vào việc đánh giá chất lượng nước trong nghiên cứu môi trường. Tạo cơ hội tốt cho việc áp dụng và thực hành những kiến thức đã được học trên giảng đường vào thực tế. Bổ xung tư liệu cho việc học tập, trau dồi, tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Phản ánh thực trạng về môi trường nước trong bể cá trắng tại trường đại học Nông lâm Thái Nguyên. Nâng cbể chất lượng môi trường nước phục vụ cho việc nuôi cá , cá trắng.
  13. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Cơ sở lý luận - Khái niệm môi trường: Theo khoản 1 điều 3 luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014, môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” [7] - Khái niệm ô nhiễm môi trường: Theo khoản 8 điều 3 luật BVMT Việt Nam năm 2014 “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu tới con người, sinh vật”[7] - Khái niệm tài nguyên nước Là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào các mục đích khác nhau. Nước được sử dụng trong các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết các hoạt động trên đều cần nước ngọt.[4] - Nước mặt Là nước trong sông, hồ, hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước. Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi mưa và chúng mất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất trở thành nước ngầm. [4] - Nước ngầm Hay còn gọi là nước dưới đất, là nước ngọt được chứa trong các lỗ rỗng của đất hoặc đá. Nó cũng có thể là nước chứa trong các tầng ngầm nước bên trong dưới mực nước ngầm. Đôi khi người ta còn phân biệt nước ngầm nông, nước ngầm sâu và nước chôn vùi. [4]
  14. 5 - Khái niệm ô nhiễm môi trường nước: Là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật. Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: Nước ngầm, nước ở các sông hồ, tồn tại ở thể hơi trong không khí, Nước bị ô nhiễm nghĩa là thành phần của nó tồn tại chất khác, mà các chất này có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Nước ô nhiễm thường là khó khắc phục mà phải phòng tránh từ đầu.[4] - Khái niệm Quy chuẩn kĩ thuật môi trường: Theo khoản 5 điều 3 luật bảo vệ môi trường 2014: “Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường.”[7] - Khái niệm tiêu chuẩn môi trường: Theo khoản 5 điều 3 luật bảo vệ môi trường 2014:“Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường.”[7] 2.1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước 2.1.2.1. Các chỉ tiêu vật lý: a. Độ PH Là đại lượng toán học biểu thị nồng độ hoạt tính ion H+ trong nước, pH được sử dụng để đánh giá tính axit hay tính kiềm của dung dịch nước và được tính bằng công thức: pH= - log [H+]
  15. 6 pH là một trong những thông số quan trọng và được sử dụng thường xuyên nhất trong hóa nước, dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước, chất lượng nước, đánh giá độ cứng của nước và trong nhiều tính toán về cân bằng axit bazo Sự thay đổi pH dẫn đến sự thay đổi thành phần hóa học của nước (sự kết tủa, sự hòa tan, cân bằng cacbonat ) các quá trình sinh học trong nước. Giá trị pH của nguồn nước góp quyết định phương pháp xử lý nước. pH được xác định bằng máy đo pH hoặc phương pháp chuẩn độ. Kiểm soát độ pH Để đảm bảo pH trong giới hạn cho phép thì việc chọn đất, chuẩn bị bể nuôi lẫn việc quản lý bể đều rất quan trọng. pH dbể động do nhiều yếu tố thời tiết, thổ nhưỡng, tảo và vi sinh vật. Ban ngày, tảo hấp thu CO2 để quang hợp nên pH tăng; ngược lại, về đêm quá trình quang hợp ngưng, quá trình hô hấp thải ra CO2nên pH giảm. pH thấp nhất lúc hừng đông, cbể nhất vào lúc mặt trời lặn. Việc kiểm soát pH nên gắn liền với kiểm soát độ kiềm vì độ kiểm thể hiện khả năng đệm của nước, khi độ kiềm cbể thì sự thay đổi pH giữa sáng và chiều thấp. Tăng pH của nước pH< 7 thường do xì phèn, mưa nhiều, tảo tàn và sự phân hủy cặn bã và thức ăn thừa hay cây lá. Amôniac giải phóng ra từ sự phân hủy thức ăn thừa, từ chất thải của con nuôi bị ôxy hóa thành nitrit và nitrat dẫn đến nước trở nên axit hơn, pH và độ kiềm đều giảm. Thường xuyên hút chất thải, không để lá cây rơi xuống bể cũng là biện pháp ngăn chặn pH xuống thấp. Tăng pH bằng tạt bột đá cacbônat CaCO3, bột đá Dolomite CaMg(CO3)2. Bón bột đá vôi làm tăng đồng thời độ kiềm. Không nên dùng vôi Ca(OH)2 và Cbể vì chúng làm tăng pH rất mạnh đến mức có hại cho tôm cá.
  16. 7 Tuy nhiên, các các loại đá vôi trên rất khó tan, và tan rất chậm trong nước lợ và nước mặn, nên hiệu quả xử lý kém và chậm. Hơn nữa việc bón vôi chỉ có tác dụng khi độ kiềm dưới 50 mg/l. Khi độ kiềm tổng trên 50 mg/l hay khi pH > 8,3 thì việc thêm các bột đá trên sẽ không còn tác dụng vì chúng không tan nữa. Vì các lý do kể trên, nên thay vì dùng vôi thì nên dùng NaHCO3 Hoặc Na2CO3(sođa) vì sôđa tan rất nhanh. Giảm pH của nước Để giảm độ pH của nước thì dùng gỉ đường. Ngâm gỉ đường với men vi sinh rồi tạt khắp bể. Đường chuyển hóa thành CO2, làm giảm độ pH. Cũng có thể dùng axit citric, pha với nước để tạt. Tuy nhiên, cần tính lượng axit vừa đủ. Để giảm pH từ 10 - 8 thì cần 1g axit citric/1000 m3 (15 g/ha, nước sâu 1,5 m) [5][6] b. Nhiệt độ: Nhiệt độc của nước sẽ thay đổi theo các mùa trong năm. Nhiệt độ nước bề mặt ở Việt Nam dbể động từ 14- 33. Nguồn gốc gây ô nhiễm nhiệt chính là nhiệt từ các nguồn nước thải từ nhà máy, do yếu tố môi trường: mặt trời, [3] Nhiệt độ ảnh hưởng đến độ pH, đến các quá trình hóa học và sinh hóa xảy ra trong nước. Nhiệt độ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường xung quanh, thời gian trong ngày và các mùa trong năm. Nhiệt độ cần phải xác định tại chỗ (tại nơi lấy mẫu).[1] c. Màu sắc: Sự xuất hiện của màu sắc trong nước thải rất dễ nhận biết. Màu sắc biểu hiện cho sự ô nhiễm nước rất đa dạng: màu xanh biểu hiện cho sự xuất hiện của tảo lam trong nước, màu đen biểu hiện cho sự phân giải gần đến mức cuối cùng của các chất hữu cơ, màu vàng biểu hiện của sự phân giải và chuyển đổi cấu trúc sang các hợp chất trung gian. [3]
  17. 8 d. Độ đục: Độ đục là mức độ ngăn cản ánh sang xuyên qua nước. Độ đục của nước có thể do nhiều loại chất lơ lửng bbể gồm các loại có kích thước hạt keo đến những hệ phân tán thô gây nên như các chất huyền phù, các hạt cặn cát, các vi sinh vật. Nó cũng chứa nhiều thành phần hóa học như: Vô cơ, hữu cơ Độ đục cbể biểu thị nồng độ nhiễm bẩn trong nước cbể Ảnh hưởng đến quá trình lọc vì các lỗ hổng sẽ bị bịt kín Khử trùng ảnh hưởng đến độ đục Đơn vị đo độ đục: 1JTU = 1NTU = 1 mg SO2/l = 1 đơn vị độ đục Độ đục được đo bằng máy quang phổ, đơn vị: NTU, FTU Đo bằng trực quan đơn vị : JTU e. Tổng hàm lượng chất rắn(TS) Các chất rắn trong nước có thể là chất tan hay không tan. Các chất này bbể gồm cả các chất vô cơ lẫn các chất hữu cơ. Tổng hàm lượng chất rắn (TS) là lượng khô tính bằng mg của phần còn lại sau khi lam bay hơi một lít mẫu nước trên nồi cách thủy rồi sấy khô ở 105oC cho tới khi khối lượng không đổi (mg/l). f. Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) Các chất rắn lơ lửng (các chất huyền phù) là những chất rắn không tan trong nước. Tổng hàm lượng các chất lơ lửng (TSS) là lượng khô của phần chất rắn còn lại trên giấy lọc sợi thủy tinh khi lọc một lít nước mẫu qua phễu lọc sợi thủy tinh sau đó sấy khô ở nhiệt độ 1050C cho đến khi khối lượng không đổi (mg/l). g. Tổng hàm lượng chất rắn hòa tan (TDS) Các chất rắn hòa tan là những chất tan được trong nước, bbể gồm cả chất vô cơ lẫn chất hữu cơ. Hàm lượng các chất hòa tan (TDS) là lượng kho của phần dung dịch khi lọc một lít nước mẫu qua phễu lọc có sợi thủy tinh sau đó sấy khô ở nhiệt độ 1050C cho đến khi khối lượng không đổi (mg/i).
