Khóa luận Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ Bản Luông đến môi trường xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

pdf 76 trang thiennha21 13/04/2022 6010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ Bản Luông đến môi trường xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_anh_huong_cua_hoat_dong_khai_thac_cat_soi.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ Bản Luông đến môi trường xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

  1. ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM CHU THỊ QUỲNH “ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CÁT SỎI MỎ BẢN LUÔNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG XÃ MỸ THANH, HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN NĂM 2018” KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Liên thông Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2017-2019 THÁI NGUYÊN - năm 2019
  2. ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM CHU THỊ QUỲNH “ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CÁT SỎI MỎ BẢN LUÔNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG XÃ MỸ THANH, HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN NĂM 2018” KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Liên thông Chuyên ngành : Khoa học môi trường Lớp : LTK49 - KHMT Khoa : Môi trường Khóa học : 2017-2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Trần Hải Đăng THÁI NGUYÊN - năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Quá trình thực tập rất quan trọng đối với mỗi sinh viên, thời gian thực tập giúp bản thân mỗi sinh viên được vận dụng những kiến thức đã được học vào thực tiễn, từ đó rút ra được những kiến thức nâng cao được trình độ chuyên môn. Để hoàn thành Báo cáo tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cô, chú, anh, chị đang công tác tại Công ty TNHH Thái Bắc đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại địa phương. Em xin bày tỏ lòng kính trọng, cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Trần Hải Đăng – người đã hết lòng giúp đỡ, tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng, với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến gia đình bạn bè, những người đã giúp đỡ rất nhiều để em hoàn thành được chương trình học tập cũng như báo cáo tốt nghiệp. Do điều kiện, thời gian và trình độ hạn chế cho nên đề tài còn nhiều thiếu sót, kính mong thầy cô giáo và các bạn sinh viên đóng góp ý kiến xây dựng để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 13 tháng 6 năm 2019 Sinh viên Chu Thị Quỳnh
  4. ii Mục lục PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 3 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Error! Bookmark not defined. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học 4 2.1.1. Một số khái niệm chung 4 2.1.2. Một số bệnh liên quan đến môi trường 12 2.1.3. Các thông số về chất lượng môi trường 16 2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài 19 2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài 20 2.3.1. Tình hình khai thác cát sỏi tại một số địa phương trong cả nước 20 2.3.2. Tình hình khai thác cát sỏi trên dịa bàn tỉnh Bắc Kạn 23 2.3.3. Tình hình khai thác cát sỏi tại xã Mỹ Thanh giai đoạn trước 24 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 25 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 25 3.3. Nội dung nghiên cứu 25 3.4. Phương pháp nghiên cứu 25 3.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn 25
  5. iii 3.4.3. Phương pháp lấy mẫu 27 3.4.4. Phương pháp phân tích 27 3.3.5. Phương pháp xử lý số liệu 30 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Mỹ Thanh 31 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 31 4.2. Tổng quan về mỏ cát sỏi Bản Luông 36 4.2.1. Vị trí địa lý 36 4.2.2. Quy mô mỏ cát sỏi Bản Luông 37 4.2.3. Công nghệ khai thác và chế biến 38 4.2.4. Các loại chất thải phát sinh và biện pháp xử lý 39 4.3. Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác cát sỏi tại mỏ Bản Luông, xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn 47 4.3.1. Đánh giá thực trạng môi trường nước 47 4.3.2. Đánh giá thực trạng môi trường không khí 50 Kết quả phân tích chất lượng không khí 50 4.3.3. Nhận thức của người dân về chất lượng môi trường 51 4.4. Đánh giá chung và đề xuất các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường do hoạt động khai thác cát sỏi tại mỏ Bản Luông, xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn 56 4.4.1. Đánh giá chung 56 4.4.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tới môi trường không khí 57 4.4.3. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động xấu tới con người 57 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 60 5.1. Kết luận 60 5.2. Kiến nghị 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
  6. iv Danh mục bảng biểu Bảng 3.1: Vị trí đo đạc, lấy mẫu chất lượng môi trường 28 Bảng 3.2: Phương pháp phân tích mẫu môi trường 28 Bảng 4. 1: Tọa độ các điểm góc khu vực mỏ 36 Bảng 4.2: Hệ số dòng chảy theo đặc điểm mặt phủ 41 Bảng 4 3:Tải lượng khí thải độc hại phát sinh từ quá trình đốt cháy nhiên liệu 47 Bảng 4.4: Kết quả phân tích hiện trạng môi trường nước mặt tại khu vực mỏ 48 Bảng 4.5: Kết quả phân tích hiện trạng môi trường nước thải tại khu vực mỏ 49 Bảng 4.6: Kết quả phân tích hiện trạng môi trường nước thải sinh hoạt tại khu vực mỏ 50 Bảng 4.7: Kết quả phân tích hiện trạng môi trường không khí tại khu vực mỏ 50 Bảng 4.8: Đánh giá cảm quan của người dân về chất lượng nguồn nước sử dụng tại xã Mỹ Thanh 51 Bảng 4.9: Đánh giá cảm quan của người dân về chất lượng không khí tại xã Mỹ Thanh 53 Bảng 4.10: Đánh giá chất lượng tiếng ồn từ khu khai thác tới sức khỏe người dân xã Mỹ Thanh 55
  7. v Danh mục hình Hình 4. 1: Vị trí khai thác mỏ cát sỏi Bản Luông 38 Hình 4. 2: Công nghệ sàng tuyển 39 Hình 4. 3: Đánh giá cảm quan của người dân về chất lượng nguồn nước sử dụng tại xã Mỹ Thanh 52 Hình 4. 4: Đánh giá cảm quan của người dân về chất lượng không khí xung quanh tại khu khai thác. 54 Hình 4. 5: Đánh giá cảm quan của người dân về khí thải và bụi tới môi trường sống tại xã Mỹ Thanh 54 Hình 4. 6: Đánh giá chất lượng tiếng ồn từ khu khai thác tới sức khỏe người dân xã Mỹ Thanh 56 Hình 4. 7: Nước mặt Sông Cầu chảy qua khu vực mỏ cát sỏi Bản Luông 64 Hình 4. 8: Vị trí lấy mẫu nước thải sản xuất sau xử lý tai ao lắng của mỏ 64 Hình 4. 9: Vị trí lấy mẫu nước thải sinh hoạt tại khu mỏ 64 Hình 4. 10: Vị trí lấy mẫu không khí tại khu vực khai thác 65 Hình 4. 11: Vị trí lấy mẫu không khí xung quanh khu vực mỏ 65
  8. vi Danh mục các từ viết tắt TỪ VIẾT TẮT NGHĨA ĐẦY ĐỦ ATLĐ-BHLĐ An toàn lao động- bảo hộ lao động BOD5 Nhu cầu oxy sinh học trong 5 ngày COD Nhu cầu oxy hóa học KTT Kinh tuyến trục QCVN Quy chuẩn Việt Nam SPOSH Đánh giá liệu các môi trường đại diện TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TNHH Trách nhiệm hữu hạng UBND Uỷ ban nhân dân
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Các dòng sông cung cấp cát và sỏi để xây dựng cơ sở hạ tầng, các tòa nhà, nâng cao nền đất tại các khu vực ngập lụt, tạo các con đê ngăn lũ Nguồn tài nguyên giá rẻ này có nhiều công dụng và nhu cầu sử dụng đang gia tăng nhanh chóng. Khai thác cát, sỏi lòng sông đã phát triển vào cuối những năm 1800 ở các nước công nghiệp để xây dựng đường và làm bê tông. Cát, sỏi là vật liệu xây dựng thông thường không thể thiếu đối với ngành xây dựng. Và đây cũng là mặt hàng đang được săn lùng, khai thác để mua bán – trao đổi trên thị trường để thu lợi nhuận. Ở Việt Nam, nhu cầu sử dụng vật liệu cát, sỏi đang ngày một tăng cao nên tình trạng khai thác cát, sỏi và tập kết tại các bến bãi không phép đang là vấn đề nhức nhối trong dư luận suốt thời gian qua. Những năm gần đây, tình trạng cát, sỏi bị khai thác trái phép tràn lan diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước gây ô nhiễm môi trường, sạt lở nghiêm trọng bờ sông, tác động xấu tình hình an ninh trật tự, đe dọa cuộc sống của người dân địa phương, gây bức xúc trong dư luận. Hoạt động bơm hút rất nhanh, diễn ra ở địa bàn giáp ranh, có mạng lưới chân rết rộng để cảnh giới nên việc bắt giữ, xử lý còn khó khăn. Việc khai thác cát, sỏi lòng sông khác với khai thác các loại tài nguyên khác vì đầu tư không lớn; phương tiện khai thác có thể nhỏ lẻ, hoặc có quy mô lớn nhưng di chuyển linh hoạt có thể khai thác được cả ngày lẫn đêm; cát, sỏi hút lên là có thể bán được ngay, thậm chí bán ngay trên sông mà không cần tới điểm tập kết nên lợi nhuận cao. Do đó, các lực lượng chức năng rất khó khăn trong việc truy quét, xử lý vì thiếu nhân lực, phương tiện, kinh phí. Nhiều vụ việc khi bị cơ quan chức năng phát hiện, truy quét, các đối tượng sẵn sàng đánh chìm thuyền và bỏ chạy. Tại một số địa phương còn chưa xử lý nghiêm đối với cán bộ, công
  10. 2 chức, nhất là lãnh đạo chính quyền cấp cơ sở có hành vi bao che, dung túng để hoạt động khai thác trái phép diễn ra mà không xử lý, hoặc để kéo dài. Đồng thời, cho xây dựng các bãi tập kết cát, sỏi trái phép mà không xử lý Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước nói chung và tỉnh Bắc Kạn nói riêng nhu cầu về vật liệu xây dựng như đất, đá, cát, sỏi là rất lớn. Hiện nay nguồn vật liệu xây dựng cát, sỏi tại huyện Bạch Thông ngày một trở nên cấp thiết do nhu cầu xây dựng ngày càng nhiều. Do đó việc thăm dò, khai thác cát, sỏi là cần thiết để có thể đảm bảo cung cấp nguồn vật liệu thường xuyên cho công tác tu bổ, nâng cấp các tuyến đường giao thông, xây dựng hạ tầng, đê, kè hàng năm trên địa bàn huyện và khu vực lân cận. Tuy nhiên trong quá trình khai thác có nhiều mỏ khai thác trái phép với quy mô nhỏ lẻ, hiện tượng phổ biến liên quan đến khai thác cát và sỏi là sự khoét sâu lòng sông, gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái trên cạn và dưới nước, gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh khu khai thác. Xuất phát từ những vấn đề trên được sự đồng ý của ban giám hiệu, BCN Khoa Môi trường trường Đại học Nông Lâm, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo: TS. Trần Hải Đăng, em tiến hành đánh giá và nghiên cứu đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ Bản Luông đến môi trường xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn”.
  11. 3 1.2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá sự ảnh hưởng đến môi trường từ hoạt động khai thác cát, sỏi tại mỏ Bản Luông từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường trên địa bàn xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. - Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội của xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn + Điều kiện tự nhiên + Điều kiện kinh tế, xã hội - Tổng quan hoạt động khai thác cát sỏi tại mỏ Bản Luông, xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn - Đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác cát sỏi tới môi trường xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn - Đánh giá chung và đề xuất các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu các tác động do hoạt động khai thác cát sỏi tới môi trường xã Mỹ Thanh 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Kết quả của đề tài là tài liệu tham khảo và là cơ sở khoa học mang tính tham khảo cho các nghiên cứu liên quan. - Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu để làm quen với thực tế. - Nâng cao kiến thức và tích lũy được kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Đưa ra các giải pháp cũng như những kiến nghị phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nhằm cải thiện hiện trạng môi trường xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.
  12. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Một số khái niệm chung 2.1.1.1. Khái niệm môi trường và tầm quan trọng của môi trường * Khái niệm môi trường Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. [9] * Tầm quan trọng của môi trường - Thứ nhất phải nhắc đến môi trường là nơi chứa đựng và cung cấp tài nguyên cho đời sống sản xuất của con người chúng ta Khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng tăng số lượng tài nguyên được khai thác tăng lên càng cao để đáp độ phức tạp phát triển của xã hội.Chức năng này của môi trường là chức năng sản xuất tự nhiên: + Rừng núi là nơi cung cấp nước với đa dạng sinh học và độ phì nhiêu cho đất đai, nguồn gỗ và củi phục vụ cho đời sống, dược liệu vv cải thiện điều kiện sinh thái. + Các ao hồ sông ngòi cung cấp nước dinh dưỡng là nơi tồn tại phát triển cho thủy sản. +Các động thực vật cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm thiết yếu cho con người. + Nhiệt độ, không khí, năng lượng mặt trời nước gió có chức năng duy trì trao đổi chất. + Các quặng dầu mỏ cung cấp nguyên liệu cho hoạt động sản xuất của con người. - Môi trường một không gian sống lý tưởng cho sinh vật và con người
  13. 5 + Cuộc sống hàng ngày của con người cần một không gian nhất định để hoạt động như nghỉ ngơi làm việc vv. Như vậy môi trường đòi hỏi phải đủ tiêu chuẩn về các mặt sinh lý hóa vv + Không gian sống của con người thay đổi liên tục theo sự phá triển của công nghệ khoa học.Như ngày nay việc xây dựng hệ thống cống rãnh để đáp ứng được sự lưu thông của nước thải sản xuất của con người để tránh phải thông tắc cống như trước kia. - Chứa đựng chất thải đó là chức năng sống còn của môi trường + Trong quá trình phá triển con người luôn luôn đào thải các chất ra ngoài môi trường và được phân hủy dưới tác động của vi sinh vật.Trong những thời kì còn chưa phát triển quá trình phân hủy chất thải đa phần là để tự nhiên, nhưng giớ đây với sự gia tăng dân số chóng mặt và vựa phá triển của khoa học kĩ thuật và đô thị hóa thì lượng rác thải không ngừng được thải ra làm cho lượng chất thải quá tải gây ô nhiễm nghiêm trọng. + Nhiều nơi rác thải được thải ra đặc biệt là rác thải sản xuất và sinh hoạt nhiều nơi ô nhiễm nghiêm trọng do rác thải như gây ô nhiễm nguồn nước, tắc cống ngầm vv. - Môi trường là nơi lưu trữ cung cấp thông tin cho con người + Môi trường là nơi ghi chếp lưu giữ lịch sử tiến hóa phá triển của con người trên trái đất. + Cung cấp các tín hiệu báo hiệu hiểm họa sớm cho con người và sinh vật sống trước những thảm họa từ thiên nhiên. + Là nơi gìn giữ các giá trị thẩm mỹ, tôn giáo, văn hóa của con người vvv + Môi trường còn bảo vệ con người và sinh vật trước những tác động từ bên ngoài.
