Khóa luận Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Hào Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 - tháng 6/2018
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Hào Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 - tháng 6/2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_danh_gia_cong_tac_chuyen_quyen_su_dung_dat_tren_di.pdf
Nội dung text: Khóa luận Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Hào Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 - tháng 6/2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM THỊ DIỆU LINH ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÀO PHÚ - HUYỆN SƠN DƯƠNG TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2016 - THÁNG 6/2018 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý Đất đai Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2017 - 2019 Thái Nguyên - 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM THỊ DIỆU LINH ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÀO PHÚ - HUYỆN SƠN DƯƠNG TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2016 - THÁNG 6/2018 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý Đất đai Khoa : Quản lý Tài nguyên Lớp : K48 - Liên thông QLĐĐ Khóa học : 2017 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đỗ Sơn Tùng Thái Nguyên - 2019
- i LỜI CẢM ƠN Thực hiện phương châm “học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tế”. Thực tập tốt nghiệp là thời gian để mỗi sinh viên sau khi học tập, nghiên cứu tại trường có điều kiện củng cố và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. Đây là giai đoạn không thể thiếu được đối với mỗi sinh viên các trường đại học nói chung và sinh viên Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên nói riêng. Với lòng kính trọng và biết ơn, em xin cảm ơn thầy giáo ThS. Đỗ Sơn Tùng giảng viên khoa Quản lý Tài nguyên đã tận tình thầy hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý Tài nguyên, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ trong khoa đã truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Em xin gửi lời cảm ơn tới UBND xã Hào Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang , cán bộ, nhân viên đang công tác tại UBND xã Hào Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp. Em cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ở bên cạnh động viên, khích lệ em trong suốt quá trình học tập và thời gian em thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, em đã cố gắng hết mình nhưng do kinh nghiệm còn thiếu và kiến thức còn hạn chế nên bài khóa luận tốt nghiệp này chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn bè để bài khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Thái Nguyên, ngày 30 tháng 05 năm 2019 Sinh viên Phạm Thị Diệu Linh
- ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Dân số và lao động của xã Hào Phú giai đoạn 2007 - 2017 32 Bảng 4.2: Cơ cấu kinh tế các ngành 34 Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất xã Hào Phú năm 2017 45 Bảng 4.4: Biến động sử dụng đất xã Hào Phú giai đoạn năm 2016 - 2017 48 Bảng 4.5: Kết quả chuyển quyền sử dụng đất tại xã Hào Phú giai đoạn 2016 - tháng 6 năm 2018 49 Bảng 4.6: Kết quả tặng cho quyền sử dụng đất tại xã Hào Phú giai đoạn 2016 - tháng 6 năm 2018 52 Bảng 4.7: Kết quả thừa kế quyền sử dụng đất tại xã Hào Phú giai đoạn 2016 - tháng 6 năm 2018 54 Bảng 4.8: Kết quả thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất tại xã Hào Phú giai đoạn 2016 - tháng 6 năm 2018 56 Bảng 4.9: Kết quả chuyển quyền sử dụng đất theo các trường hợp 59 Bảng 4.10: Kết quả chuyển quyền sử dụng đất theo diện tích 60 Bảng 4.11: Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất qua ý kiến cán bộ địa chính 62 Bảng 4.12: Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất qua ý kiến của người sử dụng đất 64
- iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Sơ đồ thể hiện quy trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất 15 Hình 4.1: Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế xã Hào Phú giai đoạn 2007 - 2017 35 Hình 4.2: Kết quả chuyển quyền sử dụng đất tại xã Hào Phú 50 Hình 4.3: Kết quả tặng cho quyền sử dụng đất xã Hào Phú giai đoạn 2016 - tháng 6 năm 2018 53 Hình 4.4: Kết quả thừa kế quyền sử dụng đất tại xã Hào Phú giai đoạn 2016 - tháng 6 năm 2018 54 Hình 4.5: Kết quả thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất tại xã Hào Phú giai đoạn 2016 - tháng 6 năm 2018 56
- iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nội dung 1 GCN Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. 2 QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất 3 QSDĐ Quyền sử dụng đất 4 SDĐ Sử dụng đất 5 UBND Ủy ban nhân dân
- v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Yêu cầu của đề tài 3 1.4. Ý nghĩa của đề tài 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.1.1. Căn cứ pháp lí 4 2.1.2. Một số khái niệm cơ bản về đất đai và quyền sử dụng đất 6 2.1.3. Điều kiện và các quy trình về hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất 10 2.2. Cơ sở thực tiễn 15 2.2.1. Lược sử vấn đề chuyển quyền sử dụng đất qua các giai đoạn ở Việt Nam 15 2.2.2. Tình hình công tác chuyển quyền sử dụng đất của một số địa phương ở Việt Nam 21 2.2.3. Rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác chuyển quyền sử dụng đất của xã Hào Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang 23 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 24
- vi 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 24 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 24 3.2. Thời gian, địa điểm tiến hành 24 3.3. Nội dung nghiên cứu 24 3.4. Phương pháp nghiên cứu 24 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp 24 3.4.2. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu sơ cấp 25 3.4.3. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 25 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu 25 3.4.5. Phương pháp chuyên gia 26 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Hào Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang 27 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 27 4.1.2. Các nguồn tài nguyên 30 4.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 32 4.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của xã Hào Phú ảnh hưởng tới công tác chuyển quyền sử dụng đất 38 4.2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã Hào Phú 40 4.2.1. Tình hình quản lý đất 40 4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất 45 4.2.3. Phân tích tình hình biến động đất đai 47 4.3. Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất xã Hào Phú – Huyện Sơn dương- tỉnh Tuyên Quang giai đoạn năm 2016 - tháng 6/2018 49 4.3.1. Đánh giá việc thực hiện công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Hào Phú 49
- vii 4.3.2. Đánh giá chung kết quả chuyển quyền sử dụng đất tại xã Hào Phú giai đoạn 2016 - tháng 6 năm 2018 58 4.4. Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất qua ý kiến người dân và cán bộ làm công tác chuyển quyền sử dụng đất 61 4.4.1. Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất qua ý kiến cán bộ địa chính 61 4.4.2. Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất qua ý kiến của người sử dụng đất 63 4.5. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chuyển quyền quyền sử dụng đât cho xã trong thời gian tới 65 4.5.1. Thuận lợi 65 4.5.2. Khó khăn 66 4.5.3. Một số nguyên nhân và giải pháp khắc phục công tác chuyển quyền sử dụng đất 66 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68 5.1. Kết luận 68 5.2. Kiến nghị 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
- 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người, là tư liệu và cũng là đối tượng sản xuất không thể thiếu được trong cuộc sống sinh hoạt của con người. Trong những năm vừa qua theo định hướng của đảng và nhà Nước ta là theo định hướng xã hội chủ nghĩa công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước do đó mà điều kiện kinh tế phát triển rất nhanh cùng với đô thị hóa mạnh nên nhu cầu sử dụng đất của người dân cũng rất cao. Theo Điều 4, Luật Đất đai 2013 thì đất đai thuộc sở hữu của toàn dân do nhà nước quản lý. Hiện nay đất nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiêp hoá hiện đại hoá cùng với sự gia tăng dân số và phát triển của nền kinh tế đã gây áp lực rất lớn đối với đất đai, trong khi đó diện tích đất lại không hề được tăng lên. Vậy đòi hỏi con người phải biết cách sử dụng một cách hợp lý nguồn tài nguyên đất đai có giới hạn đó. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay các vấn đề về đất đai là một vấn đề hết sức nóng bỏng, các vấn đề trong lĩnh vực này ngày càng phức tạp và nhạy cảm. Do đó hoạt động quản lý về đất đai của nhà nước có vai trò rất quan trọng để xử lý các trường hợp vi phạm luật đất đai, tranh chấp đất đai, đảm bảo công bằng và ổn định kinh tế xã hội. Xã Hào Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang có vị trí tự nhiên thuận lợi cho phát triển và giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội. Là một trong những xã nghèo của huyện, trong những năm gần đây được sự quan tâm của Trung ương và các cấp ngành địa phương. Xã Hào Phú từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo sức hút đầu tư. Cơ cấu đất đai được dịch chuyển để xây dựng các nhà máy, xí nghiệp và cụm công nghiệp. Nhu cầu về đất đai trên
- 2 địa bàn huyện liên tục tăng, qua các năm đã làm cho quỹ đất của có nhiều biến động. Trong khi đó vấn đề quản lý đất đai trên toàn huyện vẫn đang còn hạn chế và công tác này vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Việc quản lý đất đai trên địa bàn huyện vẫn đang còn lỏng lẻo, số hộ được cấp giấy đang còn rất ít, người dân sử dụng đất đang còn tuỳ tiện. Ngoài ra việc xây dựng các quy hoạch kế hoạch của các cấp các ngành đang còn chồng chéo thiếu đồng bộ cũng đã tạo ra những khó khăn cho vấn đề quản lý đất trên địa bàn xã. Xuất phát từ tình hình chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn Xã và để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý Tài nguyên và dưới sự hướng dẫn của thầy giáo ThS. Đỗ Sơn Tùng, em tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Hào Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 - tháng 6/2018”. 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất xã Hào Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 - tháng 6/2018 để tìm ra những yếu tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chuyển cho xã trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội xã Hào Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. - Đánh giá tình hình chuyển quyền sử dụng đất của huyện giai đoạn 2016 - thánh 6/2018. - Đề xuất một số giải pháp thích hợp nhằm bình ổn giá đất, quản lí chuyển quyền sử dụng đất.
- 3 1.3. Yêu cầu của đề tài - Đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan của tài liệu, số liệu khi điều tra, thu thập. - Đánh giá được chính xác tình hình chuyển quyền sử dụng đất của xã Hào Phú giai đoạn năm 2016 đến tháng 6 năm 2018. - Các giải pháp đưa ra phù hợp với đặc điểm tình hình công tác của xã. 1.4. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa trong việc học tập và nghiên cứu khoa học: Thời gian đi thực tập và làm khóa luận là cơ hội củng cố kiến thức đã học trong nhà trường đồng thời giúp cho bản thân vận dụng được tốt nhất những kiến thức đã học được từ trường lớp vào thực tế, công việc sau này. - Ý nghĩa trong thực tiễn: Tìm hiểu được thực tế về công tác chuyển quyền sử dụng đất của xã Hào Phú nói riêng và của huyện Sơn Dương nói chung. Đồng thời tìm ra những mặt tích cực và tiêu cực trong công tác chuyển nhượng trên địa bàn huyện, từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp, phù hợp giúp công tác chuyển được nhanh, gọn và hiệu quả.
- 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Căn cứ pháp lí 2.1.1.1. Các văn bản của Nhà nước a, Các văn bản của Nhà nước - Hiến pháp 1992 - Luật Dân sự năm 2015. - Luật đất đai năm 2013, có hiệu lực từ ngày 01/07/2014. - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. - Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định Quy định về giá đất. - Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất. - Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. - Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai. - Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai. - Thông tư số 156/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định 83/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. - Thông tư số 124/2011/TT-BTC ngày 31 tháng 8 năm 2011 của Bộ tài chính hướng dẫn về lệ phí trước bạ.
- 5 - Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về GCN quyền sử dụng đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về hồ sơ địa chính. - Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. - Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất. - Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT 19/9/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư hướng dẫn thi hành luật đất đai. - Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013, Thông tư số 85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 và Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của bộ Tài chính để cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế. - Báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện đã được phê duyệt. - Các Nghị quyết, Báo cáo của Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND xã về mục tiêu phát triển kinh tế xã hội 10 năm tới, số liệu thống kê kiểm kê từ năm 2015 - 2017.
- 6 - Các đề án, tài liệu điều tra cơ bản ở địa phương, thông tin liên quan đến giá đất. 2.1.2. Một số khái niệm cơ bản về đất đai và quyền sử dụng đất 2.1.2.1. Khái niệm và phân loại về đất đai a. Khái niệm về đất Khái niệm Đất của Docuchaev: Đất là một hợp phần tự nhiên được hình thành dưới tác động tổng hợp của năm yếu tố đá mẹ, khí hậu, địa hình, sinh vật và thời gian. Trên quan điểm sinh thái, đất không phải là một khối vật chất trơ mà là một hệ thống cân bằng của một tổng thể gồm các thể khoáng nghiền vụn, các chất hữu cơ và những sinh vật đất. Thành phần vật chất của đất bao gồm: các hạt khoáng (45%), các chất mùn hữu cơ (5%), không khí (25%) và nước (25%). Ðất là một dạng tài nguyên vật liệu của con người. Ðất có hai nghĩa: đất đai là nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người và thổ nhưỡng là mặt bằng để sản xuất nông lâm nghiệp. Đất là lớp mặt tơi xốp của vỏ trái đất (lục địa), có chiều dày không giống nhau, có thể dao động từ vài centimet tới vài mét, có khả năng sản xuất ra những sản phẩm của cây trồng (theo một số tác giả khác). Tài nguyên đất của thế giới theo thống kê như sau: Tổng diện tích 14.777 triệu ha, với 1.527 triệu ha đất đóng băng và 13.251 triệu ha đất không phủ băng. Trong đó, 12% tổng diện tích là đất canh tác, 24% là đồng cỏ, 32% là đất rừng và 32% là đất cư trú, đầm lầy. Diện tích đất có khả năng canh tác là 3.200 triệu ha, hiện mới khai thác hơn 1.500 triệu ha. Tỷ trọng đất đang canh tác trên đất có khả năng canh tác ở các nước phát triển là 70%; ở các nước đang phát triển là 36%. Ở nước ta, diện tích đất tự nhiên có khoảng 33 triệu ha (xếp thứ 58/200 nước), trong đó có 22 triệu ha đất phát triển tại chỗ và 11 triệu ha đất bồi tụ.
