Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường nước biển ven bờ khu vực thành phố Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa

pdf 60 trang thiennha21 7090
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường nước biển ven bờ khu vực thành phố Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hien_trang_moi_truong_nuoc_bien_ven_bo_kh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường nước biển ven bờ khu vực thành phố Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM o0o PHẠM THỊ QUYÊN ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC BIỂN VEN BỜ KHU VỰC THÀNH PHỐ SẦM SƠN, TỈNH THANH HÓA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa Chính Môi Trường Khoa : Quản Lý Tài Nguyên Khóa học : 2015 - 2019 Thái nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM o0o PHẠM THỊ QUYÊN ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC BIỂN VEN BỜ KHU VỰC THÀNH PHỐ SẦM SƠN, TỈNH THANH HÓA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa Chính Môi Trường Lớp : K47 - ĐCMT Khoa : Quản Lý Tài Nguyên Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : Th.S Dương Thị Minh Hòa Thái nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm hệ thống lại toàn bộ chương trình đã được học và vận dụng lý thuyết vào trong thực tiễn. Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, em đã về thực tập tại Trạm Khí tượng Hải văn Môi trường Sầm Sơn. Đến nay em đã hoàn thành quá trình thưc tập tốt nghiệp. Để hoàn thành đề tài này, trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa và tập thể các thầy giáo, cô giáo trong trường đã truyền đạt lại cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường học. Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ, nhân viên của Trạm Khí tượng Hải văn Môi Trường Sầm Sơn đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại cơ quan. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ hết sức tận tình của cô giáo hướng dẫn: ThS. Dương Thị Minh Hòa trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Cuối cùng em xin gửi tới gia đình và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ, tạo niềm tin và chỗ dựa vững chắc cho em trong suốt khoảng thời gian qua cũng như vượt qua khó khăn trong thời gian thực hiện khóa luận. Xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, tháng 6 năm 2019 Sinh viên Phạm Thị Quyên
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Tên và vị trí các điểm lấy mẫu phân tích 21 Bảng 4.1: Dự báo về dân số, lao động du lịch Sầm Sơn năm 2020. 28 Bảng 4.2: Cơ cấu ngành kinh tế của thành phố Sầm Sơn qua các năm 29 Bảng 4.3: Tổng hợp lượng khách du lịch đến Sầm Sơn thời kỳ 2012-2017 30 Bảng 4.4: Kết quả phân tích chất lượng nước biển ven bờ thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa tháng 08 năm 2018 34 Bảng 4.5: Kết quả phân tích chất lượng nước biển ven bờ khu vực thành phố Sầm Sơn tháng 09 năm 2018 35 Bảng 4.6: Kết quả phân tích chất lượng nước biển ven bờ khu vực thành phố Sầm Sơn tháng 10 năm 2018 37 Bảng 4.7: Kết quả phân tích chất lượng nước biển ven bờ khu vự thành phố Sầm Sơn tháng 11 năm 2018 38
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Hình ảnh biển Sầm Sơn nhìn từ trên cao. 24 Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện chỉ tiêu pH từ tháng 08 đến tháng 11 năm 2018 . 40 Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện hàm lượng DO từ tháng 08 đến tháng 11 năm 2018 41 Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện hàm lượng TSS từ tháng 08 đến tháng 11 năm 2018 41 Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện hàm lượng COD từ tháng 08 đến tháng 11 năm 2018 42 Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện hàm lượng BOD5 từ tháng 08 đến tháng 11 năm 2018 43 Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện hàm lượng Cl− từ tháng 08 đến tháng 11 năm 2018 43 Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện hàm lượng Fe từ tháng 08 đến thán 11 năm 2018 44 Hình 4.9: Biểu đồ thể hiện hàm lượng Zn từ tháng 08 đến tháng 11 năm 2018 45
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii MỤC LỤC iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT vii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1 Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.1.1. Cơ sở lý luận 4 2.1.2. Cơ sở thực tiễn 6 2.1.3. Cơ sở pháp lý 8 2.2. Phân loại ô nhiễm nước biển 9 2.2.1. Dựa vào nguồn gốc ô nhiễm 9 2.2.2. Dựa vào tính chất ô nhiễm 9 2.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước biển 10 2.3.1. Nguồn gốc tự nhiên 10 2.3.2. Nguồn gốc nhân tạo 10 2.4. Hiện trạng môi trường nước biển ven bờ trên thế giới và ở Việt Nam 15 2.4.1. Hiện trạng môi trường nước biển ven bờ trên thế giới 15 2.4.2. Hiện trạng môi trường nước biển ven bờ ở Việt Nam 15
  7. v 2.4.3. Hiện trạng môi trường nước biển ven bờ thành phố Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa 18 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 3.1. Đối tượng, phạm vi, địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu 20 3.2. Nội dung nghiên cứu 20 3.3. Phương pháp nghiên cứu 20 3.3.1. Phương pháp thu thập và kế thừa tài liệu thứ cấp 20 3.3.2. Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm 21 3.3.3. Phương pháp tổng hợp, so sánh, viết báo cáo 22 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23 4.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại khu vực Tp Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa 23 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 23 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ở thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa 28 4.2. Sức ép từ phát triển kinh tế - xã hội tới môi trường nước biển ven bờ khu vực thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa 32 4.2.1. Tác động của dân số đối với môi trường 32 4.2.2. Sức ép từ phát triển kinh tế - xã hội tới môi trường nước biển ven bờ khu vực thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa 33 4.3. Đánh giá hiện trạng môi trường nước biển ven bờ khu vực thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa 34 4.3.1. Hiện trạng chất lượng môi trường nước biển ven bờ khu vực thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa tháng 08 năm 2018 34 4.3.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước biển ven bờ khu vực thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa tháng 09 năm 2018 35
  8. vi 4.3.3. Hiện trạng chất lượng môi trường nước biển ven bờ khu vực thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa tháng10 năm 2018 36 4.3.4. Hiện trạng chất lượng môi trường nước biển ven bờ khu vực thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa tháng11 năm 2018 38 4.3.2. Diễn biến chất lượng môi trường nước biển ven bờ khu vực thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa từ tháng 08 đến tháng 11 năm 2018 39 4.4. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa 45 4.4.1. Giải pháp về chính sách 45 4.4.2. Giải pháp về kinh tế, khoa học công nghệ 46 4.4.3. Các giải pháp khác 46 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48 5.1. Kết luận 48 5.2. Kiến nghị 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50 PHỤ LỤC
  9. vii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Từ, cụm từ viêt tắt Viết đầy đủ BOD5 Nhu cầu oxy sinh học BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi Trường COD Nhu cầu Oxy sinh hóa CP Chính phủ DO Hàm lượng oxy hòa tan trong nước LHQ Liên hợp Quốc NĐ Nghị định QCVN Quy chuẩn Việt Nam TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TSS Tổng chất rắn lơ lửng TT Thông tư UBND Uỷ ban nhân dân
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Trái đất được bao phủ bởi khoảng 71% diện tích là biển và đại dương. Biển là một thành phần rất quan trọng đối với các quá trình tự nhiên, các hoạt động sản xuất và phát triển của con người. Tuy nhiên biển trên thế giới hiện nay lại đang đứng trước nạn ô nhiễm nặng nề. Ở châu Á, gần 90% lượng nước thải được đổ thẳng xuống biển mà không qua xử lí đang gây lo ngại về môi trường, đe dọa sinh thái các vùng bờ biển (theo Báo cáo về các biện pháp ngăn chặn ô nhiễm môi trường biển của chương trình môi trường LHQ (UNEP) được công bố tại Hội nghị quốc tế ở Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 16-10). Hơn 60 quốc gia trên thế giới đã nhận thức về nguy cơ ngày một gia tăng này và đã có các chương trình hành động để ngăn chặn các nguồn ô nhiễm biển xuất phát từ đất liền, song kết quả đạt được vẫn chưa bù đắp được những thiệt hại do ô nhiễm môi trường biển gây ra. Việt Nam cũng không nằm ngoài các quốc gia đó. Việt Nam có diện tích đất liền khoảng 330.000 km2 và một vùng biển đặc quyền kinh tế khoảng trên 1.000.000 km2. Khu vực bờ biển cũng như các đảo có vị trí địa lý rất trọng yếu đối với phát triển và an ninh, quốc phòng. Trên biển có trên 3.000 đảo lớn nhỏ. Các đảo và quần đảo là điểm tựa vững chắc cho bố trí thế trận phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ an ninh chủ quyền trên biển. Nhiều đảo có thể xây dựng thành các trung tâm kinh tế đảo và dịch vụ cho các hoạt động khai thác biển xa. Bờ biển nước ta kéo dài trên 3.260 km, đây là những tiền đề cho phép hoạch định một chiến lược biển, phù hợp với xu thế phát triển của một quốc gia biển. Biển thực sự là phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam, là di sản thiên nhiên của dân tộc, là chỗ dựa tinh thần và vật chất cho người Việt Nam hôm nay và mai sau. Tuy nhiên, do sức ép dân số, sức ép kinh tế và khả
  11. 2 năng quản lý tài nguyên kém hiệu quả dẫn tới hậu quả ô nhiễm môi trường biển và đới bờ trở thành vấn đề báo động đỏ. Theo số liệu nghiên cứu gần đây, hàng năm Việt Nam xả ra đại dương 0,28 - 0,73 triệu tấn rác thải nhựa (chiếm 6% toàn thế giới), đứng thứ 4 thế giới về khối lượng rác thải nhựa được xả ra biển, chỉ sau Trung Quốc, Indonesia và Philippines. Thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi ngày có tới khoảng 2.000 - 3.000 tấn rác tại ven các bờ biển, trong đó rác thải nilon chiếm 7-8%, chai nhựa chiếm tới 5-8%. Bằng mắt thường có thể thấy tại các khu neo đậu tàu du lịch các điểm tham quan du lịch của Việt Nam đều thường xuyên có các rác thải sinh hoạt trôi nổi trên mặt biển và ven bờ như túi nilon, phao xốp, lon nước, thức ăn thừa làm mất vẻ đẹp vốn có của một danh lam thắng cảnh. Đặc biệt là dọc theo các bờ biển Miền Trung: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình những năm gần đây xảy ra hoàng loạt hiện tượng cá chết do nước biển bị ô nhiễm. Theo báo cáo quốc gia về môi trường nước biển từ đất liền Việt Nam năm 2017 lượng dầu mỡ, khoáng thải xuống biển của các cơ sở công nghiệp thuộc thành phố Sầm Sơn là 870 tấn/năm, Hà Tĩnh là 762 tấn/năm, sự hình thành các khu đô thị mới cũng góp phần làm tăng lượng chất thải sinh hoạt và gây áp lực trực tiếp đối với môi trường vùng ven biển. Do đó ô nhiễm biển cũng là vấn đề, yêu cầu hết sức quan trọng, cần phải đặt lên hàng đầu của các quốc gia nói chung Việt Nam nói riêng [7]. Trước yêu cầu ngày càng lớn về bảo vệ môi trường thì công tác đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước biển càng cần phải được tiến hành thường xuyên, trên cơ sở đó tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường nước biển ven bờ khu vực thành phố Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa”. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá được sức ép từ phát triển kinh tế xã hội đến môi trường nước biển ven bờ khu vực thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
  12. 3 - Đánh giá được hiện trạng môi trường nước biển ven bờ khu vực thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. - Đề xuất một số giải pháp khắc phục, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nước biển ven bờ khu vực thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Vận dụng và phát huy các kiến thức đã học trong Nhà trường vào thực tế. - Nâng cao trình độ chuyên môn đồng thời tích lũy kinh nghiệm thực tế cho bản thân sau này. - Tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội thực hiện và tiếp xúc với các vấn đề đang được xã hội quan tâm. - Kết quả của đề tài là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về chất lượng môi trường nước biển tại khu vực thành phố Sầm Sơn, Tỉnh Thanh Hóa. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Góp phần đánh giá chất lượng môi trường nước biển tại khu vực thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, chỉ ra được những vị trí ô nhiễm, để có những biện pháp xử lý phù hợp cho từng mục đích sử dụng. - Là cơ sở giúp các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường đưa ra các biện pháp xử lý cũng như quản lý nhằm nâng cao chất lượng môi trường biển tại khu vực thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. - Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường cho mọi thành viên tham gia hoạt động khai thác.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU (Tài liệu tham khảo: luật bảo vệ môi trường 2014, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội) 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Cơ sở lý luận 2.1.1.1 Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến môi trường (Tài liệu tham khảo: luật bảo vệ môi trường 2014, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội) - Khái niệm môi trường Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2014, môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”. - Khái niệm ô nhiễm môi trường Theo khoản 8 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam 2014: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”. - Hoạt động bảo vệ môi trường Theo khoản 3 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam 2014: “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đên môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hổi môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành”. - Khái niệm tiêu chuẩn môi trường “Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường”.
