Khóa luận Đánh giá công tác quản lý môi trường tại công tại điều phối hàng siêu thị Kabushiki Kaisha Daiso Sangyo tỉnh Niigata năm 2019

pdf 42 trang thiennha21 13/04/2022 5090
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá công tác quản lý môi trường tại công tại điều phối hàng siêu thị Kabushiki Kaisha Daiso Sangyo tỉnh Niigata năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_cong_tac_quan_ly_moi_truong_tai_cong_tai.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá công tác quản lý môi trường tại công tại điều phối hàng siêu thị Kabushiki Kaisha Daiso Sangyo tỉnh Niigata năm 2019

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐÀO THỊ NGA ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY ĐIỀU PHỐI HÀNG SIÊU THỊ KABUSHIKI KAISHA DAISO SANGYO TỈNH NIIGATA - NĂM 2019 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên và môi trường Lớp : K47 – QLTN & MT Khoa : Quản lý tài nguyên Khoá học : 2016 – 2020 Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Quý Ly Thái Nguyên, năm 2020
  2. i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và rèn luyện ở trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Việc làm đề tài tốt nghiệp là điều có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi sinh viên. Công việc này giúp sinh viên được áp dụng những kiến thức được học trong nhà trường vào thực tế, bổ sung, củng cố kiến thức của bản thân, tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu phục vụ cho công việc chuyên môn sau này. Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện khoá luận “Đánh giá công tác quản lý môi trường tại công ty điều phối hàng siêu thị Kabushiki kaisha Daiso Sangyo tỉnh Niigata, em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu khoá luận này. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Ths.Nguyễn Quý Ly cùng toàn thể thầy cô hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình thực tập cũng như quá trình báo cáo đề tài tốt nghiệp. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn đến Quản lý của Công ty Kabushiki Kaisa Daiso Sanyo cùng toàn thể các nhân viên công ty đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập. Do trình độ bản thân còn hạn chế và thời gian nghiên cứu có hạn, đề tài mang tính mới, nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng 6 năm 2020 Sinh viên: Đào Thị Nga
  3. ii DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Bảng 1. Bảng số liệu diện tích công ty ( Nguồn: công ty cung cấp) 16 Bảng 2. Số lượng công nhân 17 Bảng 3. Bảng số liệu tình hình sản xuất của công ty Daiso năm 2019 18 Bảng 4. Công tác xử lý CTR tại Daiso (nguồn: theo số liệu thu thập năm 2018) 21 Bảng 5. Thành phần chất rắn 23 Bảng 6. Tổng lượng rác thải rắn qua các năm giai đoạn 2017 - 2019 công ty Daiso 24 Biểu đồ 1. Biểu đồ thể hiện thành phần chất rắn 23
  4. iii DANH MỤC HÌNH Hình 1. Địa hình và vị trí địa lý của đất nước Nhật Bản 3 Hình 2. Quốc kỳ Nhật Bản 6 Hình 3. Vị trí địa lí tỉnh Niigata 7 Hình 4. Bờ biển sasagawa Nagare-Tỉnh Niigata 8 Hinh 5. Công ty Daiso tại tỉnh Niigata 15 Hình 6. công nhân đang lấy hàng để đưa đến cửa hàng 15 Hình 7. Các sản phẩm được chia ra cho từng cửa hàng 16 Hình 8 Cách phân loại rác ở Nhật Bản 21 Hình 9. nhà máy xử lý thải higshinada 26 Hình 10 Sử dụng nguồn nước trực tiếp tại vòi nước 27
  5. iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT CTR: Chất thải rắn GDP: Tổng sản phẩm nội địa KH-KT: Khoa học – Kỹ thuật OECD: Tổ chức hợp tác và phát trển kinh tế MT: Môi trường KTXH: Kinh tế xã hội
  6. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ ii DANH MỤC HÌNH iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1. Tổng quan của đề tài 3 2.1.1. Tổng quan về đất nước Nhật Bản 3 2.1.2. Tổng quan về tỉnh Niigata 6 2.2. Tổng quan về công tác quản lý môi trường 8 2.2.1 Các khái niệm 8 2.2.2. Cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học về công tác quản lý môi trường 9 2.2.3 Quy chuẩn thải và xử lý môi trường 10 2.3. Những nghiên cứu về sản xuất, chế biến hàng hóa tại công ty Daiso 10 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và thời gian nghiên cứu 12 3.2. Nôi dung nghiên cứu 12 3.3.Phương pháp nghiên cứu 12 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 13 4.1. Khái quát về công ty Daiso 13 4.1.1. Khái quát về tổng công ty Daiso và chi nhánh công ty tại Niigata 13 4.2.Tình hình sản xuất và tiêu thụ tại công ty Daiso 17 4.4. Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm và đề xuất 28 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 30 5.1. Kết luận 30 5.2. Kiến nghị 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
  7. 1 Phần 1. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Hiện nay, khi xu thế phát triển kinh tế - xã hội, đô thị hóa, công nghiệp hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ với nhịp độ cao thì vấn đề môi trường búc xúc liên quan đến các hoạt động dân sinh, công nghiệp, dịch vụ đã nảy sinh và đang cần có sự nghiên cứu giải quyết hợp lý nhằm hướng tới sự phát triển bền vững. Trong đó việc quản lý mội trường tại các doanh nghiệp là một trong những vấn đề cấp bách, còn nhiều khó khăn và bất cập. Trước bối cảnh đó, đề tài “Đánh giá công tác quản lý môi trường tại công tại điều phối hàng siêu thị Kabushiki Kaisha Daiso Sangyo tỉnh Niigata” được thực hiện nhằm đưa ra các giải pháp cải tiến thực trạng quản lý môi trường cho doanh nghiệp Đánh giá công tác quản lý môi trường nhằm đưa ra các phương pháp và công cụ kinh tế để đánh giá định hướng hoạt động phát triển sản xuất có lợi cho công tác quản lý môi trường. Đưa ra biện pháp hợp lý, phù hợp với hoạt động sản xuất của công ty để không ảnh hưởng tới môi trường và cuộc sống xung quanh. Nhật Bản là một quốc gia có nhiều thành công trong quản lý ô nhiễm môi trường, kinh nghiệm của họ được đánh giá cao ở các nước Đông Nam Á. Thực tế cho thấy, những giải pháp mà người Nhật Bản thực thi để bảo vệ môi trường đã mang lại rất nhiều thành công. Mặc dù có sự khác nhau về lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị song những kinh nghiệm của họ trong quản lý môi trường đáng để nhiều quốc gia nghiên cứu và vận dụng trong đó có Việt Nam. Năm 1995, Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng kế hoạch “Hành động xanh” nội dung của kế hoạch bao gồm: Gắn việc bảo vệ môi trường khi mua và sử dụng các loại hàng hóa dịch vụ đối với cơ quan hành chính trung ương và địa phương, gắn việc bảo vệ môi trường với việc xây dựng và việc quản.lý các tòa nhà cao tầng, khi thực thi các nhiệm vụ quản lý nhà nước khác, gắn nội dung bảo vệ môi trường khi tổ chức đào tạo đội ngũ viên chức và thiết lập hệ thống điều tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch này.Theo đó việc sử dụng giấy tái chế gia tăng hàng năm, tiết kiệm điện nước, xăng dầu trong sử dụng xe công. Nhật Bản đã xúc tiến chương trình môi trường với tên gọi “kế hoạch quản lý môi trường