- 7 Quan điểm của nước CHXHCN Việt Nam về đất đai là: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế văn hóa, kinh tế - xã hội, an ninh và quốc phòng”. Như vậy, đất đai không chỉ sử dụng riêng cho ngành nông nghiệp mà nó còn được sử dụng chung cho các ngành, các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Theo đặc trưng riêng của từng ngành, từng lĩnh vực khác nhau mà đất đai được mang ra để sử dụng cho hợp lý. Vì vậy, có thể nói đất đai là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, là nguồn tài nguyên có hạn cần được quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả. b. Phân loại đất đai Theo quy định tại Điều 10 của Luật đất đai thì đất đai được phân thành 3 nhóm chính: * Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất: - Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; - Đất trồng cây lâu năm; - Đất rừng sản xuất; - Đất rừng phòng hộ; - Đất rừng đặc dụng; - Đất nuôi trồng thủy sản; - Đất làm muối; - Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;
- 8 * Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất: - Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị; - Đất xây dựng trụ sở cơ quan; - Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; - Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác; - Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; - Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác; - Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; - Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; - Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; - Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở; * Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.
- 9 2.1.2.2. Khái niệm về quyền sử dụng đất Đất đai là một bộ phận không thể tách rời với lãnh thổ quốc gia. Ngoài ý nghĩa là cơ sở vật chất thì lãnh thổ còn có ý nghĩa đối với việc tồn tại và duy trì một ranh giới quyền lực nhà nước trong một cộng đồng dân cư nhất định. Không chỉ có vậy, đối với con người, nếu được khai thác, sử dụng hợp lý, đất đai là một tài nguyên vô tận, trở thành một loại tư liệu sản xuất có giới hạn về không gian, diện tích nhưng vô hạn về thời gian sử dụng và khả năng sinh lời. Chính bởi vậy, nhằm đảm bảo cho việc quản lý và khai thác tối đa các lợi ích mà đất đai mang lại cho con người, pháp luật của nước ta cũng có những quy định chặt chẽ về quyền sử dụng đất của cá nhân, tổ chức, hộ gia đình nhằm xác lập cho những người trực tiếp sử dụng đất những quyền và lợi ích nhất định, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người sử dụng đất phát huy năng lực tự chủ trong quá trình sử dụng đất. - Bằng các quy định về quyền sở hữu đất đai ghi nhận tại Điều 17 Hiến pháp 1992 và Điều 5 Luật đất đai năm 2013 quy định: Nhà nước đã trao quyền sử dụng đất cho các tổ chức và cá nhân thông qua các hình thức giao đất không thu tiền, giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất và họ trở thành người có quyền sử dụng đất chứ không phải người có quyền sở hữu đất đai. Khi chuyển giao đất cho người sử dụng đất, tùy thuộc vào các hình thức sử dụng đất khác nhau mà Nhà nước cho phép các chủ thể sử dụng đất khác nhau được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước. - Đăng ký đất đai là một nội dung quan trọng có mối quan hệ hữu cơ với các nội dung nhiệm vụ quản lý đất đai khác như: xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy về quản lý và sử dụng đất, điều tra đo đạc, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công tác giao đất, cho thuê đất, công tác thanh tra và giải quyết tranh chấp đất đai. Đăng ký đất đai thiết lập nên hệ thống hồ
- 10 sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ với đầy đủ các thông tin về tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng thửa đất. Hệ thống các thông tin đó chính là sản phẩm kế thừa từ mục tiêu thực hiện của các nội dung nhiệm vụ khác của quản lý nhà nước về đất đai. Theo quy mô và mức độ phức tạp của công việc về đăng ký trong từng thời kỳ, đăng ký đất đai được chia làm hai loại: - Đăng ký đất ban đầu: là việc hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cũng như tổ chức sử dụng đất thực hiện việc đăng ký lần đầu tiên trên phạm vi cả nước để thiết lập hồ sơ địa chính ban đầu cho toàn bộ đất đai và cấp GCNQSDĐ cho tất cả các chủ sử dụng đủ điều kiện. - Đăng ký biến động đất đai: đăng ký biến động đất đai thực hiện ở những địa phương đã hoàn thành đăng ký đất đai ban đầu cho mọi trường hợp có nhu cầu làm thay đổi nội dung của hồ sơ địa chính đã thiết lập. - GCNQSDĐ là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. - Hồ sơ địa chính là: hồ sơ phục vụ quản lý nhà nước đối với việc sử dụng đất là hệ thống tài liệu, số liệu, bản đồ, sổ sách, chứa đựng những thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội pháp lý của đất đai được thiết lập trong qúa trình đo đạc lập bản đồ địa chính để phục vụ cho công tác đăng ký đất đai ban đầu, đăng ký biến động đất đai. 2.1.3. Điều kiện và các quy trình về hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất 2.1.3.1. Điều kiện nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất - Điều 691 của Bộ Luật Dân sự 2005, cụ thể: - Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác sử dụng đất được pháp luật cho phép chuyển quyền sử dụng đất mới có quyền chuyển quyền sử dụng đất.
- 11 - Khi chuyển quyền sử dụng đất, các bên có quyền thoả thuận về nội dung của hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất nhưng phải phù hợp với quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai. - Bên nhận chuyển quyền sử dụng đất phải sử dụng đất đúng mục đích, đúng thời hạn ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở địa phương tại thời điểm chuyển quyền sử dụng đất. Do tính chất đặc biệt của đất đai, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đảm bảo những vấn đề sau: - Đảm bảo quyền sở hữu tối cao thuộc về Nhà nước; Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác sử dụng đất được pháp luật cho phép chuyển quyền sử dụng đất mới có quyền chuyển quyền sử dụng đất. - Đảm bảo lợi ích chính đáng của người sử dụng đất, đồng thời khuyến khích đầu tư vào việc sử dụng đất để đem lại hiệu quả cao nhất; - Sử dụng đất đúng mục đích, thời hạn. Hạn chế việc chuyển nhượng đất nông nghiệp vào mục đích khác; - Việc chuyển nhượng phải thực hiện trên cơ sở giá trị sử dụng, khả năng sinh lợi của đất để giải quyết lợi ích vật chất giữa 2 bên. - Phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của hai bên. Khi người sử dụng đất muốn thực hiện được các quyền chuyển quyền sử dụng đất nói chung và chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói riêng thì phải đảm bảo được các điều kiện quy định của Luật đất đai. Theo đó, tại điều 106 của Luật đất đai 2003 và điều 188 của Luật đất đai 2013 quy định như sau: Thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây: - Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Đất không có tranh chấp.
- 12 - Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án. - Trong thời hạn sử dụng đất. Theo quy định của Luật đất đai 2013 thì ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 188, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật đất đai 2013, cụ thể: - Tại Điều 189 quy định về điều kiện được bán tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm: Tài sản gắn liền với đất thuê phải được tạo lập hợp pháp theo quy định của pháp luật và đã hoàn thành việc xây dựng theo đúng quy hoạch xây dựng chi tiết và dự án đầu tư đã được phê duyệt, chấp thuận. Người mua tài sản gắn liền với đất thuê phải có năng lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư; có ngành nghề kinh doanh phù hợp với dự án đầu tư; không vi phạm các quy định của pháp Luật đất đai đối với trường hợp đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án trước đó. Người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất trong thời hạn còn lại theo giá đất được xác định lại, sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định trong dự án.[6]. - Tại Điều 191 quy định về những trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất: Theo quy định này, tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân (trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt); hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa; hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng
- 13 đất ở, đất nông nghiệp trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng; trong khu vực rừng phòng hộ nếu không sinh sống trong khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đó.[6]. - Tại Điều 192 quy định về các trường hợp hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện: Theo quy định này, hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nhưng chưa có điều kiện chuyển ra khỏi phân khu đó thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong phân khu đó. Nếu được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó. Đối với hộ gia đình, cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng đất do Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất sau 10 năm kể từ ngày có Quyết định giao đất theo quy định của Chính Phủ.[6]. - Tại Điều 193 quy định về điều kiện nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.[6]. - Tại Điều 194 quy định điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở; dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê.[6]. 2.1.3.2. Các trường hợp chuyển quyền sử dụng đất - Đối với hộ gia đình cá nhân đã được nhà nước giao đất lần đầu đối với đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất, đất ở được miễm tiền sử dụng đất mà đã chuyển nhượng và không còn đất sản xuất, không còn đất, nếu được
- 14 nhà nước giao đất lần thứ hai. đối với đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất, đất ở được miễn tiền sử dụng đất thì không được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trong thời hạn 10 năm kể ttừ ngày được giao đất lần thứ hai. - Hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nhưng chưa có điều kiện chuyển ra khỏi phân khu đó thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho hộ gia đình cá nhân sinh sống trong phân khu đó. - Hộ gia đình cá nhân được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ. 2.1.3.3. Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất a. Đối với hộ gia đình cá nhân: - Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Sơ đồ thửa đất. - Chứng từ nộp tiền thuê đất. b. Đối với tổ chức: - Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Trích lục bản đồ thửa đất chuyển nhượng. - Chứng từ nộp tiền thuê đất. 2.1.3.4. Trình tự và thủ tục thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất Theo quy định tại Điều 61 và Điều 79, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
- 15 Luật Đất đai năm 2013 thì trình tự, thủ tục và thời gian thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất như sau: - Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. - Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì: Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định; Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. - Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất. - Thời gian thực hiện là không quá 10 ngày. UBND xã, Hộ gia đình, cá Kho bạc thị trấn nhân nhà nước Chi nhánh Chi cục VPĐK đất đai thuế Sở Tài nguyên và Môi trường Hình 2.1: Sơ đồ thể hiện quy trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Lược sử vấn đề chuyển quyền sử dụng đất qua các giai đoạn ở Việt Nam a. Giai đoạn trước năm 1975: - Từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945-1954: sau khi cách mạng tháng 8 thành công, Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời, năm 1946 chủ
- 16 tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh giảm tô và chỉ thị chia diện tích đất của đồn điền cho dân nghèo đặc biệt ngày 04/12/1953 Quốc hội thông qua luật cải cách ruộng đất với mục đích là thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp và các đế quốc xâm lược, xóa bỏ chế độ phong kiến, chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, để thực hiện ruộng đất của nông dân. - Từ 1954-1975: đặc biệt trong giai đoạn này Hiến pháp 1959 được ban hành đã công nhận ở nước ta 3 hình thức sở hữu về đất đai ( Sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân). Cơ bản đến Nghị quyết số 125/CP ngày 28/16/1971 thì việc mua bán chuyển nhượng đất đai dưới bất cứ hình thức nào cũng bị nghiêm cấm. b. Giai đoạn năm 1975 đến trước khi có luật đất đai năm 1988 - Sau khi đất nước được thống nhất, hệ thống pháp luật được xây dựng thống nhất trên cả nước. Chính phủ cách mạng lâm thời đã ban hành Nghị định 01/75, ngày 03/03/1975 để điều hành mối quan hệ đất đai nhằm xóa bỏ quyền chiếm hữu đất đai của ngụy quân, ngụy quyền, tay sai, địa chủ phong kiến quốc hữu hóa giao lại cho nhân dân và thừa nhận quyền sở hữu ruộng đất của nông dân, hướng dẫn nông dân vào con đường làm ăn tập thể thông qua các tập đoàn sản xuất, hợp tác xã. - Đến 1980 Quốc hội ban hành hiến pháp, khẳng định về mặt pháp lý đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất, các hình thức mua bán đất điều bị nghiêm cấm. c. Giai đoạn từ Luật đất đai 1988 đến trước khi có luật đất đai 1993: - Quốc hội khóa VIII đã thông qua và ban hành Luật đất đai ngày 29/12/1987 Luật đất đai đầu tiên của nước ta gồm 6 chương, 57 điều. đây là sự kiện quan trọng mở đầu cho việc thống nhất đất đai trên nền tảng Hiến pháp1980.
- 17 - Luật đất đai 1988 đã kịp thời đáp ứng nhu cầu sử dụng đất, đã giải quyết một số vấn đề mà trước đó chưa có văn bản nào đề cập. Quan trọng nhất là việc xác định đối tượng nào được giao đất để sử dụng ổn định lâu dài, có thời hạn hoặc tạm thời. Nhưng không có nhu cầu thì trả lại, nghiêm cấm mọi hành vi sang nhượng , mua bán đất đai. đây là những điều không khả thi, không phù hợp với thực tế. Tuy nhiên việc chuyển nhượng sử dụng đất trong thực tế vẫn diễn ra sôi động, nên tại điều 16 Luật đất đai 1988 có qui định việc chuyển nhượng hạn hẹp ở 3 nội dung: + Khi hộ nông dân vào hoặc ra khỏi hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông lâm nghiệp. + Khi hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp và cá nhân thỏa thuận trao đổi đất cho nhau để tổ chức lại sản xuất. + Khi người được giao đất chuyển đi nơi khác hoặc đã chết thi thành viên trong hộ vẫn tiếp tục sử dụng đất đó. - Đến những năm 1991-1992 do nền kinh tế chuyển sang nền kimh tế thị trường , nhu cầu sử dụng đất tăng cao, việc chuyển nhượng đất đai của người dân diễn ra sôi động, đầu cơ làm cho giá đất tăng vọt dẫn đến thị trường nhà đất lên cơn sốt, vượt ra tầm kiểm soát của nhà nước. Trước tình hình đó sự ra đời Hiến Pháp 1992 rất kịp thời trong thời kì đổi mới. Tại điều 18 của hiến pháp 1992 đã quy định" Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy định và pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng đất lâu dài. Tổ chức cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm đất, được chuyển quyền sử dụng đất, được nhà nước giao đất theo quy định của pháp luật ."