  14. 6 Tóm lại môi trường là nơi mà chúng ta cần phải luôn luôn bảo vệ giữ gìn vì môi trường là nguồn sống thiết thực và mang lại cho con người sự phát triển phồn thịnh nhất. [3] 2.1.1.2. Khái niệm về ô nhiễm môi trường và nguồn gốc * Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. [9] * Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành phần sinh học của nước vi phạm tiêu chuẩn cho phép. [6] * Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi * Ô nhiễm đất là sự làm biến đổi thành phần, tính chất của đất gây ra bởi nhiều yếu tố đến mức ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe con người, làm suy thoái chất lượng môi trường, nồng độ các chất tăng lên vượt quá mức an toàn, vượt lên khả năng tự làm sạch của đất. [5] * Nguồn gốc ô nhiễm môi trường - Nguồn gốc tự nhiên + Ô nhiễm không khí: do hoạt động của núi lửa, bão cát, song thần, động đất, quá trình phân hủy xác chết của các loài sinh vật. + Ô nhiễm môi trường nước: nước mưa rửa trôi đất và cuốn theo rác thải, bùn đất xuống các con sông, sự phun trào núi lửa làm bụi khói bốc lên cao theo nước mưa rơi xuống đất, do triều cường nước biển dâng cao vào sâu gây ô nhiễm các dòng sông, mưa axit. + Ô nhiễm môi trường đất: đất bị nhiễm phèn chủ yếu nhiễm Fe2+, Al3+, 2- SO4 , pH môi trường giảm gây ngộ độc cho các loài sinh vật trong môi trường đó.
  15. 7 - Nguồn gốc nhân tạo + Ô nhiêm môi trường không khí: Khí thải phát ra từ các nhà máy, khu công nghiệp, từ các phương tiện giao thông (xe cơ giới, tàu biển và máy bay). Các quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây chuyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi. Giao thông vận tải là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí đặc biệt ở khu đô thị và khu đông dân cư. Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2, NOx, Pb, CH4 Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển. Nếu xét trên từng phương tiện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ nhưng nếu mật độ giao thông lớn và quy hoạch địa hình, đường sá không tốt thì sẽ gây ô nhiễm nặng cho hai bên đường. Sinh hoạt Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu là các hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu nhưng đặc biệt gây ô nhiễm cục bộ trong một hộ gia đình hoặc vài hộ xung quanh. Tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu: CO, bụi, khí thải từ máy móc gia dụng, xe cộ, + Ô nhiễm môi trường nước: Từ sinh hoạt nước thải sinh hoạt: là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbonhydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn và vi trùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao. Từ các chất thải công nghiệp nước thải công nghiệp: là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước thải sinh hoạt hay nước thải đô thị, nước thải công nghiệp
  16. 8 không có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể. Ví dụ: nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm thường chứa lượng lớn các chất hữu cơ. Ngoài các nguồn gây ô nhiễm chính như trên thì còn có các nguồn gây ô nhiễm nước khác như từ y tế hay từ các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của con người + Ô nhiễm môi trường đất: Ô nhiễm do các chất thải công nghiệp các hoạt động công nghiệp xả vào đất một lượng lớn các phế thải của chúng. Các lượng phế thải đó, nguy hiểm nhất là các chất thải nguy hại, được thông qua khí thải, nước thải và rác thải hoặc thải trực tiếp xuống đất. Chúng làm ô nhiễm môi trường đất, phá huỷ sự cân bằng của hệ sinh thái đất. Quá trình khai khoáng gày ô nhiễm và suy thoái môi trường đất ở mức nghiêm trọng nhất. Do khai thác, một lượng lớn phế thải, quặng từ lòng đất được đưa lên trên bề mặt. Mặt khác thảm thực vật trong khu vực khai khoáng bị huý diệt, đất có thể bị xói mòn. Tiếp theo là một lượng lớn phế thải, xí quặng theo khói bụi bay vào không khí rồi lại lắng đọng xuống đất và làm nhiễm bẩn đất trong một phạm vi lớn. Các chất thải này thường xuyên chứa những sản độc hại ở dạng dung dịch và dạng rắn. Khoảng 50% chất thải công nghiệp là dạng rắn (than, bụi, chất hữu cơ xí quặng ) và trong đó 15% có khả năng gây độc nguy hiểm. Độ pH của đất giảm do mưa axít và chất thải công nghiệp. Tương ứng sự giảm đi 50% độ no bazơ nghĩa là 1/2 cation bazơ đã được thay thê bằng H+ và Al3+ (theo TAMM 1988, ANDERSON 1988). Điều đáng lo ngại là các phế thải công nghiệp thường làm ô nhiễm đất bởi các hoá chất và kim loại nặng. Phênol là vật thải của công nghiệp dệt, luyện kim đen, luyện than cốc – khi thấm vào đất, vào nước thì làm cho đất, nước có mùi đặc biệt, nguy hiểm là khi phênol kết hợp với clo ở những đất bị nhiễm mặn sẽ tạo thành clorôphênol rất độc, có mùi buồn nôn, gây ung thư. Hàm lượng phênol từ 25-
  17. 9 30mg// nước đất gây độc cho cây và chết động vật đất. Các nguyên tố kim loại nặng (Cu, Zn, Pb, Hg, Cr, Cd, ) thường chứa trong phế thải của ngành luyện kim mầu, sản xuất ôtô Nước thải chứa kim loại nặng cuối cùng làm ô nhiễm đất. Các loại phế thải rắn công nghiệp được tạo nên từ hầu hết các khâu công nghệ sản xuất và từ trong các quá trình sử dụng sản phẩm. Các loại phế thải này dược tập trung tại các cơ sở sản xuất hoặc vận chuyển khỏi khu vực, rồi bằng cách này hay cách khác và cuối cùng cũng trở về với môi trường đất. Các chất thải vô cơ từ cơ sở công nghiệp như mạ điện, thủy tinh, công nghiệp giấy, cặn xỉ, Các phế thải dễ cháy từ các nhà máy lọc dầu, sửa chữa ô tô - xe máy, sản xuất máy lạnh, Các phế tải độc hại như phế thải chứa đồng vị phóng xạ, các phế thải hóa học, Đặc điểm của phế thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trường đất là đa dạng về thành phần và kích thước, không tập trung và đa nguồn gốc, vì vậy việc lựa chọn phương pháp xử lý chúng cũng rất phức tạp. Ô nhiễm do các hoạt động nông nghiệp Áp lực tăng dân số đòi hỏi nhu cầu tăng lương thực, thực phẩm ngày càng tăng đòi hỏi phải tăng cường các hoạt động sản xuất, hay kích thích thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp. Các biện pháp được người nông dân sử dụng đó là tăng cường sử dụng các hóa chất, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các loại thuốc kích thích với liều lượng lớn, làm cho đất tại các khu vực này bị ô nhiễm trầm trọng. Ô nhiễm do hoạt động sinh hoạt của con người. Hàng ngày, từ sinh hoạt, con người ta thải vào môi trường đất một lượng đáng kể chất thải rắn và chất thải lỏng, về chất thải lỏng: trung bình người dân đô thị ở các thành phố lớn của Việt Nam mỗi ngày sử dụng một lượng nước cấp khoảng 100-150 lít, và cũng thải ra môi trường một lượng nước thải như vậy, trong đấy có chứa bao nhiêu là chất độc hại. Những chất độc hại đấy đọng lại nhiều nhất trong môi trường nước và đất. về chất thải rắn: trung bình mỗi người mỗi ngày thái
  18. 10 ra một lượng chất thải rắn từ 0,4 đến 1,8 kg/người.ngđêm, khối lượng này tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng đô thị, từng lứa tuổi Lượng phân này xả vào môi trường theo hệ thống thoát nước. Trong đó có chứa nhiều chất ô nhiễm, ví dụ hàm lượng chất lơ lửng là 65-100g/người.ng đêm Trong rác và phế thái rắn sinh hoạt có phế thải thực phẩm, lá cây, vật liệu xây dựng, các loại bao bì, phân người và súc vật.v.v Trong các loại phế thải sinh hoạt này hàm lượng chất hữu cơ lớn, độ ẩm cao. Nếu không xử lý tốt thì chúng vẫn được tồn lưu trong môi trường nước và đất, và đó là môi trường cho các loài vi khuẩn, trong đó có nhiều loại vi khuẩn gày bệnh phát triển. Ô nhiễm đất là hậu quả của ô nhiễm nước nông dân lấy nước thải tưới cho đồng ruộng. Nếu không điều tra chất lượng nước, có thể làm cho đất bị ô nhiễm ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây. Tưới nước có độ mặn cao làm cho đất bị mặn hoá. [5] 2.1.1.3. Khái niệm khoáng sản - Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ. - Khoáng sản là thành tạo khoáng vật của lớp vỏ trái đất mà thành phần hóa học và các tính chất vật lý của chúng cho phép sử dụng chúng có hiệu quả và lợi ích trong lĩnh vực sản xuất ra của cải vật chất của nền kinh tế quốc dân. [6] - Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan. [10] 2.1.1.4. Các khái niệm khác
  19. 11 - Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác. - Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành. - Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường. - Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường. - Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về thành phần môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường. - Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. - Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có
  20. 12 thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường. - Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường. - Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. - Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng. - Chất gây ô nhiễm là các chất hóa học, các yếu tố vật lý và sinh học khi xuất hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm cho môi trường bị ô nhiễm. - Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. - Sức chịu tải của môi trường là giới hạn chịu đựng của môi trường đối với các nhân tố tác động để môi trường có thể tự phục hồi. - Kiểm soát ô nhiễm là quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô nhiễm. - Khí nhà kính là các khí trong khí quyển gây ra sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. [9] 2.1.2. Một số bệnh liên quan đến môi trường * Những bệnh thường mắc phải do nguồn nước trong 3 trường hợp trực tiếp và gián tiếp sau đây: + Tiếp xúc trực tiếp với môi trường: Khi tắm rửa, do các hoá chất, qua đường hô hấp và vi sinh vật trong nước.
  21. 13 + Trong nước uống và thức ăn: Do vi sinh vật (số nhiều) và hoá chất trong các môi trường tồn dư trong thức ăn nước uống. + Những tác nhân sinh vật học chính truyền qua các môi trường có thể xếp thành 4 loại: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và các loại sinh vật khác. * Một số bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người: - Các bệnh liên quan đến nguồn nước + Bệnh do virus qua đường tiêu hoá: Viêm dạ dày ruột nguồn gốc virus, bệnh viêm gan A + Virus nhiễm qua đường niêm mạc: Bệnh sốt bại liệt, bệnh tả (Cholerae), bệnh thương hàn (Typhoid fever) + Bệnh do giun sán: Bệnh do giun đũa, giun tóc, giun kim lây truyền qua nước. Do phân nhiễm vào nước gặp điều kiện thuận lợi thì nhiễm qua người. Đặc biệt là bệnh ỉa chảy cấp. Theo thống kê của Bộ Y tế, gần một nửa trong số 26 bệnh truyền nhiễm có nguyên nhân liên quan tới nguồn nước bị ô nhiễm, vệ sinh môi trường và ý thức vệ sinh cá nhân kém của người dân. Điển hình nhất là bệnh tiêu chảy cấp đang xuất hiện rải rác tại một số địa phương. Ngoài ra, có nhiều bệnh truyền nhiễm khác cũng liên quan tới nguồn nước như tả, thương hàn, các bệnh về đường tiêu hoá, viêm gan A, viêm não. Tại Việt Nam, số người mắc các bệnh liên quan đến nguồn nước chiếm tới 50% tổng số bệnh nhân nội trú. Tình hình mắc bệnh do nguyên nhân này đang có xu hướng tăng. Hậu quả do nhiễm bệnh từ nước uống ảnh hưởng đến sức khoẻ và môi trường cộng đồng. Vì vậy công tác xử lý và khử trùng nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong các nhà máy nước, điều này góp phần tích cực trong việc ngăn ngừa các vi sinh vật xâm nhập vào nguồn nước, hạn chế tối đa các bệnh lây truyền qua nguồn nước.