  8. 2 khu vực nhằm ngăn ngừa ô nhiễm và bảo vệ môi trường tự nhiên”. Nhờ đó nhiều đô thị lớn và một số địa phương đã cải thiện rất nhiều. Trước tình hình quản lý công tác đánh môi trường ở Nhật bản nói chung cũng như công ty Daiso nói riêng. Viêc quản lý công tác môi trường là rất quan trọng nhằm đưa ra các giản pháp và bảo vệ môi trường hợp lý tránh gây ra ô nhiễm môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và sức khỏe của con người. Xuất phát từ thực tiễn trên, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Ths. Nguyễn Quý Ly, em đã tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá công tác quản lý môi trường tại công tại điều phối hàng siêu thị Kabushiki Kaisha Daiso Sangyo tỉnh Niigata” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Trình bày khái quát về công ty Daiso và chi nhánh công ty tại Niigata - Đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ tại công ty Daiso - Đánh giá thực trạng quản lý môi trường tại công ty điều phối hàng siêu thị Kabushiki Kaisha Daiso Sangyo tỉnh Niigata - Nêu những thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp quản lý rác thải tại công ty điều phối hàng siêu thị Kabushiki Kaisha Daiso Sangyo tỉnh Niigata 1.3. Ý nghĩa của đề tài * Ý nghĩa trong học tập: - Qua đề tài giúp em có cơ hội tiếp cận với cách thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp. Áp dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn. - Giúp em hiểu nhiều hơn về các vấn đề môi trường đã học. - Biết cách lấy số liệu, tìm tài liệu tham khảo để hoàn thiện một khóa luận * Ý nghĩa trong thực tiễn: - Đề tài mang tính thực tiễn vì nó đáp ứng yêu cầu cần có một đánh giá về công tác quản lý môi trường tại Nhật Bản nói chung và công ty điều phối hàng siêu thị Kabushiki Kaisha Daiso Sangyo tỉnh Niigata nói riêng để từ đó đề xuất những biện pháp tốt để áp dung vào Việt Nam mang tính hiệu quả cao
  9. 3 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tổng quan của đề tài 2.1.1. Tổng quan về đất nước Nhật Bản a.Vị trí địa lý, diện tích Về vị trí đại lý: Nhật Bản theo tiếng Hán có nghĩ là “Mặt trời”, cho nên nước Nhật mới được gọi là đất nước mặt trời mọc.Nhật Bản nằm ở phía Đông của châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương. Nhật Bản gồm 4 đảo chính, Honshu, Hokkaido, Kyushuy và Shikoku, nhiều dãy đảo và khoảng 3.900 đảo nhỏ. Honshu chiếm trên 60% diện tích. Những quốc gia và lãnh thổ lân cận ở vùng biển Nhật Bản là Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc; ở vùng biển Đông Hải là Trung Quốc, Đài Loan; đi xa hơn về phía Nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana. Về diện tích: Tổng diện tích của Nhật Bản là 377.815 km², đứng thứ 60 trên thế giới về diện tích và chiếm chưa đầy 0,3% tổng diện tích đất toàn thế giới Hình 1. Địa hình và vị trí địa lý của đất nước Nhật Bản b. Đặc điểm về khí hậu Các đảo Nhật Bản nằm trong vùng khí hậu ôn hòa. Ở hầu hết các miền của Nhật Bản đều có 4 mùa rõ rệt. Mùa hè ấm và ẩm, bắt đầu khoảng giữa tháng 7; Mùa Xuân và mùa Thu là những mùa dễ chịu nhất trong năm. Vì có mưa nhiều và khí hậu ôn hòa nên trên khắp quần đảo Nhật Bản đều có những cánh rừng màu mỡ và cây cối xanh tốt.
  10. 4 c. Đặc điểm dân số Dân số Nhật Bản ước tính khoảng 127,4 triệu người, phần lớn là đồng nhất về ngôn ngữ và văn hóa.Tộc người chủ yếu là người Yamato cùng với các nhóm dân tộc thiểu số như Ainu hay Ryukyuans. Nhật Bản là một trong những nước có tuổi thọ dân số cao nhất thế giới, trung bình là 81,25 vào năm 2006. Tuy nhiên, dân số nước này đang lão hóa do hậu quả của sự bùng nổ dân số sau Thế chiến thứ hai. d. Kinh tế Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên, ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh. Tuy nhiên, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi trong những năm 1945- 1954, phát triển cao độ trong những năm 1955- 1973 khiến cho cả thế giới hết sức kinh ngạc và khâm phục. Nhật Bản là một nước có nền kinh tế-công nghiệp-tài chính thương mại-dịch vụ-khoa học kĩ thuật lớn đứng thứ hai trên thế giới (đứng sau Hoa Kỳ). Cán cân thương mại và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới. Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới. Đơn vị tiền tệ là: đồng Yên Nhật. e. Hệ thống chính trị Hoàng gia Nhật do Nhật hoàng đứng đầu. Theo Hiến pháp Nhật thì “Hoàng đế Nhật là biểu tượng của quốc gia và cho sự thống nhất của dân tộc”. Nhật hoàng sẽ tham gia vào các nghi lễ của quốc gia nhưng không giữ bất kì quyền lực chính trị nào, thậm chí trong các tình huống khẩn cấp của quốc gia. Quyền lực này sẽ do Thủ tướng và các thành viên nghị viện đảm nhận f. Hệ thống giáo dục. Về hệ thống giáo dục của Nhật Bản thì tiểu học, trung và đại học được áp dụng ở Nhật như một trong các cải cách thời Minh Trị. Từ năm 1947, Nhật Bản áp dụng hệ thống giáo dục bắt buộc gồm tiểu học và trung học trong chín năm cho học sinh
  11. 5 từ sáu đến mười lăm tuổi. Hầu hết sau đó đều tiếp tục chương trình trung học và theo MEXT, khoảng 75,9% học sinh tốt nghiệp phổ thông tiếp tục học lên bậc đại học, cao đẳng hay các chương trình trao đổi giáo dục khác . Giáodục ở Nhật có tính cạnh tranh rất cao đặc biệt ở các kì thi tuyển sinh đại học, điển hình là các kì thi tuyển của hai trường đại học cao cấp Tokyo và Kyoto. Chương trình đánh giá sinh viên quốc tế hợp tác OECD hiện xếp Nhật Bản ở vị trí thứ sáu thế giới. g. Văn hoá, phong tục tập quán. Người Nhật rất coi trọng sự chào hỏi, ở đâu, lúc nào và đối với bất cứ ai họ cũng đều tỏ ra rất lịch sự và nghiêm túc trong việc chào hỏi lẫn nhau, đó là một tập quán tốt đẹp của người Nhật. Tặng quà là một phần trung tâm trong văn hoá kinh doanh của người Nhật. Nói chung, người Nhật rất thích tặng quà. Hay đúng hơn, việc tặng quà đã trở thành một thói quen, một lễ nghi không thể thiếu được trong đời sống thường ngày của họ. Tặng quà được xem như một cách thể hiện sự yêu mến và kính trọng lẫn nhau và để xác định các mối quan hệ xã hội. h. Hệ thống phương tiện giao thông Tại các thành phố lớn tại Nhật Bản phương tiện giao thông phổ biến nhất là tàu điện và tàu điện ngầm. Tàu điện và tàu điện ngầm rất thuận tiện và đúng giờ. Bên cạnh đó, một số người cũng sử dụng xe buýt. Tuy nhiên xe buýt không tiện lợi so với các phương tiện trên do có số lượng chuyến không nhiều và có khả năng không đúng giờ vào những giờ cao điểm. Giá dịch vụ taxi ở Nhật tương đối đắt. Cước phí được tính theo km và thay đổi theo giờ; buổi tối đắt hơn giá ban ngày. Ngoài ra, xe đạp là phương tiện khá tiện lợi và kinh tế. i. Quốc kỳ và Quốc ca Quốc kỳ Nhật Bản, ở Nhật Bản tên gọi chính thức là Nisshōki, nhưng người ta cũng hay gọi là Hinomaru tức là “vầng mặt trời”, là lá cờ nền trắng với một hình tròn đỏ lớn (tượng trưng cho Mặt Trời) ở trung tâm.