  14. 5 - Quy chuẩn kỹ thuật môi trường Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014: “Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc để bảo vệ môi trường”. 2.1.1.2. Nước và một số khái niệm có liên quan đến nước biển + Nguồn nước: Là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng bao gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác. + Nước mặt: Là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo. + Nước dưới đất: Là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất. + Nước sinh hoạt: Là nước sạch hoặc nước có thể dùng cho ăn, uống, vệ sinh của con người. + Nước biển ven bờ: Là nước biển ở vùng vịnh, cảng và những nơi cách bờ trong vòng 03 hải lý (khoảng 5,5 km). + Nước sạch: Là nước đáp tiêu chuẩn chất lượng nước sạch của tiêu chuẩn Việt Nam. + Ô nhiễm nước: là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật trong nước. + Ô nhiễm nước biển: là hiện tượng làm biến đổi, xáo trộn các thành phần hóa học của nước biển gây ra do các hoạt động trên biển như vận tải (dầu lan vào nước biển khi các tàu trở dầu bị đắm hoặc các tàu hàng, khách tẩy rửa các thùng nhiên liệu mới ), khai thác dầu lửa (sự dò rỉ dầu từ các dàn khoan, các ống dẫn dầu, các nhà mấy lọc dầu ), hoặc do các nguồn phát sinh từ đất liền (các chất thải phóng xạ độc hại do các nhà máy, khu công nghiệp, các rác thải từ các hoạt động sinh hoạt, du lịch, dịch vụ của con người đổ ra
  15. 6 biển) ảnh hưởng tới đời sống của các loài sinh vật dưới biển và tác động xấu đến sự tăng trưởng và phát triển của chúng. + Suy thoái nguồn nước: Là sự suy giảm về số lượng, chất lượng nguồn nước so với trạng thái tự nhiên hoặc so với trạng thái của nguồn nước đã được quan trắc trong các thời kỳ trước đó. + Cạn kiệt nguồn nước: Là sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng của nguồn nước, làm cho nguồn nước không còn khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng và duy trì hệ sinh thái thủy sinh. + Chức năng của nước: Là những mục đích sử dụng nước nhất định dựa trên các giá trị lợi ích của nguồn nước. 2.1.2. Cơ sở thực tiễn 2.1.2.1. Vai trò của biển đối với tự nhiên - Điều hòa khí hậu: Nhóm nghiên cứu của Paul Giorgio và Carlos Duarte, Đại học Montreal ở Quebec (Canada), đã tổng kết các số liệu đo đạc đơn lẻ về lượng khí CO2 tại các vùng biển trên thế giới trong một mô hình toán học. Họ thấy rằng, trong 3 thập kỷ qua, hàng năm các sinh vật ở đại dương thải từ 55,8 đến 76,1 tỷ tấn CO2, trong khi đó, lượng khí CO2 mà chúng hấp thụ dao động từ 50,9 đến 86,5 tỷ tấn. Tính ra trung bình, mỗi năm biển "giải quyết" khoảng 2,7 tỷ tấn CO2. Lượng khí này tương đương với 1/3 lượng khí CO2 do các hoạt động của con người sinh ra trên trái đất [10]. - Là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật, làm đa dạng sinh học: Vùng biển, ven biển và hải đảo nước ta là môi trường sống của các loài sinh vật thủy sinh, các loài chim nước, chim di cư, các loài động thực vật trên các đảo, và là môi trường sống lý tưởng của sinh vật 2.1.2.2. Vai trò của biển đối với đời sống con người Biển có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và an ninh của các nước có biển nói riêng và của thế giới nói chung. Một số nước và vùng lãnh thổ đã lợi dụng thế mạnh về biển đạt trình độ phát triển kinh tế rất cao.
  16. 7 - Là thiết yếu trong giao thông vận tải (phần lớn hàng hóa được vận chuyển bằng tàu biển giữa các hải cảng thế giới): Các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là những tuyến đường giao thông tự nhiên. Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hoá trong buôn bán quốc tế, do đó vận tải đường biển đã thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển. Trong thời đại toàn cầu hoá ngày nay, nếu thương mại được cho là nhựa sống của kinh tế thế giới thì vận tải biển được coi là mạch máu lưu thông những dòng nhựa đó. Các tuyến đường biển là các tuyến đường nối hai hay nhiều cảng với nhau trên đó tàu biển hoạt động chở khách hoặc hàng hoá. Cảng biển là nơi ra vào neo đậu của tàu biển và là đầu mối giao thông quan trọng của một quốc gia có biển. Đường biển là nhịp cầu nối liền giữa các lục địa, biển và đại dương cũng sẽ là địa bàn mới cho con người mở rộng phạm vi sinh sống của mình. Ngoài ra, đây còn là điều kiện cho phát triển nhiều ngành sản xuất mới như công nghiệp biển, nông nghiệp biển. - Là nguồn cung cấp các sản phẩm có giá trị, phục vụ cho các ngành công nghiệp chế biến, ngư nghiệp, cho con người sản xuất muối, đánh bắt thủy hải sản - Giá trị kinh tế lớn cho ngành khai thác khoáng sản, và du lịch biển Biển và đại dương là nguồn vô tận muối ăn và muối dùng trong công nghiệp hoá chất. Tổng lượng muối tan chứa trong biển khoảng 48 triệu km3, trong đó có muối ăn, I ốt và 60 nguyên tố hóa học khác. Dưới đáy các biển và đại dương có nhiều khoáng sản và mỏ quặng lớn như dầu khí, quặng sắt, mangan nguồn năng lượng sạch từ biển và đại dương như năng lượng thuỷ triều (than xanh), năng lượng sóng hiện đang được khai thác phục vụ vận tải biển, chạy máy phát điện và nhiều lợi ích khác của con người.
  17. 8 Ngoài ra biển và đại dương là nơi chứa đựng tiềm năng cho phát triển du lịch, tham quan, nghỉ ngơi, giải trí các bãi cát rộng, dài, các phong cảnh đẹp tạo thuận lợi cho việc xây dựng các khu du lịch và nghỉ dưỡng. Tóm lại: Đối với con người biển có vai trò cực kỳ quan trọng: Làm giàu cho đất nước, và giúp nâng cao đời sống người dân =>Qua đó cho ta thấy việc bảo vệ nước là rất cần thiết cho cuộc sống của mỗi người [10]. 2.1.3. Cơ sở pháp lý + Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/06/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. + Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 được Quốc hội ban hành ngày 25 tháng 06 năm 2015, Quy định về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo Việt Nam. + Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. + Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. + Thông tư số 37/2017/TT-BTNMT ngày 06/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy định kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước. + Thông tư số 77/2015/TT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường - Quy chuẩn về nước thải chế biến thủy sản. + Thông tư liên tịch số 198/2015/TTLT-BTC-BTNMT ngày 07 tháng 12 năm 2015 do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban
  18. 9 hành Quy định phương pháp tính, phương thức thu, chế độ quản lý và sử dụng tiền sử dụng khu vực biển. + Thông tư số 47/2017/TT-BTNMT ngày 07/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước. + QCVN10-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển 2.2. Phân loại ô nhiễm nước biển 2.2.1. Dựa vào nguồn gốc ô nhiễm - Ô nhiễm do đặc tính địa chất của nguồn nước: Nước trên đất phèn thường chứa nhiều sắt, nhôm, sunfat, nước lấy từ lòng đất thường chứa nhiều sắt và mangan, nước vùng núi đá chứa nhiều canxi. - Ô nhiễm do mặn, nước mặn theo thủy triều hoặc từ muối ở trong lòng đất, khi có điều kiện hòa lẫn trong môi trường nước, làm cho nước nhiễm Clo, Natri. Nồng độ muối khoảng 8 g/lít thì hầu hết các thực vật đều bị chết. - Ô nhiễm do mưa, tuyết tan, lũ lụt nước mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường phố đô thị, khu công nghiệp kéo theo các chất xuống sông, hồ hoặc các sản phẩm của hoạt động sống của sinh vật, kể cả các xác chết của chúng [7]. 2.2.2. Dựa vào tính chất ô nhiễm - Ô nhiễm sinh học của nước: Ô nhiễm nước về mặt sinh học là do các nguồn thải đô thị hay kỹ nghệ các chất thải sinh hoạt, phân, nước rửa các nhà máy đường, nhà máy giấy, lò sát sinh - Ô nhiễm hóa học do chất vô cơ thải vào nước các chất nitrat, photphat dùng trong nông nghiệp và các chất thải do luyện kim và các công nghệ khác như: Zn, Mn, Cd, Cu, Hg, Cr, Niken là những chất độc cho thủy sinh vật. - Ô nhiễm do các chất hữu cơ tổng hợp: Ô nhiễm chủ yếu do hidrocacbon, nông dược, các chất tẩy rửa
  19. 10 - Ô nhiễm vật lý: Các chất rắn không tan khi được thải vào nguồn nước làm tăng lượng chất lơ lửng, tức là làm tăng độ đục của nước. Các chất này có thể là gốc vô cơ hay hữu cơ, có thể được vi khuẩn ăn. Sự phát triển của vi khuẩn và các vi sinh vật khác lại càng làm tăng độ xuyên thấu của ánh sáng. Nhiều chất thải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu hữu cơ, làm giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ [9]. 2.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước biển (Tài liệu tham khảo: Nguyên nhân ô nhiễm biển) 2.3.1. Nguồn gốc tự nhiên - Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác, và cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ. - Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các công trường kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hoá chất. - Ô nhiễm nước do các hoạt động địa chất như núi lửa, xói mòn, bão, lụt làm chết hàng loạt sinh vật biển, xác của chúng không được xử lý đã gây ô nhiễm vùng biển ven bờ. - Do các loại vi sinh vật, vi tảo biển gây gây hại ngày một gia tăng về số lượng, tham gia vào hiện tượng thủy triều đỏ, làm suy giảm số lượng các sinh vật biển có lợi. - Ngoài ra, sự đứt gãy của vỏ trái đất làm rõ rỉ những mỏ dầu ở đáy đại dương cũng đã góp phần gây ra tình trạng ô nhiễm biển. 2.3.2. Nguồn gốc nhân tạo 2.3.2.1. Do các chất thải từ sinh hoạt, y tế Mỗi ngày có một lượng lớn rác thải sinh hoạt thải ra môi trường mà không qua xử lý cũng tăng theo. Ở các nước phát triển, tỷ lệ gia tăng dân số
