Khóa luận Đánh giá đặc điểm nông sinh học giống nho nhập nội tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên

pdf 53 trang thiennha21 19/04/2022 3141
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá đặc điểm nông sinh học giống nho nhập nội tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_dac_diem_nong_sinh_hoc_giong_nho_nhap_noi.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá đặc điểm nông sinh học giống nho nhập nội tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ THỊ DỊU “ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC GIỐNG NHO NHẬP NỘI TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Trồng trọt Khoa : Nông học Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ THỊ DỊU “ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC GIỐNG NHO NHẬP NỘI TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Trồng trọt Lớp : K47 – TT- N01 Khoa : Nông học Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : GS.TS.Trần Ngọc Ngoạn Thái Nguyên, 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài: “Đánh giá đặc điểm nông sinh học giống nho nhập nội tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên”. tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ quý thầy cô, nhà trường, bạn bè, Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, khoa Nông Học, các thầy cô trong khoa, thư viện nhà trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này. Tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới GS. TS. Trần Ngọc Ngoạn đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để em có thể hoàn thành đề tài của mình. Tôi xin cảm ơn đến gia đình anh Tú (xã Quyết Thắng - TP Thái Nguyên) đã ủng hộ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được thực hiện đề tài tại đó. Tôi xin gửi lời cảm ơn trân thành tới những người bạn, anh chị em đã cùng tham gia, giúp sức cùng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài, sự giúp đỡ của họ là nguồn động lực cho tôi. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Tác giả Lê Thị Dịu
  4. ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Cs Cộng sự ĐV Đơn vị FAO Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc Nxb Nhà xuất bản TP Thành phố
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Tình hình sản xuất nho của một số châu lục năm 2017 20 Bảng 3.2. Tình hình sản xuất nho trên thế giới giai đoạn 2013- 2017 21 Bảng 3.3. Tình hình sản xuất nho ở một số nước tiêu biểu trên thế giới năm 2017 21 Bảng 3.4. Tình hình sản xuất nho của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2017 22 Bảng 4.1: Động thái tăng trưởng của giống nho Cự Phong tính đến khi cây chạm giàn 30 Bảng 4.2: Đặc điểm hình thái lá giống nho Cự Phong 32 Bảng 4.3. Thời gian ra lộc của cây nho Cự Phong năm 2018. 34 Bảng 4.4: Động thái tăng trưởng chiều dài lộc nho năm 2018 36 Bảng 4.5: Động thái tăng trưởng đường kính lộc nho năm 2018 37 Bảng 4.6: Động thái tăng trưởng số lá trên lộc nho năm 2018 39 Bảng 4.7: Đặc điểm kích thước cành lộc giống nho Cự Phong 42 Bảng 4.8: Tình hình sâu bệnh hại giống nho Cự Phong 43
  6. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Rễ cây nho 13 Hình 2.2. Cành quả cấp 1 14 Hình 2.3. Tua cuốn cây nho 15 Hình 2.4. Lá nho 15 Hình 2.5. Hoa và chùm hoa nho 16 Hình 2.6. Chùm quả và quả nho 17 Hình 4.1: Động thái tăng trưởng của giống nho Cự Phong tính đến khi cây chạm giàn 31 Hình 4.2. Hình ảnh đặc điểm lá nho Cự Phong 32 Hình 4.3. Hình ảnh vườn nho trong thời kỳ rụng lá 33 Hình 4.4. Hình ảnh vườn nho trong giai đoạn phát sinh các đợt lộc 35 Hình 4.5: Động thái tăng trưởng đường kính lộc nho năm 2018 38 Hình 4.6: Động thái tăng trưởng số lá trên lộc nho năm 2018 40 Hình 4.7. Sâu xanh bướm phượng hại nho 44 Hình 4.8. Sâu róm hại nho 44 Hình 4.9. Bệnh sương mai (mốc sương) hại lá nho 45
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ii DANH MỤC CÁC BẢNG iii DANH MỤC CÁC HÌNH iv MỤC LỤC v Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 7 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 7 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 8 1.3. Yêu cầu của đề tài 8 1.4. Ý nghĩa của đề tài 9 1.4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài 9 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 9 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 10 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 10 2.2. Nguồn gốc và phân bố của cây nho 10 2.3. Đặc điểm thực vật học của cây nho. 13 2.3.1. Đặc điểm của rễ nho 13 2.3.2. Đặc điểm của thân, cành nho 14 2.3.3. Đặc điểm tua cuốn của cây nho 14 2.3.4. Đặc điểm của lá nho 15 2.3.5. Đặc điểm của hoa nho 16 2.3.6. Đặc điểm của quả nho 17 2.4. Yêu cầu sinh thái của cây nho 17 2.4.1. Ánh sáng 17 2.4.2. Nhiệt độ 18 2.4.3. Ẩm độ và lượng mưa 18 2.4.4. Đất trồng 19
  8. vi 2.5. Tình hình sản xuất nho trong nước và trên thế giới 20 2.5.1. Tình hình sản xuất nho trên thế giới 20 2.5.2. Tình hình sản xuất nho ở Việt Nam 22 2.6. Tình hình nghiên cứu về cây nho trong nước và trên thế giới 24 2.6.1. Tình hình nghiên cứu về cây nho trên thế giới 24 2.6.2. Tình hình nghiên cứu về cây nho ở Việt Nam 25 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 27 3.1. Đối tượng nghiên cứu 27 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 27 3.3. Nội dung nghiên cứu 27 3.4 Phương pháp nghiên cứu 27 3.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 27 3.4.2 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi: 28 3.5. Phương pháp xử lý số liệu 29 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30 4.1. Đặc điểm hình thái của cây nho Cự Phong 30 4.2. Đặc điểm hình thái lá nho 32 4.3. Thời gian ra lộc nho 33 4.4. Khả năng sinh trưởng của các đợt lộc nho 35 4.4.1. Động thái tăng trưởng chiều dài lộc giống nho Cự Phong 35 4.4.2. Động thái tăng trưởng đường kính lộc giống nho Cự Phong 37 4.4.3. Động thái tăng trưởng số lá trên lộc nho Cự Phong 39 4.5. Đặc điểm hình thái cành lộc giống nho Cự Phong 41 4.6. Tình hình sâu bệnh hại cây nho 43 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 46 5.1. Kết luận 46 5.2. Đề Nghị 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 PHỤ LỤC 50
  9. 7 Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cây nho (Vitis vinifera L.) thuộc chi Vitis, họ Ampelidaceae [3]. Nho là loại cây lâu năm, có nguồn gốc ở các miền ôn đới khô Âu Á (Acmeni - Iran). Nho là một trong những cây ăn quả có giá trị kinh tế cao của nhiều nước trên thế giới. Theo thống kê của FAO (2019) [22], tổng diện tích trồng nho trên thế giới hiện có khoảng 6,93 triệu ha với tổng sản lượng đạt 74,28 triệu tấn. Cho đến nay, cây nho đã được trồng trên cả 5 châu lục, ở những vùng có điều kiện khí hậu phù hợp. Đối với vùng có khí hậu ôn đới, cây nho chỉ cho thu hoạch mỗi năm một vụ, trong khi ở những nước có khí hậu nhiệt đới và bán nhiệt đới cây nho có khả năng sinh trưởng liên tục và cho thu hoạch 2,5 - 3 vụ trên năm, mỗi vụ có năng suất bình quân từ 12 - 15 tấn/ha. Vì vậy, cây nho được đánh giá là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Quả nho có giá trị thành phần dinh dưỡng khá cao, trong 100g phần ăn được có khoảng 0,5 g protein; 9 mg canxi; 0,6 mg sắt; 50 đơn vị quốc tế vitamin A; 0,10 mg vitamin B1; 4 mg vitamin C (Vũ Công Hậu, 2001) [6]. Ngoài ra, quả nho còn chứa một hàm lượng lớn chất polyphenol, là chất có tác dụng làm giảm bệnh nhồi máu cơ tim, tăng cường miễn dịch, chữa cao huyết áp, chống lão hóa Ở nước ta hiện nay, cây nho trồng được từ Bắc tới Nam. Vùng trồng nho chủ yếu ở Ninh Thuận (tập chung khoảng 90%), đây là vùng có đặc điểm khí hậu, điều kiện thổ nhưỡng rất đặc thù, phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của loài cây này (Nguyễn Trần Hà My, 2016) [9]. Ở Việt Nam, nghề trồng nho đem lại hiệu quả kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập đáng kể, cải thiện đời sống cho người sản xuất. Ninh Thuận là tỉnh có diện tích trồng nho chiếm 90% tổng diện tích trồng nho của Việt Nam, mỗi năm thu 2 vụ và năng suất trung bình 15 – 20 tấn/năm, lợi
  10. 8 nhuận thu được khoảng trên 100 triệu đồng/ha/năm, trong khi đó cây lúa với 3 vụ/năm chỉ thu được khoảng 17 - 19 triệu đồng/ha/năm, giải quyết việc làm tại chỗ và có thu nhập ổn định cho hàng trăm ngàn lao động nông thôn chủ yếu ở tỉnh Ninh Thuận, Bắc Bình Thuận và một số ít ở phía Nam tỉnh Khánh Hòa [23]. Ở các tỉnh phía Bắc, cây nho được trồng rải rác trong các vườn gia đình, vừa với mục đích làm cây che bóng vừa sử dụng sản phẩm quả. Một số tỉnh có diện tích nho được trồng nhiều hơn với các giống trồng đa dạng hơn là Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Sơn La, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hà Nội. Bên cạnh đó, nghề trồng nho ở nước ta còn tồn tại một số vấn đề khó khăn nhất định trong sản xuất, liên quan đến các yếu tố về giống, điều kiện sinh thái từng vùng, trình độ kỹ thuật canh tác; một số giống nho hiện nay cho chất lượng quả chưa cao, nhiều hạt, quả nhỏ, chùm bé, giá trị thực phẩm thấp. Trong những năm qua, công tác nghiên cứu tuyển chọn các giống nho phù hợp với điều kiện sinh thái vùng trồng, cho năng suất, chất lượng cao được đẩy mạnh. Do vậy nhập nội và thuần hóa giống là một trong các hướng đi nhằm nhanh chóng tuyển chọn được một số giống nho phù hợp cho điều kiện sinh thái vùng trồng (Vũ Mạnh Hải, 1988) [5]. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá đặc điểm nông sinh học giống nho nhập nội tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên”. 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đánh giá khả năng sinh trưởng của giống nho nhập nội Cự Phong trong điều kiện được trồng tại Thái Nguyên. 1.3. Yêu cầu của đề tài Nghiên cứu đặc điểm hình thái giống nho Cự Phong. Nghiên cứu tình hình sinh trưởng các đợt lộc của giống nho Cự Phong. Nghiên cứu, đánh giá tình hình sâu và bệnh hại trên giống nho Cự Phong.
