Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường nước nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Hương Canh trong quá trình sản xuất

pdf 62 trang thiennha21 6120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường nước nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Hương Canh trong quá trình sản xuất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hien_trang_moi_truong_nuoc_nha_may_san_xu.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường nước nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Hương Canh trong quá trình sản xuất

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ THỊ THÙY Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI HƯƠNG CANH TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2014-2018 Thái Nguyên, năm 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ THỊ THÙY Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI HƯƠNG CANH TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Khoa : Môi trường Lớp : N01-K46KHMT Khóa học : 2014-2018 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Đức Thạnh Thái Nguyên, năm 2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài này em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Môi trường - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình dạy bảo, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt thời gian em học tập ở trường. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Đức Thạnh, người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo công ty trách nhiệm hữu hạn Hưng Định, cùng các anh chị cán bộ, nhân viên của công ty đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em hoàn thành tốt đề tài. Em xin chân thành cảm ơn tới các cô, các chú, các anh chị cán bộ nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Hương Canh đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện lấy mẫu và thu thập thông tin tại đơn vị để phục vụ cho đề tài. Cuối cùng, cho phép em gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, ủng hộ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2018 Sinh viên Vũ Thị Thùy
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tổng nhu cầu thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam từ năm 2015 – 2018: Error! Bookmark not defined. Bảng 4.1: Tọa độ các điểm khống chế của dự ánError! Bookmark not defined. Bảng 4.2: Danh mục thiết bị, máy móc phục vụ dự ánError! Bookmark not defined. Bảng 4.3: Bảng tổng hợp kết quả phân tích chất lượng nước mặt Error! Bookmark not defined. Bảng 4.4: Định mức chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Error! Bookmark not defined. Bảng 4. 5: Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt hiện nay lần 1 Error! Bookmark not defined. Bảng 4. 6: Chất lượng nước thải trước và sau hệ thống xử lý (tính toán)Error! Bookmark not defined.
  5. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Ranh giới toàn bộ khu đất dự án 24 Hình 4.2: Quốc lộ 2 ở phía Bắc dự án 25 Hình 4.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 28 Hình 4.4: Sơ đồ công nghệ sản xuất kèm dòng thải của nhà máy 28 Hình 4.5: Sơ đồ sản xuất hơi đang sử dụng 31 Hình 4.6. Sơ đồ quy trình sản xuất hơi đầu tư mới kèm dòng thải 33 Hình 4. 7: Sơ đồ xử lý nước thải tại nhà máy 39 Hình 4. 8: Sơ đồ nguyên lý của bể tự hoại 39 Hình 4. 9: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải – giai đoạn vận hành 42
  6. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BOD : Lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa chất hữu cơ BOD5 : Lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa chất hữu cơ với thời gian xử lý là 5 ngày, nhiệt độ là 20 COD : Lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước DO : Lượng oxy hòa tan QCVN : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia SS : Thông số chất rắn lơ lửng TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TSS : Tổng chất rắn lơ lửng trong nước WTO : Tổ chức thương mại thế giới
  7. vi MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 2 DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v PHẦN 1.MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 2 1.2.1. Mục tiêu của đề tài 2 1.2.2 Yêu cầu của đề tài 3 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3 1.3.1.Ý nghĩa khoa học của đề tài 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.1.1. Cơ sở lý luận 4 2.1.1.1. Tài nguyên nước và vai trò của nước đối với đời sống và phát triển kinh tế 4 2.1.1.2. Một số khái niệm cơ bản 6 2.1.1.3. Nước thải công nghiệp và đặc tính của nước thải công nghiệp 8 2.1.2. Cơ sở pháp lý một số văn bản liên quan đến quản lý tài nguyên nước: 9 2.2 Cơ sở thực tiễn 11 2.2.1 Tổng quan về ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam và trên thế giới 11 2.2.1.1 Tổng quan về ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam 11 2.2.1.2 Tổng quan về ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi trên Thế Giới 13
  8. vii 2.2.2 Tổng quan về nước thải trong sản xuất thức ăn chăn nuôi 14 2.2.2.1 Nguồn gốc phát sinh nước thải chăn nuôi 14 2.2.2.2 Thành phần, tính chất, đặc điểm của nước thải chăn nuôi chăn nuôi 15 2.2.2.3 Ảnh hưởng của nước thải thức ăn chăn nuôi 16 2.2.3. Hiện trạng ô nhiễm nước trên thế giới và ở Việt Nam 17 2.2.3.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước trên thế giới 17 2.2.3.2.Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam 17 PHẦN 3.ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 20 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 20 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 20 3.3. Nội dung nghiên cứu 20 3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến hoạt động của nhà máy 20 3.3.2. Tổng quan về nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Hương Canh 20 3.3.3. Đánh giá hiện trạng nước thải sau sản xuất của nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Hương Canh 20 3.3.4. Ðề xuất giải pháp quản lý và xử lý chất thải trong quá trình sản xuất của nhà máy sản xuất thức ãn chãn nuôi Hýõng Canh 21 3.4. Phương pháp nghiên cứu 21 3.4.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu 21 3.4.2. Phương pháp liệt kê 21 3.4.3. So sánh kết quả phân tích với tiêu chuẩn, quy chuẩn nước thải Việt Nam 21 3.4.4. Phương pháp kế thừa 21 3.4.5. Phương pháp lấy mẫu nước 21 3.4.6. Phương pháp bảo quản mẫu nước 22
  9. viii 3.4.7. Tổng hợp, viết báo cáo 22 PHẦN 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến hoạt động của nhà máy 23 4.1.1. Vị trí địa lý 23 4.1.2 Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội xung quanh nhà máy 24 a) Ðiều kiện tự nhiên: 24 b) Ðiều kiện kinh tế - xã hội: 25 c) Ðiều kiện ðịa chất: 26 d) Điều kiện về khí tượng 26 4.2. Tổng quan về Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Hương Canh 27 4.2.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của nhà máy 27 4.2.2. Số lượng cán bộ công nhân viên sản xuất 27 4.2.3. Công nghệ và thiết bị sản xuất tại nhà máy 28 4.2.4 Danh mục máy móc, thiết bị 33 4.3. Hiện trạng nước thải sau sản xuất tại nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Hương Canh 34 4.3.1. Hiện trạng nước sản xuất của Nhà máy 34 4.3.2. Đánh giá hiện trạng nước thải sau sản xuất tại nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Hương Canh 35 4.3.3. Tìm hiểu sơ lược về hệ thống xử lý nước thải sau sản xuất tại nhà máy 37 a. Nước thải: 37 b . Biện pháp xử lý nýớc thải của nhà máy 38 4.3.4. Các biện pháp bảo vệ môi trường nhà máy đã và đang thực hiện đối với môi trường nước 41 4.3.4.1. Ðối với nước mưa chảy tràn 41 4.3.4.2. Đối với nước thải sinh hoạt 41 4.3.4.3. Đối với khu vực sản xuất tại nhà máy 41 4.4. Đề xuất giải pháp quản lý và xử lý chất thải trong quá trình sản xuất của nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Hương Canh 45
  10. ix PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48 5.1. Kết luận 48 5.2. Kiến nghị 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50 I. Tài liệu tiếng Việt 50 II. Tài liệu từ Internet 50
  11. 1 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Với xu hướng hội nhập quốc tế sâu rộng, đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hoá đất nước. Vì vậy mà ngành chăn nuôi đã được quan tâm và phát triển đa dạng hơn. Về nhiệm vụ đã đóng một vai trò rất quan trọng, chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển của ngành chăn nuôi đã được quan tâm và phát triển đa dạng thể hiện là ngày càng có nhiều khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp được đầu tư xây dựng mở rộng cả về quy mô và lĩnh vực sản xuất, nâng cao năng xuất lao động và chất lượng sản phẩm. Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi hướng tới chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững, ngành chăn nuôi đã được quan tâm và phát triển đa dạng hơn. Ngoài các vật nuôi truyền thống (lợn, gà vịt ), nhiều vật nuôi khác (dê, cừu, chim cút, bồ câu, đà điểu ) và các giống nhập ngoại cũng được chú ý đầu tư phát triển, mở ra bước phát triển mới của ngành chăn nuôi. Song song với đó, công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đã và đang phát triển nhanh chóng, không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của các cơ sở chăn nuôi trong nước mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nông nghiệp địa phương phát triển. Công ty Cổ Phần Japfa Comfeed Việt Nam là công ty 100% vốn đầu tư Indonesia với số vốn đầu tư hơn 50 triệu USD, chuyên về sản xuất thức ăn chăn nuôi, tổ chức mạng lưới gia công chăn nuôi gia cầm, gia súc và chế biến sản phẩm chăn nuôi để xuất khẩu. Công ty được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép thành lập số 1605A/GP ngày 20/10/1999, được Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 191033000044, chứng nhận lần đầu ngày 29/06/2007, chứng nhận thay đổi lần thứ sáu ngày 24/05/2012.
  12. 2 Trụ sở chính của công ty đặt tại thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Hương Canh là một trong những dự án quan trọng của Công ty triển khai tại tỉnh Vĩnh Phúc. Nhà máy trước đây thuộc Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam, được chuyển nhượng cho Công ty Cổ phần Japfa Comfeed Việt Nam từ năm 1999. Công ty đã đưa Nhà máy đi vào hoạt động sản xuất trở lại từ năm 2000 với công suất ban đầu là 10.000 – 12.000 tấn/năm. Tháng 9/2000, nhà máy hoàn thành việc thay thế công nghệ cũ của Nam Tư (được đầu tư từ những năm 1978 - 1979) bằng công nghệ sản xuất mới của Mỹ và Hà Lan (được điều khiển tự động), nâng công suất sản xuất thực tế năm 2001 lên 40.000 tấn/năm. Đến năm 2005, công suất nhà máy được nâng lên 110.000 tấn/năm và năm 2011 đạt 185.000 tấn/năm. Mặc dù có những đóng góp lớn trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, và giải quyết việc làm cho người dân xung quanh, tuy nhiên hoạt động của nhà máy cũng ít nhiều ảnh hưởng tới môi trường, đất, nước, không khí của nhà máy, xuất phát từ thực tế trên, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường nước nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Hương Canh trong quá trình sản xuất” 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu của đề tài - Giới thiệu tổng quan về Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Hương Canh. - Đánh giá được hiện trạng nước thải sản xuất của Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Hương Canh - Đề xuất một số biện pháp xử lý nhằm tăng cường bảo vệ đối với môi trường nước cho nhà máy.
  13. 3 1.2.2 Yêu cầu của đề tài Điều tra thu thập thông tin, số liệu chính xác, trung thực, khách quan. Các mẫu nghiên cứu và phân tích đảm bảo tính khoa học và đại diện cho khu vực nghiên cứu. Các kết quả phân tích được so sánh với TCVN, QCVN. Giải pháp kiến nghị đưa ra phải thực tế, có tính khả thi và phù hợp với điều kiện của khu vực nhà máy. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1.Ý nghĩa khoa học của đề tài + Góp phần hoàn thiện hệ thống phương pháp luận về nghiên cứu nhằm mục đích phát triển kinh tế xã hội. + Là tài liệu tham khảo dành cho tổ chức, cá nhân, tập thể, cơ quan quan tâm và muốn tham khảo các vấn đề có liên quan. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Phản ánh thực trạng môi trường nước thải sản xuất của nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Hương Canh - Tăng cường trách nhiệm của ban lãnh đạo nhà máy trước hoạt động sản xuất đến môi trường, từ đó có những hoạt động và biện pháp tích cực, hiệu quả trong việc xử lý nước thải. - Cảnh báo nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm suy thoái môi trường nước do các hoạt động sản xuất gây ra, ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, bảo vệ sức khoẻ của người công nhân lao động - Đưa ra những định hướng đúng đắn, phù hợp trong công tác phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường để ngăn ngừa và giảm thiểu sự suy thoái môi trường gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân khu vực nhà máy.