  12. 6 Hình 2. Quốc kỳ Nhật Bản Quốc ca của Nhật Bản là Kimi Ga Yo 2.1.2. Tổng quan về tỉnh Niigata Niigata là một tỉnh nằm ở phía biển Nhật Bản thuộc tiểu vùng Hokuriku, vùng Chubu trên đảo Honshu. Thủ phủ của Niigata là thành phố Niigata. Tỉnh Niigata nổi tiếng với gạo, rượu, phụ nữ đẹp cũng như vì có nhiều chính trị gia xuất thân từ đây. Cùng xem vài thông tin cơ bản về tỉnh Niigata Nhật Bản nhé:. - Dân số: khoảng 2.304 triệu dân xếp thứ 15 ở Nhật Bản. - Đặc trưng của Niigata: Cò quăm mào Nhật Bản, hoa tulip và hoa Yukiwariso, cây trà tuyết. - Diện tích: 12.584 km2 lớn thứ 5 ở Nhật Bản. - Các thành phố (20 thành phố): Agano, Gosen, Itoigawa, Jōetsu, Kamo, Kashiwazaki, Minamiuonuma, Mitsuke, Murakami, Myōkō, Nagaoka, Niigata, Ojiya, Sado, Sanjō, Shibata, Tainai, Tōkamachi, Tsubame, Uonuma. - Thủ phủ: thành phố Niigata. Tỉnh Niigata Nhật Bản là một tỉnh được mệnh danh là thành phố cảng của Nhật Bản). Tỉnh có một mặt phía tây gần như hoàn toàn giáp biển, phía đông bắc giáp tỉnh Yamagata, phía đông giáp tỉnh Fukushima, phía đông nam giáp tỉnh Gunma, phía nam giáp tỉnh Toyama vàtỉnh Nagano.
  13. 7 Hình 3. Vị trí địa lí tỉnh Niigata - Khí hậu: Niigata là khu vực có khí hậu mát mẻ ôn hòa. Do nằm ở phía tây của Nhật Bản nên Niigata không lạnh như những tỉnh ở phía bắc. Nhiệt độ trung bình ở tỉnh vào khoảng 17 độ C. Mùa đông nhiệt độ trung bình khoảng 5 độ C còn mùa hè là 26 độ C. Lượng mưa ở Niigata khá cao nên khi ra đường các bạn cần chú ý có thể gặp mưa bất chợt nhé. Ngoài ra, mùa đông chỉ có 3 tháng là tháng 12, tháng và tháng 2 là có tuyết phủ các tháng khác gần như rất ít tuyết. - Đặc điểm kinh tế khu vực Niigata Nhật Bản: Tỉnh Niigata là một trong những tỉnh có nền kinh tế rất phát triển ở Nhật Bản. Với sự phát triển kinh tế như vậy nên nhu cầu về nguồn nhân lực trong khu vực Niigata cũng khá lớn. Hàng năm có rất nhiều công ty ở Niigata đăng ký tuyển thêm lao động nước ngoài về làm việc tập trung ở một số lĩnh vực thế mạnh của vùng như nông nghiệp, cơ khí, hàn, chế biến thực phẩm, - Du lịch ở tỉnh Niigata Nhật Bản: Điểm du lịch: Bảo tàng văn hóa phương bắc – Bảo tàng về Hào Phú ngày xưa, Nhà cổ Sasagawa, Suối nước nóng Senami Onsen, Hồ Hyo,
  14. 8 Đến Niigata các bạn sẽ được trải nghiệm tất cả những gì đặc sắc nhất của Nhật Bản từ tắm Onsen, đi thăm các di tích nhà cổ, đền thờ thần đạo, lâu đài thành quách, hầm rượu cổ, thăm thủy cung, đi cáp treo, bảo tàng cho đến khu bờ biển tuyệt đẹp nữa. Hình 4. Bờ biển sasagawa Nagare-Tỉnh Niigata 2.2. Tổng quan về công tác quản lý môi trường 2.2.1 Các khái niệm - Định nghĩa chất thải rắn. Chất thải rắn được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động của con người và động vật tồn tại ở dạng rắn, được thải bỏ khi không còn hữu dụng hay khi không muốn dùng nữa. - Quản lý chất thải rắn là hoạt động của các tổ chức và cá nhân nhằm giảm bớt ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người, môi trường hay mỹ quan. Các hoạt động đó liên quan đến việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế chất thải Quản lý chất thải rắn cũng có thể góp phần phục hồi các nguồn tài nguyên lẫn trong chất thải. - Nước thải: là nước được thải ra sau khi đã sử dụng, hoặc được tạo ra trong một quá trình công nghệ và không còn có giá trị trực tiếp đối với quá trình đó nữa. Nước thải có thể có nguồn gốc từ hoạt động của các hộ gia đình, công nghiệp, thương mại, nông nghiệp, nước chảy tràn bề mặt, nước mưa bão, dòng vào cống ngầm hoặc nước thấm qua.
  15. 9 - Xử lý nước thải: là quá trình loại bỏ chất ô nhiễm ra khỏi nước thải như nước thải hộ gia đình, thương mại và cơ quan. Nó bao gồm các quá trình vật lý, hóa học, và sinh học để loại bỏ các chất ô nhiễm và sản xuất nước thải được xử lý an toàn với môi trường. Một sản phẩm của xử lý nước thải thường là một chất thải bán rắn hoặc bùn, mà cần phải xử lý hơn nữa trước khi được thải ra hoặc được áp dụng đất. 2.2.2. Cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học về công tác quản lý môi trường Cơ sở triết học của quản lý môi trường. 1. Nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới gắn tự nhiên, con người và xã hội thành một hệ thống rộng lớn " Tự nhiên - Con người - Xã hội ". Sự thống nhất của hệ thống trên được thực hiện trong các chu trình sinh địa hoá của 5 thành phần cơ bản : • Sinh vật sản xuất • Sinh vật tiêu thụ • Sinh vật phân huỷ( vi khuẩn, nấm) • Con người và xã hội loài người • Các chất vô cơ và hữu cơ cần thiết cho sự sống của sinh vật và con người 2. Tính thống nhất của hệ thống " Tự nhiên - Con người - Xã hôị " đòi hỏi việc giải quyết vấn đề MT và thực hiện công tác quản lý môi trường phải toàn diện và hệ thống. 3. Quan hệ giữa con người và tự nhiên phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội loài người. Cơ sở khoa học - kỹ thuật - công nghệ của quản lý môi trường • Quản lý môi trường là việc thực hiện tổng hợp các biện pháp khoa học, kỹ thuật, kinh tế, luật pháp, xã hội nhằm bảo vệ MT sống và phát triển bền vững KTXH. • Quản lý MT cần nối giữa khoa học MT với hệ thống " Tự nhiên - Con người - Xã hội " đã được phát triển trên nền phát triển của các bộ môn chuyên ngành Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường. • Quản lý MT được hình thành trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường và thực hiện điều tiết xã hội thông qua các công cụ kinh tế