  11. 9 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Kết quả nghiên cứu đề tài là cơ sở cho việc thực hiện các đề tài nghiên cứu tiếp theo về cây nho tại Thái Nguyên, là tư liệu, nguồn tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy, đào tạo trong và ngoài nhà trường. Rèn luyện và nâng cao khả năng thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cho sinh viên, là một cơ sở và tiêu chí cho việc đánh giá chất lượng sinh viên của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Bước đầu đưa ra được các đánh giá về khả năng sinh trưởng và phát triển của giống nho nghiên cứu khi trồng tại Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng phát triển năng suất và chất lượng giống nho nhập nội.
  12. 10 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài Tất cả các loại cây trồng nói chung và cây nho nói riêng đều chịu tác động và ảnh hưởng bởi các nhân tố sinh thái. Khả năng sinh trưởng và phát triển của cây trồng phản ánh mức độ biểu hiện của cây trồng đó với các yếu tố tác động và ảnh hưởng tới nó thông qua năng suất và chất lượng sản phẩm cây tạo ra. Tùy vào từng môi trường cụ thể, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố là nhiều hay ít mà cây trồng sẽ có sự thích nghi tương ứng. Do đó, việc theo dõi khả năng sinh trưởng và phát triển của giống nho thí nghiệm là rất cần thiết. Qua đó đánh giá được khả năng thích nghi của giống nho nhập nội. 2.2. Nguồn gốc và phân bố của cây nho * Nguồn gốc Cây nho ( Vitis vinfera L.) có nguồn gốc ở vùng tiểu Á, nằm giữa và phía Nam vùng giữa biển Đen và biển Caspin, từ loài này tất cả các giống nho được trồng trọt tạo ra trước khi có sự khám phá ra vùng Bắc Mỹ. Vào khoảng những năm 600 trước công nguyên, cây nho được di thực tới Hi Lạp, Italia và vùng phía Nam của của nước Pháp. Vào khoảng thế kỷ thứ II sau công nguyên, người Hi Lạp đã mang nho tới trồng tại Đức, cây nho đã được đưa tới vùng tân thế giới cùng với những đoàn thám hiểm Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Cây nho được đưa đến trồng ở Ấn Độ vào khoảng thời gian năm 1.300 sau công nguyên; vào năm 1958, cây nho được đưa đến trồng ở Philippine (Cornel,1998) [14]. Theo Shanmugavelu (1989) [20], cây nho đã có mặt ở Ấn Độ từ thế kỷ XI trước công nguyên, nhưng rất lâu không được biết đến, cho đến khi có những người theo đạo hồi từ Afganistan đến xâm lược. Cây nho được du nhập vào Việt Nam năm 1960 và được trồng tại Trung tâm Nha Hố, nguồn nhập từ các nước Thái Lan, Nam Triều Tiên, Mỹ và Trung Quốc. Ở
  13. 11 Việt Nam, cây nho có nguồn gốc ở các Miền ôn đới khô Âu Á (Acmeni - Iran) (Vũ Công Hậu, 2011) [6]. *Phân bố - Về các vùng phân bố: 1. Vùng Trung Á và Địa Trung Hải: chỉ có 1 loài Vitis vinifera. 2. Vùng Bắc Mỹ: có 29 loài khác nhau. 3. Vùng Caribe: chỉ có một loài Vitis indica. - Về các loài khác: 1. Các loài vùng châu Á: có 11 loài khác nhau. 2. Chi phụ Muscadinia: có 3 loài là M.rotundifolia, M.munsoniana, M.popenoei. Hơn 90% tổng sản lượng nho trên thế giới là thuộc loài Vitis vinifera hoặc từ các loài nho Mỹ. Một số loài nho Mỹ được trồng thu quả là V.labrusca, V.aestiralis, V.riparia, V.rotundifolia, V.lincecumi, V.champini, V.longii, V.doaniana, V.rupestris, V.canidicans, V.monticola và V.berlandieri (Chadha và Shikhamany, 1999) [15]; (Ray, 2002) [19]. Toàn bộ vùng nho châu Âu và các vùng trồng nho quan trọng khác được sản xuất hoặc từ các giống nho thuần của loài Vitis vinifera hoặc là giống lai từ một giống của loài Vitis vinifera và một loài nho địa phương của Mỹ, đặc biệt là loài V.labrusca . Theo Coronel (1998) [14], chi Vitis có khoảng 50 loài được ghi nhận ở những vùng nhiệt đới và ôn đới. Ba loài có giá trị quan trọng là V.labrusca Linne, V.rotundifolia Michx và V.vinifera Linne, trong đó loài V.vinifera có ý nghĩa kinh tế nhất. Theo Chadha và Shikhamany (1999) [15], chi Vitis có khoảng 60 loài khác nhau. Hầu hết các loài này có nguồn gốc từ phía Bắc bán cầu. Có một số loài có nguồn gốc từ châu Á. Một số giống thuộc 2 loài Vitis cognetias và Vitis thumbergi có nguồn gốc từ châu Á được trồng ở một số vùng của Nhật Bản. Trong chi phụ Euvitis, loài có giá trị quan trọng nhất là Vitis vinifera Linne; hơn 90 % các giống
  14. 12 nho trổng đều thuộc loài này. Loài quan trọng tiếp theo là Vitis labrasca Linne. Ngoài ra, một số ít các giống nho trong thuộc các loài như Vitis aestivalis Michaux, Vitis berlandieri Planchon, Vitis california Bentham hay một số loài nhọ khác. Như vậy, có thể thấy rằng phần lớn các giống nho trồng trên thế giới ngày nay là thuộc loài Vitis vinifera, chi phụ Euvitis hoặc là một giống lai giữa loài Vitis vinifera với một loài nho địa phương của Mỹ mà chủ yếu là loài V.labrusca. *Phân loại Cây nho có tên khoa học là: Vitis vinifera L. Thuộc nhóm: Spermtophyta Ngành: Tracheophyta Ngành phụ: Pteropsida Lớp: Angiosperm Lớp phụ: Dicotyledonease Bộ: Ramnales Họ: Ampelidaceae (hay còn gọi là Vitaceae) Chi: Vitis Cây nho bao gồm 12 chi và khoảng 600 loài được phân bố rộng rãi ở các nước ôn đới. Trong đó, chi có giá trị kinh tế quan trọng và là chi duy nhất có các giống nho trồng là Vitis. Chi Vitis được chia thành 2 chi phụ là Muscadinia và Euvitis. Các loài trong chi phụ Muscadinia có 40 nhiễm sắc thể, trong khi đó, các loài trong chi phụ Euvitis chỉ có 28 nhiễm sắc thể. Các loài trong chi phụ Muscadinia rất dễ được nhận biết thông qua một số đặc điểm như vỏ cây liên kết rất chặt, không tróc vỏ, tua cuốn không phân nhánh, các đốt thân liên tục, chùm quả nhỏ và quả bị rụng khi chín. Ngược lại, các loài thuộc chi Euvitis thì có đặc điểm tróc vỏ thân, tua cuốn phân nhánh, các đốt trên thân được phân biệt rõ, chùm quả
  15. 13 lớn và quả trên chùm không tự rụng khi chín (Chadha và Shikhamany 1999) [15]. 2.3. Đặc điểm thực vật học của cây nho. 2.3.1. Đặc điểm của rễ nho Rễ nho thuộc loại rễ chùm, trải rộng trên diện tích quanh gốc vùng tán cây. Rễ tập trung chủ yếu ở tầng 0 - 30 cm, phần rất ít ở tầng dưới 60cm. Rễ nho gồm hai loại là rễ thường xuyên (rễ già) và rễ non mới ra. Rễ thường xuyên được tạo thành với vai trò là bộ phận nâng đỡ và từ đó cho ra hệ thống rễ non. Nhiệm vụ chính của rễ non mới ra là cung cấp nước và dinh dưỡng cho cây. Nho là cây có tốc độ ra rễ rất nhanh, chỉ trong một năm sau khi tạo xong giàn cành thì bộ rễ cũng phát triển ra tới ngoại vi tán lá. Trong mỗi vụ, rễ phát triển mạnh và đạt tối đa vào giai đoạn nở hoa và ngưng dần đến khi thu hoạch. Từ những hom cắt nho có thể ra rễ trong thời gian khoảng 20 - 40 ngày tùy giống và điều kiện thời tiết (Phạm Hữu Nhượng và cs, 2004) [10]. Hình 2.1. Rễ cây nho [2]
  16. 14 2.3.2. Đặc điểm của thân, cành nho Thân cây nho thuộc dạng thân thảo và thân gỗ. Cây nho được mọc từ hom cắt ra ttừ thân, cành hoặc mọc từ gốc ghép. Cây nho cũng có thể mọc từ hạt. Cành nho mọc ra từ cành trên đốt của thân và cành. Cành nho gồm hai loại là cành quả và cành vượt. Cành quả bao gồm cành cấp 1 mọc ra từ thân chính, cành cấp 2 mọc ra từ cành cấp 1, cành cấp 3 mọc ra từ cành cấp 2 thường cho quả tốt nhất từ cành cấp 1 đến cành cấp 3. Cành vượt chủ yếu mọc ra từ thân chính hoặc cành, trong sản xuất phải vặt bỏ thường xuyên, chỉ để lại sau khi bị đốn đau hoặc sâu tiện cành phá hoại (Phạm Hữu Nhượng và cs, 2004) [10]. Hình 2.2. Cành quả cấp 1 [2] 2.3.3. Đặc điểm tua cuốn của cây nho Tua cuốn mọc ra từ thân và cành khi còn non ở những vị trí đối diện với lá. Tua cuốn thường phân nhánh và cuốn chặt và cọc giàn để giữ ngọn cố định. Trong sản xuất, người trồng nho thường nhặt hết tua cuốn không cần thiết để tập chung chất dinh dưỡng nuôi cây (Phạm Hữu Nhượng và cs, 2004) [10].