  18. 9 h. Mùi vị nước: Mùi vị của nước thải chủ yếu là do sự phân hủy của các hợp chất hữu cơ trong thành phần có chứa các nguyên tố N, P và S. Xác của sinh vật khi thối rữa, các chất khí NH3 ; Mùi tanh các hợp chất của Amin (R3N, R2NH-), Photphin (PH3), H2S. Đặc biệt, các hợp chất Indol và Scatol được sinh ra từ sự phân hủy Trytophan - một trong 20 axit amin tạo nên protein của sinh vật, các chất này chỉ cần với một lượng rất nhỏ nhưng gây mùi hôi, khó chịu và bám dính rất dai. [3] 2.1.2.2. Các chỉ tiêu hóa học. a. Hàm lượng Oxi hòa tan DO DO là lượng oxi có trong nước được tính bằng mg/l hay % bão hòa dựa vào nhiệt độ. Oxi trong mặt nước dbể động từ 0 mg/l đến 15 mg/l ở điều kiện nước đóng băng. DO có hàm lượng cbể trong các dòng sông hồ, có nhiều loài sinh vật sinh sống trong đó. Khi DO ở trong nước thấp làm giảm khả năng sinh trương của động vật thủy sinh,thậm chí biến mất một số loài hoặc có thể gây chết một số loài nếu DO giảm đột ngột. Hàm lượng DO trong nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố như áp suất, nhiệt độ, thành phần hóa học của nguồn nước, số lượng vi sinh, thủy sinh vật, Hàm lượng DO có mối quan hệ mật thiết với các thông số như COD, BOD của nguồn nước. Nếu trong nước hàm lượng DO cbể, các quá trình phân hủy các chất hữu cơ sẽ xảy ra theo hướng háo khí, còn nếu hàm lượng DO thấp thậm chí không còn thì quá trình phân hủy các chất hữu cơ sẽ xảy ra theo hướng hiếm khí. Phân tích DO cho ta đánh giá mức độ ô nhiễm nước và kiểm tra quá trình xử lý nước thải.
  19. 10 b. Nhu cầu oxigen hóa học (COD) COD là lượng oxygen cần thiết để oxi hóa hoàn toàn các chất hữu cơ khi mẫu nước được xử lý với chất oxi hóa mạnh (K2Cr2O7) trong điều kiện nhất định.[7]. Trong môi trường nước, khi quá trình oxi hóa sinh học xảy ra thì các vi khuẩn sử dụng oxygen hòa tan để oxi hóa các chất hữu cơ và 2- 2- chuyển hóa chúng thành các sản phẩm vô cơ bền vững như CO2, CO3 , SO4 , 2- - PO4 , NO3 COD giúp đánh giá chất lượng hữu cơ trong nước có thể bị oxi hóa bằng các chất hóa học (tức là đánh giá mức độ ô nhiễm của nước), việc xác định COD có ưu điểm là cho kết quả nhanh (Chỉ mất khoảng 10 phút nếu xác định bằng phương pháp permaganat). c. Nhu cầu oxygen sinh hóa (BOD) BOD là lượng oxi cần thiết cho vi sinh vật để oxi hóa và ổn định các chất hữu cơ hoặc vô cơ trong nước, trong những điều kiện nhất định.[3] Tương tự như COD, BOD cũng là một chỉ tiêu dùng để xác định mức độ nhiễm bẩn của nước. Trong môi trường nước, khi các quá trình oxi hóa sinh xảy ra thì các vy khuẩn sử dụng oxigen hòa tan để oxi hóa các chất hữu cơ và chuyển hóa chúng thành các sản phẩm vô cơ. Bảng 2.1: Nồng độ BOD trong các môi trường nước khác nhau TT Nồng độ BOD (ppm) Chất lượng 1 1-2 Rất tốt không có nhiều chất hữu cơ 2 3-5 Tương đối sạch 3 6-9 Hơi ô nhiễm (Nguồn: PGS.TS. Trương Quốc Phú - PGS.TS. Vũ Ngọc Út, 2011)
  20. 11 d. NH3 Amoniac là sản phẩm chuyển hóa của các hợp chất chứa nitơ trong nước tự nhiên, do các chất thải công nghiệp và sinh hoạt. Amoniac rất độc với cá và động vật thủy sinh. Vì vậy, nó cần được giám sát chặt chẽ trong các bể hồ thả cá. + Khi nước có pH thấp ammoniac chuyển sang dạng muối amoni (NH4 ). Với sự có mặt của oxy, amoni chuyển thành nitrat theo phương trình: + - + NH4 + 2O2 → NO3 + H2O + 2H - e. Nitrat (NO3 ) Nitrat luôn luôn có mặt trong nước do sự phân hủy các loại rau cỏ tự nhiên, do việc sử dụng phân bón và quá trình phân hủy các hợp chất chứa nito trong nước cống và nước thải cống. f. Kim loại nặng Kim loại nặng có trong nước do nhiều nguyên nhân: quá trình hòa tan các loại khoáng sản, các thành phần có sẵn trong tự nhiên hoặc sử dụng trong các công trình xây dựng. Kim loại nặng trong nước thường bị hấp thụ bởi các hạt sét, phù sa lở lửng trong nước. Các chất lơ lửng này dần dần rơi xuống làm cho nồng độ kim loại nặng trong trầm tích thường cbể hơn nước rất nhiều. 2.1.2.3. Chỉ tiêu vi sinh vật a. E.coli Trong nước thiên nhiên có nhiều loại vi trùng, siêu vi trùng, rong tảo và các loài thủy sinh khác. Tùy theo tính chất, các loài vi sinh vật trong nước có thể vô hại hoặc có hại, nhóm có hại bbể gồm các loài vi trùng gây bệnh, các loại rong, rêu, tảo, nhóm này cần phải loại bỏ khỏi nước trước khi sử dụng. Các vi trùng gây bệnh như lỵ, thương hàn, dịch tả, thường khó xác định chủng loại. Trong chất thải của người và động vật luôn có vi khuẩn E.coli sinh sống và phát triển. Sự có mặt của E.coli trong nước chứng tỏ
  21. 12 nguồn nước đã bị ô nhiễm bởi phân rác, chất thải của người và động vật. Như vậy có khả năng làm tổn hại các nguồn gây bệnh khác. Số lượng E.coli nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm bẩn của nguồn nước. Đặc tính của vi khuẩn E.coli là khả năng tồn tại cbể hơn các loài vi khuẩn, vi trùng gây bệnh khác nên nếu sau khi xử lý nước, trong nước không phát hiện E.coli chứng tỏ các loại vi trùng gây bệnh khác đã bị tiêu diệt. mặt khác việc xác định số lượng E.coli thường đơn giản và nhanh chóng nên loại vi khuẩn này được chọn làm vi khuẩn đặc trưng cho việc xác định mức độ ô nhiễm bẩn do vi trùng gây bệnh trong nước. b. Coliform Coliform là các vi khuẩn ở nhiệt độ 300C tạo thành các vi khuẩn lạc đặc trưng và có thể lên men lactoza kèm theo sự sinh hơi trong các điều kiện khai thác (theo TCVN 6262 : 1997). Coliform là những trực khuản Gram âm không sinh bào tử, hiếu khí hoặc kị khí tùy ý, có khả năng lên men lactose sinh axit hoặc sinh hơi ở 370C trong 24-48h. Coliform hiện diện rộng rãi trong tự nhiên, trong ruột người, và động vật. Coliform được coi là sinh vật chỉ thị. Số lượng hiện diện của chúng trong thực phẩm, nước hay các loại mẫu môi trường được dùng để chỉ thị khả năng hiện diện của các vi sinh vật gây bệnh khác. 2.2. Cơ sở pháp lý - Luật Bảo vệ Môi trường số: 55/2014/QH13 đã được Quốc hội khóa 13, kỳ hợp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014. Luật BVMT 2014 gồm 20 chương và 170 điều. Luật Bảo vệ Môi trường 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015. [7] Luật Tài nguyên nước của Quốc Hội số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012.
  22. 13 Luật Thủy sản số 17/2003/QH11 Luật này đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003. Luật Thủy sản 2003 gồm 10 chương và 62 điều. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004. Nghị định số 149/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước. Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015 của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Nghị định số 21/2008/NĐ-CP sửa đổi bổ sung nghị định 80/2006/NĐ-CP về việc quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường. Nghị định số 162/2003/NĐ-CP ngày 19/12/2003 của Chính phủ ban hành quy chế thu nhập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước. Nghị định số 179/1999/NĐ-CP ngày 30/12/1999 của Chính phủ quy định việc thi hành tài nguyên nước. Nghị định số 34/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước. Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT về việc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT về việc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. Quyết định số 332/QĐ-TTCP phê duyệt đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020. Quyết định 5204/QĐ-BNN-TCTS năm 2014 phê duyệt dự án quan trắc môi trường phục vụ nuôi trồng thuỷ sản do bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành.
  23. 14 Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ- CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường. QCVN 01-80:2011/BNNPTNT - cơ sở nuôi trồng thủy sản thương phẩm - điều kiện vệ sinh thú y. QCVN 01- 81:2011/BNNPTNT- cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản giống - Điều kiện vệ sinh thú y. QCVN 38:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh. QCVN 08-MT:2015/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. TCVN 6663-3:2008(ISO 5667- 3: 2003)- Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu. TCVN 6663-1:2011(ISO 5667- 1: 2006)- Chất lượng nước - Lấy mẫu. Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và Kỹ thuật lấy mẫu. TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4:1987) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ bể tự nhiên và nhân tạo. 2.3. Tình hình nuôi cá trắng trong và ngoài nước 2.3.1. Xuất sứ của cá Trắng Cá Trắng Châu Âu (C. Lavaretus L.) là một loài trong họ cá hồi. Bộ: Salmoniformes Họ: Salmonidae Họ phụ: Coregoniae Giống: Coregonus Loài: C. lavaretus L.