  16. 10 • Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động phát triển và sản xuất của cải vật chất đều diễn ra dưới sức ép của sự trao đổi hàng hoá theo giá trị Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường. • Cơ sở là các văn bản về Luật quốc tế và Luật quốc gia về lĩnh vực MT • Luật quốc tế về MT là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia và tổ chức quốc tế trong việc ngăn chặn, loài trừ thiệt hại gây ra cho MT của từng quốc gia và MT ngoài phạm vi tàn phá quốc gia. • Với nước ta có Luật BVMT sửa đổi năm 2006, Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006, Thông tư 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 . Và nhiều văn bản khác 2.2.3 Quy chuẩn thải và xử lý môi trường * Quy chuẩn xả thải của công ty: mức giới hạn nồng độ của các chất ô nhiễm có trong nước thải trước khi thải ra môi trường, được nhà nước ban hành trong luật môi trường, bắt buộc áp dụng gọi là quy chuẩn công ty. Căn cứ vào đó, các doanh nghiệp sẽ phải xây dựng các hệ thống để xử lý nước thải của mình sao cho nồng độ các chất ô nhiễm phải thấp hơn trong Quy chuẩn thì được coi như là đạt Quy chuẩn xả thải, và mới được phép thải ra môi trường 2.3. Những nghiên cứu về sản xuất, chế biến hàng hóa tại công ty Daiso * Trong nước: - Các cửa hàng của công ty Daiso được bày bán với nhiều sản phẩm gia dụng phong phú và đa dạng có mặt trên cả nước và xuất khẩu ra ngoài. Daiso hiện đang bày bán hơn 70.000 sản phẩm, trong đó có hơn 40% là hàng nhập khẩu, đa số được sản xuất ở Trung Quốc. Daiso bán nhiều sản phẩm đồ gia dụng như nồi chảo và các chất tẩy rửa. Các cửa hàng của công ty daiso có mặt trên toàn Nhật Bản. Cửa hàng của công ty Daiso có mặt trên 25 quốc gia. (1) Đồ dùng cho nhà bếp (2) Đồ dùng cho nhà tắm, toilet, giặt giũ (3) Đồ trang trí nhà cửa, sân vườn (4) Văn phòng phẩm, đồ lưu niệm Nhật Bản
  17. 11 (5) Đồ mỹ phẩm, làm đẹp, phụ kiện (6) Quần áo, túi xách (7) Đồ dùng đi dã ngoại, picnic, cắm trại (8) Thực phẩm, bánh kẹo, nước uống (9) Đồ chơi và đồ dùng, sách, vở cho trẻ em (10) Đồ dùng theo mùa (đồ trang trí noel, halloween, xịt côn trùng mùa hè, cairo giữ nóng mùa đông)
  18. 12 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và thời gian nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: vấn đề quản lý môi trường tại công ty Kabushi kaisha Daiso Sangyo - Phạm vi nhiên cứu: Công tác quản lý môi trường tại công ty Kabushi kaisha Daiso Sangyo tỉnh Niigata của Nhật Bản. - Thời gian nghiên cứu: 11 tháng (từ 4/2019 đến 3/2020) 3.2. Nôi dung nghiên cứu Nội dung 1: Khái quát về công ty Nội dung 2: Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ tại công ty Daiso Nội dung 3: Đánh giá công tác quản lý môi trường tại công ty a. Đánh giá công tác quản lý nhân công b. Đánh giá công tác quản lý môi trường tại công ty: + Quản lý chất thải rắn + Quản lý nước thải Nội dung 4: Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm và đề xuất 3.3.Phương pháp nghiên cứu -Thu thập số liệu thứ cấp: + Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu có sẵn thường có trong báo cáo hoặc các tài liệu đã công bố. Các thông tin này thường được thu thập từ các cơ quan, tổ chức, văn phòng. + Các thông tin thứ cấp được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo cáo, internet Trong đề tài sử dụng các số liệu đã được công bố trên các trang web, sách, báo, tạp chí . - Thu thập số liệu sơ cấp: + Quan sát trực tiếp: Quan sát một cách có hệ thống các sự việc, sự vật, sự kiện với các mối quan hệ trong một bối cảnh tồn tại của nó . Quan sát trực tiếp cũng là một cách tốt đẻ kiểm tra chéo những câu trả lời mình thu được khi phỏng vấn. Trong quá trình nghiên cứu đề tài em đã sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp thực trạng chế biến sản xuất của công ty + Chụp ảnh liên quan đến môi trường làm việc, cách thu gom và xử lý chất thải.
  19. 13 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát về công ty Daiso 4.1.1. Khái quát về tổng công ty Daiso và chi nhánh công ty tại Niigata 4.1.1.1. Khái quát về công ty Daiso Daiso ban đầu được tạo ra dưới dạng là các máy bán hàng tự động đồng giá 100 yên có tên gọi là "Yano Shoten" bởi Hirotake Yano vào năm 1972. Sau đó, ông chính thức thành lập Daiso vào năm 1977. Daiso là thương hiệu nhượng quyền của hàng đồng giá 100 yên được thành lập tại Nhật Bản. Trụ sở chính của công ty nằm ở Higashihiroshima, Hiroshima. Là cửa hàng lớn của Nhật Bản bán các đồ gia dụng với giá 100 yên/sp với hơn 70 00 sản phẩm gia dụng như là quần áo,tất,bát đũa,đồ ăn vặt,hoa giả .có mặt ở 25 quốc gia,tổng có 5270 cửa hàng trong đó: trong nước có 3278 cửa hàng và 1992 cửa hàng ở nước ngoài. Daiso là thương hiệu lớn thứ 2 của Nhật và đứng thứ 10 trên thế giới. - Tên phiên âm: Daiso Sangyo - Loại hình: Tư nhân - Thành lập: Tháng 12,1977 tại Takamatsu, Kagawa, Nhật Bản - Người sáng lập: Hirotake Yano - Trụ sợ chính: Higashi Hiroshima-shi,Hiroshima, Nhật Bản - Số lượng trụ sở: 3.660 - Khu vực hoạt động: Châu Á, Châu Đại Dương, Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Brasil, Châu Phi - Website: Để góp phần phát triển kinh tế vững mạnh thì công ty Daiso đã góp mặt không nhỏ vào việc phát triển kinh tế với chuỗi cửa hàng khắp cả nước và xuất khẩu ra nước ngoài.Daiso là thương hiệu nổi tiếng và lớn nhất trong lĩnh vực kinh doanh cửa hàng đồng giá 100 yên ở Nhật. Daiso có mặt trên khắp nước Nhật với 3,367 cửa hàng, 2,175 cửa hàng tại 25 quốc gia trên thế giới và cũng đã có mặt tại Việt Nam. Các mặt hàng được bán tại Daiso rất phong phú phù hợp với mọi lứa tuổi và giới tính và đa
  20. 14 phần các mặt hàng của Daiso đều được sản xuất tại Trung Quốc.Với các sản phẩm nổi bật nhất là đồ gia dụng,đồ trong bếp và đồ cho trẻ em Với việc phát triển mạnh như vậy thì công ty Daiso đã thực hiện công tác quản lý môi trường phù hợp với việc sản xuất và xử lý các nguồn rác thải khác nhau,thực hiện phân loại rác thải và tái chế sửa dụng giảm bớt việc gây thiệt hại đến môi trường xunng quanh Rác thải của công ty được phân thành từng loại và được đưa về nhà máy xử lý rác thải. 4.1.1.2. Khái quát về chi nhánh công ty Daiso tại Niigata Với nhu cầu thiết yếu của người dân thì công ty Daiso đã mở thêm chi nhánh ở tỉnh Niigata đó là một nhà kho lớn để cung cấp các mặt hàng cho các cửa hàng ở tỉnh Niigata và các tỉnh lân cận có cửa hàng của Daiso.Hiện tại nhà kho của Daiso ở tỉnh Niigata đang cung cấp hàng hóa cho 401 cửa hàng Daiso bao gồm trong tỉnh và ngoài tỉnh.Với khoảng 130 công nhân đang làm việc tại công ty phục vụ cho nhiều công đoạn khác nhau như nhập hàng,lấy hàng, phân loại hàng cho từng cửa hàng của Daiso và vận chuyển về từng cửa hàng của công ty. Do là cửa hàng gia dụng có nhiều mặt hàng khác nhau và nhiều mặt hàng phục vụ cho các dịp lễ ở Nhật Bản mà lượng hàng nhập và xuất kho thay đổi liên tục. Thường lượng hàng nhập về tăng vào các tháng cuối năm để phục vụ cho dịp Halloween, Giáng Sinh và dịp tết với lương hàng nhập về hàng ngày khoảng 60.000 đến 70000 sp/ngày. Và các tháng giữa năm lượng hàng nhập về kho sẽ nhiều do các ngày lễ của nhật, khoảng 50000 sp/ngày. Các tháng còn lại trong năm sẽ ít hơn khoản 30000 đến 40000 sp/ngày. - Diện tích công ty tại Niigata: 26,253.62 2 được chia làm ba tòa nhà và một nhà kho