- 18 d. Giai đoạn Luật đất đai 1993 đến nay * Từ luật đất đai 1993 đến trước khi có Nghị định 17/1999/Nđ-CP - Luật đất đai 1993 được Quốc hội khóa IX thông qua ngày 14/07/1993 và có hiệu lực từ ngày 15/10/1993. Luật đất đai có những quy định mới như sau: + Quy định hệ thống ngành địa chính từ Trung Ương đến tận cấp xã, phường. + Quy định các quyền của người sử dụng đất: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất. + Quy định hạn mức các loại đất. + Thừa nhận đất có giá trị. + Nhà nước trực tiếp giao đất cho người sử dụng đất ổn định, lâu dài. Như vậy, lần đầu tiên Luật cho phép người sử dụng đất có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất. đây là quy định mang tính đột phá phù hợp với nền kinh tế thị trường đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân, là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, qua 5 năm thực hiện Luật đất đai 1993 lộ nhiều bất cập: Ngày 05/09/1994 Chính phủ ban hành Nghị định 114/Nđ-CP quy định chi tiết thi hành luật thuế chuyển QSDđ năm 1994, trong đó có quy định: khi được phép chuyển QSDđ thì bên chuyển nhượng phải nộp thuế chuyển quyền với thuế suất 10% đối với đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và 20% đối với đất ở, đất công trình và các loại đất khác, trên tổng giá trị đất, bên chuyển nhượng phải nộp lệ phí trước bạ 2% trị giá tài sản tính thuế. Do thuế suất quá cao nên người sử dụng đất chuyển nhượng cho nhau mà không thông qua cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền. *Từ nghị định 17/1999/Nđ-CP đến trước khi có luật đất đai 2003 - Để đáp ứng nhu cầu thiết thực của người sử dụng đất về việc chuyển QSDđ, ngày 29/03/1999 Chính phủ ban hành Nghị định 17/Nđ-CP về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng , cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng
- 19 đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị QSDđ. So với Luật đất đai 1993 đã sữa đổi bổ sung năm 1998 thì Nghị định 17/Nđ-CP đã quy định cụ thể rõ ràng hơn về trình tự thủ tục chuyển nhượng. - Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Luật đất đai 1993 đã sửa đổi bổ sung và Nghị định 17/Nđ-CP vẫn còn vướng mắc. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai 1998 và ngày 01/11/2001 Chính phủ ban hành Nghị định số 97/Nđ-CP tiếp tục sữa đổi một số điều của nghị định 17/Nđ-CP ngày 29/03/1999. Trong thời gian này thủ tục chuyển nhượng QSDđ cùng lúc sử dụng 2 Nghị định 17 và Nghị định 79/Nđ-CP. * Từ Luật đất đai 2003 Từ khi có luật đất đai năm 1993 và 2 lần sửa đổi bổ sung cùng với trên 200 văn bản dưới luật được ban hành, đã từng bước đưa công tác quản lý và sử dụng đất đai vào ổn định. Nhưng qua 10 năm thực hiện Luật đã nảy sinh nhiều vấn đề bất cập làm cho các cơ quan quản lý đất đai từ Trung Ương đến địa phương, cũng như người dân sử dụng đất lúng túng trong quá trình thực hiện. để giải quyết vấn đề trên ngày 26/11/2003 Quốc hội đã thông qua luật đất đai năm 2003, có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2003 gồm 7 chương, 146 điều. Luật đất đai ban hành lần này xác định lại quyền sở hữu đất đai " đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu ". Các điều khoản quy định rất chi tiết nhằm hạn chế ban hành các văn bản dưới luật. đặc biệt trong chương V quy định rất chặt chẽ và chi tiết cụ thể về thủ tục hành chính về quản lý và sử dụng đất, chương VI mục 3 quy định " xử lý vi phạm " ngoài việc xử lý vi phạm người sử dụng đất, còn xử lý trách nhiệm của thủ trưởng, công chức viên chức thuộc cơ quan quản lý đất đai các cấp và địa chính xã, phường, thị trấn trong việc vi phạm trình tự thực hiện thủ tục hành chính về đất đai, đây là vấn đề mới trong Luật đất đai trước đây, được đông đảo nhân dân đồng tình. Quyền của người sử dụng đất được mở rộng hơn.
- 20 * Từ Luật đất đai 2013 đến nay Ngày 29 tháng 11 năm 2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Luật đất đai năm 2013. Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội thông qua là sự kiện quan trọng đánh dấu những đổi mới về chính sách đất đai nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế và bảo đảm giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Luật Đất đai 2013 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2014 có nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng, trong đó các quyền năng của người sử dụng đất cũng có sự thay đổi còn 8 quyền năng sau: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất [6]. Qua các quy định của Luật Đất đai trong từng thời kỳ cho thấy, Luật đang dần dần đưa ra những quy định phù hợp với cuộc sống hơn và chấp nhận những thực tế của cuộc sống đòi hỏi; mở rộng dần quyền của người sử dụng đất nhưng vẫn đảm bảo được nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân. * Vai trò của Nhà nước trong chuyển quyền sử dụng đất - Như chúng ta biết Luật đất đai 2013 có quy định tại khoản 1 điều 4:" Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.". Nhà nước ta không thừa nhận sở hữu tư nhân hoặc bất cứ hình thức nào khác đối với đất đai. Nhà nước với tư cách là người chủ sở hữu đất đai và thực hiện quản lý đất đai đảm bảo cho đất đai được sử dụng đúng mục đích, đúng mức và có hiệu quả, Nhà nước mở rộng tối đa quyền của người dân trong: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế thế chấp và bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ.
- 21 - Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người sử dụng phải đảm bảo theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền sở hữu của Nhà nước, khai thác và sử dụng đúng mục đích không làm ảnh hưởng đến môi trường, sử dụng đất có hiệu quả, không chuyển mục đích trái với quy định, đảm bảo lợi ích của người chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng. 2.2.2. Tình hình công tác chuyển quyền sử dụng đất của một số địa phương ở Việt Nam 2.2.2.1. Thực trạng công tác chuyển quyền sử dụng đất ở một số tỉnh * TP Hà Nội: Hà Nội là thủ đô, đồng thời là thành phố đứng đầu Việt Nam có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển. Vì thế công tác quản lý và sử dụng đất đai rất được chú trọng và quan tâm. Hàng năm dưới sự chỉ đạo của cấp trên cùng với sự chỉ đạo của ban lãnh đạo thành phố, Phòng TN & MT thành phố Hà Nội tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý và sử dụng đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả. Trong đó, phải kể đến công tác chuyển quyền sử dụng đất diễn ra trên địa bàn thành phố, ban lãnh đạo và các cơ quan chuyên môn đã tổ chức tuyên truyền hướng dẫn thực hiện các quy định mới của Luật Đất đai, đồng thời cũng tổ chức tuyên truyền tới người dân nhằm nâng cao sự hiểu biết của người dân, thúc đẩy hoạt động chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố diễn ra sôi động hơn. Theo báo cáo tổng kết công tác Tài nguyên & Môi trường năm 2012, tổng số hồ sơ đăng ký chuyển quyền sử dụng đất là 21126 hồ sơ và tất cả hồ sơ đều đã được giải quyết xong và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. * Tỉnh Thái Nguyên: Thái Nguyên là một tỉnh ở Đông Bắc Việt Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên là một trung tâm kinh tế - xã hội lớn của khu vực Đông Bắc hay cả vùng trung du và miền núi phía Bắc, so với các tỉnh khác sự phát triển của Thái Nguyên vẫn
- 22 chưa thực sự tương xứng với những tiềm năng của vùng. Tuy nhiên, với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung hiện nay, việc sử dụng đất để phát triển kinh tế đang ngày một gia tăng. Đất đai sử dụng ngày một nhiều và ngày càng được các cấp các ngành quan tâm. Công tác chuyển quyền sử dụng đất ở tỉnh Thái Nguyên nói chung có sự biến động lớn. Người dân đã tham gia vào việc chuyển quyền tương đối nhiều, nhưng chưa đa dạng, chủ yếu là hình thức chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất. Thái Nguyên một trong những tỉnh được đánh giá loại khá của cả nước trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất. Sở Tài nguyên & Môi trường đã tham mưu cho UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành quyết định số 12/2011/QĐ-UBND ngày 15/03/2011 quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn kiền với đất; đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu nhà ở tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. * Tỉnh Cao Bằng Cao Bằng là một tỉnh miền núi nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, ngày 1 tháng 11 năm 2010, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết về việc điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính thị xã Cao Bằng. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thị xã Cao Bằng có 10.760,93 ha diện tích tự nhiên và 67.415 nhân khẩu; bao gồm 11 đơn vị hành chính trực thuộc (8 phường: Hợp Giang, Sông Bằng, Tân Giang, Sông Hiến, Đề Thám, Ngọc Xuân, Duyệt Trung, Hòa Chung, 3 xã Chu Trinh, Hưng Đạo,Vĩnh Quang). Ngày 26 tháng 9 năm 2012, Chính phủ Việt Nam đã quyết định thành lập thành phố Cao Bằng trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Cao Bằng. Hằng năm dưới sự chỉ đạo của cấp trên cùng với sự chỉ đạo của ban lãnh đạo sở, ban, ngành Tài nguyên và Môi trường tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý và sử dụng đất đai một cách
- 23 hợp lý và có hiệu quả. Trong đó phải kể đến công tác chuyển quyền sử dụng đất diễn ra trên địa bàn tỉnh, từ khi Luật Đất đai năm 2003 ra đời và đưa vào áp dụng, có nhiều thay đổi về quy định cũng như các hình thức chuyển quyền sử dụng đất, ban lãnh đạo và các cơ quan chuyên môn đã tổ chức tuyên truyền hướng dẫn thực hiện các quy định mới của Luật Đất đai, đồng thời cũng tổ chức tuyên truyền đến người dân nhằm nâng cao sự hiểu biết của người dân, thúc đẩy hoạt động chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi động hơn. 2.2.3. Rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác chuyển quyền sử dụng đất của xã Hào Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang Qua nghiên cứu tình hình công tác chuyển quyền sử dụng đất ở 3 tỉnh đặc trưng cho các vùng là Hà Nội, Thái Nguyên, Cao Bằng. Tác giả rút ra bài học kinh nghiệm có thể ứng dụng cho công tác chuyển quyền sử dụng đất cho xã Hào Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang như sau: - Cán bộ làm công tác chuyển quyền phải bám sát vào quy trình và đối tượng chuyển nhượng quyền sử dụng để làm cho đúng luật. Nhưng phải cải cách hành chính để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thủ tục một cách nhanh, gọn và tiện nhất. - Do xã Hào Phú là một xã nghèo của huyện nên về điều kiện phát triển kinh tế vẫn còn hạn chế do vậy làm sao để thúc đẩy người dân sử dụng và quản lý đất đai có hiệu quả cao và đúng theo quy định của luật đất đai.
- 24 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Kết quả công tác chuyển quyền sử dụng đất của xã Hào Phú. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Xã Hào Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 - tháng 6/2018. 3.2. Thời gian, địa điểm tiến hành - Địa điểm: UBND xã Hào Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang - Thời gian: Từ 02/01/2019 đến 30/04/2019 3.3. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Hào Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. - Đánh giá tình hình chuyển quyền sử dụng đất xã Hào Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2016 – tháng 6 năm 2018. - Đánh giá tình hình chuyển quyền sử dụng đất xã Hào Phú qua ý kiến của người dân và cán bộ địa chính. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chuyển quyền sử dụng đất cho huyện trong thời gian tới. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp - Phương pháp này là dựa trên nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp thu thập được từ những tài liệu nghiên cứu trước đây để xây dựng cơ sở luận cứ để chứng minh giả thuyết
- 25 - Thu thập các tài liệu có sẵn tại UBND xã Hào Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. - Sách, báo, các văn kiện, Luật, Nghị quyết, - Tài liệu, số liệu liên quan đến giá đất hiện trạng sử dụng đất đã được công bố tại xã Hào Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang; và một số ban ngành khác có liên quan. 3.4.2. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu sơ cấp Sử dụng phương pháp phỏng vấn chủ sử dụng đất thông qua bộ phiếu điều tra, phỏng vấn điều tra hộ dân chuyển quyền và cán bộ phụ trách trong công tác chuyển quyền sử dụng đất. Để thu thập tài liệu từ người dân qua đó so sánh tình hình chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Hào Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang qua các năm từ 2016 – tháng 6 năm 2018. 3.4.3. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Để thực hiện đề tài này tác giả tiến hành thu thập số liệu về tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất của xã, tác giả lựa chọn 03 xóm, chọn ngẫu nhiên 30 hộ có chuyển quyền sử dụng đất trong năm 2017. Lựa chọn 1 cán bộ quản lý, 1 cán bộ phụ trách công tác chuyển quyền và 3 cán bộ địa chính của xã đã lựa chọn điều tra. 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu Trên cơ sở các số liệu đã thu thập được, tác giả tiến hành chọn lọc, hệ thống hoá để tính toán các chỉ tiêu cần nghiên cứu. Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống hoá và tổng hợp tài liệu, phân chia theo các nội dung, chỉ tiêu nhằm phù hợp với việc nghiên cứu. Sử dụng các công cụ và kỹ thuật tính toán trong nghiên cứu là chương trình Excel của Microsoft Window trên máy tính.