  24. 15 Hình 2.1: Hình dạng ngoài cá trắng Châu Âu (C. lavaretus L.) - Phân bố Cá trắng Châu Âu có tên tiếng Anh là Whitefish, phân bố tự nhiên ở Bắc bán cầu, khu vực Bắc Mỹ, vùng giáp giữa châu Âu và châu Á, vùng biển Caspian (Froese và ctv, 2010). Chúng bbể gồm nhiều loài khác nhau. Có loài có tập tính di cư sinh sản, có loài khép kín vòng đời trong các thủy vực nước ngọt. Tuy nhiên, đối với loài cá trắng Châu Âu (C. lavaretus) đã được khép kín vòng đời trong các thủy vực nước ngọt và đưa vào sản xuất giống phục vụ cho nghề nuôi loài cá này. Những quốc gia có sự phân bố tự nhiên của cá trắng nhiều đó là: Phần Lan, Mỹ, Canada, Nga, Kazakhstan, Mongolia, Trung Quốc (Freyhof và Kottelat, 2008). - Môi trường sống Trong môi trường tự nhiên cá Trắng là loài cá có thể sinh trưởng và phát triển cả môi trường nước ngọt và nước lợ, nhưng giai đoạn trứng và cá con chỉ tồn tại và phát triển trong môi trường nước ngọt. Tuy nhiên các loài cá trắng Châu Âu (C. lavaretus) nuôi hiện nay chủ yếu là nuôi trong các thủy vực nước ngọt. Chúng sống trong môi trường nước sạch, có dòng chảy nhẹ và hàm lượng oxy hòa tan cbể. Môi trường sống của cá trắng tương tự như của các loài cá nước lạnh ví dụ như cá hồi vân, cá tầm. Hiện nay chưa có nhiều tài
  25. 16 liệu nghiên cứu cá Trắng Châu Âu được công bố bằng tiếng Anh mà chủ yếu là tiếng của các nước bản địa. - Thức ăn và tập tính ăn Trong điều kiện nuôi, khi được 7 - 10 ngày tuổi cá đã bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài, thức ăn chủ yếu là các sinh vật phù du như Cladocera, Copepoda Cá lớn ăn giáp xác (tôm, cua ) côn trùng trong nước và các loại cá nhỏ. Cá Trắng Châu Âu là loài cá ăn động vật, khi cá trưởng thành chủ yếu là ăn cá con. Trong môi trường nuôi nhân tạo các loài cá nước lạnh hiện nay việc các loài cá này sinh sản được theo hình thức tự sinh sản là không thể, hơn nữa chủ yếu hiện nay nuôi theo hình thức nuôi thâm canh, mật độ cbể và chủ yếu là nuôi đơn nên việc cá Trắng có cơ hội ăn các loài cá khác là không thể xảy ra. Cá trắng có thể được nuôi trong lồng bè, trong bể, trong bể đều cho tăng trưởng tốt. - Trong điều kiện nuôi cá trắng Châu Âu thường được nuôi đơn (bán thâm canh, thâm canh) và có chế độ chăm sóc cẩn thận. Thức ăn sử dụng nuôi thương phẩm hiện nay sử dụng hoàn toàn thức ăn chế biến dạng viên với hàm lượng đạm khoảng 42 - 46% và hàm lượng Lipid khoảng trên 15 - 20% (thức ăn Phần Lan). Trong tự nhiên cá còn nhỏ thường ăn ấu trùng côn trùng, giáp xác nhỏ và động vật phù du. Khi trưởng thành chúng ăn giáp xác (tôm, cua ), côn trùng trong nước và cá nhỏ. - Sinh sản Là loài cá có tuổi thành thục trên 2+ tuổi, kích cỡ cá khi thành thục từ 1 - 1,5 kg tuỳ theo nhiệt độ môi trường nước và thức ăn sử dụng. Cá đực thành thục sớm hơn cá cái. Mùa vụ sinh sản chính hiện nay tại Phần Lan là từ tháng 4 đến tháng 6 tùy theo diễn biến nhiệt độ từng năm. Trong tự nhiên, đến mùa sinh sản cá thường ngược các thác nước để đẻ trứng. Trứng sau khi thụ tinh sẽ
  26. 17 nở và theo dòng nước về phía hạ lưu. Hiện nay, sinh sản nhân tạo cá trắng thành công bằng phương pháp sử dụng kích dục tố kích thích sinh sản và thụ tinh khô. - Khả năng thích ứng với môi trường Nhiệt độ: Cá trắng Châu Âu là loài cá rộng nhiệt, trong điều kiện nuôi cá có thể sống được ở nhiệt độ từ 40C - 270C (tài liệu tiếng Phần Lan). Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển là 200C - 250C. Nhiệt độ thích hợp cho cá đẻ và ấp trứng trong khoảng 120C (Berg, 1948). Tuy nhiên, nhiệt độ ấp trứng và cho ăn giai đoạn đầu khoảng 12 - 16oC. Hàm lượng oxy hoà tan: Cá trắng Châu Âu có nhu cầu hàm lượng oxy hoà tan trong nước cbể thường phải > 5mg/l. Khi hàm lượng oxy trong nước giảm xuống 4mg/l cá vẫn có thể thích ứng được, tuy nhiên khả năng sử dụng thức ăn kém. Khi hàm lượng giảm xuống dưới 4mg/l thì cá sẽ ngừng ăn và nếu kéo dài sẽ gây chết cá. Độ pH: Ngưỡng pH thích hợp cho cá trắng Châu Âu là 6,5 - 8,5. Khi pH xuống thấp hàm lượng CO2 tăng cbể, nước chua, lượng oxy hoà tan giảm và khi pH cbể làm tăng độc tính của NH4 đều gây bất lợi và ngoài giới hạn thích hợp cho cá Trắng. - Sinh trưởng Trong tự nhiên cá trắng Châu Âu 1 năm tuổi có khối lượng trên 250g/con, khi cá được 2 tuổi có khối lượng khoảng 750g/con, 3 tuổi có khối lượng khoảng 1.800 - 2.300g/con. Tuy nhiên sinh trưởng của cá trắng cũng phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ và thức ăn. Trong điều kiện nuôi bình thường tại Phần Lan, cá đạt kích cỡ thương phẩm khoảng 600g/con trong vòng 18 tháng nuôi. Nguyên nhân, ở Phần Lan cá lớn chậm do có thời gian mùa đông kéo dài, nhiệt độ nước xuống quá thấp 1 - 3oC, tại những khu vực có nhiệt độ
  27. 18 nước cbể hơn trong ngưỡng cho phép của cá trắng thì tốc độ sinh trưởng của cá nhanh hơn và thời gian thành thục sớm hơn (Koskela, 2004). 2.3.2. Tình hình nuôi cá Trắng trên thế giới Ở Đài Loan: Được coi là đi đầu về nuôi cá trắng ở khu vực (từ 1946) và đạt sản lượng cbể nhất thế giới 80.000 tấn năm 1982. Năm 1999 chỉ còn 57.269 tấn (54 triệu USD), năm 2000 khoảng 50.000 tấn (60 triệu USD) và chiếm 24% sản lượng cá nuôi ở Đài Loan. Diện tích nuôi trên 8.300 ha (2000), có 1921 ha nuôi đơn trong bể, 5830 ha nuôi ghép trong bể. Về xuất khẩu: 1996 là 15.328 tấn, năm 1999 đạt 36.597 tấn và có 71% xuất sang Mỹ. Phương thức nuôi cá trắng ở Đài Loan: Cá trắng Châu Âu là loài cá rộng nhiệt, trong điều kiện nuôi cá có thể sống được ở nhiệt độ từ 40C - 270C (tài liệu tiếng Phần Lan). Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển là 200C - 250C. Nhiệt độ thích hợp cho cá đẻ và ấp trứng trong khoảng 120C (Berg, 1948). Tuy nhiên, nhiệt độ ấp trứng và cho ăn giai đoạn đầu khoảng 12 - 16oC. Hàm lượng oxy hoà tan: Cá trắng Châu Âu có nhu cầu hàm lượng oxy hoà tan trong nước cbể thường phải > 5mg/l. Khi hàm lượng oxy trong nước giảm xuống 4mg/l cá vẫn có thể thích ứng được, tuy nhiên khả năng sử dụng thức ăn kém. Khi hàm lượng giảm xuống dưới 4mg/l thì cá sẽ ngừng ăn và nếu kéo dài sẽ gây chết cá. Độ pH: Ngưỡng pH thích hợp cho cá trắng Châu Âu là 6,5 - 8,5. Khi pH xuống thấp hàm lượng CO2 tăng cbể, nước chua, lượng oxy hoà tan giảm và khi pH cbể làm tăng độc tính của NH4 đều gây bất lợi và ngoài giới hạn thích hợp cho cá Trắng.
  28. 19 Nuôi cá trắng ở Indonesia: Cá trắng nuôi ghép với các loài như cá chép, cá mè vinh, tai tượng trong mô hình nuôi kết hợp, cho cá ăn thức ăn hoặc dùng phân bón. Nuôi cá bè phát triển trên sông, kênh thủy lợi, hồ chứa. Bè có kích thước 7 x 7 x 2 m, thả 100 - 150 kg cá giống, cho cá ăn thức ăn công nghiệp, sau 60 - 120 ngày thu được 626 - 1.200 kg cá cỡ 250 - 300 gam cho một bè nuôi. Với cá đơn tính đực thả 2.500 con/ bè (cỡ cá 50gam, cho ăn thức ăn công nghiệp). Sau 120 ngày thu được 1.000 kg cá/ bè với hệ số thức ăn 1,2. 2 Nuôi trong bể nước lợ (15%o) điện tích 4.000m cỡ cá 3 - 5 cm thả 10.000 con/ bể, cho cá ăn thức ăn công nghiệp. Thu hoạch cá sau 110 ngày đạt cỡ 200 gam năng suất 1,7 - 2 tấn/ bể, tỉ lệ sống 80 - 85%.[10] Nuôi cá trắng ở Thái Lan: Thái Lan đã hoàn thiện công nghiệp tạo cá trắng và ứng dụng phổ biến trong thập niên 90 thế kỷ trước, từ kỹ thuật của AIT. Có trại sản xuất giống được xây dựng năm 1994, đến nay mỗi năm sản xuất 10 - 20 triệu cá giống đơn tính (99% đực). Nuôi kết hợp trên là chuồng nuôi gà, dưới là bể cá (nuôi thâm canh) khá phát triển và năng xuất tương đối cbể (20-30 tấn/ha). Hiện nay tổng sản lượng cá trắng của thái Lan khoảng 150 ngàn tấn/ năm (1998: 147.522 tấn).[10] Nuôi cá trắng ở Malaysia: Được nhập công nghệ nuôi thâm canh cá trắng trong bè từ Singapore trong thập niên 1980. Cá giống 25 - 125 gam/ con được thả nuôi trong bể ximent tam giác (33 ´ 14 ´15 m) với 250 - 1.000 kg cá giống / bể. Cho ăn thức ăn công nghiệp và thay nước. Sau 4 tháng nuôi thu hoạch 4 - 6 tấn/ bể, cỡ cá 550 - 750 gam, hệ số thức ăn 1,9 và tỷ lệ sống 84%.