  14. 4 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Cơ sở lý luận 2.1.1.1. Tài nguyên nước và vai trò của nước đối với đời sống và phát triển kinh tế - Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào các mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, dân dụng và môi trường, hầu hết các hoạt động trên đều cần đến nước. Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng cho tất cả các sinh vật trên trái đất. Nếu không có nước thì chắc chắn không có sự sống xuất hiện trên trái đất, thiếu nước thì cả nền văn minh hiện nay cũng không tồn tại được. Từ xưa, con người đã biết đến vai trò quan trọng của nước, các nhà khoa học cổ đại đã coi nước là thành phần cơ bản của vật chất và trong quá trình phát triển của xã hội loài người, các nền văn minh lớn của nhân loại đều xuất hiện và phát triển trên lưu vực của các con sông lớn như: nền văn minh Lưỡng hà ở Tây Á nằm ở lưu vực hai con sông lớn là Tigre và Euphrate (thuộc Irak hiện nay), nền văn minh Ai Cập ở hạ lưu sông Nil; nền văn minh sông Hằng ở Ấn Ðộ; nền văn minh Hoàng hà ở Trung Quốc, nền văn minh sông Hồng ở Việt Nam [2]. Nước là tài nguyên vật liệu quan trọng nhất của loài người và sinh vật trên trái đất, con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1.500 lít nước cho hoạt động công nghiệp và 2.000 lít nước cho hoạt động nông nghiệp. Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và khoảng 70% trọng lượng cơ thể con người. Lượng nước con người sử dụng trong một năm khoảng 35.000 km3 , trong đó 8% cho sinh hoạt, 23% cho công nghiệp và 63% cho nông nghiệp [13].
  15. 5 Đối với sự sống của con người và thiên nhiên nước tham gia thường xuyên vào các quá trình sinh hóa trong cơ thể sống. Phần lớn của các phản ứng hóa học liên quan đến sự trao đổi chất trong cơ thể đều có dung môi là nước. Nhờ có tính chất này mà nước đã trở thành tác nhân mang sự sống đến cho Trái đất. Đối với cơ thể sống thì thiếu nước là một hiểm họa, thiếu ăn con người có thể sống được vài tuần, còn thiếu nước thì con người không thể sống nổi trong vài ngày. Nhu cầu sinh lí của con người một ngày cần ít nhất 1,83 lít nước vào cơ thể và có thể nhiều hơn tùy theo cường độ lao động và tính chất của môi trường xung quanh [13]. Trong Công nghiệp: Nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp rất lớn. Nước dùng để làm nguội các động cơ, làm quay các tubin, là dung môi làm tan các hóa chất màu và các phản ứng hóa học. Để sản xuất 1 tấn gang cần 300 tấn nước, một tấn xút cần 800 tấn nước. Người ta ước tính rằng 15% sử dụng nước trên toàn thế giới công nghiệp như: các nhà máy điện, sử dụng nước để làm mát hoặc như một nguồn năng lượng, quặng và nhà máy lọc dầu, sử dụng nước trong quá trình hóa học, và các nhà máy sản xuất, sử dụng nước như một dung môi. Mỗi ngành công nghiệp, mỗi loại hình sản xuất và mỗi công nghệ yêu cầu một lượng nước, loại nước khác nhau. Nước góp phần làm động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Nếu không có nước thì chắc chắn toàn bộ các hệ thống sản xuất công nghiệp, nông nghiệp trên hành tinh này đều ngừng hoạt động và không tồn tại [13]. Trong nông nghiệp: tất cả các cây trồng và vật nuôi đều cần nước để phát triển. Từ một hạt cải bắp phát triển thành một cây rau thương phẩm cần 25 lít nước; lúa cần 4.500 lít nước để cho ra 1 kg hạt. Dân gian ta có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, qua đó chúng ta có thể thấy được vai tṛò của nước trong nông nghiệp. Theo FAO, tưới nước và phân bón là hai yếu tố quyết định hàng đầu là nhu cầu thiết yếu, đồng thời còn có vai trò điều
  16. 6 tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất, làm cho tốc độ tăng sản lượng lương thực vượt qua tốc độ tăng dân số thế giới [13]. Các hoạt động du lịch, giao thông vận tải, thương mại, xây dựng, thủy điện cũng gắn liền với nguồn nước. Ngoài chức năng tham gia trực tiếp vào đời sống và sản xuất nước còn mang nhiều chức năng khác như: là môi trường sống của các loài sinh vật thủy sinh. Đó là nguồn tài nguyên khổng lồ của con người, là chất mang vật liệu và tác nhân điều hòa khí hậu, thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, duy trì cân bằng sinh thái, chức năng đệm và điều hòa các chất độc hại Có thể nói sự sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất đều cần đến nước. 2.1.1.2. Một số khái niệm cơ bản - Theo chương I khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.” [4]. - Khái niệm ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường được hiểu là sự có mặt của các chất hoặc năng lượng với khối lượng lớn trong môi trường mà môi trường khó chấp nhận. Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác. Theo chương I khoản 8 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật
  17. 7 môi trường và tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật” [4]. - Khái niệm ô nhiễm môi trường nước: “Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý - hoá học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật, làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất” (Hoàng Văn Hùng, 2008) [3]. Ngoài ra ta còn có định nghĩa sau: “Sự ô nhiễm nước là sự thay đổi của thành phần và tính chất của nước ảnh hưởng đến hoạt sống bình thường của con người và sinh vật. Khi sự thay đổi thành phần và tính chất của nước vượt quá một ngưỡng cho phép thì sự ô nhiễm của nước đã ở mức nguy hiểm và gây ra một số bệnh ở người” (Lê Văn Khoa, 2005) [5]. Nguồn nước bị ô nhiễm có các dấu hiệu đặc trưng sau đây: - Có xuất hiện các chất nổi trên bề mặt nước và các cặn lắng chìm xuống đáy nguồn. - Thay đổi tính chất lý học (độ trong, màu, mùi, nhiệt độ ) - Thay đổi thành phần hóa học (pH, hàm lượng của các chất hữu cơ và vô cơ, xuất hiện các chất độc hại ). - Lượng ôxi hòa tan (DO) trong nước giảm do các quá trình sinh hóa để ôxi hóa các chất bẩn hữu cơ vừa mới thải vào. - Các thông số đánh giá chất lượng nước + Các thông số lý học • Nhiệt độ: Nhiệt độ tác động tới các quá trình sinh hoá diễn ra trong nguồn nước tự nhiên sự thay đổi về nhiệt độ sẽ kéo theo các thay đổi về chất lượng nước, tốc độ, dạng phân huỷ các hợp chất hữu cơ, nồng độ oxy hoà tan.
  18. 8 • pH: Là chỉ số thể hiện độ axit hay bazơ của nước, là yếu tố môi trường ảnh hưởng tới tốc độ phát triển và sự giới hạn phát triển của vi sinh vật trong nước. Trong lĩnh vực cấp nước, pH là yếu tố phải xem xét trong quá trình đông tụ hoá học, sát trùng, làm mềm nước, kiểm soát sự ăn mòn. Trong hệ thống xử lý nước thải bằng quá trình sinh học thì pH phải được khống chế trong phạm vi thích hợp đối với các loài vi sinh vật có liên quan, pH là yếu tố môi trường ảnh hưởng tới tốc độ phát triển và giới hạn sự phát triển của vi sinh vật trong nước. + Các thông số hóa học • BOD: Là lượng ôxy cần thiết cung cấp để vi sinh vật phân huỷ các chất hữu cơ trong điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời gian. • COD: Là lượng ôxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước • NO3: Là sản phẩm cuối cùng của sự phân huỷ các chất có chứa nitơ trong nước thải. • Các yếu tố KLN: Các kim loại nặng là những yếu tố mà tỷ trọng của chúng bằng hoặc lớn hơn 5 như Asen, Cacdimi, Fe, Mn ở hàm lượng nhỏ nhất định chúng cần cho sự phát triển và sinh trưởng của động, thực vật nhưng khi hàm lượng tăng thì chúng sẽ trở thành độc hại đối với sinh vật và con người thông qua chuỗi mắt xích thức ăn. + Các thông số sinh học • Colifom: Là nhóm vi sinh vật quan trọng trong chỉ thị môi trường, xác định mức độ ô nhiễm bẩn về mặt sinh học của nguồn nước. 2.1.1.3. Nước thải công nghiệp và đặc tính của nước thải công nghiệp - Nước thải công nghiệp là dung dịch thải ra từ các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp và nguồn tiếp nhận nước thải. - Nước thải công nghiệp rất đa dạng, khác nhau về thành phần cũng như lượng phát thải và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loại hình công nghiệp, loại hình công nghệ sử dụng, tính hiện đại của công nghệ, tuổi thọ của thiết bị, trình độ quản lí của cơ sở và ý thức của cán bộ công nhân viên.
  19. 9 - Nước thải công nghiệp có thể chia làm hai loại: + Nước thải sản sinh từ nước không được dùng trực tiếp từ các công đoạn sản xuất, nhưng tham gia vào quá trình tiếp xúc với các khí, chất lỏng hoặc chất rắn trong quá trình sản xuất. Loại này có thể phát sinh liên tục hoặc không liên tục. + Nước thải sản sinh trong quá trình sản xuất. Vì là một thành phần của vật chất tham gia quá trình và chính vì vậy những thành phần nguyên liệu hóa chất này thường có nồng độ cao và có thể thu hồi lại [7]. - Đặc điểm của nước thải công nghiệp chứa nhiều hoá chất độc hại (kim loại nặng như Hg, As, Pb, Cd, ); các chất hữu cơ khó phân huỷ sinh học (phenol, dầu mỡ ); các chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học từ cơ sở sản xuất thực phẩm. Tuy nhiên nước thải công nghiệp không có đặc điểm chung mà thành phần tính chất tuỳ thuộc vào quá trình sản xuất cũng như quy mô xử lý nước thải. Nước thải của các cơ sở chế biến lương thực thực phẩm có chứa nhiều chất phân huỷ sinh học; trong khi nước thải công nghiệp lại chứa nhiều kim loại nặng [7]. 2.1.2. Cơ sở pháp lý, một số văn bản liên quan đến quản lý tài nguyên nước: - Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2015. Trong đó tại chương IX mục 4, điều 99, điều 100, điều 101 quy định: Điều 99. Quy định chung về quản lý nước thải 1. Nước thải phải được thu gom, xử lý bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường. 2. Nước thải có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo quy định về chất thải nguy hại. Điều 100. Thu gom, xử lý nước thải 1. Đô thị, khu dân cư tập trung phải có hệ thống thu gom riêng nước mưa và nước thải.