  17. 15 Hình 2.3. Tua cuốn cây nho [2] 2.3.4. Đặc điểm của lá nho Lá nho có hình tim, xung quanh có nhiều răng cưa, thường mọc cách trên thân, cành và xẻ thùy (xẻ thùy nông hay sâu và mật độ lông trên lá ít hay nhiều tùy thuộc vào từng giống). Lá nho chia làm ba phần cuống lá, phiến lá và một cặp lá kèm. Cuống lá gắn vào đốt của thân hoặc cành, dài từ 5- 10 cm tùy thuộc vào từng giống. Phiến lá gồm gân lá (chứa bó mạch dẫn nối liền giữa lá và cành) và thịt lá (chức năng quang hợp, thoát hơi nước và trao đổi khí). Cặp lá kèm bao lấy một phần đốt và rất mau tàn. Lá được coi là thành thục khi đạt kích thước tối đa (Phạm Hữu Nhượng và cs, 2004) [10]. Hình 2.4. Lá nho
  18. 16 2.3.5. Đặc điểm của hoa nho Hoa nho có kích thước nhỏ, hơi xanh, cân đối và lưỡng tính. Đài hoa có 5 lá đài màu xanh bao bọc các bộ phận khác bên trong khi còn đang phát triển. Tràng hoa (cánh hoa) gồm 5 cánh có màu hơi xanh được liên kết với nhau tai đỉnh. Vì vậy, hoa nho không tự mở đỉnh mà rời ra từ gốc cánh hoa như một cái mũ khi nở hoa. Nhị gồm 5 cái với các bao phấn, nhị chia làm hai phần là chỉ nhị và bao phấn. Nhụy gồm 2 phần là bầu nhụy và vòi nhụy, bầu nhụy thường có hai bầu với hai noãn trong mỗi thùy và mỗi noãn sẽ phát triển thành một hạt. Thời gian từ nụ đến khi nở hoa khoảng từ 10 - 14 ngày tùy giống, quá trình nở hoa thường diễn ra từ 4h sáng đến 6h chiều và cao điểm là lúc 8h sáng. Số hoa nở trên chùm kéo dài từ 3 - 4 ngày và nở tối đa vào ngày thứ hai. Sau khi thụ tinh các giao tử bắt đầu phân chia và hạt được hình thành. Điều kiện thời tiết quá nóng hoặc mưa nhiều sẽ ảnh hưởng tới sự tiếp nhận hạt phấn cũng như sự nảy mầm của hạt phấn. Việc nghiên cứu sinh lý hoa nho có ý nghĩa lớn trong kỹ thuật canh lá nho nhằm tang năng suất. Cụ thể, khi nắm được thời điểm phân hóa mầm hoa của mỗi giốn nho sẽ cung cấp kịp thời dinh dưỡng cần thiết giúp cây có nhiều hoa và những chùm hoa lớn hoặc việc nắm được thời gian nở hoa giúp người trồng nho có giải pháp bảo vệ, tránh những tác động xấu đến quá trình thụ phấn (Nguyễn Văn Chiến và cs, 2012) [2]. Hình 2.5. Hoa và chùm hoa nho [2]
  19. 17 2.3.6. Đặc điểm của quả nho Quả nho kích thước và hình dạng tùy thuộc từng giống nho, thông thường có dạng hình cầu và mọng nước. Quả nho thường mọc thành chùm có kích cỡ, độ chắc và màu sắc thay đổi tùy thuộc vào từng giống. Quả nho bao gồm 4 thành phần chính: Cuống quả, mỗi quả có một cuống đính trên chùm quả; Vỏ quả có màu xanh khi còn non và chuyển màu tím, đỏ, xanh tùy thuộc từng giống; Thịt quả, thường chứa nhiều nước, độ đường (độ brix) và là thành phần chủ yếu quyết định chất lượng trái nho; Các hạt, mỗi quả thường có 4 hạt. Thời gian sinh từ khi đậu quả đến khi chín khoảng 30 - 40 ngày, sau đó quả cần thêm 20 - 30 ngày để tiếp tục chín hoàn toàn. Quá trình sinh trưởng của quả nho chia làm 3 thời kì chính: Thời kì quả lớn nhanh cho tới khi quả đạt kích thước tối đa, thời kì lớn chậm cho tới khi quả chuyển màu. thời kì lớn nhanh về cuối và kết thúc quả quả chín, được thể hiện bằng màu sắc (Nguyễn Văn Chiến và cs, 2012) [2]. Hình 2.6. Chùm quả và quả nho [2] 2.4. Yêu cầu sinh thái của cây nho 2.4.1. Ánh sáng Theo Vũ Công Hậu (1996) [7], nho là cây ưa ánh sáng, ưa nắng. Khi nho được trồng ở những vùng thiếu ánh sáng trong một thời gian dài sẽ dẫn đến hiện
  20. 18 tượng nho bị rụng quả, năng suất thấp và phẩm chất giảm. Bởi vậy, những vùng sa mạc và nửa sa mạc như Tân Cương của Trung Quốc, Trung Á của Liên Xô cũ, California của Mỹ được coi là những vùng trồng nho lý tưởng nhất. 2.4.2. Nhiệt độ Nhiêt độ là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây nho. Các giống nho khác nhau cũng chịu ảnh hưởng của nhiệt độ ở các mức độ khác nhau. Nhiệt độ cao vừa phải giúp cho việc xúc tiến quá trình ra hoa, đậu quả, thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển các bộ phận của hoa nho, ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt phấn. Nho là một trong số ít cây trồng cỏ thể chịu đựng nhiệt độ trong khoảng biến động rất lớn. Cây nho có thể chịu đựng được nhiệt độ từ - 20°C trong các tháng mùa đông và tới +45°c trong các tháng mùa hè. Tuy nhiên, nhiệt độ tối thích cho cây nho phát triển khoảng 18 - 20°C. Nhiệt độ có ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình sinh trưởng phát triển, năng suất và phẩm chất quả của nho. Các giống nho thuộc loài Vitis vinifera thường yêu cầu có khoảng 60 ngày ngủ nghỉ trong mùa Đông với nhiệt độ trung bình ngày dưới 10°C nhưng không thấp hơn 12°C. Vào mùa Xuân, khi nhiệt độ tăng lên đến 10°C là nho bắt đầu bật chồi cho một mùa sinh trưởng mới (Nguyễn Hữu Bình và vũ Xuân Long, 1996) [1]. Nhiệt độ quá cao trong những ngày cây nho nở hoa (tối đa 40°C) sẽ làm khô hoa. Nho chín vào các tháng có nhiệt độ cao dẫn đến hiện tượng quả chín không có màu, còn gọi “nho cầm màu”. Đối với những chùm quả chín được thì vỏ dai, quả nhỏ, chất lượng kém, cụ thề là hàm lượng đường và axít thấp hơn các tháng có nhiệt độ thấp. 2.4.3. Ẩm độ và lượng mưa Ẩm độ là một trong những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển của cây nho. Theo Vũ Công Hậu (1996) [8], nho chịu được nhiệt độ cao nhưng không thích hợp với khí hậu âm u, nhiều mưa, độ ẩm
  21. 19 không khí cao. Để sinh trưởng phát triển tốt, các giống nho thuộc loài Vitis vinifera yêu cầu những vùng có mùa hè dài, ấm áp, khô và có mùa đông lạnh. Cây nho không phù hợp ở những nơi có mùa hè ẩm ướt, rất dễ bị các đối tượng sâu bệnh hại tấn công. Cùng với ẩm độ, lượng mưa cũng là một trong các yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của nho. Ở những vùng có lượng mưa lớn hoặc mùa mưa đến sớm trong mùa hè đều không thuận lợi cho nho phát triển. Mưa lớn, trời nhiều mây trong thời gian hoa nở gây ảnh hưởng tới tỷ lệ đậu quả, lượng mưa tập chung vào thời kỳ quả chín gây thối, nứt quả. Lượng mưa lớn là điều kiện thuận lợi cho các loại nấm bệnh tấn công và gây hại (Coronel, 1998) [14]. Ở nước ta, vùng trồng nho tập trung Ninh Thuận và Bình Thuận có điều kiện ẩm độ và lượng mưa rất phù hợp cho cây nho sinh trưởng phát triển, ra hoa và đậu quả. Ngoài ra, một số vùng khác như Châu Đốc, Tịnh Biên, Tri Tôn (An Giang) và vùng Cam Ranh (Khánh Hoà) cũng có điều kiện thời tiết khí hậu khá phù hợp cho việc trồng nho. Ở phía Bắc, một số tỉnh có ẩm độ không khí và tổng lượng mưa thấp như vùng Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Dũng của Bắc Giang; vùng Hữu Lũng, Chi Lăng của Lạng Sơn; vùng Yên Châu, Mai Sơn của Sơn La cũng tương đối thuận lợi cho việc trồng và phát triển cây nho (Nguyễn Quốc Hùng, 2004) [8]. 2.4.4. Đất trồng Cây nho có bộ rễ rất khỏe, có khả năng sinh trưởng, phát triển trên nhiều loại đất khác nhau: từ đất có thành phần cơ giới nhẹ đến đất sét, từ đất có độ phì thấp đến đất có độ phì cao và cả trên đất có lẫn đá sỏi. Tuy nhiên, cây nho sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao trên đất nhiều mùn, thoát nước tốt, mực nước ngầm không quá cao (khoảng 2 m kể từ mặt đất). Không nên trồng nho trên các loại đất sét nặng, tầng canh tác nông, tiêu nước kém. Nho thích hợp trên loại đất có độ