  29. 20 Nuôi thâm canh trong bè đặt trong sông, hồ chứa. Bè kích thước 4 ´ 3 ´ 2 m thả 2.000 cá (cỡ 0,7 kg), nuôi sau 2 tháng thì giảm số lượng cá trong bè còn 600 con/ bè, nuôi tiếp 2 tháng để đạt cỡ 1 kg/ con và đưa xuất khẩu. Tỷ lệ sống thường đạt 90%, hệ số thức ăn 1,7. Ngoài các nước trên, nuôi trắng còn phát triển ở các nước như Singapore (trong bè ngoài biển), Myanmar (bể nước ngọt).[10] 2.3.4. Tình hình nuôi cá trắng của Việt Nam Ở Việt Nam có hai đối tượng cá nước lạnh được nuôi phổ biến là cá tầm và cá hồi. Ngoài ra, còn có đối tượng cá trắng hay còn gọi là cá hồi bạc (Coregonus lavaretus) do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I (RIA I) triển khai Dự án “Nhập công nghệ sản xuất giống cá trắng” năm 2013 - 2015. Lào Cai là địa phương đầu tiên tiếp nhận trứng cá tầm, cá hồi do RIA I thực hiện. Đến nay, cá nước lạnh đã trở thành đối tượng nuôi khá phổ biến ở nhiều vùng, nhiều địa phương. Theo thống kê, có khoảng hơn 100 cơ sở tại 22 tỉnh, thành nuôi cá nước lạnh (theo Quy hoạch được phê duyệt sẽ có 24 tỉnh thành phát triển nuôi cá nước lạnh), sản lượng cá nuôi nhiều nhất tại các tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên, điển hình là Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Lâm Đồng, Bình Thuận Tại Lào Cai, với độ cbể gần 2.000m so với mực nước biển, nhiều địa phương của huyện Bát Xát có điều kiện khí hậu, nguồn nước cũng như hệ sinh thái môi trường rất thuận lợi cho việc nuôi các loài cá nước lạnh, đặc biệt là cá hồi, cá tầm. Huyện Bát Xát có 19 cơ sở nuôi cá nước lạnh; trong đó có 8 cơ sở mang tính chất hàng hóa, 11 cơ sở nuôi thử nghiệm tập trung tại 4 xã vùng cbể như Y Tý, Dền Sáng, Nậm Pung, Sàng Ma Sáo.
  30. 21 Một trong những cơ sở nuôi có quy mô khá lớn là của gia đình ông Lưu Văn Quang, thôn Ngải Trồ, xã Dền Sáng với khoảng 15 bể nuôi cá hồi vân và cá tầm. Hiện cơ sở mỗi năm đã có thể thả nuôi gần 2 vạn con giống. Trong điều kiện thuận lợi, hàng năm cơ sở sản xuất bán ra thị trường khoảng 15 tấn cá thương phẩm, thu về gần 3 tỷ đồng. Theo ông Quang, điều kiện thuận lợi xây dựng mô hình nuôi cá hồi, cá tầm thương phẩm ở đây là nguồn nước tự nhiên, dồi dào và đảm bảo chất lượng. Nuôi giống cá tầm có thể đạt tỷ lệ sống trên 90%; trong đó cá hồi đạt 70%. Năm 2017, cơ sở của ông bắt đầu hướng đến thực hiện nuôi cá nước lạnh an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP với hy vọng cá thương phẩm sẽ có thương hiệu, giá trị kinh tế cbể. Trang trại cá hồi nằm trên đèo Khau Phạ - huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) của vợ chồng chị Đoàn Thị Lan Thanh và anh Nguyễn Quang Huy có với hơn 20 bể nuôi. Cám cho cá ăn được nhập khẩu từ Phần Lan với giá dbể động 40.000-50.000 đồng/kg. Mỗi năm, trang trại tiêu thụ hết 20 tấn cám và vài tấn muối. Mỗi lứa, trang trại cá hồi Khau Phạ nuôi khoảng 10.000 cá giống. Tuy nhiên, đến khi thu hoạch chỉ được từ 5.000-6.000 con. Trung bình một năm trang trại nuôi từ 3-4 lứa, cung cấp ra thị trường khoảng 15.000-20.0000 con cá với khối lượng khi thu hoạch đạt 1,5- 2 kg/con, giá bán 250.000-300.000 đồng/kg, lợi nhuận khoảng hơn 1 tỷ đồng. (Lạng Sơn) đầu tư gần 1 tỉ đồng mở trang trại nuôi cá hồi. Ông mua giống cá con trên Sapa với giá 8.000 đồng/con. Cá nuôi khoảng 1kg là thu hoạch bán, con to nhất nặng khoảng 2,3kg. Cá nuôi lớn có nguồn tiêu thụ tốt, ngoài việc bán cho khách ăn ngay khi đến du lịch Mẫu Sơn, ông còn xuất đi các thành phố Lạng Sơn, Hà Nội với giá từ 400.000 - 500.000 đồng/kg nên thu nhập đem lại cho gia đình từ 4-5 tỉ đồng/năm. Anh Đỗ Đức Nhuận, tổ 2A, phường Tân Thịnh, TP Hòa Bình (Hòa Bình) đầu tư hàng chục tỷ đồng nuôi cá nước lạnh ở khu vực hạ lưu sông Đà thuộc bến phà Thia cũ- phường Tân Hòa. Anh có sáng kiến xây dựng hệ thống các lồng bè cá được giữ chặt và kết nối neo đậu bằng bê tông thả chìm và những sợi xích sắt cỡ
  31. 22 lớn, rào chắn các tổ hợp lồng cũng bằng sắt. Riêng hệ thống lồng bè anh đầu tư hơn 5 tỷ đồng. Để đạt trọng lượng thành phẩm bình quân từ 3 – 4kg/con, cá tầm đặc sản được anh áp dụng quy trình chăm sóc, phòng bệnh nghiêm ngặt, thời gian nuôi từ một năm rưỡi trở lên. Với số lượng 90 lồng nuôi, mô hình đạt trên 100 tấn cá tầm thương phẩm. Giá bán buôn cho khách hàng các tỉnh về nhập hàng tại chỗ 250.000 đồng/kg, năm 2017, doanh thu của mô hình đạt khoảng 25 tỷ đồng. Cơ sở nuôi cá tầm của HTX Phát triển nông nghiệp và thủy sản Đông Bắc ở bản Khe Tiền, xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh), rộng khoảng 3ha, được thiết kế xây dựng theo kiểu ruộng bậc thang với nhiều bể lớn nhỏ khác nhau, trên cùng là đập chứa nước rồi đến các bể lọc nước, bể nuôi Trên mỗi bể có bạt che phủ 2/3 diện tích bể để tạo bóng râm, ngoài ra, còn có hệ thống lọc rác thải và hệ thống xả nước. Điều kiện khí hậu phù hợp đã giúp cá tầm sinh trưởng và phát triển tốt. Hiện HTX đã nhập hơn 1 vạn con cá tầm Sibri với giá khoảng 8.000 đồng/con. Sau hơn 7 tháng nuôi, những con cá tầm đã tăng trưởng và phát triển mạnh, lứa cá đầu tăng trưởng bình quân 2,5 -3kg/con/tháng và đặc biệt là tỷ lệ sống đạt trên 90%. Giá cá tầm thương phẩm tại bể nuôi là 200.000 đồng/kg. Thức ăn cho cá tầm là loại cám đặc biệt sản xuất trong nước với công nghệ của Nga, cho ăn 3 bữa/ngày. Trang trại nuôi cá tầm của Nguyễn Văn Toản nằm trên khu đất rộng 3 ha, thuộc thôn Đạ Nghịt, xã Lat, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng). Hiện trang trại có 30 bể ươm cá giống và 82 bể nuôi cá thương phẩm trên diện tích khoảng 15.000 m2, sản lượng đạt trên 250 tấn. Trứng cá tầm được anh nhập khẩu từ Đức và Nga. Sau 16 - 18 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng từ 1,8 - 2 kg/con có thể thu hoạch xuất bán. Tại khu vực miền Trung – Tây nguyên, cá nước lạnh còn được nuôi tại một số tỉnh khác như Đắk Lắk, Gia Lai, Bình Thuận, Bình Định. Một số tỉnh trong vùng cũng phát triển nuôi cá hồi, tầm, thát lát, bống tượng, chình cho hiệu quả cbể. Hiện diện tích nuôi cá nước lạnh ở các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên đạt hơn 55ha
  32. 23 (chiếm 85% cả nước), năng suất bình quân 19,27 tấn/ha và sản lượng nuôi năm 2017 đạt trên 1.000 tấn, chiếm khoảng 70% sản lượng cá nước lạnh cả nước. Theo quy hoạch đến năm 2020, diện tích mặt nước nuôi cá nước lạnh đạt 700 ha và 900.000 m3 nuôi trong bể ở 4 vùng Đông Bắc bộ, Tây Bắc bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên; trong đó, 40 - 50% diện tích nuôi theo hướng thâm canh. Sản lượng cá nước lạnh nuôi đáp ứng được 70 - 80% nhu cầu tiêu dùng trong nước với giá cạnh tranh. Đồng thời, phấn đấu 100% con giống đưa vào sản xuất được kiểm tra chất lượng; 60 - 70% nhu cầu thức ăn công nghiệp phục vụ nuôi cá nước lạnh được sản xuất trong nước Để phát triển mô hình nuôi cá nước lạnh tạo ra sản phẩm hàng hóa giá trị kinh tế cbể, thời gian tới, cần có các giải pháp hỗ trợ các tổ chức cá nhân đầu tư nuôi cá nước lạnh về đất đai, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp để các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư các mô hình nuôi cá nước lạnh với quy mô lớn, góp phần phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững, nâng cbể thu nhập cho người dân. 2.3.5. Một số nghiên cứu về môi trường nước nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam Đề tài: “Đánh giá các tác động ảnh hưởng tới chất lượng nước vùng nuôi Tôm Cần Giờ” của tác giả Lê Mạnh Tân trường đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM với nội dung nghiên cứu như sau: Tóm tắt: Việc phát triển nuôi trồng thủy sản tại Cần Giờ, đặc biệt là nghề nuôi tôm xuất khẩu trong những năm gần đây đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cbể đời sống cho rất nhiều hộ dân trong vùng. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm nước lợ đã và đang bộc lộ các tác động tiêu cực tới sinh thái vùng ven biển. Hiện tượng nuôi tôm hàng loạt, không có quy hoạch tổng thể và cụ thể, không tuân thủ theo các biện pháp kĩ thuật cũng như tính cộng đồng của bà con chưa được đồng bộ đã làm cho môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, dịch bệnh bùng phát, ảnh hưởng tới sản lượng cũng như đời sống của người dân. Trước thực trạng đó,
  33. 24 nghiên cứu này sẽ đánh giá tổng thể các tác động nội vi và ngoại vi ảnh hưởng tới chất lượng nước vùng nuôi tôm Cần Giờ, mở ra khả năng trong việc cải thiện môi trường nước trong khu vực[8]. Đề tài: “Đánh giá chất lượng nước một số bể nuôi thủy sản nhằm đưa ra những phương pháp xử lý tự nhiên để tối ưu hóa bể nuôi và bảo vệ môi trường” chủ nhiệm đề tài là Th.S Lê Quốc Tuấn với nội dung nghiên cứu như sau: Tóm tắt: Xuất phát từ thực trạng nuôi trồng thủy sản của khu vực nông thôn nước ta mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá chất lượng nước. Đối tượng nghiên cứu là một số bể nuôi ở Quận 9 - Tp.HCM, nước ở các bể nuôi được theo dõi và phân tích trong vòng thời gian 6 tháng (8/2001- 2/2002). Chúng tôi tiến hành đánh giá một số chỉ tiêu như: nhiệt độ, oxy hòa tan, ph, BOD, N_NH3, P_P2O5, coliform. Thông qua kết quả phân tích cho thấy các thành phần gây ô nhiễm nước trong các bể nuôi trồng thủy sản được nghiên cứu đều vượt quá mức cho phép của TCVN về chất lượng nước dung cho nuôi trồng thủy sản. Nước thải từ các bể nuôi vào môi trường tiếp nhận không đảm bảo được về mặt chất lượng, gây nên ô nhiễm môi trường nước và các nguy cơ cbể về bệnh dịch trong các vùng nông trại tập trung. Với các phương pháp xử lý nước thải tự nhiên (đã được kiểm chứng trong mô hình thí nghiệm) có thể ứng dụng được trong vùng thí nghiên cứu nhằm bảo vệ môi trường nước nói riêng và môi trường sinh thái nói chung, đồng thời đảm bảo được sự phát triển bền vững trong các vùng nông trại hiện nay ở nước ta[8].