  22. 14 - Các bệnh liên quan đến môi trường đất Đất bị ô nhiễm trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người thông qua tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc qua đường hô hấp do sự bốc hơi của chất gây ô nhiễm đất; các mối đe dọa tiềm tàng lớn hơn được đặt ra bởi sự xâm nhập của ô nhiễm đất vào tầng nước ngầm được sử dụng cho con người, đôi khi ở những khu vực dường như rất xa so với bất kỳ nguồn gây ô nhiễm rõ ràng trên mặt đất. Hậu quả đến sức khỏe khi tiếp xúc với đất ô nhiễm rất khác nhau tùy thuộc vào loại chất gây ô nhiễm, cách thức tấn công và tính dễ bị tổn thương của người dân khi tiếp xúc. Tiếp xúc mãn tính với crôm, chì và các kim loại khác, xăng dầu, dung môi, và nhiều công thức thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ có thể gây ung thư, có thể gây ra rối loạn bẩm sinh, hoặc có thể gây ra các bệnh mãn tính khác. Nồng độ của các chất tự nhiên trong công nghiệp hoặc nhân tạo, chẳng hạn như nitrat và amoniac kết hợp với phân gia súc từ các hoạt động nông nghiệp, cũng đã được xác định là mối nguy hiểm sức khỏe trong đất và nước ngầm. Tiếp xúc mãn tính với Benzene ở nồng độ đủ được biết là có liên quan với tỷ lệ cao của bệnh bạch cầu. Thủy ngân và cyclodienes được biết là gây ra tỷ lệ mắc cao hơn về tổn thương thận. PCBs và cyclodienes có liên quan đến nhiễm độc gan. Organophosphates và carbomates có thể gây ra một chuỗi các phản ứng dẫn đến tắc nghẽn thần kinh cơ. Nhiều loại dung môi clo gây ra những thay đổi gan, thận và thay đổi hệ thống thần kinh trung ương. Một loạt những ảnh hưởng đến sức khỏe như nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi, kích ứng mắt và phát ban da cho các hóa chất được trích dẫn ở trên và khác. Ở liều lượng đủ một số lượng lớn các chất gây ô nhiễm đất có thể gây tử vong do thông qua tiếp xúc trực tiếp, hít hoặc nuốt phải các chất ô nhiễm trong nước ngầm bị ô nhiễm qua đất.
  23. 15 Chính phủ Scotland đã đưa Viện Y học lao động thực hiện các phương pháp đánh giá rủi ro đối với sức khỏe con người từ đất bị ô nhiễm. Mục tiêu tổng thể của dự án là làm những hướng dẫn mà có ích cho chính quyền địa phương người Scotland trong việc đánh giá liệu các môi trường đại diện có khả năng thiệt hại đáng kể (SPOSH) đối với sức khỏe con người hay không. Dự kiến là đầu ra của dự án sẽ là một tài liệu ngắn hướng dẫn cấp cao về đánh giá rủi ro sức khỏe có sự tham khảo hướng dẫn hiện hành được xuất bản và các phương pháp đã được xác định là đặc biệt phù hợp và hữu ích. Dự án sẽ xem xét hướng dẫn chính sách được phát triển như thế nào để xác định khả năng chấp nhận rủi ro đối với sức khỏe con người và đề xuất một cách tiếp cận cho việc đánh giá những nguy cơ không thể chấp nhận phù hợp với tiêu chí SPOSH theo quy định của pháp luật và theo luật định Hướng dẫn Scotland. - Các bệnh liên quan đến môi trường không khí Tại Việt Nam, cùng với sự gia tăng của các phương tiện giao thông, sự phát triển của các khu công nghiệp, khí thải sinh hoạt cũng khiến bầu không khí ô nhiễm trầm trọng. Thậm chí từng có công bố Việt Nam nằm trong 10 quốc gia có chất lượng không khí thấp nhất và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Trao đổi với PGS TS Nguyễn Hoài Nam - Phó chủ tịch Hội Phẫu thuật Lồng ngực và Tim mạch TP HCM cho hay ô nhiễm không khí có tác động rất rõ ràng và nguy hiểm đến sức khỏe con người song ít người để ý đến điều này. Theo đó, ô nhiễm không khí được hiểu đơn giản nhất là do tình trạng gia tăng quá nhiều, thậm chí vượt ngưỡng của khói, bụi, đặc biệt là CO2, CO, chì và các hóa chất độc hại khác do xe máy, xe hơi, phương tiện giao thông, các nhà máy, khu công nghiệp thải ra.
  24. 16 Theo PGS Nguyễn Hoài Nam, ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến hệ hô hấp đầu tiên, gây viêm đường hô hấp trên như tai mũi họng. Bệnh nhân thường xuyên nghẹt mũi, xoang, viêm phế quản, nặng hơn gây tình trạng dị ứng gây hen suyễn. Trong đó, mũi là cửa ngõ của đường hô hấp vì thế đây là cơ quan đầu tiên trên cơ thể phản ứng với những thay đổi thất thường của thời tiết hoặc tác nhân từ môi trường. Khi không khí bị ô nhiễm kéo dài và mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng, những bệnh liên quan đến cửa ngõ này rất dễ xuất hiện và thực sự khó kiểm soát. Thực tế, số liệu thống kê của Bộ Y tế, trong những năm gần đây cho thấy các bệnh nhân về đường hô hấp có tỷ lệ mắc cao nhất trên toàn quốc, nguyên nhân chủ yếu là do ô nhiễm không khí gây ra. Các đô thị bị ô nhiễm không khí có tỷ lệ người nhiễm khuẩn hô hấp cao gấp nhiều lần so với các đô thị khác. PGS Nam khuyến cáo, các chất độc không khí vào cơ thể chính là tác nhân gây ung thư phổi, vòm họng, mũi. Còn về tim mạch, chất ô nhiễm sẽ làm tăng độc tố trong máu, độc tố ngấm trong máu gây xơ vữa động mạch, cao huyết áp, từ đó gây nên các hệ lụy nguy hiểm khác như đột quỵ, suy tim, “Các chất ô nhiễm này là những chất độc tính xuyên qua màng lọc của phổi, đi vào trong máu, vào cơ thể, ngấm vào các thành mạch gây nên tình trạng xơ vữa. Chúng có thể tác động gây bệnh tức thời như viêm phổi, viêm mũi, hen suyễn, phế quản. Về lâu dài, chúng sẽ lấp đầy trong phổi, xơ cứng phổi, 5-10 năm sau mới phát bệnh”. 2.1.3. Các thông số về chất lượng môi trường * Môi trường nước - Thông số vật lý:
  25. 17 + Nhiệt độ: Nhiệt độ nước là đại lượng phụ thuộc vào điều kiện môi trường và khí hậu. Nước mặt thường có nhiệt độ thay đổi theo nhiệt độ môi trường, nước ngầm có nhiệt độ ổn định hơn. + Độ màu: Thường do các chất bẩn trong nước tạo nên như: Sắt, mangan, chất mùn humic, các loại thủy sinh, do nước thải sinh hoạt hoặc nước thải công nghiệp. + Độ đục: Nước có độ đục lớn chứng tỏ có nhiều cặn bẩn hoặc làm lượng chất lơ lửng cao. + Mùi vị: Mùi trong nước thường do các hợp chất hóa học, hợp chất hữu cơ hay sản phẩm từ quá trình phân hủy vật chất gây nên. - Thông số hóa học: Thông số hóa học phản ánh những đặc tính hóa học hữu cơ và vô cơ của nước. +) Đặc tính hóa hữu cơ của nước thể hiện trong quá trình sử dụng ô xy hòa tan trong nước của các loại vi khuẩn, vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ. +) Đặc tính vô cơ bao gồm độ mặn, độ cứng, độ pH, độ axít, độ kiềm, lượng chứa các ion Mangan (Mn), Clo (Cl), Sunfat (So4, những kim loại nặng như Thủy ngân (Hg), Chì (Pb), Crôm (Cr), Đồng (Cu), Kẽm (Zn), các hợp chất chứa Nitơ hữu cơ, amôniac (NH, No, No) và Phốt phát. - Thông số sinh học: Bao gồm các loại vi khuẩn, virut gây bệnh, nguyên sinh động vật, tảo các vi sinh vật trong mẫu nước phân tích bao gồm có E.Coli và Colifom chịu nhiệt. Đố với nước cung cấp cho sinh hoạt yêu cầu chất lượng cao, trong đó đặc biệt chú ý đến thông số này. * Môi trường đất - Thông số vật lý:
  26. 18 + Nhiệt độ: Khi nhiệt độ trong đất tăng sẽ gây ra ảnh hưởng đến khu hệ sinh vật đất phân giải chất hữu cơ, khiến đất bị chai cứng, mất chất dinh dưỡng. + Các chất phóng xạ: đất bị ô nhiễm bởi các phế thải của trung tâm khai thác chất phóng xạ, các nhà máy điện nguyên tử hạt nhân, khi xâm nhập ao cơ thể gây thay đổi cấu trúc tế bào, bệnh di truyền, bệnh ung thư, - Thông số hóa học: + Kim loại nặng: đất bị nhiễm kim loại nặng như As, Pb, Cd, Cr, Cu, Hg nếu đi vào cơ thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe + Các anion như sunphua, sun phit, xyanua, clorua, nitrat, + Dẫn xuất phenol, các hydrocacbon dạng vòng thơm, các dioxin, các hợp chất hữu cơ trong chất thải công nghiệp. + Dâu mỡ thải bỏ của nước thải công nghiệp. + Các chất khí Cl2, H2S, SO2, CO2, CH4, + Các chất axit và kiềm khiến cho trao đổi của các sinh vật trong đất bị thay đổi. - Thông số sinh học: Những tác nhân sinh học có thể ô nhiễm đất, gây ra bệnh ở người và động vật như trực khuẩn lỵ, thương hàn hoặc amip ký sinh trùng. * Môi trường không khí - Thông số vật lý: + Nhiệt độ + Độ ẩm + Tốc độ gió - Thông số hóa học: + CO2: Có vai trò gây hiệu ứng nhà kính hàng đầu
  27. 19 + SOX: Hợp chất hóa học công thức SO2, quá trình oxi hóa SO2 nhờ chất xúc tác NO2 tạo thành H2SO4, thành phần chính gây nên các trận mưa axit. + CO là một loại khí không màu, không mùi, độc nhưng không gây kích thích, Khói xả từ các phương tiện giao thông là một nguồn chính của carbon monoxide. - Thông số sinh học: Không khí bị ô nhiễm kéo theo các loài vi khuẩn trong không gian, khi con người hít phải sẽ gây bệnh. 2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài Luật pháp của mỗi quốc gia về bảo vệ môi trường thường là một hệ thống phức tạp các quy chuẩn pháp lý về sử dụng, bảo vệ, khôi phục, cải thiện các nguồn nước, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất của con người. Tùy theo điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, địa lý và lịch sử mà luật pháp và quản lý nhà nước của mỗi quốc gia khác nhau. - Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 1014, ban hành ngày 23 tháng 6 năm 2014 có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 2015. - Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17/11/2010; - Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khoáng sản; - Căn cứ nghị định số 19/2015/NĐCP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quyết định chi tiết thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trương. - Nghị định số 80/1014/NĐ-CP ngày 6 tháng 8 năm 1014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải. - Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/03/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
  28. 20 - Nghị định 34/2005/NĐ-CP ngày 17/03/2005 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước. Một số TCVN, QCVN có liên quan + TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667- 1:2006) – Chất lượng nước – Lấy mẫu – Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu. + Tiêu chuẩn chất lượng nước sinh hoạt và ăn uống của Việt Nam TCVN và QĐ 1329 Quy Định Bộ Y Tế. + QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; + QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh. + QCVN 08:2015-MT/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. + QCVN 26:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; + QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung. 2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài 2.3.1. Tình hình khai thác cát sỏi tại một số địa phương trong cả nước Những năm gần đây, tình trạng cát, sỏi bị khai thác trái phép tràn lan diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước gây ô nhiễm môi trường, sạt lở nghiêm trọng bờ sông, tác động xấu tình hình an ninh trật tự, đe dọa cuộc sống của người dân địa phương, gây bức xúc trong dư luận. Trong thời gian qua, hoạt động kinh doanh, khai thác cát sỏi trên địa bàn tỉnh Yên Bái còn tồn tại nhiều bất cập để chấn chỉnh lại hoạt động này, UBND tỉnh yêu cầu: Các sở, ngành và UBND cấp huyện là tiếp tục thực hiện nghiêm theo tinh thần Chỉ thị số 03 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản và các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với quản lý cát, sỏi lòng sông. Đồng
  29. 21 thời, kiên quyết xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, người đứng đầu chính quyền địa phương các cấp khi thiếu trách nhiệm để xảy ra hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép kéo dài mà không xử lý, khai thác cát, sỏi trái phép gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Tại tỉnh Quảng Trị công an huyện tham mưu UBND huyện Triệu Phong ban hành Công văn số 811 (ngày 11/4/2018) về việc triển khai thực hiện kế hoạch cao điểm tấn công tội phạm, vi phạm pháp luật về khai thác, kinh doanh cát, sỏi trên địa bàn. Trong đó chú trọng đến việc khảo sát, rà soát, lập danh sách các đối tượng, phương tiện hoạt động trong lĩnh vực khai thác, kinh doanh cát, sỏi trên địa bàn. Tổ chức lực lượng kiểm tra các bến bãi tập kết cát, sỏi; kiên quyết xử lý các bến bãi không đủ điều kiện hoạt động theo quy định pháp luật; thu hồi các bến bãi sử dụng sai mục đích để tập kết cát, sỏi. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các khu vực khoáng sản chưa khai thác; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia tố giác tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác, kinh doanh cát, sỏi trái phép trên địa bàn. Trên cơ sở đó, từ ngày 12/4 - 26/4/2018, Công an huyện Triệu Phong đã tổ chức làm việc với 19 hộ kinh doanh cát, sỏi trên địa bàn (chủ yếu ở các xã Triệu Thành, Triệu Thuận, Triệu Độ), người tham gia lao động, điều khiển phương tiện liên quan đến khai thác, sỏi trên địa bàn. Từ đó tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông đường thủy, các điều luật liên quan đến tài nguyên nước và khoáng sản để người dân nâng cao nhận thức, hiểu rõ các quy định của pháp luật. Công an huyện đã gửi công văn cho các xã, thị trấn nhằm rà soát lại toàn bộ các hộ kinh doanh, phương tiện, người lao động tham gia khai thác cát, sỏi nhằm quản lý các hoạt động này được chặt chẽ hơn. Qua đó đề nghị UBND các xã, thị trấn tiến hành làm việc, thu hồi các bến bãi cát, sỏi không đủ điều kiện hoạt động kinh
  30. 22 doanh; xử lý các phương tiện, đối tượng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường thủy, khoáng sản. Tình hình tại tỉnh Vĩnh Phúc theo đó, trên tuyến sông Lô có 10 đơn vị = 15 giấy phép với tổng diện tích khai thác hơn 211 ha; sông Hồng 09 đơn vị = 10 giấy phép tổng diện tích khai thác 288,832 ha. Có 04 dự án nạo vét, duy tu đường thủy nội địa trên tuyến sông Lô được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt. Các tuyến sông trên địa bàn tỉnh có nguồn tài nguyên cát, sỏi trữ lượng lớn và giá trị kinh tế cao, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của khu vực nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Theo quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được UBND tỉnh phê duyệt đã xác định đây là nguồn tài nguyên không thể thiếu trong quá trình đô thị hóa hiện nay. Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác quản lý hoạt động khai thác cát sỏi còn nhiều hạn chế, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên khoáng sản trên các tuyến sông thuộc địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nổi lên nhiều vấn đề bất cập như: - Nguồn cát, sỏi trên các tuyến sông ngày càng cạn kiệt, dẫn tới nhiều doanh nghiệp khai thác vượt ranh giới mỏ được giao, vượt quá giới hạn, độ sâu cho phép, xâm phạm vào khu vực cấm, khu vực chưa cấp phép làm lún sụt đê, kè, sạt lở bờ sông ảnh hưởng đến đất canh tác nông nghiệp của nhân dân. - Một số địa bàn xuất hiện đối tượng bảo kê cho hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép, làm mất an ninh trật tự địa phương, ảnh hưởng đến công tác thực hiện chính sách quản lý khai thác khoáng sản của Nhà nước và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nguồn tài nguyên cát, sỏi sau này.
