Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện Sóc Sơn năm 2018 và đề xuất biện pháp giảm thiểu

pdf 54 trang thiennha21 13/04/2022 4260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện Sóc Sơn năm 2018 và đề xuất biện pháp giảm thiểu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hien_trang_moi_truong_nuoc_mat_tren_dia_b.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện Sóc Sơn năm 2018 và đề xuất biện pháp giảm thiểu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM THU HẰNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN NĂM 2018 VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa Học Môi Trường Khoa : Môi Trường Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM THU HẰNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN NĂM 2018 VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Lớp : K47 – KHMT Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Trần Hải Đăng Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Bác Hồ đã dạy “Lý luận phải đem ra thực hành, thực hành phải nhằm theo lý luận”. Chính vì vậy, muốn hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường với phương châm học đi đôi với hành, thời gian thực tập Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ Trong suốt thời gian bắt đầu học tập ở giảng đường Đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Đặc biệt, được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Môi Trường trường Đại học nông lâm Thái Nguyên em đã được phân công về thực tập tại Viện Kỹ Thuật Và Công Nghệ Môi Trường với đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện Sóc Sơn năm 2018 và đề xuất biện pháp giảm thiểu.” Kết thúc thời gian thực tập, hoàn thành đề tài tốt nghiệp cũng là hoàn thành khóa học, với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi tới quý thầy cô khoa Môi Trường đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình đề truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường và thời gian thực tập vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trần Hải Đăng đã tận tâm hướng dẫn em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Bản thân em trong suốt thời gian qua đã có cố gắng, xong kiến thức của em còn hạn chế, do vậy không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và bạn bè để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Phạm Thu Hằng
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Phân bố và dạng của nước trên trái đất 10 Bảng 3.1: Vị trí và tọa độ nước mặt huyện Sóc Sơn năm 2018 14 Bảng 3.2: Các chỉ số phân tích đánh giá chất lượng nước 15 Bảng 4.1: Diễn biến cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp 22 huyện Sóc Sơn giai đoạn 2014-2018 22 Bảng 4.2: Chất lượng nước mặt trên các sông, hồ,suối,ao huyện Sóc Sơn 31 năm 2018 31
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1 : Biểu đồ dân số trung bình của Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2014- 2018 24 Hình 4.2: Giá trị pH trong nước mặt của huyện Sóc Sơn năm 2018 32 Hình 4.3: Hàm lượng BOD5 trong nước mặt huyện Sóc Sơn năm 2018 32 Hình 4.4: Hàm lượng TSS trong nước mặt huyện Sóc Sơn năm 2018 33 Hình 4.5: Hàm lượng Clorua trong nước mặt huyện Sóc Sơn năm 2018 34 Hình 4.6: Hàm lượng Amoni trong nước mặt huyện Sóc Sơn năm 2018 34 Hình 4.7: Hàm lượng Nitrat trong nước mặt huyện Sóc Sơn năm 2018 35 Hình 4.8: Hàm lượng Phosphat trong nước mặt huyện Sóc Sơn năm 2018 35 Hình 4.9: Hàm lượng Coliform trong nước mặt huyện Sóc Sơn năm 2018 36
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường BVMT : Bảo vệ môi trường BVTV : Bảo vệ thực vật COD : Nhu cầu oxy hóa học DO : Nồng độ oxy hòa tan ĐTM : Đánh giá tác động môi trường HĐND : Hội đồng nhân dân QCVN : Quy chuẩn Việt Nam QĐ : Quyết định TCCP : Tiêu chuẩn cho phép TNMT : Tài nguyên môi trường TSS : Tổng chất rắn UBND : Ủy ban nhân dân
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.1.1. Một số khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nước, tiêu chuẩn môi trường. 4 2.1.2. Nguồn gốc và các dấu hiệu nhận biết nước bị ô nhiễm 5 2.1.3. Đánh giá chất lượng nước 6 2.1.4. Các dạng ô nhiễm nước thường gặp 7 2.2. Cơ sở pháp lý 8 2.3. Cơ sở thực tiễn 9 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13 3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 13 3.2. Nội dung nghiên cứu 13
  8. vi 3.3. Phương pháp nghiên cứu 13 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 13 3.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa 13 3.3.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu về môi trường nước 13 3.3.4. Phương pháp kế thừa 15 3.3.5. Phương pháp xử lý số liệu 15 3.3.6. Phương pháp so sánh kết quả với các chỉ tiêu môi trường nước. 16 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Sóc Sơn 17 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 17 4.1.2. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội 22 4.1.3. Kết luận về thực trạng phát triển kinh tế xã hội của huyện Sóc Sơn 27 4.2. Đánh giá chất lượng nước mặt 28 4.2.1. Tài nguyên nước mặt lục địa 28 4.3. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm 38 4.3.1. Hiện trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nước của huyện 38 4.3.2. Nguyên nhân và hậu quả của việc ô nhiễm môi trường nước 39 4.3.3. Dự báo và quy hoạch phát triển liên quan đến môi trường nước 41 4.3.4. Đề xuất các biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên nước huyện Sóc Sơn 41 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44 5.1. Kết luận 44 5.2. Kiến nghị 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Môi trường đã trở thành vấn đề chung của nhân loại, được toàn Thế giới quan tâm. Nằm trong khung cảnh chung của Thế giới, môi trường Việt Nam đang xuống cấp cục bộ, có nơi bị hủy hoại nghiêm trọng gây nên nguy cơ mất cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững của đất nước. Trong đó chất lượng môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng tại các vùng kinh tế đang là một trong những vấn đề được quan tâm. Sóc Sơn là huyện ngoại thành ở phía bắc Thủ đô Hà Nội. Trung tâm huyện cách trung tâm Hà Nội gần 30 km, là đầu mối giao thông thuận tiện nối Thủ đô với sân bay Nội Bài, với các khu công nghiệp, các trung tâm dịch vụ lớn của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; với các tỉnh phía Bắc và Đông Bắc nước ta qua hệ thống quốc lộ như quốc lộ 2 đi Tuyên Quang, Hà Giang , quốc lộ 3 đi Thái Nguyên, Bắc Cạn , đường cao tốc Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai; quốc lộ 18 đi một số tỉnh phía Bắc và Quảng Ninh; các tuyến đường sắt, đường thuỷ đi các tỉnh phía Bắc Đây là một trong những lợi thế quan trọng của Sóc Sơn trong lưu thông hàng hoá, hành khách, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Huyện Sóc Sơn có 3 tuyến sông chính chảy qua, sông Cà Lồ chảy qua phía Nam Huyện với chiều dài 20 km; sông cầu bao quanh phía Đông của Huyện từ KM 17 đến KM 28 + 828 dài 11.828 mét với điểm đầu ở Trung Giả (sông Công nhập vào) đến điểm cuối ở Việt Long, toàn bộ tuyến đê đã được cứng hoá bê tông với mặt rộng 5m. Sông Công chảy qua phía Bắc Huyện với chiều dài 11km, nhập với sông Cầu tại Trung Giã. Ngoài ra, Huyện còn có nhiều hồ ở vùng đồi gò, trong đó có một số hồ lớn như Hàm Lợn, Đồng Đò, Đồng Quan, Cầu Bãi Hệ thống sông ngòi tạo điều kiện cho Sóc Sơn có khả
  10. 2 năng phát triển vận tải thuỷ và đáp ứng được một phần nhu cầu nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên là Huyện có diện tích đồi gò lớn nhất Thành phố, nên hiện trạng cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Trong những năm trở lại đây hòa nhịp cùng với quá trình phát triển chung của đất nước, sự phát triển kinh tế của huyện diễn ra khá nhanh. Cùng với sự tăng dân số ở huyện này là những tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội đồng thời cũng gây ra những áp lực rất lớn đến môi trường, điều này có thể lại là rào cản cho sự phát triển kinh tế - xã hội đi ngược lại với mục tiêu “phát triển bền vững”. Trong các vấn đề môi trường hiện nay tại huyện, ô nhiễm nước đang là một vấn đề thu hút rất nhiều sự quan tâm của các cơ quan quản lý và người dân. Hiện nay huyện đang đứng trước một thực trạng là gia tăng dân số, đô thị hóa và công nghiệp hóa dấn đến sự ra tăng nhu cầu sử dụng nước. Trong khi đó diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất hồ ao đầm lại bị thu hẹp. Xuất phát từ hiện trạng môi trường trên và yêu cầu thực tế về đánh giá hiện trạng môi trường nước của huyện, từ đó đưa ra các giải pháp góp phần giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường nước của huyện trong thời gian tới, cùng với sự hướng dẫn của TS.Trần Hải Đăng, em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện Sóc Sơn năm 2018 và đề xuất biện pháp giảm thiểu”. 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu tổng quát - Đánh giá chất lượng và diễn biến môi trường nước mặt huyện Sóc Sơn, giúp cơ quan địa phương theo dõi chất lượng nước. - Đề xuất các biện pháp, kỹ thuật quản lý môi trường phù hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm và nâng cao chất lượng môi trường nước huyện Sóc Sơn. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn.
  11. 3 - Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt huyện Sóc Sơn. - Đề xuất các biện pháp, kiểm tra, quản lý môi trường phù hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm và nâng cao chất lượng môi trường nước huyện Sóc Sơn. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Vận dụng và phát huy những kiến thức đã học tập vào nghiên cứu. - Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho nghiên cứu sau này. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường, các đánh giá chung nhất về chất lượng môi trường nước mặt, là cơ sở giúp các cơ quan quản lý nhà nước có biện pháp quản lý, xử lý nhằm nâng cao chất lượng nước của địa phương. - Làm cơ sở khoa học phục vụ cho công tác quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội.
  12. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Một số khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nước, tiêu chuẩn môi trường. - Khái niệm môi trường: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.” (Luật Bảo vệ môi trường, 2014). - Khái niệm ô nhiễm môi trường: “ Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật’’ (Luật Bảo vệ môi trường, 2014). - Khái niệm ô nhiễm môi trường nước: “Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi của các tính chất vật lý - hóa học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh học trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất” (Hoàng Văn Hùng, 2008). -Theo hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa: “Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã” [Lê Văn Khoa (chủ biên), Hoàng Xuân Cơ, Nguyễn Xuân Cự cùng cộng sự, 2001). - Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì ‘‘Ô nhiễm môi trường là sự đưa vào môi trường các chất thải nguy hại hoặc năng lượng đến mức ảnh
  13. 5 hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe con người hoặc làm suy thoái chất lượng môi trường’’. * Nước Mặt: Theo khoản 2 điều 3 Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/5/1998, “Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo”. * Chất thải: Theo khoản 10 điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 2005, “Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra ngoài từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”. - Khái niệm về tiêu chuẩn môi trường: Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2005: “Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường”. Theo khoản 6 điều 3 Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014: ‘‘Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kĩ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường’’ 2.1.2. Nguồn gốc và các dấu hiệu nhận biết nước bị ô nhiễm * Nguồn gốc của ô nhiễm môi trường nước Môi trường nước rất dễ bị ô nhiễm, có thể do từ môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo : - Môi trường tự nhiên: các nguồn ô nhiễm từ không khí, đất; do mưa, tuyết tan, bão , lũ lụt đưa vào môi trường nước các chất bẩn, các sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng.