  21. 15 Hinh 5. Công ty Daiso tại tỉnh Niigata - Tòa nhà thứ nhất gồm 3 tầng: + Tầng một là nhà ăn và nơi nghỉ của công nhân. + Tầng 2 và tầng 3 là khu hàng hóa chuyển về được để vào cũng là nơi để dụng cụ của công ty. - Tòa nhà thứ hai gồm 2 tầng chứa hàng hóa để lấy hàng ngày Hình 6. Công nhân đang lấy hàng để đưa đến cửa hàng
  22. 16 + Tòa nhà thứ ba: tầng một là nơi phân chia hàng hóa về các cửa hàng Hình 7. Các sản phẩm được chia ra cho từng cửa hàng Tầng hai và ba là nơi để hàng hóa lấy hàng ngày như tòa nhà hai. + Nhà kho là nơi khi hàng hóa được phân chia cho từng cửa hàng và xếp vào hộp đựng hàng sẽ được chuyển đến nhà kho để vận chuyển về từng cửa hàng + Khu xử ký rác thải được đặt cạch tòa nhà thứ ba mọi loại rác được đưa về đó để xử lý. Những thùng bìa catton sẽ được đưa vào máy ép giấy, còn những đồ nhựa, sắt, bát sứ sẽ được chia ra thành từng loại và để vào thùng chứa rác riêng. + Khu vực sân dành cho công nhân để xe và xe chở hàng của công ty đi lại nên sân khá là rộng. Bảng 1. Bảng số liệu diện tích công ty ( Nguồn: Công ty cung cấp) Stt Các tòa nhà Diện tích ( ) 1 Tòa nhà một 3765,89 2 Tòa nhà thứ hai 4983,23 3 Tòa nhà thứ ba 6558.98 4 Khu sân 8034.3 5 Khu nhà kho 2089,97 6 Khu xử lý rác 821,25
  23. 17 4.2.Tình hình sản xuất và tiêu thụ tại công ty Daiso a. Đánh giá công tác quản lý nhân công Hiện nay công ty đang có 128 công nhân trong đó có 94 người là người Nhật còn lại là thực tập sinh Việt Nam và một quản lý. Công nhân ở công ty chủ yếu là làm thời vụ, với hợp đồng ra hạn một năm cũng giống như thực tập sinh của Việt Nam. Bảng 2. Số lượng công nhân Chức vụ Số lượng (người) Quản lý 1 Kế toán 2 Leader 5 Công nhân Việt 34 Công nhân Nhật 86 Công việc sẽ được chia ra làm bốn giai đoạn: + Giai đoạn 1: Nhặt hàng hóa có ở giá để hàng của các tầng (pikkingu) + Giai đoạn 2: check mã từng sản phẩm và thả lên từng đĩa của dây chuyền (indakkuson) + Giai đoạn 3: Hàng được thả lên chuyền sẽ rơi xuống từng ô có tên cửa hàng, những người làm việc ở bộ phân này sẽ xếp hàng vào các hộp nhựa hoặc thùng giấy và đẩy lên chuyền (shyuta) + Giai đoạn 4: sẽ có 11 đầu chuyền các thùng hàng sẽ chạy về đầu chuyền, người mỗi đầu chuyền sẽ phải xếp các hộp và thùng hàng có tên cửa hàng giống nhau vào một hàng để chuyển đi đến cửa hàng (fainaru) Trong đó có một người quản lý đứng đầu và 5 Leader. Nhân viên công ty được chia ra làm 5 nhóm mỗi nhóm có khoảng 15 – 17 người: + 2 nhóm làm pikkingu + 1 nhóm làm indakkuson + 1 nhóm làm shyuta + 1 nhóm làm Fainaru
  24. 18 - Thời gian bắt đầu làm việc là sáng từ 8h55 hàng ngày đối với người Nhật họ sẽ đăng kí giờ làm có thể kết thúc lúc 12 giờ trưa, 3 giờ chiều và 5 giờ chiều. Còn thực tập sinh ngày sẽ làm 8 tiếng. Công nhân sẽ có chỗ ăn và nghỉ trưa ở công ty. Khi làm việc họ sẽ được công ty phát cho trang thiết bị cần thiết đối với công việc như gang tay, mũ bảo hiểm, dụng cụ cần thiết cho công việc và được nghỉ vào các ngày lễ lớn của Nhật. Công ty sẽ làm việc từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Công ty đã thiết lập một quỹ nhỏ để thăm hỏi những công nhân trong công ty khi họ bị ốm, đau Mỗi tháng công ty sẽ tập chung mọi người một lần để nhắc nhở về những lỗi mắc phải trong công việc. b. Tình hình sản xuất của công ty Bảng 3. Bảng số liệu tình hình sản xuất của công ty Daiso năm 2019 ( Công ty cung cấp ) Các tháng trong Số lượng hàng hóa nhập về Số lượng hàng hóa xuất đi năm (nghìn) (nghìn) Tháng 1 1024 1020 Tháng 2 952 930 Tháng 3 840 820 Tháng 4 980 975 Tháng 5 1040 1035 Tháng 6 880 875 Tháng 7 1120 1125 Tháng 8 1080 1060 Tháng 9 1140 1132 Tháng 10 1160 1155 Tháng 11 1280 1270 Tháng 12 1388 1380 Do lương nhu cầu tiêu thụ hàng hóa trong năm khác nhau vì vậy lượng hàng nhập về cũng sẽ thay đổi theo. Lượng hàng tiêu thụ nhiều chủ yếu 4 tháng cuối năm,
  25. 19 do các mặt hàng sản xuất là đồ gia dụng, các đồ tráng trí cho các dịp lễ để phục vụ các dịp lễ lớn cuối năm như lễ giáng sinh, tết của người Nhật. Trong quá trình vận chuyển và sản xuất sẽ bị hỏng hoặc vỡ khoảng 0,5-1% hàng hóa, những mặt hàng bị hỏng sẽ được chuyển về công ty để đổi lại và những hàng bị hỏng sẽ được phân loại thành rác. 4.3. Đánh giá công tác quản lý môi trường Với việc sản xuất và nhu cầu tiêu thụ hàng hóa ngày càng gia tăng thì việc quản lý bảo vệ môi trường là rất cần thiết và được quan tâm ở công ty. Trong việc quản lý môi trường, công ty luôn đưa ra những biện pháp và quy định nghiêm ngặt về nơi để rác, vứt rác đúng nơi quy định, việc phân loại rác trước khi xử lý và nâng cao ý thức mỗi công nhân trong công ty. Môi trường làm việc: Đối với việc vệ sinh nơi làm việc thì luôn được dọn dẹp hàng ngày. Về chỗ nghỉ ngơi và nhà vệ sinh của công nhân sẽ được dọn dẹp vào mỗi buổi sáng. Mỗi ngày kết thúc công việc, các công nhân trong công ty sẽ phải vệ sinh quét dọn chỗ làm việc. Nếu phải tăng ca thì sau khi kết thúc công việc các công nhân trong công ty sẽ phải ở lại để quét dọn toàn bộ nơi làm việc cũng như để phân loại rác thải ra từng nhóm. Mọi công nhân sẽ phải vứt rác đúng quy định của công ty trong giờ nghỉ ngơi và làm việc. Để giản bớt ô nhiễm trong không khí mỗi tầng của tòa nhà luôn có quạt thông khí nhờ đó giảm bớt khói bụi trong không khí tạo một trường sạch cho công nhân. Trong công việc mọi công nhân sẽ được công ty phát cho đồ bảo hộ phù hợp cho từng công việc như gang tay, đồng phục công nhân, mũ bảo hiểm và công nhân trong công ty sẽ được đóng bảo hiểm lao động, trong quá trình làm việc nếu sảy ra tai nạn sẽ được công ty chi trả hoàn toàn. 4.3.1. Quản lý chất thải rắn Quản lý chất thải rắn là hoạt động của các tổ chức và cá nhân nhằm giảm bớt ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người, môi trường hay mỹ quan. Các hoạt động đó liên quan đến việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế chất thải, Quản lý chất thải rắn cũng có thể góp phần phục hồi các nguồn tài nguyên lẫn trong chất thải.