  22. 20 pH từ 6,5 - 7,0; đất chua hơn hoặc kiềm hơn đều ít thích hợp đối với cây nho (Phạm Hữu Nhượng và cs, 2004) [10]. 2.5. Tình hình sản xuất nho trong nước và trên thế giới 2.5.1. Tình hình sản xuất nho trên thế giới Theo FAO (2019) [22], diện tích nho toàn thế giới năm 2017 khoảng 6,93 triệu ha. Châu Âu là khu vực có diện tích trồng nho lớn nhất thế giới, tuy nhiên sản lượng không phải là lớn nhất thế giới. Hiện nay, sản lượng nho sản xuất lớn nhất thế giới thuộc về Châu Á là Trung Quốc . Trong những năm qua, năng suất, diện tích và sản lượng nho trên thế giới có nhiều biến động. Tuy nhiên, nho vẫn giữ được vai trò và vị thế của nó so với các cây trồng khác. Theo FAO (2019), Châu Âu dẫn đầu về diện tích tồng nho, đạt 3,44 triệu ha, tuy nhiên năng suất và sản lượng lại không phải là lớn nhất, năng suất chỉ đạt 75,46 tạ/ha và sản lượng đạt 25,96 triệu tấn. Trong khi châu Á có diện tích trồng nho đứng thứ 2 (sau châu Âu) nhưng diện tích và sản lượng dẫn đầu với năng suất đạt 139,02 tạ/ha và sản lượng đạt 27,26 triệu tấn, được thể hiện qua bảng 3.1 Bảng 3.1. Tình hình sản xuất nho của một số châu lục năm 2017 Diện tích Năng suất Sản lượng Khu vực (triệu ha) (tạ/ha) (triệu tấn) Châu Âu 3,44 75,46 25,96 Châu Á 1,96 139,02 27,26 Châu Mỹ 1,01 138,26 13,92 Châu Đại Dương 0,17 129,92 2,22 (Nguồn: FAOSTAT, 2019)[22] Diện tích, năng suất và sản lượng nho trên thế giới một số năm gần đây được thể hiện qua bảng 3.2
  23. 21 Bảng 3.2. Tình hình sản xuất nho trên thế giới giai đoạn 2013- 2017 Diện tích Năng suất Sản lượng Năm (triệu ha) (tạ/ha) (triệu tấn) 2013 7,09 108,54 77,00 2014 7,02 106,51 74,78 2015 7,09 107,62 76,33 2016 6,99 107,28 74,99 2017 6,93 107,16 74,28 (Nguồn: FAOSTAT, 2019) [22] Qua bảng số liệu thống kê của FAO (2019) cho thấy diện tích, năng suất và sản lượng nho giảm nhẹ từ năm 2013 đến năm 2017. Tổng diện tích trồng nho năm 2013 là 7,09 triệu ha giảm xuống 6,93 triệu ha (2017), năng suất nho năm 2013 là 108,54 tạ/ha giảm còn 107,16 tạ/ha (2017) và sản lượng nho năm 2013 là 77,00 triệu tấn giảm còn 74,28 triệu tấn (2017). Tây Ban Nha, Trung Quốc, Pháp, Italia, là những nước sản xuất nho hàng đầu thế giới. Diện tích, năng suất và sản lượng nho của một số nước trên thế giới được thể hiện qua bảng 3.3 Bảng 3.3. Tình hình sản xuất nho ở một số nước tiêu biểu trên thế giới năm 2017 Diện tích Năng suất Sản lượng STT Vùng, lãnh thổ (ha) (tạ/ha) (triệu tấn) 1 Tây Ban Nha 939.283 57,35 5,39 2 Trung Quốc 775.975 168,60 13,08 3 Pháp 743.924 79,52 5,91 4 Italy 670.085 106,99 7,17 5 Thổ Nhĩ Kỳ 416.907 100,74 4,20 (Nguồn: FAOSTAS, 2019) [22]) Sản lượng nho chủ yếu để dùng chế biến rượu (chiếm 71%), dùng để ăn tươi (chiếm 27%) và 2% dùng để sấy khô. Đối với sản xuất nho ăn tươi: Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil là những nước sản xuất hàng đầu thế giới.
  24. 22 Theo P.G. Adsule (National Research Center For Grapes, 2013), nho là một trong những loại cây ăn quả quan trọng nhất ở Ấn Độ. Diện tích trồng nho ở Ấn Độ năm 2013 là 110.000 ha, sản lượng khoảng 1.235.000 tấn; chủ yếu để tiêu thụ ở thị trường trong nước (dùng ăn tươi), khoảng 2% là dành cho xuất khẩu. Các giống nho ăn tươi ở Ấn Độ rất phong phú, trong đó có nhiểu giống nổi tiếng như Thompson Seedless, Manjri Naveen, Red Globe, Fantasy Seedless, Flame Seedless, Sharad Seedless, Crimson Seedless, Autumn Royal, Autumn Seedless, Blush Seedless [18] . 2.5.2. Tình hình sản xuất nho ở Việt Nam Ở Việt Nam, cây nho được xác định là cây chủ lực nên tập chung phát triển ở những khu vực không bị ngập úng nước, có điều kiện khí hậu và thời tiết đất đai khá phù hợp cho cây nho phát triển. Khu vực trồng nho chủ yếu ở Việt Nam bao gồm tỉnh Ninh Thuận (chiếm 90% tổng diện tích) và tỉnh Bình Thuận (chiếm 9% tổng diện tích trồng nho trong cả nước) (Nguyễn Văn Chiến và cs, 2012) [2] . Bảng 3.4. Tình hình sản xuất nho của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2017 Diện tích Năng suất Sản lượng Năm (ha) (tạ/ha) (tấn) 2007 1.300 216,92 28.200 2008 1.200 219,17 26.300 2009 1.000 240,00 24.000 2010 800 208,75 16.700 2011 662 222,94 14.751 2012 740 206,84 15.308 2013 752 255,16 19.196 2014 842 283,54 23.874 2015 1.142 271,74 31.030 2016 1.267 211,25 26.774 2017 1.218 215,49 26.255 (Nguồn: FAOSTAT, 2019)[22]
  25. 23 Cây nho thích hợp với vùng đất Ninh Thuận và cho chất lượng quả ngon nhất vì vùng này có điều kiện khí hậu phù hợp cho cây nho như nắng nóng, độ ẩm không khí thấp (trung bình từ 70 - 75%), lượng mưa thấp (từ 750 - 850 mm/năm) . Vì vậy cây nho đã trở thành cây ăn quả đặc sản của vùng từ giữa thập niên 80 của thế kỷ trước. Hiệu quả kinh tế từ cây nho mang lại rất cao, nếu canh tác đúng kỹ thuật, lợi nhuận thu được có thể đạt từ 100 - 150 triệu đồng/ha/năm (Viện nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Nha Hố, 2013) [12]. Tình hình sản xuất nho tại Việt Nam có nhiều biến động, năm 2007, diện tích trồng nho của nước ta là 1300 ha, do sâu bệnh mà diện tích giảm dần đến năm 2011 chỉ còn lại 662 ha. Giai đoạn 2005 - 2010, diện tích và năng suất nho bị suy giảm nghiệm trọng. Theo Lê Trọng Tình (2010), nguyên nhân khiến cho diện tích cũng như năng suất nho ở giai đoạn 2005 - 2010 giảm có nhiều lý do. Trong đó, những nguyên nhân chủ yếu là: (i) Diễn biến của khí hậu thời tiết thất thường theo hướng bất lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây nho. (ii) Cơ cấu giống phục vụ sản xuất còn nghèo nàn chủ yếu là giống nho Cardinal và gần đây là giống NH01-48. (iii) Phát triển, mở rộng diện tích nho một cách tự phát cho nên nhiều diện tích nho trồng trên chân đất không phù hợp, (iv) Chủ trương quy hoạch phát triển vùng trồng nho chưa được quan tâm đúng mức. (v) Mạng lưới công tác khuyến nông cơ sở còn nhiều hạn chế. (vi) Kỹ thuật canh tác và bảo vệ thực vật trên cây nho chưa được nghiên cứu chuyên sâu, đa số dựa vào kinh nghiệm của nông dân [11].
  26. 24 Một vài năm gần đây, nghề trồng nho ở Việt Nam đang có những chuyển biến tích cưc, diện tích trồng nho tăng qua các năm, năm 2017, diện tích là 1.218 ha, năng suất và sản lượng ổn định. Kết quả đạt được là do các nhà khoa học đã đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đưa các giống nho mới có triển vọng vào sản xuất, mở rộng vùng trồng nho lên các tỉnh phía Bắc (Lạng Sơn, Cao Bằng ) Hiện nay sản xuất nho ở nước ta đã có sự phát triển nhưng vẫn còn thấp hơn so với sự phát triển chung của thế giới. Trong nước sự phát triển sản xuất nho cũng có sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng miền. 2.6. Tình hình nghiên cứu về cây nho trong nước và trên thế giới 2.6.1. Tình hình nghiên cứu về cây nho trên thế giới Trên thế giới, mỗi quốc gia đều có các Viện hoặc Trung tâm chuyên nghiên cứu về nho. Khi nghiên cứu về bảo tồn và lưu giữ nguồn gen các giống nho, theo Ray (2002), hiện nay trên thế giới có khoảng 10.000 giống nho đã được đặt tên và đang được trồng ở các nước khác nhau [19] . Theo Yadav (1998), trong vườn tập đoàn các giống nho của Viện Nghiên cứu Làm vườn Ấn Độ tại Bangalore hiện nay đang lưu giữ 579 giống nho từ nguồn nhập nội cửa các nước khác nhau trên thế giới và từ nguồn chọn tạo trong nước. Toàn bộ các giống được lưu giữ trong tập đoàn đang được sử dụng trong các chương trình chọn tạo giống khác nhau [21]. Theo Kunishisa Morinaga (2001), chương trình chọn tạo giống nho của Nhật Bản đã được bắt đầu từ những năm 1920. Hiện nay có khoảng hơn 200 giông nho đang được trồng ngoài sản xuất hoặc đang được lưu giữ trong tập đoàn lưu giữ nguồn gen. Từ nguồn quỹ gen phong phú này, các nhà chọn giống nho của Nhật Bản đã lai tạo thành công các giống nho với năng suất và chất lượng ngày càng được nâng cao [16].