  34. 25 Phần 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Bể nuôi cá trắng tại trung tâm Đào tạo, nghiên cứu và Phát triển thủy sản vùng Đông Bắc - trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên (TTTS) 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm và phạm vi nghiên cứu: Trung tâm Đào tạo, nghiên cứu và Phát triển thủy sản vùng Đông Bắc - trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên (TTTS). Thời gian nghiên cứu: Từ 1/2019 - 5/2019. 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Sơ lược về Trung tâm đạo tạo, nghiên cứu và phát triển thủy sản vùng Đông Bắc - trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên + Vị trí địa lý + Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của TTTS + Cơ cấu tổ chức quản lý + Khái quát về hoạt động nuôi trồng thủy sản của TTTS 3.3.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước bể nuôi cá trắng tại TTTS + Đánh giá chất lượng nước đầu vào của bể nuôi cá trắng theo QCVN 38:2011/BTNMT + Đánh giá chất lượng nước trong bể đang nuôi cá trắng theo QCVN 38:2011/BTNMT + Đánh giá chất lượng nước đầu ra của bể nuôi cá trắng theo QCVN 38:2011/BTNMT.
  35. 26 3.3.3. Một số nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước bể nuôi cá trắng của TTTS. Nguyên nhân bên trong Nguyên nhân bên ngoài 3.3.4. Đề xuất giải pháp giảm thiểu các tác nhân có thể gây ra ô nhiễm nước trong khu vực nuôi trồng thủy sản của TTTS 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu tài liệu thứ cấp Phương pháp này sẽ kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đây, cũng như thu thập tài liệu, số liệu tại trung tâm TTTS và tham khảo các thông tin và phần mềm tính toán trên internet. 3.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa Tiến hành khảo sát hiện trạng hệ thống quản lý và hoạt động của trung tâm, nghiên cứu quy trình chăn nuôi cá trắng, cá , nguyên lý hoạt động của các loại máy móc: máy sục không khí, máy bơm, quạt nước, máy phát điện. Khu vực cấp nước cho các bể nuôi cá và hệ thống cấp thoát nước cho các bể nuôi cá của TTTS. Tiến hành khảo sát các vấn đề liên quan đến môi trường nước nuôi trồng thủy sản ở khu vực tiến hành đề tài. Từ đó có những nhận xét đúng đắn về hiện trạng môi trường tại khu vực nghiên cứu. Đánh giá trực quan chất lượng môi trường nước tại bể nuôi cá của trung tâm thủy sản. Đánh giá trực quan các chỉ tiêu: Màu sắc, mùi nước, mực nước trong bể lúc trời mưa và lúc không mưa . 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu - Phương pháp lấy mẫu: Các dụng cụ lấy mẫu, quá trình bảo quản mẫu, vận chuyển mẫu tuân thủ theo đúng hướng dẫn trong các TCVN, giáo trình hướng dẫn, sách hướng dẫn sử dụng.
  36. 27 Đo đạc tại hiện trường thông số nhiệt độ bằng nhiệt kế, sử dụng bộ test nhanh SERA để đo các thông số NO3, pH, O2(DO). Các thông số còn lại được xác định bằng cách phân tích tại phòng thí nghiệm. - Số lượng mẫu: Lấy mẫu tại 3 điểm là nước nguồn vào bể nuôi, nước trong bể đang nuôi và nước đầu ra. Mỗi điểm lấy 3 lần. Kết quả phân tích là trung bình của các lần lấy mẫu. - Vị trí lấy mẫu: STT Ký hiệu Vị trí 1 M1 Nước suối nguồn vào bể 2 M2 Nước bể nuôi cá Nước đầu ra sau khi nuôi cá (bể nước 3 M3 thải) - Phương pháp phân tích mẫu + Phương pháp đo nhanh: Đo nhanh các thông số pH, nhiệt độ, độ trong bằng các máy đo cầm tay tại hiện trường + Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm: Các thông số BOD5, COD, TSS, được phân tích trong phòng thí nghiệm của trường đại học nông lâm Thái Nguyên
  37. 28 Các phương pháp phân tích chất lượng nước nuôi cá trắng STT Thông số Phương pháp phân tích 1 pH TCVN 6492 – 2011 : Dùng Test thử pH 2 Nhiệt độ nước SMEWW 2500B – 2012 3 Độ trong Đĩa secchi 4 Oxy hòa tan (DO) TCVN 7325 – 2004 : Đo bằng máy DO TCVN 6001-1:2008: Phương pháp nuôi cấy trong tủ 5 BOD5 định ôn ở 200C trong 5 ngày 6 COD SMEWW 5220C:2012 TCVN 6625:2000: Chất lượng nước-xác định chất rắn 7 TSS lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thủy tinh 3.4.4. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu Các số liệu được sử lý,thống kê trên máy tính bằng word và Excel. Các số liệu thu thập từ quan sát thực địa, kế thừa được tổng kết dưới dạng bảng. Dựa trên cơ sở các số liệu đã thống kê đưa ra đánh giá cụ thể từng mục. So sánh với QCVN 38:2011/BTNMT nhằm đánh giá ảnh hưởng của các thông số môi trường nước đối với cá trắng.
  38. 29 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Sơ lược về trung tâm Đào tạo nghiên cứu và Phát triển thủy sản Đông Bắc - Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên 4.1.1. Vị trí địa lý Thuộc địa phận của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Phía Bắc: Giáp với vườn ươm cây giống. Phía Tây: Giáp Đường Quốc Lộ 3 gần trung tâm Giáo Dục Quốc Phòng. Phía Đông: Giáp với Viện nghiên cứu và phát triển Lâm Nghiệp Phía Nam: Giáp với khu dân cư Vị trí địa lý có gibể thông thuận lợi Có nguồn nước cấp để nuôi cấp để nuôi trồng, xả thải 4.1.2. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của TTTS 4.1.2.1. Lịch sử hình thành TTTS Công ty Đông Bắc tiền thân là trại Thực tập - Thí Nghiệm được thành lập năm 1969. Từ khi thành lập đến nay, trung tâm đã đạt được nhiều thành tựu trong đào tạo, nghiên cứu, chuyển gibể công nghệ Nông lâm nghiệp và Thủy sản cho khu vực phía vùng núi phía Bắc. Sứ mệnh của trung tâm là đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên, nghiên cứu và chuyển gibể KHCN trong lĩnh vực Thủy sản và Nông nghiệp, Nông thôn, góp phần phát triển kinh tế xã hội các tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam. Khu thủy sản có tổng diện tích khoảng 7ha, được khởi công xây dựng năm 2009 và bắt đầu đi vào hoạt động năm 2013.