  20. 10 2. Nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. 3. Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn; bùn thải có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo quy định của pháp luật về chất thải nguy hại. Điều 101. Hệ thống xử lý nước thải 1. Đối tượng sau phải có hệ thống xử lý nước thải: a) Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; b) Khu, cụm công nghiệp làng nghề; c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không liên thông với hệ thống xử lý nước thải tập trung. 2. Hệ thống xử lý nước thải phải bảo đảm các yêu cầu sau: a) Có quy trình công nghệ phù hợp với loại hình nước thải cần xử lý; b) Đủ công suất xử lý nước thải phù hợp với khối lượng nước thải phát sinh c) Xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; d) Cửa xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát phải đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát; đ) Phải được vận hành thường xuyên. 3. Chủ quản lý hệ thống xử lý nước thải phải thực hiện quan trắc định kỳ nước thải trước và sau khi xử lý. Số liệu quan trắc được lưu giữ làm căn cứ để kiểm tra hoạt động của hệ thống xử lý nước thải. 4. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quy mô xả thải lớn và có nguy cơ tác hại đến môi trường phải tổ chức quan trắc môi trường nước thải tự động và chuyển số liệu cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. - Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 - Nghị định số 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải
  21. 11 - Nghị định số 127/2007/NĐ -CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật - Nghị định số 149/2004/NĐ-CP Quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước. - Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về phí Bảo vệ môi trường đối với nước thải. - Thông tư số 04/2015/TT-BXD hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định số 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải. - Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. - Thông tư 02/2009/TT-BTNMT ngày 19 tháng 3 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước. - Thông tư liên tịch số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn thực hiện nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. - QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp. 2.2 Cơ sở thực tiễn 2.2.1 Tổng quan về ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam và trên thế giới 2.2.1.1 Tổng quan về ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam Ngành chăn nuôi luôn là một thế mạnh ở đất nước ta từ xưa đến nay, hiện tại quy mô ngày càng được mở rộng. Đáp ứng yêu cầu đó rất nhiều công ty thức ăn chăn nuôi đã ra đời, cung cấp thực phẩm cho các trang trại, các hộ chăn nuôi với chất lượng đảm bảo và nhiều loại thức ăn khác nhau.
  22. 12 Trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi đang được coi là ngành kinh tế chịu tác động rất lớn khi nước ta tham gia một loạt các hiệp định thương mại. Xem xét thực trạng ngành chăn nuôi của Việt Nam hiện nay, có thể nhận thấy ngành chăn nuôi trong giai đoạn vừa qua vẫn phát triển với quy mô nhỏ lẻ, thiếu tính thị trường, tốc độ tăng trưởng cũng đang chậm lại, vì vậy có khả năng ngành sẽ gặp nhiều bất lợi trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đến năm 2016 cả nước có hơn 230 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp, sản lượng 23,5 triệu tấn. Với giá bán từ 8.000 đến 9.000 đồng/kg thức ăn chăn nuôi tùy loại trong năm 2017 Việt Nam đã chi gần 3,2 tỉ USD nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu, giảm 6,97% so với năm trước đó. Trong năm 2017, nhập khẩu TĂCN & NL của Việt Nam từ một số thị trường có kim ngạch tăng trưởng mạnh, thứ nhất là Italia với hơn 64 triệu USD, tăng 524,37% so với cùng kỳ; đứng thứ hai là Canada với hơn 68 triệu USD, tăng 466,13% so với cùng kỳ; Ấn Độ với hơn 144 triệu USD, tăng 75,57% so với cùng kỳ, sau cùng là Bỉ với gần 18 triệu USD, tăng 66,03% so với cùng kỳ Trong những năm gần đây, ngành TĂCN Việt Nam phụ thuộc nặng nề vào nguyên liệu nhập khẩu – chiếm khoảng 45% lượng nguyên liệu sử dụng làm TĂCN. Nguyên liệu thô nhập khẩu bao gồm bột đậu tương, ngô, nhiều loại bột và cám như dừa khô, hạt cải, các loại hạt và cám mỳ. Ngoài ra, các nguyên liệu nhập khẩu cũng bao gồm các nguồn protein động vật như bột thịt và bột xương (MBM) và bột cá. Trong năm 2016, tỷ trọng nguyên liệu nhập khẩu làm TĂCN tăng lên 50,83%. USDA Post ước tính tỷ trọng nhập khẩu này trong năm 2017 sẽ tăng lên 50,92% và giảm xuống còn 46,56% trong năm 2018, do quy mô đàn lợn giảm.
  23. 13 Hiện Việt Nam có thể tự cung ứng hơn 75% nhu cầu các nguồn nguyên liệu TĂCN nhưng vẫn phải phụ thuộc mạnh vào một số nguồn protein nhập khẩu như đậu tương, bột đậu tương, bột thịt và bột xương, bột cá. Hiện Việt nam đang tập trung vào mở rộng diện tích trồng ngô và đậu tương để tối thiểu hóa mức tăng nhập khẩu hàng năm. Cụ thể hơn, các chính sách của chính phủ hiện đang hỗ trợ mở rộng diện tích trồng ngô. Tổng nhu cầu thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam từ năm 2015 – 2018: đơn vị: triệu tấn Bảng 2.1. Tổng nhu cầu thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam từ năm 2015 – 2018: 2015 2016 2017 2018 Thức ăn chăn nuôi 20,872,000 28,694,075 21,787,720 22,700,000 Thức ăn thủy sản 5,226,000 5,475,000 5,700,000 5,800,000 Tổng TĂCN 26,098,000 34,169,075 27,487,720 28,500,000 Sản xuất công 18,547,000 19,623,000 20,523,000 21,500,000 nghiệp Thức ăn chăn nuôi 15,947,000 16,623,000 17,223,000 18,000,000 Thức ăn thủy sản 2,700,000 3,000,000 3,300,000 3,500,000 Tự sản xuất 7,551,000 14,553,775 6,964,720 7,000,000 Thức ăn chăn nuôi 5,025,000 12,078,770 4,664,720 4,700,000 Thức ăn thủy sản 2,526,000 2,475,000 2,400,000 2,300,000 Tổng TĂCN 26,098,000 34,169,075 27,487,720 28,500,000 2.2.1.2 Tổng quan về ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi trên Thế Giới Hơn 100 năm ngành công nghiệp sản xuất TĂCN thế giới
  24. 14 Ngành công nghiệp sản xuất TĂCN được tính từ cuối thế kỷ 19. Điều này xuất phát từ những nhận thức về lợi ích từ một chế độ ăn uống hợp lý và chế biến những nguyên liệu thô đóng vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng thể trạng cho động vật. Thức ăn hỗn hợp lần đầu tiên được sản xuất vào năm 1882 [12]. Theo nghiên cứu năm 2017, sản lượng thức ăn chăn nuôi toàn cầu trong năm 2016 là 1.032 tỷ tấn. Cuộc khảo sát cho thấy số lượng các nhà máy thức ăn chăn nuôi là 30.090 nhà máy, giảm 7% so với năm trước. 10 quốc gia sản xuất thức ăn hàng đầu chiếm 2/3 lượng thức ăn chăn nuôi thế giới, với 650 triệu tấn (mmt). 10 nước sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới là: 1. Trung Quốc 2. Hoa Kỳ 3. Brazil 4. Mexico 5. Tây Ban Nha 6. Ấn Độ 7. Nga 8. Đức 9. Nhật Bản 10. Pháp [15]. 2.2.2 Tổng quan về nước thải trong sản xuất thức ăn chăn nuôi 2.2.2.1 Nguồn gốc phát sinh nước thải chăn nuôi Trong sản xuất thức ăn chăn nuôi phát sinh nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt, nước từ quá trình làm sạch thiết bị, rửa sàn nhà xưởng, nước thải từ khu vực căn tin, nấu ăn cho cán bộ công nhân viên làm việc tại nhà máy. Chi tiết như sau:
  25. 15 Nước thải sinh hoạt phát sinh tại nhà máy sản xuất thức ăn gia súc: từ hoạt động rửa tay, chân, tắm giặt, gội đầu, vệ sinh cá nhân, giặt quần áo, Nước thải sản xuất thức ăn chăn nuôi phát sinh trong quá trình sản xuất: chủ yếu từ công đoạn làm sạch máy móc, thiết bị, rửa sàn nhà xưởng. Nước thải phát sinh từ khu vực căn tin, bếp ăn tập thể: nước từ hoạt động rửa nguyên liệu nấu ăn như: thịt, cá, rau, củ quả. Ngoài ra, nước thải còn phát sinh từ hoạt động của lò hơi, lượng nước thải này phát sinh không nhiều. 2.2.2.2 Thành phần, tính chất, đặc điểm của nước thải thức ăn chăn nuôi Tùy theo nguồn gốc phát sinh nước thải mà tính chất, đặc điểm của nước thải sẽ khác nhau. Nước thải phát sinh từ hoạt động rửa tay chân thì hàm lượng các chất hữu cơ ở ngưỡng trung bình, một số chỉ tiêu cần lưu ý như: TSS, BOD, COD, amoni. Nước thải phát sinh từ hoạt động làm sạch thiết bị, máy móc sản xuất, nước từ việc rửa sàn nhà xưởng thì hàm lượng các chất hữu cơ khá cao, chủ yếu là từ thức ăn chăn nuôi còn bám trên thiết bị, ngoài ra, lượng cặn có trong nước thải cũng rất lớn. Nước thải phát sinh từ hoạt động nấu ăn, bếp ăn tập thể: ngoài nồng độ các chất hữu cơ cao, điều cần bận tâm là lượng dầu mỡ động thực vật. Nước thải phát sinh từ hoạt động của lò hơi (thường các công ty sử dụng lò hơi để lấy hơi, dùng để sấy sản phẩm): ngoài chứa hàm lượng các chất hữu cơ ở mức trung bình, thì điều cần bận tâm là trong nước thải có chứa một lượng dầu mỡ động cơ, có thể bị dính ở ổ trục của máy, nước thải này thường có nhiệt độ cao hơn bình thường, có chứa hàm lượng cát, . Hàm lượng các chất hữu cơ có trong nước thải thức ăn chăn nuôi tương đối lớn, nhất là nước thải phát sinh từ quá trình rửa thiết bị, làm sạch sàn nhà xưởng
  26. 16 2.2.2.3 Ảnh hưởng của nước thải thức ăn chăn nuôi Nước thải phát sinh từ bất kể ngành công nghiệp nào nếu không xử lý mà xả thải trực tiếp ra môi trường là một hành động đáng lên án, vì ảnh hưởng của nước thải chưa xử lý tới môi trường là rất lớn, không chỉ ảnh hưởng tới môi trường nước mặt, nước ngầm, ảnh hưởng tới môi trường đất, tới sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng tới môi trường không khí bởi mùi hôi. Ảnh hưởng của nước thải thức ăn chăn nuôi tới môi trường Nước thải thức ăn chăn nuôi thường có chứa hàm lượng các chất hữu cơ cao, độ đục lớn, nếu chưa xử lý mà xả vào nguồn nước trước tiên sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, độ đục của nước thải lớn làm giảm khả năng chiếu sáng của ánh sáng vào môi trường nước, làm giảm khả năng quang hợp của thực vật ở trong nước, làm chậm quá trình sinh trưởng của động vật. Nếu thời gian tiếp xúc nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề sẽ làm chết động thực vật, làm thay đổi cảnh quan, kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng, làm giảm, suy giảm, biến dạng hệ sinh thái. Không chỉ ảnh hưởng tới nguồn nước mặt, nếu tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm sẽ làm cho nguồn nước ngầm cũng bị ảnh hưởng, nếu kéo dài sẽ làm giảm nguồn nước ngầm, dễ xảy ra hiện tượng xâm nhập mặn, cạn kiệt, khô cạn nguồn nước ngầm, nghiêm trọng dễ gây ra hiện tượng sụt lún. Ảnh hưởng của nước thải sản xuất thức ăn chăn nuôi tới con người. Ảnh hưởng của nước thải thức ăn chăn nuôi tới con người cần bận tâm trước tiên là sức khỏe, nếu con người hít phải nguồn không khí bị ô nhiễm sẽ bị hắt xì hơi, gây khó chịu, bị nhức đầu, nếu thời gian tiếp xúc kéo dài dễ dẫn tới viêm xoang, làm suy giảm hệ miễn dịch. Nếu con người sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải thức ăn chăn nuôi dễ bị một số bệnh về đường tiêu hóa, gây đau bụng, tiêu chảy, kiết lị, khi thời gian tiếp xúc kéo dài dễ gây bệnh nặng hơn.