  31. 23 2.3.2. Tình hình khai thác cát sỏi trên dịa bàn tỉnh Bắc Kạn Toàn tỉnh Bắc Kạn đang có ba mỏ cát, sỏi được cấp phép khai thác, nhưng một mỏ ở huyện Ba Bể từ khi được cấp phép đến nay không khai thác được mà cơ quan chức năng, chính quyền địa phương không vào cuộc giải quyết. Hai mỏ đang khai thác ở huyện Chợ Mới và huyện Ba Bể là hai mỏ nhỏ, chỉ đủ cung cấp một phần rất nhỏ nhu cầu xây dựng trên địa bàn toàn tỉnh. Phần lớn cát xây dựng trên địa bàn tỉnh đều phải vận chuyển từ Thái Nguyên lên, Tuyên Quang sang. Vận chuyển không thường xuyên dẫn đến cát xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn khan hiếm, khoảng cách vận chuyển dài hơn 100 km làm giá thành cát tăng cao, ở TP Bắc Kạn có giá từ 400 nghìn - 450 nghìn đồng/khối, trên huyện Pác Nặm là hơn 600 nghìn đồng/khối. Tình trạng khan hiếm cát, giá tăng cao làm giá thành xây dựng trên địa bàn tăng theo, ảnh hưởng phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn. Đáng nói, tình trạng này không phải đến nay mới diễn ra, nhưng các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Kạn chưa có giải pháp khắc phục kịp thời. Lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn cho rằng, đề nghị này của nhân dân là chính đáng và yêu cầu cơ quan chức năng xem xét. Từ năm 2016, tỉnh Bắc Kạn cho phép các xã khai thác cát, sỏi tại chỗ để xây dựng các công trình xây dựng nông thôn mới. Đề nghị của nhân dân và chủ trương của tỉnh Bắc Kạn càng cho thấy, cát xây dựng trên địa bàn khan hiếm, giá tăng cao. Điều này dẫn đến tình trạng khai thác cát trái phép xảy ra trên địa bàn thời gian qua. Cát, sỏi chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn còn rất lớn, nhưng chưa được khai thác phục vụ nhu cầu phát triển, hạ giá thành xây dựng. Nguyên nhân chủ yếu là do, các cơ quan chức năng, chính quyền các huyện, thành phố chưa thật sự chủ động đề xuất đưa mỏ cát, sỏi trên địa bàn vào quy hoạch thăm dò, khai thác sử dụng theo quy định. Nếu khắc phục được vấn đề
  32. 24 này, việc quản lý khai thác được thực hiện đúng theo các quy định thì nguồn cát, sỏi tại chỗ sẽ đáp ứng nhu cầu xây dựng trên địa bàn, giá bán hợp lý, tạo ra việc làm và thu ngân sách cho địa phương. Theo thông tin từ UBND huyện Bạch Thông, hiện nay tình hình khai thác cát, sỏi trái phép có chiều hướng tăng, nhất là dọc hai bên bờ sông, suối qua các xã Dương Phong, Quang Thuận, Mỹ Thanh với nhiều bãi cát, sỏi trữ lượng lớn. Những bãi trữ lượng nhỏ hơn ở Vi Hương, Phương Linh, Tú Trĩ, Quân Bình, Cẩm Giàng, Lục Bình, Hà Vị, Tân Tiến cũng đang bị khai thác trái phép. Trong khi đó, theo UBND huyện Ba Bể, trong quý I, huyện đã xử phạt 3 trường hợp khai thác cát, sỏi trái phép. Từ đầu tháng 4 đến nay, huyện tiếp tục xử lý thêm 2 trường hợp khác. Tuy nhiên, hiện nay tại địa bàn xã Quảng Khê, Cao Thượng vẫn có một số người dân khai thác trái phép vào ban đêm. UBND huyện Chợ Mới qua thống kê cho biết, khai thác cát, sỏi trái phép trên địa bàn đang tiếp tục diễn ra tại các xã Hòa Mục, Cao Kỳ, Nông Hạ, Nông Thịnh, Yên Đĩnh, thị trấn Chợ Mới và Quảng Chu. [7] 2.3.3. Tình hình khai thác cát sỏi tại xã Mỹ Thanh giai đoạn trước Việc khai thác cát sỏi trên địa bàn xã Mỹ Thanh những giai đoạn trước đều là khai thác nhỏ lẻ, chưa đước cấp phép của cơ quan quản lý. việc khai thác trái phép để lại các hố moong sâu gây nguy hiểm cho người và động vật, hủy hoại sinh học đa dạng của vùng, gây sạt lở bờ sông. Hiện nay trên địa bàn đã có 01 mỏ được cấp phép khai thác cát sỏi đó là mỏ cát sỏi Bản Luông, hiện nay mỏ đã bước đầu đi vào khai thác. [7]
  33. 25 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Môi trường xung quanh mỏ cát sỏi Bản Luông, xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn - Phạm vi nghiên cứu: Môi trường nước, môi trường không khí và môi trường sống của người dân xung quanh khu vực mỏ cát sỏi tại địa bàn xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Mỏ cát sỏi Bản Luông xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. - Địa điểm thực tập: Mỏ cát sỏi Bản Luông - Công ty TNHH Thái Bắc. - Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 15/12/2018 – 30/4/2019 3.3. Nội dung nghiên cứu * Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội của xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn - Điều kiện tự nhiên - Điều kiện kinh tế, xã hội * Tổng quan hoạt động khai thác cát sỏi tại mỏ Bản Luông, xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn * Đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác cát sỏi tới môi trường xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn * Đánh giá chung và đề xuất các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu các tác động do hoạt động khai thác cát sỏi tới môi trường xã Mỹ Thanh 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp Tiến hành thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu như sau:
  34. 26 - Tài liệu về báo cáo hiện trạng môi trường địa phương và địa bàn nghiên cứu. - Tài liệu về công tác quản lí chất lượng môi trường tại địa bàn nghiên cứu - Các tài liệu về dự án khai thác và chế biến của mỏ cát sỏi Bản Luông - Các báo cáo kết quả quan trắc chất lượng môi trường hàng năm của mỏ Nà Cà - Các văn bản pháp quy về khai thác khoáng sản, về bảo vệ môi trường, về quản lí tài nguyên nước, các tiêu chuẩn Việt Nam và các tài liệu có liên quan. 3.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn * Phương pháp điều tra phỏng vấn: 50 phiếu/địa bàn xã. - Xây dựng phiếu điều tra: Phiếu điều tra được xây dựng dưới hình thức đặt câu hỏi trực tiếp với những hộ dân sinh sống gần khu mỏ, liên quan đến chất lượng môi trường. - Nội dung của phiếu điều tra: + Tìm hiểu về các nguồn nước ngầm, nước mặt. + Tìm hiểu về chất lượng môi trường xung quanh mỏ cát sỏi Bản Luông, xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. + Thu thập ý kiến của người dân. - Tiến hành điều tra: Tiến hành phát phiếu phỏng vấn trực tiếp người dân. * Đối tượng điều tra Tiến hành điều tra 50 hộ dân đang sinh sống quanh khu vực mỏ cát, sỏi Bản Luông, xã Mỹ Thanh, huyện Bạch thông, tỉnh Bắc Kạn.
  35. 27 3.4.3. Phương pháp lấy mẫu - Phương pháp lấy mẫu nước mặt, nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt: + TCVN 6663-1:2011: Chất lượng nước - lấy mẫu-phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu. + TCVN 6663-6:2008: Chất lượng nước - lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối. + TCVN 5999:1995 Hướng dẫn lấy mẫu nước thải + TCVN 6663-3:2008: Chất lượng nước - lấy mẫu-phần 3: hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu. - Phương pháp lấy mẫu không khí + TCVN 5067:1995: Chất lượng không khí-phương pháp khối lượng xác định hàm lượng bụi. + TCVN 5971:1995: Không khí xung quanh-Xác định nồng độ khối lượng của lưu huỳnh điôxit. + TCVN 5972:1995: Không khí xung quanh-Xác định nồng độ khối lượng của cacbon monoxit. + TCVN 6137:2009: Không khí xung quanh-Xác định nồng độ khối lượng của nitơ điôxit. + TCVN 5923:1995: Không khí xung quanh-Xác định nồng độ khối lượng của amoniac. + TCVN 7878-2:2010: Âm học-mô tả, đo và đánh giá tiếng ồn môi trường-phần 2: xác định mức tiếng ồn môi trường. 3.4.4. Phương pháp phân tích Phương pháp phân tích các chỉ tiêu như sau
  36. 28 Bảng 3. 1 Vị trí đo đạc, lấy mẫu chất lượng môi trường Ký hiệu Tọa độ STT Tên mẫu Vị trí lấy mẫu mẫu Nước mặt Sông Cầu chảy qua khu vực mỏ Mẫu nước NM1 X: 2.450.493,00; 1 Bản Luông, xã Mỹ mặt Y: 437.329,00. Thanh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn Bể lắng nước thải mỏ X: 2.450.664,00; Mẫu nước Bản Luông, xã Mỹ 2 NT Y: 437.379,00; thải Thanh huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn Nước thải sinh hoạt trong khu vực mỏ Nước thải X: 2.450.493,00; 3 NTSH Bản Luông, xã Mỹ sinh hoạt Y: 437.329,00. Thanh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn Mẫu không khí tại X: 2.450.946,00; KK1 khu vực khai trường Mẫu không Y: 437.401,00. của mỏ Bản Luông. 4 khí xung Mẫu không khí tại quanh X:2.451.004,00; KK2 đường vào mỏ của Y: 437.197,00. mỏ Bản Luông. Bảng 3. 2: Phương pháp phân tích mẫu môi trường TT Chỉ tiêu phân tích Phương pháp phân tích NƯỚC MẶT 1 pH TCVN 6492:2011 2 BOD5 (20°C) SMEWW 5210D:2012
  37. 29 3 COD SMEWW 5220C:2012 4 Ôxy hòa tan (DO) TCVN 7325:2005 5 Tổng chất rắn lơ lửng TCVN 6625:2000 6 NH + (N) TCVN 6179-1:1996 (TSS)4 7 Chất hoạt động bề mặt TCVN 6622-1:2009 8 Tổng dầu mỡ TCVN 5520B:2012 1 Nhiệt độ QCVN 40:2011/BTNMT 2 Màu QCVN 40:2011/BTNMT 3 pH TCVN 6492:2011 NƯỚC 4 BOD5 (20oC) SMEWW 5210D:2012 THẢI 5 COD SMEWW 5220D:2012 6 Chất rắn lơ lửng QCVN 40:2011/BTNMT 7 Tổng dầu mỡ khoáng QCVN 40:2011/BTNMT 8 Coliform TCVN 6187-2:1996 1 pH TCVN 6492:2011 2 BOD5 (20°C) SMEWW 5210D:2012 NƯỚC 3 Tổng chất rắn lơ lửng TCVN 6625:2000 THẢI SINH 4 T(TSS)ổng N TCVN 6622-1:2009 HOẠT 5 Tổng P TCVN 5520B:2012 6 Coliform TCVN 6187-2:1996 1 CO VICES.CO.PT MẪU 2 NO2 TCVN 40:2003 3 SO TCVN 6492:2011 KHÔNG 2 4 NH3 TCVN 2662-78 KHÍ 5 CO2 TCVN 1058-78 6 Nhiệt độ QCVN 46:2012/BTNMT 7 Độ ẩm QCVN 46:2012/BTNMT 8 Tiếng ồn TCVN 7878-2:2010
  38. 30 3.3.5. Phương pháp xử lý số liệu Tổng hợp các số liệu thu thập được, so sánh với các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia: - Môi trường không khí: + QĐ 3733/2002/BYT: Về việc ban hành tiêu chuẩn vệ sinh lao động. + QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. + QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Môi trường nước: + Nước mặt: QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt. + Nước thải sản xuất: QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. + Nước thải sinh hoạt: QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt Các số liệu được thu thập tính toán, phân tích theo bảng biểu, kết hợp phân tích thuyết minh. Các số liệu đầu vào thu thập được phân tích xử lý với sự hộ trợ của phần mềm Microsoft Word, Microsoft Execel nhằm đưa ra kết quả nhanh gọn hơn và chuẩn xác hơn.