  27. 25 Ở Trung Quốc, nước có diện tích trồng nho lớn trong khu vực, đã giành được sự quan tâm rất lớn của Chính phủ đối với công tác lưu giữ nguồn quỹ gen cây ăn quả nói chung và cây nho nói riêng. Hiện nay, tại hai khu bảo tồn nguồn gen giống nho quốc gia tại Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Zheng zhou, đóng tại Zheng zhou, tỉnh Henan; và Viện Nghiên cứu Cây ăn quả của Học viện Khoa học Nông nghiệp Shanxi, đóng tại Taiga, tỉnh Shanxi đang lưu giữ khoảng hơn 1300 giống nho. Từ đây, các nhà nghiên cứu và chọn giống Trung Quốc đã chọn tạo thành công nhiều giống nho mới đưa ra trống ngoài sản xuất (Li Shao - Hua , 2001) [17]. Ở một số nước và khu vực lãnh thổ khác trong khu vực như Thái Lan, Đài Loan, Philippine, công tác thu thập và lưu giữ nguồn quỹ gen các giống nho cũng đều được quan tâm nghiên cứu. Ở Philippine, các giống nho được thu thập từ các nguồn khác nhau được lưu giữ tại Khoa Công nghệ Cây trồng ở Cebu và Trường Đại học Nông nghiệp Los Banos. 2.6.2. Tình hình nghiên cứu về cây nho ở Việt Nam Trước giải phóng, rất nhiều giống nho đã được đưa vào trồng thử ở nước ta qua Trung tâm Khảo cứu quốc qia Khảo cứu và Huấn luyện Nông nghiệp Nha Hố, Ninh Thuận (thuộc chế độ cũ) từ năm 1971. Đến năm 1979 thì tập đoàn nho tại Nha Hố đã lên tới 74 giống. Qua đánh giá khảo sát vườn tập đoàn, Trung tâm này đã kết luận được 6 giống có nhiều đặc điểm tốt, thích nghi với điều kiện Việt Nam là Muscat blanc de saint vallier, Muscat baily A, Riber, Alden, Golden alexandria và Cardinal (Phạm Hữu Nhượng và cs, 2004) [10]. Từ năm 1993, chương trình nghiên cứu cây nho bắt đầu được nhà nước quan tâm. Hàng loạt giống nho mới đang được du nhập vào Việt Nam với nhiều nhóm giống có giá trị sử dụng khác nhau (Phạm Hữu Nhượng và cs, 2004) [10]. Công tác nghiên cứu giống với mục tiêu tìm ra giống mới nhằm thay thế một phần giống nho đỏ (Cardinal) và làm phong phú cơ cấu giống chỉ mới thực sự bắt đầu từ việc
  28. 26 xây dựng tập đoàn giống nho năm 1994 của Trung tâm Nghiên cứu Cây bông (nay là Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố). Ở các tỉnh phía Bắc, Viện Nghiên cứu Rau quả cũng đã tiến hành thu thập được một tập đoàn bao gồm trên 50 giống nho từ nhiều nguồn khác nhau và hiện đang được duy trì, theo dõi, đánh giá trên đồng ruộng (Vũ Mạnh Hải, Nguyễn Văn Dũng và cs, 1995) [4]. Từ những năm 1995 đến nay các giống nho liên tục được nhập từ nhiều nguồn khác nhau. Cho tới năm 2011, tập đoàn giống nho tại Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố đã có 176 giống mang nhiều tính trạng quý, bao gồm 56 giống nho ăn tươi, 44 giống nho dùng làm nguyên liệu chế biến rượu, 18 giống nho không hạt (có thề sử dụng sấy khô), 11 giống làm gốc ghép và 32 giống mại thu thập đang xác định đặc tính sử dụng. Tập đoàn các giống nho được điều tra thu thập trong nước, nhập nội trực tiếp từ các nước trên thế giới được trồng tại Viện Nghiên cứu Rau quả tương đối phong phú và đa dạng. Các giống thu thập được bao gồm đầy đủ các nhóm sử dụng, với nhiều tính trạng quý. Một số giống với các tính trạng có lợi khác nhau có quan hệ di truyền xa nhau, là nguồn vật liệu khởi đầu có giá trị phục vụ cho chương trình chọn tạo giống mới (Nguyễn Quốc Hùng, 2004) [8]. Tại các tỉnh phía Bắc nước ta, việc nhập nội và thuần hóa giống cũng là một trong các hướng đi nhằm nhanh chóng tuyển chọn được một số giống nho phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng. Với định hướng đó, từ tập đoàn trên 50 giống nho, Viện Nghiên cứu Rau quả Hà Nội đã chọn ra giống nho rượu Vilard noir và một số giống nho ăn tươi khác phù hợp với điều kiện miền Bắc. Viện Nghiên cứu Rau quả Hà Nội đã tiến hành lai tạo một số tổ hợp lai bằng phương pháp lai hữu tính để phục vụ cho công tác phát triển nho tại miền Bắc.
  29. 27 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Giống nho nhập nội Cự Phong (có nguồn gốc từ Trung Quốc), do Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ tỉnh Lạng Sơn cung cấp giống. Đặc điểm của giống nho Cự Phong: Cây sinh trưởng tốt, phân nhánh khỏe, độ dài lên giàn khoảng 95 - 100cm. Tỷ lệ cây cho quả 100%, trọng lượng chùm quả 415g, năng suất đạt 17 tấn/ha. Quả hình cầu, 100% cây cho quả, khi chín quả có màu hồng nhạt, vỏ quả mỏng có độ đường đạt 13 độ brix. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm thực hiện: Tại khu cây trồng cạn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3 năm 2018 đến tháng 12 năm 2018. 3.3. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu thời gian sinh trưởng lộc của giống nho nhập nội. Nghiên cứu đặc điểm lộc và động thái tăng trưởng lộc qua các đợt của giống nho nhập nội. Nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại trên giống nho nhập nôi Cự Phong. 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí tuần tự từng khối với 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại gồm 10 cây, tổng số cây trong thí nghiệm 30 cây. Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc áp dụng theo quy trình của Trung tâm ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ tỉnh Lạng Sơn.
  30. 28 Các biện pháp kỹ thuật như: tưới nước, bón phân, cắt cành phòng trừ sâu bệnh, phòng trừ cỏ dại, được tiến hành đồng thời trên vườn thí nghiệm. 3.4.2 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi: Chỉ tiêu về đặc điểm hình thái: Mỗi lần nhắc lại đo 10 cây, mỗi cây đo 2 lộc, mỗi tuần đo 1 lần, làm với 3 lần nhắc lại. + Chiều cao cây tính đến khi cây chạm giàn (cm): Đo bằng thước, đo từ gốc tới đỉnh tán cao nhất của cây. Chú ý phải cố định điểm đo ở mặt đất bằng vật cứng. + Đường kính thân tính đến khi cây chạm giàn (cm): Đo bằng thước kẹp palme, đánh dấu điểm đo cách mặt đất 10 cm (lần 1), các lần tiếp theo đo đúng vị trí trùng lần đầu tiên. - Chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng các đợt lộc: + Thời gian ra lộc (ngày): khi có 10% số cây có lộc nhú. + Thời gian ra lộc rộ (ngày): khi có 75% - 80% số cây có lộc nhú. + Thời gian kết thúc ra lộc (ngày): khi có lớn hơn 80% số cây có lộc nhú. + Thời kì cây rụng lá: khi có 80% số cây rụng lá. - Chỉ tiêu về số lượng lộc (lộc/cây): đếm số lượng lộc trên cây theo từng đợt ra lộc. - Chỉ tiêu về đặc điểm hình thái lộc: Mỗi lần nhắc lại đo 10 cây, mỗi cây đo 2 lộc, làm với 3 lần nhắc lại theo từng đợt ra lộc. + Chiều dài lộc (cm): Đo bằng thước, đo từ gốc cành đến mút cành. +Đường kính lộc (cm): Đo bằng thước kẹp palme, đo cách gốc cành 1 cm khi cành lộc đã thành thục. +Chiều dài lá: Đo bằng thước, đo từ đầu lá đến mút lá. +Chiều rộng lá: Đo bằng thước, đo chỗ rộng nhất của phiến lá. +Màu sắc lá và hình dạng lá: Quan sát trực tiếp ở vườn. + Số lá/lộc (lá): đếm số lá trên lộc theo dõi
  31. 29 - Chỉ tiêu về động thái tăng trưởng các đợt lộc: Mỗi lần nhắc lại đo 10 cây, mỗi cây đo 2 lộc, mỗi tuần đo 1 lần, làm với 3 lần nhắc lại theo từng đợt ra lộc + Chiều dài lộc (cm): Đo bằng thước, đo từ gốc cành đến mút cành (chỉ đo đến khi cành lộc chạm giàn thì dừng lại. + Đường kính lộc (cm): Đo bằng thước kẹp palme, đo cách gốc cành 1 cm. + Số lá/lộc (lá): đếm số lá trên lộc theo dõi. - Chỉ tiêu về sâu bệnh hại: Phương pháp lấy mẫu, cách tiến hành thí nghiệm và chỉ tiêu đánh giá được tiến hành theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng (QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT). Thành phần, tần suất xuất hiện sâu bệnh sâu bệnh hại: Điều tra theo 5 điểm trên đường chéo góc, đo vào thời điểm các đợt lộc. Số lần bắt gặp của mỗi loài Tần suất bắt gặp (%) = X 100 ∑ số lần điều tra - : Rất ít phổ biến (tần suất bắt gặp 50% 3.5. Phương pháp xử lý số liệu Toàn bộ số liệu thí nghiệm được tổng hợp và tính toán trên phần mềm Excel và IRRSTAT.