  27. 17 2.2.3. Hiện trạng ô nhiễm nước trên thế giới và ở Việt Nam 2.2.3.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước trên thế giới - Nước là một nguồn tài nguyên hết sức quý giá nhưng không phải ai cũng nhận thức được điều này. Có tới hơn 1 tỷ người đang bị thiếu khoảng 20-50 lít nước sạch mỗi ngày để phục vụ các nhu cầu căn bản như ăn uống và tắm giặt. Tuy nhiên, cũng có nhiều người đang lãng phí nước. Hiện nay tình trạng ô nhiễm nước lục địa và đại dương đang gia tăng với nhịp độ đáng lo ngại. Tốc độ ô nhiễm nước phản ánh một cách chân thực tốc độ phát triển kinh tế của các quốc gia. Xã hội càng phát triển thì xuất hiện càng nhiều nguy cơ. Ta có thế kể ra 1 vài ví dụ. Ở Mỹ tình trạng thảm thương do ô nhiễm nước cũng xảy ra ở bờ phía đông, cũng như nhiều vùng khác. Vùng đại hồ bị ô nhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng. Như ở Anh, đầu thế kỉ 19, sông Tamise rất sạch. Đến giữa thế kỉ 20 nó trở thành ống cống lộ thiên. Các sông khác cũng có tình trạng tương tự trước khi người ta đưa ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt. Ở Trung Quốc, hàng năm lượng chất thải và nước thải công nghiệp thải ra ở các thành phố và thị trấn tăng từ 23,9 tỷ m3 trong năm 1980 lên 73,1 tỷ m3 trong năm 2006. Một lượng lớn chất thải chưa qua xử lí vẫn được thải vào các sông ngòi. Hậu quả là hầu hết nước ở các sông hồ ngày càng trở lên ô nhiễm. 2.2.3.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại. Nước ta hiện có nền công nghiệp thực sự chưa phát triển, chịu ảnh hưởng của xu hướng đô thị hóa mạnh mẽ , các khu công nghiệp và các đô thị
  28. 18 đã xảy ra tình trạng ô nhiễm ở rất nhiều nơi, trên biển, sông suối, trong cả tầng nước ngầm với các mức độ nghiêm trọng khác nhau. Đầu tiên là ô nhiễm biển. Do có đường bờ biển rất dài nên khi ô nhiễm biển xảy ra sẽ cực kì phức tạp. Do sự phát triển kinh tế, hầu hết vùng thềm lục địa đã bị ô nhiễm và dần dần lan ra ngoài khơi. Điển hình như ở Hải phòng, hằng năm có tới hơn 1500 lượt tàu vận tải biển cập cảng Hải Phòng. Lượng dầu cặn qua sử dụng trong quá trình vận tải từ 5-10 m3. Như vậy hàng nghìn m3 dầu cặn qua sử dụng cùng rác thải sinh hoạt của người dân vạn chài và khách du lịch đã tự nhiên theo nhiều cách xả xuống biển. - Tình hình ô nhiễm nước ngọt lại càng trầm trọng hơn. Công nghiệp là nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm, trong đó mỗi ngành có một loại chất thải khác nhau. Ví dụ KCN Việt Trì mỗi ngày xả hàng trăm nghìn m3 nước thải của nhà máy hóa chất, thuốc trừ sâu, dệt, khoảng 168 m3/ngày đêm xuống hạ lưu cùng 1 lượng nước thải công nghiệp và sinh hoạt từ thượng nguồn Trung Quốc đã làm chất lượng nước sông Hồng ngày càng xấu đi theo cả không gian và thời gian. Ở Hà Nội các sông như sông Tô Lịch, sông Sét, sông Lừ có màu đen và hôi thối, đặc biệt là khu công nghiệp Biên Hòa, Đồng Nai và Thành phố HCM tạo ra nguồn nước thải công nghiệp và sinh hoạt rất lớn làm nhiễm bẩn các sông ngòi và vùng phụ cận. - Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư càng ngày cang tăng nhanh do dân số và đô thị. Nước thải từ sinh hoạt với nước thải từ các khu tiểu thủ công nghiệp trong khu dân cư là đặc trưng ô nhiễm của các khu đô thị ở nước ta. - Nước ngầm cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng cùng với sự ô nhiễm nước sông hồ. Việc khai thác tràn lan nước ngầm làm cho hiện tượng nhiễm mặn xảy ra ở những vùng ven biển Thái Bình, sông Cửu Long, Các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường nước còn thiếu (chẳng hạn như chưa có các quy định và quy trình kỹ thuật phục vụ cho công tác
  29. 19 quản lý và bảo vệ nguồn nước). Cơ chế phân công và phối hợp giữa các cơ quan, các ngành và địa phương chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa quy định trách nhiệm rõ ràng. Chưa có chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước theo lưu vực và các vùng lãnh thổ lớn. Chưa có các quy định hợp lý trong việc đóng góp tài chính để quản lý và bảo vệ môi trường nước, gây nên tình trạng thiếu hụt tài chính, thu không đủ chi cho bảo vệ môi trường nước. Ngân sách đầu tư cho bảo vệ môi trường nước còn rất thấp (một số nước ASEAN đã đầu tư ngân sách cho bảo vệ môi trường là 1% GDP, còn ở Việt Nam mới chỉ đạt 0,1%). Các chương trình giáo dục cộng đồng về môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng còn quá ít. Đội ngũ cán bộ quản lý môi trường nước còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng (Hiện nay ở Việt Nam trung bình có khoảng 3 cán bộ quản lý môi trường/1 triệu dân, trong khi đó ở một số nước ASEAN trung bình là 70 người/1 triệu dân) (Theo VOV)
  30. 20 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Nước thải sản xuất của nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Hương Canh 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Nước thải sản xuất của Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Hương Canh tại các điểm xả thải, các điểm quan trắc. - Các nguồn số liệu liên quan tại Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường Vĩnh Phúc, Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Hương Canh 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Hương Canh - Thời gian tiến hành: từ ngày 7/8/2017 đến ngày 20/12/2017 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến hoạt động của nhà máy - Vị trí địa lý - Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xung quanh nhà máy 3.3.2. Tổng quan về nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Hương Canh - Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của nhà máy - Số lượng công nhân viên sản xuất của nhà máy - Công nghệ và thiết bị sản xuất tại nhà máy - Danh mục các máy móc, thiết bị 3.3.3. Đánh giá hiện trạng nước thải sau sản xuất của nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Hương Canh - Hiện trạng nước sản xuất của nhà máy
  31. 21 - Hiện trạng nước thải sau sản xuất của nhà máy - Tìm hiểu sơ lược về hệ thống xử lý nước thải sau sản xuất của nhà máy - Các biện pháp bảo vệ môi trường nhà máy đã và đang thực hiện đối với môi trường nước 3.3.4. Ðề xuất giải pháp quản lý và xử lý chất thải trong quá trình sản xuất của nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Hương Canh 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu thứ cấp là phương pháp phổ biến thường được dùng khi nghiên cứu một đề tài của Bộ TNMT. Đây là phương pháp tham khảo tài liệu có sẵn liên quan đến vấn đề nghiên cứu. phương pháp này là phương pháp truyền thống nhanh và hiệu quả. 3.4.2. Phương pháp liệt kê Liệt kê các hoạt động phát triển của dự án gây tác động tới môi trường 3.4.3. So sánh kết quả phân tích với tiêu chuẩn, quy chuẩn nước thải Việt Nam Từ các số liệu thứ cấp cộng với số liệu đo đạc, khảo sát thực tế, kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm, tính toán được tải lượng ô nhiễm và so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn để đưa ra được mức độ ô nhiễm môi trường nước, từ đó dự báo được những ảnh hưởng xấu tới môi trường nước, đưa ra các giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường khu vực, nhằm thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển một cách bền vững. 3.4.4. Phương pháp kế thừa Kế thừa các số liệu quan trắc chất lượng môi trường nước khu vực xung quanh hàng năm của nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Hương Canh. 3.4.5. Phương pháp lấy mẫu nước Ngày lấy mẫu : 20/9/2017 Thời gian phân tích: từ ngày 20/9 đến ngày 27/9/2017
  32. 22 Tình trạng hoạt động: Hoạt động bình thường Vị trí lấy mẫu và ký hiệu mẫu: - NM1: Nước mặt sông Tranh đoạn chảy qua công ty. - NM1: nước mặt ao phía sau công ty. - Dụng cụ lấy mẫu sạch, được đánh dấu để tránh sự nhầm lẫn - Mẫu nước quan trắc được lấy phía dưới mặt nước ở độ sâu 0,25m tại trung tâm khu vực lấy mẫu. - Mẫu nước thải được lấy vào thời gian là buổi sáng. - Nước thải được lấy mẫu bằng ống Ruttner, ống này có dạng hình trụ mở, dung tích từ 1 đến 3 lít có nắp đậy ở mỗi đầu. Các nắp này có thể được mở ra hoặc đóng vào nhờ một hệ thống dây. Ống Ruttner làm bằng nhựa, khi ống được mở ra, nước sẽ đi qua, đến độ sâu cần lấy mẫu, người ta thường kéo, hạ ống lên xuống vài lần (dao động trong khoảng 25cm) trước khi đóng nắp lại để lấy mẫu. 3.4.6. Phương pháp bảo quản mẫu nước Đối với tất cả các mẫu nước thải sau khi lấy được đựng trong bình polietylen, tránh ánh sáng và bảo quản ở 40C, ngoài ra tùy từng trường hợp cụ thể mà ta có thể bảo quản với các mẫu như sau: Do chỉ tiêu pH biến đổi rất nhanh nên chúng ta xác định ngay tại hiện trường lấy mẫu. Mẫu nước cần phân tích chỉ tiêu TSS và BOD5 được bảo quản lạnh ở nhiệt độ từ 2-50C. Mẫu nước thải cần phân tích chỉ tiêu COD được axit hóa đến pH < 2 bằng H2SO4, làm lạnh ở nhiệt độ từ 2 - 50C. 3.4.7. Tổng hợp, viết báo cáo Các số liệu điều tra và phân tích sau khi thu thập được sẽ được tổng hợp lại đầy đủ và phân loại từng phần theo nội dung cho phù hợp, đây là một bước quan trọng trong quá trình viết báo cáo, nếu tổng hợp số liệu tốt thì quá trình viết bài sẽ đảm bảo số liệu đầy đủ và chi tiết.
  33. 23 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến hoạt động của nhà máy 4.1.1. Vị trí địa lý * Vị trí nhà máy Theo Quyết định số 2473/QĐ-UB ngày 20/09/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc cho Công ty Japfa Comfeed Việt Nam thuê đất mở rộng dự án nhà máy tại thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, khu đất thực hiện dự án được giới hạn bởi các điểm có tọa độ khống chế (theo hệ tọa độ VN2000) như sau: Bảng 4.1: Tọa độ các điểm khống chế của dự án Điểm X(m) Y(m) Điểm X(m) Y(m) A 5 67 820 23 52 975 I 5 68 237 23 52 939 B 5 67 829 23 52 982 K 5 68 192 23 52 868 C 5 67 840 23 52 989 M 5 68 168 23 52 783 D 5 67 984 23 53 092 L 5 68 033 23 52 833 E 5 68 012 23 53 072 N 5 67 897 23 52 893 F 5 68 043 23 53 091 O 5 67 861 23 52 912 G 5 68 096 23 53 069 P 5 67 858 23 52 907 H 5 68 287 23 52 994 Q 5 67 813 23 52 927 Tổng diện tích của khu đất theo chỉ giới là 84.484m2, trong đó: - Khu vực I (phần diện tích đã được xây dựng từ năm 2000) là 35.526 m2; - Khu vực II (phần diện tích dự trữ) là 48.958 m2.