  39. 31 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Mỹ Thanh 4.1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý Xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông có diện tích tự nhiên 3323,59 ha nằm cách trung tâm huyện Bạch Thông 30 km về phía đông nam. Cách thành phố Bắc Kạn khoảng 12 km về phía tây nam, giáp với xã như sau: + Phía Bắc giáp xã Nguyên Phúc. + Phía Đông giáp xã Côn Minh huyện Na Rì, xã Cao Sơn giáp huyện Bạch Thông. + Phía Nam giáp xã Xuất Hóa thị xã Bắc Kạn. + Phía Tây giáp xã Huyền Tụng, thành phố Bắc Kạn. Xã gồm 9 thôn bản là: Thôm Ưng, Nà Cà, Bản Châng, Phiêng Kham, Bản Luông 1, Bản Luông 2, Khau Ca, Khuổi Duộc và Cây Thị. [8] Vị trí mỏ cát, sỏi Bản Luông thuộc xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn nằm về phía Đông thành phố Bắc Kạn, cách trung tâm thành phố Bắc Kạn khoảng 6,0 km. Tổng diện tích sử dụng của dự án là 1,82 ha, trong đó diện tích khu vực khai thác là 0,67 ha, diện tích khu vực phụ trợ là 0,98 ha, diện tích tuyến đường vận chuyển của khu mỏ là 0,17 ha thuộc tờ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000 hệ tọa độ VN-2000, kinh tuyến trục 1060 30’, múi chiếu 30, số hiệu F-48-44-D-b-3. [2] b. Địa hình địa mạo Địa hình xã rất phức tạp, là nơi hội tụ của hệ thống nép lồi dạng cánh cung, bị chia cắt mạnh bởi hệ thống song suối, núi đồi trùng điệp và thung lũng sâu tạo thành các kiểu địa hình khác nhau. Địa hình đồi núi cao, độ dốc
  40. 32 lớn, bình quân 26 – 30 độ cao trung bình từ 120m đến 130m so với mực nước biển, diện tích đất ít chiếm khoảng 10% diện tích tự nhiên. Khu vực Bản Luông đặc trưng bởi dạng địa hình thung lũng miền núi, phát triển men theo sông Cầu. Khu vực khai thác là bãi bồi được taọ thành do quá trình bồi tích tạo nên trầm tích (Q), có chiều dài tới vài trăm mét, chiều rộng từ 30m tới 50m, vào mùa khô lượng nước sông cạn, bãi cát, sỏi cao hơn so với mặt nước sông từ 1,0 đến 2,0m. [2] c. Điều kiện khí hậu Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa xích đạo, trong năm thời tiết chia thành 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Mùa hạ trùng với gió mùa đông nam (từ tháng 4 đến tháng 10) thời tiết nóng và mưa nhiều, nhiệt độ trung bình từ 250C đến 270C lượng mưa chiếm khoảng 90% tổng lượng mưa trong năm. Mùa đông trùng với gió mùa đông bắc (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) thời tiết khô, hanh giá rét, nhiều khi có sương muối, nhiệt độ trung bình từ 150C đến 170C mưa ít chỉ khoảng 10% tổng lượng mưa trong năm gây ảnh hưởng xấu đến độ sinh trưởng và phát triển của cây trồng và gia súc. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa nóng - lạnh tương đối lớn nhiệt độ trung bình ở tháng nóng nhất là 270C, ở tháng lạnh nhất là 13,70C. Lượng mưa trung bình năm là 1.248,2 mm, phân bố không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập trung vào các tháng 5,6,7,8; vào tháng 11 lượng mưa không đáng kể, hàng năm trên địa bàn xã xuất hiện mưa đá từ 1 đến 3 lần. Độ ẩm không khí trung bình năm đạt 83%, cao nhất vào các tháng 7,8,9,10 từ 84 - 86% thấp nhất là tháng 12 và tháng 1 năm sau. Nhìn chung độ ẩm không khí trên địa bàn xã không có sự chênh lệch nhiều giữa các tháng trong năm.
  41. 33 Gió trên địa bàn có hai hướng chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, tốc độ gió bình quân 01 - 03 m/s; vào giai đoạn chuyển từ mùa đông sang mùa hè (tháng 4 hàng năm) gió thổi cả ngày với vận tốc trung bình từ 02 - 03 m/s, thời kỳ chuyển từ mùa hè sang mùa đông tốc độ gió yếu nhất trong năm. Giông, bão ít ảnh hưởng đến vì vị trí địa lý của xã nằm sâu trong đất liền và được che chắn bởi các dãy núi cao, lượng mưa trong năm không lớn nhưng lại tập trung nên xảy ra tình trạng lũ quyét và sạt lở đất. [2] d. Điều kiện thủy văn - Đặc điểm nước mặt: Sông Cầu là sông chính chảy sát khu mỏ. Đây là con sông có lòng sông rộng vài trục mét, tốc độ dòng chảy chậm, chủ yếu là bồi tích, mức độ xâm thực nhỏ. Lưu lượng nước sông lớn, nước đục. Vì vậy nước mặt ảnh hưởng trực tiếp tới công tác khai thác mỏ. - Đặc điểm nước dưới đất: Nước lỗ hổng trong trầm tích hệ Đệ Tứ (Q): Đây là tầng chiếm toàn bộ diện tích khu mỏ. Thành phần trầm tích gồm: cát, sét lẫn dăm sạn, cuội, sỏi. Tầng cát, cuội, sỏi, thấm nước tốt. Nhìn chung, nước dưới đất tại đây khá phong phú do ảnh hưởng của nước sông Cầu ngấm vào qua tầng chứa cát, sỏi lẫn cuội, sạn, bở rời độ gắn kết kém, nên khi khai thác phải đề phòng hiện tượng sập lở gây nguy hiểm cho người và thiết bị. [2] 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội - Khu vực khai thác thuộc địa bàn xã Mỹ Thanh, hầu hết dân cư sinh sống trong vùng là người Tày ngoài ra có người kinh, sống tập trung chủ yếu ở dọc các thung lũng, dọc đường giao thông, mật độ dân cư không đồng đều, nhìn chung còn thưa thớt, kinh tế phát triển chủ yếu là sản xuất nông nghiệp,
  42. 34 lâm nghiệp, đời sống nhân dân còn thấp và khó khăn, so với mặt bằng chung của cả nước. - Hệ thống giao thông: Khu vực khai thác cách thị trấn Phủ Thông về phía Nam khoảng 13km và cách trung tâm thành phố Bắc Kạn khoảng 6,0km, có đường nhựa liên xã chạy qua gần đó nên điều kiện giao thông về đường bộ tương đối thuận lợi cho việc vận chuyển nguồn vật liệu khai thác tới nơi tiêu thụ các vùng lân cận. - Công tác giáo dục phát triển rộng rãi, ở xã đều có trường lớp từ cấp I đến cấp II đảm bảo nhu cầu học tập cho con em trong vùng. Tình hình chính trị ổn định, đời sống vật chất, tinh thần, trình độ dân trí ngày một nâng cao. Nhìn chung khu vực khai thác có nhiều điều kiện địa lý, kinh tế, nhân văn thuận lợi cho công tác khai thác khoáng sản. Nếu công tác khai thác tại địa phương được thực thi sẽ mang lại nhiều lợi ích như: + Tạo thêm công ăn việc làm cho nhân dân địa phương, an sinh xã hội, ổn định dần nâng cao đời sống. + Tăng ngân sách cho địa phương hàng năm từ nguồn thu thuế phí hoạt động khai thác khoáng sản. + Đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng ngày càng tăng và cấp thiết của địa phương. Tuy nhiên sự hình thành của khu vực khai thác khoáng sản không tránh khỏi sẽ phần nào tác động đến môi trường, kinh tế xã hội và cơ sở hạ tầng trong khu vực như: Việc vận chuyển nguyên liệu từ nơi khai thác đến nơi tiêu thụ sẽ góp phần tác động gây hư hỏng đến các công trình giao thông và ảnh hưởng đến các phương tiện tham gia giao thông khác ; Nước thải trong quá trình khai thác sẽ gây ảnh hưởng tới nguồn nước sông; khói bụi, dầu mỡ trong quá trình vận chuyển đất đá thải, cát sỏi thành phẩm sẽ ảnh hưởng tới môi
  43. 35 trường. Do vậy cần có biện pháp bảo vệ, giảm thiểu tác động đến môi trường. [8] a. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập - Tổng số hộ dân: 487 hộ/ 2004 nhân khẩu ( Dân tộc Dao chiếm 45,99%, Tày chiếm 41,07%, Kinh chiếm 6,16%, Nùng chiếm 6,57%, Sán chỉ chiếm 0,21% ). - Số lao động trong độ tuổi 1225 người; Trong đó: Lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ 92,57%, lao động công nghiệp chiếm tỷ lệ 5,39%, lao động dịch vụ chiếm tỷ lệ 2,04% trong tổng số lao động của xã. - Đặc điểm lao động của xã hầu như chủ yếu làm nông nghiệp và trình độ lao động được qua đào tạo rất thấp, điều này cho thấy trong tương lai để phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa thi sẽ gắp rất nhiều khó khăn trong vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động của xã. - Dân số của xã phân bô không đều ở các xóm. Thời gian qua do làm tốt công tác dân số đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Nhìn chung lao động của xã cần cù, sáng tạo và có sức khỏe tốt nhưng trình độ học vấn còn thấp. Do đó để phát huy tổng thể mọi nguồn lực trong quy hoạch – phát triển của xã, cần đặc biệt quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho các đối tượng lao động này. - Tốc độ phát kinh tế đạt trung bình khá, nhưng do nền kinh tế còn thấp nên đời sống của nhân dân chưa cao; - Cơ cấu ngành thương mại - du lịch, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ lệ nhỏ, sản xuất tự cung, tự cấp nên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế gặp nhiều khó khăn; Sức cạnh tranh trong nền kinh tế yếu, hàng hóa dịch vụ phát triển với quy mô nhỏ lẻ, manh mún, chưa thu hút thị trường. [8] b. Văn hóa – giáo dục – y tế