  32. 30 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm hình thái của cây nho Cự Phong Đặc điểm hình thái cây là một trong những chỉ tiêu cơ bản để phản ánh mức độ sinh trưởng của cây trồng. Khả năng sinh trưởng hình thái cây phụ thuộc vào giống, điều kiện sinh thái và sự tác động của con người. Khả năng sinh trưởng hình thái cây được thể hiện thông qua các chỉ số cơ bản sau: chiều cao cây và đường kính gốc cây. Qua nghiên cứu đặc điểm hình thái giống nho nhập nội Cự Phong, thu được kết quả như trình bày ở bảng 4.1. Bảng 4.1: Động thái tăng trưởng của giống nho Cự Phong tính đến khi cây chạm giàn Ngày Chiều cao cây (cm) Đường kính thân (cm) 17/4/2018 23,80 ± 1,12 0,38 ± 0,04 24/4/2018 29,05 ± 1,51 0,42 ± 0,04 1/5/2018 39,90 ± 1,53 0,50 ± 0,05 8/5/2018 48,89 ± 1,86 0,58 ± 0,06 15/5/2018 64,59 ± 1,58 0,66 ± 0,06 22/5/2018 84,87 ± 1,42 0,72 ± 0,06 29/5/2018 105,16 ± 1,25 0,79 ± 0,07 Mức độ tăng sau 7 81,36 0,41 tuần
  33. 31 Hình 4.1: Động thái tăng trưởng của giống nho Cự Phong tính đến khi cây chạm giàn Kết quả nghiên cứu bảng 4.1 cho thấy: Tính từ khi trồng (ngày 7/4/2018) đến khi cây nho Cự Phong có chiều cao chạm giàn (29/5/2018) gần 7 tuần. Nho Cự Phong có thời gian từ trồng đến lên giàn ngắn hơn một số giống nho ăn tươi khác như giống nho TQ1 (97,8 ngày), giống nho Cardinal (96,4 ngày) (Nguyễn Quốc Hùng, 2004) [8]. Giống nho Cự Phong khi trồng có chiều cao trung bình đạt 23,80 cm, đường kính trung bình đạt 0,38 cm. Chiều cao cây trung bình khi chạm giàn là 105,16 cm, đường kính gốc trung bình khi cây có chiều cao chạm giàn là 0,79 cm. Tính từ khi trồng đến chạm giàn, trung bình mỗi cây tăng 81,36 cm về chiều cao cây và 0,41 cm về đường kính gốc. Trong đó, thời điểm sau trồng 5 tuần, giống nho Cự Phong có sự tăng trưởng nhanh nhất về chiều cao cây (64,59 cm) và đường kính thân (0,66 cm), nguyên nhân do lúc này cây đã thích ứng được với điều kiện đất đai, khí hậu vùng trồng và chế độ chăm sóc (bảng 4.1 và hình 4.1).
  34. 32 4.2. Đặc điểm hình thái lá nho Lá là bộ phận thiết yếu của cây, là cơ quan chính để thực hiện quá trình quang hợp tạo ra năng lượng và các hợp chất hữu cơ tích lũy trong cây. Đặc điểm hình dạng, kích thước lá của cây nho mang đặc tính di truyền của giống quy định. Tuy nhiên, kích thước lá còn phụ thuộc vào từng môi trường sống. Bảng 4.2: Đặc điểm hình thái lá giống nho Cự Phong Kích thước lá Giống Rộng Dài/rộng Hình dạng Màu sắc Dài (cm) (cm) (cm) Lá hình tim, 11,60 ± 12,82 ± 0,91 ± dày, xẻ thùy Màu xanh Cự Phong 1,05 1,07 0,04 nông, mép lá đậm có răng cưa Hình 4.2. Hình ảnh đặc điểm lá nho Cự Phong
  35. 33 Qua bảng 4.2 và hình 4.2, cho thấy: đặc điểm lá nho Cự Phong trong điều kiện tự nhiên có sự sinh trưởng và phát triển tốt, lá có dạng hình tim, dày, xẻ thùy nông, mép lá có răng cưa, bề mặt lá ít lông, lá màu xanh đậm; chiều dài trung bình của lá đạt 11,60 cm, chiều rộng trung bình đạt 12,82 cm, tỷ lệ dài/rộng là 0,91 cm. Qua quan sát trực tiếp, thấy rằng giống nho Cự Phong bắt đầu rụng lá sau trồng khoảng 120 ngày (nho bắt đầu rụng lá vào ngày 19/10/2018; đến ngày 27/10/2018 cả vườn nho có 80% số cây rụng lá). Điều này là hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển tự nhiên của cây nho. Hình 4.3. Hình ảnh vườn nho trong thời kỳ rụng lá 4.3. Thời gian ra lộc nho Theo dõi thời gian ra lộc nho Cự Phong, thấy rằng trong điều kiện chăm sóc tương đối tốt, tính từ khi trồng đến khi cây rụng lá, cây nho Cự Phong phát sinh 3 đợt lộc, thể hiện qua bảng 4.3.
  36. 34 Bảng 4.3. Thời gian ra lộc của cây nho Cự Phong năm 2018. Tổng thời Số Ngày xuất Ngày lộc Ngày kết Đợt lộc gian sinh lộc/cây hiện lộc ra rộ thúc ra lộc trưởng lộc (lộc) Đợt lộc 1 23/5 26/5 28/5 45 7,77 Đợt lộc 2 4/7 6/7 8/7 44 11,67 Đợt lộc 3 13/8 17/8 19/8 46 10,17 P <0,05 LSD.05 0,39 Qua bảng 4.3 cho thấy: Trong 3 đợt lộc, đợt lộc thứ nhất và đợt lộc thứ hai có tổng thời gian sinh trưởng lộc ngắn hơn đợt lộc thứ ba. Trong đó, tổng thời gian sinh trưởng lộc từ khi lộc xuất hiện đến khi đủ tiêu chuẩn cắt cành của đợt lộc thứ nhất là 45 ngày; tổng thời gian sinh trưởng lộc từ khi lộc xuất hiện đến khi chạm giàn tầng trên của đợt lộc 2 là 44 ngày; ít hơn tổng thời gian sinh trưởng lộc từ khi lộc xuất hiện đến khi chạm giàn tầng trên của đợt lộc 3 (46 ngày), nguyên nhân do ảnh hưởng của thời tiết mưa nhiều, ánh sáng yếu cũng là nguyên nhân khiến đợt lộc thứ ba có tổng thời gian sinh trưởng dài hơn hai đợt lộc còn lại. Về số lượng lộc trên cây, kết quả nghiên cứu bảng 4.3 cho thấy có sự sai khác có ý nghĩa giữa các công thức trong thí nghiệm về số lượng lộc trên cây giữa các đợt (p<0,05). Trong đó đợt lộc thứ 2 có số lượng lộc trên cây cao nhất (11,67 lộc), tiếp theo là đợt lộc thứ 3 (10,17) và cao hơn đợt lộc thứ nhất (7,77 lộc) một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Nguyên nhân do đợt lộc thứ nhất là đợt lộc
  37. 35 đầu tiên mà cây phát sinh sau khi trồng, cây chưa ổn định và thích nghi hoàn toàn với điều kiện vùng trồng. Hình 4.4. Hình ảnh vườn nho trong giai đoạn phát sinh các đợt lộc 4.4. Khả năng sinh trưởng của các đợt lộc nho Khả năng ra lộc là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sức sinh trưởng của cây, mỗi năm các đợt lộc ra càng nhiều, càng sớm, ra nhiều lộc, kích thước lộc lớn và nhiều lá chính tỏ cây sinh trưởng và phát triển tốt. Khả năng sinh trưởng và phát triển của các đợt lộc phụ thuộc vào giống, điều kiện tự nhiên và các biện pháp kĩ thuật chăm sóc (Nguyễn Quốc Hùng, 2004) [8]. Khả năng sinh trưởng của các đợt lộc được biểu hiện qua số lộc trên cây, động thái tăng trưởng chiều dài lộc, kích thước cành lộc, số lá trên lộc. 4.4.1. Động thái tăng trưởng chiều dài lộc giống nho Cự Phong Theo dõi về động thái tăng trưởng chiều dài lộc giống nho Cự Phong, thu được kết quả bảng 4.4
  38. 36 Bảng 4.4: Động thái tăng trưởng chiều dài lộc nho năm 2018 Đợt Chiều dài lộc sau ngày 7 14 21 28 35 42 1 3,11 13,21 25,74 33,09 49,75 56,63 2 3,23 13,74 24,13 34,06 41,52 49,89 3 2,75 12,22 22,88 32,51 39,95 48,75 P 0,05 <0,05 <0,05 LSD.05 0,12 0,91 1,01 3,42 2,4 1,4 Qua bảng 4.4 thấy rằng, chiều dài của 3 lộc đợt tăng đều qua các tuần, sau khoảng 6 tuần, trung bình các đợt lộc 1 dài 56,63 cm đạt điều kiện cắt cành, đợt lộc 2 dài 49,89 cm, đợt lộc 3 dài 48,75 cm, đạt chiều dài chạm dàn. 4 tuần đầu là thời gian các đợt lộc nho sinh trưởng mạnh nhất sau đó có xu hướng phát triển chậm dần. Cũng qua kết quả nghiên cứu bảng 4.4 thấy rằng: Chiều dài lộc đạt được sau 7 ngày: có sự sai khác có ý nghĩa giữa các công thức trong thí nghiệm về chiều dài lộc giữa các đợt (p<0,05). Trong đó đợt lộc thứ 2 có chiều dài lộc lớn nhất (3,23 cm), tiếp theo là đợt lộc thứ nhất (3,11 cm) và dài hơn đợt lộc thứ 3 (2,75 cm) một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Chiều dài lộc đạt được sau 14 ngày: có sự sai khác có ý nghĩa giữa các công thức trong thí nghiệm về chiều dài lộc giữa các đợt (p<0,05). Trong đó đợt lộc thứ 2 có chiều dài lộc lớn nhất (13,74 cm), tiếp theo là đợt lộc thứ nhất (13,21 cm) và dài hơn đợt lộc thứ 3 (12,22 cm) một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Chiều dài lộc đạt được sau 21 ngày: có sự sai khác có ý nghĩa giữa các công thức trong thí nghiệm về chiều dài lộc giữa các đợt (p<0,05). Trong đó đợt lộc thứ nhất có chiều dài lộc lớn nhất (25,74 cm), tiếp theo là đợt lộc thứ 2 (24,13 cm) và dài hơn đợt lộc thứ 3 (22,88 cm) một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.