  34. 24 Hình 4.1. Ranh giới toàn bộ khu đất dự án Ranh giới toàn bộ khu đất của dự án như sau: - Phía Bắc giáp cánh đồng lúa của thôn Đồng Sậu; - Phía Nam giáp tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai; - Phía Đông giáp với nhánh sông Cà Lồ; - Phía Tây giáp Công ty Cổ phần Prime Vĩnh Phúc [11] 4.1.2 Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội xung quanh nhà máy a) Ðiều kiện tự nhiên: + Hệ thống giao thông gồm: - Đường tỉnh lộ 305B (đường quốc lộ 2 cũ) cách dự án khoảng 570m về phía Tây Nam; - Đường tỉnh lộ 302 cách dự án khoảng 530m về phía Tây Bắc; - Đường quốc lộ 2A (mới) cách dự án khoảng 1,1Km về phía Tây Nam; - Đường sắt Hà Nội – Lào Cai nằm sát ranh giới phía Nam của dự án.
  35. 25 Hình 4.2: Quốc lộ 2 ở phía Bắc Công ty + Hệ thống sông, ao hồ: - Sông Cà Lồ nằm sát ranh giới phía Đông Nam của dự án; - Xung quanh dự án có nhiều ao hồ tự nhiên của các thôn lân cận, trong đó ao gần nhất thuộc thôn Đồng Sậu nằm sát ranh giới phía Bắc của dự án. + Hệ thống tự nhiên khác: xung quanh khu vực dự án không có khu bảo tồn, khu dự trữ sinh quyển, b) Ðiều kiện kinh tế - xã hội: + Khu dân cư tập trung của Khu dân phố số 1 (thị trấn Hương Canh) cách dự án khoảng 200m về phía Tây; + Khu dân cư tập trung thuộc thôn Đồng Sậu (thị trấn Hương Canh) nằm ở phía Bắc dự án, cách ranh giới của dự án khoảng 70m; + Các ruộng trồng lúa và hoa màu thuộc thôn Đồng Sậu nằm sát ranh giới phía Bắc của dự án; + Một số công ty xung quanh khu đất thực hiện dự án: Nhà máy số 1 và số 2 của Công ty Cổ phần Prime Vĩnh Phúc (sát ranh giới phía Tây Bắc dự án), Công ty Tân Trường Thành (cách dự án 170m về phía Tây), Công ty G&P Hudson (cách dự án 250m về phía Tây);
  36. 26 + UBND xã Tam Hợp cách dự án khoảng 1,2km về phía Bắc; + UBND huyện Bình Xuyên cách dự án khoảng 380m về phía Tây; + Trụ sở Công an huyện Bình Xuyên cách dự án khoảng 770m về phía Tây + Trường THPT Bình Xuyên cách dự án khoảng 800m về phía Tây; + Ga Hương Canh cách dự án khoảng 840m về phía Tây Bắc; + Trạm xăng Hương Canh cách dự án khoảng 780m về phía Tây Bắc; + Bệnh viện huyện Bình Xuyên nằm cách dự án khoảng 410m về phía Nam; + UBND thị trấn Hương Canh nằm cách dự án khoảng 1,2km về phía Nam. c) Ðiều kiện địa chất: Địa hình khu vực nhà máy mang nét đặc trưng của dạng địa hình chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du. Ở đây, quá trình Laterit đang phát triển mạnh, đất khu vực này có độ phì thấp. Khu đất dự án có địa hình tương đối bằng phẳng, cao nhất là +9,7m và thấp nhất là +5,2m so với mực nước biển. Theo một số tài liệu thăm dò địa chất khu vực dự án, phân chia tầng địa chất khu vực như sau: - Lớp đất trồng trọt: độ dày từ 0,5 – 1m; thành phần chính là sét, cát pha màu nâu xám hoặc nâu vàng xốp. - Lớp đất sét pha dẻo cứng màu nâu đỏ: có độ dày từ 0,5 – 4m tùy từng vị trí; thành phần chính là sét pha dẻo cứng màu nâu đỏ. Lớp đất này có khả năng chịu lực rất tốt. - Lớp đất pha sét mềm màu xám đen: có độ dày trung bình từ 5 – 5,5m; thành phần chính là sét pha dẻo mềm màu xám đen. d) Điều kiện về khí tượng Khí hậu của khu vực Công ty nói riêng và khí hậu của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, trong năm được chia thành 4 mùa trong đó có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 11) và mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau) [9].
  37. 27 4.2. Tổng quan về Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Hương Canh 4.2.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của nhà máy Công ty Cổ Phần Japfa Comfeed Việt Nam là công ty 100% vốn Indonesia với số vốn đầu tư hơn 50 triệu USD, chuyên về sản xuất thức ăn chăn nuôi, tổ chức mạng lưới gia công chăn nuôi gia cầm, gia súc và chế biến sản phẩm chăn nuôi để xuất khẩu. Công ty được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép thành lập số 1605A/GP ngày 20/10/1999, được Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 191033000044, chứng nhận lần đầu ngày 29/06/2007, chứng nhận thay đổi lần thứ sáu ngày 24/05/2012. Trụ sở chính của công ty đặt tại thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Hương Canh là một trong những dự án quan trọng của Công ty triển khai tại tỉnh Vĩnh Phúc. Nhà máy trước đây thuộc Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam, được chuyển nhượng cho Công ty Cổ phần Japfa Comfeed Việt Nam từ năm 1999. Công ty đã đưa Nhà máy đi vào hoạt động sản xuất trở lại từ năm 2000 với công suất ban đầu là 10.000 – 12.000 tấn/năm. Tháng 9/2000, nhà máy hoàn thành việc thay thế công nghệ cũ của Nam Tư (được đầu tư từ những năm 1978 - 1979) bằng công nghệ sản xuất mới của Mỹ và Hà Lan (được điều khiển tự động), nâng công suất sản xuất thực tế năm 2001 lên 40.000 tấn/năm. Đến năm 2005, công suất nhà máy được nâng lên 110.000 tấn/năm và năm 2011 đạt 185.000 tấn/năm [1]. 4.2.2. Số lượng cán bộ công nhân viên sản xuất Hiện tại, tổng số cán bộ công nhân viên làm việc tại nhà máy là 250 người Nhà máy thực hiện chế độ làm việc 3 ca/ngày đối với bộ phận sản xuất và quản lý sản xuất; làm việc 1 ca/ngày đối với các bộ phận còn lại. Số ngày làm việc trung bình trong tháng là 26 ngày.
  38. 28 Cán bộ công nhân viên của nhà máy đều được hưởng chế độ như Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy định của Nhà nước. Hình 4.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 4.2.3. Công nghệ và thiết bị sản xuất tại nhà máy Sơ đồ công nghệ sản xuất của nhà máy như sau: Hình 4.4: Sơ đồ công nghệ sản xuất kèm dòng thải của nhà máy
  39. 29 Thuyết minh công nghệ: Các loại nguyên liệu chính của nhà máy bao gồm: + Nguyên liệu thô: Ngô, sắn, đỗ tương, + Nguyên liệu mịn: bột đá, bột cá, + Vi chất và phụ liệu khác: các vitamin, rỉ đường, hương liệu, Các loại nguyên liệu được sử dụng cũng chính là nguồn cung cấp dinh dưỡng trong thức ăn, khi đến nhà máy, sẽ được kiểm tra chất lượng, nếu đạt yêu cầu thì được đưa qua hệ thống cân cầu để xác định trọng lượng, sau đó theo băng tải vào hệ thống silo chứa hoặc được vận chuyển trực tiếp vào kho nguyên liệu thô. Đối với các nguyên liệu dạng lỏng (như rỉ đường, mỡ cá), xe vận chuyển sẽ bơm trực tiếp vào bồn chứa. Theo yêu cầu sản xuất, các nguyên liệu sẽ lần lượt được đưa vào quá trình sản xuất bằng xe nâng. - Nghiền: Các nguyên liệu thô cần được làm nhỏ kích thước tới quy cách xác định tùy vào công thức của công ty. Quá trình nghiền cũng làm tăng khả năng tiêu hóa các chất dinh dưỡng và làm tăng chất lượng ép viên của hỗn hợp. Quá trình này được thực hiện nhờ máy nghiền bi và sàng phân loại. Với các lô hàng và mã hàng khác nhau, công ty sẽ quy định cụ thể cỡ mắt của sàng phân loại, thường dao động trong khoảng 2 – 5mm. Tùy vào lượng nguyên liệu đã nghiền có trong tháp chứa và lượng nguyên liệu cần thiết (tính theo công thức sản phẩm của công ty) cho mỗi ca sản xuất, bộ phận quản lý sản xuất của nhà máy sẽ lập phiếu yêu cầu với từng nguyên liệu cụ thể. Nguyên liệu cần nghiền sẽ được cấp trực tiếp bằng xe nâng từ khu chứa vào cửa tiếp liệu. Các nguyên liệu mịn, vi chất (vitamin, hương liệu, chất kháng sinh, ) và phụ liệu khác được cấp vào bộ phận chứa qua cửa tiếp liệu riêng.
  40. 30 - Cân nguyên liệu đầu vào theo công thức: Quá trình trộn được thực hiện theo mẻ, do đó, các nguyên liệu sẽ lần lượt được cân định lượng tự động (theo quy định của công ty) và được tạm giữ trên cửa vào của máy trộn. Nguyên liệu chỉ được đưa vào máy trộn sau khi tất cả các nguyên liệu đã được cân. Điều này giúp cho tránh nhầm lẫn hoặc quên không nạp nguyên liệu nào đó hoặc nạp hai lần. - Trộn đồng nhất: Sau khi hoàn thành công tác cân, toàn bộ nguyên liệu được trút vào máy trộn. Trong quá trình trộn, các vitamin và phụ liệu (sử dụng với tỷ lệ nhỏ) được đưa từ từ vào nhằm đảm bảo độ đồng nhất của sản phẩm. Quá trình trộn thường được kết thúc sau khoảng thời gian là 4 phút. Đối với sản phẩm thức ăn dạng viên, mỡ cá được bổ sung nhằm tăng giá trị năng lượng của sản phẩm, rỉ đường được bổ sung nhằm tạo độ kết dính cần thiết cho quá trình ép viên. - Ép viên: Đối với sản phẩm dạng viên, hỗn hợp sau quá trình trộn được đưa vào buồng phun hơi nước để hồ hóa tinh bột, tạo độ ẩm khoảng 15 – 18%. Nhiệt độ của hỗn hợp có thể lên tới 80 - 85oC. Sau đó, hỗn hợp được chuyển qua máy ép viên. Dưới tác dụng của bản ép và khuôn, hỗn hợp thức ăn sẽ được đùn ép, cuối cùng tạo thành các mảnh viên trụ có kích thước mong muốn. Viên điển hình có kích thước 3-5mm để làm thức ăn cho gia cầm. Đối với gia cầm nhỏ (trong khoảng 1 – 2 tuần tuổi), sản phẩm thức ăn mảnh được sản xuất để phù hợp với khả năng tiêu hóa. Sản phẩm dạng mảnh được tạo ra từ thức ăn dạng viên sau khi qua hệ thống rulô băm mảnh, qua hệ thống sàng rung để loại ra phần không đạt yêu cầu về kích thước cho quay trở lại máy ép viên.