- 26 3.4.5. Phương pháp chuyên gia Là phương pháp nhà nghiên cứu không thu thập trực tiếp thông tin trên đối tượng khảo sát mà thu thập thông tin thông qua gián tiếp qua những người trung gian.
- 27 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Hào Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lí Hào Phú là một xã miền núi nằm ở phía Đông Bắc của huyện Sơn Dương, huyện Sơn Dương là huyện nằm ở phía nam tỉnh Tuyên Quang, tự TP Tuyên Quang đi dọc theo quốc lộ 37 khoảng 30km sẽ đến huyện Sơn Dương, xã Hào Phú nằm tiếp giáp với hueyenj Sươn Dương. Tọa độ : 21’32’’54’’’B : 105’18’44’ Địa giới hành chính của như sau: Phía đông của xã giáp với tỉnh Thái Nguyên, phía tây giáp với tỉnh Phú Thọ, phía nam giáp với tỉnh Vĩnh Phúc, phía Bắc giáp với huyện Yên Sơn. Toàn xã có diện tích 86.016,6 ha đất tự nhiên, chiếm 22,08% diện tích của huyện Sơn Dương 4.1.1.2. Địa hình, địa chất công trình Hào Phú nnha xã giáp với tỉnh Thái Nguyên, phía tây giáp với tỉnh Phú Thọ, phía nam giáp với tỉnh Vĩnh Phúc, phía Bắc giáp với huyện Yên Sơn. Toàn xã có diện tích 86.016,6 ha đất tự nhiên, chiếm 22,08% diện tí rừng, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường. Nó có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sản xuất và đời sống nhân dân trong xã nói riêng và cả khu vực hạ huyện nói chung. 4.1.1.3. Khí hậu Xã Hào Phú có đã giáp với tỉnh Thái Nguyên, phía tây giáp với tỉnh Phú Thọ, phía nam giáp với tỉnh Vĩnh Phúc, phía Bắc giáp với huyện Yên
- 28 Sơnhòa; mùa h có đã giáp với tỉnh Thái Nguyên, phía tây giáp với tỉnh Phú Thọ, thu, đông. Mùa x - Mùa mưa tcó đã giáp với tỉnh Thái Nguyên, phía tây giáp với tỉnh Phú Thọ, thu, đông. Mùa x tỉnh Vĩnh Phúc, phía0C, mưa nhitcó đã giáp với tỉnh Thái Nguyên, phía tây giáp với tỉnh Phú Thọ, thu, đông. Mùa xuân ình tháng là 32,9ùa ch - Mùa khô tcó đã giáp với tỉnh Thái Nguyên, phía tây giáp với tỉnh Phú Thọ, thu, đông. Mùa xuân ình tháng là 32,9ùa chgiáp với huyện 0C. Mùa này lư đã giáp với tỉnh Thái Nguyên, phía tây giáp với tỉnh Phú Thọ, thu, đông. Mùa xuân ình tháng là 32,9ùa cnh tháng là 11,6hậu ôn . Toàn xã có diện tích 86.016,6 ha đất tự nhiên, chiếm 22,08% diện tí rừng, bảo vệ đất, bảo vệ môirồng, vật nuôi. Các đặc điểm khí hậu cụ thể của xã Hào Phú như sau: NhiMùa nà NhiMùa này lư đã giáp với tỉnh Thá0C. NhiMùa này lư đã giáp với tỉnh Thá0C. NhiMùa này lư đã giáp với tỉnh Thái0C. NhiMùa này lư đã giáp với tỉn0C. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm không quá cao: từ 6,40C-9,90C. Tổng tích ôn tương đối cao thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng. Trong năm có thời gian nhiệt độ xuống thấp thích hợp cho phát triển của một số cây ăn quả, và nhất là cây mía. Chế độ Nắng: Hào Phú nằm trong khu vực có lượng bức xạ trung bình so với vùng khí hậu nhiệt đới. Số giờ nắng trung bình cả năm là 1.571 giờ, bình quân số giờ nắng trong ngày đạt 4,3 giờ, tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 7 (199 giờ). Số giờ nắng như vậy cho phép nhiều loại cây trồng phát triển và trồng được nhiều vụ trong năm.
- 29 Lựong mưa: Lượng mưa trung bình cả năm là 1.564mm, thuộc khu vực có lượng mưa trung bình trong vùng. Số ngày mưa trung bình trong năm là 128,5 ngày, những ngày có lượng mưa lớn nhất thuộc mùa mưa vào tháng 8 đạt 310,6mm. Gió: Xã nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa, với 2 hướng gió chính: Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Ðộ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình cả năm là 81%, các tháng có độ ẩm cao thường rơi vào mùa mưa, cao nhất là tháng 8 (86%), thấp nhất vào tháng 12 (77%) và tháng 1 (78%). Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình hàng năm là 961,2 mm, tháng có lượng bốc hơi cao nhất là tháng 5 (112,3 mm) và thấp nhất vào tháng 2 (61,8mm). 4.1.1.4. Thủy văn Xã Hào Phú là khu vực nằm dọc dòng sông Lô. Ngoài ra còn có rất nhiều suối, khe nhỏ nằm xen kẽ ở hầu hết các đồi núi ở các xã. Địa hình bị chia cắt mạnh tạo thành các dải thung lũng hẹp và các con suối lớn nhỏ, mật độ suối khá dầy, có rất nhiều các hồ đập lớn nhỏ chứa nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Hệ thống sông suối, hệ thống hồ đập lớn nhỏ trên địa bàn xã đã cung cấp một lượng nước tưới khá lớn phục vụ cho nhu cầu sản xuất tại chỗ và các xã lân cận của huyện. Một số hộ bắt đầu khai thác nước ngầm từ giếng khoan vừa phục vụ cho sinh hoạt và vừa phục vụ nước tưới cho cây trồng. 4.1.1.5. Cảnh quan môi tường và các hệ sinh thái Tỷ lệ che phủ của rừng nhìn chung là tốt, nhưng bắt đầu đã có hiện tượng suy thoái và ảnh hưởng tới sự cân bằng sinh thái, việc khai thác khoáng sản, phá rừng làm nương rẫy, sử dụng phân hóa học, bụi đường và chất thải sinh hoạt trong các khu dân cư đã gây ảnh hưởng lớn đến môi trường. Đặc
- 30 biệt là tốc độ đô thị hóa gắn với phát triển công nghiệp đã ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi, trồng trọt và sức khỏe của nhân dân trong vùng. Tuy nhiên môi trường của xã Hào Phú cơ bản vẫn giữ được trong sạch. Nhiệm vụ trồng rừng và bảo vệ rừng ngày càng được coi trọng vì vậy thảm thực vật của xã. 4.1.2. Các nguồn tài nguyên 4.1.2.1. Tài nguyên đất Đ.1 đai trên đguyên đxã chnã Hào Phú cơ bản vẫn giữ được trong sạch. Nhiệm vụ trồng rừng vrên đá cát. Đất đai có tầng đất khá dầy, hàm lư1 đai trên đguyên đxã chnã Hào Phú cơ bản vẫn giữ được trong sạch. Nhiệm vụ trồng Có tđai trên đguyên đxã chnã Hào Phú cơ bản vẫn giữ được trong sạch. Nhiệm vụ trồng rừng vrên đá cát. Đất đai có tầng đất khá oàn xã Nhìn chung đất đai của xã khá đa dạng, phong phú với nhiều loại đất được phân bố ở cả địa hình bằng và địa hình dốc, cho phép phát triển hệ sinh thái nông - lâm nghiệp với nhiều loại cây trồng có giá trị: Từ cây lương thực như lúa và rau màu trên các dải đất phù sa, đến việc khai thác đất dốc vào phát triển lâm nghiệp. Đặc biệt nếu sử dụng hợp lý đất đai vừa tạo độ che phủ tránh xói mòn, vừa trồng cây ăn quả đem lại giá trị kinh tế cao. 4.1.2.2. Tài nguyên nước Ngu.2.2. Tài nguyên nư xã khá đa dhù sa, đến việc khai thác đất dốc vào phát triển lâm nghiệp. Đặc biệt nếu sử dụng hợp lý đất đai vừa tạo độ che phủ tránh xói mòn, vừa trồng cây ăn quả đem lại giá trị kinh tế cao. thải sinh Mùa khô thường gây hạn hán, ảnh hưởng đến sản xuất nông - lâm nghiệp. Ngoài diTài nguyên nư xã khá đa dhù sa, đến việc khai thác đất dốc vào phát triển lâm nghiệp. Đặc biệt nếu sử dụng hợp lý đất đai vừa tạo độ che phủ tránh xói mòn, vừa trồng cây ăn quả đem lại giá trị kinh tế cao. thải sinh Mùa khô thường gây hạn hán, ản tại chưa được điều tra, khảo sát để đánh giá
- 31 vNgoài diTài nguyên nư xã khá đa dhù sa, đến việc khai thác đất dốc vào phát triển lâm nghiệp. Đặc biệt nếu sử dụng hợp lý đất đai vừa tạo độ che phủ tránh xói mòn, vừa tốn kém, do mực nước ngầm ở khá sâu, nhìn chung chất lượng nước ngầm khá tốt. Nguài diTài nguyên nư xã khá đa d khá đa dn việc khai thác đất dốc vào phát triển lâm nghiệp. Đặc biệt nếu sử dụng hợp lý đất đai vừa tạo độ che phủ tránh xói mòn, vừa tốn kém, dữ gìn và phòng hộ nguồn sinh thủy, đó là việc trồng rừng và bảo vệ các khu rừng đầu nguồn. 4.1.2.3. Tài nguyên rừng Theo s3. Tài nguyên rư xã khá đa d khá đa dn việc khai thác đất dốc vào phát triển lâm nghiệp. Đặc biệt nếu sử dụng hợp lý đất đai vừa tạo đ tổ chứcc sinh hoạt, hơn nữa là cần giữ gìn và phòng hộ nguồn sinh thủy, đó là việc trồng rừng và bảo vệ các khu rừ, Nghiến, Dẻ Tổng trữ lượng gỗ rừng tự nhiên khoảng 600 - 700 nghìn m3, lư s3. Tài nguyên rư xã khá đa d kh Vlư s3. Tài nguyên rư xã khá đa d khá đa dn việc khai thác đất dốc vào phát triển lâm nghiệp. Đặc biệt nếu sử dụng hợp lý đất đai vừa tạo c tổ cây vẫn còn có độ che phủ lớn (68%), chủ yếu là các loài cây bản địa và cáclVlư s3. Tài ng như: Khxã khá đa d khá đa dn 4.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản Xã Hào Phú có muyên khoáng sơu, Ld khá đa dn việc khai thác đất dốc vào phát triển lâm nghiệp. Đặc biệt nếu sử dụng hợp lý đất đai vừa tạo c tổ cây vẫn còn có độ che phủ lớn (68%), chủ yếu là các loài cây bản địa và các việc trồng rừng và bảo vệ g sản của huyện nghèo cả về chủng loại và trữ lượng. 4.1.2.5. Tài nguyên nhân văn Xã Hào Phú là muyên nhân vănơu, Ldn rá đa dn việc khai thác đất dốc vào phát triển lâm nghiệp. Đặc biệt nếu sử dụng hợp lý đất đai vừa tạo c tổ cây vẫn còn có độ che phủ lớn rừng phú với nhiều loại đất được phân b
- 32 Phú là muyên nhân vănơu, Ldn rá đa dn việc khai thác đất dốc vào phát triển lâm nghiệp. Đặc biệt nếu sử dụng hợp lý đất đai vừa tạo c tổ cây vẫn còn có độ che phủ lớn rừng phú với nhiều loại đất được và cáhành lập và tập luyện để trình diễn phục vụ nhân dân, những tiết mục mang đúng sắc thái dân tộc như đàn tính và hát then của dân tộc Tày ở Vân Sơn, hát, múa của dân tộc Nùng Một số hoạt động vừa mang nội dung giáo dục sâu sắc về giá trị con người, về kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày, trong hoạt động sản xuất vừa chứa đựng những bản sắc dân tộc, phong cách nghệ thuật độc đáo. 4.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.3.1. Dân số và lao động Quy mô dân ssện kinh tế - xã hộidn rá đa dn việc khai thác Bảng 4.1: Dân số và lao động của xã Hào Phú giai đoạn 2007-2017 Năm Năm STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2007 2017 1 Tổng nhân khẩu Người 72.453 72.880 2 Tổng số lao động Người 35.627 36.590 3 Mật độ dân số Người/Km2 85,8 84,7 (Nguồn: UBND xã Hào Phú năm 2007, 2017) [ ] * Quy mô về dân số Theo số liệu thống kê, năm 2017 dân số của huyện là: 72.880 người chiếm 8,23% dân số toàn huyện. Sau 10 năm từ năm 2007 - 2017, dân số của huyện tăng 427 người, trung bình mỗi năm tăng 42,7 người. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên (GTTN) của huyện năm 2017 là 1,18 bằng mức trung bình cả tỉnh. Tuy nhiên tỉ lệ GTTN có sự tăng giảm không đều đồng thời không tỉ lệ thuận với sự biến đổi quy mô dân số. Như vậy sự biến động số dân của xã Hào Phú không phải chỉ do biến động tỉ lệ GTTN mà phần nhiều do gia tăng cơ giới mà cụ thể:
- 33 * Phân bố dân cư Năm 2017 mật độ dân số (MĐDS) của xã là 84,7 người/km2 là xã có mật độ dân số thưa nhất trong huyện Sơn Dương. Dân cư phân bố không đều, có sự chênh lệch khá lớn giữa các xã. * Cơ cấu DS - Dân tộc: Dân số sinh sống ở huyện gồm 14 dân tộc khác nhau sinh sống như: Kinh, Tày, Mường, Nùng, Dao, Hoa, Thái, Sán chay Trong đó chiếm đa số là người Kinh 98,2% tổng dân số và người Tày chiếm 0,2% tổng dân số. Các dân tộc tạo nên những nét văn hóa riêng, đặc sắc, độc đáo với các phong tục tập quán, kinh nghiệm sản xuất khác nhau là cơ sở để đa dạng các hình thức phát triển kinh tế. - Giới tính: Cơ cấu dân số phân theo giới tính có sự chênh lệch không đáng kể. Năm 2017, nam chiếm 49,8% so với tổng số, nữ chiếm 50,2 % so với tổng số. Tỷ lệ giới tính là 0,99/1. * Lao động: Cùng với sự phát triển kinh tế, những năm qua, lực lượng lao động (LLLĐ) trong các ngành kinh tế của Huyện có sự thay đổi cả về số lượng và chất lượng. Tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế tăng từ 35627 người (năm 2007) lên 36590 người (năm 2017) và tăng lên 963 người (năm 2017), bình quân giai đoạn 2007 – 2017 tăng 1,34%/năm. Trong năm 2017 số lao động được giải quyết việc làm tại chỗ khoảng 68% người trong đó: Giải quyết việc làm theo chương trình phát triển kinh tế của địa phương là 958 người, chương trình vay vốn quốc gia là 134 người, giới thiệu ra ngoài tỉnh 298 người, xuất khẩu lao động 255 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 16,5%, tỷ lệ thiếu việc làm chiếm 21%. Cơ cấu lao động đang có sự chuyển dịch sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Năm 2007 lao động nông lâm nghiệp và thủy sản là 68,15% và giảm xuống còn 65,22% năm 2017; lao động công nghiệp và xây dựng tăng từ
- 34 22,11% lên 24,36%, lao động dịch vụ tăng từ 9,74% lên 10,41. Người lao động của xã Hào Phú vốn cần cù, giàu truyền thống cách mạng, thông minh, sáng tạo, có kinh nghiệm trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp. Tuy nhiên, là xã miền núi, sự tiếp cận của người dân với xã hội thông tin, kỹ thuật hiện đại còn có những hạn chế, dân cư trong nông thôn chiếm tỷ lệ cao, lao động chủ yếu là nông nghiệp, trình độ tay nghề và kinh nghiệm quản lý còn hạn chế, đây là khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của xã. 4.1.3.2. Thực trạng phát triển kinh tế * Tăng trưisự tiếp cận Năm 2017, năm thếp cận của người dân với xã hội thông tin, kỹ thuật hiện đại còn có những hạn chế, dân cư trong nông thôn chiếm tỷ lệ cao, lao động chủ yếu là nông nghiệp, trình độ tay nghề và kinh nghiệm quản lý còn hạn chế, đây là khó khăn ảnh hưởng đến n sách nhà nước năm 2017, tình hình kinh tế- xã hội năm 2017 đạt được kết quả khá tích cực: Tổng sản phẩm trên địa bàn huyện tăng 13,71%; trong đó nông lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 11,70%; công nghiệp- xây dựng tăng 14,67%; dịch vụ tăng 14,91%. * Cơ c17,kinh thếpCơ c c17,kinh thếp cận của người dân với xã hội thông tin, kỹ thuật hiện đại còn có những hạn chế, dân cư trong nông thôn chiếm tỷ lệ cao, lao động chủ yếu là nông nghiệp, trình độ tay nghề và kinh nghiệm quản lý còn hạn chế, đây là khó khăn ảnh h% năm 2016. Bảng 4.2: Cơ cấu kinh tế các ngành (Đơn vị: %) STT Ngành kinh tế Năm 2007 Năm 2017 1 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 51,13 33,37 2 Công nghiệp - Xây dựng 27,90 43,43 3 Dịch vụ 20,97 23,20 (Nguồn: UBND xã Hào Phú năm 2017)
- 35 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản , Năm 2007, 51.13 Công nghiệp -Xây dựng, Năm 2017, 43.43 Nông, lâm nghiệp và Công nghiệp -Xây dựng, thuỷ sản , Năm 2017, Năm 2007, 27.9 33.37 Dịch vụ, Năm 2017, 23.2 Dịch vụ, Năm 2007, 20.97 (Nguồn: UBND xã Hào Phú năm 2017) Hình 4.1: Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế xã Hào Phú giai đoạn 2007 - 2017 4.1.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế xã Hào Phú năm 2017 a) Khu vực kinh tế nông nghiệp Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành đạt 1.357,8 tỷ đồng; trong đó: *Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm: 8.304,9 ha, tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt: 28.249 tấn. Tổng diện tích cây ăn quả: 1.762,7ha; trong đó diện tích cây vải thiều 1.436ha, sản lượng quả đạt 4.107,2 tấn (giảm 1.550,6 tấn so với năm 2016); tổng doanh thu từ vải thiều ước đạt: 53,4 tỷ đồng. Cây cam 4,5 ha, sản lượng quả ước đạt 70 tấn (tăng 52,3 tấn so với năm 2016). *Chăn nuôi: Tổng đàn trâu: 7.351 con, đàn bò: 2.458 con, đàn lợn: 78.000 con, đàn gia cầm: 730.000 con, đàn dê: 3.665 con, đàn thỏ: 2.275 con. Tổng sản lượng thịt hơi các loại: 11.000 tấn. Tổng đàn ong mật: 15.041 đàn, sản lượng mật đạt 86.033 lít.
- 36 *Về sản xuất thủy sản: Toàn huyện duy trì 155,4ha mặt nước nuôi trồng thủy sản; sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản ước đạt 239 tấn; trong đó sản lượng nuôi trồng 172 tấn, đánh bắt là 67 tấn. *Về sản xuất lâm nghiệp: Giao khoán bảo vệ rừng tự nhiên cho 979 hộ gia đình, cộng đồng dân cư và tổ bảo vệ rừng của các xã (09 tổ và 970 hộ gia đình) với tổng diện tích: 13.123,7 ha, tổng kinh phí: 2,6 tỷ đồng. Hoàn thiện hồ sơ tiến hành giao đất lâm nghiệp cho 407 hộ gia đình, diện tích 950,48 ha, trồng 684,1 ha rừng tập trung, 437.500 cây phân tán, tổng kinh phí đầu tư là 3,6 tỷ đồng. b) Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng Khu vực ngoài quốc doanh có trên 500 cơ sở sản xuất, với trên 3.600 lao động; giá trị sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh ước đạt: 257,684 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng 14,70% so với năm 2015. Năm 2017 có 06 hợp tác xã được thành lập mới. Từ đầu năm đến nay, sản lượng khai thác than của Công ty TNHH một thành viên 45 là: 800.000 tấn than; doanh thu 817 tỷ đồng; nộp ngân sách 130 tỷ đồng. c) Thương mại dịch vụ Phát triển đa dạng, thị trường giá cả bình ổn. Đến nay toàn huyện có 01 chợ trung tâm và 09 chợ nông thôn. Các cửa hàng cửa hiệu, điểm sản xuất kinh doanh thương mại đa dạng, phong phú. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2016 đạt 432,515 tỷ đồng. Hoạt động thương mại dịch vụ trong những năm qua đã đóng góp tích cực thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa của huyện, đã chú ý xây dựng thị trường nông thôn, mở rộng liên doanh. 4.1.3.3. Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng xã hội *Hệ thống đường giao thông: Mạng lưới giao thông có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của một xã đặc biệt là xã có diện tích rộng, bị chia cắt nhiều.
- 37 Trên địa bàn xã Hào Phú có các hệ thống mạng lưới đường Quốc lộ như Quốc lộ 279, Quốc lộ 31, Đưòng tỉnh 293, 291. Toàn bộ hệ thống giao thông liên thôn, xã do huyện, xã quản lý. Đến nay toàn bộ hệ thống các trục đường chính đã được kiên cố hoá như trải nhựa, bê tông hoặc đá trộn cấp phối. Hào Phú có 548 km đường giao thông, trong đó: Đường nhưạ 101 km, đường bê tông 63.4 km, đường cấp phối và đường đất 403.6 km. *Hệ thống điện: Toàn huyện có 55 trạm biến áp, tổng công suất 8.680 KVA có 125,71 km đường dây cao thế và 25,93 km đường dây hạ thế. 100% các thôn, xóm đã có điện quốc gia. *Hệ thống giáo dục, đào tạo: Mạng lưới giáo dục, đào tạo trên địa bàn xã hiện khá hoàn chỉnh ở các cấp từ Mầm non đến các trường Phổ thông Trung học. Toàn xã hiện gồm 20 trường (Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở); 01 trường Trung học phổ thông,. Cơ sở vật chất được đầu tư theo hướng kiên cố hóa. Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia: 43/59, đạt 72,8%. Tỷ lệ kiên cố hóa trường lớp học đạt: 88,7%. *Hệ thống y tế: Hiện nay trên địa bàn xã có 1 trạm y tế xã. Với cơ sở hạ tầng và đội ngũ cán bộ y tế nói trên về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân trên địa bàn xã. *Hệ thống văn hóa, thông tin, thể dục thể thao Văn hóa: Tính đến hết năm 2013, trên địa bàn xã đã đạt danh hiệu “Làng văn hóa” số hộ đạt gia đình văn hóa là 16.143/18.345 hộ gia đình, đạt 88%; cơ quan đạt chuẩn văn hóa 155/170, đạt 91%. Công tác quản lý nhà nước về văn hóa và dịch vụ văn hóa trên địa bàn xã thường xuyên được quan tâm góp phần ngăn chặn các tệ nạn xã hội. Nhiều hoạt động văn hóa lành mạnh được tổ chức trên địa bàn toàn huyện. Các công trình văn hóa, di tích lịch sử trên địa bàn huyện cũng thường xuyên trùng tu và tôn tạo.
- 38 Thể dục, thể thao: Các hoạt động thể dục, thể thao được triển khai và tổ chức thực hiện theo kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế. 4.1.3.4. An ninh – quốc phòng Thường xuyên tuyên truyền về vị trí, vai trò của Quốc phòng, phòng thủ, xây dựng quốc phòng toàn dân, nâng cao nhận thức của nhân dân đối với các thế lực thù địch. Trực ban sẵn sàng chiến đấu các ngày tết, ngày lễ, thời gian cao điểm. Tình hình an ninh trật tự, TTATXH cơ bản ổn định, các tệ nạn huyện hội được kiềm chế, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ Quốc được nhân dân hưởng ứng. Trực ban thường xuyên 24/24, vào các ngày tết, lễ, thời gian cao điểm huy động trực 100% quân số để sử lý các tình huống bất ngờ, tổ chức tuân tra kiểm soát giao thông trên các trục đường liên thôn 3 ngày. 4.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của xã Hào Phú ảnh hưởng tới công tác chuyển quyền sử dụng đất 4.1.4.1. Thuận lợi * Đánh giá điển quyền sử dụng Hào Phú tuy là xã vùng cao nhưng lhự nhiên kinh tếá hoàn chỉnh ở các cấp từ cố hóa. Tỷ lệ trường chuẩn quốnhận - Tiềm năng đất đai còn lớn, ngoài việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thâm canh tăng vụ, huyện vẫn còn một phần quỹ đất chưa sử dụng có thể khai thác để đưa vào trồng rừng, trồng cây lâu năm, cây hoa mầu. - Xã có điều kiện khí hậu tương đối thuận lợi, cần kết hợp tốt với điều kiện đất đai của từng vùng để mở rộng sản xuất nông, lâm nghiệp có rừng theo hướng đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, phát triển nền nông nghiệp sinh thái và chuyển đổi cơ cấu theo hướng hàng hoá với những sản phẩm có chất lượng cao cho tiêu dùng và xuất khẩu.