  14. 6 - Môi trường nhân tạo: chủ yếu là nguồn thải của các nhà máy, khu công nghiệp,khu dân cư, giao thông vận tải, các hóa chất từ hoạt động nông, lâm nghiệp đưa vào môi trường nước. * Nguồn nước bị ô nhiễm có các dấu hiệu đặc trưng sau: - Có xuất hiện các chất nổi trên bề mặt nước và các cặn lắng chìm xuống đáy nguồn. - Thay đổi tính chất lý học ( độ trong, màu, mùi , nhiệt độ, ) - Thanh đổi thành phần hóa học (pH, hàm lượng các chất hữu cơ và vô cơ, xuất hiện các chất độc hại ) - Lượng oxy hòa tan (DO) trong nước giảm do các quá trình sinh hóa để oxy hóa các chất bẩn hữu cơ vừa mới thải vào. - Các vi sinh vật thay đổi về loài và số lượng. Có xuất hiện các vi trùng gây bệnh. 2.1.3. Đánh giá chất lượng nước Chất lượng nước được đánh giá bởi các chỉ tiêu, thông số sau: * Các thông số lý học: - Độ màu, độ đục, nhiệt độ, pH, tổng hàm lượng chất rắn (TS), tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS), tổng hàm lượng chất rắn hòa tan. + Nhiệt độ: Nhiệt độ tác động tới các quá trình sinh hóa diễn ra trong nguồn nước tự nhiên, sự thay đổi về nhiệt độ sẽ kéo theo các thay đổi về chất lượng nước, tốc độ, dạng phân hủy các hợp chất hữu cơ, nồng độ oxy hòa tan. + pH: Là chỉ số thể hiện axit hay bazơ của nước, là yếu tố môi trường ảnh hưởng đến tốc độ phát triển và sự giới hạn phát triển của vi sinh vật trong nước. Trong lĩnh vực cấp nước, pH là yếu tố phải xem xét trong quá trình đông tụ hóa học, sát trùng làm mềm nước, kiểm soát sự ăn mòn. Trong hệ thống xử lý nước thải bằng quá trình sinh học thì pH phải được khống chế trong phạm vi thích hợp đối với các loại vi sinh vật có liên quan.
  15. 7 * Các thông số hóa học: - Độ kiềm toàn phần, độ cứng của nước, các kim loại nặng, hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD), nhu cầu oxy hóa học (COD), (NO2). + BOD: Là lượng oxy cần thiết cung cấp để vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời gian. + COD: Là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước. + NO2: Là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy các chất có chứa nitơ trong nước thải. + Các yếu tố KLN: Các kim loại nặng là những yếu tố mà tỉ trọng của chúng lớn hơn 5 như Asen, Cacdimi, Fe, Mn v.v ở hàm lượng nhỏ nhất định chúng cần thiết cho sự phát triển và sinh trưởng của động vật, thực vật nhưng khi hàm lượng tăng thì chúng sẽ trở thành độc hại đối với sinh vật và con người thông qua chuỗi mắt xích thức ăn. * Các thông số sinh học: - Coliform: Là nhóm vi sinh vật quan trọng trong chỉ thị môi trường, xác định mức ô nhiễm bẩn về mặt sinh học của nguồn nước. 2.1.4. Các dạng ô nhiễm nước thường gặp - Ô nhiễm chất hữu cơ: là sự có mặt của các chất tiêu thụ oxy trong nước. Các chỉ tiêu để đánh giá ô nhiễm chất hữu cơ là: DO, BOD, COD. - Ô nhiễm các chất vô cơ: là có nhiều chất vô cơ gây ô nhiễm môi trường nước, tuy nhiên có một số nhóm điển hình như: các loại phân bón vô cơ, các khoáng axit, cặn, các nguyên tố vết. - Ô nhiễm các chất phú dưỡng: phú dưỡng là sự tăng hàm lượng Nito, Photpho trong nước nhập vào các thủy vực dẫn đến sự tăng trưởng của thực vật bậc thấp (rong, tảo ).
  16. 8 - Ô nhiễm do kim loại nặng và các hóa chất khác: thường gặp trong thủy vực gần khu công nghiệp, khu vực khai khoáng, trong khu vực thành phố. - Ô nhiễm vi sinh vật. - Ô nhiễm nước mặt bởi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học. 2.2. Cơ sở pháp lý Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần quan trọng , là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước, mặt khác nước cũng có thể gây nên những tai họa cho con người và môi trường. Do vậy, việc quản lý tài nước đòi hỏi một hệ thống các văn bản bảo vệ và khai thác nguồn nước nhằm tạo cơ sở pháp lý cho công tác này. Các biện pháp mang tính chất pháp lý, thiết chế này được áp dụng cho việc sử dụng và phân phối tài nguyên nước, đảm bảo phát triển bền vững tài nguyên nước. Các văn bản pháp lý trong quản lý tài nguyên nước đang có hiệu lực: - Luật bảo vệ môi trường năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. - Luật tài nguyên nước năm 2012 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. - Luật số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội về bảo vệ môi trường - Nghị định 19/2015/NĐ – CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều trong Luật Bảo vệ môi trường. - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ môi trường.
  17. 9 - Nghị định số 21/2008/NĐ-CP Sửa đổi bổ sung nghị định 80/2006/NĐ-CP về việc quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ môi trường. - Nghị định 120/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008 của Chính phủ về quản lý lưu vực sông. - Quyết định số 16/2008/QĐ – BTNMT ngày 31 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài nguyên môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. - Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. - Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/04/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”. - TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4: 1987) – Chất lượng nước – lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở ao hồ tự nhiên và nhân tạo. - TCVN 5996:1995 (ISO 5667-6: 1990) – Chất lượng nước – lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối. - QCVN 08-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. - QCVN 09-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất. 2.3. Cơ sở thực tiễn 2.3.1. Hiện trạng nguồn nước trên thế giới Vấn đề về tài nguyên nước được thực hiện trong tổ chức Liên Hợp Quốc, các chương tŕnh và các quỹ có vai tṛ đáng kể trong việc giải quyết mối quan tâm tới nước ngọt của toàn cầu. Tại hội nghị thượng đỉnh thế giới năm 2002 về vấn đề phát triển bền vững và bắt đầu thiên niên kỷ của tài nguyên nước đã đặt mục tiêu phát triển và hỗ trợ các nước thành viên để đạt được các mục tiêu và các chỉ tiêu về nước sạch và vệ sinh môi trường. Công việc của tổ
  18. 10 chức bao gồm tất cả các khía cạnh của nguồn nước ngọt bao gồm cả tài nguyên nước và các dòng chảy sông ngòi, nước ngầm và nước biển. (Nguồn: Status Report on Integrated Water Resources Management and Water Efficiency Plans, Prepared for the 16th session of the Commission on Sustainable Development, Vietnam, 2008). Tài nguyên nước ở trên thế giới theo tính toán hiện nay là 1,39 tỷ km3, tập trung trong thuỷ quyển 97,2% (1,35 tỷ km3), còn lại trong khí quyển và thạch quyển. 94% lượng nước là nước mặn, 2% là nước ngọt tập trung trong băng ở hai cực, 0,6% là nước ngầm, còn lại là nước sông và hồ. Lượng nước trong khí quyển khoảng 0,001%, trong sinh quyển 0,002%, trong sông suối 0,00007% tổng lượng nước trên trái đất. Lượng nước ngọt con người sử dụng xuất phát từ nước mưa (lượng mưa trên trái đất 105.000km3/năm. Lượng nước con người sử dụng trong một năm khoảng 35.000 km3, trong đó 8% cho sinh hoạt, 23% cho công nghiệp và 63% cho hoạt động nông nghiệp). (Nguồn: “Vai trò của nước” ước_đóng_vai_trò_quan_trọ ng_như_thế_nào%3F ) Bảng 2.1: Phân bố và dạng của nước trên trái đất Nguồn nước Thể tích Thể tích Phần trăm Phần trăm nước tính nước tính của nước của tổng bằng km3 bằng dặm ngọt lượng nước khối Đại dương, biển 1.338.000.000 321.000.000 - 96,5 và vịnh Đỉnh núi băng, 24.064.000 5.773.000 68,7 1,74 sông băng và vùng tuyết phủ vĩnh cửu Nước ngầm: 23.400.000 5.614.000 - 1,7 Ngọt 10.530.000 2.526.000 30,1 0,76 Mặn 12.870.000 3.088.000 - 0,94 Độ ẩm đất 16.500 3.959 0,05 0,001 Băng chìm và 300.000 71.790 0,86 0,022 băng tồn tại
  19. 11 vĩnh cửu Các hồ: 176.400 42.320 - 0,013 Ngọt 91.000 21.830 0,26 0,007 Mặn 85.400 20.490 - 0,006 Khí quyển 12.900 3,095 0,04 0,001 Nước đầm lầy 11.470 2.752 0,03 0,0008 Sông 2.120 509 0,006 0,0002 Nước sinh học 1.120 269 0,003 0,0001 Tổng số 1.386.000.000 332.500.000 - 100 Như vậy nước trên bề mặt trái đất tồn tại trên biển và đại dương là nhiều nhất, chiến tới 97,2%. Về lượng nước ngọt trên thế giới được phân bố ở các dạng như băng đá, trong sông hồ, nước ngầm 2.3.2. Hiện trạng nguồn nước ở Việt Nam Việt Nam có 3450 sông, suối với chiều dài từ 10km trở lên. Các sông suối này nằm trong 108 lưu vực sông được phân bố và trải dài trên cả nước. Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nguồn tài nguyên nước khá phong phú cả về lượng mưa, nguồn nước mặt trong các hệ thống sông, hồ và nguồn nước dưới đất. Về lượng mưa: lượng mưa trung bình năm của Việt Nam vào khoảng 1940-1960mm (tương đương tổng lượng nước khoảng 640 tỷ m3/năm), thuộc số quốc gia có lượng nước mưa vào loại lớn trên thế giới. Tuy nhiên, lượng mưa của Việt Nam phân bố rất không đều theo không gian và thời gian. Lượng mưa tập trung chủ yếu trong 4-5 tháng mùa mưa (chiếm 75-85% tổng lượng mưa năm), lượng mưa trong mùa khô chỉ chiếm 15-25%. Khu vực có lượng mưa lớn là các khu vực phía Đông Trường Sơn thuộc vùng Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Tây Nguyên và khu vực trung du, miền núi Bắc Bộ. Về nước mặt: tổng lượng dòng chảy hàng năm khoảng 830-840 tỷ m3, trong đó tập trung chủ yếu (khoảng 57%) ở lưu vực sông Cửu Long, hơn 16% ở lưu vực sông Hồng-Thái Bình, hơn 4% ở lưu vực sông Đồng Nai, còn lại ở
  20. 12 các lưu vực sông khác. Tuy nhiên, lượng nước sinh ra ở phần lãnh thổ Việt Nam chỉ chiếm khoảng 310-315 tỷ m3/năm (khoảng 37%), chủ yếu thuộc các lưu vực sông Hồng-Thái Bình, Đồng Nai, Cả, Ba, Vũ Gia-Thu Bồn. (Nguồn: Cục quản lý tài nguyên nước – 2016) Để đáp ứng các yêu cầu trữ lượng, điều tiết dòng chảy phục vụ cấp nước trong mùa khô và phòng, chống và giảm lũ, lụt trong mùa mưa, Việt Nam đã, đang và tiếp tục phát triển hệ thống các hồ chứa nước. Theo kết quả thống kê, rà soát sơ bộ, cả nước có trên 2.900 hồ chứa thủy điện, thủy lợi đã vận hành, đang xây dựng hoặc đã có quy hoạch xây dựng với tổng dung tích trên 65 tỷ m3. Trong đó, khoảng 2.100 hồ đang vận hành, tổng dung tích hơn 34 tỷ m3 khoảng 240 hồ đang xây dựng, tổng dung tích hơn 28 tỷ m3 , trên 510 hồ đã có quy hoạch, tổng dung tích gần 4 tỷ m3. Trong số các hồ nêu trên, có khoảng 800 hồ thủy điện, tổng dung tích trên 56 tỷ m3, gồm 59 hồ đang vận hành, 231 hồ đang xây dựng và hơn 500 hồ đã có quy hoạch xây dựng và hơn 2.100 hồ chứa thủy lợi, tổng dung tích hơn 9 tỷ m3, phần lớn là hồ chứa nhỏ, đã xây dựng xong, đang vận hành. Các lưu vực sông có số lượng hồ chứa và tổng dung tích các hồ chứa lớn gồm: sông Hồng, gần 30 tỷ m3; sông Đồng Nai, trên 10 tỷ m3, sông Sê San, gần 3,5 tỷ m3; sông Mã, sông Cả, sông Hương, sông Vũ Gia – Thu Bồn và sông Sêrêpôk có tổng dung tích hồ chứa từ gần 2 tỷ m3 đến 3 tỷ m3. Có 19 tỉnh có tổng dung tích hồ chứa từ trên 1 tỷ m3 trở lên. (Nguồn: Cục quản lý tài nguyên nước – 2016). Về nước dưới đất: Tiềm năng nguồn nước dưới đất của Việt Nam là tương đối lớn, ước tính khoảng 63 tỷ m3/năm, tập trung chủ yếu ở các khu vực đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên. (Nguồn: Cục quản lý tài nguyên nước – 2016).