  39. 37 Chiều dài lộc đạt được sau 28 ngày: thấy rằng đợt lộc thứ 2 có chiều dài lớn nhất (34,06 cm), tiếp theo là đợt lộc thứ nhất(33,04 cm), dài hơn đợt lộc thứ 3 (32,51 cm), mặc dù sự sai khác là không có ý nghĩa qua phân tích thống kê. Chiều dài lộc đạt được sau 35 ngày: có sự sai khác có ý nghĩa giữa các công thức trong thí nghiệm về chiều dài lộc giữa các đợt (p 50 cm), nguyên nhân do lúc này cây đã thích nghi với điều kiện ngoại cảnh, chế độ chăm sóc tưới thúc phân NPK, mặt khác khí hậu mưa nhiều giúp cung cấp đủ ẩm cho cây sinh trưởng phát triển tốt, tuy nhiên mưa nhiều, độ ẩm không khí cao lại tạo điều kiện cho bệnh sương mai (mốc sương) hại lá nho phát triển. 4.4.2. Động thái tăng trưởng đường kính lộc giống nho Cự Phong Theo dõi về động thái tăng trưởng chiều dài lộc giống nho Cự Phong, thu được kết quả bảng 4.5 Bảng 4.5: Động thái tăng trưởng đường kính lộc nho năm 2018 (đv: cm) Đợt Đường kính lộc sau ngày 7 14 21 28 35 42 1 0,19 0,28 0,37 0,50 0,53 0,56 2 0,20 0,31 0,41 0,53 0,58 0,61 3 0,18 0,27 0,36 0,50 0,53 0,57 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 LSD.05 0,007 0,012 0,021 0,029 0,018 0,026
  40. 38 Hình 4.5: Động thái tăng trưởng đường kính lộc nho năm 2018 Qua bảng 4.5 và biểu đồ 4.3 cho thấy động thái tăng trưởng đường kính các đợt lộc cũng giống với động thái tăng trưởng chiều dài lộc. Trong 4 tuần đầu, các đợt lộc có xu hướng tăng mạnh về đường kính lộc,sau đó chậm dần. Đợt lộc thứ hai có đường kính trung bình cao hơn đường kính hai đợt lộc còn lại. Qua kết quả phân tích thống kê thấy rằng: Đường kính lộc đạt được sau 7 ngày: có sự sai khác có ý nghĩa giữa các công thức trong thí nghiệm về đường kính lộc giữa các đợt (p<0,05). Trong đó đợt lộc thứ 2 có đường kính lộc lớn nhất (0,20 cm), tiếp theo là đợt lộc thứ nhất (0,19 cm) và lớn hơn đợt lộc thứ 3 (0,18 cm) một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Đường kính lộc đạt được sau 14 ngày: có sự sai khác có ý nghĩa giữa các công thức trong thí nghiệm về đường kính lộc giữa các đợt (p<0,05). Trong đó đợt lộc thứ 2 có đường kính lộc lớn nhất (0,31 cm), tiếp theo là đợt lộc thứ nhất (0,28 cm) và lớn hơn đợt lộc thứ 3 (0,27 cm) một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Đường kính lộc đạt được sau 21 ngày: có sự sai khác có ý nghĩa giữa các công thức trong thí nghiệm về đường kính lộc giữa các đợt (p<0,05). Trong đó đợt
  41. 39 lộc thứ 2 có đường kính lộc lớn nhất (0,41 cm), tiếp theo là đợt lộc thứ nhất (0,37 cm) và lớn hơn đợt lộc thứ 3 (0,36 cm) một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Đường kính lộc đạt được sau 28 ngày: có sự sai khác có ý nghĩa giữa các công thức trong thí nghiệm về đường kính lộc giữa các đợt (p 0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 LSD.05 0.13 0,90 0,28 0,48 0,82 0,72
  42. 40 Hình 4.6: Động thái tăng trưởng số lá trên lộc nho năm 2018 Qua bảng 4.6 và hình 4.4, thấy rằng, số lá trên lộc tăng nhẹ trong 3 tuần đầu, sau đó tăng mạnh trong những tuần tiếp theo, nguyên nhân do lúc đầu chiều dài lộc được ưu tiên, lá lúc này rất nhỏ, tập trung như búp lá ở đầu lộc trong khoảng thời gian 10 đến 15 ngày sau khi lộc nhú. Sau khi chiều dài lộc đạt ở mức độ nhất định thì sự sinh trưởng về lá lại chiếm ưu thế. Lá bắt đầu to ra về kích thước, chiều dài và đường kính cành tăng chậm dần. Qua kết quả phân tích thống kê thấy rằng: Số lá trên đạt được sau 7 ngày: thấy rằng đợt lộc thứ 2 có số lá trên lộc (2,15 lá) nhiều hơn số lá trên lộc của đợt lộc thứ nhất và đợt lộc thứ 3 (2,10 lá), mặc dù sự sai khác là không có ý nghĩa qua phân tích thống kê. Số lá trên lộc đạt được sau 14 ngày: có sự sai khác có ý nghĩa giữa các công thức trong thí nghiệm về số lá trên lộc giữa các đợt (p<0,05). Trong đó đợt lộc thứ nhất có số lá trên lộc lớn nhất (3,81 lá), tiếp theo là đợt lộc thứ 3 (3,27 lá) và nhiều hơn đợt lộc thứ 2 (3,07 lá) một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Số lá trên lộc đạt được sau 21 ngày: có sự sai khác có ý nghĩa giữa các công thức trong thí nghiệm về số lá trên lộc giữa các đợt (p<0,05). Trong đó đợt lộc thứ
  43. 41 nhất có số lá trên lộc lớn nhất (6,13 lá), tiếp theo là đợt lộc thứ 2 (5,40 lá) và nhiều hơn đợt lộc thứ 3 (5,17 lá) một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Số lá trên lộc đạt được sau 28 ngày: có sự sai khác có ý nghĩa giữa các công thức trong thí nghiệm về số lá trên lộc giữa các đợt (p<0,05). Trong đó đợt lộc thứ nhất có số lá trên lộc lớn nhất (8,68 lá), tiếp theo là đợt lộc thứ 2 (7,75 lá) và nhiều hơn đợt lộc thứ 3 (7,23 lá) một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Số lá trên lộc đạt được sau 35 ngày: có sự sai khác có ý nghĩa giữa các công thức trong thí nghiệm về số lá trên lộc giữa các đợt (p<0,05). Trong đó đợt lộc thứ nhất có số lá trên lộc lớn nhất (12,03 lá), tiếp theo là đợt lộc thứ 2 (11,10 lá) và nhiều hơn đợt lộc thứ 3 (9,43 lá) một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Số lá trên lộc đạt được sau 42 ngày: có sự sai khác có ý nghĩa giữa các công thức trong thí nghiệm về số lá trên lộc giữa các đợt (p<0,05). Trong đó đợt lộc thứ nhất có số lá trên lộc lớn nhất (14,13 lá), tiếp theo là đợt lộc thứ 2 (13,92 lá) và nhiều hơn đợt lộc thứ 3 (13,28 lá) một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Đợt lộc thứ nhất có chiều dài trung bình lớn nhất nên khả năng mang lá sẽ nhiều hơn. Tiếp đến là đợt lộc thứ 2 có chiều dài và đường kính trung bình lớn nên khả năng mang lá nhiều hơn đợt lộc thứ 3. 4.5. Đặc điểm hình thái cành lộc giống nho Cự Phong Qua quá trình quan sát theo dõi trực tiếp đặc điểm hình thái cành lộc giống nho Cự Phong tại vườn, thấy rằng chiều dài cành và đường kính cành lộc phát triển tỉ lệ nghịch với số lá trên cây. Chiều dài và đường kính cành lộc nho có xu hướng phát triển mạnh trong 3 đến 4 tuần đầu, khi chiều dài và kích thước đường kính cành đã ổn định thì phát triển chậm lại, các lá trên lộc lúc này sẽ phát triển mạnh. Theo dõi về đặc điểm hình thái cành lộc giống nho Cự Phong, thu được kết quả bảng 4.7
  44. 42 Bảng 4.7: Đặc điểm kích thước cành lộc giống nho Cự Phong Đợt lộc Chiều dài cành Đường kính cành Số lá/cành (cm) (cm) (cm) 1 56,06 0,56 14,13 2 49,89 0,61 13,92 3 48,75 0,57 13,28 P <0,05 <0,05 <0,05 LSD.05 1,41 0,26 0,72 Qua bảng 4.7 thấy rằng: Chiều dài cành: Chiều dài cành của 3 đợt lộc dao động từ 48,75 - 56,06 cm. Qua xử lý số liệu thống kê cho thấy có sự sai khác có ý nghĩa giữa các công thức trong thí nghiệm về chiều dài cành lộc giữa các đợt (p<0,05). Trong đó đợt lộc thứ nhất có chiều dài cành lộc lớn nhất (56,63 cm), tiếp theo là đợt lộc thứ 2 (49,89 cm) và dài hơn đợt lộc thứ 3 (48,75 cm) một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Đường kính cành: Đường kính cành của 3 đợt lộc dao động từ 0,56 - 0,61 cm. Qua xử lý số liệu thống kê cho thấy có sự sai khác có ý nghĩa giữa các công thức trong thí nghiệm về đường kính cành lộc giữa các đợt (p<0,05). Trong đó đợt lộc thứ 2 có đường kính đường lộc lớn nhất (0,61 cm), tiếp theo là đợt lộc thứ 3 (0,57 cm) và lớn hơn đợt lộc thứ nhất (0,56 cm) một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Số lá trên cành: Số lá trên cành của 3 đợt lộc dao động từ 13,28 – 14,13 lá. Qua xử lý số liệu thống kê cho thấy có sự sai khác có ý nghĩa giữa các công thức trong thí nghiệm về số lá trên cành lộc giữa các đợt (p<0,05). Trong đó đợt lộc thứ nhất có số lá trên cành lộc lớn nhất (14,13 lá), tiếp theo là đợt lộc thứ 2 (13,92 lá) và nhiều hơn đợt lộc thứ 3 (13,28 lá) một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.