  20. 11 khoảng 5% trong khi đó tỷ lệ gia tăng dân số ở các nước đang phát triển là hơn 2%. Ở Việt Nam với mức tăng dân số nhanh chóng đã đưa nước ta vào hàng thứ 12 trong các quốc gia có dân số đôg nhất Thế giới. Dân số tăng nhu cầu dùng nước cho sinh hoat và phát triển kinh tế tăng lên, các nguồn thải, sự ô nhiễm môi trường cũng tăng lên. Nước thải sinh hoạt (domestic wastewater): Là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn và vi trùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao. Nước thải đô thị (municipal wastewater): Là loại nước thải tạo thành do sự gộp chung nước thải sinh hoạt, nước thải vệ sinh và nước thải của các cơ sở thương mại, công nghiệp nhỏ trong khu đô thị. Nước thải đô thị thường được thu gom vào hệ thống cống thải thành phố, đô thị để xử lý chung. Thông thường ở các đô thị có hệ thống cống thải, khoảng 70% đến 90% tổng lượng nước sử dụng của đô thị sẽ trở thành nước thải đô thị và chảy vào đường cống. Nhìn chung, thành phần cơ bản của nước thải đô thị cũng gần tương tự nước thải sinh hoạt. Ở nhiều vùng, phân người và nước thải sinh hoạt không được xử lý mà quay trở lại vòng tuần hoàn của nước. Do đó bệnh tật có điều kiện để lây lan và gây ô nhiễm môi trường. Nước thải không được xử lý chảy vào sông rạch và ao hồ gây thiếu hụt oxy làm cho nhiều loại động vật và cây cỏ không thể tồn tại, từ đó đổ ra biển gây ô nhiễm trên diện rộng. Các bãi rác là nơi chứa đựng sự ô nhiễm rất cao, nếu không được thu dọn, xử lý triệt để thì nước từ các bãi rác theo nước mưa, chảy vào các ao hồ
  21. 12 gần khu dân cư, mưa to đổ ra biển. Còn tại các khu đô thị, trung bình mỗi ngày thải ra 20.000 tấn chất thải rắn nhưng chỉ thu gom và đưa ra các bãi rác được trên 60% tổng lượng chất thải nên đã gây ô nhiễm nước. 2.3.2.2. Ô nhiễm do hoạt động công nghiệp Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng phát triển kéo theo các khu công nghiệp được thành lập. Do đó lượng rác thải do các hoạt động công nghiệp ngày càng nhiều và chưa được xử lý triệt để thải trực tiếp ra môi trường hay các con sông, ra biển gây ảnh hưởng tới chất lượng nước. Nước thải công nghiệp (industrial wastewater): Là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước thải sinh hoạt hay nước thải đô thị, nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể. Có nhiều hoạt động sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm nước biển, trong đó chủ yếu là: - Do các hoạt động sản xuất. - Do khai thác khoáng sản. - Từ các lò nung và chế biến hợp kim. Hàm lượng nước thải của các ngành công nghiệp này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư. Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn. Điều nguy hiểm hơn là trong số các cở sở sản xuất công nghiệp, các khu chế xuất đa phần chưa có trạm xử lý nước thải, khí thải và hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. 2.3.2.3. Ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp Các hoạt động chăn nuôi gia súc: phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa không qua xử lý đưa vào môi trường và các hoạt động sản xuất nông nghiệp
  22. 13 khác: thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc hại có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gấp ba lần liều khuyến cáo. Chẳng những thế, nông dân còn sử dụng cả các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm như Aldrin, Thiodol, Monitor trong quá trình bón phân, phun xịt thuốc, người nông dân không hề trang bị bảo hộ lao động. Hiện nay việc sử dụng phân hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật tràn lan trong nông nghiệp làm cho nguồn nước cũng bị ảnh hưởng. Lượng hóa chất tồn dư sẽ ngấm xuống các tầng nước ngầm gây ảnh hưởng tới chất lượng nước. Đa số nông dân không có kho cất giữ bảo quản thuốc, thuốc khi mua về chưa sử dụng được cất giữ khắp nơi, kể cả gần nhà ăn, giếng sinh hoạt đa số vỏ chai thuốc sau khi sử dụng xong bị vứt ngay ra bờ ruộng, số còn lại được gom để bán phế liệu . 2.3.2.4. Ô nhiễm do hoạt động du lịch Theo điều tra của Viện Hải Dương học, một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng ô nhiễm môt trường ven biển là hiện tượng nuôi thuỷ sản tràn lan, không có quy hoạch. Tại các tỉnh từ Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An đến Quảng Bình, trên 37000 ha đã được khai thác đưa vào nuôi trồng thuỷ sản (chiếm 30-35% diện tích nước mặn lợ). Gần đây phần lớn cơ sở đã đi vào nuôi trên quy mô công nghiệp dẫn tới các nơi cư trú sinh vật, bãi đẻ, bãi giống bị huỷ diệt, dịch bệnh xuất hiện tràn lan hơn nữa, tình trạng ô nhiễm môi trường còn do các địa phương khai thác, sử dụng không hợp lý các vùng đất cát ven biển dẫn tới việc thiếu nước ngọt, xói lở, sa bồi bờ biển với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Việc khai thác bằng đánh mìn, sử dụng hoá chất độc hại làm cạn kiệt nhanh chóng nguồn lợi thuỷ sản và gây hậu quả nặng nề cho các vùng sinh thái biển.
  23. 14 Các hoạt động du lịch có ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái, cảnh quan tự nhiên của biển. Điển hình là vườn quốc gia Cát Bà với 5.400 ha mặt nước, từ một hòn đảo khá đẹp và trong lành, Cát bà đã biến thành một hòn đảo “tạp” kể từ khi được đưa vào khai thác du lịch và nuôi trồng thuỷ sản. Những khu du lịch, khu nuôi cá lồng bè, khu đánh bắt cá tất cả đều được quy hoạch “bám” ra mặt biển. Theo thống kê, mỗi ngày có hang nghìn tấn rác được đổ trực tiếp ra biển. 2.3.2.5. Ô nhiễm biển do dầu gia tăng Ô nhiễm biển do tràn dầu Một nguyên nhân gây ô nhiễm biển nữa là tràn dầu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn trong những năm gần đây đã làm gia tăng rất mạnh lượng tiêu thụ xăng dầu. Lợi ích kinh tế dẫn đến tình trạng khai thác dầu quá mức. Hậu quả là một lượng dầu rất lớn bị rò rỉ ra môi trường biển do hoạt động của các tàu và do các sự cố hư hỏng hay đắm tàu trở dầu, do sự cố tại lỗ khoan thăm dò và dàn khoan khai thác dầu. Đáng chú ý là các vụ tràn dầu nghiêm trọng những năm gần đây có xu hướng tăng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường biển, đặc biệt là vùng nuôi trồng thuỷ sản. Bên cạnh đó, vùng biển nước ta có khoảng 340 giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí, ngoài việc thải nước lẫn dầu với khối lượng lớn. Trung bình mỗi năm hoạt động này còn phát sinh khoảng 5600 tấn rác thải dầu khí, trong đó có 20 đến 30% là chất thải rắn nguy hại còn chưa có bãi chứa và nơi xử lý. 2.3.2.6. Thể chế và chính sách còn bất cập Biển và vùng bờ biển nước ta là nơi tập trung các hoạt động kinh tế khác nhau và vẫn chủ yếu được quản lý theo ngành. Các ngành thường chú trọng nhiều hơn đến mục tiêu phát triển kinh tế, các mục tiêu xã hội và môi trường ít được ưu tiên, chỉ chú ý đến lợi ích ngành mình. Kết quả là tính toàn vẹn và tính liên kết của các hệ thống tự nhiên vùng bờ bị chia cắt, mâu thuẫn sử dụng lợi ích tài nguyên ngày càng tăng, ảnh hưởng đến tính bền vững của hoạt động phát triển. Các cơ quan quản lý biển còn chồng chéo về chức năng và nhiệm vụ trong khi có những mảng trống bị bỏ ngỏ. Thiếu sự phối hợp
  24. 15 giữa các cơ quan quản lý, cơ quan khoa học và các tổ chức phi chính phủ trong việc sử dụng và quản lý tài nguyên biển, đặc biệt vùng ven bờ. Bên cạnh đó, các chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường biển của Việt Nam còn chung, thiếu thực tế, gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện. Cho đến nay quản lý môt trường biển, ven biển và hải đảo vẫn được rập khuôn theo cách tiếp cận của ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm, chưa tính đến đặc điểm về tính chất xuyên biên giới, đa ngành, đa mục đích sử dụng cho nên hiệu qủa quản lý yếu kém và bộc lộ nhiều thiếu sót, bất cập. Một nguyên nhân cũng cần phải kể đến là việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vưc bảo vệ môi trường cũng như việc tham gia ký kết và thực thi các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển của chúng ta còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa thực sự được quan tâm, chú trọng. 2.4. Hiện trạng môi trường nước biển ven bờ trên thế giới và ở Việt Nam 2.4.1. Hiện trạng môi trường nước biển ven bờ trên thế giới Trái đất được bao phủ bởi khoảng 71% diện tích là biển và đại dương. Biển là một thành phần rất quan trọng đối với các quá trình tự nhiên, các hoạt động sản xuất và phát triển của con người. Tuy nhiên biển trên thế giới hiện nay lại đang đứng trước nạn ô nhiễm nặng nề. Ở châu Á, gần 90% lượng nước thải được đổ thẳng xuống biển mà không qua xử lí đang gây lo ngại về môi trường, đe dọa sinh thái các vùng bờ biển (theo Báo cáo về các biện pháp ngăn chặn ô nhiễm môi trường biển của chương trình môi trường LHQ (UNEP) được công bố tại Hội nghị quốc tế ở Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 16-10). Hơn 60 quốc gia trên thế giới đã nhận thức về nguy cơ ngày một gia tăng này và đã có các chương trình hành động để ngăn chặn các nguồn ô nhiễm biển xuất phát từ đất liền, song kết quả đạt được vẫn chưa bù đắp được những thiệt hại do ô nhiễm môi trường biển gây ra [7]. 2.4.2. Hiện trạng môi trường nước biển ven bờ ở Việt Nam “Việt Nam có một vùng biển đặc quyền kinh tế trên 1.000.000 km2 và hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ, hai quần đảo là Trường Sa và Hoàng Sa, bờ biển kéo
  25. 16 dài trên 3.260 km. Đây là những tiền đề cho phép hoạch định một chiến lược biển, phù hợp với xu thế phát triển của một quốc gia biển”. Nhưng thực trạng về ô nhiễm môi trường biển đang là vấn đề báo động "đỏ", mà hiện tượng hải sản tự nhiên và nuôi trồng đột ngột chết trên quy mô chưa từng có diễn ra tại các tỉnh Miền Trung trong tháng 4 vừa qua, được các nhà khoa học trong và ngoài nước kết luận là do độc tố học và tảo độc. Vì vậy, nếu không sớm thực hiện các giải pháp khả thi giảm thiểu và ngăn ngừa ô nhiễm, sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiến lược phát triển bền vững biển và hải đảo của nước ta. Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm biển là do phát triển công nghiệp, du lịch tràn lan, nuôi trồng thủy sản bất hợp lý, dân số tăng và nghèo khó, lối sống giản đơn và dân trí thấp, thể chế, chính sách còn bất cập Hiện có từ 70% đến 80% lượng rác thải trên biển có nguồn gốc từ nội địa khi các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu dân cư xả nước thải, chất thải rắn không qua xử lý ra các con sông ở vùng đồng bằng ven biển hoặc xả thẳng ra biển. Đơn cử trong quá trình nuôi trồng thủy sản cũng làm phát sinh đáng kể lượng chất thải rắn trực tiếp ra biển, nguồn thải chủ yếu là các loại phân bón, thức ăn nhân tạo sử dụng trong nuôi trồng. Bình quân 1ha nuôi tôm sẽ thải ra môi trường khoảng 5 tấn chất thải rắn và hàng chục nghìn m3 nước thải trong một vụ nuôi. Với tổng diện tích nuôi tôm hơn 600 nghìn ha, mỗi năm sẽ thải ra môi trường gần 3 triệu tấn chất thải rắn. Cụ thể, tại các tỉnh Miền Trung từ Quảng Ninh đến Quảng Bình, trên 37.000 ha đã được khai thác đưa vào nuôi trồng thủy sản (chiếm 30-35% diện tích nước mặn lợ). Phần lớn cơ sở đã đi vào nuôi trên quy mô công nghiệp, dẫn tới các nơi cư trú sinh vật, bãi đẻ, bãi giống bị hủy diệt, dịch bệnh xuất hiện tràn lan