  41. 31 Thức ăn dạng viên được tạo ra trong quá trình ép viên sẽ qua hệ thống làm mát nhằm giảm được độ ẩm của sản phẩm theo yêu cầu cũng như giảm nhiệt độ sản phẩm tương đương với nhiệt độ môi trường. - Đóng bao thành phẩm: Có 2 dạng sản phẩm: - Sản phẩm dạng bột: sản phẩm sau quá trình trộn và chuyển trực tiếp vào bồn chứa thành phẩm - Sản phẩm dạng viên, mảnh: được tạo thành sau quá trình ép viên, qua làm mát và nếu yêu cầu tạo mảnh thì sẽ qua máy băm mảnh sau đó được chuyển vào bồn chứa thành phẩm. Thành phẩm được đóng gói qua hệ thống dây chuyền cần đóng bao tự động sau đó được chuyển về lưu tại kho đóng bao thành phẩm. . Quy trình sản xuất hơi * Lò hơi đang sử dụng: Để cấp hơi đảm bảo nhu cầu sản xuất, nhà máy đang sử dụng 01 lò hơi đốt than (kết hợp với dầu FO). Sơ đồ sản xuất hơi hiện nay như sau: Hình 4.5: Sơ đồ sản xuất hơi đang sử dụng
  42. 32 Thuyết minh quá trình: Quá trình khởi động lò được thực hiện nhờ dầu FO, than cục được đưa vào lò thủ công nhờ xẻng tại cửa cấp liệu, không khí từ bên ngoài được thổi vào lò nhờ quạt. Nhiệt độ của lò tương đối lớn (khoảng 800 – 1.000oC), than thực hiện quá trình cháy để tỏa nhiệt, đồng thời tạo ra các sản phẩm khí như CO2, CO, H2O, SO2, NOx và một phần nhỏ chất hữu cơ dễ bay hơi (có trong than nhưng không cháy hết). Khí nóng tạo ra từ quá trình cháy sẽ trao đổi nhiệt với nước mềm cấp từ bên ngoài qua hệ thống trao đổi nhiệt gián tiếp dạng ống lồng ống. Hơi nước nóng tạo thành sẽ theo đường ống cấp đến khu vực sử dụng. Trên nồi hơi có gắn đồng hồ đo áp suất hơi để công nhân vận hành có thể điều chỉnh lượng than cấp vào lò. Khí thải sau lò đốt sẽ đi vào hệ thống xử lý khí trước khi thải vào môi trường. Xỉ than được định kỳ tháo thủ công khỏi lò bằng xẻng và thanh cời. * Lò hơi đầu tư mới: Tuy nhiên, để ứng phó với sự biến động mạnh của thị trường nhiên liệu, giảm giá thành và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tối đa hóa lợi nhuận của chủ dự án đồng thời giảm thiểu khí độc hại phát sinh, chủ dự án dự kiến thay thế lò hơi cũ bằng lò hơi mới kiểu tầng sôi sử dụng Biomass (mùn cưa, trấu hoặc vật liệu tương tự). Lò hơi công nghệ tầng sôi hoạt động tự động và liên tục gần giống như lò hơi đang sử dụng: tự động cấp liệu, giữ áp suất, bơm cấp nước, ổn định lớp sôi và chất lượng hơi, công nhân vận hành thuận tiện. Ngoài ra, để đảm bảo tiêu chuẩn khí thải, lò hơi được trang bị đồng bộ hệ thống thu bụi hai cấp, giúp giảm lượng khí thải độc hại từ 5-6 lần so với lò hơi cũ. Lò hơi mới sử dụng phụ phẩm rẻ tiền, giúp tiết kiệm tới 40% chi phí cho năng lượng tại dự án. Sơ đồ quy trình sản xuất hơi cụ thể như sau:
  43. 33 Hình 4.6. Sơ đồ quy trình sản xuất hơi đầu tư mới kèm dòng thải Thuyết minh quá trình: Nhiên liệu Biomass được cấp tự động vào khoang đốt sơ cấp của lò hơi nhờ cơ cấu vít tải (được điều khiển tại máy tính trung tâm). Tại đây, Biomass tham gia quá trình cháy tạo 2 sản phẩm chính là CO2 và H2O đồng thời tỏa nhiệt lớn. Nhiệt độ buồng sơ cấp có thể đạt 850oC. Phần Biomass chưa cháy hết và các sản phẩm cháy trung gian sẽ tiếp tục tham gia phản ứng cháy ở khoang đốt thứ cấp. Khí nóng tạo ra từ quá trình cháy sẽ trao đổi nhiệt với nước mềm cấp từ bên ngoài qua hệ thống trao đổi nhiệt gián tiếp dạng ống lồng ống. Hơi nước nóng tạo thành sẽ theo đường ống cấp đến khu vực sử dụng. Cảm biến áp suất hơi sẽ phát tín hiệu về máy tính trung tâm để điều khiển quá trình cấp liệu. Khí thải sau lò đốt sẽ đi vào hệ thống xử lý khí trước khi thải vào môi trường. Tro lò đốt được định kỳ tháo khỏi lò bằng cơ cấu riêng. 4.2.4 Danh mục máy móc, thiết bị Máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất của dự án đã được đầu tư, bao gồm các loại như sau:
  44. 34 Bảng 4.2: Danh mục thiết bị, máy móc phục vụ dự án Năm Tình Số Nơi STT Máy móc, thiết bị Đơn vị sản trạng lượng sản xuất xuất (%) 1 Máy nghiền bi Chiếc 02 Hà Lan 2005 85 2 Máy trộn Chiếc 01 Hà Lan 2005 85 3 Máy ép viên Chiếc 03 Hà Lan 2005 85 4 Máy đóng bao Bộ 02 Hà Lan 2005 85 5 Băng tải, đường dẫn Hệ thống 01 Việt Nam 2009 90 6 Nồi hơi và đường dẫn Hệ thống 01 Anh/Mỹ 2009 85 7 Máy nén khí Hệ thống 01 Việt Nam 2007 90 8 Máy phát điện Hệ thống 01 Anh/Mỹ 2007 85 9 Trạm cân điện tử Hệ thống 01 Hàn Quốc 2011 100 10 Xe nâng Chiếc 02 Hàn Quốc 2005 85 Để đảm bảo chất lượng nước cấp cho sản xuất và sinh hoạt, nhà máy đã xây dựng hệ thống xử lý nước cấp gồm: giàn phun mưa và khử khí, bể lọc cát, thiết bị trao đổi ion (đối với nước cấp cho nồi hơi). 4.3. Hiện trạng nước thải sản xuất tại nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Hương Canh 4.3.1. Hiện trạng nước sản xuất của Nhà máy * Nhu cầu về nước cấp - Nước cấp cho sản xuất: chủ yếu cấp nước cho nồi hơi phục vụ quá trình ép viên, nhu cầu trung bình khoảng 130 m3/ngày đêm (nhu cầu hiện nay là 88 m3/ngày đêm). - Nước cấp cho sinh hoạt: nước cấp dùng cho vệ sinh công nghiệp, vệ sinh cá nhân và các sinh hoạt khác khoảng 25 m3/ngày.đêm (nhu cầu hiện nay là 15 m3/ngày đêm). - Nước cấp cho hoạt động xử lý khí thải nồi hơi là 2 m3/ngày đêm. Nguồn cung cấp nước cho các hoạt động của nhà máy là 02 giếng khoan. Công ty đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc cấp Giấy phép khai thác sử dụng nước ngầm có thời hạn với công suất khai thác là 192 m3/ngày đêm
  45. 35 4.3.2. Đánh giá hiện trạng nước thải sản xuất tại nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Hương Canh Bảng 4.3: Bảng tổng hợp kết quả phân tích chất lượng nước mặt Giá trị Đơn vị Kết quả TT Tên chỉ tiêu giới hạn tính NM1 NM2 B1 1 pH* - 6,61 7,31 5,5-9 2 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)* mg/l 121 179 50 3 Ôxy hòa tan (DO) mg/l 4,2 4,07 ≥ 4 * 4 Nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD5) mg/l 28,47 15,47 15 5 Nhu cầu ôxy hóa học (COD)* mg/l 46,57 29,42 30 6 Clorua (Cl-)* mg/l 34,6 31,77 600 7 Florua (F-) mg/l 0,15 0,31 1,5 + * 8 Amoni (NH4 ) mg/l 0,72 0,8 0,5 - * 9 Nitrit (NO2 ) mg/l 0,036 0,025 0,04 - * 10 Nitrat (NO3 ) mg/l 0,542 0,226 10 11 Cyanua (CN-) mg/l 0,006 0,007 0,02 3- 12 Phosphat (PO4 ) mg/l 0,321 0,32 0,3 13 Asen (As)* mg/l <10-3 <10-3 0,05 14 Cadimi (Cd)* mg/l 0,004 0,003 0,01 15 Niken (Ni)* mg/l 0,024 0,017 0,1 16 Chì (Pb)* mg/l 0,015 0,012 0,05 17 Đồng (Cu)* mg/l 0,017 0,013 0,5 18 Sắt (Fe) * mg/l 0,291 0,359 1,5 19 Thủy ngân (Hg) mg/l <10-4 <10-4 0,001 20 Crôm (III) Cr3+ mg/l <10-3 0,001 0,5 21 Crôm (VI) Cr6+ mg/l <10-3 <10-3 0,04 22 Tổng dầu mỡ mg/l 0,09 0,07 0,1 23 Phenol mg/l 0,005 0,001 0,01 MPN/100 24 Tổng Coliform* 4300 2800 7500 ml [Nguồn: Số liệu phân tích tại Trung tâm Tài nguyên và Bảo vệ môi trường]
  46. 36 Ghi chú - Giá trị giới hạn: Trích theo QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn này quy định giá trị gới hạn các thông số chất lượng nước mặt. - Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá và kiểm soát chất lượng của nguồn nước mặt, làm căn cứ cho việc bảo vệ và sử dụng nước một cách phù hợp. -Việc phân hạng nguồn nước mặt nhằm đánh giá và kiểm soát chất lượng nước, phục vụ cho các mục đích sử dụng nước khác nhau, trong đó; + B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2. - (-) Quy chuẩn không quy định cụ thể. - (KPH) Không phát hiện. - Các chỉ tiêu có dấu (*) đã được cấp chứng chỉ ISO/IEC 17025:2005 mã Vilas 329. Nhận xét: 19/24 chỉ tiêu trong 02 mẫu phân tích nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT (cột B1); 05/24 chỉ tiêu còn lại (TSS, BOD5, COD, Amoni, Photphat) vượt giới hạn cho phép, cụ thể: - Chỉ tiêu TSS vượt 2,42 và 3,58 lần; - Chỉ tiêu BOD5 vượt 1,03 và 1,90 lần; - Chỉ tiêu COD (mẫu NM1) vượt 1,55 lần; - Chỉ tiêu Amoni vượt 1,44 và 1,60 lần; - Chỉ tiêu Photphas vượt 1,33 lần. Điều này chứng tỏ chất lượng nước mặt khu vực nhà máy đã bị ô nhiễm ở mức độ trung bình. Do đó, chủ dự án cần đảm bảo chất lượng nước thải đạt tiêu chuẩn theo quy định của UBND tỉnh Vĩnh Phúc trước khi xả vào môi trường, đặc biệt là các chỉ tiêu vượt giới hạn cho phép nêu trên.