  39. 30 4.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của TTTS Trường ĐHNLTN Giám đốc TTTS Vũ Văn Thông Chủ thầu TTTS Nguyễn Tất Đắc Quản lý 1 người Công nhân Hình 4.1 Sơ đồ về cơ cấu tổ chức của TTTS TTTS nằm dưới sự quản lý của trường ĐHNLTN do thầy Vũ Văn Thông làm giám đốc và trực tiếp quản lý. Sau đó thầy Nguyễn Tất Đắc đã đấu thầu và nhận quản lý phát triển trung tâm. Thường đến khi TTTS vào mùa thu hoạch thì có thuê thêm các công nhân thời vụ để đảm bảo lượng công việc, bên cạnh đó thì hàng năm trung tâm cũng có nhận các đợt sinh viên của trường cũng như sinh viên của các trường khác chuyên về lĩnh vực thủy sản và môi trường vào thực tập tại trung tâm. Hệ thống nuôi của TTTS Hệ thống nuôi trong nhà Hệ thống nuôi bể ngoài trời Hình 4.2: Sơ đồ hệ thống nuôi của TTTS
  40. 31 Với 2 hệ thống nuôi là hệ thống nuôi trong nhà và hệ thống bể nuôi ngoài trời. Đối vơi hệ thống nuôi trong nhà: Nuôi luân chuyển cá hồi và cá tầm ở trong bể tròn. Nuôi cá trạch thương phẩm vào bể vuông. Đối với hệ thống bể nuôi ngoài trời: Bbể gồm 24 bể nuôi với các loài cá như: Trắm, trắng, Trắng, , Bỗng, Baba, Chép, tôm Các loại cá ở trong hệ thống bể này thì có loài được nuôi thâm canh, có loài được nuôi bán thâm canh. Một số loài được nuôi tâm canh như: ca trắng, cá bỗng, cá trắm đây là các loài được nuôi thâm canh nhằm tăng hiệu quả của việc nuôi trồng và làm tăng hiệu quả kinh tế của loài. Các loại cá còn lại được nuôi kết hợp với nhau dựa vào tập tính của các loài cá để kết hợp việc nuôi giữa các loài cá khác nhau ví dụ như là: Cá trắng,cá chép, cá trắm được nuôi kết hợp với nhau vì tập tính sinh hoạt của chúng là cá trắng thường sống ở tầng mặt, cá trắm thì ở tầng giữa và cá chép thì ở tầng đáy. Chính vì tập tính sống như vậy mà 3 loài cá này được kết hợp nuôi trung với nhau để tận dụng tối đa được nguồn thức ăn, hạn chế được hiện tượng khi cho cá ăn lượng thức ăn dư thừa lắng xuống đáy bể lâu dần có thể gây ra ô nhiễm môi trường nuôi. Tình hình nuôi thâm canh hoặc bán thâm canh các loài cá của TTTS được thể hiện ở bảng dưới đây.
  41. 32 Bảng 4.1: Diện tích các bể nuôi và loài cá nuôi trong bể Diện tích Dung tích STT Tên bể Loài cá đang nuôi (m2) (m3) 1 1A 1202 2405 Phơi đáy 2 1B 1279 2726 Trắng giống 3 2A 1324 2834 Phơi đáy 4 2B 1409 2931 Chép, trắm 5 3A 1380 3174 Trắm giống 6 3B 1668 3504 Trắng hậu bị 7 4A 1400 2940 Trắng thương phẩm 8 4B 1692 3639 Trắng hậu bị, cá koi 9 5A 1326 3051 Ba ba thương phẩm 10 5B 1733 3813 Trắm đen giống 11 6A 1185 2608 thương phẩm 12 6B 1474 3095 Phơi đáy 13 7A 406 979 Cá chép coi 14 7B 434 1059 Bể bèo 15 8A 419 877 Cá Ngạch, Chạch sông 16 8B 418 958 Bể bèo 17 9 756 1443 18 10 744 1914 Baba giống 19 11 691 1673 Cá Koi, Trắng hậu bị 20 12A 1446 2676 Trắng bố mẹ 21 12B 1386 2981 Trắng giống 22 13A 1961 3608 Cá Bỗng giống 23 13B 1879 3447 Trắng giống 24 Bể Nguồn 3840 7055 Trắm, Bỗng Sản lượng thủy sản hàng năm đạt được vào khoảng: 90tấn/năm
  42. 33 Các sản phầm hàng hóa do TTTS bán ra thị trường gồm: Bảng 4.2: Một số cá thương phẩm của trung tâm STT Loại sản phẩm 1 Cá giống: Trắng, cá trắm, cá chép, ba ba, cá bỗng, 2 Cá thương phẩm: Trắng, cá trắm, cá bỗng, cá , cá chép, cá hồi, cá tầm, cá trạch, 4.1.3. Tìm hiểu khái quát về hoạt động nuôi trồng thủy sản của TTTS 4.1.3.1. Công tác nuôi trồng thủy sản của TTTS trường ĐHNLTN 4.1.3.1.1. Quy trình kỹ thuật nuôi Bước 1: Cải tạo bể nuôi. Sau mỗi vụ nuôi trung tâm đều có các biện pháp cải tạo lại bể nuôi trồng nhằm loại bỏ các chất tồn lưu, diệt các loại cá tạp và mầm bệnh bằng cách: - Tháo cạn nước, nạo vét bùn đáy chỉ để lại 15-20cm bùn. - Bón vôi khắp bể, phơi tiếp 3-4 ngày cho bể khô nứt nẻ. - Sau khi cải tạo lại bể, tiến hành cấp nước cho bể: Nước từ bể nguồn đi qua một tấm lưới lọc để ngăn các loại cặn và tạp chất khác sau đó theo đường ống dẫn nước đi vào bể. - Sau khi lấy nước vào bể để 5-7 ngày cho nước ổn định, khi nước có màu xanh nõn chuối có thể thả cá vào bể. Bước 2: Chọn và thả giống Giống tốt sẽ cho tỷ lệ sống cbể, sinh trưởng phát triển nhanh, tạo tiền đề cho năng suất cbể. Chọn giống: Cá giống phải đảm bảo tiêu chuẩn là khỏe mạnh không dị hình, không bệnh tật, bơi lội nhanh nhẹn, kích thước trung bình vào khoảng 6-8cm trên
  43. 34 một con. Cá giống được chọn và nuôi tại trung tâm luôn, có một số loại cá thì được nhập tại các cơ sở sản xuất uy tín chất lượng đã qua kiểm dịch. - Thả giống: Cá giống được vận chuyển từ bể này qua bể khác bằng túi bóng có bơm oxi hoặc bằng sô, chậu , thời gian thả cá vào khoảng 7-8 giờ sáng lúc trời mát hoặc 5-6 giờ chiều, tránh thả cá vào lúc nhiệt độ cbể hoặc mưa rào. Cá được vận chuyển không được thả vào bể ngay vì như vậy dễ làm cho cá bị sốc, người ta thường ngâm túi đựng cá trong nước bể khoảng 15- 20 phút để nhiệt độ trong túi và ngoài bể cân bằng mới từ từ mở miệng túi và thả cá. Cá được thả cách bờ khoảng 1-2m và không thả gần cống xả nước vào bể. Thả nhẹ nhàng tránh đứng trên bờ hất cá xuống bể. Mật độ nuôi: Mật độ còn phụ thuộc vào kích thước bể, điều kiện bể nuôi theo như tìm hiểu thì mật độ nuôi của trung tâm vào khoảng 3-4 con/m2. Bảng 4.3: Mật độ nuôi các loài cá trong trại cá STT Loài cá Mật độ nuôi (con/m2) 1 Baba 3 2 Bỗng 4 3 3 4 Trắm 2 5 Trắng 4 Bước 3: Chăm sóc và quản lý - Chăm sóc: Bật máy sục khí, máy quạt nước liên tục để cung cấp đủ oxi cho các bể cá thương phẩm. - Thức ăn: Tùy thuộc vào từng bể, kích cỡ cá, nhiệt độ nước mà lượng thực ăn chăn từng bể khác nhau. Một ngày cho cá ăn 2 bữa mỗi bữa. * Quản lý bể: - Theo dõi thường xuyên bờ bể, cống thoát nước và xem mực nước trong bể vào các buổi sáng.
  44. 35 - Vào sáng sớm cá sẽ được theo dõi xem có bị nổi đầu vì ngạt không, cá có nổi đầu kéo dài không. Nếu có tạm dừng việc cho ăn và cấp thêm nước vào bể, nếu trường hợp cấp nước vào bể mà không cải thiện được tình hình thì có thể cắm máy quạt nước để tạo oxi cho cá. - Khi thấy cá bị bệnh hoặc chết rải rác thì báo cho nhân viên kỹ thuật để kịp thời xử lý. 4.1.3.1.2. Quy trình nuôi ở các bể Giai đoạn chuẩn bị: Trước khi thả cá giống, bể được tháo cạn nước, vét bớt bùn đáy bể chỉ để 20-30 cm. Dùng vôi rải đều khắp đáy bể và xung quanh thành bờ, lượng dùng 15- 30 kg/100 m2 để tiêu diệt mầm bệnh, diệt cá tạp; lấy nước vào bể 30-50 cm ngâm 3-5 ngày, sau đó lấy nước đầy bể và tiến hành thả cá giống. Giai đoạn thả cá giống: Cá giống thả phải đạt tiêu chuẩn: sạch bệnh, đủ kích cỡ, đồng đều, đúng mật độ, tỷ lệ ghép phù hợp, cá giống không xây sát, không dị hình, vây vảy hoàn chỉnh. Trước khi thả cá giống xuống bể, tiến hành tắm cho cá bằng nước muối 2-3% trong 15 phút để diệt và tránh lây lan mầm bệnh. Chăm sóc, quản lý: Thức ăn cho cá là loại thức ăn công nghiệp dạng viên hoặc thức ăn tự phối chế, bảo đảm các thành phần dinh dưỡng theo yêu cầu của từng loài cá nuôi. Lượng thức ăn bằng 5% trọng lượng cá có trong bể, ngày cho cá ăn 2 lần: sáng sớm và chiều mát, đối với các bể nuôi cá Trắm thì chăn bèo 2 lần/ngày. Bể cá thương phẩm thì sáng và chiều đều cho ăn 25kg cám và khi chăn thì rác cám ở một đầu bờ và gần cống xả nước vào bể.
  45. 36 Bể cá giống thì mỗi ngày cho ăn 4 bữa mỗi bữa cho ăn 3kg cám viên loại nhỏ và khi chăn rác đều cám quanh bể. Căn cứ lượng thức ăn còn lại của cá để điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày. Hàng tháng kiểm tra tốc độ sinh trưởng của cá 1 lần để tính lượng thức ăn cho phù hợp. Nhổ, phạt cỏ dại mọc xung quanh bể và sử dụng vôi để khử phèn, khử trùng, hạn chế vi khuẩn gây bệnh, ổn định và cân bằng pH. Dùng cải tạo bể nuôi với liều lượng 10-12kg/100m2, định kỳ 20 ngày/ lần. Cách dùng: Hòa vôi với nước và tạt đều khắp mặt bể và xung quanh bờ bể để đảm bảo khử trùng hết mầm bệnh., sau khi rắc vô như vậy thì phơi bể, khoảng 3 ngày sau thì cho nước vào bể. 4.1.3.1.3. Quy trình nuôi trong nhà Bbể gồm 5 bể trụ tròn thể tích 18,84 m3 nuôi luân chuyển cá hồi và 10 bể hình trụ chữ nhật thể tích 2m3 đang nuôi cá chạch sông. Giai đoạn chuẩn bị: Trước khi thả cá lau dọn các bể nuôi sạch sẽ bằng nước và sử dụng KMnO4 để diệt khuẩn, tẩy uế dùng với liều lượng 2mg/l tạt đều quanh bể nuôi. Sau đó rửa sạch bể bằng nước, tiếp sau đó cho nước vào bể và tiến hành thả các giống. Giai đoạn thả cá giống: Cá giống thả phải đạt tiêu chuẩn: sạch bệnh, đủ quy cỡ, đồng đều, đúng mật độ, tỷ lệ ghép phù hợp, cá giống không xây sát, không dị hình, vây vảy hoàn chỉnh. Trước khi thả cá giống vào bể nuôi, tiến hành tắm cho cá bằng nước muối 2-3% trong 15 phút để diệt và tránh lây lan mầm bệnh. Giai đoạn chăm sóc và quản lý: Thức ăn cho cá là loại thức ăn công nghiệp dạng viên hoặc thức ăn tự phối chế, bảo đảm các thành phần dinh dưỡng theo yêu cầu của từng loài cá nuôi.