  44. 36 - Công tác giáo dục phát triển rộng rãi, ở xã đều có trường lớp từ cấp I đến cấp II đảm bảo nhu cầu học tập cho con em trong vùng. [8] c. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng - Đường liên xã cách trung tâm thị xã bắc kạn 10km giao thông đi lại khó khăn còn rất nhiều hạn chế đường đi còn nhiều sỏi đá chưa được cải tiến, là đường quộc lộ chính từ thị xã Bắc Kạn vào có nhiều ô tô chở hàng với sức quá tải làm cho đừng đi có nhiều vũng rất lớn. - Sự phân bố dân cư theo phong tục và địa hình đã gây khó khăn trong đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật. [8] 4.2. Tổng quan về mỏ cát sỏi Bản Luông 4.2.1. Vị trí địa lý Vị trí khu vực thực hiện dự án khai thác cát, sỏi Bản Luông thuộc xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn nằm về phía Đông thành phố Bắc Kạn, cách trung tâm thành phố Bắc Kạn khoảng 6,0km. Tổng diện tích sử dụng của dự án là 1,82 ha, trong đó diện tích khu vực khai thác là 0,67 ha, diện tích khu vực phụ trợ là 0,98 ha, diện tích tuyến đường vận chuyển của khu mỏ là 0,17 ha thuộc tờ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000 hệ tọa độ VN-2000, kinh tuyến trục 1060 30’, múi chiếu 30, số hiệu F-48-44-D-b-3. Ranh giới khu vực thực hiện dự án được giới hạn bởi các điểm khép góc có toạ độ như sau: Bảng 4. 1: Tọa độ các điểm góc khu vực mỏ Hệ toạ độ VN 2000 Hệ toạ độ VN 2000 Diện Tên KTT 1060 30’ múi chiếu 30 KTT 1050 múi chiếu 60 tích điểm X(m) Y(m) X(m Y(m) 1 2.451.041,75 437.398,19 2.450.452,00 592.081,00 2 2.451.034,47 437.426,13 2.450.445,00 592.109,00 0,67 ha 3 2.450.935,41 437.429,15 2.450.346,00 592.113,00 4 2.450.876,68 437.400,56 2.450.287,00 592.085,00
  45. 37 5 2.450.883,03 437.365,62 2.450.293,00 592.050,00 6 2.451.024,78 437.395,03 2.450.435,00 592.078,00 Tọa độ các điểm góc khu phụ trợ A 2.450.895,60 437.409,76 2.450.306,00 592.094,00 B 2.450.834,38 437.429,16 2.450.245,00 592.114,00 C 2.450.822,18 437.449,05 2.450.233,00 592.134,00 0,98 ha D 2.450.728,62 437.402,10 2.450.139,00 592.088,00 E 2.450.644,57 437.404,27 2.450.055,00 592.091,00 F 2.450.638,89 437.372,21 2.450.049,00 592.059,00 G 2.450.690,20 437.342,71 2.450.100,00 592.029,00 H 2.450.738,14 437.349,18 2.450.148,00 592.035,00 I 2.450.819,50 437.417,01 2.450.230,00 592.102,00 4 2.450.876,68 437.400,56 2.450.287,00 592.085,00 Tọa độ các điểm khép góc tuyến đường vào mỏ E 2.450.644,57 437.404,27 2.450.055,00 592.091,00 F 2.450.638,89 437.372,21 2.450.049,00 592.059,00 0,17ha K 2.450.660,67 437.193,37 2.450.069,00 591.880,00 L 2.450.645,69 437.190,22 2.450.054,00 591.877,00 (Nguồn: Công ty TNHH SDTB)
  46. 38 Hình 4. 1: Vị trí khai thác mỏ cát sỏi Bản Luông 4.2.2. Quy mô mỏ cát sỏi Bản Luông - Công suất khai thác của mỏ là 4000 m3/năm. - Tuổi thọ mỏ được tính toàn bao gồm thời gian xây dựng cơ bản mỏ, giải phóng mặt bằng và thời gian khai thác. Tuổi thọ mỏ được tính theo công thức: Q 9.791 T t 0,5 3,0 A 4.000 năm Q : Tổng trữ lượng khai thác, Q = 9.791 m3 A : Trữ lượng huy động khai thác hàng năm ; A = 4.000 m3/năm, T = 3,0 năm. [5] 4.2.3. Công nghệ khai thác và chế biến - Công nghệ khai thác
  47. 39 + Đối tượng khai thác là cát sỏi, có độ cứng nhỏ nên có thể sử dụng máy xúc để khấu trực tiếp. + Căn cứ theo công nghệ khai thác: Sử dụng máy xúc đào, bốc xúc và vận chuyển cát sỏi tới khu chế biến và đi tiêu thụ. + Xúc bốc cát sỏi là một dây truyền công nghệ quan trọng trên mỏ lộ thiên. Nó liên quan chặt chẽ tới các khâu như: hệ thống khai thác, vận tải. Làm tốt công tác xúc bốc sẽ đảm bảo cho quá trình khai thác trở nên nhịp nhàng, nâng cao được năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. + Để làm tốt công tác xúc bốc cần phải phối hợp chặt chẽ giữa hai công tác: Chọn phương xúc bốc, điều khiển xúc bốc. [2] - Công nghệ chế biến: Vận chuyển, tiêu thụ Hình 4. 2: Công nghệ sàng tuyển 4.2.4. Các loại chất thải phát sinh và biện pháp xử lý a. Nước thải a./. Nguồn phát sinh
  48. 40 - Nước thải sinh hoạt: Phát sinh từ quá trình sinh hoạt của cán bộ, công nhân hoạt động sinh hoạt công trường thi công. - Nước thải phát sinh từ khu vực thi công xây dựng. - Nước mưa chảy tràn: Phát sinh khi có mưa trên toàn bộ khu vực thi công. b./. Thành phần, tải lượng * Nước thải sinh hoạt: - Trong giai đoạn xây dựng cơ bản, với số lượng công nhân viên làm việc tại công trường thi công là 7 người, tuy nhiên do công nhân chủ yếu là người địa phương, sau khi kết thúc thời gian làm việc sẽ không lưu trú tại mỏ nên lượng nước thải phát sinh chủ yếu là nước thải vệ sinh cá nhân. Với nhu cầu sử dụng nước là 80lít/người/ngày thì lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn này là 7x80x100% = 560 lít/ngày (0,56m3/ngày) - Thành phần và nồng độ: Đặc thù của loại nước thải này thường tồn tại các vi khuẩn gây bệnh và dễ gây mùi hôi thối. Hàm lượng chất hữu cơ (BOD5) và các chất dinh dưỡng như: N, P cao. Loại nước thải này thường gây nguy hại đến sức khoẻ và dễ làm nhiễm bẩn đến nguồn nước tiếp nhận. * Nước thải từ khu vực thi công xây dựng: Quá trình xây dựng thường hay sử dụng nước để thực hiện nhào trộn nguyên, vật liệu. Do trong quá trình nhào trộn có thể phần nào phát sinh lượng nước thải rò rỉ từ các khu vực này tuy nhiên lượng nước phát sinh được dự báo là rất nhỏ vì nước sử dụng gần như ngấm vào nguyên vật liệu, hơn nữa trong quá trình sử dụng nước đơn vị thi công sẽ thực hiện các biện pháp ngăn ngừa nước thải phát sinh và tái sử dụng. * Nước mưa chảy tràn:
  49. 41 Theo PGS.TS. Trần Đức Hạ trong cuốn Giáo trình Quản lý môi trường nước, NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội, 2002, lưu lượng nước mưa lớn nhất chảy tràn từ khu vực dự án được xác định theo công thức thực nghiệm sau: Q = 2,78 x 10-7x  x F x h (m3/s) [*] Trong đó: - 2,78 x 10-7: Hệ số quy đổi đơn vị. - : Hệ số dòng chảy, phụ thuộc vào đặc điểm mặt phủ, độ dốc (đối với khu vực thi công,  = 0,3). - h: Cường độ mưa trung bình tại trận mưa tính toán, mm/h (h=100 mm/h). - F: diện tích khu vực mỏ, m2. Bảng 4.2: Hệ số dòng chảy theo đặc điểm mặt phủ STT Loại mặt phủ Hệ số () 1 Mái nhà, đường bê tông 0,80 - 0,90 2 Đường nhựa 0,60 - 0,70 3 Đường lát đá hộc 0,45 - 0,50 4 Đường rải sỏi 0,30 - 0,35 5 Mặt đất san 0,20 - 0,30 6 Bãi cỏ 0,10 - 0,15 Theo tính toán toàn bộ diện tích lưu vực nước mưa có thể chảy qua khu vực mỏ khoảng 92.700m2. Như vậy khi có mưa có khả năng phát sinh nước mưa chảy tràn qua khu vực cuốn theo các chất thải bề mặt gây ra tác động đến môi trường nguồn tiếp nhận. Thay số vào công thức [*] thì lưu lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực tính toán, Q = 0,773m3/s.
  50. 42 Mức độ ô nhiễm chủ yếu là từ nước mưa đợt đầu (tính từ khi mưa bắt đầu hình thành dòng chảy trên bề mặt cho đến 15 hoặc 20 phút sau đó). Thành phần các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn trong giai đoạn sản xuất ở khu vực mỏ chủ yếu là đất, đá, rác, dầu mỡ, Theo Trần Đức Hạ, Quản lý môi trường nước, NXB khoa học kỹ thuật, 2002, lượng chất bẩn (chất không hòa tan) tích tụ lại trong khu vực được xác định như sau: –kzt M = Mmax (1-e ) x F (kg) Trong đó: Mmax: Lượng chất bẩn có thể tích tụ max tại khu vực mỏ (Mmax = 250kg/ha) Kz: Hệ số động học tích lũy chất bẩn, (Kz = 0,4/ngày); t: Thời gian tích lũy chất bẩn, 15 ngày; F: Diện tích khu vực tính toán, F = 1,82 ha (Khu vực khai thác: 0,67ha; Khu vực phụ trợ: 0,98ha; Được nội bộ mỏ: 0,17 ha). Như vậy, lượng chất bẩn tích tụ trong khoảng 15 ngày tại khu vực tính toán khoảng 453,87 kg, lượng chất bẩn này theo nước mưa chảy tràn gây tác động không nhỏ tới nguồn thủy vực tiếp nhận như: gây bồi lắng thủy vực tiếp nhận và tác động đến hệ sinh thái khu vực nguồn tiếp nhận. [2] b. Chất thải rắn a./. Nguồn phát sinh - Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân. - Chất thải rắn từ hoạt động xây dựng. b./. Thành phần, khối lượng phát sinh * Chất thải rắn sinh hoạt Trong giai đoạn này, số lượng lao động là 07 người, do công nhân không sinh hoạt ở lại tại công trường vì vậy lượng chất thải trung bình một
  51. 43 ngày khoảng 0,2 kg/người/ngày, tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của mỏ trong giai đoạn này vào khoảng 1,4 kg/ngày. Loại chất thải này có thành phần chính gồm các giấy vụn, túi nylon, nhựa, kim loại, các vật dụng sinh hoạt hàng ngày bị hư hỏng, hoặc dầu máy vương vãi nếu không được thu gom xử lý thích hợp sẽ ảnh hưởng xấu tới môi trường sống, gây mất mỹ quan khu vực. * Chất thải rắn xây dựng Chất thải rắn xây dựng chủ yếu là các loại bao bì, vật liệu xây dựng vương vãi tại công trường thi công. Khối lượng thải nhỏ dự báo khoảng 35 - 70 kg/ngày. Lượng chất thải này được được tận dụng tối đa trong quá trình xây dựng các công trình và được công nhân thu gom tái sử dụng cho mục đích khác. Tuy nhiên nếu không được xử lý hợp lý, chất thải dạng này có thể gây tác động đến môi trường đất, làm biến đổi chất lượng đất và chiếm dụng diện tích đất. Ngoài ra còn có khối lượng đất bóc trong quá trình xây dựng cơ bản mỏ với khối lượng khoảng 1.301m3 khối lượng này dùng để đắp nâng cao nền khu văn phòng, làm đường và gia cố đê bao quanh khu vực khai trường ngăn nước chảy vào khu vực khai trường. [2] c. Chất thải nguy hại - Nguồn phát sinh: Phát sinh chủ yếu là từ quá trình bảo dưỡng nhỏ tại công trường thi công và một số hoạt động khác. - Thành phần, lượng phát sinh: Chủ yếu gồm giẻ lau dính dầu mỡ, dầu mỡ thải và một số loại chất thải nguy hại khác. Lượng phát sinh như sau: + Giẻ lau dính dầu mỡ thải: Khoảng 05 kg/tháng + Dầu mỡ thải: 5 kg/tháng. + Chất thải nguy hại khác: 0,5 kg/tháng.