  21. 13 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu - Đối tượng: Môi trường nước mặt huyện Sóc Sơn – thành phố Hà Nội - Địa điểm: Viện kỹ thuật và công nghệ môi trường - Thời gian: 08/06/2018 đến ngày 30/09/2018 3.2. Nội dung nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn. - Đánh giá chất lượng môi trường nước huyện Sóc Sơn. - Đề xuất các biện pháp, kiểm tra, quản lý môi trường phù hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm và nâng cao chất lượng môi trường nước huyện Sóc Sơn. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Các số liệu thứ cấp được thu thập tại các xã thuộc huyện Sóc Sơn, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội và các nguồn khác như sách, báo, internet 3.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa Trong quá trình đi quan sát trực tiếp hiện trạng nguồn nước các sông suối tại vị trí lấy mẫu giúp cho việc thực hiện đề tài. 3.3.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu về môi trường nước 3.3.3.1. Phương pháp lấy mẫu nước * Chuẩn bị dụng cụ - Thiết bị thu mẫu: Bình chứa mẫu bằng nhựa, thiết bị phân tầng đáy, thủy sinh. Thiết bị lấy mẫu ở các độ sâu khác nhau, gầu lấy mẫu. - Bình chứa mẫu có dung tích 1 lít (phân tích các chỉ tiêu lý hóa) phải sạch, khô và tráng ít nhất 3 lần bằng chính nguồn nước trước khi lấy mẫu. Mẫu nước cần lấy đầy bình và đậy kín nắp.
  22. 14 - Ghi nhận vào hồ sơ lấy mẫu: Chai lấy mẫu cần được ghi nhãn, ghi chép đầy đủ những chi tiết liên quan đến việc liên quan như: thời điểm lấy mẫu, tên người lấy mẫu, vị trí lấy mẫu, loại mẫu, các dữ liệu về thời tiết, mực nước, dòng chảy, khoảng cách bờ, độ sâu, phương pháp lấy mẫu, chi tiết về phương pháp lưu giữ mẫu đã dùng. * Phương pháp lấy mẫu Bước 1: Lựa chọn và rửa kĩ chai, lọ đựng mẫu. Bước 2: Tráng bình bằng nước tại nơi lấy mẫu, dùng tay cầm chai nhựa nhúng vào dòng nước khoảng giữa dòng, cách bề mặt nước khoảng 30– 40cm, hướng miệng chai lấy mẫu nước về phía dòng chảy tới, tránh đưa vào chai lấy mẫu các chất rắn có kích thước lớn như rác, lá cây Bước 3: Đậy nắp bình, ghi rõ lý lịch mẫu đã thu (thời gian lấy mẫu, người lấy mẫu ) Bước 4: Bảo quản theo quy định. Để đánh giá chất lượng nước mặt trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sóc Sơn đã kết hợp với đơn vị tư vấn – Viện Kỹ thuật và Công nghệ môi trường tiến hành lấy mẫu tại các xã và phân tích các chỉ tiêu như: pH; BOD5; TSS; Clorua; Phosphat; Chất hoạt động bề mặt; + - - Tổng dầu, mỡ ;Coliform, Amoni (NH4 ), Nitrit (NO2 ), Nitrat (NO3 ). Tiến hành lấy 5 mẫu nước mặt tại 5 xã trên địa bàn huyện Sóc Sơn với các vị trí và tọa độ như bảng: Bảng 3.1: Vị trí và tọa độ nước mặt huyện Sóc Sơn năm 2018 TT Kí hiệu Vị trí lấy mẫu Tọa độ X Y 1 NM1 Nước mặt lấy tại Sông Cà 2344066 586036 Lồ chảy qua cầu Đò Xo 2 NM4 Nước mặt lấy tại Sông 2356893 593157 Cầu chảy qua thôn Ngô Đạo, xã Tân Hương 3 NM9 Nước mặt lấy tại Suối Cầu 2361031 586642 Lai, Thôn Lai Sơn 4 NM11 Nước mặt lấy tại ao làng 2348695 590468 thôn Thanh Huệ Đình 5 NM12 Nước mặt lấy tại Hồ Mai 2353330 591752
  23. 15 Định-Thôn Phú Tàng 3.3.3.2. Phương pháp phân tích Các mẫu sau khi lấy được mang về phòng phân tích của Viện kỹ thuật và công nghệ môi trường Bảng 3.2: Các chỉ số phân tích đánh giá chất lượng nước STT Chỉ tiêu Phương pháp phân tích phân tích 1 pH Dùng máy đo pH 2 Độ đục Phương pháp khối lượng 0 3 BOD5 Phương pháp ủ ở 20 C trong 5 ngày (cảm biến sensor) 4 COD Phương pháp Kalipemanganat 5 NO3 Phương pháp so màu UV – VIS 6 Chất rắn lơ Pp TCVN 6625-2000 (sấy ở 10500C/1 giờ) lửng 7 Độ cứng Máy đo độ cứng 8 Cl- Máy đo điện giải Combiline 9 Coliform Pp lên men nhiều ống ( TCVN 6187-2:1996) 3.3.4. Phương pháp kế thừa - Thu thập các tài liệu khoa học, các tạp chí khoa học, đề tài nghiên cứu và số liệu các vấn đề cần nghiên cứu. - Tham khảo, kế thừa các tài liệu, các đề tài đã được tiến hành trước đó có liên quan đến khu vực tiến hành nghiên cứu. 3.3.5. Phương pháp xử lý số liệu - Các kết quả phân tích được thể hiện trên các bảng biểu, đồ thị, xử lý bằng chương trình Microsoft Word. - Vẽ đồ thị minh họa các chỉ tiêu đo đạc để nhận xét sự thay đổi của các chỉ tiêu.
  24. 16 3.3.6. Phương pháp so sánh kết quả với các chỉ tiêu môi trường nước. Kết quả được so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt Cột A: A1 - Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như loại A2, B1 và B2. A2 - Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2. Cột B: B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2. B2 - Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp.
  25. 17 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Sóc Sơn 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Sóc Sơn là Huyện ngoại thành ở phía bắc Thủ đô Hà Nội. Trung tâm Huyện cách trung tâm Hà Nội gần 30 km. Sóc Sơn được định vị trong mối quan hệ với các địa phương lân cận như sau: - Phía bắc giáp tỉnh Thái Nguyên. - Phía đông giáp tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. - Phía tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc. - Phía nam giáp Huyện Đông Anh- Hà Nội. Sóc Sơn là đầu mối giao thông thuận tiện nối Thủ đô với sân bay Nội Bài, các khu công nghiệp, các trung tâm dịch vụ lớn của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; với các tỉnh phía Bắc và Đông Bắc nước ta qua hệ thống quốc lộ như quốc lộ 2 đi Tuyên Quang, Hà Giang , quốc lộ 3 đi Thái Nguyên, Bắc Cạn , đường cao tốc Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai; quốc lộ 18 đi một số tỉnh phía Bắc và Quảng Ninh; các tuyến đường sắt, đường thuỷ đi các tỉnh phía Bắc Đây là một trong những lợi thế quan trọng của Sóc Sơn trong lưu thông hàng hoá, hành khách, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của Huyện. 4.1.1.2. Địa hình, địa chất Sóc Sơn là vùng bán sơn địa với 3 loại địa hình chính: vùng đồi gò, vùng giữa và vùng đồng bằng ven sông. a/ Vùng đồi gò của Sóc Sơn là hệ thống núi thấp và đồi gò, là một phần kéo dài về phía Đông của dãy núi Tam Đảo, có độ cao trung bình 200-300 m so với mặt nước biển. Nơi có địa hình cao nhất là núi Hàm Lợn (cao 485m), núi Đền Sóc (cao 308m), điểm thấp nhất của vùng này là 20m.