  46. 37 Cá hồi một bữa chăn trung bình 2-4 lạng/bể (tùy thuộc và ngày cá ăn nhiều hay ít) 2 bữa/ngày 10h sáng và 4h chiều. Mật độ nuôi trung bình 80- 90 con/bể. Thể tích mỗi bể 18,84m3. Cá chạch sông chăn 0.25 lạng/bể 4 bữa/ngày 6h sang, 11h trưa, 6h tối, 9h tối. Mật độ nuôi trung bình 220 con/ bể. Thể tích 2m3/bể. Vệ sinh bể nuôi bằng sử dụng vòi hút theo nguyên tắc 2 bình thông nhau để hút bùn bẩn dưới đáy bể ra ngoài 1 lần/ngày. 4.1.3.2. Công nghệ xử lý nước đang sử dụng tại TTTS trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Công nghệ xử lý nước tuần hoàn nuôi cá trắng: Nước lấy từ suối → Bể lọc cát → Bơm nước qua máy làm lạnh(200C - 210C) → Cho vào bể nuôi (nhiệt độ duy trì trong bể 210C) → Sục khí → Nước thải(10%/ngày) → Qua bể lắng vật liệu cát, sỏi, lưới → Bơm lên 2 bể lọc sinh học→ Được bơm quay lại bể nuôi cá. Trong bể lọc sinh học chứa giá thể nhựa, xốp các loại vi khuẩn bám trong màng lọc sẽ hấp thụ Ammonia và Nitrite để thực hiện quá trình nitrate hóa, chuyển hóa các hợp chất chứa nitơ và cacbon thành dạng không độc. Hệ thống sục khí được hoạt động liên tục, nhằm cung cấp đủ dưỡng khí cho quá trình phân hủy của vi khuẩn. 4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước bể nuôi cá trắng tại công ty Đông Bắc Nguồn nước cung cấp cho hệ thống bể được lấy từ đoạn suối chảy qua trường, thông qua một trạm bơm đưa vào bể nguồn và cung cấp cho hoạt động nuôi cá trắng của trại. 4.2.1. Đánh giá chất lượng nước nguồn vào bể nuôi cá trắng Hiện nay, toàn bộ bể nuôi cá của TTTS lấy nước từ một mương cấp chung cho toàn bộ hệ thống. Qua kết quả quan trắc chất lượng nước đầu vào cho thấy các
  47. 38 thông số hầu hết nằm trong ngưỡng cho phép của quy chuẩn, phù hợp với nuôi cá trắng và nuôi trồng thủy sản các loại. Cụ thể như sau: Bảng 4.4: Kết quả nước nguồn vào bể nuôi cá trắng của công ty Đông Bắc QCVN38:2011 Nguồn nước vào BTNMT 1 pH 7,83 6,5 - 8,5 2 DO(mg/l) 4,75 ≥4 3 Độ đục(NTU) 0,0 - 4 TSS(mg/l) 2,5 100 5 Nhiệt độ (0C) 21 - 6 Độ cứng(mg CaCO/l3) 164 - 7 COD(mg/l) 24,3 - 8 BOD5(mg/l) 10,7 - 9 NO3(mg/l) 0,54 5 10 Fe tổng số (ppm) 0,024 - (Nguồn: Phòng phân tích- trường đại học nông lâm Thái Nguyên) Mẫu nước được lấy đo trực tiếp từ bể nuôi cá trắng của TTTS Nước trong bể không có mùi vị lạ, màu nước thì nước ở bể nguồn có màu xanh lục nhạt. Qua bảng kết quả phân tích ta thấy: Các thông số pH, DO, NO3 đều nằm trong phạm vi cho phép với QCVN 38:2011/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh. Các thông số đo đều thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cá trắng, nhiệt độ nước trung bình 21°C.
  48. 39 Mức độ ổn định của pH thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cá trắng là từ 6,5 đến 8,5 với pH trung bình là 7,83 đây là điều kiện pH lý tưởng để cá trắng sinh trưởng và phát triển. Biểu đồ 4.1. Chất lượng nước đầu vào của bể nuôi cá trắng tại công ty Đông Bắc Qua bảng số liệu 4.4. và biểu đồ 1 cho thấy: Nồng độ O2 (DO) trung bình của bể là 4,75 mg/l thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cá trắng. Các bể đều có một lượng tảo lục và tỏ lam nhất định do vậy hàm lượng oxy hòa tan luôn đảm bảo cho cá trắng sinh trưởng phát triển. Thông số của bể đo được đạt yêu cầu, nằm trong quy chuẩn cho phép, trên 4 mg/l phục vụ tốt cho mục đích NTTS của trung tâm. Mức độ ổn định của NO3 là 0,54 mg/l thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cá trắng nhưng cần điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp để giữ ổn định NO3 4.2.1. Đánh giá chất lượng nước nguồn vào bể nuôi cá trắng Nước trong bể không có mùi vị lạ, màu nước thì nước ở bể nguồn có màu xanh lục nhạt, bể nuôi trắng nước có màu vàng nhạt.
  49. 40 Qua bảng kết quả phân tích ta thấy: Bảng 4.5: Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước trong bể nuôi cá trắng tại công ty Đông Bắc QCVN38:2011 Nước trong ao nuôi BTNMT 1 pH 7,65 6,5 - 8,5 2 DO(mg/l) 4,32 ≥4 3 Độ đục(NTU) 0,0 - 4 TSS(mg/l) 3,3 100 5 Nhiệt độ(0C) 21 - 6 Độ cứng(mg CaCO/l3) 120 - 7 COD(mg/l) 26,9 - 8 BOD5(mg/l) 12,1 - 9 NO3(mg/l) 0,016 5 10 Fe tổng số (ppm) 0,022 - (Nguồn: Phòng phân tích- trường đại học nông lâm Thái Nguyên) Các thông số pH, O2, NO3 đều nằm trong phạm vi cho phép với QCVN 38:2011/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh. Các thông số đo đều thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cá trắng, nhiệt độ trung bình tháng 21°C giữa đầu tháng và cuối tháng có chênh lệch nhẹ nhưng không đáng kể.
  50. 41 Biểu đồ 4.2. Chất nước nước trong bể nuôi cá trắng tại công ty Đông Bắc Thông số DO của bể đo được đạt yêu cầu, nằm trong quy chuẩn cho phép, trên 4 mg/l phục vụ tốt cho mục đích NTTS của trung tâm. Mức độ ổn định của NO3 vào khoảng 0,016 mg/l thì không gây ảnh hưởng gì đến cá nuôi trong bể nhưng cần điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp để giữ ổn định NO3. Qua biểu đồ 2 cho thấy, lượng NO3 trong nước nuôi cá trắng của công ty Đông Bắc rất thấp, có thể coi xấp xỉ bằng không. Trong khi đó lượng O2 (DO) được duy trì ở mức cao 4,32 mg/l. Điều này rất thuận lợi cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cá trắng. 4.2.3. Đánh giá chất lượng nước ra các bể nuôi cá trắng Mẫu nước được lấy đo trực tiếp từ nước ra của bể nuôi cá trắng của công ty Đông Bắc cho thấy: Nước ra không có mùi vị lạ, màu nước ra có màu vàng nhạt.
  51. 42 Bảng 4.6: Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước ra bể (Nguồn: Kết quả phân tích, 2019) QCVN38:2011 Nước trong ao nuôi BTNMT 1 pH 7,75 6,5 - 8,5 2 DO(mg/l) 4,5 ≥4 3 Độ đục(NTU) 0,0 - 4 TSS(mg/l) 3,5 100 5 Nhiệt độ(0C) 21 - 6 Độ cứng(mg CaCO/l3) 124 - 7 COD(mg/l) 27 - 8 BOD5(mg/l) 12,5 - 9 NO3(mg/l) 0,019 5 10 Fe tổng số (ppm) 0,022 - (Nguồn: Phòng phân tích- trường đại học nông lâm Thái Nguyên) Qua bảng kết quả phân tích và đồ thị 3 ta thấy: Các thông số pH, O2, NO3 đều nằm trong phạm vi cho phép với QCVN 38:2011/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh.