  26. 17 Hàng năm, trên 100 con sông ở nước ta thải ra biển 880 km3 nước và 270-300 triệu tấn phù sa, kéo theo nhiều chất có thể gây ô nhiễm biển như các chất hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nặng và nhiều chất độc hại từ các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp và đô thị, các khu nuôi trồng thủy sản ven biển và các vùng sản xuất nông nghiệp. Năm 2016, lượng chất thải đã gia tăng rất lớn ở các vùng nước ven bờ, trong đó dầu khoảng 35.160 tấn/ngày, nitơ tổng số 26-52 tấn/ngày và tổng amoni 15-30 tấn/ngày. Báo cáo hiện trạng môi trường đã chỉ ra rằng chất lượng môi trường biển và vùng ven biển tiếp tục bị suy giảm. Nước biển của một số khu vực có biểu hiện bị axit hóa do độ pH trong nước biển tầng mặt biến đổi. Nước biển ven bờ có biểu hiện bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ, kẽm, một số chủng thuốc bảo vệ thực vật. Hiện tượng thủy triều đỏ xuất hiện tại vùng biển Nam Trung bộ, đặc biệt tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận làm chết các loại tôm cá đang nuôi trồng tại vùng này. Chất lượng môi trường biển thay đổi dẫn đến nơi cư trú tự nhiên của loài bị phá hủy, gây tổn thất lớn về đa dạng vùng bờ. Khoảng 85 loài hải sản có mức độ nguy cấp khác nhau và trên 70 loài đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam Khác với trong đất liền, cơ cấu dân cư ven biển đến từ tứ xứ. Họ vốn là những người nghèo đến vùng ven biển hoặc các đảo để sinh sống, tụ lập thành các “vạn chài”. Họ phải đối mặt hàng ngày với tính khốc liệt của biển cả, gắn liền cuộc sống với con thuyền, nên tư duy người vạn chài hết sức giản đơn, khái niệm bảo vệ nguồn lợi và môi trường biển dường như vẫn còn xa vời với họ. Tập quán và phong tục sống còn lạc hậu, học vấn thấp do không có điều kiện học tập. Cũng vì thế mà nhận thức về môi trường và tài nguyên biển của đại bộ phận dân cư ở đây vẫn còn thấp. Hành vi và cách ứng xử của họ với các hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên rất hạn chế, chưa thành thói quen tự giác. Ô nhiễm môi trường biển còn xảy ra ở các cảng do liên quan đến hoạt động của tàu thuyền ra vào cảng, nạo vét luồng lạch, đổ phế thải. Độ đục
  27. 18 nước vùng cảng Hải Phòng là 418-424 mg/l, cảng Đà Nẵng 33-167 mg/l. Nồng độ dầu ở tất cả các cảng đều vượt mức cho phép 0,3 mg/l (TCVN), cảng Hải Phòng 0,42 mg/l, cảng Cái Lân 0,6 mg/l, cảng Vũng Tàu 0,52 mg/l. Mặt dầu loang ngăn chặn không khí hòa tan vào nước nên hàm lượng oxy trong nước thấp, trung bình 3,3-10,9 mg/l vào mùa khô và 1,16-6,1 mg/l vào mùa lũ, trong khi đó nhu cầu oxy rất cao, cần tới 13,6-31 mg/l. Nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt đổ ra biển chưa qua xử lý nên chỉ số vi trùng học luôn ở mức cao. Ở một số cảng đáng báo động là hàm lượng thủy ngân đã vượt ngưỡng cho phép, cảng Vũng Tàu vượt 3,1 lần, cảng Nha Trang vượt 1,1 lần Môi trường biển bị ô nhiễm đã dẫn tới suy thoái đa dạng sinh học biển, điển hình là hệ sinh thái san hô. Vùng biển Việt Nam có khoảng 1.122 km2 rạn san hô, nếu hệ sinh thái này bị mất, biển nước ta có nguy cơ sẽ trở thành "thủy mạc" không còn tôm cá nữa. Đó là thông điệp mà các nhà môi trường và bảo tồn thiên nhiên nước ta đã cảnh báo. Theo số liệu của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, đến nay có khoảng 20% rạn có độ phủ san hô sống nghèo (độ phủ 0-25%), 60% thuộc loại thấp (26-50%), 17% còn tốt (51-75%) và chỉ có 3% rất tốt (trên 75%). "Chưa bao giờ nguồn san hô nước ta lại đứng trước thách thức sống còn như hiện nay. Mỗi năm, mất hơn 50 tấn san hô chưa kể mất san hô đen ở Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ninh, Hải Phòng, theo đà này 20 năm nữa san hô không còn trong vùng biển Việt Nam [7]. 2.4.3. Hiện trạng môi trường nước biển ven bờ thành phố Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa Thanh Hoá là tỉnh ven biển có chiều dài đường bờ biển 102 km, vùng lãnh hải rộng hơn 17.000 km2, có 5 cửa sông lớn đổ ra biển với hệ sinh thái đa dạng, phong phú. Thanh Hoá cũng là một trong những địa phương có nhiều cảng nhất với hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá, hệ thống cảng tổng hợp, cảng chuyên dùng xi măng của Nhà máy Xi măng Nghi Sơn, đặc biệt cảng xuất nhập dầu của Nhà máy Liên hiệp lọc hóa
  28. 19 dầu Nghi Sơn sẽ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Nhìn chung, cơ sở hậu cần dịch vụ tại các cảng biển, cảng cá, bến cá còn lạc hậu, thiếu đồng bộ và vệ sinh công nghiệp kém. Sự gia tăng số lượng tàu thuyền khai thác hải sản, lượng tàu neo đậu thường xuyên càng làm tăng lượng chất thải sinh hoạt, nước thải, dầu mỡ đổ ra biển. Mặt khác, hầu hết các cảng cá, bến cá đều tập trung số lượng lớn những cơ sở sơ chế, các vựa cá, tôm, để trao đổi mua bán, các khu dịch vụ hậu cần nghề cá như: cung cấp các dịch vụ sinh hoạt, nước đá, xăng dầu, sửa chữa, đóng mới tàu cá khiến tình trạng ô nhiễm chất hữu cơ, chất thải rắn và ô nhiễm dầu, kim loại nặng trở thành vấn đề bức xúc tại hầu hết các cảng biển, cảng cá, bến cá hiện nay. Tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cảng cá, bến cá ven biển không chỉ tác động trực tiếp tới đời sống và sản xuất trong khu vực, các chất thải theo dòng nước đưa ra vùng ven bờ còn là nguyên nhân quan trọng tác động đến các hệ sinh thái biển, những vùng nuôi hải sản biển tập trung, những bãi tắm du lịch và một số ngành kinh tế khác bên cạnh đó, tỉnh Thanh Hóa đặc biệt là bãi biển ‘Sầm Sơn”, thiết lập mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường vùng biển, ven biển còn lạc hậu cung cấp thông tin, số liệu làm cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch, quản lý, bảo vệ môi trường, khai thác không hiệu quả nguồn tài nguyên biển, phục vụ phát triển bền vững vùng ven biển của tỉnh [8].
  29. 20 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, phạm vi, địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nước biển ven bờ của khu vực thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. - Phạm vi nghiên cứu: Hiện trạng môi trường nước biển ven bờ khu vực thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. - Địa điểm thực tập. + Địa điểm: Trạm Khí tượng Hải văn Môi trường Sầm Sơn. + Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 08 năm 2018 đến tháng 11 năm 2018. 3.2. Nội dung nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. - Sức ép từ phát triển kinh tế xã hội đến nước biển ven bờ khu vực thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. - Đánh giá hiện trạng môi trường nước biển ven bờ khu vực thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. - Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và nâng cao chất lượng nước biển để bảo vệ môi trường biển. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp thu thập và kế thừa tài liệu thứ cấp - Thu thập và xử lý số liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, môi trường tại khu vực nghiên cứu. - Thu thập tài liệu về hiện trạng các nguồn phát thải và công tác quản lý chất lượng môi trường tại UBND thành phố Sầm Sơn. - Thu thập tài liệu về công tác quản lý chất lượng môi trường, tài liệu về các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường các tiêu chuẩn Việt Nam và các tài liệu liên quan đến đề tài.
  30. 21 - Tìm hiểu và thu thập các số liệu văn bản, tạp chí, internet của khu vực. 3.3.2. Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm * Số lượng mẫu: Đề tài tiến hành từ 7h sáng đến 8h sáng và lấy 3 mẫu nước ở 3 khu vực ven bờ biển, mỗi khu vực lấy 1 mẫu. Với tần suất là một tháng một lần. Đề tài lấy mẫu phân tích trong 4 tháng, từ tháng 08 đến tháng 11 năm 2018. Bảng 3.1. Tên và vị trí các điểm lấy mẫu phân tích Ký TT Tên điểm lấy mẫu Vị trí lấy mẫu hiệu Kinh độ Vĩ độ 1 Nước biển ven bờ khu vực bãi A M1A 105,9007 19,7296 2 Nước biển ven bờ khu vực bãi B M2B 105,9015 19,7315 3 Nước biển ven bờ khu vực bãi C M3C 105,9039 19,7373 * Phương pháp pháp lấy mẫu - Phương pháp lấy mẫu nước: Lấy mẫu nước thực hiện theo hướng dẫn của tiêu chuẩn quốc gia: + TCVN 5992:1995 (ISO 5667-2: 1991) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu. + TCVN 5998:1995 (ISO 5667-9:1987) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước biển. + TCVN 6663- 3:2008 (ISO 5667- 3 : 2003) về Chất lượng nước - Lấy mẫu- Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu + TCVN 6663- 1:2011 (ISO 5667- 1: 2006) về Chất lượng nước - lấy mẫu-phần 1: hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu.
  31. 22 * Chỉ tiêu theo dõi - Nước biển ven bờ : − Độ đục, pH, TSS, DO, COD, BOD5, Cl , Fe, Zn. * Địa điểm phân tích - Trạm khí tượng Hải văn môi trường Sầm Sơn. - Phòng thí nghiệm khoa Khoa học môi trường, trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên. * Phương pháp phân tích + pH, DO, độ đục: Được đo tại phòng thí nghiệm bằng máy đo nước đa chỉ tiêu. + TSS: Được xác định bằng phương pháp khối lượng tại phòng thí nghiệm. + COD, BOD5: Được xác định bằng phương pháp chuẩn độ tại phòng thí nghiệm. + Cl−: Được xác định bằng phương pháp chuẩn độ Morh tại phòng thí nghiệm + Zn, Fe: Được xác định bằng phương pháp so màu trên máy trắc quang. 3.3.3. Phương pháp tổng hợp, so sánh, viết báo cáo Tổng hợp số liệu thu thập được so sánh với QCVN10-MT: 2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển. Các số liệu sau khi thu thập, phân tích, xử lý được đánh giá tổng hợp và tổng kết thành một bản kết quả cô đọng nhất làm nổi bật lên vấn đề cần nghiên cứu.