  52. 44 Chất thải nguy hại phát sinh của dự án sẽ được chứa vào các thùng phi đặt trong khu vực quy định và được xử lý đúng với các quy định của pháp luật. [2] d. Khí thải, bụi * Nguồn phát sinh - Bụi đất đá phát sinh từ quá trình bốc xúc, san gạt tạo mặt bằng tại mỏ. - Bụi phát sinh từ hoạt động xây dựng. - Bụi phát sinh từ hoạt động giao thông chạy trên đường. - Bụi và khí thải độc hại (COx, SOx, NOx, CxHy, ) do đốt nhiên liệu của các động cơ đốt trong như: máy xúc, ô tô * Thành phần, tải lượng: - Bụi đất đá phát sinh trong hoạt động bốc xúc, san gạt tạo mặt bằng tại mỏ Theo tài liệu của WHO cứ 1 tấn đất, đá bốc xúc, san gạt sẽ tạo ra 0,17 kg bụi. Theo thiết kế cơ sở của dự án, khối lượng đất bóc trong thời gian xây dựng cơ bản là 1.301m3, với tỷ trọng của đất theo văn bản số 1784/BXD-VP của Bộ xây dựng về công bố Định mức vật tư trong xây dựng là 1,4 tấn/m3, ước tính tải lượng bụi sinh ra là: 1.301 m3 x 0,17kg/tấn x 1,4 tấn/m3 = 309,638 kg Hoạt động san gạt tạo mặt bằng của mỏ được diễn ra trong 35 ngày (san gạt đường, mặt bằng khai thác ban đầu), ngày làm việc 8 giờ, vậy thải lượng khí thải phát sinh như sau: 309,638/(35ngày*8 giờ ) = 1,106 kg/h, tương đương 0,3g/s. - Bụi phát sinh từ hoạt động xây dựng Lượng bụi phát sinh do các hoạt động xây dựng phụ thuộc trực tiếp vào diện tích mặt bằng xây dựng (công trường) và mức độ triển khai các hoạt
  53. 45 động xây dựng. Có thể sử dụng hệ số phát thải bụi do xây dựng để ước tính lượng bụi thải ra (theo Air Chief, Cục Môi trường Mỹ, 1995): E = 2,69 tấn/ha/tháng xây dựng. (Hệ số phát tán bụi này có thể áp dụng để ước tính bụi khi cường độ xây dựng ở mức bình thường, đường không quá kém) Thời gian xây dựng cơ sở hạ tầng (ao lắng, đường vào mỏ) và hạng mục nhà văn phòng dự kiến khoảng 1 tháng, tổng diện tích công trường xây dựng là 2.345m2 tương đương 0,2345ha (bao gồm diện tích đường vào mỏ: 1700 m2, ao lắng: 600m2, nhà giao ca: 45m2). Như vậy, tổng lượng bụi phát tán vào không khí do hoạt động xây dựng trong 01 tháng vào khoảng: 0,2345 x 2,69 x 1 = 0,63tấn, tương đương tải lượng phát sinh trung bình 0,99g/s. - Bụi phát sinh khi phương tiện giao thông chạy trên đường Theo Air Chief, Cục môi trường Mỹ (1995), thải lượng bụi do xe tải đi lại trên đường đất được tính như sau: E = 1,7 k (s/12).(S /48).(W/2.7)0,7.(w/4)0,5 .[(365 - p)/365] (1) Trong đó: E: Hệ số phát thải bụi (kg bụi/km) k: Hệ số kể đến kích thước bụi (k = 0,8 cho các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 30 micron) s: Hệ số mặt đường (s = 6,4) S: Tốc độ trung bình của xe tải (S = 20 km/h) W: Tải trọng xe tải (chọn trung bình W = 10tấn) w: Số lốp xe (chọn trung bình w = 6) p: Số ngày mưa trung bình trong năm (p = 114 ngày). Thay các giá trị trên vào công thức (1) có thể tính được thải lượng bụi do xe tải vận chuyển trên đường đất:
  54. 46 E=1,7*0,8*(6,4/12)*(20/48)*((10/2,7)^(0,7))*((6/4)^0,5)*(365-114)/365) 0,63kg (bụi/km). Với tổng khối lượng đất cần vận chuyển trong thời gian xây dựng cơ bản ước tính khoảng 1.301m3*1,4 tấn/m3 bằng 1.821 tấn; Với trọng tải xe 10 tấn và số lượng xe là 01chiếc thì số chuyến vận chuyển là: 1.821 /10 = 182,1 chuyến. Với quãng đường di chuyển trung bình là 1000m (1km) thì tổng lượng bụi phát sinh trong quá trình xây dựng cơ bản là 182,1 x 1 x 0,63 = 114,723 kg. - Bụi, khí thải phát sinh do đốt nhiên liệu của động cơ đốt trong Có thể căn cứ trên lượng nhiên liệu tiêu thụ, dùng phương pháp đánh giá nhanh dựa trên hệ số ô nhiễm khi đốt cháy các loại nhiên liệu. Tải lượng ô nhiễm được xác định dựa theo công thức: Q = B x K (kg/thời gian thi công) Trong đó: Q: Tải lượng ô nhiễm (kg/năm). B: Lượng nhiên liệu sử dụng (kg/thời gian thi công). K: Hệ số ô nhiễm. Theo tài liệu NATZ cung cấp về lượng khí độc hại phát sinh khi sử dụng 1 tấn dầu đối với động cơ đốt trong tạo ra một lượng khí độc hại như sau: Bụi than = 0,6kg; CO = 0,05kg, SO2 = 2,8kg, NO2 = 12,3 kg, HC = 0,24 kg. Trong quá trình san gạt mặt bằng tại mỏ do khối lượng san gạt không lớn vì vậy giai đoạn này dự án sử dụng máy xúc E = 0,5 m3 lượng nhiên liệu sử dụng cho máy móc trong thời gian xây dựng cơ bản khoảng 1.122 lít (theo quyết định số 1134/QĐ-BXD ngày 08/10/2015 về việc công bố định mức các hao phí xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng, định mức tiêu hao
  55. 47 nhiên liệu máy xúc 51lít/ca, thời gian hoạt động 22 ngày) .Vậy lượng nhiên liệu dầu diezel cần sử dụng trong hoạt động này khoảng 987,36kg, tương đương 0,987tấn/tháng (theo tỷ trọng dầu diesel 0,88 kg/lít). Bảng 4 3:Tải lượng khí thải độc hại phát sinh từ quá trình đốt cháy nhiên liệu Tải lượng ô Tải lượng ô Hệ số ô nhiễm nhiễm (g/s) STT Chất ô nhiễm nhiễm (kg/Thời gian (kg/tấn) thi công) 1 SO2 2,8 2,765 0,00436 2 NO2 12,3 12,145 0,01917 3 CO 0,05 0,049 0,000077 4 Bụi than 0,6 0,592 0,00935 5 HC 0,24 0,237 0,000374 * Phạm vi ảnh hưởng Ảnh hưởng do khí thải, bụi ảnh hưởng tới cơ quan hô hấp của công nhân. Khi người công nhân bị tác động của khí thải, bụi có nồng độ cao, trong một thời gian dài sẽ dẫn tới bệnh hô hấp, bệnh nghề nghiệp. Ngoài ra bụi, khí thải còn ảnh hưởng tới các hệ cơ quan khác của cơ thể. Tuy nhiên khí thải, bụi giai đoạn này chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, khu vực thi công không gần khu dân cư vì vậy tác động này chủ yếu chỉ gây ảnh hưởng tới công nhân thi công tại công trường. Do đó chủ dự án cần phải có biện pháp giảm thiểu các tác động đến môi trường. [2] 4.3. Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác cát sỏi tại mỏ Bản Luông, xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn 4.3.1. Đánh giá thực trạng môi trường nước Kết quả phân tích hiện trạng môi trường nước mặt, nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt tại khu vực mỏ.
  56. 48 Bảng 4.4: Kết quả phân tích hiện trạng môi trường nước mặt tại khu vực mỏ QCVN TT Đơn Kết Tên chỉ tiêu 08-MT:2015/BTNMT vị quả B1 B2 1 pH - 7,1 5,5-9 5,5-9 2 BOD5 (20°C) mg/l 7,9 15 25 3 COD mg/l 16 30 50 Ôxy hòa tan 3,2 4 mg/l ≥ 4 ≥ 2 (DO) Tổng chất rắn lơ 5 mg/l 14 50 100 lửng (TSS) + 6 NH4 (N) mg/l 0,65 0,9 0,9 Chất hoạt động <0,05 7 mg/l 0,1 0,1 bề mặt 8 Tổng dầu mỡ mg/l <0,3 0,01 0,01 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2019) Nhận xét: Qua bảng phân tích trên cho thấy nước mặt tại khu vực dự án chưa bị ảnh hưởng, tất cả các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong gới hạn cho phép theo QCVN08-MT: 2015/BTNMT.
  57. 49 Bảng 4.5: Kết quả phân tích hiện trạng môi trường nước thải tại khu vực mỏ QCVN 40:2011 /BTNMT TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả A B 1 Nhiệt độ oC 23 40 40 2 Màu Pt/Co 5 50 150 3 pH - 6,6 6-9 5,5-9 4 BOD5 (20oC) mg/l 17 30 50 5 COD mg/l 67 75 150 6 Chất rắn lơ lửng mg/l 38 50 100 Tổng dầu mỡ 7 khoáng mg/l 0,5 5 10 8 Coliform vi khuẩn/100ml 1900 3000 5000 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2019) Nhận xét: Qua bảng phân tích trên cho thấy nước thải sau xử lý tại khu vực mỏ là khá tốt, các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT.
  58. 50 Bảng 4.6: Kết quả phân tích hiện trạng môi trường nước thải sinh hoạt tại khu vực mỏ TT Kết quả QCVN 14-MT:2008 Tên chỉ tiêu Đơn vị /BTNMT A B 1 pH - 7,1 5-9 5-9 2 BOD5 (20°C) mg/l 7,9 30 50 Tổng chất rắn 14 3 mg/l 50 100 lơ lửng (TSS) 4 Tổng N mg/l <0,05 30 50 5 Tổng P mg/l <0,3 6 10 6 Coliform MPN/100ml 3400 3.000 5.000 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2019) Nhận xét: Qua bảng phân tích trên cho thấy nước thải sinh hoạt sau xử lý tại khu vực mỏ là khá tốt, các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 14:2008/BTNMT. 4.3.2. Đánh giá thực trạng môi trường không khí Kết quả phân tích chất lượng không khí Bảng 4.7: Kết quả phân tích hiện trạng môi trường không khí tại khu vực mỏ QĐ QCVN QCVN Kết quả 3733/2002/BY Tên chỉ 26/2016/BYT 24/2016/BYT TT Đơn vị T tiêu Lao động Trung bình Thời gian KK1 KK2 trung bình 8h tiếp xúc 8h 1 CO mg/Nm3 0,2 0,2 - 20 - 3 2 NO2 mg/Nm 0,7 0,35 - 5 - 3 3 SO2 mg/Nm 0,14 0,02 - 5 - 3 4 NH3 mg/Nm 0,98 0,43 - 17 - 3 5 CO2 mg/Nm 50 28 - 900 - 6 Nhiệt độ 0C 28 26 18-32 - - 7 Độ ẩm % 78,4 77,5 40-80 - - Tiếng 8 dBA 50 35 - - 85 ồn (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2019)
  59. 51 Nhận xét: Qua kết quả phân tích cho thấy, không khí trong khu khai thác (KK1) và không khí xung quanh khu vực dự án (KK2) tương đối tốt, các chỉ tiêu quan trắc phân tích đều nằm trong gới hạn cho phép theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu-giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc QCVN 26/2016/BYT, Quyết định về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động QĐ 3733/2002/BYT và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn đạt quy chuẩn theo QCVN 24 /2016/BYT. 4.3.3. Nhận thức của người dân về chất lượng môi trường Sau khi tổng hợp phiếu điều tra với nội dung là tình hình kiểm tra chất lượng môi trường tại xã Mỹ Thanh kết quả thu được thể hiện qua các bảng sau: Bảng 4.8: Đánh giá cảm quan của người dân về chất lượng nguồn nước sử dụng tại xã Mỹ Thanh Khu vực Chất lượng nguồn nước có vấn đề về màu, mùi STT điều tra có không Ghi chú (thôn) Số hộ % Số hộ % 1 Bản luông 1 03 06 10 20 Có mùi hơi tanh 2 Bản Luông 2 0 0 13 26 Thỉnh thoảng có 3 Khuổi Duộc 01 02 12 24 mùi tanh 4 Phiêng Kham 01 02 10 20 Có mùi hơi tanh Tổng 05 10 45 90 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2019)
  60. 52 Nhận xét: Qua bảng 4.8 cho thấy: + Có 05 hộ gia đình cho rằng chất lượng nước có vấn đề về màu và mùi (chiếm 10%). + Có 45 hộ gia đình chi rằng chất lượng nước không có vấn đề gì (chiếm 90%). Các hộ gia đình cho biết trước khi mỏ đi vào hoạt động, nước thỉnh thoảng đã có mùi tanh do nguồn nước sủ dụng là giếng khơi. Như vậy có thể thấy hoạt động khai thác cát sỏi tại mỏ Bản Luông, xã Mỹ Thanh không gây ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước sử dụng của người dân. 30 25 20 Có màu, mùi 15 Không màu, mùi 10 5 0 Hình 4. 3: Đánh giá cảm quan của người dân về chất lượng nguồn nước sử dụng tại xã Mỹ Thanh
  61. 53 Bảng 4.9: Đánh giá cảm quan của người dân về chất lượng không khí tại xã Mỹ Thanh Chất lượng không khí Ảnh hưởng của khí thải và xung quanh khu khai thác bụi tới môi trường sống Khu vực Không ô STT điều tra Ô nhiễm có không nhiễm (thôn) Số % Số hộ % Số hộ % Số hộ % hộ 1 Bản Luông 1 10 20 03 06 07 14 06 12 2 Bản Luông 2 02 04 11 22 02 04 11 22 3 Khuổi Duộc 04 08 09 18 04 08 09 18 4 Phiêng Kham 02 04 09 18 02 04 09 18 Tổng 18 36 32 64 15 30 35 70 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2019) Nhận xét: Qua bảng 4.9 cho thấy: - Chất lượng không khí xung quanh khu khai thác: + Có 18 hộ dân cho rằng chất lượng không khí xung quanh bị ô nhiễm (chiếm 36%). + Có 32 hộ dân cho rằng chất lượng môi trường không khí xung quanh khu khai thác không bị ô nhiễm (chiếm 64%) - Ảnh hưởng của bụi và khí thải trong quá trình khai thác: + Có 15 hộ gia đình cho rằng quá trình khai thác ảnh hưởng phát sinh bụi và khí thải gây ảnh hưởng tới nơi họ sinh sống (chiếm 30%). + Có 35 hộ gia đình cho hoạt dộng khai thác không gây ảnh hưởng tới nơi họ đang sinh sống (chiếm 70%).
  62. 54 Kết quả trên cho thấy rằng những hộ thấy ảnh hưởng đều là những hộ sinh sống gần khu mỏ. Tuy nhiên, Chủ dự án cũng đã có những biện pháp khắc phục vì vậy tác động đến sức khỏe con người là không lớn. 25 20 15 Có Không 10 5 0 Hình 4. 4: Đánh giá cảm quan của người dân về chất lượng không khí xung quanh tại khu khai thác. 25 20 15 Có Không 10 5 0 Hình 4. 5: Đánh giá cảm quan của người dân về khí thải và bụi tới môi trường sống tại xã Mỹ Thanh
  63. 55 Bảng 4.10: Đánh giá chất lượng tiếng ồn từ khu khai thác tới sức khỏe người dân xã Mỹ Thanh Ảnh hưởng của tiếng ồn tới thính giác Bình thường Không ảnh Khu vực điều Có ảnh hưởng STT hưởng tra (thôn) Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Số hộ Số hộ Số hộ (%) (%) (%) 1 Bản luông 1 04 08 05 10 04 08 2 Bản Luông 2 05 10 02 04 06 12 3 Khuổi Duộc 0 0 06 12 07 14 4 Phiêng Kham 0 0 02 04 09 18 Tổng 09 18 15 30 26 52 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2019 Nhận xét: Qua bảng 4.10 cho thấy: Tiếng ồn ảnh hưởng nhiều nhất là Thôn Bản Luông 1 và bản Luông 2 do 2 thôn trên nằm gần khu vực thực hiện dự án (chiếm 18%). Còn 2 thôn Phiêng Kham và Khuổi Duộc nằm cách xa khu khai thác nên không bị ảnh hưởng nhiều.