  47. 37 4.3.3. Tìm hiểu sơ lược về hệ thống xử lý nước thải sản xuất tại nhà máy a. Nước thải: * Nước thải sinh hoạt: Hoạt động của cán bộ công nhân viên làm việc tại nhà máy hiện nay phát sinh nước thải sinh hoạt với lượng trung bình là 12,5 m3/ngày (định mức sử dụng nước trung bình là 50 lít/người.ngày). Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới 1993 thì tải lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày thải vào môi trường (nếu không được xử lý) cụ thể như sau: Bảng 4.4: Định mức chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Trung bình Tải lượng TT Chất ô nhiễm (gam/ (gam/người/ngày) người/ngày) 1 BOD5 45-54 49,5 2 TSS 70-145 107,5 3 Dầu mỡ 10-30 20 4 Amoni 2,4-4,8 3,6 5 Tổng Phốt pho 0,8-4 2,4 Tổng Coliform 6 106 – 109 106 – 109 (MNP/100ml) (Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),1993)[8]. * Nước thải sản xuất: Do đặc thù công nghệ và sản phẩm, nhà máy không phát sinh trực tiếp nước thải sản xuất. Tuy nhiên, quá trình xử lý khí thải lò đốt tại nhà máy sẽ phát sinh một lượng nước thải từ quá trình lọc bụi ướt. Ước tính, lượng nước thải phát sinh trung bình khoảng 3m3/tuần. Thành phần ô nhiễm trong nước thải chủ yếu là do tro bụi cuốn theo dòng khí (thông số TSS lớn) và một phần rất nhỏ chất hữu cơ chưa cháy hết. Do đó,
  48. 38 nước thải từ quá trình lọc bụi ướt chủ yếu ảnh hưởng tới thông số vật lý của nguồn tiếp nhận như: độ đục, hàm lượng chất rắn lơ lửng TSS, khả năng truyền sáng, từ đó ảnh hưởng tới đời sống của các sinh vật thủy sinh trong môi trường. Ngoài ra, tại phòng thí nghiệm của nhà máy, ngoài phần chất thải lỏng được thu gom và xử lý như chất thải nguy hại, còn phát sinh nước thải từ hoạt động rửa dụng cụ thí nghiệm. Lượng phát sinh trung bình khoảng 0,5m3/ngày. Căn cứ vào chủng loại hóa chất sử dụng trong phòng thí nghiệm, có thể thấy thành phần nước thải rửa dụng cụ thí nghiệm có thành phần chất hữu cơ vượt quá giới hạn cho phép, thành phần kim loại nặng hầu như không có. * Nước mưa chảy tràn: Lượng nước mưa chảy tràn khi dự án đi vào hoạt động được xác định bằng công thức: Q = 0,278. .h.F (l/s). Trong đó: + : Hệ số dòng chảy phụ thuộc vào kết cấu công trình, bề mặt; trong trường hợp này  = 0,78; + F: Diện tích bề mặt lưu vực thoát nước mưa ; F = 84.484 m2; + h: Cường độ mưa trung bình năm (mm); Theo số liệu thống kê, lượng mưa trung bình trong năm 2017 là 1.962,8 mm Vậy Q = 1,14 lít/giây (tương đương 35.957,5 m3/năm). Trong giai đoạn này, mức độ ô nhiễm của nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào bề mặt nhà xưởng, đường đi lại của dự án b . Biện pháp xử lý nýớc thải của nhà máy * Đối với khu vực sản xuất hiện nay của nhà máy: Hiện nay, tuân thủ đúng biện pháp đề xuất trong bản Báo cáo đánh giá tác động môi trường năm 2000, nhà máy đang áp dụng biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt như sơ đồ sau:
  49. 39 Hình 4. 7: Sơ đồ xử lý nước thải tại nhà máy - Nước thải đen: phát sinh từ nhà vệ sinh của cán bộ công nhân viên khu vực văn phòng và xưởng sản xuất, lượng thải trung bình khoảng 6 m3/ngày-đêm (chiếm khoảng 35% lượng nước thải sinh hoạt phát sinh). Nhà máy đã xây dựng 02 bể tự hoại (bể phốt) 3 ngăn, dung tích khoảng 7,5m3/bể để xử lý sơ bộ dòng thải này. Hình 4. 8: Sơ đồ nguyên lý của bể tự hoại - Nước thải xám: phát sinh từ nhà bếp, khu vực rửa chân tay, với lượng phát sinh khoảng 11 m3/ngày-đêm (chiếm khoảng 65% lượng nước thải sinh hoạt).
  50. 40 Nước thải xám phát sinh lần lượt được đưa qua song chắn rác (nhằm tách rác), hố ga (để lắng cặn) rồi được dẫn vào mương thoát nước chung, hòa với nước thải sau bể tự hoại từ các nhà vệ sinh trước khi thải vào kênh mương nội đồng phía Bắc dự án, cuối cùng chảy ra nhánh sông Cà Lồ. Để đánh giá hiệu quả xử lý của các biện pháp đang được áp dụng, đơn vị tư vấn đã tiến hành lấy mẫu nước thải tại nhà máy và phân tích. Kết quả phân tích được thể hiện trong bảng sau: Bảng 4. 5: Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt hiện nay STT Chất ô nhiễm Đơn vị Kết quả TCCP 1 pH* - 6,29 5,5 – 9 2 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)* mg/l 180 108 3 Tổng chất rắn hòa tan (TDS) mg/l 813 - * 4 Nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD5) mg/l 172,52 54 + * 5 Amoni (NH4 ) mg/l 10,7 10,8 - * 6 Nitrat (NO3 ) mg/l 1,46 - 7 Sunfua (S2-) mg/l 0,512 0,54 3- 8 Phosphat (PO4 ) mg/l 4,37 6,48 9 Dầu mỡ động, thực vật mg/l 5,13 10,8 10 Tổng Coliform* MPN/100ml 15000 5000 [Nguồn: Số liệu phân tích tại Trung tâm Tài nguyên và Bảo vệ môi trường, 2017] [10] Ghi chú: - TCCP – Tiêu chuẩn cho phép, trích QCVN 40:2010/BTNMT, cột B, Kv = 0,9, Kf = 1,2: - Ngày lấy mẫu: 20/9/2017; - Thời gian phân tích: Từ ngày 20/9 đến ngày 27/9/2017;
  51. 41 Nhận xét: Số liệu tại bảng trên cho thấy: 03/10 chỉ tiêu theo dõi trong nước thải sinh hoạt hiện nay tại nhà máy vượt giới hạn cho phép của quy chuẩn, cụ thể: - Giá trị BOD5 vượt 3,2 lần; - Giá trị TSS vượt 1,67 lần; - Tổng Coliform vượt 3,0 lần. 4.3.4. Các biện pháp bảo vệ môi trường nhà máy đã và đang thực hiện đối với môi trường nước 4.3.4.1. Ðối với nước mưa chảy tràn - Đã có hệ thống cống rãnh hoàn chỉnh thu nước mưa chảy tràn cùng các hố ga lắng cặn. - Bố trí công nhân thường xuyên quét lá cây,đất cát, rác rơi vãi trong khuôn viên nhà máy; 4.3.4.2. Đối với nước thải sinh hoạt - Ðã được cấp phép khai thác nước dưới đất nhằm cấp nước cho sinh hoạt. - Nước thải từ nhà vệ sinh, nhà ăn được xử lý qua bể tự hoại. - Thường xuyên sử dụng hoá chất Cloramin để khử trùng. 4.3.4.3. Đối với khu vực sản xuất tại nhà máy Hiện nay, biện pháp quản lý đang được nhà máy áp dụng như sau: - Nước mưa chảy tràn từ mái nhà xưởng và trên đường giao thông nội bộ tại nhà máy được chảy tràn tự nhiên trên mặt đường giao thông về phía cổng chính của công ty; sau đó theo mương thoát dọc tường rào phía Tây Bắc để chảy ra mương thoát nước - Thường xuyên quét lá cây, đất cát, rác rơi vãi trong khuôn viên nhà máy;
  52. 42 - Các loại nguyên liệu phục vụ sản xuất để bên trong kho chứa có mái che; trong trường hợp để bên ngoài kho, cần được che phủ hợp lý. Biện pháp này có một số nhược điểm sau: - Lá cây rụng, rác, đất cát rơi vãi chưa được quét dọn trên đường sẽ cuốn theo nước mưa và chảy vào mương thoát nước, gây tắc dòng chảy - Do không có mương thu gom tại các nhà xưởng nên lưu lượng nước mưa chảy tràn trên bề mặt lớn, nếu cửa thu nước tại cổng chính bị tắt hoặc quá tải sẽ gây tình trạng ngập úng cục bộ. Nguồn tiếp nhận nước thải cuối cùng từ nhà máy là nhánh sông Cà Lồ. Để đảm bảo chất lượng nước thải từ nhà máy đạt QCVN 40:2010 (cột A) trước khi xả thải theo quy định của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Chủ dự án dự kiến xây dựng hệ thống xử lý nước thải chung tại nhà máy. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý như sau: Hình 4. 9: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải
  53. 43 Thuyết minh hệ thống xử lý: Trước khi chảy vào bể điều hòa của hệ thống xử lý, nước thải được xử lý sơ bộ ngay tại nguồn phát sinh: - Nước thải từ hồ lắng cặn (hệ thống xử lý khí thải lò đốt): được dẫn bằng hệ thống mương dẫn riêng, có bố trí các hố ga tách cặn; - Nước thải từ nhà ăn: được xử lý sơ bộ bằng song chắn rác (để tách rác) và bể lắng; - Nước thải từ nhà vệ sinh: được xử lý sơ bộ bằng bể phốt 3 ngăn. Tại bể điều hòa, nhờ hệ thống đĩa phân phối khí, nước thải được ổn định về lưu lượng và nồng độ trước khi bơm sang bể lọc hiếu khí. Bể lọc hiếu khí sử dụng vật liệu đệm là các vật liệu tự nhiên như xỉ than, đá cuội, đá kẹp hàm, Trong quá trình hoạt động, không khí từ bên ngoài được cấp vào bể bằng máy nén và đĩa phân phối dưới đáy bể, nước thải cần xử lý đi vào bể qua cửa ở phía trên. Các vi sinh vật bám trên bề mặt vật liệu đệm tạo thành lớp màng sinh học, sẽ hấp thụ các chất ô nhiễm có trong nước thải và oxy ở dạng hòa tan để thực hiện các quá trình sinh hóa phục vụ các hoạt động sống. Nhờ đó, chất ô nhiễm hữu cơ bị chuyển hóa thành CO2, H2O và một phần sinh khối vi sinh vật. Hiệu quả xử lý của bể lọc hiếu khí thông thường đạt khoảng 90 – 95% đối với BOD và khoảng 30 – 40% đối với Nito và Photpho. Do tốc độ tăng sinh khối của vi sinh vật bám dính khá thấp nên sau bể lọc hiếu khí không cần bể lắng, bùn thải được định kỳ hút ra khỏi bể lọc và giữ trong bể chứa bùn. Chủ dự án sẽ định kỳ thuê công ty môi trường đô thị hút phần bùn thải đi xử lý. Nước thải sau bể lọc được bơm sang bể khử trùng. Tại đây, dung dịch Cloramin được cấp bằng bơm định lượng vào bể nhằm loại bỏ các vi sinh vật có trong nước thải.