  26. 18 b/ Vùng giữa nằm trên địa bàn 9 xã Tân Minh, Quang Tiến, Tân Dân, Hiền Ninh, Phù Ninh, Trung Giã, Mai Đình, Tiên Dược và thị trấn Sóc Sơn với diện tích khoảng 9.300 ha. Địa hình của vùng chủ yếu là ruộng bậc thang, độ cao trung bình từ 20 - 40m. c/ Vùng đồng bằng ven sông: nằm trên địa bàn 12 xã là Thanh Xuân, Phù Lỗ, Việt Long, Kim Lũ, Xuân Giang, Phú Minh, Phú Cường, Đông Xuân, Đức Hoà, Tân Hưng, Xuân Thu và Bắc Phú. Địa hình của vùng khá bằng phẳng, độ cao trung bình từ 10 - 20m, trong đó có khoảng 1.000 ha đất thường xuyên bị ngập úng. 4.1.1.3. Khí hậu Sóc Sơn nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10; mùa khô, lạnh từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 24,460C. Số giờ nắng trung bình khá dồi dào với 1.645 giờ. Trung bình một ngày có 3-5 giờ nắng, tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 7 và tháng 10 (trung bình mỗi ngày có tới 7 giờ nắng). Bức xạ tổng cộng hàng năm của khu vực là 125,7 kcal/cm2, bức xạ quang hợp chỉ đạt 61,4 kcal/cm2. Tổng nhiệt độ hàng năm đạt 8.500-9.0000C. Nhìn chung, khí hậu của Sóc Sơn có điều kiện lợi thế phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi. Hạn chế của khí hậu ở đây là lượng mưa lớn tập trung vào khoảng thời gian ngắn dễ gây lũ lụt, đất đai bị xói mòn, rửa trôi làm cho đất bị nghèo kiệt, nhất là đối với những diện tích đất không có thảm thực vật che phủ, độ dốc lớn. 4.1.1.4. Sông ngòi – thủy văn. Hệ thống sông ngòi của huyện dày đặc, quan trọng nhất là sông Cầu, sông Công và sông Cà Lồ, có ảnh hưởng đến chế độ thuỷ văn của huyện. Bên cạnh đó là hệ thống các suối và nhiều đầm, hồ tự nhiên là nguồn dự trữ nước quan trọng vào mùa khô.
  27. 19 a/ Sông Cầu: là con sông lớn của miền Bắc nước ta, có diện tích lưu vực 6.030 km2, bắt nguồn từ độ cao 1.175 m của núi Van On tỉnh Bắc Kạn, có tổng chiều dài 288,5 km, đoạn chảy qua huyện có chiều dài khoảng 15km, với mật độ lưới sông 0,95km/km2. Sông Cầu có rất nhiều sông nhánh và suối nhỏ chảy vào tạo nên mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có sông Công, sông Cà Lồ và suối Lương Phúc. b/ Sông Công: là một chi lưu của sông Cầu bắt nguồn ở độ cao 275m thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đô ra sông Cầu tại thôn An Lạc, xã Trung Giã. Sông Công có chiều 96 km, đoạn chảy qua huyện Sóc Sơn có chiều dài 9km. c/ Sông Cà Lồ: là một chi lưu của sông Cầu được chia làm hai đoạn bắt nguồn từ độ cao 1.000m trên dãy núi Tam Đảo, nhưng có dòng chính từ Đầm Vạc thuộc thị xã Vĩnh Yên đổ ra sông Cầu. Đoạn chảy qua huyện có chiều dài 7,5 km, đây là đoạn chảy từ Hương Canh đến nga ba sông Cầu (Phúc Lộc Phương). d/ Suối Lương Phúc: bắt nguồn từ đầm Cầu Cốn chảy giữa lưu vực qua các khu đất bậc thang đổ ra sông Cầu qua cống Lương Phúc, đây là trục tiêu tự chảy quan trọng khu vực Đông Bắc của huyện. đ/ Suối Đồng Đò: bắt nguồn từ núi Cánh Tay cao 332m chạy dọc theo biên giới phía Tây huyện, dài 10,5km đổ ra sông Cà Lồ tại cầu Khả Do. Đây là trục tiêu tự chảy cho khu Tây Nam của huyện. e/ Suối Ngòi Soi: bắt nguồn từ núi Hàm Lợn, núi Chân Chim cao 469m chảy qua sông Cầu Ngăm, hồ Cầu Dọc, kênh Anh Hùng, chảy theo hướng Tây Nam, dài 12,8km và đổ ra sông Cà Lồ tại đập Cầu Soi. 4.1.1.5. Các nguồn tài nguồn * Tài nguyên đất Tài nguyên đất của huyện có 15 loại đất chính, trong đó:
  28. 20 a/ Đất phù sa có diện tích phân bố ở hầu khắp trên địa bàn huyện, nhưng tập trung nhiều ở các xã phía Nam huyện. Tổng diện tích khoảng 5.061 ha, bao gồm 8 loại sau đây: - Đất phù sa được bồi hàng năm thường chua (Pb.c) - Đất phù sa ít được bồi trung tính kiềm yếu (Pb.i.k) - Đất phù sa không được bồi không gley hoặc gley yếu (Pb) - Đất phù sa không được bồi có gley trung bình hoặc mạnh (Ps - Đất phù sa không được bồi không gley hoặc gley yếu thường chua (Pc) - Đất phù sa không được bồi gley mạnh úng nước mưa mùa hè (Pj) - Đất phù sa ngòi suối (Py), đây là loại đất chỉ có ở ven các suối đầu nguồn của Sóc Sơn - Đất phù sa không được bồi dưới có sản phẩm feralitic (Pf) b/ Đất bạc màu bao gồm 2 loại: - Đất bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản phẩm feralitic (Ba), đây là loại đất phổ biến nhất với tổng diện tích 10.655 ha, chiếm 1/3 tổng diện tích tự nhiên của huyện. Phân bố ở các xã vùng đồi gò như: Minh Trí, Minh Phú, Nam Sơn, Bắc Sơn, Phù Linh, Hồng Kỳ, Quang Tiến, - Đất dốc tụ xen đồi núi bạc màu không có sản phẩm feralitic (D), là loại đất chỉ có ở Sóc Sơn, nằm xen kẽ các thung lũng hẹp, với diện tích 1.846 ha. c/ Nhóm đất feralitic: là nhóm đất đặc trưng của vùng đồi gò Sóc Sơn với 5 loại đất d/ Diện tích còn lại là các loại đất khác với 3.356 ha chiếm khoảng 11% diện tích tự nhiên của huyện. * Tài nguyên nước a/ Nguồn nước mặt: Huyện Sóc Sơn có trữ lượng nước mặt khá dồi dào tuy nhiên nguồn nước mặt đang bị nguy cơ ô nhiễm đe dọa khó khăn cho khai thác phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
  29. 21 b/ Nguồn nước ngầm: Huyện nằm trong khu vực có nguồn nước ngầm khá dồi dào với trữ lượng khá lớn, chất lượng tốt có tầng bảo vệ chống ô nhiễm. * Tài nguyên rừng Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010 toàn huyện hiện có 4.436,61 ha đất lâm nghiệp chủ yếu là rừng trồng phòng hộ phân bố ở khu vực núi phía Bắc huyện. Rừng của Sóc Sơn chủ yếu là các loại cây như: thông, bạch đàn, keo và các loại hỗn giao, trước đây ở một số khu vực đã trồng các cây rừng bản địa: lim xanh, bời lời nhớt, muồng, côm tầng, dung sạn, Hiện nay tổng diện tích đất có rừng là 3.596 ha, trong đó rừng có trữ lượng là 3.181,7 ha, với tổng trữ lượng là 224.468,1 m3, trong đó: * Tài nguyên nhân văn Lịch sử hình thành và phát triển của con người Hà Nội nói chung và Sóc Sơn nói riêng đã có từ vài nghìn năm trước, gắn với lịch sử dựng nước và giữ nước của cả dân tộc Việt Nam. Ngay từ thời các Vua Hùng dựng nước Văn Lang, tổ tiên chúng ta đã đến làm ăn sinh sống ở vùng đất này. Ngoài cây trồng chính là cây lúa nước, người dân còn có nghề trồng rau và cây ăn quả; gắn với nghề làm ruộng còn có nghề chăn nuôi, nghề rừng, nghề săn bắn và nghề nuôi cá. Nhiều nghề thủ công xuất hiện và phát triển cùng với nghề nông theo nhu cầu của cuộc sống. * Tài nguyên khoáng sản Nguồn khoáng sản của huyện chủ yếu là than bùn ở các xã phía Bắc huyện. Vàng sa khoáng ở Minh Trí phân bố dài 500 m bề rộng 30 - 50 m, kèm theo là 1 vành đai thiếc sa khoáng bậc 1 có diện tích 2,2 km2. Ngoài ra còn có nhiêu loại khoáng sản có giá trị là nguyên vật liệu xây dựng như Kaolin, đá ong, cát xây dựng.