  26. 20 Nguồn gốc chất thải là do từ việc sản xuất của công ty, hoạt động của con người. Ở công ty Daiso cũng như toàn Nhật Bản, vấn đề xử lý rác thải và đảm bảo an ninh rác được thực hiện rất hiệu quả nhờ thực hiện thành công hệ thống phân loại rác ngay từ đầu và áp dụng công nghệ xử lý, tái chế rác hiện đại. Hệ thống phân loại rác của Nhật Bản tương đối phức tạp. Mỗi thành phố, thị trấn và quận đều có một hệ thống hoàn toàn khác nhau. Ví dụ như ở tỉnh Niigata sẽ có có túi phân loại rác riêng, các loại rác hàng ngày, rác cháy được, rác không cháy được như: thủy tinh, sắt, chai lọ sẽ được theo các thứ trong tuần. Từ một nước đã từng phải đối mặt với những vấn đề môi trường, nguồn nước nghiêm trọng do CTR gây ra trong nhiều thập kỉ của thế kỉ XX. Đến nay, Nhật Bản đã trở thành một trong những đất nước sạch sẽ nhất thế giới. Theo thống kê những năm gần đây, bình quân mỗi năm nước Nhật xả ra trên 45 tỷ tấn rác, xếp thứ 8 thế giới. Không có nhiều diện tích đất đai để chôn lấp như nhiều nước cùng khu vực châu Á, Nhật Bản lựa chọn giải pháp đốt CTR bằng công nghệ CFB (công nghệ đốt hóa lỏng tầng sôi) có thể đốt cả những vật liệu khó cháy để lấy năng lượng và giảm lượng khí thải NO và NO2. Đến nay, hơn 70% CTR của Nhật Bản được đốt để sản xuất điện, phần còn lại để tái chế và chỉ một lượng nhỏ CTR ở đô thị được đưa đến các bãi rác. Nhật Bản cũng tìm cách tận dụng các bãi rác một cách hiệu quả bằng cách tập kết CTR vào những bãi rác khép kín trên vịnh Tokyo, dần dần, các bãi rác này biến thành các cụm đảo nhân tạo. Các cụm đảo này được phủ xanh và trở thành cánh rừng có tên gọi Sea Forest, có tác dụng như “máy điều hòa nhiệt độ thiên nhiên” khổng lồ làm mát không khí biển thổi vào Tokyo. Đóng góp vào thành công trong hệ thống quản lý, xử lý CTR của Nhật Bản phải kể đến chính sách của các công ty thu gom CTR và ý thức của người dân trong việc phân loại rác theo nhiều nhóm khác nhau. Nhật Bản cũng là nước có nhiều đăng kí sáng chế liên quan đến công nghệ biến chất thải thành năng lượng nhất trên thế giới.
  27. 21 Hình 8 Cách phân loại rác ở Nhật Bản Các loại rác thải của công ty trước khi được vận chuyển đi sẽ được chia làm các loại rác: Rác cháy được, rác không cháy được, rác tái chế, loại rác khác Bảng 4. Công tác xử lý CTR tại Daiso (nguồn: Theo số liệu thu thập năm 2019) Stt Các loại rác Tỷ lệ (%) 1 Rác cháy được 37 2 Rác không cháy được 10 3 Rác tái chế 51 4 Các loại rác khác 2 + Rác cháy được: Các loại thực phẩm ôi thiu, hư hỏng, v.v Giấy(khăn giấy, vụn giấy đã qua sử dụng ) Quần áo dơ bẩn không còn có thể sử dụng Dầu ăn Các loại đồ dùng vệ sinh của phụ nữ
  28. 22 Đây là những loại rác được quy định là rác cháy được. Đối với các loại thực phẩm hoặc giấy ăn, tốt nhất là bạn nên để ráo nước trước khi vứt chúng. Mặc dù quần áo dơ bẩn được quy định là rác cháy được, quần áo còn mới và sạch được quy định là rác tái sử dụng nên bạn cần liên hệ với cơ quan hành chính nơi mình sinh sống để chắc chắn bạn không vứt quần áo vẫn còn có thể được sử dụng đi một cách lãng phí. Ngoài ra, tạp chí, sách báo hay tờ rơi cũng là một loại rác có thể cháy được. Đối với dầu ăn, bạn cần dùng giấy cũ để thấm hút nó và vứt theo quy định là rác cháy được. + Rác không cháy được Dụng cụ nấu bếp như nồi niêu xoong chảo Ly tách Các thiết bị gia dụng cỡ nhỏ như radio cầm tay, bình nước nhỏ Bóng đèn Pin Những loại rác kể trên được quy định là rác không cháy được. Khi vứt bỏ ly tách bể, để người thu gom rác không bị thương, chúng ta cần chú ý bỏ chúng vào túi giấy và viết bằng bút lông lên túi để thông báo rằng có ly tách bể sắc nhọn bên trong. Các loại rác gia dụng cỡ nhỏ như radio cầm tay hay bình nước nhỏ là rác không cháy được. Bóng đèn hay pin là những loại rác gây ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng nên bạn cần chú ý phân riêng chúng ra và bỏ rác vào đúng ngày thu gom. + Rác tái chế Sách báo, tạp chí Thư từ, tờ rơi Bìa các-tông Vỏ hộp giấy đựng sữa Các loại quần áo Thông thường, giấy báo, vỏ hộp và quần áo sẽ được quy định là rác tái chế. Đối với các loại giấy báo và tạp chí, bạn cần sắp xếp chúng và buộc chúng lại thành từng chồng. Cũng như trên, bìa các-tông cần được cắt gọn và buộc lại riêng. Ngoài ra, các loại quần áo nên nên được xếp lại và bỏ vào túi trước khi vứt đi. Một điều cần được
  29. 23 lưu ý là các loại giấy như hình ảnh, giấy mẫn cảm với nhiệt, v.v được quy định là rác cháy được chứ không phải là rác tái chế. Sau khi được thu gom, các loại sách báo, vỏ hộp giấy sẽ được tái chế thành các sản phẩm làm từ giấy. Tương tự như trên, các loại quần áo sẽ được sử dụng như đồ cũ hoặc dùng làm giẻ lau trong các công xưởng. - Thành phần các loại rác trong rác thải rắn: Bảng 5. Thành phần chất rắn ( Nguồn: Theo số liệu thu thập của Công ty năm 2019 ) Stt Vật liệu Tỷ lệ(%) 1 Kim Loại 10 2 Thủy tinh 15 3 Gốm sứ 11 4 Vải 3 5 Nhựa 15 6 Các loại bao bì 17 7 Bìa catton 29 kim loại thủy tinh Gốm sứ Vải Nhựa Các loại bao bì Bìa catton Biểu đồ 1. Biểu đồ thể hiện thành phần chất rắn