  32. 23 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại khu vực Tp Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Thành phố Sầm Sơn cách thủ đô Hà Nội 180 km về phía đông nam, cách nằm ở tọa độ 105o52”30 đến 105o56”15 kinh độ Đông; 19o47”11” đến19o43 11” Vĩ độ Bắc; Cách thành phố Thanh Hóa 16 km về Phía Đông Nam theo đường quốc lộ 47 nối liền thành phố Thanh Hóa với Sầm Sơn nên giao thông rất thuận lợi, tiếp giáp với các đơn vị hành chính sau; + Phía Bắc giáp với huyện Hoằng Hóa + Phía Nam giáp với huyện Quảng Xương + Phía Đông giáp với biển Đông + Phía Tây giáp với huyện Quảng Xương Sầm Sơn cũng chỉ cách sân bay Sao Vàng-Thọ Xuân có 60 km điều này giúp việc lưu thông người và hàng hóa dễ dàng và thuận tiện hơn. Với vị trí thuận lợi trên, du khách có thể đến với Sầm Sơn một cách nhanh chóng dễ dàng và bằng nhiều loại phương tiện khác nhau như xe khách, xe máy, tàu hỏa, máy bay Sầm Sơn có bờ biển dài khoảng 9 km, từ cửa Hới (sông Mã) đến Vụng Tiên (Vụng Ngọc) với các bãi biển đẹp như bãi biển nội thị (A, B, C, D), bãi biển Quảng Cư, Bãi Nix, Bãi Lãn, Bãi Vụng Tiên các bãi biển này đều có đặc điểm chung là rộng, bằng phẳng, độ dốc thoải, bãi cát trắng mịn, sóng biển vừa phải, nước biển ấm, trong xanh có nồng độ muối trên dưới 30%, ngoài ra còn có Canxidium và nhiều khoáng chất khác có tác dụng chữa bệnh rất phù hợp cho tắm biển và các hoạt động vui chơi giải trí nên từ lâu đã là khu nghỉ mát nổi tiếng trong cả nước. Theo đánh giá thành phố Sầm Sơn
  33. 24 là nơi rất có lợi cho sức khỏe, nghỉ dưỡng vào mùa đông, đồng thời là thị trường tiêu dùng [6]. Hình 4.1: Hình ảnh biển Sầm Sơn nhìn từ trên cao. 4.1.1.2. Khí hậu Thành phố Sầm Sơn nằm trong miền khí hậu Bắc Việt Nam, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt là mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Chế độ nhiệt: Sầm Sơn có chế độ nhiệt tương đối cao, nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C. Chế độ gió: Sầm Sơn chịu ảnh hưởng của hai loại gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Chế độ mưa: Lượng mưa ở Sầm Sơn khá lớn, trung bình năm từ 1600-1900 mm. Mưa nhiều nhất vào tháng 8, lượng mưa có năm lên tới gần 900 mm.
  34. 25 Ngoài ra trong mùa này thường có giông, bão kèm theo mưa lớn gây úng lụt cục bộ. Tóm lại: khí hậu ở Sầm Sơn tuy có sự phân chia rõ rệt theo mùa, nhưng do có tác động điều hòa của biển nên khí hậu tương đối dễ chịu, mát vào mùa hè, ít lạnh vào mùa đông, khá phù hợp cho tắm biển, thăm quan, nghỉ dưỡng và phù hợp cho sự sinh trưởng của nhiều loại cây trồng, vật nuôi [6]. 4.1.1.3. Thủy văn Thủy triều ở khu vực Sầm Sơn có chế độ nhật triều đều. Về mùa hè thủy triều lên lúc 7 giờ và xuống lúc 14-16 giờ chiều; mùa đông thì ngược lại xuống lúc 6-9 giờ và lên lúc 14-16 giờ . Biên độ triều trung bình khoảng 1,2- 1,6 mét, cao nhất đạt 2-2,5 mét. Chế độ thủy triều như vậy rất thích hợp cho hoạt động du lịch tắm biển [5]. 4.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên - Tài nguyên du lịch là ưu thế nổi trội nhất của Sầm Sơn Sầm Sơn có tiềm năng du lịch rất phong phú, đa dạng, gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Đây là ưu thế nổi bật nhất của Sầm Sơn, là điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn như du lịch biển, du lịch núi, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh * Về tài nguyên du lịch tự nhiên: Sầm Sơn có bờ biển dài khoảng 9 km, từ cửa Hới (sông Mã) đến Vụng Tiên (Vụng Ngọc) với các bãi biển đẹp như bãi biển nội thị (A, B, C, D), bãi biển Quảng Cư, Bãi Nix, Bãi Lãn, Bãi Vụng Tiên các bãi biển này đều có đặc điểm chung là rộng, bằng phẳng, độ dốc thoải, bãi cát trắng mịn, sóng biển vừa phải, nước biển ấm, trong xanh có nồng độ muối trên dưới 30%, rất phù hợp cho tắm biển và các hoạt động vui chơi giải trí nên từ lâu đã là khu nghỉ mát nổi tiếng trong cả nước. * Về tài nguyên du lịch nhân văn: Bên cạnh những tài nguyên du lịch tự nhiên, Sầm Sơn còn có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn khá phong phú
  35. 26 gồm các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội, ngành nghề truyền thống và các giá trị văn hóa khác. Theo thống kê, trên địa bàn Sầm Sơn có 16 di tích, là một trong số các địa phương có tỷ lệ di tích cao trong cả nước, trong đó có 6 di tích cấp Quốc gia gồm: Đền Độc Cước (hay còn gọi là đền Thượng, Đền Cô Tiên, Đền Tô Hiến Thành (hay còn gọi là đền Trung), Hòn Trống Mái là danh lam thắng nổi tiếng gắn với huyền thoại về một mối tình chung thủy, Đền Đề Lĩnh thuộc phường Trung Sơn, Đền Cá Lập. Ngoài ra, với vị trí địa lý thuận lợi, Sầm sơn còn có thể mở rộng liên kết với các địa phương khác trong tỉnh, trong vùng và cả nước, hoặc với các tỉnh Bắc Lào để hình thành các tuyến du lịch hấp dẫn [5]. - Tài nguyên nước * Về nước mặt: Trên địa bàn Sầm Sơn có 02 sông chính chảy qua là sông Mã và sông Đơ. Hiện nay việc khai thác nguồn nước mặt ở Sầm Sơn gặp nhiều khó khăn do nằm ở vùng cửa sông ven biển nước thường bị nhiễm mặn. Mặt khác nguồn nước phân bố không đều trong năm, mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 10) lưu lượng dòng chảy lớn, chiếm tới 78% tổng lượng nước cả năm, thường gây ngập úng; ngược lại vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 5) lưu lượng dòng chảy nhỏ, chỉ chiếm khoảng 22% nên thường gây hạn hán, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân. * Về nước ngầm: Nước ngầm tại khu vực Sầm Sơn khá phong phú nhưng chất lượng thấp. Mặt khác, thời gian qua do khai thác quá mức nên nguồn nước ngầm đang bị nhiễm mặn, đặc biệt các mạch sâu bị nhiễm mặn rất nặng, không thể sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất [6]. - Tài nguyên thuỷ sản cũng là một lợi thế lớn Biển Sầm Sơn có bờ biển dài 9 km từ Cửa Hới đến Vụng Tiên (Vụng Ngọc). Vùng biển, ven biển Sầm Sơn và phụ cận có nguồn lợi hải sản khá phong phú, đa dạng, tạo cho Sầm Sơn có lợi thế rất lớn về khai thác hải sản.
  36. 27 Về tôm biển: Có hai bãi tôm chính là bãi tôm Hòn Nẹ - Lạch Ghép và bãi tôm Lạch Bạng - Lạch Quèn. Đây là các bãi tôm có trữ lượng cao trong khu vực Vịnh Bắc Bộ. Khả năng khai thác hàng năm khoảng 1.000-1.300 tấn, trong đó chủ yếu là tôm bộp, tôm sắt và hơn 7.000 tấn moi biển. Về mực: Vùng biển Thanh Hoá và phụ cận có nguồn lợi mực rất phong phú với trữ lượng 13.000-14.000 tấn; Khả năng khai thác hàng năm khoảng 5.000-6.000 tấn, trong đó có khoảng 3.000-4.000 tấn mực ống và 1.500-2.000 tấn mực nang. Ngoài ra, vùng biển và ven biển còn có nhiều loại hải đặc sản khác có giá trị kinh tế cao và rất được ưa chuộng trên thị trường trong và ngoài nước như ốc hương, sứa, tôm hùm, cua, ghẹ - Tài nguyên rừng Hiện tại thành phố Sầm Sơn có 201,02 ha rừng, trong đó hầu hết phân bố trên núi Trường Lệ và một phần rừng trồng ven biển. Rừng ở Sầm Sơn tuy không đem lại hiệu quả trực tiếp về kinh tế nhưng có giá trị rất lớn về bảo vệ môi trường sinh thái như chắn gió bão, ngăn mặn xâm thực vào đất liền và tạo cảnh quan thiên nhiên phục vụ phát triển du lịch [6]. - Tài nguyên khoáng sản Tài nguyên khoáng sản ở Sầm Sơn không nhiều cả về chủng loại và trữ lượng, chủ yếu là một số nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng như: Đá Granit ở núi Trường Lệ, Fenspat nguyên liệu tốt để sản xuất men sứ, Quặng titan ở dải cát ven biển, trữ lượng 73.000 tấn có thể làm nguyên liệu để sản xuất que hàn. Nhìn chung, các điểm khoáng sản này đều có trữ lượng nhỏ và phân bố ở những khu vực nhạy cảm, vì vậy cần quản lý chặt chẽ, không cho khai thác nhằm bảo vệ môi trường, cảnh quan cho phát triển du lịch [6].
  37. 28 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ở thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa 4.1.2.1. Dân số  Sự phát triển dân số: Dự báo dân số thị xã Sầm Sơn cũ đến năm 2020 là 78.000 người, mở rộng không gian hành chính địa giới (thêm 6 xã thuộc huyện Quảng Xương) sẽ có dân số khoảng 70.000 người. Như vậy, trong giai đoạn 2011-2020, thị xã Sầm Sơn trở thành thành phố du lịch với dân số khoảng 148.000 người (chưa kể bình quân hàng năm khách du lịch đến Sầm Sơn từ 3.000-3.500 người). Bảng 4.1: Dự báo về dân số, lao động du lịch Sầm Sơn năm 2020. (Đơn vị, Người) Chỉ tiêu 2005 2010 2015 2020 1. Tổng dân số 59.749 62.550 66.394 73.306 Tốc độ tăng dân số (%n) 1,05 0,92 1,2 2,0 Trong đó gia tăng tự nhiên 1,05 0,92 0,85 0,8 Dân số phi nông nghiệp 30.591 38.969 48.136 61.724 % so với tổng dân số 51,2 62,3 72,5 84,2 Dân số nông lâm- nghiệp & thủy sản 29.158 23.581 18.258 11.582 % so với tổng dân số 48,8 37,7 27,5 15,8 2. Dân số trong độ tuổi lao dộng 34.953 38.593 43.422 49.995 % so với tổng dân số 58,5 61,7 65,4 68,2 (Nguồn UBND thành phố Sầm Sơn) Theo bảng trên dự báo lao động du lịch Sầm Sơn về dân số Sầm Sơn thì cùng với sự tăng dân số, nguồn nhân lực của Sầm Sơn cũng tăng nhanh, dự báo năm 2015 đạt 43.420 người và năm 2020 đạt khoảng 50.000 người, chiếm 68,2 % tổng dân số của thành phố bây giờ (chưa kể số lao động ở các địa phương khác đến làm việc theo thời vụ trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ). Đây là nguồn lực rất quan trọng đối vơi sự phát triển của Sầm Sơn trong tương lai, xong cũng là một sức ép lớn đối với Sầm Sơn trong vấn đề tạo thêm
  38. 29 việc làm mới cho số lao động tăng thêm và cả số lao động thời vụ hiện nay. Mặt khác để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ nhanh giai đoạn tới, nhất là phát triển du lịc, đòi hỏi phải có kế hoạch thật cụ thể để đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn. 4.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.  Tình hình phát triển kinh tế - xã hội Kinh tế: Sầm Sơn là thành phố ven biển, có lợi thế về phát triển kinh tế nhất là kinh tế du lịch dịch vụ, khai thác chế biển thủy sản. Theo số liệu thống kê của Uỷ ban nhân dân thành phố Sầm Sơn, tỷ trọng của các ngành kinh tê trong cơ cấu chung của các thời kỳ có sự chuyển biến tích cực. Bảng 4.2: Cơ cấu ngành kinh tế của thành phố Sầm Sơn qua các năm ĐVT: (%) Nông, lâm ngư Công nghiệp, tiểu Năm Dịch vụ, du lịch nghiệp thủ CN 2011 72,3 16,2 11,5 2013 78,1 16,5 5,4 2015 80,3 14,6 5,1 2017 79,8 15,5 4,7 Nguồn UBND thành phố Sầm Sơn Qua bảng trên ta thấy cơ cấu ngành kinh tế ở Sầm Sơn chiếm % cao nhất là dịch vụ, du lịch chiếm 70-80% so với ngành kinh tế khác. Điều kiện xã hội: Sầm Sơn hiện có 62.550 người với 14.900 hộ dân sinh sống ở 5 đơn vị hành chính (4 phường và 1 xã) mật độ trung bình 3.533 người/km.