  30. 22 4.1.2. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế A. Sản xuất nông – lâm - ngư nghiệp Khu vực nông nghiệp thời gian qua có sự tăng trưởng ổn định so với các ngành kinh tế khác. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 1.714.182 triệu đồng năm 2013 tăng lên 1.890.725 triệu đồng năm 2018 (theo giá thực tế), bình quân tăng 3,05%/năm. Về mặt tương đối, đóng góp của nông nghiệp vào giá trị sản xuất trên địa bàn đã tăng nhẹ từ gần 97,55% tổng giá trị sản xuất trên toàn huyện năm 2013 lên 97,90% năm 2018. Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ nông nghiệp của huyện những năm 2013 - 2018 diễn ra theo xu hướng tương đối nhanh, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt, lâm nghiệp giảm chậm, ngành chăn nuôi giảm nhẹ 3%. Chi tiết chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp được thể hiện qua bảng. Bảng 4.1: Diễn biến cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Sóc Sơn giai đoạn 2014-2018 Đơn vị tính: % Năm Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ Lâm Nghiệp Thuỷ sản 2014 47,21 47,85 4,94 0,10 2,35 2015 45,08 49,69 5,23 0,07 2,34 2016 40,76 54,61 4,63 0,08 2,27 2017 40,93 53,75 5,32 0,07 2,03 2018 40,11 54,43 5,45 0,07 2,03 (Nguồn: Niên giám Thống kê Sóc Sơn, Cục thống kê Hà Nội, 2016) B. Khu vực công nghiệp Trong những năm gần đây, quy mô giá trị sản xuất công nghiệp Sóc
  31. 23 Sơn liên tục tăng cao, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 35% hàng năm giai đoạn 2014-2018, đã có sự phát triển mạnh mẽ so với các năm từ 2010-2013. Về mặt giá trị, quy mô sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Sóc Sơn trong giai đoạn 2014-2018 đã có sự tăng trưởng đại nhảy vọt, với quy mô tăng trên 36,8 lần (theo giá thực tế). Giá trị sản xuất công nghiệp tăng từ gần 2.918.100 triệu đồng năm 2014 lên 4.486.879 triệu đồng vào năm 2018. Về mặt tốc độ tăng trưởng, chỉ số sự phát triển giá trị sản xuất của ngành công nghiệp Sóc Sơn đạt tốc độ rất cao ở mức 109.11% năm 2014, đến năm 2018 là 110,11%. Điều này cho thấy sự phát triển kinh tế của huyện Sóc Sơn phụ thuộc rất lớn vào lĩnh vực công nghiệp. C. Khu vực kinh tế dịch vụ Quy mô giá trị sản xuất dịch vụ trên địa bàn huyện Sóc Sơn liên tục tăng cao, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 8,2%/năm giai đoạn 2014- 2018. Về mặt giá trị, quy mô sản xuất dịch vụ trên địa bàn huyện Sóc Sơn trong giai đoạn 2014 - 2018 đã tăng hơn 6 lần (giá thực tế). Giá trị sản xuất dịch vụ tăng từ gần 47.208 triệu đồng năm 2014 lên 147.205 triệu đồng năm 2018. Nhìn chung, các dịch vụ trên địa bàn huyện đã đạt được những thành tựu đáng kể. Điều đó được thể hiện ở quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trong tổng giá trị sản xuất trên địa bàn thay đổi theo chiều hướng tăng. (Nguồn: Niên giám Thống kê Sóc Sơn, Cục thống kê Hà Nội, 2016). 4.1.2.2. Dân số, lao động và việc làm Năm 2014 dân số huyện có 312.210 người, trong đó thị trấn có 4.300 người và các xã có 295.300 người. Đến năm 2018, dân số toàn huyện đã lên tới 350.754 người
  32. 24 Hình 4.1 : Biểu đồ dân số trung bình của Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2014- 2018 Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của huyện đang có xu hướng giảm dần. Tỷ lệ gia tăng dân số cơ học đang có xu hướng tăng nhanh do việc đẩy nhanh phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị. (Nguồn: Niên giám Thống kê Sóc Sơn, Cục thống kê Hà Nội, 2016). 4.1.2.3.Lao động, việc làm và đời sống dân cư * Lao động Trong thời gian qua, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối khá và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Sóc Sơn, cơ cấu lao động trên địa bàn huyện cũng chuyển dịch tích cực. Đến năm 2018 lao động công nghiệp, dịch vụ chiếm 45,6% tổng số lao động (tăng 10% so với năm 2010), lao động nông nghiệp chiếm 59,4%. Riêng ngành công nghiệp với tốc độ tăng trưởng cao (23,55%/năm). Các nghề thủ công trên địa bàn huyện được duy trì và phát triển nên đã thu hút được nhiều lao động nông thôn. Năm 2018 công nghiệp đã tạo ra được khoảng 28.000 việc làm. (Nguồn: Niên giám Thống kê Sóc Sơn, Cục thống kê Hà Nội, 2016) * Việc làm
  33. 25 - Việc làm trong ngành công nghiệp và xây dựng: 18.902 lao động, chiếm 47,5%. - Việc làm trong ngành thương mại, dịch vụ: 12.272 lao động, chiếm 30,8%. - Việc làm trong ngành nông, lâm nghiệp: 8.641 lao động, chiếm 21,7%. (Nguồn: Niên giám Thống kê Sóc Sơn, Cục thống kê Hà Nội, 2016) *Đời sống dân cư Trong những năm gần đây do sản xuất phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. GDP bình quân đầu người đã tăng từ 45,98 triệu đồng/người năm 2014 lên 95,35 triệu đồng/người vào năm 2018. Đây vẫn là con số khá thấp so với các quận huyện nội thành. Bên cạnh đó, thu nhập bình quân trên đầu người thực tế còn có sự chênh lệch khá lớn giữa khu vực đô thị và khu vực nông thôn, giữa các xã tiểu vùng đồng bằng với các xã tiểu vùng miền núi 4.1.2.4. Giáo dục – Y tế - Văn hóa * Giáo dục đào tạo: Trong những năm qua, mạng lưới trường học trên địa bàn Huyện đã được đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất. Đến nay, 100% các trường tiểu học, THCS đã sửa xong phòng học cấp 4 và xây đủ phòng học, nhà học cao tầng khang trang cho học sinh. Phòng học các trường tiểu học, THCS đã đầy đủ, khang trang. Riêng phòng học chức năng, hiệu bộ của một số trường còn thiếu hoặc sử dụng phòng học để làm phòng hiệu bộ, phòng chức năng. Về trang thiết bị: Huyện đã đầu tư nhiều cho việc mua sắm, bổ sung bàn ghế và đồ dùng dạy học, mua sắm trang thiết bị xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia với mức đầu tư hàng năm gần 10 tỷ đồng. (Nguồn: Niên giám Thống kê Sóc Sơn, Cục thống kê Hà Nội, 2016) * Y tế:
  34. 26 Công tác y tế thường xuyên được quan tâm chỉ đạo và thực hiện tốt. Cơ sở vật chất và trang thiết bị được tăng cường từ huyện đến xã, thị trấn,chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe được nâng lên rõ rệt: Năm 2016, toàn huyện có 33 cơ sở y tế, trong đó: Tuyến huyện có 1 Trung tâm y tế và Bệnh viện đa khoa với 160 giường bệnh, 05 phòng khám đa khoa khu vực; Tuyến cơ sở có 26 trạm y tế xã. Toàn huyện có 518 cán bộ y tế, trong đó cán bộ y tế có trình độ bác sĩ và trên đại học là 82 người, y sĩ, kỹ thuật viên là 86 người còn lại là ý tá và hộ sinh. (Nguồn: Niên giám Thống kê Sóc Sơn, Cục thống kê Hà Nội, 2016). * Văn hóa Trên địa bàn Huyện hiện có 09 đơn vị sự nghiệp văn hoá và 33 câu 32 lạc bộ.Toàn huyện hiện có 163 Nhà văn hoá và Trung tâm văn hoá – thể thao thôn (làng). Huyện Sóc Sơn có nhiều di tích, toàn Huyện hiện có 414 di tích. Trong đó: Trong tổng số 414 di tích đã có 42 di tích đã được xếp hạng (18 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia và 24 di tích được xếp hạng cấp Thành phố). Toàn Huyện có 160 lễ hội được tổ chức hàng năm, trong đó có những lễ hội lớn có quy mô vùng như: lễ hội đền Sóc Sơn, lễ hội Đền Thanh Nhàn (Thanh Xuân), lễ hội đền Tam Tổng (xã Phù Lỗ), còn lại là các hội làng. 4.1.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng * Giao thông Sóc Sơn là đầu mối của nhiều tuyến giao thông quan trọng nối liền Thủ đô Hà Nội với các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ như Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Phòng, ; với các tỉnh phía Bắc như Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Giang, Lào Cai và sang Trung Quốc, thông qua Quốc lộ 2, Quốc lộ 3, Quốc lộ 18 và đặc biệt là tuyến cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài nối sân bay Nội Bài với trung tâm Thành phố. (Nguồn: Niên giám Thống kê Sóc Sơn, Cục thống kê Hà Nội, 2016)
  35. 27 * Thủy lợi Toàn huyện có 27 công trình hồ chứa, 119 công trình tiểu thủy nông, 129 trạm bơm và khoảng 73.810 km kênh mương. Hệ thống đê, kè các tuyến sông (khoảng 32 km) được gia cố, cơ bản đáp ứng yêu cầu phòng chống lũ lụt hàng năm. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều tồn tại, đến nay mới đảm bảo tưới tiêu chủ động cho 60 -70% diện tích đất canh tác, có những khu vực phải tưới 3 cấp. Một số khu vực địa hình cao gặp khó khăn về nước tưới như Đồng Mốc, Dược Hạ, Vệ Linh, Phù Mã, Xuân Dục, dẫn đến tình trạng hàng năm diện tích này phải chuyển sang trồng đậu tương, lạc hoặc bỏ hóa. 4.1.2.6. An ninh – quốc phòng - Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn Huyện ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Bảo vệ tuyệt đối an toàn các sự kiện quan trọng của đất nước diễn ra trên địa bàn; các công trình, mục tiêu trọng điểm; đảm bảo an ninh trật tự giải phóng mặt bằng các dự án; không để xảy ra các điểm nóng về an ninh trật tự. Công tác đấu tranh trấn áp phòng ngừa tội phạm được tăng cường, các tệ nạn xã hội được kiềm chế, tội phạm được đẩy lùi, phạm pháp hình sự giảm hàng năm; khám phá 90% các vụ trọng án, 75% các vụ phạm pháp hình sự, 90% người nghiện được đưa vào các trung tâm, duy trì 5 xã không có người nghiện ngoài cộng đồng. Thực hiện tốt công tác quân sự, quốc phòng địa phương, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trực sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tổ chức diễn tập tại Huyện và 26/26 xã, Thị trấn theo cơ chế 02 của Bộ chính trị. 4.1.3. Kết luận về thực trạng phát triển kinh tế xã hội của huyện Sóc Sơn * Thuận lợi Nền kinh tế của huyện đã đã và đang có sự chuyển dịch đúng hướng. Huyện đã có những cơ sở bước đầu quan trọng làm tiền đề cho nền công