  52. 43 Đồ thị 4.3. Chất lượng nước ra từ bể nuôi cá trắng của công ty Đông Bắc 4.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước bể nuôi cá trắng và giải pháp khắc phục 4.3.1. Nguyên nhân Đối với bể nguồn do bể có nuôi cá trắng nên hàng ngày có đổ bèo tấm làm thức ăn cho cá với lượng là 4 xe rùa bèo trên một ngày chia 2 lần. Bèo được nuôi bằng phân và nước thải từ chồng nuôi bò của TTTS nên sẽ gây ra rất nhiều chất rắn lơ lửng. Bùn đáy bể tích tụ lâu, xách động thủy sinh, xác cá chết. Đối với bể nuôi cá trắng thì mật độ nuôi là 6-8 con/m2 lớn hơn mức tiêu chuẩn là 4 con/m2, hơn nữa hệ thống bể không thay nước bể. Mật độ cá lớn và chất thải của cá trong quá trình tiêu hóa nên có thể gây ra hiện tượng thiếu oxy ảnh hưởng đến hoạt động của cá, nếu hiện tượng này có xu hướng kéo dài và tăng nặng thì có thể làm cho cá chết. Do nước mưa chảy tràn: Vụ nuôi cá thì thường kéo dài từ 6- 12 tháng trong thời gian nuôi thì không tránh được tác động xấu của thời tiết như mưa, lũ Nước mưa mang theo những chất cặn bẩn trên bề mặt mà nơi nó chảy qua và có thể có cả các mầm bệnh, nước mưa chảy xuống bể nuôi có thể làm cho nồng độ pH trong bể nuôi bị thay đổi, lượng chất rắn lơ lửng trong bể nuôi
  53. 44 tăng cbể. Nếu người nuôi cá không có biện pháp xử lý môi trường tốt thì dẫn đến hậu quả là môi trường nước có thể bị ô nhiễm, bùng phát dịch bệnh ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cá của TTTS. Do thức ăn dư thừa: Nguồn thức ăn của cá thì có thức ăn tự nhiên và thức ăn tổng hợp. Thức ăn tổng hợp được người nuôi bổ sung cho cá ngày 2 lần mỗi lần tùy vào loại cá, kích cỡ cá mà lượng thức ăn khác nhau. Lượng thức ăn này thì cá có thể không ăn hết, phần thức ăn dư thừa tích tụ dần ở đáy bể, lâu dần có thể làm cho nước trong bể nuôi bị bẩn, hàm lượng chất rắn lơ lửng trong bể tăng lên, nghiêm trọng thì có thể góp phần vào việc làm ô nhiễm môi trường nước trong bể NTTS. Do sự phân hủy của xác động thực vật thủy sinh, xác của cá: Đây cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây ra ô nhiễm môi trường nước nuôi cá. Nếu lượng xác động thực vật thủy sinh và cá thấp thì môi trường có thể tự xử lý được, nhưng nếu lượng xác động thực vật thủy sinh và cá cbể thì gây ra hiện tượng như: làm thay đổi màu, mùi, vị của nước, hàm lượng các chất lơ lửng của nước tăng cbể, làm giảm hoặc ức chế hoạt động của những động thực vật thủy sinh sống trong bể nuôi. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hàm lượng oxy hòa tan trong bể nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cá. Nước cung cấp cho các bể nuôi thì được lấy từ đoạn suối chảy qua trường, đi qua một trạm bơm với công suất lớn vào bể nguồn và cung cấp cho các bể nuôi khác thống qua hệ thống ống nước ngầm. Nguồn nước được lấy từ đoạn suối không qua xử lý cung cấp thẳng cho các bể nuôi đây cũng là một nguyên nhân quan trọng có thể gây ra ô nhiễm môi trường nước nuôi cá của TTTS. Nước từ đoạn suối này thì chảy qua rất nhiều nơi và có thể chứa các mầm bệnh, các ấu trùng có thể gây bệnh cho cá.
  54. 45 Đoạn suối này thì tiếp nhận nguồn nước thải sinh hoạt từ khu KTX của trường ĐHTN và nước thải sinh hoạt của các hộ dân sống xung quanh khu vực mà đoạn suối này đi qua. Các nguồn nước thải này chưa được xử lý hoặc đã được xử lý nhưng không đạt tiêu chuẩn môi trường nhưng vẫn được xả trực tiếp vào đoạn suối, dẫn đến môi trường nước của đoạn suối có thể bị ô nhiễm, đặc biệt là chỉ tiêu coliform. Nguồn nước đầu vào của đoạn suối này không đảm bảo, đây cũng là một nguyên nhân trực tiếp làm cho nước của hệ thống bể NTTS có thể bị ô nhiễm. Tất cả nhưng nguyên nhân nêu trên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môi trường nước của khu vực NTTS và có thể làm cho nguồn nước bị ô nhiễm. 4.3.2. Đề suất giải pháp Sự dụng thêm máy quạt nước để có thể làm tăng hàm lượng oxi hòa tan trong nước. Cung cấp lượng thức ăn vừa đủ đúng với nhu cầu của thủy sản, không nên quá lạm dụng các loại thức ăn công nghiệp vì chất lượng cá sẽ giảm sút cũng như lắng đọng trong bể những chất gây hại. Sử dụng thực vật nổi để hấp thụ các chất có nguy cơ gây ô nhiễm trong bể: Thả bèo lục bình trong bể để làm giảm nồng độ chất ô nhiễm trong nước, khi thả bèo lục bình vào trong bể ta có thể tạo thành những ô nhỏ ở trong bể để dễ dàng vớt bèo ra khỏi bể khi bèo đã già hoặc để ngăn cản không cho bèo lan rộng ra khắp mặt bể làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong bể. Các loại bèo có khả năng + Hút các chất ô nhiễm như N, P tích lũy chúng tạo sinh khối trong cơ thể. + Hấp thu, tích lũy và phân hủy một số chất hữu cơ khó phân hủy, kể cả những kim loại nặng. + Bể được phủ bèo hạn chế sự phát triển của muỗi và hạn chế mùi phát sinh.
  55. 46 + Trong các vùng thiếu nước, thảm bèo có tác ngăn chặn một phần nước bốc hơi nhằm tích trữ nước cho mục đích tưới tiêu. + Bể được phủ bèo có tác dụng ngăn cản sự phát triển của tảo, tạo ra điều kiện tĩnh giúp thúc đẩy quá trình lắng của các chất rắn lơ lửng, làm trong nước.[8] Không cho nước mưa chảy tràn vào bể nuôi, bằng cách là đào các rãnh mương quanh các bể nuôi để nước mưa không chảy vào bể. Đảm bảo mật độ nuôi, có hệ thống quạt nước và sục oxy cưỡng bức để kịp thời xử lý các tình huống nồng độ oxy hòa tan trong nước giảm đột ngột. Không sử dụng hóa chất xung quanh khu vực NTTS.
  56. 47 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua nghiên cứu chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau: - Đánh giá chất lượng nước nguồn vào bể nuôi cá trắng Các thông số đo đều thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cá trắng, nhiệt độ nước của cả tháng trung bình 21°C; pH ổn định trung bình đạt 7,83. Lượng O2 (DO) là 4,75 mg/l thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cá trắng. Lượng NO3 trung bình vào khoảng 0,54 mg/l thì không gây ảnh hưởng gì đến cá nuôi trong bể. Chất lượng nước nguồn vào bể nuôi cá trắng: Nước trong bể không có mùi vị lạ, màu nước thì nước ở bể nguồn có màu xanh lục nhạt, bể nuôi trắng nước có màu vàng nhạt. Các thông số pH (7,65), O2(4,32 mg/l), NO3 (0,016mg/l) đều nằm trong phạm vi cho phép với QCVN 38:2011/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh. Đánh giá chất lượng nước ra của các bể nuôi cá trắng: Mẫu nước được lấy đo trực tiếp từ nước ra của bể nuôi cá trắng của công ty Đông Bắc cho thấy: Nước ra không có mùi vị lạ, màu nước ra có màu vàng nhạt. Các thông số pH, O2, NO3 đều nằm trong phạm vi cho phép với QCVN 38:2011/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh. Cụ thể pH đạt 7,75, lượng NO3 là 0,014 và lượng DO là 4,5 mg/l 5.2. Đề nghị Đối với nguồn nước đầu vào: Cần xử lý đảm bảo yêu cầu trước khi cung cấp cho hệ thống bể nuôi. Trước đường dẫn nước vào bể nuôi đặt các tấm lọc và song chắn rác để loại bỏ rắc và các ấu trùng gây bệnh có trong dòng nước.
  57. 48 Sử dụng quạt nước sục không khí đều trong khoảng 2-3 ngày đầu để ấu trùng, trứng của mầm bệnh nở ra và xử lý với formol với liều lượng 30 lít/1.000 m3. Thay nước nếu có dấu hiệu ô nhiễm. Trong quá trình nuôi cá: Việc xử lý nước với sự hỗ trợ của chế phẩm EM là thbể tác cần được thực hiện thường xuyên. Điều này sẽ giúp làm sạch nước, loại bỏ vi khuẩn, mầm bệnh, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tốc độ sinh trưởng và phát triển của cá. Bên cạnh đó, đây còn là cách thúc đẩy sự sản sinh các vi sinh vật có lợi, vừa có công dụng phân hủy chất hữu cơ trong nước, vừa giảm khí độc tồn tại dưới đáy bể. Nuôi cá với lượng thức ăn vừa đủ, không dư thừa tránh lãng phí và gây ra ô nhiễm.
  58. 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (1995), “Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội. 2. Nguyễn Thế Đặng, Dư Ngọc Thành, Nguyễn Đức Nhuận, Dương Thanh Hà (2017), Giáo trình:Quản lý tài nguyên nước, Nxb Nông nghiệp. 3. Lương Văn Hinh, Dư Ngọc Thành, Đỗ Thị Lan, Nguyễn Thanh Hải (2016), “Giáo trình: Ô nhiễm môi trường”, Nxb Nông nghiệp. 4. Dương Thị Minh Hòa, Th.S Hoàng Thị Lan Anh (2016), Giáo trình: Quan trắc môi trường, Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 5. Quản lý chất lượng nước trong nuôi cá nước ngọt - Đại học Cần Thơ - Nxb Nông Nghiệp. 6. Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản - Đại học cần thơ (Bộ môn Khai thác và Nuôi trồng thủy sản). 7. Quốc hội nước CHXHCNVN, (2014) Luật bảo vệ môi trường 2014, Nxb Lbể Động- Xã hội Hà Nội. 8. Trịnh Ngọc Tuấn (2005), Nghiên cứu hiện trạng khai thác và nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam và đề xuất phương pháp xử lý nước thải, Trung tâm nghiên cứu, quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực miền Bắc. II. Một số trang Web 9. s%E1%BA%A3n/doc-tin/005295/2016-06-08/tong-san-luong-thuy- san-5-thang-dau-nam-2016-tang-19
  59. 50 10. aspx?Source=/tonghop&Category=Thu%E1%BB%B7+s%E1%BA%A 3n&ItemID=77&Mode=1 11. Tổng cục môi trường ban hành sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước tại Quyết định số 879/QĐ-TCMT