  39. 30 Thương mại – du lịch Sầm Sơn có nhiều tiềm năng tài nguyên du lịch đặc biệt là địa hình, cảnh quan, đa dạng hệ sinh thái nên đã thu hút nhiều khách du lịch đến thăm quan nghĩ dưỡng. Khách du lịch đến với Sầm Sơn chủ yếu vào cuối tuần và mùa du lịch (tháng 4 đến đầu tháng 11). Những ngày cao điểm như dịp lễ 30/4 - 1/5 Sầm Sơn đã đón gần 3.000.000 lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, tắm biển và nghĩ dưỡng. Hiện trạng khách du lịch: Sầm Sơn là thành phố có nhiều tiềm năng phát triển dịch vụ du lịch trong cơ cấu trung của thành phố, ngành du lịch được đặc biệt, là đòn bẩy để các ngành kinh tế khác phát triển. Cơ cấu khách du lịch của thành phố Sầm Sơn được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 4.3: Tổng hợp lượng khách du lịch đến Sầm Sơn thời kỳ 2012-2017 Tổng số khách du lịch Khách nội địa Khách nước ngoài Tăng so Tăng so Tăng so với với cùng với cùng Số lượng Số lượng cùng kỳ Số lượng Năm kỳ năm kỳ năm (lượt (lượt năm trước ( lượt trước trước người ) người ) (%) người ) (%) (%) 2013 2.105.000 1.503.000 602.000 2014 1.809.000 5,94 1.404.000 3,41 404.000 3,89 2015 2.010.000 11,11 1.158.000 2,48 852.000 10,89 2016 2.206.000 9,75 1.246.000 7,60 960.000 12,68 2017 2.502.000 13,42 1.503.000 20,63 999.000 4,06 (Nguồn Phòng văn hóa thể thao và du lịch – UBND thành phố Sầm Sơn) Số lượt khách đến Sầm Sơn hàng năm đều tăng, năm 2014 đón được 1.809.000 lượt khách, giảm 5,94% so với năm 2013. Sở dĩ có việc giảm trên
  40. 31 là do năm 2013, thành phố Sầm Sơn tổ chức sự kiện lễ hội 105 năm du lịch Sầm Sơn, do vậy đã thu hút được lượng khách đến rất đông (gần 2,2 triệu lượt khách), tuy nhiên sang năm 2014, do thời tiết bão, gió, mưa nhiều, do tác động của khủng hoảng kinh tế tài chính trong khu vực nên lượng khách có giảm đi nhưng không đáng kể, so với năm 2013. Nhưng đến các năm tiếp theo thì lượng khách tăng lên liên tục. - Doanh thu từ hoạt động du lịch: 5 tháng đầu năm 2014 lượt khách du lịch về Sầm Sơn đạt gần 1,3 triệu lượt người, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm 2013; doanh thu ước tính đạt 506 tỉ đồng, tăng 19,7% so với cùng kỳ. Đặc biệt trong dịp lễ 30/4 - 1/5, lượt khách về Sầm Sơn tăng cao nhất trong nhiều năm qua. Nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản: Sầm Sơn có đường bờ biển dài 9 km từ Cửa Hới đến Vụng Tiên (Vụng Ngọc). Vùng biển, ven biển Sầm Sơn và phụ cận có nguồn lợi hải sản khá phong phú, đa dạng, tạo cho Sầm Sơn có lợi thế rất lớn về khai thác hải sản. Các ngư thường khai thác chính gồm: - Bãi cá nổi ven bờ từ Nghệ An trở ra phía Bắc có trữ lượng khoảng 12.000-15.000 tấn, chủ yếu là cá Lầm, cá Trích, cá Nục (60-70%) còn lại là cá Thu, bạc Má khả năng khai thác 7.000-10.000 tấn/năm. - Các bãi cá đáy phía Nam đảo Hòn Mê đến Lạch Ghép và Lạch Hới- Đông Nam Hòn Mê. Ngoài ra, vùng biển và ven biển còn có nhiều loại đặc sản khác có giá trị kinh tế cao và rất được ưa chuộng trên thị trường trong và ngoài nước như ốc hương, sứa, tôm hùm, cua, ghẹ - Về nuôi trồng thủy sản: Sầm Sơn có trên 158,7 ha mặt nước thuật lợi cho nuôi trồng thủy hải sản, trong đó chủ yếu là Quảng Cư (138,7 ha) và một phần ở Quảng Tiến (20 ha). Toàn bộ diện tích này nằm trong đê Sông Mã và
  41. 32 hình thành các ao, đầm có thể nuôi trồng nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, ghẹ, rong câu 4.2. Sức ép từ phát triển kinh tế - xã hội tới môi trường nước biển ven bờ khu vực thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa 4.2.1. Tác động của dân số đối với môi trường Dân số tăng nhanh tạo nên sức ép lớn tới kinh tế, đời sống nhân dân và môi trường. Dân số tăng cao làm kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân chậm cải thiện, môi trường ô nhiễm. - Tạo sức ép tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường nước do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, sản xuất công nghiệp . làm diện tích rừng bị thu hẹp, tăng diện tích đất bạc màu, cạn kiệt tài nguyên khoáng sản. - Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân hủy của môi trường tự nhiên, làm ô nhiễm môi trường nước (giảm nguồn nước sạch), ô nhiễm môi trường nước do rác thải, nước thải theo thông tin và số liệu thu được, bãi rác thải Sầm Sơn được quy hoạch và xây dựng từ năm 1997 với quy mô 2 ha, trong đó bãi chứa rác 1 ha và 3 hồ xử lý sinh học với diện tích 9.100 m2 có nhiệm vụ chứa và xử lý nước thải. Theo quy trình thì nước thải từ các doanh nghiệp, nhà máy, hệ thống nhà hàng, khác sạn và các hộ dân cư trên địa bàn thành phố được thu gom theo đường ống về trạm bơm trung chuyển rồi đổ vào 3 hồ sinh rồi xử lý sau đó mới được thải ra sông Đơ. Tuy nhiên, do lượng rác thải và nước thải quá lớn, nhất là vào mùa du lịch với lượng rác thải trung bình lên tới 130-150 m3/ngày, tương đương 50 tấn; lượng nước thải 500-2.500 m3 đã gây quá tải. Đến năm 2012, bãi rác này được giao cho Công ty cổ phần Thương mại đô thị và dịch vụ du lịch Sầm Sơn. Do khối lượng rác thải chưa kịp xử lý ngày càng tồn đọng với số lượng lớn, nước thải chưa xử lý được xả trực tiếp xả ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường
  42. 33 nghiêm trọng. Mùi hôi thối từ bãi rác thải, hồ chứa nước thải cả ngày lẫn đêm. Nguồn nước ngầm cũng bị ô nhiễm, đường ống nước sạch của thành phố thì không đi qua. - Sự gia tăng dân số đô thị làm cho môi trường đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội trong độ thị ngày càng khó khăn. 4.2.2. Sức ép từ phát triển kinh tế - xã hội tới môi trường nước biển ven bờ khu vực thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa - Sự tăng lên nhanh chóng của các hoạt động phát triển thương mại – du lịch đã và đang tạo ra nguồn chất thải không nhỏ gây ô nhiễm môi trường - Nước thải và Rác thải phát sinh từ các hoạt động du lịch - dịch vụ trên biển không được thu gom trở thành nguồn gây ô nhiễm cho môi trường nước biển. - Hoạt động nuôi trồng thủy sản, các nhà bè trên biển và dân cư các làng chài phục vụ du lịch đã thải ra một lượng lớn thức ăn thừa, nước thải, rác thải gây ô nhiễm nước biển, phát sinh dịch bệnh. - Lượng khách du lịch tăng kéo theo đó là các hoạt động vận chuyển lữ hành tạo ra nguồn thải như dầu cũng gây ô nhiễm môi trường nước biển. - Hoạt động đánh bắt thủy sản gây rò rỉ dầu mỡ gây ô nhiễm môi trường nước biển và hệ sinh thái biển. - Số lượng phương tiện giao thông vận tải lưu hành trên biển ngày càng tăng và sự tham gia với mật độ cao của các xe tải nguyên vật liệu, hàng hóa, hành khách cũng tạo ra một lượng bụi và khí thải lớn làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển.