- 39 - Với đặc điểm có khí hậu trong lành phong cảnh hữu tình, trong tương lai có thể phát triển du lịch sinh thái vui chơi giải trí kết hợp nghỉ ngơi dưỡng bệnh. * Đánh giá chung về kinh tế xã hội - Trong những năm qua xã Hào Phú đã có những nỗ lực phấn đấu vươn lên trong quá trình phát triển kinh tế. Nền kinh tế từng bước thích ứng với cơ chế mới, tiếp tục ổn định và có bước tăng trưởng khá. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển đúng hướng, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ. - Nông nghiệp bước đầu đã phát triển đa dạng, bền vững, sản xuất hàng hóa. Năng suất cây trồng tăng, nhất là các giống lúa mới đã được đưa vào trên địa bàn sản xuất có hiệu quả. Tiềm năng vùng gò đồi đã được chú trọng khai thác, mô hình kinh tế vườn, kinh tế trang trại được hình thành và phát triển. - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ ngày càng phát triển gắn với quá trình phân công lao động nông nghiệp, nông thôn. Các phương tiện vận tải, máy móc thiết bị phục vụ cơ giới hóa phát triển nhanh góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. - Hệ thống cơ sở hạ tầng điện - đường - trường - trạm, kênh mương thủy lợi từng bước được đầu tư phát triển. đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe của nhân dân được cải thiện và nâng lên rỏ rệt. 4.1.4.2. Khó khăn - Ru khăng cơ sở hạ tầng điện - đường - trường - trạm, kênh mương thủy lợi từng bước được đầu tư phát triển. đ R sRu khăng cơ sở hạ tầng điện - đường - trường - trạm, kênh mươ - Đu khăng cơ sở hạ tầng điện - đường - trường - trạm, kênh mươnvùng cao g cơ sở hạ tầng điện - đường - trường - trạm, kênh mương thủy lợi từng - Lược lượng lao động trong độ tuổi còn chưa cao (67%), lực lượng lao động nông nghiệp trong độ tuổi còn cao (71,4%), thu nhập còn thấp.
- 40 4.2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã Hào Phú 4.2.1. Tình hình quản lý đất Công tác quản lý và sử dụng đất đai có nhiều chuyển biến tích cực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của xã: - Đã có sự đổi mới mạnh mẽ về nhận thức, đưa công tác quản lý đất đai theo chức năng quản lý nhà nước như luật đất đai đã quy định. - Hồ sơ địa chính đã được lưu trữ cơ bản đầy đủ đáp ứng cho yêu cầu quản lý đất đai trong những năm qua. - Công tác kiểm kê quỹ đất được được thực hiện theo định kỳ kịp thời theo yêu cầu. - Công tác giao đất thu hồi đất đã thực hiện theo đúng quy hoạch, đúng theo quy định của pháp luật, nên đã hạn chế được sự trùng chéo, lãng phí trong sử dụng đất, đảm bảo cảnh quan môi trường và sự phát triển hạ tầng, tranh chấp đất đai cũng được hạn chế. - Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp đất đai được coi trọng thường xuyên và có kết quả. Tuy nhiên công tác quản lý và sử dụng đất đai của huyện theo 15 nội dung quản lý nhà nước cũng gặp nhiều khó khăn một số tồn tại là: - Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá đất, để có hồ sơ cập nhật kịp thời có hệ thống vấn còn nhiều bất cập. Việc kiểm kê quỹ đất từ các cơ sở thiếu đồng bộ giữa các ngành nên số liệu không cập nhật được kịp thời, còn có nhiều sai sót. - Công tác giao đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất ở một số xã, thị trấn còn tùy tiện, không đúng theo quy định của pháp luật. - Nguyên nhân của những tồn tại trên là do trình độ dân trí, nhận thức của người dân về luật đất đai chưa đầy đủ dẫn đến tùy tiện trong quản lý sử dụng đất. Hồ sơ tài liệu một số loại đã quá lâu nhưng thiếu kinh phí để tổ
- 41 chức điều tra lại. Mặt khác mức độ quan tâm của cấp ủy chính quyền các cấp còn có nhiều hạn chế. 4.2.1.1. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính Thực hiện Chỉ thị 364/CT-TTg của Chính phủ, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện phối hợp với cơ quan chức năng đã tiến hành hoạch định ranh giới hành chính các xã, thị trấn cắm mốc giới, ổn định phạm vi quản lý và sử dụng đất trên địa bàn từng xã. Hiện tại, hệ thống hồ sơ địa giới hành chính cơ bản được thống nhất rõ ràng. 4.2.1.2. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính Từ sau khi Luật Đất đai 1993 ra đời, trên địa bàn xã Hào Phú bắt đầu thực hiện đo đạc địa chính thành lập bản đồ địa chính chính quy vào năm 1998. 4.2.1.3. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất Thực hiện Nghị định 64/CP, Nghị định 88/CP, Nghị định 60/CP về giao đất, Nghị định 85/CP và Chỉ thị 245/TTg về cho thuê đất Tính đến ngày 1/1/2017, huyện Sơn Dương đã giao, cho thuê diện tích đất theo đối tượng sử dụng như sau: * Diện tích đất theo đối tượng sử dụng là 74.724,05ha, chiếm 88,26% diện tích tự nhiên, trong đó: - Hộ gia đình, cá nhân sử dụng 40.980,11 ha, chiếm 48,40% diện tích tự nhiên. - UBND sử dụng 672,79 ha, chiếm 0,79% diện tích tự nhiên. - Các tổ chức kinh tế sử dụng 13.677,85 ha, chiếm 16,11% diện tích tự nhiên. - Cộng đồng dân cư 945,48 ha, chiếm 1,12% diện tích tự nhiên. - Các tổ chức khác sử dụng 7.029,56 ha, chiếm 8,30% diện tích tự nhiên. * Diện tích đất theo đối tượng được giao để quản lý là 9.940,44 ha chiếm 11,74% diện tích tự nhiên, trong đó:
- 42 - UBND được giao để quản lý 9.271,82 ha, chiếm 10,95% diện tích tự nhiên. - Tổ chức khác quản lý 370,12 ha, chiếm 0,44% diện tích tự nhiên. - Cộng đồng dân cư 299,31 ha, chiếm 0,35% diện tích tự nhiên Việc giao đất ổn định lâu dài cho các đối tượng sử dụng là một giải pháp quan trọng nhằm khắc phục tình trạng sử dụng đất kém hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện cho các đối tượng yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh nhằm sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả cao. Trong thời gian qua, xã đã chỉ đạo thực hiện đúng thủ tục, trình tự thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất. 4.2.1.4. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng được thực hiện theo quy định của pháp luật, ít có khiếu nại xảy ra đồng thời giải quyết tốt các khiếu nại phát sinh về đền bù giải phóng mặt bằng. 4.2.1.5. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Nhìn chung, việc đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong những năm qua đã được địa phương và người dân quan tâm. Đến nay việc cấp GCN lần đầu cho các hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức trên địa bàn huyện cơ bản đã hoàn thành. Hiện nay UBND xã đang tập trung cấp đổi theo kết quả đo đạc địa chính. 4.2.1.6. Thống kê, kiểm kê đất đai Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được tiến hành thường xuyên đúng theo quy định pháp luật. Năm 2016, xã đã hoàn thành việc kiểm kê đất đai xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Nhìn chung chất lượng công tác kiểm kê, thống kê về đất đai đã được nâng cao dần, tình trạng bản đồ và số liệu thống kê, kiểm kê về đất đai đã sát với hiện trạng.
- 43 4.2.1.7. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai Đến nay trên địa bàn xã chưa xây dựng được hệ thống thông tin đất đai. Nhưng bên cạnh đó cũng đang từng bước khảo sát, lập dự toán, đo đạc địa chính làm cơ sở cấp đổi GCN để làm tiền đề cho việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai. 4.2.1.8. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất Nhìn chung, công tác quản lý tài chính về đất đai của huyện được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Để thực hiện việc thu, chi liên quan đến đất đai, UBND huyện đã tổ chức việc thu các loại thuế sử dụng đất, thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất trên cơ sở hệ thống các văn bản đã ban hành, ngoài ra còn có các nguồn kinh phí do Nhà nước cung cấp. Công tác xây dựng giá đất cụ thể và hệ số điều chỉnh xác định giá đất được UBND huyện quan tâm thực hiện. UBND huyện đã quyết định giá đất cụ thể theo thẩm quyền để thực hiện công tác đấu giá quyền sử dụng đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng và giao đất có thu tiền sử dụng đất. Bên cạnh đó làm tốt công tác xác định hệ số điều chỉnh giá đất, giá đất cụ thể, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh phê duyệt. 4.2.1.9. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đã được UBND huyện quan tâm thông qua việc quản lý, giám sát các hoạt động chuyển nhượng, cho thuê đất, thu thuế, thu tiền sử dụng đất góp phần đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất và nguồn thu ngân sách. Tuy nhiên, do còn những hạn chế nhất định trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên phần nào đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác này.
- 44 4.2.1.10. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai Trong những năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn huyện được quan tâm và thực hiện thường xuyên dưới nhiều hình thức như thanh tra, kiểm tra đã ngăn chặn và xử lý các hành vi sử dụng đất không đúng mục đích. Điều này đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đất đai cho người sử dụng đất, đưa đất đai vào sử dụng đúng mục đích, bền vững, có hiệu quả. 4.2.1.11. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai UBND xã Hào Phú đã chỉ đạo Phòng Tư pháp, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai, UBND các xã, thị trấn tổ chức đưa Luật đất đai 2013 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi cho mọi tổ chức đoàn thể và quần chúng nhân dân hiểu và nghiêm túc chấp hành. 4.2.1.12. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai Hàng năm trên địa bàn huyện vẫn xảy ra một số vụ tranh chấp đất đai giữa các hộ sử dụng đất liền kề và trong dòng tộc về ranh giới sử dụng đất, quyền thừa kế song đã được huyện và các cấp có thẩm quyền giải quyết. 4.2.1.13. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai Việc quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai gặp rất nhiều khó khăn do chưa có bộ phận chuyên trách trong tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai. Tuy nhiên, những năm gần đây, công tác này đã có những chuyển biến tích cực khi huyện triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” và điều chỉnh thực hiện công khai các thủ tục về đất đai. Với cơ chế này, người dân được hướng dẫn thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, được tư vấn và giải thích rõ mọi thắc mắc về Luật đất đai.
- 45 4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất Theo thống kê năm 2017, hiện trạng sử dụng quỹ đất đai của xã Hào Phú là 86.017,61 ha. Trong đó diện tích, cơ cấu sử dụng đất theo mục đích sử dụng, đối tượng sử dụng, đối tượng quản lý như sau: Đất đai của huyện phân theo mục đích sử dụng như sau: Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất xã Hào Phú năm 2017 Diện tích Cơ cấu STT LOẠI ĐẤT Mã (ha) (%) (1) (2) (3) (4) (5) Tổng diện tích 86017 ,61 100 ,00 I Nhóm đất nông nghiệp NNP 72936 ,63 84 ,79 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 12798 ,9 17 ,55 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 5658 ,1 44 ,21 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 4705 ,1 83 ,16 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 953 16 ,84 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 7140 ,8 55 ,79 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 60057 ,5 82 ,34 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 39099 ,5 65 ,10 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 11515 ,1 19 ,17 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 9443 15 ,72 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 51 ,7 0 ,07 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 28 ,5 0 ,04 II Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 12206 ,60 14 ,19 2.1 Đất ở OCT 2067 ,7 16 ,94 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1880 ,5 90 ,95 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 187 ,2 9 ,05
- 46 Diện tích Cơ cấu STT LOẠI ĐẤT Mã (ha) (%) 2.2 Đất chuyên dùng CDG 9044 ,3 74 ,09 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 18 0 ,20 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 7665 ,3 84 ,75 2.2.3 Đất an ninh CAN 0 ,8 0 ,01 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 93 ,1 1 ,03 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông 2.2.5 CSK 572 ,4 6 ,33 nghiệp 2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 694 ,7 7 ,68 2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 0 ,4 0 ,00 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 2 ,9 0 ,02 2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 72 ,9 0 ,60 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 850 ,7 6 ,97 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 167 ,4 1 ,37 2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0 ,3 0 ,00 III Nhóm đất chưa sử dụng CSD 874 ,38 1 ,02 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 177 ,4 20 ,29 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 561 ,9 64 ,26 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 135 15 ,44 (Nguồn: UBND xã Hào Phú) [ ] Theo bảng 4.3 ta thấy hiện trạng sử dụng đất đai của xã Hào Phú như sau: - Nhóm đất nông nghiệp: 72.936,63 ha, chiếm 84,79% trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm gần 70%, diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm gần 15%, còn lại là loại đất nông nghiệp khác. - Nhóm đất phi nông nghiệp: 12.206,60 ha, chiếm 14,19%; trong đó diện tích đất chuyên dùng chiếm trên 74% là nhiều nhất, thứ 2 là ở khu vực
- 47 nông thôn gần 15%, còn lại những đất phi nông nghiệp khác, rải rác và chiếm tỷ trọng rất nhỏ. - Nhóm đất chưa sử dụng: 874,38 ha, chiếm 1,02%; điều đặc biệt là huyện có mật độ dân số thưa dân, thứ 2 là người dân chủ yếu khai thác các sản phẩm từ lâm nghiệp và làm khu công nghiệp và không mặm mà với việc sử dụng hiệu quả đất đai. Do vậy diện tích chưa sử dụng của huyện chiếm 1,02% nhưng trong đó có 20% diện tích bằng phẳng bỏ hoang và 64% diện tích đồi núi. 4.2.3. Phân tích tình hình biến động đất đai Diện tích đất tự nhiên xã Hào Phú tính đến ngày 31/12/2017 là 86.017,61 ha. So với thống kê đất đai năm 2016 diện tích đất tự nhiên xã Hào Phú không có gì thay đổi. - Đất nông nghiệp tính đến ngày 31/12/2017 là 72.936,63 ha; giảm 29,26 ha so với năm 2016. - Đất phi nông nghiệp tính đến ngày 31/12/2017 là 12.206,60 ha; tăng 33,77 ha so với năm 2016. - Đất chưa sử dụng tính đến ngày 31/12/2017 là 871,51 ha; giảm 5,41 ha so với năm 2016.