  45. 43 Theo Nguyễn Quốc Hùng (2004) [8], khi để cây nho Cự Phong sinh trưởng trong điều kiện tự nhiên, chiều dài cành đạt tới 247,65 cm với số lá trên cành đạt 49,07 lá. 4.6. Tình hình sâu bệnh hại cây nho Qua quá trình nghiên cứu và theo dõi trực tiếp ngoài vườn, thấy rằng cây nho Cự Phong trồng tại khu cây trồng cạn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên chủ yếu bị bọ rùa và bệnh sương mai (mốc sương) gây hại, trình bày trong bảng 4.8. Bảng 4.8: Tình hình sâu bệnh hại giống nho Cự Phong Sâu bệnh hại Đợt lộc 1 Đợt lộc 2 Đợt lộc 3 Sâu xanh bướm phượng + + + + Sâu róm + + + + + Bệnh sương mai + + + + + - Sâu hại nho Sâu xanh bướm phượng: trưởng thành là loài bướm có màu sặc sỡ màu vàng đen có những mảnh trắng, vàng da cam hoặc chấm đỏ. Thân dài 20 – 25 mm, chiều dài sải cánh khoảng 130 mm. Trứng hình cầu, đường kính 0,1 đến 0,2 mm khi mới đẻ có màu trắng, sau đó trứng chuyển màu vàng sẫm. Sâu non 5 tuổi, đẫy sức có thể dài từ 60 – 70 mm màu xanh lục. Nhộng dài 30 mm có màu xám trên cành cây, hai bên đầu có mấu lồi nhọn như sừng, lưng ngực nhô lên. Sâu non ăn rải rác trên lá non, búp non làm cho lá bị khuyết, ảnh hưởng đến quang học của cây. Kết quả nghiên cứu bảng 4.8 cho thấy sâu xanh bướm phượng hại lá cây nho, xuất hiện và gây hại ở cả 3 đợt lộc. Đợt lộc thứ nhất và đợt lộc thứ ba có tần suất xuất hiện và gây hại ở mức ít phổ biến (với tỷ lệ 5 – 19%), đợt lộc thứ hai có tần suất xuất hiện và gây hại ở mức phổ biến (với tỷ lệ 20 – 50%).
  46. 44 Hình 4.7. Sâu xanh bướm phượng hại nho Sâu róm: có màu đen nhiều lông, có kích thước từ 0,5 cm đến vài cm. Vòng đời của sâu róm: trứng – sâu – nhộng – bướm. Bướm đẻ trứng lên cây cỏ, trứng nở thành sâu. Khi thời tiết nắng, nóng, ẩm, sâu bò đến nơi khô ráo để tránh mưa và tạo kén hóa nhộng. Mùa phát triển của sâu róm vào khoảng tháng 3 đến cuối tháng 6 sâu róm phá hoại cây trồng, ăn lá, làm khuyết lá. Kết quả nghiên cứu bảng 4.8 cho thấy sâu róm hại lá cây nho, xuất hiện và gây hại ở cả 3 đợt lộc. Đợt lộc thứ nhất và đợt lộc thứ hai có tần suất xuất hiện và gây hại ở mức phổ biến (với tỷ lệ 20 – 50%), đợt lộc thứ ba có tần suất xuất hiện và gây hại ở mức ít phổ biến (với tỷ lệ 5 – 19%). Hình 4.8. Sâu róm hại nho
  47. 45 - Bệnh hại nho Bệnh sương mai (mốc sương): Nấm bệnh sương mai (mốc sương) gây hại chủ yếu trên lá. Vết bệnh có lích thước lớn và hình dạng không đồng đều, màu vàng nâu, trên đó có lớp mốc trắng. Lá bị cháy khô từng mảng. Bệnh phát sinh nhiều ở thời kì cây nho sinh trưởng mạnh, thời tiết ẩm mưa nhiều hoặc có sương đêm trong mùa khô. Kết quả nghiên cứu bảng 4.8 cho thấy bệnh sương mai (mốc sương) hại lá cây nho, xuất hiện và gây hại ở cả 3 đợt lộc. Đợt lộc thứ nhất có tần suất xuất hiện và gây hại ở ít mức phổ biến (với tỷ lệ 5 – 19%), đợt lộc thứ hai và đợt lộc ba có tần suất xuất hiện và gây hại ở mức phổ biến (với tỷ lệ 20 – 50%). Hình 4.9. Bệnh sương mai (mốc sương) hại lá nho
  48. 46 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Cây nho Cự Phong có thời gian từ khi trồng đến khi có chiều cao chạm giàn 7 tuần. Chiều cao trung bình khi chạm giàn là 105,16 cm, đường kính gốc trung bình là 0,79 cm. Lá của cây nho Cự Phong có hình tim, dày, xẻ thùy nông, mép lá có răng cưa, màu xanh đậm, chiều dài lá đạt 11,60 cm và rộng 12,82 cm; nho Cự Phong bắt đầu rụng lá sau trồng khoảng 120 ngày. Tính từ khi trồng đến khi cây rụng lá, cây nho Cự Phong phát sinh 3 đợt lộc; số lộc trên cây dao động từ 7,7 lộc đến 11,67 lộc; chiều dài cành lộc dao động từ 48,75 cm đến 56,06 cm; đường kính cành lộc dao động từ 0,56cm đến 0,61cm; số lá trên cành lộc dao động từ 13,28 lá đến 14,13 lá. Qua quá trình nghiên cứu và theo dõi trực tiếp ngoài vườn, thấy rằng cây nho Cự Phong chủ yếu bị sâu xanh bướm phượng, sâu róm và bệnh sương mai (mốc sương) gây hại. 5.2. Đề Nghị Tiếp tục nghiên cứu các chỉ tiêu về phát triển để đưa ra đánh giá về năng suất, chất lượng của giống nho nghiên cứu.
  49. 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Nguyễn Hữu Bình, Vũ Xuân Long (1996), Thực trạng nghề trồng nho và khả năng sản xuất rau sạch tại Ninh Thuận, Tham luận tại hội thảo chuyên đề về rau sạch, Hà Nội, 17-18/6/1996. 2. Nguyễn Văn Chiến, Lê Phương Hà, Trịnh Thị Vân (2012), Chuẩn bị cây giống. Nghề: Trồng nho, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. 3. Nguyễn Mạnh Chinh, Nguyễn Đăng Nghĩa (2006), Trồng - chăm sóc & phòng trừ sâu bệnh Nho - Thanh long, Nxb Nông nghiệp. 4. Vũ Mạnh Hải, Nguyễn Văn Dũng và cs (1995), Kết quả bước đầu về thu thập và khảo nghiệm tập đoàn một số giống cây ăn quả tại Gia Lâm- Hà Nội, Kết quả nghiên cứu khoa học về rau quả 1990-1994, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Vũ Mạnh Hải (1998), Một số định hướng kỹ thuật cải thiện giống nho cho miền Bắc Việt Nam, Khoa học kỹ thuật Rau- Hoa- Quả, Viện nghiên cứu Rau quả (3), Hà Nội. 6. Vũ Công Hậu (2001), Cây nho (Vitis Vinnifera), Nxb Nông nghiệp. 7. Vũ Công Hậu (1996) Trồng cây ăn quả ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, TP.Hồ Chí Minh, tr.374 - 377. 8. Nguyễn Quốc Hùng (2004), Nghiên cứu chọn tạo giống nho cho một số địa phương Miền Bắc Việt Nam, Luận án tiến sĩ nông nghiệp. 9. Nguyễn Trần Hà My (2016), Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Nha Trang. 10. Phạm Hữu Nhượng, Nguyễn Hữu Bình, Lê Xuân Đính, Lê Quang Quyến (2004), Kỹ thuật trồng nho, Nxb Nông nghiệp, TP.Hồ Chí Minh.
  50. 48 11. Lê Trọng Tình và cs (2010), Nghiên cứu chọn tạo một số giống nho ăn tươi giai đoạn 2006 - 2010, Báo cáo tại Hội đồng khoa học Sở NN & PTNT Ninh Thuận. 12. Viện nghiên cứu bông và phát triển nông nghiệp Nha Hố (2013), Nghiên cứu xây dựng và chuyển giao quy trình thâm canh giống nho mới NH01 - 152 theo hướng VietGAP. II. Tài liệu tiếng Anh 13. Bal.J.S (1997), Fruit growing, Kalyani Publishers, Ludhiana, India, pp.219-252. 14. Coronel R.E.(1998), Promising fruit crop in the Philippines, College of Agriculture, University of the Philipines at Los Banos, pp 183-201. 15. Chadha.K.L. and Shikhamany.S.D. (1999), The grape: Improvement, Prodution and Post-harvest Management, Malhotra Publishing House, New Delhi, India. 16. Kunihisa Morinaga (2001), “ Grape production in Japan”, Grape production in the Asia- Pacific region, Food and Agriculture Organization of the United Nation, Region office for Asia and the pacific, Bangkok, Thailand. 17. Li Shao- Hua (2001), “ Grape production in China”, Grape production in the Asia – Pacific region, Food and Agriculture Organization of the United Nation, Region office for Asia and the pacific, Bangkok, Thailand, pp, 19-27. 18. Pandey P.M and Pandey S.N. (1996), The Grape in India, Indian council of agricultural research, New Delhi, India, pp29. 19. Ray P.K. (2002), Breeding tropical and subtropical fruit, Narosa Publishing House, New Delhi, India.
  51. 49 20. Shanmugavelu K.G.(1989), Viticulture in India, Agro Botanical Publisher, Bikaner, India. 21. Yadav I.S. (1998), “ Indian Institute of Horticultural Research and its contribution to Indian Horticulture”, Tropical fruits in Asia- Diversity, Maintenanee, Conservation and Use, IPGRI office for South Asia, India. III. Tài liệu Internet 22. FAOSTAT, 2019, ngày truy cập 27/5/2019. 23. ngày truy cập 27/5/2019.
  52. 50 24. PHỤ LỤC Phụ lục 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA THÍ NGHIỆM Vườn nho ở giai đoạn mới trồng Vườn nho ở giai đoạn phát sinh các đợt lộc Vườn nho ở giai đoạn rụng lá Hoạt động đo đếm thí nghiệm