  54. 44 Cuối cùng, nước thải được chảy vào ao sinh học để tiếp tục xử lý trước khi chảy ra nguồn tiếp nhận cuối cùng – nhánh sông Cà Lồ. Trong ao sinh học, chủ dự án sẽ sử dụng một số cây (như thủy trúc, bèo nhật bản, hoa súng) để tăng hiệu quả xử lý nước thải và tạo cảnh quan. Chiều sâu thiết kế của ao nhỏ hơn 2,5m để điều chỉnh hướng chuyển hóa trong ao sinh học theo 2 cơ chế chính: chuyển hóa hiếu khí (chiếm ưu thế tại tầng nước bề mặt, tới độ sâu 1,5m) và chuyển hóa thiếu khí (chiếm ưu thế tại tầng nước sâu từ 1,5 – 2,5m). Hai cơ chế chuyển hóa này giúp tăng hiệu quả xử lý hoàn toàn chất hữu cơ, Nito và photpho trong nước thải; không tạo thành các sản phẩm trung gian mang mùi khó chịu. Căn cứ vào các thành phần nước thải đầu vào, hiệu quả xử lý của các công trình xử lý trung gian, các công trình của hệ thống xử lý nước thải, tính toán được nồng độ chất ô nhiễm trước và sau khi hệ thống xử lý nước thải. Kết quả tính toán được trình bày trong bảng sau: Bảng 4. 6: Chất lượng nước thải trước và sau hệ thống xử lý (tính toán) Nồng độ (mg/l) Hiệu suất TCCP STT Loại nhiên liệu Trước xử Sau xử lý xử lý (%) Cột A lý 1 BOD 170 13,6 92 32,4 2 TSS 120 19,2 84 54 3 Amoni 2,8 0,67 76 5,4 4 Tổng Nito 8,5 4,93 58 21,6 5 Tổng Photpho 2,3 1,12 32 4,32 Colifom 6 10000 < 100 99 3000 (MPN/100ml) [Nguồn: Số liệu phân tích tại Trung tâm Tài nguyên và Bảo vệ môi trường, 2017] [10]
  55. 45 - Nồng độ các chất ô nhiễm sau khi xử lý qua hệ thống đã giảm được số lượng lớn các chất ô nhiễm, cụ thể như: BOD giảm 92 % TSS giảm 84 % Amoni giảm 76% Tổng Nito giảm 58% Tổng photpho giảm 32% Colifom ( MPN/100 ml) giảm 99% - Tất các chất ô nhiễm sau khi được xử lý đều đạt tiêu chuẩn theo quy định 4.4. Đề xuất giải pháp quản lý và xử lý chất thải trong quá trình sản xuất của nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Hương Canh a. Giải pháp về kinh tế - Để tiết kiệm chi phí sản xuất và đẩy mạnh áp dụng công nghệ thân thiện môi trường, nhà máy tiếp tục hoàn chỉnh phương án xây dựng bể nước tuần hoàn. Để tiết kiệm được nguồn nước và không thải nước sản xuất ra môi trường. - Tận dụng, tái sử dụng triệt để nhất những phế thải có thể sử dụng: với các loại chất thải có khả năng tái sử dụng thì để riêng để sử dụng lại, được thu gom rồi bán cho cơ sở thu mua phế liệu. b. Biện pháp xử lý nước thải Nguồn tiếp nhận nước thải cuối cùng từ nhà máy là nhánh sông Cà Lồ. Để đảm bảo chất lượng nước thải từ nhà máy đạt QCVN 40:2010 (cột A) trước khi xả thải theo quy định của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Chủ dự án dự kiến xây dựng hệ thống xử lý nước thải chung tại nhà máy. c. Biện pháp quản lý nước mưa chảy tràn - Nước mưa chảy tràn từ mái nhà xưởng và trên đường giao thông nội bộ tại nhà máy được thu gom bằng hệ thống mương thoát nước riêng trước khi thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận;
  56. 46 - Trên hệ thống mương thoát nước có bố trí lưới chắn rác và các hố ga để tách đất cát bị cuốn theo dòng nước; - Bố trí công nhân thường xuyên quét lá cây, đất cát, rác rơi vãi trong khuôn viên nhà máy; - Các loại nguyên liệu phục vụ sản xuất để bên trong kho chứa có mái che; trong trường hợp để bên ngoài kho, cần được che phủ hợp lý; - Thường xuyên nạo vét, khơi thông cống thoát nước ít nhất 1 năm/lần; - Ngoài ra công ty dự kiến xây dựng mới hệ thống thoát nước mưa cho toàn nhà máy, bao gồm: mương thoát nước cục bộ tại các nhà xưởng, mương thoát nước dọc đường nội bộ, mương thoát nước chung cho nhà máy. Nhờ đó, nước mưa chảy tràn sẽ được tiêu thoát thuận lợi. d. Giải pháp về công nghệ - Vận hành thiết bị máy móc theo đúng nguyên lý làm việc; - Kiểm tra các thiết bị máy móc định kỳ sau mỗi ca sản xuất tránh các sự cố về máy móc, thiết bị cho ca sản xuất tiếp theo; - Thay thế, bảo dưỡng những chi tiết bị mòn của máy móc, thiết bị và tra dầu mỡ bôi trơn cho hệ thống thiết bị thường kì; - Kiểm tra quy trình tốt hơn: thường xuyên ghi chép, theo dõi quy trình công nghệ, nhằm chạy các quy trình công nghệ với hiệu suất cao hơn và tạo ra chất thải ít hơn hoặc đưa ra các biện pháp khắc phục về mặt kỹ thuật nếu công nghệ đang hoạt động xảy ra sự cố. e. Giải pháp giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực - Giáo dục ý thức tiết kiệm, sử dụng hợp lý tài sản của Nhà máy như nguyên nhiên liệu, năng lượng, nước và đất; - Giáo dục cho cán bộ công nhân viên có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái công nghiệp để nâng cao nhận thức môi trường, thông qua các hình ảnh tuyên truyền, cổ động về bảo vệ môi trường;
  57. 47 - Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ công nhân viên về Luật môi trường và trách nhiệm của mỗi người dân trong việc nghiêm chỉnh chấp hành luật và những quy định có liên quan; - Các cán bộ, công nhân viên phải thường xuyên học tập, trao đổi kinh nghiệm, thông tin về đổi mới công nghệ sản xuất, tận thu và xử lý chất thải với các cơ sở trong và ngoài nước. F. Giải pháp về tổ chức quản lý và giám sát môi trường - Lập kế hoạch quản lý, triển khai công tác bảo vệ môi trường,có chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường cụ thể, chi tiết cho từng năm; - Công tác quản lý, bảo vệ môi trường phải được phân công nhiệm vụ đến từng bộ phận quản lý và phân xưởng sản xuất; - Thực hiên tốt các nội dung của chương trình giám sát môi trường bao gồm: + Quan trắc nguồn khí thải, tiếng ồn. + Quan trắc chất lượng môi trường nước. + Quan trắc chất lượng môi trường đất. - Thường xuyên cập nhật các số liệu, ghi nhận và đánh giá kết quả. Nếu có phát sinh sự cố, sẽ báo ngay cho các cấp có thẩm quyền về môi trường để có biện pháp xử lý thích hợp. - Thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các biện pháp về quản lý và giám sát chất lượng môi trường đã đề ra.
  58. 48 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Trong quá trình thực tập tìm hiểu công nghệ sản xuất và hiện trạng môi trường nước thải của nhà máy sau quá trình sản xuất, Em thu được một số kết quả về môi trường của nhà máy như sau: 1. Công ty Cổ Phần Japfa Comfeed Việt Nam là công ty 100% vốn của Indonesia công suất đạt 185.000 tấn/năm; Tổng số cán bộ công nhân viên là 250 người. Nhà máy trang bị công nghệ sản xuất mới của Mỹ và Hà Lan, được trang bị đầy đủ trang thiết bị cho sản xuất. 2. Lượng nước cấp cho sản xuất: khoảng 130 m3/ngày, đêm, cấp cho sinh hoạt khoảng 25 m3/ngày,đêm, cấp cho hoạt động xử lý khí thải nồi hơi là 2 m3/ngày đêm. Nguồn cung cấp nước là 02 giếng khoan công suất 192 m3/ngày đêm. 3. Có 19/24 chỉ tiêu trong 02 mẫu phân tích nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT (cột B1); 05/24 chỉ tiêu còn lại (TSS, BOD5, COD, Amoni, Photphat) vượt giới hạn cho phép: TSS vượt 2,42 và 3,58 lần; BOD5 vượt 1,03 và 1,90 lần; COD (mẫu NM1) vượt 1,55 lần; Amoni vượt 1,44 và 1,60 lần; Photphas vượt 1,33 lần. Nhà máy đã có hệ thống xử lý nước thải sau sản xuất, nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn. Tuy nhiên 03/10 chỉ tiêu theo dõi trong nước thải sinh hoạt vượt giới hạn cho phép của quy chuẩn, là: BOD5 vượt 3,2 lần; TSS vượt 1,67 lần; Tổng Coliform vượt 3,0 lần. 5.2. Kiến nghị Qua kết quả giám sát chất lượng môi trường nước thải sản xuất tại nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Hương Canh ta có thể thấy các chỉ tiêu phân tích tại bể thu gom nước thải sau xử lý của nhà máy hầu hết đã đạt QCVN.
  59. 49 Nhà máy có một hệ thống xử lý nước thải vận hành tương đối tốt, nên tiếp tục duy trì vận hành hệ thống xử lý này. Để đảm bảo chất lượng môi trường làm việc và chất lượng môi trường xung quanh Nhà máy được tốt hơn ta cần có những biện pháp tích cực hơn nữa để bảo vệ môi trường. Cụ thể các giải pháp sau: - Tăng cường thanh tra, kiểm tra phát hiện các sai phạm, vi phạm và có biện pháp tiến hành xử lý kịp thời. - Nhà máy phải nghiêm túc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường đồng thời phải thường xuyên quan tâm đến vấn đề môi trường, không để ảnh hưởng tới sức khỏe và sản xuất của nhân dân - Thường xuyên quan trắc đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt để có biện pháp bảo vệ tốt nhất. - Trên hệ thống mương thoát nước có bố trí lưới chắn rác và các hố ga để tách đất cát bị cuốn theo dòng nước; - Cải tạo hệ thống cống thoát nước mưa hiện có, đảm bảo thoát nước thuận lợi, dễ dàng; - Bố trí thêm trên mương thoát nước chính cửa thu nước có song chắn rác, các hố ga lắng cặn (kích thước tối thiểu 800x800mm); - Bố trí công nhân thường xuyên quét lá cây, đất cát, rác rơi vãi trong khuôn viên nhà máy. - Thường xuyên nạo vét, khơi thông cống thoát nước ít nhất 1 năm/lần. - Đặt các thùng chứa phù hợp tại khu vực phát sinh chất thải: văn phòng làm việc, khu vực nghỉ ngơi của công nhân, nhà ăn tập thể, bếp nấu. - Thu gom và lưu giữ chất thải sinh hoạt tại khu chứa tạm thời.
  60. 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Công ty Cổ Phần Japfa Comfeed Việt Nam, báo cáo tác động môi trường dự án mở rộng Nhà máy thức ăn chăn nuôi Hương Canh. 2. Trần Thị Hồng Hạnh (2009), Nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động khai thác than tới môi trương nước thị trấn Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 3. Hoàng Văn Hùng (2008), Ô nhiễm môi trường, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên. 4. Luật bảo vệ môi trường 2014, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014. 5. Lê Văn Khoa ( 2006), Khoa học môi trường, NXB giáo dục, Hà Nội 6.QCVN 52:2013/BTNMT 7. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi 8. Tổ chức Y tế thế giới 9. Trung tâm quan trắc Tài nguyên và môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, thông tin về khí tượng - thuỷ văn của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2017 10.Trung tâm Tài nguyên và Bảo vệ môi trường, 2017 11. Theo hệ tọa độ VN2000 II. Tài liệu từ Internet 12. Ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi thế giới nhieu-mau-sac/
  61. 51 13. Tài nguyên nước, truongconnguoi/ch7.htm 14.Tài nguyên nước và vai trò của nó, E1%BB%93n_g%E1%BB%91c_s%E1%BB%B1s%E1%BB%91ng. 15. Tổng quan sản lượng thức ăn chăn nuôi thế giới 2016 16. Tổng quan về nước thải công nghiệp, quanve-nuoc-thai-cong-nghiep/. 17. Thu Trang, 2006, “Tìm hiểu về hiện tượng ô nhiễm nước”, nre.gov.vn.