- 48 Bảng 4.4: Biến động sử dụng đất xã Hào Phú giai đoạn năm 2016 – 2017 STT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Mã Năm 2016 Năm 2017 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 107980,39 72936,63 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 86017,61 12798,9 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 72936,63 5658,1 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 12798,92 4705,1 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 5658,10 953 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 4705,11 7140,8 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 952,99 60057,5 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 7140,82 39099,5 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 60057,53 11515,1 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 39099,45 9443 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 11515,08 51,7 1.3 Đất nông nghiệp khác NKH 51,71 28,5 2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 4103,02 12206,6 2.1 Đất ở OCT 28,47 2067,7 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 12206,60 1880,5 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 2067,71 187,2 2.2 Đất chuyên dùng CDG 1880,53 9044,3 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 187,18 18 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 9044,30 7665,3 2.2.3 Đất an ninh CAN 17,98 0,8 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 7665,27 93,1 2.2.5 Đất sản xuất. kinh doanh phi nông nghiệp CSK 0,81 572,4 2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 93,14 694,7 2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 572,44 0,4 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 694,66 2,9 2.5 Đất nghĩa trang. nghĩa địa NTD 0,44 72,9 2.6 Đất sông. ngòi. kênh. rạch. suối SON 2,92 850,7 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 72,91 167,4 2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 850,65 0,3 3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 167,35 874,4 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 0,32 177,4 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 874,38 561,9 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 177,44 135 (Nguồn: UBND xã Hào Phú)
- 49 4.3. Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất xã Hào Phú – Huyện Sơn dương- tỉnh Tuyên Quang giai đoạn năm 2016 - tháng 6/2018 4.3.1. Đánh giá việc thực hiện công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Hào Phú 4.3.1.1. Đánh giá kết quả chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Hào Phú giai đoạn 2016 - tháng 6 năm 2018 Chuyển quyền sử dụng đất là một hình thức chuyển quyền phổ biến ở xã Hào Phú. Nó là việc chuyển quyền sử dụng đất cho người khác trên cơ sở có giá trị. Trong trường hợp này người nhận chuyển quyền phải trả cho người chuyển quyền một khoản tiền hoặc hiện vật bằng với giá trị mà thửa đất đó bỏ ra để có được quyền sử dụng hoặc công sức bỏ ra để cải tạo mảnh đất đó. Với sự phát triển như hiện nay có thể thấy rằng đất đai được chuyển quyền rất nhiều điều này làm cho thị trường bất động sản phát triển mạnh và sôi động. Xã là một xã nghèo của huyện Sơn Dương, nhưng diện tích chủ yếu là đồi núi, hiếm diện tích đất bằng phẳng do vậy giá trị đất ở thị trấn và trung tâm của xã cũng có giá trị tương đối cao, do đó việc chuyển quyền sử dụng đất diễn ra tương đối nhiều. Kết quả chuyển quyền sử dụng đất tại xã Hào Phú giai đoạn 2016 - tháng 6 năm 2018 được thể hiện tại bảng 4.5. Bảng 4.5: Kết quả chuyển quyền sử dụng đất tại xã Hào Phú giai đoạn 2016 - tháng 6 năm 2018 Hồ sơ (bộ) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Đăng Hoàn Đăng Hoàn Năm hoàn hoàn ký thành ký thành thành thành 2016 110 108 98,18 1,72 1,69 98,25 2017 115 112 97,39 2,57 2,55 99,22 6 tháng đầu 2018 66 66 100,00 0,93 0,93 100,00 Tổng 291 286 98,28 5,22 5,17 99,04 (Nguồn: UBND xã Hào Phú)
- 50 Hồ sơ Đăng ký Hồ sơ Đăng ký, Hồ sơ Hoàn thành, Hồ sơ Hoàn thành, 2017, 115 2017, 112 2016, 110 2016, 108 Hồ sơ Đăng ký, 6 Hồ sơ Hoàn thành, 6 tháng đầu 2018, 66 tháng đầu 2018, 66 Hồ sơ Đăng ký Hồ sơ Hoàn thành Hình 4.2: Kết quả chuyển quyền sử dụng đất tại xã Hào Phú Công tác chuyển quyền sử dụng đất của xã Hào Phú giai đoạn 2016 - tháng 6 năm 2018 có sự thay đổi. So sánh giữa 3 năm trong giai đoạn 2016 - tháng 6 năm 2018 thì số lượng hồ sơ đăng ký và hồ sơ thực hiện trong 2 năm 2016 và năm 2017 có thể nói là gần ngang bằng nhau, tuy có sự thay đổi nhưng không đáng kể: Cụ thể năm 2016 với số lượng hồ sơ đăng ký là 110, hồ sơ thực hiện là 108 với tỷ lệ hồ sơ hoàn thành so với đăng ký đạt 98,18%. Trong đó diện tích tham gia đăng ký 1,72 ha diện tích thực hiện 1,69 ha tỷ lệ phần trăm diện tích hoàn thành thủ tục là 98,25%. Giữa năm 2016 và 2017 chỉ chênh lệch 5 hồ sơ tham gia đăng ký vì trong 2 năm này có nhiều hộ dân có nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp cần có vốn để làm ăn bởi vậy hoạt động chuyển quyền sử dụng đất đặc biệt là đất ở diễn ra trong 2 năm này khá sôi động. Chỉ 6 tháng đầu năm 2018 số hồ sơ tham gia chuyển quyền là thấp nhất chỉ có 66 hồ sơ với diện tích 0,93 ha nhưng tất cả hồ sơ tham gia đăng ký đều hoàn thành thủ tục 100%. Qua đó có thể đánh giá rằng chuyển n quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Hào Phú giai đoạn 2016 - tháng 6 năm 2018 tương đối đều và phát triển. Sở dĩ có được kết quả như vậy là do. Đến nay, huyện đã
- 51 có hệ thống bản đồ địa chính tương đối đầy đủ với các tỷ lệ 1/500 - 1/1000. Vì vậy, tất cả các thửa đất trên địa bàn đều được quản lý trên cơ sở bản đồ địa chính và hệ thống hồ sơ địa chính. Cán bộ chi nhánh VPĐKĐĐ có sự phối hợp chặt chẽ với quản bộ của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện tạo sự thống nhất và nắm chắc mọi hoạt động đất đai trên địa bàn. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tình trạng hồ sơ đăng ký bị trả về trong 3 năm đa phần là không đủ điều kiện thực hiện chuyển quyền do hồ sơ nộp vào thời điểm cuối của năm trước, do thời gian niêm yết công khai nên hồ sơ bị chuyển sang năm sau, do người dân làm thủ tục thực hiện nghĩa vụ tài chính chậm. Các chủ sử dụng nộp hồ sơ xong không liên hệ với cán bộ được phân công giải quyết hồ sơ để làm thủ tục thẩm định theo giấy hẹn hoặc không bổ sung các giấy tờ theo đúng hẹn và quy định mà đợi đến ngày hẹn trả kết quả mới đến liên hệ. Tuy nhiên qua quá trình điều tra nghiên cứu và tìm hiểu công tác chuyển quyền sử dụng đất tại xã Hào Phú tôi thấy không phải là không có những khó khăn cần phải khắc phục điển hình là: - Cần phải có biện pháp và kế hoạch cụ thể trong việc cập nhật các văn bản mới nhanh chóng đưa vào áp dụng tránh làm chậm trễ các hoạt động khi có nhu cầu cần thiết. - Cơ chế “một cửa” đã được thực hiện tốt tại huyện. Song do số lượng cán bộ chuyên môn giải quyết hồ sơ còn hạn chế nên khi số lượng hồ sơ đăng ký chuyển nhượng quá tải không thể giải quyết đúng thời gian quy định, gây ra bức xúc không thể tránh khỏi cho người dân. Vấn đề này cần được các cấp có thẩm quyền xem xét, đưa ra những biện pháp khắc phục điều chỉnh lại cho phù hợp. 4.3.1.2. Đánh giá kết quả công tác cho thuê và cho thuê lại quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Hào Phú giai đoạn 2016 - tháng 6 năm 2018 Trong giai đoạn 2016 - tháng 6 năm 2018 trên địa bàn xã Hào Phú không có trường hợp đi thuê hay cho thuê lại quyền sử dụng đất. Vì trong
- 52 huyện chỉ có các hoạt động kinh doanh và sản xuất của các hộ gia đình và một vài hộ kinh doanh vừa và nhỏ chuyên kinh doanh hàng tạp hóa, nên không có nhu cầu thuê đất hay thuê lại đất để sản xuất kinh doanh. 4.3.1.3. Đánh giá kết quả công tác tặng cho quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Hào Phú giai đoạn 2016 - tháng 6 năm 2018 Tặng cho quyền sử dụng đất cũng là một trong các hình thức chuyển quyền sử dụng đất được Nhà nước thừa nhận và được sử dụng như một hình thức hợp pháp trong quá trình quản lý sử dụng đất. Bên cạnh các hình thức chuyển quyền khác, tặng cho quyền sử dụng đất đã tạo ra một cơ chế thoáng hơn, giúp người dân có thể tặng cho nhau đất đai hay bất cứ một loại tài sản nào khác một cách dễ dàng hơn, không gò bó như trước. Tuy nhiên tặng cho quyền sử dụng đất là một hình thức mới một vài năm trở lại đây của xã Hào Phú, cho nên công tác tặng cho quyền sử dụng đất của phòng vẫn chưa thực sự phát triển, số lượng người dân tham gia vào hoạt động tặng cho chưa nhiều. Kết quả tặng cho quyền sử dụng đất tại xã Hào Phú giai đoạn 2016 - tháng 6 năm 2018 được thể hiện tại bảng 4.6 dưới đây: Bảng 4.6: Kết quả tặng cho quyền sử dụng đất tại xã Hào Phú giai đoạn 2016 - tháng 6 năm 2018 Hồ sơ (bộ) Diện tích (ha) Tỷ lệ % Tỷ lệ % Năm Đăng Hoàn Đăng Hoàn hoàn hoàn ký thành ký thành thành thành 2016 30 30 100,00 0,92 0,92 100,00 2017 52 52 100,00 1,56 1,56 100,00 6 tháng đầu 2018 19 19 100,00 1,12 1,12 100,00 Tổng 101 101 100,00 3,6 3,6 100,00 (Nguồn: UBND xã Hào Phú)
- 53 Hồ sơ Đăng ký, Hồ sơ Hoàn 2017, 52 thành, 2017, 52 Hồ sơ Đăng ký, Hồ sơ Hoàn thành, 2016, 30 2016, 30 Hồ sơ Hồ sơ Hoàn thành, Đăng ký, 6 tháng đầu 6 tháng đầu 2018, 19 2018, 19 Hồ sơ Đăng ký Hồ sơ Hoàn thành Hình 4.3: Kết quả tặng cho quyền sử dụng đất xã Hào Phú giai đoạn 2016 - tháng 6 năm 2018 Qua bảng số liệu trên ta thấy hoạt động tặng cho diễn ra chưa phổ biến trong toàn huyện chủ yếu là các trường hợp bố mẹ tặng cho con cái đất ở khi có nhu cầu tách hộ. Tổng số hồ sơ trong giai đoạn 2016 - tháng 6 năm 2018 quá ít cả 2,5 năm chỉ có 101 hồ sơ và diện tích 3,6 ha tham gia đăng ký nhưng tất cả các hồ sơ tham gia đăng ký đều hoàn thành thủ tục 100%. Cụ thể năm 2016 số hồ sơ đăng ký 30 với tổng diện tích 0,92 ha và đã hoàn thành thủ tục 100%. Năm 2017 là 52 hồ sơ, diện tích 1,56 ha. 4.3.1.4. Đánh giá kết quả công tác thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Hào Phú giai đoạn 2016 - tháng 6 năm 2018 Thừa kế quyền sử dụng đất là việc người sử dụng đất chết đi để lại quyền sử dụng đất của mình cho người khác theo di chúc hoặc theo pháp luật. Trong các hình thức chuyển quyền sử dụng đất có ở xã Hào Phú thì thừa kế quyền sử dụng đất là một hình thức chuyển quyền mới nhất có ở huyện. Kết quả thừa kế quyền sử dụng đất tại xã Hào Phú giai đoạn 2016 - tháng 6 năm 2018 được thể hiện tại bảng 4.7.