  36. 28 nghiệp, dịch vụ phát triển đó là khu công nghiệp Nội Bài, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, các khu du lịch, sân golf, bên cạnh đó huyện Sóc Sơn có nguồn lao động dồi dào, lao động trẻ, là nguồn lực lớn để khai thác tiềm năng và phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới. Nhìn chung, Huyện có điều kiện thuận lợi cho phát triển một nền kinh tế tổng hợp đa ngành theo hướng công nghiệp, dịch vụ, nông, lâm, ngư nghiệp. * Khó khăn - Mặc dù có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, tuy nhiên trong nội bộ từng ngành việc chuyển đổi còn diễn ra còn chậm - Nguồn lao động tuy đông về số lượng nhưng chất lượng chưa cao, tỷ lệ thất nghiệp lớn, cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý, chủ yếu là lao động nông nghiệp thiếu việc làm, chưa qua đào tạo. Địa bàn thiếu lao động có tay nghề cao, chuyên môn giỏi - Tiềm năng của huyện rất đa dạng, cần một khối lượng vốn rất lớn, nhưng thực tế thu hút đầu tư vào địa bàn trong thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn về công tác quy hoạch, cơ chế chính sách, các thủ tục hành chính, nhất là đối với các dự án dịch vụ du lịch. 4.2. Đánh giá chất lượng nước mặt 4.2.1. Tài nguyên nước mặt lục địa Hệ thống sông ngòi của huyện dày đặc, quan trọng nhất là sông Cầu, sông Công và sông Cà Lồ, có ảnh hưởng đến chế độ thuỷ văn của huyện. Bên cạnh đó là hệ thống các suối và nhiều đầm, hồ tự nhiên là nguồn dự trữ nước quan trọng vào mùa khô. Hệ thống sông không chỉ là nguồn cung cấp nước tưới và nước sinh hoạt mà còn là nơi tiếp nhận nguồn nước thải và tiêu nước khi mùa mưa lũ đến. Đối với vùng đồi gò Sóc Sơn là một phần của nguồn sinh thuỷ, với mạng lưới suối và kênh mương khá dày từ 1,2-1,5 km/km2, bao gồm: suối Cầu Chiền, suối Cầu Lai, suối Thanh Hoa, suối Lương Phú, suối Đồng Quang, ngòi Nội Bài, chảy ra 3 sông bao quanh huyện là: sông Công
  37. 29 (phía Bắc), sông Cầu (phía Đông) và sông Cà Lồ (phía Nam). Hàng năm riêng vùng đồi gò đã tiếp nhận trung bình 50.000.000 – 60.000.000 m3 nước mưa, đây là lượng nước mưa nghèo, phân bố không đều trong năm . * Sông Cầu: Là con sông lớn của miền Bắc nước ta, có diện tích lưu vực 6.030 km2, bắt nguồn từ độ cao 1.175 m của núi Van On tỉnh Bắc Kạn, có tổng chiều dài 288,5 km, đoạn chảy qua huyện có chiều dài khoảng 15km, với mật độ lưới song 0,95km/km2. Sông Cầu có rất nhiều sông nhánh và suối nhỏ chảy vào tạo nên mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có sông Công, sông Cà Lồ và suối Lương Phúc. Chính vì vậy ngoài ý nghĩa là tuyến đường thuỷ quan trọng, là nguồn cung cấp nước mặt, trong quy hoạch sử dụng đất chúng ta cần quan tâm đến sông Cầu và các chi lưu của nó với vai trò tiêu nước, xử lý môi trường đối với huyện Sóc Sơn và các vùng hạ lưu thuộc các tỉnh Thái Nguyên, Binh và Bắc Giang. * Sông Công: Là một chi lưu của sông Cầu bắt nguồn ở độ cao 275m thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đô ra sông Cầu tại thôn An Lạc, xã Trung Giã. Sông Công có chiều 96 km, đoạn chảy qua huyện Sóc Sơn có chiều dài 9km. * Sông Cà Lồ: Là một chi lưu của sông Cầu được chia làm hai đoạn bắt nguồn từ độ cao 1.000m trên dãy núi Tam Đảo, nhưng có dòng chính từ Đầm Vạc thuộc thị xã Vĩnh Yên đổ ra sông Cầu. Đoạn chảy qua huyện có chiều dài 7,5 km, đây là đoạn chảy từ Hương Canh đến ngã ba sông Cầu (Phúc Lộc Phương). * Suối Lương Phúc: Bắt nguồn từ đầm Cầu Cốn chảy giữa lưu vực qua các khu đất bậc thang đổ ra sông Cầu qua cống Lương Phúc, đây là trục tiêu tự chảy quan trọng khu vực Đông Bắc của huyện.
  38. 30 * Suối Đồng Đò: Bắt nguồn từ núi Cánh Tay cao 332m chạy dọc theo biên giới phía Tây huyện, dài 10,5km đổ ra sông Cà Lồ tại cầu Khả Do. Đây là trục tiêu tự chảy cho khu Tây Nam của huyện. * Suối Ngòi Soi: Bắt nguồn từ núi Hàm Lợn, núi Chân Chim cao 469m chảy qua sông Cầu Ngăm, hồ Cầu Dọc, kênh Anh Hùng, chảy theo hướng Tây Nam, dài 12,8km và đổ ra sông Cà Lồ tại đập Cầu Soi. Ngoài ra còn có các ngòi, suối như: suối Cầu Trắng, suối Bến Tre, suối Cống Cái, suối Cầu Nai, suối Đa Hội, ngòi tiêu Cầu Đen, ngòi tiêu Xuân Kỳ. 4.2.2.Đánh giá chất lượng nước mặt khu vực huyện Sóc Sơn Huyện Sóc Sơn có 3 con sông lớn chảy qua là: sông Công, sông Cầu và sông Cà Lồ, các sông đồng thời là ranh giới địa chính giữa Huyện và các tỉnh lân cận. Đây là các nguồn nước mặt có ý nghĩa thực tế trong lĩnh vực cấp nước sạch cho thành phố Hà Nội. Ngoài ra, Huyện còn có hệ thống các ao, hồ, kênh, ranh phong phú, đan xen. Nguồn nước được dùng chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp, dịch vụ, thuỷ lợi, nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nước sông đang bị ô nhiễm nặng, đặc biệt là sông Cầu. Do tốc độ phát triển đô thị hóa nhanh, các cơ sở sản xuất tư nhân phát triển, các nhà máy sản xuất công nghiệp đi vào hoạt động cùng với tình trạng một số ao hồ bị san lấp hoặc lấn chiếm làm cho lòng hồ nhỏ hẹp, khả năng lưu thông của nước bị hạn chế, do đó môi trường nước cũng bị ô nhiễm cục bộ. Để đánh giá chất lượng nước mặt, chương trình quan trắc thực hiện lấy mẫu đại diện tại 05 vị trí trên các sông, suối, hồ nước mặt trên địa bàn huyện Sóc Sơn năm 2018. Cụ thể bao gồm: Sông Cà Lồ ,sông Cầu (xã Tân Hương), suối Cầu Lai (thôn Lai Sơn), hồ Mai Định (thôn Phú Tàng), ao làng thôn Thanh Huệ Đình.
  39. 31 Bảng 4.2: Chất lượng nước mặt trên các sông, hồ,suối,ao huyện Sóc Sơn năm 2018 TT Thông số Đơn vị Kết quả QCVN 08MT:20 15/ BTNMT NM1 NM4 NM9 NM11 NM12 (B1) 1 pH - 7,3 7,3 8,2 7,8 8,6 5,5-9 0 2 BOD5 C 21 23 14 14 55 15 3 TSS mg/l 50 42 55 64 44 50 4 Amoni mg/l 0,85 0,79 0,95 0,5 1,15 0,9 5 Clorua mg/l 20,6 44 150 43 65 350 6 Nitrat mg/l 8,2 7,6 8,9 8,1 4,8 10 7 Phosphat mg/l 0,5 0,2 0,21 0,24 0,15 0,3 8 Chất hoạt mg/l 0,26 0,36 0,41 0,29 0,38 0,4 động bề mặt 9 Tổng dầu, mg/l 0,08 0,8 0,9 0,06 0,7 1 mỡ 10 Coliform MPN/ 9300 7400 9300 6400 9300 7500 100ml ( Nguồn:Kết quả phân tích của Viện kỹ thuật và công nghệ môi trường) - Quy chuẩn so sánh: QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, cột B1. Cột B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2. - Dựa vào bảng 4.2 ta nhận thấy, nước mặt tại Sông Cà Lồ, Suối Cầu Lai, Hồ Mai Định chỉ tiêu Coliform vượt quy chuẩn cho phép. Nguồn nước này thải ra môi trường sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn nước mặt, cũng như hệ sinh thái thuỷ vực khu vực tiếp nhận. + Chỉ tiêu pH
  40. 32 10 9 8 pH 7 6 QCVN08MT:2015/BTNMT 5 4 QCVN08MT:2015/BTNMT2 3 Linear 2 (QCVN08MT:2015/BTNMT2) 1 0 NM1 NM4 NM9 NM11 NM12 Hình 4.2: Giá trị pH trong nước mặt của huyện Sóc Sơn năm 2018 Nhận xét: pH nước mặt dao động từ 7,3- 8,6; ở trạng thái trung hòa. Giá trị pH này nằm trong khoảng mà quy chuẩn cho phép. + Chỉ tiêu BOD5 60 50 40 30 BOD5 QCVN 08MT:2015/BTNMT 20 10 0 NM1 NM4 NM9 NM11 NM12 Hình 4.3: Hàm lượng BOD5 trong nước mặt huyện Sóc Sơn năm 2018 Nhận xét: Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5) cao nhất tại các điểm lấy mẫu là NM12 (55mg/l) và thấp nhất là NM9, NM11 (14mg/l), sự chênh lệch này tương đối cao. Tuy nhiên các điểm lấy mẫu đều nằm trong giới hạn cho phép, ngoại trừ các điểm NM1 (sông Cà Lồ chảy qua cầu Đò Xo), NM4 (sông Cầu
  41. 33 xã Tân Hương), NM12 (hồ Mai Định thôn Phú Tàng). Do quá trình tự làm sạch của những dòng suối, ao, hồ còn thấp nên việc hạn chế nhu cầu oxy sinh hóa cũng tương đối thấp. Mặt khác do nhu cầu sinh hoạt của người dân, quá trình sản xuất nông nghiệp cũng trực tiếp thải vào suối, kênh rạch, ao hồ nên hàm lượng BOD5 còn có sự chênh lệch giữa những điểm lấy mẫu, một phần tùy thuộc vào nhu cầu sống của người dân. Nồng độ BOD5 trên địa bàn thôn Phú Tàng tại một số điểm lấy mẫu cao hơn tiêu chuẩn nhiều lần, điều này cho thấy nước mặt Hồ Mai Định đã có sự ô nhiễm do các chất hữu cơ. + Chỉ tiêu TSS 70 60 50 40 TSS 30 QCVN 08MT:2015/BTNMT 20 10 0 NM1 NM4 NM9 NM11 NM12 Hình 4.4: Hàm lượng TSS trong nước mặt huyện Sóc Sơn năm 2018 Nhận xét: Hàm lượng chất rắn lơ lửng tại các điểm lấy mẫu dao động tương đối. Mẫu phân tích có hàm lượng chất rắn lơ lửng thấp nhất là NM4 (sông Cầu xã Tân Hương) ,cao nhất là NM11(ao làng thôn Thanh Huệ Đình). Chính sự dao động này đã ảnh hưởng một phần đến chất lượng nước mặt. + Chỉ tiêu Clorua
  42. 34 400 350 300 250 200 Clorua QCVN 08MT:2015/BTNMT 150 100 50 0 NM1 NM4 NM9 NM11 NM12 Hình 4.5: Hàm lượng Clorua trong nước mặt huyện Sóc Sơn năm 2018 Nhận xét: Đối với chỉ tiêu Clorua: dao động từ 20,6-150; tất cả tại các vị trí lấy mẫu đều nằm trong giới hạn cho phép. + Chỉ tiêu Amoni 1.4 1.2 1 0.8 Amoni 0.6 QCVN 08MT:2015/BTNMT 0.4 0.2 0 NM1 NM4 NM9 NM11 NM12 Hình 4.6: Hàm lượng Amoni trong nước mặt huyện Sóc Sơn năm 2018