  30. 24 - Do là công ty cung cấp hàng hóa cho các siêu thị nên số lượng thùng bìa catton là rất lớn. Để xử lý được lương bìa catton như vậy công ty đã sử dung máy ép bìa giấy catton, các thùng catton được đưa lên bang chuyền để đưa đến máy ép. - Những đồ gia dụng như bát đĩa, đồ gốm sứ, thủy tinh, xoong chảo, đồ gia dụng trong gia đình khi vật chuyển hoặc lấy hàng sẽ bị vỡ, hỏng sẽ đưa trở lại công ty và phân ra thành rác thải Gắn liền với nhu cầu sử dụng ngày càng tăng của người dân thì việc sản xuất cũng tăng lên để đáp ứng nhu cầu của mọi người, như vậy thì lượng rác thải cũng sẽ tăng lên do sản xuất nhiều hơn. Bảng 6. Tổng lượng rác thải rắn qua các năm giai đoạn 2017 - 2019 công ty Daiso ( Nguồn: Theo số liệu thu thập của Công ty) Năm Lượng rác thải rắn Lượng rác thải rắn Lượng rác thải bình quân một bình quân một bình quân một ngày(tấn/ngày) tháng(tấn/tháng) năm(tấn/năm) 2017 0,5 15 180 2018 0,65 19,5 234 2019 0,7 21 252 Hiện nay, chỉ 1,2% lượng rác thải đô thị ở Nhật Bản được đưa đến các bãi rác. Nhật Bản tái chế 20% lượng rác thải, không quá cao so với tiêu chuẩn ở các nước phát triển như Đức, Áo, nơi hơn 50% rác thải được tái chế nhưng cao hơn so với nhiều nước khác ở châu Á. Đa số rác thải của Nhật Bản, khoảng 70%, được đốt để sản xuất điện. Đây là mức cực kỳ cao nếu so với con số 13% rác thải được đốt để sản xuất năng lượng ở Mỹ. Nhật Bản bắt đầu đốt rác vào thập niên 1960 nhưng quy trình này phát ra một lượng khí thải độc hại khổng lồ, khiến người dân phản đối các nhà máy đốt rác. Các
  31. 25 chính quyền địa phương khắc phục vấn đề này bằng cách khuyến khích các công nghệ đốt rác sạch hơn, chẳng hạn đốt rác ở nhiệt độ trên 850 độ C. Đến năm 2015, hàm lượng dioxin trong không khí ở Nhật Bản chỉ tương đương 1/50 so với mức năm 1998. Bộ Môi trường Nhật Bản ước tính chi phí quản lý rác thải của Nhật Bản vào khoảng 15.300 yen (138 đô la Mỹ) /đầu người mỗi năm Không chỉ riêng Nhật Bản ngày càng ra tăng CTR mà thế giới cũng ngày một tăng cao. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt trung bình toàn cầu khoảng 0,74 kg/người/ngày, trong đó ở quốc gia thấp nhất là 0,11 kg/người/ngày, cao nhất là 4,54 kg/người/ngày. Tổng khối lượng CTR đô thị phát sinh trên toàn cầu vào khoảng 2 tỷ tấn năm 2016, trong đó nhiều nhất là ở khu vực Đông Á-Thái Bình Dương với 468 triệu tấn (~23%) và thấp nhất là Trung Đông và Bắc Phi với 129 triệu tấn (~6%). Ước tính tổng khối lượng các loại CTR có thể vào khoảng 7-10 tỷ tấn/năm 2016. Dự báo CTR đô thị sẽ tăng lên 2,59 tỷ tấn năm 2030 và 3,4 tỷ tấn năm 2050, trong đó tốc độ tăng nhanh nhất ở các khu vực châu Phi cận Sahara, Nam Á và Trung Đông (Silpa K. et al, 2018). 4.3.1.2 Xử lý nước thải Lượng nước thải của công ty: Với số lương công nhân là 128 người và công việc chế biến và sản xuất của ty thì lương nước thải cần xử lý hàng ngày trung bình là: + Nước thải trong sản xuất 500 lít đến 800 lít một ngày do là Công ty cung cấp hàng hóa cho siêu thị nên lượng nước thải hàng ngày rất ít chủ yếu dùng cho việc rửa các loại chai lọ trước khi phân loại rác. + Nước thải sinh hoạt hàng truong bình khoản 8 lít đến 10 lít một người một ngày. Để xử lý tốt vấn đề nước thì Nhật Bản cũng như công ty Daiso đã áp công khoa học kỹ thuật hiện đại vào trong việc xử lý nước thải để có thể đạt hiệu quản tốt và ít ảnh hưởng đến môi trường. Từ trước những năm 1950 của thế kỷ 20, người dân Nhật Bản đã phải chịu nhiều tác hại của ô nhiễm môi trường gây ra như khói bụi, nước thải không qua xử lý do quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa gây ra.
  32. 26 Tuy nhiên, mấy chục năm trở lại đây, các nguồn gây ô nhiễm này gần như được kiểm soát hoàn toàn, có được điều này phải nhờ đến “Hệ thống xử lý nước thải công nhiệp tại nguồn”. Hệ thống dẫn nước thải được cải tiến có thể dẫn nước thải đến nhiều điểm xử lý khác nhau. Các nhà máy xử lý nước thải được kết nối với nhau bằng hệ thống đường ống lớn và như vậy nhiều nhà máy xử lý nước thải có thể hoạt động đồng thời. Mạng lưới dẫn nước thải chạy ngầm từ Đông sang Tây, nối với các đường ống đã có sẵn, hoạt động như động mạch chính nối các nhà máy xử lý nước thải với nhau. Bằng việc kết nối này, mỗi nhà máy xử lý nước thải luôn có giải pháp dự phòng cho trường hợp đột ngột ngừng hoạt động, đó là nước thải được dẫn đến nhà máy khác. Thông thường cơ chế hoạt động của hệ thống đường ống dẫn chất thải được thiết kế theo mô hình gãy góc nhẹ, để chất thải đi từ điểm cao xuống điểm thấp. Hệ thống mạng lưới dẫn chất thải mới được cải tiến thiết kế theo mục đích trong tình huống khẩn cấp, nước thải có thể được nâng lên ở điểm nhất định để sau đó chuyển đến một nhà máy xử lý khác. Hình 9. nhà máy xử lý thải higshinada Lượng nước thải đổ vào các nhà máy sẽ thay đổi tùy theo từng thời điểm trong ngày. Chẳng hạn, lượng nước thải lớn thường xuất hiện vào buổi sáng hoặc buổi tối khi nhiều người sử dụng nước, nhưng tương đối thấp vào buổi trưa hoặc tối muộn.