  43. 34 4.3. Đánh giá hiện trạng môi trường nước biển ven bờ khu vực thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa 4.3.1. Hiện trạng chất lượng môi trường nước biển ven bờ khu vực thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa tháng 08 năm 2018 Trong quá trình thực tập tại Trạm Khí tượng Hải văn Môi trường Sầm Sơn và phân tích mẫu nước tại phòng thí nghiệm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên em thu được kết quả của tháng 08 năm 2018 dưới bảng sau: Bảng 4.4: Kết quả phân tích chất lượng nước biển ven bờ thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa tháng 08 năm 2018 Kết quả QCVN10- TT Thông số Đơn vị M1A M2B M3C MT:2015/ BTNMT 1 Độ đục NTU 0,05 0,07 0,07 - 2 pH - 7,80 7,50 7,40 6,5-8,5 3 TSS mg/l 105,00 100,00 115,00 50 4 DO mg/l 9,55 9,95 9,80 >4 5 COD mg/l 105,00 114,00 135,00 - 6 BOD5 mg/l 52,50 57,00 67,50 - 7 Cl− mg/l 105,00 106,00 100,00 - 8 Fe mg/l 0,11 0,13 0,09 0,5 9 Zn mg/l 0,45 0,23 0,30 1,0 Ghi chú: + QCVN 10-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển. + Điểm M1A: Mẫu nước lấy ở khu bãi biển A. + Điểm M2B: Mẫu nước lấy ở khu bãi biển B + Điểm M3C: Mẫu nước lấy ở khu bãi biển C + (-) : Không quy định. Nhận xét: Qua bảng phân tích ta thấy chất lượng nước biển ven bờ của thành phố Sầm Sơn tháng 08 năm 2018 có chỉ tiêu TSS ở cả 3 bãi tắm A B C là vượt quá Quy chuẩn cho phép: ở bãi biển A cao hơn 2,1 lần, bãi B cao hơn 2 lần,
  44. 35 bãi C cao 2,3 lần so với QCVN10-MT:2015/BTNMT. Chỉ tiên COD, Cl− đều cao nhưng QCVN không quy định. Còn lại tất cả các chỉ tiêu khác đều đạt Quy chuẩn của QCVN 10-MT:2015/BTNMT. Nguyên nhân do tháng 08 đang là mùa của du lịch lượng khách đến vẫn rất đông. Do lượng khách quá đông nên, hoạt động vui chơi giải trí của con người cộng thêm đánh bắt thủy hải sản đã thải ra lượng rác thải, nước thải lớn và lượng chât thải đó không được xử hết đã chảy ra biển cho hàm lượng TSS này trong nước biển tăng cao. Hàm lượng TSS cao có khả năng làm tăng nhiệt độ nước bề mặt, làm giảm lượng oxy hòa tan (DO), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của các sinh vật dưới nước. 4.3.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước biển ven bờ khu vực thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa tháng 09 năm 2018 Trong quá trình thực tập tại Trạm Khí tượng Hải văn Môi trường Sầm Sơn và phân tích mẫu nước tại phòng thí nghiệm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên em thu được kết quả của tháng 09 năm 2018 dưới bảng sau Bảng 4.5: Kết quả phân tích chất lượng nước biển ven bờ khu vực thành phố Sầm Sơn tháng 09 năm 2018 Kết quả QCVN10- TT Thông số Đơn vị MT:2015/ M1A M2B M3C BTNMT 1 Độ đục NTU 0,07 0,06 0,06 - 2 pH - 7,10 7,90 7,70 6,5-8,5 3 TSS mg/l 100,00 105,00 95,00 50 4 DO mg/l 7,51 7,10 7,80 >4 5 COD mg/l 150,00 146,00 132,00 - 6 BOD5 mg/l 75,00 73,00 66,00 - 7 Cl− mg/l 96,00 100,00 105,00 - 8 Fe mg/l 0,25 0,27 0,08 0,5 9 Zn mg/l 0,82 0,93 0,66 1,0
  45. 36 Ghi chú: + QCVN 10-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển + Điểm MA: Mẫu nước lấy ở khu bãi A. + Điểm MB: Mẫu nước lấy ở khu bãi B + Điểm MC: Mẫu nước lấy ở khu bãi C + (-) : Không quy định. Nhận xét: Qua bảng phân tích ta thấy chất lượng nước biển ven bờ của thành phố Sầm Sơn tháng 09 năm 2018 cũng vậy có duy nhất chỉ tiêu TSS ở cả 3 bãi tắm A B C là vượt quá Quy chuẩn cho phép: ở bãi biển A cao hơn 2 lần, bãi B cao hơn 2,1 lần, bãi C cao 1,9 lần so với QCVN10-MT:2015/BTNMT. Hàm lượng TSS cao có khả năng làm tăng nhiệt độ nước bề mặt, làm giảm lượng oxy hòa tan (DO), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của các sinh vật dưới nước, còn chỉ tiên COD, Cl− đều cao nhưng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển không quy định. Còn lại tất cả các chỉ tiêu khác đều đạt Quy chuẩn của QCVN 10-MT:2015/BTNMT. Nguyên nhân cũng giống như tháng 08 ở trên. Tháng 09 đang là mùa của du lịch lượng khách đến vẫn rất đông. Do lượng khách quá đông nên, hoạt động vui chơi giải trí của con người cộng thêm đánh bắt thủy hải sản đã thải ra lượng rác thải, nước thải lớn và lượng chât thải đó không được xử hết đã chảy ra biển làm cho hàm lượng TSS này trong nước biển tăng cao. 4.3.3. Hiện trạng chất lượng môi trường nước biển ven bờ khu vực thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa tháng10 năm 2018 Trong quá trình thực tập tại Trạm Khí tượng Hải văn Môi trường Sầm Sơn và phân tích mẫu nước tại phòng thí nghiệm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên em thu được kết quả của tháng 10 năm 2018 dưới bảng sau:
  46. 37 Bảng 4.6: Kết quả phân tích chất lượng nước biển ven bờ khu vực thành phố Sầm Sơn tháng 10 năm 2018 Kết quả QCVN10- TT Thông số Đơn vị MT:2015/ M1A M2B M3C BTNMT 1 Độ đục NTU 0,09 0,09 0,08 - 2 pH - 6,78 6,91 6,77 6,5-8,5 3 TSS mg/l 90,00 100,00 115,00 50 4 DO mg/l 8,80 8,10 7,50 >4 5 COD mg/l 176,00 145,00 165,00 - 6 BOD5 mg/l 88,00 72,50 82,50 - 7 Cl− mg/l 105,00 95,00 90,00 - 8 Fe mg/l 0,24 0,27 0,11 0,5 9 Zn mg/l 0,45 0,87 0,80 1,0 Ghi chú: + QCVN 10-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển + Điểm MA: Mẫu nước lấy ở khu bãi A. + Điểm MB: Mẫu nước lấy ở khu bãi B + Điểm MC: Mẫu nước lấy ở khu bãi C + (-) : Không quy định. Nhận xét: Qua bảng phân tích ta thấy chất lượng nước biển ven bờ của thành phố Sầm Sơn tháng 10 năm 2018 có duy nhất chỉ tiêu TSS ở cả 3 bãi tắm A B C là vượt quá Quy chuẩn cho phép: ở bãi biển A cao hơn 1,8 lần, bãi B cao hơn 2 lần, bãi C cao 2,3 lần so với QCVN10-MT:2015/BTNMT. Còn chỉ tiên COD, Cl−đều cao nhưng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển không quy định. Còn lại tất cả các chỉ tiêu khác đều không vượt quá Quy chuẩn của QCVN10-MT:2015/BTNMT.
  47. 38 Nguyên nhân ở đây là do vào tháng 10 thì lượng khách đến du lịch ở Sầm Sơn bắt đầu giảm. Và thời tiết bắt đầu chuyển mùa hiện tượng mưa bão, lũ lụt diễn ra nước ở các con sông đổ về cộng thêm hoạt động đánh bắt thủy hải sản mùa mưa cũng tăng lên từ đó làm cho hàm lượng TSS, COD, Cl− tăng cao. Hàm lượng TSS cao có khả năng làm tăng nhiệt độ nước bề mặt, làm giảm lượng oxy hòa tan (DO), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của các sinh vật dưới nước, 4.3.4. Hiện trạng chất lượng môi trường nước biển ven bờ khu vực thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa tháng11 năm 2018 Qua quá trình thực tập tại Trạm Khí tượng Hải văn Môi trường Sầm Sơn và phân tích mẫu nước tại phòng thí nghiệm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên em thu được kết quả của tháng 11 năm 2018 dưới bảng sau: Bảng 4.7: kết quả phân tích chất lượng nước biển ven bờ khu vự thành phố Sầm Sơn tháng 11 năm 2018 QCVN10- T Kết quả Thông số Đơn vị MT:2015/ T M1A M2B M3C BTNMT 1 Độ đục NTU 0,09 0,08 0,07 - 2 pH - 7,60 7,30 7,50 6,5-8,5 3 TSS mg/l 110,00 105,00 95,00 50 4 DO mg/l 6,24 7,10 6,78 >4 5 COD mg/l 175,00 168,00 160,00 - 6 BOD5 mg/l 87,50 84,00 80,00 - 7 Cl− mg/l 102,00 105,00 95,00 - 8 Fe mg/l 0,17 0,21 0,25 0,5 9 Zn mg/l 0,81 1,31 0,90 1,0 Ghi chú: + QCVN 10-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển
  48. 39 + Điểm MA: Mẫu nước lấy ở khu bãi A. + Điểm MB: Mẫu nước lấy ở khu bãi B + Điểm MC: Mẫu nước lấy ở khu bãi C + (-) : Không quy định. Nhận xét: Qua bảng phân tích ta thấy chất lượng nước biển ven bờ của thành phố Sầm Sơn tháng 11 năm 2018 có chỉ tiêu TSS ở cả 3 bãi tắm A B C, ở bãi biển A cao hơn 2,2 lần, bãi B cao hơn 2,1 lần, bãi C cao 1,9 lần so với QCVN 10- MT:2015/BTNMT và chỉ tiêu Zn ở bãi tắm B là vượt quá quy chuẩn cho phép, vượt 1,31 lần so với QCVN. Có chỉ tiên COD, Cl− đều cao nhưng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển không quy định còn lại đều đạt Quy chuẩn của QCVN10-MT:2015/BTNMT . Nguyên nhân vào tháng 11 thì lượng khách đến du lịch ở Sầm Sơn giảm đi nhiều. Nhưng vào tháng 11 là tháng mưa bão nhiều, lũ lụt diễn ra liên tục nước ở các con sông và các nơi tràn về cộng thêm hoạt động đánh bắt thủy hải sản. Làm cho hàm lượng TSS vẫn cao nếu có giảm thì cũng không đáng kể vì hàm lượng TSS trong nước biển trước đó đã cao rồi. Hàm lượng TSS cao có khả năng làm tăng nhiệt độ nước bề mặt, làm giảm lượng oxy hòa tan (DO), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của các sinh vật dưới nước. 4.3.2. Diễn biến chất lượng môi trường nước biển ven bờ khu vực thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa từ tháng 08 đến tháng 11 năm 2018 Tiến hành đánh giá từng chỉ tiêu riêng lẻ qua biểu đồ thể hiện các quý trong năm 2018 để thấy rõ được diễn biến chất lượng môi nước biển ven bờ khu vực biển Sầm Sơn.
  49. 40 a) Chỉ tiêu PH 10 8 6 4 2 0 tháng 08 tháng 09 tháng 10 tháng 11 Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 giới hạn dưới giới hạn trên Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện chỉ tiêu pH từ tháng 08 đến tháng 11 năm 2018 Nhận xét: Qua hình 4.2 cho thấy môi trường nước biển ven bờ ở cả 3 bãi tắm A B và C, có trị số pH dao động từ 6,77 -7,9 đều nằm trong khoảng cho phép là từ 6,5-8,5 của QCVN10-MT:2015/BTNMT. Hầu hết nồng độ pH tại nước biển Sầm Sơn năm 2018 đều cao. Duy nhất tháng 10 có thấp hơn nhưng vẫn nằm trong ngưỡng cho phép của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ. b) Hàm lượng DO (mg/l) 12 10 8 6 4 2 0 tháng 08 tháng 09 tháng 10 tháng 11 Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 QCVN10-MT:2015/BTNMT Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện hàm lượng DO từ tháng 08 đến tháng 11
  50. 41 năm 2018 Nhận xét: Dựa vào biểu đồ ta thấy môi trường nước biển ven bờ tại các vị trí quan trắc có hàm lượng DO dao động từ 6.24 -9,95 mg/l đều nằm trong khoảng cho phép là ≥ 4 mg/l của QCVN10-MT:2015/BTNMT. Và cả 3 khu vực đều có hàm lượng DO cao hơn Quy chuẩn cho phép từ 1,56-2,48 lần so với QCVN. Hàm lượng DO cao nhất là ở tháng 08 và có dấu hiệu giảm dần về cuối năm do TSS cao làm tăng nhiệt độ nước bề mặt, làm giảm lượng oxy hòa tan. c) Hàm lượng TSS (mg/l) 140 120 100 80 60 40 20 0 tháng 08 tháng 09 tháng 10 tháng 11 Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 QCVN10-MT;2015/BTNMT Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện hàm lượng TSS từ tháng 08 đến tháng 11 năm 2018 Nhận xét: Đây là chỉ tiêu ô nhiễm duy nhất ở cả 3 vị trí quan trắc của bãi biển Sầm Sơn là hàm lượng TSS đều cao hơn nồng độ cho phép của QCVN10- MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước biển. Do tháng 8, 9 hoạt động du lịch vẫn đang còn nhiều và vào tháng cuối năm thì thời tiết chuyển mùa, mưa bão nhiều cộng thêm hoạt động đánh bắt thủy hải
  51. 42 sản gia tăng vì vậy hàm lượng TSS tăng và cao hơn quy chuẩn cho phép từ 1,8-2,3 lần so với QCVN10-MT:2015/BTNMT. Lượng TSS cao có khả năng làm tăng nhiệt độ nước bề mặt, làm giảm lượng oxy hòa tan (DO), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của các sinh vật dưới nước. d) Hàm lượng COD (mg/l) 200 180 160 140 120 100 80 60 40 20 0 Tháng08 Tháng 09 Tháng 10 Tháng 11 Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện hàm lượng COD từ tháng 08 đến tháng 11 năm 2018 Nhận xét: Dựa vào biểu đồ ta thấy môi trường nước biển ven bờ tại các vị trí quan trắc có hàm lượng COD dao động từ 105-176 mg/l. Thấp nhất ở tháng 08 và tăng dần về các tháng cuối năm. Cao nhất là ở bãi biển A vào tháng 10 là 176 mg/l. Không gây ảnh hưởng gì đến môi trường nước biển và đời sống sinh vật dưới nước.