  43. 35 Nhận xét: Dao động từ 0,5-1,15; có 2 mẫu là NM9 (suối Cầu Lai) và NM12 (hồ Mai Định) vượt quá quy chuẩn cho phép. Còn lại 3 mẫu NM1,NM4, NM11 đều nằm trong quy chuẩn cho phép. + Chỉ tiêu Nitrat 12 10 8 6 Nitrat QCVN 08MT:2015/BTNMT 4 2 0 NM1 NM4 NM9 NM11 NM12 Hình 4.7: Hàm lượng Nitrat trong nước mặt huyện Sóc Sơn năm 2018 Nhận xét: dao động từ 4,8-8,9; tất cả các mẫu đều nằm trong quy chuẩn cho phép. + Chỉ tiêu Phosphat 0.6 0.5 0.4 0.3 Phosphat QCVN 08MT:2015/BTNMT 0.2 0.1 0 NM1 NM4 NM9 NM11 NM12 Hình 4.8: Hàm lượng Phosphat trong nước mặt huyện Sóc Sơn năm 2018
  44. 36 Nhận xét: dao động từ 0,15 đến 0,5; có một mẫu NM1 (sông Cà Lồ) vượt quá quy chuẩn cho phép. Còn lại 4 mẫu đều nằm trong quy chuẩn QCVN 08MT:2015/BTNMT. + Chỉ tiêu Coliform 10000 9000 8000 7000 6000 5000 Coliform QCVN08MT:2015/BTNMT 4000 3000 2000 1000 0 NM1 NM4 NM9 NM11 NM12 Hình 4.9: Hàm lượng Coliform trong nước mặt huyện Sóc Sơn năm 2018 Nhận xét: Qua kết quả phân tích cho thấy có 3 vị trí lấy mẫu vượt quá giới hạn cho phép là NM1, NM9, NM12, chỉ số coliform của 3 vị trí này đều là 9300(MPN/10ml). Chỉ số Coliform cao gây ảnh hưởng nhiều tới môi trường và sức khỏe của người dân. * Nhận xét chung Qua quá trình phân tích các chỉ tiêu môi trường nước mặt tại huyện Sóc Sơn, chúng tôi có những nhận xét sau: - Chỉ tiêu pH: đa số các điểm lấy mẫu và phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép - Chỉ tiêu Cl- : tất cả tại các vị trí lấy mẫu đều nằm trong giới hạn cho phép
  45. 37 - Chỉ tiêu độ cứng: tất cả các vị trí lấy mẫu đều nằm trong giới hạn cho phép trừ NM12 (hồ Mai Định thôn Phú Tàng) - Chỉ tiêu NO3 : tất cả tại các vị trí lấy mẫu đều nằm trong giới hạn cho phép - Chỉ tiêu Phosphat: tất cả tại các vị trí lấy mẫu đều nằm trong giới hạn cho phép - Chỉ tiêu chất hoạt động bề mặt: đa số các vị trí lấy mẫu đều nằm trong giới hạn cho phép - Chỉ tiêu Tổng dầu mỡ: tất cả tại các vị trí lấy mẫu đều nằm trong giới hạn cho phép Theo kết quả phân tích cho thấy phần lớn các chỉ tiêu phân tích tại các điểm lấy mẫu đều không vượt quá giới hạn cho phép nhiều. Tuy nhiên thì vẫn có một số chỉ tiêu tại một số vị trí lấy mẫu vượt giới hạn cho phép như BOD5 (NM12), TSS (NM11), Coliform (NM1,NM9, NM12) Nguyên nhân: Nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tới chất lượng nước mặt trên địa bàn huyện Sóc Sơn chủ yếu xuất phát từ các hoạt động nông nghiệp, dịch vụ và các hoạt động sinh hoạt của người dân: - Phần lớn các hộ trên địa bàn đều có cống thải, nhưng số hệ thống cống thải của các hộ gia đình sử dụng trên địa bàn chưa đạt tiêu chuẩn khá cao, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn. Điều đáng lo ngại hơn ở đây là trên địa bàn chưa có cống thải chung, chưa có nguồn tiếp nhận nước thải tập trung để xử nên khó có thể tránh khỏi bị ô nhiễm. Vấn đề thu gom rác thải sinh hoạt, đại đa số các hộ dân có hợp đồng thu gom rác thải đối với công ty vệ sinh môi trường đô thị, tuy nhiên một số lượng không nhỏ các hộ dân đổ và vứt rác bừa bãi, một phần là do ý thức, một phần cũng là do không có nơi để thu gom rác, không có các dịch vụ đến từng
  46. 38 nhà, đây là vấn đề ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng môi trường nói chung và chất lượng nước mặt nói riêng. Khi mưa xuống, hay những khi gió to có thể cuốn theo rác thải, các vi sinh vật gây hại vào trong môi trường, qua đó làm mất mỹ quan đô thị cũng như ảnh hưởng tới chất lượng môi trường. 4.3. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm 4.3.1. Hiện trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nước của huyện Hệ thống các ao, hồ tại sử dụng cho mục đích chăn nuôi thủy cầm, thả + - cá có dấu hiệu ô nhiễm NH4 , NO2 , Cl, coliform, còn lại hầu hết các chỉ tiêu đều đạt quy chuẩn cho phép. Các ao hồ tiếp nhận xả thải tại các làng nghề đang bị ô nhiễm nặng bởi vi sinh vật, các chất hữu cơ (COD, BOD). Nhiều ao hồ ô nhiễm nặng không thể nuôi, thả cá, thậm chí bốc mùi hôi thối ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân xung quanh. Trong bối cảnh nguồn tài nguyên nước ngày càng bị suy giảm về mặt chất lượng và tổng lượng, các thành phần kinh tế có tốc độ phát triển nhanh với nhu cầu sử dụng nước lớn và lượng nước thải cũng nhiều. Do đó vấn đề bảo vệ chất lượng tài nguyên nước mặt đang là yêu cầu hết sức cấp thiết. Tác động do ô nhiễm môi trường nước dưới đất: ô nhiễm nước dưới đất ngày càng gia tăng, nhất là từ sau khi có cơ chế đổi mới cho đến nay, do các nguyên nhân chính sau: - Ô nhiễm nguồn nước dưới đất do dư lượng các chất độc hại thải từ sản xuất ngành nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản gây ra như thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học, thức ăn dư thừa của ngành thuỷ sản v.v Các chất trên thấm qua nước xuống dưới đất gây ô nhiễm. - Ô nhiễm nguồn nước dưới đất do các hoạt động sản xuất của các cơ sở sản xuất từ trong và ngoài khu công nghiệp gây ra; do các chất thải không qua xử lý trực tiếp đổ ra kênh, mương, sông, ngòi thấm qua đất xuống. - Do tải lượng của một số chất gây ô nhiễm tại các sông lớn từ thượng nguồn đổ về đã chảy qua các sông chính trong tỉnh và lắng đọng tại từng phần theo chiều dài các sông và thấm vào mạch nước ngầm: tại các xã ven sông lớn
  47. 39 có hàm lượng Asen trong nguồn nước dưới đất thường cao hơn nhiều so với các xã trong nội đồng. - Do công tác quản lý hoạt động khai thác và sử dụng nước dưới đất chưa chặt chẽ, kém hiệu quả đã tác động mạnh đến việc gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất. Công tác khoanh định các vùng bảo vệ nguồn nước dưới đất theo quy định chưa được hướng dẫn thực hiện đã tác động làm tăng thêm nguy cơ nhiễm bẩn các tầng chứa nước dưới đất trong huyện. 4.3.2. Nguyên nhân và hậu quả của việc ô nhiễm môi trường nước Nguyên nhân: - Sự gia tăng dân số và tập trung dân số là nguyên nhân chủ yếu làm tăng lượng nước thải sinh hoạt - Các hoạt động sản xuất công nghiệp ngày càng phát sinh nhiều chất thải rắn, lỏng. Đặc biệt là nước thải công nghiệp gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nước mặt thủy vực, suy giảm chất lượng nước. - Các nguồn chất thải từ các hoạt động, sinh hoạt từ các cơ sở y tế cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường. - Trong trồng trọt người dân phun thuốc trừ sâu đồng thời sử dụng lượng lớn phân bón hóa học, sự tồn dư chất bảo vệ thực vật cũng là nguyên nhân gián tiếp. - Nước thải của các cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm gây ô nhiễm nguồn nước và mỹ quan sinh thái. - Rác thải sinh sinh hoạt là nguồn gây ô nhiễm phổ biến và có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân. Hậu quả: Đối với nước mặt lục địa: Tổng hợp báo cáo chất lượng nước mặt tại Huyện Sóc Sơn, so sánh với tiêu chuẩn nguồn cấp cho sinh hoạt thì phần lớn + các mẫu nước mặt có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ. Riêng chỉ tiêu NH4 có tần suất và số lần vượt tiêu chuẩn trong cả mùa mưa và mùa khô rất cao.Chỉ
  48. 40 - tiêu NO3 , TSS và coliform có diễn biến rất phức tạp, có tần suất vượt tiêu chuẩn, đặc biệt là coliform có nơi vượt tiêu chuẩn từ 5 đến 7 lần. Hệ thống các ao, hồ tại sử dụng cho mục đích chăn nuôi thủy cầm, thả cá có dấu hiệu + - - ô nhiễm NH4 , NO2 , Cl , coliform, còn lại hầu hết các chỉ tiêu đều đạt quy chuẩn cho phép. Các ao hồ tiếp nhận xả thải tại các làng nghề đang bị ô nhiễm nặng bởi vi sinh vật, các chất hữu cơ (COD, BOD). Nhiều ao hồ ô nhiễm nặng không thể nuôi, thả cá, thậm chí bốc mùi hôi thối ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân xung quanh. Trong bối cảnh nguồn tài nguyên nước ngày càng bị suy giảm về mặt chất lượng và tổng lượng, các thành phần kinh tế có tốc độ phát triển nhanh với nhu cầu sử dụng nước lớn và lượng nước thải cũng nhiều. Do đó vấn đề bảo vệ chất lượng tài nguyên nước mặt đang là yêu cầu hết sức cấp thiết. Tác động do ô nhiễm môi trường nước dưới đất: ô nhiễm nước dưới đất ngày càng gia tăng, nhất là từ sau khi có cơ chế đổi mới cho đến nay, do các nguyên nhân chính sau: - Ô nhiễm nguồn nước dưới đất do dư lượng các chất độc hại thải từ sản xuất ngành nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản gây ra như thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học, thức ăn dư thừa của ngành thuỷ sản v.v Các chất trên thấm qua nước xuống dưới đất gây ô nhiễm. - Ô nhiễm nguồn nước dưới đất do các hoạt động sản xuất của các cơ sở sản xuất từ trong và ngoài khu công nghiệp gây ra; do các chất thải không qua xử lý trực tiếp đổ ra kênh, mương, sông, ngòi thấm qua đất xuống. - Do tải lượng của một số chất gây ô nhiễm tại các sông lớn từ thượng nguồn đổ về đã chảy qua các sông chính trong tỉnh và lắng đọng tại từng phần theo chiều dài các sông và thấm vào mạch nước ngầm: tại các xã ven sông lớn có hàm lượng Asen trong nguồn nước dưới đất thường cao hơn nhiều so với các xã trong nội đồng. - Do công tác quản lý hoạt động khai thác và sử dụng nước dưới đất chưa chặt chẽ, kém hiệu quả đã tác động mạnh đến việc gây ô nhiễm nguồn
  49. 41 nước dưới đất. Công tác khoanh định các vùng bảo vệ nguồn nước dưới đất theo quy định chưa được hướng dẫn thực hiện đã tác động làm tăng thêm nguy cơ nhiễm bẩn các tầng chứa nước dưới đất trong huyện. 4.3.3. Dự báo và quy hoạch phát triển liên quan đến môi trường nước Định hướng phát triển không gian huyện Sóc Sơn gồm các khu vực: Khu vực Đô thị vệ tinh Sóc Sơn được phát triển trên cơ sở mở rộng thị trấn huyện lỵ Sóc Sơn về phía Nam. Đây là 1 trong 5 đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội, với tính chất là đô thị dịch vụ, gắn với trung tâm dịch vụ cấp vùng, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và các Khu công nghiệp thành khu vực phát triển thương mại, vận chuyển hàng hoá và trung chuyển hàng hóa quốc tế; là đô thị sinh thái, gắn với không gian xanh trên cơ sở bảo tồn vùng núi Sóc Sơn, phát triển du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí Dự báo đến năm 2030, quy mô dân số huyện Sóc Sơn khoảng 512.300 người, trong đó: Đô thị vệ tinh Sóc Sơn khoảng: 247.000 người; thị trấn Nỉ khoảng: 19.300 người; khu vực nông thôn khoảng: 246.000 người. Dân số đô thị phát triển nhanh, lượng nước thải ra ngày một nhiều trong khi hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải chưa đồng bộ đang là một nguy cơ đối với chất lượng nước mặt. Đối với vùng nông thôn là khu vực nông thôn ổn định bao gồm các xã còn lại của Huyện dự kiến xây dựng các trạm cấp nước tập trung công suất vừa và nhỏ do từng xã hoặc từng thôn vận hành bằng nguồn nước khai thác từ giếng sâu bằng bơm chìm, có công trình xử lý nước, hệ thống phân phối đều cho các hộ dân cư. Riêng 10 xã vùng đồi núi khó khăn khó có thể khai thác đủ nước ngầm, xây dựng hệ thống ống dẫn từ các vùng khác. 4.3.4. Đề xuất các biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên nước huyện Sóc Sơn a) Đề xuất các giải pháp chính sách quản lý - Tăng cường xây dựng thể chế, chính sách quản lý môi trường và có sự tham gia của cộng đồng. Phân công, thống nhất trách nhiệm quản lý giữa các cơ quan quản lý liên quan đến môi trường huyện Sóc Sơn .
  50. 42 - Xây dựng, thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu đồng bộ về môi trường nước của Huyện nhằm cung cấp, cập nhật toàn diện các thông tin có liên quan còn thiếu, tạo cơ sở đầy đủ về khoa học và thực tiễn nhằm giúp các nhà quản lý đưa ra các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường thích hợp, kịp thời. - Xây dựng quy chế quản lý đô thị, vệ sinh môi trường nhằm khắc phục hiện trạng các công trình hạ tầng cơ sở trong đó có hệ thống thoát nước cũ và hư hỏng, thậm chí nhiều nơi còn thiếu nghiêm trọng gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường nước. - Tăng cường ngân sách cho công tác bảo vệ môi trường nhằm tạo ra hiệu quả lâu dài và triệt để. - Ban hành cơ chế ưu tiên, khuyến khích nhằm huy động các tổ chức trong và ngoài nước tham gia, đầu tư và cung cấp dịch vụ xử lý ô nhiễm nước thải đô thị theo hướng phát triển xã hội hóa đã được UBND Huyện thông qua. - Luôn luôn gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế với hoạt động bảo vệ môi trường nhằm hạn chế tải lượng chất thải vào môi trường nước. b) Đề xuất giải pháp truyền thông môi trường - Nâng cao nhận thức cộng đồng và tăng cường khả năng tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường - Tăng cường công tác truyền thông tới từng nhà, ngõ xóm theo phương thức gần gũi dễ hiểu dễ nhớ nhằm cung cấp đầy đủ các thông tin về môi trường đến tất cả các đối tượng nhân dân. - Thực hiện kiểm kê nguồn thải, các nghiên cứu về ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế- xã hội đối với ô nhiễm môi trường nước, công khai các số liệu quan trắc hàng năm theo hình thức biểu đồ, tranh vẽ nhằm chứng minh cho người dân thấy được hiện trạng môi trường xung quanh và xu thế diễn biến mức độ ô nhiễm của nó. - Thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức về môi trường cho cộng đồng; nâng cao nhận thức cho các chủ doanh nghiệp và dịch vụ. Việc
  51. 43 tuyên truyền giáo dục phải được thực hiện thường xuyên trên phương tiện truyền thanh và lồng ghép trong các cuộc họp tổ dân phố. - Cộng đồng phải được phép tham gia vào hệ thống kiểm tra, kiểm soát, thanh tra về ô nhiễm công nghiệp. - Thành lập các đội tự quản giữ gìn vệ sinh môi trường. - Thực hiện công tác quản lý và bảo vệ môi trường có sự tham gia của cộng đồng. - Kêu gọi, khuyến khích nhân dân phối hợp với các nhà quản lý, giúp họ đưa ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm thiết thực và hiệu quả nhất. - Luôn phối hợp chặt chẽ với nhân dân địa phương, bằng cách tạo các kênh thông tin liên lạc thường xuyên để có các thông tin mới nhất về các bức xúc và diễn biến môi trường ở từng khu vực. c) Đề xuất giải pháp kinh tế Vấn đề tài chính cho các dự án về BVMT gặp rất nhiều các khó khăn cũng như đa số các thành phố khác ở các nước đang phát triển trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, công nghiệp hóa và đô thị hóa. Việc cung cấp các dịch vụ về môi trường như cấp thoát nước, quản lý chất thải rắn cũng như các dịch vụ khác như cấp điện, vẫn luôn nằm dưới hình thức quản lý công cộng. Tiêu chuẩn lựa chọn hình thức đầu tư tài chính là phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về kinh tế, chi phí hiệu quả, cũng như tính khả thi về mặt xã hội và hành chính. Phương thức Mệnh lệnh và Kiểm soát với các công cụ dựa trên cơ sở kinh tế thị trường sẽ đảm bảo một cơ chế pháp lý đối với các thiệt hại môi trường về lượng và chất. Các tiêu chí trên làm căn cứ cho phát triển chiến lược tài chính dành cho các nhà cung cấp dịch vụ môi trường và ô nhiễm nước thải công nghiệp. Thành phố Hà Nội cũng như Huyện Sóc Sơn cần tiếp tục xây dựng dự án và tìm nguồn vốn.
  52. 44 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận -Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt được xác định gồm: Nguồn sinh hoạt bao gồm nước thải sinh hoạt và rác thải không được xử lý đổ thải vào môi trường gây ô nhiễm nguồn nước mặt; Nguồn thải nông nghiệp bao gồm nước thải trồng trọt và chăn nuôi -Đa số các hộ gia đình đều có cống thải, nhưng trên địa bàn chưa có cống thải chung, chưa có nguồn tiếp nhận nước thải tập trung để xử lý nên khó có thể tránh khỏi bị ô nhiễm. - Để bảo vệ chất lượng nguồn nước cũng như bảo vệ môi trường sống yêu cầu đặt ra là cần phải có các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm nước trước khi môi trường nước bị ô nhiễm nặng gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người. 5.2. Kiến nghị Giải pháp tăng cường các hoạt động BVMT, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường trên địa bàn Quận được đề xuất như sau: - Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực và kinh phí sự nghiệp cho hoạt động bảo vệ môi trường, ngăn chặn đổ thải bừa bãi gây ảnh hưởng tới chất lượng môi trường xung quanh. - Yêu cầu các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Huyện cần thực hiện nghiêm túc các thủ tục pháp lý bảo vệ môi trường: quan trắc môi trường định kỳ hàng năm. - Truyền thông môi trường tới người dân và thiết lập các trạm quan trắc môi trường nước trên địa bàn huyện. - Tăng cường công tác đào tạo và mở rộng quan hệ, trao đổi thông tin môi trường với các đơn vị bên ngoài. - Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
  53. 45 - Tăng cường kiểm tra, giám sát, kiên quyết xử lý nghiêm khắc các tổ chức, cá nhân vi phạm.
  54. 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tổng hợp, quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội, huyện Sóc Sơn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. 2. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường huyện Sóc Sơn năm 2016. 3. FAO, (1994), Water harvesting for improved agricultural production. Water- Reports-Rome 4. Hoàng Văn Hùng (2008), Giáo trình Ô nhiễm môi trường, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 5. Hà Văn Khối, (2005), Giáo trình Quy hoạch và quản lý nguồn nước, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Lê Văn Khoa (chủ biên), Hoàng Xuân Cơ, Nguyễn Xuân Cự cùng các cộng sự (2001), Khoa học môi trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội 7. Nước đóng vai trò quan trọng như thế nào? ước_đóng_vai_trò_quan_trọn g_n hư_thế_nào%3F 8. Niên giám thống kê Sóc Sơn, Cục thống kê Hà Nội, 2016. 9. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Tài nguyên nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 10. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật bảo vệ môi trường, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 11. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật tài nguyên nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 12. Status Report on Integrated Water Resources Management and Water Efficiency Plans, Prepared for the 16th session of the Commission on Sustainable Development, Vietnam, 2008. 13. Tài nguyên nước, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, %E1%BB%9Bc 14. “ Vai trò của nước” ước_đóng_vai_trò_quan_trọng_ như_thế_nào%3F