  33. 27 Việc vận hành chức năng tích trữ nước thải trong hệ thống đường ống có thể quy định lượng nước thải được dẫn và vì vậy cho phép ổn định được khối lượng nước thải xử lý tại các nhà máy. Khi cần phải dẫn nước thải đến các nhà máy xử lý nước thải khác, ví dụ một nhà máy bị ngừng hoạt động hoặc trong quá trình tu sửa, hệ thống này sẽ tạo ra sự khác biệt về mức nước bằng cách đóng các cổng dẫn nước thải vào, sau đó vận hành áp lực và năng lượng tích trữ để đẩy nước thải lên mức cao hơn, từ đó dẫn đến một nhà máy xử lý khác. Sau khi qua xử lý nước uống có thể lấy trực tiếp ở hệ thông vòi nước để uống mà không cần qua hệ thống lọc nước nào khác. Hình 10 Sử dụng nguồn nước trực tiếp tại vòi nước Hệ thống này được thiết kế với mục tiêu có khả năng chịu được động đất và các thảm họa khác. Việc duy trì được hoạt động trong mọi tình huống sẽ giúp đảm bảo chất lượng của nguồn nước sinh hoạt vì nước thải vẫn được xử lý trong trường hợp xảy ra thảm họa. Higashinada là nhà máy lớn, xử lý nước thải cho xấp xỉ 390.000 người dân thành phố. Tiến trình xử lý khép kín, sử dụng khí gas chiết xuất trong quá trình xử lý là một chức năng quan trọng của nhà máy này. Khí gas được chiết xuất trong quá
  34. 28 trình xử lý nước thải, được sử dụng như nguồn nhiên liệu quan trọng cho xe buýt lưu thông trong thành phố. Sau khi chiết xuất, nhà máy tiến hành lọc biogas và vận chuyển đi khắp thành phố thông qua hệ thống đường ống dẫn, cung cấp biogas cho hàng nghìn hộ gia đình và nhà máy trong thành phố. Ô tô tải chở hàng, xe buýt và nhiều phương tiện sử dụng khí gas khác thường đến trạm bán biogas nằm bên cạnh nhà máy để mua biogas với giá 40 yên/m3, mức giá tại các trạm bơm biogas thuộc sở hữu thành phố. Tại các trạm bán biogas tư nhân, 1m3 được bán với giá 60 yen (0,56 USD) và 20 yen (0,19 USD) chênh lệch thuộc về nhà kinh doanh trạm. Ngoài ra, nhà máy Higashinada đang nghiên cứu thu chất phốt pho từ bùn nước thải để làm phân bón. Hàng loạt công trình hạ tầng chất lượng cao đã và đang được thành phố triển khai, xây dựng. Không chỉ phục vụ cho cuộc sống thường nhật của người dân thành phố, những công trình này còn được thiết kế để đối phó với thảm họa thiên nhiên và chống biến đổi khí hậu. Đó chính là bài học xương máu của việc thích ứng với thiên nhiên 4.4. Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm và đề xuất - Thuận lợi: + Bản thân được làm việc và trực tiếp tham gia công tác phân loại rác tại nguồn của công ty + Công ty luôn đề cao công tác xử lý và phân loại rác trước khi mang rác đi xử lý. + Mọi người trong công ty luôn có ý thức để rác đúng nơi, đúng chỗ và dọn dẹp rác thải sau mỗi buổi làm việc. + Công ty luôn yêu cầu tất cả các công nhân phải phân loại rác tại nguồn. - Khó khăn: + Do người lao động và thực tập sinh từ rất nhiều nước chuyển đến với nhiều nền văn hóa và ngôn ngữ khác nhau nên khó thống nhất được cách tuyên truyền và ý thứ bảo vệ môi trường ở mỗi quốc gia khác nhau. + Khi được hướng dẫn về cách làm việc, xử lý rác thải, ngôn ngữ chưa được hòa đồng nên sẽ khó tiếp thu và hiểu được ít hơn về cách xử lý rác của họ.
  35. 29 - Bài học kinh nghiệm: + Qua việc thực hiện đề tài đã giúp em học được cách hoàn thiện một đề tài của khóa luận tốt nghiệp. + Trong quá trình học tập và làm việc ở Nhật Bản đã giúp em hiểu thêm về văn hóa cũng như cách sống và làm việc của họ. Cách xử lý rác thải phân loại rác tại nguồn và quan trọng hơn là ý thức, sự tự giác của họ trong việc xử lý rác khiến cho môi trường sống và làm việc luôn sạch đẹp. Và người Nhật luôn đặt vất đề lý xử rác thải lên hàng đầu vì thế họ luôn áp dụng những công nghệ khoa học và kỹ thuât hiện đại vào việc xử lý rác thải. Qua đó chúng ta có thể học hỏi và áp dung những công nghệ khoa hoc kỹ thuật đó vào Việt Nam. - Đề xuất: + Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. + Luôn có những biện pháp quản lý và xử lý rác thải thích hợp. + Công ty phải hướng dân công nhân cách phân loại rác. Tổ chức những buổi phân loại rác ở công ty giữa thực tập sinh và công nhân người Nhật sau những buổi làm việc chính giúp trao đổi kinh nghiệm cũng như tạo sự hòa đồng giữ mọi người, hiểu biết hơn về nền văn hóa mỗi nước.
  36. 30 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua tìm hiểu hiện trạng rác thải và công tác quản lý rác thải tại công ty điều phối hàng siêu thị kabushiki kaisha Daiso sangyo tỉnh Niigata có thể rút ra kết luận sau: - Công ty Daiso là một công ty lớn ở Nhật Bản Công ty có trụ sợ tại 25 quốc gia và vùng lãnh thổ - Chuyên cung cấp các mặt hàng đồ gia dụng cho các khu vực Châu Á, Châu Đại Dương, Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Châu Phi. - Công tác quản lý chất thải rắn và xử lý nước thải luôn được công ty quan tâm và thực hiện theo đúng quy định. - Đưa ra được những bài học kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng công tác quản lý môi trường tại công ty. 5.2. Kiến nghị Để công tác quản lý rác thải của công ty điều phối hàng siêu thị Daiso ở tỉnh Niigata được thực hiện tốt hơn, em đưa ra một số kiến nghị sau: - Luôn có những buổi hướng dẫn cách phân loại rác đối những thực tập sinh khóa mới với nhân viên công ty. - Đưa ra những biện pháp quản lý đối với những nhân viện chưa tuân thủ quy định vứt rác của công ty. - Nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của công nhân về ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, về hoạt hoạt động phân loại rác - Đầu tư trang thiết bị kỹ thuật phục công tác bảo vệ mội trường, đào tạo năng lực chuyên môn cho đội ngũ công nhân làm công tác xử lý rác thải.
  37. 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài Nguyên và Môi trường & Ngân hàng thế giới (2010). Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2010, Chất thải rắn. 2. Lê Văn Khoa (2010), Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Lê Văn Khoa (2013), Khoa học môi trường, NXB giáo dục, số trang 04 4. Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu. 5. Nguyễn Xuân Thành (2013), Giáo trình Công nghệ sinh học xử lý môi trường, Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội, trang 65 – 66 6. Trần Hiếu Nhuệ, ưng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (2013), Quản lý chất thải rắn – Tập 1 – Chất thải rắn Đô thị, NXB Xây dựng. 7. Trần Quang Ninh (2013), Tổng luận về công nghệ xử lý chất thải rắn của một số nước và ở Việt Nam, NXB Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia, trang 5, 6, 8, 9, 14, 32, 34. Internet 8. 9. 10. BA%A5t_th%E1%BA%A3i 11. . ban-va-nhung-goi-y-cho-viet-nam.html 12. voi-dieu-kien-tai-viet-nam-80468.html 13. bat-ngo-nuoc-dong-chai-tu-voi-sinh-hoat-1476551.tpo 14.
  38. 32 15. doi/kinh-nghiem-xu-ly-nuoc-thai-sinh-hoat-tu-nhat-ban-a25026.html 16. tri-gia-hang-ty-usd-cho-dat-nuoc-20161011160917679.chn 17. 18. 25235.htm
  39. PHỤ LỤC Một số ảnh và video trong quá trình tực hiện đề tài tại công ty
  40. Quy trình làm việc hàng ngày của công nhân