- 54 Bảng 4.7: Kết quả thừa kế quyền sử dụng đất tại xã Hào Phú giai đoạn 2016 - tháng 6 năm 2018 Hồ sơ (bộ) Diện tích (ha) Đăng Hoàn Tỷ lệ (%) Hoàn Tỷ lệ (%) Năm Đăng ký ký thành hoàn thành thành hoàn thành 2016 7 7 100,00 0,06 0,06 100,00 2017 9 9 100,00 0,08 0,08 100,00 6 tháng 3 3 100,00 0,04 0,04 100,00 đầu 2018 Tổng 19 19 100,00 0,18 0,18 100,00 (Nguồn: UBND xã Hào Phú) Hồ sơ Đăng ký, Hồ sơ Hoàn thành, 2017, 9 2017, 9 Hồ sơ Đăng ký, Hồ sơ Hoàn thành, 2016, 7 2016, 7 Hồ sơ Đăng ký, 6 Hồ sơ Hoàn thành, 6 tháng đầu 2018, 3 tháng đầu 2018, 3 Hồ sơ Đăng ký Hồ sơ Hoàn thành Hình 4.4: Kết quả thừa kế quyền sử dụng đất tại xã Hào Phú giai đoạn 2016 - tháng 6 năm 2018 Từ khi Luật Đất đai 2003 ra đời và được chỉnh sửa bổ sung trong luật đất đai 2013, quy định về thừa kế quyền sử dụng đất nhưng hình thức chuyển quyền sử dụng đất. Năm 2016 trên toàn huyện với số lượng 7 hồ sơ, diện tích 0,06 ha. Năm 2017 có nhiều hơn là 9 hồ sơ và diện tích là 0,08 ha. 6 tháng
- 55 đầu năm 2018 chỉ có 3 hồ sơ tham gia và diện tích 0,04 ha. Một điều đáng kể đó là cả 2,5 năm đều không có bất cứ một hồ sơ nào phải trả về và đạt 100% số lượng hồ sơ thực hiện. Có được kết quả như vậy là do từ khi Luật Đất đai 2003 ra đời, quy định rõ hơn, cụ thể hơn về thừa kế quyền sử dụng đất nên công tác chuyển quyền sử dụng đất dưới hình thức thừa kế quyền sử dụng đất được người dân quan tâm hơn, hơn nữa thừa kế là một hoạt động đã hình thành từ rất lâu đời và đó là nhu cầu tất yếu khi người ta muốn để lại tài sản của mình cho người thân khi mất đi. Luật pháp ban hành luật để bảo vệ quyền lợi và bảo vệ đúng di nguyện của người đã khuất. Tuy nhiên về bản chất thì thừa kế là một dạng quan hệ đặc biệt mang tính dân sự và nhiều vấn đề nhạy cảm nên thời gian giải quyết và thực hiện có chậm hơn so với các hình thức chuyển quyền khác. 4.3.1.5. Đánh giá kết quả công tác thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Hào Phú giai đoạn 2016 - tháng 6 năm 2018 Đất đai là một thứ tài sản không thể thiếu và gắn chặt với cuộc sống của con người. Luật Đất đai ra đời càng chứng tỏ đất đai rất quan trọng, giá trị của nó ngày càng to lớn, nhất là trong giai đoạn phát triển vượt bậc của khoa học - xã hội. Đất đai không chỉ sử dụng để làm nhà ở, mặt bằng sản xuất kinh doanh hay là sản xuất mà đất đai còn được sử dụng để thế chấp lấy vốn làm ăn, chính vì thế giá trị của đất đai vô cùng to lớn. Cũng như các khu vực khác trong cả nước, Hào Phú cũng có nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế xã hội, chính vì vậy đất đai đem thế chấp rất nhiều. Có thể nói rằng đây là hoạt động chuyển quyền với số lượng diện tích tương đối lớn trong giai đoạn 2016 - tháng 6 năm 2018 tại xã Hào Phú. Kết quả thế chấp bằng giá trị giá trị quyền sử dụng đất tại xã Hào Phú giai đoạn 2016 - tháng 6 năm 2018 được thể hiện qua bảng 4.8 như sau:
- 56 Bảng 4.8: Kết quả thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất tại xã Hào Phú giai đoạn 2016 - tháng 6 năm 2018 Hồ sơ (bộ) Diện tích (ha) Tỷ lệ % Tỷ lệ % Năm Đăng Hoàn Đăng Hoàn hoàn hoàn ký thành ký thành thành thành 2016 68 68 100,00 0,81 0,81 100,00 2017 82 82 100,00 0,98 0,98 100,00 6 tháng 47 47 100,00 0,56 0,56 100,00 đầu 2018 Tổng 197 197 100,00 2,35 2,35 100,00 (Nguồn: UBND xã Hào Phú) Hồ sơ Đăng ký, Hồ sơ Hoàn thành, 2017, 82 2017, 82 Hồ sơ Đăng ký, Hồ sơ Hoàn thành, 2016, 68 2016, 68 Hồ sơ Đăng ký, 6 Hồ sơ Hoàn thành, 6 tháng đầu 2018, 47 tháng đầu 2018, 47 Hồ sơ Đăng ký Hồ sơ Hoàn thành Hình 4.5: Kết quả thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất tại xã Hào Phú giai đoạn 2016 - tháng 6 năm 2018 Qua số liệu thu thập được ở trên ta thấy hoạt động thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Hào Phú là rất sôi động chủ yếu là thế chấp đất ở, đa phần là do người dân trong xã đang có nhu cầu về vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh làm thủ tục để thế chấp tại các ngân hàng trong tỉnh. Đây là
- 57 hình thức chuyển quyền với số lượng và tỷ lệ đạt 100% tất cả các hồ sơ tham gia đăng ký đều hoàn thành thủ tục. Số lượng hồ sơ đăng ký qua Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố đều được thực hiện đầy đủ, không có hồ sơ nào bị trả về. So sánh giữa giai đoạn các năm 2016, 2017, 6 tháng đầu năm 2018, thì ta thấy số lượng hồ sơ thế chấp của huyện ngày một tăng; năm 2016 với 68 hồ sơ đăng ký, diện tích 0,81 ha, năm 2017 cao nhất với 82 hồ sơ và diện tích 0,98 ha, 6 tháng đầu năm 2018 hồ sơ và diện tích lại giảm chỉ với 47 hồ sơ và diện tích 0,56 ha. Điều này chứng tỏ sự đầu tư vào việc phát triển kinh tế trên địa bàn huyện rất được người dân chú trọng. 4.3.1.6. Đánh giá kết quả công tác bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Hào Phú giai đoạn 2016 - tháng 6 năm 2018 Theo số liệu thu thập, giai đoạn 2016 - tháng 6 năm 2018 trên địa bàn xã Hào Phú không có trường hợp đăng ký bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất. Hình thức bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất là một hình thức mới nên những năm trở lại đây thì hình thức này mới bắt đầu được người dân biết đến. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều người biết về hình thức này. Vì vậy, các cấp chính quyền cần có những biện pháp tuyên truyền hướng dẫn cụ thể cho người dân về những quy định cũng như trình tự, thủ tục thực hiện bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất. 4.3.1.7. Đánh giá kết quả công tác góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Hào Phú giai đoạn 2016 - tháng 6 năm 2018 Quyền góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất là việc người sử dụng đất có quyền coi giá trị quyền sử dụng đất của mình như một tài sản dân sự đặc biệt để góp vốn với người khác cùng hợp tác sản xuất kinh doanh. Việc góp vốn này có thể xảy ra giữa hai hay nhiều đối tác và rất linh động, các đối tác có thể góp đất, góp tiền, hoặc góp cái khác như sức lao động, công nghệ, máy móc , theo thỏa thuận hình thức này tạo cơ hội cho sản xuất
- 58 hàng hóa phát triển. Đồng thời, các đối tác có thể phát huy sức mạnh riêng của mình; từ đó hình thành sức mạnh tổng hợp, dễ dàng nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh nói chung. Tuy nhiên, trong thời gian qua, kể từ khi Luật Đất đai năm 2003 ra đời và chỉnh sửa luật đất đai 2013 và có hiệu lực thì hình thức chuyển quyền này vẫn chưa được phát triển. Trên địa bàn xã Hào Phú hiện tại vẫn chưa có trường hợp nào tham gia đăng kư góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất. Nguyên nhân chính là hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã là do tư nhân hoặc không thì góp vốn bằng tiền mặt; ngoài ra hình thức góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất còn chưa được biết đến nhiều, sự hiểu biết vấn đề này còn rất hạn chế. Trong thời gian tới các cấp chính quyền địa phương cần đưa ra những kế hoạch cụ thể nhằm thúc đẩy sự hiểu biết của hoạt động này tại địa phương; cần tuyên truyền để mở rộng hiểu biết của người dân về các quy định cũng như trình tự, thủ tục của hình thức góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất. 4.3.2. Đánh giá chung kết quả chuyển quyền sử dụng đất tại xã Hào Phú giai đoạn 2016 - tháng 6 năm 2018 4.3.2.1. Tổng hợp kết quả chuyển quyền sử dụng đất theo các trường hợp tại xã Hào Phú giai đoạn 2016 - tháng 6 năm 2018 Kết quả tổng hợp các hình thức chuyển quyền sử dụng đất theo các trường hợp tại xã Hào Phú giai đoạn 2016 - tháng 6 năm 2018 được thể hiện tại bảng 4.9:
- 59 Bảng 4.9: Kết quả chuyển quyền sử dụng đất theo các trường hợp Năm 2016 Năm 2017 6 tháng đầu năm 2018 Hình thức Hồ sơ Hồ sơ Tỷ lệ % Hồ sơ Hồ sơ Tỷ lệ % Hồ sơ Hồ sơ Tỷ lệ % STT chuyển đăng thực hồ sơ đăng thực hồ sơ đăng thực hồ sơ quyền SDĐ ký hiện thực ký hiện thực ký hiện thực (bộ) (bộ) hiện (bộ) (bộ) hiện (bộ) (bộ) hiện 1 Chuyển đổi 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Chuyển 2 110 108 98,18 115 112 97,39 66 66 100,00 nhượng Cho thuê, 3 0 0 0 0 0 0 0 0 0 cho thuê lại 4 Thừa kế 7 7 100,00 9 9 100,00 3 3 100,00 5 Thế chấp 68 68 100,00 82 82 100,00 47 47 100,00 6 Góp vốn 0 0 0 0 0 0 0 0 0 7 Tặng cho 30 30 100,00 52 52 100,00 19 19 100,00 8 Bảo lãnh 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng 215 213 99,06 258 255 98,83 135 135 100,00 (Nguồn:UBND xã Hào Phú) Từ bảng tổng hợp kết quả chuyển quyền sử dụng đất của xã Hào Phú cho ta thấy việc sử dụng đất đai nói chung của xã vẫn chưa thực sự phát triển mạnh tương xứng với những điều kiện thuận lợi mà huyện có được. Trong giai đoạn 2016 - tháng 6 năm 2018 vẫn còn một số hồ sơ bị trả về do không đủ điều kiện thực hiện. Các hoạt động chuyển quyền sử dụng đất tại huyện cũng chỉ tập trung vào 4 hình thức; chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất. Năm 2016 tổng số hồ sơ thực hiện chuyển quyền là 213 hồ sơ đạt 99,06%. Năm 2017 với tổng hồ sơ tham gia đăng ký chuyển quyền là 258 hồ sơ, 6 tháng đầu năm 2018 có 135 hồ sơ tham gia đăng ký đạt 100% tỷ lệ hồ sơ thực hiện thủ tục. Các hình thức còn lại là chuyển đổi, cho thuê và cho thuê lại, góp vốn, bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất không có trường hợp nào tham gia vào chuyển quyền sử dụng đất.
- 60 4.3.2.2. Tổng hợp kết quả chuyển quyền sử dụng đất theo diện tích tại xã Hào Phú giai đoạn 2016 - tháng 6 năm 2018 Kết quả tổng hợp các hình thức chuyển quyền sử dụng đất theo diện tích tại xã Hào Phú giai đoạn 2016 - tháng 6 năm 2018 thể hiện tại bảng dưới đây: Qua bảng số liệu trên cho ta thấy diện tích tham gia vào các hoạt động chuyển quyền sử dụng đất tại xã Hào Phú chưa đồng đều giữa các năm. Qua 3 năm ta thấy; năm 2016 tổng diện tích tham gia vào chuyển quyền là 3,51 ha, diện tích thực hiện 3,48 ha đạt 99,14%, còn 0,86% diện tích không hoàn thành thủ tục do một phần người dân thực hiện nghĩa vụ tài chính chậm, hồ sơ nộp còn thiếu nhiều giấy tờ theo quy định. Năm 2017 với tổng diện tích tham gia đăng ký chuyển quyền là 5,19 ha diện tích thực hiện chuyển quyền 5,17 ha đạt 99,61%. So sánh với năm 2016 diện tích tham gia thực hiện chuyển quyền năm 2017 cao hơn 1,69 ha có thể nói công tác chuyển quyền sử dụng đất của huyện năm 2017 diễn ra sôi động hơn. Bảng 4.10: Kết quả chuyển quyền sử dụng đất theo diện tích Năm 2016 Năm 2017 6 tháng đầu năm 2018 Hình thức Diện Diện Diện Diện Diện Diện chuyển quyền tích tích tích tích tích tích Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ SDĐ đăng thực đăng thực đăng thực (% ) (%) (% ) ký hiện ký hiện ký hiện (ha) (ha) (ha) (ha) (ha) (ha) Chuyển đổi 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Chuyển nhượng 1,72 1,69 98,25 2,57 2,55 99,22 0,93 0,93 100,00 Cho thuê, 0 0 0 0 0 0 0 0 0 cho thuê lại Thừa kế 0,06 0,06 100,00 0,08 0,08 100,00 0,04 0,04 100,00 Thế chấp 0,81 0,81 100,00 0,98 0,98 100,00 0,56 0,56 100,00 Góp vốn 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Tặng cho 0,92 0,92 100,00 1,56 1,56 100,00 1,12 1,12 100,00 Bảo lãnh 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng 3,51 3,48 99,14 5,19 5,17 99,61 2,61 2,61 100,00 (Nguồn: UBND xã Hào Phú)