  64. 56 18 16 14 12 Có ảnh hưởng 10 Bình thường 8 Không ảnh hưởng 6 4 2 0 Hình 4. 6: Đánh giá chất lượng tiếng ồn từ khu khai thác tới sức khỏe người dân xã Mỹ Thanh 4.4. Đánh giá chung và đề xuất các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường do hoạt động khai thác cát sỏi tại mỏ Bản Luông, xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn 4.4.1. Đánh giá chung Dựa trên kết quả nghiên cứu, khảo sát thực địa khu vực khai thác mỏ cát sỏi Bản Luông và các nguồn số liệu thứ cấp: Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác lộ thiên khoáng sản cát sỏi mỏ Bản Luông, xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 01 năm 2019 tới nay đã và đang có những tác động ảnh hưởng tới môi trường xung quanh mỏ khai thác và chế biến ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên nếu không có những biện pháp phòng và giải pháp khắc phục những tác động xấu tới môi trường thì đây sẽ là nguồn gây ô hiễm môi trường nghiêm trọng trong khu vực. Trong giai đoạn hoạt động của khu mỏ ảnh hưởng lớn nhất đến môi trường là bụi và khí thải do quá trình khai thác và chế biến cát sỏi. Nếu không có các biện pháp giảm thiểu bụi do quá trình khai thác và chế biến thì mức độ
  65. 57 ô nhiễm bụi ở các khu vực xung quanh sẽ vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Tác động gây ô nhiễm đến chất lượng nước mặt do nước thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt của công nhân. Các tác động này tiêu cực nhưng có thể kiểm soát được. Các loại chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn hoạt động của mỏ nếu không có biện pháp thu gom xử lý phù hợp thì có khả năng gây ô nhiễm khu vực chung. Quá trình hoạt động của mỏ có những ảnh hưởng tích cực đến kinh tế xã hội của xã Mỹ Thanh. Tuy nhiên có thể nảy sinh mâu thuẫn giữa công nhân và người dân địa phương. 4.4.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tới môi trường không khí * Bụi tư khu vực chế biến cát sỏi: Để hạn chế bụi trong khu vực chế biến, công nhân làm việc trực tiếp trong khu vực phải được trang bị bảo hộ lao động phù hợp nhằm hạn chế ảnh hưởng của bụi tới sức khỏe. * Bụi và khí từ các phương tiện vận tải - Các phương tiện vận tải, các máy móc, thiết bị sử dụng cần được kiểm tra sự phát thải khí theo tiêu chuẩn Việt Nam đối với CO, Hydrocacbon và khói bụi - Tất cả các phương tiện vận chuyển đá phải được trang bị bạt phủ kín khi lưu thông từ khu chế biến đi các nơi khác để ngăn ngừa phát tán bụi. - Công ty đầu tư 01 xe tưới nước phục vụ tưới nước những tuyến đường ra vào khu mỏ. - Thường xuyên bảo dưỡng xe, điều chỉnh máy để xe, máy có thể làm việc ở chế độ tốt nhất. 4.4.3. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động xấu tới con người - Mỏ không thực hiện các hoạt động vận tải qua các khu dân cư vào thời điểm nghỉ ngơi (buổi tối và sáng sớm, từ 18h00 hôm trước tới 7h00 sáng hôm sau và buổi trưa, từ 11h00 tới 2h00).
  66. 58 - Thực hiện tốt công tác ATLĐ & BHLĐ đối với công nhân khai thác mỏ cũng như trên các công trường đang thi công của Công ty. Riêng đối với công trường mỏ cát sỏi là mỏ khai thác lộ thiên phải tuân thủ đúng các quy định và quy trình khai thác như độ cao tầng, góc nghiêng bờ tầng, góc dốc bờ dừng, chiều rộng đai bảo vệ, công tác thoát nước làm khô công trường khai thác, đê chắn lũ, bố chí mặt bằng sản xuất để đảm bảo trong quá trình sản xuất được an toàn. - Mỏ thường xuyên mở lớp huấn luyện bồi dưỡng cho mọi người hiểu hết về các chế độ, quy trình kỹ thuật an toàn, quy trình công nghệ sản xuất của mỏ, tổ chức huấn luyện định kỳ cho công nhân, một năm một lần là đối với các công nhân kiểm tra sát hạch phải đạt yêu cầu mới bố trí làm việc. - Cấp phát đầy đủ, kịp thời các trang bị bảo hộ lao động cần thiết cho công nhân, mua bảo hiểm lao động cho công nhân. + Đối với các công nhân làm việc ở vị trí như: - Các công nhân kỹ thuật vận hành máy xúc, xe ô tô nhất thiết phải có giấy tờ chứng chỉ, bằng cấp nghề, giấy khám sức khoẻ. - Các thủ kho phải có chuyên môn và phải hiểu biết về chuyên môn kỹ thuật quản lý kho hàng. - Các tổ, đội sản xuất có an toàn viên, giám sát viên theo dõi kiểm tra thường xuyên về việc thực hiện an toàn lao động để phản ánh kịp thời những hiện tượng không đảm bảo an toàn lao động và có những biện pháp xử lý kịp thời. - Thực hiện chế độ tự kiểm tra ATLĐ định kỳ hàng đầu, ở tổ, đội tự kiểm tra ATLĐ định kỳ hàng tuần và hàng tháng ở cấp công trường có thưởng, có phạt để duy trì nề nếp thường xuyên về ATLĐ và BHLĐ trên toàn công trường.
  67. 59 - Cung cấp các văn bản quy định ATLĐ, nội quy ATLĐ nội quy lao động trong công trường (mỏ) để các tổ đội sản xuất hàng tháng đọc lại nhắc nhở người lao động. - Các khu vực cấm hoặc hạn chế người qua lại phải có biển báo và trạm gác. - Cán bộ Y tế của Công ty thường xuyên phối hợp với cán bộ an toàn của mỏ để tăng cường kiểm tra điều kiện vệ sinh môi trường mỏ. - Trong trường hợp ngập lụt thì con người và các thiết bị như máy xúc, ô tô, sàng tuyển đều di chuyển khỏi khu vực khai thác, đến vị trí cao hơn để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Sản phẩm cát, sỏi sau khi khai thác chế biến được chở đi tiêu thụ ngay, do đó hạn chế được thiệt hại cho sản xuất.
  68. 60 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Hoạt động khai thác của mỏ cát sỏi có những ảnh hưởng tích cực đến kinh tế xã hội của xã Mỹ Thanh, bên cạnh đó cũng sẽ có nảy sinh mâu thuẫn giữa công nhân và người dân địa phương. Quá trình nghiên cứu thực tế, em đưa ra một số kết luận như sau: - Qua kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt, nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt tại mỏ cát sỏi cho thấy các chỉ tiêu chất lượng nước mặt, nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08:2005/BTNMT, QCVN 40:2011/BTNMT và QCVN 14:2008/BTNM. - Qua kết quả phân tích chất lượng không khí và tiếng ồn xung quanh khu vực mỏ cát sỏi Bản Luông tháng 3 năm 2019 cho thấy các chỉ tiêu chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 26:2016/BYT, QCVN 24:2016/BTNMT và QĐ 3733/2002/BYT. 5.2. Kiến nghị - Đề nghị Công ty TNHH SDTB chấp hành nghiêm chỉnh các biện pháp quản lí, giám sát công tác bảo vệ môi trường như trong cam kết bảo vệ môi trường. - Đảm bảo thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn trong quá trình khai thác. - Thu gom và xử lí toàn bộ lượng giác sinh hoạt phát sinh trong quá trình thực hiện dự án. - Sau khi kết thúc khai thác đề nghị chủ dự án thực hiện đúng theo Phương án cải tạo phục hồi môi trường. - Hỗ trợ người dân xã Mỹ Thanh về việc làm.
  69. 61 - Chịu mọi trách nhiệm về việc đền bù thỏa đáng cho nhân dân địa phương và chịu trách nhiêm trước pháp luật nếu gây ra các tác động xấu đến môi trường tự nhiên, KT-XH đối với địa phương. - Đề nghị các cơ quan chức năng tiến hành thanh tra, kiểm tra và giám sát thường xuyên chặt chẽ hơn về hoạt động khai thác cát sỏi của Công ty TNHH SDTB.
  70. 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (1995), Hà Nội, Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. 2. Công ty TNHH SDTB (2018), Kế hoạch bảo vệ môi trường và Phương án cải tạo phục hồi môi trường của “ Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác lộ thiên khoáng sản cát sỏi mỏ Bản Luông, xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn”. 3. Nguyễn Thị Lợi (2006), “Giáo trình Khoa học môi trường đại cương”. Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 4. Trần Yêm, Trịnh Thị Thanh (1998), Hà Nội. “Giáo trình ô nhiễm môi trường”. 5. Biện Văn Tranh (2010), “Giáo trình môn Ô nhiễm môi trường” Trường Cao đằng tài nguyên và môi trường Tp.HCM. 6. Dư Ngọc Thành (2009)“Quản lý tài nguyên nước và khoáng sản”. Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 7. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn, (2015) “Báo cáo quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn đến năm 2015, Định hướng đến năm 2020”. 8. Uỷ ban nhân dân xã Mỹ Thanh (2018) “Báo cáo tổng quan về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Mỹ Thanh năm 2018”. 9. Quốc hội nước CHXHCNVN (2014), “Luật Bảo vệ môi trường 2014”, Thư viện pháp luật. 10. Quốc hội nước CHXHCNVN (2010), “Luật Khoáng sản 2010”, Thư viện pháp luật. 11. Báo cảnh sát nhân dân (2018), cong-an-tinh-vinh phuc/2150/Nang-cao-hieu-qua-cong-tac-phong-ngua-phat-
  71. 63 hien-xu-ly-vi-pham-trong-hoat-dong-khai-thac-cat-soi-tren-cac-tuyen-song- thuoc-dia-ban-tinh-Vinh-Phuc 12. Lê Thế Bình (2016), moi-de-khai-thac cat-soi-trai-phep-o-bac-can/c/21177810.epi, truy cập 13:00 ngày 7/8/2018. 13. Đào Duy Hội (2018), - luan - nguyen - nhan-nguon-goc-ga-nhiem-moi-truong-va-cac-chat-gay-o-nhiem-moi truong- 9089/ 14. Thanh Ngà (2018), -nguyen/ yen- bai - tang cuong- cac-giai - phap - quan - ly – hoat – dong - khai thac – cat - soi- 1261231.html 15. Tuấn Sơn (2014) /gia-tang-tinhtrang-khai-thac-cat-soi-trai-phep-2315157/ 16. Rychlak, Ronald J., Case, David W. (2010). Environmental Law: Oceana's Legal Almanac Series, Oxford University Press, New York, pp. 111–120. 17. Wood, C; Dipper, B; Jones, C (2000). "Auditing the Assessments of the Environmental Impacts of Planning Projects", Journal of Environmental Planning and Management, 43 (1), pp 23 - 47.
  72. 64 PHỤ LỤC Một số hình ảnh thực địa về vị trí lấy mẫu phân tích Hình 4. 7: Nước mặt Sông Cầu chảy qua khu vực mỏ cát sỏi Bản Luông Hình 4. 8: Vị trí lấy mẫu nước thải sản xuất sau xử lý tai ao lắng của mỏ Hình 4. 9: Vị trí lấy mẫu nước thải sinh hoạt tại khu mỏ
  73. 65 Hình 4. 10: Vị trí lấy mẫu không khí tại khu vực khai thác Hình 4. 11: Vị trí lấy mẫu không khí xung quanh khu vực mỏ
  74. 66 PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG Họ tên người phỏng vấn: Thời gian phỏng vấn: PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG 1. Họ và tên chủ hộ: 2. Nghề nghiệp: 3. Tuổi: Giới tính: Dân Tộc: 4. Địa chỉ: thôn xã Mỹ Thanh– huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc Kạn 5. Số thành viên trong gia đình: người PHẦN II. NỘI DUNG Câu 1: Gia đình ông/bà sử dụng nguồn nước chủ yếu nào cho sinh hoạt? Nước máy Nước giếng khoan Nước giếng khơi Nguồn nước khác Câu 2: Khi sử dụng nước ông/bà có thấy vấn đề gì không? 1. Mùi Có Không 2. Màu Có Không Câu 4: Chất lượng môi trường nơi ông bà sinh sống có bị ô nhiễm không? Có Không Nếu có thì lý do gì gây ô nhiễm:
  75. 67 Câu 5: Gia đình ông/bà cách khu mỏ khai thác cát sỏi khoảng bao xa? >100m 100-200m 200m < 200m Câu 6: Ông bà có biết nước thải sinh hoạt của khu mỏ được thải bỏ ra đâu? Cống thoát nước Chảy tràn trên mặt đất Ao, sông, suối Câu 7: Ông/bà thấy quá trình khai thác của mỏ gây ảnh hưởng đến môi trường nước mặt không? Có Không Câu 8: Ông/bà đánh giá thế nào về chất lượng môi trường không khí xung quanh khu mỏ về mặt cảm quan? Ô nhiễm Không ô nhiễm Không biết Câu 9: Trong quá trình khai thác bụi và khí thải từ mỏ phát ra có ảnh hưởng tới nơi ông bà đang sinh sống không? Có Không Câu 10: Việc khai thác cát sỏi trên bờ sông có làm cho các loài sinh vật dưới nước bị chết không? Có Không
  76. 68 Câu 11: Trong quá trình khai thác tiếng ồn từ mỏ phát ra có gây ảnh hưởng tới thính giác của ông/bà không? Có ảnh hưởng Bình thường Không ảnh hưởng Câu 12: Gia đình ông/bà có thấy trong quá trình khai thác của mỏ gây sạt lở bờ sông không? Không sạt lở Thỉnh thoảng Có sạt lở Nếu có thì khối lượng sạt lở khoảng bao nhiêu: Câu 13: Trên địa bàn sinh sống nhân viên môi trường có thường xuyên đến tuyên truyền về bảo vệ môi trường hay không? Có Không Thỉnh thoảng Không bao giờ Câu 14: Ông/bà có ý kiến về công tác quản lý môi trường tại địa phương mình đang sinh sống không? Người được phỏng vấn Người phỏng vấn (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Chu Thị Quỳnh