  52. 43 e) Hàm lượng BOD5 mg/l 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 Tháng 08 Tháng 09 Tháng 10 Tháng 11 Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện hàm lượng BOD5 từ tháng 08 đến tháng 11 năm 2018 Nhận xét: Dựa vào biểu đồ ta thấy môi trường nước biển ven bờ tại các vị trí quan trắc có hàm lượng BOD5 dao động từ 52,5-88 mg/l. Thấp nhất ở tháng 08 và tăng dần về các tháng cuối năm. Cao nhất là ở bãi biển A vào tháng 10 là 88 mg/l. f) Hàm lượng Cl− (mg/l) 110 105 100 95 90 85 80 Tháng 08 Tháng 09 Tháng 10 Tháng 11 Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện hàm lượng 푪풍− từ tháng 08 đến tháng 11 năm 2018
  53. 44 Nhận xét: Dựa vào biểu đồ ta thấy môi trường nước biển ven bờ tại các vị trí quan trắc có hàm lượng Cl− dao động từ 90-106 mg/l. Tháng tăng, tháng giảm chênh lệch nhau không đáng kể. Thấp nhất ở tháng 10 là 90 mg/l tại bãi biển C và cao nhất ở tháng 08 ở bãi biển B. g) Hàm lượng Fe. (mg/l) 0,6 0,5 0,4 0,3 0,2 0,1 0 tháng 08 tháng 09 tháng 10 tháng 11 Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 QCVN10-MT:2015/BTNMT Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện hàm lượng Fe từ tháng 08 đến thán 11 năm 2018 Nhận xét: Dựa vào biểu đồ ta thấy môi trường nước biển ven bờ tại các vị trí quan trắc có hàm lượng Fe dao động từ 0,08-0,27 mg/l đều nằm trong khoảng cho phép là 0,5 mg/l của QCVN10-MT:2015/BTNMT. Và cả 3 khu vực đều có hàm lượng Fe thấp hơn quy chuẩn cho phép từ 1,85-6,25 lần so với QCVN. Hàm lượng Fe tăng cao nhất là ở tháng 09 và tháng 10 tại bãi biển B và có dấu hiệu giảm dần về cuối năm nhưng k đáng kể.
  54. 45 h) Hàm lượng Zn (mg/l) 1,4 1,2 1 0,8 0,6 0,4 0,2 0 tháng 08 tháng 09 tháng 10 tháng 11 Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 QCVN10-MT:2015/BTNMT Hình 4.9: Biểu đồ thể hiện hàm lượng Zn từ tháng 08 đến tháng 11 năm 2018 Nhận xét: Dựa vào biểu đồ ta thấy môi trường nước biển ven bờ tại các vị trí quan trắc có hàm lượng Zn dao động từ 0,23-1,31 mg/l chủ yếu là nằm trong khoảng cho phép là 1 mg/l của QCVN10-MT:2015/BTNMT có duy nhất tại bãi biển B vào tháng 11 là hàm lượng Zn là 1,31 mg/l đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép và cao hơn quy chuẩn 1,31 lần so với QCVN do vào thời điểm này hoạt động đáng bắt thủy hải sản, tàu thuyền neo đậu tập trung chủ yếu ở bãi B này làm cho hàm lượng Zn tăng. 4.4. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa 4.4.1. Giải pháp về chính sách  Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BVMT trong hoạt động du lịch :
  55. 46 + Nghiên cứu xây dựng cơ chế lồng ghép các yêu cầu BVMT trong hoạt động du lịch vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành, địa phương. + Thẩm quyền ban hành văn bản pháp lý trong lĩnh vực du lịch – du lịch biển nói riêng cần được thống nhất ở các cấp, các ngành theo quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị, tránh tình trạng ban hành văn bản chồng chéo, thiêu tính thống nhất giữa cơ quan trung ương và địa phươn, giữa UBND thành phố và các phòng, ban + UBND thành phố Sầm Sơn cần phối hợp chặt chẽ với các địa phương khác và các sở ban ngành trong tỉnh về công tác bảo vệ môi trường.  Tăng cường áp dụng chính sách BVMT trong hoạt động du lịch: +Tăng cường thực thi pháp luật BVMT trong hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố. + Quy hoạch phát triển ngành du lịch phải gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và BVMT của Thành phố. Thực hiện chinhsach ưu đãi đầu tư dự án đảm bảo các yếu tố BVMT du lịch. + Tăng cường hiệu quả áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường như thu phí BVMT của các dịch vụ kinh doanh du lịch đối với nước thải, CTR + Lồng ghép nhiệm vụ BVMT vào các hoạt động phát triển của ngành. 4.4.2. Giải pháp về kinh tế, khoa học công nghệ - Tăng cường áp dụng công cụ kinh tế trong hoạt động BVMT, từ đó có nguồn lực tài chính đầu tư cho các hoạt động. 4.4.3. Các giải pháp khác  Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp, ngành, địa phương, các thành phần kinh tế và toàn dân về quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên biển; chú trọng công tác phòng ngừa, ngăn chặn kết hợp với xử lý có hiệu quả ô nhiễm, cải thiện môi trường biển, vùng ven biển.
  56. 47  Tăng cường thực thi Luật Bảo vệ môi trường, nhất là đối với các hành vi hủy hoại môi trường biển. Tiếp tục thực hiện tốt việc quản lý tổng hợp, thống nhất đối với biển và hải đảo, đảm bảo sự phát triển đa ngành, đa mục tiêu, đa lợi ích giữa Nhà nước, tư nhân, các bên liên quan và cộng đồng địa phương; hạn chế mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên - môi trường biển.  Chú trọng việc kiểm soát chặt chẽ môi trường biển, nhất là sử dụng các công cụ pháp lý liên quan trong kiểm soát, đánh giá tiêu chuẩn, tác động môi trường; quan trắc - cảnh báo xác định các “điểm nóng” môi trường hoặc ô nhiễm để có biện pháp xử lý kịp thời.  Nhà nước sớm xây dựng và ban hành các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường biển, nhất là chi tiết hóa mức độ vi phạm, xử phạt; tăng cường tham vấn với các bên liên quan, tạo chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ môi trường biển, đảo của Tổ quốc.
  57. 48 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1) Kết luận Qua quá trình thực hiện đề tài “Đánh giá chất lượng môi trường nước biển ven bờ thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa năm 2018, em rút ra một số kết luận sau:  Về hiện trạng môi trường nước biển ven bờ tại Sầm Sơn Qua kết quả phân tích nước biển cho thấy hầu hết các chỉ tiêu phân tích có giá trị đo nhỏ và nằm trong quy chuẩn cho phép. Tuy nhiên vẫn có chỉ tiêu ở một số vị trí quan trắc vượt QCVN là hàm lượng TSS cao có khả năng làm tăng nhiệt độ nước bề mặt, làm giảm lượng oxy hòa tan (DO), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của các sinh vật dưới nước. + Chỉ tiêu pH dao động từ 6,77-7,9 đều nằm trong khoảng cho phép là từ 6,5-8,5 của QCVN10-MT:2015/BTNMT + Hàm lượng DO của cả 3 vị trí quan trắc trong 4 tháng năm 2018 dao động từ 6.24-9,95 mg/l đều nằm trong khoảng cho phép là ≥ 4 mg/l của QCVN10-MT:2015/BTNMT. + Hàm lượng TSS ở các tháng hầu hết là cao và vượt quá quy chuẩn cho phép. Cụ thể là dao động từ 95-115 mg/l, tăng 1,8-2,3 lần so với QCVN10-MT:2015/BTNMT. Hàm lượng TSS cao có khả năng làm tăng nhiệt độ nước bề mặt, làm giảm lượng oxy hòa tan (DO), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của các sinh vật dưới nước. + Hàm lượng COD giữa các tháng chênh lệch nhau không đáng kể ở cả 3 vị trí bãi biểm A B và C. Dao động từ 105-176 mg/l. + Hàm lượng BOD5 dao động từ 52,5-88 mg/l. Thấp ở tháng 08 và tăng dần về các tháng cuối năm. Cao nhất là ở bãi biển A vào tháng 10 là 88 mg/l. + Hàm lượng Cl− dao động từ 95-06 mg/l. Tháng tăng, tháng giảm chênh lệch nhau không đáng kể. Không ảnh hưởng gì tới môi trường nước
  58. 49 biển và sinh vật sống dưới biển. + Hàm lượng Fe dao động từ 0,08-0,27 mg/l đều nằm trong khoảng cho phép là 0,5 mg/l của QCVN10-MT:2015/BTNMT. Và cả 3 khu vực đều có hàm lượng Fe thấp hơn quy chuẩn cho phép từ 1,85-6,25 lần so với QCVN. + Hàm lượng Zn qua phân tích nước biển tại 3 vị trị ta thấy có duy nhất tại bãi biển B vào tháng 11 là hàm lượng Zn là 1,31 mg/l đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép và cao hơn quy chuẩn 1,31 lần so với QCVN. Còn lại đều nằm trong khoảng cho phép là 1 mg/l của QCVN10-MT:2015/BTNMT. 5.2. Kiến nghị Nhằm góp phần khắc phục ô nhiễm trên khu vực bãi biển Sầm Sơn nói riêng và các biển Việt Nam nói chúng em xin có một số đề nghị như sau: 1) Thành phố Sầm Sơn cần tiến hành đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp, ngành, địa phương, các thành phần kinh tế và toàn dân về quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên biển; chú trọng công tác phòng ngừa, ngăn chặn kết hợp với xử lý có hiệu quả ô nhiễm, cải thiện môi trường biển, vùng ven biển 2) Cơ quan quản lý tiến hành kiểm soát trên phạm vi toàn vùng biển hiện tượng thải dầu cặn và có kế hoạch, biện pháp ứng phó sự cố tràn dầu; xử lý, phòng ngừa ô nhiễm dầu có nguồn gốc đất liền. 3) Tại các bãi biển du lịch (chủ yếu bãi A, B C,D) phải có hệ thống, cống rãnh thoát nước thải tại khu dân cư, nhà hàng, khách sạn v.v. Giảm thiểu hết mức có thể tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là vào mùa hè, các dịp nghỉ lễ cuối tuần, khi lượng khách du lịch tăng cao. Vào những ngày này, không khó để nhận thấy rác thải vứt một cách bừa bãi, chưa được thu gom, xử lý triệt để, dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan khu du lịch.
  59. 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO I.Tiếng Việt 1. Nguyễn Thế Đặng (2015), Bài giảng Quản lý tài nguyên nước và khoáng sản, Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên 2. Lương Văn Hinh, Đỗ Thị Lan, Dư Ngọc Thành, Nguyễn Thanh Hải (2015), Bài giảng Ô nhiễm môi trường, Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên. 3. Luật Bảo vệ môi trường 2014, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội 4. QCVN 10-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển 5. Nhữ Thị Hải Yến (2018), Đánh giá hiện trạng Môi trường xung quanh khu vực mỏ đá xã Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành Khoa Học Môi Trường, trường ĐHNL Thái Nguyên II. Các tài liệu tham khảo từ Internet 6. “Điều kiện tự nhiên của biển Sầm Sơn’’ 7. “Hiện trạng môi trường nước biển ven bờ ở Việt Nam” nam.htm 8. “Hiện trạng môi trường nước biển ven bờ ở thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa” moi-truong-danh-gia-hien-trang-khu-du-lich-sam-son-thanh- hoa.htm?fbclid=IwAR0qm8D7M_zjgpy0QAlQa1WjdlDAbG1A- tuClS_DH1-a4nte1vJgEZJZCoQ 9. “Nguyên nhân ô nhiễm biển’’ 10. “Vai trò của biển’’ song-va-san-xuat-cua-con-nguoi.html
  60. PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẬP